Khóa luận Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- VŨ HỒNG QUÂN XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Văn bằng 2 Chuyên ngành/ngành: Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2017-2019 Thái Nguyên – năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- VŨ HỒNG QUÂN XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN

pdf71 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Văn bằng 2 Chuyên ngành/ngành: Khoa học môi trường Lớp : KHMT K48 Khoa : Môi trường Khóa học : 2017-2019 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hà Đình Nghiêm 9 Thái Nguyên – năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp đã giúp tôi trao dồi, củng cố, bổ sung kiến thức đã học tập được ở trường. Qua đó học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân để khi ra trường trở thành một cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của xã hội. Được sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm-Thái Nguyên và quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tôi thực hiện đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang”. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và các thầy,cô giáo trường Đại học Nông Lâm-Thái Nguyên. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Hà Đình Nghiêm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ths. Nguyễn Văn Hiểu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Địa Tin học và tập thể cán bộ trong trung tâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập tại trường. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vũ Hồng Quân ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Phân loại làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang ............................ 16 Bảng 3. 1. Phân loại mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề dựa vào hệ số ô nhiễm A ........................................................................................................... 20 Bảng 4. 3: Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt . 33 Bảng 4. 4. Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiêm môi trường không khí 35 Bảng 4. 5. Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường đất ........... 38 Bảng 4. 6. Cấu trúc bảng hành chính huyện ................................................... 46 Bảng 4. 7. Cấu trúc bảng làng nghề ................................................................ 46 Bảng 4. 8. Cấu trúc bảng kết quả môi trường đất ........................................... 46 Bảng 4. 9. Cấu trúc bảng kết quả môi trường nước mặt ................................. 47 Bảng 4. 10. Cấu trúc bảng môi trường không khí ........................................... 48 iii DANH MỤC HÌNH Hình 3. 1: Giao diện phần mềm QGIS ............................................................ 21 Hình 4. 1. Sơ đồ cơ sở dữ liệu môi trường làng nghề tỉnh Hà Giang ............. 42 Hình 4. 2. Thuộc tính thực thể hành chính huyện ........................................... 43 Hình 4. 3. Thuộc tính thực thể làng nghề ........................................................ 44 Hình 4. 4. Thuộc tính thực thể kết quả quan trắc môi trường đất ................... 44 Hình 4. 5. Thuộc tính thực thể kết quả quan trắc môi trường không khí ....... 45 Hình 4. 6. Thuộc tính thực thể kết quả quan trắc môi trường nước mặt ........ 45 Hình 4. 7. Biên tập bản đồ hành chính cấp huyện từ file MapInfo ................. 49 Hình 4. 8. Công cụ XYTools trong QGIS....................................................... 49 Hình 4. 9. Vị trí điểm làng nghề ..................................................................... 50 Hình 4. 10. Cập nhật thông tin làng nghề ....................................................... 50 Hình 4. 11. Cấu trúc 1 file nhập mẫu kết quả quan trắc môi trường đất. ....... 51 Hình 4. 12. Khởi động CSDL PostgreSQL ..................................................... 51 Hình 4. 13. Cập nhật dữ liệu bản đồ vào CSDL PostgreSQL ......................... 52 Hình 4. 14. Cập nhật dữ liệu thuộc tính vào CSDL PostgreSQL ................... 52 Hình 4. 15. Tính toán hệ số ô nhiễm A ........................................................... 54 Hình 4. 16. Tìm kiếm đối tượng theo điều kiện .............................................. 54 Hình 4. 17. Tùy chỉnh hiển thị cho lớp làng nghề theo loại hình làng nghề ... 55 Hình 4. 18. Hiển thị nhãn và biểu tượng trên QGIS ....................................... 55 Hình 4. 19. Kết nối CSDL PostgreSQL .......................................................... 56 Hình 4. 20. Công cụ DB Manager .................................................................. 56 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BOD5 : Nhu cầu oxi sinh hóa BVMT : Bảo vệ môi trường BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường COD : Nhu cầu oxi hóa học CSDL : Cơ sở dữ liệu DO : Nồng độ Oxi hòa tan trong nước ĐTM : Đánh giá tác động môi trường GIS : Geographic Information System NĐ - CP : Nghị định chính phủ QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ - TTg : Quyết định của Thủ tướng chính phủ QH : Quốc hội QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TT - BTNMT : Thông tư Bộ tài nguyên và môi trường. UBND : Ủy ban nhân dân v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... iv MỤC LỤC .................................................................................................................. v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học .............................................................................. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4 2.1. Căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học của đề tài ............................................... 4 2.1.1. Căn cứ pháp lý ........................................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................. 8 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 8 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 10 2.3. Tổng quan và phân loại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang ........ 12 2.3.1. Lịch sử phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang ........................ 12 2.3.2. Phân loại làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang ..................................... 14 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 17 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 17 3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ..................................... 17 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ....................................................... 17 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..................................................... 18 vi 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh .......................................... 19 3.4.3. Phương pháp xây dựng CSDL môi trường làng nghề .............................. 20 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang ...................................... 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................ 25 4.2. Hiện trạng phát sinh chất thải từ hoạt động sản xuất và công tác quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang ............................... 28 4.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải .................................................................. 28 4.2.2. Công tác quản lý môi trường tại các làng nghề ....................................... 29 4.3. Hiện trạng môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang .... 32 4.3.1. Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt ............ 32 4.3.2. Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường không khí ........... 34 4.3.3. Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường đất ...................... 37 4.4. Xây dựng CSDL môi trường làng nghề tỉnh Hà Giang ............................ 42 4.4.1. Phân tích mô hình cơ sở dữ liệu.............................................................. 43 4.4.2. Chuyển hóa các thực thể thành các bảng trong CSDL PostgreSQL ....... 45 4.4.3. Cập nhật dữ liệu vào CSDL PostgreSQL ................................................. 48 4.5. Thảo luận ....................................................................................................... 53 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 57 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 57 5.2. Đề nghị ........................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 59 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Làng nghề là một đặc thù của nông thôn Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Sự phát triển làng nghề góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sống Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững các làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng như quản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể. Song, đối với không ít làng nghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Địa bàn tỉnh Hà Giang có hàng chục làng nghề, tạo việc làm cho rất nhiều lao động nông thôn và tập trung chủ yếu trong các ngành nghề như: Đan lát, dệt lanh, thêu dệt thổ cẩm, chế biến chè, nấu rượu, sản xuất giấy, Trong đó có các làng nghề truyền thống ra đời từ hàng trăm năm như làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Tày, dân tộc Pà Thẻn (huyện Quang Bình), làng nghề truyền thống sản xuất giấy bản dân tộc Dao (huyện Bắc Quang), làng nghề nấu rượu thóc Nàng Đôn (huyện Hoàng Su Phì). Bên cạnh những mặt thuận lợi, các làng nghề của Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách như trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, các mâu thuẫn về xã hội nhưng quan 2 trọng nhất là các tác động đến chất lượng môi trường sống và sức khỏe cộng đồng do hoạt động sản xuất của làng nghề gây ra. Đa phần các làng nghề được hình thành và phát triển một cách tự phát với công nghệ lạc hậu và thiết bị đơn giản, thủ công, hiệu quả sử dụng nguyên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống bảo vệ môi trường ít được quan tâm; ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của người lao động còn rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường các làng nghề ở nông thôn đã và đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết. Tại Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 24/12/2018, UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Danh mục 39 làng nghề được đánh giá, phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, danh lục phân loại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang mới được phân loại, đánh giá qua số liệu phân tích, chưa được tổ chức, xây dựng thành một cơ sở dữ liệu tập trung, phục vụ cho việc quản lý, tra cứu và ra quyết định. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang” là vấn đề cấp thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá hiện trạng hoạt động sản xuất, các nguồn phát sinh chất thải và công tác quản lý môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang. - Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang. - Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp bản thân tôi có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp tôi vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Tăng cường trách nhiệm của các làng nghề trong hoạt động sản xuất tác động lớn đến môi trường xung quanh, từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý, bảo vệ môi trường. - Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường do nước thải cũng như các yếu tố khác trong quá trình sản xuất gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ của người dân trong khu vực làng nghề. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Căn cứ pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 23/6/2014; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến 2025, tầm nhìn 2050; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường Cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; - QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. 5 - QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. - QCVN 03-MT: 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. - QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. 2.1.2. Cơ sở khoa học Khái niệm về môi trường Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”[7]. Tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường [7]. Ô nhiễm môi trường Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng và môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. 6 Khái niệm ô nhiễm nguồn nước: Là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật[8]. Khái niệm nước thải: Nước thải là: “Một dạng lỏng hòa tan hay trộn lẫn giữa nước (nước dùng, nước mưa, nước mặt, nước ngầm, ) và chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, vui chơi giải trí, giao thông vận tải”. Khái niệm về phân tích môi trường: Phân tích môi trường được định nghĩa là sự đánh giá môi trường tự nhiên và những suy thoái do con người cũng như do các nguyên nhân khác gây ra. Vì vậy phân tích môi trường bao gồm các quan trắc về các yêu tố môi trường nói chung. Đây là vấn đề rất quan trọng vì qua đó chúng ta có thể thấy được yếu tố nào cần được quan trắc và biện pháp nào cần được áp dụng để quản lý, giúp chúng ta có thể tránh khỏi các thảm họa sinh thái có thể xẩy ra [5]. Một số thông số đặc trưng của mẫu phân tích môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh.  Tổng chất rắn (TSS) là thành phần đặc trưng nhất của nước thải, nó bao gồm các chất rắn không tan lơ lửng (SS), chất keo và hòa tan (DS). Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt 10-4 mm có thể lắng được và không lắng được (dạng keo).  Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD) và hóa học (COD): Mức độ nhiễm bẩn nước thải bởi chất hữu cơ có thể xác định theo lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa chất hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí và được gọi là nhu cầu ôxy cho quá trình sinh hóa.  Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD): 7 Là chỉ tiêu rất quan trọng và tiện dùng để chỉ mức độ nhiễm bẩn của nước thải bởi các chất hữu cơ. Trị số BOD đo được cho phép tính toán lượng ôxy hòa tan cần thiết để cấp cho các phản ứng sinh hóa của vi khuẩn diễn ra trong quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ có trong nước thải.  Nhu cầu ôxy hóa học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hoàn toàn chất hữu cơ và một phần nhỏ các chất vô cơ dễ bị ôxy hóa có trong nước thải. Việc xác định COD có thể tiến hành bằng cách cho chất ôxy hóa mạnh vào mẫu thử nước thải trong môi trường axít.  Ôxy hòa tan (DO): Nồng độ ôxy hòa tan trong nước thải trước và sau xử lý là chỉ tiêu rất quan trọng. Trong quá trình xử lý hiếu khí luôn phải giữ nồng độ ôxy hòa tan trong nước thải từ 1,5 ÷ 2 mg/l để quá trình ôxy hóa diễn ra theo ý muốn và không chuyển sang trạng thái yếm khí. Ôxy là khí có độ hòa tan thấp và nồng độ ôxy hòa tan phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ muối có trong nước.  Trị số pH: Trị số pH cho biết nước thải có tính trung hòa, tính axit hay tính kiềm. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học rất nhạy cảm với sự dao động của trị số pH.  Lưu huỳnh: 2- Trong nước thải khai thác than, lưu huỳnh thường tồn tại ở dạng gốc SO4 do đặc tính trầm tích các bon trong than mà lưu huỳnh thường xuất hiện trong các mỏ lộ thiên và quá trình khai thác than, lưu huỳnh bị hòa tan trong nước và làm cho pH của nước thải mỏ rất thấp.  Các kim loại: Trong nước thải khai thác than có rất nhiều các kim loại nhưng đáng chú ý nhất là Sắt (Fe), Mangan (Mn) và Asen (As), các kim loại này có sẵn trong 8 các vỉa than do trầm tích các bon sinh ra và hoà tan vào nước thải mỏ trong quá trình khai thác than. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong môi trường đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, áp dụng từ những năm 70 của thế kỷ 20. Nhiều nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá môi trường đất, nước, không khí và ô nhiễm tiếng ồn, cụ thể qua một số nghiên cứu dưới đây: Ali Asghar Alesheikh (2010) “Ứng dụng GIS trong quản lý ô nhiễm tiếng ồn giao thông trong đô thị” đã thu thập dữ liệu bằng đo đạc, đánh giá mức độ tiếng ồn giao thông đô thị và phân tích nguồn ô nhiễm tiếng ồn về thời gian và không gian do giao thông gây ra. Công việc đo đạc đã được thực hiện tại cả thời gian cao điểm giao thông và khi lưu thông trên đường ở mức tối thiểu trong suốt ba tháng liên tiếp và kết quả cho thấy rằng hầu hết các khu vực thương mại và dân cư xung quanh các đường phố chính đang bị ô nhiễm tiếng ồn. Tác giả đã thực hiện các quy trình xử lý dữ liệu, phân tích không gian và sử dụng mô hình được tích hợp trong chức năng của phần mềm môi trường ArcGIS để cung cấp đầy đủ công cụ trong nghiên cứu và giải quyết vấn đề ô nhiễm tiếng ồn. [10] Arnaldo Liberti (1975) “Những phương pháp hiện đại cho việc giám sát ô nhiễm không khí” đã chỉ ra rằng các kỹ thuật phân tích nguồn ô nhiễm đang được đa dạng hóa nhằm đối phó với sự biến chuyển của các chất ô nhiễm mới. Với mục đích giám sát hiệu quả hơn những chất ô nhiễm này và để có được một sự hiểu biết sâu hơn về các biến thể của môi trường, tác giả đã sử dụng các thiết bị tĩnh, thiết bị cơ giới tự động, các thiết bị cảm biến điểm và cảm biến từ xa và đường truyền dài nhằm dự báo, giám sát các chất ô nhiễm tiêu biểu kết hợp với đánh giá chất lượng không khí của khu vực nghiên cứu [11]. 9 Ashok Lumb (2006) “Áp dụng chỉ số chất lượng nước CCME để giám sát chất lượng môi trường nước lưu vực sông Mackenzie, Canada”. Nghiên cứu đã sử dụng hai phương thức của hàm mục tiêu (giá trị ngưỡng): Một là dựa trên chỉ số chất lượng nước CCME và hai là dựa trên giá trị tính toán đặc biệt được xác định bằng cách phân tích thống kê cơ sở dữ liệu được sử dụng để xây dựng hệ thống thông tin chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy chất lượng nước tiểu lưu vực Mackenzie - Great Bear có tổng độ đục và hàm lượng kim loại vi lượng cao do tải trọng chất lắng đọng lơ lửng cao trong mùa mưa. Việc sử dụng chỉ số CCME góp phần cung cấp thông tin về chất lượng nước và các vấn đề sức khỏe của người dân sống trong lưu vực Mackenzie [12]. F. Farcas (2010) “Tiếng ồn giao thông: Sử dụng công cụ GIS trong việc thiết lập bản đồ tiếng ồn giao thông, địa điểm nghiên cứu cho khu vực Skane, Thụy Điển” đã xây dựng gói phần mềm tính toán mức độ tiếng ồn kết hợp sử dụng công cụ ArcGIS để xây dựng bản đồ hiển thị mức độ ô nhiễm tiếng ồn cho khu vực nghiên cứu. Tiếng ồn được tính toán dựa trên các công thức toán học có sẵn trong phương pháp dự đoán Nordic và mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn tới dân cư. Kết quả tính toán đã chỉ ra rằng khoảng 5.65 % dân số trong khu vực đô thị Lund bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn với cường độ lớn hơn 55 dB và những kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng trong các nghiên cứu về y học, xây dựng giao thông đô thị và các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn [13]. G. Hadjimitsis (2004) “Sử dụng công cụ GIS kết hợp quan sát trái đất trong giám sát ô nhiễm không khí” đã kết luận rằng ứng dụng GIS kết hợp quan sát trái đất bằng các thiết bị vệ tinh sẽ là một phương pháp hữu ích trong việc giám sát và thiết lập bản đồ ô nhiễm không khí. Lợi ích lớn của phương pháp này không chỉ là cung cấp đầy đủ thông tin khái quát các khu vực rộng lớn, mà phương pháp này có thể xây dựng bản đồ ô nhiễm không khí dựa trên những chỉ số mặt đất và giá trị AOT thu được từ vệ tinh.[14] 10 Jantien Stoter (2000) “Công nghệ GIS và xây dựng bản đồ tiếng ồn; Tối ưu hóa chất lượng cũng như sự hiệu quả của những nghiên cứu về ảnh hưởng tiếng ồn” đã đưa ra nhận định rằng việc khai thác hợp lý các ứng dụng của GIS trong xây dựng bản đồ ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn có thể tối ưu hóa chất lượng cũng như sự hiệu quả của các nghiên cứu về ảnh hưởng tiếng ồn.Trong nghiên cứu này, tác giả đã chuẩn hóa các dữ liệu bằng cách thực hiện tự động hóa các quy trình xây dựng bản đồ trong GIS, đánh giá những rủi ro tiềm tàng và phát triển các phương pháp để phân loại mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn cho khu vực nghiên cứu [15]. Adedeji O.H (2016) “Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ ô nhiễm không khí giao thông ở Liebu-Ode, Nigeria” đã sử dụng các máy dò khí cầm tay (Land Duo Multi Gas Monitor) để xác định các đặc tính không gian và thời gian của các chất gây ô nhiễm không khí tại các nút giao cắt, nhà để xe và chợ khu vực Liebu-Ode. Việc lập bản đồ nồng độ khác nhau của các chất gây ô nhiễm không khí được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp nội suy trong GIS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả đều đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí. Tuy nhiên khi kết hợp với AQI tác giả thấy rằng chất lượng không khí rất kém ở hầu hết các khu vực và đòi hỏi phải tăng cường các tiêu chuẩn chất gây ô nhiễm không khí dựa trên cơ sở sức khỏe của con người [9]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Mặc dù là một nước có nền công nghệ thông tin đi sau nhiều nước tiên tiến trên thế giới hàng nhiều thập kỷ. Song những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin, GIS đã được ứng dụng rộng rãi trong tất các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực môi trường, được sơ lược qua một số nghiên cứu dưới đây: Lưu Thị Ngoan (2016) “Ứng dụng GIS và phương pháp đa chỉ tiêu đánh giá thoái hóa đất huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế” đã ứng dụng thành công công nghệ GIS và phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trong đánh giá thoái 11 hóa đất tổng hợp theo các kiểu vùng: ven biển, đồng bằng, đồi núi trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng thành công bản đồ thoái hóa đất huyện Phú Lộc và diện tích thoái hóa đất của huyện theo từng loại đất sử dụng, loại thổ nhưỡng và bên cạnh đó cũng đề ra những giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất trên địa bàn huyện [2]. Bùi Tá Long (2007) “Xây dựng mô hình giám sát môi trường không khí khu công nghiệp Biên Hòa 1 bằng kỹ thuật tin học” đã tính toán mô phỏng sự phát tán ô nhiễm không khí để tìm ra giá trị trung bình tháng cực đại của 4 chất ô nhiễm chính: Bụi, CO, SO2, và NO2 cũng như tìm ra nồng độ trung bình ngày lớn nhất trong từng tháng, từ kết quả đó có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của khí tượng lên sự phát tán ô nhiễm môi trường khu công nghiệp này. [1] Phạm Tiến Sỹ (2014) “Xây dựng bản đồ ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động giao thông đường bộ tại một số trục giao thông trọng yếu của thành phố Hà Nội” đã nhận định rằng ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe con người, nguy hiểm không khác gì các hiện tượng ô nhiễm khác. Ô nhiễm tiếng ồn đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và chất lượng sống của con người. Tác giả đã sử dụng GIS làm công cụ chính để xây dựng bản đồ ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động giao thông đường bộ tại một số trục giao thông trọng yếu của thành phố Hà Nội và từ đó đánh giá và đề xuất các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn thành phố. [6] Nguyễn Thị Nhật Thanh (2015) “Xây dựng hệ thống cảnh báo và giám sát mức độ ô nhiễm không khí sử dụng ảnh vệ tinh” đã thực hiện tính toán thông số PM2.5 (nồng độ bụi có kích cỡ < 2.5 micromet trong không khí) cho toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, độ phân giải không gian 10x10 km với tần suất 4 lần/ngày (dựa trên xử lý ảnh MODIS Terra/Aqua) và 6x6 km với tần suất 2 lần/ngày (dựa trên xử lý ảnh VIIRS NPP). Áp dụng công thức chuyển đổi từ mức độ bụi PM2.5 về chỉ số chất lượng không khí AQI theo tiêu chuẩn 12 Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế. Nghiên cứu và phát triển hệ thống WebGIS thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, giám sát và cảnh báo về mức độ ô nhiễm bụi. Từ đó, xây dựng và phát triển mạng lưới hợp tác liên ngành viễn thám - khí tượng - công nghệ thông tin và truyền thông trong ĐHQGHN, trong khu vực và quốc tế. Nghiên cứu cũng hướng tới việc kết nối, khai thác và sử dụng hiệu quả trang thiết bị đầu tư trong dự án “Xây dựng hệ thống tích hợp thu thập và xử lý thông tin không gian thực gần thời gian thực để theo dõi biến động bề mặt phục vụ nghiên cứu và quản lý liên ngành tài nguyên môi trường và thiên tai”. [4] Nguyễn Ngọc Thy (2015) “Ứng dụng chỉ số AQI và phương pháp nội s...kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý BVMT. + Huyện Bắc Quang: Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã bố trí 01 lãnh đạo phụ trách và 02 công chức chuyên trách quản lý nhà nước về môi trường. + Huyện Quang Bình: UBND huyện có nhiệm giám sát công tác quản lý chất thải trên địa bàn huyện. Trung tâm dịch vụ công cộng thực hiện việc thu gom, phân loại rác thải tại các điểm tập kết, vận chuyển và xử lý chất thải tại bãi chôn lấp tại tổ 1, thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình. + Huyện Đồng Văn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài nguyên đất, Tài nguyên nước, Tài nguyên khoáng sản, Môi trường, Khí tượng Thủy văn, Đo đạc bản đồ, trên địa bàn huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có 11 cán bộ, trong đó có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng. + Huyện Vị Xuyên: Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng. 32 + Huyện Mèo Vạc: Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng, 01 kế toán, 04 công chức. + Huyện Quản Bạ: Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng. + Huyện Xín Mần: Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có 01 trưởng phòng, 02 phó phòng. Mặc dù được kiện toàn và tăng cường, tuy nhiên hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được so với yêu cầu của sự phát triển. 4.3. Hiện trạng môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang Việc đánh giá, phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường Cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Hệ số ô nhiễm A, là căn cứ phân loại mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề, được tính trên giá trị trung bình của kết quả 02 đợt quan trắc các thông số ô nhiễm môi trường đặc thù của từng làng nghề và giá trị giới hạn của các thông số đó được quy định tại các QCVN tương ứng. Hệ số A ≤ 1,0 có nghĩa là làng nghề không ô nhiễm môi trường; Hệ số A nằm trong khoảng: 1,0 < A ≤ 2,0 thì làng nghề đó ô nhiễm môi trường; Và hệ số A > 2,0 thì làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 4.3.1. Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt Dựa vào kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp tại các làng nghề, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 13/39 làng nghề có phát sinh nước thải sản xuất từ quá trình hoạt động sản xuất của làng nghề. Toàn bộ lượng nước thải sản xuất này hiện chưa được thu gom, xử lý mà được đổ thải trực tiếp vào môi trường xung quanh. 33 Việc phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt chỉ áp dụng cho 13 làng nghề này. Việc phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt dựa trên số liệu lấy mẫu nước mặt là nơi tiếp nhận nước thải sản xuất của các làng nghề. Số lượng mẫu: 02 mẫu/làng nghề. Mẫu được lấy theo 02 đợt: đợt 1 vào tháng 5 - 6 năm 2018, đợt 2 vào tháng 9 - 10 năm 2018. Theo kết quả khảo sát, tại các vị trí lấy mẫu, nước mặt được sử dụng cho mục đích nông nghiệp nên khi tính toán hệ số A, nhiệm vụ sử dụng QCVN 08:2015/BTNMT cột B1. Kết quả tính toán hệ số A từ kết quả phân tích các thông số đặc thù trong môi trường nước của 13 làng nghề và giá trị giới hạn của các thông số đó quy định tại QCVN 08:2015/BTNMT cột B1 được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4. 1: Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt Hệ số Phân loại TT Tên làng nghề ô nhiễm làng nghề A I Huyện Bắc Quang Làng nghề nấu rượu ngô Tiên Kiều, xã Tiên Không ô nhiễm 1 0,621 Kiều môi trường Làng nghề truyền thống sản xuất giấy bản dân Không ô nhiễm 2 0,771 tộc Dao, thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang môi trường II Huyện Quang Bình Làng nghề nấu rượu ngô thôn Chì, xã Xuân Không ô nhiễm 3 0,541 Giang môi trường III Huyện Xín Mần Không ô nhiễm 4 Làng nghề dệt thổ cẩm Nùng U, xã Nấm Dẩn 0,486 môi trường IV Huyện Hoàng Su Phì Làng nghề nấu rượu thóc Nàng Đôn, xã Nàng Không ô nhiễm 5 0,591 Đôn môi trường Làng nghề dệt vải thôn Na Léng, xã Bản Không ô nhiễm 6 0,592 Phùng môi trường 34 Hệ số Phân loại TT Tên làng nghề ô nhiễm làng nghề A V Huyện Quản Bạ Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Không ô nhiễm 7 0,590 Tám môi trường Làng nghề nấu rượu ngô Thanh Vân, xã Không ô nhiễm 8 0,573 Thanh Vân môi trường VI Huyện Đồng Văn Làng nghề nấu rượu ngô truyền thống dân tộc Không ô nhiễm 9 0,553 Mông, xã Lũng Táo môi trường Làng nghề sản xuất hương nhang sạch dân tộc Không ô nhiễm 10 0,564 Mông, xã Sảng Tủng môi trường Làng nghề thêu dệt thổ cẩm trang phục dân Không ô nhiễm 11 0,634 tộc Lô Lô, xã Lũng Cú môi trường VII TP Hà Giang Làng nghề bánh chưng gù Bản Tùy, xã Ngọc Không ô nhiễm 12 0,620 Đường môi trường VIII Huyện Mèo Vạc Làng nghề nấu rượu ngô men lá thôn Há Ía, Không ô nhiễm 13 0,597 xã Cán Chu Phìn môi trường (Nguồn: Trung tâm Môi trường Tài nguyên miền núi) Qua bảng ta thấy 13/13 làng nghề được phân loại đều có hệ số A của môi trường nước ≤ 1,0, như vậy 13 làng nghề này đều không ô nhiễm môi trường theo mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt. 4.3.2. Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường không khí Việc phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường không khí được thực hiện tại các làng nghề có phát sinh bụi và khí thải trong quá trình sản xuất xả thải vào môi trường có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí. Trong 39 làng nghề trên địa bàn tỉnh, có 21 làng nghề có phát sinh bụi và khí thải, nên đề tài tiến hành phân loại 21 làng nghề này theo mức độ ô nhiễm môi trường không khí. Các mẫu không khí được lấy tại các làng nghề với số lượng: 02 35 mẫu/làng nghề. Lấy mẫu theo 02 đợt: đợt 1 vào tháng 5 - 6 năm 2018, đợt 2 vào tháng 9 - 10 năm 2018. Vị trí lấy mẫu tại đầu các làng nghề và cuối các làng nghề (Vị trí lấy mẫu không khí cụ thể tại các làng nghề được đính kèm phụ lục). Tại các vị trí này ngoài ảnh hưởng của bụi và khí thải làng nghề, có một số vị trí không khí còn bị ảnh hưởng bởi khí thải của hoạt động giao thông vận thải do làng nghề nằm dọc đường quốc lộ, phương tiện giao thông đông đúc. Kết quả tính toán hệ số A từ kết quả phân tích các thông số đặc thù trong môi trường không khí của 21 làng nghề và giá trị giới hạn của các thông số đó quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4. 2. Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiêm môi trường không khí Hệ số ô TT Làng nghề Phân loại làng nghề nhiễm A I Huyện Bắc Quang Làng nghề chế biến chè Tân Lập, thị Không ô nhiễm môi 1 0,727 trấn Vĩnh Tuy trường Làng nghề chế biến chè Tân Long, Không ô nhiễm môi 2 0,707 thị trấn Vĩnh Tuy trường Làng nghề chế biến chè Tân Thành, Không ô nhiễm môi 3 0,710 thị trấn Vĩnh Tuy trường Làng nghề chế biến chè Tân An, xã Không ô nhiễm môi 4 0,726 Hùng An trường Làng nghề nấu rượu ngô Tiên Kiều, Không ô nhiễm môi 5 0,480 xã Tiên Kiều trường II Huyện Quang Bình 36 Hệ số ô TT Làng nghề Phân loại làng nghề nhiễm A Làng nghề chế biến chè Shan tuyết Không ô nhiễm môi 6 0,585 Nậm Chàng, xã Xuân Minh trường Làng nghề chế biến chè Shan tuyết Không ô nhiễm môi 7 0,462 Thôn Quang Sơn, xã Tiên Nguyên trường Làng nghề nấu rượu ngô men lá Không ô nhiễm môi 8 0,363 thôn Chì, xã Xuân Giang trường III TP. Hà Giang Làng nghề chế biến chè Khuổi My, Không ô nhiễm môi 9 0,410 xã Phương Độ trường Làng nghề chế biến chè Nà thác, xã Không ô nhiễm môi 10 0,402 Phương Độ trường Làng nghề bánh chưng gù thôn Bản Không ô nhiễm môi 11 0,690 Tùy, xã Ngọc Đường trường IV Huyện Xín Mần Làng nghề chế biến chè bản Vẽ, xã Không ô nhiễm môi 12 0,500 Nà Trì trường Làng nghề rèn đúc nông cụ sản xuất Không ô nhiễm môi 13 0,622 xã Bản Díu trường V Hoàng Su Phì Làng nghề truyền thống nấu rượu Không ô nhiễm môi 14 0,510 thóc Nàng Đôn, xã Nàng Đôn trường Làng nghề chế biến chè Phìn Hồ, xã Không ô nhiễm môi 15 0,426 Thông Nguyên trường VI Huyện Vị Xuyên 37 Hệ số ô TT Làng nghề Phân loại làng nghề nhiễm A Làng nghề chổi chít thị trấn Việt Không ô nhiễm môi 16 0,807 Lâm trường VII Huyện Quản Bạ Không ô nhiễm môi 17 Làng nghề nấu rượu ngô Thanh Vân 0,475 trường VIII Huyện Đồng Văn Làng nghề nấu rượu ngô truyền Không ô nhiễm môi 18 0,389 thống dân tộc Mông, xã Lũng Táo trường Làng nghề rèn đúc lưỡi cày dân tộc Không ô nhiễm môi 19 0,486 Mông, xã Tả Lủng trường Làng nghề sản xuất hương nhang Không ô nhiễm môi 20 0,587 sạch dân tộc Mông, xã Sảng Tủng trường IX Huyện Mèo Vạc Làng nghề nấu rượu ngô men lá Há Không ô nhiễm môi 21 0,359 Ía, xã Cán Chu Phìn trường (Nguồn: Trung tâm Môi trường Tài nguyên miền núi) Qua bảng ta thấy, 21/21 làng nghề được phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường không khí đều có hệ số A của môi trường không khí ≤ 1,0, 21 làng nghề này không ô nhiễm môi trường không khí. 4.3.3. Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường đất Trong quá trình, hoạt động sản xuất của 39 làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang đều phát sinh một lượng chất thải rắn sản xuất nhất định. Lượng chất thải rắn sản xuất này không được thu gom, xử lý sẽ có khả năng gây ô nhiễm 38 môi trường đất, nơi chứa đựng nguồn chất thải này. Đề tài tiến hành phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường đất của 39 làng nghề. Việc phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường đất dựa trên kết quả lấy mẫu đất và phân tích tại các làng nghề với số lượng: 02 mẫu/làng nghề. Lấy mẫu theo 02 đợt: đợt 1 vào tháng 5 - 6 năm 2018, đợt 2 vào tháng 9 - 10 năm 2018. Mẫu đất được lấy chính xác theo hướng dẫn tại phụ lục 3, Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT, lấy tại các khu vực không được bê tông hóa, gần các khu vực sản xuất. Vị trí lấy mẫu đất được đính kèm phụ lục. Kết quả tính toán hệ số A từ kết quả phân tích các thông số đặc thù trong môi trường đất của 39 làng nghề và giá trị giới hạn của các thông số đó quy định tại QCVN 03:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất, đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp, được thể hiện tại bảng sau: Bảng 4. 3. Phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường đất TT Số làng làng nghề Hệ số ô nhiễm A Phân loại làng nghề I TP. Hà Giang Làng nghề chế biến chè Không ô nhiễm môi 1 Khuổi My, xã Phương Độ 0,437 trường Làng nghề chế biến chè Nà Không ô nhiễm môi 2 thác, xã Phương Độ 0,557 trường Làng nghề bánh chưng gù Không ô nhiễm môi 3 thôn Bản Tùy, xã Ngọc 0,368 trường Đường II Huyện Bắc Quang Làng nghề chế biến chè Tân Không ô nhiễm môi 4 0,693 An, xã Hùng An trường Làng nghề chế biến chè Tân Không ô nhiễm môi 5 0,829 Lập, thị trần Vĩnh Tuy trường 39 TT Số làng làng nghề Hệ số ô nhiễm A Phân loại làng nghề Làng nghề chế biến chè Tân Không ô nhiễm môi 6 0,664 Long, thị trấn Vĩnh Tuy trường Làng nghề chế biến chè Tân Không ô nhiễm môi 7 0,846 Thành, thị trấn Vĩnh Tuy trường Làng nghề đan lát thôn Không ô nhiễm môi 8 0,310 Khiềm, xã Quang Minh trường Làng nghề nấu rượu ngô Không ô nhiễm môi 9 0,412 Tiên Kiều, xã Tiên Kiều trường Làng nghề truyền thống sản Không ô nhiễm môi 10 xuất giấy bản dân tộc Dao, 0,700 trường thị trấn Việt Quang III Huyện Quang Bình Làng nghề chế biến chè Không ô nhiễm môi 11 Shan tuyết Nậm Chàng, xã 0,564 trường Xuân Minh Làng nghề chế biến chè Không ô nhiễm môi 12 Shan tuyết thôn Quang Sơn, 0,563 trường xã Tiên Nguyên Làng nghề dệt thổ cẩm dân Không ô nhiễm môi 13 tộc Tày thôn Chang, xã 0,453 trường Xuân Giang Làng nghề truyền thống dệt Không ô nhiễm môi 14 thổ cẩm dân tộc Tày thôn 0,514 trường Trung, xã Xuân Giang Làng nghề nấu rượu ngô Không ô nhiễm môi 15 men lá thôn Chì, xã Xuân 0,562 trường Giang Làng nghề truyền thống dệt Không ô nhiễm môi 16 thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn, xã 0,486 trường Tân Bắc IV Huyện Xín Mần Làng nghề chế biến chè bản Không ô nhiễm môi 17 0,515 Vẽ, xã Nà Trì trường 40 TT Số làng làng nghề Hệ số ô nhiễm A Phân loại làng nghề Làng nghề rèn đúc nông cụ Không ô nhiễm môi 18 0,722 sản xuất, xã Bản Díu trường Làng nghề dệt thổ cẩm Nùng Không ô nhiễm môi 19 0,390 U, xã Nấm Dẩn trường Làng nghề mây tre đan Nà Không ô nhiễm môi 20 0,461 Ràng, xã Khuôn Lùng trường V Huyện Hoàng Su Phì Làng nghề chế biến chè Không ô nhiễm môi 21 0,734 Phìn Hồ, xã Thông Nguyên trường Làng nghề đan lát thủ công Không ô nhiễm môi 22 Lùng Chin Hạ, xã Thèn Chu 0,448 trường Phìn Làng nghề dệt vải thôn Na Không ô nhiễm môi 23 0,472 Léng, xã Bản Phùng trường Làng nghề truyền thống nấu Không ô nhiễm môi 24 0,432 rượu thóc Nàng Đôn trường VI Huyện Vị Xuyên Làng nghề dệt thổ cẩm Lùng Không ô nhiễm môi 25 0,444 Tao, xã Cao Bồ trường Làng nghề chổi chít thị trấn Không ô nhiễm môi 26 0,514 Việt Lâm trường VII Huyện Quản Bạ Làng nghề nấu rượu ngô Không ô nhiễm môi 27 0,464 Thanh Vân trường Làng nghề dệt dệt vải lanh Không ô nhiễm môi 28 0,482 Lùng Tám trường VIII Huyện Đồng Văn Nấu rượu ngô truyền thống Không ô nhiễm môi 29 0,610 dân tộc Mông, xã Lũng Táo trường Làng nghề may mặc trang Không ô nhiễm môi 30 phục dân tộc Mông, xã Sà 0,428 trường Phìn 41 TT Số làng làng nghề Hệ số ô nhiễm A Phân loại làng nghề Làng nghề sản xuất hương Không ô nhiễm môi 31 nhang sạch dân tộc Mông, 0,499 trường xã Sảng Tủng Làng nghề rèn đúc lưỡi cày Không ô nhiễm môi 32 0,771 dân tộc Mông, xã Tả Lủng trường Làng nghề chế tác khèn Không ô nhiễm môi 33 0,505 Mông, xã Hố Quang Phìn trường Làng nghề đan lát dân tộc Không ô nhiễm môi 34 0,447 Clao, xã Sỉnh Lủng trường Làng nghề thêu dệt thổ cẩm Không ô nhiễm môi 35 trang phục dân tộc Lô Lô, xã 0,372 trường Lũng Cú Làng nghề thêu dệt may Không ô nhiễm môi 36 mặc trang phục dân tộc Phó 0,412 trường Bảng, thị trấn Phó Bảng IX Huyện Mèo Vạc Làng nghề may mặc trang Không ô nhiễm môi 37 phục dân tộc Dao, thôn 0,444 trường Sủng Nhỉ B, xã Sủng Máng Làng nghề thêu dệt trang Không ô nhiễm môi 38 phục dân tộc Lô Lô, thôn 0,429 trường Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc Làng nghề nấu rượu ngô Không ô nhiễm môi 39 men lá Há Ía, xã Cán Chu 0,486 trường Phìn (Nguồn: Trung tâm Môi trường Tài nguyên miền núi) Với kết quả tính toán hệ số A theo môi trường đất được thể hiện tại bảng trên ta thấy: Kết quả tính hệ số A theo môi trường đất của 39 làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang thì 39/39 làng nghề có hệ số A ≤ 1,0, các làng nghề không ô nhiễm môi trường đất. Kết luận: 42 Kết quả phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí cho thấy: 100% làng nghề có phát sinh nước thải sản xuất không ô nhiễm môi trường nước; 100% làng nghề có phát sinh bụi và khí thải trong quá trình sản xuất không ô nhiễm môi trường không khí; 100% các làng nghề trên địa bàn tỉnh không ô nhiễm môi trường đất. 4.4. Xây dựng CSDL môi trường làng nghề tỉnh Hà Giang Qua điều tra, thu thập số liệu quan trắc, lấy mẫu, phân tích để phân loại 39 làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo mức độ ô nhiễm, đề tài sử dụng công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường để quản lý bản đồ, số liệu liên quan đến: Hiện trạng môi trường làng nghề, quản lý toàn bộ danh sách, vị trí, thông tin các làng nghề. CSDL môi trường làng nghề tỉnh Hà Giang gồm các lớp thông tin được tổ chức theo sơ đồ dưới đây. Hình 4. 1. Sơ đồ cơ sở dữ liệu môi trường làng nghề tỉnh Hà Giang  Lớp hành chính: Quản lý bản đồ hành chính của 9 bản đồ đơn vị hành chính huyện (thành phố, thị xã) và dữ liệu thuộc tính cơ bản bao gồm ( Tên đơn vị hành chính; diện tích tự nhiên; dân số; v.v. Lớp bản đồ hành chính này sẽ là lớp bản đồ nền cho các lớp dữ liệu khác. 43  Lớp điểm vị trí làng nghề: Quản lý lớp bản đồ vị trí 39 làng nghề truyền thống trên địa bản tỉnh, các làng nghề được chia thành 5 nhóm chính: Nhóm làng nghề dệt nhuộm, nhóm làng nghề sản xuất giấy, nhóm làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, nhóm làng nghề cơ khí và nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ. Quản lý dữ liệu thuộc tính của các làng nghề như: Tên làng nghề, loại hình làng nghề, địa chỉ (xã, huyện), số hộ, loại hình sản phẩm, công suất, các hệ số A theo đất, nước mặt, không khí.  Lớp kết quả quan trắc môi trường đất: Quản lý thông tin, kết quả phân tích các chỉ số môi trường của mẫu đất tại các làng nghề như: Cd, Pb, Cu, Zn.  Lớp kết quả quan trắc môi trường không khí: Quản lý thông tin, kết quả phân tích các chỉ số môi trường của mẫu không khí tại các làng nghề như: Bụi (TSP), SO2, NO2, CO.  Lớp kết quả quan trắc môi trường nước mặt: Quản lý thông tin, kết quả phân tích các chỉ số môi trường của mẫu nước mặt tại các làng nghề như: 3- pH, BOD5, COD, TSS, N-NO3, P-PO4 , Coliform. 4.4.1. Phân tích mô hình cơ sở dữ liệu Từ các số liệu, kết quả quan trắc, phân tích thu thập được, các lớp CSDL được chuẩn hóa thành các thực thể với thông tin thuộc tính đi kèm. Thuộc tính thực thể hành chính huyện Hình 4. 2. Thuộc tính thực thể hành chính huyện 44 Thuộc tính thực thể làng nghề Hình 4. 3. Thuộc tính thực thể làng nghề Thuộc tính thực thể kết quả quan trắc môi trường đất Hình 4. 4. Thuộc tính thực thể kết quả quan trắc môi trường đất Thuộc tính thực thể kết quả quan trắc môi trường không khí 45 Hình 4. 5. Thuộc tính thực thể kết quả quan trắc môi trường không khí Thuộc tính thực thể kết quả quan trắc môi trường nước mặt Hình 4. 6. Thuộc tính thực thể kết quả quan trắc môi trường nước mặt 4.4.2. Chuyển hóa các thực thể thành các bảng trong CSDL PostgreSQL Bảng hành chính huyện 46 Bảng 4. 4. Cấu trúc bảng hành chính huyện STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Độ dài 1 id_huyen Mã ID của huyện Integer 2 2 ten_huyen Tên của huyện Varchar 50 3 dien_tich Diện tích của huyện Numeric 5,3 4 dan_so Dân số của huyện Interger 10 Bảng làng nghề Bảng 4. 5. Cấu trúc bảng làng nghề STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Độ dài 1 id_langnghe Mã ID của làng nghề Integer 2 2 ten_langnghe Tên làng nghề Varchar 100 3 nhom_langnghe Nhóm làng nghề Varchar 20 4 ten_huyen Tên huyện Varchar 50 5 ten_xa Tên xã Varchar 50 6 so_ho Số hộ sản xuất Interger 3 7 loai_hinh Loại hình sản phẩm Varchar 100 8 cong_suat Công suất sản xuất Varchar 100 9 a_dat Hệ số A môi trường đất Numeric 5,3 Hệ số A môi trường Numeric 5,3 10 a_khongkhi không khí 11 a_nuoc Hệ số A môi trường nước Numeric 5,3 Bảng kết quả môi trường đất Bảng 4. 6. Cấu trúc bảng kết quả môi trường đất STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Độ dài 1 id_mau Mã ID của mẫu phân tích Integer 5 2 ma_langnghe Mã làng nghề Varchar 10 47 STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Độ dài 3 ten_langnghe Tên làng nghề Varchar 100 4 nhom_langnghe Nhóm làng nghề Varchar 20 5 kh_mau Ký hiệu mẫu Varchar 10 6 cd Chỉ số Cd Numeric 5,3 7 pb Chỉ số Pb Numeric 5,3 8 cu Chỉ số Cu Numeric 5,3 9 zn Chỉ số Zn Numeric 5,3 10 dot_laymau Đợt lấy mẫu Integer 5 11 thoi_gian Thời gian lấy mẫu Varchar 20 12 heso_a_dat Hệ số A môi trường đất Numeric 5,3 Bảng kết quả môi trường nước mặt Bảng 4. 7. Cấu trúc bảng kết quả môi trường nước mặt STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Độ dài 1 id_mau Mã ID của mẫu phân tích Integer 5 2 ma_langnghe Mã làng nghề Varchar 10 3 ten_langnghe Tên làng nghề Varchar 100 4 nhom_langnghe Nhóm làng nghề Varchar 20 5 kh_mau Ký hiệu mẫu Varchar 10 6 ph Chỉ số Cd Numeric 5,3 7 bod5 Chỉ số Pb Numeric 5,3 8 cod Chỉ số Cu Numeric 5,3 9 tss Chỉ số Zn Numeric 5,3 10 no3 Chỉ số NO3 Numeric 5,3 11 po4 Chỉ số PO4 Numeric 5,3 12 coliform Chỉ số Coliform Numeric 5,3 48 STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Độ dài 13 dot_laymau Đợt lấy mẫu Integer 5 14 thoi_gian Thời gian lấy mẫu Varchar 20 15 heso_a_nuoc Hệ số A môi trường nước Numeric 5,3 Bảng kết quả môi trường không khí Bảng 4. 8. Cấu trúc bảng môi trường không khí STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Độ dài 1 id_mau Mã ID của mẫu phân tích Integer 5 2 ma_langnghe Mã làng nghề Varchar 10 3 ten_langnghe Tên làng nghề Varchar 100 4 nhom_langnghe Nhóm làng nghề Varchar 20 5 kh_mau Ký hiệu mẫu Varchar 10 6 tsp Chỉ số bụi Numeric 5,3 7 so2 Chỉ số SO2 Numeric 5,3 8 no2 Chỉ số NO2 Numeric 5,3 9 co Chỉ số CO Numeric 5,3 10 dot_laymau Đợt lấy mẫu Integer 5 11 thoi_gian Thời gian lấy mẫu Varchar 20 Hệ số A môi trường 12 heso_a_kk Numeric 5,3 không khí 4.4.3. Cập nhật dữ liệu vào CSDL PostgreSQL Cập nhật dữ liệu bản đồ.  Lớp hành chính huyện: Biên tập bản đồ hành chính của tỉnh Hà Giang từ định dạng file số MapInfo, font chữ .VnArial về định dạng dữ liệu Shapfile *.shp, chuẩn hóa font chữ về font Times New Roman trước khi đưa 49 vào CSDL PostgreSQL. Đề tài sử dụng phần mềm QGIS để chuyển đổi, chuẩn hóa, biên tập lại dữ liệu lớp bản đồ hành chính cấp huyện của tỉnh Hà Giang. Hình 4. 7. Biên tập bản đồ hành chính cấp huyện từ file MapInfo  Lớp điểm vị trí làng nghề: Từ danh sách thống kê vị trí làng nghề, cập nhật vị trí làng nghề bằng công cụ XY tools trong QGIS để nhập toàn bộ danh sách vị trí điểm làng nghề thành lớp dữ liệu dạng điểm thông qua tọa độ điểm vị trí làng nghề. Hình 4. 8. Công cụ XYTools trong QGIS 50 Hình 4. 9. Vị trí điểm làng nghề Cập nhật, chỉnh sửa các thông tin về làng nghề như tên làng nghề, mã làng nghề, nhóm làng nghề, tên huyện, xã, số hộ, loại sản phẩm, công suất hàng năm cho từng làng nghề. Hình 4. 10. Cập nhật thông tin làng nghề 51 Cập nhật dữ liệu thuộc tính Dữ liệu thuộc tính của CSDL môi trường làng nghề tỉnh Hà Giang là các số liệu kết quả phân tích các mẫu quan trắc môi trường (đất, nước mặt, không khí). Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng file .csv để có thể nhập (import) nhanh chóng vào CSDL PostgreSQL. Hình 4. 11. Cấu trúc 1 file nhập mẫu kết quả quan trắc môi trường đất. Khởi động CSDL PostgreSQL để cập nhật dữ liệu bản đồ và thuộc tính vào CSDL, sử dụng Plugin PostGIS Shapefile and DBF Loader của POSTGIS để đưa toàn bộ dữ liệu bản đồ dạng shapefile vào CSDL PostGres SQL. Hình 4. 12. Khởi động CSDL PostgreSQL 52 Hình 4. 13. Cập nhật dữ liệu bản đồ vào CSDL PostgreSQL Hình 4. 14. Cập nhật dữ liệu thuộc tính vào CSDL PostgreSQL 53  Kết quả đạt được Xây dựng CSDL môi trường làng nghề tỉnh Hà Giang gồm:  Số lớp CSDL: 05 lớp + Số lớp CSDL bản đồ: 02 lớp + Số lớp thông tin: 03 lớp  Số trường thuộc tính: + Trường thuộc tính CSDL bản đồ: 20 trường + Trường thuộc tính thông tin: 48 trường  Số bản ghi đã nhập: + Bản ghi CSDL bản đồ: 50 bản ghi + Bản ghi thuộc tính thông tin: 468 bản ghi 4.5. Thảo luận CSDL môi trường làng nghề tỉnh Hà Giang được biên tập và xây dựng trên phần mềm mã nguồn mở QGIS, kết hợp lưu trữ CSDL trên hệ quản trị PostgreSQL giúp việc quản lý, tra cứu, theo dõi thông tin môi trường làng nghề một cách nhanh chóng, hiệu quả, khoa học hơn. QGIS là phần mềm mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí, với số lượng công cụ (plugins) phong phú, đáp ứng được hầu hết nhu cầu biên tập, hiển thị các số liệu liên quan đến GIS. Với việc biên tập dữ liệu quan trắc môi trường làng nghề bằng phần mềm QGIS, người dùng có thể:  Tính toán hệ số ô nhiễm A từ các bảng thuộc tính kết quả phân tích các mẫu đất, nước mặt, không khí. Sử dụng công cụ “Field calculator” để lập các công thức tính toán hệ số ô nhiễm A từ kết quả phân tích các chỉ số đơn tính trong mẫu. 54 Hình 4. 15. Tính toán hệ số ô nhiễm A  Tra cứu, truy vấn, tìm kiếm đối tượng. Sử dụng công cụ “Select by expression” để tìm kiếm, tra cứu đối tượng thông qua các biểu thức điều kiện, ví dụ tìm kiếm các làng nghề có hệ số ô nhiễm môi trường A > 0.5. Hình 4. 16. Tìm kiếm đối tượng theo điều kiện  Hiển thị nhãn, màu sắc, biểu tượng các đối tượng trên bản đồ. QGIS cho phép tùy chỉnh hiển thị các nhãn, màu sắc các lớp polygon, biểu tượng các đối tượng dạng điểm theo điều kiện. Lựa chọn “Style” và “Labels” trong cửa sổ thuộc tính của lớp đổi tượng để tùy chỉnh kiểu hiển thị, giúp việc trình bày khoa học, dễ nhìn hơn. 55 Hình 4. 17. Tùy chỉnh hiển thị cho lớp làng nghề theo loại hình làng nghề Hình 4. 18. Hiển thị nhãn và biểu tượng trên QGIS 56  Kết nối trực tiếp đến CSDL PostgreSQL QGIS cho phép kết nối trực tiếp tới CSDL PostgreSQL để có thể tải, thao tác với các lớp bản đồ, số liệu được lưu trữ trong PostgreSQL. Sử dụng công cụ “Add PostGIS Layers” để kết nối và làm việc với CSDL PostgreSQL. Chức năng này giúp người dùng có thể cập nhật, chỉnh sửa, tra cứu dữ liệu mọi lúc, mọi nơi với laptop có kết nối mạng và cài đặt phần mềm QGIS. Hình 4. 19. Kết nối CSDL PostgreSQL Sử dụng công cụ “DB Manager” để thêm các lớp bản đồ và bảng thuộc tính vào cửa sổ làm việc của QGIS. Hình 4. 20. Công cụ DB Manager 57 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Trong quá trình thực hiện đề tài : “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, đề tài đã thực hiện được những kết quả chính như sau :  Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng phát sinh chất thải từ hoạt động sản xuất và công tác quản lý môi trường, hiện trạng và ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất của 39 làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang.  Đề tài sử dụng các số liệu thống kê, quan trắc, kết quả phân tích mẫu, và lập luận khoa học để xây dựng một cơ sở dữ liệu quản lý hiện trạng môi trường của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang lớp 5 lớp dữ liệu, trong đó có 2 lớp dữ liệu bản đồ và 3 lớp dữ liệu thuộc tính, 54 trường dữ liệu thông tin.  Đề tài đã phân tích, đề xuất giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng phần mềm GIS và CSDL mã nguồn mở để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu trực tuyến, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát hiện trạng môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 5.2. Đề nghị  Cơ sở dữ liệu môi trường làng nghề tỉnh Hà Giang được xây dựng bằng hệ CSDL PostgreSQL kết hợp với phần mềm mã nguồn mở QGIS. QGIS là phần mềm mạnh trong việc biên tập, xây dựng CSDL dạng GIS, tuy nhiên phần mềm mang nặng tính chuyên ngành, dung lượng cài đặt lớn, yêu cầu máy tính có cấu hình khá để có thể chạy ổn định. Do vậy nếu đề tài tiếp tục xây dựng, phát triển được hệ thống phần mềm online mã nguồn mở sẽ giúp việc khai thác, quản lý CSDL môi trường làng nghề một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, 58 giao diện thân thiện với đa số người dùng hơn, giúp việc thao tác và xử lý, thống kê, báo cáo số liệu một cách dễ dàng, nhanh chóng.  Các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang (Sở Tài nguyên và Môi trường) hàng năm nên có kế hoạch theo dõi, quan trắc các số liệu môi trường đất, nước, không khí để có thể cập nhật, quản lý được hiện trạng môi trường các làng nghề một cách liên tục, kịp thời xử lý nếu có các sự cố môi trường xảy ra. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Bùi Tá Long, Lê Thị Út Trinh, (2007), Xây dựng công cụ tích hợp đánh giá ô nhiễm không khí từ các nguồn điểm tại các khu công nghiệp. Tạp chí Khí Tượng ThủyVăn 9 (561) 2. Lưu Thị Ngoan, (2016), Ứng dụng GIS và phương pháp đa chỉ tiêu đánh giá thoái hóa đất huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, Luận văn tiến sỹ, ĐHQG Hà Nội. 3. Nguyễn Ngọc Thy, (2015), Ứng dụng chỉ số AQI và phương pháp nội suy IDW xây dựng bản đồ thể hiện sự phân bố của các khu vực có không khí bị ô nhiễm do bụi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu hội thảo GIS toàn quốc năm 2015. 4. Nguyễn Thị Nhật Thanh, (2015), Xây dựng Hệ thống cảnh báo và giám sát mức độ ô nhiễm không khí sử dụng ảnh vệ tinh, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Tuấn Anh, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thế Hùng (2008), Giáo trình phân tích môi trường, Nxb Nông nghiệp. 6. Phạm Tiến Sỹ, (2014), Xây dựng bản đồ ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động giao thông đường bộ tại một số trục giao thông trọng yếu của thành phố Hà Nội, Luận văn tiến sỹ, ĐHQG Hà Nội. 7. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường 2014 8. Trần Văn Ngân, Lê Thị Nga (2002), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật. II. Tiếng Anh 9. Adedeji, O. H., Oluwafunmilayo, O., & Oluwaseun, T. A. O. (2016). Mapping of Traffic-Related Air Pollution Using GIS Techniques in Ijebu- Ode, Nigeria. Indonesian Journal of Geography, 48(1). 60 10. Ali Asghar Alesheikh And Manouchehr Omidvari, (2010), Application of GIS in Urban Traffic Noise Pollution. International Journal of Occupational Hygiene. 11. Arnaldo Liberti, (1975), Modern methods for air pollution monitoring. Pure and Applied Chemistry 44 (3). 12. Ashok Lumb, A., Halliwell, D., & Sharma, T. (2006). Application of CCME Water Quality Index to monitor water quality: A case study of the Mackenzie River basin, Canada. Environmental Monitoring and Assessment, 113(1-3). 13. F. F

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_xay_dung_co_so_du_lieu_quan_ly_moi_truong_cac_lang.pdf
Tài liệu liên quan