Khóa luận Tìm hiểu và đánh giá công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC TRẦN THỊ KIM PHƯỢNG KHOÁ HỌC 2016-2020 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN M

pdf104 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Tìm hiểu và đánh giá công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Huế, tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiên: Trần Thị Kim Phượng Lớp: K50B Kiểm toán Niên khoá: 2016-2020 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Phan Khánh Trang Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sự biết ơn sâu sắc đối với quý thầy cô trường nói chung và quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính nói riêng, đã truyền đạt cho em những kiến thức quý giá trong suốt thời gian theo học trên ghế nhà trường và tạo điều kiện thuận lợi để em có kỳ thực tập kết thúc tốt đẹp. Đặc biệt, em xin kính cám ơn cô giáo Trần Phan Khánh Trang là người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài Khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Ban giám đốc và các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tối đa trong việc tìm hiểu thực tế quy trình Kiểm toán và thu thập thông tin để hoàn thành tốt bài Khoá luận tốt nghiệp này. Sau cùng, em (con, mình) xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và những người luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ cách này hay cách khác trong suốt quá trình học tập cũng như trong suốt quá trình thực hiện Khoá luận này của em. Kính chúc quý vị sức khoẻ dồi dào, luôn luôn hạnh phúc và thành công trong mọi sự! Trong quá trình học tập và nhất là trong quá trình thực hiện Khoá luận tốt nghiệp này, do những hạn chế về mặt khách quan cũng như mặt chủ quan, nên khó tránh khỏi những sai sót không mong muốn, kính mong quý cô thầy, quý anh chị và mọi người bỏ qua. Đồng thời, do trình độ kiến thức còn khá hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn còn khá mơ hồ nên bài Khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và quý anh chị để em có thể học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thiện tốt hơn bài Khoá luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cám ơn! Huế, ngày 27 tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ KIM PHƯỢNG Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán i MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................... i DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... v CÁC KÝ HIỆU KIỂM TOÁN QUY ƯỚC ..........................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................. vii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 2 4.1 Phạm vi thời gian ........................................................................................... 2 4.2 Phạm vi không gian ....................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2 5.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 2 5.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 3 6. Kết cấu đề tài................................................................................................. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .................................................................................................................. 4 1.1. Những vấn đề chung về Kiểm toán báo cáo tài chính ................................... 4 1.1.1. Khái niệm Kiểm toán báo cáo tài chính ............................................ 4 1.1.2. Mục tiêu ............................................................................................. 5 1.2. Tổng quan về Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định ........................... 5 1.2.1. Khái niệm và các vấn đề chung liên quan đến Tài sản cố định ........ 5 1.2.1.1. Khái niệm ................................................................................... 5 1.2.1.2. Đặc điểm .................................................................................... 6 1.2.1.3. Xác đinh nguyên giá Tài sản cố định hữu hình ......................... 6 1.2.1.4. Tài khoản sử dụng ..................................................................... 7 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán ii 1.2.2. Khái niệm Khấu hao tài sản cố định và phương pháp tính khấu hao 8 1.2.2.1. Khái niệm ................................................................................... 8 1.2.2.2. Nguyên tắc trích khấu hao ......................................................... 9 1.2.2.3. Phương pháp trích khấu hao ................................................... 10 1.2.2.4. Tài khoản sử dụng ................................................................... 11 1.2.3. Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán ............................................... 11 1.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định: .......................................................................................................... 12 1.3.1. Mục đích của KSNB đối với TSCĐ và Khấu hao TSCĐ ............... 12 1.3.2. Các thủ tục kiểm soát TSCĐ và Khấu hao TSCĐ .......................... 12 1.3.2.1. Nguyên tắc phân chia trách nhiệm .......................................... 12 1.3.2.2. Lập kế hoạch và lập dự toán về mua sắm TSCĐ ..................... 12 1.3.2.3. Hệ thống sổ chi tiết tài sản cố định ......................................... 12 1.3.2.4. Thủ tục mua sắm tài sản cố định ............................................. 13 1.3.2.5. Thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định ......................... 13 1.3.2.6. Các quy định về phân biệt giữa các khoản chi được tính vào nguyên giá TSCĐ hay phải tính vào chi phí trong kỳ .......................................... 13 1.3.2.7. Chế độ kiểm kê định kỳ tài sản cố định ................................... 14 1.3.2.8. Các quy định về bảo vệ vật chất đối với tài sản cố định ......... 14 1.3.2.9. Các quy định về tính khấu hao ................................................ 14 1.4. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định 14 1.4.1. Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định .................................................................................................. 14 1.4.2. Quy trình kiểm toán Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định .................................................................................................. 15 1.4.2.1. Chuẩn bị kiểm toán .................................................................. 15 1.4.2.2. Thực hiện kiểm toán ................................................................ 17 1.4.2.3. Hoàn thành kiểm toán.............................................................. 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC TẠI CÔNG TY TNHH XYZ ... 28 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán iii 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ......... 28 2.1.1. Thông tin chung ............................................................................... 28 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................... 29 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý .................................................................. 30 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh ................................................................... 30 2.1.5. Mục tiêu và phương châm hoạt động .............................................. 30 2.1.6. Tầm nhìn của công ty ...................................................................... 31 2.1.7. Quy trình kiểm toán:........................................................................ 31 2.2. Thực trạng Kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC áp dụng với Công ty khách hàng XYZ ............................ 33 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch .................................................................... 33 2.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 33 2.2.1.2. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán ........... 33 2.2.1.3. Thu thập thông tin khách hàng ................................................ 34 2.2.1.4. Phân tích sơ bộ BCTC ............................................................. 34 2.2.1.5. Đánh giá mức trọng yếu .......................................................... 35 2.2.1.6. Đánh giá hệ thống KSNB ........................................................ 38 2.2.1.7. Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán ................... 41 2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ........................................................ 45 2.2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ ....................................... 45 2.2.2.2. Thử nghiệm cơ bản .................................................................. 45 2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán........................................................... 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC ................................................................................................................ 73 3.1. Nhận xét chung ............................................................................................ 73 3.2. Nhận xét quy trình Kiểm toán khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ....................................................... 73 3.1.1. Ưu điểm ........................................................................................... 73 Trư ờn Đa ̣i ho ̣c K i tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán iv 3.1.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch ............................................................ 73 3.1.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ................................................ 74 3.1.1.3. Giai đoạn kết thúc .................................................................... 74 3.1.2. Nhược điểm ..................................................................................... 75 3.1.2.1. Về chương trình kiểm toán ...................................................... 75 3.1.2.2. Về thành viên nhóm kiểm toán ................................................. 75 3.1.2.3. Về thủ tục khảo sát hệ thống KSNB đối với chu kỳ TSCĐ ...... 75 3.1.2.4. Về việc sử dụng thủ tục phân tích ............................................ 76 3.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thực hiện kiểm toán TSCĐ và khấu háo TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC .................. 76 3.3.1. Về chương trình kiểm toán .............................................................. 76 3.3.2. Về thành viên nhóm kiểm toán ....................................................... 76 3.3.3. Về thủ tục khảo sát hệ thống KSNB đối với chu trình TSCĐ ........ 76 3.3.4. Về việc sử dụng thủ tục phân tích ................................................... 78 PHẦN 3: KẾT LUẬN ........................................................................................ 80 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 82 Phụ lục 01: Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ (D742-1) ........................................ 82 Phụ lục 02: Sai sót cần điều chỉnh ....................................................................... 87 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán v DANH MỤC VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính TNHH Trách nhiệm hữu hạn DN Doanh nghiệp TT-BTC Thông tư Bộ tài chính KSNB Kiểm soát nội bộ TK Tài khoản KTV Kiểm toán viên NĐ-CP Nghị định chính phủ TSCĐ Tài sản cố định BGĐ Ban giám đốc QĐ-BTC Quyết định Bộ tài chính TSCĐ HH Tài sản cố định hữu hình TSCĐ VH Tài sản cố định vô hình XDCB Xây dựng cơ bản BĐSĐT Bất động sản đầu tư CMKT Chuẩn mực kế toán CĐSPS Cân đối số phát sinh CP Chính phủ Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán vi CÁC KÝ HIỆU KIỂM TOÁN QUY ƯỚC Ký hiệu Ý nghĩa N/A Không áp dụng/None applicapble TB Khớp với số liệu trên Bảng cân đối phát sinh / Agreed to trial balance: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCĐPS. PY Khớp số liệu trên BCKT năm trước / Agreed to previous year’s report: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCTC đã kiểm toán năm trước. CL Chênh lệch: Ký hiệu này thể hiện sự chênh lệch giữa số liệu trên chứng từ và trên sổ cái, sổ chi tiết, BCĐKT, hay chênh lệch giữa số liệu KTV tính toán và đơn vị tính toán. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ ............................ 14 Bảng 2.1: Xác định mức trọng yếu ................................................................ 36 Bảng 2.2: Đánh giá hệ thống KSNB ............................................................. 38 Bảng 2.3: Chương trình kiểm toán TSCĐHH , TSCĐVH, BĐS ĐẦU TƯ .. 42 Bảng 2.4: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng ............................................ 46 Bảng 2.5: Số liệu tổng hợp so sánh số dư ..................................................... 48 Bảng 2.6: So sánh, phân tích số liệu TSCĐ .................................................. 50 Bảng 2.7: Bảng thời gian trích khấu hao TSCĐ ............................................ 52 Bảng 2.8: Thuyết minh tổng hợp biến động tăng giảm TSCĐ ..................... 55 Bảng 2.19: Bảng tài khoản đối ứng với tài khoản TSCĐ.............................. 56 Bảng 2.10:Kiểm tra biến động TSCĐ, bút toán lạ ........................................ 60 Bảng 2.11: Phiếu kiểm kê TSCĐ .................................................................. 61 Bảng 2.12: Kiểm tra bảng khấu hao .............................................................. 68 Bảng 2.13: Sổ tổng hợp các tài khoản đối với khấu hao TSCĐ .................... 69 Bảng 3.1: Câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ ...... 76 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC ... 30 Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán .............................................................................. 32 Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 1 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Báo cáo tài chính hàng năm do doanh nghiệp lập được nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp quan tâm. Trong nền kinh tế thị trường với một môi trường cạnh tranh gay gắt, thông tin tài chính trở thành một trong những nhân tố quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp cũng như đối với các quyết định của nhà đầu tư. Những thông tin này cần phải được đảm bảo phản ánh một cách trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Do đó, hoạt động kiểm toán ra đời với mục đích kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý và mức độ tin cậy của thông tin tài chính. Thông qua hoạt động kiểm toán, các doanh nghiệp có thể thấy được những sai sót, yếu kém của mình trong chế độ kế toán cũng như cách điều hành quản lý doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc hạch toán Tài sản cố định cũng như việc trích khấu hao cần phải ghi chép đúng đắn và tính toán chính xác, nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng tới nhiều khoản mục và chỉ tiêu Báo cáo tài chính khác như giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Hơn nữa đối với doanh nghiệp sản xuất khoản mục Tài sản cố định trên bảng Cân đối kế toán thường chiếm một tỷ trọng lớn nên sai sót với khoản mục này có thể gây ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán Tài sản cố định và khấu hao Tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính, đòi hỏi kiểm toán viên cần cẩn trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của khoản mục này, trong quá thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu và đánh giá công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” là đề tài thực tập cuối khóa. Trư ờng Đại họ Kin tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa lý thuyết về quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao. Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao do công ty TNHH Kiểm toán AAC thực hiện tại Công ty khách hàng XYZ. Đưa ra các đánh giá chung và chi tiết, chỉ ra ưu và nhược điểm. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 3. Đối tượng nghiên cứu Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và chi phí khấu hao do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại Công ty TNHH XYZ. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi thời gian Số liệu nghiên cứu: Giấy tờ làm việc kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2018 Công ty TNHH XYZ do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện từ ngày 09/01/2019 đến ngày 13/01/2019. 4.2 Phạm vi không gian Tại Công ty TNHH XYZ chỉ có tài sản cố định hữu hình, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác kiểm toán Tài sản cố định hữu hình của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC tại công ty XYZ. Tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và Tài sản cố định thuê hoạt động không thuộc phạm vi nghiên cứu này. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định, như: Hồ sơ làm việc năm trước, Báo cáo kiểm toán năm trước. Tài liệu, chứng từ kế toán của Công ty khách hàng: Bảng kê chứng từ năm 2018; Sổ chi tiết tài khoản 211, 214, tài khoản chi phí; Bảng tính khấu hao; Biên bản kiểm kê Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 3 TSCĐ; Hợp đồng mua/thanh lý TSCĐ; Biên bản nghiệm thu, quyết toán hoàn thành TSCĐ; Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn những Kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán tại Công ty TNHH XYZ, nhất là Kiển toán viên trực tiếp đảm nhiệm Kiểm toán khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu này. 5.2. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp tính toán, tổng hợp số liệu Tính toán số liệu thu thập được; Tổng hợp lại để phục vụ phân tích, kiểm tra trong quá trình kiểm toán. Phương pháp phân tích Phân tích dựa trên các số liệu thu được để kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của các số liệu được trình bày trên sổ sách và báo cáo của đơn vị khách hàng. Từ đó, tìm ra những sai sót trong công tác hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ tài đơn vị khách hàng và tiến hành trao đổi, điều chỉnh. 6. Kết cấu đề tài Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AAC. Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AAC. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề chung về Kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm Kiểm toán báo cáo tài chính Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán BCTC. Theo Alvin A.Arens và James K.Loebbecke (Hoa kỳ): “Kiểm toán là quá trình mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ, tập hợp và đánh giá rõ ràng về một thông tin có thể lượng hóa có liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mục đó phù hợp giữa thông tin có thể lượng hóa với những tiêu chuẩn đã được thiết lập. Theo định nghĩa của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì “Kiểm toán BCTC là việc KTV độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về BCTC”. Theo chuẩn mực kiểm toán của vương quốc Anh: “Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những BCTC của một đơn vị do KTV được bổ nhiệm để thực hiện công việc đó theo đúng với mọi nghĩa vụ pháp định cóVliên quan”. Tất cả các khái niệm ở trên dù có sự khác biệt chi tiết nhưng khái niệm phổ biến hiện nay thì: “Kiểm toán Báo cáo tài chính là quá trình các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về BCTC được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các BCTC này với các chuẩn mực kế toán và các yêu cầu pháp lý có liên quan”. Tùy vào mục đích kiểm toán nên có nhiều loại hình kiểm toán khác nhau được hình thành. Trong đó có Kiểm toán báo cáo tài chính, theo Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 Chương 1, Điều 5 thì Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía Trư ờng Đ ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 5 cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán. Như tên gọi, đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính của đơn vị, cụ thể đó là: Bảng cân đối kế toán, Kết quả kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. 1.1.2. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát của Kiểm toán BCTC là “giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ảnh trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu hay không”. Ngoài ra mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Sự đạt được các mục tiêu kiểm toán trên đây được biểu hiện thông qua kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán BCTC đó là Báo cáo Kiểm toán và Thư quản lý. Hướng tới mục tiêu cuối cùng, lý do duy nhất để kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán là để họ có thể đi đến kết luận là các báo cáo tài chính có trung thực hợp lý hay không và đưa ra một bản báo cáo kiểm toán thích hợp. 1.2. Tổng quan về Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định 1.2.1. Khái niệm và các vấn đề chung liên quan đến Tài sản cố định 1.2.1.1. Khái niệm Tài sản cố định: được trình bày trên bảng CĐKT tại phần B, tài sản dài hạn, khoản mục II: Tài sản cố định chủ yếu bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính. Theo Chuẩn mực kế toán số 03 - TSCĐ hữu hình, TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đồng thời thỏa mãn 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau: 1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; 2. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 6 3. Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; 4. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ tài chính (áp dụng từ ngày 10/06/2013), tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ là từ 30 triệu đồng trở lên. 1.2.1.2. Đặc điểm Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của TSCĐ là tồn tại trong nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với TSCĐ hữu hình có thêm các đặc điểm: - Giữ nguyên hình thái hiện vật lúc ban đầu cho đến khi hư háng hoàn toàn. - Trong quá trình tồn tại, TSCĐ bị hao mòn. - Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn không đồng đều nên trong quá trình sử dụng TSCĐ có thể bị hư hỏng từng bộ phận. 1.2.1.3. Xác đinh nguyên giá Tài sản cố định hữu hình Nguyên giá TSCĐ hữu hình: Là toàn bộ các chi phí mà DN phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. (Theo Bộ tài chính, “Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 - TSCĐ hữu hình”, năm 2001, ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính.) Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình trong một số trường hợp cụ thể: (TheoĐiều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính.) - TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá bao gồm giá mua (trừ các khoản đượcchiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế không hoàn lại và các chi phíliên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phíchuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử(trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và cácchi phí liên quan trực tiếp khác. - TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giaothầu: Nguyên giá bao gồm giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liênquan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). Trư ờng Đa ̣i h ̣c K i h tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 7 - TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ bao gồm cả chi phí lắp đặt, chạy thử trừ giá trị sản phẩm thu hồi trong quá trình chạy thử, sản xuất thử. Doanh nghiệp không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình các khoản lãi nội bộ và các khoản chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự sản xuất. - TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác: Nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại). - TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá bao gồm: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định ở doanh nghiệp cấp, doanh nghiệp điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật và các chi phí liên quan trực tiếp như vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)... mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc trong cùng doanh nghiệp: Nguyên giá phản ánh ở doanh nghiệp bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Đơn vị nhận tài sản cố định căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của tài sản cố định đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị khôngcó tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc không được hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định mà hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. 1.2.1.4. Tài khoản sử dụng Theo Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, tài sản cố định được hạch toán theo một số tài khoản sau đây: Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 8 Tài khoản 211- tài sản cố định hữu hình: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm tài sản cố định hữu hình ...ị vốn hóa là đủ tiêu chuẩn theo quy định. Ngược Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 23 lại, việc kiểm tra chi phí sửa chữa, bảo trì sẽ phát hiện các chi phí phát sinh sau ghi nhận tuy đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá nhưng lại được đơn vị đưa vào chi phí SXKD trong kì. Các thủ tục có thể thực hiện là: Lập bảng phân tích chi phí sửa chữa, bảo dưỡng phát sinh hàng tháng, rồi đối chiếu với năm trước để phát hiện biến động bất thường; Kiểm tra chi tiết các khoản chi phí sửa chữa lớn đã được phân bổ từng phần và chi phí thông qua tài khoản chi phí trả trước hay chi phí phải trả. Đối với các khoản chi phí sửa chữa được chọn để kiểm tra, KTV phải xem xét bản chất của chi phí cũng như khả năng tăng thêm lợi ích trong tương lai. từ đó phát hiện ra các khoản chi cần phải ghi tăng nguyên giá TSCĐ thay vì đưa vào chi phí trong kì. - Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ giảm TSCĐ Mục tiêu kiểm tra là để xem có tài sản cố định nào bị thanh lý, nhượng bán nhưng không được phản ánh vào sổ kế toán. KTV thường thực hiện các thủ tục kiểm tra sau: + Phân tích tài khoản thu nhập khác và chi phí khác để xác định xem có khoản thu nhập hay chi phí nào phát sinh từ việc bán tài sản cố định đi không. + Nếu có sản phẩm bị ngưng sản xuất trong năm, cần điều tra về việc sử dụng các thiết bị chuyên dùng để sản xuất sản phẩm này. + Phỏng vấn các nhân viên và quản đốc để xem có tài sản cố định nào được thanh lý trong năm nay không. + Điều tra các khoản giảm về bảo hiểm tài sản cố định để xem liệu có phải bắt nguồn từ nguyên nhân giảm tài sản cố định hay không? - Xem xét việc trình bày và công bố trên BCTC Theo quy định hiện hành, số dư của TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế trên BCĐKT phải được trình bày riêng theo từng loại là TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính. Ngoài ra, đơn vị phải công bố trong TMBCTC về: + Chính sách kế toán đối với TSCĐ, bao gồm nguyên tắc xác định nguyên giá,phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao. + Tình hình tăng, giảm TSCĐ theo từng loại và từng nhóm TSCĐ về: Nguyên giácủa TSCĐ, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại (phản ánh theo các nội dung: Số dưđầu kỳ, số tăng trong kỳ, số giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 24 + Giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng để cầm cố thế chấp, tạm thời không sử dụng, chờ thanh lý, khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng. Đối với chi phí khấu hao: - Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế Bảng phân tích này cần ghi rõ: giá trị hao mòn lũy kế đầu kỳ, số khấu hao trích trong kỳ, giá trị hao mòn lũy kế giảm do thanh lý, nhượng bán và số dư cuối kỳ. Trên cơ sở đó, KTV sẽ: + So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước. + So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở sổ chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái. + So sánh số dư cuối kỳ trên các sổ chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái. - Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị KTV cần xem xét những vấn đề sau: Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với quy định chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không? Tùy theo đặc điểm hoạt động, đơn vị được lựa chọn một trong ba phương pháp khấu hao để áp dụng cho từng loại TSCĐ. Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế mà TSCĐ mang lại cho đơn vị không? Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp hay không? Sự cần thiết thay đổi chính sách khấu hao. Căn cứ vào kết quả xác minh các nội dung trên, nếu xét thấy cần thiết, KTV cần thảo luận với người quản lý về việc thay đổi chính sách khấu hao, gồm ước tính thời gian sử dụng hữu ích hoặc cách thức sử dụng tài sản làm cơ sở tính khấu hao. Đối với trường hợp đơn vị tự thay đổi chính sách khấu hao, KTV cần xem xét sự thay thay đổi đó có phù hợp và đúng với quy định hay không? - Kiểm tra mức khấu hao So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành so với năm trước và điều tra các khoản chênh lệch (nếu có). Tính toán lại mức trích khấu hao cho một số TSCĐ và lần theo số liệu của nó trên sổ cái. Chú ý phát hiện những trường hợp TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục trích khấu hao. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 25 So sánh số phát sinh có của TK 214 với chi phí khấu hao trên các tài khoản chi phí. - Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định Đối chiếu các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế với hồ sơ kiểm toán phân tích các tài sản cố định thanh lý, nhượng bán trong năm. Bên cạnh đó, kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và ghi chép giá trị hao mòn lũy kế cho đến ngày thanh lý, nhượng bán. 1.4.2.3. Hoàn thành kiểm toán Kết thúc Kiểm toán là giai đoạn cuối cùng cuộc kiểm toán, giai đoạn này được thể hiện các bước sau: Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ Các cuộc Kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó, trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKT có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC, KTV có trách nhiệm xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCĐKT. Để thu thập và xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCYC, KTV có thể sử dụng các thủ tục sau: - Phỏng vấn Ban quản trị; - Xem xét lại các Báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC; - Xem xét lại sổ sách được lập sau ngày lập BCTC; - Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC; - Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được đánh giá là trọng yếu; - Xem xét những TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày khoá sổ với giá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách; - Các khách hàng có số dư công nợ lớn nhưng đến đầu năm mới phát hiện được là không có khả năng thanh toán có liên quan đến TSCĐ. KTV thường kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ xảy ra tại giao điểm của các kỳ kế toán. Tiến hành xem xét các biện pháp mà nhà quản lý đơn vị áp dụng nhằm đảm bảo những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đều đã được xác định. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 26 Đánh giá kết quả Giai đoạn kết thúc Kiểm toán, điều quan trọng nhất là phải hợp nhất tất cả các kết quả vào một kết luận chung. Cuối cùng, KTV phải kết luận liệu bằng chứng Kiểm toán đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận là BCTC được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận rộng rãi hay chưa. Do đó khi đánh giá các bằng chứng Kiểm toán, KTV cần chú ý đến các khía cạnh sau: - Tính đầy đủ của bằng chứng: khía cạnh này phản ảnh số lượng của bằng chứng Kiểm toán. KTV xem xét lại quyết định liệu chương trình Kiểm toán có đầy đủ, có xem xét đến các lĩnh vực có vấn đề đã phát hiện trong quá trình Kiểm toán hay không. - Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được: KTV sẽ đưa ra kết luận về việc BCTC có thể hiện các TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm ghi trong BCĐKT một cách trung thực, không dựa trên việc đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được. Trước hết KTV cần đánh giá tổng hợp các sai sót không trọng yếu cần lập các bút toán điều chỉnh và tổng hợp các sai sót dự kiến về TSCĐ rồi so sánh với mức sai sót có thể bỏ qua để xem xét có thể chấp nhận được khoản mục TSCĐ hay không. Sau đó, KTV tổng hợp các sai sót của khoản mục TSCĐ để xem chúng có vượt quá mức trọng yếu của BCTC hay không, đồng thời KTV phải đảm bảo các giải trình kèm theo được thực hiện cho từng loại TSCĐ như: - Phương pháp khấu hao đã áp dụng - Thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao đã áp dụng - Toàn bộ khấu hao trong năm - Tổng số TSCĐ và số khấu hao luỹ kế tương ứng - Quyền lưu giữ và các giới hạn đối với TSCĐ (nếu có). Trên cơ sở tổng hợp kết luận về tất cả các phần hành Kiểm toán, cụ thể, KTV lập Báo cáo kiểm toán trong đó có đưa ra ý kiến của mình về sự trung thực và hợp lý của BCTC của đơn vị được Kiểm toán. Công bố Báo cáo Kiểm toán Sau khi tiến xong các công việc ở trên, KTV lập Báo cáo tổng hợp về các phần hành, riêng phần hành TSCĐ thường chưa thể đưa ra ý kiến ngay mà phải kết hợp với kết quả của các phần hành hác. Trong trường hợp Kiểm toán TSCĐ có hạn chế về Tr ờng Đại học Kin h tê ́ Hu ế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 27 phạm vi Kiểm toán mà không thể thu thập đủ bằng chứng Kiểm toán để khẳng định về tính trung thực hợp lý của khoản mụ TSCĐ thì KTVcó thể đưa ra ý kiến loại trừ. Kết thúc công việc Kiểm toán, KTV của công ty Kiểm toán sẽ lập và phát hành Báo cáo Kiểm toán theo chuẩn mực Kiểm toán. cNgoài ra KTV còn có thể lập thư quản lý, trình bày về những tổn tại trong doanh nghiệp được kiểm toán. Cần hiểu rằng thư quản lý là giúp đơn vị được kiểm toán cải thiện hệ thống KSNB và giúp KTV giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC TẠI CÔNG TY TNHH XYZ 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.1. Thông tin chung Trụ sở chính:  Địa chỉ: Lô 78-80, Đường 30 Tháng 4, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng  Tel: 08.236.3655886  Fax: 84.236.3655887  Email: aac@dng.vnn.vn  Website: Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh:  Địa chỉ:47-49 Hoàng Sa (Tầng 4, Toà nhà Hoàng Đan), Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh  Tel: 84.28.393102235  Fax: 84.28.39102349  Email: aac.hcm@aac.com.vn Chi nhánh tại Hà Nội:  Địa chỉ: Số 9 phố Duy Tân, (Tầng 6, Toà nhà Việt Á), Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội  Tel: 84.24.32242403; 84.24.66666369  Fax: 84.24.32242402  Email: aac.hn@aac.com.vn Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Tên tiếng Anh: Auditing and Accounting Co., Ltd Tên viết tắt tiếng Anh: AAC Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 29 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính, thành lập từ năm 1993 và tái cơ cấu vào năm 1995, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 300 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính - đầu tư, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng... AAC đã được Bộ Công Thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cup “Top Trade Services”. AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,... bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”; được Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC)...trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín”... AAC có đội ngũ hơn 150 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước (như: Úc, Nhật Bản, Ai Len, Bỉ...). Hiện nay, ngoài văn phòng chính tại Đà Nẵng, công ty còn có hai chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 30 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý (Nguồn Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC) Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh - Dịch vụ kiểm toán - Dịch vụ tư vấn thuế - Dịch vụ kế toán - Dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư - Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng 2.1.5. Mục tiêu và phương châm hoạt động Với lợi thế là thành viên của Tổ chức kiểm toán PrimeGlobal, AAC có điều kiện tiếp cận các cách thức và giải pháp cung cấp dịch vụ tiên tiến. Các chuyên gia kiểm toán và tư vấn của AAC được đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ theo các tiêu chuẩn quốc tế của PrimeGlobal. Điều đó mang lại cho AAC khả năng cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng vượt trội. Phương châm phục vụ của AAC là luôn quan tâm đến quyền lợi thiết thực của quý khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Luôn sát cánh cũng với quý khách hàng và kịp thời Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 31 cung cấp các ý kiến tư vấn, các giải pháp tối ưu cho quý khách trong công tác quản lý và điều hành. Các dịch vụ chuyên ngành của AAC được xây dựng trên nền tảng: - Sự hiểu biết sâu sắc về đặc điểm ngành nghề, môi trường đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp; - Đội ngũ nhân viên có trình độ, được đào tạo bài bản và giàu tâm huyết; - Các quy trình nghiệp vụ được thiết kế và biên soạn phù hợp với khuôn khổ pháp lý và các yêu cầu mang tính kỹ thuật của từng dịch vụ; - Sự kết hợp linh hoạt giữa kiến thức và kinh nghiệm, giữa phương tiện kỹ thuật hiện đại và khả năng xét đoán mang tính nghề nghiệp của các chuyên gia kiểm toán và tư vấn. 2.1.6. Tầm nhìn của công ty Trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng đầu tại Việt Nam là mục tiêu chiến lược của AAC. Với đội ngũ lãnh đạo có năng lực và giàu tâm huyết, AAC cam kết sẽ nỗ lực tối đa để mang lại cho khách hàng những giá trị đích thực trong từng dịch vụ do AAC cung cấp. AAC đang thực hiện những bước đi vững chắc nhằm phát triển một thương hiệu uy tín, chất lượng; đáp ứng tốt nhất sự tin tưởng và kỳ vọng của quý khách hàng trong các giao kết dịch vụ với AAC. Ngoài ra, AAC luôn quan tâm đến việc xây dựng một môi trường làm việc và văn hóa công ty hiện đại; xứng đáng là lựa chọn hàng đầu của những người có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt trong việc phát triển tài năng và nghề nghiệp tại AAC. 2.1.7. Quy trình kiểm toán: Trong Kiểm toán BCTC, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị để làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC đồng thời đản bảo tính hiệu quả, kinh tế, tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, KTV phải xây dựng được quy trình cụ thể cho cuộc kiểm toán đó. Thông thường, tại AAC mỗi quy trình sẽ được chia thành các bước như sau: Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 32 (Nguồn: Công ty Kiểm toán AAC) Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 33 2.2. Thực trạng Kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC áp dụng với Công ty khách hàng XYZ Để tìm hiểu cụ thể công tác Kiểm toán khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, tôi xin trình bày quy trình kiểm toán tại một Công ty khách hàng thực tế do AAC thực hiện. Vì lý do bảo mật thông tin khách hàng, nên tôi xin được phép không nêu rõ tên khách hàng mà gọi là Công ty TNHH XYZ. 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch 2.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Đây là công việc chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm toán được Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện nhằm xác định có thể tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ hay thực hiện một hợp đồng kiểm toán với khách hàng mới. Trên cơ sở đó, KTC sẽ xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp. Hằng năm, Công ty AAC đều tiến hàng gửi thư chào đến tất cả các khách hàng để giới thiệu về những dịch vụ mà công ty cung cấp, đồng thời dựa vào đó để thiết lập các điểu khoản trong hợp đồng kiểm toán. Trước khi ký kết hợp đồng, KTV phải thu thập những thông tin chung nhất về khách hàng như đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cơ cấu bộ máy quản lý, chế độ kế toán áp dụng, Công ty TNHH XYZ là khách hàng cũ của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, căn cứ vào hồ sơ kiểm toán năm 2018 cũng như tình hình kinh doanh của Công ty TNHH XYZ, AAC đánh giá rủi ro trung bình, chấp nhận hợp đồng kiểm toán và quyết định ký hợp đồng thực hiện kiểm toán BCTC cho năm 2018. 2.2.1.2. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán Đối với các cuộc kiểm toán, KTV cần đồng ý với khách hàng về những điều khoản trong hợp đồng trước khi tiến hành kiểm toán. Các điều khoản này được trình bày văn bản và được trao đổi với khách hàng. Hợp đồng kiểm toán được ký kết là thời điểm khởi đầu của cuộc kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC xem xét những yêu cầu của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và phân công lao động phù hợp cho cuộc kiểm toán. Số lượng, chất lượng của cuộc kiểm toán phụ thuộc vào độ phức tạp của công việc, quy mô của đơn vị khách hàng và yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 34 Đoàn kiểm toán tại Công ty TNHH XYZ này gồm 06 thành viên thuộc Phòng BCTC II. Cuộc kiểm toán kết thúc năm sẽ được thực hiện trong 04 ngày, bắt đầu từ ngày 09/01/2019 đến hết ngày 13/01/2019 tại Văn phòng Công ty TNHH XYZ. 2.2.1.3. Thu thập thông tin khách hàng  Thông tin chung Công ty khách hàng là Công ty TNHH XYZ, được thành lập ngày 01/07/2013 theo giấy phép kinh doanh số 0401545297 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp. Chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/10/2013 tại Khu Công nghiệp Hoà Khánh, P. Hoà Khánh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: sản xuất linh kiện điện tử.  Chính sách kế toán áp dụng - Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND) - Hình thức kế toán: Nhật ký chung - Chế độ kế toán: Đơn vị áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo QĐ số 48/2016/QĐ – BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Trưởng Bộ BTC. Đã sửa đổi theo thông tư 133/2016/TT – BTC; các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung và Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành. - Chính sách kế toán áp dụng với khoản mục TSCĐ: TSCĐ hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Trong đó, nguyên giá bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí mà Công ty bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Khấu hao: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Mức khấu hao phù hợp với Thông tư số 45/2013/TT- BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài chính. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 35 2.2.1.4. Phân tích sơ bộ BCTC Sau khi có được các giấy tờ cần thiết, KTV tiến hành phân tích sơ bộ đối với khoản mục TSCĐ nhằm xác định các thủ tục kiểm toán trọng tâm và khoanh vùng có nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Trong năm TSCĐ hữu hình của công ty tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành nguyên giá là 20.884.511.889 VNĐ. 2.2.1.5. Đánh giá mức trọng yếu Đánh giá mức trọng yếu là bước quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Việc xác định mức độ trọng yếu đối với mỗi khách hàng giúp KTV trong việc lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán hữu hiệu. Từ đó KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập khi kiểm toán BCTC. Trong bước này các KTV của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thường xem xét tính liên tục hoạt động của khách hàng bằng cách tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống KSNB của khách hàng. Bằng các kỹ thuật xem xét tài liệu, phỏng vấn trực tiếp BGĐ, kế toán của đơn vị khách hàng, KTV đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng có hữu hiệu và đáng tin cậy hay không. Việc lựa chọn tiêu thức hợp lý để xác định mức trọng yếu là rất quan trọng và phức tạp. Nó dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Dự kiến hợp lý mức trọng yếu sẽ xác định được lượng bằng chứng thu thập tương ứng phù hợp. Mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khikiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế tronggiai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. Trong bước này các kiểm toán viên của AAC thường xem xét tính liên tục hoạt động của khách hàng bằng cách tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Bằng các kỹ thuật xem xét tài liệu, phỏng vấn trực tiếp BGĐ, kế toán của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có hữu hiệu và đáng tin cậy hay không. Việc xác định mức trọng yếu tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC được xác định một các cụ thể trong mục A710: Xác định mức trọng yếu (Kế hoạch – Thực hiện). Chỉ tiêu được lựa chọn để ước lượng mức trọng yếu đối với Công ty là chỉ tiêu Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 36 Doanh thu bán hàng. Dựa trên kết quả tìm hiểu về Công ty khách hàng và kinh nghiệm kiểm toán của mình mà trưởng nhóm kiểm toán đưa ra các tỷ lệ để ước tính mức trọng yếu và tính toán mức trọng yếu thể hiện trên bảng như sau: Bảng 2.1: Xác định mức trọng yếu CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Ngườilập:Hồng Hạnh_09/01/2019 Khách hàng: Công ty TNHH XYZ Soát xét 1: Kỳ kết thúc: 31/12/2018 Soát xét 2: Nội dung: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU Soát xét 3: A710 A. MỤC TIÊU Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU Chỉ tiêu lựa chọn Kế hoạch Thực tế Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu (LNTT/DT/VCSH/Tổng TS) DT trước KT DT sau kiểm toán Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu Phản ảnh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, là chỉ tiêu được Ban GĐ quan tâm Giá trị tiêu chí được lựa chọn 64,762,976,337 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu - LNTT: 5%-10% - DT: 0,5%-3% - Tổng TS hoặc VCSH: 2% 2.0% Mức trọng yếu tổng thể (PM) 1,295,259,527 - Mức trọng yếu thực hiện: MP= (50%- 75%)*PM 50.0% 647,629,763 - Kế toán chỉ có 1 người, khối lượng công việc khá nhiều --> rủi ro sai Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 37 sót cao Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua 4%*MP 25,905,191 - Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán Chỉ tiêu lựa chon Năm nay Năm trước Mức trọng yếu tổng thể 1,295,259,527 1,091,220,799 Mức trọng yếu thực hiện 647,629,763 545,610,400 Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua 25,905,191 21,824,416 Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước (Nguồn Hồ sơ kiểm toán công ty TNHH XYZ) Trong cuộc kiểm toán này, mức trọng yếu tổng thể được xác định không vượt quá 2% của tổng tài sản. Sau khi xác định được mức trọng yếu tổng thể, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành phân bổ mức trọng yếu này cho các tài khoản quan trọng khi lập kế hoạch và thực hiện chu trình kiểm toán. Trong công việc kiểm toán, AAC gọi mức phân bổ này là “Mức trọng yếu thực hiện” . Mức trọng yếu thực hiện được tính bằng 50% mức trọng yếu tổng thể. Các sai lệch dưới mức trọng yếu thực hiện được coi là hợp lý, và KTV không đưa ra bút toán điều chỉnh. Tuy nhiên đây mới chỉ là yếu tố định lượng để làm mức chuẩn cho xác định các sai phạm trọng yếu, KTV còn phải xem xét đến các yếu tố định tính như có đưa ra bút toán điều chỉnh hay không. Với những sai lệch được phát hiện lớn hơn mức này, KTV sẽ phải xem xét cụ thể. Sau khi đã tiến hành các thủ tục điều tra, thu thập đầy đủ bằng chứng cần thiết, KTV sẽ đưa ra ý kiến điều chỉnh Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua được xác định không vượt quá 4% mức trọng yếu thực hiện. Các sai phạm có giá trị nhỏ hơn giới hạn này sẽ được coi là không có ảnh hưởng trọng yếu và KTV không cần phải thực hiện thủ tục kiểm toán nào. Điều này có nghĩa là trong BCTC sẽ không bị coi là có sai phạm trọng yếu nếu sai lệch được phát hiện (nếu có) ở dưới mức này. Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 38 Khoản mục TSCĐ luôn được đánh giá là trọng yếu và có rủi ro tiềm tàng ở mức trung bíình. Vì vậy, khi đi vào thực hiện kiểm toán, KTV tiến hành kiểm tra 100% chứng từ sổ sách liên quan đến TSCĐ của Công ty. 2.2.1.6. Đánh giá hệ thống KSNB Theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315, việc đánh giá KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định rủi ro có sai sót trọng yếu (đặc biệt là rủi ro do gian lận), từ đó, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các phần khác của KSNB. Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Trong biểu này, việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần của KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; (3) Giám sát các kiểm soát. Bảng 2.2: Đánh giá hệ thống KSNB CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Hạnh_09/01/2019 Khách hàng: Công ty TNHH XYZ Soát xét 1: Kỳ kế thúc: 31/12/2018 Soát xét 2: Nội dung: ĐÁNH GIÁ VỀ KSNB Ở CẤP ĐỘ TOÀN DN Soát xét 3: A600 A. MỤC TIÊU Theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, việc đánh giá KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định rủi ro có sai sót trọng yếu (đặc biệt là rủi ro do gian lận), từ đó, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. B. NỘI DUNG CHÍNH KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của KSNB. Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Trong biểu này, việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần của KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các kiểm soát. CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có Không N/A Mô tả/ Ghi Tham chiếu Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 39 chú 1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT 1.1 Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức trong DN DN có quy định về giá trị đạo đức (ví dụ, trong Quy chế nhân viên, Nội quy lao động, Bộ quy tắc ứng xử) và các giá trị này có được thông tin đến các bộ phận của DN không (ví dụ, qua đào tạo nhân viên, phổ biến định kỳ)?    DN có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không?    Có quy định rõ và áp dụng đúng các biện pháp xử lý đối với các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức không?    1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên    DN có cụ thể hóa/mô tả các yêu cầu về trình độ, kỹ năng đối với từng vị trí nhân viên không (ví dụ, trong Quy chế nhân viên)?   DN có chú trọng đến trình độ, năng lực của nhân viên được tuyển dụng không?   DN có biện pháp xử lý kịp thời đối với nhân viên không có năng lực không?   1.3 Sự tham gia của BQT    Thành viên BQT có độc lập với BGĐ DN không?   BQT có bao gồm những người có kinh nghiệm, vị thế không?   BQT có thường xuyên tham gia các hoạt động quan trọng của DN không?   Các vấn đề quan trọng và các sai phạm có được báo cáo kịp thời với BQT không?   BQT có họp thường xuyên hoặc định kỳ và các biên bản họp có được lập kịp thời không?   BQT có giám sát việc thực hiện của BGĐ không?   BQT có giám sát cách làm việc của BGĐ với kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập không?   1.4 Phong cách điều hành và triết lý của BGĐ    Thái độ của BGĐ đối với KSNB (ví dụ, có quan tâm và coi trọng việc thiết kế, thực hiện các KSNB hiệu quả không)   Phương pháp tiếp cận của BGĐ đối với rủi ro?   Thu nhập của BGĐ có dựa vào kết quả hoạt động hay không?   Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 40 Mức độ tham gia của BGĐ vào quá trình lập BCTC (t... kiểm toán cuối cùng. Chính nhờ phương pháp và cách thức làm việc có kỷ luật và khoa học trên, tất cả các công việc được giao tại cuộc kiểm toán cho Công ty TNHH XYZ đã hoàn thành đúng kế hoạch. Các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên được trình bày khoa học và Trư ờn Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 75 hợp lý theo hồ sơ kiểm toán. Các KTV không ngừng nâng cao hiệu quả công việc được giao, giảm thời gian làm việc ở mức tối đa nhưng vẫn đảm bảo thu thập bằng chứng kiểm toán có chất lượng. Nhờ đó, kết quả kiếm toán khoản mục TSCĐ nói riêng và toàn bộ cuộc BCTC nói chung của Công ty TNHH XYZ đều phản ánh trung thực và hợp lý thông tin khách hàng. 3.1.2. Nhược điểm Trải qua nhiều năm hoạt động, dù đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Kiểm toán Việt Nam, song Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC còn tồn tại một vài hạn chế sau: 3.1.2.1. Về chương trình kiểm toán Đối với việc chấp nhận khách hàng, nhất là khách hàng cũ, công ty thực hiện khá là đơn giản. Chương trình kiểm toán thường được KTV lấy từ chương trình Kiểm toán năm trước. Và khi trực tiếp đến kiểm toán, KTV dựa vào số liệu khách hàng cung cấp, cùng với kinh nghiệm của bản thân, sau đó mới điều chỉnh lại chương trính. 3.1.2.2. Về thành viên nhóm kiểm toán Tuy việc lựa chọn KTV tham gia nhóm kiểm toán đã được quyết định từ giai đoạn lập kế hoạch. Nhưng có những lúc vì những lý do khách quan khác nhau mà KTV có thể bị thay đổi, điều này cũng không ít nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán. 3.1.2.3. Về thủ tục khảo sát hệ thống KSNB đối với chu kỳ TSCĐ Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán công ty mới đánh giá chung hệ thống KSNB của khách hàng mà chưa đánh giá cho từng chu kỳ, khoản mục. Trong khi đó việc thực hiện khảo sát hệ thống KSNB đối với từng chu kỳ, khoản mục sẽ giúp KTV nhận diện, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống KSNB. Trên cơ sở đó KTV sẽ hình dung được khối lượng, độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi roi kiểm soát. Từ đó , KTV xác định được phương hướng, phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp. Tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC do chưa thực hiện hệ thống KSNB của từng khoản mục, chu kỳ nên đối với khách hàng mới và nhiều trường hợp khác các KTV phải sử dụng các thủ tục thay thế vì không có cơ sở Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 76 tin tưởng vào hệ thống KSNB của khách hàng, điều này làm tốn thời gian và chi phí kiểm toán. 3.1.2.4. Về việc sử dụng thủ tục phân tích Tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, thủ tục phân tích khi tiến hành kiểm toán còn khá hạn chế, chỉ dừng lại ở việc phân tích biến động số dư khoản mục của năm nay so với năm trước, giải thích các biến động. 3.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thực hiện kiểm toán TSCĐ và khấu háo TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 3.3.1. Về chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán tại AAC luôn được cập nhật và bám sát theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA từ đó áp dụng cho tất cả các khách hàng của AAC. Do đó, KTV cần lên chương trình kiểm toán trước cuộc kiểm toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp hơn. 3.3.2. Về thành viên nhóm kiểm toán Trong phân công thành viên nhóm kiểm toán, cần hạn chế sự thay đổi nhân sự của nhóm kiểm toán, để các KTV có thể chuẩn bị những điều cần thiết trước khi bước vào cuộc kiểm toán. 3.3.3. Về thủ tục khảo sát hệ thống KSNB đối với chu trình TSCĐ Một số biện pháp thể hiện một cách rõ hơn các thủ tục khảo sát hệ thống KSNB đối với chu trình TSCĐ là xây dựng bảng hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với TSCĐ thông qua thực hiện phỏng vấn kế toán. Bảng 3.1: Câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ Câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB Có Không Ghi chú 1. Việc mua sắm, đầu tư TSCĐ có căn cứ kế hoạch và Đề nghị mua của bộ phận có nhu cầu sử dụng và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không? 2. Bộ phận chịu trách nhiệm mua sắm TSCĐ có độc lập với bộ phận sử dụng và/hoặc bộ phận kế Trư ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 77 toán không? 3. Doanh nghiệp có lập Biên bản giao nhận TSCĐ có sự tham gia của nhà cung cấp và các bộ phận liên quan hay không? 4. [Bộ phận chịu trách nhiệm] có lập bộ hồ sơ TSCĐ với đầy đủ chứng từ liên quan và cập nhật ngay khi có thay đổi hay không? 5. [Định kỳ] Có tổ chức kiểm kê TSCĐ với sự tham gia của cá nhân độc lập với bộ phận quản lý, sử dụng không? 6. Doanh nghiệp có phân công [bộ phận chịu trách nhiệm] tập hợp các chi phí liên quan đến TSCĐ không? 7.Hồ sơ, chứng từ liên quan đến TSCĐ tăng/giảm có được chuyển về bộ phận kế toán để cập nhật kịp thời vào sổ kế toán không? 8. Các TSCĐ di chuyển khỏi bộ phận quản lý, sử dụng có Phiếu điều chuyển có phê duyệt của cấp có thẩm quyền không? 9. Kế toán có đối chiếu số liệu trên báo giá, hợp đồng, hóa đơn để đảm bảo tính chính xác của nguyên giá TSCĐ ghi nhận trên sổ kế toán không? 10. Các TSCĐ có được trích khấu hao phù hợp với quy định của DN về thời gian sử dụng hữu ích đối với mỗi loại TSCĐ không? Trư ờng Đại học Kin h tê ́ Hu ế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 78 11. Kế toán có kiểm tra để đảm bảo thời điểm bắt đầu/ngừng trích khấu hao là thời điểm bắt đầu/dừng sử dụng TSCĐ không? 3.3.4. Về việc sử dụng thủ tục phân tích Thủ tục phân tích có thể giúp KTV có cái nhìn tổng quát về khoản mục này, cho những đánh giá sơ bộ về Tài sản cố định từ đó có kế hoạch kiểm toán chi tiết, phù hợp với đặc điểm của đơn vị được kiểm toán, giúp cho KTV giảm các thử nghiệm chi tiết, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán. Đối với khoản mục Tài sản cố định, KTV nên vận dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục Tài sản cố định, đây là một công cụ hữu ích để KTV thấy được nguyên nhân biến động của Tài sản cố định trong năm nay so với năm trước. Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC việc thực hiện các thủ tục phân tích còn chưa chú trọng. Việc này làm cho công ty kiểm toán có thể gặp phải rủi ro cao hơn trong quá trình thực hiện kiểm toán,điều này cũng có thể làm cho quá trình thực hiện các thủ tục chi tiết diễn ra phức tạp hơn và không tiết kiệm được chi phí kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520- Thủ tục phân tích: “ Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC, TV phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai. Nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, TV phải xét đoán hiệu quả của từng thủ tục kiểm toán”. Như vậy để nâng cao chất lương của cuộc kiểm toán và giảm thiếu khối lượng công việc kiểm tra chi tiết, KTV cần vận dụng triệt để thủ tục phân tích trong giai đọan kiểm toán như sau: Phân tích dọc (phân tích tỷ suất). KTV có thể tính tỷ trọng của tổng doanh thu trên tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và tự tài trợ. Tỷ suất tự tài trợ cho biết nguồn vốn chủ sở hữu dùng vào đầu tư TSCĐ là bao nhiêu. Ngoài ra, KTV còn phân tích tích hợp lý của chi phí khấu hao trong kỳ này bằng cách so sánh tỷ suất tổng chi phí khấu hao với tổng nguyên giá của năm trước với năm nay, so sánh tỷ suất tổng Trư ờng Đa ̣i ho ̣ K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 79 khấu hao lũy kế. Điều này sẽ giúp KTV có cái nhìn khái quát hơn về các khoản mục cũng như toàn bộ chu trình kiểm toán. Đặc biệt, KTV nên sử dụng phần mềm EXCEL để vẽ đồ thị trong quá trình phân tích như: vẽ đồ thị hình cột để biểu thị xu hướng, đồ thị hình tròn để biểu thì tỷ suất Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 80 PHẦN 3: KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC tôi đã được tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, bộ máy tổ chức, quá trình kiểm toán các phần hành và đặc biệt là được tiếp xúc, học hỏi về công việc và các kỹ năng kiểm toán – đây là những kiến thức rất bổ ích giúp em trau dồi thêm kinh nghiệm, hiểu biết nghề nghiệp, chuẩn bị hành trang trước khi ra trường. Đồng thời qua quá trình nghiên cứu tài liệu tôi đã hoàn thành bài Khoá luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Tìm hiểu và đánh giá công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”. Nhìn chung, Khoá luận tốt nghiệp đã đạt được những kết quả sau: Thứ nhất, Khóa luận đã đi vào tìm hiểu những lý luận cơ bản về kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao cũng như lý thuyết về mảng kế toán và một số quy định pháp lý hiện hành liên quan. Thứ hai, Khoá luận đã tìm hiểu quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Đồng thời, đi sâu vào nghiên cứu cụ thể quy trình này qua công tác kiểm toán tại công ty TNHH XYZ. Thứ ba, dựa trên những hiểu biết có được từ việc học tập trên ghế nhà trường, cùng với sự tìm hiểu thực tế, để đưa ra những ưu và nhược điểm đối với toàn bộ quy trình kiểm toán của công ty nói chung và đối với kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng. Từ đó, kiến nghị những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại Công ty. Tuy vây, do thời gian nghiên cứu có hạn, bên cạnh những hạn chế về kiến thức của bản thân và những yếu tố khách quan khác, thì Khoá luận này vẫn còn tồn tại hạn chế. Nhất là đây là khoản mục mang tính trọng yếu, nên sẽ do các kiểm toán viên có kinh nghiệm lâu năm đảm nhiệm, tôi chỉ có thể dựa vào nghiên cứu tài liệu, cộng với sự quan sát thực tế để làm nên khoá luận này, vì vầy, khoá luận còn khá nghiêng về mặt lý thuyết nhiều hơn. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, quý Công ty và các bạn giúp đề tài Khoá luận tốt nghiệp của tôi hoàn thiện hơn. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập 2. Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12. Chương 1, điều 5 3. Quyết định 149/2001/QĐ-BTC 4. Thông tư 200/2014/TT-BTC_Bộ tài chính, năm 2014 5. Thông tư 45/2013/TT-BTC_Bộ tài chính, năm 2013 6. Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình _ Bộ tài chính, năm 2001. 7. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 310_Bộ tài chính, năm 2012 8. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520_Bộ tài chính, năm 2012 9. Giáo trình “Kiểm toán”_TS Vũ Huy Đức và Th.S Võ Anh Dũng (đồng chủ biên), năm 2004, Nhà xuất bản thống kê. 10. Giáo trình “Kiểm toán Báo cáo tài chính”, Nhà xuất bản Tài chính, năm 2011. 11. Hồ sơ Kiểm toán Công ty TNHH XYZ năm 2019 12. Khoá luận tốt nghiệp các khoá trước về để tài Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và khấu hao Tài sản cố định. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 82 PHỤ LỤC Phụ lục 01: Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ (D742-1) D742-1 AAC 191,124,025,8 00 27,210,903,630 78,977,697,392 112,146,328, 408 S tt Tên tài sản Mã tài sản Ngày tính k.hao Số kỳ k.ha o Nguyên giá Giá trị khấu hao kỳ ( trong năm 2018) Giá trị đã khấu hao Giá trị còn lại Số tháng phân bổ Giá trị khấu hao cả năm CL I Máy móc, thiết bị L02 95,313,164,45 1 13,563,977,079 39,372,451,856 55,940,712,5 95 13,563,977,059 1 MIL70121022 MAY01 1/2/2014 60 1,500,975,000 300,195,000 1,475,958,750 25,016,250 12 300,195,000 - 2 MIL70121020 MAY02 1/2/2014 60 1,500,975,000 300,195,000 1,475,958,750 25,016,250 12 300,195,000 - 3 MIL70130136 MAY03 1/2/2014 60 2,021,313,000 404,262,600 1,987,624,450 33,688,550 12 404,262,600 - 4 MIL70130104 MAY04 1/2/2014 60 2,021,313,000 404,262,600 1,987,624,450 33,688,550 12 404,262,600 - 5 MIL70121023 MAY05 1/2/2014 60 1,500,975,000 300,195,000 1,475,958,750 25,016,250 12 300,195,000 - 6 MIL70121021 MAY06 1/2/2014 60 1,500,975,000 300,195,000 1,475,958,750 25,016,250 12 300,195,000 - 7 FANUC A7 MAY07 1/10/201 4 60 2,172,124,168 434,424,828 1,846,305,519 325,818,649 12 434,424,834 6 8 FANUC A8 MAY08 1/10/201 4 60 1,886,599,006 377,319,804 1,603,609,167 282,989,839 12 377,319,801 (3) 9 FANUC B5 MAY09 1/4/2015 60 1,566,560,635 313,312,128 1,174,406,328 392,154,307 12 313,312,127 (1) 1 0 FANUC C7 MAY10 1/4/2015 60 1,566,560,635 313,312,128 1,174,406,328 392,154,307 12 313,312,127 (1) 1 1 FANUC B3 MAY11 1/4/2015 60 2,121,581,513 424,316,304 1,590,489,828 531,091,685 12 424,316,303 (1) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 83 1 2 FANUC B2 MAY12 1/4/2015 60 1,742,727,671 348,545,532 1,306,473,775 436,253,896 12 348,545,534 2 1 3 FANUC C6 MAY13 1/4/2015 60 1,742,727,671 348,545,532 1,306,473,775 436,253,896 12 348,545,534 2 1 4 FANUC C4 MAY14 1/10/201 5 60 1,924,256,335 384,851,268 1,250,766,621 673,489,714 12 384,851,267 (1) 1 5 FANUC C5 MAY15 1/10/201 5 60 1,924,256,335 384,851,268 1,250,766,621 673,489,714 12 384,851,267 (1) 1 6 FANUC C1 MAY16 1/10/201 5 60 1,497,802,002 299,560,404 973,571,313 524,230,689 12 299,560,400 (4) 1 7 FANUC C2 MAY17 1/10/201 5 60 1,497,802,002 299,560,404 973,571,313 524,230,689 12 299,560,400 (4) 1 8 FANUC C9 MAY18 1/11/201 5 60 2,034,088,704 406,817,736 1,288,256,164 745,832,540 12 406,817,741 5 1 9 FANUC C10 MAY19 1/11/201 5 60 2,034,088,704 406,817,736 1,288,256,164 745,832,540 12 406,817,741 5 2 0 FANUC C3 MAY20 1/11/201 5 60 1,502,134,297 300,426,864 951,351,736 550,782,561 12 300,426,859 (5) 2 1 FANUC C8 MAY21 1/11/201 5 60 1,502,105,559 300,421,116 951,333,534 550,772,025 12 300,421,112 (4) 2 2 FANUC B1 MAY22 1/11/201 5 60 1,463,583,287 292,716,660 926,936,090 536,647,197 12 292,716,657 (3) 2 3 FANUC B4 MAY23 1/11/201 5 60 1,463,583,287 292,716,660 926,936,090 536,647,197 12 292,716,657 (3) 2 4 FANUC E2 MAY24 1/2/2017 120 1,607,304,347 160,730,436 308,066,669 1,299,237,67 8 12 160,730,435 (1) 2 5 FANUC D1 MAY25 1/2/2017 120 1,496,816,775 149,681,676 286,896,379 1,209,920,39 6 12 149,681,678 2 2 6 FANUC D2 MAY26 1/2/2017 120 1,854,478,681 185,447,868 355,435,247 1,499,043,43 4 12 185,447,868 - 2 7 FANUC D3 MAY27 1/2/2017 120 1,854,478,681 185,447,868 355,435,247 1,499,043,43 4 12 185,447,868 - 2 8 FANUC D4 MAY28 1/2/2017 120 1,496,816,775 149,681,676 286,896,379 1,209,920,39 6 12 149,681,678 2 2 9 FANUC E1 MAY29 1/6/2017 120 1,833,176,598 183,317,664 290,258,816 1,542,917,78 2 12 183,317,660 (4) 3 0 FANUC E3 MAY30 1/6/2017 120 1,833,176,598 183,317,664 290,258,816 1,542,917,78 2 12 183,317,660 (4) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 84 3 1 FANUC E4 MAY31 1/6/2017 120 1,878,184,342 187,818,432 297,382,691 1,580,801,65 1 12 187,818,434 2 3 2 MORI SEIKI E5 MAY32 1/6/2017 120 2,237,940,695 223,794,072 354,325,411 1,883,615,28 4 12 223,794,070 (2) 3 3 MORI SEIKI E6 S/NO DV005JK2813 MAY33 1/7/2017 120 1,831,301,362 183,130,140 274,695,210 1,556,606,15 2 12 183,130,136 (4) 3 4 Milltap 700 D5 S/NO MIL70130122 MAY34 1/7/2017 120 1,539,957,963 153,995,796 230,993,694 1,308,964,26 9 12 153,995,796 - 3 5 NVX5060/40 D6 S/NO NV502KF0242 MAY35 1/7/2017 120 2,039,403,789 203,940,384 305,910,576 1,733,493,21 3 12 203,940,379 (5) 3 6 Dura Vertical 5060 D7 S/NO DV005JK2819 MAY36 1/7/2017 120 2,454,568,132 245,456,808 368,185,212 2,086,382,92 0 12 245,456,813 5 3 7 FANUC G1 ROBODRILL α- D14MiA5 S/NO P142YA677 MAY37 1/10/201 7 120 1,592,006,702 159,200,676 199,000,845 1,393,005,85 7 12 159,200,670 (6) 3 8 FANUC G2 ROBODRILL α- D14MiA5 S/NO P146YA851 MAY38 1/10/201 7 120 1,652,611,233 165,261,120 206,576,400 1,446,034,83 3 12 165,261,123 3 3 9 FANUC G3 ROBODRILL α- D14LiA5 S/NO P146YH021 MAY39 1/10/201 7 120 1,995,388,714 199,538,868 249,423,585 1,745,965,12 9 12 199,538,871 3 4 0 MORISEKI G4 Dura Vertical 5060 D7 S/NO DV005131004 MAY40 1/10/201 7 120 2,454,771,394 245,477,136 306,846,420 2,147,924,97 4 12 245,477,139 3 4 1 MÁY DOA - GUN DRILL MACHINE MAY41 1/2/2018 120 9,373,595,207 859,246,223 859,246,223 8,514,348,98 4 11 859,246,227 4 4 2 Máy lọc bụi MAYLB 1/6/2018 60 153,912,500 17,956,456 17,956,456 135,956,044 7 17,956,458 2 4 Máy phay 01 MAYP0 1/1/2018 120 3,785,668,061 378,566,808 378,566,808 3,407,101,25 12 378,566,806 (2) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 85 3 1 3 4 4 Máy phay 02 MAYP0 2 1/1/2018 120 3,785,668,061 378,566,808 378,566,808 3,407,101,25 3 12 378,566,806 (2) 4 5 Máy phay 03 MAYP0 3 1/1/2018 120 3,785,668,061 378,566,808 378,566,808 3,407,101,25 3 12 378,566,806 (2) 4 6 Máy biến áp 400V/200V TS001 6/12/201 3 84 111,059,410 15,865,632 80,437,048 30,622,362 12 15,865,630 (2) 4 7 Hệ thống điện TS002 6/12/201 3 84 458,740,840 65,534,400 332,252,361 126,488,479 12 65,534,406 6 4 8 Máy khí nén TS003 6/12/201 3 84 521,221,030 74,460,144 377,504,924 143,716,106 12 74,460,147 3 4 9 Máy điều hòa không khí công suất 100.000Btu/h TS004 6/12/201 3 84 285,664,866 40,809,264 206,898,580 78,766,286 12 40,809,267 3 5 0 Máy điều hòa không khí công suất 24.000Btu/h TS005 6/12/201 3 84 191,215,780 27,316,536 138,491,900 52,723,880 12 27,316,540 4 4 cái: 2 cái khấu hao đưa vào TK 627, 2 cái đưa vào TK 642 5 1 Tụ bù TS006 24/4/201 4 84 77,190,919 11,027,280 51,675,059 25,515,860 12 11,027,274 (6) 5 2 Máy lọc dầu 1 TS007 1/10/201 4 60 61,171,062 12,234,216 51,995,418 9,175,644 12 12,234,212 (4) 5 3 Máy lọc dầu 2 TS008 1/10/201 4 60 61,171,062 12,234,216 51,995,418 9,175,644 12 12,234,212 (4) 5 4 Hệ thống thiết bị điện cho 5 máy L3 TS009 15/4/201 5 84 301,785,000 43,112,148 159,993,971 141,791,029 12 43,112,143 (5) 5 5 Hệ thống thiết bị điện nhà máy mới TS010 1/2/2017 84 670,134,000 95,733,432 183,489,078 486,644,922 12 95,733,429 (3) 5 6 Hệ thống máy nén khí cho nhà máy mới TS011 1/2/2017 84 347,808,000 49,686,852 95,233,133 252,574,867 12 49,686,857 5 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 86 II Phương tiện vận tải L03 248,848,449 41,474,736 116,396,840 132,451,609 41,474,742 6 5 7 Xe ForkLift XE01 11/3/201 6 72 248,848,449 41,474,736 116,396,840 132,451,609 12 41,474,742 6 Tổng cộng: 95,562,012,90 0 13,605,451,815 39,488,848,696 56,073,164,2 04 13,605,451,801 (8) --> Chênh lệch nhỏ -> ok Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 87 Phụ lục 02: Sai sót cần điều chỉnh Các nội dung cần điều chỉnh sau kiểm toán Công ty TNHH XYZ năm 2018 1. Phải trả nhà cung cấp - TK 331 Tại thời điểm 31/12/2018, Công ty chưa hạch toán CLTG do đánh giá lại khoản phải trả có gốc ngoại tệ của công ty Kanematsu KGK Corp, số tiền 47.500.000 đồng --> Đề nghị hạch toán bổ sung Nợ TK 331/Có TK 413: 47.500.000 đồng 31/12/ 2018 PKT075 0 Đánh giá lại chênh lệch tỷ giá MMTB mua của KGK tại thời điểm cuối năm 2018 331123 4131 47,500,000 .00 2. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1/ Công ty giảm trừ tiền Đoàn phí ra khỏi thu nhập tính thuế TNCN là chưa chính xác Theo điều 3 và điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC, Đoàn phí không được đề cập như là một khoản thu nhập được miễn thuế hay một khoản giảm trừ --> Đề nghị Công ty không loại trừ Đoàn phí ra khỏi thu nhập tính thuế TNCN 3. Doanh thu 1. Hiện tại, toàn bộ hồ sơ xuất khẩu lưu tại Công ty đều không có tờ khai hải quan. Bên cạnh đó, một số bộ hồ sơ không có Bill of Landing và Airway Bill --> Đề nghị Công ty bổ sung PL01 2. Hiện tại, Công ty đang sử dụng tỷ giá tại ngày chuyển hàng ra đến cảng ( do Công ty tự xác định) để hạch toán tăng doanh thu là chưa phù hợp, dẫn đến việc ghi nhận giá trị doanh thu không chính xác. --> Đề nghị Công ty sử dụng tỷ giá tại ngày chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua. Ngoài ra, việc ghi tăng doanh thu cũng được Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 88 ghi nhận tại ngày sử dụng tỷ giá nói trên. Công ty lưu ý rủi ro về trường hợp Cơ quan Thuế có khả năng kiểm tra về giá trị doanh thu được ghi nhận 4. Doanh thu và chi phí tài chính Đơn vị lưu ý loại trừ phần lãi CLTG do đánh giá lại số dư tiền và nợ phải thu có gốc ngoại tệ (Điều chỉnh giảm lợi nhuận tính thuế) Số tiền: 154,047,559 Ngày c.từ Số c.từ Diễn giải Tk Tài khoản đối ứng Ps có 31/12/ 2018 PKT587 Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm của tài khoản tiền gửi đầu tư 4131 112221 9,274,535 31/12/ 2018 PKT587 Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm của tài khoản tiền gửi thanh toán 4131 112222 85,728,829 31/12/ 2018 PKT587 Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm 2018 Nợ phải thu 4131 131113 59,044,195 5. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 1. Trong kỳ phát sinh một số khoản chi phí không có hóa đơn chứng từ hợp lệ --> Đề nghị đơn vị loại trừ khi tính thuế TNDN PL02 2. Đơn vị đang theo dõi một số khoản chi phí liên quan đến xử lý rác thải, giám sát môi trường cho hoạt động sản xuất của phân xưởng trên tài khoản 642 - Chi phí quản lý là chưa phù hợp. --> Đề nghị đơn vị điều chỉnh sang TK 627 Bút toán điều chỉnh Nợ TK 627/Có TK 642 PL03 31/12 /2018 PKT0749 6427 6277 8,926,000. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 89 00 3. Một số nghiệp vụ sai tài khoản Ngày c.từ Số c.từ Diễn giải Tk Tài khoản đối ứng Ps nợ 28/4/2 018 MDV53/ 2018 Chi phí nhập dao cụ của Nastes INV690 (101952606010,195261) 6417 331111 8,300,000. 00 --> Điều chỉnh sang 627 Ngày c.từ Số c.từ Diễn giải Tk Tài khoản đối ứng Ps nợ 31/1/2 018 MDV07/ 2018 Dịch vụ chuyển phát nhanh hàng mẫu đi Nhật 6427 331111 4,595,627. 00 --> Điều chỉnh sang 641 6. Hàng tồn kho 1. Nhiên liệu tồn lâu năm: Mã số Tên ĐVT Số lượng Giá trị DBT03 Dầu bôi trơn Super Mulpus DX2 lít 200.00 16,544,053 --> Đề nghị kiểm tra thực tế, tìm hiểu nguyên nhân và xử lý. 16,544,053 2. Số dư Hàng tồn kho tại 31/12/2018 có sự chênh lệch giữa BCĐPS và Báo cáo NXT, cụ thể Tài khoản Số liệu Báo cáo NXT BCĐPS Chênh lệch BCĐPS sau dc NXT sau đc CL 1521 2,550,886,285 2,551,213, 327,269 2,550,886, - Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 90 554 285.00 154 361,546,379 371,155,41 7 (9,609,038 ) 360,651,50 5.00 - 894,874 .00 155 1,085,076,754 1,085,121, 039 (44,285) 1,087,496, 163.00 2,419,4 09.00 --> Đề nghị Công ty kiểm tra điều chỉnh 3. Một nghiệp vụ nhập kho phôi nguyên liệu trong kỳ từ Công ty mẹ hạch toán sai mã TK chi tiết 331, cụ thể: Ngày CT Số CT Nội dung TK JPY VND Ghi chú 26/11/20 18 PNM53/2018 Mua phôi nguyên liệu theo HĐ số SETO-1811/30 (VT181102) 152/33111 1 4,453,039. 00 926,232,11 2 Nhập nhầm mã TK chi tiết --> Điều chỉnh thành 331113 4. Trong năm Công ty có nhập khẩu nguyên liệu từ Công ty mẹ theo phương thức giao hàng DDU bằng đường hàng không. Theo phương thức giao hàng này, Người bán chịu trách nhiệm về rủi ro cho hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, thường là kho của người mua; nhưng không phải trả các chi phí liên quan đến thủ tục nhập khẩu. Như vậy, trường hợp này thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại TT 103/2014/TT-BTC Trường hợp hàng hóa được cung cấp dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 Chương I); hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo một số dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như dịch vụ quảng cáo tiếp thị (marketing), hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế và các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 91 --> Thuộc đối tượng chịu thuế TNDN Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế 1% PL04 --> Đề nghị Công ty tính và nộp bổ sung --> Chi phí thuế nhà thầu này không được xem là chi phí hợp lệ do trách nhiệm nộp thuế không được quy định cụ thể trên Hợp đồng 31/12/ 2018 PKT075 1 Chi phí thuế nhà thầu mua nguyên liệu bằng đường hàng không từ Seto Seisakusho Co.,Ltd 8118 333822 2,421,703. 00 5. Giá xuất kho tháng 12 của các sản phẩm sau có sự chênh lệch giữa số đơn vị và kiểm toán Mã vật tư Tên vật tư Đvt SL xuất Tiền xuất Xuất AAC Chênh lệch 0PNL35F Thành phẩm sau phay BCV35F cái 2,124 292,935,98 9 293,212,08 3 276,094 0PNL35 T Thành phẩm sau phay BCV35T cái 1,498 208,764,67 6 209,604,20 2 839,526 --> Đề nghị kiểm tra, điều chỉnh 6. Công ty chưa nhập tỷ lệ phân bổ chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung trong kỳ tính giá thành tháng 12 cho 2 mã sản phầm sau: Mã phân xưởng Mã sản phẩm Tên sản phẩm CD1 1XBCV354 TPCD1 - BCV35- 1T37 --> Đề nghị kiểm tra, điều chỉnh 7. Công ty hạch toán giá trị tài sản cố định đang đi đường tại 31/12/2017 vào TK 151 là chưa phù hợp Ngày c.từ Số c.từ Diễn giải Tk Tài khoản đối ứng Phát sinh nợ n.tệ Tỷ giá Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 92 27/12/20 18 MDV170/2018 Nhập 02 máy chưa về đến nhà máy theo HĐ XB315 151 331123 23,750,000 .00 213.00 505875 0000 Đề nghị điều chỉnh sang TK 241 25/12/ 2018 MDV170/ 2018 Nhập 02 máy chưa về đến nhà máy theo HĐ XB315 2411 331123 5,058,750, 000 7. Vay Một số nghiệp vụ hạch toán trả nợ gốc vay chưa đúng mã tài khoản chi tiết Ngày c.từ Số c.từ Diễn giải TK có TK nợ đơn vị TK nợ AAC Số tiền JPY Tỷ giá Số tiền VND 19/6/201 8 BN1038 Gốc HĐ S163200044 112221 3411223 3411123 3,420,25 1.00 202.18 691,506 ,347 19/6/201 8 BN1038 Gốc HĐ S163200045 112221 3411223 3411123 2,957,05 4.00 202.18 597,857 ,178 19/6/201 8 BN1038 Gốc HĐ S173200001 112221 3411223 3411123 6,261,13 8.00 202.18 1,265,8 76,881 19/6/201 8 BN1038 Gốc HĐ S173200014 112221 3411223 3411123 5,965,35 4.00 202.18 1,206,0 75,272 19/12/20 18 BN23/12 Gốc HĐ S163200044 112221 3411223 3411123 3,437,46 4.00 202.18 694,986 ,472 19/12/20 18 BN23/12 Gốc HĐ S163200045 112221 3411223 3411123 2,971,92 3.00 202.18 600,863 ,392 19/12/20 18 BN23/12 Gốc HĐ S173200001 112221 3411223 3411123 6,291,66 9.00 202.18 1,272,0 49,638 19/12/20 18 BN23/12 Gốc HĐ S173200014 112221 3411223 3411123 5,995,86 1.00 202.18 1,212,2 43,177 --> Đề nghị kiểm tra, điều chỉnh Tài khoản Tên tài khoản Nợ đầu kỳ Có đầu kỳ Ps nợ Ps có Nợ cuối kỳ Có cuối kỳ 3411 Các 42,521,985,478 25,912,735 15,283,036 31,892,2 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 93 khoản đi vay ,254 ,433 86,657 34111 Các khoản đi vay: ngắn hạn 11,962,826,632 11,962,826 ,633 13,949,908 ,621 13,949,9 08,620 34112 Các khoản đi vay: dài hạn 30,559,158,846 13,949,908 ,621 1,333,127, 812 17,942,3 78,037 8. Chi phí lãi vay phải trả --> Công ty xác định lãi CLTG phát sinh trong thanh toán nợ lãi vay ngoại tệ chưa đúng Đề nghị hạch toán điều chỉnh Nợ TK 335112/Có TK 5152 35,963 Mã KH Tên khách hàng Ngoại tệ Tỷ giá VND Sumitomo Trust Leasing (Singapore) Pte.Ltd 19,030.00 211.00 4,015,330 THE CHUGOKU BANK LTD 28,744.00 211.00 6,064,984 47,774.00 10,080,314 Số dư BCĐPS 10,116,277 10,065,935 Sau điều chỉnh CL (35,963) 14,379 Sau điều chỉnh 9. TK 413 TK đang có số dư cuối kỳ 1 đồng --> Đề nghị kiểm tra, điều chỉnh 10. Khoản tiền đặt cọc tại công ty TNHH Hợp Hữu Nhật- Việt là khoản tiền đặc cọc thuê nhà xưởng trong nhiều kỳ, HĐ 56/HĐKT-TNX ngày 1/11/2016 cho thời hạn 3 năm từ 1/12/2016 đến ngày 30/11/2019 (kỳ hạn còn lại 11 tháng), số tiền Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Trần Thị Kim Phượng – K50B Kiểm toán 94 1.209.600.000 đồng --> Đơn đang theo dõi khoản ký quỹ này tại chỉ tiêu Các khoản phải thu dài hạn khác trên bảng CĐKT là chưa phù hợp Đề nghị đơn vị theo dõi khoản ký quỹ này trên chỉ tiêu Các khoản phải thu ngắn hạn khác Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_va_danh_gia_cong_tac_kiem_toan_khoan_muc.pdf
Tài liệu liên quan