Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán và tư vấn rsm Việt Nam – Chi nhánh miền trung thực hiện

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN NGUYỄN THỊ TỐ NGA NIÊN KHÓA: 2016 - 2020 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TR

pdf123 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán và tư vấn rsm Việt Nam – Chi nhánh miền trung thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tố Nga TS. Hồ Thị Thúy Nga K50A Kiểm toán MSV: 16K4131051 NIÊN KHÓA: 2016 - 2020 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga i LỜI CÁM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của quá trình sau bốn năm học tập và nghiên cứu dưới sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô của Trường Đại Học Kinh Tế Huế nói chung và quý thầy cô trong khoa Kế toán Tài chính nói riêng. Bằng sự tâm huyết của mình, Quý thầy cô đã truyền cho tôi những vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập vô cùng quý báu. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn, sự tri ân sâu sắc đến giảng viên TS. Hồ Thị Thúy Nga đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội tiếp cận trực tiếp công việc của kiểm toán viên và thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin kính chúc ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty dồi dào sức khỏe, may mắn và gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Kính chúc công ty ngày càng phát triển hơn. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực thực hiện, nhưng do những hạn chế về thời gian, khả năng và kiến thức nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tố Nga Tr ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga ii MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vii PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: ........................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 2 6. Kết cấu đề tài: ................................................................................................................. 3 PHẦN II- NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................................................ 4 1.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC: ................................................................................ 4 1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC: ............................................................................... 4 1.1.2 Mục tiêu của kiểm toán BCTC: ............................................................................... 4 1.1.3 Đối tượng của kiểm toán BCTC: ............................................................................. 5 1.1.4 Cơ sở pháp lí và phương pháp kiểm toán BCTC: .................................................. 5 1.2 Khái quát chung về các khoản vay: ............................................................................ 6 1.2.1 Khái niệm về các khoản vay: .................................................................................... 6 1.2.2 Phân loại các khoản vay: .......................................................................................... 8 1.2.3 Đặc điểm hạch toán của các khoản vay: .................................................................. 8 1.3 Kiểm toán các khoản vay trong BCTC: ................................................................... 12 1.3.1 Khái niệm về kiểm toán các khoản vay: ................................................................ 12 1.3.2 Mục tiêu của kiểm toán các khoản vay: ................................................................ 12 1.4 Quy trình kiểm toán các khoản vay: ........................................................................ 14 1.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch: .......................................................................................... 15 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga iii 1.4.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán các khoản vay: ..................................................... 25 1.4.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: .......................................................................... 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG ....................................................... 31 2.1 Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung: ...................................................................................................................... 31 2.1.1 Giới thiệu khái quát công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam: ..... 31 2.1.2 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung: ................................................................................................... 32 2.1.3 Định hướng, nhiệm vụ chiến lược và giá trị cốt lõi: ............................................. 32 2.1.4 Cơ cấu tổ chức: ........................................................................................................ 34 2.1.5 Các dịch vụ do công ty cung cấp: ........................................................................... 35 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam giai đoạn 2017-2018: ....................................................................................... 37 2.2 Quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung thực hiện: ............... 38 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: ............................................................................... 40 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán: .............................................................................. 60 2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán: ................................................................................ 81 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN .......................................................................................... 86 3.1 Đánh giá quy trình kiểm toán các khoản vay do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung thực hiện: ............................................ 86 3.1.1 Ưu điểm: ................................................................................................................... 86 3.1.2 Hạn chế: .................................................................................................................... 88 3.2 Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay: ............................................................................................................................................ 89 3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch: .......................................................................................... 89 3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán: .............................................................................. 90 3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán: ................................................................................ 91 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga iv PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 94 PHỤ LỤC Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám Đốc GLV Giấy làm việc HĐQT Hội đồng quản trị HĐTD Hợp đồng tín dụng KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và số lượng kiểm toán. ............................... 23 Bảng 2.1: Thông tin tài chính của RSM VietNam giai đoạn 2017-2018 ........................... 38 Bảng 2.2: Mẫu giấy làm việc 225 – Cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên ............. 43 Bảng 2.3: Bảng đánh giá rủi ro gian lận ............................................................................. 46 Bảng 2.4: Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ABC ......................... 50 Bảng 2.5 : Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán của công ty ABC ................................... 51 Bảng 2.6 : Bảng tập hợp rủi ro ........................................................................................... 58 Bảng 2.7 : Bảng xây dựng mức trọng yếu tổng thể theo doanh thu ................................... 59 Bảng 2.8: Giấy làm việc mẫu 6110 - Lead ......................................................................... 61 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp chi tiết các khoản vay của công ty ABC ................................... 62 Bảng 2.10 : Bảng so sánh số dư ngắn hạn .......................................................................... 63 Bảng 2.11 : Bảng so sánh số dư dài hạn ............................................................................. 63 Bảng 2.12 : Bảng so sánh tỷ lệ nợ vay so với tổng vốn chủ sở hữu ................................... 64 Bảng 2.13 : Mẫu giấy làm việc số 6171 - Confirmation .................................................... 67 Bảng 2.14 : Mẫu giấy làm việc 6160 – Short term ............................................................. 68 Bảng 2.15 : Mẫu giấy làm việc 6161 – Long term ............................................................. 69 Bảng 2.16 : Mẫu giấy làm việc – Vốn hóa ......................................................................... 70 Bảng 2.17: Ước tính lãi vay ngắn hạn Ngân hàng Ngoại thương ngắn hạn ....................... 72 Bảng 2.18: Ước tính lãi vay ngắn hạn Ngân hàng Đầu tư và phát triển ............................ 74 Bảng 2.19: Ước tính lãi vay dài hạn Ngân hàng Ngoại thương ......................................... 74 Bảng 2.20: Ước tính lãi vay trung hạn Ngân hàng Ngoại thương ...................................... 75 Bảng 2.21: Ước tính lãi vay dài hạn Ngân hàng đầu tư và phát triển ................................ 75 Bảng 2.22 : Mẫu giấy làm việc 6190 – Interest .................................................................. 76 Bảng 2.23 : Bảng ước tính lãi dự trả của công ty ABC ...................................................... 78 Trư ờng Đa ̣i h ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 341 (ở trang sau) ..................................................... 11 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình kiểm toán ................................................................................. 14 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung ............................................................................................ 34 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 1 PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay ngày càng có xu hướng hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới, nhiều công ty mới được thành lập với nhiều loại hình khác nhau. Chính vì thế thông tin tài chính của các doanh nghiệp không chỉ được báo cáo cho các cơ quan Nhà nước, mà còn thu hút sự quan tâm của công chúng và nhiều đối tượng kinh tế khác. Tuy ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có cùng nguyện vọng là có được các thông tin có độ chính xác, tin cậy và trung thực cao. Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng ra đời đã trở thành bộ phận cần thiết, không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho các thông tin kinh tế trong các báo cáo tài chính do kế toán cung cấp. Trong quy trình kiểm toán các khoản mục trên BCTC, kiểm toán các khoản vay luôn được chú trọng thực hiện và nhận được nhiều sự quan tâm của các đối tượng có liên quan và các chủ thể sử dụng BCTC. Bởi lẽ, đây là khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng, phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cao cũng như cho thấy các nghĩa vụ phải trả hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, kiểm toán khoản mục này đòi hỏi Kiểm toán viên (KTV) cần có sự chuẩn bị công phu và sự thực hiện chu đáo, hết sức cẩn thận, đồng thời KTV phải thiết kế nhiều thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro phát hiện là ở mức tối thiểu. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung, tôi đã tiếp xúc với quy trình kiểm toán của nhiều khoản mục như khoản mục tiền, doanh thu tài chính, chi phí tài chính, phải thu khác trong đó tôi đặc biệt ấn tượng với quy trình kiểm toán các khoản vay do công ty thực hiện. Nhằm hệ thống lại kiến thức đã được học tập ở trường về quy trình kiểm toán các khoản vay với thực tế tại đơn vị thực tập, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 2 Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung thực hiện” để trở thành khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: - Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC. - Tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung thực hiện. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán các khoản vay tại công ty ABC do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung thực hiện. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Đề tài đươc thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung, tầng 3 phòng Kiểm toán BCTC. - Thời gian: Thu thập số liệu của số liệu của cuộc kiểm toán BCTC công ty ABC năm 2018. - Nội dung: Tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán các khoản vay tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung tại một đơn vị được kiểm toán ABC. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các giáo trình kiểm toán BCTC, các văn bản pháp luật hợp nhất, các thông tư, nghị định và hướng dẫn có liên quan, chế độ kế toán doanh nghiệp, chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), các chuẩn mực kiểm toán để hiểu rõ bản chất và quy trình kiểm toán các khoản vay. Tìm hiểu quy trình Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 3 kiểm toán mẫu, tài liệu và hồ sơ liên quan đến quy trình kiểm toán các khoản vay và trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung và các tài liệu do Công ty thực hiện tại đơn vị được kiểm toán ABC. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các anh chị kiểm toán viên chính, các trợ lý kiểm toán viên nhằm tìm hiểu về nội dung thực hiện các bước trong quy trình kiểm toán liên quan đến đề tài. - Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế, trực tiếp tham gia kiểm toán các khoản vay với vai trò trợ lí kiểm toán viên, thực hiện các công việc trên giấy làm việc. - Tham gia kiểm toán trực tiếp: Trực tiếp tham gia kiểm toán tại một số công ty như: Hai chi nhánh Công ty đầu tư xây dựng và du lịch Hội An, Trung tâm giống Đà Điểu Khatoco, Công ty Daeryang Việt Nam, Công ty Secoin Đà Nẵng, Công ty Max PlanningVina, để tìm hiểu quy trình kiểm toán của Công ty. - Phương pháp xử lí số liệu: + Sử dụng Microsoft Excel để tính toán, xử lí và phân tích số liệu của BCTC khách hàng sau khi thu thập được. + Dùng phương pháp đối chiếu so sánh để tìm ra những điểm khác nhau giữa quy trình kiểm toán các khoản vay tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung với lý thuyết được học tại trường. 6. Kết cấu đề tài: Nội dung đề tài gồm 3 phần chính như sau: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC. Chương 2: Quy trình kiểm toán khoản mục vay và nợ thuê tài chính trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung. Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản vay do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam- chi nhánh Miền Trung thực hiện. Phần III: Kết luận Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 4 PHẦN II- NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC: Kiểm toán khi mới xuất hiện được hiểu một cách khái quát đó là sự kiểm tra tính tuân thủ của kế toán và sự trung thực, hợp lí của BCTC. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường thì có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, và hiện nay định nghĩa được sử dụng rộng rãi là: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lâp.” (Theo PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) 1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC: Có thể hiểu là: “Kiểm toán BCTC là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lí của báo cáo tài chính của một đơn vị, có phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành không. Thước đo để nhận xét BCTC là hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành.” (Theo PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) Kết quả kiểm toán BCTC có thể phục vụ cho đơn vị, Nhà nước và các bên thứ ba, nhưng chủ yếu là phục vụ cho những bên thứ ba như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng.. đề họ đưa ra những quyết định kinh tế. 1.1.2 Mục tiêu của kiểm toán BCTC: Theo chuẩn mưc Kiểm toán Việt Nam số 200 có chỉ ra rằng: “Mục tiêu Kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 5 lí trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” Cụ thể, mục tiêu của kiểm toán BCTC được thể hiện trên ba khía cạnh: Thứ nhất là tính trung thực: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thứ hai là tính hợp lí: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận. Thứ ba là tính hợp pháp: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó, kiểm toán BCTC còn là công cụ để giúp đơn vị được kiểm toán nhận ra những tồn tại, những sai sót của hệ thống KSNB, những yếu kém của bộ máy kế toán để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của thông tin tài chính của đơn vị. 1.1.3 Đối tượng của kiểm toán BCTC: Kiểm toán tài chính có đối tượng trực tiếp là các Báo cáo tài chính (bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh BCTC) và các bảng khai thác theo luật định. Cụ thể trong kiểm toán Báo cáo tài chính có hai cách cơ bản để phân chia việc kiểm toán BCTC thành các phần hành kiểm toán: - Phân theo khoản mục: Là cách chia BCTC để kiểm toán theo từng khoản mục trên BCTC hoặc tập hợp các khoản mục thành từng nhóm riêng theo tính chất của nhóm khoản mục đó. Thường là: Kiểm toán tiền, kiểm toán nợ phải thu, kiểm toán nợ phải trả, kiểm toán doanh thu, kiểm toán chi phí, - Phân theo chu trình: Là cách chia BCTC để kiểm toán theo các chu trình chung của hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, những chu trình này có sự cấu thành và mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục. Chẳng hạn như: Kiểm toán chu trình bán hàng- phải thu, kiểm toán chu trình mua hàng- phải trả, 1.1.4 Cơ sở pháp lí và phương pháp kiểm toán BCTC: Cơ sở pháp lí: Cơ sở pháp lí để thực hiện hoạt động kiểm toán là các chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên, để đánh giá đúng, sai về đối tượng kiểm toán thì cơ sở pháp lí Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 6 không phải là chuẩn mực kiểm toán mà là các chuẩn mực, chế độ kế toán và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động được kiểm toán. Phương pháp kiểm toán: Là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận động trong công tác kiểm toán nhằm đạt mục đích đề ra. Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng và nằm trong hệ thống kiểm toán nói chung. Cũng như mọi loại hình kiểm toán khác để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán trên, bao gồm kiểm toán chứng từ, kiểm toán ngoài chứng từ. ( Theo GS.TS Nguyễn Quang Quynh – PGS.TS Ngô Trí Tuệ, 2015) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, người ta chia các phương pháp kiểm toán thành hai loại: - Thử nghiệm cơ bản: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cở dẫn liệu. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm: + Kiểm tra chi tiết ( các giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh). + Thủ tục phân tích. - Thử nghiệm kiểm soát: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. 1.2 Khái quát chung về các khoản vay: 1.2.1 Khái niệm về các khoản vay: Các khoản vay tương tự như trái phiếu là phần bổ sung vốn chủ sở hữu để đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động bình thường. Tuy vậy, khác với trái phiếu là phần huy động của các doanh nghiệp được phép phát hành thì khoản vay là một hình thức huy động vốn và chiếm dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi doanh nghiệp thiếu vốn tự có. Các hình thức chiếm dụng vốn cho các khoản vay phát sinh trong những trường hợp khác nhau, trong những mối quan hệ khác nhau. Các khoản vay có thể phát sinh trong quan hệ bình đẳng với ngân hàng, các nhà tín dụng hoặc với nội bộ, cá thểkèm theo điều kiện thế chấp tài sản và sử dụng đúng mục đích vay. Mặt khác, các khoản vay có nhiều loại với điều kiện vay và lãi suất khác nhau tùy theo mục đích vay. Vì Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 7 vậy, ngoài những mục tiêu tài chính, kiểm toán các khoản vay cần hướng đến cả việc tuân thủ các quy định chung về vay và sử dụng vốn. Ở nước ta hiện nay, các khoản vay chủ đạo của các doanh nghiệp là vay ngân hàng, để tiến hành vay vốn doanh nghiệp phải thực hiện nghiệp vụ thế chấp hoặc tín chấp. - Nghiệp vụ thế chấp thường xảy ra trong quan hệ tín dụng, khi người cho vay không tín nhiệm khả năng thanh toán của người vay, vì vậy họ có quyền bên vay phải thế chấp tài sản để đảm bảo sự an toàn cho khoản tín dụng mà họ cung cấp. Doanh nghiệp có thể thế chấp bằng bất động sản hoặc động sản của mình. - Tín chấp là hình thức vay mà người vay lấy uy tín của mình để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản vay đó. Hình thức vay này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp nhà nước, các khách hàng quen thuộc có uy tín đối với ngân hàng. Các khoản vay thông thường đều có sự giám sát của ngân hàng cho vay trước khi vay và trong quá trình sử dụng tiền vay theo một quy trình chặt chẽ. Tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng về khoản tiền vay vẫn thuộc về doanh nghiệp kể cả tiền vay gốc, lãi vay, hoàn trả cả gốc và lãi tiền vay cũng như việc sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đã cam kết. Chính những yếu tố này làm cho việc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị cũng cần phải được quan tâm thường xuyên. Kiểm soát nội bộ của đơn vị cần được tổ chức chặt chẽ từ khâu phê chuẩn của người có trách nhiệm đến quá trình kí kết hợp đồng vay, theo dõi và sử dụng vốn vay để đảm bảo hoàn thành trả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn vay: ngắn hạn hay dài hạn. Đối với các khoản vay ngắn hạn, thường gắn với các hoạt động mua hàng và thanh toán tiền hàng cho từng khách hàng. Do đó, kiểm toán vốn vay ngắn hạn thường phải gắn liền với các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng. Thông thường, các doanh nghiệp thường mở sổ phụ chi tiết cho từng khách hàng để theo dõi công nợ phải trả. Doanh nghiệp chỉ phải thanh toán tiền khi nhập đủ hàng hóa hoặc theo yêu cầu của hợp đồng. Do vậy, doanh nghiệp phải lập bảng theo dõi các biên bản giao nhận hàng, các phiếu nhập kho trên cơ sở hóa đơn và đơn đặt hàng. Để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ các loại nghiệp vụ: đặt hàng, nhận hàng, lập và theo dõi các hồ sơ Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 8 thanh toán và việc giải ngân.phải được phân cách rõ ràng. Việc thanh toán phải được thực hiện trên cơ sở hóa đơn của người bán, không căn cứ vào bảng sao kê để tránh khả năng thanh toán trùng. Doanh nghiệp cần thanh toán đúng hạn trong quan hệ trực tiếp đến các khoản chiết khấu lớn hơn lãi suất vay ngân hàng. Đối với các khoản vay dài hạn thì lại thường liên quan đến việc đầu tư phát triển, xây dựng các tài sản cố định, có quy mô lớn và hướng thanh toán nhiều lần. Do vậy, kiểm soát nội bộ cần quan tâm đến việc tự phê chuẩn và các biện pháp khác đến kiểm tra định kì để đánh giá sự cần thiết và hiệu quả vốn vay, sử dụng vốn vay và thanh toán. Việc huy động nhiều khoản vay với thời hạn vay và lãi suất khác nhau là điều không thể tránh khỏi, nên trước khi kiểm toán nên yêu cầu doanh nghiệp lập “Bảng kê vốn vay và lãi tính dồn”. Vốn vay là một yếu tố cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn khi doanh nghiệp đó biết sử dụng nguồn vốn vay một cách có hiệu quả và biết cân đối cơ cấu vốn vay trong tổng vốn, biết tận dụng được các nguồn cho vay để cắt giảm chi phí lãi vay thấp nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp. 1.2.2 Phân loại các khoản vay: Có nhiều cách phân loại và quản lí nguồn vốn vay, tuy nhiên có hai cách phân loại phổ biến nhất đối với các khoản vay là: vay ngắn hạn và vay dài hạn. Căn cứ vào thời hạn cho vay mà đơn vị cho vay hay đi vay phân loại: - Vay ngắn hạn là khoản vay có thời gian đáo hạn hay thời gian thanh toán cả gốc và lãi trong một năm hay một chu kì kinh doanh. - Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả gốc và lãi trên một năm hay ngoài một chu kì kinh doanh mà doanh nghiệp phải hoàn trả. Hình thức trả lãi tiền vay có thể là trả từng tháng, trả đầu kì hay trả cuối kì vay tùy theo thảo thuận giữa hai bên trong hợp đồng vay. 1.2.3 Đặc điểm hạch toán của các khoản vay: 1.2.3.1 Nguyên tắc kế toán: - Tài khoản 341 dùng để phản ánh các khoản tiền vay, tình hình thanh toán các Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 9 khoản tiền vay. Không phản ánh vào tài khoản này các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai. - Doanh ngh...ghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đối với công tác vay nợ hoặc khoản mục vốn vay trên báo cáo tài chính. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lí của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Thực hiện kiểm toán các khoản vay được tiến hành theo các bước công việc đã định sẵn trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thường được tiến hành theo 2 bước: - Thực hiện thử nghiệm kiểm soát. - Thực hiện thử nghiệm cơ bản. 1.4.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với quy trình kiểm toán khoản mục vay: KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc kiểm toán. Nếu khách hàng có hệ thống KSNB tốt thì bằng chứng kiểm toán mà KTV phải thu thập ít hơn do rủi ro kiểm soát đối với khách hàng đó thấp và ngược lại. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 26 Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế cho toàn bộ tổng thể BCTC không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị. Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản vay cũng được thực hiện theo 4 bước: Thứ nhất, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay và mô tả chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc. Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay dựa trên 4 yếu tố: môi trường trong kiểm soát, hệ thống thông tin các khoản vay, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ. Thứ hai, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát các khoản vay. Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB đã được tiến hành ở trên. Nếu hệ thống KSNB đối với các khoản vay được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và ngược lại. Thứ ba, thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ các khoản vay. Đối với các bằng chứng để lại “dấu vết” thường sử dụng phương pháp kiểm tra lại các tài liệu liên quan hoặc thực hiện lại thủ tục kiểm soát; còn đối với các bằng chứng không để lại “dấu vết” thường tiến hành quan sát hoặc phỏng vấn các thủ tục liên quan đến vay nợ. Thứ tư, lập bảng đánh giá hệ thống KSNB. Mục tiêu kiểm toán đối với vay nợ; thông tin mô tả thực trạng vay; bản chất và tính hệ trọng các rủi ro tương ứng; nguyên tắc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát; đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục này. (Nguồn: PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) 1.4.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với quy trình kiểm toán khoản mục vay: Thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán quan trọng của cuộc kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở giai đoạn cơ sở dẫn liệu. Thử nghiệm cơ bản gồm hai thủ tục chính là: Thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 27 - Thủ tục phân tích đối với các khoản vay: được thực hiện cho từng khoản mục theo chương trình kiểm toán đã thiết kế trước. Tùy chương trình kiểm toán của từng công ty khác nhau mà thủ tục phân tích cũng khác nhau nhưng nhìn chung vẫn sử dụng phương pháp phân tích ngang và phân tích dọc. Các thủ tục phân tích ở giai đoạn này bao gồm việc so sánh các thông tin về các khoản vay theo kỳ kinh doanh, từng đối tượng cho vay; so sánh giữa các khoản chi phí lãi vay phải trả thực tế với kế hoạch, dự tính; so sánh cac khoản vay ngắn hạn, dài hạn với nhau. Các thủ tục phân tích được áp dụng với khoản mục vay thường là: + So sánh số dư tài khoản vay năm nay so với năm trước. So sánh các khoản vay chưa trả năm nay so với năm trước. + So sánh các tỷ lệ (các khoản vay / tổng nguồn vốn) của năm nay so với năm trước để thấy được sự biến động, đồng thời so sánh với chỉ tiêu ngành để thấy được tính hợp lí của cơ cấu nguồn vốn. + Tính toán lại số dư khoản mục vay và so sánh với số liệu do công ty ghi chép. So sánh tổng số dư các khoản vay, lãi vay và phải trả cá nhân năm nay với năm trước. + Tính toán lại chi phí lãi vay trên cơ sở lãi suất ngân hàng theo quy định và khoản phải trả hàng tháng. Khi có sự thay đổi đột biến, có sự chênh lệch hoặc nghiệp vụ bất thường, KTV xem xét lại cách hạch toán của mình, cách ghi chép số liệu của mình xem có sai sót gì không? Nếu không có thì có thể phỏng vấn nhân viên phụ trách phần hành đó về sự đột biến đó. - Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản vay: là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ. Đối với từng khoản mục cụ thể thì tùy vào mục tiêu kiểm toán mà KTV thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết cho phù hợp. Dưới đây là các thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết kế cho khoản mục vay: Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 28 + Yêu cầu đơn vị cung cấp số dư chi tiết các khoản vay để đối chiếu với sổ chi tiết, kiểm tra tổng số và đối chiếu với sổ cái. + Gửi thư đề nghị xác nhận đến các chủ nợ. Đối với các khoản vay ngân hàng: việc xác nhận được tiến hành đồng thời với xác nhận về tiền gửi ngân hàng. Phải gửi thư xác nhận cho tất cả ngân hàng có giao dịch trong kì. Đối với các chủ nợ khác: kiểm toán viên đề nghị xác nhận về ngày vay, thời hạn trả, số dư cuối kì, lãi suất, ngày trả lãi, Đối với khoản vay có thế chấp: kiểm toán viên đề nghị chủ nợ xác nhận, sau đó đối chiếu với sổ sách của đơn vị. Có thể đề nghị chủ nợ cho biết ý kiến về sự chấp hành của đơn vị đối với hợp đồng thế chấp. Đối với các trái phiếu do đơn vị phát hành: kiểm toán viên đề nghị người ủy thác xác nhận về các thông tin liên quan đến trái phiếu như ngày đáo hạn, lãi suất, giá trị trái phiếu đang lưu hành tại thời điểm khóa sổ, + Kiểm tra chứng từ các nghiệp vụ vay và thanh toán: thu thập các chứng từ nhận tiền như phiếu thu, giấy báo có ngân hàng,và những chứng từ thanh toán như phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng,sau đó đối chiếu với các tài liệu liên quan như hợp đồng, biên bản đối chiếu công nợ, hoặc bảng sao kê của ngân hàng. + Kiểm tra việc tính toán và phân bổ chi phí lãi vay: Kiểm toán viên kiểm tra việc tính toán chi phí lãi vay có chính xác không bằng cách kiểm tra các chứng từ thanh toán lãi vay và xem xét tình hình trả lãi vay trên thư xác nhận. Lưu ý khi kiểm tra chi phí lãi vay do phát hành trái phiếu có chiết khấu hoặc có phụ trội là việc phân bổ chi phí lãi vay vào chi phí tài chính. Trường hợp lãi vay phát sinh từ trái phiếu do đơn vị phát hành và giao cho người ủy thác thực hiện, kiểm toán viên chỉ cần xin xác nhận trực tiếp từ người ủy thác. + Xem xét việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng: kiểm toán viên phải tìm hiểu về giới hạn còn hiệu lực với đơn vị, để xem chúng có được tuân thủ hay không, Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 29 và đơn vị có nhứng hành động thích hợp khi có bằng chứng là cam kết bị vi phạm hay không. + Xem xét tính hợp pháp của việc phát hành trái phiếu: kiểm toán viên cần nghiên cứu biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông, đối chiếu điều lệ lại với điều lệ công ty và pháp luật hiện hành về thẩm quyền phát hành trái phiếu cũng như xem xét sự tuân thủ đối với điều kiện và thể thức phát hành trái phiếu. + Kiểm tra việc trình bày và thuyết minh đối với các khoản vay: Khi trình bày các khoản vay trên BCTC cần tách biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vì vậy KTV cần kiểm tra các khoản nợ dài hạn cuối kì, nếu khoản nào đến hạn trong năm sau thì phải trình bày trong Nợ ngắn hạn hoặc được thuyết minh là Nợ dài hạn đến hạn trả. Các khoản vay từ bên liên quan cần được công bố trên thuyết minh BCTC. Các khoản vay có thể chấp cần được thuyết minh. Các giới hạn bắt buộc trong hợp đồng vay dài hạn cần thuyết minh. + Kiểm tra việc đánh giá lại các khoản vay bằng ngoại tệ có số dư cuối kì Kiểm toán viên cần tiến hành đánh giá lại các khoản vay bằng ngoại tệ có số dư cuối kì theo tỷ giá bán thực tế của ngân hàng thường xuyên giao dịch, sau đó đối chiếu với việc đánh giá của khách hàng để phát hiện sai lệch và điều chỉnh nếu có. (Nguồn: PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) 1.4.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: Kết thúc kiểm toán, KTV phát hành báo cáo kiểm toán để đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính. Nhưng trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, KTV cần tổng hợp các kết quả thu được và thực hiện một số nghiệp vụ bổ sung có tính chất tổng quát như xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ, giả định hoạt động liên tục và đánh giá tổng quát kết quả. Căn cứ vào kết quả kiểm toán sau khi kết thúc chương trình kiểm toán các khoản vay, KTV đưa ra một trong các loại ý kiến với khoản mục này như sau: Trư ờ g Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 30 - Ý kiến chấp nhận toàn phần: được đưa ra khi KTV kết luận rằng BCTC đã được lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là tất cả các khoản vay trên BCTC được kiểm toán là hoàn toàn đúng mà có thể khoản mục đó có sai sót nhưng không trọng yếu. - Ý kiến ngoại trừ: KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập, KTV kết luận là các sai sót xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng những ảnh hưởng đó có thể có các sai sót chưa được phát hiện là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC. - Ý kiến từ chối: KTV phải từ chối đưa ra ý kiến khi KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể của sai sót chưa phát hiện được có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC. - Ý kiến trái ngược: KTV phải đưa ra ý kiến trái ngược khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC. (Nguồn: PGS.TS Trần Thị Giang Tân, 2014) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG 2.1 Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung: 2.1.1 Giới thiệu khái quát công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam: RSM là mạng lưới quốc tế gồm các công ty thành viên độc lập, cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn cho các tổ chức đang phát triển mạnh mẽ và đầy tham vọng trên toàn cầu. Xếp hạng thứ 7 toàn cầu các hãng cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn. Giữ vị trí thứ 6 toàn cầu trong các dịch vụ về kế toán, kiểm toán chuyên ngành. RSM Quốc tế có 121 thành viên tại 112 Quốc gia trên toàn cầu. Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam là một trong bảy tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, và là thành viên chính thức của hệ thống RSM Quốc tế. RSM Vietnam được thành lập năm 2001 bởi các kiểm toán viên và chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp đã và đang hoạt động trong ngành kiểm toán và tư vấn ngay từ những ngày đầu khi những dịch vụ này mới được hình thành tại Việt Nam. Những lợi thế này cho phép RSM VietNam tập hợp được nguồn nhân lực hùng hậu có thể cung cấp các dịch vụ vừa phù hợp với đặc điểm của Việt Nam vừa theo các tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu trên thế giới. Hiện tại, RSM VietNam có 3 văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, với trên 250 nhân viên chuyên nghiệp, với trên 30 người có bằng Kiểm toán viên (CPA) do Bộ Tài Chính cấp. RSM VietNam cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho trên 700 khách hàng trong và ngoài nước hàng năm ở mọi loại hình như: tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn kinh tế tư nhân, các công ty cổ phần, công ty niêm yết và các dự án quốc tế được tài trợ bởi Ngân hàng Phát Triển châu Á, Chương trình phát triển Liên hợp quốc Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 32 (Nguồn: Hồ sơ năng lực, RSM Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung) 2.1.2 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung: Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung. Tên Tiếng Anh: RSM VietNam Auditing & Consulting Company LTD – Central Branch. Tên viết tắt: RSM VIETNAM – CENTRAL BRANCH. Địa chỉ: Tầng 3, số 142 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Mã số chi nhánh: 0302361789-002. Tel: +84 23 6363 3333. Fax: +84 23 6363 3333. 2.1.3 Định hướng, nhiệm vụ chiến lược và giá trị cốt lõi: 2.1.3.1 Định hướng chiến lược: Công ty RSM Việt Nam nói chung và Chi nhánh miền Trung nói riêng đều có định hướng chiến lược là: “Trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam thông qua uy tín, chuyên môn và vị thế trên thị trường.” (Nguồn: Hồ sơ năng lực, RSM Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung) 2.1.3.2 Nhiệm vụ chiến lược: - Nỗ lực hỗ trợ khách hàng gặt hái thành công trong mọi môi trường kinh doanh. - Cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng cao theo phong cách chuyên nghiệp. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 33 - Tôn trọng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. - Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn và năng lực giỏi để phục vụ khách hàng trong tiến trình phát triển và hội nhập toàn cầu; tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện. - Tạo sự khác biệt trong các dịch vụ bằng việc đem thêm giá trị gia tăng và xây dựng quan hệ ấn tượng với khách hàng. - Ứng dụng công nghiệp tiên tiến trong mọi hoạt động kinh doanh. - Phấn đấu đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, cổ đông và xã hội. 2.1.3.3 Giá trị cốt lõi: Thương hiệu của RSM được xây dựng trên năm giá trị cốt lõi không thể tách rời khi tương tác giữa các thành viên và với khách hàng: Tôn trọng, Liêm chính, Cộng tác, Vượt trội và Trách nhiệm. - Tôn trọng: “Đối xử với người khác như cách chúng ta muốn được đối xử”. RSM thể hiện sự tôn trọng trong từng tương tác với khách hàng, nhân viên và đối tác. - Liêm chính: “Hành động đúng đắn”. RSM luôn trung thành với chuẩn mực nghề nghiệp của mình trong việc ra quyết định, đàm phán và truyền thông. - Cộng tác: “Hợp tác hiệu quả”. RSM trau dồi sự hợp chân thành trong làm việc nhóm, giữa các thành viên, qua các bộ phận và giữa các nhà lãnh đạo. - Vượt trội: “Xuất sắc nhất trong mọi dịch vụ thực hiện”. RSM đạt được sự khác biệt thông qua các tiêu chuẩn của RSM, sự vận hành và kết quả công việc RSM chuyển giao. - Quản lí trách nhiệm: “Phát triển con người, công ty thành viên và mạng lưới toàn cầu”. Xây dựng RSM ngày một tốt hơn bằng cách: phát huy tiềm năng của nhân viên, xây dựng thương hiệu của RSM và hỗ trợ tích cực đến cộng đồng. (Nguồn: https://www.rsm.global/vietnam/vi/gioi-thieu-rsm-viet-nam) Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 34 2.1.4 Cơ cấu tổ chức: Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận: - Giám đốc chi nhánh: Là người đại diện toàn quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. Trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm ký hợp đồng và cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác. - Phó Giám đốc – Trưởng khối Kiểm toán BCTC: Được ủy quyền xem xét chấp nhận khách hàng, ký báo cáo kiểm toán, quản lí, sắp xếp lịch công tác cho nhân viên. Là người đại diện công ty tham gia các cuộc trao đổi với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền cho trưởng đoàn kiểm toán. Phòng Kiểm toán BCTC Ban Soát Xét Khối Kiểm toán BCTC Phòng Kế toán- Hành chính Phó GĐ- Trưởng phòng Kiểm toán BCTC Phòng Tư vấn- Đào tạo Giám đốc Chi Nhánh Miền Trung Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 35 - Phòng Tư vấn – Đào tạo: Thực hiện các dịch vụ tư vấn về thuế, cung cấp dịch vụ kế toán, trực tiếp tổ chức các khóa đạo tạo, cập nhật các chính sách mới, các điểm thay đổi, bổ sung trong các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán, thuế, cho các khách hàng của công ty và khách hàng có nhu cầu. Chịu trách nhiệm tổ chức khóa đào tạo, huấn luyện cho nhân viên mới và thực tập sinh. - Phòng Kế toán – Hành chính: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty hằng ngày. Lưu trữ hồ sơ chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng hợp đối chiếu số liệu cuối kỳ, lập BCTC cuối kì. Hỗ trợ nhân viên trong công ty về các hoạt động liên quan đến phần mềm hoạt động, cung cấp con dấu công ty, trực tiếp nhận và gửi hồ sơ của khách hàng. - Khối kiểm toán BCTC: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán BCTC theo đúng thời gian phân công của Giám đốc. Liên lạc với công ty khách hàng nhằm chuẩn bị cho cuộc kiểm toán. Thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo tài chính và trình lên Giám đốc xét duyệt trước khi phát hành. - Ban Soát xét: Rà soát, kiểm tra chất lượng của các báo cáo kiểm toán trước khi phát hành. Đánh giá công việc hoàn thành của các nhân viên thực hiện. Thống kê và lập báo cáo trình bày với Giám đốc về chất lượng của cuộc kiểm toán đã hoàn thành. 2.1.5 Các dịch vụ do công ty cung cấp: 2.1.5.1 Dịch vụ kiểm toán và soát xét BCTC: Công ty sẽ cung cấp các dịch vụ sau: - Kiểm toán BCTC thường niên. - Kiểm toán BCTC giữa niên độ. - Kiểm toán BCTC vì mục địch thuế. - Kiểm toán tuân thủ. - Kiểm toán hoạt động. - Soát xét BCTC. - Soát xét thông tin tài chính dựa theo các thủ tục thỏa thuận trước. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 36 2.1.5.2 Dịch vụ hỗ trợ tư vấn hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết: Dựa trên các quy tắc xác định giá giao dịch và tham khảo từ những thông lệ quốc tế tối ưu, công ty sẽ tiến hành soát xét việc xác định giá giao dịch theo một quy trình bao gồm nhiều giai đoạn với những điều chỉnh phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, công ty có thể tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến tuân thủ quy định xác định giá giao dịch tiếp theo và quản lí các thông tin kê khai. 2.1.5.3 Dịch vụ soát xét Thuế: Công ty sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc phát hiện các khoản lỗi không cố ý có thể xảy ra về việc không tuân thủ quy định về Thuế, bao gồm các loại Thuế sau: - Thuế Thu nhập doanh nghiệp. - Thuế Thu nhập cá nhân. - Thuế Giá trị gia tăng. - Thuế Nhà thầu nước ngoài. 2.1.5.4 Dịch vụ cấp phép: Công ty sẽ hỗ trợ đối với việc thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: - Hỗ trợ Nhà đầu tư làm việc với Phòng đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch đầu tư để đăng kí Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. - Hỗ trợ Nhà đầu tư làm việc với Phòng đăng kí kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư để đăng kí Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. 2.1.5.5 Dịch vụ sau giấy phép: - Thông báo thời gian hoạt động cho cơ quan cấp giấy phép. - Hỗ trợ soạn thảo Biên bản họp đầu tiên để bổ nhiệm quản lí, phụ trách kế toán và theo dõi các thủ tục cấp giấy phép. - Thông báo tiến độ góp vốn cho cơ quan cấp giấy phép. - Hỗ trợ làm việc ban đầu với cơ quan thuế. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 37 - Hỗ trợ chuẩn bị và nộp các tài liệu liên quan đến việc đăng kí ban đầu cho cơ quan thuế. 2.1.5.6 Tư vấn tuân thủ lao động: - Dịch vụ tư vấn tuân thủ lao động đối với nhân viên nước ngoài. - Dịch vụ tư vấn tuân thủ lao động đối với nhân viên Việt Nam. - Dịch vụ tư vấn tuân thủ lao động khác. 2.1.5.7 Dịch vụ tư vấn hỗ trợ tính lương: - Thiết lập ban đầu hệ thống báo cáo lương. - Duy trì và cập nhật hệ thống báo cáo lương. - Dịch vụ hỗ trợ tính lương hàng tháng. 2.1.5.8 Dịch vụ hỗ trợ kế toán: - Dịch vụ hỗ trợ kế toán cho mục đích tuân thủ quy định. - Dịch vụ kế toán trưởng. - Dịch vụ kế toán khác. - Hỗ trợ cho việc soát xét của kiểm toán bên ngoài (nếu được yêu cầu) 2.1.5.9 Dịch vụ tư vấn thường xuyên: Là dịch vụ hỗ trợ tổng quan về các quy định chung, các vấn đề về thuế và các quy định bắt buộc khác có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng. 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam giai đoạn 2017-2018: Từ khi thành lập, Công ty Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam không ngừng phát triển lớn mạnh, doanh thu năm sau luôn cao hơn các năm trước. Năm 2018, với doanh thu 125 tỷ VND, Công ty Kiểm toán RSM Việt Nam ở trong Top 08 Công ty Kiểm toán có doanh thu lớn nhất Việt Nam. Trư ờn Đa ̣i h ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 38 Bảng 2.1: Thông tin tài chính của RSM VietNam giai đoạn 2017-2018 Đơn vị tính: Đồng TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch Tỷ lệ % 1 Tổng tài sản 42.115.422.677 46.838.883.715 4.723.461.038 11,22 % 2 Tổng nợ phải trả 31.924.966.138 35.336.431.303 3.411.465.165 10,69 % 3 Tài sản ngắn hạn 38.444.825.243 42.548.972.018 4.104.146.775 10,68 % 4 Tổng nợ ngắn hạn 29.811.604.486 33.204.314.145 3.392.709.659 11,38 % 5 Doanh thu 100.089.307.295 125.950.109.242 25.860.801.947 25,84 % 6 Lợi nhuận trước thuế 4.365.646.180 4.839.975.927 474.329.747 10,87 % 7 Lợi nhuận sau thuế 3.435.270.470 3.791.595.876 356.325.406 10,37 % (Nguồn: Hồ sơ năng lực, RSM Việt Nam- Chi nhánh Miền Trung) Dựa vào bảng thông tin tài chính năm 2017-2018 ta có thể thấy rằng, các khoản mục tài chính năm 2018 đều trên 10% so với năm 2017, đặc biệt là tăng nhiều nhất là doanh thu tăng và tăng ít nhất là lợi nhuận sau thuế. Cụ thể là, năm 2018 doanh thu đạt mức 125,950,109,242 đồng, tương ứng tăng 25,860,801,947 đồng, tăng đến 25.84 %; lợi nhuận sau thuế là 3,791,595,876 đồng, tương ứng tăng 356,325,406 đồng, tăng 10.37%. 2.2 Quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung thực hiện: Một số nội dung tổng quan về Công ty Cổ phần ABC: Công ty Cổ phần ABC được thành lập dựa theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4100xxxxxx của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp ngày 12 tháng 02 năm 1999, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lí hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay, Công ty có 5 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 01 tháng 12 năm 2011. Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp là 18.000.000.000 VND, được chi tiết như sau: Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 39 Nhà đầu tư Quốc gia/ Quốc tịch Tại ngày 31/12/2018 Tại ngày 01/01/2018 Giá trị (VND) Tỷ lệ (%) Giá trị (VND) Tỷ lệ (%) Nguyễn Thị Thanh Mai Việt Nam 505.000.000 2,81 505.000.000 2,81 Nguyễn Thị Ngọc Trâm Việt Nam 428.000.000 2,38 428.000.000 2,38 Phạm Thị Thanh Hương Việt Nam 409.500.000 2,28 409.500.000 2,28 Nguyễn Thị Bông Việt Nam 400.000.000 2,22 400.000.000 2,22 Các cổ đông khác 16.257.500.000 90,31 16.257.500.000 90,31 Cộng 18.000.000.000 100 18.000.000.000 100 Trụ sở chính đăng kí hoạt động kinh doanh của công ty được đặt tại số 20 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Ngô Mây, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định. Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất. Tổng số nhân viên của công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2018 là 180 (31/12/2017 là 190). Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề chính của Công ty là: - Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa (Chi tiết: Sản xuất các loại bao bì giấy, bao bì carton.); - In ấn (Chi tiết: In báo, tạp chí, xuất bản phẩm, hóa đơn tài chính, giấy tờ quản lí kinh tế - xã hội; in nhãn, hộp thuốc, nhãn bao bì, các tờ truyền thông, tập san, nhãn mác, biểu mẫu, catalogue giới thiệu sản phẩm và các sản phẩm khác theo quy định hiện hành); - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; - Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho ngành bao bì, giấy, in); Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 40 - Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện (Chi tiết: Chế biến hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa); - Sản xuất bột giấy, giấy và bìa (Chi tiết: Sản xuất giấy các loại); - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (Chi tiết: Dịch vụ cho thuê kho bãi); - Sản xuất khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Sản xuất các loại bao bì nhựa, vải, nhựa tráng nilon, nhôm, sắt tây, gỗ, phít) Cơ sở lập Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán: - Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Việt Nam. - Hình thức sổ sách: Nhật kí chung. - Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12. - Phương pháp giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng. Quy trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung thực hiện được chia làm ba giai đoạn chính: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán. Trong đó, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán và giai đoạn hoàn thành kiểm toán được thể hiện rõ ở giấy làm việc FOF (Front Of File) còn giai đoạn thực hiện kiểm toán thì sẽ được ghi chép cụ thể, rõ ràng ở giấy làm việc BOF (Back Of File) theo từng khoản mục kiểm toán khác nhau. 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Công ty Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam nói chung và chi nhánh Miền trung nói riêng đều rất chú trọng đến giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, có thể nói rằng giai đoạn này chiếm phần lớn thời gian của cuộc kiểm toán vì mức độ quan trọng của nó (một cuộc kiểm toán có giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tốt thì cuộc kiểm toán sẽ diễn ra thuận lợi, tiết kiệm được chi phí và hạn chế được những rủi ro kiểm toán). Thế nên, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán của công ty Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam sẽ được chia làm ba giai đoạn: đánh giá và chấp nhận khách hàng, giai đoạn tiền kế hoạch và giai đoạn lập kế hoạch. Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 41 2.2.1.1 Đánh giá và chấp nhận khách hàng: Hàng năm, công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam – Chi nhánh Miền Trung sẽ gửi thư chào dịch vụ đến khách hàng. Nếu khách hàng lựa chọn công ty làm đơn vị kiểm toán, công ty sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét và đánh giá khách hàng; đồng thời xem xét năng lực chuyên môn và khả năng chấp nhận khách hàng theo mẫu giấy làm việc có sẵn của công ty. Công ty TNHH ABC là khách hàng cũ của công ty nên KTV tiến hành đánh giá khả năng tiếp tục khách hàng qua các thủ tục sau: a) Nhận định rủi ro của khách hàng: * Cách thực hiện: KTV tiến hành thu thập thông tin của công ty ABC qua phỏng vấn Ban giám đốc. * Kết quả: - Quyền sở hữu, quản lí và những người quản trị: + Công ty ABC là công ty cổ phần đại chúng chưa niêm yết nên chỉ báo cáo tài chính hàng năm ra công chúng, đang ở giai đoạn phát triển ổn định và không bị chỉ trích công khai bởi cơ quan pháp luật về khía cạnh hoạt động hoặc tiêu chuẩn kế toán. + Ngành nghề kinh doanh của Công ty ABC theo Giấy phép là sản xuất bìa carton và hoạt động in, đây là ngành ổn định và không có rủi ro ngừng hoạt động. Thị phần của Công ty hiện tại khá ổn định và được phân phối chủ yếu tại thị trường khu vực Miền Trung và không có yếu tố nước ngoài. + BGĐ và HĐQT theo sát và điều hành mọi hoạt động của công ty trên tinh thần tuân thủ pháp luật, có nhiều kinh nghiệm trong quản lí, không có dấu hiệu bị chi phối bởi một cá nhân nào đó và không tham gia vào các nghiệp vụ phức tạp và giao dịch lạ. - Hoạt động kinh doanh của Khách hàng: + Tài sản của công ty chủ yếu là máy móc thiết bị trong ngành sản xuất giấy bìa và in, những tài sản này ít nhạy cảm với điều kiện thị trường. + Khách hàng của công ty có số lượng khá lớn và đa dạng nên không bị lệ thuộc vào một khách hàng cụ thể. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga 42 + Công ty có một số nhà cung cấp chủ yếu nhưng mặt hàng mà công ty lại...g Name Position Responsibilities Reports to: Hồ Thị Bình Kế toán trưởng Kiểm tra hồ sơ kế toán Ban Giám đốc Name % of Total Purchases Comments (i.e. length of relationship, dependency) Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre 19,5% Cung cấp giấy nguyên liệu - Nhà cung cấp lâu năm Công ty TNHH Hoàng Tâm Cạnh tranh trực tiếp Name % of Total Sale Comments (i.e. length of relationship or threat of loss) Công ty TNHH Đức Thành Cạnh tranh trực tiếp Name Size in Relation to Client Comments (i.e. length of relationship or threat of loss) Công ty CP Vinapack Cạnh tranh trực tiếp Lender Financing Available Type Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga Phụ lục 03: GLV 321 – Sự kiểm soát của Ban quản lí. 0321.MO Sign-off: Initials Date Prepared: HQC 28/02/19 Reviewed: TTNP 28/02/19 Partner: TDN 28/02/19 EQCR: I. Title 1 GĐ 2 3 No. d) Describe internal controls that have been put in place to reduce the risk of misstatement due to fraud. Công ty đã có các quy chế quản trị để giám sát hoạt đông của BGD và BKS, trong đó quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm. Các số liệu, giao dịch đều được kiểm soát của nhiều bên theo một quy trình thống nhất, mọi giao dịch đều phải được thông qua bởi các cấp có thẩm quyền. Mô tả Hệ thống Kiểm soát nội bộ đã được đưa vào vận hành nhằm làm giảm rủi ro sai sót do gian lận b) Describe your understanding of fraud risks within the entity including any specific fraud risks the entity has identified or Ban giám đốc chưa phát hiện có gian lận hoặc rủi ro xảy ra gian lận tại công ty. Trình bày những hiểu biết của Anh/Chị về rủi ro gian lận trong Công ty bao gồm những rủi ro gian lận đặc biệt mà Công ty đã xác định hoặc bất kỳ số dư tài khoản hoặc phân loại các giao dịch mà rủi ro gian lận có khả năng tồn tại c) Describe your understanding of fraud risks within other components of the entity and the process for identifying and responding to those risks. Ban giám đốc chưa phát hiện có gian lận hoặc rủi ro xảy ra gian lận tại các công ty con trong tập đoàn. Trình bày những hiểu biết của Anh/Chị về những rủi ro gian lận trong nội bộ các công ty con khác của doanh nghiệp và quá trình xác định và biện pháp để xử lý những rủi ro này Questions Comments a) Describe your assessment regarding the risk of fraud in the entity (high or low). Low, please explain: nhận thấy không có môi trường để dẫn tới gian lận. Trình bày những đánh giá của Anh/Chị về rủi ro gian lận trong doanh nghiệp (Cao hay thấp) BGĐ chịu trách nhiệm đối với hệ thống k iểm soát của doanh nghiệp và việc soạn thảo báo cáo tài chính, điều này thì phù hợp cho k iểm toán viên khi đưa ra những yêu cầu cho BGĐ liên quan đến việc đánh giá của BGĐ về rủi ro gian lận và thực hiện các thủ tục k iểm soát để ngăn chặn và phát hiện rủi ro gian lận. Tính chất, mức độ và tần suất những đánh giá của BGĐ về rủi ro và các thủ tục k iểm soát là khác nhau giữa các Doanh nghiệp. Trong những doanh nghiệp niêm yết, BGĐ có thể đánh giá chi tiết trên cơ sở hằng năm hoặc như là một phần của sự giám sát liên tục và giải trình cho Kiểm toán viên và Ủy ban k iể toán hoặc cơ quan tương đương về bất kỳ gian lận nào, cho dù nó có trọng yếu hay không, điều này liên quan đến BGĐ hoặc những nhân viên mà những người này có nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống k iểm soát nội bộ của Doanh nghiệp. Trong các Doanh nghiệp khác, sự đánh giá của BGĐ có thể ít chính thức hơn và không thường xuyên. Trong một vài doanh nghiệp, đặt biệt là những doanh nghiệp nhỏ, sự đánh giá có thể tập trung vào rủi ro đối với sự gian lận ở cấp nhân viên hoặc biển thủ tài sản. To be completed by the CEO and CFO (or persons in equivalent positions) Name Date Mr Nguyễn Nhượng 01/05/2018 FRAUD RISK ASSESSMENT - CLIENT'S ENQUIRY Client name: Công ty Cổ phần ABC Period end: 31/12/2018 Trư ờ g Đại học Kin h tê ́ Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga l) Describe, if any, particular operating locations where risk of fraud may be more likely to exist. Không có khu vực kinh doanh dễ xảy ra gian lận. Trình bày, nếu có, nơi hoạt động k inh doanh cụ thể, nơi mà rủi ro gian lận có thể xảy ra nhiều nhất m) Describe how the Audit Committee and/or Board of Directors Dựa trên các báo cáo của BGĐ về tình hình hoạt động kinh doanh để giám sátTrình bày cách thức mà ủy ban k iểm toán và HĐQT tham dự vào việc giám sát cách thức mà BGĐ thực thi trách nhiệm của j) Did you discover any material errors? Chưa có sai sót đáng kể nào trong Công ty từ lúc thành lập. Anh/Chị có phát hiện ra sai sót trọng yếu nào không? k) Describe, if applicable, the nature and extent of monitoring of operating locations. Các địa điểm kinh doanh đều có bộ phận giám sát riêng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của địa điểm đó Mô tả, nếu có, bản chất và mức độ của việc giám sát địa điểm hoạt động h) Describe communication, if any, to employees regarding its views on business practices and ethical behavior Có thông tin đến nhân viên về đạo đức và phong cách kinh doanh được thể hiện ở các bảng biểu và các khẩu hiệu tại Công ty. Trình bày những thông tin trao đổi, nếu có, với những nhân viên liên quan về quan điểm k inh doanh của doanh nghiệp và hành vi đạo đức i) Do you have knowledge of any actual, suspected or alleged fraud affecting the entity? Chưa phát hiện gian lận nào trong Công ty từ lúc thành lập. Anh/Chị có hiểu biết về những rủi ro đã có thể xảy ra hoặc dẫn đến nghi ngờ gian lận ảnh hưởng đến doanh nghiệp không? f) Describe internal controls that have been put in place to reduce the risk of misstatement due to error. Việc kiểm tra và phê duyệt luôn được thực hiện trong các nghiệp vụ kế toán nhằm đảm bảo sai sót được hạn chế, các bút toán được ghi thành tài liệu và được xem xét lại bởi cấp có thẩm quyền trước khi nhập vào phần mềm kế toán. Cụ thể KTTH chịu trách nhiệm kiểm tra và ghi nhận. KTT có trách nhiệm kiểm tra và phê duyệt. GD có trách nhiệm phê duyệt sau sự kiểm tra của KTT. Điều này đã được quy định tại quy chế tài chính của Công ty. Mô tả Hệ thống Kiểm soát nội bộ đã được đưa vào vận hành nhằm làm giảm lỗi do sai sót g) Has there been communication to the Audit Committee or equivalent regarding management’s processes for identifying and responding to the risks of fraud and error in the entity. Các sai sót phát hiện đã được trao đổi với Ban kiểm soát về các quy trình mà BGĐ phát hiện và biện pháp xử lý các sai sót thông qua các biên bản làm việc giữa 2 bên Đã trao đổi với Ủy Ban k iểm toán hoặc cấp tương đương về quá trình Ban Giám đốc xác định và xử lý những rủi ro về gian lận và sai sót trong Doanh nghiệp chưa? e) Describe your understanding of error risks within the entity including any specific error risks the entity has identified or any account balance or class of transactions for which a risk of error may be likely to exist. Công ty vẫn có sai sót trong các nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên các sai sót thường không lớn, bình thường không có sự gian lận hoặc cố tình vi phạm, Cụ thể các sai sót chủ yếu do ghi nhầm số hoạc bỏ sót chứ không liên quan đến gian lận. Mô tả hiểu biết của Anh/Chị về những rủi ro sai sót trong doanh nghiệp bao gồm những rủi ro sai sót đặc biệt mà doanh nghiệp đã xác định hoặc bất kỳ số dư tài khoản hay phân loại các giao dịch mà rủi ro sai sót có khả năng tồn tại Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga II. II. Title 1 Chủ tịch No. c) Describe the extent of your involvement in the oversight of fraud risk assessment and programs and controls established to mitigate fraud risk. HĐQT thông qua ban kiểm soát để tiến hành rà soát lại toàn bộ quy trình luân chuyển chứng từ, quy trình hạch toán, quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính để nhanh chóng phát hiện những điểm bất thường, yếu kém để tiến hành xử lý sớm nhất có thể. Trình bày những mức độ mối liên quan của Anh/Chị trong việc giám sát đánh giá rủi ro gian lận và chương trình, thủ tục k iểm soát được thiết lập nhằm loại bỏ rủi ro gian lận a) Describe your assessment regarding the risk of fraud in the Low Trình bày đánh giá của Anh/Chị về rủi ro gian lận trong doanh nghiệp (cao hay thấp) b) Do you have knowledge of any actual, suspected or alleged fraud affecting the entity? HĐQT hiểu rõ những rủi ro xảy ra gian lận trong doanh nghiệp nên đã thực hiện chỉ đạo ban kiểm soát thực hiện các biện pháp cần thiết để có thể ngăn ngừa. Anh/Chị có hiểu biết về những rủi ro đã có thể xảy ra hoặc dẫn đến nghi ngờ gian lận ảnh hưởng đến doanh nghiệp không? Questions Comments This section should be completed by the Audit Committee and/or Board of Directors, Phần này được hoàn thành bởi Ủy ban k iểm toán và/hoặc Hội đồng quản trị (nếu có) Name Date Mr Nguyễn Nhượng 01/05/2018 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga Phụ lục 04 : GLV 322 – Sự kiểm soát của kế toán. No. Journal Entry # Classificatio n Standard or Non-Routine or Unusual Does the evidence support the recorded amount and description? Y or N Was it properly initiated and authorized? Y or N Is the business rationale behind the entry indicative of fraud? Y or N Is the entry recorded in the proper period? Y or N Is the entry recorded in accordance with the reporting framework? Y or N Is the entry properly classified? Y or N 1 Standard Y Y N Y Y Y 2 Standard Y Y N Y Y Y 3 standard journal entries around period end Y Y N Y Y Y 4 Non- Routine Y Y N Y Y Y 5 Unusual around period end Y Y N Y Y Y Comments Y or N If so, consider whether this results in a Risk of Material Misstatement and add to the N Nếu có, xem xét xem điều này có thể đưa đến những rủi ro sai sót trọng yếu không và đưa những Comment and/or Ref. Is there any evidence of management override? N Các nghiệp vụ ghi nhận đều được Kế toán trưởng, GĐ phê duyệt và không có rủi ro nào về management override Journal Entry Testing Description of Entry Nhập kho bao bì Xuất bán thành phẩm Khấu hao tài sản Có bất kỳ bằng chứng nào về việc Ban giám đã bỏ qua hệ thống k iểm sóat nội bộ không? Mua xe nâng điện Kamatsu (đã qua sử dụng) Kết chuyển lương HĐQT& BKS không trực tiếp điều hành năm 2017 Conclusion Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga Phụ lục 05 : GLV 350 – Tìm hiểu hệ thống KSNB. 0350.MPQ Sign-off: Initials Date Prepared: HQC 28/02/19 Reviewed: TTNP 28/02/19 A. Control Environment No. Control # Ref to Key Issues Identified 740.MPQ Y or N A1 How does management ensure an emphasis is placed on the need for integrity and ethical values? 1 Từ khi tuyển dụng qua quá trình đào tạo BGĐ luôn nhấn mạnh về giá trị đạo đức cũng như tính chính trực, đồng thời tại công ty luôn có các bảng biểu, băng rôn để nhắc nhở cán bộ công nhân viên. Y N Làm thế nào BGD đảm bảo giá trị đạo đức và tính chính trực rất được chú trọng và cần thiết? What Can Go Wrong Risk Description of Control Sufficient controls in place to cover risk Y or N or N/a Mẫu này được hoàn thiện cùng với form 351.MO để ghi lại đánh giá của chúng ta về môi trường k iểm soát của khách hàng, đánh giả rủi ro, và quy trình k iểm soát. Mục địch của việc đánh giá này nhằm nhận diện những rủi ro trọng yếu tiềm tàng. Nếu những chốt k iểm soát hiệu quả không có để giải quyết rủi ro, thì những rủi ro đó nên được đưa lên form 740.MPQ Step 1: Review each risk and identify controls that mitigate the risk Bước 1: Xem lại các rủi ro và nhận diện các thủ tục k iểm soát có thể làm giảm thiểu rủi ro này Step 2: Describe the control in the “Control Summary” below Bước 2: Mô tả sự k iểm soát vào bảng Tóm tắt quy trình k iểm soát bên dưới Step 3: In the “What Can Go Wrong” section, if there is a control that mitigates the risk, specify the control number from the “Control Summary” ENTITY LEVEL CONTROLS – RISK ANALYSIS Client name: Công ty Cổ phần ABC Period end: 31/12/2018 Bước 3: Trong mục " Vấn đề có thể xảy ra", nếu thủ tục k iểm soát có thể giảm thiểu rủi ro, ghi rõ số của thủ tục k iểm soát đó vào bảng. Step 4: Once the “Control Summary” and the “What Can Go Wrong” is populated (Đưa số liệu), perform your walkthrough, ensuring that each control is addressed Bước 4: Một khi Bảng tóm tắt và mục Vấn đề có thể xảy ra" được điền đầy đủ, thực hiện thủ tục k iểm tra lại, đảm bảo các k iểm soát là hiệu quả. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga A6 How does management ensure that there are clear lines of accountability and reporting to ensure there are no errors in the financial statements and to promote quality decision making? 6 - BGD hiểu được trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày BCTC, luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi chép kế toán chính xác và các phương pháp kế toán được chấp nhận theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam. - Nhân viên đều được phổ biến về các mô tả công việc của chính mình, trách nhiệm, báo cáo cho cấp trên một cách đầy đủ. - Các hệ thống được thiết lập đầy đủ để tài liệu hóa các quy trình kế hoạch kinh doanh, thiết lập các ưu tiên kiểm soát và chỉ ra nguồn kiểm soát cần thiết để đạt được các mục tiêu đó qua các quy chế như quy chế tài chính, quy chế tiền lương, điều lệ công ty. - Trách nhiệm về việc nắm giữ, thiết lập và giám sát ngân quỹ không giao cụ thể cho các nhà quản lý cấp cao nhưng có sự giám sát và báo cáo thường xuyên. - Kế hoạch (bao gồm doanh thu, chi phí và tiền) được lập 1 cách nghiêm túc và thận trọng và được sự phê duyệt của ban quản lý và giám đốc, hàng quý có sự đánh giá dựa trên kế quả thực hiện với kế hoạch đề ra. - Có sự luân chuyển hồ sơ, chứng từ, các báo cáo nội bộ khác nhau làm cơ sở cho việc đối chiếu, kiểm tra, giám sát và đảm bảo sự rõ ràng về trách nhiệm trong việc lập, báo cáo, giải trình. - Báo cáo tài chính được kế toán tổng hợp lập, chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra và ký duyệt, xong chuyển cho TGĐ kiểm tra và phê duyệt trước khi công bố cho HĐQT hay ra bên ngoài. Y N Làm thế nào để BGD đảm bảo rằng có sự rõ ràng về trách nhiệm giải trình và báo cáo để đảm bảo không có sai sót trong báo cáo tài chính và cải thiện chất lượng của việc ra quyết định? A5 How does management ensure that there is an appropriate and effective organizational structure for planning, controlling and achieving objectives? 5 - Cơ cấu tổ chức được BGĐ phân cấp, phân quyền và xây dựng hệ thống báo cáo phù hợp với việc phân cấp, phân quyền đó. - Việc lập kế hoạch được xây dựng dựa trên tham chiếu nhiều phòng ban và được sự giám sát, kiểm tra của BGĐ, BKS và HĐQT thông qua các cuộc họp BGĐ, HĐQT để triển khai, đôn đốc, báo cáo, giải trình. Y N Làm thế nào để BGD đảm bảo rằng có một cơ cấu tổ chức phù hợp và hiệu quả cho việc lập kế hoạch, k iểm soát và đạt được mục tiêu? A4 How does management ensure that they do not have a poor attitude towards internal controls or managing business risks? 4 BGD chú trọng đến việc KSNB, xây dựng quy trình kiểm soát chặt chẽ, có khiển trách từ cấp trên nếu có sai sót. Quy trình kiểm soát được cụ thể thành các quy chế tài chính, quy chế tiền lương. Ngoài ra, Ban kiểm soát có quy định hoạt động riêng giám sát hoạt động của toàn công ty, kiểm soát số liệu báo cáo tài chính hàng quý và báo cáo lại cho BGĐ. Sự quan tâm đến hệ thống kiểm soát nội bộ của BGĐ còn thể hiện tại các báo cáo nội bộ về các hoạt động kinh doanh từ các bộ phận gửi lên, sự luân chuyển và số liệu từ các bộ phận cũng là một hình thức để đối chiếu chéo với nhau và kiểm soát lẫn nhau. Y N Làm thế nào BGD đảm bảo rằng họ không có thái độ thờ ơ với HTKSNB và quản trị rủi ro k inh doanh? A3 How does management ensure that there is effective oversight provided by those charged with governance? 3 Công ty có BKS bao gồm các thành viên độc lập và có kinh nghiệm phù hợp có vai trò tích cực trong việc giám sát kế toán thực hành và lập BCTC. BKS thường xuyên được thông báo về các thông tin nhạy cảm và quan trọng. BKS có đủ các kênh thông tin liên lạc với kiểm toán độc lập. Các nhà quản lý cấp cao phụ trách các đơn vị kinh doanh được phân công trách nhiệm quản lý rủi ro liên quan đến mục tiêu đơn vị của họ và họ chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Y N Làm thế nào BGD đảm bảo rằng có sự giám sát hữu hiệu được thực hiện bởi hội đồng quản trị? A2 How does management ensure that incompetent employees are not hired and retained? 2 Công ty có những chính sách và thủ tục hiệu quả về việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, tiến cử và quy chế tiền lương (đặc biệt là nhân viên kế toán và quản lý cấp cao). Cụ thể: Nhân viên mới được tuyển dụng dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể theo chính sách nhân sự của Công ty. Hàng năm đơn vị có thực hiện đánh giá và bình bầu mức độ hoàn thành công việc của nhân viên trong năm, qua đó đưa ra các quyết định về lương thưởng, nâng bậc lương cũng như bổ nhiệm các vị trí mới hay sa thải nhân viên. Ngoài ra, nhân sự bộ phận kế toán hầu như không thay đổi do vậy các chính sách kế toán hay số liệu có sự tiếp nối và có sự hiểu biết về hoạt động của công ty. Y N Làm thế nào BGD đảm bảo rằng các nhân viên không đủ năng lực không được thuê và giữ lại? Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga B. Risk Assessment No. Control # Ref to Key Issues Identified 740.MPQ Y or N C Monitoring No. Control # Ref to Key Issues Identified 740.MPQ Y or N NLàm thế nào để quản lý đảm bảo rằng các thủ tục tồn tại để theo dõi xem liệu k iểm soát nội bộ đang hoạt động như dự định không hoặc để sửa chữa những yếu kém k iểm soát k ịp thời (bao gồm cả trên một cấp độ nhóm, nếu có? N Làm thế nào để BGD đảm bảo rằng họ không ngạc nhiên bởi sự k iện mà không được xác định đúng /đánh giá hoặc liên tục phản ứng với các sự k iện mà không được lập kế hoạch trước? Risk Description of Control Sufficient controls in place to cover risk Y or N or N/a C1 How does management ensure that procedures exist to monitor whether internal controls are operating as intended or to correct identified control weaknesses on a timely basis (including on a group level where applicable)? Mặc dù BGĐ khuyến khích các nhân viên phát hiện các sai sót, bổ sung hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tuy nhiên chưa thực sự phát huy hiệu quả, các quy định chủ yếu do kế toán trưởng và ban quản lý đặt ra. Ban Quản lý hoặc kế toán trưởng tích cực tham gia vào các hoạt động giám sát kiểm soát nội bộ, 1 cách thường xuyên, nhưng không chính thức, và có sự thay đổi khi cần thiết. Ban Quản lý chủ yếu dựa vào kiểm toán độc lập để phát hiện những yếu kém của HTKSNB cần phải cải thiện, hoặc các trường hợp không tuân thủ trong hệ thống kiểm soát thông qua kiểm toán hằng năm. Y Risk Description of Control Sufficient controls in place to cover risk Y or N or N/a B1 How does management ensure that they are not often surprised by events that were not properly identified/ assessed or is continually reacting to events rather than planning ahead? 8 Ban giám đốc thường xuyên tổ chức các cuộc họp để xác định các rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến lược kinh doanh và đạt được các mục tiêu kinh doanh. BGĐ thực hiện việc đánh giá khả năng, tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của Công ty, đưa ra các giải pháp và thực hiện các thủ tục để giảm thiểu rủi ro còn lại đến một mức độ chấp nhận được. Nhà quản lý cấp cao được giao nhiệm vụ để quản trị rủi ro liên quan đến mục tiêu của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước HDQT Hội đồng quản trị thường xuyên được thông báo về tất cả các rủi ro và nhà quản lý có biện pháp đối phó 1 cách thích hợp Y A7 How does management ensure that there are policies and procedures in place to ensure effective HR management? 7 Công ty có những chính sách và thủ tục hiệu quả về việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, tiến cử và quy chế tiền lương (đặc biệt là nhân viên kế toán và quản lý cấp cao). Chính sách tuyển dụng và phát triển nhân viên đảm bảo rằng nhân viên có năng lực. Các nhân viên chủ chốt tại Công ty hầu như không thay đổi nhiều và thường không luân chuyển vị trí. Công ty tuyển nhân sự toàn bộ làm toàn thời gian, không sử dụng nhân sự làm bán thời gian hay vụ việc. Y NLàm thế nào để BGD đảm bảo rằng có những chính sách và thủ tục để đảm bảo quản lý nhân sự hiệu quả? Trư ờng Đa ̣i ho ̣ K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga Con trol # Frequen cy Ref to Key Issues Identified 740.MPQ Y or N A2 NR N A5.1 NR N A5.1 M N A6.1 N A6.2 M N A6.3 Frequency No. 1 2 3 4 Y or NConclusion Comment and/or Ref. The entity level controls are considered appropriate for the business. They provide a sound framework for the specific transactions and financial reporting control process. Y Hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là phù hợp và hiệu quả trong mô hình hoạt động của công ty và trong việc lập báo cáo tài chính.Mức độ k iểm soát của công ty được xem xét là phù hợp với hoạt động k inh doanh. Nó cung cấp một khuôn mẫu phù hợp cho từng giao dịch cụ thể và k iểm soát việc lập báo cáo tài chính Mrs Hoàng Việt Nga Hành chính nhân sự Name Position Mr Nguyễn Nhượng Giám đốc Mrs Hồ Thị Bình Kế toán trưởng Báo cáo được lập bởi kế toán tổng hợp, kế toán trưởng phê duyệt và trình TGĐ phê duyệt Xem xét báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm đều được Kế toán trưởng, GĐ phê duyệt. Có sự phân chia trách nhiệm báo cáo và giải trình thông qua điều lệ công ty, quy chế tài chính, quy chế tiền lương Kiểm tra các nội dung được quy định trong điều lệ công ty, quy chế tài chính, quy chế tiền lương đảm bảo công ty phân chia trách nhiệm báo cáo và giải trình phù hợp. Y Budgets, forecasts and rolling forecasts are prepared and approved by management and the directors Xem xét ngân sách xây dựng cho năm 2017 và các biên bản đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch hàng quý được lập bởi bộ phận kế hoạch và được thông qua bởi BGĐ và HĐQT Y Organisational structure provide an adequate overall framework for planning, directing and controlling Xem xét cơ cấu tổ chức của Công ty được phân cấp quản lý và điều hành. Trao đổi với GĐ ngày 5/01/2018 cơ cấu tổ chức của công ty đã hoạt động từ trước đến nay đều phát huy hiệu quả và mang lại hiệu quả tốt. Y There clear definitions of responsibilities and reporting lines for key managers. Xem xét các báo cáo bán hàng của bộ phận kinh doanh và báo cáo doanh thu của bộ phận kế toán cho thấy có sự phân chia trách nhiệm và từng loại báo cáo giữa các bộ phận, có cơ sở để kiểm tra đối chiếu lẫn nhau Y There are effective policies and procedures for hiring, training, evaluating, promoting and paying employees (particularly the accounts staff and senior management) Xem xét quy chế tuyển dụng, đào tạo, chính sách trả lương thông qua thỏa ước lao động tập thể. Thảo luận với Mrs Nga - Hành chính nhân sự của Công ty vào ngày 5/01/2018 Y Control Summary Description of Control Walkthrough Performed Designed Effectively? Y or N Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga Phụ lục 06: GLV 395 – Tập hợp rủi ro. 0395.MPQ Sign-off: Initials Date Prepared: HQC 28/02/19 Reviewed: TTNP 28/02/19 Partner: TDN 28/02/19 EQCR: Table A: Risk reports summarise the various risks accumulated through the audit. (Mục Summary of audit approach phải được ghi rõ ra các bước thực hiện khi có High hoặc Significant) No. Ref form Describe what can go wrong Impact (H/L) Prob. (H/L) Significant risk? (Y or N) Assign to Assertion/s, Pervasive or Entity- Ref 1 340.MO Doanh thu và giá vốn có thể ghi nhận không phù hợp H L N Assertions (O, Cut off) 430.MPQ 2 340.MO Tài sản cố định ghi tăng chưa phù hợp với hồ sơ và phân loại chưa phù hợp H L N Assertions (O) 430.MPQ Table B: Conclusion on Audit Risk High High/Low 1 Low RISK REPORT Client name: Công ty Cổ phần ABC Period end: 12/31/2018 Risk description Summary of audit approach Rủi ro kế toán Tham chiếu thủ tục cut off đã thực hiện liên quan đến phần hành HTK và AR. 1/Kiểm tra tập hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm, kết chuyển giá vốn xuất kho có phù hợp 2/ Đối chiếu số lượng ghi nhận doanh thu với số lượng xuất bán 3/ Phân tích lãi gộp hợp lý Rủi ro về kế toán 1. Kiểm tra hồ sơ ghi tăng tài sản xem đủ điều kiện ghi nhận và phân loại phù hợp 2 Based on the work done in forms 320.MO Fraud Risk Assessment; 330.MO Business Risk Assessment; and 360.MO Accounting Risk Assessment, the overall audit risk can be assessed as: Low 1. This assessment will be taken into account in 420.MPQ in determining the performance materiality. 2. Note: Steps to be taken for any items identified as significant risk (SR) and or HRM at the account assertion levels should are addressed at 430.MPQ Financial Statement Areas Worksheet. Based on the work done in form 210.MPQ the overall engagement risk was assessed: If "High", indicate in table A above the steps taken to address high engagement risk. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga Phụ lục 07 : GLV 415 – Tài liệu lập kế hoạch kiểm toán. 415.MPQ Sign-off: Initials Date Prepared: HQC 28/02/19 Reviewed: TTNP 28/02/19 Partner: TDN 28/02/19 EQCR: Mẫu này được lập hằng năm dùng để ghi lại cuộc thảo luận giữa nhóm k iểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch k iểm toán. Các thành viên trong nhóm k iểm toán nên tổ chức một cuộc họp yêu cầu có sự chỉ đạo của Patner phụ trách hợp đồng để thảo luận về những rủi ro của HĐ do sai sót, gian lận, các xem xét khác của cuộc k iểm toán và chi phí thực hiện cũng như các giải trình. Date/Location Date of Planning Meeting: 6.1.19 Location of Planning Meeting: Văn phòng PLANNING MEETING DOCUMENTATION Client name: Công ty Cổ phần ABC Period end: 31/12/2018 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga A. Engagement Team Members Y/N Ký tên Y Y Y Y Y Y B. Discussion of Background of the Entity Refer to 304.M Knowledge of Business C. Discussion of Risks and Audit Approach Refer to 395.MPQ Risk Report D. Other Discussion Points No. 1 2 4 5 6 7 8 9 10 Initial matters that may need to be discussed with management at start of field work Lựa chọn các vấn đề trao đổi như sau: '- Rủi ro gian lận và rủi ro kinh doanh - Rủi ro kiểm toán, chiến lược kiểm toán - Tài liệu cần chuẩn bị; - Thời gian, phạm vi kiểm toán Related Party Relationships - Thành viên HĐQT: - Thành viên Ban Giám đốc: Fraud discussion and need to incorporate unpredictability in audit procedures. Document the significant decisions reached during the discussion regarding the susceptibility of the financial statements to material misstatement due to fraud. Ref to Maps 320, 321, 322 Không có rủi ro gian lận nào Other items - Ngành nghề của đơn vị không phức tạp nên không cần sử dụng chuyên gia. - Đơn vị không có kiểm toán nội bộ Accounting and internal control systems - Chu trình kế toán chính của Công ty là: Doanh thu và hàng tồn kho - Công ty sử dụng phần mềm kế toán Bravo và việc kiểm soát hệ thống hiệu quả Internal Control Strengths and Weaknesses Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả Unusual items N/a. Scope of the Engagement - Kiểm toán năm tài chính 2017 theo VAS - Đơn vị tiền tệ kế toán: VND Audit implications from prior year Báo cáo chấp nhận toàn phần 3 Changes during the year Không có sự thay đổi đáng kể nào Audit Procedure Comment and/or Ref. Nguyễn Thị Thu Thủy Audit manager(s): Trần Thị Như Phương Audit Staff 0 Hồ Quốc Cường Engagement quality control reviewer: 0 Team Name Attending meeting? Audit partner(s): Trần Dương Nghĩa Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga Phụ lục 08 : GLV 415.10 – Phân công. No. Mr Phương Mr Cường Ms Thủy D E F I. CLIENT ACCEPTANCE & RE-VALUATION P II. P III. P IV. P V. P VI. P 5100 P 5200 P 5300 P 5300 P 5400 P 5500 P 5600 P 5700 P 6100 P 6200 P 6300 P 6400 P 6500 P 7100 P 8100 P 8200 P 8300 P 8400 P 8500 P 8600 P 9000 P Financial Incomes and Expenses Other Incomes and Expenses Related parties Administration Expenses Other assets Tangibles FA & Investment property Intangible FA & Finance Lease FA Borrowings Payables to suppliers Taxation Payroll Other payables and acruals Owner's equity Revenue Selling Expenses COGS Inventory Items FOF PRE-PLANNING PLANNING FIELDWORK (form 601-690) COMPLETION & REPORTING REPORTING BOF Cash & Bank Investments Account Receivables Other Receivables Period end: 31/12/2018 Partner: TDN 28/02/19 ASSIGNMENT SHEET 415.10 MP Client name: Công ty Cổ phần ABC Sign-off: Initials Date Prepared: HQC 28/02/19 Reviewed: TTNP 28/02/19 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga SVTH: Nguyễn Thị Tố Nga Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_quy_trinh_kiem_toan_cac_khoan_vay_trong_k.pdf
Tài liệu liên quan