Khóa luận Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH deloitte Việt Nam

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN ĐỨC VŨ HÙNG ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM TRẦN ĐỨC VŨ HÙNG NIÊN KHÓA: 2015 - 2019 SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN ĐỨC VŨ HÙNG ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ Đ

pdf124 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH deloitte Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Lớp: K49C - Kiểm toán Niên khóa: 2015-2019 Giáo viên hướng dẫn: TS. Hồ Thị Thúy Nga Huế, tháng 5 năm 2019 iSINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN ĐỨC VŨ HÙNG LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế nói chung cũng như các thầy giáo, cô giáo Khoa Kế toán - Kiểm toán nói riêng đã tận tình chỉ dạy tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Hồ Thị Thúy Nga, người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến toàn thể Ban giám đốc và các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tìm hiểu và thu thập thông tin để tôi có thể hoàn thành tốt bài Khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bài Khóa luận tốt nghiệp của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của quý thầy cô, quý Công ty và các bạn để bài Khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện TRẦN ĐỨC VŨ HÙNG Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠNi MỤC LỤC .......................................................................................................................... ii DANH MỤC KÝ TỰ ........................................................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2 3.1 Đối tượng nghiên cứu:................................................................................................... 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................................................................2 4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................................... 2 4.2 Phương pháp khác: ........................................................................................................ 2 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH .....................................................................................4 1.1 Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính .................................................................... 4 1.1.1 Các khái niệm...................................................................................................... 4 1.1.2 Mục tiêu:.......................................................................................................... 5 1.1.3 Vai trò.................................................................................................................. 6 1.2 Tổng quan về khoản mục tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định ......................... 6 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, tài khoản sử dụng và nguyên tắc ghi nhận nguyên giá tài sản cố định ..................................................................................................................... 6 1.2.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 6 1.2.1.2 Đặc điểm..................................................................................................... 7 1.2.1.3.Tài khoản sử dụng ...................................................................................... 8 Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng iii 1.2.1.3. Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định ...................................... 9 1.2.2. Khái niệm, nguyên tắc và phương pháp tính khấu hao tài sản cố định ............ 10 1.2.2.1. Khái niệm và nguyên tắc khấu hao tài sản cố định: ................................ 10 1.2.2.2. Phương pháp khấu hao tài sản cố định .................................................... 11 1.2.3. Kiểm soát nội bộ với tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định .................... 12 1.2.3.1. Nguyên tắc phân chia trách nhiệm ......................................................... 12 1.2.3.2. Lập kế hoạch và lập dự toán về mua sắm tài sản cố định ....................... 12 1.2.3.3. Các công cụ kiểm soát khác .................................................................... 13 1.3. ....Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định và một số sai phạm thường gặp với khoản mục ............................................................................................... 13 1.3.1. Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định ............................................................... 13 1.3.2. Một số sai phạm thường gặp với khoản mục tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định ............................................................................................................... 14 1.4 Quy trình thực hiện kiểm toán Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định .............. 17 1.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch ................................................................................. 17 1.4.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán. ..................................................................... 18 1.4.2.1. Thử nghiệm kiểm soát ............................................................................. 18 1.4.2.2. Thử nghiệm cơ bản.................................................................................. 19 1.4.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán ........................................................................ 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI C Ô N G T Y T N H H D E L O I T T E V I Ệ T N A M ...............................................................................................29 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Deloitte Việt Nam ....................................... 29 2.1.1 Thông tin chung ................................................................................................ 29 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................... 29 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý ................................................................................... 31 2.1.4 Đội ngũ nhân viên............................................................................................. 33 2.1.5 Ngành nghề kinh doanh .................................................................................... 34 2.1.6 Tình hình kinh doanh của Deloitte tại thị trường Việt Nam và quốc tế ......... 36 Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng iv 2.2 Tổng quan về khách hàng ABC................................................................................... 38 2.2.1 Thông tin chung ................................................................................................ 38 2.2.2 Ngành nghề kinh doanh: ................................................................................... 38 2.2.3 Cơ cấu tổ chức................................................................................................... 38 2.2.4 Mối quan hệ giữa Công ty ABC với Công ty Deloitte .................................... 39 2.2.5 Chính sách kế toán áp dụng .............................................................................. 39 2.3 Công tác thực hiện kiểm toán Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại công ty kiểm toán Deloitte và minh họa qua quy trình kiểm toán với Công ty khách hàng ABC 40 2.3.1 Giai đoạn trước kiểm toán ................................................................................ 42 2.3.1.1 Đánh giá rủi ro việc chấp nhận hợp đồng mới hoặc duy trì hợp đồng cũ 42 2.3.1.2 Ký kết hợp đồng và thành lập đội kiểm toán ......................................... 46 2.3.2 Giai đoạn lập kế hoạch ..................................................................................... 47 2.3.2.1 Tìm hiểu chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng ............ 47 2.3.2.2 Tìm hiểu chi tiết về quy trình ghi nhận khoản mục tài sản cố định và các hoạt động kiểm soát của công ty ABC với khoản mục trên..................................... 49 2.3.2.3 Thiết lập mức trọng yếu .......................................................................... 57 2.3.2.4 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính năm nay và lập biểu chỉ đạo ............ 58 2.3.2.5 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết .............................................................. 59 2.3.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán ......................................................................... 61 2.3.3.1 Thu thập dữ liệu từ khách hàng và đánh giá thông tin DN cung cấp 61 2.3.3.2 Tiến hành chứng kiến kiểm kê ............................................................. 64 2.3.3.3 Lập bảng tổng hợp tài sản cố định vô hình và hữu hình ...................... 68 2.3.3.4 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định vô hình và hữu hình ............................................................................................................ 70 2.3.3.5 Tính toán lại khấu hao tài sản cố định.................................................. 75 2.3.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán ............................................................................ 81 2.3.4.1 Tổng hợp kết quả kiểm toán và lên thuyết minh báo cáo tài chính sau điều chỉnh ............................................................................................................ 81 2.3.4.2 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ ................................. 83 Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng v 2.3.4.3 Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và soát xét lại đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán để phát hành báo cáo kiểm toán ................................................................... 83 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM ..................................................86 3.1 Đánh giá ...................................................................................................................... 86 3.1.1 Ưu điểm ............................................................................................................. 86 3.1.2 Tồn tại................................................................................................................ 89 3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thực hiện kiểm toán Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam .............................. 90 3.2.1 Hoàn thiện mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................... 90 3.2.2 Hoàn thiện thực hiện thủ tục phân tích ............................................................ 91 3.2.3 Hoàn thiện công tác sử dụng ý kiến chuyên gia .............................................. 91 PHẦN 3: KẾT LUẬN..................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng vi DANH MỤC KÝ TỰ BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính DN Doanh nghiệp KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên ND-CP Nghị định chính phủ TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT-BTC Thông tư Bộ tài chính Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh của Deloitte Việt Nam 2014-2018 ..................................36 Bảng 2.2 Kết quả đánh giá phân chia trách nhiệm tại công ty ABC..................................56 Bảng 2.3: Leadsheet và phân tích sơ bộ trước kiểm toán...................................................59 Bảng 2.4: Rủi ro, cơ sở dẫn liệu và thủ tục kiểm toán .......................................................59 Bảng 2.5: Bảng kiểm tra lại số dư đầu kỳ ..........................................................................62 Bảng 2.6 Bảng kiểm tra tính thống nhất trong việc tính khấu hao.....................................63 Bảng 2.7 Bảng kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi nhận với bộ phận độc lập..........................64 Bảng 2.8: Danh mục tài sản cố định bị mất, không tìm thấy trong quá trình kiểm kê.......67 Bảng 2.9: Danh mục tài sản cố định hư hỏng phát hiện trong quá trình kiểm kê ..............67 Bảng 2.10: Bảng tổng hợp tài sản cố định vô hình ............................................................68 Bảng 2.11: Bảng tổng hợp tài sản cố định hữu hình công ty ABC ....................................69 Bảng 2.12 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra chi tiết ............................................................73 Bảng 2.13 Bảng tính toán lại khấu hao tài sản cố định hữu hình của công ty ABC ..........77 Bảng 2.14 Bảng tổng hợp kết quả tính toán lại khấu hao tài sản cố định hữu hình ...........79 Bảng 2.15 Bảng tổng hợp kết quả tính toán lại khấu hao tài sản cố định vô hình .............79 Bảng 2.16 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra tính tuân thủ với thông tư 45/2013/TT-BTC...........80 Bảng 2.17 Bảng đối chiếu chi phí khấu hao ở bảng tính khấu hao với ghi nhận của các tài khoản chi phí ......................................................................................................................80 Bảng 2.18 Leadsheet đã cập nhật .......................................................................................81 Bảng 2.19: Thuyết minh đã điều chỉnh về tài sản cố định hữu hình ..................................82 Bảng 3.1 Ký hiệu trong lưu đồ ...........................................................................................90 Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Deloitte Việt Nam............................................32 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức công ty ABC .............................................................................38 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: 10 DN kiểm toán có doanh thu lớn nhất giai đoạn 2017-2018 ..........................37 Hình 2.2: Doanh thu toàn cầu của 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới ..............................38 Hình 2.3 Quy trình kiểm toán tại Deloitte Việt Nam .........................................................41 Hình 2.4: Biên bản kiểm kê tài sản cố định tại công ty ABC ............................................66 Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 1 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Khi nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng thông tin tài chính trung thực và đáng tin cậy cũng ngày càng cao. Chính vì vậy, cần có một tổ chức độc lập và khách quan để kiểm tra tính trung thực, hợp lý của thông tin tài chính này. Trên cơ sở đó, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời và ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Đến nay, cả nước đã có hơn 140 DN thực hiện dịch vụ kiểm toán độc lập với trên 2100 người được cấp chứng chỉ KTV (Bộ Tài Chính, 2018). Có thể thấy, các DN, các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính, hỗ trợ công tác quản lý, điều hành tại các DN đồng thời góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong các DN này, công ty TNHH Deloitte Việt Nam là một trong những ngọn cờ đầu đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành kiểm toán độc lập nói riêng cũng như của đất nước nói chung. Trong một báo cáo tài chính, khoản mục tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định là những khoản mục rất quan trọng. Trước hết, với tài sản cố định, đây là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của phần lớn DN. Đối với khấu hao tài sản cố định, đây lại là một khoản mục quan trọng khi sai sót ở khoản mục này có thể dẫn đến sai sót ở nhiều khoản mục và chỉ tiêu báo cáo tài chính khác như giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN. Do đó, tính trung thực và hợp lý của hai khoản mục này thường ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính. Vì vậy, khi kiểm toán hai khoản mục này, KTV cần thận trọng và cẩn trọng vì chỉ cần một sai sót nhỏ thì cũng có thể dẫn đến việc bỏ qua một sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Chính vì hiểu được điều này, nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam” là đề tài thực tập cuối khóa Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 2 2. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa lý thuyết về kế toán, kiểm toán Tài sản cố định và chi phí khấu hao, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Bên cạnh đó, so sánh giữa lý thuyết với thực tế và lý giải được sự khác biệt. Tìm hiểu và đánh giá công tác kiểm toán Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện tại Công ty khách hàng ABC. Đưa ra những đánh giá và các giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Công tác thực hiện kiểm toán Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định áp dụng tại khách hàng ABC. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty ABC chỉ có tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình. Nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác thực hiện kiểm toán đối với Tài sản cố định hữu hình và Tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định thuê tài chính và Tài sản cố định thuê hoạt động không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thông qua các nguồn như: Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chế độ kế toán Việt Nam và các Thông tư hướng dẫn hiện hành liên quan; giấy tờ làm việc của các KTV Công ty TNHH Deloitte Việt Nam,... 4.2 Phương pháp khác: - Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các KTV có kinh nghiệm của Deloitte để tìm hiểu rõ hơn cách thức làm việc nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thực Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 3 tế. Phỏng vấn các nhân viên kế toán công ty ABC nhằm thu thập các thông tin liên quan đến tài sản cố định như quy trình mua tài sản cố định, quy trình thanh lý tài sản cố định - Quan sát: Tiến hành quan sát thực tế quá trình làm việc của các KTV Deloitte nhằm thu thập thông tin cần thiết để thực hiện nghiên cứu. Đồng thời, quan sát quá trình làm việc, luân chuyển và xử lý các chứng từ liên quan của các nhân viên kế toán khách hàng ABC. - So sánh và phân tích: Tiến hành so sánh giữa lý thuyết được học trên ghế nhà trường với thực tế tại Deloitte trong phạm vi nội dung nghiên cứu để nghiên cứu, phân tích từ đó tìm ra những điểm giống nhau, khác nhau giữa kiến thức và thực tế. - Trực tiếp tham gia kiểm toán: Trực tiếp đảm nhiệm phần hành tài sản cố định hữu hình trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính cuối niên độ của khách hàng ABC Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.1. Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1. Các khái niệm Để hiểu về khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính, trước tiên chúng ta phải hiểu về khái niệm kiểm toán. Về khái niệm kiểm toán, có khá nhiều định nghĩa khác nhau và hiện định nghĩa được chấp nhận và sử dụng rộng rãi là: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các KTV đủ năng lực và độc lập.” (Trang 2, Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm toán) Ở định nghĩa này, chúng ta có thể hiểu các thuật ngữ liên quan như sau: Bằng chứng kiểm toán những thông tin nhằm phục vụ và chứng minh cho ý kiến nhận xét của KTV về các thông tin được kiểm tra. Bằng chứng này có thể do các KTV tạo ra ví dụ như là thư xác nhận, biên bản kiểm kê tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định,.. hoặc cũng có thể là các tài liệu có sẵn của đơn vị. Các thông tin được kiểm tra này rất đa dạng có thể bao gồm các thông tin tài chính, thông tin về hiệu quả hoạt động hoặc mức độ tuân thủ các quy định pháp luật,.. Các chuẩn mực được thiết lập là cơ sở đã được thiết lập nhằm đánh giá các thông tin được kiểm tra. Và tùy theo loại thông tin được kiểm tra, các chuẩn mực được thiết lập này có thể khác nhau có thể là các văn bản pháp luật, các chuẩn mực liên quan, Năng lực và tính độc lập của KTV: Trước hết, năng lực của KTV có thể hiểu là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của KTV được hình thành qua kinh nghiệm làm việc được tích lũy hoặc qua các quá trình đào tạo chuyên nghiệp. Đồng thời, tính độc lập thể Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 5 hiện tính khách quan của KTV với đơn vị được kiểm tra để ý kiến của KTV đảm bảo được tính trung thực và khách quan nhất Chính vì yêu cầu, mục đích của các cuộc kiểm toán có thể khác nhau. Do đó, nhiều loại hình kiểm toán khác nhau đã hình thành. Trong đó có kiểm toán báo cáo tài chính. Trên cơ sở khái niệm kiểm toán, chúng ta có thể hiểu khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính như sau: Kiểm toán báo cáo tài chính là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị nhằm xác định mức độ phù hợp giữa các thông tin tài chính này với các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các văn bản pháp luật liên quan quy định. Trong đó, các thông tin được kiểm tra ở đây cụ thể là các báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Còn chuẩn mực được thiết lập là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành và các văn bản pháp luật liên quan. 1.1.2. Mục tiêu: Theo VSA 200, mục tiêu chung của kiểm toán báo cáo tài chính là “nhằm giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không” Trong đó: - Tính trung thực: Là sự phản ánh một cách đúng sự thật, nội dung, bản chất và giá trị của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của thông tin tài chính và tài liệu kế toán - Tính hợp lý: Là sự phản ánh phù hợp và chính xác về không gian, thời gian sự kiện được nhiều người thừa nhận của thông tin tài chính - Tính hợp pháp: Là việc thông tin tài chính phải được ghi nhận, hạch toán đúng với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, đúng theo quy định của Pháp luật Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 6 Bên cạnh đó, kiểm toán báo cáo tài chính còn có một mục tiêu khác đó là giúp cho các đơn vị kiểm toán phát hiện các sai sót, nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kế toán của đơn vị. 1.1.3. Vai trò Vai trò đảm bảo tính trung thực và hợp lý của thông tin tài chính cho người sử dụng: Người sử dụng ở đây có thể là các cơ quan nhà nước như Ủy ban Chứng khoán, cơ quan thuế; Các nhà đầu tư, hội đồng cổ đông của chính đơn vị được kiểm toán; Các nhà quản trị trong đơn vị; Người lao động của đơn vị; Các khách hàng, các nhà cung cấp của đơn vị được kiểm toán. Mỗi người sử dụng có thể có mục đích riêng nhưng đều có điểm chung là cần tính chính xác, tính trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính trên báo cáo tài chính. Nhờ có kiểm toán báo cáo tài chính, tính trung thực, hợp lý và tính chính xác của báo cáo tài chính được đảm bảo, tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin tài chính. Vai trò hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác kế toán của đơn vị: Thông qua quá trình kiểm toán, KTV sẽ báo cáo lại những sai sót, những yếu điểm trong hệ thống kiểm soát nội bộ với nhà quản lý nhằm giúp cho đơn vị được kiểm toán hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn trong công tác kế toán cũng như đối với hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.2. Tổng quan về khoản mục tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, tài khoản sử dụng và nguyên tắc ghi nhận nguyên giá tài sản cố định 1.2.1.1. Khái niệm Trong một DN, tài sản cố định là một khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng tài sản trên BCĐKT. Tài sản cố định có thể rất đa dạng về hình thức vật chất, về nguồn hình thành, và có thể phân loại tài sản cố định theo các tiêu thức phổ biến như sau: Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 7 - Theo hình thái biểu hiện: tài sản cố định được phân thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. - Theo quyền sở hữu: tài sản cố định được phân thành tài sản cố định tự có và tài sản cố định thuê ngoài. - Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất sở hữu: tài sản cố định được phân thành tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính tài sản cố định thuê hoạt động. Đây là cách phân loại được trình bày trên BCĐKT Tài sản cố định hữu hình: Theo thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định hữu hình được định nghĩa như sau “là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...” Tài sản cố định vô hình: Theo thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định vô hình được định nghĩa như sau “là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...” 1.2.1.2. Đặc điểm: Theo thông tư 45/2013/TT-BTC, các tài sản cố định đều phải thỏa mãn 3 tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên Theo đó, có thể hiểu tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, nên có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh. Trong Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 8 thời gian sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được dịch chuyển dần vào chi phí hoạt động và sẽ được thu hồi khi bán hàng hóa, dịch vụ. Tài sản cố định là khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng tài sản trên BCĐKT. Tuy nhiên, kiểm toán tài sản cố định thường không chiếm nhiều thời gian vì: - Số lượng tài sản cố định thường không nhiều và phân theo từng nhóm đối tượng có giá trị lớn. - Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định trong năm thường không nhiều. - Vấn đề khóa sổ cuối năm không phức tạp như tài sản ngắn hạn do khả năng nhầm lẫn trong ghi nhận các nghiệp vụ về tài sản cố định giữa niên độ thường không cao. 1.2.1.3. Tài khoản sử dụng Theo Hệ thống tài khoản Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ tài chính, tài sản cố định được hạch toán các tài khoản sau: Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá. TK này có 6 TK chi tiết cấp 2: - TK 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc - TK 2112 - Máy móc, thiết bị; - TK 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn; - TK 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý; - TK 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; - TK 2118 - Tài sản cố định hữu hình khác. Tài khoản 213 - tài sản cố định thuê vô hình: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm nguyên giá tài sản cố định vô hình. Tài khoản này có 7 tài khoản chi tiết cấp 2: - TK 2131 - Quyền sử dụng đất; Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 9 - TK 2132 - Quyền phát hành; - TK 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế; - TK 2134 - Nhãn hiệu hàng hoá; - TK 2135 - Phần mềm máy vi tính; - TK 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền; - TK 2138 - Tài sản cố định vô hình khác. 1.2.1.4. Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định  Đối với tài sản cố định hữu hình: Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – tài sản cố định hữu hình, nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà DN phải bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong đó với một số trường hợp cụ thể: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm “Bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên qu... các sổ chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái. Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị Đối với chính sách khấu hao, KTV cần xem xét những vấn đề sau: - Phương pháp khấu hao có phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành hay không? - Phương pháp khấu hao mà DN sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản cố định mang lại hay không? - Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp không? - Sự cần thiết thay đổi chính sách khấu hao. Kiểm tra mức khấu hao KTV sẽ thực hiện: - So sánh tỷ lệ khấu hao năm nay so với năm trước, điều tra các chênh lệch nếu có. - Tính toán lại mức khấu hao cho một tài sản cố định và lần theo số liệu của nó trên sổ Cái. Chú ý các trường hợp tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn được trích khấu hao. So sánh số phát sinh Có trên tài khoản Hao mòn tài sản cố định với chi phí khấu hao trên các tài khoản chi phí có liên quan. Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định Đối chiếu các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế với hồ sơ kiểm toán phân tích các tài sản cố định thanh lý, nhượng bán trong năm. Bên cạnh đó, kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và ghi chép giá trị hao mòn lũy kế cho đến ngày thanh lý, nhượng bán 1.4.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán là căn cứ để đưa ra ý kiến kiểm toán, liên quan đến khoản mục tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định, thì KTV cần thực hiện các công việc sau trước khi tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán: Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 27 Đánh giá tổng quát về kết quả kiểm toán: Trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV cần tập hợp và đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập được nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình và cân nhắc để đưa ra ý kiến kiểm toán bằng các thủ tục: - Áp dụng các thủ tục phân tích để đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các số liệu sau kiểm toán, giúp hạn chế các thiếu sót và tính phiến diện của việc thực hiện các thủ tục kiểm toán cho từng bộ phận riêng lẻ - Đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng - Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được. Trong quá trình kiểm toán, KTV chỉ đánh giá được quy mô sai sót so với các mẫu. Do đó, việc đánh giá và tổng hợp sai sót với cả tổng thể để so sánh với mức trọng yếu là cần thiết để có thể đưa ra ý kiến kiểm toán - Yêu cầu DN cung cấp thư giải trình - Rà soát lại hồ sơ kiểm toán Xem xét lại các thông tin sau ngày kết thúc niên độ: Các thông tin sau ngày kết thúc niên độ cần điều chỉnh: - Kết luận của tòa án liên quan đến việc tranh chấp tài sản cố định - Việc xác nhận sau ngày kết thúc niên độ về giá gốc của tài sản đã mua hoặc số tiền thu được từ bán tài sản trong năm, đòi hỏi điều chỉnh giá gốc của tài sản theo số tiền thu được Các thông tin sau ngày kết thúc niên độ không cần điều chỉnh: theo VAS 23, liên quan đến tài sản cố định DN phải thuyết minh báo cáo tài chính các thông tin sau: - Mua sắm hoặc thanh lý tài sản cố định có giá trị lớn - Tài sản cố định, nhà xưởng bị phá hủy vì các nguyên nhân khách quan - Thay đổi bất thường về giá bán tài sản hoặc tỷ giá hối đoái - Xuất hiện các vụ kiện lớn, tranh chấp về tài sản Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 28 Đánh giá khả năng hoạt động liên tục: Khi đánh giá về khả năng hoạt động liên tục KTV cần xem xét, phân tích các yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến khả năng này. Tùy theo tính trọng yếu của vấn đề và tùy các trường hợp cụ thể: - Nếu KTV xét thấy đã thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp đảm bảo cho khả năng hoạt động liên tục của đơn vị thì sẽ không ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán - Nếu có nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục KTV tiến hành kiểm tra xem thuyết minh báo cáo tài chính đã được trình bày về các thông tin liên quan một cách hợp lý và thỏa đáng hay chưa. Nếu đã hợp lý, KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần kèm vấn đề cần nhấn mạnh. Nếu chưa hợp lý hoặc không trình bày, tùy từng tình huống KTV có thể đưa ra ý kiến trái ngược hoặc ngoại trừ - Nếu KTV đã thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán và các thông tin cho rằng DN không thể hoạt động liên tục trong tương lai thì KTV sẽ kết luận cơ sở để lập báo cáo tài chính với giả thuyết hoạt động liên tục là không có cơ sở. Trong thực tế, việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục được các chủ nhiệm kiểm toán/chủ phần đánh giá một cách tổng thể thông qua nhiều phần hành khác nhau cũng như không còn chỉ giới hạn bởi phạm vi là các kiến thức tài chính kế toán, vì phạm vi và giới hạn nghiên cứu về kiểm toán tài sản cố định nên đề tài chỉ dừng lại ngang việc mô tả các công việc cần thực hiện ở cơ sở lý thuyết. Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VI ỆT NAM 2.1Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 2.1.1 Thông tin chung Tên công ty : Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Tên tiếng anh : Deloitte Vietnam Limited Company Trụ sở chính : Tầng 15, Tòa nhà Vinaconex, 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Số điện thoại : 024 62883568 Fax : 024 62883578 Website : https://www2.deloitte.com Tổng giám đốc : Ông Phạm Văn Thinh Về chi nhánh của Công ty Kiểm toán Deloitte tại Thành Phố Hồ Chí Minh Địa chỉ : Tầng 18, Tòa nhà Times Square 57-69F Đồng Khởi, Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh Số điện thoại : 028 39100751 Fax : 028 39100750 Người đại diện : Ông Võ Thái Hòa 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Với hơn 28 năm hoạt động tại Việt Nam kể từ năm 1991, quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam gồm 4 giai đoạn chính sau: Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 30 Giai đoạn 1: (Từ năm 1991 – 1997) Ngày 13/5/1991, theo Quyết định số 165/TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài chính, Công ty kiểm toán Việt Nam – tiền thân của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam được thành lập với tên giao dịch quốc tế là Vietnam Auditing Company (VACO). Với mục tiêu phát triển thị trường, phục vụ khách hàng đa quốc gia, cũng như các hãng sản xuất và phân phối, VACO đã có những quan hệ hợp tác với các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới như: Deloitte Touche Tohmatsu (DTT), Arthur Andersen (AA), Price Waterhouse Cooper (PwC), KPMG và Ernst and Young (E&Y) nhằm học hỏi phương pháp tổ chức quản lý cũng như các kỹ thuật, phương pháp kiểm toán tiên tiến nhất của các công ty này. Trên cơ sở của sự hợp tác kinh doanh đó, ngày 4/4/1995, Uỷ ban nhà nước về Hợp tác Đầu tư (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư) ban hành quyết định 1187/GP cho phép 2/3 số nhân viên VACO tách ra thành lập liên doanh VACO – Deloitte Touche Tomatsu (VACO – DTT) còn gọi là phòng dịch vụ quốc tế ISD – International Services Division, đánh dấu bước phát triển mới của VACO cũng như của ngành kiểm toán Việt Nam. VACO trở thành công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam liên doanh với nước ngoài. Giai đoạn 2: (Từ năm 1997 – 2003): Ngày 1/10/1997, căn cứ vào quyết định số 697/TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài chính, VACO được phép mua lại phần vốn góp của Deloitte Touche Tohmatsu trong liên doanh VACO – DTT. Đồng thời, theo Quyết định số 263/BKH-QLDA ngày 29/10/1997, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã chấp thuận nhượng quyền lợi của DTT trong liên doanh VACO – DTT cho phía Việt Nam mà đại diện là VACO. Theo đó VACO được công nhận là thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu. Giai đoạn 3: (Từ năm 2003 – 2007): Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 31 Ngày 20/6/2003, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định 1927/TC/QĐ/TCCB chính thức chuyển đổi VACO thành công ty TNHH một thành viên với 100% vốn chủ sở hữu của Bộ Tài chính và lấy tên là Công ty TNHH kiểm toán Việt Nam. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập công ty là 9.077.000.000 VNĐ (Chín tỷ không trăm bảy mươi bảy triệu đồng chẵn). Đồng thời, để tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, ngày 15/07/2004 VACO thành lập chi nhánh VACO miền Trung có trụ sở tại Đà Nẵng. Giai đoạn 4: (từ năm 2007 – nay): Việc Phòng dịch vụ quốc tế - ISD của VACO trở thành thành viên chính thức của Deloitte Touche Tohmatsu vào tháng 10/1997 đã tạo cơ sở để VACO chính thức trở thành thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu và mang tên mới là Deloitte Việt Nam vào năm 2007. Tháng 7/2007, Deloitte Việt Nam tiến hành cơ cấu lại tổ chức, chi nhánh Đà Nẵng không còn tồn tại. Hiện nay Deloitte Việt Nam gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở hợp tác với DTT toàn cầu, Deloitte Việt Nam đã sáp nhập và là thành viên của Deloitte SEA (Deloitte Đông Nam Á). Trong tương lai, Deloitte Việt Nam nói riêng và Deloitte SEA nói chung đang mở rộng, và sẽ trở thành thành viên của Deloitte Châu Á – Thái Bình Dương, góp phần đánh dấu sự phát triển của Deloitte Việt Nam trên toàn cầu. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 32 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Deloitte Việt Nam Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Qua sơ đồ trên, ta thấy tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam được lập và thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng. Trong đó chức năng của các phòng ban được mô tả như sau: Hội đồng thành viên: thực hiện công việc quản lý và điều hành cả công ty, trong đó bà Hà Thị Thu Thanh là chủ tịch hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bên cạnh nhiệm vụ chính là điều hành hoạt động của công ty thì còn có vai trò tham gia tổ chức, liên kết giữa các thành viên trong mạng lưới Deloitte trên toàn cầu. Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm về tổ chức và điều hành hoạt động của cả công ty, chịu trách nhiệm chính trong việc về kết quả hoạt động kinh doanh của cả công ty Ban Kiểm soát: là bộ phận có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát hoạt động của hội đồng thành viên, tổng giám đốc cũng như ban giám đốc điều hành nhằm duy trì báo cáo lại hiệu quả hoạt động và quản lý trong các cuộc họp của hội đồng thành viên. Ban giám đốc điều hành: Gồm các phó tổng giám đốc phụ trách các mảng kinh doanh của công ty TNHH Deloitte Việt Nam. Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc điều hành và quản lý bộ phận đã được phân công. Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 33 Phòng kế toán: phụ trách ghi chép, tổng hợp, theo dõi các thông tin tài chính, kế toán, quản lý thu chi, tính lương, Phòng IT: phụ trách bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, các hệ thống mạng, hệ thống phần mềm, hệ thống máy chủ tại Công ty. Đồng thời, phối hợp với bộ phận IT của công ty Deloitte tại các nước thành viên khác kiểm soát bảo mật thông tin. Phòng nhân sự và đào tạo: Phụ trách tuyển dụng, lập hợp đồng và lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của công ty Bộ phận hành chính: Phụ trách các công việc hành chính, lễ tân, văn thư, Bộ phận kiểm toán: Là bộ phận có số lượng nhân viên đông nhất tại công ty, phụ trách mảng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của công ty. Bộ phận tư vấn thuế: Bộ phận phụ trách mảng tư vấn về luật pháp và về thuế của công ty Bộ phận tư vấn rủi ro: Là bộ phận phụ trách mảng tư vấn rủi ro của công ty, đồng thời cũng thường xuyên hỗ trợ bộ phận kiểm toán khi tiến hành đánh giá rủi ro để tiếp nhận khách hàng mới Bộ phận tư vấn tài chính: Là bộ phận phụ trách mảng tư vấn về tài chính của công ty 2.1.4 Đội ngũ nhân viên Tại Deloitte, “Con người là nguồn lực quan trọng nhất” và “Chất lượng nhân viên là chất lượng dịch vụ” là hai phương châm cốt lõi công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty. Hàng năm, Deloitte đều tổ chức thi tuyển đầu vào với một quy trình chặt chẽ, gắt gao để lựa chọn được những người có khả năng và phù hợp với văn hóa của công ty. Mỗi nhân viên mới đều có một người hướng dẫn (counselor) để giúp họ làm quen với văn hóa công ty, với những kỹ thuật và phương thức tiếp cận kiểm toán của Deloitte một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc đào tạo kiến thức chuyên môn Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 34 cho nhân viên luôn diễn ra liên tục trong năm, đảm bảo tối thiểu 120 giờ đào tạo mỗi năm cho nhân viên. Dù là một ngành nghề có tỷ lệ thay đổi nhân sự rất cao, nhưng nhờ những chính sách trên, công ty TNHH Deloitte luôn duy trì được một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao nhằm duy trì chất lượng dịch vụ ở mức độ cao nhất cho khách hàng của công ty. Hiện nay, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam có hơn 1000 nhân viên, trong đó: - Đội ngũ chuyên gia nước ngoài: hơn 50 chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam - Đội ngũ nhân viên trong nước: Có 52 người đạt chứng chỉ KTV Việt Nam (CPA Việt Nam). Bên cạnh đó, thông qua việc tài trợ cho các nhân viên học các chứng chỉ về kế toán, kiểm toán quốc tế như: CPA Úc, chứng chỉ ACCA, hằng năm tại Deloitte có từ 10-15 nhân viên đạt đến các chứng chỉ này. Và 100% nhân viên chính thức tại Deloitte đạt trình độ từ Đại học trở lên 2.1.5 Ngành nghề kinh doanh Tại Deloitte Việt Nam, các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính: Đây là hoạt động cung cấp doanh thu chủ yếu của công ty Deloitte Việt Nam. Trong đó, các dịch vụ mà Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế, kiểm toán hoạt động, soát xét báo cáo tài chính, Vì đây là hoạt động chủ yếu của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, do đó, hoạt động này hiện nay đang được chia thành 5 mảng công nghiệp khác nhau với rất nhiều khách hàng lớn ở mỗi mảng như + Mảng tiêu dùng: AEON Mart, Big C mart, E mart, + Mảng năng lượng: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PV Oil), Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 35 + Mảng tài chính: Công ty bảo hiểm PVI, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn, Ngân hàng SinoPac + Mảng sản xuất hàng tiêu dùng, vận tải: Tổng công ty hàng không Việt Nam Airlines, Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific,.. + Mảng truyền thông, công nghệ: Tập đoàn FPT, Tập đoàn Mobifone, Tư vấn thuế và tư vấn luật, tư vấn tài chính: Các dịch vụ thực hiện chủ yếu gồm: Tư vấn thuế trong quá trình kinh doanh, bao gồm thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân Tư vấn chuyển giá: tư vấn chuyển giá giữa các chi nhánh của khách hàng, tư vấn các rủi ro về chuyển giá, Tư vấn về sáp nhập và giải thể: hỗ trợ và cung cấp lời khuyên trong việc xử lý hiệu quả các vấn đề về thuế, kế toán, pháp lý, quy định, văn hóa và lao động trong các giao dịch xuyên biên giới để giúp quản lý rủi ro tuân thủ. Đồng thời, tư vấn việc tái cấu trúc, hoặc các thủ tục phá sản cho khách hàng. Tư vấn thuế quốc tế: hỗ trợ và cung cấp lời khuyên cho các công ty đa quốc gia trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh trong môi trường luật pháp của một quốc gia mới Tư vấn rủi ro: Tư vấn về rủi ro chiến lược và danh tiếng: giúp các tổ chức đưa ra các lựa chọn chiến lược và các cách phản ứng với sự gián đoạn hoặc sụt giảm trong quá trình kinh doanh và bảo vệ danh tiếng của họ. Tư vấn về rủi ro pháp lý: Giúp các tổ chức dự đoán và thích ứng với những thay đổi trong môi trường pháp lý, đồng thời xây dựng các chương trình và kiểm soát tốt hơn để giải quyết các rủi ro pháp lý. Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 36 Tư vấn về rủi ro về hệ thống thông tin: giúp các tổ chức giải quyết các rủi ro thông tin và công nghệ phổ biến, như an ninh mạng, rò rỉ dữ liệu, quản lý truy cập và nhận dạng, vi phạm an ninh dữ liệu, bảo mật. 2.1.6 Tình hình kinh doanh của Deloitte tại thị trường Việt Nam và quốc tế Một trong những thông tin tài chính thường được chú ý nhất ở các tập đoàn kiểm toán lớn dù ở thị trường Việt Nam hay thị trường quốc tế chính là tổng doanh thu. Ở thị trường Việt Nam: Tại Việt Nam, với tiền thân là công ty kiểm toán VACO, Deloitte có rất nhiều khách hàng là các DN nhà nước. Trong những năm gần đây, với chiến lược mở rộng thị trường ra khu vực các DN FDI, doanh thu của Deloitte có sự tăng trưởng qua từng năm, đặt biệt là trong năm 2017-2018 (kỳ báo cáo tài chính từ 01/07 đến 30/06 hàng năm). Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh của Deloitte Việt Nam 2014-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Tiêu chí 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 Tổng doanh thu 601,0 664,8 672,2 824,3 Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Với việc là thành viên của hãng Deloitte Touche Tohmatsu, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam có được rất nhiều hợp đồng kiểm toán cũng như tư vấn của chi nhánh hoặc công ty con tại Việt Nam của các tập đoàn đa quốc gia khi các tập đoàn này tham gia vào thị trường Việt Nam. Cùng với việc mở rộng thị trường ở khối khách hàng FDI tại thị trường Việt Nam, doanh thu của Deloitte Việt Nam tăng một cách vượt trội (tăng 22,6%) trong giai đoạn 2017-2018 khi mà vốn FDI tại Việt Nam cũng đạt kỷ lục trong năm 2017 với hơn 36 tỷ USD được rót vào Việt Nam Mặt khác, tương tự như các thị trường khác trên thế giới, Deloitte cũng chịu sự cạnh tranh rất gắt gao của các tập đoàn kiểm toán khác trong và ngoài Big 4 (4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới) cũng như các công ty kiểm toán trong nước. Tuy nhiên, tại Việt Nam, sự cạnh tranh chủ yếu vẫn chỉ xuất phát từ bốn công ty là thành viên của 4 Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 37 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới. Hiện tại, Công ty Deloitte Việt Nam đang đứng thứ ba tại Việt Nam về quy mô Tổng doanh thu. (Nguồn: Hiệp hội KTV hành nghề Việt Nam - VACPA) Hình 2.1: 10 DN kiểm toán có doanh thu lớn nhất giai đoạn 2017-2018 Trên thị trường thế giới: Trên thị trường thế giới, hãng Deloitte với sự có mặt ở hơn 150 quốc gia cùng với hơn 280,000 nhân viên chuyên nghiệp là công ty dẫn đầu về doanh thu trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới trong năm 2018. Doanh thu trong năm 2018 đạt hơn 43 tỷ Đô la với sự đa dạng về doanh thu, trong đó mảng tư vấn chiến lược (consulting) là mang lại doanh thu lớn nhất cho hãng. Nguồn: https://igotanoffer.com Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 38 Hình 2.2: Doanh thu toàn cầu của 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới 2.2Tổng quan về khách hàng ABC 2.2.1 Thông tin chung Công ty ABC là công ty cổ phần, được thành lập được thành lập vào năm 2007 được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3500806844 ngày 27/02/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tại thành phố Vũng Tàu với cổ đông chính là Tập đoàn A. 2.2.2 Ngành nghề kinh doanh: Đóng mới, sửa chữa, hoán cải các loại giàn khoan dầu khí, tàu thủy, các phương tiện nổi, thiết bị và phương tiện mới. Thi công các công trình thủy, tàu thủy, các phương tiện nổi, giàn khoan dầu khí. Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công tác xây dựng cảng và chế tạo thủy. 2.2.3 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức công ty ABC Nguồn: Công ty ABC Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 39 Một số điều cần lưu ý trong cơ cấu tổ chức của công ty là: Trong năm 2016-2018, do kết quả kinh doanh không như kỳ vọng, tổng công ty ABC đã thay đổi giám đốc công ty, ông Nguyễn H. trở thành giám đốc mới của công ty. Ở phòng tài chính kế toán, kế toán trưởng cũ đã nghỉ việc từ tháng 3 năm 2018 và kế toán tổng hợp, bà Nguyễn N trở thành kế toán trưởng mới của công ty ABC. Ở phòng kinh doanh kho vận, thì công ty ABC không phụ trách việc tìm kiếm khách hàng mà các nhân viên của tập đoàn A sẽ phụ trách việc này. Do đó, đơn vị không có khoản mục 641 Chi phí bán hàng. 2.2.4 Mối quan hệ giữa Công ty ABC với Công ty Deloitte Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã tiến hành kiểm toán cho Tập đoàn A (cổ đông lớn nhất của công ty ABC) từ những năm 2009, do đó Công ty ABC là khách hàng của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam từ năm năm thành lập của công ty ABC từ năm 2009. Do đó, tính đến năm 2018, công ty ABC là khách hàng cũ của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 2.2.5 Chính sách kế toán áp dụng Chính sách chung - Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ kế toán: Đồng Việt Nam (VND). - Hình thức kế toán: Nhật ký chung - Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC - Phần mềm kế toán: AVA Chính sách kế toán áp dụng với khoản mục tài sản cố định: Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 40 Giá trị và cách ghi nhận tài sản cố định áp dụng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: Tài sản cố định hữu hình, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04: Tài sản cố định vô hình, theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Khấu hao: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ tài chính 2.3Công tác thực hiện kiểm toán Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại công ty kiểm toán Deloitte và minh họa qua quy trình kiểm toán với Công ty khách hàng ABC Với mô hình tiếp cận theo rủi ro, quy trình kiểm toán của Deloitte có thể được khái quát với 4 giai đoạn chính như sau: Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 41 Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Hình 2.3 Quy trình kiểm toán tại Deloitte Việt Nam Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 42 2.3.1 Giai đoạn trước kiểm toán 2.3.1.1 Đánh giá rủi ro việc chấp nhận hợp đồng mới hoặc duy trì hợp đồng cũ Trong đó, ở giai đoạn trước kiểm toán, việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng sẽ được thực hiện thông qua việc tìm hiểu sơ bộ và đánh giá các yếu tố: - Đặc điểm và tính chính trực của ban điều hành - Cơ cấu tổ chức và quản lý - Bản chất hoạt động kinh doanh - Môi trường kinh doanh - Kết quả hoạt động kinh doanh - Mối quan hệ trong kinh doanh và các bên liên quan - Hiểu biết và kinh nghiệm trước đây Với mỗi yếu tố trên, các câu hỏi để cân nhắc (consideration points) sẽ được giám đốc kiểm toán (Audit Director) hoặc trưởng phòng kiểm toán cấp cao (Senior Audit Manager) đặt ra và trả lời cho câu hỏi đó dựa trên việc phỏng vấn, thủ tục phân tích, điều tra và quan sát. Khi câu trả lời cho các yếu tố đáng cân nhắc là có, việc chấp nhận hợp đồng cũng sẽ được cân nhắc một cách kỹ lưỡng hơn cũng như sẽ trình bày lại điều này như là một rủi ro vào phần mềm kiểm toán ở mục Risk Strategy View để làm căn cứ cho phương pháp tiếp cận kiểm toán Bởi vì giới hạn thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài, do đó, đề tài chỉ dừng lại ở mức trình bày kết quả của quá trình tìm đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng ở từng yếu tố và các câu trả lời cho câu hỏi cần cân nhắc mà không đi sâu vào cách thực hiện như thế nào để ra được kết quả đó: Đặc điểm quản lý và tính khách quan của Ban điều hành công ty ABC: KTV Deloitte đã xem xét các đặc điểm và tính trung thực của quản lý thông qua việc phỏng vấn trực tiếp và quan sát của KTV. Theo như thông tin được cung cấp từ đơn vị ABC, Công ty đã bổ nhiệm Giám đốc mới - Ông Nguyễn H. để tái cơ cấu Hội đồng quản trị do trình độ quản lý, năng lực kém trong những năm trước. Mục tiêu của Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 43 Hội đồng quản trị mới là cải thiện hiệu suất của Công ty với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ tập đoàn A- cổ đông lớn nhất. Các yếu tố cân nhắc (Considerations points): Chúng ta có nhận ra được lý do để nghi ngờ về tính chính trực của ban điều hành cũng như nghi vấn về khả năng dựa vào giải trình của ban giám đốc? – Trả lời: Không Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty ABC Trong năm, Công ty đã thay đổi một số thành viên chủ chốt của HĐQT và ban điều hành vì kết quả kinh doanh không tốt trong năm 2018. KTV nhận định rằng cấu trúc tổ chức của đơn vị vẫn linh hoạt và phù hợp. Không có rủi ro nào được xác định từ cấu trúc quản lý và tổ chức đơn vị có thể khiến DV đánh giá tăng rủi ro tham gia. Các yếu tố cân nhắc (Considerations points): - Cơ cấu tổ chức và quản lý là không phù hợp với quy mô và bản chất hoạt động của đơn vị? Trả lời: Không - Các thủ tục kiểm soát không phù hợp với quy mô và hình thức kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khả năng kiểm tra, giám sát và quản lý của các bộ phận được ủy quyền là đáng lo ngại? Trả lời: Không Môi trường doanh nghiệp Môi trường vĩ mô: Chính phủ Việt Nam xem ngành dầu khí và công nghiệp biển là trung tâm của tăng trưởng kinh tế quốc gia và an ninh năng lượng. Đặc biệt, ngành dầu khí là ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất của đất nước và là nhà cung cấp chính cho công nghệ, dịch vụ và thiết bị nhập khẩu. Các khoản thuế được trả hàng năm bởi ngành dầu khí và công nghiệp biển chiếm 18-20% ngân sách nhà nước Việt Nam và doanh thu được tạo ra chiếm gần 30% GDP. Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 44 Môi trường vi mô Một thách thức ngành công nghiệp dầu khí phải đối mặt là sự gián đoạn nguồn cung. Trong các mỏ dầu hiện tại, sản lượng đang giảm - và tốc độ giảm này đang tăng lên khoảng 4% mỗi năm. Việc tiêu thụ hiện tại tăng ở khu vực khác là không đủ để đảm bảo phát triển đủ các lĩnh vực mới để bổ sung cho sự suy giảm này. Đây cũng là lý do khiến cho tình hình kinh doanh của công ty đang suy giảm. Tuy nhiên với việc xu hướng ngành công nghiệp biển được mở rộng và phát triển đặc biệt là ngành logistic, công ty ABC vẫn có thể duy trì được nguồn thu từ việc xây dựng cảng, đóng tàu phục vụ mục đích này Các yếu tố cân nhắc (Considerations points): Liệu có tác động từ bên ngoài nào có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị? Trả lời: Không Chính sách kế toán và quy định pháp luật Các hoạt động của đơn vị được điều chỉnh bởi pháp luật và quy định sau đây: - Thông tư 200/TT-BTC về Hướng dẫn chính sách kế toán cho doanh nghiệp. - Luật kinh doanh bất động sản (luật mới 66/2014/QH13) và Nghị định 76/2015 / ND-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015, hướng dẫn Luật kinh doanh bất động sản 2014 - Nghị định 99/2015/ND-CP hướng dẫn luật về nhà ở - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp - Các luật và quy định hiện hành khác. Các yếu tố cân nhắc (Considerations points): Liệu có một chính sách kế toán hay văn bản pháp luật mà đơn vị đang áp dụng đã không còn hiệu lực? Trả lời: Không Kết quả tài chính Ngoài ra, qua phỏng vấn với ông Nguyễn Quang H. - GD, Công ty đang thực hiện một số dự án đang triển khai trong năm 2018: + Dự án ND PP + "Chế tạo xà lan CH” cho khách hàng SMM Co., Ltd Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 45 Deloitte cũng đã kiểm tra các hợp đồng và số dư hàng tồn kho cuối kỳ và lưu ý rằng có các chi phí phát sinh cho các dự án này. Các yếu tố cân nhắc (Considerations points): Ban quản lý có bị ảnh hưởng bởi áp lực làm đẹp BCTC hay không? Trả lời: Không Các bên liên quan Những giao dịch phát sinh đối với các bên liên quan chủ yếu liên quan đến việc chi trả cổ tức, không có những giao dịch nào đáng chú ý. Các yếu tố cân nhắc (Considerations points): Có lý do nào để nghi ngờ về bản chất của các giao dịch và mối quan hệ kinh doanh quan trọng giữa ABC và doanh nghiệp khác, đặc biệt nếu các doanh nghiệp khác được đại diện là bên thứ ba, trong khi đó thực tế chúng là các bên liên quan? Trả lời: Không Kinh nghiệm kiểm toán các năm trước của Deloitte tại ABC Deloitte thực hiện cuộc kiểm toán cho công ty ABC kể từ năm 2009 đã tích lũy nhiều kinh nghiệm và hiểu biết liên quan đến doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, KTV phân loại rủi ro tham gia, bao gồm đánh giá cụ thể về rủi ro sai sót trọng yếu do gian lận đối với các khách hàng mới và tiếp tục và hỗ trợ xác định và ứng phó với các rủi ro với các khách hàng cũ. Các yếu tố cân nhắc (Considerations points): Deloitte trong những năm trước có phải là công ty thành viên liên kết với ABC hay có những thay đổi đáng kể trong kinh doanh có thể chỉ ra rủi ro ở cấp độ khách hàng cao? Trả lời: Không Gian lận Quá trình hoạt động của khách hàng không thay đổi quá nhiều. Việc điều hành doanh nghiệp được kiểm soát định kỳ thông qua cuộc họp của hội đồng quản trị. Không có phát hiện nào về gian lận được phát hiện Các yếu tố cân nhắc (Considerations points): Có dấu hiệu nào cho thấy việc lập và trình bày BCTC liên quan đến gian lận hoặc biển thủ tài sản không? Trả lời: Không Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 46 Căn cứ vào kết quả đánh giá các yếu tố rủi ro có thể xảy ra, người phụ trách việc soát xét và ký hợp đồng kiểm toán (Partner) sẽ quyết định xem liệu có chấp nhận hay tiếp tục hợp đồng kiểm toán hay không. Nếu chấp nhận hợp đồng kiểm toán, các chủ nhiệm kiểm toán sẽ tiến hành lập bảng tổng hợp các yếu tố cân nhắc (Considerations points) cũng như căn cứ để trả lời cho các yếu tố này và lưu ở giấy tờ làm việc 11100.T01 Assess engagement risk (Phụ lục 1) 2.3.1.2 Ký kết hợp đồng và thành lập đội kiểm toán Sau khi hoàn tất công đoạn đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng và đồng ý việc thực hiện hợp đồng, đội ngũ trợ lý của các phó giám đốc sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán với công ty ABC (Phụ lục 2) với các điều khoản chính như sau: - Nội dung hợp đồng - Trách nhiệm các bên - Báo cáo kiểm toán - Phí dịch vụ và phương thức thanh toán - Cam kết thực hiện - Hiệu lực và thời hạn hợp đồng Đồng thời, đội kiểm toán sẽ được thành lập. Với khách hàng ABC, thành phần của đội kiểm toán bao gồm: 1 phó tổng giám đốc phụ trách (engagement partner), 1 trưởng phòng kiểm toán (audit manager), 1 trưởng nhóm kiểm toán (senior in charge) và 3 trợ lý kiểm toán. Bên cạnh đó, sẽ có 1 phó tổng giám đốc (partner) độc lập và 1 giám đốc kiểm toán (director) sẽ soát xét nhằm kiểm tra và đánh giá kiểm toán trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Ngay sau khi được thành lập, đội kiểm toán dưới sự điều hành của trưởng phòng kiểm toán sẽ tiến hành giai đoạn tiếp theo là lập kế hoạch kiểm toán. Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 47 2.3.2 Giai đoạn lập kế hoạch 2.3.2.1 Tìm hiểu chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Mục tiêu: nhằm thu thập hiểu biết về các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời kiểm tra về việc thiết kế, duy trì và cam kết thực hiện của các hoạt động kiểm soát của DN dựa trên tính phù hợp của thủ tục kiểm soát và tính đảm bảo hạn chế, phòng ngừa rủi ro, đáp ứng cơ sở dẫn liệu. Nội dung tiến hành: Thông qua việc phỏng vấn, quan sát, và kiểm tra tài liệu kết hợp với kinh nghiệm và kết quả kiểm toán từ các năm trước. KTV, sẽ tìm hiểu 5 thành phần của kiểm soát nội bộ cụ thể gồm Môi trường kiểm soát Thông qua quá trình phỏng vấn, hội đồng quản trị và ban giám đốc cũng như nhân viên, KTV nhận thấy tính trung thực của các quả...927 - Có Máy phun phủ kẽm Sulzer Metco ARC 350 XX - Germany 31.10.2018 84 420.000.000 5.000.000 15.000.000 2 10.000.000 5.000.000 Có Máy hàn đinh SN: TEL0818-Talo Marine, kèm cáp và phụ kiện 18.10.2018 60 57.000.000 950.000 2.850.000 2 1.900.000 950.000 Có Phương tiện vận tải Cuộn cáp tải cẩu Linkbelt 70T (GC 75x670FT 990813761) 01.03.2015 84 260.785.000 3.104.583 37.255.000 12 37.254.996 - 4 Có Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 78 Xe nâng điện 1.5T Sumitomo 01.09.2014 96 498.000.000 5.187.500 62.250.000 12 62.250.000 - Có Sợi cáp cẩu 40T (Hoist Rope 16x160m - R8031385 28.02.2014 72 79.730.551 1.107.369 13.288.425 12 13.288.428 3 Có Thiết bị, dụng cụ quản lý Máy Appscessories DJI Phantom 4 PRO (EU) 16.04.2018 36 40.350.025 1.120.834 10.087.506 9 10.087.506 - Có Còi báo động SE3-AUER 06.10.2016 60 48.000.000 800.000 9.600.000 12 9.600.000 - Có Còi báo động SE3-AUER 06.10.2016 60 48.000.000 800.000 9.600.000 12 9.600.000 - Có Tài sản cố định hữu hình khác Bồn Asme 01.08.2015 84 307.542.134 3.661.216 43.934.591 12 43.934.592 1 Có Bồn Asme 01.08.2015 84 307.542.134 3.661.216 43.934.591 12 43.934.592 1 Có Tổng cộng 1.273.216.875.015 12.205.865.371 82.923.637.847 82.940.720.226 27.202.773 Số dư sổ cái 1.273.216.875.015 12.205.865.371 - 82.923.637.826 Thấp hơn múc sai sót có thể bỏ qua, bỏ quaChênh lệch - - 21 Nguồn: Giấy tờ làm việc 23301.03 Recalcution of Depreciation Chú thích: Cột 1 đến cột 7: dựa theo bảng tính khấu hao của dơn vị Cột 8 đến cột 12: tính toán lại của KTV Deloitte Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 79 Kết luận: Về tính toán lại khấu hao: Sau khi kiểm toán tiến hành tính toán lại khấu hao, KTV nhận thấy tổng chênh lệch khấu hao tài sản cố định hữu hình là 27.202.773 VND, nhỏ hơn rất nhiều so với mức sai sót có thể bỏ qua (180.000.000 VND). Đồng thời, qua việc lướt qua toàn bộ bảng tính để tìm kiếm xem liệu có sự chênh lệch nào bù trừ lẫn nhau dẫn đến tổng chênh lệch nhỏ hay không. Theo đó, không có chênh lệch nào lớn, chủ yếu là các chênh lệch rất nhỏ do làm tròn và một số chênh lệch không đáng kể. Do đó, KTV đồng ý với việc tính toán và ghi nhận của công ty ABC về khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình: Bảng 2.14 Bảng tổng hợp kết quả tính toán lại khấu hao tài sản cố định hữu hình Đơn vị tính: VNĐ Loại tài sản cố định hữu hình Khấu hao theo công ty ABC Khấu hao theo Kiểm toán viên Chênh lệch Nhà cửa vật kiên trúc 52.701.375.656 52.701.375.660 (4) Máy móc thiết bị 4.540.279.020 4.561.463.063 (21.184.043) Phương tiện vận tải 24.875.601.329 24.878.633.412 (3.032.083) Thiết bị, dụng cụ quản lý 401.749.961 404.736.573 (2.986.612) Tài sản cố định hữu hình khác 404.631.881 404.631.912 (31) TỔNG CỘNG 82.923.637.847 82.950.840.620 (27.202.773) Nguồn: 23301.03 Recalcution of Depreciation Bảng 2.15 Bảng tổng hợp kết quả tính toán lại khấu hao tài sản cố định vô hình Đơn vị tính: VNĐ Loại tài sản cố định vô hình Khấu hao theo công ty ABC Khấu hao theo KTV Chênh lệch Phần mềm máy tính 11.012.456.260 11.012.456.256 4 TỔNG CỘNG 11.012.456.260 11.012.456.256 4 Nguồn: 23301.03 Recalcution of Depreciation Về việc tuân tủ mức khấu hao theo thông tư 45/2013-TT BTC: KTV nhận thấy có một số tài sản của đơn vị không tuân theo. Tuy nhiên, các tài sản này đều được Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 80 đưa vào sử dụng rất lâu, trước khi thông tư được ban hành, cũng như đã hoàn thành hết việc khấu hao từ lâu. Do vậy, KTV đồng ý với việc ghi nhận phù hợp theo TT 45 của công ty ABC. Bảng 2.16 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra tính tuân thủ với thông tư 45/2013/TT-BTC Đơn vị tính: tháng Tên tài sản Ngày tínhkhấu hao Số kỳ khấu hao Phù hợp với thông tư 45 Cột cờ 11.01.2011 48 Không Container trạm Y tê 20 feet, ATCL 01.07.2009 36 Không Container 40'' ATCL 28.09.2009 36 Không Container 40'' ATCL 28.09.2009 36 Không Container 40'' NMCTGK 28.09.2009 36 Không Container 20'' P. Kỹ thuật 28.09.2009 36 Không Container 40'' ATCL 06.10.2009 36 Không Container 20'' NMCTGK 06.10.2009 36 Không Container 20'' NMCTGK 06.10.2009 36 Không Container 20'' NMCTGK 06.10.2009 36 Không Container 20'' NMCTGK 06.10.2009 36 Không Container 20'' NMCTGK 06.10.2009 36 Không Container 40'' QLCL 06.10.2009 36 Không Máy lọc nước Nhà máy CTGK - Phan Hương Lan 19.10.2009 36 Không Máy lọc nước Nhà máy CTGK - Phan Hương Lan 19.10.2009 36 Không Nguồn: 23301.03 Recalcution of Depreciation Bảng 2.17 Bảng đối chiếu chi phí khấu hao ở bảng tính khấu hao với ghi nhận của các tài khoản chi phí Đơn vị tính: VND Nguồn: Hệ thống EMS Tools Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 81 Về việc đối chiếu số khấu hao với số phát sinh chi phí: Không có gì bất thường, KTV đồng ý với ghi nhận của đơn vị 2.3.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 2.3.4.1 Tổng hợp kết quả kiểm toán và lên thuyết minh báo cáo tài chính sau điều chỉnh Mục tiêu: KTV tập hợp lại kết quả kiểm toán và điều chỉnh thuyết minh báo cáo tài chính. Nội dung thực hiện: KTV gặp mặt với ban quản lý của đơn vị để trình bày các sai sót đã phát được và kiến nghị điều chỉnh. Cụ thể, ở khoản mục tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định của công ty ABC, kiểm toán viên chỉ đề nghị phía công ty điều chỉnh một bút toán liên quan đến tài sản cố định như đã trình bày ở giấy tờ làm việc “23300.05 Fixed Assets Count Minutes” là: Nợ TK 214: 822.139.698 VND Có TK 211: 822.139.698 VND Sau khi khách hàng đồng ý điều chỉnh, KTV tiến hành cập nhật Leadsheet với các giá trị bút toán điều chỉnh và tiến hành điều chỉnh thuyết minh tài sản cố định trên báo cáo tài chính của đơn vị: Bảng 2.18 Leadsheet đã cập nhật Đơn vị tính: VND Tài khoản Số trước kiểmtoán Điều chỉnh Số sau kiểm toán Số năm trước Chênh lệch % +/- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình 1.273.216.875.015 (822.139.698) 1.272.394.735.317 1.272.121.983.990 1.094.891.025 0,09% Khấu hao lũy kế tài tài sản cố định hữu hình 1.041.245.928.200 (822.139.698) 1.040.423.78.8502 958.322.290.369 82.923.637.831 8,65% Nguyên giá tài sản cố định vô hình 74.450.308.990 - 74.450.308.990 74.450.308.990 - 0,00% Khấu hao lũy kế tài tài sản cố định vô hình 70.084.553.650 - 70.084.553.650 59.072.097.389 11.012.456.261 18,64% Nguồn: Hệ thống EMS Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 82 Bảng 2.19: Thuyết minh đã điều chỉnh về tài sản cố định hữu hình Đơn vị tính: VND Tài sản cố định hữu hình 2111 2112 2113 2114 2118 TotalNhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Vận tải Thiết bị, dụng cụ quản lý Tài sản khác Nguyên giá Số dư đầu năm 738.700.932.081 119.402.675.654 394.782.484.631 14.159.842.799 5.076.048.825 1.272.121.983.990 Tăng - 1.054.541.000 - 40.350.025 - 1.094.891.025 Thanh lý/nhượng bán - - - - - - Điều chỉnh theo biên bản kiểm kê (638.325.500) (183.814.198) (822.139.698) Số dư cuối năm 738.700.932.081 119.818.891.154 394.782.484.631 14.016.378.626 5.076.048.825 1.272.394.735.317 Khấu hao lũy kế Số dư đầu năm 578.877.942.005 110.572.109.476 251.319.359.028 13.396.877.805 4.132.629.364 (958.298.917.677) Chi phí khấu hao năm nay 52.701.375.655 4.540.279.004 24.875.601.328 401.749.960 404.631.880 (82.923.637.826) Thanh lý/Nhượng bán - - - - - - Điều chỉnh theo biên bản kiểm kê (638.325.500) (183.814.198) 822.139.698 Số dư cuối năm 631.579.317.659 114.474.062.980 276.194.960.356 13.614.813.567 4.537.261.243 (1.040.400.415.800) Giá trị còn lại Số dư đầu năm 159.822.990.076 42.120.541.778 143.463.125.603 762.964.994 943.419.461 313.823.066.313 Số dư cuối năm 107.121.614.422 5.344.828.174 118.587.524.275 401.565.059 538.787.582 231.994.319.517 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán công ty ABC Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 83 2.3.4.2 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ Mục tiêu: Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ nhằm điều chỉnh hoặc thuyết minh kịp thời trước khi ra báo cáo kiểm toán Nội dung thực hiện: KTV sẽ thu thập các thông tin từ bao chí, cũng như các thông tin từ biên cuộc họp hội đồng thành viên công ty ABC và Tập đoàn A về một số sự kiện như: - Kết luận của tòa án liên quan đến việc tranh chấp tài sản cố định - Việc xác nhận sau ngày kết thúc niên độ về giá gốc của tài sản đã mua hoặc số tiền thu được từ bán tài sản trong năm, đòi hỏi điều chỉnh giá gốc của tài sản theo số tiền thu được - Mua sắm hoặc thanh lý tài sản cố định có giá trị lớn - Tài sản cố định, nhà xưởng bị phá hủy vi các nguyên nhân khách quan - Thay đổi bất thường về giá bán tài sản hoặc tỷ giá hối đoái - Xuất hiện các vụ kiện lớn, tranh chấp về tài sản Tuy nhiên tại công ty ABC không có xuất hiện các sự kiện này cho đến khi phát hành báo cáo nên KTV không cần bổ sung hay điều chỉnh gì thêm. 2.3.4.3 Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và soát xét lại đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán để phát hành báo cáo kiểm toán Hồ sơ được trình bày theo thứ tự từng giai đoạn kiểm toán, và được sắp xếp thành file và lưu giữ toàn bộ trên hệ thống EMS – một trong những ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho công việc kiểm toán tại Deloitte. Tại Deloitte đặt tên file tổng hợp, gọi là Phase và chi tiết các giấy tờ làm việc được lưu giữ trong các file tổng hợp tương ứng là Subphase. Các tên file tổng hợp được liệt kê bên dưới: 00000 Engagement profile and quality monitoring 10000 Planning 21000 Perform non-account specific procedures Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 84 22000 Other audit programs 23000 Assets 24000 Liabilities 25000 Equity 26000 Revenue and expenses 27000 Disclosures 28000 Perform procedures on financial statements 29000 Evaluate 30000 Conclude. Trong đó, đối với khoản mục tài sản cố định, sau khi đã hoàn thành các giấy tờ làm việc. KTV tiến hành ký điện tử (sign-off) lên các giấy tờ làm việc do mình phụ trách và đưa các giấy tờ làm việc vào các hệ thống để chuẩn bị cho việc soát xét lại và phát hành báo cáo. Việc soát xét sẽ được thực hiện theo trình tự sau: Trước hết, trưởng nhóm kiểm toán tập hợp các sai phạm, các điều chỉnh với khách hàng sẽ tiến hành soát xét lại toàn bộ quá trình làm việc của nhóm kiểm toán. Sau khi trưởng nhóm kiểm toán soát xét, trưởng phòng kiểm toán một lần nữa soát xét các giấy tờ làm việc nhằm tìm những sai sót trọng yếu mà các thủ tục kiểm toán không thể phát hiện cũng như tập hợp các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hệ thống kế toán, đưa ra ý kiến kiểm toán sơ bộ cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng. Sau khi trưởng phòng kiểm toán soát xét, phó tổng giám đốc sẽ soát xét lại một lần nữa để phê duyệt việc phát hành báo cáo kiểm toán. Nếu phó tổng giám đốc phụ trách hợp đồng đồng ý với các giấy tờ làm việc và tất cả các thủ tục thực hiện đã cung cấp đủ bằng chứng kiểm toán cho ý kiến kiểm toán thì báo cáo kiểm toán sẽ được gửi qua bộ phận đánh giá chất lượng kiểm toán gồm một phó tổng giám đốc và một giám đốc kiểm toán Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 85 độc lập đánh giá lại toàn bộ chất lượng cuộc kiểm toán trước. Chỉ khi vượt qua vòng đánh giá này, thì báo cáo kiểm toán mới được phát hành Trong quá trình soát xét, nếu phát hiện có sai sót trong thủ tục hoặc các bằng chứng kiểm toán là chưa đầy đủ và thích hợp, các cấp soát xét có thể yêu cầu KTV phụ trách phần hành thu thập bổ sung các bằng chứng kiểm toán hoặc thực hiện thêm thủ tục. Trải qua các vòng soát xét kỹ lưỡng cũng như việc theo dõi sát sao cao sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ, báo cáo kiểm toán đi kèm báo cáo tài chính sau kiểm toán của công ty cổ phần ABC do công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã được phát hành (Phụ lục 8) là một báo cáo chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh. Trong đó, số dư và các thuyết minh liên quan đến tài sản đã được chỉnh sửa theo như yêu cầu của kiểm toán viên. Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 86 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 3.1Đánh giá 3.1.1 Ưu điểm  Ưu điểm chung Về phương thức tiếp cận Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cũng như được tham gia trực tiếp vào phần hành chi phí hoạt động tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam, có thể nhận thấy rằng các quy trình kiểm toán được thiết kế một cách phù hợp, có tính hiệu quả và độ tin cậy cao. Công tác lập kế hoạch, quản lý và điều hành cuộc kiểm toán được thực hiện một cách chuyên nghiệp và rất bài bản. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, thủ tục đánh giá rủi ro luôn được thực hiện một cách hiệu quả từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến việc kiểm toán từng phần hành. Có thể nói, việc sử dụng thủ tục đánh giá rủi ro cho quá trình kiểm toán tại Công ty TNHH Deloitte luôn được định hướng một cách rõ ràng. KTV có thể xác định được phần hành nào có rủi ro thấp, rủi ro cao, hay rủi ro trọng yếu. Việc các rủi ro này được nhận thức đầy đủ và các thủ tục thiết lập ra luôn nhằm đảm bảo hạn chế tối đa các rủi ro kiểm toán ở các khoản mục nhạy cảm, có khả năng cao xảy ra rủi ro sai sót và và gian lận và giảm thiểu khối lượng công việc ở các khoản mục ít có rủi ro. Bên cạnh đó, việc tiếp cận kiểm toán thông qua đánh giá rủi ro làm cho quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam trở nên linh hoạt hơn, có thể áp dụng với tất cả các khách hàng, các đơn vị. Về con người Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 87 Đội ngũ KTV có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, phong cách làm việc chuyên nghiệp và thái độ cởi mở, luôn hướng dẫn nhiệt tình với các nhân viên mới. Trong quá trình thiết lập các mức rủi ro, trưởng nhóm kiểm toán (những người có từ ba đến sáu năm kinh nghiệm trong nghề) và chủ nhiệm kiểm toán (những người có từ sáu đến mười năm kinh nghiệm trong nghề sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc xác định rủi ro và định hướng cho cả cuộc kiểm toán. Chính vì vậy, quá trình soát xét của khách hàng luôn được định hướng thực hiện một cách có khoa học. Bên cạnh đó, các giấy tờ làm việc của các KTV luôn được soát xét một cách chặt chẽ. Thông thường quy trình soát xét các giấy tờ làm việc bao gồm: + Trong quá trình kiểm toán sơ bộ (Interim) các giấy tờ làm việc được thực hiện đến ngày 30/9 và được soát xét bởi trưởng nhóm kiểm toán. + Trong quá trình kiểm toán cuối năm: các giấy tờ làm việc sơ bộ sẽ được rà soát thêm một lần bởi các DV thực hiện các phần hành trước khi tiếp tục làm tiếp các thủ tục kiểm toán trên các giấy tờ đó. Trong giai đoạn này, giấy tờ làm việc sau khi được hoàn tất cho 12 tháng trong năm tài chính sẽ lần lượt được soát xét bởi trưởng nhóm kiểm toán (senior in charge), chủ nhiệm kiểm toán (audit manager), chủ nhiệm kiểm toán cấp cao/giám đốc kiểm toán (senior manager/director), chủ phần hùn/phó tổng giám đốc (partner) và thêm một chủ phần hùn/phó tổng giám đốc độc lập soát xét lại một lần nữa nhằm kiểm tra chất lượng và hiệu quả công việc kiểm toán. Nhờ đó mà độ tin cậy và chất lượng của mọi báo cáo kiểm toán luôn được đảm bảo ở mức cao. Về ứng dụng công nghệ thông tin Bên cạnh yếu tố con người, các hệ thống hỗ trợ kiểm toán như AS/2 có vai trò rất quan trọng trong cuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn kết thúc kiểm toán. Phần mềm này góp phần giúp các KTV thực hiện các phần hành chính xác và tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Giúp cho các cấp quản lý trong một cuộc kiểm toán dễ dàng kiểm soát, đánh giá cũng như rà soát chất lượng của cuộc kiểm toán. Một KTV có thể tìm kiếm các thông tin về rủi ro, các điểm chưa hoàn thiện trong cách trình bày giấy tờ làm Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 88 việc, các thủ tục cần thực hiện một cách chi tiết trên phần mềm EMS thuộc hệ thống AS/2 này. Mặc dù phương thức tiếp cận của công ty TNHH Deloitte Việt Nam trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính là việc thực hiện kiểm toán các khoản mục tuy nhiên trong quá trình kiểm toán, các khoản mục này được liên kết một cách rất chặt chẽ, hạn chế việc chồng chéo công việc, tiết kiệm thời gian, việc này có thể thể hiện rõ nhất qua việc đối chiếu giữa các working paper với nhau thông qua việc sử dụng tính năng reference trong bộ công cụ EMS tools được tích hợp sẵn vào phần mềm Excel của các KTV. Về sự bảo mật và tính độc lập Tại công ty Kiểm toán Deloitte, tính bảo mật thông tin của khách hàng được đặt lên hàng đầu. Do đó, công ty luôn có những biện pháp giám sát chặt chẽ trên máy tính cũng như các tài liệu giấy nhằm đảm bảo thông tin khách hàng không bị lộ ra ngoài (laptop của nhân viên có nhiều lớp bảo mật; sử dụng một sever riêng để lưu chuyển thông tin nội bộ, tránh sự tấn công từ bên ngoài; giám sát chặt chẽ sự ra vào trong văn phòng công ty. Bên cạnh đó, các cam kết về tính độc lập và chuyên nghiệp cũng được các nhân viên từ thực tập sinh cho đến tổng giám đốc ký kết, đảm bảo nhằm duy trình sự độc lập và tính chuyên nghiệp của công ty. Hiện tại, công ty TNHH Deloitte Việt Nam có một phó tổng giám đốc phụ trách tính độc lập trong bộ phận kiểm toán.  Ưu điểm về quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Nhìn chung, công ty đã xây dựng một quy trình kiểm toán chặt chẽ với đầy đủ các thủ tục kiểm toán nhằm mục đích thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán. Quy trình được chia thành nhiều công việc cụ thể, với mục tiêu rõ ràng cho từng công việc. Bên cạnh đó, mặc dù thực hiện các thủ tục trên từng phần hành nhưng luôn có sự đối chiếu, liên lạc giữa các KTV ở các phần hành khác nhau nhằm giảm bớt khối lượng công việc trùng lặp. Nhờ vậy, quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam luôn đảm bảo một chất lượng kiểm toán rất cao Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 89 3.1.2 Tồn tại Tồn tại tìm hiểu và mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ Tại công ty kiểm toán Deloitte, thì quá trình tìm hiểu và mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ là một giai đoạn không thể thiếu trong giai đoạn lập kế hoạch. Tuy nhiên, quá trình mô tả vẫn chỉ ở mức mô tả bằng đoạn văn bản, làm việc soát xét lại ở các cấp mất thời gian hơn khi mỗi KTV tại Deloitte soát xét mỗi giấy tờ làm việc. Đồng thời, các bảng hỏi chi tiết của KTV đối với khách hàng và quá trình kiểm tra các tài liệu hay quá trình đánh giá lại của KTV vẫn chưa được mô tả một cách chi tiết và cụ thể trong các giấy tờ làm việc để soát xét lại. Nguyên nhân của tồn tại này là vì các quá trình phỏng vấn, kiểm tra hay thực hiện lại thường được thực hiện bởi các trưởng phòng kiểm toán, những người đã tiến hành kiểm toán đơn vị trong một thời gian dài và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Tuy nhiên, việc mô tả cụ thể các thông tin này cũng là cần thiết để các KTV kế nhiệm có thể tham khảo trong trường hợp luân chuyển nhân sự. Tồn tại trong việc sử dụng thủ tục phân tích Tại công ty kiểm toán Deloitte, thủ tục phân tích khi tiến hành kiểm toán còn khá hạn chế, chỉ dừng lại ở việc phân tích biến động số dư khoản mục năm nay so với năm trước, giải thích các biến động đó ở giai đoạn thực hiện kiểm toán ở các phần hành và phân tích các chỉ số tài chính chung nhằm đánh giá sơ bộ về báo cáo tài chính chung ở giai đoạn lập kế hoạch. Tồn tại trong việc sử dụng ý kiến của chuyên gia. Kiểm toán khoản mục tài sản cố định đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu rộng và kiến thức chuyên môn nhất định trong một số trường hợp như: đánh giá về thiết bị điện tử, máy móc, đánh giá đất đai,.. Hiện nay, mặc dù đối tượng khách hàng của công ty TNHH Deloitte Việt Nam rất đa dạng và trải dài từ lĩnh vực hàng tiêu dùng tới các lĩnh vực đặt biệt như dầu khí, năng lượng nhưng không phải KTV nào cũng có đủ những kiến thức chuyên môn đặc thù phục vụ cho quá trình kiểm toán. Cụ thể với công ty ABC, với một số tài sản cố định mang tính đặc thù, rất khó để KTV phân biệt các tài sản như “Bộ máy chủ Cisco CGlalyst 2960 48 (003)” với “Máy chủ bảo mật IBMx3650M4+NAS N8900” Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 90 hoặc “Máy cắt ống bán tự động chạy xích,mod :Auto pcel “ với “Máy cắt dầm bán tự động” nếu như các tài sản đều đang vận hành, không có nhãn tài sản cố định và không có các chuyên gia, nhân viên chuyên dụng đi cùng. 3.2Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thực hiện kiểm toán Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại Công ty TNHHDeloitte Việt Nam 3.2.1 Hoàn thiện mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ Một phương pháp thể hiện một cách rõ hơn các thủ tục kiểm soát đối với chu trình tài sản cố định đó là phương pháp lưu đồ. Mặc dù phương pháp này có thể mất nhiều thời gian hơn, tuy nhiên nó lại thể hiện trình tự thực hiện các thủ tục kiểm soát một cách có hệ thống và dễ dàng trong quá trình soát xét lại hơn. Từ bảng mô tả đã thực hiện, KTV sẽ sử dụng các hình vẽ, ký hiệu được quy ước sẵn để vẽ lưu đồ. Các hình vẽ, ký hiệu có thể sử dụng như sau: Bảng 3.1 Ký hiệu trong lưu đồ Nguồn: Hệ thống thông tin kế toán 1 Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 91 Bên cạnh đó, KTV cũng nên đưa các bảng hỏi, phương pháp điều tra hệ thống Kiểm soát nội bộ và giấy tờ làm việc. 3.2.2 Hoàn thiện thực hiện thủ tục phân tích Bên cạnh việc phân tích biến động số dư các tài khoản trong năm, KTV có thể thực hiện phân tích tỉ số gồm: - Tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng tài sản cố định: các tỷ số này được tính bằng cách lấy giá trị của từng loại tài sản cố định chia cho tổng giá trị tài sản cố định. - Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị tài sản cố định: tỷ số này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của tài sản cố định hiện có tại đơn vị. - Tỷ số giữa tổng giá trị tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu: tỷ số này liên quan đến mức độ đầu tư vào tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu. - Tỷ số hoàn vốn của tài sản cố định: tỷ số này được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho tổng giá trị tài sản cố định, qua đó cho thấy khả năng thu hồi của số vốn đã đầu tư vào tài sản cố định. Bên cạnh đó, về phân tích khấu hao tài sản cố định, KTV có thể tính tỷ lệ khấu hao bình quân cho từng loại tài sản cố định (nhà cửa, máy móc thiết bị,) bằng tỷ số giữa chi phí khấu hao và tổng nguyên giá tài sản cố định. Nếu tỷ lệ này có sự thay đổi đáng kể, nghĩa là trong năm có một sự thay đổi trong chính sách khấu hao, trong cơ cấu tài sản cố định hoặc khả năng sai sót trong tính toán chi phí khấu hao. 3.2.3 Hoàn thiện công tác sử dụng ý kiến chuyên gia Trong những trường hợp mà cơ cấu tài sản cố định của DN được kiểm toán có tính phức tạp và đòi hỏi các kiến thức đặc thù thì trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cân nhắc đến việc sử dụng ý kiến chuyên gia để thu được những bằng chứng kiểm toán thích hợp. Nếu sử dụng ý kiến chuyên gia, thì KTV cũng phải cân nhắc: - Dự tính chi phí sử dụng chuyên gia để tính toán và thỏa thuận phí kiểm toán cho phù hợp Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 92 - Xem xét, đánh giá năng lực chuyên môn của chuyên gia để đảm bảo tính phù hợp và chất lượng của bằng chứng kiểm toán cũng như tính độc lập của chuyên gia đối với khách hàng để đánh giá tính khách quan của bằng chứng kiểm toán. Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 93 PHẦN 3: KẾT LUẬN Việc thực tập và thực hiện đề tài tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thật sự là một khoảng thời gian rất hữu ích và có ý nghĩa. Nhờ việc được tham gia trực tiếp và quá trình kiểm toán tại các khách hàng của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, bản thân tôi đã hiểu được quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính mà Công ty đã và đang thực hiện. Mặt khác, tôi có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế tại một DN kiểm toán độc lập cũng như thấy được sự khác biệt giữa kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế Nhìn chung, Khóa luận tốt nghiệp đã đạt được những kết quả sau:  Thứ nhất, khóa luận đã tìm hiểu những lý luận cơ bản về, kiểm toán báo cáo tài chính, kế toán tài sản cố định và chi phí khấu hao cũng như kiểm tài sản cố định và chi phí khấu hao.  Thứ hai, khóa luận đã tìm hiểu quá trình thực hiện kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thông qua tìm hiểu quy trình thực hiện kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định áp dụng tại Công ty ABC.  Thứ ba, khóa luận đã đưa ra được một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Bên cạnh đó, Khóa luận tốt nghiệp vẫn còn tồn tại hạn chế sau: Tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam, các thủ tục kiểm toán được thiết kế trên cơ sở tìm hiểu của KTV về hệ thống kiểm soát nội bộ và các rủi ro phát hiện ở từng đơn vị. Do đó, với phạm vi tìm hiểu là quy trình kiểm toán tài sản cố định ở phạm vi là công ty cổ phần ABC, khóa luận chưa thể trình bày một cách toàn diện quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định của công ty kiểm toán Deloitte áp dụng cho các khách hàng khác nếu tại các Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 94 đơn vị này có sự khác biệt về đặc thù kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ hay khác biệt về rủi ro. Sau kết quả nghiên cứu đề tài này, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là mở rộng quy mô của việc tìm hiểu quy trình kiểm toán mà Công ty TNHH Deloitte áp dụng cho khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao. Qua đó, hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn về quy trình kiểm toán được mà Công ty mang đến cho các khách hàng. Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm toán (tái bản lần thứ năm), NXB Lao động xã hội, 2012. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 - Tài sản cố định hữu hình. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - Tài sản cố định vô hình. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 - Chi phí đi vay. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 - Thuê tài sản. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 510: Kiểm toán năm đầu tiên Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 520: Thủ tục phân tích Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 570: Hoạt động liên tục Bộ Tài chính, Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 Hệ thống tài khoản Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. Thông tin trên trang web chính thức của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam: Thông tin trên trang web chính thức của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng 96 Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục Phụ lục 1: Bảng tổng hợp yếu tố cân nhắc chấp nhận hợp đồng Phụ lục 2: Hợp đồng kiểm toán Phụ lục 3: Intangible Fixed Asset Movement Phụ lục 4: Tangible Fixed Asset Movement Phụ lục 5: IPE Testing Phụ lục 6: Recalculate Intangible Fixed Assets’ Depreciation Phụ lục 7: Understand Fixed Assets Phụ lục 8: Báo cáo kiểm toán Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Tính chất Câu hỏi Kết quả Đặc điểm quản lý và tính khách quan Chúng ta có nhận ra được lý do để nghi vấn về tính chính trực của ban điều hành cũng như nghi vấn về khả năng dựa vào giải trình của ban giám đốc? Không Cơ cấu tổ chức và quản lý Cơ cấu tổ chức và quản lý có phù hợp với quy mô và bản chất của doanh nghiệp không? Không Các thủ tục kiểm soát không phù hợp với quy mô va hinh thức kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khả năng kiểm giám sát và quản lý của các bộ phận được ủy quyên là đáng lo ngại? Không Đặc thù kinh doanh Có lý do gì để quan tâm đến bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Không Môi trường kinh doanh Có những yếu tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến hoạt động liên tục của đơn vị không? Không Tình hình tài chính Ban quản lý có bị ảnh hưởng bởi áp lực làm đẹp báo cáo tài chính hay không? Không Giao dịch với các bên liên quan Có lý do nào để nghi ngờ về bản chất của các giao dịch và mối quan hệ kinh doanh quan trọng giữa ABC và doanh nghiệp khác, đặc biệt nếu các doanh nghiệp khác được đại diện là bên thứ ba, trong khi đó thực tế chúng là các bên liên quan? Không Sự kiện và kinh nghiệm trước Deloitte trong những năm trước có phải là công ty thành viên liên kết với ABC hay có những thay đổi đáng kể trong kinh doanh có thể chỉ ra rủi ro ở cấp độ khách hàng cao? Không Gian lận Có dấu hiệu nào cho thấy việc lập và trình bày báo cáo tài chính liên quan đến gian lận hoặc biển thủ tài sản không? Không Phụ lục 1: Bảng tổng hợp yếu tố cân nhắc chấp nhận hợp đồng Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 2: Hợp đồng kiểm toán Phụ lục 2: Hợp đồng kiểm toán (Tiếp theo) Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 2: Hợp đồng kiểm toán (Tiếp theo) Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 2: Hợp đồng kiểm toán (Tiếp theo) Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 2: Hợp đồng kiểm toán (Tiếp theo) Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 3: Giấy tờ làm việc Intangible Fixed Asset Movement Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 4: Tangible Fixed Asset Movement Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 5: IPE Testing Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 5: IPE Testing (tiếp theo) Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 6: Recalculate Intangible Fixed Assets’ Depreciation Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 7: Understand fixed assets Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 7: Understand fixed assets (Tiếp theo) Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 7: Understand fixed assets (Tiếp theo) Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 7: Understand fixed assets (Tiếp theo) Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 8: Báo cáo kiểm toán Sinh viên thực hiện: Trần Đức Vũ Hùng Phụ lục 8: Báo cáo kiểm toán (Tiếp theo)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_cong_tac_kiem_toan_khoan_muc_tai_san_co_d.pdf
Tài liệu liên quan