ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GẠCH TUYNEN THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN THỊ KIM THÚY
NIÊN KHÓA: 2016-2020
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GẠCH TUYNEN THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
147 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch tuynen Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Thị Kim Thúy TS. Hồ Thị Thúy Nga
Lớp: K50D- Kế toán
Niên khóa: 2016-2020
Huế, tháng 12 năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình tốt nghiệp ở trường Đại học kinh tế Huế, tôi đã lựa chọn
đề tài “TÌM HIỂU CÔNG TÁC TẬP HỢP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM” làm đề tài tốt nghiệp trong suốt 4 năm học đại học
của mình.
Để đề tài được hoàn thiện, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô
giáo trong trường Đại học kinh tế Huế nói chung và quý thầy cô trong khoa Kế toán –
Kiểm toán nói riêng đã hỗ trợ cho tôi về kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn TS. Hồ Thị
Thúy Nga - người đã quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt báo cáo trong
suốt quá trình thực hiện thực tập cuối khóa.
Đồng thời qua đây tôi xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, cán bộ của công
ty cổ phần gạch Tuynen Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình chỉ bảo và cung cấp số
liệu cho tôi hoàn thành tốt báo cáo thực tập, giúp cho tôi tích lũy được những bài học
kinh nghiệm, những thông tin hữu ích để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận được
hoàn thiện và chính xác hơn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn đồng hành, động
viên hỗ trợ tôi để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 12 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Thúy
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy ii
MỤC LỤC
...................................................................................................................iLỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU MẪU...............................................................................................x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu...............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................3
5. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN...............................5
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM....................................5
1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất ..................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất ...............................................................................5
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ......................................................................................5
1.1.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ............................................8
1.1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ....................................................................8
1.2. Tổng quan về giá thành ..........................................................................................10
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................10
1.2.2. Bản chất và chức năngcủa giá thành ...................................................................10
1.2.3. Phân loại giá thành ..............................................................................................11
1.2.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành ...........................................................12
1.2.4.1. Đối tượng tính giá thành ..................................................................................12
1.2.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.............................................................12
1.3. Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm....................................................14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy iii
1.4. Kế toán chi phí sản xuất .........................................................................................15
1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)............................................16
1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) ......................................................19
1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (SXC) ................................................................22
1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất ......................................................................................25
1.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.......................................................................29
1.7. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành.....................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN
HUẾ...33
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần gạch Tuynen Huế ..................................................33
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty ................................................................................33
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty gạch Tuynen Huế .........................34
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty...............................35
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.....................................................................36
2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.......................................................................36
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ..............................................................38
2.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty......................................................................39
2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................................39
2.3.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty ......................................................39
2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán................................................40
2.3.2. Hình thức sổ kế toán............................................................................................41
2.3.3. Các chính sách chủ yếu được áp dụng tại công ty ..............................................42
2.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo....................................................................................43
2.4. Các nguồn lực chính của công ty ...........................................................................43
2.4.1. Tình hình lao động..............................................................................................43
2.4.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn ...............................................................................47
2.4.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................53
2.5. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại
Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế ...............................................................................58
2.5.1. Khái quát về đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ gạch Tuynen của công ty
cổ phần gạch Tuynen Huế .............................................................................................58
2.5.2. Thị trường tiêu thụ...............................................................................................58
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy iv
2.6. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại
công ty Tuynen Huế ......................................................................................................61
2.6.1. Đặc điểm chi phí sản xuất ...................................................................................61
2.6.2. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty 61
2.6.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất .........................................................................61
2.6.3.1. Kế toán chi phí theo nguyên vật liệu trực tiếp .................................................61
2.6.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .................................................................81
2.6.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ........................................................................94
2.6.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ...................109
2.6.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất..............................................................................109
2.6.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ..............................................................112
2.6.5. Tính giá thành sản phẩm....................................................................................115
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN
HUẾ............................................................................................................................122
3.1. Nhận xét công tác kế toán tại công ty cổ phần Tuynen Huế ................................122
3.1.1. Ưu điểm .............................................................................................................122
3.1.2. Nhược điểm .......................................................................................................123
3.2. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty tại công ty cổ phần Tuynen Huế..............................................................................123
3.2.1. Ưu điểm .............................................................................................................124
3.2.2. Nhược điểm .......................................................................................................125
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán CPSX và tính giá
thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế. ..............................................127
3.3.2. Đối với công tác CPSX và tính giá thành sản phẩm .........................................128
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................131
1. Kết luận....................................................................................................................131
2. Kiến nghị ................................................................................................................132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................134
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
BHTS : Bảo hiểm tài sản
HXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BPSX : Bộ phận sản xuất
BTC : Bộ tài chính
BVMT + MT : Bảo vệ môi trường + môi trường
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CCDC : Công cụ dụng cụ
CNSX : Công nhân sản xuất
CP : Cổ phần
CPSX : Chi phí sản xuất
CTGS : Chứng từ ghi sổ
Cty TNHH
MTV TVĐT
và TM
: Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên tư vấn đầu tư và thương
mại
CSPK : Công suất phản kháng
DDĐK : Dở dang đầu kỳ
DDCK : Dở dang cuối kỳ
DIEN : Điện
GCN ĐKT : Giấy chứng nhận đăng kí thuế
GTGT : Giá trị gia tăng
GVHB : Giá vốn hàng bán
HTK : Hàng tồn kho
KHTSQ3 : Khấu hao tài sản quý 03
KKĐK : Kiểm kê định kỳ
KKTX : Kê khai thường xuyên
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
LNST : Lợi nhuận sau thuế
LĐ : Lao động
NCTT : Nhân công trực tiếp
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy vi
NPT : Nợ phải trả
NSLĐ : Năng suất lao động
NVL : Nguyên vật liệu
NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp
PDCPQ3 : Phân bổ chi phí quý 03
PVSX : Phục vụ sản xuất
PXK : Phiếu xuất kho
QĐ : Quy đổi
QLPX : Quản lý phân xưởng
SDMTC : Sử dụng máy thi công
SPDD : Sản phẩm dở dang
SXC : Sản xuất chung
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCN : Tiêu chuẩn nghề
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TRICHL : Trích lương
TSCĐ : Tài sản cố định
TSDH : Tài sản dài hạn
TSNH : Tài sản ngắn hạn
VAT : Thuế giá trị gia tăng
VCSH : Vốn chủ sở hữu
VNĐ : Việt nam đồng
VSCN Vệ sinh công nhân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Kí hiệu Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ tập hợp chi phí NVL trực tiếp (theo phương pháp KKTX)..............18
Sơ đồ 1. 2. Sơ đồ tập hợp chi phí NVL trực tiếp (theo phương pháp KKĐK) .............19
Sơ đồ 1. 3. Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ..................................................22
Sơ đồ 1. 4. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung..........................................................25
Sơ đồ 1. 5. Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX theo phương pháp KKTX ..........................27
Sơ đồ 1. 6. Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK .......................29
Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế ..................37
Sơ đồ 2. 2. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty CP gạch Tuynen Huế ..........................40
Sơ đồ 2. 3. Trình tự kế toán trên máy vi tính theo hình thức chứng từ ghi sổ ..............42
Sơ đồ 2. 4. Quy trình công nghệ sản xuất gạch Tuynen................................................60
Sơ đồ 2.5: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán nguyên vật liệu trực tiếp................62
Sơ đồ 2.6: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán nhân công trực tiếp ........................81
Sơ đồ 2.7: trình tự luân chuyển chứng từ kế toán chi phí sản xuất chung ....................94
Sơ đồ 2.8. Sơ đồ kết chuyển CPSX và tính giá thành sản phẩm của công ty .............109
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy viii
DANH MỤC BẢNG
Kí hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2. 1 Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016 – 2018 ............................44
Bảng 2. 2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cổ phần gạch Tuynen qua ba năm
2016-2018......................................................................................................................48
Bảng 2. 3. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty cổ phần gạch Tuynen Huế qua ba
năm 2016 - 2018 ............................................................................................................55
Bảng 2.4. Định mức lương theo từng nội dung công việc ............................................86
Bảng 2. 5 Bảng kê phải trả cho CBCNV quý 03...........................................................88
Bảng 2.6. Bảng tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...............................110
Bảng 2.7. Bảng cân đối bán thành phẩm quý III năm 2019 ........................................114
Bảng 2.8. Bảng hệ số quy đổi sản phẩm gạch Tuynen................................................116
Bảng 2.9. Bảng quy đổi tính giá thành thành phẩm đơn vị cho gạch Tuynen ............117
Bảng 2.10. Bảng phân tích giá thành sản phẩm gạch Tuynen.....................................118
Bảng 2.11: Bảng giá thành sản phẩm gạch tuynel quý III năm 2019 .........................119
Bảng 2.12. Bảng cân đối thành phẩm quý 03 năm 2019.............................................121
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy ix
DANH MỤC HÌNH
Kí hiệu Tên hình Trang
Hình 2. 1. Biểu đồ thể hiện tổng số lao động của công ty CP gạch Tuynen Huế .........45
Hinh 2.2 Biểu đồ thể hiện TSNH và TSDH của công ty CP gạch Tuynen Huế ..........50
Hình 2. 3 Biểu đồ thể hiện các khoản mục TSNH của công ty CP gạch Tuyen Huế ...51
Hình 2. 4 Biểu đồ thể hiện NPT và VCSH của công ty CP gạch Tuynen Huế .............52
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của công ty CP gạch Tuynen Huế ......56
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy x
DANH MỤC BIỂU MẪU
Kí hiệu Tên biểu mẫu Trang
Biểu mẫu 2.1: Mẫu hóa đơn GTGT...............................................................................65
Biểu mẫu 2.2: Mẫu phiếu nhập kho NVL .....................................................................66
Biểu mẫu 2.3: Mẫu giấy yêu cầu vật tư .........................................................................67
Biểu mẫu 2. 4 Mẫu phiếu xuất kho NVLTT chính .......................................................68
Biểu 2.5. Bảng Kê Phải Trả Cbcnv Quý III ..................................................................96
Biểu mẫu 2.6. Mẫu phiếu chi tiền nước ........................................................................72
Biểu mẫu 2.7. Mẫu hóa đơn GTGT tiền điện...............................................................73
Biếu mẫu 2.8 Mẫu phiếu yêu vầu vật tư NVLTT phụ...................................................75
Biểu mẫu 2.9. Mẫu phiếu nhập kho dầu........................................................................76
Biểu mẫu 2. 10. Mẫu phiếu xuất kho NVLTT phụ .......................................................77
Biểu mẫu 2.11 . Bảng chấm công tổ cơ khí tháng 08 năm 2019...................................83
Biểu mẫu 2. 12. Mẫu phiếu chi tiền ăn ca .....................................................................84
Biểu mẫu 2.13. Mẫu phiếu xuất kho CCDC.................................................................97
Biểu mẫu 2.14: Mẫu sổ cái khoản 6271 – Chi phí sản xuất chung .............................103
Biểu mẫu 2.15: Mẫu sổ cái tài khoản 6272 – Chi phí sản xuất chung ........................104
Biểu mẫu 2.16: Mẫu sổ cái khoản 6273 – Chi phí sản xuất chung .............................105
Biểu mẫu 2.17: Mẫu sổ cái khoản 6274 – Chi phí sản xuất chung .............................106
Biểu mẫu 2.18: Mẫu sổ cái tài khoản 6277 – Chi phí sản xuất chung ........................107
Biểu mẫu 2.19: Mẫu sổ cái tài khoản 6278– Chi phí sản xuất chung .........................108
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế việt nam đang từng ngày phát triển với tốc độ nhanh chóng, kéo
theo hàng nghìn doanh nghiệp ra đời. Các doanh nghiệp về thương mại, dịch vụ ngày
càng mở rộng quy mô hoạt động trong lẫn ngoài nước, tuy nhiên với một nước giàu tài
nguyên khoáng sản, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào nhiều kinh
nghiệm thì sản xuất vẫn là một ngành công nghiệp giữ vai trò hàng đầu trong nền công
nghiệp Việt Nam. Chính sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã và đang
ảnh hưởng tích cực đến công nghiệp sản xuất, nhiều doanh nghiệp sản xuất ra đời tạo
nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển, mỗi doanh
nghiệp sản xuất cần đưa ra những chiến lược kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh
của mình. Bên cạnh đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thì chiến lược
về “GIÁ” là một công cụ cạnh tranh quan trọng nhất.
Làm sao để có thể đưa ra giá bán phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng,
thấp hơn so với đối thủ, mà vẩn giữ được chất lượng sản phẩm? Làm sao có thể tiết
kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm mà vẩn giữ được giá bán, đưa lại lợi nhuận tối
đa? Là những mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến.
Để có thể trả lời những câu hỏi trên, thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành là một khâu quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất. Kế toán chi
phí sản xuất không những định giá sản xuất mà còn giúp cho nhà quản trị nắm rõ được
đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất của doanh nghiệp mình, giúp nhà quản trị đưa ra
những quyết định, chiến lược đúng đắn kịp thời trước những đối thủ cạnh tranh.
Với những lý thuyết được học trên nhà trường, cũng như muốn tìm hiểu rõ
hơn về công tác kế toán chi phí sản xuất ở công ty sản xuất do đó tôi đã chọn công ty
cổ phần gạch Tuynen Huế là cơ sở thực tập. Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế là một
doanh nghiệp sản xuất và thương mại chuyên sản xuất và cung cấp gạch cho thị trường
vật liệu xây dựng. Cũng như bất kì doanh nghiệp sản xuất nào, công ty cũng muốn tiết
kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính
vì vậy, tôi đã chọn “TÌM HIẾU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 2
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH
TUYNEN HUẾ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó
đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế.
Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành bài nghiên cứu, cũng như xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tại
công ty cổ phần gạch Tuynen Huế, tôi đưa ra những mục tiêu sau:
- Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
- Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm gạch tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế.
- Thứ ba: Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên để góp
phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty cổ phần gạch Tuynen Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạch Tuynen tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi giới hạn hoạt động của Công ty cổ phần gạch
Tuynen Huế.
Về thời gian
- Số liệu dùng để phân tích, đánh giá tình sản xuất hoạt động kinh doanh công
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 3
ty là số liệu được tổng hợp qua ba năm 2016-2018.
- Số liệu được thu thập để phục vụ cho việc nghiên cứu quy trình kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Tuynen của công ty là quý III/2019.
Về nội dung
- Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạch
Tuynen tại Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế trong quý III năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp tham khảo, nghiên cứu tài liệu
- Đọc tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm. Nghiên cứu các bài luận văn tốt nghiệp, các thông tin trên mạng
internet, các giáo trình của thầy cô giáo kinh tế để hệ thống lại cơ sở lý luận về chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty trên các trang web của công ty.
- Chụp, photo và chép lại các chứng từ sổ sách, số liệu liên quan đến công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty.
Phương pháp quan sát, phỏng vấn
- Quan sát các nhân viên kế toán thực hiện các công việc hằng ngày liên quan
đến tập hợp chi phí sản xuất, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đối tượng
nghiên cứu, để hiểu rõ hơn về quy trình luân chuyển chứng từ khi có nghiệp vụ phát
sinh.
- Phỏng vấn trực tiếp các nhân viên kế toán và kế toán trưởng để biết được
phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tính giá thành và phân bổ chi phí.
Đồng thời phỏng vấn một số nhân viên của các bộ phận khác, một số công nhân lao
động để thu thập thông tin đầy đủ về cơ cấu tổ chức và quy trình sản xuất gạch
Tuynen.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 4
- Phương pháp tổng hợp và so sánh: Dùng để phân tích số liệu tuyệt đối, tương
đối về tình hình tài sản nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. So sánh số liệu qua các năm để thấy được tình hình kinh doanh của công ty.
- Phương pháp chứng từ kê toán: Tập hợp các chứng từ, số liệu kế toán liên
quan đến chi phí. Phân tích số liệu thô để đánh giá được công tác tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Phương pháp tính giá: Phương pháp này được áp dụng để tính các chi phí sản
xuất gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung. Sau
đó tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
5. Kết cấu đề tài
Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có 03 phần:
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Hệ thống lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
Chương 2: Thực trạng công tác kê toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sảm phẩm tại công ty cổ phần Tuynen Huế.
Chương 3: Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần Tuynen Huế.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất
1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất
- (Theo Chuẩn mực kế toán số 01) Chi phí được định nghĩa là tổng giá trị làm
giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, hay là những tổn thất về nguồn lực kinh tế, về tài
sản được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc có khi có khả năng tương đối
chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa.
- Theo Huỳnh Lợi (2010), “Chi phí sản xuất có thể được hiểu một cách trừu
tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống hoặc lao động vật hoá phát
sinh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm) để thực hiện quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh.
- Nội dung của chi phí sản xuất (CPSX): CPSX không những bao gồm những
yếu tố lao động sống cần thiết liên quan đến sử dụng lao động (tiền lương, tiền công),
lao động vật hóa (khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên vật liệu,) mà còn bao
gồm một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra (BHXH, BHYT,
các khoản thuế không được hoàn lại,).
- Cuối cùng, thực chất chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn – chuyển giá trị
của các yếu tố sản xuất (hao phí lao động) vào đối tượng tính giá thành.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
- Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác
nhau. Mỗi loại đều có một nội dung, tính chất, công dụng, mục đích và yêu cầu sử
dụng riêng.
- Nó đòi hỏi nhà quản trị và kế toán viên phải am hiểu sâu về mỗi loại chi phí
để phục vụ tốt cho công tác hạch toán, nâng cao tính chi tiết của thông tin chi phí,
phục vụ đắc lực cho công tác tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ và tính giá thành sản
phẩm. Chi phí là yếu tố quan trọng và quyết định đến giá thành sản phẩm, mà giá
thành quyết định đến hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc hiểu rõ chi phí sản xuất giúp
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 6
doanh nghiệp có những biện pháp quản lý tốt hơn. Do đó, nhà quản trị có xu hướng
phân loại chi phí theo những đặc trưng nhất định với nhiều tiêu thức khác nhau, cụ thể
như sau:
1.1.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung nội dung kinh tế ban đầu
Các chi phí có cùng nội dung, tính chất sẽ được tập hợp vào một nhóm không
kể chi phí đó phát sinh ở thời điểm nào, ở đâu, dùng vào mục đích gì trong sản xuất
kinh doanh. Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau:
- Chi phí nhân công: Bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo
lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương: BHYT, BHXH,
KPCĐ cho người lao động.
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị thu mua nguyên vật liệu
chính, phụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí CCDC: Bao gồm giá mua và chi phí mua công cụ dụng cụ dùng cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả
TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho
hoạt động kinh doanh, ví dụ như: chi phí vận chuyển, dịch vụ điện nước,..
- Chi phí khác bằng tiền: Toàn bộ các chi phí bằng tiền tại doanh nghiệp, chưa
liệt kê vào những chi phí trên.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp biết được chi phí sản xuất bao gồm
những loại nào, số lượng, giá trị từng loại chi phí là bao nhiêu.
1.1.2.2. Phân theo công dụng kinh tế (khoản mục chi phí)
Cách phân loại này dựa theo công dụng của chi phí, địa điểm phát sinh chi phí,
nơi gánh chịu chi phí và phân bổ chi phí theo từng đối tượng. Các chi phí này có ý
nghĩa trong việc tính giá thành sản phẩm, vì vậy toàn bộ chi phí được phân theo khoản
mục. Bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): Là toàn bộ chi phí nguyên vật
liệu chính, phụ, vật liệu khác,tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
...hi phí vật liệu, CCDC
phục vụ cho sản xuất
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 133
Thuế GTGT
Các khoản giảm chi phí SXC
Chi phí SXC cố định phân
bổ cho công suất dưới mức
bình thường.
Kết chuyển chi phí SXC
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 26
toán HTK mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tổng hợp chi phí vào bên nợ
TK 154 (KKTX) hoặc TK 631 (KKĐK).
1.5.1. Theo phương pháp KKTX
1.5.1.1. Nguyên tắc hạch toán
TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” phản ánh CPSX kinh doanh
trong kỳ, CPSX kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ ở
các đơn vị sản xuất hoặc đơn vị kinh doanh dịch vụ.
Chi phí sản xuất doanh dở dang phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi
phí, theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm
Trong doanh nghiệp sản xuất, những chi phí được kết chuyển vào “Chi phí sản
xuất dở dang” bao gồm những chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm
và thực hiện dịch vụ.
Phần chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, sản xuất chung vượt trên
mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính
vào giá thành mà phải tính vào GVHB cuối kỳ kế toán.
1.5.1.2. Sổ sách và tài khoản sử dụng
Sổ sách, chứng từ sử dụng
Sổ sách liên quan: Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 154; sổ chi tiết, sổ cái 621, 622,
627,
Tài khoản sử dụng: TK 154 - “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Đối với ngành giao thông vận tải, tài khoản này dùng để tập hợp chi phí và
tính giá thành về vận tải đường bộ (ô tô, tàu điện, vận tải bằng phương tiện thô sơ
khác), vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, vận tải đường ống,...
Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có hoạt động thuê ngoài gia công
chế biến, cung cấp lao vụ, dịch vụ ra bên ngoài hoặc phục vụ cho việc sản xuất sản
phẩm thì những chi phí của hoạt động này cũng được tập hợp vào TK 154.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 27
Kết cấu TK 154
Bên Nợ:
- Tổng hợp các CPSX trong kỳ (NVLTT, NCTT, SXC, SDMCT).
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK).
Bên Có:
- Các khoản giảm chi phí.
- Tổng giá thành thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ hoàn
thành.
- TK 154: Được chi tiết theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản
phẩm.
Số dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành.
1.5.1.3. Trình tự hạch toán
Quy trình tổng hợp và hạch toán CPSX như sau:
TK 621 TK 154 TK 152, 153
TK 622 TK 155,157, 632
TK 627 TK 138, 334,811
Sơ đồ 1. 5. Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX theo phương pháp KKTX
1.5.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.5.2.1. Nguyên tắc hạch toán
Kết chuyển chi phí NVLTT
Kết chuyển chi phí NCTT
Kết chuyển chi phí SXC
Giá trị phế liệu thu hồi
Giá trị sản phẩm hỏng.
Sản phẩm hoàn thành nhập
kho, gửi bán, bán ngay
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 28
Cũng hạch toán tương tự phương pháp KKTX, nhưng sử dụng tài khoản 631
trong phương pháp KKĐK thay vì tài khoản 154.
Chi phí bộ phận sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh, trị giá
vốn hàng hóa, nguyên vật liệu và chi phí thuê gia công chế biến cũng được phản ánh
vào TK 631.
1.5.2.2. Sổ sách và tài khoản sử dụng
Sổ sách, chứng từ sử dụng
Sổ sách liên quan: sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 631; sổ chi tiết, sổ cái tài khoản
154, 611, 334, 338, 111, 112, 331, 214
Tài khoản 631 – “Giá thành sản xuất”
Tài khoản này phản ánh tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở
các đơn vị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và các đơn vị kinh doanh
dịch vụ: bưu chính, vận tải, khách sạntrong trường hợp hạch toán HTK theo phương
pháp kiểm kê định kỳ.
+ Đối với ngành nông nghiệp giá thành thực tế của sản phẩm được xác định
vào cuối vụ. Sản phẩm thu hoạch năm nào thì tính giá thành năm đó, có nghĩa là năm
nay phát sinh chi phí nhưng năm sau mới thu hoạch thì giá thành được tính vào năm
sau.
+ Trong hoạt động kinh doanh khách sạn tài khoản 631 phải được theo dõi chi
tiết theo từng loại hoạt động: ăn uống, phòng nghỉ, vui chơi giải trí, dịch vụ khác (giặt
là, massage.)
+ Còn đối với ngành giao thông vận tải tài khoản 631 phải hạch toán chi tiết
cho từng loại hoạt động.
Kết cấu tài khoản 631
Bên Nợ:
- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ
- Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ
Bên Có:
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154
- Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632
TK 631: Không có số dư cuối kỳ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 29
1.5.2.3. Trình tự hạch toán
Quy trình tổng hợp và hạch toán CPSX như sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 29
TK 154 TK 631 TK 154
TK 611
TK 334
TK338
TK 111, 112, 331, 214
Sơ đồ 1. 6. Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK
1.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Trong doanh nghiệp sản xuất, việc liên tục sản xuất sản phẩm trong kỳ thường
không tránh khỏi sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang (SPDD) cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính
giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn
của quy trình công nghệ sản xuất. (Huỳnh Lợi, và Võ Văn Nhị, 2002).
Việc đánh giá sản phẩm dở dang giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình sản xuất
trong kỳ, số lượng sản phẩm hoàn thành và chưa hoàn thành, từ đó tính giá thành
chính xác theo số lượng sản phẩm hoàn thành và xác định chi phí sản xuất của sản
phẩm ddck.
Giá trị SPDD kết
chuyển vào giá thành
Kết chuyển chi phí NVLTT
Kết chuyển chi phí NCTT
Kiểm kê, xác định, kết
chuyển giá trị sản phẩm
Giá thành sản xuất của
thành phẩm nhập kho,
Kết chuyển các khoản trích
theo lương: BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ
Chi phí SXC thực tế phát
sinh trong kỳ
dịch vụ hoàn thành đem
tiêu thụ
Phế liệu thu hồi
TK 611
TK 632
TK 138
Bồi thường sản phẩm
hỏng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 30
Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm, mức độ chi phí trong sản phẩm dở dang và
yêu cầu quản lý về CPSX mà đánh giá SPDD cuối kỳ có 03 phương pháp sau:
- Đánh giá spddck theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Đánh giá spddck theo sản lượng hoàn thành tương đương.
- Đánh giá spddck theo chi phí định mức.
1.6.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đây là phương pháp được xem là thông dụng, phổ biến rộng rãi trong doanh
nghiệp sản xuất. Nhất là những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, chi phí
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành (khoảng 65%-80% trở lên).
(1) Nếu tất cả nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng ngay từ đầu của quá
trình sản xuất, tham gia trong sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành ở cùng một
mức độ thì tính như sau:
(1)
(2)
(3) Nếu chi phí NVL chính sử dụng ngay từ đầu quy trình sản xuất và tham gia
trong spdd và thành phẩm cùng một mức độ; chi phí NVL phụ sử dụng theo
mức độ sản xuất và chi phí tham gia vào sản phẩm hoàn thành và spdd theo
mức độ hoàn thành thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ tính theo công thức sau:
(4)
Giá trị sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp phát
sinh trong kỳ
Số lượng sản
phẩm hoàn
thành
Số lượng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
Số lượng
sản phẩm dở
dang cuối kỳ
=
+
+
X
Giá trị sản
phẩm chính dở
dang cuối kỳ
Chi phí NVLTT chính
phát sinh trong kỳ
Số lượng sản
phẩm hoàn thành
trong kỳ
Số lượng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
Số lượng
sản phẩm dở
dang cuối kỳ=
+
+
X
Chi phí NVLTT dở
dang đầu kỳ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 31
Tổng giá trị sản phẩm chính cộng với sản phẩm phụ dở dang cuối kỳ, ta được
chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
1.6.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương
đương
Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến tại những doanh nghiệp có
quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở nhiều và không đều nhau. Đặc điểm của
phương pháp này là CPSX tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các
khoản mục chi phí trong CPSX sản phẩm, vì vậy nó cung cấp thông tin có độ chính
xác cao.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương
chia chi phí sản xuất thành 02 nhóm:
- Nhóm 1: Những chi phí phát sinh từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào
sản phẩm hoàn thành và SPDD cuối kỳ: chi phí nguyên vật liệu chính được tính
vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo cách tính chi phí NVLTT.
- Nhóm 2: Những chi phí phát sinh theo mức độ tham gia vào sản phẩm hoàn
thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành sẽ tính đổi số lượng sản phẩm dở
dang thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính chi phí sản xuất
cho sản phẩm dở dang theo công thức:
Giá trị sản
phẩm phụ
ddck
Chi phí NVL
phụ dở dang
đầu kỳ
Chi phí nguyên
vật liệu phụ phát
sinh trong kỳ
Số lượng
sản phẩm
hoàn thành
Số lượng
spdd cuối
kỳ
Số
lượng
spdd
cuối kỳ
=
+
+
X
X
Tỷ lệ
hoàn
thành
X
Tỷ lệ
hoàn
thành
Giá trị
spdd cuối
kỳ
Chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ
Số lượng
sản phẩm
hoàn thành
Số lượng
spdd cuối
kỳ
Số lượng
spdd
cuối kỳ
=
+
+
X
X
Tỷ lệ
hoàn
thành
X
Tỷ lệ
hoàn
thành
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 32
Tổng chi phí Nhóm 1 và Nhóm 2 ta có được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
1.6.3. Đánh giá spdd cuối kỳ theo chi phí định mức
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí định mức (kế hoạch).
Phương pháp này chỉ phát huy tác dụng đối với những doanh nghiệp đã xây dựng được
hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định. Ưu điểm của phương pháp này
là cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác, được áp dụng nhiều trong thực tế.
1.7. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành
Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí phát sinh gắn liền với chi
phí sản xuất chung nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí
phát sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính như: sản phẩm phụ, sản phẩm
song song, phế liệu thu hồi, chi phí thiệt hại sản xuất, chi phí sản phẩm hỏng.
Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ
Số lượng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
Tỷ lệ
hoàn
thành
Chi phí định
mức của mỗi
sản phẩm
∑= XX
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN HUẾ
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần gạch Tuynen Huế
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế
- Tên viết tắt: TUYNEN HUE
- Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài: Hue Tuynen Brick Joint Stock Compan
- Loại hình hoạt động: Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có tư
cách pháp nhân
- Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng hóa
- Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (Đã được cấp GCN ĐKT)
- Mã số thuế: 3300414222
- Nơi đăng ký quản lý: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
- Ngày cấp giấy phép: 13/10/2006
- Ngày hoạt động: 01/10/2006
- Năm tài chính: 2000
- Cấp Chương Loại khoản: 555-087 (Kinh tế tư nhân – Sản xuất sản phẩm từ chất
khoáng phi kim loại khác)
- Vốn điều lệ: 8.500.000.000 đồng
- Địa chỉ: 132 Dạ Lê, Phường Thủy Phương, Thị xã Hương Thủy, T.T Huế
- Điện thoại: 0453864626
- Fax: 0543854180
- Đại diện pháp luật: DƯƠNG MINH TRỊ
- Địa chỉ người đại diện pháp luật: 4A/40 Lịch Đợi, Phường Phường Đúc, TP. Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 34
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty gạch Tuynen Huế
Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, việc xây dựng
cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại là điều cấp thiết, vì vậy nhu cầu thị trường về
nguyên vật liệu xây dựng gia tăng. Nhận thấy được tiềm năng đó, các công ty sản xuất
vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế mở rộng quy mô và năng lực sản xuất của
mình, Xí nghiệp gạch Tuynen thuộc công ty xây lắp Thừa Thiên Huế cũng không
ngoại lệ. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, cũng như gia tăng sức cạnh tranh, Công ty
Xây lắp Thừa Thiên Huế đã tiến hành đầu tư xây dựng thêm một xí nghiệp sản xuất
gạch Tuynen ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/05/2001 Xí nghiệp gạch Tuynen III chính thức đi vào hoạt động
(Tiền thân của Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế).
Sau 10 năm đi vào hoạt động, xí nghiệp đã xây dựng được chỗ đứng trên thị
trường và tạo được uy tín đối với khách hàng, có nhiều chi nhánh sản xuất và phân
phối gạch ở nhiều tỉnh thành miền Trung như: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh Để
có thể tiếp tục đứng vững và phát triển, yêu cầu xí nghiệp phải thay đổi loại hình kinh
doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ và
tăng cường tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh.
Ngày 01/10/2006 Xí nghiệp tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
(Xí nghiệp gạch Tuynen III) theo quyết định số: 1884/QĐ-UBND ngày 15/08/2006
của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế cho đến bây
giờ. Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3103000196 ngày
25/09/2006.
Công ty kinh doanh với mục tiêu: không ngừng phát triển các hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm thu lợi tối đa, tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm việc,
nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động, đảm bảo lợi ích của cổ đông và
làm tròn nghĩa vụ Nhà nước theo luật định. Thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành
phần theo chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần tạo ra sản phẩm và thu
nhập cho xã hội, phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 35
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty
2.1.3.1. Chức năng
Công ty cổ phần gạch Tuynen có chức năng chủ yếu là sản xuất gạch Tuynen
các loại, sản xuất gạch trang trí, chế tạo gia công và lắp ráp các sản phẩm cơ khí cung
cấp cho thị trường vật liệu xây dựng.
2.1.3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được chức năng trên, công ty thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đảm bảo các điều
kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Xem “sản
xuất” là nhiệm vụ trung tâm để phát triển.
- Nắm bắt được nhu cầu thị trường, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để
tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu quả, tổ chức tiêu thụ hàng hóa với nhiều
hình thức phân phối phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Đảm bảo và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu
chuẩn đã đăng ký.
- Huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhằm nâng cao năng
lực tài chính của công ty. Quản lý sử dụng vốn theo chế độ, chính sách của Nhà nước.
- Quan tâm đến đội ngũ lao động, đảm bảo lợi ích hợp pháp của họ theo quy
định của pháp luật, phân phối thu nhập hợp lý nhằm chăm lo đời sống tinh thần vật
chất của người lao động.
3. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề chính của công ty sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (gạch
Tuynen các loại, gạch trang trí)... Ngoài ra công ty còn hoạt động trên lĩnh vực chế tạo
gia công và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, tráng phủ kim loại, buôn bán vật liệu, thiết bị
lắp đặt khác trong xây dựng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 36
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng,
biểu hiện sự phân công theo chiều dọc và thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng.
Cấp trên phân công quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể cho từng
phòng ban cán bộ quản lý, tạo cho việc hoàn thành mục tiêu của công ty, đảm bảo tính
nhịp nhàng, hài hòa, xuyên suốt, gắn kết trong quá trình làm việc cũng như nắm bắt
thông tin một cách nhanh chóng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 37
Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành Chính)
ĐẠI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH SẢN XUẤT
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
PHÒNG TÀI CHÍNH
– KẾ TOÁN
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG KẾ HOẠCH
– KỸ THUẬT
TỔ CƠ KHÍ
TẠO HÌNH
TỔ BÁN
THÀNH PHẨM
TỔ PHƠI
GỘP
TỔ XẾP
GÒONG
TỔ ĐỐT
LÒ
TỔ THÀNH
PHẨM
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 38
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại hội đồng quản trị: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có
nhiệm vụ thông qua các chiến lược phát triển, các báo báo của hội đồng quản trị về
tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định các phương án nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh và đầu tư, chuẩn bị dự thảo, xem xét tất cả các văn bản nghị quyết thuộc thẩm
quyền để trình đại hội cổ đông quyết định.
- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty của Hội đồng quản trị và
giám đốc. Kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp, mức độ cẩn trọng của các hoạt
động trong doanh nghiệp. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật
Doanh nghiệp.
- Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và một phó giám đốc điều hành sản xuất.
+ Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng
thời trực tiếp phụ trách công tác tài chính, kế toán và tổ chức bộ máy nhân sự.
+ Phó giám đốc: Tham mưu, có trách nhiệm hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ
chung, làm việc theo lĩnh vực đã được phân công của Giám đốc.
- Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu và thực hiện nhất quán các chế độ
chính sách, bảo trợ xã hội và công tác quản trị hành chính của công ty. Xây dựng kế
hoạch nhân sự theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất, thực hiện kế hoạch tuyển dụng lao
động và đào tạo lao động.
- Phòng tài chính – kế toán: Thực hiện đúng các chuẩn mực, các chế độ về
hạch toán kế toán, lập và quản lý tài chính một cách có hiệu quả trong suốt quá trình
kinh doanh. Phân tích thông tin, số liệu, chịu trách nhiệm thu chi, thu hồi công nợ,
thanh toán và báo cáo phân tích tài chính định kỳ của công ty.
- Phòng kinh doanh: Thu thập xử lý thông tin về kinh tế, thị trường, khách
hàng, lập kế hoạch sản xuất dài hạn và ngắn hạn. Tham mưu xây dựng, quảng bá, phát
triển thương hiệu của công ty, đồng thời tích cực tìm kiếm khách hàng, đơn hàng và tổ
chức thực hiện.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 39
- Phòng kế hoạch – kỹ thuật: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, bố trí sản xuất,
theo dõi tiến độ sản xuất. Chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi công và tổ chức thi công
cho các công trình, hạng mục công trình, làm cơ sở cho công tác chỉ đạo kiểm tra thi
công, đảm bảo cho việc thi công đúng tiến độ đề ra. Quản lý kỹ thuật, máy móc thiết bị
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tổ cơ khí tạo hành: Có trách nhiệm sữa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy
móc thiết bị, tạo hình và kiểm tra chất lượng của gạch bán thành phẩm.
- Tổ bán thành phẩm: Kiểm tra số lượng bán thành phẩm qua mỗi giai đoạn.
- Tổ phơi gộp: Sắp gạch bán thành phẩm ra sân phơi
- Tổ xếp gòong: Sản phẩm gạch mộc (bán thành phẩm) sau khi phơi khô sẽ
được xếp lên xe gòong đưa vào hầm sấy.
- Tổ đốt lò: Thực hiện quy trình sấy và nung bán thành phẩm theo quy trình kỹ
thuật mà công ty đã ban hành.
- Tổ thành phẩm: Có nhiệm vụ vận chuyển gạch đã nung từ xe gò ong đén
kho thành phẩm, rồi kiểm tra và phân loại sản phẩm, vận chuyển ra thị trường tiêu thụ
đến các đại lý chi nhánh của công ty.
2.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
2.3.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế hoạt động trên địa bàn rộng, quy mô sản
xuất lớn, vì vậy để đảm bảo tính thống nhất với công tác kế toán, cũng như yêu cầu
cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ nên công ty đã lựa chọn mô
hình kế toán theo kiểu vừa tập trung vừa phân tán.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 40
Sơ đồ 2. 2. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty CP gạch Tuynen Huế
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
- Kế toán trưởng: Là cán bộ chủ chốt của công ty, tham mưu cho Giám đốc về
mặt tài chính, trực tiếp chỉ đạo bộ máy kế toán công ty. Kế toán trưởng kiểm tra, đôn
đốc việc thực hiện công tác hạch toán và là người chịu trách nhiệm trước giám đốc,
cấp trên về sự chính xác của số liệu và việc chấp hành chế độ kế toán theo quy định
của nhà nước.
- Kế toán tổng hợp: Là người phụ trách tất cả các phần hành kế toán của công
ty, hướng dẫn các kế toán viên khác và tổng hợp lập báo cáo kế toán.
- Kế toán vật tư: Thực hiện kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụdùng
cho hoạt động sản xuất. Kiểm tra, giảm sát, quản lý tình trạng vật tư, công cụ dụng cụ
để phát hiện tình trạng kém chất lượng, hư hỏng, mấtcủa nguyên vật liệu để trình lên
cấp trên, kịp thời khắc phục, tránh gián đoạn sản xuất.
- Kế toán chi phí, tính giá thành: Thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm gạch vào cuối mỗi quý. Tham mưu cho Giám đốc và bộ phận
kinh doanh trong việc định giá bán sản phẩm.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán
vật tư
Kế toán chi
phí, tính giá
thành
Kế toán
thanh toán Thủ quỹ
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 41
- Kế toán thanh toán: Thực hiện công tác kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, tiền lương, tiền vay, các khoản bán hàng thu tiền ngay. Kiểm tra, khảo sát giá cả,
so sánh chi phí bán hàng của Công ty so với định mức để đưa ra những giải pháp kịp
thời.
- Kế toán bán hàng công nợ: Là người thực hiện công tác kế toán phải thu
khách hàng trong công ty, theo dõi tình hình công nợ giữa công ty với khách hàng để
đề xuất biện pháp đôn thúc thu hồi nợ. Bên cạnh đó theo dõi tình hình tạm ứng của
nhân viên, kiêm việc giao dịch với khách hàng.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt, tiền gửi theo các chứng từ đã được
phê duyệt. Nộp kịp thời và đầy đủ tiền bán hàng vào ngân hàng, rút tiền mặt tại ngân
hàng để chi, bảo đảm sự phù hợp giữa tiền mặt tồn quỹ thực tế và sổ sách. Thực hiện
tốt chế độ kiểm kê đột xuất và định kỳ quỹ tiền mặt.
2.3.2. Hình thức sổ kế toán
Công ty cổ phần gạch Tuyen Huế áp dụng hình thưc kế toán trên máy vi tính
với phần mềm kế toán Bravo7 dựa trên hệ thống sổ của hình thức Chứng từ ghi sổ.
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kế toán trưởng đã
kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ như: Hóa đơn GTGT, Phiếu Thu, Phiếu xuất
kho, Bảng sinh lương xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có, tiền thuế GTGT để
nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông
tin được tự động cập nhật vào chứng từ ghi sổ có liên quan. Nghiệp vụ kinh tế liên
quan đến đối tượng kinh tế nào sẽ được tổng hợp và chuyển thẳng vào các sổ sách
trong máy để theo dõi đối tượng đó.
Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm (hay khi có yêu cầu từ ban quản lý) kế
toán trưởng khóa sổ và lập BCTC. Phần mềm kế toán tự động xử lý kiểm tra đối chiếu
số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết . Đồng thời sổ kế toán tổng hợp in ra giấy, đóng
thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 42
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2. 3. Trình tự kế toán trên máy vi tính theo hình thức chứng từ ghi sổ
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế toán)
2.3.3. Các chính sách chủ yếu được áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt
Nam ban hàng kèm theo Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính và thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế kế toán doanh nghiệp.
- Niên độ kế toán của công ty được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ công ty sử dụng để ghi sổ và lập báo cáo tài chính là Đồng
Việt Nam (VNĐ).
- Phương pháp tính thuế GTGT: Khấu trừ.
- TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và khấu hao lũy kế.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Phần
mềm kế
toán
Bravo7
Máy vi tính
Chứng từ kế
toán
Bảng tổng
hợp chứng
từ kế toán
cùng loại
Sổ kế toán:
+ Sổ chi tiết
+ Sổ tổng hợp
Báo cáo tài
chính
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 43
- Nguyên tắc ghi nhận giá trị HTK: HTK được ghi nhận theo giá gốc.
- Phương pháp tính giá trị HTK cuối kỳ: phương pháp bình quân gia quyền.
2.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo
cáo tài chính. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu quản lý, công ty còn sử dụng một số
báo cáo quản trị như: Báo cáo bán hàng, Báo cáo công nợ phải thu
2.4. Các nguồn lực chính của công ty
2.4.1. Tình hình lao động
Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng, là yếu tố cơ bản quyết định trong quá
trình sản xuất, bên cạnh các yếu tố như tài chính, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu
Có lao động mới có sản xuất. Một cơ cấu lao động hợp lý, có logic, có trình độ chuyên
môn sẽ thúc đẩy các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách
thuận lợi, góp phần nâng cao năng suất lao động và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh
cao.
Hiểu được tầm quan trọng đó, công ty cổ phần gạch Tuynen Huế luôn chú
trọng đến việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực một cách có chất lượng. Với
phương châm “Đội ngũ lao động là tài sản có giá trị nhất của công ty” vì vậy công ty
luôn chú trọng đến việc trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cho nhân viên của
mình. Bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên và người lao động sao cho
phù hợp với ngành nghề đào tạo và năng lực sở trường nhằm nâng cao năng suất lao
động, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Điều này được thể hiện rõ thông qua
bảng cơ cấu tình hình sử dụng lao động của Công ty dưới đây:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 44
Bảng 2. 1 Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016 – 2018
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số LĐ 143 100,00 140 100,00 128 100,00 (3) (2,10) (12) (9,38)
1. Phân theo giới tính
A. Nam 108 75,52 102 72,86 96 75,00 (6) (5,56) (6) (6,25)
B. Nữ 35 24,48 38 27,14 32 25,00 3 8,57 (6) (18,75)
2. Phân theo tính chất công việc
A. LĐ trực
tiếp
115 80,42 113 80,71 107 83,59 (2) (1,74) (6) (5,61)
B. LĐ gián
tiếp
28 19,58 27 19,29 21 16,41 (1) (3,57) (6) (28,57)
3. Phân theo trình độ chuyên môn
A. Đại học 10 6,99 12 8,57 11 8,59 2 20,00 (1) (9,09)
B. Cao
đẳng, trung
cấp
9 6,29 8 5,71 8 6,25 (1) (11,11) 0 0,00
C.Phổ
thông,sơ cấp
124 86,71 120 85,71 109 85,16 (4) (3,23) (11) (10,09)
4. Phân theo hình thức tuyển dụng
A. HĐ ngắn
hạn
58 40,56 53 37,86 46 35,94 (5) (8,62) (7) (15,22)
B. HĐ dài
hạn
85 59,44 87 62,14 82 64,06 2 2,35 (5) (6,10)
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Qua bảng 2.1, ta đánh giá cơ cấu nhân sự của công ty như sau:
Thứ nhất, nhận xét chung:
Nhìn chung tổng số lao động của công ty qua 03 năm có xu hướng giảm. Năm
2016, tổng số lao động của công ty là 143 người, năm 2017 là 140 người và năm 2018
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 45
là 128 người. Tổng số lao động của công ty có xu hướng giảm, năm 2017 giảm giảm
2,10% so với 2016. Đến năm 2018 giảm 9,38% so với năm 2017.
Hình 2. 1. Biểu đồ thể hiện tổng số lao động của công ty CP gạch Tuynen Huế
Công ty cổ phần gạch Tuynen là một doanh nghiệp sản xuất lớn trên địa bàn
thành phố Huế tuy nhiên tổng số lượng lao động chưa đến 500 người, bên cạnh đó lao
động cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Việc lao động giảm đi ảnh hưởng lớn
đến khả năng cung cấp kịp thời sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, khả năng
cạnh tranh sản phẩm. Mặc dù vậy, với công nghệ sản xuất hiện đại và TSCĐ được đầu
tư mới nên công ty không cần lao động nhiều mà vẫn gia tăng được NSLĐ. Việc cắt
giảm lao động giúp công ty tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm làm tăng
khả năng sức cạnh tranh, nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Thứ hai, nhận xét riêng:
Đánh giá chi tiết nguồn lao động theo các chỉ tiêu.
- Phân theo giới tính: Do đặc thù và tính chất công việc nặng đòi hỏi sức lực
nên lao động trong công ty chủ yếu là nam dẫn đến sự chênh lệch giữa tỷ lệ lao động
nam và nữ luôn ở mức cao. Lao động nam chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%) gấp nhiều lần
so với tỷ trọng nữ (<30%) trong trog tổng số lao động. Cụ thể, năm 2016, nam là 106
người chiếm 75,52%, năm 2017 là 102 người chiếm 72,86%, năm 2018 là 96 người
chiếm 75%. Mặc dù có biến động giảm qua các năm tuy nhiên không đáng kể (không
quá 10%).
120
125
130
135
140
145
2016 2017 2018
TỔNG SỐ LAO ĐỘNG
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 46
- Phân theo tính chất công việc: Ta thấy, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng
lớn hơn nhiều lần so với lao động gián tiếp, điều này hoàn toàn phù hợp vì chức năng
chính của công ty là sản xuất. Số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp đều có xu
hướng giảm qua các năm. Cụ thể:
+ LĐ trực tiếp: Năm 2016 là 115 người, năm 2017 giảm 2 người thành 113
người tương ứng giảm 1,74%, năm 2018 tiếp tục giảm 6 người còn 107 người tương
ứng giảm 5,61%.
+ LĐ gián tiếp: Năm 2016 là 28 người chỉ chiế...chuẩn
Sau khi có hệ số quy đổi, căn cứ vào số lượng nhập trong kỳ thành phẩm, kế
toán tính ra số lượng sản phẩm chuẩn theo công thức:
Tổng số lượng sản phẩm chuẩn = ∑ Số lượng i hoàn thành * hệ số quy đổi sản phẩm i
Ví du, gạch đặc 220 (DR22) có số lượng thành phẩm nhập kho là 5.622 viên
(CQĐ), hệ số QĐ là 1.4397.
Vậy số lượng sản phẩm DR22 (QĐ) = 5,622 x 1.4397 = 8094 viên (QĐ).
Tổng số lượng sản phẩm chuẩn quy đổi của công ty trong quý III/2019 là
7.100.208 viên.
- Bước 4: Tính giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm chuẩn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 117
6.970.521.164
= = 981.73 đồng/viên
7.100.208
- Bước 5: Xác định giá thành thực tế đơn vị từng sản phẩm
Sau khi xác định được đơn giá sản phẩm chuẩn, kế toán tiến hành tính các đơn
giá của các sản phẩm còn lại theo hệ số quy đổi, như sau:
Ví dụ, giá thành đơn vị nhập kho của gạch đặc 200 (DR20):
= 981.73 x 1.4397 = 1.413,404 đồng/viên.
Theo cách tính đó, ta có bảng quy đổi tính giá thành quý III/2019 của các sản
phẩm gạch dưới đây:
Bảng 2.9. Bảng quy đổi tính giá thành thành phẩm đơn vị cho gạch Tuynen
Stt Chủng loại Mã loại Hệ số QĐ Đơn giá
chuẩn
Đơn giá QĐ
1 Gạch đặc 220 DR22 1,4397 981,73 1.413,404
2 Gạch đặc 200 D20 1,1842 981,73 1.162,571
3 Gạch 6 lỗ 220 6R22 2,0443 981,73 2.006,961
4 Gạch 6 lỗ ½ 220 6R22/2 1,0221 981,73 1.003,431
5 Gạch 6 lỗ 200 6R20 1,6431 981,73 1.613,089
6 Gạch 6 lỗ ½ 200 6R20/2 0,8215 981,73 806,495
7 Gạch MNG MNG 6 981,73 5.890,410
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
=
x
Giá thành đơn
vị thực tế sản
phẩm chuẩn
Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm
Tổng số lượng sản phẩm chuẩn
=
Giá thành thực
tế đơn vị sản
phẩm i
=
Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm
chuẩn
Hệ số quy
đổi sản
phẩm i
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 118
- Bước 6: Xác định tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm
Cuối cùng, kế toán tính giá thành thực tế của các sản phẩm gạch Tuynen trong
quý III năm 2019, rồi lập bảng tính giá thành, phản ánh đầy đủ số liệu các khoản mục
lên bảng tính giá thành.
Ví dụ: Với sản lượng nhập QĐ quý III/2019 của gạch 2R20 là 8.094 viên, đơn
giá QĐ là 1.413,404 đồng/viên.
Vậy giá thành thực tế của gạch 2R22 là: 8.094 x 1.413,404 = 11.440.092 đồng.
Bảng 2.10. Bảng phân tích giá thành sản phẩm gạch Tuynen
CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN HUẾ
Thủy Phương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Quý III năm 2019
Stt Chủng loại Mã
loại
Hệ số
QĐ
Đơn giá
chuẩn
Đơn giá
QĐ
Sản lượng Z thực tế SP
1 Gạch đặc 220 DR22 1,4397 981,73 1.413,40 5.622 7.946.161
2 Gạch đặc 200 D20 1,1842 981,73 1.162,57 1.030.428 1.197.945.180
3 Gạch 6 lỗ
220
6R22 2,0443 981,73 2.006,96 1.357.195 2.723.836.901
4 Gạch 6 lỗ ½
220
6R22/2 1,0221 981,73 1.003,43 114.586 114.978.814
5 Gạch 6 lỗ
200
6R20 1,6431 981,73 1.613,08 1.742.819 2.811.319.289
6 Gạch 6 lỗ ½
200
6R20/2 0,8215 981,73 806,50 141.308 113.964.682
7 Gạch MNG MNG 6 981,73 5.890,38 90 530.137
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Tổng giá thành thực tế Giá thành thực tế đơn vị Số lượng sản phẩm i
của sản phẩm i sản phẩm i hoàn thành
= x
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 119
Bảng 2.11: Bảng giá thành sản phẩm gạch tuynel quý III năm 2019
Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH TUYNEL quý III năm 2019
Số lượng: 7.100.208 viên
Yếu tố chi phí Chi Phí Dở Dang ĐK Chi Phí PS tăng trong
kỳ
Chi Phí Dở Dang
CK
Tổng giá thành
phân xưởng
Giá thành
Đơn vị
I.Tổng CP NVL 416,735,089 3,334,707,119 412,135,689 3,339,306,519 470.31
CPNVLTT-Đất sét 105,525,089 1,292,266,030 158,676,900 1,239,114,219 174.52
CPNVLTT-Than cám 147,180,000 1,316,638,518 123,456,789 1,340,361,729 188.78
CPNVLTT-Dầu 84,224,367 134,218,033 56,488,200 161,954,200 22.81
CPNVLTT-Nước 4,569,113 17,333,609 6,846,143 15,056,579 2.12
CPNVLTT-Điện 75,236,520 585,546,702 66,460,930 594,322,292 83.70
Phí BVMT+MT rừng 136,200 1,067,227 206,727 996,700 0.14
II.Tổng CP NCTT 891,174,006 2,466,172,494 585,730,250 2,771,616,250 390.36
CP NCTT-Lương 543,456,723 1,837,973,944 395,230,000 1,986,200,667 279.74
CPNCTT-Bổ sung 87,999,900 117,505,200 80,000,000 125,505,100 17.68
CP NCTT-BHXH,BH
YT,BHTN
196,785,460 264,911,500 89,878,900 371,818,060 52.37
CP NCTT-KPCĐ 13,234,540 30,731,850 12,765,430 31,200,960 4.39
CP NCTT-ăn ca 3 49,697,383 135,060,000 7,855,920 176,901,463 24.91
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 120
I.Tổng CP SXC 439,908,236 896,333,889 469,006,730 867,235,395 122.14
CP nhân viên PX-Lương 5,499,630 63,901,872 23,457,670 45,943,832 6.47
CP nhân viên PX-
BHXH,BHYT,BHTN
1,752,461 13,738,902 1,943,430 13,547,933 1.91
CP nhân viên PX-KPCĐ 254,683 9,087,722 657,228 8,685,177 1.22
Chi phí VL 290,397,653 319,353,063 236,780,200 372,970,516 52.53
Chi phí CCDC 8,562,331 38,865,193 30,194,822 17,232,702 2.43
Chi phí khấu hao TSCĐ 18,548,698 340,796,386 79,369,708 279,975,376 39.43
CP bằng tiền khác 114,530,560 102,602,339 95,258,456 121,874,443 17.16
Chi phí khác 362,220 7,988,412 1,345,216 7,005,416 0.99
IV. Tổng cộng 1.747.817.331 6,689,576,502 1,466,872,669 6,970,521,164 981.73
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Sau khi tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xong, kế toán lập phiếu định khoản chứng từ, chứng từ ghi sổ của nghiệp
vụ kết chuyển BTP để sản xuất thành phẩm, rồi nhập kho thành phẩm, kết thúc công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm. Toàn bộ sản phẩm gạch Tuynen nhập kho, kế toán định khoản kết chuyển chi phí dở dang để tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 155 6.970.521.164 VNĐ
Có TK 154 6.970.521.164 VNĐ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 121
Bảng 2.12. Bảng cân đối thành phẩm quý 03 năm 2019
CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN HUẾ
Thủy Phương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
BẢNG CÂN ĐỐI THÀNH PHẨM QUÝ III NĂM 2019
STT Chủng loại Hệ số
quy đổi
Tồn 01/07/2018 Nhập quý 3 Xuất quý 3 Tồn 30/09/2018
CQĐ QĐ CQĐ QĐ CQĐ QĐ CQĐ QĐ
1 Gạch đặc 220 1.4397 86.020 123.843 5.622 8.094 50.000 71.985 41.642 59.952
2 Gạch đặc 200 1.1842 322.890 382.366 1.030.428 1.220.233 1.228.664 1.454.984 124.654 147.615
3 Gạch 6 lỗ 175 1.0711 0 0 0 0 0 0 0 0
4 Gạch 4 lỗ 200 1.2066 0 0 0 0 0 0 0 0
5 Gạch 6 lỗ 220 2.0443 419.465 857.512 1.357.195 2.774.514 1.116.762 2.282.997 659.898 1.349.029
6 Gạch 6 lỗ ½ 220 1.0221 25.089 25.643 114.586 117.118 123.504 126.233 16.171 16.528
7 Gạch 6 lỗ 200 1.6431 374.171 614.800 1.742.819 2.863.626 1.452.950 2.387.342 664.040 1.091.084
8 Gạch 6 lỗ ½ 200 0.8215 26.050 21.400 141.308 116.085 121.885 100.129 45.473 37.356
9 Gạch MNG 6 1.442 8.652 90 540 682 4.092 850 5.100
10 Gạch mặt gòong 11.07 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 1.255.127 2.034.218 4.392.048 7.100.208 4.094.447 6.427.762 1.552.728 2.706.664
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 122
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN HUẾ
3.1. Nhận xét công tác kế toán tại công ty cổ phần Tuynen Huế
Với quy mô sản xuất tương đối lớn và địa bàn hoạt động rộng, đặc biệt là dễ
dàng thích ứng với những thay đổi của thị trường Việt Nam nói chung và thị trường
vật liệu xây dựng nói riêng, thì công tác quản lý cũng như công tác kế toán tại công ty
cổ phần gạch Tuynen Huế được quan tâm hàng đầu. Trong những năm qua, để có thể
hoạt động kinh doanh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường và thu hút đầu tư bên
ngoài, công ty đã thắt chặt công tác quản lý, nâng cao chất lượng công tác kế toán,
nhân sự với những ưu điểm sau:
3.1.1. Ưu điểm
Qua thời gian thực tập, quan sát và tìm hiểu, tôi thấy bộ máy kế toán tại công
ty có những ưu điểm lớn sau đây:
- Thứ nhất về bộ máy kế toán: công ty lựa chọn bộ máy kế toán tập trung, trực
tuyến. Kế toán trưởng và kế toán tổng hợp kiểm soát công việc của nhân viên cấp
dưới, mọi công việc được làm theo logic, thống nhất từ trên xuống. Bên cạnh đó, bộ
máy kế toán được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, các nhân viên đước bố trí công việc phù
hợp với năng lực vị trí của mình. Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao, kinh nghiệm lâu năm, nắm vững các thông tư nghị định, các văn bản pháp luật
liên quan đến công việc.
- Thứ hai về ứng dụng công nghệ: Công ty áp dụng phần mềm kế toán Bravo7,
một phần mềm kế toán mới trong những năm gần đây. Với phần mềm này công tác kế
toán được cập nhất xử lý một cách nhanh chóng, giảm tối đa số lượng công việc cho
nhân viên kế toán. Là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc kê khai quyết toán thuế, lập
báo cáo tài chính cũng như kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện
dễ dàng, có hiệu quả.
- Thứ ba về hệ thống chứng từ, tài khoản: Công ty sử dụng chứng từ, tài khoản
được ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 123
công ty Các chứng từ được lập đúng theo mẫu, quy định của BTC, có sự luân
chuyển chứng từ giữa các bộ phận với bộ phận kế toán, được sự kiểm tra xét duyệt
giữa các bộ phận liên quan với kế toán trưởng nhằm đạt tính nhất quán, khoa học, hạn
chế tình trạng sai sót và làm giả chứng từ, tao độ tin cậy cho các chứng từ kế toán.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán tại công ty còn tồn tại nhiều
bất cập sau:
- Thứ nhất, bộ máy kế toán: Mặc dù có sử dụng kế toán máy, tuy nhiên với
quy mô hoạt động lớn như công ty gạch Tuynen thì việc công ty chỉ có 05 nhân viên
kế toán là vô cùng ít. Mỗi phần hành kế toán chỉ có 01 nhân viên, còn lại những phần
hành kế toán khác như: công nợ, bán hàng, thuế được kế toán tổng hợp kiêm làm, vì
vậy áp lực công việc rất lớn. Nhiều khi không kiểm soát đầy đủ các nghiệp vụ phát
sinh trong ngày, tháng, quý dẫn đến những sai sót, ảnh hưởng đến việc lập BCTC của
kế toán trưởng.
- Thứ hai, việc áp dụng kế toán máy cũng khiến nhân viên bị thụ động, áp
dụng một cách máy móc chứ không nhạy bén trong công việc. Có quá nhiều nghiệp vụ
phát sinh trong ngày, nhất là nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh, kế
toán không kịp cập nhật số liệu khi phòng quản lý cần, gây gián đoạn công việc.
- Thứ ba, công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ vì vậy chứng từ sổ sách
công ty lập rất nhiều và có sự luân chuyển giữa các bộ phận với nhau nên việc tập hợp
và lưu trữ chứng từ khá khó khăn, thậm chí một số chứng từ bị mất ảnh hưởng đến
công tác hạch toán kế toán.
3.2. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty tại công ty cổ phần Tuynen Huế
Với loại hình kinh tế là sản xuất kinh doanh, vì vậy công tác tính giá thành
đóng vai trò hết sức quan trọng, là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạt động
kinh tế tại công ty. Hiểu được điều đó, nhiều năm qua công tác tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm luôn được chú trọng, quan tâm và nâng cao về mặt số lượng lẫn
chất lượng với những ưu điểm dưới đây:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 124
3.2.1. Ưu điểm
Bộ phận kế toán đã xác định đối tượng tập hợp CPSX, đối tượng tính giá
thành và phương pháp tính giá thành khá phù hợp với đặc điểm kinh doanh.
+ Căn cứ vào đặc điểm sản xuất nhiều sản phẩm gạch khác nhau trên cùng một
dây chuyền công nghệ, cùng chi phí bỏ ra, và có quan hệ hệ số với nhau, công ty đã
lựa chọn phương pháp giản đơn kết hợp hệ số để tính giá thành là quá phù hợp trên cả
lý thuyết lẫn thực tế.
+ Để theo dõi chi tiết được những chi phí mình bỏ ra cho những sản phẩm
gạch, tính được giá vốn hàng bán bỏ ra thì công ty chọn đối tượng tập hợp là từng sản
phẩm gạch, điều này khá hợp lý.
Công tác quản lý chi phí sản xuất
Bộ phận kế toán chia chi phí theo các khoản mục kinh tế, rất dễ dàng trong
việc kiểm soát cũng như hạch toán kế toán, phục vụ cho công tác phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến giá thành để tìm ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
- Chi phí NVLTT
Chi phí NVLTT được phân ra chính, phụ. Các NVLTT chính được tính theo
định mức kinh tế kỹ thuật điều này giúp kế toán dễ dàng trong việc kiểm soát chi phí,
tổng hợp chi phí NVL trực tiếp. Công ty có thể xác định được chênh lệch giữa chi phí
định mức và chi phí thực tế phát sinh để có kế hoạch điều chỉnh hợp lý, tránh tình
trạng lãng phí, dư thừa.
Công ty cũng xây dựng được định mức đất sét để sản xuất than viên tổ ong,
tiết kiệm được chi phí bỏ ra để mua than viên đốt lò, giúp hạ giá thành sản phẩm
nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Bên cạnh đó, kế toán còn mở sổ chi tiết vật tư
cho từng loại nguyên vật liệu, lập báo cáo xuất nhập tồn trong tháng, lượng nguyên vật
liệu xuất dùng được kiểm soát chặt chẽ, nâng cao công tác quản lý tại phân xưởng
cũng như toàn công ty.
- Chi phí nhân công trực tiếp
Công ty trả lương cho công nhân viên lao động theo hình thức khoán theo sản
phẩm, “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít”, điều này kích thích người lao động
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 125
hăng say, hăng hái làm việc, đẩy cao năng suất lao động nhưng vẩn đảm bảo chất
lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, công ty còn hỗ trợ, trợ cấp khác như: tiền ăn ca, phụ cấp độc
hạivừa giúp công ty bớt một khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp vừa đảm bảo lợi ích người lao động, giúp người lao động tích cực sản xuất sản
phẩm đúng kế hoạch yêu cầu đề ra của công ty.
Công ty xây dựng định mức lương theo sản phẩm cho các bộ phận, việc này
giúp công ty điều chỉnh và kiểm soát chi phí nhân công một cách dễ dàng, có thể đánh
giá hiệu quả của việc sử dụng lao động trong kỳ.
- Chi phí sản xuất chung
Những chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ cho đối tượng chịu chi
phí theo từng kỳ một cách hợp lý và chính xác.
Các chi phí được phân biệt một cách rõ ràng, công ty có sử dụng tài khoản chi
tiết cấp 02 cho TK 627, giúp cho việc theo dõi, hạch toán kế toán dễ dàng, rõ ràng và
chính xác trong việc tập hợp CPSX. Ban lãnh đạo có thể cắt giảm những khoản chi phí
không cần thiết, để hạ giá thành sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: chọn gạch mộc làm sản phẩm dở dang
cuối kỳ là hoàn toàn phù hợp.
- Tính giá thành
Công ty lựa chọn sản phẩm 2R22 làm sản phẩm chuẩn quy đổi là đúng, vì đây
là sản phẩm có định mức thấp nhất. Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường về sản phẩm
này không cao nên hiện nay công ty không tiến hành sản xuất nữa, nhưng vẩn giữ
nguyên bảng hệ số quy đổi theo định mức sản phẩm này, tránh mất thời gian trong
việc chọn lại sản phẩm quy đổi và tính hệ số sản phẩm. Có thể, nếu trong tương lai,
nhu cầu sản phẩm này lại tăng, công ty lại tiếp tục sản xuất trên định mức trước đó.
3.2.2. Nhược điểm
Có thể thấy rằng, công tác kế toán chi phí của công ty khá ổn định, có thể tiết
kiệm được chi phí bỏ ra như: tiền than ong, tiền ăn ca (chi phí được trừ), công cụ dụng
cụ mua được với giá thấp từ nhà cung cấp lâu nămtừ đó hạ giá thành sản phẩm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 126
Tuy nhiên, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vẩn có nhiều lỗ
hổng với những nhược điểm sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Khi BPSX có nhu cầu NVLTT, bộ phận này sẽ kết hợp với bộ phận kinh
doanh tính toán định mức nguyên vật liệu trong kỳ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp
tính sai dẫn đến bộ phận kế toán mua nhầm vật tư, thiếu hoặc thừa về mặt số lượng
gây thiếu hụt hoặc lãng phí vật tư, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Việc
nhập, xuất nguyên vật liệu chưa có kế hoạch rõ ràng, gây hao hụt thất thoát nguyên vật
liệu mà kế toán không hề biết, làm tăng chi phí giá thành sản phẩm.
- Bên cạnh chi phí NVLTT chính, thì công ty có NVLTT phụ là điện và nước.
Đối với một công ty sản xuất, thì hai chi phí này phải được đưa vào chi phí SXC thay
vì NVLTT, không hợp lý vì nó chỉ gián tiếp phục vụ cho lò gạch Tuynen hoạt động để
sản xuất gạch chứ không tham gia từ đầu để sản xuất ra một sản phẩm gạch Tuynen,
gây khó khăn trong việc tập hợp chi phí. Than cám và đất sét là hai nguyên liệu chính
để sản xuất sản phẩm, tuy nhiên công ty theo dõi hai chi phí này thông qua tài khoản
152 mà không có tài khoản chi tiết nên việc theo dõi hai tài khoản này không rõ ràng.
- Khi sản xuất sản phẩm, chắc chắn sẽ xuất hiện các phế phẩm, sản phẩm hỏng
hay sự hao hụt NVL nhưng kế toán không phản ánh trong quá trình tính giá thành.
Điều này làm cho giá thành tính ra có sự chênh lệch, không đúng so với thực tế.
Chi phí nhân công trực tiếp
- Công ty lựa chọn hình thức trả lương theo sản phẩm, tuy nhiên đơn giá sản
phẩm lại dựa trên tính chất công việc và số lượng lao động ở mỗi tổ nhóm bộ phận, vì
vậy đơn giá đó không mang tính khách quan, chưa thực sự phản ánh đúng vào giá trị
sản phẩm.
- Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN được tiến hành từng
tháng, tuy nhiên KPCĐ được tiến hành cuối mỗi quý, điều này làm cho chi phí NCTT
không được tập hợp đầy đủ từng tháng, ảnh hưởng đến việc hạch toán tiền lương, cũng
như chi trả lương cho người lao động.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 127
Chi phí SXC
Công ty có nhiều chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ kinh doanh, kế
toán viên rất khó khăn trong việc tập hợp số liệu
- Mặc dù đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, tuy nhên chi phí SXC lại
không được phân bổ theo tiêu thức nào mà chỉ tập hợp chung cho số lượng sản phẩm
quy đổi rồi tính giá thành (bất hợp lý).
- CCDC được tập hợp, mua khi có yêu cầu và xuất ngay chứ không phân bổ,
khó kiểm soát và tốn chi phí.
- Mặc dù bộ phận tổ lò trực tiếp sản xuất, tuy nhiên tiền phụ cấp độc hại lại
đưa vào chi phí sản xuất chung thay vì tính trực tiếp cho nhân viên tổ lò (Bất hợp lý).
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Công ty có xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu và định mức nhân công
trực tiếp nhưng không đánh giá sản phẩm ddck theo chi phí định mức; mà đánh giá
theo đơn giá bình quân BTP, rất đơn giản và sơ sài, thiếu cơ sở dẫn đến giá trị của sản
phẩm dở dang cuối kỳ có thể không chính xác.
Tính giá thành
Đối tượng tập hợp CPSX là từng sản phẩm nhưng CPSX lại không được phân
bổ ra cho từng sản phẩm mà được tập hợp chung rồi tính chung đơn vị giá thành sau
đó quy đổi theo hệ số. Điều này khiến kế toán không thể nắm rõ từng khoản mục chi
phí phát sinh theo từng sản phẩm, giá thành của các sản phẩm có thể sai lệch.
Công ty chọn sản phẩm 2R22 (một sản phẩm không sản xuất nữa để tính hệ số
giá thành), bên cạnh tránh mất thời gian và đảm bảo tính thống nhất từ trước tới nay,
thì nó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm, phản ánh sai lệch giá thành của từng
sản phẩm gạch Tuynen so với thực tế định mức bỏ ra ở thời điểm hiện tại.
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán CPSX và tính
giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế.
Có thể nói rằng, công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty
cổ phần gạch Tuynen Huế tương đối hiệu quả và khoa học. Để có thể nâng cao hơn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 128
nữa những ưu điểm và khắc phục những tồn tại sai sót bất cập về công tác kế toán chi
phí và giá thành thành phẩm tại công ty, tôi xin đưa ra những giải pháp sau đây:
3.1.1. Đối với công tác kế toán
Bộ máy kế toán gọn, nhẹ luôn là mục tiêu hướng tới của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với công ty cổ phần gạch Tuynen Huế, quy mô sản xuất ngày càng lớn,
số lượng công việc nhiều thì phòng kế toán cần tổ chức lại nhân sự của mình.
- Phân chia công việc rõ ràng cụ thể cho từng kế toán viên, tránh trường hợp
một kế toán kiêm nhiều công việc, gây áp lực về thể chất cũng như tinh thần.
- Phải tuyển thêm nhân viên vào những vị trí cần thiết để giảm tải công việc
cho kế toán tổng hợp và kế toán trưởng, nhất là vào cuối quý.
Phải thiết lập hệ thống kế toán quản trị, để nghiên cứu thị trường giá cả mới
nhất khi bắt đầu sản xuất, từ đó xây lập định mức kế hoạch sản xuất rõ ràng để xem xét
mức độ thực hiện kế hoạch như thế nào, tránh gây lãng phí chi phí bỏ ra.
Cần có sự phối hợp nhanh giữa các bộ phận liên quan với bộ phận kế toán
để hạch toán nhanh các nghiệp vụ khi có phát sinh, tránh rườm rà, chậm chạp trong
khâu hạch toán, dẫn đến một số nghiệp vụ kinh tế không kịp hạch toán trong ngày,
chứng từ có thể thất lạc.
3.3.2. Đối với công tác CPSX và tính giá thành sản phẩm
CPSX
- Để dễ dàng trong khâu tập hợp và hạch toán kế toán, công ty nên sử dụng
hình thức sổ nhật ký và sổ cái để thao dõi chi tiết, tránh lập nhiều chứng từ.
- Hai NVLTT chính nên mở tài khoản cấp 02 để dễ dàng theo dõi và hạch
toán.
- Công ty nên đưa ra đơn giá nhân công theo từng sản phẩm gạch, chứ không
phải theo từng tổ, nhóm của bộ phận sản xuất. Điều này nó không phản ánh đúng mức
lương khoán theo sản phẩm. Vì sản xuất gạch tiếp xúc trực tiếp với lò gạch Tuynen
nên công nhân trực tiếp sản xuất phải được hưởng phụ cấp độc hại, điều này vừa kích
thích NSLĐ của công nhân, vừa đảm bảo đúng lợi ích của người lao động.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 129
- Để thắt chặt công tác quản lý, thời gian thực tế làm việc của cán bộ công
nhân viên, ngoài việc theo dõi thời gian đi làm qua bảng chấm công, công ty cần theo
dõi thêm số giờ làm việc của mỗi công nhân, để chi trả tiền lương đúng số giờ làm
việc, tiết kiệm được chi phí nhân công.
- Chi phí SXC cần được theo dõi hằng ngày và tập hợp dưạ trên chứng từ đầy
đủ vì đây là những chi phí phát sinh nhiều.
- Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, tương đối ổn định
qua từng kỳ. Tuy nhiên công nghệ sản xuất cần phải được nâng cấp và cải tiến, để
nâng cao NSLĐ, hạ giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị
trường. Vì vậy để rút ngắn thời gian thu hồi vốn, kịp thời đầu tư nâng cấp công ty nên
sử dụng phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần.
- Cuối cùng, nếu công ty tập hợp CPSX theo sản phẩm thì nên lập bảng CPSX
chi tiết các khoản mục chi phí cho từng sản phẩm gạch tại công ty.
Đánh giá sản phẩm ddck
- Cần lựa chọn phương pháp đánh giá theo định mức tiêu hao hoặc chi phí
NVLTT, vì để sản xuất gạch Tuynen chi phí NVLTT chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi
phí sản xuất. Các nguyên vật liệu này đều tham gia từ đầu quá trình sản xuất, tham gia
trong sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành ở cùng mức độ. Với cách tính này,
vừa dễ tính chi phí sản phẩm ddck, vừa thể hiện số liệu chính xác hơn so với đơn giá
bình quân.
Tuy nhiên phương pháp này yêu cầu công ty phải tính mức độ hoàn thành
tương ứng của chi phí NVLTT phụ trong sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành,
hơi phức tạp nhưng cực kỳ chính xác.
Giá thành
- Cần hạch toán các sản phẩm hỏng, phế liệu hoặc sử dụng không hết vào tài
khoản Nợ 152, để giảm chi phí NVLTT khi tính giá thành, từ đó hạ được giá thành sản
phẩm.
- Có thể phải xây dựng lại bảng hệ số quy đổi sản phẩm tính giá thành, chọn
lại sản phẩm chuẩn quy đổi để phù hợp với tình hình thực tế tại công ty.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 130
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 131
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với một thị trường kinh tế ngày càng phát triển như Việt Nam, cơ sở hạ tầng
ngày càng được chú trọng, từ điện, đường, trường, trạm, mọi thứ đều ngày càng hiện
đại thì công nghiệp xây dựng trở thành ngành công nghiệp tiềm năng. Hiểu được điều
đó, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và công ty cổ phần gạch
Tuynen Huế nói riêng đã và đang ngày càng tích cực thay đổi cơ cấu hoạt động để
thích ứng, gia tăng sức cạnh tranh và tạo uy tín trên thị trường.
Qua quá trình thực tập tại công ty trong vòng 04 tháng, tôi nhận thấy rằng,
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đóng một vai trò quan trọng và
không thể thiếu doanh nghiệp sản xuất. Công việc này được thực hiện tốt, thì công ty
mới đảm bảo hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lòng tin đối với
khách hàng, giúp tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh.
Sau qua trình tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần gạch Tuynen, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy
cô cũng như các anh chị trong công ty, tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm,
kiến thức bổ ích, được thực hành làm một kế toán viên để hiểu rõ hơn về ngành học
của mình trong một doanh nghiệp cụ thể, cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, cách
ứng phó với những khó khăn trong nghề, giúp tôi rất nhiều cho công việc sau này.
Với mục tiêu tìm hiểu và hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm tại công ty, bài khóa luận tốt nghiệp của tôi đã giải quyết được những
vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, bài khóa luận đã hệ thống hóa, phân tích, làm rõ lý luận về tổ chức
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản
xuất. Đi sâu phân tích cơ sở khoa học, bản chất, nội dung công tác kế toán chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm.
- Thứ hai, khóa luận đã giới thiệu khái quát công ty cổ phần gạch Tuynen Huế,
mô tả và phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm gạch tại công ty.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 132
- Thứ ba, qua quá trình phân tích tổng hợp tôi đã đưa ra được một số ưu nhược
điểm trong công tác kế toán nói chung và giá thành nói riêng, từ đó đề xuất ra một số
biện pháp để khắc phục những nhược điểm còn hạn chế trên để hoàn thiện công tác kế
toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, cũng như kiến thức và kinh nghiệm thực
tế, số liệu thực tế còn tương đối ít, vì vậy bài khóa luận của tôi vẫn còn nhiều hạn chế như:
- Tôi vẫn chưa tổng hợp được đầy đủ chứng từ sổ sách kế toán của công ty vì
tính bảo mật cao.
- Số liệu để tính giá thành của tôi chỉ lấy vào tháng 09/2019 và quý III/2019
chưa phải là quý IV/2019, vì vậy việc đánh giá công tác kế toán tại công ty vẫn chưa
được đầy đủ (không phản ánh được hiệu quả kinh doanh 01 năm, nhất là vào thời điểm
cuối năm tại công ty).
- Các biện pháp biện pháp trên còn mang tính lý thuyết và chủ quan của tôi.
2. Kiến nghị
Đối với doanh nghiệp
- Để đề tài được hoàn thiện hơn, tôi mong các anh chị trong công ty tạo điều
kiện cho tôi được thực hành sâu hơn vào công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá
thành sản phẩm để có thêm nhiều kiến thức. Bên cạnh đó, cho tôi tiếp xúc thêm các
phần hành kế toán khác trong phầm mềm, để hiểu thêm mối quan hệ giữa các phần
hành kế toán với nhau.
- Công ty cần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nhất là tu sữa hoặc xây dựng
thêm một số nhà kho để nhập và bảo quản thành phẩm tốt vì việc sản xuất gạch liên
tục khiến công ty không có đủ nhà kho để chứa, gạch được đưa vào những lan can tôn,
gây hư hỏng hoặc mất
- Cần ứng dụng nhiều công nghệ thông tin vào việc quản lý cũng như kế toán,
để giảm bớt công việc cho nhân viên.
- Thường xuyên tổ chức, đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
nghiệp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Khuyến khích động viên nhân viên, nhất là
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 133
bộ phận kế toán thường xuyên cập nhật thông tư, nghị định mới nhất của BTC để thi
hành và áp dụng theo đúng quy định.
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện bộ máy kế toán cũng như bộ máy quản lý của
công ty một cách có hiệu quả.
- Kế toán viên cần phải đánh giá lại công tác chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, nâng cao công tác
tính giá thành và hạ giá thành sản phẩm.
- Công ty phải thiết lập bộ phận kế toán quản trị để nghiên cứu thị trường, đề
xuất phương án kinh doanh phù hợp với nguồn vốn hiện có của công ty, nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường kinh doanh.
Đối với nhà trường
- Bên cạnh được học phần mềm kế toán MISA, nhà trường nên cho sinh viên
biết và tiếp cận nhiều phần mềm kế toán thông dụng cho những doanh nghiệp lớn, vừa
và nhỏ hiện nay như: Bravo7, ACSoft,tránh tình trạng bỡ ngỡ trong việc thực hành
giao diện.
- Nhà trường cần cho sinh viên thực hành công tác kế toán chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm để nhận thấy được sự khác biệt khi áp dụng vào thực tiễn doanh
nghiệp như thế nào thay vì lý thuyết suông.
- Nhà trường nên khuyến khích, định hướng cho sinh viên biết đến nhiều đề tài
mới hơn, để tìm hiểu thực tế và mở rộng các đề tài.
- Do kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của tôi còn hạn chế, vì vậy
bài khóa luận của tôi khó tránh khỏi những sai sót. Vì thế nếu có thêm thời gian, điều
kiện để nghiên cứu đề tài, tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế. Tôi sẽ nghiên cứu
số liếu quý 04/2019 (Quý cuối năm) để xem quý cuối công tác tính giá thành có phức
tạp và khó hơn không để đưa ra những biện pháp khắc phục mang tính khách quan
hơn.
Cuối cùng tôi rất mong quý thầy cô, bạn đọc cùng như anh/chị tại công ty tận
tình sữa chữa, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Lợi (2010), Giáo trình “Kế toán chi phí”, NXB giao thông vận tải – Hà
Nội.
2. Phan Thị Minh Lý (2008), Giáo trình kế “Nguyên lý kế toán”, NXB Đại học
Huế.
3. Phan Đình Ngân và Hồ Phan Minh Đức (2007), Giáo trình “Kế toán tài chính”.
4. Bộ tài chính (2009), “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”, NXB Tài chính
Hà Nội.
5. Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/12/2014
6. Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 30/09/2016
7. Website:
8. Website: https://tapchiketoan.net
9. Website:
gach-tuynen-hue/
10. Một số bài khóa luận của các anh/chị khóa trước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_tim_hieu_cong_tac_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat.pdf