LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “ thực trạng và giải pháp năng cao hiệu quả sản xuất kinh danh tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định” là kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của tôi.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo thực tập này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mội sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo thực tập này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong bài b
51 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp năng cao hiệu quả sản xuất kinh danh tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo cáo này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Vinh, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Trịnh Thị Ánh Tuyết
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài thực tập cuối khóa, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Thị Hương Giang, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông – Lâm - Ngư, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Vinh đã luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và cán bộ công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch thực tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên khích lệ tôi, đồng thời có các ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do điều kiện không cho phép và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Trịnh Thị Ánh Tuyết
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế - Đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chủ trương đó đã tạo ra những chuyển biến tích cực cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác, chúng ta đã có những tiền đề đưa đất nước chuyển sang một thời kì mới - thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hội nhập với các nước ở khu vực và trên thế giới.
Với cơ chế thị trường hiện nay, tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (SXKD ) phải đạt mục tiêu kinh doanh có lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt mục tiêu này thì các doanh nghiệp phải đặt hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu. Nhưng làm thế nào để sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả đang là một bài toán khó đối với các nhà quản trị doanh nghiệp.
Đối với Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên định,Thanh Hóa nói riêng và các Doanh nghiệp khác nói chung, thì việc đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Giải quyết vấn đề này doanh nghiệp không những chỉ có biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải nắm bắt chắc cơ hội và đưa ra những biện pháp đối phó kịp thời, thậm chí có thể lấy đó là cơ hội cho việc sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả SXKD, với mong muốn tìm ra và giải quyết được những khó khăn tại Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên định,Thanh Hóa. Trong thời gian tìm hiểu sơ bộ để thực tập thì em đã lựa chọn đề tài: “giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên định,Thanh Hóa” để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn để hoàn thành đề tài, với sự cố gắng của bản thân và được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Ths.Nghuyễn Thị Hương Giang và các thầy cô giáo bộ môn, tập thể các bác, các anh, các chị trong Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên định,Thanh Hóa, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và tất cả mọi người để tôi có thể hoàn thiện hơn trong công tác sau này.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển ngành chăn nuôi lợn ở công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn.
- Đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn tại công ty.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi lợn để nâng cao hiệu quả cho công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức kỹ năng đã được học đồng thời có cơ hội vận dụng vào thực tế.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá, tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
- Bổ sung và hệ thống hoá một số kiến thức về chăn nuôi và phát triển kinh tế chăn nuôi , các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chăn nuôi.
- Đây là khoảng thời gian để cho mỗi sinh được thực tế vận dụng kiến thức đã học được vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu từ đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Định Long nói riêng cũng như huyện Yên Định nói chung.
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế chăn nuôi lợn tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định trong những năm tới, góp phần giải quyết việc làm nâng cao đời sống cho nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 khái niệm
1.1.1.1 Chăn nuôi và Chăn nuôi lợn
• Khái niệm chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư.
Vai trò của chăn nuôi
· Cung cấp thực phẩm (thịt, trứng, sữa)
· Cung cấp phân bón
· Cung cấp sức kéo
· Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp,y học...
· Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu
· Tận dụng phế phẩm cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp
· Gắn với nhiều hoạt động văn hóa: chọi trâu, đua ngựa... Các lĩnh vực chăn nuôi chính
· Chăn nuôi gia súc (Trâu, bò, dê, cừu, lừa, ngựa, lạc đà...), chăn nuôi bò sữa
· Nuôi lợn
· Chăn nuôi gia cầm
· Chăn nuôi các loài vật khác
Chăn nuôi lợn
Nuôi lợn hay nuôi heo là việc thực hành chăn nuôi các giống lợn để lấy thịt lợn và các sản phẩm từ lợn. Chăn nuôi lợn là một ngành hết sức quan trọng, nó cung cấp một số lượng rất lớn thịt cho bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một loại thực phẩm thiết yếu, lợn nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt.
Phát triển chăn nuôi lợn
Phát triển kinh tế đơn giản là sự tăng lên nhiều hơn về số lượng và chất lượng sản phẩm (Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005). Trong đó phát triển trong chăn nuôi là một quá trình của sự thay đổi của con giống, vật nuôi, việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật trong quá trình sản xuất chăn nuôi.
Phát triển chăn nuôi lợn là sự tăng lên về mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội (Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2000). Khi nói tới phát triển chăn nuôi, người ta thường quan tâm đến khía cạnh: số lượng, chất lượng, hình thức tổ chức chăn nuôi và phương thức chăn nuôi.
1.1.2 Vị trí và vai trò của chăn nuôi lợn
a.Vị trí
Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta. Sự hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu. Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng (người già, trẻ, nam hoặc nữ). Nói cách khác, thịt lợn nhẹ mùi và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Phải chăng, thịt lợn là món ăn ưa thích và hợp khẩu vị với mọi người.
b. Vai trò
Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn và trồng lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Nói chung lợn có một số vai trò nổi bật như sau:
Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, 1g thịt heo nạc = 367Kcal, 22% protein.
Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói (bacon) thịt hộp, thịt heo xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt lợn
Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4kg phân, ngoài ra còn nước tiêu có chứa hàm lượng Nitơ và Phôt pho cao.
Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống heo nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống heo nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên.
Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người.
Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đỉnh. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám.
Lợn là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông trong các hoạt động tín ngưỡng như “cầm tinh tuổi hợi” hay ở Trung Quốc có quan niệm lợn là biểu tượng của sự may mắn đẩu năm mới Âm lịch
Tuy nhiên, để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là quá trình chọn giống và nuôi dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở một số nước trên Thế Giới
Phát triển chăn nuôi lợn thịt tại Trung Quốc Theo báo cáo tháng 9/2015 của Viện Chính sách nông nghiệp và thương mại (IATP), từ vài thập kỷ trước Chính phủ Trung Quốc đã tính đến việc thuê hay mua đất ở các nước đang phát triển để tiến hành hoạt động nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi nhằm giảm áp lực nhập khẩu. Nếu phải chọn một biểu tượng cho quá trình phát triển kinh tế chóng mặt và những thách thức Trung Quốc phải đối mặt ở thời điểm hiện tại, thì đó phải là lợn - loài vật nuôi truyền thống của Trung Quốc. Do đó, nước này đã phát triển ngành công nghiệp thịt lợn lớn nhất thế giới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của giới trung lưu ngày càng gia tăng trong xã hội. Nhu cầu tiêu thụ khổng lồ và liên tục tăng chính là động cơ thúc đẩy 17 gia tăng sản xuất thịt lợn. Giữa những năm 1970 - giai đoạn cách mạng xanh, một công dân Trung Quốc chỉ tiêu thụ 8 kg thịt lợn/năm thì nay có thể ăn 93 kg thịt lợn/năm. Trong khi đó, người Mỹ chỉ tiêu thụ 27 kg thịt lợn/năm. Năm 2014, số lượng lợn nuôi tại Trung Quốc đứng đầu thế giới, đạt 723 triệu đầu con. Tỷ lệ tăng trưởng của ngành thịt lợn tại Trung Quốc luôn cao hơn thịt gà và thịt bò. Ước tính tới năm 2022, thịt lợn sẽ chiếm khoảng 63% tổng sản lượng thịt bán lẻ trên thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, lợn cũng đang là biểu tượng cho những vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt, đó là an ninh lương thực. Để duy trì được lượng thịt lợn đủ cung cấp cho thị trường, Trung Quốc đang phải nhập khẩu một lượng lớn các nhu yếu phẩm cần thiết cho ngành chăn nuôi lợn. Từ năm 2010, lượng nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc đã chiếm hơn 50% tổng thị trường đậu nành toàn cầu. Theo dự báo của Hội đồng ngũ cốc Mỹ, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu 19 đến 32 triệu tấn ngô vào năm 2022. Nếu Mỹ có kho dự trữ dầu mỏ chiến lược thì Trung Quốc có dự trữ thịt lợn tươi và đông lạnh chiến lược. Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch dự trữ thịt lợn từ khi xảy ra dịch bệnh tai xanh gây thiệt hại hàng triệu con lợn và làm giá thịt lợn tăng vọt bất thường vào năm 2006. Giống các dự trữ chiến lược khác, dự trữ thịt lợn được coi là công cụ bình ổn giá bán bằng cách mua vào khi giá leo thang và bán ra thị trường khi giá xuống thấp. Để không bị tụt lại trên chặng đua sản xuất thịt lợn trên thế giới, Trung Quốc nhập khẩu 73 triệu USD tinh lợn từ Anh mỗi năm để cải thiện con giống và năng suất. Trong vài thập kỷ tới, ngành nông nghiệp nước này cũng cam kết sẽ chuyển đổi toàn bộ mô hình nuôi nông hộ sang trang trại quy mô lớn. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp mua lại và sáp nhập bằng các hỗ trợ tài chính và thủ tục giúp doanh nghiệp ra nước ngoài học hỏi cách điều hành mô hình mới này. Năm ngoái, vụ sáp nhập giữa Shuangui và Smithfield không chỉ mang lại cho Trung Quốc một thương hiệu 18 thịt lợn lớn nhất nước Mỹ mà còn giúp Shuangui nắm bắt tường tận cách thức nuôi lợn công nghiệp của người Mỹ. Tuy nhiên, chất thải của ngành công nghiệp chăn nuôi khổng lồ này cũng đang tạo thành một trong những vấn nạn lớn nhất của nạn ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc. Cái giá để duy trì ổn định và hoạt động của một xã hội đông dân và phức tạp như xã hội Trung Quốc vì thế không nhỏ chút nào.
1.2.2 Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam
Việt Nam hiện có tổng đàn lợn trên 27 triệu con. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam đứng thứ sáu thế giới. Song, Việt Nam vẫn không có mặt trong top 20 quốc gia xuất khẩu thịt hàng đầu thế giới do quy mô chăn nuôi lợn ở Việt Nam có tới 80% là chăn nuôi nhỏ lẻ (từ 1-2 nái, hoặc từ 10-20 lợn thịt). Vì vậy, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam khó đáp ứng về chất lượng và sản lượng, phẩm chất giống kém, chất lượng thức ăn kém, phòng chống dịch chưa đầy đủ và chưa hiệu quả, thiếu thông tin thị trường và chính sách hỗ trợ (Cao Tân, 2016).
Bảng 2.1 Số lượng lợn phân theo vùng
Đơn vị: Nghìn con
STT
Vùng
2013
2014
2015
14/13(%)
15/14(%)
BQ (%)
1
Cả nước
26.264
26.761
27.750
101.892
103.695
102.789
2
ĐBSH
6.759
6.824
7.061
100.961
103.473
102.209
Hà Nam
352,6
371,1
390,4
105.397
105.121
105.259
3
Trung du và m.n phía Bắc
6.328
6.626
6.841
104.709
103.244
103.974
4
BTB và DH m.Trung
5.099
5.207
5.367
102.118
103.072
102.594
5
Tây Nguyên
1.722
1.742
1.797
101.161
103.157
102.154
6
ĐNB
2.758
2.890
3.093
104.786
107.024
105.899
7
ĐBSCL
3.595
3.470
3.589
96.522
103.429
99.916
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2015
Thời gian qua tổng đàn lợn trên cả nước luôn có sự tăng trưởng, tổng đàn lợn cả nước từ 26,26 triệu con năm 2013 tăng lên 27,75 triệu con năm 2015, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 2.79%. Qua bảng trên ta có thể thấy chăn nuôi lợn đã phát triển ở tất cả các vùng trong cả nước quy mô đàn lợn có xu hướng tăng nhưng tốc độ , tốc độ phát triển bình quân 3 năm đàn lợn chưa thực sự cao. Dù vậy đàn lợn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu đàn gia súc.
Tình hình chăn nuôi lợn ở các tỉnh cũng có sự khác biệt, hầu hết những tỉnh có số lượng đầu lợnnhiều phần lớn tập trung ở các tỉnh phía Bắc bởi vì các tỉnh này phát triển mạnh lợn sữa và lợn choai xuất chuồng. Hà Nam cũng có những bước chuyển biến lớn với tốc độ tăng bình quân 3 năm là 5,26%. Dễ dàng nhận thấy được chăn nuôi lợn thịt đang chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nghành nông nghiệp hiện nay.
1.2.3.Qúa trình phát triển chăn nuôi lợn tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định.
- Trang trại lợn Yên Định được xây dựng từ tháng 2 năm 1972 đến tháng 7 năm 1975 dưa vào sử dụng. Chức năng nhiệm vụ của trại giống lợn Yên Định là chăn nuôi lợn nái giống ỷ để sản xuất ra con lợn giống cái thuần và lợn lai F1 cung cấp cho nhân dân trên địa bàn huyện Yên Định, với quy mô 200 nái.
- Tổng số CNVC-LĐ là 20 người, do đồng chí Nguyễn Văn Tảo làm trại trưởng.
- Năm 1977 huyện Yên Định sáp nhập với một số xã của huyện Thiệu Hóa thành lập huyện Thiệu Yên. Theo đó trại lợn Thiệu Hóa sáp nhập vào trại lợn giống Yên Định và đổi tên thành trại giống lợn cấp II Thiệu Yên, tổng số CNVC-LĐ có 40 người. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lợn giống với quy mô của trại là 200 lợn nái ỷ và móng cái, sản xuất và chuyển giao lợn hậu bị thuần và lợn lại F1 nuôi thịt cung cấp cho nhân dân trên địa bàn huyện Thiệu Yên và trong Tỉnh.
- Thực hiện quyết định UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 10 tháng 3 năm 1993 về chuyển Trại lợn giống cấp II Thiệu Yên thành Xí nghiệp lợn giống Thiệu Yên, Xí nghiệp có nhiệm vụ và chức năng sản xuất nhân giiongs lợn móng cái thuần và chăn nuôi lợn nái ngoại với quy mô 100 móng cái và 100 nái ngoại, hàng năm sản xuất ra 800 con lợn HBXG và 1.500 con lợn cai sữa nuôi thịt, doanh thu đạt được từ 1,1 tỷ - 1,2 tỷ đồng, đơn vị có sản xuất và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc cho nhân dân trên địa bàn huyện Thiệu Yên nói riêng và các huyện lân cận trong tỉnh với tổng số CNVC-LĐ là 28 người, do đồng chí Trịnh Xuân Lương làm giám đốc.
- Thực hiện theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Ngày 12 tháng 11 năm 2002 Đại hội đồng cổ đông tiến hành đại hội. Đại hội lần thứ nhất đã thông qua Điều lẹ và nhất trí lấy tên là Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định, Công ty có 27 cổ đông với số vốn điều lệ là 2,6 tỷ đồng. Tong đó vốn nhà nước là 2.082.000.000 đồng, vốn của CNVC-LĐ là 518 triệu đồng, tháng 10 năm 2012 nhà nước thoái vốn hiện nay chỉ còn 22 cổ đông
Công ty có nhiệm vụ và chức năng là duy trì và phát triển đàn lợn nái ngoại 100 con và 50 lợn nái móng cái theo quyết định 388/UBTH của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Quy mô sản xuất và hình thức kinh doanh có nhiều thay đổi, đàn nái ngoại từ 100 con đưa lên 150 con (bỏ SXKD lợn M.Cái). Cho đến hiện nay tổng đàn là 350 con nái sinh sản cấp ông bà.
Chất lượng đàn lợn được từng bước nâng cao, hàng năm snar xuất ra 500-1600 con lợn HBXG và 2000-3500 con lợn cai sữa nuôi thịt, cung cấp cho nhân dân trên địa bàn huyện Yên Định, các huyện trong tỉnh và các tỉnh thành trong cả nước, chất lượn lợn giống của Công ty có uy tín, được thị trường chấp nhận, doanh thu đạt từ 1,2 tỷ đồng – 2,1 tỷ đồng. Từ năm 1994 đến năm 2011 SXKD luôn phát triển quy mô đàn nái ngoại được tăng từ 150 con năm 1994 lên 350 con vào năm 2011, hàng năm sản xuất ra 2500 con lợn HBXG và 4200 con lợn cai sữa nuôi thịt, doanh thu đạt từ 2,1 tỷ -13,7 tỷ đồng, thu nhập của công nhân lao động năm sau cao hơn năm trước, các chế độ quyền lợn luôn được đảm bảo.
Công ty đã cùng với các sở, ban ngành của huyện Yên Định và Tỉnh Thanh Hóa thực hiện mục tiêu nạc hóa đàn lợn. Yêu cầu đặt ra cho đơn vị là: phát triển chăn nuôi không những làm thay đổi quy trình chăn nuôi theo tiến bộ khoa học mà phải đặc biệt quan tâm chất lượng thực phẩm sạch, an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn vietgap.
Tiến bộ trong công tác chuyển giao so với thập kỷ trước đây là đã đưa chăn nuôi địa phương từ hình thức chăn nuôi tận dụng lên chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp 100%. Hình thành khu trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô vừa và lớn.
Thành tích của CBCN- và những người lao động đã được Bộ trưởng Bộ nông nghiệp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa và Huyện ủy, UBND Huyện Yên Định tặng nhiều bằng khen và giấy khen vì có nhiều thành tích trong phong trào áp dụng các tiến bộ khoa học kycc thuật vào sản xuất chăn nuôi.
1.2.4 Bài học kinh nghiệm
Thông qua tình hình chăn nuôi lợn trong và ngoài nước ta có thể rút ra một số bài học cho sự phát triển chăn nuôi lợn :
- Các chương trình hỗ trợ, chính sách của chính phủ tác động lớn trong phát triển chăn nuôi lợn nên cần tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa. Chương trình hỗ trợ tập trung vào hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ thị trường đầu vào và đầu ra, hỗ trợ tăng cường kỹ thuật năng lực chăn nuôi lợn thịt có hiệu quả
- Chủ động đầu tư chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chọn mua giống tốt, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học là điều kiện cần để có thể đưa xã phát triển nhanh và hiệu quả
- Phát triển chăn nuôi lợn nhưng hạn chế sự phát triển ồ ạt, mất kiểm soát - Áp dụng mô hình công nghệ mới đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Tuân thủ các khâu trong quy trình chăm sóc, thực hiện nghiêm các yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi
- Thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh dịch bệnh
- Tích cực học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các mô hình chăn nuôi có quy mô lớn trong và ngoài tỉnh
- Tăng cường liên kết giữa hộ sản xuất và người mua
- Đầu tư đầu vào để nâng cao hiệu quả sản xuất
- Phát triển song hành với việc bảo vệ môi trường xunh quanh.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi về không gian
Thực hiện trên địa bàn công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp nghiệp Yên Định.
2.1.2.2. Phạm vi về thời gian
- Đề tài được thực hiện từ 13/02/2017 đến 09/04/2017.
- Số liệu nghiên cứu là số liệu trong các năm 2011-2015.
2.1.2.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Sơ lược về đặc điểm của công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định.
- Đánh giá hiệu quả về việc chăn nuôi lợn của công ty.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiểu quả chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao năng suất.
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thực tế điều tra: Trong quá trình thực tập và thời gian
làm chuyên đề tiếp cận, khảo sát điều tra quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng tư liệu, số liệu thu thập để phân tích, đánh giá một cách chính sác thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp và xử lý thông tin: tổng hợp kết quả điều tra theo chỉ tiêu phân tích.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu: thực hiện trên phần mềm phân tích số liệu phổ biến excel.
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Phân tích kết quả sản xuất, kết quả tiêu thụ, đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn của công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định, phân tích biến động trong cơ cấu đàn lợn bằng các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân.
- Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp tính toán các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối só sánh qua các thời kỳ để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng theo thời gian, không gian từ đó tìm ra quy luật chung của hiện tượng.
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài dùng so sánh các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối qua các năm để thấy được sự phát triển về cả số lượng và chất lượng trong chăn nuôi lợn ở công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định.
2.3.3 Vận dụng phân tích ma trận SWOT đối với chăn nuôi lợn
Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài về tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu. Đây là phân tích định tính nhằm có cách nhìn tổng quát về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong chăn nuôi.
Xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của công ty), điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu băng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu); rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (thách thức). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng phương hướng phát triển chăn nuôi chủ yếu.
Bảng 2.5. Ma trận SWOT
Phân tích
Môi trường bên ngoài
Cơ hội (O)
Thách thức (T)
Nội bộ trong công ty
Điểm mạnh (S)
Phối hợp (S/O)
Phối hợp (S/T)
Điểm yếu (W)
Phối hợp (W/O)
Phối hợp (W/T)
(Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản, ĐHV)
Các kết hợp của ma trận SWOT:
- Phối hợp S/O: thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh và cơ hội chủ yếu trong chăn nuôi.
- Phối hợp W/O: là sự kết hợp giữa những cơ hội sẵn có với những điểm yếu của chăn nuôi lợn. Sự kết hợp này giúp cho những công ty có thể tận dựng những cơ hội để khắc phục các điểm yếu.
-Phối hợp S/T: nhằm tận dũng những thế mạnh trong chăn nuôi để giảm những rủi ro thách thức, thu được từ sự kết hợp các mặt mạnh với những thách thức của chăn nuôi lợn. Sự kết hợp này giúp cho việc chăn nuôi lợn vượt qua được những nguy cơ bằng cách tận dụng những điểm mạnh.
- Phối hợp W/T: là sự phối hợp các mặt yếu và nguy cơ của chăn nuôi lợn sao cho hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ có thể xảy ra, bằng cách đề ra các chiến lược và giải pháp phát triển.
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chăn nuôi của công ty
- Tổng giá trị sản xuất của công ty: GO là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
Pi là đơn giá sản xuât bình quân của sản phẩm i
Qi là sản lượng sản phẩm i
n là số lượng sản phẩm
i là sản phẩm thứ i
- Chỉ tiêu chi phí trung gian (IC) là toàn bộ những chi phí phục vụ quá trình chăn nuôi của công ty (không bao gồm giá trị lao động, thuế, chi phí tài chính, khấu hao tài sản). Trong chăn nuôi chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nguyên liệu như: thức ăn, thuốc thú y
Trong đó: Ci là chi phí thứ i
- Giá trị gia tăng: VA là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động chăn nuôi của công ty trong một kỳ. Giá trị gia tăng được tính theo công thức:
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã khấu hao TSCĐ, thuế. Bao gồm các khoản thực mà đơn vị sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch.
MI = VA – (D + T)
Trong đó: VA: giá trị tăng thêm
D: Là phần giá trị khấu hao TSCĐ là chi phí phân bố (công lao động thuê ngoà)
T: là thuế nông nghiệp
- Lợi nhuận (Pr)
TPr = GO – TC
Trong đó: GO: tổng giá trị sản xuất
TC: là tổng chi phí sản xuất
(Chi phí trung gian IC, khấu hao TSCĐ, công lao động, chi phí khác)
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty:
- Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian
+ Giá trị sản xuất / đồng chi phí trung gian (GO/IC)
+ Giá trị gia tăng / đồng chi phí trung gian (VA/IC)
+ Thu nhập hỗn hợp / đồng chi phí trung gian (MI/IC)
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (GO/IC): là tỷ số giữa giá trị sản xuất thu được tính bình quân trên một đơn vị sản xuất với chi phí trung gian của một chu kỳ sản xuất.
+ Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (VA/IC): được tính bằng giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị chi phí bỏ ra trong sản xuất.
+ Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí (MI/IC): tính bằng giá trị thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị chi phí trung gian.
2.5. Đặc điểm của công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định
2.5.1. Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định.
Giám đốc công ty: Lê Thị Nam
Địa chỉ: xã Định Long – huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 02373.510.235
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Mã số thuế: 2800458586-2
Tại ngân hàng: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyên Yên Định tỉnh Thanh Hóa.
Giấy phép kinh doanh số: 2603000054 do sở ké hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 27/06/2006
Tổng vốn điều lệ: 2.600.000.000 VNĐ
Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định có trụ sở chính đóng tại địa bàn xã Định Long – huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa, gần quốc lộ 45, phía tây giáp xã Định Liên, nằm cách thị trấn Yên Định 2km về phía đông. Tổng diện tích sử dụng đất là 4,9 ha, trong đó có 2 ha đất xây dưng cơ bản còn lại 2,9 ha là đất trồng lúa, ao hồ.
Công ty có 27 cổ đông với số vốn điều lệ là 2,6 tỷ đồng.
2.5.2 Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
2.5.2.1 Chức năng nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ và chức năng là duy trì và phát triển đàn lợn nái ngoại ông bà 350 con, chuyển giao tiến bộ khoa học trong sản xuất theo quyết định 388/UBTH của UBND tỉnh Thanh Hóa, và hợp đồng ký kết hàng năm giữa công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định và sở nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa cung ứng từ 2100 đến 2500 con lợn hậu bị giống ngoại cho bà con trong tĩnh. Xuất bán sản phẩm lợn choai và lợn thịt hướng nạc ra thị trường, số lượng hàng năm từ 4000-5000 con, trọng lượng từ 360-400 nghìn tấn/năm.
2.5.2.2 Ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp yên định là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chăn nuôi lợn giống ngoại cung ứng sản phẩn ra thị trường các sản phẩm lợn hậu bị xuất giống, lợn cai sữa nuôi thịt, lợn thịt, đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Sản phẩm của công ty phân phối chủ yếu là thị trường trong tỉnh Thanh Hóa, và các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là thị trường huyện Yên Định đối với sản phẩm là lợn giống, đối với sản phẩm lợn thịt tiêu thụ qua thương lái ra thị trường Hà Nội, Đà Nẵng,...
Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp yên định đăng ký nghành nghề kinh doanh:
- Sản xuất giống cây trồng vật nuôi.
- Kinh doanh nông sản, vật tư nông nghiệp.
- Chế biến thức ăn gia súc.
2.5.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_san_xuat.doc