Khóa luận Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng - Nợ phải trả người bán của công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá AFA

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH .... KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG - NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Bùi Nguyễn Tường Vi Huế, tháng 5 năm 2020 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG - NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN CỦA CÔNG TY TN

pdf138 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng - Nợ phải trả người bán của công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá AFA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Sinh viên thực hiện: Bùi Nguyễn Tường Vi Lớp: K50B Kiểm toán Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đào Nguyên Phi Huế, tháng 5 năm 2020 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iLỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô giáo đã giảng dạy cung cấp cho em những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Đào Nguyên Phi, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Tổng Giám đốc và các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được tiếp cận thực tế nghề nghiệp, cung cấp thông tin, số liệu để em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Vì còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bài Khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để giúp khóa luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 09 tháng 5 năm 2020 Sinh viên thực hiện Bùi Nguyễn Tường Vi Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt TNHH Trách nhiệm hữu hạn BCTC Báo cáo tài chính KTV Kiểm toán viên DN Doanh nghiệp TK Tài khoản KSNB Kiểm soát nội bộ TGĐ Tổng Giám đốc GĐ Giám đốc XDCB Xây dựng cơ bản GLV Giấy làm việc HTK Hàng tồn kho TS Tài sản GVHB Giá vốn hàng bán NCC Nhà cung cấp RR Rủi ro NVL Nguyên vật liệu SXKDDD Sản xuất kinh doanh dở dang KD-XNK Kinh doanh – Xuất nhập khẩu HĐ Hóa đơn KH Khách hàng Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 - Thủ tục KSNB................................................................................................ 12 Bảng 2 - Phân công công việc kiểm toán...................................................................... 47 Bảng 3 - Tỷ lệ xác định mức trọng yếu của AFA theo chỉ tiêu .................................... 50 Bảng 4 - Lưu đồ chu trình mua hàng Công ty Cổ phần ABC ...................................... 55 Bảng 5 - Sơ lược thủ tục kiểm soát............................................................................... 59 Bảng 6 - Trích GLV IOB.OO Chứng kiến kiểm kê HTK ............................................ 65 Bảng 7 - Kiểm tra nghiệp vụ chu trình mua hàng......................................................... 74 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iv DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA... 29 Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA ............................................................................................................ 32 Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần ABC...................................................... 36 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế vMỤC LỤC PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 2 1.4.1 Phạm vi về không gian ............................................................................... 2 1.4.2 Phạm vi về thời gian ................................................................................... 2 1.4.3. Phạm vi về nội dung .................................................................................. 2 1.5 Các phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3 1.6 Cấu trúc của đề tài............................................................................................. 3 PHẦN 2 - NỘI DUNG .............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN .............................................................................. 5 1.1 Tổng quan về kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán ............. 5 1.1.1 Khái niệm chung về kiểm toán BCTC........................................................ 5 1.1.2 Tổng quan về chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán........................ 7 1.1.2.1 Đặc điểm, nội dung của chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán..... 7 1.1.2.2 Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng trong chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán ................................................................................................ 9 1.1.2.3 Nguyên tắc kế toán khoản mục trong chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán ............................................................................................................. 9 1.1.3 Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán............. 10 1.1.4 Kiểm soát nội bộ đối với chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán .... 11 1.1.4.1 Mục tiêu kiểm soát................................................................................. 11 1.1.4.2 Các thủ tục kiểm soát nội bộ cơ bản đối với chu trình mua hàng và thanh toán..................................................................................................................... 12 1.2 Nội dung kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán .................. 14 1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán............................................................. 14 1.2.2 Thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và nợ phải trả người bán......... 16 1.2.2.1 Khảo sát về kiểm soát nội bộ ................................................................. 16 1.2.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản.......................................................... 17 Trư ờng Đa ̣ o ̣c K inh tế H uế vi 1.2.3 Kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng và nợ phải trả ngừơi bán ........... 25 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY ABC CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA ..................................................................... 27 2.1 Tổng quan về Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá AFA............................. 27 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA ........................................................................................... 28 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA.. 29 2.1.3 Tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty ..................... 30 2.2 Thực trạng về kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA tại khách hàng ABC ...................................... 34 2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch ............................................................................. 37 2.2.1.1 Đánh giá và chấp nhận khách hàng ....................................................... 37 2.2.1.2 Tiền kế hoạch......................................................................................... 39 2.2.1.3 Lập kế hoạch.......................................................................................... 47 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán.................................................................. 51 2.2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát ........................................................................... 51 2.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản ................................................................................ 62 2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán .................................................................... 84 2.2.3.1 Tổng hợp các vấn đề cần bổ sung điều chỉnh........................................ 84 2.2.3.2 Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán ............................................................. 84 2.2.3.3 Thủ tục phân tích sau cùng .................................................................... 89 2.2.3.4 Kết luận kiểm toán................................................................................. 91 2.2.3.5 Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán ................................................................... 93 CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA ........................ 94 3.1 Đánh giá về thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA........................................................................ 94 3.1.1 Ưu điểm .................................................................................................... 94 3.1.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch .......................................................................... 94 3.1.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán............................................................... 95 3.1.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán ................................................................. 95 Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế vii 3.1.2 Nhược điểm .............................................................................................. 96 3.1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn thực hiện kiểm toán..................... 96 3.1.2.2 Giai đoạn kết thúc kiểm toán ................................................................. 97 3.2 Giải pháp ......................................................................................................... 97 3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán........................................ 97 3.2.2 Giai đoạn kết thúc kiểm toán .................................................................... 99 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 100 3.1 Kết luận.......................................................................................................... 100 3.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 102 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 103 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 1 PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng thông tin tài chính trung thực và đáng tin cậy cũng ngày càng cao. Thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ để báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và xét duyệt mà nay các thông tin này được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế. Mặc dù ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có cùng nguyện vọng là có được các thông tin có độ chính xác cao, tin cậy và trung thực. Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời và trở thành bộ phận cần thiết và quan trọng không thể thiếu trong đời sống các hoạt động kinh tế. Kiểm toán độc lập cung cấp cho những người sử dụng kết quả kiểm toán sự hiểu biết về những thông tin tài chính họ được cung cấp có được lập trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực theo qui định hay không và các thông tin đó có trung thực và hợp lý hay không. Chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán là chu trình quan trọng và tạo đầy đủ các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí cho nghiệp vụ mua hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Còn nợ phải trả là khoản mục quan trọng và có mối liên hệ với nhiều chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như tỷ số nợ, hệ số thanh toán tạm thời, có liên quan chặt chẽ đến chi phí sản xuất kinh doanh do đó cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy chu trình mua hàng nợ phải trả người bán là chu trình kiểm toán quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã cho em cơ hội được tìm hiểu cụ thể về quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán thực tế tại khách hàng của công ty, vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm Toán và Thẩm Định Giá AFA” làm khóa luận tốt nghiệp. Trư ờ g Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán và quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán. Tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Đưa ra những đánh giá và các giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Công tác thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA áp dụng tại khách hàng ABC. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về không gian Công ty ABC, khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 200, thông tin khách hàng được kiểm toán cần được bảo mật nên tên thật của công ty khách hàng cũng như một số thông tin sẽ không được nêu trong khóa luận. 1.4.2 Phạm vi về thời gian Số liệu được lấy từ hồ sơ kiểm toán của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2019. 1.4.3. Phạm vi về nội dung Chu trình mua hàng thường bắt đầu bằng việc lập một đơn đặt hàng từ người có đủ thẩm quyền tại bộ phận cần hàng hóa/dịch vụ và kết thúc bằng việc thanh toán cho nhà cung cấp về hàng hóa/dịch vụ mà mình nhận được. Vì giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như hạn chế về việc thu thập thông tin nên đề tài chỉ nghiên cứu về công tác kiểm toán cụ thể liên quan đến kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 3 người bán tại khách hàng Công ty ABC của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, tập trung chủ yếu vào kiểm toán hai khoản mục Hàng tồn kho và Nợ phải trả người bán. 1.5 Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu và đọc tài liệu từ các nguồn như: Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chế độ kế toán Việt Nam và các Thông tư hướng dẫn hiện hành liên quan; giấy tờ làm việc của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Phương pháp thu thập dữ liệu: - Quan sát: Tiến hành quan sát thực tế quá trình làm việc của các KTV của Công ty và khi trao đổi với khách hàng để từ đó hiểu rõ hơn về thực tế việc thực hiện các thủ tục kiểm toán. - Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các KTV có kinh nghiệm của Công ty để tìm hiểu rõ hơn cách thức làm việc nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thực tế. - So sánh, phân tích giữa lý thuyết được học với thực tế tại Công ty trong phạm vi nội dung nghiên cứu để đúc rút những điểm giống nhau, khác nhau giữa kiến thức và thực tế. - Trực tiếp tham gia kiểm toán: Hỗ trợ các KTV hoàn thiện giấy làm việc, phân tích số liệu và kiểm tra, thu thập chứng từ về các khoản mục liên quan đến chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán. 1.6 Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm có ba phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 4 Chương 1 – Cơ sở lý luận về kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán Chương 2 – Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán tại Công ty ABC của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Chương 3 – Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình mua hàng - nợ phải trả người bán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 5 PHẦN 2 - NỘI DUNG CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 1.1 Tổng quan về kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 1.1.1 Khái niệm chung về kiểm toán BCTC * Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, mỗi một người, mỗi một tổ chức lại có quan điểm khác nhau về kiểm toán. Giáo trình Kiểm toán của ThS. Trần Long chủ biên (2005) đã tổng hợp một số khái niệm về kiểm toán như sau: Hình ảnh về kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra tài sản, phần lớn được thực hiện bằng cách người nghe ghi chép đọc to lên cho một bên độc lập nghe rồi chấp nhận. Định nghĩa quốc tế về kiểm toán: “Kiểm toán độc lập là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các báo caó tài chính của một đơn vị”. Định nghĩa của giáo sư tiến sĩ Aren (Mỹ): “Kiểm toán là việc kiểm toán viên kiểm tra các ghi chép kế toán bởi các kế toán viên công cộng (độc lập) được thừa nhận và ở bên ngoài tổ chức kiểm toán”. Tuy các định nghĩa về kiểm toán có khác nhau nhưng có thể khái quát chung định nghĩa về kiểm toán như sau: Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Do đó Kiểm toán báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên cùng trợ lý kiểm toán tiến hành thu thập các thông tin bằng chứng kiểm toán để đánh giá về báo Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 6 cáo tài chính được kiểm toán nhằm mục đích đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán so với các chuẩn mực đang áp dụng. * Một số khái niệm khác liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác (VSA 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam). Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính (VSA 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán). Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính (VSA 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán). Mức trọng yếu thực hiện: Là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. Trong một số trường hợp, “mức trọng yếu thực hiện” có thể hiểu là mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định thấp hơn mức hoặc các mức trọng yếu của một nhóm các giao dịch, số dư tài Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 7 khoản hoặc thông tin thuyết minh trên báo cáo tài chính (VSA 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán). Cơ sở dẫn liệu: là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới dạng ngầm định về các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC và được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra (VSA 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị). Phép thử Walk-through: Chọn một vài nghiệp vụ và lần theo từng bước thực hiện xem có diễn ra phù hợp với các bảng mô tả hay không. * Mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính Theo VSA 200 thì mục tiêu của một cuộc kiểm toán tài chính là đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không? Có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Ngoài ra, kết quả của kiểm toán Báo cáo tài chính còn chỉ ra những hạn chế, tồn tại giúp đơn vị được kiểm tóan có biện pháp xử lý, điều chỉnh, khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính, hoàn thiện hơn trong công tác kế toán của đơn vị. 1.1.2 Tổng quan về chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 1.1.2.1 Đặc điểm, nội dung của chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán Chu trình mua hàng và thanh toán bao gồm các quyết định và các quá trình cần thiết để có hàng hóa hay dịch vụ đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Mua hàng là một chu trình quan trọng đối với đa số doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Sự hữu hiệu và hiệu quả của chu trình này, ví dụ như đơn vị mua hàng kịp thời với giá hợp lý, không bị tổn thất tài sản hay chi trả nợ đúng hạn cho nhà cung cấp sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của đơn vị và vì thế là mối quan tâm của nhiều nhà quản lý. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 8 Chu trình này còn có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều chu trình khác và mang những đặc điểm riêng biệt khiến đơn vị cần phải quan tâm. Cụ thể là: - Chu trình mua hàng, tồn trữ và trả tiền trải qua nhiều khâu, liên quan đến hầu hết các chu trình nghiệp vụ khác, liên quan đến nhiều tài sản nhạy cảm như hàng tồn kho, tiền nên dễ bị tham ô, chiếm dụng. Mua hàng là khởi đầu của quá trình sản xuất kinh doanh, nó cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu để tiến hành các hoạt động khác. - Hàng tồn kho thường là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của đơn vị. Hàng tồn kho có thể bao gồm nhiều chủng loại phong phú với số lượng lớn, nhập xuất liên tục, được tồn trữ ở nhiều địa điểm và liên quan đến nhiều hoạt động khác như hoạt động sản xuất, bán hàng Điều này càng làm tăng rủi ro có sai phạm vì việc mua hàng nhiều và liên tục dễ tạo điều kiện để các sai phạm có thể xảy ra. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, quá trình kinh doanh bao gồm 3 giai đoạn: cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất và tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp thương mại, quá trình kinh doanh bao gồm 2 giai đoạn: mua hàng và bán hàng. Như vậy, dù ở loại hình doanh nghiệp nào thì quá trình “mua hàng” cũng là quá trình cung cấp các yếu tố đầu vào, nó quyết định đến khả năng sản xuất và duy trì sản xuất của doanh nghiệp; bên cạnh đó, khả năng thanh toán các khoản chi phí mua hàng cũng đánh giá tình hình của doanh nghiệp là tốt hay xấu. Mặc dù ở các doanh nghiệp khác nhau, nhu cầu về hàng hóa/dịch vụ là khác nhau, nhưng chu trình mua hàng đều phải đảm bảo các bước sau:  Xử lý các đơn đặt mua hàng hóa, dịch vụ và ký hợp đồng mua bán  Nhận hàng hóa, dịch vụ  Ghi nhận các khoản phải trả người bán  Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 9 1.1.2.2 Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng trong chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán Khi mua hàng và thanh toán, trong doanh nghiệp thường sử dụng các loại chứng từ, sổ sách sau: Giấy đề nghị mua hàng; Đơn đặt hàng; Phiếu giao hàng (biên bản giao nhận hàng hóa hay nghiệm thu dịch vụ); Phiếu nhận hàng; Hóa đơn bán hàng. Để ghi chép và phản ánh sự biến động của các thông tin trong chu trình này thì kế toán sử dụng hệ thống tài khoản theo Chế độ kế toán được áp dụng phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, cụ thể như theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì kế toán sử dụng một số lượng lớn các tài khoản sau: Các tài khoản hàng tồn kho (TK 151, 152, 153, 156); Tài khoản phải trả người bán (TK 331); Tài khoản tiền (TK 111, 112, 113) 1.1.2.3 Nguyên tắc kế toán khoản mục trong chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán Trích Thông tư 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn về nguyên tắc kế toán hàng tồn kho và nợ phải trả người bán như sau: * Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa trên tài khoản 156 được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”. Giá gốc hàng hóa mua vào, bao gồm: Giá mua, chi phí thu mua (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm,...), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ). Để tính giá trị hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: Phương pháp nhập trước - xuất trước; Phương pháp thực tế đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền. Kế toán chi tiết hàng hóa phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm hàng hóa. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 10 * Nguyên tắc hạch toán kế toán nợ phải trả người bán Nợ phải trả cho người bán cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán. Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc: - Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh. - Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ. - Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho người bán thì áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. 1.1.3 Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán Mục tiêu chung của kiểm toán chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán là đánh giá xem liệu số dư các tài khoản liên quan có được trình bày trung thực và phù hợp với nguyên tắc kế toán hiện hành không. Từ đó có thể cụ thể hóa thành các mục tiêu đối với chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán như sau: - Xác định các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán là có thực. Các khoản phải trả người bán thực sự tồn tại. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 11 - Xác định các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, các khoản nợ phải trả người bán được đánh giá và tính toán đúng qui định, đúng số lượng, đúng đơn giá số tiền. - Xác minh các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, nợ phải trả người bán bằng ngoại tệ được qui đổi một cách đúng đắn theo đúng tỷ giá qui định. - Xác định các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, nợ phải trả người bán được ghi sổ một cách đầy đủ, kịp thời, đúng phương pháp, đúng sự phân loại, đúng kỳ. - Xác minh quá trình kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán của doanh nghiệp là hoàn toàn chặt chẽ, hiệu quả, rủi ro kiểm soát nội bộ là thấp và kiểm toán viên hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng, thanh toán của doanh nghiệp. - Xác minh việc trình bày và công bố về hàng mua vào và các khoản phải trả trên báo cáo tài chính là hoàn toàn đúng đắn và đúng qui định. - Các hàng hóa ghi sổ và phản ánh trên BCTC là thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Các khoản nợ phải trả cho người bán phản ánh trong BCTC đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp. - Các khoản công nợ phải trả cho người bán luôn có sự xác nhận đầy đủ, kịp thời của chủ nợ. 1.1.4 Kiểm soát nội bộ đối với chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán 1.1.4.1 Mục tiêu kiểm soát Do tính chất quan trọng của chu trình mua hàng, tồn trữ và trả tiền, kiểm soát nội bộ đối với chu trình này cần được thiết kế phù hợp nhằm hạn chế tối đa những sai phạm. Một cách tổng quát, việc kiểm soát tốt chu trình này sẽ giúp đơn vị đạt được cả ba mục tiêu theo Báo cáo COSO (2013) đã đề ra, đó là: - Sự hữu hiệu và hiệu quả: Sự hữu hiệu ở đây là hoạt động mua hàng giúp đơn vị đạt được các mục tiêu về sản lượng, doanh số, thị phần hay tốc độ tăng Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 12 trưởng Để đạt được điều này, đơn bị cần mua hàng có chất lượng tốt với chi phí hợp lý nhấ...ung cấp dịch vụ Thẩm định giá) nằm trong top 10 của Việt Nam. - Nằm trong danh sách 37 công ty được Bộ Tài chính chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng năm 2020. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 29 - Nằm trong danh sách được cung cấp dịch vụ Thẩm định giá cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). - Cùng với vị thế đó AFA đã có một đội ngũ nhân sự hùng hậu với gần 120 nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề; có trên 500 khách hàng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn, quy mô khác nhau. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận: + Ban Tổng Giám Đốc: Là người đại diện toàn quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty, trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác. + Phòng Tư vấn - Đào tạo: Thực hiện các dịch vụ tư vấn về thuế, cung cấp dịch vụ kế toán, trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật các chính sách mới, các điểm thay đổi, bổ sung trong các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán, thuế... Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG TƯ VẤN – ĐÀO TẠO KHỐI KIỂM TOÁN XDCB PHÒNG HÀNH CHÍNH – KẾ TOÁN KHỐI KIỂM TOÁN BCTC KHỐI THẨM ĐỊNH GIÁ BAN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BAN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB 1 PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB 2 PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC 1 PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC 2 PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB 3 PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB 5 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 30 cho các khách hàng của công ty và khách hàng có nhu cầu; chịu trách nhiệm tổ chức khóa đào tạo, huấn luyện cho nhân viên mới và thực tập sinh. + Phòng Kế toán - Hành chính: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty hằng ngày, lưu giữ hồ sơ chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, tổng hợp, đối chiếu số liệu cuối kỳ, lập BCTC cuối kỳ, hỗ trợ nhân viên trong công ty về các hoạt động liên quan đến phần mềm hoạt động, cung cấp con dấu của công ty, trực tiếp nhận và gửi hồ sơ của khách hàng. + Khối kiểm toán XDCB: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán XDCB theo đúng thời gian đã được phân công của Ban Giám đốc. + Khối kiểm toán BCTC: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán BCTC theo đúng thời gian phân công của Ban Giám đốc, liên lạc với công ty khách hàng nhằm chuẩn bị cho cuộc kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán và trình lên Ban Giám đốc để xét duyệt trước khi phát hành. + Khối thẩm định giá: Được phân công và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng liên quan đến thẩm định giá. + Ban kiểm soát chất lượng: Rà soát, kiểm tra chất lượng của các báo cáo kiểm toán BCTC và kiểm toán XDCB trước khi phát hành; đánh giá công việc hoàn thành của các nhân viên thực hiện; thống kê và lập báo cáo trình bày với Ban Giám đốc về chất lượng của cuộc kiểm toán đã hoàn thành. 2.1.3 Tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty AFA thực hiện cuộc kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu liệu báo cáo tài chính của Công ty được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán khác có liên quan tại Việt Nam. Cuộc kiểm toán được thực hiện dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Trước khi đưa ra kế hoạch kiểm toán và để giúp cho Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 31 việc đánh giá rủi ro, AFA thực hiện việc dự đoán và phân tích tổng quát. Với một số lượng lớn các công cụ dự đoán sẵn có, phương pháp tiếp cận này sẽ giúp xác định được các vấn đề tiềm tàng và tăng cường sự hiểu biết sâu sắc đạt được trong suốt quá trình kiểm toán. Phương pháp tiếp cận của AFA cũng phù hợp với các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về tính hợp lý và tính minh bạch. Các đặc tính chủ yếu của phương pháp tiếp cận này là: · Tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia kế toán, kiểm toán: Các chuyên gia về kế toán và kiểm toán của AFA sẽ tham gia vào việc soát xét kế hoạch và thực hiện kiểm toán dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh của khách hàng, công tác quản lý tài chính kế toán. · Tập trung vào các vùng được đánh giá là có rủi ro: AFA sẽ thực hiện đánh giá rủi ro đối với hoạt động kinh doanh và từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu của khách hàng. Cách tiếp cận này cho phép AFA xây dựng kế hoạch kiểm toán hiệu quả tập trung vào các vùng, khu vực có rủi ro cao. Để có thể đánh giá rủi ro, cách tiếp cận này yêu cầu các kiểm toán viên của AFA phải có được: Sự hiểu biết chi tiết về hoạt động kinh doanh của khách hàng và lĩnh vực mà khách hàng hoạt động, hiểu biết về môi trường kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và hiểu biết về tổ chức công tác kế toán của khách hàng. · Hợp tác cùng khách hàng: AFA sẽ phối hợp chặt chẽ với khách hàng trong quá trình làm việc, tiến hành thảo luận thường xuyên và kịp thời đối với các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình kiểm toán. · Tính độc lập và tính bảo mật: Trong quá trình kiểm toán, AFA cam kết đảm bảo tính độc lập và tính bảo mật. Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 32 Phương pháp tiếp cận kiểm toán của AFA có thể chia làm 5 giai đoạn như sau: Giai đoạn Nội dung Đánh giá và chấp nhận khách hàng - Thu thập thông tin tổng quan về khách hàng - Quyết định có chấp nhận hoặc duy trì hợp đồng - Đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp bao gồm tính độc lập - Xem xét các điều kiện tiên quyết của cuộc kiểm toán hoặc soát xét - Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm - Thống nhất phạm vi công việc trong hợp đồng kiểm toán - Xem xét nhân sự thực hiện và cơ cấu của cuộc kiểm toán bao gồm số lần thực hiện kiểm toán, và sự cần thiết sử dụng chuyên gia - Trường hợp từ chối khách hàng Tiền kế hoạch - Hiểu biết về khách hàng - Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động có liên quan; - Xem xét hoạt động và chiến lược kinh doanh - Thủ tục phân tích tài chính ban đầu Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Trư ờng a ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 33 - Hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm cả hệ thống kế toán - Chính sách kế toán - Xác định các chu trình kinh doanh, tìm hiểu và đánh giá các chu trình kinh doanh - Kiểm toán nội bộ - Công nghệ thông tin - Tổ chức cung cấp dịch vụ Kế hoạch - Xác định mức trọng yếu - Xác định các phần hành của báo cáo tài chính và cơ sở dẫn liệu - Đưa ra các giải pháp thực hiện đối với rủi ro đã được đánh giá - Xác định chiến lược kiểm toán, thủ tục kiểm toán - Sử dụng công việc của các chuyên gia kiểm toán - Thông báo kế hoạch kiểm toán đến Ban Giám đốc của khách hàng Các thử nghiệm – Giao dịch, Tài khoản và Thuyết minh Các thử nghiệm ảnh hưởng toàn doanh nghiệp - Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ - Thực hiện thủ tục phân tích chính yếu - Kỹ thuật kiểm toán “Sampling and JSSD” - Kỹ thuật kiểm toán “Scoping” - Kiểm tra chi tiết - Quan sát kiểm kê - Xác nhận bên ngoài - Ước tính kế toán - Các bên liên quan - Rủi ro sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến toàn bộ báo cáo tài chính - Số dư đầu năm và sự nhất quán của chính sách kế toán - Hoạt động liên tục - Tuân thủ pháp luật và các qui định - Kiện tụng và bồi thường - Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ - Các cam kết và các khoản mục tiềm tàng Hoàn thành và Kết thúc - Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán Trư ờng Đa ̣i ho ̣ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 34 - Thủ tục phân tích sau cùng - Trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính - Xin ý kiến của chuyên gia tư vấn - Giải trình của Ban giám đốc - Hình thành ý kiến kiểm toán - Trao đổi với Ban Giám đốc và Ban quản trị - Phát hành và chuyển giao báo cáo - Thông tin khác trong báo cáo tài chính được kiểm toán 2.2 Thực trạng về kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA tại khách hàng ABC * Sơ lược về khách hàng ABC Tiền thân Công ty ABC thành lập vào 26/02/1983. Từ ngày 01/01/2007, Công ty ABC chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Trải qua 37 năm xây dựng và phát triển, ABC được biết đến như một trong những đơn vị mạnh của khối doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 120.000.000.000 VND. Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31/12/2019 là 714 người. Lĩnh vực kinh doanh 1. Chế biến - xuất khẩu thuỷ sản: Sản phẩm chủ đạo của Công ty ngoài tôm thẻ chân trắng, còn có các mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng truyền thống khác như cá Hố, cá Nhồng và mực các loại... Các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ với doanh số lớn ở nhiều thị trường trên toàn thế giới bao gồm Nhật, Châu Âu, Mỹ, Châu Á, Châu Úc... 2. Sản xuất - kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản: Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 35 Công ty sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn nuôi tôm, cá trên dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến, theo qui trình kiểm soát chặt chẽ, hệ số tiêu tốn thức ăn tối ưu, tổng hợp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thuỷ sản nuôi. Ngoài ra còn thực hiện các dịch vụ kỹ thuật công nghệ, vật tư, thiết bị phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. 3. Kinh doanh vật tư nhập khẩu: Kinh doanh vật tư nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh truyền thống, chuyên nghiệp của ABC với hơn 30 năm kinh nghiệm, đã khẳng định được thương hiệu, uy tín của một nhà cung cấp, một nhà bán buôn và bán lẻ lớn của các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư cho ngành công nghiệp nhựa, sắt thép, hàng tiêu dùng, thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất... 4. Dịch vụ cho thuê kho lạnh: Công ty có hệ thống kho lạnh tại Đà Nẵng có công suất trên 4000 tấn. Với năng lực thiết bị cao, Công ty có thể cung cấp các dịch vụ cấp đông và bảo quản lạnh các loại hàng hóa như thủy sản, nông sản, súc sản và nhiều loại thực phẩm cần bảo quản lạnh của khách hàng. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 36 Cơ cấu tổ chức Công ty có cơ cấu tổ chức quản lý các bộ phận được phân công, phân nhiệm rõ ràng và những người quản lý chủ chốt các bộ phận là người đã gắn kết với Công ty nhiều năm và đều có cổ đông của Công ty nên mọi người làm việc rất tận tình. Trong năm có một số thay đổi nhân sự chủ chốt như sau: + Miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và chức danh Trưởng Ban Kiểm soát của Ông Nguyễn A. + Nghị quyết Đại Hội đồng cổ đông thường niên ngày 30/03/2019: bầu bổ sung 1 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2017 - 2022 là ông Đỗ S, bầu bổ sung 1 thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2022 là bà Phạm T. + Bầu bà Phan T làm trưởng Ban Kiểm soát - nhiệm kỳ còn lại 2017-2022 tại cuộc họp Ban Kiểm soát ngày 03/04/2019. + Bổ nhiệm ông Đỗ S giữ chức Phó Tổng giám đốc từ 03/2/2019. PHÒNG NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ HOẠCH – THỐNG KÊ XNK PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG MUA HÀNG PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÒNG SẢN XUẤT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần ABC Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 37 Chính sách kế toán - Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ kế toán: Đồng Việt Nam (VND). - Hình thức kế toán: Nhật ký chung - Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC - Phần mềm kế toán: FAST 2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch Giai đoạn lập kế hoạch gồm 3 bước chính là đánh giá và chấp nhận khách hàng, tiền kế hoạch và lập kế hoạch. 2.2.1.1 Đánh giá và chấp nhận khách hàng Vì giới hạn thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài, do đó, đề tài chỉ dừng lại ở mức trình bày một số giấy làm việc chủ yếu và kết quả của quá trình tìm đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng mà không đi sâu chi tiết vào cách thực hiện như thế nào để ra được kết quả đó. a) Đánh giá rủi ro chấp nhận khách hàng Đối với khách hàng mới, KTV sẽ tự mình điền vào bảng câu hỏi được thiết kế sẵn trong GLV mẫu số 0200.MPQ Bảng câu hỏi đánh giá về việc chấp nhận khách hàng, bằng cách phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu các nguồn thông tin về khách hàng, quan sát hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nội dung của bảng câu hỏi chủ yếu xoay quanh ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức công ty khách hàng, tính chính trực của ban giám đốc và ban quản trị, hệ thống kế toán, Vì Công ty ABC là khách hàng cũ nên bước làm việc trên KTV sẽ không cần thực hiện, mà sẽ tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán thông qua việc trình bày vào GLV mẫu số 0210.MPQ Bảng hỏi đánh giá rủi ro chấp nhận (Phụ lục 1). Kết luận của KTV đối với khách hàng Công ty ABC là: Tuy là Công ty đại chúng , nhưng qua thông tin tìm hiểu Công ty tuân thủ tốt các quy định pháp luật chi phối, Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 38 giao dịch không phức tạp, KTV cũng đánh giá không có nguy cơ gian lận nào đối với BTGĐ. b) Tính độc lập của kiểm toán viên Tính độc lập là nền tảng của hoạt động kiểm toán. Đây được coi là điều kiện cần thiết để DN đạt được mục tiêu trong hoạt động kiểm toán và là nguyên tắc hành nghề cơ bản của KTV. Vì vậy cần phải đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức và đánh giá sự phù hợp của việc lựa chọn KTV hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán theo hướng dẫn của Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 hướng dẫn một số điều của Luật Kiểm toán độc lập và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được Ban hành theo Thông tư số 70/2015/TT- BTC ngày 08/05/2015 của Bộ tài chính. Việc đánh giá về tính độc lập được thực hiện thông qua 2 mẫu GLV là 0220.MPQ Bảng hỏi về tính độc lập và 224.MPQ Đánh giá về sự luân chuyển kiểm toán. Đối với khách hàng Công ty ABC, AFA chỉ cung cấp dịch vụ kiểm toán và không có bất kỳ đe dọa nào liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Kết luận của GLV mẫu số 0220.MPQ là: Không có các nguy cơ đe dọa đến tính độc lập của KTV và AFA. AFA đã cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng Công ty ABC trên 3 năm liên tục. Nhưng không có Partner và/hoặc KTV nào phụ trách hợp đồng kiểm toán cho khách hàng này liên tục trên 3 năm liên tiếp. Vì vậy kết luận của GLV mẫu số 224.MPQ là: Việc phân công Partner và KTV phụ trách hợp đồng kiểm toán cho khách hàng hiện hành phù hợp với Nghị Định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 hướng dẫn một số điều của Luật kiểm toán độc lập và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được Ban hành theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/05/2015 của Bộ tài chính. c) Tiếp tục khách hàng thường niên Vì Công ty ABC là khách hàng mà AFA đã cung cấp dịch vụ kiểm toán 3 năm liên tiếp nên cần thực hiện đánh giá việc tiếp tục phục vụ khách hàng bằng việc Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 39 xem xét bất kỳ lợi ích nào có xung đột với công việc kiểm toán thích hợp. Cụ thể như sau: Đánh giá rủi ro hợp đồng => Không có bất kỳ sự thay đổi nào làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Xem xét về tính độc lập => Không có bất kỳ yếu tố nào liên quan đến tính độc lập của KTV ảnh hưởng đến việc tiếp tục thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Công việc kiểm toán thích hợp => Không có khó khăn nào trong việc thực hiện công việc kiểm toán thích hợp. Đã trao đổi và BGĐ khách hàng đồng ý về trách nhiệm lập và trình bày BCTC trung thực và hợp lý. Điều kiện tiên quyết cho hợp đồng kiểm toán => Khuôn khổ báo cáo tài chính là được chấp nhận. Kết luận: Việc xem xét các rủi ro đã được xác định và các biện pháp ngăn ngừa đã được đưa ra để loại bỏ các rủi ro này hoặc làm giảm chúng xuống mức có thể chấp nhận được đã được ghi lại bằng tài liệu trong Bảng câu hỏi về tính độc lập, AFA có nguồn thông tin đầy đủ và khả năng để thực hiện cuộc kiểm toán => Chấp nhận hợp đồng. Sau khi đánh giá về rủi ro của hợp đồng kiểm toán và KTV chấp nhận kiểm toán thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Tiếp đến, AFA tiến hành phân công nhóm kiểm toán bao gồm những KTV và trợ lý KTV có năng lực và chuyên môn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Các KTV sẽ ký xác nhận về việc đảm bảo tính độc lập trước khi bắt đầu công việc kiểm toán. 2.2.1.2 Tiền kế hoạch Sau khi đã đánh giá về việc có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, thì trong giai đoạn này KTV sẽ tiến hành các bước để có thể đánh giá về rủi ro tiềm tàng trọng yếu trong BCTC của đơn vị. a) Đánh giá rủi ro Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 40 Công ty ABC là khách hàng thường niên của công ty nên đánh giá về rủi ro có gian lận thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua tài liệu kiểm toán năm trước và cập nhật, bổ sung các thông tin thay đổi mang tính trọng yếu. Tuy nhiên dưới đây vẫn sẽ trình bày lại các thủ tục thực hiện để đánh giá rủi ro. Đối với rủi ro gian lận, thông qua tam giác gian lận: Động cơ/áp lực, Cơ hội/môi trường và Thái độ. KTV xem xét mức tổng thể đánh giá Rủi ro gian lận của Công ty ABC là Thấp. Vì mặc dù BTGĐ chịu áp lực hoàn thành chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tuy nhiên vì Công ty có lượng khách hàng và thị trường ổn định nên việc hoàn thành kế hoạch không phải quá khó khăn, việc giám sát và năng lực kế toán trưởng tốt nên hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính được đánh giá là tốt và không có nhiều rủi ro gian lận. Đối với rủi ro gian lận có thể phát sinh từ sự vượt quyền của Ban Giám đốc, KTV kiểm tra việc ghi sổ Nhật ký chung thông qua việc phỏng vấn nhân sự nhập liệu và nhân sự kế toán của doanh nghiệp, ở đây toàn bộ bút toán phát sinh của Công ty ABC đều có chứng từ phù hợp. Kết hợp với việc chọn một số bút toán nhật ký và những điều chỉnh để kiểm tra, bao gồm Bút toán ghi sổ nhật ký tiêu chuẩn; Bút toán ghi sổ bất thường/không thường xuyên; Bút toán ghi sổ nhật ký tiêu chuẩn cuối niên độ; Bút toán ghi sổ bất thường và không thường xuyên cuối niên độ. KTV kết luận: Các nghiệp vụ ghi nhận đều được TGĐ phê duyệt và không có rủi ro nào về những gian lận có thể phát sinh từ sự vượt quyền của BGĐ. Đối với rủi ro kinh doanh, KTV tiến hành phân tích những yếu tố cơ bản của khách hàng liên quan đến môi trường bên trong và bên ngoài và trả lời bảng hỏi được thiết kế sẵn trong GLV mẫu số 0330.MO Đánh giá rủi ro kinh doanh (Phụ lục 2). Những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến khách hàng có thể bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, luật pháp và môi trường tự nhiện. Những yếu tố bên trong có thể bao gồm hệ thống kế toán, tổ chức, và yếu tố kiểm soát nội bộ. Những phân tích này nhằm phát hiện ra những rủi ro trọng yếu tiềm tàng. Qua bảng hỏi của Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 41 GLV 0330.MO có thể kết luận rằng không có rủi ro trọng yếu nào trong môi trường kinh doanh của Công ty khách hàng ABC. Đối với rủi ro kế toán, KTV phân tích những nội dung sau: - KTV xem xét lại chính sách kế toán của khách hàng trong thuyết minh báo cáo tài chính (xem xét liệu chính sách kế toán có phù hợp với doanh nghiệp và nhất quán với chuẩn mực về báo cáo tài chính và chính sách kế toán áp dụng trong ngành nghề liên quan). KTV kết luận: Chính sách kế toán của Công ty ABC phù hợp và nhất quán trong những năm qua. (Thông tư số 200/2014/TT-BTC ("Thông tư 200") hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp). - Đánh giá kế toán và ước tính: Các ước tính kế toán của khách hàng ABC chủ yếu là khấu hao tài sản cố định/ước tính chi phí phải trả/dự phòng nợ phải thu khó đòi Đối với lĩnh vực kinh doanh của công ty là không cần đến việc sử dụng chuyên gia trong các ước tính kế toán này. Và không có sự thay đổi quan trọng nào về ước tính kế toán. - Quy trình lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của Công ty ABC được lập bởi kế toán tổng hợp, kiểm tra bởi kế toán trưởng và phê duyệt bởi Tổng Giám đốc. Các báo cáo gửi cho KTV trước khi kiểm toán thường chưa được duyệt và giám sát đầy đủ nên thường xảy ra sai sót, thường là sai sót thông thường về nghiệp vụ kế toán, không có yếu tố gian lận. - Điều chỉnh báo cáo tài chính: Các điều chỉnh được thực hiện bởi kế toán tổng hợp và được phê duyệt bởi kế toán trưởng. Các bút toán điều chỉnh chủ yếu là bút toán sai sót trong quá trình hạch toán, ước tính kế toán chưa chính xác. Các điều chỉnh được tính toán và lập phiếu kế toán kèm theo các chứng từ liên quan đến điều chỉnh đó và được ký duyệt bởi cấp có thẩm quyền (Kế toán trưởng và Tổng Giám đốc). Đối với mức độ kiểm soát của doanh nghiệp, KTV đánh giá về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro và quy trình kiểm soát của khách hàng thông qua phỏng vấn Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và Trưởng phòng nhân sự. Kết luận đối với Tr ờng Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 42 Công ty ABC là Hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là phù hợp và hiệu quả trong mô hình hoạt động của công ty và trong việc lập báo cáo tài chính. b) Thủ tục đánh giá sơ bộ Mục đích của thủ tục này là để xác định những khoản mục, thuyết minh trọng yếu và những khu vực đặc biệt nhạy cảm. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành phân tích các khoản mục theo phương pháp phân tích ngang. Xem xét biến động các khoản mục qua các năm và đưa ra những xét đoán ban đầu về những rủi ro có thể xảy ra. Đối với những khoản mục liên quan đến chu trình mua hàng – nợ phải trả người bán, qua thủ tục phân tích sơ bộ, trưởng nhóm kiểm toán nhận định được số dư hàng tồn kho giảm nhẹ có thể do đơn đặt hàng ít hơn. Tuy nhiên số ngày của vòng quay hàng tồn kho tăng so với năm trước, có rủi ro về việc xác định dở dang chưa phù hợp dẫn đến giá vốn kết chuyển thiếu và số dư hàng tồn kho cao hơn thực tế, đồng thời là rủi ro về số dư hàng tồn kho bị ghi nhận khống. Bên cạnh đó cũng lưu ý đến rủi ro về việc trích thiếu dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dư phải trả người bán tăng mạnh có thể do Công ty thực hiện tốt kéo dãn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp nhưng cũng có thể có rủi ro tồn tại công nợ không có thật. Trích GLV 0340.MO - Thủ tục đánh giá sơ bộ như sau: Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 43 THỦ TỤC PHÂN TÍCH BAN ĐẦU 0340.MO Tên KH: Công ty Cổ phần ABC Ký: Ký tắt Ngày Thực hiện: L.V.H 02/01/2020 Kết thúc kỳ: 31/12/2019 Soát xét: T.T.N.P 02/01/2020 OM 6.990.253.721 Năm hiện hành (2019) Năm trước (2018) Năm trước (2017) Thay đổi Thay đổi RMM Giải thích biến động quan trọng HTK 147.348.136.455 164.623.356.935 174.846.403.249 (17.275.220.480) (10,5%) Y Số dư hàng tồn kho giảm nhẹ có thể do năm nay lượng đơn đặt hàng ít hơn (khá phù hợp với mức giảm doanh thu), nên lượng hải sản dở dang cuối năm cho các đơn hàng giảm. Tuy nhiên số ngày 1 vòng quay HTK tăng 4 ngày so với năm trước, đồng thời như phân tích ở mục "doanh thu - giá vốn - lãi gộp " ở trên, có rủi ro về việc xác định dở dang chưa phù hợp dẫn đến giá vốn kết chuyển thiếu và số dư HTK cao hơn thực tế, đồng thời là rủi ro về số dư HTK bị ghi nhận khống (tương ứng là ghi khống số dư phải trả người bán). Tham chiếu RR 2 - 395.MPQ Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 44 Vòng quay HTK (HTK bình quân/GVHB x 365 ngày) 71 67 4 5,8% Mặt hàng thuỷ hải sản có thời hạn sử dụng khá ngắn tuy nhiên qua tìm hiểu, thường tồn kho là hàng đang chế biến sẵn sàng cho các đơn hàng sắp giao, đồng thời quy trình bảo quản của Công ty đạt chất lượng tốt nên rủi ro về hàng bị tồn đọng kém phẩm chất được giảm xuống, tuy nhiên giá trị tồn kho rất lớn và số ngày 1 vòng quay tăng, nên vẫn có rủi ro về việc trích thiếu dự phòng giảm giá HTK. KTV cần tham chiếu kết quả kiểm kê hàng tồn kho để xác định liệu có hàng nào bị kém phẩm chất hay không, đồng thời xem xét giá xuất bán các đơn hàng liên quan đến số dư HTK tại thời điểm cuối năm có đảm bảo cao hơn giá thành và không cần trích lập dự phòng. Chi tiết RR 2 - Sheet 395 Nợ phải trả người bán 48.104.284.172 10.898.799.343 8.208.735.282 37.205.484.829 341,4% Y Số dư phải trả tăng mạnh có thể do Công ty thực hiện tốt kéo dãn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp. Tuy nhiên cũng có thể có rủi ro tồn tại công nợ không có thật (ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho..) KTV cần thực hiện ở mức cao thủ tục cut-off công nợ phải trả, cũng như gửi thư xác nhận với số lượng ở mức cao. Tham chiếu RR No. 5 - Sheet 395 Số ngày trả tiền bình quân 13 4 9,69 255,4% Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 45 c) Báo cáo rủi ro Tất cả rủi ro trọng yếu phải được nêu, ghi lại, phân tích chi tiết hơn trên Báo cáo rủi ro và trình bày định hướng các thủ tục kiểm toán nhằm xác định những rủi ro này. Những phát hiện từ việc thực hiện các thủ tục như là thủ tục đánh giá rủi ro trên khía cạnh tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và của ban giám đốc nói riêng, phân tích sơ bộ các khoản mục có rủi ro cao, các tài khoản nhạy cảm, thủ tục đánh giá rủi ro về kế toán của khách hàng, sẽ được thể hiện trên báo cáo rủi ro theo GLV mẫu số 0395.MPQ Báo cáo rủi ro. Đây có thể xem là bản thể hiện kết quả cuối cùng của việc thực hiện các thủ tục nêu trên trong giai đoạn tiền kế hoạch. Đối với khách hàng ABC, rủi ro trong kiểm toán chu trình mua hàng là sai phạm đối với cơ sở dẫn liệu hiện hữu, cụ thể như sau: Đối với rủi ro về hàng tồn kho bị ghi nhận khống, KTV đưa ra hướng tiếp cận đối với rủi ro này là tham chiếu kết quả kiểm kê hàng tồn kho để đảm bảo về số lượng, cũng như xác định có hàng tồn kho nào kém phẩm chất không, thực hiện thủ tục kiểm tra cut-off hàng tồn kho. Đối với rủi ro tồn tại công nợ phải trả người bán không có thật (có thể do có hàng tồn kho ghi nhận ảo), thì hướng tiếp cận với rủi ro này là thực hiện ở mức cao thủ tục cut-off công nợ phải trả, gửi thư xác nhận với số lượng ở mức cao và xem xét chính sách thanh toán cho nhà cung cấp của công ty có thay đổi không. Cụ thể nội dung báo cáo rủi ro được trình bày trong bảng trích GLV mẫu số 0395.MPQ Báo cáo rủi ro dưới đây:Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 46 No. Rủi ro Tham chiếu từ Mô tả vấn đề rủi ro Ảnh hưởng (H/L) Prob. (H/L) RR trọng yếu? (Y or N) Vi phạm cơ sở dẫn liệu Tổng hợp hướng tiếp cận kiểm toán Tham chiếu đến 2 Rủi ro về hàng tồn kho 340.MO Rủi ro về số dư HTK bị ghi nhận khống (tương ứng là ghi khống số dư phải trả người bán). Rủi ro về việc xác định dở dang chưa phù hợp dẫn đến giá vốn kết chuyển thiếu, số dư HTK cao hơn thực tế. Rủi ro có hàng bị tồn đọng kém phẩm chất hoặc giá bán dự kiến thấp hơn giá thành dẫn đến cần trích lập dự phòng giảm giá HTK mà Công ty chưa trích. H L N Cơ sở dẫn liệu (Hiện hữu, Đánh giá) 1/ Tham chiếu kết quả kiểm kê hàng tồn kho để đảm bảo về số lượng, cũng như xác định liệu có HTK nào kém, mất phẩm chất hay không. 2/ Đánh giá phương pháp xác định chi phí dở dang và tính giá thành của Công ty là có phù hợp? 3/ Thực hiện thủ tục kiểm tra cut-off Hàng tồn kho. 4/ Xem xét giá xuất bán các đơn hàng liên quan đến số dư HTK tại thời điểm cuối năm có đảm bảo cao hơn giá thành và không cần trích lập dự phòng? 430.MPQ 5 Rủi ro sốdư phải trả 340.MO Số dư phải trả tăng mạnh có thể do Công ty thực hiện tốt kéo dãn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp. Tuy nhiên cũng có thể có rủi ro tồn tại công nợ không có thật (Có thể có hàng tồn kho ghi nhận ảo..) H L N Cơ sở dẫn liệu (Hiện hữu) 1. Thực hiện ở mức cao thủ tục cut- off công nợ phải trả. 2. Gửi thư xác nhận với số lượng ở mức cao. 3. Kết hợp với thủ tục chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho. 4. Chính sách thanh toán cho nhà cung cấp của công ty có thay đổi không dẫn đến tồn đọng lượng công nợ lớn. 430.MPQ Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Bùi Nguyễn Tường Vi 47 2.2.1.3 Lập kế hoạch Sau khi thực hiện việc đánh giá rủi ro ở giai đoạn tiền kế hoạch thì công việc chính của giai đoạn này là xác định mức trọng yếu và đánh giá những khoản mục, thuyết minh trọng yếu trên BCTC. Xác định kế hoạch kiểm toán, thủ tục kiểm toán Các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ tổ chức một cuộc họp yêu cầu có sự chỉ đạo của Patner phụ trách hợp đồng để thảo luận về những rủi ro của hợp đồng do sai sót, gian lận, các xem xét khác của cuộc kiểm toán và chi phí thực hiện cũng như các giải trình. Kế hoạch kiểm toán cụ thể được ghi lại và trình bày trên giấy làm việc 415.MPQ (Phụ lục 3). Việc phân công chi tiết được thể hiện theo bảng dưới đây: Bảng 2 - Phân công công việc kiểm toán TT Mục T.T.N.P L.V.H P.Q.T T.N.H H.P.M FOF I. Chấp nhận khách hàng và đánh giá lại    II. Tiền kế hoạch    III. Lập kế hoạch    IV. Thực hiện (mẫu 601-690)    V. Hoàn thành và báo cáo    VI. Báo cáo    BOF 5100 Tiền  5200 Đầu tư    5300 Phải thu khách hàng   5400 Hàng tồn kho  5500 Tài sản khác  5600 TSCĐ hữu hình  5700 TSCĐ vô hình  6100 Vay   6200 Phải trả người bán  6300 Thuế   Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K in...ịnh đảm nhận vai trò là KTV chính để đưa ý kiến cho báo cáo Tài chính hợp nhất không? If Yes, complete MAP 250.MPQ Group Audit Acceptance and Continuance Questionnaire. NA 49 Is management refusing to sign a letter of representation? N BTGĐ khách hàng đồng ý xác nhận thư giải trình Ban giám đốc có từ chối ký thư giải trình hay không? 50 Are there a significant number of material related party transactions other than for the purchase and sale of products and services routinely sold to unrelated parties? n Không có giao dịch lớn bất thường với bên có liên quan Số liệu các giao dịch trọng yếu với bên liên quan có lớn hơn là số liệu giao dịch mua và bán hàng hoá và dịch vụ thường xuyên với các bên không liên quan không? 51 Do we need to rely on independent specialists to corroborate assertions as to material items in the financial statements? Consider need for specialist inventory takers, valuers, actuaries, etc. N Các khoản mục trọng yếu trên BCTC của khách hàng không yêu cầu có sự xác nhận từ các chuyên gia độc lập Chúng ta có cần thiết phải dựa vào các chuyên gia bên ngoài để xác nhận các cơ sở dẫn liệu về các vấn đề trọng yếu trên BCTC? Xem xét sự cần thiết đối với việc sử dụng các chuyên gia kiểm kê, định giá, chuyên gia tính toán bảo hiểm, 52 Is the Firm expected to grant priority to an identified third party with respect to the financial statements or a specific actual or contemplated transaction? N Không có ưu tiên nào dự định sẽ cung cấp cho bên có liên quan Công ty có dự định cung cấp sự ưu tiên cho một bên thứ ba được xác định có liên quan đến báo cáo tài chính hay các giao dịch thưc tế, giao dịch dự tính cụ thể không? 53 Is the engagement in connection with an actual or contemplated merger, acquisition or sale of the client's business or a significant portion thereof. N Công việc kiểm toán không có liên quan đến mua bán, sáp nhập T ư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Hợp đồng này có liên quan đến việc hợp nhất, thụ đắc hoặc bán họat động kinh doanh của Khách hàng đã xảy ra hoặc dự kiến sẽ xảy ra hoặc 1 phần quan trọng trong các vấn đề trên không doanh nghiệp 54 Is the engagement in connection with a contemplated merger between two entities and the Firm is being retained to serve both entities in connection with the contemplated merger? N Công việc kiểm toán không có liên quan đến mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Có phải hợp đồng kiểm toán có liên quan đến việc dự tính sáp nhập giữa 2 công ty và công ty kiểm toán được yêu cầu tiếp tục kiểm cả 2 công ty đó? 55 Is the engagement in connection with a contemplated sale of securities to the public either through a public offering or a private placement? N Công việc kiểm toán không có liên quan đến phát hành chứng khoán lần đầu hoặc mua bán cổ phần giữa các cá nhân Hợp đồng này có liên quan đến việc chào bán cổ phiếu mà mình đã lên kế hoạch ra công chúng thông qua việc chào bán công khai hoặc bán riêng lẻ giữa các nhà đầu tư với nhau hay không? 56 Is the engagement for a listed company or an equivalent company and the Firm's report will be included in a document filed periodically with a regulatory agency or Stock Exchange? Y Báo cáo kiểm toán sẽ được nộp cho UBCKNN và Sở Giao dịch chứng khoán Hợp đồng này có liên quan đến một công ty niêm yết hay tương tự và báo cáo của Công ty Kiểm toán sẽ bao gồm một bản báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý pháp luật hay là uỷ ban chứng khoán không? 57 Will the Firm's report be included in a document required to be filed with a regulatory agency? Y BC kiểm toán cùng BCTC của khách hàng sẽ được nộp cho cơ quan quản lý nhà nướcBáo cáo kiểm toán có phải nộp cùng với báo cáo của khách hàng cho cơ quan pháp luật hay không? 58 Based on our work in previous years and the matters discussed above, are we aware of any fraud risk factors present within the entity? N Chưa phát hiện yếu tố rủi ro gian lận nào Dựa trên công việc của chúng ta ở những năm trước và những vấn đề đã thảo luận ở trên, chúng ta có nắm bắt được bất kỳ rủi ro gian lận nào hiện diện tại đơn vị hay không? E. Proper Conduct of the Audit No. Audit procedure Y or N orN/a Comment and/or Ref. 59 Have areas where specialized knowledge is necessary been identified? N Hoạt động kinh doanh không yêu cầu kiến thức chuyên ngành đặc biệt Có vùng kiểm toán nào đòi hỏi kiến thức chuyên ngành không? F. Conclusion All above questions must be answered before a conclusion can be reached. Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Audit procedure High orLow Comment and/or Ref. We have considered the business reputation of the client, the nature of the client's business and industry, the financial position of the client and any potential fraud and accounting risk factors. Based on the above considerations the engagement risk should be assessed as: Low Tuy là Công ty đại chúng , nhưng qua thông tin tìm hiểu Công ty tuân thủ tốt các quy định pháp luật chi phối, giao dịch không phức tạp, KTV cũng đánh giá không có nguy cơ gian lận nào đối với BTGĐ If High, describe steps taken to address high engagement risk. NANếu cao, thì phải nêu ra các bước để giải quyết những rủi ro của Hợp đồng Phụ lục 2 – GLV 0330.MO Đánh giá rủi ro kinh doanh BUSINESS RISK ASSESSMENT 0330.MO Client name: Công ty CP ABC Sign-off: Initials Date Prepared: L.V.H 02/01/2020 Period end: 31/12/2019 Reviewed: T.T.N.P 02/01/2020 This form completed or updated annually is used to record our understanding and analysis of the principal characteristics of the client in relation to its internal and external environment. Factors in the external environment impacting the client may be political, economic, social, technological, legal or environmental in nature. Internal factors of relevance may include organizational, accounting and internal control factors. This analysis aims in identifying potential risks of material misstatements. All Risks of Material Misstatement (RMM) should be described at a high level on this form and then recorded and analysed in more detail on the Risk Report (0395.MPQ) Mẫu này được thực hiện hoặc cập nhật hàng năm để ghi nhận hiểu biết của chúng ta và phân tích những yếu tố cơ bản của khách hàng liên quan đến môi trường bên trong và bên ngoài. Những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến khách hàng có thể bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, luật pháp và môi trường tự nhiện. Những yếu tố bên trong có thể bao gồm hệ thống kế toán, tổ chức, và yếu tố kiểm soát nội bộ. Những phân tích này nhằm phát hiện ra những rủi ro trọng yếu tiềm tàng. Tất cả rủi ro trọng yếu phải được nêu, ghi lại và phân tích chi tiết hơn trên báo cáo rủi ro (395.MPQ) A. Industry conditions No. Risk Factors RMMY or N Comment and/or Ref. 1.1 The unique characteristics of the industry. N Hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp là xuất khẩu nông sản ra nước ngoài; ngoài ra các có các choạt động cho thuê kho bãi; nhập khẩu nguyên liệu; Chế biến thuỷ hải sản không thuộc ngành được đánh giá là có rủi ro cao theo RSM Methodology. Khách hàng chế biến theo đơn đặt Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng hàng, vật liệu thành phẩm được bảo quản với quy trình nhập xuất chặt chẽ, nên không có nhiều rủi ro. 1.2 The stage of the industry cycle the market has reached. N Ngành nghề kinh doanh của công ty đang ở giai đoạn ổn định và có tính cạnh trạnh trên thị trường cao. Tuy nhiên Công ty ABC là Công ty có uy tín rất lớn trên thị trường và khả năng cạnh tranh rất tốt.Ngành nghề Kinh doanh đang ở chu kỳ nào 1.3 Impact of cyclical or seasonal activity. N Nguyên liệu đầu vào của Công ty phụ thuộc vào mùa vụ của nuôi tôm, tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 10 Công ty sẽ tập trung thu mua nhập khẩu tôm để sản xuất, chế biến và lưu kho bảo quản đảm bảo nguyên liệu cung cấp đẩy đủ cho chế biến cả năm nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng của hoạt động mang tính chu kỳ và theo mùa vụ 1.4 Potential impact of technological changes on product. N Sản phẩm của công ty là thủy sản không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ Ảnh hưởng của việc thay đổi công nghệ đối với sản phẩm 1.5 Potential impact of technological changes to methods of production. N Phương pháp sản xuất của công ty chủ yếu là thủ công kết hợp máy móc thiết bị cố định nên không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ Ảnh hưởng của việc thay đổi công nghệ đối với phương pháp sản xuất 1.6 The influence on client's operations of changes in the cost of energy. N Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị không chịu tác động đáng kể của giá nhiên liệu/điện/nước Ảnh hưởng về hoạt động của khách hàng trong việc thay đổi chi phí năng lượng B. Regulatory Environments No. Risk Factors RMMY or N Comment and/or Ref. 2.1 Legislation, regulation and regulatory framework that significantly affect the entity's operation. N Tuy ngành nghề kinh doanh chính của Công ty chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thủy hải sản nên phải luôn đảm bảm các tiêu về chất lượng sản phẩm xuất khẩu, quy định an toàn thực phẩm nhưng Công ty sản xuất theo tiêu chuấn ISO, Bộ phận kiểm soát chất lượng luôn kiểm tra, Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Các quy định về luật pháp, thông lệ, nguyên tắc có ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của Doanh nghiệp. theo dõi trong quá trình sản xuất và xuất nhập khẩu nên rủi ro cũng được giảm thiểu đáng kể. 2.2 Taxation. N Công ty đang áp dụng các luật thuế TNDN, GTGT, XNK, TNCN, Các chính sách về thuế áp dụng đã được Công ty áp dụng, tuân thủ --> Công ty không có rủi ro về Thuế. Thuế 2.3 Environmental requirements N Đặc điểm ngành ngề kinh doanh của Công ty là chế biến và kinh doanh xuất khẩu thủy sản, thức ăn chăn nuôi và kinh doanh vật tư nhập khẩu không có tác động nhiều đến môi trường.Yêu cầu của môi trường. C. Business Operations No. Risk Factors RMMY or N Comment and/or Ref. 3.1 Nature of business N Bản chất kinh doanh của đơn vị là Doanh nghiệp hoạt động theo định hướng lợi nhuận. Bản chất của kinh doanh. 3.2 Nature of revenue source (Manufacturer, Wholesaler, Banking, Insurance or other financial services¸ Import / export trading, Utility (tiện ích) , Transportation, Technology products and services). N Nguồn doanh thu chính của Công ty là chế biến, xuât khẩu thủy sản, thức ăn chăn nuối và kinh doanh vật tư nhập khẩu Bản chất của nguồn doanh thu (Sản xuất, bán sỉ, ngân hàng, Bảo hiểm hay các dịch vụ khác, dịch vụ xuất nhập khẩu, tiện ích, vận tải, sản phẩm hay dịch vụ công nghệ) 3.3 The financial statements of the business are of a group and contain N Công ty có cấu trúc đơn giản, không có Công ty con. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế components. Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp có thuộc về một tập đoàn và chứa Công ty con không. D. Products or services and markets No. Risk Factors RMMY or N Comment and/or Ref. 4.1 The nature of demand for the client's product and the stability of the demand. N Nhu cầu của sản phẩm luôn ở mức cao Bản chất của nhu cầu sản phẩm của khách hàng và sự ổn định về nhu cầu. 4.2 Terms of payment N Thanh toán qua ngân hàng; Thanh toán xuất khẩu theo phương thức L/C đảm bảo an toàn. Điều kiện thanh toán. 4.3 Profit margins by major products. N Hoạt động xuất khẩu hải sản: 7% Bán thành phẩm vật tư: 3% Lợi nhuận gộp theo những sản phẩm chính. 4.4 Geographical areas both domestic and foreign that the client produces in and sells to. N Trong nước; Nước ngoài: Mỹ; Nhật; EU và nhiều nước khác Những vùng địa lý bao gồm cả trong nước và ngoài nước, nơi mà khách hàng sản xuất và bán sản phẩm. 4.5 The nature and uses of the client's products. Characteristics of individual lines of products. N Sản phẩm được bảo quản đông lạnh; dòng sản phẩm đa dạng. Sản phẩm của công ty thì đang trong giai đoạn thị trường phát triển ổn định. Bản chất và đặc điểm của sản phẩm của khách hàng. Đặc điểm của các dòng Sản phẩm. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 4.6 The nature of the competition. N Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, mức độ cạnh tranh không cao do ABC đã tạo dựng thương hiệu từ lâu và rất có uy tín. Bản chất sự cạnh tranh. 4.7 Pricing policies N Đơn vị có xây dựng chính sách giá bán rõ ràng và được quy định theo từng thời điểm và hợp đồng. Chính sách giá. 4.8 Reputation (The age and reputation of the client and its products). N Nằm trong Khối những doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam Danh tiếng (Tuổi đời và tiếng tâm của Khách hàng và sản phẩm của Khách hàng). 4.9 Warranties (any warranty product liability or environment liability provisions). N Chính sách bảo hành của Công ty được xây dựng chặt chẽ dựa trên kinh nghiệm của các kỷ thuật viên chuyên nghiệp và qua kinh nghiệm nhiều năm (đối với sản phẩm là các vật tư nhập khẩu); Còn đối với sản xuất, chế biến thủy sản thì Công ty đảm bảo vệ sinh môi trường theo Quy định của Nhà nước.Chính sách bảo hành (trách nhiệm bảo hành SP hay trách nhiệm về môi trường). 4.10 Order book and trends. N Đơn vị có quy định hạn mức tồn kho tối thiểu để đặt hàng. Đơn đặt hàng và xu hướng. 4.11 Method of sale (Use of franchises, Its own store). N Phương pháp bán hàng là bán buôn, ký hợp đồng cung cấp trực tiếp tới các khách hàng. Phương pháp bán hàng (Sử dụng nhượng quyền hay tự bán). 4.12 Size and nature of distribution network (Wholesaler or retailer). N Bán buôn Quy mô và bản chất của mạng lưới phân phối (bán buôn hay bán lẻ). 4.13 Manufacturing processes N Quy trình sản xuất theo dây chuyền thủ công Quy trình sản xuất. 4.14 Conduct of operations. N Hoạt động kinh doanh đang mở rộng Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Qui mô và phương thức hoạt động. 4.15 Important suppliers of goods and services. N Công ty nhập khẩu nguyên vật liệu thủy hải sản và máy móc phần lớn từ nước ngoài qua một số nhà cung cấp lâu năm, nguồn cung đa dạng và số lượng nhà cung cấp đông nên Khách hàng không phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu từ các nhà cung cấp. Nhà cung cấp chính về hàng hoá dịch vụ 4.16 Research and development activities N Trong năm Công ty chưa có chi phí nghiên cứu, phát triển Hoạt động nghiên cứu và phát triển. 4.17 Transactions with related parties N Năm nay, Doanh nghiệp không có giao dịch trọng yếu với các công ty liên doanh, liên kết và các Công ty liên quan khác về doanh thu và hàng tồn kho.Giao dịch với các bên liên quan. E. Plant and Equipment Facilities No. Risk Factors RMMY or N Comment and/or Ref. 5.1 Condition, age, degree of obsolescence. N Qua kiểm kê/ phỏng vấn kế toán của Công ty được biết Nhà xưởng, máy móc thiết bị đang trong điều kiện hoạt động bình thường. Điều kiện, tuổi thọ, mức độ lỗi thời. F. Financing No. Risk Factors RMMY or N Comment and/or Ref. 6.1 Debt structure, including covenants, restrictions, guarantees, and off- balance sheet financing arrangements. N Không có thay đổi lớn về cấu trúc nợ. Có các khoản vay ngắn hạn các ngân hàng để nhập khẩu nguyên vật liệu, tuy nhiên . Các khoản vay đều được đảm bảo bằng nguyên vật liệu và HTK vì vậy công cty phải duy trì 1 lượng hàng tồn kho để đảm bảo các khoản nợ vay. Cấu trúc nợ bao gồm các khoản nợ, các giới hạn nợ, các thỏa thuận về mặt tài chính ngoài bảng Cân đối kế toán. 6.2 Leasing of property, plant or equipment for use in the business. N Công ty có thuê đất, văn phòng sử dụng cho hoạt động kinh doanh tuy nhiên phần chi phí Thuê đất, văn phòng không lớn. Thuê Tài sản, nhà cửa, máy móc thiết bị sử dụng cho hoạt động kinh doanh. T ư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 6.3 Beneficial owners (local, foreign, business reputation and experience). N Danh tiếng và kinh nghiệm kinh doanh cổ đông lớn Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam mang đến lợi ích tài chính cho Công ty. Chủ sử hữu của những lợi ích (Trong và ngoài nước, danh tiếng kinh doanh và kinh nghiệm ) G. Objectives and stragtegies No. Risk Factors RMM Y or N Comment and/or Ref. 7.1 Existence of objectives and strategies. N Mục tiêu, chiến lược phát triển trong năm 2019 của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc là sử dụng tiềm lực sẵn có để phát triển Ổn định và giữ vững thị trường tiêu thụ, hoàn thành kế hoạch đặt ra năm 2019. Có hình thành mục tiêu chiến lược kinh doanh không?. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Phụ lục 3: GLV 415.MPQ Văn bản họp lập kế hoạch kiểm toán PLANNING MEETING DOCUMENTATION 415.MPQ Client name: Công ty CP ABC Sign-off: Initials Date Prepared: L.V.H 02/01/2020 Reviewed: T.T.N.P 02/01/2020 Period end: 31/12/2019 Partner: T.D.N 02/01/2020 EQCR: K.V.V 02/01/2020 This form completed annually is used to document the discussion among the engagement team at the planning stage of the audit. The members of the engagement team should hold a meeting, required to be led by the partner responsible for the engagement, to discuss risk of the engagement due to error or fraud, other considerations of the audit and budget and accountability. Mẫu này được lập hằng năm dùng để ghi lại cuộc thảo luận giữa nhóm kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Các thành viên trong nhóm kiểm toán nên tổ chức một cuộc họp yêu cầu có sự chỉ đạo của Patner phụ trách hợp đồng để thảo luận về những rủi ro của HĐ do sai sót, gian lận, các xem xét khác của cuộc kiểm toán và chi phí thực hiện cũng như các giải trình. Date/Location Date of Planning Meeting: 02.01.2020 Location of Planning Meeting: Văn phòng AFA A. Engagement Team Members Team Name Attending meeting?Y/N Ký tên Audit partner(s): Phạm Quang Trung Y Engagement quality control reviewer: Kim Văn Việt Y Audit manager(s): Trần Thị Như Phương Y Nguyễn Hà Trung Y Audit Staff Lê Văn Hoàng Y Phạm Quỳnh Thư Y Trần Nguyên Hùng Y Hoàng Phương Minh Y B. Discussion of Background of the Entity Refer to 304.MO Knowledge of Business C. Discussion of Risks and Audit Approach Refer to 395.MPQ Risk Report No. Rủi ro được xác định Chiến lược kiểm toán cụ thể Significant risk? (Y or N) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 1. Rủi ro về việc ghi nhận doanh thu và phải thu có thể bị ghi khống hoặc ghi nhận sớm hơn thực tế, đồng thời giá vốn kết chuyển có thể bị thiếu. 1/ Thực hiện test Cut off doanh thu và tham chiếu thủ tục cut off đã thực hiện liên quan đến phần hành HTK và phải thu khách hàng để kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu trước sau ngày kết thúc niên độ có bất thường không; Liệu có trường hợp doanh thu được ghi nhận trước khi chuyển giao hàng hóa hoặc chuyển giao quyền sở hữu; xác định liệu có số lượng lớn Hàng hóa đang chờ giao cho khách hàng được lưu ý trong quá trình Kiểm kê HTK? ; 2/ Đánh giá phương pháp xác định chi phí dở dang và tính giá thành của Công ty là có phù hợp? 3/ Phân tích biến động doanh thu các hoạt động giữa các năm và phân tích sự biến động với giá vốn xem doanh thu- giá vốn có phù hợp không?; 4/ Kiểm tra với số lượng mẫu chọn ở mức cao các hồ sơ liên quan đến ghi nhận doanh thu trong năm: xem thời điểm chuyển giao hàng hóa cho khách hàng được quy định trên hợp đồng ; 5/ Xác nhận công nợ phải thu với số lượng mẫu ở mức cao và thực hiện các thủ tục thay thế cần thiết đảm bảo số dư là hiện hữu. Y 2. Rủi ro về số dư HTK bị ghi nhận khống (tương ứng là ghi khống số dư phải trả người bán).Rủi ro về việc xác định dở dang chưa phù hợp dẫn đến giá vốn kết chuyển thiếu, số dư HTK cao hơn thực tế. Rủi ro có hàng bị tồn đọng kém phẩm chất hoặc giá bán dự kiến thấp hơn giá thành dẫn đến cần trích lập dự phòng giảm giá HTK mà Công ty chưa trích. 1/ Tham chiếu kết quả kiểm kê hàng tồn kho để đảm bảo về số lượng, cũng như xác định liệu có HTK nào kém, mất phẩm chất hay không. 2/ Đánh giá phương pháp xác định chi phí dở dang và tính giá thành của Công ty là có phù hợp? 3/ Thực hiện thủ tục kiểm tra cut-off Hàng tồn kho. 4/ Xem xét giá xuất bán các đơn hàng liên quan đến số dư HTK tại thời điểm cuối năm có đảm bảo cao hơn giá thành và không cần trích lập dự phòng? Y 3. Tiền và tương đương tiền tăng mạnh so với đầu năm. Có thể rủi ro là tiền bị khoanh giữ, cầm cố để đảm bảo cho các khoản thanh toán. 1/ Chứng kiến kiểm kê tiền mặt. 2/ Gửi thư xác nhận số dư tiền gửi tại ngân hàng,các công ty chứng khoán với số lượng mẫu ở mức cao. 3/ Xem xét liệu có khoản tiền gửi nào đang bị khoanh giữ để cầm cố, đảm bảo cho các khoản vay? 4. Dự phòng phải thu chưa được ghi nhận đầy đủ, hồ sơ chưa đầy đủ và phù hợp theo quy định 1. Thu thập và đánh giá lại bảng phân tích tuổi nợ của đơn vị. 2. Xem xét các hồ sơ trích lập dự phòng 3. Xem xét chính sách cho nợ của công ty: đối tượng, thời gian YTrư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 5. Số dư phải trả tăng mạnh có thể do Công ty thực hiện tốt kéo dãn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp. Tuy nhiên cũng có thể có rủi ro tồn tại công nợ không có thật (Có thể có hàng tồn kho ghi nhận ảo..) 1. Thực hiện ở mức cao thủ tục cut-off công nợ phải trả. 2. Gửi thư xác nhận với số lượng ở mức cao. 3. Xem chính sách thanh toán cho nhà cung cấp của công ty có thay đổi không dẫn đến tồn đọng lượng công nợ lớn D. Other Discussion Points No. Audit Procedure Comment and/or Ref. 1 Scope of the Engagement - Kiểm toán năm tài chính 2019 theo VAS - Đơn vị tiền tệ kế toán: VND 2 Audit implications from prior year Báo cáo chấp nhận toàn phần 3 Changes during the year Theo trao đổi với anh Phương - KTT ngày 02/01/2020 tại văn phòng của khách hàng, không có sự thay đổi về chính sách kế toán trong kỳ 4 Accounting and internal control systems - Chu trình kế toán chính của Công ty là: Doanh thu và hàng tồn kho - Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast, phần mềm quản lý hàng tồn kho NAV và việc kiểm soát hệ thống hiệu quả 5 Internal Control Strengths and Weaknesses Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả 6 Unusual items Qua việc review báo cáo tài chính khách hàng gửi ngày 02/01/2020. Các khoản mục có bất thường được ban đầu được nhận định là doanh thu, giá vốn, dự phòng phải thu khó đòi, hàng tồn kho và phải trả người bán. 7 Related Party Relationships - Công ty có cùng chủ tịch HĐQT: Công ty CP Đầu tư XYZ, Công ty CP Đầu tư và Phát triển MN. - Thành viên HĐQT: Lê T; Trần M; Trần H; Đỗ S; Lê H. - Tổng Giám đốc: Trần M. 8 Fraud discussion and need to incorporate unpredictability in audit procedures. Document the significant decisions reached during the discussion regarding the susceptibility of the financial statements to material misstatement due to fraud. Ref to Maps 320, 321, 322 Các rủi ro gian lận xuất hiện có thể do áp lực về việc đạt kế hoạch lợi nhuận, tuy nhiên rủi ro này là thấp (Theo đánh giá ở form 320) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 9Other items - Ngành nghề của đơn vị không phức tạp nên không cần sử dụng chuyên gia. - Đơn vị không có kiểm toán nội bộ 10 Initial matters that may need to be discussed with management at start of field work Các vấn đề cần trao đổi với Ban quan trị Công ty như sau: '- Rủi ro gian lận - Rủi ro kiểm toán, chiến lược kiểm toán - Tài liệu cần chuẩn bị; - Thời gian, phạm vi kiểm toán No. Audit Procedure RMM(Y or N) Comment and/or Ref. 11 Were any additional of material misstatement identified? If so, provide a high level description here and provide a detailed description and analysis in the Risk Report 0395.MPQ. N Phụ lục 4: GLV 5441 Phân tích chi tiết Hàng tồn kho Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Analytical Review 5441 Client name: CÔNG TY CP ABC Sign-off: Initial Date Period end: 31-Dec-19 Prepared: TNH 11/01/2020 Subject: Analytical Review - Inventory Reviewed: TTNP 11/01/2020 Procedure 1a) Compare inventory to previous period(s) - overall Expectation: 2019 2018 2017 Change % Change VND VND VND VND Hàng tồn kho 147.348.136.455 164.623.356.935 174.846.403.249 (17.275.220.480) -10,49% Analysis: Hàng tồn kho giảm được lý giải do tình hình xuất khẩu khó khăn nên lượng đơn đặt hàng ít hơn. Conclusion: Biến động phù hợp Procedure 1d/g) Compare inventory by category Expectation: 2019 % to total 2018 % to total Change % Change VND VND VND RM (NVL) 8.013.260.981 5,44% 7.904.086.579 4,81% 109.174.402 1,38% WIP (SPSXDD) 138.574.761.685 94,16% 156.053.658.261 95,03% (17.478.896.576) -11,20% FGI (TP) 587.058.170 0,40% 251.881.740 0,15% 335.176.430 133,07% Total 147.175.080.836 164.209.626.580 (17.034.545.744) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Analysis: Không có biến động bất thường Conclusion: Biến động lý giải được. Procedure #2 Compare inventory turnover to budget and/or prior years Expectation: 2019 2018 VND VND HTK bình quân 155.985.746.695 169.734.880.092 Gía vốn hàng bán 30/ 798.424.855.637 919.131.803.632 Vòng quay HTK 5,12 5,42 Số ngày bình quân HTK 71 67 Analysis: Số vòng quay hàng tồn kho tăng. Rủi ro về việc trích thiếu dự phòng giảm giá HTK. Conclusion: KTV cần tham chiếu kết quả kiểm kê hàng tồn kho để xác định liệu có hàng nào bị kém phẩm chất hay không, đồng thời xem xét giá xuất bán các đơn hàng liên quan đến số dư HTK tại thời điểm cuối năm có đảm bảo cao hơn giá thành và không cần trích lập dự phòng. Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Phụ lục 5: GLV mẫu số 6250 – Phân tích chi tiết Nợ phải trả người bán Analytical Review 6250 Client name: CÔNG TY CP ABC Sign-off: Initials Date Period end: 31.12.2019 Prepared: TNH 11/01/2020 Subject: Trade payable - Analytical Review Reviewed: TNNP 11/01/2020 Procedure 1 So sánh khoản phải trả người bán với kỳ trước Expectation: 31.12.2019 31.12.2018 Change % Change Phải trả người bán 48.100.387.972 10.847.573.143 37.252.814.829 343,42% Ứng trước người bán 630.397.233 131.459.417 498.937.816 379,54% Analysis: Khoản phải trả người bán tăng mạnh --> Kiểm tra xác nhận Conclusion: Biến động giải thích đượcTrư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Phụ lục 6: GLV mẫu số 6261 Xác nhận phải trả người bán Payable to supplier confirmation 6261 Client name: CÔNG TY CP ABC Sign-off: Initial Date Period end: 31.12.2019 Prepared: TNH 11/01/2020 Subject: Payable to supplier confirmation Reviewed: TNNP 11/01/2020 AP AP Xác nhận Phải trả người bán Số dư trên Sổ Cái Số dư xác nhận Chênh lệch Name Số dư Ngoại tệ Ngày gửi Ngày nhận Số dư Ngoại tệ Số dư Ngoại tệ Đối chiếu? Ref. C Công ty 1 210.600,00 210.600,00 - - Công ty 2 220.000.000 31/12/2019 15/01/2020 220.000.000 - - Công ty 3 204.076,80 204.076,80 - - Công ty 4 99.792,00 31/12/2019 25/01/2020 99.792,00 - - Công ty 5 38.220,00 31/12/2019 25/01/2020 38.220,00 - - Công ty 6 57.815.000 31/12/2019 15/01/2020 57.815.000 - - Công ty 7 250.975.175 250.975.175 - - Công ty 9 211.572,00 211.572,00 - - Công ty 10 843.417.374 843.417.374 - - Công ty 11 32.084.500 32.084.500 - - Công ty 12 101.466,00 101.466,00 - - Công ty 16 19.569.000 19.569.000 - - Công ty 17 32.150.000 31/12/2019 15/01/2020 32.150.000 - - Công ty 18 802.080,00 802.080,00 - - Công ty 19 38.318,14 31/12/2019 25/01/2020 38.318,14 - - Công ty 20 66.581.600 66.581.600 - - Công ty 21 66.000.000 66.000.000 - - Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Công ty 22 17.695.980 31/12/2019 15/01/2020 17.695.980 - - Công ty 23 1.732.531.975 1.732.531.975 - - Công ty 24 91.667.763 91.667.763 - - Công ty 25 1.843.642.046 1.843.642.046 - - Công ty 28 268.056.168 268.056.168 - - Công ty 31 845.364.520 845.364.520 - - Công ty 32 16.368.000 16.368.000 - - Công ty 33 494.667.800 494.667.800 - - Công ty 34 23.650.000 23.650.000 - - Công ty 35 36.432.000 36.432.000 - - Công ty 36 88.034.100 88.034.100 - - Công ty 37 27.119.910 27.119.910 - - Công ty 38 37.325.750 37.325.750 - - Công ty 39 49.569.002 49.569.002 - - Công ty 40 16.830.000 16.830.000 - - Công ty 41 62.135.150 62.135.150 - - Công ty 43 24.640.000 24.640.000 - - Công ty 44 211.746.700 31/12/2019 15/01/2020 211.746.700 - - Công ty 45 150.617.500 150.617.500 - - Công ty 46 52.058.800 31/12/2019 15/01/2020 52.058.800 - - Công ty 47 25.099.288 31/12/2019 15/01/2020 25.099.288 - - Công ty 50 76.166.500 76.166.500 - - Công ty 51 24.420.000 24.420.000 - - Công ty 52 12.299.441 12.299.441 - - Công ty 53 45.687.400 45.687.400 - - Công ty 56 48.319.299 48.319.299 - - Công ty 58 48.420.900 48.420.900 - - Công ty 59 56.986.600 56.986.600 - - Công ty 61 50.645.100 50.645.100 - - Công ty 62 15.446.200 15.446.200 - - CC - - - - Ø Ø Ø Ø Ø Ø Total 47.741.110.771 1.706.125 8.082.236.541 1.706.125 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Phụ lục 7: GLV mẫu số 6262 Xác nhận ứng trước cho người bán Advance to supplier confirmation 6262 Client name: CÔNG TY CP ABC Sign-off: Initial Date Period end: 31.12.2019 Prepared: TNH 11/01/2020 Subject: Advance to supplier confirmation Reviewed: TNNP 11/01/2020 AP AP Xác nhận Ứng trước người bán Số dư trên Sổ Cái Số dư xác nhận Chênh lệch Name Số dư Ngoại tệ Ngày gửi Ngày nhận Số dư Ngoại tệ Số dư Ngoại tệ Đối chiếu? Ref. C Cty M 45.522.865 31/12/2019 15/01/2020 45.522.865 - Công ty N 325.000.000 31/12/2019 15/01/2020 325.000.000 - Cty O 75.900.000 31/12/2019 15/01/2020 75.900.000 - Công ty P 8.500.000 31/12/2019 15/01/2020 8.500.000 - Công ty Q 5.000.000 31/12/2019 15/01/2020 5.000.000 - Văn Phòng luật R 13.498.200 31/12/2019 15/01/2020 13.498.200 - Công ty S 30.000.000 31/12/2019 15/01/2020 30.000.000 - Cty T 10.454.418 31/12/2019 15/01/2020 10.454.418 - Công ty U 91.710.850 31/12/2019 15/01/2020 91.710.850 - Công ty X 23.801.500 31/12/2019 15/01/2020 23.801.500 - Ø Ø Ø Ø Ø Ø Total 629.387.833 - 630.397.233 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_kiem_toan_chu_trinh_mua_hang_no_phai_tr.pdf
Tài liệu liên quan