Khóa luận Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại công ty cổ phần dệt may Huế

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN ĐÌNH QUỐC Niên khóa: 2013 - 2017 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT M

pdf103 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại công ty cổ phần dệt may Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AY HUẾ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Quốc Lớp: K47A KTDN Niên khóa: 2013 – 2017 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Tự Quang Hưng Huế, 05/2017 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc i Lời Cám Ơn Trải qua thời gian học tập tại Trường Đại Học Kinh Tế Huế, tôiđã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô giáo.Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, với tất cả sự trân trọng,cho phép tác giả được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thànhnhất đến: Các thầy cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệtlà các thầy cô trong khoa Kế Toán – Kiểm Toán đã tận tình dạy dỗ,truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệtcho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo Lê Tự QuangHưng, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Xin gửilời cảm ơn đến các cô, các chú, các anh chị ở Công ty Cổ phần DệtMay Huế đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấptài liệu cần thiết cho tác giả trong quá trình thực tập tại Công ty.Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạnbè và người thân đã cổ vũ, động viên tinh thần cho tôi trong suốtthời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức vànăng lực bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiềunên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn đểkhóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!Huế, tháng 05 năm 2017Sinh viên thực hiệnNguyễn Đình Quốc Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CM : Doanh thu TC-KT : Tài chính- kế toán BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn ĐPCĐ : Đoàn phí công đoàn TNCN : Thu nhập cá nhân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CNV : Công nhân viên CBCNV : Cán bộ công nhân viên CNSX : Công nhân sản xuất Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ................................................................................................... viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................2 5. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2 6.Cấu trúc chuyên đề .......................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN...................................4 1.1. Khái niệm, bản chất, và chức năng của việc xây dựng cơ chế tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân trong Doanh nghiệp...........................4 1.1.1. Khái niệm tiền lương .............................................................................................4 1.1.2. Bản chất của tiền lương .........................................................................................4 1.1.3. Chức năng của tiền lương ......................................................................................5 1.1.4. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp .......................................................5 1.1.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian .....................................................................5 1.1.4.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm .....................................................................6 1.1.5. Các hình thức tiền lương làm thêm giờ .................................................................8 1.1.6. Các chế độ về các khoản trích theo lương do nhà nước quy định:........................9 1.1.7 Thuế Thu nhập cá nhân .......................................................................................14 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc iv 1.1.7.1. Thu nhập chịu thuế ...........................................................................................14 1.1.7.2. Thu nhập được miễn thuế .................................................................................15 1.1.7.3. Kỳ tính thuế ......................................................................................................15 1.1.7.4. Mức thuế suất ...................................................................................................15 1.1.7.5. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công. .............16 1.1.7.6. Các khoản giảm trừ...........................................................................................16 1.1.7.7. Khai thuế, quyết toán thuế................................................................................17 1.1.8. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất ..................................17 1.2. Kê toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành. ............18 1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ........................18 1.2.2. Kế toán chi tiết tiền lương ...................................................................................18 1.2.2.1. Hoạch toán số lượng lao động ..........................................................................18 1.2.2.2. Hoạch toán thời gian lao động..........................................................................19 1.2.2.3. Hoạch toán kết quả lao động. ...........................................................................19 1.2.2.4. Hoạch toán tiền lương cho người lao động. .....................................................19 1.2.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. ..............................20 1.2.3.1. Chứng từ sử dụng. ............................................................................................20 1.2.3.2. Tài khoản sử dụng. ...........................................................................................21 1.2.3.3. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ......................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ.................................................................................29 2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Dệt May Huế .............................29 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Huế .................29 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh .......................................................................................30 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế ..................................30 2.1.3.1. Chức năng .........................................................................................................30 2.1.3.2. Nhiệm vụ ..........................................................................................................31 2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế .................................31 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán Công ty Cổ phần Dệt May Huế .................................34 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc v 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................................34 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty ...................................................36 2.1.6. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dệt May Huế .....................................37 2.1.7.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn ........................................................................37 2.1.7.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh ..........................................................40 2.2. Thực trạng thực hiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại công ty Cổ phần Dệt May Huế .............................................42 2.2.1. Đặc điểm chung về lao động, công tác quản lý lao động và đặc điểm công tác chi trả lương tại công ty Cổ phần Dệt May Huế ...........................................................42 2.2.1.1. Đặc điểm và cơ cấu lao động............................................................................42 2.2.1.2. Công tác quản lý lao động ................................................................................43 2.2.1.3. Công tác chi trả lương ......................................................................................45 2.2.1.4. Xây dựng quỹ tiền lương ở công ty..................................................................45 2.2.2. Cách tính lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân của Nhà máy May 1 thuộc Công ty Cổ phần Dệt May Huế. .......................................................46 2.2.3. Cách tính lương, các khoản trích theo lương và Thuế TNCN của bộ phận văn phòng Công ty Cổ phần Dệt May Huế. .........................................................................52 2.2.4.Cách tính lương thử việc ......................................................................................55 2.2.5. Cách tính trợ cấp BHXH, trợ cấp thôi việc .........................................................56 2.2.5.1 Tính trợ cấp BHXH ...........................................................................................56 2.2.5.2. Tính trợ cấp thôi việc........................................................................................57 2.2.6. Tính thuế Thu nhập cá nhân ................................................................................58 2.2.7. Trình tự hạch toán chi tiết tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế. .................................................................................59 2.2.7.1. Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương......................................................59 2.2.7.2. Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ......................61 2.2.8. Trình tự hoạch toán đóng BHXH, BHYT, BHTN và thanh toán BHXH, trợ cấp thôi việc cho CBCNV....................................................................................................63 2.2.8.1. Kế toán đóng BHXH, BHYT, BHTN ..............................................................63 2.2.8.2. Kế toán thanh toán BHXH, trợ cấp thôi việc cho CBCNV ..............................64 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc vi 2.2.9. Thực trạng công tác thuế TNCN .........................................................................65 2.2.9.1. Chứng từ sử dụng. ............................................................................................65 2.2.9.2. Tài khoản sử dụng ............................................................................................65 2.2.9.3. Sổ kế toán sử dụng ...........................................................................................66 2.2.9.4. Phương pháp hoạch toán ..................................................................................66 2.2.9.5 Kê khai, quyết toán thuế ....................................................................................67 2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế ............................................67 2.3.1. Kết quả đạt được..................................................................................................67 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.............................................................................69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG,CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ ..................72 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.............................72 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế...............................73 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................78 1. Kết luận......................................................................................................................78 2. Kiến nghị ...................................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................80 PHỤ LỤC Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Biểu thuế lũy tiến từng phần .........................................................................16 Bảng 2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016......39 Bảng 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016......................................................................................................................41 Bảng 2.3. Tình hình lao động Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016...42 Bảng 2.4 Bảng lương sản phẩm tổ Cắt 2 tháng 02 năm 2017 .......................................49 Bảng 2.5 Bảng lương sản phẩm tổ Bảo trì tháng 02 năm 2017.....................................51 Bảng 2.6 Bảng Lương cá nhân của Văn Phòng Phục vụ tháng 02 năm 2017..............52 Bảng 2.7 Bảng lương Phòng Kinh doanh tháng 02/2017..............................................54 Bảng 2.8 Bảng thanh toán tiền lương đối với lao đông trước khi truyển dụng tháng 02/2017 ..........................................................................................................................56 Bảng 2.9 Phiếu đề nghị chi tiền thôi việc ......................................................................57 Bảng 2.10 Bảng tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú ..............................................58 Bảng 2.11 Bảng phân bổ lương, và các khoản trích theo lương tháng 02/2017 ...........62 Bảng 2.12 Bảng kê chứng từ theo tài khoản 3383 ........................................................64 Bảng 2.13 Bảng kê chứng từ theo tài khoản 3335 ........................................................66 Bảng 3.1. Bảng kiến nghị tiền thưởng gắn bó lâu năm cho CBCNV............................75 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Trình tự kế toán tiền lương ...........................................................................27 Sơ đồ 1.2. Trình tự kế toán các khoản trích theo lương ................................................28 Sơ đồ 1.3. Trình tự hoạch toán thuế TNCN ..................................................................28 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế............................33 Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế năm 2017 .....35 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính .........................................................36 Sơ đồ 2.4 Quy trình luân chuyển chứng từ đối với hình thức lương theo sản phẩm ....60 Sơ đồ 2.5 Quy trình luân chuyển chứng từ đối với hình thức tiền lương thời gian ......61 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đã đặt ra trước mắt chúng ta rất nhiều cơ hội và thách thức, ở Việt Nam với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiền lương cho người lao động luôn được quan tâm nhiều nhất, vì đây là yếu tố quan trọng tác động đến người lao động và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và kết quả của nền kinh tế quốc dân. Về phía người lao động, tiên lương chính là phần thu nhập chính của người lao động làm công ăn lương. Tiền lương – lao động có quan hệ hỗ trợ qua lại với nhau, chất lượng lao động quyết định mức lương, còn mức lương sẽ tác động đến mức sống của người lao động. Người lao động là bộ phận quan trọng nhất, quyết định sự phát triển hay phá sản của một công ty. Chính vì vậy đáp ứng tốt được nhu cầu của người lao động tương ứng với sức lao động mà họ bỏ ra là biện pháp tốt nhất cổ vũ, động viên, khuyến khích, kích thích hay chính là nguồn tạo ra động lực cho người lao động. Nói đến tiền lương thì không thể không nhắc đến thuế TNCN. Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều coi thuế TNCNlà một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội. Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế trực thu có tác động lớn nhất, trực tiếp nhất đến đời sống kinh tế xã hội. Nó là loại thuế thể hiện sâu sắc, rõ nét mối quan hệ trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và công dân trong quá trình xây dựng và duy trì sự tồn tại của xã hội công cộng. Do đó hơn bao giờ hết, đây được đánh giá là loại thuế quan trọng trong hệ thống của mỗi quốc gia, cần được chú trọng cả về mặt lập qui và mặt thực thi. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN với mong muốn vận dụng những kiến thức ở nhà trường với thực tế, và đóng góp nhằm hoàn thiện côn tác kế toán tiền lương và các khoảng trích theo lương tại doanh nghiệp tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế” làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 2 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài – Tìm hiểu cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương – Phản ánh được thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế – Từ vấn đề nghiên cứu nêu lên được các hạn chế, đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác hoạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. – Đánh giá được thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế” 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: đề tài thực tập được thực hiện tại phòng Tài chính – Kế toán và nhà máy may 1của công ty Cổ Phần Dệt May Huế. Về thời gian: đề tài thực tập nghiên cứu số liệu phân tích tình hình của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016 và số liệu tiền lương cũng như các khoản trích theo lương năm 2017. 5. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Thu thập dữ liệu sơ cấp: Phương pháp phỏng vấn: được áp dụng nhằm phỏng trực tiếp nhân viên phần hành kế toán liên quan như kế toán tổng hợp, thủ quỹ và những người có liên quan.  Phương pháp quan sát: quan sát hành vi, thái độ của các nhân viên kế toán để hiểu rõ hơn tình hình công tác kế toán tại công ty + Thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN từ các trang web, giáo trình, các bài luận văn mẫu có trong thư viện, - Phương pháp xử lý dữ liệu: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 3 +Phương pháp thống kê: thống kê, sắp xếp những thông tin, dữ liệu thu thập được để phục vụ cho việc so sánh, phân tích. +Phương pháp so sánh: dựa vào những số liệu có được để tiến hành so sánh, đối chiếu (về tương đối và tuyệt đối), thường là so sánh giữa hai năm hay giữa những lần điều chỉnh lãi suất để tìm ra sự tăng giảm, chênh lệch giá trị giúp cho quá trình phân tích kinh doanh. 6.Cấu trúc chuyên đề Đề tài gồm có 3 phần: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong phần này bố cục gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương,các khoản trích theo lương và thuế TNCN. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty CP Dệt May Huế. Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty CP Dệt May Huế. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1. Khái niệm, bản chất, và chức năng của việc xây dựng cơ chế tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân trong Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm tiền lương Theo Bộ Luật lao động (2012) “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.” [2, Điều 90] Theo Phan Đình Ngân ( 2011) “Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động cảu mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động.’’ [9, tr.70] Theo Chương trình Phát triển Dự án Mê Kông (2001) “Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà người chủ sử dụng lao động phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian lao động, chất lượng lao động và kết quả lao động. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà người lao động đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.” [1, tr. 11] 1.1.2. Bản chất của tiền lương Trong tất cả mọi hình thái kinh tế xã hội, con người luôn đóng vai trò trung tâm chi phối quyết định mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Để sản xuất ra của cải vật chất, con người phải hao phí sức lao động. Để có thể tái sản xuất và duy trì sức lao động đó, người lao động sẽ nhận được những khoản bù đắp được biểu hiện dưới dạng tiền lương. Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Như vậy bản chất của tiền lương chính là giá cả sức lao động, được xác định dựa trên cơ sở giá trị của sức lao động đã hao phí để sản xuất ra của cải vật chất, được người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận với nhau. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 5 1.1.3. Chức năng của tiền lương + Chức năng tái sản xuất sức lao động: Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua lương. Bản chất của sức lao động là sản phẩm lịch sử luôn được hoàn thiện và nâng cao nhờ thường xuyên được khôi phục và phát triển, còn bản chất của tái sản xuất sức lao động là có được một tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động mới (nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ sau), tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao trình độ, hoàn thiện kỹ năng lao động. + Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp: Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị là lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục tiêu đó họ phải biết kết hợp nhịp nhàng và quản lý một cách có nghệ thuật các yếu tố trong quá trình kinh doanh. Người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra giám sát, theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch, tổ chức của mình thông qua việc chi trả lương cho họ, phải đảm bảo chi phí mà mình bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao nhất. Qua đó nguời sử dụng lao động sẽ quản lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng cho người lao động. + Chức năng kích thích lao động (đòn bẩy kinh tế): Với một mức lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển tăng năng xuất lao động. Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ say mê, tích cực làm việc, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, họ sẽ gắn bó chặt chẽ trách nhiệm của mình với lợi ích của doanh nghiệp. 1.1.4. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp Theo Bộ luật Lao đông (2012) “Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày”. [2, Điều 94] 1.1.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian (Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 6 Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc công việc và lương tháng cho người lao động. Hình thức trả lương này thường được áp dụng cho các lao động làm công tác văn phòng như : Hành chính, quản trị, tổ chức lao động, thống kê, kế toán,... và các nhân viên thuộc các ngành không có tính chất sản xuất. Tiền lương thời gian có thể chia ra : Tiền lương tháng : Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động Công thức tính : Tiền lương tháng = Tiền lương tối thiểu x ( hệ số lương + hệ số phụ cấp) Số ngày làm việc theo quy định Với số ngày làm vịêc trong một tháng theo quy định của luật lao động là 26 ngày. Tiền lương tuần : Là tiền lương trả cho một tuần làm việc và được xác định bằng công thức sau : Tiền lương tuần = Tiền lương tháng x 12 ( tháng) 52 ( tuần) Tiền lương ngày : là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng công thức sau : Tiền lương ngày = Tiền lương tháng Số ngày làm việc trong tháng Tiền lương giờ : Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng công thức sau : Tiền lương giờ = Tiền lương một ngày Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ ( 8 giờ) 1.1.4.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm (Theo Phan Đình Ngân 2011, tr.72 đến tr.76 ) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 7 Tiền lương sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của nó nhiều hay ít là phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra hoặc số lượng công việc đã hoàn thành. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp mà có nhiều cách trả lương sản phẩm khác nhau. Các chế độ tiền lương sản phẩm thường là được doanh nghiệp áp dụng bao gồm:  Tiền lương sản phẩm trực tiếp Theo hình thức này tiền lương của công nhân được xác địnht theo số lượng sản phẩm sản xuất ra và đơn giá lương sản phẩm. Tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp = Số lượng sản phẩm hợp quy cách X Đơn giá tiền lương một sản phẩm  Tiền lương sản phẩm gián tiếp Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp được áp dụng đối với công nhân phụ, phục vụ và hỗ trợ cho sản xuất chính như công nhân điều chỉnh máy, sữa chữa thiết bị mà kết quả công tác của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công tác của những người CNSX chính nhằm khuyến khích họ nâng cao chất lượng phục vụ. Công thức : Tiền lương công nhân phụ = Sản lượng sản phẩm của CN chính X Đơn giá lương sản phẩm gián tiếp  Tiền lương sản phẩm khoán Là hình thức đặc biệt của tiền lương theo sản phẩm, trong đó tổng số tiền lương trả cho công nhân hoặc một nhóm công nhân được quy định trước cho một khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm nhất định phải được hoàn thành trong thời gian quy định. Chế độ lương này chủ yếu áp dụng trong đơn vị xây dựng cơ bản hoặc một số công việc nông nghiệp. Trong công nghiệp chế độ trả lương khoán có thể áp dụng đối với các cá nhân tập thể. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 8 1.1.5. Các hình thức tiền lương làm thêm giờ (Theo Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH)  Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian Người lao động hưởng lương thời gian, làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được trả lương làm thêm giờ như sau: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm).  Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm Người lao động hưởng lương sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lư...oanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập. Nợ TK 623- CP sử dụng máy thi công Nợ TK 627- CPSXC Nợ TK 641- CPBH Nợ TK 642- CPQLDN Nợ TK 635- CPTC Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp Nợ TK 353- Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 3335- Thuế TNCN Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng + Khi nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. Nợ Tk 338 (3382, 3383, 3384)- Phải trả, phải nộp khác Có Tk 111- Nếu bằng TM Có Tk 112- Nếu bằng TGNH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 26 + Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập. Nợ TK 3335- Thuế TNCN Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiên gửi ngân hàng + Tính trợ cấp thôi việc phải trả cho công nhân viên Nợ Tk 3524- Dự phòng phải trả khác Có Tk 3388- Phải trả, phải nộp khác + Cuối cùng kết chuyển tiền lương cho công nhân viên vắng chưa lĩnh. Nợ Tk 334- Phải trả CNV Có Tk 3388- Phải trả, phải nộp khác + Trường hợp số đã trã đã nộp về KPCĐ, BHXH, kể cả số vượt chi lớn hơn số phải trả, phải nộp, khi được cấp bù: Nợ Tk 111, 112: Số tiền được cấp bù đã nhận Có Tk 388(3382, 3383): Số được cấp bù + Nếu trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nợ Tk 622- Chi phí NCTT Có Tk 335- Chi phí phải trả + Tiền lương thực tế nghỉ phép phát sinh Nợ Tk 335- Phi phí phải trả Có Tk 334- Phải trả CNV + Đối với doanh nghiệp không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp thì tính vào tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thực tế phải trả, kế toán ghi: Nợ Tk 622- Chi phí NCTT Có Tk 334- Phải trả CNV Tùy theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được ghi trên sổ kế toán phù hợp. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 27 Sơ đồ 1.1 Trình tự kế toán tiền lương TK 511 TK 333, 338, 141, 138 TK 334 Ứng và thanh toán tiền lương, các khoản khác cho NLĐ Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của NLĐ Khi chi trả lương, thưởng và các khoản khác cho NLĐ bằng SP, HH Tính thuế TNCN phải nộp TK 111, 112 Lương và các khoản phụ cấp phỉa trả cho NLĐ TK 335 Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phúc lợi TK 338 (3383) BHXH phải trả CNV Phải trả tiền lương nghỉ phép của CNSX (Nếu DN trích trước) TK 353 TK 3331 Thuế GTGT đầu ra (nếu có) TK 3335 TK 241, 622, 623, 627, 641, 642 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 28 Sơ đồ 1.2. Trình tự kế toán các khoản trích theo lương Sơ đồ 1.3. Trình tự hoạch toán thuế TNCN TK 3335 TK 334 Thuế TNCN phải nộp của CNV và người lao động khác TK 111,112 Nộp thuế TNCN vào NSNN Tổng số thù lao phải thanh toán cho cá nhân bên ngoài DN TK 623, 627, 641, 642,635 Số tiền thực trả TK 111,112 TK 331 TK 111,112 Số tiền thực trả Tổng số thù lao phải thanh toán cho cá nhân bên ngoài có thu nhập cao TK334 TK338 TK 622 Phản ánh phần BHXH, BHYT, KCPĐ cấp cho người lao động BHXH, BHYT, KPCĐ cho CNSX TK 111,112 Nộp BHXH, BHYT, cho cấp trên Chi phí QLPX TK 627 TK 641,642 TK 334 TK 111,112 BHXH, BHYT trừ vào lương Nhận tiền KPCĐ cấp bù chi vượt mức Chi phí QLDN, chi phí BHChi tiêu KPCĐ tại đơn vị Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 2.1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Huế Công ty Cổ phần Dệt May Huế tiền thân là Công ty Dệt May Huế và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ngày 29/03/1988, dây chuyền kéo sợi đầu tiên khánh thành và đưa vào hoạt động, đây là dấu mốc lịch sử của nhà máy Sợi Huế và ngày này cũng trở thành ngày truyền thống của Công ty cổ phần Dệt May Huế. Tháng 02/1994, chuyển đổi tổ chức của nhà máy Sợi Huế thành Công ty Dệt Huế theo quyết định số 140/QĐ-TCLĐ, do Nhà máy Sợi Huế tiếp nhận thêm Nhà máy Dệt Thừ Thiên Huế. Tháng 05/2000, do yêu cầu hoạt động sản xuất, công ty Dệt Huế được đổi tên thành Công ty Dệt May Huế theo quyết định số 29/QĐ-HĐQT ngày 18/08/2000 của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Tháng 04/2002, công ty Dệt May Huế tiếp nhận và xác nhập công ty May xuất khẩu Thừa Thiên Huế, chuyển giao thành lập thêm một đơn vị thành viên là Nhà máy May II. Ngày 17/11/2005: Công ty Dệt May Huế chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần do nhu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp, chuyển tên Công ty Dệt May Huế thành Công ty cổ phần Dệt May Huế theo Quyết định số 169/2004/QĐ- BCN. Từ năm 2009 đến nay, Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, tiếp nhận lại toàn bộ mặt bằng nhà xưởng, thiết bị, lao động của Quinmax, góp vốn xây dựng Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát, Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 30 Một số thông tin về công ty: - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ - Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: HUEGATEX - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3300100628 - Mã số thuế: 3300100628 - Vốn điều lệ: 100,000,000,000 (Một trăm tỷ đồng ). - Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước – P.Thủy Dương – TX.Hương Thủy – TT Huế - Điện thoại: 0234.3864337 - 0234.3864957 Fax: 0234.864338 - Website: - Mã cổ phiếu: HDM - Đại diện: Ông Nguyễn Bá Quang – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc - Logo: 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần Dệt May Huế là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm: - Sản phẩm sợi TC, sợi PE và sợi Cotton - Sản phẩm Diệt- Nhuộm. - Sản phẩm may: Quần áo nam nữ, quần áo trẻ em và các loại sản phẩm may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt. 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.3.1. Chức năng Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng sợi, vải, các sản phẩm may mặc các loại; nguyên phụ liệu, các thiết bị ngành dệt may Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 31 Công ty được phép huy động vốn và sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh tế, kể cả công nhân viên chức để phát triển sản xuất kinh doanh dưới các hình thức:  Liên doanh hợp tác đầu tư cổ phần theo đúng pháp luật  Mở cửa hàng, đại lý giới thiệu và bán sản phẩm  Đặt chi nhánh văn phòng đại diện ở các địa phương trong và ngoài nước. 2.1.3.2. Nhiệm vụ Là đơn vị sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty bảo toàn và phát triển nguồn vốn được huy động từ các cổ đông và các tổ chức kinh tế phát triển. Thực hiện các nghĩa vụ, chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế Công ty Cổ phần Dệt May Huế được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, trong đó chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất. Tổng giám đốc chỉ đạo trực tiếp sản xuất và được sự tham mưu giúp đỡ của các phó tổng giám đốc và trưởng các phòng ban. - Tổng giám đốc: là người đứng đầu, chỉ huy cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; trực tiếp phụ trách phòng Tài chính - Kế toán. - Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm điều hành các khối sản xuất, kỹ thuật và nội chính hoạt động theo đúng kế hoạch hoạt động của công ty. - Phó tổng giám đốc: là người giải quyết những công việc được Tổng giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm trướcTổng giám đốc và pháp luật về những việc mình giải quyết. Phó tổng giám đốc phụ trách chỉ đạo các phòng ban và các đơn vị sản xuất trong công ty. - Phòng kinh doanh : tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa. Tổ chức sản xuất, khai thác hàng may mặc phát triển thị trường nội địa theo đúng định hướng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 32 - Phòng Kỹ thuật – Đầu tư : Có chức năng xây dựng triển khai chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa thiết bị phụ tùng, lắp đặt thiết bị. - Phòng quản lý chất lượng: tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về các giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Xây dựng mục tiêu chiến lược chất lượng chung trong toàn Công ty. - Phòng kế hoạch XNK : khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng; tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược hoạt động trong tương lai, xác định mục tiêu hoạt động SXKD để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm trên cơ sở năng lực hiện có. Tổ chức tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất. - Phòng Tài chính - Kế toán: tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô nhiệm vụ SXKD của công ty; tổ chức ghi chép, tính toán,phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản - nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng nhân sự: Tham mưu về công tác quản lý lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. - Trạm Y tế : Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành, có chức năng chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong Công ty. - Ban đời sống : Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành, phụ trách về công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp cho CBCNV. - Ban bảo vệ : Giám sát nội quy ra vào Công ty, tổ chức đón tiếp khách hàng đến giao dịch tại công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hóa, vật tư ra vào Công ty. Bảo vệ tài sản Công ty, kiểm tra giám sát công tác phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu xẩy ra. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 33 Ghi chú: Quan hệ trực tuyến (Nguồn: Phòng nhân sự) Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO P.TGĐ Khối May P.TGĐ Dệt Nhuộm GĐĐH Kỹ thuật Đầu tư P.TGĐ Nội chính P.TGĐ Phụ trách Sợi Trưởng Ban Bảo vệ Trưởng phòng Kinh doanh Giám đốc Nhà máy Sợi Trưởng phòng Nhân sự Trưởng phòngKỹ thuật Đầu tư Giám đốc Nhà máy Dệt Nhuộm Trưởng phòng Kế hoạch XNK May Trưởng phòng Điều hành May Giámđốc Nhà máy May 1 Giámđốc Nhà máyMay 2 Giámđốc Nhà máy May 3 Trưởng phòng Quản lý chất lượng Trưởng phòng Tài ChínhKế toán Giám đốcXí nghiệp Cơ Điện Trưởng Trạm Y tế Trưởng Ban Đời sống Cửa hàng KD giới thiệu SP Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 34 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị, là người có trách nhiệm kiểm soát giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị đồng thời là người tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên. Trưởng phòng có nhiệm vụ phụ trách chung phòng Tài chính - Kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về mọi hoạt động kinh tế, có trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác kế toán của phòng, hướng dẫn chỉ đạo các kể toán viên thực hiện theo yêu cầu quản lý cũng như những quy định, chuẩn mực kế toán ban hành. Phó phòng có nhiệm vụ phụ trách kiểm tra, giám sát và đôn đốc kế toán ngân hàng, kế toán công nợ và kế toán doanh thu tính chính xác và kịp thời. Nhiệm vụ của các chuyên viên còn lại sẽ thực hiện các công việc: – Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay – Kế toán tiền mặt – Kế toán công nợ tạm ứng – Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản – Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ đang dùng – Kế toán công nợ phải trả người bán – Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ – Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm – Kế toán thành phẩm, hàng hóa – Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng – Kế toán công nợ phải thu, phải trả khác – Kế toán thuế – Thủ quỹ – Kế toán tổng hợp – Kế toán lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 35 Quan hệ trực tuyến: Quan hệ gián tiếp: Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế năm 2017 Nguồn: (Phòng Nhân sự) Kế toán Công nợ phải trả người bán Kế toán Tổng hợp Kế toán Tiền gửi Ngân hàng, tiền vay Kế toán Doanh thu, công nợ phải thu người mua Thủ quỹKế toán Phải thu, Phải trả khác Kế toán Giá thành Kế toán Tài sản cố định, CCDC Kế toán Thuế Kế toán Nguyên vật liệu Kế toán Lương, BHXH Kế toán Đầu tư Xây dựng cơ bản Kế toán Thành phẩm Kế toán Tiền mặt Kế toán công nợ Tạm ứng TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ PHÒNG Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 36 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty  Chế độ kế toán: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, Công ty đã áp dụng Thông tư 200 thay cho Chế độ Kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính.  Hình thức kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ dựa trên máy tính. Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là phần mềm Bravo 7.0: Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối kỳ (tháng, quý, năm) Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN Sổ tổng hợp Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị PHẦN MỀM KẾ TOÁN BRAVO 7.0 MÁY VI TÍNH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 37 Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.  Các chính sách kế toán áp dụng Niên độ kế toán: từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ). Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp định mức. Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. 2.1.6. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.6.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn  Về tình hình tài sản: Tổng tài sản có xu hướng tăng lên qua 3 năm, tuy nhiên tốc độ tăng là không đều. Cụ thể năm 2015 so với năm 2014 tổng tài sản của công ty tăng 17.427.338.244 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 2,96%. Năm 2016 tốc độ tăng của tổng tài sản công ty là khá cao, tăng 72.969.498.033 đồng so với năm 2015, tương ứng với tốc độ tăng là 12,04%. Tài sản ngắn hạn của công ty từ năm 2014 đến năm 2016 có sự biến động không đều. Cụ thể năm từ năm 2014 đến năm 2015 tài sản ngắn hạn tăng 19.212.396.880 đồng, với tốc độ tăng lằ 5,08%. Đến năm 2016 tài sản ngắn hạn của Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 38 công ty có sự giảm nhẹ, giảm 896.912.432 đồng so với năm 2015, ưng với tốc độ giảm là 0,23 %, sự giảm nhẹ này là do khoản mục tiền và tương đương tiền năm 2016 giảm 11.877.309.091 động so với năm 2015, tương ứng với tốc độ giảm là 21,79%, trong khi đó các khoản mục khác có tốc độ tăng tương đối. Tài sản dài hạn năm 2015 so với năm 2014 giảm 11.877.309.091 đồng, với tốc độ giảm là 0,85%. Sự giảm tài sản này là so tài sản cố định năm 2015 giảm 6.103.267.441 đồng, ứng với tốc độ giảm 3,19% so với năm 2014. Năm 2016 so với năm 2015 tài sản dài hạn tăng mạnh từ 208.930.750.224.00 đồng lên thành 282.797.160.689 đồng, ứng với tốc độ tăng là 35,35%. Sự tăng nhanh này giải thích cho việc tổng tài sản năm 2016 so với năm 2015 tăng lên tới 12,04%, trong khi đó tổng tài sản năm 2015 so với năm 2014 chỉ tăng 2,96%.  Về tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty cũng biến động tương đối ổn định. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng cơ cấu lại không ổn định. Năm 2015 nợ phải trả giảm 741.638.886 đồng, ứng với tốc độ giảm là 1,61%, sự giảm này là do nợ ngắn hạn chỉ tăng 4.039.597.441 đồng nhưng nợ dài hạn lai giảm đến 11.681.236.327 đồng, điều này đã giúp công ty giảm bớt gánh nặng nợ và dần tăng tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh. Năm 2016 so với năm 2015 nợ phải trả có xu hướng tăng lên nhưng chưa đáng kể, cụ thể năm 2016 nợ phải trả tăng 6.319.109.196 đồng so với 2015, ứng với tốc độ tăng là 1,35%. Nhìn chung nở phải trả của công ty phần lớn là nợ ngắn hạn và có xu hướng giảm cho thấy tình hình thanh toán của công ty là khá tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua 3 năm từ 2014 đến 2016. Năm 2015 so với năm 2014 vốn chủ sở hữu tăng 25.068.977.130 đồng, ứng với tốc độ tăng là 21,96%. Năm 2016 vốn chủ sở hữu có sự tăng mạnh từ 139.217.645.685 đồng năm 2015 lên thành 205.868.034.522 đồng năm 2016, ứng với tốc độ tăng là 47,78%, sự tăng lên này là do vào tháng 9/2016 công ty đã phát hành cô phiếu để huy động thêm nguồn vốn nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đây cũng là lý do vì sao tổng tài sản năm 2016 lại có sự tăng mạnh. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 39 Bảng 2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016 (Đơn vị tính: VNĐ) CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Gía trị % Gía trị % Gía trị % ± % ± % A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 378,072,497,026 64.21 397,284,893,906 65.54 396,387,981,474 58.36 19,212,396,880 5.08 -896,912,432 -0.23 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 25,603,718,838 4.35 54,068,852,240 8.92 42,191,543,149 6.21 28,465,133,402 111.18 -11,877,309,091 -21.97 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III.Khoản phải thu ngắn hạn 210,865,904,299 35.81 171,289,834,875 28.26 181,126,261,481 26.67 -39,576,069,424 -18.77 9,836,426,606 5.74 IV.Hàng tồn kho 134,650,038,739 22.87 162,627,216,951 26.83 163,081,311,931 24.01 27,977,178,212 20.78 454,094,980 0.28 V.Tài sản ngắn hạn khác 6,952,835,150 1.18 9,298,989,840 1.53 9,988,864,913 1.47 2,346,154,690 33.74 689,875,073 7.42 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 210,715,808,860 35.79 208,930,750,224 34.46 282,797,160,689 41.64 -1,785,058,636 -0.85 73,866,410,465 35.35 I.Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định 191,060,201,577 32.45 184,956,934,136 30.51 272,415,178,478 40.11 -6,103,267,441 -3.19 87,458,244,342 47.29 III.Bất động sản đầu tư IV.Tài sản dơ dang dài hạn 186,312,727 0.03 3,373,623,373 0.56 195,511,818 0.03 3,187,310,646 1710.73 -3,178,111,555 -94.20 V.Đầu tư TC dài hạn 12,653,000,000 2.15 11,763,136,069 1.94 4,451,612,438 0.66 -889,863,931 -7.03 -7,311,523,631 -62.16 VI.Tài sản dài hạn khác 6,816,294,556 1.16 8,837,056,646 1.46 5,734,857,955 0.84 2,020,762,090 29.65 -3,102,198,691 -35.10 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 588,788,305,886 100.00 606,215,644,130 100.00 679,185,142,163 100.00 17,427,338,244 2.96 72,969,498,033 12.04 C.NỢ PHẢI TRẢ 474,639,637,331 80.61 466,997,998,445 77.03 473,317,107,641 69.69 -7,641,638,886 -1.61 6,319,109,196 1.35 I.Nợ ngắn hạn 369,451,227,016 62.75 373,490,824,457 61.61 312,632,884,235 46.03 4,039,597,441 1.09 -60,857,940,222 -16.29 II.Nợ dài hạn 105,188,410,315 17.87 93,507,173,988 15.42 160,684,223,406 23.66 -11,681,236,327 -11.11 67,177,049,418 71.84 D.VỐN CHỦ SỞ HỮU 114,148,668,555 19.39 139,217,645,685 22.97 205,868,034,522 30.31 25,068,977,130 21.96 66,650,388,837 47.87 I.Nguồn vốn chủ sở hữu 114,148,668,555 19.39 139,217,645,685 22.97 205,868,034,522 30.31 25,068,977,130 21.96 66,650,388,837 47.87 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 588,788,305,886 100.00 606,215,644,130 100.00 679,185,142,163 100.00 17,427,338,244 2.96 72,969,498,033 12.04 (Nguồn: Phòng TC-KT) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 40 2.1.6.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm gần như tuyệt đối trong tổng doanh thu, là nguồn thu chủ yếu của công ty. Vì vậy đây là chỉ tiêu quyết định đến tổng doanh thu, sự tăng hay giảm của chỉ tiêu này điều sẽ gây tăng hay giảm đến tổng doanh thu. Năm 2014 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.379.742.772.109 đồng, sang năm 2015 mức doanh thu này tăng lên thành 1.480.821.947.310 đồng, tăng 101.079.175.201 đồng ứng với tốc độ tăng là 7,33%. Đến năm 2016 mức doanh thu này là 1.478.606.138.252 đồng, giảm 2.215.809.058 đồng so với năm 2015 nhưng nhìn chung vẫn không đáng kể. Về các khoản chi phí của công ty thì chi phí bán hàng có sự tăng lên qua 3 năm, trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp lại có sự biến động lớn từ năm 2015 sang năm 2016. Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2015 so với năm 2014 tăng 4.597.786.273 đồng, ứng với tốc độ tăng là 9,79%, năm 2016 so với năm 2015 tuy có sự tăng lên nhưng chỉ tăng 653.741.212 đồng, ứng với tốc độ tăng là 1.27%, sự biến động này hoàn toàn hợp lí với sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2015 so với năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động không đáng kể, nhưng năm 2016 so với năm 2015 lại có sự biến động lớn về chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm 26.850.777.811 đồng ứng với tốc độ giảm là 49,54%, việc chi phí quảng lý doanh nghiệp giảm mạnh này là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy công tác quản lý của công ty đã đạt được kết quả tốt, tiết kiệm chi phi trong công tác quảng lý của công ty. Qua việc phân tích khái quát về BCKQKD của công ty, lợi nhuận sau thuế luôn đạt mức cao tuy còn có sự biến động nhưng cũng có thể thấy được công ty đang kinh doanh có hiệu quả, năm 2016 với sự mở rộng quy mô sản xuất thì việc công ty kinh doanh không hiệu quả bằng năm 2015 là điều dễ hiểu, tuy nhiên với mục tiêu dài hạn của công ty thì ta có thể thấy được công ty đang có bước phát triển mạnh trong hoạt động kinh doanh của mình. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 41 Bảng 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016 (Đơn vị tính: VNĐ) CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Gía trị Gía trị Giá trị ± % ± % 1.Doanh thu bán hàng và CCDV 1,379,742,772,109 1,480,821,947,310 1,478,606,138,252 101,079,175,201 7.33 -2,215,809,058 -0.15 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 292,905,059 292,905,059 100.00 3.Doanh thu thuần 1,379,742,772,109 1,480,821,947,310 1,478,313,233,193 101,079,175,201 7.33 -2,508,714,117 -0.17 4.Gía vốn hàng bán 1,221,869,204,522 1,309,806,567,507 1,341,164,869,410 87,937,362,985 7.20 31,358,301,903 2.39 5.Lợi nhuận gộp 157,873,567,587 171,015,379,803 137,148,363,783 13,141,812,216 8.32 -33,867,016,020 -19.80 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7,149,264,985 10,101,340,067 10,405,316,289 2,952,075,082 41.29 303,976,222 3.01 7.Chi phí tài chính 21,728,574,224 20,052,056,831 19,032,991,745 -1,676,517,393 -7.72 -1,019,065,086 -5.08 8.Chi phí bán hàng 46,946,841,188 51,544,627,461 52,198,368,673 4,597,786,273 9.79 653,741,212 1.27 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 53,530,548,756 53,208,868,522 26,850,777,811 -321,680,234 -0.60 -26,358,090,711 -49.54 10.Lợi nhuận thuần 42,816,868,404 56,311,167,056 49,471,541,843 13,494,298,652 31.52 -6,839,625,213 -12.15 11.Thu nhập khác 1,973,331,479 3,142,579,159 5,381,432,357 1,169,247,680 59.25 2,238,853,198 71.24 12.Chi phí khác 370,985,129 2,745,037,876 2,226,688,507 2,374,052,747 639.93 -518,349,369 -18.88 13.Lợi nhuận khác 1,602,346,350 397,541,283 3,154,743,850 -1,204,805,067 -75.19 2,757,202,567 693.56 14.Lợi nhuận kế toán trước thuế 44,419,214,754 56,708,708,339 52,626,285,693 12,289,493,585 27.67 -4,082,422,646 -7.20 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 9,299,456,736 12,645,060,209 9,848,520,356 3,345,603,473 35.98 -2,796,539,853 -22.12 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 35,119,758,018 44,063,648,130 42,777,765,337 8,943,890,112 25.47 -1,285,882,793 -2.92 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7,025 8,714 8,157 1,689 24.04 -557 -6.39 (Nguồn: Phòng TC-KT) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 42 2.2. Thực trạng thực hiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.1. Đặc điểm chung về lao động, công tác quản lý lao động và đặc điểm công tác chi trả lương tại công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.1.1. Đặc điểm và cơ cấu lao động Với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực may mặc cho nên lao động là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh. Nhận thức được sự quan trọng của lao động trực tiếp trong sản xuất, Công ty Cổ phần Dệt May Huế rất chú trọng trong việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa ngày một tăng cũng như sự cạnh tranh về chất lượng trên thị trường. Dưới đây là bảng phân tích tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế từ năm 2014 đến năm 2016: Bảng 2.3. Tình hình lao động Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng +/- (%) Số lượng +/- (%) Tổng số lao động 3,782 100 3,872 100 3,971 100 90 2.38 99 2.56 1. Phân theo tính chất sản xuất - Lao động trực tiếp 3,290 86.99 3,358 86.73 3,461 87.16 68 2.07 103 3.07 - Lao động gián tiếp 492 13.01 514 13.27 510 12.84 22 4.47 -4 -0.78 2. Phân theo trình độ - Đại học 194 5.13 220 5.68 238 5.99 26 13.4 18 8.18 - Cao đẳng, trung cấp 298 7.88 294 7.59 272 6.85 -4 -1.34 -22 -7.48 - Lao động phổ thông 3,290 86.99 3,358 86.73 3,461 87.16 68 2.07 103 3.07 3. Phân theo giới tính - Nữ 2,542 67.21 2,636 68.08 2,687 67.67 94 3.7 51 1.93 - Nam 1,240 32.79 1,236 31.92 1,284 32.33 -4 -0.32 48 3.88 (Nguồn: Phòng Nhân sự) Qua bảng số liệu ta có thể thấy được công ty đang mở rộng quy mô sản xuất của mình, biểu hiện rõ nhất là qua 3 năm từ 2014 đến 2016 số lượng công nhân tăng lên, số lượng lao động năm 2015 đã tăng 90 người so với năm 2014, với sự gia tăng lớn trong lao động phổ thông làm việc trực tiếp ta càng thấy rõ hơn việc công ty đang mở Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 43 rộng quy mô sản xuất của mình, cụ thể lao động phổ thông tăng 68 người là lao động trực tiếp sản xuất. Đồng thời trong năm 2015 này số lượng lao động cao đẳng, trung cấp giảm đến 1.34% và lao động gián tiếp tăng 4.47% cho thấy đc yêu cầu đối với công tác quản lý, điều hành của công ty đang đòi hỏi cao về trình độ cũng như khả năng làm việc, việc cắt giảm nhân viên quản lý cũng cho thấy công ty đang đề cao tính gọn nhẹ và hiệu quả của đội ngũ lao động. Lao động trực tiếp chiếm đến tỷ lệ cao, chiếm trên 85% trong tổng số lao động, cụ thể năm 2015 số lao động trực tiếp là 3,358 người, chiếm 86.73% trong tổng số lao động, con số này được tăng lên thành 3,461 người năm 2016 và chiếm 87.16%. Điều này cho thấy công ty đang có một lực lượng lao động hùng hậu đáp ứng tốt trong việc sản xuất. Lao động nữ chiếm hơn 60% trong tổng số lao động toàn công ty, tập trung chủ yếu là ở 3 nhà máy may, do đặc thù là một doanh nghiệp trong ngành dệt may, tuy công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi lao động phải tỉ mỷ, cẩn thận. Cụ thể năm 2015 số lao động nữ là 2.636 người ứng với 68,08% trong tổng số lao động, tăng 94 người so với năm 2013 cho thấy quy mô sản xuất tại các nhà máy may đang tăng cao. Năm 2016 số lao động nữ tiếp tục tăng, nhưng không tăng bằng tốc độ tăng của lao động nam, cụ thể năm 2016 lao động nữ tăng 51 người ứng với tốc độ tăng là 1,93%, trong khi đó lao động nam tăng 48 người ứng với tốc độ tăng là 3,88%, nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm 2016 công ty đã mở rộng thêm quy mô sản xuất của nhà máy sợi, nen lao động nam được tuyển nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu công việc. 2.2.1.2. Công tác quản lý lao động Nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả, công ty quản lý lao động thông qua việc theo dõi, ghi chép số lượng, thời gian và kết quả lao động của CNV, cụ thể:  Hoạch toán số lượng lao động: Tuyển dụng: theo nhu cầu của nhà máy và các đơn vị liên quan, phong nhân sự tiến hành tuyển dụng lao động để đáp ứng yêu cầu của nhà máy và các đơn vị. Thử việc: Thời gian thử việc phụ thuộc vào công việc tiếp nhận. – Đối với công nhân trực tiếp sản xuất yêu cầu trình độ phổ thông trở lên và có tay nghề và kinh nghiệm trong may mặc, có thể tuyển dụng ngay hoặc thử việc 1 tháng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưn...nh có liên quan. Đối với đảm bảo thanh toán tiền lương đầy đủ, chính xác làm tăng thu nhập cho người lao động và cho doanh nghiệp. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế Tiền lương là một nhân tố quan trọng thúc đẩy năng suất lao động trong Công ty, là đòn bẩy kinh tế kích thích tinh thần hăng hái lao động , kích thích sự cần cù, sáng tạo, tạo ra mối quan tâm của người lao động đến công việc mà họ làm, giúp cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty được hiệu quả. Với những tồn tại trong công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, tác giả mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện như sau: Thứ nhất: Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 74 Việc nghỉ phép của CNSX là không đều qua các tháng, thông thường CN nghỉ nhiều vào các tháng 04 đến tháng 06 và những tháng cuối năm, việc nghỉ không đồng điều qua các tháng làm cho giá thành sản phẩm có nhiều sự đột biến, để hạn chế được sự biến động về giá thành sản phẩm Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX cho từng tháng theo kế hoạch. Dựa vào số trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của CNSX trong tháng kế toán tiến hành hoạch toán như sau: + Trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX trong tháng. Nợ Tk 622: tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch Có Tk 335: tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch + Thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải tra cho CNSX: Nợ Tk 335: tiền lương thực tế phát sinh Có Tk 334: tiền lương thực tế phát sinh Cuối năm kế toán tiến hành đều chỉnh số trích trước theo số thực tế phải trả, nếu có phát sinh chênh lệch kế toán tiến hành điều chỉnh như sau: + Nếu số thực tế phải trả > số trích trước: Nợ Tk 622: số tiền chênh lệch Có Tk 335: số tiền chênh lệch + Nếu số thực tế phải trả < số trích trước: Nợ Tk 335: số tiền chênh lệch Có Tk 622: số tiền chênh lệch Thứ hai: Tiền thưởng thường xuyên và định kỳ cho CBCNV. Để khuyến khích CBCNV tích cực, năng động, sáng tạo trong công việc, cũng như giữ được CBCNV có tay nghề và chuyên môn giỏi gắn bó lâu dài với công ty thì các khoản tiền thưởng cho CNCNV là không thể thếu. Nhằm khuyến khích CBCNV trong việc tích cực, năng động, sáng tạo thì nên có các khoản tiền thưởng thường xuyên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty như: + Thưởng về sáng tạo, đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 75 + Thưởng tiết kiệm vật tư: chỉ tiêu thưởng là hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu tiết kiệm vật tư nhưng vẫn đảm bảo những quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động. + Thưởng khuyến khích ngày công cao: Đối tượng được thưởng bao gồm tất cả những công nhân trực tiếp sản xuất trong các nhà máy. Tiêu chuẩn để xét thưởng là các tháng trong quý phải được phân hạng thành tích hoàn thành nhiệm vụ và không được nghỉ một ngày công nào trừ những công nghỉ phép, đi họp, đi học. Hàng tháng các đơn vị bình bầu gửi danh sách về Phòng Tổ chức nhân sự, hệ số thưởng hàng tháng thay đổi phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để giữ chân được CBCNV có tay nghề và chuyện môn giỏi thì tiền thưởng gắn bó lâu năm là không thể thiểu, tác giả xin đưa ra một lộ trình tiền thưởng gắn bó lâu năm áp dụng cho Công ty như sau: Bảng 3.1. Bảng kiến nghị tiền thưởng gắn bó lâu năm cho CBCNV Đợt 1: sau 2 năm gắn bó Nhận 10 triệu đồng Sau khi nhận được 30 triệu cho 5 năm đầu gắn bó, CBCNV vẫn được nhận 30 triệu cho mỗi 5 năm tiếp theo Đợt 1: sau 4 năm gắn bó Nhận 10 triệu đồng Đợt 1: sau 5 năm gắn bó Nhận 10 triệu đồng Để có thể tạo được các khoản tiền thưởng này thì Công ty phải làm tốt một số công việc sau: – Quỹ lương của CBCNV phải được trích lập với mức cao hơn mức tối đa 10% tháng như hiện nay. – Tăng cường cải tiến quy trình sản xuất sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất giúp nâng cao năng suất lao động, tạo ra giá trị vượt bậc. – Phòng kinh doanh và phòng kế hoạch phải tích cực mở rộng thị trường, tìm kiếm những đơn hàng có giá trị cao, tăng khối lượng đơn hàng nhận được và giá trị đơn hàng phải được nâng cao. – Khai thác mọi tiềm năng sẵn có của Công ty, phát huy những mặt lợi thế về đặc điểm kinh doanh, về máy móc, thiết bị năng lực tổ chức quản lý. Thứ ba: Sử dụng máy chấm công ở bộ phận phòng ban. Việc đi trễ về sớm cũng còn xảy ra ở các phòng ban, tuy không phải là thường xuyên nhưng đều này cũng ảnh hướng đến công việc chung, cũng như chưa đánh giá Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 76 đúng hao phí lao động bỏ ra. Để giải quyết được tình trạng này Công ty nên sử dụng máy châm công từng phòng ban, đều này sẽ giúp phòng nhân sự quản lý chặc chẽ được thời gian làm việc ở tất cả phòng ban, làm căn cứ đối chiếu với phiếu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban hàng tháng. Thứ tư: Tách biệt chỉ tiêu BHXH và BHYT trong bảng lương của Công ty. Công ty nên tách biệt khoản mục BHXH và BHYT trong bảng lương thực nhận của CBCNV, việc này nhằm công ty phản ánh đúng các khoản BHXH và BHYT cho CBCNV được biết chi tiết, cũng như góp phần phản ánh đúng quỹ BHXH và quỹ BHYT trong công ty, ngoài ra việc tác biệt hai khoản này trong bảng lương giúp cho kế toán viên dễ dàng trong việc hoạch toán cũng như theo dõi các quỹ này, góp phần trong việc tách tách hai khoản BHXH và BHYT trong việc hoạch toán các khoản trích theo lương. Thứ năm: Sử dụng đúng tài khoản kế toán trong việc hoạch toán kế toán. Kế toán tiền lương nên tách biệt BHXH và BHYT trong việc hoạch toán, không nên sử dụng chung tài khoản 3383 để phản ánh số BHXH và BHYT phải trả, phải nộp của người lao động. Việc tách biệt 2 tài khoản 3383 và 3384 này giúp cho Công ty thực hiện đúng với quy định của Nhà nước về hoạch toán các khoản trích theo lương cũng như dễ dàng theo dõi, kiểm tra và đối chiếu. Kế toán tiền lương khi thu các khoản trích theo lương nên sử dụng trực tiếp tài khoản 334 thay cho việc sử dụng tài khoản 1388 làm tài khoản trung gian trong việc thu các khoản trích theo lương, việc không sử dụng tài khoản 1388 sẽ giúp kế toán tiền lương giảm được số tài khoản phải theo dõi, giúp hạn chế được sai sót có thể xảy ra cũng như giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán tiền lương. Việc hạch toán thu các khoản bảo hiểm từ tiền lương của CBCNV nên được hạch toán theo Thông tư 200 như sau: Nợ Tk 334: Phải trả người lao động Có Tk 3383: BHXH Có Tk 3384: BHYT Có Tk 3386: BHTN Có Tk 3382: KPCĐ Thứ sáu: Tăng cường đào tạo CBCNV. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 77 Mặc dù công ty đã có bước phát triển lớn trong sản xuất- kinh doanh, song với cơ chế mở cửa dưới sức ép nặng nề từ đối thủ trong và ngoài nước cùng với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng đã đặt ra yêu cầu cao đối với Công ty là phải có những sản phẩm mới phù hợp với thi trường với giá cả hợp lý. Chính vì thế việc đào tạo nâng trình độ quản lý và tay nghề của CBCNV là việc hết sức cần thiết. Để làm được điều này Công ty cần làm tốt một số công việc sau: – Làm tốt công tác tuyển dụng lao động đặc biệt là việc tuyển dụng các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, tuyển chọn được những cán bộ quản lý có năng lực để phù hợp với nền kinh tế thị trường. – Nâng cao trình độ lành nghề cho NLĐ mà trước hết phải phân loại lao động căn cứ vào yêu cầu công việc, định hướng sản xuất mà có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV của công ty. – Xây dựng hệ thống kiểm soát số lượng và chất lượng lao động chặt chẽ để có những quyết định đúng đắn đối với những nhân viên làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, đảm bảo tận dụng thị trường lao động dồi dào ở nước ta. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 78 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Để xây dựng và phát triển một nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, thì tiền lương và các khoản trích theo lương thực sự phải làm được chứng năng là đòn bẩy kinh tế, phải trở thành động lực chính thúc đẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc. Mỗi hình thức trả lương điều có ưu nhược điểm riêng tùy từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, chọn cho mình một hình thức phù hợp nhất đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, tổng hòa giữa các lợi ích: Nhà nước, Doanh nghiệp và Người lao động. Công tác hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN đóng góp rất lớn trong quản lý lao động tiền lương. Nếu ta hạch toán đúng, đủ, chính xác sẽ là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động, phát huy tính sáng tạo, góp phần hoàn thành kế hoạch được giao, là cách đúng nhất để tăng thu nhập cho chính mình, tích lũy cho doanh nghiệp và cho xã hội. Trong điều kiện hiện nay, việc nâng cao chất lượng trả lương theo thời gian và theo sản phẩm là nhiệm vụ lâu dài của Doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Cổ phần Dệt May Huế nói riêng để ngày càng hoàn thiện, phù hợp với công tác quản lý và hạch toán lao động. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế hiện nay, các chế độ ngân sách luôn thay đổi để phù hợp với kinh tế mới. Để thích nghi với sự thay đổi đó buộc các đơn vị, các doanh nghiệp cũng phải có những thay đổi theo để ngày càng hoàn thiện công tác quản lý và xây dựng tiền lương. Đây là lần đầu tiên tiếp xúc thực tế với công việc kế toán với vốn kiến thức còn hạn chế, nên bài báo cáo của tác giả không thể tránh khỏi những sai sót và những biện pháp đưa ra là chưa hoàn hảo. Kính mong được sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy cô giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 79 2. Kiến nghị Qua thời gian được tiếp xúc với thực tế công việc, được sử chỉ bảo tận tình của các nhân viên kế toán ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế, tác giả đã học hỏi được nhiều kinh nghiệp quý báu giúp ích cho công việc thực tế sau này. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian cũng như hạn chế về kiến thức của bản thân nên những kết luận nêu trên mới chỉ là bước đầu phản ảnh một phần thực tế công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, qua những thực tế đã được tiếp xúc tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau: – Với số lượng CNSX ở mỗi Nhà máy là khá nhiều, việc chấm công bằng máy chỉ được thực hiện trong 15 phút đầu giờ, việc này đã gây ra tình trạng mất trật tự khi chấm công. Công ty nên tăng cường thêm máy chấm công ở các nhà máy nhằm giúp cho công việc chấm công của CNSX được nhanh chóng và trật tự hơn. – Việc tính lương ở Nhà máy còn rất phức tạp và không thống nhất. Tuy cùng một Nhà máy nhưng hình thức tính lương của các tổ Cắt, May, Hoàn thành, Bảo trì còn có sự khác nhau. Công ty nên sớm có những thay đổi trong cách tính lương cho CNSX, sao cho hình thức tiền lương được thống nhất hơn, giúp cho công việc kế toán tiền lương giảm thiểu được sai sót cũng như trong việc kiểm tra đối chiếu được dễ dàng hơn. – Ban giám đốc nên đầu thêm cơ sở vật chất cho phòng TC-KT, với khối lượng công việc kế toán là vô cùng nhiều nên cơ sở vật chất được đảm bảo sẽ góp phần rất lớn trong việc tăng hiệu quả làm việc. – Công ty nên sớm có kế hoạch thay đổi cách tính tiền lương đóng bảo hiểm cho CBCNV để phù hợp với quy định về tiền lương đóng BHXH, theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Bên cạnh đó, việc học tập ở nhà trường còn thiên về lí thuyết nên trong quá trình thực tế tại công ty, bản thân còn gặp nhiều vấn đề khó giải quyết. Tác giả xin kiến nghị rằng các giảng viên nên đưa vào trong bài giảng nhiều ví dụ thực tiễn hơn giúp cho bài giảng thêm sinh động và sinh viên cũng bớt bỡ ngỡ hơn khi tiếp xúc thực tiễn hoạt động kế toán tại đơn vị, qua đó sẽ hoàn thành tốt bài báo cáo hơn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tài liệu: [1]. Chương trình Phát triển Dự án Mê Kông 2001, Hệ thống tiền lương và tiền công: Quản trị nguồn nhân lực trong các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. [2]. Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc Hội. [3]. Luật số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc Hội. [4]. Luật số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc Hội. [5]. Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính Phủ. [6]. Nghị định 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính Phủ. [7]. Nghị định 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 của Chính Phủ. [8]. Nguyễn Thị Thu (2016), “ Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại công ty TNHH SCAVI Huế”, Khoa Kế Toán – Kiểm Toán, . [9]. Phan Đình Ngân 2011, Kế toán tài chính , Nhà xuất bản Đại Học Huế, Thừa Thiên Huế. [10]. Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/92015 của Bảo hiểm xã hôi Việt Nam. [11]. Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH Có hiệu lực từ ngày 15/9/2015. [12]. Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Có hiệu lực từ ngày 15/2/2016. [13]. Thông tư 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính. [14]. Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Các Websites: [15]. 2002014tt-btc/ [16]. [17]. www.huegatex.com.vn Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc PHỤ LỤC Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 01: Giấy đề nghị duyệt lương Nhà máy may 1 Phụ lục 02: Bảng chấm công lao động tổ Cắt 2 tháng 02/2017 Phụ lục 03: Bảng lương cá nhân Phụ lục 04: Bảng tổng hợp lương tháng 02/2017 Phụ lục 05: Bảng phân bổ lương tháng 02/2017 Phụ lục 06: Thông báo kế quả đóng BHXH tháng 02/2017 Phụ lục 07: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH Phụ lục 08: Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động Phụ lục 09: Tờ khai khấu trừ thuế TNCN tháng 02/2017 Phụ lục 10: Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc Phụ lục 01: Giấy đề nghị duyệt lương Nhà máy may 1 Công ty CP Dệt – May Huế NHÀ MÁY MAY 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TT- Huế, ngày 07 tháng 03 năm 2017 GIẤY ĐỀ NGHỊ (V/v thanh toán tiền lương Tháng 02-2017) Kính gửi: -Tổng giám đốc công ty - Phòng Nhân sự Nhà máy May 1 kính đề nghị Tổng Giám đốc Công ty, Phòng Nhân sự xem xét phê duyệt thanh toán tiền lương Tháng 02-2017 gồm các hạng như sau: I. Tiền lương sản phẩm: 3.446.432.016 đồng II. Các khoản tiền lương khác (1+2+3+4): 144.586.706 đồng 1- Tiền lương ban giám đốc nhà máy May 1: 48.939.806 đồng 2- Tiền lương công ty hỗ trợ nuôi con nhỏ từ đủ 04 tháng đến 72 tháng tuổi: (danh sách kèm theo): 29.200.000 đồng. 3- Tiền lương thanh toán chi phí xử lý nhãn mã hàng DN427: 61.233.960 đồng 4- Tiền lương hỗ trợ thanh toán cho lao động NM Dệt Nhuộm: 10.425.878 x 50% = 5.212.939 đồng III. Tổng tiền lương của NM May 1 trong tháng 02/2017 là: (I+II): 3.446.432.016 + 144.586.706 = 3.591.018.722 đồng (Ba tỷ, năm trăm chín mốt triệu, không trăm mười tám ngàn, bảy trăm hai mươi hai đồng) Kính đề nghị Tổng Giám đốc phê duyệt. DUYỆT GIÁM ĐỐC N/M MAY 1 Phan Văn Bình Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc Giấy đề nghị (V/v thanh toán tiền lương tháng 02 năm 2017 của nhà máy May 1) Số: /NS Ngày: /03/2017 Trang: 1/1 Kính gửi: Tổng giám đốc công ty. Qua kiểm tra số liệu thực hiện tháng 02/2017 của nhà máy May 1 (có số liệu chi tiết đính kèm). Phòng nhân sự, đề nghị Tổng giám đốc phê duyệt cho nhà máy May 1 thanh toán tiền lương tháng 02 năm 2017, cụ thể như sau: * Tổng số tiền Nhà máy May 1 được công ty thanh toán: 3.446.432.016 đồng. Trong đó: – Tiền lương = 3.495.371.823 đồng – Tiền phụ cấp con nhỏ = 29.200.000 đồng. – Tiền lương Công ty hỗ trợ 05 lao động N/m Dệt Nhuộm tháng 02/2017 = 5.212.939 đồng. – Tiền lương N/m May 1 xử lý mã hàng DN427 (#6651M) = 61.233.960 đồng. Bằng chữ: Ba tỷ năm trăm chín mốt triệu không trăm mười tám ngàn bảy trăm hai mươi hai đồng./. Duyệt Trưởng phòng Nhân sự Người lập Nguyễn Tiến Hậu Cao Đình Sỹ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc Phụ lục 02: Bảng chấm công lao động tổ Cắt 2 tháng 02/2017 TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM BẢNG CÔNG LAO ĐỘNG THÁNG 02-2017 CÔNG TY CP DỆT MAY HUẾ NHÀ MÁY MAY 1 TT Họ và Tên Mã số Giới tính TỔ CẮT 2 NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2017 Tổng Công Nam Nữ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 . 20 21 22 23 24 25 26 27 28 công phép 1 Đặng Văn Phúc 1137 X L X X X X X X X X P X X X X X X X X 22.0 2 2 Ngô Văn Tấn 1138 X L X X X X X X X X X X X X X X X X X 22.0 2 3 Trần Thị Đông 1142 X L P P P X X X X X X X X X X Ro X X X 19.0 4 4 Lương Thị Tuyết 1154 X L X X X X X X X X X X P X X X X X X 22.0 2 5 Nguyễn Thị Quỳnh Giang 1155 X L P X X X X X X X X X X X X X X X X 22.0 2 .. 36 Hoàng Thị Minh Chiến 9267 X L X X X X X X X X X X X X X X X X X 23.0 1 Người chấm công KÝ HIỆU CHẤM CÔNG - Lương thời gian - Lương thời gian ca đêm - Lương thời gian ngày nghỉ - Lương thời gian ngày nghỉ - Lương ngày nghỉ lễ - Lương ngày nghỉ bù - Nghỉ phép - Hội nghị, học tập - Nghỉ việc riêng hưởng lương + - Bản thân ốm Ô +Đ - Con ốm Cô Nguyễn Đình Vũ x2 x2/2 - Thai sản TS x3 x2/3 - Tai nạn TS L - Dưỡng sức DS NB - Nghỉ không lương Ro P - Ngừng việc N H R Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc Phụ lục 03: Bảng lương cá nhân Tổ Căt 2 Tháng 02/2017 Mã số 1137 Ghi Họ và Tên Đặng Văn Phúc Chú Công sản phẩm 22.0 Giờ công sản phẩm 171.8 Lương cơ bản 5,336,000 Trách nhiệm 290,000 Tiền lương mỗi giờ 41,474 Lương SP 7,125,183 Lương nghỉ ngơi (10 phút/ngày ) Công 3.7 Tiền 108,418 Thưởng cá nhân xuất sắc Bù lương Lg nuôi con nhỏ từ 4 - 60 tháng tuổi Lương học tập Công Tiền Lương Lễ-Phép Công 2 Tiền 468,833 Lương làm thêm giờ Giờ Tiền Số giờ hội họp Giờ 0.5 Lương hội họp (Họp tổ) Tiền 14,651 Số giờ khám sức khỏe Giờ Lương khám sức khỏe Tiền Lương diễn tập PCCC Giờ Tiền Tổng lương 8,007,085 Các khoản khấu trừ Lương nhận kỳ 1 3,000,000 BHXH.YT,TN 590,730 1% Đoàn phí CĐ 74,164 Thu tạm ứng Thuế Tháng 8/16 Âm lương T.7/16 Lương nhận kỳ 2 4,342,191 Âm lương T.8/16 Ký nhận Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc Phụ lục 04: Bảng tổng hợp lương 2 tháng 02/2017 TỔNG HỢP LƯƠNG THÁNG 2-2017 Đơn vị Lương cơ bản Giảm trừ LCB sau GT Tổng lương tháng Các khoản giảm trừ Thanh toán Âm lương Lương ứng + BHXH BHTN Thuế TNCN Âm lương CĐ phí 622 2,169,026,000 39,730,000 2,129,296,000 2,721,563,952 965,500,000 223,576,080 202,283,120 21,292,960 1,989,195 503,332 22,033,000 1,510,352,152 2,389,808 627 1,116,443,000 - 1,116,443,000 1,515,785,120 583,500,000 117,226,515 106,062,085 11,164,430 - 984,184 12,172,000 801,902,420 - NM sợi 3,285,469,000 39,730,000 3,245,739,000 4,237,349,071 1,549,000,000 340,802,595 308,345,205 32,457,390 1,989,195 1,487,517 34,205,000 2,312,254,572 2,389,808 622 462,826,000 - 462,826,000 400,865,499 155,000,000 48,596,730 43,968,470 4,628,260 - - 3,038,419 196,269,499 2,039,149 627 85,362,000 - 85,362,000 104,503,077 41,000,000 8,963,010 8,109,390 853,620 413,371 - 765,474 53,361,222 - NM DN 548,188,000 - 548,188,000 505,368,576 196,000,000 57,559,740 52,077,860 5,481,880 413,371 - 3,803,893 249,630,721 2,039,149 622 3,028,296,000 142,709,000 2,885,587,000 4,503,188,691 1,516,000,000 302,986,635 274,130,765 28,855,870 253,770 3,388,716 35,237,000 2,648,037,849 2,715,279 627 108,330,000 - 108,330,000 189,385,063 67,000,000 11,374,650 10,291,350 1,083,300 1,617,795 - 1,484,000 107,908,618 - may 1 3,136,626,000 142,709,000 2,993,917,000 4,692,573,753 1,583,000,000 314,361,285 284,422,115 29,939,170 1,871,565 3,388,716 36,721,000 2,755,946,467 2,715,279 622 2,891,068,000 120,031,000 2,771,037,000 4,224,415,861 1,392,500,000 289,189,110 261,647,290 27,541,820 - 9,245,692 32,839,000 2,512,141,867 11,499,808 627 91,887,000 - 91,887,000 169,233,786 59,000,000 9,648,135 8,729,265 918,870 1,441,575 - 1,317,000 97,827,076 - may 2 2,982,955,000 120,031,000 2,862,924,000 4,393,649,648 1,451,500,000 298,837,245 270,376,555 28,460,690 1,441,575 9,245,692 34,156,000 2,609,968,944 11,499,808 622 3,023,482,000 205,059,000 2,818,423,000 4,469,873,017 1,592,000,000 293,737,815 265,762,785 27,975,030 - 4,130,255 34,800,000 2,550,231,096 5,026,149 627 76,387,000 - 76,387,000 142,853,669 48,000,000 8,020,635 7,256,765 763,870 610,586 - 1,111,000 85,111,448 may 3 3,099,869,000 205,059,000 2,894,810,000 4,612,726,686 1,640,000,000 301,758,450 273,019,550 28,738,900 610,586 4,130,255 35,911,000 2,635,342,544 5,026,149 622 211,149,000 - 211,149,000 293,684,948 118,500,000 22,170,645 20,059,155 2,111,490 280,524 - 2,351,000 150,382,779 - Cơ điện 211,149,000 - 211,149,000 293,684,948 118,500,000 22,170,645 20,059,155 2,111,490 280,524 - 2,351,000 150,382,779 - 627 889,809,000 18,067,000 871,742,000 1,414,237,776 563,500,000 90,414,188 81,803,313 8,610,875 20,863,965 2,782,214 11,311,800 730,596,959 5,231,350 K.May 889,809,000 18,067,000 871,742,000 1,414,237,776 563,500,000 90,414,188 81,803,313 8,610,875 20,863,965 2,782,214 11,311,800 730,596,959 5,231,350 6226 44,921,000 6,960,000 37,961,000 61,256,832 24,000,000 3,985,905 3,606,295 379,610 - 56,000 503,100 32,761,827 50,000 Tổ may 44,921,000 6,960,000 37,961,000 61,256,832 24,000,000 3,985,905 3,606,295 379,610 - 56,000 503,100 32,761,827 50,000 64161 78,996,000 3,277,000 75,719,000 87,909,696 33,000,000 7,950,495 7,193,305 757,190 140,300 - 707,900 46,111,001 - Tổ BH 78,996,000 3,277,000 75,719,000 87,909,696 33,000,000 7,950,495 7,193,305 757,190 140,300 - 707,900 46,111,001 - 642 767,814,000 7,163,000 760,651,000 1,311,199,994 479,000,000 79,868,387 72,261,874 7,606,513 120,562,371 12,126,137 8,939,800 625,478,518 14,775,219 3382 13,558,000 - 13,558,000 - - 1,423,590 1,288,010 135,580 - - - - - VP 781,372,000 7,163,000 774,209,000 1,311,199,994 479,000,000 81,291,977 73,549,884 7,742,093 120,562,371 12,126,137 8,939,800 624,054,928 14,775,219 TOTAL 15,059,354,000 542,996,000 14,516,358,000 21,609,956,981 7,637,500,000 1,519,132,524 1,374,453,236 144,679,288 148,173,452 33,216,531 168,610,493 12,147,050,743 43,726,762 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc Phụ lục 05: Bảng phân bổ lương tháng 02/2017 PHÂN BỔ LƯƠNG THÁNG 2-2017 Lương cơ bản Giảm trừ thai sản LCB sau GT Lương thực tế Duyệt lương 334-1 3383 3386 3382 TK 6221-11 2,097,107,000 39,730,000 2,057,377,000 2,710,697,293 1.006 2,726,898,467 432,049,171 20,573,770 41,147,540 TK 6221-21 71,919,000 71,919,000 92,962,659 - 92,962,659 15,102,990 719,190 1,438,380 TK 6271111 1,116,443,000 1,116,443,000 1,515,785,120 1,524,544,206 234,453,030 11,164,430 22,328,860 NM sợi 3,285,469,000 39,730,000 3,245,739,000 4,319,445,071 1.006 4,344,405,332 681,605,191 32,457,390 64,914,780 TK 6222-11 462,826,000 462,826,000 400,865,499 410,236,441 97,193,460 4,628,260 9,256,520 TK 627211 85,362,000 85,362,000 104,503,077 1.023 106,946,022 17,926,020 853,620 1,707,240 NM dệt nhuộm 548,188,000 - 548,188,000 505,368,576 1.023 517,182,464 115,119,480 5,481,880 10,963,760 TK 6223-11 3,031,805,000 142,709,000 2,889,096,000 4,514,265,248 3,446,432,016 606,710,160 28,890,960 57,781,920 TK 627311-1 108,330,000 108,330,000 189,385,063 0.763 144,586,706 22,749,300 1,083,300 2,166,600 NM may 1 3,140,135,000 142,709,000 2,997,426,000 4,703,650,310 0.763 3,591,018,722 629,459,460 29,974,260 59,948,520 TK 6223-21 2,894,577,000 120,031,000 2,774,546,000 4,235,976,711 2,581,469,386 579,115,110 27,576,910 55,490,920 TK 627321-11 91,887,000 91,887,000 169,233,786 0.609 103,133,673 19,296,270 918,870 1,837,740 NM may 2 2,986,464,000 120,031,000 2,866,433,000 4,405,210,497 0.609 2,684,603,059 598,411,380 28,495,780 57,328,660 TK 6223-31 3,023,482,000 205,059,000 2,818,423,000 4,474,978,736 3,368,666,333 587,475,630 27,975,030 56,368,460 TK 627331 76,387,000 76,387,000 142,853,669 0.753 107,537,125 16,041,270 763,870 1,527,740 NM may 3 3,099,869,000 205,059,000 2,894,810,000 4,617,832,406 0.753 3,476,203,457 603,516,900 28,738,900 57,896,200 62241 211,149,000 211,149,000 293,684,948 293,684,948 293,684,948 44,341,290 2,111,490 4,222,980 Cơ điện 211,149,000 - 211,149,000 293,684,948 293,684,948 293,684,948 44,341,290 2,111,490 4,222,980 6226 44,921,000 6,960,000 37,961,000 57,174,432 57,174,432 57,174,432 7,971,810 379,610 759,220 Tổ may- C/H 44,921,000 6,960,000 37,961,000 57,174,432 57,174,432 57,174,432 7,971,810 379,610 759,220 627371-1 889,808,500 18,067,000 871,741,500 1,414,237,776 1,414,237,776 1,414,237,776 180,828,375 8,610,875 17,434,830 Khối may 889,808,500 18,067,000 871,741,500 1,414,237,776 1,414,237,776 1,414,237,776 180,828,375 8,610,875 17,434,830 64161 78,996,000 3,277,000 75,719,000 82,651,296 82,651,296 82,651,296 15,900,990 757,190 1,514,380 Tổ BH-C/H 78,996,000 3,277,000 75,719,000 82,651,296 82,651,296 82,651,296 15,900,990 757,190 1,514,380 6421 773,933,300 7,163,000 766,770,300 1,321,752,298 1,321,752,298 1,306,567,338 161,021,763 7,667,703 15,335,406 3382 13,558,000 13,558,000 - - 13,558,000 2,847,180 135,580 271,160 Văn phòng 787,491,300 7,163,000 780,328,300 1,321,752,298 1,321,752,298 1,321,752,298 163,868,943 7,803,283 15,606,566 - - - - - - 1,374,453,236 144,679,288 TOTAL 15,072,490,800 542,996,000 14,529,494,800 21,721,007,610 3,169,500,754 17,782,913,784 4,415,477,055 289,489,946 290,589,896 Âm lương 43,726,762 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc Phụ lục 06: Thông báo kế quả đóng BHXH tháng 02/2017 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc Phụ lục 07: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH Liên 01 giao người lao động ........ ........ LOẠI GCN2 Số seri: Số: ../KCB GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (Chỉ áp dụng điều trị bệnh ngoại trú) I. Thông tin người bênh Họ và tên: LÊ THỊ BÍCH THỦY. ngày sinh: Số thẻ BHYT:.3398007893.Giới tính: Nữ Đơn vị làm việc: .Ban đời sống, Công ty Cổ phần Dệt May Huế .. II. Chẩn doán ..Viêm họng/ sốt. Số ngày nghỉ:..01 ngày.. (Từ ngày: .. 02/12/2016.. đến hết ngày02/12/2016) III. Thông tin cha mẹ (chỉ áp dụng đối với trương hợp người bênh là trẻ em dưới 7 tuổi) – Họ và tên cha:. – Họ và tên mẹ:.. Xác nhận chữ ký của y bác sỹ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ngày..tháng..năm.. Y, bác sỹ KCB (Ký, ghi rõ họ tên) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc Phụ lục 08: Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc Phụ lục 09: Tờ khai khấu trừ thuế TNCN tháng 02/2017 TỜ KHAI KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN - MẪU 05/KK-TNCN (Áp dụng cho tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công) [01] Kỳ tính thuế: Tháng 02 năm 2017 [02] Lần đầu [X] [03] Bổ sung lần thứ: [04] Tên người nộp thuế: [05] Mã số thuế: 3300100628 [12] Tên đại lý thuế (nếu có): [13] Mã số thuế đại lý: STT Chỉ tiêu Mã chỉ tiêu Đơn vị tính Số người/Số tiền 1 Tổng số người lao động: [21] Người 3,897 Trong đó: Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động [22] Người 3,789 2 Tổng số cá nhân đã khấu trừ thuế [23]=[24]+[25] [23] Người 97 2.1 Cá nhân cư trú [24] Người 95 2.2 Cá nhân không cư trú [25] Người 2 3 Tổng thu nhập chịu thuế (TNCT) trả cho cá nhân [26]=[27]+[28] [26] VNĐ 23,956,067,265 3.1 Cá nhân cư trú [27] VNĐ 23,724,982,265 3.2 Cá nhân không cư trú [28] VNĐ 231,085,000 4 Tổng TNCT trả cho cá nhân thuộc diện phải khấu trừ thuế [29]=[30]+[31] [29] VNĐ 1,230,677,381 4.1 Cá nhân cư trú [30] VNĐ 1,005,413,951 4.2 Cá nhân không cư trú [31] VNĐ 225,263,430 5 Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ [32]=[33]+[34] [32] VNĐ 209,791,553 5.1 Cá nhân cư trú [33] VNĐ 164,739,067 5.2 Cá nhân không cư trú [34] VNĐ 45,052,486 6 Tổng TNCT từ tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động [35] VNĐ 0 7 Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ trên tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động [36] VNĐ 0 NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên: Người ký: Nguyễn Bá Quang Chứng chỉ hành nghề số: Ngày ký: 18/03/2017 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Tự Quang Hưng SVTH: Nguyễn Đình Quốc Phụ lục 10: Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY UỶ QUYỀN QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Năm .......... Tên tôi là: .. Quốc tịch:. Mã số thuế: ... Năm ............... tôi chỉ có thu nhập chịu thuế tại một nơi là Công ty/đơn vị ................................................................................................................. ; Năm ............... tôi có thu nhập chịu thuế tại Công ty/đơn vị... .................................................................................................................................... và có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng /tháng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ tại nguồn. Đề nghị Công ty/đơn vị ................................................................................... ................................................................................(Mã số thuế:.) thay mặt tôi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm ........... với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện tôi có thu nhập chịu thuế ở nơi khác thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. ......, ngày ....... tháng ....... năm ....... NGƯỜI UỶ QUYỀN (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số: 02/UQ-QTT-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày15/6/2015 của Bộ Tài chính)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_tien_luong_cac_khoan_t.pdf
Tài liệu liên quan