ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
----- -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG
THỪA THIÊN HUẾ
ĐOÀN THỊ KIM CHI
Niên khóa : 2016 - 2020
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
----- -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG VÀ THUẾ TH
146 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG
THỪA THIÊN HUẾ
Họ và tên sinh viên:
Đoàn Thị Kim Chi
Lớp: K50A Kế toán
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Trần Thị Thanh Nhàn
Huế, 4/2020
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
ILời CảmƠn
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô trường Đại học
Kinh tế - Đại học Huế, Quý thầy cô trong khoa Kế toán – Tài chính đã tận tình dạy
bảo, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi, đó là hành trang,
những món quà quý báu mà thầy cô đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập trên
giảng đường đại học. Đặc biệt, để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi
xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Thị Thanh Nhàn – Cô giáo trực tiếp hướng dẫn tôi,
người đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị
trong Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã hướng dẫn, giúp đỡ,
tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cần thiết trong quá trình thực tập tại Công ty và và
tạo cơ hội cho tôi có thể tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của gia đình và bạn
bè, đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
Mặc dù, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã có nhiều cố gắng, đã bám sát nội
dung và phương pháp nghiên cứu song do kiến thức và năng lực bản thân còn hạn
chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất
định. Kính mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của thầy cô và các bạn để
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 4 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Kim Chi
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CĐKT Cân đối kế toán
CSKD Cơ sở kinh doanh
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
GTGT Giá trị gia tăng
HĐ Hóa đơn
HHDV Hàng hóa dịch vụ
HTKK Hỗ trợ kê khai
KQKD Kết quả kinh doanh
KHCN Khoa học công nghệ
NCC Nhà cung cấp
NSNN Ngân sách nhà nước
SDCK Số dư cuối kỳ
SDĐK Số dư đầu kỳ
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
UBNN Ủy ban nhân dân
UNC Ủy nhiệm chi
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
in
tế H
uế
III
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình biến động lao động của Công ty từ năm 2017 - 2019................45
Bảng 2.2 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2017-2019 .....46
Bảng 2.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2017-2019 .........48
Biểu 2.1: Hóa đơn Giá trị gia tăng đầu vào số 0000479 .............................................58
Biểu 2.2: Phiếu nhập kho ............................................................................................59
Biểu 2.3: Trích sổ chi tiết TK 1331.............................................................................60
Biểu 2.4: Trích sổ cái TK 1331 ...................................................................................61
Biểu 2.5: Chứng từ ghi sổ............................................................................................62
Biểu 2.6 Trích bảng kê HĐ, chứng từ mua vào tháng 11/2019 ..................................63
Biểu 2.7: Trích hóa đơn Giá trị gia tăng số 0001906..................................................71
Biểu 2.8: Trích sổ chi tiết TK 33311...........................................................................72
Biểu 2.9: Trích sổ cái TK 33311 .................................................................................73
Biểu 2.10: Chứng từ ghi sổ .........................................................................................74
Biểu 2.11: Trích Bảng kê HĐ, chứng từ HHDV bán ra tháng 11/2019 ......................75
Biểu 2.12: Trích tờ khai thuế giá trị gia tăng ..............................................................77
Biểu 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 3334 ..........................................................................85
Biểu 2.14: Sổ cái tài khoản 3334.................................................................................86
Biểu 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 8211 ..........................................................................87
Biểu 2.16: Sổ cái tài khoản 8211.................................................................................88
Biểu 2.17: Trích tờ khai Thuế TNDN năm 2019 ........................................................94
Biểu 2.18: Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................96Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
IV
DANH MỤC SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với HHDV mua
vào trong nước.............................................................................................................28
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào đối với HHDV nhập khẩu..............29
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra ...........................................................30
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành .........................................33
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ .............................35
Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP bê tông và xây dựng TT Huế..38
Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông....................41
và Xây dựng Thừa Thiên Huế .....................................................................................41
Sơ đồ 2.3 - Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán máy ..................................43
Lưu đồ 2.1: Lưu đồ chứng từ của quá trình mua hàng................................................56
Lưu đồ 2.2: Lưu đồ chứng từ của quá trình bán hàng.................................................69
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
VMỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... II
DANH MỤC BẢNG, BIỂU........................................................................................III
DANH MỤC SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ .................................................................................IV
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1
I.1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
I.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài......................................................................................2
I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................3
I.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3
I.5. Kết cấu đề tài...........................................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ
THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA
THIÊN HUẾ ................................................................................................................7
1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế ..............................................................................7
1.1.1. Khái niệm ...........................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của thuế ..............................................................................................7
1.1.3. Chức năng, vai trò của thuế ................................................................................8
1.1.4. Thuế GTGT và thuế TNDN ...............................................................................9
1.1.4.1 Thuế GTGT .......................................................................................................9
1.1.4.2. Thuế TNDN...................................................................................................17
1.1.5. Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT và thuế TNDN ..........................................26
1.1.5.1. Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT .................................................................26
1.1.5.2. Nhiệm vụ của kế toán TNDN.........................................................................26
1.2. Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN .................................................................26
1.2.1. Kế toán thuế GTGT..........................................................................................26
1.2.2. Kế toán thuế TNDN .........................................................................................31
1.2.3. Tổ chức sổ sách kế toán....................................................................................33
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
VI
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ
THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA
THIÊN HUẾ ..................................................................................................... 36
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế........36
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế .36
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .....................................................36
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh ............................37
2.1.3.1 Chức năng........................................................................................................37
2.1.3.2 Nhiệm vụ ........................................................................................................37
2.1.3.3 Các lĩnh vực hoạt động ..................................................................................37
2.1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý .......................................................................37
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................37
2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ..................................................38
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa
Thiên Huế ....................................................................................................... 41
2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán ..................................................................................41
2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận ...............................................................41
2.1.5.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán...................................................................43
2.1.6. Phân tích năng lực kinh doanh của công ty (lao động, tài sản - nguồn vốn, kết
quả kinh doanh) ...........................................................................................................45
2.1.6.1. Tình hình lao động giai đoạn 2017 -2019 ......................................................45
2.1.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2017 -2019...................................46
2.1.6.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017- 2019 ......48
2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê
tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế ..................................................................................... 50
2.2.1. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT...........................................................50
2.2.1.1. Đặc điểm tổ chức công tác thuế GTGT..........................................................50
2.2.1.2. Chứng từ sử dụng ...........................................................................................51
2.2.1.3. Tài khoản sử dụng ..........................................................................................51
2.2.1.4. Sổ kế toán sử dụng .........................................................................................51
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
VII
2.2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế TNDN ..........................................................81
2.2.2.1. Đặc điểm tổ chức công tác thuế TNDN .........................................................81
2.2.2.2. Chứng từ sử dụng ...........................................................................................82
2.2.2.3. Tài khoản sử dụng ..........................................................................................82
2.2.2.4. Số kế toán sử dụng .........................................................................................82
2.2.2.5. Thực trạng kế toán thuế TNDN......................................................................83
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ
TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA
THIÊN HUẾ ..............................................................................................................99
3.1. Nhận xét, đánh giá công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng
Thừa Thiên Huế...........................................................................................................99
3.1.1. Ưu điểm............................................................................................................99
3.1.2. Nhược điểm ....................................................................................................100
3.2. Nhận xét, đánh giá công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty
Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế ..................................................100
3.2.1. Ưu điểm..........................................................................................................100
3.2.2. Nhược điểm ....................................................................................................102
3.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ
phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế ........................................................103
3.3.1. Một số giải pháp chung đối với công tác kế toán...........................................103
3.3.2. Giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN..103
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................105
1.1 Kết luận .............................................................................................................105
1.2 Kiến nghị ...........................................................................................................106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
1PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, con đường đổi
mới đã và đang phát huy hiệu quả, nền kinh tế đất nước ngày một phát triển đi lên.
Một trong những nguyên nhân góp phần quan trọng vào thắng lợi đó là việc sử dụng
công cụ chính sách thuế của Nhà nước. Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá kinh tế quốc
tế, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là một vấn đề bức thiết mang tính khách quan
đối với tất cả các quốc gia. Vì vậy vai trò của thuế ngày nay không chỉ dừng ở chỗ
đảm bảo nguồn thu cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, mà nó còn phải đảm bảo vai
trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế quốc gia ngày một phát triển.
Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước mà còn là sự phản ánh rõ
nét đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc định hướng phát triển cho
từng ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm được ưu đãi, đồng thời, hạn chế đầu tư sản xuất
đối với những ngành nghề Nhà nước chủ trương thu hẹp. Tuy nhiên, có tác động hạn
chế hay khuyến khích của thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng chỉ
giới hạn trong từng giai đoạn, từng thời điểm. Do đó để phù hợp với tình hình thực
tiễn trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhà nước đã hết sức linh động
trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế.
Ở nước ta, hệ thống thuế đã được cải tiến một cách đồng bộ nhằm đáp ứng được
những đòi hỏi của nền kinh tế, phù hợp với sự vận động và phát triển của kinh tế thị
trường ở nước ta, Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN được thông qua tại kỳ họp thứ
11 Quốc hội khóa IX ngày 10/5/1997 và chính thức áp dụng từ ngày 1/1/1999 thay cho
Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức trước đây. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã
không ngừng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hai sắc thuế này. Việc sửa đổi các
chính sách thuế có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp.
Từ khi ra đời cho đến nay thuế GTGT cũng như thuế TNDN luôn chiếm vị trí
quan trọng trong hệ thống thuế. Từ khi chúng ta áp dụng luật thuế GTGT, thuế TNDN
đã có nhiều tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế như: Đảm bảo nguồn thu
Trư
ờ g
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
2cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư
nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tổ chức công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN là rất cần thiết đối với mỗi
doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán thuế GTGT giúp các doanh nghiệp tính ra số
thuế GTGT phải nộp cho nhà nước để các doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ đối với
ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, tổ chức công tác thanh toán thuế GTGT, thuế
TNDN giúp doanh nghiệp xác định được số thuế GTGT, thuế TNDN được hoàn lại
hay được miễn giảm nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
Tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế thuế GTGT và thuế
TNDN là hai sắc thuế phát sinh chủ yếu và thường xuyên, hằng năm đóng góp rất lớn
vào nguồn ngân sách Nhà nước. Do đó, tổ chức công tác kế toán thuế GTGT và thuế
TNDN trở nên rất cần thiết đối với doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và mong muốn hệ thống lại kiến thức
đã được học về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN, trong quá trình tìm hiểu và thực
tập tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế tôi đã quyết định chọn
đề tài “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ ” để thực
hiện nghiên cứu và làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN từ đó nhằm
đề xuất một số giải pháp góp phần năng cao công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ phần
Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.
Mục tiêu cụ thể
Khóa luận được thực hiện nhằm hướng đến ba mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế GTGT và thuế TNDN để làm
khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
ế H
uế
3- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ
phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác kế toán
thuế tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.
I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và
thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng
Thừa Thiên Huế, cụ thể tại phòng tài chính – kế toán của Công ty.
- Phạm vi thời gian:
+ Phạm vi thời gian của đề tài nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện từ ngày
30/12/2019 đến ngày 20/04/2020.
+ Phạm vi thời gian của số liệu nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tổng quan về
tình hình lao động, tài sản - nguồn vốn và kết quả hoạt động SXKD của Công ty qua
ba năm gần đây (2017-2019). Nghiên cứu công tác kế toán thuế GTGT tháng 11 năm
2019 và thuế TNDN năm 2019.
- Phạm vi nội dung: Công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ
phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu, tôi đã phải áp dụng hai phương pháp
nghiên cứu chủ yếu, cụ thể:
Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu và các tài liệu liên quan: Phương pháp này được
sử dụng để thu thập số liệu về tình hình lao động, bảng CĐKT, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh của Công ty từ năm 2017-2019; các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ
phát sinh: Hợp đồng, hóa đơn GTGT mua vào, phiếu nhập kho, phiếu kế toán (đối với
Trư
ờn
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
4HHDV mua vào); hóa đơn GTGT bán ra, biên bản nghiệm thu, phiếu giao nhận ống
cống (đối với HHDV bán ra). Và các chứng từ khác liên quan đến công tác thuế GTGT:
bảng kê HHDV bán ra và mua vào, tờ khai thuế GTGT, giấy nộp tiền; thuế TNDN: tờ
khai quyết toán thuế TNDN, phụ lục kết quả hoạt động kinh doanh, giấy nộp tiền; sổ
sách: sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 1331, 33311, 8211, 3334 và chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu
các tài liệu có liên quan đến đề tài: Tham khảo tại thư viện trường
(đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác kế toán giá trị gia tăng và thu nhập doanh
nghiệp tại Công ty TNHH Ngọc Anh” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh và “Thực
trạng kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần
Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế ” của tác giả Nguyễn Thị Nhãn); văn bản Pháp
luật (Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, Luật thuế số 31/2013/QH13, Luật thuế số
71/2014/QH13; Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Luật thuế số 32/2013/QH13), các
Thông tư (về thuế GTGT: Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC,
Thông tư 26/2015/TT-BTC; về thuế TNDN: Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư
96/2015/TT-BTC), Từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế GTGT và thuế TNDN.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này dùng để thu thập thông tin
về tình hình doanh nghiệp, về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN cũng như làm
rõ mọi thắc mắc trong quá trình thực tập tại đơn vị thông qua việc trao đổi với toàn bộ
kế toán tại Công ty, đặc biệt là kế toán tổng hợp phụ trách về kế toán thuế. Phương pháp
này được thực hiện thường xuyên và trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
- Phương pháp quan sát: Là quá trình quan sát và ghi chép lại những công việc
mà kế toán Công ty thực hiện như: Cập nhật chứng từ vào phần mềm, đối chiếu sắp
xếp chứng từ trong quá trình làm việc, cách kê khai và nộp thuế trên phần mềm.
Phương pháp xử lý số liệu:
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động
kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Cụ
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
5thể, so sánh tình hình lao động, tài sản - nguồn vốn, kết quả hoạt động SXKD qua ba
năm từ 2017-2019.
- Phương pháp chứng từ kế toán: Thu thập các bằng chứng kế toán để chứng
minh cho các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra tại doanh nghiệp, ghi nhận, hạch toán theo
các tài khoản đối ứng vào sổ kế toán có liên quan từ đó đối chiếu giữa sổ kế toán và
chứng từ cũng như phân tích, xử lý số liệu sử dụng trong phần công tác kế toán thuế
GTGT và thuế TNDN.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích tách biệt từng quy trình kế toán
thuế GTGT và thuế TNDN để nhìn nhận từng vấn đề được chi tiết và rõ ràng hơn. Từ
đó làm căn cứ tổng hợp lại, rút ra các nhận định làm cơ sở đưa ra kết luận, đánh giá về
công tác kế toán thuế tại đơn vị.
I.5. Kết cấu đề tài
Ngoài mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, tài liệu
tham khảo, phụ lục thì kết cấu đề tài gồm có ba phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công
ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty
Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán thuế tại Công ty
Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
I.6. Tổng hợp các đề tài liên quan
Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu hai
đề tài cùng lĩnh vực như sau:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
6Đề tài 1: “Thực trạng công tác kế toán giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp
tại Công ty TNHH Ngọc Anh” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Trường đại học
Kinh tế Huế.
Đề tài 2: “Thực trạng kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Công ty Cổ phần xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Thị
Nhãn – Trường đại học Kinh tế Huế.
Hai đề tài trên đã trình bày đầy đủ nội dung các phần, các thông tin, nội dung cần
thiết của một đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, theo đánh giá chủ quan của cá nhân tôi thì
hai đề tài vẫn còn những thiếu sót nhất định, chưa khai thác sâu vấn đề cần nghiên cứu
cụ thể như sau:
+ Chưa có lưu đồ luân chuyển chứng từ và giải thích quá trình luân chuyển
chứng từ của quy trình bán hàng và quy trình mua hàng tại đơn vị thực tế.
+ Chỉ đưa tờ khai quyết toán thuế GTGT và thuế TNDN nhưng chưa giải thích
được các chỉ tiêu được trình bày trên tờ khai.
+ Cả hai đề tài đều trình bày hai đến ba nghiệp vụ mua hàng và bán hàng nhưng
chưa thể hiện được việc nhập liệu nghiệp vụ trên phần mềm kế toán của Công ty và
chưa đưa các màn hình nhập liệu trên phần mềm.
+ Chưa trình bày các bước mà kế toán tại đơn vị nhập liệu trên phần mềm kế
toán, kê khai thuế trên phần mềm HTKK và nộp thuế như thế nào.
+ Không có trình bày phần lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tại Công ty.
Hiểu và nhận thấy được những thiếu sót của các đề tài mà tôi đã nghiên cứu nên
với đề tài thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần
Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế tôi đã khắc phục các nhược điểm trên và bổ
sung đầy đủ các nội dung để đi sâu làm rõ thực trạng kế toán thuế tại đơn vị.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
7PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ
GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ
XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ
1.1.Những vấn đề cơ bản về thuế
1.1.1. Khái niệm
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ
chức) có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản
pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp
cho đối tượng nộp thuế.
(Trích từ TS. Lê Quang Cường & TS. Nguyễn Kim Quyến (1976), giáo trình Thuế 1)
1.1.2. Đặc điểm của thuế
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước: Tính bắt
buộc của thuế thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế thì buộc phải chuyển giao một
phần tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, nếu không thực
hiện thì sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết. Còn đối với cơ quan thu
thuế buộc phải thực hiện việc thu thuế đối với mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ là như
nhau mà không được có sự ưu tiên với bất kì người nộp thuế nào.
Thứ hai, thuế gắn với quyền lực nhà nước: Để thuế phát huy vai trò của mình đối
với xã hội thì Nhà nước đã pháp luật hóa thuế thành hệ thống pháp luật, từ đó buộc
mọi cá nhân phải tuân thủ. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực thì thuế mới đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ tạo nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước.
Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp: Thuế là khoản bắt
buộc mà người nộp thuế phải nộp cho Nhà nước khi có những điều kiện nhất định. Khi
nộp thuế người nộp sẽ không được nhận lại một số tiền tương đương với khoản thuế đã
nộp mà chỉ nhận được những lợi ích không thể xác định dưới dạng vật chất như: yên
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
8bình xã hội, sự phát triển kinh tế đó là tính không hoàn trả trực tiếp của thuế. Số tiền
thuế phải nộp không phụ thuộc vào mức độ hưởng lợi ích của người nộp thuế.
1.1.3. Chức năng, vai trò của thuế
a. Chức năng
- Chức năng phân phối và phân phối lại: Là chức năng cơ bản đặc thù của thuế.
Nhà nước dùng tiền thu từ thuế để tái đầu tư và phân phối thu nhập trong toàn xã hội
- Chức năng điều tiết nền kinh tế: Thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có
thể đóng vai trò khuyến khích, hạn chế hoặc ổn định. Thực hiện chức năng điều chỉnh
của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn
đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế
phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế.
b. Vai trò
Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước:
Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, để huy động tập trung nguồn lực tài chính
đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước thì vai trò quan trọng này thuộc về thuế. Thuế
luôn được coi là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có khả năng sử dụng chính sách thuế điều tiết
vĩ mô nền kinh tế. Điều đó xuất phát từ chức năng điều tiết của thuế, lợi ích xã hội,
Nhà nước có thể tăng thuế hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cư và
với doanh nghiệp để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của các lĩnh vực các ngành
nghề khác nhau của nền kinh tế. Việc điều chỉnh chính sách thuế cũng góp phần hình
thành cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn.
Thứ ba, thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong
phân phối: Trong các chính sách, vai trò của thuế, Nhà nước đã xác định đối tượng
điều tiết khác nhau với các mức thuế suất và chế độ ưu đãi khác nhau. Sự bình đẳng
của chính sách thuế sẽ tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội làm ăn có hiệu
quả, có năng suất cao phải được thu nhập cao hơn. Vai trò phân phối lại của thuế được
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
9thực h...HDV bán ra và căn cứ để lập là hóa đơn GTGT.
Kê khai thuế phải nộp hằng tháng và lập tờ khai thuế GTGT.
Ghi sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 133, tài khoản 3331 và lập báo cáo thuế.
1.1.5.2. Nhiệm vụ của kế toán TNDN
Kế toán phải tập hợp doanh thu, chi phí hợp lý các khoản thu nhập khác,...trong
kỳ để từ đó tính ra thu nhập chịu thuế và tính ra số thuế phải nộp cho ngân sách Nhà
nước. Sau đó tiến hành ghi sổ chi tiết và sổ cái TK 3334, TK 8211 và lập báo cáo thuế.
Như vậy, công tác kế toán thuế giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp
thuế cho Nhà nước, tránh việc bị truy thu thuế hay bị xử phạt vì nộp thuế chậm. Đồng
thời giúp Nhà nước nhanh chóng trong việc bổ sung ngân sách từ việc thu thuế, cung
cấp nguồn vốn kịp thời cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển Đất nước.
1.2. Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN
1.2.1. Kế toán thuế GTGT
Tại thực tế Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế áp dụng
phương pháp kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên phần cơ sở lý luận
tôi chỉ tập trung trình bày phương pháp này.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
27
1.2.1.1.Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
a. Kế toán thuế GTGT đầu vào
Chứng từ sử dụng
• Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3LL).
• Bảng phân bổ khấu trừ thuế GTGT tháng (mẫu 01-4A/GTGT).
• Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu
• Giấy báo nợ và giấy báo có của ngân hàng.
• Tờ khai thuế GTGT( mẫu 01/GTGT)
• Phiếu gắn trừ công nợ
• Sổ theo dõi thuế GTGT
(Theo thông tư 26/2015/TT-BTC về thuế GTGT , bãi bỏ bảng kê HHDV mua vào)
Tài khoản sử dụng
Khi hạch toán thuế GTGT đầu vào kế toán sử dụng tài khoản 133 - Thuế GTGT
được khấu trừ.
Kết cấu tài khoản
Tài khoản 133
-Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Số dư: Số thuế GTGT đầu vào còn được
khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được
hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
- Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua
vào nhưng đã trả lại, được giảm giá
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn
lại.
TK này có hai TK cấp 2:
+ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ:
+ TK 1332 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tài sản cố định
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
28
Sổ sách kế toán
- Sổ chi tiết tài khoản 133 Thuế GTGT được khấu trừ.
- Sổ cái tài khoản 133 Thuế GTGT được khấu trừ.
Phương pháp hoạch toán
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với HHDV
mua vào trong nước
Giải thích:
(1) Mua hàng hóa, nguyên liệu, tài sản cố định.
(2) Mua dùng ngay cho các chi phí phát sinh khác phục vụ cho hoạt động SXKD
(3) Mua hàng gửi đi bán không qua kho.
(4) Cuối kỳ kết chuyển số thuế GTGT không được khấu trừ.
(5) Trả lại hàng bán.
(6) Khấu trừ thuế GTGT.
(7) Hoàn thuế GTGT.
111, 112, 331 133 632, 242
(1) (4)
152, 156, 211...
111, 112, 331
(2)
152,
156,211621, 627, 641 333
1(6)(3)
157 111, 112,331
(7)
(5)
Trư
ờ g
Đa
̣i h
̣c K
inh
tế H
uế
29
112, 331 152, 156, 211 33312 133
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu vào đối với HHDV nhập khẩu
Giải Thích:
(1) Giá trị HHDV nhập khẩu
(2) Thuế GTGT hàng nhập khẩu
(3) Nộp thuế
+ Trường hợp DN được gia hạn nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu, tức là chưa
nộp thuế ngay, kế toán hạch toán
Nợ TK 138
Có TK 33312
+ Khi nộp thuế, nhận được biên lai thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán hạch toán:
Nợ TK 133
Có TK 138
b. Kế toán thuế GTGT đầu ra
Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3 LL).
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra (Mẫu 01 – 1/GTGT). Lập nhưng
không gửi cho cơ quan thuế
- Phiếu xuất kho.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
(2)
(3)
(1)
3333
111, 112 3333, 33312
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
30
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý.
Tài khoản sử dụng
TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra
TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Kết cấu tài khoản:
TK 3331
SDĐK: số thuế GTGT đã nộp thừa còn
đầu kỳ
Số thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ
Khấu trừ thuế GTGT
Nộp thuế GTGT vào NSNN
Được miễn giảm thuế
Thuế GTGT hàng bán bị trả lại
Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ
SDCK: số thuế GTGT đã nộp thừa vào
NSNN
Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ
Sổ sách kế toán
- Sổ chi tiết tài khoản 3331 Thuế GTGT phải nộp
- Sổ cái tài khoản 33331 Thuế GTGT phải nộp
Phương pháp hoạch toán
133 TK 3331 111,112,131
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra
(2
) (1)111, 112 511, 711, 515
(3
)
711 (4)
111, 112
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
31
Giải Thích:
(1) Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ; Doanh thu tài chính, thu nhập khác.
(2) Khấu trừ thuế.
(3) Nộp thuế.
(4) Giảm thuế, hoàn thuế.
1.2.2. Kế toán thuế TNDN
Vì hạn chế về thời gian nghiên cứu của đề tài nên phần thực trạng kế toán thuế
GTGT và thuế TNDN tôi chỉ có thể tìm hiểu về kế toán thuế TNDN hiện hành vậy nên
phần cơ sở lý luận của đề tài tôi chỉ tập trung trình bày khoản mục này.
1.2.2.1. Kế toán thuế TNDN hiện hành
Theo VAS 17, “Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu
hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành”.
Chứng từ sử dụng:
Để theo dõi, hạch toán thuế TNDN kế toán phải sự dụng các chứng từ sau:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
- Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN.
- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.
- Các chứng từ liên quan khác.
Tài khoản sử dụng:
- TK 3334 – Thuế TNDN.
- TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
32
Kết cấu của hai tài khoản TK 3334
SDĐK: Số thuế TNDN còn phải nộp
đầu kỳ.
Số thuế TNDN đã nộp
Số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm
lớn hơn số thuế phải nộp được xác định
khi kết thúc năm tài chính.
Số thuế TNDN phải nộp
SDCK: Số thuế TNDN còn phải nộp.
TK 8211
Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí
thuế TNDN hiện hành phát sinh trong
năm.
Thuế TNDN của các năm trước phải nộp
bổ sung do phát hiện sai sót không trọng
yếu của các năm trước được ghi tăng chi
phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện
tại.
Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong
năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp
được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện
hành trong năm.
Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm
do phát hiện sai sót không trọng yếu của
các năm trước được ghi giảm chi phí
thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại.
Kết chuyển chi phí thuế TNDN sang TK
911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
TK 8211 không có số dư.
Sổ sách kế toán
- Sổ chi tiết tài khoản 3334 và tài khoản 8211.
- Sổ cái tài khoản 3334 và tài khoản 8211
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
33
Phương pháp hoạch toán
111,112 3334 8211 911
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành
Giải thích
1. Thuế TNDN tạm nộp hàng quý.
2. Nộp thuế.
3. Điều chỉnh thuế TNDN khi số thuế TNDN phải nộp < số thuế TNDN tạm nộp.
4. (4a) Kết chuyển chi phí thuế TNDN khi số phát sinh Nợ > số phát sinh Có.
(4b) Kết chuyển chi phí thuế TNDN khi số phát sinh Nợ < số phát sinh Có.
1.2.3. Tổ chức sổ sách kế toán
Việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán phụ thuộc vào hình thức kế toán mà DN áp
dụng. Cụ thể tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã áp dụng
hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và kế toán máy vậy nên ở phần cơ sở lý luận tôi chỉ
tập trung vào hai hình thức này.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
- Sổ Cái
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
(2) (1) (4a)
(3)
(4b)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
34
Chứng từ ghi sổ kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại, cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo
số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải
được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ
ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó
được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ
ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh
Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái
lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát
sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và
bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát
sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải
bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
i h
tế H
uế
35
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
TÓM TẮT CHƯƠNG 1: Chương 1 đã nêu lên tổng quan về đề tài nghiên cứu là
kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa
Thiên Huế. Khái quát lại những lý thuyết cơ bản về thuế và kế toán thuế GTGT và thuế
TNDN cũng như cập nhật các thông tư nghị định đang được áp dụng hiện về thuế
GTGT và thuế TNDN. Ngoài ra, trong chương một đã nêu khái quát được các chứng
từ, sổ sách và các công việc kế toán thuế GTGT và thuế TNDN. Từ đó làm cơ sở để so
sánh sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế tại đơn vị.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ
GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ
XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế
Tên công ty: Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế
Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Concrete and Construction Joint Stock
Company
Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Tây, Thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế, Việt Nam.
Điện thoại: (84) 0234.3812 945 Fax: (84) 0234.3820 217
Mã số thuế: 3300384426 cấp ngày 10/01/2006 bởi cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đại diện theo pháp luật: Lê Minh Trí - Giám đốc công ty
Vốn điều lệ: 18.000.000.000 đồng
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã trình Sở xây dựng và UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế tờ trình số 35/TC – Công ty ngày 31/03/1997 xin thành lập xí nghiệp
chuyên trách về Bê tông và Xây dựng.
Năm 2006, xí nghiệp sản xuất Bê tông thuộc Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế đã
tách riêng thành Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế hoạt động
độc lập với Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 theo quyết định số 4204/QĐ – UBND ngày
12/12/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng
Thừa Thiên Huế chính thức hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần. Từ khi thành lập
đến nay Công ty đã sáu (06) lần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký DN và lần điều
chỉnh gần đây nhất nào ngày 07/01/2019.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
37
Đến nay, sau 14 năm hoạt động Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa
Thiên Huế vẫn đứng vững và phát triển mạnh trên thị trường Thừa Thiên Huế và thị
trường các tỉnh lân cận.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Chức năng
Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế chuyên sản xuất
cung ứng ống bi và bê tông thương phẩm, bê tông tươi cho các công trình công nghiệp,
giao thông thủy lợi, vận chuyển thuê cho các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh.
2.1.3.2 Nhiệm vụ
- Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của trình tự xây dựng cơ bản do Nhà
nước ban hành, đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông.
- Tạo việc làm cho cán bộ - công nhân lao động, cải thiện đời sống, thực hiện đầy
đủ, nghiêm chỉnh chế độ bảo hiểm bao gồm BHXH, BHYT cho người lao động.
- Bảo toàn, phát triển tốt nguồn vốn, có lãi để tạo thêm nguồn vốn tái bổ sung
cho SXKD, đổi mới trang thiết bị để đưa Công ty ngày càng phát triển bền vững.
- Phải tạo sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý.
2.1.3.3 Các lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất cung ứng bê tông thương phẩm,
bê tông đúc sẵn, ống công ly tâm các loại... đây là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng
của Công ty. Ngoài ra Công ty còn xây dựng công trình dân dụng, giao thông,
thủy lợi, các công trình hạ tầng. Những công trình Công ty cung ứng được đánh giá
chất lượng tốt, tiến độ đảm bảo, được lòng tin từ phía khách hàng.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế được tổ chức theo kiểu
trực tuyến - chức năng. Với mô hình này người lãnh đạo của tổ chức vẫn chịu trách
nhiệm về mọi mặt của công việc và có toàn quyền quyết định.
Trư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
38
Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP bê tông và xây dựng TT Huế
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Ghi chú
2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, Đại hội đồng cổ đông thông qua
quyết định về các vấn đề như báo cáo tài chính hằng năm, số lượng thành viên hội
đồng quản trị, bầu, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát bằng hình
thức bỏ phiếu kín, mức cổ tức chia cho các loại cổ phần,...
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
TRẠM BÊ
TÔNG TỨ
HẠ
XƯỞNG
ỐNG CỐNG
LY TÂM
ĐỘI XE
MÁY
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
TÀI CHÍNH-
KẾ TOÁN
KỸ THUẬT
KẾ HOẠCH
TIẾP THỊ
Các thành viên liên kết
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
39
Hội đồng quản trị
Là cơ quan đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu vốn của Nhà nước và các cổ đông tại
Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế, có quyền nhân danh Công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và
quyền lợi của cổ đông và Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và
điều lệ Công ty đã thông qua, về công tác kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác,
trung thực trong quản lý điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra ghi chép sổ sách kế
toán, báo cáo kết quả kiểm tra tài chính và chấp hành điều lệ, các nghị quyết, quyết
định của Công ty và Đại hội đồng cổ đông về mọi hoạt động của Công ty.
Giám đốc
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động SXKD hàng ngày cho Công ty
như phụ trách tổ chức nhân sự, tài chính của Công ty, quản lý sản xuất..., căn cứ vào
khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện ủy quyền một số quyền hạn nhất định cho
các thành viên trong ban Giám đốc về những công việc điều hành chuyên môn.
Phó giám đốc
Phó giám đốc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm để giúp Giám đốc điều hành
công việc trong Công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc. Chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị, Giám đốc và Pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Trạm bê tông Tứ Hạ: Bao gồm ba bộ phận chính với các chức năng:
Bãi chứa cốt liệu: Là một khoảng đất trống để chứa cốt liệu như cát, đá,...
Hệ thống máy trộn bê tông: Bao gồm hệ thống thùng chứa liên kết với hệ thống
định lượng dùng để xác định chính xác tỷ lệ các loại nguyên vật liệu cấu tạo nên bê
tông. Băng tải dùng để đưa cốt liệu vào thùng trộn và gồm máy bơm nước, máy bơm
phụ gia, xi lô chứa xi măng, vít tải xi măng, thùng trộn bê tông, hệ thống khí nén.
Hệ thống cung cấp điện: Cung cấp điện cho các động cơ và thiết bị trong trạm.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
40
Xưởng ống cống ly tâm
Xưởng ống cống ly tâm bao gồm hệ thống thiết bị, máy móc và đội ngũ công
nhân thực hiện sản xuất sản phẩm ống cống các loại để cung cấp ra thị trường tiêu thụ.
Đội xe máy
Làm nhiệm vụ vận chuyển vật tư, sản phẩm cung cấp cho khách hàng và các đơn vị
thi công một cách nhanh chóng, kíp thời, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ. Quản lý máy
móc, thiết bị trong toàn bộ Công ty phục vụ sản xuất và thi công trên công trường.
Phòng tổ chức hành chính
+ Công tác tổ chức lao động, tiền lương: Tham mưu về công tác nhân sự, tuyển
dụng, đào tạo, bố trí điều động, đề bạt, bỗ nhiệm, miễn nhiệm, tăng lương, khen
thường, kỷ luật đối với cán bộ nhân viên; sắp xếp bộ máy Công ty, tổ chức thực hiện
phân cấp quản lý cán bộ trong bộ máy điều hành.
+ Công tác hành chính: Lưu trữ công thư đến và đi, phát hành các loại tài liệu;
quản lý, sử dụng con dấu đảm bảo đúng nguyên tắc do Nhà nước quy định, quản lý hệ
thống thông tin liên lạc, dụng cụ hành chính thiết bị văn phòng; thực hiện lập và thực
hiện kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị định kỳ.
Phòng tài chính kế toán
Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn Công ty đạt
hiểu quả cao nhất; thực hiện nguyên tắc hoạt động tài chính kế toán theo Luật định; lập
kế hoạch tài chính năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất, kiểm tra, hướng dẫn các hoạt
động tài chính, kế toán các đội, xưởng trực tiếp thao tác nghiệp vụ kế toán cho các bộ
phận trong Công ty tạo sự thống nhất trong thanh toán và hạch toán; tổng hợp và phân
tích quyết toán hoạt động kinh tế của Công ty hàng quý và năm.
Phòng kỹ thuật, kế hoạch tiếp thị
Bộ phận kế hoạch – tiếp thị: Lập kế hoạch hoạt động SXKD của Công ty từng
tháng, quý, năm và báo cáo thống kê. Tổng hợp, phân tích kế hoạch; quan hệ với chủ
đầu tư các ngành, khách hàng để tìm kiếm công việc, tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản
xuất; thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề xuất đầu tư phù hợp.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
41
Bộ phận kỹ thuật: Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra
quá trình thi công xây lắp và sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, công trình đảm bảo
chất lượng trước khi bàn giao công trình sản phẩm cho đơn vị sử dụng. Tổ chức tốt công
tác thống kê ở xưởng sản xuất, theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất làm cơ sở
xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức lao động tiền lương cho công nhân.
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế
2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại Công ty đóng vai trò quan trọng, đảm nhận việc ghi chép tất
cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty nhằm phản ánh kịp thời, chính xác, đầy
đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ lập báo cáo tài chính lên giám đốc và cơ
quan quản lý thuế của Nhà nước. Phòng kế toán ở Công ty gồm sáu người.
Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông
và Xây dựng Thừa Thiên Huế
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Ghi chú:
2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của phòng kế toán cũng như
các hoạt động của Công ty có liên quan đến tài chính và theo dõi các hoạt động tài
chính của Công ty; tổ chức công tác kế toán thống kê trong Công ty phù hợp với chế
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
bán hàng,
công nợ
Kế toán
thanh
toán
Kế toán vật
tư, giá thành,
HTK
Thủ quỹ
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năngTr
ườn
g Đ
ại h
ọc K
inh
tế H
uế
42
độ tài chính của Nhà nước; kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng; tổng hợp vốn kinh
doanh, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, giám sát phần nghiệp vụ đối với các kế toán viên.
Kế toán tổng hợp:
Giúp kế toán trưởng phụ trách tổng hợp về số liệu nhập, xuất hàng và xác định
kết quả kinh doanh; Theo dõi và quản lý tình hình tăng giảm tài sản cố định của toàn
doanh nghiệp, bảo quản, lưu trữ các chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán, lập báo cáo nội
bộ cho bên ngoài doanh nghiệp theo định kỳ báo cáo hoặc có yêu cầu đột xuất.
Kế toán bán hàng, công nợ:
Tổ chức ghi chép tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, kiểm tra và theo dõi các
khoản nợ phải thu, các khoản nợ phải trả, các khoản dự phòng khó đòi của khách
hàng; theo dõi các khoản thu, chi vốn bằng tiền thực hiện kiểm tra đối chiếu số lượng
thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo quản lý giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, phát
hiện kịp thời các khoản chi bằng tiền, các khoản nợ khó đòi; thực hiện việc giám sát và
hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về thu chi theo đúng quy định và chế độ Nhà nước.
Kế toán thanh toán:
Theo dõi các khoản thu, chi vốn bằng tiền; thực hiện kiểm tra đối chiếu số lượng
thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo quản lý giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, phát
hiện kịp thời các khoản chi bằng tiền, các khoản nợ khó đòi; thực hiện việc giám sát và
hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về thu chi theo đúng quy định và chế độ Nhà nước.
Kế toán vật tư, giá thành, hàng tồn kho:
Mở các sổ sách chi tiết theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan
đến sự hình thành và hao phí nguyên vật liệu Công ty; tập hợp tất cả các chi phí liên
quan từ đó tính đúng, tính đủ giá thành cho từng đơn vị sản phẩm của Công ty; kiểm
tra đối chiếu các số liệu về vật tư; thực hiện việc tổ chức ghi chép, theo dõi lượng hàng
nhập, xuất và theo dõi lượng hàng tồn kho theo từng ngày, tháng, quý, năm.
Thủ quỹ:
Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ có đầy đủ các chữ ký của từng
người có trách nhiệm, thủ quỹ mới tiến hành việc thu, chi; đồng thời theo dõi tồn kho
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
43
quỹ tiền mặt hằng ngày, đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện những sai
sót và xử lý kịp thời, đảm bảo tồn quỹ thực tế tiền mặt cũng bằng số dư trên sổ sách.
2.1.5.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
a) Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh
nghiệp Việt Nam ban hành theo thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014
và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài Chính trong
việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.
b) Hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng tất cả các tài khoản theo Thông tư số 200/2014/ TT – BTC ngày
22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thay
thế quyết định số 15/2006/ QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và
Thông tư số 244/2009/ TT- BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính.
c) Hệ thống chứng từ kế toán
Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200/2014/TT –
BTC ngày 22 tháng 12 năm 1012 của Bộ Tài Chính. Hình thức kế toán của Công ty áp
dụng trên máy vi tính, sử dụng phần mềm Bravo7, hình thức kế toán sử dụng trong
phần mềm là “chứng từ ghi sổ”.
d) Tổ chức vận hành hệ thống sổ kế toán
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty hiện nay đang sử dụng phần mềm Bravo7
(xem phụ lục số 05) để hạch toán, hình thức sổ Công ty đang áp dụng là “chứng từ ghi sổ”
Sơ đồ 2.3 - Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán máy
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
BRAVO7
MÁY VI TÍNH
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ kế toán:
Sổ cái, sổ chi tiết
Báo cáo tài chính
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
44
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế
sẵn trên phần mềm Bravo7. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin
được tự động nhập vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu
giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng
thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
e) Hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán tài chính:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Mẫu số B02-DN.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: .
Báo cáo kế toán thuế:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN: Mẫu số 03/TDNN.
- Tờ khai thuế GTGT: Mẫu số 01/GTGT.
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.
f) Chính sách kế toán áp dụng
Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày trong Báo cáo tài chính: Việt
Nam Đồng (VNĐ).
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
45
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Giá gốc, hàng tồn kho được tính theo phương pháp
bình quân gia quyền cuối kỳ và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp
đường thẳng. Mức khấu hao được xác định căn cứ vào nguyên giá và thời gian hữu
dụng ước tính của tài sản. Thời gian khấu hao phù hợp với Thông tư số 45/2013/TT-
BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính.
Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT: Công ty sử dụng phương pháp khấu trừ.
Phương pháp tính giá thành: Theo phương pháp trực tiếp theo định mức do Công
ty quy định dựa trên những tiêu chuẩn của Nhà nước.
2.1.6. Phân tích năng lực kinh doanh của công ty (lao động, tài sản - nguồn vốn, kết
quả kinh doanh)
2.1.6.1. Tình hình lao động giai đoạn 2017 -2019
Lao động là một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng đối với mọi doanh
nghiệp. Một cơ cấu lao động hợp lý có trình độ, năng lực chuyên môn cao và mức lương
hợp lý là yếu tố thúc đẩy cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.
Bảng 2.1: Tình hình biến động lao động của Công ty từ năm 2017 - 2019
ĐVT: Người
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng 98 100 98 100 90 100 0 0 -8 -8,16
Phân theo tính chất công việc
Gián tiếp 30 30,61 30 30,61 30 33,33 0 0 0 0
Trực tiếp 68 69.39 68 69,39 60 66,67 0 0 -8 -11,76
Phân theo giới tính
Nam 92 93,88 92 93,88 84 93,33 0 0 -8 -8,70
Nữ 6 6,12 6 6,12 6 6,67 0 0 0 0
Phân theo trình độ
Đại học 18 18,37 18 18,37 18 20,00 0 0 0 0
Cao đẳng 5 5,10 5 5,10 3 3,33 0 0 -2 -40,00
Trung cấp 5 5,10 5 5,10 5 5,56 0 0 0 0
Kĩ thuật 70 71,43 70 71,43 64 71,11 0 0 -6 -8,57
(Nguồn: Phòng hành chính của công ty và tính toán của tác giả)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
46
Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế
không có nhiều biến động, đặc biệt năm 2018 không có sự thay đổi nào trong cơ cấu
lao động của Công ty so với năm 2017. Tổng số lao động vẫn giữ mức 98 người trong
đó số lao động tham gia trực tiếp vào quá trình SXDK là 68 người chiếm 69,39%, còn
lại 30 người tham gia gián tiếp chiếm 30,61% trong tổng cơ cấu lao động.
Đặc thù ngành nghề SXKD của Công ty là sản xuất cung ứng bê tông, ống bi các
loại và xây dựng các công trình dân dụng nên lao động chủ yếu là nam đều là nhân
viên kỹ thuật, cụ thể có 92 người chiếm 93,88%; còn lại lao động nữ chủ yếu là nhân
viên thuộc bộ phận văn phòng chỉ chiếm 16,12%.
Sang năm 2019 lao động của Công ty có chiều hướng giảm đi 8 người còn 90
người. Trong đó lao động gián tiếp thì không thay đổi chỉ có bộ phận trực tiếp đã nghỉ
đi 8 người, và đó cũng là toàn lao động nam và thuộc bộ phận kĩ thuật. Với tình hình
hoạt động của Công ty thì việc cắt giảm lao động là rất cần thiết để giảm một khoản
chi phí tối ưu hóa lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh đó để đảm bảo chất lượng cũng
như số lượng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong năm 2019 Công ty
đã đầu tư thêm máy móc thiết bị và các phương tiện vận tải để giúp người lao động
giảm bớt khối lượng công việc, mang lại hiệu quả cao đảm bảo tiến độ các công trình.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
46
2.1.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2017 -2019
Bảng 2.2 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2017-2019 ĐVT:VNĐ
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018
Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) (+/-) (%) (+/-) %
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 56.280.174.432 66,60 50.570.712.466 66,88 55.116.944.510 73,44 -5.709.461.966 -10,14 4.546.232.044 8,99
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 9.748.901.804 11,54 11.990.017.043 15,86 3.783.205.005 5,04 2.241.115.239 22,99 -8.206.812.038 -68,45
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 40.349.468.751 47,75 34.427.619.245 45,53 42.144.309.437 56,16 -5.921.849.506 -14,68 7.716.690.192 22,41
III. Hàng tồn kho 5.365.803.652 6,35 3.822.135.532 5,06 8.814.588.022 11,75 -1.543.668.120 -28,77 4.992.452.490 130,62
IV. Tài sản ngắn hạn khác 816.000.225 0,97 330.940.646 0,44 374.842.046 0,50 -485.059.579 -59,44 43.901.400 13,27
B- TÀI SẢN DÀI HẠN 28.228.831.725 33,40 25.039.278.022 33,12 19.930.717.412 26,56 -3.189.553.703 -11,30 -5.108.560.610 -20,40
I. Tài sản cố định 26.057.362.920 30,83 22.088.258.649 29,21 17.169.651.727 22,88 -3.969.104.271 -15,23 -4.918.606.922 -22,27
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.036.468.805 2,41 2.315.546.541 3,06 2.520.000.000 3,36 279.077.736 13,70 204.453.459 8,83
III. Tài sản dài hạn khác 135.000.000 0,16 635.472.832 0,84 241.065.685 0,32 500.472.832 370,72 -394.407.147 -62,07
TỔNG CỘNG TÀI S...ng, kể cả
dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.
Báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, bao gồm cả hoạt động truyền trang báo, tạp
chí, bản tin chuyên ngành.
Sách chính trị là sách tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước
phục vụ nhiệm vụ chính trị theo chuyên đề, chủ đề, phục vụ các ngày kỷ niệm, ngày
truyền thống của các tổ chức, các cấp, các ngành, địa phương; các loại sách thống kê,
tuyên truyền phong trào người tốt việc tốt; sách in các bài phát biểu, nghiên cứu lý
luận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Sách giáo khoa là sách dùng để giảng dạy và học tập trong tất cả các cấp từ mầm
non đến trung học phổ thông (bao gồm cả sách tham khảo dùng cho giáo viên và học
sinh phù hợp với nội dung chương trình giáo dục).
Giáo trình là sách dùng để giảng dạy và học tập trong các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Sách văn bản pháp luật là sách in các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Sách khoa học - kỹ thuật là sách dùng để giới thiệu, hướng dẫn những kiến thức
khoa học, kỹ thuật có quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các ngành khoa học, kỹ thuật.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Sách in bằng chữ dân tộc thiểu số bao gồm cả sách in song ngữ chữ phổ thông và
chữ dân tộc thiểu số.
Tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động là tranh, ảnh, áp phích, các loại tờ rơi,
tờ gấp phục vụ cho mục đích tuyên truyền, cổ động, khẩu hiệu, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ,
Quốc kỳ, Đoàn kỳ, Đội kỳ.
16. Vận chuyển hành khách công cộng gồm vận chuyển hành khách công cộng
bằng xe buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị
và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông.
17. Hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các
trường hợp sau:
a) Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt
động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
b) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật
tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt;
c) Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong
nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê
của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.
Để xác định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu
quy định tại khoản này, người nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan các hồ sơ
theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất
được để làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu sử
dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục
máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc
loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất
được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí
đốt; Danh mục tàu bay, dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước đã sản xuất được
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài
sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh, cho thuê, cho thuê lại do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
a) Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh theo Danh mục vũ
khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính thống nhất với
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành.
Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT phải là các sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc các bộ phận, linh
kiện, bao bì chuyên dùng để lắp ráp, bảo quản sản phẩm hoàn chỉnh. Trường hợp vũ
khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh phải sửa chữa thì dịch vụ sửa
chữa vũ khí, khí tài do các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
b) Vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng) chuyên dùng phục
vụ cho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy
định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu theo hạn ngạch hàng
năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hồ sơ, thủ tục đối với vũ khí, khí tài nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT ở
khâu nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám
sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
19. Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện
trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn
lại và phải được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận;
b) Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn
vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
Trư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp
luật về quà biếu, quà tặng;
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao
theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao; hàng là đồ dùng của người
Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo;
đ) Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;
Mức hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập
khẩu theo mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao
theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao thuộc đối tượng không chịu
thuế GTGT. Trường hợp đối tượng miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt
Nam có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều
18 Thông tư này.
Đối tượng, hàng hóa, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao
hướng dẫn tại Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện hoàn
thuế GTGT đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện
của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
e) Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để
viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt
Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế
GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng,
trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ để viện
trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng
mua; xác nhận của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính về khoản viện trợ này.
Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật về
hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
quốc tế để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu
giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn
cứ kê khai thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế mua hàng
hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo có thuế GTGT
thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư này.
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập
khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu
ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và
giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế,
khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công
nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế
như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán
trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp
này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát
hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ;
chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp
hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo
chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá
trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không
tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu
trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo
quy định của pháp luật.
22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành
sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định theo quy
định của pháp luật về quản lý, kinh doanh vàng.
23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thanh
sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên,
khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở
lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được
chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi
phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài
nguyên, khoáng sản.
a) Tài nguyên, khoángsản là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước
gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí
than.
b) Việc xác định tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng
trên giá thành được thực hiện theo công thức:
Tỷ trọng trị giá tài
nguyên, khoáng sản và
chi phí năng lượng
trên giá thành sản xuất
sản phẩm
=
Trị giá tài nguyên, khoáng sản + chi phí
năng lượng
X 100%
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
(Nguồn: Điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013)
Trong đó:
Trị giá tài nguyên, khoáng sản là giá vốn tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế
biến; đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
khai thác ra tài nguyên, khoáng sản; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến là
giá thực tế mua cộng chi phí đưa tài nguyên, khoáng sản vào chế biến.
Chi phí năng lượng gồm: nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng.
Trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng được xác định theo giá trị
ghi sổ kế toán phù hợp với Bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm.
Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí gián tiếp như chi phí bán
hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính và chi phí khác không được tính vào giá thành
sản xuất sản phẩm.
Việc xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản, chi phí năng lượng và giá thành sản
xuất sản phẩm căn cứ vào quyết toán năm trước; trường hợp doanh nghiệp mới thành
lập chưa có báo cáo quyết toán năm trước thì căn cứ vào phương án đầu tư.
c) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là tài nguyên, khoáng sản (bao gồm cả trực
tiếp khai thác hoặc mua vào để chế biến) có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng
với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế
biến từ tài nguyên, khoáng sản khi xuất khẩu thì thuộc đối tượng không chịu thuế
GTGT.
Trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu mà bán cho doanh nghiệp khác để
xuất khẩu thì doanh nghiệp mua hàng hóa này để xuất khẩu phải thực hiện kê khai
thuế GTGT như sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất trực tiếp xuất khẩu và
phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định.
24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao
gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng
cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.
25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ
một trăm triệu đồng trở xuống.
Trư
ờn
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Việc xác định hộ, cá nhân kinh doanh thuộc hay không thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về quản lý thuế.
26. Các hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Hàng hóa bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ.
b) Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra.
c) Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ phí.
d) Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các công
trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định tại
Điều này nếu thay đổi mục đích sử dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu
theo quy định với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Tổ chức, cá nhân
bán hàng hóa ra thị trường nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế quản
lý trực tiếp theo quy định.
Phụ lục số 02: Giá tính thuế GTGT
1. Giá tính thuế được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa
có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán
đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu
thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế
giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường
là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế
giá trị gia tăng.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu
(nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường
(nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng
nhập khẩu.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho là
giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời
điểm phát sinh các hoạt động này.
d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia
tăng. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê
cho thời hạn thuê thì giá tính thuế là số tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho
thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.
e) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá
bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi
trả góp, lãi trả chậm.
f) Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng.
g) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình
hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây
dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá
trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị.
h) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có
thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân
sách nhà nước.
i) Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa
hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng.
k) Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là
giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
(Trích Khoản 1 Điều 7 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12)
Giá chưa có thuế giá trị gia tăng =
Giá thanh toán
1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
2. Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bao
gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
3. Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp
thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế
Phụ lục số 03: Thuế suất thuế
Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế
và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này
khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:
a) Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.
b) Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài.
c) Dịch vụ cấp tín dụng.
d) Chuyển nhượng vốn.
đ) Dịch vụ tài chính phái sinh.
e) Dịch vụ bưu chính, viễn thông.
g) Sản phẩm xuất khẩu quy định tại Khoản 23 Điều 5 của Luật này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt
Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài
theo quy định của Chính phủ.
Thuế suất 5% áp dụng với hàng hóa dịch vụ sau đây:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
b) Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng
trưởng vật nuôi, cây trồng
rươ
̀ng Đ
ại h
ọc K
inh
tế H
uế
c) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp;
nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm
nông nghiệp;
d) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy
định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
e) Mủ cao su, nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm
quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản
phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế;
giấy in báo;
k) Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh;
sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;
l) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ,
bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy,
nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
m) Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật, sản xuất
phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
n) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của
Luật này
o) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
p) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thông thường không nằm trong
diện chịu thuế GTGT, thuế suất 0% và thuế suất 5%, được áp dụng thống nhất cho
từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh
thương mại.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác
nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng
hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải
tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất,
kinh doanh.
Phụ lục số 04: Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế TNDN
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây
gọi là doanh nghiệp) bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây
gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú
tại Việt Nam.
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
2. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh
ngoài Việt Nam.
b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với
thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt
Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với
thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến
hoạt động của cơ sở thường trú.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
3. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh
mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ
hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải,
mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam.
b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.
c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công
hoặc tổ chức, cá nhân khác.
d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp
đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết
hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao
hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Phụ lục số 05: Giao diện đăng nhập phần mềm Bravo7 trên máy tính
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Phụ lục số 06: Màn hình nhập liệu hóa đơn mua vào sô 0000479
Phụ lục số 07: Màn hình nhập liệu hóa đơn bán ra số 0000212
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Phụ lục số 08: Màn hình nhập liệu hóa đơn bán ra số 1906
Phụ lục số 09: Hình ảnh đăng nhập của phần mềm KTKK 4.3.0
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Phụ lục số 10: Hình ảnh tờ khai thuế GTGT trên phần mềm HTKK
Phụ lục số 11: Giao diện UNC, séc, báo nợ ngân hàng của việc
chuyển tiền nộp thuế GTGT tháng 11/2019
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Phụ lục số 12: Trích giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tiền mặt chuyển khoản
Loại tiền: VND Khác:
Số tham chiếu: 11220190017224527
Người nộp thuế: CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG TT-HUẾ Mã số thuế:3300384426
Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Tây
Quận/Huyện: Thành phố Huế Tỉnh, TP: Thừa Thiên – Huế
Người nộp thay:
Địa chỉ:
Quận/Huyện: Tỉnh, TP:
Đề nghị NH/KBNN: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trích TK số: 55110000036320
Hoặc thu tiền mặt để nộp NSNN theo:
TK thu NSNN
Vào TK KBNN: VP KBNN Thừa Thiên Huế Tỉnh, TP: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Mở tại NH ủy nhiệm thu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Viện Nam –Chi nhánh Thừa thiên Huế
Nộp theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền:
Kiểm toán nhà nước Thanh tra tài chính
Thanh tra Chính phủ Cơ quan có thẩm quyền khác
Cơ quan quản lý thu: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Phần dành cho người nộp thuế ghi
Phần dành cho NH
ủy nhiệm thu/ NH
phối hợp thu/
KBNN ghi
STT Số tờ khai/ Số
quyết định/ Ngày
thông báo
Nội dung
các khoản
nộp NSNN
Nội dung các khoản nộp
NSNN
Số tiền
nguyên
tệ
Số tiền VND Mã
chương
Mã
NDKT
1 00/11/2019
Thuế GTGT hàng sản xuất,
kinh doanh trong nước
(gồm cả dịch vụ trong lĩnh
vực dầu khí).
Ghi chú: Tiền nộp thuế
GTGT T11/2019
106.132.157 555 1701
Tổng tiền 106.132.157
Tổng số tiền bằng chữ: MỘT TRĂM LẼ SÁU TRIỆU MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI NGHÌN MỘT TRĂM NĂM MƯƠI
BẢY ĐỒNG
PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI GHI KHI HOẠCH TOÁN
Mã CQ thu: Nợ TK:
Mã ĐBHC: Có TK:
Mã nguồn NSNN:
ĐỐI TƯỢNG NỘP TIỀN NGÂN HÀNG (KBNN)
Ngày tháng năm Ngày tháng.năm
Người nộp tiền Kế toán trưởng Thủ trưởng Kế toán Kế toán trưởng
X
X
Mẫu số C1-02/NS
(Ban hành kèm theo Thông tư số
84/2016TT-BTC của Bộ Tài chính)
Mã hiệu: HUE112319
Số:4590513
Không ghi vào
khu vực này
USD
TK tạm
thu
TK thu hồi thuế
Người ký: CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG TT HUẾ
Ngày ký: 20/12/2019 10:38:08
Người ký: Tổng cục Thuế
Ngày ký: 20/12/2019 10:38:09
Người ký: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngày ký: 20/12/2019 10:40:45
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Trư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
Phụ lục số 13: Trích báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- - - - - - - - - - - - - - - - - -
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA ĐƠN
Quý 4 năm 2019
Tên tổ chức (cá nhân): CÔNG Y CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG TT-HUẾ
Mã số thuế: 3300384426
Địa chỉ: 84/6 NGUYỄN KHOA CHIÊM – THÀNH PHỐ HUẾ - THỪA THIÊN HUẾ
Đơn vị tính
ST
T
Tên
loại
hóa
đơn
Ký
hiệu
mẫu
hóa
đơn
Ký
hiệu
hóa
đơn
Số tồn đầu kỳ, mua/phát hành trong kỳ Số sử dụng, xóa bỏ, mất, hủy trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Tổng
số
Số tồn đầu kỳ Số mua/phát
hành trong
kỳ
Tổng số sử dụng, xóa bỏ, mất,
hủy
Trong đó
Số
lượng
đã sử
dựng
Xóa bỏ Mất Hủy Từ số Đến số Số
lượng
Từ số Đến số Từ
số
Đến
số
Từ số Đến số Cộng Số
lượng
Số Số
lượng
Số Số
lượng
Số
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
1
Hóa
đơn
giá trị
gia
tăng
01GT
KT3/
005
BT/1
8P
881 0001620 0002500 0001620 0002147 528 468 60 1622;1636;1637;1642,1
647;1650;1651;1670;1
684;1685;1691;1692;1
693;1707;1720;1721;1
735;1742;1761;1770;1
780;1796;1826;1827;1
847;1861;1874;1892;1
900;1912;1948;1960;1
961;1972;1973;1974;1
980;1988;1998;1999;2
000;2042;2044;2045;2
046;2047;2048;2049;2
050;2066;2067;2068;2
069;2073;2100;2107;2
129;2142;2145
0002148 0002500 353
Cam kết tình hình sử dụng hóa đơn trên đây là đúng sự thật, nếu sai, đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Ngày 20 tháng 01 năm 2020
Người lập biểu NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Đã ký và đóng dấu Đã ký và đóng dấu
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Mẫu: BC26/AC
(Ban hành kèm theo
Thông tư số 39/2014/TT-
BTC ngày 31/3/2014 của
Bộ Tài chính)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Phụ lục số 14: Giao diện nhập liệu phiếu kế toán hạch toán tiền
thuế TNDN quý I/2019
Phụ lục số 15: Giao diện UNC, séc, báo nợ ngân hàng chuyển tiền nộp thuế
TNDN 2019
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Phụ lục số 16: Giao diện trên phần mềm cuat thuế TNDN
Phụ lục số 17: Giao diện UNC, séc, báo nợ ngân hàng của việc
chuyển tiền nộp thuế TNDN 2019
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Phụ lục số 18: Trích giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tiền mặt chuyển khoản
Loại tiền: VND Khác:
Số tham chiếu: 11220190017224527
Người nộp thuế: CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG TT-HUẾ Mã số thuế:3300384426
Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Tây
Quận/Huyện: Thành phố Huế Tỉnh, TP: Thừa Thiên – Huế
Người nộp thay:
Địa chỉ:
Quận/Huyện: Tỉnh, TP:
Đề nghị NH/KBNN: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trích TK số: 55110000036320
Hoặc thu tiền mặt để nộp NSNN theo:
TK thu NSNN
Vào TK KBNN: VP KBNN Thừa Thiên Huế Tỉnh, TP: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Mở tại NH ủy nhiệm thu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Viện Nam –Chi nhánh Thừa thiên Huế
Nộp theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền:
Kiểm toán nhà nước Thanh tra tài chính
Thanh tra Chính phủ Cơ quan có thẩm quyền khác
Cơ quan quản lý thu: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Phần dành cho người nộp thuế ghi
Phần dành cho NH
ủy nhiệm thu/ NH
phối hợp thu/
KBNN ghi
STT Số tờ khai/ Số
quyết định/ Ngày
thông báo
Nội dung
các khoản
nộp NSNN
Nội dung các khoản nộp
NSNN
Số tiền
nguyên
tệ
Số tiền VND Mã
chương
Mã
NDKT
1 00/QT/2019
Thuế thu nhập doanh
nghiệp từ hoạt động sản
xuất kinh doanh (bao gồm
cả dịch vụ trong lĩnh vực
dầu khí)
177,552,528
555
1052
Tổng tiền 177,552,528
Tổng số tiền bằng chữ: MỘT TRĂM LẼ SÁU TRIỆU MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI NGHÌN MỘT TRĂM NĂM MƯƠI
BẢY ĐỒNG
PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI GHI KHI HOẠCH TOÁN
Mã CQ thu: Nợ TK:
Mã ĐBHC: Có TK:
Mã nguồn NSNN:
ĐỐI TƯỢNG NỘP TIỀN NGÂN HÀNG (KBNN)
Ngày tháng năm Ngày tháng.năm
Người nộp tiền Kế toán trưởng Thủ trưởng Kế toán Kế toán trưởng
X
X
Mẫu số C1-02/NS
(Ban hành kèm theo Thông tư số
84/2016TT-BTC của Bộ Tài chính)
Mã hiệu: HUE112319
Số:4590513
Không ghi vào
khu vực này
USD
TK tạm
thu
TK thu hồi thuế
Người ký: CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG TT HUẾ
Ngày ký: 31/03/2020 14:33:47
Người ký: Tổng cục Thuế
Ngày ký: 31/03/2020 14:33:42
Người ký: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngày ký: 31/03/2020 14:34:07
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_thue_gia_tri_gia_tang.pdf