Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần phước Hiệp Thành

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH ĐẶNG THỊ CẨM DUNG Niên khóa: 2015-2019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP

pdf124 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần phước Hiệp Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: ĐẶNG THỊ CẨM DUNG ThS. NGUYỄN NGỌC THỦY Lớp K49A Kế Toán Niên khóa: 2015-2019 Huế, tháng 3 năm 2019 LỜI CẢM ƠN Quá trình thực tập nghề nghiệp là cơ hội giúp sinh viên biết được những kiến thức lý thuyết nhận được từ sự dạy bảo tận tình của thầy/cô sẽ được vận dụng như thế nào trong thực tiễn. Từ đó, trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức thực tế, kỹ năng nghề nghiệp để khi ra trường có thể tự tin và thích nghi với công việc tốt hơn. Vì vậy, dù chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng lại rất hữu ích và cần thiết cho mỗi sinh viên Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý thầy cô giáo trong suốt thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và cần thiết liên quan đến chuyên ngành. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo Ths. Nguyễn Ngọc Thủy đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực tập nghề nghiệp. Em cũng xin trân trọng cảm ơn toàn thể quý Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian tìm hiểu, cũng như đóng góp ý kiến bổ ích để em hoàn thành đợt thực tập của mình. Trong bài Báo cáo thực tập cuối khóa này mặc dù bản thân em đã cố gắng nỗ lực hết mình để giải quyết các yêu cầu và mục đích đặt ra, xong do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đặng Thị Cẩm Dung Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung ii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CCDC Công cụ dụng cụ CSKD Cơ sở kinh doanh CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp GTGT Gía trị gia tăng HĐ Hóa đơn HHDV Hàng hóa dịch vụ HTKK Hỗ trợ kê khai NSNN Ngân sách nhà nước TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VNĐ Việt Nam Đồng Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2016 – 2018................................37 Bảng 2.2 Tình hình cơ cấu và biến động tài sản của Công ty giai đoạn 2016 - 2018...39 Bảng 2.3 Tình hình cơ cấu và biến động nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 - 2018....43 Bảng 2.4 Biến động kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018 ...................................47 Biểu 2.1 Hóa đơn GTGT 0000125 ................................................................................54 Biểu 2.2 Hóa đơn GTGT 0000788 ................................................................................57 Biểu 2.3 Trích sổ chi tiết TK 1331 ................................................................................58 Biểu 2.4 Hóa đơn GTGT 0000157 ................................................................................62 Biểu 2.5 Hóa đơn thương mại .......................................................................................64 Biểu 2.6 Trích sổ chi tiết TK 3331 ................................................................................65 Biểu 2.7 Tờ khai thuế GTGT tháng 12/2018 ................................................................71 Biểu 2.8 Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2018 .....................................................80 Biểu 2.9 Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..............................................85 Biểu 2.10 Sổ cái TK 8211 năm 2018 ............................................................................88 Biểu 2.11 Sổ cái TK 3334 năm 2018 ............................................................................89 Biểu 2.12 Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà Nước.......................................................90 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1 Hạch toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp khẩu trừ .........................16 Sơ đồ 1.2 Hạch toán thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ .......................17 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán thuế TNDN.............................................................................28 Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí thuế TNDN ..........................................................................28 Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Công ty .........................................................................34 Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán Công ty................................................................................35 Biểu đồ 2.1 Tình hình tài sản giai đoạn 2016 - 2018 ....................................................41 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2016 - 2018 ..................................................45 Hình 2.1 Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào .................................................55 Hình 2.2 Sổ chi tiết TK 1331.........................................................................................56 Hình 2.3 Điền mã số thuế đăng nhập ............................................................................66 Hình 2.4 Chọn kỳ kê khai thuế GTGT ..........................................................................67 Hình 2.5 Tờ khai thuế GTGT tháng 12/2018 ................................................................68 Hình 2.6 Chọn kỳ tính thuế ...........................................................................................77 Hình 2.7 Phụ lục 03 – 1A/TNDN..................................................................................78 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ...........................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2 6. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................3 7. Tính mới của đề tài ......................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .......................................................5 1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT ........................................................................5 1.1.1 Khái niệm ...............................................................................................................5 1.1.2 Đặc điểm.................................................................................................................5 1.1.3 Vai trò .....................................................................................................................6 1.1.4 Người nộp thuế, đối tượng chịu thuế, không chịu thuế GTGT ..............................6 1.1.5 Căn cứ tính thuế GTGT..........................................................................................7 1.1.6 Phương pháp tính thuế............................................................................................9 1.1.7 Khấu trừ thuế ........................................................................................................10 1.1.8 Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế ...................................................................11 1.2 Nội dung công tác kế toán thuế GTGT ...................................................................14 1.2.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào ................................................................................14 1.2.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra ...................................................................................16 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung vi 1.3 Những vấn đề cơ bản về kế toán thuế TNDN .........................................................17 1.3.1 Khái niệm .............................................................................................................17 1.3.2 Đặc điểm...............................................................................................................17 1.3.3 Vai trò ...................................................................................................................19 1.3.4 Đối tượng nộp thuế ...............................................................................................19 1.3.5 Căn cứ tính thuế....................................................................................................19 1.3.6 Phương pháp tính thuế..........................................................................................20 1.3.7 Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNDN .......................................................25 1.4 Nội dung công tác kế toán thuế TNDN...................................................................26 1.4.1 Kế toán thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hiện hành .......................26 1.4.2 Kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả và tài sản thuế TNDN hoãn lại.................30 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH..............................................................................................................32 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty .............................................................................32 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................................32 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh ........................................................................................33 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ ........................................................................................33 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.........................................................34 2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................35 2.1.6 Chế độ và chính sách kế toán áp dụng .................................................................36 2.1.7 Tình hình nguồn lực của Công ty qua 3 năm 2016 – 2018 ..................................37 2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty .....................49 2.2.1 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty ..............................49 2.2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty .................74 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CTCP PHƯỚC HIỆP THÀNH .........................................................91 3.1 Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty91 3.1.1 Ưu điểm ................................................................................................................91 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung vii 3.1.2 Nhược điểm ..........................................................................................................93 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty .................................................................................94 3.2.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và TNDN ...........94 3.2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và TNDN tại Công ty ...................................................................................................................94 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................96 1. Kết luận......................................................................................................................96 2. Kiến nghị ...................................................................................................................97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................98 PHỤ LỤC Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Gắn liền với sự ra đời của Nhà nước thì sự ra đời của các sắc thuế cũng là một vấn đề tất yếu khách quan. Tuy đây là một khoản bắt buộc mà mỗi pháp nhân, thể nhân phải đóng góp cho Nhà nước nhưng vì vai trò hết sức quan trọng của nó đối với Nhà nước, cũng xã hội mà Thuế có thể tồn tại và phát triển đến ngày nay. Thông qua Thuế, Nhà nước có thể huy động được một nguồn lực tài chính dồi dào đến mức đây là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân sách. Không những vậy, thông qua việc điều chỉnh mức thuế suất, Thuế đã giúp phần nào trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả cũng như phân phối lại các sản phẩm để đạt được các mục tiêu công bằng xã hội. Nước ta đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, điều này mang lại cho nước nhà vô vàn cơ hội cũng như thách thức. Do đó để có thể thu hút đầu tư từ bên ngoài, bảo hộ nội địa, tăng trưởng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như hoàn thiện hệ thống luật thuế nước nhà thì trong những năm qua rất nhiều thông tư, nghị định liên quan đến thuế đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành bởi Bộ Tài Chính. Chẳng hạn như Thông tư 25/2018/TT-BTC được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung Khoản 23, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC, Hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ- CP và sửa đổi Thông tư 78/2014/TT-BTC hay là ban hành Thông tư 93/2017/TT-BTC với mục đích sửa đổi Thông tư 219/TT-BTC và Thông tư 119/2014/TT-BTC. Thuế có vai trò to lớn là vậy, tuy nhiên Nhà nước vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong công tác thu thuế. Bởi lẽ, đối với các loại thuế trực thu như Thuế Thu nhập Doanh nghiệp thì dễ gây phản ứng từ người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn thuế, lậu thuế, còn đối với các loại thuế gián thu như Thuế Gía trị gia tăng thì mặc dù không có gánh nặng về thuế nhưng Nhà nước lẫn Doanh nghiệp đều gặp khó khăn vì Kế toán không nắm đúng, đủ các thông tư, quy định liên quan đến luật Thuế. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 2 Qua thời gian thực tập ở Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành, tác giả nhận thấy Thuế GTGT và TNDN là hai sắc thuế phát sinh khá nhiều tại doanh nghiệp. Với mong muốn được tìm hiểu thực tế áp dụng các sắc thuế này trong doanh nghiệp cũng như nâng cao kỹ năng trong công tác kế toán, góp phần hoàn thiện lý luận và thực tiễn về hệ thống kế toán Thuế GTGT và TNDN tại doanh nghiệp, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực trạng kế toán Thuế Gía trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Tổng hợp cơ sở lý luận về kế toán Thuế GTGT và TNDN và các quyết định mới.  Tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán Thuế GTGT và TNDN tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành.  Đánh giá và đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán Thuế GTGT và TNDN tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là cơ sở lý luận và thực trạng tổ chức công tác kế toán Thuế GTGT và TNDN tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành. 4. Phạm vi nghiên cứu  Thời gian: Những số liệu phục vụ cho việc phân tích tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động SXKD trong vòng ba năm 2016, 2017, 2018, đối với những số liệu phục vụ cho việc phản ánh thực trạng kế toán thuế GTGT là tháng 12/2018 và TNDN là năm 2018.  Không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi không gian là tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành. 5. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động hằng ngày của nhân viên Kế toán Thuế cũng như những nhân viên đảm nhận các phần hành kế toán khác trong Doanh nghiệp để biết được cách thức, trình tự luân chuyển chứng từ, định khoản, giải quyết các nghiệp vụ, tình huống phát sinh trong doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 3  Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp đặt những câu hỏi mà bản thân thắc mắc hay gặp phải khó khăn trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, nhằm thu thập được những thông tin cần thiết.  Phương pháp thu thập tài liệu: Tiến hành thu thập tất cả các tài liệu, số liệu liên quan đến thuế cũng như các báo cáo tài chính của Công ty để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên các tài liệu thu thập, tìm kiếm được tiến hành hệ thống lại cơ sở, những lý luận cơ bản để đánh giá công tác kế toán tại doanh nghiệp.  Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thô thu thập sẽ được tiến hành xử lý, chọn lọc để đưa vào khóa luận một cách khoa học. Hình thức xử lý chủ yếu được sử dụng trong đề tài là dùng Microsoft Excel.  Phương pháp phân tích số liệu: Dựa trên các số liệu đã thu thập,xử lý, tiến hành phân tích chia nhỏ để làm rõ, đơn giản hóa, từ đó có thể nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu phân tích.  Phương pháp hạch toán kế toán: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến kế toán thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 phần:  Phần I: Đặt vấn đề.  Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán Thuế GTGT và TNDN. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán Thuế GTGT và TNDN tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành. Chương 3: Một số đánh giá và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và TNDN tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành.  Phần III: Kết luận và kiến nghị. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 4 7. Tính mới của đề tài Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành từ khi đi vào hoạt động đã tạo điểu kiện cho rất nhiều sinh viên hoàn thành tốt việc thực tập cuối khóa của mình. Tuy nhiên, với ngành nghề kinh doanh là sản xuất bàn ghế đan lát thì công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là những đề tài được đa số các sinh viên lựa chọn trong khi công tác kế toán thuế nói chung, cũng như công tác kế toán thuế GTGT và TNDN nói riêng vẫn tồn tại nhiều yếu điểm thì lại chưa từng được bất kỳ sinh viên nào đưa vào làm đề tài của mình. Nếu xét ra khỏi phạm vi doanh nghiệp thì công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN không phải đề tài mới mẻ gì, bởi lẽ đã được đề cập tương đối nhiều ở các khóa luận đi trước như “Thực trạng công tác thuế GTGT tại Công ty Cổ phần cơ khí và xây dựng công trình 878” – Nguyễn Thị Hằng (Niên khóa 2012 – 2016) hay “Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH TMDV Lộc Thọ” – Nguyễn Trúc Quỳnh (Niên khóa 2014 – 2018)Tuy nhiên lại là đề tài khá mới mẻ trong phạm vi doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả muốn lựa chọn công tác kế toán thuế tại đơn vị để làm đề tài thực tập cuối khóa của mình. Thông qua đề tài này, tác giả có thể tìm hiểu được thực trạng công tác thuế GTGT cũng như thuế TNDN tại đơn vị, từ đó rút ra những thiếu sót cần bổ sung, bất cập cần giải quyết góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT 1.1.1 Khái niệm Thuế GTGT hay còn gọi là VAT (viết tắt là Value Added Tax). VAT được một nhà kinh tế học người Pháp nghĩ ra vào năm 1954 và đưa vào áp dụng lần đầu vào ngày 10 tháng 4 năm 1954. Theo Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. 1.1.2 Đặc điểm Thứ nhất, Thuế GTGT lũy thoái so với thu nhập: Dù thu nhập cao hay thấp thì mỗi người tiêu dùng cuối cùng đều phải trả một khoản thuế GTGT bằng nhau nếu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ. Thứ hai, Đây là một loại thuế gián thu: Điều này có nghĩa đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế không phải là một. Mặt khác, thuế GTGT là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ hay nói cách khác giá cả mà người tiêu dùng mua đã bao gồm thuế GTGT do đó có thể điều tiết gián tiếp thông qua giá cả cả hàng hóa, dịch vụ. Thứ ba, Thuế GTGT mang tính trung lập: Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh, không phải là yếu tố chi phí mà chỉ là yếu tố cộng thêm vào giá bán. Thứ tư, Đây là loại thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn: Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tuy nhiên chỉ đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Do đó, tổng số thuế thu được ở tất Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 6 cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán tính cho người tiêu dùng cuối cùng. 1.1.3 Vai trò  Thuế GTGT là loại thuế gián thu, giúp Nhà nước có thể có được một nguồn Ngân sách dồi dào mà không chịu sự phản kháng mạnh mẽ từ người tiêu dùng trong công tác thu thuế như thuế TNDN.  Thuế GTGT bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ, điều này giúp Nhà nước kiểm soát được hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa của các doanh nghiệp. Do đó có thể tận thu, khắc phục được nhược điểm trốn thuế của thuế TNDN.  Thuế GTGT góp phần bảo hộ nền sản xuất nội địa thông qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu khi nó du nhập, xuất hiện trên lãnh thổ nước ta. Bên cạnh đó cũng góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thông qua việc khấu trừ hay hoàn lại số thuế GTGT đầu vào, điều này giúp giá cả của hàng hóa dịch vụ thấp đi, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 1.1.4 Người nộp thuế, đối tượng chịu thuế, không chịu thuế GTGT 1.1.4.1 Phạm vi áp dụng Thuế GTGT có phạm vi tác động rộng và đánh vào hầu hết tất cả hàng hóa trên thị trường. 1.1.4.2 Người nộp thuế Theo Điều 3, Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT quy định: “Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu)”. 1.1.4.3 Đối tượng chịu thuế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 7 Theo Điều 2, Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế GTGT quy định: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT quy định tại điểm 1.1.4.4 dưới đây. 1.1.4.4 Đối tượng thuộc diện không chịu thuế GTGT Đối tượng không chịu thuế được quy định rõ tại Thông tư 26/2015/TT – BTC, sửa đổi, bổ sung cho Điều 4, Thông tư 219/2013 bao gồm 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ chứa một trong các tính chất sau: Mang tính thiết yếu; Thuộc các hoạt động ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo; Thuộc một số ngành cần khuyến khích phát triển; Nhập khẩu nhưng không tiêu dùng tại Việt Nam; Khó xác định giá trị tăng thêm. 1.1.5 Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Thuế GTGT = Gía tính thuế GTGT * Thuế suất 1.1.5.1 Gía tính thuế Để xác định số thuế GTGT phải nộp thì giá tính thuế chính là một căn cứ khá quan trọng. Theo Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC căn cứ tính thuế của một số HHDV được quy định như sau:  Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT kể cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán.  Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.  Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.  Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu (+) với thuế nhập khẩu (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 8  Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh (tiêu dùng nội bộ), là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.  Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không.  Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT. 1.1.5.2 Thuế suất Theo quy định tại Điều 9, 10 và 11, Thông tư 219/2013/TT-BTC thì có 3 mức thuế suất được áp dụng: 0%; 5% và 10%. Cụ thể: a) Áp dụng thuế suất 0%  Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.  Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan.  Vận tải quốc tế.  Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% khi có đầy đủ hồ sơ, chứng từ sau:  Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu.  Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.  Có tờ khai hải quan theo quy định. b) Áp dụng thuế suất 5% đối với:  Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.  Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác theo quy định.  Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 9  Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản ở khâu kinh doanh thương mại, Mủ cao su sơ chế .  Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại (trừ gỗ, măng).  Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.  Sản phẩm thủ công sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp.  Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.  Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế, Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập.  Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.  Sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT, Dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định.  Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở. c) Áp dụng thuế suất 10% Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC. 1.1.6 Phương pháp tính thuế Có hai phương pháp tính thuế được sử dụng: Phương pháp tính trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của khóa luận này chỉ nghiên cứu theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT. 1.1.6.1 Đối tượng áp dụng Theo Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC thì phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với CSKD thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định:  Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên.  Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 10  Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay. 1.1.6.2 Xác định số thuế GTGT phải nộp Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 1.1.7 Khấu trừ thuế 1.1.7.1 Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào Theo Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC, CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thể được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trong một số trường hợp sau đây:  Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.  Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.  Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.  Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.  Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá củ...nh thành và phát triển Trong thời kỳ kinh tế của đất nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đang trên đà phát triển. Được sự nhất trí của UBND tỉnh, Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành đã được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3301194153 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 27/05/2010. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1 ngày 02/12/2010 với nhiệm vụ kinh doanh sản xuất sản phẩm nội và ngoại thất từ sợi nhựa tổng hợp.  Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH.  Tên giao dịch quốc tế: PHT IOINT STOCK COMPANY.  Tên viết tắt: PHT.JSC.  Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng.  Mã số thuế: 3301194153  Điểm giao dịch (trụ sở chính): Thôn Bàu Đưng (Tổ dân phố 9), phường Hương Văn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Email: quoctrieu.pht@gmail.com  Điện thoại: 0543558678  Fax: 02343750566  Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Văn Phước (Chủ tịch hội đồng quản trị) Phương châm hoạt động: “Lấy uy tín, kinh nghiệm và sự nhạy bén của doanh nghiệp làm then chốt trong cạnh tranh, công ty cổ phần Phước Hiệp Thành sẽ phát triển để trở thành một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả” Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 33 Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã không ngừng hoàn thiện và nâng cấp chất lượng, số lượng, đội ngũ cán bộ công nhân viên, phương tiện, trang bị kỹ thuật, phục vụ trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, công ty không ngừng cải thiện chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của toàn xã hội. 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần Phước Hiệp Thành với ngành nghề kinh doanh là sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa, rơm rạ và vật liệu tết bện, sản xuất hàng đan lát, hàng mộc mỹ nghệ, gia công cơ khí, xử lý và trán phủ kim loại, bán lẻ hàng hóa khác trong các cửa hàng chuyên kinh doanh mua bán đan lát mộc mỹ nghệ. Thị trường và phương thức tiêu thụ hiện nay của đơn vị là châu Âu thông qua công ty EUROFURNINDO LIMITED nhập khẩu và phân phối. 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 2.1.3.1 Chức năng  Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký  Sản xuất gia công cơ khí phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong và ngoài nước, mở rộng đầu tư và hợp tác với các thành phần kinh tế khác 2.1.3.2 Nhiệm vụ  Tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư, đồng thời quản lý khai thác có hiệu quả các nguốn vốn của công ty  Tuân thủ, thực hiện mọi chính sách do nhà nước ban hành, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.  Tăng giá trị sản xuất hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho thị xã Hương Trà  Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng phạm vi hoạt động đến nhiều quốc gia trên thế giới và tạo nhiều việc làm cho lao động.  Đảm bảo có việc làm, bồi dưỡng và chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 34 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Công ty Ghi chú: Mối quan hệ trực tiếp Mối quan hệ phối hợp qua lại *Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:  Giám đốc: là người trực tiếp quản lí, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động của công ty,trực tiếp ký kết hợp đồng liên doanh,liên kết hoặc ủy quyền cho một số cán bộ có thẩm quyền theo đúng pháp luật.Thực hiện việc điều hành, xử lí mọi vấn đề liên quan.Chấp hành luật pháp trong quá trình kinh doanh,chịu trách nhiệm cá nhân trước nhà nước và kết quả kinh doanh của công ty.  Phó giám đốc: là người trợ giúp cho giám đốc, điều hành công tác sản xuất của công ty theo sự chỉ đạo của giám đốc.  Phòng kế toán: Giúp giám đốc thực hiện chức năng quản lý tài vụ, hạch toán kinh tế, kiểm tra thực hiện vốn, chế độ báo cáo thống kê, phản ánh kịp thời, chính xác chỉ tiêu kế hoạch thông báo qua các chứng từ sổ sách.Tổ chức hạch toán tập trung theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Theo dõi, ghi chép và phản ánh đầy đủ chính xác, trung thực về tài sản cũng như nguồn vốn của công ty. Ghi chép kịp thời đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 35 vào tất cả các loại sổ sách có liên quan, làm cơ sở cho việc thống kê kiểm tra phân tích và tổng hợp toàn bộ kết quả kinh doanh của đơn vị. Qua đó, có thể đề xuất ý kiến với giám đốc để có biện pháp hữu hiệu trong quá trình kinh doanh. Đồng thời phải lập báo cáo kế toán, quyết toán đúng, có thời hạn, tạo thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra theo quy định.  Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch và các khả năng hoạt động kinh doanh từng thời kỳ cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh sao cho đạt hiệu quả. Phải nắm vững biến động giá cả thị trường và thông tin cần thiết, thông tin kịp thời cho giám đốc để có kế hoạch kinh doanh, sản xuất.  Bộ phận cơ khí: Có nhiệm vụ gia công hàng cơ khí, làm khung để phục vụ cho sản xuất sản phẩm  Bộ phận lò sơn: Là bộ phận chịu trách nhiệm sơn khung từ bộ phận cơ khí chuyển sang hoặc nhận sơn gia công cho khách hàng.  Bộ phận đan sản phẩm: là bộ phận trực tiếp làm nên sản phẩm, thực hiện đan sản phẩm, hàng mỹ nghệ  Bộ phận hoàn thiện sản phẩm: Sửa, làm cho sản phẩm có nét thẩm mỹ và độ bền cao 2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán Công ty Ghi chú: Mối quan hệ trực tiếp Mối quan hệ phối hợp qua lại * Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán viên Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 36  Kế toán trưởng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Công ty và phải chịu trách nhiệm đối với công việc được giao. Ngoài ra, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán và giám sát các công việc liên quan đến kế toán của đơn vị. Tiến hành công tác kế toán lương, lập quyết toán báo cáo TNDN, TNCN và BCTC theo quy định. Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có vấn đề phát sinh.  Kế toán viên: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách liên quan kịp thời. Lập hóa đơn bán hàng, theo dõi tình hình nhập- xuất – tồn hàng hóa, mua sắm và phân bổ CCDC, TSCĐ. Đồng thời theo dõi, ghi chép tình hình công nợ đối với nhà cung cấp và khách hàng, đưa ra những kế hoạch thanh toán cho từng nhà cung cấp và thu hồi công nợ. Tiến hành lập tờ khai thuế GTGT và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Lưu giữ và cung cấp chứng từ, sổ sách, báo cáo cho kế toán trưởng khi có yêu cầu.  Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ tại Công ty, giữ tiền hoặc rút tiền từ ngân hàng về nhập quỹ, chịu trách nhiệm về thu, chi khi có lệnh. Đồng thời, hỗ trợ công việc với Kế toán viên. Lưu giữ và cung cấp chứng từ, sổ sách, báo cáo cho kế toán trưởng khi có yêu cầu. 2.1.6 Chế độ và chính sách kế toán áp dụng 2.1.6.1 Chế độ kế toán áp dụng Công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính. 2.1.6.2 Chính sách kế toán áp dụng  Niên độ kế toán áp dụng từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N theo năm dương lịch.  Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng.  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.  Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân tức thời.  Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.  Hình thức kế toán được áp dụng: Nhật ký chung Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 37 2.1.7 Tình hình nguồn lực của Công ty qua 3 năm 2016 – 2018 2.1.7.1 Tình hình lao động của Công ty Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 420 100 470 100 550 100 50 11.90 80 17.02 I.Phân theo tính chất 1.Lao động trực tiếp 404 96.19 453 96.38 533 96.91 49 12.13 80 17.66 2.Lao động gián tiếp 16 3.81 17 3.62 17 3.09 1 6.25 0 0 II.Phân theo giới tính 1.Lao động nữ 272 64.76 317 67.45 367 66.73 45 16.54 50 15.77 2.Lao động nam 148 35.24 153 32.55 183 33.27 5 3.38 30 19.61 III.Phân theo trình độ 1.Đại học và Cao đẳng 8 1.90 9 1.91 16 2.91 1 12.50 7 77.78 2.Trung cấp 10 2.38 15 3.19 25 4.55 5 50.00 10 66.67 3.Sơ cấp và chưa qua đào tạo 402 95.71 446 94.89 509 92.55 44 10.95 63 14.13 (Nguồn: Phòng kế toán) Theo tính chất sử dụng, qua bảng trên ta thấy được số lượng lao động trực tiếp tại công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động và không ngừng gia tăng, trong khi số lượng lao động gián tiếp lại ít biến động. Cụ thể: năm 2017 số lượng lao động trực tiếp tại Công ty đã gia tăng thêm 49 người, tương ứng với mức tăng 12.13% so với năm 2016, trong khi lao động gián tiếp chỉ tăng thêm 1 người, tương ứng tăng 6.25%. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 38 Sang năm 2018, khi mà lao động gián tiếp tại công ty không hề có sự thay đổi nào thì lao động trực tiếp lại gia tăng lên đến 80 người so với năm 2017, tương ứng tăng 17.66%. Với một doanh nghiệp sản xuất như công ty thì việc gia tăng này là điều khá dễ hiểu. Xét về giới tính, do ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất mặt hàng ghế mây, tre đan nên sự khéo léo là một trong những yêu cầu hàng đầu cần phải đáp ứng, do đó lao động nữ nữ chiếm số lượng lớn hơn lao động nam qua mỗi năm. Cụ thể năm 2017 lao động nữ tăng 45 người so với năm 2016 tương ứng với tốc độ tăng là 16.54%, trong khi đó lao động nam chỉ gia tăng thêm 5 người, tương ứng tăng chỉ 3.38% so với năm trước. Năm 2018 trong khi lao động nam có sự gia tăng vượt trội, tăng đến 30 người so với năm 2017, tương ứng tăng 19.61% thì lao động nữ lại gia tăng thêm 50 người, tương ứng tăng 15.77% so với năm 2017. Xét về mặt trình độ chuyên môn, xuất phát từ ngành nghề kinh doanh là sản xuất sản phẩm thủ công do đó số lượng lao động trình độ cao không đói hỏi nhiều mà chủ yếu là lao động sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, qua số liệu phân tích cũng cho thấy rằng trình độ nhân viên quản lý ở bậc đại học và cao đẳng là tăng qua các năm, cụ thể, năm 2017 là 1.91%, tăng 12.50% so với năm 2016, năm 2018 là 2.91%, tăng 77.78% so với năm 2017. Việc số lượng nhân viên có trình độ cao ngày càng được gia tăng đã góp phần đảm bảo tốt công tác quản lý, hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp, đẩy mạnh sản xuất. 2.1.7.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty a) Tình hình tài sản Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 39 Bảng 2.2 Tình hình cơ cấu và biến động tài sản của Công ty giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Việt Nam đồng TÀI SẢN Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. Tài sản ngắn hạn 27,306,149,279 84.62 33,100,940,553 84.72 24,962,603,371 58.56 5,794,791,274 21.22 (8,138,337,182) (24.59) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7,577,432,591 23.48 4,921,516,476 12.60 9,747,859,311 22.87 (2,655,916,115) (35.05) 4,826,342,835 98.07 1. Tiền 4,577,432,591 14.18 2,921,516,476 7.48 9,747,859,311 22.87 (1,655,916,115) (36.18) 6,826,342,835 233.66 2. Các khoản tương đương tiền 3,000,000,000 9.30 2,000,000,000 5.12 - - (1,000,000,000) (33.33) (2,000,000,000) (100.00) II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - 2,000,000,000 - - - 2,000,000,000 100.00 (2,000,000,000) (100.00) 3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - - 2,000,000,000 - - - 2,000,000,000 100.00 (2,000,000,000) (100.00) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 14,823,528,301 45.94 19,449,804,242 49.78 6,093,906,075 14.30 4,626,275,941 31.21 (13,355,898,167) (68.67) 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 14,124,261,956 43.77 19,388,418,345 49.62 5,922,084,428 13.89 5,264,156,389 37.27 (13,466,333,917) (69.46) 6. Phải thu ngắn hạn khác 699,266,345 - 61,385,897 0.16 171,821,647 0.40 (637,880,448) (91.22) 110,435,750 179.90 III. Hàng tồn kho 922,139,405 2.86 2,869,908,764 7.35 4,792,241,484 11.24 1,947,769,359 211.22 1,922,332,720 66.98 1. Hàng tồn kho 922,139,405 2.86 2,869,908,764 7.35 4,792,241,484 11.24 1,947,769,359 211.22 1,922,332,720 66.98 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 40 IV. Tài sản ngắn hạn khác 3,983,048,982 12.34 3,859,711,071 9.88 4,328,596,501 10.16 (123,337,911) (3.10) 468,885,430 12.15 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3,562,262,582 11.04 3,342,827,644 8.56 3,575,050,291 8.39 (219,434,938) (6.16) 232,222,647 6.95 5. Tài sản ngắn hạn khác 420,786,400 - 516,883,427 - 753,546,210 - 96,097,027 22.84 236,662,783 45.79 B. Tài sản dài hạn 4,964,254,678 15.38 5,969,926,959 15.28 17,662,048,615 41.44 1,005,672,281 20.26 11,692,121,656 195.85 II. Tài sản cố định 4,625,435,516 14.33 5,477,168,333 14.02 9,140,751,305 21.44 851,732,817 18.41 3,663,582,972 66.89 1. TSCĐ hữu hình 4,239,108,433 13.14 3,594,416,254 9.20 4,625,859,942 10.85 (644,692,179) (15.21) 1,031,443,688 28.70 - Nguyên giá 7,124,954,178 22.08 7,206,554,178 18.44 8,994,235,996 21.10 81,600,000 1.15 1,787,681,818 24.81 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (2,885,845,745) (8.94) (3,612,137,924) (9.25) (4,368,376,054) (10.25) (726,292,179) 25.17 (756,238,130) 20.94 3. TSCĐ vô hình 386,327,083 1.20 1,882,752,079 4.82 4,514,891,363 10.59 1,496,424,996 387.35 2,632,139,284 139.80 - Nguyên giá 392,875,000 1.22 1,967,875,000 5.04 4,892,875,000 11.48 1,575,000,000 400.89 2,925,000,000 148.64 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (6,547,917) (0.02) (85,122,921) (0.22) (377,983,637) (0.89) (78,575,004) 1,200.00 (292,860,716) 344.04 III. Tài sản dở dang dài hạn - - 40,000,000 0.10 7,818,103,666 18.34 40,000,000 100.00 7,778,103,666 19,445.26 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - 40,000,000 - 7,818,103,666 - 40,000,000 100.00 7,778,103,666 19,445.26 IV. Tài sản dài hạn khác 338,819,162 1.05 452,758,626 1.16 703,193,644 1.65 113,939,464 33.63 250,435,018 55.31 1. Chi phí trả trước dài hạn 338,819,162 1.05 452,758,626 1.16 703,193,644 1.65 113,939,464 33.63 250,435,018 55.31 Tổng cộng tài sản 32,270,403,957 100.00 39,070,867,512 100.00 42,624,651,986 100.00 6,800,463,555 21.07 3,553,784,474 9.10 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 41 Tổng tài sản của công ty có sự gia tăng qua các năm. Tổng tài sản của công ty từ 32,270,403,957 đồng vào năm 2016 đã tăng thêm 6,800,463,555 đồng vào năm 2017, tương ứng tăng 21.07% so với năm 2016. Và lại tiếp tục tăng thêm 3,553,784,474 đồng vào năm 2018, tương ứng với tốc độ tăng là 9,10% so với năm trước nâng giá trị tổng tài sản năm 2018 lên, đạt được con số là 42,624,651,986 đồng . Biểu đồ 2.1 Tình hình tài sản giai đoạn 2016 - 2018 Tài sản ngắn hạn: TSNH của công ty biến động qua các năm. Năm 2017, TSNH của công ty là 27,306,149,279 đồng, tăng 5,794,791,274 đồng, tương ứng tăng 21.22% so với năm 2016 và giảm đến 8,138,337,182 đồng vào năm 2018, tương ứng mức giảm 24.59% so với năm 2017, khiến tài sản ngắn hạn còn 24,962,603,371 đồng. Điều này có thể lý giải là do sự biến động của các khoản mục TSNH. Cụ thể: Tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động qua các năm, giảm đi vào năm 2017 và lại tăng lên vào năm 2018. Năm 2016 tiền và các khoản tương đương tiền có giá trị là 7,577,432,591 đồng, chiếm 23.48% tổng tài sản của công ty. Năm 2017 khoản mục này đã giảm 2,655,916,115 đồng, tương ứng giảm đến 35.05% so với năm 2016. Và đã tăng lên 4,826,342,835 đồng vào năm 2018, tương ứng tăng đến 98,07% so với năm 2017. Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng biến động qua các năm. Cụ thể năm 2017 đã tăng 4,626,275,941 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 31.21% so với năm Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 42 2016 và đã giảm đi đến 13,355,898,167 đồng vào năm 2018, tương ứng giảm đến 68.67% so với năm 2017. Dù không khuyến khích tăng doanh thu nhưng giúp hạn chế việc bị chiếm dụng vốn. Hàng tồn kho có sự gia tăng qua các năm. Năm 2017 hàng tồn kho tăng 1,947,769,359 đồng, tương ứng tăng đến 211.22% so với năm 2016. Khoản mục này lại tiếp tục tăng thêm 1,922,332,720 đồng vào năm 2018, tương ứng với tốc độ tăng là 66.98% so với năm 2017. Tài sản ngắn hạn khác có sự biến động qua các năm. Năm 2017 đã giảm đi 123,337,911 đồng, tương ứng giảm đi với tốc độ là 3.10% so với năm 2016. Tuy nhiên khoản mục này đã tăng lên 468,885,430 đồng vào năm 2018, tương ứng tăng 12.15% so với năm 2017. Tài sản dài hạn: TSDH của công ty có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2017 khoản mục này đã tăng 1,005,672,281 đồng, tương ứng tăng 20.26% so với năm 2016. Năm 2018 tiếp tục gia tăng 11,692,121,656 đồng, tương ứng tăng đến 195.85% so với năm 2017. TSDH tăng lên do sự tác động của các khoản mục: Tài sản cố định của công ty có sự biến đổi qua các năm. Năm 2017, tài sản cố định tăng 851,732,817 đồng tương ứng tăng 18.41% so với năm 2016 và năm 2018 đã tăng mạnh hơn, tăng 3,663,582,972 đồng, tương ứng tăng đến 66.89% so với năm 2017. Tài sản dài hạn khác. Khoản mục này có sự gia tăng qua các năm. Tăng 113,939,464 đồng vào năm 2017, tương ứng tăng đến 33.63% so với năm 2016. Và tiếp tục tăng thêm 250,435,018 đồng vào năm 2018, tương ứng tăng đến 55.31% so với năm 2017. Kết luận: Nhìn chung tổng tài sản của công ty có sự gia tăng qua các năm, chứng tỏ chiến lược kinh doanh của công ty đã và đang thích hợp với thị trường ngày nay. b) Tình hình nguồn vốn Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 43 Bảng 2.3 Tình hình cơ cấu và biến động nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Việt Nam đồng NGUỒN VỐN Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % C. Nợ phải trả 29,270,403,957 90.70 35,434,936,846 90.69 32,058,516,300 75.21 6,164,532,889 21.06 (3,376,420,546) (9.53) I. Nợ ngắn hạn 28,466,781,957 88.21 35,017,018,846 89.62 29,924,409,100 70.20 6,550,236,889 23.01 (5,092,609,746) (14.54) 1. Phải trả người bán ngắn hạn 10,007,625,504 31.01 11,532,605,664 29.52 7,501,141,144 17.60 1,524,980,160 15.24 (4,031,464,520) (34.96) 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 162,294,171 0.50 62,202,642 0.16 148,735,237 0.35 (100,091,529) (61.67) 86,532,595 139.11 4. Phải trả người lao động 3,121,413,517 9.67 3,114,559,159 7.97 3,738,908,981 8.77 (6,854,358) (0.22) 624,349,822 20.05 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 2,126,184,750 6.59 2,337,340,000 5.98 - - 211,155,250 9.93 (2,337,340,000) (100.00) 9. Phải trả ngắn hạn khác 118,958,656 0.37 3,747,738,220 9.59 144,964,800 0.34 3,628,779,564 3,050.45 (3,602,773,420) (96.13) 10. Vay và nợ thuê tài chính 12,930,305,359 40.07 14,222,573,161 36.40 18,390,658,938 43.15 1,292,267,802 9.99 4,168,085,777 29.31 II. Nợ dài hạn 803,622,000 2.49 417,918,000 1.07 2,134,107,200 5.01 (385,704,000) (48.00) 1,716,189,200 410.65 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 44 8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 803,622,000 2.49 417,918,000 1.07 2,134,107,200 5.01 (385,704,000) (48.00) 1,716,189,200 410.65 D. Vốn chủ sở hữu 3,000,000,000 9.30 3,635,930,666 9.31 10,566,135,686 24.79 635,930,666 21.20 6,930,205,020 190.60 I. Vốn chủ sở hữu 3,000,000,000 9.30 3,635,930,666 9.31 10,566,135,686 24.79 635,930,666 21.20 6,930,205,020 190.60 1. Vốn góp của chủ sở hữu 3,000,000,000 9.30 3,000,000,000 7.68 9,000,000,000 21.11 - - 6,000,000,000 200.00 - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 3,000,000,000 9.30 3,000,000,000 7.68 9,000,000,000 21.11 - - 6,000,000,000 200.00 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối - - 635,930,666 1.63 1,566,135,686 3.67 635,930,666 100.00 930,205,020 146.27 - LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước - - - - 598,911,139 1.41 - - 598,911,139 100.00 - LNST chưa phân phối kỳ này - - 635,930,666 1.63 967,224,547 2.27 635,930,666 100.00 331,293,881 52.10 Tổng cộng nguồn vốn 32,270,403,957 100.00 39,070,867,512 100.00 42,624,651,986 100.00 6,800,463,555 21.07 3,553,784,474 9.10 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 45 Tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng một lượng tương ứng với sự gia tăng của tổng tài sản. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn trên đây đã cho thấy cái nhìn khái quát về nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016 – 2018. Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2016 - 2018 Nợ phải trả Khoản mục nợ phải trả tại công ty có sự biến động qua các năm, tuy nhiên luôn chiếm trên 70% tổng nguồn vốn. Nợ phải trả của công ty năm 2018 là 29,270,403,957 đồng đã tăng thêm một khoản là 6,164,532,889 đồng vào năm 2017, tương ứng với mức tăng 21.06% so với năm 2017. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã phần nào đó sử dụng tốt đòn bẩy tài chính, sử dụng nguồn vốn với chi phí thấp, tận dụng được lá chắn thuế, tuy nhiên lại có rủi ro cao hơn về khả năng trả nợ, mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính. Năm 2018, nợ phải trả đã giảm đi 3,376,420,546 đồng, tương ứng giảm đi 9.53% so với năm 2017. Điều này có nghĩa mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp cao hơn năm trước. Nợ phải trả biến động qua các năm là do sự biến động của các khoản mục sau: Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ phải trả của công ty và biến động qua các năm. Năm 2016, nợ ngắn hạn là 28,466,781,957 đồng, chiếm đến 88.21% tổng nguồn vốn. Vào năm 2017 khoản mục này đã gia tăng 6,550,236,889 đồng, tương ứng tăng 23.01% so với năm 2016 và năm 2018 đã giảm đi 5,092,609,746 đồng tương ứng giảm 14,54% so với năm 2017. Nợ dài hạn Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 46 Nợ dài hạn của công ty có những biến động nhất định và chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Năm 2017 khoản mục này có giá trị là 417,918,000 đồng, tức đã giảm đi 385,704,000 đồng so với năm 2016, tương ứng giảm đến 48% so với năm 2016. Năm 2018 khoản mục này đã tăng 1,716,189,200 đồng, tương ứng với tốc độ tăng lên đến 410.65% so với năm 2017. Nguyên nhân của sự biến động này do sự biến động của vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Vốn chủ sở hữu So với năm 2016, khoản mục này đã gia tăng 635,930,666 đồng vào năm 2017, tương ứng với mức tăng 21.20%. Vào năm 2018, khoản mục này lại càng tăng mạnh hơn, tăng đến 6,930,205,020 đồng, tương ứng tăng đến 190,60% so với năm 2017. VCSH tăng lên giúp nâng cao khả năng độc lập, tự chủ về mặt tài chính, tuy nhiên lại khiến quyền lực bị san sẻ. VCSH tăng là do sự tác động của các khoản mục: Vốn cổ phần luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục của vốn chủ sở hữu. VCSH không có sự thay đổi giữa 2 năm 2016 và 2017, tuy nhiên vào năm 2018 khoản mục này đã gia tăng 6,000,000,000 đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 200%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2017 khoản mục này đã tăng 635,930,666 đồng, tương ứng tăng 100% so với năm 2016 và tiếp tục gia tăng thêm 930,205,020 đồng vào năm 2018, tương ứng tăng đến 146.27% so với năm 2017. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả tích cực cần phải duy trì và nổ lực hơn nữa trong tương lai. Kết luận: Nhìn chung vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng trong 3 năm qua trong khi đó nợ phải trả thì có nhiều biến động. Việc nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng đảm bảo và tự chủ về mặt tài chính của công ty đang bị đe dọa, sức ép về trả lãi vay càng cao. Đồng thời cũng có nghĩa công ty đã tận dụng tối đa nguồn vốn với chi phí thấp, đồng thời cũng tận dụng hết mức có thể lợi thế của lá chắn thuế. 2.1.7.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 47 Bảng 2.4 Biến động kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Chỉ Tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng 112,321,634,533 114,214,437,996 117,014,047,235 1,892,803,463 1.69 2,799,609,239 2.45 3. Doanh thu thuần về bán hàng 112,321,634,533 114,214,437,996 117,014,047,235 1,892,803,463 1.69 2,799,609,239 2.45 4. Giá vốn hàng bán 102,724,362,107 101,375,172,762 99,471,946,870 (1,349,189,345) (1.31) (1,903,225,892) (1.88) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 9,597,272,426 12,839,265,234 17,542,100,365 3,241,992,808 33.78 4,702,835,131 36.63 6. Doanh thu hoạt động tài chính 777,190,649 80,086,639 644,071,608 (697,104,010) (89.70) 563,984,969 704.22 7. Chi phí tài chính 891,687,425 312,917,511 585,625,325 (578,769,914) (64.91) 272,707,814 87.15 Trong đó: Chi phí lãi vay 459,351,970 255,014,667 544,953,265 (204,337,303) (44.48) 289,938,598 113.69 8. Chi phí bán hàng 5,489,914,059 8,602,828,463 13,303,944,905 3,112,914,404 56.70 4,701,116,442 54.65 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,113,870,344 2,821,130,082 3,060,684,463 (292,740,262) (9.40) 239,554,381 8.49 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 878,991,247 1,182,475,817 1,235,917,280 303,484,570 34.53 53,441,463 4.52 11. Thu nhập khác 203,011,534 10,527,029 724,440,487 (192,484,505) (94.81) 713,913,458 6,781.72 12. Chi phí khác 94,302,000 - 710,000,000 (94,302,000) 100.00 710,000,000 100.00 13. Lợi nhuận khác 108,709,534 10,527,029 14,440,487 (98,182,505) (90.32) 3,913,458 37.18 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 987,700,781 1,193,002,846 1,250,357,767 205,302,065 20.79 57,354,921 4.81 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 217,294,172 238,600,569 250,071,553 21,306,397 9.81 11,470,984 4.81 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 770,406,609 954,402,277 1,000,286,214 183,995,668 23.88 45,883,937 4.81 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 48 Dựa vào bảng phân tích ta thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2017, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là 1,193,002,846 đồng, tăng 205,302,065 đồng, tương ứng tăng 20.79% so với năm 2016. Năm 2018 giá trị của khoản mục này tiếp tục tăng thêm 57,354,921 đồng, tương ứng tăng 4.81% so với năm 2017, giúp tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty đạt được giá trị 1,250,357,767 đồng. Lợi nhuận gộp về bán hàng của công ty tăng liên tục qua các năm. Cụ thể là, năm 2017 lợi nhuận gộp công ty tăng 3,241,992,808 đồng, tương ứng tăng 33.78% so với năm 2016. Và năm 2018 tiếp tục tăng 4,702,835,131 đồng, tương ứng tăng 36,63% so với năm 2017. Lợi nhuận gộp tăng qua các năm đã cho thấy các chính sách từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, quản lý giá vốn hàng bán trong các năm của công ty hợp lý và đạt hiệu quả trong kinh doanh. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2017 khoản mục này đã tăng 303,484,570 đồng, tương ứng tăng 34.53% so với năm 2016. Và tiếp tục gia tăng vào năm 2018 tăng thêm 53,441,463 đồng, tương ứng tăng 4.52% so với năm 2017. Việc gia tăng này tất nhiên là một dấu hiệu tốt mà công ty cần phải duy trì và phát huy. Lợi nhuận khác của công ty năm 2017 đã giảm đi 98,182,505 đồng, tương ứng giảm đến 90.32% so với năm 2017. Tuy nhiên, năm 2018 chỉ tiêu này đã được cải thiện và gia tăng, tăng thêm 3,913,458 đồng, tương ứng tăng lên 37,18% so với năm trước. Chi phí thuế TNDN hiện hành có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017 chi phí này tăng 21,306,397 đồng, tương ứng tăng 9.81% so với năm 2016 và lại tiếp tục tăng thêm 11,470,984 đồng vào năm 2018, tương ứng tăng nhẹ 4.81% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế TNDN là chỉ tiêu quyết định đến tương lai của đơn vị. Lợi nhuận sau thuế ở năm 2017 là 954,402,277 đồng, tức là tăng 183,995,668 đồng so với năm 2016, tương ứng với mức tăng 23.88%. Sang đến năm 2018 giá trị này là 1,000,286,214 đồng, tức tăng 45,883,937 đồng, tương ứng tăng 4.81% so với năm 2017. Đây là một kết quả tích cực đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quý tiếp Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 49 theo cũng như năm tới công ty cần đưa ra biện pháp kiểm soát chi phí, đẩy nhanh tốc độ tăng doanh thu, nhằm đạt lợi nhuận tối ưu nhất có thể cho DN. 2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty 2.2.1 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty 2.2.1.1 Đặc điểm tổ chức công tác thuế giá trị gia tăng a) Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng  Hàng hóa, dịch vụ mua vào  Nguyên vật liệu đầu vào phục vụ quá trình SXKD: Hạt nhựa PP, hạt nhựa LLDPE 218WJ, bì kít nhựa  Trang thiết bị phục vụ SXKD: Văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, TSCĐ,  Các dịch vụ tiện ích: Điện, nước, internet, viễn thông  Hàng hóa, dịch vụ bán ra: Sản phẩm bàn, ghế đan lát các loại. b) Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế GTGT bao gồm giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT Thuế GTGT = Giá tính thuế x Thuế suất thuế GTGT Giá tính thuế GTGT của tất cả các hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra tại doanh nghiệp là giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT của hàng hóa dịch vụ.  Thuế suất GTGT đầu vào:  Thuế suất 0%: Được áp dụng đối với mua phần mềm.  Thuế suất 5%: Được áp dụng đối với nước sạch phục vụ quá trình sản xuất.  Thuế suất 10%: Được áp dụng đối với các loại hàng hóa, dịch vụ còn lại.  Thuế suất GTGT đầu ra:  Thuế suất 0% : Áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu  Thuế suất 10%: Áp dụng đối với hàng hóa bán ra trong nước. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 50 c) Phương pháp tính thuế GTGT Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành hiện nay đang áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.  Xác định số thuế GTGT phải nộp Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra -Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó:  Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của HH bán ra trên hóa đơn GTGT.  Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT của HHDV mua vào trong kỳ dùng cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT. d) Khấu trừ, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế GTGT  Khấu trừ thuế GTGT Thuế GTGT của HHDV mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nếu đáp ứng đủ điều kiện đều được khấu trừ toàn bộ.  Kê khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế GTGT Công ty Cổ Phần Phước Hiệp Thành có doanh thu hàng nằm lớn hơn 50 tỷ đồng do đó công ty kê khai và nộp thuế GTGT theo tháng. Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo Công ty phải tiến hành nộp tờ khai thuế GTGT qua mạng (Thuế điện tử) cho Cục thuế cùng với sự hỗ trợ của phần mềm HTKK 3.8.6 và đồng thời cũng phải lập giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước nếu có phát sinh số thuế GTGT phải nộp trong tháng. Tuy nhiên, vì số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ những năm gần đây của công ty khá lớn, trong khi đó phần lớn sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ ở nước ngoài. Vì vậy, Công ty hầu như không có phát sinh số thuế GTGT phải nộp mà còn được hoàn thuế GTGT nếu thỏa mãn yêu cầu sau khi gởi bộ hồ sơ hoàn thuế bao gồm: Giấy đề nghị hoàn thuế GTGT, bộ hồ sơ bán hàng cho Cục...i quyết toán thuế TNDN  Chỉ tiêu [A1] – Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế : 1.216.066.709 đồng. Chỉ tiêu này được lấy từ phụ lục 03 – 1A/TNDN, phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp theo quy định pháp luật về kế toán.  Chỉ tiêu [B1] – Chỉ tiêu [14] Điều chỉnh tăng, giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí không phù hợp với quy định của luật thuế.  Về doanh thu Doanh thu kế toán Doanh thu thuế Được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán số 14 Được ghi nhận theo điều 5 của TT 78/2014/TT – BTC (Sửa đổi bởi Điều 3, TT 96/2015/TT – BTC) Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 79  Về chi phí Chi phí kế toán Chi phí thuế Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Là chi phí được trừ đáp ứng đủ điều kiện của luật thuế TNDN (Tại Điều 6, TT78 sửa đổi bởi Điều 4,TT96/2015/TT – BTC.  Chỉ tiêu [B4] - Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: 34.291.058 đồng. Sau khi nhập xong các chỉ tiêu trên thì phần mềm HTKK sẽ tự động điền số liệu vào các chỉ tiêu [B12], [B13] và [C1].  Chỉ tiêu [B12] – Tổng thu nhập chịu thuế: 1.250.357.767 đồng.  Chỉ tiêu [B13] – Thu nhập chịu thuế từ hoạt động SXKD: 1.250.357.767 đồng.  Chỉ tiêu [C1] – Thu nhập chịu thuế: 1.250.357.767 đồng.  Chỉ tiêu [C4] – thu nhập tính thuế: 1.250.357.767 đồng  Chỉ tiêu [C6] – TNTT sau khi đã trích lập quỹ KHCN: 1.250.357.767 đồng.  Chỉ tiêu [C8] – Thu nhập tính thuế theo thuế suất 20 % : 1.250.357.767 đồng.  Chỉ tiêu [C10] – Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suất không ưu đãi: 250.071.553 đồng ( 1.250.357.767 x 20%)  Chỉ tiêu [C16] – Thuế TNDN của hoạt động SXKD: 250.071.553 đồng  Chỉ tiêu [D] – Tổng số thuế TNDN phải nộp: 250.071.553 đồng  Chỉ tiêu [D1] - Thuế TNDN của hoạt động SXKD: 250.071.553 đồng  Chỉ tiêu [ E] – Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm: 200.000.000 đồng.  Chỉ tiêu [G] – Tổng số thuế TNDN còn phải nộp: 50.071.553 đồng  Chỉ tiêu [H] – 20% số thuế TNDN phải nộp : 50.014.311 đồng.  Chỉ tiêu [I] - Chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp với 20% số thuế TNDN phải nộp (I = G-H) : 57.242 đồng. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 80 Biểu 2.8 Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2018 TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (MẪU SỐ 03/TNDN) [01] Kỳ tính thuế: Năm 2018 [02] Lần đầu: [X] [03] Bổ sung lần thứ: [ ] [] Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ [] Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc [] Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thông tin giao dịch liên kết [04] Ngành nghề có tỷ lệ doanh thu cao nhất: [05] Tỷ lệ (%): 0,00% [06] Tên người nộp thuế: CONG TY CP PHUOC HIEP THANH [07] Mã số thuế: 3301194153 [08] Địa chỉ: BAU DUNG, HUONG VAN [09] Quận/huyện: HUONG TRA [10] Tỉnh/Thành phố: TT HUE [11] Điện thoại: 0543558678 [12] Fax: 0543750566 [13] Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Mã chỉ tiêu Số tiền (1) (2) (3) (4) A Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính A 1 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp A1 1.216.066.709 B Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp B 1 Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (B1= B2+B3+B4+B5+B6 +B7) B1 34.291.058 1.1 Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu B2 0 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 81 1.2 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm B3 0 1.3 Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế B4 34.291.058 1.4 Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài B5 0 1.5 Điều chỉnh tăng lợi nhuận do xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết B6 0 1.6 Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác B7 0 2 Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (B8=B9+B10+B11+B12) B8 0 2.1 Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước B9 0 2.2 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng B10 0 2.3 Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác B11 0 3 Tổng thu nhập chịu thuế (B12=A1+B1-B8) B12 1.250.357.767 3.1 Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh B13 1.250.357.767 3.2 Thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (B14=B12-B13) B14 0 C Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phảinộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1 Thu nhập chịu thuế (C1 = B13) C1 1.250.357.767 2 Thu nhập miễn thuế C2 0 3 Chuyển lỗ và bù trừ lãi, lỗ C3 0 3.1 Lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ C3a 0 3.2 Lỗ từ chuyển nhượng BĐS được bù trừ với lãi của hoạt C3b 0 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 82 động SXKD 4 Thu nhập tính thuế (TNTT) (C4=C1-C2-C3a-C3b) C4 1.250.357.767 5 Trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có) C5 0 6 TNTT sau khi đã trích lập quỹ khoa học công nghệ(C6=C4C5=C7+C8+C9) C6 1.250.357.767 6.1 Trong đó: + Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 22%(bao gồm cả thu nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi) C7 0 6.2 + Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 20% (bao gồm cảthu nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi) C8 1.250.357.767 6.3 + Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất không ưu đãikhác C9 0 + Thuế suất không ưu đãi khác C9a 0 7 Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suất không ưu đãi (C10 =(C7 x 22%) + (C8 x 20%) + (C9 x C9a)) C10 250.071.553 8 Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất ưu đãi C11 0 9 Thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ C12 0 9.1 Trong đó: + Số thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp định C13 0 9.2 + Số thuế được miễn, giảm không theo Luật Thuế TNDN C14 0 11 Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế C15 0 12 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh(C16=C10-C11C12-C15) C16 250.071.553 D Tổng số thuế TNDN phải nộp (D=D1+D2+D3) D 250.071.553 1 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh (D1=C16) D1 250.071.553 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 83 2 Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản D2 0 3 Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có) D3 0 E Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm (E = E1+E2+E3) E 200.000.000 1 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh E1 200.000.000 2 Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản E2 0 3 Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có) E3 0 G Tổng số thuế TNDN còn phải nộp (G = G1+G2+G3) G 50.071.553 1 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh (G1 = D1-E1) G1 50.071.553 2 Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản(G2 = D2E2) 2 0 3 Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có) (G3 = D3-E3) G3 0 H 20% số thuế TNDN phải nộp (H = D*20%) H 50.014.311 I Chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp với 20% số thuế TNDN phải nộp (I = G-H) I 57.242 L. Gia hạn nộp thuế (nếu có) [L1] Đối tượng được gia hạn [] [L2] Trường hợp được gia hạn nộp thuế TNDN theo: [L3] Thời hạn được gia hạn: [L4] Số thuế TNDN được gia hạn: 0 [L5] Số thuế TNDN không được gia hạn: 0 M.Tiền chậm nộp của khoản chênh lệch từ 20% trở lên đến ngày hết hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN (trường hợp kê khai quyết toán và nộp thuế theo quyết toán trước thời hạn thì tính đến ngày nộp thuế) [M1] Số ngày chậm nộp: ngày, từ ngày 01/02/2019 đến ngày [M2] Số tiền chậm nộp: Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 84 I. Ngoài các Phụ lục của tờ khai này, chúng tôi gửi kèm theo các tài liệu sau: Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./... NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Ngày 05 tháng 03 năm 2019 Họ và tên: NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc Chứng chỉ hành nghề số : ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) Nguyễn Văn Phước STT Tên tài liệu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 85 Biểu 2.9 Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh PHỤ LỤC 03 – 1A KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Dành cho người nộp thuế thuộc các Ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ ĐVT: Đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Mã chỉ tiêu Số tiền (1) (2) (3) (4) Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính. 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. [01] 117.014.047.235 Trong đó: - Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu [02] 116.136.198.635 2 Các khoản giảm trừ doanh thu ([03]=[04]+[05]+[06]+[07]) [03] a Chiết khấu thương mại [04] b Giảm giá hàng bán [05] c Giá trị hàng bán bị trả lại [06] d Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăngtheo phương pháp trực tiếp phải nộp [07] 3 Doanh thu hoạt động tài chính [08] 664.071.608 4 Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ([09]=[10]+[11]+[12]) [09] 115.836.576.238 a Giá vốn hàng hóa [10] 99.471.946.870 b Chi phí bán hàng [11] 13.303.944.905 c Chi phí quản lý doanh nghiệp [12] 3.060.684.463 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 86 5 Chi phí tài chính [13] 585.625.325 Trong đó: Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất, kinh doanh [14] 544.953.265 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh([15]=[01][03]+[08]-[09]-[13]) [15] 1.235.917.280 7 Thu nhập khác [16] 724.440.487 8 Chi phí khác [17] 744.291.058 9 Lợi nhuận khác ([18] = [16] - [17]) [18] (19.850.571) 10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp([19] = [15] + [18]) [19] 1.216.066.709 Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./... NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Ngày 05 tháng 03 năm 2019 Họ và tên: NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Chứng chỉ hành nghề số: Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có) Nguyễn Văn Phước Ghi chú: - Số liệu tại chỉ tiêu [19] của phụ lục này được ghi vào chỉ tiêu mã số A1 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN của kỳ tính thuế. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 87 b) Nộp thuế TNDN Vào quý 3/2018, sau khi xác định được số thuế TNDN tạm nộp cho cơ quan thuế, Kế toán phản ánh vào phần mềm như sau: Nợ TK 821: 100.000.000 đồng Có TK 3334: 100.000.000 đồng Sau khi đã nộp thuế TNDN cho Nhà nước, Kế toán tiến hành phản ánh vào phần mềm bút toán sau: Nợ TK 3334: 100.000.000 đồng Có TK 1121: 100.000.000 đồng Kế toán tiến hành các bút toán tương tự cho số thuế TNDN 100.000.000 đồng của quý 4/2018. Sau khi lập và kiểm tra kỹ càng tờ khai quyết toán thuế TNDN, Kế toán tiến hành nộp số tiền thuế còn thiếu vào Ngân sách nhà nước rồi thực hiện bút toán kết chuyển Chi phí thuế TNDN hiện hành theo định khoản sau: Nợ TK 911: 250.071.553 đồng Có TK 821: 250.071.553 đồng Sau khi nhập liệu thì phần mềm MISA sẽ tự động cập nhật các số liệu vào các sổ sách liên quan: Sổ chi tiết TK 821, Sổ chi tiết TK 3334 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 88 Biểu 2.10 Sổ cái TK 8211 năm 2018 Công Ty Cổ phần Phước Hiệp Thành Lô số CN04 - Cụm Công nghiệp Tứ Hạ, Phường Tứ Hạ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên - Huế Mã số thuế: 3301194153 SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Trangsố STT dòng Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 31/12/2018 31/12/2018 BTTH12-0128 Chi phí thuế TNDN năm 2018 1 1 3334 157.071.553 30/09/2018 30/09/2018 BTTH09-0063 Chi phí thuế TNDN tạm tính 1 1 3334 100.000.000 31/12/2018 31/12/2018 BTTH12-0128 Chi phí thuế TNDN năm 2018 1 2 911 157.071.553 30/09/2018 30/09/2018 BTTH09-0063 Chi phí thuế TNDN tạm tính 1 2 911 100.000.000 Tổng số phát sinh 250.071.553 250.071.553 Tổng số phát sinh lũy kế 250.071.553 250.071.553 Số dư cuối kỳ 0 0 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 89 Biểu 2.11 Sổ cái TK 3334 năm 2018 Công Ty Cổ phần Phước Hiệp Thành Lô số CN04 - Cụm Công nghiệp Tứ Hạ, Phường Tứ Hạ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên - Huế Mã số thuế: 3301194153 SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Trangsố STT dòng Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 62.202.642 31/03/2018 BN03-0107 31/03/2018 Nộp thuế TNDN năm 2017 1 1 1121 62.202.642 23/06/2018 BN06-0056 23/06/2018 Nộp thuế TNDN năm 2017 1 1 1121 6.397.927 26/09/2018 BN09-0068 26/09/2018 Nộp thuế TNDN quý 3/2018 1 1 1121 100.000.000 18/12/2018 BN12-0051 18/12/2018 Nộp thuế TNDN 1 1 1121 20.414.400 31/12/2018 BTTH12-0128 31/12/2018 Chi phí thuế TNDN 2018 1 1 8211 157.071.553 30/06/2018 BTTH06-0059 30/06/2018 Truy thu thuế TNDN 2017 1 1 4211 6.397.927 31/12/2018 BTTH12-0132 31/12/2018 Truy thu thuế TNDN 2016 1 1 4211 20.414.400 30/09/2018 BTTH09-0063 30/09/2018 Chi phí thuế TNDN tạm tính 1 1 8211 100.000.000 Tổng số phát sinh 189.014.969 276.883.880 Tổng số phát sinh lũy kế 189.014.969 276.883.880 Số dư cuối kỳ 0 150.071.553 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 90 Biểu 2.12 Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà Nước Mẫu số: C1-02/NS (Ban hành kèm theo Thông tư số 84/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính) GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Mã hiệu: Tiền mặt □ Chuyển khoản □ Số: Loại tiền: VND □ USD □ Khác: ... Người nộp thuế: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH Mã số thuế: 3301194153 Địa chỉ: Lô số CN 04, Cụm công nghiệp Tứ Hạ, phường Tứ Hạ, Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế Người nộp thay: Địa chỉ: Quận/Huyện: Tỉnh, TP:........... Đề nghị NH/ KBNN:.......... trích TK số: .. hoặc thu tiền mặt để nộp NSNN theo: TK thu NSNN □ TK tạm thu □ TK thu hồi hoàn thuế GTGT □ vào tài khoản của KBNN: Tỉnh, TP:.............Mở tại NH ủy nhiệm thu: . Nộp theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền: Kiểm toán NN □ Thanh tra TC □ Thanh tra CP □ Cơ quan có thẩm quyền khác □ Tên cơ quan quản lý thu: .................................................................................................................................. Phần dành cho người nộp thuế ghi Phần dành cho NH ủy nhiệm thu/ NH phối hợp thu/ KBNN ghi STT Số tờ khai/ Số quyết định / Số thông báo Kỳ thuế/ Ngày quyết định/ Ngày thông báo Nội dung các khoản nộp NSNN Số nguyên tệ Số tiền VND Mã chương Mã tiểu mục 01 31/12/2018 Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị không hạch toán ngành năm 2018. 100.000.000 554 1052 Tổng cộng Tổng số tiền ghi bằng chữ (2): Một trăm triệu đồng. PHẦN DÀNH CHO KBNN GHI KHI HẠCH TOÁN: Mã CQ thu: .. Mã ĐBHC: .. Nợ TK: . Có TK: .. NGƯỜI NỘP TIỀN NGÂN HÀNG/ KHO BẠC NHÀ NƯỚC Ngày... tháng... năm... Ngày... tháng... năm... Người nộp tiền Kế toán Thủ trưởng trưởng đơn vị Thủ quỹ Kế toán Kế toán trưởng Không ghi vào khu vực này Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 91 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CTCP PHƯỚC HIỆP THÀNH 3.1 Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Với một doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ chủ yếu ở ngoài lãnh thổ Việt Nam như Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành thì việc đất nước ta đã, đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới đem lại khá nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó thì những khó khăn mà quá trình hội nhập đem lại cũng không hề nhỏ khi đối thủ cạnh tranh lúc này đã mang tầm cỡ quốc tế, có khá nhiều lợi thế về khoa học, kỹ thuật Trong trận chiến cạnh tranh khắc nghiệt này, mỗi năm có không biết bao doanh nghiệp phải điêu đứng, không trụ được dẫn đến phá sản. Trước tình hình đó Công ty đã phải nổ lực không ngừng để đưa ra các chiến lược, cải cách nhằm bám trụ và phát triển qua mỗi năm và tất nhiên công tác kế toán cũng không ngoại lệ. Công ty luôn tuân thủ đầy đủ những quy định do Bộ Tài chính ban hành, đặc biệt là trong công tác thuế nói chung và thuế GTGT, TNDN nói riêng. Thường xuyên cập nhật, tuân thủ theo các thông tư, nghị định hay bất kì văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung nào về luật thuế nhằm đáp ứng thông tin đầy đủ cho nhà quản trị cũng như cơ quan thuế mà vẫn tiết kiệm đáng kể thời gian. Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại đơn vị, đi sâu nghiên cứu vào công tác kế toán thuế GTGT và TNDN, tôi nhận thấy doanh nghiệp có một số ưu - nhược điểm như sau: 3.1.1 Ưu điểm  Về hóa đơn, chứng từ Công ty thực hiện lập và luân chuyển hóa đơn, chứng từ theo mẫu hướng dẫn bắt buộc ban hành theo Thông tư 200/TT – BTC, điều này giúp cho chứng từ kế toán lưu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 92 hành trong công ty đảm bảo tính hợp lệ, phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ trong công ty được lưu trữ gọn gàng, ngăn nắp theo trình tự thời gian và từng phần hành kế toán. Điều này giúp thuận lợi trong việc tìm kiếm và tránh thất lạc chứng từ  Về hình thức kế toán Hiện nay, Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành đang sử dụng hình thức Nhật ký chung phù hợp với đặc điểm SXKD của công ty lớn có nhiều nghiệp vụ kế toán phát sinh. Bên cạnh đó, Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA giúp kế toán thực hiện công tác kế toán nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như nhân lực phục vụ tốt cho công tác quản lý.  Về đội ngũ kế toán: Đội ngũ kế toán của Công ty là những người có kinh nghiệm dày dặn, luôn tâm huyết, nhiệt tình với công việc, thường xuyên trau dồi, cập nhật kiến thức mới được sửa đổi, bổ sung, ban hành liên quan đến phần hành đảm nhiệm nhằm đáp ứng yêu cầu công việc một cách tối ưu.  Về công tác kế toán thuế  Các chế độ về kế toán thuế GTGT và TNDN được Bộ Tài chính ban hành luôn được công ty tuân thủ.  Các hóa đơn, chứng từ sử dụng kê khai thuế luôn tuân thủ đúng mẫu quy định, không có hiện tượng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.  Trước khi nhập liệu, các hóa đơn, chứng từ luôn được kiểm tra đầy đủ do đó không có tình trạng sử dụng hóa đơn không đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và các chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN luôn được Kế toán phản ánh đủ.  Vào ngày 01/11/2020 hóa đơn giấy sẽ không còn giá trị lưu hành, đứng trước sự thay đổi này, công ty đang trong quá trình đăng ký, đưa vào sử dụng hóa đơn Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 93 điện tử theo quy định. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm được thời gian, chi phí so với việc sử dụng hóa đơn giấy.  Công tác kê khai và nộp thuế luôn diễn ra trong đúng thời gian quy định.  Việc sử dụng phần mềm HTKK do cục thuế xây dựng đã giúp cho việc lập tờ khai, quyết toán và nộp thuế diễn ra khá thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. 3.1.2 Nhược điểm  Số lượng nhân viên hạn chế: Bộ máy kế toán của Công ty vỏn vẹn chỉ có 3 người, trong khi khối lượng công việc khá lớn, điều này khiến cho kế toán đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc làm gia tăng áp lực, không am hiểu sâu sắc, tường tận vấn đề, vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm dễ đẫn đến rủi ro, sai sót.  Về sổ sách kế toán: Công ty chưa mở đầy đủ sổ sách phản ánh nghiệp vụ phát sinh (TK 1332), chưa có sự thống nhất giữa số liệu ở Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào trên phần mềm MISA và Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT) của tháng 12. Điều này làm cho công tác theo dõi và nộp thuế gặp khó khăn.  Các chứng từ kế toán như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lập đầy đủ, đúng thời điểm phát sinh. Điều này, khiến việc truy cứu trách nhiệm khó khăn khi có sai sót đối với hàng hóa xuất nhập kho và thiếu căn cứ đối chiếu, đảm bảo chính xác cho những hóa đơn GTGT mua vào cũng như bán ra.  Các hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào và bán ra phần lớn không được kế toán phản ánh kịp thời, làm vi phạm nguyên tắc kế toán và dễ kê khai sót hóa đơn, làm ảnh hưởng đến thuế GTGT và TNDN phải nộp.  Thỉnh thoảng, Kế toán bất cẩn trong việc viết hóa đơn cung cấp cho khách hàng, điều này làm mất thời gian, chi phí điều chỉnh sai sót.  Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm HTKK 3.8.6, đây là phần mềm đã quá cũ, thiếu một số chức năng so với phiên bản 4.1.6 mà cục thuế đã nâng cấp vào ngày 28/02/2019 ( Cập nhật đúng mã số của các chỉ tiêu chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn – mã số 241 và Chi phí xây dựng cơ bản dở dang – mã số 242) Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 94 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty 3.2.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và TNDN Quá trình mở cửa thị trường, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực đã làm cho nền kinh tế, xã hội nước ta có nhiều thay đổi. Vì vậy việc chế độ kế toán doanh nghiệp nói chung và luật thuế GTGT cũng như TNDN nói riêng thường xuyên được thay đổi, bổ sung, ban hành là một điều tất yếu. Tuy nhiên việc thay đổi quá nhanh, quá nhiều lại khiến cho công tác kế toán của Công ty gặp không ít khó khăn trong việc cập nhật và áp dụng, do đó khó có thể tránh khỏi sai sót, ví dụ như việc chậm trễ trong công tác kê khai, nộp thuế hay xác định sai số tiền phải nộp khiến doanh nghiệp phải tiêu hao một khoản chi phí không đáng có. Xuất phát từ hạn chế nêu trên thì để có thể thực hiện tốt nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nước nhà cũng như tối đa hóa hiệu quả kinh doanh thì việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế tại công ty là một điều hết sức cần thiết. 3.2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và TNDN tại Công ty Từ những nhược điểm, hạn chế về thực tế công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán thuế GTGT và TNDN đã tìm hiểu được sau quá trình thực tập tại đơn vị, để hoàn thiện tốt công tác kế toán của doanh nghiệp, tác giả xin phép đưa ra một số giải pháp sau:  Tuyển thêm nhân viên Kế toán để phụ trách từng mảng nhằm nâng cao chất lượng công việc cũng như đáp ứng nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Cần phải phân công công việc rõ ràng giữa các nhân viên để dễ dàng trong việc truy cứu trách nhiệm khi xảy ra sai sót và nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên.  Cần phải mở đầy đủ sổ sách phát sinh (TK 1332) nhằm đảm bảo đúng bản chất của nghiệp vụ. Sớm chỉnh sửa nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT) và các sổ sách liên quan. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 95  Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần được phản ánh vào đúng thời điểm, để tránh hiện tượng bỏ sót nghiệp vụ.  Đối với lỗi viết sai hóa đơn tùy theo trường hợp mà Kế toán có cách thức giải quyết khác nhau: + Đối với những hóa đơn viết sai mà chưa giao cho khách hàng nhân viên Kế toán chỉ cần gạch bỏ hóa đơn, gấp lại và lưu tại cuốn. + Trường hợp phát hiện ra sai sót khi hóa đơn đã được giao cho khách hàng tuy nhiên cả bên bán lẫn bên mua vẫn chưa khai thuế, Kế toán sẽ tiến hành lập biên bản thu hồi hóa đơn và ghi rõ lý do thu hồi. Sau khi gạch chéo các liên của hóa đơn, Kế toán tiến hành lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định. + Trường hợp phát hiện khi mà cả bên bán lẫn bên mua đều đã kê khai thuế, Kế toán có trách nhiệm lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản với người mua ghi rõ sai sót, đồng thời lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất GTGT, tiền thuế GTGT cho hóa đơn số, ký hiệuCăn cứ vào số hóa đơn điều chỉnh, tiến hành kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra. Tuy nhiên hóa đơn điều chỉnh thì không được ghi số âm.  Cần phải lập đầy đủ, kịp thời các chứng từ: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để làm căn cứ theo dõi hàng hóa thực tồn cũng như là cơ sở để đối chiếu số thuế phát sinh.  Cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới về Kế toán doanh nghiệp nói chung và Kế toán thuế nói riêng để nâng cao chất lượng công việc, trau dồi kiến thức kỹ năng thông qua các trang web tin cậy hoặc cho nhân viên đi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức.  Cần phải cập nhật các phiên bản mới của phần mềm HTKK, Itaxviewnhằm giúp cho việc kê khai, nộp thuế thuận lợi. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 96 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú làm cho cơ chế quản lí của nước ta có những đổi mới sâu sắc và toàn diện, tạo ra những chuyển biến tích cực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Để quản lí nền kinh tế phải có các cơ chế quản lý, có các chính sách chế độ tài chính thích hợp và đòi hỏi công tác kế toán ngay càng hoàn thiện. Với đặc điểm là doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành luôn chú trọng công tác kế toán. Sau thời gian tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ của kế toán công ty, tác giả đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra:  Thứ nhất, củng cố được cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT và TNDN phải nộp.  Thứ hai, phản ánh được thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và TNDN tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành. Biết được mỗi ngày, mỗi tháng hay mỗi quý một nhân viên kế toán thuế thực thụ cần phải làm gì, từ việc kiểm tra hóa đơn cho đến việc kê khai nộp thuế thồng qua phần mềm HTKKĐây là những kiến thức quý báu mà tác giả vẫn chưa có thể lĩnh hội được khi chỉ dựa trên lý thuyết  Thứ ba, nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác kế toán tại đơn vị thực tập, đồng thời đề xuất ra một số biện pháp góp phần hoàn thiện tốt công tác kế toán của đơn vị. Sau một khoảng thời gian thực tập tại đơn vi, tuy không dài nhưng đây lại là cơ hội tốt để tôi có thể tiếp xúc với những kiến thức thực tế, hiểu hơn về công việc của một kế toán, đặc biệt là công tác kế toán thuế GTGT và TNDN. Đồng thời vận dụng những kiến thức đã được học ở trường, so sánh giữa lý thuyết và thực tế, học hỏi và đúc rút được những kinh nghiệm để hoàn thành bài khóa luận này, cũng như trang bị đầy đủ cho nghề nghiệp trong tương lai. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 97 2. Kiến nghị Qua thời gian được quan sát và nhận sự chỉ dạy tận tình từ cô giáo hướng dẫn và các nhân viên kế toán tại Công ty, mặc dù đã giúp tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu giúp ích cho công việc thực tế sau này cũng như hoàn thành được các mục tiêu ban đầu đã đề ra nhưng vì hạn chế về mặt thời gian nên đề tài bước đầu chỉ phản ánh phần nào công tác kế toán tại Công ty chứ chưa thực sự trọn vẹn, hoàn chỉnh. Do đó, nếu muốn hoàn chỉnh trọn vẹn hơn đòi hỏi đề tài phải nghiên cứu thêm các phần hành khác như: Kế toán bán hàng, công nợ phải trả, giá thànhĐây là nhược điểm mà tôi chưa làm được ở bài khóa luận này, ngoài ra với sự hiểu biết hạn hẹp của bản thân, bài khóa luận này khó tránh khỏi sai sót trong việc phân tích, nhận định, đưa ra ý kiến chủ quan. Do đó kính mong quý Cô Thầy chỉ bảo, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thị Ngọc Quyên (2016), Thuế và kế toán thuế 1, . 2. Luật 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016, sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và quản lí thuế, ban hành ngày 6/4/2016 3. Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008 và được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật sửa đổi số 71/2014/QH13 áp dụng từ kì thuế 01/01/2015, 4. Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12. 5. Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế 6. Nghị định 100/2016/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế. 7. Nghị định 209/2013/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT có hiệu lực 1/1/2014. 8. Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực 31/12/2013. 9. Nghị định 146/2017/NĐ-CP ban hành ngày 15/12/2017 chính phủ sửa đổi, bổ sung nghị định 100/2016/NĐ- CP và 12/2015/NĐ- CP về Luật thuế GTGT và thuế TNDN 10. Thông tư 96/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung 99 định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Thông tư số 151/2014/TT-BTC. 11. Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành 18/06/2014. 12. Khóa luận “Thực trạng công tác thuế GTGT tại Công ty Cổ phần Cơ khí và xây dựng công trình 878” – Nguyễn Thị Hằng (Niên khoán 2012 – 2016) 13. Khóa luận “Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH TMDV Lộc Thọ” – Nguyễn Trúc Quỳnh (Niên khóa 2014 – 2018) 14. Website: Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hóa đơn GTGT 0000125 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Phụ lục 2: Hóa đơn GTGT 0000788 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Phụ lục 3: Hóa đơn GTGT 0000157 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Phụ lục 4a: Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (1/3) Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Phụ lục 4b: Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (2/3) Phụ lục 4c: Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (3/3) Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Phụ lục 5: Hóa đơn thương mại Phụ lục 6: Phiếu đóng gói Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Phụ lục 7: Giấy chứng nhận xuất xứ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Phụ lục 8: Vận đơn đường biển Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Phụ lục 9: Tờ khai thuế GTGT tháng 12/2018 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Phụ lục 10: Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2018 Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Cẩm Dung Phụ lục 11: Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_thue_gia_tri_gia_tang.pdf
Tài liệu liên quan