ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------
ĐINH QUANG BÌNH
THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP CÂY BÒNG, XÃ LA HIÊN,
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa : 2014 – 2018
THÁI NGUYÊN – 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------
ĐINH QUANG BÌNH
THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
90 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án cụm công nghiệp Cây bòng, xã La hiên, huyện Võ nhai, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP CÂY BÒNG, XÃ LA HIÊN,
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Lớp : K47 - VB2
Khoa : Môi trường
Khóa : 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Lan
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, em xin cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa.
Để đạt được kết quả như hôm nay và có thể hoàn thành tốt bài đề tài tốt
nghiệp của mình, em xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Thị
Lan, Cô đã giúp em lựa chọn mảng đề tài phù hợp, hướng dẫn em nhiệt tình và tận
tụy trong quá trình em làm đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị ở Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và
Môi trường. Đã nhiệt tình giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập, nghiên cứu
tài liệu và hoàn thành đề tài của mình.
Sinh viên
Đinh Quang Bình
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.1. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 1
1.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................................................. 1
1.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................. 2
1.2. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học....................................................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................................. 3
1.1.2. Cơ sở lý luận thực tiễn ...................................................................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ................................................... 5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................................. 5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................................... 7
PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 10
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 10
2.2. Địa điểm thực hiện và thời gian tiến hành ........................................................... 10
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 10
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................................... 10
2.4.2. Phương pháp thống kê: ................................................................................................... 11
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh: ................................................................................... 11
2.4.4. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO và
phương pháp mô hình hóa ........................................................................................................ 11
2.4.5. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: ..... 11
3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu trong phòng thí nghiệm. ............................................ 15
3.4.4. Phương pháp đánh giá và so sánh ................................................................................. 18
PHẦN III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THẢO LUẬN ............................................ 19
3.1. Sơ lược về dự án .................................................................................................. 19
3.1.1. Hiện trạng khu đất dự án: ............................................................................................... 19
3.1.2. Nội dung chủ yếu của dự án .......................................................................................... 22
iii
3.2. Ảnh hưởng của dự án đến Môi trường và kinh tế - xã hội .................................. 32
3.2.1. Ảnh hưởng của dự án đến môi trường .......................................................................... 32
3.3. Ảnh hưởng của dự án đến kinh tế - xã hội ........................................................... 68
3.3.1. Những tác động đến môi trường kinh tế- xã hội. ........................................................ 68
3.4. Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa,giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tắng
cường hiệu quả kinh tế cho dự án ............................................................................... 72
3.4.1. Biện pháp phòng ngừa,giảm thiểu ô nhiễm môi trường ............................................. 72
3.4.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động về kinh tế - xã hội. .................................... 77
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 81
4.1. Kết luận ................................................................................................................ 81
4.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 82
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên ký hiệu
BVMT Bảo vệ Môi trường
BTCT Bê tông cốt thép
CTNH Chất thải nguy hại
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
WHO Tổ chức Y tế thế giới
XDCB Xây dựng cơ bản
XLNT Xử lý nước thải
CCN Cụm công nghiệp
KCN Khu công nghiệp
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thời gian và vị trí lấy mẫu không khí ........................................................ 12
Bảng 2.2. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu .......................................................... 13
Bảng 2.3. Thời gian và vị trí lấy mẫu nước ................................................................ 14
Bảng 2.4. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu .......................................................... 14
Bảng 2.5. Thời gian và vị trí lấy mẫu đất ................................................................... 15
Bảng 2.6. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu .......................................................... 15
Bảng 2.7. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí ....................... 16
Bảng 2.8. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ................................ 16
Bảng 2.9. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất .................................... 17
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp sử dụng đất ......................................................................... 20
Bảng 3.2. Cơ cấu sử dụng đất của dự án..................................................................... 23
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp mạng lưới đường và công trình giao thông ....................... 26
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước ....................................................... 28
Bảng 3.5. Cơ cấu diện tích cây xanh .......................................................................... 30
Bảng 3.6. Những nguồn gây tác động từ các hoạt động của dự án ............................ 33
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu khí .......................................................................... 35
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất ........................................................ 36
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước mặt ................................................................ 37
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu đất .......................................................................... 38
Bảng 3.8. Tổng hợp khối lượng thu hồi, giải phóng mặt bằng ................................... 40
Bảng 3.9. Tổng hợp công trình kiến trúc hiện trạng. .................................................. 41
Bảng 3.10. Tải lượng khí thải độc hại phát sinh
từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (dầu diezel) phục vụ thi công .................................. 46
Bảng 3.11. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính .......... 49
Bảng 3.12. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí ........................................ 49
Bảng 3.13. Nồng độ khí, bụi trong giai đoạn thi công ................................................ 51
Bảng 3.14. Nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trong giai đoạn thi công .......... 53
Bảng 3.15. Lan truyền tiếng ồn theo khoảng cách...................................................... 57
Bảng 3.16. Sự phát tán độ ồn do nguồn điểm ............................................................. 57
Bảng 3.17. Sự phát tán độ ồn do nguồn đường .......................................................... 58
Bảng 3.18.Mức độ gây rung của một số máy móc thi công ....................................... 60
Bảng 3.19. Các chất ô nhiễm khí thải đặc trưng của một số ngành công nghiệp ....... 64
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM ( tiếng Anh là EIA) là việc
phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện
pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ
ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13)
Mục đích của việc đánh giá tác động môi trường để biết được tầm ảnh hưởng
của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm
định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không; Đồng thời có biện pháp
phòng ngừa, xử lý trước khi xây dựng và đi vào hoạt động dự án.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa
chọn phương án khả thi tối ưu cho dự án, liên quan giữa môi trường và hoạt động sản
xuất, đảm bảo đúng theo quy định Nhà nước mà vẫn có lợi về kinh tế.
Hiện nay các dự án phát triển kinh tế - xã hội ,cơ sở hạ tầng đều có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh,vì vậy việc lập ĐTM là hết sức cần thiết
để dự báo và ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường,giảm đa dạng sinh học của các dự án.
Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai đã được bổ sung tại
Quyết định số 1313/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên và
giao cho UBND Huyện Võ Nhai làm Chủ đầu tư. Được quy hoạch phát triển đến
năm 2020 với diện tích 15,190ha, là một trong những CCN có nhiều lợi thế hơn so
với các cụm công nghiệp trên địa bàn. Cụm công nghiệp Cây Bòng có tuyến đường
Quốc lộ 1B chạy qua, kết nối với các xã Khe Mo, Nam Hòa của Huyện Đồng Hỷ
bằng tuyến đường Liên Huyện; địa điểm quy hoạch là khu vực dân cư thưa thớt rất
thuận tiện cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư. Với những thuận lợi từ
đường lối chủ trương đến vị trí địa lý, trong tương lai CCN Cây Bòng được đầu tư
xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh sẽ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư sản xuất kinh
doanh trong cụm công nghiệp.
Trước thực tế trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn của Giảng viên
PGS.TS Đỗ Thị Lan, tôi thực hiện đề tài: “Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự
án Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên“.
1.1. Mục tiêu của đề tài
1.1.1. Mục tiêu chung
Thông qua việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ cung cấp cho các
nhà đầu tư dự án một quy trình xem xét đến tất cả các tác động có hại đến môi
trường của các chính sách,chương trình và hoạt động của dự án.Tạo ra phương thức
để cộng đồng chịu ảnh hưởng của dự án có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định
thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra cơ quan quản lý.
Thông qua ĐTM chủ dự án cũng có thể nhận thức và dự báo các tác động tới môi
trường, từ đó lựa chọn các phương án sao cho phù hợp nhất với mục tiêu kinh tế và
ảnh hưởng ít đến môi trường.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
Thực hiến báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cụm công nghiệp Cây
Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Ý nghĩa của đề tài
- Giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài
nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về
kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế
và đồng thời tạo lập thói quen làm việc độc lập.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, trên cơ sở những
kiến thức nắm được sẽ là hành trang phục vụ cho công việc của sinh viên sau khi ra
trường.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở khoa học
- Khái niệm môi trường:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Theo khoản 1 điều 3 của
luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014).
- Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường:
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. (Theo khoản 3 điều 3 của luật bảo vệ môi
trường Việt Nam năm 2014).
- Khái niệm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường. (Theo khoản 4 điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014).
- Khái niệm ĐTM
Có rất nhiều cách hiểu, hay định nghĩa về ĐTM. Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có
một định nghĩa chung đầy đủ, vạn năng về ĐTM. Một vài ví dụ về tính đa dạng của ĐTM :
“ĐTM được coi là một kỹ thuật, một quá trình thu thập về ảnh hưởng môi
trường của một dự án và các nguồn khác,được tính đến trong việc đưa ra quyết định
cho dự án có tiến hành hay không?” (Do.Ecoli 1989)
“ĐTM là quá trình thu thập thông tin về ảnh hưởng,tác động của dự án đề
xuất, phân tích các thông tin này và gửi đến người ra quyết định” ( IchemE 1994)
Trong hướng dẫn chung về ĐTM năm 2010 của Cục thẩm định và Đánh giá
tác động môi trường , thuộc Tổng cục môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường đã
chỉ rõ “ Đánh giá tácđộng môi trường về bản chất là quá trình dự báo, đánh giá tác
động của một dự án đến môi trường, bao gồm môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội
và đưa ra các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tác động lên môi trường.”
1.1.2. Cơ sở lý luận
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ Về thoát nước
và xử lý nước thải;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ V/v Quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của chính phủ về quản lý chất
thải và phế liệu;
- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường;
- Nghị đinh số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về
sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế
hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư số
32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 về quy định quy chuẩn Quốc gia về môi
trường, gồm:
+ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư số
16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 về quy định quy chuẩn Quốc gia về môi
trường, gồm:
+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh;
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư số
25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 về quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
môi trường, gồm:
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Quyết định
số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:
+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư
64/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường:
+ QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn
cho phép một số kim loại trong đất;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư
65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường:
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư
66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường:
+ QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước dưới đất;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/02/2002 của Bộ Y tế về việc ban
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Xét về tính chất công việc thì hoạt động ĐTM đã có từ lấu đời. Song nếu xét
về thời gian mà công việc này được gọi tên thừa nhận thì người ta thường lấy năm
1969, năm thông qua đạo luật chính sách môi trường của Mỹ làm thời điểm ra đời
của ĐTM. Một số thuật ngữ đã được đưa ra liên quan tới quá trình tuân thủ Đạo luật
chính sách môi trường của Mỹ :
- Kiểm kê hiện trạng môi trường : Environmental Inventory
Là hoạt động nhằm mô tả toàn diện về môi trường đang tồn tại ở một vùng dự
định dặt dự án hoặc vùng có xảy ra các hoạt động về môi trường. Việc kiểm kê cần
phải đề cập đến các yếu tố lý hóa của môi trường như thổ nhưỡng , địa chất, địa hình,
khí hậu, nước mặt, nước ngầm,c hất lượng không khí.Các yếu tố môi trường sinh
học như động thực vật, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái.Môi trường nhân văn
như khảo cổ, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sảnMôi trường kinh
tế như dân số và phân bố dân số, mức sống, điều kiện giáo dục, hệ thống hạ tầng xã
hội và hạ tầng kỹ thuật cùng các dịch vụ công cộng khác.
- Đánh giá tác động môi trường : Environmental Impact Assessment EIA
Là sự xác định đánh giá các tác động (hay ảnh hưởng) có thể xảy ra của dự án
tới môi trường.
-Tường trình tác động môi trường : Environmental Impact Statement EIS
Là văn bản tường trình tất cả kết quả của công tác đánh giá tác động môi
trường đã tiến hành với một dự án.
Mặt khác điều 102 của Đạo lật chính sách môi trường Mỹ còn quy định về
đánh giá tác động môi trường gồm 3 điểm cụ thể sau :
- Yêu cầu tất cả cơ quan,công sở Liên Bang phải tiếp cận đánh giác tác động
môi trường một cách có hệ thống, liên ngành trong quá tình quy hoạch và ra các
quyết định có khả năng tác động đến môi trường.
- Yêu cầu tất cả các cơ sở xác định, phát triển các phương pháp và thủ tục
nhằm đảm bảo các giá trị môi trường cùng với việc xem xét các khía cạnh kinh tế kỹ
thuật, ra quyết định thực thi các dự án phát triển.
- Chỉ ra sự cần thiết đối với việc soạn thảo báo cáo đánh giá tác động môi
trường, xác định nội dung cần có của báo cáo này.
Sau mỹ ,ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước. Nhóm các nước có vùng
lãnh thổ sớm thực hiện công tác này là : Nhật, Singapore, Hồng Kông (1972), tiếp
đến là Canada (1973), Úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Trung Quốc (1979).
Như vậy không chỉ các nước lớn có nền kinh tế phát triển mà ngay cả các nước
nhỏ,các nước đang phát triển cũng đã nhận thức được các vấn đề về môi trường và
vai trò của ĐTM trong việc gải quyết các vấn đề này. Chỉ trong vòng 20 năm,ĐTM
đã được rất nhiều nước xem xét,áp dụng. Tuy nhiên yêu cầu đổi mới với ĐTM, thủ
tục thực hiện có khác nhau giữa các nước và thường thể hiện ở những điểm sau :
- Loại dự án cần phải ĐTM
- Vai trò của cộng đồng trong ĐTM
- Thủ tục hành chính
- Các đặc trưng lược duyệt
Ngoài các quốc gia,các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến công tác
ĐTM. Ta có thể kể ra các tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác này như :
- Ngân hàng thế giới (WB)
- Ngân hàng phát triển châu á (ADB)
- Chương trình phát triển quốc tế Mỹ (USAID)
- Chương trình môi trường của liên hợp quốc (UNEP)
Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể cho công tác ĐTM của
các dự án vay vốn của mình. Tiếng nói của ngân hàng có hiệu lực lớn vì họ nắm
trong tay quyền tài chính mà các chủ dự án rất cần để triển khai dự án của mình. Một
công việc mà các tổ chức này thực hiện rất hiệu quả đó là tổ chức các khóa học về
ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới,đặc biệt là các nước đang phát triển.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, thời kỳ hình thành ĐTM chúng ta chưa có điều kiện tiếp cận lĩnh
vực này. Phải đến đầu những năm 80 các nhà khoa học Việt Nam mới tiếp cận công
tác ĐTM thông qua các hội thảo khoa học quốc tế. Chính phủ Việt Nam cũng sớm
nhận thức được các vấn đề về môi trường và ĐTM nên cũng tạo điều kiện cho các cơ
quan, cá nhân tiếp cận lĩnh vực này. Đầu những năm 80 một nhóm các nhà khoa học
Việt Nam, đứng đầu là giáo sư Lê Thạc Cán đã đến trung tâm Đông – Tây ở Hawai –
Mỹ nhằm nghiên cứu về luật, chính sách môi trường nói chung và ĐTM nói riêng.
Sau năm 1990, nhà nước ta cho tiến hành chương trình nghiên cứu môi trường
mang mã số kinh tế 02. Trong đó có một đề tài trực tiếp nghiên cứu về ĐTM,đề tài
mang mã số KT – 02 do Giáo sư Lê Thạc Cán chủ trì.Trong khuôn khổ đề tài này,
một số báo cáo ĐTM mẫu đã được lập,đáng chú ý là ĐTM của nhà máy giấy Bãi
Bằng và ĐTM công trình thủy lợi Thạch Nham. Việc biên soạn, thông qua ban hành
luật Bảo vệ môi trường đã mở ra một bước ngoặt trong công tác bảo vệ môi trường
nói chung và ĐTM nói riêng ở nước ta. Luật đã được Quốc hội thông qua lần đầu
vào ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ra quyết định công bố 29L/CTN ngày
10/01/1994. Hơn 10 năm sau đó, Luật bảo vệ môi trường sửa đổi, bổ sung đã được
Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/01/2005.
Sau khi luật ra đời, nhiều báo cáo ĐTM đã được thẩm định góp phần giúp
những người ra quyết định có thêm tài liệu để xem xét toàn diện các dự án phát triển
ở Việt Nam.
Cùng với việc ban hành luật, Nhà nước cũng ban hành rất nhiều các văn bản
pháp luật dưới dạng các Nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ tài nguyên và
môi trường trong đó có quy định cụ thể về thực hiện hướng dẫn các đơn vị tổ chức,
cá nhân thực hiện ĐTM trong thực tế. Nhờ đó ĐTM cho đến nay đã trở thành một
công việc phổ biến, nằm trong khung pháp luật của nhà nước mà tất cả các dự án
thực hiện.
Nội dung và quy trình thực hiện ĐTM tại Việt Nam đã có những thay đổi và phát
triển theo từng thời kỳ. Quy trình thực hiện ĐTM trước đây ở Việt Nam còn đơn giản và
lạc hậu so với quy trình chung của thế giới, nhưng cho đến nay đã được điều chỉnh phù
hợp hơn. Các yêu cầu và chất lượng của các báo cáo ĐTM cũng đã được nâng cao rõ rệt
nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển KT- XH và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Tóm lược nội dung thực hiện ĐTM qua từng thời kỳ :
- Giai đoạn 1993 đến 2005
Việc thực hiện ĐTM ở Việt Nam được quy định chậm hơn một bước so với
thế giới, cụ thể là :
-Giai đoạn lập báo cáo đầu tư ( nghiên cứu tiền khả thi): chỉ sàng lọc dự án để
xem loại dự án nào phải lập ĐTM.
-Giai đoạn lập dự án đầu tư ( nghiên cứu khả thi): Quy định việc thực hiện
đánh giá tác động môi trường sơ bộ.
-Giai đoạn thiết kế kỹ thuật: Quy định lập báo cáo ĐTM chi tiết và trình thẩm
định , phê duyệt.
- Giai đoạn 2005 đến nay
Để khắc phục luật bảo vệ môi trường 2005 và chu trình thực hiện ĐTM cho
phù hợp với chu trình ĐTM trên thế giới cụ thể như sau :
- Giai đoạn quy hoạch và lập báo cáo đầu tư: Trong 2 giai đoạn này hiện nhà
nước không quy định bắt buộc có phải sàng lọc môi trường môi trường hay ĐTM sơ
bộ không, tuy nhiên dự án phải chú trọng vào việc phân cấp của nhà nước.
- Giai đoạn lập dự án đầu tư: Nếu các dự án qua sàng lọc ở trên phải lập ĐTM thì
giai đoạn này phải tiến hành ĐTM chi tiết cho dự án và trình thẩm định phê duyệt.
PHẦN II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng với quy mô 30ha, trong đó phân kì đầu tư
tới năm 2020 là 15,197 ha định hướng là Cụm công nghiệp thu hút các ngành nghề
như may mặc, chế biến nông lâm sản, cơ khí chế tạo, đang được huyện Võ Nhai
xúc tiến đầu tư xây dựng cùng với hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội, đường giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải,....được
quy hoạch đầu tư đồng bộ.
Dự án hạ tầng cụm công nghiệp Cây Bòng chỉ tiến hành xây dựng hạ tầng mà
không tiến hành thi công các công trình thứ cấp, vì vậy phạm vi báo cáo chỉ tiến
hành đánh giá, dự báo các tác động môi trường do các hoạt động giải phóng mặt
bằng phá dỡ các công trình, đào đắp san gạt, các hoạt động chuẩn bị cho giai đoạn
xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp (bóc đất hữu cơ, vận chuyển bùn đất đổ
thải, vận chuyển đất đắp san nền, san nền) các tác động tới môi trường trong giai
đoạn xây dựng (hệ thống giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, cây xanh) và đánh
giá dự báo các tác động khi cụm công nghiệp đi vào hoạt động.
2.2. Địa điểm thực hiện và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Xóm Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian: từ tháng 12/2018 đến tháng 04/2019.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Sơ lược về Dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng.
- Đánh giá ảnh hưởng của dự án đến môi trường.
- Đánh giá ảnh hưởng của dự án đến tình hình kinh tế - xã hội.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu
quả kinh tế.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến dự án
- Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến ĐTM
- Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài qua sách báo, internet
- Các số liệu thứ cấp được thu thập tại Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi
trường tỉnh Thái Nguyên
2.4.2. Phương pháp thống kê:
Thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế - xã hội, môi
trường tại khu vực thực hiện dự án.
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh:
Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Tiêu chuẩn Môi
trường Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực
nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi
trường do các hoạt động của dự án.
2.4.4. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO và
phương pháp mô hình hóa
Được sử dụng để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh khi triển khai
xây dựng và thực hiện dự án (chủ yếu ước tính tải lượng khí, bụi).
Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong
môi trường không khí, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không
khí do các hoạt động của dự án gây ra (Mô hình nguồn đường, nguồn mặt).
2.4.5. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm:
Tiến hành đi khảo sát ngoài thực địa và lấy mẫu nước phân tích là phương
pháp giúp kiểm chứng lại số liệu, thông tin đã thu thập và đã được tính toán, nhìn
nhận và đánh giá vấn đề cần được ưu tiên trong nghiên cứu, từ đó bổ sung hoặc có
những hướng nghiên cứu mới. Công việc lấy mẫu:
* Mẫu không khí
Bảng 2.1. Thời gian và vị trí lấy mẫu không khí
STT Kí hiệu Thời gian lấy Vị trí lấy mẫu
mẫu
Tại khu vực Đông Nam của dự án
1 Mẫu khí 1 31/10/2018
(X:105°55'03'3"; Y:21°41'45,1")
Tại khu vực Tây Bắc dự án
2 Mẫu khí 2 31/10/2018
(X:105°54'47,2"; Y:21°41'52,1")
Tại khu vực Đông Bắc dự án
3 Mẫu khí 3 31/10/2018
(X:105°54'38,6"; Y:21°41'42,7")
Tại khu vực Tây Nam dự án
4 Mẫu khí 4 31/10/2018
(X:105°54'39,5"; Y:21°41'45,3")
Tại khu vực Trung tâm dự án
5 Mẫu khí 5 31/10/2018
(X:105°54'50,5"; Y:21°41'45,7")
- Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
TCVN 5067:1995- Chất lượng không khí – Phương pháp khối lượng xác định
hàm lượng bụi .
TCVN 5293:1995 – Chất lượng không khí – Phương pháp ung henols – Xác
định hàm lượng Amoniac.
TCVN 5971:1995 – Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit-
Phương pháp tetracloromercurat (TCM)/ pararosanilin.
TCVN 6137:2009 – Xác định nồng độ kh...oài cùng đảm bảo khoảng cách cách ly với
các khu dân cư xung quanh.
Trong khu vực dự án cơ cấu đất cây xanh diện tích 17.144,7 m2 bao gồm:
Bảng 3.5. Cơ cấu diện tích cây xanh
STT Hạng mục Diện tích (m2) Tỉ lệ (%)
1 Đất cây xanh cách ly 2.288,5 1,51
2 Đất cây xanh cảnh quan 6.541,0 4,30
3 Cây xanh đường quốc lộ 1B 8.315,2 5,47
Tổng 17.144,7 11,28
Cây xanh được trồng trong hố trồng cây dọc 2 bên vỉa hè với khoảng cách giữa
các cây là 10m, khoảng cách tim cây với mép vỉa hè là 1,5m. Các loại cây được
trồng trên vỉa hè là các loại cây bóng mát có chiều cao tối thiểu là 3m, đường kính
thân cây nhỏ nhất là 15cm. Có thể trồng các loại cây như: Phượng, Bằng lăng, Lát,
Sấu..
Trên vỉa hè nằm trong khu vực nút giao không dùng trồng cây để đảm bảo tầm
nhìn xe chạy trong phạm vi các nút giao này.
- Xây dựng hệ thống đường dạo với kết cấu: Mặt lát gạch Terrazzo, lớp bê tông
đệm M100# dày 10cm, đất san nền K90.
- Cây bóng mát được trồng cách góc đường từ 2-5m để đảm bảo tầm nhìn giao
thông. Khoảng cách các hố trung bình từ 10-15m, một số vị trí có thể bố trí khoảng
cách nhỏ hơn hoặc lớn hơn để tránh hố ga, cột điện.
- Hố trồng cây có kích thước 1,2x1,2 m, sâu 0,6m. Hỗn hợp đất trồng cây bao
gồm: đất màu, phân NPK, tro trấu theo tỷ lệ phù hợp nhằm đảm bảo dinh dưỡng,
độ tơi xốp của đất giúp cây phát triển tốt.
Trình tự thi công:
Thi công vỉa hè, cây xanh sau cùng. Định vị các vị trí hố cây trên mặt bằng,
đào móng xây hố, xây hố bằng gạch, thi công lớp cát đệm móng phần vỉa hè, lát vỉa
hè toàn bộ bằng gạch Block tự chèn.
Khuôn viên cây xanh: Thi công lớp bê tông lót đường dạo, thi công xây bó
tường gạch, thi công lát lớp gạch Tezzarro. Đào hố trồng cây, đắp đất màu sau đó
trồng cỏ và cây cảnh quan.
i/ Hệ thống thông tin liên lạc
Dự án nằm trong phạm vi cung cấp của tổng đài Bưu điện huyện Võ Nhai. Từ
tổng đài xây dựng các tuyến cáp đến tủ cáp đặt trên vỉa hè giao thông, các tuyến cáp
đi trong hào kỹ thuật trên vỉa hè. Để đảm bảo tính đồng bộ, sử dụng được các hạ tầng
hiện có, Chủ đầu tư kết hợp cùng Bưu điện Võ Nhai đầu tư, thiết kế và lắp đặt theo
đúng hồ sơ quy hoạch được duyệt.
Theo định hướng trong quy hoạch chung, khu vực quy hoạch thuộc phạm vi
phục vụ của Tổng đài điều khiển của tỉnh. Trên cơ sở số điện thoại thuê bao trong
từng khu đất dự kiến bố trí trên trục đường quy hoạch 01 tủ cáp có dung lượng 100
đầu số. Cáp điện thoại từ tổng đài vệ tinh đến các tủ cáp thuê bao dùng cáp quy
chuẩn 50 x 2 (50 đôi dây). Các hạng mục: cáp truyền dẫn, các tủ phân phối, các trạm
điện thoại công cộng sẽ do nhà cung cấp dịch vụ đầu tư và lắp đặt.
3.2. Ảnh hưởng của dự án đến Môi trường và kinh tế - xã hội
3.2.1. Ảnh hưởng của dự án đến môi trường
3.2.1.1. Dự báo các nguồn tác động đến môi trường
Các đánh giá tác động của Dự án Hạ tầng Cụm công nghiệp Cây Bòng tới môi
trường tự nhiên và kinh tế - xã hội được thực hiện theo các giai đoạn chuẩn bị, xây
dựng và hoạt động.
Các tác động tới môi trường của dự án được cụ thể hóa về nguồn gây tác
động, đối tượng bị tác động, mức độ và quy mô tác động. Các đánh giá sẽ được định
lượng và so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành.
- Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị dự án (Đền bù giải phóng mặt bằng thực
hiện khoảng 3 tháng; San lấp mặt bằng thực hiện khoảng 3 tháng)
- Giai đoạn 2: Giai đoạn thi công xây dựng cơ bản (12 tháng)
- Giai đoạn 3: Giai đoạn tuyến đường đi vào hoạt động
Những nguồn gây tác động của dự án được thể hiện khái quát trong bảng sau.
Bảng 3.6. Những nguồn gây tác động từ các hoạt động của dự án
Các nguồn tác động
Các hoạt động của Các nguồn tác động có liên quan đến
không liên quan đến
dự án chất thải
chất thải
I. Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị dự án
- Rà phá bom mìn, Bụi, khí thải độc hại (CO, NOx, SOx,) - Ồn, rung
- Đền bù, Giải do san gạt mặt bằng, đốt cháy nguyên, - Chuyển đổi mục đích sử
phóng mặt bằng. nhiên liệu động cơ... dụng đất, mất đất canh
- Đào đắp, san lấp - Nước thải sinh hoạt của công nhân XD, tác, ảnh hưởng đến đời
mặt bằng. nước mưa chảy tràn, nước thải thi công. sống của người dân.
- Chất thải rắn (CTR): - Cản trở giao thông khu
+ Bùn, đất bóc tách bề mặt. vực, tai nạn giao thông
. - Tai nạn lao động
- Mất trật tự an ninh khu
vực...
II. Giai đoạn 2: Giai đoạn thi công xây dựng cơ bản
- Vận chuyển vật - Bụi, khí thải độc hại (CO, NOx, SOx,)
liệu xây dựng, máy do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu
móc thiết bị... và thi công trên công trường - Tiếng ồn
- Hạ ngầm đường - Nước thải sinh hoạt của công nhân XD, - Cản trở giao thông khu
điện nước mưa chảy tràn, nước thải thi công. vực, tai nạn giao thông
- Xây dựng hạ tầng - Chất thải rắn (CTR): - Tai nạn lao động
kỹ thuật + CTR XD: Đất, đá thải, vôi vữa xi măng - Mất trật tự an ninh khu
rơi vãi, gạch vụn, bao bì xi măng, sắt thép vực...
vụn, gỗ xây dựng hỏng...
+ CTR sinh hoạt của công nhân XD.
+ CTR nguy hại: Các loại chất thải nhiễm
dầu mỡ...
III. Giai đoạn 3: Giai đoạn Cụm công nghiệp đi vào hoạt động,
- Hoạt động sản - Nước thải:
xuất của các nhà (Nước thải sinh hoạt, dịch vụ và nước
- Những rủi ro và sự cố có
máy thành viên mưa chảy tràn).
thể xảy ra (cháy nổ, sét
trong CCN
- CTR: (CTR sinh hoạt, dịch vụ và chất đánh, ngập lụt, sự cố đối
- Hoạt của các
thải nguy hại) với trạm xử lý nước
phương tiện giao
- Bụi, khí thải độc hại: Từ các bếp ăn, từ thải...).
thông.
các phương tiện giao thông; mùi hôi từ bãi
- Hoạt động của tập kết rác ...
trạm XLNT
3.2.1.2. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường,
em đã được tham gia cùng đoàn cán bộ của Trung tâm thực hiện hoạt động khảo sát,
đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm các mẫu môi
trường khu vực dự án và xung quanh phục vụ cho việc thực hiện báo cáo . Kết quả
thu được dùng để đánh giá chất lượng các thành phần môi trường hiện tại (so sánh
với các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành) cũng như kiểm soát, phòng ngừa các vấn
đề ô nhiễm môi trường sau này. Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài này, em đã kế
thừa những tài liệu và số liệu, kết quả của báo cáo đánh giá tác động môi trường dự
án Hạ tầng Cụm công nghiệp Cây Bòng, qua đó làm cơ sở để thực hiện đánh giá các
tác động của dự án tới môi trường.
a/ Môi trường không khí
- Vị trí lấy mẫu:
Vị trí mẫu Mẫu Khí
Mẫu không khí 1 Tại khu vực Đông Nam của dự án (X:105°55'03'3"; Y:21°41'45,1")
Mẫu không khí 2 Tại khu vực Tây Bắc dự án (X:105°54'47,2"; Y:21°41'52,1")
Mẫu không khí 3 Tại khu vực Đông Bắc dự án (X:105°54'38,6"; Y:21°41'42,7")
Mẫu không khí 4 Tại khu vực Tây Nam dự án (X:105°54'39,5"; Y:21°41'45,3")
Mẫu không khí 5 Tại khu vực Trung tâm dự án (X:105°54'50,5"; Y:21°41'45,7")
Tình trạng mẫu Mẫu được lấy và bảo quản theo TCVN 5067:1995; TCVN 6137:2009;
TCVN 5971:1995; TCVN 7878-2:2010; QTC-QT 02
Ngày lấy mẫu 31/10/2018
Ngày phân tích 1/11/2018 đến 08/11/2018
- Kết quả phân tích:
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu khí
Kết quả
STT Vị trí
Tiếng ồn Tổng bụi lơ CO2 SO2 NO2
(dBA) lửng (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3)
KK-8.16-1
1 35,7 <0,1 0,06 <0,026 <0,08
KK-8.16-2
2 63,6 0,18 0,05 <0,026 <0,08
KK-8.16-3
3 58,9 0,16 0,03 <0,026 <0,08
KK-8.16-4
4 56,9 <0,1 0,05 <0,026 <0,08
KK-8.16-5
5 50,2 <0,1 0,04 <0,026 <0,08
QCVN 05:2013/BTNMT
QCVN 26:2010/BTNMT 70 0,3 - 0,35 0,2
QCVN 24:2016/BYT
Ghi chú: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh;
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Nhận xét: Kết quả đo, phân tích mẫu không khí tại khu vực cho thấy: tất cả
các chỉ tiêu đo đạc, phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép trong quy chuẩn so
sánh QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT.
b/ Môi trường nước
* Nước dưới đất
- Vị trí lấy mẫu:
Loại mẫu Nước dưới đất
Vị trí mẫu
Tại nhà ông Bùi Xuân Tiến, xóm Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai
Nước ngầm 1
theo hướng Đông Nam, cách dự án 50m (X:105°55'03,8"; Y:21°41'44,7")
Tại nhà ông Nguyễn Thanh Xuân, xóm Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai,
Nước ngầm 2
cách khu vực dự án 50m về phía Tây Bắc (X:105°54'46,2"; Y:21°41'53,4")
Tại nhà bà Hoành, xóm Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, cách khu
Nước ngầm 3
vực dự án 70m về hướng Đông Bắc (X:105°54'50,1"; Y:21°41'45,2")
Tình trạng mẫu Mẫu được lấy và bảo quản theo TCVN 6663-11:2011; TCVN 6663-3:2008
Ngày lấy mẫu 31/10/2018
Ngày phân tích 01/11/2018 đến 08/11/2018
- Kết quả phân tích:
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất
Tên chỉ QCVN 09-
TT Đơn vị NN-1 NN-2 NN-3
tiêu MT:2015/BTNMT
1 pH - 5,9 6 5,7 5,5-8,5
2 Độ cứng mg/l 38 228 50 500
3 TDS mg/l 46,5 234 13,5 1500
4 As mg/l 0,0008 0,001 0,0036 0,05
5 Cd mg/l 0,0005 <0,0005 <0,0005 0,005
6 Pb mg/l 0,0376 <0,0005 0,0013 0,01
7 Zn mg/l <0,01 0,013 0,03 3
8 Mn mg/l 0,102 <0,01 <0,01 0,5
9 Fe mg/l <0,3 <0,3 <0,3 5
-
10 NO3 -N mg/l 8,45 5,17 1,79 15
+
11 NH4 -N mg/l <0,05 <0,05 <0,05 1
12 Coliform MPN/100ml <3 <3 <3 3
Ghi chú: QCVN 09-MT:2015/BTNMT(B1):Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ngầm.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất cho thấy, các mẫu
nước giếng khu vực dự án có tất cả các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
* Nước mặt
- Vị trí lấy mẫu:
Loại mẫu Nước mặt
Vị trí mẫu
Tại khu vực trên suối Cây Bòng, trước khi chảy qua khu vực dự án
NM-1
(X:105°54'37,5"; Y:21°41'41,6")
Tại khu vực trên suối cây bòng, sau điểm dự kiến tiếp nhận nước thải của
NM-2
dự án (X:105°55'03,8"; Y:21°41'45,4")
Trên suối đoạn chảy từ nhà máy xi măng La Hiên, sau đó hợp lưu với
NM-3 suối Cây Bòng, trước khi chảy qua khu vực dự án (X:105°54'41,1";
Y:21°41'47,0")
Tình trạng mẫu Mẫu được lấy và bảo quản theo TCVN 6663-6:2008; TCNV 6663-3:2008
Ngày lấy mẫu 31/10/2018
Ngày phân tích 01/11/2018 đến 08/11/2018
- Kết quả phân tích:
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước mặt
Tên chỉ QCVN 08-
TT Đơn vị NM-1 NM-2 NM-3
tiêu MT:2015/BTNMT(B1)
1 pH - 6,7 6,5 6,7 5,5-9,0
2 BOD5 mg/l 8,82 6,99 7,86 15
3 COD mg/l 18,25 14,28 15,07 30
4 TSS mg/l 5,4 5,6 7,3 50
5 As mg/l 0,0048 0,0049 0,006 0,05
6 Cd mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,01
7 Pb mg/l 0,0017 0,0039 0,0135 0,05
8 Tổng Cr mg/l 0,0036 0,0034 0,004 0,5
9 Cu mg/l 0,0025 0,0019 0,0018 0,5
10 Hg mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,001
11 Ni mg/l 0,0046 0,005 0,0055 0,1
12 Zn mg/l <0,01 <0,01 <0,01 1,5
13 Mn mg/l 0,043 0,0387 0,091 0,5
14 Fe mg/l <0,3 <0,3 <0,3 1,5
-
15 NO3 -N mg/l 3,09 3,06 2,36 10
+
16 * NH4 -N mg/l 0,17 0,12 0,06 0,9
17 Dầu mỡ mg/l <0,3 <0,3 <0,3 1
18 Coliform MPN/100ml 3500 2700 3200 7500
Ghi chú: QCVN 08-MT:2015/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích trên cho thấy một số chỉ tiêu của mẫu
nước mặt trên suối Cây Bòng cho thấy chất lượng nước mặt khá tốt, tất cả các chỉ
tiêu phân tích đều nằm trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1. Chất lượng nước
trên suối Cây Bòng hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận nước thải của cụm công nghiệp
sau khi được xử lý theo đúng quy định.
c/ Hiện trạng môi trường đất
- Vị trí lấy mẫu:
Loại mẫu Mẫu đất
Vị trí mẫu
MĐ-1 Tại khu vực trung tâm dự án (X:105°54,50,6"; Y:21°41'45,8")
Tại khu vực ven suối dự kiến sau khi tiếp nhận nước thải của dự án,
MĐ-2
dự kiến đặt trạm xử lý nước thải (X:105°55'03,5"; Y:21°41'45,1")
Tình trạng mẫu Mẫu được lấy và b ảo quản theo TCVN 7538-2:2005
Ngày lấy mẫu 31/10/2018
Ngày phân tích 01/11/2018 đến 08/11/2018
- Kết quả phân tích:
Bảng 3. 7. Kết quả phân tích mẫu đất
QCVN 03-
Tên chỉ
TT Đơn vị MĐ-1 MĐ-2 MT:2015/BTNMT
tiêu
(Đất nông nghiệp)
1 pH - 5,8 6 -
2 Zn mg/kg 43,57 139,92 200
3 As mg/kg 23,07 126,26 15
5 Cd mg/kg <1,5 <1,5 1,5
6 Pb mg/kg 193,5 967,5 70
7 Cu mg/kg 22,14 86,03 100
8 Cr mg/kg 15,24 41,82 150
Ghi chú: QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới
hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.
Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích trên cho thấy mẫu đất tại khu vực trung
tâm dự án và mẫu đất tại khu vực ven suối dự kiến tiếp nhận nước thải của CCN có
một số chỉ tiêu có giá trị vượt giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT
như sau:
- Chỉ tiêu As lần lượt vượt giới hạn cho phép là 1,538 lần và 8,41 lần.
- Chỉ tiêu Pb lần lượt vượt giới hạn cho phép là 2,76 lần và 13,8 lần.
Mẫu đất tại vị trí ven suối có các chỉ tiêu As và Pb vượt giới hạn cho phép từ
8,41 lần và 13,8 lần.
d/ Đánh giá sức chịu tải môi trường khu vực thực hiện dự án
- Khu vực thực hiện dự án nằm trên nền địa hình khá bằng phẳng, thông
thoáng, trong khu vực dự án và xung quanh không có các khu di tích lịch sử, các
công trình văn hóa tôn giáo hay các vùng sinh thái cần bảo vệ nghiêm ngặtMặt
khác, vị trí dự án như đã phân tích nằm ở khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về hạ
tầng kỹ thuật.
- Các tác động đến môi trường của dự án xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp
hoàn toàn có thể khắc phục bằng các biện pháp thông thường kết hợp với các giải
pháp công nghệ.
- Căn cứ vào kết quả đo và phân tích các thành phần môi trường vật lý (đất,
nước, không khí).
Như vậy:
Tính nhạy cảm của môi trường khu vực dự án: Dự án không nằm trong khu
vực nhạy cảm về môi trường.
Sức chịu tải của môi trường khu vực dự án: Qua các kết quả phân tích các
thành phần môi trường vật lý và những phân tích, đánh giá nêu trên cho thấy: Môi
trường nền không khí, môi trường nước mặt khu vực dự án hiện đang ở trạng thái
bình thường, chưa có sự can thiệp của các tác nhân gây ô nhiễm. Theo nhận định sơ
bộ thì sức chịu tải của môi trường khu vực dự án còn tương đối tốt.
Đối với môi trường đất: Kết quả phân tích môi trường đất tại vị trí trung tâm
khu vực dự án và ven suối dự kiến là điểm tiếp nhận nước thải cho thấy bị ô nhiễm
kim loại nặng . Theo nhận định sơ bộ trong khu vực dự án không có hoạt động sản
xuất công nghiệp quy mô lớn làm phát tán, ô nhiễm kim loại nặng. Theo đánh giá
của nhóm nghiên cứu, môi trường đất bị ô nhiễm do cấu tạo địa chất của khu vực,
đây là yếu tố khách quan làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường đất . Chủ đầu tư
dự án cần có các biện pháp quản lý chất thải phù hợp nhằm không làm suy thoái, ảnh
hưởng tới chất lượng môi trường đất trong khu vực.
3.2.1.3. Đánh giá các tác động trong từng giai đoạn thực hiện dự án.
a. Tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án
Trong giai đoạn này, tại vị trí lựa chọn thực hiện dự án sẽ thực hiện các hoạt
động: Thu hồi đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, Rà phá bom mìn, phá dỡ, di dời
một số công trình trên đất ; phát quang thảm thực vật.
Thời gian chuẩn bị mặt bằng cho dự án khoảng 3 tháng. Việc thi công phá dỡ,
phát quang mặt bằng sử dụng máy kết hợp thủ công.
* Chiếm dụng đất
Việc triển khai xây dựng dự án sẽ phải thu hồi đất (bao gồm là đất nông nghiệp
trồng lúa và hoa màu, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất).Theo thống kê của dự
án, khối lượng phải cần giải phóng mặt bằng được tổng hợp cụ thể như sau:
Bảng 3.8. Tổng hợp khối lượng thu hồi, giải phóng mặt bằng
Stt Nội dung Diện tích (m2) Tỉ lệ (%)
1 Đất ở nông thôn xen kẹp trồng cây lâu năm 22.507 14,81
2 Đất lúa 33.308 21,92
3 Đất bằng trồng cây hàng năm 11.216 7,38
4 Đất trồng cây lâu năm khác 18.908 12,44
5 Đất nuôi trồng thủy sản 2.705 1,78
6 Đất rừng trồng cây công nghiệp lâu năm 346 0,23
7 Đất rừng 40.674 26,76
8 Đất công nghiệp (Nước khoáng Ava 8.237 5,42
9 Suối 9.110 5,99
10 Đất nghĩa trang 355 0,23
11 Đất giao thông, khoảng trống 4.604 3,03
Tổng 151.970 100,00
(Nguồn: Thuyết minh dự án Hạ tầng Cụm công nghiệp Cây Bòng)
- Việc thu hồi đất của dự án sẽ ảnh hưởng đến khoảng 70 hộ dân mất đất sản
xuất và hơn 37 hộ dân phải di dời phục vụ dự án với số lượng hạng mục công trình
phải phá dỡ là 78 công trình có tổng diện tích 5.130 m2.
Bảng 3.9. Tổng hợp công trình kiến trúc hiện trạng.
Stt Hạng mục công trình Số lượng Diện tích xây dựng (m2)
1 Nhà tạm 28 1.334
2 Nhà gạch 43 2.373
3 Nhà 1 tầng 3 273
4 Nhà 2 tầng 4 1.150
Tổng 78 5.130
(Nguồn: Thuyết minh dự án Hạ tầng Cụm công nghiệp Cây Bòng)
Trong khu vực dự án phần đất công nghiệp thuộc Công ty nước khoáng Ava
sau khi được giải tọa đền bù (diện tích đền bù 1714 m2) sẽ được khoanh vùng giữ
nguyên hiện trạng (diện tích 6.523,8 m2), không phải di dời, chủ đầu tư sẽ kết hợp
chỉnh chang khu vực này và kết nối với mạng lưới hạ tầng mới của cụm công nghiệp.
Đối với 37 hộ dân trong khu vực dự án và 20 ngôi mộ nằm rải rác trong khu
quy hoạch đã có phương án đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ di chuyển hợp lý
theo đúng quy định của nhà nước nên việc di rời các hộ dân cũng không gặp nhiều
khó khăn. Việc di dời 20 ngôi mộ là một vấn đề nhạy cảm, liên quan tới tâm linh,
chủ dự án kết hợp với chính quyền địa phương, người dân để đảm bảo an toàn cho
việc di dời các ngôi mộ tới nghĩa trang của xã La Hiên một cách hợp lý nhất.
- Còn lại, chủ yếu là thu hồi đất sản xuất của nhân dân. Việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất từ đất trồng lúa, trồng rừng và sản xuất nông nghiệp, sang đất công
nghiệp ảnh hưởng nhất định đến đời sống của các hộ dân có liên quan trực tiếp.
* Hoạt động giải phóng mặt bằng
Trước khi thi công, dự án cần phát quang, dọn dẹp thảm thực bì. Theo thống
kê hiện trạng sử dụng đất thì trong tổng diện tích đất dự kiến xây dựng dự án hiện có
33.308 m2 đất trồng lúa; 30.120 m2 đất trồng cây lâu năm và 40.674 m2 đất rừng sản
xuất. Chủ đầu tư dự kiến để cho dân thu hoạch toàn bộ lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây
lấy gỗ trước khi thi công.
Trong khu vực dự án có các công trình như nhà ở, đất công nghiệp. Quá trình
thực hiện dự án sẽ tiến hành phá dỡ 78 công trình kiến trúc, 20 ngôi mộ nằm trong
dự án là nhà cấp IV kết cấu xây tường chịu lực (từ 1 - 3 tầng)... và một phần bờ
tường rào, hạ tầng của nhà máy nước khoáng Ava. Một số hộ dân, và phần đất công
nghiệp thuộc nhà máy nước khoáng Ava giữ nguyên hiện trạng, hệ thống mương xây
được giữ nguyên hiện trạng và kết nối với hệ thống cống ngầm của CCN.
Chất thải rắn sinh hoạt: Trong giai đoạn này, tổng số lao động tập trung đông
nhất trên công trường khoảng 50 người, do vậy khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh với khối lượng khoảng 25 kg/ngày đêm (thông thường mức phát thải trung
bình đối với một người là 0,5 kg/người.ngày đêm).
- Bùn thải từ bể phốt: Chất thải này phát sinh từ quá trình phá dỡ công trình
hiện hữu. Trong khu vực thực hiện dự án có khoảng 50 ngôi nhà mái bằng và nhà
kiên cố (không tính toán nhà tạm) phá dỡ trong giai đoạn san lấp mặt bằng. Ước tính
mỗi hộ gia đình sử dụng 01 bể tự hoại có dung tích bình quân 4 m3. Như vậy với 50
ngôi nhà cần tháo dỡ sẽ phát sinh khoảng 50 * 4 = 200 m3 bùn bể tự hoại.
b/ Tác động giai đoạn thi công san lấp mặt bằng và xây dựng
* Chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
Nguồn phát sinh chất thải rắn:
Trong giai đoạn này các loại chất thải phát sinh bao gồm:
- Bùn đất từ quá trình nạo vét bùn, bóc lớp đất hữu cơ, đất yếu đưa đi đổ thải.
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường.
- Phế thải xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
- Chất thải nguy hại từ thi công.
Khối lượng và thành phần chất thải
- Bùn, đất bóc hữu cơ: Theo hồ sơ thiết kế san nền của dự án thì tổng khối
lượng đào vét bùn, đất hữu cơ khoảng 26.588,1 m3.
Bùn nạo vét lên từ các ao, ruộng lúa ở dạng sệt, có mùi hôi và màu đen đặc
trưng, lớp bóc hữu cơ ở các ruộng lúa, hoa màu bở tơi hơn, có màu nâu đen. Các loại
bùn, đất này là môi trường sinh sống của nhiều loại vi khuẩn, ấu trùng của các loài
động vật thủy sinh, xác hữu cơ phân hủy. Tuy nhiên đây cũng là nguồn đất có giá trị
dinh dưỡng cao cho cây trồng, vì vậy có thể tận dụng cải tạo đất cằn cỗi hay sử dụng
bổ sung đất hữu cơ cho cây trồng.
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng: Với số lượng công nhân
xây dựng trong khu vực dự án khoảng 50 người, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh khoảng 25 kg/ngày (tính theo định mức phát thải 0,5 kg/người.ngày).
+ Thành phần của loại rác sinh hoạt này chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân huỷ,
bên cạnh đó còn có các bao gói nilon, vỏ chai nhựa, đồ hộp. Rác thải hữu cơ khi phân
huỷ sinh ra mùi hôi; các loại rác hữu cơ làm ô nhiễm đất, rác thải sinh hoạt là môi
trường sống và phát triển của các loài ruồi muỗi, chuột bọ và vi khuẩn gây bệnh.
- Phế thải xây dựng: Lượng phế thải xây dựng ước tính bằng 0,5% khối lượng
nguyên vật liệu xây dựng (Định mức vật tư trong xây dựng – Ban hành kèm theo
Công văn số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng). Khối lượng vật tư
dự tính cho xây dựng hạ tầng khoảng 39.145,7 tấn, thời gian tiến hành xây dựng các
công trình trong vòng 12 tháng (300 ngày làm việc) nên lượng chất thải rắn xây dựng
phát sinh trong ngày là:
(48.524,14 * 0,5%)/300 = 0,8 (tấn/ngày)
Thành phần: gồm bao xi măng, cốp pha hỏng, gỗ nẹp, gạch đá, vật liệu rơi
vãi... tất cả đều có thể được tận dụng cho các mục đích khác mà không thải bỏ nên tác
động gây ra là không đáng kể.
- Các loại CTNH như dầu mỡ rơi vãi, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn neon
hỏng...:lượng phát sinh loại chất thải này ước tính <= 20 kg/tháng. (0,8 kg/ngày)
Đối tượng bị tác động
- Chất thải rắn phát sinh (chất thải sinh hoạt, nguy hại, đất bóc hữu cơ, phế
thải xây dựng) tác động trực tiếp đến môi trường khu vực dự án và xung quanh; là
môi trường thuận lợi cho nguy cơ về dịch bệnh, gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn nước
mặt, nước ngầm và tính chất đất đai khu vực. - Tác động đến sức khỏe dân cư khu
vực và công nhân trực tiếp thi công.
Quy mô tác động
- Các ảnh hưởng diễn ra chủ yếu trên diện tích dự án và khu vực xung quanh.
- Đất đào trong quá trình vận chuyển đi đổ thải nếu để rơi vãi trên đường sẽ
gây bụi bẩn, thậm chí nếu để vương vãi vào ngày mưa sẽ dẫn đến trơn trượt, gây cản
trở giao thông, ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân.
- Các chất vô cơ trong đất đá thải, trong nước mưa chảy tràn làm cho đất trở
nên chai cứng, biến chất và thoái hoá.
- Chất thải rắn sinh hoạt của các công nhân tại khu vực thi công có thành phần
gồm các chất hữu cơ, giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại
- Các loại chất thải nhiễm dầu mỡ, dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang thải có
nguy cơ gây ô nhiễm cao, được thu gom vào các thùng phuy sau đó thuê đơn vị
chuyên trách xử lý. Nếu không được thu gom loại chất thải này sẽ làm ô nhiễm đất,
và cuốn theo nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Bóng đèn nếu
không được thu gom để vỡ các mảnh sắc nhọn cùng chất độc hại có thể gây nguy hại
cho người tiếp xúc trực tiếp.
* Bụi, khí thải
Nguồn phát sinh chất ô nhiễm
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:
- Bụi phát sinh do quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng.
- Bụi phát sinh từ các hoạt động thi công xây dựng.
- Bụi phát sinh từ các khu vực tập kết vật liệu.
- Bụi, khí thải phát sinh do quá trình đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện,
máy móc thi công.
* Thành phần
- Bụi có thành phần chính là đất, cát và các loại nguyên vật liệu trên công
trường. Loại bụi này có nguồn gốc khoáng vật, ít có tính độc hại tuy nhiên quy mô ô
nhiễm khá lớn.
- Khí thải có thành phần chủ yếu gồm: CO, SO2, NOx, hơi xăngđều là các
khí độc hại. Ở nồng độ cao và không gian hẹp có khả năng gây ảnh hưởng sức khoẻ
con người.
Tải lượng
NGUỒN MẶT:
- Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp nền, san gạt mặt bằng
Để ước tính tải lượng bụi sinh ra trong quá trình thi san gạt mặt bằng, đào đắp,
dựa vào hệ số thải lượng bụi sinh ra trong các công đoạn theo tài liệu của WHO như
sau: Cứ 1 tấn đất, đá san gạt bốc xúc tạo ra 0,17 kg bụi.
Như đã thống kê trong chương 1, tổng khối lượng đào đắp nền của dự án
như sau:
+ Khối lượng đào hữu cơ (đất cấp 1): 26.588,1 m3.
+ Khối lượng đắp cấp 3 sau khi sử dụng san gạt tại chỗ: 36.666 m3.
Vậy, tổng khối lương đất cần vận chuyển đổ thải 63.254,1 m3.
Thời gian thi công các hạng mục đào đắp, san lấp mặt bằng dự kiến trong vòng
06 tháng, mỗi ngày làm việc 2 ca, máy móc thi công hoạt động 7h/ca.
Tỷ trọng của đất đá khoảng 1,5 tấn/m3.
Với các thông số trên ước tính tổng tải lượng bụi sinh ra trong hoạt động đào
đắp, bốc xúc, vận chuyển san lấp mặt bằng:
(63.254,1 *1,5*0,17)/(3*2*25*7) = 15,3617 (kg/h)
Tải lượng bụi trên toàn bộ diện tích của dự án là:
15,3617 *1000000/(151970*3600) = 0,02 (mg/m2s).
- Bụi phát sinh do hoạt động thi công xây dựng
Dự án thực hiện xây dựng các hạng mục hạ tầng cơ sở cho Cụm công nghiệp
bao gồm các hạng mục giao thông, cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường, cấp điện và
chiếu sáng.
Lượng bụi phát thải do các hoạt động xây dựng phụ thuộc trực tiếp vào diện
tích mặt bằng xây dựng (công trường) và mức độ triển khai các hoạt động xây dựng.
Có thể sử dụng hệ số phát thải bụi do xây dựng để ước tính lượng bụi thải ra (Theo
Air Chief, Cục môi trường Mỹ, 1995).
E = 2,69 tấn/ha/tháng xây dựng (Hệ số phát tán bụi này có thể áp dụng để ước
tính bụi khi cường độ xây dựng ở mức bình thường, đường không quá kém)
Tổng thời gian thi công xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở khoảng 12
tháng (300 ngày làm việc), tổng diện tích mặt bằng xây dựng 15,197 ha (0,78
ha/tháng). Như vậy tổng lượng bụi phát tán vào không khí do hoạt động xây dựng
vào khoảng:
2,69 x 0,78 ≈ 2,12 tấn/tháng, tương đương khoảng 6,06 kg/h (thời gian thi
công xây dựng 2 ca/ngày, 7h/ca).
Với diện tích xây dựng 151970 m2 thì tải lượng bụi phát sinh do các hoạt
động xây dựng (6,06*1.000.000)/(151970 *3600) = 0,011mg/m2.s.
- Bụi từ từ khu tập kết vật liệu
Bụi từ khu vực này phát sinh do quá trính bốc xúc nguyên vật liệu phục vụ thi
công. Để ước tính lượng bụi phát sinh dựa vào khối lượng các loại vật liệu cần vận
chuyển và hệ số phát thải của WHO.
Theo WHO thì cứ 1 tấn đất, đá bốc xúc, san gạt tại chỗ tạo ra 0,17 kg bụi.
Tổng khối lượng vật liệu theo thống kê là 39.145,7 tấn.
Vậy lượng bụi phát sinh từ hoạt động bốc xúc các loại nguyên vật liệu xây
dựng trên mặt bằng và thi công trong 1 giờ làm việc là:
(39.145,7*0,17)/(12*25*7) = 3,17 kg/h
(thời gian thi công kéo dài 12 tháng, mỗi tháng làm việc 25 ngày, mỗi ngày 1
ca 7 tiếng)
Tải lượng bụi phát sinh trên mặt bằng 151970 m2 của dự án:
(3,17*1000000)/(151970*3600) = 0,0057 (mg/m2.s).
- Khí thải phát sinh do đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện, máy móc thi công
Để tính tải lượng ô nhiễm do các phương tiện, máy móc thiết bị thi công gây ra
ta dựa vào lượng nhiên liệu (dầu diezel) tiêu thụ.
Theo thống kê thì tổng lượng nhiên liệu dầu Diezen sử dụng cho giai đoạn này
15 tháng (400 ngày) là 59.146,9 lít (với khối lượng riêng của dầu 0,86 kg/lít) thì khối
lượng của nhiên liệu sử dụng trong ngày là:
59.146,9/400*0,86/1000 = 0,127 tấn/ngày.
Căn cứ trên lượng nhiên liệu tiêu thụ, dùng phương pháp đánh giá nhanh dựa
trên hệ số ô nhiễm khi đốt cháy các loại nhiên liệu, thải lượng ô nhiễm được xác định
theo công thức sau:
Q = B x K (kg/ngày)
Trong đó:
Q: Thải lượng ô nhiễm (kg/ngày);
B: Lượng nhiên liệu sử dụng (tấn/ngày);
K: Hệ số ô nhiễm (kg/tấn).
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi đốt cháy một tấn dầu từ các phương tiện
vận tải lớn sẽ đưa vào môi trường 4,3 kg bụi muội; 20.S kg SO2 (S là % lưu huỳnh
trong dầu, với dầu diesel S=0,5%); 55 kg NOx; 28 kg CO; 2,6 kg VOC.
Bảng 3.10. Tải lượng khí thải độc hại phát sinh
từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (dầu diezel) phục vụ thi công
Lượng phát thải ô
Định mức thải ra trên 1 Tổng lượng khí
Loại khí thải nhiễm (Es,
tấn dầu (kg/tấn dầu) thải (kg/ngày)
mg/m2.s)
CO 28 3,55 0,00082
SO2 20.S 1,27 0,00029
NO2 55 6,98 0,00159
VOC 2,6 0,33 0,00007
Bụi muội 4,3 0,546 0,000124
NGUỒN ĐƯỜNG:
- Bụi cuốn theo xe trên các tuyến đường vận chuyển
Việc xác định tải lượng bụi phát sinh từ mặt đường là khá phức tạp và phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố: độ bẩn của đường, tốc độ của luồng xe chạy, mật độ dòng
xe, điều kiện thời tiết khí hậu
Để xác định lượng bụi phát sinh (một cách tương đối) ta sử dụng công thức tính
sau (Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995):
Hệ số tải lượng bụi do xe tải chạy trên đường:
0,7 0,5
s S W w 365 P
E 1,7k
12 48 2,7 4 365 (kg/lượtxe.km)
Trong đó:
+ E = Hệ số phát thải (kg bụi/km)
+ k = Hệ số để kể đến kích thước bụi (k = 0,8 cho các hạt bụi kích thước <30 μm).
Hệ số kể đến kích thước bụi K
Kích thước
<30 30÷15 15÷10 10÷5 5÷2,5
bụi, μm
Hệ số k 0,8 0,5 0,36 0,2 0,095
(Theo Air Chief, chương 13, Fugitive Dust Sources)
+ s = Hệ số mặt đường (đường đô thị s = 5,7)
Hệ số để kể đến loại mặt đường s
Loại đường Trong khoảng Trung bình
Đường dân dụng (đất bẩn) 1,6 ÷ 68 12
Đường đô thị 0,4 ÷ 13 5,7
(Theo Air Chief, chương 13, Fugitive Dust Sources)
+ S = Tốc độ trung bình của xe tải (lấy S = 30km/h)
+ W = Tải trọng xe tải (chọn W= 10 tấn)
+ w = Số lốp xe (chọn w = 10)
+ p = Số ngày mưa trung bình trong năm (lấy p = 155 ngày).
Dựa vào các hệ số trên ta tính được thải lượng bụi do xe chạy trên đường:
0,7 0,5
5,7 30 10 10 365 155
E 1,7 0,8 0,91
12 48 2,7 4 365 (kg/lượtxe.km)
Vậy hệ số tải lượng ô nhiễm bụi do xe vận chuyển trên đường là: 0,91
kg/km/lượt xe.
...số lượng cán bộ, công nhân lao động thu hút khu CCN đi
vào hoạt động) với định mức sử dụng nước tính 100l/người/ngày đêm là:
2000* 100 = 200 m3/ngày đêm.
Theo thiết kế của dự án sẽ xây dựng trạm xử lý tập trung công suất 528
m3/ngày đêm đủ đáp ứng xử lý lượng thải sinh hoạt được dự báo là 200 m3/ngày
đêm. Nước thải xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) trước khi thoát ra hệ
thống thoát nước mưa theo quy hoạch và đổ ra suối Cây Bòng.
Nước thải sản xuất
* Nguồn phát sinh
- Nước rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng.
- Nước tẩy rửa bề mặt.
- Nước phục vụ cho nồi hơi.
* Đối tượng bị tác động
- Chất lượng nước mặt, nước ngầm khu vực.
- Chất lượng môi trường đất.
- Sức khỏe của cộng đồng dân cư ngoài CCN.
* Tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường
Lượng nước thải sản xuất phát sinh từ KCN được tính bằng 80% lượng nước
cấp cho các nhà máy.
Qthải = 600*80% = 480
Tùy theo từng loại hình công nghiệp sản xuất mà nước thải có thành phần và
nồng độ ô nhiễm khác nhau.
Các ngành sản xuất đầu tư vào khu công nghiệp là các ngành may công
nghiệp, chế biến nông lâm sản (bảo quản , chế biến thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ mỹ
nghệ, nội thất,...) cơ khí chế tạo....
Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Nhiệt, tiếng ồn và độ rung
* Nguồn phát sinh
- Nhiệt phát sinh chủ yếu từ phân xưởng chế tạo gia công cơ khí, phân xưởng
hàn, lắp ráp... trong quá trình sản xuất ở một số nhà máy trong CCN.
- Tiếng ồn, độ rung do sản xuất được phát sinh chủ yếu từ quá trình va chạm
hoặc chấn động, chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị...
Tiếng ồn do các thiết bị sản xuất sẽ xảy ra liên tục trong thời gian sản xuất,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân lao động.
Nhìn chung, so sánh mức ồn dự báo tại một số nhà máy, xí nghiệp CCN với
QĐ3733/2002/BYT nhận thấy mức ồn vượt TCCP tại một số khâu sản xuất. Do đó,
cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, tránh làm ảnh hưởng đến
sức khỏe công nhân lao động do ảnh hưởng của tiếng ồn tới công nhân lao động trực
tiếp là chủ yếu.
Ngoài ra tiếng ồn, độ rung còn phát sinh từ các máy phát điện, các phương
tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào CCN.
3.3. Ảnh hưởng của dự án đến kinh tế - xã hội
3.3.1. Những tác động đến môi trường kinh tế - xã hội.
* Tác động tích cực
Việc triển khai hoạt động của dự án đem lại các lợi ích kinh tế - xã hội như:
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội xã La Hiên và người dân khu
vực lân cận nói riêng và huyện Võ Nhai nói chung, tạo ra khoảng 2000 công ăn việc
làm cho nhân dân trong vùng.
- Đem lại những lợi ích cho người dân địa phương và đóng góp cho sự phát
triển kinh tế, xã hội khu vực, tăng nguồn thu cho ngân sách.
- Đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia, tăng nguồn thuế trung ương và
địa phương, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất của huyện, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đồng bộ, tạo điều kiện thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh vào địa bàn huyện
Võ Nhai.
-Tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển các khu đô thị, khu cụm công nghiệp dịch vụ
hai bên tuyến đường;
- Thu hút nguồn lực địa phương (lao động, thiết bị máy móc, vật liệu xây
dựng...) góp phần phát triển kinh tế;
- Góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển theo chủ trương, định hướng của
Đảng, Nhà nước trong việc huy động tổng hòa các nguồn lực đầu tư trong xã hội để
đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.
Hiệu quả kinh tế của dự án là toàn bộ giá trị mang lại về mặt chi phí hoặc lợi
ích cho cộng đồng.
* Tác động tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đem lại thì việc triển khai dự
án còn có thể gây ra một số tác động tiêu cực như:
- Gia tăng tệ nạn xã hội và các bệnh xã hội khác.
- Mất an ninh trật tự khu vực, gây mâu thuẫn giữa người dân đang cư trú và
những người mới đến.
Do có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, một phần diện tích đất nông
nghiệp sẽ mất đi, đây là vấn đề tất yếu của quá trình đô thị hóa. Để khắc phục tác
động này, các cơ quan ban ngành cần có những đối sách và thiết lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất một cách hợp lý.
Bên cạnh những tác động tích cực, trong giai đoạn này dự án cũng tồn tại một
số nguy cơ tiềm ẩn có khả năng gây ra tác động tiêu cực đối với yếu tố kinh tế xã hội
trong khu vực như:
+ Khả năng gây ra xung đột cộng đồng: Quá trình thi công xây dựng có sự tập
trung công nhân chủ yếu là thanh niên với những lối sống, thói quen, phong tục và
tập quán khác nhau. Vì vậy xung đột cộng đồng, đặc biệt là giữa thanh niên tại địa
bàn và công nhân rất dễ xảy ra, gây xáo trộn đời sống, văn hóa xã hội của nhân dân
trong khu vực.
+ Khả năng phát sinh tệ nạn xã hội: Tập trung đông công nhân xây dựng, các
phương tiện, máy móc thi công sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội.
Nếu ý thức công nhân không tốt sẽ làm gia tăng tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp,
nghiện hút...Tình hình an ninh trật tự khu vực dự án sẽ trở nên phức tạp và khó quản
lý hơn.
+ Khả năng gia tăng ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng: Sự phát tán bụi, khí thải, tiếng ồn của các phương tiện, máy móc có hại
đối với sức khỏe con người trực tiếp hay gián tiếp thông qua thức ăn, nước uống và
khí thở. Mầm bệnh do ô nhiễm có thể phát sinh ngay hoặc tích tụ sau một thời gian
mới phát sinh.
+ Tai nạn lao động: Trong quá trình thi công, các yếu tố môi trường cũng như
cường độ lao động, mức độ ô nhiễm môi trường có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ người công nhân như gây mệt mỏi, choáng váng... từ đó có thể gây tai nạn
trong quá trình làm việc.
+ Tai nạn giao thông: Trong quá trình thi công san lấp mặt bằng và xây dựng
các hạng mục công trình, mật độ giao thông trong tuyến đường sẽ gia tăng dẫn đến
cản trở nhu cầu đi lại của dân cư trong khu vực, gia tăng áp lực lên kết cấu đường,
trong thời gian dài gây nên các biến dạng về kết cấu làm yếu nền đường, sụt lún nứt
vỡ... làm giảm tốc độ lưu thông trên đường và gây bụi làm giảm khả năng qua sát
đường của các lái xe khi tham gia giao thông.
+ Sự cố do thiên tai: Trong giai đoạn thi công nếu mưa lớn xảy ra tại khu vực
đang thi công có thể gây ngập úng, bão lụt, cuốn theo nhiều đất đá làm bồi lắng
nguồn tiếp nhận gây tắc nghẽn dòng chảy, cũng có thể gây ngập úng cục bộ, cản trở
khả năng thoát nước của khu vực xung quanh; đồng thời làm tăng độ đục ảnh hưởng
xấu đến chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng cản trở các mục đích sử dụng nước...
+ Sự cố cháy nổ: Trong giai đoạn thi công có sử dụng lượng lớn nhiên liệu
xăng dầu, tại các khu vực chứa nhiên liệu cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Nếu để xảy
ra cháy nổ thì sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
+ Sự cố ngập úng: Việc triển khai thi công san lấp mặt bằng có thể gây bồi lấp
dòng chảy và các mương thoát nước khu vực. Từ đó gây nên tình trạng ngập úng vào
mùa mưa hoặc nước thải của dân cư xung quanh không có đường thoát dẫn đến tình
trạng ngập úng.
Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất tới dân cư xung quanh
Khi CCN đi vào hoạt động khai thác, theo tính toán lượng nước dùng cho
toàn bộ dự án là 648 m3/ngày đêm, xây dựng hệ thống khai thác và xử lý nước
dưới đất trước khi cung cấp cho toàn bộ diện tích CCN. Thiết kế 02 giếng
khoan, 1 giếng làm việc và 1 giếng dự phòng công suất mỗi giếng là 27 m3/h.
Việc khai thác nước dưới đất sẽ gây ảnh hưởng sụt giảm mực nước ngầm, tác
động tới các công trình khai thác nước dưới đất xung quanh khu vực dự án. Để
đánh giá khả năng tác động của việc khai thác nước dưới đất, chủ dự án sẽ thực
hiện các thủ tục thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo đúng quy định
của pháp luật.
3.4. Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa,giảm thiểu ô nhiễm môi trường và
tắng cường hiệu quả kinh tế cho dự án
3.4.1. Biện pháp phòng ngừa,giảm thiểu ô nhiễm môi trường
3.4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng
a. Biện pháp giảm tác động do các hoạt động dọn dẹp thực bì, chất thải từ
hoạt động phá dỡ nhà cửa
Trước khi thi công, chủ đầu tư thống báo để các hộ dân chủ động thu hoạch
lúa, hoa màu các cây ăn quả trên đất, cây lâu năm, cây khai thác gỗ được người dân
khai thác, tận dụng tối đa (theo thực tế hiện nay cây lấy gỗ khi khai thác tận dụng tối
đa thân gỗ, cành các loại để làm gỗ băm vì vậy lượng sinh khối thải bỏ là không đáng
kể), thu gom thảm thực bì trên đất tận dụng tối đa vào các mục đích khác nhau.
Các loại chất thải rắn phát sinh như gạch ngói vỡ, vôi cát đã qua sử dụng, các
vật dụng hỏng còn sót lại của các hộ gia đình...được tận dụng tối đa các thành phần
còn giá trị sử dụng. Ngoài ra, lượng phế thải phát sinh từ hoạt động tháo dỡ kiến trúc
hạ tầng được tận dụng để san gạt mặt bằng.
b. . Biện pháp giảm tác động do san lấp mặt bằng và thi công xây dựng
* Đối với lớp đất bóc tách bề mặt
Lớp đất bóc tách bề mặt dư thừa cần vận chuyển đi đổ thải khoảng 26.588,1
m3. Để xác định vị trí bãi đổ thải đất hữu cơ phục vụ xây dựng dự án Chủ đầu tư đã
cùng công ty tư vấn thiết kế là Công ty CP tư vấn kiến trúc TAC phối hợp với địa
phương nghiên cứu, tìm kiếm khảo sát thực tế, mời tham gia có đại diện của UBND
xã La Hiên cùng xác nhận vị trí bãi đổ thải đất bóc hữu cơ.
* Đối với chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công
Tất cả rác sinh hoạt từ khu vực nhà tạm (lán trại) của công nhân được thu gom
và tập trung vào các thùng chứa có dung tích 200 lít (dự kiến trang bị 2 thùng phuy).
Chủ đầu tư sẽ thuê đội thu gom rác thải của xã đến thu gom và đưa đi xử lý.
* Đối với phế thải xây dựng
- Thu gom đất đá, vật liệu xây dựng, vỏ các bao bì xi măng, cót ép, gỗ đưa vào
các vị trí trên khuôn viên khu đất xây dựng dự án.
- Sử dụng vật liệu xây dựng quy cách, đúng tiêu chuẩn tránh thừa gây lãng phí.
- Lập kế hoạch quán lý chất thải rắn xây dựng theo quy định tại Thông tư
08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây Dựng.
* Đối với chất thải nguy hại
Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau để kiểm soát ảnh hưởng do các chất
thải nguy hại là dầu mỡ và các chất thải nhiễm dầu mỡ.
- Hạn chế việc sửa chữa máy móc, xe cộ tại công trường (chỉ sửa chữa trong
trường hợp sự cố).
- Thu gom tối đa lượng dầu mỡ rơi vãi và giẻ lau dính dầu mỡvào các thùng
chứa riêng biệt có nắp đậy đặt trong dự án. Trang bị 03 thùng phuy loại 200 lít đặt
tại khu vực công trường để chứa chất thải nguy hại phát sinh (CTNH được đặt trong
kho có mái che, nền xi măng, diện tích 10m2, có biển cảnh báo).
* Với môi trường không khí
Đóng cọc và làm hàng rào bằng tôn che xung quanh khu vực dự án, tập trung
tại những vị trí gần đường giao thông và vị trí không có tường rào ngăn cách với dân
cư để cách ly và giảm thiểu tác động của bụi tới môi trường xung quanh.
- Đưa ra lịch trình thi công hợp lý, giảm mật độ các loại phương tiện thi công
trong cùng một thời điểm.
- Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, Thường
xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công
- Các ô tô vận tải phải thực hiện đúng các quy định giao thông
- Tưới nước ở những khu vực thi công, trên tuyến đường vận chuyển chính để
giảm bụi. Biện pháp này tuy không thể xử lý hoàn toàn các loại bụi nhưng có thể hạn
chế đến mức tối đa sự phát tán của bụi vào môi trường xung quanh. Chủ đầu tư sẽ
yêu cầu nhà thầu thi công bố trí 1 xe phun nước, với 1 số thông số kỹ thuật sau:
+ Dung tích thùng chứa: 5 m3;
+ Đường kính ống phun nước: 36 mm, ống nhựa PVC;
+ Chiều dài ống phun nước: 2m;
+ Đường kính lỗ tưới: 5 mm;
+ Tần suất bình quân: 3 lần/ngày;
- Chủ dự án đảm bảo không làm hư hỏng nền đường và ảnh hưởng đến tốc độ
lưu thông phương tiện, sử dụng phương tiện chuyên chở phù hợp với quy định tải
trọng của đường xá khu vực dự án.
- Thực hiện nghiêm túc quy định hạn chế tốc độ di chuyển trong khu vực công
trường. Đặt biển báo hiệu công trường đang thi công và cử người hướng dẫn các phương
tiện tham gia giao thông đi qua khu vực công trường đang thi công đảm bảo an toàn.
- Thường xuyên thu gom phế thải xây dựng vào đúng nơi quy định để tránh
phát sinh bụi ra môi trường xung quanh.
- Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng trên công trường.
- Chủ dự án sẽ có điều khoản rõ ràng về yêu cầu đối với nhà thầu và giám sát
việc thực hiện các điều khoản của nhà thầu.
Tính khả thi của các biện pháp
Ưu điểm: Các biện pháp giảm thiểu đơn giản, dễ thực hiện.
Nhược điểm: Không làm giảm thiểu một cách triệt để.
Mức độ khả thi: Có tính khả thi cao.
Hiệu quả của biện pháp: Do được kiểm định trước khi vận hành và điều tiết
phù hợp nên khối lượng các chất khí thải từ phương tiện giao thông, máy móc đạt
tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường.
Các biện pháp nêu trên được đưa ra như là một điều kiện bắt buộc đối với các nhà
thầu nhằm đảm bảo chất lượng môi trường không khí đạt các tiêu chuẩn hiện hành .
* Đối với nước mưa chảy tràn
Để đảm bảo vấn đề tiêu thoát nước bề mặt, sẽ đào các tuyến rãnh thoát nước
tạm cũng như hố ga tạm để phục vụ thi công. Tiến hành san gạt kết hợp thi công kè
năn suối Cây Bòng, kè được xây đá hộc, dọc thân kè suối bố trí các ống thoát nước
D900 với mật độ 2m/1 lỗ ngang đảm bảo tiêu thoát nước mưa của toàn bộ dự án, các
đoạn suối qua đường bố trí cống hộp đôi 3m x 3m nhằm đảm bảo tiêu thoát nước
trong khu vực và không làm ảnh hưởng tới dòng chảy phía hạ lưu.
Khẩn trương thi công các tuyến thoát nước mưa theo thiết kế.
Hướng thoát nước chủ yếu trên toàn bộ diện tích dự án chảy theo độ dốc của
địa hình, và theo hướng chảy thoát về phía Đông Nam của khu vực dự án và chảy ra
suối tự nhiên.
* Nước thải sinh hoạt
- Đối với nước thải sinh hoạt từ khu vực lán trại công nhân (phát sinh khoảng
5m3/ngày), chủ đầu tư cho bố trí các công trình xử lý tạm, dự kiến sẽ trang bị khoảng 5
nhà vệ sinh di động trên mặt bằng thi công đáp ứng đủ nhu cầu của công nhân xây dựng.
Đối với dự án này, chủ đầu tư có thể lựa chọn các nhà vệ sinh di động có các
thông số kỹ thuật sau:
+ Kích thước tổng thể (sâu x rộng x cao) = 130 x 90 x 250 (cm);
+ Dung tích bể thải 500 lít;
+ Dung tích bể nước 400 lít;
+ Nội thất đầy đủ: Bồn cầu, gương soi, lavabo, vòi rửa.
Sản phẩm được thiết kế hoàn chỉnh, đồng bộ và gọn nhẹ, sau khi cấp điện và
nước có thể sử dụng ngay mà không cần lắp đặt thêm bất cứ thiết bị nào khác,
Sau khi bể chứa thải của các nhà vệ sinh đầy, đơn vị sẽ thuê đơn vị có chức
năng vận chuyển đi xử lý hợp vệ sinh.
* Nước thải thi công
Lượng nước thải thi công xây dựng có thể phát sinh do nước rò rỉ từ quá trình
phối trộn vật liệu xây dựng. Lượng này thường rất nhỏ ảnh hưởng không đáng kể đến
môi trường. Tuy nhiên để giảm khả năng phát sinh và tác động của lượng nước thải
này chủ dự án có các biện pháp sau:
- Quy hoạch thành một khu chứa và trộn nguyên vật liệu trong suốt quá trình
thi công.
- Yêu cầu nhà thầu thi công gọn, giữ vệ sinh mặt bằng sau mỗi ca làm việc.
- Sử dụng tỷ lệ nước phối trộn vật liệu vừa đủ, hạn chế rò rỉ nước ra ngoài môi
trường, đồng thời tiết kiệm nguồn nước.
- Bố trí khoảng 2-3 thùng phuy chứa nước phục vụ rửa dụng cụ xây dựng, sau
đó nước này được tận dụng cho phối trộn vật liệu xây dựng.
Các biện pháp giảm thiểu tác động khác
* Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn và độ rung
- Chủ đầu tư khuyến khích nhà thầu sử dụng các thiết bị có mức gây ồn thấp.
Để giảm bớt tiếng ồn và rung động cần phải có kế hoạch thi công hợp lý.
- Các phương tiện vận chuyển hạn chế dùng còi trong khu vực.
- Thay thế các thiết bị đã quá thời hạn sử dụng.
- Công nhân thi công trên công trường sẽ được trang bị bảo hộ lao động hạn
chế hoặc chống ồn như mũ bảo hiểm, chụp tai
- Đối với các thiết bị có độ ồn lớn, chống rung lan truyền bằng dùng các kết
cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn hay gối đàn hồi cao su...
- Chống rung bằng việc hạn chế số lượng thiết bị thi công đồng thời bố trí cự
ly của các thiết bị có cùng độ rung để tránh cộng hưởng.
* Các biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ thống tiêu thoát nước khu vực
Ngay từ giai đoạn đầu khảo sát thiết kế dự án, chủ đầu tư cùng đơn vị tư vấn
đã rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo tiêu thoát nước tại khu vực khi thi công dự án
Công tác đảm bảo thoát nước trong thi công:
Trong quá trình đào đắp sẽ đào các rãnh xương cá và các hố tụ nước để hút
nước ngầm hoặc nước mưa ra khỏi công trường thi công; trong nền đường đào thì đào
đến đâu đào luôn rãnh dọc tới đó và hố thu nước để đảm bảo thoát nước kịp thời...
3.4.1.2. Trong giai đoạn Cụm công nghiệp Cây Bòng đi vào hoạt động.
Khi CCN Cây Bòng đưa vào khai thác, vận hành thì biện pháp hiệu quả nhất
để khống chế và kiểm soát ô nhiễm là mỗi doanh nghiệp khi đầu tư, kinh doanh trong
CCN sẽ phải lập báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch BVMT; trên cơ sở phân tích, đánh giá
và dự báo các tác động sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu, xử lý phù hợp với từng
loại hình sản xuất; Chủ các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các
biện pháp bảo vệ môi trường như đã nêu trong bản ĐTM hoặc Kế hoạch đã được phê
duyệt/xác nhận.
Trách nhiệm của Ban quản lý cụm công nghiệp trong quản lý và bảo vệ môi
trường CCN cần tuân thủ công tác bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh
doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quy
định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016.
- Theo dõi, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ vào nhà máy xử lý nước thải tập trung theo đúng hợp đồng đã ký kết;
- Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ đổ vào nhà máy xử lý nước thải tập trung và bảo đảm các công trình xử lý
nước thải, các công trình thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải rắn
của khu công nghiệp hoạt động đúng kỹ thuật;
- Khi xảy ra sự cố môi trường, Ban quản lý và các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trong khu công nghiệp phải có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật
lực và phương tiện để ứng phó kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho các cơ quan
liên quan, trường hợp vượt quá khả năng ứng phó thì báo cáo khẩn cấp với cơ quan
cấp trên có thẩm quyền để xử lý;
3.4.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động về kinh tế - xã hội.
3.4.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng
Phương án đền bù:
Việc đên bù giải phóng mặt bằng được thực hiện theo cơ chế đền bù trên cơ sở
các quy định của Nhà nước hiện hành và của địa phương. Công khai về mức giá đền
bù (chi tiết từng loại tài sản đền bù) tới người dân bị ảnh hưởng. Giá đền bù và giao
đất phải được bàn bạc cụ thể và được sự thống nhất của đại bộ phận người dân.
- Ban Quản lý các Dự án xây dựng các phương án đền bù GPMB và triển khai
công tác này trước khi bắt đầu thi công dự án.
- Khi thu hồi đất nông nghiệp thì người bị thu hồi đất được đền bù bằng tiền
theo giá đất nông nghiệp, theo diện tích và hạng đất bị thu hồi.
- Các cơ quan, đơn vị tập thể, hộ gia đình, và cá nhân đứng tên chủ thể quản lý
sử dụng đất đủ điều kiện đền bù hỗ trợ, sở hữu tài sản trên đất bao gồm các công
trình như: vật kiến trúc, mồ mả, cây cối, hoa màu, vật nuôi nằm trên mặt bằng đất
thu hồi phục vụ cho dự án phải di chuyển để thực hiện dự án ngay sau khi nhận được
tiền đền bù, hỗ trợ.
- Việc đền bù, hỗ trợ phải đúng đối tượng, công khai, dân chủ, thực hiện đền
bù hỗ trợ theo phương thức thanh toán một lần cho chủ tài sản hợp pháp theo mức
đánh giá được UBND tỉnh phê duyệt.
- Việc di dời các khu mộ tại khu vực sẽ được tái an táng tại các nghĩa địa hiện
có tại xã La Hiên theo đúng thuần phong mỹ tục đồng thời tránh làm ảnh hưởng tới
môi trường ở mức thấp nhất vì đây cũng là vấn đề liên quan tới tâm linh nhạy cảm.
- Đất, tài sản đủ điều kiện đền bù 100% theo mức giá được duyệt. Đất, tài sản
không đủ điều kiện đền bù được xem xét hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể do
UBND tỉnh quyết định.
3.4.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động trong quá trình thi công xây dựng
a/ Biện pháp đảm bảo an toàn lao động
- Phổ biến nội quy an toàn lao động đối với toàn bộ công nhân tham gia thi công.
- Lập rào chắn tại khu vực công trường thi công, có bố trí các biển báo, cảnh
báo nguy hiểm tại hai đầu vào khu vực thi công.
- Bố trí người điều khiển phương tiện giao thông trong giờ cao điểm và trong
giai đoạn hoạt động của các phương tiện thi công tránh xảy ra sự cố.
- Phân luồng giao thông, hạn chế tối đa sự tập trung quá đông các phương tiện
giao thông cùng lúc.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, các thiết bị ứng phó kịp thời với sự cố xảy ra.
- Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị thường xuyên đảm bảo thiết bị luôn
hoạt động tốt;
b/ Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông
- Bắt buộc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông (tốc độ, che chắn
thùng xe...).
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp với chất lượng, kết cấu mặt
đường ( xe ô tô tự đổ 7 - 10 tấn) nhằm giảm áp lực lên kết cấu mặt đường, hạn chế
các hiên tượng biến dạng, sụt lún nứt vỡ.
- Giảm mật độ các phương tiện thi công vào các giờ cao điểm trong ngày để
tránh ùn tắc giao thông và tai nạn xảy ra.
- Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng
mặt bằng được phê duyệt. Không để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản
trở đường giao thông. Vật liệu thải được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định.
c/ Đối phó với tác động của thiên tai, bão lũ
- Trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ phòng chống bão lũ.
- Phân vùng, vạch tuyến thi công hợp lý.
- Thường xuyên nạo vét hệ thống cống rãnh, khơi thông dòng chảy, tăng khả
năng tiêu thoát úng, thoát nước cho hệ thống thoát nước trong mùa mưa bão.
- Trong quá trình san gạt tới đâu đồng thời lắp đặt hệ thống rãnh thoát nước
đến đấy nhằm đảm bảo việc tiêu thoát của mương nước nội đồng, cung cấp nước tưới
tiêu cho khu vực xung quanh dự án.
- Trong quá trình đào đắp sẽ đào các rãnh xương cá và các hố tụ nước để hút
nước ngầm hoặc nước mưa ra khỏi công trường thi công; trong nền đường đào thì đào
đến đâu đào luôn rãnh dọc tới đó và hố thu nước để đảm bảo thoát nước kịp thời...
- Phòng chống sét: Các hạng mục công trình được thiết kế hệ thống chống sét
đúng tiêu chuẩn.
d/ Sự cố cháy nổ
- Thuê đơn vị chức năng tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ; công tác rà
phá bom mìn phải được hoàn tất trước khi tiến hành khởi công dự án.
- Thành lập đội PCCC được lựa chọn từ các công nhân tham gia thi công lực
lượng này được tổ chức học tập huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về công tác PCCC (báo
cáo viên mời lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp giảng dạy).
Trước khi thi công, Đơn vị thi công có kế hoạch làm việc với chủ đầu tư để
triên khai công tác bảo vệ vật tư, thiết bị và công tác an toàn chữa cháy.
e/ Vệ sinh phòng dịch
- Thường xuyên khơi thông cống rãnh khu vực, gom rác vào thùng đúng quy
định...tại các khu vực lán trại công nhân.
- Trang bị thiết bị sơ cứu ban đầu và các loại thuốc men thông thường.
- Hợp đồng với đơn vị cung cấp thực phẩm có uy tín để đảm bảo an toàn thực
phẩm, phòng ngừa sự cố ngộ độc thực phẩm.
- Phối hợp với trung tâm y tế, bệnh viện khu vực để kịp thời cấp cứu bệnh
nhân khi xảy ra sự cố.
f/ Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn và độ rung
- Chủ đầu tư khuyến khích nhà thầu sử dụng các thiết bị có mức gây ồn thấp.
Để giảm bớt tiếng ồn và rung động cần phải có kế hoạch thi công hợp lý. Các thiết bị
thi công gây tiếng ồn lớn như máy khoan, máy đào không được hoạt động trong
khoảng thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
- Các phương tiện vận chuyển hạn chế dùng còi trong khu vực.
- Thay thế các thiết bị đã quá thời hạn sử dụng.
- Công nhân thi công trên công trường sẽ được trang bị bảo hộ lao động hạn
chế hoặc chống ồn như mũ bảo hiểm, chụp tai
- Đối với các thiết bị có độ ồn lớn, chống rung lan truyền bằng dùng các kết
cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn hay gối đàn hồi cao su...
- Chống rung bằng việc hạn chế số lượng thiết bị thi công đồng thời bố trí cự
ly của các thiết bị có cùng độ rung để tránh cộng hưởng.
3.4.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn Cụm công nghiệp đi vào
hoạt động
a/ Phòng chống sự cố cháy nổ
Các biện pháp phòng chống sự cố cháy nổ cần áp dụng như sau:
Trong quá trình thiết kế, thi công xây dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình (TCVN 2622/ 1995). Tuân thủ
giải pháp PCCC đã được Phòng cảnh sát PCCC tỉnh Thái Nguyên chấp thuận tại văn
bản số 2860/TD-PCCC ngày 16/8/17 (phụ lục).
- Trang bị bình chữa cháy tại các vị trí cần thiết đảm bảo ứng cứu kịp thời các
sự có xảy ra.
- Phối hợp kịp thời với đội cứu hộ của địa phương để kịp thời ứng phó khi có
sự cố xảy ra;
b/ Đối với các sự cố do thiên tai
- Ngập úng, bão lũ:
+ Tuân thủ các phương án quy hoạch, đảm bảo cao độ cos nền và xây dựng hệ
thống mương rãnh đảm bảo tiêu thoát nước tự nhiên khi mưa to kéo dài.
+ Thường xuyên nạo vét hệ thống cống rãnh, khơi thông dòng chảy, tăng khả
năng tiêu thoát úng, thoát nước cho hệ thống thoát nước trong mùa mưa bão.
+ Dự phòng máy bơm nước cưỡng bức trong trường hợp ngập úng.
- Phòng chống sét:
+ Lắp đặt hệ thống thu lôi chống sét tại các khu vực có khả năng bị sét đánh.
+ Thiết lập mạng tiếp đất an toàn, mạng tiếp đất của hệ thống thu sét
c/ Các biện pháp phòng chống lan truyền mầm bệnh
- Công nhân thu gom rác thải, vận hành hệ thống xử lý nước thải phải được
trang bị đầy đủ về bảo hộ lao động.
- Việc vận chuyển rác đi xử lý tránh vào thời gian cao điểm.
d/ Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
- Các phương tiện di chuyển trong khu dân cư hạn chế dùng còi trong khu vực.
- Đặt các biển báo giới hạn tốc độ.
- Trồng các hàng rào cây xanh cách ly theo quy định
f/ Phòng chống sự cố đối với trạm xử lý nước thải
Để phòng chống các sự cố xảy ra đối với trạm XLNT cần thi công xây dựng
theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, cho vận hành thử để kiểm tra, giám định hiệu
quả xử lý trước khi đưa vào vận hành chính thức. Chủ đầu tư có bố trí dự phòng máy
phát điện sử dụng trong trường hợp bị mất điện.
Trong quá trình vận hành cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vận hành và
yêu cầu giám sát.
PHẦN IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Đề tài đã thực hiện đúng theo nội dung, bố cục quy định về Báo cáo khóa luận
tốt nghiệp. Sản phẩm báo cáo đã đáp ứng được nội dung là sản phẩm nghiên cứu
khoa học. Tổng quan đề tài đã chỉ ra được sự cần thiết và tình hình thực hiện công
tác lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường trong và ngoài nước, từ đó đưa ra các
phương pháp, nhận thức được nội dung và đối tượng nghiên cứu. Từ những lý luận
cơ sở, nội dung đề tài đã nhận thức và chỉ ra được các tác động tiêu cực trong các
giai đoạn: Giải phóng mặt bằng, san gạt chuẩn bị mặt bằng; Giai đoạn thi công xây
dựng dự án; Giai đoạn khi tuyến đường đi vào hoạt động với các thành phần môi
trường bị tác động trong từng giai đoạn như:
+Thành phần môi trường không khí.
+ Thành phần môi trường nước
+ Chất thải các loại tới thành phần môi trường đất.
+ Các tác nhân gây ô nhiễm khác.
Trên cơ sở chỉ rõ các nguồn ô nhiễm và dự báo các tác động, đề tài đã đưa ra
các giải pháp khác phục và phòng ngừa mang tính thực tiễn, dễ áp dụng. Nội dung,
thông tin của đề tài mang tính khoa học, đã dạng, sử dụng các phương pháp lý thuyết
và kỹ thuật thực tế, từ đó nâng cao khả năng ứng dụng đề tài vào công tác lấp báo
cáo Đánh giá tác động môi trường thực tế của dự án.
4.2. Kiến nghị
* Về hoạt động đánh giá tác động môi trường
Cần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về hoạt động đánh giá tác động
môi trường. Nghiêm chỉnh thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường trước
khi phê duyệt các dự án, từ đó giúp chủ đầu tư có tránh nhiệm với môi trường, với
cộng đồng xung quanh hơn nữa.
Tuyên truyền rộng rãi cho người dân, cộng đồng khu dân cư về ý nghĩa của
việc đánh giá tác động môi trường, từ đó bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người
dân với các hoạt động bảo vệ môi trường.
* Về công tác triển khai dự án
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng việt
1. Báo cáo dự án đầu tư:” Đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Cây
Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên"- Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng huyện Võ Nhai
2. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án:" Đầu tư xây dựng hạ tầng cụm
công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên"
3. Giáo trình Đánh giá tác động môi trường
4. Hoàng Văn Huệ và Trần Đức Hạ. Thoát nước tập II – Xử lý nước thải. Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 2002.
5. Lê Trình. Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng. Nxb
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2000.
6. Phạm Ngọc Đăng. Môi trường không khí. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
- 2003.
7. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ. Đánh giá tác động môi trường. Nxb
ĐHQG Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Phước. Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. NXB Xây
dựng, 2008.
9. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh. Quản lý chất thải nguy hại. Nxb
ĐHQG Hà Nội – 2003.
10. Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ. Nxb Khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội – 2003.
11. Trịnh Xuân Lai (2009), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
12. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 2000.
13. Sổ tay an toàn, vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ trên công trường xây dựng.
Nxb Xây dựng, của Tổ chức Lao động Quốc tế.
14. Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_thuc_hien_danh_gia_tac_dong_moi_truong_du_an_cum_c.pdf