Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toàn và thẩm định giá AFA

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÀN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Sinh viên PHẠM THỊ NHẬT LINH Huế, tháng 5 năm 2019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

pdf110 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toàn và thẩm định giá AFA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÀN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Nhật Linh Lớp: K49C Kiểm toán Mã sinh viên: 15K4131069 Niên khóa: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Huế, tháng 5 năm 2019 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài: “Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA”, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô – những người đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng cho em trong suốt quá trình học tập trên ghế nhà trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn – Th.S Phạm Thị Bích Ngọc người đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn quý công ty, các anh chị trong khối Báo cáo tài chính và toàn thể anh chị trong công ty trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn cho em. Vì thời gian ngắn và sự hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nên em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài làm của em trở nên hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Nhật Linh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3 6. Kết cấu của khóa luận................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH..................................................................................5 1.1. Những vấn đề chung về kiểm toán Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp ............5 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán Báo cáo tài chính.......................................................5 1.1.2. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính.............................................................5 1.1.2.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán ....................................................................5 1.1.2.2. Thực hiện kiểm toán................................................................................12 1.1.2.3. Kết thúc kiểm toán ..................................................................................15 1.2. Nội dung và đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng..................................16 1.2.1. Khái niệm nợ phải thu khách hàng.................................................................16 1.2.2. Đặc điểm nợ phải thu khách hàng ..................................................................16 1.2.3. Nguyên tắc kế toán liên quan đến việc hạch toán khoản phải thu khách hàng ..................................................................................................................16 1.2.4. Chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán áp dụng đối với nợ phải thu khách hàng.. ....................................................................................................................17 1.2.4.1. Chứng từ..................................................................................................17 1.2.4.2. Sổ sách.....................................................................................................18 1.2.4.3. Tài khoản sử dụng ...................................................................................18 1.2.4.4. Phương pháp hạch toán ...........................................................................19 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 1.2.5. Dự phòng phải thu khó đòi.............................................................................20 1.2.5.1. Khái niệm ................................................................................................20 1.2.5.2. Nguyên tắc hạch toán ..............................................................................20 1.2.5.3. Chứng từ, tài khoản sử dụng ...................................................................20 1.2.5.4. Phương pháp hạch toán: ..........................................................................21 1.2.6. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng:......................21 1.3. Kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính.........................................................................................................................24 1.3.1. Mục tiêu của kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng .........................24 1.3.2. Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng .................25 1.3.2.1. Thử nghiệm kiểm soát.............................................................................25 1.3.2.2. Thử nghiệm cơ bản..................................................................................26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA THỰC HIỆN.......30 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA........30 2.1.1. Quá trình thành lập Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA.......30 2.1.2. Văn phòng Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA ....................30 2.1.3. Phương châm hoạt động của Công ty ............................................................31 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh và dịch vụ của Công ty ...........................................31 2.1.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty ................................................................33 2.1.6. Phương pháp thực hiện kiểm toán..................................................................34 2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA ..............................................................................34 2.2.1. Hồ sơ kiểm toán công ty đang sử dụng ..........................................................34 2.2.2. Giấy làm việc tại công ty................................................................................35 2.2.3. Chu trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA ...........................................................................35 2.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán..................................................................36 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 2.2.3.2. Giai đoạn tiền kế hoạch...........................................................................40 2.2.3.3. Kế hoạch..................................................................................................48 2.2.3.4. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ................................................................50 2.2.3.5. Kết thúc kiểm toán ..................................................................................62 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA ............................................65 3.1. Nhận xét về công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA...............................................65 3.1.1. Ưu điểm..........................................................................................................65 3.1.2. Hạn chế...........................................................................................................67 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA .............................69 3.2.1. Về phương pháp tìm hiểu và đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. .............................................................................................................69 3.2.2. Về việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát ........................................................69 3.2.3. Về việc thực hiện thủ tục phân tích ................................................................70 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................71 1. Kết luận:...................................................................................................................71 2. Kiến nghị: ................................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1: Ma trận rủi ro phát hiện ....................................................................................10 Bảng 1. 2: Bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua. ............................................14 Bảng 1. 3: Mục tiêu kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng. ................................24 Bảng 2.1: Đánh giá rủi ro. ..................................................................................................42 Bảng 2.2: Phân tích sơ bộ BCKQKD của công ty TNHH ABC năm 2018. ......................44 Bảng 2.3: Phân tích sơ bộ BCĐKT. ...................................................................................46 Bảng 2.4: Giấy làm việc mẫu 5310 – Lead Schedule ........................................................51 Bảng 2.5: Giấy làm việc mẫu 5340 – Cover. .....................................................................52 Bảng 2.6: Bảng phân tích biến động số dư Nợ phải thu khách hàng .................................53 Bảng 2.7: Phân tích các hệ số khoản phải thu khách hàng.................................................54 Bảng 2.8: Giấy làm việc mẫu 5340-1 – Chi tiết khoản phải thu khách hàng.....................55 Bảng 2.9: Tỷ lệ phản hồi thư xác nhận số dư đầu kỳ .........................................................56 Bảng 2.10: Đối chiếu thư xác nhận với số liệu trên sổ sách. .............................................57 Bảng 2.11: Giấy làm việc mẫu 5360 - Confirm .................................................................59 Bảng 2.12: Giấy làm việc mẫu 5361 – Đối chiếu số liệu thư xác nhận với sổ sách. .........60 Bảng 2.13: Giấy làm việc 5380 – Kiểm tra giao dịch với bên liên quan. ..........................61 Bảng 2.14: Giấy làm việc 5310 – Note. .............................................................................62 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1: Phương pháp hạch toán tài khoản 131. ............................................................19 Sơ đồ 1. 2: Phương pháp hạch toán tài khoản 2293. ..........................................................21 Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. ............................................................................................................................................33 Sơ đồ 2. 2: Chu trình kiểm toán tổng quát tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. ...................................................................................................................................36 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh CĐKT Cân đối kế toán HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên MTV Một thành viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TK Tài khoản XDCB Xây dựng cơ bản Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN với chính sách hội nhập, mở cửa của nước ta đã thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư, nhiều công ty được hình thành và không ngừng phát triển, các hình thức kinh doanh ngày một đa dạng. Song song đó, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra: “Làm sao để nhận biết được thông tin nào là đáng tin cậy; báo cáo nào là minh bạch, rõ ràng.” Để giải quyết yêu cầu đó, hoạt động kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán đôc lập được ra đời. Kiểm toán độc lập chính là công cụ quản lý kinh tế, tài chính đắc lực góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường. Hoạt động kiểm toán không chỉ tạo niềm tin cho những tổ chức và cá nhân quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán. Đối tượng kiểm toán là Bảng khai tài chính mà quan trọng nhất của những Bảng khai này là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh thông tin tổng hợp nhất của một doanh nghiệp trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh; bao gồm nhiều khoản mục lớn nhỏ: hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản cố định, nợ phải thu, nợ phải trả, Trong đó khoản mục nợ phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến nhiều khoản mục trên Báo cáo tài chính. Nó cho ta biết tình hình tài chính của công ty cũng như khả năng thanh toán của công ty. Để từ đó đưa ra quyết định công ty làm ăn có hiệu quả hay không. Nhận thấy được tầm quan trọng của khoản mục nợ phải thu khách hàng như thế nên trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA.’’ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa hệ thống lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng - Tìm hiểu tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA và quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty. - Đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA - So sánh giữa cơ sở lý luận và thực tế quy trình kiểm toán thực tế khoản mục Nợ phải thu khách hàng để: Đưa ra các đánh giá chung và chi tiết, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm.Từ đó, đề xuất một số giải pháp về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 3. Đối tượng nghiên cứu Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện cho công ty khách hàng ABC. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA trong năm 2018, cụ thể: - Về không gian: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA và công ty khách hàng ABC (Vì tính chất bảo mật khách hàng nên sử dụng tên ABC thay cho tên thật của công ty). - Về thời gian:  Số liệu dùng để nghiên cứu từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018.  Thời gian nghiên cứu từ ngày 12/01/2019 đến ngày 25/04/2019. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 3 - Về nội dung: Đề tài không nghiên cứu toàn bộ quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính mà chỉ tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán BCTC của công ty và tại công ty khách hàng ABC. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tham khảo, nghiên cứu tài liệu: Đọc tham khảo các tài liệu như giáo trình, sách, các bài luận văn, các thông tư quy định của nhà nước, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các thông tin trên mạng Internet để tìm kiếm các thông tin trong việc hệ thống lại cơ sở lý luận về kiểm toán BCTC cũng như khoản mục phải thu khách hàng. - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:  Thu thập thông tin từ các chứng từ, sổ sách, các tài liệu liên quan khác để tìm hiểu công ty, thực trạng kiểm toán tại công ty.  Phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia: Tiến hành trao đổi với những người cung cấp thông tin để thu thập thông tin, giải đáp các thắc mắc về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong doanh nghiệp.  Quan sát thực tế tại công ty: Quan sát, ghi chép lại những công việc mà KTV thực hiện tại công ty và trong quá trình thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Dùng để phân tích, so sánh, đối chiếu và tổng hợp số liệu đã thu thập được để có cái nhìn tổng quát, cụ thể về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong thực tế tại công ty. 6. Kết cấu của khóa luận Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 4 Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AFA. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AFA. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Những vấn đề chung về kiểm toán Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán Báo cáo tài chính Theo Luật kiểm toán độc lập số 67 – QH 12: “Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.” 1.1.2. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính Quy trình kiểm toán BCTC thường được chia làm 3 giai đoạn: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán. 1.1.2.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm rất nhiều công việc và ảnh hưởng quan trọng đến sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Đây là giai đoạn đầu tiên quyết định chất lượng cuộc kiểm toán. Giai đoạn này trải qua 2 bước cơ bản: - Tiền kế hoạch là quá trình thực hiện các thủ tục ban đầu của một cuộc kiểm toán. Trong bước này kiểm toán viên cần xem xét việc chấp nhận khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ; xem xét các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp hay pháp lý để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. - Lập kế hoạch là bước kế tiếp và bao gồm xác định chiến lược kiểm toán tổng thể mang tính định hướng và xây dựng kế hoạch kiểm toán để hoạch định các thủ tục Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 6 đánh giá rủi ro cũng như các thủ tục kiểm toán tiếp theo để đối phó mức rủi ro đã được đánh giá. a. Tiền kế hoạch:  Tiếp nhận khách hàng: Theo VSA số 220 về “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán”: “Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý của khách hàng” . Việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán là rất cần thiết vì việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có khả năng làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán. Vì thế nên khi được mời kiểm toán, công ty kiểm toán phải phân công cho những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểm toán. - Đối với khách hàng mới: Trước hết, kiểm toán viên cần tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thập thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính, thông qua việc thu thập thông tin từ báo cáo tài chính, ngân hàng dữ liệu, từ báo chí, sách báo chuyên ngành, Trong trường hợp đơn vị đã có kiểm toán viên tiền nhiệm, kiểm toán viên cần tìm cách thu thập các thông tin hữu ích từ phía các kiểm toán viên tiền nhiệm như những thông tin về tính chính trực của các nhà quản lý đơn vị, các bất đồng giữa hai bên (nếu có), lý do khiến họ không tiếp tục cộng tác với nhau, - Đối với khách hàng cũ: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 7 Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, kiểm toán viên cần cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại về các khách hàng hiện hữu để xem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ hay không, kiểm toán viên cũng cần nghiên cứu xem có cần phải thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không,  Phân công kiểm toán viên: Sau khi đã xem xét khả năng chấp nhận khách hàng, công ty kiểm toán cần ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán. Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về số người, trình độ khả năng và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật và thường do Ban Giám đốc công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo.  Ký kết hợp đồng: Trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên sẽ có những trao đổi và thảo luận sơ bộ với khách hàng về một số điều khoản chính trong hợp đồng:  Mục đích và phạm vi kiểm toán  Trách nhiệm của Ban giám đốc công ty khách hàng và kiểm toán viên  Hình thức thông báo kết quả kiểm toán  Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán  Phí kiểm toán Nếu công ty khách hàng và công ty kiểm toán đều đồng ý với những điều khoản trong hợp đồng kiểm toán thì hai bên sẽ kí kết vào hợp đồng kiểm toán. b. Lập kế hoạch kiểm toán  Tìm hiểu về khách hàng: Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán và đạt được các mục tiêu đề ra cho cuộc kiểm toán thì kiểm toán viên phải có sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng như: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 8 - Hiểu biết về môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán: tình hình thị trường cạnh tranh, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán cũng như các quy định khác có liên quan đến ngành nghề kinh doanh. - Nhận diện các bên hữu quan với khách hàng, đó là các bộ phận trực thuộc, các chủ sở hữu chính thức của công ty khách hàng hay bất kì công ty chi nhánh, một các nhân hay tổ chức nào mà công ty có quan hệ. Các cá nhân hay tổ chức đó có khả năng điều hành, kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các chính sách kinh doanh hoặc chính sách quản trị của công ty khách hàng ( theo VSA 550). - Hiểu biết về những yếu tố nội tại của đơn vị được kiểm toán, bao gồm những đặc điểm về sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính của đơn vị, môi trường lập báo cáo, yếu tố pháp luật,  Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán: - Xác lập mức trọng yếu: Theo chuẩn mực kiểm toán số 320: “ Mức trọng yếu là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.” Một thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó thì sẽ ảnh hưởng tới các quyết định của những người sử dụng BCTC. Vì thế, mức trọng yếu cần được xem xét ở cả mức độ tổng thể báo cáo tài chính và mức độ từng khoản mục.  Ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính: kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ sai sót có thể chấp nhận được để đảm bảo rằng báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu.Mức trọng yếu tổng thể thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận tùy vào xét đoán của kiểm toán viên. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 9  Đối với khoản mục,mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được phép của khoản mục.Kiểm toán viên sẽ tính toán số tiền dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính hoặc phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục. - Đánh giá rủi ro kiểm toán: Theo chuẩn mực kiểm toán số 400: “Rủi ro kiểm toán (AR): Là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.”  Rủi ro tiềm tàng (IR): Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.  Rủi ro kiểm soát (CR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.  Rủi ro phát hiện (DR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro: AR=IR*CR*DR hoặc DR=AR/(IR*CR) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 10 Bảng 1. 1: Ma trận rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về CR Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV về IR Cao Thấp Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Thấp Cao Cao Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mức sai sót có thể chấp nhận được tăng thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm và ngược lại.  Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát: - Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: Theo VSA 315: “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.” Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ gồm các công việc:  Tìm hiểu về thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ.  Tìm hiểu về môi trường kiểm soát  Tìm hiểu về đánh giá rủi ro.  Tìm hiểu về thông tin và truyền thông.  Tìm hiểu về hoạt động kiểm soát.  Tìm hiểu về việc giám sát. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 11 Sau khi tìm hiểu về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải lập hồ sơ về những thông tin đã thu thập để chứng minh cho hiểu biết về đơn vị được kiểm toán, gồm: mô tả cơ bản về năm bộ phận cấu thành của kiểm soát nội bộ và các nguồn thông tin giúp kiểm toán viên có được sự hiểu biết đó. Hồ sơ thường được thực hiện và hoàn thành dưới dạng bản tường thuật, bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ hoặc lưu đồ. Sau khi mô tả kiểm soát nội bộ bằng các công cụ trên, kiểm toán viên thường sử dụng phép thử walk – through để kiểm tra lại xem đã mô tả đúng hiện trạng của từng chu trình nghiệp vụ hay chưa. Nếu có khác biệt, kiểm toán viên sẽ điều chỉnh lại các bảng mô tả cho đúng với hiện trạng. - Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: Dựa trên sự hiểu biết về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát nhằm nhận diện những sai sót phát sinh hay phát hiện và sửa chữa chúng nếu chúng đã xảy ra. Khi đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên thường dự kiến ở mức cao nhất có thể có, ngay cả khi họ đã hiểu khá thấu đáo về thiết kế và vận hành của các thủ tục kiểm soát. Để đi đến kết luận chính thức là mức rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên cần phải bổ sung thêm những bằng chứng có được từ kết quả thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Khi đánh giá mức rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dữ liệu, kiểm toán viên có thể diễn tả theo định lượng hoặc định tính với ba mức thấp, trung bình, cao.  Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán: Theo VSA 300, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Quá trình này bao gồm việc xây dựng chiến lược kiểm toán, kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 12 - Kế hoạch chiến lược kiểm toán: Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán (theo VSA300). Tổ chức lập kế hoạch chiến lược bao gồm: Tổng hợp thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng; tổng hợp thông tin về những vấn đề có liên quan dến báo cáo tài chính như chế đọ chuẩn mực áp dụng, yêu cầu về lập, nộp báo cáo tài chính và quyền hạn của doanh nghiệp; xác ...ng trình.  Dịch vụ kế toán: - Ghi sổ kế toán,lập BCTC, báo cáo quản trị - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, cung cấp dịch vụ lập sổ kế toán - Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS; tư vấn sử dụng phần mềm kế toán - Cung cấp nhân viên kế toán và kế toán trưởng - Cung cấp các dịch vụ kế toán khác  Dịch vụ tư vấn thuế: - Tư vấn cho các Doanh nghiệp về các Luật thuế, kê khai và quyết toán thuế. - Lập hồ sơ xét ưu đãi thuế, hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế - Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan thuế - Cung cấp dịch vụ tư vấn thuế trọn gói, dịch vụ soát xét tờ khai, quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN - Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế - Các dịch vụ tư vấn khác về thuế  Dịch vụ thẩm định giá: - Dịch vụ định giá tài sản: động sản, bất động sản - Nghiên cứu thị trường: tư vấn, định giá bán hàng hóa – dịch vụ của doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập thụ trường mới, một kênh phân phối mới - Xác định giá trị doanh nghiệp: tư vấn, xác định giá trị tổng quát của một doanh nghiệp gồm tài sản cố định, tài sản lưu động Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 33 - Thẩm định giá các dự án đầu tư - Các dịch vụ liên quan khác đến dịch vụ thẩm định giá  Dịch vụ chuyên ngành khác: - Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp - Tư vấn thủ tục mua bán, sáp nhập tái cấu trúc và giải thể doanh nghiệp - Soát xét BCTC phục vụ cho việc mua bán, sáp nhập - Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán - Đào tạo KTV nội bộ, cập nhật kiến thức về kế toán, tài chính, kiểm toán và thuế; đào tạo các kỹ năng về thực hành kế toán - Hỗ trợ tuyển dụng kế toán trưởng, kế toán viên, KTV nội bộ - Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác 2.1.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ - GĐ KHỐI KIỂM TOÁN XDCB KHỐI KIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN BAN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB 1 PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB 2 PHÒNG TƯ VẤN - ĐÀO TẠO PHÒNG KẾ TOÁN - HÀNH CHÍNH PHÓ TGĐ -- GĐ KHỔI KIỂM TOÁN BCTC KHỐI KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH BAN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG PHÒNG KIẾM TOÁN BCTC 1 PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC 2 GĐ KHỐI THẨM ĐỊNH GIÁ KHỐI THẨM ĐỊNH GIÁ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 34 2.1.6. Phương pháp thực hiện kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện cuộc kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu liệu Báo cáo tài chính của khách hàng được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán có liên quan tại Việt Nam. Cuộc kiểm toán của công ty được thực hiện dựa trên hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng. Trước khi đưa ra kế hoạch kiểm toán và để giúp cho việc đánh giá rủi ro, AFA sẽ thực hiện việc dự đoán và phân tích tổng quát. Với một số lượng lớn các công cụ dự đoán sẵn có, phương pháp tiếp cận này sẽ giúp xác định được các vấn đề tiềm tàng và tăng cường sự hiểu biết sâu sắc đạt được trong suốt quá trình kiểm toán. Phương pháp tiếp cận của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA phù hợp với các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về tính hợp lý và tính minh bạch. 2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.2.1. Hồ sơ kiểm toán công ty đang sử dụng Công ty đang sử dụng hồ sơ kiểm toán theo mẫu chuẩn của Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA) gồm một file cứng và một file mềm kèm theo, nhưng hồ sơ kiểm toán đã có sự thay đổi chỉnh sửa sao cho phù hợp với thực tế hoạt động của công ty. Hồ sơ kiểm toán cần được ghi chép đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở cho KTV đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán và làm bằng chứng cho thấy các cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù hợp với quy định của các chuẩn mực kiểm toán, pháp luật và các quy định có liên quan (theo VSA 230). Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 35 2.2.2. Giấy làm việc tại công ty Nhằm phục vụ cho cuộc kiểm toán được ghi chép một cách cụ thể và rõ ràng, công ty sử dụng 2 giấy làm việc đó là Front Of File (FOF) và Back Of File (BOF): - FOF thể hiện tổng quát quy trình của một cuộc kiểm toán cũng như việc thực hiện giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm việc đánh giá và chấp nhận khách hàng; phân tích sơ bộ về tình hình hoạt động, đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu của đơn vị được kiểm toán. Giấy làm việc FOF còn đưa ra những đánh giá sau kiểm toán để đi đến hoàn thiện và báo cáo kiểm toán. - BOF là giấy làm việc dùng để thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng giai đoạn thực hiện kiểm toán, ghi chép các ý kiến cũng như sai phạm, điều chỉnh để sau này tổng hợp lại kết quả kiểm toán và thực hiện các công việc kết thúc kiểm toán. 2.2.3. Chu trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Quy trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá thực hiện qua ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành cuộc kiểm toán. Trong đó, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán được chia thành 3 giai đoạn nhỏ, đó là đánh giá và chấp nhận khách hàng, tiền kế hoạch và kế hoạch. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 36 Sơ đồ 2. 2: Chu trình kiểm toán tổng quát tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 2.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán KTV sẽ sử dụng giấy làm việc FOF để thực hiện, ghi chép các công việc trong giai đoạn này. a. Đánh giá và chấp nhận khách hàng: Hàng năm, công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA sẽ gửi thư chào dịch vụ đến khách hàng. Nếu khách hàng lựa chọn công ty làm đơn vị kiểm toán, công ty sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét và đánh giá khách hàng theo Mẫu 211(khách hàng mới) hoặc Mẫu 212 (khách hàng cũ); đồng thời, công ty cũng tự đánh giá việc tuân thủ yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp bao gồm tính độc lập nhằm mục đích xem xét tính độc lập của công ty theo Mẫu 201 để đi đến quyết định có tiếp nhận khách hàng hay không. Công ty TNHH ABC là khách hàng mới nên KTV phải đánh giá tính độc lập toàn cầu của công ty. Qua đánh giá, công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA không có Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 37 thành viên ở nước ngoài và cũng không cung cấp dịch vụ nào khác cho khách hàng hay bất kỳ công ty con của khách hàng tiềm năng. (Phụ lục 01: Giấy làm việc 201 – Bảng câu hỏi đánh giá độc lập toàn cầu). Sau khi xác nhận công ty hoàn toàn độc lập, công ty tiến hành thu thập những thông tin về khách hàng để đi đến việc có chấp nhận khách hàng hay không. Những thông tin đó sẽ được KTV ghi chép vào giấy làm việc Mẫu 211. Nội dung chính của giấy làm việc 211 gồm: - Thông tin tổng quan về tình hình hoạt động của khách hàng:  Khách hàng là một công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của công ty cổ phần XYZ. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho nhà máy xử lý nước thải và cho thuê văn phòng.  Từ khi được thành lập, công ty có 2 dự án chính nhưng mới chỉ 1 dự án được đưa vào hoạt động năm 2018 nên doanh thu năm sau sẽ tăng mạnh.  Công ty vừa mới thành lập và những năm qua chủ yếu xây dựng cơ bản. Mặt khác hoạt động của công ty cũng khá đơn giản nên cơ cấu, quy trình và thủ tục khá đơn giản. - Đánh giá tính chính trực của ban giám đốc và việc tuân thủ các quy định pháp luật của khách hàng:  Thông qua các thông tin thu thập được, KTV không thấy bất kỳ thông tin nào cho rằng chủ sở hữu của khách hàng, Ban giám đốc hoặc những người chịu trách nhiệm quản trị thiếu tính chính trực.  Khách hàng không phải là đối tượng bị điều tra bởi cơ quan quản lý. Và cũng không có bằng chứng cho thấy khách hàng có ý định trình bày sai hoặc giấu các thông tin trọng yếu. - Đánh giá sơ bộ rủi ro của khách hàng:  Công ty hoạt động trong lĩnh vực chính là xây dựng văn phòng cho thuê. Đây là lĩnh vực không nằm trong những ngành rủi ro cao. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 38  Công ty cũng không có rủi ro nào trọng yếu liên quan đến hoạt động của khách hàng. - Đánh giá tính độc lập của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA với khách hàng:  Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA chỉ cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng.  Công ty cũng không có bất kỳ mối quan hệ nào với khách hàng tiềm năng và công ty nhận thấy không tồn tại các yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến tính độc lập của công ty nói chung và nhóm kiểm toán nói riêng. Căn cứ vào kết quả thu thập được, công ty nhận thấy rủi ro chấp nhận khách hàng là ở mức thấp. Vì vậy, công ty đống ý chấp nhận khách hàng. ( Phụ lục 02: Giấy làm việc 211 - Đánh giá tính độc lập của khách hàng). b. Phân công nhân viên thực hiện kiểm toán: Công ty sẽ dựa vào bảng hỏi theo giấy làm việc mẫu 224 để đánh giá sự phù hợp của việc lựa chọn KTV hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán theo hướng dẫn của Nghị định 17/2012/NĐ – CP ngày 13/3/2012 hướng dẫn một số điều của Luật Kiểm toán độc lập và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được ban hành theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/05/2015 của Bộ tài chính. Qua kết quả trả lời câu hỏi, việc phân công Partner và KTV phụ trách hợp đồng kiểm toán cho công ty TNHH ABC là phù hợp. (Phụ lục 03: Giấy làm việc 224 – Thẩm định luân chuyển KTV). c. Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán: Sau khi đánh giá theo Mẫu 224, công ty đã lựa chọn nhóm kiểm toán gồm 5 thành viên: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 39 Họ tên Chức danh Phạm Quang Trung Phó giám đốc: phụ trách cuộc kiểm toán Phan Thị Lan Trang Xoát xét cuộc kiểm toán Nguyễn Mạnh Cường Kiểm toán viên Đặng Huỳnh Long Trợ lý Kiểm toán viên Hà Thị Phú Hưng Trợ lý Kiểm toán viên Các thành viên được chọn sẽ phải ký vào giấy làm việc mẫu 225 nhằm cam kết về tính độc lập của mình. (Phụ lục 04: Giấy làm việc mẫu 225 – Cam kết độc lập) d. Thoả thuận sơ bộ với khách hàng: Nhằm xác định phạm vi công việc mỗi bên cũng như tạo mối quan hệ hợp tác để cuộc kiểm toán được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, công ty tiến hành buổi họp đầu tiên với khách hàng. Nội dung chính của buổi họp gồm: - Xác định mục đích và phạm vi công việc: kiểm toán BCTC năm 2018 và phát hành BCTC năm 2018. - Xác định bộ phận có liên quan đến cuộc kiểm toán: phòng kế toán - Xác định những tài liệu, sổ sách cần thiết cho cuộc kiểm toán. - Trao đổi, thống nhất phí kiểm toán và thời gian tiến hành kiểm toán tại công ty khách hàng. e. Ký kết hợp đồng: Khi có sự thống nhất của hai bên, đại diện công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA và đại diện công ty TNHH ABC sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Công ty TNHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 40 Kiểm toán và Thẩm định giá AFA sẽ chính thức trở thành công ty kiểm toán của công ty TNHH ABC. (Phụ lục 05: Hợp đồng kiểm toán). 2.2.3.2. Giai đoạn tiền kế hoạch a. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: KTV cần có những hiểu biết khách hàng và môi trường hoạt động để từ đó có những định hướng, thiết kế chương trình kiểm toán sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, việc tìm hiểu về khách hàng cũng giúp KTV đánh giá được tình hình chung của khách hàng để qua đó xác định được sơ bộ rủi ro do gian lận hoặc nhầm lẫn có thể xảy ra. Thông tin thu thập được sẽ được KTV thể hiện trên giấy làm việc mẫu 301. (Phụ lục 06: Giấy làm việc 301 – Tìm hiểu khách hàng).  Hiểu biết về khách hàng: Công ty TNHH ABC là công ty TNHH MTV có 100% vốn của Công ty Cổ phần XYZ, được thành lập ngày 15/07/2015 theo giấy đăng ký kinh doanh số ............... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp. - Địa chỉ: Khu công nghiệp phía tây đường An Hà - Quảng Phú, Phường An Phú, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. - Thị trường chính: Quảng Nam. - Đại diện pháp luật: Choi Young Joo - Lĩnh vực kinh doanh: Hoạt động chủ yếu của Công ty là cung cấp dịch vụ cho nhà máy xử lý nước thải và cho thuê văn phòng. - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào 31 tháng 12 hàng năm. - Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).  Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 41 - Bối cảnh phát triển: Công ty đang kinh doanh trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động. - Môi trường hoạt động: công ty có sự cạnh tranh lớn về thị trường tiêu thụ Phú Việt. Mặc dù giá cả tốt hơn nhưng chất lượng không bằng nên tại thị trường nội địa Phú Việt, công ty rất khó cạnh tranh. - Các yếu tố pháp lý: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ tài chính ban hành. - Phần mềm kế toán: Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán MISA – phần mềm này không phứ tạp chủ yếu áp dụng để xử lý các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng, hàng tồn kho.  Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động có liên quan: KTV sẽ thông qua việc trao đổi, phỏng vấn Ban giám đốc để đưa ra những đánh giá về vấn đề rủi ro, gian lận trong công ty. Qua việc trao đổi với Ban giám đốc công ty TNHH ABC, KTV không phát hiện bất kỳ yếu tố nào có thể dẫn đến rủi ro gian lận bao gồm cả rủi ro gian lận trong việc ghi nhận doanh thu. Hoạt động kinh doanh của công ty đều được kiểm soát và xét duyệt của kế toán trưởng và ban giám đốc đồng thời do có bộ phận KSNB của Công ty luôn theo dõi kiểm tra thường xuyên nên rất khó để xảy ra gian lận. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 42 Bảng 2.1: Đánh giá rủi ro. No Risk Factors RMM YorN Comment and/or Ref. 1 Assess Fraud Risks. Indicate how they influence management’s actions and consider potential business and financial statement risks that may arise from them. N Qua trao đổi Phó Tổng Giám đốc Công ty, KTV không phát hiện bất kỳ yếu tố nào có thể dẫn đến rủi ro gian lận, bao gồm cả rủi ro gian lận trong việc ghi nhận doanh thu 2 Discuss with those charged with governance of the entity, including owners/managers and others within entity (eg accounting staff), any actual, suspected or alleged fraud and mitigating actions taken. N Qua trao đổi với Mr Choi Jae Hun khó xảy ra gian lận do các hoạt động kinh doanh đều được kiểm soát và xét duyệt của kế toán trưởng và BTGĐ đồng thời do có bộ phận KSNB của Công ty luôn theo dõi và kiểm tra thường xuyên. 3 Attach notes or minutes of inquiries with entity personnel, discussions within the engagement team and the impact on the audit approach. Y Ref: Giấy làm việc đính kèm ghi nhận kết quả phỏng vấn và Giấy làm việc về trao đổi trong nhóm kiểm toán B. Business Risk No Risk Factors RMM YorN Comment and/or Ref. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 43 1 Discuss with owners/managers their plans for the business and how these are to be implemented. Discuss how business risks are identified and addressed, the key indicators used to evaluate financial performance and actions taken where these do not meet expectations. N Phỏng vấn Mr Choi Jae Hun - Phó Tổng Giám đốc, Công ty kinh doanh với hoạt động chính là cho thuê văn phòng, ngàng này đang có bước phát triển trong những năm nay. Theo Chiến lược Kinh doanh trong giai đoạn này thì Công ty vẫn tiếp tục quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là mục tiêu hàng đầu, để giữ vững uy tín với khách hàng để giữ vững thị phần và mở rộng thị trường, đồng thời giảm bớt chi phí hoạt động...BTGĐ vẫn sử dụng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận để đánh giá tình hình thực hiện kinh doanh. 2 Assess Business Risks impacting the entity. Consider: · Industry Conditions N Ổn định · The Regulatory Environment N Không có sự thay đổi · Business Operations Y Đang mở rộng (dự án thứ 2 là trung tâm thương mại sẽ đưa vào hoạt động năm sau) · Products or Services and N Không có sự thay đổi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 44 Markets · Plant and Equipment Facilities N Đang hoạt động tốt · Financing Arrangements Y Vay ngân hàng · Objectives and Strategies. Y Nâng cao chất lượng dịch vụ, ổn định , tăng khả năng cạnh tranh (Trích giấy làm việc 302 – Đánh giá rủi ro). b. Thủ tục phân tích tài chính ban đầu: Để hỗ trợ cho quá trình kiểm toán, KTV sẽ tiến hành phân tích sơ bộ BCTC của công ty TNHH ABC, gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy làm việc mẫu 302.  Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 2.2: Phân tích sơ bộ BCKQKD của công ty TNHH ABC năm 2018. 31/12/2018 31/12/2107 Biến động Trước KT Sau KT VNĐ % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 28.651.558.930 13.584.145.407 15.067.413.523 110,9 2.Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 28.651.558.930 13.584.145.407 15.067.413.523 110,9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 45 dịch vụ 4.Giá vốn hàng bán 23.434.761.744 7.092.642.659 16.342.119.085 230,4 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.216.797.186 6.491.502.748 (1.274.705.562) (19,6) 6.Doanh thu hoạt động tài chính 243.496.487 207.688.626 35.807.861 17,2 7.Chi phí tài chính 544.281 5.480.818 (4.936.537) (61,9) 8.Chi phí bán hàng - - - - 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.045.969.710 3.670.586.163 1.375.383.547 37,5 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 413.779.682 3.023.124.393 11.Thu nhập khác 25.882.120 62.727 25.819.393 41161, 5 12.Chi phí khác 23.976.162 1.415.313 22.560.849 1594,1 13.Lợi nhuận khác 1.905.958 (1.352.586) 3.258.544 (240,9 ) 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 415.685.640 3.021.771.807 (2.606.086.167) (86,2) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 46 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành - - - - 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 415.685.640 3.021.771.807 (2.606.086.167) (86,2) Dựa vào bảng phân tích trên, KTV nhận thấy: - Doanh thu năm 2018 tăng mạnh so với 2017 do trong năm công ty gia tăng công suất hoạt động của nhà máy, từ 1 xưởng vào năm 2017 đến năm 2018 đã tăng lên 5 xưởng (chiếm 50% công suất nhà máy) và hoạt động cho thuê văn phòng cũng được đẩy mạnh trong năm 2018. Tuy nhiên đây là khoản mục có giá trị lớn, nguy cơ xảy ra sai sót cao nên cần thực hiện đầy đủ các thủ tục. - Lợi nhuận sau thuế năm 2018 giảm 86,2% tương đương với 2.606.086.167 đồng do trong năm, chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng mạnh (tăng 37,5%) trong khi lợi nhuận gộp bị giảm sút so với năm trước (giảm 20%).  Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán: Bảng 2.3 Phân tích sơ bộ Bảng CĐKT. 31/12/2018 31/12/2017 Biến động Trước KT Sau KT VNĐ % Phải thu ngắn hạn của khách hàng 4.827.025.205 3.163.945.173 1.663.080.032 52,6 Số ngày thu tiền bình quân 51 43 8 19,7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 47 Qua phân tích sơ bộ, KTV nhận thấy: - Khoản phải thu khách hàng tăng so với năm trước. Cụ thể, năm 2017 công ty phải thu khách hàng 3.163.945.173 đồng; đến năm 2018 tăng lên 4.827.025.205 đồng tăng 1.663.080.032 đồng chiếm 52,6%. - Nợ phải thu tăng 52,6% do doanh thu tăng trong năm tăng so với năm trước. Đây là biến động có thể giải thích được. c. Chính sách kế toán của công ty TNHH ABC: KTV dựa vào giấy làm việc mẫu 302 cùng với việc phỏng vấn kế toán của công ty để đưa ra những đánh giá của mình về việc áp dụng chính sách kế toán của công ty có phù hợp với quy định của Luật kế toán Việt Nam hay không. Thông qua việc phỏng vấn, KTV nhận thấy: - Các chính sách kế toán của công ty nhất quán với năm trước phù hợp với khuôn khổ BCTC Việt Nam. - Các ước tính kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng là:  Khấu hao tài sản cố định dựa theo Thông tư 45/2013/TT – BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ tài chính.  Dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng hàng tồn kho dựa theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính. d. Đánh giá hoạt động liên tục: Dựa trên các thủ tục phân tích và quá trình khảo sát, phỏng vấn ban giám đốc công ty TNHH ABC theo giấy làm việc mẫu 302 và mẫu 302.10 Zcore. KTV cho thấy, hiện tại công ty đang hoạt động kinh doanh có lãi, tình hình tài chính tốt, chỉ số hoạt động liên tục của công ty lớn hơn 2,6 chứng tỏ công ty không có dấu hiệu của hoạt động không liên tục. (Phụ lục 07: Giấy làm việc 302.10Zcore – Phân tích hoạt động liên tục). e. Tìm hiểu, đánh giá hệ thống thông tin và dữ liệu: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 48 Quá trình tìm hiểu này được lồng ghép cùng với quá trình tìm hiểu thông tin chung của khách hàng thông qua việc phỏng vấn khách hàng. Những câu trả lời của khách hàng sẽ được kiểm toán viên tiến hành đánh giá hệ thống thông tin của khách hàng hiệu quả hay chưa. Công ty TNHH ABC sử dụng phần mềm hệ thống thông tin khá đơn giản, chỉ có phòng kế toán và nhà quản lý tham gia vào phần mềm. Mỗi nhân viên có 1 tài khoản và chỉ được quyền đăng nhập và nhập liệu các phần hành được quyền truy cập; các dữ liệu trước khi nhập vào hệ thống sẽ được kiểm tra bởi CFO; nếu có sự thay đổi, điều chỉnh thì phải có sự phê duyệt của giám đốc và chỉ có bộ phận IT mới được điều chỉnh các thay đổi đó. (Phụ lục 08: Giấy làm việc 380 – Đánh giá hệ thống thông tin và dữ liệu). 2.2.3.3. Kế hoạch a. Chương trình kiểm toán: Sau khi có những đánh giá sơ bộ về công ty TNHH ABC, KTV sẽ tiến hành họp nhóm để lập chương trình kiểm toán nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các công việc, tránh thiếu xót công việc. Nội dung bao gồm: - Thời gian, địa điểm trao đổi: Văn phòng công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. - Thành phần tham dự: thành viên trong nhóm kiểm toán công ty TNHH ABC. - Nội dung chính:  Phạm vi kiểm toán: Kiểm toán theo VAS  Xác định những vấn đề bất thường, trọng yếu trong BCTC mà KTV cần chú trọng kiểm tra và phân tích. (Phụ lục 09: Giấy làm việc mẫu 401 – Tài liệu lập kế hoạch kiểm toán). Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 49  Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên nhóm kiểm toán theo giấy làm việc mẫu 401.10 nhằm đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả. (Phụ lục 10: Giấy làm việc 401.10 – Phân công). b. Xác định mức trọng yếu: Tại công ty TNHH ABC, KTV lựa chọn chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu dựa vào lợi nhuận gộp. Do chỉ tiêu mà công ty quan tâm là lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế biến động khá lớn so với năm trước nên KTV lựa chọn chỉ tiêu lợi nhuận gộp để xác định mức trọng yếu. Trong năm 2018, lợi nhuận gộp của công ty là: 5.216.797.186 (đồng). Mức trọng yếu tại công ty TNHH ABC được xác định như sau: - Mức trọng yếu tổng thể (MP): MP = 5.216.797.186 * 10% = 521.679.719 (đồng) - Mức trọng yếu thực hiện (PM): PM = 521.679.719 * 70% = 365.175.803 (đồng) - Mức sai sót có thể bỏ qua: Mức sai sót có thể bỏ qua = 365.175.803 * 4% = 14.607.032 (đồng) (Phụ lục 11: Giấy làm việc 420 – Xác định mức trọng yếu). c. Xác định khu vực làm việc chính trên BCTC: KTV sẽ sử dụng giấy làm việc mẫu 430 để để xác định những khoản mục, thuyết minh trọng yếu và những khu vực đặc biệt nhạy cảm. Xác định những khu vực trên BCTC bằng cách tạo ra bảng tính tùy chọn theo như mong muốn. Tiếp theo, ghi nhận quá trình kinh doanh và thủ tục hỗ trợ như: khởi tạo, ghi nhận, xử lý và phê duyệt các giao dịch, nghiệp vụ có liên quan đến số dư tài khoản hoặc thuyết minh. Cuối cùng, tham chiếu mỗi thủ tục với việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và chương trình làm việc liên quan. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 50 (Phụ lục 12: Giấy làm việc 430 – Xác định khu vực làm việc chính trên BCTC). Sau khi hoàn thành các giấy làm việc, KTV sẽ tổng hợp lại, tóm tắt các vấn đề quan trọng cần lưu ý. Sau đó, tiến hành tổ chức cuộc họp nhóm trước khi thực hiện kiểm toán nhằm đề ra chiến lược, hướng giải quyết các công việc trong cuộc kiểm toán. 2.2.3.4. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Khi tiến hành kiểm toán tại công ty TNHH ABC, nhóm kiểm toán sẽ có buổi họp mặt với ban giám đốc cùng bộ phận kế toán để giới thiệu thành viên trong nhóm kiểm toán, trình bày phương pháp làm việc cũng như các vấn đề khác có liên quan đến cuộc kiểm toán. a. Thử nghiệm kiểm soát: Vì hạn chế về mặt thời gian, nên KTV dựa vào kết quả đánh giá sơ bộ ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán để đánh giá thủ tục kiểm soát của công ty TNHH ABC. Rủi ro kiểm soát đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được KTV đánh giá ở mức độ thấp nên KTV đi ngay vào việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản. b. Thực hiện thủ tục phân tích: Đây là thủ tục thường được thực hiện trước khi thực hiện kiểm tra chi tiết. Việc thực hiện thủ tục phân tích sẽ giúp KTV khoanh vùng các nghiệp vụ cần kiểm tra chi tiết.  Thủ tục chung: - Tổng hợp khoản phải thu khách hàng: KTV sử dụng giấy làm việc mẫu 5310 – Lead để ghi nhận số dư tài khoản phải thu khách hàng theo sổ cái (GL) và số kiểm toán năm trước (LY) nhằm giúp KTV có cái nhìn tổng quan về tài khoản này. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 51 Bảng 2.4: Giấy làm việc mẫu 5310 – Lead Schedule Phân tích: Số dư Nợ tài khoản phải thu khách hàng theo sổ cái (GL) là 4.827.025.205 đồng và theo số liệu kiểm toán năm trước là 3.163.945.173 đồng. - Xác minh số liệu: Khi đã có số liệu tổng quan về tài khoản phải thu khách hàng, KTV tiến hành xác minh các số liệu đó có khớp đúng với các sổ sách, báo cáo khác hay không; đồng thời chi tiết khoản nợ phải thu theo từng mối quan hệ với công ty TNHH ABC để KTV có thể đi sâu tìm hiểu, phân tích. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 52 Bảng 2.5: Giấy làm việc mẫu 5340 – Cover. Phân tích:  Số dư Nợ tài khoản phải thu khách hàng trên bảng CĐPS năm 2018 khớp với số liệu trên sổ cái (GL).  Số dư Nợ tài khoản phải thu khách hàng năm 2017 khớp với số liệu Báo cáo kiểm toán năm trước (LY).  Công nợ của công ty TNHH ABC chủ yếu là với bên liên quan, chiếm phần lớn công nợ khách hàng của công ty. Kết luận: Khớp số liệu.  Kiểm tra phân tích: - So sánh số dư năm nay so với năm ngoái: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 53 Bảng 2.6: Bảng phân tích biến động số dư Nợ phải thu khách hàng (Trích giấy làm việc mẫu 5342 - Analysis). Phân tích:  Số dư phải thu khách hàng cuối năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017, tăng 1.663.080.032 tương ứng với 53%.  Trong đó công nợ của công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng chiếm tỷ trọng lớn. Kết luận: KTV cần lưu ý kiểm tra số dư cuối kỳ để xác nhận số liệu này. - So sánh hệ số vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay so với năm trước: Procedure 1 Compare accounts receivable with prior period Expectation: 31.12.2018 31.12.2017 31.12.2016 Change % Change Accounts Receivable 4.827.025.205 3.163.945.173 - 1.663.080.032 53% Analysis: Công nợ từ Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng chiếm tỷ trọng lớn Conclusion: Lưu ý kiểm tra số dư cuối kỳ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 54 Bảng 2.7: Phân tích các hệ số khoản phải thu khách hàng (Trích giấy làm việc 5342 - Analysis). Phân tích:  Vòng quay khoản phải thu năm 2018 của công ty TNHH ABC đạt 7 vòng/năm, có nghĩa là cứ 1 vòng quay khoản phải thu bình quân thì doanh thu sẽ quay được 7 vòng.  Vòng quay khoản phải thu giảm so với năm ngoái. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng bình quân. Tuy nhiên, biến động này khôngđáng kể.  Kỳ thu tiền bình quân của công ty TNHH ABC trong năm 2018 là 51 ngày/vòng tăng 8 ngày so với năm 2017, số ngày để thu hồi nợ tại công ty thay đổi không quá nhiều cho thấy công ty vẫn duy trì mức ổn định đối với các khoản phải thu này. Nguyên nhân do vòng quay khoản phải thu giảm dẫn đến kỳ thu tiền bình quân tăng lên. b. Thủ tục kiểm tra chi tiết: Procedure 2 Compare current period's accounts receivable turnover and number of day's sales with prior period. Expectation: 31.12.2018 31.12.2017 Change % Change Average accounts receivable 3.995.485.189 1.581.972.587 2.413.512.603 153% Net Sales 28.651.558.930 13.584.145.407 15.067.413.523 111% AR turnover 7 9 (1) Days sales 51 43 8 Analysis: Không có biến động đáng kể Conclusion: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 55  Kiểm tra chi tiết công nợ khách hàng: Mục tiêu: - Thu thập bảng tổng hợp công nợ khách hàng đối chiếu với tổng số nợ phải thu khách hàng trên Bảng CĐKT. - Xem xét các khoản nợ bất thường (nếu có). Công việc thực hiện: - Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp công nợ với các tài liệu liên quan (Sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết, BCTC). - Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (đối tượng không phát sinh tăng giảm trong năm, số dư lớn, các bên liên quan,). - Hoàn thành giấy làm việc mẫu 5340 -1. Bảng 2.8: Giấy làm việc mẫu 5340-1 – Chi tiết khoản phải thu khách hàng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 56 Sau khi kiểm tra, KTV nhận thấy không có gì bất thường.  Kiểm tra số dư đầu kỳ: Mục tiêu: đảm bảo tính hiện hữu của khoản nợ phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2017. Nguồn gốc số liệu: BCTC, Sổ tổng hợp công nợ, Sổ nhật ký chung Công việc thực hiện: - Kiểm tra chứng từ để xác định tính hiện hữu của các khoản n...a chữa, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị: Về phía bản thân: Trong tương lai, nếu có điều kiện về thời gian, kiến thức thực tế của bản thân cũng như việc lựa chọn khách hàng tiêu biểu có thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, em Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 72 mong muốn sẽ tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng, để có thể nghiên cứu rõ hơn, sâu hơn và thiết thực hơn. Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định, luật, thông tư để tự hoàn thiện, nâng cao kiến thức kiểm toán của bản thân. Đồng thời, có nhiều thời gian để đi thực tế, tiếp xúc nhiều hơn với quy tình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng để hiểu và phân tích giấy tờ làm việc hoàn thiện hơn. Từ đó, đưa ra những đánh giá và đề xuất các giải pháp có ý nghĩa hơn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Thị Minh Lý (2008), Nguyên lý kế toán, NXB Đại học Huế, Huế. 2. Giáo trình kiểm toán tập 1, tập 2 – NXB Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 4. Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. 5. Luật kiểm toán độc lập số 67 – QH 12 của Quốc hội. 6. Hồ sơ kiểm toán, Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. 7. Một số bài khóa luận cùng lĩnh vực tại thư viện trường . 8. Một số trang web như: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh PHỤ LỤC Phụ lục 01: Giấy làm việc 201 – Bảng câu hỏi đánh giá độc lập toàn cầu. Phụ lục 02: Giấy làm việc 211 – Đánh giá và chấp nhận khách hàng. Phụ lục 03: Giấy làm việc 224 – Thẩm định luân chuyển KTV. Phụ lục 04: Giấy làm việc 225 – Cam kết độc lập. Phụ lục 05: Hợp đồng kiểm toán Phụ lục 06: Giấy làm việc 301 – Hiểu biết kinh doanh – Thông tin chung. Phụ lục 07: Giấy làm việc 302 – 10Zcore - Đánh giá hoạt động liên tục. Phụ lục 08: Giấy làm việc 380 – Đánh giá hệ thống thông tin dữ liệu. Phụ lục 9: Giấy làm việc 401 – Tài liệu về kế hoạch kiểm toán. Phụ lục 10:Giấy làm việc 401-10 – Phân công. Phụ lục 11 Giấy làm việc 420 – Xác định mức trọng yếu. Phụ lục 12: Giấy làm việc 430 – Xác định khu vực làm việc chính trên BCTC. Phụ lục 13: Báo cáo kiểm toán. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 01: Giấy làm việc 201 – Bảng câu hỏi đánh giá độc lập toàn cầu Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 02: Giấy làm việc 211 – Đánh giá và chấp nhận khách hàng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh A7 Yes A8 Yes A9 Yes A10 Yes Re - acceptance No. Ref. B1 B2 Describe the new service needs of the client and whether the necessary capabilities are available to perform the work required by the client. Khách hàng không yêu cầu cung cấp thêm dịch vụ mới. Do we not expect to place any reliance on internal controls in our audit approach? Hoạt động của công ty đơn giản và rủi ro được đánh giá là thấp; Quy mô công ty ở dạng vừa; Do đó nhà quản lý có thể kiểm soát hiệu quả. Hơn nữa, các bằng chứng về các thủ tục kiểm soát không có sẵn ở dạng tài liệu và hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được hệ thống hóa nên chúng tôi quyết định không dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ khi thực hiện kiểm toán. Audit Procedure Result Describe any new information that would lead you to conclude that the client’s owners, management or Those Charged with Governance lack integrity. Thông qua các thông tin mới thu thập được từ phỏng vấn/tìm hiểu thông tin trên website..KTV không thấy bất kỳ thông tin nào làm cho thấy rằng chủ sở hữu của khách hàng, ban giám đốc hoặc những người chịu trách nhiệm quản trị thiếu tính chính trực. HDQT và TGĐ hoạt động trên tinh thần tuân thủ pháp luật. Do we not expect to use an auditor expert in the conduct of our procedures? Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực chính là xây dựng văn phòng cho thuê., với ngành nghề này thì không quá phức tạp nên không sử dụng chuyên gia trong việc thực hiện kiểm toán. Does the entity operate in a stable external business environment? Công ty đang kinh doanh trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động. Is the entity not regulated or does it operate in a non-complex regulated industry? Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực chính là xây dựng văn phòng cho thuê. Ngành nghề này thì các quy định pháp luật cũng không quá phức tạp đối với hoạt động của Công ty. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh B3 B4 B5 • Conflicts between financial reporting standards and local legal or regulatory requirements Không có sự mâu thuẫn nào trong việc lập và trình bày báo cáo • Another partner in the office or the member firm requests that a re-evaluation of the relationship with the client should be performed. Không có partner hoặc Công ty kiểm toán thành viên yêu cầu đánh giá lại mối quan hệ giữa AFA và khách hàng Have terms of engagement been updated as necessary? Không có điều khoản hợp đồng cần được cập nhật • Prescribed financial reporting framework, layout or wording in the Auditor’s Report. Tuân thủ theo VAS • Financial reporting framework Tuân thủ theo VAS • Management acknowledgement and understanding of it responsibilities BGĐ hiểu và chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo • Limitation of scope Không có bất kỳ giới hạn nào • The client is unwilling to accept responsibility for the fair presentation of the financial statements or other financial presentations or assertions covered by the engagement report; or Đã trao đổi TGĐ khách hàng đồng ý ký thư giải trình và cũng như những giải trình khác về trách nhiệm lập và trình bày BCTC • There is evidence that the client has deliberately misrepresented or concealed material and relevant facts. Không có bằng chứng cho thấy khách hàng tiềm năng có ý định trình bày sai hoặc giấu các thông tin trọng yếu Describe any new concerns relating to required preconditions for an audit, including: Các quan ngại dưới đây được đánh giá là có ảnh hưởng thấp b) Second Partner if: Không cần ý kiến tư vấn của Second Partner đối với các trường hợp sau do: a) Head of Audit if: Không cần/cần ý kiến tư vấn của Head of Audit đối với các trường hợp sau do: • The client is the subject of a non- routine regulatory investigation Qua trao đổi với TGĐ và các trang web truyền thông, xét thấy khách hàng không phải là đối tượng bị điều tra của cơ quan quản lý • Withdrawal from the engagement is being considered after acceptance N/A • A change in the majority ownership of the client or significant changes in its top management or directors is likely to result in a significant increase in the assessment of risk on the engagement Không có sự thay đổi quan trọng trong bộ máy quản lý của Công ty dẫn đến gia tăng rủi ro đánh giá hợp đồng • The client is unable or unwilling to pay fees for professional services rendered in prior years KH đã thanh toán phí kiểm toán năm trước Describe whether there are any circumstances under which consultation is required with: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Engagement Risk Assessment No. Result C1 No C2 C3 C4 C5 C6 Low Independence (Use MAP 220.MPQ if the client has publicly traded debt or equity) No. Ref. D1 D2 Re - acceptance No. Result E1 Accept Describe the nature and extent of safeguards applied to non-audit services, where a threat to independence has been identified, including threats relating to self- review, self-interest, advocating, familiarity and intimidation. Không tồn tại các yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến tính độc lập của nhóm kiểm toán cũng như AFA Audit Procedure Ref. Do you accept or reject this client? Căn cứ vào kết quả các đánh giá ở trên • Inspection of Global Relationship Tracker AFA không có quan hệ nào với Công ty • Inspection of Member Firm client list AFA không có bất kỳ mối quan hệ nào với các công ty thành viên làm ảnh hưởng đến tính độc lập • Other precautions that are considered necessary in the circumstances không có các điều kiện tiến quyết nào khác ảnh hưởng trọng yếu đến tính độc lập Audit Procedure Result Describe any potential conflicts of interest that have been identified arising from procedures that include: • Identification of non-audit services and assessment of fees thereon Chỉ cung cấp dịch vụ kiểm toán Describe any other new risk factors associated with the client. Không có rủi ro nào khác mới phát sinh có liên quan đến khách hàng Describe any areas where specialised knowledge is necessary to conduct the audit. Hoạt động kinh doanh đơn giản không cần thiết phải có đánh giá của chuyên gia After considering item B1 and items C1 to C5, what is your Engagement Risk Assessment(High or Low)? Từ các câu trả lời ở trên, rủi ro chấp nhận khách hàng được đánh giá là Low Does the client operate in a designated high risk industry? Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực chính là xây dựng văn phòng cho thuê.. Lĩnh vực này không nằm trong những ngành có rủi ro cao. Describe any new risk factors associated with the business operations. Không có rủi ro nào trọng yếu có liên quan đến hoạt động của khách hàng này Describe any new risk factors associated with cash flow, debt or liquidity. Không có rủi ro nào trọng yếu có liên quan đến dòng tiền, nợ hoặc thanh khoản của khách hàng này Audit Procedure Ref. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 03: Giấy làm việc 224 – Thẩm định luân chuyển KTV. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 04: Giấy làm việc 225 – Cam kết độc lập. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 05: Hợp đồng kiểm toán. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc .o0o. Số 95/2018/HĐKT – AFA Đà Nẵng, ngày 19 tháng 11 năm 2018 HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN (V/v: Kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 của Công ty TNHH ABC)  Căn cứ bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;  Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;  Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011;  Căn cứ Nghị định 17/2012/NĐ – CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập;  Căn cứ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán; Hợp đồng này được lập bởi và giữa các bên: BÊN A: CÔNG TY TNHH ABC Người đại diện : Ông Choi Jae Hun Chức vụ : Phó Tổng Giám đốc Địa chỉ : Phường An Phú, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam Tel : Fax : Mã số thuế : Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Tài khoản số : Tại Ngân hàng : BÊN B: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA Người đại diện : Ông Nguyễn Trọng Hiếu Chức vụ : Tổng Giám đốc Địa chỉ : 142 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam Email : info@afac.com.vn Tel : (0236)-3633333 Fax : (0236)-3633338 Mã số thuế : 0401632052 Tài khoản số : 004 1000 20 60 68 Tại Ngân hàng : TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Đà Nẵng Điều 1: Nội dung hợp đồng Bên B đồng ý cung cấp cho bên A dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của bên A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018, bao gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2018, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Cuộc kiểm toán của bên B được thực hiện với mục tiêu đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính của bên A. Điều 2: Nghĩa vụ của các bên Nghĩa vụ của bên A Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Cuộc kiểm toán của bên B sẽ được thực hiện trên cơ sở Ban Giám đốc và Ban quản trị của bên A (trong phạm vi phù hợp) hiểu và thừa nhận có trách nhiệm: (a) Đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày váo cáo tài chính được áp dụng; (b) Đối với kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn; (c) Đảm bảo cung cấp kịp thời cho bên B: (i) Quyền tiếp cận với tất cả tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc nhận thấy là có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính như chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài liệu và các vấn đề khác; (ii) Các thông tin bổ sung mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc kiểm toán. (iii) Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của bên A mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán. Bố trí nhân sự liên quan cùng làm việc với bên B trong quá trình kiểm toán. Ban Giám đôc và Ban quản trị của bên A (trong phạm vi phù hợp) có nghĩa vụ cung cấp và xác nhận bằng văn bản về các giải trình đã cung cấp trong quá trình kiểm toán vào “Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị”, một trong những yêu cầu của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, trong đó nêu rõ nghĩa vụ của Ban Giám đốc bên A trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính và khẳng định rằng ảnh hưởng của từng sai sót, cũng như tổng hợp các sai sót không được điều chỉnh do bên B phát hiện và tổng hợp trong quá trình kiểm toán cho kỳ hiện tại và các sai sót liên quan đến các kỳ trước là không trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo tài chính. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Tạo điều kiện thuận tiện cho các nhân viên của bên B trong quá trình làm việc tại Văn phòng của bên A. Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ kiểm toán cho bên B theo quy định tại Điều 5 của hợp đồng này. Nghĩa vụ của bên B Bên B sẽ được thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan. Các Chuẩn mực kiểm toán này quy định bên B phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu hay không. Trong cuộc kiểm toán, bên B sẽ thực hiện các thủ tục để thu thập bằng chứng kiểm toán về số liệu và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Các thủ tục được thực hiện tùy thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Cuộc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá sự phù hợp của chính sách kế toán đã được sử dụng và ước tính kế toán của Ban Giám đốc, cũng như đánh giá cách trình bày tổng quát của Báo cáo tài chính. Bên B có nghĩa vụ thông báo cho bên A về nội dung và kế hoạch kiểm toán, cử kiểm toán viên và các trợ lý có năng lực và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán. Bên B thực hiện công việc kiểm toán theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật số liệu. Theo đó,bên B không được quyền tiết lộ cho bất kỳ một bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý của bên A,ngoại trừ theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc trong trường hợp những thông tin như trên đã được các cơ quan quản lý Nhà nước phổ biến rộng rãi hoặc đã được bên A công bố. Bên B có nghĩa vụ yêu câu bên A xác nhận các giải trình đã cung cấp cho bên B trong quá trình thưc hiện kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, việc đáp ứng các yêu cầu này và Thư giải trình Ban Giám đốc và Ban quản trị bên A về những vấn đề liên quan Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh là một trong những cơ sở để bên B đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của bên A. Do những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của kiểm soát nội bộ, có rủi ro khó tránh khỏi là kiểm toán viên có thể không phát hiện được các sai sót trọng yếu, mặc dù cuộc kiễm toán đã được lập kế hoạc và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Để đánh giá các rủi ro, bên B sẽ xem xét kiểm soát nội bộ mà bên A sự dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính để thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp trong từng trường hợp, nhưng không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của bên A. Tuy nhiên, bên B sẽ thông báo tới bên A bằng văn bản về bất kỳ điểm yếu nào trong kiểm soát nội bộ mà bên B phát hiện đực trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Điều 3: Báo cáo kiểm toán Sauk hi hoàn thành cuộc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A báo cáo kiểm toán kèm theo các báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trong trường hợp cần thiết, sẽ phát hành Thư quản lý để đề cập đến những hạn chế cần khắc phục và ý kiến đề xuất của kiểm toán viên nhằm cải tiến công tác kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của bên A. Số lượng Báo cáo kiểm toán được phát hành là 06 bản tiếng Việt, trong đó Bên B lưu lại 01 bản và giao cho Bên A 05 bản. Báo cáo kiểm toán sẽ được lập bằng văn bản, gồm các nội dung theo quy định của Luật kiểm toán độc lập, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, các chuẩn mực kiểm toán và quy định pháp lý khác có liên quan. Trong trường hợp bên A dự định phát hành báo cáo kiểm toán của bên B dưới dạng tài liệu nào, hoặc phát hành các tài liệu trong đó có thông tin về Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Ban Giám đốc bên A đồng ý rằng họ sẽ cung cấp cho bên B một bản của tài Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh liệu này và chỉ phổ biến rộng rãi các tài liệu này sau khi có sự đồng ý của bên B bằng văn bản. Điều 4: Thời gian tiến hành kiểm toán Thời gian bắt đầu kiểm toán do bên A đề nghi nhưng phải thông báo trước cho bên B ít nhất 10 ngày. Thời gian phát hành báo cáo kiểm toán trong vòng 07 ngày kể từ ngày bên A lập lại Báo cáo tài chính đã điều chỉnh sau kiểm toán. Điểu 5: Phí dịch vụ và phương thức thanh toán Bên A đồng ý trả cho bên B số tiền dưới đây để thực hiện công việc ghi ở Điều 1. Phí kiểm toán: Thuế VAT (10%): Cộng: (Bằng chữ:) Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng chuyển khoản qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng/ Thời điểm thanh toán: Bên A tạm ứng 50% giá trị hợp đồng khi bên B bắt đầu cuộc kiểm toán, số tiền còn lại (50%) sẽ được thanh toán đầy đủ khi bên B bàn giao báo cáo kiểm toán cho bên A. Điều 6: Cam kết thực hiện Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau để cùng tìm phương án giải quyết. Mọi thay đổi phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên bằng văn bản (hoặc qua email) theo địa chỉ trên đây. Trường hợp hai bên không tự mình giải quyết được thì thống nhất chọn Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng làm nơi phân xử. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Điều 7: Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng Hợp đồng này gồm 04 trang, được thành lập 04 bản có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày có đủ chữ ký, con dấu của cả hai bên. Mỗi bên giữ 02 bản. Hợp đồng này tự động được thanh lý sau khi Bên A và Bên B đã hoàn thành trách nhiệm của mỗi bên hoặc hai bên cùng nhất trí hủy bỏ hợp đồng. ĐẠI DIỆN BÊN A Phó Tổng Giám đốc CHOI JAE HUN ĐẠI DIỆN BÊN B Tổng Giám đốc NGUYỄN TRỌNG HIẾU Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 06: Giấy làm việc 301 – Hiểu biết kinh doanh – Thông tin chung. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 6 Board of directors No. Director since Independent Y/N Financial Expertise Y/N Audit Committee Y/N 1 Mr Choi Young Joo 2015 Y Y N 7 Related parties (individuals/entities) No. 1 Tổng Giám đốc - Mrs Choi Hee Won Nhân viên chủ chốt 2 Phó Tổng Giám đốc - Mr Choi Jae Hun Nhân viên chủ chốt 8 No. 1 NH TMCP Đầu tư và phát triển Quảng Nam Tiền gởi ngân hàng 10.Key Competitors No. 1 Lớn 2 Lớn Name Comments (i.e. threats,if any, to client) Giá tốt hơn Phú Việt nhưng chất lượng không bằng nên ở thị trường nội địa Phú Việt khó cạnh tranh, tuy nhiên thị trường nước ngoài thì không ảnh hưởng nhiều tới Phú Việt Key advisors to the entity (legal, banker, others) Name Size in Relation to Client Giá tốt hơn Phú Việt nhưng chất lượng không bằng nên ở thị trường nội địa Phú Việt khó cạnh tranh, tuy nhiên thị trường nước ngoài thì không ảnh hưởng nhiều tới Phú Việt Company Type of Service Ngân hàng Lương, thưởng Name Name Relationship Nature of Transaction(s) Lương, thưởng Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 07: Giấy làm việc 302 – 10Zcore - Đánh giá hoạt động liên tục. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 08: Giấy làm việc 380 – Đánh giá hệ thống thông tin dữ liệu. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh 1 1 6 derive financial information (i.e. not just the ledger) 3. JUSTIFYING THE CLASSIFICATION ON THE USE OF COMPUTERS The form defines “complex” as scoring over 10. A “complex” IT system that is not extensively used for or important to financial reporting may not need the use of an auditor’s expert. Limited Moderate X Limited Moderate X Refer to 384 operating guidelines for the provision of IT audit services in support of financial audit. 4. CONCLUSIONS – CLASSIFICATION ON THE USE OF COMPUTERS Based on the above criteria, the client’s use of computers has been assessed as: Yes / No Yes There have been IS/IT ‘events during the year, such as: ·    Changes to systems or key IT people; ·    Systems have failed and recovery was not immediate ·    Fraud or hacking was detected D.    System access: Access (or potential access) to the financial applications increases the risk of unauthorised access. How many PCs/terminals can potentially access the computer system running the financial application(s)? Note. ‘Potential’ encompasses, for example, non-finance users who may be able to use windows explorer to browse the network and see the finance server, or remote users with access over the Internet. E.    Events: For the purposes of this section, financial applications include ALL business applications that are used to #A. Complexity of the computer environment: Non-complex Complex X The use of an auditor’s expert is NOT required and it is not necessarycomplete forms 381 or 382. No #B. Extent of use in the business: The finance system is on its own segregated network, or the entire network has no remote access and less than 50 PCs connected. The system is on the main business network, with connections to remote users over a wide area, such as via the Internet No serious events have occurred during the year Events have occurred that may have a significant impact on the integrity of systems Table 3.1 Response Use of expertYes / No/ NA #C. Importance to the client’s business activities: Classification of IT system Minor Pervasive Very important Total Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 9: Giấy làm việc 401 – Tài liệu về kế hoạch kiểm toán. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 10:Giấy làm việc 401-10 – Phân công. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 11 Giấy làm việc 420 – Xác định mức trọng yếu. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 12: Giấy làm việc 430 – Xác định khu vực làm việc chính trên BCTC. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh A. LIABILITIES I. Current liabilities 1. Trade payables 10.159.964.056 Y Y/N Y/N TOD 3. Taxes and amounts payable to the state budget16.686.720 N Y/N Y/N Leadsheet only 4. Payables to employees 252.347.483 N Y/N Y/N Leadsheet only 9. Other current payables 4.003.128.787 Y Y/N Y/N TOD II. Long-term liabilities Y/N Y/N B. OWNER'S EQUITY I. Equity 1. Owner's contributed capital 273.657.550.000 Y Y/N Y/N TOD + Common share 273.657.550.000 Y Y/N Y/N TOD 11. Undistributed earnings (2.234.190.301) N Y/N Y/N Leadsheet only + Beginning undistributed accumulated earnings(2.649.875.941) N Leadsheet only + Ending undistributed accumulated earnings415.685.640 N Leadsheet only II. Other capital, funds TOTAL RESOURCES ITEMS 1. Revenue 28.651.558.930 Y H H Risk 1 - Ref to 302 MPQ Y/N Y/N Ref to 395 MPQ 3. Net revenue 28.651.558.930 N/a (ref, link) 4. Cost of goods sold 23.434.761.744 Y Y/N Y/N TOD 5. Gross profit 5.216.797.186 N/a (ref, link) 6. Financial income 243.496.487 N Y/N Y/N Leadsheet only 9. General and administration expenses 5.045.969.710 Y H H Risk 2 - Ref to 302 MPQ Y/N Y/N TOD 10. Operating loss 414.323.963 N/a (ref, link) 11. Other income 25.882.120 N Y/N Y/N Leadsheet only 12. Other expenses 23.976.162 N Y/N Y/N Leadsheet only 13. Net other income 1.905.958 N/a (ref, link) 14. Accounting profit before tax 415.685.640 N/a (ref, link) 17. Net profit/(loss) after tax 415.685.640 N/a (ref, link) 18. Earnings per share Y TOD INCOME STATEMENT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh Phụ lục 13: Báo cáo kiểm toán Số: 05/BCKT/2019 - AFA BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Kính gửi: Chủ tịch Công ty và Ban Tổng Giám đốc CÔNG TY TNHH ABC Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính kèm theo của Công ty TNHH ABC (dưới đây gọi tắt là “Công ty”), được lập ngày 26/01/2019 từ trang 5 đến trang 26, bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2018, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Trách nhiệm của Chủ tịch Công ty và Ban Tổng Giám đốc Chủ tịch Công ty và Ban Tổng Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Chủ tịch Công ty và Ban Tổng Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Trách nhiệm của Kiểm toán viên Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không. Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Chủ tịch Công ty và Ban Tổng Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính. Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi. Ý kiến của Kiểm toán viên Theo ý kiến chúng tôi, báo cáo tài chính đính kèm đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty TNHH ABC tại ngày 31 tháng 12 năm 2018 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Vấn đề cần nhấn mạnh Như đã trình bày tại mục 4.14.2 của Thuyết minh Báo cáo tài chính: Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã thay đổi lần thứ 1 số 4001031939 ngày 28 tháng 03 năm 2016, Công ty đăng ký vốn điều lệ là 150.500.000.000 VND. Tuy nhiên vốn thực góp của Chủ sở hữu đến ngày 31/12/2018 là 273.657.550.000 VND. Vấn đề khác Báo cáo tài chính của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2017 đã được kiểm toán bởi Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khác. Kiểm toán viên đã đưa ra Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Phạm Thị Nhật Linh ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính này tại ngày 31/12/2017 theo Báo cáo kiểm toán số 1718-013/FACBCKT-BCTC ngày 05/02/2018. KT.TỔNG GIÁM ĐỐC Phạm Quang Trung Phó Tổng Giám đốc Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán số: 1334-2018-240-1 Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Đà Nẵng, ngày 26 tháng 01 năm 2019 Nguyễn Mạnh Cường Kiểm toán viên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán số: 4223-2018-240-1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_no_phai_thu_khach_ha.pdf