Khóa luận Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận tại công ty cổ phần xuất khập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ THỪA THIÊN HUẾ PHAN THÀNH VIỆT Khóa học 2013 - 2017 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: PHAN THÀNH VIỆT

pdf95 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận tại công ty cổ phần xuất khập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng viên hướng dẫn Lớp: K47TCDN ThS. Lê Hoàng Anh Khóa: 2013 - 2017 Huế, tháng 5 năm 2017 iLỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cán bộ trong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Đầu tư Thừa Thiên Huế, ở đây em đã được học hỏi thêm nhiều điều về thực tế rất khác so với lý thuyết mà mình đã được học ở trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty em nhận thấy một vài điểm còn bất cập trong quản lý tài chính tại Công ty và đã mạnh dạn phát triển thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có thể kết hợp được những kiến thức đã được học ở trường và thực tế tại Công ty thì quả là một việc hết sức khó khăn. Nhưng bù lại sau những lần học hỏi ấy em lại có thêm cơ hội để ôn lại được những gì mình đã được học và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Tài chính - Ngân hàng cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ trong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Đầu tư Thừa Thiên Huế. Các thầy cô giúp đỡ em về mặt kiến thức lý thuyết còn các cán bộ trong Công ty lại giúp đỡ em về mặt thực tế. Em sẽ khó có thể mà hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của mình nếu thiếu đi sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa và các cán bộ trong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Đầu tư Thừa Thiên Huế. Và đặc biệt hơn nữa là em rất biết ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của thầy ThS. Lê Hoàng Anh. Đây là người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i MỤC LỤC................................................................................................................. ii DANH MUC VIẾT TẮT .........................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................... viii PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3 6. Kết cấu đề tài .......................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................5 Chương 1: Cơ sở lý luận về đòn bẩy và tác động của đòn bẩy tới rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp...........................................................................................5 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................5 1.1.1. Khái niệm đòn bẩy ........................................................................................5 1.1.2. Một số khái niệm liên quan..........................................................................5 1.1.2.1. Rủi ro .........................................................................................................5 1.1.2.2. Doanh thu ..................................................................................................6 1.1.2.3. Chi phí........................................................................................................6 1.1.2.4. Lợi nhuận ..................................................................................................9 1.2. Đòn bẩy hoạt động và tác động của đòn bẩy hoạt động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .............................................................................................9 1.2.1. Khái niệm đòn bẩy hoạt động ......................................................................9 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động..........................................10 1.2.3. Phân tích hòa vốn .......................................................................................11 1.2.3.1. Điểm hòa vốn...........................................................................................11 1.2.3.2. Các phương pháp phân tích hòa vốn .....................................................11 iii 1.2.4. Độ bẩy hoạt động ........................................................................................12 1.2.5. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn .....................................14 1.2.6. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh..............................14 1.2.6.1. Rủi ro kinh doanh ...................................................................................14 1.2.6.2. Đo lường rủi ro kinh doanh....................................................................15 1.2.6.3. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh ..........................16 1.2.7. Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với quản trị tài chính .........................17 1.3. Đòn bẩy tài chính và tác động của đòn bẩy tài chính đến rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp.........................................................................................17 1.3.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính ......................................................................17 1.3.2. Độ bẩy tài chính..........................................................................................21 1.3.2.1. Khái niệm độ bẩy tài chính .....................................................................21 1.3.2.2. Công thức tính độ bẩy tài chính .............................................................21 1.3.3. Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp .................................23 1.3.4. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính .........................................................23 1.3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính...................25 1.3.4.2. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan ...........................28 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính...........28 1.3.5.1. Các nhân tố chủ quan .............................................................................28 1.3.5.2. Các nhân tố khách quan .........................................................................30 1.3.6. Quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với rủi ro tài chính của doanh nghiệp .....32 1.3.6.1. Rủi ro tài chính .......................................................................................32 1.3.6.2. Đo lường rủi ro tài chính........................................................................32 1.3.7. Quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với giá trị doanh nghiệp........................34 1.3.7.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu.....................................................................34 1.3.7.2. Phân tích quan hệ EBIT – EPS..............................................................35 1.4. Đòn bẩy tổng hợp và tác động của đòn bẩy tổng hợp đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp..........................................................................................36 1.4.1. Đòn bẩy tổng hợp và độ bẩy tổng hợp .......................................................36 iv Chương 2: Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế ...............................................39 2.1. Giới thiệu chung về Công ty.........................................................................39 2.1.1. Một số thông tin về Công ty........................................................................39 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.......................................39 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty .........................................................40 2.1.3.1. Chức năng của Công ty...........................................................................40 2.1.3.2. Nhiệm vụ của công ty ..............................................................................41 2.1.4. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty ..........................................................41 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý và điều hành của công ty....................................42 2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận................................................43 2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Đầu tư Thừa Thiên Huế ...................................................................45 2.1.5.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ..........................................45 2.1.5.2. Tình hình tài chính của Công ty ............................................................48 2.2. Phân tích đòn bẩy và tác động của đòn bẩy đến hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Đầu tư Thừa Thiên Huế ..........................53 2.2.1. Phân tích đòn bẩy hoạt động .....................................................................53 2.2.1.1. Phân tích điểm hòa vốn của Công ty......................................................53 2.2.1.2. Phân tích đòn bẩy hoạt động và tác động của đòn bẩy hoạt động trong giai đoạn 2014 – 2016 ..............................................................................................57 2.2.2. Phân tích đòn bẩy tài chính .......................................................................59 2.2.2.1. Phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp 59 2.2.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính của Công ty trong giai đoạn 2014 - 2016 .......................................................................67 2.2.2.3. Các điểm bàng quan................................................................................69 2.2.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp .......................................................................71 2.2.3.1. Độ bẩy tổng hợp của Công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 ..................71 2.2.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tổng hợp và rủi ro của công ty trong giai đoạn 2014 - 2016 .....................................................................................73 v2.3. Nhận xét về tình hình sử dụng đòn bẩy tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế....................................................................................74 2.3.1. Đòn bẩy hoạt động......................................................................................74 2.3.1.1. Ưu điểm....................................................................................................74 2.3.1.2. Nhược điểm .............................................................................................74 2.3.2. Đòn bẩy tài chính........................................................................................75 2.3.2.1. Ưu điểm....................................................................................................75 2.3.2.2. Nhược điểm .............................................................................................76 2.3.3. Đòn bẩy tổng hợp........................................................................................77 2.3.3.1. Ưu điểm....................................................................................................77 2.3.3.2. Nhược điểm .............................................................................................77 Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế .....................................................78 3.1. Định hướng của Công ty trong thời gian tới ..............................................78 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy....................78 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động .......................79 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.........................80 PHẦN III: KẾT LUÂN...........................................................................................82 1. Kết quả đạt được của đề tài.............................................................................82 2. Hạn chế của đề tài ............................................................................................82 3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84 vi DANH MUC VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ CĐKT Cân đối kế toán CP Cổ phần CTCP Công ty cổ phần TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu TTS Tổng tài sản EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi VC Biến phí F Định phí KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh TK Tài khoản vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 – 2016....... 46 Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2014 - 2016 ...................... 49 Bảng 2.3: Phân loại chi phí theo định phí và biến phí......................................................... 53 Bảng 2.4: Định phí và biến phí.......................................................................................... 55 Bảng 2.5: Doanh thu hòa vốn của Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2014 – 2016 .............................................................................................. 56 Bảng 2.6: Độ bẩy hoạt động theo doanh thu giai đoạn 2014 – 2016 ..................................... 58 Bảng 2.7: ROE của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016..................................................... 60 Bảng 2.8: ROA của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 .................................................... 62 Bảng 2.9: DFL của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 ..................................................... 63 Bảng 2.10: Hệ số nợ của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 ............................................. 65 Bảng 2.11: Khả năng thanh toán của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 .......................... 66 Bảng 2.12: Tình hình rủi ro tài chính công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 .......................... 68 Bảng 2.13: Độ bẩy tổng hợp giai đoạn 2014 – 2016............................................................. 71 Bảng 2.14: Quan hệ giữa độ bẩy tổng hợp và rủi ro của công ty giai đoạn 2014 – 2016 ........ 74 Bảng 2.15: Độ bẩy hoạt động dự tính khi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp ...................... 80 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Xu hướng thay đổi của độ bẩy hoạt động theo doanh thu giai đoạn 2014 – 2016 ...............................................................................................................58 Biểu đồ 2.2: Xu hướng thay đổi ROE của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 ........60 Biểu đồ 2.3: Xu hướng thay đổi ROA của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 ........62 Biểu đồ 2.4: Xu hướng thay đổi độ bẩy tài chính của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 ...................................................................................................................................64 Biểu đồ 2.5: Xu hướng thay đổi hệ số nợ của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 ...65 Biểu đồ 2.6: Xu hướng thay đổi khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 ...............................................................................................................67 Biểu đồ 2.7: Xu hướng thay đổi rủi ro tài chính của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 ...........................................................................................................................68 Biểu đồ 2.8: Xu hướng thay đổi độ bẩy tổng hợp của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 ...........................................................................................................................72 1PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thị trường ở Việt Nam như ngày nay, muốn tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp cần phải thích nghi được với sự biến đổi liên tục của nền kinh tế trên thế giới cũng như nền kinh tế ở trong nước. Hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức và rủi ro không kém. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải luôn cố gắng tận dụng các cơ hội, sử dụng linh hoạt các thế mạnh làm đòn bẩy để phát triển bền vững. Trích dẫn số liệu của cục Tổng cục thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2016 đã có 33.185 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tạm ngừng hoạt động. Như vậy trung bình một ngày, có hơn 220 doanh nghiệp Việt rút khỏi thị trường. Số chính thức giải thể - ngừng hoạt động và tạm dừng do khó khăn cũng tăng lần lượt 19,5% và 26% so với cùng kỳ cao hơn nhiều so với con số của các năm trước (năm 2016: 80,9 nghìn doanh nghiệp; năm 2014: 67,8 nghìn doanh nghiệp; năm 2014: 70,5 nghìn và năm 2012: 63,5 nghìn). Bình luận về con số doanh nghiệp giải thể và tạm dừng hoạt động do khó khăn, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, việc doanh nghiệp phải giải thể, tạm dừng hoạt động là quy luật tất yếu của thị trường. Tuy nhiên, ở góc độ khác chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “Không chỉ số doanh nghiệp thành lập mới tăng mà số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể cũng chưa bao giờ cao như hiện nay. Những dấu hiệu trên như là một lời minh chứng về sự thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp trong việc quản lý nguồn tài chính của mình trước tình hình kinh tế khó khăn”. Từ đó cho ta thấy được vai trò vô cùng to lớn của đòn bẩy trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đòn bẩy như là một công cụ để khuếch đại lực, biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển. Tuy nhiên đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi, nếu hoạt động của doanh nghiệp tốt thì đòn bẩy sẽ làm tăng cái tốt lên gấp bội lần và ngược lại. Chính vì vậy việc nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp 2hoạch định chính xác hay đưa ra các biện pháp phù hợp để thoát ra được những khó khăn trước mắt. Và Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế là một minh chứng điển hình cho điều này, với việc kinh doanh sản phẩm khá đa dạng như: Hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia công may công nghiệp, tranh thêutrong đó, sản phẩm may mặc là sản phẩm chính - đây là ngành kinh tế mũi nhọn và cũng là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua, Công ty luôn tự tin về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và không thật sự chú trọng đến việc sử dụng đòn bẩy, điều này đã khiến cho kết quả kinh doanh của Công ty liên tục giảm sút và gặp nhiều biến động trong những năm trở lại đây. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng đó của đòn bẩy cùng với những kiến thức thu nhận được trong suốt quá trình học tập trên giảng đường Đại học, sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn cũng như các anh chị trong công ty, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện với ba mục tiêu sau: - Khái quát cơ sở lý luận về đòn bẩy và tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Tìm hiểu thực trạng sử dụng đòn bẩy và kết quả đạt được tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế. - Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế. - Đề xuất giải pháp góp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Báo cáo tài chính và các văn bản pháp quy có liên quan tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế để phân 3tích cơ cấu vốn, tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận của Công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng sử dụng đòn bẩy và hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Thừa ThiênHuế. - Phạm vi không gian: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về tình hình tổng quan của Công ty trong 3 năm gần đây (giai đoạn 2014 – 2016) 5. Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp được sử dụng để thực hiện đề tài này bao gồm:  Phương pháp thu thập sốliệu: - Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Thực tập trực tiếp tại đơn vị để quan sát các hóa đơn, chứng từ và các bảng báo cáo tài chính. Từ đó có sự so sánh, đối chiếu giữa thực tế với lý thuyết. Kết hợp với phỏng vấn, đặt câu hỏi liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tại Công ty. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập tìm hiểu, tham khảo kiến thức, thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu trong các giáo trình, tài liệu để hệ thống hóa phần cơ sở lý luận về việc sử dụng đòn bẩy.  Phương pháp xử lý sốliệu: - Phương pháp mô tả, thông kê và phân tích: Mô tả về cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán cũng như chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, từng bộ phận, cá nhân cụ thể. Dựa vào số liệu thu thập được để nghiên cứu nội dung, quy trình công tác kế toán doanh thu và xác định KQKD. Bên cạnh đó, phân tích số liệu thu thập được về kết quả kinh doanh và cơ sở vật chất của công ty như tài sản, nguồn vốn, số lao động thông qua các phương pháp phân tích biến động số tuyệt đối, sốc tương đối, liên hệ cân đối, phân tích theo chiều ngang, chiều dọc - Phương pháp tổng hợp, so sánh và đánh giá: Từ những số liệu thu thập ban đầu, tiến hành tổng hợp một cách có hệ thống theo quy định, chọn lọc để đưa vào 4báo cáo một cách chính xác, khoa học, đối chiếu so sánh giữa lý thuyết và thực tế. Từ đó, có những nhận xét, đánh giá để đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện công sử dụng đòn bẩy và xác định KQKD. 6. Kết cấu đề tài Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận bao gồm 3 phần sau: Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về đòn bẩy và tác động của đòn bẩy tới rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế Phần III: Kết luận 5PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận về đòn bẩy và tác động của đòn bẩy tới rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm đòn bẩy1 “Đòn bẩy” là khái niệm phổ biến thường sử dụng trong lĩnh vực vật lý dùng để chỉ một loại công cụ với chức năng khuếch đại một lực nhỏ thành một lực lớn theo hướng phục vụ cho con người. Để đòn bẩy có thể phát huy tác dụng, người ta phải dựa vào một điểm cố định thường gợi là điểm tựa và đây cũng chính là điểm mấu chốt để khuếch đại lực nhằm dịch chuyển các vật thể theo ý muốn của con người. Trong tài chính, người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” chỉ việc sử dụng chi phí hoạt động và chi phí tài chính cố định để gia tăng khả năng sinh lợi cũng như thể hiện tình hình rủi ro của doanh nghiệp. 1.1.2. Một số khái niệm liên quan 1.1.2.1. Rủi ro2 Rủi ro trong tài chính mói chung là tính không chắc chắn trong việc đạt được các lợi ích trong kinh doanh và trong đầu tư hay chính là sự sai khác giữa lợi nhuận thực tế và kì vọng. Rủi ro thường được chia làm hai loại, bao gồm: - Rủi ro hệ thống: Là loại rủi ro xảy ra do biến động lợi nhuận của chứng khoán hay danh mục đầu tư do sự biến động của lợi nhuận trên thị trường nói chung, rủi ro này thường được gây ra bởi các yếu tố như tình hình kinh tế, cải tổ chính sách thuế, thay đổi tình hình năng lượng thế giới Đây là phần rủi ro mà tất cả các loại chứng khoán cũng như các doanh nghiệp phải gánh chịu do đó không thể giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro thị trường. 1 Hương, L. T., Hào, V. D., Trung, P. Q., Định, N. V., Huệ, Đ. V., Khâm, T. Đ., ... & Hiển, N. Đ. (2016). Giao Trinh Tai Chinh Doanh Nghiep, trang 18 2 Quang, T. N. H. (2008). Quản trị rủi ro, trang 24 6- Rủi ro phi hệ thống: Là loại rủi ro chỉ xảy ra đối với một công ty hay một ngành kinh doanh nào đó, loại rủi ro này do các yếu tố riêng của doanh nghiệp gây ra bào gồm năng lực quản trị doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng như các quy định mang tính đặc thù của nhà nước rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính cũng thuộc loại rủi ro này. Rủi ro phi hệ thống có thể giảm được bằng chiến lược đa dạng hóa đanh mục đầu tư. 1.1.2.2. Doanh thu3 Doanh thu là toàn bố số tiền doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ, đầu tư – kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định (thường là năm tài chính). Doanh thu của một doanh nghiệp thường bao gồm: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đây là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu của doanh nghiệp. - Doanh thu hoạt động tài chính: Là số tiền doanh nghiệp nhận được từ các hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết như tiền lãi cho vay, lợi nhuận và cổ tức nhận được từ việc góp vốn liên doanh cũng như các hoạt động tài chính khác. - Doanh thu khác: bao gồm các khoản khác mà doanh nghiệp nhận được như các khoản nợ vắng chủ, các khoản nợ bồi thường, doanh thu của năm trước bị bổ sót 1.1.2.3. Chi phí4 a. Khái niệm chi phí Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có chi phí. Chi phí kinh doanh được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau tùy theo mục đích và quan điểm của mỗi nhà khoa học cũng như mỗi lĩnh vực. 3 Kiều, N. M. (2010). Tài chính doanh nghiệp căn bản: Lý thuyết và thực hành quản lý ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tài chính doanh nghiệp căn bản: Lý thuyết và thực hành quản lý ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, trang 35 4 Kiều, N. M. (2010). Tài chính doanh nghiệp căn bản: Lý thuyết và thực hành quản lý ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tài chính doanh nghiệp căn bản: Lý thuyết và thực hành quản lý ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, trang 40 7Theo quan điểm của các nhà quản trị thì chi phí là sự mất đi của nguyên vật liệu, tiền công, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác để tạo ra sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các nhà quản trị luôn dặt nhu cầu khác hàng lên trên để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao nhưng chi phí thấp, nhằm tối đa hóa mục tiêu lợi nhuận. Dưới góc độ của kế toán tài chính, chi phí được coi là khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ hoạch toán. Tuy nhiên không phải loại chi phí nào phát sinh trong kỳ cũng được tính là chi phí của doanh nghiệp trong kỳ đó. Việc xác định chi phí phụ thuộc rất nhiều vào tính chất cũng như cách thức ghi nhận của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Dưới góc độ của kế toán quản trị, chi phí là những khoản phí tổn thực tế gắn liền với các phương án, sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, các chi phí luôn mang tính cụ thể nhằm giúp các doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả của từng công việc từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư và phương án tối ưu. Như vậy, điểm chung ta có thể nhận thấy từ các quan điểm trên đó là chi phí đều là sự tiêu hao các yếu tố sản xuất, các nguồn lực trong một tổ chức để đạt được các mục tiêu xác định. Bản chất của chi phí là sự mất đi của các nguồn lực để đổi lấy các kết quả nhằm thỏa mãn các mục tiêu đề ra b. Phân loại chi phí Có nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi vậy, cũng có nhiều cách phân loại chi phí theo các tiêu chí khác nhau.  Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Theo tiêu chí này, chi phí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, cụ thể: - Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến sản xuất sản phẩm trong một thời gian nhất định, chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 8- Chi phí ngoài sản xuất: Đây là các loại chi phí phát sinh không trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ bào gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động giúp các doanh nghiệp có thể xác định được giá thành sản phẩm cũng như là cơ sở để xây dựng dự toán và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân loại chi phí theo đối tượng Theo tiêu thức này, chi phí bao gồm: - Chi phí trực tiếp: Là loại chi phí có thể dễ dàng và hợp lý tách biệt cho từng đối tượng được xem xét, ở đây là sản phẩm hay phân xưởng sản xuất Xét về bản chất, chi phí trực tiếp tự nó được tính vào giá thành đơn vị sản phẩm hoặc đối tượng. Một đối tượng có tỷ trọng chi phí trực tiếp cao thì độ chính xác trong việc xác định giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh của đối tượng ngày càng cao. - Chi phí gián tiếp: Là loại chi phí sử dụng cho nhiều hoạt động nên kế toán không thể tập hợp thẳng cho các đối tượng chịu chi phí, do vậy phải tiến hành phân bổ từng yếu tố chi phí gián tiếp cho từng đối tượng.  Phân loại theo yếu tố chi phí Để phụ vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xem xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí khi đó chi p... dụng đòn bẩy tài chính. Thông qua phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ cung cấp thêm những kinh nghiệm cũng như kỹ năng dự báo, sử dụng đòn bẩy cùng những ưu điểm và hạn chế trong công tác tài chính tại doanh nghiệp. Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, đó là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ số. Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số 25 tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh có thể là so sánh giữa số thực hiện năm nay và năm trước, so sánh giữa số thực hiện và số kế hoạch. Phương pháp tỷ số: Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân thành các nhóm đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ số về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, nhóm tỷ số về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ số bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo góc độ phân tích, người phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau. Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp người ta thường dùng một số các chỉ tiêu mà tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần sau 1.3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính - Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu= (1.8) Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu – Return on equity ratio (ROE). Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lợi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả hơn những khoảng vốn vay nên đã khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Tăng mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá tiêu chí này chúng ta có thể so sánh với chỉ tiêu này của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành. Nếu một doanh nghiệp mà sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu ROE sẽ cao và tăng nhanh qua các năm. Ngược lại nếu sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hoặc thậm chí là giảm so với năm trước đó. - Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường= (1.9) 26 Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường – Earning per share (EPS) là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp này đang sử dụng hiệu quả. Để thấy được việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả hay không thì ta lấy chỉ tiêu này năm nay so với năm trước đó. Nếu lớn hơn chứng tỏ doanh nghiệp đã tiến bộ trong quản lý tài chính mà cụ thê là nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Thu nhập trên vốn cổ phần thường là mục tiêu của việc sử dụng đòn bẩy tài chính nên việc dùng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là tất yếu. Hai chỉ tiêu trên là hai chỉ tiêu đánh giá kết quả trực tiếp của đòn bẩy tài chính có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Nếu nó được sử dụng một cách hiệu quả thì hai chỉ tiêu này phải đạt giá trị lớn nhất có thể. Mặc dù cùng được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng hai chỉ tiêu này lại có một chút khác biệt. Với chỉ tiêu ROE nó phản ánh mức sinh lợi trên vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi, còn với EPS thì nó lại chỉ xét khả năng sinh lợi trên vốn cổ phần thường. Chính vì sự khác biệt này nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu thu nhập trên vốn cổ phần thường là chỉ tiêu quan trọng hơn. Bên cạnh đó thì còn một vài chỉ tiêu liên quan khác đánh giá về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không trực tiếp. - Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản= (1.10) Chỉ tiêu này dùng kết hợp với chỉ tiêu ROE để thấy được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Nếu chênh lệch giữa ROE với ROA năm nay lớn hơn so với năm trước thì chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng ngày càng có hiệu quả những khoảng nợ, từ đó làm cho tỷ lệ thu nhập trên VCHS tăng nhanh hơn tỷ lệ thu nhập trên TTS. Lúc này ta có thể kết luận là doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, hay đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp đã phát huy tác dụng ngày càng tốt hơn. 27 - Chỉ tiêu độ nghiêng của đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage : DFL) =   (1.11) Chỉ tiêu đọ nghiêng của đòn bẩy tài chính nó thể hiện khả năng khuếch đại của đòn bẩy tài chính. Chỉ tiêu này càng lớn thì thể hiện sức mạnh của đòn bẩy càng lớn, chỉ cần thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi một lượng nhỏ thì cũng tạo nên một sự thay đổi lớn hơn nhiều trong thu nhập trên vốn cổ phần thường. Đánh giá chỉ tiêu này bằng cách so sánh với các năm trước đó. Tuy nhiên khi chỉ tiêu này càng cao thì kéo theo sự gia tăng của rủi ro tài chính, nên cần đánh giá chỉ tiêu này một cách linh động, không máy móc quá về độ lớn. Khi thu nhập trước thuế và lãi vay đủ lớn để trang trải những khoảng lãi vay và dư ra một lượng thì khi đó độ bẩy càng cao sẻ càng tốt. Đây là chỉ tiêu mang tính phụ trợ cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. - Chỉ tiêu hệ số nợệ ố ợ = ổ ợổ à ả (1.12) Hệ số nợ càng lớn nó làm cho độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính càng tăng lên. Hệ số nợ này kết hợp với hai tiêu chí ở trên để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Nếu hệ số nợ tang nhanh mà suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, thu nhập trên vốn cổ phần thường tăng chậm so với các năm trước chứng tỏ hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính không tốt. - Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vayả ă á ã = ã (1.13) Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay thể hiện đòn bẩy tài chính là đòn bẩy âm hay dương, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có được đòn bẩy tài chính dương, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính âm. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua sự so sánh với 1 và với các năm trước đó, nếu nó càng lớn thì kết hợp với các chỉ tiêu ở trên sẽ có thể kết luận được là việc sử 28 dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. 1.3.4.2. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan Phân tích quan hệ giữa thu nhập trước thuế và lãi vay với thu nhập trên cổ phần thường là phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần thường. Từ sự phân tích này, chúng ta sẽ tìm được một điểm bang quan, tức là điểm của thu nhập trước thuế và lãi vay mà ở đó các phương án tài trợ đều mang lại một thu nhập trên cổ phần thường là như nhau. 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 1.3.5.1. Các nhân tố chủ quan - Tâm lý của nhà quản trị tài chính: Đây là nhân tố thuộc về sự “bảo thủ” hay “phóng khoáng” của nhà quản lý tài chính. Nếu với nhà quản lý tài chính có tâm lý “phóng khoáng” thích mạo hiểm, rủi ro thì sẽ sử dụng nhiều nợ khi đó thì độ bẩy của đòn bẩy tài chính sẽ cao và ngược lại với những nhà quản trị tài chính có tâm lý “bảo thủ” thì họ không thích phiêu lưu mạo hiểm nên họ thường lựa chọn phương án tài trợ dùng rất ít nợ thậm chí là không dùng nợ mà họ chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu khi đó thì rõ rang là đòn bẩy tài chính sẽ ít được dùng và lẽ dĩ nhiên là hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ khó mà có thể cao được. - Trình độ người lãnh đạo: Vấn đề trình độ của người lãnh đạo rất quan trọng vì khi những người lãnh đạo mà trình độ không cao thì họ sẽ không hiểu thấu đáo được các vấn đề về đòn bẩy tài chính khiến việc sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả. Ví dụ như khi họ không biết gì về việc sử dụng đòn bẩy tài chính thì có khi đòn bẩy tài chính phát huy tác dụng mà họ không hề hay biết để có thể nhờ đòn bẩy tài chính làm cho thu nhập trên cổ phần thường lớn nhất. Hoặc có khi đòn bẩy tài chính đang thể hiện mặt trái của nó thì lại dùng nó một cách vô thức dẫn đến hậu quả không tốt cho doanh nghiệp (trong khi tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thấp hơn rất nhiều lần chi phí lãi vay thì đương nhiên càng sử dụng nợ thì càng làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng thấp). Chính vì thế mà trình độ của nhà 29 lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. - Chiến lược phát triển doanh nghiệp: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang có chiến lược mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động thì sẽ rất cần vốn nên việc vay nợ sử dụng vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi là việc tất yếu xảy ra. Khi đó lại chịu ảnh hưởng của các quyết định tài chính từ các nhà quản trị tài chính. Nếu doanh nghiệp đang có khuynh hướng chuyển đổi lĩnh vực từ lĩnh vực ít rủi ro sang lĩnh vực nhiều rủi ro hơn thì rất có thể nợ sẽ được sử dụng ít đi trong tương lai để nhằm không làm tăng hơn nữa rủi ro đối với doanh nghiệp. Khi đó thì đòn bẩy tài chính sẽ giảm độ bẩy của nó trong doanh nghiệp đó. - Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động: Đòn bẩy hoạt động là nhân tố tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Trước hết phải tìm hiểu chung về đòn bẩy hoạt động hay đòn bẩy kinh doanh. Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. Nhưng đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ hệ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Còn mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ, cổ tức ưu đãi không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Do đó, đòn bẩy tài chính không tác động tới thu nhập trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên thì sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay lại là lực tác động để tạo nên lực đẩy cho đòn bẩy tài chính. Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ tiếp tục để khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) khi doanh thu thay đổi. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn của đòn bẩy kinh doanh tới hiệu quả của đon bẩy tài chính. Nếu đòn bẩy kinh doanh mà tốt thì sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay là lớn từ đó mà đòn bẩy tài chính phát huy tốt hơn sức mạnh của mình để bẩy mạnh mẽ hơn thu nhập trên vốn cổ phần thường. Nếu sử dụng đòn bẩy hoạt động không tốt thì thu nhập trước thuế 30 và lãi vay không được bẩy thậm chí còn làm giảm thu nhập trước thuế và lãi vay điều này đương nhiên là làm giảm hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhưng cũng phải đề cập đến một khía cạnh mà bản thân doanh nghiệp cũng khó có thể quyết định được hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động vì việc sử dụng đòn bẩy hoạt động nhiều hay ít nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan khác chẳng hạng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. - Uy tín doanh nghiệp: Trong doanh nghiệp nếu như họ muốn sử dụng đòn bẩy tài chính thì điều đầu tiên họ phải tìm được nguồn để huy động nợ, hay vốn cổ phần ưu đãi. Điều này đối với một số doanh nghiệp thì không phải là khó nhưng lại nan giải đối với doanh nghiệp khác. Tại sao lại như vậy? Điều này giải thích theo một góc độ nào đó thì có lẽ nó chính là uy tín của doanh nghiệp. Nếu có uy tín tốt thì việc vay nợ hay huy động vốn cổ phần thường không phải là khó và tốn kém. Nhưng nếu uy tín của doanh nghiệp không đủ tạo niềm tin cho chủ nợ và cổ đông ưu đãi thì việc huy động thêm nợ và vốn cổ phần ưu đãi là khó khăn và chi phí lớn hơn. - Các nhân tố khác thuộc về doanh nghiệp 1.3.5.2. Các nhân tố khách quan - Thị trường tài chính: Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính tương đối phát triển thì việc huy động vốn sẽ có rất nhiều thuận lợi. Điều này tạo điều hiện tốt cho việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Giả sử như doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính chưa phát triển thì sẽ khó khăn trong việc huy động nợ, cổ phần ưu đãi gây nên một tâm lý lo lắng cho các nhà quản lý tài chính trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. - Chi phí lãi vay: Đây là nhân tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng sử dụng nợ của doanh nghiệp. Khi chi phí nợ thấp thì doanh nghiệp sẽ dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình, khi đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ cao lên. Ngược lại khi chi phí nợ càng cao thì doanh nghiệp phải giảm việc sử dụng nợ, từ đó làm cho mức độ bẩy của đòn bẩy tài chính giảm sút. Nếu cùng một lượng nợ như nhau nhưng chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên thu 31 nhập trước thuế sẽ tăng lên làm cho thu nhập trên cổ phần thường được khuếch đại lớn hơn. - Chính sách, luật pháp nhà nước: Trong các chính sách vĩ mô của nhà nước thì doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi chúng. Cụ thể là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì càng khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ, khi ấy thì doanh nghiệp sẽ có phần tiết kiệm được một lượng thuế là lớn. Khi nó khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ thi cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. - Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động mà mức độ rủi ro doanh nghiệp phải gánh chịu là khác nhau, nên mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khác nhau. Vì thế sẽ tạo nên ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp. - Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm khi đó doanh thu sẽ tăng, làm cho đòn bẩy hoạt động được sử dụng có hiệu quả. Từ đó làm cho hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính được nâng lên, trong trường hợp doanh nghiệp bị ế ẩm thì vốn bị ứ đọng trong khi chi phí tài chính cố định vẫn phải thanh toán, làm cho tăng chi phí, chi phí lãi vay, từ đó làm cho thu nhập trước thuế bị giảm sút. Hay chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay giảm và điều này là không tốt với hiệu quả sử dụng đon bẩy tài chính. - Thực trạng của nền kinh tế: Đây là nhân tó ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp, nếu nền kinh tế đang trong tình trạng hưng thịnh thì các doanh nghiệp sẽ có được kết quả kinh doanh tốt từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, ngược lại nếu nền kinh tế đang ở trong điều kiên suy thoái thì các doanh nghiệp lại bị trì trệ trong hoạt động của mình và điều này là hoàn toàn không có lợi cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính. - Các nhân tố khách quan khác: Chẳng hạn như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, động đất 32 1.3.6. Quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với rủi ro tài chính của doanh nghiệp 1.3.6.1. Rủi ro tài chính10 Rủi ro tài chính là sự không chắc chắn của thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định như nợ và cổ phiếu ưu đãi trong cấu trúc vốn. Một doanh nghiệp mất khả năng chi trả khi doanh nghiệp đó không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng như thanh toán lãi vay, gốc vay, thanh toán các khoản phải trả cũng như việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi đến thời gian đáo hạn. Rủi ro tài chính thường chịu tác động của một số yếu tố sau: Rủi ro kinh doanh, Chi phí sử dụng vốn, tỷ lệ nợ, thuế suất thu nhập doanh nghiệp. 1.3.6.2. Đo lường rủi ro tài chính Việc đo lường rủi ro tài chính là một việc rất cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp, bởi nó là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định liên quan đến cấu trúc vốn cũng như các quyết định tài chính khác. Như đã tìm hiểu ở phần trên, độ bẩy tài chính là một trong những nhân tố có ảnh hưởng và có thể phản ánh được các rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Dưới hai quan điểm về đòn bẩy tài chính, ta cũng có các chỉ tiêu và phương pháp đo lường rủi ro tài chính tương ứng.  Theo quan điểm thứ nhất (quan điểm EPS): Rủi ro tài chính là sự không chắc chắn của thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) với sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT). Do đó, ta cũng có thể sử dụng độ lệch chuẩn của EPS để đo mức độ biến động của chỉ tiêu này. Trong phần trước về độ bẩy tài chính, ta có công thức:  =  ( − ) Từ công thức trên, ta có thể suy ra độ lệch chuẩn của EPS như sau:  =  ( ) (1.14) Trong đó  : Độ lệch chuẩn của EPS  : Độ lệch chuẩn của EBIT t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10 Trang, N. T. N. (2006). Quản trị rủi ro tài chính. Nhà xuất bản thống kê. Tiếng Anh, trang 49 33 NS: Số cổ phần thường đang lưu thông Từ công thức (1.14) ta có thể thấy được khi  càng lớn thì  càng lớn, tức là mức đô biến động của EPS tỷ lệ thuận với sự biến động của EBIT. Theo nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, khi  càng lớn, thu nhập mà mỗi cổ đông nhận được trên mỗi cổ phần cũng càng cao nhưng đồng thời rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng càng cao. Việc lựa chọn  của doanh nghiệp cũng chịu sự phụ thuộc của việc lựa chọn EBIT, tức là một doanh nghiệp đã chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh sẽ có sự biến thiên trong EBIT là nhiều và đồng thời các cổ đông cũng có thể nhận được EPS lớn bên cạnh tính rủi ro cao và ngược lại.  Theo quan điểm thứ hai (quan điểm ROE): theo quan điểm này đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng nợ vay để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp vì vậy việc đo lường rủi ro tài chính liên quan đến việc đo lường mức độ thay đổi của ROE. Ta có công thức: = + ∗ − ∗ (1 − ) Do (D*rd) chính là lãi vay nên (D*rd) = 0 từ đó ta có:  =  ∗ 1 +   (1 − )   =  ∗ +  ( − ) Trong đó  : Độ lệch chuẩn của ROE  : Độ lệch chuẩn của ROA  : Độ lệch chuẩn của tỷ trọng nợ/ vốn chủ sở hữu t: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp Như vậy từ công thức trên ta thấy mức độ biến động của ROE phụ thuộc vào mức độ thay đổi của tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA và mức độ thay đổi tỷ 34 trọng nợ vay trên vốn chủ sở hữu hay chính là mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp. Theo quan điểm này thì rủi ro tài chính cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh hay chính là khả năng sinh lời của tài sản của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động ổn định (tức là mức độ biến động của ROA nhỏ) thì khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE cũng biến động với mức độ nhỏ đồng nghĩa với mức độ rủi ro thấp nhưng khả năng sinh lời cũng thấp và ngược lại. Bên cạnh mức độ biến thiên của ROA, rủi ro tài chính cũng chịu tác động của mức độ biến thiên trong tỷ trọng nợ trên vốn chủ sở hữu. Khi doanh nghiệp có mức sử dụng nợ trong cơ cấu vốn chủ sở hữu ổn định qua các năm thì mức độ rủi ro tài chính cũng thấp, do công ty có thể chủ động quản lý hay sự đoán khả năng thanh toán lãi vay, còn khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm bất thường cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu thì khi đó +  lớn dẫn đến  cũng tăng lên khiến cho rủi ro tài chính doanh nghiệp phải đối mặt cũng tăng lên nhưng khả năng sinh lời mà doanh nghiệp có thể đạt được cũng lớn hơn. 1.3.7. Quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với giá trị doanh nghiệp 1.3.7.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu cho rằng có một cơ cấu vốn tối ưu ở đó doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị của mình bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính một cách phù hợp. Lý thuyết này sử dụng một số chỉ tiêu như sau: - Tỷ suất sinh lời của nợ vay rd được xác định là chi phí sử dụng nợ vay của doanh nghiệp theo công thức: = Trong đó rd: Tỷ suất sinh lời của nợ vay I: Lãi vay hằng năm D: Giá thị trường của nợ vay - Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần rs được xác định là chi phí sử dụng vốn cổ phần của doanh nghiệp, theo công thức: 35 = Trong đó rs: Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần R: Lợi nhuận chia cho cổ đông thường E: Giá thị trường của vốn cổ phần đang lưu hành - Tỷ suất sinh lợi chung của công ty= Trong đó rv: Tỷ suất sinh lời chung của công ty EBIT: Lợi nhuận hoạt động V: Giá thị trường của công ty Kết hợp ba công thức trên ta được:= + ∗ + + ∗ Theo cách tiếp cận này, doanh nghiệp có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông qua sử dụng nợ do doanh nghiệp có thể tận dụng được khoản tiếp kiệm thuế từ lãi vay. Tuy nhiên, khi tỷ số nợ gia tăng thì rủi ro cũng sẽ gia tăng do đó mà các nhà đầu tư sẽ gia tăng tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi. Chính vì vậy mà doanh nghiệp phải quyết định được một cơ cấu vốn tối ưu để cân bằng được rủi ro và lợi nhuận, từ đó có thể tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp. Một trong những phương pháp doanh nghiệp có thể áp dụng để đưa ra một cơ cấu vốn đem lại hiệu quả cao nhất đó chính là phân tích mối quan hệ EBIT – EPS. 1.3.7.2. Phân tích quan hệ EBIT – EPS Phân tích quan hệ EBIT – EPS là việc phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Thông qua phân tích này, doanh nghiệp sẽ xác định được một điểm tại đó EBIT của các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau, điểm này được gọi là điểm bàng quan của EPS. Trong phân tích EBIT-EPS thường có hai cách để xác định điểm bàng quan đó là phương pháp đại số và phương pháp đồ thị. Từ hai cách xác định đó thì ta có thể tìm ra được điểm bàng quan, đó là một căn cứ quan trọng để mỗi doanh nghiệp xác định 36 được phương án tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tùy theo từng mức EBIT. Từ đó, ta có thể thấy được mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với điểm bàng quan, đó là nếu EBIT của doanh nghiệp vượt qua được điểm bàng quan thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp và cổ đông có được lợi nhuận cao hơn. Còn khi EBIT nằm thấp hơn điểm bàng quan thì doanh nghiệp không nên sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao vì tại đó việc sử dụng vốn cổ phần thường mang đến EPS cao hơn. 1.4. Đòn bẩy tổng hợp và tác động của đòn bẩy tổng hợp đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp11 1.4.1. Đòn bẩy tổng hợp và độ bẩy tổng hợp Đòn bẩy tổng hợp được tạo ra khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy hoạt động kết hợp với đòn bẩy tài chính hay mặt khác là sử dụng kết hợp chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định. Cũng tương tự như đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp cũng được đo lường bằng đại lượng độ bẩy tổng hợp (DTL – Degree of Total Leverage). Từ tính chất kết hợp giữa DOL và DFL, độ bẩy hoạt động được tính theo công thức: DTL = DOL*DFL (1.15) Từ đó ta có thể suy ra độ bẩy tổng hợp của một doanh nghiệp tại một mức sản lượng xác định chính bằng phần trăm thay đổi của thu nhập trên mỗi cổ phần tương ứng hoặc tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) với 1% thay đổi của sản lượng, được thể hiện bằng công thức dưới đây:( ) = ( ) (1.16) Trong đó( ): Độ bẩy tổng hợp tài mức sản lượng Q Q: sản lượng sản xuất và tiêu thụ P: giá bán đơn vị 11 Ngô, T. C., & Nguyễn, T. C. (2008). Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. trang 52 37 V: biến phí đơn vị F: định phí PD: cổ tức cổ phiếu ưu đãi t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Tương tự ta cũng có được công thức để xác định độ bẩy tổng hợp theo doanh thu: = (1.17) 1.4.2. Tác động của đòn bẩy tổng hợp đến rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Khi sử dụng kết hợp giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp sẽ tác động đến EPS hoặc ROE của doanh nghiệp khi sản lượng thay đổi thông qua 2 bước:  Bước thứ nhất: Số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT  Bước thứ hai: EBIT thay đổi làm thay đổi EPS hoặc ROE dưới tác động của đòn bẩy tài chính Chính vì vậy độ bẩy tổng hợp là một hàm số của độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính. Qua đó, một doanh nghiệp sẽ có thể có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp sử dụng chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định để đạt được một DTL mong muốn. Nếu một doanh nghiệp có độ bẩy hoạt động tương đối cao và muốn đạt được một mức DTL hợp lý, doanh nghiệp đó có thể bù trừ mức đòn bẩy hoạt động cao bằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính thấp và ngược lại. Việc sử dụng đòn bẩy tổng hợp nói chung và đòn bẩy hoạt động cũng như đòn bẩy tài chính nói riêng thực sự là một con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp, bởi vì khi sử dụng đòn bẩy tăng lên thì rủi ro cũng tăng lên theo. Mà khi các nhà đầu tư cấp vốn cho doanh nghiệp dưới hình thức các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hay cổ phần thường sẽ xem xét mức độ rủi ro này khi ấn định tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của họ. Khi rủi ro doanh nghiệp càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận mà các nhà đầu tư đưa ra sẽ càng cao. Nói cách khác, một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy quá mức sẽ phải chi 38 trả nhiều hơn cho các chi phí tài chính cố định cũng như chi phí hoạt động cố định. Các chi phí này sẽ làm giảm lợi nhuận đạt được từ việc sử dụng đòn bẩy. Cuối cùng việc lạm dụng đòn bẩy sẽ làm cho chính giá trị thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp sụt giảm khiến doanh nghiệp đứng trước nhiều tình thế khó khăn. Kết luận: Chương 1 của khóa luận đã trình bày những nội dung cơ bản của lý luận cơ bản về đòn bẩy bao gồm đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp. Những lý luận cơ bản này sẽ là tiền đề để vận dụng phân tích tác động của đòn bẩy đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp trong thực tế đó là Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Thừa Thiên Huế được trình bày cụ thể trong Chương 2. 39 Chương 2: Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế 2.1. Giới thiệu chung về Công ty 2.1.1. Một số thông tin về Công ty Tên công ty: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Thừa Thiên Huế Tên Tiếng Anh: Thua Thien Hue Import Export & Investment Joint Stock Company Tên giao dịch: UNIMEX HUẾ Địa chỉ: 93 An Dương Vương, Thành Phố Huế Mã số thuế : 33000101484 Điện thoại: 054.3819325 Fax : 3819325 Email: unimex_hue@dng.vnn.vn Webside : www.unimexhue.vn Số tài khoản: 00161000000338, mở tại Ngân Hàng Ngoại Thương, chi nhánh Thừa Thiên Huế. Ngành nghề kinh doanh: Xuất Nhập Khẩu trực tiếp, ủy thác Xuất nhập khẩu, Gia công hàng Xuất Nhập Khẩu, May Công Nghiệp (áo quần dệt kim, tủ vải,), May áo Kimono, Thêu áo Kimono, thêu tranh, 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế tiền thân là Liên Hiệp Công Ty Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế được thành lập theo quyết định 48/QĐ-UBND ngày 12/07/1989 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế. Tháng 11/1990 Công ty được Bộ Thương Mại cho phép đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu. Thời điểm năm 1989, Liên Hiệp Công Ty Xuất Nhập Khẩu có nhiều công ty hạch toán độc lập như: Công ty Nông Sản Xuất Khẩu; Công ty Công Nghiệp, tiểu thủ công thương nghiệp xuất khẩu; Công ty may xuất khẩu; Công ty may ngoại thương và xí nghiệp thảm len xuất khẩu. Thực hiện nghị định 388 của chính phủ về sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước, tháng 01/1993 các Công ty độc lập nhập 40 vào Liên Hiệp và chuyển thành các chi nhánh và các trạm báo sổ và Liên Hiệp Công Ty Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế Đổi Thành Công Ty Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế. Năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà Nước theo nghị định số 64 của Chính Phủ, Công Ty Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế trở thành Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế với sư tham gia góp vốn cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược như: Công ty Cổ phần phát triển nhà Thủ Đức, Công ty Cổ phần may hàng gia dụng Gilimex- PPJ, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex), Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú (PPJ). Đồng thời Công ty tiến hành sắp xếp lại đơn vị trong Công ty. Trong đó, tiếp tục duy trì các đơn vị hạch toán báo cáo sổ bao gồm chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh; Xí nghiệp thêu xuất khẩu; Xí nghiệp gia công hàng xuất khâu và cửa hàng kinh doanh tổng hợp. Đầu năm 2008, Công Ty đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức của mình.Trong đó, thành lập Công ty Cổ Phần Bách Hưng Sinh tại Thành Phố Hồ Chí Minh trên cơ sở xí nghiệp may Kimono và xin đăng kí kinh doanh thêm một số ngành nghề mới. Tại thành phố Huế các đơn vị may, gia công, thêu, kimono chuyển thành các xưởng sản xuất và thành lập thêm xưởng may Kimono. Công ty đã giải thể văn phòng đại diện tại Hà Nội. Trải qua nhiều năm hoạt động, Unimex Huế ngày càng trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu. Các ngành hàng truyền thống như thêu tay, may hàng áo Kimono truyền thống Nhật Bản được công ty quan tâm đầu tư và phát triển, đã tạo được thương hiệu riêng uy tín của công ty. 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.3.1. Chức năng của Công ty Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh gia công xuất khẩu các mặt hàng may công nghiệp, may và thêu Kimono, thêu tranhđã đăng kí, được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép. Việc kinh doanh phù hợp với Pháp luật, vì 41 mục tiêu lợi nhuận, tạo được việc làm cho lao động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước. 2.1.3.2. Nhiệm vụ của công ty Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp của các cổ đông. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của Công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra. Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định của Luật kế toán, thực hiện đầy đủ nghĩa vũ đối với Ngân sách Nhà nước. Công bố công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin về hoạt động của Công ty cho các cổ đông theo quy định của Pháp luật. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động ...đang có một chính sách nợ chưa thật sự tốt cho lắm.  Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay:ả ă á ã = ã Từ công thức và số liệu trong bảng 1 ta có được khả năng thanh toán lãi vay của các năm như sau: Bảng 2.11: Khả năng thanh toán của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Phần trăm Stt Chỉ tiêu 1 Khả năng thanh toán lãi vay2014 -2,86 2 Khả năng thanh toán lãi vay2016 3,52 3 Khả năng thanh toán lãi vay2016 1,50 Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ minh họa xu hướng thay đổi của DFL qua các năm như sau: 67 Biểu đồ 2.6: Xu hướng thay đổi khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty vào năm 2014 là rất thấp chỉ là -2,86 nhưng sau đó thì nó đã tăng mạnh vào năm 2015 lên thành 3,52 lần và chững lại vào năm 2016 với khả năng thanh toán lãi vay chỉ là 1,5. Nguyên nhân khiến khả năng thanh toán lãi vay ở năm 2014 thấp như vậy là do Công ty đã sử dụng nhiều nợ vay trong khi EBIT thu được chỉ mang giá trị âm (hơn 12,2 tỷ đồng). Tuy nhiên khi bước sang các năm tiếp theo thì con số này lại tăng lên một cách nhanh chóng cụ thể là trong năm 2015 (3.52 lần), 2016 (1,5 lần) điều này cho thấy thì hiện tại Công ty đang dần sử dụng nợ một cách hiệu quả dần. 2.2.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính của Công ty trong giai đoạn 2014 - 2016 Tình hình rủi ro tài chính của công ty được thể hiện trong các chỉ tiêu trên nhưng để có thể biết và hiểu chính xác hơn về rủi ro tài chính mà Công ty hiện đang phải gánh chịu thì ta có thể tính toán một vài chỉ tiêu sau: 4.2 0.11 2.1 -2.71 3.5 1.5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 2014 2015 2016 Lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay 68 ỷ ấ ℎ ℎ á ℎ = Đ ổ ợ ắ ℎạ ỷ ấ ℎ ℎ á ℎ ℎ= Đ − à ồ ℎ ổ ợ ắ ℎạ ỷ ấ ℎ ℎ á ứ ℎờ = ề à ℎứ ℎá ễ á ổ ợ ắ ℎạ Thay số vào các công thức trên ta có kết quả quả sau: Bảng 2.12: Tình hình rủi ro tài chính công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Phần trăm Stt Chỉ tiêu 2014 2015 2016 1 Tỷ suất thanh toán chung 0,43 6,29 18,87 2 Tỷ suất thanh toán nhanh 0,41 6,23 18,74 3 Tỷ suất thanh toán tức thời 0,02 0,06 1,56 Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ minh họa xu hướng thay đổi của DFL qua các năm như sau: Biểu đồ 2.7: Xu hướng thay đổi rủi ro tài chính của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 0.43 6.69 18.87 0.41 6.23 18.74 0.02 0.06 1.56 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 2014 2015 2016 TSTTC TSTTN TSTTTT 69 Từ số liệu tính toán ở bảng và biểu đồ trên ta có thể nhận thấy rằng khả năng thanh toán của Công ty ngày càng được cải thiện qua các năm 2014, 2015, 2016. Công ty đã có những thay đổi trong quản lý tài chính doanh nghiệp để có thể làm tăng khả năng thanh toán cho Công ty khiến rủi ro của Công ty cũng giảm xuống một cách rõ rệt. Tất nhiên đây chỉ là những biện pháp làm giảm rủi ro không có hệ thống, còn với những rủi ro có hệ thống thì không một doanh nghiệp nào có thể tránh được bằng các quyết định tài chính, bản thân rủi ro có hệ thống là loại rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản hay còn gọi đó là rủi ro của thị trường, chẳng hạn như việc suy thoái của nền kinh tế thì nó tác động đến mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế đó, không một doanh nghiệp nào là có thể tránh được. Nhưng nếu các doanh nghiệp càng hạn chế được rủi ro thì càng có lợi cho doanh nghiệp đó. - Cũng từ bảng kết quả trên khi tôi xét kỹ lưỡng mức độ tăng dần của khả năng thanh toán thì có thể thấy khả năng thanh toán chung và thanh toán nhanh là tăng nhanh dần qua các năm chứng tỏ một điều là tài sản lưu động, tồn kho thay đổi nhanh. Còn khả năng thanh toán tức thời thì tăng chậm, điều này có nghĩa là việc quản lý tiền mặt và chứng khoán dễ bán nó mang tính ổn định cao hơn. Chính việc quản lý ổn định tiền mặt và các chứng khoán dễ bán là một điều kiện tốt cho Công ty khi trong thời gian tới Công ty gia tăng các khoản nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. - Trong sự tăng lên của khả năng thanh toán bên cạnh việc tăng của tài sản lưu động còn có sự sụt giảm của nợ ngắn hạn. Điều này làm cho việc tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính bị hạn chế hay giảm sút. 2.2.2.3. Các điểm bàng quan Có hai cách để xác định điểm bàn quang (theo phương pháp hình học và phương pháp đại số), nhưng trong phần này tôi chỉ xét và tìm điểm bàng quang bằng phương pháp đại số. Từ số liệu thu thập được ta thiết lập bảng sau: 70 Chỉ tiêu Phương án tài trợ Vốn chủ sở hữu Nợ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 3.284 3.284 Lãi vay (I) - 2.189 Lợi nhuận trước thuế (EBT) 3.284 1.094 Thuế thu nhập (EBT*t) 656 218 Lợi nhuận sau thuế (EAT) 2.627 875 Vốn chủ sở hữu 48.651 41.152 Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) 5,4% 2,1% − 1 (1 − )1 = − 2 1 − −2 Thay số vào công thức trên ta có:− 0 (1 − 0,2)7.015 = − 2.189.491.559 1 − 0,2 − 129.920.0004.176  EBIT = 5.320.490.202 Điểm bàng quan của Công ty trong trường hợp dùng hai phương án tài trợ là vốn chủ sở hữu và nợ là 14,2 tỷ đồng, điều này có nghĩa là nếu thu nhập trước thuế và lãi vay thấp hơn điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng vốn chủ sở hữu tạo ra được tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao hơn phương án tài trợ bằng nợ, nhưng nếu thu nhập trước thuế và lãi vay lai vượt quá điểm bàng quan (EBIT > 14,2 tỷ đồng) thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao hơn phương án tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Trong khi đó Công ty lại đạt thu nhập trước thuế và lãi vay là 3,284 tỷ đồng cao hơn so với điểm bàng quan, việc này làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khi sử dụng nợ lớn hơn khi không sử dụng nợ. Chính vì thế, Công ty đang cần phải tăng cường sử dụng nợ để phát huy tác dụng của đòn bẩy tài chính. Một vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới của Công ty để có thể nâng cao 71 hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa từ đó làm cơ sở cho việc gia tăng thu nhập trước thuế và lãi vay cách xa điểm bàng quan (cụ thể là không ngừng tăng doanh thu và giảm chi phí) rồi từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, thông qua việc gia tăng hiệu quả sử dụng vốn đồng thời gia tăng sức mạnh của đòn bẩy tài chính thông qua việc sử dụng các khoản vay nợ. Điều này thể hiện trong bảng tính ở phần trên, thu nhập trên vốn cổ phần thường hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Công ty khi sử dụng nợ, do hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cũng như hiệu quả sử dụng nợ không phải là quá thấp. Hơn nữa thì thu nhập trước thuế và lãi vay của Công ty đã vượt mức tại điểm bàng quan. 2.2.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp 2.2.3.1. Độ bẩy tổng hợp của Công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 Đòn bẩy tổng hợp chính là tác động được tao ra khi một doanh nghiệp sử dụng kết hợp đòn bẩy hoạt động vào đòn bẩy tài chính. Do đó, độ bẩy tổng hợp được xác định là một hàm của độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính theo công thức: DTL = DOL*DFL Trong giai đoạn 2014 – 2016 Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế sử dụng đồng thời cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, do đó ta có được độ bẩy tổng hợp của công ty ở bảng dưới đây: Bảng 2.13: Độ bẩy tổng hợp giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014 2015 2016 2015/14 2016/15 1. Độ bẩy hoạt động 0,34 0,25 0,13 -26,47 -48 2. Độ bẩy tài chính 0,74 1,03 2,99 39,19 190 3. Độ bẩy tổng hợp 0,25 0,26 0,39 4 50 72 Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ minh họa xu hướng thay đổi của độ bẩy tổng hợp qua các năm: Biểu đồ 2.8: Xu hướng thay đổi độ bẩy tổng hợp của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy độ bẩy tổng hợp của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 đều có xu hướng tăng dần qua các năm với mức độ tăng nhanh dần qua các năm Giai đoạn 2014 – 2015: Năm 2014 độ bẩy tổng hợp của công ty là 0,25 lần nghĩa là mỗi 1% thay đổi doanh thu tiêu thụ của mình có thể làm thay đổi ROE của công ty là 0,25 lần. Đến năm 2015 thì độ bẩy tổng hợp vẫn có mức tăng nhẹ so với năm 2014 là 4% và đạt 0,26 lần điều này có nghĩa là ROE trong năm 2015 không nhạy bén với sự thay đổi của doanh thu hoạt động, bởi lẽ khi doanh thu thay đổi 1% thì ROE chỉ thay đổi có 0,26 lần. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên có lẽ do công ty chưa thực sự đẩy mạnh chính sách nâng cao tỷ trọng sử dụng nợ của mình khiến độ bẩy tài 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2014 2015 2016 DOL DFL DTL 73 chính chỉ đạt 1,03 lần tăng 39,19% so với năm 2014 từ đó làm cho đòn bẩy tổng hợp chỉ đạt 0,26 lần Giai đoạn 2015 – 2016: Trong giai đoạn này, độ bẩy tài chính tiếp tục tăng mạnh 130% so với giai đoạn 2014 – 2015. Đây có thể xem như là một dấu hiệu tốt sau nhiều sự nỗ lực không ngừng nghỉ của công ty mà nguyên nhân có thể là do việc công ty đã sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn vay của mình khiến độ bẩy tài tính năm 2016 đạt đến 2,99 lần tương ứng tăng 190% so với năm 2015, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì trong năm 2016 doanh nghiệp vẫn hạn chế trong việc sử dụng đòn bẩy hoạt động của mình khiến nó giảm xuống 48% so với năm 2015. Như vậy, trong giai đoạn 2014 – 2016 công ty đang có một độ bẩy tổng hợp ở mức tương đối ổn định và tăng dần qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi đó đều do tác động chính từ độ bẩy tài chính của mình, do đó ta có thể thấy mức độ thay đổi trong ROE được quyết định chủ yếu từ việc thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay, hay cụ thể hơn việc tăng doanh thu hoạt động đóng vai trò chủ yếu quyết định đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2014 – 2016. Đây chính là một căn cứ quan trọng để công ty nhận ra được trọng tâm trong vấn đề quản lý tài chính toàn công ty để có thể đảm bảo khả năng sinh lời cho các cổ đông chính là việc quản lý chi phí hoạt động cố định, doanh thu hòa vốn và đòn bẩy hoạt động. 2.2.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tổng hợp và rủi ro của công ty trong giai đoạn 2014 - 2016 Trong phần cơ sở lý luận về đòn bẩy tổng hợp ở chương 1 ta biết đòn bẩy tổng hợp là cách doanh nghiệp kết hợp việc sử dụng đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động để đạt được một mức sinh lời mong muốn. 74 Bảng 2.14: Quan hệ giữa độ bẩy tổng hợp và rủi ro của công ty giai đoạn 2014 – 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016 EBIT Tỷ đồng -12,23 3,58 3,35 ROA % -6,85 6,44 5,78 ROE % -12,03 8,53 6,91 EPS Ngàn đồng 16,40 28,40 25,50 DTL Lần 0,25 0,26 0,39 2.3. Nhận xét về tình hình sử dụng đòn bẩy tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế 2.3.1. Đòn bẩy hoạt động 2.3.1.1. Ưu điểm Sản lượng hòa vốn của công ty trong những năm 2014 – 2016 phần lớn là có xu hướng giảm cho thấy công ty chỉ cần sản xuất số lượng hàng hóa trong năm tiếp theo sẽ ít hơn để có thể hòa vốn từ đó giúp giảm bớt áp lực sản xuất và chi phí hoạt động sản xuất của mình, do đó mà lợi nhuận đạt được của công ty năm sau có thể cao hơn. Độ bẩy hoạt động của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 biến động không quá nhiều (cụ thể so với năm 2014 thì độ bẩy hoạt động của năm 2015 chỉ giảm 0,09 lần, năm 2016 so với năm 2015 thì chỉ là 0,12 lần), điều này cho phép công ty trong tương lai có thể tăng hiệu quả hoạt động của mình thông qua việc sử dụng hiệu quả chi phí cố định của mình và giảm được biến phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.3.1.2. Nhược điểm Hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động của công ty chưa cao trong khi Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể phát huy tốt sức mạnh của đòn bẩy hoạt động, đó là 75 Công ty có lượng chi phí cố định lớn nó tạo điều kiện và làm cho điểm tựa của đòn bẩy này là cao và chắc chắn hơn. Công ty chưa thực sự chú ý đến vấn đề sử dụng đòn bẩy hoạt động trong Công ty mình, nên còn rất nhiều hạn chế trong việc phát huy mặt tích cực của đòn bẩy hoạt động. Trong ba năm thì độ bẩy của đòn bẩy hoạt động giảm liên tục (). Sự thay đổi của đòn bẩy hoạt động chưa có tác dụng qua lớn đến công ty do là các độ bẩy này đều ở mức độ thấp. Doanh thu hòa vốn của công ty qua các năm lại có xu hướng tăng, trái ngược với xu hướng giảm của sản lượng hòa vốn, điều này là do mức độ tăng khá cao của các loại chi phí, đặc biệt là chi phí cố định. Trong chi phí cố định, các khoản mục khấu hao tài sản cố định, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường có biến động qua các năm không ổn định. Doanh thu tiêu thụ của công ty vẫn chưa cao trong giai đoạn 2014 – 2016, tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm vẫn còn chậm so với tốc độ tăng chi phí, đây là một yếu tố mà công ty có thể hoàn toàn cải thiện được trong thời gian tới thông qua việc mở rộng công tác tiêu thụ sản phẩm và thắt chặt chi phí sản xuất của mình. Biến phí của công ty không ổn định mà có sự thay đổi rất nhiều qua các năm trong đó chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp luôn là hai yếu tố chủ yếu dẫn đến sự thay đổi này, sự biến đổi đó sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lớn trong giá vốn hàng bán của công ty, từ đó ảnh hưởng đến giá bán trên mỗi sản phẩm bán ra khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm xuống. Điều này nhìn sơ bộ ban đầu thì sẽ là một dấu hiệu không tốt cho công ty. Vì vậy, cần có các biện pháp nhằm ổn định và kiểm soát tốt hai khoản mục này 2.3.2. Đòn bẩy tài chính 2.3.2.1. Ưu điểm Rõ ràng là khả năng sinh lời trên tài sản cũng như trên vốn chủ sở hữu đang có chiều hướng gia tăng liên tục và mức chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này cũng gia tăng 76 một cách nhanh chóng qua các năm. Đây sơ bộ ban đầu là một dấu hiệu tốt cho công ty trong việc sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình. Công ty luôn có được khả năng thanh toán lãi vay, các khả năng thanh toán khác là ở mức tương đối an toàn. Không những thế các chỉ tiêu này còn tăng qua các năm. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro tài chính của công ty được kiểm soát tốt và luôn nằm ở mức an toàn. Các chỉ tiêu chính phản ánh hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là tương đối tốt, hơn nữa thì Công ty đã phấn đấu để EBIT các năm sau vượt mức EBIT tại điểm bàng quang vào năm 2014, đây là một sự cố gắng thực sự từ phía công ty. Chính sự cố gắng này đã tạo điều kiện tốt để Công ty có thể sử dụng đòn bẩy tài chính một cách mạnh dạng và đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới. 2.3.2.2. Nhược điểm Khi so sánh chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản qua các năm với nhau thì có thể thấy một điều là khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng như trên tài sản là hơi thấp. Không chỉ vậy khả năng sử dụng nợ của công ty là kém hiệu quả, nó được thể hiện qua việc so sánh giữa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản không có sự chênh lệch lớn. Khi tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản mà xấp xỉ tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu điều này có nghĩa là công ty sử dụng nợ không hiệu quả. Ngược lại khi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản mà thấp hơn nhiều so với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thì có nghĩa công ty sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, mức độ hiệu quả được phản ánh thông qua độ chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này. Công ty chưa thực sự chú ý đến vấn đề sử dụng đòn bẩy tài chính trong Công ty mình, nên còn rất nhiều hạn chế trong việc phát huy mặt tích cực của đòn bẩy tài chính. Trong ba năm thì độ bẩy của đòn bẩy tài chính tăng giảm liên tục (). Sự thay đổi của đòn bẩy tài chính chưa có tác dụng qua lớn đến công ty do là các độ bẩy này đều ở mức độ thấp. 77 Thu nhập trước thuế và lãi vay năm 2014 là thấp, điều này có thể thấy được qua việc tìm điểm bang quan. Nếu Công ty muốn sử dụng một cách có hiệu quả đòn bẩy tài chính thì việc nâng cao thu nhập trước thuế và lãi vay la một việc cần thiết. Bên cạnh đó sự yếu kém trong quản lý nguồn vốn trong Công ty là một vấn đề cần phải tìm ra giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (trong đó cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay). 2.3.3. Đòn bẩy tổng hợp 2.3.3.1. Ưu điểm Đòn bẩy tổng hợp của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm nhờ sự tăng mạnh của đòn bẩy tài chính. Sự tăng lên này sẽ khiến cho công ty có thể khuếch đại được những nỗ lực trong hiệu quả kinh doanh mà công ty đã cố gắng xây dựng trong thời gian qua. Từ đó giúp công ty có được định hướng của mình trong thời gian tới để có thể đưa ra một mức sử dụng đòn bẩy hợp lý nhất với hiện trạnh của công ty. 2.3.3.2. Nhược điểm Sự tăng lên nhanh chóng đòn bẩy tổng hợp của công ty chủ yếu là do sự tăng nhanh của việc sử dụng nợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sự tăng lên đó cũng đồng nghĩa với rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải cũng tăng dần lên không kém. Điều này cho ta thấy rằng công ty vẫn chưa kết hợp hiệu quả giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính trong bối cảnh kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoan 2014 – 2016, đặc biệt trong việc tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa, từ đó sẽ gây ra một rủi ro rất lớn trong quá trình hoạt động của công ty. Do đó, mục tiêu trước mắt của công ty là phải giảm thiểu rủi ro cũng như thua lỗ có thể gặp phải, chính vì vậy công ty cần tìm các biện pháp để có thể có được một độ bẩy an toàn và hợp lí nhưng vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả như những gì mà công ty đã vạch ra từ trước. 78 Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế 3.1. Định hướng của Công ty trong thời gian tới Trong thời gian tới Công ty chắc chắn còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu và những khó khăn khác do biến động của chính sách, thị trường. Sản xuất công nghiệp cũng chưa thức sự có dấu hiệu tăng trưởng cao. Tuy vậy Công ty hy vọng rằng kinh doanh thương mại và các dịch vụ sau khi được củng cố vào năm 2016 đã được những thành tích tốt và nó cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Cộng với các yếu tố khác chẳng hạn như nỗ lực hơn nữa của Công ty, Công ty hy vọng sẽ đạt được các chỉ tiêu đề ra trong năm 2017. Về sản xuất hàng hóa: Năm 2017 vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư vẫn tiếp tục giảm theo số liệu đăng kí dự kiến trong năm tới, việc vay vốn để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của Công ty gặp rất nhiều khó khăn, độ rủi ro cao nên không đáp ứng được yêu cầu đề ra về doanh số. Vì vậy một vấn đề lớn đặt ra là để củng cố hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của mình theo hướng nào để giúp công ty phát triển hơn nữa trong năm tới là một vấn đề lớn. Trước mắt cần phải nỗ lực củng cố lại hoạt động sản xuất của mình, điều chỉnh lại mức thu cho phù hợp với yêu cầu của hoạch toán kinh doanh hiện nay. Vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất là phải tăng cường khai thác để phấn đấu đạt doanh thu đạt được trong năm 2017 từ 7 tỷ đồng/tháng trở lên. Tiếp tục củng cố và đa dạng hóa các sản phẩm sản xuất, xuất nhập khẩu và đầu tư. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy Dựa trên tình hình định hướng của Công ty trong thời gian tới kết hợp với thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính được tính toán ở chương 2 và lý thuyết về đòn bẩy. Từ đó, tôi có thể mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để có thể góp phần nâng cao hiệu quả 79 sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Thừa Thiên Huế để giúp công ty có thể đạt được nhiều kết quả tốt hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới. 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động Nâng cao hiệu quả quả quản lý chi phí cố định Từ cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 1 thì ta có thể thấy được rằng độ bẩy hoạt động theo doanh thu của Công ty được xác định theo công thức:( ) = −− − Trong đó chi phí cố định tỷ lệ thuận với DOL, tức là khi F tăn lên thì DOL cũng tăng theo. Do vậy, khi tăng chi phí cố định bằng việc đổi mới các trang thiết bị và đầu tư lớn hơn vào các tài sản cố định để tăng độ bẩy hoạt động của công ty. Theo định hướng phát triển của công ty đã trình bày trong phần 3.1, trong thời gian tới công ty sẽ tiến hành đổi mới đồng bộ và hiện đại hóa thiết bị dây chuyền khai thác, đây là biện pháp cần thiết để giúp doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà đồng thời cũng giúp giảm rủi ro kinh doanh từ việc giảm việc sư dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2014 – 2016.  Nâng cao công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp Từ kết quả phân tích về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Thừa Thiên Huế thì ta thấy được rằng chi phí quản lý doanh nghiệp liên tục tăng mạnh qua các năm và nó rất khó để có thể cắt giảm được vì doanh nghiệp đang trong giai đoạn mở rộng quy mô sản xuất của mình. Vì vậy Công ty đã đề ra kế hoạch nhằm duy trì và hạn chế sự tăng nhanh của chi phí quản lý doanh nghiệp trong các năm tiếp theo tăng từ 5% - 10% so với năm 2016. Giả sử, năm 2017 để đảm bảo thực hiện tối thiểu kế hoạch đã vạch ra ban đầu là giảm chi phí quản lý doanh 80 nghiệp đi 5%. Nếu các yếu tố khác không đổi và chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 5% so với năm 2016 thì khi đó: Chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2017 = 2.905*105% = 3050,25 (triệu đồng) Bảng 2.15: Độ bẩy hoạt động dự tính khi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2016 2017 2016 - 2017 Lợi nhuận hoạt động 3.284 3.139 -4,4 Doanh thu tiêu thụ 66.331 66.331 0 Độ bẩy hoạt động 0,13 0,25 92,3 Như vậy, khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5% trong năm 2017 có thể khiến lợi nhuận hoạt động của công ty giảm xuống còn 3.139 triệu đồng từ đó làm cho độ bẩy hoạt động của công ty cũng tăng theo và đạt 0,25 lần tăng 92,3% so với năm 2016 từ đó có thể giảm việc sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng vẫn không thay đổi đến đòn bẩy tổng hợp, như vậy có thể giúp công ty cũng có thể giảm được rủi ro kinh doanh của mình trong năm tới. 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Giải pháp đầu tiên là cố gắng nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ để có thể làm cho lực bẩy của đòn bẩy tài chính được nâng lên, vì hiện tại độ bẩy của đòn bẩy tài chính của Công ty là rất nhỏ chính vè thế mà cho dù lực bẩy từ sự thay đổi thu nhập trước thuế và lãi vay có lớn thì lực này được khuếch đại không lớn lớn lên thu nhập trên vốn cổ phần hay tỷ suất sinh lười trên vốn chủ sở hữu. Khi Công ty sử dụng được một lượng vốn vay nhất định trong cơ cấu vốn của mình thì lúc này “cánh tay đòn” của đòn bẩy tài chính được đặt lên một điểm tựa đủ độ lớn cũng như độ chắc chắn để có thể bẩy được tốt hơn. Việc gia tăng sử dụng nợ sẽ kéo theo sự gia tăng của rủi ro đối với 81 Công ty nên các nhà quản trị tài chính trong Công ty cần hết sức chú ý đến điều này. Trước mắt do tình hình rủi ro đối với Công ty là chưa ở mức cao nên không cần quan tâm đến nhiều nhưng nếu muốn có sự bền vững và duy trì được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao thì Công ty cần phải chú ý tới số lượng cũng như chất lượng của các khoảng nợ. Đồng thời phải cố gắng tìm ra cho Công ty một cơ cấu vốn tối ưu trong những điều kiện nhất định. Để có thể tạo nên một “sức khỏe” tài chính tốt cho Công ty. Công ty khi đã vay nợ phải sử dụng nợ một cách hợp lý, phát huy được tốt hiệu quả sử dụng nợ nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng nợ mà Công ty còn phải đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nói chung. Hiện tại thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là vẫn còn thấp, nó thể hiện qua một số chỉ tiêu đã được tính toán ở phần trước (ROA, ROE, EPS) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cả một bài toán rất khó tìm ra lời giải nhưng Công ty không còn có con đường lựa chọn nào khác là phải giải bài toán này nếu muốn tồn tại và phát triển. Khi nền kinh tế nước ta đã và đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì Công ty cũng cần phải có những chính sách mang tính thị trường hơn để có thể tồn tại và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Chẳng hạn như hiện tại Công ty vay vốn và lại cho Công ty khác vay lại với lãi suất bằng lãi suất đi vay tại ngân hàng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân nên hiệu quả sử dụng nợ kém của Công ty. Chính vì thế trong thời gian tới Công ty không nên tiếp diễn những hoạt động như vậy. Nợ mà Công ty sử dụng vẫn chưa đến mức cao chính vì thế Công ty cũng không nên vay ngân hàng để rồi cho công nhân viên vay lại với lãi suất không thay đổi rồi từ đó họ lại mang góp vốn với công ty, mà Công ty nên tự lấy vốn đó để đầu tư. Nâng cao hơn nữa trình độ cán bộ quản lý tài chính của Công ty, thực hiện theo như phương hướng đã đề ta trong thời gian tới cũng góp phần làm cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn được thực hiện tốt hơn. 82 PHẦN III: KẾT LUÂN 1. Kết quả đạt được của đề tài Đòn bẩy có vai trò cực kì quan trọng cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh, là vấn đề then chốt quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển là một điều hết sức khó khăn. Do đó, việc sử dụng đòn bẩy một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ là rất cần thiết, quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Qua quá trình học tập và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế tôi thấy rằng công tác sử dụng đòn bẩy là một vấn đề vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực tiễn cao. Mặc dù việc sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế liên tục tăng và ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Qua đề tài này, tôi đã giải quyết được những vẫn đề cơ bản sau: Thứ nhất: Đề tài tổng hợp được những lý luận cơ bản về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Thứ hai: Đề tài đã phân tích được thực trạng sử dụng đòn bẩy và kết quả đạt được tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế. Thứ ba: Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 2. Hạn chế của đề tài Đề tài chỉ mới xem xét đến một vài chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty mà chưa đề cập đến các chỉ tiêu khác. Từ đó khiến cho kết quả nghiên cứu của đề tài vẫn mang độ chính xác không cao. Số liệu thu thập không đầy đủ và độ chính xác chưa cao do tính bảo mật kinh doanh của công ty cũng như những sai sót gặp phải trong quá trình tính toán số liệu cần 83 thiết để phục vụ cho việc phân tích. Kiến thức còn thiếu và hạn chế về thời gian nghiên cứu nên những đánh giá còn mang tính khách quan của cá nhân. 3. Hướng nghiên cứu tiếp theo Nếu điều kiện cho phép, có thêm thời gian nghiên cứu, tôi sẽ mở rộng hướng đề tài nghiên cứu như sau: - Mở rộng tìm hiểu về việc sử dụng đòn bẩy trong các năm tiếp theo nhằm hiểu rõ hơn, có cái nhìn tổng quát hơn để có thể đưa ra một mức sử dụng đòn bẩy hợp lý cho công ty. - Phân tích một cách chi tiết hơn báo cáo tài chính của công ty để có cái nhìn trọn vẹn đầy đủ hơn về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Đưa ra nhiều chỉ tiêu để có thể đánh giá một cách chính xác, khách quan hơn về tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác kinh doanh, tăng doanh thu, mở rộng thị phần và hạn chế được những rủi ro mà công ty gặp phải trong thời gian tới. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Phúc, N. N. (2011). Phân tích Báo cáo tài chính, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội. 2. Hương, L. T., Hào, V. D., Trung, P. Q., Định, N. V., Huệ, Đ. V., Khâm, T. Đ., ... & Hiển, N. Đ. (2016). Giao Trinh Tai Chinh Doanh Nghiep. 3. Tiến, N. V. (2010). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. 4. Kiều, N. M. (2009). Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 5. Ngọc Trang, N. T., & Quyên, T. T. (2014). Mối quan hệ giữa sử dụng đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, (9 (19)), 10-15. 6. Sản, N. H. (1996). Quản trị tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê. 7. Hương, T. L. T. (2002). Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê. 8. Chi, G. T. N. T., & Cơ, T. N. T. (2005). Giáo trình Phân tích Tài chính Doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính. 9. Trang, N. T. N. (2006). Quản trị rủi ro tài chính. Nhà xuất bản thống kê. Tiếng Anh. Tiếng Anh 10. Modigliani, F., & Miller, M.H. (1958). “The Cost of Capital, Corporate Finance, and the Theory of Investment”. American Economic Review, 48, 261-275. 11. Gahlon, J. M., & Gentry, J. A. (1982). On the relationship between systematic risk and the degrees of operating and financial leverage. Financial Management, 15- 23. 12. McConnell, J. J., & Servaes, H. (1995). Equity ownership and the two faces of debt. Journal of financial economics, 39(1), 131-157. 13. Aivazian, V. A., Ge, Y., & Qiu, J. (2005). The impact of leverage on firm investment: Canadian evidence. Journal of corporate finance, 11(1), 277-291. 85 14. Odit, M. P., & Chittoo, H. B. (2008). Financial Leverage And Investment. The Case Of Mauritian Firms. 15. Myers, S. C., & Majluf, N. S. (1984). "Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have". Journal of Financial Economics 13 (2): 187–221. 16. Michaely, R., Thaler, R. H., & Womack, K. L. (1995). Price reactions to dividend initiations and omissions: Overreaction or drift?. the Journal of Finance,50(2), 573- 608. 17. Baker, M., & Wurgler, J. (2002). Market timing and capital structure. The journal of finance, 57(1), 1-32. 18. Jensen, M. C. (1986). Agency cost of free cash flow, corporate finance, and takeovers. Corporate Finance, and Takeovers. American Economic Review,76(2). 19. Titman, S., & Wessels, R. (1988). The determinants of capital structure choice.The Journal of finance, 43(1), 1-19. 20. Graham, J. R. (2003). Taxes and corporate finance: A review. Review of Financial studies, 16(4), 1075-1129. 21. Blanchard, O. (1989). y S. Fischer (1989): Lectures on Macroeconomics. MIT Press, cap, 10(1), 529-536.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tac_dong_cua_don_bay_den_rui_ro_va_loi_n.pdf
Tài liệu liên quan