ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
*****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ
NGUYỄN PHƯỚC THIỆN
Niên khóa: 2013 – 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
*****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ
Sinh viên thực hiệ
88 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n:
Nguyễn Phước Thiện
Lớp: K47 TCDN
Niên khóa: 2013 – 2017
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Hoàng Văn Liêm
Khóa học: 2013 - 2017
iTÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tín dụng là hoạt động kinh doanh (HĐKD) chủ yếu của các Ngân hàng
thương mại (NHTM), phản ánh hoạt động đặc trưng và chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng tài sản của Ngân hàng, tạo ra lợi nhuận lớn nhất trong HĐKD Ngân hàng,
nhưng đồng thời cũng mang lại rủi ro lớn nhất cho Ngân hàng. Với điều kiện môi
trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gây gắt, các yếu tố kinh tế vĩ mô cả trong
nước lẫn thế giới có nhiều biến động lớn đã làm cho khách hàng vay vốn gặp khó
khăn hoặc thậm chí không trả được cả gốc và lãi cho Ngân hàng, dẫn đến tỷ lệ nợ
xấu tăng nhanh, gây ra những tổn thất lớn cho Ngân hàng. Vì vậy, công tác quản trị
nợ xấu là đặc biệt quan trọng trong hoạt động Ngân hàng. Xuất phát từ thực trạng
chung và thực tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế,
tác giả xin chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh đến nợ xấu Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế” làm đề tài cho khóa luận
cuối khóa của mình. Mục tiêu của đề tài tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động
tín dụng, tình hình nợ xấu và công tác quản trị nợ xấu tại Viecombank Huế giai
đoạn 2012 - 2016, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản nợ xấu tại Vietcombank Huế. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy
tuyến tính để phân tích sự tác động của 7 nhân tố: tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm
phát (CPI), nợ xấu của kỳ trước (NPLt-1), quy mô Ngân hàng (SIZE), tốc độ tăng
trưởng tín dụng của Ngân hàng (CREDITGR), khả năng sinh lời (ROA), tỷ lệ dư nợ
cho vay trên tổng tài sản (LnL_A) đến tỷ lệ nợ xấu (NPL) Vietcombank Huế giai
đoạn 2012- 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ là yếu tố
chính có tác động cùng chiều đến nợ xấu Vietcombank Huế. Ngoài ra, biến tăng
trưởng kinh tế (GDP) và khả năng sinh lời (ROA) có tác động ngược chiều đến nợ
xấu Vietcombank Huế. Sau cùng, nghiên cứu cũng đã đi sau tìm hiểu để đưa ra một
số phương hướng khắc phục nợ xấu tại Vietcombank Huế và đề xuất các biện pháp
nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro và quản lý nợ xấu Ngân hàng.
Đó là toàn bộ nội dung chính xuyên suốt bài Khóa luận này mà tác giả đã thực
hiện trong toàn bộ thời gian nghiên cứu.
ii
Lời Cám ƠnTrải qua 4 năm học trên giảng đường Đại học Kinh tếHuế, nhờ sự tận tụy, nhiệt huyết truyền đạt kiến thức màQuý thầy cô giáo, em đã có được một hành trang vững chắcđể chuẩn bị bước vào đời. Sau hơn 3 tháng thực tập vànghiên cứu, luận văn tốt nghiệp của em đã được hoàn thành.Ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em còn nhận được sựgiúp đỡ, khích lệ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, giađình, bạn bè và cơ quan thực tập.Trước hết, với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc,em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô giáotrường , trong đó có các giảng viên củakhoa Tài chính - Ngân hàng đã dạy bảo tận tình, trang bịnhững kiến thức quý báu và những kỹ năng hữu ích cho emtrong quá trình học tập. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơnchân thành nhất đến thầy giáo TS. Hoàng Văn Liêm, người đãtận tình hướng dẫn và luôn giúp đỡ em trong suốt thời gianthực hiện khóa luận này.Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc,cùng tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng thương mạicổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế, Phòngquan hệ khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là anh Lê NghiViệt Nhân – Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp,đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhấttrong suốt thời gian em thực tập tại đơn vị. Cuối cùng, emxin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình cùng với tất cảbạn bè đã luôn động viên, quan tâm em rất nhiều trong thờigian vừa qua.Do thời gian thực hiện cũng như năng lực bản thân cònhạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
iii
mong nhận được sự góp ý từ phía Quý thầy cô giáo để bàikhóa luận được hoàn thiện hơn.Sinh viên thực hiệnNguyễnPhươc Thiện
iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................ viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ................................................................................ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
6. Kết cấu của luận văn...............................................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU VÀ MÔ HÌNH HỒI QUY
ĐA BIẾN ....................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan về nợ xấu ............................................................................................5
1.1.1. Khái niệm nợ xấu........................................................................................5
1.1.2. Tiêu chí phân loại nợ xấu ...........................................................................6
1.1.3. Chỉ tiêu đo lường nợ và tỷ lệ nợ xấu của NHTM.....................................10
1.1.4. Một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu........................................................11
1.1.5. Hậu quả của nợ xấu ..................................................................................16
1.1.6. Công tác quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM...............17
1.1.7. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới...................................19
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu
ngân hàng ..................................................................................................................20
1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................20
v1.2.2. Nghiên cứu trong nước .............................................................................22
1.3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu.............................................................24
1.3.1. Biến phụ thuộc.........................................................................................24
1.3.2. Biến độc lập ..............................................................................................24
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu mô hình............................................................27
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NỢ
XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HUẾ ..........................................................................................................28
2.1. Khái quát về Vietcombank Huế .........................................................................28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank Huế ..........................28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban...................30
2.1.3. Tình hình lao động tại Vietcombank Huế ................................................33
2.1.4. Khái quát về tình hình hoạt động của Vietombank Huế ..........................35
2.2. Thực trạng nợ xấu của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016 .....................45
2.2.1. Tình hình cho vay của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016............45
2.2.2. Tình hình nợ xấu của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016..............53
2.2.3. Thực trạng công tác hạn chế nợ xấu tại Vietcombank Huế......................58
2.2.4. Đánh giá công tác quản lý nợ xấu của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 –
2016 ....................................................................................................................58
2.3. Phân tích tác động của các nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Huế giai
đoạn 2012 - 2016.......................................................................................................59
2.3.1. Thống kê mô tả mô hình...........................................................................59
2.3.2. Mối quan hệ giữa các nhân tô ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của
Vietcombank Huế. ..............................................................................................61
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA VIETCOMBANK HUẾ......... 65
3.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................65
3.2. Phương hướng khắc phục gia tăng nợ xấu tại Vietcombank Huế......................67
3.2.1. Giải pháp xử lý các khoản nợ xấu hiện tại ...............................................67
3.2.2. Giải pháp hạn chế nợ xấu trong tương lai ................................................67
vi
PHẦN 3: KẾT LUẬN .............................................................................................72
1.Kết luận – Đóng góp của nghiên cứu.....................................................................72
2.Hạn chế của nghiên cứu .........................................................................................73
3.Khuyến nghị ...........................................................................................................74
3.1.Đối với NHNN ....................................................................................................74
3.2. Khuyến nghị đối với Vietcombank hội sở chính: ..............................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................77
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng Nhà nước
HĐTD Hợp đồng tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
TSĐB Tài sản đảm bảo
RRTD Rủi ro tín dụng
OLS Ordinary Least Squares – Phương pháp bình phương nhỏ nhất
thông thường
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CTCP Công ty cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
CIC Trung tâm Thông tin tín dụng
VAMC Công ty quản lý tài sản
viii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên Trang
Bảng 1-1 So sánh định nghĩa nợ xấu 5
Bảng 1-2 Phân loại nợ và trích lập dự phòng của một số nước trên thế giới 9
Bảng 1-3 Mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 28
Bảng 2-1 Tình hình lao động tại Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016 35
Bảng 2-2 Tình hình tài sản - nguồn vốn của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016 38
Bảng 2-3 Tình hình huy động vốn của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016 41
Bảng 2-4 Kết quả HĐKD của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016 45
Bảng 2-5 Tình hình cho vay của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 – 2016 48
Bảng 2-6 Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp lớn theo ngành kinh tế của
Vietcombank Huế giai đoạn 2014 – 2016
52
Bảng 2-7 Tình hình cơ cấu các nhóm nợ của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 – 2016 54
Bảng 2-8 Tình hình trích lập dự phòng của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 – 2016 58
Bảng 2-9 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 62
Bảng 2-10 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 64
Bảng 2-11 Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến NPL 65
Bảng 2-12 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy 66
Bảng 2-13 Kiểm định Anova về sự phù hợp của mô hình hồi quy 66
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình TÊN Trang
Hình 2-1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Vietcombank Huế 32
Hình 2-2 Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền gửi của Vietcombank Huế
giai đoạn 2012 – 2016
39
Hình 2-3 Tình hình cho vay của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 – 201 42
Hình 2-4 Tổng thu nhập, tổng chi phí, lợi nhuận của Vietcombank Huế 44
Hình 2-5 Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo ngành kinh tế tại
Vietcombank Huế năm 2016
51
Hình 2-6 Tình hình nợ quá hạn của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 – 2016 56
Hình 2-7 Tình hình cơ cấu nợ xấu của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 – 2016 59
1PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng là hoạt động kinh doanh (HĐKD) chủ yếu của các Ngân hàng
thương mại (NHTM), phản ánh hoạt động đặc trưng và chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng tài sản của Ngân hàng, tạo ra lợi nhuận lớn nhất trong HĐKD Ngân hàng,
nhưng đồng thời cũng mang lại rủi ro lớn nhất cho Ngân hàng. Với điều kiện môi
trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gây gắt và các yếu tố kinh tế vĩ mô cả
trong nước lẫn thế giới có nhiều biến động lớn đã làm cho khách hàng vay vốn gặp
khó khăn hoặc thậm chí không trả được cả gốc và lãi cho Ngân hàng, dẫn đến tỷ lệ
nợ xấu tăng nhanh, gây ra những tổn thất lớn cho Ngân hàng.
Thực tế cho thấy, khi tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh không chỉ làm tăng tính dễ tổn
thương của Ngân hàng khi gặp những cú sốc của nền kinh tế vĩ mô mà còn làm hạn
chế hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, thậm chí đã có lúc đe dọa đến khả năng
thanh khoản của của Ngân hàng, gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống Ngân hàng và
nền kinh tế.
Nhất là thời kỳ hiện nay, khi các NHTM đang gặp phải nhiều thách từ: hậu
tăng trưởng tín dụng nóng, khả năng kiểm soát rủi ro, quản lý nợ xấu của các
NHTM còn nhiều hạn chế cùng với những bất lợi của các yếu tố vĩ mô nền kinh tế
trong và ngoài nước do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà khởi nguồn là cuộc khủng
hoảng tài chính từ Mỹ; đã làm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng tăng nhanh và
tiềm ẩn nhiều rủi ro; thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy nợ xấu
của hệ thống NHTM Việt Nam (VN) đã gia tăng từ mức trung bình 2,52% từ năm
2010 lên đến 2,55% vào năm 2015, và nợ xấu của nhiều Ngân hàng còn diễn biến
phức tạp trong thời gian tới.
Nhận thấy nguy cơ và các tác động tiêu cực của nợ xấu, Chính phủ và các cơ
quan giúp việc liên quan như NHNN, Bộ Tài chính...đã xây dựng nhiều chính sách,
đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và quản lý nợ
xấu tại các NHTM, đặc biệt là nổ lực xây dựng mô hình xử lý nợ xấu bao gồm việc
2thành lập Công ty Quản lý tài sản sản của các Tổ chức Tín dụng – VAMC khai
thông nợ xấu của hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, sau gần 2 năm thành lập VAMC
vẫn khá loay hoay trong hoạt động xử lý nợ xấu, công tác xử lý nợ xấu có thật sự
hiệu quả?, hay “VAMC là kho cất giữ nợ xấu” như nhận định của nhiều chuyên gia.
Do đó, việc chủ động nhận diện và phòng ngừa nợ xấu là công tác quan trọng
của Ngân hàng để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu và nâng cao hoạt động kinh doanh
(HĐKD) của Ngân hàng. Vì vậy, việc xác đinh rõ các yếu tố tác động đến nợ xấu
Ngân hàng sẽ giúp chính Ngân hàng xây dựng và chính sách hoàn thiện công tác
phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với vị thế là
NHTM đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam, luôn ý thức được việc nâng cao hoạt động
tín dụng và công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng. Là một trong những những đơn
vị xuất sắc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
(Vietcombank Huế) bên cạnh chú trọng chất lượng dịch vụ thì công tác quản lý nợ
xấu được xem là vấn đề quan tâm hàng đầu của Ngân hàng, nhờ vậy kết tỷ lệ nợ xấu
giảm đáng kể trong thời gian vừa qua tính đến ngày 31/12/2016 tỷ lệ nợ xấu của Chi
nhánh ở mức 1,01%. Kết quả đáng khích lệ nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan tạo ra. Tuy nhiên quản lý nợ xấu thời gian tới vẫn là vấn đề
trọng tâm và thách thức đối với Chi nhánh. Chính vì vậy cần phải có một nghiên
cứu tổng quan để đánh giá các kết quả đã đạt được của Chi nhánh đồng thời khái
quát và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu. Từ đó đưa ra các đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu và đề xuất được hệ thống các
giải pháp có tính khả thi nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu cho Vietcombank Huế...Do
vậy, tôi xin chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh đến nợ xấu Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn” để
làm bài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với những vấn đề đã được trình bày ở trên, luận văn mong muốn đạt được các
mục tiêu sau:
3Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ xấu tại
Vietcombank Huế.
Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng nợ xấu đến Vietcombank Huế.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ xấu tại
Vietcombank Huế.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên thì đề tài đi tìm câu trả lời cho các câu
hỏi sau:
1. Các nhân tố cơ bản nào tác động đến nợ xấu tại Vietcombank Huế?
2. Các giải pháp nào hạn chế được nợ xấu tại Vietcombank Huế?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu Vietcombank Huế.
Ảnh hưởng của 7 nhân tố:
Lý do lựa chọn:
2 yếu tố vĩ mô là tăng trưởng kinh tế (GDP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (thể
hiện yếu tố lạm phát) được đưa vào mô hình nghiên cứu là điều tất yếu khi nghiên
cứu không chỉ trong của Ngân hàng mà ở bất kỳ khía cạnh nào của của nền kinh tế,
bên cạnh kết quả của các nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm của trong và ngoài
nước đã chứng minh là có tác động đáng kể đến nợ xấu.
Yếu tố nội vị của Ngân hàng cũng được kiểm định trong mô hình, trong đó tỷ
lệ nợ xấu của năm trước (NPLt-1), quy mô Ngân hàng (SIZE), tốc độ tăng trưởng tín
dung của Ngân hàng (CREDITGR), hiệu quả HĐKD (ROA), tỷ lệ dư nợ cho vay
trên tổng tài sản (LnL_A).
4Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: HĐKD, trong đó đặc biệt nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến nợ xấu tại Vietcombank Huế.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2012 – 2016, luận văn tiến hành nghiên cứu
trong giai đoạn nợ xấu biến động tiêu cực sau các tác động bất ổn kinh tế vĩ mô,
đồng thời trong giai đoạn này, NHNN và hệ thống NHTM đã có những biện pháp
căng cơ để xử lý, quản trị nợ xấu tối ưu hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả để phân tích
thực trạng nợ xấu của Vietcombank Huế.
Phương pháp định lượng:
Phương pháp thu thập số liệu:
-Dữ liệu nghiên cứu định lượng được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo
thường niên của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 – 2016.
-Còn đối với biến các yếu tố vĩ mô được thu thập từ dữ liệu trong báo cáo của
IMF, DAB, WB, tổng cục thống kê Việt Nam và báo cáo của NHNN.
Phương pháp tổng quát và xử lý số liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp
bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Squares).
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có 3 Phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về nợ xấu và mô hình hồi quy đa biến
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu tại Vietcombank Huế
Chương 3: Thảo luận kết quả và một số giải pháp
Phần III: Kết luận
5PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU VÀMÔ HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN
1.1. Tổng quan về nợ xấu
1.1.1. Khái niệm nợ xấu
Nợ xấu được đánh giá dựa trên 2 yếu tố: thời gian quá hạn và sự suy giảm
(hoặc không còn) khả năng thanh toán của người đi vay.
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005:
“Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn,
nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh
giá chất lượng tín dụng của TCTD.
Bảng 1-1 So sánh định nghĩa nợ xấu
Tiêu chí IAS 39 Basel II FSIs Việt Nam
Mục tiêu
tính nợ xấu
Hướng dẫn lập
báo cáo hoạt
động trog các giai
đoạn báo cáo tài
chính, chú ý tới
kết quả hoạt động
Giám sát và ổn
định hoạt động
của hệ thống
Ngân hàng quốc
gia, quản lý rủi
ro, chú ý tới an
toàn vốn
Tính toán chi
tiêu lành mạnh
của các quốc
gia
Báo cáo hoạt
động trong các
kỳ hoạt động với
NHNN, chú ý
tới lợi nhuận và
thuế dự phòng
phải nộp
Cơ sở trích
lập dự
phòng
Thời gian quá
hạn của khoản
vay hoặc dấu
hiệu khách quan
của khoản vay
không trả được
Thời gian quá
hạn hoặc dấu
hiệu các khaonr
vay không thanh
toán, các mất
mát có thể xảy ra
trong tương lai
Thời gian quá
hạn hoặc dấu
hiệu không thu
hồi được, kể cả
việc thay thế
bằng khoản
vay mới
Thời gian quá
hạn khoản vay là
yếu tố chủ yếu,
nhiều NHTM
chưa có hệ thống
xếp hạn tín dụng
nội bộ
6Phương
pháp tính
và đối
tượng trích
lập dự
phòng
Dựa trên từng
hạng mục và có
các phương pháp
tính phù hợp từng
hạng mục tài sản,
tính toán theo kỳ
báo cáo bằng lãi
suất chiết khấu
Tính tổng số
tiền theo công
thức chung, chú
ý đến cả vòng
đời tài sản
Không đề cập Tính chung theo
công thức theo
kỳ báo có của
NHNN; không
tính dự phòng
cho các khoản
nợ khoanh, các
khoản nợ vay
theo kế hoạch
chỉ định của
Chính phủ
(Nguồn: Tham khảo nghiên cứu Laurin và cộng sự, 2002)
1.1.2. Tiêu chí phân loại nợ xấu
Căn cứ vào Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống
đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý trong hoạt động
Ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD), Quyết định 18/207/QQD – NHNN về sửa
đổi và bổ sung Quyết định 493, việc phân loại nợ như sau:
Phân loại nợ
-Theo phương pháp định lượng:
+ Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
Các khoản nợ trong hạn được TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ
cả gốc và lãi đúng hạn.
Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được TCTD đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn.
+ Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
Các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ lần đầu theo nợ nhóm 2.
7 Các khoản nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng (HĐTD).
+ Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
Các khoản nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ lần đầu phân theo nợ nhóm 2.
Các khoản nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo HĐTD.
+ Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
Các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
+ Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng mà
TCTD vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các
nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng khi khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.
-Theo phương pháp định tính:
TCTD có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp
định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, căn cứ
trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, TCTD trình NHNN chính sách dự phòng
rủi ro và chỉ được thực hiện sau khi NHNN chấp thuận. Được quy định tại Điều 7
8Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Cụ thể như sau:
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là
có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm
khả năng trả nợ.
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá
là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được
TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả
năng tổn thất cao.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD
đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Trích lập dự phòng
Dù phân loại nợ theo phương pháp định tính hay phương pháp định lượng thì tỷ lệ
trích lập dự phòng cụ thể đối với nhóm nợ theo Quyết định 493 vẫn như nhau, cụ thể là:
-Nhóm 1: 0%
-Nhóm 2: 5%
-Nhóm 3: 20%
-Nhóm 4: 50%
-Nhóm 5: 100%
Và số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:
R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm (sau khi nhân với tỷ lệ phần trăm tương ứng
với từng loại tài sản đảm bảo (TSĐB) theo Quyết định 493)
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
9Bảng 1-2 Phân loại nợ và trích lập dự phòng của một số nước trên thế giới
Quốc gia Số lượngnhóm nợ
Quy định dự
phòng Ghi chú
Đức 4 Dự phòng cụ thể 4 nhóm
Cho vay không rủi ro
Cho vay có dấu hiệu rủi ro
Nợ có dấu hiệu không thu hồi
Nợ xấu
Ý 5 Tỷ lệ dự phòng 3 nhóm cuối gồm 15%, 70%,
100%.
Nhật 5 Dự phòng cụ thể Không đưa ra quy định cụ thể.
Brazil 9 Dự phòng cụ thể 9 nhóm đưa ra gồm AA (0%), A (0,5%), B
(1%), C (3%), D (10%), E (30%), F (50%), G
(70%), H (100%)
Mỹ 5 Dự phòng cụ thể Không đưa ra quy định cụ thể.
Argentina 5 Dự phòng chung và
dự phòng cụ thể
Tỷ lệ dự phòng cho 5 nhóm lần lượt 1%, 3%,
12%, 25%, 50%.
Úc 5 Không đưa ra quy định cụ thể về lập dự phòng
Trung
Quốc
5 Dự phòng chung và
dự phòng cụ thể
Tỷ lệ dự phòng cho 5 nhóm lần lượt là 1%, 3%,
25%, 75%, 100%.
Ấn Độ 4 Dự phòng chung và
dự phòng cụ thể
Chia cụ thể làm 2 nhóm có bảo đảm hoặc
không có bảo đảm có tỷ lệ dự phòng khác nhau
và linh hoạt
Mexico 7 Dự phòng cụ thể 7 nhóm được phân loại dựa trên rủi ro quốc gia,
rủi ro tài chính, rủi ro ngành và lịch sử thanh
toán. Nhóm không trích lập dự phòng A-1
(0,5%); A-2 (0,99%); B (1-20%); C-1 (20-
40%); C-2 (40-60%); D (60-90%); E (100%).
Singapore 5 Dự phòng chung và
dự phòng cụ thể
Trích lập dự phòng co 3 nhóm cuối tối thiểu lần
lượt là 10%,50%, 100%.
Nga 4 Dự phòng chung và
dự phòng cụ thể
Tỷ lệ trích lập dự phòng cho 3 nhóm cuối lần lượt
là 20%, 50%, 100%. Dự phòng nhóm 1 là 1%
Tây Ban
Nha
6 Dự phòng chung và
dự phòng cụ thể
Tỷ lệ dự phong chung 0,51% còn cho 3 nhóm
cuối là 10%, 25-100%, 100%.
(Nguồn: Trính lập số liệu của Laurin và cộng sự, 2002)
10
1.1.3. Chỉ tiêu đo lường nợ và tỷ lệ nợ xấu của NHTM
Do lường chất lượng tín dụng là một nội dung quan trọng trong việc phân tích
hiệu quả HĐKD và tính an toàn của NHTM. Một khoản vay tốt là khoản vay mà
khách hàng thanh toán dủ nợ gốc và lãi cho Ngân hàng đúng hạn. Để đánh giá đúng
chất lượng tín dụng ta có thể xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn.
1.1.3.1. Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay, đó là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải
ngân cho khách hàng vay vốn trên cơ sở hợp đồng cho vay trong một thời gian nhất
định, thường là một năm.
1.1.3.2. Dư nợ cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh mang tính thời điểm cuối kỳ, xác định Ngân hàng hiện
còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản Ngân hàng cần phải thu về.
Cho vay
cuối kỳ
=
Cho vay
đầu kỳ
+
Doanh số cho
vay trong kỳ
-
Doanh số thu
nợ trong kỳ
1.1.3.3. Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được
cho Ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ
tài khoản cho vay sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ
tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng.
1.1.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng
không trả được cho Ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng
sẽ chuyển từ tài khoản cho vay sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ
quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = nợ quá hạn/tổng dư nợ *100%
11
Chỉ tiêu nợ xấu cho ta số liệu cụ thể hơn để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín
dụng. Chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn chỉ tiêu nợ quá hạn và phần nào cho thấy chất
lượng tín dụng của các NHTM. Các Ngân hàng có chỉ số nợ quá hạn thấp chứng
minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại.
1.1.3.5. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = nợ xấu/tổng dư nợ cho vay *100%
Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức ≤ 5%, tỷ lệ nợ xấu ≤ 3%.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một
Ngân hàng.
Bởi vì bên cạnh những Ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã
thực hiện tốt các khâu trong quy trình tín dụng, còn có những Ngân hàng có
được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá
hạn theo đúng quy định.
1.1.4. Một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu các NHTM được xác định gồm 3 nhóm nhân tố
chính tác động sau:
a. Nhóm nguyên nhân môi trường vĩ mô
Suy thoái kinh tế - chu kỳ kinh tế:
Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều có chu kỳ thịnh - suy. Khi nền kinh
tế trong giai đoạn thịnh vượng, việc sản xuất kinh doanh thuận lợi và như vậy việc
trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng dễ dàng hơn nên rủi ro tín dụng (RRTD)
trong giai đoạn này ở mức thấp, ngược lại lúc kinh tế trong thời kỳ suy thoái thì
RRTD lại cao. Như vậy, điều kiện kinh tế địa phương cùng với sự yếu kém của
quản lý là nhân tố gây ra thiệt hại, rủi ro lớn trong các NHTM (Keeton...ết quả của các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng mức độ của các khoản nợ
xấu trước đây có thể ảnh hưởng đến mức độ hiện tại một cách đáng kể. Sinket và
27
Greenwalt (1991); Dash và Kabra (2010) ); Đỗ Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Đức
Hùng (2013) đã tìm thấy quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản với
tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng.
Hiệu quả HĐKD (ROA)
Hiệu quả kinh doanh được thể hiện thông qua lợi sau thuế trên nhuận trên tổng
tài sản (ROA). Nợ xấu xuất hiện ở hiện tại là hệ quả từ hoạt động cho vay ở quá
khứ, điều này có nghĩa là thu nhập trong quá khứ có quan hệ tiêu cực tới các khoản
nợ xấu ở hiện tại. Louzis et al (2010) đã tìm thấy mối quan hệ giữa kết quả kinh
doanh kém và nợ xấu Ngân hàng.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu mô hình
Nghiên cứu đề xuất mô hình hồi quy đa biến bình phương nhỏ nhất (OLS:
Ordinary Least Square) tương ứng với biến phụ thuộc NPL, biến độc lập gồm 7
biến: GDP, CPI, NPLt-1, SIZE, CREDITGR, ROA, LnL_A.
Ta có, phương trình hồi quy tổng quát:
NPLt = β0 + β1GDPt + β2CPIt + β3NPLt-1 + β4SIZEt + β5CREDITGRt +
β6ROAt + β7LnL_At + ut
Bảng 1-3 Mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
Tên biến Mô tả biến Giả thiết tương ứng Kỳ vọngdấu
Tốc độ tăng trưởng
kinh tế (GDPt)
Tốc độ tăng trưởng kinh
tế GDP
Mối quan hệ giữa Tăng
trưởng GDP và nợ xấu là
ngược chiều
-
Tỷ lệ lạm phát (CPIt) Tỷ lệ lạm phát Lạm phát và tỷ lệ nợ xấu cóquan hệ cùng chiều +
Tỷ lệ nợ xấu kỳ trước
(NPLt-1) Nợ xấu/Tổng dư nợ Quản lý kém +
Quy mô Ngân hàng
(SIZEt)
SZEt = logarit (Tổng tài
sản) Da dạng hóa -
Tăng trưởng tín dụng
(CREDITGRt)
CREDITGRit = (dư nợ t -
dư nợ (t -1)) / dư nợ( t -1)
Chính sách tín dụng có tín chu
kỳ +
Khả năng sinh lời
(ROAt)
ROAt = Lợi nhuận sau
thuế/Tổng tài sản Quản lý kém -
Tỷ lệ dư nợ cho vay
trên tổng tài sản
(LnL_At)
LnL_At = Tổng dư nợ
cho vay/Tổng tài sản Chấp nhận rủi ro +
28
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Khái quát về Vietcombank Huế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank Huế
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động
ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc NHNN Việt
Nam). Là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ
phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một NHTM cổ phần
vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua
việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu
Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TPHCM.
Vietcombank hiện là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam với trên
14.000 cán bộ nhân viên, hơn 460 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại
diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 96 chi
nhánh và 368 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 1 văn
phòng đại diện và 2 công ty con tại nước ngoài, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên
cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.300 máy
ATM và trên 69.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động
ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Về tầm nhìn, Vietcombank đề ra mục tiêu chiến lược đến năm 2020 là trở
thành ngân hàng số 1 Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất
29
toàn cầu và được quản trị rủi ro theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. Ngay trong năm
2017, Vietcombank đã đề ra phương châm “Chuyển đổi, hiệu quả, bền vững”, trước
mắt hội nhập với ngân hàng trong khu vực, tiến tới hội nhập với ngân hàng quốc tế.
Quá trình hình thành và phát triển của toàn hệ thống Vietcombank:
Giai đoạn 1991 - 2007: Vietcombank vững bước trong thời kỳ hội nhập và
đổi mới, chính thức chuyển từ ngân hàng chuyên doanh đối ngoại trở thành một
NHTM nhà nước có hệ thống mạng lưới trên toàn quốc và quan hệ ngân hàng đại lý
trên khắp thế giới. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai và hoàn
thành đề án tái cơ cấu (2000 - 2005) mà trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính,
quản trị điều hành, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo
hướng hiện đại, đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế, đồng thời tạo dựng
được uy tín đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Giai đoạn 2007 - 2016: Vietcombank tiên phong cổ phần hóa, là ngân hàng
hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, Vietcombank thực hiện thành công phát hành
cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 02/06/2008, Vietcombank đã chính thức hoạt
động theo mô hình NHTM cổ phần. Ngày 30/06/2009 Vietcombank niêm yết cổ
phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM. Tháng 09/2011 Vietcombank ký
kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank. Đến nay,
Vietcombank đã trở thành NHTM có tổng tài sản gần 20 tỷ đô la Mỹ, có quy mô lợi
nhuận hàng đầu tại Việt Nam dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực hoạt động như thanh
toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, thẻ...
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động của ngân
hàng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã ký quyết định
68-QĐNH ngày 10/08/1993 thành lập chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Huế. Hiện tại, trụ sở đặt tại 78 Hùng Vương, Thành Phố Huế.
Ngân hàng có tên giao dịch là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi
nhánh Huế, tên giao dịch quốc tế là Joint Stock Commercial Bank For Foreign
Trade Or Vietnam (Hue City Branch), tên viết tắt là VCB Huế.
30
Với đội ngũ nhân viên của Chi nhánh mặc dù đa số còn trẻ nhưng với ý thức
luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nên đã thu được những thành tựu khả quan trong
những năm gần đây. Bên cạnh đó với công nghệ hiện đại, mạng lưới giao dịch rộng
cùng với chính sách đúng đắn, Vietcombank Huế đã đa dạng hoá HĐKD như
nghiệp vụ chuyển tiền nhanh Moneygram, thanh toán thẻ tín dụng Mastercard, Visa,
JBC, American Express, CUP...
Sự nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên cùng sự quan
tâm của các cấp, các ngành đã làm cho Vietcombank Huế ngày càng khẳng định là
một ngân hàng mạnh của tỉnh nhà.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban
Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Huế gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Phòng
Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng bán lẻ, Phòng Quản lý nợ, Phòng
Dịch vụ khách hàng, Phòng Ngân quỹ, Phòng Kế toán, Phòng Hành chính nhân sự
và các Phòng giao dịch số 1, số 2, Phòng giao dịch Hương Thủy, phòng giao dịch
Mai Thúc Loan, Phòng giao dịch Bến Ngự.
31
Hình 2-1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Vietcombank Huế
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến:
Giám đốc
Phó giám đốc 2Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 3
Phòng
hành
chính
nhân
sự
Phòng
khách
hàng
Doanh
Nghiệp
Phòng
khách
hàng
Bán
Lẻ
Phòng
Dịch
vụ
khách
hàng
Phòng
ngân
quỹ
Phòng
quản
lý nợ
PGD
số 1
PGD
số 2
PGD
Mai
Thúc
Loan
PGD
Bến
Ngự
PGD
Phạm
Văn
Đồng
Phòng
Phòng
Kế
toán
32
Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng được quy định như sau:
- Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt
động của ngân hàng.
- Phó giám đốc: chịu sự ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm và có
quyền ra các quyết định trong phạm vi theo quy định của Vietcombank, trực tiếp
quản lý các bộ phận.
- Phòng khách hàng Doanh Nghiệp: Đầu mối xây dựng và triển khai kế
hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển các khách hàng doanh nghiệp lớn tại chi
nhánh.
- Phòng khách hàng Bán Lẻ: Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh
doanh đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng là cá nhân và hộ
kinh doanh, phát triển cá dịch vụ về thẻ và liên quan đến thẻ tín dụng
- Phòng quản lý nợ: Thực hiện tác nghiệp trên hệ thống phần mềm liên quan
đến thông tin hồ sơ tín dụng và các sản phẩm bán kèm tín dụng và các tác nghiệp
khác theo quy trình của Vietcombank trong từng thời kỳ
- Phòng Dịch vụ khách hàng: Thực hiện hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và
xử lý dịch vụ kế toán, thanh toán cho khách hàng theo đúng quy định của pháp
luật và quy trình cung cấp dịch vụ hiện hành của Vietcombank ( ngân hàng điện
tư, thẻ... ).
- Phòng ngân quỹ: Thực hiện công tác quản lý, giao nhận, bảo quản, vận
chuyển và thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và ấn chỉ quan trọng tại chi
nhánh đảm bảo đúng quy trình, quy chế của NHNN và Vietcombank .
- Phòng kế toán: Thực hiện chức năng đơn vị kế toán cơ sở tại chi nhánh, thực
hiện và đảm bảo công tác kế toán tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời, tuân thủ quy
định của pháp luật, NHNN và Vietcombank.
- Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho BGĐ về đề xuất thay đổi mô
33
hình tổ chức bộ máy chi nhánh, công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực,
chính sách lao động và tiền lương của chi nhánh theo các quy định của
Vietcombank, của pháp luật và của ngành, phù hợp với định hướng hoạt động, hỗ
trợ tích cực cho HĐKD của chi nhánh.
- Các Phòng giao dịch số 1, số 2 và phòng giao dịch Hương Thủy, phòng giao
dịch Mai Thúc Loan, phòng giao dịch Bến Ngự: Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng,
thực hiện các giao dịch với khách hàng.
2.1.3. Tình hình lao động tại Vietcombank Huế
Từ bảng 2-1 có thể thấy tình hình lao động tại Vietcombank Huế không có sự
thay đổi nhiều trong giai đoạn 2012 - 2016. Tổng số lao động của Chi nhánh tính
đến cuối năm 2016 là 184 người, tăng lên so với năm 2014 là 18 người tương ứng
với tốc độ tăng là 11%. Với mục tiêu tăng cường hiệu quả hoạt động trên đầu người,
hiện nay Vietcombank Huế luôn muốn ổn định số lượng lao động, giảm các bộ phận
hỗ trợ và tập trung về các bộ phận bán hàng trực tiếp.
- Về giới tính: Số lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam, cụ thể là
số lao động nữ gấp khoảng 2 lần số lao động nam ở cả 5 năm 2012, 2013, 2014,
2015 và 2016.
- Về trình độ học vấn: Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực rất được chú trọng bởi đó là một trong những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành bại của hoạt động ngân hàng. Do đó, hiện
nay đội ngũ lao động tại Vietcombank Huế trên 94% đều đạt trình độ đại học và
trên đại học. Bên cạnh đó, Vietcombank Huế không ngừng tạo điều kiện thuận lợi
để các nhân viên của mình có cơ hội học và nâng cao năng lực.
34
Bảng 2-1 Tình hình lao động tại Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2012 2013 2014 2015 2016 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015
Số người % Số người % Số người % Số người % Số người % +/- % +/- % +/- % +/- %
1. Phân theo giới tính
Nam 54 33 59 34 59 34 59 33 62 34 5 9 - - - - 3 5
Nữ 112 67 116 66 115 66 120 67 122 66 4 4 -1 -1 5 4 2 2
2. Phân theo trình độ
Đại học, trên đại học 156 94 166 95 166 95 169 94 174 95 10 6 0 0 5 3 5 3
Tổng số lao động 166 100 175 100 174 100 179 100 184 100 9 5 -1 -1 5 3 5 3
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - Vietcombank Huế)
35
2.1.4. Khái quát về tình hình hoạt động của Vietombank Huế
2.1.4.1. Tình hình tài sản nguồn vốn của Vietcombank Huế
Trong tổng tài sản của Ngân hàng thì có hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn
nhất là quan hệ tín dụng với khách hàng và quan hệ trong hệ thống. Quan hệ tín
dụng với khách hàng là hoạt động chủ yếu và cốt lõi của ngành Ngân hàng. Hai
khoản mục này chiến 90% tổng tài sản của Vietcombank Huế. Chi nhánh đã làm tốt
vai trò của mình bằng cách mở rộng HĐKD, tạo được niềm tin cho khách hàng.
Tình hình tài sản
Qua bảng 2-2 cho thấy quy mô tài sản của Vietcombank Huế có xu hướng
tăng trong giai đoạn 2012 – 2016, cụ thể: năm 2016, tài sản của Chi nhánh đạt
5.018,2 tỷ đồng, tăng 1.280,9 tỷ đồng tương ứng với tăng 39,2 % so với năm 2012.
Đạt được kết quả như vậy là do số lượng khách hàng của Chi nhánh ngày càng tăng,
hoạt động tín dụng đã thực sự có hiệu quả. Cụ thể hơn:
+ Tiền mặt tại Chi nhánh năm 2016 giảm 65,2 tỷ đồng so với năm 2015. Chỉ
tiêu tiền mặt có sụt giảm đáng kể qua các năm trong khi chỉ tiêu quan hệ trong hệ
thống lại tăng, điều này thể hiện Vietcombank Huế đã phần nào kiểm soát được dòng
tiền một cách sinh lời thông qua hoạt động cho vay nội bộ với Vietcombank Trung
ương một cách hiệu quả.
+ Tiền gửi tại NHNN của Chi nhánh cũng có xu hướng giảm, năm 2016 giá trị
này là 6 tỷ đồng giảm 5,8 tỷ đồng so với năm 2015.
+ Ngược lại với 2 chỉ tiêu trên, quan hệ tín dụng với khách hàng có xu hướng
tăng trong thời gian nghiên cứu. Giá trị của chỉ tiêu này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng tài sản. Đây là một kết quả tốt, thể hiện năng lực làm việc của đội ngũ cán
bộ nhân viên có trình độ và hoạt động tín dụng đã thực sự có hiệu quả. Tính đên cuối
năm 2016, con số này đạt 2.850 tỷ đồng, chiếm 56,8% trong tổng tài sản của Chi nhánh.
+ Tỷ trọng tài sản cố định của Chi nhánh còn khá thấp: năm 2016 thì tài sản cố
định chỉ chiếm tỷ trọng 1,04% trong tổng tài sản tương ứng với 52 tỷ đồng.
36
Tình hình nguồn vốn
Trong những năm qua, Vietcombank Huế đã chủ động tăng cường nguồn vốn
để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, xác định duy trì và ổn định nguồn vốn là mục
tiêu quan trọng, Chi nhánh đã tích cực huy động để đảm bảo nguồn vốn phục vụ
kinh doanh nhưng đồng thời vẫn thực hiện tốt các quy đinh của NHNN và
Vietcombank Hội sở chính. Chi nhánh đã đề ra các giải pháp huy động nguồn vốn,
đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán
bộ Ngân hàng.
Từ bảng 2-2, cho thấy vốn huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất
trong nguồn vốn của Chi nhánh chiếm khoảng 80% – 90% có xu hướng tăng qua
các năm. Giai đoạn 2012 – 2016, Chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù
hợp đi kèm với các chương trình khuyến mãi, công tác huy động vốn được chú
trọng, do đó, vốn huy động từ khách hàng tăng lên rõ rệt. Năm 2016 tăng trưởng
vốn huy động đạt mức cao nhất với 14,5% tương ứng 550,4 tỷ đồng so với năm
2015 đạt giá trị 4.350 tỷ đồng.
Trong khi đó, tăng trưởng nguồn vốn Ngân hàng lại có xu hướng giảm trong
giai đoạn 2013 – 2016, nếu như năm 2014/2013 mức tăng là 11,2% thì mức tăng
năm 2015/2014 và 2016/2015 lần lượt là 9,7% và 6,1%. Nguyên nhân là do các chỉ
tiêu nguồn vốn khác đều giảm hoặc chỉ tăng nhẹ, chỉ riêng chỉ tiêu huy động từ
khách hàng là có tốc độ tăng trưởng tốt. Điều này nói lên răng, Vietcombank Huế
luôn tích cực làm việc thu hút tiền gửi từ các tổ chức cá nhân...cùng với việc nâng
cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, da dạng hóa các sản phẩm tạo được uy
tín đối với khách hàng nên mặc dù lãi suất huy động của Vietcombank Huế luôn ở
mức thấp nhất trên thị trường nhưng sức hút và tốc động tăng trưởng huy động vốn
khách hàng là khá cao.
37
Bảng 2-2 Tình hình tài sản - nguồn vốn của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015
± % ± % ± % ± %
A. Tài sản 3737,3 3874,8 4310,6 4728,6 5018,2 137,5 3,7 435,8 11,2 418,0 9,7 289,6 6,1
1. Tiền mặt 113,0 105,1 117,0 128,4 63,2 -7,9 -7,0 11,8 11,3 11,5 9,8 -65,2 -50,8
2. Tiền gửi tại NHNN 16,3 14,1 15,6 11,8 6,0 -2,2 -13,5 1,5 10,6 -3,8 -24,4 -5,8 -49,2
3. Tài sản cố định 25,0 29,9 33,3 36,5 52,0 4,9 19,6 3,4 11,3 3,3 9,8 15,5 42,4
4. Quan hệ tín dụng với KH 1613,0 1923,7 2140,1 2350,3 2850,0 310,7 19,3 216,4 11,3 210,2 9,8 499,7 21,3
5. Quan hệ trong hệ thống 1895,0 1714,5 1907,4 2094,7 1952,0 -180,5 -9,5 192,9 11,3 187,3 9,8 -142,7 -6,8
6. Sử dụng vốn khác 75,0 87,4 97,3 106,8 95,0 12,4 16,6 9,8 11,3 9,6 9,8 -11,8 -11,1
B. Nguồn vốn 3737,3 3874,8 4310,6 4728,6 5018,2 137,5 3,7 435,8 11,2 418,0 9,7 289,6 6,1
1. Tiền gửi TCTD 5,1 11,3 12,6 13,8 5,1 6,2 121,1 1,3 11,3 1,2 9,8 -8,7 -63,1
2. Vốn huy động từ KH 2981,0 3110,0 3459,9 3799,6 4350,0 129,0 4,3 349,9 11,3 339,8 9,8 550,4 14,5
3. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu 0,2 0,1 0,1 0,1 0,0 -0,1 -54,2 0,0 11,3 0,0 9,8 -0,1 -100
4. Vốn và các quỹ 213,7 224,8 250,1 274,7 125,3 11,1 5,2 25,3 11,3 24,6 9,8 -149,3 -54,4
5. Quan hệ trong hệ thống 247,3 197,6 219,7 236,0 229,8 -49,7 -20,1 22,1 11,2 16,2 7,4 -6,2 -2,6
6. Nguốn vốn khác 290,0 331,0 368,2 404,4 308,0 41,0 14,1 37,2 11,3 36,2 9,8 -96,4 -23,8
(Nguồn: Phòng Kế toán - Vietcombank Huế)
38
2.1.4.2. Tình hình huy động vốn của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016
Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên
thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ
phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM.
Với ưu thế là một trong những Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn tỉnh, VCB
Huế ngày càng thu hút được số lượng lớn khách hàng gửi tiền. Giai đoạn 2012 -
2016 quy mô nguồn vốn huy động liên tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không
ổn đinh giữa các năm. Năm 2016 nguồn vốn huy động đạt 4.350 tỷ đồng, tăng 380
tỷ đồng hay mức tăng 9,6% so với năm 2015. Cụ thể:
Phân theo loại tiền gửi
Với chính sách hạn chế USD hóa hiện nay của NHNN, hầu như khách hàng chỉ
gửi Ngân hàng bằng đồng VND. Do vậy, tỷ trọng nguồn vốn huy động theo loại tiền
VND tăng qua từng năm và luôn chiếm trên 77%. Năm 2016 chứng kiến tỷ trọng loại
tiền VND cao nhất với mức 93,1% đạt giá trị 4.050,6 tỷ đồng tăng 576,6 tỷ đồng
tương ứng với 16,6% so với năm 2015.
Hình 2-2 Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền gửi
của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016
(Nguồn: Tính toán của các giả)
0.0
1000.0
2000.0
3000.0
4000.0
5000.0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
2318.0 2708.0
2973.0
3474.0
4050.6
663.0 402.0 382.0 496.0 299.4
Huy động vốn phân theo loại tiền gửi
ĐVT: Tỷ đồng
- Việt Nam đồng - Ngoại tệ (quy VND)
39
Phân theo nguồn huy động
Bảng 2-3 vốn huy động chủ yếu tập trung ở nhóm đối tượng cá nhân với tỷ lệ
chiếm từ 60% - 80% và có xu hướng tăng qua các năm. Mặc dù giá trị huy động đối
với mỗi tổ chức kinh tế thường rất lớn nhưng do số lượng khách hàng không nhiều
nên mức vốn huy động chỉ đạt khoảng 20% – 40% tổng nguồn vốn huy động của
Vietconbank Huế. Năm 2016, nguồn vốn huy động từ đối tượng cá nhân đạt 3.092
tỷ đồng tăng 229 tỷ đồng tương ứng với 8% so với năm 2015.
Phân theo kỳ hạn
Bảng 2-3 tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao trên 65% tổng nguồn
vốn huy động. Người dân có xu hướng chuyển sang những kỳ hạn có thời gian ngắn
hơn. Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng liên tục giảm qua các năm. Đặc biệt, năm 2014
chứng kiến mức gảm lớn nhất từ 2013 với 513 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn trên 12
tháng thì sang năm 2014 chỉ còn 8 tỷ đồng, đến năm 2016 nguồn vốn có kỳ hạn từ
12 tháng trở lên có giá trị là 285 tỷ đồng chiếm 6,6% tổng nguồn vốn.
40
Bảng 2-3 Tình hình huy động vốn của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015
GT % GT % GT % GT % GT % ± % ± % ± % ± %
Nguồn vốn huy động 2981 100 3110 100 3356 100 3970 100 4350 100 129 4,3 134 4,1 614 18,3 380 9,6
1. Theo loại tiền
- Việt Nam đồng 2318 78 2708 87 2973 89 3474 88 4050,6 93 390 16,8 144 4,9 501 16,9 576,6 16,6
- Ngoại tệ (quy VND) 663 22 402 13 382 11 496 13 299,4 6,9 -261 -39,4 -10 -2,5 114 29,8 -196,6 -39,6
2. Theo tính chất tiền gửi
- Tổ chức kinh tế 575 19 1131 36 1020 30 1107 28 1258 29 556 96,7 -85 -7,5 87 8,5 151 13,6
- Tiền gửi dân cư 2406 81 1979 64 2336 70 2863 72 3092 71 -427 -17,7 417 21,1 527 22,6 229 8
3. Theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn 324 11 525 17 670 20 825 21 1127 26 201 62 74 11,9 155 23,1 302 36,6
- Dưới 12 tháng 2.281 77 2072 67 2678 80 2753 69 2938 68 -209 -9,2 477 21,9 75 2,8 185 6,7
- 12 tháng trở lên 376 13 513 17 8 0,2 392 9,9 285 6,6 137 36,4 -417 -81 384 4800 -107 -27,3
(Nguồn: Phòng Kế toán - Vietcombank Huế)
41
2.1.4.3. Tình hình cho vay của Vietcombank giai đoạn 2012 - 2016
Qua 5 năm, doanh số cho vay của Ngân hàng không ngừng gia tăng, có thể
thấy tổng doanh số cho vay của Vietcombank Huế tăng trưởng tốt qua các năm, đặc
biệt là năm 2016, với giá trị 2.850 tỷ đồng tăng 436 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng là 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh số cho
vay có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do thị phần cho vay trên địa bàn TT Huế
cũng có chiều hướng giảm xuống, do mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng
cao, thị phần cho vay của Ngân hàng bị chia sẻ cho nhau ( > 28 NHTM).
Hình 2-3 Tình hình cho vay của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 – 2016
(Nguồn: Tính toán của các giả)
2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Về mặt cơ cấu thu nhập và chi phí của Vietcombank Huế đã có sự thay đổi đáng
kể trong những năm qua. Qua bảng 2-4 về hiệu quả HĐKD của Vietcombank Huế giai
đoạn 2012 – 2016, ta có thể thấy rằng ngoại trừ lợi nhuận trong năm 2015 giảm mạnh,
ở hầu hết các năm còn lại lợi nhuận của ngân hàng đã có sự tăng trưởng, cụ thể: năm
2012 lợi nhuận đạt 82,2 tỷ đồng, năm 2013 đạt 94,4 tỷ đồng, năm 2014 đạt 96,8 tỷ
đồng. Tuy nhiên trong năm 2015, 2016 do Vietcombank Huế đang đa dạng mô hình
cho vay chuyển dịch từ Ngân hàng bán buôn sang Ngân hàng bán lẻ dẫn đến lợi nhuận
chỉ đạt lần lươt 73,2 tỷ đồng và 75,6 tỷ đồng. Cụ thể hơn:
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1613 1923 2018
2414 2850
Cho vay
ĐVT: Tỷ đồng
42
Về tình hình thu nhập
Cho vay là HĐKD chủ yếu của NHTM để tao ra lợi nhuận. Vì vậy, NHTM nói
chung và Chi nhánh Vietcombank Huế nói riêng đều có khoản thu chủ yếu chiếm tỷ
trọng cao trọng thu nhâp là từ hoạt động thu lãi cho vay và các hoạt động dịch vụ,
chiếm hơn 90% tổng thu nhập. Tổng thu nhập có xu hướng tăng tốt qua các năm
(chỉ riêng năm 2015 có mức thu nhập giảm 13 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 3%
so với năm 2014), cu thể: năm 2013 so với năm 2012 thu nhập tăng 37,4 tỷ đồng
hay mức tăng 9,5%, năm 2014 so với năm 2013 thu nhập đạt mức tăng nhẹ 2,7 tỷ
đồng hay mức tăng 0,6%, năm 2015 so với năm 2014 chứng kiến mức sụt giảm lợi
nhuận đáng kể với mức giảm 13 tỷ đồng hay mức giảm 3%, đến năm 2016 tổng thu
nhập của Chi nhánh là 473 tỷ đồng, đạt mức độ tăng trưởng 12,5% tương ứng với
52,4 tỷ đồng so với năm 2015, trong đó, khoảng thu từ lãi chiếm đến 30,7 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 93,5% trên tổng thu nhập của Chi nhánh.
Thu nhập tăng qua các năm chủ yếu là do Vietcombank Huế đã tích cực
chuyển đổi định hướng kinh doanh từ Ngân hàng bán buôn sang hoàn thiện mô hình
bán lẻ, cung ứng các sản phẩm dịch vụ gia tăng khoản thu từ dịch vụ. Bên cạnh đó,
Vietcombank Huế đã tích cực tăng trưởng cho vay tín dụng kết hợp thực hiện công
tác thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng làm cho khoản thu nhập bất thường.
Tiếp nối những thành quả đạt được trong cả chặng đường phát triển, trên nền
tảng truyền thống và những lợi thế cạnh tranh của mình trong điều kiện khó khăn
chung của thị trường tài chính Ngân hàng, tập thể CBNV Vietcombank Huế đã
đồng lòng, hợp lực thực hiện nhiều giải pháp kinh doanh phù hợp như đa dạng hóa
hình thức huy động vốn, thực hiện các chính sách khách hàng hợp lý, phát triển
nhiều loại hình dịch vụ mới, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao tính chuyên
nghiệp và chất lượng dịch vụ do đó, các sản phẩm của Chi nhánh đã được nhiều
khách hàng tin tưởng lựa chọn, kết quả làm tăng trưởng HĐKD của Ngân hàng.
Về tình hình chi phí
Chi phí có xu hướng tăng trưởng qua các năm, mặc dù năm 2015 ghi nhận sự
sụt giảm của thu nhập nhưng chi phí ở năm này vẫn tăng so với năm 2014, cụ thể
mức tăng này là 10,6 tỷ hay tương ứng với mức tăng 3,1%. Điều này có thể lý giả là
43
do quá trình chuyển đổi sang mô hình bán lẻ nên thu nhập giảm dù chi phí tăng.
Tính đến năm 2016, tổng chi phí của Vietcombank Huế 397,4 tỷ đồng.
Chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn ở mức (66% – 75%) trong tổng chi phí Ngân
hàng, cụ thể: năm 2012 chi phí trả lãi là 207,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 66,6%, năm
2013 chi phí này là 223,1 tỷ đồng chiếm 66,3%, năm 2014 chi phí này là 247,8 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 73,57% tổng chi phí Ngân hàng, năm 2015 chi phí này là
242,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 69,8%, đến năm 2016 chi phí này là 271,7 tỷ đồng
chiếm 68,4%. Như vậy, Vietcombank Huế tích cực mở rộng kinh doanh, tăng
cường huy động vốn theo kế hoạch, làm các khoản chi phí tăng lên.
Nhìn chung qua 5 năm (2012 – 2016) trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn nhiều
khó khăn nhưng Vietcombank Huế cũng đã có những bước tiến tích cực theo chiều
hướng có lợi, tình hình thu nhập có xu hướng tăng. Mặc dù lợi nhuận của
Vietcombank Huế có biến động tăng giảm, đặc biệt trong 2 năm 2015, 2016 nhưng
so với các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh thì lợi nhuận Ngân hàng vẫn ở mức khá
cao. Có được thành quả như vậy, ngoài sự nổ lưc của cán bộ cômg nhân viên
(CBCNV) toàn Chi nhánh mà còn là sự định hướng đúng đắn từ ban lãnh đạo
Vietcombank Huế và Vietcombank cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Hình 2-4 Tổng thu nhập, tổng chi phí, lợi nhuận của Vietcombank Huế
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
0
100
200
300
400
500
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
393.5
430.9 433.6 420.6
473.0
311.3 336.5 336.8
347.4
397.4
82.2 94.4 96.8 73.2 75.6
Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận và chi phí
ĐVT: Tỷ đồng
I. Thu nhập II. Chi phí III. Lợi nhuận
44
Bảng 2-4 Kết quả HĐKD của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015
± % ± % ± % ± %
I. Thu nhập 393,5 430,9 433,6 420,6 473,0 37,4 9,5 2,7 0,6 -13,0 -3,0 52,4 12,5
1. Thu từ lãi 374,9 381,4 401,4 394,9 442,3 6,5 1,7 20,0 5,3 -6,5 -1,6 47,4 12,0
2. Thu từ các hoạt động dịch vụ 10,5 12,8 15,7 17,5 20,1 2,3 22,1 2,9 22,8 1,8 11,3 2,6 15,0
3. Lãi từ kinh doanh ngoại hối 4,2 4,9 4,1 4,6 5,3 0,7 17,6 -0,8 -15,9 0,5 11,3 0,7 15,0
4. Các khoản thu nhập bất thường 4,0 31,8 12,4 3,6 5,3 27,9 704,0 -19,5 -61,2 -8,8 -71,0 1,7 46,9
II. Chi phí 311,3 336,5 336,8 347,4 397,4 25,2 8,1 0,2 0,1 10,6 3,1 50,1 14,4
1. Chi trả lãi 207,3 223,1 247,8 242,6 271,7 15,8 7,6 24,7 11,0 -5,2 -2,1 29,1 12,0
2. Chi phí huy động vốn 42,0 11,8 15,2 13,3 15,9 -30,1 -71,8 3,4 28,6 -2,0 -12,9 2,7 20,0
3. Chi phí dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 0,5 0,6 1,0 1,1 1,3 0,1 18,6 0,4 73,5 0,1 9,8 0,2 20,0
4. Chi phí hoạt động khác 61,6 101,0 72,8 90,5 108,6 39,4 64,0 -28,2 -27,9 17,7 24,3 18,1 20,0
III. Lợi nhuận 82,2 94,4 96,8 73,2 75,6 12,2 14,8 2,5 2,6 -23,6 -24,4 2,3 3,2
(Nguồn: Phòng Kế toán - Vietcombank Huế)
45
2.1.4.5. Những rủi ro Vietcombank Huế gặp phải trong thời gian qua
- Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa Chi nhánh và các ngân hàng khác trên
địa bàn tỉnh TT Huế khiến việc xuất hiện nợ quá hạn tồn tại nhiều qua các năm.
- Chính sách đầu tư của Chi nhánh tập trung vào một số ngành nghề như
thương mại, dịch vụ, công nghiệp là chủ yếu nên rủi ro không được phân tán và tập
trung lớn ở các ngành này.
- Tồn tại một số công trình, dự án không thực hiện đúng tiến độ làm cho việc
trả nợ gốc và lãi không đúng hạn trong thời gian qua.
- Một số khách hàng cá nhân có thái độ chây ỳ, không trả nợ vay đúng hạn
như trong HĐTD.
2.2. Thực trạng nợ xấu của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016
2.2.1. Tình hình cho vay của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 - 2016
Bảng 2-5 cho thấy doanh số cho vay của Chi nhánh tăng qua các năm và có xu
hướng tăng ngày càng nhanh, cụ thể: năm 2012 doanh số cho vay chỉ là 1.613 tỷ
đồng, đến năm 2016 doanh số cho vay đạt 2.850 tỷ đồng, tăng hơn 1,7 lần so với
năm 2012, tăng 436 tỷ đồng tương ứng với 18,1% so với năm 2015. Tuy nhiên tốc
độ tăng trưởng doanh số cho vay có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể hơn:
Tình hình doanh số cho vay phân loại theo kỳ hạn
Tỷ trọng cho vay dài hạn có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ cao trên 50%.
Nguyên nhân chính là do nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, để
đảm bảo an toàn thanh khoản thì Chi nhánh đã hạn chế cho vay trung và dài hạn
(theo quy đinh NHNN tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn tối đa là
30%). Cụ thể:
46
Bảng 2-5 cho thấy chi nhánh chủ yếu cho vay dài hạn, tuy nhiên xu hướng
cho vay trung dài hạn này ngày càng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng cho vay của Ngân hàng, cho vay ngắn hạn ngày càng tăng, cụ thể: năm
2012, doanh số cho vay ngắn hạn là 602 tỷ đồng tương ứng với 37,3%, doanh số
cho vay dài hạn chiếm 62,7%, năm 2013 tỷ lệ cho vay ngắn hạn là 43,6% doanh
số cho vay, năm 2014 và 2015 tỷ lệ này có phần giảm nhẹ lần lượt ở mức 39,1%;
38,8%; đến năm 2016 tỷ lệ cho vay ngắn hạn tăng trở lại, lên đến 43,9%. Nguyên
nhân dẫn đến xu hướng trên xuất phát từ tỷ trọng trong cơ cấu huy động của Chi
nhánh, Ngân hàng huy động các nguồn vốn ngắn hạn (không kỳ hạn và dưới 12
tháng) với doanh số cao hơn. Tỷ lệ này lần lượt qua các năm: 87,4% (năm 2012),
83,5% (năm 2013), 98,8% (năm 2014), 91,1% (năm 2015), 93,4%. Chính vì cơ
cấu huy động thiên về ngắn hạn như vậy nên để đảm bảo được sự cân đối giữa
huy động và cho vay, Chi nhánh cũng có xu hướng cho vay ngắn hạn ngày càng
cao. Đồng thời, trong thời gian gần đây Chi nhánh tập trung vào mảng cho vay
ngắn hạn nhiều hơn.
Tình hình doanh số cho vay phân loại theo tiền vay
Doanh số cho vay đồng nội tệ có xu hướng tăng lên qua các năm so với đồng
ngoại tệ có xu hướng biến động giảm, cụ thể: năm 2010 doanh số cho vay bằng
VNĐ là 1.105 tỷ đồng, đến năm 2016 giá trị này đạt 2.252 tỷ đồng gấp 2 lần so với
với năm 2012, tăng 491 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 27,9% so với cùng kỳ năm
trước. Doanh số cho vay bằng USD đạt 598 tỷ dồng quy ra VND giảm 55 tỷ đồng
tương ứng với mức giảm 5,5% so với năm 2015.
47
Bảng 2-5 Tình hình cho vay của Vietcombank Huế giai đoạn 2012 – 2016
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015
GT % GT % GT % GT % GT % ± % ± % ± % ± %
Cho vay 1613 100 1923 100 2018 100 2414 100 2850 100 310 19 95 4,9 396 20 436 18
1. Theo thời gian (tỷ đồng )
Ngắn hạn 602 37 838 44 790 39 937 39 1251 44 236 39 -48 -6 147 19 314 34
Trung dài hạn 1011 63 1085 56 1226 61 1477 61 1599 56 74 7,3 141 13 ...thống kê mô tả thu được kết quả ở
bảng (2.12) cho thấy Vietcombank Huế có tỷ lệ nợ xấu (NPL) bình quân trong giai
đoạn 2012 – 2016 xấp xỉ 0,01886 (1,886%); tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 0,0275 (2,75%)
của Vietcombank Huế vào quý 4 năm 2012 và thấp nhất là 0,0101 (1,01%) vào quý
4 năm 2016.
Đối với các biến độc lập trong mô hình ngoại trừ biến: Tốc độ tăng trưởng tín
dụng (CREDITGR) và Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) các biến còn lại trong mô
hình điều có đặc điểm chung như sau:
Không có sự chênh lệch lớn giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
Xét trong mối tương quan với giá trị trung bình, độ lệch chuẩn khá thấp,
chứng tỏ các quan sát trong các biến có mức độ tương đồng và tập trung cao.
Độ lệch chuẩn cao nhất so với giá trị trung bình tìm thấy ở biến CREDITGR
và ROA có giá trị lần lượt 0,0267 và 0,0167, trong khi đó độ lệch chuẩn thấp nhất
61
được tìm thấy ở biến NPLt-1 với giá trị 0,0054.
2.3.1.3. Kiểm định tính phân phối chuẩn của các biến trong mô hình
Trong đề tài này, tác giả chọn cách xem xét biểu đồ với đường cong chuẩn
(Histograms with normal curve) với dạng hình chuông đối xứng với tần số cao nhất
nằm ngay giữa và các tần số thấp dần nằm ở 2 bên. Trị trung bình (mean) và trung
vị (mediane) gần bằng nhau và độ xiên (skewness) gần bằng zero để kiểm tra tính
phân phối chuẩn của các biến trong mô hình.
Trong phân phối này, ta có thể thấy các biến có trị số trung bình và trung vị
gần bằng nhau và độ xiên dao động.
Dựa vào bảng tổng hợp, có thể thấy rằng NPL, GDP, NPLt-1 lệch về bên trái vì
hệ số Skewness (hệ số bất đối xứng) cho giá trị âm. Ngược lại, các biến còn lại có
giá trị Skewness > 0, các biến còn lại phân phối phải (lệch dương).
Kurtosis < 3 ở các biến: Tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu
dùng, tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, quy mô Ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dư
nợ trên tổng tài sản cho thấy hình dạng của đa giác phân phối sẽ tù hơn với hai đuôi
dài, nghĩa là các biến này có phân phối biến thiên dao động không cao trong giai đoạn
nghiên cứu. Riêng biến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có Kurtosis > 3 (xấp xỉ 19,25)
do đó phân phối giá trị của biến này tập trung hơn mức bình thường, hình dạng của đa
giác tần số khá cao và nhọn với hai đuôi hẹp. Vì vậy, có thể nói Tỷ lệ thu nhập sau
thuế trên tổng tài sản ROA có biến động mạnh trong thời gian nghiên cứu.
2.3.2. Mối quan hệ giữa các nhân tô ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của VCB Huế
2.3.2.1. Mối tương quan giữa các biến độc lập
Theo Kumari (2008), “Sự tồn tại của một mối quan hệ tuyến tính giữa các biến
độc lập được gọi là đa cộng tuyến”. Đa cộng tuyến có thể gây ra sự sai lệch trong
dự báo và gây khó khăn trong việc phân tích tác động riêng phần của một biến. Việc
khảo sát tương quan cặp giữa các biến được thực hiện bằng cách thiết lập ma trận hệ
số tương quan và xem xét hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập và biến kiểm
62
soát, tìm ra những cặp biến có hệ số tương quan cao. Gujarati (1995) và White
(1998) cho rằng, để loại trừ vấn đề đa cộng tuyến, cần nghiên cứu kỹ hệ số tương
quan cặp giữa các biến. Gujarati (1995) và Kumari (2008) cho rằng, nếu hệ số
tương quan cặp vượt quá 0,8 phương trình hồi quy sẽ gặp vấn đề đa cộng tuyến
nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) đều
nhỏ hơn 2 được xem là điều kiện đủ để kết luận hiện tượng đa cộng tuyến giữa các
biến độc lập trong mô hình. Theo Hair và cộng sự (1995) và O’Brien (2007) thì hệ
số VIF lớn hơn 10 sẽ gây ra vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng. Tuy nhiên, trên
thực tế để hiện tượng đa cộng tuyến không xuất hiên và gây ảnh hưởng thì hệ số
phóng đại phương sai phải bé hơn 2 (VIF < 2).
Bảng 2-10 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) VIF
(1) GDP 1 -0,49 -0,552 0,86 0,181 -0,196 0,755 6,965
(2) CPI -0,49 1 0,306 -0,418 -0,021 -0,058 -0,238 1,714
(3) NPLt-1 -0,552 0,306 1 -0,815 -0,117 0,256 -0,792 5,874
(4) SIZE 0,86 -0,418 -0,815 1 0,226 -0,166 0,905 15,025
(5) CREDITGR 0,181 -0,021 -0,117 0,226 1 -0,367 0,336 1,632
(6) ROA -0,196 -0,058 0,256 -0,166 -0,367 1 -0,168 1,599
(7) LnL_A 0,755 -0,238 -0,792 0,905 0,336 -0,168 1 8,424
(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SPSS 20.0)
Áp dụng 2 kinh nghiệm trên, ta rút ra kết luận về hiện tượng đa cộng tuyến
trong mô hình:
NPLt = β0 + β1GDPt + β2CPIt + β3NPLt-1 + β4SIZEt + β5CREDITGRt +
β6ROAt + β7LnL_At + ut
Biến quy mô Ngân hàng (SIZE), tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LnL_A)
có tương quan mạnh ( > 0,8) cùng với hệ số VIF rất cao lần lượt là 15,02 và 8,42
nên ta loại 2 biến này ra khỏi mô hình ban đầu.
63
2.4.2.2. Hồi quy mô hình sau khi đã loại bỏ các biến không phù hợp
Phương trình hồi quy sau khi loại biến:
NPLt = β0 + β1GDPt + β2CPIt + β3NPLt-1 + β4CREDITGRt + β5ROAt + ut
Kiểm đinh giả thiết về ý nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính
Kiểm định giả thiết:
H0: Giữa các biến: không có mối quan hệ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chỉ số
giá tiêu dùng, Tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, Quy mô Ngân hàng, Tốc độ tăng trưởng tín
dụng, Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản: βi = 0
H1: Giữa các biến: không có mối quan hệ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chỉ số
giá tiêu dùng, Tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, Quy mô Ngân hàng, Tốc độ tăng trưởng tín
dụng, Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản: βi ≠ 0
Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) và
phần mềm SPSS để chạy mô hình hồi quy tuyến tính có kết quả như sau:
Bảng 2-11 Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến NPL
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
T Sig.
Collinearity
Statistics
R
R
Square
Adjusted
R
Square
Durbin-
Watson
B
Std.
Error
Beta Tolerance VIF
(Constant) ,014 ,004 3,580 ,003 ,982 ,964 ,951 1,632
GDP -,197 ,052 -,254 -3,765 ,002 ,563 1,779
CPI -,005 ,037 -,008 -,134 ,896 ,731 1,367
NPLt-1 ,890 ,066 ,835 13,460 ,000 ,666 1,500
CREDITGR -,014 ,012 -,063 -1,152 ,268 ,851 1,175
ROA -,051 ,028 -,103 -1,810 ,092 ,793 1,261
(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SPSS 20.0)
Như vậy, với mô hình hồi quy tuyến tính có mức ý nghĩa 0.000 < 0.1, ta có thể
biểu diễn thông qua phương trình sau:
NPLt = 0,014 – 0,197GDPt** + 0,890NPLt-1* - 0,051ROAt*** + ut
Ghi chú: *,**,*** có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.
64
Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy
Bảng 2-12 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy
Mode R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson
1 ,982a ,964 ,951 ,00127892 1,632
(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SPSS 20.0)
R2 hiệu chỉnh bằng 0,964 ta kết luận rằng: Mô hình hồi quy tuyến tính đã xây
dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 96,4% và mô hình này giải thích rằng 96,4% sự
thay đổi của biến NPL là do các biến GDP, NPLt-1, ROA.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy:
Để suy diễn mô hình của mẫu điều tra thành mô hình tổng thể, ta phải kiểm
định được sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể với giả thiết đặt ra trước là hệ
số xác định của tổng thể R2 = 0.
Ta tiên hành kiểm ta F thông qua phân tích phương sai, ta có bảng sau:
Bảng 2-13 Kiểm định Anova về sự phù hợp của mô hình hồi quy
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Regression ,001 5 ,000 75,062 ,000b
Residual ,000 14 ,000
Total ,001 19
(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SPSS 20.0)
Sig. của F bé hơn 0,05 nên ta bác bỏ giả thiết Hệ số xác định của tổng thể R2 =
0, tức là mô hình hồi quy này sau khi suy rộng ra tổng thể thì mức độ phù hợp của
nó đã được kiểm chứng. Mặt khác, với độ tin cậy 95%, ta có giá trị Sig. của nhân tố
bé hơn 0,05 nên kết luận: Có đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận H1, có nghĩa
là hệ số hồi quy của biến độc lập khác 0, ta nói rằng biến độc lập có tác động đến
biến phụ thuộc.
65
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU
CỦA VIETCOMBANK HUẾ
3.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu với các nhân tố tăng
trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ nợ xấu kỳ trước (NPLt-1), hiệu quả hoạt động (ROA)
khám phá thông qua một mô hình kinh tế lượng. Từ kết quả ở chương trước, ở phân
này tác giả đưa ra những nhận xét về ảnh hưởng của các biến đo lường tác động đến
tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng Vietcombank Huế giai đoạn 2012- 2016 như sau:
-Biến yếu tố vĩ mô là tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động ngược chiều đến
mức nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu:
Kết quả cho thấy, tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ
xấu với mức ý nghĩa 5%, đúng với kỳ vọng nghiên cứu. Hệ số nhạy cảm (hệ số β )
là – 0,197 điều này cho thấy khi tăng trưởng kinh tế tăng lên 1% thì tỷ lệ nợ xấu tại
Chi nhánh sẽ giảm tương ứng 0,197%. Kết quả này khá đồng nhất với các nghiên
cứu trước đây. Lý giải cho sự tương quan này Ahlem Selma Messai (2013); Đỗ
Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013); Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015); Abhiman
Das & Saibal Ghosh (2007) kết quả nghiên cứu của họ lại cho thấy rằng, tỷ lệ tăng
trường (GDP) có tác động tích cực đến nợ xấu Ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng
trưởng tốt thì nợ xấu càng giảm, điều này được giải thích là do khi kinh tế tăng
trưởng tốt, các doanh nghiệp và hộ gia đình sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng có
hiệu quả, tăng khả năng thánh toán các khoản nợ đến hạn của Chi nhánh làm tỷ lệ
nợ xấu giảm xuống. Trong giai đoạn nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
tốt và tăng trưởng ổn định trong khi tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng giảm
trong thời gian nghiên cứu.
66
-Tỷ lệ nợ xấu kỳ trước có tương quan dương đến tỷ lệ nợ xấu hiện tại:
Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu hiện tại và nợ xấu ở quá khứ trong giai
đoạn nghiên cứu có mối tương quan cùng chiều với mức ý nghĩa 1%, với hệ số nhạy
cảm cao nhất trong 3 yếu tố tác động 0,890 điều này cho thấy khi tỷ lệ nợ xấu trong
quá khứ tăng lên 1% thì nợ xấu hiện tại sẽ tăng tương ứng 0,890%. Điều này có
nghĩa là tỷ lệ nợ xấu cao ở hiện tại sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao trong kỳ tiếp theo. Vì vậy,
với một cú sốc với nợ xấu sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với hệ thống ngân hàng. Kết
quả này cũng phù hợp với giả thiết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực nghiệm
của các tác giả Jahan (2001); Dash và Kabra (2010); Das và Gosh (2007); Đỗ
Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013); Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) qua đó đã
kết luận rằng sự tác động tích cực của tỷ lệ nợ xấu giai đoạn trước lên nợ xấu hiện
tại xuất phát từ sự yếu kém trong công tác quản trị Ngân hàng ở quá khứ, trong quá
trình thu hồi nợ hiện có, nguồn dự phòng không tương xứng với các tài sản bị tịch
thu, phá sản hay những khó khăn trong việc thi hành quyết định của tòa án. Trong
thời gian nghiên cứu, Chi nhánh đã kiểm soát tốt nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng
giảm qua các kỳ trong giai đoạn (2012 – 2016).
-Khả năng sinh lợi của Ngân hàng theo biến ROA có tương quan âm đến tỷ lệ
nợ xấu:
Kết quả này cung cấp bằng chứng rằng khả năng sinh lời ROA có tác động
ngược chiều với nợ xấu ở mức ý nghĩa 10%, với hệ số nhạy cảm là - 0,059 nghĩa là
khi ROA của Ngân hàng tăng lên 1% thì tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng sẽ giảm tương
ứng 0,059%, phù hợp với giả thiết “Quản lý kém” của Berger và DeYoung (1997) và
Louzis et al (2010). Nguyên nhân là do quản trị ngân hàng kém dẫn đến khả năng gặp
RRTD và nợ xấu cao. Ngược lại Ngân hàng nào có suất sinh lời cao, kiểm soát tốt nợ
xấu hay kiểm soát tốt chi phí kinh doanh thì tỷ lệ nợ xấu giảm. Trong thời gian
nghiên cứu, tỷ lệ nợ xấu giảm bên cạnh thu nhập trên tổng tài sản có tốc độ tăng
trưởng tốt qua các năm, điều này tái khẳng định về hiệu quả công tác quản trị của Ban
lãnh đạo, công tác quản lý và xử lý nơ xấu của Chi nhánh. Thông qua hiệu quả xử lý
67
nợ xấu tốt giúp Ngân hàng có các khoản lợi từ việc thu hồi nợ xấu đồng thời làm
giảm dự phòng rủi dẫn đến hiệu quả kinh doanh tốt cho Ngân hàng.
3.2. Phương hướng khắc phục gia tăng nợ xấu tại Vietcombank Huế.
3.2.1. Giải pháp xử lý các khoản nợ xấu hiện tại
Để xử lý tốt các khoản nợ xấu đang tồn đọng tại Chi nhánh, cần thực hiện một
số hoạt động sau:
Tiến hành thống kê, phân loại nợ xấu một cách chi tiết về thời gian, nguyên
nhân phát sinh, tỷ lệ nợ xấu theo từng đối tượng, loại hình doanh nghiệp, thiện chí
trả nợ....)
Đối với những khách hàng đang gặp khó khăn tạm thời nhưng vẫn có thiện
chi trả nợ và khả năng trả nợ trong tương lai thì Chi nhánh nên tăng cường hỗ trợ
những khách hàng này bằng các biện pháp miễn, giảm lãi hoặc cơ cấu lại thời tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng vượt qua những khó khăn tạm thời này.
Đối với những khách hàng đang gặp khó khăn nhưng có thiện chí trả nợ thì
nhân viên Ngân hàng nên tích cực đôn đốc, trường hợp xấu hơn Chi nhánh nên nhờ
sự can thiệp từ pháp luật.
Đối với những khách hàng không có thiện chí trả nợ thì Chi nhánh nên
nhanh chóng xử lý bằng việc phát mãi TSĐB và các tài sản có liên quan khác, đồng
thời sử dụng khoản dự phòng rủi ro để để bù đắp các khoản thiếu hụt.
Bán nợ xấu có TSĐB cho Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam
(VAMC). Tuy nhiên, Ngân hàng phả cân nhắc đến hiệu quả kinh tế bằng hình thức
sử lý này.
3.2.2. Giải pháp hạn chế nợ xấu trong tương lai
Thay đổi phương thức cấp tín dụng để có thể kiểm soát việc sử dụng
vốn đúng mục đích:
Công tác cấp tín dụng của Chi nhánh cũng như một số Ngân hàng trên địa bàn
TT Huế vẫn chưa chặt chẽ trong quá trình giải ngân cũng như giám sát mục đích
68
cho sử dụng vốn. Thay vì giải ngân một lần, cần cho vay theo phương thức chiết
khấu thương phiếu đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Điều này bắt buộc các
doanh nghiệp phải thực hiện việc mua bán hàng hóa thật sự mới được Ngân hàng
cấp tín dụng.
Đối với những chủ thể kinh doanh nhỏ lẻ như hộ nông dân, hộ kinh doanh cá
thể thì có thể áp dụng các phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Điều này
cho phép Ngân hàng thiết lập những nhóm khách hàng truyền thống, có độ tin cậy
cao trong quan hệ tín dụng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể áp dụng các hình thức cho vay theo kế hoạch
dòng tiền đối với các dự án đầu tư độc lập. Những dự án đầu tư độc lập tài chính đối
với chủ đầu tư thì những khoản thu của dự án là khoản được sử dụng duy nhất cho
hoạt động của dự án và sau đó là trả nợ đầu tư tín dụng của các chủ thể tài trợ cho
dự án theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trước. Các dự án như vậy phải có kế
hoạch lưu chuyển các dòng tiền ra vào và hiện nó trên một tài khoản duy nhất tại
Ngân hàng tài trợ. Ngân hàng này sẽ căn cứ vào tình hình thực tế lưu chuyển tiền tệ
để thu nợ hoặc cho vay thêm nhằm đảm bảo hoạt động của dự án.
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để quản trị rủi ro:
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tỷ lệ nợ xấu cao tại các NHTM là
hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được quan tâm và thực hiện nghiêm túc.
Khi tiến hành xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Chi nhánh nên
chú trọng đến các đặc điểm về cấu trúc của hệ thống như cơ cấu các chỉ tiêu đánh
giá, số lượng các mức xếp hạng, ước tính mức rủi ro gắn liền với các mức xếp hạng,
các chính sách khách hàng, chính sách tín dụng áp dụng cho từng mức xếp hạng,
Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần cân nhắc đến các vấn đề về lợi ích và chi phí của việc
đánh giá và thu thập thông tin, tính nhất quán của các tiêu chí đánh giá, tính hợp lý
của các mức xếp hạng tương ứng với các mức rủi ro xác định, các chính sách đối
với vấn đề quản lý khách hàng, chiến lược HĐKD của Chi nhánh và việc ứng dụng
các kết quả xếp hạng vào hoạt động quản trị Ngân hàng.
69
Tuy nhiên, cần phải đảm bảo nguyên tắc chấm điểm, xếp hạng trên cơ sở các
chỉ số tài chính (các chỉ tiêu phản ánh HĐKD, khả năng thanh toán, sử dụng vốn
vay,) kết hợp với các yếu tố phi tài chính (quy mô hoạt động, trình độ quản lý,
khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường,) nhằm lượng hóa rủi ro mà
Ngân hàng có thể gặp phải. Mặc dù vậy, chỉ dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng để
đánh giá rủi ro thì kết quả vẫn có thể còn cách xa so với thực tế do sự biến động của
môi trường kinh doanh, không có hệ thống phân tích nào có thể hoàn toàn thay thế
cho kinh nghiệm của cán bộ Ngân hàng. Do đó, cần có sự kết hợp chặt chẽ và hợp
lý giữa công nghệ và con người trong việc sắp xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm
quản trị Ngân hàng một cách hiệu quả.
Tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực:
Chất lượng cán bộ tín dung đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc được các
khách hàng tốt, dự án tốt. Để có được sự đánh giá chính xác về khách hàng CBNV
Vietcombank am hiểu khách hàng, lĩnh vực ngành nghề khách hàng kinh doanh, có khả
năng phân tích thông tin đồng thời cần phải có khả năng dự báo các vấn đề về vốn để
kịp thời có các phương án hạn chế nợ xấu. Do vậy, việc được tham gia các khóa đào
tạo nhằm trang bị các kỹ năng phân tích, thẩm định khách hàng, thẩm định dự án,
phương án đầu tư là rất cần thiết cho các cán bộ tín dụng của Chi nhánh.
Mặt khác, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng, ảnh
hưởng đến chất lượng của khoản vay. Nợ xấu rất dễ phát sinh khi cán bộ tín dụng
cố tìn làm sai quy định tín dụng hay bỏ sót một vài bước trong quy trình tín dụng
hoặc thông đồng với khách hàng nhằm trục lợi.
Vì vậy, Chi nhánh cần chú trọng hơn việc xây dựng quy định về trách nhiệm
của những người cho vay với chất lượng các khoản vay một cách rõ ràng, minh
bạch với những hình thức chế tài cụ thể. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần có những chế
tài nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhân viên
mình. Tăng cường tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức nghề nghiệp của cán bộ
Chi nhánh.
70
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Vietcombank Huế cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Xây dựng
hoàn chỉnh các quy trình kiểm tra, hệ thống giám sát phòng ngừa các sai sót cũng
như các hành vi cố tình vi phạm của các cán bộ Ngân hàng.
Hệ thống kiểm tra nội bộ chuyên trách và các cán bộ kiểm tra hoạt động độc
lập với các bộ phận khác, được độc lập đánh giá, kết luận, kiến nghị trong hoạt
động kiểm tra kiểm soát. Hệ thống kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước ban lãnh
đạo Ngân hàng về việc kiểm tra giám sát mọi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.
Mở rộng đối tượng khách hàng cho vay:
Việc tập trung quá nhiều vào một số lĩnh vực có nhu cầu vốn lớn nhưng tiềm
ẩn quá nhiều rủi ro như kinh doanh bất động sản, cho vay đóng tàu,... Do đó, trong
thời gian đến Chi nhánh cần cân nhắc các đối tượng vay vốn theo từng lĩnh vực, hạn
chế tập trung vốn quá nhiều vào các lĩnh vực có rủi ro cao, cần mở rộng lĩnh vực
cũng như đối tượng cho vay. Trên cơ sở khả năng tự phân tích và tham khảo những
khuyến nghị của các cơ quan Nhà nước, Chi nhánh nên hạn chế những lĩnh vực mà
Nhà nước khuyến cáo hạn chế và tập trung nhiều vào những lĩnh vực mà Nhà nước
khuyến khích mở rộng.
Kiểm soát nhiều hơn dòng tiền của doanh nghiệp:
Việc kiểm soát dòng tiền của khách hàng vay vốn được xem là một hoạt động
quan trọng trong việc giảm thiểu nợ xấu trong tương lai cho Vietcombank Huế nói
riêng và cho các NHTM nói chung. Chi nhánh cần có sự giám sát thường xuyên
dòng tiền của doanh nghiệp đi vay vốn, giám sát bằng các công cụ quản lý dòng tiền
cash in, cash out. Dòng tiền được giải ngân và chuyển khoản đúng mục đích vay
theo phương án bên vay đã trình bày với Ngân hàng, dòng tiền có từ doanh thu, phải
đảm bảo giám sát thời hạn khi nào tiền về, kỳ hạn dòng tiền phù hợp với kỳ hạn khế
ước vay, giám sát chất lượng khoản phải thu. đặc biệt là dòng tiền thu từ hoạt
động trả chậm: L/C trả chậm, mua bán trả chậm do đầu tư công nợ, đầu tư thị
trường.
71
Lựa chọn khách hàng doanh nghiệp có tỷ trọng vốn tự có cao:
Tỷ trọng vốn tự có trong HĐKD của khách hàng càng cao thể hiện tài chính
của doanh nghiệp tốt, khả năng chống chọi với những khó khăn càng cao, đồng thời
động lực kinh doanh có hiệu quả của chủ doanh nghiệp cũng cao hơn. Điều này
giúp hạn chế nợ xấu cho Ngân hàng. Chính vì thế, Vietcombank Huế cần xem xét
kỹ lưỡng về khả năng tài chính của khách hàng trước khi chấp nhận cho vay.
Các giải pháp liên quan đến việc ổn định thị trường:
Thực tế cho thấy thị trường mà doanh nghiệp hoạt động trong đó càng ổn định
thì doanh nghiệp đó ít để xảy ra nợ xấu với Ngân hàng càng cao. Chính vì lẽ đó, để
hạn chế nợ xấu thì Vietcombank Huế nên lựa chọn những doanh nghiệp có thị
trường hoạt động ổn định để cho vay và hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp
có thị trường hoạt động liên tục biến động. Trên cơ sở tham khảo thông tin định
hướng phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế và khuyến nghị đầu tư của các cơ
quan chính phủ.
72
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Kết luận – Đóng góp của nghiên cứu
Phân tích nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động Ngân hàng nhằm làm tăng
chất lượng các khoản vay, các dự án vay, giảm chi phí hoạt động, tăng thu nhập,
tăng tính thanh khoản, nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng trong điều kiện
ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung hội nhập ngày càng
sâu với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng như trong
nước còn gặp nhiều khó khăn, nhận diện các nhân tố, phân tích và quản lý nợ xấu
càng trở nên cấp thiết, trở thành vấn đề quan trọng, xuyên suốt trong cương lĩnh
hoạt động quản lý Ngân hàng nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Trong thời
gian vừa qua, Chính phủ mà trực tiếp là NHNN đã có những chủ trương, đường lối
đúng đắn, phù hợp với diễn biến của nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới,
góp phần làm hạn chế, giảm thiểu nợ xấu trong toàn ngành, đảm bảo tính thanh
khoản của ngành và từng bước vực dậy nền kinh tế đang gặp phải rất nhiều khó
khăn, thử thách trước mắt.
Đề tài về cơ bản đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
-Khái quát những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Vietcombank Huế.
-Tìm hiểu, nghiên cứu các lý luận và đánh giá thực trạng nợ xấu, công tác
quản lý nợ xấu của Chi nhánh. Những thành tựu mà Chi nhánh đạt được, những hạn
chế và nguyên nhân.
-Khảo sát và đã đưa ra các nhân tố tác động đến nợ xấu của Vietcombank Huế
giai đoạn 2012 – 2016.
-Đề tài cũng đã đưa ra những khuyến nghị với Ngân hàng về giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả và công tác quản lý nợ xấu.
Đề tài đã phân tích khái quát tình hình nợ xấu của Chi nhánh. Tình hình nợ
xấu của Chi nhánh trong giai đoạn 2012 – 2016 nhìn chung có xu hướng giảm dần,
hiệu quả công tác quản lý và xử lý nợ xấu được nâng cao.
73
Đề tài khảo sát tác động của các nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh với
việc đưa 8 biến vào mô hình: biến phụ thuộc đại diện bằng tỷ lệ nợ xấu (NPL), biến
độc lập đại diện bằng 7 biến: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (CPI),
tỷ lệ nơ xấu thời kỳ trước (NPLt-1), quy mô Ngân hàng (SIZE), tốc độ tăng trưởng
tín dụng (CREDITGR), tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LnL_A). Nghiên cứu
thực hiện hồi quy với mô hình OLS để xác định mối quan hệ. Kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra mối quan hệ nghịch biến của tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lợi nhuận
trên tổng tài sản (ROA) đến tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh, đồng thời tỷ lệ nợ xấu ở kỳ
nghiên trước có tác động thuận chiều với tỷ lệ nợ xấu hiện tại. Tỷ lệ lạm phát (CPI),
quy mô Ngân hàng (SIZE), tốc độ tăng trưởng tín dụng (CREDITGR), tỷ lệ dư nợ
cho vay trên tổng tài sản (LnL_A). Kết quả nghiên cứu này cũng được hỗ trợ bởi
một số bằng chứng thực nghiệm quốc tế và tại Việt Nam.
2.Hạn chế của nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, do có những hạn chế về thời gian, chuyên
môn, kiến thức và những kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu như
nghiên cứu tài liệu nước ngoài, phân tích và xử l các mô hình bằng các công cụ
chuyên môn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định như sau:
Một là, trên thực tế có nhiều biến bên trong và bên ngoài tác động đến tỷ lệ nợ
xấu NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế nhưng đề tài chỉ giới
hạn ở 2 biến kinh tế vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát và 5 biến bên
trong tác động đến tỷ lệ nợ xấu ngân hàng để nghiên cứu. Việc giới hạn các biến
nghiên cứu như trên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả mô hình nghiên cứu vì có khả
năng nghiên cứu bỏ qua một vài biến giải thích quan trọng khác, điều này ảnh
hưởng đến kết quả đề xuất mô hình nghiên cứu hợp lý nhất.
Hai là, mẫu nghiên cứu của đề tài chỉ có 20 quan sát. Mặc dù đạt yêu cầu về
cỡ mẫu nhưng với số lượng quan sát như vậy thì không đủ lớn. Điều này ít nhiều
ảnh hưởng đến tính đại diện của cỡ mẫu từ đó có thể làm cho mô hình cuối cùng
không được chính xác.
Ba là, tính đúng đắng và khách quan của số liệu nợ xấu Ngân hàng.
74
3.Khuyến nghị
3.1.Đối với NHNN
Nâng cao hiệu quả công tác điều hành kinh tế vĩ mô: NHNN sẽ phân tích
thị trường một cách nhạy bén những diễn biến của thị trường thông qua các số liệu
kinh tế vĩ mô để đưa ra những chính sách tiền tệ linh hoạt, mềm dẻo, hiệu quả, và
dự báo tốt những rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế.
Tăng cường các hoạt động thanh tra, giám sát: NHNN cần tăng cường hoạt
động thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng vì mục tiêu sinh lợi của hoạt động ngân
hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho từng NHTM cũng như toàn hệ thống. Các quy
định của NHNN ban hành ra phải được các ngân hàng thực hiện một cách thống
nhất, không phân biệt NHTM cổ phần và NHTM nhà nước, NHTM trong nước và
NHTM có vốn nước ngoài hay Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.
NHNN cũng kiểm tra, theo dõi thường xuyên họat động của các NHTM, nhất là
hoạt động tín dụng, phát hiện các dấu hiệu phát sinh các khoản nợ xấu cho NHTM,
đề ra các biện pháp xử lý nợ xấu dứt điểm làm trong sạch tình hình tài chính của
NHTM. Thông qua đó, nâng cao tính minh bạch, công khai, tăng cường lòng tin của
khách hàng với ngân hàng.
Bên cạnh đó cũng cần có những giải pháp để thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát
triển, khuyến khích việc phát hành, mua bán trái phiếu doanh nghiệp và mua bán nợ.
Nhanh chóng thực hiện việc tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thông qua đề
án đã được Chính phủ phê duyệt, phù hợp với các cam kết của các tổ chức tài chính
quốc tế nhằm tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả, đủ
sức mạnh tài chính.
Chỉ đạo các ngân hàng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt
động cho vay, tỷ lệ an toàn vốn, giới hạn cấp tín dụng, Chủ động phối hợp với
khách hàng để thực hiện việc đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ
để có biện pháp xử lý phù hợp như cơ cấu lại nợ một cách hợp lý để giảm khó khăn
75
tài chính tạm thời cho doanh nghiệp, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo
quy định của pháp luật, thực hiện tốt việc mua bán nợ theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo các ngân hàng tìm cách giảm các chi phí, chia sẻ khó khăn cho doanh
nghiệp thông qua lãi suất tiền vay đối với các lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh khác.
Rà soát, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng rủi ro phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt
Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an
toàn hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa, ngăn chặn và xử
lý nợ xâu trong hoạt động ngân hàng.
Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo
đảm ngân hàng tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các
quy định về tăng trưởng tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các quy
định về an toàn hoạt động tín dụng.
Thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển thông qua ban hành và triển khai có
hiệu quả các quy định, chính sách mua bán nợ.
3.2. Khuyến nghị đối với Vietcombank hội sở chính
Khuyến nghị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nghiên cứu cho
lập quỹ để hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu bằng hình thức khởi kiện (chi phí khởi kiện,
thi hành án,).
Khuyến nghị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cho phép Chi
nhánh thuê cán bộ tòa án hoặc luật sư làm bán thời gian để rà soát các hồ sơ vay
vốn hoặc những trường hợp cần thiết khởi kiện thì những người này có thể làm việc
trực tiếp với các cơ quan thi hành pháp luật với tư cách người được ngân hàng ủy
quyền đại diện để tiến hành khởi kiện. Điều này sẽ hiệu quả hơn là việc Chi nhánh
tự xử lý vì phần lớn cán bộ ngân hàng sẽ hạn chế về hiểu biết pháp luật và các mối
quan hệ với các cơ quan thực thi pháp luật.
76
Đề nghị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam xem xét, chấp thuận ủy
quyền (đối với trường hợp ủy quyền đương nhiên) cho Chi nhánh được phép đại
diện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ký đơn khởi kiện, tham gia tố tụng
tại tòa án, ký đơn yêu cầu thi hành án và tham gia quá trình thi hành án đối với các
khách hàng có cho vay từ 10 tỷ đồng trở xuống thay vì 3 tỷ đồng như hiện nay. Nếu
được Hội sở chính chấp thuận thì Vietcombank Huế sẽ rất chủ động trong việc xử
lý nợ xấu bằng hình thức khởi kiện.
Đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ xấu, mạnh dạng áp dụng những biện
pháp mới như mua bán nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ...
77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Quang Dong (2005), Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Thống kế
[2] Trần Bình Thám (2012), Giáo trình Kinh tế lượng, Đại học Kinh Tế Huế
[3] Phạm Cảnh Huy (2010), Bài giảng Kinh tế lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội
[4] Báo cáo thường niên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2016
[5] Tín dụng Ngân hàng – Nguyễn Đăng Dờn, Nhà xuất bản Thống Kê, 2005
[6] Nghiệp vụ NHTM – PGS.TS Nguyễn Minh Kiều, Nhà xuất bản Thống kê, 2009
[7] Sinh viên Huỳnh Văn Thành (2012): “Phân tích nợ xấu, quản lý nợ xấu trong hoạt
động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương – Chi nhánh Huế”
[8] Ths. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015):“Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng
thương mại Việt Nam”, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
[9] Quyết định 493/NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dung.
[10] Sổ tay tín dụng – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, 2004
[11] Các trang thông tin tham khảo:
www.vcb.com.vn
www.sbv.gov.vn
www.vneconomy.vn
www.thuvienluanvan.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_den_no_xau_ngan_ha.pdf