HỒ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM SỢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
HỒ
Sinh viên thực hiện:
Tống Thị Diệp
Lớp: K49C Kế toán
Niên khóa: 2015-2019
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Đào Nguyên Phi
Huế, 01/2019
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Tống Thị Diệp Trang i
Để hoàn thành khóa luận này, em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo
t
96 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sợi của công ty cổ phần dệt may Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường Đại học Kinh tế - đại học Huế đã trang bị cho em những kiến thức nền tảng
nhất để em có thể hoàn thành khóa luận của mình. Và đặc biệt, em xin tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến thầy Đào Nguyên Phi, thầy giáo hướng dẫn em làm khóa luận, đã
ủng hộ, động viên và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành khóa luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn các anh trong Công ty, đặc biệt là Phòng Kế toán –
Tài chính của Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã nhiệt tình giúp đỡ em về chuyên
môn trong quá trình làm khóa luận này.
Do những hạn chế về thời gian, về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế
của bản thân nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, đạt được
nhiều thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống. Chúc cho Ban
Giám đốc Công ty cùng toàn thể các anh chị làm trong Công ty Dệt may Huế hoàn
thành tốt công việc và chúc cho Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh và đứng
vững trên thị trường.
Em thành thật cảm ơn!
Huế, tháng 01 năm 2019
Sinh viên
Tống Thị Diệp
Trư
ờn
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp Trang ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
NCTT Nhân công trực tiếp
SXC Sản xuất chung
CPSX Chi phí sản xuất
SPDD Sản phẩm dở dang
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
TSCĐ Tài sản cố định
HTKH Hoàn thành kế hoạch
XN CĐPT
GTSP
KKTX
Xí nghiệp cơ điện phụ trợ
Giá trị sản phẩm
Kê khai thường xuyên
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp Trang iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua giai đoạn 2015-2017 .........................38
Bảng 2.2: Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty qua giai đoạn 2015-2017 ......41
Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty qua giai đoạn 2015-2017 .........43
Bảng 2.4: Thẻ tính giá thành sản phẩm ........................................................................ 72
Biểu 2.1: Phiếu xuất kho ..............................................................................................49
Biểu 2.2: Bảng kê chứng từ theo tài khoản 6211-1 (Nguyên liệu chính) .....................50
Biểu 2.3: Bảng kê chứng từ theo tài khoản 6211-1 (Vật liệu phụ) ..............................51
Biểu 2.4: Bảng kê chứng từ theo tài khoản 6211-1 (Nhiên liệu) .................................52
Biểu 2.5: Sổ tổng hợp tài khoản 6211-1 ......................................................................53
Biểu 2.6: Sổ cái tài khoản 6211-1 ................................................................................ 54
Biểu 2.7: Bảng thanh toán tiền lương ...........................................................................57
Biểu 2.8: Sổ tổng hợp tài khoản 6221-1 .......................................................................58
Biểu 2.9: Sổ Cái tài khoản 6221-1 ................................................................................59
Biểu 2.10: Sổ Tổng hợp TK 6271-1 .............................................................................64
Biểu 2.11: Sổ Cái tài khoản 6271-1 ..............................................................................65
Biểu 2.12: Bảng kê chứng từ theo tài khoản 6271-1 (tiền mặt tại Công ty) ................66
Biểu 2.13: Sổ Cái Tài khoản 154-1 ..............................................................................68
Biểu 2.14: Sổ Tổng hợp Tài khoản 1541-1 ..................................................................69
Biểu 2.15: Bảng kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ ...................................................71
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp Trang iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ....................................................20
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ............................................................22
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung ...................................................................24
Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất .................................................................25
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Kế toán trên máy vi tính ................28
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế ...........................32
Sơ đồ 2.2: Tổ chức Bộ máy Kế toán Công ty Cổ phần Dệt May Huế .........................35
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính ........................................................37
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ........................................................................................ iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ....................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
I.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.............................................................................1
I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu .................................................................................2
I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2
I.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
I.5. Kết cấu khóa luận......................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT......................5
1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.............................................5
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về chi phí ............................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm chi phí ...............................................................................................5
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ...................................................................................6
1.1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ....................................................................9
1.1.1.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất .................................................10
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về giá thành sản phẩm......................................................12
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm .........................................................................12
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm ...........................................................................12
1.1.2.3. Chức năng của giá thành ..................................................................................14
1.1.2.4. Đối tượng tính giá thành sản phẩm ..................................................................15
1.1.2.5. Kỳ tính giá thành sản phẩm..............................................................................16
1.1.2.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm..............................................................16
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm..................................18
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp v
1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên ..........19
1.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...............................................19
1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp........................................................20
1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ..............................................................22
1.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ........................................24
1.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang ................................................................................25
1.2.6. Các hình thức sổ kế toán trong doanh nghiệp .....................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SỢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HUẾ...............................................................................................................................29
2.1. Khái quát tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Dệt May Huế............................29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Huế ................29
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh.......................................................................................30
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty...................................................................31
2.1.3.1. Chức năng .........................................................................................................31
2.1.3.2. Nhiệm vụ ..........................................................................................................31
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế ..............................31
2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế ..............................34
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................................34
2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty ..................................................36
2.1.6. Tình hình hoạt động của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 ..................................38
2.1.6.1. Tình hình lao động............................................................................................38
2.1.6.2. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn........................................................................40
2.1.6.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh.............................................................42
2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sợi tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế..........................................................................45
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty............................45
2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất ................................................................................45
2.2.1.2. Đặc điểm của giá thành sản phẩm ....................................................................46
2.2.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty........................46
rươ
̀ng Đ
ại h
ọc K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp v
2.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ..................................................................46
2.2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất..............................................................46
2.2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty........................46
2.2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm ..................................................................46
2.2.3.2. Kỳ tính giá thành ..............................................................................................47
2.2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm..............................................................47
2.2.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà
Máy Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế................................................................47
2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................................47
2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp..............................................................54
2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung.....................................................................60
2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản
phẩm ..............................................................................................................................67
2.2.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất ................................................................................67
2.2.5.2. Đánh giá sản phẩm dở dang .............................................................................70
2.2.5.3. Tính giá thành sản phẩm...................................................................................72
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SỢI TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ....................................................................74
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm Sợi tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế................................................................74
3.2. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sợi tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế..........................................................................75
3.2.1. Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.................................................75
3.2.1.1. Ưu điểm ............................................................................................................75
3.2.1.2. Những điểm hạn chế.........................................................................................77
3.2.2. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi tại
Công ty ..........................................................................................................................77
3.2.2.1. Ưu điểm ............................................................................................................77
3.2.2.2. Nhược điểm ......................................................................................................79
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp v
3.3. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế ......................................................81
PHẦN III: KẾT LUẬN ...............................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................87
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững lâu dài cần
phải biết tự chủ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động có hiệu quả và mang
lại lợi nhuận cao là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Muốn được như vậy, các
doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và phải
nắm bắt nhu cầu thị trường. Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá thành là yếu tố quan
trọng để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và đạt được lợi nhuận cao. Có thể nói giá
thành là thước đo mức chi phí tiêu hao phải bù đắp sau mỗi chu kì kinh doanh; là công
cụ quan trọng giúp cho một doanh nghiệp kiểm soát tình hình sản xuất kinh doanh,
quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất; là chỉ tiêu giúp phản ánh toàn bộ về biện pháp, tổ
chức quản lý kinh tế, liên quan đến tất cả các yếu tố chi phí trong sản xuất. Hạch toán
giá thành sản phẩm là khâu phức tạp, liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu
ra trong quá trình sản xuất kinh doanh ở toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp.
Trong quá trình hạch toán của các doanh nghiệp, yêu cầu thiết thực, có tính xuyên suốt
đó là đảm bảo cho việc hạch toán giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, phù
hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Dệt May Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam,
được thành lập từ năm 1988, chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản
phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc, thiết bị dệt mayđến nay đã không ngừng đổi
mới, hoàn thiện để đứng vững, cạnh tranh để tồn tại trên thị trường. Hiện nay, Công ty
nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc hết sức cơ bản là phải làm sao đảm bảo
lấy thu nhập bù đắp chi phí đã bỏ ra bảo toàn được vốn và có lãi để tích luỹ, tái sản
xuất mở rộng từ đó mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chìa
khoá để giải quyết vấn đề này chính là việc hạch toán ra sao để cho chi phí sản xuất và
giá thành ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể được của doanh nghiệp. Do đó, công
tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành của Công ty đang được chú trọng.
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 2
Trên cơ sở tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm, một vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong công tác kế toán của doanh
nghiệp. Tôi quyết định chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là “Nghiên cứu
kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May
Huế”.
I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Thứ nhất, tôi muốn hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm của lĩnh vực sản xuất.
Thứ hai, tôi mong muốn tìm hiểu tổng quan về lĩnh vực sản xuất Sợi nói chung
và Công ty Cổ phần Dệt May Huế nói riêng.
Thứ ba, tôi đặc biệt muốn tìm hiểu sâu về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm của Công ty.
Thứ tư, tôi hy vọng sẽ đánh giá được những mặt mạnh, yếu của công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May
Huế.
Thứ năm, từ những phân tích về nguyên nhân dẫn tới các hạn chế, tôi mong
muốn đề xuất một số gợi ý góp phần giúp Công ty hoàn thiện công tác kế toán nói
chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng.
I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế.
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Do ở công ty có nhiều Nhà máy. Mặt khác, trong các Nhà máy
lại có rất nhiều sản phẩm cần tính giá thành cho nên khi thực hiện đề tài này do những
hạn chế về thời gian và nguồn lực tôi chỉ giới hạn trong phạm vi hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm của Nhà máy Sợi.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 3
- Thời gian:
Thời gian thực tập từ ngày 24/09/2018 đến ngày 30/12/2018
Các số liệu mô tả thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm được thu thập trong tháng 10 năm 2018 và các báo cáo tài chính qua 3 năm
2015, 2016 và 2017.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các giáo trình: “Tổ chức kế toán” của
cô Hoàng Giang, “Kế toán chi phí” của thầy Nguyễn Ngọc Thủy, các trang web
chuyên ngành kế toán như trang Kế toán Thiên Ưng, các tạp chí kế toán nhằm trang
bị những kiến thức cơ bản về mặt cơ sở lý luận làm định hướng cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Phương pháp phỏng vấn: được áp dụng nhằm phỏng trực tiếp nhân viên phần
hành kế toán liên quan như kế toán chi phí giá thành và những người có liên quan.
+ Phương pháp quan sát: quan sát hành vi, thái độ của các nhân viên kế toán để
hiểu rõ hơn tình hình công tác kế toán tại công ty.
- Phương pháp xử lý dữ liệu:
+ Phương pháp thống kê: thống kê, sắp xếp những thông tin, dữ liệu thu thập
được để phục vụ cho việc so sánh, phân tích.
+ Phương pháp so sánh: dựa vào những số liệu có được để tiến hành so sánh,
đối chiếu (về tương đối và tuyệt đối), thường là so sánh giữa hai năm hay giữa những
lần điều chỉnh lãi suất để tìm ra sự tăng giảm, chênh lệch giá trị giúp cho quá trình
phân tích kinh doanh.
I.5. Kết cấu khóa luận
Nội dung đề tài gồm:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 4
Chương 1: Cơ sở lý luận về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm Nhà máy Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về chi phí
1.1.1.1. Khái niệm chi phí
a. Khái niệm chi phí:
“Chi phí là tổng các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình
thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn
đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc
chủ sở hữu” (Phan Đình Ngân – Hồ Phan Minh Đức, 2009).
b. Khái niệm chi phí sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật
chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để tiến hành các hợp đồng sản xuất
kinh doanh, doanh nghiệp phải thường xuyên bỏ ra các khoản chi phí về các loại đối
tượng lao động, tư liệu lao động và các khoản bằng tiền khác. Doanh nghiệp có thể
biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã chi trong kì là bao nhiêu nhằm tổng hợp, tính
toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phục vụ cho nhu cầu quản lý. Một doanh nghiệp sản
xuất, ngoài hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,
còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng,
hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp Chỉ những chi phí để
tiến hành sản xuất ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ mới được coi là chi phí sản xuất.
Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí
đã đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định
(tháng, quý, năm. Thực chất chi phí sản xuất kinh doanh là sự dịch chuyển của vốn,
của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá thành.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 6
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí cùng tính chất đặc trưng vào
một nhóm. Chi phí sản xuất liên quan tới nhiều hoạt động sản xuất nên cũng bao gồm
rất nhiều các chi phí liên quan. Vì vậy cũng có nhiều cách để phân loại chi phí sản xuất
theo những tiêu chí khác nhau.
a. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí (phân loại theo nội dung kinh tế ban
đầu)
Căn cứ vào nội dung kinh tế mà sắp xếp các loại chi phí đầu vào giống nhau
vào cùng một nhóm chi phí. Phân loại theo tiêu thức này, doanh nghiệp không phân
biệt nơi chi phí phát sinh cũng như mục đích của chi phí ấy. Theo yếu tố chi phí thì chi
phí sản xuất gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu mà được doanh
nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất.
- Chi phí nhân công: đây là toàn bộ số tiền lương, tiền công phải trả hay tiền
trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân viên chức trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ là giá trị khấu hao mà doanh nghiệp phải trích cho
TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp phục vụ sản xuất.
- Chi phí mua ngoài là số tiền mà doanh nghiệp chi trả cho các dịch vụ mua từ
bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền điện, nước, điện
thoại
- Chi phí bằng tiền khác là toàn bộ các khoản chi phí khác mà doanh nghiệp trả
bằng tiền mặt dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp như chi phí
tiếp khách, hội họp
Cách phân loại chi phí SXKD theo nội dung của chi phí có tác dụng cho biết
kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động SXKD,
từ đó có thể xây dựng và phân tích dự toán chi phí cho kỳ sau.
b. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí (theo mục đích kinh tế)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 7
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân loại thành các khoản mục
chi phí khác nhau. Những chi phí sản xuất có chung công dụng kinh tế, nơi phát sinh
và nơi gánh chịu chi phí được xếp vào cùng một khoản, bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí thực tế của các loại
nguyên vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu) được doanh nghiệp sử dụng
trực tiếp cho sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực
tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản
xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN.
- Chi phí sử dụng máy thi công: đây là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời
sử dụng máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục
vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất ngoại trừ các
khoản mục đã nêu trên. Trong chi phí sản xuất chung bao gồm có:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương và các khoản trích theo lương, tiền
công, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm cho nhân viên quản lý phân xưởng, kế
toán, thủ kho, thống kê, công nhân sửa chữa, vận chuyển
+ Chi phí vật liệu: Chi phí vật liệu sử dụng chung cho cả phân xưởng sản xuất
như vật liệu dùng cho bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, vật liệu dùng cho văn phòng
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí về dụng cụ sử dụng cho sản xuất chung ở
phân xưởng, như khuôn mẫu, dụng cụ sửa chữa, bảo hộ
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: chi phí phản ánh toàn bộ số tiền sử dụng trích khấu
hao TSCĐ vô hình, hữu hình, TSCĐ thuê ngoài
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí mua ngoài cho hoạt động sản xuất chung ở
phân xưởng như chi phí điện, nước, sửa chữa TSCĐ thuê ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác: Chi phí khác ngoài những chi phí được nêu trên sử
dụng cho yêu cầu sản xuất chung ở phân xưởng.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 8
Phân loại theo cách này có tác dụng xác định số chi phí đã chi ra cho từng lĩnh
vực hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và xác
định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực hoạt động.
c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản xuất sản
phẩm
Dựa vào mối quan hệ này, chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí cố định: đây là những khoản chi phí mang tính tương đối ổn định,
không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất được trong một mức sản lượng nhất
định. Khi sản lượng sản phẩm tăng thì chi phí tính trên một sản phẩm có xu hướng
giảm.
- Chi phí biến đổi: đây là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng
sản phẩm. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sử dụng máyđây đều thuộc chi phí biến đổi. Bởi dù sản lượng sản phẩm sản xuất
có thay đổi nhưng chi phí biến đổi cho một sản phẩm thì mang tính ổn định.
Cách phân loại này mang tính chất tương đối. Trong điều kiện khác nhau,
chúng có thể chuyển hóa cho nhau, phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Nó có ý nghĩa
quan trọng trong phân tích điểm hòa vốn phục vụ cho việc đưa ra quyết định sản xuất
sản phẩm.
d. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng chịu chi phí, có thể quy nạp vào từng đối tượng chịu chi phí như chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chi phí như
chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công phụ Đối với chi phí gián tiếp, nguyên
nhân gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí rất khó nhận dạng, vì vậy thường phải
tập hợp chung và sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 9
Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng đối với việc xác định phương pháp
kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí một cách đúng đắn
hợp lý.
e. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với kì tính kết quả
- Chi phí sản phẩm
- Chi phí thời kì
f. Một số cách phân loại khác
Ngoài những cách phân loại trên thì chi phí sản xuất còn có thể phân loại theo
khả năng kiếm soát chi phí bao gồm: chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm
soát được.
1.1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
“Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn để tập hợp các
chi phí sản xuất. Giới hạn có thể là sản phẩm, chi tiết sản phẩm, công việc, khối lượng
sản phẩm, công đoạn sản xuất, chế biến, bộ phận sản xuất, đơn vị sử dụng, kỳ hạch
toán, chu kỳ ...n, các thông
tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các
sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu
giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in
báo cáo tài chính theo quy định. Cuối năm, các loại sổ được in ra giấy, đóng thành
quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SỢI TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT MAY HUẾ
2.1. Khái quát tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Dệt May Huế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Huế
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
- Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK
COMPANY
- Tên viết tắt: HUEGATEX
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3300100628
- Mã số thuế: 3300100628
- Vốn điều lệ: 100.000.000.000 (Một trăm tỷ đồng).
- Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước – P.Thủy Dương – TX.Hương Thủy – TT
Huế
- Điện thoại: 0234.3864337-0234.3864957
- Fax: 0234.864338
- Website:
- Mã cổ phiếu: HDM
- Đại diện: Ông Nguyễn Bá Quang – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc
- Logo:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 30
Công ty Cổ phần Dệt May Huế tiền thân là Công ty Dệt May Huế và là đơn vị
thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ngày 29/03/1988, dây chuyền kéo sợi
đầu tiên khánh thành và đưa vào hoạt động, đây là dấu mốc lịch sử của nhà máy Sợi
Huế và ngày này cũng trở thành ngày truyền thống của Công ty cổ phần Dệt May Huế.
Tháng 02/1994, chuyển đổi tổ chức của nhà máy Sợi Huế thành Công ty Dệt
Huế theo quyết định số 140/QĐ-TCLĐ, do Nhà máy Sợi Huế tiếp nhận thêm Nhà máy
Dệt Thừa Thiên Huế.
Tháng 05/2000, do yêu cầu hoạt động sản xuất, công ty Dệt Huế được đổi tên
thành Công ty Dệt May Huế theo quyết định số 29/QĐ-HĐQT ngày 18/08/2000 của
Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.
Tháng 04/2002, công ty Dệt May Huế tiếp nhận và xác nhập công ty May xuất
khẩu Thừa Thiên Huế, chuyển giao thành lập thêm một đơn vị thành viên là Nhà máy
May II.
Ngày 17/11/2005: Công ty Dệt May Huế chuyển sang hoạt động theo mô hình
công ty cổ phần do nhu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp, chuyển tên Công ty
Dệt May Huế thành Công ty cổ phần Dệt May Huế theo Quyết định số 169/2004/QĐ-
BCN.
Từ năm 2009 đến nay, Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã có nhiều bước phát
triển vượt bậc, tiếp nhận lại toàn bộ mặt bằng nhà xưởng, thiết bị, lao động của
Quinmax, góp vốn xây dựng Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát, Công
ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Công ty Cổ phần Dệt May Huế là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập
khẩu các sản phẩm:
- Sản phẩm sợi TC, sợi PE và sợi Cotton
- Sản phẩm Diệt - Nhuộm.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 31
- Sản phẩm may: Quần áo nam nữ, quần áo trẻ em và các loại sản phẩm may
mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.3.1. Chức năng
Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng sợi,
vải, các sản phẩm may mặc các loại; nguyên phụ liệu, các thiết bị ngành dệt may
Công ty được phép huy động vốn và sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế, các
thành phần kinh tế, kể cả công nhân viên chức để phát triển sản xuất kinh doanh dưới
các hình thức:
Liên doanh hợp tác đầu tư cổ phần theo đúng pháp luật
Mở cửa hàng, đại lý giới thiệu và bán sản phẩm
Đặt chi nhánh văn phòng đại diện ở các địa phương trong và ngoài nước.
2.1.3.2. Nhiệm vụ
Là đơn vị sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp, hạch toán kinh tế độc
lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty bảo toàn và phát triển nguồn vốn được huy
động từ các cổ đông và các tổ chức kinh tế phát triển.
Thực hiện các nghĩa vụ, chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo
việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế
Công ty Cổ phần Dệt May Huế được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng,
trong đó chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất.
Tổng giám đốc chỉ đạo trực tiếp sản xuất và được sự tham mưu giúp đỡ của các phó
tổng giám đốc và trưởng các phòng ban.Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 32
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế
P.TGĐ
Khối May
P.TGĐ
Dệt Nhuộm
GĐĐH
Phụ trách khối Sợi
Trưởng
Ban đời
sống
GĐ
nhà
máy
Dệt
Nhuộm
TP kế
hoạch
XNK
May
TP Tài
Chính
Kế
toán
Trưởng
trạm y
tế
Ban
kiểm
soát nội
bộ
Cửa
hàng
KDGT
SP
TỔNG GIÁM ĐỐC
TP
điều
hành
May
GĐ
nhà
máy
May
1,2,3
TP
Kỹ
thuật
đầu
tư
TP
nhân
sự
TP
chất
lượng
Trưởng
Ban bảo
vệ
GĐ
NM
Sợi
TP
Kinh
doanh
GĐ
XN
cơ
điện
GĐĐH
Phụ trách nội chính
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 33
- Tổng giám đốc: là người đứng đầu, chỉ huy cao nhất của công ty, chịu trách
nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; trực tiếp phụ
trách phòng Tài chính - Kế toán.
- Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm điều hành các khối sản xuất, kỹ thuật
và nội chính hoạt động theo đúng kế hoạch hoạt động của công ty.
- Phó tổng giám đốc: là người giải quyết những công việc được Tổng giám đốc
ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về những việc mình giải
quyết. Phó tổng giám đốc phụ trách chỉ đạo các phòng ban và các đơn vị sản xuất
trong công ty.
- Phòng kinh doanh : tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa.
Tổ chức sản xuất, khai thác hàng may mặc phát triển thị trường nội địa theo đúng định
hướng.
- Phòng Kỹ thuật – Đầu tư : Có chức năng xây dựng triển khai chiến lược đầu
tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa thiết bị phụ tùng,
lắp đặt thiết bị.
- Phòng quản lý chất lượng: tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về các giải
pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định
mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Xây dựng mục tiêu chiến lược chất lượng chung trong
toàn Công ty.
- Phòng kế hoạch XNK : khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng; tham mưu
cho Ban giám đốc về chiến lược hoạt động trong tương lai, xác định mục tiêu hoạt
động SXKD để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý,
năm trên cơ sở năng lực hiện có. Tổ chức tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất.
- Phòng Tài chính - Kế toán: tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô
nhiệm vụ SXKD của công ty; tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, kịp thời,
đầy đủ toàn bộ tài sản - nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 34
- Phòng nhân sự: Tham mưu về công tác quản lý lao động, an toàn lao động,
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
- Trạm Y tế : Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc và
Giám đốc điều hành, có chức năng chăm sóc sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong
Công ty.
- Ban đời sống : Chịu trách nhiệm cao nhất trong đơn vị trước Tổng Giám đốc
và Giám đốc điều hành, phụ trách về công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp cho cán
bộ công nhân viên.
- Ban bảo vệ : Giám sát nội quy ra vào Công ty, tổ chức đón tiếp khách hàng
đến giao dịch tại công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hóa,
vật tư ra vào Công ty. Bảo vệ tài sản Công ty, kiểm tra giám sát công tác phòng cháy
chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu
xảy ra.
2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty có quy mô lớn, cơ sở sản xuất kinh doanh được bố trí tập trung có mức
độ phân cấp quản lý tài chính thấp nên tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập
trung. Phòng kế toán của Công ty vừa làm công tác kế toán chi tiết và kế toán tổng
hợp, lập báo cáo tài chính, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả sản xuất kinh
doanh, kiểm tra công tác kế toán trong toàn công ty. Các nhà máy, phòng ban chỉ thực
hiện việc hạch toán báo sổ theo yêu cầu của kế toán trưởng, định kỳ gửi toàn bộ chứng
từ về phòng kế toán tài chính để các phần hành kế toán thực hiện công tác hạch toán.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 35
Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ gián tiếp:
Sơ đồ 2.2: Tổ chức Bộ máy Kế toán Công ty Cổ phần Dệt May Huế
Kế
toán
thành
phẩm
Kế
toán
tổng
hợp,
thuế
TNDN
Kế
toán
nguyên
vật liệu
Kế toán
doanh
thu, Nợ
PTNM,
thuế
GTGT,
thuế
khác
Kế
toán
phải
thu,
phải trả
khác
Kế
toán
giá
thành
Thủ
quỹ
Kế
toán
lương,
BHXH
Kế
toán
TSCĐ,
CCDC
Kế toán
đầu tư
XDCB
Kế toán
Công nợ
phải trả
người
bán
Kế
toán
Công
nợ tạm
ứng
Kế toán
tiền mặt
Kế
toán
TGNH
tiền
vay
TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ PHÒNG 1
PHÒNG
PHÓ PHÒNG 2
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 36
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và điều hành mọi hoạt
động của bộ máy kế toán tại đơn vị, là người có trách nhiệm kiểm soát giám sát việc
thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị
đồng thời là người tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết
định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước trách nhiệm của lãnh đạo
cấp trên.
Trưởng phòng có nhiệm vụ phụ trách chung phòng Tài chính - Kế toán, chịu
trách nhiệm trước Ban Giám đốc về mọi hoạt động kinh tế, có trách nhiệm kiểm tra
giám sát công tác kế toán của phòng, hướng dẫn chỉ đạo các kể toán viên thực hiện
theo yêu cầu quản lý cũng như những quy định, chuẩn mực kế toán ban hành.
Phó phòng có nhiệm vụ phụ trách kiểm tra, giám sát và đôn đốc kế toán ngân
hàng, kế toán công nợ và kế toán doanh thu tính chính xác và kịp thời.
2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty
Chế độ kế toán
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, Công ty đã áp dụng Thông tư 200 thay cho
Chế độ Kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20
tháng 3 năm 2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của
Bộ Tài chính.
Hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chứng từ.
Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là phần mềm Bravo 7.0:Trư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 37
Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối kỳ (tháng, quý, năm)
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ
kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính.
Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn
đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế
toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã
in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
Các chính sách kế toán áp dụng
Niên độ kế toán: từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN
BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ
KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI
SỔ KẾ TOÁN
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
BRAVO 7.0
MÁY VI TÍNH
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 38
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ).
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp định mức.
Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
2.1.6. Tình hình hoạt động của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017
2.1.6.1. Tình hình lao động
Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với doanh nghiệp, là yếu tố sáng
tạo nhất, có khả năng quyết định đến sự thành bại của Công ty, nhận thức được tầm
quan trọng của lao động, Công ty rất chú trọng đến việc tuyển dụng, bồi dưỡng đội
ngũ lao động. Công ty cũng có những chính sách khen thưởng hợp lý để khuyến khích
và động viên đội ngũ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh
Năm
2016/2015
Năm
2017/2016
Giá
trị %
Giá
trị %
Giá
trị % +/- % +/- %
Theo trình độ lao động
Đại học 207 5,25 248 6,26 252 6,4 41 19,81 4 1,61
Trung cấp 257 6,52 272 6,87 113 2,87 15 5,84 (159) (58,46)
Công nhân kỹ
thuật 3.478 88,23 3.439 86,87 3.571 90,73 (39) (1,12) 132 3,84
Theo đối tượng lao động
Trực tiếp 3.682 93,4 3.678 94,5 3.628 92,17 (4) (0,11) (50) (1,36)
Gián tiếp 260 6,6 271 5,5 308 7,83 11 4,23 37 13,65
Theo giới tính
Nam 1.256 31,86 1.228 31,1 1.201 30,51 (28) (2,23) (27) (2,20)
Nữ 2686 69,14 2.731 68,9 2.735 69,49 45 1,68 4 0,15
Tổng cộng 3.942 100 3.959 100 3.936 100 17 0,43 (23) (0,58)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 39
Qua số liệu trên, ta thấy được tổng số lao động của Công ty năm 2016 tăng lên
so với năm 2015 là 17 người, tương ứng tăng 0,43% nhưng đến năm 2017 lại giảm
xuống 23 người so với năm 2016, tương ứng giảm 0,58%. Nguyên nhân do năm 2016,
Công ty đã cải tiến công tác kinh doanh sợi, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm sợ, hàng dệt nhuộm, may cả trong và ngoài nước nên Công ty tuyển và đào
tạo thêm lao động để hoàn thành các đơn đặt hàng.
Tình hình lao động cụ thể của Công ty qua 3 năm như sau:
- Phân theo trình độ lao động:
Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động của doanh nghiệp. Phần lớn lao
động trong Công ty là công nhân kỹ thuật chiếm hơn 80% tổng lao động. Số lao động
có trình độ Đại học năm 2015 là 207 người, năm 2016 là 248 người tăng thêm 41
người, tương ứng tăng 19,81%. Năm 2017 số lượng lao động ở trình độ Đại học chỉ
tăng thêm 4 người so với năm 2016, tương ứng tăng 1,61%, điều này chưa tương xứng
với tầm vóc của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt thì việc
nâng cao trình độ nhân viên là việc nên làm của lãnh đạo Công ty. Do đó, Công ty cần
chú trọng hơn nữa trong công tác đào tạo và tuyển dụng người lao động để nâng cao
hơn nữa chất lượng nguồn lao động.
- Phân theo đối tượng lao động:
Do đặc thù của ngành là sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi,
dệt nhuộm, may mặc, các mặt hàng tiêu dùng nên phần lớn lao động trong Công ty là
lao động trực tiếp còn lao động gián tiếp làm việc trong bộ phận hành chính, vận
chuyển chiếm số lượng ít. Cụ thể trong 3 năm 2015 – 2017 lao động trực tiếp của
Công ty chiếm hơn 90% còn lao động gián tiếp chỉ chiếm trên 5%.
- Phân theo giới tính:
Công ty có lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nam do tính chất công
việc của ngành dệt may nói chung và Công ty nói riêng, sản phẩm làm ra đòi hỏi sự
cẩn thận, tỉ mĩ. Điều này phù hợp với thể trạng và khả năng của người phụ nữ. Cụ thể
năm 2015, lao động nữ chiếm 69,14%, năm 2016 chiếm 68,90% và năm 2017 chiếm
Trư
ờn
Đa
̣i ho
̣ K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 40
69,49%. Trong khi đó lao động nam hầu như năm nào cũng thấp hơn 32% tổng số lao
động của toán Công ty. Tốc độ tăng của lao động nữ luôn lớn hơn tốc độ tăng của lao
động nam qua 3 năm.
2.1.6.2. Tình hình Tài sản – Nguồn vốn
Tài sản là yếu tố quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp,
nó thể hiện khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp. Vì thế, việc đảm bảo tăng tài sản
theo thời gian kinh doanh chứng tỏ rằng Công ty đang làm ăn có hiệu quả, có khả năng
tích lũy vốn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. (Xem bảng 2.2: tình hình Tài
sản – Nguồn vốn của Công ty qua giai đoạn 2015-2017)
Qua bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm
2015-2017 ta thấy được:
- Về tình hình tài sản:
Tổng tài sản của Công ty từ năm 2015 đến năm 2017 có sự biến động không
đều. Cụ thể năm 2016 so với năm 2015 tổng tài sản của công ty tăng 72.969.498.033
đồng, tương ứng tăng 12,04%. Năm 2017 tổng tài sản công ty gảm 30.948.666.790
đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 4,56%.
Tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể từ năm
2015 đến năm 2016 tài sản ngắn hạn giảm 896.912.432 đồng, tương ứng giảm là
0,23%. Đến năm 2017 tài sản ngắn hạn của công ty có sự giảm nhẹ, giảm 101.662.029
đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 0,03%.
Tài sản dài hạn năm 2016 so với năm 2015 tăng 73.866.410.465 đồng, tương
ứng tăng 35,35%. Năm 2017 so với năm 2016 tài sản dài hạn giảm 30.847.004.761
đồng, tương ứng giảm 10,91%. Sự giảm này giải thích cho việc tổng tài sản năm 2017
so với năm 2016 giảm 4,56%, trong khi đó tổng tài sản năm 2016 so với năm 2015
tăng 12,04%.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 41
Bảng 2.2: Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty qua giai đoạn 2015-2017
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Năm 2016/2015 Năm 2017/2016
+/- % +/- %
Tài sản 606.216 100 679.185 100 648.236 100 72.969 12,04 (30.949) (4,56)
Tài sản ngắn hạn 397.285 65,54 396.388 58,36 396.286 61,13 (896.912) (0,23) (101) (0,03)
Tài sản dài hạn 208.931 34,46 282.797 41,64 251.950 38,87 73.866 35,35 (30.847) (10,91)
Nguồn vốn 606.216 100 679.185 100 648.236 100 72.969 12,04 (30.949) (4,56)
Nợ phải trả 466.998 77,03 473.317 69,69 430.267 66,37 6.319 1,35 (43.051) (9,10)
Vốn chủ sở hữu 139.218 22,97 205.868 30,31 217.970 33,63 66.650 47,87 12.101 5,88
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 42
- Về tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn của công ty cũng biến động tương đối ổn định. Trong cơ cấu nguồn
vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng cơ cấu lại không ổn định. Năm 2016
nợ phải trả tăng 6.319.109.196 đồng, tương ứng tăng 1,35% so với năm 2015. Điều
này cũng dễ hiểu khi mà Công ty mở rộng dây chuyền sản xuất ở nhà máy may nên
phải vay nợ từ ngân hàng. Năm 2017 so với năm 2016 nợ phải trả có xu hướng giảm
đáng kể, cụ thể giảm 43.050.567.813 đồng, tương ứng với giảm 9,10 %. Nhìn chung
nợ phải trả của công ty năm 2017 phần lớn là nợ ngắn hạn và có xu hướng giảm cho
thấy tình hình thanh toán của công ty là khá tốt.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua 3 năm từ 2015 đến 2017. Năm 2016 so với
năm 2015 vốn chủ sở hữu tăng mạnh, tăng 66.650.388.837 đồng, tương ứng tăng
47,87%. Năm 2017 vốn chủ sở hữu tăng 12.101.901.023 đồng, tương ứng tăng là
5,88% so với năm 2016, sự tăng lên này là do vào tháng 9/2016 công ty đã phát hành
cô phiếu để huy động thêm nguồn vốn nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đây cũng là lý
do vì sao tổng tài sản năm 2016 lại có sự tăng mạnh.
2.1.6.3. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh,
phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Qua đó, doanh nghiệp biết được công việc SXKD ra sao, để có những biện pháp điều
chỉnh đúng đắn và hợp lý giúp cho doanh nghiệp phát triển.
Công ty Cổ phần Dệt may Huế không những tiêu thụ sản phẩm trong nước mà
còn xuất khẩu ra nước ngoài, do đó phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh từ các doanh
nghiệp cùng ngành trong nội địa, đến các doanh nghiệp tổ chức của nước ngoài. Xuất
phát điểm của ngành Dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển,
nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu. May xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là theo
phương thức gia công, dó đó khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 43
Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty qua giai đoạn 2015-2017
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh
2016/2015 2017/2016
+/- % +/- %
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.480.822 1.478.313 1.653.863 (2.509) 0,17 175.550 11,88
Giá vốn hàng bán 1.309.807 1.341.165 1.508.276 31.358 2,39 167.111 12,46
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 171.015 137.148 145.588 (33.867) (19,80) 8.439 6,15
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 56.311 49.472 46.493 (6.840) (12,15) (2.979) (6,02)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 56.709 52.626 50.387 (4.082) (7,20) (2.239) (4,26)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 44.064 42.778 40.602 (1.286) (2,92) (2.176) (5,09)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 44
Qua bảng 2.3 ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty sau
khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu biến động không ổn định qua các năm.
Cụ thể năm 2015 là 1.480.821.947.310 đồng, năm 2016 là 1.478.313.233.193
đồng giảm so với 2005 là 2.508.714.117 đồng tương ứng giảm 0,17%. Năm 2017 là
1.653.863.285.807 đồng tăng 175.550.052.614 đồng so với 2016 tương ứng tăng
11,88%. Với lợi thế ổn định chính trị xã hội và nguồn lao động năm 2017 Công ty có
nhiều lợi thế cạnh tranh xuất khẩu và phát triển trên thế giới để có mức doanh thu tăng
cao so với 2006.
Cùng với sự biến động của doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán cũng tăng
nhanh qua các năm. Năm 2015 là 1.309.806.567.507 đồng, năm 2016 là
1.341.164.869.410 đồng tăng 31.358.301.903 đồng tương ứng tăng 2,39% so với 2005.
Năm 2017 so với năm 2016 giá vốn hàng bán tăng 167.110.842.974 đồng tương ứng
tăng 12,46%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới làm cho giá cả vật tư, nguyên liệu, hàng đầu vào tăng lên làm cho giá
vốn tăng lên. Do đó công ty cần phải nắm bắt thông tin kịp thời để tìm kiếm những
nguồn nguyên liệu đầu vào vừa rẻ, vừa đảm bảo chất lượng, mua tận gốc, tránh trình
trạng phải mua hàng hóa qua nhiều kênh phân phối.
Do chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có sự biến động nên làm cho lợi
nhuận thuần của công ty cũng có nhiều biến động. Năm 2015 lợi nhuần thuần của
Công ty là 56.311.167.056 đồng, năm 2016 là 49.471.541.843 đồng, giảm
6.839.625.213 đồng tương ứng giảm 12,15%. So với năm 2016 thì cả doanh thu và chi
phí của năm 2017 đều tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng
của doanh thu làm cho lợi nhuận thuần của công ty giảm 2.978.748.175 đồng (tương
ứng giảm 6,02%) so với năm 2016.
Lợi nhuận sau thuế năm 2016 so với năm 2015 giảm 1.285.882.793 đồng tương
ứng giảm 2,92%. Năm 2017 so với năm 2016 giảm 2.175.864.314 đồng tương ứng
giảm 5,09%.
Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tê
́ Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 45
2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm Sợi tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty
2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất tại Công ty là toàn bộ chi phí bỏ ra để phục vụ cho quá trình
sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất tại Công ty được phân loại theo yếu tố như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu:
+ Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm bao gồm:
Nguyên liệu sản xuất sợi: bông thiên nhiên các loại và xơ nhân tạo.
Nguyên liệu sản xuất vải: sợi mua và sợi do Công ty sản xuất.
Nguyên liệu sản xuất quần áo: vải từ nguồn Công ty sản xuất; vải từ nguồn mua
ngoài gồm nhập khẩu, mua trong nước; vải nhận gia công gồm gia công xuất khẩu, gia
công trong nước.
+ Chi phí vật liệu phụ: hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc in và các phụ tùng thay
thế cho các bộ phận sản xuất sợi, bộ phận dệt, bộ phận may như vòng bi, cánh thoi,
kim, chỉ, bao bì đóng gói và công cụ, dụng cụ sản xuất như thước đo, giấy chống
ẩm, dây nilon
- Chi phí nhiên liệu: nhiên liệu mua ngoài như dầu diezen, xăng, dầu nhờn, mỡ
bôi trơn
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp:
+ Tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty.
+ BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương trả
cho công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Các khoản phụ cấp, tiền ăn ca.
- Chí phí khấu hao máy móc thiết bị, phân bổ CCDC.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
i h
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 46
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí điện, nước, điện thoại
- Chi phí bằng tiền khác: văn phòng phẩm, tiếp khách, hội nghị, công tác phí
2.2.1.2. Đặc điểm của giá thành sản phẩm
Tại công ty có rất nhiều sản phẩm cần tính giá thành như: các sản phẩm của
Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt Nhuộm, Nhà máy May. Trong các chi phí cấu thành nên
giá thành sản phẩm ở công ty thì chi phí nguyên liệu, chi phí vật liệu, chi phí tiền
lương công nhân trực tiếp sản xuất và chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí cấu thành nên sản phẩm. Cùng một loại sản phẩm nhưng quy cách, chất lượng
khác nhau thì giá thành cũng khác nhau.
2.2.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
2.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Do đặc điểm của công ty là vừa sản xuất để phục vụ sản xuất trong nội bộ, vừa
bán ra trên thị trường, vừa sản xuất gia công theo đơn đặt hàng và vừa kinh doanh
thương mại. Để tiện cho việc theo dõi tình hình phát sinh chi phí, kế toán ở công ty
tiến hành tập hợp chi phí theo nơi phát sinh. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
ở công ty là từng Nhà máy cụ thể.
2.2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Ở công ty có ba đơn vị sản xuất là Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt – Nhuộm và Nhà
máy May. Do đó, chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo phương pháp tổng cộng chi
phí của một thời kỳ sản xuất theo từng đối tượng phát sinh chi phí. Những khoản chi
phí phát sinh không tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng thì được tập hợp chung sau
đó phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu chí phân bổ thích hợp.
2.2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty
2.2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty là sản phẩm hoàn thành cuối
cùng của quy trình công nghệ, ví dụ như: đối tượng tính giá thành ở Nhà máy Sợi là
Sợi thành phẩm các loại.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 47
2.2.3.2. Kỳ tính giá thành
Do đặc điểm chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm nhập kho liên tục cho nên Công ty
chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng.
2.2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành đang được sử dụng tại Công ty là phương pháp
định mức.
2.2.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà
Máy Sợi của Công ty Cổ phần Dệt May Huế
2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng
Để hạch toán chi phí NVLTT, kế toán Công ty đã sử dụng các chứng từ và sổ
sách như:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Thẻ kho
- Sổ chi tiết vật tư
- Sổ tổng hợp tài khoản 6211-1
- Sổ Cái tài khoản 6211-1
b. Tài khoản kế toán sử dụng
Do Công ty có 3 Nhà máy nên tài khoản 621 được chia thành 3 tài khoản cấp 2
để theo dõi cho từng Nhà máy.
- TK 6211 – Chi phí nguyên vật liệu, vật liệu Nhà máy Sợi.
- TK 6212 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu Nhà máy Dệt - Nhuộm.
- TK 6213 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu Nhà máy May.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 48
Kế toán Công ty sử dụng tài khoản 6211 để hạch toán chi phí nguyên vật liệu
Nhà máy Sợi. Kế toán lại chi tiết tài khoản 6211 này thành tài khoản 6211-1: chi phí
nguyên liệu, vật liệu Nhà máy Sợi – sản xuất và tài khoản 6211-2: chi phí nguyên liệu,
vật liệu Nhà máy Sợi – tái chế để dễ dàng phân biệt giữa sợi sản xuất và sợi tái chế.
Mặc khác, do đặc điểm của sợi tái chế được sản xuất không nhiều và thỉnh thoảng mới
có sản phẩm Sợi – tái chế nên tác giả chỉ đề cập đến sợi - sản xuất. Kế toán còn sử
dụng các tài khoản đối ứng khác như: 152 (chi tiết thành 1521 – chi phí NVL chính,
1522 – chi phí vật liệu phụ và 1523 – nhiên liệu), 111,112,154, để theo dõi chi phí
NVLTT.
c. Phương pháp hạch toán
Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm về việc thu mua nguyên vật liệu, theo dõi
tình hình cung cấp nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cân đối nguyên vật liệu, tiến hành
thu mua, cung cấp kịp thời phục vụ sản xuất.
Khi nguyên vật liệu được mua về nhậ.../13) 22,73 152,10 174,83 9,899% 25,22 152,10
- Sợi ống CVCd(70/30) 51,93 22,25 74,18 9,899% 57,63 22,25
Tổng cộng 129.417,29 77.165,92 206.583,21 139.315,68 77.165,92
Giám đốc Nhà máy Sợi
(Ký, học tên)Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 72
2.2.5.3. Tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của quy trình công nghệ bao
gồm Sợi sản xuất.
Hiện tại, Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.
Trong tháng 10/2018, Nhà máy Sợi nhập kho tổng cộng là 1.270.383,57 kg loại
Sợi sản xuất bao gồm: Sợi Ne 24 CVCd (70/30) là 680,40 kg; Sợi Ne CVCd(52/48) W
là 636.128,64 kg, Sợi Ne 20 TCd (87/13) là 159.531,12; Sợi Ne 30 CVCm (52/48) W
là 149.652,09 kg; (Xem phụ lục 2.2: Bảng tính giá thành sản phẩm). Tổng giá
thành sản phẩm nhập kho Nhà Máy Sợi là 72.230.252.188 đồng. Được hạch toán như
sau:
Nợ TK 1551: 72.230.252.188
Có TK 1541-1: 72.230.252.188
Bảng 2.4: Thẻ tính giá thành sản phẩm
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
122 Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
(tháng 10/2018)
Tên sản phẩm: Sợi
Số lượng: 1.270.383,57 kg
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Tổng số tiền CPNVLTT CPNCTT CPSXC
A 1 2 3 4
Chi phí SXDD đầu kỳ 10.170.112.696 10.170.112.696
Chi phí SX PSTK 71.450.423.148 56.184.257.087 3.836.447.726 11.429.718.335
Tổng giá thành 72.230.252.188
Chi phí SXDD cuối kỳ 9.390.283.656 9.390.283.656
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 73
Quy trình tính giá thành sản phẩm
- Xác định sản phẩm hoàn thành
- Tính giá vật tư xuất kho
- Xác định chi phí phát sinh
- Tính sản phẩm dở dang
- Xác định chi phí tiêu hao
- Khái báo định mức chi phí (chi phí Nguyên vật liệu chính, lương, điện)
- Phân bổ chi phí
- Tính và cập nhật giá thành
- Kiểm tra tính hợp lý của giá thành các sản phẩm, phát hiện bất hợp lý trong
quá trình khai báo định mức chi phí để điều chỉnh, sửa chữa.
- Lập bảng tính giá thành sản phẩm
- Kiểm tra lại số liệu trên bảng tính giá thành và số liệu TK 1541.
- Đối chiếu số liệu bảng tính giá thành và báo cáo tổng hợp nhập kho từng loại
sản phẩm.
- Lập báo cáo dự kiến về chi phí sản xuất và kết quả kinh doanh sản phẩm Sợi
tháng trước theo mẫu TCKT-M09 gửi Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc/Giám đốc
điều hành phụ trách Sợi, Trưởng phòng Kinh doanh, Giám đốc Nhà máy Sợi chậm
nhất vào ngày mồng 4 sau khi kết thúc tháng.
- Cuối tháng, lập báo cáo về chi phí sản xuất Sợi theo mẫu TCKT-M09 trước
ngày 15 hàng tháng.
- Cuối năm, tham gia kiểm kê nguyên vật liệu, vật tư còn tồn ở nhà máy chưa
sử dụng, kiểm kê trên dây chuyền sản xuất, sản phẩm dở dang, sản phẩm chưa nhập
kho. Lưu lại bằng chứng kiểm đếm, thuyết minh cách tính toán, tổng hợp số liệu. Đôn
đốc đơn vị hoàn thành và nộp báo cáo kiểm kê chậm nhất là ngày 14 sau khi kết thúc.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM SỢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm Sợi tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế
Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều mong muốn thu nhận được những
thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nếu doanh
nghiệp nào nắm bắt được đầy đủ các thông tin cần thiết thì cũng có khả năng tạo thời
cơ phát huy thế chủ động trong sản xuất kinh doanh và đạt hiệu quả cao. Muốn tồn tại
và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải tạo ra các sản phẩm tốt, giá cả hợp lý thì
mới tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình. Để làm được điều này các doanh nghiệp không
còn cách nào khác là tối thiểu hoá các chi phí sản xuất từ đó tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Kế toán là một trong những công cụ quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế, là
động lực thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển làm ăn có hiệu quả. Vì vậy hoàn
thiện công tác kế toán là mục tiêu hàng đầu và cần thiết đối với doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triền bền vững, mỗi doanh nghiệp luôn phải tìm biện pháp để
khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Đây là vấn đề bao trùm, xuyên suốt
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở các tiềm lực có sẵn để nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất – kinh doanh thì không còn con đường nào khác là doanh
nghiệp phải tổ chức hoạt động với hiệu quả cao nhất cho mục tiêu cuối cùng là tối đa
hóa lợi nhuận. Để đạt được điều đó, ngoài việc tiết kiệm chi phí sản xuất thì doanh
nghiệp phải tổ chức, phối hợp chúng với nhau một cách khoa học. Đó là biện pháp tối
ưu trong vấn đề hiệu quả.
Tuy nhiên, để quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi từ khâu lập dự toán đến khâu
tổ chức thực hiện, chủ doanh nghiệp phải thu thập các thông tin về tình hình chi phí đi
đôi với kết quả thu được. Những thông tin này không chỉ xác định bằng trực quan mà
phải bằng phương pháp ghi chép, tính toán phản ánh trên sổ kế toán, xét trên góc độ
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 75
này kế toán với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin đã khẳng định vai trò không
thể thiếu cho hoạt động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Muốn đưa ra các biện pháp tiết kiệm các chi phí sản xuất, giảm giá thành sản
phẩm thì công tác tập hợp chi phí phải được hoàn thiện một cách thiết thực, nghĩa là
bên cạnh việc tổ chức ghi chép phản ánh đúng chi phí ở thời điểm phát sinh mà còn
phải tổ chức ghi chép và tính toán phản ánh từng loại chi phí theo đúng địa điểm và
đối tượng chịu chi phí. Ngoài ra, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Vì vậy,
để sử dụng chỉ tiêu giá thành vào công tác quản lý thì cần phải tổ chức tính đúng tính
đủ giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Do đó, việc hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất
nói riêng chính là một yêu cầu tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển và yêu cầu
quản lý. Hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất, tính giá
thành nói riêng nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho quản lý luôn là nhiệm
vụ quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.
3.2. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm Sợi tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế
Trong quá trình thực tập tại phòng kế toán – tài chính của Công ty Cổ phần Dệt
May Huế, bằng kiến thức đã học kết hợp với thực tế công việc, tôi nhận thấy hệ thống
kế toán của Công ty tương đối vững mạnh, tác phong làm việc chuyên nghiệp, các
công việc phát sinh được xử lý kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả. Dưới đây, tôi xin
mạnh dạn đưa ra một số nhận định mang tính chủ quan của mình về công tác tổ chức
bộ máy kế toán nói chung cũng như công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm của Công ty như sau:
3.2.1. Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
3.2.1.1. Ưu điểm
Nhìn chung, công tác kế toán tại Công ty được tổ chức một cách hợp lý, khoa
học đáp ứng được nhu cầu quản lý của Công ty cũng như tuân thủ nghiêm túc quy định
của pháp luật.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 76
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung do đó toàn
bộ công việc từ lập chứng từ đến ghi chép sổ kế toán chi tiết, tổng hợp đến lập các
BCTC đều được thực hiện tại phòng kế toán – tài chính của Công ty. Mọi thông tin về
chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh đều được tổng hợp và xử lý tại phòng kế toán,
tăng cường tính tập trung của công tác kế toán, thông tin được xử lý một cách thống
nhất và có định hướng. Bộ máy kế toán đầy đủ các phần hành kế toán, tạo điều kiện
thuận lợi để vận dụng các phương tiện kĩ thuật tính toán hiện đại, với hình thức này bộ
máy kế toán sẽ ít rườm rà và đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời
cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất của doanh nghiệp. Công việc của kế toán viên
được phân công rõ rệt giúp kế toán viên có thể chuyên sâu vào công việc của mình để
đạt hiệu quả công việc cao hơn. Phòng kế toán được trang bị đầy đủ các trang thiết bị
cần thiết (máy tính, máy in, hệ thống tủ sắt để lưu trữ chứng từ) hệ thống máy tính
của công ty khá mạnh và được nối mạng nội bộ với nhau thuận tiện cho việc quản lý,
thu thập và xử lý số liệu.
Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Bravo7, giúp khối lượng công việc
của các kế toán viên giảm đi đáng kể. Việc tổng hợp số liệu và lập các báo cáo được
thuận tiện và kịp thời, đem lại hiệu quả công việc cao hơn. Tổ chức lưu trữ chứng từ,
sổ sách một cách khoa học và chặt chẽ đáp ứng việc tìm kiếm các chứng từ khi cần
thiết một cách nhanh nhất. Cụ thể, chứng từ được đóng lại theo từng phần hành kế
toán, bảo quản và lưu trữ tại phòng. Cuối năm (cuối kỳ) kế toán tiến hành in các sổ
sách, bảng biểu đóng thành tập để lưu cùng với chứng từ gốc theo từng loại tài khoản.
Kế toán trưởng và kế toán phó có trình độ và kinh nghiệm lâu năm, do đó có cái
nhìn tương đối tổng quát, tổ chức và sắp xếp bộ máy kế toán chi phí tương đối hợp lý,
xây dựng hệ thống hỗ trợ, cung cấp thông tin lẫn nhau giữa các kế toán phần hành.
Đội ngũ kế toán trẻ nhưng đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và không
ngừng học hỏi, nghiên cứu và luôn có tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp nhịp nhàng
trong công việc. Kĩ năng sử dụng máy vi tính của hầu hết các kế toán trong công ty
đều rất thành thạo. Bên cạnh đó, kế toán viên thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật các quyđịnh mới nhất về kế toán.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 77
Ngoài ra, công tác quản lý chi phí và tính giá thành còn nhận được sự hỗ trợ từ
nhiều phòng ban khác trong Công ty:
- Phòng Kế hoạch không chỉ lên kế hoạch sản xuất chi tiết và cụ thể mà còn xây
dựng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu khoa học và chi tiết.
- Phòng Tổ chức hỗ trợ tính toán năng suất lao động công nhân sản xuất, tính
toán lương và các chế độ cho người lao động, cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời.
- Các phân xưởng, tổ, đội theo dõi, đánh giá việc sử dụng có hiệu quả nguyên
vật liệu, giảm hao hụt mất mát, nâng cao hiệu quả công việc theo dõi tình hình nhập
xuất vật tư; đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho công tác kế toán, tăng tính kiểm
soát và đối chiếu.
3.2.1.2. Những điểm hạn chế
Tuy đã ứng dụng phần mềm kế toán nhưng để thuận tiện cho công tác theo dõi,
quản lý công ty cũng lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ công đôi khi số liệu và
hành văn không được mạch lạc, tẩy xoá, không thực hiện đúng theo phương pháp chữa
sổ quy định.
Công tác kế toán quản trị của công ty chưa được chú trọng, chưa hình thành rõ
ràng. Trong khi đây là phần hành kế toán quan trọng, phục vụ cho ban lãnh đạo công
ty ra quyết định và quản lý tình hình kinh doanh tại công ty một cách hiệu quả.
Tuy đã nối mạng chương trình hạch toán kế toán tại phòng Tài chính kế toán
nhưng chưa nối mạng với các đơn vị thành viên nên việc theo dõi và cập nhật các số
liệu, báo số từ nhà máy lên phòng kế toán được thực hiện bằng cách thủ công hoặc qua
email, skype. Như vậy, mất thời gian và dễ xảy ra tình trạng thất lạc báo cáo.
3.2.2. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi tại
Công ty
3.2.2.1. Ưu điểm
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai
thường xuyên giúp kế toán theo dõi và phản ánh kịp thời tình hình vật tự trong điều
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 78
kiện đơn giá vật tư không ổn định, giá trị vật tư mỗi lần xuất, nhập lớn. Đồng thời giúp
cho việc tính giá xuất kho NVL và xác định chi phí sản xuất được chính xác hơn. Hơn
nữa, NVL chính của công ty chủ yếu là nhập khẩu việc hạch toán kê khai thường
xuyên giúp kế toán nắm bắt NVL một cách liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng
và hợp lý định mức NVL, đem lại hiệu quả cao.
- Kế toán giá thành với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Bravo 7, các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời cung cấp thông tin chính xác
nhất giúp cho công tác lập kế hoạch tính giá thành sản phẩm được tiến hành kịp thời,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định rõ ràng là từng nhà máy như
vậy sẽ dễ dàng trong việc tính giá thành. Tránh được sự chồng chéo chi phí giữa các
nhà máy với nhau.
- Kế toán chi phí NVLTT: Công ty đã xây dựng được hệ thống định mức
nguyên vật liệu trên cơ sở công thức pha chế từ nhà máy đưa lên, hệ thống định mức
này sẽ được thay đổi tuỳ thuộc vào từng giai đoạn và công thức pha chế của Nhà máy.
Việc xây dựng được định mức nguyên vật liệu như vậy sẽ tạo động lực cho từng tổ, cá
nhân phấn đấu trong việc tiết kiệm chi phí NVLTT. Giá xuất kho của nguyên vật liệu
được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ cho nên giá của nguyên vật
liệu xuất kho được giữ ổn định, ít biến động.
Phế liệu thu hồi được theo dõi một cách chặt chẽ bằng các phiếu nhập kho phế
liệu thu hồi như vậy có thể hạn chế bị thất thoát phế liệu do vụ lợi của một số cá nhân.
- Kế toán chi phí NCTT: Công ty đề ra các quy định về giờ giấc, ý thức làm
việc cho cán bộ công nhân viên của công ty và có sự giám sát, chấm công chặt chẽ
nhằm không lãng phí lao động, tiết kiệm và tăng hiệu quả công việc. Lương của nhân
viên văn phòng được trả theo hình thức lương thời gian kết hợp với phân loại thành
tích là hoàn toàn hợp lý.
Trả lương theo sản phẩm cho NCTT sản xuất, hàng tháng công ty đều tiến hành
bình bầu và phân loại chất lượng lao động thành lao động loại A, B1, C1, B, C, tương
Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tê
́ Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 79
ứng với một cấp độ chất lượng, lao động sẽ được hưởng một mức tiền khác nhau, ví dụ
như chất lượng lao động loại A được hưởng 100% lương, 100% tiền hiệu quả công
việc, 100% tiền thưởng hoàn thành kế hoạch; chất lượng lao động loại B1 được hưởng
100% lương, 100% tiền hiệu quả công việc và không được hường tiền thưởng hoàn
thành kế hoạch... Đánh giá như vậy sẽ giúp việc xác định chi phí nhân công trực tiếp
chính xác hơn và tạo động lực, khuyến khích được người lao động hăng hái sản xuất.
- Kế toán chi phí SXC: Chi phí SXC được theo dõi và hạch toán theo thực tế
phát sinh. Chi phí SXC được chia ra chi tiết, được theo dõi trên các tài khoản cấp 3
(62711, 62713). Chi phí SXC được tập hợp thành 3 nhóm (chi phí điện, chi phí khấu
hao và chi phí SXC khác) tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phân bổ các chi
phí sản xuất chung một cách hợp lý.
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối
kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Về cơ bản thì phương pháp này phù hợp với
đặc điểm chi phí sản xuất của công ty và có cơ sở khoa học (tỷ trọng chi phí nguyên
vật liệu trong tổng chi phí sản xuất luôn chiếm trên 80%), phương pháp này đơn giản,
dễ thực hiện.
- Tính giá thành sản phẩm: Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành theo
định mức, điều này có nghĩa là có nhiều người sẽ phải chịu trách nhiệm để đạt được
định mức chuẩn trong phạm vi công việc của mình, tạo cho mọi người mục tiêu để
phấn đấu, luôn có ý thức tiết kiệm chi phí. Việc sử dụng phương pháp tính giá thành
định mức cũng dễ dàng theo dõi những biến động chi phí của thực tế so với định mức
đề ra, cung cấp được thông tin về quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí nhằm
giúp tìm ra biện pháp thích hợp để cắt giảm chi phí và giúp cho nhà quản lý có thể xây
dựng được một cơ chế đánh giá và quản lý phù hợp, góp phần quan trọng nâng cao
hiệu suất làm việc của nhân viên.
3.2.2.2. Nhược điểm
- Công ty tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia
quyền cả kỳ dự trữ cho nên sẽ không cung cấp được thông tin về chi phí nguyên vật
liệu một cách kịp thời, chính xác nhất khi nhà quản trị cần. Mặt khác, đến cuối kỳ mới
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
in
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 80
có thể tính giá xuất kho nguyên vật liệu do đó sẽ tồn đọng một lượng công việc đến
cuối tháng, gây khó khăn cho kế toán.
- Nguyên vật liệu chính là bông thiên nhiên chủ nhập từ nước ngoài. Do đó,
CPNVL chính lớn do có thuế nhập khẩu và chi phí thu mua, vận chuyển lớn. Việc lập
định mức CPNVL cần phải chính xác nếu không sẽ gây ra l.ng phí khi cán bộ công
nhân viên chạy theo mục tiêu hoàn thành định mức đã được lập.
- Phế liệu nhập kho là một khoản giảm giá thành được công ty hạch toán vào
bên Có TK 6211-1 và theo dõi như là một khoản âm của chi phí NVLTT về bản chất
thì hạch toán như vậy là chính xác, không ảnh hưởng tới việc tính giá thành. Tuy
nhiên, khoản mục chi phí NVLTT của công ty là tương đối lớn, nếu quản lý các khoản
phế liệu thu hồi giống như NVLTT thì sẽ dễ gây nhầm lẫn và lộn xộn trong việc hạch
toán chi phí NVLTT.
- Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp
sản xuất như vậy sẽ làm cho công nhân đặt nặng vấn đề số lượng mà không quan tâm
đến chất lượng của sản phẩm làm ra, dẫn đến có thể lãng phí NVL.
- Khi tính lương theo sản phẩm tổ thống kê căn cứ vào bảng thống kê sản lượng
cá nhân sau đó đem nhân với đơn giá của từng sản phẩm sản phẩm. Hàng ngày thì các
tổ trưởng sản xuất chỉ theo dõi số lượng sản phẩm làm ra của mỗi công nhân, do đó
đếm cuối tháng việc tìm và áp giá đúng cho từng loại sản phẩm sẽ rất phức tạp và mất
thời gian vì mỗi công nhân có thể làm ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
- Hiện tại, công ty chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công
nhân. Nếu như lương nghỉ phép phát sinh đột biến trong kì thì khi đó giá trị sản xuất
trong kỳ giảm đi đáng kể mà vẫn phải trả tiền lương bình thường và số lương này phân
bổ hết vào giá thành sản phẩm sẽ làm cho giá thành biến động bất hợp lý.
- Máy móc thiết bị của công ty phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài. Trên thực
tế thì tốc độ hao mòn của máy móc thiết bị càng ngày càng nhanh nhưng công ty lại áp
dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng làm cho tốc độ quay vòng vốn
phục vụ nhu cầu tái đầu tư và mở rộng sản xuất chậm lại.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 81
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của công ty được đánh giá bao
gồm cả những loại NVL được xuất kho nhưng thực tế vẫn còn nguyên kiện chưa đi
vào sản xuất, như vậy sẽ không phù hợp, làm sai lệch một số chỉ tiêu kinh tế quan
trọng như việc đánh giá giá trị hàng tồn kho việc tính giá thành sẽ không chính xác
làm ảnh hưởng đến quyết định của các nhà quản lý công ty, đặc biệt là việc ra quyết
định có chấp nhận hay không một đơn đặt hàng nào đó.
- Công ty đánh giá chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo chi phí NVLTT, về cơ
bản là có cơ sở khoa học. Tuy phần chi phí SXC và chi phí NCTT dở dang cuối kỳ
chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có con số tuyệt đối lại khá lớn do đó việc đánh giá sản phẩm
dở dang theo chi phí NVLTT sẽ không chính xác, kéo theo những sai lệch về giá
thành.
- Việc tính giá thành theo phương pháp định mức tuy đem lại hiệu quả cao và
phù hợp với công ty, nhưng đòi hỏi kế toán phải giỏi và phải xây dựng được hệ thống
định mức một cách chính xác nhất có thể như vậy thì việc so sánh giữa biến động thực
tế so với định mức mới có ý nghĩa. Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức
của kế toán.
- Khi xuất bán sợi trực tiếp tại nhà máy kế toán công ty hạch toán Nợ TK 155/
Có TK 154, sau đó mới hạch toán Nợ TK 632/Có TK 155, như vậy sẽ rườm rà. Kế
toán có thể hạch toán trực tiếp Nợ TK 632/Có TK 154.
3.3. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt Máy Huế
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác kế toán, về đặc điểm tổ chức
sản xuất kinh doanh, về bộ máy quản lý doanh nghiệp của Công ty Cổ Phần Dệt May
Huế, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến mang tính chủ quan của bản thân với
mong muốn giúp công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất, qua đó có thể có thể cải thiện
tốt hơn công tác kế toán CPSX và tính GTSP nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Đối với công tác kế toán nói chung:
Trư
ờng
Đại
học
K n
h tê
́ Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 82
Công ty cần nối mạng nội bộ với các đơn vị thành viên và chú ý hơn trong việc
thiết lập công tác kế toán quản trị. Bởi vì hiện nay kế toán quản trị ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong doanh nghiệp, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị thực hiện
tốt chức năng quản lý của mình trong quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm
soát và ra quyết định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với khoản mục chi phí NVLTT:
- Để tiết kiệm chi phí NVL trong quá trình thu mua phòng Kinh doanh cần nắm
bắt kịp thời giá cả nguyên liệu ở các khu vực cung cấp khác nhau để tìm được những
thị trường có giá bán nguyên liệu thấp hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng, cung cấp
kịp thời cho quá trình sản xuất.
- Để cung cấp kịp thời về giá xuất kho thì bộ phận kế toán nên tính giá xuất kho
bình quân theo thời điểm. Như vậy sẽ giúp cung cấp kịp thời giá trị của vật liệu xuất
kho khi cần thiết, công việc tính toán sẽ không phải dồn đến cuối kỳ. Điều này đối với
kế toán của công ty là hoàn toàn có thể làm được trên cơ sở có sự trợ giúp của phần
mềm kế toán.
- Công ty nên quản lý phế liệu thu hồi như sau: Khi nhập kho phế liệu thu hồi
định khoản: Nợ TK 1522/Có TK 1541-1, thay vì định khoản: Nợ TK 1522/Có TK
6211-1, như vậy sẽ giảm bớt rắc rối cho khoản mục chi phí NVLTT và về bản chất của
một khoản giảm giá thành thì hạch toán phế liệu thu hồi như vậy là hoàn toàn hợp lý.
Đối với khoản mục chi phí NCTT
- Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm công ty nên sử dụng “Phiếu xác
nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành” để theo dõi số lượng sản phẩm làm ra của
từng người và tính ra tiền công cụ thể của từng ngày. Việc làm này có thể giao cho các
tổ trưởng sản xuất, cuối tháng thì chuyển về cho tổ thống kê ở nhà máy để tính lương.
Như vậy công việc tính lương cuối tháng sẽ đơn giản, và hiệu quả hơn.
- Đối với công tác tiền lương công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian
đối với nhân viên khối văn phòng và trả lương theo sản phẩm đối với nhân viên phân
xưởng sản xuất là rất phù hợp với đặc thù công ty, tuy nhiên công ty cần gắn trách
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 83
nhiệm và quyền lợi của các tổ lao động với kết quả sản xuất của họ để tránh tình trạng
đặt nặng về số lượng sản phẩm hơn chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí. Các tổ
trưởng tổ sản xuất phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc công nhân giúp quá trình sản
xuất đạt hiệu quả cao.
- Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân để quản
lý chi phí NCTT được ổn định hơn. Khi trích lương kế toán định khoản: Nợ TK
622/Có TK 335, khi trả lương cho công nhân nghỉ phép thì định khoản Nợ TK 335/Có
TK 334. Cuối kỳ, so sánh số thực tế với số đã trích để điều chỉnh tăng hoặc giảm chi
phí NCTT.
Đối với khoản mục chi phí SXC
- Tốc độ hao mòn của TSCĐ ngày càng nhanh, để có thể nhanh chóng quay
vòng vốn phục vụ nhu cầu tái đầu tư và mở rộng sản xuất thì công ty nên thực hiện
phương pháp khấu hao nhanh. Hoặc, trong quá trình sản xuất, để giảm chi phí cố định
mà mỗi sản phẩm phải gánh chịu thì cần hoạt động tối đa, sử dụng TSCĐ hết công
suất tối ưu của chúng. Có thể thực hiện điều này bằng cách bố trí thời gian lao động
hợp lý, tránh để máy móc, thiết bị có thời gian chết.
- Công ty cần có những quy định cụ thể để hạn chế các khoản chi phí chung về
bút mực, giấy vở, chi tiền điện thoại, điện, nước ở các nhà mày và các văn phòng công
ty. Chẳng hạn như giao khoán các chi phí này cho từng đơn vị.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Nếu tiếp tục đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVLTT:
Công ty nên loại trừ khoản mục chi phí NVL xuất kho nhưng chưa đưa vào sản
xuất (nguyên kiện) để việc tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được chính xác hơn.
Có thể Nhập lại kho vật liệu không sử dụng hết theo định khoản Nợ TK 152/Có TK
621. Hoặc có thể bảo quản NVL chưa dùng tại nhà máy để đưa vào sản xuất cho kỳ
sau bằng cách hạch toán ghi âm định khoản Nợ TK 621/Có TK 152.
- Nếu thay đổi phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 84
Nếu thay đổi phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tôi công ty
nên sử dụng phương pháp “đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định
mức”. Trên thực tế công ty đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí nên kế toán
hoàn toàn có thể xác định được chi phí định mức của mỗi sản phẩm. Phương pháp này
chỉ phát huy tác dụng tối đa khi hệ thống định mức được xây dựng chính xác, tuy
nhiên phương pháp này sẽ phản ánh được hết các khoản mục chi phí dở dang cuối kỳ
(bao gồm cả chi phí NCTT và chi phí SXC), sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá
chính xác hơn. Trên thực tế định mức chi phí sản xuất của công ty được xây dựng từ
khá lâu, do đó cũng đã phần nào khẳng định được độ chính xác của nó.
Tóm lại, tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất tính giá
thành sản phẩm nói riêng của công ty Cổ phần Dệt may Huế nhìn chung khá hoàn
thiện, được xây dựng qua một thời gian dài và đã có nhiều đóng góp cho công ty. Tuy
nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số điểm chưa được hợp lý và hiệu quả. Trong thời gian
tới muốn phát triển thành một trung tâm Dệt may hàng đầu của khu vực miền Trung
thì hệ thống kế toán của công ty cần phải tìm nhiều giải pháp để hoàn thiện hơn nữa
công tác kế toán của mình.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 85
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua thời gian được tiếp xúc với thực tế công việc, được sử chỉ bảo tận tình của
các nhân viên kế toán ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế, em đã học hỏi được nhiều
kinh nghiệp quý báu giúp ích cho công việc thực tế sau này.
Nhìn chung, đề tài cơ bản đã hoàn thành được mục tiêu đề ra, đã giải quyết
được các vấn đề sau:
- Thứ nhất, đề tài đã hệ thống một cách tổng quát về cơ sở lý luận của kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, các khái niệm, cách phân loại, đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmđể làm căn cứ nghiên cứu thực tiễn tại
đơn vị thực tập.
- Thứ hai, đề tài đã trình bày được khái quát về lịch sử hình thành và phát triển,
cơ cấu bộ máy quản lý và bộ máy kế toán, chế độ kế toán của Công ty.
- Thứ ba, đề tài đã trình bày thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm Sợi tháng 10/2018 của Công ty ở phần II cũng như để so sánh giữa
cơ sở lý luận và thực trạng kế toán đang áp dụng tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.
- Thứ tư, từ việc so sánh giữa cơ sở lý luận và thực trạng kế toán chi phí và giá
thành tại Công ty, đề tài đã đưa ra được các nhận xét về ưu, nhược điểm còn tồn tại
của Công ty, từ đó nêu được các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập
hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty.
Tuy nhiên, đề tài vẫn còn những điểm hạn chế như sau:
- Thứ nhất, đây là lần đầu tiên tiếp xúc thực tế với công việc kế toán với vốn
kiến thức còn hạn chế, nên khóa luận chỉ mới đề cập đến những vấn đề cơ bản, chưa
có điều kiện đi sâu vào phân tích tình hình phát sinh chi phí sản xuất tại Công ty để
đưa ra các biện pháp hạ giá thành thật sự khả thi nhất.
- Thứ hai, đề tài chỉ mới dừng lại ở việc phân tích và đánh giá thực trạng công
tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên không có sự so sánh biến
động chi phí giữa các kỳ kế toán với nhau.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 86
- Thứ ba, do Công ty có nhiều Nhà máy, nhưng do giới hạn về thời gian nên em
quyết định nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nhà máy
Sợi. Nhà máy Sợi của Công ty lại có rất nhiều loại Sợi, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
một loại Sợi cụ thể đó là Sợi sản xuất.
- Thứ tư, có rất nhiều số liệu phát sinh trong năm 2018, nhưng với giới hạn về
mặt thời gian nên đề tài chỉ đề cập đến các số liệu phát sinh trong tháng 10 năm 2018
và do tính bảo mật của Công ty về các chứng từ, sổ sách nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót.
- Thứ năm, một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán của bản thân
đưa ra là chưa hoàn hảo, chỉ mang tính định hướng chưa cụ thể hóa.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi
SVTH: Tống Thị Diệp 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Lợi, Nguyễn Khắc Tâm, Võ Văn Nhị (2002). Kế Toán Chi Phí. NXB Thống
kê.
2. Hoàng Giang (2005). Bài giảng “Tổ chức kế toán”. .
3. Nguyễn Ngọc Thủy. Bài giảng “Kế toán chi phí”. .
4. Phan Đình Ngân (2011). Kế toán tài chính . Nhà xuất bản Đại Học Huế, Thừa Thiên
Huế.
5. Phan Đức Dũng (2006). Kế toán chi phí giá thành. NXB Thống Kê.
6. Phan Thị Minh Lý (2008). Bài giảng “Nguyên lý kế toán”. Huế: NXB Đại học Huế.
7. Phan Đình Ngân và Hồ Phan Minh Đức (2007). Giáo trình kế toán tài chính 1. NXB
Đại học Huế.
8. Võ Văn Nhị (2006). Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp. NXB Tài Chính.
9. Các trang web:
www.huegatex.com.vn
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_nghien_cuu_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tin.pdf