ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ HUẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG
ĐỖ THỊ THUỲ LINH
NIÊN KHÓA: 2015-2019
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ HUẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG
123 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần nước Khoáng Bang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BANG
Tên sinh viên: Đỗ Thị Thuỳ Linh Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: K49B – Kế toán TS Nguyễn Đình Chiến
Niên khóa: 2015-2019
Huế, Tháng 12 năm 2018
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trong thời gian qua tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, đơn vị thực tập, gia đình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trường ,
đặc biệt là quý thầy cô khoa Kế toán-Kiểm toán đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức cần thiết và bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường vừa qua. Đó là
nền tảng cho quá trình thực hiện khóa luận cũng như công việc của tôi sau này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Đình Chiến, thầy giáo đã tận
tình hướng dẫn và theo sát giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập vừa qua.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần nước khoáng
Bang, đặc biệt là quý cô, chú, anh, chị phòng Tài chính – Kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi,
cũng như tận tình cung cấp những tài liệu cần thiết trong suốt thời gian thực tập tại đây.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Trong quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình, do kiến thức còn hạn
chế chắc chắn bài làm không tránh khỏi thiếu sót, rất mong quý thầy cô cùng các bạn sinh
viên góp ý, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thiện bài của mình tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 30 tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Thùy Linh
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TSCĐ : Tài sản cố định
TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình
SXKD : Sản xuất kinh doanh
DN : Doanh nghiệp
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
CP : Chi phí
NPT : Nợ phải trả
VCSH : Vốn chủ sở hữu
BQ : Bình quân
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
VAT, GTGT : Thuế giá trị gia tăng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
SL : Số lượng
NG : Nguyên giá
ĐVT : Đơn vị tính
GTCL : Giá trị còn lại
KH : Khấu hao
BĐSĐT : Bất động sản đầu tư
XDCB : Xây dựng cơ bản
VNĐ : Việt Nam Đồng
UBND : Ủy Ban Nhân dân
CCDC : Công cụ dụng cụ
TK : Tài khoản
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ .............18
Bảng 2.1 Tình hình lao động tại công ty trong giai đoạn 2015-2017 ...........................47
Bảng 2.2 Biến động tài sản của Công ty trong giai đoạn 2015-2017.......................... 52
Bảng 2.3 Biến động tổng nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2015-2017.............57
Bảng 2.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 ...........59
Bảng 2.5 Phân loại TSCĐHH theo hình thái biểu hiện vào năm 2017 .........................63
Bảng 2.6 Phân loại TSCĐHH theo nguồn vốn hình thành vào năm 2017....................63
Bảng 2.7 Đánh giá TSCĐHH theo giá trị còn lại vào năm 2017 ..................................64
Bảng 2.8 Cơ cấu TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang Error! Bookmark
not defined.
Bảng 2.9 Tình hình biến động TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang .....76
Bảng 2.10 Tình hình kỹ thuật và trang bị TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng
Bang 80
Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang........82
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1 Sổ Tài sản mua săm xe ô tô ............................Error! Bookmark not defined.
Biểu 2.2 Sổ TSCĐ của công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. Error! Bookmark not
defined.
Biểu 2.3 Sổ chi tiết tài khoản 2141 tháng 12 năm 2017................................................73
Biểu 2.4 Sổ tài sản M54 – Thiết bị xử lý nước RO.......Error! Bookmark not defined.
Biểu 2.5 Sổ chi tiết tài khoản TK 2112 .........................Error! Bookmark not defined.
Biểu 2.6 Sổ nhật ký chung.............................................Error! Bookmark not defined.
Biểu 2.7 Sổ cái TK 2112 ...............................................Error! Bookmark not defined.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản của Công ty trong giai đoạn 2015-2017.............................50
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 ......................55
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ ........................................................21
Sơ đồ 1.2 Quy trình hạch toán chi tiết TSCĐ................................................................23
Sơ đồ 1.3 Hạch toán tình hình tăng, giảm TSCĐHH ....................................................26
Sơ đồ 1.4 Hạch toán khấu hao TSCĐHH......................................................................27
Sơ đồ 1.5 Hạch toán sửa chữa TSCĐHH ......................................................................28
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang .................41
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần nước khoáng Bang ....................44
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ...................45
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ......................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................................3
1.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................3
PHẦN II:NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TSCĐHH VÀ PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH ................................................................................6
1.1 Lý luận chung về TSCĐHH ......................................................................................6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của TSCĐHH ......................................6
1.1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................6
1.1.1.2 Đặc điểm ............................................................................................................7
1.1.1.3 Vai trò ................................................................................................................7
1.1.1.4 Phân loại ..............................................................................................................8
1.1.2 Nguyên tắc quản lý tài sản cố định.......................................................................10
1.1.3 Đánh giá TSCĐHH...............................................................................................10
1.1.3.1 Nguyên giá.........................................................................................................11
1.1.3.2 Giá trị hao mòn của TSCĐHH ..........................................................................14
1.1.3.3 Giá trị còn lại .....................................................................................................15
1.1.4 Khấu hao TSCĐHH..............................................................................................15
1.1.4.1 Khái niệm ..........................................................................................................15
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh vi
1.1.4.2 Thời gian trích khấu hao của TSCĐHH ............................................................16
1.1.4.3 Các phương pháp trích khấu hao TSCĐHH......................................................16
1.1.5 Đầu tư nâng cấp và sửa chữa TSCĐHH...............................................................19
1.2 Công tác kế toán TSCĐHH .....................................................................................20
1.2.1 Chứng từ kế toán và quy trình luân chuyển chứng từ ..........................................20
1.2.1.1 Chứng từ kế toán ...............................................................................................20
1.2.1.2. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ ...............................................21
1.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐHH.....................................................................................22
1.2.3 Kế toán tổng hợp TSCĐHH .................................................................................24
1.2.3.1 Tài khoản sử dụng .............................................................................................24
1.2.3.2 Hạch toán tình hình tăng, giảm TSCĐHH ........................................................25
1.2.4 Kế toán khấu hao TSCĐHH.................................................................................26
1.2.4.1 Tài khoản sử dụng .............................................................................................27
1.2.4.2 Hạch toán khấu hao TSCĐHH ..........................................................................27
1.2.5 Kế toán sửa chữa TSCĐHH .................................................................................27
1.2.5.1 Tài khoản sử dụng .............................................................................................27
1.2.5.2 Hạch toán sửa chữa TSCĐ ................................................................................28
1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp .......................................29
1.3.1 Thế nào là hiệu quả sử dụng TSCĐHH................................................................29
1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH..............................................30
1.3.2.1 Phân tích biến động của TSCĐHH....................................................................30
1.3.2.2 Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐHH ......................................................31
1.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐHH..................................................31
1.3.2.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH ..................................................32
1.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐHH..................................33
1.3.3.1 Các nhân tố khách quan.....................................................................................33
1.3.3.2 Nhân tố chủ quan...............................................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG TSCĐHH TẠI CÔNG TY .......................................................................37
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang................................................37
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh vii
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang........37
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty....................................................................39
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần nước khoáng Bang.......................40
2.1.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần nước khoáng Bang..............43
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán ....................................................................................43
2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán ......................................................................44
2.1.5 Nguồn lao động của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 ....................................46
2.1.6 Khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 ........49
2.1.6.1 Tình hình tài sản của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 ................................49
2.1.6.2. Tình hình nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 ........................54
2.1.7 Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 ............58
2.1.7.1 Phân tích tình hình doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2015-2017...................60
2.1.7.2 Phân tích tình hình Chi phí của Công ty trong giai đoạn 2015-2017................61
2.1.7.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn 2015-2017......................62
2.2 Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang...63
2.2.1 Phân loại TSCĐHH tại Công ty ...........................................................................63
2.2.2 Đánh giá TSCĐHH tại Công ty............................................................................64
2.2.2.1 Nguyên giá.........................................................................................................64
2.2.3 Công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang .................64
2.2.3.1 Kế toán tăng TSCĐHH tại Công ty...................................................................64
2.2.3.2 Kế toán khấu hao TSCĐHH tại Công ty ...........................................................72
2.2.3.3 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH tại Công ty ....................................74
2.2.3.4 Kế toán kiểm kê TSCĐHH tại Công ty.............................................................74
2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang
trong giai đoạn 2015-2017.............................................................................................75
2.3.1 Phân tích biến động TSCĐHH của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 .............75
2.3.2 Phân tích tình hình trang bị và tình trạng kỹ thuật của TSCĐHH trong giai đoạn
2015-2017......................................................................................................................79
2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH trong giai đoạn 2015-5017......................81
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG ..........................85
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh viii
3.1. Đánh giá về công tác kế toán TSCĐHH và hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty
Cổ phần nước khoáng Bang ..........................................................................................85
3.1.1 Đánh giá về công tác kế toán TSCĐHH tại công ty:............................................85
3.1.1.1 Những mặt đạt được ..........................................................................................85
3.1.1.2 Những hạn chế...................................................................................................86
3.1.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang ........87
3.1.2.1 Ưu điểm .............................................................................................................87
3.1.2.2 Nhược điểm .......................................................................................................87
3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH và nâng cao hiệu quả
sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang .............................................87
3.2.1 Về công tác kế toán TSCĐHH .............................................................................87
3.2.2 Về việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH.....................................................89
PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................91
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của nền kinh tế đã kéo theo
nhiều cơ hội và thách thức đến cho Việt Nam. Bên cạnh việc góp phần tăng thêm thu
nhập, cải thiện đời sống của người dân thì điều này cũng làm cho họ ngày càng yêu
cầu khắt khe hơn đối với các sản phẩm mà mình sử dụng trong đời sống, đặc biệt là
đối với các sản phẩm của các ngành lương thực, thực phẩm, nước giải khát Bởi vì
đây là những hàng hóa thiết yếu, được sử dụng hàng ngày và không thể thiếu của
người dân. Khác với trước đây khi mà mức sống của người dân Việt Nam vẫn đang
còn thấp và chưa thể theo kịp với trình độ của Thế giới cho nên người tiêu dùng chỉ
lựa chọn các sản phẩm giá rẻ, vừa túi tiền thì hiện nay, cùng với sự vươn lên và phát
triển mạnh mẽ đã làm cho người dân trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn khi mà
đối với họ thì chuyện giá cả không còn là tiêu chí duy nhất mà ưu tiên hàng đầu của
sản phẩm đó chính là đảm bảo chất lượng cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng, sau
đó mới xét đến chuyện giá cả của sản phẩm. Có thể thấy rằng với xu hướng lựa chọn
sản phẩm ngày nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài khi
thâm nhập vào thị trường Việt Nam bởi vì nếu xét về chất lượng thì các sản phẩm
nước ngoài thường tốt hơn và yên tâm hơn so với sản phẩm trong nước mặc dù giá cả
có thể bằng hoặc cao hơn. Bên cạnh đó tư tưởng “xín ngoại” nó cũng tạo nên những
khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường cạnh tranh vô
cùng khốc liệt.
Cùng với các ngành lương thực, thực phẩm thì ngành nước giải khát cũng ngày
càng tăng trưởng và phát triển nhanh chóng khi có đến hơn 1.800 cơ sở sản xuất nước
giải khát và bình quân người Việt tiêu thụ nước giải khát trên 23 lít/người/năm (theo
số liệu thống kê từ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam công bố) và tiếp
tục tăng trong những năm tới. Qua đó chứng tỏ sức thu hút to lớn của thị trường nước
giải khát ở Việt Nam. Mặc dù được đánh giá là môi trường vô cùng hấp dẫn nhưng
trong những năm gần đây lại xảy ra một vấn đề gây bức xúc trong dư luận, đó chính là
việc sử dụng các hóa chất độc hại hay các nguồn nguyên liệu, phế phẩm bẩn để làm ra
các sản phẩm nước đóng chai gây nguy hại cho sức khỏe của con người nhưng bao bì,
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 2
mẫu mã lại mang tên của các thương hiệu nổi tiếng trong nước và nước ngoài. Những
việc làm bất chấp mọi thủ đoạn nhằm đánh lừa người dân để thu được lợi nhuận vô
tình đã gây nên một tâm lý e ngại, dè dặt hơn trong lòng người tiêu dùng. Từ đó, gây
nên nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nước giải khát trong việc
thuyết phục được người dân và có thể cạnh tranh lại với các doanh nghiệp nổi tiếng
của nước ngoài. Muốn giải quyết được vấn đề đó thì các doanh nghiệp trong nước cần
phải luôn không ngừng cải tiến và đổi mới các sản phẩm cũng như có các biện pháp
giúp tạo được niềm tin trong lòng người tiêu dùng.
Một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm của các doanh
nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát nói riêng đó
chính là cơ sở vật chất kỹ thuật như: máy móc, thiết bị hay nói cách khác là
TSCĐ. Đây chính là điều đã tạo nên khoảng cách về chất lượng sản phẩm ở doanh
nghiệp nước ta với các nước trên Thế giới. Mặc dù vậy, nhưng hiện nay nhờ có sự
phát triển vượt bậc của các tiến bộ kỹ thuật đã giúp cho nước ta gần bắt kịp với các
nước tiên tiến, nhờ đó mà đã dần rút ngắn được cách biệt hơn so với doanh nghiệp
nước ngoài. Từ đó có thể thấy được rằng, TSCĐ là một yếu tố then chốt trong các
doanh nghiệp sản xuất. Nó thể hiện được một cách chính xác nhất về năng lực, trình
độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Trong đó, TSCĐHH lại
chiếm giá trị rất lớn trong tổng TSCĐ của các doanh nghiệp sản xuất. TSCĐ nói
chung và TSCĐHH nói riêng được cải tiến, đổi mới và hoàn thiện phụ thuộc rất
nhiều vào hoàn cảnh thực tế trong mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ
sản xuất một cách hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết ở trên, cùng với quá trình học tập ở trường
và thời gian thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu tại Công ty Cổ phần
nước khoáng Bang nên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu công tác kế toán TSCĐHH và
hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang” làm đề tài nghiên
cứu cho Khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 3
1.2Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các mục tiêu sau đây:
- Hệ thống hóa và tổng hợp những lý luận cơ bản về kế toán TSCĐHH trong
doanh nghiệp và các phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH.
- Tìm hiểu đặc điểm của doanh nghiệp trong sản xuất và công tác kế toán doanh
nghiệp. Từ đó, nghiên cứu và phân tích được thực trạng công tác kế toán TSCĐHH
hay tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác kế toán TSCĐHH tại doanh
nghiệp bằng cách nâng cao và phát triển hơn nữa về phần mềm kế toán và trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của kế toán. Bên cạnh đó còn phải đưa ra được các biện pháp
giúp cho việc xử lý nghiệp vụ liên quan như kế toán tăng, giảm, khấu hao, quản lý
TSCĐHH... ngày càng nhanh chóng và hợp lý.
- Đưa ra được các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công
ty Cổ phần nước khoáng Bang dựa trên các con số của các chỉ tiêu phân tích hiệu quả
sử dụng TSCĐHH. Qua đó, sẽ phần nào giúp cho năng suất và chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
1.3Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán TSCĐHH và hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng
TSCĐHH của Công ty Cổ phần nước khoáng Bang.
1.4Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Phòng Tài chính – Kế toán thuộc Công ty Cổ phần nước
khoáng Bang.
Về thời gian: Số liệu về tài sản cố định hữu hình được dùng để nghiên cứu và
phân tích là số liệu tổng hợp qua ba năm 2015 - 2017
1.5Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu tài liệu này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập thông tin
thứ cấp như nội dụng của chuẩn mực, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính;
các chuyên đề, khóa luận có liên quan tại thư viện trường và trên internet; các
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 4
tài liệu thu thập tại công ty và một số văn bản pháp luật về doanh nghiệp để
hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán TSCĐHH.
Phương pháp pháp quan sát: Quan sát và ghi chép những công việc của nhân
viên trong công ty và của phòng kế toán phải làm hàng ngày
Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp hỏi trực tiếp những người liên quan
đến vấn đề nghiên cứu từ đó giải quyết thắc mắc và hiểu rõ hơn về công tác kế
toán tại Công ty, đồng thời được hỏi học thêm các kinh nghiệm thực tế giúp cho
công việc sau này.
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ nhiều nguồn như phòng Tài
chính – Kế toán và các phòng ban khác sẽ giúp cho việc tính toán và xử lý các
chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định được chính xác và cụ thể hơn
Phương pháp phân tích: Trong khóa luận này tôi chủ yếu sử dụng các phương
pháp phân tích đó là phương pháp phân tích theo chiều ngang, phân tích xu
hướng và phương pháp phân tích theo chiều dọc
- Phân tích theo chiều ngang: Tính số tiền chênh lệch bằng cách lấy chỉ tiêu của
kỳ phân tích so với chỉ tiêu của kỳ gốc (ví dụ năm 2016 so với năm 2015, năm
2017 so với năm 2016). Tỷ lệ chênh lệch được tính toán để thấy được quy mô
thay đổi tương quan ra sao so với quy mô trước đó.
- Phân tích xu hướng: Các chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm.
Từ đó, có thể chỉ ra được những thay đổi cơ bản về tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty.
- Phân tích theo chiều dọc: Tỷ lệ (tỷ trọng) được tính bằng cách lấy chỉ tiêu bộ
phận chia cho chỉ tiêu tổng thể nhằm chỉ ra được mối quan hệ của các bộ phận
khác nhau so với tổng số trong báo cáo. Qua đó thấy được tầm quan trọng của
các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ ra
được những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo.
- Phương pháp đặc thù: Trong bài này tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh.
Thực hiện đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế có cùng một nội dung, một tính chất
tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 5
So sánh theo chiều ngang với các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán giữa ba
năm 2015, 2016 và 2017 để thấy được xu hướng biến động của các khoản mục. Đồng
thời so sánh theo chiều dọc để xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể quy
mô nói chung qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu tổng thể.
So sánh theo chiều ngang các khoản mục liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi
nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh để thấy được tốc độ phát triển của công ty
trong ba năm 2015, 2016 và 2017.
So sánh các chỉ số tài chính năm 2016 so với năm 2015, năm 2017 so với năm
2016.
Từ đó, tổng hợp các kết quả so sánh và phân tích trên để đưa ra nhận xét chung,
tìm những mặt hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục.
Phương pháp mô tả: Là phương pháp dùng để mô tả quy trình luân chuyển
chứng từ, quy trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.
1.6Kết cấu đề tài
Nôi dụng của đề tài nghiên cứu sẽ bao gồm ba phần, đó là:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán TSCĐHH và phân tích hiệu quả sử dụng
TSCĐHH
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH và hiệu quả sử dụng
TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang
Chương 3: Một số biện pháp cải thiện công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty
Cổ phần nước khoáng Bang
Phần III: Kết luận
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 6
PHẦN II:NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TSCĐHH VÀ
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH
1.1 Lý luận chung về TSCĐHH
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của TSCĐHH
1.1.1.1 Khái niệm
Theo Chuẩn mực kế toán số 03 - “TSCĐHH” (Ban hành và công bố theo Quyết
định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính):
“TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng
cho hoạt động SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH”.
Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC - Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích
khấu hao TSCĐ: “TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất
thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐHH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng
vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải...”
Từ hai khái niệm trên, ta có thể hiểu một cách ngắn gọn, TSCĐHH là những tài
sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH do Bộ Tài chính quy định.
Trong quá trình sử dụng thì TSCĐHH sẽ bị hao mòn dần và chuyển dịch phần giá trị
hao mòn đó vào sản phẩm sản xuất ra.
Vậy tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH bao gồm những gì? Thì căn cứ vào Điều 3,
chương II Thông tư 45/2013/TT-BTC – Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích
khấu hao TSCĐ thì các tài sản được ghi nhận là TSCĐHH phải thỏa mãn đồng thời tất
cả ba (3) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên;
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 7
1.1.1.2 Đặc điểm
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp.
Đây được xem là đặc điểm đầu tiên và quan trọng nhất của TSCĐHH.
- Tồn tại ở hình thái vật chất cụ thể: TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu
có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống
gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng
nhất định) như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị
- Bị hao mòn dần: TSCĐHH thường được sử dụng trong quá trình sản xuất ra các
sản phẩm và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, tức là tồn tại rất nhiều năm cho
nên dần dần sẽ bị hao mòn, phần giá trị đó được chuyển dịch từng phần vào chi phí
kinh doanh. Còn TSCĐHH vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến
khi hư hỏng hoàn toàn.
- Khó khăn trong việc vận chuyển, di dời: Bởi vì TSCĐHH bao gồm nhà cửa, vật
kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được hình thành sau quá trình thi
công xây dựng hoặc lắp đặt rất lâu cho nên thường rất to lớn và cố định nên khó có
thể di chuyển được.
1.1.1.3Vai trò
- TSCĐ phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, phản ánh quy mô của
doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hình kinh doanh mà nó
tiến hành.
- TSCĐ luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản xuất hàng hóa của doanh
nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ sản xuất, TSCĐ tồn tại
trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp cả về sản lượng và chất lượng.
- TSCĐ còn là một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:
+ Đối với vốn vay ngân hàng thì TSCĐ được coi là điều kiện khá quan t... việc sử dụng và bảo quản TSCĐHH. Qua đó,
điều này sẽ nâng cao được hiệu quả trong việc quản lý TSCĐ của doanh nghiệp.
Tại các nơi sử dụng TSCĐHH như bộ phận, phòng ban, phân xưởng sản xuất
sẽ sử dụng “Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” nhằm theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ
trong phạm vi bộ phận quản lý. Mỗi đơn vị sử dụng phải mở một sổ riêng trong đó ghi
TSCĐ tăng hoặc giảm của đơn vị mình theo từng chứng từ tăng, giảm TSCĐ, theo thứ
tự thời gian phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ.
Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp
Bộ phận kế toán sẽ sử dụng thẻ TSCĐ, sổ đăng ký thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ toàn
doanh nghiệp để tiến hành theo dõi tình hình tăng, giảm và hao mòn của các TSCĐ.
Quy trình hạch toán chi tiết TSCĐ sẽ được minh họa thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 Quy trình hạch toán chi tiết TSCĐ
Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến TSCĐ, kế toán tiến hành lập thẻ TSCĐ
(tăng TSCĐ) hoặc hủy thẻ TSCĐ (giảm TSCĐ). Thẻ TSCĐ sẽ được lập cho từng đối
tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Trên thẻ bao gồm 4 phần:
- Phần đầu: Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như tên, ký hiệu, quy cách, số liệu
TSCĐ, nước sản xuất
Ghi cuối kỳ
Ghi hằng ngày
Chứng
từ
TSCĐ
Lập
hoặc
hủy thẻ
Sổ kế
toán chi
tiết
Bảng
tổng
hợp chi
tiết
Báo
cáo tài
chính
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 24
- Phần hai: Ghi các chỉ tiêu nguyên giá từ khi bắt đầu hình thành TSCĐ và nguyên
giá thay đổi theo các thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt
bộ phận và giá trị hao mòn đã trích qua từng năm.
- Phần ba: Ghi số phụ tùng, dụng cụ, đồ nghề kèm theo TSCĐ.
- Phần bốn: Ghi giảm TSCĐ, phản ánh số, ngày tháng của chứng từ giảm TSCĐ
và lý do giảm TSCĐ.
Thẻ TSCĐ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Vì vậy,
phải có hòm thẻ để bảo quản. Trong hòm thẻ cần bố trí các ngăn đựng thẻ TSCĐ được sắp
xếp một cách khoa học theo từng nhóm loại TSCĐ và theo từng nơi sử dụng nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm khi dùng thẻ. Sau khi lập thẻ TSCĐ thì kế toán phải
đăng ký các thẻ vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ để dễ phát hiện nếu thẻ bị thất lại.
Dựa vào chứng từ liên quan đến TSCĐ, thẻ TSCĐ và sổ đăng ký thẻ TSCĐ thì
kế toán làm căn cứ để ghi vào sổ TSCĐ. Trong sổ TSCĐ thì mỗi loại TSCĐ (nhà cửa,
vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải) sẽ được dùng riêng một sổ hoặc
một số trang trong sổ để theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao của các TSCĐ trong
từng loại. Nếu một loại TSCĐ có nhiều nhóm thì nên chia sổ thành các phần để phản
ánh các đối tượng ghi TSCĐ thuộc từng nhóm giúp cho việc sử dụng số liệu lập báo
cáo định kỳ về TSCĐ được thuận tiện. Mặt khác, kế toán tổng hợp sẽ phải dựa vào số
liệu trên các bảng tính và phân bổ khấu hao để tổng hợp số khấu hao hàng năm của
từng đối tượng ghi TSCĐ và xác định số khấu hao lũy kế để ghi vào các phần liên
quan trong thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp.
Từ sổ TSCĐ thì cuối kỳ kế toán sẽ căn cứ vào số liệu ở đây để lập bảng tổng
hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ và dựa vào các bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ
để lập các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
1.2.3 Kế toán tổng hợp TSCĐHH
1.2.3.1 Tài khoản sử dụng
TK 211 – TSCĐHH: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình
hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 25
Nợ Tài khoản 211 Có
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do
XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng,
do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp,
do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ
do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo
nâng cấp, đánh giá lại.
- Nguyên giá TSCĐ HH giảm do thanh
lý, nhượng bán, đánh giá lại.
Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện
có ở doanh nghiệp.
1.2.3.2 Hạch toán tình hình tăng, giảm TSCĐHH
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 26
Sơ đồ 1.3 Hạch toán tình hình tăng, giảm TSCĐHH
1.2.4 Kế toán khấu hao TSCĐHH
Tăng khác
TK 811
Số đã hao mòn
Nhận lại vốn
góp
Nhận vốn góp
bằng TSCĐ
TK 217
TSCĐ do XDCB
hoàn thành bàn giao
TK 222, 3381
TK 221
TK 241
TK 411
TK 711
BĐSĐT chuyển thành TSCĐ
Đồng thời căn cứ vào nguồn hình
thành TSCĐ để ghi tăng nguồn
vốn chủ sở hữu
Chênh lệch giá đánh
giá lại > GTCL
TK 211
TK 154, 155
Mua TSCĐ
TSCĐ tự sản xuất
TK 111,112,331,
341
Góp vốn liên doanh liên kết
bằng TSCĐ
Số đã hao mòn
TK 811
TK 214
Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nguyên giá
GTCL
TK
2212,2213
TK 1332
Thuế GTGT
Số đã hao mòn
TK 214
Chênh lệch giá đánh
giá lại < GTCL
Giảm khác
TK 412,1381
TK
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 27
1.2.4.1 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐHH: Tài khoản này dùng để phản ánh giá
trị hao mòn của TSCĐHH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những
khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐHH.
Nợ Tài khoản 2141 Có
Giá trị hao mòn TSCĐHH giảm do TSCĐ
thanh lý, nhượng bán, điều động cho
doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tư vào
đơn vị khác.
Giá trị hao mòn TSCĐHH tăng do trích khấu
hao TSCĐ.
Dư có:Giá trị hao mòn TSCĐHH hiện có.
1.2.4.2 Hạch toán khấu hao TSCĐHH
Sơ đồ 1.4 Hạch toán khấu hao TSCĐHH
1.2.5 Kế toán sửa chữa TSCĐHH
1.2.5.1 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
TK 2141
TK 811
2141
Giảm hao mòn TSCĐHH dó
thanh lý nhượng bán
GTCL
TK 211
Nhận TSCĐHH đã sử dụng
TK 411
TK 627,641,642
TK 3532,3533
Định kỳ trích KH TSCĐHH
vào chi phí SXKD
Hao mòn TSCĐHH dùng cho
hoạt động phúc lợi
TK 211
GTCL
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 28
Nợ Tài khoản 2413 Có
Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Dư nợ: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dở
dang cuối kỳ.
1.2.5.2 Hạch toán sửa chữa TSCĐ
Sơ đồ 1.5 Hạch toán sửa chữa TSCĐHH
TK 111,112,331 TK 627, 641, 642
CP sửa chữa thường xuyên TSCĐ thuê ngoài
(theo giá thuê không thuế GTGT)
TK 133
TK 2413
Tập
hợp
chi
phí
sửa
chữa
lớn,
sửa
chữa
nâng
cấp
theo
từng
công
trình
Kết
chuyển
giá
thành
sửa
chữa
thực tế
theo
từng
công
trình
khi bàn
giao
TK 111,152,334,338
TK 335
TK 242
Tính vào chi phí
Tính trực tiếp vào chi phí
KD nếu chi phí sửa chữa nhỏ
phải trả nếu sửa
chữa theo kế
hoạch
Trích trước
theo kế
hoạch
Tính vào chi phí
trả trước dài hạn nếu
CP sửa chữa phát sinh
lớn, phân bổ nhiều năm
Phân bổ dần
CP sửa chữa
tính vào CP
kinh doanh
TK 211
Ghi tăng nguyên giá TSCĐ
nếu sửa chữa nâng cấp
Các CP sửa chữa khác
do doanh nghiệp bỏ ra
có liên quan đến từng
công trình
Tổng giá thanh
toán thuê ngoài
về sửa chữa
TSCĐ (cả thuế
GTGT)
Thuế GTGT
đầu vào
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 29
1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp
1.3.1 Thế nào là hiệu quả sử dụng TSCĐHH
TSCĐHH là cơ sở vật chất kỹ thuật, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và
trình độ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Đồng thời, nó còn là tư liệu lao động
quan trọng giúp cho doanh nghiệp tạo ra sản phẩm của mình, sản phầm có đạt chất
lượng cao hay không? Có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của công ty khác hay
không? Đều dựa vào TSCĐHH mà doanh nghiệp đó đang sở hữu. Việc sử dụng hiệu
quả TSCĐHH sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc đầu tư vào TSCĐHH
như lắp đặt thêm TSCĐHH hiện đại hay nâng cấp TSCĐHH hiện có sẽ giúp đẩy mạnh
được việc sản xuất khi mà số lượng sản phẩm tăng, chất lượng sản phẩm cũng tăng,
các sản phẩm thì đa dạng, nhiều chủng loại nên sẽ thu hút được người tiêu dùng. Trong
khi đó, chi phí sản xuất như nguyên, vật liệu lại giảm đi sẽ làm cho lợi nhuận của
doanh nghiệp đạt được tối đa. Đây chính là điều mà các doanh nghiệp luôn cố gắng để
đặt được. Qua đó, cho thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐHH.
Hiệu quả sử dụng TSCĐHH là sự phản ánh trình độ khai thác và sử dụng
TSCĐHH của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được doanh thu
cao nhất và chi phí về TSCĐHH là thấp nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH
chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết
cấu TSCĐHH, hoàn thiện những khâu yếu kém và lạc hậu của quy trình công nghệ.
Đồng thời, sử dụng TSCĐHH hiện có là một trong những biện pháp tốt nhất để sử
dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng TSCĐHH còn tăng sức cạnh tranh và giúp cho doanh nghiệp
ngày càng xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bởi vì nhờ có lợi thế về
chi phí sẽ góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Từ đó, có thể nhận thấy được rằng việc sử dụng hiệu quả TSCĐHH có vai trò
quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp hiện nay khi mà sự cạnh tranh không chỉ
còn là giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau mà còn là với các doanh nghiệp nước
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 30
ngoài. Điều này làm cho thị trường Việt Nam ngày càng thay đổi khó lường mà chỉ có
những doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu mới có thể đứng vững được.
1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH
1.3.2.1 Phân tích biến động của TSCĐHH
Phân tích biến động TSCĐHH có thể đánh giá được mức độ quan tâm, hướng
phát triển của công ty vào TSCĐHH như tập trung đổi mới máy móc thiết bị hay cắt
giảm nhà cửa, phương tiện kỹ thuật Để phân tích tình hình biến động của TSCĐHH
thì chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Hệ số tăng TSCĐHH:
Hệ số tăng TCSĐHH =
Giá trị TSCĐHH tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐHH BQ trong kỳ
Trong đó:
Giá trị TSCĐHH BQ trong kỳ = ½ (Giá trị TSCĐHH đầu kỳ + Giá trị
TSCĐHH cuối kỳ)
Giá trị TSCĐHH tăng trong kỳ bao gồm cả những TSCĐHH cũ thuộc nơi khác
điều đến.
- Hệ số giảm TSCĐHH:
Hệ số giảm TCSĐHH =
Giá trị TSCĐHH giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐHH BQ trong kỳ
Giá trị TSCĐHH giảm trong kỳ bao gồm những TSCĐHH hết hạn sử dụng, đã
thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng được điều động đi nơi khác và không bao gồm
phần khấu hao.
Hai chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng (giảm) TSCĐHH do mọi nguyên nhân.
Nếu hệ số tăng TSCĐHH > Hệ số giảm TSCĐHH chứng tỏ quy mô vốn kinh doanh
của doanh nghiệp đang được mở rộng và ngược lại.
- Hệ số đổi mới TSCĐHH
Hệ số đổi mới TCSĐHH =
Giá trị TSCĐHH mới tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐHH hiện có cuối kỳ
Trong đó: Giá trị TSCĐHH mới tăng trong kỳ bao gồm cả chi phí hiện đại hóa.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 31
Hệ số này cho biết trong tổng số TSCĐHH hiện có cuối kỳ thì có bao nhiêu
TSCĐHH mới được bổ sung trong năm. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ năng lực SXKD
của doanh nghiệp càng cao.
- Hệ số loại bỏ TSCĐHH
Hệ số loại bỏ TCSĐHH =
Giá trị TSCĐHH lạc hậu, cũ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐHH hiện có đầu kỳ
Hệ số này cho biết trong tổng số TSCĐHH có đầu kỳ, thì có bao nhiêu
TSCĐHH cũ, lạc hậu được loại bỏ trong kỳ. Hệ số này phản ánh mức độ loại thải
TSCĐ trong năm.
1.3.2.2 Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐHH
Trong quá trình sử dụng thì TSCĐHH sẽ dần dần bị hao mòn và đến một lúc
nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Cho nên việc xem xét, đánh giá đúng mức độ
hao mòn cũng như tình trạng mới hay cũ sẽ giúp đề ra những biện pháp hợp lý để tái
đầu tư TSCĐHH. Qua đó có thể thấy được chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của
TSCĐHH cũng đóng vai trò quan trọng để đưa ra các quyết định có liên quan đến
TSCĐHH. Muốn biết chỉ tiêu này cần phải phân tích hệ số hao mòn TSCĐHH và được
xác định như sau:
Hệ số hao mòn TSCĐHH =
Giá trị hao mòn TSCĐHH
Nguyên giá TSCĐHH
- Nếu hệ số hao mòn TSCĐHH càng tiến dần về 1 có nghĩa là TSCĐHH càng cũ
và doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc đầu tư xây dựng, mua sắm, hiện đại hóa
TSCĐHH.
- Nếu hệ số hao mòn TSCĐHH càng tiến dần về 0 có nghĩa là TSCĐHH đã được
đổi mới, doanh nghiệp đã chú trọng vào đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐHH.
1.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐHH
Mặc dù TSCĐHH có vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng của các sản
phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra tuy nhiên chúng cũng chỉ là công cụ, máy móc,
thiết bị mà phải có sự tác động hay điều khiển của con người mới có thể hoạt động
được, Cho nên, lao động trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng không kém,
giúp cho TSCĐHH hoạt động một cách hiệu quả và tốt hơn. Đặc biệt là những doanh
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 32
nghiệp làm về các ngành nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác. Từ những ý kiến trên có thể
thấy rằng lao động cũng là yếu tố không thể thiếu để có thể nắm rõ hơn về tình hình sử
dụng TSCĐHH tại doanh nghiệp.
Chỉ tiêu đùng dể đánh giá tình hình trang bị TSCĐHH tại doanh nghiệp đó
chính là hệ số trang bị TSCĐHH cho lao động sản xuất, nó phản trình độ trang bị
TSCĐHH cho một lao động trực tiếp sản xuất và được tính như sau:
Hệ số trang bị TSCĐHH cho lao
động sản xuất
=
Nguyên giá TSCĐHH bình quân
Số lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi lao động được trang bị bao nhiêu giá trị
TSCĐHH, hệ số này càng lớn chứng tỏ mức đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật cho
người lao động càng cao và ngược lại.
1.3.2.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH sẽ cho biết được tình hình sử dụng
TSCĐHH có đạt được hiệu quả như tăng năng suất hay nâng cao chất lượng sản phẩm
làm cho lợi nhuận tăng cao so với những năm trước hay không. Vì vậy, TSCĐHH
được sử dụng hiệu quả chứng tỏ rằng tại doanh nghiệp đang tận dụng vốn một cách
chính xác và hợp lý. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH là:
- Sức sản xuất của TSCĐHH:
Sức sản xuất của TSCĐHH =
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐHH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đồng nguyên giá TSCĐHH đầu tư trong
kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao
thể hiện TSCĐ hoạt động tốt.
- Sức sinh lợi của TSCĐHH
Sức sinh lợi của TSCĐHH =
Lợi nhuận sau thuế
Nguyên giá TSCĐHH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết bình quân cứ một đồng giá trị TSCĐHH sử dụng trong kỳ
thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả
sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp đang có những kết quả tích cực.
- Sức hao phí của TSCĐHH
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 33
Sức hao phí của TSCĐHH =
Nguyên giá TSCĐHH bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần trong kỳ
thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSCĐHH.
1.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐHH
1.3.3.1 Các nhân tố khách quan
Các quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước
Các quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa ra thông qua văn
bản pháp luật kinh tế nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm
theo. Nó là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện, nếu làm trái sẽ phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật. Cho nên đối với doanh nghiệp thì các quy định của Nhà
nước rất quan trọng và có tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh khi mà chỉ cần
một thay đổi nhỏ như về đánh giá TSCĐ, trích khấu hao sẽ làm thay đổi không chỉ
liên quan đến việc khai thác và sử dụng TSCĐ như thế nào mà nó còn làm ảnh hưởng
đến cả hoạt động của doanh nghiệp.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Ngày nay, khi mà việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn thì các doanh nghiệp phải
luôn không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm nhưng giá thành thấp hơn mới có thể
tồn tại và phát triển được trong thị trường. Tuy nhiên để làm được điều này, đòi hỏi
các doanh nghiệp phải xây dựng được một kế hoạch về đầu tư đổi mới hay cải tạo
TSCĐ không chỉ trước mắt mà là lâu dài thì mới có thể mong cạnh tranh được khi mà
đối thủ còn bao gồm cả những doanh nghiệp nước ngoài thuộc những quốc gia có thế
mạnh về việc phát triển khoa học công nghệ, máy móc thiết bị của họ luôn được cải
tiến mà ngay cả nước ta sẽ rất lâu mới có thể theo kịp được.
Tác động của thị trường
Ngày nay, thị trường luôn biến hóa khôn lường buộc các doanh nghiệp phải
không ngừng thay đổi mới có thể bắt kịp được xu hướng của thị trường. Trong khi đó,
người tiêu dùng thì càng có tâm lý dè dặt đối với hàng hóa cho nên mức tiêu thụ của
thị trường đang giảm dần và trở nên khó tính hơn trước đây rất nhiều. Khi mà lượng
cầu sụt giảm thì buộc lượng cung cũng phải giảm theo nếu không muốn thua lỗ, điều
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 34
này làm cho các doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng sản xuất của mình đi. Ngược
lại, đối với các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nước giải khát thì vào mùa hè
lượng cầu sẽ tăng nhanh khi mà khách hàng có nhu cầu về nguồn nước rất lớn. Cho
nên doanh nghiệp phải không ngừng đẩy mạnh sản xuất mới có thể đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng. Qua đó có thể thấy rẳng thị trường nó tác động đến toàn doanh
nghiệp trong đó có việc sử dụng TSCĐ để sản xuất sản phẩm.
Yếu tố khác
- Lãi suất tiền vay: đây là nhân tố tác động đến nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bởi vì thông thường để mua sắm các loại TSCĐ thì cần phải có một khoản tiền lớn tuy
nhiên không phải lúc này doanh nghiệp cũng có sẵn để đầu tư, cho nên giải pháp đầu
tiên đó là đi vay từ các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, lãi suất tiền vay thường xuyên
thay đổi nên sẽ ảnh hưởng đến việc nguồn vốn của doanh nghiệp. Ví dụ như khi mà
doanh nghiệp vay nhiều, thêm vào đó lãi suất lại tăng thì doanh nghiệp phải tính toán
lại để cắt giảm khoản vay của mình đề tránh làm cho chi phí tăng, dẫn đến lợi nhuận
của doanh nghiệp ít đi.
- Ngoài ra, các nhân tố về tự nhiên như bão, lũ lụt, thiên tai là điều mà con
người không thể tránh khỏi. Nó sẽ làm hư hỏng đến các TSCĐ của doanh nghiệp như
nhà xưởng, máy móc, thiết bị khiến cho doanh nghiệp phải tốn một khoản chi phí để
sửa chữa và làm giảm đi sản lượng của doanh nghiệp khi mà chỉ cần một thiết bị
không thể hoạt động được.
1.3.3.2 Nhân tố chủ quan
Các nhân tố này tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh không chỉ trước mắt mà cả về lâu dài của doanh nghiệp. Cho nên việc tìm
hiểu các nhóm thuộc nhân tố chủ quan này rất quan trọng và thông thường sẽ bao gồm:
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp xác định được sản phẩm mà
doanh nghiệp sản xuất. Đây được xem là điểm xuất phát cho các doanh nghiệp nếu
muốn bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc lựa chọn ngành nghề
kinh doanh rất là quan trọng, bởi vì việc lựa chọn nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp xây
dựng được kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng nhà xưởng để sản xuất.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 35
Cho nên có thể nói ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ quyết định xem TSCĐ
nào mà doanh nghiệp sẽ đầu tư và xây dựng và với cơ cấu như thế nào.
Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh
Các đặc điểm riêng về kỹ thuật SXKD tác động đến một số chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả sử dụng TSCĐ như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời
gian công suất. Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn thì doanh nghiệp sẽ luôn phải đối phó
với các đối thủ cạnh tranh và yêu cầu cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Trình độ quản lý TSCĐ
Việc sắp xếp công việc một cách hợp lý là đòi hỏi đầu tiên đối với người quản
lý trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất. Trong đó, yêu cầu đối với việc quản lý
TSCĐ là phải biết cách bố trí vận hành máy móc, thiết bị một cách linh hoạt để lỡ mà
xảy ra các sự cố không mong muốn như hỏng hóc thì sẽ có sự bổ sung cho phù hợp
nhằm giúp cho việc sản xuất được tiến hành thuận lợi, tránh lãng phí thời gian làm
chậm tiến độ cung cấp sản phẩm cho thị trường gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Ngoài
ra cần phải xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa máy móc một cách khoa
học và hợp lý để giảm thiểu các sự cố cho TSCĐ. Cho nên có thể thấy việc quản lý và
sử dụng TSCĐ như thế nào tác động lớn đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đến
việc cung cấp sản phẩm đúng tiến độ, đạt chất lượng mà khách hàng đã đặt ra. Do vậy,
doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến việc đào tạo và bồi dưỡng nhà quản lý để giúp
họ nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ, phát huy hết các khả năng của mình vào
việc quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ.
Chất lượng nguyên liệu đầu vào
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm đó là nguồn nguyên liệu đầu vào. Nếu như TSCĐ có tốt đến đâu
nhưng nguyên vật liệu mà kém chất lượng, không đảm bảo thì sẽ không chỉ ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm mà còn gây nguy hại đến sức khỏe của con người. Ngày nay,
vì lợi nhuận mà có một số doanh nghiệp bất chấp thủ đoạn để kiếm tiền, ngay cả việc
sử dụng các nguyên vật liệu bẩn, điều này sẽ giúp họ kiếm được rất nhiều tiền vì chi
phí thấp nhưng về lâu dài việc bị phát hiện sẽ không thể tránh khỏi và lúc này không
chỉ là tổn thất về lợi nhuận mà nặng nề hơn là phá sản. Cho nên có thể thấy nguyên vật
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 36
liệu nó có tác động đến thế nào đối với việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp bên
cạnh tư liệu sản xuất.
Yếu tố con người
Mặc dù có thể thấy TSCĐ là yếu tố không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản
xuất khi quyết định đến chất lượng nhưng chúng vẫn chịu sự điều khiển và quản lý của
con người. Ngoài ra, có một số ngành nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ mà chỉ có con người mới
có thể thực hiện được. Cho nên con người vẫn là yếu tố quan trọng và việc đào tạo tay
nghề là vấn đề doanh nghiệp cần chú trọng nếu muốn nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến ý thức trách nhiệm về việc giữ gìn và bảo vệ TSCĐ
trong lao động cũng góp phần nâng cao chất lượng TSCĐ trong doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH TẠI CÔNG TY
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang
Giới thiệu về Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang
- Tên viết tắt: BANG
- Điạ chỉ: Thị trấn Kiến Giang – Huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình
- Logo:
- MST: 3100567630
- SĐT: 0232 - 3882 578 Fax: 0232 - 3882 345
- Web: www.nuockhoangbang.com.vn/
- Email: nuockhoangthiennhienbang@gmail.com
- TK số: 3802201000156 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình.
- Vốn điều lệ: 12.000.000.000 VNĐ
- Giám đốc: Ông Trần Hữu Hóa
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần nước khoáng Bang được đặt tại trung tâm Thị trấn Kiến Giang
- Lệ Thủy - Quảng Bình. Tiền thân của công ty là Xí nghiệp gạch hoa Lệ Thủy, được
thành lập vào tháng 8-1988 trực thuộc văn phòng huyện Lệ Ninh. Xét thấy nhu cầu thị
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 38
trường về nước giải khát ngày một tăng đồng thời nhằm mục đích tồn tại và phát triển
thì ít năm sau xí nghiệp chuyển sang sản xuất các mặt hàng nước giải khát. Nhưng do
nguồn vốn còn ít, cơ sở vật chất nghèo nàn, máy móc kỹ thuật lạc hậu thêm vào đó là
trình độ công nhân viên của xí nghiệp không đồng đều và còn thấp (nguồn vốn ban
đầu là 941.000.000 VNĐ và tổng số lao động là 38 người) nên việc kinh doanh còn
rất nhỏ lẻ và chỉ sản xuất đơn lẻ 2 loại mặt hàng nước khoáng.
Trước tình hình đó, lãnh đạo Huyện ủy cũng như Uỷ ban nhân dân (UBND)
Huyện Lệ Ninh đã tìm mọi biện pháp khắc phục. Lợi thế đầu tiên là nguồn nước
khoáng Bang, thuộc địa bàn xã Kim Thủy- Lệ Thủy với mạch phun và nhiệt độ sôi tự
nhiên lên tới 1050C. Đến tháng 11/1989, lãnh đạo huyện đã trực tiếp gặp các giảng
viên khoa Nước khoáng Trường Đại học Dược Hà Nội. Với sự hướng dẫn của khoa
mà trực tiếp là Giáo sư chủ nhiệm khoa Hà Như Phú, sau khi phân tích đã đưa ra kết
luận: “Nước khoáng Bang là một thứ nước giải khát tốt và có tác dụng chữa bệnh”.
Ngày 15/07/1990, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định số 546/QĐ-UB “V/v
thành lập xí nghiệp nước khoáng Bang” trực thuộc UBND huyện Lệ Thủy. Ngày
10/04/1993, UBND tỉnh Quảng Bình có quyết định số 65/QĐ-UB “V/v thành lập
doanh nghiệp Nhà nước là Xí nghiệp nước khoáng Bang Quảng Bình” trực thuộc Sở
công nghiệp tỉnh Quảng Bình.
Để phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị và cơ chế thị trường, UBND tỉnh Quảng
Bình có quyết định số 96/QĐ-UB ngày 25/01/1999 đổi tên xí nghiệp thành “Công ty
nước khoáng Bang” thuộc Sở công nghiệp Quảng Bình. Ngày 25/02/2002, UBND
Tỉnh Quảng Bình có quyết định số 335/QĐ-UB chuyển giao Công ty nước khoáng
Bang thuộc Sở công nghiệp Quảng Bình về Tổng công ty xây dựng Miền Trung, trụ sở
công ty đóng tại Thị trấn Kiến Giang-Huyện Lệ Thủy. Đến ngày 11/03/2002, Bộ xây
dựng có quyết định số 286/QĐ-BXD tiếp nhận Công ty nước khoáng Bang làm doanh
nghiệp thành viên của Tổng công ty xây dựng Miền Trung và đổi tên doanh nghiệp
thành Công ty Du lịch & Nước uống dinh dưỡng.
Ngày 03/03/2003, Bộ Xây dựng có quyết định số 183/QĐ-BXD hợp nhất Công
ty Du lịch & Nước uống dinh dưỡng với Công ty Du lịch Nhật Lệ thành Công ty Du
lịch và Nước khoáng thuộc Tổng công ty xây dựng Miền Trung. Đến ngày 10/03/2003,
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 39
Tổng công ty Xây dựng Miền Trung ra quyết định thành lập Nhà máy nước khoáng
COSEVCO BANG thuộc Công ty Du lịch & Nước khoáng Cosevco. Ngày
31/12/2004, theo quyết định số 2118/QĐ – BXD của Bộ Xây dựng chuyển Công ty Du
lịch và Nước khoáng Cosevco (là doanh nghiệp Nhà nước), thuộc Tổng công ty Xây
dựng Miền Trung thành Công ty Cổ phần Du lịch & Nước khoáng Cosevco.
Ngày 08/04/2005, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Du lịch & Nước khoáng
Cosevco ra quyết định số 13/QĐ – HĐQT đổi tên Nhà máy Nước khoáng Cosevco Bang,
thuộc công ty Du lịch và Nước khoáng Cosevco thành Nhà máy nước khoáng Cosevco
Bang, trực thuộc Công ty cổ phần Du lịch và Nước khoáng Cosevco. Đến ngày
15/05/2010 với sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong nhà máy cũng như được sự đồng
ý của Tổng công ty Xây dựng Miền Trung, Nhà máy đã tiến hành cổ phần và tách ra độc
lập với tên gọi là “Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang” và hoạt động cho đến nay.
Trải qua nhiều giai đoạn chuyển giao và phát triển, cộng thêm lợi thế là nguồn
nước khoáng Bang, thuộc địa bàn của xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy có độ sôi 105ºC,
cao nhất trong cả nước cùng với sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên của công ty đã
đưa thương hiệu nước khoáng Bang trở thành một thương hiệu nước giải khát hàng
đầu của tỉnh và khu vực.
Các ngành nghề kinh doanh của Công ty
- Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết: Hiện tại, Công ty sản xuất các sản phẩm
để đưa ra thị trường bao gồm nước khoáng có gas, nước khoáng ngọt có gas và nước
khoáng không gas trong cái chai nhựa hoặc chai thủy tinh.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ: Công ty còn có một đội ngũ xe tải chuyên vận
chuyển hàng hóa đến các nhà cung cấp hoặc khách hàng không chỉ ở trong phạm vi huyện
Lệ Thủy mà còn ở những địa điểm xa như Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Bố Trạch, Vinh
- Sửa chữa thiết bị khác
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Chức năng
Công ty Cổ phần nước khoáng Bang có chức năng chuyên sản xuất, kinh doanh
nước khoáng dùng cho giải khát, chữa bệnh và các mặt hàng công nghệ thực phẩm khác:
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 40
- Sản xuất nước khoáng dùng cho giải khát và chữa bệnh, bao gồm: Nước khoáng
có ga chai nhựa 390ml; nước khoáng có ga chai thủy tinh 370ml, 460ml; nước
khoáng ngọt có ga chai thủy tinh 330ml, 460ml; nước khoáng không ga chai nhựa
330ml, 500ml, 1500ml, 20l.
- Sản xuất bao bì đóng gói phục vụ cho ngành thực phẩm.
- Vận tải hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
Nhiệm vụ của Công ty
- Thực hiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng hợp lý lao
động, tài sản, vật tư, đảm bảo hiệu quả kinh doanh; thực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối
với ngân sách Nhà nước.
- Chấp hành các chính sách chế độ và pháp luật của Nhà nước, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu của việc sản xuất
kinh doanh ở Công ty, thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ tiền lương, biện pháp
an toàn lao động đối với công nhân.
- Quản lý chỉ đạo theo cơ chế hiện hành của Công ty, bảo vệ tốt doanh nghiệp, bảo
đảm trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình thì Công ty cũng có
những quyền hạn riêng của mình:
- Thuê công nhân quản lý điều hành, thực hiện chuyên môn nghiệp vụ. Từ chối
hoặc hủy bỏ hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp vi phạm hợp
đồng lao động.
- Từ chối hủy hợp đồng khách hàng nếu:
+ Yêu cầu của khách hàng vượt quá khả năng của công ty.
+ Khách hàng không thanh toán đúng thời hạn.
Ngoài ra, công ty còn có những quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần nước khoáng Bang
Do đặc điểm kinh doanh cho nên cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần
nước khoáng Bang được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng nhằm thực hiện
chức năng và nhiệm vụ cũng như mục tiêu đã đề ra, đảm bảo Công ty hoạt động có
hiệu quả nhất.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 41
Tổ bốc
xếp
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần
nước khoáng Bang bao gồm 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và 5 phòng ban. Cụ thể
như sau:
Giám đốc: Là người được Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang bổ nhiệm,
có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo
Tổ dịch
vụ
Tổ sản
xuất nước
khoáng
chai thủy
tinh
Tổ sản
xuất chai
nhựa
PET
Tổ vận
hành
máy
Tổ sản
xuất
bao bì
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc
Kinh doanh
Phó Giám đốc
Kỹ thuật sản xuất
Phòng Kế
hoạch thị
trường
Phòng Kế
toán – Tài
chính
Phòng Tổ
chức – Hành
chính
Phân
xưởng
sản xuất
Phòng
kỹ thuật
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh 42
đúng pháp luật quy định. Bên cạnh đó thì Giám đốc cò...U:
2.1 Thời gian giao hàng: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký kết
2.2 Địa điểm giao hàng:
+ Hàng được giao tại nhà xưởng của bên mua
+ Sau khi bên A đã ký nhận hàng, bên B hoàn toàn không chịu trách nhiệm về sự hư hao mất mát
do bên A bất cẩn gây ra hoặc những hỏng hóc khác do khách quan đem lại như hỏa hoạn, lũ lụt
hoặc động đất
2.3 Vận hành nghiệm thu: Bên A phải tạo điều kiện cho bên B vận hành chạy và nghiệm thu máy.
ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN:
3.1 Bên A thanh toán 30% theo giá trị hợp đồng cho bên B ngay sau khi ký hợp đồng kinh tế tương
đương số tiền: 56.232.000đ (Năm mươi sáu triệu hai trăm ba mươi hai nghìn đồng chẵn)
3.2 Bên A sẽ thanh toán cho bên B 70% còn lạ của giá trị hợp đồng tương đương số tiền:
131.208.000đ (Một trăm ba mươi mốt triệu hai trăm lẻ tám nghìn đồng chẵn) trong vòng 7 ngày kể từ
ngày hao bên ký biên bản bàn giao, nghiệm thu máy và bên B xuất hóa đơn tài chính trả cho bên A.
ĐIỀU 4: BẢO HÀNH:
4.1 Ngoài trừ phần linh phụ kiện tiêu hao trong quá trình sản xuất, các chi tiết còn lại của máy nếu có
hư hỏng do lỗi của nhà sản xuất thì bên B có trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế miễn phí trong vòng
12 tháng, thời gian được tính kể từ ngày hai bên ký biên bản nghiệm thu máy. Địa điểm bảo hành: Tại
nhà xưởng bên A.
4.2 Bên B không chỉ chịu trách nhiệm bảo hành trong các trường hợp sau:
Nguồn điện không ổn định ảnh hưởng đến hoạt động của máy hoặc những hư hỏng khách quan khác
làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy như hỏa hoạn, lũ lụt hay động đất
Bên B sử dụng máy không đúng theo thông số kỹ thuật của máy và trong sách hướng dẫn sử dụng máy
kèm theo, không sử dụng đúng loại mực – dung môi của chính hãng – nhãn hiệu VideoJet.
Thời gian xử lý sự cố không quá 48 giờ tại nhà máy bên A kể từ khi bên B nhận được thông tin.
ĐIÊU 5: TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA MỖI BÊN:
5.1 Trách nhiệm của bên B:
+ Bên B có trách nhiệm giao hàng cho bên A đúng hạn theo điều 2 của hợp đồng với đầy đủ linh
kiện, thiết bị đi kèm và sách hướng dẫn sử dụng máy, đảm bảo máy hoạt động đạt yêu cầu.
+ Hướng dẫn vận hành và sử dụng cho kỹ thuật của bên A
+ Nếu sau 07 ngày kể từ ngày bên B nhận được tiền đặt hàng mà bên A vẫn chưa nhận được hàng
thì bên A có quyền phạt bên B với mức 0,5%/ngày/giá trị hợp đồng.
5.2 Trách nhiệm của bên A:
+ Bên A có trách nhiệm thanh toán đầy đủ giá trị hợp đồng và đúng hạn cho bên B
+ Thông báo cho bên B kịp thời khi có sự cố trong quá trình sản xuất
+ Nếu sau 10 ngày kể từ ngyaf bên B nhận được tiền đặt hàng mà bên A vẫn chưa nhận được hàng
thì bên A có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng và bên b phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền mà
bên A đã đặt hàng, đồng thời bên A phạt bên b với mức 15%/ tổng giá trị hợp đồng
+ Nếu bên A thanh toán chậm, bên B có quyền phạt bên A với mức 0,5%/ngày/giá trị hợp đồng
+ Nếu sau 10 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán mà bên A vẫn chưa thanh toán cho bên B thì bên
B có quyền thu hồi lại máy. Ngoài ra bên A còn phải bồi thường phần hao mòn hay hư hỏng nếu
có phát sinh làm giảm giá trị của máy trong quá trình bên A đã sử dụng
+ Máy chỉ thuộc quyền sở hữu của bên A khi bên A thanh toán hết 100% tổng giá trị hợp đồng cho
bên B.
ĐIỀU 6: CAM KẾT CHUNG:
+ Khi hợp đồng đã được ký kết thì không bên nào được đơn phương hủy bỏ. Hai bên cam kết thực
hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu bên nào muốn thay đổi điều
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
khoản nào đó trong hợp đồng thì hai bên sẽ gặp nhay đề bàn bạc và giải quyết trên tinh thần hợp
tác
+ Trường hợp xảy ra tranh chấp, hai bên sẽ đưa ra tòa án kinh tế TP. Hà Nội để phân xử. Quyết
định của tòa án có tính chất bắt buộc đối với cả hai bên, chi phí xét xử và những chi phí liên qaun
khác do bên có lỗi chi trả toàn bộ
+ Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hai bên cùng ký và hết hạn khi bên A thanh toán hết 100% tổng
giá trị hợp đồng cho bên B
+ Sau khi hết hạn hợp đồng nếu hai bên không có gì khiếu nại thì hợp đồng coi như được thanh lý,
riêng điều khoản bảo hành vẫn có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày hai bên ký biên bản nghiệm thu
máy đạt yêu cầu.
+ Hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
Trần Hữu Hòa Nguyễn Văn Quang
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 2: Hóa đơn GTGT số 0000732
HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/002
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: HP/14P
Liên 2: Giao cho người mua Số: 0000732
Ngày 16 tháng 06 năm 2017
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HƯNG PHÁT
Mã số thuế: 0104 288 463
Địa chỉ: Số 2, ngõ 15, Phố Trung Kính, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-4) 3782 1233 Fax: (84-4) 3782 1137
Số tài khoản:tại NH
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần nước khoáng Bang
Địa chỉ: TT. Kiến Giang – Huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình
Hình thức thanh toán: CK Mã số thuế: 31 00567630
STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6 = 4 x 5
1 Máy in phun điện tử Máy 1 170.400.000 170.400.000
Cộng (Total): 170.400.000
Thuế suất thuế GTGT (VAT rate): 10% Tiền thuế GTGT (VAT Amount): 17.040.000
Tổng số tiền thanh toán (Grand total): 187.440.000
Số tiền bằng chữ (Amount in words): Một trăm tám mươi bảy triệu bốn trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Cần kiểm tra đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 3: Thẻ TSCĐ máy in phun điện tử Videojet 1530
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG
TT Kiến Giang – Lệ Thủy – Quảng Bình
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số thẻ: M53
Ngày 19 tháng 06 năm 2017 lập thẻ
Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản số: BN127 ngày 19 tháng 06 năm 2017
Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy in phun.03 Videojet1530
Nước sản xuất (xây dựng): USA
Bộ phận quản lý sử dụng: Sản xuất
Công suất (điện tích) thiết kế:
Đình chỉ sử dụng tài sản cố đinh ngày tháng năm
Lý do đình chỉ:
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá tài sản cố định Giá trị đã hao mòn tài sản cố định
Ngày Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn
A B C 1 2 3 4
M53 – Máy in phun.03 Videojet1530 170.400.000
BN127 19/06/17 170.400.000 2017
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: BN127 ngày 19 tháng 06 năm 2017
Lý do giảm:
DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO
STT Tên, qui cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị
A B C 1 2
Ngày..tháng..năm..
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Mẫu số S23-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
Số hiệu TSCĐ: M53
Năm sản xuất: 2017
Năm đưa vào sử dụng: 2017
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 4: Hợp đồng mua bán máy RO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----o0o----
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Số: 0108/HĐMB/BNA
- Căn cứ Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam
thông qua có hiệu lực từ 01/01/2006.
- Căn cứ theo nhu cầu và khả năng của 2 bên.
Hôm nay, ngày 20 tháng 08 năm 2017, tại văn phòng công ty Bảo Nhật Anh, chúng tôi gồm:
BÊN A (BÊN BÁN): CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO NHẬT ANH
Địa chỉ: 559 Xô Viết Nghệ Tĩnh – Phường 26 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Điện thoại: 0903697846 – 0907552073 Fax: 08 38993784
Do ông: NGUYỄN BẢO THIÊN Chức vụ: Giám đốc làm đại diện
Số tài khoản: 89083759 Ngân hàng Á Châu – PGD Hồ Văn Huê – TPHCM
Mã số thuế: 0305095207
BÊN B (BÊN MUA): CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG
Địa chỉ: Thị trấn Kiến Giang, Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình
Điện thoại: 0913 252582 Fax:
Do ông: TRẦN HỮU HÓA Chức vụ: Giám đốc làm đại diện
Mã số thuế: 3100567630
Sau khi bàn bạc hai bên thống nhất ký hợp đồng mua bán với các điều khoản sau:
Điều 1: HÀNG HÓA – GIÁ CẢ
Bên B đồng ý mua của bên A hệ thống máy sản xuất đá dạng viên do bên A chế tạo tại Việt
Nam với các chi tiết sau:
STT Hàng hóa Công suất24h/hệ thống
Số lượng
(máy) Đơn giá
Thành tiền
VNĐ
01 Hệ thống làm mềm và lọc
RO (thẩm thấu ngược)
3000 lít/h 01 230.000.000 230.000.000
Cộng 230.000.000
VAT 10% 23.000.000
Tổng cộng 253.000.000
(Bẳng chữ: Hai trăm năm mươi ba triệu đồng)
Điều 2: THANH TOÁN
Bên B thanh toán cho bên A giá trị hợp đồng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo các lần
như sau:
- Đợt 1: Bên B thanh toán cho bên A số tiền 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng) sau
khi hai bên ký kết.
- Đợt 2: Bên B thanh toán cho bên A số tiền 153.000.000 đồng (Một trăm năm mưới ba
triệu đồng) sau khi bên A giao hàng đến xưởng lắp đặt và nghiệm thu.
Điều 3: GIAO HÀNG
1. Thời gian giao hàng: Trong thời gian 15-20 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng và bên
A nhận được tiền đợt 1.
2. Phương thức giao hàng:
- Phương tiện vận tải: Xe tải
- Vận chuyển, bốc xếp: Bên A chịu vận chuyển đến nơi lắp đặt, bên B chịu bốc xếp hàng
xuống điểm lắp đặt.
Điều 4: LẮP ĐẶT
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
1. Địa điểm lắp đặt máy: tại xưởng bên B
Yêu cầu nhà xưởng, đường đi:
- Đường vào nhà xưởng phải đủ rộng cho xe tải chở máy vào và bên B chuẩn bị nhân lực
phối hợp với kỹ thuật bên A đưa máy vào xưởng lắp đặt.
- Cửa chính nhà xưởng phải đủ độ cao để đưa máy vào, nền nhà xưởng được đổ bê tông
đảm bảo không lún.
2. Thời gian lắp đặt máy:
Sau khi bên B bàn giao mặt bằng lắp đặt, cung cấp nguồn điện đến sau lưng máy, nguồn
nước và một số vật tư thuộc trách nhiệm bên B, bên A sẽ tiến hành lắp đặt máy.
- Thời gian lắp đặt máy: Từ 2 đến 3 ngày
- Thời gian cân chỉnh, chạy thử máy: Từ 1 đến 2 ngày.
Điều 5: BẢO HÀNH
- Thời gian bảo hành: 12 tháng
- Điều kiện bảo hành: bơm và thiết bị bên ngoài
- Trong trường hợp bên B không có nhân viên vận hành, các chi phí đi lại, hướng dẫn
các lỗi không thuộc về bảo hành thì bên B phải thanh toán chi phí cho bên A
- Bên A có quyền từ chối không bảo hành nếu bên B vi phạm điều khoản thanh toán
trong hợp đồng.
Điều 6: TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN
1. Trách nhiệm bên A:
- Bên A có trách nhiệm cung cấp máy móc theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng thỏa thuận
trong hợp đồng.
- Bên A cử nhân viên kỹ thuật lắp đặt và hướng dẫn vận hành bảo trì cho bên B.
2. Trách nhiệm bên B:
- Bên B có trách nhiệm thanh toán đúng theo điều 2 của hợp đồng.
- Bên B có trách nhiệm cung cấp nguồn điện đến sau lưng máy (Nguồn điện phải đảm
bảo 380V, nếu không đạt mà dẫn đến cháy máy nén hay moter thì bên A không chịu
trách nhiệm).
- Nguồn nước đã được lọc và khử mùi màu.
- Cung cấp ông nhựa valve nhựa nối ống nước, bồn trử nước
- Có trách nhiệm ký vào biên bản nghiệm thu.
- Bên B có trách nhiệm bố trí chỗ ở cho nhân viên kỹ thuật của bên A khi lắp đặt hoặc
sửa chữa máy. Trong trường hợp bên B không bố trí chỗ ở, chi phí thuê phòng trọ của
nhân viên kỹ thuật bên A sẽ do bên B thanh toán.
Điều 7: THANH LÝ HỢP ĐỒNG
- Hai bên đã hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán và bảo hành.
- Trong trường hợp bên B vi phạm điều khoản thanh toán, bên A có quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng và tiến hành thu hồi máy đã lắp đặt cho bên B.
Điều 8: CAM KẾT CHUNG
Hai bên cam kết thi hành các điều khoản nêu trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng. Trong
quá trình thực hiện nếu có khó khắn hai bên sẽ thỏa thuận giải quyết bằng văn bản trên tinh
thần hợp tác.
Hợp đồng được lập thành 04 bản, bên A giữ 02 bản, bên B giữ 02 bản có giá trị pháp lý
như nhau.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Nguyễn Bảo Thiên Trần Hữu Hòa
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 5: Biên bản nghiệm thu kỹ thuật – bàn giao máy RO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----o0o-----
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KỸ THUẬT – BÀN GIAO
“Thiết bị lọc nước tinh khiết”
Hôm nay, ngày 05 tháng 10 năm 2017 – Hội đồng nghiệm thu gồm có:
A – Công ty Cổ phần nước khoáng Bang:
- Ông: Trần Hữu Hóa Giám đốc Công ty
- Ông: Võ Thái Trường P Giám đốc Phụ trách Kỹ thuật – Sản xuất
- Ông: Lê Quang Tư Tổ trưởng Tổ xử lý nước khoáng
B – Công ty cổ phần Bảo Nhật Anh:
Ông: Nguyễn Bảo Thiên Giám đốc Công ty
Đã tiến hành nghiệm thu Kỹ thuật – Bàn giao:
Thiết bị lọc nước tinh khiết như sau:
I – Đặc điểm của máy:
Mới hoàn toàn 100% - chế tạo năm 2017
1- Thông số hoạt động:
- Năng suất của máy: 3900 lít/giờ
- Đường kính cột RO D200
2- Thiết bị của máy:
TT Tên gọi ĐVT Sốlượng
Tình
trạng Đặc điểm
Hãng SX –
Quốc gia
1 Tủ điều khiển Cái 01 Mới 100% Việt Nam
2 Công tắc tơ “ 01 “ MC 22d LS
3 Công tắc tơ “ 01 “ MC 12d LS
4 Áp to mát tép 3 pha “ 01 “ LS
5 Áp to mát tép 1 pha “ 01 “ LS
6 Rơ le thời gian “ 01 “ Korea
7 Rơ le 14 chân “ 01 Mới 100% Korea
8 Công tắc + đèn hiệu Bộ 01 “
9 Bơm cấp nước vào Cộttrao đổi CATION Cái 01 “
YE2-90S-2
1,5 KW CNP
10 Bơm trung gian “ 01 “ 1,1 KW EBARA –Italia
11 Bơm vào Lọc RO Cái 01 “ YE2-100L-2 3,0 KW CNP
12 Van điện tử D42 “ 01 “
13 Ống lưu lượng 10-1001/phút “ 02 “
14 Cột lọc RO “ 02 “ D200 Protec
15 Tank trao đổi CATION “ 01 “ D600L1800 Việt Nam
16 Cột lọc chưa 07 lõi5micro mét Bộ 01 “
D250
L1000
17 Khung giá + đường ống “ 01 “ Inox + PVC Việt Nam
3- Vật liệu chế tạo:
- Vật liệu:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
Tiếp xúc với nước khoáng: Bằng Inox 304 và nhựa PVC
4- Nguồn điện
- Nguồn điện sử dụng: 380V-50Hz – 3 pha
II- Tình trạng hoạt động:
- Thiết bị lọc nước tinh khiết đưa vào vận hành chạy thử với nước khoáng năng suất
3900 lít/ giờ
- Hàm lượng khoáng trong nước sản phẩm (Đo bằng bút TDS): 2ppm
- Được cân chỉnh và hoạt động ổn định
Lưu lượng sản phẩm: 65 lít/phút
Lưu lượng xã thải: 48 lít/ phút
Áp suất Trung gian sau cột lọc 5 micro mét: 1,6 kg/cm2
Áp suất sau bơm cao áp trước lọc RO: 11kg/cm2
HỘI ĐỒNG NHẤT TRÍ KÝ TÊN
1 2 3 4
Trần Hữu Hóa Võ Thái Thường Lê Quang Tư Nguyễn Bảo Thiên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 6: Hóa đơn GTGT mua máy RO
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO NHẬT ANH Mẫu số: 01GTKT3/001
Mã số thuế: 0305095207 Ký hiệu: NA/11P
559 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Số: 0000069
Tel: Ngày 10 tháng 10 năm 2017
Fax:
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao cho người mua
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG
Mã số thuế: 3100567630
Địa chỉ (Adress): TT. Kiến Giang – H Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình - VN
Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản:
STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
Hệ thống xử lý nước cất Inox làm mềm Hệ thống 01 230.000.000 230.000.000
và hệ thống lọc thẩm thấu ngược
01 (RO) bằng Inox với công suất
3000l/giờ
Cộng (Total): 230.000.000
Thuế suất thuế GTGT (VAT rate): 10% Tiền thuế GTGT (VAT Amount): 23.000.000
Tổng số tiền thanh toán (Grand total): 253.000.000
Số tiền bằng chữ (Amount in words): Hai trăm năm mưới ba ngàn đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Bảo Thiên
(Cần kiểm tra đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 7: Thẻ TSCĐ máy RO
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG
TT Kiến Giang – Lệ Thủy – Quảng Bình
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số thẻ: M54
Ngày 27 tháng 12 năm 2017 lập thẻ
Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản số: ngày 27 tháng 12 năm 2017
Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Thiết bị XL nước RO
Nước sản xuất (xây dựng): Việt Nam
Bộ phận quản lý sử dụng: Sản xuất
Công suất (điện tích) thiết kế: 4m3/h
Đình chỉ sử dụng tài sản cố đinh ngày tháng năm
Lý do đình chỉ:
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá tài sản cố định Giá trị đã hao mòn tài sản cố định
Ngày Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn
A B C 1 2 3 4
M54 – Thiết bị XL nước RO 230.000.000
27/12/17 230.00.000 2017
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: ngày 27 tháng 12 năm 2017
Lý do giảm:
DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO
STT Tên, qui cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị
A B C 1 2
Ngày..tháng..năm..
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Mẫu số S23-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
Số hiệu TSCĐ: M54
Năm sản xuất: 2017
Năm đưa vào sử dụng: 2017
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 8: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản năm 2017
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG
TT Kiến Giang – Lệ Thủy – Quảng Bình
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN
Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017
STT Mã Chỉ tiêu
Số
năm
sử
dụng
Nơi sử dụng TK 627 Chi
phí sản xuất
chung
TK 623 Chi
phí sử dụng
máy thi công
TK 641 Chi
phí bán hàng
TK 642 Chi phí
quản lý doanh
nghiệp
TK khácNguyên giá
TSCĐ Số khấu hao
I Số khấu hao tríchtháng trước 38.801.189.610 2.363.978.039 1.483.350.810 414.526.890 182.501.721 283.598.618
II Sô khấu hao tăng
trong kỳ 8.859.335.907 (343.754.397) 46.380.865 (128.851.567) (85.100.049) (176.183.646)
30 M53
Máy in phun 03
Videojet1530
8 170.400.000 9.585.000 9.585.000
III Số khấu hao giảm
trong kỳ 10.702.781.611 218.443.577 218.443.577
IV Số khấu hao trích
tháng này 36.957.743.906 1.801.780.065 1.311.288.098 285.675.323 97.401.672 107.414.972
Ngày.. tháng..năm..
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 9: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản tháng 12 năm 2017
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG
TT Kiến Giang – Lệ Thủy – Quảng Bình
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN
Tháng 12 năm 2017
STT Mã Chỉ tiêu
Số
năm
sử
dụng
Nơi sử dụng TK 627 Chi
phí sản xuất
chung
TK 623 Chi
phí sử dụng
máy thi công
TK 641 Chi
phí bán hàng
TK 642 Chi phí
quản lý doanh
nghiệp
TK khácNguyên giá
TSCĐ
Số khấu
hao
I Số khấu hao tríchtháng trước 36.727.743.906
II Sô khấu hao tăng
trong kỳ 230.000.000 188.347.631 132.098.679 30.311.011 12.592.945 13.344.996
30 M53
Máy in phun 03
Videojet1530
8 170.400.000 1.775.000 1.775.000
III Số khấu hao giảm
trong kỳ
IV Số khấu hao trích
tháng này 36.957.743.906 188.347.631 132.098.679 30.311.011 12.592.945 13.344.996
Ngày..tháng..năm..
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 10: Bảng tổng hợp tài sản tháng 12 năm 2017
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG
TT Kiến Giang – Lệ Thủy – Quảng Bình
BẢNG TỔNG HỢP TÀI SẢN
Tháng 12 năm 2017
Mã
số Tên tài sản ĐVT
Ngày
bắt đầu
khấu
hao
Giá trị tài sản đầu kỳ
Khấu hao
trong kỳ
Giá trị tài sản cuối kỳ
Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại
Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại
M49
Thiết bị sản xuất
bình 20l
Bộ 31/12/15 692.266.000 92.312.788 599.953.212 692.266.000 96.159.400 596.106.600
Bán hàng 4.681.430.998 1.724.364.313 2.957.066.685 33.831.298 4.681.430.998 1.758.195.611 2.923.235.387
Khác 2.241.119.636 398.098.244 1.843.021.392 13.344.996 2.241.119.636 411.443.240 1.829.676.396
Quản lý 3.842.995.435 1.368.617.917 2.474.377.518 13.635.404 3.842.995.435 1.382.253.321 2.460.742.114
Sản xuất 25.269.931.837 6.001.595.875 19.268.335.962 127.535.933 25.499.931.837 6.125.285.196 19.374.646.641
M53
Máy in phun 03
Videojet1530
Máy 19/06/17 170.400.000 7.810.000 162.590.000 1.775.000 170.400.000 9.585.000 160.815.000
Tổng cộng 36.727.743.906 9.584.989.137 27.142.754.769 188.347.631 36.957.743.906 9.773.336.768 27.184.407.138
Ngày. tháng.năm..
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 11: Dự toán chi tiết
CÔNG TY TNHH ĐỨC CHIẾN CỘNG HÒA XÁ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bắc Lý – Đồng Hới – Quảng Bình Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DỰ TOÁN CHI TIẾT
Sửa chữa xe ô tô BS 73C -00601
Đơn vị: Công ty CP khoáng Bang Quảng Bình
ĐƠN VỊ LẬP DỰ TOÁN: CÔNG TY TNHH ĐỨC CHIẾN
Địa chỉ: TK9 – Bắc Lý – Đồng Hới – Quảng Bình
Mã số thuế: 3100192389 ĐT: 0913311729 Fax: 052.3836077
Tài khoản số: 53310000001052 tại Phòng GD Đồng Hới – BIDV Quảng Bình
STT Hạng mục sửa chữa, thay thế ĐVT SL Đơn giá Thành tiền GC
1 Bảo dưỡng Bánh 4 250.000 1.000.000
2 Mỡ bảo dưỡng Kg 6 100.000 600.000
3 Dầu rửa + nổ thử Lít 15 14.000 210.000
4 Cúp ben Bộ 4 100.000 400.000
5 Phớt my ơ Cái 4 70.000 280.000
6 Phớt láp Cái 2 45.000 90.000
7 Keo + bìa 100.000
8 Chế ắc bạc nhíp sau + trước Bộ 8 150.000 1.200.000
9 Nhân công thay ắc bạc Bộ 8 40.000 320.000
10 Tôn 5 ly hàn tăng cường đà dọc:0,12x2,1x2x5x7,8 Kg 20 18.000 360.000
11 Nhân công hàn + tháo lắp bệ 1.000.000
12 Que hàn điện Que 20 15.000 300.000
13 Dầu máy Can 1 1.100.000 1.100.000
14 Dầu phanh chai 1 60.000 60.000
15 Nhân công làm phanh 200.000
16 Căn chỉnh ba ngang, ba dọc +phục hồi rô tuynh 300.000
17 Cầu tẹc lên xuống + tháo lắp 1.500.000
18 Phụ hồi giằng ngang xắc xi 1.000.000
Tổng cộng trước thuế 10.020.000
Thuế VAT (10%) 1.002.000
TỔNG GIÁ TRỊ DỰ TOÁN 11.022.000
(Bằng chữ: Mười một triệu không trăm hai mươi hai ngàn đồng)
ĐẠI DIÊN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 12: Hợp đồng kinh tế
CÔNG TY TNHH ĐỨC CHIẾN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bắc Lý – Đồng Hời - QB Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----o0o-----
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Căn cứ vào Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ học
thứ 7, thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006
Căn cứ Luật thương mại được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp
thứ 7, thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006
Căn cứ vào sự thỏa thuận giữa hai bên.
Hôm nay, ngày 29 tháng 04 năm 2017tại Công ty TNHH Đức Chiến
I. BÊN A): CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG BANG
Ông: Trần Hữu Hóa Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: TT Kiến Giang – Lệ Thủy – Quảng Bình
Số tài khoản: tại
Mã số thuế: 3100567630
II. BÊN B: CÔNG TY TNHH ĐỨC CHIẾN
Ông: Nguyễn Dức Dục
Địa chỉ: TK9 – Bắc Lý – Đồng Hới – Quảng Bình
Điện thoại: 052.3836077
Mã số thuế 3100192389
Tài khoản số: 53310000001052 tại PGD Đồng Hới – BIDV Quảng Bình
Hai bên cùng ký kết hợp đồng nội dung cụ thể như sau:
Điều 1: Nội dung công việc
Bên A đồng ý giao, bên B đồng ý nhận sửa chữa xe ô tô BS 73C – 006.01
Giá cả và các hạng mục sửa chữa theo bản dự toán chi tiết ngày 28 tháng 4 năm 2017 được duyệt kèm
theo.
Điều 2: Trách nhiệm các bên:
Bên A: - Tiến hành nghiệm thu khi xe sửa chữa hoàn thành
- Thanh toán đầy đủ trước khi xe ra xưởng
Bên B: - Gia công, lắp ráp theo đúng các chi tiết trong bản dự toán được duyệt
- Xuất hóa đơn GTGT cho bên A
Điều 3: Giá trị hợp đồng: 11.022.000 đồng (Đã bao gồm thuế VAT)
Điều 4: Thời gian thực hiện, hoàn thành:
Thời gian hoàn thành: 05 ngày, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực
Điều 5: Thời gian bảo hành:
Bảo hành các hạng mục thay thế và sửa chữa: 06 tháng (Với điều kiện sử dụng hợp lý và bảo dưỡng,
kiểm tra xiết chặt đúng với quy định. Trong thời gian bảo hành nếu xe có gì hư hỏng trong những phần
hành do bên B thực hiện thì bên B có trách nhiếm sửa chữa bồi thường lại với thời gian ngắn nhất)
Điều 6: Nghiệm thu giao hàng:
Sau khi hoàn thành công việc đảm bảo theo thỏa thuận giữa hai bên, bên A và bên B cùng nhau
nghiệm thu xác định chất lượng, kỹ thuật. Sau khi hoàn thành tiến hành nghiệm thu bàn giao và thanh
lý hợp đồng.
Điều 7: Hình thức thanh toán:
Hai bên thỏa thuận thanh toán theo hình thức: chuyển khoản hoặc tiền mặt. Thanh toán hết số tiền
trong hợp đồng trước khi xe ra xưởng.
Điều 8: Điều khoản chung:
Hai bên có trách nhiệm thi hành hợp đồng này kể từ ngày ký cho đến khi thanh toán. Hai bên cùng
nhau cam kết thực hiện đầy đủ những điều khoản thống nhất nói trên, nếu bên nào vi phạm thì phải
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản, bên A giữ 01 bản, bên B giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 13: Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----o0o-----
BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG
(V/v: Sửa chữa xe ô tô BS 73C-00601)
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế ngày 29 tháng 04 năm 2017
Hôm nay, ngày 03 tháng 07 năm 2017
Tại văn phòng Công ty TNHH Đức Chiến, chúng tôi gồm có:
ĐẠI DIỆN BÊN A: CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG BANG
Địa chỉ: TT Kiến Giang – Lệ Thủy – Quảng Bình
Mã số thuế: 3100567630
Đại diện: Ông Trần Hữu Hóa Chức vụ: Giám đốc
ĐẠI DIỆN BÊN B: CÔNG TY TNHH ĐỨC CHIẾN
Địa chỉ: TK9 – Bắc Lý – Đồng Hới – Quảng Bình
Mã số thuế: 3100192389 Điện thoại: 052.3836077
Tài khoản số: 53310000001052 tại Phòng GD Đồng Hới – NH ĐT & PT QB
Đại diện: Ông Nguyễn Đức Dục Chức vụ: Giám đốc
Hai bên cùng nhau lập biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng sửa chữa xe ô tô BS
73C-00601
Sau khi bên A cùng bên B kiểm tra cụ thể các phần việc do bên B thực hiện, hai bên
thống nhất các nội dụng sau đây:
I. Nội dung nghiệm thu:
Bên B đã thực hiện đầy đủ các hạng mục trong hợp đồng theo yêu cầu của bên A.
1. Về vật tư gia công: Vật liệu gia công đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.
2. Về kỹ thuật sửa chữa: Các phần việc được tiến hành đúng quy trình kỹ thuật, đạt yêu cầu
kỹ thuật, kỹ - mỹ thuật đẹp. Sau khi lắp ráo xe vận hành tốt.
II. Phần thanh lý:
1. Bên B đã thực hiện các phần việc theo yêu cầu của bên A:
Số tiền theo hợp đồng là: 11.022.000 đồng
Số tiền phát sinh là: 0 đồng
Tổng giá trị nghiệm thu: 11.022.000 đồng
(Bằng chữ: Mười một triệu không trăm hai mươi hai đồng chẵn)
2. Bên A chuyển trả cho bên B đợt 1 số tiền là: 0 đồng
3. Số tiền còn lại bên A phải thanh toán cho bên B: 11.022.000 đồng.
(Mười một triệu không trăm hai mươi hai ngàn đồng chẵn)
4. Bên B cam kết bảo hành các phần việc đã làm theo mục V trong hợp đồng.
Hợp đồng kinh tế số ngày 29 tháng 04 năm 2017 chỉ được thanh lý khi bên không có
khiếu nại gì kể từ khi bên A thanh toán cho bên B số tiền như trên.
Biên bản được đọc lại cho các thành viên cùng nghe và nhất trí với nội dung trên.
Biên bản thanh lý hợp đồng này được thành lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau,
bên A giữ 01 bản, bên B giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 14: Hóa đơn GTGT số 0000441
HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: DC/14P
Liên 2: Giao cho người mua Số: 0000441
Ngày 25 tháng 07 năm 2015
Đơn vị bán hàng (Seller): CÔNG TY TNHH ĐỨC CHIÊN
Mã số thuế (Tax Code): 3100192389
Địa chỉ: TDP9 – Phường Bắc Lý – TP. Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình
Điện thoại – Fax: (052) 3836 077 – STK: 53310000001052 tại Phòng GD Đồng Hới – BIDV Quảng Bình
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần nước khoáng Bang
Địa chỉ: TT. Kiến Giang – H.Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình - VN
Mã số thuế (Tax Code): 3100567630
Hình thức thanh toán (Payment method): TM/CK
STT
(No)
Tên hàng hoá, dịch vụ
(Description)
Đơn vị
(Unit)
Số lượng
(Quantity)
Đơn giá
(Unit Price)
Thành tiền
(Amount)
1 2 3 4 5 6 = 4 x 5
01 Sửa chữa xe ôtô BKS 73C – 006.01 10.020.000
Cộng (Total): 10.020.000
Thuế suất thuế GTGT (VAT rate): 10% Tiền thuế GTGT (VAT Amount): 1.002.000
Tổng số tiền thanh toán (Grand total): 11.022.000
Số tiền bằng chữ (Amount in words): Mười một triệu không trăm hai mươi hai nghìn đồng chắn
Người mua hàng Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Cần kiểm tra đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 15: Biên bản kiểm kê thực tế TSCĐ
Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG
TT Kiến Giang – Lệ Thủy – Quảng Bình
BIÊN BẢN KIỂM KÊ THỰC TẾ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Đến ngày 31/12/2017
Tài khoản: 2111 – Tài sản cố định hữu hình
Thời điểm kiểm kê giờngày...thángnăm.
Ban kiểm kê gồm:
Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:
Số
TT Tên TSCĐ
Mã
số
Nơi
sử
dụng
Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch
Số
lượng Nguyên giá Giá trị còn lại
Số
lượng Nguyên giá Giá trị còn lại
Số
lượng Nguyên giá
Giá trị còn
lại
I Nhà cửa, vật kiếntrúc 9.458.658.577 6.735.090.574 9.458.658.577 6.735.090.574 - -
Nhà xưởng sản xuất
đá sạch N24
Sản
xuất 1,00 1.004.310.545 862.587.108 1,00 1.004.310.545 862.587.108 - - -
II Máy móc, thiết bị 16.874.099.195 13.435.525.009 16.874.099.195 13.435.525.009 - -
Máy chiết Uniblock
(ITALIA) M51
Sản
xuất 1,00 7.938.390.000 7.787.021.960 1,00 7.938.390.000 7.787.021.960 - - -
III Phương tiện vậntải 7.883.786.134 4.732.588.170 7.883.786.134 4.732.588.170 - - -
Xe THACO73C-
057.85 X22
Bán
hàng 1,00 360.270.000 314.625.656 1,00 360.270.000 314.625.656 - - -
Tổng cộng 70,00 34.216.543.906 24.903.203.753 70,00 34.216.543.906 24.903.203.753 - - -
Ngày.. tháng..năm..
Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC 16: Báo cáo chi tiết kiểm kê tài sản
Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG
TT Kiến Giang – Lệ Thủy – Quảng Bình
BÁO CÁO CHI TIẾT KIỂM KÊ TÀI SẢN
Đến ngày 31/12/2017
Tài khoản: 2111 – Tài sản cố định hữu hình
Mã số Tên TSCĐ Số thẻ Nơi sửdụng
Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Số
tháng sử
dụngNguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại
I Nhà cửa, vật kiến trúc 9.458.658.577 6.735.090.574 9.458.658.577 6.735.090.574
Nhà xưởng sản xuất đá
sạch N24 Sản xuất 1.004.310.545 862.587.108 1.004.310.545 862.587.108 240
II Máy móc, thiết bị 16.874.099.195 13.435.525.009 16.874.099.195 13.435.525.009
Máy chiết Uniblock
(ITALIA) M51 Sản xuất 7.938.390.000 7.787.021.960 7.938.390.000 7.787.021.960 216
III Phương tiện vận tải 7.883.786.134 4.732.588.170
Xe THACO73C-057.85 X22 Bán hàng 360.270.000 314.625.656 360.270.000 314.625.656 144
Tổng cộng 34.216.543.906 24.903.203.753 34.216.543.906 24.903.203.753
Ngày.. tháng..năm..
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Đỗ Thị Thùy Linh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_nghien_cuu_cong_tac_ke_toan_tai_san_co_dinh_huu_hi.pdf