Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN NGUYỄN THẢO TIÊN Khóa học 2016 - 2020 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thảo Tiên ThS. Đào Nguyên Phi Lớp: K50D Kế toán Niên khoá: 2016-2020

pdf134 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Huế, tháng 01 năm 2020 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên i Lời Cảm Ơn Trong quá trình học tập rèn luyện tại trường cũng như quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô; quý cô, chú, anh, chị tại đơn vị thực tập cũng như gia đình, bạn bè. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kế toán – Kiểm toán đã hết lòng giảng dạy, tận tình truyền đạt những kiến thức vô cùng cần thiết và bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường những năm qua. Đó chính là nền tảng giúp tôi hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp mang tên: “Nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin” cũng như công việc của bản thân tôi sau này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Đào Nguyên Phi, người thầy đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn tỉ mỉ và theo sát tôi để tôi có những bước đi đúng đắn trong suốt quá trình thực tập. Sự giúp đỡ của thầy là bước đệm vững chắc để tôi có thể thực hiện tốt khoá luận tốt nghiệp của mình. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Khách sạn Saigon Morin Huế, đặc biệt là quý cô, chú, anh, chị phòng Kế toán đã cho tôi sự hỗ trợ nhiệt tình với những góp ý, hướng dẫn cụ thể cùng những thông tin quý giá, tạo điều kiện để tôi có thể tiếp cận được nguồn thông tin một cách dễ dàng nhất, giúp cho những nghiên cứu của tôi trở nên hiệu quả và chính xác hơn. Cuối cùng, không thể không kể đến những người thân yêu là gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua. Dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế nên chắc chắn trong khoá luận sẽ không tránh khỏi được một số thiếu sót, tôi rất mong sẽ nhận được những góp ý chân thành từ quý thầy cô cùng các bạn sinh viên để tôi có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình một cách tốt nhất, bổ sung thêm những kinh nghiệm là hành trang quý báu cho tôi trên con đường sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 01 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thảo Tiên i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BC KQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CP Chi phí CP NC Chi phí nhân công CP NVL Chi phí nguyên vật liệu CP SXC Chi phí sản xuất chung CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ FOC Free of charge ĐVT Đơn vị tính KH Kế hoạch KPCĐ Kinh phí công đoàn KTTC Kế toán tài chính KS Khách sạn NDH Nợ dài hạn NNH Nợ ngắn hạn NPT Nợ phải trả NV Nguồn vốn SL Số lượng SP Sản phẩm SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TK Tài khoản TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VNĐ Việt Nam Đồng Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động tại khách sạn Sài Gòn Morin năm 2016-2018...............37 Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của khách sạn Sài Gòn Morin qua 3 năm 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019.......................................................................................................50 Bảng 2.3: Biến động tài sản của khách sạn Sài Gòn Morin qua 3 năm 2016-2018 ......53 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của khách sạn Sài Gòn Morin qua 3 năm 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019.......................................................................................................56 Bảng 2.5: Biến động nguồn vốn của khách sạn Sài Gòn Morin qua 3 năm 2016-2018..........58 Bảng 2.6: Bảng tình hình biến động KQKD của khách sạn Sài Gòn Morin qua 3 năm 2016-2018......................................................................................................................61 Bảng 2.7: Dự toán chi phí cho năm 2019 của khách sạn Sài Gòn Morin .....................68 Bảng 2.8: Một số tài khoản theo dõi chi phí của khách sạn Sài Gòn Morin .................71 Bảng 2.9: Bảng mã hoá các bộ phận trong khách sạn ...................................................72 Bảng 2.10: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí năm 2018 khách sạn Sài Gòn Morin......76 Bảng 2.11: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ăn uống năm 2018 ........................78 Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phòng ngủ năm 2018 ....................79 Bảng 3.1: Bảng phân công công việc bổ sung của bộ phận kế toán khách sạn ............89 Bảng 3.2: Bảng phân loại chi phí của khách sạn Sài Gòn Morin Huế ..........................91 Bảng 3.3: Bảng theo dõi mức đóng góp lợi nhuận của các món ăn ..............................94 Bảng 3.4: Bảng dự toán chi phí theo mùa của khách sạn Sài Gòn Morin hằng năm ...... 101 Bảng 3.5: bảng dự toán theo hoạt động của bộ phận ẩm thực khách sạn Sài Gòn Morin.....103 Bảng 3.6: Bảng hệ số quy đổi các loại phòng của khách sạn Sài Gòn Morin............ 105 Bảng 3.7: Bảng quy đổi ngày-phòng có khách của khách sạn Sài gòn Morin tháng 3 năm 2019 .................................................................................................................... 106 Bảng 3.8: Bảng tính giá thành từng hạng phòng ngủ khách sạn Sài Gòn Morin tháng 3 năm 2019 .................................................................................................................... 107 Bảng 3.9: So sánh chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh và chi phí dự toán của hàng ăn, uống năm 2018............................................................................................. 109 Bảng 3.10: So sánh doanh thu thực tế phát sinh và doanh thu dự toán của hàng ăn, uống năm 2018 ........................................................................................................... 109 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên iv DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Vai trò của kế toán quản trị với chức năng quản lý trong DN .......................8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm dịch vụ khách sạn ..............24 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống .................26 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổng quan về phân tích biến động chi phí ..........................................27 Sơ đồ 1.5: Mô hình tổng quát để tính biến động chi phí ...............................................27 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Sài Gòn Morin..........44 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của khách sạn Sài Gòn Morin. .........45 Sơ đồ 2.3: Quy trình xây dựng dự toán tại khách sạn Sài Gòn Morin ..........................67 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng lao động của khách sạn qua 3 năm 2016-2018................................38 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính của khách sạn năm 2016-2018................38 Biểu đồ 2.3: Biến động lao động theo độ tuổi của khách sạn năm 2016-2018 .............39 Biểu đồ 2.4: Biến động lao động theo trình độ của khách sạn năm 2016-2018............40 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu TS của khách sạn qua 3 năm 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019 ...51 Biều đồ 2.6: Biến động của khoản mục TSNH và TSDN qua 3 năm 2016-2018.........52 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của khách sạn qua 3 năm 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019 .......................................................................................................................55 Biều đồ 2.8: Biến động của NPT và VCSH qua 3 năm 2016-2018 ..............................59 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên v MỤC LỤC Lời cảm ơn.......................................................................................................................i Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. II Danh mục bảng ...........................................................................................................III Danh mục sơ đồ........................................................................................................... IV Danh mục biểu đồ ....................................................................................................... IV Mục lục ..........................................................................................................................V PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 5. Cấu trúc khoá luận................................................................................................5 6. Kết quả dự kiến .....................................................................................................5 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN.....................................................6 1.1. Lý luận chung về kế toán quản trị chi phí .......................................................6 1.1.1. Tổng quan về kế toán quản trị ......................................................................6 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của kế toán quản trị ............................................6 1.1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị ...............................................................7 1.1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị ..................................................................7 1.1.2. Tổng quan về chi phí ....................................................................................8 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của chi phí ...........................................................8 1.1.2.2. Bản chất của chi phí..............................................................................9 1.1.3. Tổng quan về kế toán quản trị chi phí ..........................................................9 1.1.3.1. Khái niệm về kế toán quản trị chi phí ...................................................9 1.1.3.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí .................................................10 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị chi phí với chức năng quản trị ....11 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn ...................................................12 1.2.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn................................................................12 1.2.2. Nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn ..........................................12 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên vi 1.2.3 Đặc điểm riêng của hoạt động kinh doanh khách sạn và những ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị ................................................................................13 1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn .............................................................................................14 1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị .................................................................14 1.3.2. Nội dung công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn...15 1.3.2.1. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ............15 1.3.2.2. Xác định chi phí chuẩn và lập dự toán chi phí ...................................18 1.3.2.3. Xác định chi phí cho từng đối tượng chi phí và tính giá thành ..........22 1.3.2.4. Phân tích biến động để kiểm soát chi phí ...........................................26 1.3.2.5. Báo cáo chi phí theo từng trung tâm trách nhiệm ..............................29 1.3.2.6. Phân tích thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn ...........................................................................................................30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN..............................................................................32 2.1. Tổng quan về khách sạn Sài gòn Morin.........................................................32 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................32 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ..................................................................................36 2.1.2.1. Chức năng ...........................................................................................36 2.1.2.2. Nhiệm vụ..............................................................................................36 2.1.3. Tình hình lao động của khách sạn Sài Gòn Morin năm 2016-2018...........36 2.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý, tổ chức kế toán khách sạn Sài Gòn Morin..41 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý ......................................................................41 2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán.......................................................................45 2.1.5. Khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn qua 3 năm 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019 ........................................................................................................49 2.1.5.1. Tình hình tài sản..................................................................................49 2.1.5.2. Tình hình nguồn vốn............................................................................55 2.1.6. Khái quát tình hình kết quả kinh doanh của khách sạn qua 3 năm 2016- 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 .............................................................................60 2.2. Thực trạng công tác kế toán quản trị phi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin ....64 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán quản trị của khách sạn Sài Gòn Morin......64 2.2.2. Thực trạng tổ chức nội dung kế toán quản trị tại khách sạn Sài Gòn Morin .....64 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên vii 2.2.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí tại khách sạn .....................................64 2.2.2.2. Thực trạng công tác xác định chi phí chuẩn và lập dự toán chi phí tại khách sạn ..........................................................................................................64 2.2.2.3. Thực trạng công tác xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí (quy nạp chi phí) và tính giá thành ..................................................................70 2.2.2.4. Thực trạng công tác phân tích biến động để kiểm soát chi phí ..........75 2.2.2.5. Thực trạng công tác báo cáo chi phí của từng trung tâm trách nhiệm......77 2.2.2.6. Thực trạng công tác xác định thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn .........................................................................................80 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN ...............................83 3.1. Đánh giá chung công tác kế toán khách sạn và công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin .....................................................................83 3.1.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại khách sạn .....................................83 3.1.1.1. Những ưu điểm ....................................................................................83 3.1.1.2. Những hạn chế ....................................................................................85 3.1.2. Đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn ...........................85 3.1.2.1. Những ưu điểm ....................................................................................85 3.1.2.2. Những điểm hạn chế............................................................................85 3.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí .............87 3.3. Một số gợi ý về mặt chính sách nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin .....................................................................88 3.3.1. Về tổ chức bộ máy kế toán quản trị tại khách sạn ......................................88 3.3.2. Về nội dung công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn ......................89 3.2.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí ...........................................................90 3.3.2.2. Xây dựng chi phí chuẩn (định mức chi phí) và lập dự toán chi phí....92 3.3.2.3. Hoàn thiện công tác tính giá thành.................................................. 104 3.3.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí ............................................. 108 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 111 1. Kết luận ............................................................................................................. 111 2. Kiến nghị ........................................................................................................... 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 114 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 116 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 1 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hội nhập và phát triển cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày càng có những bước đột phá mạnh mẽ, các DN thuộc mọi loại hình có nhiều hơn những cơ hội và thách thức để tìm kiếm lợi nhuận và khẳng định vị trí trên thị trường. Trong nhiều yếu tố tác động đến sự thành công của một DN, yếu tố quản trị chi phí là vô cùng quan trọng và được nhà quản lý quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những chi phí đã chi ra. Muốn quản trị chi phí hiệu quả, người quản lý phải biết nhận diện, phân tích, đánh giá và kiểm soát những hoạt động, đối tượng phát sinh ra chi phí; từ đó có thể đưa ra những quyết định hợp lý trong quá trình kinh doanh của DN. Trong thực tế, những quyết định được đưa ra thường được thiết lập dựa trên nguồn thông tin kế toán, nhất là kế toán quản trị. Với chức năng lập dự toán, kiểm soát thực hiện, phân tích và hỗ trợ cho việc ra quyết định, kế toán quản trị đã cung cấp thông tin một cách nhanh chóng giúp nhà quản trị nắm bắt cũng như kiểm soát kết quả kinh doanh của đơn vị một cách kịp thời từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn. Đối với các DN hiện nay thì thuật ngữ kế toán quản trị đã dần quen thuộc từ những năm gần đây (kế toán quản trị bắt nguồn từ kế toán chi phí, xuất hiện từ khoảng năm 1850 trong ngành dệt và ngành đường sắt ở Mỹ và từ năm 1995 – năm ta tiến hành công tác cải cách kế toán thì thuật ngữ kế toán quản trị bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam). Về mặt pháp lý thuật ngữ kế toán quản trị được ghi nhận chính thức trong Luật kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/6/2003 và nội dung tổ chức kế toán quản trị tại các DN Việt Nam do Bộ tài chính ban hành ngày 12/6/2006 theo Thông tư 53/2006/TT-BTC bước đầu đã đề cập, hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong DN. Tuy nhiên, cho đến nay kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng vẫn đang còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với các DN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là với các DN kinh doanh khách sạn. Thêm vào đó, hiện nay cũng chưa có nhiều các giáo trình tiếng việt hướng dẫn một cách cụ thể về kế toán quản trị trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Chính vì vậy mà đa số các khách sạn ở Huế vẫn chưa áp dụng và sử dụng kế toán quản trị cũng như kế toán quản trị chi phí như một công cụ quản lý hữu hiệu. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 2 Khách sạn Sài Gòn Morin là một trong những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch lâu năm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong bối cảnh tiềm năng du lịch ngày càng lớn (Cụ thể ngày 25/12/2019 vừa qua, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế vừa công bố tình hình kinh doanh du lịch năm 2019 với tổng lượng khách đến Huế ước đạt 4,81 triệu lượt, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch năm 2019 ước đạt 4.945 tỷ đồng, tăng 10,54%), sự cạnh tranh giữa các DN kinh doanh khách sạn ngày càng gay gắt. Nhà quản trị của khách sạn luôn nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán quản trị nhưng hiện nay tại đơn vị vẫn chưa tổ chức công việc kế toán quản trị một cách rõ ràng, đầy đủ, việc xây dựng dự toán ngân sách đôi khi còn dựa nhiều vào ý chí chủ quan của nhà quản lý, việc tập hợp cũng như kiểm soát chi phí còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn, tôi nhận thấy đến nay vẫn chưa có nhiều những đề tài nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí cho mảng hoạt động dịch vụ mà các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu cho các DN sản xuất và đặc biệt là chưa có một đề tài nào nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhận thấy được sự cấp thiết của đề tài, với mong muốn nâng cao hiệu quả công tác kế toán quản trị nói chung và quản trị chi phí của khách sạn nói riêng, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Nhằm hệ thống hóa các phương pháp kế toán quản trị chi phí nói chung và vận dụng cụ thể vào công tác kế toán quản trị chi phí của khách sạn Sài Gòn Morin Huế, khoá luận nghiên cứu một số phương pháp kế toán quản trị chi phí đồng thời thông qua quá trình nghiên cứu thực tiễn tại khách sạn Sài Gòn Morin để xem xét việc vận dụng kế toán quản trị chi phí ở mức độ nào, trên cơ sở đó hoàn thiện một số nội dung công tác kế toán quản trị chi phí cụ thể nhằm phản ánh, cung cấp thông tin về công tác kế toán quản trị chi phí một cách chính xác hơn, góp phần thiết thực trong công tác quản trị của đơn vị.  Mục tiêu cụ thể - Tổng hợp và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong DN, cụ thể cho DN kinh doanh khách sạn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 3 - Tìm hiểu tổng quan về khách sạn Sài Gòn Morin cũng như hoạt động kinh doanh tại đơn vị qua đó có được cách nhìn nhận về tình hoạt động kinh doanh của DN kinh doanh khách sạn. - Tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin. - Đưa ra những ưu điểm và những vấn đề còn hạn chế trong công tác kế toán quản trị chi phí của đơn vị. - Căn cứ vào những điểm hạn chế nói trên, tôi kỳ vọng đề xuất gợi ý cho một số chính sách nhằm góp phần giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại đơn vị mình. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin.  Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán quản trị chi phí, chủ yếu tập trung vào hai hoạt động chủ đạo của khách sạn là kinh doanh dịch vụ khách sạn và dịch vụ ăn uống. + Không gian nghiên cứu: Khách sạn Sài Gòn Morin. Địa chỉ: số 30 Lê Lợi, phường Phú Nhuận, thành phố Huế. + Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu thực tập: từ ngày 16/09/2019 đến ngày 22/12/2019. Thời gian thu thập số liệu  Số liệu dùng để phân tích và đánh giá tình hình nguồn lực và kết quả hoạt động là nguồn số liệu tổng hợp của 3 năm 2016, 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.  Số liệu thu thập để minh hoạ công tác kế toán tại DN: năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau:  Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được tôi sử dụng để thu thập thông tin thứ cấp như: nội dung của chuẩn mực, thông tư hướng dẫn của Bộ tài Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 4 chính; các chuyên đề, khoá luận có liên quan tại thư viện trường và trên internet; các tài liệu thu thập tại công ty và một số văn bản pháp luật về DN ,... để hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác kế toán quản trị chi phí, đồng thời kế thừa tiếp tục cải thiện những hướng nghiên cứu mới. - Phương pháp phân loại và tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được tôi sử dụng để phân loại các sổ sách, chứng từ, báo cáo và các thông tin liên quan theo mục đích sử dụng cho vấn đề nghiên cứu. Từ đó, thu thập, tổng hợp các thông tin từ nhiều nguồn của phòng kế toán và các phòng ban khác tại công ty có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực tập tại khách sạn, tôi đã quan sát và ghi chép lại những công việc của kế toán trưởng, nhân viên phòng Kế toán và các phòng ban khác để thấy được công việc cụ thể và quy trình hoạt động của mỗi bộ phận, mỗi nhân viên. - Phương pháp phỏng vấn: Ngoài việc quan sát, trong một số trường hợp, tôi đã phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với những người có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: giám đốc, kế toán trưởng,... để hiểu được bản chất một số công việc cũng như thu thập những thông tin cần thiết, đồng thời đánh giá khả năng hệ thống kế toán hiện tại đã và đang đáp ứng yêu cầu quản lý ở mức độ nào. Không những vậy, tôi còn phỏng vấn thêm kế toán trưởng và trưởng các bộ phận để tổng hợp và nhận diện quy trình xử lý thông tin cũng như cách thức tham mưu thông tin kế toán quản trị lên giám đốc. Bên cạnh việc quan sát và phỏng vấn, để thu thập thêm các thông tin tôi còn xin phép kế toán trưởng được chụp ảnh các bảng giá niêm yết tại các bộ phận dịch vụ, phòng ngủ; chụp lại màn hình máy tính...của khách sạn làm tư liệu để phục vụ cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài.  Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Dựa trên những dữ liệu thu thập được, dùng các phương pháp như: so sánh, thống kê, phân tích,... để làm rõ nội dung cần nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét cũng như đề xuất các giải pháp giúp cải thiện tình hình vận hành của công ty: - Phương pháp so sánh: bao gồm cả phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối, dùng để phân tích tình hình biến động của quy mô tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2016, 2017, 2018. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 5 - Phương pháp thống kê và phân tích: Tổng hợp các dữ liệu cùng nội dung liên quan để phân tích, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. * Với công cụ xử lý số liệu: xử lý trên chương trình Excel. Từ đó, tổng hợp các kết quả so sánh và phân tích trên để đưa ra nhận xét chung, tìm những mặt ưu điểm để phát huy và những mặt hạn chế để đưa ra những giải pháp khắc phục.  Phương pháp mô tả Là phương pháp dùng để mô tả quá trình luân chuyển chứng từ, quy trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. 5. Cấu trúc khoá luận Khoá luận gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong DN kinh doanh khách sạn. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin. Chương 3: Một số gợi ý nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin. Phần III: Kết luận và kiến nghị 6. Kết quả dự kiến Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, thực tập và tìm hiểu về công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin, tôi dự kiến sẽ có những kết quả đạt được như sau: Thứ nhất, việc hệ thống hoá cơ sở lý luận sẽ giúp có được một cái nhìn tổng quan về kế toán quản trị chi phí trong DN kinh doanh khách sạn. Thứ hai, tôi kỳ vọng từ những thông tin tổng quan về khách sạn đã thu thập được sẽ cung cấp một cách khái quát về tình hình thực tế hoạt động kinh doanh trong DN kinh doanh khách sạn. Thứ ba, nhìn nhận một cách cụ thể công tác kế toán quản trị chi phí được tổ chức như thế nào trong DN kinh doanh khách sạn nói chung và cho khách sạn Sài Gòn Morin nói riêng. Thứ tư, đưa ra được những so sánh, đánh giá và đề xuất được một số gợi ý về mặt chính sách nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 6 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN 1.1. Lý luận chung về kế toán quản trị chi phí 1.1.1. Tổng quan về kế toán quản trị 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của kế toán quản trị Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển như hiện nay, các DN thuộc nhiều loại hình được thành lập và cạnh tranh mạnh mẽ nhằm tìm chỗ đứng trên thị trường. Để có sức cạnh tranh cao, DN cần được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác để tự điều chỉnh, thích ứng với những biến động trên thị trường cũng như nắm bắt các cơ hội và đưa ra các quyết định đúng đắn. Do đó, kế toán quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi DN. Đến nay, có nhiều khái niệm khác nhau về kế toán quản trị: Theo các Giáo sư Đại học South Florida là Jack L. Smith, Robert M. Keith và William L. Stephens trong “Accounting Principles”, p.962: “Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát.” Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán viên Hoa Kỳ năm 1982: “Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường tổng hợp, phân...ời gian Định mức CP SXC để SX 1 ĐVSP = Định mức biến phí SXC + Định mức định phí SXC Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 20 xem xét lại thường xuyên định mức chi phí đặc biệt là về định mức giá. b. Lập dự toán chi phí Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức (Horgren et al, 1999). Nó là một kế hoạch chi tiết nêu ra những khoản thu chi của DN trong một thời kỳ nào đó. Nó phản ánh kế hoạch cho tương lai, được biểu hiện dưới dạng số lượng và giá trị (Hilton, 1991). Mục đích lập dự toán chi phí là cung cấp thông tin về toàn bộ kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của DN, làm căn cứ xác định mục tiêu và đánh giá việc thực hiện. Quy trình lập dự toán chi phí dựa trên các số liệu, thông tin trong quá khứ kết hợp với thông tin hiện hành, thông thường các DN xây dựng dự toán dựa trên định mức chi phí. Với ý nghĩa của công tác lập dự toán, kế toán tiến hành lập dự toán chi phí cho từng hoạt động nhằm cung cấp thông tin cho chức năng hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm soát chi phí. Đối với các đơn vị kinh doanh khách sạn dự toán chi phí thường được xác định theo các cách khác nhau theo từng loại hoạt động kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên để phục vụ cho đề tài này tôi xin trình bày phần nội dung lập dự toán chi phí cho 2 dịch vụ chính của khách sạn là: dịch vụ khách sạn (dịch vụ lưu trú) và dịch vụ ăn uống. - Đối với dịch vụ khách sạn (dịch vụ lưu trú): Căn cứ vào mức độ tiện nghi và các dịch vụ cung cấp cho từng phòng để lập dự toán chi phí cho số phòng có khả năng tiêu thụ. Thông thường các chi phí được xác định dựa trên định mức chi phí được xây dựng cho một phòng chuẩn một ngày đêm, số lượng buồng dự kiến tiêu thụ và số lượng khách lưu trú. Dự toán chi phí trong hoạt động này được tính theo lượt ngày/khách, theo từng đoàn hay theo tháng. - Đối với dịch vụ ăn uống (nhà hàng): Dự toán được lập căn cứ vào số lượng suất ăn dự kiến tiêu thụ và chi phí để sản xuất một suất ăn chuẩn. Suất ăn chuẩn có thể được tính theo suất ăn/khách, suất ăn/bàn và đơn đặt hàngĐịnh mức chi phí do chuyên gia xác định căn cứ vào kết cấu thực đơn của nhà hàng gồm định mức lượng và định mức giá.  Các loại dự toán chi phí - Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Là dự kiến số lượng và giá trị NVL trực tiếp cần thiết sử dụng trong kỳ. Căn cứ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 21 lập dự toán là sản lượng NVL dự kiến, định mức NVL tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm, đơn giá NVL. Ta có: Từ đó: - Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Dự toán CP NC trực tiếp phản ảnh toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản trích theo lương, của công nhân trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm dịch vụ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong các quyết định sử dụng lao động, đảm bảo môi trường làm việc văn minh, khuyến khích tăng năng suất lao động. Dự toán này có tác dụng giúp DN chủ động trong việc sử dụng, tuyển dụng, đào tạo lao động một cách hợp lý, không quá dư thừa và thiếu, góp phần làm giảm chi phí, đồng thời xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa người lao động và DN. - Dự toán chi phí sản xuất chung + Dự toán CP SXC biến đổi: Lượng NVL trực tiếp cần mua = Lượng NVL cần cho HĐKD + Lượng NVL trực tiếp tồn cuối kỳ dự kiến - Lượng NVL trực tiếp tồn đầu kỳ dự kiến Dự toán chi phí mua NVL trực tiếp dự kiến = Lượng NVL trực tiếp cần mua x Đơn giá NVL trực tiếp dự kiến Dự toán CP NC trực tiếp = Lượng SP DV cung ứng x Định mức nhân công x Đơn giá lao động Dự toán CP SXC = Dự toán CP SXC cố định + Dự toán CP SXC biến đổi Dự toán CP SXC Biến đổi = Đơn giá SXC biến đổi x Thời gian lao động trực tiếp Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 22 1.3.2.3. Xác định chi phí cho từng đối tượng chi phí và tính giá thành Các dịch vụ trong khách sạn bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống (nhà hàng), dịch vụ vận chuyển du lịch, dịch vụ lữ hành,... Tuy nhiên để phục vụ cho đề tài này tôi xin trình bày công tác xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí và tính giá thành cho 2 dịch vụ chính của khách sạn là: dịch vụ khách sạn (dịch vụ lưu trú) và dịch vụ ăn uống. a. Đối với dịch vụ khách sạn  Kết cấu chi phí trong giá thành dịch vụ khách sạn Giá thành dịch vụ khách sạn gồm có 3 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CP NVL trực tiếp bao gồm giá trị NVLsử dụng trực tiếp để thực hiện dịch vụ như trà, cà phê, xà phòng, bàn chải đánh răng,... - Chi phí nhân công trực tiếp: CP NC trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho nhân viên phục vụ phòng, massage, karaoke, quầy bar,... và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN , KPCĐ. - Chi phí sản xuất chung: CP SXC bao gồm chi phí vật dụng (bàn, ghế, khăn, drap,...), điện, nước, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa, tiền lương phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên điều hành bộ phận phục vụ...  Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành - Đối tượng tập hợp chi phí là từng loại dịch vụ, như dịch vụ phòng, bar, karaoke, massage,... - Đối tượng tính giá thành: thường là sản phẩm của từng loại dịch vụ với đơn vị tính giá thành là phòng/ngày hay 1 giờ dịch vụ - Kỳ tính giá thành thường là tháng, quý, năm.  Phương pháp tính giá thành - Đối với dịch vụ phòng Dịch vụ phòng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn và toàn bộ chi phí tập hợp được trong kỳ sẽ liên quan đến nhiều hạng phòng khác nhau như phòng Deluxe, phòng Suite,... hoặc liên quan đến nhiều loại phòng như phòng đơn, phòng đôi. Thông thường kế toán sẽ tính giá thành cho từng lượt phòng/ngày theo phương pháp hệ số. Theo phương pháp này thì cần căn cứ vào các định mức tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của từng loại phòng để xác định hệ số tính giá thành cho từng loại phòng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 23 Dựa vào các hệ số này để quy đổi các loại phòng khác nhau về loại phòng tiêu chuẩn đã chọn như sau: ∑SLc= (SLi x Hi) n i=1 Trong đó: ∑SLc: Tổng số lượt phòng/ngày được quy đổi theo loại phòng chuẩn SLi: Số lượng phòng/ngày thực tế của loại phòng i Hi: Hệ số quy đổi của loại phòng i (Quy đổi theo giá bán hoặc diện tích,... tuỳ vào các định mức tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của từng loại phòng) Do đặc thù của kinh doanh khách sạn, trường hợp đến cuối tháng, nếu khách hàng chưa làm thủ tục trả phòng thì các khoản chi phí phục vụ phát sinh trong kỳ được xem là chi phí dở dang cuối kỳ. Chi phí dở dang cuối kỳ của dịch vụ khách sạn thường tính theo giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch.  Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế các kỳ trước và định mức, và các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.  Giá thành định mức: cũng được xác định trước khi bước vào kinh doanh song nó lại được xác định trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi cả kỳ kế hoạch. Tiếp theo, người ta sẽ tính giá thành của từng loại phòng theo công thức Zi n i=1 = Dđ+Cps-Dc SLc x SLi x Hi Trong đó: ∑Zi: Tổng giá thành thực tế của loại phòng i Cps: Chi phí phát sinh trong kỳ Dđ: Chi phí dở dang đầu kỳ Dc: Chi phí dở dang cuối kỳ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 24 Giá thành đơn vị của từng loại phòng: Zđv= ∑ Zini=1 SLi - Đối với các dịch vụ khác: dịch vụ quầy bar, massage, karaoke,... có đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng kế toán chi phí nên kế toán thường sử dụng phương pháp trực tiếp (giản đơn) để tính giá thành cho các dịch vụ này. Do các dịch vụ này không có sản phẩm dở dang nên tổng giá thành thực tế của từng loại hình dịch vụ chính là tổng chi phí phát sinh đã tập hợp trong kỳ tương ứng với loại dịch vụ đó. Khi đó: Giá thành đơn vị DV hoàn thành = Tổng giá thành Khối lượng (Số ca, giờ,) Trong đó:  Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ khách sạn: Để tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ khách sạn, kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, và nó được mở chi tiết cho từng loại dịch vụ: dịch vụ phòng, bar, karaoke, massage,... Ta có thể theo dõi theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm dịch vụ khách sạn TK 152 (1) TK 334, 338 (2) TK 111, 334, 152, 214, (3) TK 621 (4) TK 622 TK 627 TK 154 (5) TK 632 Tổng giá thành SP DV = Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ ( CPNVLTT+ CPNCTT+ CPSXC) - Chi phí dở dang cuối kỳ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 25 Chú thích sơ đồ: (1) Tập hợp CP NVL trực tiếp (2) Tập hợp CP NC trực tiếp (3) Tập hợp CP SXC (4) Tổng hợp CP NVL trực tiếp, CP NC trực tiếp, CP SXC để tính giá thành dịch vụ khách sạn (5) Kết chuyển giá vốn dịch vụ đã cung cấp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ b. Đối với dịch vụ ăn uống (nhà hàng)  Kết cấu chi phí trong giá thành dịch vụ ăn uống Giá thành dịch vụ ăn uống cũng gồm có 3 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CP NVL trực tiếp bao gồm giá trị NVL sử dụng trực tiếp để chế biến thức ăn như lương thực, thực phẩm,... - Chi phí nhân công trực tiếp: CP NC trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho nhân viên trực tiếp chế biến, nhân viên phục vụ và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN , KPCĐ. - Chi phí sản xuất chung: CP SXC bao gồm chi phí than, gas, vật dụng làm bếp, điện nước, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa, tiền lương phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên điều hành bộ phận nhà hàng...  Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành - Quá trình chế biến tạo ra nhiều loại thức ăn , thức uống, số lượng nhiều ít khác nhau nên việc tập hợp, phân bổ chi phí cho từng loại rất phức tạp. Do đó đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành thường là toàn bộ sản phẩm chế biến trong một kỳ kinh doanh. - Kỳ tính giá thành thường là tháng, quý, năm  Phương pháp tính giá thành - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường không đáng kể nên thường không xác định. - Tính giá thành thường sử dụng phương pháp giản đơn (trực tiếp) như phương pháp tính giá thành đã trình bày của các dịch vụ khác trong dịch vụ khách sạn. Như vậy: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 26 Giá thành đơn vị DV hoàn thành = Tổng giá thành Khối lượng (Số ca, suất,)  Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ ăn uống Ta có thể hình dung qua sơ đồ kế toán dưới đây: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống Chú thích sơ đồ: (1) Tập hợp CP NVL trực tiếp (2) Tập hợp CP NC trực tiếp (3) Tập hợp CP SXC (4) Tổng hợp CP NVL trực tiếp, CP NC trực tiếp, CP SXC để tính giá thành DV ăn uống (5) Kết chuyển giá vốn dịch vụ đã cung cấp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ 1.3.2.4. Phân tích biến động để kiểm soát chi phí Biến động chi phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và định mức chi phí được tính tại mức hoạt động thực tế. Phân tích biến động chi phí là quá trình xác định biến động chi phí, xác định nguyên nhân dẫn đến các biến động và đề xuất biện pháp thích hợp để điều chỉnh. Mục đích của phân tích biến động là để kiểm soát các chi phí tương lai. Biến động chi phí được tách thành hai phần là biến động về giá và biến động về lượng nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí. Ta có thể theo dõi tổng quan về phân tích biến động chi phí qua các sơ đồ dưới đây: TK 611 (1) TK 334, 338 (2) TK 111, 153, 214, (3) TK 621 (4) TK 622 TK 627 TK 631 (5) TK 632 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 27 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổng quan về phân tích biến động chi phí Sơ đồ 1.5: Mô hình tổng quát để tính biến động chi phí  Kết quả có được về sự biến động được đánh giá như sau: - Nếu biến động dương nghĩa là thực tế > định mức: đó là một biến động bất lợi vì chi phí thực tế cao hơn so với chi phí định mức. Tuy nhiên để đi đến kết luận cuối cùng thì phải phân tích nguyên nhân, xác định biến động tăng là do nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan. Tổng biến động chi phí Biến động giá Biến động lượng Sự khác biệt giữa mức giá thực tế và mức giá định mức Sự khác biệt giữa lượng thực tế và lượng định mức Lượng thực tế x Giá thực tế Lượng thực tế x Giá định mức Lượng định mức x Giá định mức Biến động giá Lượng thực tế (Giá thực tế - Giá định mức) Biến động lượng Giá định mức (Lượng thực tế - lượng định mức) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 28 - Nếu biến động âm nghĩa là thực tế < định mức: đây là một biến động có lợi nếu chất lượng của sản phẩm vẫn được đảm bảo hoặc tăng lên. - Nếu biến động bằng 0 nghĩa là thực tế = định mức: thể hiện việc doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đúng định mức. Các nhà quản lý không có nhiều thời gian để kiểm tra và xác định nguyên nhân của tất cả các biến động. Phương pháp quản lý theo ngoại lệ sẽ giúp nhà quản lý tập trung thời gian và nỗ lực vào việc kiểm soát các biến động có ý nghĩa, khi nào là một biến động cần kiểm soát, khi nào thì có thể bỏ qua? Ta có thể dựa vào các yếu tố sau: - Độ lớn của biến động: Nhà quản lý thường quan tâm đến những biến động có giá trị lớn cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Số tương đối của biến động cũng cấp thông tin tốt hơn cho nhà quản lý trong việc kiểm soát. - Tần suất xuất hiện của biến động: Những biến động lặp đi lặp lại liên tục cần được kiểm soát chặt chẽ hơn những biến động thỉnh thoảng mới phát sinh. - Xu hướng của biến động: Những biến động có xu hướng tăng dần theo thời gian là những biến động cần xác định nguyên nhân và kiểm soát. - Khả năng kiểm soát được biến động: Các biến động mà những người bên trong tổ chức có khả năng kiểm soát được thì cần tiến hành kiểm soát hơn những biến động mà tổ chức không có khả năng kiểm soát. Ví dụ, khi mức giá nguyên vật liệu tăng do sự biến động giá của thị trường thì nó nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà quản lý. - Các biến động thuận lợi: Những biến động thuận lợi cũng cần được xem xét để phát huy và cải tiến. - Lợi ích và chi phí của việc kiểm soát: Quyết định nên kiểm soát một biến động hay không cần phải xem xét đánh đổi giữa lợi ích và chi phí để thực hiện việc kiểm soát. Như vậy: Các biến động chi phí sẽ được xác định và phân tích nguyên nhân biến động bằng phương pháp quản lý ngoại lệ, tức là chỉ tập trung xác định nguyên nhân các biến động có ý nghĩa. Các nhà quản lý xác định mức ý nghĩa của các biến động dựa vào kinh nghiệm của mình và sự phán đoán chủ quan. Biến động có giá trị lớn (về cả số tương đối và tương đối), biến động lặp đi lặp lại thường xuyên, biến động có xu hướng Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 29 tăng dần, và biến động mà tổ chức có khả năng kiểm soát là những biến động cần phân tích xác định nguyên nhân để kiểm soát. Các biến động chi phí khác nhau trong một tổ chức do nhiều người quản lý khác nhau chịu trách nhiệm xác định nguyên nhân biến động và kiểm soát. Việc kiểm soát biến động có thể thực hiện được bằng nỗ lực và sự phối hợp của các nhà quản lý trong tổ chức. Việc xác định nhà quản lý nào ở vào vị trí tốt nhất để kiểm soát một loại biến động chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát biến động chi phí. 1.3.2.5. Báo cáo chi phí theo từng trung tâm trách nhiệm Theo TS. Nguyễn Hoản, TS. Hoàng Đình Dương trong sách “Giáo trình kế toán quản trị”, Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận (đơn vị) trong tổ chức hoạt động mà nhà quản trị của bộ phận (đơn vị) phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận mình đối với nhà quản trị cấp cao. Thường có bốn loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí (chịu trách nhiệm về chi phí của bộ phận), trung tâm doanh thu (chịu trách nhiệm về doanh thu của bộ phận), trung tâm lợi nhuận (chịu trách nhiệm về lợi nhuận của bộ phận), trung tâm đầu tư (chịu trách nhiệm về lợi nhuận và vốn đầu tư của bộ phận). Tuy nhiên để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, sau đây tôi chỉ trình bày về trung tâm chi phí và báo cáo kết quả (báo cáo chi phí) của trung tâm chi phí. Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát với chi phí phát sinh ở trung tâm, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn. Được xếp vào loại trung tâm chi phí là các phân xưởng sản xuất, phòng ban chức năng. Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí. Báo cáo kết quả của trung tâm chi phí phản ánh những kết quả tài chính chủ yếu của trung tâm trong tổ chức dựa trên thẩm quyền ra quyết định và trách nhiệm của nhà quản lý về chi phí của trung tâm chi phí. Báo cáo kết quả của trung tâm chi phí được thiết lập định kỳ để trợ giúp cho hoạt động quản lý, trong đó trình bày các kết quả dự toán, các kết quả thực tế và biến động của các chỉ tiêu chi phí. Báo cáo kết quả của trung tâm chi phí là báo cáo tình hình thực hiện chi phí. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 30 1.3.2.6. Phân tích thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn a. Phân tích thông tin thích hợp để ra các quyết định kinh doanh Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định phải đạt hai yêu cầu sau: - Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn. - Thông tin đó phải liên quan đến tương lai. Những thông tin không đạt một trong hai yêu cầu trên hoặc không đạt cả hai yêu cầu trên được gọi là những thông tin không thích hợp cho quá trình ra quyết định (ví dụ: các chi phí chìm, các chi phí và thu nhập không chênh lệch giữa các phương án,) Ta có trình tự phân tích thông tin thích hợp như sau: Để lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định, kế toán quản trị cần thực hiện 4 bước sau: Bước 1: Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu nhập và chi phí có liên quan với các phương án được xem xét. Bước 2: Loại bỏ khoản chi phí chìm. Chi phí chìm là những khoản chi phí đã chi ra trong quá khứ, nó có mặt ở tất cả các phương án đang được xem xét. Do đó cần thiết phải loại bỏ. Bước 3: Loại bỏ các khoản thu nhập và chi phí giống nhau ở các phương án đang xem xét. Đây là những thông tin thừa, không thích hợp cho quá trình phân tích. Bước 4: Những thông tin còn lại sau khi thực hiện bước 2 và bước 3 là những thông tin thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu. Có thể những thông tin thích hợp trong việc quyết định tình huống này không nhất thiết sẽ thích hợp trong tình huống khác. Vì có những quan điểm, những mục đích nghiên cứu khác nhau cần có những thông tin khác nhau. b. Phân tích thông tin cho một số quyết định ngắn hạn Trong ngành kinh doanh khách sạn, việc phân tích thông tin phục vụ cho các quyết định ngắn hạn như: + Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận + Quyết định duy trì hay đóng cửa trong mùa thấp điểm (mùa vắng khách) + Quyết định nên làm hay nên mua sản phẩm phục vụ cho dịch vụ của khách sạn. + Quyết định có bán dịch vụ phòng dưới mức chi phí Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 31 Tóm tắt nội dung chương 1 Ngày nay, khi hệ thống thông tin kế toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nội bộ quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị mà đặc biệt là kế toán quản trị chi phí đã dần trở thành một công tác không thể thiếu trong các doanh nghiệp và là một bộ môn không thể tách rời của ngành kế toán. Kế toán quản trị chi phí là bộ phận của hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về chi phí để mỗi đơn vị thực hiện chức năng quản trị yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý. Trong chương này, tôi đã phân tích cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, bao gồm khái niệm, bản chất, vai trò, chức năng của kế toán quản trị cũng như tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Ngoài ra chương này còn nêu ra khái niệm về chi phí cũng như các cách thức phân loại chúng trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng và cụ thể hơn là kế toán quản trị chi phí, cụ thể là kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch (trọng tâm của để tài) cũng được làm rõ về khái niệm, đặc điểm, bản chất, cũng như những nội dung cơ bản của nó, bao gồm: phân loại chi phí, xác định chi phí chuẩn và lập dự toán chi phí, xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí và tính giá thành, phân tích biến động để kiểm soát chi phí, báo cáo chi phí cho từng trung tâm trách nhiệm, thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn. Với nền tảng cơ sở lý luận khá đầy đủ sẽ là những cơ sở để phân tích, đánh giá một cách trung thực, chính xác thực trạng công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin - Huế từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN 2.1. Tổng quan về khách sạn Sài gòn Morin 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển  Giới thiệu chung - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN MORIN - HUẾ - Tên giao dịch quốc tế: SAIGON MORIN HUE CO.,LTD - Mã số thuế: 3300100000 - Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh TT-Huế - Địa chỉ: Số 30 Lê Lợi, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Tỉnh TT-Huế - Điện thoại: (0234) 3823526 - Fax: (84-0234) 3825155 - Đại diện pháp luật: Trần Văn Lâm - Ngày cấp giấy phép: 29/09/1998 - Ngày bắt đầu hoạt động: 01/01/1998 - Email : info@morinhotels.com.vn - Website: www.morinhotel.com.vn Công ty TNHH Sài Gòn Morin là công ty liên doanh được xây dựng căn cứ vào hợp đồng liên doanh giữa 2 công ty là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH Một thành viên (Saigontouris) và Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang. Hội đồng thành viên của công ty TNHH Sài Gòn Morin bao gồm: Chủ tich Hội Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 33 đồng thành viên là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang, Phó chủ tịch Hội đồng thành viên là Tổng giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontouris. Ban quản lý khách sạn Sài Gòn Morin gồm Giám đốc khách sạn là người được chọn đại diện từ Tổng công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontouris, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của khách sạn là người được chọn đại diện từ Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang (nhằm đảo bảo tính cân bằng trong tổ chức quản lý).  Ngành nghề kinh doanh - Kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày (Dịch vụ khách sạn) - Kinh doanh dịch vụ nhà hàng và các dịch vụ ăn uống - Điều hành tua du lịch - Vận tải hành khách đường bộ khác (chủ yếu dùng để vận chuyển đưa đón khách đến khách sạn và phục vụ cho tua du lịch của khách sạn).  Quá trình hình thành và phát triển Ra đời từ năm 1901, khách sạn Morin từng là trung tâm hoạt động thương mại, văn hóa và du lịch của Huế thời vua Nguyễn. Cũng cần nói rằng vị trí đặc quyền của khách sạn là nhân tố quan trọng để thành công. Khách sạn tọa lạc ở vị trí trung tâm và nổi bật của Huế, trên “Quan Lộ” bên bờ Sông Hương, ngay trước đầu cầu Trường Tiền và ở gần các tòa nhà công và các trung tâm giải trí của người phương Tây: mặt Tây hướng thẳng đến Tòa Khâm sứ (Résidence Supérieure) và khu vườn. Hội Dân sự, Câu lạc bộ thể thao, Ngân hàng Đông Dương, Ban Công Chính và Công viên thành phố chỉ cách đó vài bước chân. Tòa nhà này trở thành "siêu thị" đầu tiên, có khả năng đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng. Khách sạn Morin cũng đã từng là một địa điểm văn hóa. Rạp chiếu phim thơ mộng Cinéma Morin đầu tiên của thành phố nằm bên trong tòa nhà chính, ở vị trí của Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 34 phòng Hội thảo hiện nay. Thư viện ở đây cũng luôn thu hút đông đảo độc giả. Từ ngày 20/12/1946 đến 5/2/1947, khách sạn Morin là một trong những doanh trại được bảo vệ nghiêm ngặt hoặc nơi tập trung các công dân và quân nhân Pháp bị quân cách mạng Việt Nam vây hãm. Sau sự kiện này, khách sạn đã bị phá hủy và bị đốt cháy một phần. Tháng 7/1951, nhà Morin ký kết văn bản bán cơ sở cho một doanh nhân Việt Nam, chấm dứt 44 năm quản lý của gia đình. Từ 1951 đến 1995, tòa nhà đã trải qua nhiều nỗi gian truân và tiếp tục chịu đựng những sự hủy hoại do khí hậu, thiếu sự bảo dưỡng và nhất là do chiến tranh. Năm 1957, tòa nhà này được sử dụng làm trụ sở của Đại Học Huế. Năm 1989, sau khi chuyển giao cho các văn phòng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế, tòa nhà lại một lần nữa là khách sạn hạng xoàng, đón tiếp các khách tây ba lô và khách du lịch tự do. Năm 1994, Tổng công ty du lịch Sài gòn (Saigontourist) đã dành được quyền tái thiết khách sạn. Năm 1995, cháu nội của bà Amélie Morin đã được ông Ngọc Ánh, giám đốc khách sạn, đón tiếp ngay bên trong khách sạn đang dược trùng tu. Cuộc đối thoại kéo dài 3 ngày giữa hai người đã quyết định phục hồi các mối liên hệ giữa ban giám đốc cũ và mới của khách sạn, giữa lịch sử của quá khứ và hiện tại của khách sạn. Những cán bộ phụ trách công trình trùng tu đã chú trọng đến các ý kiến liên quan đến bảo tồn cấu trúc cũ. Mặt khác, họ cũng chấp nhận lấy tên người sáng lập đặt cho khách sạn. Với 25.000 lượt khách hàng năm, khách sạn trở thành Bảo tàng được viếng thăm nhiều nhất ở Huế. Khách sạn đã không hối tiếc về sự hòa hợp lịch sử này vì hàng nghìn khách nói tiếng Pháp và những người từng làm việc ở Đông Dương đã chọn khách sạn để lưu trú. Về phần lưu trú, sự thành công trong thương mại đã cho phép khách sạn xây thêm một tầng, nâng tổng số phòng lên 184 như hiện tại. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 35 Một số thành tựu, giải thưởng tiêu biểu Gần đây nhất, vào ngày 25/9/2019, khách sạn Sài Gòn Morin tiếp tục vinh dự được Chủ tịch UBND Tỉnh TT-Huế vinh danh là đơn vị lưu trú 4 sao hàng đầu của Tỉnh TT-Huế. (Ông Trần Văn Lâm – Giám đốc khách sạn Sài Gòn Morin nhận bằng khen) (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổ chức khách sạn Sài Gòn Morin) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 36 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1. Chức năng Chức năng kinh doanh của khách sạn gồm: lữ hành, thiết kế tour du lịch, vận chuyển (chủ yếu vận chuyển đưa đón khách đến khách sạn và vận chuyên khách sử dụng tour du lịch), khách sạn, ăn uống, tổ chức sự kiện tiệc cưới, hội nghị,... Khách sạn được xây dựng và tổ chức có hiệu quả, luôn giữ vững uy tín về chất lượng, quy mô, không ngừng hoàn thiện để ngày càng phát triển. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Hoạt động đúng ngành nghề đăng ký, chịu trách nhiệm trước tập đoàn về kết quả sản xuất kinh doanh. Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh về du lịch, dịch vụ du lịch và thương mại phù hợp với nhiệm vụ của UBND Tỉnh TT-Huế và các cơ sở có chức năng cao, có nhu cầu thị trường. Không ngừng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cũng như chất lượng phục vụ để luôn mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty, phát huy quyền làm chủ của người lao động trong doanh nghiệp và thực hiện các quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ theo quy định của tập đoàn. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước khác. Thực hiện các quy định của Nhà nước về tài nguyên, môi trường kể cả các điểm du lịch, quốc phòng và an ninh quốc gia. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể phát huy tốt nhiệm vụ, vai trò của mỗi tổ chức hoạt động trong DN. 2.1.3. Tình hình lao động của khách sạn Sài Gòn Morin năm 2016-2018 Lao động và một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, một cơ cấu lao động hợp lý và trình độ lao động cao là yếu tố thúc đẩy cho hoạt động của DN được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao. Tình hình lao động tại khách sạn Sài Gòn Morin năm 2016-2018 được thể hiện dưới bảng sau: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 37 Bảng 2.1. Tình hình lao động tại khách sạn Sài Gòn Morin năm 2016-2018 STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017SL % SL % SL % +/- % +/- % TỔNG LAO ĐỘNG 209 100,00 191 100,00 180 100,00 -18 -8,61 -11 -5,76 I Phân theo giới tính Nữ 111 53,11 107 56,02 102 56,67 -4 -3,60 -5 -4,67 Nam 98 46,89 84 43,98 78 43,33 -14 -14,29 -6 -7,14 II Phân theo độ tuổi Trên 50 51 24,40 46 24,08 41 22,78 -5 -9,80 -5 -10,87 40 đến dưới 50 67 32,06 61 31,94 56 31,11 -6 -8,96 -5 -8,20 Dưới 40 91 43,54 84 43,98 83 46,11 -7 -7,69 -1 -1,19 III Phân theo trình độ Trên đại học 0 0,00 0 0,00 1 0,56 0 0,00 1 0,00 Đại học, cao đẳng 67 32,06 62 32,46 58 32,22 -5 -7,46 -4 -6,45 Trung cấp 41 19,62 36 18,85 33 18,33 -5 -12,20 -3 -8,33 Thấp hơn 101 48,33 93 48,69 89 49,44 -8 -7,92 -4 -4,30 IV Phân theo chức năng 1 Ban giám đốc 2 0,96 2 1,05 2 1,11 0 0,00 0 0,00 2 Phòng Tổ chức (gồm bảo vệ) 22 10,53 21 10,99 19 10,56 -1 -4,55 -2 -9,52 3 Phòng Kế toán 19 9,09 17 8,90 17 9,44 -2 -10,53 0 0,00 4 Phòng Kinh doanh (gồm massage) 23 11,00 18 9,42 15 8,33 -5 -21,74 -3 -16,67 5 Bộ phận Tiền sảnh 29 13,88 27 14,14 25 13,89 -2 -6,90 -2 -7,41 6 Bộ phận Buồng 43 20,57 40 20,94 39 21,67 -3 -6,98 -1 -2,50 7 Bộ phận Nhà hàng 24 11,48 22 11,52 21 11,67 -2 -8,33 -1 -4,55 8 Bộ phận Bếp 30 14,35 27 14,14 26 14,44 -3 -10,00 -1 -3,70 9 Bộ phận Kỹ thuật 17 8,13 17 8,90 16 8,89 0 0,00 -1 -5,88 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổ chức khách sạn Sài Gòn Morin) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 38 Biểu đồ 2.1: Tổng lao động của khách sạn qua 3 năm 2016-2018 Trên đây là bảng phân loại và biểu đồ tình hình lao động của khách sạn Sài Gòn Morin Huế qua 3 năm 2016-2108. Quan sát bảng và biểu đồ ... Để nhà quản trị có thể chủ động cho những tình huống đó thì khách sạn cần lập một dự toán linh hoạt. Dự toán linh hoạt là những dự toán được lập với nhiều mức độ hoạt động khác nhau trong cùng một phạm vi hoạt động. Dự toán linh hoạt này sẽ giúp nhà quản trị thấy được những biến động chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi và chuẩn bị trước được những biện pháp giải quyết. Nếu dự toán tĩnh là dự toán được lập cho một mức hoạt động nhất định thì dự toán linh hoạt được lập cho nhiều mức hoạt động nhằm cung cấp thông tin về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà đơn vị có thể đạt được theo các phương án kinh doanh và khả năng có thể xảy ra. Chẳng hạn, đối với khách sạn Sài Gòn Morin, ta có thể lập ra 3 mức dự toán cho mùa thấp điểm tương ứng với các mức hoạt động của khách sạn là 20%, 30%, 40% và 3 mức dự toán cho mùa cao điểm là 70%, 80%, 90%. Do đặc trưng của ngành dịch vụ là không thể lưu kho và nếu không cung cấp dịch vụ thì định phí cho dịch vụ của ngày hôm đó sẽ mất vĩnh viễn chính vì vậy dự toán linh hoạt này sẽ luôn giữ định phí giống nhau cho tất cả các mức hoạt động và chỉ thay đổi biến phí theo các mức đó. 3.3.2.3. Hoàn thiện công tác tính giá thành a. Đối với phòng khách sạn Do khách sạn có nhiều hạng phòng khác nhau nên chúng ta sẽ chọn cách tính giá thành theo phương pháp hệ số. Theo phương pháp này thì cần căn cứ vào các định mức tiêu chuẩn kinh kế kỹ thuật, các trang thiết bị, đồ dùng, diện tích phòng, của từng loại phòng để xác định hệ số tính giá thành cho từng loại phòng.. Việc lựa chọn một tiêu thức phù hợp để quy đổi các hạng phòng về phòng tiêu chuẩn là khá khó khăn và mang tính tương đối. Ở đây, tôi đã chọn diện tích phòng để quy đổi các hạng phòng về phòng tiêu chuẩn và tính giá thành cụ thể cho các loại phòng tại tháng 3 năm 2019 tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế. Do các loại phòng này được trang bị các tiện nghi không chênh lệch nhiều, Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 105 chỉ có ở phòng suite được thiết kế và trang bị thêm các tiện nghi đặc biệt, nó có phòng khách, phòng làm việc, phòng họp riêng. Và điểm khác biệt cơ bản nhất giữa các loại phòng của khách sạn Sài Gòn Morin là diện tích phòng sử dụng, cùng với việc tăng diện tích sử dụng thì giá bán phòng cũng tăng lên và diện tích sử dụng này cũng cố định, không thay đổi nên chọn nó để làm quy chuẩn xác định hệ số quy đổi là tương đối hợp lý. Thêm vào đó việc lựa chọn diện tích sử dụng phòng là cơ sở quy đổi về phòng tiêu chuẩn sẽ giải quyết được việc phân biệt phòng giường đôi và giường đơn. Phòng Colonial Deluxe với diện tích 40 m2 sẽ được chọn làm phòng chuẩn để quy đổi cho tất cả 5 loại phòng còn lại, diện tích và hệ số quy đổi cho các loại phòng của khách sạn sẽ được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.6: Bảng hệ số quy đổi các loại phòng của khách sạn Sài Gòn Morin Loại phòng Số lượng phòng Diện tích (m2) Hệ số quy đổi Colonial Deluxe 42 40 1 Premium City Deluxe 57 50 1,25 Premium River Deluxe 63 50 1,25 Colonial Suite 7 60 1,5 Morin Suite 6 100 2,5 Excutive Suite 5 120 3 Trong đó, hệ số quy đổi được tính theo công thức sau: Hệ số quy đổi loại phòng i = Diện tích phòng i Diện tích phòng Colonial Deluxe Trên cơ sở các hệ số quy đổi và công suất phòng sử dụng, chúng ta sẽ xác định được tổng số ngày phòng quy đổi. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 106 Bảng 3.7: Bảng quy đổi ngày-phòng có khách của khách sạn Sài gòn Morin tháng 3 năm 2019 Loại phòng Số lượng phòng Diện tích (m2) CSSD phòng BQ Số ngày- phòng có khách chưa quy đổi Hệ số quy đổi Số ngày- phòng có khách đã quy đổi Colonial Deluxe 42 40 81,11% 1056 1 1056 Premium City Deluxe 57 50 72,61% 1283 1,25 1603,75 Premium River Deluxe 63 50 74,55% 1456 1,25 1820 Colonial Suite 7 60 62,67% 136 1,5 204 Morin Suite 6 100 48,92% 91 2,5 227,5 Excutive Suite 5 120 36,13% 56 3 168 TỔNG CỘNG 184 71% 4078 5079,25 Trong đó: Số ngày-phòng i có khách đã quy đổi được tính bằng công thức: Số ngày-phòng i có khách chưa quy đổi * Hệ số quy đổi Ngoài ra, ta có thể thấy tổng số lượng các phòng cộng lại chỉ là 180 nhưng phần tổng cộng lại là 184 phòng, đó là do khách sạn để lại 4 phòng cho lãnh đạo khách sạn (Giám đốc của khách sạn thường là người từ Tổng công ty du lịch Sài Gòn nên sẽ lưu trú tại khách sạn) và phòng làm kho. Nên tổng công suất phòng cuối cùng khách sạn vẫn tính cho 184 phòng. Từ đây, tính hệ số phân bổ chi phí cho từng hạng phòng: Hệ số phân bổ chi phí loại phòng i = Số ngày-phòng i có khách đã quy đổi Tổng số ngày-phòng có khách đã quy đổi Cuối cùng, lập bảng tính giá thành cho từng loại phòng ngủ. Do quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ diễn ra cùng một lúc nên sản phẩm dịch vụ về cơ bản là không thể lưu kho, nên hầu như không phát sinh chi phí tồn kho thành phẩm. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 107 Sản phẩm dịch vụ khách sạn có chu kỳ sản xuất rất ngắn và quá trình tiêu thụ đồng thời nên không xuất hiện sản phẩm dở dang. Vì vậy mà tổng giá thành các sản phẩm dịch vụ bằng với tổng chi phí phát sinh liên quan đến từng bộ phận cung cấp dịch vụ. Bảng 3.8: Bảng tính giá thành từng hạng phòng ngủ khách sạn Sài Gòn Morin tháng 3 năm 2019 ĐVT: Đồng Loại phòng Tổng giá thành dịch vụ buồng phòng Hệ số phân bổ chi phí Tổng giá thành phòng ngủ từng loại Giá thành 1 ngày đêm Colonial Deluxe 2.574.472.747 0,208 535.245.011 506.861 Premium City Deluxe 0,316 812.878.017 633.576 Premium River Deluxe 0,358 922.486.666 633.576 Colonial Suite 0,040 103.399.604 760.291 Morin Suite 0,045 115.310.833 1.267.152 Excutive Suite 0,033 84.957.601 1.517.100 Trong đó: Giá thành 1 ngày đêm phòng ngủ loại i= Tổng giá thành phòng ngủ loại i Tổng số ngày-phòng có khách chưa quy đổi b. Đối với dịch vụ ăn uống Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống là quá trình thực hiện, cung ứng và tiêu dùng sản phẩm thường diễn ra cùng một không gian thời gian nên hầu như không có tồn kho thành phẩm, sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn và quá trình tiêu thụ đồng thời nên cũng hầu như không xuất hiện sản phẩm dở dang. Do đó, nên phương pháp tính giá thành thích hợp là phương pháp giản đơn, theo từng đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, tổng giá thành được xác định theo công thức: Tổng giá thành thực tế hoạt động kinh doanh ăn uống = Tổng chi phí chế biến phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh ăn uống Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 108 Như vậy, đối với khách sạn Saigon Morin, tổng giá thành thực tế hoạt động kinh doanh ăn uống tháng 3 năm 2019 bằng giá vốn hàng ăn, uống tháng 3 năm 2019 của khách sạn bằng 868.997.408 đồng. 3.3.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí a. Hoàn thiện tài khoản doanh chi tiết doanh thu, chi phí Hiện tại, khách sạn Sài Gòn Morin có 6 hạng phòng chia ra thành 2 loại cơ bản đó là phòng thông thường bao gồm: Colonial Deluxe, Premium City Deluxe, Premium River Delux và phòng suite bao gồm: Colonial Suite, Morin Suite, Executive Suite bởi quy định hàng đặt phòng của khách sạn có sự khác biệt giữa 2 loại đó. Chúng ta có thể thiết kế tài khoản chi tiết doanh thu, chi phí cho 2 loại phòng này để thấy được hiệu quả kinh doanh của chúng. Khi biết được hạng phòng nào thường được du khách lựa chọn thì nhà quản trị có thể có chính sách phục vụ tốt hơn và có những biện pháp kiểm soát kiểm soát chi phí để vừa có thể đảm bảo được chất lượng phục vụ như trước cho khách hàng vừa tối đa hoá lợi nhuận. Tài khoản doanh thu và chi phí chi tiết cho 2 loại phòng có thể được thiết kế như sau: Tài khoản doanh thu Tài khoản chi phí TK 51131: Doanh thu phòng TK 627201: Chi phí vật dụng cho khách TK 51131T: Doanh thu phòng thường TK 51131V: Doanh thu phòng suite TK 627201T: Chi phí vật dụng cho khách phòng thường TK 627201V: Chi phí vật dụng cho khách phòng suite b. Hoàn thiện công tác phân tích biến động chi phí Hoàn thiện công tác phân tích biến động chi phí sẽ giúp cho khách sạn xác định được các biến động, từ đó xác định được nguyên nhân dẫn đến biến động để đề ra giải pháp điều chỉnh thích hợp, kiểm soát chi phí một cách hiệu quả hơn. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu và nguồn lực, sau đây, tôi chỉ phân tích biến động chi phí cho chi phí nguyên vật liệu hàng ăn, uống (bộ phận ẩm thực) làm đại diện. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 109 Bảng 3.9: So sánh chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh và chi phí dự toán của hàng ăn, uống năm 2018 ĐVT Kế hoạch Thực tế Chêch lệch % CP NVL hàng ăn 1000đ 6.700.000 6.124.503 -575.497 -8,59 CP NVL hàng uống 1000đ 1.300.000 1.146.871 -153.129 -11,78 TỔNG CP NVL 1000đ 8.000.000 7.271.374 -728.626 -9,11 Dựa trên bảng so sánh chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh và chi phí dự toán của hàng ăn uống năm 2018, ta có thể thấy chi phí thực tế của 2 khoản hàng ăn và uống đều giảm so với kế hoạch, cụ thể: CP NVL hàng ăn giảm 575.497 nghìn đồng tương ứng giảm 8,59%, CP NVL hàng uống giảm 153.129 đồng tương ứng giảm 11,78%, tổng CP NVL của hàng ăn, uống giảm 728.626 nghìn đồng tương ứng giảm 9,11%. Xét theo giá trị, thì chi phí thực tế giảm so với kế hoạch là một biến động tốt, tuy nhiên cần phải xét thêm các yếu tố khác như là doanh thu hàng ăn, uống mới có thể nhận định một cách chính xác hơn là tốt hay xấu. Bảng 3.10: So sánh doanh thu thực tế phát sinh và doanh thu dự toán của hàng ăn, uống năm 2018 ĐVT Kế hoạch Thực hiện Chêch lệch % Doanh thu ăn 1000đ 18.000.000 16.697.177 -1.302.823 -7,24 Doanh thu uống 1000đ 3.800.000 3.408.689 -391.311 -10,30 TỔNG 1000đ 21.800.000 20.105.866 -1.694.134 -7,77 Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy doanh thu của hàng ăn và uống năm 2018 cũng giảm, cụ thể doanh thu ăn giảm 1.302.823 nghìn đồng tương ứng giảm 7,24%, doanh thu uống giảm 391.311 nghìn đồng tương ứng giảm 10,30%, tổng doanh thu của cả ăn và uống giảm 1.694.134 nghìn đồng tương ứng giảm 7,77%. Doanh thu giảm dẫn đến chi phí giảm là điều tất yếu, tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy tốc độ giảm của doanh thu chậm hơn so với tốc độ giảm của chi phí nên có thể kết luận đây là một biến động thuận lợi. Do đó, không cần phân tích nguyên nhân biến động. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 110 Tóm tắt chương 3 Chương 3 được bắt đầu bằng việc đánh giá chung công tác kế toán khách sạn và công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn, qua đó nhận thấy bên cạnh những nội dung trong công tác kế toán quản trị chi phí mà đơn vị đã thực hiện được thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà nhà quản lý cần phải quan tâm. Đồng thời đưa ra sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn. Từ đó, đề ra một số gợi ý về mặt chính sách nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin như: tổ chức mô hình kế toán quản trị kết hợp với kế toán chi phí, phân loại chi phí, hoàn thiện việc xây dựng định mức chi phí, lập dự toán, tính giá thành dịch vụ cũng như kiểm soát chi phí. Các ý kiến đưa ra nhằm giúp cho bộ máy kế toán của khách sạn hoạt động tốt hơn, đặc biệt là công tác kế toán quản trị nói chung và quản trị chi phí nói riêng tại khách sạn đạt hiệu quả tối ưu, giúp cho nhà quản trị có được những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để ra các quyết định đúng đắn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 111 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Kế toán quản trị được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong điều kiện nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, bởi tính linh hoạt, hữu ích và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp. Do đó kế toán quản trị đang dần được các doanh nghiệp nghiên cứu và áp dụng, đặc biệt là sau thông tư số 53/2006/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Sau một thời gian nghiên cứu lý luận về kế toán quản trị chi phí cùng với việc tìm hiểu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin tôi đã làm rõ được một số vấn đề sau: Thứ nhất, hệ thống hoá lại những vấn đề cơ bản, cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị cũng như kế toán quản trị chi phí và cụ thể cho kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn qua sáu nội dung gồm: Phân loại chi phí, Xác định chi phí chuẩn và lập dự toán, Xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí và tính giá thành, Phân tích biến động để kiếm soát chi phí, Báo cáo chi phí cho từng trung tâm trách nhiệm và phân tích thông tin kế toán quản trị cho việc ra các quyết định ngắn hạn. Thứ hai, tổng quan về tình hình kinh doanh của khách sạn Sài Gòn Morin từ đó có những nhận thức về hoạt động kinh doanh của DN kinh doanh khách sạn nói chung và khách sạn Sài Gòn Morin nói riêng. Thứ ba, đi sâu tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí của khách sạn Sài Gòn Morin bao gồm: Tổ chức bộ máy kế toán quản trị của khách sạn và sáu nội dung công tác kế toán quản trị chi phí đã hệ thống tại chương 1 cho 2 dịch vụ chính của khách sạn là dịch vụ buồng phòng và dịch vụ ăn uống. Từ đó có những so sánh, hiểu được thực tế tại đơn vị đã thực hiện công tác kế toán quản trị chi phí như thế nào, có điều gì giống và khác biệt với những kiến thức được giảng dạy tại trường hay đọc trong sách vở, giáo trình. Thứ tư, từ việc so sánh công tác kế toán quản trị chi phí trên thực tế so với cơ sở lý luận, đánh giá được những ưu điểm và những hạn chế trong công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 112 Thứ 5, trên cơ sở những hạn chế đã nêu tôi đã đưa ra các gợi ý nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng cho đơn vị. Và theo đó, tôi cũng đã đưa ra một số cách thức cơ bản, tương đối cụ thể để thực hiện những gợi ý này với mong muốn giúp cho công tác quản lý tại khách sạn ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Như vậy, khoá luận đã đạt được tương đối những yêu cầu đề ra của mục tiêu nghiên cứu cũng như kết quả dự kiến. 2. Kiến nghị Qua hơn 3 tháng thực tập tìm hiểu thực tế tại khách sạn Sài Gòn Morin kết hợp với những kiến thức được giảng dạy tại nhà trường và sự giúp đỡ của quý cô, chú, anh, chị tại khách sạn, tôi đã có cái nhìn thực tế về công tác kế toán quản trị chi phí tại đơn vị từ đó hiểu rõ hơn về công tác kế toán quản trị chi phí. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn có những điểm hạn chế về mặt thời gian và việc thu thập số liệu, thông tin nên chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá những nét tổng quan, chưa thể đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết nhất do đó một số giải pháp đưa ra vẫn còn mang tính chủ quan của bản thân đồng thời cần có thời gian để chứng minh cho tính đúng đắn của nó, nhưng trong môi trường kinh doanh, tình hình kinh tế luôn biến động sẽ làm cho công tác kế toán, hoạt động kinh doanh tại khách sạn có sự thay đổi. Bên cạnh đó kiến thức của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế, nhận thức chưa sâu, chưa có kinh nghiệm, thời gian tiếp xúc thực tế tại đơn vị cũng không dài. Chính vì vậy, trong khoá luận chắc sẽ tồn tại một số thiếu sót nhất định. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện, tôi mong rằng có thể tiếp tục được thực tập, làm việc nhiều hơn tại công ty để có thể tìm hiểu kĩ hơn nữa về công tác kế toán quản trị nói chung và công tác kế toán quản trị chi phí nói riêng tại đơn vị làm cơ sở để nghiên cứu sâu rộng hơn, có cái nhìn rõ hơn về đề tài nghiên cứu. Hướng đề tài nghiên cứu tiếp theo của tôi là: - Mô tả rõ hơn về quy trình nhập liệu và cập nhật dữ liệu liên quan đến chi phí từng bộ phận, từng hạng phòng, từng món ăn của khách sạn. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến biến động chi phí của khách sạn. - Đưa ra thêm một số giải pháp để hoàn thiện một cách toàn diện công tác kế toán quản trị chi phí tại đơn vị, đồng thời mở rộng nghiên cứu cho tất cả các bộ phận Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 113 của khách sạn chứ không chỉ riêng bộ phận ẩm thực và buồng phòng. - Ngoài ra, tôi còn mong muốn mở rộng nghiên cứu thêm về toàn bộ công tác kế toán quản trị tại khách sạn chứ không chỉ riêng mảng kế toán quản trị chi phí. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng việt 1. Bộ Tài chính (2014), “Thông tư 200/2014/TT-BTC” Hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp, ban hành ngày 22/12/2014. 2. Bộ Tài chính (2002), “Chuẩn mực số 01”, ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính. 3. Bộ Tài chính (2015), “Luật kế toán”, Luật số 88/2015/QH13. 4. TS. Hà Thị Thuý Vân – Trường Đại học Thương mại, TS. Vũ Kim Anh – Trường Đại học Công đoàn, ThS. Đàm Bích Hà – Trường Đại học Thương mại (2017), Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 5. TS. Huỳnh Lợi (2010), Bài tập & Bài giải Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Tài chính. 6. TS. Huỳnh Lợi (2012), Kế toán quản trị dùng cho sinh viên khối ngành kinh tế, Nhà xuất bản Phương Đông. 7. TS. Nguyễn Văn Mạnh và Ths. Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 8. TS. Nguyễn Hoản, TS. Hoàng Đình Hương (2018), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. 9. PGS.TS Phạm Văn Dược (Chủ biên), ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền (2010), Kế toán quản trị phần 2, Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 10. PGS.TS Phạm Văn Dược (Chủ biên), TS. Trần Văn Tùng, ThS. Phạm Ngọc Toàn (2010), Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Tài chính. 11. PGS.TS Phạm Văn Dược (Chủ biên), TS. Trần Văn Tùng (2011), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 12. TS. Trần Phước (Chủ biên) và tập thể tác giả (2009), Kế toán Thương mại – Dịch vụ, Nhà xuất bản Tài chính. 13. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (Chủ biên: TS. Đoàn Ngọc Quế, TS. Lê Đình Trực, ThS. Đào Tất Thắng) (2018), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Kinh tế, TP Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 115 B. Tài liệu tiếng anh 1. Jack L. Smith – Robert M. Keith – William L. Stephens, Accounting Principles, McGraw-Hill, Inc. 2. Horngren et al (1999), Management and cost accounting. 3. Hilton, R.H. (1991), Mannagerial Accounting, Inc. New York, USA. 4. Martin G. Jagels and Michael M. Coltman (2004), Hospitality management accounting, Canada. 5. Robert S. Kaplan, Anthony A. Atkinson (2013), Advanced management accounting. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi SVTH: Nguyễn Thảo Tiên 116 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Bảng KQKD của khách sạn Sài Gòn Morin 6 tháng đầu năm 2019 Bảng KQKD của khách sạn Sài Gòn Morin 6 tháng đầu năm 2019 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Giá trị 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 32.732.660.848 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 88.846.153 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 32.643.814.695 4. Giá vốn hàng bán 21.741.077.249 5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV (20 = 10 - 11) 10.902.737.446 6. Doanh thu hoạt động tài chính 756.903.000 7. Chi phí tài chính 3.078.207 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.103.429.461 10. Chi phí PVP 1.206.431.343 11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.346.701.435 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 7.346.701.435 16. Chi phí thuế TN hiện hành 1.769.324.491 Trong đó: - Thuế TNDN PVP 301.607.908 - Thuế TNDN 1.467.716.583 18. Lợi nhuận sau thuế (60 = 50 - 51 - 52) 5.577.376.944 (Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Sài Gòn Morin) PHỤ LỤC 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 và kế hoạch 2019 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 và kế hoạch 2019 ĐVT: 1000 đồng STT DIỄN GIẢI CÁC CHỈ TIÊU THỰC HIỆN 2017/Done 2017 SS KẾ HOẠCH NĂM 2018 NĂM 2019 KẾ HOẠCH 2018 THỰC HIỆN 2018 TH 2018/TH 2017 TH 2018/KH 2018 KẾ HOẠCH 2019 KH 2019/TH 2018 A CÁC CHỈ TIÊU CHUNG I TÌNH HÌNH KHÁCH 1 Lượt khách (người) 24.511 26.700 26.444 108% 99% 27.500 104% Khách quốc tế 17.053 18.500 16.920 99% 91% 17.500 103% Khách nội địa 7.458 8.200 9.524 128% 116% 10.000 105% 2 Ngày khách 41.652 45.500 45.287 109% 100% 46.500 103% Khách quốc tế 30.522 33.500 31.252 102% 93% 32.000 102% Khách nội địa 11.130 12.000 14.035 126% 117% 14.500 103% 3 Ngày phòng (không bao gồm FOC) 21.483 22.000 23.734 110% 108% 23.800 100% 4 Công suất phòng (%) 37% 33% 35% 95% 106% 36% 103% 5 Giá phòng bình quân + thuế + phí 1.670 1.450 1.442 86% 99% 1.450 101% IV TỔNG SỐ CBCNV 215 197 200 93% 102% 197 100% B CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH I TỔNG DOANH THU (0 VAT) 56.179.253 58.000.000 60.624.772 108% 105% 61.000.000 101% 1 Phòng ngủ 26.494.561 27.000.000 29.914.960 113% 111% 30.200.000 101% 2 Ăn uống 20.679.485 21.800.000 20.105.866 97% 92% 19.841.000 99% DT ăn 17.299.302 18.000.000 16.697.177 97% 93% 16.300.000 98% DT uống 3.380.183 3.800.000 3.408.689 101% 90% 3.541.000 104% 3 Vận chuyển 884.184 900.000 1.139.695 129% 127% 1.200.000 105% 4 Doanh thu dịch vụ 4.142.066 4.132.000 4.631.618 112% 112% 4.859.000 105% Massage (có TTĐB) 758.917 820.000 749.582 99% 91% 750.000 100% Beauty Salon 61.481 65.000 61.476 100% 95% 65.000 106% Giặt ủi 459.132 450.000 488.963 106% 109% 500.000 102% DT cho thuê mặt bằng 1.725.001 1.700.000 1.696.887 98% 100% 1.700.000 100% DT cho thuê phòng họp 335.961 250.000 641.099 191% 256% 650.000 101% Bán hàng mỹ nghệ 39.416 45.000 36.223 92% 80% 40.000 110% Điện thoạt, fax, telex 2.301 2.000 2.851 124% 143% 4.000 140% Khác: Thuyền, HD, Tdục, tranh, 759.857 800.000 954.537 126% 119% 1.150.000 120% 6 Doanh thu phục vụ phí 2.500.527 2.550.000 2.680.542 107% 105% 2.700.000 101% 7 Doanh thu HĐ tài chính 1.478.430 1.618.000 2.152.091 146% 133% 2.200.000 102% II TỔNG CHI PHÍ 50.175.319 48.200.000 49.332.899 98% 102% 50.177.000 102% Tỷ lệ so với doanh thu (0 VAT) 89,3% 83,1% 81,4% 91% 98% 82,3% 101% 1 NGUYÊN VẬT LIỆU (Giá vốn) 7.320.117 8.130.000 7.419.448 101% 91% 7.400.000 100% Tỷ lệ so tổng chi phí 14,6% 16,9% 15,0% 103% 89% 14,7% 98% Giá vốn hàng ăn 6.039.231 6.700.000 6.124.503 101% 91% 6.100.000 100% Tỷ lệ so với DT ăn 34,9% 37,2% 36,7% 105,0% 99,0% 37,0% 102,0% Giá vốn hàng uống 1.167.610 1.300.000 1.146.871 98% 88% 1.150.000 100% Tỷ lệ so với DT uống 34,5% 34,0% 33,6% 97% 98% 32,0% 97% NVL thuộc CP bán hàng 113.276 130.000 148.074 131% 114% 150.000 101% 2 CHI PHÍ NHÂN CÔNG 15.727.579 15.460.000 17.350.482 110% 112% 17.630.000 102% Tỷ lệ so tổng chi phí 31,3% 32,1% 35,2% 112,0% 110,0% 35,1% Tiền lương 13.316.151 13.000.000 14.801.336 111% 114% 15.000.000 101% BHXH, BHYT, BHTN 2.145.109 2.200.000 2.269.509 106% 103% 2.350.000 104% KPCĐ 266.319 260.000 279.637 105% 108% 280.000 100% 3 CHI PHÍ TRỰC TIẾP 15.127.571 11.746.500 10.855.684 72% 93% 11.559.000 106% Tỷ lệ so tổng chi phí 30,1% 24,4% 22,1% 73,0% 91,0% 23,0% Hoa hồng 907.035 1.000.000 1.332.051 147% 133% 1.350.000 101% Vận chuyển 175.301 180.000 303.103 173% 168% 300.000 99% Vệ sinh 506.000 500.000 527.940 104% 106% 500.000 95% Vật dụng, chăn màn, drap, gối 709.042 700.000 774.168 109% 111% 700.000 90% Trái cây, hoa 485.771 520.000 551.073 113% 106% 520.000 94% Trang phục 3.300 3.940 119% 0% CCLĐ 4.052.210 1.800.000 477.899 12% 27% 1.000.000 209% Nhiên liệu 997.137 1.050.000 1.031.616 103% 98% 1.050.000 102% Nhạc 581.805 550.000 593.619 102% 108% 550.000 93% Bao bì đóng gói 53.188 40.000 58.473 110% 146% 40.000 68% Văn phòng phẩm, hoá đơn 71.891 80.000 75.060 104% 94% 70.000 93% Lệ phí giao thông 1.374 1.500 4.300 313% 287% 4.000 93% Sửa chữa nhỏ, bảo quản, bảo trì 795.046 900.000 953.443 120% 106% 900.000 94% Bảo hiểm xe oto 56.951 25.000 30.498 54% 122% 25.000 82% Tiền cơm giữa ca 1.110.276 1.200.000 1.011.028 91% 84% 1.000.000 99% Chi khác (chi phí thuê ngoài, chi khác,) 2.120.717 650.000 1.512.994 71% 233% 1.400.000 93% Kết chuyển phục vụ phí (chuyển lương) 2.500.527 2.550.000 1.644.569 66% 64% 2.150.000 131% 4 CHI PHÍ CHUNG 6.051.372 6.025.500 7.135.229 118% 118% 6.770.000 95% Tỷ lệ so tổng chi phí 12,1% 12,5% 14,5% 120,0% 116,0% 13,5% 1 Điện 2.700.376 2.900.000 3.045.468 113% 105% 3.050.000 100% 2 Nước 470.165 500.000 534.701 114% 107% 500.000 94% 3 Điện thoại, fax, telex 105.497 100.000 113.756 108% 114% 100.000 88% 4 Y tế phí 76.444 65.000 60.164 79% 93% 60.000 100% 5 Công tác phí 256.901 250.000 262.568 102% 105% 250.000 95% 6 Đào tạo 210.779 300.000 510.847 242% 170% 400.000 78% 7 Khảo sát Trang trí, Quảng cáo, Tiếp thị 1.103.112 1.000.000 1.519.902 138% 152% 1.350.000 89% 8 Tiếp khách 163.535 150.000 185.406 113% 124% 150.000 81% 9 Thủ tục phí (thủ tục phí, phí ngân hàng) 301.893 310.000 355.843 118% 1155 360.000 101% 10 Trợ cấp thôi việc + Dự phòng phải thu khó đòi 59.728 70.500 0% 0% Dự phòng phải thu khó đòi 198.668 0% 11 Chi phí khác (phí, cơm ca, khác = truyền hình) 404.274 380.000 546.574 135% 144% 550.000 101% 5 CHI PHÍ CỐ ĐỊNH 5.938.049 6.808.000 6.528.983 110% 96% 6.803.000 104% Tỷ lệ so tổng chi phí 11,8% 14,1% 13,2% 112,0% 94,0% 13,6% Thuế môn bài 3.000 3.000 3.000 100% 100% 3.000 100% Thuế TTĐB 181.793 205.000 178.425 98% 87% 200.000 103% Thuế đất phi NN 2.014.508 2.000.000 1.945.038 97% 97% 2.000.000 100% Khấu hao TSCĐ 3.600.633 4.500.000 4.309.719 120% 96% 4.500.000 100% Bảo hiểm hoả hoạn 138.115 100.000 92.810 67% 93% 100.000 100% 6 CHI PHÍ HĐ TÀI CHÍNH 10.631 30.000 13.073 123% 44% 15.000 200% Trong đó: Chi phí lãi vay NH, chênh lệch tỷ giá 10.631 30.000 13.073 123% 44% 15.000 200% III LỢI NHUẬN THUẦN HĐ KD (I - II) 6.003.934 9.800.000 11.291.873 188% 115% 10.823.000 91% IV THU NHẬP KHÁC 310.455 -928.651 Thu nhập khác 310.455 Chi phí khác 928.651 V LÃI TRƯỚC THUẾ (III+IV) 6.314.389 9.800.000 10.363.222 164% 106% 10.823.000 104% Tỷ lệ so với doanh thu (0 VAT) 11,20% 16,90% 17,10% 152% 18% Thuế TN phí phục vụ (lãi PVP) 536.104 540.000 101% Thuế TNDN 2.085.867 1.960.000 1.879.153 90% 96% 2.150.000 114% Thuế TNDN hoãn lại 285.295 300.000 VI LÃI SAU THUẾ 4.228.522 7.840.000 7.662.670 181% 98% 7.833.000 102% Tỷ lệ so với doanh thu 8% 14% 14% 180% 100% 14% Tỷ lệ so với nguồn vốn KD.CSH 0% 11% 11% 100% 11% PHỤ LỤC 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phòng ngủ 6 tháng đầu năm 2019 tại khách sạn Saigon Morin Huế Bảng 2.15: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phòng ngủ 6 tháng đầu năm 2019 tại khách sạn Saigon Morin Huế ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Kỳ này 1 2 1. Doanh thu 17.023.053.599 Doanh thu phòng 17.023.053.599 2. Chi phí 9.582.088.159 Lương 6.257.596.669 BHXH & BHYT 589.905.649 Kinh phí Công đoàn 104.912.858 Chi phí hoa hồng 697.900.563 Vận chuyển khách 6.821.998 Chi phí vệ sinh, diệt côn trùng 105.124.734 Vật dụng đặt phòng 427.929.073 Trái cây, hoa 178.526.000 Chi phí quảng cáo 391.305.666 Công cụ lao động 231.244.377 Chi phí lao động thuê ngoài 2.470.000 Văn phòng phẩm 6.691.438 Công tác phí 14.998.545 Sửa chữa nhỏ 17.260.437 Bảo quản, bảo trì 19.909.091 Chi phí khác 287.226.270 Chi tiền cơm giữa ca 242.264.791 3. Lãi bộ phận (1-2) 7.440.965.440 (Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Saigon Morin) PHỤ LỤC 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ăn uống 6 tháng đầu năm 2019 tại khách sạn Saigon Morin Huế Bảng 2.16: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ăn uống 6 tháng đầu năm 2019 tại khách sạn Saigon Morin Huế ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Kỳ này 1 2 1. Doanh thu 11.408.984.497 Doanh thu ăn 9.487.721.542 Doanh thu uống 1.921.262.955 2. Giá vốn 3.892.615.147 Giá vốn hàng ăn 3.303.726.457 Giá vốn hàng uống 588.888.690 3. Chi phí 2.796.595.324 Lương 1.487.030.851 BHXH & BHYT 255.910.475 Kinh phí Công đoàn 37.612.850 Chi phí hoa hồng 18.307.500 Vận chuyển bốc xếp 3.218.182 Chi phí vệ sinh 55.627.652 Vật dụng 30.290.410 Trang trí, hoa 599.000 Chi phí quảng cáo 120.741.900 Công cụ lao động 148.135.326 Nhiên liệu 153.426.629 Nhạc 115.813.000 Bao bì 17.276.333 Văn phòng phẩm 3.083.172 Sửa chữa nhỏ 3.584.092 Chi tiền cơm giữa ca 218.498.525 Chi phí khác 127.439.427 4. Lãi bộ phận (1-2-3) 4.719.774.026 (Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Saigon Morin) PHỤ LỤC 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khác 6 tháng đầu năm 2019 tại khách sạn Saigon Morin Huế Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khác 6 tháng đầu năm 2019 tại khách sạn Saigon Morin Huế ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Kỳ này 1 2 1. Doanh thu 2.303.275.039 Massage 366.868.304 Giặt ủi 269.999.973 Bể bơi 4.675.324 Beauty Salon 27.187.852 Điện thoại. Fax, Mail, Photo, 876.378 Cho thuê mặt bằng 837.272.724 Hội trường - Phòng họp 342.230.311 Hàng mỹ nghệ 9.949.778 TIP 11.086.190 Thuyền 35.783.311 Hướng dẫn 29.630.826 Doanh thu hàng hoá và dịch vụ khác 367.714.068 2. Chi phí 883.510.811 Giá vốn hàng mỹ nghệ 3.547.345 Lương 189.473.356 BHXH & BHYT 21.082.343 Kinh phí Công đoàn 3.579.345 Chi phí thuê lao động ngoài 10.800.000 Chi phí vệ sinh 34.211.546 Vật dụng 1.650.454 Chi phí quảng cáo 135.476 Công tác phí 3.631.600 Công cụ lao động 141.195.483 Nhiên liệu 164.761.057 Bao bì 3.610.000 Văn phòng phẩm 14.585.655 Sửa chữa nhỏ 111.229.727 Chi phí khác 131.357.317 Chi tiền cơm giữa ca 48.660.107 3. Lãi bộ phận (1-2) 1.419.764.228 (Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Saigon Morin) PHỤ LỤC 6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vận chuyển 6 tháng đầu năm 2019 tại khách sạn Saigon Morin Huế Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vận chuyển 6 tháng đầu năm 2019 tại khách sạn Saigon Morin Huế ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Kỳ này 1 2 1. Doanh thu 489.308.462 Doanh thu xe khách sạn 489.308.462 2. Chi phí 386.254.792 Lương 146.983.481 BHXH & BHYT 14.872.448 Kinh phí Công đoàn 2.776.668 Nhiên liệu 79.796.829 Lệ phí giao thông 11.665.909 Sửa chữa nhỏ 20.540.909 Chi phí khác 107.186.446 Chi tiền cơm giữa ca 2.432.102 3. Lãi bộ phận (1-2) 103.053.670 (Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Saigon Morin)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cong_tac_ke_toan_quan_tri_chi_phi_tai_k.pdf
Tài liệu liên quan