ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIEÂN CệÙU CAÙC YEÁU TOÁ TAẽO ẹOÄNG LệẽC LAỉM VIEÄC
ẹOÁI VễÙI NGệễỉI LAO ẹOÄNG BOÄ PHAÄN SAÛN XUAÁT
CUÛA COÂNG TY TNHH BIA HUEÁ
Sinh viờn thực hiện Giỏo viờn hướng dẫn:
Vũ Thị Khỏnh Hũe Th.S Lờ Quang Trực
Lớp: K42 QTKDTH
Niờn khúa: 2008 – 2012
Huế, 05/ 2012
Khúa luận tốt nghiệp
Khúa luận tốt nghiệp được hoàn thành, bờn cạnh
những nỗ lực của bản thõn, tụi xin chõn thành cảm
ơn quý Thầy
97 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc đối với người lao động bộ phận sản xuất của công ty TNHH bia Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cô giáo khoa Quản Trị Kinh Doanh,
Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt 4
năm học Đại học vừa qua.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo Lê
Quang Trực đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi suốt
thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các phòng
ban chức năng trong Công Ty TNHH Bia Huế, đặc
biệt các cô, các chú phòng nhân sự của công ty đã
tạo điều kiên thuận lợi cho tôi trong thời gian thực
tập vừa qua, đã cung cấp những kinh nghiệm, kiến
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe i
Khóa luận tốt nghiệp
thức thực tế quý báu và các tài liệu cần thiết để tôi
nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn gia đình, thầy cô và bạn
bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian vừa
qua.
Huế, ngày 11 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện:
Vũ Thị Khánh Hòe
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG .................................................................................vi
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
4.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................3
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe ii
Khóa luận tốt nghiệp
4.1.1 Nghiên cứu định tính .......................................................................................4
4.1.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................6
4.2 Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................................7
4.2.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................7
4.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................9
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....................................10
1.1 Các khái niệm liên quan đến tạo động lực cá nhân trong tổ chức .......................10
1.1.1 Khái niệm động lực, tạo động lực và vai trò của việc tạo động lực cho người
lao động trong doanh nghiệp..................................................................................10
1.1.1.1 Khái niệm động lực ................................................................................10
1.1.1.2 Tạo động lực là gì? .................................................................................10
1.1.1.3 Vai trò của việc tạo động lực làm việc cho người lao động ...................11
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực cho người lao động .........................11
1.1.2.1 Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động ..........................................11
1.1.2.2 Các yếu tố thuộc về công ty ...................................................................13
1.1.2.3 Các yếu tố thuộc về công việc ................................................................15
1.2 Các học thuyết tạo động lực làm việc cho người lao động ..................................17
1.2.1 Các học thuyết về nhu cầu Maslow (Trần Minh Đạo 2006) .........................17
1.2.2. Các học thuyết thuộc về quá trình tạo động lực ...........................................18
1.2.2.1 Thuyết kì vọng Victor V.room (Nguyễn Hữu Thân 2001). ...................18
1.2.2.2 Học thuyết hai yếu tố của Herzberg (Nguyễn Hữu Thân 2001) ...........19
1.2.2.3 Học thuyết công bằng ( Nguyễn Hữu Thân 2001) .................................20
1.2.2.4 Học thuyết đặt mục tiêu (Bùi Văn Chiêm 2008) ....................................20
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI
LAO ĐỘNG BỘ PHẬN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH BIA HUẾ ...................21
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Bia Huế ................................................................21
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................21
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Bia Huế...............................................22
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ba năm 2009 – 2011 ......................23
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe iii
Khóa luận tốt nghiệp
2.1.4 Tình hình lao động công ty và lao động ở bộ phận sản xuất ........................26
2.1.5 Tình hình về tài sản .......................................................................................28
2.1.6 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ ........................................................31
2.2 Các yếu tố tạo động lực làm việc đối với người lao động bộ phận sản xuất của
công ty TNHH Bia Huế .............................................................................................33
2.2.1 Khái quát đặc điểm mẫu điều tra ..................................................................33
2.2.1.1 Giới tính..................................................................................................33
2.2.1.2. Độ tuổi ...................................................................................................33
2.2.1.3. Trình độ học vấn....................................................................................34
2.2.1.4. Thu nhập................................................................................................34
2.2.1.5 Số năm công tác .....................................................................................35
2.2.1.6 Bộ phận làm việc ....................................................................................36
2.2.1.7 Chức vụ ..................................................................................................36
2.2.2 Các yếu tố tạo động lực cho người lao động bộ phận sản xuất công ty TNHH
Bia Huế...................................................................................................................37
2.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ...........................................................37
2.2.2.2 Phân tích các yếu tố tạo động lực làm việc cho người lao động bộ phận
sản xuất công ty TNHH Bia Huế........................................................................38
2.2.2.3 Mô hình hiệu chỉnh.................................................................................41
2.2.2.4. Kiểm định sự khác biệt nhau về đánh giá các yếu tố tạo động lực làm
việc giữa các nhóm của độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, số năm công tác, bộ
phận làm việc......................................................................................................42
2.2.2.5 Xác định mức độ quan trọng của các yếu tố tạo động lực đối với người
lao động bộ phận sản xuất ..................................................................................47
2.3 Đánh giá về sự hài lòng của người lao động bộ phận sản xuất đến các chính sách
tạo động lực làm việc của công ty TNHH Bia Huế ...................................................48
2.4 Nhận xét chung ....................................................................................................49
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ........................................................51
3.1 Định hướng ..........................................................................................................51
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe iv
Khóa luận tốt nghiệp
3.2 Giải pháp về các yếu tố tạo động lực cho người lao động bộ phận sản xuất Công
ty TNHH Bia Huế ......................................................................................................51
3.2.1 Kết quả thống kê những kiến nghị của người lao động với công ty để tạo
động lực làm việc ...................................................................................................51
3.2.2. Giải pháp ......................................................................................................52
3.2.2.1 Tiền lương/ Thưởng ...............................................................................52
3.2.2.2 Điều kiện làm việc, phong cách lãnh đạo, phúc lợi ...............................54
3.2.2.3 Sự trung thành, các yếu tố thuộc về công việc và sự thăng tiến ............55
PHẦN III. KẾT LUẬN ...............................................................................................57
3.1 Kết luận ................................................................................................................57
3.2 Kiến nghị..............................................................................................................59
3.2.1 Kiến nghị đối với công ty TNHH Bia Huế ...................................................59
3.2.2 Đối với người lao động .................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................3
Sơ đồ 2: Mô hình nghiên cứu dự kiến .............................................................................7
Sơ đồ 3: Thuyết kì vọng ................................................................................................18
Sơ đồ 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Bia Huế .............................31
Sơ đồ 5: Mô hình hiệu chỉnh .........................................................................................41
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe v
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Trang
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1: Giới tính người được phỏng vấn..................................................................33
Biểu đồ 2: Độ tuổi ng ười lao động bộ phận sản xuất công ty TNHH Bia Huế .............33
Biểu đồ 3: Trình độ học vấn ..........................................................................................34
Biểu đồ 4: Thu nhập ......................................................................................................34
Biểu đồ 5: số năm công tác ...........................................................................................35
Biểu đồ 6: Bộ phận làm việc .........................................................................................36
Biểu đồ 7: Chức vụ ........................................................................................................36
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe vi
Khóa luận tốt nghiệp
Danh mục bảng
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế ........25
Bảng 2: Tình hình nguồn nhân lực công ty TNHH Bia Huế 2009- 2011 .................26
Bảng 3: Tình hình tài sản của công ty TNHH Bia Huế.............................................30
Bảng 4: Hệ số Cronbach’s Alpha cho các nhóm yếu tố ............................................37
Bảng 5: Kiểm định hệ số KMO .................................................................................38
Bảng 6: Ma trận yếu tố xoay .....................................................................................39
Bảng 7: Kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo đối với từng nhóm của 8 yếu tố sau khi
phân tích EFA ..............................................................................................40
Bảng 8: Kiểm định Kruskal – Wallis.........................................................................42
Bảng 9: Kiểm định Oneway Anova ...........................................................................44
Bảng 10: Kiểm định Independent Sample T-Test cho hai yếu tố sự thăng tiến, các yếu
tố thuộc về công việc và Two independent Sample T-Test cho các yếu tố
còn lại ...........................................................................................................46
Bảng 11: Giá trị trung bình của từng yếu tố lớn..........................................................47
Bảng 12: Bảng đánh giá sự hài lòng của ng ười lao động công ty TNHH Bia Huế.....48
Bảng 13: Thống kê các kiến nghị của người lao động ................................................51
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe vii
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào quyết định đến sự thành công hay thất bại
của doanh nghiệp. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, môi
trường cạnh tranh trở nên gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng đội ngũ
nhân lực chất lượng cao, làm việc hiệu quả nhằm phát huy các thế mạnh, nắm bắt các
cơ hội trên thị trường. “Trong nền kinh tế tri thức, khi giá trị sản phẩm hơn 80% là
hàm lượng chất xám, tài sản nguồn nhân lực ngày càng được đặt vào vị trí quan trọng.
Thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng trong các tổ
chức. Người lao động làm việc nhiệt tình, năng suất và hiệu quả công việc cao thì các
mục tiêu của tổ chức sẽ dễ dàng đạt được hơn, từ đó tạo thuận lợi không ngừng phát
triển” (Nguyễn Văn Long 2010)
Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng hiệu quả làm việc của người lao động phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như khả năng, năng lực của người lao động, ph ương tiện và các
nguồn lực để thực hiện công việc và động lực lao động Trong đó động lực lao động
là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng thúc đẩy người lao động hăng hái, say mê nỗ
lực làm việc. Tạo động lực, nó có thể là các yếu tố liên quan đến kinh tế, vật chất mà
hầu hết mỗi chúng ta đều có thể hình dung được và đây là một yếu tố hết sức quan
trọng. Tuy nhiên các yếu tố phi vật chất cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ tới hiệu
quả làm việc của nhân viên "Hiệu suất làm việc cao gắn liền với sự thỏa mãn của nhân
viên, và sự thỏa mãn ấy lại gắn liền với những yếu tố phi kinh tế như cảm giác sở hữu
và được tham gia vào việc ra quyết định” (David Garvin và Norman Klein 2007). Do
đó để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động đặt ra yêu cầu đối với các do anh
nghiệp phải quan tâm đến công tác tạo động lực cho người lao động.
Bia được coi là ngành siêu lợi nhuận và hiện nay trên thị trường bia trong nước
có sự cạnh tranh gay gắt chính vì vậy chất lượng sản phẩm là một yếu tố hết sức quan
trọng. Để có được đi ều đó thì yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là đội ngũ công nhân viên
của mỗi doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 1
Khóa luận tốt nghiệp
lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, củng cố vị thế của doanh
nghiệp trên thị trường. “Một tổ chức kinh tế có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng
dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng nếu thiếu lực lượng lao động làm việc có
hiệu quả thì tổ chức đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh.”
(Nguyễn Khắc Hoàn 2010).
Đối với công ty TNHH bia Huế, là một công ty sản xuất bia khá lớn và đã gặt
hái được nhiều thành công trên thị trường cả nước, là một thương hiệu được đông đảo
khách hàng biết đến. Vì vậy, công ty phải luôn giữ vững hình ảnh của mình trong lòng
khách hàng, không ngừng duy trì và phát triển thị phần cũng như thị trường. Để làm
được điều đó lực lượng công nhân viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Đó là sự quản
lí đúng cách, là sự làm việc có trách nhiệm và ý thức cao toàn tâm toàn ý với công việc
của mình. Ngoài việc có cách quản lí tốt các chiến lược đúng đắn của cán bộ cấp cao
và sự kết hợp của các bộ phận chức năng trong công ty thì ở bộ phận sản xuất sẽ có
liên quan đến những sản phẩm hoàn thành mà người tiêu dùng sẽ sử dụng. Với những
lí do trên em xin đưa ra đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm
việc đối với người lao động bộ phận sản xuất của công ty TNHH bia Huế” làm khóa
luận tốt nghiệp đại học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lí luận chung cơ bản về công tác tạo động lự c làm việc;
- Nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc đối với người lao động bộ phận
sản xuất tại công ty TNHH Bia Huế;
- Mức độ quan trọng của từng yếu tố tạo động lực đến người lao động ở bộ
phận sản xuất tại công ty TNHH Bia Huế;
- Đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng chính sách tạo động lực đối với
người lao động bộ phận sản xuất của công ty TNHH Bia Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc đối với
đối với người lao động bộ phận sản xuất của công ty TNHH Bia Huế.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 2
Khóa luận tốt nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn
về các yếu tố tạo động lực làm việc đối với người lao động bộ phận sản xuất của công
ty TNHH Bia Huế.
+ Về mặt không gian: nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH Bia Huế.
+ Về mặt thời gian: : Tiến hành nghiên cứu tài liệu, thu thập dữ liệu; phát, thu bảng
hỏi và phân tích từ tuần 2 của tháng 1 năm 2011 đến tuần 2 của tháng 4 năm 2011
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ sa u:
- Nghiên cứu tài liệu Bảng hỏi
nháp Điều tra thử: 10 mẫu
Nghiên cứu chính thức:
ảng hỏi
- Chọn mẫu điều tra: phương pháp B Điều chỉnh
ức
chọn mẫu theo khối. chính th
- Cỡ mẫu: 175 mẫu
- Hình thức điều tra: phỏng vấn
bằng bảng hỏi người lao động bộ
phận sản xuất.
Thu thập và xử lí dữ liệu:
- Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
ử lí dữ liệu điều tra ới phần mềm
- X v Hoàn thành
SPSS 16.0 nghiên cứu.
+ Thống kê mô tả các biến định danh
+ Phân tích yếu tố khám phá EFA
+ Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
+ Independent Sample T-Test
+ Kiểm định One Way ANOVA
+ Kiểm định Kruskal – Wallis
Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 3
Khóa luận tốt nghiệp
4.1.1 Nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu tài liệu: Tổng quan các nghiên cứu trước đã thực h iện có liên
quan đến đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề tạo động lực
cho người lao động em đã rút ra những tài liệu, các đề tài nghiên cứu đã thực hiện c ó
liên quan trực tiếp phục vụ cho đề tài nghiên cứu này và từ đó đề xuất mô hình nghiên
cứu dự kiến cho nghiên cứu. Cụ thể như sau:
Với nghiên cứu “Phát huy nguồn nhân lực bằng động lực thúc đẩy” (Nguyễn
Văn Long 2010) đã nêu ra tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc cho người lao
động. Các yếu tố tạo động lực l àm việc mà ông đưa ra gồm có: (1) các yếu tố vật chất:
lương cơ bản, thưởng, khoản trợ cấp, các khoản phúc lợi xã hội ở yếu tố này ông đưa ra
giải pháp là làm tốt công tác trả lương cho người lao động và thực hiện chế độ thưởng
phạt công minh; (2) Các yếu tố thuộc về tinh thần: khen, tuyên dương, ý thức thành đạt,
sự kiểm soát của cá nhân đối với công việc của mình và cảm giác công việc của mình
được đánh giá cao, củng cố mối quan hệ cấp trên với người lao động, phát động các
phòng trào văn, thể, mỹ;(3) Cải thiện điều kiện làm việc: tính chất của công việc và
tình trạng vệ sinh môi trường làm việc; (4) Sự thăng tiến hợp lý; (5) Thay đổi vị trí làm
việc. Với 5 yếu tố lớn tạo động lực cho người lao động mà nhà nghiên cứu đã đưa ra là
kết quả của cuộc nghiên cứu này, tuy nhiên ở nghiên cứu này chỉ thực hiên bằng phương
pháp điều tra định tính, chưa đi sâu vào nghiên cứu người lao động cụ thể.
Trong một luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao
động tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam”. Với đề tài này tác giả xác định được động
lực làm việc của người lao động ở tổng công ty đang ở mức độ nào và các biện pháp
để tạo động lực làm việc cho người lao động, bên cạnh đó tìm ra các nguyên nhân làm
hạn chế động lực làm việc của họ. Nghiên cứu này đưa ra 6 yếu tố: (1) tiền lương/tiền
công; (2) khen thưởng và phúc lợi; (3) phân tích công việc và thiết kế công việc; (4)
Công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty; (5) Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực; (6) Môi Trường và điều kiện làm việc. Ở nghiên cứu này tác giả lấy tổng thể
là toàn bộ người lao động trong tổng công ty xi măng Việt Nam chứ không nghiên cứu
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 4
Khóa luận tốt nghiệp
chuyên sâu cho bộ phận cụ thể.
Một nghiên cứu khác cũng có đề tài liên quan đến tạo động lực làm việc cho
người lao đông “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân
hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Huế” (Nguyến Khắc Hoàn 2010) nghiên cứu này chọn
đối tượng điều tra đi sâu vào bộ phận nhân viên văn phòng, với cỡ mẫu tương đối nhỏ
là 32 mẫu. Kết quả điều tra chỉ ra 5 yếu tố ản h hưởng đến động lực làm việc của nhân
viên ngân hàng này. 5 yếu tố gồm có: (1) Môi trường làm việc; (2) Lương bổng và
Phúc lợi; (3) Cách bố trí công việc; (4) Hứng thú trong công việc; (5) Triển vọng phát
triển. Cả 5 yếu tố này đều có ảnh hưởng mạnh đến n hân viên của ngân hàng và nhân
viên phòng kinh doanh có sự ảnh hưởng mạnh nhất từ các yếu tố này.
Ngoài ra, với mô hình động viên nhân viên gồm 12 yếu tố động viên nhân viên
được đưa vào mô hình ban đầu của luận văn cao học “Các yếu tố động viên nhân viên
quản lí bậc trung và bậc cao” (Lê Thanh Dũng 2007). Các yếu tố trong mô hình ban
đầu bao gồm: (1)Mức độ an toàn công việc; (2) Sự đồng cảm với cá nhân NLĐ ; (3)
Trung thành cá nhân; (4) Sự thích thú công việc; (5) Điều kiện, công cụ làm việc; (6)
Kỷ luật tổ chức; (7) Thu nhập; (8) Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; (9) Bổn phận
cá nhân; (10) Công nhận đóng góp của cá nhân; (11) Quan hệ/ bổng lộc; (12) Phúc
lợi xã hội. Sau khi tiến hành nghiên cứu đã loại khỏi mô hìn h 3 yếu tố là: (1)Mức độ
an toàn công việc; (6) Kỷ luật tổ chức; (9) Bổn phận cá nhân. Nghiên cứu này chỉ tập
trung vào các cán bộ quản lí bậc trung và bậc cao nên không thể suy rộng cho người
lao động nói chung.
Đặc biệt trong đề tài nghiên cứu “Phân tích chính sách phát triển nguồn nhân
lực ở công ty Bia Huế” (Hoàng Anh Nguyễn 2008). Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các
yếu tố khuyến khích người lao động gồm có: (1) Tiền lương; (2) Tiền thưởng; (3)
Phúc lợi; (4) Khuyến khích tinh thần; (5) Kỉ luật lao động. nghiên cứu cũng cho biết
công tác khuyến khích vật chất cho người lao động đã thực hiện khá tốt nhất là hai yếu
tố tiền thưởng và phúc lợi, tuy nhiên các biện pháp kích thích tinh thần vẫn còn hạn
chế mà nhất là đối với những người lao động trực tiếp, những người lao động phổ
thông. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ nghiên cứu định tính, dựa trên tài liệu thứ
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 5
Khóa luận tốt nghiệp
cấp của công ty cung cấp chứ không đi sâu vào nghiên cứu người lao động .
Ngoài các nghiên cứu tham khảo trên, để phục vụ nghiên cứu các tài liệu khác
được thu thập trên các sách, báo, tạp chílàm cơ sở, căn cứ để đưa ra mô hình cho
nghiên cứu này.
4.1.2. Nghiên cứu định lượng
Bảng câu hỏi là công cụ chính của cuộc nghiên cứu, được thiết kế dựa trên một
cơ sở tài liệu nghiên cứu trong nước có liên quan và cuộc nghiên cứu thăm dò tại
doanh nghiệp trên địa bàn được tiến hành trước đó.
Thiết kế bàng câu hỏi gồm 3 phần:
Phần 1: Mã số phiếu và lời giới thiệu.
Phần 2: Thông tin cá nhân, phần này gồm có các thông tin thuộc về cá nhân
người được phỏng vấn như giới tính, độ tuổi, chức vụ, thu n hập, trình độ học vấn .
Phần 3: Sử dụng thang đo likert 5 mức độ. Từ 1. Rất không đồng ý đến 5.
Rất đồng ý để người lao động cho biết đánh giá của mình về các nhận định nêu ra
trong bảng hỏi dựa vào mô hình nghiên cứu với 10 yếu tố dự kiến đã đưa ra để xá c
định các yếu tố tạo động lực và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó: (1) Tiền lương ;
(2)Tiền thưởng; (3) Phúc lợi; (4) Biểu dương/khen thưởng; (5). Môi trường làm việc;
(6) Phong cách lãnh đạo; (7). Sự thích thú công việc; (8) Tính chủ động của nhân viên
trong công việc; (9) Thăng tiến; (10) Sự trung thành của cá nhân với tổ chức.
Sau khi thiết kế xong bảng hỏi tiến hành điều tra thử trê n 10 đối tượng điều tra
để kiểm tra tính dễ trả lời và sự hợp lí của bảng hỏi từ đó điều chỉnh lại bảng hỏi để
đưa vào điều tra chính thức (xem chi tiết ở phụ lục 2).
- Phương pháp chọn mẫu:
+ Xác định kích cỡ mẫu: Căn cứ nguyên tắc khi phân tích yếu tố EFA thì số
mẫu phải gấp 5 lần số biến đưa vào phân tích yếu tố EFA. Trong đề tài này với 34 biến
đưa vào phân tích yếu tố EFA thì số mẫu tối thiểu là 170 mẫu.
- Cách lấy mẫu: tiến hành chọn mẫu theo khối và điều tra tất cả các thành viên
trong khối đã chọn. V ới danh sách toàn bộ công nhân viên ở bộ phận sản xuất của
công ty được chia thành 14 khối tiến hành lấy ngẫu nhiên các khối cho tới khi đủ 170
người. Kết quả có 9 khối được chọn với tổng số công nhân viên là 181 người. Điều tra
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 6
Khóa luận tốt nghiệp
tất cả các công nhân viên đã được chọn. Phát 181 bảng hỏi thu về 174 bảng hỏi hợp lệ
và tiến hành xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 (chi tiết xem phụ lục 2)
4.2 Thiết kế nghiên cứu
4.2.1 Mô hình nghiên cứu
Từ những thông tin thu thập được, những ư u điểm và hạn chế của các nghiên
cứu trên em đã chắt lọc cũng như bổ sung các yếu tố tạo động lực để phù hợp với đề
tài nghiên cứu của mình.
1. Tiền lương 6. Phong cách lãnh
đạo
2. Tiền thưởng 7. Sự thích thú công
việc
3. Phúc lợi Tạo động 8. Tính chủ động của
lực làm việc nhân viên trong công
việc
4. Biểu
dương/khen thưởng 9. Thăng tiến
5. Môi trường làm 10. Sự trung thành
việc của cá nhân với tổ
chức
Sơ đồ 2: Mô hình nghiên cứu dự kiến
1. Tiền lương: là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động một cách
cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian. Đối với người lao động tiền lương
là mối quan tâm hàng đầu của người lao động , là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì
và nâng cao mức sống của họ. Ở một mức nào đó tiền lương còn là bằng chứng thể
hiện giá trị, uy tín của người lao động đối với xã hội.
2. Tiền thưởng : Là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động do họ
có thành tích và đóng góp vượt trên mức độ quy định của doanh nghiệp .
3. Phúc lợi: là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống
của người lao động như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu; tiền trả
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 7
Khóa luận tốt nghiệp
cho những ngày nghỉ: nghỉ lễ, nghỉ phép, các chương trình giải trí, nghỉ mát; nhà ở;
phương tiện đi lại và các phúc lợi khác gắn liền với các quan hệ làm việc hoặc là thành
viên trong tổ chức. Phúc lợi luôn là một trong những điều quan trọng nhất đối với
người đi làm công và cũng là mối bận tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Một
trong những loại phàn nàn thường gặp nhất từ người lao động chính là việc họ không
mãn nguyện với chính sách phúc lợi của công ty.
4. Biểu dương/khen thưởng: là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng
và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích. Việc tôn
vinh, biểu dương được tiến hành nghiêm túc sẽ có tác dụng động viên rất lớn đối với
người lao động, họ sẽ tiếp tục phấn đấu hơn nữa cho những thành tựu ngày càng lớn hơn
5. Môi trường làm việc: Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan
trọng của việc tạo động lực làm việc, môi trường làm việc thể hiện không khí làm việc
trong tổ chức, mối quan hệ của đồng nghiệp với nhau và các yếu tố thuộc về sự ổn
định, an toàn trong công việc cũng như các kỉ luật của tổ chức Có môi trường làm
việc tốt người lao động sẽ làm việc tốt hơn .
6. Phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo của người quản lý là một trong
những yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích tạo động lực cho người
lao động này. Phong cách lãnh đạo chính là “chìa khoá” quan trọng để có thể khai thác
hiệu quả tiềm năng của lao động gián tiếp dựa trên sự tự nguyện, niềm yêu thích, nỗ
lực và kích thích sự sáng tạo trong công việc của người lao độn g.
7. Sự thích thú công việc: Tạo sự hứng thú cho người lao động là một việc làm
cần thiết nhằm nâng cao động lực làm việc, tăng năng suất lao động. Hứng thú có ý nghĩa
quan trọng trong đời sống và trong sinh hoạt động của con người. con người thường cảm
thấy sống hạnh phúc và đầy đủ hơn khi có hứng thú. Tạo hứng thú trong công việc là
nhằm tạo cho công việc gắn với một ý nghĩa cao hơn về sự thách thức và thành đạt.
8. Tính chủ động của nhân viên trong công việc: Phần lớn nhân viên thích có
được trách nhiệm và họ nhận thức rằng điều này là quan trọng. Chìa khóa để phát triển
tinh thần trách nhiệm nhân viên là dám chấp nhận rủi ro và tin tưởng nhân viên của
mình. Ủy quyền cho một nhân viên thực hiện một việc là một hình thức biểu hiện sự
tin tưởng và là phương tiện để hình thành tinh thần trách nhiệ m. Bên cạnh đó để nhân
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 8
Khóa luận tốt nghiệp
viên tham gia vào các chương trình vạch mục tiêu cụ thể sẽ giúp nhân viên hiểu rõ cái
đích cần tới và chủ động hơn trong công việc làm cho công việc có hiệu quả hơn.
9. Thăng tiến: Thăng chức và tạo điều kiện thăng tiến là những phần thưởng và
sự công nhận rằng người lao động có thể hoàn thành trách nhiệm được giao. Thăng
chức lên một vị trí cao hơn hoặc ủy quyền thêm một nhiệm vụ là một hình thức khen
thưởng và động viên mạnh mẽ. Ảnh hưởng củ a người quản lí trong việc đề bạt hoặc
thăng chức cho phép họ động viên nhân viên, đặc biệt nếu người lao động là những
người có hoài bão và có năng lực.
10. Sự trung thành của cá nhân đối với tổ c...1, doanh thu thuần là 1.356.448 triệu, tăng 382.124 triệu, tương ứng tăng
39,23% so với năm 2009. Trong khi đó, giá vốn hàng bán năm 2010 là 543.027 triệu,
tăng 126.669 triệu, tương ứng tăng 30,43% so với năm 2008. Năm 2011, giá vốn hàng
bán 716.143 triệu, tăng 173.116 triệu, tương ứng tăng 31,88% so với năm 2010. Như
vậy, năm 2009 tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần thấp hơn so với tốc độ tăng của
giá vốn hàng bán. Điều này phần nào thể hiện giá thành sản xuất cao trong khi giá bán
và sản lượng cũng tăng nhưn g nhỏ hơn so với tổng chi phí sản xuất. Tuy nhiên đến
năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần cao hơn so với tốc độ tăng của
giá vốn hàng bán. Năm 2010, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng từ 342.928 triệu
năm 2009 lên 431.297 triệu, tăng 88.373 triệu, tương ứng tăng 25,77%. Năm 2011 là
640.305 triệu, tăng 209.008 triệu, tương ứng tăng 48,46% so với năm 2010. Lợi nhuận
trước thuế của công ty qua 3 năm đều tăng đáng kể. Năm 2009, lợi nhuận trước thuế
của doanh nghiệp là 161.938 triệu đồng, sang năm 2010 là 237.738 triệu, tăng 75.800
triệu, tương ứng tăng 46,8%. Đến năm 2011 là 392.103 triệu, tăng 154.365 triệu, tương
ứng tăng 64,9% so với năm 2010. Góp phần làm tăng lợi nhuận trước thuế thì doanh
thu hoạt động tài chính và thu nhập khác cũng đều tăng. Cụ thể, doanh thu hoạt động
tài chính năm 2009 tăng 2.079 triệu, tương ứng tăng 22,77% so với năm 2008. Đến
năm 2011, doanh thu này tăng 136,5% so với năm 2009. Thu nhập khác của doanh
nghiệp năm 2009 là 198 triệu, năm 2010 là 460 triệu, tăng 132,3% so với năm 2009,
năm 2011 là 3.752 triệu, tăng 715,6% so với năm 20 10.
Tuy nhiên các khoản chi phí như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp và chi phí khác có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng
của doanh thu. Cụ thể là chi phí tài chính năm 2010 là 4.861 triệu, giảm 4,29% so với
năm 2009, sang năm 2011 là 11.947 triệu, tăng 145,77% so với năm 2010. Chi phí bán
hàng năm 2010 là 153.987 triệu, tăng 39.099 triệu, tương ứng tăng 34% so với năm
2008., đến năm 2011 chi phí này là 214.717 triệu, tăng 60.730 triệu, tương ứng tăng
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 24
Khóa luận tốt nghiệp
39,44% so với năm 2010. Chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm tăng rất ít, năm
2009 là 32.560 triệu, năm 2009 là 42.297 triệu, năm 2010 là 43.759 triệu. Chi phí khác
của doanh nghiệp giảm từ 38.087 triệu năm 2008 xuống còn 4.083 triệu trong năm
2009, tương ứng giảm 89,3%. Đến năm 2011, chi phí này lại tăng lên 3.966 triệu,
tương ứng tăng 97,13% so với năm 2011. Kết quả phân tích trên cho thấy trong 3 năm
thì doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu quả .
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 25
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế ( Đvt: triệu đồng )
So sánh
Năm Năm
Chỉ tiêu Năm 2009
2010 2011 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
A.1. Tổng doanh thu 1.289.699 1.665.606 2.035.948 375.907 29,15 370.342 22,23
B.2. Các khoản giảm trừ (530.446) (691.281) (679.000) 160.835 30,32 -11.781 -1,7
3. Doanh thu thuần 759.253 974.324 1.356.448 215.071 28,33 382.124 39,23
4. Giá vốn hàng bán (416.328) (543.027) (716.143) 126.699 30.43 173.116 31,88
5. Lợi nhuận gộp 342.924 431.297 640.305 88.373 25,77 209.008 48,46
6. Doanh thu hoạt động tài chính 9.131 11.210 26.517 2.079 22,77 15.307 136,5
7. Chi phí tài chính (5.079) (4.861) (11.947) -218 -4,29 7.086 145,77
8. Chi phí bán hàng (114.888) (153.987) (214.717) 39.099 34,0 60.730 39,44
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (32.560) (42.2970 (43.759) 9.737 29,9 1.462 3,45
10. Lợi nhuần thuần tư từ HĐKD 199.827 241.361 396.399 41.534 20,78 155.038 64,2
11. Thu nhập khác 198 460 3.752 262 132,3 3.292 715,6
12. Chi phí khác (38.0870 (4.083) (8.049) -34.004 -89,3 3.966 97,13
13. Lợi nhuận trước thuế 161.938 237.738 392.103 75.800 46,8 154.365 64,9
14. Chi phí thuế thu nhập DN (36.548) (40.440) 82.199) 3.892 10,65 41.759 103,3
15. Lợi nhuận sau thuế 125.390 197.298 309.904 71.908 57,35 112.606 57,07
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH Bia Huế)
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 25
2.1.4 Tình hình lao động công ty và lao động ở bộ phận sản xuất
- Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty TNHH Bia Huế: Lao động là yếu tố
vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2: Tình hình nguồn nhân lực công ty TNHH Bia Huế 2009- 2011
Đvt: người)
So sánh So sánh
2009 2010 2011
Chỉ tiêu (2010/2009) (2011/2010)
SL SL SL +/- % +/- %
Tổng số lao động 546 551 558 5 0,91 7 1,27
Theo giới tính
Nam 429 431 437 2 0,46 6 1,39
Nữ 117 120 121 3 2,56 1 0,83
Theo trình độ học vấn
Đại học và trên đại học 188 195 209 7 3,72 14 7,18
Cao đẳng và trung cấp 151 153 155 2 1,32 2 1,31
Lao động phổ thông 207 203 194 -4 -1,93 -9 -4,43
Theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp 338 327 321 -1 3,25 -6 1,83
Lao động gián tiếp 208 224 227 16 7,7 3 1,34
(Nguồn: phòng nhân sự - Công Ty TNHH Bia Huế
Nhìn chung qua 3 năm thì số lượng lao động của công ty có sự biến động, năm
2011 tăng 7 lao động năm 2010 tăng lên 5 lao động, như vậy lao động tăng từ 546 năm
2009 lên 558 năm 2011. Có sự gia tăng về lao động là do quy mô sản xuất của công ty
ngày càng tăng lên, nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm của công ty ngày càng
tăng lên, đòi hỏi phải đủ số lượng lao động để phục vụ.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 26
+ Xét về cơ cấu lao động phân theo giới tính: Năm 2 011 lao động nam tăng lên 6
và lao động nữ tăng lên 1 so với năm 2010. Lao động nam năm 2010 tăng 2 và lao
động nữ tăng lên 3 so với năm 2009. Nhìn chung lao động tại công ty chủ yếu là nam
với 78% năm 2011, lao động nữ chỉ chiếm 22%. Do phần lớn công việc tại công ty chủ
yếu nằm trong nhà máy sản xuất, bản chất công việc khá nặng nhọc như: đứng trong
dây chuyền sản xuất bia, sửa chữa máy móc thiết bị, lái xe bốc xếp hàng Lao động
nữ chủ yếu ở văn phòng các bộ phân như PR, sales, kế toán,...
+ Xét theo tính chất công việc: Từ năm 2009 đến năm 2011 lao động trực tiếp
liên tục giảm lần lượt là 1 và 6 lao động. Lao động trực tiếp là lực lượng lao động
tham gia trực tiếp vào việc sản xuất ra sản phẩm. Lực lượng này có xu hướng giảm
chính là việc công ty áp dụng nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại. Mặt khác lực lượng
lao động gián tiếp tăng nhanh. Năm 2010 tăng 7,7% so với năm 2009 và năm 2010
tăng 1,34%, đây là lực lượng không trực tiếp làm ra sản phẩm mà chỉ đóng vào quá
trình tạo ra sản phẩm như: thiết kế, bộ phận văn phòng
+ Xét theo trình độ lao động: Nhìn chung lao động có trình độ chiếm một tỷ lệ
khá lớn trong tổng số lao động của công ty, với 364 lao động chiếm 65%, lao động
phổ thông chiếm 35%. Tỷ lệ gia tăng lao động có trình độ đại học và sau đại họ c tăng
nhanh. Năm 2010 so với 2009 tăng 7, năm 2011tăng 14 lao động chiếm 7,18%. Lao
động có trình độ cao đẳng và trung cấp mỗi năm tăng thêm 2 lao động từ 151 năm
2009 đến 155 năm 2011. Đây là một tín hiệu tốt khi công ty ngày càng có xu hướng
tuyển dụng lao động có trình độ cao, đáp ứng được các yêu cầu về công việc trong
tương lai. Ngược lại, lao động phổ thông liên tục giảm, năm 2010 giảm 4 lao động so
với năm 2009 và 9 lao động năm 2011 so với năm 2010.
Tóm lại, qua 2 năm ta thấy đội ngũ lao động của công ty có sự biến động tăng,
do quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng và nhu cầu tiêu thụ thị trường cao.
Lao động có trình độ được tuyển dụng nhằm bổ sung nguồn nhân lực có trình độ cao
để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghi ệp trong tương lai
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 27
- Đặc điểm lao động ở bộ phận sản xuất.
Bộ phận sản xuất có tất cả 322 người tính đến năm 2011, được phân chia vào 6
bộ phận ở hai nhà máy là nhà máy ở Phú Bài và Phú Thượng bao gồm: Nấu, Lên men,
Thí nghiệm, Cơ điện, Chiết, Phân xưởng công nghệ. Tổng số nhân viên ở bộ phận
Chiết chiếm đa số với 195 người tương ứng 60.5 % số người lao động ở bộ phận ,
trình độ học vấn chủ yếu của họ là lao động phổ thông. Tiếp theo là bộ phận cơ điện
với 62 người chiếm 19.2% trình độ chủ yếu là cao đẳng, trung cấp và có một số ít có
trình độ đại học. Bộ phận nấu và lên men gồm 20 người họ là những người có trình độ
và cả kinh nghiệm . Số còn lại ở phân xưởng công nghệ và Thí nghiệm, những người
lao động ở bộ phận này có trình độ học vấn cao chủ yếu là đại học và cao đẳng.
2.1.5 Tình hình về tài sản
Từ bảng ta thấy rằng quy mô tài sản của công ty có biến động tăng trong 3
năm kinh doanh. Tổng tài sản của công ty năm 2010 tăng 10,83% so với 2009 tương
ứng 98,643,199 nghìn đồng, bên cạnh đó con số này ở nă m 2011 so với năm 2010 tăng
mạnh hơn với 15.09% tương ứng 152,378,799 nghìn đồng.
Tổng tài sản tăng ở các năm chủ yếu là do tài sản dài hạn tăng lên. Năm 2010
tài sản dài hạn tăng so với 2009 là 13.98% tương ứng 67,747,133 nghìn đồng trong khi
đó tổng tài sản tăng 98,643,199 nghìn đồng, năm 2011 tăng so với 2010 là 18.15 tương
ứng 100,250,745 nghìn đồng trong khi tổng tài sản năm 2012 tăng 152,378,799 nghìn
đồng. Đặc biệt tài sản dài hạn của các năm tăng là do tài sản cố định của các năm tăng
lên không ngừng, năm 2010 tăng 70,882,645 nghìn đồng so với năm 2009, năm 2011
tăng 102,342,717 nghìn đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy công ty không
ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm. Bên cạnh đó các chỉ tiêu Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và Tài sản
dài hạn khác đều giảm vào các năm, riêng các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác ở
năm 2010 so với 2009 không thay đổi.
Đối với tài sản ngắn hạn cũng có xu hướng tăng ở các năm, nhưng giá trị tăng
năm 2011 so với 2010 nhiều hơn ở n ăm 2010 so với 2009. Cụ thể tài sản ngắn hạn
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 28
năm 2010 so với 2009 tăng 7.25% tương ứng 30,896,066 nghìn đồng, năm 2011 so với
năm 2010 tăng 11.40% tương ứng 52,128,054 nghìn đồng. Trong đó các chỉ tiêu trong
tài sản ngắn hạn biến động mạnh. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010 so
với năm 2009 này giảm 19.38% tương ứng 53,982,121 nghìn đồng nhưng ở năm 2011
so với năm 2010 giá trị này lại tăng đến 43.87% tương ứng với 98,539,898 nghìn
đồng, điều nàu cho thấy công ty chủ động hơn trong việc chi trả các khoản trong quá
trình sản xuất. Bên cạnh đó chỉ tiêu Đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2010 so với 2009
tăng đến 1900% tương ứng với 90,000,000 nghìn đồng nhưng đến năm 2011 thì giá trị
này lại giảm 63.16% tương ứng với 60,000,000 nghìn đồng.
Hàng tồn kho năm 2010 so với 2009 34.84% tương ứng 30,227,856 nghìn đồng
nhưng đến năm 2011 giá trị này chỉ tăng 2.10% tương ứng với 2,456,910 nghìn đồng
so với 2010 điều này cho thấy công ty đã làm tốt công tác quảng cáo, tiêu thụ sản
phẩm, sản phảm sản xuất ra được bán hết không tồn kho nhiều.
Qua kết quả trên cho ta thấy công ty không ngừng phát triển cả về quy mô
cũng như đầu tư mạnh vào trang thiết bị nhà máy hiện đại với kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh không ngừng tăng lên cho thấy công ty đã và đang hoạt động có
hiệu quả cao.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 29
Bảng 3: Tình hình tài sản của công ty TNHH Bia Huế
( Đvt: nghìn đồng )
So sánh
Năm Năm Năm
CHỈ TIÊU 2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011
+/- % +/- %
A. Tổng tài sản 910,937,961 1,009,581,160 1,161,959,959 98,643,199 10.83 152,378,799 15.09
I. Tài sản ngắn hạn 426,374,839 457,270,905 509,398,959 30,896,066 7.25 52,128,054 11.40
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 278,582,258 224,600,137 323,140,035 -53,982,121 -19.38 98,539,898 43.87
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 5,000,000 95,000,000 35,000,000 90,000,000 1900 -60,000,000 -63.16
3. Phải thu ngắn hạn 46,845,267 15,499,882 16,937,319 -31,345,385 -66.91 1,437,437 9.27
4. Hàng tồn kho 86,774,080 117,001,936 119,458,846 30,227,856 34.84 2,456,910 2.10
5. Tài sản ngắn hạn khác 9,173,234 5,168,950 14,862,759 -4,004,284 -43.65 9,693,809 187.54
II. Tài sản dài hạn 484,563,122 552,310,255 652,561,000 67,747,133 13.98 100,250,745 18.15
1. Tài sản cố định 478,448,553 549,331,198 651,673,915 70,882,645 14.82 102,342,717 18.63
2. Các khoảnđầu tư tài chính dài hạn 510,000 510,000 0 0 0 -510,000 -100.00
3. Tài sản dài hạn khác 5,604,569 2,469,057 887,085 -3,135,512 -55.95 -1,581,972 -64.07
(Nguồn: Phòng kế toán- Công ty TNHH Bia Huế)
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 30
2.1.6 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ
- Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tổng giám đốc
GĐ hành GĐ tài GĐ GĐ thị GĐ kỹ
chính TP chính nhân sự trường thuật
Marketing
ộ GĐ GĐ
Đội Bếp Bảo NV PR Bộ B Bộ Phòng P.
xe ệ phận phận phận nhân Bán NM NM
ăn v Mar Phú
kế kho sự hàng phú
CNTT Thượng
toán bài
Phân Phân Phân Phân Phân Phòng Kho
xưởng
xưởng xưởng xưởng xưởng thí
công
chiết lên men nấu điện cơ ệm
nghệ nghi
Sơ đồ 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Bia Huế
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 31
Trong đó:
+ Hội đồng quản trị: có quyền lực cao nhất do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có
nhiệm kỳ 5 năm với nhiệm vụ là hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ngắn hạn
và dài hạn cho công ty. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể tái cử, chủ tịch hội
đồng quản trị là ông Jesper Bjorn Madsen, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Carlsberg.
+ Tổng giám đốc : là thành viên Hội đồng quản trị, là người chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng k ý và đúng
pháp luật hiện hành. Tổng giám đốc hiện nay của công ty là ông Nguyễn Mậu Chi.
+ Giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm quản lý bộ phận kế toán, bộ phận Công
Nghệ Thông Tin, bộ phận kho.
+ Giám đốc kỹ thuật: quản lý các hoạt động sản xuất của công ty, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
+ Giám đốc Thị trường: quản lý phòng bán hàng, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị và Tổng giám đốc.
+ Giám đốc nhân sự: quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự như tuyển
dụng, đào tạo, kế toán tiền lương
+ Trưởng phòng Marketing: quản lý các nhân viên marketing và bộ phận PR.
+ Giám đốc hành chính: quản lý bộ phận bếp ăn, bảo vệ và đội xe.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 32
2.2 Các yếu tố tạo động lực làm việc đối với người lao động bộ phận sản
xuất của công ty TNHH Bia Huế
2.2.1 Khái quát đặc điểm mẫu điều tra
2.2.1.1 Giới tính
(Nguồn: xử lý số liệu điều tra )
Biểu đồ 1: Giới tính người được phỏng vấn
Nhìn và biểu đồ cho ta thấy tỉ lệ nam chiếm ưu thế với 49% tương ứng với 125
người trong tổng số 174 người được p hỏng vấn. Trong bộ phận sản xuất chủ yếu là các
công việc về máy máy móc cũng như các công việc đòi hỏi thể lực, trong quá trình
điều tra thực tế ở công ty nhận thấy các nhân viên nữ ở đây chủ yếu làm việc tại các
văn phòng như thí nghiệm, phân xưởng công nghệ, có một số ít làm ở các vị trí nhẹ
nhàng trong nhà máy.
2.2.1.2. Độ tuổi
( Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Biểu đồ 2: Độ tuổi người lao động bộ phận sản xuất công ty TNHH Bia Huế
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 33
Trong bộ phận sản xuất người lao động ở đây có độ tuổi chủ yếu là từ 30 -45
tuổi chiếm tới 51% những người được p hỏng vấn, tiếp đó là độ tuổi lớn hơn 45 tuổi
chiếm 27% trong tổng số người phỏng vấn. Nhìn chung người lao động ở bộ phận sản
xuất là những người trung tuổi.
2.2.1.3. Trình độ học vấn
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Biểu đồ 3: Trình độ học vấn
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn người lao động ở bộ p hận sản xuất có trình
độ văn hóa là phổ thông chiếm tới 53.4 % tương ứng 93 người. Các nhân viên có trình
độ đại học hầu như ở bộ phận thí nghiệm, phân xưởng công nghệ và một số ít ở bộ
phận cơ điện, trình độ cao đẳng trung cấp chủ yếu là ở bộ phận cơ điệ n.
2.2.1.4. Thu nhập
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Biểu đồ 4: Thu nhập
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 34
Thu nhập của người lao động ở bộ phận này tương đối cao, mức thu nhập lớn
nhất trong những người được điều tra là mức 3 -6 triệu, và bằng thực tế thực hiện việc
phỏng vấn cho thấy mức lương từ 4.5-6 triệu hầu hết ở các bộ phận như thí nghiệm,
phân xưởng công nghệ, cơ điện, nấu, lên men, với mức thu nhập này chiếm tới 89.1%.
Với mưc thu nhập lớn hơn 6 triệu và dưới 3 triệu là rất ít.
2.2.1.5 Số năm công tác
Những người lao động ở bộ phận sản xuất có thâm niên làm việc tương đối lớn,
trong quá trình phỏng vấn có một số người lao động ở đây cho biết họ gắn bó với công
ty từ khi còn trẻ, từ khi bắt đầu vào làm cho tới bây giờ, có những người gắn bó từ khi
công ty mới thành lập, hay khi công ty mới liên doanh. Cụ thể kết quả điều tra cho
thấy những người có số năm công tác lớn nhất là từ 10 -15 năm, kế tiếp là lớn hơn 15
năm (lớn hơn 15 năm ở đây có rất nhiều người 17, 18 năm, 21 năm). Số người làm
việc dưới 5 năm là ít nhất, đây chủ yếu là những nhân viên mới ra trường và làm ở các
bộ phận yêu cầu kĩ thuật cao. Sau đây là biểu đồ thể hiện số năm công tác:
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Biểu đồ 5: số năm công tác
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 35
2.2.1.6 Bộ phận làm việc
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Biểu đồ 6: Bộ phận làm việc
Trong bộ phận sản xuất có 6 bộ phận nhỏ làm các công việc khác nhau, nhìn
vào biểu đồ ta thấy bộ phận Chiết là bộ phận có số người nhiều nhất chiếm 49 .4%
tương ứng 86 người. Ở bộ phận này có một số ít là người lao động nữ còn hầu hết là
nam, họ làm các công việc liên quan đến việc đứng dây chuyền để đưa ra những sản
phẩm bia hoàn thành còn các bộ phận khác tương đối ít người và chủ yếu là nam.
Ngoại trừ phòng thí nghiệm hầu hết là nhân viên nữ.
2.2.1.7 Chức vụ
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Biểu đồ 7: Chức vụ
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 36
Hầu hết số người được phỏng vấn là công nhân, nhân viên chiếm tới 86 % số
người được phỏng vấn và những người có chức vụ cao ở bộ phận này rất í t chỉ chiếm
khoảng 13 %
2.2.2 Các yếu tố tạo động lực cho người lao động bộ phận sản xuất công ty
TNHH Bia Huế.
2.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha . Hệ số
cronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ các biến “ rác”, các hệ số tương quan biến
tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn
khi hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên (hệ số Cronbach alpha bằng 0.6 được ứng dụng
trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời
trong bối cảnh nghiên cứu) (Nunnally & Burnstein 1994).
Bảng 4: Hệ số Cronbach’s Alpha cho các nhóm yếu tố
Yếu tố Cronbach’s Alpha
1. Lương 0,791
2. Thưởng 0,831
3. Phúc lợi 0,845
4. Biểu dương / khen thưởng 0,706
5. Môi trường làm việc 0,798
6. Phong cách lãnh đạo 0,871
7. Sự thích thú công việc 0,678
8. Tính chủ động trong công việc 0,765
9. Sự thăng tiến 0,841
10. Sự trung thành 0,804
(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 37
Các nhóm sau khi loại các biến sáng tạo trong công việc khi có thưởng các phát minh
mới ở nhóm 2, làm việc tốt hơn khi có nhiều người thay thế vị trí của mình ở nhóm 5,
làm việc tốt hơn khi sắp xếp công việc phù hợp ở nhóm 7 đã cho ra bảng kết quả hệ số
Cronbach’s Al pha như trên. Các hệ số đều đảm bảo thang đo có thể sử dụng được.
(Kết quả chi tiết được thể hiện ở phụ lục 3.2)
2.2.2.2 Phân tích các yếu tố tạo động lực làm việc cho người lao động bộ phận
sản xuất công ty TNHH Bia Huế
Phân tích yếu tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có
giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig < 0.05,
các biến có hệ số tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue
(đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi yếu tố) lớn hơn 1 và tổng
phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50%
(Gerbing & Anderson, 1988).
Phương pháp trích “Principal Axis Factoring” với phép quay “Varimax” được
sử dụng trong phân tích yếu tố thang đo các thành phần độc lập.
Sau khi phân tích yếu tố đã bị loại 4 biến là: làm tốt hơn khi tham gia xây
dựng mục tiêu cụ thể từ đó chủ động trong công việc, làm tốt hơn khi có trách nhiệm
với công việc, làm việc tốt hơn khi được ghi nhận đóng góp, làm việc tốt hơn khi được
biều dương trước tập thể. Kết quả phân tích có 8 yếu tố được rút ra. Tất cả các biến
đều có hệ số tải > 0.5 do đó mô hình các yếu tố tạo động lực cho người lao động bộ
phận sản xuất công ty Bia Huế bao gồm 27 biến. Tổng phương sai trích = 70.07% cho
biết 8 yếu tố này giải thích được 70.07 % biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.823
(>0.5), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig = 0.000 < 0.05 nên đạt yêu cầu.
Bảng 5: Kiểm định hệ số KMO
Hệ số KMO 0,823
Mức ý nghĩa 0,000
(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 38
Bảng 6: Ma trận yếu tố xoay
Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8
Công ty cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người
.871
lao động
Có các khoản trợ cấp cho người lao
.838
động khi ốm đau
Công ty đóng phí bảo hiểm nghiêm chỉnh .802
Nghỉ phép có lương .667
ĐẶT TÊN YẾU TỐ 1: PHÚC LỢI
Làm tốt khi biết mức độ quan trọng của
.709
công việc
Làm tốt khi có mối quan hệ tốt vớiđồng nghiệp .668
Làm tốt hơn khi thay đổi các công việc
.636
khác nhau
Làm tốt hơn khi có sự chia sẻ kinh nghiệm .601
Làm tốt hơn khi công việc có nhiều thử thách .600
ĐẶT TÊN YẾU TỐ 2: CÁC YẾU TỐ
THUỘC VỀ CÔNG VIỆC
Gắn bó với công ty khi gặp khó khăn .791
Sẽ làm tốt hơn khi gắn bó lâu dài công ty .790
Cam kết sẽ làm việc tốt hơn khi gắn bó
.782
lâu dài tại công ty
ĐẶT TÊN NHÂN TỐ 3: SỰ TRUNG
THÀNH
Làm tốt hơn khi trang thiết bị nhà máy
.857
hiện đại
Làm tốt hơn khi không gian làm việc
.812
thoáng mát
Thưởng phạt công minh tăng hiệu quả
.787
đóng góp
ĐẶT TÊN NHÂN TỐ 4: ĐIỀU KIỆN
LÀM VIỆC
Không có sự thăng tiến sẵn sàng đánh
.848
đổi công việc
Khả năng thăng tiến trong công ty quyết
.789
định kết quả làm việc của anh/chị
Nhà quản lý phải cho thấy khả năng
.741
thăng tiến trong công việc
ĐẶT TÊN YẾU TỐ 5: SỰ THĂNG TIẾN
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 39
Làm việc tốt hơn khi cấp trên có năng
.862
lực lãnh đạo
Làm tốt hơn khi ý kiến được quan tâm .858
Làm tốt hơn khi cấp trên quan tâm đời sống .827
ĐẶT TÊN YẾU TỐ 6: PHONG
CÁCH LÃNH ĐẠO
Làm việc tốt hơn vào các ngày lễ khi
.805
mức lương hợp lý
Làm tốt hơn khi lương cao hơn .790
Làm tốt hơn khi lương đúng với đóng góp .747
ĐẶT TÊN YẾU TỐ 7: LƯƠNG
Làm tốt hơn khi có thưởng các dịp lễ lớn .834
Làm tốt hơn khi có thưởng vào cuối năm .782
Làm tốt hơn khi có thưởng làm tốt công việc .754
ĐẶT TÊN YẾU TỐ 8: THƯỞNG
(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)
Bảng 7: Kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo đối với từng nhóm của 8 yếu tố sau
khi phân tích EFA
Yếu tố Cronbach’s Alpha
1. Phúc lợi 0,845
2. Các yếu tố thuộc về công việc 0,724
3. Sự trung thành 0,804
4. Điều kiện làm việc 0,840
5. Sự thăng tiến 0,841
6. Phong cách lãnh đạo 0,871
7. Lương 0,791
8. Thưởng 0,831
(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)
Sau khi phân tích yếu tố EFA các nhóm đều đảm bảo độ tin cậy của thang đo.
Hệ số Cronbach’s Alpha thể hiện ở bảng khá cao cho thấy thang đo tốt.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 40
2.2.2.3 Mô hình hiệu chỉnh
Theo kết quả phân tích EFA và kiểm định độ tin cậy của thang đo thô ng qua hệ
số Cronbach’s Alpha. Trong quá trình phân tích EFA có 2 yếu tố bị loại là biểu dương/
khen thưởng và tính chủ động của người lao động trong công việc cùng với một biến
nhỏ là làm việc tốt hơn khi có nhiều người thay thế vị trí của mình . Một biến bị loại
trong quá trình đánh giá độ tin cậy của thang đo là sáng tạo trong công việc khi có
thưởng các phát minh mới từ đó các yếu tố cũng bị thay đổi so với mô h ình nghiên cứu
ban đầu thay vì 10 yếu tố như mô hình ban đầu thì kết quả phân tích EFA được 8 yếu
tố. Do đó cần phải hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp để đảm bảo việc kiểm
định những giả thuyết nghiên cứu tiếp theo. Mô hình mới được đưa vào với 8 yếu tố
tạo động lực cho người lao động bộ phận sản xuất tại công ty TNHH Bia Huế bao
gồm: sự thăng tiến; điều kiện làm việc; phúc lợi; sự trung thành; lãnh đạo; lương; các
yếu tố thuộc về công việc và cuối cùng là thưởng
1. Sự thăng tiến 5. Phong cách lãnh
đạo
2. Điều kiện làm 6. Lương
việc
Tạo động lực
7. Các yếu tố thuộc
3. Phúc lợi
về công việc
4. Sự trung thành 8. Thưởng
Sơ đồ 5: Mô hình hiệu chỉnh
=> Có 8 yếu tố được rút ra sau khi phân tích số liệu sẽ tạo động lực cho người
lao động ở bộ phận sản xuất được thể hiện ở mô hình trên.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 41
2.2.2.4. Kiểm định sự khác biệt nhau về đánh giá các yếu tố tạo động lực làm
việc giữa các nhóm của độ tuổi, trình độ h ọc vấn, thu nhập, số năm công tác, bộ
phận làm việc.
- Tiến hành kiểm tra phân phối chuẩn:
Dùng phép kiểm định Kolmogorov-Smirnov khi cỡ mẫu lớn hơn 50 hoặc phép
kiểm Shapiro-Wilk khi cỡ mẫu nhỏ hơn 50. Được coi là có phân phối chuẩn khi mức ý
nghĩa (Sig.) lớn hơn 0,05. Trong bài nghiên cứu này nhóm tiến hành kiểm định
Kolmogorov-Smirnov để kiểm tra phân phối chuẩn.
- Nếu biến đưa vào phân phối chuẩn: sử dụng kiểm định One -way Anova và
independent sample t-test để kiểm tra mối liên hệ giữa các biến: trình độ học vấn, độ
tuổi, số năm công tác, bộ phận làm việc, thu nhập với các yếu tố tạo động lực làm việc
của người lao động bộ phận sản xuất của công ty.
- Nếu biến đưa vào không phân phối chuẩn: sử dụng kiểm định Kruskal - wallis
và two independent sample t-test để kiểm tra mối liên hệ giữa các biến như trên.
Bảng 8: Kiểm định Kruskal – Wallis
Độ tuổi Trình độ
Số năm Bộ phận
Yếu tố đã mã học vấn
hu nhập công tác làm việc
hóa đã mã hóa
Phúc lợi 0,009*** 0,869 0,726 0,050* 0,217
Sự trung thành 0,156 0,326 0,402 0,086* 0,238
Điều kiện làm việc 0,444 0,062* 0,005*** 0,287 0,013**
Phong cách lãnh đạo 0,374 0,806 0,106 0,430 0,426
Lương 0,763 0,820 0,188 0,025** 0,910
Thưởng 0,267 0,239 0,124 0,043** 0,437
(Nguồn: xử lý số liệu đi ều tra)
Ghi chú:
Giả thuyết kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt khi đánh giá về các yếu tố tạo động lực giữa các nhóm
trong các biến độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, số năm công tác, bộ phận làm việc.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 42
H1: Có sự khác biệt khi đánh giá về các yếu tố tạo động lực giữa các nhóm
trong các biến trên
- Chấp nhận giả thuyết H1 với mức ý nghĩa 1% : *** (mức ý nghĩa <0,01)
- Chấp nhận giả thuyết H1 với mức ý nghĩa 5%: ** (Mức ý nghĩa < 0,05)
- Chấp nhận giả thuyết H1 với mức ý nghĩa 10%: * (Mức ý nghĩa < 0,1)
Kết quả phân tích cho thấy:
Với các độ tuổi khác nhau thì đánh giá của họ về phúc lợi là k hác nhau (Sig
<0,01). Ở độ tuổi 45 trở lên có giá trị trung bình hạng cao nhất cao nhất, đạt giá trị
104.32. Điều này thể hiện những người ở độ tuổi này đánh gi á Phúc lợi là yếu tố quan
trọng để tạo động lực làm việc so với các độ tuổi khác.
Với trình độ học vấn khác nhau thì đánh giá của họ về điều kiện làm việc là
khác nhau (sig<0,05). Ở trình độ cao đẳng trung cấp thì đánh sự quan trọng của yếu tố
điều kiện làm việc quan trọng hơn các trình độ còn lại tương ứng với giá trị trung bình
hạng là 102,38.
Với thu nhập khác nhau thì đánh giá của họ về điều kiện làm việc khác nhau
(sig < 0.1) và với giá trị trung bình hạng là 106,50 cho thấy những người có thu nhập
trên 6 triệu thì mức độ quan trọng của yếu tố điều kiện làm việc là lớn hơn so với các
mức thu nhập khác.
Với số năm công tác khác nhau thì đánh giá của h ọ khác nhau về phúc lợi (sig
<0,1) những người có thời gian làm việc trên 15 năm thì họ thấy yếu tố phúc lợi quan
trọng hơn các mức còn lại với giá trị trung bình hạng là 102.80, về sự trung thành (sig
<0,1) cũng ở mức làm việc lớn hơn 15 năm những người lao động này đánh giá sự trung
thành tạo động lực cho họ làm việc nhiều hơn, về lương (sig <0,05) với thời gian làm
việc từ 5-10 năm có giá trị trung bình hạng cao nhất 97,78 thể hiện những người lao
động thuộc nhóm này đánh giá về tiền lương quan trọng hơn các nhóm khác, họ sẽ làm
việc tốt hơn khi có tiến lương tốt, về thưởng (sig <0,05) với trung bình hạng là 103.13.
Với các bộ phận làm việc khác nhau thì đánh giá của họ khác nhau về điều kiện
làm việc (sig <0,05) với giá trị trung bình hạng là 128.10 ở bộ phận nấu chứng tỏ rằng
ở bộ phận này điều kiện làm việc đối với họ được đánh gia là quan trọng hơn so với
các bộ phận khác. (Kết quả chi tiết của kiểm định này xem phụ lục 3.5)
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 43
- Kiểm định Anova về sự khác biệt giữa các đặc điểm của người lao động
với yếu tố các yếu tố thuộc về công việc và sự thăng tiến. Kết quả kiểm định
phương sai cho thấy các mức ý nghĩa đều lớn hơn 0.05 đảm bảo điều kiện để kiểm
định oneway anova. (Xem phụ lục 3.6)
Bảng 9: Kiểm định Oneway Anova
Trình độ Số năm Bộ phận
Yếu tố Độ tuổi Thu nhập
học vấn công tác làm việc
Các yếu tố thuộc 0,029** 0,002*** 0,647 0,022** 0,006***
về công việc
Sự thăng tiến 0,000*** 0,000*** 0,005*** 0,000*** 0,000***
(Nguồn: xử lý số liệu điều tra)
Ghi chú:
Giả thuyết kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt khi đánh giá về sự thăng tiến và các yếu tố thuộc về
công việc giữa các nhóm khác nhau của các biến độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập,
số năm công tác, bộ phận làm việc.
H1: Có sự khác biệt khi đánh giá về sự thăng tiến và các yếu tố thuộc về công
việc giữa các nhóm của các biến trên.
- Chấp nhận H1 với mức ý nghĩa 1% : ***
- Chấp nhận H1 với mức ý nghĩa 5%: **
- Chấp nhận H1 với mức ý nghĩa 10%: *
Kết quả kiểm định Anova cho kết quả như sau:
- Với các độ tuổi khác nhau thì đánh giá của họ cũng khác nhau về các yế u tố
thuộc về công việc (sig <0,05tương ứng với độ tin cậy 95 %), sự thăng tiến (sig <0,01,
độ tin cậy 99%).
+ Đối với các yếu tố thuộc về công việc thì những người có độ tuổi nhỏ hơn 30
đánh giá về yếu tố này khác với những người ở độ tuổi lớn hơn 45. Những người trẻ
tuổi họ còn chưa có kinh nghiệm nhiều vì vậy họ cần sự chia sẻ kinh nghiệm trong
công việc, họ mong muốn được thể hiện bản thân, vượt qua các thử thách nên đối với
họ, họ đánh giá cao về yếu tố này hơn các nhóm tuổi còn lại .
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe 44
+ Đối với sự thăng tiến, những người bé hơn 30 tuổi đánh giá về sự th...m việc tốt hơn khi mức lương cao hơn
Làm việc tốt hơn vào các ngày lễ khi mức lương hợp lí
Làm việc tốt hơn khi Lương đúng với đóng góp của anh/chị
2. Tiền thưởng 1 2 3 4 5
Làm việc tốt hơn khi có thưởng do làm tốt công việc
Làm việc tốt hơn khi có thưởng các dịp lễ lớn
Làm việc tốt khi Cty có thưởng vào cuối năm
Sáng tạo trong công việc khi có thưởng các phát minh mới
3. Phúc lợi (anh chị sẽ làm việc tốt hơn khi: .) 1 2 3 4 5
Công ty thực hiện đóng phí bảo hiểm nghiêm chỉnh
Công ty cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động
Có các khoản trợ cấp cho NLĐ khi bị ốm đau nặng
Nghỉ phép có lương
4. Biểu dương/khen thưởng 1 2 3 4 5
Anh/chị sẽ làm việc tốt hơn khi được biểu dương trước tập thể
vì hoàn thành tốt công việc
Ghi nhận đóng góp sẽ làm anh/ chị làm việc tốt hơn
5. Môi trường làm việc 1 2 3 4 5
Làm việc tốt hơn khi có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
Làm việc tốt hơn khi có sự chia sẻ kinh nghiệm
Làm việc tốt hơn khi có nhiều người thay thế vị trí của mình
Thưởng phạt công minh tăng hiệu quả đóng góp của anh/chị
Làm việc tốt hơn khi trang thiết bị trong nhà máy hiện đại
Làm việc tốt hơn khi không gian làm việc thoáng mát
6. Phong cách lãnh đạo của cấp trên 1 2 3 4 5
Làm việc tốt hơn khi cấp trên quan tâm đến đời sống
Làm việc tốt hơn khi ý kiến của mình được quan tâm
Làm việc tốt hơn khi cấp trên có năng lực lãnh đạo
7. Sự thích thú công việc 1 2 3 4 5
Làm tốt hơn khi được sắp xếp công việc phù hợp với mình
Làm việc tốt hơn khi thay đổi các công việc khác nhau
Làm tốt hơn khi biết mức độ quan trọng của công việc
Làm tốt khi công việc có nhiều thử thách
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
8. Tính chủ động của người lao động trong công việc 1 2 3 4 5
Anh/chị sẽ làm việc tốt hơn khi tham gia xây dựng mục
tiêu cụ thể từ đó chủ động trong công việc
Làm việc tốt hơn khi có trách nhiệm với công việc
9. Thăng tiến 1 2 3 4 5
Khả năng thăng tiến trong công ty quyết định kết quả làm
việc của anh/chị
Nhà quản lí phải cho anh/chị thấy khả năng thăng tiến của
bản thân
Không có thăng tiến anh/chị sẵn sàng đánh đổi công việc
10. Sự trung thành của cá nhân đối với tổ chức 1 2 3 4 5
Anh/ chị sẽ làm việc tốt hơn khi gắn bó lâu dài tại công ty
Anh/ chị sẵn sàng gắn bó với công ty trong lúc khó khăn
Anh/chị cam kết sẽ làm việc tốt hơn khi yêu mến công ty
Câu 8: Những chính sách tạo động lực làm việc cho người lao động tại công
TNHH Bia Huế làm anh /chị hài lòng
Rất không đồng ý Đồng ý
Không đồng ý Rất đồng ý
Trung lập
Câu 9: Anh/chị kiến nghị gì với công ty nhằm tạo động lực để anh/chị làm việc tốt hơn :
1,
2,
Thông tin người được phỏng vấn (không bắt buộc)
Họ và tên:
Địa chỉ: .
Số điện thoại: .
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của anh/chị!
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
PHỤ LỤC 2. CÁCH LẤY MẪU ĐIỀU TRA
- Cách lấy mẫu: tiến hành chọn mẫu theo khối và điều tra tất cả các thành viên
trong khối đã chọn. V ới danh sách toàn bộ công nhân viên ở bộ phận sản xuất của
công ty được chia thành 14 khối tiến hành lấy ngẫu nhiên các khối cho tới khi đủ 170
người. Kết quả có 9 khối được chọn với tổng số công nhân viên là 181 người. Điều tra
tất cả các công nhân viên đã được chọn. Phát 181 bảng hỏi thu về 174 bảng hỏi hợp lệ
và tiến hành xử lý trên phần mềm SPSS 16.0
181 người sẽ được phonge vấn.như trong danh sách bao gồm:
1. Bộ phận nấu : 10 người
2. Bộ phận lên men: 10 người
3. Bộ phận thí nghiệm Phú Thượng: 11 người
4. Bộ phận cơ điện Phú Thượng: 24 người
5. Bộ phận Chiết Ka phú thượng: 27 người
6. Bộ phận chiết Kb Phú Thượng: 29 người
7. Bộ phận chiết Kc Phú Thượng: 28 người
8. Bộ phận thí nghiệm Phú Bài: 15 người
9. Bộ phận Phân xưởng công nghệ phú bài: 18 người
10. Bộ phận cơ điện Phú Bài: 38 người
11. Bộ phận chiết Ka Phú Bài: 38 người
12. Bộ phận chiết Kb Phú Bài: 37 người
13. Bộ phận chiết Kc Phú Bài: 36 người
Trong 13 bộ phận này chon ngẫu nhiên từng khối cho tới khi đủ 175 mẫu điều
tra. Các bộ phận được chọn là:
1. Nấu
2. Lên men
3. Thí nghiệm Phú Thương
4. Thí nghiệm Phú Bài
5. Cơ điện Phú Thượng
6. Chiết Ka Phú Thượng
7. Chiết Kc Phú Thượng
8. Chiết Ka Phú Bài
9. Phân xưởng công nghệ Phú Bài
=> Với tổng số công nhân viên là 181 người. điều tra tất cả các công nhân viên
đã được chọn. Phát 181 bảng hỏi th u về 174 bảng hỏi hợp lệ và tiến hành xử lý trên
phần mềm SPSS 16.0
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS
Phụ lục 3.1 Thống kê các đặc điểm mẫu điều tra.
gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Nam 125 71.8 71.8 71.8
Nu 49 28.2 28.2 100.0
Total 174 100.0 100.0
thu nhap
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid <3trieu 9 5.2 5.2 5.2
3-4.5 77 44.3 44.3 49.4
4.5-6 78 44.8 44.8 94.3
>6 10 5.7 5.7 100.0
Total 174 100.0 100.0
so nam cong tac
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid <5 33 19.0 19.0 19.0
5-10 34 19.5 19.5 38.5
10-15 61 35.1 35.1 73.6
>15 46 26.4 26.4 100.0
Total 174 100.0 100.0
bo phan lam viec
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Nau 10 5.7 5.7 5.7
Len men 10 5.7 5.7 11.5
thi nghiem 26 14.9 14.9 26.4
co dien 24 13.8 13.8 40.2
Chiet 86 49.4 49.4 89.7
phan xuong cong nghe 18 10.3 10.3 100.0
Total 174 100.0 100.0
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
tuoi da duoc ma hoa
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid <30 tuoi 38 21.8 21.8 21.8
30-45 89 51.1 51.1 73.0
>45 tuoi 47 27.0 27.0 100.0
Total 174 100.0 100.0
trinh do hoc van da duoc ma hoa
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid pho thong 93 53.4 53.4 53.4
trung cap/cao dang 39 22.4 22.4 75.9
Dai hoc va sau dai
42 24.1 24.1 100.0
hoc
Total 174 100.0 100.0
chuc vu da duoc ma hoa
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid cong nhan/nhan
150 86.2 86.2 86.2
vien
cap quan ly 24 13.8 13.8 100.0
Total 174 100.0 100.0
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
Phụ lục 3.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo.
a, LƯƠNG
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.791 3
Item-Total Statistics
Corrected Item- Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
lam tot hon khi luong cao hon 8.8736 1.105 .686 .670
lam viec tot cac ngay le khi co
8.8276 1.404 .663 .688
muc luong hop li
lam viec tot hon khi luong
8.7586 1.583 .579 .775
dung voi dong gop
b, Yếu tố Thưởng
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.759 4
Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Item- Cronbach's
if Item Variance if Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
lam viec tot khi co thuong lam tot
12.9713 2.502 .618 .670
cong viec
lam viec tot hon khi co thuong
12.9828 2.422 .628 .662
cac dip le lon
lam viec tot hon khi co thuong
12.9253 2.520 .705 .633
vao cuoi nam
sang tao trong cong viec khi co
13.1897 2.756 .341 .831
thuong cac phat minh moi
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
c, Phúc lợi
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.845 4
Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
cong ty dong phi bao hiem nghiem
12.6897 2.227 .664 .811
chinh
cong ty cap the bao hiem y te cho
12.6322 2.060 .740 .777
nguoi lao dong
co cac khoan tro cap cho nguoi lao
12.5057 2.170 .718 .788
dong khi om dau
nghi phep co luong 12.5862 2.232 .607 .836
d, BIỂU DƯƠNG/ KHEN THƯỞNG
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.706 2
Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
lam viec tot hon khi duoc bieu a
4.2241 .429 .545 .
duong lam tot truoc tap the
lam viec tot khi duoc ghi nhan a
4.1379 .432 .545 .
dong gop
a. The value is negative due to a negative average covariance among items. This violates
reliability model assumptions. You may want to check item codings.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
e, MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.730 6
Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
lam viec tot hon khi co moi quan he
20.1609 4.390 .617 .648
tot voi dong nghiep
lam viec tot hon khi co su chia se
20.0402 4.478 .547 .668
kinh nghiem
lam viec tot hon khi co nhieu nguoi
20.6782 4.855 .211 .798
thay the vi tri cua minh
thuong phat cong minh tang hieu
19.8506 4.717 .558 .670
qua dong gop
lam tot hon khi trang thiet bi nha
19.7471 4.780 .510 .682
may hien dai
lam tot hon khi khong gian lam viec
19.7816 4.969 .513 .685
thoang mat
f, PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CẤP TRÊN
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.871 3
Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
lam viec tot hon khi cap tren quan
8.4655 1.695 .747 .826
tam den doi song
lam tot hon khi y kien cua minh
8.3103 1.603 .764 .807
duoc quan tam
lam viec tot hon khi cap tren co
8.5230 1.442 .756 .820
nang luc lanh dao
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
g, SỰ THÍCH THÚ CÔNG VIỆC
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.663 4
Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
lam viec tot hon khi sap
10.4885 3.095 .299 .678
xep cong viec phu hop
lam tot hon khi thay doi
11.3391 2.017 .466 .598
cac cong viec khac nhau
lam tot hon khi biet muc do
10.7931 2.685 .565 .546
quan trong cua cong viec
lam tot khi cong viec co
11.4483 2.145 .521 .539
nhieu thu thach
h, TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.765 2
Item-Total Statistics
Corrected Item- Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
lam viec tot hon khi
tham gia xay dung muc a
4.0172 .283 .621 .
tieu cu the tu do chu
dong trong cong viec
lam tot hon khi co trach a
3.8161 .324 .621 .
nhiem voi cong viec
a. The value is negative due to a negative average covariance among items. This violates
reliability model assumptions. You may want to check item codings.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
i, THĂNG TIẾN
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.841 3
Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
kha nang thang tien trong cong ty
6.7414 1.707 .781 .707
quyet dinh ket qua lam viec
nha quan ly phai cho thay kha
6.6034 1.767 .700 .784
nang thang tien trong cong viec
khong co su thang tien san sang
7.0345 1.791 .641 .843
danh doi cong viec
k, SỰ TRUNG THÀNH
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.804 3
Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
se lam viec tot hon khi gan bo lau
7.5862 1.088 .688 .695
dai tai cong ty
gan bo cong ty khi kho khan 7.5402 1.082 .663 .719
cam ket se lam viec tot hon khi
7.3793 1.104 .604 .782
yeu men cong ty
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
Phụ lục 3.3 Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.823
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 2.898E3
Sphericity Df 465
Sig. .000
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7 8
cong ty cap the bao hiem y te
.871
cho nguoi lao dong
co cac khoan tro cap cho nguoi
.838
lao dong khi om dau
cong ty dong phi bao hiem
.802
nghiem chinh
nghi phep co luong .667
lam tot hon khi biet muc do
.709
quan trong cua cong viec
lam viec tot hon khi co moi
.668
quan he tot voi dong nghiep
lam tot hon khi thay doi cac
.636
cong viec khac nhau
lam viec tot hon khi co su chia
.601
se kinh nghiem
lam tot khi cong viec co nhieu
.600
thu thach
gan bo cong ty khi kho khan .791
se lam viec tot hon khi gan bo
.790
lau dai tai cong ty
cam ket se lam viec tot hon khi
.782
yeu men cong ty
lam viec tot hon khi tham gia
xay dung muc tieu cu the tu do
chu dong trong cong viec
lam tot hon khi co trach nhiem
voi cong viec
lam tot hon khi trang thiet bi
.857
nha may hien dai
lam tot hon khi khong gian lam
.812
viec thoang mat
thuong phat cong minh tang
.787
hieu qua dong gop
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
lam viec tot khi duoc ghi nhan
dong gop
khong co su thang tien san
.848
sang danh doi cong viec
kha nang thang tien trong cong
.789
ty quyet dinh ket qua lam viec
nha quan ly phai cho thay kha
.741
nang thang tien trong cong viec
lam viec tot hon khi cap tren co
.862
nang luc lanh dao
lam tot hon khi y kien cua minh
.858
duoc quan tam
lam viec tot hon khi cap tren
.827
quan tam den doi song
lam viec tot cac ngay le khi co
.805
muc luong hop li
lam tot hon khi luong cao hon .790
lam viec tot hon khi luong dung
.747
voi dong gop
lam viec tot hon khi duoc bieu
duong lam tot truoc tap the
lam viec tot hon khi co thuong
.834
cac dip le lon
lam viec tot hon khi co thuong
.782
vao cuoi nam
lam viec tot khi co thuong lam
.754
tot cong viec
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
Phụ lục 3.4 Kiểm tra phân phối chuẩn của 8 yếu tố tạo động lực làm việc
Tests of Normality
Kolmogorov-Smirnova Shapiro-Wilk
Statistic df Sig. Statistic df Sig.
REGR factor score 1 for analysis 1 .134 174 .000 .961 174 .000
REGR factor score 2 for analysis 1 .066 174 .065 .986 174 .085
REGR factor score 3 for analysis 1 .120 174 .000 .947 174 .000
REGR factor score 4 for analysis 1 .119 174 .000 .967 174 .000
REGR factor score 5 for analysis 1 .061 174 .200* .982 174 .024
REGR factor score 6 for analysis 1 .081 174 .007 .967 174 .000
REGR factor score 7 for analysis 1 .072 174 .029 .960 174 .000
REGR factor score 8 for analysis 1 .085 174 .004 .941 174 .000
a. Lilliefors Significance Correction
*. This is a lower bound of the true significance.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
Phụ lục 3.5 Kiểm định Kruskal – Wallis khi đánh giá về các yếu tố tạo động
lực với các biến đặc điểm mẫu điều tra
- Giữa các độ tuổi khác nhau với các yếu tố tạo động lực
Ranks
tuoi da duoc ma hoa N Mean Rank
REGR factor score 1 for analysis 1 <30 tuoi 38 71.14
30-45 89 85.60
>45 tuoi 47 104.32
Total 174
REGR factor score 3 for analysis 1 <30 tuoi 38 92.38
30-45 89 80.47
>45 tuoi 47 96.87
Total 174
REGR factor score 4 for analysis 1 <30 tuoi 38 92.33
30-45 89 82.75
>45 tuoi 47 92.60
Total 174
REGR factor score 6 for analysis 1 <30 tuoi 38 81.12
30-45 89 92.70
>45 tuoi 47 82.81
Total 174
REGR factor score 7 for analysis 1 <30 tuoi 38 86.22
30-45 89 90.10
>45 tuoi 47 83.62
Total 174
REGR factor score 8 for analysis 1 <30 tuoi 38 80.78
30-45 89 85.20
>45 tuoi 47 97.30
Total 174
Test Statisticsa,b
REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor
score 1 for score 3 for score 4 for score 6 for score 7 for score 8 for
analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1
Chi-
9.372 3.719 1.622 1.967 .540 2.641
Square
Df 2 2 2 2 2 2
Asymp.
.009 .156 .444 .374 .763 .267
Sig.
a. Kruskal Wallis Test
b. Grouping Variable: tuoi da duoc ma hoa
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
- Giữa các trình độ học vấn khác nhau với các yếu tố tạo động lực
Ranks
trinh do hoc van da duoc ma hoa N Mean Rank
REGR factor score 1 for analysis 1 pho thong 93 87.02
trung cap/cao dang 39 91.03
dai hoc va sau dai hoc 42 85.29
Total 174
REGR factor score 3 for analysis 1 pho thong 93 84.25
trung cap/cao dang 39 84.33
dai hoc va sau dai hoc 42 97.64
Total 174
REGR factor score 4 for analysis 1 pho thong 93 80.05
trung cap/cao dang 39 102.38
dai hoc va sau dai hoc 42 90.17
Total 174
REGR factor score 6 for analysis 1 pho thong 93 86.67
trung cap/cao dang 39 92.03
dai hoc va sau dai hoc 42 85.14
Total 174
REGR factor score 7 for analysis 1 pho thong 93 89.04
trung cap/cao dang 39 88.38
dai hoc va sau dai hoc 42 83.26
Total 174
REGR factor score 8 for analysis 1 pho thong 93 83.94
trung cap/cao dang 39 83.67
dai hoc va sau dai hoc 42 98.95
Total
174
Test Statisticsa,b
REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor
score 1 for score 3 for score 4 for score 6 for score 7 for score 8 for
analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1
Chi-
.281 2.245 5.555 .432 .397 2.862
Square
Df 2 2 2 2 2 2
Asymp.
.869 .326 .062 .806 .820 .239
Sig.
a. Kruskal Wallis Test
b. Grouping Variable: trinh do hoc van da duoc ma
hoa
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
- Giữa các mức thu nhập khác nhau với các yếu tố tạo động lực
Ranks
thu nhap N Mean Rank
REGR factor score 1 for analysis 1 <3trieu 9 78.39
3-4.5 77 91.97
4.5-6 78 83.90
>6 10 89.40
Total 174
REGR factor score 3 for analysis 1 <3trieu 9 106.50
3-4.5 77 85.06
4.5-6 78 85.36
>6 10 105.90
Total 174
REGR factor score 4 for analysis 1 <3trieu 9 44.39
3-4.5 77 79.76
4.5-6 78 97.68
>6 10 106.50
Total 174
REGR factor score 6 for analysis 1 <3trieu 9 51.17
3-4.5 77 90.55
4.5-6 78 86.51
>6 10 104.40
Total 174
REGR factor score 7 for analysis 1 <3trieu 9 74.28
3-4.5 77 94.97
4.5-6 78 84.71
>6 10 63.70
Total 174
REGR factor score 8 for analysis 1 <3trieu 9 66.83
3-4.5 77 81.12
4.5-6 78 93.32
>6 10 109.80
Total 174
Test Statisticsa,b
REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor
score 1 for score 3 for score 4 for score 6 for score 7 for score 8 for
analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1
Chi-Square 1.313 2.936 13.018 6.120 4.785 5.750
df 3 3 3 3 3 3
Asymp. Sig. .726 .402 .005 .106 .188 .124
a. Kruskal Wallis Test
b. Grouping Variable: thu nhap
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
- Số năm công tác khác nhau với các yếu tố tạo động lực
Ranks
so nam cong tac N Mean Rank
REGR factor score 1 for analysis 1 <5 33 71.20
5-10 34 86.28
10-15 61 85.46
>15 46 102.80
Total 174
REGR factor score 3 for analysis 1 <5 33 94.20
5-10 34 79.69
10-15 61 78.28
>15 46 100.70
Total 174
REGR factor score 4 for analysis 1 <5 33 91.23
5-10 34 77.37
10-15 61 83.54
>15 46 97.57
Total 174
REGR factor score 6 for analysis 1 <5 33 74.44
5-10 34 89.90
10-15 61 90.28
>15 46 91.41
Total 174
REGR factor score 7 for analysis 1 <5 33 85.11
5-10 34 97.78
10-15 61 96.59
>15 46 69.57
Total 174
REGR factor score 8 for analysis 1 <5 33 85.74
5-10 34 71.01
10-15 61 85.85
>15 46 103.13
Total 174
Test Statisticsa,b
REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor
score 1 for score 3 for score 4 for score 6 for score 7 for score 8 for
analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1
Chi-Square 7.823 6.601 3.770 2.759 9.308 8.176
df 3 3 3 3 3 3
Asymp. Sig. .050 .086 .287 .430 .025 .043
a. Kruskal Wallis Test
b. Grouping Variable: so nam cong tac
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
Phụ lục 3.6 kiểm định ANOVA
- Độ tuổi với hai yếu tố sự thăng tiến và các yếu tố thuộc về công việc
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
REGR factor score 2 for analysis 1 1.497 2 171 .227
REGR factor score 5 for analysis 1 1.281 2 171 .280
ANOVA
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
REGR factor score 2 Between Groups 6.993 2 3.496 3.602 .029
for analysis 1 Within Groups 166.007 171 .971
Total 173.000 173
REGR factor score 5 Between Groups 17.941 2 8.970 9.893 .000
for analysis 1 Within Groups 155.059 171 .907
Total 173.000 173
Multiple Comparisons
REGR factor score 5 for analysis 1
Dunnett t (2-sided)
(J) tuoi Mean 99% Confidence Interval
(I) tuoi da duoc ma da duoc Difference
hoa ma hoa (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
45 tuoi .82012367* .20773976 .000 .2328961 1.4073512
30-45 >45 tuoi .07068918 .17170242 .881 -.4146699 .5560483
Multiple Comparisons
REGR factor score 2 for analysis 1
Dunnett t (2-sided)
(I) tuoi 95% Confidence Interval
da duoc (J) tuoi da duoc Mean
ma hoa ma hoa Difference (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
45 tuoi * .2149483
.54076271 .024 .0624147 1.0191107
0
30-45 >45 tuoi .1776604
.10204944 .785 -.2933179 .4974167
7
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
- Trình độ học vấn với hai yếu tố sự thăng tiến và các yếu tố thuộc về công việc
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
REGR factor score 2 for analysis 1 2.671 2 171 .072
REGR factor score 5 for analysis 1 .256 2 171 .774
ANOVA
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
REGR factor score 2 for Between Groups 12.159 2 6.079 6.463 .002
analysis 1
Within Groups 160.841 171 .941
Total 173.000 173
REGR factor score 5 for Between Groups 25.024 2 12.512 14.459 .000
analysis 1 Within Groups 147.976 171 .865
Total 173.000 173
Multiple Comparisons
REGR factor score 2 for analysis 1
Dunnett t (2-sided)
(I) trinh do hoc (J) trinh do hoc Mean 99% Confidence Interval
van da duoc ma van da duoc ma Difference Lower
hoa hoa (I-J) Std. Error Sig. Bound Upper Bound
pho thong dai hoc va sau dai *
-.62034610 .18030230 .001 -1.1294419 -.1112503
hoc
trung cap/cao dai hoc va sau dai *
-.61135257 .21566818 .010 -1.2203063 -.0023988
dang hoc
*. The mean difference is significant at the 0.01
level.
Multiple Comparisons
REGR factor score 5 for analysis 1
Dunnett t (2-sided)
99% Confidence Interval
(J) trinh do hoc
(I) trinh do hoc van da van da duoc ma Mean Upper
duoc ma hoa hoa Difference (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Bound
pho thong dai hoc va sau dai *
-.91808458 .17294094 .000 -1.4063951 -.4297741
hoc
trung cap/cao dang dai hoc va sau dai
-.48735880 .20686290 .036 -1.0714502 .0967326
hoc
*. The mean difference is significant at the 0.01 level.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
- Thu nhập với hai yếu tố sự thăng tiến và các yếu tố thuộc về công việc
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
REGR factor score 5 for analysis 1 .272 3 170 .846
REGR factor score 2 for analysis 1 .447 3 170 .719
ANOVA
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
REGR factor score Between Groups 12.525 3 4.175 4.423 .005
5 for analysis 1 Within Groups 160.475 170 .944
Total 173.000 173
REGR factor score Between Groups 1.671 3 .557 .553 .647
2 for analysis 1 Within Groups 171.329 170 1.008
Total 173.000 173
Multiple Comparisons
REGR factor score 5 for analysis 1
Dunnett t (2-sided)
Mean 99% Confidence Interval
(I) thu nhap (J) thu nhap Difference (I-J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
6 -.18423643 .44641084 .923 -1.4774236 1.1089507
3-4.5 >6 -.91359843 .32658291 .013 -1.8596615 .0324646
4.5-6 >6 -.53673032 .32634219 .198 -1.4820961 .4086354
- Số năm công tác và hai yếu tố sự thăng tiến và các yếu tố thuộc về công việc
ANOVA
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
REGR factor score 5 for Between Groups 39.626 3 13.209 16.836 .000
analysis 1
Within Groups 133.374 170 .785
Total 173.000 173
REGR factor score 2 for Between Groups 9.492 3 3.164 3.290 .022
analysis 1 Within Groups 163.508 170 .962
Total 173.000 173
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
Multiple Comparisons
REGR factor score 5 for analysis 1
Dunnett t (2-sided)
(I) so (J) so 99% Confidence Interval
nam nam Mean
cong cong Difference (I-
tac tac J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
15 1.24198337* .20206420 .000 .6442578 1.8397090
5-10 >15 -.08272961 .20032647 .957 -.6753148 .5098556
10-15 >15 .15084241 .17296561 .721 -.3608067 .6624916
*. The mean difference is significant at the 0.01 level.
Multiple Comparisons
REGR factor score 2 for analysis 1
Dunnett t (2-sided)
(I) so (J) so 95% Confidence Interval
nam nam Mean
cong cong Difference (I-
tac tac J) Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound
15 .54095917* .22372935 .045 .0094535 1.0724649
5-10 >15 .53663712* .22180530 .045 .0097023 1.0635719
10-15 >15 .12007656 .19151084 .870 -.3348888 .5750419
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
Phụ lục 3.7 Kiểm định sự bằng nhau của hai t rung bình tổng thể
Independent Samples Test
Levene's Test
for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
Std. 95% Confidence
Sig. Mean Error Interval of the
(2- Differen Differ Difference
F Sig. t df tailed) ce ence Lower Upper
REGR Equal
.10774 .1688
factor variances 7.293 .008 .638 172 .524 -.22551377 .44100362
492 3671
score 2 assumed
for
Equal
.10774 .1919
analysis variances .561 69.690 .576 -.27507718 .49056702
492 2994
1 not assumed
REGR Equal -
.1665
factor variances 6.527 .011 -2.254 172 .025 .37558 -.70441225 -.04675269
9291
score 5 assumed 247
for Equal -
.1847
analysis variances -2.033 72.534 .046 .37558 -.74376434 -.00740060
1777
1 not assumed 247
Independent Samples Test
Levene's Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means
Sig. 95% Confidence Interval of
(2- Mean Std. Error the Difference
F Sig. t df tailed) Difference Difference Lower Upper
REGR Equal
factor variances 2.420 .122 .372 172 .710 .08200717 .22039792 -.35302573 .51704008
score 2 assumed
for
Equal
analysis 1
variances
.445 36.289 .659 .08200717 .18431860 -.29170476 .45571910
not
assumed
REGR Equal
factor variances .011 .917 -1.193 172 .235 -.26191789 .21958028 -.69533690 .17150112
score 5 assumed
for Equal
analysis 1 variances
-1.132 29.732 .267 -.26191789 .23133232 -.73454036 .21070458
not
assumed
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
Phụ lục 3.8 kiểm định Mann- whitney hai mẫu độc lập
Ranks
gioi tinh N Mean Rank Sum of Ranks
REGR factor score 1 for analysis 1 nam 125 82.66 10333.00
nu 49 99.84 4892.00
Total 174
REGR factor score 3 for analysis 1 nam 125 84.00 10500.00
nu 49 96.43 4725.00
Total 174
REGR factor score 4 for analysis 1 nam 125 86.60 10825.00
nu 49 89.80 4400.00
Total 174
REGR factor score 6 for analysis 1 nam 125 82.03 10254.00
nu 49 101.45 4971.00
Total 174
REGR factor score 7 for analysis 1 nam 125 90.76 11345.00
nu 49 79.18 3880.00
Total 174
REGR factor score 8 for analysis 1 nam 125 86.94 10868.00
nu 49 88.92 4357.00
Total 174
Test Statisticsa
REGR
REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor factor score REGR factor
score 1 for score 3for score 4 for score 6 for 7 for analysis score 8 for
analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1 1 analysis 1
Mann-Whitney U 2458.000 2625.000 2950.000 2379.000 2655.000 2993.000
Wilcoxon W 10333.000 10500.000 10825.000 10254.000 3880.000 10868.000
Z -2.023 -1.464 -.376 -2.287 -1.363 -.233
Asymp. Sig. (2-
.043 .143 .707 .022 .173 .816
tailed)
a. Grouping Variable: gioi tinh
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
Ranks
Mean Sum of
chuc vu da duoc ma hoa N Rank Ranks
REGR factor score 1 for analysis 1 cong nhan/nhan vien 150 88.62 13293.00
cap quan ly 24 80.50 1932.00
Total 174
REGR factor score 3 for analysis 1 cong nhan/nhan vien 150 85.94 12891.00
cap quan ly 24 97.25 2334.00
Total 174
REGR factor score 4 for analysis 1 cong nhan/nhan vien 150 85.99 12899.00
cap quan ly 24 96.92 2326.00
Total 174
REGR factor score 6 for analysis 1 cong nhan/nhan vien 150 85.95 12892.00
cap quan ly 24 97.21 2333.00
Total 174
REGR factor score 7 for analysis 1 cong nhan/nhan vien 150 87.93 13190.00
cap quan ly 24 84.79 2035.00
Total 174
REGR factor score 8 for analysis 1 cong nhan/nhan vien 150 83.67 12551.00
cap quan ly 24 111.42 2674.00
Total 174
Test Statisticsa
REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor REGR factor
score 1 for score 3 for score 4 for score 6 for score 7 for score 8 for
analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1 analysis 1
Mann-Whitney U 1632.000 1566.000 1574.000 1567.000 1735.000 1226.000
Wilcoxon W 1932.000 12891.000 12899.000 12892.000 2035.000 12551.000
Z -.733 -1.021 -.986 -1.017 -.284 -2.505
Asymp. Sig. (2-tailed) .463 .307 .324 .309 .777 .012
a. Grouping Variable: chuc vu da duoc ma hoa
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
Phụ lục 3.9 Thống kê người lao động hài lòng với những chính sách tạo
động lực cho người lao động
nhung chinh sach tao dong luc cho NLD tai cong ty TNHH Bia hue lam anh chi hai long
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid rat khong dong y 2 1.1 1.1 1.1
khong dong y 6 3.4 3.4 4.6
trung lap 69 39.7 39.7 44.3
dong y 93 53.4 53.4 97.7
rat dong y 4 2.3 2.3 100.0
Total 174 100.0 100.0
Phụ lục 3.10. Thống kê các đề nghị của người lao động
cong bang trong luong thuong
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid co 10 5.7 5.7 5.7
khong 164 94.3 94.3 100.0
Total 174 100.0 100.0
tang luong
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid co 42 24.1 24.1 24.1
khong 132 75.9 75.9 100.0
Total 174 100.0 100.0
quan tam den doi song NLD
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid co 16 9.2 9.2 9.2
khong 158 90.8 90.8 100.0
Total 174 100.0 100.0
SVTH: Vũ Thị Khánh Hòe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_nghien_cuu_cac_yeu_to_tao_dong_luc_lam_viec_doi_vo.pdf