Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NGUYỄN QUÝ QUỐC Huế, tháng 4 năm 2020 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện Giảng viên hướn

pdf92 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dẫn Nguyễn Quý Quốc TS. Phan Khoa Cương Lớp: K50 Tài chính Khóa: 2016 - 2020 Huế, tháng 4 năm 2020 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iMỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .............................................................................viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................2 4.2. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................3 5. Kết cấu đề tài..........................................................................................................3 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................4 1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại ...............................................4 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ...................................................... 4 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế ii 1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại .............................................. 4 1.1.1.3. Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại .............................. 5 1.1.2. Khái niệm về sự ổn định tài chính.............................................................6 1.1.3. Ổn định tài chính đối với các ngân hàng thương mại ...............................8 1.1.4. Phương pháp đo lường sự ổn định tài chính............................................11 1.1.5. . Nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính hệ thống ngân hàng thương mại .....................................................................................................................12 1.1.5.1. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ................................................ 12 1.1.5.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ............................................. 12 1.1.5.3. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ............................................... 13 1.1.5.4. Quy mô tổng tài sản.......................................................................... 13 1.1.5.5. Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng................................................ 13 1.1.5.6. Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản............................................................. 14 1.1.5.7. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ............................................................... 14 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................................15 1.2.1.Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018........................ ...........................................................................................................................15 1.2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trưởng kinh tế .................. 15 1.2.1.2. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân......................................................... 16 1.2.2. Các nghiên cứu về sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại ...........................................................................................................................17 1.2.2.1. Các nghiên cứu trong nước .............................................................. 17 1.2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài.............................................................. 20 1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................24 1.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................24 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................25 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iii 1.3.2.1. Đo lường sự ổn định tài chính bằng Z-score ................................... 25 1.3.2.2. Đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam .................................................................. 26 1.3.2.3. Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 27 2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM......................................................................................................................32 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 ..................................33 2.2.1. Tình hình tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 ... ...........................................................................................................................33 2.2.2. Tình hình vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 ...........................................................................................................................35 2.2.3. Kết quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 ...........................................................................................................................36 2.2.3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)........................................... 36 2.2.3.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) ..................................... 38 2.2.4. Tình hình tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 .......................................................................................39 2.2.5. Tình hình tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018.......................................................................40 2.3. ĐO LƯỜNG SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................42 2.3.1. Tổng quan mẫu nghiên cứu .....................................................................42 2.3.1. Đo lường sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam bằng Z-score .............................................................................................43 2.3.1.1. So sánh sự ổn định tài chính của hai nhóm ngân hàng có hình thức sở hữu khác nhau ............................................................................................... 46 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iv 2.3.1.2. So sánh sự ổn định tài chính của các ngân hàng niêm yết và chưa niêm yết trên sàn chứng khoán............................................................................... 47 2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018.................................49 2.3.2.1. Phân tích tương quan ....................................................................... 49 2.3.2.2. Kết quả hồi quy................................................................................. 50 2.3.2.3. Kiểm định khuyết tật mô hình ........................................................... 52 2.3.2.4. Khắc phục các khuyết tật bằng mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất khái quát hóa ......................................................................................... 53 2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu.....................................................................54 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..........................................................................................................................57 3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ..............................................................57 3.2. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam ...........................................58 PHẦN 3: KẾT LUẬN..............................................................................................61 1. Kết quả chính của đề tài .....................................................................................61 2. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu.............................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................63 PHỤ LỤC .................................................................................................................69Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế vLỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, lời cảm ơn trước tiên tôi xin gửi đến quý Thầy - Cô Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế nói chung và quý Thầy - Cô trong Khoa Kế toán - Tài chính đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, quý báu trong thời gian học tập tại Nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo Phan Khoa Cương – người Thầy đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình từ những bước đầu chọn đề tài cũng như quá trình nghiên cứu để tôi thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD An Cựu đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập, bên cạnh đó còn chia sẻ những kiến thức, những kinh nghiệm bổ ích để giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập cuối khóa. Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn đồng hành, quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, xin kính chúc quý Thầy - Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Huế, ngày 19 tháng 4 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Quý Quốc Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH CAR Hệ số an toàn vốn DNTG Tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tiền gửi khách hàng DNTTS Tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tổng tài sản EA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ΔEAT Phần trăm tăng trưởng lợi nhuận sau thuế FEM Mô hình hồi quy tác động cố định GLS Phương pháp bình phương bé nhất khái quát hóa NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng Thương mại NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế REM Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SIZE Quy mô của ngân hàng TCTD Tổ chức tín dụngTrư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Diễn giải biến phụ thuộc và các biến độc lập ........................................... 26 Bảng 2.1: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2018 ............................. 32 Bảng 2.2: Tình hình tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 .. ................................................................................................................................... 33 Bảng 2.3: Vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018........... 35 Bảng 2.4: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 ........................................................................................................................ 36 Bảng 2.5: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018................................................................................................................ 37 Bảng 2.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 ........................................................................................................................... 39 Bảng 2.7: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................................................... 40 Bảng 2.8: Thống kê mô tả các biến của mô hình nghiên cứu ................................... 41 Bảng 2.9: Ma trận tương quan giữa các biến số ........................................................ 49 Bảng 2.10: Tóm tắt kết quả hệ số hồi quy của mô hình Pooled OLS, FEM và REM... ................................................................................................................................... 51 Bảng 2.11: Kết quả các kiểm định khuyết tật mô hình ............................................. 52 Bảng 2.12: Kết quả mô hình hồi quy theo phương pháp GLS .................................. 53Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế viii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: GDP(PPP) Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 .................................................... 16 Hình 1.2: Mức tăng CPI giai đoạn 2014 – 2018................................................................ 17 Hình 2.1: Z-score bình quân của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 ...... 43 Hình 2.2: Z-score bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018............... 44 Hình 2.3: Z-score bình quân của NHTM có vốn nhà nước và NHTM cổ phần................ 45 Hình 2.4: Bình quân chỉ số Z-score của các NHTM niêm yết và chưa niêm yết giai đoạn 2014 – 2018. ............................................................................................................. 47 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ hệ thống tài chính nào trên thế giới. Các nhà quản lý hệ thống tài chính hiểu rằng, việc mất niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ hệ thống tài chính. Vì lý do này, sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM luôn là mục tiêu hàng đầu cho các nhà hoạch định chính sách giám sát và quản lý. Nâng cao năng lực và đảm bảo sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM là một trong những mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018. Trong những năm qua, việc mua bán, sáp nhập và cơ cấu lại hoạt động của các NHTM đã diễn ra mạnh mẽ theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 01/03/2012, trong đó ưu tiên xử lý các TCTD yếu kém; triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD trên nguyên tắc tự nguyện; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD và từng bước tái cơ cấu hoạt động, quản trị, điều hành. Giai đoạn 2016 – 2018, NHNN tiếp tục thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát và hoàn thành hành lang pháp lý về an toàn trong hoạt động ngân hàng, quản trị rủi ro. Kể từ năm 2016, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng làm cho cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn dần thay đổi khi tín dụng ngắn hạn tăng trưởng mạnh, tín dụng trung dài hạn có xu hướng tăng chậm lại. Việc mua bán, sáp nhập một số NHTM và mở rộng hoạt động tín dụng nhanh chóng đã làm cho vấn đề ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm của các cấp quản lý, giới đầu tư và các nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu liên quan đến vấn đề ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng hiện vẫn còn khá ít. Do đó, thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là cơ sở để giúp cho những nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách cùng các bên liên quan có thể tham khảo để từ đó có những chiến lược và giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Xuất phát với những yêu cầu của thực tiễn Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 2nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm Khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018, khóa luận đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam trong tương lai. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại;  Xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính hệ thống NHTM Việt Nam;  Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Việt Nam hiện có 31 NHTM cổ phần, 03 NHTM cổ phần Nhà nước nắm trên 50% cổ phần và 09 NHTM 100% vốn từ nước ngoài. Ngoài ra, nhóm NHTM 100% vốn nhà nước và 100% vốn nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập số liệu. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn 19 NHTM cổ phần để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu (xem danh sách phụ lục 1). Về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2014 – 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Tham khảo từ các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Trư ờ g Đ ̣i ho ̣c K inh tế H uế 319 NHTM cổ phần đã được công bố và từ Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Dữ liệu về tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được thu thập từ các Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê. Tham khảo thông tin từ website của Ngân hàng nhà nước và các NHTM Việt Nam và các website liên quan khác. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:  Thống kê mô tả, so sánh: tác giả sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản và so sánh sự thay đổi qua từng năm đối với các dữ liệu thu thập được. Ngoài ra, phương pháp này còn cung cấp những tóm tắt đơn giản nhất về các biến trong mẫu nghiên cứu.  Phân tích hồi quy gồm: mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường gộp (Pooled Ordinary Least Squares - Pooled OLS); mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM); mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) và mô hình hồi quy với phương pháp bình phương bé nhất (General Least Squares - GLS). Mô hình FEM và mô hình REM là hai mô hình được sử dụng rộng rãi đối với dữ liệu dạng bảng. Còn mô hình GLS được sử dụng để khắc phục nếu xảy ra các hiện tượng khuyết tật trong hai mô hình trên. Việc xử lý, tính toán số liệu được thực hiện với sự hỗ trợ của máy tính bằng phần mềm Excel và phần mềm Stata 13. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận, Nội dung nghiên cứu của khóa luận được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại; Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam; Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 4Chương 3: Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của NHTM là thực hiện huy động vốn từ khách hàng có tiền nhàn rỗi đồng thời cung cấp vốn cho khách hàng cần vay vốn, hay nói cách khác là NHTM thực hiện luân chuyển vốn từ những người có đến những người cần. Ngoài ra, nghiệp vụ kinh doanh của NHTM còn rất đa dạng và phong phú để đáp ứng thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới: “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu ở dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Trong đó: các ngân hàng thương mại, chỉ tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn.” Theo nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM: “NHTM là TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”. 1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Tầm quan trọng của NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó. Cụ thể, các NHTM có 03 chức năng chính:  Chức năng trung gian tài chính: đây là chức năng cũng như nghiệp vụ kinh doanh cơ bản nhất của NHTM, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 5nền kinh tế phát triển. Theo đó, NHTM đóng vai trò nhận tiền gửi rồi sử dụng nguồn vốn này để cho vay và hưởng lợi nhuận là chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò là cấu nối giữa nơi thặng dư vốn với nơi thâm hụt vốn trong nền kinh tế.  Chức năng trung gian thanh toán: NHTM đóng vai trò như là thủ quỹ khi các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu, thực hiện các thanh toán giao hoặc nhận tiền theo yêu cầu của khách hàng, như trả tiền mua hàng hóa cho chủ hàng khách hàng hoặc nhận tiền thanh toán của đối tác khách hàng. Hiện nay, các NHTM đang cung cấp nhiều phương tiện thanh toán rất đa dạng để phù hợp với từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Chức năng này của NHTM đã giúp tiết kiệm cho xã hội về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa.  Chức năng tạo tiền: chức năng này được thể hiện khi các NHTM thực hiện các hoạt động tín dụng và chức năng thanh toán. Với chức năng này, NHTM vô hình chung đã làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trên nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 1.1.1.3. Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại  Hoạt động huy động vốn: - Ngân hàng nhận tiền gửi thanh toán của các cá nhân hay tổ chức gửi vào ngân hàng để thực hiện chức năng giữ hộ, thanh toán. - Ngân hàng nhận tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và chi trả lãi cho người gửi tiền. - Ngân hàng phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu hay các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, - Ngân hàng vay vốn từ NHNN hoặc từ các TCTD khác.  Hoạt động tín dụng: - Ngân hàng sử dụng nguồn vốn để cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn, đây là nghiệp vụ kinh doanh chủ chốt mang lại lợi nhuận cho NHTM. - Ngân hàng sử dụng nguồn vốn để đầu tư bằng việc xây dựng những danh mục đầu tư. Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế 6- Ngoài ra, với nhu cầu tín dụng của nền kinh tế ngày càng đa dạng, các loại hình cung cấp tín dụng của NHTM vì vậy cũng phong phú để đáp ứng các nhu cầu đó. Có thể kể đến các nghiệp vụ: bảo lãnh, cho vay tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá, v.v.  Các hoạt động khác: ngoài những hoạt động kể trên, NHTM còn tham gia vào các hoạt động như cung cấp dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán phái sinh, nhận ủy thác và ủy thác v.v. 1.1.2. Khái niệm về sự ổn định tài chính Từ trước đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “ổn định tài chính”, cụ thể như sau: Hyman Minsky (1919 – 1996), một nhà kinh tế trường phái Keynes, nổi tiếng với lý thuyết về sự bất ổn tài chính. Lập luận của giả thuyết bất ổn tài chính bắt đầu từ đặc tính thời bấy giờ của nền kinh tế tư bản với tài sản vốn đắt đỏ và hệ thống tài chính phức tạp. Vấn đề kinh tế này được xác định theo Keynes (1930) là "sự phát triển vốn của nền kinh tế". Định lý đầu tiên của giả thuyết bất ổn tài chính là nền kinh tế có các chế độ tài chính ổn định và không ổn định . Định lý thứ hai của giả thuyết này là trong thời kỳ thịnh vượng kéo dài, nền kinh tế chuyển từ quan hệ tài chính tạo nên một hệ thống ổn định sang quan hệ tài chính tạo nên một hệ thống không ổn định. Theo Minsky, có một thời điểm hệ thống tài chính sẽ thay đổi từ trạng thái ổn định sang trạng thái không ổn định, thường được gọi là khoảnh khắc Minsky (thời điểm Minsky). Cụ thể, các tổ chức sau đó buộc phải thanh lý tài sản của mình để trả nợ vay, tạo ra sự sụt giảm mạnh trên toàn thị trường tài chính. Thời điểm Minsky là khi các tổ chức bắt đầu đối mặt với các vấn đề về dòng tiền do các khoản nợ gây ra bởi việc đầu tư có rủi ro cao, cho dù họ đang ở trong bất kỳ chu kỳ tín dụng hay kinh doanh nào. Tại thời điểm này, làn sóng bán tháo đã diễn ra, dẫn đến thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng và thị trường tài chính sụp đổ đột ngột. Theo Federic Mishkin (1999), bất ổn định tài chính xảy ra khi xuất hiện các cú sốc đối với các tổ chức tài chính và hệ thống tài chính, gây ảnh hướng đến các luồng thông tin khiến cho hệ thống tài chính không còn hiệu quả, hay nói cách khác là các tổ chức tài chính không thể phân bổ nguồn lực đầu tư hiệu quả. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế 7Theo Davis (2001), bất ổn tài chính là rủi ro có thể làm tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính và không thể cung cấp dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế hoặc phân bổ tín dụng đến các cơ hội đầu tư hiệu quả. Các cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế do đó thúc đẩy sự ổn định tài chính là tương đương với quản trị rủi ro hệ thống. Nout Wellink (2002) cho rằng, một hệ thống tài chính ổn định khi có khả năng phân bổ hiệu quả các nguồn lực và hấp thụ những cú sốc, ngăn chặn những tác động xấu đến nền kinh tế và hệ thống tài chính. Ngoài ra, hệ thống tài chính không được là nguồn gốc phát sinh các cú sốc. Theo Buiter (2008), ổn định tài chính sẽ được đảm bảo nếu không xuất hiện các tình trạng sau: (i) bong bong giá tài sản; (ii) tình trạng thiếu thanh khoản; (iii) tình trạng vỡ nợ của các thể chế tài chính đe dọa sự ổn định của hệ thống. Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, ổn định tài chính có thể được định nghĩa là một điều kiện trong đó cả ba thành phần của hệ thống tài chính bao gồm: (i) tổ chức tài chính, (ii) thị trường tài chính và (iii) cơ sở hạ tầng tài chính – được ổn định. Cụ thể, đối với tính ổn định của các tổ chức tài chính được đảm bảo khi các tổ chức tài chính đủ mạnh để thực hiện đầy đủ chức năng trung gian tài chính, mà không cần sự trợ giúp từ các tổ chức bên ngoài ngay cả chính phủ. Tiếp theo, ổn định thị trường tài chính là khi không có sự gián đoạn giao dịch trên thị trường, không có sự sai lệch đáng kể về giá tài sản tài chính từ các nền tảng kinh tế, từ đó cho phép các tổ chức kinh tế huy động và đầu tư vốn một cách tự tin. Cuối cùng, tính ổn định của cơ sở hạ tầng tài chính, đề cập đến một điều kiện trong đó hệ thống tài chính có cấu trúc tốt để đảm bảo hoạt động, đồng thời cả mạng lưới an toàn tài chính cùng hệ thống thanh toán được hoạt động một cách hiệu quả. Ngoài ra, sự ổn định tài chính có thể được định nghĩa rộng hơn là một điều kiện trong đó hệ thống tài chính có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế thực sự diễn ra suôn sẻ và có khả năng điều chỉnh sự mất cân đối tài chính phát sinh từ các cú sốc. Theo Cục dự trữ Liên bang Mỹ, sự ổn định tài chính là về một hệ thống tài chính có thể hoạt động và có thể tiếp nhận tất cả những hiện tượng dù tốt hay xấu, xảy ra trong nền kinh tế, trong bất cứ lúc nào; một hệ thống tài chính tốt không phải là ngăn chặn sự thất bại của thị trường hay ngăn sự thất thoát tiền bạc của các đối tượng Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế 8trong hệ thống. Mà hệ sự ổn định tài chính chỉ là sự hoạt động liên tục, hiệu quả của cả hệ thống ngay cả khi các sự kiện như trên xảy ra. Một hệ thống tài chính được coi là ổn định khi nó đáp ứng được nhu cầu vay tiền của các hộ gia đình để phục vụ cuộc sống như mua xe, xây nhà, nghỉ hưu hoặc giáo dục. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp cần phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất. Tất cả những điều này đòi hỏi một hệ thống tài chính hoạt động tốt và ổn định. Tóm lại, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ “ổn định tài chính”, bên cạnh một thực tế là các tiền nghiên cứu có xu hướng thích tiếp cận với định nghĩa “bất ổn định tài chính”. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại chứa ít hướng dẫn thực tiễn cho các tổ chức đang cố gắng thực hiện và duy trì mục tiêu ổn định tài chính. Các định nghĩa về “ổn định tài chính” tuy ít thuyết phục hơn về mặt khái niệm, nhưng có thể dễ dàng quan sát trực tiếp hơn. Trên qu... và quyền lực thị trường thấp cũng gây ra rủi ro ngân hàng trong điều kiện các yếu tố kinh tế vĩ mô, đặc điểm riêng biệt của từng ngân hàng, các quy định và thể chế đã được kiểm soát. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy các ngân hàng lớn hơn trong khu vực này có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ tốt hơn. Cuối cùng, nghiên cứu chỉ ra rằng sự phát triển thể chế tốt hơn và yêu cầu vốn nghiêm ngặt sẽ cải thiện sự ổn định tài chính, trong khi các chương trình bảo hiểm tiền gửi cao hơn lại gia tăng sự bất ổn cho ngân hàng. Strobel và Lepetit (2015) sử dụng mô hình Z-score để đánh giá và xem xét mối liên hệ giữa Z-score và xác suất phá sản của các ngân hàng, giúp cung cấp một biện pháp đo lường cải tiến hơn mà không áp đặt các giả định phân phối tiếp theo. Phương pháp đo lường truyền thống về xác suất phá sản có thể cung cấp một ràng buộc trên kém hiệu quả về khả năng phá sản, nhưng nó có thể được diễn giải một cách có ý nghĩa như là một phương pháp để xác định xác xuất mất khả năng thanh toán. Nghiên cứu của Strobel và Lepetit(2015) đã ứng dụng thêm Z-score điều chỉnh bằng lnZ-score trong mối quan hệ với rủi ro phá sản ngân hàng, và cho thấy lnZ-score tỷ lệ nghịch với xác suất phá sản. Nghiên cứu của N.A. Karim và cộng sự (2018) cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về các biện pháp ổn định ngân hàng cho 50 ngân hàng ở Malaysia, trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2015. Có hai phương pháp đo lường sự ổn định của ngân hàng là sử dụng biến Z-score và CAMELS. Sau khi tính toán, các biến này được xếp hạng, với mức trung bình cao nhất được xếp hạng là một và mức trung bình thấp nhất được xếp hạng cuối cùng, hoặc năm mươi. Đây là theo phương pháp của Roman và Şargu (2013), Dincer và cộng sự (2011) và mở rộng nó bằng cách đưa ra mức trung bình của tổng xếp hạng cho tất cả các biến. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng cả ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thông thường địa phương đều được xếp hạng thuận lợi về điểm ổn định trung bình của ngân hàng, độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, chất lượng tài sản, lợi nhuận và lợi nhuận, nhưng các ngân hàng thông thường Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i tế H u ́ 23 địa phương được ghi nhận xếp hạng thuận lợi về thanh khoản. So sánh hai loại ngân hàng địa phương, các ngân hàng thông thường được xếp hạng tốt hơn về thanh khoản, độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và thu nhập và lợi nhuận. Một bài nghiên cứu của Ozili (2018) khám phá các yếu tố quyết định sự ổn định ngân hàng ở Châu Phi. Các tác giả trình bày bốn biện pháp ổn định ngân hàng bao gồm tỷ lệ bảo hiểm cho vay của ngân hàng, rủi ro mất khả năng thanh toán, tỷ lệ chất lượng tài sản và mức độ phát triển tài chính, từ đó cho phép phân tích các yếu tố quyết định ổn định ngân hàng từ bốn quan điểm bổ sung: bảo vệ cho các khoản lỗ tín dụng giảm, phát sinh từ sự suy giảm tín dụng rủi ro mất khả năng thanh toán, nợ xấu và phát triển tài chính. Các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy để ước tính tác động của cấu trúc tài chính, các yếu tố thể chế, cấp ngân hàng đến sự ổn định của ngân hàng. Kết quả cho thấy hiệu quả ngân hàng, sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài, sự tập trung của ngân hàng, quy mô của ngành ngân hàng, hiệu quả của chính phủ, sự ổn định chính trị, chất lượng điều tiết, bảo vệ nhà đầu tư, kiểm soát tham nhũng và mức độ thất nghiệp là những yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định ngân hàng ở Châu Phi và tầm quan trọng của mỗi yếu tố quyết định phụ thuộc vào proxy ổn định ngân hàng được sử dụng và phụ thuộc vào thời kỳ phân tích: trước khủng hoảng, trong khủng hoảng hoặc sau khủng hoảng. Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất các giám sát viên ngân hàng ở các nước châu Phi nên xem xét vai trò của cấu trúc tài chính và chất lượng thể chế đối với sự ổn định ngân hàng ở khu vực châu Phi. Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra các yếu tố quyết định ổn định ngân hàng ở Châu Phi có tính đến chất lượng thể chế và cấu trúc tài chính. Ozili (2018) cũng lưu ý rằng tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào cách đo lường sự ổn định của ngân hàng cũng như giai đoạn được nghiên cứu. Tương tự, nghiên cứu tiếp theo của Ozili (2019) phân tích các yếu tố quyết định sự ổn định ngân hàng tại Nigeria. Theo đó, sự ổn định ngân hàng là rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính. Nghiên cứu này sử dụng kết quả tổng hợp thay vì sử dụng hiệu suất của riêng lẻ từng ngân hàng để phân tích các yếu tố quyết định sự ổn định ngân hàng ở Nigeria. Điều này cho phép tác giả tập trung vào những thay đổi xảy ra trong toàn ngành ngân hàng. Các phát hiện cho thấy hiệu quả của ngân hàng, quy mô của các khoản vay không phù hợp, tỷ lệ vốn pháp định, độ sâu hệ thống rươ ̀ng Đ ại h ọc K inh tế H uế 24 tài chính và sự tập trung ngân hàng là những yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định ngân hàng ở Nigeria. Từ đó, tác giả đưa ra hàm ý chính sách là các giám sát viên ngân hàng nên tăng cường nỗ lực trong việc giải quyết các khoản vay không phù hợp, vấn đề an toàn vốn ở Nigeria. Ngoài ra, giám sát viên ngân hàng cần đảm bảo rằng các chính sách được thiết kế để cải thiện hoạt động của hệ thống tài chính được tuân thủ. 1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Dữ liệu nghiên cứu Tác giả thu thập mẫu dữ liệu của nghiên cứu bao gồm 19 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2014 đến 2018. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31/12/2018, số NHTM là 35 ngân hàng. Tuy nhiên, dữ liệu của một số ngân hàng không được công bố đầy đủ trong giai đoạn nghiên cứu nên để đảm bảo cho dữ liệu bảng cân bằng, mẫu nghiên cứu bao gồm 19 NHTM có đầy đủ dữ liệu nhất (phụ lục 1). Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản của hệ thống NHTM là 9.418.330 tỷ đồng. Trong khi, tổng tài sản của 19 NHTM được tác giả sử dụng tại thời 31/12/2018 là 6.765.615 tỷ đồng, chiếm 71,8% tổng tài sản của các NHTM. Như vậy, 19 NHTM tác giả lựa chọn đảm bảo được tính đại diện cho hệ thống NHTM tại Việt Nam. Trong đó, khối NHTM có sở hữu nhà nước bao gồm 7 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, CTG, VCB, BID và 3 ngân hàng được nhà nước mua lại với giá 0 đồng là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu. Với mẫu nghiên cứu, do sự hạn chế về khả năng tiếp cận và thu thập dữ liệu, khối NHTM có vốn nhà nước được tác giả đưa vào gồm 3 NHTM là CTG, VCB, BID còn 16 ngân hàng còn lại thuộc khối NHTM cổ phần. Theo số liệu cập nhật tại trang web finance.vietstock.vn (truy cập 21/02/2020) thì số lượng ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX là 13 ngân hàng, bao gồm BID, CTG, VCB, ACB, MBB, EIB, HDB, TCB, TPB,VPB, NCB, SHB và STB. Các ngân hàng còn lại của mẫu là các ngân hàng chưa niêm yết. Bên cạnh đó, việc chọn giai đoạn thời gian từ 2014 đến 2018 để thực hiện nghiên cứu xuất phát từ việc đây là giai đoạn mà hệ thống NHTM bắt đầu ổn định trở lại sau đợt biến động kinh tế đảm bảo sự chính xác trong dữ liệu được thu thập. Tổng số mẫu của bài nghiên cứu là 95 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 25 quan sát. Trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả đã cố gắng thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính có kiểm toán và được công bố trên website chính thức của ngân hàng. Bên cạnh đó, các biến nội sinh của từng ngân hàng cũng được tính toán cẩn thận thông qua phần mềm Excel dựa trên các dữ liệu trên. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài có mục tiêu cụ thể là: đo lường sự ổn định tài chính và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài sử dụng 02 bước phân tích định lượng dưới đây. 1.3.2.1. Đo lường sự ổn định tài chính bằng Z-score Đề tài đo lường sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam bằng chỉ số rủi ro phá sản Z-score được kế thừa từ nghiên cứu của Berger (2008), Groeneveld và De Vries (2009), tỷ lệ nợ xấu và kiểm định sự khác biệt của các nhóm ngân hàng Z-score được tính toán dựa trên công thức như sau: Z-scoreᵢ, =ₜ  ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân hàng năm của từng ngân hàng  EA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản hàng năm cho từng ngân hàng  SD(ROA) là độ lệch chuẩn của tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản trong giai đoạn nghiên cứu (5 năm) Chỉ số Z-score càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng sẽ càng cao (Mercieca và cộng sự, 2007). Đề tài tính toán Z-score của 19 NHTM trong từng năm từ 2014 - 2018, đồng thời tính toán Z-score trung bình trong 5 năm 2014 - 2018 để xếp hạng và đánh giá sự ổn định tài chính của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, khóa luận cũng chia nhóm các NHTM theo hình thức sở hữu và quy mô vốn điều lệ để đánh giá sự ổn định tài chính theo các tiêu chí phân loại khác nhau. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 26 1.3.2.2. Đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam Bên cạnh kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất và xây dựng phương trình hồi quy, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam như sau: Z-score ᵢₜ =cᵢ +β1ROEᵢₜ +β2EAᵢₜ +β3DNTGᵢₜ +β4DNTTSᵢₜ + β5SIZEᵢ +ₜ β6ΔEATᵢₜ +β7NIMᵢₜ +εᵢₜ Trong đó:  Z-score là chỉ số đo lường sự ổn định tài chính của các NHTM  ROE là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, đại diện cho yếu tố về khả năng sinh lời của ngân hàng  EA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, đại diện cho yếu tố về vốn  DNTG là tỷ lệ dư nợ khách hàng (trước dự phòng) trên tiền gửi khách hàng, đại diện cho yếu tố khả năng thanh khoản của ngân hàng  DNTTS là tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tổng tài sản, đại diện cho yếu tố quản lý của ngân hàng  SIZE là quy mô của ngân hàng, được tính bằng số logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng để kiểm định liệu quy mô của ngân hàng có tác động đến sự ổn định tài chính của ngân hàng không  ΔEAT là phần trăm tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, đại diện cho mức độ tăng trưởng của ngân hàng  NIM là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin) đo lường chênh lệch giữa thu nhập từ lãi cho vay và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, đại diện cho yếu tố chính sách của ngân hàng. Ở các ngân hàng bán lẻ nhỏ, tỷ lệ NIM có khuynh hướng cao hơn các ngân hàng bán sỉ lớn  εᵢ lₜà phần dư không quan sát của các ngân hàng ở thời điểm t Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 27 Bảng 1.1: Diễn giải các biến và cách đo lường Ký hiệu Cơ sở khoa học Kỳ vọng tương quan Cách tính Z - Score Ngân hàng thế giới Laeven và Levine (2009) Čihák và Hesse (2010) + ROA EASD ROA ROE Raúl Osvaldo Fernández và cộng sự (2015) + Tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu EA Raluca-Ioana Diaconu và Dumitru-Cristian Oanea (2015) + Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản DNTG Võ Minh Long (2019) + Tỷ lệ giữa dư nợ khách hàng (trước dự phòng) trên tiền gửi DNTTS Đặng Văn Dân (2015) +/- Tỷ lệ giữa dư nợ khách hàng trên tổng tài sản SIZE Fernandez de Guevara và cộng sự (2005), Tabak và cộng sự (2012) + Số logarit tự nhiên của tổng tài sản ΔEAT Tác giả đề xuất + EAT năm tEAT năm t 1 1 NIM Fungáčová và Poghosyan (2011) Siddiqui & Azam (2012) - Tỷ suất sinh lợi của Tài sản Có sinh lãi – (trừ) Tỷ lệ chi phí hình thành Tài sản Có sinh lãi 1.3.2.3. Mô hình nghiên cứu Tác giả trình bày dữ liệu nghiên cứu dưới dạng dữ liệu bảng và ứng dụng bốn phương pháp ước lượng mô hình trong nghiên cứu. Thứ nhất là, ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính thông thường Pooled OLS; thứ hai là, ước lượng mô hình hồi quy với các tác động cố định (Fixed Effects Model: FEM); và thứ ba là, mô hình hồi quy Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 28 với các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model: REM). FEM và REM là hai mô hình được sử dụng rộng rãi đối với dữ liệu dạng bảng. Ngoài ra, khóa luận sử dụng kiểm định của Hausman (1978) để lựa chọn mô hình phù hợp giữa FEM và REM. Kiểm định này hỗ trợ cho việc lựa chọn giữa mô hình tác động cố định hay mô hình tác động ngẫu nhiên. Tiếp theo, tác giả sử dụng kiểm định Wald (Wald test) và Wooldridge (Wooldridge test) để xem liệu rằng có hiện phương sai sai số thay đổi và tương quan chuỗi trong mô hình hay không. Nếu mô hình FEM hoặc REM tồn tại hiện tượng tự tương quan hoặc phương sai thay đổi, mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất khái quát hóa GLS (Generalized Least Squares) được sử dụng bởi mô hình này kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi.  Mô hình hồi quy các nhân tố tác động cố định (Fixed Effects Model) Mô hình FEM được sử dụng chỉ quan tâm muốn phân tích tác động của các biến số thay đổi theo thời gian. FEM khám phá mối quan hệ giữa yếu tố dự đoán và biến kết quả trong một thực thể như đất nước, ngân hàng, công ty... Mô hình FEM chỉ xem xét đến những khác biệt mang tính cá thể đóng góp vào mô hình nên sẽ không xảy ra hiện tượng tự tương quan, giả định rằng những đặc điểm này có thể tác động hoặc thiên vị các yếu tố dự đoán hoặc biến kết quả. FEM loại bỏ ảnh hưởng của các đặc điểm bất biến theo thời gian từ đó có thể đánh giá hiệu ứng ròng của các yếu tố dự đoán về biến kết quả. Một giả định quan trọng khác của FEM là các đặc điểm bất biến theo thời gian này là duy nhất cho từng cá nhân và không nên tương quan với các đặc điểm riêng lẻ khác. Do đó, mỗi đối tượng là khác nhau, phân dư dữ liệu và hằng số (nắm bắt các đặc điểm riêng lẻ) không nên tương quan với các thực thể khác. Nếu các thuật ngữ lỗi tương quan, thì FEM không phù hợp vì suy luận có thể không đúng và cần mô hình hóa mối quan hệ đó (có thể sử dụng hiệu ứng ngẫu nhiên), đây là lý do chính cho thử nghiệm Hausman. Mô hình tác động ngẫu nhiên có công thức tổng quát như sau: yᵢ ₜ xᵢ ₜ  cᵢ uᵢ vₜới t=1,2T Trong đó: - yᵢ lₜà biến phụ thuộc - cᵢlà hệ số chặn cho từng ngân hàng nghiên cứu Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế 29 -  là hệ số góc đối với nhân tố X - uᵢ lₜà phần dư Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn “c” để phân biệt hệ số chặn của từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng ngân hàng hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của ngân hàng. Mô hình tác động ngẫu nhiên ước lượng thông số β bằng cách cho thành phần ci vào trong sai số và giả thiết rằng nó không tương quan tới biến giải thích Xit và tính toán những chuỗi sai số tổng hợp thành Vit  Ci  Uit sử dụng phương pháp ước lượng GLS. Tuy nhiên, trong nhiều ứng dụng kinh tế thì ci có tương quan đến xit thì mô hình tác động cố định là phù hợp để ước lượng. Phương trình trong mô hình được viết lại như sau: yi xici JT ui  Mô hình hồi quy các nhân tố tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model) Sự biến động giữa các đơn vị là điểm khác biệt giữa mô hình tác ngẫu nhiên (REM) và mô hình ảnh tác động cố định (FEM). Nếu biến thể giữa các đơn vị tương quan với biến độc lập - biến giải thích trong mô hình FEM, thì trong mô hình REM biến thể giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đối với các biến giải thích. Hơn nữa, mô hình REM quan tâm đến cả sự khác biệt giữa các đối tượng phân tích khác nhau theo thời gian đóng góp cho mô hình do đó hiện tượng tự tương quan là một vấn đề tiềm tàng cần được giải quyết trong mô hình này thông qua phân tích động dữ liệu bảng, và cùng lúc loại bỏ sự thay đổi của phương sai (trong thực tế có thể kiểm định bằng hàm log và sau đó chạy mô hình sẽ thấy rằng kết quả không thay đổi nhiều). Do đó, mô hình REM phù hợp hơn FEM khi sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Cụ thể, phần dư của mỗi đơn vị (không liên quan đến biến giải thích) được coi là một biến giải thích mới. Do đó, mô hình tác động ngẫu nhiên cũng được dựa trên mô hình: yᵢ ₜ xᵢ ₜ  cᵢ uᵢₜ Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 30 Khác với mô hình trên khi Ci là cố định, thì trong REM người ta cho rằng nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là C1 và giá trị hệ số chặn được mô tả như sau: Cᵢ= C + εᵢ(ᵢ=1,...n) - εᵢ: Sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai là σ2 Thay vào mô hình ta có: yᵢ =ₜ C + β Xit + εᵢ+ uᵢₜ Hay: yᵢ =ₜ C + β Xit + wᵢₜ Trong đó: wᵢ =ₜ εᵢ+ uᵢₜ - εᵢ: Sai số thành phần của các đơn vị khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng doanh nghiệp) - uᵢ :ₜ Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo thời gian.  Kiểm định Hausman Kiểm định Hausman là một kiểm tra giả định thống kê trong kinh tế lượng được đặt theo tên của James Durbin, De-Min Wu và Jerry A. Hausman (wiki.edu.vn, 2014). Thuật toán này được sử dụng để so sánh giữa hai phương pháp ước lượng là FEM và REM. Nói cách khác, để lựa chọn giữa mô hình FEM hoặc REM chính xác hơn, chúng ta sẽ sử dụng kiểm định Hausmann. Mục đích của việc sử dụng kiểm định Hausman là để xác định xem có sự tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không. Kiểm định Hausman sẽ xác định rằng một mô hình REM hay FEM sẽ phù hợp hơn với mô hình dữ liệu dạng bảng. Kiểm định này được thiết kế để xác định sai số ui có tương quan đến biến giải thích hay không. Cụ thể trong mô hình, giả thuyết H0 thể hiện không có mối tương quan giữa sai số và các biến giải thích. Nếu kết quả của kiểm định nhỏ hơn 5%, tức không bác bỏ giả thuyết H0 thì mô hình FEM phù hợp hơn REM và ngược lại.  Mô hình hồi quy bình phương bé nhất khái quát hóa Phương pháp bình phương nhỏ nhất khái quát hóa (GLS) được vận dụng trong tình huống mà ma trận phương sai - đồng phương sai của phần sai số trong phương Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 31 trình hồi quy không bao gồm toàn số 0 ở các vị trí nằm ngoài đường chéo, và/hoặc không có các phần tử trên đường chéo giống hệt nhau, tức là xuất hiện vấn đề tự hồi quy và phương sai thay đổi. Khi những vấn đề này nảy sinh, phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường gộp (Pooled OLS) không phải là phương pháp ước lượng không trệch tuyến tính tốt nhất, mà chỉ có phương pháp bình phương nhỏ nhất khái quát hoá mới có được tính chất đó (Nguyễn Văn Ngọc, 2012). Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 32 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh quyết định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đây là ngân hàng dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đảm nhiệm hai vai trò đó là ngân khố và đồng thời là ngân hàng. Đến năm 1975, hệ thống ngân hàng cả nước đã được tổ chức theo hệ thống ngân hàng một cấp bao gồm Ngân hàng trung ương và các chi nhánh. Hình thức tổ chức này kéo dài đến năm 1988, hệ thống ngân hàng mới được chuyển đồi thành hệ thống hai cấp. Trước yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, năm 1990, Chính phủ ban hành 2 pháp lệnh làm nền móng pháp lý cho hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển, bao gồm Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, trong đó có NHTM. Hai pháp lệnh này đã góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như số lượng ngân hàng. Các NHTM chủ yếu thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đóng vai trò là trung gian tài chính. Sau quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống NHTM đã góp phần to lớn trong công cuộc chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh doanh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày càng đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Năm 1995, từ 09 ngân hàng, số lượng NHTM gia tăng nhanh chóng và đạt con số là 93 ngân hàng vào cuối năm 2015 (sbv.gov.vn, 2015). Tuy có sự gia tăng mạnh về số lượng nhưng nhìn chung quy mô các ngân hàng vẫn còn nhỏ và sức cạnh tranh không cao nên hệ thống NHTM đã trải qua các giai đoạn tái cơ cấu vào những năm 2001 và giai đoạn 2011 – 2015, khiến cho số lượng các ngân hàng cũng có sự biến động nhất định trong những năm này. Giai đoạn 2016 – 2018, hệ thống NHTM Việt Nam tiếp tục được thực hiện các giải pháp tài cơ cấu, tạo nền tảng quan trọng để Đề án Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai xây dựng và thực hiện đúng lộ trình. Các NHTM bước vào thời kỳ củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ và công nghệ ngân Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế 33 hàng nhằm gia tăng sức cạnh tranh, tăng cường nội lực để chinh phục các thị trường quốc tế. Tính đến cuối năm 2018, hệ thống các ngân hàng thương mại có 95 ngân hàng, bao gồm 07 ngân hàng có vốn Nhà nước, trong đó: 01 ngân hàng có 100% vốn của Nhà nước, 03 ngân hàng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 03 NHTM cổ phần Nhà nước mua lại với giá 0 đồng; 28 NHTM cổ phần; 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 02 ngân hàng liên doanh; 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Bảng 2.1: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2018 Loại hình Số lượng NHTM có vốn Nhà nước 7 NHTM cổ phần 28 Ngân hàng liên doanh 2 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 9 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 49 Tổng cộng 95 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam) 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 2.2.1. Tình hình tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 Tình hình tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện qua số liệu bảng 2.2. Năm 2016 là năm mở đầu, tạo nền tảng phát triển quan trọng cho giai đoạn 2016 – 2018. Theo đó, đến cuối tháng 12/2016, tổng tài sản của toàn hệ thống dạt 8.272,7 nghìn tỷ đồng, trong đó: tổng tài sản của các NHTM có vốn Nhà nước là 4021.55 nghìn tỷ đồng; tổng tài sản của các NHTM cổ phần là 3.422,83 nghìn tỷ đồng và tổng tài sản của các NHTM liên doanh, nước ngoài là 828,32 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2017, NHNN tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; đẩy mạnh công tác Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 34 thanh tra, giám sát và hoàn thành hành lang pháp lý về an toàn trong hoạt động ngân hàng, quản trị rủi ro. Do đó, năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng từng bước được cải thiện, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 1.455,7 nghìn tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 17,6% so với năm 2016, trong đó: tổng tài sản của nhóm NHTM có vốn Nhà nước tăng mạnh nhất với 724,19 nghìn tỷ đồng tương đương mức tăng tương đối là 18,01%; tổng tài sản nhóm NHTM cổ phần tăng 605,67 nghìn tỷ đồng tương đương với mức tăng 17,69% và tổng tài sản của nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài tăng 125,84 nghìn tỷ đồng, tương đương với mức tăng là 15,19%. Năm 2018, năng lực tài chính của các NHTM tiếp tục được cải thiện, quy mô tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 1022,42 nghìn tỷ đồng, tương đương với mức tăng 10,51% so với năm 2017. Trong đó, tổng tài sản của nhóm NHTM có vốn Nhà nước tăng 313,49 nghìn tỷ đồng, tương đương với 6,61%. Tiếp theo, nhóm NHTM cổ phần có mức tăng tổng tài sản lớn nhất hệ thống với 526,48 nghìn tỷ đồng, tương ứng với 13,07% so với năm trước. Cuối cùng, đối với nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài, mức tăng tổng tài sản tuy nhỏ nhất với 182,5 nghìn tỷ đồng nhưng so với năm trước thì mức tăng trưởng 19,12% là vượt trội so với hai nhóm còn lại. Bảng 2.2: Tình hình tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % NHTM có vốn Nhà nước 4.021,55 4.745,74 5.059,23 724,19 18,01 313,49 6,61 NHTM cổ phần 3.422,83 4.028,50 4.554,98 605,67 17,69 526,48 13,07 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 35 NHTM liên doanh, nước ngoài 828,32 954,17 1136,61 125,84 15,19 182,45 19,12 Toàn hệ thống 8.272,70 9.728,40 10.750,82 1.455,70 17,60 1022,42 10,51 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 2.2.2. Tình hình vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 Số liệu bảng 2.3 cho thấy, năm 2016, vốn tự có của toàn hệ thống NHTM Việt Nam là 614.605 tỷ đồng, trong đó: vốn tự có của nhóm NHTM có vốn Nhà nước là 229.499 tỷ đồng; vốn tự có của nhóm NHTM là 254.151 tỷ đồng và vốn tự có của nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài là 130.955 tỷ đồng. Đến năm 2017, quy mô vốn tự có của toàn hệ thống tăng trưởng 11,8% với 72.514 tỷ đồng, trong đó: nhóm NHTM có vốn Nhà nước có mức tăng vốn tự có là 25.156 tỷ đồng, tương đương với 10,96%; vốn tự có của nhóm NHTM cổ phần có mức tăng trưởng lớn nhất với 36.475 tỷ đồng tương ứng 14,35%; cuối cùng là nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài với mức tăng 10.883 tỷ đồng, tương đương 8,31% so với năm trước. Năm 2018, vốn tự có của toàn hệ thống tăng 82.527 tương ứng với 12,01% so với năm 2017. Trong đó, quy mô vốn tự có nhóm NHTM có vốn nhà nước tăng 13.944 tỷ đồng, mở rộng 5,48% so với năm trước. Tiếp theo, nhóm NHTM cổ phần có mức vốn tự có gia tăng lớn nhất hệ thống với 47,557 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng vượt trội là 16,36%. Cuối cùng, nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài có mức tăng vốn tự có là 21,026 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng tương đối là 14,82% so với năm 2017.Trư ờng Đ ̣i ho ̣c K i h tế H uế 36 Bảng 2.3: Vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % NHTM có vốn Nhà nước 229.499 254.655 268.599 25.156 10,96 13.944 5,48 NHTM Cổ phần 254.151 290.626 338.183 36.475 14,35 47.557 16,36 NHTM liên doanh, nước ngoài 130.955 141.838 162.864 10.883 8,31 21.026 14,82 Toàn hệ thống 614.605 687.119 769.646 72.514 11,80 82.527 12,01 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 2.2.3. Kết quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 2.2.3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Tình hình tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của hệ thống NHTM trong giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua số liệu bảng 2.4. Năm 2016, hoạt động của các NHTM được đảm bảo an toàn nhờ sự triển khai mạnh mẽ, thống nhất các giải pháp về thanh tra, giám sát, tái cơ cấu, xử lý nợ xấu; tâm lý thị trường và công chúng được ổn định niềm tin của nhân dân đối với hệ thống ngân hàng được củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng được cải thiện với tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm và được kiểm soát ở mức an toàn theo mục tiêu đề ra. Theo đó, chỉ số ROA của nhóm NHTM có vốn Nhà nước đạt mức 0,59%; tiếp theo là nhóm NHTM cổ phần với 0,39% và cao nhất là nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài với ROA đạt 0,8%. Đến năm 2017, các NHTM không ngừng nâng cao năng lực quản trị để dần tiệm cận với các thông lệ quốc tế; tích cực thoái các khoản đầu tư kém hiệu quả, rủi ro cao và cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng hiệu quả, an toàn; đồng thời tiếp tục Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 37 tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Trong năm này, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” và theo công bố của tạp chí The Asian Banker, có 15 NHTM Việt Nam nằm trong danh sách 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, chỉ số ROA của hệ thống NHTM nhìn chung có sự cải thiện so với năm 2016, ngoại trừ nhóm NHTM có vốn nhà nước giảm nhẹ 0,01% thì cả nhóm NHTM cổ phần lẫn NHTM liên doanh, nước ngoài đều có ROA tăng lần lần lượt là 0,36% và 0,21%. Năm 2018, hệ thống các TCTD tiếp tục đạt được kết quả kinh doanh tích cực, hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt, lãi thuần từ hoạt động tín dụng tiếp tục đóng góp chính vào tổng lợi nhuận cùng với sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng và kinh doanh ngoại hối. Theo đó, nhóm NHTM có vốn nhà nước đạt mức ROA là 0,7%, tăng 0,12% so với năm trước; nhóm NHTM cổ phần đạt mức ROA là 1%, tăng 0,25% so với năm trước và nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài đạt mức ROA cao nhất hệ thống với 1,1%, tăng nhẹ 0,09% so với năm 2017. Bảng 2.4: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- +/- NHTM có vốn Nhà nước 0,59 0,58 0,70 -0,01 0,12 NHTM cổ phần 0,39 0,75 1,00 0,36 0,25 NHTM liên doanh, nước ngoài 0,80 1,01 1,10 0,21 0,09 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 38 2.2.3.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Số liệu tập hợp ở bảng 2.5 cho thấy, năm 2016, nhóm NHTM có vốn Nhà nước đạt tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao nhất hệ thống với 9,78%, tiếp theo đó là nhóm NHTM cổ phần với 5,44% và cuối cùng là nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài với 4,91%. Nhìn chung, hệ số đánh giá khả năng sinh lời này của hệ thống trong năm 2016 là chấp nhận được, đặc biệt sau một giai đoạn từ năm 2011 - 2015 tích cực sáp nhập, mua bán giữa các NHTM khiến tình hình kinh doanh chung của toàn hệ thống có sự biến động. Đến năm 2017, chỉ số ROE của toàn hệ thống được cải thiện đáng kể. Theo đó, chỉ số ROE của nhóm NHTM có vốn Nhà nước tăng 2,25%, đạt mức 12,03%, tiếp đó là NHTM cổ phần với mức tăng ROE mạnh nhất là 4,77% đạt mức 10,21%, cuối cùng là nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài có chỉ số ROE tăng 1,61%, đạt mức 6,52%. Năm 2018, tình hình kinh doanh của hệ thống NHTM tiếp tục đạt kết quả tích cực, hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt, lãi thuần từ hoạt động tín dụng tiếp tục đóng góp chính vào tổng lợi nhuận. Cụ thể, nhóm NHTM có vốn Nhà nước đạt mức ROE 12,3%, tăng nhẹ 0,27% so với năm 2017. Nhóm NHTM cổ phần có mức tăng ROE vượt trội hơn với 2,59%, qua đó cũng trở thành nhóm ngân hàng có chỉ số ROE cao nhất toàn hệ thống. Cuối cùng là nhóm NHTM liên doanh, nước ngoài có chỉ số ROE là 7,6%, tăng 1,08% so với năm 2017. Bảng 2.5: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tí...Việt Nam cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát chất lượng tín dụng cùng với kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng của các NHTM nhằm hạn chế rủi ro, phòng tránh hiệu ứng “domino” xảy ra. Việc giám sát cần được thực hiện một cách thường xuyên bằng việc xây dựng các khung pháp lý cụ thể, hướng dẫn cho các NHTM thực hiện nghiêm túc và chính xác. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần áp dụng các biện pháp giám sát hiện đại theo chuẩn quốc tế, thực hiện lộ trình đảm bảo hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II cho toàn ngành. Thứ ba, NHNN cần có các chính sách nhằm hỗ trợ việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng của hệ thống NHTM. Có thể thấy, việc phát triển công nghệ ngân hàng là hết sức cần thiết trong lĩnh vực an ninh tiền tệ bên cạnh tiến trình cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước lẫn quốc tế. Áp dụng tối đa các thành tựu về Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 58 khoa học công nghệ để phát triển phương tiện thanh toán mới, tạo cơ sở xây dựng hệ thống thanh toán trên bề rộng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt. Cuối cùng, căn cứ vào tình hình kinh tế, NHNN cần thiết ban hành những chính sách tiền tệ hợp lý để kiểm soát mức lạm phát đúng kế hoạch đề ra, đạt được mục tiêu kích thích nền kinh tế phát triển ổn định đồng thời giữ lãi suất trần huy động và cho vay không quá cao để hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng. 3.2. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam Thứ nhất, về hoạt động tín dụng, các ngân hàng cần tránh mở rộng thị phần một cách bất chấp bằng việc nới lỏng các điều kiện cho vay để tranh giành khách hàng trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt trong thị trường tài chính hiện nay, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn với các công ty tài chính. Các NHTM cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng, hạn chế nợ xấu và có các biện pháp tích cực xử lý nợ xấu, chủ động trích lập dự phòng, tăng cường thu hồi nợ từ khách hàng bằng cách phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án, cơ quan đấu giá tài sản để đẩy nhanh tiến độ thanh lý các tài sản đảm bảo, gia tăng chất lượng tài sản cho vay, từ đó tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao sự ổn định của các ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể phát triển thị trường mua bán nợ để xử lý triệt để các khoản nợ xấu. Thứ hai, cần nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NHTM. Khi ngân hàng mở rộng hoạt động, tổng tài sản và quy mô ngân hàng tăng lên, NHTM cần chủ động gia tăng tương ứng nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản không bị sụt giảm để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn đồng thời nhằm cải thiện khả năng thanh khoản, đảm bảo chất lượng của tài sản, góp phần làm cho các ngân hàng phát triển bền vững và mở rộng thị phần, nâng cao được hiệu quả tài chính. Theo quy định của Hiệp ước Basel, điều kiện cần và đủ cho các ngân hàng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường là nâng cao năng lực tài chính để có đủ tiềm lực áp dụng vận hành mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, qua đó đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng mình và góp phần nâng cao sự ổn định tài chính của NHTM. Quy mô vốn lớn thể hiện khả năng ổn định tài chính cao hơn. Bên cạnh đó, vốn của NHTM được xem là “tấm khiên” giúp chống lại các tác động từ bên ngoài, bảo đảm một sự ổn định trong Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 59 hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp hỗ trợ cho hoạt động mở rộng thị phần, gia tăng khả năng tự chủ tài chính. Thứ ba, các NHTM cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng quản trị điều hành nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn, hiệu quả, gia tăng giá trị cho ngân hàng, cho khách hàng, và cho nền kinh tế. Các ngân hàng cần chú trọng đầu tư cho hoạt động đào tạo, thông qua sử dụng nguồn lực nội bộ cũng như các chương trình đào tạo bên ngoài nhằm phổ biến các quy trình, chính sách, các kỹ thuật, nghiệp vụ và các chương trình về quản trị rủi ro, quản trị điều hành theo các quy định của quốc gia và theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ phân loại xử lý nợ, quản lý chất lượng tín dụng để từng bước tiếp cận cách đánh giá rủi ro tín dụng và phân loại theo chuẩn quốc tế (Basel II), phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn và cần theo dõi bám sát tình hình sau cho vay, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn đối với các trường hợp được đánh giá là rủi ro cao để có biện pháp can thiệp cần thiết. Tăng cường khả năng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thay vì nới lỏng chính sách cho vay. Thứ tư, về sản phẩm, các ngân hàng cần có những chiến lược để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như sự ổn định tài chính. Ngày nay, trong thời đại 4.0, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng cho nên các ngân hàng cần nắm bắt và đáp ứng kịp thời, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ tích hợp công nghệ. Đồng thời xây dựng chiến lược Marketing bài bản, xác định đúng phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó có biện pháp phù hợp để tiếp cận khách hàng, hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm, gia tăng tiện ích cho các sản phẩm và xây dựng các chính sách ưu đãi khuyến mãi và chăm sóc hậu mãi phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. Thứ năm, các ngân hàng luôn phải cập nhật các thành tựu công nghệ thông tin tiên tiến nhất để tránh những cuộc tấn công từ tội phạm công nghệ, bảo vệ tối đa cho chính ngân hàng cũng như đáp ứng nhu cầu bảo mật thông tin của khách hàng. Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật hiện đại chính là điều kiện tiên quyết cho việc quản lý hoạt động kinh doanh, triển khai hoạt động dịch vụ, cập nhật thông tin nội bộ nhanh chóng Trư ờng Đại ọc Kin h tê ́ Hu ế 60 và đầy đủ từ đó giảm thiểu rủi ro từ thông tin bất cân xứng. Mặt khác, công nghệ hiện đại còn giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian giao dịch mà vẫn đảm bảo độ an toàn cho khách hàng, giúp bảo vệ khách hàng một cách hữu hiệu. Liên kết với các công ty cộng nghệ để phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm trên nền tảng khoa học – công nghệ hiện đại. Đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý và giám sát chặt chẽ, xử lý nhanh chóng và thỏa đáng cho khách hàng. Cuối cùng, các nhà quản trị điều hành ngân hàng trong hoạt động kinh doanh cần quản lý tốt các khoản chi phí và các khoản mục đầu tư của ngân hàng. Điều này sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu tối đa được những chi phí không cần thiết và để dành nguồn lực đó cho việc gia tăng đầu tư một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, điều này sẽ giúp các ngân hàng thu hút những nhà quản lý tài năng cũng như giữ chân và thúc đẩy bộ máy điều hành của ngân hàng làm việc tốt hơn. Từ đó, điều này sẽ giúp cho các NHTM gia tăng sự ổn định tài chính. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 61 PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Kết quả chính của đề tài Đầu tiên, đề tài đã sử dụng dữ liệu của 19 NHTM trong giai đoạn 2014 – 2018, tổng cộng 95 quan sát trong mẫu nghiên cứu, để tính toán các biến nội tại của các ngân hàng, bao gồm: tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ tiền gửi, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, logarit tự nhiên của tổng tài sản, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, sau đó tính toán thực nghiệm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam bằng chỉ số Z-score. Kết quả cho thấy, sự ổn định tài chính trung bình của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn này cao hơn so với giai đoạn 2005 - 2013 cũng như cao hơn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2003 - 2009 (Fu & ctg, 2014), thấp hơn mức bình quân của 12 quốc gia Châu Á giai đoạn 2001-2007; thấp hơn NHTM thuộc khối OECD giai đoạn 1994-2004; thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân của các ngân hàng thuộc 12 nước Châu Âu hoạt động ổn định trong giai đoạn 2008-2011. Chỉ số Z-score của các NHTM Việt Nam nói chung có xu hướng giảm qua từng năm trong giai đoạn 2014 – 2018. Ngoài ra, đề tài còn kiểm định xu hướng, sự khác biệt trong sự ổn định tài chính của cả hệ thống NHTM và các nhóm ngân hàng theo các tiêu chí: có vốn và không có vốn nhà nước; niêm yết và không niêm yết trên sàn chứng khoán. Cụ thể, các NHTM có sự sở hữu của nhà nước có mức ổn định tài chính bình quân cao hơn nhóm ngân hàng tư nhân còn nhóm ngân hàng chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán cao hơn so với nhóm ngân hàng đã được niêm yết và tất cả đều có xu hướng giảm. Cuối cùng, đề tài sử dụng mô hình các nhân tố tác động cố định và hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất để ước lượng sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc là Z-score để cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM. Cụ thể, nhóm các nhân tố tác động cùng chiều đến Z- score là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ tiền gửi và quy mô tổng tài sản. Còn lại tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có tác động ngược chiều đối với sự ổn định tài chính của các ngân hàng. 2. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 62 Số lượng mẫu trong nghiên cứu chỉ dừng ở mức 95 quan sát trong giai đoạn từ năm 2014 - 2018. Số lượng quan sát này nhìn chung còn chưa đủ lớn và giai đoạn 5 năm là chưa đủ một chu kì kinh tế, cho nên việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam là chưa thực sự chính xác. Trên thực tế có nhiều biến vi mô và vĩ mô tác động đến sự ổn định tài chính của các NHTM như: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ lệ dự phòng rủi ro, lãi suất; lạm phát, GDP, độ sâu của hệ thống tài chính v.v. mà đề tài chỉ giới hạn ở bảy biến nội tại ngân hàng để nghiên cứu. Việc giới hạn các biến nghiên cứu như trên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả mô hình nghiên cứu vì có khả năng nghiên cứu bỏ qua một vài biến giải thích quan trọng khác, điều này ảnh hưởng đến kết quả đề xuất mô hình nghiên cứu hợp lý nhất. Để khắc phục được hạn chế này, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo đó là sử dụng mẫu nghiên cứu lớn hơn, trong phạm vi rộng hơn và giai đoạn dài hơn; chia nhỏ giai đoạn thành các quý để phân tích cụ thể hơn bằng cách sử dụng báo cáo tài chính theo quý của các ngân hàng. Hơn nữa, các yếu tố vi mô lẫn vĩ mô tác động sự ổn định tài chính của các NHTM có thể thay đổi trong điều kiện của mỗi quốc gia khác nhau. Cho nên, để khắc phục hạn chế này tác giả đề xuất những nghiên cứu tiếp theo sử dụng dữ liệu trong phạm vi rộng hơn trên bình diện đa quốc gia, đa khu vực. Từ đó mới có thể phân tích những tác động này theo thể chế, đặc điểm cụ thể của từng quốc gia, khu vực khác nhau. Trư ờng Đ ̣i ho ̣c K inh tế H uế 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu trong nước 1. Phạm Hoàng Ân & Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), ‘Tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Khoa học, Số 1. 2. Đặng Văn Dân (2015), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam’, Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015, trang 60 3. Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Minh Kiều (2015), ‘Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Phát triển kinh tế. 4. Nguyễn Thanh Dương (2013), ‘Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng’, Tạp chí phát triển và hội nhập. 5. Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2016), ‘Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phương pháp Z-score’, Tạp chí kinh tế và phát triển. 6. Trần Huy Hoàng & Nguyễn Hữu Huân (2016), ‘Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế’, Tạp chí phát triển KH & CN, tập 19, số Q1 – 2016. 7. Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015), ‘Phát triển thị trường tài chính và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Phát triển kinh tế. 8. Võ Minh Long (2019), ‘Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần’. 9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ‘Báo cáo thường niên 2014; 2015; 2016; 2017; 2018’. 10. Nguyễn Văn Ngọc (2012), ‘Từ điển Kinh tế học’, Đại học Kinh tế Quốc dân. 11. Nguyễn Thị Quy (2005) ‘Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập’. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 64 12. Nguyễn Hữu Tài (2017) ‘Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng từ cách tiếp cận phi tham số’. 13. Nguyễn Kim Thu & Đỗ Thị Thanh Huyền (2014), ‘Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Kinh tế và Kinh doanh 30(4), 55-65. 14. Nguyễn Thanh Thiên (2019), ‘Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay’, Tạp chí công thương. 15. Huỳnh Thị Hương Thảo (2019), ‘Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3/2019. 16. Võ Phúc Trường Thành (2019), ‘Xác định yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại’, Tạp chí tài chính. 17. Phạm Phát Tiến & Nguyễn Thị Kiều Ny (2019), ‘Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại ở việt nam’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số chuyên đề: Kinh tế (2019): 78-84. 18. Nguyễn Đăng Tùng & Bùi Thị Len (2015), ‘Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng chỉ số Altman Z-score’, Tạp chí khoa học và phát triển. 19. Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015), ‘Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hoá thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(8), 54-70.  Tài liệu nước ngoài 1. Altman, E.I. (1968), ‘Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy’, Journal of Finance, Vol. 23(4), pp. 589- 609. 2. Beck et al (2013) ‘Islamic vs. Conventional Banking: Business Model, Efficiency and Stability’. 3. Berger et al (2008) ‘Bank Competition and Financial Stability’. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế 65 4. Boyd, J.H., Graham, S.L. (1986), ‘Risk, regulation, and bank holding company expansion into nonbanking’, Research Department Federal Reserve Bank of Minneapolis, Vol. 10 (2), pp. 2-17. 5. Bourkhis, K. and Nabi, M.S. (2013) Islamic and Conventional Banks’ Soundness during the 2007-2008 Financial Crisis. Review of Financial Economics, 22, 68-77. 6. Chiaramonte (2015) ‘Are Cooperative Banks a Lever for Promoting Bank Stability? Evidence from the Recent Financial Crisis in OECD Countries’. 7. Sinan Cebenoyan, Elizabeth S. Cooperman and Charles A. Register ‘Ownership Structure, Charter Value, and Risk-Taking Behavior for Thrifts Financial Management’ Vol. 28, No. 1 (Spring, 1999), pp. 43-60 8. E. Davis (2004) ‘Corporate financial structure and financial stability’. 9. Fernández de Guevara, J., Maudos, J., Perez, F., (2005) ‘Market power in European banking sectors’ Journal of Financial Services Research 27, 109–137 10. Frederic Mishkin (1999) ‘Global Financial Instability: Framework, Events, Issues’ 11. Fu, Xiaoqing (Maggie), Lin, Yongjia (Rebecca) and Philip Molyneux, (2014). ‘Bank competition and financial stability in Asia Pacific’, Journal of Banking & Finance, vol. 38, issue C, 64-77. 12. Fungáčová, Z., Solanko, L. and Weill, L. (2010) ‘Market power in the Russian banking industry’, International Economics, 124(2010), pp. 127–145. 13. Groeneveld & De Vries (2009), ‘European Co-operative Banks: First Lessons of the Subprime Crisis’. 14. Hammami & Boubaker (2015), ‘Ownership Structure and Bank Risk-Taking: Empirical Evidence from the Middle East and North Africa’. 15. Hesse & Cihák (2007) ‘Cooperative Banks and Financial Stability’. 16. Laeven and Levine (2009) ‘Bank governance, regulation and risk taking’ Journal of financial economics. 17. Megginson (2005), ‘The economics of bank privatization Journal of Banking & Finance’, vol. 29, issue 8-9, 1931-1980 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 66 18. Mekonnen (2015), ‘Determinants of capital adequacy of ethiopia commercial banks’. 19. Mohammad Morshedur Rahman, Md. Kowsar Hamid & Md. Abdul Mannan Khan (2015), ‘Determinants of Bank Profitability: Empirical Evidence from Bangladesh’, International Journal of Business and Management; Vol. 10, No. 8. 20. Mishkin, F.S., (1999) ‘Financial consolidation: dangers and opportunities’ Journal of Banking and Finance 23, 675–691. 21. Nout Wellink (2002) ‘Nout Central banks as guardians of financial stability’. 22. John Maynard Keynes, “Economic Possibilities for our Grandchildren (1930),” in Essays in Persuasion (New York: Harcourt Brace, 1932), 358-373 23. Peterson K. Ozili (2018), ‘Banking stability determinants in Africa’, International Journal of Managerial. 24. Peterson K. Ozili (2019), ‘Determinants of Banking Stability in Nigeria’. 25. Tabak et al (2012) ‘The relationship between banking market competition and risk-taking: Do size and capitalization matter?’. 26. Raluca-Ioana Diaconu & Dumitru-Cristian Oanea (2014), ‘The Main Determinants of Bank’s Stability. Evidence from Romanian Banking Sector’, 21st International Economic Conference 2014, IECS 2014, 16-17 May 2014, Sibiu, Romania. 27. Raúl Osvaldo Fernández and Jesús G. Garza-Garcíab, (2015) ‘The Relationship between Bank Competition and Financial Stability: A Case Study of the Mexican Banking Industry’. Working paper 03.12 28. Salina Kassim & Norzitah Abdul Karim (2014), ‘Measuring Bank Stability: A Comparative Analysis Between Islamic and Conventional Banks in Malaysia’. 29. Siddiqui & Azam (2012) Domestic and Foreign Banks’ Profitability: Differences and Their Determinants 30. Soedarmono et al (2011) ‘Bank market power, economic growth and financial stability: Evidence from Asian banks’. 31. Vaiva Kiaupaite-Grushniene (2016), ‘Altman z-score model for bankruptcy forecasting of the listed lithuanian agricultural companies’. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế 67  Website 1. www.abbank.vn 2. www.acb.com.vn 3. www.bidv.com.vn 4. www.vietinbank.vn 5. www.eximbank.com.vn 6. www.hdbank.com.vn 7. www.lienvietpostbank.com.vn 8. www.mbbank.com.vn 9. www.msb.com.vn 10. www.pgbank.com.vn 11. www.saigonbank.com.vn 12. www.shb.com.vn 13. www.sacombank.com.vn 14. www.techcombank.com.vn 15. www.vietcombank.com.vn 16. www.tpb.vn 17. www.vpbank.com.vn 18. www.vietbank.com.vn 19. www.vib.com.vn 20. www.worldbank.org 21. www.bok.or.kr 22. www.federalreserve.gov 23. www.mnb.hu 24. www.mof.gov.vn 25. www.gos.gov.vn Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 68 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH 19 NHTM SỬ DỤNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU STT TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ 1 ABB Ngân hàng TMCP An Bình 2 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu 3 BID Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 4 CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 5 HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh 6 EIB Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam 7 LIENVIET Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 8 MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội 9 MSB Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam 10 PGBank Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 11 SGB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương 12 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 13 STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 14 TCB Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 15 TPBank Ngân hàng TMCP Tiên Phong 16 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 17 VIB Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 18 VIETBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín 19 VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 69 PHỤ LỤC 2: Z-SCORE VÀ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP CỦA MẪU NGHIÊN CỨU Nă m Bank ROE EA SIZE DNTG DNTT S NIM ΔEAT Z-score 201 4 ABB 2,05% 8,47% 31,8426 3 57,58% 38,49% 2,42 % -16,78% 31,0334742 201 5 ABB 1,58% 8,99% 31,7957 4 65,04% 48,02% 2,75 % -21,97% 32,7974730 8 201 6 ABB 4,17% 7,88% 31,9374 77,24% 53,65% 2,62 % 167,22% 29,4568397 3 201 7 ABB 7,99% 7,24% 32,0678 1 82,74% 56,69% 2,69 % 100,41% 28,0688237 3 201 8 ABB 10,41 % 7,63% 32,1308 1 83,82% 57,98% 2,38 % 46,25% 30,2489648 201 4 ACB 7,68% 6,90% 32,8218 1 75,24% 64,76% 3,00 % 15,16% 16,7346323 3 201 5 ACB 8,04% 6,35% 32,9366 77,38% 67,18% 3,20 % 8,03% 15,4414071 9 201 6 ACB 9,42% 6,02% 33,0849 8 78,92% 69,92% 3,17 % 28,88% 14,8268838 1 201 7 ACB 13,21 % 5,75% 33,2623 1 82,24% 71,15% 3,27 % 59,84% 14,6456795 8 201 8 ACB 24,44 % 6,38% 33,4280 9 85,38% 70,00% 3,30 % 142,53% 17,8818450 6 201 4 BID 14,87 % 5,12% 34,1085 2 101,19 % 68,53% 2,75 % 22,75% 68,2745372 3 201 5 BID 14,22 % 4,81% 34,3768 5 105,98 % 70,36% 2,38 % 17,67% 63,8890383 7 201 6 BID 14,36 % 4,22% 34,5451 4 99,68% 71,91% 2,40 % 4,84% 56,1207531 9 201 7 BID 14,77 % 3,82% 34,723 100,80 % 72,10% 2,64 % 11,18% 50,9703283 1 201 8 BID 14,28 % 3,92% 34,8111 2 99,91% 75,30% 2,72 % 8,42% 52,0881262 1 201 4 CTG 10,38 % 8,32% 34,1251 4 103,70 % 66,52% 2,88 % -1,37% 63,7116412 9 201 CTG 10,20 7,17% 34,2896 109,15 69,03% 2,55 -0,26% 54,7756735 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 70 5 % 5 % % 201 6 CTG 11,23 % 6,33% 34,4859 7 101,06 % 69,79% 2,46 % 18,38% 48,8326419 6 201 7 CTG 11,71 % 5,80% 34,6295 9 105,01 % 72,20% 2,58 % 10,19% 44,9031334 3 201 8 CTG 8,06% 5,77% 34,6910 1 104,74 % 74,28% 2,00 % -27,16% 43,2232466 3 201 4 EIB 2,60% 8,19% 32,7071 85,97% 54,42% 1,89 % -48,25% 41,5906498 1 201 5 EIB 0,30% 10,53 % 32,4581 3 86,11% 67,89% 2,94 % -88,27% 52,2549533 4 201 6 EIB 2,30% 10,44 % 32,4892 9 84,90% 67,46% 2,55 % 672,45% 52,8515835 2 201 7 EIB 5,77% 9,54% 32,6374 4 86,20% 67,83% 1,89 % 166,35% 49,9356695 7 201 8 EIB 4,44% 9,75% 32,6591 8 87,66% 68,16% 2,19 % -19,72% 50,3857477 5 201 4 HDBank 5,37% 8,92% 32,2314 3 64,20% 42,19% 1,90 % 119,16% 25,0875908 3 201 5 HDBank 5,46% 8,82% 32,2990 3 75,87% 53,11% 3,48 % 7,58% 24,8380165 9 201 6 HDBank 7,92% 6,20% 32,6436 2 79,60% 54,71% 3,38 % 43,88% 17,8640848 2 201 7 HDBank 12,41 % 7,43% 32,8745 4 86,69% 55,19% 3,62 % 136,61% 22,3135255 6 201 8 HDBank 18,18 % 7,24% 33,0065 7 96,15% 56,99% 3,74 % 62,73% 22,8351052 4 201 4 LIENVIE T 6,31% 7,33% 32,2441 8 53,06% 40,96% 2,57 % -17,63% 37,3426574 8 201 5 LIENVIE T 4,60% 7,06% 32,3093 2 72,35% 52,20% 3,02 % -25,00% 35,4006739 4 201 6 LIENVIE T 12,76 % 5,87% 32,5859 71,79% 56,16% 2,98 % 203,78% 31,7242328 2 201 7 LIENVIE T 14,58 % 5,74% 32,7274 3 78,44% 61,57% 3,34 % 28,73% 31,5142417 6 201 8 LIENVIE T 9,41% 5,83% 32,7963 5 95,39% 68,07% 3,00 % -29,83% 30,5358552 8 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 71 201 4 MBB 14,95 % 8,26% 32,9317 8 60,00% 50,16% 3,92 % 8,79% 38,2951345 9 201 5 MBB 11,05 % 10,22 % 33,0293 7 66,83% 54,90% 3,55 % 0,81% 45,7772025 3 201 6 MBB 11,26 % 9,89% 33,1772 1 77,38% 58,82% 3,29 % 14,40% 44,3932673 4 201 7 MBB 12,29 % 8,97% 33,3800 2 83,65% 58,68% 3,80 % 21,22% 40,6430386 4 201 8 MBB 18,73 % 9,01% 33,5235 6 89,47% 59,25% 4,23 % 76,61% 43,1393759 4 201 4 MSB 1,51% 9,05% 32,2789 5 37,19% 22,53% 1,40 % -56,72% 40,6976649 201 5 MSB 0,85% 13,05 % 32,2784 44,86% 26,93% 1,74 % -18,55% 58,3191389 9 201 6 MSB 1,03% 14,69 % 32,1593 7 60,98% 37,92% 2,90 % 20,41% 65,726418 201 7 MSB 0,89% 12,23 % 32,3516 5 63,70% 32,26% 1,69 % -12,84% 54,6397996 1 201 8 MSB 6,28% 10,03 % 32,5566 76,76% 35,39% 2,51 % 611,53% 47,2299261 2 201 4 PGBank 3,92% 12,95 % 30,8806 80,58% 56,27% 2,65 % 243,04% 84,4989062 9 201 5 PGBank 1,21% 13,66 % 30,8370 7 94,18% 64,35% 2,76 % -68,86% 86,8082766 2 201 6 PGBank 3,51% 14,08 % 30,8428 5 95,83% 70,63% 2,89 % 200,50% 91,4770792 201 7 PGBank 1,81% 12,15 % 31,0085 4 93,63% 73,11% 2,74 % -47,40% 77,6464309 2 201 8 PGBank 3,44% 12,33 % 31,0288 7 94,46% 73,75% 2,94 % 96,76% 80,0586652 4 201 4 SGB 5,19% 22,03 % 30,3925 1 94,84% 70,99% 4,79 % 4,70% 56,2365702 201 5 SGB 1,27% 19,11 % 30,5073 4 88,36% 65,42% 3,84 % -76,16% 46,9547676 5 201 6 SGB 3,97% 18,45 % 30,5779 8 88,46% 65,80% 3,60 % 223,33% 46,5575916 4 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 72 201 7 SGB 1,60% 16,03 % 30,6906 4 94,99% 66,16% 3,29 % -60,84% 39,5207097 5 201 8 SGB 1,21% 16,86 % 30,6452 6 93,14% 67,10% 3,48 % -23,75% 41,4109684 6 201 4 SHB 7,54% 6,20% 32,7611 3 84,47% 61,58% 1,81 % -6,96% 91,8862444 2 201 5 SHB 7,06% 5,50% 32,9525 9 88,31% 64,20% 2,01 % 0,57% 81,1233890 3 201 6 SHB 6,90% 5,49% 33,1147 9 97,48% 67,45% 1,94 % 14,86% 80,9533831 5 201 7 SHB 10,48 % 5,14% 33,2870 5 101,74 % 69,33% 1,86 % 68,53% 78,2034643 7 201 8 SHB 10,24 % 5,05% 33,4095 3 96,34% 67,12% 1,85 % 8,65% 76,7530352 3 201 4 STB 12,22 % 9,52% 32,8770 1 78,51% 67,45% 4,05 % -1,02% 25,0263257 6 201 5 STB 5,19% 7,56% 33,3078 9 71,23% 63,66% 2,79 % -48,05% 18,6384786 9 201 6 STB 0,28% 6,68% 33,4362 3 68,18% 59,89% 1,82 % -94,49% 15,7078135 1 201 7 STB 4,30% 6,31% 33,5403 8 69,70% 60,51% 2,18 % 1482,27 % 15,4142525 4 201 8 STB 7,27% 6,07% 33,6374 7 73,45% 63,20% 2,19 % 78,98% 15,2495953 9 201 4 TCB 7,22% 8,52% 32,8009 5 60,98% 45,65% 3,76 % 64,15% 9,9411652 201 5 TCB 9,29% 8,57% 32,8884 8 78,87% 58,43% 4,10 % 41,35% 10,1956345 8 201 6 TCB 16,08 % 8,32% 33,0921 5 82,22% 60,59% 3,81 % 105,92% 10,5126181 7 201 7 TCB 23,93 % 10,00 % 33,2271 9 94,08% 59,71% 3,62 % 104,70% 13,4834685 6 201 8 TCB 16,36 % 16,11 % 33,4024 3 79,41% 49,83% 3,80 % 31,30% 20,4024652 201 4 TPBank 12,41 % 8,23% 31,5721 7 91,75% 38,54% 1,94 % 37,89% 30,3777219 5 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 73 201 5 TPBank 11,71 % 6,30% 31,9646 6 71,48% 37,05% 1,96 % 6,90% 23,0942040 1 201 6 TPBank 9,95% 5,34% 32,2973 9 84,68% 43,87% 2,08 % 0,54% 19,2937582 2 201 7 TPBank 14,43 % 5,38% 32,4522 6 90,22% 51,10% 2,78 % 70,49% 20,2124785 1 201 8 TPBank 17,00 % 7,80% 32,5449 9 101,38 % 56,68% 3,54 % 87,34% 29,9638245 6 201 4 VCB 10,54 % 7,51% 33,9888 6 76,58% 56,04% 2,35 % 4,78% 34,6255139 9 201 5 VCB 11,81 % 6,67% 34,1448 4 77,46% 57,49% 2,58 % 16,37% 31,1276190 8 201 6 VCB 14,32 % 6,09% 34,3004 4 78,04% 58,48% 2,63 % 29,39% 29,0547610 7 201 7 VCB 17,33 % 5,07% 34,5734 6 76,70% 52,49% 2,66 % 32,22% 24,8052805 2 201 8 VCB 23,52 % 5,78% 34,6101 9 78,79% 58,83% 2,72 % 60,66% 29,7976323 3 201 4 VIB 6,15% 10,54 % 32,0212 8 77,83% 47,33% 3,04 % 940,18% 26,2996582 1 201 5 VIB 6,05% 10,21 % 32,0655 1 89,63% 56,67% 2,84 % -0,31% 25,4655252 6 201 6 VIB 6,43% 8,36% 32,2803 7 101,55 % 57,58% 2,55 % 7,80% 20,9301488 3 201 7 VIB 12,79 % 7,14% 32,4445 116,80 % 64,85% 2,88 % 100,15% 18,9213324 7 201 8 VIB 20,57 % 7,67% 32,5666 9 113,29 % 69,08% 3,55 % 95,14% 21,7283018 1 201 4 VIETBan k -8,27% 15,48 % 30,5536 8 82,70% 60,75% 1,38 % -894,13% 17,6238155 3 201 5 VIETBan k -4,59% 8,33% 31,1284 6 84,81% 66,75% 0,81 % 46,94% 9,86063137 5 201 6 VIETBan k 2,19% 8,36% 31,2337 5 87,18% 71,70% 1,33 % 153,15% 10,5985754 1 201 7 VIETBan k 7,88% 8,02% 31,3575 2 91,73% 69,13% 1,97 % 290,90% 10,7325935 9 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 74 201 8 VIETBan k 7,14% 8,72% 31,5759 4 89,06% 68,69% 2,19 % 22,68% 11,5979265 1 201 4 VPB 13,96 % 5,50% 32,7262 5 72,34% 48,01% 3,67 % 23,19% 9,36659171 8 201 5 VPB 17,89 % 6,91% 32,8982 4 89,66% 60,25% 5,68 % 91,12% 12,1642459 8 201 6 VPB 22,91 % 7,51% 33,0637 4 116,87 % 63,24% 7,12 % 64,24% 13,7883323 9 201 7 VPB 21,69 % 10,69 % 33,2577 5 136,78 % 65,77% 7,89 % 63,68% 19,4383554 4 201 8 VPB 21,17 % 10,75 % 33,4095 7 129,92 % 68,66% 8,17 % 14,20% 19,4588810 1 (Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Excel 2016) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 75 PHỤ LỤC 3: MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN | Zscore ROE DNTG DNTTS EA SIZE NIM EAT --------+-------------------------------------------------------------------- Zscore | 1,0000 ROE | -0,2579 1,0000 DNTG | 0,1288 0,4063 1,0000 DNTTS | 0,1562 0,1569 0,6909 1,0000 EA | 0,2015 -0,4347 -0,0462 -0,0715 1,0000 SIZE | -0,0624 0,6006 0,1623 0,1624 -0,6916 1,0000 NIM | -0,2468 0,5406 0,4099 0,1592 0,2071 0,0657 1,0000 EAT | -0,0572 0,0769 -0,0527 -0,0461 -0,0847 0,0517 0,0193 1,0000 (Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 13) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 76 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY 1. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Pooled OLS (Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 13) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 77 2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tác động cố định FEM (Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 13) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 78 3. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tác động cố định REM (Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 13) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 79 4. Kết quả kiểm định Hausman (Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 13) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 80 5. Kết quả kiểm định White (Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 13) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 81 6. Kết quả kiểm định Wooldridge (Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 13) 7. Kết quả kiểm định VIF (Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 13) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 82 8. Kết quả ước lượng hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất GLS (Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 13) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_on_dinh_ta.pdf
Tài liệu liên quan