Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ tại công ty TNHH MTV sản xuất thương mại trương Gia Phát

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN –KIỂM TOÁN -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GỖ TẠI CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TRƯƠNG GIA PHÁT NGUYỄN THỊ PHƯỢNG KHÓA HỌC: 2016-2020 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN –KIỂM TOÁN -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GỖ TẠI CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TRƯƠNG GIA PHÁT Sinh viên thực hiện

pdf87 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ tại công ty TNHH MTV sản xuất thương mại trương Gia Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Phượng Ths. Trần Phan Khánh Trang Lớp: K50C- Kế Toán Khóa: 2016-2020 Huế, tháng 09/2019 iLỜI CẢM ƠN Đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm bài khóa luận tốt nghiệp sau hơn ba năm gắn bó với trường Đại Học Kinh Tế Huế. Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân thì tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo- Ths. Phan Thị Khánh Trang thuộc Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại học Kinh Tế Huế đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị nhân viên kế toán tại công ty đã cung cấp số liệu thô cũng như hướng dẫn giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của bài khóa luận sau đây không tránh khỏi những thiếu xót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại doanh nghiệp để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại doanh nghiệp lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất! Huế, ngày 12 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Phượng Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng ii DANH MỤC VIẾT TẮT STT Kí hiệu Tên 1 CP Chi phí 2 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 3 NCTT Nhân công trực tiếp 4 SXC Sản xuất chung 5 SX Sản xuất 6 TM Thương mại 7 DV Dịch vụ 8 KTVM Kế toán Việt Nam 9 SP Sản phẩm 10 NVL Nguyên vật liệu 11 TSCĐ Tài sản cố định 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 13 MTV Một thành viên 14 GTSP Giá thành sản phẩm 15 CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang 16 BHXH Bảo hiểm xã hội 17 BHYT Bảo hiểm y tê 18 KPCĐ Kinh phí công đoàn 19 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 20 P. Phòng. 21 GTGT Giá trị gia tăng 22 BCTC Báo cáo tài chính 23 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 24 TK Tài khoản Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1- Cơ cấu và biến động lao động tại Công ty qua 2 năm 2017- 2018 ..............27 Bảng 2.2- Biến động tài sản và nguồn vốn tại Công ty qua 2 năm 2017- 2018............29 Bảng 2.3- Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty qua 2 năm 2017- 2018 ..............32 Bảng 2.4- Định mức nguyên vật liệu và nhân công cho sản phẩm TU86.....................38 Bảng 2.5- Định mức nguyên vật liệu và nhân công cho sản phẩm BAN94..................38 Bảng 2.6- Bảng chấm công tháng 12 năm 2018............................................................57 Bảng 2.7- Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2018 ...........................................58 Bảng 2.8- Bảng phân bổ chi phí trả trước năm 2018 ....................................................62 Bảng 2.9- Bảng khấu hao TSCĐ năm 2018 ..................................................................65 Bảng 2.10- Bảng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ......................................................71 Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1- Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT .................................................................11 Sơ đồ 1.2- Sơ đồ hạch toán CPNCTT ...........................................................................13 Sơ đồ 1.3- Sơ đồ hạch toán CPSXC..............................................................................14 Sơ đồ 1.4- Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất...................................................................15 Sơ đồ 2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty .................................................................22 Sơ đồ 2.2- Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty................................................................23 Biểu 2.1- Phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu ngày 01/12 ............................................44 Biểu 2.2- Phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu ngày 08/12 ............................................47 Biểu 2.3- Phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu ngày 10/12 ............................................48 Biểu 2.4- Phiếu xuất kho số PXK06..............................................................................49 Biểu 2.5- Phiếu xuất kho số PXK07..............................................................................52 Biểu 2.6- Phiếu xuất kho số PXK08..............................................................................53 Biểu 2.7- Sổ Cái TK 154 ...............................................................................................54 Biểu 2.8- Phiếu chi Số PC41 .........................................................................................60 Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ..................................................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................2 5. Kết cấu khoá luận: Gồm 3 phần ..................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP....................................................4 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất ..................................................................................4 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất ....................................................................................4 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ......................................................................................4 1.2. Tổng quan về giá thành sản phẩm: ...........................................................................7 1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm..........................................................................7 1.2.2. Chức năng của tính giá thành sản phẩm:...............................................................7 1.2.3. Phân loại giá thành sản phẩm: ...............................................................................8 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.......................................9 1.4. Nội dung công tác kế toán và tính giá thành sản phẩm..........................................10 1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .....................................................................10 1.4.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí ............................................................10 1.4.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất .............................................................10 1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang ...................................................................................16 1.6. Đối tượng tính giá thành.........................................................................................17 1.7. Kỳ tính giá thành ....................................................................................................17 1.8. Các phương pháp tính giá thành .............................................................................18 Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng vi CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GỖ TẠI CÔNG TY TNHH MTV SX TM TRƯƠNG GIA PHÁT ...................................................................................21 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV SX TM Trương Gia Phát .............................21 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .........................................................................21 2.1.2.Chức năng nhiệm vụ hoạt động của Công ty .......................................................21 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lí tại Công ty ....................................................................22 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty....................................................................23 2.1.5. Tổ chức chứng từ.................................................................................................24 2.1.6. Tình hình lao động...............................................................................................27 2.1.7. Tình hình tài sản và nguồn vốn ...........................................................................29 2.1.8. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh...........................................................32 2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ tại Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát ............................................................34 2.2.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất và quy trình Công nghệ sản xuất sản phẩm gỗ tại Công ty ..........................................................................................................................34 2.2.2. Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty............................................................36 2.2.3. Đặc điểm về tính giá thành sản phẩm tại Công ty...............................................36 2.2.4. Kế toán tập hợp chí phí sản xuất .........................................................................40 2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...........................67 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GỖ TẠI CÔNG TY TNHH MTV SXTM TRƯƠNG GIA PHÁT ..........................72 3.1. Nhận xét..................................................................................................................72 3.1.1. Những ưu điểm:...................................................................................................72 3.1.2. Những hạn chế:....................................................................................................74 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ tại công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát .......75 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................77 1. Kết luận......................................................................................................................77 2. Kiến nghị ...................................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................79 Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, với xu thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, môi trường cạnh trạnh gay gắt. Đặc biệt, Việt Nam được xem là thị trường năng động, có nhiều chuyển biến trong nền kinh tế hội nhập. Các doanh nghiệp không những có thể phát triển ở thị trường trong nước mà còn có cơ hội phát triển ở thị trường nước ngoài. Do đó, để có thể cạnh tranh, phát triển lâu dài các doanh nghiệp cần nắm bắt rõ tình hình tài chính của mình, đảm bảo nguồn vốn ổn định và vững mạnh. Đặc biệt, đối với những công ty chuyên về ngành sản xuất thì sản phẩm là một điều rất quan trọng, không những phải hướng tới đến thị hiếu của khách hàng mà còn phải tăng mẫu mã mặt hàng, quan trọng hơn hết giá cả phải hợp lý để đảm bảo những sản phẩm vừa giá cả hợp lí, chất lượng đảm bảo. Bên cạnh đó, trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí là yếu tố quan trọng và quyết định đến giá thành sản phẩm. Mà giá thành ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc hiểu rõ về chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp có những biện pháp quản lý tốt hơn. Ngoài ra, việc giảm thiểu được chi phí cũng đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tính giá thành sản phẩm, đây là lí do tôi đi sâu tìm hiểu về công tác “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ tại Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Trương Gia Phát” nhằm hiểu rõ hơn về cách tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm gỗ của công ty nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Để từ đó đưa ra một số nhận xét kiến nghị và giải pháp theo khả năng hiểu biết của bản thân sau những kiến thức đã được học. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống lại những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp, là căn cứ cho việc nghiên cứu đề tài thực tế tại công ty. - Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Gỗ tại công ty. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 2 - Dựa vào cơ sở lý luận và kết hợp với việc khảo sát thực tế tại công, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho doanh nghiệp. - Bên cạnh đó nghiên cứu đề tài còn giúp em hoàn thiện hơn kiến thức của mình về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gỗ tại Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Trương Gia Phát. Sử dụng nguồn tài liệu là các thông tin kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2017- 2018 và số liệu thực tế liên quan đến giá thành trong tháng 12/2018 đã khảo sát thu thập tại công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Trương Gia Phát trong quá trình thực tập tại đơn vị làm luận cứ để hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn; chủ yếu về những vấn đề như cách thức tổ chức quản lý tại công ty, phân công công việc, mối liên hệ giữa các bộ phận cũng như giữa các phần hành kế toán, về công tác hạch toán chi phí tại đơn vị. b. Phương pháp phân tích số liệu - Phân tổ thống kê: Căn cứ vào dữ liệu thu thập được qua quá trình quan sát, phỏng vấn, tiến hành phân chia dữ liệu thành các tổ có tính chất khác nhau, từ đó nêu được đặc trưng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý nói riêng cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận kế toán trong công ty. - Tổng hợp thống kê: Tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa các dữ liệu ban đầu để làm cho các đặc trưng riêng của từng bộ phận chuyển thành đặc trưng của toàn bộ tổng thể trong công ty, từ đó thấy được đặc trưng, ưu nhược điểm của cách thức tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức công tác kế toán chi phí trong công ty. c. Phương pháp hạch toán kế toán Phương pháp này được sử dụng để xử lý các chứng từ liên quan trong đề tài để hạch toán vào các tài khoản, định khoản và ghi nhận vào các sổ sách tương ứng khi Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 3 các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài. 5. Kết cấu khoá luận: Gồm 3 phần Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ tại Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát. Phần III: Kết luận và kiến nghị Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Hoạt động sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố: Lao động, tư liệu lao động và các đối tượng lao động, nhằm mục đích tạo ra sản phẩm mới. Đó cũng là quá trình tiêu hao các nguồn lực: Sức lao động, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động) và đối tượng lao động (nguyên vật liệu). Trong các yếu tố này, sức lao động là lao động hiện tại (lao động sống), tư liệu lao động và đối tượng lao động là lao động quá khứ (lao động vật hóa). Vì vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. (T.S Huỳnh Lợi (2010), Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, TP HCM). 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại theo Kế toán chi phí của TS Huỳnh Lợi  Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu. - Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như chi phí công đoàn, bảo hiểm y tế của người lao động. - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác. - Chi phí công cụ- dụng cụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dụng cụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định, tài sản dài hạn dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. - Chí phí dịch vụ thuê ngoài: Bao gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giá dịch vụ điện nước, phí bảo hiểm tài sản, giá thuê nhà cửa phương tiện Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 5 - Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại doanh nghiệp.  Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế: Là sắp xếp các loại chi phí có cùng công dụng kinh tế vào một nhóm, theo đó các chi phí trong kỳ gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn và dễ nhân diện, định lượng. - Chi phí nhân công trực trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp, và các khoản trích theo lương của người lao động tham gia vào quá trình trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; Khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp để sản xuất. Khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất và các chi phí có liên quan trực tiếp khác đến phân xưởng. Chi phí sản xuất chung được phản ánh chi tiết theo 2 loại là chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất... Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. - Chi phí bán hàng: Là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, quảng cáo... Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 6 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí vềlương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,. . .); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụmua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản.. .); chi phí bằng tiền khác. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế giúp nhà quản lý thấy được vai trò, vị trí của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Từđó, đánh giá được chi phí, xây dựng dự toán theo khoản mục, giúp kếtoán xác định tốt hơn mối quan hệ chuyển đổi giữa chi phí đầu vào và chi phí trong sản phẩm.  Phân loại chi phí theo mô hình ứng xử của chi phí: - Chi phí cố định (định phí ): Là những chi phí xét về tổng số ít hoặc không thay đổi trong một phạm vị nhất định khi mức độ hoạt động biến đổi. Trong phạm vi này, cho dù có thực hiện quá trình sản xuất hay không thì doanh nghiệp cũng phải chịu loại chi phí này. Nó bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê nhà hàng năm - Chi phí biến đổi (biến phí): Là chi phí mà xét về tổng số thì nó biến đổi theo tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động nhưng lại cố định cho một loại sản phẩm. Chi phí biến đổi không phát sinh khi quá trình sản xuất không xảy ra, là chi phí mà xét về tổng số thì nó biến đổi theo tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động nhưng lại cố định cho một loại sản phẩm. - Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả định phí lẫn biến phí, tùy theo mức độ hoạt động chi phí hỗn hợp đôi khi là định phí, đôi khi là biến phí.  Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp quy nạp Theo cách phân loại này, chi phí được chia làm 2 loại: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí, có thể quy nạp vào từng đối tượng chịu chi phí như CP NVLTT, CP NCTT. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chi phí như: chi phí NVL phụ, chi phí nhân công phụĐối với chi phí gián tiếp, nguyên nhân gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí rất khó nhận dạng, vì vậy thường phải tập hợp chung và sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 7  Một số cách phân loại chi phí khác Ngoài các cách phân loại chi phí như trên thì chi phí trong các doanh nghiệp còn được phân loại theo một số tiêu thức khác như: phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả, phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát chi phí hoặc có thể phân biệt thành chi phí chênh lệch, chi phí chìm, chi phí cơ hội 1.2. Tổng quan về giá thành sản phẩm: 1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm “Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định” (Huỳnh Lợi, Kế toán chi phí, 2009). Giá thành sản phẩm là một thước đo giá trị và cũng là một đòn bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm thường mang tính khách quan và chủ quan, đồng thời nó là một đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản lí chi phí. Tùy thuộc đặc điểm kinh tế kĩ thuật của mỗi ngành sản xuất, kết cấu giá thành sản phẩm bao gồm những khoản mục chi phí có tỷ trọng khác nhau. 1.2.2. Chức năng của tính giá thành sản phẩm: Theo TS. Huỳnh Lợi, Kế toán chi phí, 2009: Giá thành sản phẩm là phạm trù kinh tế khách quan của sản xuất hàng hóa với hai chức năng chủ yếu là bù đắp và lập giá. Ngoài ra, giá thành sản phẩm cũng là một đòn bẩy kinh tế. - Chức năng bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Những hao phí này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất, chỉ tiêu giá thành sản phẩm là căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng mức bù đắp những gì mình đã bỏ ra để tạo nên sản phẩm. - Chức năng lập giá: Giá thành là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá trị của sản phẩm. Cho nên giá thành là xuất phát điểm để xác định giá cả của hàng hóa trên thị trường. Giá bán của sản phẩm không những phải bù đắp được lượng chi phí đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm mà còn phải mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để thực hiện được yêu cầu đó thì khi xây dựng giá cả phải căn cứ vào giá thành sản phẩm. Mọi sự thoát ly cơ sở lập giá là giá thành sẽ làm cho giá cả không còn tính chất đòn bẩy để phát triển sản xuất kinh doanh mà sẽ kìm hãm sản xuất, gây ra những rối loạn trong sản xuất và lưu thông. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 8 - Chức năng đòn bẩy kinh tế: Lợi nhuận doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào giá thành sản phẩm, hạ thấp giá thành sản phẩm là biện pháp để nâng cao lợi nhuận, tạo tích lũy để mở rộng sản xuất. Cùng với các chỉ tiêu kinh tế khác thì giá thành sản phẩm đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường. 1.2.3. Phân loại giá thành sản phẩm: Để đáp ứng nhu cầu quản lý, hạch toán và kế toán hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem dưới nhiều phạm vi tính toán khác nhau, dựa vào “kế toán chi phí và giá thành” của TS Nguyễn Đức Dũng ta có cách phân loại như sau:  Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở tính số liệu tính giá thành Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. GIá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của toàn doanh nghiệp. Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở xác định mức chi phí thực hiện và tính cho đơn vị sản phẩm. Là công cụ quản lí định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để đánh giá đúng đắn giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế kinh doanh Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ, sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ.  Phân loại gia thành theo phạm vi tính toán: Giá thành sản xuất gồm các chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cho những sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành, là căn cứ để tính giá vốn và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 9 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm “Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật lý hóa hay phí tổn nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp bỏ ra trong hoạt động sản xuất nhưng khác nhau về thời kỳ, phạm vi và giới hạn.” (Huỳnh Lợi, Kế toán chi phí, 2009) Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật lý hóa hay phí tổn nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp bỏ ra trong hoạt động sản xuất. Tuy vậy, chúng vẫn có sự khác nhau về các phương diện sau: - Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí cho quản lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm (chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Mặt khác chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. - Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau: Tổng GTSP = CPSXDD đầu kỳ + Tổng CPSX phát sinh trong kỳ + CPSXDD cuối kỳ => Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đồi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao, từ đó sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là ...ười bán 965.344.083 2.909.153.360 1.943.809.277 201,36 2. Người mua trả tiền trước 300.000.000 581.967.700 281.967.700 93,99 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 16.359.635 2.643.595 (13.716.040) (83,84) 6. Vay và nợ thuê tài chính 2.905.000.000 2.500.000.000 (405.000.000) (13,94) II. Vốn chủ sở hữu 3.457.123.326 3.303.537.180 (153.586.146) (4,44) 1. Vốn góp của chủ sở hữu 5.600.000.000 5.600.000.000 0 0,00 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (2.142.876.674) (2.296.462.820) (153.586.146) (7,17) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty năm 2017, 2018 tại phòng kế toán) Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 31 Nhận xét:  Cơ cấu và biến động tài sản Thông qua bảng trên ta thấy trong cơ cấu tài sản của Công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn. Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn đang có xu hướng giảm, còn tài sản dài hạn lại tăng rất mạnh, cụ thể năm 2018 tăng 298,32% so với năm 2017. Tổng tài sản năm 2017 là 7.643.827.044 đồng đến năm 2018 đạt 9.297.301.835 tăng 1.653.474.791 đồng tương ứng tăng 21,63%. Việc tổng tài sản tăng lên chủ yếu là do tài dàn hạn hạn tăng mạnh, đặc biệt với sự tăng mạnh của tài sản cố định (năm 2017 chỉ đạt 797.070.000 đồng nhưng đến năm 2018 đạt tới 2.138.564.168 đồng, tăng 1.341.494.168 đồng tương ứng tăng 168,31% ), bên cạnh đó là việc giảm mạnh của tiền và các khoản tương đương tiền giảm đến 66,45% điều này chứng tỏ sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, công ty đã sử dụng vốn tiền mặt để không ngừng đầu tư mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm một cách tốt hơn.  Cơ cấu và biến động của nguồn vốn Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu và có xụ hướng biến động mạnh hơn, tổng nguồn vốn năm 2017 đạt 7.643.827.044 đồng đến năm 2018 tăng lên đạt 9.297.301.835 đồng, tăng 1.653.474.791 đồng tương ứng tăng 21,63%. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn có xu hướng tăng là do nợ phải trả tăng, đặc biệt là khoản nợ phải trả người bán tăng mạnh từ 965.344.083 đồng vào năm 2017 tăng lên tới 2.909.153.360 đồng, tăng 1.943.809.277 đồng, tương ứng tăng 201,36%. Từ đó cho thấy, công ty đang có một khoản nợ lớn đối với các nhà cung cấp, và nên biết cách tính toán để điều chỉnh sao cho hợp lý trong các năm hoạt động tiếp theo. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 32 2.1.8. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.3- Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty qua 2 năm 2017- 2018 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.268.072.135 8.828.584.708 (439.487.427) (4,74) Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.268.072.135 8.828.584.708 (439.487.427) (4,74) Giá vốn hàng bán 7.121.882.183 7.211.199.598 89.317.415 1.25 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.146.189.952 1.617.385.110 (528.804.842) (24,64) Doanh thu hoạt động tài chính 195.226 237.584 42.358 21,69 Chi phí tài chính 148.169.600 240.849.271 92.679.671 62,55 -Trong đó: Chi phí lãi vay 148.169.600 240.849.271 92.679.671 62,55 Chi phí quản lý kinh doanh 1.918.841.039 1.513.866.062 (404.974.977) (21,11) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 79.374.539 (137.092.639) (216.467.178) (272,72) Thu nhập khác 298.407.273 113.000 (298.274.273) (99,96) Chi phí khác 220.000.000 0 (220.000.000) 0,00 Lợi nhuận khác 78.407.273 113.000 (78.274.273) (99,83) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 157.781.812 (136.979.639) (294.761.451) (186,81) Chi phí thuế TNDN 16.359.635 0 (16.359.635) 0,00 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 141.422.177 (136.979.639) (278.401.816) (196,86) (Nguồn: Bảng tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017, 2018 tại phòng kế toán) Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 33 Khác với tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn, tình hình kinh doanh của công ty lại giảm qua 2 năm lại biến động giảm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2017 là 9.268.072.135 đồng nhưng đến năm 2018 thì giảm xuống còn 8.828.584.708 đồng. Năm 2017 so với năm 2018 giảm 8.828.584.708 đồng, tương ứng giảm 4,74%.Như vậy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty giảm qua 2 năm, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Công ty. Mặt khác, giá vốn hàng bán lại có xu hướng tăng nhẹ từ 7.121.882.183 đồng năm 2017 tăng lên 7.211.199.598 đồng vào năm 2018 tức tăng 89.317.415 đồng, tương ứng tăng 1,25%. Việc giá vốn hàng bán qua 2 năm nghiên cứu tăng chứng tỏ công ty đang tiết kiệm chi phí sản xuất nhưng vẫn có xu hướng tăng nhẹ giá thành sản phẩm dẫn tới giá vốn hàng bán tăng nhưng việc tăng này không đáng kể nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn giảm. Công ty vừa mới thành lập, và vẫn chưa đầu tư về mặt marketing, công ty nên có chi phí bán hàng trong việc quảng bá hình ảnh của công ty cũng như sản phẩm của mình để được biết đến nhiều hơn từ đó tăng hiệu quả sản xuất của Công ty, Chí phí quản lí doanh nghiệp khá cao năm 2017 là 1.918.841.039 đồng, năm 2018 là 1.513.866.062 đồng giảm 404.974.977 đồng, tương ứng giảm 21,11%. Mặc dù chi phí quản lý kinh doanh có xu hướng giảm nhưng vẫn còn kiếm tỉ trọng rất lớn, điều này chứng tỏ công ty đang chi một khoản lương lớn cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Việc chi phí đang giảm nhưng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp lại có xu hướng giảm mạnh từ 141.422.177 đồng giảm xuống còn 136.979.639 đồng, tức giảm 278.401.816 đồng, tương ứng giảm 196,86%. Từ đó cho thấy, tuy công ty đang cố gắng để cắt giảm các chi phí dấu hiệu tốt) nhưng lợi nhuận của toàn công ty vẫn có xu hướng giảm. Đây là một điều đáng lo ngại cho tình hình sản xuất của Công ty, công ty nên có biện pháp giải quyết để tình trạng này không kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty mình. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 34 2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ tại Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát 2.2.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất và quy trình Công nghệ sản xuất sản phẩm gỗ tại Công ty Sản phẩm chính tại công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát là sản phẩm từ gỗ như bàn, ghế, tủ, sàn gỗ Ngoài ra vào cuối năm 2018 thì công ty còn cung cấp một số mặt hàng như: Cửa nhôm, cửa kính, cửa nhôm kính Tuy nhiên, vì thời gian thực tập và hoàn thành bài khóa luận có hạn nên tôi chỉ đi sâu tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ gỗ tại công ty 2.2.1.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất Nội thất bằng gỗ ngày càng chinh phục được nhiều người tiêu dùng khó tính nhờ vẻ sang trọng, hiện đại và độ bền cao. Bởi sự tính tế, đặc trưng khó nhầm lẫn lại mang được vẻ đẹp gần gũi. Tuy nhiên, với sự khan hiếm của gỗ tự nhiên như ngày nay, công ty một phần sử dụng gỗ công nghiệp tùy theo nhu cầu và đối tượng khách hàng mà công ty hướng tới. Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát từ khi bước vào hoạt động đến nay đã áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến với các máy móc hiện đại, không ngừng thay đồi mẫu mã sản phẩm để thích nghi được với sự cạnh tranh cũng như sự khan hiếm hơn về nguyên vật liệu như hiện tại. Từ thân hình tròn của khúc gỗ, qua quá trình cưa, sẻ, sấy làm thành các miếng gỗ lớn nhỏ, dày mỏng khác nhau để tiếp tục sản xuất sản phẩm theo từng loại. Các sản phẩm mà công ty sản xuất: + Đồ nội thất gia đình: Tủ gỗ, kệ tivi gỗ, giường gỗ, bàn ghế gõ + Đồ nội thất văn phòng: Bàn làm việc, bàn phòng họp, tủ tài liệu + Đồ gỗ ngoài trời: Bàn ghế ban công, chậu hoa gỗ vuông, bàn ghế cà phê 2.2.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Ví dụ: Quy trình sản xuất bộ bàn ghế từ nguyên liệu gỗ Để cho ra một sản phẩm tốt thì việc lựa chọn nguyên vật liệu là việc quyết định 50% chất lượng sản phẩm, do đó trong quá trình lựa chọn nguyên vật liệu là rất quan trọng. Công ty chủ yếu sản xuất dựa trên hợp đồng, do đó các bước để tiến hành hoàn thiện xong một hợp đồng với các sản phẩm như sau: Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 35 Bước 1: Tiếp nhận nhiệm vụ và hợp đồng: Bước 2 : Thống kê vật tư: Trên cơ sở chất liệu và bản vẽ hoặc thủ kho sẽ xem xét về nguyên liệu tồn kho có nhỏ hơn định mức tồn kho không để tiến hành xuất nguyên vật liệu. Bước 3: Tiến hành gia công sơ bộ: Cắt gỗ, tùy theo loại gỗ mà có thêm quy trình sấy gỗ, sau đó sẽ lọc ra những nguyên liệu gỗ để phục vụ cho việc sản xuất. Cắt gỗ: Khi nhập nguyên vật liệu là những thân gỗ lớn, sau đó sẽ được chuyển đến xưởng sử dụng những máy cưa tiến hành xẻ gỗ thành những tấm gỗ hoặc những thanh gỗ có kích thước theo yêu cầu sử dụng sản xuất tiếp theo bào gỗ các máy bào được sử dụng là máy bào cuốn hai mặt. Cuối cũng Gỗ sẽ dùng máy chà nhám thùng để chà nhám gỗ đảm bảo bề mặt gỗ mịn. Lọc gỗ: 35auk hi sấy, gỗ sẽ được phân loại dựa vào các tiêu chí: Bề mặt gỗ mịn, độ rắn chắc, vân đẹp, màu tự nhiên, không bị cong vênh, nứt nẻ những tấm gỗ bị lỗi như mắt chết, cong vênh, nứt tét, mối mọt sẽ được lọc bỏ trước khi chuyển qua công đoạn gia công chi tiết hoàn thiện. Sấy gỗ: Gỗ thành phẩm nhận được sau khi xẻ sẽ được ngâm tẩm hóa chất chống mối mọt và đưa vào lò sấy. Trong thời gian sấy gỗ phải thường xuyên đảm bảo nhiệt độ trong lò luôn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn, nhiệt độ luôn phải ổn định nếu không sau khi ra lò gỗ sẽ bị biến dạng, cong vênh, nứt nẻ. Bước 4: Gia công sản phẩm Gỗ qua quá trình gia công sơ bộ, các công nhân tiếp tục sản xuất tạo đường nét sản phẩm theo bản thiết kế đã định sẵn. Bước 5: Chuẩn bị lắp ráp sản phẩm Từ những thành phẩm gỗ đã qua gia công, chúng được lắp ráp lại với nhau bởi những con vít, định hình ra sản phẩm. Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm 35auk hi các sản phẩm hoàn thành thì tiến hành sơn hoàn thiện (Xịt PU) để tạo lớp màng trong suốt, sáng bóng bảo vệ bề mặt gỗ không bị trầy xước và ố mờ để dễ dàng trong quá trình vệ sinh và sử dụng. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 36 2.2.2. Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty a) Phân loại chi phí sản xuất Với đặc điểm sản xuất sản phẩm thì các chi phí được tập hợp trong quá trình đó được chia thành 3 nhóm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty như gỗ tram, nút chân, vít, sơn - Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động. - Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí mua ngoài, khấu hao tài sản cố định, chi phí trả trước, hóa đơn thuê mặt bằng b) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm từ gỗ được ghi nhận tại công ty. c) Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Hai phương pháp tập hợp chính mà công ty sử dụng là tập hợp trực tiếp và gián tiếp: - Đối với những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm thì được tập hợp theo phương pháp trực tiếp. Công ty sử dụng định mức chi phí nguyên vật liệu cho những sản phẩm sản xuất ra, dó đó dựa trên những định mức đã xây dựng căn cứ vào yêu cầu sản xuất, lượng nguyên vật liệu xuất dùng sao cho phù hợp nhất. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung do phát sinh liên quan đến nhiều sản phẩm, không thể tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm được nên được tập hợp chung sau đó sẽ phân bổ (tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp gián tiếp). 2.2.3. Đặc điểm về tính giá thành sản phẩm tại Công ty a) Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành của Công ty là các sản phẩm được hoàn thành như: bàn, tủ, ghế b) Kỳ tính giá thành Công ty tính giá thành sản phẩm gỗ theo tháng, kỳ nghiên cứu của đề tài là tháng 12 năm 2018. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 37 c) Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành theo định mức đã xây dựng Trước khi đi vào sản xuất sản phẩm, công ty luôn xây dựng định mức cả về nguyên vật liệu lẫn nhân công. Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức của sản phẩm + Chênh lệch do thay đổi định mức + Chênh lệch do thoát ly định mức Để làm rõ về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tôi sẽ minh họa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của 2 sản phẩm cụ thể là: - Sản phẩm Tủ đựng hồ sơ cho sinh viên (Phòng thực hành tầng 5) –Mã HH: TU86 - Sản phẩm Bàn lễ tân (5) –Mã HH: BAN94 Bộ phận kỹ thuật sẽ ước lượng số lượng nguyên vật liệu để sản xuất và hoàn thành 2 sản phẩm, tiếp theo kế toán sẽ tiến hành tính chi phí định mức nguyên vật liệu và nhân công. Bảng tính định mức nguyên vật liệu và nhân công cho 2 sản phẩm được thể hiện như sau: Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 38 Bảng 2.4- Định mức nguyên vật liệu và nhân công cho sản phẩm TU86 Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát Số 9, Đường số 1, Cụm CN An Hòa, P. An Hòa, TP Huế ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ NHÂN CÔNG MST: 3301592411 CHO ĐƠN VỊ SẢN PHẨM TP: Tủ đựng hồ sơ cho sinh viên (Phòng thực hành tầng 5) Đơn giá bán: 31,500,000.00 đ/cái Mã: TU86 Thành tiền: 31,500,000.00 đ SL: 1 STT TÊN NGUYÊN VẬT LIỆU MÃ NVL ĐVT ĐỊNH MỨC CHO 1 SP ĐỊNH MỨC THEO SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN1 SP TỔNG THÀNH TIỀN 1 - Băng keo -BAN03 cuộn 10.000 10.000 10,000.00 100,000.00 100,000.00 2 - Bóng PU 107 -BONG04 kg 48.000 48.000 54,702.07 2,625,699.00 2,625,699.00 3 - Chất đóng rắn PU 75% -CHAT01 kg 4.740 4.740 80,004.25 379,220.00 379,220.00 4 - Cứng PU -CUN01 Kg 4.740 4.740 32,962.95 156,244.00 156,244.00 5 - Dung môi -DUN01 Kg 24.000 24.000 28,395.84 681,500.00 681,500.00 6 - Keo TECHBOND EPOXY A29 -KEO05 kg 4.620 4.620 84,000.00 388,080.00 388,080.00 7 - Keo Dán -KEO08 Kg 4.740 4.740 25,007.07 118,534.00 118,534.00 8 - Khóa tủ -KHOA16 cái 16.000 16.000 23,000.00 368,000.00 368,000.00 9 - Lề bật -LEBAT02 cái 32.000 32.000 53,000.00 1,696,000.00 1,696,000.00 10 - Lót PU -LOT02 kg 24.000 24.000 41,108.42 986,602.00 986,602.00 11 - Tính màu –CL -MAU02 Kg 0.800 0.800 33,673.56 26,939.00 26,939.00 12 - Gỗ xả thành khí – Nhóm VI -NHOMVI m3 0.892 0.892 9,000,000.00 8,028,000.00 8,028,000.00 13 - Tay nắm tủ nhỏ -TAY05 cái 16.000 16.000 3,500.00 56,000.00 56,000.00 14 - Vải nhám -VAINHAM kg 0.900 0.900 38,016.50 34,215.00 34,215.00 15 - Xám keo -XAM01 kg 5.000 5.000 60,000.00 300,000.00 300,000.00 16 - Keo Bugjo V66 -KEO17 kg 1.250 1.250 37,000.00 46,250.00 46,250.00 17 Nhân công Công 25.886 25.886 250,000.00 6,471,500.00 6,471,538.00 Tổng cộng 22,462,783.00 22,462,821.00 (Nguồn: Phòng kế toán- tài chính của công ty) Bảng 2.5- Định mức nguyên vật liệu và nhân công cho sản phẩm BAN94 Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 39 Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát Số 9, Đường số 1, Cụm CN An Hòa, P. An Hòa, TP Huế ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ NHÂN CÔNG MST: 3301592411 CHO ĐƠN VỊ SẢN PHẨM TP: - Bàn sảnh lễ tân (5) Đơn giá bán: 5,000,000.00 đ/cái Mã: -BAN94 Thành tiền: 20,000,000.00 đ SL: 4 STT TÊN NGUYÊN VẬT LIỆU MÃ NVL ĐVT ĐỊNH MỨC CHO 1 SP ĐỊNH MỨC THEO SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN 1SP TỔNG THÀNH TIỀN 1 - Băng keo -BAN03 cuộn 2.000 8.000 10,000.00 20,000.00 80,000.00 2 - Bóng PU 107 -BONG04 kg 9.000 36.000 54,702.07 492,319.00 1,969,275.00 3 - Chất đóng rắn PU 75% -CHAT01 kg 1.020 4.080 80,004.25 81,604.00 326,417.00 4 - Cứng PU -CUN01 Kg 1.020 4.080 32,962.95 33,622.00 134,489.00 5 - Dung môi -DUN01 Kg 4.500 18.000 28,395.84 127,781.00 511,125.00 6 - Gỗ Sapele tròn (Xoan đào) -GO10 m3 0.150 0.600 9,090,909.01 1,363,636.00 5,454,545.00 7 - Keo TECHBOND EPOXY A29 -KEO05 kg 1.020 4.080 84,000.00 85,680.00 342,720.00 8 - Keo Dán -KEO08 Kg 1.020 4.080 25,007.07 25,507.00 102,029.00 9 - Lót PU -LOT02 kg 4.000 16.000 41,108.42 164,434.00 657,735.00 10 - Tính màu –CL -MAU02 Kg 2.000 8.000 33,673.56 67,347.00 269,388.00 11 - Vải nhám -VAINHAM kg 0.340 1.360 38,016.50 12,926.00 51,702.00 12 - Xám keo -XAM01 kg 0.170 0.680 60,000.00 10,200.00 40,800.00 13 - Keo Bugjo V66 -KEO17 kg 0.170 0.680 37,000.00 6,290.00 25,160.00 14 Nhân công Công 4.033 16.132 250,000.00 1,008,250.00 4,032,908.00 Tổng cộng 3,499,596.00 13,998,293.00 (Nguồn: Phòng kế toán- tài chính của công ty) Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 40 2.2.4. Kế toán tập hợp chí phí sản xuất 2.2.4.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Nội dung: Trong tổng chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn. Để sản xuất hoàn thành một sản phẩm cần rất nhiều nguyên vật liệu như: gỗ Sapele tròn (Xoan đào), gỗ keo tràm; ngoài ra còn có nguyên vật liệu phụ như băng keo, dung môi, vải nhám, lót PU, đinh vít Nguyên vật liệu sau khi mua về trọng lượng của gỗ sẽ được cân theo từng xe. Cân toàn bộ trọng lượng của xe sau đó nhập gỗ vào khô sẽ cân lại trọng lượng của xe. Từ đó, tính được giá trị phải trả cho nhà cung cấp dựa trên giá bán đã thỏa thuận và ký kết trên hợp đồng. Kế toán sử dụng tài khoản 1541 “ Chi phí sản xuất xưởng mộc” và tài khoản 1522 “ nguyên vật liệu đồ gỗ” để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nhập kho NVL: Hiện tại, công ty chủ yếu hoạt động sản xuất sản phẩm dựa trên các đơn hàng của khách hàng. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về việc tạo các mối quan hệ với khách hàng và tìm hợp đồng cho công ty. Sau khi nhận được hợp đồng hay đơn hàng sản xuất nào đó thì căn cứ vào kế hoạch sản xuất cùng định mức nguyên vật liệu hoặc từ xưởng trưởng thông báo (nguyên vật liệu có số lượng thực nhỏ hơn hạn mức tồn kho) để báo lên phòng kinh doanh. Nhân viên Phòng kinh doanh sẽ lập phiếu yêu cầu mua hàng gửi lên trưởng phòng kí và xét duyệt, sau đó trình lên Giám đốc ký duyệt để thực hiện việc đặt mua nguyên vật liệu. Sau khi được xét duyệt, nhân viên phòng kinh doanh tiến hành lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất cả về giá cả lẫn chất lượng nguyên vật liệu rồi lập đơn đặt hàng dựa trên phiếu yêu cầu mua hàng. Công ty thường nhận những đơn đặt hàng với giá trị nhỏ nên các giao dịch thường được gửi qua mail hoặc gọi điện trực tiếp với nhà cung cấp. Nhân viên kinh doanh tiến hành đưa ra một bản mô tả về nguyên vật liệu ( số lượng, chất lượng và quy cách) cho nhà cung cấp nếu nhà cung cấp đồng ý thì nhân viên kinh doanh tiến hành gửi đơn đặt hàng cho người bán qua email, faxĐối với những hợp đồng có giá trị lớn thì sẽ tiến hành gặp mặt trực tiếp để trao đổi và ký kết hợp đồng. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 41 Đơn đặt hàng gồm 2 liên: 1 liên dùng để gửi cho bộ phận kế toán, liên còn lại gửi cho khách hàng. Sau khi nhà cung cấp cung ứng nguyên vật liệu, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra số lượng sản phẩm và quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu. Sau khi kiểm tra nếu không có trở ngại gì thì tiến hành nhập nguyên vật liệu nhập kho và thủ kho lập phiếu nhập kho gồm có 2 liên: 1 liên gửi cho bộ phận kế toán, liên còn lại lưu trữ tại bộ phận kho. Chứng từ: + Phiếu yêu cầu mua hàng + Đơn đặt hàng + Phiếu nhập kho  Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho: Giá trị thực tế nhập kho = Giá mua + Chi phí mua - các khoản giảm trừ Chu trình xuất kho NVL để sản xuất sản phẩm: Dựa vào định mức NVL do bên kỹ thuật cung cấp và số lượng sản phẩm cần sản xuất ước tính của bộ phận kinh doanh cung cấp để xuất NVL sản xuất, đảm bảo nguyên vật liệu xuất ra đủ để sản xuất các sản phẩm. Khi có đơn hàng sản xuất sản phẩm, xưởng trưởng tiến hành lập phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu. Sau đó chuyển cho bộ phận kế toán và Giám đốc ký duyệt. Sau khi có sự ký duyệt của Ban Giám đốc, tiến hành gửi Phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu cho thủ kho. Sau khi thủ kho xuất nguyên vật liệu, người nhận kiểm tra về số lượng và đúng loại nguyên vật liệu cần thiết rồi ký nhận. Sau đó, phiếu xuất kho được gửi lại phòng kế toán để nhập vào phần mềm. Cuối kỳ, kế toán cập nhật giá xuất kho dựa trên đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ: Khi phân xưởng có nhu cầu xuất dùng nguyên vật liệu, xưởng trưởng tiến hành lập Phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu gồm 1 liên để gửi cho Ban Giam đốc ký duyệt, sau đó gửi cho thủ kho. Khi nhận được Phiếu yêu cầu xuất kho, thủ kho tiến hành lập Phiếu xuất kho gồm 3 liên dưới sự ký duyệt của Ban Giám đốc: 1 liên dùng để lưu trữ, 2 liên còn lại được gửi bộ phận kế toán để nhân viên kế toán tổng hợp theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn trong tháng và lên Sổ Cái, Sổ Chi tiết TK 152, đồng thời lưu phiếu xuất kho lại. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 42 Chứng từ: Phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu xuất kho, phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu  Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho Cuối kỳ, kế toán cập nhật giá xuất kho dựa trên đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ. Công thức tính như sau: Giá thực tế đơn vị bình quân = Trị giá thực tế + Trị giá thực tế NVL tồn đầu tháng NVL nhập trong tháng Số lượng tồn đầu tháng + Số lượng nhập trong tháng Trị giá NVL xuất dùng = Số lượng NVL xuất dùng x Giá thực tế đơn vị bình quân Ví dụ: Minh họa cụ thể trong tháng 12 có xuất kho dùng 2 nguyên vật liệu để sản xuất 2 sản phẩm như sau: - Bóng PU 107 (BONG04) là NVL sản xuất sản phẩm TU86 - Gỗ Sapele tròn (Xoan đào) là nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm BAN94 Theo bảng Tổng thổng hợp chi tiết nhập xuất tồn TK 1521 (phần số liệu thô), ta có:  Bóng PU 107: Tồn đầu kỳ với số lượng 305,477 kg, đơn giá: 54.702,07 đồng => Trị giá thực tê bóng PU 107 tồn đầu kỳ = 305,477 x 54.702,07 = 16.710.224 đồng NVL này trong tháng 12 không nhập thêm nên trị giá thực tê bóng PU 107 nhập trong kỳ = 0 đồng Vậy giá xuất kho nguyên vật liệu sử dụng được kế toán tính theo đơn giá bình quân gia quyền Giá thực tế đơn vị bình quân = 16.710.224 305,477 = 54.702,07 đồng  Trị giá bóng PU 107 xuất dùng =305,477 x 54.702,07 = 16.710.224 đồng Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 43  Gỗ Sapele tròn (Xoan đào): NVL này không có tồn đầu kỳ nên trị giá thực tế gỗ Sapele tròn (Xoan đào) tồn đầu kỳ =0 đồng. Nhập trong kỳ với số lượng 19,859 m3, đơn giá: 9.090.909,01 đồng => Trị giá thực tê bóng PU 107 nhập trong kỳ = 19,859 x 9.090.909,01 = 180.536.362 đồng Vậy giá xuất kho nguyên vật liệu sử dụng được kế toán tính theo đơn giá bình quân gia quyền Giá thực tế đơn vị bình quân = 180.536.362 19,859 = 9.090.909,01 đồng  Trị giá gỗ Sapele tròn (Xoan đào) xuất dùng = 7,094 x 9.090.909,08 = 64.490.909 đồng Theo như tìm hiểu thường khi tính giá trị xuất kho một loại NVL nào đó, ví dụ như NVL Gỗ sapele thì khi mua vào với giá 9.090.909, 01 đồng; nhưng kế toán sẽ dựa trên giá thực tế thị trường vào ngày xuất NVL đó là bao nhiêu để chỉnh sửa (Nếu NVL đó không có tồn đầu kỳ), đó là nguyên nhân vào ngày 10/12/2018 xuất dùng NVL gỗ Sapele có giá 9.090.909,08 đồng. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 44 Biểu 2.1- Phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu ngày 01/12 CÔNG TY TNHH MTV SXTM TRƯƠNG GIA PHÁT Số 9 đường số 1 Cụm công nghiệp An Hòa, P.An Hòa, TP huế Mã số thuế: 3301592411 PHIẾU YÊU CẦU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Ngày 01 tháng 12 năm 2018 Họ và tên người yêu cầu: Phạm Bá Thuấn Địa chỉ: Xưởng gỗ Lý do: yêu cầu xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm tháng 12/2018 ĐVT: Đồng Stt Tên mặt hàng Mã hàng Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Băng keo BAN03 Cuộn 178,318 10.000,00 1.178.180 2 Bản lễ bật 315.06.752 BANLE06 cái 32,000 48.500,00 1.552.000 3 Bóng Pu Cl BONG03 Kg 370,000 30.825,72 11.405.516 4 Bóng Pu 107 CHAT01 Kg 305,477 54.702,07 16.710.224 5 Chất đóng rắn PU 75% CHI01 Kg 67,796 80.004,25 5.423.968 6 Chỉ nhựa PVC CUN01 m 282,000 4.807,45 1.355.701 7 Cứng Pu DUN01 kg 87,196 32.962,95 2.874.237 8 Dung môi GO03 kg 390,000 28.395,84 11.074.378 9 Gôc keo tram KEO05 m3 2,500 1.800.000,00 4.500.000 10 Keo TECHBOND EPOXY A29 KEO05 Kg 72,050 84.000,00 6.052.200 11 Keo dán KEO08 Kg 85,098 25.007,07 2.128.052 12 Khóa vuông KHOA15 ổ 75,000 22.000,00 1.650.000 13 Khóa tủ KHOA16 cái 89,000 23.000,00 2.047.000 14 Khóa trình ký KHOA17 cái 114,000 9.500,00 1.083.000 15 Kính 8ly cường lực KINH01 m2 2,500 271.441,60 678.604 Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 45 16 Lễ bật LEBAT02 cái 148,000 53.000,00 7.844.000 17 lót PU LOT02 kg 339,000 41.108,42 13.953.754 18 Tính màu-CL MAU02 kg 89,450 33.673,56 3.012.100 19 Gỗ xả thành khí- Nhóm VI NHOMVI m3 4,117 9.000.000,00 37.053.000 20 Nút chân NUT01 kg 8,000 48.000,00 334.000 21 Nút chân NUT02 com 96,000 3.500,00 336.000 22 Que hàn kg 19,540 19.033,00 371.910 23 Ray hộc tủ cái 2,000 60.000,00 120.000 24 Rây tủ bộ 1,000 40.000,00 40.000 25 SƠn epoxy PA 800g lon 27,500 52.500,00 1.443.750 26 Tay nắm tủ cái 14,000 5.500,00 77.000 27 Tay nắm tủ nhỏ cái 139,000 3.500,00 486.500 28 Tay nắm 22x270 cái 16,000 13.500,00 216.000 29 Thép hộp mạ kẽm Z8:110x25x50x60 kg 105,000 14.100,00 1.480.500 30 thép hộp mạ kẽm Z8:100x25x25x60 kg 75,000 16.300,00 1.222.500 31 Hộp TMKCN 25x50x1.4x6m kg 228,000 17.327,14 3.950.588 32 Vải nhám kg 30,611 38.016,14 1.163.723 33 Ván MDP 8mm/1220*2240 tấm 8,000 103.076,38 824.611 34 Ván MDP 1220x2440x11mm tấm 111,000 160.000,00 17.760.000 35 Xám keo kg 35,613 60.000,00 2.136.780 36 Xám keo(10lit) can 0,274 650.000,00 178.100 37 Sơn Laur ion 2,850 215.000,00 612.750 38 Ván Veneer VHT15/VHT15 PLY tấm 8,000 1.040.000,00 8.320.000 Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 46 WPRSTD 1220x2440x17mm 39 Gỗ MDF 17mm hàng xanh tấm 14,000 10.911,96 3.619.980 40 Xốp PE m 20,660 10.911,96 225.441 41 Keo Bugjo kg 17,093 37.000,00 632.441 Cộng 117.765.488 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm mười bảy triệu, bảy trăm sáu mươi lăm ngàn, bốn trăm tám mươi tám đồng Ngày 01 tháng 12 năm 2018 Người lập phiếu Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 47 Biểu 2.2- Phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu ngày 08/12 CÔNG TY TNHH MTV SXTM TRƯƠNG GIA PHÁT Số 9 đường số 1 Cụm công nghiệp An Hòa, P.An Hòa, TP huế Mã số thuế: 3301592411 PHIẾU YÊU CẦU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Ngày 08 tháng 12 năm 2018 Họ và tên người yêu cầu: Phạm Bá Thuấn Địa chỉ: Xưởng gỗ Lý do: yêu cầu xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm tháng 12/2018 ĐVT: Đồng Stt Tên mặt hàng Mã hàng Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Gỗ nhóm III NHOMIII m3 0,503 14.545.455.27 7.316.364 Cộng 7.316.364 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bảy triệu, ba trăm mười sáu ngàn, na trăm sáu mươi bốn đồng chẵn. Ngày 08 tháng 12 năm 2018 Người lập phiếu Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 48 Biểu 2.3- Phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu ngày 10/12 CÔNG TY TNHH MTV SXTM TRƯƠNG GIA PHÁT Số 9 đường số 1 Cụm công nghiệp An Hòa, P.An Hòa, TP huế Mã số thuế: 3301592411 PHIẾU YÊU CẦU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Ngày 10 tháng 12 năm 2018 Họ và tên người yêu cầu: Phạm Bá Thuấn Địa chỉ: Xưởng gỗ Lý do: yêu cầu xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm tháng 12/2018 ĐVT: Đồng Stt Tên mặt hàng Mã hàng Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Gỗ Sapele GO10 m3 7,094 9.090.909,98 64.490.909 Cộng 64.490.909 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Sáu mươi bốn triệu, bốn trăm chín mươi ngàn chín trăm lẻ chín đồng Ngày 10 tháng 12 năm 2018 Người lập phiếu Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 49 Biểu 2.4- Phiếu xuất kho số PXK06 CÔNG TY TNHH MTV SXTM TRƯƠNG GIA PHÁT Mẫu số 02-VT Số 9 đường số 1 Cụm công nghiệp An Hòa, P.An Hòa, TP huế Mã số thuế: 3301592411 PHIẾU XUẤT KHO Số: PXK06 Ngày 01 tháng 12 năm 2018 Nợ: 1541 ( Liên 1) Có:1522 - Họ và tên người nhận: Trương Thị Mai - Địa chỉ: Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát - Lý do xuất kho: Xuất kho NVL để sản xuất gỗ tháng 12/2018 - Xuất tại kho: Kho hàng chung Stt Tên mặt hàng Mã hàng Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Băng keo BAN03 Cuộn 178,318 10.000,00 1.178.180 2 Bản lễ bật 315.06.752 BANLE06 cái 32,000 48.500,00 1.552.000 3 Bóng Pu Cl BONG03 Kg 370,000 30.825,72 11.405.516 4 Bóng Pu 107 CHAT01 Kg 305,477 54.702,07 16.710.224 5 Chất đóng rắn PU 75% CHI01 Kg 67,796 80.004,25 5.423.968 6 Chỉ nhựa PVC CUN01 m 282,000 4.807,45 1.355.701 7 Cứng Pu DUN01 kg 87,196 32.962,95 2.874.237 8 Dung môi GO03 kg 390,000 28.395,84 11.074.378 9 Gôc keo tram KEO05 m3 2,500 1.800.000,00 4.500.000 10 Keo TECHBOND EPOXY A29 KEO05 Kg 72,050 84.000,00 6.052.200 11 Keo dán KEO08 Kg 85,098 25.007,07 2.128.052 12 Khóa vuông KHOA15 ổ 75,000 22.000,00 1.650.000 13 Khóa tủ KHOA16 cái 89,000 23.000,00 2.047.000 14 Khóa trình ký KHOA17 cái 114,000 9.500,00 1.083.000 Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 50 15 Kính 8ly cường lực KINH01 m2 2,500 271.441,60 678.604 16 Lễ bật LEBAT02 cái 148,000 53.000,00 7.844.000 17 lót PU LOT02 kg 339,000 41.108,42 13.953.754 18 Tính màu-CL MAU02 kg 89,450 33.673,56 3.012.100 19 Gỗ xả thành khí- Nhóm VI NHOMVI m3 4,117 9.000.000,00 37.053.000 20 Nút chân NUT01 kg 8,000 48.000,00 334.000 21 Nút chân NUT02 com 96,000 3.500,00 336.000 22 Que hàn kg 19,540 19.033,00 371.910 23 Ray hộc tủ cái 2,000 60.000,00 120.000 24 Rây tủ bộ 1,000 40.000,00 40.000 25 SƠn epoxy PA 800g lon 27,500 52.500,00 1.443.750 26 Tay nắm tủ cái 14,000 5.500,00 77.000 27 Tay nắm tủ nhỏ cái 139,000 3.500,00 486.500 28 Tay ...4 444,444 3 1,333,332 14,666,668 22 Máy bơm điện chữa cháy pentax 1 15,000,000 1303 05/10/2018 36 10/2018 416,667 416,667 3 1,250,001 13,749,999 23 Máy bào cuốn 2 mặt 1 27,000,000 1303 05/10/2018 36 10/2018 750,000 750,000 3 2,250,000 24,750,000 24 Máy cắt 2 đầu 1 20,500,000 1303 05/10/2018 36 10/2018 569,444 569,444 3 1,708,332 18,791,668 25 Máy phay khóa LXF2-300X100 1 26,500,000 594 10/11/2018 60 01/2019 441,667 - 26,500000 26 Máy phay đố LXDA-200A 1 18,000,000 594 10/11/2018 60 01/2019 300,000 - 18,000,000 27 Máy đột dập VP-13 1 1,500,000 594 10/11/2018 36 01/2019 41,667 - 1,500,000 28 Máy nén khí 1 3,181,818 594 10/11/2018 36 01/2019 88,384 - 3,181,818 Tổng cộng 217,605,818 6,149,731 5,257,180 23,070,791 194,535,027 (Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát) Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 64  Chi phí khấu hao tài sản cố định Công ty thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng và trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng. Do đó chi phí khấu hao hàng tháng là như nhau. Công thức tính khấu hao được sử dụng là: MK = Trong đó: MK: Mức khấu hao bình quân năm NG: Nguyên giá TSCĐ T: Thời gian sử dụng. Cuối mỗi tháng, kế toán thực hiện thao tác tính toán và tính số khấu hao tháng cho xưởng gỗ trên excel. Để phản ảnh tình hình khấu hao, kế toán sử dụng TK 2142- Hao mòn TSCĐ thuê tài chính, có các cấp chi tiết như sau: TK 21421: Nhà cửa, vật kiến trúc TK 21422: Máy móc thiết bị TK 21423: Phương tiện vận tải, truyền dẫn Để tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng TK 1541- Chi phí sản xuất xưởng. Cuối tháng kế toán tiến hành nhập trích khấu hao TSCĐ tháng 12/2018 vào phần mềm KTVN với định khoản như sau: Nợ TK 1541: 29.006.944 Có TK 214: 29.006.944 Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 65 Bảng 2.9- Bảng khấu hao TSCĐ năm 2018 CÔNG TY TNHH MTV SXTM TRƯƠNG GIA PHÁT Số 9 đường số 1 Cụm công nghiệp An Hòa, P.An Hòa, TP. Huế MST: 3301592411 BẢNG KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐƯA VÀO SẢN XUẤT NĂM 2018 STT TÊN TÀI SẢN Ngày tháng tăng TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Ngày tháng năm đưa vào sử dụng Thời gian khấu hao (năm) Thời gian khấu hao (tháng) Số khấu hao /năm Số khấu hao /tháng Giá trị phân bổ tháng 12/2018 Số tháng phân bổ trong năm Tổng khấu hao trong kỳ Hao mòn lũy kế cuối kỳ (tính đến tháng 12/2018) Giá trị còn lại cuối kỳ Tổng cộng 1 Máy dán cạnh thẳng tự động (Edging System 3/50) 29/05/2018 150,000,000 07/2018 10 120 15,000,000 1,250,000 1,250,000 6 7,500,000 7,500,000 142,500,000 150,000,000 2 Máy chà nhám thùng 05/10/2018 82,000,000 10/2018 6 72 13,666,667 1,138,889 1,138,889 3 3,416,667 3,416,667 78,583,333 82,000,000 3 Máy cưa ST 400 NOVA BR 05/10/2018 93,000,000 10/2018 6 72 15,500,000 1,291,667 1,291,667 3 3,875,001 3,875,001 89,124,999 93,000,000 4 Xe nâng toyota 05/10/2018 101,000,000 10/2018 4 48 25,250,000 2,104,167 2,104,167 3 6,312,501 6,312,501 94,687,499 101,000,000 5 Máy cưa gỗ 05/10/2018 70,500,000 10/2018 3 36 23,500,000 1,958,333 1,958,333 3 5,874,999 5,874,999 64,625,001 70,500,000 6 Máy cưa bánh đà loại vừa 05/10/2018 241,000,000 10/2018 3 36 80,333,333 6,694,444 6,694,444 3 20,083,332 20,083,332 220,916,668 241,000,000 7 Máy cưa bánh đà loại lớn 05/10/2018 229,000,000 10/2018 3 36 76,333,333 6,361,111 6,361,111 3 19,083,333 19,083,333 209,916,667 229,000,000 8 Máy cưa bánh đà loại lớn 05/10/2018 153,000,000 10/2018 3 36 51,000,000 4,250,000 4,250,000 3 12,750,000 12,750,000 140,250,000 153,000,000 9 Máy ghép nối gỗ răng cưa 10.5KW 05/10/2018 380,000,000 10/2018 8 96 47,500,000 3,958,333 3,958,333 3 11,874,999 11,874,999 368,125,001 380,000,000 10 Máy cắt LJG2V - S500 10/11/2018 120,000,000 01/2019 10 120 12,000,000 1,000,000 - - 120,000,000 120,000,000 11 Máy bấm góc LJJ - 120T 10/11/2018 58,000,000 01/2019 10 120 5,800,000 483,333 - - 58,000,000 58,000,000 TỔNG CỘNG 1,677,500,000 - 365,883,333 30,490,277 29,006,944 90,770,832 90,770,832 1,586,729,168 1,677,500,000 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát) Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 66  Chi phí thuê mặt bằng Công ty hiện tại đang thuê mặt bằng của Công ty TNHH SXTM và DV Duy Trí , tiền thuê bao gồm cả điện nước. Hợp đồng thuê được tính và thanh toán 2 lần trong 1 năm ( bao gồm 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm) Do đó, giá trị được phân bổ cho xưởng gỗ tháng 12 là 16.060.606 đồng. Sau đây là hóa đơn GTGT về việc thuê mặt bằng sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của 6 tháng cuối năm 2018: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DUY TRÍ Địa chỉ: 46 Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Điện thoại: 054.3836837*Fax: 054.3835837 Mã số thuế: 3300415138 Số tài khoản: 4011211-000115 Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Chi nhánh Trường An - Huế HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/002 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: DT/14P Liên 2: Giao cho người mua Ngày 25 tháng 12 năm 2018 Số: 0001327 Họ tên người mua: Tên đơn vị: Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Trương Gia Phát. Địa chỉ: Số 9, đường số 1, Cụm Công nghiệp An Hòa, phường An Hòa, Thành phố Huế Số tài khoản: ...... Hình thức thanh toán: . CK.MST: 3301592411 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6= 4×5 Cho thuê mặt bằng 6 tháng cuối năm 2018 96.363.636 Cộng tiền hàng ..96.363.636 đ Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 9.636.364 đ Tổng cộng người thanh toán: .106.000.000 đ Số tiền viết bằng chữ: Một trăm linh sáu triệu đồng chẵn ./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Trương Thị Mai Đoàn Thị Bích Chi Trương Đình Dũng Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 67 2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Việc tổng hợp và tính giá thành sẽ tính cho tổng giá thành sản phẩm gỗ trong tháng 12, sau đó tiến hành tính cho từng sản phẩm. Sau đây là cách mà kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành cho 2 sản phẩm TU86 và sản phẩm BAN94. Hiện tại, công ty thực hiện việc tính giá thành theo tháng, kế toán sẽ tiến hành tập hợp tất cả các chi phí để tính giá thành sản phẩm. - Khi lên kế hoạch sản xuất, bộ phận kĩ thuật đã tính toán ước lượng khoảng thời gian sản xuất hợp lý để hầu hết các sản phẩm sản xuất ra có thể hoàn tất trong tháng kế hoạch. Để tính được giá thành sản phẩm, vào cuối tháng căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng loại cụ thể, kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trên phần mềm kế toán. Tuy nhiên, công ty sử dụng phần mềm kế toán KTVN nên không thể tự động tính giá thành sản phẩm như các khác được, vì thế kế toán công ty phải tập hợp tính giá thành trên EXCEL sau đó nhập vào phần mềm kế toán. - Tất cả các chi phí sản xuất đều được tập hợp vào TK 1541 - Chi phí sản xuất xương gỗ và kế toán theo dõi trên số chi tiết của tài khoản này. Bảng tổng hợp các sản phẩm hoàn thành trong tháng 12/2018 STT Mã HH Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng 1 SAN02 ti m2 10 2 TU86 - Tủ đựng hồ sơ cho sinh viên (Phòng thực hành tầng 5) cái 1 3 QUAY06 - Quầy bar (tầng 5) Tầng 8 2 cái ghép lại cái 2 4 TU87 - Tủ đựng hồ sơ cho giảng viên (Phòng thực hành số 1 tầng 6) cái 1 5 TU88 Tủ bỏ túi xách cho sinh viên (Phòng thực hành tầng 6) cái 1 6 TU89 - Tủ locker (hành lang tầng trệt) cái 3 7 TU90 - Tủ đựng hồ sơ cho sinh viên cái 2 Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 68 (phòng thực hành số 2 tầng 6) 8 TU91 - Tủ đựng hồ sơ cho sinh viên (P/học nghề thí điểm tầng 8) cái 2 9 BUC07 - Bục giáo viên (Phòng học nghề thí điểm tầng 8) cái 2 10 BAN90 - Bàn sảnh lễ tân (1) cái 1 11 BAN91 - Bàn sảnh lễ tân (2) cái 1 12 BAN92 - Bàn sảnh lễ tân (3) cái 1 13 BAN93 - Bàn sảnh lễ tân (4) cái 1 14 BAN94 - Bàn sảnh lễ tân (5) cái 4 15 BAN95 - Bàn sảnh lễ tân (6) cái 4 16 THU02 - Thùng bàn vải cái 1 17 GIA07 - Giá sổ vải cái 2 18 TU95 - Tủ mẫu Debotex cái 1 19 GIA08 - Giá đựng biểu mẫu cái 1 20 BAN96 - Bàn phối lựa cái 6 21 GHE22 - Ghế gỗ công nhân cái 50 22 BAN97 - Bàn kiểm hàng cái 19 Công thức tính giá thành thực tế : Giá thành Sản phẩm = CP NVL trực tiếp + CP NC trực tiếp sản xuất + Chi phí SXC Tổng chi phí phát sinh trong tháng 12/2018 như sau: - Tổng chi phí NVL thực tế = 249.572.761 đồng - Tổng chi phí NCTT thực tế trong tháng 12 = 101.000.000 đồng - Tổng chi phí SXC thực tế trong tháng 12 = 50.327.730 đồng. Trong đó: Chi phí Khấu hao TSCĐ = 29.006.944 đồng Chi phí trả trước dài hạn = 5.257.180 đồng Chi phí tiền thuê đất phân bổ tháng 12 của xưởng mộc = 16.060.606 đồng => Tổng giá thành của các sản phẩm sản xuất trong tháng 12 là: Tổng giá thành = Tổng chi phí NVLTT + Tổng chi phí NCTT + Tổng chi phí SXC = 249.572.761 + 101.000.000 + 50.327.730 = 400.897.491 đồng Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 69 Ví dụ 1: Trường hợp cụ thể tính giá thành cho sản phẩm “Tủ đựng hồ sơ cho sinh viên( Phòng thực hành tầng 5)” (TU86) Trước khi sản xuất sản phẩm dựa trên giá cả của các nguyên vật liệu, kế toán đưa ra ước lượng định mức cho sản phẩm là (Dựa vào bảng định mức nguyên vật liệu và nhân công cho sản phẩm TU86, Bảng 2.4): Tổng chi phí nguyên vật liệu định mức = 15.991.283 đồng Chi phí nhân công định mức = 6.471.500 đồng Ta có: Tổng chi phí nguyên vật liệu của tháng 12 là 249.572.761 đồng Chi phí nhân công trực tiếp và sản xuất chung thực tế được tính và phân bổ dựa trên tổng chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng Chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm i = CP NVL định mức sản phẩm i x Tổng CP NCTT theo tháng Tổng CP NVL thực tế theo tháng Chi phí NCTT sản phẩm TU86 = 15.991.283 x 101.000.000 249.572.761 = 6.471.538 đồng => Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm trên = 6.471.538 đồng Chi phí SXC sản phẩm i = CP NVL định mức sản phẩm i x Tổng CP SXC theo tháng Tổng CP NVL thực tế theo tháng Chi phí SXC sản phẩm TU86 = 15.991.283 x 50.324.730 249.572.761 = 3.224.538,57 đồng => Chi phí nhân sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm trên = 3.224.538,57 đồng Vậy tổng giá thành của sản phẩm tủ đựng hồ sơ cho sinh viên ( Phòng thực hành tầng 5) là: Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 70 Tổng giá thành= Tổng chi phí NVL + Tổng chi phí NCTT + Tổng chi phí SXC = 15.991.283 + 6.471.538 + 3.224.538,57 = 25.687.359,57 đồng  Giá thành đơn vị = 25.687.360 đồng Ví dụ 2: Tính giá thành cho sản phẩm bàn sảnh lễ tân (5) (Mã hh: BAN94) Dựa vào bảng định mức nguyên vật liệu và nhân công cho sản phẩm BAN94 (Bảng 2.5): Tổng chi phí nguyên vật liệu định mức = 9.965.385 đồng Chi phí nhân công định mức = 4.032.908 đồng Ta có: Tổng chi phí nguyên vật liệu của tháng 12 là 249.572.761 đồng Chi phí nhân công trực tiếp và sản xuất chung thực tế được tính và phân bổ dựa trên tổng chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng Chi phí nhân công thực tế = 9.965.385 x 101.000.000 249.572.761 = 4.032.908 đồng => Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm trên = 4.032.908 đồng Chi phí sản xuất chung thực tế = 9.965.385 x 50.324.730 249.572.761 = 2.009.455,29 đồng => Chi phí nhân sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm trên = 2.009.455,29 đồng Vậy tổng giá thành của sản phẩm bàn sảnh lễ tân (5) là: Tổng giá thành= Tổng chi phí NVL + Tổng chi phí NCTT + Tổng chi phí SXC = 9.965.385 + 4.032.908 + 2.009.455,29 = 16.007.748,29 đồng Giá thành đơn vị = 16.007.748,29 4 = 4.001.937 đồng Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 71 Bảng 2.10- Bảng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Tháng 12 năm 2018 Mã HH Tên HH ĐVT SL Chi phí Tổng Z Z đơn vị NVL NC SXC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 -SAN02 - Sàn gỗ m2 10 8,119,197.00 3,285,771.00 1,637,183.45 13,042,151.45 1,304,215.00 -TU86 - Tủ đựng hồ sơ cho sinh viên (Phòng thực hành tầng 5) cái 1 15,991,283.00 6,471,538.00 3,224,538.57 25,687,359.57 25,687,360.00 -QUAY06 - Quầy bar (tầng 5) Tầng 8 2 cái ghép lại cái 2 11,530,980.00 4,666,491.00 2,325,147.38 18,522,618.38 9,261,309.00 -TU87 - Tủ đựng hồ sơ cho giảng viên (Phòng thực hành số 1 tầng 6) cái 1 15,219,183.00 6,159,075.00 3,068,849.61 24,447,107.61 24,447,108.00 -TU88 - Tủ bỏ túi xách cho sinh viên (Phòng thực hành tầng 6) cái 1 7,766,580.00 3,143,070.00 1,566,080.52 12,475,730.52 12,475,731.00 -TU89 - Tủ locker (hành lang tầng trệt) cái 3 41,236,821.00 16,688,195.00 8,315,137.67 66,240,153.67 22,080,051.00 -TU90 - Tủ đựng hồ sơ cho sinh viên (phòng thực hành số 2 tầng 6) cái 2 10,151,291.00 4,108,142.00 2,046,942.03 16,306,375.03 8,153,188.00 -TU91 - Tủ đựng hồ sơ cho sinh viên (P/học nghề thí điểm tầng 8) cái 2 29,457,444.00 11,921,180.00 5,939,902.65 47,318,526.65 23,659,263.00 -BUC07 - Bục giáo viên (Phòng học nghề thí điểm tầng 8) cái 2 13,475,153.00 5,453,281.00 2,717,177.26 21,645,611.26 10,822,806.00 -BAN90 - Bàn sảnh lễ tân (1) cái 1 3,666,633.00 1,483,856.00 739,352.78 5,889,841.78 5,889,842.00 -BAN91 - Bàn sảnh lễ tân (2) cái 1 3,816,084.00 1,544,337.00 769,488.60 6,129,909.60 6,129,910.00 -BAN92 - Bàn sảnh lễ tân (3) cái 1 3,272,579.00 1,324,385.00 659,894.34 5,256,858.34 5,256,858.00 -BAN93 - Bàn sảnh lễ tân (4) cái 1 4,313,393.00 1,745,594.00 869,767.74 6,928,754.74 6,928,755.00 -BAN94 - Bàn sảnh lễ tân (5) cái 4 9,965,385.00 4,032,908.00 2,009,455.29 16,007,748.29 4,001,937.00 -BAN95 - Bàn sảnh lễ tân (6) cái 4 19,720,349.00 7,980,660.00 3,976,480.55 31,677,489.55 7,919,372.00 -THU02 - Thùng bàn vải cái 1 1,695,658.00 686,219.00 341,918.44 2,723,795.44 2,723,795.00 -GIA07 - Giá sổ vải cái 2 2,168,614.00 877,620.00 437,286.96 3,483,520.96 1,741,760.00 -TU95 - Tủ mẫu Debotex cái 1 2,945,589.00 1,192,055.00 593,958.93 4,731,602.93 4,731,603.00 -GIA08 - Giá đựng biểu mẫu cái 1 1,278,683.00 517,472.00 257,838.14 2,053,993.14 2,053,993.00 -BAN96 - Bàn phối lựa cái 6 4,614,495.00 1,867,447.00 930,483.01 7,412,425.01 1,235,404.00 -GHE22 - Ghế gỗ công nhân cái 50 5,829,719.00 2,359,238.00 1,175,525.05 9,364,482.05 187,290.00 -BAN97 - Bàn kiểm hàng cái 19 33,337,650.00 13,491,467.00 6,722,321.04 53,551,438.04 2,818,497.00 Tổng 249,572,761.00 101,000,000.00 50,324,730.00 400,897,491.00 Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 72 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GỖ TẠI CÔNG TY TNHH MTV SXTM TRƯƠNG GIA PHÁT 3.1. Nhận xét Qua quá trình thực tập tại công ty, được tiếp xúc thực tế với công tác quản lý, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất. Ngoài ra, với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ quản lý và bộ phận tài vụ kế toán tại Công ty đã giúp tôi có thể hoàn thành tốt bài luận cuối khóa, tạo điều kiện để tôi được tiếp xúc với công việc kế toán, góp phần cũng cố hơn về những kiến thức đã được học từ nhà trường. Dựa vào những kiến thức đã được học trong suốt quá trình thực tập tại Công ty, tôi xin đưa ra những nhận xét cũng như đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm gỗ tại Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Trương Gia Phát. 3.1.1. Những ưu điểm: Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Trương Gia Phát từ khi mới thành lập với cơ sở vật chất không lớn, số lượng nhân viên còn ít, sản phẩm sản xuất còn chưa cầu kỳ, tinh tế nhưng công ty không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng lao động, đầu tư máy móc thiết bị nhằm tăng chất lượng, mẫu mã, quy cách sản phẩm đa dạng, phong phú hơn với giá cả hợp lí để cung cấp cho khách hàng với sự hài lòng nhất. Sự phát triểm và tiến bộ của công ty không thể không kể đến vai trò của các bộ phận trong công ty. Giữa các phân xưởng và các phòng ban có mối liên hệ hỗ trợ nhau, kết hợp chặt chẽ với nhau. Riêng đối với bộ phận kế toán với vai trò quan trọng của mình, kế toán luôn thúc đẩy việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Lựa chọn hình thức sổ kế toán là chứng từ ghi sổ phù hợp với công tác quản lý hạch tác các hoạt động kinh tế tài chính của công ty. Phương pháp tính giá thành, các ước lượng định mức về nguyên vật liệu, nhân công được kế toán tính sao cho sát với thực tế khi sản xuất ra sản phẩm. Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Trương Gia Phát, kết hợp với những kiến thức đã được giảng dạy trên nhà trường, tôi xin đưa ra một số nhận xét về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty như sau: Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 73  Về công tác kế toán chung: + Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát là công thuộc loại công ty vừa và nhỏ nên bộ máy kế toán tổ chức khá gọn nhẹ, khoa học, có sự phối hợp giữa các nhân viên kế toán. Tuy số lượng lao động của công ty có trình độ học vấn chưa được nhiều nhưng trình độ tay nghề đa số là người những có kinh nghiệm tốt phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất của công ty. + Hệ thống sổ sách kế toán: Hệ số sổ sách, chứng từ kế toán tại công ty được tổ chức khoa hoc, chặt chẽ theo chế độ kế toán hiện hành. + Hệ thống tài khoản: công ty sử dụng hệ thống tài khoản phù hợp với thông tư 133/2016/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành vào ngày 26/08/2016 và tuân thủ theo các chuẩn mực theo đúng quy định luật ban hành. + Bộ phận kế toán của đơn vị luôn theo dõi chặt chẽ, ghi sổ kịp thời những chi phí phát sinh trong tháng, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý sản xuất, quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh. + Công tác lưu giữ, quản lý chứng từ, sổ sách được thực hiện rất tốt. Sổ sách, chứng từ của bộ phận nào được bộ phận đó lưu giữ, bảo quản trong từng tập riêng phân theo tháng, quý, năm nên khi cần kiểm tra, truy xuất rất dễ dàng.  Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm + Công ty thường tiến hành sản xuất sản phẩm theo đơn hàng nên trước khi nhận và kí kết hợp đồng cả phòng kinh doanh, bộ phận kĩ thuật đảm nhiệm việc ước tính thời gian hoàn thành và đảm bảo tương đối về việc ước lượng định mức nguyên vật liệu xuất để sản xuất sản phẩm. Do đó, hạn chế việc tồn tại sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Trong tháng 12/2018, xuất nguyên liệu không vượt quá định mức đặt ra, đây là điều đáng mừng chứng tỏ kế toán luôn chú ý đến định mức trong quá trình xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất một cách hợp lý và tiết kiệm nhất. + Phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, do đó khá chính xác trong việc tính giá xuất kho nguyên vật liệu sản xuất mà cũng đơn giản cho kế toán. Ngoài ra công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc quản lý chặt chẽ khâu lập kế hoạch mua vật tư đáp ứng cho quá trình sản xuất, không thừa không thiếu, luôn theo dõi sát sao hạn mức tồn kho nguyên vật liệu để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nguyên vật liệu phục vụ tốt cho quá trình sản xuất. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 74 3.1.2. Những hạn chế: Công ty đã xu hướng kinh doanh thêm mặt hàng sản xuất nhôm, kính, ngoài ra còn chạy công trình (như sửa chữa đồ gỗ, nhôm, kính ngoài công ty), khối lượng công việc phòng tài vụ kế toán càng nhiều nhưng bộ máy kế toán vẫn còn ít người, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán nên cũng gây không ít khó khăn cho công tác kế toán. Qua việc tìm hiểu thực tế tại công ty, tôi nhận thấy rằng do ít nhân viên kế toán với số lượng công việc như vậy thì kế toán thường hay để dồn vào gần cuối tháng mới bắt đầu tính toán và sửa chữa số liệu sao cho phù hợp với thực tế, điều đó dễ gây ra những sai sót. Hiện tại, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Việt Nam nên việc tính giá thành, phân bổ chi phí trả trước và khấu hao tài sản cố định còn dựa vào Excel. Công tác tính toán giá thành sản phẩm còn thực hiện thủ công. Qua quá trình sản xuất các sản phẩm từ gỗ sẽ thu hồi các phế liệu như: mùn cưa, gỗ vụn, dăm bào. Giá trị ước tính của phế liệu hàng tháng đôi khi khá lớn tùy thuộc vào mức độ sản xuất, nhưng điều này công ty không quan tâm đến. Giai đoạn mua nguyên vật liệu nhập kho, thủ kho dựa trên chứng từ hóa đơn mua hàng để tiến hành kiểm tra mẫu mã, số lượng, quy cách nhưng không có có biên bản kiểm nghiệm hàng hóa mà chỉ thực hiện qua lời nói rồi tiến hành nhập kho khi thấy đảm bảo về hàng hóa đã mua. Công ty áp dụng nguyên tắc sử dụng nguyên vật liệu là định mức để tính chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm. Nếu trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu thực tế lớn hơn so với định mức đặt ra thì những chi phí đó sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý. Trường hợp nếu kế toán không chú ý đến định mức do đó xuất NVL vượt định mức. Khi thanh tra về kiểm tra sẽ phạt những khoản này rất nặng. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 75 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ tại công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát Để công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đạt được hiệu quả cao thì cần phải phát huy hơn nữa những ưu điểm đã đạt được và tìm ra những biện pháp để khắc phục một số hạn chế còn tồn tại. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát, nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với mong muốn công tác này ngày càng hoàn thiện hơn tôi xin đưa ra một số giải pháp, ý kiến riêng như sau: - Để công việc được hoàn thành theo tiến độ cũng như tránh sai sót do nhiều mảng khác nhau, công ty nên tuyển thêm nhân viên để công tác kế toán đạt hiệu quả hơn. - Những phế liệu thu hồi từ những công đoạn lọc gỗ, sử dụng máy bào để làm mịn bề mặt gỗ như mùn cưa, gỗ vụn, dăm bào được sử dụng phổ biến trong ngành nông nghiệp. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có các sản phẩm viên nén gỗ mùn cưa, dăm bào là một chất đốt thân thiện với môi trường lại có giá thành rẻ nên được rất nhiều người quan tâm. Đồng thời, với việc sử dụng bếp lò cho việc đốt viên nén gỗ mùn cưa, dăm bào đã tạo ra nhiều hiệu qua rất cao cho người sử dụng. Đây là cũng là điều quan trọng mà doanh nghiệp có thể lưu tâm trong quá trình xử lý những phế liệu này, hàng năm khối lượng phế liệu này rất nhiều nếu công ty không xử lý sẽ bị mất một khoản tiền. - Với mô hình kinh doanh sản xuất sản phẩm như hiện tại thì việc sử dụng phần mềm kế toán Việt Nam chưa thực sự phù hợp vì kế toán phải dành thời gian cho việc trích khấu hao, chi phí trả trước dài hạn, cũng như tính giá thành sản phẩm dựa trên Excel. Do đó, công ty nên đổi sang phần mềm khác phù hợp với lại hình doanh nghiệp sản xuất , như phần mềm kế toán MISA, FAST. - Khi nguyên vật liệu mua về qua khâu kiểm tra của thủ kho không được chặt chẽ. Tại thời điểm kiểm kê công ty nên có bản kiểm kiểm hàng ghi đẩy đủ với nội dung về số lượng sản phẩm, quy cách, mẫu mã có đúng với hóa đơn không để làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa thừa, thiếu và ghi sổ kế toán. Sau đây là mẫu biên bản kiêm kê hàng hóa theo mẫu số 05- VT (Ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính). Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 76 Đơn vị: Bộ phận: .. Mẫu số 05- VT (Ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính) BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA - Thời điểm kiểm kê: .giờ.ngày...thángnăm - Ban kiểm kê gồm: Ông/Bà/: Chức vụ.Đại diện.Trưởng ban Ông/Bà/: Chức vụ.Đại diện.Ủy viên... - Đã kiểm kê có những mặt hàng dưới đây: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, vật tư, dụng cụ Mã số Đơn vị tính Đơn giá Theo số kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất Thừa Thiếu Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Còn tốt 100% Kếm phẩm chất Mất phẩm chất A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cộng X X X X X X X X X X Theo như tôi nhận thấy thì nguyên vật liệu mà công ty nhập về thường với số lượng nhiều, sử dung cho lâu dài, dó đó có thể thấy trong tháng 12 này công ty ít phải nhập nguyên vật liệu mà chủ yếu là sử dụng nguyên vật liệu tồn kho, dó đó biên bản này là rất phù hợp và điều quan trọng mà doanh nghiệp cần áp dụng. - Khi tính giá thành cho từng sản phẩm, việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính dựa trên chi phí nguyên vật liệu, việc phân bổ này không theo một phương pháp nào cụ thể, điều này thường sẽ dẫn tới việc tập hợp chi phí không có độ chính xác cao, từ đó không phản ánh chính xác giá thực tế của từng loại sản phẩm. Kế toán nên có bảng phân bổ các chi phí cho từng loại sản phẩm sản xuất đến cuối tháng, kế toán sẽ tiến hành tính chi phí NCTT, chi phí SXC xem xét xem giá thực tế qua quan sát, ghi chép phân bổ có chênh lệch quá nhiều so với việc tính dựa trên nguyên vật liệu hay không. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 77 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong môi trường kinh tế cạnh tranh như hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần phải đưa ra cho mình những kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể phát triển và tồn tại lâu dài. Đặc biệt, đối với những công ty sản xuất sản phẩm, ngoài việc phải luôn đưa ra những sản phẩm với những mẫu mã bắt mắt, cầu kỳ, tỉ mỉ, chất lượng trong từng sản phẩm thì giá cả hợp lý cũng là vấn đề mà cả doanh nghiệp và khách hàng đều quan tâm tới. Do đó, mục tiêu quan trọng là phải luôn tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc hoàn thiện các nội dung của công tác kế toán, trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gắn liền với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua việc tìm hiểu và thực hiện đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát” đã làm rõ hơn một số vấn đề cụ thể như sau: - Đề tài trên đã hệ thống lại những vấn đề lí luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm căn cứ nghiên cứu thực tế tại đơn vị doanh nghiệp - Đề tài đã khái quát được thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ tại Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát - Từ việc tìm hiểu về thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, tôi đã phân tích và đánh giá để đưa ra một số ưu điểm cũng như nhược điểm còn tồn tại, từ đó đưa ra những giải pháp với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán cho công ty Trong bài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ của Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát” nói trên do tôi sử dụng số liệu thô từ bộ phận kế toán cung cấp, cũng như tìm hiểu các tài liệu tham khảo, góc độ nhìn nhận đánh giá còn hạn chế để có thể hoàn thành tốt nhất các mục tiêu nghiên cứu. Do đó, tôi rất mong nhận được những đóng góp từ ý kiến của thầy cô giáo sau khi xem bài để giúp bài khóa luận này được hoàn thiện tốt hơn. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 78 2. Kiến nghị Sau khi nghiên cứu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ tại Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát dựa trên những hiểu biết mà bản thân đã được học và qua việc tìm hiểu, tối xin đưa ra những kiến nghị, quan điểm riêng góp phần giúp công ty hoàn thiện hơn trong công tác kế toán của mình như sau:  Đối với công ty - Công ty TNHH MTV SXTM Trương Gia Phát là doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh về sản phẩm gỗ, cũng như những doanh nghiệp khác thì yếu tố khách hàng là rất quan trọng do đó công ty cần có những chính sách ưu đãi cho khách hàng của mình. - Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, công ty phải không ngừng cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng để có thể cạnh tranh với các đối thủ còn lại. - Cắt giảm chi phí tối đa có thể nhung vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất.  Đối với bộ phận kế toán Các nhân viên kế toán phải tìm hiểu rõ và áp dụng hạch toán công tác kế toán trong công ty nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán đã ban hành một cách chính xác hơn nữa. Sản phẩm công ty sản xuất ra việc tính giá thành dựa trên các định mức, do đó kế toán phải ước lượng sao cho việc đưa ra định mức gần nhất so với thực tế sản xuất sản phẩm để nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: Ths. Trần Phan Khánh Trang Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Thông tư 133/2016/TT-BTC. Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 2) Kế toán chi phí, Th.S Huỳnh Lợi (2010), Nhà xuất bản giao thông vận tải, Đại học kinh tế TP.HCM. 3) Khóa luận tốt nghiệp “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gỗ tại công ty TNHH SXTM & DV Duy Trí” của Nguyễn Thị Thảo (2016). Thư viện Trường Đại học Kinh Tế Huế. 4) Nghiêm Văn Lợi (2008). Kế toán tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính 5) Võ Văn Nhị (2007). Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tài chính. 6) Khóa luận tốt nghiệp “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Nguyễn Danh” của Võ Hải Hằng (2012). Thư viện Trường Đại học Kinh Tế Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf
Tài liệu liên quan