Khóa luận Kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần Dệt May Huế

SVTH: Lê Thị Thúy Vy 1 z ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CÔNG NỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA, BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ LÊ THỊ THÚY VY Khóa học: 2016 – 2020 SVTH: Lê Thị Thúy Vy 2 z z ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CÔNG NỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA, BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VÀ PHÂN TÍ

pdf121 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần Dệt May Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thúy Vy Th.s Nguyễn Quốc Tú Lớp: K50D_ Kế toán Huế, tháng 01 năm 2020 SVTH: Lê Thị Thúy Vy i LỜI CẢM ƠN Trải qua thời gian ba tháng thực tập cuối khóa, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, quý thầy cô, các anh chị trong công ty cũng như gia đình và bạn bè. Nhân dịp hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, với tất cả sự trân trọng, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo khoa Kế toán-Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Quốc Tú, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, các chú, các anh chị Phòng Tài chính Kế toán ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế và đặc biệt là chị Nguyễn Thị Hoàng Liên người trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tại Công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, kính chúc quý thầy cô sức khỏe, thành công trong sự nghiệp cao quý. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thúy Vy SVTH: Lê Thị Thúy Vy i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC BĐSĐT BGĐ CPSX CTCP GĐĐH HĐQT NM NPL NV PTGĐ SXKD TGĐ TNDN TS TSCĐ TSDH TSNH XDCB XNCĐ Báo cáo tài chính Bất động sản đầu tư Ban giám đốc Chi phí sản xuất Công ty Cổ phần Giám đốc điều hành Hội đồng quản trị Nhà máy Nguyên phụ liệu Nguồn vốn Phó tổng giám đốc Sản xuất kinh doanh Tổng giám đốc Thu nhập doanh nghiệp Tài sản Tài sản cố định Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Xây dựng cơ bản Xí nghiệp cơ điện SVTH: Lê Thị Thúy Vy ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng phân tích TS, NV Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 .......................................................................................................................................34 Bảng 2.2: Bảng phân tích kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018......................................................................................................................38 Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình lao động Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018......................................................................................................................42 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 ..............................................................................................89 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty Cổ phần Phong Phú giai đoạn 2016-2018 ......................................................................................................89 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 ..............................................................................................95 Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Phong Phú giai đoạn 2016-2018...............................................................................................95 SVTH: Lê Thị Thúy Vy iii DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động Tài sản, Nguồn vốn giai đoạn 2016-2018 ...............35 Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động DTT, LNST giai đoạn 2016-2018...........................41 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018.........................................................................90 Biểu đồ 2.4. Số vòng quay các khoản phải thu của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018....................................................................................91 Biểu đồ 2.5. Số vòng quay các khoản phải trả của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018....................................................................................92 Biểu đồ 2.6. Hệ số nợ của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016- 2018 ...............................................................................................................................94 Biểu đồ 2.7. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018....................................................................................96 Biểu đồ 2.8. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018....................................................................................99 Biểu 2.1. Hợp đồng gia công số 06/2019/GC/LS-DMH ...............................................46 Biểu 2.2. Hóa đơn GTGT số 0001051...........................................................................49 Biểu 2.3. Sổ chi tiết phải thu khách hàng tháng 8/2019................................................52 Biểu 2.4. Sổ thổng hợp phải thu khách hàng tháng 8/2019...........................................53 Biểu 2.5. Bảng kê chứng từ theo TK 131 tháng 08/2019..............................................54 Biểu 2.6. Giấy báo có ngày 02/10/2019 ........................................................................56 Biểu 2.7. Hợp đồng số 08/19 HUE-EDPA....................................................................57 Biểu 2.8. Hóa đơn số 08.2/19 HUE-EDPA ...................................................................59 Biểu 2.9. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ........................................................60 Biểu 2.10. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu.........................................................................61 SVTH: Lê Thị Thúy Vy iv Biểu 2.11. Danh sách Container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan .............63 Biểu 2.12. Giấy báo có ngày 16/09/2019 ......................................................................65 Biểu 2.13. Hợp đồng nguyên tắc số 01..........................................................................68 Biểu 2.14. Đơn đặt hàng ngày 26/08/2019....................................................................70 Biểu 2.15. Hóa đơn GTGT số 0000831.........................................................................71 Biểu 2.16. Biên bản nghiệm thu chất lượng ..................................................................72 Biểu 2.17. Phiếu nhập kho số VTPT-567/T08/216 .......................................................73 Biểu 2.18. Sổ chi tiết phải trả người bán tháng 8/2019 .................................................75 Biểu 2.19. Sổ tổng hợp phải trả người bán tháng 8/2019..............................................76 Biểu 2.20. Bảng kê chứng từ theo TK 331....................................................................77 Biểu 2.21. Đề nghị chi tiền............................................................................................79 Biểu 2.22. Ủy nhiệm chi số 295 ....................................................................................80 Biểu 2.23. Hợp đồng số VSC 41C1918-2185 ...............................................................81 Biểu 2.24. Hóa đơn thương mại số AB 0398 ................................................................82 Biểu 2.25. Hợp đồng tín dụng cụ thể số 01/18/01/18/7131332/HĐTD ........................83 Biểu 2.26. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 102799703052 ..........................................84 Biểu 2.27. Biên bản giám định hiện trường ..................................................................87 Biểu 2.28. Phiếu nhập kho số 063KB............................................................................88 SVTH: Lê Thị Thúy Vy v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán kế toán phải thu khách hàng..............................................11 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán kế toán phải trả người bán .................................................14 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dệt May Huế. ......25 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần Dệt may Huế. ...................29 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính .........................................................33 SVTH: Lê Thị Thúy Vy vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ii DANH MỤC BIỂU ....................................................................................................... iii DANH MỤC SƠ ĐỒ.......................................................................................................v MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3 6. Cấu trúc của khóa luận.................................................................................................... 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP ...................................................... 5 1.1. Một số lý luận chung về kế toán công nợ ................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm kế toán công nợ....................................................................................5 1.1.2. Khái niệm kế toán nợ phải thu...............................................................................5 1.1.3. Khái niệm kế toán nợ phải trả ...............................................................................6 1.1.4. Quan hệ thanh toán................................................................................................7 1.1.5. Nhiệm vụ của kế toán công nợ ..............................................................................7 1.1.6. Nguyên tắc kế toán công nợ ..................................................................................7 SVTH: Lê Thị Thúy Vy vii 1.2. Nội dung kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ ..................... 8 1.2.1. Kế toán phải thu khách hàng .................................................................................8 1.2.2. Kế toán phải trả người bán ..................................................................................11 1.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp .............. 14 1.3.1. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.........14 1.3.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp..................................................................................................................15 1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ .............................................................15 1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán .........................................................18 1.3.5. Phương pháp phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.....................20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA, BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ ................................................................. 21 2.1. Tổng quan về CTCP Dệt May Huế ........................................................................... 21 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty ................................................................................22 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................22 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty .......................................23 2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ...........................24 2.1.5. Nguồn lực và tình hình SXKD của công ty giai đoạn 2016-2018 ......................33 2.2. Thực trạng kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ tại CTCP Dệt May Huế...................................................................................................................... 44 2.2.1. Kế toán phải thu khách hàng ...............................................................................44 2.2.2. Kế toán phải trả người bán ..................................................................................66 2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018.................................................................................................. 89 SVTH: Lê Thị Thúy Vy viii 2.3.1. Phân tích tình hình công nợ của Công ty giai đoạn 2016-2018 ..........................89 2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2016-2018 ......................95 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA, BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CTCP DỆT MAY HUẾ.........102 3.1. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty................................................... 100 3.1.1. Ưu điểm .............................................................................................................100 3.1.2. Hạn chế ..............................................................................................................102 3.2. Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ và khả năng thanh toán tại công ty ........................................................... 102 3.2.1. Ưu điểm .............................................................................................................102 3.2.2. Hạn chế ..............................................................................................................103 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như phần hành kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ nói riêng và nâng cao khả năng thanh toán tại công ty ...................................................................... 104 3.3.1. Về công tác kế toán ...........................................................................................104 3.3.2. Về việc nâng cao chất lượng quản lý các khoản nợ ..........................................105 3.3.3. Về việc nâng cao khả năng thanh toán ..............................................................105 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................106 1. Kết luận ........................................................................................................................ 106 2. Kiến nghị...................................................................................................................... 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................109 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các mối quan hệ với nhà nước, nhà cung cấp, khách hàng, chủ nợ, nhà đầu tư,...Trong đó, mối quan hệ chủ yếu, thường xuyên, chiếm tỷ lệ cao nhất và xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp. Doanh nghiệp càng mở rộng quy mô hoạt động, thu hút thêm được nhiều khách hàng càng thúc đẩy doanh nghiệp phải tìm thêm nhiều nguồn hàng từ nhiều nhà cung cấp hơn. Từ mối quan hệ nêu trên sẽ dẫn đến sự xuất hiện các khoản mục nợ phải thu khách hàng và khoản phải trả người bán. Đây được xem là khoản mục quan trọng vì chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, kế toán công nợ giữ vai trò quan trọng thiết yếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Đánh giá sức mạnh tài chính, dự đoán được tiềm lực trong thanh toán của doanh nghiệp là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhà quản lý, nhà đầu tư cũng như các chủ nợ. Trên cơ sở biết được chất lượng tài chính cũng như tiềm lực thanh toán, các nhà quản trị có kế hoạch đều chỉnh cơ cấu tài chính hợp lý cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả để thu hồi công nợ, đảm bảo thanh toán các khoản nợ kịp thời để nâng cao hoạt động SXKD. Đồng thời, các nhà đầu tư quyết định có nên tiếp tục đầu tư và các chủ nợ quyết định có nên tiếp tục cho vay vốn hay không. Để làm được điều đó thì việc tiến hành phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán là rất cần thiết và quan trọng. Nền kinh tế ngày càng phát triển, song song với đó là sự tăng trưởng vượt bậc của ngành dệt may do nhu cầu may mặc ngày càng cao. Do đó, ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Tiêu biểu cho lĩnh vực dệt may với quy mô lớn ở Huế nói riêng và khu cực miền trung nói chung là Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Công ty không ngừng nổ lực phấn đấu phát triển, đặc biệt quan tâm đến kế toán công nợ cũng như sử dụng vốn hiệu quả, chú trọng khả năng thanh toán để mang lại hiệu quả kinh doanh cao và nâng cao uy tín. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 2 Từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, nhận thấy được tầm quan trọng của kế toán công nợ, khả năng thanh toán và sự phát triển của ngành dệt may nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.” 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: Thứ nhất, tìm hiểu cơ sở lý luận cơ bản về kế toán công nợ nói chung cũng như kế toán nợ phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp nói riêng và phân tích tình hình công nợ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thứ hai, tìm hiểu tổng quan về CTCP Dệt May Huế, thực trạng kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ và phân tích khả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế. Thứ ba, đánh giá được thực trạng kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ, từ đó so sánh với cơ sở lý luận để đưa ra những ưu, nhược điểm về phân hành kế toán công nợ và tình hình công nợ của CTCP Dệt May Huế. Thứ tư, trên cơ sở ưu điểm và hạn chế tìm hiểu được để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán công nợ và khả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ và khả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng kế toán công nợ nói chung và kế toán nợ phải thu khách hàng, nợ phải trả người bán nói riêng. Đồng thời, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 3 Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Phòng Tài Chính-Kế toán của CTCP Dệt May Huế. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu trong báo cáo tài chính trong ba năm 2016- 2018 để phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2016-2018. Đồng thời đi sâu nghiên cứu phân hành kế toán công nợ năm 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu BCTC của công ty qua các năm, các chứng từ, sổ sách liên quan đến công nợ. Đồng thời, tìm kiếm và nghiên cứu các tài liệu về chuyên ngành kế toán, các thông tin liên quan đến đề tài, phục vụ cho quá trình nghiên cứu thông qua Internet, các trang web như: Luật kế toán, Thông tư 200 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, giáo trình, các bài khóa luận tốt nghiệp đề tài kế toán công nợ các năm trước,... nhằm tổng hợp cơ sở lý luận phục vụ cho bài khóa luận. Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Tiến hành quan sát công việc hàng ngày của kế toán công nợ, đồng thời ghi chép lại trình tự công việc mà kế toán công nợ thực hiện từ việc nhận chứng từ từ các bộ phận liên quan, kiểm tra chứng từ, hạch toán chứng từ trên phần mềm,....Tiến hành hỏi, trao đổi trực tiếp với nhân viên kế toán những vấn đề liên quan đến đề tài, những thắc mắc gặp phải về thực trạng kế toán công nợ cũng như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê: Khi thu thập được dữ liệu, tiến hành sắp xếp, thống kê những thông tin, dữ liệu đó nhằm phục vụ cho quá trình phân tích. Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh đối chiếu các chỉ tiêu cả về tương đối và tuyệt đối. Phương pháp ngày thường được sử dụng khi so sánh các chỉ tiêu giữa các Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 4 năm để phát hiện chệnh lệch cũng như biến động về tài sản, nguồn vốn, nguồn lao động, kết quả SXKD và các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán. Phương pháp phân tích số liệu: Dựa vào kết quả so sánh, kết hợp với cơ sở lý thuyết tiến hành phân tích các chỉ số công nợ và khả năng thanh toán của công ty, từ đó đưa ra các đánh giá cụ thể. 6. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận gồm 3 phần PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng công tác kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ và phân tích khả năng thanh toán tại CTCP Dệt May Huế Chương III: Đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ và nâng cao khả năng thanh toán tại CTCP Dệt May Huế PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số lý luận chung về kế toán công nợ 1.1.1. Khái niệm kế toán công nợ Theo Nguyễn Tấn Bình (2011), Kế toán tài chính: “Công nợ chính là các khoản tiền chưa thanh toán phát sinh từ hoạt động sản xuất, mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giũa doanh nghiệp với cán bộ nhân viên, nhà cung cấp, đối tác Người đảm nhận công việc theo dõi – quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục xuyên suốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là kế toán công nợ.” Kế toán công nợ bao gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả. 1.1.2. Khái niệm kế toán nợ phải thu Theo Võ Văn Nhị (2009), Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính “Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của Doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác khiến cho một bộ phận tài sản của Doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời.” Phân loại các khoản phải thu theo thời gian Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm hoặc trong một chu kì kinh doanh sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Các khoản phải thu dài hạn: Là các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kì kinh doanh sau khi trừ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 6 đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi. Phân loại các khoản phải thu theo đối tượng Phải thu khách hàng: Là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng về việc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Phải thu nội bộ: Là khoản phải thu giữa các đơn vị trực thuộc hoặc giữa các đơn vị độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay, mượn, chi hộ, trả hộ,... Phải thu khác: Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân; tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính;... Trong các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp, khoản phải thu của khách hàng thường phát sinh nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất và chứa đựng nhiều rủi ro nhất. 1.1.3. Khái niệm kế toán nợ phải trả Theo Chuẩn mực kế toán số 01 trong Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác.” Phân loại nợ phải trả theo thời gian Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm. Phân loại nợ phải trả theo đối tượng Phải trả người bán: Là khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đối với người bán về việc mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 7 Phải trả nội bộ: Là khoản phải trả giữa các đơn vị trực thuộc hoặc giữa các đơn vị độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay, mượn, chi hộ, trả hộ,... Phải trả khác: thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, vay và nợ thuê tài chính, các loại quỹ, dự phòng phải trả,... 1.1.4. Quan hệ thanh toán Quá trình SXKD của doanh nghiệp thực hiện nhiều giao dịch gắn liền với các đối tượng khác nhau nên phát sinh nhiều mối quan hệ thanh toán, bao gồm: Thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp; thanh toán với Nhà nước, thanh toán với các tổ chức tín dụng, thanh toán với nội bộ công ty và thanh toán với các cá nhân, tổ chức khác. Trên cơ sở các đối tượng thanh toán khác nhau, doanh nghiệp sẽ sử dụng các phương pháp thanh toán tương ứng, chủ yếu có hai loại thanh toán phổ biến: - Thanh toán trực tiếp: Các bên tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau bằng tiền mặt, chuyển khoản trực tiếp,... - Thanh toán gián tiếp: Các bên tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ tiến hành thanh toán thông qua một bên thứ ba như ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác để làm trung gian thanh toán thể hiện bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc,... 1.1.5. Nhiệm vụ của kế toán công nợ Thứ nhất, ghi chép kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh khoản phải thu, phải trả theo từng đối tượng kèm thời gian thanh toán cụ thể. Thứ hai, theo dõi thường xuyên các khoản nợ phải thu, phải trả để tiến hành thanh toán cũng như có phương pháp thu nợ kịp thời. Thứ ba, đối với những khoản nợ có giá trị lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán công nợ cần tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng. Thứ năm, lập các báo cáo được quy định theo định kỳ cũng như cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời số liệu, thông tin về công nợ cho các cấp quản lý. 1.1.6. Nguyên tắc kế toán công nợ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 8 Thứ nhất, các khoản phải thu, phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn, đối tượng, loại nguyên tệ và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thứ hai, việc phân loại các khoản phải thu, phải trả phải theo nguyên tắc: Phải thu của khách hàng, phải trả người bán: gồm các khoản mang tính chất thương mại sinh ra từ giao dịch có tính chất mua, bán. Phải thu, phải trả nội bộ: gồm các khoản phải thu, phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc. Phải thu khác: gồm các khoản không không liên quan đến giao dịch mua, bán. Thứ ba, khi lập BCTC, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu, phải trả để phân loại là dài hạn hay ngắn hạn. Thứ tư, kế toán phải xác định các khoản phải thu, phải trả thỏa mãn yêu cầu các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để đánh giá lại cuối kỳ khi lập BCTC. (Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC) 1.2. Nội dung kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ 1.2.1. Kế toán phải thu khách hàng  Khái niệm Phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ và các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành ( Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC).  Chứng từ kế toán sử dụng Các chứng từ làm cơ sở để kế toán tiến hành hạch toán vào tài khoản phải thu khách hàng bao gồm: Hợp đồng bán hàng; hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn bán hàng; phiếu xuất kho; biên bản nghiệm thu, thanh lý, phiếu thu, giấy b... toán tổng hợp, thuế TNDN Kế toán NVL Kế toán doanh thu,công nợ phải thu khách hàng, thuế GTGT, thuế khác Kế toán thành phẩm KẾ TOÁN TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 30 Chức năng, nhiệm vụ của từng phân hành Kế toán trưởng: Là người tổ chức công tác kế toán và điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị, kế toán trưởng là người có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị đồng thời là người tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên. Trưởng phòng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc toàn bộ công tác điều hành, tổ chức và hoạt động của phòng Tài chính Kế toán theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định tại Quy chế tổ chức của Công ty. Trực tiếp đảm nhiệm công việc kế toán tiền vay Ngân hàng. Quản lý phần hành kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp, thuế, kế toán tiền gửi Ngân hàng, kế toán giá thành. Kiểm soát hồ sơ chứng từ phát sinh ở Chi nhánh Quảng Bình; kiểm soát công nợ phải trả người bán, phiếu đề nghị chi tiền. Phó phòng: Trực tiếp đảm nhiệm công việc kế toán tổng hợp; kế toán thuế TNDN; kế toán công nợ phải thu phải trả khác. Quản lý phần hành kế toán thành phẩm, kế toán hàng tồn kho, kế toán doanh thu bán hàng và công nợ phải thu khách hàng. Kế toán tiền gửi, tiền vay Ngân hàng: Phản ánh, theo dõi số liệu hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi, tiền vay của Công ty tại các ngân hàng và các đối tượng khác. Đề xuất phương án sử dụng, luân chuyển vốn có hiệu quả. Kế toán công nợ phải trả người bán: Phản ánh và theo dõi kịp thời, chính xác các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phát sinh trong quá trình kinh doanh theo từng đối tượng, theo thời gian. Thực hiện, bảo đảm chế độ thanh toán với nhà cung cấp. Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ: Theo dõi tình hình đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ trong Công ty. Quyết toán, kết chuyển giá trị công Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 31 trình đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ. Kế toán giá thành: Tập hợp CPSX và tính giá thành cho từng loại sản phẩm của Công ty. Phân tích sự biến động của chi phí ảnh hưởng đến giá thành. Kế toán tiền mặt: Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt của Công ty. Đảm bảo thực hiện việc thu chi tiền mặt đúng chế độ Kế toán hiện hành và quy chế quản lý tài chính của Công ty. Kế toán công nợ tạm ứng: Theo dõi, quản lý công nợ tạm ứng của CNV trong Công ty. Đảm bảo thực hiện việc thanh toán và quản lý công nợ nội bộ đúng chế độ Kế toán Tài chính hiện hành và quy chế quản lý tài chính của Công ty. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: Quản lý mọi khoản thu chi, thanh toán tiền lương, các chế độ chính sách cho người lao động theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty. Tính và thanh toán các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đối với các cơ quan liên quan. Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của Công ty theo Chế độ quy định. Thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi do kế toán tiền mặt lập. Lưu giữ, bảo quản các giấy tờ có giá trị như tiền của Công ty. Kế toán TSCĐ, CCDC đang dùng: Theo dõi số hiện có, tình hình biến động tăng giảm, hiện trạng của TSCĐ, CCDC trong toàn Công ty và tại các đơn vị sử dụng theo chủng loại và tính chất hao mòn. Tính và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC cho từng đối tượng chịu chi phí. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp, kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh, chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán. Kế toán các khoản thuế: Theo dõi và phản ánh số liệu về các khoản thuế. Tính đúng và nộp kịp thời các khoản thuế. Kế toán công nợ phải thu, phải trả khác: Theo dõi và phản ánh và kịp thời các nghiệp vụ phải thu, phải trả khác theo từng đối tượng, thời gian. Phân loại, đôn đốc thu hồi công nợ, đôn đốc hoàn tất chứng từ nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 32 Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng: Phản ánh và theo dõi kịp thời các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền phát sinh trong quá trình kinh doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời gian. Phân loại, đôn đốc thu hồi công nợ nhằm đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của Công ty. Kế toán thành phẩm: Quản lý, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho Thành phẩm, hàng hóa tại các kho, Cửa hàng, đại lý của Công ty. Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Quản lý, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho NVL và CCDC, tình hình sử dụng NVL, CCDC của công ty. 2.1.4.3. Tổ chức công tác kế toán của công ty Chế độ kế toán: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, Công ty đã áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014, hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ: VNĐ, cũng là đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập và trình bày BCTC. Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua, các loại thuế mua hàng không hoàn lại và các chi phí liên quan trực tiếp để đưa tài sản vào hoạt động. Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Phương pháp tính giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền. Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ dựa trên máy tính. Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là phần mềm Bravo 7.0. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 33 Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối kỳ (tháng, quý, năm) Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính 2.1.5. Nguồn lực và tình hình SXKD của công ty giai đoạn 2016-2018 2.1.5.1. Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của công ty giai đoạn 2016-2018 CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN Sổ tổng hợp Sổ chi tiết Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị PHẦN MỀM KẾ TOÁN BRAVO 7.0 MÁY VI TÍNH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 34 Bảng 2.1: Bảng phân tích TS, NV Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 ( Đơn vị: triệu đồng) (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018) + % + % Giá trị % Giá trị % Giá trị % TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 396.387 58,36 396.286 61,13 545.192 68,63 -101 -0,03 148.906 37,58 I. Tiền và các khoản TĐT 42.191 6,21 22.968 3,54 28.273 3,56 -19.223 -45,56 5.305 23,10 II. Các khoản đầu tư TCNH - 43.222 6,67 5.000 0,63 - - -38.222 -88,43 III. Các khoản phải thu NH 181.126 26,67 159.045 24,54 224.824 28,30 -22.081 -12,19 65.779 41,36 IV. Hàng tồn kho 163.081 24,01 164.729 25,41 275.490 34,68 1.648 1,01 110.761 67,24 V. Tài sản ngắn hạn khác 9.988 1,47 6.319 0,97 11.604 1,46 -3.669 -36,73 5.285 83,64 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 282.797 41,64 251.950 38,87 249.235 31,37 -30.847 -10,91 -2.715 -1,08 II. Tài sản cố định 272.415 40,11 216.492 33,40 221.000 27,82 -55.923 -20,53 4.508 2,08 IV. Tài sản dở dang dài hạn 195 0,03 26.014 4,01 11.118 1,40 25.819 13.240,51 -14.896 -57,26 V. Đầu tư tài chính dài hạn 4.451 0,66 5.100 0,79 3.419 0,43 649 14,58 -1.681 -32,96 VI. Tài sản dài hạn khác 5.734 0,84 4.342 0,67 13.696 1,72 -1.392 -24,28 9.354 215,43 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 679.185 100,00 648.236 100,00 794.427 100,00 -30.949 -4,56 146.191 22,55 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 473.317 69,69 430.266 66,37 581.994 73,26 -43.051 -9,10 151.728 35,26 I. Nợ ngắn hạn 312.632 46,03 286.117 44,14 425.029 53,50 -26.515 -8,48 138.912 48,55 II. Nợ dài hạn 160.684 23,66 144.149 22,24 156.965 19,76 -16.535 -10,29 12.816 8,89 B. VỐN CHỦ SỬ HỮU 205.868 30,31 217.969 33,62 212.432 26,74 12.101 5,88 -5.537 -2,54 I. Vốn chủ sở hữu 205.868 30,31 217.969 33,62 212.432 26,74 12.101 5,88 -5.537 -2,54 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 679.185 100,00 648.236 100,00 794.427 100,00 -30.949 -4,56 146.191 22,55 CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/20172016 2017 2018 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 35 Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động Tài sản, Nguồn vốn giai đoạn 2016-2018 Dựa vào bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy được tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty là khá lớn và biến động không đều giai đoạn 2016-2018. Đặc biệt, năm 2018 có sự tăng trưởng vượt bậc cho thấy Công ty có quy mô sản xuất ngày càng cao. Cụ thể: Tổng TS, tổng NV của Công ty giai đoạn 2016-2018 lần lượt là 679,185 triệu đồng, 648,236 triệu đồng và 794,427 triệu đồng với tình hình biến động như sau: Năm 2017 tổng TS, NV của công ty giảm 30,949 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 4,56% so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng TS, NV của công ty tăng lên đến 146,191 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 22,55% so với năm 2017. Phân tích cơ cấu và biến động Tài sản Dựa vào bảng số liệu 2.1 ta thấy được tình hình TS của Công ty như sau: Nhìn chung, TSNH chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với TSDH trong cơ cấu tổng tài sản qua các năm, đó là điều hiển nhiên vì Công ty cổ phần Dệt may Huế với hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm may mặc. Cụ thể, tỷ trọng TSNH tăng đều qua các năm, lần lượt chiếm 58,36%, 61,13%, 68,63% trong tổng Tài sản. Tài sản của công ty biến động không đều qua ba năm là do sự biến động của TSNH và TSDH. Cụ thể: TSNH trong ba năm 2016-2018 biến đổi không đều. TSNH năm 2017 giảm 101 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ giảm 0.03%. Nguyên nhân chính là do sự giảm sút của khoản mục Tiền và các khoản TĐT và các khoản phải thu ngắn Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 36 hạn. Đến năm 2018, TSNH lại có mức tăng trưởng vượt bậc, tăng đến 148,906 triệu đồng, tương ứng tăng 37,58%. Nguyên nhân chính là do sự tăng mạnh của HTK, đây là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn trong TSNH. HTK năm 2018 tăng so với năm 2017 do đơn vị phải tăng cường nguyên vật liệu để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được thực hiện kịp thời. TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ hơn TSNH trong tổng TS, tuy nhiên nó cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển của công ty. TSDH của công ty giảm dần qua ba năm 2016-2018. TSDH năm 2017 giảm 30,847 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ giảm 10,91%. Nguyên nhân chính là do khấu hao TSCĐ, đồng thời công ty tiến hành thanh lý một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và thiết bị quản lý làm khoản mục TSCĐ giảm. Đến năm 2018, TSDN chỉ giảm 2,715 triệu đồng, tương ứng giảm 1,08%. Nguyên nhân chính là do khoản mục tài sản sở dang dài hạn giảm. Sỡ dĩ như vậy là do các công trinh xây dựng cơ bản dở dang lớn đã hoàn thành và chuyển sang tài sản cố định hữu hình như: Nhà máy May 4, Nhà máy Sợi. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn Dựa vào bảng số liệu 2.1, ta thấy tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Dệt may Huế giai đoạn 2016-2018 như sau: Nhìn chung qua các năm thì NPT có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với VCSH, lần lượt chiếm 66,69%, 66,37% và 73,26% giai đoạn 2016- 2018. Điều này chứng tỏ Nguồn vốn của công ty chủ yếu là huy động từ vốn từ bên ngoài. Từ đó, Công ty giảm được chi phí sử dụng vốn, dẫn đến nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Nguyên nhân tổng Nguồn vốn của CTCP Dệt may Huế biến động không đều qua ba năm 2016-2018 là do sự biến động của cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cụ thể: NPT trong ba năm 2016-2018 biến đổi không đều. NPT năm 2017 giảm 43,051 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ giảm 9,10%. Nguyên nhân là do sự giảm sút của cả khoản mục nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Năm 2017, nợ ngắn hạn giảm 26,515 triệu đồng, tương ứng giảm 8,48% và khoản mục nợ dài hạn giảm 16,535 triệu đồng, tương ứng giảm 10,29%. Sỡ dĩ nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do công ty đã giảm Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 37 bớt được các khoản phải trả các nhà cung cấp lớn và các khoản vay ngắn hạn các ngân hàng. Khoản mục nợ dài hạn giảm là do công ty đang có xu hướng giảm bớt các khoản vay dài hạn hầu hết tất cả các ngân hàng. Đến năm 2018, NPT lại có mức tăng trưởng vượt bậc, tăng đến 151,728 triệu đồng, tương ứng tăng 35,26%. Nguyên nhân chính là do sự tăng mạnh của nợ ngắn hạn, đây là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn trong tổng NPT. Nợ ngắn hạn tăng 138,912 triệu đồng, tương ứng tăng 48,55% so với năm 2017 do đơn vị đặc biệt tăng các khoản vay ngân hàng ngắn hạn để mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, để tăng trưởng quy mô, công ty chủ trương chiếm dụng vốn ngày càng cao, dẫn đến tăng các khoản nợ phải trả các nhà cung cấp lớn. VCSH chiếm tỷ trọng nhỏ hơn NPT trong tổng NV, tuy nhiên nó cũng góp phần quan trọng, thể hiện mức độ độc lập tài chính của công ty. VCSH của công ty biến động không đều qua ba năm 2016-2018. VCSH năm 2017 tăng 12,101 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng 5,88%. Nguyên nhân chính là do công ty tăng khoản trích lập quỹ đầu tư và phát triển từ lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2018, VCSH giảm 5,537 triệu đồng, tương ứng giảm 2,54%. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm, thay vào đó công ty tăng cường trích lập quỹ đầu tư và phát triển. 2.1.5.2. Tình hình SXKD của Công ty giai đoạn 2016-2018 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 38 Bảng 2.2: Bảng phân tích kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: Triệu đồng) (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018) + % + % 1. Doanh thu BH và CCDV 1.478.606 1.653.863 1.733.843 175.257 11,85 79.980 4,84 2. Các khoản giảm trừ 292 - 325 3. DTT về BH và CCDV 1.478.314 1.653.863 1.733.518 175.549 11,87 79.655 4,82 4. Gía vốn hàng bán 1.341.164 1.508.275 1.588.538 167.111 12,46 80.263 5,32 5. Lợi nhuận gộp 137.150 145.588 144.980 8.438 6,15 -608 -0,42 6. Doanh thu HĐTC 10.405 10.275 11.103 -130 -1,25 828 8,06 7. Chi phí tài chính 19.032 14.173 22.429 -4.859 -25,53 8.256 58,25 8. Chi phí bán hàng 52.198 55.373 53.925 3.175 6,08 -1.448 -2,61 9. Chi phí QLDN 26.850 39.822 44.212 12.972 48,31 4.390 11,02 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 49.475 46.495 35.517 -2.980 -6,02 -10.978 -23,61 11. Thu nhập khác 5.381 7.268 3.591 1.887 35,07 -3.677 -50,59 12. Chi phí khác 2.226 3.374 2.871 1.148 51,57 -503 -14,91 13. Lợi nhuận khác 3.155 3.894 720 739 23,42 -3.174 -81,51 14. Tổng LNTT 52.630 50.389 36.237 -2.241 -4,26 -14.152 -28,09 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 9.848 9.785 6.773 -63 -0,64 -3.012 -30,78 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 42.782 40.604 29.464 -2.178 -5,09 -11.140 -27,44 2017/2016 2018/2017CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 39 Dựa vào bảng số liệu 2.2, ta thấy Doanh thu BH và CCDV qua các năm liên tục tăng, dẫn đến giá trị của doanh thu thuần của công ty qua 3 năm tăng đều và tương đối ổn định. Cụ thể năm 2017, Doanh thu thuần tăng 175.549 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 11,87%, sang năm 2018 giá trị này tiếp tục tăng thêm 79.655 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 4,82%. Sỡ dĩ có sự tăng trưởng liên tục qua ba năm là do việc đầu tư nâng cấp bổ sung thiết bị sợi đã hoàn tất nhờ đó đã nâng cao sản phẩm sợi. Mặc khác, công ty thay đổi chiến lược kinh doanh sản phẩm sợi là tập trung chủ yếu vào thị trường xuất khẩu nhờ đó đã tăng sản lượng bán hàng. Bên cạnh sự tăng trưởng của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán qua ba năm cũng tăng trưởng là đều dĩ nhiên. Năm 2017, giá vốn hàng bán tăng 167.111 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 12,46%, sang năm 2018 giá trị này tăng thêm 80.263 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 5,32%. Lợi nhuận gộp của công ty biến động không đều qua ba năm 2016-2018 là do sự biến động của cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Cụ thể, lợi nhuận gộp năm 2017 tăng 8,438 triệu đồng, tương ứng tăng 6,15% so với năm 2016. Sỡ dĩ lợi nhuận gộp tăng là do Công ty thực hiện tăng trưởng doanh thu với một lượng lớn hơn giá vốn hàng bán tăng thêm. Qua đó, cho thấy công ty đang quản lý tốt chi phí trong khâu sản xuất, đặc biệt là tìm được nguồn nguyên vật liệu tốt với giá cả hợp lý góp phần nâng cao lợi nhuận. Sang năm 2018, lợi nhuận gộp của công ty giảm 608 triệu đồng, tương ứng giảm 0,42%. Đây là sự biến động tương đối nhỏ, nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Bên cạnh nguồn thu chính từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty còn thu lợi từ hoạt động tài chính. Cụ thể năm 2017, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 130 triệu đồng, tương ứng tốc độ giảm 1,25%, nguyên nhân là do giảm lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Đến năm 2018, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 828 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 8,06% chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng cổ tức và lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Ngoài ra, sự biến động của khoản mục chi phí tài chính cũng tác động đến lợi nhuận của công ty. Năm 2017, chi phí tài chính giảm 4.859 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 25,53%. Đến 2018 khoản mục này tăng 8,256 triệu đồng tương Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 40 ứng tốc độ tăng 58,25%. Nhìn chung, sự biến động của doanh thu tài chính và chi phí tài chính đều có lợi, riêng năm 2018, chi phí tài chính tăng chủ yếu là do chi phí lãi vay vì công ty tăng cường vay để phục vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô. Bên cạnh chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự tăng giảm của lợi nhuận chung. Năm 2017, chi phí bán hàng tăng 3.175 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 6,08%. Ta thấy, sự tăng của chi phí bán hàng đi kèm với sự tăng của doanh thu, tuy nhiên trong khi tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng, đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã biết điều tiết để tiết kiệm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Đến năm 2018, chi phí này có dấu hiệu tốt hơn khi giảm 1.448 triệu đồng, tương ứng giảm 2,61% do công ty đã điều tiết giảm được phí giám sát đơn hàng nhưng vẫn đảm bảo doanh thu tăng vượt bậc. Một khoản mục khác cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận chung là chi phí quản lý doanh nghiệp. Đặc điểm của khoản mục này là tăng liên tục trong ba năm 2016-2018. Cụ thể, năm 2017, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 12.972 triệu đồng tương ứng tăng 48,31%, sang năm 2018, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, tăng 4.390 triệu đồng tương ứng tăng 11,02% so với 2017. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua các năm do công ty mở rộng quy mô với việc xây dựng Nhà máy May 4 và tiếp nhận thêm chi nhánh Quảng Bình. Từ những biến động của các chỉ tiêu nêu trên trên dẫn đến sự biến động của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, làm cho khoản mục này giảm đều giai đoạn 2016-2018. Cụ thể năm 2017 lợi nhuận thuần giảm 2.980 triệu đồng, tương ứng giảm 6,02%, năm 2018 giá trị của lợi nhuận thuần giảm 10.978 triệu đồng tương ứng giảm 23,61%. Sỡ dĩ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm đều như vậy chủ yếu là do khoản mục giá vốn hàng bán và các chi phí của công ty. Ngoài ra, công ty cũng tồn tại một số khoản mục khác ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của toàn công ty như thu nhập khác, chi phí khác. Cụ thể, năm 2017 lợi nhuận khác tăng 23,42%, năm 2018 lại giảm 81,51% so với 2017. Tuy nó biến động không đều nhưng mức độ ảnh hưởng của các khoản mục này đến lợi nhuận chung là không đáng kể vì nó chiểm tỷ lệ khá nhỏ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 41 Biến động của các chỉ tiêu trên kéo theo sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Theo bảng số liệu, lợi nhuận trước thuế năm 2017 giảm 2,241 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tốc độ giảm 4,26%, năm 2018 giá trị này giảm 14,152 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 28,09%. Bên cạnh đó thì biến động của chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế. Công ty có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước thuế thu nhập bằng 20% trên lợi nhuận chịu thuế. Từ đó, ta thấy được lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm dần qua ba năm Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2017 so với năm 2016 2,178 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 5,09%, đến năm 2018 thì giá trị khoản mục này giảm 11.140 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 27,44%. Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động DTT, LNST giai đoạn 2016-2018 Tóm lại, dựa vào bảng 2.2, biểu đồ 2.2 và kết quả phân tích nêu trên, mặc dù doanh thu giai đoạn 2016-2018 ngày càng vượt mức so với năm trước tuy nhiên lợi nhuận không đạt kế hoạch đề ra và giảm so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thị trường khó khăn. Đối với lĩnh vực sợi, giá nguyên liệu biến động liên tục với biên độ lớn. Đối với lĩnh vực Dệt Nhuộm, đơn hàng Dệt Nhuộm thiếu, sản xuất thấp hơn kế hoạch và giảm so với năm trước đã ảnh hưởng chung đến hiệu quả của công ty. Ngoài ra, các đơn hàng may mặc dù đáp ứng được nhu cầu, nhưng việc đưa hai nhà máy mới cùng lúc hoạt động đã tạo áp lực tài chính lên công ty, hiện nay công ty đang bù lỗ theo dự kiến nên hiệu quả công ty giảm nhiều so với năm trước. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 42 2.1.5.3. Tình hình nguồn lao động giai đoạn 2016-2018 Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình lao động Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: Người) Dựa vào Bảng số liệu 2.3, ta thấy tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế biến động không đều qua ba năm 2016-2018. Năm 2017 số lao động giảm không đáng kể so với năm 2016, cụ thể giảm 24 người, tương ứng giảm 0.61% so với năm 2016. Đặc biệt, năm 2018 tăng mạnh vượt bậc so với năm 2017, với số lao động tăng lên đến 1250 người, tương ứng tốc độ tăng 31.76%. Sỡ dĩ số lượng lao động tăng là do Công ty ngày càng mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đưa vào hoạt động Nhà máy May 4 và Nhà máy Chi nhánh Quảng Bình. Phân loại theo giới tính, ta thấy lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nam. Đây được xem là điều hiển nhiên vì đặc điểm của Công ty là may mặc nên lao CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Số lượng % Số lượng % Số lượng % + % + % Tổng số lao động 3960 100 3936 100 5186 100,00 -24 -0,61 1250 31,76 Phân loại theo giới tính Nam 1233 31,14 1184 30,08 1629 31,41 -49 -3,97 445 37,58 Nữ 2727 68,86 2752 69,92 3557 68,59 25 0,92 805 29,25 Phân loại theo tính chất lao động Lao động trực tiếp 3573 90,23 3535 89,81 4744 91,48 -38 -1,06 1209 34,20 Lao động gián tiếp 387 9,77 401 10,19 442 8,52 14 3,62 41 10,22 Phân loại theo trình độ chuyên môn Đại học, trên đại học 202 5,10 207 5,259 235 4,53 5 2,48 28 13,53 Cao đẳng, trung cấp 416 10,51 410 10,42 420 8,10 -6 -1,44 10 2,44 Sơ cấp 3342 84,39 3319 84,32 4531 87,37 -23 -0,69 1212 36,52 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 43 động chủ yếu tập trung ở phái nữ. Cụ thể, tỷ lệ lao động nữ giai đoạn 2016-2018 lần lượt chiếm 68,86%, 69,92% và 68,59% trong tổng lao động. Từ năm 2016 đến năm 2017, lao động nam giảm 49 người, tương ứng giảm 3,97%, trong khi lao động nữ lại tăng 25 người, tương ứng tăng 0.92%. Qua đó cho thấy biến động lao động năm 2017 so với năm 2016 là không đáng kể. Đến năm 2018, lao động nữ và lao động nam của Công ty đều tăng, tương ứng tăng lần lượt là 445 người và 805 người so với năm 2017. Nhìn chung, việc tăng lao động đặc biệt là lao động nữ để đáp ứng nhu cầu sản xuất may mặc khi mở rộng các Nhà máy May. Phân loại theo tính chất lao động, ta thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lao động, cụ thể chiếm lượt lượt 90,23%, 89,81% và 91,48% giai đoạn 2016- 2018. Công ty Cổ phần Dệt May Huế chuyên về may mặc với nhiều Nhà máy gồm: Nhà máy May, Nhà máy Dệt Nhuộm và Nhà máy Sợi nên cần nhiều lao động trực tiếp để tiến hành vận hành dây chuyền, sản xuất sản phẩm. Nhìn chung, lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có xu hướng tăng nhằm đảm bảo sản xuất và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Phân loại theo trình độ chuyên môn, ta thấy trình độ sơ cấp chiếm tỷ trong lớn nhất, lần lượt chiếm 84,39%, 84,32% và 87,37% qua ba năm 2016-2018. Đây là điều dễ hiểu vì trong đó chủ yếu là công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất sản phẩm ở các nhà máy. Trong khi trình độ sơ cấp và cao đẳng, trung cấp biến động tăng giảm không đều qua ba năm thì trình độ đại học và trên đại học lại tăng đều qua ba năm, cụ thể năm 2017 tăng 2.48% và năm 2018 tăng lên đến 13,53%. Qua đó, ta thấy Công ty đang từng bước nâng cáo chất lượng lao động để tăng trưởng hiệu quả kinh doanh thông qua việc tăng mạnh tốc độ lao động trình độ cao. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 44 2.2. Thực trạng kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ tại CTCP Dệt May Huế 2.2.1. Kế toán phải thu khách hàng 2.2.1.1. Chứng từ sử dụng Chứng từ sử dụng để hạch toán khoản Phải thu khách hàng tại Công ty cổ phần Dệt may Huế bao gồm những chứng từ cụ thể sau: Hợp đồng bán hàng, Hóa đơn GTGT ghi đầy đủ thông tin, đầy đủ chữ ký theo quy định, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Tờ khai hải quan, Giấy báo có. 2.2.1.2. Tài khoản sử dụng Để theo dõi và hạch toán tài khoản Phải thu khách hàng, Công ty sử dụng Tài khoản 131: Phải thu khách hàng Tại Công ty cổ phần Dệt may Huế, TK 131 được phân cấp cụ thể như sau: Tài khoản cấp 1 TK 131: Phải thu khách hàng Tài khoản cấp 2 TK 1311: Phải thu khách hàng - ngắn hạn TK 1312: Phải thu khách hàng - dài hạn Tài khoản cấp 3 TK 1311-1: Phải thu của khách hàng - ngắn hạn- Ngoài Tập đoàn TK 1311-2: Phải thu của khách hàng - ngắn hạn- Trong Tập đoàn Ngoài ra, Tài khoản 131 còn được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng khách hàng. Ví dụ: 331-LEE SHIN là tài khoản phải thu Công ty TNHH Lee Shin International. 2.2.1.3. Quy trình kế toán công nợ phải thu khách hàng tại CTCP Dệt May Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 45 Kế toán công nợ phải thu khách hàng nhận chứng từ bán từ chuyên viên của các đơn vị chuyển đến, kiểm tra đầy đủ yêu cầu về tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và sự đầy đủ của bộ chứng từ bán hàng. Phối hợp với các phòng ban, đơn vị có liên quan, đôn đốc về việc luân chuyển chứng từ trong nội bộ được nhanh chóng nhằm giúp kế toán phản ánh kịp thời công nợ phải thu khách hàng. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa các chứng từ, nếu có chênh lệch thì chuyển lại cho các phòng ban chịu trách nhiệm để chỉnh sửa. Đối với bộ chứng từ đã đáp ứng yêu cầu: Định khoản, hoàn thiện vào phần mềm kế toán theo từng đối tượng khách hàng, chi tiết ngày hóa đơn, số hóa đơn, số seri, theo dõi chứng bán hàng trên excel, lưu chứng từ theo ngày hóa đơn. Thường xuyên theo dõi công nợ trên hệ thống ngân hàng, cập nhật vào phần mềm giảm công nợ khi khách hàng đã thanh toán. Đồng thời, kiểm tra công nợ hàng ngày khi các phòng ban khác yêu cầu để tiến hành thu nợ. Cuối tháng đối chiếu với các phần hành kế toán liên quan, cân đối số liệu, tổng hợp công nợ phải thu khách hàng. Lập Báo cáo doanh thu, công nợ gửi Kế toán trưởng xác nhận, sau đó phân phối các phòng ban. Định kỳ hoặc đột xuất đối chiếu công nợ với khách hàng lập Biên bản đối chiếu công nợ, đối chiếu công nợ số phát sinh, số dư với khách hàng, đối chiếu số liệu chi tiết công nợ so với Sổ tổng hợp TK 131. 2.2.1.4. Ví dụ minh họa  Ví dụ 1: Kế toán nợ phải thu khách hàng trong nước Ngày 13/08/2019, Công ty Cổ phần Dệt May Huế hoàn thành việc gia công áo các loại cho Công ty TNHH Lee Shin International. Ngày 01/06/2019, Công ty Cổ phần Dệt May Huế nhận gia công sản phẩm áo cho Công ty TNHH Lee Shin Intrernational . Hai bên ký kết hợp đồng gia công với các Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 46 điều khoản cụ thể về giá cả, quy cách, phẩm chất, ngày giao hàng, cách thức thanh toán cũng như trách nhiệm của mỗi bên Biểu 2.1. Hợp đồng gia công số 06/2019/GC/LS-DMH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------- HỢP ĐỒNG GIA CÔNG Số:6/2019/GC./LS-DMH Căn cứ pháp luật hiện hành Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên về gia công may Hôm nay, ngày 01 tháng 06 năm 2019, chúng tôi gồm Bên A: CÔNG TY TNHH LEE SHIN INTERNATIONAL ( Bên giao gia công ) Địa chỉ: Lô 18, đường Tân Tạo, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, TPHCM Điện thoại:08-37541826 Fax: 08-37507961 Mã số thuế: 0303148710 Do ông : CHEN LEN LONG- Tổng giám đốc làm đại diện. Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ (Bên nhận gia công) Địa chỉ: Dương Thiệu Tước, Thủy Dương, Hương Thủy, Huế. Điện thoại: 0234-3864458 Fax: 0234-3864338 Mã số thuế: 3300100628 Do ông: NGUYỄN THANH TÝ- Phó Tổng Giám Đốc làm đại diện Sau khi bàn bạc Hai bên đồng ý ký kết hợp đồng gia công với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: TÊN HÀNG HÓA- SỐ LƯỢNG- GIÁ CẢ- LỊCH XUẤT HÀNG STT Tên hàng Style Mã xưởng Số lượng Đơn giá Trị giá Ngày phát NVL Ngày giao hàng 01 Áo 6-6501 B1908200 10,000 23,000 230,000,000 5/06/2019 20/7/2019 02 Áo 6-6502 B1908201 15,000 24,500 367,500,000 5/06/2019 20/7/2019 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 47 03 Áo 6-6503 B1908202 20,000 23,000 460,000,000 5/06/2019 20/7/2019 04 Áo 2-6703 B1908204 6,000 23,000 138,000,000 05/06/2019 20/7/2019 Tổng cộng 51,000 1,195,500,000 Tổng giá trị thực hiện hợp đồng là: 1,195,500,000 VND Số tiền bằng chữ: Một tỷ một trăm chín mưới lăm triệu năm trăm nghàn đồng chẳn. Đơn giá trên chưa bao gồm 10% VAT. Đớn giá trên bao gồm: Công cắt, may, kiểm hàng, ủi, đóng gói, chỉ, thùng giấy, băng keo dán thùng và vận chuyển giao nhận. (Nhận nguyên phụ liệu từ kho bên A và giao hàng thành phẩm đến kho bên A- Bốc xếp mỗi bên chịu một đầu). Ghi chú: Đơn giá trên của 2 mã hàng 6-6502 đã bao gồm đơn giá Thêu (Đơn giá Thêu đã bao gồm Chỉ thêu và chi phí vận chuyển giao nhận bán thành phẩm) ĐIỀU 2: QUY CÁCH, PHẨM CHẤT: Bên B phải gia công cắt, may, kiểm hàng, ủi và đóng gói theo những tiêu chuẩn của bên A hướng dẫn. Thành phẩm phải sạch sẽ. ĐIỀU 3: NGUYÊ...ựa vào bảng số liệu 2.4, ta thấy hệ số nợ của Công ty biến động không đều qua ba năm 2016-2017, bên cạnh đó giá trị của hệ số nợ này tương đối lớn. Điều này chứng tỏ mức độ phụ thuộc của Công ty vào các chủ nợ là khá lớn, mức độ độc lập về tài chính của Công ty là thấp. Năm 2016, hệ số nợ của Công ty là 0,70 lần, có nghĩa trong 1 đồng tổng tài sản có 0,70 đồng được tài trợ từ nợ phải trả. Năm 2017, hệ số nợ của Công ty là 0,66 lần, giảm 0.03 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do cả nợ phải trả và tổng tài sản năm 2017 đều giảm so với năm 2016 nhưng nợ phải trả giảm với tốc độ tăng mạnh hơn so với tốc độ giảm của tổng tài sản. Cụ thể, nợ phải trả năm 2017 giảm 9,10% so với năm 2016; trong khi đó tổng tài sản giảm chỉ 4,56%. Qua đó cho thấy Công ty đang nỗ lực cố gắng trong việc giảm bớt các khoản nợ phải trả, nâng cao tự chủ tài chính. Qua năm 2018, hệ số nợ của Công ty lại tăng 0,07 lần so với năm 2017, đạt mức 0,73 lần. Hệ số này tăng lên do cả nợ phải trả và tổng tài sản đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Cụ thể nợ phải trả tăng 35,26% trong khi tổng tài sản chỉ tăng 22,55%. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 94 Biểu đồ 2.6. Hệ số nợ của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018 Từ những phân tích trên với bảng số liệu 2.5 và biểu đồ 2.6, ta thấy xu hướng hệ số nợ ngày càng tăng, cụ thể cả CTCP Dệt May Huế cũng như CTCP Phong Phú đều có dấu hiệu tăng chiếm dụng vốn giai đoạn 2016-2018. Điều đó cho thấy các Công ty tăng tận dụng nguồn chiếm dụng để mở rộng quy mô sản xuất, phục vụ cho hoạt động sản xuất, giúp giảm bớt chi phí sử dụng vốn, mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, hệ số này ở CTCP Dệt May Huế đã ở mức cao lại có xu hướng tăng cũng đe dọa đến sự độc lập tài chính, gánh nặng về nợ lớn. Dó đó, Công ty cần cố gắng cân đối hệ số nợ phù hợp để vừa mang lại lợi ích cao, vừa tránh được tình trạng mất khả năng thanh toán. Bên cạnh hệ số nợ thì hệ số tự tài trợ cũng phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty. Theo bảng số liệu 2.4, ta thấy hệ số nợ của Công ty biến động không đều giai đoạn 2016-2018 và luôn ở mức khá thấp, chứng tỏ Công ty chịu nhiều sức ép từ các chủ nợ. Năm 2016, hệ số tự tài trợ của Công ty là 0,30 lần, có nghĩa trong 1 đồng tổng tài sản có 0,30 đồng được tài trợ từ vốn chủ sở hữu. Năm 2017, hệ số nợ của Công ty là 0,34 lần, tăng 0.03 lần so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là Công ty đã tăng khoản mục vốn chủ sở hữu, có nỗ lực để tăng mức tự chủ tài chính. Qua năm 2018, hệ số tự tài trợ của Công ty lại giảm 0,07 lần so với năm 2017, đạt mức 0,27 lần. Nguyên nhân là do tổng tài sản của Công ty tăng trong khi vốn chủ sở hữu là giảm. Nhìn chung, hệ số tự tài trợ của Công ty là khá thấp qua các năm, năm 2017 đang có dấu hiệu tăng thì đến năm 2018 hệ số này lại giảm. Qua đó cho thấy Công ty 0.60 0.62 0.64 0.66 0.68 0.70 0.72 0.74 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 HUEGATEX PHONG PHU CORP Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 95 vẫn đang cố gắng tự chủ về mặt tài chính tuy nhiên đang trong quá trình mở rộng quy mô sản suất kèm theo nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn suy thoái nên tình hình tài chính của Công ty cũng gặp nhiều khó khăn. 2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2016-2018 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 (Nguồn: BCTC CTCP Dệt May Huế) Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Phong Phú giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát lần 1,54 1,54 1,48 0,00 -0,06 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1,41 1,30 1,16 -0,11 -0,14 Khả năng thanh toán nhanh lần 1,05 0,89 0,68 -0,16 -0,20 Khả năng thanh toán tức thời lần 0,05 0,03 0,02 -0,02 -0,02 Khả năng thanh toán lãi vay lần 4,28 4,16 3,91 -0,12 -0,25 (Nguồn: BCTC CTCP Phong Phú) Qua bảng số liệu 2.6, ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty biến động không đều qua ba năm 2016-2018. Qua ba năm 2016-2018, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ tổng tài sản mà Công ty hiện có đủ khả năng để trả khoản nợ của Công ty. Năm 2016, hệ số khả năng thanh toán tổng quát Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát lần 1,43 1,51 1,37 0,07 -0,14 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1,27 1,39 1,28 0,12 -0,10 Khả năng thanh toán nhanh lần 0,75 0,81 0,63 0,06 -0,17 Khả năng thanh toán tức thời lần 0,13 0,08 0,07 -0,05 -0,01 Khả năng thanh toán lãi vay lần 5,05 4,84 3,04 -0,21 -1,80 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 96 của Công ty là 1,43 lần, đến năm 2017 hệ số này là 1,51 lần, tăng 0,07 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do cả tổng tài sản và nợ phải trả đều giảm nhưng tốc độ giảm của nợ phải trả là 9,10%, lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản. Qua đó cho thấy Công ty đang có dấu hiệu nỗ lực nâng cao khả năng thanh toán tổng quát bằng cách giảm bớt khoản nợ phải trả để đảm bảo tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2018, hệ số này là 1,37 lần, giảm 0,14 lần so với năm 2017 là do cả tổng tài sản và nợ phải trả của Công ty đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả lại lớn hơn. Biểu đồ 2.7. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018 Từ những phân tích cùng với bảng số liệu 2.7 và biểu đồ 2.7, ta thấy hệ số khả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế tuy thấp hơn CTCP Phong Phú, nhưng luôn dữ mức lớn hơn 1 nên vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Năm 2017 hệ số khả năng thanh toán tổng quát của CTCP Phong Phú không biến động trong khi hệ số này ở CTCP Dệt May Huế lại tăng lên, chứng tỏ sự nổ lực phát triển trong việc thanh toán của CTCP Dệt May Huế. Tuy nhiên, đến năm 2018, nhìn chung hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều có xu hướng giảm. Đối với CTCP Dệt May Huế, hệ số này biến động giảm như vậy bởi vì Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, cần gia tăng nguồn vốn chiếm dụng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh khả năng thanh toán tổng quát thì khả năng thanh toán ngắn hạn cũng là một trong những chỉ tiêu được nhà đầu tư rất quan tâm bởi nó phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn. Dựa vào bảng số liệu 2.5, ta thấy hệ số Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 97 này qua ba năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn. Năm 2016, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty là 1,27 lần, đến năm 2017 hệ số này là 1,39 lần, tăng 0,12 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn chỉ giảm 0.03%, trong khi nợ ngắn hạn giảm đến 8,48% so với năm 2016. Qua đó cho thấy Công ty đang dần giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn, nỗ lực trong việc thu hồi các khoản nợ ngắn hạn. Đến năm 2018, hệ số này lại giảm 0,10 lần so với năm 2017, đạt mức 1,28 lần. Nguyên nhân là do cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lên đến 48,55%, lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Dù hệ số thanh toán ngắn hạn có giảm nhẹ nhưng nhìn chung vẫn lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty vẫn được đảm bảo. So với CTCP Phong Phú, ta thấy hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của hai Công ty là tương đối như nhau, đều có xu hướng giảm năm 2018. Với tình hình nền kinh tế thị trường kèm theo việc đi vào hoạt động Nhà máy mới nên CTCP Dệt May Huế cần nhiều chi phí để phục vụ sản xuất nên các khoản nợ ngắn hạn tăng lên là điều hiển nhiên. Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty, các nhà phân tích thường kết hợp với khả năng thanh toán nhanh. Điểm khác biệt của hệ số khả năng thanh toán nhanh so với hệ số thanh toán ngắn hạn là hệ số thanh toán ngắn hạn chúng ta đã tính cả giá trị hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Nhưng trên thực tế hàng tồn kho là khoản mục có khả năng thanh khoản kém hơn các khoản mục còn lại, tức là phải tốn thời gian và chi phí thì mới có thể chuyển đổi thành tiền. Dựa vào bảng số liệu 2.6, ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của CTCP Dệt May Huế biến đổi không đều trong ba năm 2016-2018 và luôn nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng trang trải một số khoản nợ nhanh là khá khó khăn, tuy nhiên hệ số này cũng không là quá thấp nên Công ty vẫn có thể thu hút và vay nợ đầu tư hoạt động. Năm 2016, khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,75 lần. Năm 2017, hệ số này là 0,81 lần, tăng 0,06 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn chỉ giảm 0,03%, hàng tồn kho tăng 1,01%, bên cạnh đó nợ ngắn hạn giảm 8,48% so với năm 2016 làm cho hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng. Với những phân tích trên ta thấy, đến năm 2017 Công ty đã giảm được khoản nợ ngắn hạn, góp phần nâng cao tình hình tài chính. Sang năm 2018, Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 98 hệ số này là 0,63 lần, giảm 0,17 lần so với năm 2017, chủ yếu là do lượng hàng tồn kho năm 2018 tăng mạnh, bên cạnh đó khoản mục nợ ngắn hạn cũng tăng lên tương ứng. Sỡ dĩ như vậy là do Công ty tăng chiếm dụng vốn để phát triển quy mô, đồng thời hoạt động sản xuất năng cao dẫn đến lượng hàng tồn kho lớn để phục vụ các đơn hàng. Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán nhanh của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú đều có xu hướng giảm, tuy nhiên hệ số này của CTCP Dệt May Huế là không cao nên Công ty cần chú ý tránh để hệ số này tiếp tục giảm làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty. Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với số tiền và các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Dựa vào bảng số liệu 2.6 ta thấy khả năng thanh toán tức thời của CTCP Dệt May Huế có xu hướng giảm dần và số liệu này là rất nhỏ. Năm 2016, khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 0,13 lần. Năm 2017, khả năng thanh toán tức thời là 0,08 lần, giảm 0,05 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do cả tiền và tương đương tiền, nợ ngắn hạn đều giảm nhưng khoản mục tiền và tương đương tiền giảm với tốc độ mạnh hơn làm cho hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty giảm đi. Đến năm 2018, hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 0,07 lần, giảm 0,01 lần so với năm 2017. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tiền và tương đương tiền nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 99 Biểu đồ 2.8. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018 Từ việc phân tích cùng với bảng số liệu 2.7 và biểu đồ 2.8, ta có thể thấy khả năng thanh toán tức thời của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 không những ở mức thấp mà còn giảm dần, chứng tỏ Công ty khá khó khăn trong việc thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, theo tình hình chung trên thị trường, cụ thể với CTCP Phong Phú, ta thấy hệ số này có ở mức thấp và giảm mạnh hơn so với CTCP Dệt May Huế. Qua đó cho thấy tình hình khó khăn chung trên thị trường Dệt May. Vì vậy, bên cạnh nỗ lực hạn chế các khoản nợ ngắn hạn, Công ty nên cân đối tăng cường quỹ tiền mặt để đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ, tránh gây mất uy tín trên thị trường. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Dựa vào bảng số liệu 2.6, ta thấy hệ số khả năng thanh toán lãi vay của CTCP Dệt May Huế luôn lớn hơn 1 nhưng lại giảm dần trong ba năm 2016-2018. Năm 2016, khả năng thanh toán lãi vay của Công ty là 5,05 lần. Năm 2017, khả năng thanh toán lãi vay là 4,84 lần, giảm 0,21 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, hệ số này là 3,04 lần, giảm 1,80 lần so với năm 2017. Sỡ dĩ hệ số khả năng thanh toán của Công ty luôn giảm giai đoạn 2016-2018 là do LNTT của Công ty giảm dần trong khi chi phí lãi vay ngày càng tăng. Công ty ngày càng mở rộng quy mô, tăng cường sản xuất, bắt đầu vận hành nhà máy mới trong giai đoạn này nên gặp nhiều khó khăn, phải tăng cường Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 100 vay vốn để phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó với tình hình nền kinh tế ngày càng khó khăn, chi phí ngày càng tăng cao, đồng thời Nhà máy May 4 và Chi nhánh Quảng bình mới đi vào hoạt động chưa mang lại được lợi nhuận. Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán lãi vay của cả CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú trên thị trường Dệt May đều giảm dần giai đoạn 2016-2018 nhưng hệ số khả năng thanh toán lãi vay luôn nằm ở mức khá cao chứng tỏ CTCP Dệt May Huế vẫn đang đảm bảo được khả năng thanh toán lãi. Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế, nhìn chung ta thấy Công ty vẫn luôn đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Tuy nhiên, nếu khách hàng yêu cầu thanh toán gấp thì Công ty sẽ khá khó khăn. Bên cạnh việc đi vào vận hành các Nhà máy mới nhằm mở rộng quy mô sản xuất thì tình hình nền kinh tế thị trường suy thoái làm cho khả năng thanh toán của Công ty bị ảnh hưởng. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp hiện nay. Vì thế, Công ty luôn không ngừng nổ lực trong việc theo dõi chi tiết các khoản nợ theo từng khách hàng, nhà cung cấp và thời hạn thanh toán nhằm nâng cao khả năng thanh toán và đảm bảo tình hình tài chính cũng như uy tín của Công ty. CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA, BÁN HÀNG HÓA DỊCH VỤ VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CTCP DỆT MAY HUẾ 3.1. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty 3.1.1. Ưu điểm Về tổ chức quản lý Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 101 Công ty xây dựng mô hình tập trung, phân tán tương đối tốt với cơ cấu gọn nhẹ, có hiệu quả. Trong đó, mỗi bộ phận thực hiện một nhiệm vụ, bên cạnh đó có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau, giúp Công ty chủ động và năng cao hiệu quả trong SXKD. Công ty thiết lập hệ thống mạng nội bộ, tất cả các máy tính đều được kết nối Internet. Đồng thời sử dụng phần mềm Skype để tiện cho việc trao đổi thông tin, phân công công việc kịp thời giữa các phòng ban, vừa đảm bảo công việc được thực hiện nhanh chóng, vừa không phải tốn công đi lại nhiều. Công ty trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác kê toán như: điện thoại, máy in, máy scan,... Về tổ chức bộ máy và công tác kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ, hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, công ty đã ứng dụng tin học trong công tác quản lý tài chính kế toán đã đem lại hiệu quả đáng kể trong công tác quản lý cũng như tham mưu cho ban lãnh đạo. Công ty sử dụng phần mềm Bravo 7.0, mỗi nhân viên kế toán đều được cấp một tài khoản để truy cập vào phần hành làm việc của mình, các thông tin hầu hết được lưu trữ trên máy giúp giảm thiểu khối lượng công việc cho nhân viên. Bên cạnh đó, phần mềm kế toán thường xuyên được nâng cấp giúp cho công tác hạch toán được dễ dàng. Các thông tư, quy định mới được cập nhật nhanh chóng, kịp thời, phù hợp với Bộ tài chính, giúp công tác kế toán của Công ty rõ ràng, minh bạch khi kiểm toán vào cuối kỳ. Các chứng từ ban đầu được theo dõi chặt chẽ, quản lý, bảo quản một cách khoa học và đảm bảo lưu trữ lâu dài. Việc luân chuyển chứng từ, sổ sách giữa phòng kế toán và các bộ phận liên quan được tổ chức một cách nhịp nhàng, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng kiểm tra. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao, mỗi nhân viên đều có thời gian học việc ba tháng để nắm vững phần hành kế toán mình đảm nhiệm. Ngoài ra, nhân viên kế toán thường được đi đào tạo kiến thức chuyên môn. Mỗi nhân viên được bố trí công việc Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 102 phù hợp, phát huy được thế mạnh cũng như khả năng của mình. Đặc biệt, Phòng Tài chính Kế toán được điều hành bởi kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, cùng với trưởng phòng, phó phòng luôn giám sát, chỉ dẫn chi tiết để hoàn thành tốt công việc. 3.1.2. Hạn chế Do quy mô của Công ty lớn, số nghiệp vụ phát sinh nhiều, kèm theo đó là hệ thống tài khoản được phân thành nhiều cấp, gây khó khăn trong việc theo dõi. Bên cạnh đó, việc phân cấp tài khoản lại không được quy định rõ thành văn bản cụ thể mà đều do nhân viên làm nhiều rồi quen, khi hạch toán trên máy tính lại thường hạch toán theo đối tượng theo dõi, phân cấp tài khoản chỉ xuất hiện khi trích xuất các báo cáo vào cuối kỳ nên nhân viên thường không để ý. Các chứng từ đã được xử lý xong được cất cẩn thận vào tủ, tuy nhiên phòng lưu trữ chứng từ khá xa phòng Tài chính kế toán nên việc vận chuyển chứng từ để lưu trữ cũng như cần sử dụng chứng từ khi Cơ quan Thuế về kiểm tra mất khá nhiều thời gian và dễ gây thất lạc chứng từ. Bên cạnh đó, các chứng từ chưa được xử lý xong được đặt ở bàn làm việc của kế toán, trong khi đó không gian làm việc hạn chế, khiến giấy tờ được chồng lên nhau, dễ nhầm lẫn và gây khó khăn cho kế toán. 3.2. Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ và khả năng thanh toán tại công ty 3.2.1. Ưu điểm Quy trình luân chuyển chứng từ được tổ chức khoa học, chứng từ qua mỗi đối tượng hay phòng ban đều được kiểm soát, ký xác nhận rõ ràng, giúp bộ chứng từ được hoàn thiện nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Bên cạnh những mẫu chứng từ do Bộ tài chính ban hành, công ty còn thiết kế thêm những chứng từ khác như “Giấy đề nghị”, “Đề nghị chi tiền”,...phục vụ yêu cầu quản lý của công ty được phù hợp và chuẩn xác. Ngoài ra, bộ chứng từ sau khi được xử lý xong sẽ được phân loại, đóng thành tập theo trình tự thời gian và được lưu trữ vào tủ cẩn thận. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 103 Kế toán công nợ theo dõi khoản phải thu và phải trả cẩn thận theo thời hạn thanh toán. Đối với các khoản phải thu luôn giám sát và tiến hành đôn đúc khách hàng thanh toán đúng hạn, do đó hầu hết các khoản nợ đều được thu hồi đúng kế hoạch. Đối với các khoản phải trả, kế toán công nợ luôn chú ý lập “Đề nghị chi tiền” trước thời hạn thanh toán để trình cấp trên ký duyệt, tránh trường hợp đã đến hạn thanh toán nhưng yêu cầu thanh toán vẫn chưa được thông qua đẫn đến việc thanh toán trễ hạn. Do đó, công ty luôn đảm bảo uy tín với khách hàng và nhà cung cấp. Công ty thiết kế “mã đối tượng” khi theo dõi khoản phải thu và phải trả theo từng đối tượng khách hàng bàng cách kết hợp giữa số hiệu tài khoản kế toán và tên khách hàng, từ đó giúp cho việc hạch toán nhanh chóng, dễ nhớ và tránh sự nhầm lẫn. Kế toán công nợ thường lập “Biên bản đối chiếu công nợ” định kỳ và gửi cho khách hàng. Đây là thủ tục nhằm xác minh số công nợ mà kế toán công nợ của công ty tập hợp được để kiểm tra sự trùng khớp giữa hai bên cũng như có thể điều chỉnh kịp thời khi phát hiện sai lệch. Đồng thời, đây cũng là phương pháp nhằm củng cố bằng chứng chắc chắn về quyền thu nợ đối với khách hàng. 3.2.2. Hạn chế Bên cạnh ưu điểm, công tác công nợ tại Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Công ty đi chiếm dụng vốn của đối tác là khá lớn phần nào làm ảnh hưởng đến mức độ tự chủ tài chính của Công ty, đồng thời ảnh hưởng đến sự thu hút các nhà đầu tư. Hiện tại, Phòng Tài chính Kế toán của công ty khá đông nhân viên, trong đó phân hành kế toán công nợ có đến ba nhân viên đảm nhiệm, sau đó được cấp trên tổng hợp lại. Điều này tuy giảm bớt được công việc cho nhân viên nhưng lại đẫn đến việc phức tạp trong việc tổng hợp cũng như cái nhìn tổng quát về công nợ. Đối với các khoản phải thu khách hàng tại Công ty, hầu hết việc thanh toán được thực hiện theo hợp đồng với phương thức trả chậm với khoảng thời gian từ 20-30 ngày kể từ ngày nhận hàng, hóa đơn và bộ chứng từ. Trên thực tế, việc thanh toán được thực hiện khi gần đến hạn hợp đồng, tuy nhiên cũng có trường hợp thanh toán trễ hạn. Điều Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 104 này làm ảnh hưởng đến tình hình SXKD của Công ty do khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu. Qua đó cho thấy Công ty chưa đẩy mạnh việc xử lý khách hàng thanh toán trễ hạn. Công tác xét duyệt bán hàng của công ty chưa được hiệu quả khiến các khoản nợ lớn không thu hồi được qua các năm tập trung chủ yếu vào những khách hàng lớn, khiến khoảng dự phòng phải thu khó đòi có xu hướng tăng. Đây là một điểm xấu trong tình hình tài chính của công ty. 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như phần hành kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ nói riêng và nâng cao khả năng thanh toán tại công ty 3.3.1. Về công tác kế toán Việc phân cấp tài khoản nên được quy định rõ thành văn bản cụ thể, rõ ràng để thuận lợi cho nhân viên trong quá trình làm việc, tạo nên sự thống nhất, chính xác trong hạch toán, dễ dàng trong theo dõi và phục vụ tối ưu cho việc nghiên cứu hiệu quả. Phòng Tài chính Kế toán hiện đang có khá đông nhân viên, trong đó phần lớn là nhân viên trẻ, do đó cần thường xuyên đào tạo, trao dồi kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ kế toán bằng việc mở các lớp học, lớp huấn luyện chuyên môn định kỳ. Đồng thời, cần có sự theo dõi thường xuyên, giám sát và hỗ trợ của cấp trên để mang lại hiệu quả cao. Công ty nên xem xét mở rộng không gian làm việc của Phòng Tài chính Kế toán, tăng diện tích làm việc của mỗi cá nhân nhằm có vị trí để cho các chứng từ chưa được xử lý xong, tránh làm nhầm lẫn hay thất lạc chứng từ. Đồng thời, nên sắp xếp phòng lưu trữ chứng từ gần phòng làm việc hơn để giảm rủi ro trong quá trình vận chuyển chứng từ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 105 3.3.2. Về việc nâng cao chất lượng quản lý các khoản nợ Nâng cao tính chặt chẽ trong việc xét duyệt bán hàng, phải kiểm tra cụ thể tình hình tài chính của khách hàng trước khi quyết định chấp nhận giao dịch những đơn hàng lớn. Đồng thời yêu cầu đặt cọc đối với những đơn hàng có giá trị tương đối cao. Đưa ra hạn mức tín dụng cụ thể đối với từng khách hàng. Đối với khách hàng đang có khoản nợ với công ty, khi khoản nợ này đang ở mức tối đa theo như hạn mức đã định mà vẫn chưa thanh toán thì công ty sẽ không thực hiện tiếp các giao dịch bán hàng khác. Công ty nên ban hành các chính sách khuyến khích thanh toán sớm nhằm đẩy nhanh công tác thu hồi nợ như cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán đối với các khoản nợ được thanh toán sớm. Những món nợ gần đến hạn thu hồi, Công ty nên thực hiện những biện pháp dứt khoát như: gửi giấy báo, gọi điện thoại, gặp trực tiếp khách hàng, trước khi đến hạn từ 5 đến 10 ngày để nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn. Công ty nên bổ sung vào hợp đồng mua bán về khoản phục xử phạt đối với việc thanh toán trễ hạn như: tính lãi suất trên số tiền trả chậm quá hạn, ngưng việc cung cấp hàng hóa đối với khách hàng thường xuyên thanh toán trễ hạn,... 3.3.3. Về việc nâng cao khả năng thanh toán Công ty nên tăng cường các khoản tiền và tương đương tiền, các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thanh tiền nhanh chóng nhằm đảm bảo được việc thanh toán kịp thời, nhanh chóng các khoản nợ khi nhà cung cấp yêu cầu trả gấp và đảm bảo được uy tín . Hiện tại công ty chiếm dụng vốn của đối tác khá lớn nên rất cần thiết trong việc lập quỹ dự phòng các khoản phải trả, việc này giúp công ty giải quyết các vấn đề đột xuất không nằm trong kế hoạch một cách nhanh chóng. Công ty nên xem xét tăng tỷ lệ chia cổ tức mỗi năm cho cổ đông theo mức độ tăng trưởng hợp lý, không quá nhanh nằm thể hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả, luôn có lãi của công ty, tăng uy tín, góp phần giúp công ty có thể thực hiện gia hạn hợp đồng Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 106 thanh toán đối với đối tác một cách dễ dàng khi cần thiết nhưng vẫn đảm bảo được uy tín trên thị trường. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong những năm qua, nền kinh tế trong nước cũng như nước ngoài gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp để tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nỗ lực, vượt qua những khó khăn, nắm bắt thời cơ và vận dụng cơ hội để vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, vừa giữ vững cũng như nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Ngành Dệt May là một lĩnh vực quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nền công nghiệp Việt Nam cũng như trên thế giới. Bên cạnh những cơ hội phát triển ngày càng lớn thì Ngành Dệt May cũng phải đối đầu với nhiều khó khăn, thách thức cũng như sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Trong đó, Công ty cổ phần Dệt May Huế là một công ty lớn, trong điều kiện nền kinh tế khó khăn thì công ty luôn nỗ lực để ổn định tài chính, phát triển và không ngừng phấn đấu để khẳng định vị thế của mình. Cụ thể, bằng việc nắm bắt cơ hội và tầm nhìn về xu hướng phát triển của Ngành Dệt May, Công ty đang dần mở rộng quy mô sản xuất khi đi vào hoạt động Nhà máy May 4 và Chi nhánh Quảng Bình. Bên cạnh đó, Công ty luôn tích cực đầu tư vào máy móc, thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Một nội dung quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển và mở rộng quy mô của Công ty là thực trạng kế toán công nợ. Trong những năm vừa qua, nhìn chung Công ty tăng cường chiếm dụng vốn của đối tác để phục vụ sản xuất cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn, vừa thể hiện tình hình tại chính ổn định, vừa không làm giảm sút uy tín đối với khách hàng. Đối với các khoản nợ phải thu, tại Công ty chỉ tồn tại các khoản nợ ngắn hạn do áp dụng chính sách bán hàng trả chậm nên việc bị chiếm dụng vốn là không quá dài. Bên cạnh đó, nhân viên kế toán công nợ luôn giám sát các khoản nợ, đảm bảo Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 107 khả năng thanh toán, tránh việc không thu hồi được nợ làm ảnh hưởng đến tình trạng tài chính Công ty. Tóm lại, trong suốt thời gian thực tập của mình tại Công ty cổ phần Dệt May Huế cùng với kiến thức học tập ở trường, tôi đã tiến hành tìm hiểu đề tài “Kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ và phân tích khả năng thanh toán tại CTCP Dệt May Huế”. Nhờ vào sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tú cùng với các anh chị tại Phòng Tài chính Kế toán của CTCP Dệt May Huế, tôi đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra: Thứ nhất, hệ thống hóa được cơ sở lý luận cơ bản về kế toán công nợ nói chung cũng như kế toán nợ phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp nói riêng và phân tích tình hình công nợ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thứ hai, nắm được sơ lược tổng quan về CTCP Dệt May Huế, thực trạng kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ và phân tích khả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế. Thứ ba, đánh giá được thực trạng kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa dịch vụ, đưa ra những ưu, nhược điểm về phân hành kế toán công nợ và tình hình công nợ của công ty, từ đó đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán công nợ và khả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế. Nhìn chung, đề tài cơ bản đã hoàn thành được phần nào mục tiêu đề ra ban đầu, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: Do thời gian còn hạn chế nên đề tài chỉ đề cập những vấn đề có tính chất cơ bản; đề tài chỉ chọn mẫu một số nghiệp vụ để đưa ra ví dụ minh họa nên chưa mang tính khái quát cao và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ còn chung chung, mang tính chủ quan. Do đó, tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị Kế toán công nợ là một phân hành phức tạp, đa dạng nhiều nội dung, bao trùm toàn bộ tình hình tài chính của Công ty. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức và thông tin tiếp cận được nên đề tài còn nhiều hạn chế nhất định, chỉ tập trung vào các Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 108 khoản phải thu khách hàng và khoản phải trả người bán, chưa có nhiều khai thác mang tính chất sáng tạo. Vì vậy, để hoàn thiện hơn đề tài, có thể phát triển theo hướng sau: - Phân tích sâu hơn các chỉ tiêu liên quan đến tình hình công nợ, khả năng thanh toán của Công ty. - So sánh, đối chiếu, đánh giá khách quan giữa số liệu của Công ty với tỷ số bình quân ngành và nhiều đối thủ cạnh tranh cùng quy mô trên thị trường. - Tìm hiểu cách thức cũng như quá trình xét duyệt bán hàng đối với các khách hàng lớn, nhỏ, khách hàng lâu năm hay khách hàng mới. - Tập trung đi sâu vào các khoản nợ khó đòi đối với những khách hàng thường xuyên qua các năm, tìm ra nguyên nhân các khoản nợ không thể thu hồi được. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình (2011), “Kế toán tài chính”, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM. 2. Bộ Tài chính (2009), “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2014), “Chế độ kế toán doanh nghiệp” (ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính). 4. Học viện Tài chính (2018), “Các nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán”. 5. Công ty Cổ phần Dệt May Huế (2019), “Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Phòng Tài chính Kế Toán”. 6. Công ty cổ phần dệt may Huế (2016), “Báo cáo thường niên 2016”. 7. Công ty cổ phần dệt may Huế (2016), “Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2016”. 8. Công ty cổ phần dệt may Huế (2017), “Báo cáo thường niên 2017”. 9. Công ty cổ phần dệt may Huế (2017), “Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2017”. 10. Công ty cổ phần dệt may Huế (2018), “Báo cáo thường niên 2018”. 11. Công ty cổ phần dệt may Huế (2018), “Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2018”. 12. Võ Văn Nhị (2010), “Kế toán tài chính”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 13. Th.s Hoàng Thị Kim Thoa (2018), “Slide môn Phân tích báo cáo tài chính”, Đại học kinh tế Huế - Đại học Huế. 14. “Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt May Huế”. Có tại: [Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2019]. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Tú SVTH: Lê Thị Thúy Vy 110

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_cong_no_doi_voi_nguoi_mua_ban_hang_hoa_dic.pdf
Tài liệu liên quan