Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đá nguyên liệu tại công ty cổ phần Long Thọ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐÁ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ LÊ THỊ HUYỀN CHÂU Khóa học: 2016 – 2020 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐÁ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Huyền Châu TS. Nguyễn Đình Chiến Lớp: K

pdf124 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đá nguyên liệu tại công ty cổ phần Long Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50D Kế toán Niên khóa: 2016 -2020 Huế, tháng 12 năm 2019 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đư ợc rất nhiều sự giúp đỡ và động viên quý giá. Lờ i đầu tiên, cho tôi gửi lờ i cảm ơn đế n quý thầy cô trư ờ ng Đạ i họ c Kinh tế - Đạ i họ c Huế , quý thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán Thầy Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu trong suốt khoảng thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên TS. Nguyễn Đình Chiến - ngư ờ i đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các Cô Chú, các Anh Chị trong Phòng Kế toán Công ty Cổ p hần Long Thọ đã luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập thông tin nghiên cứu, cung cấp tài liệu cần thiế t cũng như chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy đư ợc để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những ngư ời thân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã nỗ lực hết mình, song do giới hạn về mặt thời gian cũng như lượng kiến thức và kinh nghiệm còn thiếu sót nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu ii nhận đư ợc sự góp ý từ phía Thầy Cô và Công ty để khóa luận đư ợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 n ăm 2019 Sinh viên thực hiện Lê Thị Huyền Châu DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCDC Công cụ dụng cụ GTGT Giá trị gia tăng HTK Hàng tồn kho KPCĐ Kinh phí công đoàn KPT Khoản phải thu NPT Nợ phải trả NVL Nguyên vật liệu SPDD Sản phẩm dở dang SXC Sản xuất chung TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu XN Xí nghiệp Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty qua 2 năm 2017 – 2018.............................48 Bảng 2.2. Tình hình tài sản của Công ty qua 2 năm 2017 – 2018.................................50 Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 2 năm 2017 - 2018 ..........................52 Bảng 2.4. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2017 - 2018 ..................................................................................................54 Bảng 2.5. Định mức kế hoạch tiêu hao NVL của Đá nguyên liệu ................................63 Bảng 2.6. Khối lượng NVL cần xuất kho để sản xuất Đá nguyên liệu tháng 06/2019 .65 Bảng 2.7: Trích Tổng hợp nhập - xuất - tồn NVL tháng 06/2019.................................67 Bảng 2.8: Tình hình xuất nguyên vật liệu sản xuất Đá nguyên liệu tháng 06/2019 .....68 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu v DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Trích Phiếu yêu cầu vật tư .............................................................................65 Biểu 2.2: Trích Phiếu xuất kho nguyên vật liệu ............................................................66 Biểu 2.3: Trích Sổ chi tiết TK 621DA tháng 06/2019 ..................................................69 Biểu 2.4: Trích Sổ Cái TK 621DA tháng 06/2019........................................................70 Biểu 2.5: Trích Bảng chấm công giờ hành chính Bộ phận Xí nghiệp Đá nguyên liệu tháng 06/2019 ...............................................................................................74 Biểu 2.6: Trích Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương Xí nghiệp Đá nguyên liệu tháng 06/2019 .........................................................................................................75 Biểu 2.7: Trích Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất Đá nguyên liệu tháng 06/2019 .........................................76 Biểu 2.8: Trích Sổ chi tiết TK 622DA tháng 06/2019 ..................................................77 Biểu 2.9: Trích Sổ cái TK 622DA tháng 06/2019.........................................................78 Biểu 2.10: Trích Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của quản lý phân xưởng Đá nguyên liệu tháng 06/2019 ...............................................82 Biểu 2.11: Trích Phiếu xuất kho nguyên vật liệu sản xuất ............................................83 Biểu 2.12: Trích Bảng kê chi phí NVL sản xuất Xí nghiệp Đá nguyên liệu tháng 06/2019.......................................................................................................84 Biểu 2.13: Trích Bảng kê chi phí phân bổ công cụ dụng cụ của Xí nghiệp Đá nguyên liệu tháng 06/2019......................................................................................85 Biểu 2.14. Tình hình sử dụng công cụ dụng cụ của Xí nghiệp Đá nguyên liệu tháng 06/2019.......................................................................................................85 Biểu 2.15: Trích Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài tháng 06/2019............................86 Biểu 2.16: Trích hóa đơn GTGT tiền điện tháng 06/2019 ............................................87 Biểu 2.17: Trích Bảng kê chi phí bằng tiền phát sinh của Xí nghiệp Đá nguyên liệu tháng 06/2019.............................................................................................88 Biểu 2.18: Trích Sổ chi tiết TK 627DA tháng 06/2019 ................................................90 Biểu 2.19: Trích Sổ cái TK 627DA tháng 06/2019.......................................................91 Biểu 2.20: Trích Sổ chi tiết TK 1541DA tháng 06/2019 ..............................................93 Biểu 2.21: Trích Sổ cái TK 1541DA tháng 06/2019.....................................................94 Biểu 2.22: Trích Bảng tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tháng 06/2019 ..........96 Biểu 2.23: Trích Phiếu nhập kho thành phẩm Đá nguyên liệu tháng 06/2019 .............97 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ..........................17 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi phí NVL trực tiếp ............................................................21 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp ....................................................23 Sơ đồ 1.4. Sơ đồ kế toán chi phí SXC ...........................................................................25 Sơ đồ 1.5. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên...............................................................................................27 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ..........................................................39 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty...........................................................43 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính tại Công ty ....................................45 Sơ đồ 2.4: Quy trình công nghệ sản xuất đá..................................................................57 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp sản xuất Đá nguyên liệu tháng 06/2019.......................................................................................................69 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán chi phí SXC Đá nguyên liệu tháng 06/2019 .....................89 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................iv DANH MỤC BIỂU ........................................................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................vi MỤC LỤC ................................................................................................................... vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ...............................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 6. Kết cấu đề tài ............................................................................................................4 7. Tình hình nghiên cứu ................................................................................................5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ....7 1.1. Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp ......7 1.1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất..........................................................................7 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất .........................................................................7 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ...........................................................................8 1.1.2. Tổng quan về giá thành sản phẩm ..................................................................14 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm .................................................................14 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm ...................................................................15 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............................16 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ..............17 1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất..........................................................................18 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ................................................................18 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu viii 1.2.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất.........................................19 1.2.3. Kế toán các chi phí sản xuất ...........................................................................20 1.2.3.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp ..................................................................20 1.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp..........................................................21 1.2.3.3. Kế toán chi phí SXC.................................................................................23 1.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất .......................................................................25 1.3.1. Nội dung .........................................................................................................25 1.3.2. Tài khoản sử dụng ..........................................................................................26 1.3.3. Phương pháp hạch toán ..................................................................................27 1.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ....................................................................27 1.4.1. Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ ............................................................27 1.4.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ..................................28 1.5. Tính giá thành sản phẩm ......................................................................................31 1.5.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm ................................................................31 1.5.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm............................................................................31 1.5.3. Các phương pháp tính giá thành.....................................................................32 1.5.3.1. Phương pháp giản đơn ..............................................................................32 1.5.3.2. Phương pháp hệ số....................................................................................33 1.5.3.3. Phương pháp tỷ lệ .....................................................................................33 1.5.3.4. Phương pháp tính giá thành phân bước ....................................................33 1.5.3.5. Phương pháp kết chuyển song song............................................................33 1.5.3.6. Phương pháp kết chuyển tuần tự .............................................................34 1.5.3.7. Phương pháp đơn đặt hàng .......................................................................34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐÁ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ .....................................................................................................35 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Long Thọ ..........................................................35 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Long Thọ ...........................................35 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển..................................................................36 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động và định hướng phát triển của Công ty........37 2.1.3.1. Chức năng .................................................................................................37 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu ix 2.1.3.2. Nhiệm vụ ..................................................................................................37 2.1.4. Đặc điểm hoạt động và sản xuất kinh doanh của Công ty .............................38 2.1.5. Tổ chức công tác quản lý của Công ty ...........................................................39 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .......................................................39 2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ...................................................39 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán của Công ty ...........................................................42 2.1.6.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty .......................................................42 2.1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán................................................43 2.1.6.3. Hình thức kế toán áp dụng........................................................................45 2.1.6.4. Đặc điểm hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản kế toán ....................46 2.1.7. Tình hình nguồn lực của Công ty Cổ phần Long Thọ giai đoạn 2017 –201847 2.1.7.1. Tình hình nguồn lao động.........................................................................47 2.1.7.2. Tình hình tài chính....................................................................................50 2.1.7.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................54 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ ........................................................................................55 2.2.1. Đặc điểm và quy trình công nghệ sản xuất Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ .........................................................................................................55 2.2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm sản xuất................................................................55 2.2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm...................................................57 2.2.2. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Long Thọ.................................................................................59 2.2.2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất ....................................................59 2.2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất...........................................................59 2.2.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất......................................................59 2.2.2.4. Đối tượng tính giá thành sản phẩm...........................................................60 2.2.2.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm......................................................60 2.2.2.6. Kỳ tính giá thành sản phẩm ......................................................................60 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Long Thọ ..................60 2.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ....................................60 2.2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp .............................................71 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu x 2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Long Thọ................92 2.2.4.1. Tài khoản sử dụng ....................................................................................92 2.2.4.2. Phương pháp hạch toán.............................................................................92 2.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ..............................................................95 2.2.6. Tính giá thành sản phẩm ................................................................................95 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH ĐÁ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ........................................................................................98 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Long Thọ ...................................................................98 3.1.1. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Long Thọ ..........98 3.1.1.1. Ưu điểm ....................................................................................................98 3.1.1.2. Nhược điểm ..............................................................................................99 3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Long Thọ ...................................................................100 3.1.2.1. Ưu điểm ..................................................................................................100 3.1.2.2. Nhược điểm ............................................................................................101 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ.................104 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty .........................................104 3.2.2. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm..........104 3.2.2.1. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................................................104 3.2.2.2. Về chi phí nhân công trực tiếp................................................................105 3.2.2.3. Về chi phí sản xuất chung.......................................................................105 3.2.2.4. Về chi phí dịch vụ mua ngoài .................................................................105 3.2.2.5. Về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ..................................................106 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................107 1. Kết luận .................................................................................................................107 2. Kiến nghị...............................................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................110 PHỤ LỤC ...................................................................................................................111 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Giá cả hàng hóa thế giới diễn biến phức tạp do chiến tranh thương mại và bất ổn chính trị. Trước thực trạng như vậy, để tồn tại được đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình, phải cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn. Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao thì phải phát huy được mọi lợi thế, nắm bắt được cơ hội cũng như nhu cầu của thị trường, tiết kiệm sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hóa quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp phải sử dụng hàng loạt công cụ quản lý cùng lúc, trong đó hạch toán kế toán nhất là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được xem là công cụ hữu hiệu. Bởi vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là phải quản lý chi phí sản xuất một cách chặt chẽ, cung cấp các thông tin phải kịp thời, chính xác để nhà quản lý đưa ra giá bán hợp lý và các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, các chính sách bán hàng nhằm thu hút khách hàng. Công ty Cổ phần Long Thọ là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chuyên sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã toả rộng khắp từ thành phố đến các vùng xa xôi hẻo lánh, mở rộng khắp các tỉnh thành Miền Trung – Tây Nguyên, về phía Nam đến Phú Yên, Bình Định và các tỉnh Miền Tây. Vấn đề đặt ra đặt ra đối với công ty là làm thế nào để kiểm soát tốt các khoản chi phí, hạ giá thành sản phẩm; đồng thời, đảm bảo đầu ra của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm mà xã hội chấp nhận và làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Hơn nữa, Công ty có một thế mạnh vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành là có một hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua các đại lý và nhiều nhà phân phối trải dài đến phía Nam nên có nhiều bất cập trong việc lưu chuyển chứng từ về công ty hay tính trung thực của các khoản mục chi phí phát sinh,... cũng làm ảnh hưởng đến công tác hạch toán. Bởi lẽ, giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất đã bỏ ra để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác, việc tiết kiệm chi phí và giá thành hợp lý cũng là tiết kiệm Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 2 nguồn lực cho công ty và góp phần cải thiện đời sống cho nhân viên. Do vậy, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với Công ty, để phản ánh chính xác thực trạng kế toán chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành và cung cấp thông tin chính xác phục vụ quá trình điều hành, kiểm soát chi phí là rất cần thiết. Nắm rõ phần hành kế toán chi phí giúp Công ty đưa ra được các chính sách kinh doanh hợp lý nhằm tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành, nâng cao vị thế so với các đối thủ cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Long Thọ tôi đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn được tìm tòi, học hỏi, trau dồi và củng cố kiến thức về mặt lý luận, vận dụng những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường vào thực tiễn và tiếp thu các kinh nghiệm thực tế để hoàn thiện bản thân, phục vụ cho công việc sau này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài hướng đến các mục tiêu sau: Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa lại một cách chi tiết, rõ ràng cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất để làm cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác tổ chức kế toán, đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ. - Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận cùng với việc tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty để tìm ra điểm mạnh, hạn chế, đưa ra nhận xét, đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 3 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ. - Về không gian: Đề tài này được thực hiện tại Phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Long Thọ, thông qua các chứng từ có liên quan, cùng các quy định, quy chế của Công ty. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình tổng quan của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây từ năm 2017 – 2018, số liệu phản ánh công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu trong tháng 06 năm 2019 của Công ty. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu giáo trình kế toán chi phí, các tài liệu về phương pháp tính giá thành, các phương pháp tập hợp chi phí nhằm tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận trong chương 1 và thông qua đó có cơ sở để thu thập các tài liệu cần thiết theo hướng đi của đề tài nhằm làm rõ nội dung trong chương 2. - Phương pháp quan sát: Để có những kiến thức thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty tôi đã quan sát quá trình làm việc của nhân viên kế toán và một số cán bộ, nhân viên các phòng ban khác để nắm bắt quy trình xử lý, luân chuyển các chứng từ, định khoản, ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hiểu rõ hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty. - Phương pháp thu thập số liệu và các tài liệu liên quan: Nhằm thu thập các báo cáo tài chính, chứng từ, sổ sách liên quan để có con số thực tế cụ thể minh họa và phản ánh nội dung liên quan, ngoài ra còn tăng tính tin cậy và thuyết phục cho đề tài. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 4 - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Để có được thông tin về cơ cấu bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, chính sách kế toán áp dụng, quy trình luân chuyển chứng từ,...tôi đã tiến hành phỏng vấn nhân viên kế toán tại Công ty. Ngoài ra trong quá trình tiếp nhận thông tin có một số vấn đề nào đó chưa hiểu, tôi sẽ dùng phương pháp này để hỏi trực tiếp nhân viên kế toán để làm rõ vấn đề đang thắc mắc ngay lập tức. Phương pháp xử lý số liệu: - Phương pháp phân tích: Trước tiên, đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này để phân tích số liệu tình hình nguồn lực công ty như: về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,...trong 2 năm 2017, 2018. kết hợp với lý thuyết được trang bị, tôi đã phân tích để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. - Phương pháp kế toán: Thu thập các chứng từ kế toán để chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế xảy ra tại công ty; ghi nhận, hạch toán theo các tài khoản đối ứng vào sổ sách kế toán liên quan từ đó đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ sách và chứng từ cũng như phân tích, xử lý số liệu sử dụng trong phần thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 6. Kết cấu đề tài Để hoàn thiện đề tài nghiên cứu “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ” tôi xây dựng bố cục theo trình tự gồm ba phần: Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ. Phần III: Kết luận. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 5 7. Tình hình nghiên cứu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành cơ bản và rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vốn đã là một phần hành cơ bản của công tác kế toán lại càng có ý nghĩa hơn đối với doanh nghiệp sản xuất nói riêng và xã hội nói chung. Việc am hiểu các kĩ năng cơ bản về phần hành này là yêu cầu thiết yếu đối với một sinh viên ngành kế toán. Chính vì thế mà đề tài về kế toán chi p...i phí phân bổ: Mức phân bổ chi phí cho đối tượng i = Hệ số phân bổ chi phí x Tiêu thức phân bổ của đối tượng i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 20 1.2.3. Kế toán các chi phí sản xuất 1.2.3.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp a. Khái niệm: Chi phí NVL trực tiếp là chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu để sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp trong các ngành nông, lâm, ngư, bưu chính, viễn thông,.( PGS. TS. Võ Văn Nhị (2016)) Chi phí NVL trực tiếp trong sản xuất gồm chi phí NVL chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm. Nếu NVL trực tiếp sử dụng sản xuất từng loại sản phẩm thì tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm. Trường hợp NVL trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trước khi tập hợp chi phí để tính giá thành phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành. b. Chứng từ và sổ sách sử dụng Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho (02-VT), Phiếu nhập kho (01- VT), Phiếu yêu cầu vật tư, Bảng khối lượng NVL cần xuất kho để sản xuất, Sổ chi tiết TK 621, Sổ cái TK 621 và các sổ sách liên quan khác. c. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí NVL trực tiếp là TK 621 – “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp có kết cấu và nội dung như sau: Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên Có: - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ vào bên Nợ TK 154 - “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc bên Nợ TK 631 - “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 - “Giá vốn hàng bán”. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 21 TK 621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. d. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi phí NVL trực tiếp 1.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. Khái niệm: Theo PGS. TS. Võ Văn Nhị (2002): Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương theo quy định, tiền ăn ca phải trả cho công nhân sản xuất, phụ cấp theo quy định của công ty. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích theo lương theo quy định như tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Theo QĐ 595/QĐ – BHXH ban hành 14/04/2017 thì mức đóng BHXH, BHYT, BHTN được quy định như sau: Xuất kho NVL dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 111, 112, 331 TK 152 Mua NVL sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh NVL thừa không dùng hết nhập lại kho TK 133 TK 632 Thuế GTGT được khấu trừ Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường TK 152 TK 621 TK 154 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 22 Bảng 1.1. Mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp Người lao động Tổng BHXH 17.5% 8% 25.5% BHYT 3% 1.5% 4.5% BHTN 1% 1% 2% KPCĐ 2% 2% Tổng 23.5% 10.5% 34% b. Chứng từ và sổ sách sử dụng Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, Bảng chấm công giờ hành chính, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Sổ chi tiết TK 622, Sổ cái TK 622 và các sổ sách có liên quan khác. c. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là TK 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp trong quá trình sản xuất có kết cấu và nội dung như sau: Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 - “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 - “Giá thành sản xuất”. - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 - “Giá vốn hàng bán”. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 23 d. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 1.2.3.3. Kế toán chi phí SXC a. Khái niệm: Theo PGS. TS. Võ Văn Nhị (2002): Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh nhằm phục vụ cho việc quản lý hoạt động ở các phân xưởng sản xuất. Kế toán chi phí SXC được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ hay đội sản xuất. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí SXC của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt thì chi phí SXC được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. Chi phí SXC bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL, chi phí CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. b. Chứng từ và sổ sách sử dụng Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Phiếu thu, Phiếu chi, Hóađơn GTGT, Bảng tính và phân bổ khấu hao công cụ dụng cụ, Hóa đơn tiền điện/nước, Bảng kê chi phí NVL sản xuất và Bảng kê chi phí phân bổ CCDC, Sổ chi tiết TK 627, Sổ cái TK 627 và các sổ sách liên quan. Tính lương và các khoản Cuối kỳ tính phân bổ và trích theo lương phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 335 TK 632 Trích tiền lương nghỉ phép của Chi phí nhân công trực tiếp phải trả cho công nhân sản xuất công nhân sản xuất vượt trên mức bình thường TK 334, 338 TK 622 TK 154 Tiền lương nghỉ phép Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 24 c. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí SXC là TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí SXC trong quá trình sản xuất sản phẩm có kết cấu và nội dung như sau: Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 - “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 - “Giá thành sản xuất”. Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2: – TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. – TK 6272: Chi phí nguyên, vật liệu. – TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. – TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. – TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. – TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Tài khoả 627 không có số dư cuối kỳ và được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, đội. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 25 d. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.4. Sơ đồ kế toán chi phí SXC 1.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.3.1. Nội dung Theo TS. Huỳnh Lợi, 2010, Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh: “Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất là giai đoạn kế tiếp giai đoạn tập hợp chi phí sản xuất của quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế phát sinh. Giai đoạn này kế toán sẽ tiến hành phân tích chi phí đã tập hợp ở từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành.” Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 26 1.3.2. Tài khoản sử dụng Đối với doanh nghiệp áp dụng theo phuơng pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho: Tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”: Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở doanh nghiệp; chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính và phụ, có kết cấu và nội dung như sau: Bên Nợ: Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ. Bên Có: - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động XDCB. - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Bên cạnh đó, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho thường sử dụng tài khoản 631 – “Giá thành sản xuất” nhưng TK 154 vẫn được dùng để tập hợp các chi phí là TK 621, TK 622, TK 627. Bên Nợ TK 631 dùng để tập hợp các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ chuyển sang. Sau đó cuối kỳ khi đã kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ xong thì kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ từ TK 631 sang TK 154. Vì vậy, số dư đầu kỳ cộng với chi phí tập hợp được trong kỳ trừ đi sản phẩm dở dang kiểm kê cuối kỳ sẽ tính ra được giá thành thực tế của sản phẩm. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 27 1.3.3. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.5. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.4.1. Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ “Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.” (TS. Huỳnh Lợi, 2010, Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh) Như vậy, số lượng SPDD cuối kỳ không những tùy thuộc vào quy trình sản xuất mà còn phụ thuộc vào chọn lựa kỳ tính giá thành. Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cuối kỳ Giá trị phế liệu thu hồi TK 155, 157 TK 622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ Sản phẩm thực tế hoàn thành nhập kho gửi đi bán TK 632 TK 627 Sản phẩm hoàn thành đã tiêu thụ trong kỳ Kết chuyển chi phí SXC Các khoản bồi thường cuối kỳ sản xuất TK 138 TK 621 TK 152, 153TK 154 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 28 1.4.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ “Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ.” (TS. Huỳnh Lợi, 2010, Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh) Tùy vào đặc điểm, mức độ chi phí sản xuất trong SPDD và yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất mà có thể đánh giá SPDD cuối kỳ theo một trong những phương pháp sau:  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng tại các doanh nghiệp có chi phí NVL trực tiếp phát sinh cấu thành trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng cao, số lượng SPDD qua các kỳ ít biến động. Tuy đơn giản, dễ tính nhưng mức độ chính xác không cao. – Trường hợp 1: Chi phí NVL trực tiếp bao gồm cả chi phí NVL chính và chi phí NVL phụ đều được sử dụng ngay từ đầu của quy trình sản xuất và tham gia trong SPDD và thành phẩm ở cùng một mức độ. Khi đó, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ sẽ được tính: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = Chi phí NVL trực tiếp dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳSố lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ – Trường hợp 2: Chi phí NVL trực tiếp gồm chi phí NVL chính và chi phí NVL phụ. NVL chính sử dụng từ đầu quy trình sản xuất, tham gia trong SPDD và thành phẩm cùng một mức độ; NVL phụ sử dụng theo mức độ sản xuất, tham gia vào thành phẩm và SPDD theo mức độ hoàn thành. + Đối với chi phí NVL chính: Chi phí sản xuất chính dở dang cuối kỳ = Chi phí NVL chính dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL chính phát sinh trong kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳSố lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 29 + Đối với chi phí NVL phụ: Chi phí sản xuất phụ dở dang cuối kỳ = Chi phí NVL phụ dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL phụ phát sinh trong kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành Như vậy: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = Chi phí NVL chính dở dang cuối kỳ + Chi phí NVL phụ dở dang cuối kỳ  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương Tuy việc tính toán có phần phức tạp, nhưng phương pháp này vẫn đtôi lại kết quả chính xác, độ tin cậy cao và phù hợp với Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Vì vậy, nó được áp dụng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí sản xuất được tính cho SPDD cuối kỳ theo mức độ hoàn thành của SPDD. Như vậy, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: – Chi phí nhóm 1: Những chi phí sản xuất phát sinh toàn bộ từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào thành phẩm và SPDD cuối kỳ cùng một mức độ như chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ trực tiếp, chi phí bán thành phẩm được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức sau: Chi phí nhóm 1 dở dang cuối kỳ = Chi phí nhóm 1 dở dang đầu kỳ + Chi phí nhóm 1 thực tế phát sinh trong kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳSố lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ – Chi phí nhóm 2: Những chi phí sản xuất phát sinh theo mức độ sản xuất và tham gia vào thành phẩm và SPDD theo tỷ lệ hoàn thành như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức sau: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 30 Chi phí nhóm 2 dở dang cuối kỳ = Chi phí nhóm 2 dở dang đầu kỳ + Chi phí nhóm 2 phát sinh trong kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành Tùy vào đặc điểm của chi phí ở từng quy trình sản xuất mà xếp nó vào chi phí nhóm 1 hay chi phí nhóm 2. Có những quy trình sản xuất có cả chi phí nhóm 1 lẫn chi phí nhóm 2 nhưng cũng có những quy trình sản xuất chỉ có chi phí nhóm 2. Vì vậy, khi đánh giá SPDD cần xác định chính xác đặc điểm của từng loại chi phí ở từng quy trình sản xuất.  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch (định mức) Đối với doanh nghiệp sản xuất tính giá thành định mức cho từng công đoạn sản xuất, có thể căn cứ vào chi phí định mức của từng công đoạn do doanh nghiệp xây dựng để tính trị giá SPDD vào cuối kỳ. Theo phương pháp này, chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SXC của SPDD được xác định căn cứ vào chi phí định mức của từng khoản mục chi phí và mức độ hoàn thành của SPDD. Phương pháp chỉ phát huy tác dụng khi chi phí định mức được thiết lập chính xác. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: – Đối với chi phí nhóm 1: Chi phí nhóm 1 dở dang cuối kỳ = Số lượng SPDD cuối kỳ x Chi phí kế hoạch của mỗi sản phẩm – Đối với chi phí nhóm 2: Chi phí nhóm 2 dở dang cuối kỳ = Số lượng SPDD cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành x Chi phí kế hoạch của mỗi sản phẩm Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 31 1.5. Tính giá thành sản phẩm 1.5.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là đại lượng, kết quả hoàn thành nhất định cần tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Như vậy, “Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.” (TS. Huỳnh Lợi, 2010, Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh) Xác định đối tượng tính giá thành thường căn cứ vào những điểm sau: – Đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ và loại hình sản xuất của doanh nghiệp – Chủng loại và đặc điểm của sản phẩm – Yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở cho việc tổng hợp chi phí và tính giá thành phù hợp, chính xác. Bởi vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng Bảng tính giá thành sản phẩm, cho phép doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá một cách chính xác và toàn diện các biện pháp quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. 1.5.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành sản phẩm được định nghĩa như sau: “Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.” (TS. Huỳnh Lợi, 2010, Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh) Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất, nhu cầu thông tin giá thành, mà kỳ tính giá thành được xác định khác nhau: – Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho thường xuyên, kỳ tính giá thành có thể chọn phù hợp với kỳ báo cáo (tháng, quý) để cung cấp thông tin kịp thời, phục vụ yêu cầu quản lý của nhà quản lý. – Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, không ổn định thì kỳ tính giá thành là kỳ sản xuất hoặc giai đoạn sản xuất. Thời kỳ cần tính giá thành có thể là tháng, quý, năm. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 32 Việc lựa chọn kỳ tính giá thành một cách đúng đắn giúp cho Kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin cho việc định giá và đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu nhà quản lý trong từng thời kỳ. 1.5.3. Các phương pháp tính giá thành Tính giá thành sản phẩm là công đoạn cuối cùng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thực chất của việc tính giá thành sản phẩm chính là tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng sản phẩm. “Phương pháp tính giá thành là một hoặc hệ thống các phương pháp, kỹ thuật sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất đã xác định cho từng đối tượng tính giá thành.” (TS. Huỳnh Lợi, 2010, Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh) Lựa chọn phương pháp tính giá thành cần phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất, loại hình sản xuất, quy trình kỹ thuật công nghệ, đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý về giá thành của doanh nghiệp. Theo truyền thống kế toán Việt Nam, có những phương pháp tính giá thành cơ bản áp dụng tính giá thành phẩm theo chi phí thực tế sau đây. 1.5.3.1. Phương pháp giản đơn Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, ít mặt hàng, sản xuất với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và đối tượng kế toán chi phí là từng sản phẩm, dịch vụ. Đối tượng tập hợp chi phí được chọn trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm được tính như sau: Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ + Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - Ðiều chỉnh giảm giá thành Giá thành thực tế đơn vị được tính theo công thức: Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành thực tế sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 33 1.5.3.2. Phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp những doanh nghiệp sử dụng cùng loại các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị,... trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất. Kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng có thể quy đổi lẫn nhau do có kết cấu chi phí tương ứng tỷ lệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm và đối tượng tính giá thành chính là từng loại sản phẩm của quy trình sản xuất đó. 1.5.3.3. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, sử dụng cùng loại các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công,... Kết quả là trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất cho ra nhiều nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau hoặc trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm không có kế cấu chi phí tương ứng tỷ lệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. 1.5.3.4. Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, gồm nhiều công đoạn (giai đoạn, phân xưởng), tạo ra một loại sản phẩm gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Bán thành phẩm (sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước) là nguyên liệu chính của giai đoạn sau. Bán thành phẩm của công đoạn cuối cùng là thành phẩm. Tuỳ thuộc vào yêu cầu thông tin giá thành sản phẩm của tất cả bán thành phẩm, thành phẩm hoặc chỉ thành phẩm mà tính giá thành phân bước có thể thực hiện theo phương pháp kết chuyển song song hoặc phương pháp kết chuyển tuần tự. 1.5.3.5. Phương pháp kết chuyển song song (không tính giá thành của bán thành phẩm) Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn, đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm. Kế toán không tính giá thành các bán thành phẩm ở từng giai đoạn mà chỉ kết chuyển chi phí của từng giai đoạn vào thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng một cách độc lập với nhau. Chi phí sản xuất ở mỗi giai đoạn được chia làm 2 nhóm: chi phí nhóm 1 tham gia từ đầu quy trình sản xuất và chi phí nhóm 2 tham gia vào sản phẩm theo mức độ hoàn thành. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 34 1.5.3.6. Phương pháp kết chuyển tuần tự (có tính giá thành của bán thành phẩm) Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, diễn ra qua nhiều giai đoạn. Sản phẩm hình thành của các giai đoạn gọi là bán thành phẩm. Bán thành phẩm này có thể xuất kho tiêu thụ, phần còn lại chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục gia công chế biến đến khi tạo ra thành phẩm ở giai đoạn cuối. Theo phương pháp này, kê toán cần tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. 1.5.3.7. Phương pháp đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng để tính giá thành sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng hay những sản phẩm yêu cầu đặt biệt, ít được lặp lại. Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ và phương pháp liên hợp. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐÁ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Long Thọ 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Long Thọ Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ Tên giao dịch: LONG THO JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: LTCO Logo công ty: Người đại diện: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Trung Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Địa chỉ: 423 Bùi Thị Xuân, Phường Thủy Biều, TP Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Vốn điều lệ: 26,500,000,000 đồng Mã số thuế: 3300101519 Số điện thoại: 0234 3822083 Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh số 3300101519 cấp ngày 12/04/2010 Website: www.longthohue.com.vn Gmail: longthohueco@gmail.com Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 36 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Long Thọ tiền thân là Công ty Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Long Thọ, được thành lập vào năm 1975. Là một đơn vị sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng của tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty được xây dựng và phát triển trên cơ sở Nhà máy Vôi nước Long Thọ, hình thành từ thời Pháp thuộc cách đây hơn 120 năm. Đến năm 1972, Nhà máy ngừng hoạt động. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/04/1975, chính quyền cách mạng đã thành lập Ban khôi phục Nhà máy nhằm mục đích đưa Nhà máy trở lại sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu xây dựng. Ngày 01/07/1976, Nhà máy chính thức đi vào hoạt động trở lại với tổng số vốn ban đầu là 37.000 đồng, cơ sở vật chất khi ấy chỉ là những đống đổ nát. Đúng một năm sau đó, ngày 01/7/1977 nhà nước đầu tư xây dựng dây chuyền công nghệ xi măng lò đứng với công suất thiết kế 20.000 tấn/năm. Sau nhiều năm cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất công suất nhà máy không ngừng được nâng lên. Năm 1990, Nhà máy đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp sản xuất vật liệu xây dựng Long Thọ. Tháng 09/1994 – 30/11/2005, đạt danh hiệu là doanh nghiệp Nhà nước hạng I, với tên gọi mới là Công ty SXKD vật liệu xây dựng Long Thọ. Đến tháng 12/2005, Công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần, điều đó đã nhận được sự ủng hộ hết sức nhiệt tình từ phía người tiêu dùng. Trải qua một quá trình lâu dài không ngừng nỗ lực và phấn đấu, Công ty Cổ phần Long Thọ đã lớn mạnh hơn rất nhiều với số lượng sản phẩm ngày càng nhiều, mẫu mã ngày càng đa dạng và phong phú như xi măng PCB30, PCB40 mang nhãn hiệu đầu rồng, gạch lát terrazzo, ngói màu, tấm lợp Fibro, hầu hết các sản phẩm đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Trong chặng đường phát triển của mình, Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý như được bình chọn sản phẩm thương hiệu Việt hội nhập WTO năm 2007, Top 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam vào năm 2008, 2009 Trải qua chặng đường phát triển không ngừng đó, Công ty đã đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế tỉnh nhà và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Do đó, Công ty Cổ phần Long Thọ ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường và được nhiều khách hàng tin dùng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 37 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động và định hướng phát triển của Công ty 2.1.3.1. Chức năng Chức năng chủ yếu của Công ty Cổ phần Long Thọ là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng bao gồm: xi măng, gạch Block, gạch lát Terrazzo, tấm lợp, gạch Block, ngói màu, Đá nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sử dụng, xây dựng các công trình của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh thành lân cận trải dài từ các tỉnh Quảng Bình đến Phú Yên. Bên cạnh đó, Công ty còn đảm bảo việc tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng quy trình công nghệ tiến tiến để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng phải chú trọng giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. 2.1.3.2. Nhiệm vụ - Cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng đảm bảo về mặt chất lượng, không ngừng cải tiến, phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, quy trình công nghệ và mẫu mã, chủng loại hàng hóa nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao uy tín của Công ty. - Công ty tổ chức xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng và ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh, luôn đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả và đúng mục đích các loại tài sản, thiết bị máy móc,... - Đảm bảo sử dụng nguồn vốn của các cổ đông có hiệu quả. - Công ty còn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý đối với Nhà nước thông qua các khoản nộp ngân sách, nộp các khoản thuế, lệ phí; đồng thời, tổ chức quản lý cán bộ nhân viên, an toàn lao động, an ninh chính trị, bảo vệ môi trường xung quanh. - Ngoài ra, Công ty cần chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách về lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng và BHXH, BHYT, tạo việc làm ổn định cho người lao động, chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ công nhân viên của Công ty để họ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được giao. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 38 2.1.4. Đặc điểm hoạt động và sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.4.1. Lĩnh vực hoạt động Trải qua chặng đường với 120 năm kể từ khi thành lập Xí nghiệp Vôi nước Long Thọ cho đến Công ty Cổ phần Long Thọ ngày nay, Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, phát huy tối đa lợi nhuận, tăng lợi tức cho các cổ đông, cải thiện đời sống vật chất cho người lao động và đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ Ngân sách đối với Nhà nước. Công ty Cổ phần Long Thọ hoạt động trên các lĩnh vực bao gồm: –Sản xuất kinh doanh xi măng, gạch, ngói màu, tấm lợp Fibro. –Khai thác mỏ Đá nguyên liệu và phụ gia. –Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. –Gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí. –Vận tải hành khách theo hợp đồng và theo tuyến cố định. –Kinh doanh vật liệu xây dựng và thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng. 2.1.4.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần Long Thọ đã thích ứng được với cơ chế thị trường...ị Huyền Châu 96  Giá thành đơn vị: 203,182,189 + 112,971,048+ 263,226,722 = 55,295 đồng/tấn 10,478 Tổng giá thành sản phẩm nhập kho: Nợ TK 155DA: 579,379,959 đồng Có TK 154DA: 579,379,959 đồng Kế toán dựa vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng để tiến hành lập Bảng tính giá thành Biểu 2.22: Trích Bảng tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tháng 06/2019 Công ty Cổ Phần Long Thọ BẢNG GIÁ THÀNH Sản phẩm: Đá nguyên liệu Tháng 06 năm 2019 Số lượng: 10.478 (tấn) Tài khoản: 1541DA - Chi phí SXKD dở dang Đá Công ty Cổ Phần Long Thọ Stt Khoản mục ĐVT Thực tế T.đ/mức Đ/mức Đơn giá Z Đơn vị Tổng Z Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19,391 203,182,189 1 Dầu Diezel lít 4,400.00 0.41993 15,649 6,571 68,855,389 2 Dây nổ chịu nước QP - 12g/m mét 1,800.00 0.17179 11,160 1,917 20,088,374 3 Kíp điện vi sai QP - 4,5m cái 184.00 0.01756 16,464 289 3,029,389 4 Thuốc nổ nhủ tương `80 kg 2,400.00 0.22905 45,426 10,405 109,021,398 5 Thuốc nổ AD1 `32 kg 48.00 0.00458 45,576 209 2,187,639 Chi phí nhân công trực tiếp 10,782 112,971,048 1 Tiền lương đồng 9,066 94,993,548 2 Trích nộp đồng 1,716 17,977,500 Chi phí sản xuất chung 25,122 263,226,722 Tổng cộng: 55,295 579,379,959 Ngày ... tháng 06 năm 2019 Lập biểu Tổng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 97 Biểu 2.23: Trích Phiếu nhập kho thành phẩm Đá nguyên liệu tháng 06/2019 Mẫu số: 01 - VT (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 30 tháng 06 năm 2019 Số: TH01/6 - Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thanh Hào - Theo................. số ...................... ngày ....... tháng ........ năm .......... của: - Nhập tại kho: Mỏ đá (TPDA) địa điểm: Stt Tên, nhãn, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Theo chứng từ Thực nhập A B C D 2 3 4 1 Đá vôi nguyên liệu DNL02 tấn 10,478 55,295 579,379,959 Cộng 579,379,959 Viết bằng chữ: Năm trăm bảy mươi chín triệu ba trăm bảy mươi chín ngàn chín trăm năm mươi chín đồng chẵn. - Số chứng từ gốc kèm theo: -------------------------------- Ngày ....... tháng ..... năm. Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) (Ký, họ tên) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 98 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH ĐÁ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Long Thọ 3.1.1. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Long Thọ 3.1.1.1. Ưu điểm Công ty Cổ phần Long Thọ đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung, tạo được sự thống nhất, chặt chẽ và phù hợp với tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Trong đó, kế toán trưởng là người đứng đầu chỉ đạo trực tiếp điều hành công việc, phân công trách nhiệm cho từng phần hành kế toán, chỉ đạo, hướng dẫn các nhân viên trong phòng kế toán thực hiện. Điều này tạo nên sự thống nhất về mặt chỉ đạo và phân công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, bố trí khoa học, bao gồm nhiều nhân viên kế toán trẻ, có năng lực và trách nhiệm trong công việc nhưng vẫn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên, đảm bảo chặt chẽ trong sự phân công công việc sao cho phù hợp với khả năng của mỗi người đã góp phần nâng cao hiệu quả của các thông tin phục vụ quản lý. Bên cạnh đó, các nhân viên phòng kế toán đảm nhiệm công việc theo từng phần hành tạo được tính chuyên môn hóa cao, xây dựng môi trường làm việc chủ động, tự giác, hiệu quả, thuận lợi trong việc kiểm soát cũng như phát hiện những sai sót kịp thời, hỗ trợ kế toán trưởng trong công việc. Và các phòng ban chức năng luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bộ phận kế toán để dễ dàng quản lý và hạch toán các chi phí một cách hiệu quả. Công tác tổ chức kế toán của công ty luôn căn cứ vào chế độ kế toán, luật kế toán và những chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành. Công ty sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách tương đối đầy đủ theo chế độ kế toán của Nhà nước. Công ty thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về những quyết định, thông tư để bổ sung, hoàn thiện. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Qua quá trình thực tập, tôi nhận thấy việc theo dõi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 99 các loại chi phí phát sinh được tiến hành ghi nhận đầy đủ và nhanh chóng. Công ty thực hiện nghiêm túc các chứng từ và sổ như sổ chi tiết, số cái kèm chứng từ gốc liên quan phản ánh được chi phí một cách rõ ràng, chi tiết và khoa học. Tài khoản kế toán được mở chi tiết cho nhiều đối tượng khác nhau thông qua việc sử dụng phần mềm kế toán Bravo 7 sẽ giúp cho các nghiệp vụ được ghi nhận, lưu trữ đầy đủ và giúp cho việc hạch toán chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và hiệu quả hơn. So với việc ghi chép thủ công trước đây thì việc công ty sử dụng phần mềm kế toán Bravo 7 để hạch toán và ghi sổ trên máy giúp công tác kế toán ngày càng được tự động hoá, tiết kiệm được nhiều thời gian, dễ dàng và hiệu quả hơn góp phần giảm bớt khối lượng ghi chép một cách đáng kể, thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu từ đó giúp cho quá trình xử lý dữ liệu từ khâu chứng từ cho đến in các sổ sách báo cáo trở nên nhanh chóng hơn nhiều cũng như đảm bảo tính bảo mật, chính xác của số liệu các báo cáo. Đặc biệt là trình tự luân chuyển chứng từ chặt chẽ, hợp lý và đảm bảo việc thực hiện tốt nguyên tắc kiểm soát nội bộ, tránh những hiện tượng gian lận, biển thủ trong công ty. 3.1.1.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm đạt được công ty còn tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục. Cụ thể như sau: Mặc dù bộ máy kế toán công ty được tổ chức một cách gọn nhẹ, khoa học nhưng nhìn chung còn khá đơn giản. Sự thiếu hụt nhân viên kế toán hiện nay ở công ty dẫn đến tình trạng một kế toán trong phòng kiêm nhiệm nhiều chức năng khác nhau nên phần lớn công việc tập trung vào kế toán đó khiến cho vai trò họ quá nặng nề, đặc biệt là vào cuối kỳ lập báo cáo tài chính năm gây áp lực và công việc quá tải. Bên cạnh đó, bộ máy kế toán công ty đa số là nhân viên nữ, có nhiều kinh nghiệm làm việc ở công ty nhưng công ty vẫn chưa xem xét đến tình huống khẩn cấp xảy ra khi mà những người kế toán này họ nghỉ sinh, chuyển công tác. Mặc dù Công ty đã áp dụng chế độ và chính sách kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC nhưng vẫn còn một số chứng từ, sổ sách của công ty vẫn chưa hoàn toàn được thực hiện cập nhập đổi mới mà còn sử dụng hệ thống biểu mẫu, chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 100 3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Long Thọ 3.1.2.1. Ưu điểm  Về hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tổ chức chi tiết thành nhiều tiểu khoản cụ thể, thuận lợi, dễ dàng cho việc tập hợp, theo dõi và cung cấp số liệu chính xác về các đối tượng quản lý.  Về quy trình lập và luân chuyển chứng từ: Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (như chi trả tiền điện, nước, nguyên vật liệu, nhân công,), kế toán lập chứng từ và phản ảnh nghiệp vụ vào sổ thông qua phần mềm kế toán. Việc làm này giúp giảm thiếu sót, lạc chứng từ hay bỏ quên nghiệp vụ, đảm bảo cho quy trình lập và luân chuyển chứng từ luôn diễn ra kịp thời và chính xác nhất có thể.  Về phân loại chi phí sản xuất: Chi phí của Công ty được phân loại theo công dụng kinh tế bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sẽ giúp cho kế toán dễ dàng theo dõi tỷ lệ các loại chi phí chiếm trong giá thành sản phẩm cũng như thấy được sự biến động của các chi phí khi tăng khi giảm; từ đó có thể đưa ra những phương pháp thay đổi điều chỉnh giá thành kịp thời, nhanh chóng và phù hợp nhất.  Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình khai thác đá và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm của quy trình công nghệ sản xuất Đá nguyên liệu là hoàn toàn có căn cứ khoa học và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tính chất của sản phẩm và chi phí đầu vào của công ty. Vì vậy, sẽ góp phần không nhỏ trong việc phục vụ công tác sản xuất và phản ánh đúng quá trình tính giá thành sản phẩm.  Về kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên giúp nắm bắt tình hình nguyên vật liệu một cách liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng và hợp lý định mức nguyên vật liệu. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 101  Về kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty được thực hiện đầy đủ, phù hợp với Bộ luật lao động hiện nay. Tiêu chuẩn tính lương cho công nhân lao động sản xuất tại công ty được thiết kế, quy định khá đầy đủ, rõ ràng, minh bạch dựa trên khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng sẽ giúp công ty tránh được rủi ro gian lận khai khống tiền lương và được đánh giá chính xác tạo cảm giác công bằng cho người lao động. Trong tháng, quý hay năm, việc xếp loại theo bậc A, B và C đối với người lao động để từ đó có những biện pháp xử phạt, kỷ luật đối với ai vi phạm đồng thời khen thưởng cho những công nhân hoàn thành tốt công việc. Điều này tăng động lực đối với người lao động, sự kích thích trao đối với người lao động, động viên mạnh mẽ họ hoàn tốt nhiệm vụ được giao, khuyến khích làm việc tốt hơn, tăng năng suất lao động cho công ty cũng như hạn chế đáng kể các sản phẩm dở dang cuối kỳ.  Về chi phí sản xuất chung: Kế toán theo dõi chi phí sản xuất chung phát sinh chi tiết theo từng khoản mục chi phí. Điều đó sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ các khoản mục chi phí phát sinh đó, giảm thiểu được chi phí. Các chi phí có liên quan đến phân xưởng, bộ phận sản xuất, thì kế toán tập hợp một cách đầy đủ, kịp thời và khá chính xác như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí công cụ dụng cụ,việc phân bổ chi phí được thực hiện đầy đủ và kịp thời.  Về phương pháp tính giá thành sản phẩm: Công ty sử dụng phương pháp giản đơn (trực tiếp) giúp cho việc tính giá thành tương đối dễ dàng, nhanh chóng hơn các phương pháp khác. Nhìn chung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của công tác quản lý tạo điều kiện, cơ sở quan trọng để công ty đưa ra những quyết định đúng đắn, thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó góp phần tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho Công ty. 3.1.2.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm đạt được trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, công ty còn tồn tại một số điểm hạn chế cần khắc phục. Cụ thể như sau: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 102 Về quy trình lập và luân chuyển chứng từ: Đối với các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chung như dầu Dầu PLC, Bu lông dẫn hướng là những nguyên vật liệu cần xuất ngay, thường xuyên và liên tục; do đó cuối tháng kế toán mới lập phiếu xuất kho cho những nguyên vật liệu này. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng một lượng nguyên vật liệu hao hụt và kế toán không phản ánh được số lượng thực tế xuất chính xác.  Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Các chi phí nguyên vật liệu sử dụng theo định mức khi sản xuất, tuy nhiên chưa có những đánh giá, theo dõi hay tính toán về hao hụt, tổn thất nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu đầu vào chưa được kiểm tra chất lượng chặt chẽ khi nhập kho do số lượng nhập quá lớn. Trong quá trình xuất kho sản xuất, nguyên vật liệu sẽ bị hao hụt khi vận chuyển nên khó đánh giá về mặt khối lượng cũng như giá trị, ảnh hưởng đến tính chính xác của việc tính giá thành sản phẩm. Các phiếu yêu cầu vật tư không được đánh số thứ tự trước dễ xảy ra tình trạng người không có thẩm quyền có thể đề nghị cấp vật tư. Công tác chuẩn bị vật tư có lúc chưa tốt, việc tìm nguồn vật tư còn hạn chế và chậm, lượng vật tư dự phòng đôi khi vẫn chưa đảm bảo cho quá trình sản xuất  Về chi phí sản nhân công trực tiếp Bảng chấm công của công nhân do các tổ trưởng thực hiện chấm công và cuối tháng mới thực hiện công bố cho công nhân biết nên công nhân không thể theo dõi kịp thời việc chấm công đúng hay sai, một số sai phạm thường gặp như chấm nhầm công của người này sang người khác do xí nghiệp thường có nhiều người trùng tên nhau hay chấm thiếu... điều này sẽ ảnh hưởng đến lương của công nhân nên dễ xảy ra sự khó chịu, bất mãn trong công việc dẫn đến thái độ làm việc hời hợt, thiếu nghiêm túc, trách nhiệm. Tiền lương công nhân và lương của xí nghiệp hàng tháng được thanh toán bằng tiền mặt việc này dễ gây ra rủi ro cao, có thể dẫn đến tình trạng mất mát. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 103  Về chi phí sản xuất chung Công ty lựa chọn phân bổ chi phí sản xuất chung theo số lượng sản phẩm hoàn thành tuy dễ thực hiện nhưng có những sản phẩm có thời gian quy trình sản xuất lâu hơn, cần tốn nhiều chi phí, năng lượng hơn hay những sản phẩm sử dụng nhiều giờ hơn chỉ tạo ra được ít số lượng sản phẩm. Vì vậy, việc phân bổ này chưa thực sự hợp lý.  Về chi phí dịch vụ mua ngoài Các chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí tiền điện, nước, được công ty tập hợp chung, chưa có sự tách biệt tính hết vào bộ phận sản xuất mà không phân bổ cho các bộ phận khác. Vào cuối kỳ, sẽ tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Nó vô tình làm cho các khoản mục chi phí SXC tăng đáng kể vì những chi phí đó không chỉ phục vụ cho các bộ phận sản xuất sản phẩm mà còn phục vụ cho các phòng ban quản lý ở công ty. Điều này phản ánh không chính xác chi phí phát sinh phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, khi kế toán tiến hành đưa số liệu này để trình bày lên báo cáo tài chính thì các chỉ tiêu sẽ bị phản ánh sai với bản chất kế toán mặc dù LNTT chưa phân phối vẫn không đổi. Bên cạnh đó, các chi phí dịch vụ mua ngoài này, kế toán chỉ tập hợp và kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp mà chưa quan tâm đến việc xây dựng định mức cho khoản mục chi phí này, do đó các chi phí này có thể chưa được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sử dụng, sản xuất. Đối với hạch toán tài khoản, chi phí dịch vụ mua ngoài không được hạch toán vào TK 331, kế toán công ty hạch toán vào TK trung gian 3388. Việc hạch toán này chưa phù hợp, chính xác với lý thuyết chuyên ngành kế toán.  Về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Hiện nay công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ mặc dù sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty thường là sản phẩm bán thành phẩm. Việc không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ làm cho công tác kế toán tính giá thành sản phẩm trở nên đơn giản, gọn nhẹ. Tuy nhiên, nó cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến tính chính xác của việc tính giá thành sản phẩm. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 104 3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ. 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Để nâng cao chất lượng công tác kế toán hiện nay, công ty cần tuyển dụng thêm nhân viên kế toán có kinh nghiệm và trình độ cao, ưu tiên nam hơn để đảm nhận vị trí kế toán. Như thế, sẽ góp phần hỗ trợ thêm và giải quyết một phần công việc hàng ngày cho phòng kế toán đặc biệt là cuối kỳ kế toán giảm áp lực công việc của các nhân viên kế toán khác xuống khi phải lập nhiều báo cáo tài chính từ đó hiệu quả công việc tốt hơn, xử lý chứng từ nhanh chóng và kịp thời, không còn bị ứ đọng như trước. Các sổ sách, chứng từ kế toán sử công dụng công ty nên thay đổi các biểu mẫu theo thông tư 200 sẽ giúp thuận tiện hơn trong công tác kế toán. 3.2.2. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.2.2.1. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty cần tính toán những hao hụt, tổn thất hay dự trù những hao hụt trước khi sản xuất sản phẩm để sử dụng nguyên vật liệu theo định mức tương ứng với số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Cần xây dựng một ban quản lý kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt quá trình sản xuất và chất lượng đầu vào đảm bảo nguyên vật liệu đáp ứng tốt nhất để sản xuất sản phẩm. Trong quá trình vận chuyển NVL từ kho đến xí nghiệp sản xuất sản phẩm Đá nguyên liệu, công ty nên xây dựng một mức hao phí phù hợp để công tác tính giá thành sản phẩm được chính xác nhất. Các phiếu yêu cầu vật tư nên được đánh số thứ tự trước khi sử dụng và giao trách nhiệm cho một các nhân cụ thể cất giữ. Đối với công tác chuẩn bị vật tư, Công ty nên tiến hành mở rộng việc tìm kiếm các nhà cung cấp vật tư cho công ty, xây dựng mức tồn kho vật tư hợp lý, đảm bảo lượng vật tư lưu trữ phù hợp đáp tiến độ và nhu cầu sản xuất liên tục của Công ty. Đồng thời, để tránh tình trạng đội giá, Công ty nên lấy thông tin báo giá về vật tư để đảm bảo chọn được nhà cung ứng tốt nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng đầu vào. Đối với những vật liệu chính có giá trị lớn, công ty nên cử nhân viên đến để xem xét chất lượng, đàm phán giá cả hợp lý và tiến hành ký hợp đồng để đảm bảo chất lượng cũng như số lượng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 105 3.2.2.2. Về chi phí nhân công trực tiếp Đối với Bảng chấm công của công nhân, tổ trưởng giám sát phải chấm công đúng và đầy đủ cho các công nhân thuộc đội mình quản lý; đặc biệt, Công ty phải cho công nhân kiểm tra trước rồi ký tên vào Bảng chấm công tránh tình trạng sai sót. Tuy nhiên, để đảm bảo chính xác ngoài bảng chấm công do tổ trưởng giám sát chấm công, Công ty có thể sử dụng thêm một phương thức chấm công khác để quản lý chặt chẽ thời gian làm việc của đội nhân công, cũng tránh tình trạng chấm thiếu hay thừa. 3.2.2.3. Về chi phí sản xuất chung Công ty nên lựa chọn phân bổ chi phí sản xuất chung theo số giờ máy, khi đó sẽ phù hợp hơn với đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty. Công thức tính chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm như sau: Chi phí SXC phân bổ cho sản phẩm i = Chi phí SXC của Xí nghiệp x Số giờ máy sản xuất của sản phẩm iTổng số giờ máy 3.2.2.4. Về chi phí dịch vụ mua ngoài Việc công ty tính hết các chi phí dịch vụ mua ngoài vào toàn bộ chi phí sản xuất chung công ty đã làm cho thông tin về chi phí đó trong kỳ không đảm bảo tính chính xác. Vì vậy, để chi phí sản xuất chung phản ánh một cách chính xác, khách quan thì công ty cần xác định rõ đối tượng phát sinh chi phí, các chi phí mua ngoài công ty cần xây dựng cơ chế kiểm soát như thiết lập các định mức về chi phí mua ngoài để có thể so sánh tình hình sử dụng với định mức từ đó có thể phân tích, đánh giá được các biến động và đề ra giải pháp khoản mục chi phí này có thể tiết kiệm tối đa. Đối với các phòng ban do tính chất công việc ổn định, thường xuyên nên công ty cần xây dựng một định mức chi phí phù hợp. Cuối cùng, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận xí nghiệp sản xuất sẽ là phần còn lại sau khi lấy toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài này trừ đi chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng tại các phòng ban của công ty. Khi đó, chi phí phát sinh phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm sẽ được tính toán chính xác hơn. Với chi phí dịch vụ mua ngoài, Kế toán nên hạch toán vào TK 331. Điều đó sẽ chính xác với công tác định khoản tài khoản của nghiệp vụ phát sinh. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 106 3.2.2.5. Về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Hiện nay, Công ty không còn tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ mặc dù đây là điều thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá thành, nhưng nó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự chính xác của giá thành sản phẩm cuối kỳ. Các sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty là các bán thành phẩm chưa đóng gói, nên công ty quyết định bỏ việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bên cạnh đó, đặc thù ngành nghề của công ty là sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, phần lớn các sản phẩm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, đồng thời số lượng sản phẩm dở dang qua các kỳ thường ít biến động; vì vậy, theo ý kiến của tôi thì công ty nên đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 107 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua một thời gian ngắn được thực tập, được tiếp xúc, làm việc như một nhân viên kế toán tại công ty, bản thân tôi đã tiếp thu khá nhiều kiến thức có ích cũng như nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân mà tôi lâu nay chưa được biết, chưa được thực hành hoàn chỉnh trong quá trình học tập. Từ đó, giúp cho tôi chuẩn bị hành trang kỹ càng cho công việc kế toán sau này. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt, ngày một gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Với các doanh nghiệp sản xuất, muốn đứng vững và phát triển mạnh hơn trong thị trường khi có cung vượt cầu đòi hỏi họ phải nỗ lực hết mình, phát huy mọi lợi thế mình có, không ngừng sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, an toàn phù hợp với nhu cầu của khách hàng với mức giá bán hợp lý nhất nên việc xây dựng một phương pháp để quản lý tốt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu được đặt ra cho mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán ở nhiều doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần Long Thọ nói riêng. Sau thời gian được thực tập ở công ty Cổ phần Long Thọ, với mục đích nghiên cứu đề tài kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, về cơ bản, tôi đã cố gắng tìm hiểu rõ và tập trung hoàn thành được các vấn đề mà mình đã đặt ra ở mục tiêu nghiên cứu, cụ thể là: Một là, đề tài đã hệ thống lại một cách chi tiết, rõ ràng những cơ sở lý luận, khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất để làm cơ sở lý thuyết nghiên cứu vấn đề. Hai là, tìm hiểu và trình bày đầy đủ, chi tiết thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ vào tháng 6 năm 2019. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, hạch toán các khoản mục Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 108 chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT và chi phí SXC song song với việc so sánh, đối chiếu với cơ sở lý luận, từ đó đưa ra các nhận xét về ưu, nhược điểm còn tồn tại cần khắc phục tại công ty. Ba là, trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, tìm ra các điểm mạnh, hạn chế để nhận xét, đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ đó, đề xuất và kiến nghị các biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Long Thọ. Tuy nhiên, với khả năng và kiến thức của bản thân còn hạn chế, trong thời gian nghiên cứu giới hạn cũng như đặc thù tính chất của công việc nên khả năng tiếp cận, xin số liệu chứng từ thực tế còn gặp khó khăn nên việc đi sâu vào đề tài còn hạn chế, chưa phản ánh được hết thực trạng tại công ty, đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán của công ty, rất mong nhận được sự chỉ dạy và đóng góp ý kiến của quý thầy cô. 2. Kiến nghị Do hạn chế về thời gian tìm hiểu của bản thân nên đề tài vẫn còn một số thiếu sót nhất định như việc tập hợp, khả năng tiếp cận, phân tích số liệu thực tế còn gặp nhiều khó khăn nên chưa đi sâu được vào để tài nghiên cứu, chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu, chưa tìm hiểu được các dự toán sản xuất, dự toán tiêu thụ của công ty. Vì vậy, nếu có cơ hội, tôi xin được nghiên cứu và tìm hiểu sâu thêm các vấn đề sau: - Tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành một số loại sản phẩm khác tại công ty như xi măng PCB40, tấm lợp Fibro, ngói màu, làm cơ sở để có thể so sánh đối chiếu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành giữa các loại sản phẩm khác nhau của công ty. Đồng thời, so sánh sự biến động về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Đá nguyên liệu của công ty trong thời gian qua. - Phân tích các biến động chi phí và giá thành thông qua dự toán sản xuất và dự toán tiêu thụ. So sánh các chi phí kế hoạch, chi phí định mức và chi phí thực tế, từ đó đánh giá công tác chi phí sản xuất của công ty. Phân tích biến động chi phí Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 109 nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung; từ đó, đưa ra giải pháp giảm thiểu chi phí. - Tìm hiểu về công tác quản trị chi phí sản xuất trong công ty và phân tích CPV (điểm hòa vốn). Từ đồ thị hòa vốn và phương trình lợi nhuận, xác định sản lượng và doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn; từ đó, đưa ra các phương án sản xuất phù hợp. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng BTC. 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), QĐ 595/QĐ – BHXH Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. 3. TS. Huỳnh Lợi (2010), Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải TP Hồ Chì Minh. 4. Nghiêm Văn Lợi (2008), Kế toán tài chính, NXB Tài chính 5. Phan Thị Hải Hà (2015), Slide Kế toán chi phí I, Huế 6. Website chính thức của Công ty Cổ phần Long Thọ 7. Một số khóa luận tìm hiểu của các khóa trước: - Khóa luận “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Hưng- Nhà máy gạch Tuynel” của sinh viên Nguyễn Thị Kim Liên. - Khóa luận “Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quốc Thắng” của sinh viên Nguyễn Thị Quý. - Khóa luận “Hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản xây lắp tại chi nhánh Thủy Lợi Thủy Điện - Công ty Cổ phần xây dựng 26”của sinh viên Trịnh Thị Huyền Trang. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 111 PHỤ LỤC TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN Tháng 06 năm 2019 Kho: VTDA - Kho vật tư XN khai thác đá Mã số Mặt hàng Đvt Đầu kỳ Nhập Xuất Cuối kỳ Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị TK: 1521 5,913.00 200,997,132 11,473.96 285,248,618 9,037.00 354,944,657 8,349.96 131,301,084 BLDH Bu lôngdẫn hướng con 10.00 200,000 10.00 200,000 BLM1 8X180 Bu lông M18x180 bộ 5.00 225,000 5.00 225,000 BLM2 0X200 Bu lông M20x200 bộ 5.00 250,000 5.00 250,000 BLM2 0X250 Bu lông M20x250 bộ 5.00 275,000 5.00 275,000 BLVS Bu lông vành sao con 30.00 600,000 30.00 600,000 BLX M20 Bu lông xích M20 bộ 30.00 390,000 20.00 260,000 10.00 130,000 CK25 X2.5 Cần khoan 25x2,5m cây 5.00 3,500,000 5.00 3,500,000 CK25 X1.6 Cần khoan Phi 25x1,6m cây 10.00 4,120,000 10.00 4,120,000 CDV1 2 Chân đế van 608 cái 4.00 4,000,000 4.00 4,000,000 CDV0 9 Chân đế van 608- 12-09 cái 4.00 4,000,000 4.00 4,000,000 CUM VHC2 Cùm van hút cấp 2 cái 3.00 3,000,000 3.00 3,000,000 CUM VXC2 Cùm van xã cấp 2 cái 3.00 3,000,000 3.00 3,000,000 CB70 X90 Cúp ben 70x90 cái 20.00 3,400,000 10.00 1,700,000 10.00 1,700,000 DXPC 200 Dãi xích PC200-7- 45 mắt dãi 2.00 100,000,000 2.00 100,000,000 DHPC 200-7 Dẫn hướng PC200-7 quả 2.00 12,600,000 2.00 12,600,000 DDIE ZEL Dầu Diezel lít 1,600.00 25,656,706 6,971.96 108,485,454 4400.00 68,855,389 4,172 65,286,762 DAUP LCK M10 Dầu PLC KOMAT CF 10W lít 60.00 3,142,672 60.00 3,142,672 DAUP LCK M40 Dầu PLC KOMAT SHD40 lít 10.00 418,000 10.00 418,000 DAUP LCK M50 Dầu PLC KOMAT SHD50 lít 105.00 4,639,046 52.00 2,297,432 53.00 2,341,614 DDD M01 Dây điện nối mạng mét 4,000.00 3,600,000 4,000.00 3,600,000 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến SVTH: Lê Thị Huyền Châu 112 DNC NQP Dây nổ chịu nước QP mét 1,800.00 20,088,374 1,800.00 20,088,374 KDVS QP Kíp điện vi sai QP - cái 184.00 3,029,389 184.00 3,029,389 MAC XDT7 Mắc xích xe ủi DT lá 16.00 2,974,742 16.00 2,974,742 MGR SL3 Mỡ GREASE kg 25.00 1,815,000 10.00 726,000 15.00 1,089,000 QDB MK5 Quả đập BMK5 quả 2.00 16,000,000 2.00 16,000,000 RLPC 200-2 Ru lô PC 200-2- xe Komatsu cái 14.00 1,390,966 14.00 1,390,966 SX100 0-20 Săm ô tô 1000-20 (Ngoại) cái 2.00 636,364 2.00 636,364 TNNT _80 Thuốc nổ nhủ tương `80 kg 2,400.00 109,021,398 2,400.00 109,021,398 TNNT P32 Thuốc nổ nhũ tương phi 32 kg 48.00 2,187,639 48.00 2,187,639 VAN HC2L 132 Van hút cấp 2 máy nén khí cái 3.00 15,000,000 3.00 15,000,000 VAN XC21 32 Van xã cấp 2 máy nén khí WUXI cái 3.00 15,000,000 3.00 15,000,000 VSHQ Vành saoHàn Quốc cặp 1.00 4,600,000 1.00 4,600,000 YX10 00-20 Yếm ô tô 1000-20 (Ngoại) cái 2.00 181,818 2.00 181,818 Tổng cộng: 5,913.00 200,997,132 11,473.96 285,248,618 9,037.00 354,944,657 8,349.96 131,301,084 Ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . . . Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pha.pdf
Tài liệu liên quan