Khóa luận Đánh giá tình hình tiêu thụ mủ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung qua 3 năm (2009 - 2011)

Khoá luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các anh chị cán bộ trong Công ty TNHH MTV Việt Trung. Qua đây, tôi xin phép bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: - Cô giáo – Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn tất khóa luận tốt nghiệp. - Các thầy cô giáo trường đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt bốn năm

pdf98 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình tiêu thụ mủ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung qua 3 năm (2009 - 2011), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m học, trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai. - Công ty TNHH MTV Việt Trung, đặc biệt là các anh, các chị trong các Phòng ban của Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học hỏi kinh nghiệm thực tế và nhiệt tình giúp đỡ tôi tiến hành điều tra thu thập số liệu để nghiên cứu đề tài. - Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã chia sẻ, động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và bạn bè giúp đỡ, góp ý để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền Trang Trường i Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT SL: Số lượng LĐ: lao động GT: Giá trị TC LĐ: Tính chất lao động LĐTT: Lao động trực tiếp LĐGT: Lao động gián tiếp VKD: Vốn kinh doanh VLĐ: Vốn lưu động VCĐ: Vốn cố định DT: Doanh thu CP: Chi phí LN: Lợi nhuận HĐSX: Hoạt động sản xuất SXKD: Sản xuất kinh doanh TNBQ/ LĐ: Thu nhập bình quân/ lao động KL: Khối lượng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn MTV: Một thành viên ĐDHNN: Đa dạng hoá Nông nghiệp CT: Chương trình CSTĐ: Cao su tiểu điền LCN: Lâm công nghiệp CNXH: Chủ nghĩa xã hội UBND: Ủy Ban Nhân Dân TM-XD: Thương mại-Xây dựng XNK: Xuất nhập khẩu TNDN: Thu nhập doanh nghiệp CNH-HĐH: Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá TrườngBHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thu nhập DA/CT: Dự án/Chương trình ii Khoá luận tốt nghiệp KHKTCN: Khoa học kỹ thuật công nghệ ANTT: An ninh trật tự PCCN: Phòng chống cháy nổ PCCCR: Phòng chống chặt cây rừng CBCNLĐ: Cán bộ công nhân lao động QPAN: Quốc phòng an ninh MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..........................................................................................3 3. Giới hạn nghiên cứu đề tài ..........................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................5 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ....................................................................5 1.1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu......................................................................5 1.1.1.1. Những vấn đề chung về sản xuất và tiêu thụ mủ cao su ....................................5 1.1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm...........................................................................5 Trường1.1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm..........................................................................5 1.1.1.1.3. Những đặc điểm trong tiêu thụ mủ cao su.......................................................7 1.1.1.1.4. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp .......................9 1.1.1.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.......................................................11 iii Khoá luận tốt nghiệp 1.1.1.3. Các chính sách hỗ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm.....................................12 1.1.1.3.1. Chính sách sản phẩm.....................................................................................12 1.1.1.3.2. Chính sách giá ...............................................................................................13 1.1.1.3.3. Chính sách phân phối ....................................................................................13 1.1.1.3.4. Chính sách cổ động .......................................................................................13 1.1.1.4. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ......................14 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu................................................................16 1.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su của Việt Nam........................................16 1.1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su của Tỉnh Quảng Bình ...........................21 1.2. Tình hình cơ bản của Công ty TNHH MTV Việt Trung........................................22 1.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty ..................................................22 1.2.1.1. Tên và địa chỉ của công ty................................................................................22 1.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ...............................................23 1.2.1.3. Quy mô của Công ty.........................................................................................24 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty...................................................................24 1.2.2.1. Chức năng của Công ty ....................................................................................25 1.2.2.2. Nhiệm vụ của Công ty......................................................................................25 1.2.3. Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của công ty....................25 1.2.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty...................................................................25 1.2.3.2. Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ........................................................28 1.2.3.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất..............................................................................28 1.2.3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu ...........................................................29 1.2.5. Nguồn lực của Công ty TNHH MTV Việt Trung ...............................................30 1.2.5.1. Nguồn lực về tự nhiên ......................................................................................30 1.2.4.2. Nguồn lực kinh tế-xã hội..................................................................................32 1.2.5. Môi trường kinh doanh của Công ty TNHH MTV Việt Trung...........................36 Trường1.2.5.1.Vị trí địa lý................................ .........................................................................36 1.2.5.2. Môi trường vĩ mô..............................................................................................37 1.2.5.3. Môi trường vi mô..............................................................................................39 1.2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ...........................................................39 iv Khoá luận tốt nghiệp 1.2.7. Đánh giá chung tình hình cơ bản của Công ty ....................................................44 1.2.7.1. Ưu điểm:...........................................................................................................44 1.2.7.2. Tồn tại và hạn chế.............................................................................................44 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CAO SU CỦA CÔNG TY TNHH MTV VIỆT TRUNG .........................................................................................................................46 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV Việt Trung.........................46 2.1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.................................................46 2.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cao su theo số lượng và phân loại sản phẩm của Công ty ..........................................................................................................................48 2.1.3. So sánh lượng sản phẩm đã tiêu thụ trong năm của Công ty với lượng sản phẩm được sản xuất ra.............................................................................................................50 2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV Việt Trung ....................52 2.3. Phân tích tình hình biến động doanh thu tiêu thụ cao su của Công ty ...................54 2.3.1. Tình hình biến động doanh thu theo chủng loại sản phẩm của Công ty .............54 2.3.2. Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2009-2011)...........56 2.3.3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu tiêu thụ của công ty ............58 2.4. Hệ thống phân phối và các chính sách tiêu thụ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung......................................................................................................................59 2.4.1. Các kênh phân phối sản phẩm cao su của Công ty ............................................59 2.5. Các phương thức thanh toán trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty .......................63 2.5.1. Thanh toán bằng tiền mặt, Séc: ...........................................................................63 2.5.2. Người mua ứng trước: .........................................................................................63 2.5.3. Thanh toán chậm .................................................................................................64 2.5.4. Thanh toán khác ..................................................................................................64 2.6. Tình hình thực hiện chi phí hoạt động sản xuất của Công ty.................................64 2.7. Kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cao su của Công ty TNHH 1 thành viên TrườngViệt Trung................................ ......................................................................................67 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY .............................................................................72 3.1. Phân tích ma trận SWOT........................................................................................72 v Khoá luận tốt nghiệp 3.1.1. Điểm mạnh ..........................................................................................................72 3.1.2. Điểm yếu..............................................................................................................72 3.1.3. Cơ hội ..................................................................................................................73 3.1.4. Thách thức ...........................................................................................................73 3.2. Các giải pháp chủ yếu.............................................................................................73 3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu,mở rộng thị trường............................................73 3.2.2. Thực hiện tốt các chính sách tiêu thụ sản phẩm..................................................75 3.2.3. Hoàn thiện cơ sở vật chất,tăng cường kiếm soát chi phí.....................................77 3.2.4. Giải pháp về con người .......................................................................................78 PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................80 1. Kết luận......................................................................................................................80 2. Kiến nghị ...................................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trường vi Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Diện tích, sản lượng và lượng cao su xuất khẩu và tiêu thụ của Việt Nam qua 3 năm (2009-2011) ................................................................................17 Bảng 2: Diện tích cao su của tỉnh Quảng Bình đến năm 2010..................................21 Bảng 3: Đặc điểm đất trồng cao su ở các huyện tại Quảng Bình ..............................31 Bảng 4: Tình hình sử dụng lao động của Công ty TNHH MTV Việt Trung qua 3 năm (2009-2011)..........................................................................................32 Bảng 5: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Việt Trung giai qua 3 năm (2009-2011).......................................................................................34 Bảng 6: Mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của Công ty năm 201136 Bảng 7: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Việt Trung qua 3 năm (2009-2011)..........................................................................................43 Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của Công ty TNHH MTV Việt Trung qua 3 năm ( 2009-2011)...............................................................................47 Bảng 9: Khối lượng cao su tiêu thụ phân loại theo sản phẩm của Công ty TNHH MTV Việt Trung qua 3 năm (2009-2011) ...................................................49 Bảng 10: Tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ so với lượng sản phẩm của Công ty qua 3 năm (2009-2011)..................................................................................................51 Bảng 11: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm (2009-2011)............53 Bảng 12: Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm của Công ty qua 3 năm ( 2009-2011)...........................................................................54 Bảng 13: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm (2009-2011) ............57 Bảng 14: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2009-2011).......................................................................................58 Bảng 15: Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2009-2011) Trường................................ ......................................................................................66 Bảng 16: Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm (2009-2011).............69 Bảng 17: Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm cao su của Công ty qua 3 năm (2009-2011) ................................................................................70 vii Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Diện tích trồng cao su của Việt Nam phân theo vùng năm 2010 ................17 Biểu đồ 2: Các thị trường xuất khẩu cao su chính hiện nay của Việt Nam...................20 Biểu đồ 3: Diện tích cao su toàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 ................................21 Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .................................................26 Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức sản xuất. ................................................................................29 Sơ đồ 3: Quy trình chế biến mủ cốm..........................................................................30 Sơ đồ 4: Kênh phân phối của Công ty........................................................................60 Trường viii Khoá luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, hầu như không một lĩnh vực nào của đời sống kinh tế, xã hội mà không có các sản phẩm được sản xuất từ mủ cao su tự nhiên, mặc dù cao su nhân tạo được sản xuất để thay thế cho cao su tự nhiên, song vẫn không thay thế được đặc tính ưu việt của cao su tự nhiên, đặc biệt là để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như vỏ xe hơi, máy bay, ... Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Vào khoảng năm 1840, hạt cao su được lấy từ lưu vực sông Amazon, được gửi sang Anh để ươm và cuối cùng được đưa sang Nam Á và Đông Nam Á để trồng. Ngày nay Châu Á là nơi sản xuất cao su chủ yếu với sản lượng cao su sản xuất và xuất khẩu chiếm khoảng 98% tổng sản lượng thế giới. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thích hợp quan tâm phát triển với qui mô diện tích lớn. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của thế giới đều tăng dần qua các năm. Mặc dù mới được du nhập vào nước ta khoảng 100 năm nay nhưng cây cao su đã chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta và là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hiện nay. Là cây đa mục đích, có rất nhiều giá trị, thuộc nhóm cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chu kì cây cao su kinh doanh dài, cho khai thác liên tục trong nhiều năm ( trên 25 năm), các sản phẩm từ cây cao su đều được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là giá trị và hiệu quả kinh tế mà cây cao su mang lại cao hơn hẳn các cây trồng lâm nghiệp khác. Như vậy, cao su là loại cây có tương lai phát triển đầy triển vọng cùng với tương lai phát triển của các ngành công nghiệp hùng mạnh trên thế giới. Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và Trườngthu hút được nhiều ngư ời trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nó là loại cây trồng không những có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 1 Khoá luận tốt nghiệp Quảng Bình là tỉnh có quỹ đất tương đối lớn, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Trong nhiều năm qua, tỉnh đã và đang có xu hướng đầu tư trồng và khai thác cao su trên nhiều địa bàn. Cao su hiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Quảng Bình, với giá trị hơn 50 triệu USD, chiếm gần 70% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với phát triển cây cao su, với tiềm năng về đất đai và lao động và nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới ngày càng gia tăng, cũng như lợi ích nhiều mặt của cao su, về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Công ty THHH MTV Việt Trung ra đời, là một trong những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh về cao su của Việt Nam nói chung, cũng như tỉnh Quảng Bình nói riêng. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh diễn ra gay gắt, thách thức đặt ra với các doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng để hội nhập, mở rộng thị trường...Một trong những vấn đề đang được doanh nghiệp quan tâm nhất là hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Bởi vì thông qua hoạt động phát triển thị trường thì mới tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, thực hiện quá trình tái sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ chế thị trường làm cho bất cứ doanh nghiệp nào nói chung, cũng như Công ty TNHH MTV Việt Trung nói riêng muốn tồn tại phát triển đều phải có những biện pháp nghiên cứu, mở rộng và phát triển thị trường, đồng thời xây dựng được cho mình một chiến lược tiêu thụ sản phẩm để từng bước tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, từ việc tìm hiểu lý luận và thực tiễn quá trình kinh doanh, tiêu thụ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung, tôi chọn đề tài “Đánh giá tình hình tiêu thụ mủ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung qua 3 năm (2009-2011)” để làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Đề tài này nhằm hệ thống hoá lý luận về hoạt động kinh doanh tiêu thụ. Trên cơ sở đó nghiên cứu và đánh giá tình hình tiêu thụ mủ cao su, xem xét các ưu điểm và hạn Trườngchế của Công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 2 Khoá luận tốt nghiệp 2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung tỉnh Quảng Bình. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công ty. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung qua 3 năm (2009-2011). - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công Ty TNHH MTV Việt Trung. 3.Giới hạn nghiên cứu đề tài - Giới hạn về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công Ty TNHH MTV Việt Trung. - Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ cao su của công ty qua 3 năm ( 2009-2011). - Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ các sản phẩm cao su như mủ khô của công ty qua 3 năm ( 2009-2011). Căn cứ vào kết quả phân tích để đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su cho Công ty. 4.Phương pháp nghiên cứu đề tài Phương pháp duy vật biện chứng: để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Phương pháp thống kê kinh tế: kết hợp với các phương pháp khác, phương pháp thống kê được sử dụng để phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin, số liệu có liên quan đến vấn đề một cách có hệ thống. TrườngCác phương pháp so sánh: dùng phương pháp này để so sánh kết quả các trị số của các chỉ tiêu như: sản lượng, giá trị sản lượng..qua các năm của các đối tượng nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 3 Khoá luận tốt nghiệp Phương pháp sơ đồ: sử dụng sơ đồ trong đề tài để mô tả các kênh tiêu thụ mủ cao su và tổ chức bộ máy quản lí của Công ty. Phương pháp biểu đồ: sử dụng biểu đồ trong đề tài để mô tả diện tích trồng cao su phân theo vùng, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Phương pháp phân tích chuỗi cung: để phân tích chuỗi quá trình tiêu thụ mủ cao su Trường SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 4 Khoá luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1.1. Những vấn đề chung về sản xuất và tiêu thụ mủ cao su 1.1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là tất cả các hoạt động liên quan đến sự lưu chuyển của hàng hoá và dịch vụ từ người cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Thực chất của tiêu thụ sản phẩm là quá trình người sản xuất sử dụng các trung gian hoặc trực tiếp trao quyền sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời tạo doanh thu thông qua việc thu tiền hoặc nhận quyền thu tiền hàng hoá, dịch vụ đã bán. Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tay người tiêu dùng cuối cùng. 1.1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tiêu thụ hết số sản phẩm được sản xuất ra, do đó tiêu thụ sản phẩm là khâu hết sức quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng và phát triển doanh nghiệp - Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Trong cơ chế chế thị trường, chúng ta thấy rằng tiêu thụ quyết dịnh sản xuất . TrườngViệc sản xuất cái gì là do thị trường quyết định chứ không phải là do ý muốn chủ quan của chủ doanh nghiệp.Vì vậy để sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì quá trình sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, căn cứ vào kết quả tiêu thụ, tránh tình SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 5 Khoá luận tốt nghiệp trạng sản xuất ồ ạt, lãng phí nguồn lực gây thiệt hại cho doanh nghiệp . Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sẽ cho doanh nghiệp biết một cách chi tiết và cụ thể các yếu tố cần thiết cho sản xuất từ đó có kế hoạch sao cho hợp lý đảm bảo yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng hàng mua, mua tại thời điểm nào, số lượng là bao nhiêu là đặc điểm của quá trình sản xuất và tiêu thụ quy định, phải đảm bảo sản xuất cân đối, nhịp nhàng và đồng bộ tránh gián đoạn do thiếu hoặc ứ đọng do thừa đầu vào. Như vây, tiêu thụ quyết định các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh . Tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh . - Tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian quay vòng vốn. Đẩy nhanh quá trình tiêu thụ nghĩa là quy trình thực hiện quy luật giá trị diễn ra nhanh hơn, chu kỳ sản xuất kinh doanh được giúp ngắn tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. + Tiêu thụ tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai mục tiêu cơ bản trong ba mục tiêu của doanh nghiệp, nó là nguồn bổ sung vốn tự có, hình thành nên các quỹ doanh nghiệp nhằm mở rộng sản xuất, thực hiện nghĩa vụ với xã hội, với đất nước. + Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, tạo uy tín cho doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là sản phẩm đó đã thoả mãn được nhu cầu khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng hướng đến. Chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của hoạt động dịch vụ đều là các nhân tố ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm. Nói một cách khác, tiêu thụ sản phẩm thể hiện đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Đây là tài sản vô hình của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường . - Tiêu thụ đối với xã hội . Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ sở nên sự lớn mạnh của doanh nghiệp góp phần ổn định và phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thực hiện mục tiêu chung TrườngCNH-HĐH đất nước . Tiêu thụ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất . Tiêu thụ được nhiều sản phẩm chứng tỏ phạm vi phát huy của giá trị sử dụng của các sản phẩm được mở rộng, xã hội đã thừa nhận SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 6 Khoá luận tốt nghiệp kết quả lao động của doanh nghiệp, chấp nhận sự tồn tại của doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển đó sẽ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội. Sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng sẽ được thực hiện, khi đó doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các nguồn lực xã hội, sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp khác làm yếu tố đầu vào cho mình. Do đó, sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất của các doanh nghiệp có liên quan cùng phát triển. 1.1.1.1.3. Những đặc điểm trong tiêu thụ mủ cao su Cũng giống như những loại sản phẩm khác, sản phẩm ngành cao su là sản phẩm hàng hoá, vì vậy tiêu thụ mủ cao su cũng tuân theo những quy luật chung của thị trường hàng hoá. Tuy nhiên, do sản xuất cao su có những đặc điểm riêng chi phối tới quá trình tiêu thụ sản phẩm cao su nên quá trình tiêu thụ mủ cao su cũng có những nét khác biệt đặc thù. Những đặc điểm đó là: Giá cả biến động nhanh và phụ thuộc vào giá dầu thô trên Thế giới Giá cả mủ cao su có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng vài ngày, một tuần hoặc một tháng. Mức độ biến động giá cả do cung cầu thị trường điều phối kém hoặc do các công ty xuất khẩu không ký được hợp đồng với các nước nhập khẩu.Giá bán mủ cao su của người nông dân phụ thuộc vào giá mà các công ty xuất khẩu ký hợp đồng với các nhà nhập khẩu nước ngoài và giá hợp đồng đó lại phụ thuộc vào giá dầu thô trên thế giới, bởi vì cao su nhân tạo được làm từ nguyên liệu là dầu thô, khi giá dầu thô tăng làm giá cao su nhân tạo cũng tăng theo, nhu cầu cao su nhân tạo giảm. Đồng thời, nhu cầu cao su thiên nhiên tăng làm cho giá cao su thiên nhiên tăng. Sự ràng buộc đó khiến giá cao su thiên nhiên phụ thuộc rất lớn vào giá dầu thô. Trong những năm gần đây, giá dầu thô biến động thất thường và liên tục khiến giá cao su thiên nhiên kém ổn định. TrườngDao động mạnh về giá giữa các năm Giá mủ cao su có thể dao động mạnh giữa các năm. Điều kiện tự nhiên và thiên tai như bão lụt, hạn hán..là nguyên nhân chủ yếu gây ra dao động giá do tác động của nó tới cung. Ví dụ: Trong năm nay, thời tiết xấu, lũ lụt, gió bão xảy xa kéo theo việc SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 7 Khoá luận tốt nghiệp làm cho hàng loạt cây cao su bị gãy đỗ, hư hại dẫn đến nguồn cung mủ cao su giảm sút, làm cho giá cả mủ cao su tăng lên.Nếu thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hoà, sản lượng mủ cao su khai thác được sẽ tăng lên đáng kể, nguồn cung ứng cho thị trường sẽ nhiều, giá cả mủ cao su sẽ có xu hướng giảm. Phản ứng của nông dân với hiện tượng trên càng làm cho giá cả biến động nhanh hơn. Giá mủ cao su tăng lên sẽ khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích trồng cây cao su và khai thác, tuy nhiên sẽ làm cho họ khai thác bừa bãi diện tích cao su đã vào thời kì kinh doanh, làm cho lượng cung hiện tại và lượng cung trong tương lai vượt quá cầu dẫn tới giảm giá trong thời điểm thu hoạch. Trong tình huống ngược lại, khi giá cao su giảm mạnh thì người nông dân sẽ phá bỏ diện tích cao su đã trồng được. Tính rủi ro cao Rủi ro cao là đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hoá nông sản nói chung và thị trường mủ cao su nói riêng. Tính dễ biến động của giá là nguyên nhân chính của rủi ro. Ngoài ra người nông dân còn gặp một số yếu tố rủi ro khác là điều kiện thiên nhiên. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với hàng hoá nông sản và càng quan trọng hơn đối với những loại hàng nông sản có sự đầu tư lớn về chi phí và thời gian thu hồi vốn chậm như cây cao su. Cây cao su có thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài khoảng 7 năm, chi phí bỏ ra trong thời kỳ này là rất lớn nhưng thời gian thu hồi lại rất chậm. Nếu điều kiện thời tiết bất ổn xảy ra thì sản lượng mủ thu hoạch được sẽ rất thấp, nhiều khi mất trắng. Rủi ro này biểu hiện càng rõ nét hơn với điều kiện khí hậu và thời tiết bất ổn của nước ta hiện nay. ...ch, ngói tuynel. - Sản xuất phân bón phục vụ ngành cao su. - Kinh doanh các loại vật tư phục vụ ngành cao su, chế biến gỗ, gạch ngói... 1.2.2.1 .Chức năng của Công ty Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn. Sau khi được các cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện các hoạt động cung cấp giống, kỷ thuật, vay vốn, trồng mới, bảo vệ, thu mua chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu mủ cao su của Công ty, của các chủ sở hữu khai thác. Tổ chức thực hiện các dự án nông lâm theo hướng dẫn tổng hợp khai thác tiềm năng đất đai, lao động của Công ty quản lý theo quy hoạch kế hoạch được duyệt. 1.2.2.2. Nhiệm vụ của Công ty. Quản lý vốn, tài sản theo đúng chế độ hiện hành và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Xác định, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo pháp luật hiện hành của nhà nước. Xây dựng tổ chức bộ máy sản xuất quản lý gọn nhẹ, hợp lý, năng động phát huy hiệu quả, tránh mọi sự lãng phí trong sản xuất. Trong quá trình sản xuất thông suốt, nhanh nhạy, không xảy ra sự chồng chéo, ách tắc ở một khâu nào. 1.2.3. Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của công ty 1.2.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Công ty tổ chức quản lý theo cấp ban: giám đốc Công ty, lãnh đạo trực tiếp từng Trườngphòng ban, lãnh đạo sản xuất và phân xưởng sản xuất. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 25 Khoá luận tốt nghiệp Ban giám đốc Phòng Tổ Phòng Tài Phòng Kinh Phòng Kỷ chức – Hành chính – Kế doanh cung thuật chính toán ứng vật tư 15 đơn vị Nhà máy Khách sạn Ban bảo vệ Nhà máy chế trực thuộc chế biến Phú Quý biến gỗ xuất KTCB cao cao su khẩu Phú su Quý (Nguồn: phòng Tổ chức hành chính nhân sự) Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng * Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lí - Giám đốc Công ty: Điều hành toàn bộ mọi hoạt động của Công ty là người có quyền hạn cao nhất, quyết định điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng kế hoạch và pháp luật Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước tập thể cán bộ công nhân viên và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trường- Phó Giám đốc 1: Giúp Giám đốc điều hành chỉ đạo các hoạt động về sản xuất kỹ thuật kiến thiết cơ bản, phòng chống lụt bãovà các lĩnh vực liên quan đến nghĩa vụ và phát triển cao su thuộc thẩm quyền tỉnh gieo trồng. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 26 Khoá luận tốt nghiệp - Phó Giám đốc 2: Giúp Giám đốc điều hành chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về các lĩnh vực lao động phụ trách tiếp dân, công tác bảo vệ an ninh trong doanh nghiệp. - Phòng Tổ chức – Hành chính: Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, tham mưu về việc bố trí sắp xếp đội ngũ lao động, tổ chức bộ máy lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất; giải quyết các chế độ xã hội cho người lao động như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, nghỉ mát, điều dưỡng, thăm hỏi,hiếu hỹ, trực tiếp tiếp dân hàng tuần theo quy chế dân chủ của Công ty. Ngoài ra phòng còn chịu trách nhiệm tổ chức, phân công nhiệm vụ trong các công việc trọng đại của Công ty. - Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý, giám sát, hạch toán theo dõi về toàn bộ lĩnh vực tài chính như: Thu, chi, quyết toán, theo dõi tình hình tài chính, kiểm tra tình hình tài chính ở các đội sản xuất và quan hệ giao dịch với bên ngoài trên lĩnh vực kế toán tài vụ mà pháp lệnh kế toán thống kê quy định. Thực hiện nghiệp vụ kế toán tiền lương. - Phòng Kỹ thuật: Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc Công ty triển khai tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch SXKD, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, lập dự toán thi công, phân bố kế hoạch sản xuất cho các đơn vị. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và phối hợp với các phòng chức năng duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Xây dựng kế hoạch sản xuất cây giống phục vụ công tác trồng mới, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật và lập hồ sơ dự toán khai thác mũ cao su cũng như cây trồng. Lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo định hướng phát triển của Công ty, chấp hành đúng quy trình và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước. - Phòng Kinh doanh: Phòng có chức năng: Xây dựng kế hoạch, quy hoạch trình giám đốc; xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; xây dựng phương án khoán sản phẩm đến người lao động; xây dựng các dự án, đề án sản xuất và đầu tư trình cấp trên phê duyệt. Tổ chức cung ứng vật tư hàng hóa mua vào, thực hiện Trườngcông tác Marketing hàng hóa (giao dịch, bán sản phẩm cho đối tác, tìm bạn hàng mới), lập dự toán cung cấp thiết bị vật tư cho trồng mới, mua sắm thiết bị. - Phòng bảo vệ: Phòng có chức năng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an ninh xã hội,bảo vệ tài sản cho Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 27 Khoá luận tốt nghiệp - Các đơn vị trực thuộc: hiện nay Công ty TNHH MTV Việt Trung có 18 đơn vị trực thuộc bao gồm: + Hệ thống các đơn vị sản xuất cơ bản: Đây là những đội cơ bản. Nó được thiết kế gắn với tài sản được giao quản lý bao gồm: Đất đai, tài sản trên đất (các loại cây), thiết bị nhà xưởng và lao động được sắp xếp tùy thuộc quy mô của từng đơn vị. Quản lý đơn vị gồm: 01 đội trưởng, 01 đội phó phụ trách sản xuất và kỹ thuật, với trình độ phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc kinh tế. Nhiệm vụ chính là trực tiếp sản xuất các sản phẩm theo bố trí của Công ty và sản phẩm trực tiếp bán cho Công ty thông qua hệ thống mua bán nội bộ của Công ty. Hình thức quản lý. Giao khoán sản phẩm cuối cùng đến tận người lao động và hộ gia đình theo từng năm và cả chu kỳ, hàng tháng dựa vào sản phẩm và chất lượng sản phẩm giao nộp mà ứng lương, hết năm thanh lý và có bảo lưu từ 1-10% tiền lương làm trong năm cho các năm sau phù hợp với chu kỳ nhận khoán cho từng loại sản phẩm gắn với cây trồng. + Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phú Quý: Trụ sở: Tiểu khu 7, Phường Bắc Lý, Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình. Nhiệm vụ: Chế biến gỗ nguyên liệu, gỗ thành phẩm từ nguyên liệu rừng trồng, sản xuất hàng mộc cao cấp xuất khẩu và nội địa; Kinh doanh các loại vật tư phục vụ ngành chế biến gỗ; thực hiện hạch toán độc lập. + Khách sạn Phú Quý: Trụ sở: Đường Trương Pháp, Quang Phú, Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình. Là một đơn vị trực thuộc Công ty với nhiệm vụ chính là kinh doanh khách sạn, du lịch; là đơn vị thực hiện hạch toán độc lập. 1.2.3.2. Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ 1.2.3.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất Công ty TNHH MTV Việt Trung thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước với quy mô sản xuất không lớn. Cùng với sự phát triển của Tỉnh nhà Công ty đã phấn đấu đi lên với chính khả năng và bản lĩnh của mình nhanh chóng áp dụng khoa học kỹ Trườngthuật vào sản xuất và kinh doanh. Đưa Công ty từ một đơn vị với thiết bị máy móc lạc hậu thành một tổ chức sản xuất với trang thiết bị kỷ thuật tiên tiến, máy móc hiện đại. Từ đó đem lại cho Công ty những sản phẩm có chất lượng cao. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty được chia làm 2 phân xưởng: SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 28 Khoá luận tốt nghiệp + Phân xưởng sản xuất: Là nơi sản xuất ra các loại sản phẩm như mủ cốm, mủ bún Phân xưởng có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và quản lý quá trình sản xuất ra sản phẩm từ khâu đem nguyên liệu đến khâu cuối cùng là sản phẩm nhập kho. + Phân xưởng tiêu thụ: Có nhiệm vụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty Phân xưởng Phân xưỏng Các phòng Phân xưởng cơ điện sản xuất ban tiêu thụ Phân xưởng chế biến cao su Bộ phận sản xuất mủ cốm Bộ phận sản xuất mủ bún Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức sản xuất. 1.2.3.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu Quy trình chế biến mủ cốm Mủ nước sau khi khai thác đem về nhập xưởng để hảm axit axêtic làm đông lại Trườngthành tấm. Sau đó đưa vào máy cán thô, cán tinh và cho vào máy băm hạt dùng lò sấy khô. Khi đã hoàn thành tất cả đem đóng kiện dán mác nhập kho. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 29 Khoá luận tốt nghiệp Khai thác Hãm axit axêtic nhập Mủ nước để trung hòa Đông Cán thô xưởng NH3 tấm qua máy Nhập Đóng Sấy Máy băm Cán tinh qua kho kiện khô hạt máy 33,33 kg/kiện Phân loại Sơ đồ 3: Quy trình chế biến mủ cốm 1.2.4. Nguồn lực của Công ty TNHH MTV Việt Trung 1.2.4.1. Nguồn lực về tự nhiên a. Đất đai Bố Trạch với tổng diện tích tự nhiên 212.417,6 ha, địa hình của huyện rất đa dạng gồm có đồng bằng, miền núi, trung du và ven biển. Đất trồng cao su chủ yếu đất pheralit phát triển trên nền đá sa phiến thạnh có màu đỏ vàng, chiếm diện tích rất lớn (109.850 ha) với tỷ lệ 51,71 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trên loại đất này có thể trồng được các cây Công nghiệp dài ngày như: Cao su, Quế, Cà phê, Chè,... các cây ăn quả như Dứa, Cam, Quýt,... đều phát triển tốt. Tuy nhiên, đất này dễ bị xói mòn mạnh, vì vậy khi khai thác sử dụng phải chú ý áp dụng các biện pháp chống xói mòn, trồng cây theo đường đồng mức, phủ đất bằng cây phân xanh đặc biệt là vào mùa mưa và cần áp dụng mô hình Nông Lâm kết hợp. Loại đất có diện tích lớn thứ hai của huyện Bố Trạch là đất phù sa (9.143 ha) chiếm 4,28 % diện tích đất tự nhiên toàn huyện, đất này có độ phì tự nhiên khá, có những ưu điểm như: Thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, tầng đất dày (1,0-1,5 m), Trườngthoát nước tốt, nên thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Ngô, Đậu, Lạc, Rau màu... Tuy vậy, do địa hình thấp nên lưu ý khi bố trí cây trồng phải lựa chọn thời vụ để tránh mùa ngập lụt. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 30 Khoá luận tốt nghiệp b. Khí hậu Bố Trạch mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển miền Bắc Trung Bộ. Yếu tố khí hậu mang tính chất phân cực lớn, mỗi năm phân chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô nóng, mùa mưa kéo dài, với một chu kỳ hạn hán gay gắt và chu kỳ độ ẩm rất cao. Mùa mưa đi kèm với rét vì có gió mùa Đông Bắc, mùa nắng đi kèm với gió Tây Nam khô nóng và hạn hán. Mặt khác, đây là một vùng có khí hậu rất khắc nghiệt, hàng năm thường có nhiều trận bão lụt gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất và đời sống con người. Cao su là cây lâu năm nên thường phải trải qua tất cả những ảnh hưởng về thời tiết xảy ra trong nhiều năm. Vì thế, trong công tác quy hoạch vùng trồng cao su, cũng như nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của quần thể cao su thì yếu tố thời tiết khí hậu là quan trọng. Trong khi đó cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình, có yêu cầu điều kiện khí hậu: Nhiệt độ trong khoảng 22 - 300C và nhiệt độ tối thích là 26 - 280C. Lượng mưa 1500 - 2000 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 - 150 ngày/năm. Ẩm độ không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây trên 75 % Bảng 3: Đặc điểm đất trồng cao su ở các huyện tại Quảng Bình Huyện Hạng đất trồng Địa hình Độ cao tương đối (m) Minh Hoá IB, IIB, III 2, 3 < 400 Tuyên Hoá IIB, III 2, 3, 4 < 400 Bố Trạch IB, IIA, III 1, 2 < 300 Quảng Ninh II, III 2, 3 < 200 Lệ Thuỷ IIB, III 2, 3, 4 < 200 (Nguồn: Dự án đa dạng hóa Nông Nghiệp Quảng Bình, 2006) Qua bảng 3 cho thấy, các vùng trồng cao su đều có mặt của các hạng đất, địa hình biến động từ điểm 1 đến 4 và có độ cao tương đối dưới 400m. Các loại đất này khá thích hợp cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây cao su. TrườngTóm lại, huyện Bố Trạch nói chung và nông trường Việt Trung nói riêng là nơi có tiềm năng lớn để phát triển cây cao su. Vì vậy, cần tập trung khai thác lợi thế vùng để phát triển kinh tế của huyện trong tương lai. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 31 Khoá luận tốt nghiệp 1.2.4.2. Nguồn lực kinh tế-xã hội * Nguồn lao động của Công ty qua 3 năm (2009-2011) Đối với một công ty sản xuất kinh doanh như công ty TNHH MTV Việt Trung, vai trò của đội ngũ lao động là vô cùng quan trọng. Điều này được thể hiện ở bảng 4 Bảng 4: Tình hình sử dụng lao động của Công ty TNHH 1 thành viên Việt Trung qua 3 năm( 2009-2011) 2009 2010 2011 2011/2009 CHỈ TIÊU SLLĐ % SLLĐ % SLLĐ % % ∑SLĐ 1.469 100 1.502 100 1.491 100 22 101,5 1.Theo tính chất LĐ -LĐGT 131 8,92 133 8,85 138 9,26 7 105,3 -LĐTT 1.404 95,6 1.336 88,9 1.301 87,3 -103 92,66 2. Theo giới tính -Nam 765 52,1 689 45,9 759 50,9 -6 99,22 -Nữ 704 47,9 813 54,1 732 49,1 28 104 3. Theo trình độ -Sau ĐH 3 0,2 3 0,2 3 0,2 0 100 -ĐH, CĐ 67 4,56 66 4,39 69 4,63 2 103 -Trung cấp chuyên nghiệp 77 5,24 77 5,13 81 5,43 4 105,2 -Bậc thợ 5/7 trở lên 189 12,9 210 14 184 12,3 -5 97,35 -LĐPT, CN từ bậc 4 trở xuống 1.199 81,6 1.113 74,1 1.153 77,3 -46 96,16 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Lao động trong kinh doanh cao su là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu và đa số lao động đều là lao động thủ công. Qua bảng 4 ta cũng nhận thấy rằng lực lượng lao động của Công ty là khá lớn ( trên 1000 lao động). Do sự không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, tổng số Trườnglao động của Công tu qua 3 năm cũng có sự biến động rõ rệt. Cụ thể: Tổng số lao động của Công ty năm 2011 so với năm 2009 tăng 1,5 % tương đương với 22 lao động. Tổng số lao động của Công ty qua 3 năm có những biến động chủ yếu về số lượng. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 32 Khoá luận tốt nghiệp Theo tính chất lao động thì có lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Lao động gián tiếp của Công ty qua 3 năm có tăng nhưng không đáng kể. Năm 2011 so với năm 2009 tăng 5,3 % tương đương với 7 lao động. Trong khi đó lực lượng lao động trực tiếp, là các công nhân làm việc trực tiếp ở các nông trường lại giảm đi qua 3 năm do tuy là lực lượng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của Công ty. Cụ thể từ năm 2009 đến năm 2011, số công nhân giảm đi 103 người (giảm 7,34 %). Điều này cho thấy rằng, Công ty luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, hạn chế tuyển thêm công nhân mới, giảm chi phí đào tạo từ đầu. Số lao động phân theo giới tính của Công ty cũng có nhiều biến động qua 3 năm. Nhìn chung, tỷ lệ lao động là nam giới và nữ giới tăng, giảm không đều. Tốc độ tăng của nữ giới cao hơn tốc độ tăng của nam giới. Cụ thể: Năm 2011 so với năm 2009, số lao động là nam giới có xu hướng giảm (giảm 1,78 % tương đương 6 lao động), số lao động là nữ giới lại có xu hướng tăng ( tăng 4 % tương đương 28 lao động). Điều này có thể được lí giải bởi yếu tố xu hướng xã hội. Mặt khác, do Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư kinh doanh khách sạn nên ưu tiên thu hút lao động là nữ. Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển thì việc đầu tư vào yếu tố con người rất quan trọng, chính vì vậy, chính sách phát triển con người luôn được chú trọng áp dụng và thay đổi theo xu hướng xã hội. Trong 3 năm qua, mặt bằng nghiệp vụ chuyên môn của lao động Công ty đã được nâng cao. Cụ thể, nếu năm 2009, số lao động có bằng tốt nghiệp đại học và cao đẳng là 67 thì đến cuối năm 2011, con số này đã là 69, tăng 0,3 % tương đương với 2 lao động. Và ta cũng nhận thấy xu hướng tăng này ở nhóm lao động có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cụ thể năm 2011 so với 2009, số lao động trong nhóm này tăng 4 lao động ( tăng 5,2 %). Trong khi đó số lao động có bằng tốt nghiệp sau đại học vẫn không có chút biến động nào. Riêng nhóm Công nhân kỹ thuật và sơ cấp nghề phân theo Bậc thợ 5/7 trở lên và LĐPT, CN từ bậc 4 trở xuống lại Trườngcó xu hướng giảm. Cụ thể: Năm 2011,số lao động trong nhóm bậc thợ 5/7 trở lên giảm 2,65 % và LĐPT,CN từ bậc 4 trở xuống giảm 3,84 %. Điều này chứng minh rõ ràng việc trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động của toàn Công ty đã được nâng cao tuy vẫn ở mức tăng trưởng thấp. Đây chính là một vấn đề cần được Công ty quan tâm hơn SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 33 Khoá luận tốt nghiệp và tạo điều kiện cho đội ngũ lao động có thể nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn, góp phần tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao dân trí địa phương. * Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Công ty Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng, là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh. Vốn không những là bộ phận cấu thành hệ thống tài chính của doanh nghiệp mà còn thể hiện trách nhiệm về mặt pháp lý và vật chất của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có tầm ảnh hưởng đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh cao su, do đặc điểm của thời gian đầu tư kiến thiết cơ bản dài (7-8 năm), thời gian thu hồi vốn chậm, lại chịu nhiều tác động rủi ro của điều kiện tự nhiên nên nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp này lớn. Bảng 5: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH 1 thành viên Việt Trung giai qua 3 năm (2009-2011) 2009 2010 2011 2011/2009 CHỈ TIÊU Giá trị Giá trị Giá trị % % % (trđ) (trđ) (trđ) +/- % ∑ VKD 221.302 100 287.746 100 359. 044 100 137.742 162,2 1.Theo đặc 115.480 52,2 143.873 50 179. 522 50 64.042 155,5 điểm -VLĐ 13.898 6,28 34.014 11,8 51. 470 14,3 37.572 370,3 -VCĐ 101.582 45,9 109.859 38,2 128. 052 35,7 26.471 126,1 2.Theo nguồn 105.822 47,8 143.873 50 179. 522 50 73.700 169,6 hình thành Trường-Nợ phải trả 23.574 10,7 27.030 9,39 33. 935 9,45 10.361 144 -Nguồn vốn 82.248 37,2 116.844 40,6 145. 587 40,5 63.339 177 chủ sở hữu (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty) SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 34 Khoá luận tốt nghiệp Qua bảng 5 ta thấy tổng số vốn của Công ty TNHH MTV Việt Trung không ngừng tăng lên qua 3 năm (2009-2011). Từ năm 2009 đến năm 2011, tổng số vốn của Công ty đã tăng 137.742 triệu đồng, tức tăng 62, 2 %. Vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lại có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong 3 năm qua. So sánh năm 2011/2009, vốn lưu động tăng 270, 3 %. Nguyên nhân của hiện tượng vốn lưu động tăng trưởng cao qua 3 năm là do các khoản phải thu tăng. Năm 2002, Công ty bắt đầu xây dựng nhà máy chế biến gỗ nguyên liệu từ gỗ cao su và gỗ trồng rừng trên cơ sở liên doanh với Công ty TNHH Nam Hưng (Đà Nẵng) và năm 2003, Công ty đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu ở khu Công nghiệp Tây Bắc thành phố Đồng Hới và Khách sạn Phú Quý. Các lĩnh vực đầu tư trên của Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2005 cho đến nay. Do đang trong quá trình hoạt động kinh doanh phát triển và ổn định nên vốn cố định của Công ty mặc dù chiếm tỷ trọng rất lớn nhưng lại có tốc độ thay đổi tương đối chậm hơn so với mức tăng tưởng của vốn lưu động. Cụ thể năm 2011, số vốn cố định của Công ty chỉ tăng 26, 1 % tương đương với 26.471 triệu đồng so với năm 2009. Có thể thấy, tốc độ tăng vốn cố định của Công ty không lớn. Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều và có tốc độ tăng trưởng nhanh so với nợ phải trả. Cụ thể: Năm 2011 so với năm 2009, tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu là 77 % tương đương với 63.339 triệu đồng, trong khi đó, tốc độ tăng của nợ phải trả chỉ có 44 % tương đương với 10.361 triệu đồng. Đây cũng là dấu hiệu tốt của công tác quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. * Trang thiết bị máy móc và phương tiện vận chuyển của Công ty Trường SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 35 Khoá luận tốt nghiệp Bảng 6: Mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của Công ty năm 2011 TT Tên tài sản Nguyên giá Giá trị còn lại đến 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (trđ) (%) (trđ) (%) Tổng giá trị 136.981,73 100,00 40.290,8 100 1 Nhà cửa vật kiến trúc 36.461,53 26,62 17.509,2 43,46 2 Phương tiện vận 6.084,8 4,44 1.027,8 2,55 tải,truyền dẫn 3 Máy móc thiết bị 6.043,7 4,41 837,4 2,08 4 Thiết bị dụng cụ quản lí 1.367,5 1,0 387,6 0,96 5 Vườn cây 87.024,2 63,53 20.528,8 50,95 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty) Mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho toàn bộ Công ty tương đối đồng bộ, nếu xem xét theo giá trị đầu tư ban đầu ( nguyên giá ) ta thấy:  Nhà cửa vật kiến trúc (chủ yếu là nhà xưởng và văn phòng làm việc) chiếm 26, 62% trong tổng số.  Phương tiện vận tải, truyền dẫn chiếm 4,44 %.  Máy móc thiết bị chiếm 4,41 %.  Thiết bị dụng cụ quản lí chiếm 1 %.  Vườn cây ( chủ yếu là vườn cao su nguyên liệu, tài sản trực tiếp tạo ra sản phẩm) chiếm 63,53 %. Điều này thể hiện Công ty đã đầu tư tài sản cố định chủ yếu tập trung cho tài sản trực tiếp tạo ra sản phẩm; đầu tư cho máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ vẫn còn hạn chế. 1.2.5. Môi trường kinh doanh của Công ty TNHH MTV Việt Trung Trường1.2.5.1. Vị trí địa lý Nằm trên dải đất miền Tây của tỉnh Quảng Bình, ở vào khoảng 17o 25’33’’ đến 17 o32’10’’ vĩ độ Bắc,106o26’27’’ đến 106o 32’30’’ kinh độ Đông.Phía Bắc giáp xã Phú Định, Tây Trạch và Nam Trạch ( huyện Bố Trạch), phía Nam giáp Lâm SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 36 Khoá luận tốt nghiệp trường Ba Rền và phường Đồng Sơn, Phía Đông tiếp giáp thành phố Đồng Hới, cách bờ biển 15km , phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ. Quảng Bình nói chung và vùng đất Nông trường Việt Trung có một vị trí quan trọng cả về kinh tế và quân sự đối với cả nước. Nông trường ở địa hình trung du có nhiều đồi dốc thoai thoải. Nằm trong địa thế chung của miền Trung, có đặc điểm là núi và cao nguyên, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Độ cao bình quân so với mặt biển từ 20-25cm, độ dốc trung bình trên địa bàn từ 3 đến 7o, một số ít có độc dốc cao từ 11 đến 15o. Địa hình Nông trường bị chia cắt bởi nhiều sông, suối lớn, nhỏ tạo thành nhiều khu vực không thống nhất. Sông Dinh bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua Nông trường theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, cắt Nông trường thành hai khu vực rõ rệt: Bắc và Nam Sông Dinh. 1.2.5.2. Môi trường vĩ mô a. Môi trường tự nhiên Kinh doanh cao su là loại hình kinh doanh nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên: điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, địa hình, kết cấu đất, thời tiết, khí hậu..Quảng Bình là tỉnh có quỹ đất tương đối lớn, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Tiềm năng đất ở đây được chia thành 4 loại chính: 3 loại đất Feteritic, đất bồi tụ phù sa, loại đất có tên gọi là Feteritic có thành phần cơ giới nhẹ phù hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, cà phê. Thời tiết khí hậu của tỉnh chịu ảnh hưởng rõ rệt của vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa, hằng năm trung bình có 1700- 1900 giờ nắng thuận lợi cho phát triển cây cao su. Tuy nhiên số ngày mưa trong năm 160-190 ngày ảnh hưởng đến công tác thu hoạch mủ tươi. Bên cạnh đó diễn biến của thiên tai bão lụt gây thiệt hại không nhỏ tới hoạt động kinh doanh cao su của Công ty. b. Môi trường công nghệ Những tiến bộ của ngành công nghệ sinh học, đặc biệt là lĩnh vực giống cây Trườngtrồng và kỹ thuật kênh tác, có tác động thúc đẩy làm tăng nhanh năng suất, chất lượng của cây trồng nói chung và ngành cao su nói riêng. Hiện nay với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng tăng (nhất là các quốc gia khối ASEAN) thì khả năng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây trồng và canh tác từ các quốc gia hàng đầu thế giới về cao su vào SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 37 Khoá luận tốt nghiệp nước ta càng thuận lợi. Mở ra cơ hội nhằm tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm cao su của Công ty. c. Môi trường văn hoá,xã hội Lao động trong khu vực nông thôn, nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số lao động của tỉnh là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc chủ động lao động cho sản xuất kinh doanh. Đa số đội ngũ lao động của Công ty là con em trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. d. Môi trường chính trị và pháp luật Chính sách khuyến khích phát triển đối với cao su tiểu điền của Chính phủ như: chính sách sử dụng đất đai, thuế, tín dụng, khuyến nông, trợ giá.. từ đó mà diện tích cao su tiểu điền ngày càng được mở rộng. Riêng ở tỉnh Quảng Bình diện tích cao su tiểu điền năm 2010 đã đạt 7335,6 ha là nguồn nguyên liệu cho Công ty, tạo điều kiện cho Công ty chủ động sản xuất. Bên cạnh đó cao su được xác định là một loại cây công nghiệp có tính chất chiến lược gắn liền với chương trình phát triển kinh tế miền núi và chương trình trồng rừng của Chính phủ. Những ưu tiên của Chính phủ đối với nền kinh tế miền núi và tăng cường cho chương trình trồng rừng sẽ tạo điều kiện cho phát triển cao su. Như các chương trình 327 đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng thêm diện tích cao su. Các vấn đề về quy định đầu mối xuất khẩu cao su, chính sách khuyến khích xuất khẩu cao su như: thuế xuất khẩu cao su, chính sách khuyến khích xuất khẩu cao su như: thuế xuất khẩu cao su sang Trung Quốc bằng không, cao su xuất khẩu có thuế suất VAT bằng không, tạo điều kiện cho Công ty tăng doanh thu bán hàng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế. Quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với Trung Quốc có tác dụng quan trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ cao su của Công ty. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Lãnh đạo hai bên đã trao đổi các Trườngbiện pháp tăng kim ng ạch song phương đi đôi với giảm dần mức nhập siêu của ta. Phía Trung Quốc bày tỏ coi trọng vấn đề mất cân bằng mậu dịch, mở rộng đầu tư ở Việt Nam để tăng xuất khẩu sang Trung Quốc. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 38 Khoá luận tốt nghiệp 1.2.5.3. Môi trường vi mô a. Đối thủ cạnh tranh và vị thế của Công ty trong ngành Sự cạnh tranh của các Công ty trong ngành cao su không cao và không gay gắt như các công ty sản xuất dịch vụ khác. Do đặc thù của ngành, các doanh nghiệp trong ngành có quỹ đất chênh lệch nhau nhiều, giá thành đều phải chịu ảnh hưởng chung của giá bán thế giới. Sản lượng chất lượng mủ phụ thuộc vào tuổi đời của vườn cây nên công ty nào có vườn cây trẻ sẽ có nhiều lợi thế. Muốn gia nhập ngành cao su cần có điều kiện là quỹ đất khá lớn mà đất thì có hạn nên các công ty muốn gia nhập ngành sẽ gặp nhiều khó khăn, do đó sẽ có rất ít sự cạnh tranh của công ty mới vào ngành. b. Khách hàng Nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới trong các năm gần đây tăng mạnh sau khi kinh tế toàn cầu phục hồi và ngành công nghiệp sản xuất lốp ô tô Trung Quốc tăng trở lại với tốc độ tăng trưởng doanh thu dự kiến đạt 10,4 %. Với nhu cầu đó, Công ty có cơ hội tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ cũng như số lượng khách hàng qua từn năm. Tuy quy mô thị trường của Công ty TNHH MTV Việt Trung còn bó hẹp trong phạm vi trong nước nhưng lượng khách hàng này đã ổn định và quen thuộc trong nhiều năm qua. Đó cũng chính là yếu tố giúp sản lượng tiêu thụ của Công ty ổn định 1.2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Qua bảng 7, ta có thể thấy: + Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh liên tục tăng nhanh qua các năm. Nguồn doanh thu này chủ yếu từ hoạt động sản xuất chính của Công ty là kinh doanh cao su. Cụ thể: Năm 2009, tổng doanh thu là 89.997,86 triệu đồng, đến năm 2010 là 136.708,4 triệu đồng. Năm 2011, tổng doanh thu tăng 79.373,4 triệu đồng (88,2 %) so với năm 2009. Ngoài kinh doanh cao su, Công ty còn đầu tư kinh doanh loại hình khách sạn và Trườngnhà máy chế biến gỗ nên nguồn doanh thu của Công ty hàng năm bao gồm doanh thu từ hoạt động sản xuất chính (kinh doanh cao su) chiếm tỷ trọng lớn nhất, doanh thu từ hoạt động sản xuất phụ ( kinh doanh khách sạn và gỗ), doanh thu khác (từ các hoạt động mua bán khác..). SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 39 Khoá luận tốt nghiệp Ta thấy, doanh thu từ hoạt động kinh doanh cao su luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Công ty. Cụ thể: Năm 2009, doanh thu từ hoạt động kinh doanh cao su là 61.765,86 triệu đồng, chiếm 68,6 % tổng doanh thu, trong khi đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh khách sạn và gỗ chỉ chiếm 25,1 % tổng doanh thu, tương ứng 22.562 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh thu từ hoạt động kinh doanh cao su tăng đáng kể so với năm 2009 là 62.594,8 triệu đồng (128,9 %) và doanh thu từ hoạt động sản xuất phụ cũng tăng từ 22.562 triệu đồng (2009) lên 23.925 triệu đồng (2011). Doanh thu từ hoạt động khác tăng 1.368 triệu đồng (6 %) so với năm 2009. + Tổng chi phí kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2009-2011) có xu hướng tăng cao hơn so với năm trước do giá cao su tăng nhanh,giá các yếu tố đầu vào cũng tăng nhanh qua từng năm. Cụ thể: Năm 2011, tổng chi phí kinh doanh của Công ty tăng 16.767,7 triệu đồng, tức tăng 19,1 % so với năm 2009. Trong đó, chi phí đầu tư cho việc sản xuất, tiêu thụ cao su chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí kinh doanh của Công ty. Cụ thể: Năm 2009, chi phí cho việc khai thác, sản xuất và tiêu thụ cao su là 85.616,4 triệu đồng,chiếm 97,28 % tổng chi phí. Đến năm 2011 chi phí cho việc kinh doanh cao su tiếp tục tăng lên đáng kể. Chi phí từ hoạt động sản xuất, tiêu thụ cao su năm 2011 so với năm 2009 tăng 17,7 % ứng với 15.182,7 triệu đồng.Và chi phí cho hoạt động kinh doanh khách sạn và chế biến gỗ của Công ty cũng chiếm một phần lớn trong tổng chi phí kinh doanh và có xu hướng tăng qua các năm. Chi phí cho hoạt động này năm 2011 so với năm 2009 tăng 67,1 % tương ứng với 1.552 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động khác lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ bằng 0,1 % so với tổng chi phí. Qua đó, cho thấy, Công ty có sự đầu tư cho hoạt động kinh doanh cao su - hoạt Trườngđộng mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho toàn Công ty. Giá cả thị trường luôn biến động và có xu hướng tăng nhanh qua các năm đối với tất cả các loại mặt hàng. Chính vì vậy tổng chi phí của Công ty đầu tư cho hoạt động kinh doanh qua mỗi năm tăng rất nhiều. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 40 Khoá luận tốt nghiệp + Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của toàn Công ty là mối quan tâm hàng đầu khi tiến hành sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Qua bảng 6, ta có thể thấy lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng qua 3 năm (2009-2011), chứng minh được hoạ...hiệp và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp sản xuất cao su như sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô, dụng cụ y tếvẫn thường rơi vào tình trạng khan hiếm đầu vào. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các công ty khai thác và chế biến mủ cao su tăng sản lượng tiêu thụ.Với quy mô thị trường còn bó hẹp của Công ty như bây giờ thì nguy cơ rủi ro ngày càng cao, đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới. Công ty có thể mở rộng thị trường ra Bắc và các vùng lân cận khác nơi tập trung các vùng công nghiệp lớn. Với sản phẩm mủ cốm - sản phẩm chính của Công ty hiện nay, đồng thời là dòng sản phẩm được ưu chuộng và ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất xăm lốp, giàyCông ty cần chú trọng đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm,tăng khối lượng sản phẩm. Đối với thị trường xuất khẩu Việt Nam đang đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng cao su và đứng thứ 4 thế Trườnggiới về sản lượng xuất khẩu cao su tự nhiên. Cao su của Việt Nam được xuất khẩu ra 39 nước trên thế giới, riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 60%. Trong mấy năm trở lại đây, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu thay đổi, có diễn biến xấu đã làm cản trở việc khai thác mủ và chuyên chở cao su tại một số nước như Malaysia, Thái SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 74 Khoá luận tốt nghiệp Lan..Trong khi đó, nhu cầu cao su trên thế giới càng ngày càng cao cùng với mức giá cao su cũng biến động theo chiều hướng tích cực cho người bán. Chính vì vây, nguồn cung cao su luôn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và trên toàn thế giới. Cho đến nay, thị trường tiêu thụ mủ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung chỉ mới dừng lại ở trong nước trong khi đó, một số bạn hàng của Công ty lại tiêu thụ mủ với mục đích xuất khẩu thu lợi nhuận. Điều này cũng cho thấy rõ điểm yếu trong công tác mở rộng thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự thiếu nhạy bén, giới thiệu, quảng cáo, thiếu đội ngũ bán hàng có trình độ ngoại ngữ giỏi, chưa có phương tiện để vận chuyển sản phẩm sang nước ngoài nên thị trường đang còn hạn hẹp. Với nhu cầu cao su ngày càng lớn như hiện nay, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện hệ thống kinh doanh-pháp lý, tăng lợi nhuận sẽ tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Để nắm bắt cơ hội này đòi hỏi Công ty phải có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng đến việc xây dựng và đào tạo đội ngũ bán hàng có trình độ ngoại ngữ tốt..Nó cũng là một yếu tố giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận và giảm những chi phí trung gian không cần thiết. 3.2.2. Thực hiện tốt các chính sách tiêu thụ sản phẩm Việc sử dụng các chính sách hỗ trợ hiệu quả và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thiện được hệ thống phân phối, đồng thời nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.  Chính sách sản phẩm: là một trong những chính sách có vai trò quan trọng trong việc thực hiên các mục tiêu chiến lược phân phối sản phẩm. Để công tác tiêu thụ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi thì đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. + Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp bởi vì nó do nhiều yếu tố quyết định Trườngnhư: nguyên liệu, máy móc, trình độ công nhân, chất lượng quản lý. Chất lượng sản phẩm của Công ty hiện nay cũng khá tốt song cần hoàn thiện hơn và nên mở rộng diện tích và giống cây cao su mới để đa dạng chủng loại sản phẩm.Công ty đã và đang tiến hành các biện pháp nâng cao chất lượng. Trong thời gian tới, Công ty cần tiếp tục tiến SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 75 Khoá luận tốt nghiệp hành các biện pháp đó và có thể thêm một số biện pháp như: tiến hành công tác thường xuyên nghiên cứu, kiểm tra chất lượng và sản lượng mủ khai thác, tránh tình trạng công nhân pha loãng mủ cao su nhằm mục đích kiếm lời hay để đạt chỉ tiêunhư trong mấy năm qua, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao. Tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị với những máy móc có tính chất trọng điểm. Những thiết bị quan trọng và then chốt thì cần trang bị lại mới và hiện đại. Những thiết bị khác nếu còn sử dụng được thì tiếp tục khai thác.. + Đa dạng hoá sản phẩm: Không chỉ dừng lại ở dòng sản phẩm mủ cốm như hiện nay mà cần đầu tư trồng mới, công nghệ máy móc để sản xuất ra các loại cao su nguyên liệu có chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao như mủ ly tâm HA và La,mủ tờ.. + Khai thác và sử dụng triệt để lợi ích từ cao su. Ngoài việc khai thác mủ, Công ty nên chú trọng hơn việc mở rộng và khai thác các sản phẩm gỗ từ cao su. + Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm.. để quảng bá sản phẩm. + Đẩy mạnh công tác nâng cao kỹ thuật tay nghề và ý thức cho người lao động.  Chính sách giá cả là biến số duy nhất mang lại thu nhập và nó đặc biệt quan trọng đối với Công ty. Tác động của giá cả nhanh và mạnh hơn tác động của các chính sách khác trong chiến lược marketing. Nó ảnh hưởng đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty.Vì vây, Công ty cần có biện pháp xây dựng chính sách giá cả hợp lí và mang tính hiệu quả. + Việc định giá có quan hệ chặt chẽ với các biến số khác của hoạt động marketing nên việc đề ra mục tiêu chính sách giá phải phù hợp với chiến lược marketing của Công ty. + Công ty cần đẩy mạnh các biện pháp làm tăng giá trị của sản phẩm theo hướng tăng chất lượng, tạo nhiều dòng sản phẩm mới, khai thác và tận dụng tối đa năng suất khai thác, cũng như máy móc, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao độngnhằm thu lợi nhuận cao mà không gây biến động lớn trong giá cả. Đây là Trườnghướng đi chủ yếu trong tình hình giá cả sản xuất đầu ra của Công ty. + Trong môi trường cạnh tranh diễn ra gay gắt như hiện nay, một sự gia tăng về giá so với các đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng lớn đến khối lượng sản phẩm tiêu SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 76 Khoá luận tốt nghiệp thụ. Chính vì vậy Công ty phải thường xuyên bám sát thị trường, thường xuyên theo dõi biến động của giá cả để kịp thời đề ra các chính sách giá cả thích hợp.  Chính sách khuyếch trương, xúc tiến thương mại: là chính sách quan trọng đối với việc nâng cao khả năng bán hàng một cách có hiệu quả. Nhờ có chính sách khuyếch trương mà doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ, lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhanh trên phạm vi rộng hơn và với quy mô khách hàng lớn hơn. Mục tiêu của khuyếch trương là nhằm giới thiệu, quảng bá sự có mặt của sản phẩm trên thị trường. Nó giúp cho người tiêu dùng biết đến những tính năng, công dụng, hình thức và chất lượng sản phẩm có thực sự phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Để kiểm soát được tính chính xác và hiệu quả của chính sách khuyếch trương, Công ty cần phải có sự đầu tư lớn cả về tài chính lẫn chất xám. Lựa chọn hình thức quảng cáo nào? ở đâu? khi nào? ... để phù hợp và mang hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng như: tìm kiếm các đại lý, trung gian môi giới tiêu thụ. Tham gia các hội chợ, triển lãm, các cuộc bầu chọn sản phẩm có uy tín do tổ chức người tiêu dùng bình chọn và tổ chức,tham gia tài trợ nhân đạo, các hoạt động xã hộiĐây là các biện pháp mang lại hiệu quả cao, vừa tạo uy tín cho doanh nghiệp, vừa tạo dựng được thương hiệu và thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước. Trong cơ chế thị trường, hoạt động hỗ trợ tiêu thụ vô cùng quan trọng. Công ty đã từng bước tiến hành các hoạt động đó song đến nay, tác dụng của nó đến tiêu thụ sản phẩm chưa được tốt. Mặc dù vậy sản lượng tiêu thụ của Công ty vẫn tăng đều. Điều này có thể lí giải là do Công ty là một doanh nghiệp sản xuất mủ cao su nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của các ngành công nghiệp..nguồn cung luôn không đáp ứng đủ nhu cầu về mủ cao su. Đồng thời, Công ty đã có một số bạn hàng truyển thống và ổn định nên hoạt động hỗ trợ tiêu thụ chưa được chú trọng nhưng sản lượng vẫn tiêu thụ được. Song về lâu dài, kể cả trong thời gian đó, khi mà các sản phẩm cùng loại của trong nước và nước ngoài đã tràn ngập thì việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty Trườngsẽ gặp khó khăn hơn. 3.2.3. Hoàn thiện cơ sở vật chất, tăng cường kiếm soát chi phí Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng của Công ty còn đang trong giai đoạn hoàn thiện dần. Công ty cần có biện pháo đẩy nhanh tốc độ của quá trình đó. Đây là SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 77 Khoá luận tốt nghiệp công việc cấp bách cần phải làm ngay vì trong thời gian qua việc thiếu các cơ sở vật chất cần thiết đã làm tăng chi phí do phải đi thuê ngoài. Trong hoàn cảnh giá cả các yếu tố đầu vào ngày càng tăng cao, việc kiểm soát và giảm thiểu chi phí lại càng có ý nghĩa quan trọng. Mặt khác, việc hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng ở đây còn bao gồm cả việc đổi mới quy trình công nghệ, chuyển hướng sang sản xuất các dòng sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao, quy trình chế biến phức tạp nhưng có khả năng đem lại giá trị kinh tế to lớn.. 3.2.4. Giải pháp về con người + Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đặc biệt phải chú trọng công tác tư tưởng, gắn với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp tục thực hiện các nội dung của cuộc vận động “ Dân vận khéo”, làm cho mọi thành viên trong Công ty nhận thức đầy đủ,sâu sắc mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế của Công ty để tự giác chấp hành. Đây là bài học lớn rút ra cần được chú trọng vận dụng thực hiện tốt, hiệu quả. + Tiếp tục sử dụng các đòn bẩy kinh tế hợp lý, phù hợp để động viên có hiệu quả công nhân lao động phấn đấu hoàn thành kế hoạch. Phải thường xuyên bám sát tình hình diễn biến thị trường để có điều chỉnh chính sách, chế độ tiền lương phù hợp, giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa các lợi ích, trong đó chú trọng lợi ích vật chất, tinh thần, bảo đảm đời sống ngày càng cao hơn cho người lao động. Đây cũng chính là bài học lớn rút ra cần áp dụng tốt. + Thường xuyên thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, duy trì hiệu quả công tác thi đua trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty, gắn lợi ích vật chất với động viên tinh thần trong thi đua. Tổ chức thi thợ giỏi, tuyên dương tập thể đơn vị giỏi, có các phần thưởng xứng đáng với các hình thức khác nhau. + Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp. Thực hiện Trườngkhoán sản phẩm theo hướng gắn trách nhiệm của đội ngũ quản lý với kết quả SXKD cụ thể. Chú trọng các nội dung quản lý của Công ty trong quản lý vườn cây, đất đai, lao động. Bám sát tình hình diễn biến cụ thể hàng ngày để diều hành trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty cần năng động, có các hình thức để khuyến khích, SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 78 Khoá luận tốt nghiệp động viên, tạo điều kiện cho công nhân lao động thực hiện tự quản, tự giác trong SXKD, bảo vệ tài sản, sản phẩm, đất đai. + Thực hiện nghiêm túc các quy trình,quy phạm kỹ thuật. Áp dụng tiến bộ KHKT, CN vào SXKD của Công ty có hiệu quả như sử dụng thuốc kích thích đúng quy trình, quy phạm để tăng năng suất, sản lượng mủ; áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, đặc biệt phải xử lý tốt hơn nữa nước thải tại Nhà máy chế biến mủ cao su để đảm bảo môi trường. Động viên, khuyến khích sáng tạo, năng động của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là của Hội đồng KHKTCN; động viên, khuyến khích công nhân lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công việc và có khen thưởng xứng đáng. + Vận dụng, giải quyết, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Pháp luật và theo hướng có lợi hơn cho người lao động. Thực hiện công khai, dân chủ, kỷ cương về khen thưởng, kỷ luật. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm như ăn cắp, bớt xén mủ, lấn chiếm đất đai, tham ô, phá hoại tài sản + Tăng cường công tác QPAN, chú trọng công tác ANTT, nhất là trong bảo vệ tài sản, sản phẩm, đất đai. Thực hiện tốt công tác PCCN, PCCCR và PCLB với phương châm bốn tại chỗ, phòng tránh là chính, khắc phục triệt để hậu quả để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại (nếu có) xảy ra. Tiếp tục đổi mới các mô hình của lực lượng bảo vệ, thanh niên. Rút kinh nghiệm để tổ chức mô hình tự quản, tự bảo vệ của công nhân lao động. Kiên quyết thay thế những cán bộ chiến sĩ tự vệ, cán bộ nhân viên bảo vệ nhu nhược, né tránh, thiếu kiên quyết, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ. Trường SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 79 Khoá luận tốt nghiệp PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay.Vì vậy, trong giai đoạn tới,khi nước ta phấn đấu trở thành nước công nghiệp thì ngành cao su cũng cần phải phát triển xứng tầm trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn.Yêu cầu đó đặt ra trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh hết sức gay gắt, hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mở rộng, làm nảy sinh nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi khắc phục những khuyết tật của kinh tế quốc doanh nói chung và kinh tế hộ, tiểu nông nói riêng (với sản xuất mủ cao su) Sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm và hệ thống phân phối, khả năng thoả mãn nhu cầu thị trường của chúng, đặc biệt là khi doanh nghiệp đang phải hoạt động trong nền kinh tế thị trường gay gắt. Mặt khác, môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp đang hoạt động luôn vận động theo những quy luật vốn có của nó thì chỉ nắm bắt được xu thế vận động của thị trường, đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp thì các doanh nghiệp mới thành công trong lĩnh vực của mình. Vì vậy, để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, Công ty cần nghiên cứu tổng hợp nhiều vấn đề để đưa ra những quyết định đúng đắn. Từ sự phân tích và đánh giá tình tình tiêu thụ mủ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung, chúng ta thấy Công ty bước đầu đã thể hiện khả năng vận động thành công chiến lược tiêu thụ và nhờ đó gặt hái được những kết quả quan trọng trong sản xuất kinh doanh, đứng vững trên thị trường. Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp, Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới hoàn thiện hoạt động sản xuất, tiêu thụ cũng như hệ thống các giải pháp kinh doanh hiệu quả khác. Đó là con đường duy nhất để Công ty TNHH MTV Việt Trung có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và cạnh Trườngtranh thị trường gay gắt. Qua 3 năm (2009-2011), tuy nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, song kết quả mà Công ty đạt được thật đáng khích lệ. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 80 Khoá luận tốt nghiệp - Sản lượng và giá bán trên thị trường biến động theo chiều hướng có lợi nên liên tục trong nhiều năm doanh thu của Công ty luôn đạt ở mức tăng trưởng cao ( năm 2011 tăng 38,3 % so với 2009). Lợi nhuận của Công ty năm 2011 tăng từ 23.949 triệu đồng ( 2009) lên 55.246 triệu đồng , tăng 130,7 % so với năm 2009. - Công ty đang từng bước đầu tư trang thiết bị,máy móc hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, chuyển đổi cơ cấu phù hợp với thực tế thị trường,có thể thấy nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2011/2009 nguồn vốn lưu động tăng 270,3 % . - Sản phẩm làm ra ngày càng được Công ty quan tâm đến chất lượng và kết quả mà Công ty đạt được là đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đạt nhiều giải thưởng trong các lần hội chợ triển lãm. - Công ty tham gia rất tích cực các chính sách của Nhà nước. Đặc biệt là mở rộng diện tích rừng cao su trong nhiều năm qua không những là biểu hiện của việc mở rộng quy mô sản xuất mà còn tích cực ủng hộ chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc của Chính phủ. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống. - Gần hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, từ một nông trường sản xuất thuần tuý theo cơ chế bao cấp, đến nay Công ty TNHH MTV Việt Trung đã mở rộng được nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh với tổng số vốn hơn 300 tỷ đồng. Nhờ biết nắm bắt xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, trong những năm qua, Công ty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu trên hai lĩnh vực sản xuất chủ yếu là trồng mới cao su chất lượng cao và chế biến gỗ xuất khẩu. Từ năm 2001 đến nay, công ty đã trồng mới gần 1000 ha cây cao su giống mới thay thế số diện tích cao su lâu năm. Số diện tích cao su đến tuổi khai thác đã cho năng suất khai thác mủ đạt 2 tấn/ha, tăng gấp 2 lần so với giống cũ. Công ty đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng để chuyển đổi công nghệ chế biến mủ cao su, xây dựng nhà máy chế biến gỗ nguyên liệu, xây dựng dây chuyền sản xuất mộc mỹ Trườngnghệ xuất khẩu, xây dựng khách sạn... Tận dụng nguồn gỗ cao su lâu năm đã thải loại, Công ty đã liên kết với một doanh nghiệp ở Đà Nẵng xây dựng nhà máy chế biến gỗ nguyên liệu tại chỗ. Sau hơn ba năm hoạt động, mỗi năm nhà máy đã chế biến 2.500 m3 gỗ nguyên liệu; doanh thu bình quân hàng năm đạt 13 tỷ đồng, mức tăng trưởng SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 81 Khoá luận tốt nghiệp năm sau cao hơn trước từ 20 đến 26 %/năm. Đến nay, Công ty đã mua phần vốn của đối tác liên doanh, quản lý toàn bộ nhà máy. Khi Quảng Bình xây dựng khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, Công ty TNHH MTV Việt Trung là một trong số những đơn vị tiên phong đầu tư vào khu công nghiệp với một nhà máy chế biến đồ mộc xuất khẩu trị giá 20 tỷ đồng với công nghệ tiên tiến của Đài Loan, Đức, Italya chuyên sản xuất hàng mộc ngoài trời và mộc nội thất cao cấp phục vụ xuất khẩu. Năm 2006, nhà máy đã sản xuất hơn 1500 m3 sản phẩm đồ gỗ đạt chất lượng cao, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 triệu USD. Xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn, năm qua, công ty đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng cải tiến công nghệ chế biến mủ cao su. - Cùng với nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năm qua, Công ty TNHH MTV Việt Trung còn trích quỹ phúc lợi gần 3 tỷ đồng để ủng hộ quỹ người nghèo, quỹ chất độc da cam, quỹ khuyến học, làm nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, phụng dưỡng hai bà mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới, tặng thẻ tiết kiệm cho người có công... Công ty TNHH MTV Việt Trung được đánh giá là đơn vị đi đầu trong phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" ở địa phương. Bên cạnh đó, Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn: - Cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, đặc biệt chưa có phương tiện vận tải chuyên dụng cho công tác tiêu thụ, chủ yếu là thuê ngoài nên làm tăng chi phí kinh doanh của Công ty. - Các chính sách Marketing chưa được chú trọng, đặc biệt là chính sách bán hàng, quảng cáo, hỗ trợ tiêu thụ... Chi phí bán hàng qua các năm rất nhỏ và có năm không có. Chưa có đại lý bán hàng và hệ thống phân phối. Việc tiêu thụ khá thụ động, chưa tích cực trong việc quảng bá sản phẩm trên thị trường. Kênh phân phối còn đơn giản. - Công tác tiêu thụ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Số lượng khách hàng nhỏ, tập trung. Chưa có biện pháp đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng và thị trường mới. Chưa có Trườngphương hướng sản xuất nhằm mục tiêu xuất khẩu trong khi đó các doanh nghiệp thu mua sản phẩm của Công ty đều nhằm mục tiêu xuất khẩu. - Chất lượng đội ngũ lao động trong công tác tiêu thụ chưa cao, sản phẩm làm ra chưa thực sự phong phú và đa dạng. Chưa khai thác tối đa lợi ích từ cây cao su. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 82 Khoá luận tốt nghiệp - Diện tích trồng cao su hiện nay còn rất ít nên Công ty gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô trồng và khai thác cao su. Nhìn chung, từ khi thành lập cho đến nay, khó khăn mà Công ty gặp phải không phải ít nhưng những kết quả đạt được lại vô cùng to lớn, khẳng định phần nào sự nỗ lực của đội ngũ lao động của toàn Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy là doanh nghiệp Nhà nước nhưng Công ty THHH MTV Việt Trung luôn chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, được xã hội công nhận là một đơn vị kinh doanh làm ăn có hiệu quả. Phát huy những điểm mạnh và khắc phục những khó khăn, Công ty sẽ là một trong những đơn vị kinh tế xuất sắc không chỉ của tỉnh Quảng Bình mà của cả nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, đi lên trong tương lai không xa. 2. Kiến nghị Qua nghiên cứu và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV Việt Trung qua 3 năm (2009-2011), tôi có một số đề nghị sau:  Đối với Công ty TNHH MTV Việt Trung - Cần khai thác tối đa năng lực của Công ty. Đó là năng lực về nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định. Phát huy năng lực của cán bộ công nhân viên, ra sức tiết kiệm, đạt năng suất cao, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. - Xây dựng bộ phận Marketing, hoàn thiện hệ thống phân phối và xúc tiến thương mại. Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường và tăng thị phần. - Khai thác tối đa lợi ích từ cây cao su, đặc biệt có phương hướng khai thác và chế biến các sản phẩm từ gỗ cao su. - Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, các cuộc thi bình chọn thương hiệu. Hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như năng lực để sớm có khả năng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. - Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên,góp phần nâng cao dân trí của địa phương. Trường Đối với Chính quyền địa phương và Nhà nước Tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Thể hiện ở việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp khi xét duyệt các dự án đầu tư của Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 83 Khoá luận tốt nghiệp Những kiến nghị trên đây chỉ mang tính chất chủ quan, xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu. Do đó, những ý kiến đề xuất chỉ có thể phát huy tác dụng trong một phạm vi, chừng mực nhất định. Để có thể nâng cao được hiệu quả tiêu thụ của Công ty TNHH MTV Việt Trung, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ từ nhiều phía, nhưng hơn hết phải chú trọng đến sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của toàn Công ty. Sự cố gắng từ bên trong mới là động lực chính và lâu dài, giúp Công ty đạt được những thành công bền vững. Trường SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 84 Khoá luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Được sự giúp đỡ và hướng dẫn của ThS.Nguyễn Thị Thanh Bình, tôi đã chọn đề tài: “ Đánh giá tình hình tiêu thụ mủ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung – Quảng Bình qua 3 năm (2009-2011)”.  Mục tiêu chính: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung qua 3 năm ( 2009-2011) - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công Ty TNHH MTV Việt Trung trong tương lai.  Dữ liệu phục vụ: - Các báo cáo tài chính của Công ty TNHH MTV Việt Trung qua 3 năm (2009-2011) - Sách, tài liệu và các webside liên quan.  Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin - Phương pháp duy vật biện chứng: để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. - Phương pháp thống kê kinh tế: kết hợp với các phương pháp khác, phương pháp thống kê được sử dụng để phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin, số liệu có liên quan đến vấn đề một cách có hệ thống. - Các phương pháp so sánh: dung phương pháp này để so sánh kết quả các trị số của các chỉ tiêu như: sản lượng, giá trị sản lượng..qua các năm của các đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp sơ đồ: sử dụng sơ đồ trong đề tài để mô tả các kênh tiêu thụ mủ cao su và tổ chức bộ máy quản lí của Công ty. - Phương pháp biểu đồ: sử dụng biểu đồ trong đề tài để mô tả diện tích trồng cao su phân theo vùng, thị trường xuất khẩu chính của Việt TrườngNam. - Phương pháp phân tích chuỗi cung để phân tích chuỗi quá trình tiêu thụ mủ cao su.  Kết quả đạt được SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang Khoá luận tốt nghiệp - Có cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh cao su của Công ty TNHH MTV Việt Trung và tình hình tiêu thụ mủ cao su của Công ty qua 3 năm ( 2009-2011). - Đánh giá tình hình tiêu thụ mủ cao su và đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trường SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang Khoá luận tốt nghiệp PHỤ LỤC  Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận tiêu thụ 1. Năm 2010 so với năm 2009 Gọi P1, P0 lần lượt là giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ năm 2010 và năm 2009. Gọi Q1, Q0 lần lượt là sản lượng tiêu thụ năm 2010 và năm 2009. Gọi tc1, tc0 lần lượt là chi phí đơn vị sản phẩm năm 2010 và năm 2009 Gọi t1, t0 lần lượt là thuế trên đơn vị sản phẩm tiêu thụ năm 2010 và năm 2009 Ta có: LN=Q x (P-tc-t) LN=LN1-LN0=33648, 13241 (triệu đồng) Số tương đối: LN/ LN0=33648, 13241/17294, 38061=194, 56% Để thấy rõ sự thay đổi lợi nhuận qua 2 năm 2010 và năm 2009, ta xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng.  Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: LNQ = LN0 x [( Q1 x P0 )]/ ( Q0 x P0 )] - LN0 = 17294, 38061 x ( 56007.81977/ 61765, 86508) - 17294, 38061= - 1612, 24694 ( triệu đồng) Số tương đối: LNQ / LN0 = - 1612, 24694/17294, 38061= -9, 32 %  Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: LNP = Q1 x ( P1 – P0 ) = 2030 x ( 52, 35-28) =50260, 17927 ( triệu đồng ) Số tương đối: LNP/ LN0 = 50260, 17927/17294, 38061= 290, 62 (%)  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí đơn vị sản phẩm LNtc = - Q1 x (tc1- tc0) = - 2030 x ( 24, 64 – 18, 50 ) = - 12455.0934 ( triệu đồng ) Số tương đối: LNtc / LN0 = - 12455.0934/17294, 38061 = - 72, 012 (%) Trường Ảnh hưởng của nhân tố thuế trên đơn vị sản phẩm: LNt = - Q1 x (t1 - t0) = - 2030 x ( 2, 62- 1, 36 ) = -2544, 7065 ( triệu đồng ) Khoá luận tốt nghiệp Số tương đối: LNt / LN0 = -2544, 7065/17294, 38061= - 14, 7 (%) 2. Năm 2011 so với năm 2010 Tương tự như trên, ta có: LN = Q x ( P-tc-t ) LN = LN1 – LN0 = 13071, 92799 (triệu đồng) Số tương đối: LN / LN0 = 13071, 92799/17294, 38061= 75, 58 (%) Để thấy rõ sự thay đổi lợi nhuận qua hai năm 2011 và năm 2010, ta xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng.  Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: LNQ = LN0 x [( Q1 x P0 )]/ ( Q0 x P0 )] - LN0 = 50942, 51302 x (89233, 70993/106267, 999)/ - 50942, 51302= - 8165, 858984 (triệu đồng) Số tương đối: LNQ / LN0 = - 8165, 858984/ 50942, 51302 = - 16, 03 (%)  Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: LNP = Q1 x ( P1 – P0 ) = 1704, 6 x ( 81, 24 – 52, 35 ) = 49254, 89 ( triệu đồng ) Số tương đối: LNP/ LN0 = 49254, 89/50942, 51302 = 96, 69%  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí đơn vị sản phẩm LNtc = - Q1 x (tc1- tc0) = - 1704, 6 x ( 39, 61-24, 64 ) = - 25520, 27 ( triệu đồng ) Số tương đối: LNtc / LN0 = - 25520, 27/50942, 51302 = - 50, 1(%)  Ảnh hưởng của nhân tố thuế trên đơn vị sản phẩm: LNt = - Q1 x (t1 - t0) = - 1704, 6 x ( 4, 08 – 2, 62 ) = - 2496, 83 ( triệu đồng ) Số tương đối: LNt / LN0 = - 2496, 83/50942, 51302 = - 4, 9 (%) 3. Năm 2011 so với năm 2009 Tương tự như trên, ta có: LN = Q x ( P-tc-t ) TrườngLN = LN1 – LN 0 = 64014, 4 – 17294, 4 = 6720, 06 ( triệu đồng) Số tương đối: LN / LN0 = 46720, 06/17294, 4 = 270, 15 (%) Để thấy rõ sự thay đổi lợi nhuận qua 2 năm 2011 và năm 2010, ta xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng. Khoá luận tốt nghiệp  Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: LNQ = LN0 x [( Q1 x P0 )]/ ( Q0 x P0 )] - LN0 = 17294, 4 x ( 47030/61765, 9) - 17294, 4= - 4126, 02 Số tương đối: LNQ / LN0 = - 4126, 02/17294, 4 = -23, 86%  Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: LNP = Q1 x ( P1 – P0 ) = 1704, 6 x ( 81, 24 – 28 ) = 91458, 6 ( triệu đồng ) Số tương đối: LNP/ LN0 = 91458, 6/17294, 4= 528, 8 ( %)  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí đơn vị sản phẩm LNtc = - Q1 x (tc1- tc0) = - 2238, 7 x ( 39, 61-18, 5) = - 47252, 1 ( triệu đồng) Số tương đối: LNtc / LN0 = - 47252, 1/17294, 4 = 273, 2 (%)  Ảnh hưởng của nhân tố thuế trên đơn vị sản phẩm: LNt = - Q1 x (t1 - t0) = - 2238, 7 x (4, 08 – 1, 36) = - 6085, 5 ( triệu đồng) Số tương đối: LNt / LN0 = - 6085, 5/17294, 4 = - 35, 19 (%)  Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu tiêu thụ 1. Năm 2010 so với năm 2009 Gọi P1,P0 lần lượt là giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ năm 2010 và năm 2009. Gọi Q1,Q0 lần lượt là sản lượng tiêu thụ năm 2010 và năm 2009. Chỉ số doanh thu = chỉ số giá cả x chỉ số sản lượng hàng hoá tiêu thụ Hay : Ipq = Ip x Iq  p1q1  p1q1  p0 q1 = X  p0 q0  p0 q1  p0 q0 Trong đó: ∑ p0q0 = 61.765,8651 ( triệu đồng) ∑ p0q1 = 56.007,81977( triệu đồng) ∑ p1q1 = 106.267,999 ( triệu đồng) Trường+ Số tăng ( giảm) tuyệt đối: (  p1q1 -  p0 q0 ) = (  p1q1 -  p0 q1 ) + (  p0 q1 -  p0 q0 ) 44.502,1339 =50.260,18 + (- 5.758,05) (triệu đồng) Khoá luận tốt nghiệp + Số tăng ( giảm) tương đối: ( p1q1   p0 q0 ) ( p1q1   p0 q1 ) ( p0 q1   p0 q0 ) = +  p0 q0  p0 q0  p0 q0 72,05% = 81,37% + ( - 9,32 %) 2. Năm 2011 so với năm 2010 Tương tự như trên ta cũng có: ∑ p0q0 = 106.267,999 ( triệu đồng) ∑ p0q1 = 91.118,3 ( triệu đồng) ∑ p1q1 = 141.413,4 ( triệu đồng) + Số tăng ( giảm) tuyệt đối: (  p1q1 -  p0 q0 ) = (  p1q1 -  p0 q1 ) + (  p0 q1 -  p0 q0 ) 35.145,4 = 50.295,1 + ( -15149,7) + Số tăng ( giảm) tương đối: ( p1q1   p0 q0 ) ( p1q1   p0 q1 ) ( p0 q1   p0 q0 ) = +  p0 q0  p0 q0  p0 q0 33,07% = 47,33 % + ( - 14,26%) 3. Năm 2011 so với năm 2009 ∑ p0q0 = 61.765,8651 ( triệu đồng) ∑ p0q1 = 48.023,2567 ( triệu đồng) ∑ p1q1 = 141.413,4 ( triệu đồng) + Số tăng ( giảm) tuyệt đối: (  p1q1 -  p0 q0 ) = (  p1q1 -  p0 q1 ) + (  p0q1 -  p0 q0 ) 79.647,5349= 93.390,1433 + ( - 13.742,6084 ) + Số tăng ( giảm) tương đối: ( p1q1   p0 q0 ) ( p1q1   p0 q1 ) ( p0q1  p0q0 ) = +    p0 q0  p0 q0  p0q0 128,95% = 151,2% + ( - 22,25) Trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_tieu_thu_mu_cao_su_cua_cong_ty.pdf
Tài liệu liên quan