Khóa luận Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại xã Hưng Đông - Thành phố Vinh - Nghệ An

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề “ An toàn thực phẩm” cũng như vấn đề “Rau sạch, rau an toàn” là một trong nhưng vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là các nhà khoa học. Có thể nói đó là vấn đề ít nhiều mang tính thời sự của thời đại ngày nay. Bởi lẽ rau là nguồn dinh dưỡng và là nguồn thực phẩm xanh vô cùng quan trọng cho sức khỏe và sự sống của con người. Hơn nữa hiện trạng sản xuất rau chưa sạch, không an toàn đã gây hại nghiêm trọng cho

pdf63 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại xã Hưng Đông - Thành phố Vinh - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sức khỏe của người dân và môi trường sinh thái vẫn đang tồn tại và chưa được giải quyết triệt để. Chính vì thế mà việc sản xuất rau sạch, rau an toàn là một phương hướng triệt đẻ mang tính lâu dài. Thêm nữa việc nghiên cứu, phổ biến áp dụng các quy trình sản xuất rau an toàn mang lại lợi ích thiết thục cho sức khỏe, cho kinh tế của nhân dân và đất nước. Vì vậy việc sản xuất rau an toàn lại càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Trồng rau là một trong những nghề truyền thống và điển hình của xã Hưng Đông. Đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn nhưng người dân ở đây cần cù, chịu khó, lại có kinh nghiệm sản xuất rau lâu đời. Nguồn thu từ việc sản xuất rau cải thiện đáng kể cho cuộc sống của người dân ở đây. Xã Hưng Đông đã bắt đầu sản xuất rau an toàn từ năm 1997 tại một số HTX, và bươc đầu thu đươc một số kết quả khả quan: người sản xuất chưng tỏ đươc khả năng, người tiêu dung tin tưởng và các cơ quan chức năng đã có được những bài học kinh nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, với người nông dân trồng rau an toàn chưa phải là một nghề để họ có thể sống chết vì nó, hầu hết người nông dân đang sản xuất theo thói quen, theo kinh nghiệm mà có lúc do thiếu hiểu biết mà họ hại mình, hại người, hại cả môi trường. Trong khi đó tác động khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đủ để cân bằng giũa năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn. Hầu hết sản phẩm của các hộ sản xuât tại xã Hưng Đông đều được bán nhỏ lẻ tại các địa phương, chưa có sự kiểm tra giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, sản phẩm chưa có nhãn mác do đó người dân chưa phân biệt được đâu là sản phẩm rau an toàn. Nhằm phát huy những ưu thế của địa phương trong nghề trồng rau, đảm bảo lòng tin đối với người 1 tiêu dùng đáp ứng nhu cầu rất lớn về rau cho người dân thành phố Vinh thì việc phát triển sản xuất rau an toàn ở xã Hưng Đông đang thực sự cần thiết. Xuất phát từ nhưng lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “ Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại xã Hưng Đông- Thành phố Vinh- Nghệ An” làm chuyên đề tốt nghiêp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu  Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về sản xuất RAT;  Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất RAT trên địa bàn xã Hưng Đông, thành phố Vinh, Nghệ An năm 2011;  Từ đó tìm ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn xã Hưng Đông hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng và nội dung nghiên cứu: - Đối tượng: chủ thể nghiên cứu trực tiếp là các hộ nông dân, ngoài ra còn thu thập thông tin từ một số người thu gom, bán buôn, bán lẻ, và người tiêu dung tại địa phương. - Nội dung: nghiên cứu tình hình sản xuất RAT trên 3 loại rau chính: rau cải, rau bắp cải, và rau gia vị.  Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tập trung chủ yếu ở 2 xóm có diện tích trồng RAT quy mô và tiêu biểu của xã, đó là: xóm Trung Thuận và xóm Đông Vinh. - Về thời gian: RAT ở xã Hưng Đông được sản xuất cả 3 vụ là Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu. Nhưng ở đây vụ Đông Xuân là vụ chính trong năm, vụ này thời tiết có thời tiết cho cây rau phát triển, vì vậy trong vụ Đông Xuân sản lương rau cung cấp ra thị trường là lớn nhất. Do hạn chế về năng lực cũng như thời gian nên mọi chỉ tiêu kinh tế tôi chỉ xem xét ở vụ Đông Xuân. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu - Đối với số liệu thứ cấp: thông qua phòng thống kê xã Hưng Đông, thành phố Vinh, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã, thành phố, niên giám thống kê của xã và các thông tin từ mạng Internet, báo, tạp chí đã được công bố. 2 - Đối với số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được lựa chọn thông qua các mẫu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Điều tra về mức độ áp dụng các biện pháp sản cuất sạch trong quá trình trồng rau. 4.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu - Tổng hợp số liệu thu thập được. - Các số liệu được xử lý bằng chương trình Excel, sau đó được trình bày một cách hợp lý qua bảng nhằm đáp ứng yêu cầu từng nội dung nghiên cứu. 4.3 Phương pháp phân tích - Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. - Vận dụng các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối, bình quân và các chỉ tiêu đánh giá mức độ biến động của tiêu thức nhằm biểu hiện quy mô, số lượng của hiện tượng, biểu hiện sự biến động của các chỉ tiêu thời gian. - Trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, đề tài đã tiến hành phân tích chúng để biết rõ hơn bản chất, ý nghĩa của các con số và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. 4.4 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm về sản xuât nông nghiệp. Tiến hành chuyên khảo hẹp về kinh nghiệm của các chủ hộ làm nông nghiệp giỏi. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Vai trò, vị trí của việc sản xuất rau an toàn 1.1.1 Khái niệm rau an toàn Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên diện tích đất có thành phần hoá- thổ nhưỡng được kiểm soát( nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn đọng trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra. Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và các chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng các chất độc hại nhất định nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Trong đời sống hàng ngày rau an toàn được gọi là rau an toàn để phân biệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau an toàn nên sử dụng để chỉ các loại rau được sản xuất theo quy trình canh tác đặc biệt, như rau thuỷ canh,rau “hữu cơ”Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau an toàn cao hơn rau an toàn. Rau an toàn ở Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được canh tác bằng kỹ thuật thông thường, khó kiểm soát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở các nước phát triển, với quy trình công nghệ sản xuất rau chuẩn hoá, với việc sử dụng phân bón và chất bảo vệ thực vật kiểm soát được, vấn đề rau an toàn được kiểm soát. Khái niệm về rau “sạch” bao hàm rau có chất lượng tốt, có dư lượng các hoá chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu. Pb.Cd, As) Nitrat của con người ở dưới mức các tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của FAO, 4 WTO. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mặt hàng rau “sạch”. 1.1.2 Sự cần thiết của việc sản xuất rau an toàn Rau đóng một vai trò chủ đạo trong thói quen ăn uống của người Việt Nam, ăn rau hàng ngày được xem là cách chính để cung cấp chất khoáng, các vitamin và để ăn kèm với hầu hết các món ăn khác. Trong nhiều năm qua, đất nước đã tự cung tự cấp đủ về lương thực, mức sống tăng lên, nhu cầu của người dân cũng tăng nhanh về mặt số lượng và nhất là về chất lượng. tại các thành phố lớn của Việt Nam nhu cầu về rau và đòi hỏi về chất lượng rau cũng cao hơn so với các vùng khác trong nước. Vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ngày càng được xã hội đặc biệt quan tâm, việc ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài tới sức khoẻ cộng đồng. Hầu hết các hộ sản xuất chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng rau mà ít quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nên tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và không đảm bảo thời gian cách ly nên đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng. Từ những tồn tại trên rau có lưu chứa nhiều hợp chất hóa học có độc tính cao làm cho chất lượng rau bị giảm gây hậu quả đến sức khỏe con người và môi trường. Vậy nên chúng ta luôn phấn đấu để làm nông nghiệp sạch vì sức khỏe của thế hệ hôm nay, vì một môi trường sống trong lành và vì các thế hệ ngày mai. Việc phấn đấu vươn lên không ngừng để khắc phục và vượt qua các nguyên nhân khách quan, khắc phục được những nguyên nhân làm cho nông sản không sạch là điều không dễ. Hiện nay, nước ta đã tham gia vào thị trường hàng hoaskhu vực ASEAN và WTO, vì vậy vấn đề về bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm thực sự càng có ý nghĩa. So vơi các nước khác thifchaats lượng nông sản nước ta đang còn nhiều bất cập, nếu chúng ta hông ý thức rõ về việc sản xuất nông sản theo hướng sạch và nâng cao chất lượng sản phẩm thì rất khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, ngành dịch vụ nước ta đang phát triển đặc biệt là ngành du lịch. Hàng năm có rất nhiều khách du lịch quốc tế đến thăm Việt Nam, vì vậy cần phải nâng cao chất lượng 5 các bữa ăn cho du khách, tức là các loại sản phẩm sử dụng cũng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối nhằm tạo niềm tin cho du khách khi đến du lịch tại Việt Nam. Cuối cùng, vấn đề phát triển rau theo hướng theo hướng an toàn phải được suy nghĩ đúng đắn. Nó phải được xem là sự phát triển đúng hướng, đúng quy luật phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp chúng ta nói riêng. Quy trình sản xuất rau an toàn Yêu cầu về đất trồng Đất phải không chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, có nghĩa là các chất độc hại cho người và cho môi trường. Sau một vụ sản xuất, đất phải được phơi 2-3 ngày sau đó phải được xới tơi để trồng tiếp. Công việc này chủ yếu bằng thủ công. Nông dân chưa được trang bị cơ giới hoá như máy xới đất... nên với một diện tích đất 1.000 m2 thì công việc này rất nặng nhọc. Yêu cầu về phân bón Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoại mục, tuyệt đối không được dung các loại phân hữu cơ còn tươi. Số lượng phân phải dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt với rau ăn lá kết thúc phân bón trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày. Nước tưới Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông hồ lớn không bị ô nhiễm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ các khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư, nước ao, tù đọng. Phòng trừ sâu bệnh Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, ít độc hại cho người và môi trường: - Giống: Chọn giống tốt, các cây giống phải xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm. - Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để hạn chế các điều kiện và các nguồn phát sinh các loại dịch trên rau. Chú ý thực hiện các chế độ 6 luân canh Lúa – Rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau để giảm bớt các loại sâu tơ và các loại sâu hại khác. Một số loại rau cần phải trang bị nhà lưới chống sự xâm nhập của sâu bệnh - Dùng thuốc: Dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Như vậy, trước khi thực hiện canh tác rau an toàn, nhất thiết nông dân phải được trải qua lớp tập huấn kỹ thuật của Sở Nông Nghiệp. Các khoá huấn luyện này phải tập trung hỗ trợ kiến thức kĩ càng về quá trình trồng trọt như nêu trên. 1.1.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau  Hàm lượng NO3 quá cao là hậu quả của bón phân hóa học, đặc biệt là bón đạm quá liều lượng hoặc bón đạm không đúng lúc, gần thời gian thu hoạch.Cây hấp thu đạm và các hợp chất qua bộ rễ, tổng hợp thành các chất dinh dưỡng tích luyxtrong các bộ phận của cây nhưng trước khi chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, đã tồn tại trong cây dưới dạng Nitrat. Trong cơ thể người lượng Nitrat ở mức độ cao có thể gây phẩn ứng với Amin thành chất gây ung thư gọi là Nitrosamin. Theo tổ chức WHO quy định lượng NO3 trong rau không vượt quá 300mg/1kg rau tươi.  Tồn dư kim loại nặng trong rau Các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng hoặc từ nguồn nước thành phố và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới được rau hấp thụ. Sự lạm dụng quá mức thuốc BVTV để trừ sâu bệnh, cỏ dại, cùng với phân bón các loại (đạm, lân, kali) đã làm các hóa chất rửa trôi xuống mương, ao hồ thamm nhập vào các mạch nước ngầm gây ô nhiễm. Bón phân nhiều cũng làm tăng hàm lượng Camidi trong đất và trong sản phẩm rau (một tấn Supe lân chứa 50-70g Cd).  Dư lượng hóa chất BVTV Khi phun thuốc sâu, trừ bệnh và thuốc BVTV sử dụng tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt cây trồng và một lớp chất lắng dư lượng ban đầu của thuốc. Sản phẩm rau sẽ gây ngộ độc cho người, gia súc khi: - Thu hoạch gần thời gian phun thuốc, không đảm bảo thời gian cách ly, thuốc chưa phân hủy hết. 7 - Phun các loại thuốc có độ độc cao và phân hủy chậm, các loại thuốc đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng như Monitor, Wfatox.  Vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường ruột Trong phân chuồng, phân bắc chưa hoai có chứa trung gian và một số vi sinh vật gây bệnh như Ecoli, Salmonella. Việc sử dụng nước phân tươi tưới cho rau, đặc biệt là rau gia vị, rau ăn sống là hình thức truyền tải trứng giun và các bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh ỉa chảy, giun móc. 1.1.4 Hiệu quả của việc sản xuất rau an toàn Hiệu quả kinh tế Sản xuất RAT với mức đầu tư hợp lý các khoản chi phí mà không lạm dụng các loại thuốc hóa học đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.Vì vậy mà theo một số người nghiên cứu thì việc sản xuất RAT sẽ đem lạ hiệu quả kinh tế cao hơn rau thường. Giữa rau thường và RAT năng suất không chênh lệch nhau nhiều nhưng giá bán RAT khi đã được khẳng định thì cao gấp từ 3-4 lần giá bán rau thường, vì thế lợi nhuận thu được cao hơn. Hiện nay, còn nhiều bất cập giữa cung và cầu về RAT nếu có chính sách tôt thì ngành sản xuất RAT là một ngành kinh tế sẽ được kích thích phát triển bởi động lực kinh tế. Hiệu quả xã hội Sản xuất RAT đã góp phần tạo được nông sản an toàn đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dung. Sản xuất RAT cũng sẽ làm thay đổi tập quán sản xuất rau gây ô nhiễm như trước đây của nông dân, nâng cao đầu tư trong việc sản xuất và tiêu dung rau sạch góp phần phân đáu xây dựng phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương Đảng. Khi sản xuất RAT được mở rộng thì sẽ tạo được niềm tin đối với người tiêu dung, và hướng tới việc xây dựng thương hiệu cho RAT. Từ đó tạo ra thị trường tiêu thụ RAT ổn định. Hiệu quả môi trường Chúng ta đang phấn đấu cho quá trình phát triển tiến bộ và bền vững. Lợi ích của con người nằm trong sự phát triển tiến bộ và bền vững. RAT là hướng sản xuất 8 đang thực sự cần thiết và hết sức đúng đắn. Và khi sản xuất RAT là chúng ta đã làm nông nghiệp sạch và bền vững vì sức khỏe của thế hệ hôm nay, vì một môi trường sống trong lành và vì các thế hệ ngày mai. Chẳng phải sản phẩm sản xuất ra thực sự có ý nghĩa khi sản phẩm đó được xem là “thân thiện với môi trường” hay sao? Và chỉ khi sản xuất RAT thì người dân mới thấy được hướng lâu dài của sản xuất nông nghiệp là phải gắn năng suất với chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu sau: - Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất RAT: Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất rau là các chỉ tiêu biểu hiện mức độ đầu tư vào sản xuất, ví dụ như đất đai, chi phíĐối với rau, các chỉ tiêu biểu hiện quy mô sản xuất là: + Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng. + Tổng số vốn sản xuất, vốn vay bình quân trên hộ + Cơ cấu chủng loại rau - Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất: + Giá trị sản xuất bình quân/sào (GO/sào) và bình quân trên ngày lao động GO/sào = KL*P KL : Năng suất bình quân/sào GO : Giá trị sản xuất/sào P : Đơn giá bình quân/kg rau Giá trị sản xuất bình quân ngày lao động bằng giá trị sản xuất bình quân/sào chia cho số công lao động/sào GO/ngày lao động = GO/sào/số công lao động + Giá trị tăng bình quân sào (VA/sào) và bình quân một ngày lao động VA/sào = GO – IC IC : Chi phí trung gian bình quân/sào VA/ ngày lao động=VA/sào/số công lao động - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất RAT: 9 + Hiệu suất GO/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất đó cành lớn thì sản suất càng có hiệu quả. + Hiệu suất VA/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng (thu nhập). + Hiệu suất VA/công: chỉ tiêu này cho biết việc đầu tư một công lao động cho ta được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. + Lợi nhuận = GO – Tổng chi phí Trong đó: Tổng chi phí= IC – Chi phí tự có. 1.2 Tình hình sản xuất rau và nhu cầu RAT trên thế giới Trong vòng hai thập kỷ qua thương mại rau quả trên thế giới có bước phát triển mạnh mẽ. Theo Tổ chức Nông nghiệp quốc tế (FAO), giá trị sản lượng của sản xuất rau toàn thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân hàng năm tăng 11,7%. Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, do tác động của sự thay đổi yếu tố như: cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cưtiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2010- 2015, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Theo USDA nếu như nhu cầu các loại rau diếp, rau xanh khác tăng khoảng 22-23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác tăng sẽ chỉ tăng khoảng 7-8%, giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ. Nhu cầu nhập khẩu dự báo sẽ tăng 1,8%.năm. Các nước phát triển như Đức, Pháp, Canada vẫn là những nước nhập khẩu rau an toàn. Các nước đang phát triển đặc biệt Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu vẫn là các nước cung cấp rau tươi trái vụ chính. Do nhu cầu thị trường thế giới những năm tới sẽ rất lớn vì vậy sẽ tạo động lực cho các nước phát triển sản xuất rau an toàn đồng thời phải tăng cao việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.3 Tình hình sản xuất rau và tiêu thụ RAT tại Việt Nam 1.3.1 Khái quát chung Việt Nam có điều kiện về đất đai và khí hậu thích hợp trồng các loại RAT nhiệt đới và ôn đới. Ở miền Bắc khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa lạnh thích hợp gieo trồng các loại rau như: bắp cải, su hào, súp lơỞ miền Nam có nhiệt độ trung bình khá cao nên cũng thích hợp trồng một số loại rau. Sản xuất RAT 10 ở Việt Nam những năm qua có những bước tiến đáng kể về quy mô, cũng như cơ cấu sản phẩm, nhiều loại RAT đặc sản có chất lượng cao được quy hoạch thành những vùng chuyên canh (diện tích RAT hàng năm tăng 5,6%). Khu vực sản xuất rau an toàn chủ yếu là khu vực Đồng Bằng Sông Hồng chiếm 26,25%, diện tích 30,78% sản lượng rau cả nước, tiếp đến là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với 23,28% diện tích và 25,46% sản lượng, ngoài ra có Đà Lạt vùng chuyên canh RAT có chất lượng cao hiệu quả. Sản xuất RAT Sản lượng RAT bình quân đầu người tăng từ 6,825kg.người.năm 2003 lên 9,39kg.người.năm 2005. Nếu so sánh với mức tiêu dùng RAT bình quân đầu người 0,343kg.người.tháng năm 2003- theo điều tra của tổng cục thống kê đây là con số quá ít so với các nước khác trên thế giới. Và đến năm 1999 chính phủ phê duyệt đề án phát triển RAT và sau 4 năm thực hiện, diện tích RAT nước ta đạt 127000 ha, sản lượng đạt 15,83 triệu tấn- bình quân mỗi năm tăng 10,12% về diện tích và trên 2,3 về sản lượng. Trên phạm vị cả nước đã hình thành một số vùng RAT đặc biệt như: bắp cải ở Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Đà Lạt, hành tây ở Nam Định, Hà Nam, ớt ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế... Hầu hết các cơ sở sản xuất đều có hệ thống kho dự trữ sản phẩm với công suất khác nhau tuy nhiên rất ít cơ sở chế biến có hệ thống kho lạnh. Đối với những cơ sở chế biến nhỏ vài trăm sản phẩm hàng năm thì họ thường sử dụng nhà ở kết hợp làm kho.Chỉ những nhà máy chế biến có quy mô vừa và lớn thì có hệ thống nhà kho riêng và một số những 11 kho lạnh có thể bảo quản sản phẩm lâu hơn..Tuy nhiên việc sản xuất RAT ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến còn nhiều bất cập như diện tích manh mún, chưa hình thành các vùng tập trung lớn để cung cấp nguyên liệu ổn định cho thị trường, năng suất chưa cao, chất lượng nguyên liệu còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đặc biệt là cho xuất khẩu. Tiêu thụ RAT RAT Việt Nam chủ yếu sản xuất để tiêu dùng nội địa. Về mặt giá trị, tiêu thụ RAT chiếm khoảng 0,56% tổng chi tiêu bình quân của các hộ gia đình. Mức tiêu thụ RAT theo đầu người cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng.Nếu như mức tiêu thụ RAT chỉ có 7,5kg.năm ở vùng núi phía Bắc thì tại hai thành phố lớn như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh mức tiêu thụ lên tới 32,4 kg.người. Mức tiêu thụ bình quân ở các vùng đô thị nói chung cũng ở mức 31-38,58 kg.người.năm, trong khi đó người dân nông thôn chỉ tiêu thụ 3,1-5,6 kg.người.năm. Qua điều tra này cho thấy các hộ gia đình có thu nhập cao hơn thì tiêu dùng số lượng sản phẩm sạch nhiều hơn. Mức tiêu thụ RAT của nhóm hộ giàu nhất gấp thường gấp 5 lần so với hộ gia đình ở nông thôn. Gần đây một số siêu thị lớn tại Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện các loại rau qua chế biến được làm sạch đóng hộp và ngâm dấm: nấm, ngô, đậu, dưa chuộtmà người tiêu dùng có thể nhanh chóng sử dụng mà không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị. Với xu hướng đô thị hoá nhu cầu tiêu dùng những loại rau sơ chế sạch sẽ tăng nhanh tại các vùng đô thị với những người có thu nhập trung bình hoặc cao. Hệ thống phân phối tiếp thị RAT ở Việt Nam phát triển tương đối mạnh nhưng chủ yếu là về số lượng. Hình thức mua bán hợp đồng trực tiếp giữa nông dân và công ty chế biến- tiêu thụ đã xuất hiện nhưng còn hạn chế và chỉ đối với sản phẩm chế biến phục vụ cho xuất khẩu như: cà chua, rau cao cấpHình thức mua bán hợp đồng ở miền Bắc phổ biến hơn ở miền Nam chủ yếu thông qua hợp tác xã hoặc các nông hộ thuộc nông trường của Nhà nước. Hệ thống tiếp thị RAT tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào loại sản phẩm được tiêu thụ, phần lớn RAT được tiêu thụ ở những vùng gần nơi sản xuất (ví dụ vùng sản xuất RAT lớn: ĐBSH, ĐBSCL). Mặc dù điều kiện, phương tiện vận chuyển hiện nay 12 rất thuận lợi nhưng rất ít sử dụng xe lạnh do chi phí cao, vì vậy đã hạn chế phạm vi thị trường mà loại RAT có thể tiếp cận được. RAT được thu hoạch và vận chuyển đến các vùng xung quanh bằng các phương tiện vận tải đơn giản và sau đó được bán tại các chợ bán buôn đầu mối ở các đô thị lớn hoặc ở các chợ nông sản có qui mô nhỏ hơn. Nhìn chung mạng lưới phân phối và tiêu thụ rau thông thường là những người sản xuất trực tiếp mang sản phẩm tới các chợ nội ngoại thành giao dịch trực tiếp với người bán buôn, bán lẻ. Một kênh tiêu thụ phổ biến khác: Người sản xuất-> người thu mua tại địa phương-> người bán buôn-> người bán lẻ-> người tiêu dùng (về cơ bản thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta. Tại các tỉnh phía Bắc, RAT được phân phối và tiêu thụ chủ yếu theo cách thức thông qua các chợ bán lẻ, chợ bán buôn hay giao theo hợp đồng. Tại các tỉnh phía Nam cũng đều áp dụng các phương thức trên ngoài ra còn áp dụng thông qua những người bán buôn nhỏ lẻ trung gian. 1.3.2 Tình hình sản xuất rau và tiêu thụ rau ở thành phố Vinh và xã Hưng Đông TP. Vinh là một thành phố năng động, do đang trong quá trình quy hoạch và phát triển mở rộng nên thành phố có nhiều biến động về mặt sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên 6692.368 ha, trong đó diện tích đất gieo trồng cây hàng năm của thành phố là 3.528 ha năm 2003, 1.539 ha năm 2004, 3.065 ha năm 2005 và 2.763 ha năm 2006, rõ ràng có sự biến động rất lớn qua các năm. Với phần diện tích đất canh tác rất nhỏ và ngày càng thu hẹp nên sản lượng rau của thành phố không lớn. Tính đến năm 2006 diện tích trồng rau 375 ha, diện tích chỉ chiếm từ 11,31% diện tích sản xuất đất nông nghiệp. Năng suất trung bình 229,76 tạ/ha, đạt khoảng 65-75% so với vùng đồng bằng sông Hồng. Mặt khác, thời vụ trồng sớm và muộn đối với nhiều loại rau có thời vụ dài trong năm cũng chưa được khai thác làm hạn chế đến khả năng cung ứng rau cho thị trường. Năm 2010 và 2015, dự kiến nhu cầu tiêu thụ rau của tỉnh là 280.500 tấn và 306.000 tấn và của TP. Vinh là 22.950 tấn và 25.500 tấn đã cho thấy hiện trạng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh và TP. Vinh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân, vì vậy, để sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, rất cần thiết 13 phải mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao hệ số sử dụng đất và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống và kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất sản phẩm. Những năm gần đây mặc dù đã được sự quan tâm nhiều của Nhà nước, các cấp và các ngành trong công tác khuyến nông (tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan, hội thảo, hội nghị) trong ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất RAT cũng như việc đưa tin tuyên truyền tích cực, kịp thời về sản xuất RAT trong cả nước nhưng ở xã Hưng Đông RAT đang thực sự là nỗi bức xúc kể cả trong sản xuất và trong tiêu thụ. Theo trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh Nghệ An sẽ nhân rộng mô hình sản xuất RAT tại Đông Vinh-Hưng Đông và tiến tới xây dựng thương hiệu RAT Đông Vinh nhằm tạo công ăn việc làm ổn định và từng bước nâng cao đời sống nông dân trong vùng. Tuy nhiên, qua quá trình điều tra thực tế cho thấy thực trạng sản xuất rau còn gạp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết của vùng Vinh nên các vụ rau Thu Đông thường kéo dài, thông thường đến tháng 12 dương lịch mới có sản phẩm. Cơ sở vật chất của sản xuất rau nghèo, vùng rau chuyên canh sử dụng nước thải cạnh khu tập kết rác của thành phố hay nước sinh hoạt ở khu dân cư nên sản phẩm rau, nhất là rau ăn sống và rau nước không đảm bảo an toàn vệ sinh. Năm 2010, UBND xã Hưng Đông thực hiện chuyển đổi thành công chương trình mở rộng sản xuất 3,8 ha rau tại HTX Hưng Đông 2 theo hướng Viet GAP, quá trình lấy mẫu đất- nước tưới để phân tích hàm lượng kim loại nặng tồn dư trong đất, kết quả phân tích đảm bảo dưới ngưỡng cho phép. Hiện tại sản phẩm đã cho thu hoạch, được quảng bá qua các cuộc hội thảo, trên các kênh thông tin đại chúng và đã có các đơn vị đến đặt hàng, mua hàng. Hiện nay, trên địa bàn xã Hưng Đông chưa có chợ chính thức, vì vậy nên bà con nông dân thường phải vận chuyển rau tới các chợ đầu mối khác trong thành phố để tiêu thụ. Việc này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng rau cũng như chi phí nhân công vận chuyển. Địa bàn thành phố Vinh có rất nhiều chợ lớn nhỏ khác nhau, mỗi phường xã hầu như đều có một chợ, chợ lớn nhất là chợ Vinh. Theo điều tra nghiên cứu của thạc sỹ Đoàn Tiến Dũng thì số lượng và cơ cấu các loại rau tiêu thụ ở chợ Vinh và các chợ khác ở thành phố như sau: 14 Bảng 1.1 Số lượng các loại rau tiêu thụ tại chợ Vinh và các chợ khác năm 2010 (Tính bình quân 1 ngày) Chợ Vinh Chợ khác Loại rau Số lượng Số lượng (kg) Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) (kg) Tổng lượng bán 11.618,0 100,0 10.019,0 100,0 1. Rau ăn lá 4.716,9 40,6 4.238,0 42,3 2. Rau ăn quả 1.998,3 17,2 1.062,0 10,6 3. Rau ăn củ 662,2 5,7 1.162,2 11,6 4. Rau gia vị 1.185,0 10,2 511,0 5,1 5. Giá đỗ 639,1 5,5 490,9 4,9 6. Rau khác 2.416,5 20,8 2.554,9 25,5 ( Nguồn: Th.s Đoàn Tiến Dũng) RAT cung cấp cho thị trường thành phố Vinh chủ yếu từ Hưng Đông, Đông Vĩnh và Vinh Tân chiếm khoảng 40%, chủ yếu là các loại rau an lá. Còn rau ăn củ được cung cấp từ các huyện như Hưng Nguyên, Nam Đàn. Hiện nay xã Quỳnh Lương- Quỳnh Lưu đang là nguồn cung cấp RAT ổn định cho thành phố Vinh cũng như của cả tỉnh. Việc tiêu thụ RAT ở Hưng Đông hiện nay cũng như thành phố Vinh và nhiều tỉnh thành khác đang có nhiều vấn đề bất cập, gây thiệt thòi cho người sản xuất. Các hộ sản xuất RAT cho biết chỉ có một số lượng rất nhỏ là cung cấp cho khách sạn, nhà hang và siêu thị, còn phần lớn là cung cấp cho các chợ đầu mối thông qua bán sỉ lẻ tại các chợ trung tâm. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho các hộ sản xuất RAT vì chi phí cho sản xuất RAT thường gấp 1,5-2 lần đối với rau thường. Còn nếu sản xuât trong nhà lưới thì chi phí tăng từ gấp 2-3 lần. Mẫu mã rau lại không hấp dẫn bằng rau thường vì vậy giá bán giữa RAT và rau thường đôi khi lại ngang bằng. Đây đang là vấn đề nan giải của nghề trồng RAT hiện nay mà không chỉ của nông dân Hưng Đông. 15 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở Xà HƯNG ĐÔNG 2.1 Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình Thành phố Vinh nằm ở 18o vĩ Bắc và 105o kinh Đông, là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An với tổng diện tích đất tự nhiên 6692.368 ha. Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, địa bàn thành phố có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua. Xã Hưng Đông nằm ở phía Bắc của thành phố, có diện tích tự nhiên 641,3 ha. Trong đó diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp là 228,1 ha chiếm 35,5% diện tích tự nhiên toàn xã. Phía Bắc giáp xã Nghi Kim, thành phố Vinh Phía Tây giáp xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên Phía Nam giáp Phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh Phía Đông giáp phường Quán Bàu, thành phố Vinh Cùng với phường Đông Vĩnh, xã Hưng Đông là một trong hai địa phương tập trung sản xuất rau lớn nhất của thành phố. Với điều kiện đất đai rộng lớn, màu mỡ thì xã Hưng Đông thực sự có lợi thế để phát triển sản xuất rau nói chung cũng như dễ dàng chuyển giao và ứng dụng kỹ thuật về sản xuất RAT. Xã Hưng Đông thuộc vùng trầm tích hạ lưu sông Cả, cấu tạo địa tầng gồm nhiều lớp cát có màu vàng, nâu và xám đen. 2.1.1.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu Xã Hưng Đông mang tính chất chung của khí hậu miền Trung, khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của nhiều hệ thống thời tiết. Mùa đông ảnh hưởng của hệ thống thời tiết phía Bắc gây ra những đợt không khí lạnh. Mùa hè ảnh hưởng của hệ ...0,00 15 100,00 15 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) 32 Bảng trên cho thấy các hộ sử dụng phân chuồng tươi và phân vi sinh rất hạn chế. Đối với phân chuồng hoai mục, ở nhóm rau cải có đến 60% hộ sử dụng, rau xà lách có 53,33% hộ sử dụng và nhóm rau mùi có 73,33% hộ sử dụng. Trong quy trình sản xuất RAT đã khuyến cáo là tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi để bón cho rau nhưng vẫn có đến 2 hộ ở rau cải sử dụng.  Về sử dụng thuốc BVTV của các hộ điều tra Đại bộ phận người dân đã ý thức được không thu sản phẩm ngay sau khi phun thuốc, nhưng thời gian cách ly bao lâu còn phụ thuộc vào thị trường. Như khi thị trường đang sốt rau, giá rau đang tăng cao, hay nhu cầu của thị trường thích mẫu mã đẹp. Trong trường hợp đó có một số người dân đã chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến thời gian phun thuốc,họ có thể thu hoạch sản phẩm ngay sau khi phun thuốc từ 1- 3 ngày.Bảng dưới cho thấy,đa số các hộ đã thực hiện thời gian cách ly đúng quy trình, như cây rau cải và cây xà lách có 66,67%, cây rau mùi là 73,33%. Đảm bảo đúng thời gian cách ly theo quy định về sản xuất RAT. Bảng 2.10 Thời gian thực hiện cách ly của các hộ 1- 3 ngày 3- 7 ngày > 7 ngày Loại rau Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1.Rau cải 1 6,67 10 66,67 4 26,67 2.Rau xà lách 2 13,33 10 66,67 3 20,00 3.Rau mùi - - 11 73,33 4 26,67 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Như vậy, qua tình hình thực hiện theo quy trình sản xuất RAT ở các hộ điều tra cho thấy, hầu hết các hộ đều đã nắm được quy trình sản xuất nhưng tự giác áp dụng trong sản xuất thì vẫn còn hạn chế, bởi áp dụng theo quy trình sản xuất đòi hỏi người nông dân phải theo dõi sát sao tỷ mỷ, tốn nhiều công lao động, chi phí sản xuất tăng... Nếu như sản xuất theo quy trình thì người nông dân sẽ không có lợi như sản xuất đại trà. 33  Thời vụ gieo trồng của các hộ điều tra Bảng 2.11 Thời vụ gieo trồng các loại rau trong năm Các tháng trong năm Loại rau 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1.Rau cải  2.Xà lách 3.Rau mùi (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 ) Mỗi loại cây trồng có một chu kỳ sinh trưởng khác nhau, phát triển theo những quy luật sinh học khác nhau. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại rau và điều kiện khí hậu của vùng, khả năng thích nghi của từng loại rau mà người dân bố trí diện tích gieo trồng sao cho phù hợp. Cây rau cải được các hộ gia đình ở đây trồng hầu như quanh năm, chỉ trừ những tháng đặc biệt mưa bão thì mới không trồng. Vào mùa đông xuân, năng suất, sản lượng cải thu được cao hơn mùa hè do mùa hè cải hay bị sâu bệnh hơn, mặt khác cây cải thích nghi tốt hơn với thời tiết ấm, tưới tiêu thuận lợi. Thời gian sinh trưởng của cải là từ khoảng 20-25 ngày, do đó cứ khoảng 1 tháng thì người trồng rau sẽ thu hoạch 1 lứa. Tuỳ vào đặc điểm đất đai của từng nhà mà người dân quyết định trồng tiếp hay cho thời gian nghỉ đất để đất lấy lại độ màu mỡ. (Thường là từ 5-7 ngày). Xà lách thì thường được trồng vào mùa đông vì chúng thích nghi với thời tiết lạnh hơn. Xà lách được trồng từ 2-4 lứa/năm tuỳ vào khả năng của từng nhà. Người dân trồng xà lách vào các tháng từ tháng 9 - 3 tuỳ từng nhà. Thời gian sinh trưởng của xà lách dài hơn cải, thường từ 35- 45 ngày mới thu hoạch được, nhưng yêu cầu thu hoạch phải nhanh, vì xà lách cuộn mau, nếu để lâu thì nó mau già không bán được. Rau mùi được trồng vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng tốt nhất là nên trồng vào vụ đông xuân, khoảng từ tháng 10- tháng 1 năm sau. Thời gian sinh trưởng của rau mùi từ 35- 50 ngày, đây là loài cây trồng tốn công chăm sóc nhưng mang lại hậu quả cao nhất. 34  Thời vụ gieo trồng công thứ luân canh của các hộ điều tra Bảng 2.12 Thời vụ gieo trồng từng công thức luân canh của hộ stt Công thức 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Cải-Xà lách 2 Cải-Rau mùi 3 Cải-Xà lách-Rau mùi (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Các hộ nông dân ở đây áp dụng những công thức luân canh khác nhau trong sản xuất, tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu hạn chế, đề tài chỉ xin đưa ra một số công thức luân canh chính. Các hộ nông dân ở đây thường áp dụng các công thức luân canh chủ yếu sau: Cải – Xà lách - Mùi, Cải - Mùi, Cải – Xà lách. 2.2.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra 2.2.4.1Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại RAT của các hộ điều tra Bảng 2.13 DT, NS, SL một số loại RAT của các hộ điều tra Loại rau DT (sào) NS (kg/sào) SL (tạ) Rau cải 28,50 1200 342,00 Bắp cải 26,50 1100 291,50 Hành hoa 16,20 1350 218,70 Mùi 15,10 400 60,40 Xút 16,50 800 132,00 Xà lách 18,60 1275 237,15 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng số liệu ta thấy diện tích các loại rau cải chiếm tỷ trọng khá lớn, còn diện tích sản xuất rau mùi còn khiêm tốn, tuy cây rau mùi có hiệu quả kinh tế cao nhưng năng suất thấp hơn các loại rau khác, và nhu cầu thị trường còn hạn chế. Hầu hết các loại rau trên đây đều được sản xuất chính vào vụ Đông xuân. Mặc dù diện tích sản xuất RAT còn nhỏ, nhưng với đặc điểm của rau là loại cây ngắn ngày, trong một vụ có thể trồng nhiều lứa, gối vụ, luân canh nên hầu như đất trồng rau không bao giờ bỏ trống. do đó, diện tích trồng RAT trong năm là rất lớn. 35 Nhìn chung, năng suất đạt được khá cao, cao nhất vẫn là rau cải. Tuy nhiên, theo các hộ cho biết khi áp dụng biện pháp sản xuất sạch thì các loại rau ăn lá trên hầu hết hình thức không đẹp như rau thường, do lá hơi vàng và bị sâu, vì trong sản xuất RAT sử dụng phân đạm hạn chế, mặt khác người nông dân chưa có đủ công lao động để bắt, diệt tận gốc các loại sâu, bệnh hại ngay khi chúng mới xuất hiện. 2.2.4.2Tình hình đầu tư chi phí sản xuất RAT Bảng 2.14 Chi phí sản xuất các loại rau của các hộ điều tra (Tính bình quân 1 sào/vụ) ĐVT: 1000đ Loại rau Rau cải Xà lách Rau mùi BQC Chỉ tiêu TT % TT % TT % TT % Tổng chi phí 3.538 100,00 3.116,80 100,00 3.569,5 100,00 3.408,10 100,00 I.Chi phí trung gian 1.388 39,23 1.106,80 35,51 1.519,5 42,57 1.338,10 39,26 1.Giống 150 4,24 120 3,85 220,00 6,16 163,33 4,79 2.Phân bón 793 636,80 854,50 761,43 -Phân chuồng 450 12,71 340,00 10,90 410,00 11,48 400,00 11,74 -Phân vi sinh 20 0,57 11,00 0,35 34,00 0,95 21,67 0,64 -Phân vô cơ 323 285,80 410,50 339,77 + Đạm 120 3,39 123,00 3,95 148,50 4,16 130,50 3,83 + NPK 140 3,96 102,30 3,28 124,00 3,47 122,10 3,59 + Kali 63 1,78 60,50 1,94 138,00 3,87 87,17 2,56 3.Thuốc BVTV 190 5,37 125,00 4,01 130,00 3,64 148,33 4,35 4.Chế phẩm EM 60 1,70 50 1,60 70,00 1,96 60,00 1,76 5.Công thuê 130 3,67 120 3,85 160,00 4,48 136,67 4,01 6.Chi phí khác 65 1,83 55 1,76 85,00 2,39 68,33 2,01 II.Chi phí lao động 2.150 60,77 2.010 64,49 2.050,00 57,43 2070,00 60,74,00 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Tổng mức đầu tư chi phí bình quân cho 1 sào RAT của các nhóm hộ là 3.408,1 nghìn đồng/sào. Mức đầu tư chi phí cao nhât vẫn là nhóm hộ rau mùi với 3.569,5 36 nghìn đồng/sào, chi cho lao động là 2.050 nghìn đồng/sào. Tiếp đến, rau xà lách là cây trồng có mức chi phí thấp nhất với tổng chi phí 3.116,8 nghìn đồng/sào, trong đó chi phí trung gian là 1.106,8 nghìn đồng/sào, chi lao động là 2.010 nghìn đồng/sào. - Đối với chi phí về giống: chi phí về giống của 3 loại rau không lớn lắm, cao nhất là nhóm rau mùi với 6,16%. Giống ở đây chủ yếu được HTX thu mua sau đó về phân phối lại cho các hộ. Giống của rau mùi có tỷ lệ lớn nhất là bởi quy trình mật độ trồng dày hơn so với cải và xà lách. - Chi phí về phân bón: qua 3 nhóm ta thấy chi phí về phân chuồng chiếm tỷ lệ cao nhất. phân chuồng được sử dụng chủ yếu là phân chuồng đã ủ hoai mục và đã được xử lý trước khi đưa vào bón cho cây. Qua bảng ta thấy chi phí phân chuồng bình quân của các nhóm hộ chiếm 11,74% chi phí về phân bón. Có một số hộ sử dụng phân vi sinh nhưng số lượng không đáng kể. Ngoài ra, 3 nhóm hộ đều sử dụng thêm phân vô cơ để bón cho rau, cao nhất là nhóm trồng mùi với 410,5 nghìn đồng/sào và thấp nhất là rau xà lách chỉ với 285,8 nghìn đồng/sào. - Chi phí thuốc BVTV: Do tính chất của sản xuất RAT là không sử dụng thuốc BTV có độc tố cao , chỉ sư dụng một sô loại thuốc mau phân giải và tăng cường sử dụng những loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Nhưng hiện nay các loại thuốc này trên thị trường ko đa dạng nên giá bán đắt hơn hẳn thuốc thông thường. Vì thế mà chi phi các hộ phải bỏ ra khi trồng RAT trở nên cao hơn. Cao nhất là nhóm hộ trồng rau cải với 5,37% tổng chi phí, thấp nhất với rau mùi chiếm 3,645 tổng chi phí. Một thực tế đáng lo ngại là việc sử dụng thuốc BVTV theo chủng loại và liều lượng chủ yếu do ý thức của từng hộ gia đình là chinh, chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền. Chế phẩm EM: EM là thuốc dung để phun cho các loại rau, cách 10 ngày phun 1 lần làm tăng khả năng chống chịu va năng suất của cây trồng. Liều lượng được quy định là 0,5 lít/sào. Qua điều tra cho thấy hàu hết các hộ đều tuân thủ các quy định khi sử dụng chế phẩm này. - Chi phí công lao động : Qua bảng ta thấy chi phí về công lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Các hộ trồng rau ở đây đều đã sử dụng lao động gia đình từ khâu chăm sóc cho đến thu hoạch, họ chủ yếu lấy công làm lãi vì quy mô sản 37 xuất còn nhỏ. Tuy nhiên có một số gia đình thiếu lao động thì trong thời vụ căng thẳng nhất vẫn phải thuê thêm lao động từ 1- 2 công/sào. Chi phí cho công lao động trong sản xuất RAT là rất lớn bởi sản xuất RAT cần nhiều công chăm sóc, ngay trong khâu thu hoạch cũng cần nhiều lao động để đảm bảo sạch sẽ và phẩm cấp của rau. Qua điều tra thì nhóm rau gia vị có chi phí công lao động cao nhất với 58 công/sào. Thấp nhất là nhóm hộ trồng xà lách với công lao động bỏ ra là 43,5 công/sào nhưng lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí với 64,49%. Đối với chi phí khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối, chi phí này chủ yếu là tưới tiêu, vôi xử lý đất cho cây rau. Khoản chi phí này cũng chiếm bình quân là 2,01% tổng chi phí. 2.2.4.3Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ Phân tích bảng cho thấy, bình quân 3 loại rau trên 1 sào đạt 6.186,67 nghìn đồng. Rau gia vị mùi chiếm ưu thế tuyệt đối so với 2 loại rau ăn lá còn lại: GO rau mùi đạt 8.920 nghìn đồng/sào, tiếp đến là rau cải đạt GO 5.050 nghìn đồng/ sào và thấp nhất là rau bắp cải với 4.590 nghìn đồng/sào. Giá trị sản xuất được cấu thành từ giá bán và năng suất sản phẩm vì vậy rau gia vị tuy cho năng suất thấp nhưng do giá bán cao nên đã cho giá trị sản xuất cao nhất trong khi cây rau cải mặc dù cho năng suất cao nhất nhưng giá bán lại không cao nên giá trị sản xuất không cao bằng rau gia vị. Xem xét về giá trị gia tăng (VA): bình quân chung mỗi sào thu được 4.715,23 nghìn đồng. Trong đó cao nhất là nhóm rau mùi với 7.400,5 nghìn đồng/sào và thấp nhất là rau xà lách với 3.083,2 nghìn đồng/sào. Có sự chênh lệch này là do giá trị sản xuất rau mùi cao hơn trong khi đó mức đầu tư lại cao hơn không đáng kể so với 2 loại rau còn lại. Qua phân tích số liệu bảng cho thấy lợi nhuận của các loại rau cũng khá cao, cao nhất vẫn là rau mùi với 1 ào gieo trồng mang lại 5.350,5 nghìn đồng lợi nhuận, tiếp đến là rau cải với 1.512 nghìn đồng/sào, và thấp nhất là rau xà lách với 1.473,2 nghìn đồng/sào. Ở xã Hưng Đông, chủ yếu các hộ trồng RAT với quy mô nhỏ, đang còn sản xuất theo kiểu lấy công làm lãi, nên cái mà nông dân quan tâm là thu từng mùa vụ chứ người ta ko tính được lợi nhuận thu được là bao nhiêu, tức công lao động được trả bao nhiêu. 38 Với ý nghĩa này ta xem xét các chỉ tiêu VA/công và VA/IC. Rau gia vị vẫn chiếm vị trí cao hơn cả với 127,60 nghìn đồng/công lao động, tuy vậy do thời vụ ngắn nên rau cải cũng mang lại hiệu quả đáng kể, cứ một công lao động cho 73,83 nghìn đồng và cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ cho 2,64 lần giá trị gia tăng và 3,64 lần giá trị sản xuất. Khi thu được 1 đồng từ giá trị sản xuất thì giá trị gia tăng là 0,73 đồng. Cũng như vậy khi so sánh các chỉ tiêu này thì xà lách kém hơn rau cải nhưng không nhiều. Đây chưa phải là những loại rau mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng với chi phí vật chất và công lao động thấp thì nó phù hợp với đa số các hộ nông dân. Qua những phân tích trên có thể kết luận rằng, sản xuất RAT mang lại hiệu quả khá cao, góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ sản xuất. Để ngành sản xuất RAT ngày càng phát huy vai trò và hiệu quả trong thu nhập và đời sống của người nông dân thì các ban ngành có lien quan cần quan tâm và hỗ trợ cho người sản xuất, khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất, sớm hình thành vùng RAT của xã Hưng Đông với quy mô lớn hơn. Bảng 2.15 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra (Tính bình quân cho một sào/vụ) Chỉ tiêu ĐVT Rau cải Rau xà lách Rau mùi BQC GO 1000đ 5.050,00 4.590,00 8.920,00 6.186,67 IC 1000đ 1.388,00 1.106,80 1.519,50 1.338,10 VA 1000đ 3.662,00 3.083,20 7.400,50 4.715,23 GO/IC Lần 3,64 4,15 5,87 4,55 VA/GO Lần 0,73 0,67 0,83 0,74 VA/IC Lần 2,64 2,79 4,87 3,43 VA/Công 1000đ 73,83 70,88 127,60 272,30 Lợi nhuận 1000đ 1.512,00 1.473,20 5.350,50 2.778,57 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 ) 2.2.5 Tình hình tiêu thụ RAT của các hộ điều tra Thị trường tiêu thụ sản phẩm hay nói cách khác là thị trường đầu ra là yếu tố quyết định mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường tiêu thụ, người sản xuất có thể quyết định quy mô, cơ cấu, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm. 39 Đối với RAT thì vấn đề này càng có ý nghĩa lớn bởi lẽ người tiêu dung rất cần thiết đảm bảo về chất lượng của RAT. Khi nhu cầu của thị trường về sản phẩm RAT ngày càng lớn thì sẽ kích thích phát triển. Ở Hưng Đông thì tình hình tiêu thụ RAT đang là vấn đề cản trở đối với người sản xuất. Sự chênh lệch giữa giá RAT với giá rau thường không cao, thậm chí RAT nhưng vẫn bán với giá rau thường. 2.2.5.1 Giá bán một số loại RAT của các hộ điều tra Trong sản xuất RAT thì giá bán là một yếu tố hết sức quan trọng, góp phần vào việc đưa ra quyết định sản xuất của hộ, nếu sản phẩm RAT không bán được với giá cao hơn rau thường thì sẽ làm người nông dwn dao động giữa quyết định lựa chọn sản xuất RAT hay rau thường. Bảng dưới cho thấy,giá sản phẩm RAT so với giá sản phẩm rau thường không chênh lệch nhiều, sự chênh lệch này chỉ từ khoảng 500- 1.100 nghìn đồng/kg. Qua điều tra thăm dò ý kiến của người sản xuất thì được biết RAT ở xã vẫn chưa tạo được long tin đối với người tiêu dung, bới chưa có nhãn mác, chưa có cửa hàng chuyên kinh doanh RAT. Vì thế người tiêu dùng sợ bỏ nhiều tiền hơn để mua sản phẩm RAT giả. Đây là khó khăn lớn mà người trồng RAT đang gặp phải, vì vậy chính quyền địa phương các cấp các ngành cần phải có biện pháp hỗ trợ cho người nông dân để nâng cao uy tín sản phẩm RAT. Bảng 2.16 Giá bán một số loại RAT của các hộ điều tra (Đồng/kg) Loại rau RAT Rau thường Chênh lệch 1. Bắp cải 5.200 4.500 700 2. Cải ngọt 4.600 3.700 900 3. Xà lách 4.500 3.500 1.000 4. Rau xút 4.900 4.000 900 5. Hành lá 3.500 2.500 1.000 6. Mùi (Ngò) 6.400 5.300 1.100 7. Rau dền 3.000 2.500 500 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) 40 2.2.5.2 Các hình thức tiêu thụ rau ở các hộ điều tra Hình thức tiêu thụ rau là vấn đề rất quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất, liên quan chặt chẽ đến việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau. Qua điều tra, các hộ sản xuất RAT ở xã Hưng Đông chủ yếu tập trung tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối sau: - Kênh 1: Người sản xuất → Người bán buôn → Người bán lẻ → Người tiêu dùng. - Kênh 2: Người sản xuất → Người bán lẻ → Người tiêu dùng - Kênh 3: Người sản xuất → Người tiêu dùng - Kênh 4: Người trung gian → Khách sạn, siêu thị Người tiêu dùng Khách sạn, siêu thị Người bán lẻ (63,2%) (19,5) (7,3%) Người trung gian Người bán buôn (10%) Người sản xuất Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ RAT của các hộ sản xuất a) Kênh 1: Người sản xuất → Người bán buôn → Người bán lẻ → Người tiêu dùng Tham gia vào kênh phân phối này có 4 tác nhân, đó là: người sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng. Đây là kênh dài nhất, có nhiều tác nhân tham gia nhất trong các kênh phân phối rau ở xã Hưng Đông. Số lượng rau mà người sản 41 xuất bán ra chiếm khoảng 63,2% tổng sản lượng rau mà hộ gia đình sản xuất ra. Theo kênh này, rau được qua nhiều khâu trung gian mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các hộ trồng rau sẽ mang rau của mình đem đến bán cho những người bán buôn tại các chợ như chợ đầu mối chợ Vinh, chợ Ga, chợ Quán Lau... Những người bán buôn này là những bạn hàng đã có mối quan hệ hợp tác làm ăn với nhau qua nhiều năm. Việc trao đổi buôn bán giữa những người sản xuất với những người bán buôn này thường rất ổn định. Họ có những cam kết, thoả thuận về số lượng mua hàng ngày và giữ địa chỉ, số điện thoại của nhau để tiện liên lạc. Sau đó, những người bán buôn này mới đem rau phân phối đến cho những người bán lẻ và từ người bán lẻ, rau mới đến tay người tiêu dùng. Điều này tạo ra sự khác biệt về giá giữa giá của người sản xuất nhận được và giá mà người tiêu dùng phải trả. Người sản xuất phải bán với mức giá thấp hơn giá của thị trường, nhưng bù lại họ có thể bán với khối lượng lớn, điều này giúp người sản xuất tránh được tình trạng rau bị dập nát hay thối hỏng nếu để một thời gian dài. Người bán buôn và người bán lẻ thì được lợi nhờ ăn chênh lệch giá. Họ nắm bắt được tâm lý của người nông dân là muốn bán nhanh sản phẩm, tránh tình trạng tồn đọng nên họ thường ép những người nông dân chấp nhận theo mức giá mà họ đưa ra. Chỉ có những người tiêu dùng là bị thiệt hại, phải trả với mức giá cao nhất. b) K ênh 2: Người sản xuất → Người bán lẻ → Người tiêu dùng Qua kênh tiêu thụ này đã giảm bớt một tác nhân đó là người bán buôn. Số khâu trung gian giảm hơn, do đó người tiêu dùng sẽ mua rau với mức giá thấp hơn so với hình thức 1. Người sản xuất cũng ít bị ép giá hơn, giá bán rau cho người bán buôn cũng cao hơn. Số lượng rau bán ra chiếm khoảng 19,5% tổng khối lượng rau mà gia đình sản xuất ra. c) K ênh 3: Người sản xuất → Người tiêu dùng Đây là kênh phân phối đơn giản nhất và ngắn nhất, không cần qua bất kỳ một trung gian nào, rau được tiêu thụ một cách trực tiếp từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Các hộ trồng rau khi thu hoạch xong thường đem rau trực tiếp ra các chợ tại xã bán, thường là chợ Phú Mậu tại xã, họ thường vận chuyển bằng xe đạp hoặc xe gắn máy thẳng ra chợ để bán. Người tiêu dùng sẽ được mua rau với mức giá rẻ 42 nhất và tươi nhất, tuy nhiên khối lượng tiêu thụ lại rất nhỏ, không đáng kể. Số lượng rau bán ra theo hình thức này chiếm khoảng 7,3% tổng khối lượng rau được sản xuất ra. d) Kênh 4: Người trung gian → Khách sạn, siêu thị Hình thức tiêu thụ cuối cùng là người sản xuất rau bán cho người thu mư trung gian rồi đến người tiêu dùng. Hình thức này chỉ chiếm 10%- tức người trung gian thu mua tại ruộng đem về bán lại cho các nhà hàng, khách sạn, siêu thị. Đây là nguồn tiêu thụ tương đối ổn định. Các điểm tiêu thụ này cần khối lượng rau thường xuyên, ổn định, mẫu mã ưa nhìn, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên do nhiều yếu tố ảnh hưởng như thời vụ, thời tiết, kế hoạch phân bô diệ tích chưa khoa hoc, hay quy mô diện tích còn manh mún, trồng rau vẫn còn nặng về tập quán, không lấy nhu cầu thị trường để điều chỉnh cơ cấu loại rau. Dẫn đến trong cùng một thời điểm có sản phẩm thì quá nhiều, có sản phẩm ít hoặc không có làm cho khách hang thiếu lòng tin. Đây là một hạn chế rất lớn của các hộ nông dân trong vấn đề sản xuất RAT nói riêng và rau xanh nói chung trên địa bàn. Bảng 2.17 Khối lượng rau bán ra theo các hình thức bán Hình thức bán Lượng bán (%) 1.Bán cho người bán buôn 63,2 2.Bán cho người bán lẻ 19,5 3.Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 7,3 4.Bán qua người trung gian 10,0 Tổng 100,0 (Nguồn: Số liệu điều tra) 43 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 3.1 Định hướng mục phát triển của xã Hưng Đông - Tăng cường tuyên truyền triển khai dự án xây dựng mô hình nông thôn mới, tiếp tục chuyển đổi các mô hình, ban hành các cơ chế hỗ trợ mở rộng mô hình hoa cây cảnh, mở rộng mô hình nuôi cá rô phi, cá vược.. đưa các loại giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất để nâng cao giá trị hàng hoá. - Soát xét quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tư ổn định, đúng hướng hạ tầng kinh tế nông nghiệp xã ven thành phố. - Chuyển đổi nhanh cơ cấu nông nghiệp gắn với dịch vụ, xây dựng các đề án giải quyết việc làm cho các xã viên khi Nhà nước thu hồi đất. Chuyển đổi cơ cấu cơ trồng vật nuôi, đẩy mạnh thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất đạt 100 triệu/ha/năm. - Xây dựng khu qui hoach Nông nghiệp ven đô do Viện KHKT Bắc Trung bộ thiết kế. - Tiếp tục phát triển vùng 3,8 ha Rau theo hướng Viet GAP và quảng bá thương hiệu. Định hướng xây dựng vùng qui hoạch 80 ha rau hoa cây cảnh TP Vinh. Phát triển Chương trình rau sạch tại các hộ dân xóm Mỹ Hoà, Mỹ Long. Đồng thời thí điểm thực hiện phương án tích tụ và chuyển đổi ruộng đất trong khu vực thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất nông – ngư nghiệp (TP triển khai). 3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn xã hưng Đông 3.2.1 Giải pháp về cơ sở hạ tầng - Hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông để giúp người dân thuận tiện trong việc đi lại sản xuất, tiêu thụ. - Xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy nông bao gồm hệ thống kênh mương tưới tiêu cho các vùng, các thôn để người dân an tâm sản xuất, tránh thiệt hại khi gặp thiên tai, lũ lụt. 44 3.2.2 Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ - Tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn quy trình sản xuất RAT cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, đồng thời mở các lớp tập huấn về quy trình sản xuất RAT. - Nâng cao kiến thức, sự hiểu biết về bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống của cộng đồng và của từng cơ sở, để hộ có ý thức trong việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm RAT. - Tiến hành sâu rộng việc phổ cập kiến thức KHKT cũng như công tác khuyến nông cho người lao động để nâng cao về trình độ canh tác và sản xuất. - Các cấp các ngành có liên quan phải xây dựng quy trình sản xuất cụ thể cho từng loại RAT và hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất đó. - Thường xuyên tuyên truyền phổ biến những thông tin mới về kỹ thuật tới các hộ dân bằng các phương tiện đại chúng như đài, tivi, loa phóng thanh - Phát triển sản xuất RAT với công nghệ nhà lưới, tưới phun hình thành các khu công nghệ cao. - Cần có sự hỗ trợ cho người dân về phân bón, thuốc BVTV, giống...khi giá cả các đầu vào đó tăng lên đột ngột. Nhà nước cũng cần có chính sách mua nông sản cho người dân với giá bảo trợ khi có những biến động của thị trường. - Trường hợp xảy ra thiên tai, hạn hán, mất mùa hay dịch bệnh lây lan, Nhà nước cần có các chính sách bảo hiểm cho người dân như giảm hoàn toàn hoặc giảm từng phần thuế nông nghiệp cho người sản xuất tùy theo mức độ thiệt hại. Về phía người nông dân cần phải chủ động có các biện pháp bảo vệ sản phẩm của mình, lập kế hoạch sản xuất cụ thể, ổn định và lâu dài để giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. 3.2.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ Việc tiêu thụ RAT của xã Hưng Đông nhìn chung còn gặp rất nhiều khó khăn, phần vì thị trường tiêu thụ RAT của xã chủ yếu là thị trường truyền thống ở Vinh, do đó vào lúc thu hoạch rộ, người nông dân bị ép giá dẫn đến giá bán rất thấp. Phần khác vì chất lượng RAT chưa thực sự bảo đảm nên chưa chiếm được lòng tin của người tiêu 45 dùng. Để thị trwngf RAT ngày càng phát triển góp phần ổn định và phát triển sản xuất thì cần phải: - Tăng cường thông tin tuyên truyền về sản xuất RAT bằng các phương tiện thông tin đại chúng, để nâng cao nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng về RAT. - Chính quyền địa phương nên xây dựng kênh thông tin cho người dân về tình hình sản xuất, sự biến động giá cả các loại RAT, nhu cầu về RAT tại thời điểm bán...để giúp người dân thuận tiện trong việc sản xuất và mua bán, tránh được tình trạng bị ép giá. - Các hộ trồng rau ở xã vẫn còn phân tán, manh mún, khối lượng sản phẩm sản xuất ra còn thấp, vì vậy, cần có sự liên kết giữa các hộ trồng RAT với nhau để tạo ra sự thống nhất trong giá bán và tăng khối lượng tiêu thụ. - Các hộ trồng RAT cũng nên chủ động tìm hiểu về thị trường, giá cả các loại rau, nhu cầu tiêu thụ, trên cơ sở đó họ có thể điều chỉnh cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp. - Điều đáng quan tâm nhất đó là chính quyền địa phương cần có giải pháp để xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu RAT cho các hộ nông dân trồng rau trong xã, tạo niềm tin cho khách hàng. Một khi điều này được thực hiện sẽ đảm bảo được quyền lợi cho những người trồng RAT trong xã, nâng cao ý thức trách nhiệm của họ đồng thời tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, mở ra cơ hội mới cho thị trường RAT ỏ xã Hưng Đông. 3.2.4 Giải pháp về đẩy mạnh công tác khuyến nông Mô hình sản xuât RAT ở xã Hưng Đông đang trong giai đoạn phát triển, chắc chắn đang còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn, nan giải, do đó cần có đội ngũ khuyến nông kịp thời để giải quyết những vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình sản xuất và giám sát xem các nông dân có thực hiện đúng phương pháp hay không. Công tác khuyến nông còn giúp cho chính cán bộ khuyến nông rút kinh nghiệm thực tế, từ đó hạn chế những vướng mắc thiếu sót khi triển khai trên địa bàn mới. 3.2.5 Giải pháp về bảo trợ sản xuất và bảo hiểm sản xuất Sản xuất RAT đang có nhiều bất cập giữa cung và cầu. Chất lượng RAT đang bị thả nổi, giá RAT không chênh lệch nhiều so với rau thường trong khi đó các yếu tố đầu vào của RAT cao hơn so vơi rau thường. Vì thế mà người nông dân chưa thực sự 46 thiết tha với nghề trồng rau mới mẻ này. Để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, các cơ quan chức năng nên: - Phối hợp soạn thảo, hoàn chỉnh các quy trình kỹ thuật sản xuất RAT và nhanh chóng phổ biến tới các hộ dân. - Thành lập các bộ phận kiểm tra, giám sát các điều kiên về sản xuất và lưu thông RAT trên địa bàn xã. 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu thực tế đề tài “Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại xã Hưng Đông- Thành phố Vinh- Nghệ An”, tôi xin đưa ra một số kết luận như sau: - Hưng Đông là một xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng rau. Nếu được chú trọng đầu tư quy hoạch thành vùng trồng rau an toàn thì có thể khai thác hơn nữa tiềm năng của vùng. Diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp của xã giảm do chuyển qua đất ở và đất chuyên dùng, nhưng diện tích trồng rau tăng lên là do người dân ở đây đã thực hiện thành công việc chuyển đổi diện tích trồng lúa không có hiệu quả sang trồng rau có giá trị kinh tế cao hơn. - Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, việc hình thành vùng chuyên canh trồng rau còn hạn chế, công thức và cơ cấu các loại rau ở đây còn đơn giản, nguồn giống còn nghèo nàn, chưa có những loại rau cao cấp khác mà chủ yếu là các loại rau ăn lá. Chưa có sự liên kết giữa những người trồng rau với nhau. - Người dân thiếu những kiến thức về kỹ thuật, chủ yếu sản xuất dựa trên kinh nghiệm, thói quen làm ăn sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp nên đã gây trở ngại rất lớn trong việc tiếp thu kỹ thuật, quy trình sản xuất mới. Điều này làm cho hiệu quả sản xuất và tiêu thụ RAT chưa cao, tính cạnh tranh của các loại rau cũng còn thấp. - Do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên vấn đề tiêu thụ RAT vẫn còn hạn chế, chuỗi cung ứng sản phẩm rau trên địa bàn vẫn còn khá đơn giản, hầu hết người dân đều bán ở một chợ đầu mối duy nhất đó là chợ Vinh, từ đó rau mới được phân phối đến những nơi khác. Các hợp đồng ký kết với các nhà hàng, khách sạn hay siêu thị còn rất ít. Trong hoạt động tiêu thụ RAT, người nông dân cũng thiếu các thông tin về giá cả, nhu cầu thị trường, họ chưa có định hướng sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.Người dân chưa mạnh dạn đầu tư cho sản xuất RAT, một phần vì chưa đủ vốn, một phần vì tâm lý e ngại, do đó hầu hết các nhà vẫn chưa có hệ thống nhà 48 lưới (hệ thống cũ đã bị bão tàn phá gần như hoàn toàn), hệ thống phun nước, TLSX còn đơn giản, giá trị chưa lớn và sản xuất còn manh tính thủ công. - Bên cạnh đó, thời tiết khí hậu xấu, thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, đặc biệt trong năm 2010 vừa qua đã làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng rau. Ngoài ra, tình hình sâu bệnh cũng là một vấn đề mang tính cấp bách, cần được giải quyết nếu chính quyền địa phương muốn hướng những người trồng rau ở đây sản xuất theo mô hình trồng RAT theo hướng Viet Gap trong thời gian tới. Nhìn chung, hoạt động trồng rau trên địa bàn nghiên cứu vẫn là một hoạt động manh lại thu nhập ổn định cho người dân. Trong tương lai cần tiếp tục đầu tư để mở rộng diện tích, và chuyển đổi sang phương pháp trồng rau sạch, RAT. 2. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu những mặt thuận lợi cũng như khó khăn của việc sản xuất RAT ở xã Hưng Đông, cũng như theo chủ trương và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã để phát triển nghề trồng rau trên địa bàn, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị như sau 2.1 Đối với nhà nước - Hoàn thiện các hệ thống chính sách, đặc biệt là các chính sách đối với nông nghiệp, đồng thời thực thi giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách đó ở các cơ sở, như: chính sách đất đai, chính sách thuế, miễn thuế nông nghiệp có tín dụng ưu đãi, bảo hộ và bảo trợ giá nông nghiệp, khuyến khích nông dân làm giàu, công tác khuyến nông, công tác đào tạo cán bộ - Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của từng vùng. - Nhà nước cần thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhằm nhập khẩu, sản xuất và cung ứng các giống rau phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, địa phương, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cây rau cho người dân. - Đầu tư xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở các địa phương. Có các chính sách khuyến khích các tổ chức,cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này. - Nhà nước cần đầu tư và hỗ trợ nghiên cứu các hệ sinh thái, dự báo về thời tiết thiên tai một cách chính xác để giảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_san_xuat_rau_an_toan_tai_xa_hun.pdf
Tài liệu liên quan