Khóa luận Đánh giá tình hình áp dụng mô hình Biogas và phân tích kinh tế một số mô hình biogas chọn lựa tại huyện Đô Lương - Nghệ An

Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Kinh Tế Huế, Đại Học Huế, ngoài sự nỗ lực của bản thân, sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô, cơ quan thực tập, sự động viên giúp đỡ của bạn bè và người thân, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Cho phép tôi được bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Bùi Dũng Thể – người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế

pdf78 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình áp dụng mô hình Biogas và phân tích kinh tế một số mô hình biogas chọn lựa tại huyện Đô Lương - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế. Đảng ủy, UBND, Ủy ban mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và bà con nhân dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Gia đình bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi học tập, thực tập và hoàn thành khóa luận này. Do thời gian và kinh nhiệm của bản thân còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý kiến của quý thầy cô và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn, cũng như giúp tôi nâng cao năng lực cho quá trình công tác sau này của bản thân. Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Trường Nguyễn Thị Thơm i MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................1 2. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................................................. 2 2.2. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................................................ 2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ........................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BIOGAS CẤP HỘ. .............................................................4 1.1. MÔ HÌNH BIOGAS:............................................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm về Biogas: ...........................................................................................4 1.1.2. Lợi ích của mô hình Biogas:.................................................................................4 1.1.3. Nguồn nguyên liệu để sản xuất Biogas: ...............................................................8 1.1.4. Quy trình hoạt động của mô hình Biogas:............................................................9 1.1.5. Các loại hầm Biogas:..........................................................................................11 1.2. ÁP DỤNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BIOGAS CẤP HỘ Ở NÔNG THÔN... 17 1.2.1. Điều kiện áp dụng mô hình Biogas ở hộ gia đình:.............................................17 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển mô hình Biogas:...............................18 1.2.3. Kinh nghiệm của việc áp dụng mô hình biogas: ................................................19 1.3. PHÂN TÍCH KINH TẾ MÔ HÌNH BIOGAS: ................................................................. 21 1.3.1. Chi phí của việc áp dụng hầm khí biogas và phương pháp tính toán: ...............21 1.3.2. Lợi ích của hầm khí biogas và phương pháp định giá: ......................................22 1.3.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích - NPV, BCR. ..........................................................22 Trường1.3.4 Phân tích nhạy cảm: .............................................................................................23 1.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIOGAS TRÊN THẾ GIỚI:.................................................... 24 1.5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIOGAS TẠI VIỆT NAM....................................................... 26 i CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH BIOGAS CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG- NGHỆ AN ......................................29 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ...............................................29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường: .....................................................................29 2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội:.................................................................36 2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BIOGAS TẠI HUYỆN ĐÔ LƯƠNG................................. 41 2.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH BIOGAS CHỌN LỰA HUYỆN TẠI ĐÔ LƯƠNG- NGHỆ AN.................................................................................................................. 43 2.3.1. Chi phí của việc áp dụng mô hình Biogas:.........................................................43 2.3.2. Lợi ích của việc áp dụng mô hình biogas...........................................................44 2.3.4. Hiệu quả về bảo vệ môi trường ..........................................................................48 2.3.4. Hiệu quả xã hội...................................................................................................49 2.4. PHÂN TÍCH NHẠY CẢM:................................................................................................ 49 2.4.1. Ảnh hưởng của chi phí đến NPV........................................................................49 2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí chất đốt, thắp sáng tới NPV..........................................51 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC MÔ HÌNH BIOGAS............................................................................54 3.1. GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BIOGAS. .......................................................... 54 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH BIOGAS:........................................ 57 PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59 1. KẾT LUẬN: .............................................................................................................59 2. KIẾN NGHỊ:.............................................................................................................60 2.1. Kiến nghị đối với nhà nước và các cấp quản lý.................................................................. 60 2.2. Kiến nghị đối với các đơn vị sản xuất................................................................................. 60 2.3. Kiến nghị đối với người dân ................................................................................................ 61 Trường ii DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CBA : Phân tích lợi ích- chi phí C/N : Tỷ lệ cacbon/nito TCN : Tiêu chuẩn ngành NN& PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn. NPV : Giá trị hiện tại ròng. B /C : Lợi ích/ Chi phí. KSH : Khí sinh học. FAO : Tổ chức nông- lương Liên hợp quốc. UNICEP : Quỹ nhi đồng liên hợp quốc. ATGT : An toàn giao thông. PCCR : Phòng chống cháy rừng PCLB : Phòng chống lụt bão. UBND : Ủy ban nhân dân. HĐND : Hội đồng nhân dân. GD- ĐT : Giáo dục- Đào tạo. XDCB : Xây dựng cơ bản. NL : Nhiên liệu Trường iii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1: Quá trình lên men khí metan............................................................................9 Sơ đồ 2: Nguyên lí công nghệ lên men ........................................................................11 Hình 1.1: Thiết bị khí sinh học nắp cố định .................................................................12 Hình 1.2: Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.1................................................13 Hình 1.3: Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.2................................................13 Hình 1.4: Hầm sinh khối có nắp di động......................................................................14 Hình 1.5: Thiết bị sản xuất khí sinh học dạng túi.........................................................15 Hình 1.6. Hầm sinh khí kiểu nước ngoài......................................................................16 Trường iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Đặc tính và lượng khí sinh ra của một số nguyên liệu......................................8 Bảng 2: Hiện trạng sử dụng Biogas tại 16 tỉnh miền Bắc và miền Trung do VACVINA tiến hành ......................................................................................................................27 Bảng 3: Số lượng nông hộ áp dụng mô hình biogas theo vùng qua các năm ..............42 Bảng 4: Chi phí xây dựng hầm Biogas thể tích 11m3 ..................................................43 Bảng 5: Mục đích sử dụng Biogas tại Đô Lương.........................................................44 Bảng 6: Mức chỉ tiêu bình quân hàng tháng cho các loại nguyên liệu của hộ điều tra .......... 44 Bảng 7. Chi phí củi và gas tiết kiệm được khi nông hộ sử dụng Biogas đối với nhóm hộ không sử dụng Biogas .............................................................................................45 Bảng 8: Số hộ sử dụng chất thải từ mô hình Biogas cho trồng trọt và nuôi cá............46 Bảng 9: Chi phí phân bón và thức ăn cá tiết kiệm được nhờ sử dụng chất thải Biogas phân theo nhóm hộ .......................................................................................................47 Bảng 10: Lượng hoá giá trị bằng tiền khi làm giảm phát thải khí nhà kính.................49 Bảng 11: Chi phí xây dựng mô hình Biogas qua các năm ...........................................50 Bảng 12: Tổng chi phí qua các năm .............................................................................51 Bảng 13: Sự thay đổi NPV khi chi phí thay đổi...........................................................51 Bảng 14: Chi phí chất đốt và thắp sáng trước và sau khi có Biogas ............................52 Bảng 15: Khoản chi phí tiết kiệm.................................................................................52 Bảng 16: Tổng lợi ích của mô hình Biogas qua các năm.............................................52 Trường v TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô lương là huyện có tiềm năng lớn về sản lượng Biogas và đang áp dụng thành công mô hình này vào thực tiễn địa phương. Mô hình Biogas được chọn lựa tại huyện Đô Lương là mô hình hầm sinh khí có nắp cố định. Bước đầu mô hình Biogas đã mang lại hiệu quả cả về kinh tế, môi trường lẫn xã hội cho người dân. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng mô hình này lại bộc lộ một số nhược điểm như do hầm làm bằng xi măng cho nên không thể đảm bảo kín khí tuyệt đối, hầm dễ bị nứt, chiếm vị trí không gian lớn Do đó, để đánh giá tình hình áp dụng mô hình Biogas trên địa bàn huyện Đô Lương- Nghệ An và hệ thống hóa hiệu quả về kinh tế, môi trường cũng như đề xuất những giải pháp nhằm sử dụng năng lượng Biogas hiệu quả nên em đac chọn đề tài “Đánh giá tình hình áp dụng mô hình Biogas và phân tích kinh tế một số mô hình biogas chọn lựa tại huyện Đô Lương- Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, đây là phương pháp chung sử dụng xuyên suốt đề tài.. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA), phương pháp so sánh 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Nghiên cứu đã mô tả sơ bộ về mô hình Biogas từ nguồn nguyên liệu để sản xuất Biogas đến quy trình hoạt động của mô hình cũng như lợi ích mà mô hình Biogas mang lại. Lợi ích mà hầm sinh khí Biogas mang lại bao gồm lợi ích về kinh tế, lợi ích về môi trường và lợi ích về mặt xã hội. Đánh giá tình hình thực hiện Biogas tại huyện Đô Lương cũng như tìm hiểu mô hình Biogas được chon lựa. Phân tích kinh tế hiệu quả mà mô hình Biogas được chon Trườnglựa mang lại tại địa ph ương. Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng mô hình Biogas trên địa bàn huyện Đô Lương- Nghệ An./. vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, vấn đề năng lượng hiện nay đang là vấn đề toàn cầu thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới. Vấn đề này đặc biệt cấp bách đối với Việt Nam bởi theo đánh giá của Liên Hợp Quốc thì Việt Nam là một trong năm nước chịu tổn thương nặng nề do biến đổi khí hậu. Do đó để đảm bảo cân bằng giữa sự phát triển kinh tế với vấn đề năng lượng cũng như môi trường cần tìm ra các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, địa nhiệt hay cả sóng biển). Việt Nam trong những năm gần đây năng lượng tái tạo đã được quan tâm thích đáng trong các chương trình phát triển năng lượng quốc gia, trong đó năng lượng sinh khối và khí sinh học được chúng ta tập trung phát triển nhiều hơn cả. Với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi cũng đã gây nên nhiều vấn đề tiêu cực về môi trường. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng trực tiếp được thải ra hàng ngày thì còn có sự hình thành và thải ra một cách gián tiếp các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như: CO2, CH4, N2O chăn nuôi hiện đang đóng góp tới 18% hiệu ứng nóng lên của trái đất, và theo dự đoán các loại chất thải này sẽ tăng lên trong thời gian tới. Theo báo cáo của Cục chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra 80 triệu tấn chất thải rắn gồm: phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết, và các chất thải lò mổ, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí nên việc xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng và chính những người chăn nuôi quan tâm. Ước tính chỉ có khoảng Trường40-70% chất thải rắn được xử lý số còn lại thải thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch... Do dó, việc đặt ra quản lý chất thải chăn nuôi để vừa ngăn chặn tác nhân gây ô nhiễm từ chất thải này vừa tái tạo năng lượng phục vụ sản xuất đang là vấn đề cấp bách. Một trong SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể những công nghệ mà cho đến hiện nay có thể phần nào đáp ứng được những yêu cầu về giải quyết chất thải chăn nuôi và làm cải thiện môi trường trong chăn nuôi đó là công nghệ khí sinh học- biogas. Ở nước ta, Biogas được nghiên cứu và ứng dụng từ những năm đầu của thập niên 60 và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Do đó, em đã chọn đề tài “Đánh giá tình hình áp dụng mô hình Biogas và phân tích kinh tế một số mô hình biogas chọn lựa tại huyện Đô Lương- Nghệ An” để tìm hiểu sâu hơn về công nghệ khí sinh học cũng như tình hình áp dụng mô hình biogas để giảm thiểu ô nhiễm và hiệu quả kinh tế của mô hình này mang lại. 2. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá tình hình áp dụng mô hình Biogas trên địa bàn huyện Đô Lương- Nghệ An - Hệ thống hóa hiệu quả về kinh tế và vấn đề môi trường khi áp dụng mô hình Biogas được lựa chọn. - Đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng Biogas hiệu quả. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Do khả năng và thời gian có hạn nên vấn đề mà em tập trung nghiên cứu là tình hình áp dụng và hiệu quả kinh tế cũng như lợi ích về môi trường của mô hình biogas được áp dụng ở các nông hộ tại huyện Đô Lương- Nghệ An. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận: Phương pháp này nhằm xây dựng tiền đề lý luận cho đề tài. Trên cơ sở đó, xem xét các sự vật hiện tượng, sự vận động và biến đổi của nó trong mối quan hệ và liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua cách nhìn nhận vấn đề đó để có cơ sở đánh giá bản chất các sự vật, hiện tượng trong điều kiện cụ thể tại huyện Đô Lương Trường- Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Đây là phương pháp điều tra xã hội học, thu thập thông tin về các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và địa điểm cụ thể nhằm phân tích đưa ra kiến nghị đúng đắn với công tác quản lý xã hội. Điều tra xã hội học được thực hiện bằng nhiều cách: phỏng vấn gián tiếp như SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể viết thư tay, gửi email, phỏng vấn qua điện thoại,... và phỏng vấn gián tiếp như phỏng vấn tiêu chuẩn, phỏng vấn cấu trúc, phỏng vấn tự do, phỏng vấn chuyên sâu. Số liệu ở đây gồm: +) Số liệu điều tra thực tế từ các hộ nông dân. +) Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tình hình kinh tế của huyện, sách báo, internet.... - Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA), phương pháp so sánh. - Phương pháp thực địa: Đây là phương pháp mà người nghiên cứu đặt chân trực tiếp đến địa điểm tiến hành điều tra, nhìn nhận để đánh giá khách quan nhất. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu một số hộ gia đình áp dụng mô hình khí sinh học Biogas trong chăn nuôi của những năm qua cũng như một số hộ không áp dụng để tìm hiểu tại sao một số hộ áp dụng trong khi các hộ khác lại không áp dụng trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Phạm vi thời gian: trong thời gian thực tập của sinh viên kéo dài 3 tháng từ 02/02/2012 đến 20/04/2012. Trường SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BIOGAS CẤP HỘ. 1.1. MÔ HÌNH BIOGAS: 1.1.1. Khái niệm về Biogas: Biogas là sản phẩm khí của quá trình lên men kị khí phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những hợp chất hữu cơ đơn giản trong đó có sản phẩm chính mà chúng ta cần là khí metan. Khí này có thể sử dụng như là một loại nhiên liệu dùng để sinh nhiệt. Thành phần chủ yếu của biogas gồm : CH4 (40-70 %), CO2 (35-40 %) và các khí khác với hàm lượng thấp như H2S, H2, O2, N2 Khí CH4 sinh ra của biogas là một khí rất có ích cho cuộc sống của con người và góp phần vào việc giải quyết triệt để vấn đề môi trường, đặc biệt là trong ngành chăn nuôi có thể nói công nghệ này mang lại rất nhiều lợi ích, và góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước; đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như chúng ta hiện nay. Đối với nước ta mặc dù công nghệ này mới được phát triển cách đây không lâu, khoảng đầu thập niên 60 nhưng khí CH4 sinh ra đã được ứng dụng vào rất nhiều mục đích và mang lại rất nhiều kết quả, chúng ta sẽ tìm hiểu các lợi ích chính mà biogas đã mang lại như: - Thứ nhất: lợi ích về mặt xã hội - Thứ hai: lợi ích trong nông nghiệp - Thứ ba: lợi ích môi trường. 1.1.2. Lợi ích của mô hình Biogas: 1.1.2.1. Giải quyết vấn đề chất đốt,lợi ích xã hội Việc phát triển khí sinh học là một bước tiến quan trọng để tiến tới giải quyết Trườngvấn đề thiếu chất đốt ở nông thôn, đó là mối quan tâm của cộng đồng dân cư nông thôn. Sử dụng biogas, một chất đốt thu được từ các nguồn sinh vật dồi dào trong tự nhiên, là một nguồn thay thế cho các nhiên liệu rắn như than và củi đã mang lại một sự thay đổi cơ bản trong lịch sử chất đốt đối với các vùng nông thôn. Đó là một sáng SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể tạo kỹ thuật quan trọng không chỉ giải quyết chất đốt cho nông dân và các dân cư ở nông thôn mà còn tiết kiệm được một lượng lớn than cho quốc gia. Phát triển biogas còn giải quyết được một số vấn đề nảy sinh khác do thiếu chất đốt... Một lượng lớn lao động trước đây dùng để kiếm củi và vận chuyển than có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp. Việc giảm nhu cầu đun củi đã giảm được nạn phá rừng và tăng thêm diện tích rừng. Tiền để mua than và nhiên liệu rắn khác có thể tiết kiệm được và giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho người dân, hàng năm tiết kiệm được một số tiền lớn cho quốc gia. Số lượng lớn than nhà nước cung cấp cho nông thôn và chi phí khổng lồ vào việc vận chuyển cũng sẽ tiết kiệm được để đưa vào xây dựng công nghiệp. Sau khi phát triển biogas người phụ nữ được giải phóng khỏi các việc vặt trong gia đình và có thể tham gia vào sản xuất nông nghiệp nhiều hơn vì khi sử dụng gas để nấu bếp thì tiết kiệm được nhiều thời gian hơn là nấu bằng củi, do nhiệt năng mà gas sinh ra khi cháy cao, vào khoảng 44.106 J/kg so với củi khô là 10.106 J/kg. Sử dụng biogas hiệu quả cũng là một hình thức tiết kiệm điện năng và tiền bạc. Một ví dụ cụ thể: Ở tỉnh Vĩnh Long, với tổng đàn heo hơn 320.000 con (năm 2009) thì lượng phân thải ra hơn 300.000 tấn/năm. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, mỗi con heo thải ra môi trường khoảng 1 tấn phân/năm. Nếu thu gom hết, sử dụng sản xuất biogas thì mỗi năm có thể sản xuất được 13,5 triệu khối khí mêtan, cung cấp gần 30 triệu KWh điện năng, nếu tính bình quân giá điện hiện nay là 3000đ/kwh thì mỗi năm có thể tiết kiệm được 90 tỉ đồng cho quốc gia và làm giảm đáng kể giá thành chăn nuôi (khoảng 7- 10%). Biogas có thể dùng để thắp sáng và công suất của loại đèn dùng biogas cũng rất đa dạng có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi người. 1.1.2.2. Kích thích sản xuất nông nghiệp Phát triển biogas là một con đường quan trọng để kích thích sản xuất nông nghiệp. Biogas làm tăng đáng kể số lượng và chất lượng phân hữu cơ; phân người và Trườngsúc vật, rơm rạ và ch ất thải thực vật, các loại lá cây đều có thể trở thành phân bón sau khi lên men qua phân hủy ở những hầm biogas đậy kín không khí. Thay vì trước kia sau khi thu hoạch có thể mang rơm về nhà làm chất đốt thì bây giờ rơm được ủ trực tiếp ngoài đồng để làm phân bón hoặc có thể mang về ủ trong hầm biogas vừa lấy SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể được khí gas để sử dụng mà lại có phân để bón cho ruộng, bã thải biogas còn dùng làm thức ăn khô cho gia súc,các thành phần dinh dưỡng trong bã thải của biogas đã được tăng lên rất nhiều lần. Thành phần nitơ của chúng được chuyển thành amoniac dễ dàng hấp thụ hơn đối với các cây trồng, như vậy cải thiện được phân bón. Theo kết quả nghiên cứu của các viện nông nghiệp thì thành phần amoniac của phân hữu cơ được ủ men trong 30 ngày ở một hầm biogas đã tăng lên 19.3% và thành phần photphat hữu ích tăng lên 31.8%. Ủ kín phân hữu cơ này trong các hầm biogas cũng ngăn cản được sự bốc hơi và mất mát amoniac. Phân được ủ trong các hầm biogas đã làm tăng năng suất nông nghiệp. Theo thực nghiêm, năng suất ngô có thể tăng 28%, lúa nước tăng 10%, lúa mì tăng 12,5%, bông tăng 24,7%. Nếu dùng nước thải từ hầm biogas để ngâm hạt giống thì số lượng hạt giống nảy mầm sẽ tăng cao hơn hẳn so với hạt giống không được ngâm phân. Các thân cây, các loại cỏ dại mọc ở nước, lá cây và các chất thải khác đều là những vật liệu tốt cho việc sản xuất biogas. Người nông dân có thể tích trữ được các vật liệu này để đưa vào hầm biogas trong bất kỳ thời gian nào, do vậy làm tăng nguồn phân bón cho cây trồng. Các chất hữu cơ như phân động vật, các loại cây xanh, sau khi phân hủy để sản xuất biogas lại trở thành một loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng. Các nguyên tố N,P,K của nguyên liệu sau khi phân hủy hầu như không bị tổn thất mà lại chuyển hóa sang dạng phân mà cây trồng dễ hấp thụ. Thí nghiệm đã cho thấy phân được phân hủy trong thiết bị biogas so với phân được lưu giữ trong bể chứa phân để hở có hàm lượng nitơ tổng số cao hơn là 14% và hàm lượng nito amoni cao hơn là 19,4%. Bã thải của thiết bị cả phần lỏng và phần đặc khi sử dụng để bón cho cây đều cho năng suất tăng. Khi được bón loại phân này thì cây trồng phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh. Tác dụng cải tạo đất của loại phân này cũng thể hiện rõ sau 2 – 3 năm bón liên tiếp. Cung cấp thức ăn bổ sung cho chăn nuôi khi các chất hữu cơ phân hủy kỵ Trườngkhí, một phần quan trọng được chuyển hóa thành các axit amin mới do quá trình tăng trưởng sinh khối của các vi khuẩn. Chẳng hạn với phân trâu, bò người ta đo được toàn bộ các axit amin đã tăng 230% sau khi phân hủy. Ngoài ra một lượng lớn B12 đáng kể được tổng hợp trong quá trình phân hủy. Để sử dụng được nguồn này làm thức ăn cho SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể gia súc, gia cầm người ta thường tiến hành lấy bã thải lên và tiến hành sấy khô, đóng thành bánh và để dành cho gia súc, gia cầm sử dụng trực tiếp. Nuôi thủy sản khi sử dụng bã thải làm thức ăn cho cá thì các chất dinh dưỡng kích thích sự phát triển của các thực vật phù du lẫn các động vật phù du là nguồn thức ăn cho cá. Do vậy sản lượng cá tăng đáng kể. Nguồn chất thải biogas cũng là một loại thức ăn vô cùng tốt cho việc nuôi giun của các hộ có nuôi giun. 1.1.2.3. Biogas góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng,bảo vệ môi trường. Phát triển chương trình biogas cũng là con đường hiệu quả để giải quyết vấn đề phân bón và cải thiện vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn sức khỏe ở nông thôn. Nó là biện pháp để thủ tiêu các trứng sán, giun, và các loại ký sinh trùng khác sống trong mọi loại phân. Thu gom tất cả các phân thải của gia súc và người vào một hầm biogas là cách giải quyết vấn đề chất thải tốt nhất. Viện ký sinh trùng của nhiều nước đã công bố rằng: sau khi ủ lên men, bã thải chỉ còn rất ít trứng các ký sinh trùng.giun sán giảm bớt 95%, số lượng trứng sán, giun và các ấu trùng gây hại khác tìm thấy có thể giảm tới 99%. Nơi nào phát triển hầm khí sinh vật tốt, nơi đó sẽ kiểm soát có hiệu quả các bệnh về kí sinh trùng và bệnh giun sán, vệ sinh nông thôn được biến đổi tốt hơn, người làm nông nghiệp được bảo vệ, tiêu chuẩn chung về bảo vệ sức khỏe được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra như trên ta đã nói thì trong thành phần khí sinh học do phân hủy xác của các sinh vật nên có một lượng lớn khí metan khoảng trên 50% lượng khí thoát ra và 30% còn lại là cacbonic và hơi nước, đây là các khí góp một phần rất to lớn trong việc gây nên hiệu ứng nhà kính- một vấn đề nóng bỏng không kém. Như vậy việc gom xác động thực vật lại để phân hủy một chỗ và sử dụng khí metan là một cách góp phần giảm nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính. 1.1.2.4. Biogas và vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp Phát triển biogas cũng có thể tạo nên một nguồn nhiên liệu mới cho việc cơ giới Trườnghóa nông nghiệp. Hiện nay, ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam, biogas được dùng với số lượng lớn không chỉ để nấu ăn, thắp sáng, mà còn để kéo các máy nông nghiệp. Biogas được dùng như một loại nhiên liệu chất lượng cao để nấu ăn và thắp sáng, cũng như cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp: biogas được dùng để chạy các SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể máy phát điện công suất nhỏ quy mô hộ gia đình, và một số động cơ khác. Như máy cày công xuất nhỏ đặt gần các bể khí biogas và có dây dẫn nạp khí liên tục cho máy, hoặc là có các bình trữ khí cỡ nhỏ lắp trên máy. 1.1.3. Nguồn nguyên liệu để sản xuất Biogas: Nguyên liệu để làm biogas rất đa dạng và phong phú đối với các vùng nông thôn gồm tất cả các rác thải nông nghiệp có khả năng phân hủy sinh học như là rơm, cỏ, lá cây, trái cây, các loại rau quả hỏng, phân gia súc, gia cầm các loại. Tùy thuộc vào mỗi loại nguyên liệu khác nhau mà lượng khí sinh ra nhiều hay ít khác nhau. Trong quá trình hình thành khí thì một thống số quan trọng là tỉ số cacbon/nito (C/N) của nguyên liệu. Vi sinh vật thường hay sử dụng nguồn hữu cơ cacbon nhanh hơn sử dụng nitơ khoảng 30 lần. Do vậy nguyên liệu có tỉ lệ C/N là 30/1 sẽ thích hợp nhất cho lên men kỵ khí. Trong thực tế, người ta thường đảm bảo tỉ lệ trên trong khoảng 20 – 40. Phân gia súc có tỉ lệ C/N trong giới hạn này, nên rất thích hợp và được xem là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất Biogas. Bảng 1: Đặc tính và lượng khí sinh ra của một số nguyên liệu Hàm Lượng thải SL khí hàng Tổng lượng khí Nguyên liệu lượng chất hàng ngày Tỷ lệ ngày ( lit/ngày) tính khô (%) (kg) C/N (lit/kg/ngày) trungbình/con Phân bò 18-20 15-20 24-25 15-32 470 Phân trâu 16-18 18-25 24-25 15-32 470 Phân lợn 24-33 1,2-4 12-13 40-60 130 Phân gia cầm 25-50 0,02-0,05 5-15 50-60 1,925 Phân người 20-34 0,18-0,34 2,9-10 60-70 16,9 Bèo tây tươi 4-6 - 12-15 0,3-0,5 - TrườngRơm rạ khô 80 -85 - 48-117 1,5-2,0 - (Nguồn: VA-PHAT-TRIEN-NONG-NGHIEP-NONG-THON) SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể Ngoài ra quá trình hình thành khí còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như: - Ảnh hưởng của pH: pH thích hợp để hầm hoạt động là nằm trong khoảng 6,6-7,6 - Ảnh hưởng của nhiêt độ: nhiệt độ thích hợp là 350C-550C, nhiệt độ cao thì quá trình diễn ra nhanh hơn, nhiệt độ thấp thì quá trình diễn ra chậm nhưng nết vượt ngưỡng cho phép thì bể không hoạt động được do các vi khuẩn bị chết. - Hàm lượng chất khô - Thời gian lưu: đối với phân gia súc là 30-60 ngày và đối với thực vật là 100 ngày. 1.1.4. Quy trình hoạt động của mô hình Biogas: 1.1.4.1. Cơ sở lý thuyết của quá trình sản xuất Biogas: Dựa vào các vi khuẩn yếm khí để lên men phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ sinh ra một hỗn hợp khí có thể cháy được: H2 , H2S , NH3 , CH4 , C2H2 trong đó CH4 là sản phẩm khí chủ yếu (nên còn gọi là quá trình lên men khí metan). Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Khối vi khuẩn Khối vi Chất hữu cơ, khuẩn carbohydrate, H2 , CO2 chất béo, Acid acetic protein Khối vi khuẩn CH4 , CO Acid propionic 2 Acid butyric , Các rượu khác H2 , CO2 & các thành Acid acetic phần khác Tác dụng của vi Vi khuẩn Vi khuẩn sinh Trườngkhuẩn lên men acetogenic khí Metan Sơ đồ 1: Quá trình lên men khí metan + Các yếu tố ảnh hưởng tới qá trình lên men: - Điều kiện kỵ khí: không có O2 trong dịch lên men SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể - Nhiệt độ: Quy mô nhỏ thực hiện ở 30 – 350C, quy mô lớn có cơ khí hóa và tự động hóa thực hiện ở 50 – 550C. - Độ pH: 6,5 – 7,5 (nếu < 6,4 thì vi khuẩn giảm sinh trưởng và phát triển). - Tỉ lệ C/N: 30/1 là tốt nhất. - Tỉ lệ pha loãng : tỉ lệ nước/phân dao động từ 1/1 tới 7/1. Tỉ lệ pha loãng đối với phân bò là 1/1, phân lợn là...i cả nước. Tổng cộng hội VAC đã lắp đặt 5000 thiết bị ủ Biogas trên phạm vi 40 tỉnh thành. Bảng 2: Hiện trạng sử dụng Biogas tại 16 tỉnh miền Bắc và miền Trung do VACVINA tiến hành Số lượng đã xây Hiện trạng bị hỏng, Tỷ lệ hỏng không Mô hình dựng và lắp đặt không hoạt động còn hoạt động Hầm có vòm 16 15 93.7% cuốn Túi Biogas bằng 3224 2385 74% chất dẻo (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu, phát triển cộng đồng nông thôn) o Thời kỳ 1995 – 1998, trên địa bàn 16 tỉnh miền Bắc và miền Trung, VACVINA đã tiến hành triển khai chương trình phát triển Biogas, thông qua các hoạt động: Xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn đào tạo cán bộ kỹ thuật cho địa phương, hỗ trợ kỹ thuật cho các gia đình nông dân xây dựng hầm Biogas. Đây là số liệu thử nghiệm, tỷ lệ thất bại còn rất lớn, những hạn chế của mô hình còn rất nhiều nên cần được nghiên cứu, cải tiến. Năm 1996, chương trình vệ sinh môi trường và nước sạch quốc gia đã phát động phong trào biogas, hàng trăm bể biogas bằng các loại vật liệu khác nhau như gạch, xi măng, composit đã được lắp đặt ở một số tỉnh như Hà Tây, Nam Định. Loại bể composit có nhiều ưu điểm, tuy nhiên giá thành đắt nên không khả thi với đại đa số nông dân. Cho đến nay loại bể Biogas phổ biến nhất là loại hình vòm xây bằng gạch. Trườngo Từ những năm 1998, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên cả nước cùng với nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và nhận thức về cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường ở nông thôn, công nghệ biogas trở nên nổi tiếng và được đón nhận SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 27 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể ở mọi nơi. Cho đến thời điểm này đã có khoảng 20000 bể Biogas trên phạm vi cả nước, trong đó 12000 bể nhựa. Tuy nhiên, so với tỷ lệ nông thôn chiếm tới 75% dân số Việt Nam (80 triệu người) thì số lượng bể Biogas này vẫn còn khiêm tốn. o Từ những năm 2003, dự án hợp tác Hà Lan - Việt Nam với số vốn hơn 1 triệu USD tài trợ cho xây dựng bể sản xuất Biogas qui mô hộ gia đình và khu dân cư ở một số tỉnh Việt Nam. Văn phòng dự án khí sinh học Trung ương cho biết Chính phủ Hà Lan sẽ viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 3.1 triệu euro để xây dựng thêm 140000 công trình biogas ở 50 tỉnh, thành phố trên cả nước trong giai đoạn 2007 – 2010. Đây là cam kết của đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Andre Haspels sau khi chương trình này đoạt giải thưởng năng lượng toàn cầu năm 2006. Trong giai đoạn này, dự án sẽ dần mở rộng triển khai trên khoảng 50 tỉnh, thành như Hải Dương, Lạng Sơn, Hải Phòng, Yên Bái, Bắc Ninh, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắc Lắc, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Hà Tây, Nam Định, Đồng Nai, Hà Nội, Sơn La, Trà Vinh, Tiền Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang,... Mục tiêu là xây dựng thêm 140000 công trình Biogas. Tổng kinh phí cho giai đoạn này là 44.8 triệu euro bao gồm gần 3.5 triệu euro vốn đối ứng của các tỉnh tham gia dự án, 3.1 triệu euro viện trợ không hoàn lại của phía Hà Lan và hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức phát triển Hà Lan tương đương 0.6 triệu euro. Số còn lại, 28 triệu euro do người dân tự đầu tư. Chương trình cũng có kế hoạch đề nghị Chính phủ Việt Nam chấp nhận khoản vay phát triển 9.6 triệu euro từ quỹ đặc biệt của Chính phủ Đức và sẽ tài trợ lại cho chương trình thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số còn lại là 28 triệu USD do người dân tự đầu tư. Theo Văn phòng Dự án Khí sinh học Trung ương, chi phí trung bình xây dựng một công trình 8 m3 khí ga hoàn chỉnh là từ 3 – 5 triệu đồng. TrườngDự án cung cấp một khoản trợ giá là 1 triệu đồng/công trình, tương đương 25% tổng đầu tư một công trình khí sinh học cho các hộ dân tham gia dự án. SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 28 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH BIOGAS CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG NGHỆ AN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường: 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên: a) Vị trí địa lý: Đô Lương là huyện đồng bằng bán sơn địa. Với toạ độ địa lý: + 105015' đến 105045' độ kinh Đông. + 18055' đến 19010' độ vĩ Bắc. Có ranh giới hành chính như sau: + Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ. + Phía Đông giáp huyện Yên Thành và huyện Nghi Lộc. + Phía Nam giáp huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương. + Phía Tây giáp huyện Thanh Chương và huyện Anh Sơn. Huyện Đô Lương có 33 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trong đó thị trấn Đô Lương là trung tâm huyện lỵ, vị trí của huyện là giao điểm của các đường giao thông chính như: Quốc lộ số 7A, 7B, quốc lộ 46 cũ, quốc lộ 15A, 15B nên có điều kiện để giao lưu và mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh Nghệ An, giữa nước ta và nước bạn Lào. b) Địa hình, địa mạo. Huyện Đô Lương là một vùng lãnh thổ được giới hạn bởi vùng núi Tây Bắc (huyện Tân Kỳ), vùng núi Tây Nam (huyện Thanh Chương, Anh Sơn) và vùng đồng bằng (huyện Yên Thành, Nghi Lộc, Nam Đàn). Trường- Trên cơ sở những đặc điểm về điều kiện địa hình huyện Đô Lương được phân thành 4 vùng với những đặc điểm như sau: + Vùng 1 (Vùng bán sơn địa Tây Bắc): Gồm 7 xã là Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hồng Sơn và Bài Sơn. Đặc điểm của vùng này SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 29 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể là xen kẽ 2 dạng địa hình đồi và thung lũng. Địa hình đồi chạy theo hướng Đông Bắc (từ xã Giang Sơn Tây đến Ngọc Sơn) và dạng địa hình thung lũng (dạng thung lũng lòng chảo có suối chảy qua gồm các xã Giang Sơn Đông, Hồng Sơn, Bài Sơn; dạng thung lũng dốc nghiêng gồm các xã Bồi Sơn, Lam Sơn). + Vùng 2 (Vùng ven bãi sông Lam) gồm 7 xã là Nam Sơn, Bắc Sơn, Đặng Sơn, Lưu Sơn, Đà Sơn, Trung Sơn và Thuận Sơn. + Vùng 3 (Vùng đồng bằng (vùng trọng điểm lúa)) gồm 14 xã là Tràng Sơn, Đông Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hoà Sơn, Lạc Sơn, Xuân Sơn, Minh Sơn, Tân Sơn, Quang Sơn, Thái Sơn, Thượng Sơn và thị trấn Đô Lương. Đặc điểm của vùng này là địa hình tương đối bằng phẳng, ở độ cao từ 9m đến 11m, xung quanh có nhiều vùng đồi chia cắt, có hệ thống ngòi lạch của sông Gang nên dễ thoát nước. + Vùng 4 (Vùng bán sơn địa Đông Nam) gồm có 5 xã là Hiến Sơn, Nhân Sơn, Mỹ Sơn, Trù Sơn và Đại Sơn. Vùng địa hình này đặc điểm là có các dãy đồi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam xen kẽ 2 loại địa hình đồi và thung lũng dốc nghiêng. - Xét về độ dốc thì diện tích của huyện được phân loại, như sau: Độ dốc từ 00 đến 80 có khoảng 22399 ha (chiếm 63%); độ dốc từ 80 đến 150 có khoảng 4271 ha (chiếm 12%); độ dốc từ 15o đến 250 có khoảng 2491 ha (chiếm 7%) và độ dốc từ trên 250 có khoảng 6328 ha (chiếm 18%). c) Khí hậu, thời tiết. Đô Lương có chế độ khí hậu phức tạp, mang tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều song phân bố không đều giữa các tháng trong năm, khí hậu được chia làm 2 mùa, đó là mùa đông và mùa hè; ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào). Khí hậu huyện Đô Lương cũng như các huyện khác trong tỉnh Nghệ An mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 230- 240C; nhiệt độ cao nhất trong Trườngnăm là 400C – 410C (tháng 7) và nhiệt độ thấp nhất trong năm là 120C (tháng 1). - Nắng: Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.500 - 1.700 giờ, bình quân trong tháng khoảng 1.668 giờ. Các tháng có nắng nhiều là tháng 5, tháng 6 và tháng 7, bình quân tới 7 đến 8 giờ/ngày. Tháng ít nắng nhất là tháng 2 bình quân có 1,6 giờ/ngày. SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 30 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể - Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.879 mm, tập trung chủ yếu vào tháng 3; thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 lượng mưa bình quân trên 1.000mm, chiếm 60% lượng mưa cả năm. Trong những tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 7 năm sau) thì lượng mưa thấp (khoảng 750mm) trong khi đó lượng nước bốc hơi lại lớn do nhiệt độ những tháng này cao vì vậy thường gây hạn hán cho vụ chiêm xuân. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân 85%; tháng có độ ẩm thấp nhất là 50% (tháng 6, tháng 7) và tháng có độ ẩm cao nhất là 95% (tháng 10, tháng 11). - Gió, bão: Hàng năm huyện thường phải chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 7. Gió Tây Nam ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ Đông Xuân (thời kỳ ra hoa, thu hoạch), gieo cấy hè thu và vụ mùa. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, do nhiệt độ không khí xuống thấp, giá rét kéo dài ảnh hưởng đến gieo trồng vụ Đông Xuân. Tuy có tiềm năng nhiệt lượng phong phú nên có tác dụng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây trồng vật nuôi; song do nằm trong khu vực Miền Trung nên hàng năm chịu ảnh hưởng từ 4 đến 5 cơn bão đổ bộ vào và gây hiện tượng mưa to kèm với dòng chảy mạnh của các con sông lớn gây lũ lụt, làm tăng các hiện tượng xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; có những cơn mưa bão, lũ lụt lớn đã gây thiệt hại về người và tài sản như tốc mái đổ nhà, đổ cây, huỷ hoại mùa màng, ô nhiễm môi trường... d) Thuỷ văn, nguồn nước. Chế độ thuỷ văn của huyện phụ thuộc lớn nhất từ 2 con sông chính là sông Lam Trườngchảy qua địa phận huyện Đô Lương khoảng 20 km, sông Đào khoảng 9 km. Đây là những con sông có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế như cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp và đồng thời cũng là tiêu thoát nước; phát triển giao thông đường SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 31 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể thuỷ, giao lưu khu vực giữa các vùng trong tỉnh, ngoài ra còn tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch... không chỉ riêng cho huyện mà cho cả tỉnh Nghệ An. Ngoài ra chế độ thuỷ văn của huyện còn chịu ảnh hưởng bởi sông Khuôn và các khe suối nhỏ như khe ngầm Lam Sơn, Hói Quai (Bồi Sơn), Hói Cấm (Tân Sơn) và các ao hồ... trong khu dân cư. Chính vì vậy, ngoài những yếu tố thuận lợi thì huyện còn phải chịu ảnh hưởng do hiện tượng lũ lụt hàng năm do nguồn nước đổ về các sông, từ khe suối và hồ chứa nên đã gây ngập úng vào mùa mưa. 2.1.1.2. Tài nguyên: a) Tài nguyên đất. Theo tài liệu điều tra nghiên cứu thổ nhưỡng thì trên địa bàn huyện có các 5 nhóm đất chính với 13 loại khác nhau, như sau: - Nhóm đất phù sa. Nhóm đất phù sa được phân bố ở những vùng đồng bằng và thung lũng của các xã vùng bán sơn địa Tây Bắc và Đông Nam của huyện, có diện tích khoảng 15.770 ha, chiếm 44,47% diện tích tự nhiên; trong nhóm đất phù sa có các loại: +) Đất phù sa được bồi hàng năm. +) Đất phù sa không được bồi +) Đất bạc màu Ngoài ra trong nhóm đất phù sa còn có đất phù sa lầy úng và đất phù sa ngoài suối phân bố ở địa hình thấp, quá trình glây mạnh, đất lầy thụt; loại đất này chủ yếu phù hợp trồng một vụ lúa chiêm. - Nhóm đất dốc tụ. Nhóm đất này có khoảng 266 ha, chiếm 0,75% diện tích tự nhiên của huyện; được phân bố ở thung lũng của các xã vùng Tây Bắc, thành phần cơ giới thường trung Trườngbình hoặc nhẹ, do sự hình thành của chúng phụ thuộc vào sản phẩm dốc tụ, đất có phản ứng chua, loại đất này thích hợp với trồng lúa. - Nhóm đất nâu vàng. SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 32 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể Nhóm đất này có diện tích khoảng 145 ha, chiếm 0,40% diện tích tự nhiên của huyện; được phát triển trên phù sa cổ và lũ tích, phân bố rải rác thành các giải đồi thấp, lượn sóng thuộc các xã Bồi Sơn, Hồng Sơn, Giang Sơn...loại đất này thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, trẩu, cam chanh, bưởi, dẻ... - Nhóm đất Feralít đỏ vàng vùng đồi Nhóm này có diện tích khoảng 10.420 ha, chiếm 29,39% diện tích tự nhiên của huyện; gồm các loại sau: + Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá vôi + Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên phiến sét + Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá cát kết. + Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên Macma axit. - Đất Feralít xói mòn trơ sỏi đá Nhóm đất này có diện tích khoảng 7.540 ha, chiếm 21,26%; được phân bố ở các xã đồi núi, đặc điểm là tầng đất dày không quá 30cm có lẫn nhiều sỏi đá, nhiều nơi đá mẹ trơ trên bề mặt; một phần diện tích đã được khai thác trồng chè trong vườn của các hộ gia đình, diện tích còn lại phát triển lâm nghiệp như trồng cây bạch đàn. b) Tài nguyên nước. - Nguồn nước mặt: Hệ thống sông suối, mặt nước trên địa bàn huyện có diện tích 1.708,69 ha, chiếm 4,8% diện tích tự nhiên, nguồn nước mặt dồi dào, phong phú từ các sông như sông Lam, sông Đào, sông Khuôn, các khe suối và các ao hồ ...trong khu dân cư và lượng mưa hàng năm nhiều... nên đủ để đáp ứng như cầu sản xuất như trồng lúa, màu, trồng cây hàng năm khác...ở tất cả các xã trong huyện và phục vụ đời sống của nhân dân, tuy nhiên do địa hình và vị trí địa lý nên vẫn xảy ra hiện tượng hạn hán, nhất là vào mùa hè và vùng bán sơn địa Tây Bắc và Đông Nam. - Nguồn nước ngầm: Cũng rất đa dạng và phong phú, nhân dân vẫn đang khai Trườngthác để sử dụng. Ngo ài ra còn có nguồn nước khoáng Vĩnh Giang đang lập kế hoạch đưa vào khai thác và sử dụng. Tuy nhiên nguồn nước ngầm cần được quản lý khai thác, đánh giá trữ lượng và chất lượng cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường. c) Tài nguyên rừng. SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 33 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể So với các huyện đồng bằng trong tỉnh thì Đô Lương là huyện có diện tích từng khá lớn. Phần lớn diện tích rừng là rừng trồng (thông) đã vào giai đoạn khép tán và phát triển tốt. đây là vùng nguyên liệu lớn cho sự phát triển chế biến nhựa thông trong tương lai. Rừng tự nhiên phần lớn là rừng nghèo do hậu quả chặt phá rừng trong những năm trước đây, hiện nay đang được giao, khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi có hiệu quả. *) Nguồn Lâm sản: - Khai thác gỗ, kể cả cho nguyên liệu giấy: 22.500 tấn/năm - Khai thác nhựa thông: 250 tấn/năm. - Ngoài ra nhờ có nhiều thuận lợi về giao thông nên hàng năm có một nguồn lâm sản rất lớn từ các huyện miền núi và từ một số nước bạn được nhập khẩu đưa về bằng đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện cho ngành chế biến lâm sản phát triển. - Diện tích rừng sản xuất và rừng trồng phòng hộ chủ yếu là thông nhựa đã vào giai đoạn khép tán và phát triển tốt. Đây là vùng nguyên liệu lớn để phát triển chế biến công nghiệp thông nhựa đem lại giá trị kinh tế lớn không những của huyện mà cả của tỉnh trong tương lai. Đối với rừng tự nhiên thì phần lớn là rừng nghèo kiệt do hậu quả chặt phá rừng trong những năm trước đây và hiện nay đang khoanh nuôi, bảo vệ phục hồi có hiệu quả. Rừng giữ vai trò quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn đảm bảo phòng hộ, cải tạo môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng, góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán xảy ra ở hạ lưu. Vì vậy cần có biện pháp khai thác, bảo vệ rừng hợp lý. d) Tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn huyện có tài nguyên khoáng sản đa dạng nhưng trữ lượng và hàm lượng không cao, điều kiện khai thác không thuận lợi, chủ yếu là khoáng sản để chế biến vật liệu xây dựng, như: - Đá vôi, đá xây dựng tập trung ở các xã như Giang Sơn Tây, Hồng Sơn, Bài TrườngSơn, Nhân Sơn, Đại S ơn, Mỹ Sơn, Trù Sơn...trữ lượng trên 200 triệu m3. - Đất sét, cao lanh có hàng trăm ha, hàng năm có thể sản xuất hàng chục triệu viên gạch nung. SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 34 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể - Cao lanh tập trung ở xã Đại Sơn, diện tích khoảng 9 ha; đây là nguồn nguyên liệu để làm đồ gốm. - Cát sỏi tập trung dọc sông Lam thuộc các xã Tràng Sơn, Đà Sơn, Trung Sơn, Đặng Sơn... có trữ lượng khoảng 20 triệu m3; đặc điểm là cát mịn, tỷ lệ tạp chất ít nên có chất lượng cao trong xây dựng và điều kiện khai thác thuận lợi. - Nước khoáng ở Vĩnh Giang - xã Giang Sơn Tây, thành phần chủ yếu là Bicacbonat - natri với lưu lượng nước 0,05 lít/s. - Ngoài ra còn có một số khoáng sản khác như Photphorit tập trung ở xã Yên Sơn có diện tích khoảng 80 ha và Phophorit lèn Sót ở xã Trù Sơn có diện tích khoảng 2 ha. Tuy nhiên trữ lượng và hàm lượng các loại khoáng sản không cao, chủ yếu là khoáng sản dùng để sản xuất vật liệu xây dựng. Trong những năm qua tình hình khai thác còn thiếu quy hoạch, chủ yếu là khai thác thủ công, tự phát, mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao, việc bảo vệ môi trường chưa đảm bảo. Trong thời gian tới (đến năm 2020) tỉnh đã thăm dò và có quy hoạch các vùng nguyên liệu gốm sứ ở Trù sơn, Đại Sơn và một số xã của huyện Yên Thành, Nghi Lộc; vùng nguyên liệu đá vôi ở Trù Sơn, Nhân Sơn; hơn nữa Nhà máy xi măng Đô Lương đi vào hoạt động thì khả năng khai thác và sử dụng các loại khoáng sản trên địa bàn huyện sẽ có hiệu quả hơn; hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản sẽ góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. e) Tài nguyên nhân văn. Đô Lương từ lâu có tiếng là hiếu học; nhiều tên đất, tên làng, tên núi như Văn Khuê, Văn Lâm, Văn Trường, ''Núi Bút, Ngọn Nghiên, Hòn Mực'' thể hiện thái độ trân trọng của nhân dân đối với việc học hành, khoa cử; Người dân ở đây rất quý trọng thuần phong, mỹ tục và biết sáng tạo ra các giá trị văn hoá; nhiều đền, chùa, miếu mạo...được xây dựng qua các triều đại với những nét kiến trúc khá tinh vi, chắc khỏe Trườngvà giản dị... như đền Mượu (ở Bồi Sơn), đình Lương Sơn (ở Bắc Sơn), đình Thái Sơn...đều gắn với những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ. SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 35 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể 2.1.1.3. Thực trạng môi trường. - Hệ thống thoát nước trong khu dân cư chưa đảm bảo vì không qua xử lý, nên mỗi khi mưa lũ làm ứ đọng những vùng nước bao gồm nước thải sinh hoạt, chất thải gia súc, gia cầm gây ảnh hưởng môi trường sống và gây nhiều bệnh về hô hấp, truyền nhiễm - Hệ thống tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt do chưa được đầu tư xây dựng tập trung, hệ thống sử lý chất thải của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chưa được đầu tư đúng mức nên đã có những ảnh hưởng nhất định về cảnh quan môi trường. 2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội: 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. a) Tăng trưởng kinh tế. Năm 2011 là năm đầu thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, năm diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016 và cũng là năm gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế và lạm phát trong và ngoài nước; thời tiết diễn biến phức tạp; giá cả vật tư, nguyên, nhiên vật liệu tăng cao nên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Nhưng có sự tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng và sự điều hành của chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của các phòng, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện nhà nên các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đạt, lĩnh vực văn hoá- xã hội có nhiều khởi sắc, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt 4.447.29 tỷ đồng, đạt 104,52% so KH năm, tăng 20,36% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng ước đạt: 14,01% tăng 0,3% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất đầu người: 23,82 Trườngtriệu đồng/người. năm. b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế từng ngành cụ thể như sau: - Ngành nông - lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 27,57%. SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 36 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể - Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 33,12%. - Ngành thương mại - dịch vụ năm chiếm 39,31%. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có những bước chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp và Dịch vụ - Thương mại, giảm dần tỷ trọng các ngành Nông - Lâm nghiệp và thuỷ sản. 2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. a) Kinh tế nông – lâm – thủy sản. - Về trồng trọt: Tổng diện tích lúa đạt 14.923 ha, tăng 661 ha so với năm 2010; năng suất bình quân 56,88 tạ/ha, tăng 5,08 tạ/ha so năm 2010. Diện tích ngô 3.442 ha, tăng 184 ha so với năm 2010, năng suất 37,56 tạ/ha. Tổng sản lượng cây có hạt ước đạt 97.819 tấn, tăng 9.130 tấn so với năm 2010. Sản lượng lạc 2.935 tấn. Sản lượng rau màu 16.908 tấn. Sản lượng kén 200 tấn. - Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu bò tính đến thời điểm 30/11/2011 có khoảng 48.414 con. Tổng đàn lợn khoảng 103.489 con. Tổng đàn gia cầm có 1.451.000 con. Trọng lượng thịt hơi các loại xuất chuồng: 12.970 tấn, đạt 103,76% kế hoạch, tăng 3.198 tấn so với năm 2010. - Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đạt 2.231 tấn, đạt 100,05% kế hoạch, tăng 91 tấn so năm 2010. - Do làm tốt công tác khoanh nuôi, phát triển, bảo vệ rừng nên năm 2011 toàn huyện đã trồng được 292 ha rừng và trồng cây phân tán được 215.000 cây. - Giá trị sản xuất nông- lâm- thuỷ sản theo giá hiện hành là 1.226.01 tỷ đồng, đạt 104,6% kế hoạch, tăng 19,84% so năm 2010. b) Công nghiệp-XDCB; Thương mại-Dịch vụ: *) Công nghiệp- XDCB: - Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: Mặc dù ảnh hưởng của tình hình lạm phát và Trườngthực hiện Nghị quyết 11/CP của Chính phủ nhưng hoạt động công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp cơ bản từng bước khắc phục khó khăn và có bước tăng trưởng khá, các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn hoạt động cơ bản ổn định. SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 37 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể - Xây dựng cơ bản: Tổ chức đấu thầu các công trình đã hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai đầu tư một số công trình đã được duyệt trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011; các công trình được triển khai thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ, các công trình trọng điểm đã được khởi công thực hiện như đường cứu hộ cứu nạn Hồng Sơn, đường Quang- Nhân; khắc phục sửa chữa các công trình bị ảnh hưởng do bão lụt, sụt lở như: đường Tràng- Bài, đường Tràng- Đông- Bài và các công trình thuỷ lợi. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư 81 công trình hoàn thành khối lượng thi công và giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt: 41/53 tỷ đồng, đạt 77,4% tổng số vốn được bố trí. Công tác quản lý đầu tư xây dựng thực hiện đúng quy trình từ khâu chuẩn bị đầu tư đến quyết toán công trình. Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng cơ bản theo giá hiện hành là: 1.473.12 tỷ đồng, đạt 102,94% kế hoạch, tăng 20,25% so với năm 2010. *) Thương mại-dịch vụ: Mặc dù giá cả một số mặt hàng tăng so với năm 2010, nhưng nhìn chung năm 2011, các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra bình thường, sức mua của người tiêu dùng vẫn được duy trì. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ theo giá hiện hành là 1.748,16 tỷ đồng, đạt 105,82% kế hoạch, tăng 20,81% so với năm 2010 2.1.2.3. Về văn hóa- xã hội: a) Dân số, việc làm và chính sách xã hội: Do làm tốt công tác Dân số – KHHGD nên tốc độ tăng dân số của huyện Đô Lương năm 2011 tương đối thấp khoảng 0,65%. số người sinh con thứ 3 trở lên là: 548 người chiếm tỷ lệ 19,8%, giảm 2,4% cùng kỳ năm 2010. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động đã xuất khẩu được 1.531; tạo nghề và giải quyết việc làm cho: 1.500 người; tổ chức 12 đợt đưa hơn 486 lao động nữ đi làm việc tại nhà máy ở trong nước có thu nhập ổn định. Quyết định đưa 31 đối tượng nghiện ma tuý đi cai nghiện tập trung, công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được triển khai thực hiện tích cực. Trường- Trong năm 2011 và đầu năm 2012, phối hợp tổ chức lễ đón nhận và quy tập được 313 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào về an táng tại nghĩa trang Liệt sỹ Đô Lương. Thực hiện tốt công tác chính sách đối với người có công, chính sách trợ cấp xã hội. Hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 31 ngôi nhà tình SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 38 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể nghĩa và người có công, với tổng số tiền 670 triệu đồng; giải ngân kinh phí hỗ trợ cho 650 hộ người nghèo làm nhà theo QĐ 167 của Chính phủ với kinh phí hơn 5,3 tỷ đồng. Cấp kinh phí hỗ trợ học tập cho học sinh theo Nghị định 49/NĐ-CP cho 5,743 đối tượng hơn 2 tỷ đồng. Cấp hỗ trợ tiền điện cho 7.729 hộ nghèo, với 1,62 tỷ đồng. Tiếp nhận, phân bổ 350 tấn gạo và 774.400.0000 đồng cứu trợ, cứu đói cho hộ nghèo nhân dịp tết Nguyên Đán. Cấp phát tiền điền hỗ trợ người nghèo, với số tiền là: 2,33 tỷ đồng. - Làm tốt công tác chăm sóc trẻ em; cấp phát thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tổ chức đưa đón 60 cháu khám phân loại tim bẩm sinh tại Thành phố Vinh và trao 29 xe lăn cho các trẻ em tật nguyền; chi trả trợ cấp cho 21 cháu hưởng trợ cấp cộng đồng SOS. b) Công tác Giáo dục - đào tạo và y tế: - Ngành GD-ĐT đã thực hiện tốt chương trình năm học 2010-2011, triển khai chương trình năm học 2011-2012; làm tốt công tác phổ cập giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn; học sinh giỏi được giữ vững tốp đầu của tỉnh; tuyển sinh vào lớp 10 xếp thứ 2 tỉnh; số học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là: 1.438 em. +) Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm và chỉ đạo đúng mức, toàn huyện có 54 trường đạt chuẩn. Năm 2011 có thêm 5 trường được công nhận đạt chuẩn. +) Làm tốt công tác sáp nhập các trường THCS theo lộ trình Nghị quyết 59 HĐND huyện và đã sáp nhập được 11 trường. Hiện tại, có 22 trường THCS. +) Thực hiện tốt QĐ 64 của UBND tỉnh về việc chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang loại hình công lập tự chủ một phần kinh phí. Đến nay, 33 trường mầm non đã được chuyển đổi và có 531 giáo viên, nhân viên được chuyển xếp từ ngày 01/9/2011. - Về y tế: Chỉ đạo tốt công tác phòng chống dịch bệnh nên khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn đều được khoanh vùng dập dịch không để lây lan; công tác khám chữa Trườngbệnh cho nhân dân đư ợc thực hiện tốt ở các tuyến cơ sở. c) Văn hóa, thể thao, truyền thanh- truyền hình: - Thực hiện theo Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 39 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể sống văn hoá ở khu dân cư" nhân dân huyện Đô Lương đang đẩy mạnh việc thi đua và thực hiện toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tốt lễ hội làng Sen. Tham gia Hội diễn văn nghệ tiếng hát Làng Sen toàn tỉnh đạt giải 3; Đội bóng đá thiếu niên đạt giải 3 giải cúp báo Nghệ An. Tổ chức các giải thể thao quần chúng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. - Truyền thanh, truyền hình đã và đang nâng cao chất lượng tin bài; đảm bảo các giờ phát sóng phục vụ nhu cầu của nhân dân và phục vụ nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. - Việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được quan tâm, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có: 177 di tích, danh lam thắng cảnh được đưa vào quản lý. Năm 2011 thẩm định được: 07 làng, xóm; 18 dòng họ đạt danh hiệu văn hoá; 7 cơ quan, đơn vị đạt cơ quan, đơn vị Văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 72,03%. 2.1.2.4. Quốc phòng, an ninh. Quốc phòng - an ninh được tăng cường, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo các địa bàn trọng điểm, các hoạt động chính trị xã hội và an ninh vùng giáo, an ninh nông thôn,... không để bất ngờ lớn và điểm nóng xảy ra . Công tác Quốc phòng Quân sự địa phương được đảm bảo, duy trì thường xuyên chế độ trực tác chiến từ huyện đến cơ sở, đảm bảo an toàn trong các ngày lễ, tết. Tổ chức xây dựng lực lượng DQTV đủ số lượng, chất lượng từng bước được nâng lên; Chỉ đạo triển khai có hiệu quả về công tác giáo dục quốc phòng. Công tác huấn luyện DQTV bảo đảm đúng kế hoạch. Thực hiện có kết quả các nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu. Làm tốt công tác nắm và xử lý thông tin nên tình hình an ninh chính trị, trật tự Trườngan toàn xã hội trên đ ịa bàn huyện tiếp tục được duy trì ổn định; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia làm tốt công tác PCCR, PCLB, phòng chống cháy nổ, quản lý tốt các dịch vụ văn hóa. SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 40 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội được triển khai có hiệu quả, khám phá nhanh các chuyên án phức tạp thu tài sản bị mất trả lại cho người bị hại góp phần đảm bảo tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát về ATGT theo tinh thần Nghị quyết số 32 /NQ-CP được tăng cường đã hạn chế được các hành vi vi phạm giao thông và kìm chế tai nạn giao thông. 2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BIOGAS TẠI HUYỆN ĐÔ LƯƠNG Mô hình Biogas tại tỉnh Nghệ An được xây dựng theo sự hỗ trợ giữa Bộ NN&PTNT và tổ chức phát triển Hà Lan- SNV thông qua “dự án hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam”. Mục tiêu tổng thể của Dự án là góp phần phát triển nông thôn thông qua việc sử dụng công nghệ khí sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi, cung cấp năng lượng sạch và rẻ tiền cho bà con nông dân, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng động, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn và giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hoá thạch, giảm hiện tượng phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính. Tính đến cuối năm 2011 trên toàn quốc, dự án đã hỗ trợ xây dựng trên 114.000 công trình khí sinh học, đào tạo 807 kỹ thuật viên tỉnh và huyện, 1.398 đội thợ xây khí sinh học và tổ chức hàng ngàn hội thảo tuyên truyền và tập huấn cho hàng trăm ngàn người sử dụng khí sinh học. Dự án được chia làm 3 giai đoạn:  Giai đoạn I (2003 -2006): triển khai trên 12 tỉnh và thành phố.  Giai đoạn bắc cầu (2006): chuẩn bị cho giai đoạn II.  Giai đoạn II (2007 – 2012): triển khai dự án trên toàn quốc. Huyện Đô Lương đã triển khai tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân về mô hình Biogas từ năm 2003 và... (triệu đồng/tấn) (triệu đồng) Trường hợp 1: 11,8709388 0,2464 2,925 Trường hợp 2: 2,429878 0,2464 0,598 Tổng 3,523 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Thông qua tính toán trên thì một năm giá trị một hầm biogas đem lại cho môi trường tính theo giá trị là 3,523 triệu đồng/năm. Đây là một con số khá lớn, cho thấy tính hiệu quả của việc bảo vệ môi trường. 2.3.4. Hiệu quả xã hội Kết quả trên là tính toán cụ thể cho tính kinh tế của việc thực hiện hầm Biogas, hướng tới mục đích quan trọng là giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn và đem tới làng quê cuộc sống văn minh hơn. Từ đó có thể đánh giá rộng hơn hiệu quả xã hội khi thực hiện tốt hơn nữa, xây dựng nhiều hầm Biogas hơn nữa. - Lợi ích xã hội đầu tiên phảo kể đến những người đáng được quan tâm trong xã hội là phụ nữ và trẻ em. Sử dụng hầm Biogas sẽ giải phóng phụ nữ và trẻ em, buổi sáng không phải dậy sớm, buổi trưa và tối tiết kiệm thời gian gắn với công việc bếp núc trong một ngày từ 3 – 3,5 giờ; giảm việc tiếp xúc với khói củi, rơm, rạ về mùa hè không phải chịu nóng nực của khí hậu với sức đốt của củi. - Đối với khu vực thực hiện tại các cụm dân cư sẽ tạo ra mối quan hệ cộng đồng tốt cũng như áp dụng đại trà Biogas giữa các hộ gia đình, người này có thể giúp đỡ cho người khác trong thực hiện. - Nhìn vào tình hình trên thì đời sống nông dân được cải thiện, văn minh. Cơ sở vật chất của mỗi hộ gia đình được thay đổi thực sự, sạch đẹp hơn trong tổ chức công trình trong gia đình. - Nếu ở vùng núi, tiết kiệm cho phụ nữ thời gian phải vào rừng kiếm củi, lo lắng tìm chất đốt không kém gì lo kiếm lương thực để sống, tạo nên đời sống định cư cho người dân. 2.4. PHÂN TÍCH NHẠY CẢM: Chi phí xây dựng thay đổi theo thời gian do chi phí nguyên vật liệu và chi phí Trườngnhân công thay đổi. Do NPV phụ thuộc vào lợi ích, chi phí, lãi suất và nhiều yếu tố khác nên khi chi phí thay đổi dẫn đến NPV cũng thay đổi 2.4.1. Ảnh hưởng của chi phí đến NPV SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 49 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể Bảng 11: Chi phí xây dựng mô hình Biogas qua các năm Chi phí xây dựng Đơn giá (tr.đồng) Hạng mục Đv Kl 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Gạch đặc Viên 2000 0.0008 0.0008 0.0008 0.0008 0.0008 0.0008 0.0008 0.0009 Xi măng Kg 1050 0.0015 0.0015 0.0015 0.0015 0.0016 0.0017 0.0017 0.0015 Cát vàng M3 1.8 0.06 0.06 0.06 0.06 0.07 0.06 0.07 0.07 Sỏi M3 1.2 0.12 0.12 0.12 0.12 0.125 0.13 0.14 0.14 Thép xây dựng Kg 60 0.006 0.006 0.006 0.006 0.0061 0.0065 0.007 0.007 Ống dẫn M 32 0.007 0.007 0.007 0.008 0.008 0.0081 0.0081 0.0081 Ống nối cái 32 0.014 0.014 0.014 0.014 0.015 0.0155 0.016 0.017 Bếp Biogas cái 2 0.1 0.11 0.12 0.12 0.12 0.135 0.14 0.14 Công xây dựng Công 16 0.05 0.055 0.065 0.07 0.08 0.08 0.085 0.1 Tổng 5.459 5.559 5.739 5.851 6.198 6.3117 6.4977 6.6722 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) SVTH: Nguyễn Thị TrườngThơm – K42 KTTNMT 50 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể Ngoài chi phí xây dựng còn có thêm chi phí bảo dưỡng (0,15 tr.đồng) và các chi phí khác (0,5 tr.đồng). Do đó, ta có tổng chi phí mô hình Biogas Bảng 12: Tổng chi phí qua các năm Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Chi phí xây dựng 5.459 5.559 5.739 5.851 6.198 6.311 6.497 6.672 Chi phí bảo dưỡng 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 Chi phí khác 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Tổng chi phí 6.109 6.209 6.389 6.501 6.848 6.961 7.147 7.322 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Ứng với chi phí mỗi năm thì NPV sẽ thay đổi theo năm. Bảng 13: Sự thay đổi NPV khi chi phí thay đổi Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng chi phí 6.109 6.209 6.389 6.501 6.848 6.961 7.148 7.322 NPV 16.631 16.531 16.351 16.239 15.892 15.7783 15.592 15.418 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi chi phí tăng sẽ dẫn đến NPV sẽ giảm. Điều này cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa chi phí và NPV. Tuy nhiên sự thay đổi NPV là không lớn ( 0,1-0,347 tr.đồng). 2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí chất đốt, thắp sáng tới NPV Chi phí chất đốt, điện thắp sáng ảnh hưởng đến lợi ích của mô hình Biogas. Từ đó dẫn đến NPV cũng thay đổi theo. Trước đây, chi phí củi, gas và điện thắp sáng của mỗi nông hộ là không lớn nhưng mỗi năm thì chi phí này lại tăng lên do tác động của nền kinh tế thị trường. Nên khi xây dựng mô hình biogas thì đã tiết kiệm được rất nhiều tiền từ chi phí mua củi, gas và điện thắp sáng. Trường SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 51 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể Bảng 14: Chi phí chất đốt và thắp sáng trước và sau khi có Biogas Trước khi có Biogas (nghìn đồng/tháng) Năm NL 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sau khi có Biogas Củi 130 130 135 140 147 155 160 170 50 Gas 100 110 115 120 118 123 130 140 0 Điện 100 115 125 125 130 130 138 145 80 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Từ đó ta có bảng chi phí chất đốt và thắp sáng tiết kiệm được khi sử dụng Biogas Bảng 15: Khoản chi phí tiết kiệm Khoản tiết kiệm (tr.đồng/năm) Năm NL 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Củi 0,960 0,960 1,020 1,080 1,164 1,260 1,320 1,440 Gas 1,20 1,320 1,380 1,440 1,416 1,476 1,560 1,680 Điện 0,240 0,420 0,540 0,540 0,600 0,600 0,696 0,780 Tổng 2,400 2,700 2,940 3,060 3,180 3,336 3,576 3,900 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Ngoài ra, ta có lợi ích Biogas mang lại khi tiết kiệm được chi phí phân bón và thức ăn cá nhờ sử dụng chất thải Biogas là khoảng 2,13 tr.đồng/năm. Do đó, tổng lợi ích mà mô hình Biogas mang lại qua các năm Bảng 16: Tổng lợi ích của mô hình Biogas qua các năm Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lợi ích 4.530 4.830 5.070 5.190 5.310 5.466 5.706 6.030 NPV 16.563 18.068 19.272 19.874 20.476 21.259 22.463 24.089 Trường (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 52 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể Khi chi phí chất đốt và thắp sáng tăng lên thì lợi ích mà mô hình Biogas mang lại lại càng lớn.Trong điều kiện tài nguyên ngày càng khan hiếm thì việc tìm nguồn năng lượng thay thế là rất quan trọng và biogas là giải pháp thay thế tốt. Lợi ích mà mô hình này mang lại tăng dần qua các năm (trung bình mỗi năm tăng 1,25 tr.đồng). Ngoài ra, năng lượng Biogas còn mang lại hiệu quả về môi trường và xã hội mà chúng ta không thể ước tính hết như giảm thiểu khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, cải thiện cảnh quan làng xóm và thắt chặt tình đoàn kết giữa những người dân với nhau. Bên cạnh đó thì tùy thuộc vào thể tích hầm sinh khí, cơ chế vận động tốt hay không, nguyên liệu đầu vào là gìsẽ tạo ra lợi ích khác nhau Tóm lại, NPV của mô hình Biogas mang lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau và theo nhiều hướng khác nhau. Do đó cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao giá trị NPV của mô hình. Trường SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 53 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC MÔ HÌNH BIOGAS 3.1. GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BIOGAS. Với những lơị ích mà Biogas đã mang lại, các hộ nông dân đã dần nhận thức được hiệu quả mà mô hình này mang lại. Tuy nhiên không phải tất cả mọi thành phần dân cư đều hiểu hết những lợi ích này và nếu người dân thay đổi hành vi của chính mình thì quyết định đó cũng cần thời gian nhận thức lâu dài hơn nữa, mặc dù tất cả điều đó mang lại lợi ích cho họ. Tâm lý của người Việt Nam lúc nào cũng phải thật chắc chắn, không chấp nhận quá nhiều mạo hiểm. Đối với các hộ nông dân thì điều này càng quan trọng, họ không sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để đầu tư cho hệ thống này ngày từ ban đầu. Vì vậy, muốn ra một quyết sách có tính hiệu quả, chính phủ phải thực hiện một số biện pháp hỗ trợ, trong đó có biện pháp khuyến khích kinh tế là hiệu quả hơn cả. Thứ nhất, Trợ cấp kinh tế: Như đã phân tích ở trên, khi một hộ gia đình thực hiện biogas thì lợi ích thu được sẽ được chia sẻ cho cả xã hội, họ như là những tấm gương đi đầu cho phong trào xây dựng nông thôn mới văn minh và hiện đại hơn. Kinh tế vùng nông thôn còn rất thấp và như nghiên cứu trên đây thì bước đầu, người nông dân thực hiện Biogas cần được hỗ trợ một khoản tiền trong xây dựng cơ bản ban đầu. Do đó, Nhà nước cần đầu tư một khoản tiền hợp lý và có tính khuyến khích cao cho các hộ nông dân. Sự hỗ trợ về tài chính cũng có thể nhờ vào các tổ chức đầu tư khác thông qua thúc đẩy hợp tác giữa chính phủ với các tổ chức này. Quá trình thực hiện biogas cần có sự theo dõi, giám sát hợp lý. Vì vậy, Chính phủ có thể ưu đãi cho các tổ chức doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thiết bị hỗ trợ cho xây dựng, sử dụng, hoạt động của biogas. Trong các cấp Trườngchính quyền cũng cần có quan tâm thúc đẩy, có những cơ chế khen thưởng hợp lý để khuyến khích những doanh nghiệp tự khám phá thị trường, cũng như tự người dân ý thức được vai trò của họ. Như vậy, thực hiện biogas sẽ được bền vững hơn. SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 54 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể Thứ hai, Xây dựng cơ chế và hành lang pháp lý phù hợp: Nguồn nguyên liệu của biogas là chất thải của động vật và thực vật, đó là chất thải bỏ nhưng sử dụng đúng thì mới đem lại hiệu quả kinh tế. Muốn khai thác và sử dụng một cách hiệu quả thì phải có những chính sách định hướng và hỗ trợ hợp lý. Trước hết, chiến lược và quy hoạch Năng lượng tái tạo nói chung cần được sớm ban hành. Nhà nước nên sớm có chủ trương phát huy nội lực trong lĩnh vực này, bằng cách từ bây giờ đã phải hình thành cơ chế hay tổ chức phối hợp các cơ sở nghiên cứu khoa học liên quan như trung tâm phát triển vùng, bộ ban ngành về nông nghiệp nông thôn, kỹ thuật hoá chất, vật liệu xây dựng... Thực hiện biogas cần có sự tiến hành đồng bộ, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Ví dụ, ở nhiều địa phương, các cơ sở khoa học công nghệ cần phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khác mở lớp tập huấn cho cán bộ về lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sữa chữa thiết bị khi xảy ra sự cố. Đáng chú ý là chính sách huy động vốn nên được sớm ban hành, bao trùm đối tượng huy động từ mọi thành phần kinh tế: Nhà nước, tư nhân, nước ngoài, tổ chức, cá nhân... Thứ ba, Hỗ trợ kỹ thuật: Bên cạnh việc cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, các tổ chức đầu tư cần quan tâm tới quá trình chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của biogas. Trong thời gian thực hiện vừa qua đã có rất nhiều cải tiến cho hầm biogas để phù hợp với các vùng miền trong cả nước, nhưng để mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau thì cần nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Trong khi sử dụng cần được theo dõi chặt chẽ, đối phó với các sự cố xảy ra. Thứ tư, Tuyên truyền sâu rộng tới người dân: với lợi ích của thực hiện hầm biogas (lợi ích hữu hình và lợi ích vô hình), ngoài các chiến lược đầu tư còn phải tích cực tuyên truyền và quảng bá sâu rộng tới người dân. Thông tin sẽ dễ dàng đến với người dân qua truyền hình như một số tin tức giới thiệu trên chương trình thời sự hàng ngày, phim tài liệu hay các thông tin trong chương trình khuyến nông... Chính thống Trườnghơn, kênh thông tin có thể từ các Uỷ ban phường, xã, rồi xuống các xóm làng thông qua các Tổ trưởng. Ở các xã thuộc huyện Đô Lương việc sử dụng đài phát thành để tuyên truyền là rất phổ biến. Do đó việc giới thiệu cho người dân về hiệu quả, lợi ích, SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 55 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể các khâu kỹ thuật của mô hình Biogas và kinh nghiệm của các hộ đã xây dựng Biogas trên đài phát thanh của từng xã được xem là một giải pháp tốt. Từ đó, mỗi nhà có thể nắm được chủ trương và chính sách Quốc gia, đồng thời thấy rõ lợi ích của chuyển đổi hình thức sử dụng năng lượng. Ngoài ra, quy hoạch vùng để xây dựng Biogas cũng được xem là một giải pháp mới. Bên cạnh đó thì hiện nay tại huyện mới chỉ có một phòng khuyến nông duy nhất phục vụ cho người dân toàn huyện. Điều này là không đủ đáp ứng nhu cầu thông tin cũng nhu cầu xây dựng mô hình Biogas ở trên toàn địa bàn huyện. Có nhiều trường hợp do chờ đợi quá lâu nên đã quyết định không xây hầm khí sinh học. Do đó mỗi xã cần thành lập một tổ khuyến nông và được đào tạo, tập huấn chuyên sâu để phục vụ cho các nhu cầu của người dân không những về mô hình Biogas mà cả những nhu cầu khác về dịch vụ nông nghiệp. Thứ năm, Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ năng lượng mới và tái tạo. Các hầm Biogas đã được thực hiện trước đây đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các nước khác như Hà Lan, Đức... với sự hỗ trợ cả về công nghệ và tài chính. Việc áp dụng công nghệ của các nước tiên tiến vào nước ta cần có sự chọn lọc và cải tiến cho phù hợp với nền kinh tế nước nhà. Từ đó tránh được nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp từ các nước giàu gây tổn hại đến nền sinh thái môi trường của nước ta vốn đã bị tác động không có trật tự. Do vậy, quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi là cần thiết đối với nước ta hiện nay. Trong 20 hộ không áp dụng Biogas được điều tra thì có 16 hộ (chiếm 80%) có mong muốn được áp dụng mô hình Biogas, 4 hộ còn lại không có mong muốn áp dụng Biogas bởi quy mô chăn nuôi của hộ gia đình nhỏ lẻ (số đầu gia súc, gia cầm < 100 con). Trong 16 hộ có mong muốn được áp dụng Biogas thì có 10 hộ (chiếm 62,5%) có đủ điều kiện để áp dụng mô hình này vào thực tế. Với số đầu gia súc, gia cầm là 116,7 con thì đây là đầu vào nguyên liệu đủ để duy trì mô hình Biogas. 6 hộ còn lại tuy có Trườngmong muốn áp dụng mô hình này nhưng không đủ điều kiện để áp dụng. Do vậy, để nhân rộng hơn nữa mô hình này thì cán bộ khuyến nông cần tiến hành điều tra số gia súc, gia cầm của hộ gia đình để xem xét những hộ nào có đủ điều kiện áp dụng và SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 56 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể khuyến khích những hộ này xây dựng mô hình Biogas để tiết kiệm chất đốt, điện thắp sáng và phân bón 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH BIOGAS: Hiện tại hầu hết mô hình khí sinh học được xây dựng ở huyện Đô Lương đều là mô hình khí sinh học có nắp cố định. Sau một thời gian sử dụng thì mô hình này đã bộc lộ một số nhược điểm như hay bị hở, không kín tuyệt đối , dễ bị lún nứt, không tự phá được váng (hàng năm phải hút bã ra), lắp đặt lâu, không thể di chuyển được sang vị trí khác khi có nhu cầu chuyển đổi vị trí, chất lượng hầm bể phụ thuộc tay nghề thợ xây. Do đó mà hiệu quả mô hình mang lại là chưa cao và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người sử dụng. Việc cần làm là tìm ra giải pháp để khắc phục những nhược điểm trên. Qua nhiều năm phân tích và nghiên cứu công dụng của hầm Biogas có nhiều công ty đã sản xuất ra bể Biogas bằng vật liệu Composite hình cầu với tính ưu việt vượt trội hoàn toàn so với bể biogas xây bằng gạch. Ưu điểm của loại bể này là độ bền cao và kín khí tuyệt đối, kiểm tra và xử lý độ kín khí ngay khi lắp đặt, bể không bị nứt, gãy, không bị rò khí trong điều kiện nền móng yếu, lún, nứt, không bị axít ăn mòn. Trọng lượng bể nhẹ, dễ di chuyển bằng ôtô và chuyển bộ, phù hợp với nhiều địa hình vùng nông thôn. Hiệu suất sinh khí cao vì chịu được áp suất lớn và kín khí tuyệt đối. Có khả năng tự phá váng, chuyển hóa lên men kỵ khí đạt 100%. Tốn rất ít thời gian và nhân công lắp đặt, thời gian lắp đặt nhanh chỉ từ 2 -3 giờ là có thể cho phân vào và sử dụng được ngay. Vì vậy huyện cần lựa chọn phương án phù hợp để nâng cao hiệu quả của mô hình Biogas. Ngoài ra, bể Biogas tại Đô Lương được xây kín ở trong lòng đất, ống nạp nguyên liệu ở phía xả thải của chuồng chăn nuôi nhưng một số hộ gia đình lại xây bể nổi và gần vườn rau. Hệ thống cho thoát chất thải ra vườn để phơi khô chất thải trước khi đem bón. Đây cũng được xem là một cách giải quyết hay vì tiết kiệm được thời Trườnggian cho nông dân khi phải vớt chất thải ra khỏi hầm. Hơn nữa, nhiều gia đình chăn nuôi lớn khi xây dựng hầm Biogas và sử dụng nhưng không sử dụng hết. Bên cạnh đó thì một số hộ lại không đủ nguyên liệu để nạp vào hầm. Một giải pháp đã được đưa ra SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 57 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể là thu mua nguyên liệu thừa của các gia đình hàng xóm. Giá nguyên liệu lại rất rẻ và hầu như là các hộ gia đình này cho không gia đình khác. Điều đó đã giải quyết được việc nguyên liệu đầu vào cho các hộ gia đình. Tóm lại, một hầm biogas đạt tiêu chuẩn cần được quan tâm trên nhiều phương diện, thực hiện cũng cần được phối hợp bởi nhiều cơ quan, tổ chức. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình này cần có những giải pháp phù hợp và người dân cần hiểu rõ lợi ích để ủng hộ cho việc thực hiện, cách thức vận hành mới có thể tiến tới phát triển bền vững. Trường SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 58 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Đề tài “Đánh giá tình hình áp dụng mô hình Biogas và phân tích kinh tế một số mô hình biogas chọn lựa tại huyện Đô Lương- Nghệ An” được thực hiện với mục đích tìm hiểu về biogas và tổng hợp lại một quá trình thực hiện biogas từ trước đến nay, từ đó đưa ra phương hướng thúc đẩy thích hợp để mở rộng hơn nữa chiến lược bảo vệ môi trường cũng như chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Quốc gia nói chung. Trong đề tài này đã chỉ ra những vấn đề cơ bản liên quan đến biogas, giới thiệu chung về biogas, các thành phần cơ bản và những đơn vị qui đổi dễ hình dung nhất về tính năng khi sử dụng khí biogas. Đề tài cũng tổng hợp một quá trình lịch sử phát triển của biogas để từ đó có thể hình dung được mối quan tâm của thế giới và các nhà nghiên cứu lớn đã quan tâm đến vấn đề của khí sinh học từ rất sớm, thông qua đó nhận thấy tiềm năng mà biogas đưa lại cho nhân loại một nguồn năng lượng rẻ tiền mà hiệu quả. Qua phần phân tích ta có thể thấy được mô hình biogas mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và ổn định vì tuổi thọ của một hầm sinh khí là khá dài. Nếu các nông hộ biết sử kết hợp biogas vừa đề đun nấu, vừa sử dụng cho cả trồng trọt và chăn nuôi thì lợi ích mang lại là rất lớn. Nhìn chung thì đa số các nông hộ điều nhận thấy được lợi ích về kinh tế cũng như về môi trường của mô hình biogas, nhưng họ chỉ nhận thấy một phần nào đó các lợi ích. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều hộ gia đình chưa nhận thức rõ lợi ích của mô hình này. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các nông hộ. Vì lợi ích từ mô hình biogas không trực tiếp mang lại tiền lãi cho người dân, chính vì thế mà họ Trườngkhông nhận thấy rõ lợi ích về kinh tế cũng như đối với môi trường của mô hình, và nếu có nhận thấy họ cũng không thể đo lường được là bao nhiêu. Cũng qua quá trình phỏng vấn thì đa số các nông hộ muốn biết thêm nhiều ứng dụng của mô hình SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 59 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể biogas, ngoài việc thay thế các nhiên liệu đốt truyền thống thì họ muốn biết thêm về kỹ thuật chuyển khí biogas qua sử dụng thay thế cho điện. Do đó cần có những biện pháp phù hợp hơn nữa để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng mô hình Biogas vừa nhân rộng được mô hình này trên địa bàn toàn huyện cũng như toàn quốc. Từ đó hướng dần đến mục tiêu nguồn năng lượng sạch và một đất nước phát triển xanh. Khó khăn của nghiên cứu là do thời gian, kinh nghiệm và năng lực còn hạn chế nên địa điểm nghiên cứu mẫu không được mở rộng. Thiết kế kỹ thuật là các hầm biogas có nhiều dung tích khác nhau và đem lại hiệu quả đối với người sử dụng khác nhau nên khi tính toán đã bị đánh đồng giá trị trung bình. Tuy nhiên, nghiên cứu không thiếu đi tính thực tế của nó. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. 2. KIẾN NGHỊ: Với những giải pháp đã nêu trên thì việc đưa ra những kiến nghị nhằm nhân rộng mô hình Biogas là điều cần thiết. Sau đây là một số kiến nghị: 2.1. Kiến nghị đối với nhà nước và các cấp quản lý Tiến hành thực hiện Biogas hiện nay mới dừng lại ở quy hoạch của địa bàn thực hiện, còn tuỳ thuộc phần lớn vào đầu tư của bên ngoài. Việc đầu tiên cần làm hiện nay là xây dựng một khuôn khổ hành lang pháp lý tổng hợp bao hàm các cơ chế kinh tế, luật pháp, kỹ thuật, giáo dục riêng cho Năng lượng tái tạo, quan tâm đến công nghệ khí vi sinh. Một khi đã có những định hướng rõ ràng thì công cuộc kêu gọi đầu tư cũng thuận lợi hơn. Xây dựng lộ trình cho việc đưa năng lượng tái tạo vào giáo dục từ cấp phổ thông và hướng triển khai cụ thể và xúc tiến quan hệ quốc tế trên lĩnh vực này càng sớm càng tốt. 2.2. Kiến nghị đối với các đơn vị sản xuất Hiện nay chưa có một doanh nghiệp nào sản xuất chính thống về Biogas nhưng Trườngcó một số thiết bị liên quan đến quá trình thực hiện thì quá trình xây dựng cần được quản lý tốt. Tại nông thôn còn sử dụng các đội thợ xây tại địa phương nên những SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 60 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Bùi Dũng Thể người này cần có tinh thần trách nhiệm trong khi làm nhiệm vụ, chính họ là những người phải có tinh thần học hỏi, biết đến các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hầm. Một số thiết bị liên quan của doanh nghiệp cần chú ý tới chất lượng, hàng hoá phải có xuất xứ cụ thể. 2.3. Kiến nghị đối với người dân Mức sống của người dân ngày một cao thì nhận thức của họ cũng được cải tiến, khi tạo điều kiện cho họ nhận thấy lợi ích của thực hiện biogas thì họ sẽ không ngần ngại bỏ ra một số tiền để thực hiện. Tuy nhiên, số lượng đó còn rất ít, người dân cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của mình, khi thực hiện không phải là vì nguồn lợi đầu tư trước mắt mà cả quá trình thực hiện, chính những người dân là người kiểm tra, giám sát và đánh giá cụ thể nhất lợi ích của biogas. Người dân thực hiện cần nắm rõ được vai trò của mình không thì sẽ vô tình gây ra sự cố nguy hiểm cho gia đình và những người xung quanh. Trường SVTH: Nguyễn Thị Thơm – K42 KTTNMT 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO A – Tài liệu văn bản 1. Báo cáo bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 của Cục Chăn nuôi 2. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đô Lương năm 2010 đến năm 2020. 3. Bùi Xuân An - Một số kinh nghiệm phát triển kỹ thuật Biogas cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam - Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. 4. Phan Huy Chí - Tham luận về việc ứng dụng sản xuất khí biogas trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn – Trung tâm nghiên cứu và phát triển Vùng. 5. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh – Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường – Nhà xuất bản thống kê, 2003 6. Nguyễn Quang Dũng - Khảo sát người sử dụng khí sinh học 2010 – 2011 (chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 2007 – 2012) 7. Lê Thanh Phú- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Biogas đối với nông hộ tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ- Luận văn tốt nghiệp, 2011 8. Lê Thị Thuỷ- Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng hầm Biogas trong quy mô hộ gia đình- Luận văn tốt nghiệp, 2008. 9. TS. Nguyễn Văn Toàn- Tóm tắt bài giảng và bài tập lập và quản lý dự án đầu tư- Đại học Huế, Đại học Kinh tế, 2004 10. Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. B. Tài liệu qua internet 1. Website Bách khoa toàn thư trực tuyến của Việt Nam. 2. Website www.gso.gov.vn Thông tin của tổng cục thống kê. 3. Website: Trường4. Website: PHỤ LỤC I ♣ PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN Đề tài: “Đánh giá tình hình áp dụng mô hình Biogas và phân tích kinh tế một số mô hình biogas chọn lựa tại huyện Đô Lương- Nghệ An” I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT Tên chủ hộ: Tuổi ..Giới tính:................... Trình độ văn hóa:................................................. Địa chỉ: .................................................................................................................. Tổng số nhân khẩu: . . Số lao động chính II. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU CHUNG 1. Hiện nay gia đình đang có hình thức chăn nuôi, trồng trọt nào (số lượng hay diện tích bao nhiêu)?  Nuôi lợn ........  Nuôi trâu, bò ........  Nuôi gà, vịt......................................................................  Nuôi cá ..................................................................................  Trồng lúa .............................................................................  Trồng các loại cây ngắn ngày (đất màu)  Khác .......................................................................................... 2. Ông/bà sử dụng nhiên liệu gì cho sinh hoạt? Trường Củi  Gas hóa lỏng  Điện  Khác..........  Than 3. Mức chi tiêu bình quân hàng tháng cho các loại nhiên liệu: Các khoản chi tiêu Điện Gas Củi, than Khác Mức chi tiêu (đồng) 4. Ông/bà thường xử lý chất thải chăn nuôi bằng cách nào?  Bón cho cây  Thải ra kênh,cống rãnh  Dẫn vào ao nuôi cá  Khác 5. Ông/bà có nhận thấy khu vực này bị ô nhiễm không ?  Có  Không Nếu có, ô nhiễm như thế nào?  Mùi hôi thối  Mất cảnh quan làng xóm  Ô nhiễm nguồn nước  Ruồi nhặng, chuột, muỗi  Khác 6. Ô nhiễm như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình ông/bà không?  Có  Không Nếu có, ảnh hưởng đó là gì?  Tiêu chảy  Bệnh về đường hô hấp  Nhức đầu  Viêm mũi  Giun sán  Bệnh truyền nhiễm  Bệnh ngoài da  Khác 7. Ông/bà có biết gì về mô hình biogas không?  Có  Không Nếu có thì ông /bà biết được mô hình Biogas từ đâu?  Tivi, đài, báo  Những người sử dụng Biogas  Cán bộ khuyến nông  Khác ......... Trường 8. Gia đình ông bà có xây dựng hầm Biogas không?  Không => chuyển sang phần III  Có => chuyển sang phần IV III. THÔNG TIN DÀNH CHO HỘ KHÔNG ÁP DỤNG BIOGAS 1. Xin ông/bà cho biết tại sao gia đình không sử dụng Biogas:  Chi phí lắp đặt cao  Quy mô chăn nuôi của hộ gia đình nhỏ lẻ  Công tác tuyên truyền ứng dụng mô hình chưa phổ biến  Điều kiện địa hình không thuận lợi 2. Trong 3 năm gần đây, gia đình ông/bà có mở rộng quy mô sản xuất không?  Có  Không Nếu có, xin cho biết: Các khoản Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số lần thu hoạch/năm Heo Năng suất Đơn giá Số lần thu hoạch/năm Trâu, bò Năng suất Đơn giá Số lần thu hoạch/năm Cá Năng suất - Đơn giá Số lần thu hoạch/năm Lạc, rau Năng suất Trường- Đơn giá 3. Theo ông/bà môi trường xung quanh gia đình mình như thế nào?  Ô nhiễm trầm trọng  Bình thường  Ít ô nhiễm  Không bị ô nhiễm 4. Ông/bà có mong muốn gia đình sẽ được áp dụng mô hình biogas không?  Có  Không IV. THÔNG TIN DÀNH CHO HỘ ÁP DỤNG BIOGAS: 1. Gia đình đang sử dụng loại hầm Biogas nào?  Hầm có nắp đậy cố định  Hầm nhựa composite  Hầm ủ nắp trôi nổi  Túi ủ 2. Mô hình Biogas của gia đình ông/bà xây dựng có thể tích là bao nhiêu? Và được xây dựng năm nào? 3. Chi phí lắp đặt loại hầm Biogas hiện tại của ông/ bà là bao nhiêu? Chi phí Chi phí Chi phí bảo Chi phí Tổng chi nguyên vật nhân công dưỡng khác .... phí liệu Thành tiền (1000đ) 4. Ông/bà có được hỗ trợ về chi phí không?  Có  Không Nếu có thì mức hỗ trợ là bao nhiêu? ............. 5. Ông/ bà có vay vốn để lắp đặt Biogas không?  Có  Không Nếu có: Nguồn vay 1: .................................. Lượng tiền.............. Lãi suất (%)........ Nguồn vay 2: .................................. Lượng tiền.............. Lãi suất (%)........ TrườngThời hạn vay: ................................. 6. Ai trực tiếp lắp đặt?  Cán bộ khuyến nông  Người làm dịch vụ  Người trong nhà  Khác ............. 7. Ông/ bà sử dụng khí Biogas để ....?  Nấu ăn  Nấu cám  Nấu nước  Thắp sáng  Nấu rượu  Khác................ 8. Chi tiêu hằng tháng của gia đình ông/bà về nhiên liệu: Khoản mục Trước khi có Biogas Sau khi có Biogas Củi (1000đ/ tháng) Điện (1000đ/tháng) Than (1000đ/tháng) Gas hóa lỏng (1000đ/tháng) Khác .... 9. Ông/ bà tiết kiệm được bao nhiêu thời gian làm việc nhà (nấu nướng, dọn dẹp, lấy củi....) từ khi có Biogas? ... h/ngày 10. Ông/bà có sử dụng phụ phẩm khí sinh học (bã thải, nước thải lỏng) không?  Có  Không Nếu có thì sử dụng vào những việc gì?  Bón nương vườn  Đem cho  Bón ruộng  Nuôi cá  Bón đất màu  Khác ........ 11. Từ khi lắp đặt hệ thống Biogas, ông bà có mở rộng quy mô chăn nuôi không? Trường Có  Không Nếu có, xin ông bà cho biết: Chỉ tiêu Trước khi có Biogas Sau khi có Biogas Số con/lứa - - Số lứa/năm - - Lợn Năng suất - - Đơn giá - - Số con - - Trâu, bò Số lứa/năm - - Đơn giá - - Diện tích (m2) - - Lúa Năng suất - - Đơn giá - - Khác 12. Theo ông/bà tiện lợi của việc sử dụng công nghệ Biogas so với sử dụng than, củi, điện ... là gì?  Tiết kiệm thời gian  Sạch sẽ  Giảm mùi hồi  Giảm ruồi muỗi, gián....  Tiết kiệm chi phí tiền bạc  Khác ............... 13. Cảm nhận của ông/ bà về việc sử dụng công nghệ Biogas như thế nào? Ưu điểm:............................................................................................................. ....................................................................................................................................... Nhược điểm: .................................................................................................... .................................................................................................................................... Ý kiến riêng: .................................................................................................... Trường................................................................ .................................................................... XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ NHIỆT TÌNH CỦA ÔNG/BÀ PHỤ LỤC II ♣ Một số hình ảnh về hầm biogas ************* Hình 1: Quá trình xây dựng hầm biogas ở Việt Nam Trường Hình 2: Ứng dụng Biogas: Trường Trường i

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_ap_dung_mo_hinh_biogas_va_phan.pdf
Tài liệu liên quan