ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG VĂN THƯỜNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Khoa: Môi trường
Khóa học: 2015 - 2019
Thái Nguyên – 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG VĂN THƯỜNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI P
78 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương mỹ, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Lớp: K47 - KHMT
Khoa: Môi trường
Khóa học: 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải
Thái Nguyên – 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nhằm thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với
hành, gắn lý thuyết với thực tiễn” của các trường đại học trong cả nước nói chung
và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là giai đoạn quan trọng
giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời nâng cao
kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn
thể các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Môi trường đã
tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng
như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Nguyễn Thanh Hải
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và
tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt khóa luận này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân, những
người đã luôn động viên, tạo điều kiện góp ý và giúp đỡ em trong suốt thời gian học
tập và thực hiện khóa luận.
Em xin chúc toàn thể các Thầy, Cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
công trong sự nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ............................................................... 5
Bảng 2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn ..................................................................... 8
Bảng 2.3. Các thành phần chất thải rắn ....................................................................... 8
Bảng 2.4. Khối lượng riêng các thành phần của chất thải rắn đô thị ........................ 10
Bảng 2.5. Thành phần các nguyên tố của chất thải rắn ............................................. 11
Bảng 2.6. Tình hình quản lý chất thải của một số quốc gia ...................................... 23
Bảng 2.7. Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn) ...... 23
Bảng 4.1. Biến động dân số và tình hình phát sinh, thu gom CTR ........................... 39
Bảng 4.2. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình (%)............................. 41
Bảng 4.3. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ chợ (%) ......................................... 42
Bảng 4.4. Thành phần CTR tại các cơ quan, trường học (%) ................................... 43
Bảng 4.5. Tổng hợp thực trạng phát thải CTRSH huyện Chương Mỹ (%) .............. 45
Bảng 4.6. Thành phần chất thải rắn công nghiệp huyện Chương Mỹ ...................... 47
Bảng 4.7. Tình hình sản xuất lúa, ngô tại huyện Chương Mỹ .................................. 48
Bảng 4.8. Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm (Đơn vị tính: con) ...................... 49
Bảng 4.9.Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp từ canh tác lúa, ngô (tấn) .................. 50
Bảng 4.10. Số lượng phân phát sinh của đàn gia súc, gia cầm ................................. 50
Bảng 4.11: Số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh của công ty Môi trường
đô thị Xuân Mai ....................................................................................... 54
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Chương Mỹ ................................................................. 36
Hình 4.2. Nguồn phát sinh CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ ............................ 44
Hình 4.3: Sơ đồ thu gom và tổ chức quản lý chất thải rắn tại địa bàn ...................... 52
Hình 4.4: Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác đô thị .................................................. 53
Hình 4.5: Thu gom rác tại thị trấn Xuân Mai ............................................................ 54
Hình 4.6: Sơ đồ phân loại CTR tại nguồn ................................................................. 62
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
CC Cơ cấu
CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CTRCN Chất thải rắn công nghiệp
CTNNN Chất thải rắn nông nghiệp
KCN Khu công nghiệp
KT – XH Kinh tế - Xã hội
TM Thương mại
TDP Tổ dân phố
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVL Quy chuẩn Việt Nam
TT Thông tư
NĐ Nghị định
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
2.1. Tổng quan về chất thải rắn ................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về chất thải rắn ................................................................................ 4
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn............................................................................ 4
2.1.3. Phân loại chất thải rắn ....................................................................................... 6
2.1.4. Thành phần chất thải rắn ................................................................................... 7
2.1.5. Tính chất của chất thải rắn ................................................................................ 9
2.1.6. Tốc độ phát sinh chất thải rắn ......................................................................... 13
2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường ................................................................ 15
2.2.1. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường nước .................................................... 15
2.2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường đất........................................................ 16
2.2.3. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường không khí ............................................ 16
2.2.4. Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe con người ................................................ 17
2.2.5. Ảnh hưởng của CTR đến kinh tế - xã hội ....................................................... 18
2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn hiện nay ........................................................... 19
2.3.1. Khái niệm quản lý chất thải rắn ...................................................................... 19
vi
2.3.2. Quản lý chất thải rắn có sự tham gia của cộng đồng ...................................... 20
2.3.3. Tình hình quản lý CTR trên thế giới ............................................................... 23
2.3.4. Tình hình quản lý CTR ở Việt Nam ................................................................ 25
2.4. Các mô hình quản lý chất thải rắn hiện nay ...................................................... 28
2.4.1. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông thường ................................... 28
2.4.2. Mô hình phân loại rác tại nguồn có sự tham gia ............................................. 29
2.4.3. Mô hình quản lý CTR có sự tham gia của cộng đồng..................................... 29
2.4.4. Mô hình đổ đống hay bãi hở ........................................................................... 30
2.4.5. Mô hình chôn lấp hợp vệ sinh ......................................................................... 31
2.4.6. Mô hình chế biến phân bón hữu cơ ................................................................. 33
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................................... 34
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 34
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 34
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 34
3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ, TP
Hà Nội ....................................................................................................................... 34
3.2.2. Thực trạng phát sinh CTR tại địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội .......... 34
3.2.3. Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội ........... 34
3.2.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý CTR ............................................. 34
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 34
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................... 34
3.3.2. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt .............................. 35
3.3.3. Phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu ................................. 35
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 36
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội .... 36
4.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 36
4.1.2. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................ 37
4.1.3. Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước ..................................................................... 38
vii
4.1.4. Tình hình phát triển kinh tế ............................................................................. 38
4.1.5. Vấn đề dân số, môi trường và rác thải ............................................................ 39
4.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn tại địa bàn huyện chương mỹ ...................... 39
4.2.1. Chất thải rắn từ các hộ gia đình ...................................................................... 40
4.2.2. CTR phát sinh từ chợ và siêu thị ..................................................................... 42
4.2.3. Chất thải rắn sinh hoạt khác ............................................................................ 43
4.2.4. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp .............................................. 45
4.2.5. Hiện trạng CTR nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ ....................... 48
4.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ ...................... 51
4.3.1. Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ .... 51
4.3.2. Hiện trạng quản lý CTR công nghiệp ............................................................. 57
4.3.3. Hiện trạng quản lý CTR nông nghiệp ............................................................. 58
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn huyện Chương Mỹ .... 59
4.4.1. Đề xuất giải pháp quản lý................................................................................ 59
4.4.2. Thực hiện phân loại CTR tại nguồn ................................................................ 61
4.4.3. Nghiên cứu phát triển công nghệ - thay đổi thói quen tiêu dùng hằng ngày .. 63
4.4.4. Tuyên truyền – giáo dục ý thức cộng đồng ..................................................... 63
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 65
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 65
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 67
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt bậc
của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế
– xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa,
nguyên vật liệu, năng lượng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng
chất thải rắn. Chất thải rắn tăng mạnh về số lượng, với thành phần ngày càng phức
tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý.
Trong thời gian qua, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở nước ta chưa được
áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất
thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn
lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi
trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các địa
phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà
máy xử lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý chất thải
rắn còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý chất thải rắn đã được xây dựng và
vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa đạt yêu
cầu. Chính vì vậy, hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý chất thải có
những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý chất thải rắn không đảm bảo quy
chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường, sức
khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội.
Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam Hà Nội,
cách trung tâm thủ đô 20km. Là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố với dân
số hơn 32,13 nghìn người. Chính sự tăng nhanh về dân số cũng như chất lượng đời
sống nhân dân được nâng cao đã làm cho lượng chất thải rắn phát sinh ngày một
nhiều trên địa bàn huyện.
2
Trong những năm gần đây đặc biệt là giai đoạn 2017 – 2018 phòng Tài
nguyên Môi trường huyện Chương Mỹ phối hợp với công ty Môi trường đô thị
Xuân Mai đã tiến hành nhiều biện pháp xử lý lượng chất thải rắn phát sinh trên địa
bàn huyện để tránh tối đa những vấn đề về ô nhiễm môi trường do lượng chất thải
này gây ra. Tuy nhiên, kết quả thực hiện mới chỉ dừng lại ở việc thu gom, vận
chuyển mà chưa chú trọng đến các giải pháp nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế
cũng như xử lý triệt để lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày dẫn đến lượng chất
thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện ngày càng tăng, thành phần ngày càng phức
tạp, khó xử lý, gây ra tình trạng quá tải tại các điểm tập trung rác và tại các bãi chôn
lấp rác thải. Điều này là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô
nhiễm môi trường như hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của công
tác đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, được sự nhất trí của Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên TS. Nguyễn Thanh Hải em
thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất
thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý
chất thải rắn trên địa bàn góp phần vào việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
của huyện trong thời gian tới.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác nghiên cứu sau này.
- Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quản lý chất thải rắn,
phát huy vai trò của cộng đồng dân cư và sự giúp sức của các tổ chức xã hội. Là tài
liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý môi trường, làm tài liệu giảng dạy và
học tập cho ngành Môi trường.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu thực tế để quản lý môi trường ở địa phương và
áp dụng thực các mô hình quản lý rác thải sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế, xã hội và môi trường.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về chất thải rắn
2.1.1. Khái niệm về chất thải rắn
Theo Luật Bảo vệ môi trường thì chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.(Chương 1, Điều 3 Luật BVMT 2014)
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính
phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Chất thải rắn là các chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại
hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất
thải nguy hại.
- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh ra
trong hoạt động thường ngày của con người.
- Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn sinh ra trong hoạt động kinh
doanh, sản xuất, dịch vụ.
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở
quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản
lý chất thải rắn.
Chất thải rắn đô thị được xem như là chất thải cộng đồng ngoại trừ các chất
thải trong quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải công nghiệp.
Các loại chất thải sinh ra từ các nguồn này được trình bày ở bảng 2.1 và hình 2.1.
5
Bảng 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Các hoạt động và vị trí phát
Nguồn Loại chất thải rắn
sinh chất thải
Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng,
Những nơi ở riêng của một
nhựa dẻo, hàng dệt, đồ da, chất thải
hay nhiều gia đình. Những
Nhà ở vườn, đồ gỗ, kim loại, rác đường phố,
căn hộ thấp, vừa và cao
chất thải đặc biệt (thiết bị điện, lốp xe,
tầng
dầu), chất thải nguy hại.
Trung
Cửa hàng, nhà hàng, chợ và Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải
tâm
văn phòng, khách sạn, dịch thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất
thương
vụ, cửa hiệu in thải đặc biệt, chất thải nguy hại,
mại
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải
Cơ quan Trường học, bệnh viện, nhà
thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất
nhà nước tù, trung tâm Chính phủ
thải nguy hại,
Nơi xây dựng mới, sửa
Xây
đường, san bằng các công Gỗ, thép, bê tông, đất,
dựng
trình xây dựng, vỉa hè hư hại.
Quét dọn đường phố, làm Chất thải đặc biệt, rác đường phố, vật
Dịch vụ phong cảnh, công viên và bãi xén ra từ cây, chất thải từ các công
đô thị tắm, những khu vực tiêu khiển viên, bãi tắm và các khu vực tiêu
khác. khiển khác.
Trạm xử
Quá trình xử lý nước, nước Khối lượng lớn bùn dư.
lý, thiêu
thải và chất thải công nghiệp.
đốt
Nguồn: (George et all,1993)
6
Nhà dân, khu Cơ quan trường Nơi vui chơi, giải
dân cư. học trí
Chợ, bến xe, Chất thải rắn
nhà ga
Nông nghiệp, hoạt Khu công nghiệp,
Giao thông, xây động xử lý rác thải nhà máy, xí nghiệp
dựng.
Hình 2.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cs,2008)
2.1.3. Phân loại chất thải rắn
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,
ngoài nhà, trên đường phố, chợ,
- Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần
hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao
su, chất dẻo,
- Theo bản chất nguồn tạo thành: chất thải rắn được chia thành các loại sau:
Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải nông
nghiệp, trong đó:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim
loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa
hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác
động vật, vỏ rau quả v.v (Vũ Thị Hồng, 2004).
Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
7
Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả, loại này mang bản
chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt trong
điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức
ăn dư thừa từ các nhà bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ...
(Nguyễn Văn Phước, 2008).
Các hoạt động kinh tế-xã hội của con người
Các quá trình Hoạt động sống và tái Các hoạt Các hoạt động giao
phi sản xuất sản sinh con người động quản lý tiếp và đối ngoại
CHẤT THẢI SINH HOẠT
Hình 2.2. Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
(Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2004)
2.1.4. Thành phần chất thải rắn
Theo nguồn phát sinh có thể phân biệt các thành phần sau: Rác thải tại nhà ở và
trung tâm thương mại; rác thải ở các cơ quan nhà nước; rác thải đô thị; rác thải công
viên và các khu vực giải trí; rác thải khu vực đánh bắt; rác thải từ nhà máy xử lý.
8
Bảng 2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
% Khối lượng
Nguồn phát sinh
Dao động Trung bình
Nhà ở và trung tâm hương mại 50 -70 62
Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện, bình điện) 3 -12 5
Chất thải nguy hại 0,1 – 1,0 0,1
Cơ quan nhà nước 3 - 5 3,4
Xây dựng và phá dỡ 8 - 20 14
Các dịch vụ đô thị
Làm sạch đường phố 2 -5 3,8
Cây xanh và phong cảnh 2 - 5 3,0
Công viên và các khu vực giải trí 1,5 - 3 2,0
Khu vực đánh bắt 0,5 – 1,2 0,7
Bùn đặc từ nhà máy xử lý 3 - 8 6,0
Tổng cộng 100
(Nguồn: George et al, 1993)
Bảng 2.3. Các thành phần chất thải rắn
% Trọng lượng
Thành phần
Khoảng giá trị Trung bình
Chất thải thực phẩm 6 – 25 15
Giấy 25 – 45 40
Bìa cứng 3 – 15 4
Chất dẻo 2 – 8 3
Vải vụn 0 – 4 2
Cao su 0 – 2 0,5
Da vụn 0 – 2 0,5
Rác làm vườn 0 – 20 12
Gỗ 1 – 4 2
Thủy tinh 4 – 16 8
Can hộp 2 – 8 6
Kim loại không thép 0 – 1 1
Kim loại thép 1 – 4 2
Bụi, tro, gạch 0 – 10 4
Tổng cộng 100
(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2011)
9
2.1.5. Tính chất của chất thải rắn
2.1.5.1. Tính chất lý học của chất thải rắn
Việc lựa chọn và vận hành thiết bị, phân tích và thiết kế hệ thống xử lý, đánh
giá khả năng thu hồi năng lượng phụ thuộc rất nhiều vào tính chất vật lý của chất
thải rắn. Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn đô thị bao gồm: khối
lượng riêng, độ ẩm, kích thước phân loại và độ xốp. Trong đó, khối lượng riêng và
độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý chất thải rắn đô thị
ở Việt Nam.
Khối lượng riêng
Khối lượng riêng (hay mật độ) của rác thải thay đổi theo thành phần, độ ẩm,
độ nén của chất thải. Trong công tác quản lý chất thải rắn, khối lượng riêng là thông
số quan trọng phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Qua đó
có thể phân bổ và tính được nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác thu gom vận
chuyển, khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô bãi chôn lấp chất thải. Khối
lượng riêng được xác định bởi khối lượng của vật liệu trên một đơn vị thể tích
(kg/m3). Dữ liệu về khối lượng riêng cần thiết để định mức tổng khối lượng và thể
tích chất thải cần phải quản lý. Khối lượng riêng của các hợp phần trong chất thải
rắn đô thị được trình bày ở bảng 2.4.
Khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi một cách rõ ràng theo vị trí địa lý,
mùa trong năm và thời gian lưu trữ, do đó cách tốt nhất là sử dụng các giá trị trung
bình đã được lựa chọn. Khối lượng riêng của chất thải sinh hoạt thay đổi từ 120 đến
590 kg/m3. Đối với xe vận chuyển, rác có thể ép lên đến 830 kg/m3. Khối lượng
riêng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác định tỷ lệ
giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m3 (Định Quốc
Cường, 2005).
Độ ẩm
10
Bảng 2.4. Khối lượng riêng các thành phần của chất thải rắn đô thị
Khối lượng riêng (lb/yd3)*
Loại chất thải
Dao động Trung bình
Thực phẩm 220 – 810 490
Giấy 70 – 220 150
Carton 70 – 135 85
Plastic 70 – 220 110
Vải 70 – 170 110
Cao su 170 – 340 220
Da 170 – 440 270
Rác làm vườn 100 – 380 170
Gỗ 220 – 540 400
Thủy tinh 270 – 810 330
Can thiết (đồ hộp) 85 – 270 150
Nhôm 110 – 405 270
Kim loại khác 220 – 1940 540
Bụi, tro 540 – 1685 810
Tro 1095 – 1400 1255
Rác rưởi 150 – 305 220
(Nguồn: GECF, 1999); Chú thích: *1 lb/yd3 = 593 kg/m3
Độ ẩm của chất thải rắn là thông số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng của
chất thải, được xem xét nhất lựa chọn phương án xử lý, thiết kế bãi chôn lấp và lò
đốt. Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm.
Rác thải thực phẩm có độ ẩm từ 50 – 80%, rác thải là thủy tinh và kim loại có độ
ẩm thấp nhất. Độ ẩm trong rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kỵ khí phân
hủy gây thối rữa. Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn bằng hai cách:
- Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % của
trọng lượng khô vật liệu.
- Xác định nhanh bằng thiết bị đo độ ẩm: phương pháp này ít chính xác hơn.
11
2.1.5.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn
Thành phần các nguyên tố của CTR:
Bảng 2.5. Thành phần các nguyên tố của chất thải rắn
Thành Phần trăm khối lượng khô (%)
phần Carbon Hydro Oxy Nitơ Lưu huỳnh Tro
Chất hữu cơ
Chất thải
48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0
thực phẩm
Giấy 43,5 6,0 44,0 0,3 0,2 6,0
Carton 44,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0
Nhựa 60,0 7,2 22,8 - - 10,0
Vải 55,5 6,6 31,2 4,6 0,15 2,5
Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0
Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0
Rác vườn 47,8 6,0 38,0 3,4 0,3 4,5
Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5
Chất vô cơ
Thủy tinh(1) 0,5 0,1 0,4 <0,1 - 98,9
Kim loại(1) 4,5 0,6 4,3 <0,1 - 90,5
Bụi, tro 26,3 3,0 2,0 0,5 0,2 68,0
(Nguồn: Kreith and Frank, 2000)
Các nguyên tố cơ bản trong CTR đô thị cần phân tích bao gồm C (cacbon), H
(hydro), O (oxy), N (nitơ), S (lưu huỳnh) và tro. Các nguyên tố thuộc nhóm halogen
cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải
khí đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định
công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong CTR đô thị cũng như xác
định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân Compost. Số liệu về các nguyên tố
cơ bản của từng thành phần chất thải cháy được có trong CTR của khu dân cư theo
nghiên cứu.
12
Các chỉ tiêu quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị bao gồm chất hữu cơ, chất
tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị.
Chất tro
Chất tro là phần còn lại sau khi nung ở 950oC, tức là các chất trơ dư hay chất
vô cơ: Chất vô cơ (%) = 100 – Chất hữu cơ (%)
Hàm lượng cacbon cố định:
Hàm lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải là
cacbon không tro khi nung ở 950oC, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 -12%,
giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác trong tro bao gồm thủy tinh, kim
loại,Đối với chất thải rắn đô thị, các chất vô cơ này chiếm khoảng 15 – 30%, giá
trị trung bình là 20%.
Nhiệt trị:
Nhiệt trị là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị nhiệt được xác
định theo công thức Dulong:
Btu = 145C + 610 [(w – d)/w] x 100 (H2 + 610 (H2 – 1/80 O2)
2.1.5.3. Tính chất sinh học của chất thải rắn
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong CTR
đô thị là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành
khí, chất rắn 2 – 37 hữu cơ trơ và các chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong
quá trình thối rữa chất hữu cơ (rác thực phẩm).
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ. Hàm lượng chất
rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 550oC, thường được sử dụng
để đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của chất hữu cơ trong CTR đô thị. Tuy
nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học của phần
chất hữu cơ có trong CTR đô thị không chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ
rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy sinh học (ví dụ giấy in báo và nhiều loại
cây kiểng). Cũng có thể sử dụng hàm lượng lignin có trong chất thải để xác định tỷ
lệ chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh h...CTR
được thu gom, vận chuyển. Việc thu gom còn rất thô sơ, chủ yếu bằng các xe cải
tiến, chuyên trở về những nơi tập kết rác thải.
Nhiều xã không quy hoạch bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng,
không có người và phương tiện chuyên trở rác. Đối với các huyện, xã có quy hoạch
28
bãi rác, các hộ dân chưa có ý thức đổ rác theo quy định, chưa có cơ quan quản lý và
biện pháp xử lý rác thải, chủ yếu được tập kết tại các bãi rác tập trung và để phân
hủy tự nhiên.
Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống xử lý và
tiêu huỷ chất thải, bao gồm cả các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, do thiếu nguồn tài chính
nên hầu hết các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA.
Tự tiêu huỷ là hình thức khá phổ biến ở các vùng không có dịch vụ thu gom và tiêu
huỷ chất thải. Các hộ gia đình không được sử dụng các dịch vụ thu gom và tiêu huỷ
chất thải buộc phải áp dụng các biện pháp tiêu huỷ của riêng gia đình mình, thường
là đem đổ bỏ ở các sông, hồ gần nhà, hoặc là vứt bừa bãi không đúng nơi quy định.
Một số phương pháp tự tiêu huỷ khác là đốt hoặc chôn lấp. Tất cả các phương
pháp này đều có thể huỷ hoại môi trường một cách nghiêm trọng và có khả năng
gây hại cho sức khoẻ con người. Nhiều bãi rác và bãi chôn lấp đang là mối hiểm
hoạ về mặt môi trường đối với người dân địa phương. Các bãi chôn lấp không hợp
vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra rất nhiều vấn đề môi trường đối với các cộng
đồng dân cư xung quanh, bao gồm cả các vấn đề về ô nhiễm nước ngầm và nước
mặt do nước rỉ rác không được xử lý, các chất gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi,
ruồi, muỗi, chuột bọ và ô nhiễm bụi, tiếng ồn .... (Cục Bảo vệ Môi trường, 2009).
2.4. Các mô hình quản lý chất thải rắn hiện nay
Các mô hình thông dụng sử dụng để xử lý rác thải rắn ở Việt Nam và trên thế
giới hiện nay là những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện trong thực tế như: đổ đống,
chôn lấp, thiêu đốt, chế biến phân bón Hiệu quả xử lý cũng như những tác động
về mặt môi trường phụ thuộc rất nhiều vào thành phần rác thải và biện pháp sử
dụng, cụ thể của các biện pháp này như sau:
2.4.1. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông thường
Mô hình thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
đang được tiến hành ở các địa phương, các thành phố, đô thị..., nhiều mô hình được
triển khai đã phát huy hiệu quả trong việc quản lý chất thải sinh hoạt.Mô hình quản
lý rác thải sinh hoạt phổ biến, thường áp dụng theo một quá trình từ gia đình, cơ
29
quan, khu công cộng định kỳ có xe đẩy đến thu gom rác, tập trung rác tại ga chứa
rác hoặc trạm trung chuyển rác, cuối ngày xe ép rác đến lấy rác chuyển đến bãi tập
trung để xử lý, phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp. Ngoài ra rác thải còn được
xử lý theo các phương pháp sản xuất phân compost, đốt, sản xuất viên nén
Các giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt đã được áp dụng, triển khai thực hiện:
- Đốt rác thải sinh hoạt, phát điện;
- Sản xuất phân vi sinh;
- Sản xuất vật liệu xây dựng (Trần Quang Ninh, 2010).
2.4.2. Mô hình phân loại rác tại nguồn có sự tham gia
Thành phố Hà Nội áp dụng mô hình phân loại rác 3R do tổ chức JICA tài trợ:
mô hình 2R được triển khai bằng các hoạt động: Việc đầu tiên là nâng cao ý thức
cho tất cả người dân bằng cách tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn người dân hiểu
được cách thức thực hiện dự án phân loại rác thải nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái
chế chất thải. Song hành cùng việc nâng cao nhận thức là phải cung cấp cho người
dân cách thức và phương tiện để phân loại rác một cách dễ dàng nhất, trang thiết bị
thu gom gồm 3 thùng rác để phân loại rác hữu cơ, vô cơ, rác tái chế được. Rác hữu
cơ được chuyển đến nhà máy phân Cầu Diễn để sản xuất phân Compost, rác vô cơ
được chuyển đến chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn. Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia
đình thí điểm mô hình 2R đã đạt được mục tiêu giảm 30% lượng chất thải phải
mang đi chôn lấp. Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thí điểm chương trình phân
loại chất thải sinh hoạt tại nguồn ở các quận nội thành. Sau khi phân loại, rác được
thu gom, vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước, huyện Bình Chánh.
Rác hữu cơ để sản xuất phân Compost, rác vô cơ được xử lý bằng phương pháp
chôn lấp (Hoàng Thị Kim Chi, 2009).
2.4.3. Mô hình quản lý CTR có sự tham gia của cộng đồng
Tại Hà Nam, Công ty Môi trường đô thị Hà Nam (2001) đã xây dựng mô hình
quản lý điểm xử lý CTSH có sự tham gia của người dân tại tổ 2C, phường Minh
Khai, thị xã Phủ Lý. Lập ra ban điều hành lấy nòng cốt là tổ dân phố và hội phụ nữ
hướng dẫn cho các hộ dân phân loại rác và xử lý rác thải tại nhà..
30
Năm 2002 nhóm nghiên cứu về phát triển bền vững của trường Đại học nông
nghiệp 1 đã triển khai 1 dự án nhỏ thử nghiệm thu gom và phân loại rác hữu cơ tại
các hộ (Đào Châu Thu, 2002).
Năm 2000, tại thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam, UBND thị xã với sự tư vấn của
Công ty môi trường đô thị Tam Kỳ đã tổ chức một mô hình cộng đồng tham gia giữ
vệ sinh môi trường và thu gom, vận chuyển CTR ở những nơi công cộng, đường
phố. Kết quả hoạt động của mô hình này là lượng CTR được quản lý nhiều hơn, rác
công cộng, rác thải y tế được quản lý theo đúng quy định vệ sinh môi trwòng. Công
tác thu gom vận chuyển và xử lý CTR tốt nên góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường (UBND tỉnh Quảng Nam, 2014). Mặt khác nhận thức của cộng đồng, các
cấp chính quyền, đoàn thể về bảo vệ môi trường tăng lên. Về hiệu quả kinh tế, tăng
thu nhập cho cộng đồng, giảm chi phí bù ngân sách. Việc tuyển dụng CTR tại các
hộ gia đình đã tận dụng, tái sinh rác góp phần tạo ra của cải vật chất xã hội, giảm
thiểu lượng CTR cần xử lý (Hà Quang Huy, 2008).
Trường hợp mô hình cộng đồng tham gia quản lý chất thải tại Thạch Kim,
Thạch Hà, Hà Tĩnh đã thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư nắm vững quyền
hạn và nhiệm vụ quản lý CTR của họ. Đã có 1865 hộ ký cam kết về việc thu gom
vận chuyển và phân loại CTR bảo vệ môi trường. Bình quân hàng tháng đã thu
được 3000 đồng/hộ vào quỹ vệ sinh môi trường (dẫn theo Đỗ Thị Kim Chi (2004).
2.4.4. Mô hình đổ đống hay bãi hở
Đây là mô hình có từ lâu đời, được sử dụng khi xử lý chất thải rắn một cách tự
phát, không có quy hoạch cụ thể. Hiện nay tại Việt Nam, ở những địa phương chưa có
các chương trình quy hoạch quản lý và xử lý rác một cách triệt để thì biện pháp này là
thường thấy.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp đổ đống, người ta đã có
ý thức dàn mỏng cho rác nhanh khô để chế biến phân rác và làm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, nhưng biện pháp này chỉ có hiệu quả cao vào mùa khô.
Biện pháp này có những nhược điểm như sau:
- Khi đổ đống như thế, làm mất mỹ quan cho khu vực, gây ra cảm giác khó
chịu cho con người.
31
- Chất thải rắn đổ đống trên bãi được phân hủy tự nhiên, chúng hình thành
những ổ dịch bệnh rất phức tạp. Do phân hủy tự nhiên trong môi trường không khí
nên chúng rất dễ gây ra những mùi hôi, thối gây ô nhiễm môi trường không khí. Rất
dễ lây lan các dịch bệnh thông qua các sinh vật trung gian như ruồi, muỗi, chuột
- Nước rỉ ra từ các đống rác chảy tràn trên bề mặt, sau đó ngấm vào trong lòng
đất làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực.
- Trong mùa khô khi rác đã khô, rất dễ xảy ra cháy làm lan sang các khu vực
lân cận khác, ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân trong vùng.
Biện pháp này tuy rẻ tiền, vốn đầu tư không lớn nhưng rất thô sơ, cổ điển nên
diện tích đất sử dụng cho việc đổ đống rác cần rất nhiều, không thích hợp đối với
những khu vực có quỹ đất hạn hẹp như những thành phố, thị xã (Nguyễn Thị Kim
Thái, 2008).
2.4.5. Mô hình chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh dường như là biện pháp cuối cùng để lựa chọn khi đưa ra
các biện pháp xử lý chất thải rắn. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, mức độ an
toàn cho môi trường, cho con người cao, được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới mà tại đó có quỹ đất dồi dào. Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp
xử lý được sử dụng để xử lý từ 70 - 90% lượng chất thải rắn sinh ra tại các quốc gia
trên toàn thế giới. Để lựa chọn vị trí, khu vực xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh
phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: Khoảng cách từ các nguồn phát sinh chất thải
rắn tới bãi chôn lấp, hệ thống giao thông, những tác động tới môi trường tại khu vực
trong quá trình hoạt động, tình hình địa chất thủy văn tại khu vực
Để có thể thiết kế hay xây dựng một bãi chôn lấp chất thải rắn cần phải quan
tâm tới những yếu tố quan trọng, cần lưu ý các yếu tố mà chúng có liên quan tới quá
trình hoạt động và vận hành bãi chôn lấp, cũng như việc khôi phục lại cảnh quan
của bãi chôn lấp sau khi đóng cửa bãi như sau:
- Tình hình về địa chất, địa mạo: Đây là một yếu tố rất quan trọng, có thể
quyết định tới khả năng xử lý (sức chứa) chất thải rắn của bãi chôn lấp, cũng như
khả năng phục hồi cảnh quan sau khi đã sử dụng xong bãi chôn lấp.
32
- Sức chứa của bãi chôn lấp: Căn cứ vào sức chứa của bãi chôn lấp mà ta có
thể xác định được lượng chất thải rắn có thể chôn lấp trong bãi (tuy nhiên cũng còn
phụ thuộc vào tỷ trọng của chất thải rắn), xác định được khối lượng các lớp bao
phủ, độ lún sụt của chất thải trong quá trình sử dụng.
- Độ nén chặt của chất thải rắn: Độ nén chặt của các chất thải rắn trong bãi
chôn lấp là do sự sắp xếp vật lý của các thành phần chất thải sau khi đã thải bỏ vào
bãi chôn lấp. Cùng với sự phân hủy sinh học, hóa học làm cho chất thải rắn có thể
tích dần dần giảm nhỏ, thì độ nén chặt do ảnh hưởng của sự đè nặng do trọng lượng
cũng sẽ làm cho các lớp rác ngày càng có thể tích nhỏ lại. Hiện nay để có thể chôn
lấp được nhiều rác trong một thể tích bãi rác nhất định, người ta đã tiến hành nén ép
rác tới một tỷ trọng yêu cầu trước khi chôn lấp trong bãi, hoặc sau khi chôn lấp thì
sử dụng các xe ủi, xe lu có sức nặng lớn để nén ép làm giảm thể tích chất thải rắn.
- Các vật liệu yêu cầu khác: Khi thực hiện việc chôn lấp chất thải rắn còn một
số các yêu cầu khác về vật liệu để vận hành bãi và khôi phục lại cảnh quan thiên
nhiên cho bãi. Các vật liệu này bao gồm đất sét, cát, sỏi và đất trồng. Chúng được
sử dụng cho các mục đích khác nhau trong bãi như lớp ngăn cách, lớp chống thấm,
lớp bao phủ.
- Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước đảm bảo phải có đủ khả năng
thoát hết nước mưa rơi xuống mà không làm thấm qua lớp rác chôn bên dưới, dẫn ra
khu vực xung quanh. Nếu không thu gom hết nước mưa chúng ngấm vào chất thải
rắn chôn bên trong, sẽ pha trộn và kéo theo các chất hữu cơ đang phân hủy trong rác
làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu so sánh với các phương pháp khác thì phương pháp chôn lấp chất thải rắn
hợp vệ sinh là đơn giản và bảo đảm nhất về mặt bảo vệ môi trường. Với phương
pháp này thì có thể hạn chế được hiện tượng bốc mùi của chất thải rắn, đồng thời
các hiện tượng cháy ngầm, cháy bùng phát cũng khó xảy ra, vận hành đơn giản chi
phí thấp. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn cũng có
những nhược điểm sau đây:
33
- Việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn đòi hỏi phải có diện tích đất khá
lớn, đây là một điều kiện khó đáp ứng đối với những thành phố thị xã đông dân
nhưng đất chật.
- Các bãi chôn lấp thường sinh ra các khí CH4 (methane) là một khí có tác
động gây nên hiệu ứng nhà kính và H2S (sulphua hydrogen) gây ô nhiễm môi
trường. Các khí CH4 sinh ra nếu thu gom không tốt rất dễ sinh ra hiện tượng cháy
ngầm trong bãi rác. Khí NH3 sinh ra từ bãi rác cũng góp phần gây ô nhiễm mùi cho
bầu khí quyển xung quanh bãi rác.
- Lớp đất phủ trên cùng nếu không được đầm nén tốt thì rất dễ bị gió làm phát
tán thành bụi, gây ô nhiễm bụi cho môi trường lân cận.
2.4.6. Mô hình chế biến phân bón hữu cơ
Nguyên tắc của việc chế biến phân rác là sử dụng quá trình phân hủy chất hữu
cơ của các vi sinh vật đã nói tới trong phần phương pháp xử lý sinh học. Ưu điểm
của phương pháp này là rẻ tiền, hiệu quả xử lý tốt, sản phẩm sinh ra có ý nghĩa kinh
tế cao, được áp dụng nhiều tại các khu vực sản xuất nông nghiệp vì nguồn phân hữu
cơ tự làm ra này rất tốt cho cây trồng (Nguyễn Xuân Thành, 2003).
Việc ủ chế biến phân rác được phân làm 2 phương pháp:
- Ủ hiếu khí: Công nghệ này sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để xử lý các chất
hữu cơ có trong chất thải rắn trong điều kiện có đủ oxy, nhiệt độ, pH thích hợp. Các
vi khuẩn hiếu khí có trong rác sẽ thực hiện quá trình oxy hóa các phần tử carbon có
trong chất hữu cơ thành dioxit carbon (CO2). Thông thường rác sau khi ủ 2 ngày thì
nhờ khả năng giữ nhiệt, nhiệt độ trong đống rác ủ tăng lên 450C và đạt 60 - 700C
sau 6 - 7 ngày. Lúc này ở điều kiện đủ oxy, độ ẩm và pH thích hợp các vi sinh vật
hiếu khí hoạt động mạnh, sau 2 - 4 tuần là rác bị phân hủy hoàn toàn, các vi khuẩn
gây bệnh, côn trùng có trong rác bị hủy diệt do nhiệt độ trong đống rác ủ lên cao.
- Ủ yếm khí: Quá trình này hoạt động dựa trên việc sử dụng tính năng phân
hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật kỵ khí. Mô hình chế biến phân rác bằng việc sử
dụng phương pháp ủ yếm khí đã có từ lâu, nhất là đối với những vùng sâu, vùng xa
khi cần chế biến phân bón cho nông nghiệp. Tuy nhiên ủ yếm khí cũng có những
nhược điểm như: thời gian phân hủy dài, phát sinh các khí CH4, H2S gây mùi hôi,
các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng không chết hết do nhiệt độ phân hủy thấp.
34
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện
Chương Mỹ.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng công tác quản lý và
xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ
+ Phạm vi về không gian: trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
+ Phạm vi về thời gian: Từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ,
TP Hà Nội
3.2.2. Thực trạng phát sinh CTR tại địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội
3.2.3. Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội
3.2.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý CTR
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đây là phương pháp dùng để thu thập những tài liệu đã có trên địa bàn cũng
như các tài liệu liên quan đến hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
phát sinh trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 – 2018.
Sử dụng những tài liệu:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy
văn và đặc điểm về các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện.
- Tài liệu kinh tế xã hội: Tài liệu về dân số, lao động, thành phần dân tộc, tài liệu
về cơ sở hạ tầng văn hóa xã hội thu nhập và mức sống của người dân trong huyện.
35
- Tài liệu về khối lượng, thành phần lượng chất thải rắn phát sinh và công tác
thu gom xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2017- 2018.
- Tài liệu về công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
3.3.2. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt
+/ Cân mẫu CTR: Trong số các hộ gia đình thuộc địa bàn nghiên cứu mô hình
quản lý CTR dựa vào cộng đồng, việc cân và phân loại CTR được thực hiện vào các
tháng: Quá trình triển khai từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2018. Định kỳ 15 ngày 2 lần
lấy mẫu, mỗi tháng lấy mẫu 4 lần, trong đó 2 lần lấy vào ngày thường, 2 lần lấy vào
ngày lễ của địa phương. Mỗi lần chọn ngẫu nhiên 15 hộ để cân mẫu, tổng số mẫu
mỗi tháng là 60 mẫu.
3.3.3. Phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu
Đưa ra đầy đủ các số liệu cụ thể. Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh
với Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Việt Nam.
Sử dụng phần mềm thống kê như phần mềm Excel (từ các số liệu thu thập
được, tổng hợp lại và vấn đề cần quan tâm.
Đưa ra kết luận về hiện trạng quản lý CTR của huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
36
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội
4.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội cách trung tâm thành
phố Hà Nội 20km, trên địa bàn huyện có Quốc lộ 6 đi các tỉnh phía bắc dài 18km,
đường tỉnh lộ 419 dài 19 km, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với
chiều dài 16,5km; với những ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành trung tâm
giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Huyện có
diện tích tự nhiên là 232,26 km2, dân số 31,6 vạn người, với 32 đơn vị hành chính
(gồm 30 xã và 02 thị trấn); toàn huyện có 72.000 hộ dân, có gần 100 cơ quan đơn vị
nhà nước của Trung ương, thành phố và đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn.
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Chương Mỹ
37
Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng
bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ,
hang động,nằm xen kẽ lẫn nhau, chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng bán sơn địa gồm 12 xã
- Vùng bãi ven sông Đáy gồm 5 xã
- Vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện gồm 15 xã
4.1.2. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu huyện Chương Mỹ chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Khí hậu nóng ẩm, mưu nhiều, lượng mưa trung bình từ 1700 – 1800mm
+ Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, tập trung vào các tháng 7,8,9,
chiếm 70% của cả năm.
+ Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam (mùa hè)
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau.
+ Mùa khô thời tiết ít mưa, rét lạnh rõ rệt so với mùa hạ. Chênh lệch giữa
nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất lên tới 120C, song nhiệt độ
tháng trung bình lạnh nhất là tháng 1, xuống 16-170C.
+ Thời tiết đầu mùa khô thường lạnh khô, nửa cuối mùa thời tiết thường nồm
ẩm và mưa phùn, đây là hiện tượng khá độc đáo của nửa cuối mùa đông ở đồng
bằng Bắc Bộ, gió chủ đạo là Đông Bắc.
Nhận xét chung:
Khí hậu của khu vực huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội nói
chung mang đặc thù khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưu nhiều. Khí hậu dịu hoà, không xảy ra những
nhiệt độ quá thấp và cũng ít gặp những ngày nắng gắt như ở vùng Bắc Trung Bộ.
Do đặc điểm khí hậu như vậy, về mùa mưa công việc thu gom, vận chuyển rác thải
sinh hoạt thường gặp nhiều khó khăn, rác phân hủy nhanh thường gây ra ô nhiễm
môi trường. Về mùa khô, CTR thường tạo ra bụi, gây ô nhiễm không khí nhất là ở
những nơi tập kết CTR và trong quá trình vận chuyển rác.
38
4.1.3. Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước
Trên địa bàn huyện Chương Mỹ có 3 con sông chảy qua là:
- Sông Bùi có lưu vực là 195 km2 đoạn chảy qua huyện là 23 km từ thị trấn
Xuân Mai nhập vào sông Đáy tại Ba Thá, xã Hoà Chính.
- Sông Tích chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ dài 5 km từ xã Đông Sơn
hợp với sông Bùi tại cầu Tân Trượng (xã Thuỷ Xuân Tiên).
- Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ có chiều dài là 28 km từ địa
phận xã Phụng Châu đến Ba Thá (xã Hoà Chính).
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống ao hồ, sông ngòi, mương máng,
kênh vừa phục vụ sinh hoạt cho nhân dân vừa phục vụ nước cho sản xuất và nuôi
trồng thuỷ sản. Huyện có 3 hồ nhân tạo lớn là hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và hồ
Miễu là nguồn tưới chủ động cho các diện tích nông nghiệp của huyện.
Đôi khi người dân đổ CTR ra các nguồn nước gây ra ô nhiễm môi trường.
4.1.4. Tình hình phát triển kinh tế
Huyện Chương Mỹ có cơ cấu kinh tế khá cân đối với trục công nghiệp chiếm
40 %, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại chiếm 33%, nông lâm ngư nghiệp
chiếm 27 %. Về chăn nuôi toàn huyện có gần 116.330 con lợn, 950 con trâu, 16.200
con bò, 2,35 triệu gia cầm, thủy cầm. Sản xuất công nghiệp của huyện đang phát
triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 13% /năm, các ngành nghề tiểu thủ công đã
từng bước được phục hồi, toàn huyện có 33 làng nghề trong đó có nhiều làng nghề
là thế mạnh như: làng nghề mây, tre đan xuất khẩu, làng nghề mộc - sản xuất đồ
gỗ Toàn huyện có 01 khu công nghiệp; 09 cụm, điểm công nghiệp như cụm công
nghiệp Ngọc Sơn, điểm công nghiệp Ngọc Hòa, Trường Yên, Tân Tiến, hiện đã
và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng phát triển
công nghiệp-TTCN có hiệu quả, thu hút trên 10.000 lao động có việc làm thường
xuyên và hàng vạn lao động thời vụ. Trên địa bàn huyện có trên 300 doanh nghiệp
CN-TTCN và 10.943 cơ sở sản xuất TTCN cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả
kinh tế, thu hút lao động trên địa bàn vào sản xuất.
39
Toàn huyện có 33 làng có nghề, trong đó làng nghề Mây tre đan là phổ biến
nhất: Hàng mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ đã được phát triển nhiều nơi
trong nước và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Mỹ, các nước EU... huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch phát triển
làng nghề kết hợp với du lịch Phú Vinh- Phú Nghĩa đó được phê duyệt. Đây là một
trong ba dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với
du lịch làng nghề.
4.1.5. Vấn đề dân số, môi trường và rác thải
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng đời sống
nhân dân, trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là công
tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp thiết, cần có những biện
pháp giải quyết theo hướng bền vững, lâu dài.
Theo kết quả thống kê năm 2015, huyện chương mỹ có 31,6 vạn dân, 30 xã và
2 thị trấn: Tổng lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày thải ra môi trường trên địa bàn
huyện khoảng 150 tấn/ ngày. Vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên rất bức xúc và là
những vấn đề rất nóng trong các khu dân cư, đặc biệt là ở các thị trấn, thị tứ.
4.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn tại địa bàn huyện chương mỹ
Trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế, do lễ
hội và nhu cầu tiêu thụ gia tăng nên lượng CTR sinh hoạt tại huyện Chương Mỹ
tăng đáng kể. Mỗi ngày trên địa bàn huyện tạo ra lượng thải bình quân là 130
tấn/ngày đêm [bảng 4.1].
Bảng 4.1. Biến động dân số và tình hình phát sinh, thu gom CTR
Tổng CTR Lượng CTR bình Tỷ lệ
Dân số Lượng CTR
Năm phát sinh quân đầu người thu gom
( người) thu gom (tấn)
(tấn) (kg/người/ngày) (%)
2015 295.988 39.946 0,370 19.973 50
2016 301.157 40.000 0,364 24.000 60
2017 306.625 47.439 0,424 33.919 71,5
2018 311.396 47.450 0,417 37.960 80
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ)
40
Từ bảng 4.1 có thể thấy CTR tại huyện Chương Mỹ có chiều hướng gia tăng
qua các năm, so với năm 2015 lượng CTR phát sinh tăng 18,78%. Lượng CTR bình
quân trên người trong giai đoạn 2015-2018 có 2 lần giảm nhẹ (khoảng
0,006kg/người/ngày) tăng mạnh (tăng 0,06 kg/người/ngày) trong năm 2016. Tuy
nhiên, xét theo chiều hướng chung lượng CTR bình quân trên đầu người cũng có xu
hướng tăng lên.
Các nguồn phát sinh CTR của huyện Chương Mỹ gồm:
- CTR từ các hộ gia đình: Đây là nguồn phát sinh CTR lớn nhất. Thành phần
CTR phát sinh từ khu vực này đa dạng, có sự khác biệt giữa thành phần CTR phát
sinh tại khu vực nông thôn và đô thị. Đây cũng là khu vực có sự biến động qua các
năm lớn nhất do liên quan nhiều đến tiêu thụ và gia tăng dân số. CTR phát sinh từ
khu vực này vào cuối tuần thường lớn hơn các ngày trong tuần. Khối lượng phát
sinh lớn nhất vào dịp lễ tết;
- Từ các khu vực chợ và siêu thị: Khu vực này phát sinh nhiều thành phần hữu
cơ dễ phân hủy, độ ẩm CTR lớn. Tương tự như CTR phát sinh từ hộ gia đình, khối
lượng CTR từ khu thương mại vào dịp cuối tuần và lễ tết cũng lớn hơn so với ngày
thường;
- Khu vực công cộng như khu vui chơi giải trí, đường phố và các khu du
lịch. Thành phần chủ yếu là lá cây, bao bì và bụi, đất cát.
- Từ các trường học, cơ quan nhà nước: CTR chủ yếu là giấy, thực phẩm. Tại
nguồn này, chất thải thường nhiều vào các ngày thường và giảm hoặc không có vào
các dịp lễ tết và cuối tuần.
4.2.1. Chất thải rắn từ các hộ gia đình
Tính đến cuối năm 2018, toàn huyện Chương Mỹ có 75.099 hộ, tương ứng với
311,4 nghìn người, đứng thứ 7/29 về dân số trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo kết quả điều tra, lượng rác thải phát sinh từ hộ gia đình bình quân tại khu
vực thành thị thuộc huyện Chương Mỹ là 0,27 kg/người/ngày, khu vực nông thôn là
0,3 kg/người/ngày,
41
Như vậy với dân số khu vực thành thị là 37.905 người và khu vực nông thôn là
273.491 người (số liệu năm 2018) thì lượng CTR từ hộ gia đình phát sinh trên địa
bàn huyện Chương Mỹ khoảng 92 tấn/ngày.
Thành phần của CTR từ hộ gia đình được xác định dựa trên phỏng vấn hộ gia
đình và đánh giá, phân loại của địa phương, được trình bày tại bảng 4.2
Bảng 4.2. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình (%)
Huyện Chương Mỹ (n =60)
Khu vực thị trấn Khu vực nông thôn Giá trị trung bình
Thực phẩm thừa 31,43 ±2,53 23,94 ± 1,75 27, 69 ± 1,57
Nhựa 4,03±0,66 3,45 ± 0,82 3,74 ± 0,52
Thủy tinh 1,79±0.34 1,65 ± 0,31 1,72 ± 0,23
Kim loại 12,93±1,61 13,41 ± 1,65 13,16 ±1,15
Nilon 3,8±1,044 2,64 ± 0,55 3,22 ± 0,59
Giấy, bìa 6,56±0.91 6,33 ± 0,77 6,44 ± 0,59
Gỗ 6,38±1,035 9,39 ±1,022 7,88 ± 0,74
Vải vụn 3,93±0,95 3,97±0,97 3,95 ± 0,68
Pin, ắc quy 1,03±0,36 2,28±1,203 1,66 ± 0,63
Chất thải vườn, cây cảnh 18,82±1,89 21,65±2,016 20,23 ± 1,38
Chất thải khác 9,30±1,39 11,29±1,33 10,31 ± 0,97
(Nguồn: Kết quả điều tra của Viện Kỹ thuật và Môi trường Việt Sing)
Từ bảng 4.2. có thể thấy thành phần thực phẩm thừa chiếm tỷ lệ lớn nhất trong
CTR tại cả khu vực thành thị và nông thôn huyện Chương Mỹ. Trong đó, khu vực
nông thôn trên địa bàn huyện có tỷ lệ thực phẩm thừa nhỏ nhất (23,94%) do tại khu
vực này người dân tiêu thụ ít hơn và thường có thói quen tiết kiệm thực phẩm thừa
bằng cách tận dụng chúng để sử dụng cho vật nuôi trong gia đình.
Thành phần chiếm tỷ lệ lớn thứ hai đối với khu vực Chương Mỹ là rác thải
vườn do hầu hết các hộ gia đình tại khu vực này đều có vườn, đặc biệt là tại khu vực
nông thôn, tỷ lệ này chiếm 21,65%. Vườn được sử dụng để trồng cây màu hoặc cây
ăn quả và chất thải vườn chủ yếu là lá cây, chỉ một phần nhỏ là đất.
Kết quả cho thấy khi nền kinh tế phát triển thì thành phần thực phẩm thừa tăng
lên do thành phần này hiện đang được tận dụng cho vật nuôi thì trong tương lai có
thể bị thải bỏ. Thành phần rác thải vườn, gỗ củi giảm.
42
Nhìn chung, CTR tại huyện Chương Mỹ có thành phần đa dạng. Trong đó tỷ lệ
hữu cơ chiếm khá lớn. Chủ yếu là các loại thực phẩm thừa, rác thải vườn dễ phân hủy
sinh học chiếm trên 40% khối lượng ướt. Thành phần có thể tái chế như nhựa, kim loại,
giấy chiếm tỷ trọng lớn. CTR nguy hại như pin, ắc quy vẫn còn lẫn trong CTR sinh
hoạt, thành phần này chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình sửa chữa ô tô, xe máy.
4.2.2. CTR phát sinh từ chợ và siêu thị
Chương Mỹ có 2 siêu thị và 27 chợ, trong đó có 6 chợ loại 2, 15 chợ loại 3 và
6 điểm thương mại – dịch vụ.
CTR phát sinh từ chợ
Chất thải từ chợ phát sinh khoảng 22-25 tấn/ngày, phần lớn phát sinh từ khu
vực bán rau vàhàng ăn. Hầu hết rác thải tại khu vực không được phân loại mà thải
bỏ trực tiếp tại nơi bán hàng nên chúng phân bố rải rác, khó khăn trong việc thu
gom. Chỉ một lượng nhỏ chất thải thực phẩm được tận dụng làm thức ăn cho gia
súc, gia cầm.
Thành phần chất thải chợ được xác định bằng thực nghiệm và qua đánh giá
của nhân viên thu gom. Kết quả bảng 3.3 cho thấy, trong thành phần rác thải chợ thì
chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là nilon và giấy, các thành phần
khác chiếm tỷ lệ nhỏ [bảng 4.3].
Bảng 4.3. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ chợ (%)
Thành phần Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Giá trị trung bình
Thực phẩm 60,2 ± 1,4 57,14 ± 0,54 58,67 ± 1,075
Giấy 11,44 ± 1,56 11,88 ± 1,64 11,66 ± 0,93
Vải 0,74 ± 0,06 0,62 ± 0,02 0,68 ± 0,043
Nhựa 2,74 ± 0,06 3,6 ± 0,2 3,17 ± 0,26
Thủy tinh 0,22 ± 0,02 0,24 ± 0,08 0,23 ± 0,034
Nilon 14,18 ± 0,38 15,06 ± 0,82 14,62 ± 0,45
Kim loại 6,54 ± 0,34 7,34 ± 0,02 6,94 ± 0, 27
Gỗ 1,68 ± 0,32 1,7 ± 0,14 1,69 ± 1,43
Khác 2,26 ± 0,02 2,42± 1,08 2,34± 0,44
(Nguồn: Kết quả điều tra của Viện Kỹ thuật và Môi trường Việt Sing)
43
CTR phát sinh từ siêu thị
CTR từ khu vực siêu thị không lớn, trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 50kg,
chủ yếu là chất thải nhựa chiếm tỷ lệ 24%, thực phẩm thừa 17%, nilon, bao bìgói
hàng 12%, giấy, carton 15%, thủy tinh 10%, kim loại 8%, gỗ 4%, vải 4% và thành
phần khác 6%. Khối lượng CTR phát sinh từ siêu thị không lớn là do các siêu thị đã
bán lại các thùng, bìa carton cho các doanh nghiệp để tái sử dụng, tái chế. CTR
được nhân viên vệ sinh thu gom, tách riêng các thành phần có thể bán (giấy, chai lọ
nhựa, kim loại), còn lại thải bỏ.
4.2.3. Chất thải rắn sinh hoạt khác
CTR phát sinh từ văn phòng, cơ quan hành chính, trường học
Tùy theo quy mô cơ quan, trường học mà khối lượng CTR phát sinh có sự
khác nhau về khối lượng, thành phần. Theo ước tính, CTR phát sinh từ các cơ quan
hành chính, văn phòng và trường học chiếm 7-6% lượng CTR phát sinh trên địa bàn
huyện. Thành phần giấy, thực phẩm và lá cây chiếm tỷ lệ lớn trong CTR phát sinh
từ khu vực này [Bảng 4.3].
Bảng 4.4. Thành phần CTR tại các cơ quan, trường học (%)
Cơ quan Trường cấp Trường mầm Giá trị
Thành phần
hành chính 1,2,3 non trung bình
Thực phẩm
15,75 ± 2,09 21,0 ± 1,87 37,67 ± 5,044 23,42 ± 2,95
thừa
Nhựa 12,75 ± 1,108 10,8 ± 0,49 6,67 ±1,201 10,42 ± 0,84
Nilon 5,25 ± 0,85 5,8 ± 0,37 6,0 ± 0,58 5,67 ± 0,33
Kim loại 10,13± 1,22 9,4 ± 0,4 8,33± 2,027 9,33 ± 0,62
Giấy 35,5 ± 1,84 29,4 ± 1,69 22,33 ± 1,45 29,67 ± 1,76
Lá cây 11,61± 1,55 15,4 ± 2,42 12,33 ± 2,33 13,33 ± 1,28
Khác 9,01± 0,25 8,2 ± 1,53 6,67 ± 0,88 8,16± 0,69
(...ngày) (kg/con/ngày) (kg/ngày)
Đàn lợn 38.679 2,1 81.225,90
Đàn trâu 475 21,5 10.212,50
Đàn bò 8.075 17,5 141.312,50
Đàn gia cầm, thủy cầm 626.250 0,035 21.918,75
Tổng 254.669,65
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018
51
Với số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Chương Mỹ trong một
ngày có thể tạo ra khoảng 254,67 tấn chất thải rắn. Một năm phát sinh 92.954,55 tấn
CTR chăn nuôi.
Nhìn chung, Chương Mỹ là huyện có nền nông nghiệp phát triển. Chính điều
này đã tạo nên một lượng lớn CTRNN bao gồm phụ phẩm cây trồng và chất thải
chăn nuôi. Lượng CTRNN cùng với CTR và CTRCN đã tạo lên áp lực lớn đối với
môi trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ, do đó cần có những biện pháp để xử lý
các loại CTR này.
4.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ
4.3.1. Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển CTRtrên địa bàn huyện
Chương Mỹ
Thu gom là một khâu quan trọng trong quản lý CTR:
- Thu gom rác từ đường phố do công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ quét đường.
Các công nhân dùng phương tiện xe đẩy để thu gom rác. Rác được mang đến một
điểm tập trung rồi có xe chở rác đến mang đến điểm xử lý.
- Thu gom rác từ các khu tập thể. Mỗi khu dân cư có một điểm đổ rác hay bể
đựng rác. Các gia đình hoặc cơ quan mang rác đến đổ vào điểm tập kết rồi sau đó có
xe chở rác đi.
- Việc vận chuyển rác chủ yếu là do xe chở rác chuyên dụng của Công ty vệ
sinh môi trường đảm nhận. Công việc này thường được thực hiện vào ban đêm và
một số khu vực thị trấn vào ban ngày (không vào những giờ cao điểm)
52
Nguồn rác chất thải rắn
Hộ gia Cơ quan Nhà máy Bệnh Đường phố Chợ
đình trường học KCN viện và CTCT
Tổ
thu
gom
Thu gom mỗi ngày rác
Xe thu gom rác dân
đẩy tay lập
Rác trơ
Xe thu gom
Điểm hẹn
rác phế liệu
Đổ lên xe chở rác
Bãi
tập kết
Cơ sở thu rác
Trạm trung mua phế liệu Xuân
chuyển Sơn –
Sơn
Tây
Xe chở rác
Nhặt phế liệu (*)
Tới khu xử lý Còn xót lại
rác
Hình 4.3: Sơ đồ thu gom và tổ chức quản lý chất thải rắn tại địa bàn
(Do công ty môi trường đô thị Xuân Mai phụ trách)
Từ năm 2009, Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai trúng thầu công tác thu
gom, vận chuyển CTR tại địa bàn huyện Chương Mỹ. Các cá nhân thu gom rác dân
lập được công ty thu nhận hoặc hợp đồng thực hiện theo các yêu cầu chất lượng vệ
sinh do Công ty đặt ra.
53
Xe đẩy tay, xe ba gác,
Nguồn thùng đựng rác cố định, Điểm hẹn
rác di động
Bô rác khép kín Xe ép 12 tấn Bãi đổ
Hình 4.4: Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác đô thị
Rác sau khi thu gom được đưa về đổ tại bãi rác ở các xã có diện tích khoảng
200 – 400 m2 nằm ở các xã. Đây là bãi rác lộ thiên không được quy hoạch và thiết
kế vệ sinh ngay từ đầu. Rác được đổ bừa bãi và hôi thối gây ô nhiễm môi trường
quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng nước ngầm của khu vực dân cư lân cận
.Nhiều giếng nước ở đây đã bị ô nhiễm nặng và không thể sử dụng được nữa. Hơn
nữa với sự ô nhiễm (ruồi nhặng, kí sinh trùng) tại bãi rác này sẽ ảnh hưởng rất
nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh bãi rác. Đặc biệt là đối
với những người sống bằng nghề rác. Rác sau khi thu gom được mang đi đến điểm
tập kết tại bãi rác Xuân Sơn , Sơn Tây.
Phương tiện thu gom rác hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn trên Thị
xã sử dụng mỗi loại phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng
cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử
dụng. Như ở các đoạn đường lớn thì dùng xe thu gom với thể tích lớn (xe 7 tấn),
còn tại các khu vực dân cư có đường đi nhỏ hơn thì dùng các loại xe có thể tích nhỏ
hơn (xe 2 tấn), còn tại các hẻm nhỏ thì sử dụng các loại xe ba gác, xe đẩy tay cho
phù hợp.
54
Hình 4.5: Thu gom rác tại thị trấn Xuân Mai
Theo số liệu khảo sát tại Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai, số lượng
công nhân phụ trách công tác vệ sinh được trình bày trong bảng sau
Bảng 4.11: Số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh
của công ty Môi trường đô thị Xuân Mai
STT Tổ công tác Số công nhân Khu vực phụ trách
1 Tổ đường 56 Khu vực xã, thị trấn
2 Tổ quét chợ 17 Chợ huyện
Vận chuyển tại nguồn – Trạm
3 Tổ tài xế 50
trung chuyển – Bãi chôn lấp
4 Tổ duy trì xe đạp 8 Phụ trách đường phố
5 Tổ vỉa hè 10 Rác lề đường
6 Tổ lấy rác hẻm 6
7 Tổ xử lý rác 3
8 Tổ rửa bụi đường 2
Tổng cộng 152
(Nguồn: Công ty MTĐT Xuân Mai)
55
Bảng 4.12: Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác thu gom CTR của Công ty
STT Thiết bị thu gom – vận chuyển Số lượng
1 Thùng 240L 60
2 Xe công nông 64
2 Xe ép rác 12 tấn 8
4 Xe tải 1 tấn 6
(Nguồn: Công ty MTĐT Xuân Mai)
Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ, tại thời điểm tháng
8/2008 trở về trước, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện được Công ty môi
trường đô thị Xuân Mai thu gom, vận chuyển và xử lý tại khu vực Núi Thoong, xã
Tân Tiến.
Sau ngày 01/8/2008, do xảy ra sự cố tại khu xử lý rác thải Núi Thoong nên rác
thải sinh hoạt trên địa bàn không có nơi xử lý, rác thải chỉ được vận chuyển một
phần về xử lý tại bãi rác Xuân Sơn, Sơn Tây và tồn đọng lượng rác thải lớn tại các
xã, thị trấn. Trước tình hình đó, UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 78/KH-
UBND ngày 24/8/2009 về việc thu gom, xử lý tập kết rác thải sinh hoạt thực hiện
giải pháp tình thế giải quyết vệ sinh môi trường trên địa bàn. Các xã, thị trấn đã tổ
chức triển khai thực hiện đề án từ tháng 12/2009 đến nay.
Từ khi triển khai Đề án đến thời điểm tháng 4/2015, toàn huyện có 25/32 xã,
thị trấn xây dựng hố chứa rác thải tạm thời với tổng số 37 hố, đạt 74% so với kế
hoạch đặt ra trong đề án là 50 hố. Còn 5 xã chưa thực hiện theo đề án gồm các xã
Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Đại Yên.
Đối với thị trấn Xuân Mai và Chúc Sơn, UBND huyện ký hợp đồng thu gom
rác thải sinh hoạt, duy trì vệ sinh môi trường với công ty môi trường đô thị Xuân
Mai. Khối lượng rác phát sinh của hai thị trấn khoảng 50 tấn/ngày, được thu gom,
vận chuyển hàng ngày đi xử lý tại khu xử lý tập trung của thành phố là bãi rác Nam
Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Sơn Tây).
Ở các thôn thành lập được các tổ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ở
thôn, xóm, khu dân cư. Trung bình một tổ có 3-5 người. Phương tiện để thu gom,
56
vận chuyển rác thải từ các thôn, xóm về hố chứa rác thải tạm thời gồm nhiều chủng
loại, sử dụng tùy thuộc vào điều kiện địa hình, giao thông của mỗi địa phương,
thường sử dụng phương tiện như xe đẩy tay, xe cải tiến.
Việc xử lý môi trường tại các hố chứa rác là dùng chế phẩm EM và vôi bột để
tăng khả năng phân hủy của rác và khử trùng tiêu độc.
Trong quá trình triển khai đề án vẫn còn một số tồn tại như:
Một là, một số xã chưa tổ chức thu gom triệt để, bên cạnh đó, ý thức bảo vệ
môi trường của một số người dân còn chưa cao, tình trạng xả rác bừa bãi vẫn còn
xảy ra, đặc biệt tại các khu chợ dẫn đến khó khăn cho công tác thu gom, làm mất
mỹ quan như khu vực chợ Đông Phương Yên thuộc xã Đông Phương Yên, khu vực
chợ Gốt thuộc xã Đông Sơn, đưởng tỉnh lộ 419 đoạn qua địa phận xã Hợp Đồng, xã
Tiên Phương, xã Phụng Châu. Dọc bờ sông Bùi xã Thanh Bình, rác được đổ dọc bờ
sông, rơi xuống mặt nước, bốc mùi hôi thối, phát sinh nhiều ruồi nhặng.
Hai là, khối lượng rác được đưa vào hố chưa triệt để và nhiều bãi rác chưa
được phun chế phẩm EM, rắc vôi bột. Đa phần rác thải còn tập trung xung quanh
khu vực hố chứa rác gây ô nhiễm môi trường. Một số địa phương do không bảo
quản tấm bạt địa để ngăn nước rỉ rác cẩn thận nên bị hỏng nhưng không được thay
kịp thời, khiến nước rác ngấm ra sông và đồng ruộng.
Ba là, trách nhiệm của một số địa phương còn yếu, lãnh đạo và cán bộ địa
phương không thực hiện đúng quy trình, làm việc thiếu hiệu quả, không được sự
đồng thuận của người dân gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Bốn là, do vị trí các hố chứa rác thải đều cách xa khu vực dân cư, chủ yếu nằm
ở cánh đồng nên đường vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Công tác bảo vệ trông coi
trước khi hố đi vào hoạt động không được thường xuyên liên tục nên ở một số xã đã
xảy ra tình trạng mất trộm vải bạt chống thấm.
Năm là, hiện nay, sau một thời gian sử dụng, hầu hết các hố chứa rác thải đều
đã đầy, không còn khả năng tiếp nhận thêm. Trong khi đó, lượng rác thải của các
địa phương ngày càng tăng cao.
57
Đối với các xã chưa thực hiện đề án, tình hình ô nhiễm môi trường do rác thải
sinh hoạt ở các xã đang là vấn đề bức xúc. Rác thải không có địa điểm tập kết và xử
lý nên các hộ gia đình thường vứt rác bừa bãi ở các trục đường, các khu đông người
gây mất vệ sinh môi trường. Một số hộ dân còn thải rác xuống trệ sông, đầm hồ như
Trần Phú, Thủy Xuân Tiên.
Nhìn chung, các xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều đã thành lập được tổ thu
gom. Tuy nhiên, do đơn vị thu gom là Công ty cổ phần môi trường Xuân Mai không
đủ phương tiện nên phải hàng tháng, hoặc hàng quý mới được vận chuyển khiến
môi trường xung quanh tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm. Nhiều điểm tập kết rác thải là bãi
chìm nhưng sau một thời gian đi vào hoạt động đã trở thành bãi nổi. Việc rác lưu
cữu khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp xung quanh điểm tập kết bị ảnh hưởng vì
mùi hôi nồng nặc phát ra từ đống rác. Vì vậy, nhiều hộ gia đình lựa chọn phương
pháp đốt rác để xử lý CTR. Tuy nhiên, việc đốt rác một cách tự phát làm ảnh hưởng
đến chất lượng môi trường không khí và sức khỏe con người.
4.3.2. Hiện trạng quản lý CTR công nghiệp
CTR công nghiệp trong các khu, cụm điểm công nghiệp được phân loại thành
chất thải nguy hại và CTR thông thường ngay tại nguồn phát sinh. CTR nguy hại
được các cơ sở ký hợp đồng thu gom, xử lý đối với các đơn vị có khả năng, thẩm
quyền xử lý CTNH. Đối với CTR thông thường được các nhà máy, xí nghiệp thu
gom và lưu trữ tạm thời trong khuôn viên nhà máy đó. Các nhà máy, xí nghiệp ký
hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai hoặc các đơn vị thu gom khác
để vận chuyển đến nơi xử lý.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ ngoài khu công nghiệp, còn tình trạng một số
doanh nghiệp thải đổ bừa bãi tại những khu vực đất trống, tự xử lý bằng phương
pháp đốt hoặc thải bỏ cùng với CTR tại các điểm thu gom rác thải tạm thời.
Nhìn chung, tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp trên địa bàn còn thấp, chỉ đạt 70-
80%. CTR sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về khu xử lý CTR Nam Sơn.
Tại các làng nghề mộc và mây tre đan, người dân tận dụng mùn cưa và tre nứa
khá triệt để vào đun nấu. Tại các làng nghề còn lại, CTR được thu gom, vận chuyển
và xử lý cùng CTR.
58
4.3.3. Hiện trạng quản lý CTR nông nghiệp
Lượng CTR phát sinh từ hoạt động nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương
Mỹ lớn tuy nhiên việc quản lý loại CTR này chưa được quan tâm.
Các phụ phẩm cây lúa sau thu hoạch gồm rơm, rạ, trấu. Trước đây, rơm rạ
thường được sử dụng làm nguyên liệu đun nấu nhưng hiện nay, do người dân sử
dụng nhiều chất đốt khác nhau như gas, than, điện, củi nên rơm rạ sau khi thu hoạch
được phơi, gom thành đống và đốt trực tiếp trên cánh đồng. Khi đốt tạo ra lượng lớn
khói, bụi gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hạn chế tầm nhìn. Một lượng nhỏ
rơm rạ được sử dụng làm thức ăn cho trâu bò. Gạo sau khi được xay xát sẽ tạo ra
trấu, trấu chủ yếu được sử dụng để đun nấu. Một số hộ chăn nuôi gia cầm sử dụng
trấu để lót chuồng gia cầm.
Phụ phẩm ngô bao gồm thân, lá và lõi ngô. Thân và lá ngô được dùng cho
mục đích đun nấu, làm thức ăn cho chăn nuôi vì thân ngô có hàm lượng chất khô
lớn. Lõi ngô chủ yếu là vứt bỏ, một số gia đình sử dụng lõi ngô để đun nấu.
Đối với ngành chăn nuôi, huyện Chương Mỹ có phong trào chăn nuôi phát
triển mạnh nhưng đa phần các hộ dân vẫn chăn nuôi theo quy mô nhỏ và vừa. Mặc
dù việc đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư để hình thành những trang trại chăn nuôi
tập trung đã được thực hiện nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tồn tại phổ biến
trong chăn nuôi của huyện. Trong khuôn khổ dự án Khí sinh học cho ngành chăn
nuôi, huyện Chương Mỹ đã xây dựng được 279 công trình khí sinh học nhưng sau
một thời gian hoạt động do gặp phải các vấn đề kỹ thuật nên một số công trình
không được sử dụng. Hiện nay, CTR chăn nuôi chủ yếu đổ thải ra cống rãnh và là
nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và bốc mùi hôi thối trong các khu dân cư.
Có thể thấy, công tác thu gom CTR ngày càng được chính quyền các cấp quan
tâm nhưng do lượng CTR ngày càng tăng, năng lực thu gom còn hạn chế cả về thiết
bị và nhân lực nên tỷ lệ thu gom CTR và CTRCN còn chưa cao. Mặt khác do nhận
thức của người dân còn chưa cao nên lượng rác bị vứt bừa bãi ra môi trường còn
nhiều, việc thu gom có phân loại tại nguồn còn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu
đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị, nhân lực và nhận thức. CTRNN chưa có
59
những biện pháp quản lý hiệu quả, chủ yếu do người dân tự xử lý hoặc thải bỏ ra
môi trường.
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn huyện Chương Mỹ
4.4.1. Đề xuất giải pháp quản lý
CTR không chỉ là chất thải, nó còn là nguồn tài nguyên nếu chúng ta biết sử
dụng đúng phương pháp. Quản lý CTR không chỉ là công việc của riêng một công
ty, cơ quan hay cá nhân nào mà là nhiệm vụ của toàn thể xã hội.
1. Quản lý RTRSH tại nguồn có sự tham gia của cộng đồng mang lại hiệu quả
kinh tế, xã hội và môi trường khá cao. Để phát triển mô hình này mở rộng trong
toàn huyện và các địa phương có điều kiện tương tự cần phát huy được sức mạnh
của cộng đồng trong các bước tổ chức từ những khâu đầu tiên. Phải kiên trìtuyên
truyền, vận động người dân tham gia vào các khâu của công việc từ thiết kế, triển
khai đến việc đánh giá kết quả đạt được. Theo Luật môi trường Việt Nam, bảo vệ
môi trường là sự nghiệp của toàn dân, để xây dựng được mô hình quản lý RTRSH
có hiệu quả và bền vững địa phương cần phát huy tốt vai trò của cộng đồng, nâng
cao nhận thức của cộng đồng, hỗ trợ để người dân nhận biết và hiểu được các vấn
đề, tạo điều kiện để họ tự nguyện tham gia vào công việc, hướng tới mục tiêu đề ra.
2. Các ban ngành đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến
binh cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong chương trình giáo dục, phổ cập
sâu rộng các kiến thức bảo vệ môi trường cho dân cư. Xây dựng các phong trào thi
đua “Xanh, Sạch, Đẹp” tại các trường học và tại các khu dân cư, để từ đó giáo dục ý
thức người dân về bảo vệ môi trường.Đoàn thanh niên kết hợp với các trường học,
cơ quan tổ chức các buổi ra quân tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải tại các
khu vực dân cư, từ đó phát động sâu rộng phong trào thi đua về bảo vệ môi
trường.Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương cần kết hợp xây dựng các tổ,
nhóm tình nguyện viên thu gom chất thải rắn tại các khu vực dân cư. Để có thể thưc
hiện tốt các chính sách về mặt môi trường, mỗi xã, thị trấn nên có từ 1 - 2 cán bộ
biên chế chính thức chuyên trách về mặt môi trường.
60
3. Việc xác định mục tiêu và nội dung cho mô hình quản lý RTRSH tại nguồn
phải được sự tham gia của cộng đồng. Các ý kiến tham gia của cộng đồng giúp xác
định được khó khăn, thuận lợi khi thực hiện phân loại, thu gom, xử lý, tái chế, tái sử
dụng RTRSH tại địa phương. Nội dung các chương trình đào tạo hoặc các hoạt
động cần gắn với tình hình cụ thể của địa phương để người tham gia thấy được
những lợi ích thiết thực do các hoạt động đó mang lại. Cần quan tâm đến lối sống,
phong tục tập quán của địa phương. Lối sống ở địa phương có thể theo phong cách
của mỗi dòng họ hay là lối sống có cấu trúc ở đô thị dựa trên nền tảng phức hợp, đa
thành phần, đa dân tộc.... Điều đó sẽ giúp mô hình triển khai nhanh chóng đạt được
kết quả.
4.Việc phân loại, lưu giữ RTRSH tại các hộ gia đình là thực sự cần thiết, giúp
giảm thiểu được lượng chất thải phát sinh trên địa bàn, giúp giảm tải cho bãi lưu giữ
và xử lý của huyện. Việc phân loại chất thải rắn ngay tại các hộ gia đình như sau:
+ Phần chất thải hữu cơ được phân loại và đựng trong thùng đựng rác màu xanh.
+ Các loại phế thải có thể tái chế như nilon, nhựa và tái sử dụng như sách giáo
khoa, hộp nhựa, thùng kẽm được lưu giữ riêng.
+ Phần chất thải vô cơ được chứa trong các thùng rác có màu nâu đỏ. Việc lưu
giữ chất thải được thực hiện trong các thùng có nắp và cách xa nơi gia đình sinh
hoạt nhằm giữ gìn vệ sinh.
5. Tổ dịch vụ thu gom chất thải được thành lập tùy theo quy mô của mô hình,
thường từ 4 -5 người cho quy mô khu dân cư 500 hộ dân. Tổ thu gom rác cần có
quy chế hoạt động riêng, hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định hoặc định kỳ
theo ngày trong tuần để thu gom rác hữu cơ riêng, rác vô cơ thu vào ngày khác
trong tuần. Các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh
đường sá, chợ, các tụ điểm công cộng... Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển
đến bãi tập kết rác của địa phương. Tại bãi tập kết rác, các nhân viên tiếp tục thực
hiện các công đoạn phân loại rác tái chế và tái sử dụng. Đối với chất thải hữu cơ
được chế biên thành phân compost và các chất thải khác được chuyển về cơ sở tái
chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp.
61
4.4.2. Thực hiện phân loại CTR tại nguồn
4.4.2.1. Sự cần thiết phải phân loại CTR tại nguồn
CTR có thành phần rất đa dạng: giấy loại, nhựa tổng hợp, thủy tinh, cao su,
thức ăn thừa có thành phần hóa học phức tạp gồm chất vô cơ, chất hữu cơ khó
phân hủy.Phân loại CTR giúp việc xử lý CTR được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, phân
loại CTR còn có một số lợi ích như:
Lợi ích kinh tế
- Tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost.
- Giảm diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp do khối lượng CTR đem chôn
lấp được giảm một cách đáng kể. Bên cạnh đó còn giảm chi phí cho việc xử lý CTR
cũng như những vấn đề phát sinh sau xử lý.
Lợi ích môi trường
- Giảm các tác động tiêu cực đến môi trường như giảm rủi ro trong quá trình
xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt
- Diện tích BCL thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí BCL
- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tránh tình trạng ô nhiễm do việc khai thác
tài nguyên mang lại.
Lợi ích xã hội
- Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
- Hình thành ở mỗi cá nhân thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường.
4.4.2.2. Phương pháp phân loại CTR tại nguồn
Chính quyền có trách nhiệm hỗ trợ 100% kinh phí cho chương trình phân loại
CTR tại nguồn ở mỗi hộ dân. Có cán bộ chuyên môn hướng dẫn chi tiết phương
thức thực hiện phân loại. Bước đầu thực hiện phân loại, CTR của mỗi hộ dân sẽ
được đựng trong 2 thùng riêng biệt:
+ Thùng 1: chứa CTR hữu cơ là CTR xuất phát từ việc nấu ăn và thải ra trong
ăn uống hằng ngày của người dân
+ Thùng 2: chứa CTR vô cơ và những thành phần có thể tái chế
Tại khu công cộng nên để thùng chứa 2 ngăn và phải có ghi chú rõ ràng cho
nhân dân biết loại CTR nào nên bỏ vào thùng nào.
62
Về sau khi phương pháp tái chế CTR tại nguồn đã được thực hiện phổ biến ta
có thể thực hiện phân loại các CTR có khả năng tái chế ngay tại nguồn. Như vậy sẽ
giảm được một phần chi phí khá lớn cho việc thực hiện phân loại lần 2.
Sản xuất
Trồng trọt
CTR hữu cơ Compost
Không có khả
Nguồn phát BCL năng tái chế
sinh CTR Cơ sở tái chế
Trạm phân Có khả năng tái
CTR còn lại
loại lần 2 chế
Hình 4.6: Sơ đồ phân loại CTR tại nguồn
4.4.2.3. Thực hiện tái chế - tái sử dụng CTR
* Sự cần thiết của việc tái chế - tái sử dụng CTR
- Bảo tồn nguồn lợi sản xuất, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm nhu cầu sử
dụng nguyên liệu thô cho sản xuất.
- Ngăn ngừa sự phát tán những chất độc hại vào môi trường
- Cung cấp nguồn nguyên vật liệu có giá trị cho công nghiệp
- Kích thích phát triển những quy trình công nghệ sản xuất sạch hơn
- Tránh phải thực hiện các quy trình mang tính bắt buộc như xử lý hoặc chôn
lấp CTR
* Phương pháp thực hiện tái chế
Để thực hiện tốt biện pháp này, trước tiên quận phải đảm bảo công tác phân
loại CTR tại nguồn. CTR sau khi phân loại được thu hồi và lựa chọn phương pháp
tái chế - tái sử dụng phù hợp với từng loại CTR cụ thể.
- CTR hữu cơ: thực hiện phương pháp ủ kỵ khí – biogas hay phương pháp ủ
hiếu khí – compost.
63
- CTR vô cơ sẽ được phân loại lần 2 đem tái chế tái sử dụng. Những vật liệu
có thể tái chế:
+ Tất cả chai nhựa có ký hiệu tái chế 1 – 7
+ Chai lọ thủy tinh
+ Hộp giấy đựng sữa và nước trái cây
+ Bình nhôm, thép và bình phun
+ Báo, tạp chí, giấy bìa cứng
4.4.3. Nghiên cứu phát triển công nghệ - thay đổi thói quen tiêu dùng hằng ngày
Không riêng gì huyện Chương Mỹ nói riêng và cả nước nói chung thì phương
pháp chôn lấp là giải pháp hiện tại cho vấn đề giải quyết lượng CTR phát sinh hằng
ngày. Tuy nhiên giải pháp này ngày càng gặp nhiều khó khăn và hậu quả là khó giải
quyết. Cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và kêu gọi đầu tư phát
triển, xây dựng các mô hình, phương thức xử lý CTR mới thay cho phương pháp
chôn lấp đã lỗi thời hiện nay.
Khi mà chôn lấp CTR không còn là phương pháp thích hợp trong giai đoạn
hiện nay thì giảm thiểu sự phát sinh của CTR là một trong những giải pháp trước
mắt mà mỗi chúng ta có thể thực hiện được trong khi chờ một công nghệ mới hơn
thay thế cho phương pháp chôn lấp CTR như hiện nay.
Cách đơn giản nhất để giảm nguồn thải là ngăn không cho chúng biến thành chất
thải. Ngăn ngừa nguồn thải hay giảm lượng CTR là thiết kế sản xuất, mua sắm, sử
dụng vật liệu – sản phẩm, bao bì – sao cho giảm số lượng và sự độc hại của chúng.
Giảm nguồn CTR phát sinh còn bao gồm cả việc tái sử dụng, góp phần làm
giảm chi phí tiêu hủy và xử lý CTR.
4.4.4. Tuyên truyền – giáo dục ý thức cộng đồng
Phối hợp với phòng hoặc sở giáo dục lồng ghép giáo dục ý thức học sinh –
sinh viên về vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường, tổ chức các lớp ngoại khóa về
phương thức đơn giản để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo từng cấp
học cụ thể.
64
Kết hợp với các phương tiện truyền thông, báo đài, truyền hình thường xuyên
tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục ý thức môi trường trên địa bàn quận, các
cuộc vận động ra quân làm sạch vệ sinh trên địa bàn dân cư đang sinh sống.
Vận động người dân thực hiện văn minh đô thị, xây dựng gia đình xanh – sạch
– đẹp, hưởng ứng cuộc vận động tiêu dùng xanh, giảm thiểu chất thải sinh hoạt tại
gia đình. Hằng năm thực hiện khen thưởng – cảnh cáo từng trường hợp cụ thể.
Tuyên truyền cho nhân dân thấy được tầm quan trọng của CTR, phân tích về
lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn, vận động nhân dân phân loại CTR tại từng
hộ gia đình để thuận tiện cho công tác phân loại CTR của thành phố nói chung và
quận 1 nói riêng.
Công ty Dịch vụ công ích phối hợp với UBND huyện hỗ trợ cho nhân dân
những trang thiết bị phục vụ cho việc phân loại CTR tại nguồn và cử cán bộ có
chuyên môn thường xuyên xuống từng gia đình hướng dẫn cho nhân dân thực hiện
tốt nhất việc phân loại CTR tại nguồn.
Bản thân công ty Dịch vụ công ích cần đầu tư trang thiết bị thu gom phục vụ
công tác thu gom CTR đã được phân loại, vạch lại tuyến thu gom – vận chuyển cho
phù hợp với hế hoạch phân loại CTR này.
65
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu về CTRSH trên địa bàn huyện Chương Mỹ, có thể rút
ra một số kết luận sau:
Chương Mỹ là một huyện ngoại thành Hà Nội, đang trong quá trình đô thị hóa,
lượng rác thải phát sinh tương đối lớn. Trong năm 2018 mỗi ngày trên địa bàn
huyện trung bình phát sinh 130 tấn CTRSH. Thành phần hữu cơ dễ phân hủy chiếm
48,59%, thành phần chất thải có khả năng tái chế chiếm 35,81%, chất thải khác
chiếm 15,6%. CTR. CTRCN phát sinh 22,48 tấn/ngày, trong đó thành phần chất
hữu cơ dễ phân hủy là 33,28%, thành phần có thể tái chế là 22,64%, thành phần
khác 45,08%. Trong năm 2018 cũng phát sinh 161.451,8 tấn phụ phẩm lúa ngô và
634.402,7 tấn CTR chăn nuôi.
Mặc dù đã được các cấp quan tâm nhưng công tác thu gom, quản lý CTR vẫn
còn nhiều tồn tại. Tỷ lệ thu gom CTRSH và CTRCN thấp, đạt khoảng 70-80%.
Thời gian lưu cữu tại các điểm tập trung rác còn dài. Hầu hết các điểm tập trung rác
thải đều bị quá tải, gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung
quanh, ảnh hưởng đến không khí, nước và ảnh hưởng đến mùa màng. CTRNN chưa
được thu gom và sử dụng hợp lý, chủ yếu là thải bỏ gây lãng phí tài nguyên và ô
nhiễm môi trường.
Tiềm năng năng lượng từ CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ theo tính toán
từ số liệu CTR năm 2017 có thể cung cấp 15.073,39-19.257,39TJ nếu sử dụng
phương pháp nhiệt trực tiếp, 284,3-371,9TJ nếu sử dụng phương pháp ủ kỵ khí và
1.255,6TJ nếu sản xuất ethanol.
Phương pháp hầm ủ biogas để xử lý CTR chăn nuôi và bếp khí hóa sử dụng
phụ phẩm lúa ngô được đề xuất cho huyện Chương Mỹ không chỉ góp phần xử lý
CTR, giải quyết các vấn đề môi trường liên quan mà còn mang ý nghĩa về mặt kinh
tế như thu hồi nhiệt điện và tiết kiệm tài nguyên.
66
5.2. Kiến nghị
Để các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTR gây ra, các cấp
chính quyền địa phương nên có các chính sách hỗ trợ về tiền vốn cho các dự án để
tăng cường sự tham gia của các tổ chức vào xã hội hóa công tác xử lý rác thải trên
địa bàn.
Địa phương nên đưa ra bản hướng dẫn chi tiết về sử dụng hợp lý, tiết kiệm
năng lượng, đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
từ CTR.
Do hạn chế về kinh phí và thời gian nên luận văn chưa tiến hành tính toán các
thông số chi tiết cho các biện pháp được đề xuất để sử dụng tài nguyên. Do đó, cần
có các nghiên cứu tiếp theo nhằm đánh giá, xử lý hiệu quả và thu hồi năng lượng từ
CTR trên địa bàn huyện.
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Mối nguy hại chất thải rắn đô thị
(27/01/2010), Báo Tài nguyên & Môi trường điện tử, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi
trường, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.
3. Đỗ Thị Kim Chi (2004), Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng - một cách tiếp
cận hướng tới bền vững, Tập san khoa học số tháng 10/2004, tr 21-26.
4. Hoàng Thị Kim Chi (2009), Một số biện pháp cải thiện hoạt động thu gom rác
thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
5. Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tính (2006), Quản lý tài nguyên dựa vào cộng
đồng ở Việt Nam. http//nature.org.vn/vn/wpconten/uploads/docs/CWRM.pdf.
6. Phạm Ngọc Đăng (2011), Cơ sở khoa học và thực tiễn trong lập kế hoạch và
quản lý môi trường tại Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
7. Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2010), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
8. Đỗ Thị Lan, Nguyễn Chí Hiểu, Trương Thành Nam (2007), Tài liệu kinh tế chất
thải dùng cho các chuyên nghành, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái
Nguyên.
9. Hà Quang Huy (2008), Dự án 3R quản lý chất thải đô thị, http//www.3r-hn.vn.
12/04/2008.
10. Mạnh Hùng (2010), Dự án sáng kiến 3R: Phân loại rác thải để tái chế.
Ngày25/01/2010.
11. Vũ Thị Hồng (2004), Hoàn thiện tổ chức và cơ chế quản lý rác đô thị tại thành phố
Hồ Chí Minh. Tạp chí kinh tế, viện kinh tế TP.Hồ Chí Minh, tháng 12, trang 7
12. Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn (2008), Giáo trình Quản lý chất thải rắn và
chất thải nguy hại - Trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Lê Thị Hồng Trân, Trịnh Ngọc Đào (2009), “Tính toán
68
tải tải lượng, dự báo phát sinh CTNG từ & KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý CTNG”,
Tạp chí phát triển KH&CN, Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG - HCM, tập
12, số 02.
14. Trương Thành Nam (2007), Giáo trình kinh tế chất thải, Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
15. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2008), Quản lý chất
thải rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội.
16. Trần Quang Ninh (2010), Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một
sốnước và ở Việt Nam, Nxb Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia.
17. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, Nxb Xây
dựng, Hà Nội.
18. Quốc hội CHXHCNVN (2005), Luật Bảo vệ Môi trường, số 52/2005/QH11,
Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội.
19. Đào Châu Thu (2004), Thử nghiệm thu gom, phân loại rác thải hữu cơ tại
nguồn. Dự án Quản lý RTRSH tại nguồn bảo vệ môi trường, Trường ĐHNN
1 Hà Nội.
20. Ngô Thị Minh Thúy, Lê Thị Hồng Trân (2012), Nghiên cứu đánh giá hiện
trạng, dự báo khối lượng RTRSH phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý tại
thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, Sở TN&MT Tây Ninh.
21. Nguyễn Song Tùng (2007), Thực trạng và đề suất một số giải pháp quản lý chất
thải rắn ở huyện Triệu Phong- Quảng trị, ĐHQG Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Kim Thái (2008), Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn
hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học phù hợp với điều kiện Việt Nam, Hà Nội.
23. Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2004), Quản lý chất thải rắn sinh
hoạt. NXB GREEN EYE.
24. Nguyễn Xuân Thành (2003), Công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp
và xử lý ô nhiễm môi trường, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
25. UBND tỉnh Quảng Nam (2014), Sổ tay hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý
rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
69
TIẾNG ANH
26. Alison M. (2006), Mobilizing assets for Community Driven Development,
Coady International Institute. St Francis Xavier University, Antigonish –
Nova Scotia.
27. George T. Chobanoglous, Hilary Theisen, Samuel Vigil (1993), “Intergrated
solid waste Management – Engineering Principles and Management issues”,
International Editions.
28. Global Environment Centre Foundation - GECF (1999), “Waste Treatment
Technology in Japan”, Osaka, Japan.
29. USAID (2002), Assessment of Communities based Natural Resources
Management best practices in Tanzania. Africa Bureau, 10/2002.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_thuc_trang_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_qu.pdf