ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------
LÒ VĂN CHÁI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ SỐ 17 VỀ MÔI TRƯỜNGTRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NẬM CUỔI,
HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 – 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------
LÒ VĂN CHÁI
Tên đề tài:
59 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá thực hiện tiêu chí số 17 về môi trườngtrong xây dựng nông thôn mới tại xã Nậm cuổi, huyện Sìn hồ, tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ SỐ 17 VỀ MÔI TRƯỜNGTRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NẬM CUỔI,
HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Lớp : K47 - KHMT
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 – 2019
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Môi Trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua.
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng, cảm ơn sâu sắc tới cô giáo : PGS.TS
Đỗ Thị Lan đã giúp đỡ và dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và hướng
dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ UBND
xã Nậm Cuổi đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em trong quá trình thực tập
tại cơ quan.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt
các yêu cầu của đợt thực tập nhưng do kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên
bản luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết.
Em rất mong được các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ
sung để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019
Sinh Viên
Lò Văn Chái
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên
thế giới. ............................................................................................................ 11
2.2.2. Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam .................................... 15
2.2.3. Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ............................ 20
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................ 22
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................. 22
iii
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 22
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..................................................... 23
3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu ................................. 23
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 24
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của xã Nậm Cuổi,
huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu ........................................................................... 24
4.1.1 . Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .......................................... 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 24
4.2. Những yếu tố tác động đến môi trường tại xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai
Châu ................................................................................................................. 27
4.2.1. Các động lực chi phối tới vùng môi trường .......................................... 27
4.2.2. Những áp lực từ các động lực đến vùng môi trường ............................ 27
4.3. Đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nậm
Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu ................................................................. 31
4.3.1. Đánh giá tiêu chí môi trường (tiêu chí 17) trong xây dựng nông thôn mới
tại xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu .............................................. 31
4.3.2. Sự tham gia của chính quyền địa phương và người dân trong công tác
môi trường ....................................................................................................... 36
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại
Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu ........................................................ 37
4.5. Đề xuất các giải pháp thực hiện tốt tiêu chí môi trường .......................... 41
4.5.1. Đối với các cấp chính quyền. ................................................................ 41
4.5.2. Triển khai thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý rác thải, chất thải ..... 42
4.5.3. Khuyến khích, vận động các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh
......................................................................................................................... 43
4.5.4. Triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nghĩa trang nhân dân ........... 43
4.5.5. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán
bộ ..................................................................................................................... 43
iv
4.5.6. Đối với người dân ................................................................................. 43
Phần 5 .............................................................................................................. 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn.
Bộ GTVT : Bộ Giao Thông Vận Tải.
CNH : Công nghiệp hóa.
HDH : Hiện đại hóa.
Hoạt động VHNT : Hoạt động Văn Hóa Nghệ Thuật.
Số HGĐ : Số Hộ Gia Đình.
NTM : Nông thôn mới.
VQG Ba Bể : Vườn Quốc Gia Ba Bể.
UBTƯMTTQVN : Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tôr Quốc Việt Nam.
UBND : Ủy Ban Nhân Dân.
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2016 - 2018 ............................. 25
Bảng 3.2: Dân số và lao động ......................................................................... 26
Bảng 4.3: Hiện trạng và dự báo dân số xã Nậm Cuổi từ năm 2016 - 2018 và
năm 2020 ......................................................................................................... 28
Bảng 4.4. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước ........................................... 33
Bảng 4.5. Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng nguồn nước ...... 33
Bảng 4.6. Tỷ lệ hộ gia đình có hình thức đổ rác ............................................. 34
Bảng 4.7. Tỷ lệ hộ gia đình tham gia hoạt động ............................................. 37
tổng vệ sinh môi trường .................................................................................. 37
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với khoảng 67% dân số cả nước, nông thôn Việt Nam đang trên con
đường đổi mới và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KT – XH
của đất nước. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được
triển khai đã đem lại những thay đổi đáng kể về đời sống, hạ tầng kỹ thuật cũng
như cảnh quan môi trường nhiều vùng nông thôn. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển KT – XH mạnh mẽ là những nguy cơ không nhỏ về ô nhiễm môi trường.
Môi trường nông thông đang chịu những sức ép ngay từ chính các hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của nông thôn, đồng thời còn chịu tác động từ hoạt
động của các KCN, CCN và khu vực đô thị lân cận. Đó chính là nguy cơ ô
nhiễm môi trường từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản,
chế biến nông sản thực phẩm, phát triển làng nghề và sản xuất công nghiệp. Ở
một số vùng nông thôn, môi trường nước hoặc môi trường không khí đã bị ô
nhiễm cục bộ, đặc biệt việc quản lý CTR nông thôn chưa thực sự được coi
trọng, đã và đang là vấn đề bức xúc.
Lâu nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng hầu như chỉ phản ánh
về ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị, khu công nghiệp Song tình trạng ô
nhiễm môi trường ở nông thôn lại đang ở mức báo động. Đây chính là nguyên
nhân dẫn đến người dân ở các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với
dịch bệnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường nên nhiệm vụ bảo vệ
môi trường được cụ thể hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11
tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển
khai Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 về phê duyệt
chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020);chí
quốc gia về nông thôn mới phải đạt 17 tiêu chí, trong đó, để đạt tiêu chí về môi
2
trường phải hoàn thành 5 nội dung bao gồm: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch
hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia (đạt 90%); các cơ sở sản xuất – kinh doanh
đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường
và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được
xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy
định.
Xuất phát từ thực tiễn trên. Để hiểu rõ hơn về thực trạng môi trường nông
thôn tại xã, qua đó đưa ra giải pháp hoàn thành tiêu chí môi trường cùng với
việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương, tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng
nông thôn mới tại xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tiến độ xây dựng nông thôn mới nói chung và việc
thực hiện tiêu chí môi trường nói riêng tại xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu. Tìm ra những thuận lợi khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nậm Cuổi, huyện
Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của xã Nậm
Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Thực trạng việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới của xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Tìm hiểu tình hình thực hiện các tiêu chí môi trường tại xã Nậm Cuổi,
huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Đề xuất giải pháp đẩy nhanh việc hoàn thiện tiêu chí môi trường trong
xây dựng nông thôn mới tại xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đây là cơ sợ khoa học có thể áp dụng trong thực hiện kế hoạch xây
dựng nông thôn mới.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định thực trạng môi trường nông thôn tại xã Nậm Cuổi, huyện Sìn
Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyển
giáo dục nhận thức của người dân về môi trường.
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch thực
hiện tiêu chí môi trường trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
xã Nậm Cuổi.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Khái niệm về nông thôn
- Nông thôn:
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều
quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thông được coi là khu vực
địa lý nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng,
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Một số quan điểm khác cho rằng nông thôn là nơi có mật độ dân số
thấp hơn so với thành thị. Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp
là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là sản xuất nông
nghiệpmột số khái niệm về nông thôn mới như sau:
“Nông thôn là vùng sinh sống làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông
dân,là nơi có mật độ dân cư thấp, môi truong chủ yếu là thiên nhiên, cơ sở hạ
tâng kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém. [2]
Theo Staroverov – nhà xã hội học người Nga đã đưa ra định nghĩa về
nông thôn : Nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu xã hội học về một
phần hệ xã hội có lãnh thổ xác định hình thành lâu trong lịch sử. ddawcj trưng
của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đạc biệt của môi trường nhân tạo với
các điều kiện địa lý – tự nhiên ưu trội, với kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về
mặt khong gian. Tuy nhiên nông thôn có những đặc trưng riêng của nó.[4]
Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp
cho con người và tạo ra của cải cho xã hội.
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất
nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề khác và tư
liệu chính là đất đai.
5
- Nông thôn mới:
Nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phả là thị xã, thị trấn hay
thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống. Mô hình nông thôn
mới là tổng thể, những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn
theo tiêu chí mới đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong nông thôn hiện nay. Nhìn
chung mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn minh. Mô hình nông
thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi
mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên
tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tiến bộ hơn so với mô hình cũ,
chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên toàn lãnh thổ.
Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng
lực của người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã hội góp
phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thay đổi cơ
sở vật chất, diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nông
thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội
dung quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương
phát triển đất nước và các địa phương.
Nghị quyết 26/TQ – TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
đã đề ra chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao
đời sống của nhân dân quy hoạ, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ở nông thôn. Nghị quyết đã xác định
rõ mực tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo ch; xã hội nông thôn ổn
định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được
bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường”.
6
2.1.2.2. Khái niệm về mô hình nông thôn mới
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là
những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT
hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam.
Nhìn chung mô hình làng nông thôn mới theo hướng CNH - HĐH, hợp tác hóa,
dân chủ hóa và văn minh hóa.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu
phát triển, đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả
cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tiến bộ hơn so
với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng
trên cả nước.
Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm,
cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu
cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được
xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về
mọi mặt”. [7]
Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới của nước ta từ Đề
án của Bộ NN&PTNT:
- Được xây dựng trên đơn vị cơ bản là cấp làng - xã.
- Vai trò của người dân được nâng cao, nêu cao tính tự chủ của nông dân.
- Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút sự
tham gia đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mục tiêu
đề ra có tính hiệu quả cao.
- Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng huy động nguồn lực của bản
thân người dân, thay cho việc dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài là chính.
- Các tổ chức nông dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao.
7
- Nguồn vốn từ bên ngoài được phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả.
Trên đây là những đặc điểm tạo nên nét riêng biệt của mô hình nông thôn mới
chưa từng có trước kia. [7].
Trên đây là những đặc điểm tạo nên nét riêng biệt của mô hình nông thôn
mới chưa từng có trước kia. [7]
2.1.2.3. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta
Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị
trường hội nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến
khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm
bớt sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành
thị. Xây dựng các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ ứng
dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, phát triển
ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc
trưng của từng địa phương. Chú ý đến các ngành chăm sóc cây trồng vật nuôi,
trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản.
Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp,
tôn trọng đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ
chức, hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Về văn hóa – xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các
làng xã văn minh, văn hóa.
Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương
mẫu. Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và
sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành,
đảm bảo môi trường nước trong sạch. Các khu rừng đầu nguồn được bảo vệ
nghiêm ngặt. Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi trường. Phát huy tinh
thần tự nguyện và chấp hành luật pháp của mỗi người dân.
2.1.2.4. Nội dung xây dựng nông thôn mới
8
* Nguyên tác xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc
gia được quy định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ. Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ
thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định
hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ
trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn,
xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang
triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết;
có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh
tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy
hoạch 9 và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu
chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính
quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch,
tổ chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn
mới" do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động
mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn
mới. [18]
9
* Nhiệm vụ xây dựng và phát triển nông thôn mới
- Phải tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng;
các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật, công trinh
quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trường.
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
từng vùng và quy hoạch phát triển ngành; gắn liền với định hướng phát triển hệ
thống đô thị, các vùng kinh tế và phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới; phải xác định cụ thể định hướng phát triển và đặc trưng của từng khu vực
nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước mắt với phát triển
lâu dài, giữa cải tạo với xây dựng mới; phù hợp với sự phát triển về kinh tế của
địa phương và thu thập thực tế của người dân; sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất
đai và tài nguyên trên địa bàn.
- Phải có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư, từ ý tưởng quy
hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng.
- Đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với nguồn vốn đầu tư và điệu kiện kinh
tế - xã hội của địa phương, định hướng, giải pháp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, xã hội, môi trường điểm dân cư, hạn chế tối đa những ảnh hưởng
do thiên tai, ngập lụt, nền đất yếu.
- Bào đảm hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, phong
tục tập quán của từng vùng, miền, từng dân tộc và ổn định cuộc sống dân cư,
giữ gìn bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, thích ứng với điều
kiện thiên tai.
• Các bước thực hiện xây dựng nông thôn;
- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý , thực hiện
- Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây
dựng nông thôn mới (được thực hiện trong suốt quá trình triên khai thực hiện)
- Bước 3: Khảo sát đánh giá thực hiện nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia nông thôn mới
10
- Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã
- Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã
- Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án
- Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình
• Nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới đáp ứng các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng các yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới, áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông
thôn. [13]
* Quy định chung về quy hoạch nông thôn mới
• Quy hoạch nông thôn mới bao gồm:
- Quy hoạch định hướng phát triển không gian;
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ;
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn
mới; - Quy hoạch phát triển các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện
có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
• Nguyên tắc lập quy hoạch
- Quy hoạch nông thôn mới phải phù hợp với Quyết định số 491/QĐ-TTg
ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ.
- Đồ án qui hoạch nông thôn mới phải tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp
trên đã được phê duyệt ( quy hoạch vùng Huyện, vùng Tỉnh, Quy hoạch chung
đô thị)
- Đối với những xã đã có quy hoạch đáp ứng các tiêu chí về xây dựng xã
nông thôn mới thì không phải phê duyệt lại; đối với những xã đã và đang lập
quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2020 cần phải rà soát, bổ sung để phù hợp
với việc lập quy hoạch theo thông tư liên tịch 13/2011 - Quy định việc lập,
thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn. [28].
11
- Công tác lập quy hoạch nông thôn mới thống nhất thực hiện theo thông
tư liên tịch số 13/2011. Quy hoạch nông thôn mới được duyệt là cơ sở để quản
lý sử dụng đất, lập dự án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới
trên thế giới.
Người nông dân ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều trải qua quá trình
phát triển khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện của loại hình canh tác và bối cảnh
lịch sử của mỗi khu vực cũng như phụ thuộc vào sự phát triển của môi trường
sinh thái. Năng suất và sản lượng phụ thuộc vào chính sách quốc gia, sự tiến
bộ khoa học kỹ 10 thuật, giáo dục, thông tin và văn hóa khu vực. Dù bất cứ
hoàn cảnh nào, người nông dân cũng được đánh giá cao và đáng được tôn trọng.
2.2.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
Từ năm 1962, Hàn Quốc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm,
trong đó ưu tiên phát triển Chương trình công nghiệp hóa và BVMT nông thôn.
Nhằm thu hẹp khoảng cách kinh tế - xã hội nông thôn và thành thị, năm 1971,
Phong trào Cộng đồng mới Saemaul Undong được triển khai. Phong trào đã đề
ra Chương trình về cải thiện môi trường nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ
bản cho các hoạt động sản xuất làng nghề và tăng thu nhập trong 21 lĩnh vực
nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn.Với các nội dung thí điểm
phát triển nông thôn như: Phát triển đường nông thôn; kiên cố hóa mái nhà,
bếp, tường rào; xây cầu; nâng cấp hệ thống thủy lợi; mở địa điểm giặt và giếng
nước công cộng, áp dụng các mô hình công nghệ cao vào sản xuất. Sau 5 năm
triển khai Phong trào đã thu đươc kết quả, cụ thể: Cứng hóa đường nông thôn
liên làng: 43.631 km, đường làng ngõ, xóm: 42.220 km; Xây dựng cầu nông
thôn: 68.797 cầu; Kiên cố hóa đê, kè: 7.839 km; Xây hồ chứa nước nông thôn
các loại: 24.140 hồ; Điện khí hóa nông thôn: 98% hộ có điện thắp sáng.
12
Theo đánh giá của các chuyên gia, Phong trào thành công từ mối quan hệ
hài hòa của các nhà lãnh đạo Chính phủ, các nhóm cộng đồng và người dân
nông thôn địa phương. Đồng thời, Phong trào được coi là những bước nền tảng
để tích lũy năng lực tài chính cho các hoạt động quản lý môi trường nông thôn
và nâng cao nhận thức cộng đồng tiến tới sự tham gia tự nguyện của cư dân
trong các hoạt động BVMT nông thôn và sản xuất ở các làng nghề.
Qua kết quả thực hiện, Phong trào khuyến nghị: Chính phủ Hàn Quốc cần
đẩy mạnh xây dựng các khu công nghiệp và sản xuất làng nghề tiên tiến ở nông
thôn và hỗ trợ phát triển bằng các khoản trợ cấp, các khoản vay và hỗ trợ hành
chính. Ngoài ra, Chính phủ cần phải hỗ trợ và huy động sự tham gia của người
dân nông thôn trong công tác xử lý chất thải ô nhiễm phổ biến trong các khu
sản xuất làng nghề. Đồng thời, để vượt qua những hạn chế nội tại của doanh
nghiệp nhỏ, chẳng hạn như sự yếu kém về cơ cấu tổ chức, năng lực tài chính
hạn chế và công nghệ ở mức độ thấp, cần vận hành dựa trên mối quan hệ liên
minh hợp tác trong ngành công nghiệp tại các làng nghề. [19].
2.2.1.2. Phát triển nông thôn ở Đài Loan
Ở Đài Loan, Chương trình Tái thiết nông thôn lấy Nông nghiệp sinh thái
làm trụ cột chính của nội dung phát triển nông thôn. Họ tập trung vào điều quan
trọng nhất trong việc tái thiết nông thôn là con người, cho rằng chỉ có thông
qua sự gia tăng tự nhận thức của người dân, sau đó mới có thể thay đổi. Chương
trình Trao quyền cho cộng đồng là bước đầu tiên của việc đào tạo con người
của Tái thiết nông thôn, thông qua bốn khóa học thích hợp và để cho các cư
dân phụ trách việc xây dựng của mình và rút ra một tầm nhìn cho các cộng
đồng nông thôn. Việc phát triển các kế hoạch hành động và các khóa học thực
tế để cho người dân có thể tự mình làm được, thực hiện các kế hoạch chi tiết và
cùng nhau xây dựng các phương hướng hoặc phát triển nông thôn và kế hoạch
chi tiết trong tương lai. Sau Chương trình Trao quyền là xây dựng dự án Tái
thiết nông thôn. Dự án Tái thiết nông thôn được các tổ chức và các nhóm địa
13
phương lập kế hoạch dựa trên nhu cầu của cư dân trong cộng đồng nông thôn,
sử dụng các cộng đồng nông thôn như phạm vi dự án và đạt 20 được sự đồng
thuận ...mẩu gỗ, gạch
vỡ, đất đá thải, than, củi
4.3. Đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã
Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
4.3.1. Đánh giá tiêu chí môi trường (tiêu chí 17) trong xây dựng nông thôn
mới tại xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
4.3.1.1. Kết quả điều tra về tiêu chí nước sạch
Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện nhất trong bộ tiêu
chí xây dựng nông thôn mới, xã Nậm Cuổi đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều
giải pháp thực hiện, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận
thức, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Để được công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới thì địa phương phải đạt 19 tiêu chí, trong đó, để đạt tiêu chí về
môi trường phải hoàn thành 5 nội dung, đó là: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch
hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 70%; các cơ sở sản xuất kinh doanh
đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường
và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được
xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy
định.
- Nước sinh hoạt: Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các vùng nông
thôn ngày càng trở nên bức xúc và nghiêm trọng. Chất lượng nước sinh hoạt
ngày càng bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng do ảnh hưởng bởi chất thải
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Hiện nay, một số vùng nông thôn người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt
chủ yếu là ao, hồ, bể chứa nước mưa và nước ngầm từ giếng khơi, giếng khoan.
Nếu nguồn nước không bảo đảm vệ sinh sẽ gây nên nguy cơ mắc các bệnh đường
32
ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác. Chính vì thế, vai trò của nước sạch
ở các vùng nông thôn luôn quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết
33
Bảng 4.4. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước
Nguồn Nước Số hộ Tỷ lệ (%)
Nước mưa, ao, sông, suối 0 0,00
Nước giếng khoan 27 24,54
Nước sạch từ trạm cấp nước của xã 34 30,91
Nước khác ( nước Khe, mõ ) 49 44,54
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng phiêú điều)
Kết quả tổng kết phiếu được thể hiện như trên bảng 4.4 cho thấy: Đa số
các hộ gia đình đều sử dụng nước sinh hoạt là từ nguồn nước khác (Nước khe)
(44,54%), tiếp đó là nước sạch từ trạm cấp nước của xã chiếm 30,91%, không
có hộ gia đình nào sử dụng nước mưa, ao, hồ sông, suối. Từ kết quả điều tra
cho ta thấy nguồn nước sinh hoạt của người dân từ trạm cấp nước của xã chiếm
rất ít chủ yếu là nước khe và nước giếng khoan chưa đảm bảo vệ sinh dễ gây
các bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác.
Bảng 4.5. Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng nguồn nước
Chất lượng nguồn nước Số hộ Tỷ lệ (%)
Mùi hôi,tanh 07 6,36
Vẩn đục,đá vôi 0 0
Nước sạch 103 93,64
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng phiêú điều tra)
Từ kết quả điều tra có 0% hộ gia đình thấy nước không nhiễm đá vôi. Có
6,36% hộ gia đình cảm thấy mùi hôi tanh, nguyên nhân dẫn đến mùi hôi tanh
là do người dân xây chuồng chăn nuôi quá gần với giếng khơi và bể đựng nước
sinh hoạt để tiện lấy nước phục vụ chăn nuôi. Có 93,64% hộ gia đình cảm thấy
nguồn nước sử dụng sạch và đảm bảo cho sinh hoạt.
34
Đánh giá:
Dựa vào kết quả trên chúng ta có thể đánh giá: Số hộ gia đình được dùng
nguồn nước sạch chiếm tỷ lệ cao trên 90%, còn một số ít hộ gia đình chưa ý
thức nguồn nước sạch như thế nào nên vẫn sửa dụng nguồn nước khe.... nhưng
chiếm tỷ lệ số ít.
4.3.1.2. Tiêu chí cơ sở sản xuất- kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi
trường, có cam kết đảm bảo thực hiện bảo vệ môi trường
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh có 27 cơ sở nhưng nhỏ lẻ, chủ yếu ở trung
tâm xã. Số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã có 01 trang trại. Số hộ gia
đình chăn nuôi lợn quy mô lớn từ 10 con trở lên, gồm có 21 hộ gia đình. Cơ sở
sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi nhìn chung thực hiện đúng các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tiếp tục xây dựng các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, có hệ thống
xử rác thải hạn chế, tiến tới không chăn nuôi gia súc gia cầm tại các hộ gia đình.
Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, an toàn sinh học, hạn
chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng tỷ lệ thu hồi các bao bì, chai lọ hóa
chất bảo vệ thực vật, áp dung theo tiêu chuẩn Globl GAP, Viet GAP.
Đánh giá:
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện nghiêm túc.
- Xã đạt tiêu chí: Tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn
về môi trường.
4.3.1.3. Tiêu chí quản lý và xử lý rác thải
Bảng 4.6. Tỷ lệ hộ gia đình có hình thức đổ rác
Hình thức đổ rác Số hộ Tỷ lệ (%)
Đốt 54 49,09
Thu gom cho đội về sinh cua xã đem xử lý 02 1,82
Đổ rác tùy nơi 37 33,64
Xử lý cách khác 17 15,45
Tổng 110 100
35
Qua bảng 4.6 cho thấy: số hộ gia đình có các hình thức có tự xử lý rác
bằng phương pháp đốt rác tùy ý, chiếm 49,09%; có 02 hộ gia đình có hình thức
thu gom rác đội vệ sinh của xã đem đi xử lý, chiếm tỷ lệ 1,82%.
Số hộ gia đình đổ rác tùy nơi, chiếm tỷ lệ 33,6% như đổ ven đường, bụi
tre, đổ ra sông có thể đổ ngay ra vườn trước nhà ở; xã chưa có các dịch vụ thu
gom rác thải tất cả các thôn, điều này cũng phản ánh ý thức của người dân đối
với vấn đề thu gom rác thải là chưa cao; nhiều người cho rằng việc đổ rác đúng
nơi quy định sẽ mất thời gian vì hố rác chung ở xa nhà, đổ tất vào hố phân vừa
có thứ để bón ruộng lại đỡ phải đi lại. Có 17 hộ gia đình có hình thức xử lý rác
bằng cách chôn rác tại vườn ... chiếm tỷ lệ 15,5%. Sỡ dĩ, tỷ lệ hộ gia đình dùng
phương pháp đốt, vứt rác bừa bãi ra vườn, đường đi chiếm tỷ lệ cao vì ý thức của
người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường còn chưa cao.
Đánh giá: Xã chưa đạt tiêu chí
4.3.1.4. Tiêu chí nghĩa trang, nghĩa địa
Tiêu chí nghĩa trang, nghĩa địa thực hiện trên địa bàn xã là tiêu chí vướng
mắc khá điển hình trong việc xây dựng nông thôn mới bởi chưa có hướng dẫn
cụ thể về cơ chế, chính sách và do tập quán lâu đời của đa số người dân tộc
trong xã vẫn còn hàng trăm ngôi mộ nằm rải rác trên đất đồi, vườn của gia đình
vừa mất mỹ quan vừa không đảm bảo vệ sinh môi trường. Công tác vận động
nhân dân quy tập các ngôi mộ cát táng về các khu ngĩa trang không dễ do vấn
đề tâm linh và nhiều ngôi mộ đã được xây kiên cố, việc di chuyển gây tốn kém.
Đánh giá:
Xã chưa đạt tiêu chí: Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
4.3.1.5. Tiêu chí đường làng ngõ xóm cảnh quan từng hộ xanh sạch đẹp, không
có hoạt động làm suy giảm môi trường. Đường làng, ngõ xóm, đồng ruộng có
nơi thu gom, xử lý rác thải
* Về việc thực hiện giữ gìn cảnh quan môi trường
36
Qua kiểm tra thực tế cho thấy các hộ dân đã tự ý thức việc giữ gìn vệ sinh,
cảnh quan, từng hộ gia đình đã trực tiếp kí cam kết về bảo vệ môi trường với xã đạt
100% các hộ đã tham gia kí kết. Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, và
các hoạt động dọn dẹp vệ sinh của địa phương được làm theo định kỳ 2 - 3 lần/năm.
Công tác này được triển khai đến từng cư sở, từng hộ dân.
Ngoài ra, tại các thôn, xóm còn phân các đội dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm
theo định kỳ tuần/lần giúp cho cảnh quan trong xã luôn trong sạch và đẹp.
Đánh giá:
Có các hoạt động phát triển môi trường xanh sạch đẹp như: tổ chức
định kì tổng vệ sinh, tổ chức trồng nhiều cây nơi đường làng ngõ xóm
Không có hoạt động làm suy giảm môi trường
Xã Đạt tiêu chí: Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có
các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
4.3.2. Sự tham gia của chính quyền địa phương và người dân trong công tác
môi trường
- Sự tham gia của chính quyền địa phương:
Cùng với các nội dung xây dựng nông thôn mới các hoạt đông liên
quan đến môi trường được cấp chính quyền triển khai cụ thể, đồng bộ và
lồng ghép hiệu quả các thôn đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động
qua các buổi họp, các đợt tập huấn, các phương tiện thông tin đại chúng các
gương điển hình nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác môi
trường.
Bên cạnh việc khai thác hiệu quả các chương trình dự án của trung ương
địa phương đã thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu
khác và huy động sự tham gia của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Kết
quả huy động nguồn lực thực hiện công tác môi trường những năm qua nguồn
kinh phí tạp trung lớn vào việc cứng hóa bê tông đường đi và nạo vét kênh
mương cải tạo môi trường.
37
- Sự tham gia của người dân:
Trong những năm qua cùng với sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước gười dân
đã tham gia vào các hoạt đông chung của xã để xây dựng các công trình cơ sở
hạ tầng cũng như cải thiện môi trường thông qua đóng góp ngày công. Ngoài
ra, người dân còn tích cực tham gia vào các hoạt động cồng đồng như xây dựng
hương ước làng nội quy về môi trường tham gia các tổ chứ nhóm tự quản như hội
phụ nữa đoàn thanh niên nhận các việc có liên quan đến môi trường.
Bảng 4.7. Tỷ lệ hộ gia đình tham gia hoạt động
tổng vệ sinh môi trường
Hoạt động Số hộ Tỷ lệ (%)
Thường xuyên 69 62,73
Không thường xuyên 41 37,27
Không có hoạt động 0 0
Tổng 110 100
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng phiêú điều tra)
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ gia đình tham gia hoạt động tổng vệ sinh
môi trường thường xuyên là 69 hộ, chiếm tỷ lệ cao (62,73%); Số hộ gia đình
tham gia tổng vệ sinh là 41 hộ, chiếm tỷ lệ 37,27%. Không có gia đình nào
không có sinh hoạt vệ sinh môi trường
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới
tại Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Thuận lợi:
Đất đai màu mỡ, khí hậu tương đối ôn hòa, phù hợp với nhiều loại cây
trồng, vật nuôi tạo điều kiện tốt cho phát triển nghành nông nghiệp hàng hóa.
Đội ngũ cán bộ và nhân dân xã Nậm Cuổi có truyền thống đoàn kết,
lực lượng lao động dồi dào là nguồn nhân lực để khai thác những tiềm năng
góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trong giai
đoạn tới.
38
Chất lượng nước của xã tương đối tốt và người dân tham gia các hoạt
động vệ sinh môi trường nhiệt tình
Đối với xã Nậm Cuổi, đến nay đã thực hiện được 7/19 tiêu chí là: Quy
hoạch, Thủy Lợi, Điện, Bưu điện, Hình thức tổ chức sản xuất, An ninh trật tự
và Giáo dục. Để hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vào
năm 2020, xã Nậm Cuổi đã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng năm,
phấn đấu hoàn thành thêm 02 tiêu chí đó là Trường học và Nhà ở dân cư
Hàng năm UBND xã đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, kế hoạch cho
các ngành, thôn bản triển khai thực hiện; các chủ trương, chính sách mới của
Đảng, Nhà nước được triển khai thực hiện kịp thời, phù hợp với tình hình thực
tế của địa phương. Quá trình thực hiện đã kịp thời phản ánh, kiến nghị với cấp
trên những vấn đề khó khăn, vướng mắc của địa phương để có sự lãnh đạo, chỉ
đạo tháo gỡ kịp thời. Công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội
được xác định nhiệm vụ trọng tâm là giảm nghèo, duy trì tăng trưởng kinh tế
và đảm bảo an sinh xã hội.
Quy chế hoạt động của UBND được thực hiện nghiêm túc về chế độ hội
họp, thông tin báo cáo; phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể; đảm bảo tính
thống nhất trong công tác lãnh đạo, điều hành đồng thời đề cao tinh thần trách
nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao; tập trung cải tiến lề lối làm việc, phát
huy tốt vai trò tham mưu của các ban, ngành. Hoạt động Chủ tịch, Phó Chủ tịch
UBND xã đảm bảo dân chủ, đổi mới, tinh thần trách nhiệm cao, sâu sát cơ sở. Các
thành viên UBND thị xã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm
vụ được phân công, giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của nhân dân
trong địa bàn quản lý.
Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội đã có sự phối hợp tốt,
bằng những công việc cụ thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức tăng
cường hoạt động và tham gia cùng với Chính quyền trong công tác quản lý nhà
nước, phát huy dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
39
Người dân xã Nậm Cuổi cho biết, mô hình này tuy nhưng đã thực sự phát
huy hiệu quả kép. Bởi trước đây việc thu gom và xử lý rác thải ở khu vực chợ
và thôn vẫn được thực hiện theo kiểu “ mạnh ai người ấy làm”, chỗ nào có đất
trống là người dân mang rác đến đổ, nhất là rác thải sau mỗi phiên chợ luôn
tràn ngập và không có người thu gom. Khi được phổ biến, triển khai áp dụng
mô hình nông thôn mới tại địa phương môi trường của xã đã có những chuyển
biến tích cực: Phần lớn rác thải trên địa bàn đều được mọi người thu gom, xử
lý theo các mô hình ứng dụng. Rác thải do hoạt động sản xuất nông nghiệp như
các chế phẩm nông nghiệp được người dân tận dụng và để vào đúng nơi quy
định. Đối với rác thải simh hoạt: các rác vô cơ, hữu cơ đặc biệt là túi nilon được
người dân phân loại, tái xử dụng, chôn lấp theo mô hình “Vòng tròn chuối”.
Khi có lò đốt rác tập trung, chi hội phụ nữ xã Nậm Cuổi đã đứng ra quản lý và
thu gom rác thải, khiến môi trường xanh – sạch hơn. Đặc biệt, người dân và
người bán hàng cũng ký kết quản lý, bảo vệ môi trường nên đã có ý thức trong
việc thu gom và xử lý rác thải. Lãnh đạo các xã đều cho rằng, qua thực tế triển
khai mô hình thu gom rác thải cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường nông
thôn đã dần được cải thiện.
Khó khăn: Bên cạnh nhưng mặt đã đạt được, nhưng trong quá trình tổ
chức thực hiện nhiệm vụ trong những năm vẫn gặp khó khăn tồn tại nhất định
đó là : một số cây trồng chính như Lúa , Ngô, Do thời tiết diễn biến phức tạp
hạn hán, lũ lụt, ngập úng Do đó ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và năng
suất , sản lượng của cây trồng .
Nậm Cuổi là xã miền núi phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp, địa hình
tương đối phức tạp, mùa mưa hàng năm gây ảnh hưởng đến sản xuất của nhân
dân, khả năng phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, mặt bằng xây dựng cơ
sở hạ tầng hạn chế do khó khăn về kinh tế.
Trình độ dân trí thấp, một số hộ còn thiếu lao động sản xuất, lao động
chưa qua đào tạo và dân cư phân bố không đồng đều.
40
Giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, gây khó khăn cho việc vận chuyển
hàng hóa vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Xã chưa có công nhân vệ sinh thu gom rác thải. Rác thải được người
dân đổ ven đường, bụi tre, đổ ra sông có thể đổ ngay ra vườn trước nhà ở; xã
chưa có các dịch vụ thu gom rác thải, điều này cũng phản ánh ý thức của người
dân đối với vấn đề thu gom rác thải là chưa cao.
Cơ sở hạ tầng yếu kém cộng thêm bà con nông dân sử dụng chưa hợp lý
các loại hóa chất và phân bón trong nông nghiệp như: sử dụng phân chuồng
chưa qua quá trình ủ, vứt vỏ, bao bì, túi nilon, chai lọ thủy tinh, chai nhựa chứa
thuốc bảo vệ thực vật ngay ở ruộng vườn, kênh rạch.
Tỷ lệ nhà vệ sinh hợp vệ sinh còn thấp, các hộ gia đình không tận dụng sản
phẩm phụ nông nghiệp mà đem đốt gây ảnh hưởng tới môi trường không khí.
Khoảng cách chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc còn gần nơi ở đó
làm phát sinh một số mùi khó chịu gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường trên địa bàn xã
chưa được chú trọng.
Trong việc thực hiện các chỉ tiêu trong tiêu chí 17 – tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nậm Cuổi cũng gặp không ít những khó
khăn điển hình như:
Xã Nậm Cuổi mong muốn các cấp, ngành chức năng quan tâm hơn nữa
trong việc cấp kinh phí để thực hiện các tiêu chí như: Giao thông, Cơ sở vật
chất văn hóa, Chợ nông thôn, Trường học, Y tế, Môi trường, để sớm hoàn thành
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương
Đối với các tiêu chí còn lại chưa đạt hiện nay được cấp ủy, chính quyền
xã báo cáo là do còn gặp những khó khăn nhất định về cơ sở vật chất, nhân lực,
kinh phí thực hiện
Một số ban ngành, cán bộ công chức chưa thực sự chủ động bám sát
chương trình công tác, nên một số công việc thực hiện chậm so kế hoạch. Sự
41
phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để các tổ chức này tham gia công tác
quản lý của Nhà nước có lúc còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Công
tác phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội với chính quyền trong thực hiện
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đôi khi còn hạn chế. Một số cán bộ
công chức không nghiêm túc trong thực hiện chế độ thông tin, báo cáo. Việc
thực hiện chương trình cải cách hành chính đôi khi chưa thật sự hiệu quả; công
tác cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn rườm rà, chồng chéo, khó
khăn trong thực hiện; cơ chế một cửa việc thực hiện chưa đáp ứng theo cơ chế,
cơ sở vật chất gắn ghép với các phòng chuyên môn.
Một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn,
nghiệp vụ, một số ít vẫn còn bộc lộ yếu kém về ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ
cương lao động.
Nguồn vốn còn hạn chế: Để xây dựng cơ sở vật chất phù hợp với các tiêu
chí cần phải có nguồn vốn lớn, mà việc huy động nguồn vốn từ nhân dân gặp
rất nhiều khó khăn do thu nhập bình quân từ người dân còn thấp.
Về tiêu chí thu gom rác: Bên cạnh một số hoạt động tích cực hưởng ứng
mô hình nông thôn mới thì vẫn còn một số cá nhân bảo thủ, vẫn chưa tích cực
hưởng ứng phong trào.
Tiêu chí nghĩa trang: Một số gia đình vẫn còn chôn cất theo dòng họ.
4.5. Đề xuất các giải pháp thực hiện tốt tiêu chí môi trường
4.5.1. Đối với các cấp chính quyền.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cán bộ chuyên môn
bám sát kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở chăn
nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức ký cam kết bảo vệ môi
trường đối với tất cả các cơ sở, các hộ gia đình thường xuyên giết mổ gia súc,
gia cầm; kịp thời xử lý cơ sở, hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường. Tiếp tục thu
hút nguồn vốn đầu tư quy hoạch và xây dựng khu giết mổ tập trung tại khu vực
trung tâm huyện để từng bước di chuyển các cơ sở, hộ gia đình ra khu giết mổ
42
tập trung. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
trường đến các tổ chức, cơ sở, nhân dân với nhiều hình thức phong phú và
phương pháp phù hợp. Qua đó nâng cao nhận thức về trách nhiệm, quyền và
nghĩa vụ của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội và nhân dân trong công tác
bảo vệ môi trường.
4.5.2. Triển khai thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý rác thải, chất thải
4.5.2.1. Đối với rác thải sinh hoạt
- Triển khai xây dựng các điểm tập kết rác thải tại xã theo quy hoạch nông
thôn mới
- Khuyến khích và tạo điều kiện thành lập các tổ hợp tác xã, các cơ sở
làm dịch vụ về công tác vệ sinh môi trường.
- Thu hút đầu tư huy động các nguồn lực để xây dựng lò đốt rác tại địa bàn xã.
- Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân phân loại rác
4.5.2.2. Đối với chất thải chăn nuôi
- Tăng cường công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi.
Yêu cầu các cơ sở chăn nuôi lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ xây dựng
hầm biogas, áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ các trang trại đã và đang hoạt động không đảm bảo
các tiêu chí về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra các điểm giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư
để có biện pháp xử lý
4.5.2.3. Thực hiện tốt việc thu gom bao bì chất bảo vệ thực vật, các sản phẩm
phụ trong sản xuất nông nghiệp
- Huy động nguồn đầu tư hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân đồng thời vận
động nhân dân đóng góp nguồn kinh phí để xây dựng các bể chứa bao bì hóa
chất bảo vệ thực vật, tiến hành ra soát các bể chứa có vị trí không phù hợp di
chyển đến vị trí phù hợp.
43
4.5.3. Khuyến khích, vận động các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh
Vận động các hộ gia đình không có nhà tiêu hợp vệ sinh cải tạo, sửa chữa,
làm mới các nhà tiêu đảm bảo hợp vệ sinh. Tiếp tục kêu gọi các tổ chức, các
nhà tài trợ quan tâm hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng các công trình vệ sinh. Triển
khai thực hiện tốt Chương trình hỗ trợ xi măng xây dựng nhà vệ sinh do tỉnh
hỗ trợ.
4.5.4. Triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nghĩa trang nhân dân
- Tập trung quản lý các quy hoạch nghĩa trang hiện có, xây dựng cơ chế
quản lý, từng bước đóng cửa các nghĩa trang gần khu dân cư không phù hợp
với quy hoạch. Thu hút huy động các nguồn đầu tư kết hợp với các nguồn vốn
xã hội hóa để triển khai quy hoạch và xây dựng nghĩa trang nhân dân tại các xã
theo quy hoạch Nông thôn mới
- Quan tâm bố trí một phần vốn xi măng trong xây dựng nông thôn mới
để đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vào các nghĩa trang theo quy hoạch.
Phấn đấu đến năm 2020 hai xã cơ bản chấm dứt tình trạng chôn cất tự do không
theo quy hoạch nghĩa trang.
4.5.5. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ
cán bộ
- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm
cho đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường. Khen thưởng, động viên kịp thời
các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường.
- Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh đối với cán bộ, công chức không thực
hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao và kiên quyết xử lý đối với trường
hợp vi phạm
4.5.6. Đối với người dân
- Tham gia các buổi tuyên truyền do các cơ quan quản lý tổ chức để nâng
cao hiểu biết về tác hại của ô nhiễm môi trường.
44
- Tham gia tích cực các chương trình, các hoạt động dọn dẹp đường phố,
bảo vệ môi trường do xã quản lý.
- Khuyến khích và hướng dẫn nhân dân phân loại chất thải ngay tại nguồn
thành 2 loại vô cơ và hữu cơ. Đối với chất thải hữu cơ, các hộ gia đình tận dụng
một phần cho chăn nuôi gia súc, phần còn lại sẽ ủ, tạo thành phân vi sinh phục
vụ nông nghiệp. Chất thải vô cơ, không còn tái chế được, sẽ chuyển về bãi trung
chuyển để vận chuyển về khu chứa và chôn lấp rác thải của Huyện.
45
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
- Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện trong bộ tiêu chí
xây dựng nông thôn mới, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng về
việc đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới của xã Nậm
Cuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy :
- Về việc sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu là nước khe lấy từ chân đồi
cách nhà từ 1 – 2km. Nước khe ở đây tương đối trong nhưng do các HGĐ chưa
có cống thải đạt tiêu chuẩn và đặt chuồng chăn nuôi gần nguồn nước sử dụng
cho sinh hoạt nên khả năng nước thải ngấm vào bể, phi đưng nước là rất lớn.
Nước thải trên địa bàn xã, người dân vẫn có thói quen xả nước thải ra các con
kênh, mương, ra các đám ruộng gần nhà bằng cống thải lộ thiên hoặc cho chảy
tràn ra vườn
- Rác thải chủ yếu là từ sinh hoạt, từ hoạt động nông nghiệp, dịch vụ
Người dân có thói quen đổ rác đốt rác tùy nơi chưa có ý thức đổ rác đúng nơi
quy định. Địa phương chỉ có hội phụ nữa thu gom rác ở chợ, chưa có các hợp
đồng thu gom rác và xử lý rác trên toàn xã. Tiêu chí đường làng ngõ xóm cảnh
quan từng hộ xanh sạch đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường.
Đường làng, ngõ xóm, đồng ruộng có nơi thu gom, xử lý rác thải: Qua kiểm tra
thực tế cho thấy các hộ dân đã tự ý thức việc giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, từng
hộ gia đình đã trực tiếp kí cam kết về bảo vệ môi trường với xã đạt 100% các
hộ đã tham gia kí kết. Hầu hết các xóm đều có quy định về lịch vệ sinh hàng
tuần đường làng, ngõ xóm. Xã đã tập trung vận động nhân dân trồng cây xanh
và từng hộ xây dựng cảnh quan môi trường, hàng rào, vệ sinh theo hướng xanh,
sạch, đẹp. Không có hoạt động gây suy giảm môi trường.
Có 88% số các gia đình đã xây dựng nhà vệ sinh tự hoại đảm bảo tiêu
chuẩn của bộ y tế.
46
Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường trên địa bàn xã chưa
được chú trọng. Xã chưa có các phong trào tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh
môi trường thường xuyên trong tuần. Người dân trên địa bàn xã chưa thực sự
quan tâm đến các vấn đề về môi trường cả về nhận thức cũng như kiến thức.
Điều đó cho thấy chính quyền địa phương, cần phải nâng cao hơn nữa công tác
tuyên truyền và dân vận để người dân nhận thức rõ về công cuộc xây dựng nông
thôn mới.
5.2. Kiến nghị
Tăng cường công tác truyền thông đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng
cao tỷ lệ người dân xử dụng nước sạch các công trình vệ sinh. Đưa việc xây
dựng và sử dụng nước sạch vào phong trao thi đua, bình sét gia đình văn hóa,
vào hương ước, lệ làng để mọi người cùng thực hiện.
Nhà nước cần đầu tư nghiên cứu các hạng mục công trình cấp nước sạch
đạt tiêu chuẩn .
Xây dựng hệ thống thu gom quản lý rác thải chất thải phù hợp với từng
điều kiện địa phương.
Quy hoạch di chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại vào thành
một cụm công nghiệp trong vùng.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất an toàn, hữu cơ, hướng tới sản
xuất bền vững.
Tạo cơ chế ưu tiên, ưu đãi nhằm huy động sự tham gia của các thành phần
kinh tế và người dân xây dựng trạm cấp nước phù hợp với thôn bản.
Đối với người dân, người dân trong địa bàn xã phải tự ý thức được việc
thực hiện bảo vệ môi trường. Chủ động phân loại rác ngay tại nguồn, không
vứt rác bừa bãi ra đường, khu vực công cộng. Hạn chế việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc trừ sâu.....Hưởng ứng và tham gia nhiệt tình các buổi tuyên
truyền do xã tổ chức.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Bình (2006), “Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải
phát triển nông thôn”, Quy hoạch phát triển nông thôn
2. Đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa
bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2015-2020
3. Hoàng Xuân Cơ, Lê Văn Khoa (2004), “Chuyên đề nông thôn Việt Nam”
Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
4. Mai Thanh Cúc – Quyền Đình Hà (2010). Giáo trình phát triển nông thôn –
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
5. Quyền Đình Hà, Mai Thanh Cúc(2005), “Giáo trình phát triển nông thôn”
- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trang 15 - 20.
6. Nguyễn Thị Thu Hà. Xã hội học nông thôn. ĐH Mở - TP Hồ Chí Minh
7. Đinh Quang Hải (2014) “Phong trào làng mới tại Hàn Quốc – Viện hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam
8. Cát Chi Hoa (2008). Từ nông thôn mới đến đất nước mới. NXB Giang Tô
9. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên 5 năm,
giai đoạn 2015-2020.
10.Lê Văn Khoa và Hoàng Xuân Cơ (2004). Chuyên đề, Nông thôn Việt Nam
- Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội, NXB Hà Nội
11. Tăng Minh Lộc -“Tạp chí Nông thônViệt” Nguyên CụcTrưởng, Chánh VP
Điều phối Nông thôn mới Trung ương
12. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
13.Nghị quyết 26-NQ/TƯ ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành TW khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
14.Phạm Ngọc Quế (2003), “Vệ sinh môi trường và phòng bệnh ở Nông thôn”,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
15.Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), luật bảo vệ môi trường 2015
48
16. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tưởng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
17.Quyết định 4044/QĐ-BNN-VPĐP về phê duyệt chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới,các cấp thuộc chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020.
18.Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ
19.Quyết định 1980/QĐ –TTg ngày 17/10/2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã
Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ
20.Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới (2010) – NXB lao động
21. Đặng Kim Sơn – Hoàng Thu Hòa (2002). Một số vấn đề về phát triển nông
nghiệp và nông thôn. NXB thống kê
22. Đặng Kim Sơn (2008). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm
nay và mai sau, NXB Chính trị quốc gia
23.Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh “Xây dựng nông thôn mới nước ta hiện nay”
- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia;
24. Sức bật nông thôn mới (2017) - Báo Thái Nguyên số Xuân Đinh Dậu
25. Phạm Tất Thắng “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” - Phó tổng
biên tập Tạp chí Cộng Sản
26.Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. 27.Thông tư liên tịch số 13/2011 ngày 30/10/2011
Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới. 28.Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 quy định việc lập
nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới.
29.Đào Thế Tuấn (2008) ”Chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp mới
ở Trung Quốc” Báo Nông thôn mới
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NẬM CUỔI,
HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU
Phần 1: Thông tin cá nhân
Thôn:
.............................................................................................................................
Họ và tên chủ hộ: ........................................... Giới
tính: .................................................................
Tuổi: .............................................................. Dân
tộc: ..................................................................
Phần 2: Nội dung phỏng vấn
1. Hiện nay, nguồn nước gia đình đang sử dụng là:
Nước máy Giếng khoan
Giếng đào Nguồn khác (sông, suối, khe).........
2. Nếu là giếng đào hay giếng khoan thì giếng cách nhà tiêu, chuồng trại
chăn nuôi bao nhiêu mét? ...........................................................................
3. Nguồn nước sử dụng cho ăn uống là:
Nước từ khe Trực tiếp từ giếng
Bể lắng Nước máy
4. Nguồn nước gia đình sử dụng hiện nay cho ăn uống có vấn đề về:
Không có Mùi.......... Màu......... Khác.............
5. Gia đình Ông (Bà) hiện có:
Cống thải có nắp đậy (ngầm) Cống thải lộ thiên
Không có cống thải Loại khác........................
6. Kiểu nhà vệ sinh trong gia đình Ông (Bà) đang sử dụng là:
Hố xí đất Nhà vệ sinh tự hoại
Hố xí 2 ngăn Không có
7. Nhà v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_thuc_hien_tieu_chi_so_17_ve_moi_truongtro.pdf