LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi – huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội ” chuyên ngành Kinh tế là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội
121 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi – Huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ngày 01 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Vàng Thị Hồng
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập vừa qua, để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực hết mình của bản than tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s Trần Mạnh Hải và thầy cô giáo bộ môn phát triển Nông thôn cùng tham gia đề tài tài “ Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội”, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi cũng chân thành cảm ơn các đồng chí ban lãnh đạo UBND xã Cổ Bi và HTX Cổ Bi đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình bạn bè đã khích lệ, cỗ vũ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Vàng Thị Hồng
TÓM TẮT
Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là một tất yếu khách quan. Điều đó đã được khẳng định trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Nhưng năm qua đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển HTX nhất là đối với HTXNN. Trong đó chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX theo Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005. Thời gian vừa qua công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX đã đạt được những thành tựu đáng khen ngợi, số lượng HTX tăng và ngày càng phát triển và mở rộng. Do đó HTX ngày càng đáp ứng nhu cầu của các xã viên. Song thực tế bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn gặp nhiều khó khăn bất cập trong quá trình thực hiện. Hầu hết xã viên (người dân) chưa có sự nhận thức đúng về HTX, coi HTX như một tổ chức hỗ trợ của nhà nước, hầu hết người dân không biết đến và không hiểu hết các chính sách hỗ trợ phát triển HTX cũng như luật HTX, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ HTX còn nhiều hạn chế. Các chính sách hỗ trợ phát triển HTX của Nhà nước chưa được triển khai đồng bộ, HTX vẫn khó khăn tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi - Huyện Gia Lâm - Thành Phố Hà Nội”
Mục tiêu tổng quát của đề tài
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Cổ Bi - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể của đề tài
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX;
Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Cổ Bi;
Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở xã Cổ Bi;
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Cổ Bi đến năm 2020.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận, thực tiễn và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX.
Chủ thể nghiên cứu của đề tài là các cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý HTX, các cán bộ quản lý xã – huyện, doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ HTX trên địa bàn.
Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phỏng vấn điều tra trực tiếp 45 hộ xã viên và 4 cán bộ chuyên môn, quản lý HTX, 3 cán bộ xã.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu KIP (Key Imformant Panel)
Số liệu thu thập được tổng hợp xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh.
Qua quá trình nghiên cứu rút ra một số kết quả như sau
Tính đến hết năm 2014, HTXDVTH Cổ Bi có 800 xã viên. Số lượng cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học đạt 100% - cho thấy bộ máy quản lý được tuyển chọn và đào tạo khá tốt. Tính đến 31/12/2014, thì tổng tài sản của HTXDVTH Cổ Bi khoảng 3326.7 triệu đồng với tổng tài sản không nhỏ đủ hoạt động tốt trong khâu cung cấp dịch vụ cho xã viên toàn xã Cổ Bi.
HTX Cổ Bi tập trung chủ yếu cung cấp các loại dịch vụ cơ bản thiết yếu trong nông nghiệp như dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ bảo vệ đồng ruộng, dịch vụ BVTV, dịch vụ cung cấp cây giống, dịch vụ làm đất, dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp, dịch vụ chuyển giao kỹ thuật sản xuất và dịch vụ điện... Hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ bởi HTX không cao, mức đánh giá hoạt động dịch vụ mà HTX cung cấp chỉ ở mức trung bình do đó cần nâng cao chất lượng dịch vụ của HTX để ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã viên.
Kết quả về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở địa phương :
Về công tác chuẩn bị triển khai chính sánh từ khi nhận được kế hoạnh thực hiện triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX, Cổ Bi đã thành lập được ban chỉ đạo để triển khai thực hiện chính sách kịp thời đồng thời hằng năm thực hiện kế hoạch thực hiện.
Về kết quả tuyên truyền chính sách: đa số người dân địa phương đều biết đến hoạt động hỗ trợ của nhà nước đối với HTX thông qua chủ nhiệm (66,7%).
Công tác triển khai chính sách từ trung ương đến địa phương đã có sự phối kết hợp các cấp, ngành thực hiện công tác này.
Về đào tạo bồi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách. năm 2014 ở xã Cổ Bi có 4 cán bộ được tập huấn về thực hiện chính sách hỗ trợ hợp tác trong đó có 2 cán bộ quản lý HTX và 1 cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, 1 cán bộ làm công tác tư vấn hỗ trợ HTX.
Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động phát triển HTX còn ít. Năm 2014 nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động hỗ trợ phát triển HTX ở địa bàn xã là 420 triệu đồng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển HTX.
Về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn :
Về chính sách thành lập mới địa bàn xã đã tổ chức thành lập được một HTX giống cây trồng Cổ Bi do Ông Bùi Văn Dầu chủ tịch HĐND làm chủ nhiệm đến nay HTX đã đi vào hoạt động ổn định và mang lại ích cho các thành viên trong HTX. Đối với chính sách đào tạo cán bộ quản lý HTX hằng năm hầu hết các cán bộ quản lý HTX đều được tham gia lớp đào tạo ngắn ngày để nâng cao nghiệp vụ.
Về chính sách thuế có thể nói chính sách thuế được thuế đối hợp HTXNN, cụ thể ở địa phương là HTXDVTH Cổ Bi đã được thực hiện tốt và có hiệu quả. HTXNN ở Cổ Bi hưởng ưu đãi thuế đầy đủ.
Chính sách đất đai: UBND xã Cổ Bi đã cấp đất 240 m2 làm trụ sở chính cho HTX Cổ Bi. Và 280 m2 đất xây dựng cửa hàng bán vật tư nông nghiệp phục vụ xã viên theo quy. HTX không phải chịu khoản thuế đất nào. Có thể thấy HTX đã được tiếp cận đầy đủ chính sách này. Bênh cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế như chưa cấp sổ đỏ cho HTX, giao đất cho thuê đất đối với HTX ở địa bàn.
Chính sách hỗ trợ HTX đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình phát triển kinh tế- xã hội Ngoài ra HTX được ưu tiên tham gia chương trình phát triển kinh tế xã hội, như các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành như công trình thủy nông.., và các công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn cũng như tham gia các chương trình phát triển nông thôn mới, chương trình xóa đói giảm nghèoBên canh đó cơ sở hạ tầng ở địa phương vẫn còn mức trung bình chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Về chính sách tín dụng và chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường là không được thực hiện trên địa bàn xã. Nhà nước có nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đối với HTX nhưng cho đến nay hầu hết các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa có HTX xã nào tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. trong có có HTXDVTH Cổ Bi mặc dù chính sách tín dụng được triển khai tiếp cận nhưng vấn đề về phương án kinh doanh thì luôn luôn là khó khăn trong quá trình vay vốn tín dụng. Cổ Bi được Sở NN&PTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất quả an toàn. Tuy nhiên, tình hình sản xuất của người nông dân gặp không ít khó khăn, nhất là tiêu thụ sản phẩm .và chưa nhận được sự hỗ trợ nào của nhà nước.
Các chính sách từ khi thực hiện, hầu hết đã đạt được một số kết quả nhất định về thực hiện triển khai trên địa bàn nhưng bên cạnh đó trong từng chính sách ngoài nhưng kết quả đã đạt được thì cũng vẫn tồn tại những kết quả chưa tốt chưa thật sự được thực hiện tốt trên địa bàn địa phương.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX như: Trình độ, năng lực và kinh nghiệm cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn HTX; nhận thức cán bộ quan lý xã; sự phối kết hợp của các cấp, ngành trong việc thực hiện chính sách; cơ sở hạ tầng địa phương và công tác phổ biến tuyên truyền chính sách..
Để thực hiện tốt quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX và cán bộ quản lý xã; Thống nhất, đồng bộ và giữa các cơ quan trong tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX; Tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các nguồn lực cho thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX; Giải pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách và cơ chế chính sách nhà nước về hỗ trợ phát triển HTX.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Cổ Bi huyện Gia Lâm năm 2014 36
Bảng 3.2: Thu thập thông tin thứ cấp 40
Bảng 4.1: Tình hình cơ sở hạ tầng của HTXDVTH Cổ Bi năm 2014 49
Bảng 4.2: Đánh giá của xã viên về mức độ hoạt động của dịch vụ của HTXDVTH Cổ Bi 50
Bảng 4.3: Hình thức tuyên truyền về chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở Xã Cổ Bi 55
Bảng 4.4: Số cán bộ tham gia lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ thực hiện 58
Bảng 4.5: Tình hình vốn và tài sản của HTX Cổ Bi 59
Bảng 4.6: Số tiền của các quỹ trong HTX 60
Bảng 4.7: Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động phát triển HTX trên địa bàn xã Cổ Bi trong thời gian qua. 61
Bảng 4.8: Số lượt cán bộ HTX tham gia lớp đào tạo bồi dưỡng kỹ 63
Bảng 4.9: Đánh giá mức độ quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng đối với các nhóm đối tượng trong HTX 64
Bảng 4.10: Những khó khăn trở ngại trong quá trình vay vốn tín dụng 66
Bảng 4.11: Hoạt động hỗ trợ giống lúa mới nâng cao năng suất, xã Cổ Bi 69
Bảng 4.12: Mức độ tham gia lớp tập huấn kỹ thuật cho xã viên 71
Bảng 4.13: Đánh giá của xã viên về hoạt động hỗ trợ khuyến nông và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất 72
Bảng 4.14: Đánh giá cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất năm 2014 76
Bảng 4.15: Tình hình máy móc, thiết bị của HTX 78
Bảng 4.16: Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong HTX 80
Bảng 4.17: Trình độ văn hóa, chuyên môn của người lao động là xã viên ở địa bàn xã Cổ Bi 82
Bảng 4.18: Kết quả sản xuất kinh doanh HTXDVTH Cổ Bi 83
Bảng 4.19: Trình độ cán bộ quản lý chủ chốt HTXDVTH Cổ Bi 84
Bảng 4.20: Trình độ chuyên môn và lý luận của cán bộ xã Cổ Bi 86
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế xã Cổ Bi huyện Gia Lâm năm 2014 33
Sơ đồ 4.1: Bộ máy quản lý HTXDVTH Cổ Bi 46
Biểu đồ 4.1: Tổng tài sản của HTXDVTH Cổ Bi qua các năm 2012, 2013 48
và 2014 48
Sơ đồ 4.2 : Ban chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở xã Cổ Bi 52
Biểu đồ 4.2: Ý kiến của cán bộ HTX về chính sách hỗ trợ đất đai 65
Biểu đồ 4.3: Các hình thức tiêu thụ sản phẩm của xã viên Cổ Bi 74
Sơ đồ 4.3: Tổ chức tuyên truyền qua thông tin đại chúng ở cấp xã 90
DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Đánh giá kết quả của chính sách thành lập mới 62
Hộp 2: HTX không nhận được sự hỗ trợ trong việc thuê đất kinh doanh 65
Hộp 3: Hợp tác xã không đủ điều kiện để vay vốn tín dụng 67
Hộp 4: Đánh giá về chính sách Thuế đối với HTXDVTH Cổ Bi 68
Hộp 5: Hình thức tiêu thụ sản phẩm ở xã Cổ Bi 74
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTX
Hợp tác xã
HTXDVNN
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
HTXNN
Hợp tác xã nông nghiệp
HTXDVTH
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Ủy ban nhân dân
KH-UBND
Kế hoạch - Ủy ban nhân dân
KH
Kế hoạch
SXKD
Sản xuất kinh doanh
BVTV
Bảo vệ thực vật
ICA
Liên minh hợp tác xã quốc tế
ZEN-NOH
Liên hiệp các HTX nông nghiệp quốc gia Nhật Bản
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết
Phát triển hợp tác xã (HTX) là thành quả vĩ đại của văn minh nhân loại, được hình thành một cách tự nhiên từ ước muốn về cuộc sống tốt đẹp, xã hội dân chủ văn minh cho tất cả mọi người.
Trên thế giới, phong trào HTX đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 200 năm liên tục, tư tưởng HTX được gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp, sự hình thành chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường hiện đại, ngay ở những nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Canada, Anh) HTX luôn được coi trọng và không ngừng phát triển, được coi là một mô hình không thể thiếu góp phần vào sự ổn định kinh tế - xã hội của đất nước.
Việt Nam trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển lâu dài, cạnh tranh bình đẳng và cùng bổ trợ lẫn nhau dưới nhiều hình thức đa dạng. HTX là loại hình tổ chức kinh tế quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển, liên tục đưa ra chủ trương, chính sách nhằm củng cố phát triển HTX, chuyển từ HTX bậc thấp lên HTX bậc cao, cải tiến chế độ khoán trong HTX, rồi đến chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang phát triển mô hình HTX kiểu mới như hiện nay. Trong quá trình biến đổi ấy phong trào hợp tác xã đã trải qua nhiều thăng trầm do yếu tố khách quan và nguyên nhân sai lầm chủ quan. Song một điều được khẳng định, vai trò khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX hết sức quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trung ương Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ về phát triển hợp tác xã. Dấu mốc quan trọng nhất là Nghị quyết 13, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Tiếp đó là Luật Hợp tác xã 2003; Nghị định số 88/2005/NĐ-CP của Chính phủ về “một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã; Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã, Quyết định số 2261/ QĐ-TTg về phê diệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020.
Thủ đô Hà Nội hiện có 88,3% diện tích đất tự nhiên và 64% dân số thuộc khu vực nông thôn. Từ thực tế đó, Thành phố đã xác định cần tạo điều kiện cho nông nghiệp – nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nhằm đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Rất nhiều cơ chế chính sách đã được thành phố ban hành hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong đó có chính sách sách hỗ trợ phát triển HTX được thành phố đặc biệt quan tâm và bước đầu đã có những thành tích đáng kể nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của lãnh đạo và người dân. Nguyên nhân làm giảm tính khả thi trong quá trình thực hiện chính sách là do nguồn lực thực hiện chính sách phân tán, tính kiên quyết trong chỉ đạo triển khai thực hiện chưa cao; một bộ phận người dân khó tiếp cận chính sách do các quy định phức tạp, không phù hợp với thực tế hoặc do chưa hiểu biết về chính sách,
Xã Cổ Bi là một trong những vùng đất cổ của huyện Gia Lâm thuộc thành phố Hà Nội nằm trong vùng Châu thổ sông Hồng và sông Đuống. Kinh tế chủ yếu của Cổ Bi là sản xuất nông nghiệp. Là xã ven đô nên ưu tiên hàng đầu của Cổ Bi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Ở Cổ Bi mô hình HTX đã có từ lâu đời nhưng HTX chưa thực sự phát triển vì đại bộ phận nhân dân chưa có sự nhận thức đúng về HTX, coi HTX như một tổ chức hỗ trợ của nhà nước, hầu hết người dân không biết đến và không hiểu hết các chính sách hỗ trợ phát triển HTX cũng như luật HTX, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ HTX còn nhiều hạn chế. Các chính sách hỗ trợ phát triển HTX của Nhà nước chưa được triển khai đồng bộ ở địa bàn, HTX vẫn khó khăn tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển. Sự đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hệ thống HTX còn thụ động; Các nhu cầu được hưởng dịch vụ của thành viên và cộng đồng xã hội với chất lượng hàng hóa đảm bảo, giá cả phù hợp, cung ứng thuận tiện HTX vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi - Huyện Gia Lâm - Thành Phố Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Cổ Bi - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX;
Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Cổ Bi;
Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở xã Cổ Bi;
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Cổ Bi đến năm 2020.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận, thực tiễn và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX.
Chủ thể nghiên cứu của đề tài là các cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý HTX, các cán bộ quản lý xã – huyện, doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ HTX trên địa bàn
Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi không gian:
Trên địa bàn xã Cổ Bi - Huyện Gia Lâm - Thành Phố Hà Nội.
Phạm vi về thời gian
Số liệu, tài liệu thu thập phân tích về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội giai đoạn từ 2011 đến 2014.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi đang được triển khai như thế nào? Những khó khăn, vướng mắc nào đang gặp phải?
- Những yếu tố nào đang ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi?
- Giải pháp nào để góp phần thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi?
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã
Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm HTX, HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX dịch vụ tổng hợp
Theo định nghĩa của liên minh HTX quốc tế (ICA): “HTX là hiệp hội tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ”. Định nghĩa này còn được hiểu: “HTX dự trên ý nghĩa tự cứu mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng, đoàn kết, theo truyền thống của người sáng lập ra HTX, các xã viên tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức của tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”.
Theo Luật HTX sửa đổi (2012) ở Việt Nam cho thấy: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
Khái niệm về HTX dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật HTX để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn.
HTX dịch vụ tổng hợp (HTXDVTH) là một loại hình của HTXDVNN chịu trách nhiệm đảm nhiệm nhiều khâu cho sản xuất nông nghiệp như cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, dịch vụ giống, bảo vệ thực vật, tưới tiêu, làm đất, thu hoạch. Tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện, trình độ sản xuất và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của nông hộ đối với từng loại hình dịch vụ khác nhau.
Một số khái niệm về chính sách
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về chính sách khác nhau:
Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Chính sách là tập hợp cách quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế (Phạm Vân Đình và cộng sự, 2008).
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường (Wikipedia, 2013).
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2010),
Từ những quan điểm đã nêu trên có thể hiểu: “Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung nhất và tình hình thực tế. Mỗi chính sách được ban hành đều hướng tới những mục tiêu nhất định và những đối tượng cụ thể. Thông qua đó có những phương thức cơ bản để thực hiện được những mục tiêu đó”.
Hỗ trợ và vai trò của chính sách hỗ trợ
Hỗ trợ
Hỗ trợ là những hành động, chủ trương thực hiện sự giúp đõ một nhóm mục tiêu nhất định, nhằm khắc phục thất bại của thị trường thông qua hỗ trợ vật chất, phát triển nhân lực, thể chế và tổ chức. Hỗ trợ được thực hiện chủ yếu không thông qua hệ thống giá cả như phát triển nguồn nhân lực (giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp, tăng năng lực và thể chế cộng đồng). Hỗ trợ ít làm nhiễu loạn hệ thống giá, khắc phục tốt hơn những nhược điểm của thị trường.
Hỗ trợ nhằm phát huy những tác động ngoại ứng tích cực (như đầu tư vào giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, phát triển và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên), khắc phục những tác động của ngoại ứng tiêu cực như các hoạt động đầu tư, kinh doanh làm suy thoái môi trường. Vì vậy, hầu hết các chính phủ trên thế giới đều chuyển từ các chính sách bao cấp sang hỗ trợ.
Vai trò của chính sách hỗ trợ
Chính sách hỗ trợ khắc phục những thất bại của thị trường, đặc biệt là trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ công. Việc áp dụng các chính sách hỗ trợ là một trong những biện pháp được Chính phủ sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô, khắc phục những thất bại của thị trường như độc quyền, vấn đề cung cấp hàng hoá công cộng, ảnh hưởng ngoại ứng và thông tin không đối xứng Khu vực tư nhân trong nền kinh tế thường không muốn tham gia vào việc cung cấp hàng hoá công cộng do khó thu lợi, những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh cũng hay xảy ra. Vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá công là vô cùng quan trọng và không thể phủ nhận được, nhất là khi các vùng kinh tế phát triển không đồng đều, nguồn lực của các vùng không giống nhau (Nguyễn Hải Hoàng, 2011).
Chính sách hỗ trợ cũng nhằm mục đích phân phối lại thu nhập và hàng hoá khuyến dụng dưới các hình thức đầu tư như trợ giúp trực tiếp thông qua trợ cấp xã hội cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, chi phí để thực hiện các chính sách ổn định nền kinh tế - xã hội, phát huy tác động của những ngoại ứng tích cực từ giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Thông qua hoạt động hỗ trợ, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ còn giúp phát huy các tác động tích cực của giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã
Là tập hợp các chủ trương, hành động của Chính phủ nhằm góp phần hỗ trợ, thúc đẩy phát triển HTX. Các chính sách hỗ trợ phát triển HTX được cụ thể hóa ở điều 24 và điều 25 tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2005/NĐ-CP như sau:
Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã, liên hợp tác xã
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo chính quy, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với cán bộ quản lý HTX, liên hiệp HTX, thành viên HTX.
Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Nhà nước hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực HTX; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các HTX, liên hiệp HTX.
Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và cấp tỉnh hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các HTX, liên hiệp HTX đổi mới, ứng dụng công nghệ và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về HTX, liên hiệp HTX.
Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ đối với HTX, liên hiệp HTX có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã
HTX, liên hiệp HTX có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn được ưu đãi về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển HTX; ưu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quỹ hỗ trợ phát triển HTX thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất đối với HTX, liên hiệp HTX.
Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội
HTX, liên hiệp HTX có đủ năng lực được ưu tiên tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội sau đây:
a) Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn;
b) Các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của HTX, liên hiệp HTX.
Chính sách thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Sáng lập viên HTX được cung cấp miễn phí thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật HTX trước khi thành lập HTX; HTX, liên hiệp HTX được hỗ trợ tư vấn xây dựng điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của HTX, liên hiệp HTX.
Các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hợp tác xã
Chính sách thuế
HTX được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh của xã viên theo quy định của pháp luật về thuế.
Đối với các HTXNN ngoài được hưởng ưu đãi theo quy định , còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tạo ra từ hoạt động dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống xã viên.
Chính sách ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hợp tác xã theo quy định pháp luật về phí và lệ phí
Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp
Ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước đối với HTX, liên HTX. Đối với HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp còn được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:
Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm: trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên HTX, liên hiệp HTX trên cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các công trình kết cấu hạ tầng trên được nhà nước hỗ trợ xây dựng sau khi hoàn thành là tài sản không chia của HTX, liên hiệp HTX; HTX, liên hiệp HTX chịu trách nhiệm bảo quản, duy tu và bảo dưỡng các công trình trong quá trình sử dụng.
Chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Việc hỗ trợ đất đai đối với HTX, liên hiệp HTX được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Đối với HTXNN quy định như sau:
HTX có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ xã viên sản xuất nông nghiệp, l...hiệu sản phẩm. Có được đầu mối tiêu thụ sản phẩm, HTX càng coi trọng việc đào tạo, nâng cao tay nghề sản xuất miến dong, tranh thêu cho xã viên. Từng khâu trong quá trình sản xuất miến như chọn nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, phơi, sấy, đóng gói sản phẩm đều được HTX hướng dẫn và giám sát đến từng hộ xã viên, từng người lao động để bảo đảm chất lượng, uy tín của sản phẩm miến mang thương hiệu Dương Liễu.
Với việc sản xuất và tiêu thụ tranh thêu cổ truyền, HTX động viên xã viên khôi phục lại nghề cổ truyền đã bị mai một ở địa phương; mở các lớp dạy nghề và tổ chức cung ứng nguyên liệu, thành lập các bộ phận thiết kế mẫu, cung ứng nguyên liệu và nghiệm thu sản phẩm rất chặt chẽ. Chính ở “mảng” sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông sản và sản phẩm mỹ nghệ thủ công này, HTX đã thực sự đóng vai trò là "bà đỡ” đắc lực, giúp nông dân và các hộ làm nghề ở địa phương có được việc làm và “đầu ra” ổn định cho sản phẩm. Việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm nhằm quảng bá, tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho bà con xã viên đã thực sự là “chìa khóa” giúp HTX bán được nhiều hàng hơn, doanh thu tăng và ngày càng tạo được niềm tin với bà con xã viên.
Theo ông Phạm Văn An, Chủ tịch Liên minh HTX thành phố Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội còn xấp xỉ 50% số HTX nông nghiệp hoạt động ở mức trung bình hoặc kém hiệu quả. Chưa kể, có những HTX còn lúng túng trong việc xác định mô hình, phương thức hoạt động, khả năng cạnh tranh thấp. Thị trường của không ít HTX nông nghiệp ở ngoại thành Thủ đô vẫn hạn chế do quy mô nhỏ, điều kiện để triển khai các hoạt động của các HTX thấp và yếu. Vì vậy, thành công của HTX nông nghiệp Dương Liễu chính là kinh nghiệm quý để các HTX nông nghiệp tham khảo, lựa chọn những khâu, ngành nghề, dịch vụ phù hợp để áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần nâng cao vị thế của kinh tế tập thể thành phố và xây dựng thành công nông thôn mới ở ngoại thành Hà Nội.
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra
Đối với vai trò và chỉ đạo, hỗ trợ của nhà nước
Về quản lý nhà nước đối với HTX: HTX là một tổ chức kinh tế độc lập. Bởi vậy, chính phủ các nước đều tiến hành việc quản lý HTX và quản lý theo cách riêng của mình thông qua một cơ quan do Nhà nước chỉ định. Ở một số nước Châu Á và khu vực, họ chủ chương khuyến khích phát triển HTX với sự giúp đỡ hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc hướng dẫn, công bố chính sách tạo điều kiện cho HTX ra đời phát triển. Để làm công tác này phải hình thành một số bộ phận chuyên quản lý HTX do Nhà nước chỉ định như Thái Lan, Indonexia. Malayxia có Cục phát triển HTX nông nghiệp thuộc bộ nông nghiệp.
Chính phủ giúp đỡ, hỗ trợ HTX: Chính phủ coi việc giúp đỡ, hỗ trợ HTX là trách nhiệm và thực hiện thông qua những chính sách như:
+ Đầu tư phát triển KH-KT, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các HTX;
+ Cho vay lãi suất thấp và trợ giúp khi có thiên tai; có chế độ ưu đãi về thuế; ưu tiên cung cấp vật tư kỹ thuật;
+ Cho quyền trực tiếp xuất khẩu nhập khẩu
+ Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX
+ Cho phép thành lập tổ chức hỗ trợ phát triển HTX.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết cho mọi người về HTX.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX: Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý HTX được xem là yếu tố quyết định đến thành công và hiệu quả hoạt động của HTX.
Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ (bao gồm: chủ nhiệm, các cán bộ quản lý, nghiệp vụ của HTX) thường xuyên được đào tọa và bồi dưỡng mới đáp ứng được yêu cầu. Để làm việc này, ngoài phần hỗ trợ của nhà nước, các HTX đều có quỹ đào tạo, bồi dưỡng riêng. Để thúc đẩy cán bộ HTX đem hết năng lực, năng động sáng tạo trong công việc, ngoài việc chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng HTX còn có chế độ đãi ngộ (trả công, khen thưởng) thỏa đáng.
Mở rộng và tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ của HTX trên cơ sở
+ Từ nhu cầu hiện có của từng xã viên và phát hiện, mở rộng mới;
+ Thực hiện sự liên kết giữa HTX với HTX, HTX với Liên HTX cấp vùng và liên HTX cấp trung ương để tăng sức mạnh của tổ chức HTX trên cơ sở để khơi thông đầu vào, đặc biệt là để khơi thông, mở rộng đầu ra, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho xã viên có hiệu quả;
+ Hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng, các phương tiện liên lạc, thông tin, thị trấn, thị tứ và các trung tâm thương mại. chính phủ các nước có chính sách hỗ trợ HTX tiêu thụ sản phẩm, đầu tư sản xuất, ưu đãi về thuế, trợ giá cho HTX.
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến hoạt động hợp tác xã ở địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Cổ Bi là xã ven đô thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, với tổng diện tích tự nhiên là 502,9 ha. Với các vị trí giáp ranh như sau:
Phía Bắc giáp Xã Phù Đổng;
Phía Nam giáp thị trấn Trâu Quỳ và phường Thạch Bàn;
Phía Đông giáp xã Đặc Xá;
Phía Tây giáp phường Phúc Lợi.
Chạy qua địa phận xã phía Bắc là hệ thống đê sông Đuống, phía Tây là quốc lộ 1A mới và phía Nam là quốc lộ 5A. Vị trí địa lý của xã tạo điều kiện thuận lợi về giao thông giữa xã với vùng lân cận trong việc giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội.
Địa đình
Cổ Bi nằm ở vùng châu thổ sông Hồng địa hình khá bằng phẳng. Tuy vậy, các vùng tiểu địa hình của xã cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các cụm công nghiệp, công trình dân dụng đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của xã.
Khí hậu
Xã Cổ Bi nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng và ẩm, mùa đông lạnh và khô hanh.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình dao động từ 23,5 đến 24,20C. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 100C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10; nhiệt độ trung bình tháng thường trên 230C, tháng nóng nhất là tháng 6.
Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí cao nhất khoảng 80 – 90%, thấp nhất vào mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc: 50 – 60%.
Chế độ gió: Gió theo mùa, mùa Đông có gió Đông Bắc thổi, mùa hè có gió Đông Nam.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1135 – 1650 mm, tuy nhiên phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8.
Thủy văn
Hệ thống thủy văn của xã Cổ Bi được tạo bởi hệ thống sông Đuống chảy qua địa bàn xã. Sông Đuống là sông có độ dốc khác lớn nên vào mùa mưa lượng nước và tốc độ dòng chảy khá lớn, vào mùa khô lượng nước giảm, đôi khi cạn kiệt làm ảnh hưởng tới nông nghiệp của xã.
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2014, bám sát chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội UBND Huyện giao nghị quyết của Đảng ủy HĐND xã, dưới sự lãnh đạo Đảng ủy, sự giám sát của HĐND xã, sự chỉ đạo của UBND xã, sự nỗ lực cố gắng của các ban ngành cùng toàn thể nhân dân trong xã. Kinh tế, xã hội của xã tiếp tục được duy trì và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững kết quả đạt được trên các lĩnh vực.
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do xã quản lý ước tăng 11.77% năm 2012 (KH huyện giao 12,5- 13%); trong đó: công nghiệp, xây dựng tăng 11,78% (KH Huyện giao 13 – 14%); Thương mại, dịch vụ tăng 16,75% (KH Huyện giao 17 – 17,5%); Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,64% (KH Huyện giao 1,5 – 2%); cơ cấu giá trị sản xuất của xã: công nghiệp, xây dựng 54,16% (KH Huyện giao 54,4%); thương mai dịch vụ 28% (KH Huyện giao 26,9%); Nông, lâm nghiệp, thủy sản 17,84% (KH huyện giao 18,7%); an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.
Biểu đồ 3.1. cơ cấu kinh tế xã Cổ Bi huyện Gia Lâm năm 2014
Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
Diện tích đất nông nghiệp của xã ngày càng thu hẹp do sử dụng mục đích đô thị hóa, hiện đại hóa, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho các nhu cầu phát triển xã hội. Tuy nhiên, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2014 ước đạt gần 20 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2013 cụ thể như sau: giá trị sản xuất ngành trồng trọt ước đạt 12,2 tỷ đồng; ngành chăn nuôi ước đạt 7,5 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nông-lâm- thủy sản cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
3.1.2.2 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ
Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có xu hướng phát triển khá. Dự trên chính sách nhà nước với các giải pháp chống lạm phát vì vậy một số ngành nghề trong nông thôn vẫn giữ ổn định, đại đa số người lao động trong độ tuổi làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đảm bảo mức thu nhập khá. Thương mại dịch vụ giữ ổn định và phát triển, so với năm 2013 giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ tăng so với cùng kỳ ước đạt 54 tỷ 731 triệu 750 nghìn đồng.
3.1.2.3 Hiện trạng các công trình kỹ thuật
Hệ thống giao thông
Xã Cổ Bi có nhiều loại công trình giao thông như: đường bộ, đường thủy. Hệ thông giao thông được phân bổ rộng khắp trên địa bàn, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội xã.
Hệ thống cấp nước
Trong những năm vừa qua xã đã triển khai nhiều chương trình, dự án cung cấp nước sạch ở các thôn. Vì vậy, hệ thống cấp nước trên địa bàn đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt trước mắt. Tuy nhiên trong một số thôn, người dân phải sử dụng nước giếng khoan với chất lượng nước chưa thực sự đảm bảo theo tiêu chuẩn nước sạch. Vì vậy, thời gian tới cần tạo điệu kiện để đầu tư xây dựng các trạm cấp nước sạch, hệ thống đường ống phân phối nước sạch tới các xã, thôn đồng thời khuyến khích để tạo điều kiện cho các hộ gia đình sử dụng nước sạch nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hệ thống thoát nước
+ Hệ thống thoát nước mưa: Trên địa bàn xã, nước mưa chủ yếu được bơm tiêu ra sông Đuống. nhìn chung hệ thống tiêu thoát nước mưa của xã khá tốt.
+ Hệ thống thoát nước sinh hoạt dân cư trong toàn xã chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống thủy nông.
Hiện nay ở xã, một số điểm thôn vẫn còn sử dụng các rãnh thoát nước lộ thiên điều này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của làng xã và toàn bộ khu vực.
Hệ thống điện
Trong những năm qua, hệ thống điện nông thôn đã được đầu tư cải tạo, nông cấp. Quản lý, thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn. Tuy nhiên, công suất thấp và bán kính phục vụ xa nên giờ cao điểm, tháng cao điểm chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của nhân dân.
Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn xã
3.1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Cổ Bi
Theo thống kê đất đai năm 2014, xã Cổ Bi có tổng diện tích đất tự nhiên 502,9108ha (bảng 3.1)
Đất nông nghiệp: tổng diện tích là 252,6607ha chiếm 50,23% tổng dianaj tích đất tự nhiên. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp (trồng cây hằng năm, trồng cây lúa, trồng cây lâu năm) là 248,3607ha; Đất nuôi trồng thủy sản 4,3 ha; đất nông nghiệp khác 75,7471ha.
Đất phi nông nghiệp: tổng diện tích là 240,2501ha chiếm 44,82% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: đất ở 52,9729ha vằng 22,05 % đất phi nông nghiệp; đất chuyên dùng 114,7893ha bằng 47,78% đất phi nông nghiệp; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 3,7015ha; Đất quốc phòng an ninh: 16649ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 20,2924ha; đất có mục đích công cộng: 89,1305ha; đất tôn giáo tín ngưỡng: 0,6797ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa: 3,2308ha; đất sông suối và mặt nước 68,5774ha.
Đất chưa sử dụng: tổng diện tích 10ha do UBND xã quản lý chiếm 1,54% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Cổ Bi huyện Gia Lâm năm 2014
TT
Loại đất
ĐVT
Diện tích
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên
Ha
502,9108
100
1
Nhóm đất nông nghiệp
Ha
252,6607
50,23
2
Nhóm đất phi nông nghiệp
Ha
240,2501
44,82
3
Nhóm đất chưa sử dụng
Ha
10
1,54
I
Nhóm đất nông nghiệp
Ha
252,6607
100
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
Ha
248,3607
98,30
1.11
Đất trồng cây hàng năm
Ha
248,3607
98,30
1.1.1
Đất trồng lúa
Ha
172,6136
68,32
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
Ha
75,7471
29,89
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
1.2
Đất lâm nghiệp
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
Ha
4,3
1,70
1.4
Đất nông nghiệp khác
II
Đất phi nông nghiệp
Ha
240,2501
100
2.1
Đất ở
Ha
52,9729
22,05
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
Ha
45,1531
18,79
2.1.2
Đất ở tại thành thị
2.2
Đất chuyên dùng
Ha
114,7893
47,78
2.2.1.
Đất trụ sở cơ quan
Ha
3,7015
1,54
2.2.2.
Đất quốc phòng
Ha
1,6649
0,69
2.2.3
Đất an ninh
2.2.4
Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
Ha
20,2924
8,45
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
Ha
89,1305
37,10
2.3
Đất tôn giáo tín ngưỡng
Ha
0,6797
0,28
2.4
Đất nghĩa trang
Ha
3,2308
1,34
2.5
Đất mặt nước chuyên dùng
Ha
68,5774
28,54
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
Ha
III
Đất chưa sử dụng
Ha
10,0000
100
IV
Một số chỉ tiêu bình quân
4.1
BQ đất NN/Khẩu
m2
768,433
4.2
BQ đất NN/Khẩu NN
m2
4253,547
Nguồn : Phòng Địa chính – Xây dựng xã Cổ Bi, 2015
Nhận xét: xã Cổ Bi đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, diện tích đất phi nông nghiệp khá cao và có xu hướng cao nữa, diện tích đất chưa sử dụng thấp.
Dân số và lao động
Công tác dân số là nhiệm vụ hết sức quan trọng, ổn định dân số nâng cao mức thu nhập của gia đình, đảm bảo quyền lợi của trẻ em được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Vì vậy việc tuyên truyền về công tác dân số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Năm 2014 đã tổ chức giao ban hàng tháng đều đặn với cộng tác viên dân số ở các cụm dân cư. Tổng số trẻ sơ sinh 163 cháu, tỉ lệ 16,15% giảm 0,19% so với cùng kỳ, giảm 0,06% so kế hạch, sinh con thứ 3 – 5 tỷ lệ 3,09% giảm so với cùng kỳ 0,09% giảm 0,07 so với kế hoạch.
Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2014: dân số toàn xã có 11.408 người, tốc độ tăng tự nhiên 1,66%/năm. Hiện nay, toàn xã có 3.288 hộ gia đình (hộ nông nghiệp là 594 hộ và phi nông nghiệp là 2.964 hộ). Số người trong độ tuổi lao động là 5051 người. Tuy nhiên, lực lượng lao động chưa qua đào tạo là 2778 người (55%). Số lao động được quyết việc làm năm 2014 là 385 người.
3.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường xã Cổ Bi
Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
Thuận lợi
Xã Cổ bi vị trí thuận lợi là có nhiều đường quốc lộ đi qua như: đường Quốc lộ 1, Quốc lộ 5. Đặc biệt là có hệ thống giao thông đối nội đối ngoại phát triển, bao gồm cả đường sắt, đường bộ và đường thủy đây là điều kiện thuận lợi cơ bản trong giao lưu, liên kết với các địa bàn trong thành phố và địa phương khác trong cả nước, với nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
Thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi đất đai tương đối bằng phẳng.
Trên địa bàn xã có một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm đội ngũ tri thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thành phố, cán bộ làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và một số doanh nghiệp trung ương và địa phương tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Nhân dân trong xã có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động có tinh thần khắc phục khó khăn, với các giá trị văn hóa, kinh tế có thể trở thành lực lượng vật chất quan trọng cho quá trình phát triển.
Khó khăn
Đất sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún không thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết rủi ro.
Chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển HTX dịch vụ tổng hợp còn nhiều bất cập chưa thực sự đi vào cuộc sống của người nông dân.
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của thành phố còn yếu, nhiều vấn đề bất cập.
Thực hiện cải cách hành chính mới đạt kết quả ban đầu: năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ.
Về thực trạng phát triển kinh – xã hội
Những kết quả đạt được
Kinh tế hằng năm của xã không ngừng gia tăng, hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngày càng được hoàn thiện, nhiều khu đo thị mới được xây dựng phục vụ nhu cầu ăn ở của người dân
Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình Quốc gia về phát triển văn hóa – xã hội hiện đạt kết quả tích cực như: xóa đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ., xây dựng nếp sống văn hóa mới.
Những hạn chế cần khắc phục
Chuyển dịch cơ cấu phát triển nông nghiệp còn chậm, sản xuất nông nghiệp vẫn còn tự phát, trình độ sản xuất của nông dân còn thư công; việc chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; chưa có vùng sản xuất hàng hóa công nghệ cao; đầu tư nông nghiệp chưa nhiều.
Hạ tầng thương mại dịch vụ chưa được đầu tư nhiều, chất lượng phục vụ chưa cao, đặc biệt chưa có dịch vụ chất lượng cao; tiến độ xây dựng một số chợ, trung tâm thương mại còn chậm, công tác phối hợp đấu tranh chống buôn lậu sản xuất hàng gian lận thương mại chưa chặt chẽ.
Công tác thu hút, giám sát đầu tư tuy dật kết quả nhất định, xong chư thu hút được nhà đầu tư có tiềm lực mạnh; một số dự án được chấp thuận đầu tư không triển khai thực hiện hoặc chậm triển khai đầu tư, đầu tư sai quy hoạch phải xử lý thu hồi. Hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp chưa đồng bộ, chưa quan tâm đến việc xử lý môi trường trong các cụm công nghiệp; lao động còn thiếu; hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chưa cao. Do đó trong những năm tới cần phải có chính sách và biệp pháp cụ thể, khoa học, khai thác và huy dộng mọi nguồn lực và ngoại lực tạo bức đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra
Chọn điểm nghiên cứu
Để đánh giá thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX cần chọn được một hợp tác xã điển hình thực thi chính sách hỗ trợ HTX và mang lại kết quả ra sao? HTX dịch vụ tổng hợp Cổ Bi (HTXDVTH Cổ Bi), xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội là HTX dịch vụ tổng hợp có từ rất lâu. HTX đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính sách hỗ trợ phát triển HTX nhưng HTX dịch vụ tổng hợp Cổ Bi vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn, chưa thực sự phát triển. Do đó tôi chọn địa bàn Xã Cổ Bi là địa bàn nghiên cứu cho bài Khóa Luận.
Chọn mẫu điều tra
Để mẫu điều tra được chọn mang tính đại diện và để đánh giá thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX tôi tiến hành điều tra 4 nhóm đối tượng : Cán bộ HTX, cán bộ xã – huyện, hộ thành viên, hộ không phải thành viên hợp tác xã. Như vậy tôi sẽ tiến hành điều tra 52 mẫu cụ thể là: 4 mẫu điều tra đối với cán bộ HTX (Ban quản trị,Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán, trưởng ban kiểm soát,); 3 mẫu điều tra đối với cán bộ xã – huyện ( cán bộ phòng tài chính kinh tế, cán bộ tài chính cấp xã, Bí thư Đảng ủy, Phó chủ tịch xã); 45 mẫu điều tra đối hộ thành viên (là người đại diện hộ tham gia vào HTX).
Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp
Bảng 3.2: Thu thập thông tin thứ cấp
STT
Loại thông tin số liệu
Nguồn thu thập
Cách thu thập
1
Thông tin về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển HTX
Sách tham khảo, sách chuyên ngành , báo, tạp chí, internet,
Tìm đọc các văn bản chính sách, sách tham khảo, báo, mạng internet, tự tổng hợp thông tin
2
Số liệu về thực trạng địa bàn nghiên cứu: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, thành tựu đạt được trong năm qua
Báo cáo hàng năm, báo cáo định kỳ của UBND xã Cổ Bi; thống kê xã Cổ Bi; phòng LĐ – TBXH huyện Gia Lâm; phòng thống kê UBND huyện Gia Lâm
Trực tiếp liên hệ xin số liệu, internet
3
Số liệu về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ HTX trên địa bàn
Thu thập thông qua các cán bộ làm công tác quản lý xã – huyện, cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý HTX ở Xã Cổ Bi – Huyện Gia Lâm
Trực tiếp liên hệ xin số liệu liên quan
Nguồn : Tổng hợp thu thập số liệu từ tác giả
Thông tin sơ cấp
Điều tra bằng phiếu điều tra
Tiến hành điều tra 45 người đại diện hộ tham gia vào HTX ngẫu nhiên ở đều 3 thôn Cam, Vàng, Hội của xã Cổ Bi.
Các nội dung chủ yếu của mẫu phiếu điều tra về hộ là thành viên HTX
+ Thông tin chung của hộ thành viên
+ Đánh giá của thành viên về tổ chức và quả lý của HTX
+ Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của hộ thành viên
+ Sử dụng các dịch vụ HTX
+ Định hướng phát triển các dịch vụ của HTX nông nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ trong thời gian tới
Bên cạnh đó tôi cũng tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra đối với 4 cán bộ quản lý hợp tác gồm: Chủ nhiệm HTX, Phó chủ nhiệm HTX, Trưởng ban kiểm soát và Kế toán trưởng; và 3 cán bộ quản lý Xã gồm: Phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế xã hội, Bí thư Đảng ủy và Phó chủ tịch HĐND. Kết hợp với phiếu điều tra cán bộ, tôi tiến hành phỏng vấn sâu theo bộ câu hỏi phiếu điều tra để khai thác thông tin.
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn KIP (Key Informant Panel):
Là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm bắt thông tin chủ chốt, thông tin quan trọng và chung nhất của thực trạng vấn đề, những thuận lợi khó khăn cũng như mộ số gợi ý cho định hướng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 4 cán bộ quản lý HTX và 3 cán bộ quản lý xã.
Trong đó 4 cán bộ quản lý HTX ở địa bàn nghiên cứu cụ thể là: Chủ nhiệm HTX DVTHCB, phó chủ nhiệm HTX, trưởng ban kiểm soát HTX và kế toán trưởng HTX; 3 cán bộ quản lý xã ở địa bàn nghiên cứu cụ thể là: Phó chủ tịch kinh tế xã hội, Phó chủ tịch hội đồng nhân dân , Bí thư Đảng ủy.
Qua đó chúng tôi phỏng vấn lấy một số ý kiến nhằm làm định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã.
Phương pháp xử lý phân tích thông tin
Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập số liệu điều tra tôi tiến hành xử lý số liệu bằng chương trình Word, Excel trong Microsoft Office và phần mềm SPSS
Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp phân tổ thống kê : Quá trình phân tích được tiến hành phân tổ thông qua một số tiêu thức của từng nhóm đối tượng hưởng chính sách và nhóm đối tượng thực hiện chính sách và nhóm đối tượng ngoài chính sách. Thông tin được phân bổ, sắp xếp theo các tiêu chí khác nhau theo các cách tiếp cận và mục đích phân tích.
Phương pháp thống kê mô tả: Thông kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả tình hình thực thi của chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn nghiên cứu được triển khai như thế nào? Nghiên cứu này sử dụng các công cụ thông kê trong xử lý và phân tích số liệu để từ đó có những phân tích về định lượng về vấn đề nghiên cứu. với các công cụ của phương pháp là: số trung bình, số tuyệt đối, số bình quân.
Phương pháp so sách
Là hương pháp được sử dụng để thấy rõ được sự thay đổi của kết quả sản xuất kinh doanh của HTX qua các năm sau khi hưởng chính sách hỗ trợ phát triển HTX mang lại kết quả và lợi ích cho từng xã viên khi tham gia HTX, so sách lợi ích mà xã viên nhận được khi có hỗ trợ. So sánh giá cả, chất lượng dịch vụ mà xã viên nhận được giữa HTX cung ứng và tư nhân cung ứng khi có sự hỗ trợ và không có sự hỗ trợ.
Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các bên liên quan về các chính sách hỗ trợ phát triển HTX.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu
Để có thể nghiên cứu được tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Cổ Bi, cần thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng:
Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX
Nguồn nhân lực
Số cán bộ quản lý HTX, số cán bộ làm công tác chuyên môn, số tổ đội dịch vụ
Tỷ lệ cán bộ HTX kiêm nhiệm, tỷ lệ cán bộ làm đúng chuyên môn
Kinh nghiệm công tác
Nguồn kinh phí triển khai chính sách
Tổng kinh phí đầu tư hỗ trợ HTX
Mức đầu tư và tỷ lệ kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước, ngân sách thành phố, ngân sách từ xã
Mức hỗ trợ, nguồn hỗ trợ, hình thức hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ cho các chính sách hỗ trợ phát triển HTX.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX
Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý HTX
Số lớp tập huấn đã tổ chức được, số lớp tập huấn theo từng nội dung trong phạm vi thời gian nghiên cứu
Số lượng người tham gia các lớp tập huấn
Mức hỗ trợ cho người đi tập huấn
Đánh giá của cán bộ HTX đối với chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX
Mức độ quan trọng của việc đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ HTX
Các kiến thức đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt
Thông tin tuyên truyền
Các kênh thông tin tuyên truyền
Mức độ tiếp cận từng kênh thông tin của người dân
Số tạp chí, văn bản, tài liệu tập huấn phát hành
Số buổi hội nghị hội thảo được tổ chức
Số lượng người tham gia hộ nghị, hội thảo, mức hỗ trợ kinh phí cho buổi hội thảo.
Tỷ lệ ý kiến đánh giá của người dân về mức độ phù hợp của các kênh thông tin tuyên truyền..
Các chính sách hỗ trợ phát triển HTX hiện hành
Các chính sách hỗ trợ được hưởng hiện hành
Mực độ quan trọng của các chính sách
Sự phù hợp hệ thống chính sách
Nhóm chỉ tiêu phản ánh ý kiến đánh giá về chính sách chính sách của nhà nước đối với HTX
Mức độ cải thiện các nội dung liên quan tới môi trường hoạt động kinh doanh hiện nay của địa phương
Chất lượng, điều kiện cơ sở hạ tầng dịch vụ công công cộng trên địa bàn việc đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh
Mức độ tiếp cận thông tin về kế hoạch chính sách có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX
Các tác động bởi các quy định quản lý, chính sách của chính quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành
Hiệu quả triển khai công tác cải cách hành chính trong những năm qua liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khái quát tình hình phát triển HTX Cổ Bi - Gia Lâm - Hà Nội
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HTXDVTH Cổ Bi - Gia Lâm - Hà Nội
Tiền thân của HTXDVTH Cổ Bi là HTX Nông Nghiệp được thành lập năm 1960. Ngay sau khi có các văn bản hướng dẫn thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX bắt đầu từ năm 1996, HTXDVTH Cổ Bi cũng như các HTX khác đã tiến hành chuyển đổi thông qua tổ chức Đại hội xã viên để đưa ra quyết định cuối cùng. Chuyển đổi năm 1998, HTX hiện có 5 tổ dịch vụ, ăn lương theo đầu sào, 1,5kg/ sào nhân với giá thị trường, còn lương cán bộ HTX thì từ 1 đến 2 triệu, hưởng lương theo quy chế HTX. Sau quá trình chuyển đổi, HTXDVTH Cổ Bi hoạt động chủ yếu về mọi mặt trong lĩnh vực nông nghiệp. Và từ khi được chuyển đổi đến nay, HTX đã trải qua 3 kỳ Đại hội (dự kiến sang năm 2018 là kỳ Đại hội lần thứ IV).
HTXDVTH Cổ Bi có quy mô toàn xã gồm 3 thôn (thôn Vàng, thôn Cam, thôn Hội), hiện tại vẫn đang hoạt động theo Luật HTX năm 2003 và điều lệ HTX được Đại hội xã viên thông qua ngày 8/4/2013. Xã viên của HTX Cổ Bi đại diện hộ với tổng số 800 xã viên với vốn góp khi chuyển đổi là 100000VND/xã viên (hộ), từ đó đến nay chưa có bố sung thêm. Điều này chứng tỏ hoạt động của HTX đã thu hút được toàn bộ nhân dân trong xã tham gia.
Tổng số xã viên của HTX DVTH Cổ Bi hiện nay có 800 xã viên. Trong đó có, 5 cán bộ quản lý. HTXDVTH Cổ Bi có 5 tổ dịch vụ về nông nghiệp phụ trách trung ở 3 thôn Vàng, thôn Hội, thôn Cam.
4.1.2 Bộ máy tổ chức của HTXDVTH Cổ Bi
Bộ máy tổ chức của HTX được thành lập dựa trên Luật về HTX năm 2003 cùng với đó là các văn bản, Nghị định hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như quy định mà tại Đại hội xã viên đề ra.
Chú thích Quan hệ lãnh đạo
Quan hệ chỉ đạo chỉ huy
Quan hệ kiểm soát
Quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ
Ban kiểm soát HTX
Đại hội xã viên
Ban quản trị HTX
Ban chỉ huy đội SX
Cán bộ chuyên môn
Tổ DV nông nghiệp
Sơ đồ 4.1: Bộ máy quản lý HTXDVTH Cổ Bi
HTXDVTH Cổ Bi thành lập một bộ máy vừa quán lý vừa điều hành với đại hội xã viên là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy quản lý của HTX. Đại hội xã viên được tổ chức thường xuyên mỗi năm một lần. Khi có công việc bất thường, Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát sẽ triệu tập Đại hội xã viên bất thường. Tại Đại hội, các báo cáo được thông qua như báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm, phương hướng sản xuất, kết hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo về công tác kiểm soát, giám sát hoạt động thực hiện luật, chính sách HTX, điều lệ HTX,. Đại hội xã viên bầu ra Ban quản trị, Ban kiểm soát, chủ nhiệm phó chủ nhiệm trong nhiệm kỳ mới.
Trên cơ sở đó HTXDVTH Cổ Bi tín nhiệm, đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX bao gồm 5 cán bộ trong đó Ban quản trị có 1 người, ban kiểm soát 2 người và 1 kế toán. Ngoài ra các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của HTX bao gồm 3 người.
Ban quản trị HTXDVTH Cổ Bi là cơ quan điều hành hoạt động của HTX, bao gồm 1 chủ nhiệm và 1 phó chủ nhiệm. Ban quản trị tổ chức thực hiện điều hành các hoạt động dịch vụ theo luật, điều lệ, nội quy và nghị quyết của HTX.
Chủ nhiệm HTXDVTH Cổ Bi là người đại diện theo pháp luật của HTX. Chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều hành công việc hàng ngày của HTX, tổ chức thực hiện các quyết định của ban quản trị,. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên về các nhiệm vụ và công việc của mình; chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của HTX.
Phó chủ nhiệm HTX là người phụ trách toàn bộ các khâu dịch vụ phục vụ cho các hộ xã viên. Thường trực giải quyết các công việc khi chủ nhiệm đi vắng.
Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của ban quản trị và các tổ dịch vụ dựa vào luật HTX, điều lệ và nội quy của HTX, tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại của xã viên.
Bộ phận chuyên môn là bộ phận thực hiện các công việc chuyên môn như kế toán, thủ quỹ, bộ phận kỹ thuật, Bộ phận này có nhiệm vụ giúp ban quản trị nắm bắt thông tin kinh tế, tài chính kịp thời để ban quản trị ra quyết định đúng đắn và chỉ đạo điều hành các hoạt động diễn ra được tốt hơn.
Với bộ máy như vậy cũng phần nào cũng đã phần nào đáp ứng được công việc của HTX. Do hoạt động với quy mô toàn xã nên số lượng xã viên rất đông vì thế yêu cầu đặt ra là cần có sự phối hợp đoàn kết giữa các cán bộ HTX cùng cán bộ xã để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX cũng như thực hiện tốt các công việc của HTX.
Tổng tài sản của HTX năm 2012 là 3227.6 tr...4 cán bộ của Vụ HTX của Bộ KH&ĐT và 4-5 cán bộ Phòng KTHT của Bộ NN&PTNT; ở cấp tỉnh mỗi tỉnh thường chỉ có từ một đến bốn cán bộ của Chi cục HTX tỉnh; ở cấp huyện mỗi huyện chỉ cử một cán bộ kiêm nhiệm theo dõi mà nhiệm vụ thường không được quy định cụ thể; ở cấp xã thường không có người được giao theo dõi về hợp tác xã.
Năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về HTX còn yếu, hầu hết cán bộ được giao phụ trách quản lý nông nghiệp về HTX từ cấp tỉnh đến cấp xã chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý nhà nước đối với HTX. Hiện nay, nhiều cán bộ ở địa phương cho biết họ vẫn chưa được tập huấn các hướng dẫn để triển khai Luật HTX 2012.
Ở xã Cổ Bi đến nay vẫn không có cán bộ quản lý nào chuyên trách về giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX. thông thường việc giám sát thực hiện là do các đoàn thể, UBND, HTX . Bên UBND xã thường do Bí thư xã là người tiếp nhận chính sách bàn giao xuống HTX. Do đó việc phân công việc giám sát là không được sát sao do cán bộ quản lý còn kiêm nghiệm quá nhiều công việc và công việc giám sát chưa được phân công rạch ròi, thường trách nhiệm thường do chủ nhiệm HTX đảm nhận. Có thể thấy sự phối kết hợp của các cấp, ngành trong việc triển thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX chưa tốt từ trung ương đến địa phương điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả thực hiện chính sách.
4.4.4 Cơ sở hạ tầng ở địa phương
Ngoài những yếu tố trên ảnh hưởng tới tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX một yếu tố không thể thiếu được nữa là cơ sở vật chất kỹ thuật. Khi cơ sở vật chất kỹ thuật của vùng, địa phương đó phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách. Ngược lại khi cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển nó sẽ gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện chính sách. Các yếu tố cơ sở hạ tầng gồm:
Giao thông: Trên địa bàn xã có 2,50km đường trục xã liên xã hiện nay trong đó đường mới được đầu tư xây dựng mới là 1,8km, đoạn đường cũ là 0,7km. Đường trục thôn, liên thôn là 8,03km, đường làng, ngõ xóm với tổng chiều dài là 9,44km. Đáng chú ý là đường chính nội đồng xã tổng chiều dài là 5,2km, rộng 5m toàn bộ đường này là đường đất. Thường xuyên gây khó khăn cho việc sản xuất của xã viên HTX. Điều này cũng một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển HTX. Do đó đầu tư xây dựng giao thông phục vụ sản xuất và đời sống xã viên là điều rất cần thiết đối với chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội cụ thể ở đây là chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thủy lợi: về hệ thống kênh mương, trạm bơm. Xã có hệ thống kênh mương khá tốt với tổng chiều dài 10,96km. Hiện tại trên địa bàn xã có 130ha diện tích nước tiêu chủ động và 120ha diện tích được tiêu chủ động do HTX quản lý. Điều này so với tiêu chí nông thôn mới thì chưa đạt. Điều này ảnh hưởng tới nhu cầu sản xuất của người dân cũng như xã viên ở địa bàn.
Hệ thống điện: xã có 6 trạm biến áp với tổng dung lượng 2.400KVA. để đáp ứng nhu cầu trong thời gian tới cần lắp đặt thêm 4 trạm biến áp mới. Có thể thấy hệ thống điện cần được đầu tư thêm để hoàn thiện cơ sở hạ tầng tốt hơn đáp ứng nhu cầu phát triển của người dân cũng như xã viên.
Về hệ thống các công trình xây dựng phục vụ cho đời sống của người dân toàn xã cũng như xã viên tương đối tốt, xã có đầy đủ trường học, trạm y tế xã, bưu điện, nhà văn hóa thôn Tất cả đều được xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của xã viên ở địa bàn .
Có thể thấy qua đánh giá về hệ thống cơ sở hạ tầng phụ vụ sản xuất đời sống xã viên qua bảng 4.14 và bảng cho thấy hệ thống cơ sở hạ tầng ở địa phương đang ở mức trung bình, với 89,22% ý kiến đánh giá là hệ thống điện ở mức độ trung bình, còn đối với hệ thống nước sạch thì có 67,89% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và thông tin liên lạc là 95,67%, giao thông nội đồng 68,93%. Bên cạnh đó về hệ thống giao thông đường thủy không phát triển 75% đánh giá kém và hệ thống phục vụ kho, cảng, bến bãi 42,31% đánh giá kém. Do đó có thể thấy cơ sở hạ tầng ở địa bàn đang ở mức trung bình cần được quan tâm đầu tư xây dựng nâng cao hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng.
Những yếu tố đó là nền tảng cho sự phát triển, nền tảng cho quá trình sản xuất, cho đời sống của bà con xã viên. Nhưng với tình hình cơ sở hạ tầng còn tương đối thì cần quan tâm phát triển hơn nữa, đầu tư hơn nữa của chính quyền địa phương và nhà nước.Với vai trò là nền tảng của sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, trong đó có sự phát triển HTX, cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Cổ Bi đã đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, một số cơ sở hạ tầng vẫn chưa được tốt xã cần tiếp tục làm mới, nâng cấp tu sửa hệ thống đường giao thông và một số cơ sở vật chất kỹ thuật khác để đáp ứng nhu cầu của hộ xã viên nơi đây..
4.4.5 Thông tin tuyên truyền về chính sách hỗ trợ phát triển HTX
Ở cấp xã các cán bộ ban ngành và cán bộ HTX kết hợp với các đơn vị liên quan như Hội Nông Dân chú trọng các công tác thông tin tuyên truyền, giúp người nông dân hiểu biết thêm về các kiến thức tại các lĩnh vực mà họ đang quan tâm cũng như các chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Hiện tại có rất nhiều hình thức tuyên truyền. Do phạm vi, nguồn lực có hạn nên xã chỉ áp dụng hình thức tuyên truyền thông qua loa đài, bảng tin hoặc cán bộ trong HTX đến bà con nông dân là chủ yếu. Cụ thể tùy vào nội dung mỗi chương trình mà có thể dài ngắn hoặc tần suất khác nhau. Tuy nhiên, về nội dung tuyên truyền chỉ được lồng ghép cùng với các nội dung thông tin về nông nghiệp khác. Điều này ảnh hưởng không ít đến việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng trên là do nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động thông tin tuyên truyền còn hạn chế, chưa được quan tâm đầu tư.
Thời vụ gieo cấy
Chính sách văn bản pháp luật
Tình hình sâu bệnh dịch hại
Người dân
Phòng chống tệ nạn xã hội
Đài phát thanh xã
Cán bộ thôn/ Cán bộ HTX
Mô hình sản xuất hiệu quả
Bảng tin thôn
Sơ đồ 4.3: Tổ chức tuyên truyền qua thông tin đại chúng ở cấp xã
4.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Cổ Bi
Từ các yếu tố ảnh hưởng tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX được nêu trên tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Cổ Bi:
4.5.1 Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX và cán bộ quản lý xã.
Đối với cán bộ quản lý HTX
Theo đánh giá của UBND xã Cổ Bi, đến nay trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn rất hạn chế; cán bộ HTX được qua đào tạo cơ bản còn rất ít, chủ yếu hoạt động dựa trên kinh nghiệm có sẵn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của HTX cũng như sự phát triển HTX. Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý cho cán bộ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý HTX để nâng cao hiệu quả hoạt động cho HTX. Cũng như thực hiện tốt quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX
Quy hoạch phát triển cán bộ HTX: xây dựng quy hoạch cán bộ, hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng đội ngũ cán bộ. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công tác đó phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa đào tạo và bồi dưỡng, ưu tiên đào tạo cán bộ chủ chốt của HTX. Đa dạng hóa hình thức, lựa chọn địa điểm đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của HTX và người học.
Nâng cao trách nhiệm của cán bộ HTX: cán bộ phải hiểu biết, đồng cảm và chia sẽ với các nông hộ, hiểu rõ nhu cầu người dân, ứng xử thật mềm mỏng, chu đáo, tận tình với các nông hộ.
Bố trí, sắp xếp chức danh quản lý HTX hợp lý để quản lý các hoạt động dịch vụ của HTX hiệu quả nhất.
Thu hút những người trẻ tuổi có năng lực, có đạo đức và ý thức cộng đồng để tham gia hoạt động vào HTX và cần có chính sách ưu đãi thu hút cán bộ trẻ có tâm huyết, chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế hợp tác, phát triển nông thôn về công tác quản lý HTX.
Đối với cán bộ xã
Quan phân tích thực trạng của cán bộ địa phương hầu hết cán bộ địa phương vẫn còn hạn chế kiến thức về chính sách hỗ trợ phát triển HTX cũng chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động hỗ trợ phát triển HTX. Điều này chứng tỏ cán bộ xã chưa nắm rõ được vai trò phát triển HTX. Do cần nâng cao trình độ cán bộ địa phương, nâng cao trình độ hiểu biết về HTX. Vì thế để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển trong thời gian tới cần chú trọng đến một số nội dung sau:
Tăng cường công tác đào tạo tâp huấn đội ngũ cán bộ xã, thôn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và kiến thức về kinh tế tập thể cũng như các kiến thức về HTX và chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Để họ hiểu rõ bản chất và trò quan trọng của nền kinh tế tập thể, HTX. Hiện tại phần lớn cán bộ ở Cổ Bi chưa được đào tạo tập huấn một cách bài bản về quản lý kinh tế tập thể, vì thế mà việc bồi dưỡng là cần thiết cho đội ngũ cán bộ xã.
Thường xuyên tổ chức, giao ban họp và rút ra kinh nghiệm và những vướng mắc trong quá trình thực hiện để giải quyết trong thời gian sớm nhất để đạt hiệu quả như mục tiêu đã đề ra.
Thường xuyên tổ chức tham quan cho các cán bộ đến các địa phương khác học hỏi kinh nghiệm trong khâu tổ chức và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX, học hỏi kinh nghiệm để có thể áp dụng được vào địa phương. Điều này có thể phối hợp với quản lý HTX.
Để có nguồn lực thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ địa phương, xã cần phải chi tiêu công một cách hợp lý, kiến nghị với huyện Gia Lâm tăng cường bổ xung thêm nguồn kinh phí để đào tạo. Quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí của xã thu được một cách hợp lý, từ đó sử dụng một phần phục vụ cho công tác đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ xã trong thời gian tới.
4.5.2 Tăng cường đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan trong tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX
Để sự phối kết hợp linh hoạt, hiệu quả giữa cơ quan ban hành theo ngành dọc - đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách và cấp chính quyền quản lý ở địa phương, UBND thành phố cần tập trung một số vấn đề sau:
Một là, hệ thống văn bản chính sách, văn bản hướng dẫn chương trình thực hiện nên gửi thông tin theo ngành dọc từ trung tâm đến các cơ sở và đặc biệt trực tiếp đến HTX nhằm giúp cán bộ HTX hiểu và triển khai rõ hơn các chương trình và nội dung thực hiện ở địa phương.
Hai là, UBND xã có các biện pháp như phân công nhiệm vụ cụ thể, xây dựng cơ chế phối hợp công việc trong triển khai các hoạt động nhằm hạn chế tối đa sự chồng chéo về chuyên môn, về hoạt động.
Ba là, xây dựng cơ chế phối hợp, hiệp quản cụ thể, rõ ràng giữa UBND cấp huyện và UBND cấp xã trong việc quản lý các HTX nhằm kịp thời điều chỉnh hiệu quả việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX.
4.5.3 Tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các nguồn lực cho thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX
Trong sự phát triển nền kinh tế- xã hội của địa phương Cổ Bi vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng cần được chú trọng quan tâm và phát triển nhằm góp phần phát triển nền kinh tế xã hội địa phương cũng như phát triển HTX nâng cao chất lượng cuộc sống của xã viên. Do đó cần phải:
Nhà nước cần dành một phần vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng cho HTX, đặc biệt ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh sản xuất hàng hoá.
Cần xác định lại vai trò của ngân sách nhà nước trong hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đối với HTX.
Thực hiện đa dạng hóa hình thức đầu tư nhằm thu hút đầu tư của khu vực tư nhân.
Huy động nguồn lực trong xã viên để đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
Mở rộng thị trường tín dụng cho lĩnh vữ đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn
Cần phải đẩy mạnh khai thác các nguồn lực đặc điệt nguồn lực của khu vực tư nhân, cộng đồng dân cư.
4.5.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX
Việc kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bám sát với nội dung hoạt động theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang trong hệ thống tổ chức. Để làm được điều đó, các cấp chính quyền cần phối hợp với các phòng ban liên quan tiến trình điều tra khảo sát nông nghiệp nông thôn để phát hiện những khó khăn, trở ngại của địa phương, nhu cầu của xã viên, HTX để triển khai các chương trình cho phù hợp và hiệu quả. Đi sâu, đi sát với họ để kịp thời có các hướng dẫn, chỉ đạo cho xã viên, HTX tham gia các chính sách hợp lý.
Cần thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra tiến độ thực hiện, mức độ khả thi của các chính sách hỗ trợ theo thời gian đã quy định trong kế hoạch.
Mở các lớp tập huấn về công tác giám sát các hoạt động thực hiện cho đối tượng quản lý của các tổ HTX nhằm phổ biến cách thức, nội dung đánh giá giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Phát huy sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là bà con xã viên trong công tác giám sát các hoạt động tại địa phương thông qua việc thường xuyên lấy ý kiến đánh giá của các thành viên trong HTX về các chính sách hỗ trợ và việc thực hiện chính sách trên địa bàn xã.
4.5.5 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền chính sách hỗ trợ của nhà nước đối HTX và cơ chế chính sách nhà nước.
Về công tác tuyên truyền
Để công tác tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển HTX tới xã viên được tốt ở địa phương thì cần phải:
Thông qua các kênh loa phát thanh hoặc trực tiếp qua các buổi tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn tăng cường hơn nữa tuyên truyền chính sách mới ban hành, lợi ích thiết thực mà chính sách mang lại cho bà con xã viên.
Nên xây dựng các pano, áp phíc, biểu ngữ ở các điểm tập trung dân cư hoặc UBND xã giới thiệu các chủ trương chính sách, các kết quả sẽ đạt được sau khi thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích người dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động phát triển HTX.
Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền về Luật HTX, cùng các văn bản hướng dẫn thi hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác và HTX. Giới thiệu và tổ chức tham quan các mô hình kinh tế hợp tác và HTX kiểu mới ở địa phương là nội dung có ý nghĩa và tác dụng rất lớn trong giai đoạn hiện nay vì qua một thời gian dài tồn tại mô hình HTX kiểu cũ đã gây ra không ít những mặc cảm, tâm lý thiếu tin tưởng của đông đảo hộ xã viên.
Cơ chế chính sách nhà nước
Để khuyến khích HTX phát triển, Nhà nước cần bổ sung, ban hành thêm một số chính sách và thực hiện một số giải pháp mang tính hỗ trợ về kinh tế, để khuyến khích, tạo thuận lợi cho HTX phát triển.
Về chính sách đất đai: mặc dù đã có Luật đất đai sửa đổi và có các văn bản hướng dẫn thi hành, song các HTX nông nghiệp hiện nay vẫn gặp không ít vướng mắc và cản trở cần được tháo gỡ. Đối với đất HTX dùng vào làm trụ sở, xây dựng kho bãi, Nhà nước cần thiết có chính sách giao đất hoặc cho thuê ưu đãi đối với HTX, để tạo điều kiện cho HTX mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Chính sách tín dụng hiện nay chưa thực sự tạo điều kiện cho HTX vay vốn, để HTX vay được vốn cần phải lập quỹ bảo lãnh tín dụng, để HTX vay vốn thông qua bảo lãnh của quỹ này. Đồng thời cho phép HTX được làm chức năng tín dụng nội bộ, để HTX thuận lợi trong việc huy động vốn tại chỗ cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó đối với HTX cần lập được phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đủ điều kiện vay vốn tín dụng đầu tư sản xuất kinh doanh.
Chính sách hỗ trợ tiếp thị, mở rộng thị trường. Cần được quan tâm và thực hiện trên địa bàn địa phương để xây dựng mối liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ kích thích nông dân tham gia sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với HTX. Ngoài ban hành các chính sách tạo hành lang pháp lý để HTX hoạt động, chính quyền các cấp cần hỗ trợ giúp đỡ theo hướng lấy HTX làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân trong việc tổ chức thực hiện dự án, làm đại lý cung ứng vật tư và thu gom nguyên liệu, phân cấp quản lý thuỷ nông và làm cơ sở chuyển giao TBKT, trình diễn mô hình... như là điểm tựa cho xây dựng nông thôn mới và đào tạo cán bộ cho cơ sở. Mặt khác tiến hành tổng kết, nghiên cứu các mô hình kinh tế hợp tác, để chuyển giao có hiệu quả phong trào xây dựng và phát triển HTX hiện nay.
Cần bổ sung và sửa đổi thêm những nội dung trong Luật và Điều lệ HTX cho phù hợp hơn với thực tế hiện nay trong quá trình tổ chức phát triển HTX và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX. Chức năng và nhiệm vụ của HTX không chỉ phục vụ cho kinh tế hộ, mà cần bổ sung thêm về hướng dẫn tổ chức sản xuất cho kinh tế hộ, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài dịch vụ để nâng cao lợi nhuận cho HTX. Đối với HTX ngoài mục tiêu dịch vụ phát triển kinh tế hộ cần phải có sự kết hợp tốt với mục tiêu nâng cao lợi nhuận trong các hoạt động của HTX, để HTX phấn đấu có tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, nâng cao thu nhập của hộ nông dân. Cần mở rộng các hình thức vốn góp của xã viên, không chỉ vốn góp mà còn cả vốn dưới dạng tài sản cố định, đất đai, máy móc, trâu bò và các yếu tố khác có thể quy về vốn.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Cổ Bi – Huyện Gia Lâm – Thành Phố Hà Nội” những năm qua đã thể hiện vai trò rõ rệt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa bàn xã Cổ Bi. Nơi có những đặc điểm địa bàn dân cư thuận lợi cho việc sản xuất cũng như dịch vụ nông nghiệp. Hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX được triển khai sớm so với khu vực Gia Lâm song thực tế chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Đề tài tiến hành đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở Cổ Bi thông qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, về mặt tìm hiểu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX và tìm hiểu tình hình thực tiễn về thực ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia về công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển đối với HTX và cách thức thực hiện chính sách ở một số địa phương để rút ra kinh nghiệm nhằm hiểu rõ công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trong thực tế. Từ đó ta có thể thấy hỗ trợ phát triển HTX là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển HTX.
Thứ hai, qua tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX theo Nghị định 88/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ ở địa phương chúng tôi đưa ra một số kết quả như sau:
Về công chuẩn bị thực hiện chính sách, Cổ Bi đã thành lập bộ máy tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX theo kế hoạch chỉ đạo từ huyện một cách kịp thời để triển khai chính sách từ Trung ương tới xã, HTX cũng như hộ xã viên địa phương. Bên cạch đó hằng năm UBND xã kết hợp với HTX lên kế hoạch hằng năm để thực hiện chính sách. Đối với công tác tuyên truyền thì địa phương đã làm khá tốt công tác này. Ngoài ra đã thực hiện tương đối tốt công tác phối kết hợp trong việc triển khai chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các đơn vị có liên quan.
Về chính sách thành lập mới địa bàn xã đã tổ chức thành lập được một HTX giống cây trồng Cổ Bi do Ông Bùi Văn Dầu chủ tịch HĐND làm chủ nhiệm đến nay HTX đã đi vào hoạt động ổn định và mang lại ích cho các thành viên trong HTX. Đối với chính sách đào tạo cán bộ quản lý HTX hằng năm hầu hết các cán bộ quản lý HTX đều được tham gia lớp đào tạo ngắn ngày để nâng cao nghiệp vụ.
Về chính sách thuế có thể nói chính sách thuế được thuế đối hợp HTXNN, cụ thể ở địa phương là HTXDVTH Cổ bi đã được thực hiện tốt và có hiệu quả. HTXNN ở Cổ Bi hưởng ưu đãi thuế đầy đủ.
Chính sách đất đai: UBND xã Cổ Bi đã cấp đất 240 m2 làm trụ sở chính cho HTX Cổ Bi. Và 280 m2 đất xây dựng cửa hàng bán vật tư nông nghiệp phục vụ xã viên theo quy định tại điều 53 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành luật Đất đai và không phải chịu khoản thuế đất nào.
Chính sách hỗ trợ HTX đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình phát triển kinh tế- xã hội Ngoài ra HTX được ưu tiên tham gia chương trình phát triển kinh tế xã hội, như các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành như công trình thủy nông.., và các công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn cũng như tham gia các chương trình phát triển nông thôn mới, chương trình xóa đói giảm nghèo
Về chính sách tín dụng và chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường là không được thực hiện trên địa bàn xã. Nhà nước có nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đối với HTX nhưng cho đến nay hầu hết các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa có HTX xã nào tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. trong có có HTXDVTH Cổ Bi mặc dù chính sách tín dụng được triển khai nhưng vấn đề về phương án kinh doanh thì luôn luôn là khó khăn trong quá trình vay vốn tín dụng. Mặc dù Cổ Bi được Sở NN&PTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất quả an toàn. Tuy nhiên, tình hình sản xuất của người nông dân gặp không ít khó khăn, nhất là tiêu thụ sản phẩm .và chưa nhận được sự hỗ trợ nào của nhà nước.
Mặc dù các chính từ khi thực hiện, hầu hết đã có đạt được một số kết quả nhất định về thực hiện triển khai trên địa bàn nhưng bên cạnh đó trong từng chính sách ngoài nhưng kết quả đã đạt được thì cũng vẫn tồn tại những kết quả chưa tốt chưa thật sự được thực hiện tốt trên địa bàn địa phương.
Thứ ba, phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến đến tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn. Qua nghiên cứu có thể thấy rằng các yêu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ HTX nói riêng và phát triển HTX nói chung gồm: trình độ, năng lực và kinh nghiệm cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn HTX; nhận thức cán bộ quan lý xã; sự phối kết hợp của các cấp, ngành trong việc thực hiện chính sách; cơ sở hạ tầng địa phương và công tác phổ biến tuyên truyền chính sách. Trong các yếu tố trên thì yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng quan trọng tác động trực tiếp đến công tác triển khai thực hiện chính sách là trình độ, năng lực cán bộ quản lý HTX, cán bộ chuyên môn HTX và nhận thức của cán bộ quản lý xã. Hiện nay do sự quan tâm không đúng mức của cán bộ xã, cũng như nhận thức của họ về HTX và sự thiếu hiểu biết của cán bộ quản lý HTX cũng như các cán bộ chuyên môn HTX điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách ở địa phương.
Thứ tư, từ những vấn đề nêu trên, để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở địa bàn xã Cổ Bi, đề tài xin đưa ra một số giải pháp chính như sau :
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX và cán bộ quản lý xã.
Thống nhất, đồng bộ và giữa các cơ quan trong tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX.
Tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các nguồn lực cho thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX.
Giải pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách và cơ chế chính sách nhà nước về hỗ trợ phát triển HTX.
5.2 Kiến nghị
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở địa bàn xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, tôi xin mạnh dạn có một số kiến nghị như sau:
5.2.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
Nhà nước cần ban hành đồng bộ chính sách và các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách, tạo kênh thông tin để hợp tác xã tiếp cận với chính sách.
Nhà nước, các cấp, ban ngành chuyên môn cần có sự quan tâm sâu sắc ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực hơn nữa cho cộng đồng dân cư nông thôn theo Nghị quyết TW 26/TW-BCH về tam nông:
Cần có nhiều cơ chế, chính sách hơn nữa về công tác quản lý, hỗ trợ phát triển HTX; cơ chế hỗ trợ thông tin định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; xây dựng hệ thống khuyến công, khuyến nông cơ sở ban hành chính sách hỗ trợ hệ thống này thực hiện thành công việc chuyển giao khoa học công nghệ về nông thôn.
Cần tăng cường công tác đôn đốc, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Luật HTX cũng như các chính sách hỗ trợ, thực hiện theo hành lang pháp lý và những quy định hiện hành. Tổng kết thực tiễn thường xuyên hàng năm, thấy được sự tiến bộ, hiệu quả của chính sách được thực hiện để điều chỉnh kịp thời hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển HTX trong giai đoạn tơi.
Tăng cường các chương trình, dự án tập huấn về nghiệp vụ quản lý kinh tế HTX cho cán bộ quản lý HTXDVNN, nhằm thích ứng kịp thời với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường.
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương:
Tạo điều kiện cho HTXDVNN về trụ sở hoạt động, cửa hàng kinh doanh và các cơ sở vật chất trong hoạt động dịch vụ của HTX.
Tạo điều kiện để các cán bộ chủ chốt có cơ hội nâng cao năng lực điều hành quản lý HTX, các cán bộ trẻ quay về quê hương đóng góp công sức phát triển nền kinh tế xã.
Hỗ trợ kinh phí cho HTX để HTX có thể đảm bảo cung cấp dịch vụ cho xã viên với chất lượng tốt nhất.
Có các chính sách hợp lý trong việc tạo điều kiện cho việc xây dựng phương hướng hoạt động của HTX.
5.2.3 Đối với HTX:
Thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn HTX tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chuyên môn.
Xây dựng phương hướng hoạt động phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu của người dân.
Ban quản trị HTX phải đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu và ý kiến của các hộ nông dân.
Cán bộ quản lý cần nghiêm túc thực hiện quyền, nghĩa vụ với HTX theo Luật HTX và các quy định, Điều lệ, nội quy, quy chế hiện hành. Xã viên thực hiện nghiêm ngặt quy trình, các tiêu chuẩn kỹ thuật khi tham gia sản xuất nông sản hàng hóa, tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật triển khai trên địa bàn.
5.2.4 Đối với người dân
Người dân cần ủng hộ, tạo điều kiện và cùng HTX thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển HTX cũng như phải biết lắng nghe từ các cán bộ quản lý góp ý, hướng dẫn để cùng nhau đoàn kết xây dựng một nông thôn mới, HTX kiểu mới ngày càng phát triển toàn diện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2012 – 2020.
Bộ Nông nghiệp và PTNN (2012), Báo cáo tổng kết thi hành luật hợp tác xã năm 2003, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.
Chương trình hành động số 24 CTr-TU ngày 19/09/2013 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện kết luận số 56-KL/TW, ngày 21/02/2013 của bộ chính trị “đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể giai đoạn từ nay đến năm 2020”
Đỗ Kim Chung (2006). Chính sách phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Đào Thị Ngọc Hà (2014). “Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn quận Kiên An, thành phố Hải Phòng”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường học viện Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của chính phủ về “Một số chính sách sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã”.
Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của chính phủ về, “Quy định chi tiết một số điều của luật hợp tác xã”.
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về “ chính sách tín dụng phục vụ phát trát triển nông nghiệp nông thôn”.
Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về “khuyến công, khuyến ngư”.
Nguyễn Hải Hoàng (2011). ‘Nguyên cứu tính hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất Nông nghiệp của nhà nước ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh’, luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
Kế hoạch 127/KH-UBND ngày 09/7/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “ triển khai thi hành luật HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016”
Phạm Vân Đình và cộng sự (2003). Giáo trình chính sách Nông nghiệp, nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật Hợp tác xã, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Hợp tác xã, Hà Nội.
Quốc hộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật hợp tác xã, Hà Nội.
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về “khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”
Ủy ban nhân dân xã Cổ Bi (2013) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, An ninh – Quốc phòng năm 2013 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014
Ủy ban nhân dân xã Cổ Bi (2014) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, An ninh – Quốc phòng năm 2014 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015
Ủy ban huyện Gia Lâm (2014) Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động và phân loại hợp tác xã trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2013.
Ủy ban huyện Gia Lâm (2014) Báo cáo tổng kết đề án “Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác xã giai đoạn 2011 -2015.
Vũ Cao Đàm (2011). Khoa học chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2013). “Chính sách”. Nguồn: Ngày truy cập 26/2/2015.
Nguyễn Phương Lan (2013). “HTX Dương liễu 55 thành lập” bản tin của cổng thông tin điện tử UBND huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội ngày 12/11/2013. Nguồn , ngày truy cập 26/3/2015
Nguyễn Hồng Thu (2009).‘Chính sách tam nông củ Nhật Bản và bài học Kinh nghiệm cho Việt Nam’, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện kinh tế và chính trị thế giới, số 10. Nguồn :
Nguyễn Công Bình (2005). “Mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp từ một số quốc qua – bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, có thể download tại:
Đặc Kim Sơn (2009). ‘Kinh nghiệm phát triển HTX ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc’,bản tin của cổng thông tin điện tử của Bộ kế hoạch và Đầu tư. Có thể download tại : Ngày truy cập 1/6/2015
Hải Vân – Đài phát thanh Vụ Bản (2005). “Kết quả hoạt động của hợp tác xã Minh tân theo luật hợp tác xã 2003” bản tin của cổng thông tin điện tử huyện Vụ Bản, tỉnh Nam định . nguồn Ngày truy cập 26/ 2/ 2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_thuc_hien_chinh_sach_ho_tro_phat_trien_ho.doc