HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------------------
Hà Nội 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : “Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”
GVHD
SV THỰC HIỆN
LỚP
MSV
: ĐOÀN BÍCH HẠNH
: NGUYỄN VĂN QUYẾT
: PTNTC – K56
: 564544
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong chuyên đề là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng
113 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện chuyên đề đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong chuyên đề đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản chuyên đề này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn).
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Văn Quyết
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Đoàn Bích Hạnh thuộc bộ môn kinh tế môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các hộ gia đình tại các thôn thuộc xã Đoàn Đào, cán bộ và toàn thể nhân dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Và tôi cũng không quên nói lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Văn Quyết
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Việt Nam là nước đang phát triển, có số dân số hơn 90,5 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, hằng năm với mức tăng trung bình khoảng 1 triệu người, là nước có lợi thế về sức lao động. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát huy lợi thế nguồn nhân lực, trao đổi hàng hóa “ Sức lao động’’. Mặt khác, trong điều kiện đất nước ta hiện nay, hơn 70% lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, tiền công sức lao động rẻ, sức ép việc làm lớn, mỗi năm cần có khoảng 2,45% người dân cần việc làm. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động không những là chủ trương lớn của đảng và nhà nước, mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm cho số người đến độ tuổi lao động giảm thiểu gánh nặng của quốc gia. Do đó, xuất khẩu lao động trở thành vấn đề cấp thiết có nội dung kinh tế - xã hội sâu sắc và liên quan chặt chẽ với các yếu tố kinh tế khác trong định hướng phát triển kinh tế quốc gia.
Xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong những năm qua, cấp ủy Đảng chính quyền địa phương coi xuất khẩu lao động là môt trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, làm giàu chính đáng, tăng nguồn thu ngoại tệ và cũng là một trong những biện pháp xóa đói giảm nghèo, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Số lao động của xã Nam Cát đi xuất khẩu lao động càng ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình từng là hộ nghèo nhưng từ khi có lao động đi xuất khẩu đã trở nên khá giả hơn, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm được các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và có vốn ổn định tăng gia sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập. Toàn xã hiện có 700 lao động đang làm việc ở nước ngoài tập trung chủ yếu ở các thị trường như: Angola, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaisia xuất khẩu lao động đem lại nguồn thu nhập cho xã Nam Cát mỗi năm hơn 100 tỷ đồng, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.
Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn xã Nam Cát đã mang lại nhiều lợi ích, đời sống của người dân được cải thiện một cách rõ rệt, nhất là mặt kinh tế của hộ gia đình. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích của XKLĐ mang lại, thì XKLĐ cũng gây ra một số hệ lụy đến đời sống của người dân. Để đánh giá đúng và hiểu rõ hơn mức độ tác động của xuất khẩu lao động cụ thể đến đời sống người dân trong xã nên tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về lao động, sức lao động, giá cả lao động, xuất khẩu lao động, thị trường lao động, các lý luận về đánh giá, tác động. Các khái niệm và đặc điểm được tìm hiểu qua nhiều góc độ và cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Từ các khái niệm về đánh giá tác động của xuất khẩu lao động, đề tài đã bước đầu khái quát hóa khái niệm về đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu điều tra nghiên cứu dùng để điều tra thực trạng tác động của xuất khẩu lao động trên địa bàn xã, mức độ tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống người dân; phương pháp thu thập số liệu qua điều tra, tổng hợp (số liệu do UBND xã Nam Cát cung cấp), phương pháp phân tích số liệu dùng trong nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của xuất khẩu lao động. Phương pháp so sánh dùng để so sánh giữa các nhóm hộ với nhau, giữa trước và sau khi có xuất khẩu lao động, từ đó đánh giá mức độ tác động giữa các nhóm.
Qua nghiên cứu thực tế tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, nhìn chung xuất khẩu lao động đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống của người dân. Xuất khẩu lao động đã góp phần vào công cuộc giải quyết việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp ở một số bộ phận lao động thất nghiệp. Xuất khẩu lao động tác động tích cực đến kinh tế hộ gia đình nhờ nguồn thu nhập từ lao động xuất khẩu từ đó làm thay đổi đời sống của hộ gia đình theo hướng tích cực hơn. Xuất khẩu lao động được xác định là mục tiêu hàng đầu nhằm phát triển kinh tế trước mắt của địa phương, xóa nhanh tình trạng đói nghèo trong xã làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên từ những tác động tích cực thì vẫn tồn tại những hạn chế từ xuất khẩu lao động như: rủi ro trong xuất khẩu lao động, ảnh hưởng tới trật tự xã hội, mối quan hệ gia đình
Trước vấn đề đó, khi được điều tra, phỏng vấn thì đại đa số hộ điều tra đều tham gia trả lời tích cực về thông tin hộ gia đình, người lao động và những thay đổi kể từ khi có người xuất khẩu lao động. Tìm hiểu về tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân? Thì tất cả người được hỏi đều trả lời xuất khẩu lao động có tác động nhất định đến sản xuất và cuộc sống gia đình của họ. Chính người lao động cũng thừa nhận xuất khẩu lao động cũng tác động đến mối quan hệ, trình độ tay nghề, ngoại ngữ của họ khi sang làm việc ở nước ngoài.
Nhận thức được vấn đề này chính quyền xã và người dân xã Nam Cát đã và đnag cố gắng tích cực thực hiện các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu lao động và giảm thiểu, ngăn chặn những hạn chế mà xuất khẩu lao động mang lại. Đề tài nêu những định hướng, giải pháp đối với cơ quan nhà nước, đối với chính quyền địa phương nhằm phát triển xuất khẩu lao động ổn đinh, bền vững hơn. Khuyến khích hộ gia đình và người lao động nâng cao trình độ, học vấn, tay nghề, nhận thức đúng đắn về xuất khẩu lao động Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu được những hạn chế, tiêu cực mà xuất khẩu lao động mang lại.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
Từ viết tắt
Ý nghĩa từ viết tắt
XKLĐ
LĐ – TB và XH
HĐH
CNH
ILO(International Labour Organization)
IOM(International Organization for Migration)
WB (World Bank)
ĐH – CĐ
CN – TTCC
UBND
TH
THCS
THPT
SL
CC
Trđ
CN - XD
TNBQ
: xuất khẩu lao động
: Lao động – Thương binh và Xã hội
: Hiện đại hóa
: Công nghiệp hóa
: Tổ chức Lao động Quốc tế
: Tổ chức di dân quốc tế
: Ngân hàng thế giới
: Đại học – Cao đẳng
: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
: Ủy ban nhân dân
: Tiểu học
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Số lượng
: Cơ cấu
: Triệu đồng
: Công nghiệp - xây dựng
: Thu nhập bình quân
DANH MỤC BẢNG
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Việt Nam là nước đang phát triển, có số dân số hơn 90,5 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, hằng năm với mức tăng trung bình khoảng 1 triệu ngýời, là nước có lợi thế về sức lao động. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát huy lợi thế nguồn nhân lực, trao đổi hàng hóa “ Sức lao động’’. Mặt khác, trong điều kiện đất nước ta hiện nay, hơn 70% lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, tiền công sức lao động rẻ, sức ép việc làm lớn, mỗi năm có khoảng 2,45% người dân cần việc làm. Chính vì vậy, xuất khẩu lao động không những là chủ trương lớn của đảng và nhà nước, mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm cho số người đến độ tuổi lao động giảm thiểu gánh nặng của quốc gia. Do đó, xuất khẩu lao động trở thành vấn đề cấp thiết có nội dung kinh tế - xã hội sâu sắc và liên quan chặt chẽ với các yếu tố kinh tế khác trong định hướng phát triển kinh tế quốc gia.
Xuất khẩu lao động của nước ta bắt đầu từ những năm 1980 thông qua hình thức đưa lao động sang các nước xã hội chủ nghĩa là việc theo Hiệp định hợp tác quốc tế về lao động. Từ năm 1991 đến nay, xuất khẩu lao động đã được chuyển dần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hằng năm số lượng lao động được đưa đi đều tăng lên và hiệu quả năm sau đều đạt cao hơn năm trước, hiện nay có khoảng hơn 500 ngàn lao động làm việc ở 41 nước và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu lao động đối với nước ta đã thực sự trở thành một giải pháp hữu hiệu đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho một số bộ phận người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Nguồn lợi kinh tế của công tác xuất khẩu lao động là rất lớn đã tạo ra những chuyển biến làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống của nhiều hộ gia đình nông dân.
Xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong những năm qua, cấp ủy Đảng chính quyền địa phương coi xuất khẩu lao động là môt trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, làm giàu chính đáng, tăng nguồn thu ngoại tệ và cũng là một trong những biện pháp xóa đói giảm nghèo, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Số lao động của xã Nam Cát đi xuất khẩu lao động càng ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình từng là hộ nghèo nhưng từ khi có lao động đi xuất khẩu đã trở nên khá giả hơn, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm được các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và có vốn ổn định tăng gia sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập. Toàn xã hiện có 700 lao động đang làm việc ở nước và ngoài tập trung chủ yếu ở các thị trường như: Angola, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaisia xuất khẩu lao động đem lại nguồn thu nhập cho xã Nam Cát mỗi năm hơn 100 tỷ đồng, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.
Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn xã Nam Cát đã mang lại nhiều lợi ích, đời sống của người dân được cải thiện một cách rõ rệt, nhất là mặt kinh tế của hộ gia đình. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích của XKLĐ mang lại, thì XKLĐ cũng gây ra một số hệ lụy đến đời sống của người dân. Để đánh giá đúng và hiểu rõ hơn mức độ tác động của xuất khẩu lao động cụ thể đến đời sống người dân trong xã nên tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống về các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội của người dân tại xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động.
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động trên địa bàn xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Phân tích tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân trên địa bàn xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất mục tiêu, định hướng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động nhằm tăng thu nhập đồng thời giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân trên địa bàn xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của xuất khẩu lao động và đời sống của người dân trước và sau khi có xuất khẩu lao động .
- Khách thể nghiên cứu là các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động, các thành viên trong gia đình có người đi xuất khẩu lao động, người dân và cán bộ tại địa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Đề tại được tiến hành nghiên cứu tại xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian
Thông tin, số liệu thứ cấp: từ năm 2011 đến năm 2014.
Thông tin sơ cấp: năm 2015.
Thời gian thực hiện đề tài: từ 14/01/2015 đến 02/06/2015.
- Phạm vi nội dung
Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến sản xuất và đời sống của các hộ gia đình trước và sau khi có xuất khẩu lao động, các hộ gia đình có người đi và các hộ gia đình không có người đi xuất khẩu lao động.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động
Một số khái niệm
2.1.1.1 Lao động
Lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động. Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất.Lao động là điều kiện chủ yếu cho sự tồn tại của loài người, là cơ sở của sự tiến bộ kinh tế, vă hóa và xã hội. Nó là nhân tố quyết định bất kì quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người, con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Nguyễn Ngọc Quân (2004), lao động chính là hoạt động có mục đích có ý thức của con người nhằm biến đổi những vật thể tự nhiên, biến đổi tự nhiên để phù hợp với với mục đích nhất định của mình. Lao động là sự vận động của sức lao động, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động là yếu tố chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo hình thức đào tạo thì lao động được chia thành lao động đã qua đào tạo nghề và lao đông không qua đào tạo nghề.
Lao động đã qua đào tạo nghề
Theo Công văn số 4190 ngày 29/11/2010 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội: Lao động đã qua đào tạo nghề là những người đã hoàn thành ít nhất một chương trình đào tạo của một nghề tại một cơ sở dạy nghề (gồm cả các cơ sở sản xuất kinh doanh) và được cấp văn bằng chứng chỉ nghề hoặc được thừa nhận theo các kiến thức hiện hành.
Như vậy, lao động qua đào tạo nghề hiện không chỉ có công nhân kỹ thuật được đào tạo từ trường, lớp dạy nghề, mà bao gồm lao động được đào tạo ở 3 cấp trình độ (theo Luật dạy nghề) trong nhà trường và được dạy nghề bởi doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề ngoài nhà trường hoặc tự học, được truyền nghề và được thừa nhận bởi các quy định hiện hành.
Nhóm lao động chưa qua đào tạo nghề được hiểu là những người chưa có bất kỳ loại văn bằng chứng chỉ nghề nào và thực tế cũng không đảm nhận một công việc nào đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật từ 3 năm trở lên hoặc công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật nhưng kinh nghiệm chưa đủ 3 năm.
Nhóm lao động này thường là đối tượng khó xác định. Theo thống kê lao động việc làm hằng năm của Bộ LĐ – TB và XH thì lao động chưa qua đào tạo không bằng, không chứng chỉ là những người tuy chưa qua một trường lớp đào tạo nhưng do tự học, do được truyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề tương đương với bậc của lao động đã qua đào tạo có bằng cùng nghề và thực tế đã làm công việc đang làm từ 3 năm trở lên.
Sức lao động
Theo Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Nguyễn Ngọc Quân (2004), sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lýợng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội.
Nguồn nhân lực
Theo David Begg (1995): “Nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai”.
Theo Phạm Minh Hạc (2007): “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH”.
Theo Nguyễn Hữu Dũng (2003):“Nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ năng lực xã hội và tính năng động xã hội. Ở góc độ thứ nhất, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số, có khả năng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Xem xét nguồn nhân lực dưới dạng tiềm năng giúp định hướng phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo không ngừng nâng cao năng lực xã hội của nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng thì chưa đủ. Muốn phát huy tiềm năng đó phải chuyển nguồn nhân lực sang trạng thái động thành vốn nhân lực, tức là nâng cao tính năng động xã hội của con người thông qua các chính sách, thể chế và giải phóng triệt để tiềm năng con người. Con người với tiềm năng vô tận nếu được tự do phát triển, tự do sáng tạo và cống hiến, được trả đúng giá trị lao động thì tiềm năng vô tận đó được khai thác phát huy trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn”.
Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức –tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Lực lượng lao động
Theo Luật số 10/2012/QH13: Lực lượng lao động bao gồm những người từ 15 tuổi có việc làm và những người thất nghiệp song đang có nhu cầu tìm việc làm.
Giá cả lao động
Theo giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (Vũ Anh Tuấn và Phạm Đức Hạnh, năm 2005): Giá cả lao động (gọi một cách chính xác là giá cả của hàng hóa sức lao động) là toàn bộ số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động phù hợp với lượng giá trị sức lao động mà người đó đã cống hiến, phù hợp với cung cầu về lao động trên thị trường lao động. Toàn bộ số lượng tiền tệ nói đến ở đây là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đó là tiền lương (tiền công) danh nghĩa. Lượng tiền này chưa phản ánh mức sống của người lao động vì còn phụ thuộc vào yếu tố giá cả tại thời điểm và khu vực mà người đó tiêu dùng. Số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể trao đổi (mua) được từ số lượng tiền có thể sử dụng (tiền lương danh nghĩa sau khi trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, chi phí khác theo quy định) là tiền lương thực tế. Khi đó, mức sống của người lao động được đánh giá thông qua tiền lương thực tế.
2.1.1.2 Xuất khẩu lao động
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu lao động (XKLĐ). Nếu như trước đây với thuật ngữ “hợp tác quốc tế lao động” (Nghị quyết số 362/CP - 29/11/1980), XKLĐ được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia thông qua các hiệp định được thoả thuận và ký kết giữa các quốc gia đó hay là sự di chuyển lao động có thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức. Trong hành vi trao đổi này, nước đưa lao động đi được coi là nước XKLĐ, còn nước tiếp nhận sử dụng lao động thì được coi là nước nhập khẩu lao động.
Theo ILO (1930) xuất khẩu lao động: Thực chất là xuất khẩu hàng hóa sức lao động, được hiểu là sự di chuyển lao động có tổ chức đi làm việc trong thời hạn nhất định ở nước ngoài thông qua các hiệp định về XKLĐ và các thỏa thuận giữa các quốc gia nhập và xuất khẩu lao động.
Ngày nay với cách sử dụng thống nhất thuật ngữ XKLĐ để nhấn mạnh hơn đến tính hiệu quả kinh tế cuả hoạt động này, từ các khái niệm trên có thể hiểu: “XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động”.
Trong nền kinh tế thị trường, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại, mang đặc thù của xuất khẩu nói chung. Thực chất XKLĐ là một hình thức di cư quốc tế. Tuy nhiên, đây chỉ là sự di cư tạm thời và hợp pháp.
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài, thường gọi tắt là xuất khẩu lao động, là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc...thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.
Khi cung và cầu lao động nảy sinh ngoài biên giới một quốc gia thì gọi là thị trường lao động quốc tế. Thị trường lao động quốc tế là bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thế giới, trong đó lao động từ nước này có thể di chuyển sang nước khác thông qua hiệp định, các thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới.
2.1.1.3 Đánh giá, tác động
Đánh giá
Theo tổ chức xã hội dân sự thế giới (CIVICUS, 2007): Đánh giá là quá trình đánh giá một cách có hệ thống và khách quan một dự án, chương trình hoặc một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành từ giai đoạn thiết kế đến triển khai và các kết quả đạt được. Mục đích của việc đánh giá là để xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững. Quá trình đánh giá cần cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của các nhà tài trợ và của đối tượng tiếp nhận tài trợ.
Tác động
Theo tổ chức xã hội dân sự thế giới (CIVICUS, 2007): Tác động là những hệ quả lâu dài của dự án, chương trình hay hoạt động có thể là ảnh hưởng tích cực hay là tiêu cực.Tác động đến đời sống người dân là những ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân có thể là cải thiện đời sống hay có khi là hạn chế mức sống của người dân sau khi có chương trình hay một dự án nào đó.
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu lao động
Hình thức xuất khẩu lao động là cách thức thực hiện việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do Nhà nước qui định.
Các hình thức đưa lao động Việt Nam ở nước ngoài gồm có: (1) Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài; (2) Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài; (3) Theo hợp đồng lao động giữa các cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài.
Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài. Đây là trường hợp các tổ chức kinh tế Việt Nam được phép XKLĐ tuyển dụng lao động Việt Nam để đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cung ứng lao động. Hình thức này tương đối phổ biến, được thực hiện rộng rãi trong các năm vừa qua và những năm tới. Đặc điểm của hình thức này là: Tổ chức kinh tế Việt Nam tổ chức tuyển chọn lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc cho người sử dụng lao động ở nước ngoài và các yêu cầu về tiêu chuẩn về lao động do phía nước ngoài đặt ra. Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nhận lao động. Quá trình làm việc ở nước ngoài, người lao động Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài, các điều kiện và quyền lợi của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm. Chính vì vậy, việc thích ứng của người lao động Việt Nam với môi trường lao động nước ngoài có những hạn chế.
Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài. Đây là trường hợp doanh nghiệp tuyển lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng kinh tế với bên nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác ở nước ngoài. Những năm vừa qua, hình thức này tuy chưa phổ biến nhưng theo chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, mở rộng và tăng cường kinh tế đối ngoại thì hình thức này sẽ ngày càng phát triển. Đặc điểm của hình thức này là: Việc tuyển người lao động là để thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam; yêu cầu về tiêu chuẩn lao động, các điều kiện lao động do doanh nghiệp Việt Nam đặt ra, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp cung ứng lao động tuyển lao động. Doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, quản lý, sử dụng lao động ở nước ngoài đảm bảo các quyền lợi cho người lao động làm việc ở nước ngoài. Do đặc điểm và hình thức sử dụng lao động này nên quan hệ lao động tương đối ổn định. Việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động của người lao động khi làm việc ở nước ngoài có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, do hợp đồng được thực hiện ở nước ngoài nên ít nhiều có sự ảnh hưởng của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài. Ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, cả doanh nghiệp Việt Nam quản lý sử dụng lao động và người lao động Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật nước ngoài.
Theo hợp đồng lao động giữa các cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài. Hình thức XKLĐ này ở nước ta chưa phổ biến vì muốn ký được hợp đồng với phía nước ngoài, người lao động phải có những hiểu biết cần thiết về nhiều mặt như các thông tin về đối tác nước ngoài, về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp với người nước ngoài... Trong khi đó, trình độ hiểu biết các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội và pháp luật của người lao động Việt Nam còn những hạn chế nhất định.
2.1.3 Đặc điểm của xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế. Bởi vì, nó nhằm thực hiện chức năng kinh doanh, thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời để thỏa mãn lợi ích kinh tế của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, góp phần tăng thêm nguồn ngân sách của Nhà nước.
Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội. Nói xuất khẩu lao động thực chất là xuất khẩu sức lao động không tách khỏi người lao động. Do vậy, mọi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phải kết hợp với các chính sách xã hội. Phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như đã cam kết trong hợp đồng lao động, cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao động sau khi họ hoàn thành hợp đồng ở nước ngoài và trở về nước.
Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động tự chịu trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu lao động.
Nếu như trước đây (giai đoạn 1980 – 1990) Việt Nam tham gia thị trường lao động, về cơ bản Nhà nước vừa quản lý Nhà nước vừa quản lý về hợp tác lao động với nước ngoài, Nhà nước làm thay cho các tổ chức kinh tế về hoạt động xuất khẩu lao động. Ngày nay, trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu như toàn bộ hoạt động xuất khẩu lao động đều do các tổ chức xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký. Đồng thời, các tổ chức xuất khẩu lao động phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả kinh tế trong hoạt động xuất khẩu lao động của mình. Như vậy, các hiệp định, các thoả thuận song phương mà Chính phủ ký kết chỉ mang tính chất nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm của nhà nước ở tầm vĩ mô.
Xuất khẩu lao động diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tính gay gắt trong cạnh tranh của xuất khẩu lao động xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, xuất khẩu lao động mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các nước đang có khó khăn về giải quyết việc làm, do vậy, đã buộc các nước xuất khẩu lao động phải cố gắng tối đa để chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Hai là, xuất khẩu lao động đang diễn ra trong môi trường suy giảm kinh tế trong khu vực: Nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lancũng đang phải đối đầu với tỉ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Điều này hạn chế rất lớn đến việc tiếp nhận lao động và chuyên gia nước ngoài trong thời gian những năm đầu của thế kỷ 21.Như vậy, các chính sách và pháp luật của Nhà nước cần phải lường trước được tính chất cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu lao động để có chương trình đào tạo có chất lượng cao để xuất khẩu.
Xuất khẩu lao động phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động. Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, lợi ích kinh tế của Nhà nước là khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về, các khoản thuế, lợi ích của các tổ chức xuất khẩu lao động là các khoản thu được chủ yếu là các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước, còn lợi ích của người lao động là khoản thu nhập thường là cao hơn nhiều so với lao động ở trong nước. Do vậy, các chế độ chính sách của Nhà nước phải tính toán sao cho đảm bảo được sự hài hoà lợi ích của các bên, trong đó phải chú ý đến lợi ích trực tiếp cuả người lao động...ản xuất. Đất đai càng quan trọng hơn với một xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp như Nam Cát. Xã Nam Cát có tổng diện tích đất tự nhiên là 1284,69 ha và không thay đổi trong vòng 3 năm 2012, 2013, 2014. Đất đai trong xã tương đối phù hợp với sản xuất nông nghiệp.
Qua bảng 3.1 ta thấy diện tích đất tự nhiên không đổi là 1284,69 ha nhưng cơ cấu lại thay đổi qua các năm theo sự biến động và phát triển kinh tế của xã hội. Với đặc điểm người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp nên cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của xã chiếm phần lớn chiếm 66,19% (năm 2014). Tuy nhiên trong nhưng năm gần đây diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhẹ, nguyên nhân ở đây là đất thổ cư tăng lên, nhiều hộ dân dây dựng nhà ở định cư trên địa bàn xã và việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Nếu như năm 2012 diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 860,02 ha (66,94%) đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 850,4 ha (66,19%). Phần đất nông nghiệp giảm nằm ở cả 3 loại đất nhưng diện tích đất giảm mạnh nhất vẫn là đất nuôi trồng thủy sản.Cụ thể diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2012 là 51,04 ha đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 41,92 ha và nguyên nhân ở đây là vào năm 2013 kết quả sản xuất từ thủy sản là không cao, đặc biệt lại hay gặp phải thiên tai, lũ lụt. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và sự tăng nhanh của dân số cũng làm cho nhu cầu đất ở, đất chuyên dùng tăng nhanh đáng kể trong giai đoạn 2012 – 2014. Nguyên nhân của sự tăng lên là do xã đã dùng phần đất nông nghiệp vào việc mở rộng các tuyến đường giao thông, xây dựng thêm một số tuyến kênh mương nội đồng và các công trình công cộng như sân bóng đá, nhà văn hóa Điều đáng mừng hơn ở đây là đất chưa sử dụng có xu hướng giảm, đến năm 2014 chỉ chiếm 0,11% tổng diện tích đất tự nhiên. Từ thực trạng đó, chính quyền xã đã tăng cường công tác quản lý, phân bố và sử dụng đất theo các dự án, kế hoạch đã được duyệt để sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả nhất.
Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Nam Cát giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
So sánh (%)
Số lượng (ha)
Cơ cấu (%)
Số lượng (ha)
Cơ cấu (%)
Số lượng (ha)
Cơ cấu (%)
13/12
14/13
BQ
Tổng DT đất tự nhiên
1284.69
100.00
1284.69
100
1284.69
100
100
100
100
1. Đất nông nghiệp
860.02
66.94
856.14
66.64
850.4
66.19
99.55
99.33
99.43
- Đất canh tác
471.35
36.69
471.35
36.69
469.25
36.53
100
99.55
99.78
- Đất cây lâu năm
41.64
3.24
41.64
3.24
40.62
3.16
100
97.55
98.78
- Đât nuôi trồng thủy sản
51.04
3.97
47.16
3.67
41.92
3.26
92.40
88.89
90.64
- Đất nông nghiệp khác
295.99
23.04
295.99
23.04
298.61
23.24
100
100.89
100.44
2. Đất lâm nghiệp
60.23
4.69
60.73
4.73
60.73
4.73
100.83
100
100.42
3. Đất chuyên dùng
136.87
10.65
137.57
10.71
138.1
10.75
100.51
100.39
100.45
4. Đất thổ cư
30.25
2.35
32.15
2.50
35.2
2.74
106.28
109.49
107.88
5. Đất phi NN khác
193.19
15.04
196.02
15.26
198.78
15.47
101.46
101.41
101.44
6. Đất chưa sử dụng
4.13
0.32
2.08
0.16
1.48
0.11
50.36
71.15
60.76
Nguồn: Ban Thống kê xã Nam Cát, 2015
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Nam cát là một xã có dân số vào loại trung bình, dân số toàn xã hiện nay là 5785 người được chia thành 12 khu dân cư, tổng số hộ là 1435 hộ, tuy nhiên số nguời trong độ tuổi lao động là khá lớn. Do đó đây là điều kiện rất tốt để xã tập trung phát triển nền kinh tế và nâng cao đời sống.
Qua bảng 3.2 ta thấy được số nhân khẩu từ năm 2012 – 2014 có xu hướng tăng dần. Cụ thể là năm 2012 là 5735 nhân khẩu năm 2014 tăng lên là 5785 nhân khẩu. Quy mô số hộ trong xã tăng nhẹ trong các năm gần đây năm 2012 có 1429 hộ đến năm 2014 có 1435 hộ. Cũng như số hộ và số nhân khẩu số lao động của xã cũng có xu hướng tăng lên, góp phần đáng kể vào nguồn nhân lực của địa phương. Vì vậy địa phương cần chú trọng công tác đào tạo cũng như tìn ra các phương án giải pháp tạo thêm việc làm mới để đáp ứng nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động mới.
Năm 2012 là 2415 lao động đến năm 2014 là 2480 lao động. Với đặc điểm là xã chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên số lao động nông nghiệp trong xã luôn chiếm tỷ lệ lớn 56,41% lao động trong toàn xã. Tuy nhiên cơ cấu giữa lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp trong những năm gần đây đã có sự thay đổi, lao động nông nghiệp có xu hướng giảm còn lao động phi nông nghiệp thì có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2012 lao động nông nghiệp chiếm 58,96% đến năm 2014 giảm xuống còn 56,41%, lao động phi nông nghiệp năm 2012 chiếm 41,04% đến năm 2014 tăng lên 43,59%.
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã giai đoạn 2012 - 2014
Chỉ tiêu
ĐVT
2012
2013
2014
So sánh (%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu (%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu (%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu (%)
13/12
14/13
BQ
Tổng số nhân khẩu
Khẩu
5735
100
5775
100
5785
100
100.70
100.17
100.44
Tổng số hộ
Hộ
1429
100
1431
100
1435
100
100.14
100.28
100.21
Tổng số lao động
Lđ
2415
100
2450
100
2480
100
101.45
101.22
101.34
Lao động nông nghiệp
Lđ
1424
58.96
1406
57.38
1399
56.41
98.74
99.50
99.12
Lao động phi nông nghiệp
Lđ
991
41.04
1044
42.62
1081
43.59
105.35
103.54
104.45
Chỉ tiêu bình quân
BQ nhân khẩu/hộ
Khẩu/hộ
4.01
-
4.04
-
4.03
-
-
-
-
BQ lao động/hộ
Lđ/hộ
1.69
-
1.71
-
1.73
-
-
-
-
Nguồn: Ban Thống kê xã Nam Cát, 2015
Sự thay đổi này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động, nó phù hợp với quá trình đô thị hóa nông thôn và quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Mặt khác trong những năm gần đây do chủ trương dồn điền đổi thửa, nhiều trang trại được hình thành dẫn đến nhiều hộ có ít đất đai cộng với sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, hay gặp phải thiên tai cho nên lao động chuyển sang ngành nghề khác. Đặc biệt trong những năm gần đây lao động đang có xu hướng xuất ngoại làm việc, xuất khẩu lao động đã và đang đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân cũng như người lao động. Theo niên giám thống kê xã thì đến nay xã có khoảng 700 lao động đang làm việc tại nước ngoài.
3.1.2.2 Tình hình cơ sở vật chất hạ tầng của xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Giao thông: Thực hiện chủ trương của huyện về CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của xã đang được quan tâm đúng mức Xã Nam Cát có tuyến giao thông chính chạy xuyên suốt từ đầu xã đến cuối xã nối khu di tích Kim Liên với khu di tích Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và các trục đường liên xã, liên thôn. Xã có chiều dài đường giao thông liên xã là 4630 m, đường liên thôn 13180 m, tổng chiều dài đường trục chính là 21,982km. Toàn bộ hệ thống giao thông cơ bản đã được nhựa hóa, bê tông hóa tạo thành mạng lưới giao thông của xã khá hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc lưu thông trong xã. Đây là điều kiện quan trọng giúp Nam Cát đi lên, phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ trong những năm tới.
Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của xã Nam Cát nằm trong và được sự quản lý của hệ thống thủy lợi của huyện Nam Đàn. Hiện nay xã có 7 trạm bơm, 15 máy bơm, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa bê tông với chiều dài 56,71km, chiều dài mương đất là 29km, hoạt động tốt và cung cấp nước thường xuyên cho sản xuất nông nghiệp, hằng năm xã vẫn tu sửa, làm mới các công trình này để phục vụ sản xuất cho bà con. Với hệ thống thủy lợi như vậy, nếu biết khai thác một cách khoa học và hợp lý thì chắc chắn công tác thủy nông của Nam Cát sẽ là mắt xích quan trọng tạo nên sự phát triển của xã trong những năm tới.
Giáo dục: Toàn xã có 5 trường học trong đó có 1 trường trung học cơ sở với 45 giáo viên, hơn 300 học sinh mỗi năm, 1 trường tiểu học với 35 giáo viên và đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1, 3 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1.Trường THCS được xây dựng ở trung tâm xã với diện tích 5523m2. Hiện nay công tác giáo dục được ưu tiên hàng đầu, hằng năm không có hiện tượng học sinh bỏ học, số trẻ từ 3 đến 5 tuổi được tới lớp 100%. Chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, số lượng học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng, 100% giáo viên đạt tiêu chuẩn hóa giáo dục, giáo viên THCS có trình độ cao đẳng trở lên.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” của bộ Giáo dục và phong trào xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực”. Tập trung chỉ đạo 5 trường thực hiện hoàn thành KH năm học kết quả chất lượng đại trà mũi nhọn đều tăng, số học sinh đậu vào ĐH – CĐ là 47 em, số học sinh giỏi tỉnh 10 em, giỏi huyện 44 em, học sinh tiên tiến là 526 em (2014) tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THSC đạt 100% . Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm đúng mức, hoạt động của Hội khuyến học, hôi phụ huynh học sinh, trung tâm học tập cộng đồng ngày càng đa dạng phong phú hơn.
Y tế: Hiện nay trên địa bàn xã có 1 trạm y tế với diện tích 4110m2, trạm có 9 cán bộ y bác sĩ trực làm việc tại trạm và 15 y sĩ thôn, trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn Công tác.Các hoạt đông trực khám điều trị chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm đúng mức, đã tổ chức khám tại trạm cho 5.365 lượt người, nhận điều trị tại trạm 12 lượt người (năm 2014). Thực hiện tốt các chương trình Quốc gia về Y tế như: tiêm phòng chủng mở rộng – uống Vitamin A. Năm 2014, ngành y tế được trung tâm xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Xã nhà tiếp tục giữ vững các tiêu chí đạt chuẩn Quốc gia về y tế mức I, hiện nay đang làm hồ sơ thẩm định công nhận mức chuẩn II.
Văn hóa – thông tin: Các hoạt động văn hóa của xa phát triển khá mạnh, tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ - TDTT trong dịp mừng Đảng, mừng xuân, lễ phát động xây dưng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và các ngày lế kỷ niệm của dân tộc cũng như các sự kiện chính trị của đại phương. Duy trì hoạt động của đài truyền thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền, thông tin nội bộ đến với nhân dân. Phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được quan tâm một cách toàn dân, Năm 2014 tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 81,4%, số đơn vị đạt danh hiệu văn hóa là 9/12 đạt tỉ lệ 75%.
3.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Nam Cát
Theo số liệu phòng thống kê xã, tình hình kinh tế xã hội trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, phát triển ổn định về giá trị, phản ánh sự thay đổi về kinh tế của xã, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành cũng thay đổ. Trong cơ cấu kinh tế ngành lớn đã có sự chuyển biến theo xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, ngành công nghiệp và xây dựng.
Trồng trọt: năm 2014 đã triển khai xây dựng đề án sản vụ Đông, vụ xuân và vụ hè thu, tổ chức chỉ đạo thực hiện đề án, kết quả thực hiện gieo trồng khép kín diện tích 850,4/856,14 ha đất nông nghiệp đạt 53,191 tỷ đồng giảm so với năm 2013, giá trị ngành trồng trọt là 29,367 tỷ đồng giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 29,411 tỷ đồng. Trong đó năng suất lúa đạt 107 tạ/ha, đạt 98,34% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực cả năm 3993 tấn đạt 95.4% kế hoạch, giảm 236 tấn so với năm 2013. Lạc xuân 9 ha, năng suất 25 tạ/ha đạt 98% kế hoạch. Ngô cả năm 37 ha đạt năng suất 40 tạ/ha, sản lượng 66 tấn.
Chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong mấy năm gần đây tương đối ổn định, cụ thể giá trị sản xuất hàng năm có sự tăng nhẹ năm 2012 đạt 18,971 tỷ đồng, năm 2013 đạt 20,098 tỷ đồng, năm 2014 đạt 20,982 tỷ đồng. Để duy trì được mức sản lượng như vậy, toàn xã đã tích cực tập trung chỉ đạo tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, dịch vụ cung ứng thức ăn, phát triển quy mô trang trại vừa và nhỏ, đến nay có tổng số 22 trang trại tiếp tục ổn định chăn nuôi và phát triển. Trong mấy năm qua không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã. Tổng đàn gia súc gia cầm gồm: trâu bò 718 con, lợn 1576 con, gia cầm 52599 con. Tổng sản lượng thịt trâu bò hơi xuất bán 55 tấn, lợn hơi xuất bán 181 tấn, gia cầm các loại 174,5 tấn, sản lượng thủy sản trong mấy năm qua có sự biến động cụ thể là năm 2014 chỉ đạt 2,842 tỷ đồng, chỉ đạt 79,5% so với cùng kì năm 2013.
Kinh tế vườn: Hội làm vườn đã tuyên truyền cho nhân dân cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, động viên nhân dân trồng cây lấy gỗ. Trong năm 2014 đã trồng mới 500 cây ăn quả các loại và hơn 2.000 cây phân tán lấy gỗ, lấy củi.
Công nghiệp, xây dựng
Ngành công nghiệp xây dựng trong mấy năm qua, giá trị sản xuất có sự phát triển mạnh mẽ, giá trị sản xuấtngành này đều tăng cụ thể năm 2013 đạt 44,110 tỷ đồng đạt 115,10% so với năm 2012 (38,323 tỷ đồng), năm 2014 đạt 51,998 tỷ đồng đạt 117,88% so với năm 2013.
Ngành nghề TTCN: Trong 3 năm qua các ngành nghề đã được quan tâm mở rộng, làm thủ tục vay vốn mua máy cày, máy gặt đập liên hoàn phục vụ sản xuất nông nghiệp. tiếp tục duy trì hoạt động 2 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, mở thêm 1 xưởng mộc, các hoạt động chế biến gỗ, chế biến lương thực thực phẩm và các ngành nghề sơn tít, gia công cơ khí có bước tăng trưởng góp phần tạo việc làm ổn đinh, tăng thu nhập cho một bộ phận lao động trên địa bàn.
Xây dựng cơ bản: trong những năm qua xã xóm đã đầu tư kinh phí và tiếp nhận xi măng hỗ trợ để xây dựng các công trình như đường bê tông liên thôn, cầu bàn các loại, nạo vét giao thông thủy lợi. Đồng thời xã Nam Cát còn tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên để xây dựng và nâng cấp công trình, các hộ dân đã đầu tư nguồn kinh phí hơn 20 tỷ đông xây dựng các công trình đưa tổng kinh phí xây dựng cơ bản tại địa bàn cả năm tính theo giá hiện hành hơn 26,9 tỷ đồng.
Dịch vụ:
Tiếp tục duy trì và phát triển đa dạng phong phú các dịch vụ nông nghiệp. Các loại dịch vụ cật liệu xây dựng, sản phẩm nông nghiệp chế biến vươn ra thị trường ngoài huyện, ngoài tỉnh như thu mua thủy sản Cua, lươn, chế biến xay xát lúa gạo, thực phẩm, giải khát có bước tăng nhanh. Hiện tại trên địa bàn xã có 187 hộ sản xuất kinh doanh cá thể trong đó có 66 hộ CN – TTCN, 91 hộ dịch vụ khác, 10 hộ dịch vụ vận tải, 20 tổ thợ nề sơn tít.
Quỹ tín dụng nhân dân đã mở rộng thêm địa bàn hoạt động tại xã Nam Giang, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh phục vụ nhân dân vay vốn phát triển sản xuất và xuất khẩu lao động, số dư nợ cho vay cả năm 40 tỷ đồng đạt 125% kế hoạch, tăng 5 tỷ đồng so với năm 2013, dự kiến lãi ròng 800 triệu đồng.
Tài chính ngân sách:
Năm 2014, kết quả thu ngân sách cả năm ước thực hiện 7051 triệu đồng đạt 103,5% kế hoạch. Chi ngân sách thực hiện theo luật Ngân sách Nhà nước và chỉ thị của Thủ tường Chính phủ về tiết kiệm chống lãng phí đảm bảo nguyên tắc đúng nguồn được kiểm duyệt qua kho bạc.
Chi ngân sách cả năm: 6289 triệu đồng đạt 107% kế hoạch. Trong đó chi đầu tư phát triển 1040 triệu đồng chiếm tỷ lệ 16,53%. Các chỉ tiêu giao nộp ngân sách cho cấp trên đầy đủ kịp thời theo quy định.
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế của xã giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
So sánh (%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
13/12
14/13
BQ
Tổng giá trị sản xuất
117.879
100
123.807
100
131.589
100
105.03
106.29
105.66
1. Ngành nông nghiệp
56.470
47.90
54.440
43.97
53.191
40.42
96.41
97.71
97.06
- Trồng trọt
32.590
57.71
29.411
54.02
29.367
55.21
90.25
99.85
95.05
- Chăn nuôi
18.971
33.59
20.098
36.92
20.982
34.45
105.94
104.40
105.17
- Thủy sản
4.909
8.70
4.931
9.06
2.842
10.34
100.45
57.64
79.05
2. Công nghiệp, xây dựng
38.323
32.50
44.110
35.63
51.998
39.52
115.10
117.88
116.49
3. Dịch vụ
23.086
19.60
25.257
20.40
26.400
20.06
109.40
104.53
106.97
Nguồn: Ban Thống kê xã Nam Cát, 2015
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra
3.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu
Trong những năm gần đây xuất khẩu lao động càng phát triển và đã làm đổi thay đáng kể về cả sản xuất cũng như đời sống của người dân trên địa xã Nam Cát. Hiện nay xã có khoảng 700 lao động đang làm việc ở nước ngoài, nguồn thu nhập từ nước ngoài gửi về lên tới 100 tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt toàn xã Nam Cát có 12 xóm, trong đó có xóm 1 và xóm 2 và xóm 3 là có nhiều hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động, bình quân cứ 2 hộ gia đình thì có 1 người đi xuất khẩu lao động. Với những ưu thế trên, tôi chọn 60 hộ gia đình thuộc 3 xóm trên để tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân.
3.2.1.2 Cơ sở chọn mẫu điều tra
Tiến hành chọn 60 hộ trên địa bàn thuộc hai nhóm hộ; nhóm hộ có người đang đi xuất khẩu lao động chưa về nước và nhóm hộ có lao động xuất khẩu đã về nước.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Xây dựng tổng quan các tài liệu liên quan đến xuất khẩu lao động tác động đến đời sống của các hộ dân. Các số liệu, tài liệu được thu thập từ các báo cáo thông kê định kì hằng năm, báo cáo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã Nam Cát. Báo cáo thường kì về số hộ có người đi xuất khẩu lao động, thu thập và đời sống của các hộ gia đình trong nông thôn. Các tài liệu, số liệu từ sách báo, internet, các văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu, các số liệu thống kê nhằm phục vụ cho việc nắm rõ được đặc điểm địa bàn nghiên cứu từ đó phục vụ cho việc hoàn thành báo cáo được tốt hơn.
Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp sử dụng phương pháp quan sát thực tế, phỏng vấn sâu, tham khảo ý kiến cộng đồng và ban lãnh đạo địa phương. Ngoài ra đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành điều tra 60 phiếu, mọi đơn vị tổng thể được lựa chọn như nhau nhằm thu thập thông tin mang tính định tính và định lượng. Khi tiến hành thu thập thông tin sơ cấp phân chia đối tượng thành 2 loại:
Loại I: Hộ có người đi xuất khẩu lao động
Loại II: Hộ có người đi xuất khẩu lao động đã về nước
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập từ khảo sát và điều tra được mã hóa và nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính sử dung phần mềm EXCEL. Sau đó tiến hành phân tổ, tính các tỷ lệ và các số liệu khác.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu để mô tả, phân tích và đi sâu vào điều tra 60 hộ gia đình có lao động đang đi xuất lao động ở nước ngoài và hộ có lao động xuất khẩu đã về nước. Qua đó nhằm phân tích, đánh giá tác động về thu nhập, chi tiêu, mức đầu tư sản xuất và đời sống được cải thiện như thế nào so với trước khi đi xuất khẩu lao động.
- Phương pháp phân tích so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích. Mục đích là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng của đối tượng nghiên cứu. Từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
Trong đề tài của tôi, sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra sự khác biệt về đời sống của người dân trước và sau khi có người đi xuất khẩu lao động. Ngoài ra còn được dùng để chỉ ra sự khác nhau hay sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu đánh giá.
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Số lao động xuất đi XKLĐ
- Cơ cấu lao động theo nước nhập khẩu lao động
- Thời gian làm việc của lao động ở nước ngoài
- Tình trạng hôn nhân của người đi XKLĐ
- Độ tuổi và giới tính của người đi XKLĐ
- Trình độ của người đi XKLĐ
- Tỷ lệ thu nhập, chi tiêu, nguồn vốn của gia đình trước và sau khi có XKLĐ
- Về mức độ quan tâm sức khỏe, tham gia du lịch giải trí của hộ gia đình
- Về mối quan hệ trong gia đình, tệ nạn xã hội và các vấn đề trong đời sống khác
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng về xuất khẩu lao động ở xã Nam Cát, huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An
Tình hình chung về xuất khẩu lao động ở xã Nam Cát, huyện NamĐàn, tỉnh Nghệ An
Nam Cát là một xã thuần nông, có xuất phát điểm thấp và khó khăn trên nhiều mặt, điều kiện tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật còn hạn chế nên kết quả sản xuất chưa cao. Lực lượng lao động trên địa bàn xã Nam Cát chủ yếu dựa vào nông nghiệp cho nên tình trạng thất nghiệp mùa vụ tại địa phương đang là một vấn đề khó khăn và cần được giải quyết. Trước xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu sinh hoạt đời sống của nhân dân ngày càng cao, vấn đề nghèo đói của nhiều hộ dân trong xã, tình trạng thiếu việc làm do tính chất mùa vụ của hoạt động nông nghiệp Đảng ủy, UBND xã Nam Cát đã bàn bạc đề ra các chủ trương xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động trong độ tuổi theo hướng xuất khẩu lao động.
Trong những năm qua, xã Nam Cát có nhiều giải pháp để giải quyết việc làm, trong đó XKLĐ là một giải pháp được UBND xã coi trọng nhất. Từ đây XKLĐ được xác định là mục tiêu hàng đầu nhằm phát triển kinh tế trước mắt, xóa nhanh tình trạng đói nghèo trong xã làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế bền vững. Từ mục tiêu này các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên đã phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp tuyên truyền cho hội viên, đoàn viên về tham gia xuất khẩu lao động. Các ngành công an, y tế có chính sách hỗ trợ người lao động trong các thủ tục cũng như khám sức khỏe. Các ngân hàng tạo điều kiện cho thuận lợi cho người vay nhằm chi cho hoạt động xuất khẩu lao động và đây cũng chính là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến kết quả chung của hoạt động xuất khẩu lao động.
4.1.1.1 Số lượng người đi xuất khẩu lao động
XKLĐ đang trở thành một chủ trương lớn của đảng và nhà nước và được coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho bản thân người lao động cũng như người thân và gia đình người lao động, đồng thời tạo nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước.
Bảng 4.1 Tổng số lao động xuất khẩu của xã Nam Cát qua các năm
Năm
Tổng số lao động
(người)
Lượng tăng trưởng truyệt đối
(người)
Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
Tốc độ phát triển định gốc
(%)
2011
517
-
-
100
2012
570
53
111.33
111.33
2013
625
55
109.65
120.89
2014
700
75
112
135.39
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015
Trong quá trình hội nhập giữa Việt Nam và thế giới XKLĐ là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiến tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam hội nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới. Ở huyện Nam Đàn nói chung và xã Nam Cát nói riêng XKLĐ trở thành một chính sách nhằm giải quyết việc làm, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng mức thu nhập cho người lao động, đảm bao các vấn đề an sinh xã hội. Công tác xuất khẩu lao động đã được Đảng ủy, UBND xã Nam Cát quan tâm và chỉ đạo sát sao. Lượng lao động xuất khẩu trên địa bàn xã Nam Cát hằng năm không ngừng tăng lên cụ thể cuối năm 2011 có 517 lao động đi xuất khẩu đến năm 2014 lượng lao động đã tăng lên 700 lao động (tăng lên 135,39% so với năm 2011) đi xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể năm 2012 có 570 lao động đạt 111,33% so với năm 2011,năm 2013 có 625 lao động đạt 109,65% so với năm 2012, năm 2014 có 700 lao động đạt 112% so với năm 2013.
Bảng 4.2 Một số tỷ lệ về xuất khẩu lao động của xã Nam Cát giai đoạn (2012 – 2014)
Chỉ tiêu
ĐVT
2012
2013
2014
Tỷ lệ LĐXK/tổng số nhân khẩu
%
9.01
10.82
12.10
Tỷ lệ LĐXK/tổng số lao động
%
21.41
25.51
28.23
Tỷ lệ tổng số hộ/tổng số LĐXK
Lao động
2.51
2.29
2.05
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2015
Bảng 4.2 cho thấy, xuất khẩu lao động hằng năm giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động của xã Nam Cát và không ngừng tăng lên. Năm 2012 lượng lao động xuất khẩu chiếm 21,41%, năm 2013 chiếm 25,51% và đến năm 2014 con số này đã tăng lên 28,23% so với tổng số lao động. Tương tự thì tỷ lệ tổng số LĐXK/tổng số nhân khẩu cũng không ngững tăng lên qua các năm. Tỷ lệ tổng số hộ/tổng số LĐXK cũng có sự thay đổi rõ rệt qua các năm, năm 2012 cứ 2,51 hộ gia đình thì có 1 lao động xuất khẩu, năm 2013 thì có 2,29 hộ gia đình thì có 1 lao động xuất khẩu, đến năm 2014 thì chỉ 2,05 hộ gia đình thì có 1 lao động xuất khẩu. Từ những số liệu trên cho thấy lượng lao động xuất khẩu ngày càng gia tăng, và đây là một tín hiệu vui cho công tác giải quyết việc làm của địa phương, đồng thời xuất khẩu lao động góp phần không nhỏ đến việc phát triển kinh tế của xã trong những năm qua.
4.1.12 Thực trạng về chất lượng lao động đi xuất khẩu lao động ở xã Nam Cát
Theo số liệu thống kê xã Nam Cát cho thấy, tổng số lao động đi xuất khẩu lao động trong những năm qua tăng trưởng liên tục và khá nhanh. Đến nay lượng lao động xã Nam Cát sang nước ngoài làm việc khoảng 700 lao động, nhưng trong đó lượng lao động qua đào tạo vẫn còn rất thấp so với tổng số lao động. Đây là một trong những yếu điểm lớn nhất của người lao động trên địa bàn xã. Cho nên trong các quá trình tuyển dụng lao động, đây là một bất lợi lớn dành cho người lao động và khó được tuyển chọn khi tham gia xét tuyển lao động.
Từ bảng 4.3 có thể thấy rằng lực lượng lao động đã qua đào tạo hằng năm có tăng lên nhẹ nhưng nó vẫn còn rất ít so với tổng số lao động đi xuất khẩu lao động. Năm 2013 lượng lao động qua đào tạo đạt mức 38,4% có tăng nhẹ so với năm 2012 là 36,84%, năm 2014 lực lượng lao động qua đào tạo đạt mức 38,57% tăng so với năm 2013. Số lượng lao động không qua đào tạo trong những năm qua cũng không ngừng tăng lên, năm 2012 có 370 lao đông, năm 2013 có 385 lao động, năm 2014 có 430 lao động, nhưng về cơ cấu thì tỷ lệ lao động không qua đào tạo đang có xu hướng giảm xuống.Được biết trong những năm qua xã cùng với các tổ chức đã tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ qua nhiều chương trình lớp học đào tạo nghề, song hiệu quả mang lại từ các chương trình này vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Nguyên nhân được biết được biết là do: người lao động không chịu khó học tập, không có thời gian để nâng cao trình độ, họ cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại và công việc đang làm
Bảng 4.3 Trình độ chuyên môn của lao động đi xuất khẩu trên địa bàn xã Nam Cát
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
năm 2014
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
Lao động qua đào tạo
210
36.84
240
38.4
270
38.57
Lao động không qua đào tạo
370
63.16
385
61.6
430
61.43
Tổng
570
100
625
100
700
100
Nguồn: Ban Thống kê xã Nam Cát, 20145
4.1.1.3 Độ tuổi và giới tính người đi XKLĐ ở xã Nam Cát
Về cơ cấu lao động xuất khẩu của xã Nam Cát xét theo độ tuổi cho thấy đa số lao đông trên địa bàn xã đi xuất khẩu lao động còn trẻ bởi đối tượng này là lực lượng chủ yếu của công tác XKLĐ nói chung. Từ kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, lao động đi XKLĐ của huyện chủ yếu tập trung ở ở lứa tuổi từ 18 – 35 tuổi chiếm khoảng 70% trong tổng số lao động xuất khẩu qua các năm. Đây là nhóm tuổi đáng lẽ ra họ phải có cuộc sống ở quê hương để lập gia đình, để chăm lo đến cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái nhưng họ đã chấp nhận đánh đổi tất cả để sang nước ngoài làm việc lấy mức thu nhập cao hơn.
Trong đó nhóm tuổi từ 18 – 25 tuổi chiếm tỷ trong cao nhất và tăng trưởng theo hằng năm, năm 2012 chiếm 43,51%, năm 2013 chiếm 43,68% và năm 2014 chiếm 44% trong tổng số lao động. Còn những người có tuổi đời trên 46 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các năm và giảm dần theo cơ cấu qua các năm. Cụ thể năm 2012 chiếm 11.4%, năm 2013 chiếm 11,04%, năm 2014 chiếm 10,71% trong tổng số lao động. Điều này phản ánh đúng thực tế bởi số lượng người nằm trong độ tuổi từ 18 – 35 là đối tượng chủ yếu của công tác XKLĐ và phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu lao động vì nhóm người này thường có sức khỏe và trình độ cao hơn.
Bảng 4.4 Độ tuổi người đi XKLĐ ở xã Nam Cát giai đoạn (2012 – 2014)
Độ tuổi
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
18 – 25
248
43.51
273
43.68
308
44
26 – 35
156
27.37
170
27.2
198
28.29
36 – 45
101
17.72
113
18.08
119
17
Trên 46 tuổi
65
11.40
69
11.04
75
10.71
Tổng
570
100
625
100
700
100
Nguồn: Ban thống kê xã Nam Cát, năm 2015
Xét về giới tính của lao động xuất khẩu trong huyện giai đoạn 2012 – 2014. Lao động xuất khẩu của xã Nam Cát chủ yếu là lao động không qua đào tạo do đó những công việc của họ chủ yếu là những công việc là công nhân trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, công nhân trong các trang trại nông nghiệp và một số ít làm việc trong ngành dịch vụ. Hầu hết đây là những công việc đơn giản không yêu cầu cao về tay nghề nhưng lại đòi chỉ về sức khỏe người lao động cho nên lượng lao động chủ yếu là nam giới, năm 2012 tỷ lệ LĐXK nam giới là 67,54%, năm 2013 tỷ lệ nam giới là 68,04%, đến năm 2014 thì tỷ lệ LĐXK nam giới tăng lên 70,8% so với tổng số lao động xuất khẩu. Ngoài lý do về sức khỏe thì nữ giới thường không có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, muốn ở nhà lập gia đình và chăm sóc gia đình cho nên tỷ lệ lao động nữ sang nước ngoài làm việc thấp hơn so với nam giới. Cụ thể năm 2012 tỷ lệ LĐXK nữ là 32,46%, năm 2013 tỷ lệ LĐXK nữ là 31,96%, đến năm 2014 tỷ lệ LĐXK nữ giảm xuống chỉ còn 29,72%.
Bảng 4.5 Cơ cấu LĐXK theo giới tính của xã Nam Cát giai đoạn (2012 – 2015)
Năm
Tổng số
Nam
Nữ
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
2012
570
385
67.54
185
32.46
2013
625
429
68.04
196
31.96
2014
700
492
70.28
208
29.72
Nguồn: Ban thống kê xã Nam Cát, năm 2015
4.1.1.4 Thị trường lao động
Trong quá trình tìm hiểu về tình hình đi xuất khẩu lao động tại địa phương, nhận thấy rằng người dân ở đây chủ yếu đi xuất khẩu lao động sang các nước như: Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Angola, Nhật Bản Nguyên nhân là vì các nước này hiện đang thu hút một lượng lớn người dân tại địa phương đi xuất khẩu lao động với thu nhập và mức độ uy tín cao. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nước đi xuất khẩu lao động cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công việc ổn định, thu nhập cao, chi phí thấp, có người thân ở nước sở tại, đảm vảo về an ninh trật tự hay không.
Quốc gia tiếp nhận nhiều lao động của xã Nam Cát nhiều nhất hiện nay là Angola và hiện có 234 người. Người lao động lựa chọn Angola do đây là một thị trường lao động rộng lớn, thủ tục đi xuất khẩu lao động nhanh gọn, kinh phí đi thấp khoảng 140 triệu đồng, thu nhập lại khá cao so với các quốc gia khác khoảng 15 triệu đồng/tháng. Một lý do khác nữa đó là thị trườ... công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
XKLĐ được đánh giá là một trong những ngành dịch vụ đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh cho địa phương cũng như đất nước. Hiện nay Nam Cát có 700 lao động hiện đang làm việc ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Hằng năm, tổng số tiền lao động gửi về hơn 100 tỷ đổng tạo nguồn thu lớn cho địa phương và cải thiện nâng cao đời sống cho gia đình. Điểm mạnh của XKLĐ là góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo hiệu quả, đồng thời tạo ra việc làm và vốn cho người lao động. Đầu tư cho XKLĐ tương đối lớn nhưng mà người lao động nhanh chóng có việc làm và thu nhập cao. Người đi XKLĐ vừa có điều kiện giúp gia đình họ thoát nghèo, vừa lại có vốn và tay nghề để tạo việc làm sau khi về nước. Nhờ đó mà góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 2.8%, góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2014 toàn xã lên xấp xỉ 28 triệu đồng.
- Trật tự an ninh xã hội
XKLĐ đã mang lại những tác động tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội của người dân xã Nam Cát. Song mặt trái của hoạt động này cũng gây ra không ít những hậu quả đáng lo ngại. Từ khi xã có nhiều người đi XKLĐ thì các loại hình dịch vụ giải trí cũng ngày càng gia tăng, đấy là một tín hiệu đáng mừng và đánh dấu sự phát triển của xă Nam Cát. Các loại h́nh dịch vụ, giải trí như internet, quán bia rượu, bên cạnh mặt tích cực như mang lại cho người dân sự giao lưu mở mang kiến thức đối với thế giới bên ngoài, mang lại sự thuận lợi cho cuộc sống giao lưu bạn bè, tạo sự thoải mái thuận tiện trong các cuộc vui. Tuy nhiên dịch vụ vui chơi giải trí phát triển cũng đã gây ra không ít những tác động xấu đến tình hình trật tự an ninh xã hội của xã.Đáng báo động là tình trạng nghiện game, nghiện lô đề, cờ bạc, hút thuốc, rượu che, bỏ bê học hành, của một bộ phận thanh thiếu niên. Tình trạng trộm cắp, đánh đậpdiễn ra thường xuyên và trong số đó phần lớn là con em của những gia đình có người đi XKLĐ.
Nhìn chung, XKLĐ phát triển kéo theo thương mại và dịch vụ phát triển, đồng nghĩa với cuộc sống hiện đại du nhập và làm thay đổi cuộc sống yên bình của người dân nông thôn. Cuộc sống hiện đại làm cho người dân được hưởng thụ chất lượng cuộc sống cao hơn, đầy đủ hơn. Song tất cả cần phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ để phát triển theo xu hướng tốt. Ngược lại nếu để phát triển tự phát tự do, bản thân thương mại dịch vụ sẽ đem lại những tác động tiêu cực. Nó sẽ tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ gây nên một lối sống buông thả tự do đua đòi Chính nguyên nhân này trực tiếp gây nên những vấn đề mất trật tự xã hội.
- Vấn đề thất nghiệp tự nguyện
Qua điều tra, bên cạnh những lao động biết nhìn xa trông rộng, chịu khó làm ăn, sau khi đi XKLĐ có một khoản tiền để chăm lo gia đình, lấy vốn làm ăn hoặc quay về đầu tư sản xuất, kinh doanhthì vẫn tồn tại một số lao động có người thân đi xuất khẩu lao động, hàng tháng gửi về một khoản tiền lớn làm cho người lao động ở nhà lười lao động, không chịu đi làm, thích hưởng thụ trên thành quả lao động của người khác. Đối với những lao động sau khi trở về nước có một số vốn nhất định thì lao động chưa muốn tìm việc làm ngay mà vẫn muốn nghỉ nghơi sau một thời gian vất vả, số khác lao động thì cảm thấy thỏa mãn với số vốn mình hiện có nên họ không muốn hoặc chưa muốn tìm việc làm trong một khoảng thời gian. Ngoài ra một số bộ phận lao động sau khi về nước thì không còn trẻ, vì vậy cơ hội tìm kiếm việc làm là không cao, thường là không thể xin vào làm việc tại các cơ quan nhà máy xi nghiệp nào được.
- Rạn nứt trong quan hệ gia đình, vấn đề phụng dưỡng cha mẹ, giáo dục con cái
Bên cạnh những gia đình có lao động đi xuất khẩu vẫn giữa được tình cảm gia đình, sau khi về nước lại được đoàn tụ, sống hạnh phúc, vui vẻ, vợ chống chung thủy, con cái ngoan ngoãn thì cũng không ít gia đình rạn nứt, tan vỡ hạnh phúc gia đình. Một trong những nguyên nhân chính đó là sự xa cách về không gian và thời gian khiến họ không làm chủ được bản thân, không có niềm tin và ý chí, không tránh được những cám dỗ của cuộc sống mà họ phải nhận lấy những kết cục đáng buồn. Những thay đổi về lối sống, tâm lý và các mối quan hệ ngoài hôn nhân dẫn đến sự bất hòa trong gia đình. Ngoài việc rạn nứt tình cảm vợ chồng thì việc phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc con cái cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Gia đình có con cái đi XKLĐ không những cha mẹ ở nhà không có người chăm sóc mà họ còn phải giáo dục nuôi dạy cháu cho con đi làm xa. Tuy nhiên xa cha mẹ, những đứa trẻ trong gia đình cũng khó có thể được chăm sóc đầy đủ để phát triển toàn diện về cả thể chất và tâm lý tình cảm. Điều này đã tác động xấu đến đến việc hình thành nhân cách nhân cách của những đứa trẻ.
4.4 Định hướng và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực của XKLĐ
4.4.1 Định hướng cho hoạt đông xuất khẩu lao động ở xã Nam Cát
Từ quan điểm và chủ trương của đảng đề ra, cùng với thực tế phát triển XKLĐ của xã Nam Cát, cho nên cần phải có những định hướng về XKLĐ cho xã trong thời gian tới. Cụ thể như sau:
XKLĐ là một giải pháp quan trọng trong việc giải quyết việc làm, để nhanh chóng xóa đói giảm nghèo, để tích lũy nguồn vốn và cả tri thức, kinh nghiệm cho sản xuất – kinh doanh.
Phải có chiến lược mở rộng hơn nữa ở các thị trường như các nước; Trung Đông, Tiệp Khắc, giữ vững các thị trường như Nhật Bản, Angola, Hàn QuốcThăm dò và thí điểm đưa người lao động sang các thị trường mới Nga, Mỹ và một số nước trong liên minh châu Âu khác.
Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động XKLĐ từ phía nhà nước, lẫn phía doanh nghiệp.
Nâng cao trình độ học vấn trước làm cơ sở cho nâng cao chất lượng lao động sau này.
Các doanh nghiệp phải tăng đầu tư để nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo lao động trước khi đi XKLĐ để phát triển bền vững nguồn lao động.
Cần có định hướng giải quyết công ăn việc làm cho lao động về nước, tận dụng lao động đã được đào tạo ở nước ngoài.
4.4.2 Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu lao động ở xã Nam Cát
4.4.2.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, trong thời gian tới Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động XKLĐ như: các quy định thủ tục, quy trình đăng kí hợp đồng, các chính sách hỗ trợ XKLĐ chính sách vay vốnnhằm đảm bảo tính đồng bộ và chặt chẽ của hoạt động XKLĐ. Tạo lập một hệ thống chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý răn đe những trường hợp người lao động vi phạm pháp luật và quy định về XKLĐ. Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng pháp luật của nước tiếp nhận lao động để có những hướng dẫn văn bản sao cho phù hợp. Cần có cơ chế xử phạt nghiêm các cá nhân, tổ chức, công ty lừa đảo lao động đi xuất khẩu, tránh gây tư tưởng hoang mang, thiếu lòng tin của người lao động đối với các tổ chức có uy tín.
Thứ hai, các ban nghành địa phương cần có những biện pháp thông tin tuyên truyền một cách sâu rộng những quy định pháp luật liên quan đến vến đề XKLĐ tới từng người dân, từng hộ gia đình để họ nắm vững được pháp luật và hiểu rõ về hoạt động XKLĐ, tránh những vi phạm do thiếu hiểu biết gây ra. Cần tổ chức những buổi truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cũng như bản lĩnh của người lao động, tránh tình trạng lao động tự ý vi phạm hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc gây mất uy tín của lao động nước ta đối với nước nhập khẩu lao động.
Thứ ba, Nhà nước cần phải có những biện pháp quản lý và chỉ đạo đúng đắn về công tác đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài sao cho chất lượng lao động của nước ta ngày càng được nâng cao. Quy định về mức chi phí cần thiết để vừa đảm bảo lợi nhuận cho cơ sở đào tạo vừa giảm thiểu tối đa mức chi phí cho người lao động.
Thứ tư, Nhà nước cần có những cơ chế quản lý các đơn vị, tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài, một cách chặt chẽ và rõ ràng, tạo điều kiện để các tổ chức và người dân có thể gặp gỡ trực tiếp, không qua trung gian làm gia tăng chi phí cũng nhưng gây tâm lý lo ngại cho người lao động. Song song với đó, cần xây dựng một lộ trình sắp xếp phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là tăng cường năng lực cũng như trách nhiệm của các doanh nghiệp trong xuất khẩu lao động.
Thứ năm, cần xây dựng những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho người lao động đi XKLĐ, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, bộ đội mới xuất ngũđồng thời phải có biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn lực hỗ trợ đó sao cho phù hợn và hiệu quả nhất, không gây lãng phí. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải xây dựng các chính sách hỗ trợ người đi XKLĐ trở về để tránh những tác động xấu có thể xảy ra cho địa phương và xã hội.
4.4.2.2 Đối với chính quyền địa phương
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng về ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ nhằm tuyển chọn đào tạo lao động có đủ năng lực và phẩm chất. Tuyên truyền về pháp luật lao động Việt Nam, các Chỉ thị, Nghị quyết của đảng đối với công tác XKLĐ để mỗi người dân hiểu đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia XKLĐ cũng như hiểu rõ về pháp luật phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động có thể thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi. Đưa XKLĐ trở thành một trong những hoạt động cần được quan tâm, tạo điều kiện hàng đầu trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai, từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu bằn việc đào tạo nghề một cách bài bản, có tổ chức và phù hợp với nhu cầu của nước nhập khẩu lao động, đẩy mạnh việc dạy ngoại ngữ nhất là ngôn ngữ của quốc gia tiếp nhận lao động. Rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật: trang bị kiến thức về văn hóa – xã hội, pháp luật, phong tục tập quán, cách tự quản tài chính và thu nhập, tụ bảo vệ bản thân khi sống và làm việc ở nước ngoài.
Thứ ba, cần có chính sách hỗ trợ hậu XKLĐ phù hợp, khuyến khính hợp lý như ưu đãi đất đai, lãi suất nhằm hỗ trợ và tạo cơ chế cho người lao động sau khi về nước có thể phát huy hiệu quả ngành nghề, kinh nghiệm và số vốn họ kiếm được trong thời gian họ đi XKLĐ. Cung cấp thông tin và tạo dựng các trung tâm dịch vụ việc làm để đem các cơ hội việc làm mới đến cho người đi XKLĐ trở về.
Thứ tư, các đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niêntư vấn trang bị cho người lao động cũng như gia đình có người đi XKLĐ những kiến thức về xã hội về cuộc sống, giúp họ vượt qua được những cám dỗ, trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong thời gian lao động còn làm việc ở nước ngoài. Đây là giải pháp để cho cuộc sống gia đình được bền chặt, hạnh phúc sau khi LĐXK trở về.
4.4.2.3 Đối với hộ gia đình và người lao động
Một đặc điểm chung của lao động xuất khẩu của xã Nam Cát cũng như cả nước là chất lượng lao động còn thấp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả từ hoạt động XKLĐ thì cần có những giải pháp thiệt thực.
Một là phải nâng cao trình độ học vấn thông qua việc học tập rèn luyện trong các nhà trường. Hệ thống giáo dục không chỉ là nơi trau dồi kiến thức cho người lao động mà còn là nơi rèn luyện đạo đức, tác động lớn đến việc hình thành nhân cách con người. Do đó, đây không phải việc mà chỉ Nhà nước cần quan tâm, chú ý mà riêng bản thân người lao động cũng cần phải cố gắng và ý thức hơn nữa về việc học tập và rèn luyện của mình.
Hai là nâng cao trình độ chuyên môn kỳ thuật và tay nghề qua việc chủ động tham gia và các lớp đào tạo nghề, chuẩn bị cho việc đăng ký tuyển chọn đi XKLĐ. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đợi các tổ chức tuyển dụng hay Nhà nước ra chính sách thì người lao động mới tham gia. Bên cạnh nâng cao kiến thức chuyên môn, người lao động cũng cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, ý thức, kỷ luật, tác phong công nghiệp thông qua các lớp học tiếng nước ngoài và các chương trình đào tạo giáo dục định hướng của các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức.
Ba là cần có nhận thức đúng đắn về hoạt động XKLĐ, tìm hiểu nắm chắc các quy định của Nhà nước, chuẩn bị tốt cho những thủ tục cần thiết tránh gây ra những phiền phức không đáng có và đảm bảo tính hợp pháp cho việc đi XKLĐ: xác định rõ ràng mục đích đi XKLĐ từ đó có ý thức lao động và tuân thủ các kỷ luật lao động tránh tình trạng vi phạm hợp đồng lao động.
Bốn là, khi trở về nước, người lao động cần phải chủ động khai báo làm thủ tục cần thiết để nhập cảnh trở về quê hương. Cần có kế hoạch sử dụng hợp lý khoản tiền dành dụm được, tích cực kiếm việc làm để ổn định cuộc sống lâu dài tránh tư tưởng hưởng thụ, tiêu xài.
Cuối cùng để hạn chế những hậu quả đang tiếc xảy ra gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, các cặp vợ chồng cần phải xem xét một cách nghiêm túc những vấn đề có thể gặp phải khi đi xuất khẩu lao động, cũng như sự đánh đổi được mất trong cuộc sống gia đình từ đó đưa ra quyết định đi hay không đi XKLĐ và nếu đi thì trong thời gian bao lâu là hợp lý. Ngày nay, khi các phương tiện thông tin liên lạc ngàng càng phát triển người lao động nước ngoài có thể thường xuyên liên lạc với gia đình, hỏi thăm, quan tâm, người thân ở nhà. Điều này cũng làm cho tình cảm gia đình càng được bền vững hơn.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Từ việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”tôi rút ra được một số kết luận như sau:
1. Về lý luận, xuất khẩu lao động lao động là hoạt động kinh tế của quốc gia thực hiên cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động. Cần nắm rõ đặc điểm và vai trò của XKLĐ, xác định đúng đắn các nhân tố tác động đến xuất khẩu lao động nhằm phát triển xuất khẩu lao động ở xã, coi xuất khẩu lao động là biện pháp hàng đầu trong công cuộc giải quyết việc làm, tình trạng thất nghiệp ở lao động và đưa XKLĐ trở thành thế mạnh của xã. Coi trọng XKLĐ phát triển theo hướng bền vững, nhằm cải thiện cuộc sống cho người dâ xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tê – xã hội địa phương.
2. Nền kinh tế xã Nam Cát đã phát triển khá mạnh trong 3 năm gần đây. Giá trị sản xuất tăng trung bình hằng năm đạt 105,66% trong giai đoạn (2012 – 2014). Trong đó Công nghiệp – Xây dựng tăng mạnh nhất tăng 116,49%, thương mại dịch vụ tăng 106,97%, còn tỷ trọng sản xuất của nông nghiệp giảm xuống giá trị sản xuất trung bình đạt 97,06%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt mức 27,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 chỉ còn 2,8%. Có được thành tựu trên là do UBND xã đã triển khai hàng loạt các giải pháp và chính sách, huy động nguồn lực cho giảm nghèo, phát triển nhân lực, phát triển cơ sở sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ cùng với một phần là từ tác động của xuất khẩu lao động mang lại. thì XKLĐ đã trở thành giải pháp hữu hiệu đối và dần trở thành một thế mạnh của xã trong những năm gần đây. Mỗi năm gần đây, trung bình mỗi năm có trên 100 lao động sang nước ngoài làm việc góp phần vào giải quyết tình trạng thiếu việc làm, tính đến hiện nay có khoảng 700 lao động đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Số tiền trung bình hằng năm lao động gửi về trên 100 tỷ đồng mỗi năm. XKLĐ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp trên địa bàn xã, đồng thời cũng là một hướng đi đúng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực thì XKLĐ vẫn còn tồn tại những hạn chế về trật tự an ninh xã hội, rủi ro trong XKLĐ, rạn nứt tình cảm hạnh phúc gia đình.
3. Để phát huy được tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực xuất của khẩu lao động ở xã Nam cần: 1) XKLĐ là một giải pháp quan trọng trong việc giải quyết việc làm, để nhanh chóng xóa đói giảm nghèo, để tích lũy nguồn vốn và cả tri thức, kinh nghiệm cho sản xuất – kinh doanh nên cần được đẩy mạnh. 2)Phải có chiến lược mở rộng hơn nữa ở các thị trường như các nước; Trung Đông, Tiệp Khắc, giữ vững các thị trường như Nhật Bản, Angola, Hàn QuốcThăm dò và thí điểm đưa người lao động sang các thị trường mới Nga, Mỹ và một số nước trong liên minh châu Âu khác. 3) Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động XKLĐ từ phía nhà nước, lẫn phía doanh nghiệp. 4) Nâng cao trình độ học vấn trước làm cơ sở cho nâng cao chất lượng lao động sau này. 5) Các doanh nghiệp phải tăng đầu tư để nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo lao động trước khi đi XKLĐ để phát triển bền vững nguồn lao động. 6) Cần có định hướng giải quyết công ăn việc làm cho lao động về nước, tận dụng lao động đã được đào tạo ở nước ngoài.
4. Để triển khai được các giải pháp trên, đối với cơ quan quản lý nhà nước: nhà nước cần phải hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật về XKLĐ; tuyên truyền sâu rộng về về những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề XKLĐ tới từng hộ gia đình và người lao động; có những biện pháp đào tạo tay nghề, giáo dục định hướng cho người lao động; xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho người lao động đi XKLĐ. Đối với chính quền địa phương: tuyên tuyền rộng rãi về ý nghĩ và tầm quan trọng của XKLĐ; từng bước nâng cao chất lượng tay nghề người lao động; có những chính sách hỗ trợ hậu XKLĐ. Đối với người lao động: nâng cao trình độ học vấn cho bản thân, nâng cao trình độ tay nghề qua học tập và làm việc; cần có nhận thức đúng đắn về XKLĐ, hiểu biết về pháp luật khi sang nước ngoài làm việc; cần xem xét kỹ lưỡng khi quyết định xuất ngoại và cần có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn vốn sau khi trở về nước.
5.2 Khuyến nghị
5.2.1 Đối với người lao động và hộ gia đình có lao động đi xuất khẩu lao động
Tích cực tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật, cũng như luật pháp dành cho người lao động ở nước ngoài cho hộ gia đình cũng như lao động đang có ý định đi xuất khẩu lao động. Nhằm tạo cho người lao động khi sang làm việc tại nước ngoài có một nền tảng kiến thức cũng như pháp luật tại quốc gia nhập khẩu, tránh tình trạng phá bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Khuyến cáo rộng rãi đến các gia đình, mỗi người dân khi có nhu cầu đi XKLĐ thì cần liên hệ trực tiếp với cục quản lý lao động ngoài nước và sở, phòng lao động và thương binh xã hội địa phương, các công ty XKLĐ có uy tín. Khi đăng ký XKLĐ, nếu các công ty tổ chức có dấu hiệu lừa đảo, trái pháp luật thì cần báo ngay lại cho cơ quan chính quyền để giải quyết và xử lý sai phạm.
Với các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động, cần quan tâm hơn nữa đến đời sống, hạnh phúc gia đình, mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái, giữa anh em họ hàng, tránh tình trạng hạnh phúc tan vỡ, anh em họ hàng tranh giành đố kị nhau.Cần có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn vốn từ lao động nước ngoài gửi về, tạo ra sự phát triển bền vững và hiệu quả tránh việc tiêu dùng lãng phí và tâm lý hưởng thụ, không muốn hoặc chưa muốn làm việc.
Cá nhân người lao động cần chủ động nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn tay nghề, tham gia vào các lớp bồi dưỡng kiến thức, giáo dục định hướng trước khi đi XKLĐ để có thể sau khi sang làm việc tại nước ngoài lao động có thể làm việc thuận lợi và ổn định hơn.
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương
- Chính quyền cần tích cực kêu gọi cũng như những chính sách ưu đãi cho các tổ chức, công ty XKLĐ tuyển chọn lao động tại địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cũng như các thủ tục hành chính cho các lao động địa phương có nhu cầu đi XKLĐ.
- Quan tâm hơn nữa đến việc dạy nghề, đào tạo kỹ năng làm việc cho người lao động đồng thời tiết kiệm chi phí tối đa cho người lao động.
- Quan tâm, động viên những gia đình có lao động đi XKLĐ, nhất là là phải làm công tác tư tưởng cho những người chồng, người vợ ở nhà chăm sóc con cái tránh tình trạng tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với một số loại hình dịch vụ như: phục vụ nhu cầu ăn uống, vui chơi giải trí về đêm, đóng cửa khi hết giờ nhà nước quy định, xử lý nghiêm các sai phạm, tránh hiện tượng gây mất trật tự xã hội.
- Tạo điều kiện cho những lao động sau khi về nước họ có công việc ổn định như: chăn nuôi, trồng trọt, đầu tư kinh doanh, buôn bán hàng hóa
- Đối với các cơ quan chính quyền cần nắm rõ thông tin, tăng cường kiểm tra giám sát các các hoạt động xuất khẩu lao động tại địa phương. Nắm bắt một cách kịp thời tình hình thực hiện pháp luật cũng như phát hiện sớm các sai phạm. Xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, trái pháp luật. Các cơ quan chính quyền cần phối hợp với nhau chặt chẽ để tránh các tình trạng lừa đảo người lao động, gây ra những hậu quả đáng tiếc về tiền của xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. David Begg, Stanley Fischer & Rudiger Dornbusch (1995), Kinh tế học, tập 1 Nxb Giáo dục Hà Nội.
2. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (Vũ Anh Tuấn và Phạm Đức Hạnh, năm 2005)
3. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, Trường đại học kinh tế quốc dân,NXB thống kê, Hà Nội
4.Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
5. Phạm Minh Hạc (2007) (Chủ biên), Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo trên Internet
6. Bộ công cụ Giám sát và đánh giá trên trang website của CIVICUS www.civicus.org.
7. Luật số 10/2012/QH13 của quốc hội : Bộ luật lao động
8. Nghị quyết của hội đồng chính phủ số 362/CP ngày 29 tháng 11 năm 1980 về việc hợp tác sử dụng lao động với các nước xã hội chủ nghĩa.
9. Số lượng lao động xuất khẩu qua các năm giai đoạn 2011 – 2014
10. Vĩnh Phúc: Nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động
Khóa luận, Luận Văn, Luận án
11. Nguyễn Văn Chính (2014) Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
12. Nguyễn Thị Mai (2014) Ngiên cứu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của các hộ dân tại xã Cương Gián, huyện Nghi xuân, tỉnh Hà tĩnh. Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
13. Sư lao sô tu ky (2014) Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở thủ đô Viêng Chăn. Luận án tiến sĩ kinh tế - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
14. Trần Thị Lý (2010) Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xuất khẩu lao động đến đời sống hộ gia đình huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
4. Báo cáo định kỳ
15. UBND xã Nam Cát (2015) Báo cáo kết quả xuất khẩu lao động 9 tháng đầu năm 2012, kê hoạch cả năm 2012
16. UBND xã Nam Cát (2015) Báo cáo kết quả xuất khẩu lao động năm 2012 và kê hoạch 2013
7. UBND xã Nam Cát (2015) Báo cáo kết quả xuất khẩu lao động 6 tháng và ước thực hiện cả năm 2013
18. UBND xã Nam Cát (2015) Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của xã Nam Cát giai đoạn (2011 - 2015)
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI ĐANG ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Đề tài : “Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”
Ngày tháng.năm 2015
Xóm .. xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về chủ hộ gia đình
Họ và tên chủ hộ ............................
Giới tính: ☐ Nam ☐ Nữ
Tuổi:....
Dân tộc
Trình độ học vấn của chủ hộ:
☐ TH ☐ THCS ☐THPT
Trình độ chuyên môn chủ hộ :
☐ Trung cấp ☐ Cao đẳng ☐Đại học
2. Thông tin lao động của hộ:
Nhân khẩu của gia đình...(người)
Số lao động của hộ: (người)
3. Thông tin đất đai của hộ
Loại đất
ĐVT
Diện tích
Đất thổ cư
m2
Đất làm dich vụ
m2
Đất nông nghiệp
Sào
Đất khác
m2
4. Xếp loại hộ trước khi có người đi xuất khẩu lao động
☐ Thuần nông ☐Hộ kiêm ☐Phi nông nghiệp
5. Thông tin về chung về lao động xuất khẩu
Họ và tên...............................................
Giới tính: ☐ Nam ☐ Nữ
Tuổi:..
Dân tộc:..
Hôn nhân : ☐đã kết hôn ☐chưa kết hôn ☐đã ly hôn
Trình độ học vấn của lao động:
☐ TH ☐ THCS ☐ THPT
Trình độ chuyên môn của lao động:
☐ Trung cấp ☐ Cao đẳng ☐ Đại học
6 Nghề nghiệp của lao động
a, Trước khi đi XKLĐ
☐ Nông nghiệp ☐ CN và XD ☐ DV và TM
b, Công việc ở nước ngoài
☐ Nông nghiệp ☐ CN và XD ☐ DV và TM
7. Lý do đi xuất khẩu lao động
☐ Thu nhập cao ☐ Cơ hội việc làm ở nước ngoài ☐ Khác
☐ Công việc không ổn định, thất nghiệp ☐Chính sách của địa phương
8. Quốc gia đến:
Thu nhập .....................................................................................................(trđ)
9. Chi phí cho lao động đi xuất khẩu lao động:.(trđ)
10. Nguồn vốn để cho lao đông đi xuất khẩu:
☐ Tự có ☐Vay ngân hàng☐Vay từ anh em, bạn bè
☐Vay ưu đãi☐Vay mượn khác
11. Thời gian lao động ở nước ngoài của lao động(năm)
B TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
12. Tình hình thu nhập của gia đình
Trước khi có XKLĐ
Sau khi có XKLĐ
Thu từ NN
Thu từ dịch vụ
Thu khác
Thu từ XKLĐ
13. Mức độ ổn định thu nhập của hộ gia đình như thế nào ?
a. Trước khi có xuất khẩu lao động
☐ Ổn định ☐Không ổn định
b. Sau khi có xuất khẩu lao động
☐ Ổn định ☐Không ổn định
14. Chi tiêu của hộ gia đình (ngàn đồng/tháng)
Chi tiêu
Trước khi có XKLĐ
Đang đi XKLĐ
1. Lương thực thực phẩm
2. Điện nước, vệ sinh
3. Giáo dục, y tế
3. Quần áo, dầy dép
4. Chi phí, giải trí
5. Đi lại, xăng xe
6. Các khoản khác
Tổng
15. Đầu tư sản xuất, kinh doanh của hộ
Trước đây:
Hiện tại
Xây dựng : ☐ Có ☐ Không
Mua đất : ☐ Có ☐ Không
Mua thiết bị: ☐ Có ☐ Không
Gửi tiết kiệm: ☐ Có ☐ Không
Thuê cửa hàng: ☐ Có ☐ Không
Xây dựng : ☐ Có ☐ Không
Mua đất : ☐ Có ☐ Không
Mua thiết bị: ☐ Có ☐ Không
Gửi tiết kiệm: ☐ Có ☐ Không
Thuê cửa hàng: ☐ Có ☐ Không
16. Mức đầu tư vào trồng trọt so với trước đây
☐Tăng lên ☐ Giảm xuống
17. Mức đầu tư vào chăn nuôi so với trước đây
☐Tăng lên ☐ Giảm xuống
18. Hộ gia đình có đầu tư thêm máy móc sản xuất
☐Có ☐Không
Tên máy
19. Mua thêm tiện nghi trong nhà
Chỉ tiêu
Trước đây
Hiện nay
Ti vi
Tủ lạnh
Điều hòa
Ôto
Xe máy
Máy giặt
Số tầng nhà ở
20. Hoạt động du lịch giải trí của hộ
a, Trước đây
☐Thường xuyên ☐Không thường xuyên
b, Hiện tại
☐Thường xuyên ☐Không thường xuyên
21. Chăm sóc sức khỏe của hộ
a, Trước đây
☐Thường xuyên ☐Không thường xuyên ☐Không bao giờ
b, Hiện tại
☐Thường xuyên ☐Không thường xuyên ☐Không bao giờ
22. Mối quan hệ của hộ có người đi XKLĐ
☐ Tốt hơn ☐ Không thay đổi ☐ Xấu đi
23. Trình độ tay nghề của người lao động khi sang làm việc ở nước ngoài
☐ Tốt hơn ☐ Không thay đổi ☐ Xấu đi
24. Mức độ tiếp thu trình độ khoa học công nghệ và tác phong lao động từ nước nhập khẩu lao động sau khi lao động về nước.
☐ Tốt hơn ☐ Không thay đổi ☐ Xấu đi
25. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể trạng của người lao đông khi sang nước ngoài làm việc
☐ Tốt hơn ☐ Không thay đổi ☐ Kém đi
26. Trình độ ngoại ngữ của lao động động sau khi về nước
☐ Tốt hơn ☐ Không thay đổi ☐ Kém điPHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÃ VỀ NƯỚC
Đề tài : “Đánh giá tác động của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”
Ngày tháng.năm 2015
Xóm .. xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về chủ hộ gia đình
Họ và tên chủ hộ .....................................
Giới tính: ☐ Nam ☐ Nữ
Tuổi:..
Dân tộc
Trình độ học vấn của chủ hộ:
☐ TH ☐ THCS ☐ THPT
Trình độ chuyên môn chủ hộ :
☐ Trung cấp ☐ Cao đẳng ☐ Đại học
2. Thông tin lao động của hộ:
Nhân khẩu của gia đình...(người)
Số lao động của hộ: (người)
3. Thông tin đất đai của hộ
Loại đất
ĐVT
Diện tích
Đất thổ cư
m2
Đất làm dich vụ
m2
Đất nông nghiệp
Sào
Đất khác
m2
4. Xếp loại hộ trước khi có người đi xuất khẩu lao động
☐ Thuần nông ☐Hộ kiêm ☐Phi nông nghiệp
5. Thông tin về chung về lao động xuất khẩu
Họ và tên...............................................
Giới tính: ☐ Nam ☐ Nữ
Tuổi:....
Dân tộc:
Hôn nhân : ☐đã kết hôn ☐chưa kết hôn ☐đã ly hôn
Trình độ học vấn của lao động:
☐ TH ☐ THCS ☐ THPT
Trình độ chuyên môn của lao động:
☐ Trung cấp ☐ Cao đẳng ☐ Đại học
6 Nghề nghiệp của lao động
a, Trước khi đi XKLĐ
☐ Nông nghiệp ☐ CN và XD ☐ DV và TM
b, Công việc ở nước ngoài
☐ Nông nghiệp ☐ CN và XD ☐ DV và TM
7. Lý do đi xuất khẩu lao động
☐ Thu nhập cao ☐ Cơ hội việc làm ở nước ngoài ☐ Khác
☐ Công việc không ổn định, thất nghiệp ☐Chính sách của địa phương
8. Quốc gia đến:
Thu nhập.(trđ)
9. Chi phí cho lao động đi xuất khẩu lao động:.(trđ)
10. Nguồn vốn để cho lao đông đi xuất khẩu:
☐ Tự có ☐Vay ngân hàng☐Vay từ anh em, bạn bè
☐Vay ưu đãi☐Vay mượn khác
11. Thời gian lao động ở nước ngoài của lao động(năm)
B TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
12. Tình hình thu nhập của gia đình
Trước khi có XKLĐ
LĐXK đã về nước
Thu từ NN
Thu từ dịch vụ
Thu khác
Thu từ XKLĐ
13. Mức độ ổn định thu nhập của hộ gia đình như thế nào ?
a. Trước khi có xuất khẩu lao động
☐ Ổn định ☐Không ổn định
b. Sau khi có xuất khẩu lao động
☐ Ổn định ☐Không ổn định
14. Chi tiêu của hộ gia đình (ngàn đồng/tháng)
Chi tiêu
Trước khi có XKLĐ
LĐXK đã về nước
1. Lương thực thực phẩm
2. Điện nước, vệ sinh
3. Giáo dục, y tế
3. Quần áo, dầy dép
4. Chi phí, giải trí
5. Đi lại, xăng xe
6. Các khoản khác
Tổng
15. Đầu tư sản xuất, kinh doanh của hộ
Trước đây:
Hiện tại
Xây dựng : ☐ Có☐ Không
Mua đất : ☐ Có ☐ Không
Mua thiết bị: ☐ Có ☐ Không
Gửi tiết kiệm: ☐ Có ☐ Không
Thuê cửa hàng: ☐ Có ☐ Không
Xây dựng : ☐ Có ☐ Không
Mua đất : ☐ Có ☐ Không
Mua thiết bị: ☐ Có ☐ Không
Gửi tiết kiệm: ☐ Có ☐ Không
Thuê cửa hàng: ☐ Có☐ Không
16. Mức đầu tư vào trồng trọt so với trước đây
☐Có ☐Không
17. Mức đầu tư vào chăn nuôi so với trước đây
☐Có ☐Không
18. Hộ gia đình có đầu tư thêm máy móc sản xuất
☐Có ☐Không
Tên máy
19. Mua thêm tiện nghi trong nhà
Chỉ tiêu
Trước đây
Hiện nay
Ti vi
Tủ lạnh
Điều hòa
Ôto
Xe máy
Máy giặt
Số tầng nhà ở
20. Hoạt động du lịch giải trí của hộ
a, Trước đây
☐Thường xuyên ☐Không thường xuyên
b, Hiện tại
☐Thường xuyên ☐Không thường xuyên
21. Chăm sóc sức khỏe của hộ
a, Trước đây
☐Thường xuyên ☐Không thường xuyên ☐Không bao giờ
b, Hiện tại
☐Thường xuyên ☐Không thường xuyên ☐Không bao giờ
22. Mối quan hệ của hộ gia đình có người đi XKLĐ
☐ Tốt hơn ☐ Không thay đổi ☐Xấu đi
23. Sức khỏe, thể trạng của người lao đông khi sang nước ngoài làm việc
☐ Tốt hơn ☐ Không thay đổi ☐ kém đi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_tac_dong_cua_xuat_khau_lao_dong_den_doi_s.docx