LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin tham khảo, số liệu trong nghiên cứu sử dụng đều được ghi nguồn rõ ràng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đều đã được cảm ơn.
Kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng trong các công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Lục Văn Luật
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 5 tháng nỗ lực thực hiện khóa luận nghiên cứu về đề tài “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong
128 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa” đã được hoàn thành. Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Để có được kết quả này tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – CN. Nguyễn Thanh Phong thuộc Bộ môn Nông Nghiệp & Chính Sách- Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận tốt nghiệp trong suốt thời gian làm đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực tập
Và không thể không nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Ủy Ban nhân dân xã Cát Tân, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại đó.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kiến thức thực tế về vấn đề nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè để đề tài được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Lục Văn Luật
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế: thu nhập của người dân chủ yếu là xoay quanh mức cận nghèo, kết quả giảm nghèo thì không được bền vững, đặc biệt với những vùng cao, vùng dân tộc thiểu số thì giảm nghèo lại chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chính của kết quả đó là do sự tham gia của cộng đồng vào giảm nghèo còn quá hạn chế. Họ gần như chỉ tham gia một cách thụ động chứ chưa tham gia một cách toàn diện và chủ động. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm cách nào để tăng cường sự tham gia của người dân vào giảm nghèo, để họ tham gia một cách chủ động và đầy đủ. Vì chỉ có như thế thì công tác giảm nghèo với đạt được hiệu quả và bền vững.
Cát Tân là một xã nghèo thuộc huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích đất là 1655,11 ha, có điều kiện tự nhiên phức tạp, chủ yếu là đồi núi. Xã cũng là địa bàn tập trung khá đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gồm Thái, Thổ và Mường, trong đó chiếm đại đa số là đồng bào dân tộc Thổ và Thái. Tuy có nhiều cố gắng, nỗ lực giảm nghèo của chính quyền và người dân nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở xã vẫn cao, năm 2014 là 32,93%, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước là 5,8% (2014). Điều đáng nói ở đây là trong số hộ nghèo của xã thì có tới 76% số hộ nghèo là dân tộc Thổ và Thái. Cái nghèo đã thành vòng luẩn quẩn và theo bám họ suốt những năm tháng qua cho đến tận bây giờ vẫn chưa có những giải pháp hiệu quả và bền vững. Đặc biệt công tác xóa đói giảm nghèo triển khai xuống xã còn quá hạn chế, chưa tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, chưa huy động được sự tham gia một cách tích cực của người dân. Bên cạnh đó là trình độ của cán bộ còn thấp, nhận thức của người dân còn chậm cũng làm cho công tác giảm nghèo của xã đạt hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân sâu xa chính là sự tham gia của người dân vào công tác xóa đói giảm nghèo còn yếu. Chính vì vậy mà tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa” Khóa luận nêu lên những vấn đề cơ bản về sự tham gia, cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo. Qua đó có những cơ sở lý thuyết để đánh giá được thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Cát Tân còn yếu, dẫn đến hiệu quả của các chương trình giảm nghèo là không cao. Từ thực trạng đó ta có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến sự tham gia thiếu tích cực đó là do trình độ cán bộ triển khai chính sách hạn chế về các mặt như: thông tin, sự hỗ trợ về vốn, các tiêu chí chưa rõ ràng, . Về các hoạt động phát triển kinh tế hộ thì người dân tham gia hết sức tích cực tuy nhiên kết quả lại chưa đáng kể. Nguyên nhân là do trình độ học vấn còn thấp, giao thông đi lại phức tạp, hệ thống thủy lợi tạm bợ, chưa kiên cố đã dẫn đến việc trồng trọt, chăn nuôi không đạt hiệu quả, ngoài ra phải kể đến sự thiếu thông tin thị trường đầu vào và đầu ra của người dân.
Qua đây ta có thể thấy rằng bộ phận lớn người dân ở đây rất muốn mình được tham gia một cách đầy đủ và toàn diện, tuy nhiên đã có rất nhiều nguyên nhân làm giảm sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong các hoạt động giảm nghèo. Vậy vấn đề cấp thiết được đặt ra đó là: các cấp chính quyền từ trung ương đến đại phương cần đưa ra các giải pháp để tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt động giảm nghèo. Cụ thể: với nhà nước bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các CT, DA đang có, cải cách cách thức thực hiện cũng như huy động nguồn lực cho phù hợp với từng địa phương, từng hạng mục công trình. Cần tăng cường các hỗ trợ PTKT, XĐGN cho các vùng kinh tế khó khăn, có tỉ lệ đói nghèo cao. Đối với cấp xã, thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động kinh tế để giảm nghèo. Đối với cộng đồng phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo. Tóm lại cần phải có sự vào cuộc hết sức mạnh mẽ và tích cực của cả người dân và chính quyền thì công tác giảm nghèo mới đạt được hiệu quả và bền vững.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai ở xã Cát Tân giai đoạn 2012 - 2014 37
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã giai đoạn 2012 – 2014 39
Bảng 3.3 Thực trạng đói nghèo phân theo dân tộc trên địa bàn xã Cát Tân 40
Bảng 3.4 Hiện trạng hệ thống giao thông xã Cát Tân năm 2014 42
Bảng 3.5 Hiện trạng hệ thống thủy lợi xã Cát Tân 43
Bảng 3.6 hiện trạng hệ thống điện xã Cát Tân 44
Bảng 3.7 Cơ cấu kinh tế xã Cát Tân năm 2014 46
Bảng 3.8 Tiêu chí chọn thành viên cộng đồng 48
Bảng 3.9 Căn cứ chọn thành viên cộng đồng nghèo, cận nghèo 48
Bảng 3.10 tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 49
Bảng 4.1 Thành phần dân tộc tại xã Cát Tân 52
Bảng 4.2 Tỷ lệ hộ nghèo của xã Cát Tân qua 3 năm 2012-2014 54
Bảng 4.3 Số lượng và tỷ lệ hộ ham gia các khâu trong xây dựng CSHT 56
Bảng 4.4 Đánh giá của hộ về mức đóng trong xây dựng CSHT 58
Bảng 4.5 Số lượng và tỷ lệ người tham gia các khâu trong các chính sách hỗ trợ phát triển phân theo dân tộc 60
Bảng 4.6 Số lượng và tỷ lệ người tham gia các khâu trong các chính sách hỗ trợ phát triển phân theo loại hộ 61
Bảng 4.7 Diện tích, giá trị của các cây trồng chính của hộ 65
Bảng 4.8 Diện tích, giá trị của các cây trồng chính của hộ 67
Bảng 4.9 Thay đổi kỹ thuật, giống cây trồng mới của các hộ điều tra 69
Bảng 4.10 Các loại vật nuôi chính của hộ 70
Bảng 4.11 Số lượng vật nuôi và giá trị vật nuôi bình quân của hộ 70
Bảng 4.12 Thay đổi kĩ thuật chăn nuôi, sử dụng giống vật nuôi mới 71
Bảng 4.13 Hoạt động tương trợ cộng đồng của các hộ điều tra 73
Bảng 4.14 Số khâu tham gia bình quân theo trình độ học vấn 75
Bảng 4.15 Tỷ lệ hộ nghèo theo trình độ học vấn 75
Bảng 4.16 Hoạt động giữ gìn văn hóa truyền thống 77
Bảng 4.17 Tỉ lệ tham gia cuộc họp của nam và nữ 79
Bảng 4.18 Sự hạn chế của CSXĐGN tại xã Cát Tân theo đánh giá của cộng đồng 80
Bảng 4.19 Đánh giá của hộ về năng lực cán bộ xã trên địa bàn xã Cát Tân 82
Bảng 4.20: Đánh giá mức độ thành viên cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động giảmr nghèo tại xã Cát Tân 87
DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Mức thu tiền đóng góp quá cao 59
Hôp 2: Tham gia lễ hội, phong tục là rất tốt 78
Hộp 3: Các dự án xác định đối tượng hưởng lợi không hợp lý 81
Hộp 4: Cán bộ còn chưa bám sát dân 83
Hộp 5: Điều kiện tự nhiên gây khó khăn cho sản xuất 84
Hộp 6: Ý kiến cán bộ về sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong các dự án giảm nghèo 88
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1990, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nghèo đói, bệnh tật và thất học là hoàn cảnh của nhiều người Việt Nam lúc đó. Sau 20 năm với nhiều nỗ lực xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là chủ trương giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, từ năm 1993 đến năm 2010 tỷ lệ nghèo đã giảm từ 58% xuống còn 20,7% và đến năm 2011 con số này là 12,6%(Tổng cục thống kê). Điều kiện sống tốt hơn, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, trình độ học vấn được nâng cao. Năm 2010 cũng là năm mà Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được nước ta cũng còn rất nhiều huyện, xã chưa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói, những kết quả đạt được chưa mang tính bền vững. Nguyên nhân bởi vì thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh ở mức cận nghèo, do vậy rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo khi gặp những tác động không thuận lợi tới đời sống và sản xuất của họ.
Theo dự thảo đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số, 2014” của Ủy Ban Dân Tộc thì Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, với hơn 12 triệu người, chiếm tỉ lệ 14% dân số cả nước. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhiều chính sách, chương trình, dự án đã được triển khai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng DTTS, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đến nay đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chiếm đến 70% nhóm đối tượng cực nghèo.
Tỉnh Thanh Hóa là địa phương có tổng số hộ nghèo đông nhất Việt Nam, với 182.439 hộ nghèo, chiếm 20,37% trên tổng số 895.816 hộ được khảo sát trên toàn tỉnh (quyết định số 375/QĐ-LĐTBXH, 2011). Xã Cát Tân là một xã còn nhiều khó khăn của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa với khoảng 665 hộ dân (2851 khẩu), trong đó có hơn 50% là hộ nghèo và cận nghèo. Ngoài ra Cát Tân cũng là nơi tập trung trên 70% đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Thái, Thổ, mường ..,các điều kiện tự kinh tế khó khăn, thu nhập thấp, chủ yếu từ nông nghiệp..
Mặc dù là đối tượng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong công cuộc giảm nghèo đã có nhiều chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn, xong hiệu quả giảm nghèo mang lại chưa cao. Ngoài những nguyên nhân như trình độ văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm địa hình đa dạng, ở một số nơi giao thông đi lại khó khăn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự tham gia của cộng đồng vào giảm nghèo chưa sâu, chưa tích cực.
Một vấn đề nữa đó là giảm nghèo là hướng tới cộng đồng, cộng đồng phải tham gia một cách tích cực thì hiệu quả với đạt đến mức cao nhất. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy rằng: sự tham gia của cộng đồng của các dân tộc vào các hoạt động giảm nghèo còn quá hạn chế. Họ gần như chỉ tham gia một cách thụ động chứ chưa tham gia một cách toàn diện và chủ động. Vậy để giảm nghèo một cách bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số thì Đảng, Nhà nước và các tổ chức có liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của người dân vào các hoạt động giảm nghèo và lấy con người làm trung tâm của giảm nghèo. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên. Nhận thấy, việc phát huy sự tham gia của người dân là vô cùng cần thiết. Bởi người dân là người hưởng lợi trực tiếp từ dự án giảm nghèo và sự tham gia tích cực của họ quyết định đến thành công của dự án giảm nghèo cũng như giảm nghèo trong chính cuộc sống của chính họ. Xuất phát từ thực tế đó tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo.
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trong đề tài nghiên cứu tôi tiến hành trả lời các câu hỏi sau:
1. Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số là như thế nào?
2. Thực trạng nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương tiến hành nghiên cứu?
3. Thực trạng sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân như thế nào?
4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia đó?
5. Địa phương đã có những biện pháp nào để tăng cường sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong giảm nghèo?
6. Làm như thế nào để tăng cường hơn nữa sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại địa phương?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên chủ thể các thành viên cộng đồng dân tộc thiểu số đang sinh sống tại xã; các cán bộ cơ quan lãnh đạo, quản lý và thực thi các chính sách giảm nghèo, các bên liên quan (chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội) trong giảm nghèo tại địa phương.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân
- Phạm vi thời gian: + Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 31/01/2015 đến ngày 01/06/2015
+ Thời gian nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 đến năm nay
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm cộng đồng, dân tộc, cộng đồng dân tộc
a) Khái niệm cộng đồng
Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ quy mô lớn về kĩ thuật, phương pháp và tài chính vào thập kỷ 50 – 60. Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó.
Người đặt nền móng đầu tiên cho các lý thuyết xã hội về cộng đồng là nhà xã hội học người Đức Ferdinand Toennies. Toennies cho rằng cộng đồng là một thực thể xã hội có độ gắn kết và bền vững hơn hiệp hội, được đặc trưng bởi sự đồng thuận về ý chí của các thành viên trong cộng đồng (Toennies, 1887).
Theo Keith và Ary, 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị.
Về mặt kinh tế, cộng đồng được xem là một loại vốn xã hội (Robert D. Putnan, 2000). Theo ông, hai yếu tố tạo nên cộng đồng bao gồm tinh thần gắn kết và mạng lưới xã hội (chúng được xem như là vốn xã hội), trong đó từng người cảm thấy yên tâm, an toàn khi ở trong mạng lưới và do đó sẵn sàng đóng góp, hy sinh vì cộng đồng, bảo vệ lợi ích của cộng đồng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Phạm Hồng Tung (2009) cho rằng cộng đồng là nhóm người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết giữa họ với cộng đồng và với các thành viên trong cộng đồng.
Tổng hợp từ những khái niệm trên có thể thấy: Cộng đồng là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ cùng sống chung trong một khu vực, có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong đời sống gắn bó với nhau.
b) Khái niệm dân tộc
Ở Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Cu Ba và Việt Nam,... đã từng tồn tại trong thời gian khá dài, cách hiểu về Dân tộc tư bản chủ nghĩa của J.V. Stalin: Dân tộc là khối cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh Thổ, về sinh hoạt kinh tế và về hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa .
Thuật ngữ Dân tộc (Nation) xuất hiện, bắt nguồn từ tiếng Latinh: Natio là cộng đồng người có chung một thể chế chính trị, được thiết lập trên một lãnh Thổ nhất định, được điều khiển bởi một nhà nước (Nation - Etat). Cũng có thể hiểu đó là một cộng đồng nhân dân (people) ổn định được phát triển trong lịch sử, với một lãnh Thổ riêng, với một nền kinh tế thống nhất, với các đặc trưng văn hóa thống nhất, cùng có tiếng mẹ đẻ thống nhất và được chỉ đạo bởi một nhà nước (Quan điểm này đã được đại đa số tán đồng, kể cả Liên hợp quốc).
Theo Sách triết học (2010), khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất là; Thứ nhất: Dân tộc chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế riêng, có ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. Thứ hai: Dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh Thổ quốc gia, nên kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và đấu tranh chung. Nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia, ví dụ: dân tộc Kinh, Tày. Với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân quốc gia đó, ví dụ: dân tộc Ấn Độ, Việt Nam
Tóm lại, dân tộc là người dân cùng tộc có chung lối sống, quy tắc, có trách nhiệm với các thành viên khác và hành động của những người cùng tộc, trải qua nhiều thế hệ, dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người .
c) Khái niệm về cộng đồng dân tộc
Các cộng đồng mang tính tộc người; họ có sự liên kết gắn bó, chung bản sắc văn hóa, nguồn gốc sắc tộc, ngôn ngữ, trang phục và sự tương đồng về phong tục tập quán gọi chung là cộng đồng các dân tộc. Những cộng đồng tộc người có thể có hoặc không có chung địa bàn, nhưng dù sinh sống cách xa, họ vẫn chia sẻ đặc trưng văn hóa, phong tục tập và các yếu tố khác với nhau.
Cộng đồng các dân tộc có thể được hiểu là: Tập hợp các dân tộc trong cùng một quốc gia hay bao gồm các quốc gia dân tộc khác nhau trong một vùng lãnh Thổ nào đó, hoặc cũng có thể hiểu là toàn thể các dân tộc trong một nước hay các dân tộc trên toàn thế giới. Cộng đồng các dân tộc được xem như một tổ chức xã hội, hoặc tập hợp nhiều tổ chức xã hội khác nhau. Cộng đồng cũng có vai trò rất quan trọng trong các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường đối với quốc gia đó và toàn thế giới.
Như vậy: cộng đồng các dân tộc là một tập thể có tổ chức, ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa riêng, có ý thức dân tộc và sống trong một môi trường mà trong đó quan hệ xã hội và chuẩn mực phản ánh những đặc trưng cơ bản của dân tộc đó.
d) Khái niệm về cộng đồng dân tộc thiểu số
Thiểu số là một trong những vấn đề phức tạp được đặt ra từ rất lâu trong đời sống xã hội. Khái niệm nhóm người thiểu số được dùng để chỉ các nhóm người có những sự khác biệt về một phương diện nào đó với cộng đồng người chung trong xã hội. Họ có thể khác biệt với nhóm người đa số về phương diện ngôn ngữ và văn hoá. Khác biệt về nhận thức và tôn giáo, về hoàn cảnh kinh tế, điều kiện sống và thu nhập v.v...và đi kèm theo đó là sự khác biệt về phương thức ứng xử của cộng đồng đối với chính họ. Nói đến nhóm người thiểu số cũng có nghĩa là đã khẳng định về sự tồn tại trên một khía cạnh khác của nhóm những người đa số được thừa nhận và thường được ứng xử khác biệt hơn. Do vậy, trong thực tế lịch sử, nhóm người được coi là thiểu số bao giờ cũng phải chịu những quy chế về pháp lý hay đạo đức riêng biệt, không được tham gia đầy đủ vào những hoạt động của đời sống công cộng. Họ bị đối xử như là những “người riêng biệt” và trong trường hợp đó, để tồn tại được bên những người đa số, họ cũng buộc phải tự coi mình là những “người riêng biệt”.Trên thực tế, người thiểu số là những người làm cho người ta dễ nhận thấy sự khác biệt so với cộng đồng, nghĩa là họ mang những nét mà có thể khi nhìn vào cũng như giao tiếp với họ, người ta có thể nhận thấy ngay sự phân biệt so với những thành viên khác trong cộng đồng. Nhà xã hội học Mỹ Louis Wirth năm 1945 đã đưa ra một định nghĩa khá thông dụng về nhóm người thiểu số như sau: “Có thể gọi là thiểu số mọi nhóm người, do một số nét đặc thù về ngoại hình hay văn hoá, bị đối xử khác biệt và không bằng những thành viên khác của xã hội mà họ sinh sống và do đó tự coi mình là đối tượng của một sự phân biệt tập thể”.Trong các cộng đồng làng xã ngày xưa, nhóm những người ngụ cư, tức là những người từ các cộng đồng khác đến sinh sống trong làng cũng có thể được nhận diện như những người thiểu số. Họ bị phân biệt đối xử và trên thực tế đã không dễ được chấp nhận để hội nhập vào cộng đồng chung. Người ta cũng nói nhiều tới những nhóm thiểu số khác trong xã hội, chẳng hạn như nhóm những người bị tàn tật, nhóm bị nhiễm các căn bệnh hiểm nghèo bị cộng đồng xa lánh v.v...
Ngày nay, tình hình cũng không khác đi bao nhiêu. Ở nhiều nước trên thế giới, khái niệm thiểu số cũng hoàn toàn có thể được áp dụng để nhận định về trường hợp của những người nhập cư từ những nước khác đến khi họ bị đối xử một cách phân biệt. Những người này là thiểu số vì họ đã có những quan niệm, Thái độ, hành vi, giá trị, phong tục tập quán, lối sống xa lạ khiến họ về cơ bản khác hẳn với những người bản địa, và tất nhiên là vì vậy mà bị coi là thấp kém hơn so với những người thuộc nền văn hoá của đa số.Thiếu số dưới góc độ dân tộc học:
Dưới góc độ nhân chủng học, khái niệm thiếu số được dùng khá thông dụng. Nó thường được sử dụng để chỉ những dân tộc ít người so với cộng đồng dân tộc chiếm đa số. Trong nhiều trường hợp chỉ cần nói về một người là thiểu số tức là chúng ta đã có thể hiểu như họ là đã thuộc về những dân tộc ít người rồi, mặc dù trong xã hội còn có nhiều nhóm thiểu số khác được phân biệt không phải trên những tiêu chí về dân tộc.
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Một nhóm dân tộc sống chung với dân tộc “chính” trong một quốc gia dân tộc được gọi là dân tộc thiểu số. Một số quốc gia dân tộc có dân tộc thiểu số của các quốc gia xung quanh mình và ngược lại (wikipedia.org)
2.1.1.2 Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo
a) Khái niệm về sự tham gia
Oakley (1989) cho rằng tham gia là một quá trình tạo ra khả năng nhạy cảm của quần chúng và nâng cao năng lực tiếp thu các cái mới và khích lệ các sáng kiến mới ở địa phương. Quá trình này hướng tới những nỗ lực có tổ chức nhằm tăng cường kiểm soát các nguồn lực và các tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh xã hội nhất định.
Sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày con người “tham gia” vào sự phát triển của địa phương thông qua hoạt động sống của cá nhân và gia đình, các hoạt động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng ( Trương Văn Tuyển, 2007, Phát triển cộng đồng. Giáo trình của Trường Đại học Nông Lâm Huế, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005). Không có một ví dụ đơn lẻ đúng đắn nào về sự tham gia. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động và mức độ sự tham gia luôn là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động và có vai trò ngày càng cao vào quá trình phát triển.
Như vậy, sự tham gia là một quá trình cho phép người dân tự tổ chức để xác định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, đánh giá hoạt động, và cùng nhau hưởng lợi từ các hoạt động đó. Các hoạt động được triển khai từ các nguồn lực mà người dân tiếp cận được thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc các cơ quan khác nhau. Không có năng lực và sức mạnh thực sự, người dân không thể ra các quyết định có ý nghĩa thiết thực với đời sống của cộng đồng. Ý nghĩa thực tiễn của sự tham gia không chỉ ẩn chứa ở mức độ ra quyết định của người dân mà còn ở việc thực hiện các quyết định đó. Vì vậy, trao quyền hay tạo quyền lực là yếu tố quan trọng đối với sự tham gia.
b) Khái niệm sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của người dân nói chung: là một quá trình cho phép người dân được tổ chức để xác định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, cùng nhau hưởng lợi từ các hoạt động đó mang lại và cùng quản lý. Người dân cùng với chính quyền các cấp phát triển và xây dựng các chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án, chương trình hoạt động bằng cách đóng góp ý kiến, mối quan tâm, vật liệu và tiền bạc, lao động và thời gian (Setty, 1991).
Ðịnh nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” theo Clanrence Shubert là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
Chúng ta có thể hiểu: Sự tham gia của cộng đồng là hình thức tham vấn của người dân đối với quyết định về hoạt động phát triển sẽ được thực thi; hay người dân đóng góp ý kiến, quan điểm, nguồn lực cho sự ra đời các quyết định, cho việc triển khai hoạt động và cho quá trình sử dụng thành quả của hoạt động phát triển
c) Sự tham gia của cộng đồng trong giảm nghèo
Khái niệm sự tham gia của cộng đồng trong giảm nghèo
Tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển nhằm mục tiêu ngắn hạn là tận dụng nguồn lực con người, trong khi mục tiêu dài hạn là đề cập đến việc xây dựng năng lực cho cộng đồng để họ có thể tiếp cận hợp lý với tất cả các nguồn lực cho phát triển.
Tóm lại : “ Sự tham gia của người dân trong giảm nghèo là một quá trình cho phép người dân được tổ chức để xác định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, cùng nhau hưởng lợi từ các hoạt động giảm nghèo đó mang lại và cùng quản lý. Người dân cùng với chính quyền các cấp phát triển và xây dựng các chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án, chương trình hoạt động giảm nghèo bằng cách đóng góp ý kiến, mối quan tâm, vật liệu và tiền bạc, lao động và thời gian”.
Sự tham gia của cộng đồng trong giảm nghèo bao gồm:
Sự tham gia trong chương trình giảm nghèo: là các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động hỗ trợ phát triển của Chính Phủ.
Sự tham gia trong phát triển kinh tế hộ: trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động đa đạng sinh kế khác( làm thuê, làm công ăn lương..)
Sự tham gia trong tương trợ người nghèo: đổi công, cho công .
Sự tham gia trong giữ gìn phong tục tập quán, xóa bỏ hủ tục: tham gia các lễ hội
Mức độ tham gia
* Không có sự tham gia
- Cán bộ điều khiển: Người dân làm và thực hiện theo ý của cán bộ, không được hiểu rõ. Như người dân bị gọi đi làm công ích, đóng góp tiền cho một hoạt động nào đó mà không được biết, không được thảo luận.
- Tham gia manh tính hình thức: Cán bộ cũng có gọi dân đến, cho dân phát biểu ý kiến nhưng chỉ có lệ, mọi việc cán bộ quyết định theo ý mình.
* Tham gia ít
- Người dân được thông báo và giao nhiệm vụ: Người dân được thông báo, hiểu rõ những việc mà cán bộ muốn họ tham gia, sau đó người dân đóng góp công sức hay tiền của theo khả năng của mình.
- Người dân được hỏi ý kiến: Kế hoạch công tác do cán bộ thiết kế và quản lý, người dân được mời tham gia thảo luận, hỏi lấy ý kiến, cán bộ lắng nghe nghiêm túc, sau đó cán bộ điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) cho phù hợp với dân rồi cùng thực hiện.
* Tham gia thực sự
- Cán bộ khởi xướng, người dân cùng tham gia lấy quyết định: Cán bộ là người khởi xướng, có ý tưởng. Người dân chủ động tham gia cùng cán bộ trong khâu lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện.
- Người dân khởi xướng và cùng cán bộ ra quyết định: Người dân khởi xướng, lập kế hoạch, cán bộ cùng dân quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện.
- Người dân khởi xướng, quyết định chọn các phương án và có sự hỗ trợ của cán bộ: Người dân khởi xướng, lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát. Cán bộ đóng vai trò khi người dân cần.
- Người dân tự lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, cán bộ hỗ trợ khi cần thiết.
Các mức độ tham gia này có thể minh hoạ phương thức “Nhà nước và dân cùng làm” với các bước dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra cộng thêm bước xuất phát là dân nhận từ nhà nước và bước cuối cùng là dân tự quyết nên chọn nhận những gì.
Trong đề tài này, tôi tiến hành đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo đánh giá sự tham gia của cộng đồng để thấy rõ việc cộng đồng đó đã tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng như thế nào. Qua đó, thấy rõ được vai trò của sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo.
2.1.2 Nội dung sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo
2.1.2.1 Sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong chươ...n tộc trong giảm nghèo
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI: khẳng định, giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị - nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư
- Pháp lệnh dân chủ cơ sở: Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, khu phố, khối phố, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
- Các chương trình, dự án, chính sách về giảm nghèo:
a, Chương trình 134
Trong nội dung quyết định số 134/2004/QĐ-TTg (Chương trình 134) có nêu lên nguyên tắc thực hiện chương trình trong việc huy động sự tham gia của cộng động các dân tộc. Đó là:
+ Bảo đảm công khai, công bằng đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước.
+ Phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hoá của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương.
+ Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo.
b, Chương trình 135
Để có thể thực hiện được tốt chương trình 135, nguyên tắc chỉ đạo của chính phủ là:
+ Phát huy tối đa sự sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của toàn thể cộng đồng và nội lực của các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
+ Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp cho cơ sở, phát huy mạnh mẽ quyên làm chủ của nhân dân trực tiếp tham gia vào chương trình.
c, Chương trình 30a
Chương trình 30a là chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo. Đây là một chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người các dân tộc thiểu số ở 62 huyện nghèo trong cả nước.
Một trong những nguyên tắc để thực hiện chương trình này đó là cần huy động sự tham gia của cộng đồng các dân tộc và phát huy nội lực của các hộ nghèo trong phát triển VHXH trong các chương trình giảm nghèo.
d, Chương trình 167
Chương trình 167 là hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững. Đối tượng của Chưong trình 167 là: hộ nghèo ở khu vực nông thôn chưa có nhà (hoặc nhà tạm bợ, nhà đã hỏng) và không thuộc diện đối tượng của Chương trình 134. Các đối tượng trên sẽ nhận được sự hỗ trợ của Chương trình 167 là chương trình chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của chính phủ được thực thi theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Mục đích của chương trình theo một trật tự ưu tiên quy định trong Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg.
Để xây dựng được một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24m²; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên thì yêu cầu cần phải có sự tham gia tích cực của chính hộ gia đình nhận được sự hỗ trợ đó.
2.2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Hoàng Thị Thảo, 2004,“Những giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.
Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo,đánh giá đúng thực trạng đói nghèo trong các hộ nông dân và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.
Tuyết Hoa NiêkDăm, 2008, “Thực trạng và giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc ít người tại chỗ vùng đệm vườn quốc gia Yok Đôn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk”, Luận án tiến sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Góp phần hệ thống rất nhiều cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào cộng đồng vùng đệm, cũng đề xuất nhiều giải pháp phát triển các tổ chức cộng đồng tại chỗ vào PTKT xã hội, nhưng chưa có giải pháp nào cụ thể
Lưu Thị Tho,2012,“Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về hoạt động phát triển kinh tế trong các chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại Xín Mần(Hà Giang) và Đà Bắc(Hòa Bình)” , Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động kinh tế trong xóa đói giảm nghèo; các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng các dân tộc.
Phan Vũ Tuyết Mai, 2012 “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động Văn Hóa – Xã Hội trong các chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại Đà Bắc( Hòa Bình) và Sơn Động( Bắc Giang)” , Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động Văn Hóa – Xã Hội trong xóa đói giảm nghèo; các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng các dân tộc.
Những nghiên cứu trên đây là cơ sở để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình. Hình thành ý tưởng, cũng như việc tiếp cận, phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân. Qua đó, nghiên cứu các giải pháp góp phần tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo.
2.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra
Năm 2010, Việt Nam chính thức trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, thành tựu này chưa tương xứng với thực tế khi mà tỷ lệ nghèo ở nước ta còn khá cao (12,60%, 2012). Đặc biệt, chủ yếu trong số đó là đồng bào dân tộc thiểu số. Chính phủ đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện xóa đói giảm nghèo trên cả nước. Mặc dù vậy một số chương trình chưa đạt hiệu quả như mong muốn, thậm chí thất bại. Chẳng hạn chính sách trợ cấp xã hội cho hộ nghèo, chính sách này giúp hỗ trợ cho hộ nghèo một khoản tiền nhỏ hàng tháng ( thường là 180.000đ/tháng/hộ). Với một số tiền như thế này thì không thể giúp được nhiều cho hộ nghèo, mặt khác với tâm lý “tiền chùa” thì hộ đó có thể lấy và tiêu hết trong ngày mà chỉ để ăn uống. Điều quan trọng là hộ nghèo họ không mất gì mà vẫn được sử dụng khoản tiền hàng tháng đó. Nhiều người không muốn thoát nghèo chỉ được hưởng những chính sách như vậy. Vậy ở đây, chúng ta không hề thấy sự tham gia của cộng đồng vào giảm nghèo.
Hơn thế nữa cộng đồng dân tộc thiểu số là bộ phận dễ bị tổn thương nhất trước những biến động của tự nhiên, kinh tế và xã hộihọ không biết ứng xử như thế nào trước những biến động đó. Họ thường cư trú ở những nơi có địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, khó tiếp cận được với những hỗ trợ từ Nhà nước. Vì vậy, đây là đối tượng nghèo nhất trên cả nước, cần đặc biệt quan tâm
Những nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tuy có nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề nghèo của cộng đồng này, còn mang nặng tính lý thuyết. Thêm vào đó là những chính sách được áp dụng chưa thúc đẩy được sự tham ga của họ vào công tác xóa đói giảm nghèo.
Trên thực tế đã cho thấy việc giảm nghèo thành công chỉ khi có sự tham gia tích cực của chính cộng đồng nghèo đó một cách tích cực và chủ đông. Các bài học về giảm nghèo thành công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và ở một số tỉnh của nước ta thông qua các chương trình như 135, 134, 30a, 167đã cho thấy điều đó là đúng đắn, hiệu quả và bền vững.
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Đặc điểm địa lý, địa hình
* Đặc điểm địa lý
Xã Cát Tân nằm ở phía tây bắc của huyện Như Xuân, cách trung tâm huyện khoảng 7 km về phía Đông. Có chiều dài dọc theo Yên Cát – Cát Vân từ đầu xã đến cuối xã khoảng 5 km. có vị trí địa lý:
Từ 105º42´30´´ kinh độ phía Tây.
Đến 105º 44´ 42´´ kinh độ phía Đông.
Từ 19º 35´ 44´´ vỹ độ phía Nam
Đến 19º 16´ 37´´ vỹ độ phía Bắc.
Có gianh giới tiếp giáp với các xã như sau: phía Đông giáp xã Yên Lễ; phía Nam giáp xã Hóa Quỳ; phía Tây giáp xã Cát Vân và phía Bắc giáp xã Thượng Ninh.
Vị trí địa lý của xã tương đối thuận lợi, có các tuyến đường liên xã đi đến các xã khác thuộc huyện và mạng lưới các tuyến đường liên xã, liên thôn được phân bố khá hợp lý cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa cũng như đi lại của người dân. Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên xã Cát Tân có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.
* Đặc điểm địa hình
Xã Cát Tân có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình tuyệt đối từ 300– 400 m, độ dốc trung bình từ 15 - 20º. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, tạo ra những dải đất cao thấp xen kẽ nhau nhưng độ chênh lệch không lớn tạo điều kiện thuận lợi cho viêc bố trí các loại cây trồng, vật nuôi, xây dựng cơ bản.
3.1.1.2 Thời tiết, khí hậu, thủy văn
+ Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ hàng năm là 8500ºC - 8600ºC, biên độ nhiệt dao động từ: 12 - 13ºC, biên độ ngày: 5,5 -6,0ºC. Những tháng có nhiệt độ cao là từ tháng 5 đến tháng 9, bình quân từ 28 – 29ºC. Ngày có nhiệt độ cao nhất chưa quá 41ºC. Những tháng có nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
+ Mưa: Tổng lượng mưa trong năm từ 1600mm – 1800mm, lượng mưa tập trung vào tháng 6 – 10 ( chiếm 80% lượng mưa cả năm): tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, lượng mưa ít nhất vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
+ Độ ẩm không khí: Trung bình trong năm từ 80 – 86%, các tháng 2,3,4 có độ ẩm xấp xỉ 90%.
+ Gió: thông thường có 2 hướng gió chính, đó là gió mùa Tây Bắc và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 1,8 – 2,2m/s. Ngoài ra còn có các đợt gió Tây Nam khô nóng và gió bão thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 9 ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người.
+ Thiên tai: chủ yếu là hạn hán, gió bão, rét đậm, rét hại, sương muối gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Tóm lại: Các yếu tố khí hậu, thời tiết nhìn chung thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển cây trồng vật nuôi. Đặc biệt tổng nhiệt độ trong năm lớn, có thể trồng được nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm nhất là đối với các loại cây hoa màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
3.1.1.3 Tài nguyên rừng, đất rừng
Xã Cát Tân có diện tích đất lâm nghiệp lớn khoảng 1.165,53 ha (chiếm 70,4% diện tích đất tự nhiên), trong đó có 151,38 ha rừng phòng hộ và 1.114,15ha rừng sản xuất. Về cơ bản diện tích đất lâm nghiệp của xã có rừng, với các loài cây lâm nghiệp quý như lim, lát hoa, ngoài ra còn có các loại cây keo, tràm, xà cừ, luồng, nứa.... Trong những năm qua do ổn định được lương thực, đời sống nhân dân được cải thiện nên áp lực tác động vào nguồn tài nguyên rừng đã giảm đi đáng kể, công tác bảo vệ rừng được quan tâm.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình đất đai của xã
Xã Cát Tân có diện tích đất tự nhiên là 1.655,11ha, trong đó có hơn 2/3 là diện tích đất đồi núi. Về chất đất, theo phân loại đất tiêu chuẩn của FAO-UNESCO năm 2000 thì đất đai Cát Tân có các loại như sau :
+ Nhóm đất Feralit (ký hiệu AC fa) phân bố chủ yếu trên các dẫy đồi núi. Trong đó có hai lại đó là :
+ Đất xám Feralit kết vón nông diện tích phân bổ chủ yếu trên đồi núi cao, có tầng canh tác dầy, có kết von >15%, độ no BaZơ nhỏ hơn 45%.
+ Đất Feralit điển hình (ký hiệu ACFa – Fel) phân bố chủ yếu trên các đồi thấp, tầng canh tác dầy hàm lượng dinh dưỡng khá, độ mùn cao.
- Nhóm đất Phù sa (ký hiệu Fle–h) phân bố chủ yếu tại các thung lũng, hàm lượng dinh dưỡng khá, độ mùn cao, hơi chua, khả năng hấp phụ lớn.
Đất nông nghiệp của xã năm 2012 là 1.503,73 ha chiếm tỷ lệ 90,85% trên tổng diện tích đất tự nhiên. Trong diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa nước chỉ có 288,16 ha chiếm 19,16%, đất trồng cây hàng năm chỉ có 324,23 ha chiếm 21,56% còn lại là đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng và một phần diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Năm 2013 có sự biến động nhẹ nhưng không đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 1.469,2 ha chiếm 88,76% và đến năm 2014 giảm nhẹ xuống 1447,80 ha chiếm 74,13%. Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2012 là 243,65 ha chiếm 14,72% đến năm 2013 tăng lên 244,20 ha chiếm 14,75%, đất khu dân cư năm 2013 là 112,79 ha chiếm 6,80% tăng 0,02% so với năm 2012. Đến năm 2013 có những sự thay đổi nhẹ, không đáng kể, tuy nhiên ở năm này thì diện tích cây trồng hàng năm đã có sự thay đổi khi mà chỉ còn 322,15 ha, tức là chỉ bằng 99,36% so với năm 2012 với diện tích 324,23 ha, đất phi nông nghiệp và dân cư cũng thay đổi nhẹ theo hai hướng khác nhau. Nếu đất phi nông nghiệp tiếp tục giảm thì đât dân cư lại tăng. Đó cũng là điều tất yếu trong quá trình phát triển. Đất chưa sử dụng không có sự biến động trong những năm 2012 và 2013, nhưng đến năm 2014 giảm nhẹ xuống chỉ còn 37,81ha. Diện tích đất của xã ít biến động trong những năm qua là bởi đất đai của xã đã được quy hoạch ổn định và cơ cấu cây trồng hầu như ít sự thay đổi.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai ở xã Cát Tân giai đoạn 2012 - 2014
Chỉ tiêu
Năm 2012
(ha)
Năm 2013
(ha)
Năm 2014
(ha)
So sánh (%)
13/12
(%)
14/13
(%)
Bình quân (%)
Tổng diện tích
1.655,11
1.655,11
1.655,11
100,0
100.0
100,0
1. Đất nông nghiệp
1.503,73
1.469,2
1447,80
97,7
98,5
98,1
+ Đất trồng lúa nước
288,16
285,96
284,36
99,2
99,4
99,3
+Đất trồng cây hàng năm khác
324,23
322,15
322,15
99,4
100,0
99,7
+ Đất trồng cây lâu năm
640,82
629,05
625,74
98,2
99,5
98,8
+ Đất nuôi trồng thủy sản
15,5
16,0
16,0
103,2
100,0
101,6
+ Đất nông nghiệp khác
1,00
2,5
2,4
250,0
96,0
173,0
2. Đất phi nông nghiệp
243,65
244,20
245,54
100,2
100,5
100,4
3. Đất khu dân cư
102,76
112,79
121,11
109,8
107,4
108,6
4. Đất chưa sử dụng
48,99
42,46
37,81
86,7
89,0
87,9
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch nông thôn mới xã Cát Tân)
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã
Theo số liệu thống kê của xã Cát Tân cho thấy dân số dân số xã biến động theo xu hướng càng ngày càng tăng với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 1%. Năm 2014 mật độ dân số 172 người/km2, được chia thành 8 thôn: thôn Cát Thịnh, Cát Lợi, Phụ Vân,Tân Lợi, Cát Xuân, Tân Xuân,Thanh Vân và Tân Thanh. Năm 2014 số lao động trong độ tuổi có 1540 người chiếm khoảng 54% dân số và đây là một nguồn lực rất quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã. Lao động thuộc các ngành kinh tế đều có xu hướng tăng về số lượng nhưng về cơ cấu giảm khá mạnh. Năm 2012 số lao động nông nghiệp là 1233 người chiếm 82,92% tổng số lao động đến năm 2013 số lao động này giảm xuống còn 1201 người chiếm 79,43% tổng số lao động, đến năm 2014 giảm xuống 1143 người chiếm 76,17% tổng số lao động số người lao động nông nghiệp giảm như vậy là do tỉ lệ lao động vào các khu công nghiệp tăng cao, họ không còn tha thiết gắn bó với đồng ruộng, một số thì chuyển hướng sang làm nghề khác, như kinh doanh, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, đi xuất khẩu ra nước ngoài. Ngược lại thì lao động phi nông nghiệp lại tăng nhanh qua các năm, trung bình mỗi năm tăng gần 20 %, đây là một con số thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong xã theo hướng tích cực, tuy nhiên những lao động này chủ yếu đi làm thuê, nghề nghiệp không ổn đinh. Ngoài ra tỉ lệ lao động qua đào tạo, trung cấp, cao đẳng, đại học lại tăng rất nhanh, mỗi năm trên 20 %, nguyên nhân là do những năm qua, phong trào học tập, đào tạo nghề trong xã phát triển mạnh. Trong khi tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo hầu như ít biến động và chiếm một tỉ trong lớn khoảng 85% trong số lao động toàn xã. Ngoài ra bình quân số khẩu/ hộ thì khá lớn khoảng 4,5 khẩu/ hộ, và bình quân lao động trên hộ cũng ở mức cao khoảng 2,4 lao động/ hộ, nhưng có xu hướng giảm khá mạnh.
Nhìn chung tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã Cát Tân không ổn định, tuy nhiên có xu hướng biến đổi tích cực, như tỉ lệ lao động qua đào tạo, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đều tăng, trong khi các chỉ tiêu khác biến đổi không đáng kể. Đây là một tín hiệu lạc quan đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội được tốt hơn trong thời gian tới.
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
So Sánh (%)
13/12
14/13
BQ
1. Tổng số hộ
Hộ
601
621
665
103
107,1
105,2
2.Tổng nhân khẩu
Người
2794
2822
2851
101,0
101,0
101,0
3.Tổng số lao động
Người
1487
1512
1540
102
101,9
101,8
-Lao động NN
Người
1233
1201
1173
97
97,7
97,5
- Lao động phi nông nghiệp
Người
254
311
367
122
118,0
120,2
- Trên đại học, đại học, cao đẳng
Người
25
34
43
136
126,5
131,2
- Trung cấp
Người
32
38
44
119
115,8
117,3
- Công nhân kỹ thuật
Người
121
134
144
111
107,5
109,1
- Lao động chưa qua đào tạo
Người
1309
1306
1309
100
100,2
100,0
5. Các chỉ tiêu tính toán
- Bình quân khẩu/hộ
người
4,65
4,54
4,29
97,63
94,4
96,15
- Bình quân lao động/hộ
Người
2,47
2,43
2,31
98,4
95,1
96,7
Nguồn: Ban thống kê xã Cát Tân
3.1.2.3 Tình hình đói nghèo phân theo dân tộc tại xã Cát Tân
Hiện nay trên địa bàn xã Cát Tân chủ yếu là nơi sinh sống của 2 dân tộc, trong đó dân tộc Thái có 95 hộ chiếm 14,29% tổng số hộ trên toàn xã, chủ yếu sinh sống trên địa bàn thôn Cát Thịnh, dân tộc Thổ gồm có 329 hộ chiếm 49,47% số hộ trên địa bàn, chủ yếu sinh sống trong 4 thôn là; Cát Lợi, Tân Lợi, Cát Xuân, Tân Xuân, dân tộc Kinh gồm có 231 hộ chiếm 34,74% tổng số hộ trên địa bàn, trong đó chủ yếu tập trung ở thôn Phụ Vân và Thanh Vân. Còn lại là các dân tộc khác như mườngtuy nhiên số lượng hộ không đáng kể.
Nhìn chung số hộ nghèo, hộ cân nghèo trên địa bàn xã Cát Tân chủ yếu tâp trung ở 2 dân tộc Thổ với 116 hộ nghèo chiếm 52,96% tổng số hộ nghèo và dân tộc Thái với 52 hộ chiếm 23,74% tổng số hộ nghèo trên địa bàn, hơn nữa tỉ lệ hộ nghèo trong cộng đồng dân tộc khá cao, trong 95 hộ dân tộc Thái có tới 52 hộ là nghèo, trong khi trong 329 hộ dân tộc Thổ có tới 116 hộ nghèo. Có thể nói dân tộc Thổ và Thái trên địa bàn xã Cát Tân là 2 nhóm dân tộc chiếm đa số nhưng có đời sống khó khăn nhất trên địa bàn, vì vậy trong thời gian tới cần tập trung nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển để ngang bằng với các nhóm dân tộc khác trong xã hội.
Bảng 3.3 Thực trạng đói nghèo phân theo dân tộc trên địa bàn xã Cát Tân
Dân Tộc
Tổng
số hộ
Nghèo
Tỉ lệ
(%)
Cận
nghèo
Tỉ lệ
(%)
Khác
Tỉ lệ
(%)
Thái
95
52
54,74
21
22,11
22
23,16
Thổ
329
116
35,26
93
28,27
120
36,47
Kinh
231
48
20,78
65
28,14
118
51,08
Khác
10
3
30,00
2
20,00
5
50,00
Tổng số
665
219
32,93
181
27,22
265
39,85
Nguồn: Ban thống kê xã Cát Tân năm 2014
3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng
a. Cơ sở hạ tầng xã hội – kinh tế
Hệ thống giao thông
Là xã miền núi khó khăn nên hệ thống giao thông ở đây còn gặp nhiều khó khăn, các tuyến đường liên thôn, nội thôn, đường sản xuất,trong xã chủ yếu là đường đất, đường cấp phối đi lại rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa.
Đường liên xã có chiều dài hơn 11km với 3,5km được bê tông hóa, còn lại là đường đất và cấp phối, gồm 3 tuyến. Trong đó: tuyến Yên Lễ - Cát Tân – Cát Vân dài 3,5km đã được bê tông hóa; tuyến Cát Lợi – Thanh Vân dài 2km; tuyến Cát Lợi – Cát Thịnh – Xuân Thắng dài 5,5km. Hiện tại tuyến Yên Lễ - Cát Tân – Cát Vân đang được đầu tư nâng cấp.
Đường liên thôn, liên bản dài 9km trong đó có 3km đã được bê tông hóa là tuyến Cát Lợi – Thanh Vân – Tân Thanh, còn lại là đường cấp phối và đường đất gồm các tuyến: tuyến Cát Xuân – Tân Thanh – Hóa Quỳ dài 2km; tuyến Tân Lợi – Đồng Hả dài 2km; Tuyến Tân Thanh – Hóa Quỳ dài 2km.
Đường kinh tế: Tổng chiều dài 13,5km với 100% là đường cấp phối và đường đất. bao gồm các tuyến; tuyến đường WB – đập lớn Thanh Vân dài 2km, tuyến Phụ Vân – Đồng Quằn dài 2km; tuyến Cà Phê – Ông Khương dài 2km; tuyến Tân Xuân – Thanh vân dài 2.5km; tuyến Ông Quy – Thanh Vân dài 1,5km; tuyến Ông Quế - khu Anh Châu dài 2km và tuyến Bà Lương – Giếng Hung dài 1.5km.
Nhìn chung trong những năm qua, hệ thống đường giao thông nông thôn xã Cát Tân chưa thực sự được quan tâm đúng mức, hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn, đường kinh tế vẫn chủ yếu là đường đất, đường cấp phối, vì vậy trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất nhằm đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế của Đại Hội Đảng đã đề ra và mục tiêu xây dựng Nông Thôn Mới. Cần đầu tư cải tạo nâng cấp và mở mới một số tuyến đường đạt tiêu chí nông thôn mới, trong đó chú trọng đầu tư những tuyến đường vào khu sản xuất, khai thác lâm sản nhằm góp phần vào phát triển kinh tế của xã Cát Tân cũng như sự phát triển chung của huyện.
Bảng 3.4 Hiện trạng hệ thống giao thông xã Cát Tân năm 2014
TT
Hạng mục
Tổng
Bê tông, nhựa
Cấp phối, đường đất
Tỉ lệ cứng hóa (%)
1
Đường giao thông liên xã
11,00
3,50
7,50
31,82
2
Đường giao thông liên thôn
9,00
3,00
6,00
30,00
3
Đường kinh tế
13,50
0,00
13,50
0,00
Tổng số
33,50
6,50
33,50
19,40
Nguồn: Ban thống kê xã Cát Tân
Hệ thống thủy lợi
Nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân xã Cát Tân chủ yếu được cung cấp từ các khe suối tự nhiên và hệ thống hồ đập.
Hệ thống hồ đập toàn xã có 10 hồ đập lớn nhỏ, các đập dâng đều được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách và phát triển từ các đập tạm bằng cây nứa lá, hiện tại đều đã được bê tông hóa, có một số công trình vừa mới được đầu tư nâng cấp như, Đập Đồng Man (năm 2011), Đập Cây Phay (năm 2008), Đập Tràn Khe Thanh Vân (năm 2010) vẫn đang hoạt động tốt. Tuy nhiên với đặc thù của công trình là được xây dựng từ các nhánh sông, suối, có lũ tập trung nhanh, sức lũ lớn bị các thanh gỗ cuốn trôi nên đập thường xuyên bị hư hỏng, rò rỉ, đồng thời tình trạng thiếu nước xảy ra thường xuyên do thời tiết khô hạn trong các tháng mùa hè vì vậy đã làm giảm khả năng tưới, diện tích tưới mới chỉ đạt rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới trong sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.5 Hiện trạng hệ thống thủy lợi xã Cát Tân
TT
Địa điểm
Đơn vị tính
Hiện trạng năm 2014
Số lượng
Cứng hóa
Đất
Tình trạng
I
Hồ, đập
CT
10,0
9,0
1,0
1
Đập Đồng Man
CT
1,0
1,0
0,0
Hoạt động tốt
2
Đập Thanh Vân
CT
1,0
1,0
0,0
Đang xuống cấp
3
Đập Cát Xuân
CT
1,0
1,0
0,0
Đang xuống cấp
4
Đập Cây Chay Cát Thịnh
CT
1,0
1,0
0,0
Đang xuống cấp
5
Đập Luống Bang Thanh Vân
CT
1,0
1,0
0,0
Đang xuống cấp
6
Đập Ông bụt
CT
1,0
0,0
1,0
Đang xuống cấp
7
Đập Ao Bến
CT
1,0
1,0
0,0
Hoạt động tốt
8
Đập Cây Phay Tân Xuân
CT
1,0
1,0
0,0
Hoạt động tốt
9
Đập Đồng Trành Tân Xuân
CT
1,0
1,0
0,0
Đang xuống cấp
10
Đập Tràn Khe Thanh Vân
CT
1,0
1,0
0,0
Hoạt động tốt
II
Kênh mương nôi đồng
Km
0,4
0,4
0,0
1
Kênh Cát Thịnh Đập Cây Khế
Km
0,2
0,2
0,0
Đang xuống cấp
2
Kênh Thanh Vân Đập Lớn
Km
0,1
0,1
0,0
Đang xuống cấp
3
Kênh Đập Cây Phay
Km
0,1
0,1
0,0
Hoạt động tốt
Nguồn: Số liệu tổng hợp xã Cát Tân
Hệ thống công trình tưới tiêu: Việc tiêu úng của xã Cát Tân hầu hết đã được bê tông hóa, tuy nhiên hiện nay nhiều công trình đang xuống cấp, do xây dựng từ khá lâu mà chưa được đầu tư nâng cấp.
Nhìn chung hệ thống thủy lợi của xã Cát Tân hiện nay đã cơ bản được chuẩn bê tông hóa. Tuy nhiên do đã được xây dựng từ khá lâu và ảnh hưởng của thời tiết, địa hình phức tạp và quản lý, đầu tư chưa đúng mức, vì vậy chưa đảm bảo được tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, hiện nay số diện tích lúa và hoa màu được tưới tiêu bằng hệ thống thủy lợi còn thấp và rất cần đầu tư nâng cấp cải tạo từ phía chính quyền, địa phương.
Hiện trạng hệ thống điện
Tổng xã có 8 trạm biến áp với tổng công suất thiết kế là 600 KVA cung cấp bởi hệ thống lưới điện quốc gia. Hệ thống lưới điện được kéo dài tới từng thôn bản. Tỉ lệ hộ dùng đạt 100%, do các trạm biến áp mới được đầu tư xây dựng nên hiện tại cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất trên địa bàn xã.
Bảng 3.6 hiện trạng hệ thống điện xã Cát Tân
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2014
Tổng số
Đạt tiêu chuẩn
Không đạt
1
Trạm biến áp
Trạm
8
8
0
-
Tổng dung lượng
KVA
600
2
Đường dây hạ thế
Km
50,7
26,2
24,5
3
Đường dây cao thế
Km
15,0
15
0
Nguồn: số liệu tổng hợp xã Cát Tân
Đánh giá tổng quát về cơ sở hạ tầng.
Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn, vẫn dựa vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước, cấp trên là chủ yếu. Nguồn vốn đầu tư nhiều, nhưng lại phân bổ dàn trải, thiếu đồng bộ, một số công trình chưa mang tính quy hoạch lâu dài, chất lượng các công trình giao thông, thủy lợi yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp của xã. Trong tương lai cần đầu tư hơn nữa để đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thành công chương trình nông thôn mới.
3.1.2.5 Hoạt động kinh tế
* Nông Lâm nghiệp
Trong vài năm trở lại đây, nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền, toàn thể nhân dân đã khai thác những lợi thế về mặt tự nhiên, xã hội có sẵn của địa phương, sự đầu tư mạnh của nhà nước, xã Cát Tân đã thực hiện có hiệu quả nhiều mục tiêu về kinh tế - xã hội cụ thể: tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 22,28%, tổng giá trị sản xuất đạt 40,675,805,000 đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 14,267,000 người/ năm, tăng 2,547,000 đồng so với năm 2013. Trong đó: thu về Nông Lâm Nghiệp đạt 23,068,945,000 đồng, tiểu thủ Công nghiệp – Vận tải đạt 2,764,300,000 đồng, Dịch vụ - Thu khác đạt 14,842,560,000 đồng, tổng sản lượng lương thực đạt 1,322,990 tấn, sản lượng lương thực bình quân đạt 464kg/người/năm.
*Công nghiệp, xây dựng
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu phát triển mạnh các sản phẩm như: sản xuất gạch, chế biến mủ cao su, đồ mộc, cơ khí... đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân trong xã.
Tuy nhiên do chưa được quan tâm phát triển đúng mức vì vậy ngành công nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng không đáng kể.
*Thương mại, dịch vụ
Cũng như công nghiệp, các hoạt động dich vụ ở xã Cát Tân chủ yếu là các hoạt động buôn bán nhỏ, vận tải sản phẩm nông nghiệp, bưu chính, viễn thông ...tuy nhiên cũng chưa phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng nhỏ so với cơ cấu của xã.
* Cơ cấu kinh tế
Trong cơ cấu kinh tế của xã Cát Tân thì Nông Nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đao chiếm 56,71%, trong khi công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm không đáng kể 6,79%, còn dịch vụ thương mại thì chiếm tương đối cao.
Bảng 3.7 Cơ cấu kinh tế xã Cát Tân năm 2014
Ngành
Giá trị (nghìn đồng)
Cơ cấu (%)
Nông lâm nghiệp
23,068,945
56,71
Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp
2,764,300
6,79
Dịch vụ
14,842,560
36,5
Hộ Nghèo
- Tỷ lệ hộ nghèo và cân nghèo theo tiêu chí mới (giai đoạn 2010 - 2015) theo số liệu điều tra năm 2014 là: 32.93%
3.1.3 Những nhận xét chung về địa bàn nghiên cứu
Xã Cát Tân là một xã miền núi tỉnh Thanh Hóa, là xã có điều kiện kinh tế khó khăn. Hoạt động kinh tế của người dân ở đây chủ yếu là chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp, số ít hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều. Các hộ nghèo trong xã là những hộ thuần nông có xuất phát điểm kinh tế kém hơn các nhóm hộ khác. Trình độ nhận thức của họ cũng bị hạn chế. Sau nhiều năm thực hiện các Chương trình giảm nghèo như CT 134, CT 135, 167 kinh tế của xã cũng đã có nhiều bước phát triển, sản lượng cây trồng vậy nuôi tăng lên, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết trong những năm qua không được thuận lợi thường xuất hiện hạn hán, bão làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các hộ dân. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn còn chậm, việc xác định, lập phương hướng, kế hoạch sản xuất cây trồng, vật nuôi chưa thực sự gắn với sự phát triển theo nhu cầu của thị trường. Sản phẩm trồng trọt sau khi thu hoạch chưa được bảo quản đúng cách, gây tổn thất sau thu hoạch. Chưa hình thành khu chăn nuôi, khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, sản xuất chưa thực sự gắn liền với chế biến bảo quản sản phẩm, ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường không cao. Tình trạng tự phát trong sản xuất còn phổ biến đặc biệt trong ngành chăn nuôi, thuỷ sản; phương pháp chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu là thả tự do, gây khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên, kiểm soát dịch bệnh đối với người và gia súc, ảnh hưởng tới nghành nông nghiệp. Hệ thống thuỷ lợi chủ yếu là bằng đất, và một số tuyến đã được xây dựng nhưng đã xuống cấp, ảnh hưởng công tác tưới, tiêu nước, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng.
Vấn đề phát triển kinh tế của dân tộc thiểu số tại xã Cát Tân, Như Xuân đang là vấn đề đáng được quan tâm. Từ những thuận lợi từ điều kiện tự nhiên chưa được khai thác và những khó khăn tồn đọng trên địa bàn chưa được giải quyết triệt để. Đây một phần nguyên nhân lớn dẫn đến khó khăn trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra
3.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu
Xã Cát Tân là một xã nghèo của huyện Như Xuân, nơi đây chủ yếu tập trung của các cộng đồng dân tộc thiểu số, trong đó cộng đồng dân tộc Thổ và Thái chiếm đa số. Ngoài ra đây còn là một xã nằm trong các chương trình; 134, 135, CT30ađược đảng và nhà nước quan tâm, ưu tiên phát triển.
3.2.1.2 Chọn mẫu điều tra
- Mẫu điều tra cộng đồng: Cộng đồng được chọn nghiên cứu là cộng đồng dân tộc Thái và cộng đồng dân tộc Thổ đây là 2 cộng đồng chiếm đa số và có điều kiện kinh tế khó khăn nhất trong xã. Để so sánh sự khác nhau về mức độ tham gia phát triển kinh tế, các chương trình, dự án giảm nghèo, tương trợ cộng đồng và giữ gìn văn hóa, phong tục truyền thống.
- Chọn phỏng vấn 2 cán bộ xã hoặc chuyên viên đại diện các ban ngành bao gồm: lãnh đạo xã và cán bộ các phòng ban
- Chọn 60 mẫu, tiêu chí lựa chọn tỷ lệ thành viên dựa trên chỉ tiêu thu nhập: chọn 20 hộ ngh...h hưởng nhiều nhất đến kết quả của các hoạt động giảm nghèo đó là sự tham gia của người dân vào các hoạt động đó.Tuy nhiên ở đây, sự tham gia của người dân còn quá hạn chế, thậm trí chính bản thân họ cũng chưa tha thiết với việc phát triển kinh tế của chính họ, cũng không có nhu cầu hay tâm lý giảm nghèo, hộ luôn trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước, có một số hộ còn tìm mọi cách để trở thành hộ nghèo. Ngoài hoạt động phát triển kinh tế hộ cộng đồng còn tham gia các hoạt động giữ gìn phong tục tập quán, các hoạt động tương trợ để giảm nghèo nhưng thực tế cho thấy kết quả giảm nghèo vẫn còn rất thấp.Sự tham gia của cộng đồng còn nhiều hạn chế do rất nhiều nguyên nhân, trong đó trình độ thấp và điều kiện kinh tế khó khăn là hai nguyên nhân chính làm giảm sự tham gia của người dân vào các hoạt động giảm nghèo. Sau khi nghiên cứu thực tế trên địa bàn xã, khóa luận đưa ra một số giải pháp để làm tăng sự tham gia của cộng đồng dân tộc Thiểu số trong các hoạt động giảm nghèo. Trong đó giải pháp về nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng là giải pháp quan trọng nhất, bởi có tới gần 100% người dân không thể tham gia vào các khâu lập kế hoach,giám sát, quản lý của các chương trình mục tiêu quốc gia. Vậy vấn để đặt ra là phải nâng cao trình độ dân trí để cộng đồng có thể hiểu và tham gia vào tất cả các khâu, tất cả các hoạt động giảm nghèo lúc đó thì các hoạt động giảm nghèo mới đem lại hiệu quả cao.
5.2 Kiến nghị
5.2.1. Với Nhà nước
Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các CT, DA đang có, cần rà soát lại việc thực hiện, triển khai, các vấn đề vướng mắc, những mặt yếu kém của các trương trình giảm nghèo . Cần tăng cường các hỗ trợ PTKT, XĐGN cho các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa . Hỗ trợ cơ bản cho đối tượng chính là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, những người gặp rủi ro, người không có khả năng cải thiện đời sống của mình xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của họ - tức là hỗ trợ cái họ cần thiết nhất. Quá trình hình thành chính sách cần phải có khảo sát nhu cầu của người được thụ hưởng chính sách, cần xem bản thân họ cần cái gì để PTKT, cũng như cải thiện đời sống của mình, hỗ trợ này mang tính công bằng xã hội. Kế hoạch thực hiện các CT, DA hay chính sách giảm nghèo cần được lập cụ thể, chi tiết đến từng đối tượng, lồng ghép nguồn hỗ trợ với khả năng đóng góp của cộng đồng. Hỗ trợ của Nhà nước không phải là chìa khóa vạn năng, cần có kế hoạch tài chính và kế hoạch nguồn lực huy động nguồn lực từ cộng đồng thì hiệu quả hỗ trợ sẽ cao hơn. Trong đó chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, kinh tế cho địa phương đó. Hỗ trợ phát triển sản xuất không nên cung cấp theo kiểu cứu đói, bảo trợ, cần phải để người dân tự có kế sinh nhai của mình và hỗ trợ họ làm tốt hơn. Nên đảm bảo toàn bộ người nghèo, dân tộc thiểu số được hưởng chế độ chăm sóc y tế, giáo dục, đời sống toàn diện, chính sách dành cho họ nên phù hợp với điều kiện mà không đánh đồng với nhóm hộ khác.
5.2.2. Với Chính quyền địa phương các cấp
* Đối với cấp xã, thôn: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động kinh tế để giảm nghèo. Đồng thời tăng cường năng lực cho các tổ chức đoàn thể ở các xã để họ có khả năng huy động hội viên tham gia một cách chủ động, tích cực.
* Đối với cộng đồng: Phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn hay, đạt hiệu quả; Phát huy tính tự lực, tự chủ, không ỷ lại vào sự trợ giúp, tự vươn lên trong sản xuất đời sống bằng chính sức lao động của mình để thoát khỏi cảnh đói nghèo; Cần phải tham gia tích cực hơn nữa vào các chương trình triển khai ở địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ : Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
2. Quyết định Số 135/1998/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của Thủ tướng chính phủ
3. Quyết định số 09/2011/QĐ – TTg ngày 30/01/2011 về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015
4. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của UBND xã Cát Tân qua các năm 2011, 2012 và 2013.
5. Báo cáo tổng kết Chương trình 135, Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, các năm 2012, 2013 và 2014.
6. Dự thảo đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cậu cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số năm của Ủy Ban Tộc, 2014
7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010
8. Đỗ Kim Chung, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hỗ trợ giảm nghèo và đầu tư công cho giảm nghèo. Tạp chí khoa học và phát triển 2010; tập 8; số 4:708-718, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
9. Đỗ Kim Chung (2011), Bài giảng môn Kế hoạch và chiến lược phát triển, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
10. Phạm Bảo Dương (2010), Một vài suy nghĩ đổi mới cơ chế thực hiện chính sách giảm nghèo. Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 15/2010 (479), tr 10-13
11. Hoàng Thị Thảo (2004),“Những giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.
12. Tuyết Hoa NiêkDăm (2008), “Thực trạng và giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc ít người tại chỗ vùng đệm vườn quốc gia Yok Đôn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk”, Luận án tiến sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
13. Lưu Thị Tho (2012),“Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về hoạt động phát triển kinh tế trong các chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại Xín Mần(Hà Giang) và Đà Bắc(Hòa Bình)” , Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
14. Phan Vũ Tuyết Mai (2012) “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động Văn Hóa – Xã Hội trong các chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại Đà Bắc( Hòa Bình) và Sơn Động( Bắc Giang)” , Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
15. Khái niệm dân tộc thiểu số wikipedia.org
16. Trương Văn Tuyển, 2007, Phát triển cộng đồng. Giáo trình của Trường Đại học Nông Lâm Huế, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005.
17.( Setty, 1991) định nghĩa về sự tham gia của cộng đồng. Nguồn:
CÂU HỎI PHỎNG VẤN THÀNH VIÊN CỘNG ĐỒNG
Ngày phỏng vấn:
A.THÔNG TIN CHUNG CỦA CHỦ HỘ
1. Tên :
2.Tuổi:
3. Giới tính: Nam (Nữ)
4. Dân tộc:
5. Nơi cư trú: Thôn/bản.xã..huyện
6. Nghề nghiệp:
Nông dân Công chức nhà nước
Kinh doanh Công nhân
7. Trình độ học vấn(?/12)
8. Số khẩu: Số lao động:
9a. Loại hộ theo thu nhập:
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Hộ khác( ghi rõ) :
9b. Loại hộ theo ngành nghề:
Hộ thuần nông Hộ thương mại dịch vụ
Hộ kiêm Loại khác( ghi rõ):
10 - Đất Nông nghiệp:......(m2):
+ Đất được giao..............m2,
+ Đất thuê....................m2 Giá thuê- Đất Lâm nghiệp:........(m2) : được giao..............m2, đất thuê................m2
B. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
11. Gia đình Ông/bà chủ yếu làm trong lĩnh vực gì?
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
12. Gia đình ông/bà có ngành nghề phụ không? Có Không
12a. Thu nhập bình quân /năm.13. Gia đình ông/bà có kinh doanh buôn bán không? Có Không
Nếu CÓ thì kinh doanh cái gì?:
- Thu nhập bình quân/năm:.......................................................
14. Gia đình ông/bà có ai đi làm công ăn lương không?
Có
Không
Nếu CÓ thì làm công việc gì?.....................................Thu nhập/năm...............,
15. Xin ông/bà cho biết diện tích, năng suất của một số cây trồng chủ yếu?
Cây trồng
Diện tích (sào)
Năng suất (kg/sào)
Đơn giá (nghìn đ/kg)
Giá trị (nghìn đ)
(tự tổng hợp
Tổng
16. Ông/bà có sử dụng giống cây trồng mới không? Có
không
Nếu KHÔNG thì vì sao?...............................................................................
Nếu CÓ thì vì sao?
17. So với trước đây, kỹ thuật trồng trọt hiện nay của gia đình ông bà có thay đổi không? Có Không
- Nếu CÓ thì thay đổi như thế nào?
Gieo hạt...............................................................................................................
Làm đất
Trồng cấy
Bón phân
Sử dụng thuốc BVTV
Thu hoạch/bảo quản
- Nếu KHÔNG thì vì sao:....................................................................................
18. Ông/bà đã làm gì để nâng cao năng suất cây trồng?
Sử dụng giống mới
Sử dụng thêm phân bón Khác(ghi rõ)
Thay đối kĩ thuật canh tác
19a. Sản phẩm trồng trọt sản xuất ra ông/bà sử dụng như thế nào?
Chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình
Chủ yếu để bán
Một phần để bán, một phần để tiêu dùng
Để trao đổi
Khác (ghi rõ).......................................
19b.Nếu để bán thì Ông/bà đã bán ở đâu?
Chợ
Tại nhà
Tại ruộng
Khác (ghi rõ)......................................................................................
19c. Nếu để bán thì Ông/bà đã bán cho ai?
Dân trong vùng
Thương lái trong vùng
Thương lái ngoài vùng
Khác (ghi rõ)......................................................................................
19d. Ông/bà đã làm gì để bán được nhiều sản phẩm hơn?
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chủ động tìm người mua
Định giá hợp lý
Quảng bá về sản phẩm (cụ thể).....................................
Khác(ghi rõ)
20. Xin ông/bà cho biết số lượng và sản lượng vật nuôi chủ yếu?
Vật nuôi
Đầu con
Sản lượng thịt (kg)
Đơn giá (nghìn đ/kg)
Giá trị (nghìn đ)
Tổng
21. Ông/bà có sử dụng giống vật nuôi mới không? Có
không
21a. Nếu CÓ đó là loại gì....................................................................................
21b. Nếu KHÔNG thì vì sao...............................................................................
22. So với trước đây, kỹ thuật chăn nuôi hiện nay của gia đình ông bà có thay đổi không? Có
Không
- Nếu CÓ thì thay đổi như thế nào?
Chuẩn bị chuồng trại..........................................................................................
Cho ăn
Tiêm phòng
Kỹ thuật chăn thả
- Nếu KHÔNG thì vì sao23. Ông/bà đã làm gì để nâng cao năng suất vật nuôi?
Sử dụng giống mới
Sử dụng thêm thức ăn
Thay đổi kỹ thuật chăn thả
Khác
24. Ông/bà có gặp khó khăn trong sản xuất không?
Có
Không
24a. Nếu CÓ thì là khó khăn gì?
Ghi rõ: 24b. Khi gặp khó khăn Ông/bà thường làm như thế nào?
Chấp nhận
Nhận giúp đỡ từ bên ngoài
Khác (ghi rõ)...........................
25a. Ông bà vay vốn từ ngân hàng không? Có Không
Nếu CÓ với số vốn vay là
triệu đồng, mức lãi suất%/tháng từ ngân hàng..thời gian cho vaytháng, từ chương trình
25b. Điều kiện được vay vốn có khó khăn hay không
Có Không
25c. Ông/ Bà sử dụng số vốn vay đó vào mục đích gì?(ghi rõ)
25d. Đánh giá của gia đình ông/bà về nguồn vốn được vay?
Rất hữu ích
Hữu ích
Không có hiệu quả
26. Đánh giá của ông/bà về việc hỗ trợ tín dụng :
a. Mức hỗ trợ:
Cao
Trung bình
Thấp
b.Thời gian:
Ngắn
Trung bình
Dài
c. Thủ tục:
Đơn giản
Phức tạp
Giải thích rõ..........................................
d.Điều kiện cho vay:
Phù hợp
Không phù hợp
Giải thích rõ................27. Ông/bà có được hỗ trợ về đầu vào không? Có Không
27a. Nếu CÓ Loại đầu vào được hỗ trợ.Số lượng
27b. Ông/bà nhận xét như thế nào về hỗ trợ đầu vào?
Rất tốt
Tốt
Tạm chấp nhận được
Không tốt
Rất không tốt
27c. Việc sử dụng đầu vào đó đã đem lại kết quả gì cho sản xuất?
.........................................................
B. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN GIẢM NGHÈO
28. Ông/bà có tham gia tập huấn khuyến nông không? Có Không
28a. Nếu KHÔNG vì sao?..........................................
28b. Nếu CÓ chủ đề gì?...............................................................................
Ai tổ chức? ...............................thời gian học (ngày)..................................
28c.Chất lượng giảng dạy(nội dung kiến thức, cách truyền đạt của giáo viên):
Tốt
Bình thường
Kém
28d. Ai là người thường xuyên tham gia tập huấn:
Ông
Bà
28e. Việc tham gia mô hình giúp ích gì cho ông bà?....................................
...........................................................................................................................
29a.Trong chương trình giảm nghèo Ông, bà có được khuyến nông hỗ trợ gì không? Có
Không
29b. Nếu CÓ thì được hỗ trợ gì?
Tập huấn kĩ thuật
Phân bón
Giống
Khác(ghi rõ).............
30a. Ông/bà có tham gia cuộc họp bình xét hộ nghèo không?
Có
Không
30b. Nếu CÓ xin ông/bà cho biết cách thức bình xét?
Cán bộ thôn/bản tự quyết định danh sách hộ nghèo
Cán bộ lên danh sách, thông qua người dân bằng họp thôn biểu quyết
Người dân đề nghị danh sách, cán bộ thôn/ bản xem xét và chốt danh sách
Khác (ghi rõ):
30c. Ông/bà biết các tiêu chí bình xét hộ nghèo nào?
Nhà ở kém chất lượng
Thu nhập thấp
Ít tài sản
Đông người ăn theo
Khác (ghi rõ)..................................................................
30d. Theo ông/bà các tiêu chí này có phù hợp không?
Tiêu chí
Có
Không
Giải thích
30e. Ông/bà cho biết những người được bình xét là hộ nghèo có xứng đáng không? Có, Không vì sao........................................................................................................................30f. Nếu KHÔNG tham gia bình xét thì vì sao?
Không tổ chức bình xét
Không được thông báo
Bận không đi được
Không quan tâm
Không có ý kiến đóng góp
Khác........................
31. Địa phương ông bà đã và đang xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nào không? Có
Không
Nếu có thì là công trình gì? (ghi rõ)
32. Ông bà có tham gia đóng góp vào các công trình cơ sở hạ tầng nào không?
Có Không
Nếu có thì là công trình gì? (ghi rõ)
33. Ông bà đã tham gia các khâu nào trong từng công trình, xin cho biết lý do, thuận lợi và khó khăn khi tham gia :
C.tr số
Khâu t.g
Lý do
Thuận lợi
Khó khăn
Ghi chú: (1) Biết; (2) Xác định nhu cầu; (3) Lập kế hoạch; (4) Triển khai TH;
(5) Giám sát đánh giá; (6) Hưởng lợi; (7) Quản lý
34. Có một số công trình ông/bà KHÔNG tham gia, lý do vì sao ông/bà không tham gia các công trình này?..............................................................................
............................................................................................................................35a. Mức đóng góp của ông bà khi tham gia vào các công trình CSHT
Tên công trình
Đóng góp bằng ngày công (ngày)
Đóng góp bằng hiện vật
Đóng góp bằng tiền (1.000 đồng)
Loại
Số lượng
35b.Ông bà đánh giá như thế nào về mức độ đóng góp cho các công trình?
Thấp Trung bình
Cao
Vì sao ông bà lại đóng góp ở mức đó?
35c. Ông bà gặp khó khăn gì khi đóng góp? 36a. Ngoài xây dựng CSHT thì ông/bà có biết hoạt động giảm nghèo hay hỗ trợ cho người nghèo nào trong các chương trình giảm nghèo của nhà nước đã được triển khai tại địa phương không? Có ; Không
36b. Nếu CÓ đó là các hoạt động nào?
Miễn giảm học phí
Hỗ trợ vốn
BHYT
Hỗ trợ đầu vào
Nước SH
Tập huấn khuyến nông
Nhà ở
36c. Nếu CÓ tham gia thì ông/bà biết hoạt động đó từ đâu?
Cán bộ
Tổ chức XH
Loa phát thanh địa phương
Truyền hình
Đài
Thông tin từ hàng xóm, người thân
37. Ông bà đã tham vào các hoạt động đó ntn?
STT
Biết
(1)
XĐNC ưu tiên
(2)
Lập kế hoạch (3)
Triển khai TH (4)
G/s đánh giá (5)
Hưởng lợi (6)
Quản lý (7)
Số khâu TG
Miễn giảm học phí (1)
BHYT(2)
Nước SH (3)
Nhà ở (4)
Hỗ trợ vốn (5)
Hỗ trợ đầu vào (6)
Tập huấn khuyến nông (7)
Đào tạo cán bộ (8)
Khác (9)
37a. Vì sao hoạt động số.. ông bà tham gia nhiều nhất?
37b. Vì sao hoạt động số ông bà tham gia ít nhất?37c. Ông/bà không tham gia hoạt động nào? Vì sao?...........................................
.............................................................................................................................
38a. Ông hay Bà là người thường xuyên đi dự các cuộc họp
Ông
Bà
38b.Ông (bà) có thường xuyên đóng góp ý kiến trong các cuộc họp không?
Có Vì sao? Không Vì sao?
39. Ông bà có được hưởng hỗ trợ bảo hiểm y tế? Có Không
40a. Nếu CÓ trong năm qua Ông/ Bà sử dụng thẻ BHYT như thế nào?
Có sử dụng Số lần:
Trong các trường hợp: Không sử dụng Vì sao: 40b. Mức độ hài lòng của Ông/ Bà về những hỗ trợ mà thẻ BHYT đem lại là:
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Vì sao?41c. Những khó khăn/thuận lợi của ông bà khi sử dụng thẻ BHYT là gì?
Thuận lợi
khó khăn
42a. Gia đình Ông/ Bà hiện có bao nhiêu con em đang tuổi đến trường?......
Bao nhiêu con em được đi học?.................:
Mầm non:.;Cấp 1.;Cấp 2...; Cấp 3 trở lên.
Bao nhiêu con em không được đi học?.................................................
Vì sao? 42b. Con em Ông/bà có được hưởng Hỗ trợ về giáo dục ( miễn giảm học phí, cho vay đi học, trợ cấp, ) không? Có
Không
42c. Nếu CÓ Ông/ Bà được hưởng loại hỗ trợ giáo dục nào?
1.Miễn giảm học phí
%
2.Cho vay đi học
(1.000 đồng/tháng)
Thời hạn............(tháng), lãi suất
(%/tháng) Từ chương trình:
Điều kiện được vay:............................................................................
3. Trợ cấp Bằng ::
Số lượng
42d. Nếu KHÔNG thì vì sao?............................................................................
C. HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ CỘNG ĐỒNG
43. Năm vừa qua Ông/ Bà có bị thiếu đói không? Có Không
Nếu CÓ bao nhiêu tháng trong năm:
..
43a. Ông(bà) có được hỗ trợ lương thực khi thiếu đói không?
Có
Không
Nếu có thì hình thức hỗ trợ là gì?: Được cho Được cho vay
43b. Nếu CÓ: Bằng cái gì?.................................................................................
Mức hỗ trợ là bao nhiêu:
Từ ai:
43c. Nếu KHÔNG thì tại sao?............................................................................
44. Ông(bà) có hỗ trợ lương thực nhà khác không?
Có
Không
44a. Nếu CÓ: Bằng cái gì?..................................................................................
Mức hỗ trợ là bao nhiêu:......................................................
Hỗ trợ ai.. thuộc dân tộc nào?..................................
Số lần cho/cho vay:..
44b. Nếu KHÔNG thì vì sao?............................................................................
45. Khi thiếu vốn Ông/ Bà nhận được hỗ trợ về vốn từ cộng đồng không?
Có Không
45a. Nếu CÓ thì Ông/bà: Được cho
Được cho vay
Lượng
Thời gian..... Lãi suất......Từ ai?
45b. Nếu không thì tại sao?46. Ông/Bà có cho/cho vay vốn không? Có
Không
46a. Nếu CÓ thì: Cho Cho vay
Bao nhiêu?............................triệuđ........Cho ai?....................thuộc dân tộc
Lãi suất %/năm, thời gian ..(tháng).
46b. Nếu KHÔNG thì vì sao ?............................................................................
47. Khi thiếu đầu vào (giống, phân bón) Ông/ Bà có nhận được hỗ trợ từ cộng đồng không? Có
Không
47a. Nếu CÓ thì hình thức hỗ trợ là: Được vay Được cho
Loại đầu vào............................................................Từ ai:...................................
Bao nhiêu?..........................................................Thời gian.
47b. Nếu KHÔNG tại sao ?............................................................................
48. Ông/ Bà có thường xuyên đổi công /cho công lao động cho hộ khác không?
Có Không
48a. Nếu CÓ thì là: Đổi công Cho công
Công việc gì?.................................................. Thời điểm...............................
Số ngày công đổi/cho là:....................................................
48b. Nếu KHÔNG thì vì sao?
D. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
49a. Hằng năm, ông/bà hay hộ gia đình mình tham gia những phong tục hay lễ hội gì trong năm?
Tên lễ hội/ phong tục
Thời gian tham gia (ngày)
Chí phí tham gia (nghìn đ)
Hoạt động khi tham gia
49b. Vì sao ông/bà tham gia các lễ hội?
Lễ hội truyền thống bắt buộc phải tham gia
Tập tục của dân tộc, gia đình
Thích tham gia
Tham gia vì tin tưởng
Cầu an, cầu may, cầu duyên
Vì những lời nguyền
Sợ Trời (giàng) bắt vạ
Thần linh bắt vạ
Khác (ghi rõ)49c. Việc tham gia các lễ hội có ảnh hưởng gì đến gia đình?MẶT TỐT:.............................................................................................................................
50. Những mặt chưa được, cần phải hạn chế?
51. Xin Ông (bà) cho biết sự không phù hợp của chính sách xóa đói giảm nghèo đang được triển khai ở địa phương?
Không khuyến khích người dân tham gia
Nguồn vốn đầu tư thấp
Tiêu chí xác định hộ hưởng lợi không phù hợp
Thông tin về chính sách hạn chế
52a. Địa phương có thành lập ban giảm nghèo hay không?
Có Không
Nếu CÓ thì có mấy người: 52b. Ai là trưởng ban?52c. Trong triển khai thực hiện các CT/DA XĐGN, ban giảm nghèo có tham gia họp cùng dân không? Có không Nếu có thì họp như thế nào?
Họp theo
tháng
quý
năm
không theo định kì nào cả
52d. Cán bộ giảm nghèo của xã có thường xuyên xuống thôn bản hay không?
Rất thường xuyên
Thỉnh thoảng
Bình thường
Hiếm khi
Không bao giờ
52e. Ý kiến đóng góp của dân có được cán bộ ghi nhận không? Có Không
Giải thích rõ:.............................................................................................................................
52f. Ý kiến của dân có được cán bộ phản hồi hay thực hiện không?
Có Không
Giải thích rõ:52g. Theo ông/bà thì năng lực quản lý và trình độ cán bộ xã là?
Tốt
Bình thường
Không tốt
Giải thích rõ:53. Khi thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương thì cán bộ xã có giám sát đánh giá thường xuyên không?
Thường xuyên
Bình thường, khi cần vẫn có mặt
Ít
Rất ít
Không
Ghi rõ
54. Ngoài các chương trình giảm nghèo của nhà nước thì gia đình ông bà có nhận được hỗ trợ nào khác không?
Các tổ chức phi chính phủ
Các doanh nghiệp
Các cá nhân
Các tổ chức đoàn thể (ghi cụ thể.........)
Khác(ghi rõ) : 55. Theo Ông, bà điều gì làm ảnh hưởng đến sự tham gia của ông, bà trong các hoạt động giảm nghèo?.....................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................
56. Theo Ông, bà làm thế nào để khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong xóa đói giảm nghèo?.....................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................
Cám ơn sự giúp đỡ của ông/bàCÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ XÃ
Ngày phỏng vấn:1. Tên cán bộ.........................
2.Tuổi: .....
3. Dân tộc................ 4. Giới tính......... 5. Chức vụ...................
6. Địa chỉ: xã...........................huyện..............................tỉnh.........................
7. Ông/bà đánh giá như thế nào về thực trạng kinh tế ở địa phương?
Cơ cấu kinh tế như thế nào?...............................................................................
.............................................................................................................................8. Các chương trình – dự án giảm nghèo nào đã và đang được triển khai tại địa phương?
Của chính phủ......................................................................................................
Của các tổ chức khác..........................................................................................
..........................................................................................................................
9. Có các hoạt động giảm nghèo nào đã và đang triển khai địa phương ?
Trong chương trình giảm nghèo:..........................................................
.............................................................................................................................
Hoạt động do địa phương tự phát động:.......................................................
10. Những cơ sở hạ tầng nào đã và đang được xây dựng ở địa phương?
..........................................................................................................................................................................................................................................................
11. Sự tham gia của người dân trong các hoạt động giảm nghèo này như thế nào?
+ Trong chương trình giảm nghèo
Cơ sở hạ tầng.............................................................................................
Y tế...................................................................................................................
Giáo dục..............................................................................................
Văn hóa................................................................................................................
Khuyến nông...............................................................................................
Khác.....................................................................................................................+ Địa phương tự phát động
Quỹ hỗ trợ người nghèo.....................................................................................
............................................................................................
Hoạt động tương trợ người nghèo......................................................................
.............................................................................................................................+ Phát triển kinh tế hộ (Trồng trọt, chăn nuôi, tìm kiếm việc làm)
Trồng trọt.................................................................................................
Chăn nuôi....................................................................................................
Tìm kiếm việc làm.............................................................................................
12. Người dân gặp những khó khăn gì khi tham gia các hoạt động này?
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
13. Theo Ông, bà những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc?....................................................................................................
14. Chính quyền địa phương đã làm gì để khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động giảm nghèo?...........................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................
15. Các phong tục tập quán của dân tộc thiểu số như thế nào (nhận xét tốt, xấu)?
..........................................................................................................................................................................................................................................................16. Ông, bà cho biết thực trạng giáo dục của địa phương? những thuận lợi và khó khăn trong phát triển giáo dục?
..........................................................................................................................................................................................................................................................17. Ông, bà cho biết thực trạng y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng của địa phương? những thuận lợi và khó khăn?
..........................................................................................................................................................................................................................................................18. Thực trạng nghèo đói của dân tộc thiểu số? So sánh với các dân tộc khác?
..........................................................................................................................................................................................................................................................19. Nguyên nhân nghèo đói?
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................20. Ông, bà đánh giá như thế nào về năng lực của cán bộ thôn hiện nay?
..........................................................................................................................................................................................................................................................21. Ông, bà đánh giá như thế nào về năng lực của cán bộ xã?
..........................................................................................................................................................................................................................................................22. Giải pháp, kiến nghị để giảm nghèo cho địa phương?
..........................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_su_tham_gia_cua_cong_dong_dan_toc_thieu_s.doc