Khóa luận Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bằng lũng – Huyện Chợ đồn – Tỉnh Bắc Kạn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- MÙNG THỊ HÀ Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN BẰNG LŨNG – HUYỆN CHỢ ĐỒN – TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông đại học Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG L

pdf73 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bằng lũng – Huyện Chợ đồn – Tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÂM --------------o0o-------------- MÙNG THỊ HÀ Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN BẰNG LŨNG – HUYỆN CHỢ ĐỒN – TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông đại học Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K48LT– KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Huệ Thái Nguyên – 2019 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo khoa Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cán bộ. Em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, người dân trong thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có điều kiện được thực tập và nâng cao sự hiểu biết. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, người thân của em đã động viên góp ý, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Dù rất cố gắng xong do điều kiện thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên báo cáo của em không thể tránh khỏi những khuyết điểm thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến góp ý, phê bình và bổ sung của các thầy cô giáo và bạn bè để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Mùng Thị Hà ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần của CTRSH ................................................................... 7 Bảng 2.2: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước ....................... 14 Bảng 2.3: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước trên thế giới ..................................................................................................... 17 Bảng 2.4: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 .... 19 Bảng 3.1: Số lượng đối tượng được phỏng vấn .............................................. 27 Bảng 4.1: Dân số thị trấn Bằng Lũng .............................................................. 32 Bảng 4.2: Một số tiêu chí kinh tế của thị trấn Bằng Lũng .............................. 33 Bảng 4.3: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH chia theo nhóm tuổi (N = 50) .......................................................................................... 38 Bảng 4.4: Số hộ dân phân loại CTRSH hàng ngày trước khi xử lý ................ 40 Bảng 4.5: Số hộ biết cách phân loại CTRSH .................................................. 41 Bảng 4.6: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý CTRSH ........ 43 Bảng 4.7: Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình ................. 45 Bảng 4.8: Chính quyền địa phương xử lý rác sau khi thu gom bằng cách ..... 46 Bảng 4.9: Nguyên nhân bỏ rác và đổ rác thải không đúng quy định .............. 48 Bảng 4.10: Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý CTRSH ..................................................................... 49 Bảng 4.11: Mức độ quan tâm của người dân về công tác quản lý CTRSH .... 50 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ........................................... 6 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện dân số của thị trấn Bằng Lũng ............................. 32 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nghèo ...................................................... 33 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phân loại rác thải SH của người dân trước khi xử lý ......................................................................... 40 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện số hộ biết cách phân loại CTRSH ....................... 41 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý CTRSH .................................................................................... 44 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện cách xử lý RTSH của các hộ gia đình ................. 45 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện cách chính quyền địa phương xử lý rác sau khi thu gom ............................................................................................... 46 Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân bỏ rác và đổ rác không đúng quy định ....................................................................................... 48 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường CT : Chỉ thị CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt ĐMC : Đánh giá môi trường chiến lược DS : Dân số ĐTM : Đánh giá tác động môi trường NĐ : Nghị định NĐ – CP : Nghị định chính phủ QĐ : Quyết định SH : Sinh hoạt TDTT : Thể dục thể thao TL : Tỉnh lộ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân URENCO : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị. VSMT : Vệ sinh môi trường v MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn (CTR) .......................................................... 4 2.1.2. Khái niệm chất thải rắn (CTR) ................................................................ 5 2.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn ................................................................. 5 2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 6 2.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng .......................................................................................................... 8 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................... 11 2.3. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam ...... 13 2.3.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới ..................... 13 2.3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam .................... 17 2.3.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn ...................................................................... 21 2.4. Nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt................................24 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 25 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25 vi 3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 25 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn ................................................................................. 25 3.3.2. Thực trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn ................................................ 25 3.3.3. Đánh giá nhận thức của người dân tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn về công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH .......... 25 3.3.4. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn ............................. 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25 3.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập số liệu thứ cấp ..................................... 26 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 26 3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia .......................................... 27 3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu ............................................... 27 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 28 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ..................................................................................................... 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 32 4.2. Thực trạng việc thu gom, phân loại và xử lý CTRSH của người dân và chính quyền tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn .......... 37 4.2.1. Thực trạng việc thu gom, phân loại CTRSH của người dân thị trấn Bằng Lũng ....................................................................................................... 37 4.2.2. Thực trạng việc xử lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng .......................... 42 4.3. Những nhận thức của người dân tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn trong việc thu gom, phân loại và xử lý CTRSH .................... 47 vii 4.4. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn............... 51 4.4.1. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn .......................................................... 51 4.4.2. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn ................. 52 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 56 5.1. Kết luận .................................................................................................... 56 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các nhà máy, các khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước, mặt khác tạo ra một lượng lớn chất thải bao gồm rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, rác y tế Các chất thải nói trên nếu không được quản lý đúng đắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Ở Việt Nam, trong một vài năm gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn chất thải rắn ngày càng gia tăng. Việc quản lý chất thải rắn của các Bộ, các nghành, các địa phương hiện nay chưa đáp ứng được các đòi hỏi của tình hình thực tế. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm do rác đang là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các địa phương trong cả nước. Chợ Đồn là một huyện miền núi có tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh, Huyện có 1 thị trấn và 21 xã, các khu chợ, nhà hàng, các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ đua nhau phát triển, lượng chất thải cũng từ đó mà tăng lên rất nhanh. Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước huyện Chợ Đồn cũng đang phát triển mạnh mẽ, sự phát triển đó tạo nhiều công ăn việc làm, đời sống người dân được nâng cao. Nhưng bên cạnh mặt tích cực đó chất lượng môi trường đang ngày một suy giảm, các biện pháp quản lý chất thải chưa được quan tâm đúng mức, nguồn kinh phí đầu tư cho 2 công tác thu gom và xử lý rác thải chưa cao, chưa có cán bộ môi trường giám sát thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của ban giám hiệu, các thầy cô giáo bộ môn trong khoa Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ – giảng viên khoa Môi trường, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông tin định tính và định lượng nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đóng góp một phần nào đó cho hệ thống lí luận và phương pháp luận về nhận thức trong công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân đối với môi trường. - Thông qua việc xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập được cho thấy thực trạng việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân hiện nay. Từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt 3 tiêu cực của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Cho thấy được ý thức cộng đồng của người dân hiện nay qua việc hiểu biết và hành vi của người dân về công tác thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt nói chung. - Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho người dân nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn cảnh đất nước hiện nay. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề tài mang tính chất thăm dò nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày và qua công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt. - Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu vấn đề này sâu hơn và cho các sinh viên khoá sau. - Qua đề tài em cũng đề ra những biện pháp giúp địa phương tham khảo trong việc quản lý và hướng dẫn người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. - Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn (CTR) Theo điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 nghị định về quản lý chất thải và phế liệu [9]: + Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. + Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. + Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay không phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích để phân loại và quản lý trên thực tế. + Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau. + Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. + Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. + Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý. Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau. Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những 5 nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây: - Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: + Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình. + Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: Là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. - Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí. - Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: Theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa - Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: Chất thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả. 2.1.2. Khái niệm chất thải rắn (CTR) Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. [9]. 2.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn Các nguồn phát sinh CTR chủ yếu từ các hoạt động: - Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ và thương mại - Cơ quan, trường học - Bệnh viện 6 - Hoạt động xử lý rác thải - Nơi vui chơi giải trí - Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp - Nhà dân, khu dân cư - Dịch vụ, thương mại, xe, nhà gas - Giao thông, xây dựng Nhà dân, khu dân Cơ quan, trường Nơi vui chơi, cư học giải trí Dịch vụ, thương Bệnh viện, cơ mại, xe, nhà ga Chất thải rắn sở y tế Nông nghiệp, Khu công Giao thông, xây dựng hoạt động xử lý nghiệp, nhà rác thải máy, xí nghiệp Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 2.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần 7 chất thải rắn sinh hoạt là điều hết sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế. Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng chất thải thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp Bảng 2.1: Thành phần của CTRSH Thành phần Nguồn gốc Ví dụ 1. Các chất cháy được a. Giấy Các vật liệu làm từ giấy và bột Các túi giấy, mành bìa, giấy vệ sinh b. Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon c. Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn, thực Cọng rau, vỏ quả, thân phẩm cây, lõi ngô d. Cỏ, gỗ, củi, rơm, Các sản phẩm và vật liệu được Đồ dùng bằng gỗ như dạ chế tạo từ tre, gỗ, rơm bàn, ghế, đồ chơi, e. Chất dẻo Các sản phẩm và vật liệu được Phim cuộn, túi chất dẻo, chế tạo từ chất dẻo chai, lọ. Chất dẻo, đầu vòi, dây điện f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được Bóng, giày, ví da, áo chế tạo từ da và cao su da 2. Các chất không cháy a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được Vỏ hộp, hàng dào sắt, chế tạo từ sắt mà dễ bị nam dao, kéo, châm hút b. Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm Vỏ nhôm, giấy bao gói, hút đồ đựng c. Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được Chai lọ, đồ đựng bằng chế tạo từ thủy tinh thủy tinh, bóng đèn d. Đá và sành sứ Bất cứ vật liệu nào không cháy Đá xây nhà, gạch ốp, ngoài kim loại và thủy tinh gốm 3. Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không Đá cuội, cát, đất, tóc phân loại trong bảng này. Loại này có thể phân chia thành 2 phần: Kích thước lớn hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5mm (Nguồn: Bộ môn sức khỏe môi trường, 2006 [2]). 8 2.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 2.1.5.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động. Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da... Do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rất khó khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 8000C trở lên thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí 9 còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường (Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, 2004) [8]. 2.1.5.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất - Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: + Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai kháng, hóa chất các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất. + Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước. + Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người và động vật - Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất. - Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc... những loài này di động mang vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng. - Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất. Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất (Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn, 2003) [10]. 2.1.5.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước - Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm. 10 - Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt. Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần [8]. 2.1.5.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí - Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí. - Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ... - Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc lẫn trong rác [8]. 2.1.5.5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa [8]. 2.1.5.6. Đống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, do loại chất thải rắn gây ra. Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được 11 xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột, là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn... Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại...) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hô hấp. Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư [8]. 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội Việt Nam, kỳ họp XIII ban hành ngày 03 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2015. - Nghị định số 115/2016/ NĐ- CP của Chính phủ ngày 18/11/2016 nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) ban hành ngày 18/04/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011. - Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc quy định chi tiết số điều của nghị định số 29/2011/NĐ- CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 12 - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu (CTR). - Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải rắn (CTR). - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR). - Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR). - Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT). - Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý CTR. - Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. - Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng ch... lịch, nhân văn [13]: Thị trấn Bằng Lũng có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, với các ngôn ngữ khác nhau, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng. Nhân dân trên địa bàn có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn, gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, từng bước đưa đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng huyện giàu, đẹp, văn minh. Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, ngày nay Đảng bộ và nhân dân thị trấn Bằng Lũng đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác nhiều tiềm năng và thế mạnh của thị trấn thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. - Thực trạng môi trường [13]: Công tác vệ sinh môi trường thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, Đảng ủy đã có nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn, chính quyền tập trung chỉ đạo Ban quản lý chợ Bằng Lũng hoạt động thu gom và vận chuyển rác khá thường xuyên, tuy nhiên chỉ hoạt động một thời gian nhất định tuần nên việc thu gom, vận chuyển rác không được liên tục dẫn đến tồn đọng rác thải trong khu dân 32 cư và trục chính đường nội thị, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe của nhân dân. Nguyên nhân là quy định của tỉnh về mức phí vệ sinh môi trường quá thấp, cùng với nhân dân còn thiếu ý thức, trách nhiệm không đóng góp phí môi trường, vứt rác thải bừa bãi. Rác thải y tế tại bệnh viện và các trạm y tế chưa có hệ thống xử lý triệt để, sẽ là nguồn phát sinh ô nhiễm và dịch bệnh. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số Bảng 4.1: Dân số thị trấn Bằng Lũng Dân số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thị trấn Bằng Lũng 6.795 6.911 6.980 (Nguồn: Trung tâm DS và kế hoạch hóa gia đình huyện Chợ Đồn, 2019), [14] Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện dân số của thị trấn Bằng Lũng Qua bảng 4.1và hình 4.1: Cho thấy dân số thị trấn Bằng Lũng trong 3 năm có sự thay đổi tăng về số lượng nhưng không lớn, nhìn vào bảng ta thấy từ năm 2016 đến năm 2017 dân số thị trấn Bằng Lũng tăng 116 người/năm từ 33 6795 lên 6911 người. Từ năm 2017 đến năm 2018 tăng 69 người cụ thể là từ 6911 lên 6980 người. Bảng 4.2: Một số tiêu chí kinh tế của thị trấn Bằng Lũng Tiếu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng Thu nhập bình quân hàng tháng của một 23.120 24.850 26.920 74.890 nhân khẩu (vnđ/tháng) Tỷ lệ hộ nghèo (%) 19,75 18,91 16,48 55,14 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Đồn, 2019) [5] Tỷ lệ: % 20 19,75 19 18,91 18 17 16,48 16 15 14 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nghèo Qua bảng 4.2: Cho ta thấy thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng có diễn biến tăng lên cụ thể là từ năm 2016 đến năm 2017 tăng 1.730 nghìn đồng/người/tháng. Từ năm 2017 đến năm 2018 tăng từ 24.850 đồng lên 26.920 đồng/người cụ thể là tăng 2.070đ/người/tháng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần đều qua các năm cụ thể qua biểu đồ 4.2 cho ta thấy là năm 2016 đến năm 2017 giảm từ 19,75% giảm xuống còn 18,91% giảm 0,84%. Còn từ năm 2017 sang đến năm 2018 giảm 2,43% từ 18,91% giảm xuống còn 16.48%. 34 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng Trong những năm qua phong trào làm đường giao thông từng bước phát triển, một số tuyến đường giao thông được chính quyền và nhân dân đầu tư sửa chữa hàng năm, các tuyến đường giao thông liên thôn và các tuyến đường ra đồng, lên đồi đang bắt đầu được đầu tư sửa chữa. Tuy nhiên còn một số tuyến đường chưa được mở rộng, chưa trải nhựa hoặc bê tông hóa. Trong thời gian tới với chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông của thị trấn sẽ từng bước được đầu tư mở rộng và bê tông hoá. - Tỉnh lộ 254 chạy qua trung tâm thị trấn có chiều dài 1,5 km theo hướng Bắc Nam theo hướng quy hoạch phê duyệt từ năm 2004 lộ giới 22,5m. Hiện tại, lộ giới khác nhau có đoạn dài 19,5m, có đoạn 22,5m. - Tuyến tỉnh lộ 257 (Quốc lộ 3C): Có chiều dài khoảng 2,5km qua trung tâm thị trấn, theo hướng Đông Tây theo quy hoạch năm 2004 lộ giới là 19,5m. Hiện tại lộ giới có nhiều đoạn khác nhau có đoạn 18m, đoạn 20m. - Theo phân cấp cấp các loại đường trong đô thị, thì hệ thống giao thông chưa được hình thành rõ. Các tuyến đường giao thông đối ngoại (TL257, TL254) qua thị trấn hiện nay trực tiếp làm nhiệm vụ lưu thông chính trong đô thị nên chưa đảm bảo mối liên hệ thuận lợi, an toàn đối với các khu chức năng trong đô thị. - Một số tuyến đường đô thị chính, có lộ giới 16,5m – 19,50m là bê tông, đường cấp phối và nền tự nhiên chất lượng kém, đi lại chưa thuận tiện. - Các trục đường liên hệ giữa trục chính, nhóm nhà ở có lộ giới 5-10m [16]. 4.1.2.3. Văn hóa, thông tin - thể dục, thể thao - y tế - giáo dục - Văn hóa, thông tin – thể dục, thể thao: + Công tác văn hoá xã hội và thể thao diễn ra sôi nổi, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi - giải trí nhằm khơi dậy và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua các hội thi, hội diễn, các ngày lễ tết cổ truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú tạo không khí vui tươi lành mạnh thu được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền 35 đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong nhân dân. Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được triển khai mạnh mẽ, số gia đình văn hoá liên tục tăng qua các năm. + Hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi động, phong trào toàn dân tham gia luyện tập thể dục thể thao được triển khai mạnh mẽ. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động TDTT đã từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của phong trào TDTT. + Lĩnh vực phát thanh, truyền hình, báo chí ngày càng hoàn thiện đã thực hịên tốt vai trò chuyển tải các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân [13]. - Y tế: Thị trấn Bằng Lũng có một trạm y tế, một trung tâm y tế huyện đóng trên địa bàn thị trấn. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đảm bảo, công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình thu được những kết quả đáng khích lệ, vận động nhân dân thực hiện tốt các chương trình như: Tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các chương trình về y tế quốc gia đảm bảo thường xuyên trực và khám chữa bệnh cho nhân dân kịp thời không ngừng đẩy mạnh khám chữa bệnh, triển khai thực hiện tốt các chương trình quốc gia, chương trình truyền thông lồng ghép, vệ sinh an toàn thực phẩm, trong những năm qua không có dịch bệnh lớn nào xảy ra trên địa bàn [13]. - Giáo dục: Được sự quan tâm của nhà nước, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, do vậy cơ sở vật chất của các trường trong xã đã được quan tâm đầu tư. Trong những năm gần đây chất lượng dạy và học đã được nâng cao, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Năm học 2010 – 2011 công tác giáo dục, giảng dạy luôn được quan tâm, tham gia thực hiện đầy đủ theo kế hoạch chuyên môn. 36 Thị trấn có đủ các cấp học: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, hàng năm 100% số trẻ em trong độ tuổi được đến trường, chất lượng đào tạo ở mức khá tốt, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 99%. Tuy nhiên cơ sở vật chất còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu dạy, học của giáo viên và học sinh trong thời kỳ đổi mới [13]. 4.1.2.4. Một số thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với thị trấn Bằng Lũng - Thuận lợi: + Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện. + Về điều kiện tự nhiên thị trấn Bằng Lũng có nhiều thuận lợi về cảnh quan và đất đai để phát triển đô thị ổn định bền vững lâu dài. Trên bình diện huyện Chợ Đồn có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú: Chì, kẽm, sắt, mangan sẽ là vùng có tiềm năng khai khoáng nhất Việt Nam. Như vậy, Bằng Lũng có điều kiện để hội tụ nhân, vật lực làm động lực phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn nói chung và đô thị Bằng Lũng nói riêng. + Nhân dân đoàn kết, cần cù, chịu khó. + Trình độ dân trí khá thuận lợi cho việc chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật. + Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. + Hệ thống giao thông và một số công trình hạ tầng khác tuy chất lượng chưa cao nhưng đã tương đối liên hoàn là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng miền. + Ngoài các yếu tố nội lực, sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo là yếu tố quan trọng góp phần tích cực vào những thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn. 37 - Khó khăn: + Địa hình phức tạp và chia cắt, khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. + Có tiềm năng về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông sản và lâm sản, công nghiệp cơ khí dịch vụ du lịch,vv nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. + Mặt đường tỉnh lộ 254 và 257 chạy qua địa bàn thị trấn nói riêng và toàn tuyến nói chung rất hẹp, gây nhiều khó khăn cho việc đi lại của nhân dân. + Đất kém màu mỡ do hiện tượng xói mòn và rửa trôi còn diễn ra. + Quỹ đất đai là có hạn. + Chưa có kế hoạch khai thác triệt để quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất. + Tập trung khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ làm cho môi trường bị suy thoái, độ che phủ của rừng bị suy giảm. Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng trưởng và phát triển bền vững đang là vấn đề đặt ra đối với thị trấn Bằng Lũng [13]. 4.2. Thực trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý CTRSH của người dân và chính quyền tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn 4.2.1. Thực trạng công tác thu gom, phân loại CTRSH của người dân thị trấn Bằng Lũng Với một tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa, dân cư ngày càng đông, việc phân loại chất thải sinh hoạt trong các hộ gia đình ở tỉnh Bắc Kạn nói chung và thị trấn Bằng Lũng nói riêng hiện nay là hết sức cần thiết. Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và ô nhiễm nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra 38 việc phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống. Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan tâm trong cộng đồng có khác nhau theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và trình độ học vấn... Bảng 4.3: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH chia theo nhóm tuổi (N = 50) Đánh giá việc phân loại rác thải sinh hoạt Nhóm Rất Không Tổng tuổi Quan Khó quan quan trọng trả lời trọng trọng Nhóm tuổi N 4 5 9 từ (20-30) Tỷ lệ (%) 44,4 55,6 100 Nhóm tuổi N 7 4 2 13 từ (31-40) Tỷ lệ (%) 53,8 30,8 15,4 100 Nhóm tuổi N 9 6 15 từ (41-50) Tỷ lệ (%) 60 40 100 Nhóm tuổi N 4 3 1 8 từ (51-60) Tỷ lệ (%) 50,0 37,5 12,5 100 N 2 2 1 5 Trên 60 Tỷ lệ (%) 40,0 40,0 20,0 100 N 26 20 1 3 50 Tổng Tỷ lệ (%) 52 40 2 6 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) Kết quả nghiên cứu mức độ quan trọng về vấn đề phân loại rác thải được trình bày trong bảng 4.3: Có đến 52% ( 26/50 phiếu) người trả lời rằng việc phân loại rác là rất quan trọng và 40% (20/50 phiếu) người trả lời là quan trọng. Trong khi đó chỉ có 2% (1/50 phiếu) số người cho rằng là không quan trọng và 6% (3/50 phiếu) cho là khó trả lời. 1 số hộ cho là không quan trọng và khó trả lời có thể là do họ chưa biết được tầm quan trọng của việc phân loại của chất thải rắn đối với môi trường. Nhưng qua bảng kết quả điều tra 39 cho ta thấy đa số mọi người đều cho rằng việc phân loại CTRSH là rất quan trong, điều này có thể nhận định rằng người dân trong thị trấn có kiến thức và đã hiểu biết được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Nhìn chung sự đánh giá về mức độ quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt trong gia đình có sự thay đổi theo tuổi tác. Bảng số liệu trên cho thấy trong 15 người thuộc nhóm tuổi (41 – 50), 13 người thuộc nhóm tuổi (31 – 40) và 9 người thuộc nhóm tuổi (20 – 30) được hỏi có tới 37 người chiếm trên 70% cho rằng việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng, như vậy có thể nói đa số nhóm ngưởi tuổi trung niên đều đánh giá việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng. Theo nhận định của em, có thể đây là nhóm tuổi mà công việc của họ đã ổn định hoặc có thể tuổi trẻ với tinh thần cầu tiến, năng động và nhạy cảm đối với những vấn đề đang xảy ra xung quanh họ, quan tâm đến những vấn đề xảy ra cho môi trường trong tương lai. Trong khi đó người cao tuổi (trên 60) có 5 (10%) người tham gia trả lời cho rằng việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng mặc dù ít năng động, ít tiếp xúc với những thay đổi trong xã hội hơn nhóm trẻ nhưng qua đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại của người dân trong nhóm tuổi này cho thấy vấn đề phân loại rác sinh hoạt không chỉ có người trẻ quan tâm mà người cao tuổi cũng rất quan tâm. Qua quá trình khảo sát tại địa bàn thị trấn, kết quả cho thấy, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình ở thị trấn Bằng Lũng hiện nay chưa được thực hiện triệt để thể hiện qua bảng số liệu từ kết quả khảo sát như sau: 40 Bảng 4.4: Mức độ phân loại rác thải SH của người dân trước khi xử lý STT Số hộ phân loại rác thải sinh hoạt Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Luôn luôn 8 16 2 Thường xuyên 9 18 3 Thỉnh thoảng 12 24 4 Không bao giờ 21 42 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phân loại rác thải SH của người dân trước khi xử lý Qua bảng 4.4 và hình 4.3 trên cho thấy trong tổng số 100% hộ gia đình được hỏi thì có 16% (8/50 phiếu) hộ trả lời luôn luôn phân loại rác trước khi được thu gom và xử lý. Trong đó có đến 42% (21/50 phiếu) hộ trả lời cho biết là họ không bao giờ phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày. Điều này chứng tỏ rằng: Có một số hộ dân trong thị trấn luôn luôn phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày còn đa số thì chưa phân loại. Qua đó cho thấy việc phân loại chất 41 thải rắn sinh hoạt của người dân tại địa bàn thị trấn là chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và chưa triệt để. Để làm rõ điều này tôi có phỏng vấn sâu người dân sống tại thị trấn thì thu được câu trả lời là đa số không phân loại rác tại nguồn. Như vậy có thể nhận định rằng việc phân loại chất thải sinh hoạt ở các hộ gia đình tại thị trấn Bằng Lũng chưa được xem trọng. Vấn đề phân loại rác chưa được người dân quan tâm thực hiện. Khi điều tra về số hộ biết cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt thì nhận được kết quả như sau: Bảng 4.5: Số hộ biết cách phân loại CTRSH STT Số hộ biết cách phân loại rác Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Biết 30 60 2 Không biết 20 40 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) Tỷ lệ (%) 40% Biết phân loại Không biết phân loại 60% Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện số hộ biết cách phân loại CTRSH 42 Qua bảng 4.4 và hình 4.4 trên cho ta thấy có đến 60% (30/50 phiếu) hộ tham gia trả lời biết cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Chứng tỏ, các hộ dân trong khu vực đều biết cách phân loại rác sinh hoạt, có kiến thức khá tốt trong việc phân loại rác. Tuy nhiên việc thực hiện phân loại rác lại không chỉ phụ thuộc vào kiến thức mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Và một thực trạng không thể xem nhẹ là ở xóm có đến 40% (20/50 phiếu) hộ tham gia trả lời cho biết rằng họ không biết cách phân loại rác. Qua bảng 4.4 và bảng 4.5 ta có thể thấy ở bảng 4.5 có đến 60% số hộ biết cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt, còn ở bảng 4.4 thì có 42% số hộ không phân loại chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày trước khi xử lý. Ta có thể thấy ở đây đa số là các hộ biết cách phân loại nhưng họ lại không phân loại ra trước khi xử lý. Có thể họ cho rằng việc phân loại CTRSH là không cần thiết hoặc làm mất thời gian nên nhiều hộ họ có biết cách phân loại nhưng họ lại không phân loại ra trước khi xử lý. Điều này phản ánh tình trạng một số hộ dân trong thị trấn không quan tâm nhiều đến việc phân loại rác sinh hoạt của gia đình mình. Cần nâng cao nhận thức của người dân, quan tâm hướng dẫn cho người dân phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại gia đình trước khi xử lý và có những biện pháp nhằm thay đổi hành vi của họ một khi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác. 4.2.2. Thực trạng việc xử lý CTRSH tại thị trấn Bằng Lũng Xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt hàng ngày là việc được nhiều người quan tâm hiện nay. Xử lý chất thải tốt sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường và làm giảm phát sinh các mầm bệnh, tiết kiệm tài nguyên. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu nên nguy cơ gây ô nhiễm ngày càng cao. Thu gom và xử lý chất thải rắn đã thực sự là nỗi bức xúc của con người. 43 Quy trình xử lý rác ở thị trấn Bằng Lũng hiện tại có thể được tóm tắt như sau: Một số được thu gom mang đi chôn, đốt và một số thì được mang đi tái chế. Hiện nay chất thải sinh hoạt của người dân chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn, đốt lại tại bãi chôn lấp, chỉ một phần nhỏ được xử lý bằng phương pháp ủ sinh. Việc xử lý rác sinh hoạt đối với người dân ở tỉnh Bắc Kạn nói chung và thị trấn Bằng Lũng nói riêng đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân bao gồm các giai đoạn: Phân loại, thu gom và xử lý. Do đó người dân thường trực tiếp tham gia vào công việc phân loại và thu gom rác thải của gia đình còn công việc xử lý rác sau khi phân loại và thu gom là nhiệm vụ của hính quyền và cơ quan có trách nhiệm. Có thể có một số hộ sẽ tự chôn hoặc đốt rác trong các khu đất trống hoặc sau vườn của gia đình họ nhưng không phải hộ dân nào trong thị trấn cũng có thể làm được như vậy và cách xử lý bằng cách chôn, đốt của một số hộ dân đó thì chưa thể đảm bảo vệ sinh môi trường và không gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người xung quanh. Vì vậy, vấn đề xử lý như chôn, đốt, tái chế, làm phân bón chủ yếu là công việc của nhà nước người dân không thể thực hiện được. Theo kết quả điều tra ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải cho thấy: Bảng 4.6: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý CTRSH STT Mức độ N Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 28 56 2 Quan trọng 12 24 3 Không quan trọng 10 20 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) 44 Tỷ lệ (%) Không quan trọng 20% Rất quan trọng Quan trọng56% 24% Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý CTRSH Trong 50 hộ gia đình tham gia trả lời tại thị trấn Bằng Lũng có 56% (28/50 phiếu) hộ cho rằng việc xử lý là rất quan trọng và 24% (12/50 phiếu) hộ cho là quan trọng vì người dân cho rằng không ai có cuộc sống tốt nếu môi trường bị ô nhiễm. Theo đánh giá của người được phỏng vấn đa số người dân đều không có kiến thức gì về việc xử lý rác sinh hoạt. Hơn nữa, tại một số khu vực trong địa bàn thị trấn tập trung nhiều công nhân sinh sống làm ăn với một không gian sống chật hẹp thì việc vứt rác ra đường là điều không thể tránh khỏi. Một điều đáng chú ý ở đây là việc vận động đến các chủ nhà không nên vứt rác thì lượng rác thải vứt ra đường được giảm đáng kể. Điều này cho thấy công tác vận động của chính quyền địa phương đem lại nhiều hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi vứt rác bừa bãi ra đường của người dân. Trong quá trình khảo sát tại địa bàn thị trấn em nhận thấy, tại một số hộ nằm sâu trong các con hẻm nhỏ có thể xử lý rác sinh hoạt của gia đình mình như có đất vườn rộng họ thường tự xử lý nguồn rác bằng cách chôn, đốt 45 Bảng 4.7: Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình (N = Số người phỏng vấn) STT Tỷ lệ Cách xử lý rác thải N (%) 1 Để trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom 42 84 2 Vứt rác ở gần nhà 5 10 3 Đào hố chôn, đốt 3 6 4 Khác ( Bán phế liệu, tái sử dụng) 0 0 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện cách xử lý RTSH của các hộ gia đình Kết quả khảo sát 50 hộ gia đình và qua hình 4.6 cho thấy đa số người dân để rác trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom chiếm tỷ lệ cao nhất 84% (42/50 phiếu). 10% (5/50 phiếu) hộ cho biết vứt rác ở gần nhà, chỉ 6% (3/50 phiếu) cho biết họ đào hố để chôn, đốt. Qua quan sát, em nhận thấy đa số các hộ gia đình để rác trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom là những hộ sống gần các con đường có phân bổ thùng rác. Còn những hộ đào hố để chôn và đốt thì thường là những hộ sống ở trong các khu ngõ có khu đất rộng, đây thường là những hộ nằm sâu trong 46 các ngõ nhỏ và lực lượng thu gom không tới thu gom rác thải của họ nên các hộ này cũng chưa phải đóng tiền phí thu gom rác. Chôn và đốt là hai phương pháp truyền thống. Cách xử lý này tuy làm giảm lượng rác thải có trong môi trường, các chất thải sau khi chôn lấp sẽ thối rữa mục nát trong một thời gian ngắn, nhưng những chất vô cơ như bịch nilon, thủy tinh, nhựa, sắtvv hàng chục năm cũng khó phân hủy hết, nó sẽ là nguyên nhân phát sinh các mầm bệnh. Khi hỏi người dân về cách xử lý chất thải rắn sinh hoạt của chính quyền địa phương thì đa số người dân trả lời là không biết. Bảng 4.8: Chính quyền địa phương xử lý rác sau khi thu gom bằng cách (N = Số người phỏng vấn) STT Địa phương xử lý rác sau khi thu gom N Tỷ lệ (%) 1 Chôn rác 5 10 2 Đốt 10 20 3 Tái chế 0 0 4 Không biết 35 70 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện cách chính quyền địa phương xử lý rác sau khi thu gom 47 Qua bảng 4.8 và hình 4.7 cho ta thấy đa số người dân không biết chính quyền địa phương xử lý rác như thế nào. Trong tổng số 50 hộ chiếm 100%, có tới 70% (35/50 phiếu) hộ trả lời là không biết. Chỉ có 20% (10/50 phiếu) số hộ biết địa phương xử lý bằng cách đốt và 10% (5/50 phiếu) hộ cho biết xử lý bằng cách chôn. Đa số các hộ trả lời là không biết, họ chỉ quan tâm đến việc làm cho gia đình mình hết rác sau khi đem đi bỏ, chính quyền địa phương sẽ làm gì với nó thì họ không quan tâm, không biết. Đa số các hộ trả lời là không biết điều này nói lên rằng người dân ít chú ý đến việc xử lý rác của địa phương hoặc có thể là họ biết cách địa phương xử lý nhưng họ còn ngại không trả lời. 4.3. Những nhận thức của người dân tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn trong việc thu gom, phân loại và xử lý CTRSH Điều tra việc hiểu biết và hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi trường là một việc hết sức phức tạp đòi hỏi người làm điều tra phải khách quan và có những hiểu biết căn bản về môi trường và các vấn đề của nó. Hiểu biết và hành vi là vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó đưa ra thước đo chính xác. Do đó, đề tài sẽ đánh giá một cách tương đối từng đối tượng dựa vào các tiêu trí như: Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hiệu quả của việc tổ chức và tham gia các hoạt động về môi trường trong cuộc sống, thái độ của mọi người với các hành vi gây ô nhiễm môi trường được phân theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày, đánh giá hiểu biết của môi trường của những người xung quanh, đánh giá của cộng đồng về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Tương ứng với các tiêu chí, sinh viên tiến hành phân tích đánh giá mức độ hiểu biết và hành vi của các đối tượng được nghiên cứu, so sánh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp. 48 Bảng 4.9: Nguyên nhân bỏ rác và đổ rác thải không đúng quy định STT Nguyên nhân Số phiếu Tỷ lệ % 1 Do thói quen 11 22 2 Sợ tốn tiền đổ rác 9 18 3 Giờ lấy rác không hợp lý 11 22 4 Thiếu thùng rác 10 20 5 Làm theo người xung quanh 5 10 6 Do hàng rong, xe ôm thải ra 4 8 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân bỏ rác và đổ rác không đúng quy định Qua bảng 4.9 và hình 4.8: Cho thấy các hộ ở địa phương cho rằng lý do hàng rong, xe ôm thải ra chiếm 8% (4/50 phiếu) và làm theo người xung quanh 10% (5/50 phiếu) không phải là nguyên nhân chính của việc bỏ rác và đổ rác không đúng quy định. Trong 50 hộ tham gia trả lời có 20% (10/50 phiếu) hộ cho rằng là do thiếu thùng rác và 18% (9/50 phiếu) hộ cho rằng là do sợ tốn tiền đổ rác là nguyên nhân của việc bỏ rác và đổ rác không đúng nơi quy định. Trong khi đó 49 đa số các hộ cho rằng việc bỏ rác và đổ rác không đúng quy định là do thói quen và giờ lấy rác không hợp lý, qua hình 3.4 ta có thể thấy cả 2 lý do trên đều chiếm tỷ lệ bằng nhau là 22% (11/50 phiếu). Như vậy, qua đây ta có thể thấy được nguyên chính cho việc bỏ rác và đổ rác không đúng quy định là do thói quen và giờ lấy rác không hợp lý. Kết quả này thể hiện người dân chưa ý thức được việc đổ rác và bỏ rác đúng nơi quy định, còn đổ bừa bãi ra ngoài môi trường. Một phần là do thói quen và một phần là do giờ lấy rác không hợp lý. Tuy giờ lấy rác không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ra nhưng cũng không vì vậy mà chúng ta lại đổ rác không đúng nơi quy định. Vì vậy chính quyền địa phương nên có những biện pháp hợp lý đưa ra để người dân ý thức được việc bỏ rác và đổ rác đúng nơi quy định là bắt buộc. Các cơ quan chức năng nên điều chỉnh giờ lấy rác tại các tổ, xóm, nơi tập chung để rác hợp lý hơn. Bảng 4.10: Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý CTRSH (Tỷ lệ %) Tiêu chí Mức Thu gom Phân loại Xử lý độ Tự thu Tổ Tại gia Khu xử Tại gia Khu xử gom VSMT đình lý đình lý 30 70 35 65 20 80 Tổng 100 100 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) Qua bảng trên ta thấy được mức độ nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý rác tại địa bàn thị trấn. Việc thu gom rác được các gia đình thu gom tại nhà sau đó được công nhân vệ sinh môi trường thu gom, đưa đến các điểm tập kết và xử lý. Rác thải sinh hoạt phát sinh hiện 50 nay được các hộ gia đình phân loại tại nhà với mục đích tái sử dụng và tận dụng bán cho những người thu mua phế liệu, tỷ lệ các hộ gia đình phân loại rác tại nhà chiếm khoảng 35%, đó cũng là con số không nhỏ. Cần có biện pháp tuyên truyền, tập huấn để tăng số lượng hộ phân loại rác ngay tại nhà. Xử lý rác thải tại các hộ gia đình bằng các biện pháp đúng kỹ thuật là rất nhỏ. Hầu hết, những hộ xử lý rác thải sinh hoạt là chôn hoặc ủ thành phân bón cho cây ăn quả và hoa màu. Bảng 4.11: Mức độ quan tâm của người dân về công tác quản lý CTRSH (N = 50) Kết quả STT Nội dung Tỷ lệ (%) (Phiếu) Theo dõi các thông tin về môi trường 1 43 86 qua đài, tivi 2 Xử lý rác bằng cách đốt 38 76 3 Ý kiến về phí thu gom rác thải 50 100 Ý kiến cho rằng công tác thu gom vệ 4 15 30 sinh tốt Ý kiến cho rằng việc vệ sinh chưa tốt, 5 28 55 cần tiến hành thường xuyên hơn Số hộ không quan tâm đến các vấn đề 6 22 44 môi trường 7 Có thu gom rác tập trung không 25 50 8 Nhận xét của anh chị về môi trường 10 20 (Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, 2019) Dựa vào tổng số phiếu đã điều tra người dân trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng thì mức độ quan tâm của mọi người tới vấn đề môi trường ta thấy được nhận thức của người dân về việc thu gom, phân loại rác khá cao. Tỷ lệ người dân theo dõi các thông tin về môi trường qua đài, tivichiếm 86%. Tỷ lệ người nhận thức về thu gom rác trung bình trên 7%, qua đó ta thấy một người đã nhận thức được ý nghĩa của việc thu gom, phân loại rác nhằm xử lý được nguồn chất thải sinh hoạt đang từng ngày gia tăng. Do có nền tảng như vậy, đối với cấp quản lý cần có những biện pháp hỗ trợ người dân trong việc thu 51 gom, phân loại rác ngay tại gia đình như: Phát động các chương trình vì môi trường, phát túi nilon cho người dân phân loại rác từ nhà. Sử dụng các thiết bị thu gom có ngăn chứa riêng. 4.4. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn 4.4.1. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bằng Lũng – huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn - Tồn tại từ phía cơ quan quản lý: + Cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. + Nhiều quy định pháp luật về môi trường chưa được cụ thể hóa bằng văn bản cụ thể, quán triệt tới các cấp, các ngành trên địa bàn khu bắc. + Việc phối hợp hành động BVMT trong các đoàn thể, công sở, dân cư... + Ngân sách nhà nước cấp cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt còn hạn hẹp, nguồn thu phí rác thải không đủ cho việc thu gom, xử lý. + Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường còn hạn chế. - Tồn tại trong nhận thức của cá nhân, cơ quan doanh nghiệp: + Hiện nay, nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, của người dân về môi trường còn hạn chế. Nhiều cơ quan quản lý, cơ sở sản xuất có những nhìn nhận về môi trường chưa đúng, thiên về tăng trưởng kinh tế hơn là BVMT và phát triển bền vững. Một số doanh nghiệp tìm cách chốn thuế và phí môi trường. Nhỏ hơn n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_nhan_thuc_cua_nguoi_dan_ve_cong_tac_thu_g.pdf
Tài liệu liên quan