ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
---- ----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
TẠI XÃ THANH TIÊN, HUYỆN THANH CHƯƠNG,
TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Hoàng Thành TS. Trần Văn Hòa
TrườngLớp: K42B KTNN
Khóa học: 2008 - 2012
Khóa luận tốt nghiệp
Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Kinh Tế Huế, Đại
Học Huế, ngoài sự nỗ lực của bản thân, sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô,
82 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tại xã Thanh tiên, huyện Thanh chương, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan thực tập, sự động viên giúp đỡ của bạn bè và người thân, tôi đã hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới:
TS. Trần Văn Hòa – người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế.
Đảng ủy, UBND, Ủy ban mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và bà con nhân
dân xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Gia đinh bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi học tập, thực tập
và hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian và kinh nhiệm của bản thân còn hạn chế nên khóa luận
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý kiến của quý thầy
cô và những ngươi quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn, cũng như giúp
tôi nâng cao năng lực cho quá trình công tác sau này của bản thân.
Huế, tháng 5 năm 2012
Trường Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Thành
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 60
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
PHẦN HAI: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ....................................................................4
1.1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế.......................................................4
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế .............................................................5
1.1.1.3. Điều kiện sinh thái và đặc điểm kỹ thuật của cây lúa ........................................6
1.1.1.3.1. Điều kiện sinh thái...........................................................................................6
1.1.1.3.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa.........................................................................8
1.1.1.4. Kỹ thuật thâm canh cây lúa ................................................................................8
1.1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa .................10
1.1.1.5.1. Nhóm nhân tố tự nhiên ..................................................................................10
1.1.1.5.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội.......................................................................11
1.1.1.5.3. Các nhân tố kỹ thuật ......................................................................................12
1.1.1.6. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa.............................................13
1.1.1.6.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất................................................................13
1.1.1.6.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất..............................................................13
1.1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................14
1.1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ...........................................................14
1.1.2.2. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam ...............................................................15
1.1.2.3. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Nghệ An và huyện Thanh Chương ................17
1.1.2.3.1. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Nghệ An......................................................17
1.1.2.3.2. Tình hình sản xuất lúa của huyện Thanh Chương.........................................18
1.2. Tình hình cơ bản của xã Thanh Tiên......................................................................19
Trường1.2.1. Vị trí địa lý................................ ...........................................................................19
1.2.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................20
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................21
1.2.3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã......................................................................21
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành ii
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.3.2. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................23
1.2.3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của xã ............................................26
1.2.3.4. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của xã............................................27
1.2.4. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã .............................................................29
1.2.4.1. Về thuận lợi ......................................................................................................29
1.2.4.2. Về khó khăn......................................................................................................29
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ THANH TIÊN, HUYỆN
THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN .....................................................................31
2.1. Tình hình sản xuất lúa của xã Thanh Tiên qua ba năm 2009 – 2011.....................31
2.2. Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2011 trên địa bàn xã Thanh Tiên .33
2.2.1. Nguồn lực của các hộ trồng lúa điều tra năm 2011.............................................33
2.2.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2011 .....................33
2.2.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra..................................................35
2.2.1.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu của các hộ trồng lúa điều
tra năm 2011 ..................................................................................................................36
2.2.1.4. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra ............................................................38
2.2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra..........................................40
2.2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra ...................................40
2.2.2.2. Giá trị sản xuất lúa của các hộ điều tra.............................................................41
2.2.2.3. Chi phí sản xuất lúa của cá hộ điều tra.............................................................43
2.2.2.3.1. Tình hình đầu tư thâm canh sản xuất lúa của các hộ điều tra........................43
2.2.2.3.2. Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra .....................45
2.2.2.3.3. Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa vụ Hè Thu của các hộ điều tra .........................48
2.2.2.4. Kết quả sản xuất lúa của các hộ điều tra .........................................................49
2.2.2.4.1. Kết quả sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra....................................49
2.2.2.4.2. Kết quả sản xuất lúa Hè Thu của các hộ điều tra ..........................................50
Trường2.2.2.5. Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra ........................................................51
2.2.2.5.1. Hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra..................................51
2.2.2.5.2. Hiệu quả sản xuất lúa Hè Thu của các hộ điều tra ........................................52
2.2.3. So sánh hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân với vụ Hè Thu.............................54
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành iii
Khóa luận tốt nghiệp
2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều
tra ...................................................................................................................................55
2.2.4.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian ....................................................................55
2.3.4.2. Ảnh hưởng của quy mô đất đai ........................................................................57
2.3.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lúa dựa vào hàm sản xuất Cobb-
Douglas..........................................................................................................................60
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP .....................................................62
3.1. Định hướng chung ..................................................................................................62
3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã
Thanh Tiên.....................................................................................................................62
3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật...........................................................................................62
3.2.2. Giải pháp về đất đai.............................................................................................64
3.2.3. Giải pháp về vốn..................................................................................................65
3.2.4. Giải pháp về khuyến nông...................................................................................65
3.2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn...........................................................................65
3.2.6. Các giải pháp khác...............................................................................................65
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................67
I. Kết luận ......................................................................................................................67
II. Kiến nghị...................................................................................................................68
Trường
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành iv
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC THUẬN NGỮ VIẾT TẮT
BQC Bình quân chung
ĐVT Đơn vị tính
KH-KT Khoa học- kỹ thuật
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TLSX Tư liệu sản xuất
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
HTX Hợp tác xã
KT-XH Kinh tế - xã hội
BVTV Bảo vệ thực vật
SL Số lượng
GT Giá trị
HH Hóa học
LĐ Lao động
GO Tổng giá trị sản xuất
IC Chi phí trung gian
VA Giá trị gia tăng
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
UBND Ủy ban nhân dân
NK Nhập khẩu
NN Nông nghiệp
BQ Bình quân
TrườngHT Hè Thu
ĐX Đông Xuân
TN Thu nhập
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành v
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Sản lượng lúa của thế giới năm 2011...............................................................14
Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam qua 3 năm 2008 – 2010........................16
Bảng 3: Tình hình sản xuất lúa của huyện Thanh Chương qua 3 năm 2009 -
2011 ..............................................................................................................................18
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Thanh Tiên năm 2011 ................................22
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã Thanh Tiên qua 3 năm 2009 - 2011......24
Bảng 6: Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của xã qua 3 năm 2009 – 2011 ....28
Bảng 7: Tình hình sản xuất lúa của xã qua 3 năm 2009 - 2011 ....................................31
Bảng 8: Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra năm 2011 .............................34
Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2011 ................................35
Bảng 10: Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu của các hộ điều tra năm 2011..........36
Bảng 11: Tình hình thu nhập của các hộ điều tra năm 2011.........................................38
Bảng 12: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2011................40
Bảng 13: Giá trị sản xuất (GO) lúa của các hộ điều tra năm 2011................................42
Bảng 14: Chi phí đầu tư hiện vật để sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2011..........43
Bảng 15: Chi phí trung gian để sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2011 .....45
Bảng 16: Chi phí trung gian để sản xuất lúa Hè thu của các hộ điều tra năm 2011......48
Bảng 17: Giá trị gia tăng (VA) của các hộ điều tra năm 2011......................................49
Bảng 18: Giá trị gia tăng (VA) của các hộ điều tra năm 2011......................................50
Bảng 19: Hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2011 .................51
Bảng 20: Hiệu quả sản xuất lúa Hè Thu của các hộ điều tra năm 2011.......................53
Bảng 21: Hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2011 ..............................54
Bảng 22: Ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của
các hộ điều tra năm 2011...............................................................................................55
TrườngBảng 23: Ảnh hưởng của quy mô đất đai tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các
hộ điều tra năm 2011 .....................................................................................................59
Bảng 24: Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas...........................................60
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành vi
Khóa luận tốt nghiệp
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào 500 m2
1 ha 10000m2 = 20 sào
1 tạ 100 kg
1 tấn 1000kg
Trường
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành vii
Khóa luận tốt nghiệp
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thanh Tiên là một xã có truyền thống trồng lúa từ lâu đời, trong thời gian qua,
nhờ công tác đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng các giống mới vào sản xuất nên sản
lượng lúa đạt được không ngừng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng này vẫn còn
chậm, chưa tương xứng vời tiềm năng mà xã đang có. Cùng với khí hậu nhiệt đới gồm
hai mùa rõ rệt, một mùa nắng, nóng gay gắt và một mùa đông lạnh kéo dài đã chi phối
rất lớn đến tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã. Xất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tại xã Thanh Tiên, huyện Thanh
Chương, tỉnh Ngệ An”. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
Nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh
Tiên, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả sản xuất lúa, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa trên địa bàn xã.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu
+ Chọn địa điểm điều tra
+ Chọn mẫu
+ Số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê
- Sử dụng phương pháp hoạch toán chi phí và kết quả sản xuất
- Sử dụng phương pháp so sánh
- Sử dụng hàm Cobb-Douglas
Giới hạn nghiên cứu của đề tài là:
- Về mặt nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản
xuất lúa.
- Về mặt không gian: Nghiên cứu trên địa bàn các xóm 5,6,7 của xã Thanh Tiên.
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa của xã Thanh Tiên năm
Trường2011.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành viii
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế
biến, cung cấp các yếu tố sản xuất như lao động, vốn cho các ngành khác mà còn sản
xuất ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước ta đã coi việc phát triển nông
nghiệp, nông thôn là mang tính chiến lược và cấp thiết. Văn kiện Đại Hội IX của Đảng
đã ghi rõ: “Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng cơ cấu sản xuất
nông nghiệp hợp lý, phát triển theo quy hoạch...."
Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, cùng với quá trình CNH - HĐH thì diện
tích đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng đang ngày càng bị thu hẹp.
Vì vậy việc đầu tư, tăng năng suất lúa là điều rất cần thiết.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Với điểm xuất phát từ một nền nông
nghiệp lạc hậu mà hiện nay ta đã trở thành một quốc gia rất có lợi thế về nông nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, bình quân 4,5 %/năm. Là nước đứng thứ hai về
xuất khẩu gạo, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo công
ăn việc làm cho lực lượng lao động trong cả nước. Việt Nam là cái nôi của nền văn
minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc và việc sản xuất lúa gạo
cho đến nay vấn là nền kinh tế chủ yếu của đất nước, với hơn 86 triệu người nhưng
khoảng 56% tổng số dân là lao động nông nghiệp [13]. Từ đó có thể thấy sản xuất lúa
gạo là ngành chính và mang lại thu nhập cho người dân nông thôn.
Hòa vào dòng phát triển của xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng nhưng đòi hỏi chất lượng và
Trườnggiá cả hợp lý. Đây là một thách thức không nhỏ đang đặt ra với người dân Việt Nam
nói chung và nông thôn của huyện Thanh Chương nói riêng.
Thanh Tiên là một xã có truyền thống trồng lúa từ lâu đời, trong thời gian qua,
nhờ đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng các giống mới vào sản xuất nên sản lượng
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 1
Khóa luận tốt nghiệp
lúa đạt được không ngừng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng này còn chậm, chưa
tương xứng với tiềm năng mà xã đang có. Cùng với khí hậu nhiệt đới gồm hai mùa rõ
rệt một mùa nắng nóng gay gắt và một mùa đông lạnh kéo dài đã chi phối rất lớn đến
tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: "Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tại xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An" làm đề tài khoá luận của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa
bàn xã, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới năng suất và hiệu quả của cây
lúa. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế hợp lý các
yếu tố đầu vào cho việc sản xuất lúa ở xã Thanh Tiên.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
+ Nghiên cứu thực trạng đầu tư và đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của các hộ trên
địa bàn xã qua 3 năm (2009-2011), từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất lúa của các hộ nông dân.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa trên địa bàn xã Thanh Tiên.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
+ Chọn địa điểm điều tra
+ Chọn mẫu
Để đảm bảo hiệu quả sản xuất lúa được thể hiện rõ, tránh những sai số hoặc do
lấy ngẫu nhiên, không phản ánh rõ được thực trạng đầu tư sản xuất lúa ở đây, tôi chọn
Trường60 mẫu tương ứng với 60 hộ thuộc trên địa bàn xã. Các hộ điều tra được lấy ngẫu
nhiên từ danh sách của xóm trưởng.
+ Số liệu
Số liệu sơ cấp: Thông qua số liệu điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 2
Khóa luận tốt nghiệp
Số liệu thứ cấp: Được lấy từ các nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Thanh
Chương, UBNN xã Thanh Liên, sách báo, internet
- Phương pháp phân tổ thống kê
Với mục đích là dùng để phân tổ số liệu điều tra, xác định mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố tới năng suất và hiệu quả sản xuất lúa.
- Sử dụng phương pháp hoạch toán chi phí và kết quả sản xuất
Để tính các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GO), chi phí ttrung gian (IC), giá trị gia
tăng (VA).
Sử dụng phương pháp so sánh
Để so sánh tình hình sản xuất lúa của xã Thanh Tiên qua 3 năm (2009 – 2011), so
sánh kết quả, hiệu quả sản xuất lúa giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Giới hạn nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản
xuất lúa của xã Thanh Tiên năm 2011.
- Về mặt không gian: Nghiên cứu trên địa bàn các xóm thuộc xã Thanh Tiên.
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu hiệu quả về việc sản xuất lúa năm 3 năm 2009–2011.
Trường
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 3
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN HAI
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một khái niệm được xem như là một tiêu chuẩn để đánh giá
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên xung quanh vấn đề này vấn còn
tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Theo quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có hạn để đạt được kết quả cao
nhất với mức chi phí thấp nhất”.
Sản xuất lúa là quá trình sử dụng các yếu tố nguồn lực có giới hạn như: giống,
tiền vốn, lao động, phân bón, kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm phục vụ các mục đích
của con người.
Trước đây khi nền kinh tế nước ta còn ở chế độ bao cấp thì người ta thường đồng
nhất giữa kết quả và hiệu quả. Trên thực tế thì đây là hai phạm trù khác nhau nhưng lại
có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Kết quả sản xuất là toàn bộ lượng sản phẩm hoặc giá trị bằng tiền của toàn bộ lượng
sản phẩm mà hộ sản xuất thu được sau một thời gian hay chu kỳ sản xuất nhất định.
Chi phí sản xuất là tất cả những hao phí tạo ra và phát sinh trong quá trình hình
thành, tồn tại và hoạt động của chu kỳ sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, chi phí
sản xuất nông nghiệp biểu hiện dưới các dạng chi phí vật tư nông nghiệp, chi phí lao
động và các chi phí khác, trong đó chi phí vật tư chiếm tỷ lệ khá lớn và quan trọng.
Còn theo quan điểm của Farrell (1957) cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm
Trườngtrù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ”.
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 4
Khóa luận tốt nghiệp
công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong
kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường
được phản ánh trong mối quan hệ với các hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị
nguồn lực dùng vào sản xuất thì đem lại bao nhiêu sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của
việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu
ra, giữa các sản phẩm khi nông dân ra các quyết định sản xuất.
Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và
giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí
về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính
đến các yếu tố về giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Hay nói cách khác khi nắm
được giá các yếu tố đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ nhất
định để đạt được lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các
điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của
sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt
cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông
nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì mới chỉ đạt
được điều kiện cần chứ chưa đạt được diều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế.
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
- Nếu theo hiệu quả kinh tế toàn phần thì hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ
số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra (dạng thuận), hoặc ngược lại (dạng nghịch).
Công thức: Dạng thuận: H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
TrườngC là chi phí bỏ ra
Công thức này cho biết: Để sản xuất một đơn vị sản phẩm thì cần bao nhiêu đơn
vị chi phí, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 5
Khóa luận tốt nghiệp
Dạng nghịch: H = C/Q
Theo công thức này thì để đạt được một đơn vị kết quả thì cần tiêu tốn bao nhiêu
đơn vị chi phí.
- Nếu theo dạng hiệu quả cận biên thì hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách
so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
Công thức:
Dạng thuận: H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả
Q là phần trăm tăng (giảm) của kết quả
C là phần trăm tăng (giảm) của chi phí
Công thức này cho biết: Cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu
đơn vị kết quả.
Dạng nghịch: H = C/Q
Công thức này cho biết: Để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao
nhiêu đơn vị chi phí.
Tuỳ theo các mục đích nghiên cứu khác nhau mà lựa chọn các phương pháp xác
định hiệu quả khác nhau sao cho phù hợp và mang lại kết quả có ý nghĩa.
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế giúp người sản xuất thấy được rõ kết quả đầu tư
của mình. Với các chi phí đã bỏ ra thì kết quả mang lại đã tương xứng hay chưa? Bên
cạnh đó thì người sản xuất còn thấy được rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đạt
được, từ đó có quyết định đầu tư vào mô hình sản xuất này nữa không hay là chuyển
sang mô hình sản xuất khác cho kết quả cao hơn.
Việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế còn giúp cho các nhà sản xuất thấy
được những mặt thuận lợi cũng như khó khăn dang còn tồn tại. Từ đó có định hướng,
giải pháp nhằm khắc phục trong những chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Trường1.1.1.3. Điều kiện sinh thái và đặc điểm kỹ thuật của cây lúa
1.1.1.3.1. Điều kiện sinh thái
Đối với cây lúa, điều kiện sinh thái ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng
và phát triển, nó bao gồm 4 yếu tố sau:
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 6
Khóa luận tốt nghiệp
a. Điều kiện đất đai, địa hình
Đối với lúa nước: Ở nước ta, lúa được gieo trồng ở hầu hết các nhóm và các loại
đất. Nhưng muốn lúa có năng suất cao thì đất trồng cần phải đáp ứng một số yêu cầu
như sau:
- Địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng.
- Hàm lượng dinh dưỡng N, P, K tổng số khá.
- Độ pH từ 4,5 – 7,0.
- Độ mặn < 0,5% tổng số muối tan.
Đối với lúa cạn: Ngoài các chỉ tiêu độ pH, tổng số muối tan có yêu cầu như cây
lúa nước thì lúa cạn (gieo thẳng) cần đất nhẹ hơn, đất có thành phần cơ giới từ thịt
trung bình đến thịt nhẹ, đất có độ dốc <50.
b. Lượng mưa
Lúa là cây yêu cầu nhiều nước hơn so với các cây trồng khác. Lượng mưa cần
thiết cho cây lúa trung bình từ 6-7mm/ngày trong mùa mưa và từ 8-9mm/ ngày trong
mùa khô. Một tháng cây lúa cần khoảng 200mm nước. Sự thiếu hụt hay thừa nước đều
ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
c. Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên cả hai mặt: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng
đến quang hợp, số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự ra hoa, kết quả của cây
lúa sớm hay muộn. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho cây lúa từ 250-400
calo/cm2/ngày.
d. Nhiệt độ
Nhiệt độ làm lúa sinh trưởng nhanh hay chậm, phát dục tốt hay xấu. Lúa sinh
trưởng bình thường ở nhiệt độ 25-280C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 170C thì sự sinh trưởng
của cây lúa chậm lại, nếu thấp hơn 130C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ thấp
kéo dài nhiều ngày lúa có thể chết. Nhiệt độ cao trong phạm vi từ 28-350C thì lúa sinh
Trườngtrưởng nhanh nhưng chất lượng kém. Nhiệt độ cao hơn 400C thì cây lúa sinh trưởng
nhanh nhưng tình trạng sinh trưởng xấu, nếu kéo theo gió Lào, độ ẩm không khí thấp
thì cây lúa sẽ chết. Mức độ ảnh hưởng nhiệt độ cao hay thấp, mạnh hay yếu là tuỳ
thuộc vào giống lúa và và giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nhiệt độ thích
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 7
Khóa luận tốt nghiệp
hợp cho cây lúa nảy mầm là 28-320C, trổ bông, phơi mau là 20-380C. Nhiệt độ ảnh
hưởng đến sự ra hoa, kết quả sớm hay muộn của cây lúa. Một số giống lúa mẫn cảm
với nhiệt độ, khi tích lũy một số nhiệt nhất định (tổng tích ôn) trong đời sống của mình
thì sẽ ra hoa, kết quả. Tổng tích ôn của giống ngắn ngày là 2000-25000C, giống dài
ngày là 3000-35000C.
1.1.1.3.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa
Các giống lúa khác nhau thì cần thời gian sinh trưởng dài hay ngắn khác nhau.
Nhưng trong chù kỳ sống, từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch đều phải trải qua hai giai
đoạn: Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực.
Sinh trưởng sinh dưỡng là sự tăng lên về thân, lá và xúc tiến đẻ nhánh. Sinh
trưởng sinh thực là quá trình chuyển đổi làm đốt, hình thành đòng, trổ bông, thụ phấn,
tạo ra hạt. Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng diễn ra từ đầu đến cuối, còn quá trình sinh
trưởng sinh thực diễn ra từ giai đoạn cây lúa bắt đầu làm đốt đến khi chín. Hai giai
đoạn này là sự thống nhất trong đời sống cây lúa và tác động trực tiếp lẫn nhau.
1.1.1.4. Kỹ thuật thâm canh cây lúa
- Kỹ thuật chọn và làm đất
Chọn và làm đất có ý nghĩa hết sức quan trong, giúp cây lúa phát triển nhanh, dễ
điều chỉnh mực nước, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh.
Về chọn loại đất: nên chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha, thịt nhẹ, là
tốt nhất, đất phải chủ động được tưới tiêu.
Sau khi chọn xong, ta tiến hành cày bừa kỹ, nhuyễn và bằng phẳng.
Làm luống rộng 1,2-1,4m, rãnh sâu 20cm, rộng 20-25cm. Mặt luống phải bằng
phẳng, không đọng nước.
- Kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống và gieo mạ
Trong điều kiện thuận lợi nên phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2-3 giờ trước khi
Trườngngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, phát triển khả năng nảy mầm.
Ngâm ủ: Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đưa vào ngâm. Trong vụ
Hè Thu, vụ mùa ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai. Trong
vụ Xuân ngâm 48-72 giờ đối với lúa thuần và 24-36 giờ đối với lúa lai. Ngâm đến khi
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 8
Khóa luận tốt nghiệp
hạt thóc có phôi mầm màu trắng là được. Trong quá trình ngâm thì sau 6-8 giờ nên
thay nước một lần, sau đó vớt ra đãi hết nước chua và đem ủ bằng thúng hoặc bằng
bao tải
Trong v...ên nhân của
tình trạng này là do sự phát triển của ngành nghề phi nông nghiệp ở xã, hơn nữa số
thanh niên đủ tuổi lao động đi học nghề ngày càng tăng.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 23
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã Thanh Tiên qua 3 năm 2009 - 2011
2009 2010 2011 2011/2009
Chỉ tiêu ĐVT
SL % SL % SL % +/- %
1. Tổng số hộ Hộ 1645 100 1664 100 1672 100 27 1,64
- Hộ NN Hộ 1313 79,82 1322 79,45 1324 79,20 11 0,84
- Hộ phi NN Hộ 332 20,18 342 20,55 348 20,80 16 4,82
2. Tổng NK NK 6587 100 6607 100 6620 100 33 0,5
- NK NN NK 5353 81.27 5365 81,21 5368 81,09 15 0,28
- NK phi NN NK 1234 18,73 1242 18,79 1252 18,91 18 1,46
3. Số LĐ LĐ 3608 100 3630 100 3698 100 90 2,49
- LĐ NN LĐ 2630 72,90 2641 72,78 2657 71,86 27 1,03
- LĐ phi NN LĐ 978 27,10 989 27,22 1041 28,14 63 6,44
4. Chỉ tiêu BQ
- NK/hộ NK/hộ 4,00 - 3,97 - 3,96 - -0,04 -1
- LĐNN/hộ NN LĐ/hộ 2,00 - 1,99 - 2,01 - 0,01 0,5
- NK/LĐ NK/LĐ 1,83 - 1,82 - 1,79 - -0,04 -2,19
(Nguồn: UBND xã Thanh Tiên)
SVTH: Nguyễn HoàngTrường Thành 24
Khóa luận tốt nghiệp
Bên cạnh đó ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn xã phát triển chậm, chủ
yếu là thuộc phạm vi gia đình, những gia đình nào có nghề truyền thống thì có thể tận
dụng thời gian nông nhàn, còn những gia đình khác thì không có việc làm hoặc việc
làm không ổn định. Đây cũng chính là tiềm năng cũng như thách thức lớn đối với xã
trong việc giải quyết việc làm cũng như phân bổ sử dụng nguồn lao động hợp lý.
Trong thời gian tới, xã nên có những kế hoạch để tập trung phát triển các ngành nghề
khác phù hợp với thế mạnh của địa phương, nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống
cho người dân.
Về các chỉ tiêu bình quân, bình quân nhân khẩu/hộ qua các năm đang có xu
hướng giảm, năm 2009 là 4,00 nhân khẩu/hộ nhưng năm 2011 giảm xuống chỉ còn
3,96 nhân khẩu/hộ. Như vậy, mỗi gia đình có 4 người hoặc ít hơn 4 người chứng tỏ
công tác tuyên truyền và ý thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình là rất tốt. Điều
này là rất thuận lợi cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và khả năng tiếp cận các
phương tiện khác Số lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp năm 2011 là 2,01, mỗi
hộ nông nghiệp có xấp xỉ 2 lao động nông nghiệp trong khi nhân khẩu/hộ gần bằng 4.
Do vậy, nó cũng tạo ra một số khó khăn nhất định cho hộ nông nghiệp khi mà thu nhập
mang lại còn thấp, quy mô gia đình vẫn đang còn cao. Về số nhân khẩu/lao động có
giảm nhưng không đáng kể, năm 2009 tỷ lệ này là 1,83 nhưng đến năm 2011 con số
này cũng chẳng giảm xuống được bao nhiêu, chỉ giảm được 0,04 nhân khẩu/lao động.
Như vậy, cứ một lao động nông nghiệp thì phải làm việc nuôi gần 2 nhân khẩu đi
cùng. Điều này gây khó khăn trong vấn đề tích lũy của cải.
Nhìn chung, tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã đang có sự chuyển dịch
theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm. Trong những năm gần đây, có một hiện
tượng đang diễn ra khá phổ biến ở xã là tình trạng học sinh tốt nghiệp trung học phổ
thông nếu không tiếp tục học lên cũng rời bỏ quê nhà lên thành phố tìm việc làm, gây
tình trạng thiếu lao động trong mùa vụ, và một đội ngũ lao động đông đảo đã được đào
Trườngtạo qua các trường đại học, cao đẳng nhưng vẫn chưa có chính sách hợp lý để thu hút
họ về làm việc phục vụ quê hương. Đa số đều đi tìm việc làm ở nơi xa, điều này ảnh
hưởng lớn đến năng suất, chất lượng lao động của xã trong tương lai.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 25
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của xã
Trong những năm vừa qua, nhờ công tác chỉ đạo của chính quyền xã và sự ủng
hộ nhiệt tình của bà con nông dân mà cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của xã đạt được
những thành tựu sau:
- Hệ thống giao thông
Với vị trí thuận lợi là xã có đường quốc lộ 33 chạy qua với chiều dài gần 3km
nối liền xã với thị trấn Dùng, giúp người dân dễ dàng giao lưu, trao đổi hàng hóa, văn
hóa với các vùng trung tâm. Đồng thời, với sự nỗ lực của bà con nông dân và sự hỗ trợ
của chính quyền địa phương nên hệ thống đường thôn, xóm đã được bê tông hóa gần
100% còn các tuyến đường liên xã cũng được nâng cấp, nhựa hóa nên rất thuận lợi cho
việc đi lại và vận chuyển. Ngoài ra, nhờ chủ trương của xã tập trung đầu tư xây dựng
hệ thống giao thông nội đồng nên giờ đây máy móc có thể đi vào tận ruộng, thực hiện
cơ giới hóa một cách dễ dàng, góp phần giải phóng sức lao động cho người nông dân.
- Hệ thống thủy lợi
Thủy lợi có vai trò quan trọng đối với đời sống, sinh hoạt của người dân nói
chung và của sản xuất nông nghiệp nói riêng. Hệ thống thủy lợi giúp người dân đảm
bảo được nguồn nước cho cây trồng lúc nắng hạn và tiêu nước lúc ngập úng. Từ đó
giúp nâng cao năng suất cây trồng. Hiện nay, trên toàn xã hệ thống kênh mương đã
được xây dựng hoàn chỉnh và kiên cố, đảm bảo việc tưới tiêu nước dễ dàng. Xã đã có
2 trạm bơm điện với 6 máy đảm bảo tưới tiêu cho khoảng 300ha diện tích đất nông
nghiệp của xã.
- Hệ thống điện
Trên địa bàn xã, hệ thống điện được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, điện được
đưa đến từng hộ gia đình. Vì thế , 100% hộ gia đình đều đã dùng điện để phục vụ nhu
cầu sinh hoạt cũng như quá trình sản xuất của mình. Đặc biệt xã luôn đảm bảo đủ điện
phục vụ cho các trạm bơm hoạt động hiệu quả giúp tưới tiêu cây trồng kịp thời vụ.
- Hệ thống giáo dục, y tế và văn hóa
Về giáo dục: Xã có hai trường mầm non, một trường tiểu học và một trường
trung học cơ sở. Các trường đều được xây dựng khang trang đáp ứng được nhu cầu
dạy và học của giáo viên, học sinh. Ở xã không còn tình trạng trẻ em không được đến
Trườngtrường và đã tiến hành phổ cập tiểu học. Hàng năm, có từ 10 đến 15 em đậu vào các
trường Đại Học và khoảng hơn 25 em đậu vào các trường cao đẳng, trung cấp. Tỷ lệ
học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ngày càng tăng và có những em đạt giải cao.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 26
Khóa luận tốt nghiệp
Về y tế: Xã có một trung tâm y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Trung tâm y tế nằm ở vị trí trung tâm của xã được xây dựng khang trang sạch sẽ và đã
được đón nhận bằng chuẩn quốc gia năm 2008. Đội ngũ cán bộ y tế 100% đã qua đào
tạo, nhưng hiện nay trung tâm vẫn chưa được trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết.
Về văn hóa: tất cả các thôn, xóm đều có loa phóng thanh, trang truyền hình địa
phương kịp thời phản ánh các thông tin KT – XH, các mô hình sản xuất giỏi để nhân
dân nắm bắt và học hỏi. Hàng năm, xã đều tổ chức giải bóng đá, bóng chuyền được
thanh, thiếu niên và nhân dân trên toàn xã tham gia và ủng hộ nhiệt tình. Đoàn xã cũng
tham gia các phong trào thể dục thể thao do huyện đoàn tổ chức và đã đạt được giải
cao.
1.2.3.4. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của xã
Thanh Tiên là một xã thuần nông, vì vậy nguồn thu chính của người dân vẫn là
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những năm vừa qua, giá trị từ sản xuất nông
nghiệp không ngừng tăng lên. Để thấy rõ điều này chúng ta xem xét bảng số liệu sau:
Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn xã
có biến động đáng kể. Năm 2009 là 24885.4 triệu đồng nhưng đến năm 2011 con số
này đạt 30078.1 triệu đồng, tăng 20.87%. Trong đó, năm 2009 thu nhập do nông
nghiệp mang lại đạt 17385.4 triệu đồng chiếm 69.86%, còn lâm nghiệp mang lại 7500
triệu đồng chiếm 30.14%. Xã không có nguồn thu từ ngư nghiệp, đây là một bất lợi
trong việc đa dang hóa các sản phẩm. Còn về lâm nghiệp xã chỉ có 125 ha rừng trồng,
giá trị từ bước đầu thì chưa đáng kể chỉ đem lại củi đốt và một số cây làm gỗ nên
nguồn thu là không lớn, chỉ chiếm 26.6% năm 2011. Trong nguồn thu từ nông nghiệp
thì tập trung chủ yếu vào các sản phẩm về hoa màu và chăn nuôi. Với dải đất dọc sông
Lam hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn, đất đai lại tơi xốp nên rất tốt cho
việc trồng các loại hoa màu như ngô, lạc, đậu xanh Hơn nữa, nhờ sự chỉ đạo đúng
đắn của chính quyền địa phương trên toàn xã áp dụng đồng loạt các loại ngô, lạc mới
nên năng suất đạt được là rất cao. Năm 2009, sản lượng cây có hạt mang lại là 2341
tấn, đến năm 2011 sản lượng này là 2723 tấn tăng 382 tấn, tương ứng với 16.32 %.
Còn về lĩnh vực chăn nuôi thì trong 3 năm qua có sự biến động thất thường là do
Trườngngười dân chủ yếu nuôi trâu bò để sử dụng sức kéo nên mỗi gia đình chỉ nuôi một con
là đủ dẫn đến số lượng trâu bò giảm nhiều. Còn đối với đàn gia cầm do tư tưởng của
người dân lo sợ về dịch H5N1 nên không dám nuôi nhiều dẫn đên đàn gia cầm chỉ
tăng nhẹ so với các năm trước đó.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 27
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 6: Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của xã qua 3 năm 2009 – 2011
2009 2010 2011 2011/2009
Chỉ tiêu ĐVT
SL % SL % SL % +/- %
1. Giá trị sản xuất N-L-NN Tr.đ 24885.4 100 27873.6 100 30078.1 100 5192.7 20.87
- Nông nghiệp Tr.đ 17385.4 69.86 20673.6 74.17 22078.1 73.40 4692.7 26.99
- Lâm nghiệp Tr.đ 7500 30.14 7200 25.83 8000 26.60 500 6.67
1.1. Sản xuất NN
- Sản lượng cây có hạt Tấn 2341 - 3042 - 2723 - 382 16.32
- Số lượng trâu bò Con 1860 - 1858 - 1804 - -56 -3.01
- Số lượng lợn thịt Con 1655 - 1671 - 1905 - 250 15.11
- Số lượng gia cầm Nghìn con 29.5 - 30 - 33 - 3.5 11.86
1.2. Sản xuất lâm nghiệp Ha 125 - 125 - 125 - 0 0
(Nguồn: UBND xã Thanh Tiên)
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 28
Trường
Khóa luận tốt nghiệp
Tóm lại, trong thời gian qua chính quyền địa phương đã cố gắng rất lớn trong
việc áp dụng các giống mới vào sản xuất, tiêm phòng các dịch bệnh trên gia súc, gia
cầm. Vấn đề là phải phát huy hơn nữa vai trò của ngành nông nghiệp để giá trị mang
lại ngày càng cao, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân.
1.2.4. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã
1.2.4.1. Về thuận lợi
- Quỹ đất cho vùng sản xuất lúa không lớn chỉ khoảng 0.72 sào/NK NN, vì vậy
rất thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu.
- Nghề trồng lúa là nghề đã có từ lâu đời và là nghề chủ yếu của người dân, vì
vậy họ rất có kinh nghiệm trong sản xuất, đầu tư thâm canh.
- Lực lượng lao động dồi dào, cần cù chăm chỉ là nền tảng lớn để phát triển
sản xuất.
- Hệ thống giao thông thôn xóm, nội đồng đã được nâng cấp, rất thuận tiện cho
việc đi lại, vận chuyển của người dân.
- Chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác phòng trừ sâu bệnh, vì vậy
khi có dấu hiệu bệnh thì xã kịp thời thông báo, mua thuốc về bán và hướng dẫn cách
dùng cho người dân.
- Xã có một quỹ đất lớn dọc theo sông Lam, đất này rất tốt để trồng hoa màu như
ngô, lạc, đậu
1.2.4.2. Về khó khăn
- Mang khí hậu gió mùa, nóng ẩm nên hàng năm thường chịu hạn hán, lũ lụt gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lúa. Đặc biệt là những vùng không chủ động được
trong công tác thủy lợi, mùa mưa thì ngập úng nếu đúng vào thời điểm lúa trổ bông thì
coi như là mất trắng. Mùa hạn hán thì khó có thể đưa nước đến tận các cánh đồng nếu
đúng vào thời kỳ lúa đẻ nhánh hoặc làm đòng thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng
suất, đặc biệt là trong vụ Đông Xuân vì đây là vụ chính đóng vai trò quan trọng.
- Cũng vì kiểu thời tiết này nên hàng năm thường xuyên xảy ra rất nhiều dịch
Trườngbệnh đạo ôn, khô vằn, rầy nâu gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của người
nông dân.
- Trong cơ cấu đất của xã thì đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá cao, điều này gây
lãng phí rất lớn, xã cần có chủ trương chuyển đổi đất hợp lý, và có hiệu quả nhất.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 29
Khóa luận tốt nghiệp
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã có
những tiến triển nhất định nhưng sự chuyển biến vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được
nhu cầu công việc đang diễn ra.
- Hàng năm, lũ lụt thường xảy ra vào mùa mưa nên một số kênh mương, đường
giao thông bị phá hoại nghiêm trọng, điều này tạo kinh phí lớn cho xã trong việc tu
sửa, nếu không sửa chữa kịp thời thì sẽ ảnh hưởng xấu đến vụ sản xuất tiếp theo, nhất
là vụ Đông Xuân vì vụ này đóng vai trò quan trọng nhất và sản lượng lớn nhất.
- Lao động chủ yếu là lao động chân tay, không qua đào tạo, chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm sản xuất là chính, khả năng áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất còn
thấp, do vậy phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa.
Trường
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 30
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ THANH TIÊN, HUYỆN
THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Tình hình sản xuất lúa của xã Thanh Tiên qua ba năm 2009 – 2011
Xem xét bảng số liệu sau để chúng ta thấy được tình hình sản xuất lúa trên địa
bàn xã, và cho thấy Thanh Tiên là một xã thuần nông.
Bảng 7: Tình hình sản xuất lúa của xã qua 3 năm 2009 - 2011
2011/2009
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
+/- %
1. Diện tích Ha 319 319 309 -10 -3,13
- Đông Xuân Ha 169 169 169 0 0
- Hè Thu Ha 150 150 140 -10 -6,67
2. Năng suất Tạ/ha 55,8 46,9 57 1,2 2,15
- Đông Xuân Tạ/ha 65,5 47,4 71,5 6 9,16
- Hè Thu Tạ/ha 46 46,4 42,5 3,5 7,61
3. Sản lượng Tấn 1797 1497 1803,4 6,4 0,36
- Đông Xuân Tấn 1107 801 1208,4 101,4 9,16
- Hè Thu Tấn 690 696 595 -95 -13,77
(Nguồn: UBND xã Thanh Tiên)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tình hình sản xuất lúa trên địa bàn đã có sự biến
động qua 3 năm cả về mặt diện tích, năng suất và sản lượng. Về diện tích gieo trồng
lúa cả năm ta thấy năm 2009 là 319 ha, nhưng đến năm 2011 thì diện tích này chỉ còn
Trường309 ha giảm 10 ha so với năm 2009. Như vậy, diện tích diện tích gieo trồng lúa đã
giảm điều này đòi hỏi xã cần phải có một kế hoạch bố trí sử dụng đất như thế nào cho
hợp lý để giảm thiểu tình trạng đất nông nghiệp bị thu hẹp hàng năm. Sở dĩ diện tích
đất trồng lúa giảm là vì: một số diện tích trước đây là đất trồng lúa nhưng nay xã lại
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 31
Khóa luận tốt nghiệp
chuyển diện tích đó sang đất ở, đất vì mục đích công cộng, làm đường giao thông,
đường nội đồng hơn nữa, diện tích gieo trồng lúa năm 2011 giảm cũng do vụ Hè
Thu diện tích này giảm. Năm 2009, diện tích gieo trồng vụ Hè Thu là 150 ha, nhưng
đến năm 2011 thì chỉ còn 140 ha giảm 10 ha tương ứng với giảm 6,67%. Nguyên nhân
giảm là do thời tiết vào vụ này bất lợi hơn, một số vùng trũng do mùa này mưa nhiều
vào cuối vụ lúa dễ bị ngập, úng dẫn đến mất trắng và những chỗ ruộng hay bị sâu bệnh
thì người dân cũng không tiến hành gieo trồng.
Về năng suất, ta thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu.
Năm 2009, năng suất vụ Đông Xuân đạt 65,5 tạ/ha, trong khi vụ Hè Thu chỉ đạt 46
tạ/ha và năm 2011, năng suất vụ Đông Xuân tăng lên 71,5 tạ/ha còn vụ Hè Thu giảm
xuống còn 42,5 tạ/ha. Điều này dẫn đến năng suất bình quân giảm xuống chỉ đạt 55,8
tạ/ha năm 2009 và 57 tạ/ha năm 2011. Riêng năm 2010, do vụ Đông Xuân mất mùa do
gặp phải thời tiết rét đậm rét hại nên năng suất vụ này giảm nhiều so nữa, vào cuối vụ
khi lúa trổ bông hoặc thu hoạch thường mưa nhiều gây ngập úng cục bộ có những năm
ngập lụt dẫn đến mất trắng. Ngoài ra còn một nguyên nhân khách quan nữa đó là do
người dân sử dụng giống lúa thuần có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhưng lai cho
năng suất thấp hơn giống lúa trồng trong vụ Đông Xuân.với năm trước chỉ còn 47,4
tạ/ha chỉ lớn hơn năng suất vụ Hè Thu có 1 tạ/ha. Chứng tỏ điều kiện thời tiết, khí hậu
ảnh hưởng đến năng suất trồng lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Vụ
Hè Thu, thời tiết thường khô hanh kéo dài vào đầu vụ do chịu ảnh hưởng của gió Lào
nên cây lúa sinh trưởng và làm đòng kém, hơn
Do sự biến động về diện tích, năng suất nên về sản lượng cũng có sự biến động
tương ứng. Năm 2009, sản lượng trên toàn xã đạt 1797 tấn, trong đó sản lượng do vụ
Đông Xuân mang lại cao hơn rất nhiều so với vụ Hè Thu chỉ đạt 690 tấn. Năm 2011,
sản lượng vụ Đông Xuân tăng 101,4 tấn đạt 1208,4 tấn, nhưng vụ Hè Thu sản lượng
Trườnglúa chỉ đạt 595 tấn tức đã giảm 95 tấn nên sản lượng lúa cả năm tăng không đáng kể
chỉ tăng 6,4 tấn tương đương 0,36% tổng sản lượng.
Tóm lại, cây lúa là loại cây trồng mà quá trình sinh trưởng và phát triển phụ
thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, mặc dù đã được đầu tư thâm canh và phòng
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 32
Khóa luận tốt nghiệp
chống thiên tai nhưng cũng chỉ hạn chế được một phần nhỏ sự phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên. Vì vậy, chính quyền xã cần chú trọng hơn nữa đến công tác xây dựng lịch
thời vụ một cách hợp lý, đảm bảo về thủy lợi và có kế hoạch phòng chống thiên tai
như tu sửa đê điều, theo dõi dự báo thời tiết, thăm đồng thường xuyên và kịp thời phát
hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
2.2. Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2011 trên địa bàn xã
Thanh Tiên
2.2.1. Nguồn lực của các hộ trồng lúa điều tra năm 2011
2.2.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2011
Lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất
lúa nói riêng. Nguồn lao động dồi dào sẽ đảm bảo được việc sản xuất đúng thời vụ,
góp phần tăng khối lượng đơn vị sản phẩm trên một đơn vị chi phí đầu vào. Qua quá
trình điều tra các hộ trồng lúa trên địa bàn xã, tôi đã tổng kết được tình hình nhân khẩu
và lao động của hộ trên địa bàn xã như sau:
- Về tuổi của chủ hộ
Tuổi của chủ hộ bình quân là 48,52 tuổi. Đây là độ tuổi vừa có nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất lại vừa nhạy bén trong tiếp thu và áp dụng KH – KT mới vào
sản xuất. Với kinh nghiệm đã được tích lũy từ lâu, cộng với kiến thức mới được tiếp
thu thì sẽ giúp các hộ tìm ra được biện pháp thâm canh phù hợp nhất nhằm nâng cao
năng suất cây trồng đặc biệt là cây lúa.
- Về quy mô nhân khẩu và lao động
Qua bảng số liệu ta thấy tổng số nhân khẩu của các hộ điều tra trên địa bàn xã là
306 nhân khẩu. Như vậy, bình quân mỗi hộ có 5 nhân khẩu. Điều này cho thấy, quy
mô gia đình ở địa phương vẫn còn cao, đặc biệt có sự chênh lệch giữa các xóm. Xóm 5
Trườngcó số nhân khẩu ít hơn xóm 6 và xóm 7 lần lượt là 15 và 9 người. Như vậy, ta có thể
thấy rằng, nhận thức về kế hoạch hóa gia đình của xóm 5 là tốt hơn hai xóm còn lại.
Điều này đòi hỏi chính quyền xã trong những năm tới phải có nhiều chính sách biện
pháp nghiêm khắc hơn nữa trong công tác kế hoạch hóa gia đình.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 33
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 8: Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra năm 2011
Tổng,
Chỉ tiêu ĐVT Hộ xóm 5 Hộ xóm 6 Hộ xóm 7
BQC
1. Số hộ điều tra Hộ 20.00 20.00 20.00 60.00
2. Tuổi của chủ hộ Tuổi 47.35 48.40 49.80 48.52
3. Tổng nhân khẩu Người 94.00 109.00 103.00 306.00
4. Tổng lao động LĐ 49.00 56.00 55.00 160.00
5. Các chỉ tiêu bình quân
- BQ nhân khẩu/hộ NK/hộ 4.70 5.45 5.15 5.10
- BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2.45 2.80 2.75 2.67
- BQ nhân khẩu/lao động NK/LĐ 1.92 1.95 1.87 1.91
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
- Về lao động
Nhìn chung số người trong độ tuổi lao động là cao. Tổng số lao động của 3 xóm
chiếm hơn một nửa tổng số nhân khẩu. Đây là một tiềm năng rất lớn cho xã, lực lượng
lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất kịp thời vụ. Từ đó góp
phần rất lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng, tăng thêm nguồn thu nhập cho
người dân. Như vậy, lao động đóng vai trò rất lớn trong sản xuất lúa.
- Về các chỉ tiêu bình quân
Nhân khẩu bình quân chung là 5.10 nhân khẩu/hộ. Trong đó hộ xóm 5 là 4.70
nhân khẩu/hộ, hộ xóm 6 là 5.45 nhân khẩu/hộ và hộ xóm 7 là 5.15 nhân khẩu/hộ. Sở dĩ
có sự chênh lệch giữa hai vùng là do nhận thức của người dân giữa hai vùng không
giống nhau. Tuy số lao động của xóm 6 và xóm lớn hơn xóm 5 nhưng do hai xóm này
thường sinh nhiều con hơn nên tổng nhân khẩu nhiều hơn nên chỉ tiêu bình quân lao
động/hộ vẫn lớn hơn của xóm 5. Và cũng do vậy mà chỉ tiêu bình quân lao động/hộ
của xóm 6 và xóm 7 vẫn lớn hơn xóm 5. Bên cạnh nguyên nhân do vấn đề nhận thức
về kế hoạch gia đình thì còn do kết cấu của các xóm không giống nhau. Tuy tổng nhân
Trườngkhẩu của xóm 5 là thấp nhất nhưng do những gia đình xóm 5 phần lớn con cái đã
trưởng thành còn ở xóm 6 và xóm 7 số nhân khẩu nhiều nhưng còn ổ độ tuổi còn đi
học nhiều nên chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/lao động của hộ xóm 5 xấp xỉ hộ xóm 6 và
lớn hơn của xóm 7, tuy phần chênh lệch là không nhiều.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 34
Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài ra do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên lao động trong nông
nghiệp cũng có tính thời vụ. Trong thời gian nông nhàn lao động nông nghiệp có thể
làm một số ngành nghề phụ như đan lát, thợ nề, buôn bán nhằm tăng thu nhập.
2.2.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được trong sản
xuất nông nghiệp. Đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động, con người tác
động vào cây trồng thông qua đất đai. Nếu đất đai có chất lượng tốt, quy mô lớn sẽ là
điều kiện để cây trồng đạt được năng suất cao. Bảng 9 thể hiện rõ tình hình sử dụng
đất của các hộ trên địa bàn xã.
Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2011
(ĐVT: Sào/hộ)
Chỉ tiêu Hộ xóm 5 Hộ xóm 6 Hộ xóm 7 BQC
Tổng diện tích 8.75 8.77 8.35 8.62
1. Diện tích đất nông nhiệp 7.00 7.40 7.10 7.17
- Đất trồng lúa 4.20 4.50 4.40 4.37
- Đất trồng cây hàng năm khác 2.80 2.90 2.70 2.77
2. Đất khác (ở, vườn) 1.70 1.37 1.25 1.44
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Qua bảng số liệu ta thấy không có sự khác biệt nhiều về việc sử dụng đất đai của
các hộ điều tra thuộc ba vùng. Cụ thể như sau:
Tổng diện tích bình quân của hộ điều tra là 8.62 sào/hộ, trong đó xóm 6 có tổng
diện tích bình quân lớn nhất với 8.77 sào/hộ tiếp đến là xóm 5 với 8.75 sào/hộ và cuối
cùng là xóm 7 với 8.35 sào/hộ. Trong tổng số diện tích đất đai đang sử dụng của các
hộ thì diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số 8.71 sào/hộ, và xóm 6 cũng là xóm có
diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ nhiều nhất với 7.4 sào/hộ còn xóm 5 và xóm 7
là 7 sào/hộ và 7.1 sào/hộ. Diện tích đất trồng lúa chiếm ưu thế trong tổng diện tích đất
nông nghiệp, ở mỗi xóm đều chiếm hơn một nửa cao nhất là xóm 6 với 4.5 sào/hộ, 4.4
Trườngsào/hộ ở xóm 7 và xóm 5 là 4.3 sào/hộ. Còn đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ nhỏ
hơn trong tổng tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích bình quân của các hộ điều tra
là 2.77 sào/hộ. Với loại đất này thì giữa các xóm cũng không có sự chênh lệch đáng
kể, xóm 6 vẫn là xóm có diện tích bình quân lớn nhất với 2.9 sào/hộ, tiếp đến là xóm 5
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 35
Khóa luận tốt nghiệp
với 2,8 sào/ hộ và xóm 7 là 2.7 sào/hộ. Diện tích đất ở, vườn chỉ chiếm một phần nhỏ
trong tổng diện tích đất đang được sử dụng của các gia đình, bình quân chung của các
hộ điều tra là 1.44 sào/hộ. Diện tích đất ở bình quân của các xóm 5, xóm 6, xóm 7 lần
lượt là 1.7 sào/hộ, 1.37 sào/hộ, 1.25 sào/hộ. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa các xóm là do
xóm 6 và xóm 7 đông dân, mật độ dân số cao vì vậy diện tích đất ở bị thu hẹp còn xóm
5 do dân số ít hơn nên diện tích đất ở cao hơn.
Về diện tích đất trồng lúa có sự chênh lệch là do: thứ nhất, do dân số của mỗi
xóm khác nhau nên tổng diện tích đất cũng phải khác nhau cụ thể là xóm có dân số
cao hơn thì diện tích sẽ cao hơn; thứ hai, do tính chất đất của mỗi vùng khác nhau nên
xóm nhận được vùng đất ít màu mỡ thì diện tích nhiều hơn xóm nhận được vùng đất
màu mỡ.
2.2.1.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu của các hộ trồng
lúa điều tra năm 2011
Cùng với lao động và đất đai thì vốn đầu tư và trang bị TLSX là những yếu tố
không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố cần thiết để tiến hành
sản xuất tạo ra của cải vật chất. Nếu TLSX hiện đại có thể giúp tăng năng suất, giảm
chi phí và giải phóng bớt sức lao động của con người, góp phần tăng thu nhập. Đối với
sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Tiên hiện nay, trình độ trang bị vật chất kĩ thuật
còn thấp, chủ yếu dựa vào thủ công và sức kéo của gia súc. Để thấy được rõ tình hình
trang bị TLSX của hộ điều tra ta xem bảng số liệu dưới đây:
Bảng 10: Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu của các hộ điều tra năm 2011
(ĐVT: 1000đ/hộ)
Hộ xóm 5 Hộ xóm 6 Hộ xóm 7 BQC
Chỉ tiêu
SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị
1. Trâu bò cày kéo 1.1 13050 1.2 13450 1.1 10450 1.1 12316.7
2. Máy tuốt 1 1032.5 1 1007.5 1 1017.5 1 1019.2
3. Bình phun 1 117.5 1 114.5 1 117.5 1 116.5
4. Bừa tay 2.6 665 2.5 592.5 2.4 602.5 2.5 620
5. Cày tay 1 255 1 250 1 262.5 1 255.8
Trường6. Xe bò kéo 1 1342.5 1 1292.5 1 1325 1 1320
7. Khác 7.2 225.5 7.4 223.5 7.8 248.5 7.5 232.5
Tổng giá trị - 16688 - 16930.5 - 14023.5 - 15880.7
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 36
Khóa luận tốt nghiệp
Sản xuất lúa đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của người dân vì vậy mà
mức độ đầu tư của các hộ tương đối lớn, bình quân là 15880.7 nghìn đồng/hộ. Trong
đó, hầu hết các hộ đều nuôi trâu bò để giảm sức kéo, giảm bớt sức lao động của con
người, bình quân chung mỗi hộ nuôi 1.1 con, nếu ước tính theo giá thị trường hiện tại
thì bình quân mỗi hộ tang bị loại gia súc này mất 12316.7 nghìn đồng. Trong đó xóm 5
và xóm 7 trung bình mỗi hộ nuôi 1.1 con với giá trị trung bình mỗi con tương ứng là
13050 nghìn đồng và 10450 nghìn đồng, còn xóm 6 bình quân nuôi 1.2 con/hộ. Sở dĩ
có sự chênh lệch này là do xóm 6 dất sản xuất nông nghiệp nhiều hơn nên cần sức kéo
nhiều hơn xóm khác. Trên địa bàn chỉ sử dụng chủ yếu các công cụ như cày tay, bừa
tay, bình phun thuốc, xe bò kéo, còn các TLSX khác như máy cày, xe công nông,
máy gặt lúa thì chưa được trang bị do ruộng đất còn manh mún không phù hợp để
áp dụng máy móc vào sản xuất.
Nhìn chung thì các hộ gia đình đều tự trang bị những TLSX cần thiết cho việc
sản xuất của mình. Cụ thể như máy tuốt, bình phun, cày tay, xe bò kéo thì mỗi hộ đều
có một cái, vì đây là dụng cụ rất cần thiết và sử dụng thường xuyên trong mùa vụ hơn
nữa giá trị của chúng cũng không quá cao nên mỗi gia đình đều có thể tự túc được. Về
máy tuốt và bình phun giá trị của chúng không có sự chênh lệch rõ rệt là do đây là
TLSX hầu hết được mua trên thị trường. Còn cày tay có sự chênh lệch như vậy là do
một số gia đình sử dụng cày đẽo thủ công, số còn lại dùng cày do nhà máy sản xuất
chiếm đa số và cày đẽo thủ công có giá cao hơn. Xe kéo là phương tiện chuyên chở
cần thiết và nó cũng là TLSX có giá trị lớn nhất, hầu hết các hộ đều sử dung xe bò lốp
chở được nhiều và giảm sức kéo cho gia súc. Mỗi chiếc xe có giá từ 1.1 – 1.5 triệu
đồng tùy theo xe lớn hay nhỏ và tùy thuộc vào loại gỗ sử dụng để đóng xe có tốt hay
không. Bừa tay là tư liệu được trang bị nhiều nhất bình quân chung là 2.5 cái/hộ là do
bừa tay được trang bị từ 2 – 3 cái, mỗi loại một cái và mỗi cái có một công dụng riêng
chúng đều cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn một số TLSX khác cũng
Trườngquan trọng không kém như cuốc, cào, xẻng, liềmbình quân mỗi hộ có 7.5 cái với giá
232.5 nghìn đồng.
Tóm lại, việc trang bị TLSX của các hộ còn thấp, công cụ còn thô sơ, mức độ cơ
giới hóa gần như chưa có. Điều này đòi hỏi chính quyền xã trong thời gian tới cần làm
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 37
Khóa luận tốt nghiệp
tốt công tác dồn điền, đổi thửa, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, thực hiện
tốt vấn đề tín dụng để người dân mạnh dạn vay tiền mua các máy móc hiện đại đưa
vào sản xuất nhằm giảm sức lao động của con người, súc kéo của gia súc, giảm tính
thời vụ trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng, tiết kiệm chi phí
2.2.1.4. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra
Tình hình thu nhập của hộ sẽ phản ánh vai trò các ngành kinh tế trong hộ gia
đình. Các hộ nông dân khác nhau sẽ có các hoạt động kinh tế, trình độ thâm canh
khác nhau, vì vậy mà mức thu nhập của mỗi hộ thu được cũng khác nhau.
Trong những năm qua, thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn xã có nhiều
chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 11: Tình hình thu nhập của các hộ điều tra năm 2011
(ĐVT: 1000đ/hộ)
Hộ xóm 5 Hộ xóm 6 Hộ xóm 7 BQC
Chỉ tiêu
TN % TN % TN % TN %
Tổng 32896.6 100 30502.0 100 27712.8 100 30370.5 100
1. NN 19246.6 58.51 18033.6 59.12 16962.8 61.21 18081.0 59.53
1.1. Trồng trọt 8596.6 26.13 7383.6 24.21 7562.8 27.29 7847.7 25.84
- Thu nhập từ lúa 2196.6 6.68 3208.6 10.52 2812.8 10.15 2739.3 9.02
- Cây trồng khác 6400 19.45 4175.0 13.69 4750.0 17.14 5108.3 16.82
1.2. Chăn nuôi 10650 32.37 10650 34.92 9400 33.92 10233.3 33.70
2. Ngành khác 13650 41.49 12468.4 40.88 10750.0 38.79 12289.5 40.47
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Nhìn chung, thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn xã đang có chuyển biến theo
chiều hướng tích cực. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao 59.53%, các
ngành nghề khác chiếm 40.47%. Trong giá trị mà nông nghiệp mang lại thì trồng trọt
chiếm tỉ lệ thấp với 25.85% so với tổng thu nhập tương ứng với số tiền bình quân
Trườngchung cho mỗi hộ thu được từ lúa trên một năm là 7847.7 nghìn đồng. Trong đó, cao
nhất là hộ xóm 5 đạt 8596.6 nghìn đồng/hộ/năm, chiếm 26.13% tổng thu nhập của hộ,
thứ hai là hộ xóm 7 đạt 7562.8 nghìn đồng/hộ/năm chiếm 27.29% tổng thu nhập và
thấp nhất là xóm 6 chỉ đạt 7383.6 nghìn đồng/hộ/năm, chiếm 24.21% trong tổng thu
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 38
Khóa luận tốt nghiệp
nhập của hộ. Tuy nhiên, thu nhập từ lúa của hộ xóm 6 đạt được là cao nhất với 3208.6
nghìn đồng/hộ/năm do sản lượng lúa của xóm 6 đạt được là cao nhất nhưng thu nhập
thu được từ cây trồng khác lại thấp chỉ đạt 4175 nghìn đồng nên thu nhập từ trồng trọt
thấp. Với hộ xóm 5 thì ngược lại, thu nhập từ lúa của họ là thấp nhất chỉ đạt 2196.6
nghìn đồng/hộ/năm nhưng thu nhập từ cây trồng khác lại rất cao đạt 6400 nghìn
đồng/hộ/năm do đó thu nhập từ trồng trọt của họ là cao nhất. Còn đối với hộ xóm 7,
thu nhập từ trồng lúa của mỗi hộ đạt 2812.8 nghìn đồng/hộ/năm, thấp hơn hộ xóm 6
nhưng cao hơn hộ xóm 5 và thu nhập từ cây trồng khác là 4750 nghìn đồng/hộ/năm.
Trong giá trị mà nông nghiệp mang lại thì chăn nuôi chiếm một tỉ lệ khá cao
33.7% tương ứng với số tiền bình quân chung cho mỗi hộ thu được là 10233.3 nghìn
đồng. Thu nhập từ c...ỏ, vụ lúa Đông Xuân ở xã có nhiều thuận lợi về
điều kiện tự nhiên, được người dân chú trọng đầu tư, coi đây là vụ lúa chính và là vụ
quyết định quyết định việc sản xuất lúa của cả năm.
Như vậy ta thấy, giá trị sản xuất lúa vụ Đông Xuân lớn hơn nhiều so với vụ Hè
Thu. Vì vậy, người dân cần phải biết đầu tư, chăm sóc vụ lúa Đông Xuân thích đáng,
đồng thời phải biết bố trí thời vụ, tìm những giống mới phù hợp với từng vùng đất để
cho năng suất cao, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân.
2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của
các hộ điều tra
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa, nhưng trong
đề tài này tôi chỉ tập trung vào hai nhân tố sau:
2.2.4.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian
Chi phí trung gian là chi phí mà người nông dân đầu tư vào sản xuất, trong đó chi
phí về phân bón, giống chiếm một tỉ lệ đáng kể, quyết định đến năng suất lúa. Tùy vào
trình độ hiểu biết, phương pháp canh tác và nguồn lực của từng hộ gia đình mà có mức
đầu tư cũng khác nhau, từ đó dẫn đến sự khác biệt về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng
mà mỗi hộ nhận được. Để thấy được ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả và
hiệu quả sản xuất lúa, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 22: Ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
của các hộ điều tra năm 2011
Phân theo
Số GO/sào VA/sào IC/sào GO/IC VA/IC
IC %
hộ (1000đ/sào) (1000đ/sào) (1000đ/sào) (lần) (lần)
(1000đ/sào)
< 1269.72 10 16.67 4316.00 3090.15 1225.9 3.52 2.52
1269.72 –
44 73.33 4285.30 2930.40 1354.9 3.16 2.16
Trường1442.78
>1442.78 6 10.00 4232.86 2743.38 1489.5 2.84 1.84
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 55
Khóa luận tốt nghiệp
Căn cứ vào tình hình đầu tư của các hộ điều tra, tôi tiến hành phân thành 3 nhóm
như sau:
Nhóm 1: IC < 1269.72 nghìn đồng, có 10 hộ.
Nhóm 2: 1269.72 < IC < 1442.78 nghìn đồng, có 44 hộ.
Nhóm 3: 1442.78 < IC nghìn đồng, có 6 hộ.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hộ có mức đầu tư trung gian nhỏ hơn 1269.72
nghìn đồng/sào là 10 hộ, chiếm 16.67 %, với mức giá trị sản xuất đạt được 4316 nghìn
đồng/sào và giá trị gia tăng đạt được là 3090.15 nghìn đồng/sào.Những hộ này tuy có
mức đầu tư thấp nhưng do họ được sản xuất trên vùng đất có độ màu mỡ tốt và thuận
lợi hơn nên năng suất thu được cao dẫn đến giá trị sản xuất/sào cũng cao hơn. Tiếp đến
là hộ có mức đầu tư trung gian trong khoảng 1269.72-1442.78 nghìn đồng/sào là 44
hộ chiếm 73.33%, mức giá trị sản xuất thu được là 4285.30 nghìn đồng/sào và giá trị
gia tăng là 2930.40 nghìn đồng/sào. Hộ có mức đầu tư cao nhất là lớn hơn 1442.78
nghìn đồng/sào với 6 hộ chiếm 10% nhưng giá trị sản xuất đạt được là 4232.86 nghìn
đồng/sào và giá trị gia tăng đạt được là 2743.38 nghìn đồng/sào.
Như vậy sự đầu tư khác nhau của các nông hộ dẫn đến kết quả và hiệu quả sản
xuất lúa của các hộ đạt được cũng khác nhau. Ở những hộ thuộc nhóm 1, chỉ số GO/IC
là cao nhất, đạt 3.52 lần, nhóm 2 là 3,16 lần. Còn những hộ thuộc nhóm 3 chỉ số
GO/IC đạt được là 2.84 lần. Như vậy, mặc dù chi phí đầu tư cao nhưng thiếu hiểu biết
hoặc chủ quan trong việc chăm sóc sẽ rất lớn tới năng suất và sản lượng lúa của các hộ
trên địa bàn xã.
Tóm lại, chi phí trung gian ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất của
các nông hộ. không phải khi nào cũng đầu tư nhiều thì sẽ cho năng suất cao mà nó còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đất đai, thời tiết.... Cần phải biết sử dụng ngồn
Trườngvốn này hợp lý và có hiệu quả, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, tăng cường
đầu tư thâm canh thì kết quả và hiệu quả sản xuất lúa mang lại mới cao, cải thiện phần
nào cuộc sống của người dân nông thôn.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 56
Khóa luận tốt nghiệp
2.3.4.2. Ảnh hưởng của quy mô đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chính của hoạt động sản xuất lúa, vì vậy nó đóng góp
một phần lớn vào năng suất lúa mà hộ nông dân thu hoạch đạt được, kéo theo đó là giá
trị sản xuất mà hộ nông dân đạt được và lợi nhuận của hộ nông dân thu về cao hay
thấp. Tiến hành phân tổ theo quy mô đất trồng lúa sẽ thấy rõ sự ảnh hưởng của đất đai
đến sản xuất lúa như thế nào.
Do diện tích sản xuất lúa của các hộ không có sự thay đổi giữa vụ Đông Xuân và
Hè Thu, nên việc phân tổ và diện tích bình quân/hộ giữa hai vụ là giống nhau.
Tổ I1: Diện tích đất trồng lúa nhỏ hơn 4 sào
Tổ II1: Diện tích đất trồng lúa từ 4 sào đến 5 sào
Tổ III1: Diện tích đất trồng lúa lớn hơn 5 sào
- Vụ Đông Xuân
Vào vụ Đông Xuân diện tích gieo trồng bình quân là 4.37 sào/hộ, trong đó, tổ III1
với diện tích gieo trồng >5 sào/hộ là tổ có số lượng hộ nông dân ít nhất với 6 hộ,
chiếm 10% trong tổng số 60 hộ được điều tra. Đây là những hộ thu được năng suất
thấp nhất 3.45 tạ/sào, do đó, giá trị sản xuất thu về cũng nhỏ nhất với 2471.67 nghìn
đồng/sào và giá trị gia tăng là 1750.18 nghìn đồng/sào. Tổ có số lượng hộ nông dân
nhiều nhất là tổ II1 với 42 hộ, chiếm 70% trong tổng số 60 hộ. Tổ II1 có diện tích bình
quân/hộ là 4.51 sào/hộ, năng suất mà tổ này thu được là 3.51 tạ/sào là mức năng suất
thu được cao nhất trong 3 tổ. Với mức năng suất như vậy, giá trị sản xuất mà tổ này
thu về là 2486.28 nghìn đồng/sào, giá trị gia tăng đạt được là 1786.6 nghìn đồng /sào.
Và tổ I1, với diện tích <4 sào có 12 hộ và năng suất đạt được là 3.5 tạ/sào. Giá trị sản
xuất mà tổ này đạt được là 2478.77 nghìn đồng/sào, giá trị gia tăng là 1716.94 nghìn
đồng/sào.
Do giá trị sản xuất đạt được cao nhất và chi phí bỏ ra thấp nhất nên chỉ tiêu
GO/IC của tổ II1 là cao nhất đạt 3.46 lần, con số này cho biết với một đồng chi phí bỏ
ra các hộ nông dân tổ II1 sẽ thu được 3.46 đồng giá trị sản xuất. Trong khi đó tổ I1 có
Trườngchỉ tiêu GO/IC là thấp nhất với 3.25 lần thấp hơn tổ III1 0.18 lần và thấp hơn tổ II1 là
0.21 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra giá trị sản xuất tổ I1 thu được thấp hơn tổ
III1 là 0.18 đồng và thấp hơn tổ II1 là 0.21 đồng.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 57
Khóa luận tốt nghiệp
Về chỉ tiêu VA/IC thì tổ II1 vẫn là tổ có tỷ lệ cao nhất với 2.46 lần có nghĩa là với
một đồng chi phí bỏ ra thì hộ nông dân tổ II1 thu được 2.46 đồng giá trị gia tăng. Xếp
thứ hai là tổ III1 với 2.43 lần và cuối cùng là tổ một với 2.25 lần.
- Vụ Hè Thu
Đến vụ Hè Thu, tuy diện tích không thay đổi nhưng năng suất lúa giảm xuống từ
0.52- 0.6 tạ/sào. Do thời tiết vị Hè Thu rất thất thường và không thuận lợi cho cây lúa
phát triển hơn nữa trong vụ này xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hai cho mùa màng.
Trong vụ này, tổ I2 là tổ có giá trị sản xuất bình quân/sào lớn nhất đạt 1814.55
nghìn đồng/sào và giá trị giá trị gia tăng là 1124.5 nghìn đồng/sào với năng suất là
2.98 tạ/sào. Đạt giá trị sản xuất thấp nhất là tổ III2 có diện tích gieo trồng >5 sào gồm 6
hộ chiếm 10% trong tổng 60 hộ với giá trị sản xuất là 1753.33 nghìn đồng/sào, giá trị
gia tăng thu được là 1115 nghìn đồng/sào tương ứng với năng suất đạt được là 2.85
tạ/sào. Tổ có số hộ chiếm đông nhất là tổ II2 với 42 hộ chiếm 70% trong tổng 60 hộ
được điều tra, diện tích gieo trồng của tổ này từ 4-5 sào với năng suất 2.97 tạ/sào, với
mức năng suất đó giá trị sản xuất mà tổ này thu được là 1810.82 nghìn đồng/sào, giá
trị gia tăng thu về là 1168.53 nghìn đồng/sào.
Các chỉ tiêu GO/IC và VA/IC cũng có sự khác nhau giữa các tổ: tổ II2 là tổ có chỉ
tiêu này cao nhất với GO/IC là 2.82.lần và VA/IC là 1.82 lần, tiếp đến là tổ III2 có
GO/IC là 2.75 lần và VA/IC là 1.75 lần và thấp nhất là tổ I2 với GO/IC là 2.63 lần và
VA/IC là 1.63 lần.
Qua quá trình phân tổ theo quy mô đất đai, có thể nhận thấy rằng, không phải là
diện tích sản xuất lúa tăng thì năng suất lúa cũng tăng theo mà còn phụ thuộc vào tính
chất đất. Vụ Đông Xuân hộ nông dân thu được giá trị gia tăng cao hơn vụ Hè Thu bởi
vụ Đông Xuân năng suất lúa cao hơn và giá bán lúa cũng cao hơn so với vụ Hè Thu.
TrườngĐiều này dẫn đến tỷ lệ GO/IC và VA/IC của vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân. Có
thể thấy rằng không phải là tăng quy mô đất đai thì hiệu quả sản xuất lúa càng tăn
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 58
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 23: Ảnh hưởng của quy mô đất đai tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2011
Phân tổ Số hộ
Diện tích Năng
theo quy mô Cơ GO VA IC GO/IC VA/IC
SL sản xuất lúa suất
đất trồng cấu (1000đ/sào) (1000đ/sào) (1000đ/sào) (lần) (lần)
Tổ (hộ) BQ/hộ (sào) (tạ/sào)
lúa (sào) (%)
Vụ Đông
60 100 4.37 3.5 2483.23 1758.88 724.35 3.43 2.43
Xuân
I1 <4 12 20 3.04 3.5 2478.77 1716.94 761.83 3.25 2.25
II2 4≤ X ≤5 42 70 4.51 3.51 2486.28 1768.60 717.68 3.46 2.46
III3 >5 6 10 6 3.45 2471.67 1750.18 721.49 3.43 2.43
Vụ Hè Thu 60 100 4.37 2.96 1803.44 1155.04 648.40 2.78 1.78
I2 <4 12 20 3.04 2.98 1814.55 1124.50 690.05 2.63 1.63
II2 4≤ X ≤5 42 70 4.51 2.97 1810.82 1168.53 642.29 2.82 1.82
III3 >5 6 10 6 2.85 1753.33 1115.00 638.33 2.75 1.75
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
Trường 59
Khóa luận tốt nghiệp
2.3.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lúa dựa vào hàm sản
xuất Cobb-Douglas
Để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất lúa của các
hộ điều tra, chúng tôi đã tiến hành phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas trên Exel.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của hộ nông dân như điều kiện
thời tiết, đất đai tuy nhiên trong bài này tôi chỉ đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất lúa là giống, phân bón, mùa vụ.
Bảng 24: Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas
Các biến số Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t Stat P-value
Hệ số A 5.334 0.131 40.614 0.000
X1- Giống 0.056 0.041 1.365 0.175
X2- NPK 0.080 0.036 2.201 0.030
X3- Đạm -0.031 0.039 -0.803 0.424
X4- Kali 0.042 0.028 1.488 0.139
X5- Vụ 0.182 0.017 10.687 0.000
2
R 0.894
2
R điều chỉnh 0.889
Số biến quan sát 120
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Kết quả trình bày dưới dạng hàm Cobb-Douglas như sau:
0.056 0.08 -0.031 0.042 0.182
Y = 207.265 * X1 * X2 * X3 * X4 * X5
Trong đó:
Y: Năng suất lúa (Kg/sào)
A : Hằng số
TrườngX1 : Lượng giống (Kg/sào)
X2: Lượng NPK (Kg/sào)
X3: Lượng đạm (Kg/sào)
X4: Lượng kali (Kg/sào)
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 60
Khóa luận tốt nghiệp
X5: Hệ số biến giả mùa vụ (D)
D = 1: Vụ Đông Xuân
D = 0: Vụ Hè Thu
Theo kết quả hồi quy ta có thể thấy rằng hệ số hồi quy tương quan của mô hình là
0.894, tức là các yếu tố trong mô hình ảnh hưởng đến 89.4% sự biến động năng suất
lúa, các yếu tố ngoài mô hình như thời tiêt, khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến 10.6%.
Lượng giống sử dụng ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa, hệ số hồi quy của biến
giống là 0.056, nghĩa là nếu cố định các yếu tố đầu vào còn lại ở mức trung bình và
tăng lượng giống thêm 1% thì năng suất lúa sẽ tăng 0.056%. Theo điều tra thì khối
lượng giống mà hộ nông dân sử dụng là 2 kg/sào trong vụ Đông Xuân và 2.6 kg/sào vụ
Hè Thu trong khi đó lượng giống theo tiêu chuẩn là 2-2.5 kg/sào vụ Đông Xuân và 3
kg/sào vụ Hè Thu. Vì vậy, hộ nông dân cần đầu tư thêm giống nhưng phải đúng theo
tiêu chuẩn kỹ thuật để đạt được năng suất lúa cao nhất.
Về phân bón thì NPK ảnh hưởng đến năng suất nhiều nhất, nếu các yếu tố đầu
vào khác không đổi và tăng lượng phân NPK thêm 1% thì năng suất lúa tăng thêm
0.08%. Đối với đạm, nếu tăng thêm 1% lượng phân đạm và giữ nguyên mức đầu tư
yếu tố đầu vào khác ở mức trung bình thì năng suất lúa giảm 0.031%. Do lượng phân
đạm mà hộ nông dân sử dụng là nhiều hơn so với tiêu chuẩn kỹ thuật, theo đúng kỹ
thuật thì vụ Đông Xuân bón 5 kg/sào và vụ Hè Thu bón 4.5 kg/sào nhưng ở đây hộ
nông dân chỉ bón 4.9 kg/sào vụ Đông Xuân và 4 kg/sào vụ Hè Thu. Kali cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất lúa, khi tăng 1% lượng kali và cố định các yếu tố đầu
vào còn lại ở mức trung bình thì năng suất lúa tăng thêm 0.042%.
Hệ số hồi quy của biến giả mùa vụ là 0.182, điều này chứng tỏ rằng sản xuất lúa
ở vụ Đông Xuân đạt năng suất cao hơn vụ Hè Thu. Thật vậy, thời tiết vụ Đông Xuân
thường thuận lợi ít sâu bệnh và cỏ dại hơn vụ Hè Thu nên năng suất thu được thường
cao hơn.
Như vậy, các yếu tố đầu vào trong mô hình đều có ảnh hưởng đến năng suất lúa.
TrườngNăng suất lúa đạt đư ợc cao hay thấp thì phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng hợp lý
các yếu tố đầu vào này. Việc quyết định tăng hay giảm sử dụng các yếu tố đầu vào còn
phụ thuộc vào việc sử dụng nó đã hợp lý hay chưa. Nếu tính toán không hợp lý không
những làm tăng chi phí trung gian mà còn làm giảm năng suất lúa.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 61
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Định hướng chung
Xuất phát từ thực tế sản xuất lúa trên địa bàn xã, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế
hơn nữa thì đòi hỏi chính quyền xã cũng như bà con nông dân trong thời gian tới cần
phối hợp làm tốt các mục tiêu sau:
- Phấn đấu ổn định diện tích gieo trồng, trong đó có sự dịch chuyển sao cho phù
hợp với quá trình sản xuất và nhu cầu hiện tại, chuyển một số diện tích trồng khoai
màu có vị trí tương đối thấp nhưng do trước đây không đảm bảo về thuỷ lợi thì nay có
thể trồng lúa.
- Tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng máy
móc vào đồng ruộng. có chính sách ưu đãi cho bà con vay vốn, tham gia sản xuất. Các tổ
chức HTX dịch vụ nông nghiệp cần chủ động nguồn vốn vật tư cho người nông dân.
- Chính quyền xã, cán bộ khuyến nông, bà con nông dân cần chủ động theo dõi
tình hình thời tiết, sâu bệnh để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Tiếp tục tu bổ hoàn thiện hệ thống kênh mương, đảm bảo nguồn nước được đưa
về tận ruộng đồng.
- Làm tốt công tác bố trí lịch thời vụ.
3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa
bàn xã Thanh Tiên
Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất lúa đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, bổ
sung cho nhau. Các giải pháp này phải có tính khả thi, xuất phát từ thực tế ở địa
phương. Sau khi nghiên cứu, xem xét nhu cầu nguyện vọng của người dân, tôi đưa ra
một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của việc sản xuất lúa
Trườngtrên địa bàn xã như sau:
3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật
Vận dụng các thành tựu KH – KT vào sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc
nâng cao năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Qua phân tích ta thấy,
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 62
Khóa luận tốt nghiệp
người dân ở xã đã sử dụng các yếu tố đầu vào nhưng chưa mang lại hiệu quả cao nhất.
Vì vậy tôi xin đề xuất một số giải pháp kỹ thuật sau:
- Đối với giống lúa
Giống là yếu tố quyết định đến năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm. Hiện
trên địa bàn xã chủ yếu dùng giống lúa Tạp Dao, Khang Dân, QT2 mà những giống
này khả năng kháng bệnh chưa cao nên dẫn đến năng suất lúa không cao. Vì vậy, cần
đưa vào sản xuất những giống lúa có năng suất cao hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh
tốt hơn.
- Đối với phân bón
Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa, nếu bón phân cân đối thì khả
năng chống chịu sâu bệnh của lúa sẽ cao hơn, đòng thời cho năng suất tốt hơn. Hầu hết
các hộ đều bón phân đúng thời điểm nên mang lại năng suất khá cao. Tuy nhiên một số
hộ thường lạm dụng quá nhiều phân hoá học, đặc biệt là phân đạm làm cho đất ngày
càng xấu đi, đồng thời gây ra nhiều dịch bệnh cho cây lúa. Vì vậy, để đảm bảo nâng cao
năng suất lúa một cách có hiệu quả thì việc bón phân đúng và đủ là hết sức quan trọng.
Phân chuồng là loại phân hữu cơ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali
và các vi lượng khác cần thiết cho cây. Nó cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cải tạo
đất, làm tăng lượng mùn, tăng khả năng giữ ẩm cho đất, đồng thời chi phí cho loại
phân này lại thấp vì thường các hộ tận dụng từ chăn nuôi, sinh hoạt gia đình. Nhưng
một số hộ gia đình lại ít sử dụng loại phân này, một phần do chưa nhận thức được tầm
quan trọng của nó, phần nữa là do lượng phân mà gia đình có được là ít, lại khó vận
chuyển ra ruộng. Vì vậy trong thời gian tới các nông hộ cần tăng cường sử dụng loại
phân này.
- Đối với thuốc bảo vệ thực vật
Việc phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lúa sinh trưởng và phát
triển tốt. Qua thực tế cho thấy, hầu hết các hộ đều gặp khó khăn trong sản xuất là tình
Trườnghình sâu bệnh phá hoại mùa màng. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như con dao
hai lưỡi, có thể mang lại sản lượng cao nhưng lại ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và
môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Vì vậy nếu trên ruộng
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 63
Khóa luận tốt nghiệp
xuất hiện sâu bệnh mà mức độ còn nhẹ thì có thể sử dụng các biện pháp như rắc vôi,
bón tro cho ruộng còn nếu bị nặng thì phải khoanh vùng để điều trị.
- Về lao động
Lao động là yếu tố đầu vào ảnh hưởng tích cực tới năng suất lúa. Việc đảm bảo
nguồn lao động trong mùa gieo cấy, thu hoạch góp phần làm tăng tính hiệu quả của
sản xuất. Khi đầu tư lao động trong việc làm cỏ, chăm sóc, thường xuyên thăm đồng
ruộng để kịp thời phát hiện dịch bệnh, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời thì cũng
giúp tăng năng suất lúa. Một tình trạng đang xảy ra ở hầu hết các vùng nông thôn là
lực lượng lao động ở đây đang thất nghiệp vào thời điểm nông nhàn là rất nhiều. Vì
thế việc tạo ra ngành nghề phi nông nghiệp trong thời gian đó là rất cần thiết, hơn nữa
để giữ chân người lao động, tránh tình trạng di cư ra thành thị, gây tệ nạn xã hội đồng
thời thiếu nguồn nhân lực lúc thời vụ. Thực tế thì vụ Đông Xuân việc gieo trồng lực
lượng lao động còn đảm bảo vì vào thời điểm này đội ngũ lao động đi làm thuê ở xa về
đang trong thời gian nghỉ tết, nhưng vào lúc thu hoạch, thời điểm giao nhau giữa vụ
Đông Xuân và Hè Thu thì lại thiếu. Ngoài ra để giải phóng sức lao động, tăng tính
hiệu của công việc thì việc đưa máy móc vào sản xuất là rất cần thiết. Do điều kiện địa
hình khó khăn và qui mô ruộng đồng không thuận lợi cho việc áp dụng máy móc
nhưng trong tương lai cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng đẩy nhanh cơ
giới hoá vào sản xuất nông nghiệp – nông thôn.
Ngoài ra trình độ của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản
xuất lúa. Các hộ có trình độ văn hoá cao thì sẽ có kế hoạch sản xuất, chi phí đầu tư hợp
lý. Tuy nhiên, hầu hết người dân thường mang tính bảo thủ, chưa mạnh dạn đầu tư.
Do vậy trước mắt và lâu dài cần nâng cao dân trí bằng cách tăng cường các buổi tập
huấn, họp xóm để phổ biến kiến thức, đưa ra dẫn chứng thực tế mô hình sản xuất kinh
doanh giỏi.
3.2.2. Giải pháp về đất đai
TrườngĐất đai có ý ngh ĩa quan trọng đối với việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa.
Quỹ đất trồng lúa mà xã đang có đều được sử dụng hết, biện pháp nâng cao sản lượng
bằng cách mở rộng diện tích là điều không thể thực hiện được, vì vậy cần phải có biện
pháp thâm canh phù hợp. Cần phải thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa đồng thời
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 64
Khóa luận tốt nghiệp
thu hồi đất của những hộ không có nhu cầu sử dụng để tạo điều kiện cho những hộ có
nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất.
3.2.3. Giải pháp về vốn
Có thể nói rằng vốn là yếu tố đầu vào quyết đính tới năng suất và sản lượng lúa.
Nhưng nguồn vốn đến với người dân hiện nay còn hạn chế do thủ tục vay vốn rườm
rà, thời gian cho vay ngắn nên người dân rất lo ngại họ sợ không đủ khả năng chi trả.
Vì vậy, chính quyền xã cần phải xem xét lại thủ tục và thời hạn cho vay nhằm giúp bà
con mạnh dạn vay vốn, đầu tư máy móc thiết bị vào phục vụ cho việc sản xuất lúa.
3.2.4. Giải pháp về khuyến nông
Công tác khuyến nông có vai trò rất lớn, thông qua các buổi tập huấn, họp xóm
thì các tiến bộ KH – KT được truyền đến người dân. Hiện nay, dân ta thường sản xuất
dựa theo kinh nghiệm chứ đang còn bỡ ngỡ, tâm lý lo sợ khi ứng dụng giống mới đầu
tư đúng kỹ thuật. Vì thế, chính quyền xã cần phối hợp với các cấp huyện, tỉnh thường
xuyên mở lớp khuyến nông, có hình thức khuyến khích bà con tham gia, phổ biến kiến
thức. Một thuận lợi mà theo chúng ta đang có là ở hầu hết các xóm đều có loa phát
thanh, chúng ta có thể phổ biến kiến thức vào những khoảng thời gian phù hợp để
người dân hiểu, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất.
3.2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng cho phát triển sản xuất
nông ghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Trong thời gian qua xã đã rất cố gắng
để xây dựng kiên cố hoá kênh mương, phát triển hệ thống giao thông nội đồng, song
chưa đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện nay. Do đó trong thời gian
tới các dự án về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là quy hoạch, xây dựng hệ
thống kênh mương thuỷ lợi, giao thông nội đồng, nhất là các kênh chính phải được ưu
tiên hàng đầu.
3.2.6. Các giải pháp khác
Trường- Giải pháp về thị trường tiêu thụ: Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ là động
lực cho sản xuất lúa trong thời gian tới. Trong thời gian qua sản xuất lúa của xã chủ
yếu mang tính tự cung tự cấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. Hầu hết các đầu mối
thu mua là tư thương, người buôn bán nhỏ nên các hộ sản xuất bị ép giá. Đặc biệt là
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 65
Khóa luận tốt nghiệp
các hộ thuộc nhóm hộ nghèo thường bán lúc vừa thu hoạch xong để thanh toán các
khoản nợ vay nên giá lúa lúc mùa màng thu hoạch vốn đã thấp lại bị tư thương ép giá,
làm cho cuộc sống của nông dân vốn đã nghèo khổ lại càng khốn khó hơn. Để đảm
bảo mở rộng thị trường tiêu thụ cho người nông dân, việc nghiên cứu các loại giống
mới có năng suất cao, chất lượng tốt là hết sức cần thiết. Hơn nữa nếu mở các điểm thu
mua để ổn định giá lúa cho bà con nông dân là rất quan trọng.
- Cải tiến công nghệ thu hoạch: Thu hoạch là khâu cuối cùng của quá trình sản
xuất, bên cạnh đó việc bảo quản chất lượng sau thu hoạch là rất quan trọng. Hai khâu
quan trọng này cho đến nay vẫn chưa được quan tâm thấu đáo không chỉ tại địa
phương mà trên cả nước ta. Để giảm bớt mức độ thiệt hại ở khâu thu hoạch cần ưu tiên
đầu tư phát triển vào hệ thống giao thông nội đồng, khuyến khích phát triển các
phương tiện vận chuyển cơ giới, tất cả để rút ngắn thời gian thu hoạch, tránh được
thiệt hại do thiên tai gây ra và chuẩn bị kịp thời cho vụ tiếp theo.
Trường
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 66
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Qua nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa
bàn xã Thanh Tiên, tôi rát ra được một số kết luận sau:
Trong những năm gần đây xã Thanh Tiên đã đạt được những thành tựu đáng kể
trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Đây là kết quả đáng tự
hào không chỉ đối với chính quyền xã mà còn cả với bà con nông dân. Cây lúa đã dần
khẳng định được vai trò của mình, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống cho
người nông dân.
Trong nguồn thu nhập hàng năm mà nông nghiệp mang lại cho hộ nông dân thì
nguồn thu từ sản xuất lúa chiếm một tỷ trọng lớn. Bình quân mỗi năm riêng sản xuất lúa
mang lại 2739.3 nghìn đồng/hộ, trong khi đó các cây trồng khác chỉ mang lại 5108.3
nghìn đồng/hộ. Điều này khẳng định được tầm quan trọng của việc sản xuất lúa.
Trong cơ cấu đầu tư của nông hộ thì chi phí về phân bón và giống chiếm tỷ trọng
lớn. Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa thì người dân nên sử dụng lượng giống và phân
bón hợp lý. Đặc biệt, tránh tình trạng lạm dụng quá nhiều phân hóa học. Đây là điều
kiện quan trọng để giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận trong sản xuất.
Ngoài ra thì ở địa phương vấn đề thủy lợi vẫn làm chưa tốt, vào mùa khô một số
diện tích vẫn chư được đảm bảo cung cấp nước kịp thời vào lúc vào thời kỳ đẻ nhánh,
làm đòng hoặc trổ bông. Điều này ảnh hưởng đáng kể tới năng suất lúa.
Nhìn chung trên địa bàn xã vẫn còn sự chênh lệch về năng suất lúa giữa các xóm
do tính chất đất giữa các vùng, do tập quán canh tác và mức độ đầu tư đầu vào không
giống nhau.Vì vậy mà kết quả và hiệu quả thu được có sự chênh lệch.
Qua quá trình phân tổ cho thấy, các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất lúa. Trong cơ cấu đầu tư của các nông hộ thì phân hóa học, giống, thuốc BVTV
Trườngchiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, giá cả các yếu tố đầu vào không ổn định nên việc
sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả là điều hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí nâng
cao lợi nhuận. Nhìn chung, việc đầu tư các yếu tố đầu vào càng nhiều thì cho năng
suất lúa càng cao.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 67
Khóa luận tốt nghiệp
Tóm lại, người dân ở xã thường dựa vào kinh nghiệm và sản xuất bằng các dụng cụ
thô sơ, chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Vì vậy,
người lao động vẫn phải bỏ ra công sức rất nhiều và năng suất, hiệu quả của việc sản xuất
lúa là chưa cao. Từ thực tế đó, tôi có một số kiến nghị như sau:
II. Kiến nghị
- Đối với chính quyền xã
Mặc dù trong thời gian qua xã đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm, áp dụng
giống mới vào sản xuất. Tuy nhiên, việc giám sát và quản lý thị trường lúa giống chưa
được quan tâm đúng mức. Ngoài ra việc giám sát, hướng dẫn người dân sản xuất đúng
quy trình kỹ thuật vẫn đang còn hạn chế.
Xã cần chú trọng hơn nữa công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi
phục vụ cho việc đi lại và sản xuất của người dân.
Trong thời gian tới xã cần thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng
trên địa bàn huyện, tỉnh phối hợp với nhà nước tạo nguồn tín dụng cho hộ nông dân,
mạnh dạn vay vốn tham gia sản xuất.
Xã cần có những chính sách như dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho
bà con trao đổi diện tích để thuận tiện cho việc gieo trồng, chăm sóc nhằm tăng tính
hiệu quả của việc sản xuất lúa.
Chính quyền xã cần theo dõi sát sao bản tin thời tiết, thời tiết nông vụ nhằm bố
trí mùa vụ hợp lý, chủ động trong công tác phòng chống rét, hạn hán, phòng trừ sâu
bệnh, thủy lợi nhằm mang lại hiệu quả sản xuất lúa cao nhất cho người dân.
- Đối với hộ nông dân
Các hộ nông dân cần học hỏi, tập huấn kiến thức về sản xuất, sử dụng giống mới. Nắm
bắt tình hình thời tiết, thực hiện đúng lịch thời vụ mà xã đã đề ra. Sử dụng phân bón
Trườnghóa học một cách hợp lý đồng thời phải sử dụng phân chuồng để tăng độ tơi xốp cho
đất. Người dân nên mạnh dạn đầu tư thâm canh, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất để
tăng năng suất và sản lượng lúa trong cả hai vụ.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành 68
Khóa luận tốt nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UBND xã Thanh Tiên (20/12/2010) “Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội năm 2010 và phương hướng mục tiêu nhiệm vụ năm 2011”.
2. UBND xã Thanh Tiên (20/12/2011) “Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội năm 2011 và phương hướng mục tiêu nhiệm vụ năm 2012”.
3. UBND xã Thanh Tiên, Báo cáo hiện trạng sử dụng đất đai của xã Thanh Tiên,
năm 2011.
4. Phòng thống kê huyện Thanh Chương “Niên giám thống kê năm 2005-2009”.
5. PGS.TS Phạm Đình Vân, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB nông nghiệp
Hà Nội, năm 2002.
6. Th.S Nguyễn Văn Vượng, Giáo trình thống kê kinh tế, Đại Học Huế, năm
1997.
7. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Bài giảng quản trị kinh doanh nông nghiệp, Đại
Học Kinh Tế Huế, năm 2011.
8. T.S Trần Văn Đạt, chánh chuyên gia FAO, Lúa gạo thế giới 2011-2012 (Chủ
nhật, 22/01/2012).
9. Tác giả Vũ Thành, Nhìn lại năm 2011: Sản xuất lúa đạt thắng lợi lớn (Thứ
Tư, 9/5/2012)
10.Từ Kim - Sở Nông nghiệp và PTNT, Sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở Nghệ An
những vấn đề cần quan tâm (27/09/2011).
11. Website:
12. Website:
Trường13. Website: .
14. Website: www.gso.gov.vn
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
Khóa luận tốt nghiệp
PHỤ LỤC
Phiếu điều tra tình hình sản xuất lúa của các hộ tại xã Thanh Tiên
năm 2011
Người được điều tra:
Ngày điều tra: .
Tên chủ hộ:Tuổi:.
Địa chỉ: Xóm: ., xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
1. Tình hình nhân khẩu và lao động
- Tổng số nhân khẩu:..
- Tổng số lao động:.
2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ
Nguồn hình thành
Chỉ tiêu Diện tích (m2)
Cấp (m2) Đấu thầu (m2)
Tổng
1. Đất nông nghiệp
-Đất trồng lúa
- Đất trồng cây hàng năm
khác
- Đất lâm nghiệp
2. Đất khác (vườn, ở)
Trường
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
Khóa luận tốt nghiệp
3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của hộ phục vụ cho việc trồng
lúa
Tình hình trang bị tư liệu sản xuất
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá Trị (1000đ)
1. Trâu bò cày kéo Con
2. Máy tuốt Chiếc
3. Bình phun Cái
4. Bừa tay Cái
6. Cày tay Cái
7. Xe kéo Chiếc
8. Khác
Vốn
Trong quá trình sản xuất lúa hộ gia đình có phải vay vốn không?
Có Không
Nếu vay thì vay dưới hình thức nào?
Mua chịu Tiền mặt
Số tiền vay:
Vay từ nguồn nào:, lãi suất vay..
Thời hạn vay
4. Tình hình thu nhập của hộ (1000đ)
Tổng thu nhập của hộ:
- Thu nhập từ lúa Đông Xuân:..
- Thu nhập từ lúa Hè Thu:
- Thu nhập từ các cây trồng khác:
- Thu nhập từ chăn nuôi:..
Trường- Thu nhập từ các dịch vụ nông nghiệp, ngành nghề khác:.
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
Khóa luận tốt nghiệp
5. Chi phí sản xuất lúa của các hộ bỏ ra
`
Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu
Chi phí SL Đơn giá Tổng tiền SL Đơn giá Tổng tiền
(Kg) (1000đ) (1000đ) (Kg) (1000đ) (1000đ)
1. Giống
2. Phân hóa học
- NPK
- Đạm
- Kali
- Vôi
3. Phân chuồng
4. BVTV
5. Thủy lợi phí
6. Thuê làm đất
7.LĐ thuê ngoài
8. Chi phí khác
Tổng
6. Kết quả mà hộ đạt được
Vụ Đông Xuân
- Năng suất:..
- Sản lượng:.
- Giá trị sản lượng:..
Vụ Hè Thu
Trường- Năng suất:..
- Sản lượng:.
- Giá trị sản lượng:..
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
Khóa luận tốt nghiệp
7. Tình hình tiêu thụ lúa
- Gia đình sử dụng lúa vào mục đích gì?
Sử dụng trong gia đình Bán Để giống
Biếu người thân Khác
- Nếu bán thì bán cho ai?
Thương lái lớn Người thu mua nhỏ
Giá bán lúa:
8. Ông (Bà) có ý kiến gì nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa:
Xin cám ơn ông (bà) đã cung cấp thông tin!
Trường
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_san_xuat_lua_tai_xa_thanh_tien_h.pdf