Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Quảng văn, huyện Quảng xương, tỉnh Thanh Hóa

Khúa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng ẹAẽI HOẽC HUEÁ TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC KINH TEÁ KHOA KINH TEÁ VAỉ PHAÙT TRIEÅN -----  ----- KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP ẹAẽI HOẽC ẹAÙNH GIAÙ HIEÄU QUAÛ KINH TEÁ SAÛN XUAÁT LUÙA ễÛ XAế QUAÛNG VAấN, HUYEÄN QUAÛNG XệễNG, TặNH THANH HOÙA Sinh viờn thực hiện: Giảng viờn hướng dẫn: Trần Thị Trang Th.S Trương Quang Dũng Lớp: K45 KTNN Niờn khúa: 2011 - 2015 Huế 05/2015 SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN Khúa luận tốt nghiệp Th.S Trương

pdf77 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Quảng văn, huyện Quảng xương, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quang Dũng Lời Cảm Ơn Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Kinh Tế Huế, Đại Học Huế, ngoài sự nỗ lực của bản thân, sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô, cơ quan thực tập, sự động viên giúp đỡ của bạn bè và người thân, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới: Th.S Trương Quang Dũng – người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế. Đảng ủy, UBND, các đoàn thể và bà con nhân dân xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Gia đình bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi học tập, thực tập và hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót của bản thân. Kính mong sự góp ý của quý thầy cô và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn, cũng như giúp tôi nâng cao năng lực cho quá trình công tác sau này. Huế, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Trang SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN i Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng MỤC LỤC Lời cảm ơn....................................................................................................................... i Mục lục ........................................................................................................................... ii Danh mục các thuật ngữ viết tắt ......................................................................................v Danh mục các bảng biểu................................................................................................ vi Đơn vị quy đổi.............................................................................................................. vii Tóm tắt nội dung nghiên cứu....................................................................................... viii PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................................... viii 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................2 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................2 1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ.........................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................4 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................4 1.1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4 1.1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế......................................................................4 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ............................................................6 1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây lúa...............................................................7 1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa........................................................13 1.1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa..................17 1.1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................18 1.1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới...........................................................18 1.1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Viêt Nam .................................................................20 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ QUẢNG VĂN – HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA....................................22 SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN ii Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ QUẢNG VĂN ..............22 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................22 2.1.1.1. Vị trí địa lí địa hình.........................................................................................22 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết..............................................................................22 2.1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng.......................................................................24 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................26 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ...............................................................................26 2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động..........................................................................27 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ..................................................................................29 2.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã Quảng Văn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ...................................................................................................................30 2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......31 2.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ................................................32 2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .........................................32 2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ........................................................35 2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra .............................36 2.4. CHI PHÍ SẢN XUẤT LÚA CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA...................................37 2.4.1. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất........................................................37 2.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG VĂN ............................................................................................................................49 2.5.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra: .....................................49 2.5.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2014 .........................50 2.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA ............................................................................................................................52 2.6.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai............................................................................52 2.6.2. Ảnh hưởng của nhân tố chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa .........55 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG VĂN – HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA ................................................58 SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN iii Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG VĂN ...............................................................................................................58 3.1.1. Những căn cứ đề ra định hướng phát triển ..........................................................58 3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa trên địa bàn..............................58 3.1.2.1. Các định hướng phát triển sản xuất ................................................................58 3.1.2.2.Mục tiêu phát triển sản xuất lúa ........................................................................59 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................60 3.2.1 Giải pháp về mặt kĩ thuật.....................................................................................60 3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng...................................................................................62 3.2.3 Giải pháp về đất đai .............................................................................................62 3.2.4 Giải pháp về công tác khuyến nông ....................................................................62 3.2.5 Giải pháp về thị trường........................................................................................63 3.2.6 Giải pháp về vốn..................................................................................................63 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................64 1. KẾT LUẬN.............................................................................................................64 2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................65 2.1. Đối với hộ nông dân ...............................................................................................65 2.2. Đối với chính quyền xã Quảng Văn .......................................................................65 2.3. Đối với nhà nước ....................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67 SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN iv Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 1. BQC : Bình quân chung 2. BVTV : Bảo vệ thực vật 3. UBND : Uỷ ban nhân dân 4. HTX : Hợp tác xã 5. KT - XH : Kinh tế - xã hội 6. ĐVT : Đơn vị tính 7. NN : Nông nghiệp 8. LĐ : Lao động 9. LĐNN : Lao động nông nghiệp 10. WTO : Tổ chức thương mại thế giới 11. DS – KHHGĐ : Dân số - kế hoach hóa gia đình 12. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 13. TBKH : Thiết bị khoa học SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN v Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thế giới (2009-2011)................................19 Bảng 2 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013............21 Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014 .............26 Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014..28 Bảng 5: tình hình sản xuất lúa của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014 ....................31 Bảng 6: Tình hình chung các hộ điều tra năm 2014......................................................33 Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai tính bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2014 .........35 Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2014 .........36 Bảng 9: Cơ cấu chi phí sản xuất bình quân BQ/sào vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra năm 2014 ..........................................................................................................39 Bảng 10: Cơ cấu chi phí sản xuất tính BQ/sào vụ Hè Thu của các nhóm hộ điều tra năm 2014 .......................................................................................................................41 Bảng 11: Tình hình sử dụng giống lúa của các nhóm hộ điều tra (bình quân/sào).......43 Bảng 12: Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/sào - vụ của các hộ điều tra năm 2014 .......................................................................................................................45 Bảng 13: Chi phí các loại thuốc BVTV BQ/sào của các nhóm hộ điều tra năm 2014...........47 Bảng 14: Chi phí thuê ngoài và dịch vụ HTX tính BQ/sào của các nhóm hộ điều tra năm 2014 .......................................................................................................................48 Bảng 15: quả sản xuấtcủa nhóm hộ điều tra năm 2014.................................................49 Bảng 16: Kết quả tính BQ/sào của các hộ điều tra năm 2014......................................50 Bảng 17: Phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất (bình quân/sào) .........................54 Bảng 18 : phân tổ các hộ theo chi phí trung gian (bình quân/sào)................................56 SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN vi Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào : 500 m2 1 tạ : 100 kg SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN vii Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng năng lực đầu tư và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn – huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất, từ đó nghiên cứu đưa ra những vấn đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sản xuất lúa. Bằng các số liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình trực tiếp điều tra nông hộ và số liệu thứ cấp thu được từ UBND xã Quảng Văn, Quảng Xương và một số nguồn khác, kết hợp với việc sử dụng các biện pháp xử lý, phân tích số liệu, dùng các chỉ tiêu so sánh và kết hợp với nghiên cứu vấn đề trong sự vận động biện chứng với nhau, tôi đã nhận ra rằng: hoạt động sản xuất lúa của người dân địa phương mang lại hiệu quả kinh tế tương đối, nó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho các nông hộ, đồng thời góp phần sử dụng lao động sẵn có trong nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất các hộ còn gặp nhiều khó khăn khác nhau, đặc biệt là khó khăn về sâu bệnh, rủi ro do thiên tai. Vì vậy vấn đề này cần sớm được khắc phục giải quyết để hoạt động sản xuất lúa mang lại hiệu quả cao hơn cho người nông dân. Ngoài ra, cần đầu tư các yếu tố đầu vào một cách hợp lí, có kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, học hỏi kinh nghiệm của những người sản xuất giỏi trên địa bàn để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN viii Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển chung của xu thế thế giới, Việt Nam đã và đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản thành một nước công nghiệp. Trong đó phát triển nông nghiệp là một bộ phận quan trọng, giải quyết việc làm, ổn định đời sống và tăng thu nhập cho người ở nông thôn, góp phần vào việc ổn định an ninh lương thực cho quốc gia. Điều này được đưa ra trong nhiều nghị quyết, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organizations) đã và đang tạo ra cho nước ta nhiều cơ hội phát triển KT – XH, đồng thời nó cũng đem lại nhiều lợi thế cũng như thách thức đối với ngành nông nghiệp của nước ta. Sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, bảo đảm nguyên liệu cho các ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà con sản xuất ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện nay lao động nông nghiệp vẫn chiếm hơn 70% dân số cả nước, do đó trong tương lai ngành nông nghiệp vẩn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loại người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% lao động thế giới tham gia vào sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chinh trị, phát triển nền kinh tế. Cây lúa là loại cây lương thực chủ yếu của cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, đặc biệt là cây lương thực chủ yếu của xã Quảng Văn và là cây trồng chủ yếu của toàn xã. Là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, sản phẩm của cây lúa được phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến. Quảng Văn là một xã thuần nông của huyện Quảng Xương – Thanh Hóa, bà con nông dân nơi đây chủ yếu là độc canh cây lúa. Người dân địa phương là những người cần cù chịu khó, có kinh nghiệm lâu đời trong việc sản xuất cây Lúa. Việc phát triển cây Lúa đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người nông dân, tăng hiệu quả sử SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng dụng đất vườn của hộ gia đình, đem lại thu nhập, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của xã Quảng Văn. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc trồng và phát triển cây Lúa còn nhiều vấn đề khó khăn. Thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra gây mất mùa nghiêm trọng, để lại những hậu quả nặng nề, người nông dân phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để khôi phục và cải tạo ruộng đất. Hơn nữa, người dân địa phương đa số còn thiếu vốn, thiếu kiến thức về kỹ thuật...nên chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế của cây Lúa. Nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn có mang lại hiệu quả cho người nông dân hay không? Do đó tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Lúa ở Xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sản xuất Lúa. - Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả sản xuất Lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quảng Văn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây Lúa trên địa bàn nghiên cứu. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu thứ cấp Được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo, tài liệu của các ban ngành và UBNN xã Quảng Văn. + Số liệu sơ cấp Điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trồng cây Lúa ở xã Quảng Xương, với 2 thôn đại diện gồm thôn Quang Minh và thôn Văn Môn. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng Lúa theo mẩu bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. 1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu a.Phương pháp thống kê kinh tế Tập hợp và hệ thống các số liệu thu thập được, tính toán các chỉ tiêu cần thiết trên cơ sở phân tổ thống kê. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Phân tích tài liệu: dựa trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất Lúa của hộ nông dân. b.Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã lượng hóa cùng một nội dung cùng một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra từ những hiện tượng kinh tế để so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển và các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. c. Phương pháp chuyên gia, thu thập số liệu Đây là phương pháp tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của nông dân, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lýđể có các căn cứ chính xác, trung thực khách quan, có ý nghĩa thực tiển, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất Lúa trong 2 năm 2014 - Về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương – Thanh Hóa. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế a. Khái niệm hiệu quả kinh tế Trong cơ chế thị trường hiện nay, đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế, với cách thức tổ chức quản lý và các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau, nhưng đều có thể nói rằng mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, phải kế hoạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất, các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, nó được thể hiện ngay tại hiệu số giữa doanh thu và chi phí, nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì chúng ta có thể kết luận doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngược lại doanh thu nhỏ hơn chi phí có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do đó, trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của chúng. Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì: “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay môi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động có hiệu quả. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh: hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế. Còn hai tác giả Whohe và Doring lại cho rằng: “hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị “. Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí. Qua các định nghĩa cơ bản về hiêu quả kinh tế đã trình bày trên. Chúng ta có thể khái quát lại: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ và vốn) nhằm đạt được mục tiêu mong đợi mà donah nghiệp đã đặt ra. b. Bản chất của hiệu quả kinh tế Từ khái niệm về hiệu quả kinh tế đã cho chúng ta thấy được bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Nói cách khác, hiệu quả chính là sự tiết kiệm tối đa các nguồn lực cần có. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó mà tính chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau. Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng đa số đều thống nhất về bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: vốn, lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ...Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với các chi phí mà nhà sản xuất bỏ ra, từ đó tính được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch giữa lợi nhuận đạt được và chi phí bỏ ra của nhà sản xuất càng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Ngoài ra trong hiệu quả kinh tế còn sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Chi phí đầu vào càng nhỏ, đầu ra càng lớn, chất lượng thì chứng tỏ hiêu quả kinh tế cao. Cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể đo được thước đo hiện vật và thước đo giá trị. Như vậy, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp hay trang trại,trên cơ sở sản xuất có thuê mướn công nhân thì để đánh giá hiệu quả sản xuất người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Còn đối với nông hộ thì lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập hỗn hợp (MI) và để xác định hiệu quả kinh tế thì chúng ta cần phải xác định được chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bao gồm: Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia chi kết quả thu được (dạng nghich). Dạng thuận: H = Q/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế (lần) Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng) C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng) Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả. Phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực: Dạng nghich: H = C/Q Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế (lần) Q: Kết qủa thu được (nghìn lần, triệu đồng) SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng) Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. Hai chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ vơi nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Ưu điểm của phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả, hoặc một đơn vị kết quả thu được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm. Dạng thuận: Hb = ΔQ/ ΔC Thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Dạng nghịch :Hb = ΔC/ ΔQ Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: Hb: Hiệu quả cận biên (lần) ΔQ: Lượng tăng giả của kết quả (nghìn đồng, triệu đồng) ΔC: Lượng tăng giảm của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng) Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản xuất mở rộng. Nó cho biết một đơn vị đầu tư tăng thêm bao nhiêu đơn vị của kết quả tăng thêm. Hay nói cách khác, để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào. Có nhiều phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và thực tế mà lựa chọn phương pháp nào sao cho phù hợp. 1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây lúa a. Nguồn gốc, xuất xứ Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngủ cốc có lịch sử trồng trọt có từ rất lâu đời và là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao hết sức quan trọng cho đời sống của con người. Trải qua qua một lịc sử tiến hóa rất lâu SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng dài và khá phức tạp, với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và sinh thái để thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trường thay đổi theo không gian và hời gian. Sự tiến hóa này bị ảnh hưởng rất lớn bởi hai tiến trình chọn lọc: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Về nguồn gốc cây lúa đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn chưa có nhưng dư liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúa đã có từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước Châu Á. Makkey E. cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy trên các di chỉ đảo được ở vùng Penjab Ân Độ, có lẽ của các bộ lạc sống ở vùng này cách đây khoảng 2000 năm. Vavilov (1926), trong nghiên cứu của ông về sự phân bố đa dạng di truyền của cây trồng, cho rằng lúa trồng được xem như phát triển từ Ấn Độ. Roschevicz (1931) phân các loài Oryza thành 4 nhóm: Sativa, Granulata, Coarctata và Rhynchoryza, đồng thời khẳng định nguồn gốc của cây lúa là một trường hợp của nhóm Sativa, có lẽ Oryza sativa f.spontanea, ở Ấn Độ, Đông Dương hoặc Trung Quốc. Chowdhury và Ghosh thì cho rằng những hạt thóc hóa thạch cổ nhất của thế giới được tìm thấy ở Hasthinapur (Bang Uttar Pradesh - Ấn Độ) vào khoảng năm 1000 – 750 trước Công Nguyên, tức cách nay hơn 2500 năm. Theo Grist D.H cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ đó dần lên phía Bắc. Gutchtchin, Ghóe, Erughin và nhiều tác giả khác thì cho r...ệt độ cả năm từ 8.3000C - 8.4000C, biên độ nhiệt độ năm 12 - 130C, biên độ nhiệt độ ngày 5,5 - 60C. Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là 230C. Các tháng 5,6,7,8,9 nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C, khi cao nhất lên tới 39,20C (Trong tháng 6 và 7). Có 3 tháng: Tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau có nhiệt độ trung bình dưới 200C, vào những ngày có sương muối, gió mùa đông bắc, nhiệt độ xuống tới 5,40C (Tháng 12). -LƯỢNG MƯA: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.600mm - 1.800mm, có năm lượng mưa nhiều nhất lên tới 2.700mm, năm có lượng mưa ít nhất là 1.300mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng 7,8,9 và tháng 10, chiếm tới 80% tổng lượng mưa trong năm. -GIÓ: Quảng Văn có 2 hướng gió thịnh hành, ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa, cụ thể: + Gió mùa Đông - Bắc: Ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ trên toàn xã, diễn ra vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đột ngột làm giảm nhiệt độ từ 4 - 60C so với bình quân nên thường gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là mạ và lúa đông xuân. + Gió Tây Nam khô nóng: Bình quân số ngày có gió Tây Nam ở Quảng Văn là 30 - 40 ngày/năm thường bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9, cao điểm là tháng 6,7. Gió Tây nam khô nóng gây hậu quả xấu như: Tốc độ gió lớn (10m/s) gây hạn, cây cối khô héo, giảm năng suất, bốc mặn phèn, tích lũy sắt nhôm gây thoái hóa đất. -CHẾ ĐỘ BÃO: Quảng Văn là xã chịu ảnh hưởng của các cơn bão đổ bộ vào Thanh Hóa, là một trong những khu vực có nhiều cơn bão đi qua. Trung bình hàng năm có 1 - 2 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến Quảng Văn, có những năm phải chịu ảnh hưởng tới 3 cơn, nhưng có những thời kỳ kéo dài 2 - 3 năm không bị ảnh hưởng bão. Tốc độ gió trong bão lên tới 20m/s, bão thường kèm theo mưa to gây úng lụt cho các vùng trũng. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống của nhân dân. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 23 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng -ĐỘ ẨM: Độ ẩm không khí hàng năm khá cao (82 - 84%), ngay trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè (có gió Tây Nam) độ ẩm trung bình tháng vẫn thường xuyên trên 70%. Thời kỳ độ ẩm cao nhất thường xảy ra vào những tháng cuối mùa đông, đầu mùa xuân khi xuất hiện mưa phùn nên độ ẩm không khí rất lớn, thường trên 89%. Độ ẩm trung bình trong năm là 80%. 2.1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng  ĐẤT ĐAI: Diện tích đất đai các loại: Điều tra theo phương pháp FAO - UNESCO, đất đai Quảng Văn gồm 3 loại chính như sau: -Đất có tầng loang lổ đỏ vàng: Phân bố ở các vùng đất cao chiếm khoảng 35% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có tầng canh tác mỏng khoảng 8 - 12 cm phía dưới tầng canh tác đã xuất hiện nhiều kết von, nhân dân quên gọi là sỏi đầu ruồi, đất ít chua, các chất dinh dưỡng tổng số từ trung bình đến nghèo, nhưng nhìn chung các chất dinh dưỡng tăng dần theo độ dày tầng canh tác. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, thích hợp cho trồng cây rau màu các loại. Loại đất này phải thường xuyên dữ ẩm để hạn chế sự bốc hơi dẫn đến kết von hóa. Các loại phân bón nên tăng cường phân bón hữu cơ, phân xanh, hạn chế phân bón vô cơ. -Đất không glây, không kết von: Phân bố ở vùng đất vàn chiếm khoảng 50% diện tích tự nhiên có chế độ nước và chế độ nhiệt phù hợp (tưới tiêu chủ động). Đây là loại đất tốt, do tác động tích cực của con người nên đất này vẫn giữ được đặc tính tốt khi mới hình thành. Đất có thành phần cơ giớ từ cát pha, thịt nhẹ đến thịt trung, đất chua ít đến không chua, các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, rất thích hợp cho việc thâm canh tăng vụ. -Đất glây: Phân bố ở các vùng đất trũng luôn luôn ngập nước chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên. Loại đất này thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung có nơi thịt nặng, đất chua đến ít chua, có nơi chua mặn, các chất dinh dưỡng tổng số cao, chất dễ tiêu thấp.khi sừ dụng đất này để sản xuất cần chú ý tăng cường bón lân và vôi, phân chuồng đã hoai mục và thay đổi cơ cấu cây trồng, dầm ải xen kẽ. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 24 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng  Mặt nước: -Nước mặt: Nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp được lấy từ hệ thống kênh tưới B22 và sông Hoàng thông qua hệ thống mương tưới và mương chân rết, trạm bơm phục vụ tốt cho trồng trọt, sinh hoạt và cải thiện môi trường. -Nước ngầm: Quảng Văn nằm trong giải nước ngầm vùng đồng bằng Thanh Hóa, nước ngầm dưới đất được chia thành 3 lớp, lưu lượng hố khoan ở 2 lớp nước phía dưới có áp chứa trong cuội sỏi của trầm tích plextoxen rất phong phú cho lưu lượng 22 - 23 lít/s. Lớp trên cùng là lớp nước trầm tích holoxen, lớp nước này rất nghèo, các giếng ăn chỉ đủ lưu lượng ở mức 0.1 - 0.7 lít/s, có thể bị nhiễm mặn ở mức độ nhẹ. Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu khai thác nguồn nước ngầm bằng hệ thống giếng khơi, giếng khoan, mực nước ngầm nông, chất lượng nước tốt đảm bảo cho sinh hoạt và hợp vệ sinh. Với trữ lượng nước mặt trên, nếu được điều tiết có thể đủ thỏa mãn cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước mặt đang gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, công tác thủy lợi chưa được đầu tư đồng bộ vì vậy hàng năm vào mùa khô từ tháng 1 đến tháng 3 ở hầu hết các xứ đồng đều xảy ra hiện tượng hạn hán, nhiều diện tích lúa chỉ gieo cấy được 1 vụ trong năm, ruộng vườn dọc triền sông ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Do vậy, việc đầu tư và nâng cấp đồng bộ các công trình thủy lợi để khai thác có hiệu quả nguồn nước trong sản xuất làm tăng thu nhập giúp xóa đói giảm nghèo là việc làm hết sức cần thiết. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 25 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1.Tình hình sử dụng đất đai Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2014/2012 Diện Cơ Diện Cơ Diện Cơ +(-) % tích cấu tích cấu tích cấu (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) A. Tổng diện tích đất tự nhiên 630,62 100 630,62 100 630,62 100 0 0 1. Đất nông nghiệp 394,87 62,62 383,54 60,82 373,88 59,29 -20,99 -5,32 - Đất trồng lúa nước 336,60 85,24 326,12 85,03 316,86 84,75 -19,74 -5,86 - Đất trồng cây hằng năm còn lại 49,14 12,44 48,29 12,59 47,89 12,81 -1,25 -2,54 - Đất rừng sản xuất 4,05 1,03 4,05 1,06 4,05 1,08 0 0 - Đất nuôi trồng thủy sản 5,08 1,29 5,08 1,32 5,08 1,36 0 0 2. Đất phi nông nghiệp 218,15 34,59 229,84 36,45 240,28 38,10 22,13 10,14 - Đất ở nông thôn 109,48 50,19 109,98 47,85 109,84 45,71 0,36 0,33 - Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 4,48 2.05 4,48 1,95 4,48 1,86 0 0 - Đất quốc phòng 3,40 1,56 3,40 1,48 3,40 1,42 0 0 - Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,04 0,02 0,04 0,02 4,30 1,79 4,26 10,65 - Đất di tích danh thắng 0,30 0.14 1,52 0,66 1,52 0,63 1,22 406,67 - Đất xử lý, chôn lấp rác thải 0,41 0,19 1,38 0,60 1,38 0,57 0,97 236,59 - Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,25 0,11 0,25 0,11 0,25 0,10 0 0 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 10,13 4,64 10,13 4,41 10,13 4,22 0 0 - Đất sông suối 9,01 4,13 9,01 3,92 9,01 3,75 0 0 - Đất phát triển hạ tầng 75,85 34,77 84,85 36,92 91,17 37,94 15,32 20,20 - Đất phi nông nghiệp khác 4,80 2,20 4,80 2,09 4,80 1,99 0 0 3. Đất chưa sử dụng 17,60 2,79 17,24 2,73 16,46 2,61 -1,14 -6,48 ( Nguồn: Phòng địa chính thống kê xã Quảng Văn) SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 26 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Xã Quảng Văn là một xã thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu với diện tích 373,88 ha, chiếm 59,29% tổng diện tích đất tự nhiên (630,62 ha) trong năm 2014, trong đó đất trồng lúa chiếm tỷ trọng 84,75%, tương ứng 316,86 ha. Đất trồng cây hăng năm khác đạt 47,89 ha, chiếm tỷ lệ 12,81% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong khi đó đất rừng sản xuất và đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Mặt khác đất phi nông nghiệp chiếm 38,10% tổng diện tích đất tự nhiên, ứng với 240,28 ha, đất chưa sử dụng là 16,46 ha, chiếm 2,61% tổng diện tích đất tự nhiên, nhưng hầu hết chưa sử dụng là đất cát pha nên rất khó để khai thác đưa vào sử dụng. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã qua 3 năm là 630,62 ha không có sự thay đổi do sự phân bố địa hình địa giới hành chính, nhưng diện tích đất nông nghiệp của xã lại có xu hướng giảm đi do việc dung đất nông nghiệp để xây nhà ở và xây dựng các xí nghiệp may như công ty May 10 Diện tích đất nông nghiệp năm 2014 giảm 20,99 ha so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng giảm 5,32%. Trong đó diện tích trồng lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn và giảm 19,74 ha so với năm 2012. Đất phi nông nghiệp trong năm 2014 tăng đáng kể ,đặc biệt là đất phát triển hạ tầng tăng 15,32 ha và đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 4,26 ha so với năm 2012, là do việc xây dựng các trường học, nhà họp của xã, đồng thời mở các nhà máy, xí nghiệp may trên toàn xã. Đến nay, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm 6,48% so với năm 2012, hiện còn lại là 2,61 ha, trong thời gian tới, các ban ngành lãnh đạo xã sẽ phối hợp cùng bà con nhân dân tiếp tục khai thác và đưa vào sử dụng hiệu quả, tránh gây lãng phí nguồn lực vô cùng quý giá này. 2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động - Dân số và lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chũng cung như trong sản xuất lúa nói riêng. Để thấy rõ tình hình biến động dân số và lao động của xã qua 3 năm 2012-2014. Chúng ta xem xét số liệu ở bảng 5. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 27 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014 2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 +/- % +/- % I. Tổng số hộ Hộ 1.481 1.518 1.420 37 2,50 -98 -6,46 1. Hộ NN Hộ 1.440 1.466 1.361 26 1,81 -105 -7,16 2. Hộ phi NN Hộ 41 52 59 11 26,83 7 13,46 II. Tổng nhân khẩu Người 6305 6116 5216 -189 -3 -900 -14,72 III. Tổng lao động LĐ 3250 3123 2806 -127 -3,91 -317 -10,15 1. Lao động NN LĐ 3190 3052 2731 -138 -4,33 -321 -10,52 2. Lao động phi NN LĐ 60 71 75 11 18,33 4 5,63 IV. Một sốchỉ tiêu bình quân 1. Nhân khẩu/hộ Nhân khẩu/hộ 4,26 4,03 3,67 -0,23 -5,40 -0,36 0,91 2. Lao động /hộ LĐ/hộ 2,19 2,06 1,98 -0,13 -5,94 -0,08 -3,88 3. LĐNN/hộ LĐNN/hộ 2,15 2,01 1,92 -0,14 -6,51 -0,09 -4,48 (Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Quảng Văn) Qua bảng số liệu trên ta thấy đến năm 2014 tổng số hộ và tổng nhân khẩu của xã có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2014 tổng số hộ của xã 1.420 hộ với 5.216 nhân khẩu và 2.806 lao động. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hộ sản xuất nông nghiệp không ổn định. Năm 2012 xã có 1.440 hộ làm nông nghiệp đến năm 2013 tăng lên 1.466 hộ tức là tăng 26 hộ tương ứng tăng với 1,81%, nhưng đến năm 2014 số hộ làm nông nghiệp giảm còn 1.361 tức là giảm 105 hộ và đồng nghĩa với việc giảm 7,16% so với năm 2013. Ta có thể nhận thấy trước đây số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn hơn so với số hộ sản xuất phi nông nghiệp. Nhưng đến năn 2014 thì số hộ sản xuất nông nghiệp giảm dần và số hộ sản xuất nông nghiệp tăng lên, tuy số hộ sản xuất phi nông nghiệp tăng không đáng kể nhưng cũng thấy được xu hướng chuyển đổi ngành nghề nhằm tăng cường thu nhập thêm cho gia đình. Đây là một xu hướng tốt cần phải được khuyến khích và mở rộng nhằm tạo điều kiện phát triển các loại ngành nghề và dịch vụ khác, đồng thời cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn mới của xã Quảng Văn. Tổng số hộ giảm đi đôi với việc tổng nhân khẩu giảm. Vào năm 2012, tổng nhân khẩu là 6.305 người, còn năm 2013 là 6116 người, như vậy số nhân khẩu năm SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 28 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng 2013 giảm 189 người tức giảm 3% so với năm 2012. Đến năm 2014, tổng nhân khẩu của xã là 5.216 người tức giảm 900 người đồng nghĩa với giảm 14,72% so với năm 2013. Số lao động qua 3 năm cũng giảm dần, năm 2012 số lao động là 3.190 lao động và năm 2013 là 3.123 lao động giảm 127 lao động so với năm 2012. Năm 2014 tổng số lao động là 2.806 lao động so với năm 2013 thì giảm tới 317 lao động tức là giảm 10,15%. Số lao động nông nghiệp của xã qua 3 năm giảm xuống điều này cho thấy rằng số lao động nằm trong độ tuổi ngoài lao động tăng lên. Năm 2013 số lao động nông nghiệp là 3.052 lao động giảm 138 lao động tức là giảm 4,33% so với năm 2012, năm 2014 số lao động nông nghiệp là 2.731 lao động giảm 321 lao động tức giảm 10,52% so với năm 2013. Điều này cho thấy lao động nông nghiệp của xã đã dần dần chuyển sang các ngành nghề khác đòi hỏi trình độ tay nghề nhưng có thể mang lại thu nhập cao hơn. Năm 2014 bình quân mỗi hộ có 1,98 lao động trong tổng số 3,67 nhân khẩu, trong đó có 1,92 lao động nông nghiệp. Nhìn chung dân số và lao động của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014 có sự biến động theo hướng tích cực đó là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. đây là một hướng đi đúng đắn của xã nhằm thực hiện CNH- HĐHNNNT, nhằm tăng thu nhập cho người dân, tích lũy vốn và mở rộng sản xuất. 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một yếu tố rất quan trọng vừa phục vụ cho sản xuất đời sống vừa góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế.  Về hệ thống giao thông: -Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã: đường trục xã, liên xã, đường trục thôn,xóm, đường ngõ,xóm và đường trục chính nội đồng với chiều dài 101km. -Đường giao thông đã được bê tông và nhựa hóa (theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT) xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện: 25,1 km.  Hệ thống thủy lợi: -Diện tích được tưới, tiêu nước bằng công trình thủy lợi: 350 ha. -Số trạm bơm: 0,2. Trong đó số trạm đã đáp ứng yêu cầu: 0,1, số trạm cần nâng cấp: không, số trạm cần xây dựng mới: không. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 29 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng -Số km kênh mương hiện có: 59,8 km, trong đó đã kiên cố hóa: 17,7 km, số km cần kiên cố hóa: 42,1 km. -Số cống hiện có: 36, trong đó số cống đã đáp ứng yêu cầu: 31, số cầu cần nâng cấp:05, số cầu cần xây dựng mới: 04.  Hệ thống điện dân dụng: -Số trạm biến áp: 05 trong đó số trạm đạt yêu cầu: 05, số trạm cần nâng cấp: không, số trạm cần xây dựng mới: 04. -Số km đường dây hạ thế: 25,3 km, trong đó: 5,7 km đạt chuẩn, 19,6 km cần cải tạo và nâng cấp, 4 km cần xây dựng mới. -Tỷ lệ hộ dùng điện: 100%. -Chất lượng đáp ứng yêu cầu về điện cho sản xuất: 80%. 2.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã Quảng Văn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp Nhìn chung với những điều kiện tự nhiên và KT-XH trong xã ta thấy xã Quảng Văn có những mặt mạnh và mặt yếu cho sản xuất nông nghiệp như sau: a. Thuận lợi Quảng Văn là xã nông nghiệp cách trung tâm huyện 10km, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi. Đường xá đi lại thuận tiện giao lưu với bên ngoài, đây là điều kiện thuận lợi để khai thác triệt để tiềm năng của đất, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Địa hình Quảng Văn chủ yếu là vùng đồng bằng thuận lợi cho thâm canh cây trồng và nuôi trồng thủy sản. Lượng mưa lớn, độ ẩm cao thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Kinh tế công nghiệp, dịch vụ đã bắt đầu phát triển mạnh tạo tiền đề cho nền kinh tế trong toàn xã phát triển nâng cao đời sống cho người dân. Môi trường nhìn chung trong lành, chưa bị ô nhiễm vì công nghiệp, dịch vụ thương mại, ngành nghề phụ mới hình thành và đang trên đà phát triển. b. Khó khăn Đất canh tác nông nghiệp thường bị hạn hán, thiếu nguồn nước tưới, manh muốn nhỏ lẻ. Kinh tế còn mang tính thuần nông, các yếu tố để phục vụ sản xuất nông nghiệp SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 30 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng chưa đảm bảo, thủy lợi tưới tiêu còn có một số vùng đồng chưa chủ động, thiếu nguồn nước ngọt sinh hoạt. Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đưa nghề mới vào còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Công tác tìm kiếm thị trường còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển của sản xuất hang hóa trong cơ chế thị trường và hội nhập. Việc vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp còn hạn chế, nhất là công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, dự báo sâu bệnh đối với cây trồng có lúc chưa kịp thời, tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả không cao, chưa phát huy được ngành nghề truyền thống. 2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Quảng Văn là một trog những xã trồng lúa điển hình của huyện Quảng Xương. Hiện nay cây lúa trên địa bàn xã Quảng Văn là cây trồng chính nuôi sống phần lớn dân cư trong toàn xã, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp lương thực và duy trì cuộc sống cho con người. Bảng 5: tình hình sản xuất lúa của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014 2013/2012 2014/2013 Diện tích ĐVT 2012 2013 2014 +/- % +/- % Lúa cả năm Diện tích Ha 694 694 694 0 0 0 0 Năng suất Tạ/ha 55,61 46,1 57,7 -9,5 -17,09 11,6 25,16 Sản lượng Tấn 3859 3198 4004,6 -661 -17,03 806,6 25,22 Vụ Đông Xuân Diện tích Ha 347 347 347 0 0 0 0 Năng suất Tạ/ha 58 50 60,9 -8 -13,79 10,9 21,80 Sản lượng Tấn 2012,6 1735 2114,6 -277,6 -13,79 379,6 21,88 Vụ Hè Thu Diện tích Ha 347 347 347 0 0 0 0 Năng suất Tạ/ha 53,2 42,2 54,5 -11 -20,68 12,3 29,15 Sản lượng Tấn 1846,4 1463 1890 -383,4 -20,76 427 29,19 (Nguồn: phòng địa chính thống kê xã Quảng Văn). SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 31 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Ta có thể thấy rõ tình hình sản xuất lúa của xã Quảng Văn qua bảng 5: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy diễn biến về năng suất và sản lượng lúa của xã bất ổn định qua các năm. Diện tích trồng lúa của xã không thay đổi qua ba năm lại đây, điều này cho thấy quỹ đất của xã dùng để sản xuất nông nghiệp đã được khai thác triệt để. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng lúa của xã không đồng đểu cụ thể là năm 2013 so với năm 2012 năng suất và sản lượng lúa đều giảm ở cả vụ Đông Xuân và Hè Thu. Ở vụ Đông Xuân năm 2013 so với năm 2012 năng suất giảm 8,00 tạ /ha giảm 13,79% tương ứng với đó là sản lượng giảm 277,6 tấn ứng với 13,79%. Vụ Hè Thu cũng vậy, năng suất lúa giảm 11,00 tạ/ha và sản lượng giảm 383,4 tấn. Nguyên nhân dẫn đến năng suất và sản lượng lúa của năm 2013 giảm là do đây là một năm đầy khó khăn đối với xã, rét đậm rét hại ở vụ Đông Xuân khiến sản xuất gặp nhiều khó khăn và tiếp theo đó là lũ lụt ở vụ Hè Thu ở gần thời điểm thu hoạch, và do phải đối mặt với tình hình sâu bệnh nhiều. Năm 2013 so với năm 2012 cho thấy tín hiệu khả quan hơn trong việc sản xuất lúa. Diện tích không có sự biến động nhưng năng suất và sản lượng lúa lại tăng. Năng suất tăng 10,9 tạ/ha tăng 21,80%, sản lượng tăng 379,6 tấn đối với vụ Đông Xuân. Vụ Hè Thu cũng tăng, cụ thể: năng suất tăng 12,3 tạ/ha tức tăng 29,15% đồng nghĩa với sản lượng tăng 427 tấn. Nhìn chung, Những biến động trên cho thấy tín hiệu thay đổi mang tính thời tiết thất thường trong những năm qua làm ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân cư trú trên địa bàn. 2.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Qua quá trình điều tra tôi nhận thấy hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra theo cơ chế thị trường, các nông hộ đã trở thành các nông hộ tự chủ nhưng sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau như địa hình, tính chất đất, tập quán canh tácdo đó hoạt động sản xuất nông nghiệp của các nông hộ cũng mang lại kết quả khác nhau. Vì vậy, dựa vào tình hình thực tế trên địa bàn nghiên cứu cũng như đánh giá đúng thực trạng sản xuất lúa tại địa phương tôi chia 60 hộ điều tra thành hai nhóm: + Nhóm 1: gồm 30 hộ thuộc ruộng vùng cạn SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 32 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng + Nhóm 2: gồm 30 hộ thuộc ruộng vùng trũng Ruộng vùng cạn là vùng đất có địa hình thuận lợi, hệ thống giao thông thủy lợi hoàn chỉnh để đầu tư thâm canh sản xuất và chủ động tưới tiêu khi ngập úng xảy ra. Ruộng vùng trũng là vùng ruộng sâu, đất thịt nặng, hệ thống giao thông thủy lợi chưa được hoàn chỉnh và khi có mưa dễ bị ngập úng. Số liệu và tình hình chung của các hộ về tuổi của chủ hộ, trình độ văn hóa, nhân khẩu và lao động được thể hiện qua bảng 6: Bảng 6: Tình hình chung các hộ điều tra năm 2014 NHóm Hộ Ruộng Ruộng STT Chỉ Tiêu ĐVT BQC Cạn Trũng (n=30) (n=30) 1 Tổng số nhân khẩu Người 182 156 169 2 Số nhân khẩu BQ/hộ Người 6,07 5,2 5,64 3 Tổng số lao động Lao động 164 133 148,5 4 Số lao động BQ/hộ Lao động 5,47 4,43 4,95 5 Tổng số lao động nông nghiệp Lao động 84 87 85,5 6 Lao động nông nghiệp BQ/hộ Lao động 2,8 2,9 2,85 7 Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 53,5 56,03 54,77 8 Trình độ văn hóa BQ Lớp 6,1 5,83 5,97 ( Nguồn: số liệu điều tra nông hộ năm 2015) Qua bảng phân tích số liệu ta thấy được tuổi bình quân của chủ hộ của cả hai vùng là 54,77 tuổi. Ở độ tuổi này vừa gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp. Thuận lợi ở độ tuổi này đó là họ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Trải qua nhiều năm hoạt động với những kiến thức đã tích lũy được khá phong phú, các chủ nông hộ đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong khâu chăm sóc mang lại thành công trong sản xuất lúa. Tuy nhiên ở độ tuổi này vẫn gặp phải những khó khăn trong việc áp dụng và tiếp thu các phương thức sản xuất mới, ứng dụng công nghệ sản xuất mới vào sản xuất. So sánh giữa hai vùng ta thấy độ tuổi bình quân của các chủ hộ của vùng cạn là 53,5 tuổi còn SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 33 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng độ tuổi bình quân của các chủ hộ ở vùng trũng là 56,03 tuổi. Như vậy độ tuổi của vùng trũng cao hơn vùng cạn. Qua đó cho thấy đây là vùng có truyền thống trồng lúa từ lâu đời và người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Về mặt trình độ văn hóa sự chênh lệch giữa các vùng là không lớn. Bình quân chung về trình độ văn hóa của cả hai vùng là 5,97 năm. Đối với nhóm hộ vùng cạn số năm đi học bình quân là 6,1 năm, đối với hộ vùng thấp là 5,83 năm. Trong phạm vi nghiên cứu ở đây tôi chỉ xét trình độ văn hóa của người được phỏng vấn, mặc dù con số này chưa đủ thuyết phục về trình độ văn hóa của lao động nông nghiệp trong xã. Nhưng qua điều tra đây là những người tôi trực tiếp phỏng vấn là những người chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất lúa. Nhìn chung trình độ văn hóa của người dân trên địa bàn chưa cao, khả năng tiếp cận với sự thay đổi mới của thời đại còn chậm. Do đó cần tạo mọi điều kiện để nâng cao trình độ văn hóa và dân trí cho người dân là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với chính quyền các cấp. Như chúng ta đã biết trong bất kì hoạt động nào cũng không thể thiếu yếu tố con người và trong hoạt động sản xuất lúa cũng không ngoại lệ. Qua bảng số liệu 6, ta thấy tổng số nhân khẩu vùng cạn là 182 người, vùng trũng là 156 người. Số nhân khẩu bình quân chung của cả hai vùng là 5,64 người/hộ, trong đó nhóm hộ vùng cạn số nhân khẩu bình quân là 6,07 người/hộ và vùng thấp là 5,2 người/hộ. Số lao động bình quân trên hộ của 30 hộ vùng cạn là 5,47 lao động, 30 hộ vùng trũng là 4,43 lao động, bình quân chung là 4,95 lao động. Trong đó lao động tham gia vào sản xuất lúa bình quân chung của cả hai vùng là 2,85 lao động. Thực tế ở địa bàn cho thấy, hiện tượng di cư lao động từ nông thôn lên thành thị ngày càng phổ biến nên số lao động tham gia vào sản xuất lúa ngày càng ít. Điều này ảnh hưởng đến quá trình xử lý và tốc độ hoàn thành khối lượng công việc trong sản xuất của các hộ vì đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ rất lớn, do đó trong trường hợp thời vụ mùa màng cấp bách thì người dân thường thuê lao động để tiến hành thu hoạch kịp thời vụ nhằm tránh bị ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 34 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng 2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai tính bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2014 ĐVT: m2 Nhóm hộ Chỉ Tiêu Ruộng Cạn Ruộng Trũng BQC (n=30) (n=30) Đất vườn,nhà ở BQ/hộ 708,33 685 696,67 Đất trồng lúa BQ/hộ 3116,67 2633,33 2875 Đất trồng lúa BQ/khẩu 513,74 506,41 510,07 Đất trồng lúa BQ/LĐ 1113,1 908,05 1010,57 Đất màu BQ/hộ 50 33,33 41,67 (Nguồn: số liệu điều tra nông hộ năm 2015) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ điều tra có sự chênh lệch về đất vườn, nhà ở BQ/hộ, đất trồng lúa BQ/hộ, đất trồng lúa BQ/khẩu, đất trồng lúa BQ/LĐ và đất màu BQ/hộ. Diện tích đất vườn, nhà ở bình quân của cả 2 vùng là 696,67m2, trong đó diện tích đất vườn, nhà ở của các nhóm hộ thuộc vùng ruộng cạn là 708,33m2 và của nhóm hộ vùng trũng là 685m.2.. Qua số liệu điều tra được ta thấy nhóm hộ thuộc vùng cạn có diện tích đất vườn, nhà ở cao hơn vùng trũng và hầu như đất canh tác của địa phương đều trồng lúa, diện tích đất trồng lúa bình quân chung là 2875m2/hộ, trong đó diện tích đất bình quân của nhóm hộ thuộc vùng cạn là 3116,67m2/hộ, của các nhóm hộ vùng trũng là 2633,33m2/hộ, lí do có sự chênh lệch này là vì trình độ văn hóa bình quân của các nhóm hộ vùng ruộng cạn cao hơn vùng ruộng trũng và họ mạnh dạn đẩy mạnh đầu tư thâm canh, tăng nhanh hiệu quả sản xuất lúa dẫn đến có sự phân hóa thu nhập giữa hai vùng. Diện tích đất trồng lúa bình quân/lao động của các nhóm hộ điều tra là 1010,57m2, trong đó đất trồng lúa bình quân của vùng ruộng cạn là 1113,1m2/LĐ, vùng ruộng trũng 908,05m2/LĐ. Ngoài ra diện tích đất màu cũng chiếm một phần nhỏ trong đất canh tác của các nhóm hộ trên địa bàn điều tra, diện tích đất màu bình quân của các nhóm hộ thuộc vùng cạn là 50m2/hộ, nhóm hộ thuộc vùng ruộng trũng là 33,33m2, diện tích đất màu bình quân chung của cả 2 vùng là 41,67m2. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 35 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng 2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài lao động và đất đai thì vốn đầu tư và trang thiết bị tư liệu sản xuất là những yếu tố vô vùng quan trọng ko thể thiếu trong hoạt động sản xuất, nó có thể tồn tại dưới hình thái vật chất cũng có thể tồn tại dưới hình thành giá trị, người ta sử dụng đồng tiền làm thước đo để định lượng và quy đổi mọi nguồn lực khác nhau về hình thái vật chất được sử dụng vào nông nghiệp thành một đơn vị tính toán thông nhất. Là yếu tố cần thiết để tiến hành sản xuất tạo ra của cải vật chất, nó quyết định đến năng suất, quy mô và hiệu quả sản xuất của các nông hộ, nó thể hiện trình độ của lao động sản xuất, khả năng đầu tư nhằm đáp ứng các giai đoạn của quá trình sản xuất. Nếu tư liệu sản xuất được tổ chức một cách đúng đắn và hợp lí thì sẽ giải phóng đước sức lao động của con người và mặt khác nó còn góp phần nâng cao giá trị sản xuất của sản phẩm. Tuy nhiên, trên địa bàn nghiên cứu các hộ gia đình chủ yếu có các công cụ như: cuốc, liềm, thúng, gánh, bình phun thuốc,còn các tư liệu sản xuất có giá trị lớn như: máy cày, máy tuôt, công nôngvẫn đang còn hạn chế do các hộ gia đình không đủ điều kiện để sắm các tư liệu sản xuất có giá trị cao. Hầu hết các khâu trong hoạt động sản xuất lúa đều cơ giới hóa thông qua việc thuê tư nhân hoặc thuê HTX. Để hiểu rõ hơn về tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra ta đi vào phân tích bảng 8: Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2014 Ru Ru ộng Cạn ộng Trũng BQC (n=30) (n=30) CHỈ TIÊU ĐVT Số Giá trị Số Giá trị Số Giá trị lượng (1000đ) lượng (1000đ) lượng (1000đ) 1. Trâu bò cày Con 0,43 2100 0,27 1216,67 0,35 1658,34 kéo 2. Máy tuốt lúa cái 0,07 1133,33 0,07 1116,67 0,07 1125 3. Máy cày cái 0,1 1283,33 0,07 883,33 0,085 1083,33 4.Máy gặt cái 0,03 633,33 0,03 640 0,03 636,67 4. Ghe cái 0,07 38,33 0,27 148,33 0,17 93,33 6. Bình phun cái 0,13 76,67 0,17 96,67 0,15 86,67 8. Công cụ khác cái 2,33 50,5 2,43 56 2,38 53,25 Tổng giá trị 5315,49 4157,67 4736,59 (Nguồn: số liệu điều tra nông hộ năm 2015) SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 36 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Qua bảng trên, có thể nói Trâu/bò đóng một vị trí hết sức quan trọng đối với nhà nông. Bình quân chung là 0,03 con/hộ. Trong nông nghiệp sức kéo của trâu bò có vai trò quan trọng, giúp giải phóng được sức lao động. Vì vậy, trâu bò được nuôi nhiều để con người tận dụng sức kéo, là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng, mặt khác nó còn có ý nghĩa về giá trị kinh tế, mang lại cho những hộ dân trên địa bàn một khoản không hề nhỏ. Nhưng trong điều kiện sản xuất cơ giới hóa hiện nay, sức kéo của trâu bò dần được thay thế và thuê ngoài bởi các máy cày Bình quân mỗi hộ vùng ruộng Cạn sử dụng 0,1 máy cày nhiều hơn so với mức 0,07 máy/hộ đối với nhóm hộ thuộc vùng ruộng trũng. Và có thể thấy rõ sự chênh lệch về số lượng ghe của hai vùng, nguyên nhân là do các hộ ở vùng ruộng Trũng đất bị thấp trũng nên khi thu hoạch phải sử dụng đến phương tiện ghe nhiều hơn vùng ruộng Cạn. Bình phun thuốc cũng là công cụ sản xuất không thể thiếu đối với nhà nông, trung bình là 0,15 cái trên hộ, ngoài ra thì các công cụ khác như: cuốc, liềm,thúngthì hầu hết các hôn sản xuất đều phải sử dụng, đó là những công cụ không thể thiếu trong sản xuất lúa, bình quân mỗi hộ có 2,38 cái. Nhìn chung, các tư liệu sản xuất của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu vẫn còn thấp, công cụ thô sơ, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn thấp. Do diện tích sản xuất manh mún, nhiều bờ vùng, bờ thửa nên việc áp dụng các loại máy móc tiên tiến vào sản xuất còn rất khó khăn. Vì vậy, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần đầu tư các trang thiết bị hiện đại và tạo mọi điều kiện để giúp bà con có thể chủ động trong việc áp dụng những TBKH vào sản xuất để giải phóng sức lao động cho bà con, góp phần tiết kiệm được chi phí và nâng cao năng suất. 2.4. CHI PHÍ SẢN XUẤT LÚA CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA 2.4.1. Chi phí sản xuất và kết cấu chi ph...Đông Xuân và vụ Hè Thu lần lượt là 2340 nghìn đồng/sào và 2203,67 nghìn đông/sào, nhóm hộ thuộc vùng ruộng Trũng lần lượt là 2299,75 nghìn đồng/sào, và 2015,68 nghìn đồng/sào. Nhìn chung, giá trị sản xuất của vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu, nguyên nhân chủ yếu là do vụ Đông Xuân năng suất lúa cao hơn so với vụ Hè Thu trong cùng một mức giá. Do đó, việc nâng cao năng suất lúa đang là nhiệm vụ và mục đích hướng tới của bà con nông dân trên địa bàn xã. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 50 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng So sánh kết quả sản xuất giữa hai nhóm hộ thuộc vùng ruộng Cạn và nhóm hộ thuộc vùng ruộng Trũng ta thấy có sự chênh lệch, nhìn chung giá trị gia tăng trên một sào của nhóm hộ vùng ruộng Cạn cao hơn vùng ruộng Trũng. Cụ thể, vụ Đông Xuân VA của nhóm hộ thuộc vùng ruộng Cạn là 964,73 nghìn đông/sào cao hơn 56,38 nghìn đồng so với nhóm hộ thuộc vùng ruộng Trũng. Vụ Hè Thu VA của nhóm hộ thuộc vùng ruộng Cạn là 717,75 nghìn đồng/sào cao hơn 109,54 nghìn đồng so với nhóm hộ thuộc vùng ruộng Trũng. Điều này cho thấy, việc đầu tư chi phí của nhóm hộ thuộc vùng ruộng Trũng cao hơn nhưng lại thu được giá trị sản xuất thấp hơn nhóm hộ thuộc vùng ruộng Cạn. Điều này được giải thích do nhóm hộ vùng ruộng Cạn có đầu tư kĩ lưỡng chi phí vật tư cũng như lao động nên mặc dù IC cao nhưng bù lại sẽ thu được giá trị cao. Mặt khác cũng do sự chênh lệch về diện tích giữa hai nhóm hộ nên dẫn tới sự khác biệt về năng suất. Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, VA/GO là nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất rõ nét nhất, thông qua nhóm chỉ tiêu này ta biết được quá trình sản xuất của địa bàn nghiên cứu có hợp lý không và hiệu quả không. Chỉ tiêu GO/IC và VA/IC có ý nghĩa là với cùng một đồng chi phí bỏ vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất (GO) và tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng (VA). Khi so sánh chỉ tiêu hiệu quả sản xuất lúa giữa hai nhóm hộ vùng ruộng Cạn và nhóm hộ vùng ruộng Trũng xét chỉ tiêu GO/IC, VA/IC ta thấy; trong vụ Đông Xuân nhóm hộ vùng ruộng Cạn khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì thu được 1,70 đồng giá trị sản xuất và thu được 0,70 đồng giá trị gia tăng , còn nhóm hộ vùng Trũng khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì thu được 1,65 đồng giá trị sản xuất và thu được 0,65 đồng giá trị gia tăng. Như vậy ta thấy ở vụ Đông Xuân nhóm hộ vùng Cạn có sự đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các nhóm hộ ở vùng ruộng Trũng. Vụ Hè Thu, chỉ tiêu GO/IC và VA/IC của nhóm hộ vùng ruộng Cạn cho thấy khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì thu được 1,48 đồng giá trị sản xuất và thu được 0,48 đồng giá trị gia tăng, đối với nhóm hộ vùng ruộng Trũng cho thấy khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì thu được 1,43 đồng giá trị sản xuất và 0,43 đồng giá trị gia tăng. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 51 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Tóm lại, qua quá trình phân tích cho thấy, kết quả va hiệu quả sản xuất có sự khác biệt giữa các thôn, các hộ với nhau và hiệu quả trong vụ Đông Xuân đều cao hơn vụ Hè Thu, nguyên nhân chính là do đặc điể kinh tế đặc điểm thời tiết vào vụ Đông Xuân thuận lợi, thích hợp với sự phát triển của cây lúa tạo ra sản lượng cao. Vào vụ Hè Thu thì nắng nóng kéo dài gây hiện tượng khô hạn ở cuối mùa vụ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng. Do đó, trong thời gian tới; để tạo nên sự cân bằng hơn về kết quả và hiệu quả trong sản xuất lúa thì bà con nông dân cần có sự đầu tư hợp lí và khoa học hơn. 2.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA 2.6.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai Trong sản xuất nông nghiệp, quy mô đất đai ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến mức thu nhập của các nông hộ. Nếu quy mô đất đai đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, thêm vào đó hoạt động lao động được tổ chức tốt, trình độ thâm canh cao thì mức thu nhập sẽ tăng lên. Ngược lại, quy mô đất đai bị hạn chế thì không thể mở rộng sản xuất. Để đánh giá ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa tôi tiến hành phân tổ các hộ theo quy mô cho hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Tổ I có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 5 sào gồm có 14 hộ, bình quân quy mô đất sử dụng là 3,71 sào. Tổ II có diện tích đất canh tác từ 5 – 7 sào gồm 35 hộ, bình quân quy mô đất sử dụng là 5,71 sào. Tổ III có quy mô sử dụng đất lớn hơn 7 sào gồm 11 hộ, bình quân diện tích đất canh tác của các hộ này là 8,45 sào để biết tình hình đất đai sử dụng như thế nào ta đi vào phân tích bảng: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy ở vụ Đông Xuân, những hộ có diện tích thuộc tổ II chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số hộ, những hộ thuộc tổ này có năng suất bình quân, giá trị sản xuất GO và giá trị gia tăng VA đứng thứ hai trong ba tổ. Điều này được giải thích, với quỹ đất vừa đủ để canh tác nên các hộ này dễ dàng đầu tư sản xuất mang lại năng suất khá cao. Đối với các hộ tổ II cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì mang lại 0,49 đồng giá trị gia tăng và 1,49 đồng giá trị sản xuất. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 52 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Những hộ có năng suất bình quân, giá trị gia tăng cũng như giá trị gia tăng lớn nhất trong ba tổ đó là tổ III. Tương ứng với GO là 2134,55 nghìn đồng và VA 864,82 nghìn đồng. Điều này cho thấy với diện tích đất canh tác lớn, thu nhập của các hộ này phụ thuộc vào sản xuất lúa là chủ yếu nên đã có sự chú trọng đầu tư thâm canh sản xuất một cách hợp lí và hiệu quả làm cho VA bình quân cao nhất. Cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì các hộ ở tổ III mang lại 0,68 đồng giá trị gia tăng và 1,68 đồng giá trị sản xuất. Ngược lại, đối với nhóm hộ thuộc tổ I thì năng suất của các hộ ở tổ này thấp nhất đạt 262,14 tạ/ giá trị gia tăng cũng như giá trị sản xuất là thấp nhất trong ba tổ tương ứng là 591,93 nghìn đồng và 1888,57 nghìn đồng . Chính vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VA/IC của các hộ này thấp nhất trong ba tổ. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 53 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Bảng 17: Phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất (bình quân/sào) Phân tổ theo quy mô diện tích lúa bình NSBQ/sào GO/sào IC/sào VA/sào VA/IC GO/IC Tổ Số hộ đất trồng lúa quân/hộ (m2) (tạ/sào) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (lần) (lần) vụ Đông Xuân I < 5 sào 1857,14 14 2,62 1888,57 1296,64 591,93 0,46 1,46 II từ 5 – 7 sào 2857,14 35 2,79 2075,43 1392,29 683,14 0,49 1,49 III >7 sào 4227,27 11 2,84 2134,55 1269,73 864,82 0,68 1,68 Vụ Hè Thu I < 5 sào 1857,14 14 2,44 1752,86 1359,43 393,43 0,29 1,29 II Từ 5-7 sào 2857,14 35 2,52 1938,29 1464,56 473,73 0,32 1,32 III >7 sào 4227,27 11 2,61 2096,45 1491,55 433,91 0,41 1,41 (Nguồn: số liệu điều tra nông hộ năm 2015) SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 54 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Đối với vụ Hè Thu cũng tương tự như vụ Đông Xuân. Thấp nhất vẫn là các nhóm thuộc tổ I, các nhóm thuộc tổ II chiếm tỷ lệ cao nhất bao gồmm 35 hộ mang lại các chỉ tiêu hiệu quả đứng thứ hai trong ba tổ. Các chỉ tiêu cao nhất vẫn là nhóm thứ III. Từ những phân tích trên ta thấy quy mô đất đai có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Diện tích càng cao thì các nhóm hộ tập trung đầu tư thâm canh càng tốt. Tuy nhiên, trong quá trình CNH – HĐH hiện nay quỹ đất nông nghiệp ngày càng mai một dần là điều không thể tránh khỏi. Yêu cầu đặt ra đó là cần phải đầu tư thâm canh đúng đắn và hợp lí nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.6.2. Ảnh hưởng của nhân tố chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Như chúng ta đã biết, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp các khoản chi phí trung gian đều ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Vì vậy phân tích ảnh hưởng của các chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa sẽ cho chúng ta biết được kết quả và hiệu quả thu được tương ứng với các mức đầu tư khác nhau của các hộ nông dân. Để là rõ vấn đề này tôi tiến hành phân tổ các hộ sản xuất theo IC cho hai vụ Đông Xuân và Hè Thu,kết quả phân tổ được thể hiện rõ ở bảng 18: SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 55 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Bảng 18 : phân tổ các hộ theo chi phí trung gian (bình quân/sào) Chi phí trung Phân tổ theo IC NSBQ/sào GO/sào VA/sào VA/IC GO/IC Tổ gian bình quân Số hộ (1000đ) (tạ/sào) (1000đ) (1000đ) (lần) (lần) (1000đ) vụ Đông Xuân I <1000 988,00 2 2,55 1345,00 357,00 0,36 1,36 II 1000 –1500 1303,30 40 2,74 2121,50 818,20 0,63 1,63 III >1500 1614,44 18 2,83 2114,44 500,00 0,31 1,31 Vụ Hè Thu I <1000 956,00 1 2,50 1300,00 344,00 0,36 1,36 II 1000 –1500 1338,53 38 2,55 1915,26 576,74 0,43 1,43 III >1500 1661,12 21 2,63 1982,86 321,73 0,19 1,19 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2015) SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 56 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Đối với vụ Đông Xuân ở tổ I có mức chi phí trung gian nhỏ hơn 1000 nghìn đồng 2 hộ năng suất bình quân là 2,55 tạ/sào với giá trị sản xuất tương ứng là 1345,00 nghìn đồng. Tổ II có mức chi phí từ 1000-1500 nghìn đồng gồm 42 hộ với năng suất bình quân là 2,74 tạ/sào thu được giá trị sản xuất 2121,50 nghìn đồng. Tổ III có mức chi phí lớn hơn 1500 nghìn đồng gồm 18 hộ với năng suất bình quân là 2,83 tạ/sào tương ứng với giá trị sản xuất thu được 2114,44 nghìn đồng. Xét về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế thì ta thấy rằng nhóm I và nhóm II các chỉ tiêu VA/IC, GO/IC tăng lên nhưng ở tổ III các chỉ tiêu này lại giảm xuống. Qua đó ta thấy rằng , ở một chừng mực nào tăng chi phí trung gian sẽ làm tăng giá trị gia tăng, tăng chỉ tiêu GO/IC, VA/IC. Tuy nhiên, nếu làm dụng qua nhiều và sử dụng không hợp lí sẽ làm cho hiệu quả sản xuất lúa giảm xuống. Ở Hè Thu cũng có sự biến động tương tự như ử vụ Đông Xuân, cụ thể IC <1000 nghìn đồng gồm 1 hộ, năng suất bình quân đạt được 2,50 tạ/sào và đạt giá trị sản xuất là 1300,00 nghìn đồng, tổ II có chi phí trung gian từ 1000-1500 nghìn đồng gồm 38 hộ với năng suất bình quân đạt được là 2,55 tạ/sào và đạt giá trị sản xuất là 1915,26 nghìn đồng, tổ III có chi phí cao hơn thì kéo theo năng suất cũng tăng lên, cụ thể tổ III gồm 21 hộ, năng suất bình quân 2,63 tạ/sào và đạt mức giá trị sản xuất là 1982,86 nghìn đồng. Như vậy, nhìn vào bảng ta thấy, mặc dù năng suất và giá trị sản lượng tăng nhưng giá trị tăng chỉ tăng đến một mức nào đó thì giảm xuống điều này kéo theo VA/IC,GO/IC cũng tăng lên một mức nào đó rồi giảm xuống. Cụ thể ở tổ II cao nhất sang tổ III lại thấp. Qua phân tích ảnh hưởng của các nhân tố chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, ta có thể rút ra kết luận sau: xét ở một chừng mực nào đó, kết quả sản xuất của các nông hộ có tỷ lệ thuận với quy mô của chi phí trung gian. Tuy nhiên, nếu mức đầu tư quá lớn, không tính toán kĩ, không tương xứng với kết quả đầu ra thì sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất này. Vì vậy, các hộ nông dân cần phải nắm rõ kĩ thuật sản xuất để có sự đầu tư thỏa đáng và hợp lí thì hiệu quả mang lại sẽ cao, ngược lại mức chi phí cao nhưng không hợp lí thì sẽ không mang lại như ý muốn. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 57 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG VĂN – HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG VĂN 3.1.1. Những căn cứ đề ra định hướng phát triển Để việc sản xuất lúa phát triển đúng hướng và mang lại hiệu quả cao, các địa phương nói chung cũng như của xã Quảng Văn nói riêng cần phải xác định đúng hướng phát triển. Việc định hướng phát triển trong thời gian tới xuất phát từ các căn cứ sau: -Căn cứ vào điều kiện tự nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn xã, so với các xã khác trong huyện thì Quảng Văn có nhiều lợi thế trong việc sản xuất lúa. -Căn cứ vào quy hoạch nông nghiệp theo hướng nông thôn mới, vì thế sản xuất lúa cũng sẽ thuận lợi theo chương trình nông thôn mới thì trồng lúa có những khoản mục riêng và rất có tiềm năng phát triển. -Căn cứ vào nhu cầu về lúa gạo và nguyện vọng của bà con nông dân trên địa bàn. Việc đẩy mạnh sản xuất lúa không chỉ góp phần cung cấp lương thực tại chỗ cho người dân mà còn cung cấp cho các vùng khác trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó căn cứ vào nguyện vọng của bà con là được nhà nươc đầu tư , quan tâm hỗ trợ để có những định hướng đúng đắn góp phần tăng năng suất sản lượng lúa một cách bền vững, ổn định trong thời gian tới. -Căn cứ vào kinh nghiệm sản xuất lúa và lực lượng lao đông trên địa bàn tương đối dồi dào. Người dân ở đây có truyền thống trồng lúa từ rất lâu đời, họ cần cù, chịu khó học hỏi và dày dặn kinh nghiệm trong sản xuất. Trải qua biết bao năm trồng lúa, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, tiếp thu được nhiều kĩ năng và kĩ thuật mới trong đầu tư thâm canh nên cơ hội để nâng cao sản xuất trong thời gian tới rất lớn. 3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa trên địa bàn 3.1.2.1.Các định hướng phát triển sản xuất Xuất phát từ những tiềm năng phát triển của xã, nhu cầu sử dụng lương thực, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa cũng như của huyện Quảng SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 58 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Xương trong thời gian tới, định hướng cho sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn là: tiếp tục xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tiếp tục duy trì nhịp độ đã đạt được, phát triển lương thực thực phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất và đầu tư chuyển giao khoa hoc kĩ thuật để tăng chất lượng sản phẩm. Quy hoạch và ưu tiên đầu tư thủy lợi , hệ thống giao thông nội đồng để tạo điều kiện cho quá trình cơ giới hóa, nghiên cứu lựa chọn những giống phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của từng vùng nhằm mang lại sản phẩm chất lượng cao, năng suất lớn. Quan tâm hơn đến khâu thị trường trong việc tiêu thụ lúa gạo, phải có những giải pháp và chính sách đúng đắn để nâng cao giá trị của lúa gạo. 3.1.2.2. Mục tiêu phát triển sản xuất lúa Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cũng như đáp ứng đúng nhu cầu và đảm bảo an ninh lương thực, trong thời gian tới xã Quảng Văn cần đạt các mục tiêu sau: -Tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị hàng hóa. -Đảm bảo chủ động vấn đề thủy lợi trong cả hai vụ Đông Xuân – Hè Thu cũng như phải chuẩn bị đầy đủ máy móc và hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu tại địa phương. -Dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã để đưa những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và sản xuất đại trà. -Đẩy mạnh và phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. -Mở thêm các lớp tập huấn nâng cao kĩ thuật sản xuất cho bà con, xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp và thân thiện với môi trường, tuy nhiên không được khai thác quá mức tiềm năng đất đai. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 59 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.2.1 Giải pháp về mặt kĩ thuật Việc áp dụng các kiến thức về khoa học kĩ thuật mới vào thực tiễn sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Để nâng cao hơn nửa hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, theo tôi các giải pháp về kĩ thuật cần thực hiện đó là: -Đối với giống lúa: Tục ngữ có câu “ nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”, ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh “giống” là yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định đến số lượng và giá trị sản phẩm. Thực tế cho thấy tại xã Quảng Văn một số người dân để giống từ mùa trước và dẫn đến năng suất thấp, khả năng chống chịu lại với sâu bệnh là thấp hơn nhiều. Dọ đó trong thời gian tới HTX cần phải đưa các giống mới được kiểm tra về chất lượng và các tiêu chuẩn khác về địa phương và tuyên truyền đến người dân trong xã trồng các giống mới, phù hợp với địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế cao, thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất, kỹ thuật chăm sóc, nâng cao khả năng sản xuất cho người dân địa phương để đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra trên địa bàn hiện nay bà con thường sử dụng các giống lúa chất lượng cao như: bắc thơm, và các loại giống ngắn ngày có năng suất cao như : lúa lai, khang dânYêu cầu đặt ra cần nâng cao tỷ lệ diện tích lúa chất lượng cao. Bên cạnh đó nắm bắt được lịch thời vụ gieo trồng cũng quyết định không nhỏ đến thành quả đath được. Vì vậy, công tác chỉ đạo kế hoạch thời vụ trong sản xuất là hết sức cần thiết, HTX căn cứ vào hướng dẫn lịc thời vụ của phòng NN&PTNT huyện để nghiên cứu vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương mà xây dựng lịch thời vụ đảm bảo cây lúa sinh trưởng phát triển trong điều kiện thuận lợi và an toàn từ khi gieo đến khi thu hoạch. Theo quy luật thời vụ gieo cấy hàng năm thì vụ Đông Xuân yêu cầu phải thu hoạch dứt điểm trước ngày 25/5 và vụ Hè Thu phải thu hoạch trước ngày 02-09/09 nhằm hạn chế rủi ro do thiên tai gây ra. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 60 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng -Đối với phân bón: Phân bón là một thành phần quan trọng của sản xuất lúa, nhìn chung thì các hộ nông dân trong xã đã bón phân hợp lý vào đúng các thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên do quá lạm dụng phân bón và đặc biệt là phân bón hóa học, gân hiện tượng sâu bệnh phổ biến như thừa đạm.. và còn gây ô nhiễm nguồn nước. Phân hữu cơ là loại phân rất quan trọng và nó chứa đủ dinh dưỡng như đạm, lân, kaly, NPK,.. và các chất cần thiết khác. Do đó, trong thời gian tới HTX cẩn phải hướng dẫn bà con bón phân đúng liều lượng thích hợp, tránh hiện tượng phát sinh chi phí phân bón cao trong khi năng suất lại giảm xuống. Do đất nhiều phèn làm giảm năng suất về nông sản nên trong thời gian tới HTX khuyến khích người dân tận dụng phân bón hữu cơ và giảm phân hóa học, đảm bảo bón phân hợp lý và đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. -Đối với công tác BVTV: Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lúa phát triển và sinh trưởng tốt. qua quá trình điều tra được biết người dân thực hiện tốt công tác phòng trừ cỏ ở đầu mùa. Tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển người dân lại lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật như một biện pháp chủ yểu để phòng chống sâu bệnh. Việc sử dụng nhiều thuốc BVTV như vậy gây nguy cơ tiềm ẩn không an toàn cho đời sống con người và môi trường. Họ quên đi mất các biện pháp sinh học như thiên địch.. Vì vậy trong thời gian tới HTX cần tăng cường khuyến khích người dân giảm bớt đên mức tốt đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thay vào đó là các biện pháp sinh học một cách hiệu quả nếu có. Và HTX cần kết hợp với trạm BVTV để kiểm tra dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh nhằm thông báo kịp thời cho bà con nông dân biết. -Đối với công tác làm đất và thủy lợi: Trong khâu làm đất, việc đầu tư mua sắm các thiết bị máy móc cư giới để thay thế dần sức kéo của gia súc cũng như hoạt động cơ bắp của con người là hết sức cần thiết. Qua điều tra cho thấy các nông hộ đều lao động bên ngoài phục vụ cho khâu làm đất điều này cũng dễ hiểu bởi bà con chưa đủ điều kiện để trang bị các công cụ máy móc phục vụ cho sản xuất. Do vậy, các nông hộ hợp đồng với HTX, HTX hợp đồng cụ thể với các chủ máy để tổ chức điều hành khâu làm đất. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 61 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Về công tác thủy lợi, đây là khâu mà HTX tham gia đảm trách làm công tác dịch vụ cần đảm bảo công tác hướng dẫn nước vào ruộng, trổ bông. HTX cùn với hộ nông dân cần kiểm tra làm đường khe bờ giữ nước, kiểm tr hang mội, rò rỉ. -Đối với công tác chăm sóc: Ngoài việc sử dụng những lúa kháng sâu bệnh, cần chú trọng đầu tư công chăm sóc trong quy trình canh tác. Đặc biệt là công chăm sóc, tỉa dặm, làm cỏ.ảnh hưởng tích cực đến việc sản xuất lúa. Các hộ cần chú trọng đầu tư thời gian và công sức, cần thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện những dịch bệnh có nguy cơ làm giảm năng suất cây trồng. 3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, công tác này đã được chú trọng và ngày càng hoàn thiện song còn vài việc cần phải tiến hành thường xuyên: -Nâng cao năng lực tưới tiêu của máy bơm, trạm bơm thông qua thay thế mới các máy quá cũ hay lắp đặt thêm các trạm bơm mới ở những vị trí xung yếu. -Gia cố hệ thống đê điều và tiến tới bê tông hóa một cách toàn diện. -Tăng cường hơn nữa nạo vét kênh mương vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tưới tiêu vừa thuận lợi cho vận chuyển bằng đường thủy. 3.2.3 Giải pháp về đất đai Như chúng ta đã biết đất đai đóng vai trò quyết định đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất lúa nói riêng. Vì vậy giải pháp về đất đai có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa trong thời gian tới. thực tế trên địa phương quỹ đất nông nghiệp hầu như đã được sử dụng gần hết. Do vậy giải pháp nâng cao sản lượng bằng cách mở rộng diện tích là điều không thể thực hiện được nên thực hiện giải pháp bằng con đường thâm canh là chủ yếu. 3.2.4 Giải pháp về công tác khuyến nông Hiện nay HTX cũng có triển khai các lớp tập huấn cho bà con song số lượng người tham gia vẫn chưa nhiều, việc tâp huấn kĩ thuật chỉ dừng lại ở một số đối tượng như cán bộ hội, đoàn thể. Để không ngừng đưa nhanh các tiến bộ khoa hoạc kĩ thuật vào trong sản xuất nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tư thâm SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 62 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng canh tăng năng suất cây tròng đồng thời tạo điều kiện cho những hộ nông dân nghèo vươn lên thì đòi hỏi công tác khuyến nông cần phải được đẩy mạnh. Do đó, trong thời gian tới để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan khuyến nông với HTX nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông cả về số lượng lẫn chất lượng và quy mô đối tượng tham gia. 3.2.5 Giải pháp về thị trường Khâu thị trường tiêu thụ là khâu rất quan trọng, đặc biệt là người nông dân trong nông thôn. Trên thực tế chính quyền xã đã đưa một số cây trồng có năng suất cao nhưng sau khi thu hoạch thì người dân lại ngồi than khóc do không có đầu ra cho sản phẩm. các thông tin về giá cả và thị trường người dân thường thiếu nên việc ép giá của các thương lái vẩn xảy ra. Giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản giúp người dân yên tâm sản xuất. tuy nhiên với sự biến động lớn về giá cả thị trường nông sản, sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ hẹp, chủ yếu người dân bán cho thu gom nhỏ ở địa phương. Vì vậy chính quyền xã cần phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để tìm ra thị trường tiêu thụ ổn định hơn, cung cấp nhưng thông tin cần thiết cho người dân không chỉ về lúa mà cả về các loại nông sản khác. Có như vậy người dân mới có thể giải quyết được bài toán “ được mùa mất giá “. 3.2.6 Giải pháp về vốn Vốn là yếu tố đầu tiên để có thể bắt đầu một hoạt động sản xuất, nhưng hiện nay nguồn vốn của các hộ nông dân vẫn còn hạn chế, một phần là do thu nhập từ cây lúa của nông hộ thấp, một phần là hộ khó khăn trong công tác vay vốn như thủ tục rườm rà Do đó giải pháp về tín dụng hiện nay là chính quyền địa phương nên tạo mọi điều kiện thuận lợi, dể dàng trong việc vay vốn cho các nông dân. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 63 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam nông nghiệp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, phần lớn người dân sống ở nông thôn, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp. Xã Quảng Văn thuộc loại địa hình khá cao trong huyện Quảng Xương, nhưng vẫn gặp lũ lụt vào vụ Hè Thu và nắng hạn thường xuyên xảy ra, vụ Đông Xuân thường hứng chịu những đợt rét đậm rét hại, nhưng với sự chăm chỉ, cần cù của người dân cùng với sự trang bị kỹ thuật đã phần nào khắc phục được khó khăn và nâng cao năng suất. Trong thời gian thực tập làm chuyên đề nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn, tôi rút ra kết luận sau: Đây là vùng độc canh cây lúa, gần 85% hộ sống bằng nghề nông nghiệp nên nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Trong những năm qua, năng suất và sản lượng không ngừng gia tăng, bình quân vụ Đông Xuân là 2,83 tạ/sào và vụ Hè Thu là 2,57 tạ/sào. Qua quá phân tích cho thấy, các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp nến năng xuất lúa. Trong cơ cấu đầu tư các hộ nông dân thì phân bón chiếm tỷ trọng khá cao, xong giá cả đầu vào không ổn định nên việc sử dụng phân bón hợp lý là rất cần thiết để giảm bớt chi phí, nâng cao lợi nhuận. ngoài ra, giống cũng là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến năng suất lúa. Cần xác định các yếu tố đầu vào hợp lý để đầu tư đúng mức và đúng kỹ thuật. Qua quá trình phân tích ta thấy, trên 1 sào các hộ nông dân bỏ ra chi phí bình quân cho vụ Đông Xuân là 1383,34 nghìn đồng/sào và vụ Hè Thu là 1446,70 nghìn đồng/sào. Vào vụ Đông Xuân bình quân mổi sào thu được 2319,88 nghìn đồng/sào. Vụ Hè Thu bình quân thu được 2109,68 nghìn đồng/sào. Đây là kết quả cũng tương đối, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện phần nào đời sống của các hộ nông đân. Trong quá trình sản xuất lúa, những khó khăn mà các hộ nông dân thường gặp phải là tình hình sâu bệnh, ít được tập huấn kỹ thuật, thiếu lao đông, các máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường Vì vậy, trong thời SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 64 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng gian tới cần có các biện pháp tích cực nhằm phát huy tiềm năng, thu hút sự đầu tư về kỹ thuật, mở rộng khuyến nông để khai thác thế mạnh của địa phương. 2.KIẾN NGHỊ Trên cơ sỡ nghiên cứu thực tế, đánh giá thực trạng những mặt thuận lợi và khó khăn, kết quả và hiệu quả canh tác lúa trên địa bàn, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề cơ bản sau 2.1. Đối với hộ nông dân -Người dân phải luôn bám sát theo sự chỉ đạo của chính quyền, phải đặt trong quan hệ hợp tác để nhằm hướng tới mục đích đó là phát triển kinh tế xã một cách toàn diện và vững chắc theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. -Nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới trong sản xuất kết hợp với những kinh nghiệm có sẵn, hình thành những phương thức sản xuất phù hợp hơn với địa phương. Thay đổi dần những tập quán lạc hậu và không hiệu quả. -Mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và phải có ý chí kinh doanh làm giàu. -Phải hợp lí hóa trong sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất đến mức có thể để mang lại hiệu quả kinh tế cao. -Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, tập huấn của thôn xóm, tiếp nhận các thông tin về kỹ thuật sản xuất, thời vụ sản xuất, giá cả nông sản 2.2. Đối với chính quyền xã Quảng Văn -Kiến nghị UBND huyện, tỉnh tiếp tục có chính sách hổ trợ giống lúa xác nhận và nguyên chủng, ngoài số lượng giống lúa mua ở đơn vị cung ứng còn hổ trợ cho các HTX tự sản xuất giống để khuyến khích xã hội hóa công tác giống. -Thực hiện tốt khâu dịch vụ trong sản xuất như: bơm nước, làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp. -Thực hiện tốt và nhanh chống hoàn thành công tác nông thôn mới mà nhà nước đề ra. -Tăng cường hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực của hệ thống thủy lợi, hệ thống kênh mương theo hướng kiên cố và có khoa học hơn, bê tông hóa các kênh mương còn thô sơ. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 65 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng -Tăng cường lớp tập huấn về kỹ thuật sẩn xuất lúa, hướng dẩn người dân sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả hơn. -Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các đợt dịch bệnh hại lúa để thông báo cho bà con nông dân phòng trừ dịch hại. 2.3. Đối với nhà nước -Nhà nước cần quan tâm hơn đến sự phát triển ở khu vực nông thôn, vì nông thôn là khu vực có điều kiện sống và điều kiện làm ăn hết sức khó khăn. Mặt khác ở vùng nông thôn lại tập trung quá ít các dự án, hầu hết các dự án đều tập trung phần lớn ở khu vực thành thị và đối tượng hưởng lợi từ dự án chủ yếu là người giàu. Do đó Nhà nước cần phải quan tâm hỗ trợ về chính sách, đưa nhiều hơn các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn đến vùng nông thôn nhằm tạo sự phát triển cân đối giữa khu vục thành thị và nông thôn. -Hỗ trợ kinh phí cho xã trong việc hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, hệ thống kênh mương. -Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các cơ quan cán bộ và cơ quan khuyến nông trên địa bàn. Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút cán bộ có chuyên môn cao về công tác trên địa bàn. -Nhà nước cần dành nguồn ngân sách cho việc nghiên cứu khoa học, có chế độ khen thưởng đối với các phát minh, nghiên cứu sinh học nhằm tạo ra các giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt nhưng phải phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên đất đai thổ nhưỡng ở trên địa bàn xã. -Khuyến khích các doanh nghiệp, các công ty xuất nhập khẩu ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ lúa với các HTX nông nghiệp hoặc trực tiếp với người dân. -Nhà nước nên có các chinh sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như chính sách trợ giá, chính sách về bảo hiểm trong sản xuất để người nông dân yên tâm hơn trong sản xuất. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 66 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.TS. Nguyễn Thế Mạnh hiệu quả ứng dụng kinh tế kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. 2.TS. Mai Văn Xuân – TS. Nguyễn Văn Toàn, lý thuyết thống kê,Hà Nội- 2002 3.Báo cáo kinh tế xã Quảng Văn 2012-2014 4.Báo cáo kinh tế xã hội xã Quảng Văn 2012 – 2014. 5.Báo cáo của hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Văn, 2014. 6.Báo cáo hiện trạng sử dụng đất của xã Quảng Văn 2012- 2014 SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 67 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_lua_o_xa_quang.pdf
Tài liệu liên quan