Khĩa luận tốt nghiệp
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
DƯA HẤU TẠI XÃ NGHĨA YÊN – HUYỆN
NGHĨA ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Hồ Thị Mai ThS. Lê Thị Hương Loan
Lớp K41B-KTNN
Huế, 05/2011
I-1
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khĩa luận tốt nghiệp
Lời Cảm Ơn
Sau một thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế
Huế và thời gian thực
70 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu tại xã Nghĩa yên – Huyện Nghĩa đàn – tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập tốt nghiệp tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An tôi đã hoàn thành đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
dưa hấu tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”.
Để đạt được kết quả này tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu
trường , ban chủ nhiệm khoa Kinh tế v à Phát triển
cùng các thầy cô giáo trong trường đã dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường
Đặc biệt tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Lê Thị
Hương Loan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn UBND xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và
nhân dân xã Nghĩa Yên đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp cho tôi
những số liệu cần thiết nhất phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người than trong gia đình và
bạn bè đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng một lần nữa tôi xin cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận
được những ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Mai
I-2
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... I-1
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................................4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................4
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.................................................................................................................4
1.1.1. Hiệu quả kinh tế................................................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế.......................................................................................4
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế........................................................................................5
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế............................................................................6
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÂY DƯA HẤU.............................................................7
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu .................................................................................7
1.2.2. Kỹ thuật canh tác ..............................................................................................................8
1.2.3. Giá trị kinh tế của cây dưa hấu.......................................................................................10
1.2.4. Giá trị khác của cây dưa hấu ..........................................................................................11
1.2.4.1. Giá trị dinh dưỡng .......................................................................................................11
1.2.4.2. Giá trị về mặt y học .....................................................................................................11
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất dưa hấu ...................................................11
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN .........................................................................................................14
1.3.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ...............14
1.3.2. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Nghệ An..........................................................................16
1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...................................................................17
1.4.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.................................................................17
1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................................17
1.4.1.2. Các nguồn tài nguyên ..................................................................................................18
1.4.2. Thực trạng môi trường....................................................................................................19
1.4.3. Thực trang phát triển kinh tế xã hội của xã Nghĩa Yên..................................................19
1.4.3.1. Tăng trưởng kinh tế .....................................................................................................19
1.4.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .........................................................................................19
1.4.3.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ......................................................................21
1.4.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập..........................................................................22
1.4.4.1. Dân số..........................................................................................................................22
i
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
1.4.4.2. Lao động và việc làm...................................................................................................22
1.4.5. Thực trang phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................................22
1.4.5.1. Năng lượng ..................................................................................................................22
1.4.5.2. Giao thông ...................................................................................................................22
1.4.5.3. Giáo dục đào tạo..........................................................................................................23
1.4.5.4. Y tế ..............................................................................................................................23
1.4.5.5. Thủy lợi .......................................................................................................................23
1.4.5.6. Văn hóa xã hội.............................................................................................................23
1.4.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ....................................................24
1.4.6.1. Những lợi thế...............................................................................................................24
1.4.6.2. Những hạn chế.............................................................................................................24
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ NGHĨA YÊN ....25
2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu và một số cây trồng hàng năm ở xã Nghĩa Yên............................25
2.2. Năng lực sản xuất của các hộ được điều tra ......................................................................27
2.2.1. Tình hình về nhân khẩu, lao động và diện tích canh tác của các hộ...............................27
2.2.2. Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của các hộ được điều tra........................................29
2.3. Kết quả sản xuất dưa hấu...................................................................................................31
2.3.1. Chi phí sản xuất, kết cấu chi phí sản xuất ......................................................................31
2.3.1.1. Chi phí trung gian........................................................................................................31
2.3.1.2. Chi phí tự có ................................................................................................................33
2.3.1.3. Khấu hao và chi phí khác ............................................................................................35
2.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra .......................................................35
2.3.3. Kết quả sản xuất .............................................................................................................36
2.3.4. Hiệu quả sản xuất dưa hấu..............................................................................................37
2.3.5. So sánh hiệu quả sản xuất dưa hấu với cây mía trên địa bàn xã Nghĩa Yên ............................39
2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA
HẤU .........................................................................................................................................40
2.4.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả sản xuất..................................................40
2.4.2. Ảnh hưởng quy mô đất đai đến kết quả..........................................................................40
2.4.3. Ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào tới năng suất dưa hấu ...........................................42
2.4.3.1. Ảnh hưởng của phân vi sinh tới năng suất của dưa hấu ..............................................46
2.4.3.2. Ảnh hưởng của đạm tới năng suất dưa ........................................................................46
ii
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
2.4.3.3. Ảnh hưởng của phân lân tới năng suất dưa hấu...........................................................47
2.4.3.4. Ảnh hưởng của kali tới năng suất dưa hấu ..................................................................47
2.4.3.5. Ảnh hưởng của NPK đến năng suất của dưa...............................................................47
2.4.3.6. Ảnh hưởng của giống tới năng suất của dưa ...............................................................47
2.4.3.7. Ảnh hưởng của phân chuồng tới năng suất dưa hấu....................................................48
2.4.3.8. Ảnh hưởng của vôi bột đến năng suất dưa hấu............................................................48
2.4.3.9. Công lao động ảnh hưởng tới năng suất dưa ...............................................................48
2.5. Tình hình tiêu thụ dưa hấu của các hộ được điều tra.........................................................49
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ NGHĨA YÊN............................................................................................................51
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của xã Nghĩa Yên.....................................................51
3.2. Một số giải pháp để phát triển dưa hấu ở xã Nghĩa Yên ...................................................51
3.2.1. Hỗ trợ thông tin thị trường .............................................................................................51
3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật......................................................................................................52
3.2.3. Giải pháp về vốn.............................................................................................................54
3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng .............................................................................................55
3.2.5. Giải pháp về bảo hiểm nông nghiệp ...............................................................................55
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................57
iii
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ : Bình quân
BQC : Bình quân chung
BVTV : Bảo vệ thực vật
C : Chi phí
ĐVT : Đơn vị tính
GO : Giá trị sản xuất
H : Hiệu quả kinh tế
IC : Chi phí trung gian
LĐ : Lao động
LN : Lợi nhuận
NĐ-CP : Nghị định chính phủ
VA : Giá trị gia tăng
Q : Kết quả thu được
TC : Tổng chi phí
UBND : Ủy ban nhân dân
iv
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ: Kênh phân phối sản phẩm dưa hấu tại xã Nghĩa Yên........................................49
v
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
BẢNG QUY ĐỔI
1ha = 10.000m2
1 tạ = 100kg
1 tấn = 1.000kg
vi
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội xã Nghĩa Yên năm 2010 .............................20
Bảng 2: Tình hình về diện tích gieo trồng cây hàng năm ở xã Nghĩa Yên ..............................26
Bảng 3: Tình hình lao động, nhân khẩu, diện tích của các hộ điều tra.....................................28
Bảng 4: Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật BQ/hộ ................................................................30
Bảng 5: Tình hình về chi phí sản xuất dưa của các hộ điều tra ................................................34
Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra....................................................35
Bảng 7: Kết quả sản xuất dưa của các hộ điều tra tính trên m2 ................................................37
Bảng 8: Hiệu quả sản xuất dưa của các hộ điều tra..................................................................38
Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất cây dưa hấu so với cây mía năm 2010.........................39
Bảng 10: Ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả sản xuất ............................................40
Bảng 11: Ảnh hưởng của quy mô đất đai hiệu quả sản xuất dưa .............................................41
Bảng 12: Kết quả hàm hồi quy.................................................................................................43
Bảng 13: Năng suất cận biên của các yế tố sản xuất ................................................................44
vii
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu của xã Nghĩa Yên trong năm 2010.
+ Đề ra giải pháp để nâng cao năng suất dưa hấu
+ Hướng mới cho tiêu thụ (tìm đầu ra ổn định).
2. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu
sau:
- Số liệu từ UBND xã Nghĩa Yên
- Thu thập từ quá trình điều tra phỏng vấn các hộ sản xuất
- Một số trang web
3. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thu thập số liệu
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
- Phương pháp ước lượng hồi quy
4. Kết quả đạt được
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất dưa ở xã Nghĩa
Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá được những thuận lợi cũng như những khó khăn của người dân trong
việc đẩy mạnh phát triển sản xuất dưa tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ
An.
- Đưa ra những giải pháp về thị trường tiêu thụ.
viii
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp với hơn 60% dân số hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp nước ta đã có
những bước tiến vượt bậc. Chúng ta không những đã giải quyết được phần lớn nhu cầu
trong nước mà còn xuất khẩu. Để đạt được điều này ngoài những yếu tố khách quan,
những người nông dân nước ta đã có những thay đổi lớn trong nhận thức và trình độ
sản xuất của họ. Họ đã tìm tòi, áp dụng những công nghệ mới, thay đổi cây trồng thích
hợp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lí.
Điều đó không riêng ở một vùng nào mà ở xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An cũng vậy. Nghĩa Yên là một xã miền núi có tổng diện tích tự nhiên
tương đối lớn 3.453,52ha, trong đó cơ cấu diện tích sản xuất nông nghiệp là
3.139,28ha chiếm 90,90%, trong đó đất nông nghiệp là 2.267,69ha; đất lâm nghiệp
842.99ha; diện tích nuôi trồng thủy sản là 28,60ha. Cây trồng chính của người dân
trong xã là lúa, rau màu và mía.
Những năm gần đây nông dân trong xã đã bắt đầu chuyển đổi đất từ trồng mía,
trồng lúa sang sản xuất dưa hấu. Cây dưa hấu được đưa vào xã sản xuất đã khá lâu
nhưng 2 năm trở lại đây diện tích dưa hấu được mở rộng và đã mang lại lợi nhuận cho
nông dân khá cao. Năm 2008 tổng diện tích trồng dưa của xã là 31,5ha; năm 2009 diện
tích trồng dưa là 81ha; đến năm 2010 tổng diện tích trồng dưa của cả xã là 297ha. Điều
này chứng tỏ rằng cây dưa hấu là cây có giá trị kinh tế cao. Phát triển cây dưa hấu đã
góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện mức
sống cho người dân, từ đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, không những thế
nó còn góp phần sử dụng hợp lí và có hiệu quả tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp
của địa phương. Sản phẩm dưa hấu của xã có chất lượng khá tốt và được tiệu thụ rông
rãi ở thị trường trong nước.
Bên cạnh những thuận lợi như vậy thì việc sản xuất dưa hấu của xã cũng gặp
một số khó khăn như vốn đầu tư cao, tốn nhiều công lao động nên khó khăn trong việc
mở rộng diện tích sản xuất, đặc biệt là vấn đề đầu ra (chưa có thị trường tiêu thụ cụ
1
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
thể, chủ yếu là bán cho tư thương), vấn đề áp dụng giống mới, kỹ thuật mới để nâng
cao năng suất, sản lượng và giảm chi phí. Để giải quyết tốt những trở ngại cùng với
thực tế nghiên cứu, xem xét và đánh giá khách quan, chính xác về hiệu quả của cây
dưa hấu mang lại cho người nông dân tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế
sản xuất dưa hấu tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” nghiên cứu làm
khóa luận tốt nghiệp của mình.
* Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu của xã Nghĩa Yên trong năm 2010.
+ Đề ra giải pháp để nâng cao năng suất dưa hấu
+ Hướng mới cho tiêu thụ (tìm đầu ra ổn định).
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế cây dưa hấu nên đối tượng nghiên cứu là các
hộ nông dân sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Nghĩa Yên.
* Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thu thập số liệu:
+ Mẫu điều tra gồm 90 hộ, được chọn ngẫu nhiên, không lặp lại. Số hộ điều tra
thuộc 5 xóm: Đồng Song, xóm Nhâm, xóm Chong, xóm 13A, xóm Mới.
+ Thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Những số liệu được thu thập từ phòng nông nghiệp huyện
Nghĩa Đàn, số liệu từ UBND xã Nghĩa Yên về vấn đề nghiên cứu, và số liệu liên quan
khác từ các tài liệu tham khảo.
Số liệu sơ cấp: Tất cả số liệu mà tôi đã điều tra các hộ nông dân của xã Nghĩa
Yên trong tháng 1 đến tháng 3 năm 2011.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê
Căn cứ đặc điểm, điều kiện sản xuất của các hộ thuộc các xóm trong xã, tôi chia
thành 2 nhóm để ngiên cứu đánh giá. Nhóm I gồm 2 xóm: Đồng Song và xóm 13A,
nhóm II gồm 3 xóm: xóm Nhâm, xóm Chong và xóm Mới.
2
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Nhóm I là nhóm sản xuất dưa trên đất đen chuyển từ đất trồng mía sang.
Nhóm II là nhóm sản xuất dưa trên đất đỏ Bazan, trồng dưa đã khá lâu.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
- Phương pháp ước lượng hồi quy
* Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Về không gian: Điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu của các hộ
nông dân ở xã Nghĩa Yên.
- Về thời gian: Phân tích thực trạng sản xuất dưa hấu của các hộ năm 2010 và
giai đoạn 2008-2010.
Số liệu điều tra từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2011 làm nền tảng phân tích mối
tương quan ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất của các hộ.
3
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Khi nói đến hiệu quả kinh tế có nghĩa là làm sao với một cơ sở vật chất kỹ
thuật, tài nguyên và lực lượng lao động nhất định có thể sản xuất được một khối lượng
của cải vật chất, tinh thần nhiều nhất hay nói cách khác là làm sao đạt được lợi nhuận
cao nhất trong khả năng cho phép của mình.
Với xu thế hội nhập như hiện nay thì hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan
tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế
chính là thước đo trình độ về cách thức tổ chức, quản lí của các doanh nghiệp. Doanh
nghiệp muốn tồn tại, phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải làm ăn có hiệu quả thì khi đó
mới tính đến những bước đi tiếp theo của doanh nghiệp.
Hiện nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế chẳng hạn
theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng “hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách
quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định”. Tác giả
Hồ Vinh Đào cho rằng “hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao
trong hoạt động kinh tế với thành quả có ích đạt được”. Nhưng theo quan niệm của các
tác giả Farrell, Schultz, Rizzo và Ellis thì cho rằng khi nói đến hiệu quả kinh tế trong
sản xuất nông nghiệp thì phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả
kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ
áp dụng vào nông nghiệp. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem
lại bao nhiêu đợn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được đưa vào tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị
4
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ
thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra.
Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá
trị đều tính đến khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Như vậy có rất nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống
nhất ở bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được hiệu quả thì phải bỏ ra những
chi phí nhất định những chi phi đó có thể là nhân lực, vật lực, vốn... so sánh kết quả
đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó thì sẽ có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên
cần phải thấy rằng kết quả đạt được nó tồn tại trên nhiều mặt, có thể trên phương diện
tài chính kinh tế có thể trên phương diện xã hội như giảm bớt sự giàu nghèo thất
nghiệp, tạo ra công ăn việc làm. Do đó làm nảy sinh thêm về khái niệm hiệu quả kinh
tế mới bao gồm hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế-xã hội.
Hiệu quả xã hội: Là tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra với kết qủa xã
hội thu được như tăng thêm việc làm, cải tao môi trường sinh thái, cải thiện môi
trường sống, giảm khoảng cách giàu nghèo.
Hiệu quả kinh tế- xã hội: Là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả
thu được cả về mặt kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát
triển xã hội. Phát triển kinh tế và phát triển xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau
chúng là tiền đề của nhau. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta phải hiểu trên
quan điểm kinh tế xã hội.
Như vậy bản chất của hiệu quả kinh tế -xã hội là hiệu quả của lao động xã hội
và được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả thu được với lượng hao phí
lao động xã hội, tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí
trong điều kiện nguồn tài nguyên có hạn.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa một bên là kết quả kinh tế đạt
được với một bên là chi phí bỏ ra. Kết quả đó có thể là doanh thu, lợi nhuận còn chi
phí có thể là nhân lực, vật lực, vốn, Sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh, người ta
5
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
tiến hành so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, đại lượng tương đối đó càng lớn
chứng tỏ hiệu quả hoạt động càng cao và ngược lại. Như vậy, tiêu chuẩn để đánh giá
hiệu quả kinh tế đó là sự tiết kiệm nhân lực, tài lực, vật lực hay tiết kiệm lao động xã
hội bỏ ra trong quá trình sản xuất.
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Như chúng ta đã biết hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả thu được
và lượng chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất. Do đó muốn xác định được hiệu quả
kinh tế thì ta phải xác định được kết quả và chi phí bỏ ra.
Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là chi phí cho các yếu tố đầu vào như:
đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu...Tuỳ theo mục đích phân tích và nghiên
cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc có thể tính chi phí cho từng yếu tố.
Sau khi đã xác định được kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính
được hiệu quả kinh tế và có thể dùng những phương pháp sau:
Phương pháp 1:
Q
H=
C
H: hiệu quả kinh tế
Q: kết quả thu được
C: chi phí bỏ ra
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực,
xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, do đó giúp
ta so sánh được hiệu quả ở các qui mô khác nhau.
Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng
thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức được xác
định như sau:
Q
H=
C
H: hiệu quả kinh tế
Q : Phần tăng thêm của kết quả
C : Phần tăng thêm của chi phí
6
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, nó xác
định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách khác một
đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo bao nhiêu kết qủa thu thêm.
Tuy cả hai phương pháp trên đều không cho biết được qui mô của hiệu quả kinh
tế nhưng đây cũng là vấn đề mà trong tất cả các doanh nghiệp đều rất quan tâm. Vì vậy
hiệu quả kinh tế còn được xác định bằng chênh lệch giữa kết quả thu được với chi phí
đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Với cách tính này nó sẽ cho ta biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được
một cách chính xác cụ thể hơn và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các
doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô khác nhau.
Như vậy theo như phân tích trên thì hiệu quả kinh tế có rất nhiều cách tính khác
nhau mỗi cách tính đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. Do đó
tuỳ theo từng điều kiện của mỗi doanh nghiệp để chọn cho mình một cách tính phù
hợp.
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÂY DƯA HẤU
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu
Cây dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus (Thunberg), thuộc họ bầu bí
(Cucurbitaceae) nên xếp nó vào cây rau ăn trái. Cây dưa hấu có một số đặc điểm sinh
học đặc trưng như sau:
* Đặc điểm sinh học:
- Rễ: Cây dưa hấu có bộ rễ tương đối phát triển, trong điều kiện canh tác bình
thường rễ ăn rộng quanh gốc trong phạm vi 50 - 60cm, sâu 20 – 30cm.
- Thân: Thuộc loại thân thảo hằng niên, mềm, có góc cạnh, có nhiều lông ngắn,
dài trung bình 2-3m, bò hoặc có thể leo nhờ vòi bám. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt mang
một lá, một chồi nách và một vòi bám.
- Lá: Cây dưa hấu thuộc loại lá mầm. Lá mầm hình trứng tương đối dày, chứa
nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây con khi mới hình thành.
- Hoa: Thuộc loại hoa đơn tính, trên một cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa mọc
đơn lẻ từng cái ở nách lá, gồm 5 lá đài màu xanh và 5 cánh hoa màu vàng dính vào
nhau. Hoa đực thường hình thành trước hoa cái 2-3 ngày.
7
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
- Trái: Trái dưa hấu tương đối lớn, nặng trung bình 2-3kg, có giống dưa cho trái
nặng từ 5-6kg, trái chứa nhiều nước. Trái có nhiều dạng: tròn, hình trứng hoặc bầu
dục.
* Nhu cầu sinh thái:
- Nhu cầu nhiệt độ: Dưa là cây trồng vùng nhiệt đới nên thích nhiệt độ cao,
nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 15-30oC; dưới 18oC hoặc trên 35oC cây sinh trưởng
bất thường.
- Độ ẩm: Khí hậu khô ráo là điều kiện tốt nhất để trồng dưa, mặt đất khô cũng
thuận lợi cho dưa sinh trưởng. Nếu độ ẩm không khí cao (>65%) lá và trái dễ bị bệnh
thán thư, thân cũng dễ bị nứt.
- Ánh sáng: Dưa là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và kết trái.
Số giờ chiếu sáng tối thiểu cần thiết cho dưa hấu là 600 giờ.
- Gió: Gió mạnh làm tốc dây, gãy ngọn, rụng nụ, hoa. Nên bố trí cho dưa bò
thuận chiều gió để dưa phát triển tốt nhất.
- Đất: Đất đai phù hợp cho cây dưa hấu sinh trưởng phát triển tốt là đất phù sa
ven sông, đất thịt nhẹ hay cát pha, thoát hơi nước tốt, thoáng khí, độ pH thích hợp nhất
là 6-7.
- Nước: Dưa hấu yêu cầu nước nhiều, hút nước mạnh, trái chứa nhiều nước nên
phải cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng trái dưa mới mau lớn. Dưa chịu úng kém,
úng nước gây thối rễ, vàng lá và chết cây.
1.2.2. Kỹ thuật canh tác
* Thời vụ:
Do điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi nên ở nước ta nhất là ở các tỉnh phía
Nam, dưa hấu có thể được trồng quanh năm.
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, có các vụ trồng chính như:
- Dưa hấu Noel: gieo từ 20/8-01/9 âm lịch.
- Dưa hấu tết: gieo từ 5-15/10 âm lịch thu hoạch vào dịp tết Nguyên Đán.
- Dưa hè thu: Tùy điều kiện đất và canh tác từng vùng, có thể gieo trồng từ
tháng 2 đến tháng 5.
8
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
+ Ở các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, dưa hấu chủ yếu được trồng vào vụ
Xuân Hè.
* Giống:
Hiện nay có rất nhiều giống dưa được sử dụng, những giống dưa hấu phổ biến
như: Hắc Mỹ Nhân 1430, Hắc Mỹ Nhân 308, Tiểu Long, Trang Nông, Tiểu Long,
Tiểu Phụng, An Tiêm
* Chuẩn bị đất trồng:
Chọn đất trồng dưa hấu có tầng canh tác dày, không nhiễm phèn, nhiễm mặn,
dễ thoát nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất 15cm. Lên liếp cao từ
30-40cm, khoảng cách giữa 2 tim mương là 4-4,5m hoặc 6-7m tùy theo vụ trồng.
Bón lót 50kg vôi + 1 tấn phân chuồng và 25kg NPK (16-16-8) cho 1.000m2.
Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân
bón và tưới nước.
* Gieo hạt
Nên trộn hạt với Thirman 80 WP hoặc Benlate 50 WP trong 1-2 giờ để phòng
các bệnh do nấm nhiễm khuẩn có sẵn trong hạt hoặc bên ngoài tấn công cây con lúc
mới gieo. Ngâm hạt trong nước ấm pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh khoảng 2-3 giờ, chà rửa sạch
nhớt, sau đó ủ hạt từ 36-48 giờ. Gieo hạt trong bầu được xử lý thuốc để ngăn ngừa sâu
...tác cũ còn ảnh hưởng lớn đến sản
xuất, sản xuất hàng hóa mới bước đầu được hình thành chưa tạo được động lực mạnh
mẽ để thúc đẩy sản xuất phát triển.
24
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ
NGHĨA YÊN
2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu và một số cây trồng hàng năm ở xã Nghĩa Yên
Nghĩa Yên là xã thuần nông, cây trồng chính là mía và lúa, ngô, sắn. Những năm
gần đây do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số diện tích đã chuyển sang trồng dưa
hấu. Sau đây là bảng nói về tình hình diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng của
một số cây trồng hàng năm cũng như dưa hấu của xã.
Nhìn vào bảng 2 ta thấy rằng diện tích trồng cây hàng năm của xã luôn biến
động. Năng suất cũng không ổn định do sự biến đổi về thời tiết, khí hậu.
Từ năm 2008 đến 2010 thì diện tích lúa không thay đổi, nhưng năng suất lại giảm
dần, chính là do có rét đậm, rét hại tác động mạnh tới vụ Chiêm của xã, làm cho năng
suất lúa giảm xuống. Ta cũng nhận thấy rất rõ thông qua bảng đó là diện tích trồng mía
ngày càng giảm, tuy năng suất của mía thì không đổi. Bởi vì theo đánh giá thì cây mía
chính là nguồn gốc sâu xa của việc tái nghèo tại xã Nghĩa Yên (http:vietnamtime.org).
Chính vì vậy xã cũng đã chủ trương hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ câu cây
trồng, chủ yếu là chuyển từ trồng mía sang trồng dưa.
Còn diện tích dưa thì tăng rất rõ rệt theo từng năm, năm 2008 thì chỉ có 31,5ha
chiếm 2,26% diện tích trồng cây hàng năm của xã, nhưng diện tích này tăng đột biến
vào năm 2010, đứng vị trí thứ 2 sau diện tích trồng mía. Tuy nhiên năng suất lại
không ổn định năm 2009 năng suất dưa của toàn xã rất cao là 28 tấn/ha, nhưng đến
năm 2010 diện tích trồng dưa rất lớn nhưng năng suất chỉ đạt 23 tấn/ha. Điều này cũng
do khá nhiều yếu tố tác động. Thứ nhất là do người dân thấy năm trước nhiều người
trồng dưa được mùa với lãi cao, vậy là năm 2010 đã chuyển khá nhiều diện tích từ
trồng mía, trồng đậu, trồng lạc sang trồng dưa để mong có được thu nhập tốt hơn. Thứ
hai, đó là do trồng nhiều mà kỹ thuật chăm sóc chưa tốt. Thứ ba là người dân trồng
dưa trên đất không được tốt những nhân tố đó giải thích tại sao mà dưa có năng suất
thấp hơn. Và đây cũng là lí do vì sao tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
25
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2: Tình hình về diện tích gieo trồng cây hàng năm ở xã Nghĩa Yên
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Diện Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng
Cây tích (tấn/ha) (tấn) (ha) (tấn/ha) (tấn) (ha) (tấn/ha) (tấn)
trồng (ha)
Lúa 95,0 5,60 1.064,0 95,0 4,2 798,0 95,0 3,90 741,0
Ngô 64,0 0,34 217,6 64,0 0,32 204,8 171,0 0,32 547,2
Sắn 247,0 26,00 6.422,0 95,0 28 2.660,0 98,0 26,00 2.548,0
Dưa 31,5 25,00 787,5 81,0 28 2.268,0 297,0 23,00 6.831,0
Đậu 15,0 0,08 12,0 52,0 0,18 93,6 - - -
Lạc 13,5 0,18 24,3 25,0 1,2 30.0 - - -
Mía 733,0 48,00 35.184,0 699,6 47 30.766,0 521,0 47,00 24.487,0
(Nguồn: UBND xã Nghĩa Yên)
26
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
2.2. Năng lực sản xuất của các hộ được điều tra
2.2.1. Tình hình về nhân khẩu, lao động và diện tích canh tác của các hộ
Trong quá trình sản xuất người nông dân cần có các yếu tố đầu vào như: giống,
phân bón, lao động, đất đai Trong đó lao động và đất đai là hai yếu tố đầu vào
không thể thiếu. Quy mô về diện tích đất đai, lao động của từng hộ ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ. Qua thực tế điều tra tại địa phương, tôi đã
tiến hành phân chia các hộ được điều tra thành hai nhóm đặc trưng:
Nhóm I là nhóm sản xuất dưa trên đất đen chuyển từ đất trồng mía sang. Gồm
xóm Đồng Song và xóm 13A. Đây là những xóm có tỷ lệ số hộ trồng dưa hấu khoảng
38,14% so với tổng số hộ trồng dưa của xã. Nhóm này tôi chọn mẫu ngẫu nhiên
không lặp lại tương ứng với 38,14% hộ trồng dưa là 40 mẫu.
Nhóm II là nhóm sản xuất dưa trên đất đỏ Bazan, trồng dưa đã khá lâu. Gồm 3
xóm là xóm Chong, xóm Nhâm và xóm Mới. Những xóm này có tỷ lệ số hộ trồng dưa
khá cao là 50,11% so với tổng số hộ trồng dưa trong xã. Nhóm này cũng dựa trên
nguyên tắc thống kê tôi đã chọn 50 mẫu ngẫu nhiên, tương ứng với 50 hộ.
Còn lại 11,75% số hộ trồng dưa của xã nằm rải rác ở các xóm còn lại, cho nên tôi
đã không tiến hành điều tra ở đây.
Như vậy tổng số mẫu điều tra là 90 mẫu, do đó số mẫu cũng đã đủ lớn để chúng
ta có thể phân tích khá chính xác về hiệu quả sản kinh tế xuất dưa của từng nhóm nói
riêng và của xã Nghĩa Yên nói chung.
Trong qúa trình điều tra, tôi đã thu thập thông tin về tình hình nhân khẩu, số lao
động và diện tích đất canh tác của hai nhóm được thể hiện qua bảng 3.
Nhìn vào bảng ta thấy được trong tổng số 90 hộ được điều tra với tổng nhân khẩu
là 399 người, bình quân mỗi hộ có 4,43 người. Nhóm I có bình quân 4,15 người/hộ,
nhóm II có bình quân 4,66 người/hộ. Cùng với chỉ tiêu nhân khẩu bình quân trên hộ
thì chỉ tiêu số lao động bình quân trên hộ cũng có sự chênh lệch nhưng không đáng kể
lắm, bình quân nhóm I có 2,7 lao đông/hộ còn nhóm II có 2,82 lao động/hộ, đây là
con số nói lên rằng lực lượng lao động của các hộ cũng tương đối dồi dào, tạo tiền đề
cho việc phát triển nông nghiệp nói chung và cây dưa hấu nói riêng. Đặc biệt, lao động
nông nghiệp bình quân mỗi hộ cũng tương đối lớn, cụ thể nhóm I có 1,95 lao đông/hộ,
27
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
nhóm II có 2,38 lao động/hộ, và bình quân của cả vùng thì lao động nông nghiệp
chiếm 2,19 lao động/hộ. Bên cạnh chỉ tiêu về nhân khẩu và lao động thì chỉ tiêu điện
tích đất canh tác cũng là một trong những nhân tố quan trọng giúp nâng cao hoạt động
sản xuất. Xét về chỉ tiêu diện tích canh tác của các nông hộ được điều tra, ta thấy bình
quân mỗi hộ có 12.038,89 m2/hộ, trong đó có 4.477,78 m2/hộ là đất trồng dưa hấu.
Diện tích trồng dưa hấu chiếm 37,19% so với diện tích canh tác chung của nông hộ,
điều này cho ta thấy cây dưa hấu giữ một vị trí quan trọng trọng cơ cấu diện tích canh
tác của mỗi hộ.
Bảng 3: Tình hình lao động, nhân khẩu, diện tích của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Cả Vùng
Tổng Số Hộ Hộ 40 50 90
Trình độ học vấn % - - -
- Cấp I % 30,00 50,00 41,11
- Cấp II % 50,00 34,00 41,41
- Cấp III % 20,00 16,00 17,78
Tổng nhân khẩu Người 166,00 233,00 399,00
Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,15 4,66 4,43
Tổng lao động Lao động 108,00 141,00 249,00
Lao đông BQ/hộ Lao động 2,70 2,82 2,77
Lao đông nông nghiệp Lao động 78,00 119,00 197,00
Lao đông nông nghiệp BQ/hộ Lao động 1,95 2,38 2,19
Tổng diện tích canh tác m2 684.500,00 399.000,00 1,083.500,00
Diện tích canh tác BQ/hộ m2 17.112,50 7.980,00 12.038,89
Tổng diện tích canh tác dưa m2 192.500,00 210.500 403.000,00
Diện tích canh tác dưa BQ/hộ m2 4.812,50 4.210,00 4.477,78
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Diện tích canh tác của các nhóm điều tra có sự khác biệt rỗ rệt, nhóm I bình quân
diện tích canh tác của mỗi hộ là 17.112,5 m2/hộ, trong đó diện tích trồng dưa mỗi hộ
chiếm 28,12%; còn nhóm II diện tích canh tác bình quân mỗi hộ là 7.980 m2/hộ, trong
28
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
đó diện tích trồng dưa của mỗi hộ chiếm 52,75%, điều này chứng tỏ dưa hấu có một vị
trí vô cùng quan trọng trong cơ cấu canh tác của mỗi hộ dân ở đây. Như vậy, ta thấy có
sự chênh lệch rõ rệt về cơ cấu diện tích đất trồng dưa so với tổng diện tích đất của hộ ở
hai nhóm. Tuy nhiên diện tích trồng dưa bình quân trên một hộ của mỗi nhóm thì lại
không chênh lệch nhiều.
Còn về trình độ học vấn thì ta thấy sự khác biệt gữa 2 nhóm thực sự rõ rệt, ở
nhóm I thì hầu hết các chủ hộ học đến bậc Trung học cơ sở chiếm một nửa; nhóm II
thì ngược lại bậc Tiểu học của các chủ hộ chiếm đến 1 nửa. Điều này cũng sẽ ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận những kiến thức tiên tiến nhất vào sản xuất. Và khả năng
tiếp cận thông tin thị trường cũng bị hạn chế nếu trình độ học vấn của mình thấp, dễ bị
ép giá.
2.2.2. Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của các hộ được điều tra
Các chuyên gia nước ngoài nhận xét về nông nghiệp nước ta như sau: “diện tích
ít, sản xuất nhỏ lẻ quy mô tích tụ ruộng đất thấp và công cụ sản xuất thô sơ lạc hậu”.
Đó là lời nhận xét mà theo tôi cũng thực sự rất đúng. Thật vậy, người nông dân nước
ta chịu thiệt thòi rất lớn do hoạt động sản xuất manh mún mang lại, sản xuất với quy
mô nhỏ làm tăng chi phí, khó áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Nhận thức được điều này thì chính quyền cũng như bà con nông dân đã và đang từng
bước khắc phục, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay tại xã Nghĩa Yên nhìn chung thì tình hình trang bị vật chất kỹ thuật cho
việc trồng dưa cũng chưa cao nhưng phải nói là đã tiến bộ so với trước đây, cụ thể
được thể hiện ở bảng 4.
Ta thấy rằng công cụ phục vụ sản xuất của người dân là tương đối đa dạng, và giá
trị thực sự khá cao. Nhóm I có mức trang bị vật chất cao hơn nhóm II, trung bình mỗi
hộ ở nhóm I trang bị 41.096 nghìn đồng/hộ lớn hơn nhiều so với nhóm II. Sở dĩ như
vậy vì nhóm I là nhóm xa trung tâm thị trấn hơn, trong các đồng ruộng thì xa nguồn
nước hơn cho nên nông dân ở đây phải tự xoay xở, đó là mua máy hút nước lớn và
lượng vòi rất nhiều sẽ dẫn đến tốn chi phí hơn hoặc người dân sẽ khoan giếng ngay tại
ruộng của mình. Nó cũng góp phần làm cho việc sản xuất dưa ít phải phụ thuộc vào
thiên nhiên hơn, đây thực sự là một điều đáng mừng đối với nông nghiệp hiện nay.
29
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Còn ở nhóm II thì điều kiện thuận lợi hơn đó là gần các đập chứa nước của xã, cũng
như các khe suối, tạo điều kiện rất thuận lợi cho bà con trồng dưa ở đây.
Quan sát bảng ta thấy giá trị cao nhất chính là trâu bò cày kéo, bình quân mỗi hộ
là 17.466,67 nghìn đồng/hộ chiếm 46% trong tổng giá trị trang bị vật chất của mỗi hộ.
Đối với những người nông dân trâu bò cày kéo được xem là tư liệu sản xuất có vai trò
quan trọng hàng đầu, không chỉ cung cấp sức kéo góp phần giải phóng sức lao động
cho người nông dân mà còn có vai trò làm tăng thêm thu nhập cho người nông dân.
Đặc biệt gia súc cày kéo còn cung cấp một lượng phân bón rất lớn cho cây trồng nói
chung và cây dưa hấu nói riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 4: Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật BQ/hộ
Nhóm I Nhóm II Cả vùng
Số Giá trị Số Giá trị Số Giá trị
Chỉ tiêu ĐVT lượng (1000đ) lượng (1000đ) lượng (1000đ)
18.725,0 16.460,0 17.466,6
Trâu bò cày kéo Con 1,13 0 0,94 0 1,02 7
Chiế
Cày, bừa tay c 1,20 107,25 0,74 66,40 0,94 84,56
Chiế
Xe bò kéo c 0,70 1.650,00 0,68 1.636,00 0,69 1.642,22
Chiế
Máy hút nước c 0,88 9.925,00 0,70 6.840,00 0,78 8.211,11
Chiế
Bình phun thuốc c 1,00 396,25 0,98 380,00 0,99 387,22
Chiế 10.150,0
Xe máy c 1,18 0 0,98 9.800,00 1,07 9.955,56
Chiế
Nông cụ khác c 2,28 142,50 1,82 133,80 2,02 137,67
41.096,0 35.316,2 37.885,0
Tổng - - 0 - 0 - 0
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)
30
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Bên cạnh đó trung bình mỗi hộ có 0,94 cày, bừa tay với giá trị trung bình khoảng
84,56 nghìn đồng, và 0,99 bình phun thuốc trừ sâu /hộ giá trị trung bình 387,22 nghìn
đồng. Đây là những nông cụ cần thiết cho việc sản xuất nên hầu như hộ nào cũng có.
Mỗi hộ bình quân có 0,78 máy hút nước với giá trị trung bình là 8.300,00 nghìn
đồng/hộ. Như tôi đã nói máy hút nước thực sự rất quan trọng trong quá trình sản xuất
dưa, nhưng ở đây người dân vẫn trang bị chưa đủ, một phần là vì điều kiện tài chính và
hai hộ dân có ruộng gần nhau thì chung 1 máy hút nước. Đây cũng là một cách để tiết
kiệm tiền, nhưng theo cá nhân tôi thì nó không được tốt lắm vì nếu ruộng dưa mà diện
tích nhỏ thì không sao nhưng nếu diện tích lớn là cả một vấn đề. Vậy nên mỗi hộ dân
nên trang bị riêng cho mình ít nhất 1 máy hút nước để đảm bảo cho việc sản xuất.
Ngoài ra mỗi hộ sản xuất còn trang bị cho mình một số nông cụ cần thiết khác để phục
vụ cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên do số lượng những nông cụ này nhiều mà giá trị
lại thấp nên tôi đưa vào mục nông cụ khác với giá trị bình quân mỗi hộ có 137,67
nghìn đồng/hộ.
Như vậy, ta thấy mức trang bị vật chất kỹ thuật của các hộ là khá tốt. Nhìn chung,
theo đánh giá của bản thân tôi thì xã Nghĩa Yên sẽ còn tiếp tục phát triển về nông
nghiệp và đặc biệt sẽ phát triển nhiều hơn nữa về sản xuất dưa hấu.
2.3. Kết quả sản xuất dưa hấu
2.3.1. Chi phí sản xuất, kết cấu chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất dưa hấu là toàn bộ hao phí mà nông hộ bỏ ra để sản xuất, kinh
doanh dưa hấu. Trong cơ cấu chi phí sản xuất của các hộ được điều tra bao gồm chi
phí trung gian, khấu hao, chi phí tự có và chi phí khác.
2.3.1.1. Chi phí trung gian
Đây là khoản mục chi phí mà các hộ bỏ tiền ra để mua nó bao gồm chi phí vật tư
nông nghiệp (chi phí mua giống, phân bón, vôi, thuốc bảo vệ thực vật, bạt nilon) và
các khoản chi phí dịch vụ thuê ngoài khác. Hầu hết các hộ điều tra đều làm nông
nghiệp nên họ sử dụng lao động gia đình, cho nên chi phí thuê lao động cũng không
cao lắm, và các hộ chủ yếu chỉ thuê theo thời vụ lúc gieo và thu hoạch.
+ Chi phí giống: Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển việc sử dụng giống
cũng được các hộ xem xét rất kỹ. Thông thường với diện tích là 1000m2 thì sử dụng
31
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
hai gói giống, mỗi gói 20gam với khoảng 450-500 hạt. Tuy nhiên do sâu bệnh và tỷ lệ
nảy mầm chỉ đạt khoảng 80-90% nên các hộ ở đây phải tiến hành trồng dặm nghĩa là
trồng xen vào những chỗ mà hạt không nảy mầm hoặc nảy mầm nhưng do cây chết.
Điều này làm cho lượng giống tăng lên đồng nghĩa với việc chi phí tăng lên. Chi phí
trung bình 0,22 nghìn đồng/m2 chiếm 7,07% chi phí trung gian. Đối với loại chi phí
này thì mức chênh lệch giữa hai nhóm cũng đáng kể. Trung bình nhóm I chi hết 0,21
nghìn đồng/m2 cho chi phí giống chiếm 6,41% chi phí trung gian của nhóm I. Còn
nhóm II chi phí cho giống hết 0,23 nghìn đồng/m2 chiếm 7,74% tổng chi phí của nhóm
II. Như vậy, chi phí giống của nhóm II cao hơn nhóm I, sở dĩ điều này xảy ra là vì
nhóm I thường gieo hạt trong bầu trước khi đưa ra gieo thẳng xuống ruộng, còn nhóm
II thì ngược lại, thường họ gieo thẳng hạt xuống ruộng luôn nên tỷ lệ nảy mầm thấp
hơn nên tốn chi phí vè giống hơn. Điều này cũng một phần là vì trình độ học vấn của
người dân thuộc nhóm II còn thấp, và họ cho rằng làm như vậy đỡ tốn công lao động
hơn. Đặc biệt đây cũng chính là tập quán và thói quen cũ để lại, theo tôi điều này nên
thay đổi để mang lại hiệu quả cao hơn.
+ Chi phí phân bón: Đây là khoản chi phí khá lớn trong tổng chi phí với 0,44
nghìn đồng/m2 chiếm 14,14% chi phí chi phí trung gian. Qua điều tra thực tế cho biết
các loại phân bón người dân thường sử dụng là phân chuồng, phân vi sinh, đạm, lân,
kali, NPK và vôi. Hầu hết chi phí tập trung vào phân chuồng và NPK, đây là hai loại
phân chủ yếu và quan trọng với cây dưa hấu, đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất và chất lượng của sản phẩm dưa. Ở đây có sự khác biệt giữa hai nhóm, nhóm I
đầu tư 0,41 nghìn đồng/m2 chiếm 12,20% chi phí trung gian của nhóm I, trong khi đó
nhóm II đầu tư 0,47 nghìn đồng/m2 chiếm 16,16% chi phí trung gian của nhóm II. Đó
là số tiền mà người nông dân bỏ ra để mua phân bón, ta thấy nhóm I có nhiều phân
chuồng hơn đồng nghĩa với việc họ mua ít phân bón hơn cũng là điều dễ hiểu.
+ Chi phí bạt nilon: Đây là chi phí ít, không nhiều các hộ chỉ chi 0,09 nghìn
đồng/m2 chiếm 1,27% trong tổng chi phí và chiếm 2,93% chi phí trung gian. Trong
những năm gần đây người dân sử dụng bạt plastic vào sản xuất dưa hấu và các loại rau
màu khác. Công dụng của nó là làm ải đất, ngăn ngừa cỏ mọc giảm được công làm cỏ
32
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
và sử dụng thuốc cỏ, bảo vệ các luống dưa chống xói mòn khi gặp thời tiết xấu, nên
tạo ra năng suất cao.
+ Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Thời tiết không thuận lợi tạo điều kiện cho sâu
bệnh phát triển nên chi phí thuốc bảo vệ thục vật ngày càng tăng, đối với một chu kì
sản xuất dưa thì cần rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật bao gồm thuốc phun kích
thích rễ, thuốc bón lá, thuốc kích thích ra quả, thuốc trừ các loại sâu bệnh. Chi phí cho
thuốc bảo vệ thực vật là 0,37 nghìn đồng/m2 chiếm 4,78% tổng chi phí. Qua quá trình
điều tra thực tế cho biết, hiện nay có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật được người dân
sử dụng như các loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh hại, thuốc diệt kiến. Tuy nhiên nếu
sử dụng không đúng kỹ thuật sẽ làm cây phát triển không bình thường, giảm chất
lượng trái, cho nên để đảm bảo được chất lượng cần sử dụng đúng kỹ thuật.
+ Chi phí vôi: Đây là chi phí rất nhỏ trong tổng chi phí cũng như chi phí trung
gian, các hộ chỉ bỏ ra 0,1 nghìn đồng/m2 chiếm 1,23% trong tổng chi phí mà các hộ bỏ
ra. Tuy nhiên nếu ta bón quá nhiều vôi sẽ làm cho năng suất dưa giảm vì vôi sẽ làm
cho phân mất tác dụng. Vậy nên các hộ nông dân nên chú ý điều này đừng vì thấy vôi
quá rẻ mà bón nhiều quá không tốt.
+ Chi phí thuê ngoài: Chi phí thuê ngoài bao gồm chi phí thuê lao động, chi phí
thuê máy cày Đây là một khoản chi phí khá lớn mà các hộ dân đã bỏ ra. Với khoản
mục chi phí này thì giữa hai nhóm có sự khác biệt rõ rệt, nhóm I tốn nhiều chi phí hơn
nhóm II. Sở dĩ như vậy là ở nhóm I lao động gia đình tham gia vào sản xuất nông
nghiệp ít hơn. Đặc biệt, một phần làm cho nhóm I có chi phí thuê ngoài lớn hơn nữa
đó là ở nhóm I đường đi thì cực kì khó khăn dẫn đến việc thuê máy về để cày, hay thuê
lao động thì giá cũng cao hơn một bậc. Đây thực sự là một vấn đề hết sức thiệt thòi của
người dân nơi đây do điều kiện khách quan mang lại. Vậy nên các cấp chính quyền
nên quan tâm nâng cấp đường xá để tăng hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất nói
chung và sản xuất dưa nói riêng.
2.3.1.2. Chi phí tự có
Chi phí tự có bao gồm lao động gia đình và phân bón. Với chi phí này thì theo
điều tra thực tế thì giá trị khá lớn. Xét chi tiết thì ta thấy với khoản mục chi phí lao
động gia đình thì nhóm I có 2,22 nghìn đồng/m2 chiếm 29,62% tổng chi phí mà nhóm
33
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
I bỏ ra và chiếm 88,72% chi phí trung gian của nhóm, còn nhóm II thì có 2,31 nghìn
đồng/m2 ta thấy như vậy chi phí lao động tự có của nhóm I thấp hơn nhóm II, bởi vì
lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của nhóm II nhiều hơn chính vì vậy nhóm II
không phải thuê nhiều lao động ngoài và chi phí tự có về lao động lớn hơn nhóm I là
điều tất yếu. Về phân bón thì ở đây chủ yếu là phân chuồng, có sự chênh lệch giữa hai
nhóm ở đây là vì nhóm I chăn nuôi nhiều hơn cho nên tận dụng được nhiều phân
chuồng để bón cho dưa, nó góp 1 phần vào tiết kiệm chi phí thuê ngoài làm cho giá trị
gia tăng của hộ trong sản xuất lớn hơn .
Bảng 5: Tình hình về chi phí sản xuất dưa của các hộ điều tra
Nhóm I Nhóm II Cả vùng
Giá trị Cơ Giá trị Cơ Giá trị Cơ
Chỉ tiêu
BQ/m2 cấu BQ/m2 cấu BQ/m2 cấu
(1000đ) (%) (1000đ) (%) (1000đ) (%)
Tổng chi phí (1+2+3+4) 8,02 100,00 7,64 100,00 7,82 100,00
1. Chi phí trung gian 3,34 41,71 2,93 38,42 3,13 40,04
1.1. Giống 0,21 6,41 0,23 7,74 0,22 7,07
1.2. Phân bón 0,41 12,20 0,47 16,16 0,44 14,14
1.3. Bạt nilon 0,09 2,61 0,10 3,27 0,09 2,93
1.4. Thuốc BVTV 0,37 11,14 0,37 12,78 0,37 11,94
1.5. Vôi 0,10 2,87 0,10 3,27 0,10 3,07
1.6.Lao động thuê ngoài 1,01 30,21 0,77 26,39 0,89 28,34
1.7. Chi phí thuê khác 1,16 34,56 0,89 30,38 1,02 32,51
2. Chi phí tự có 2,48 30,99 2,58 33,78 2,53 32,41
2.1. Phân bón 0,28 11,28 0,27 10,59 0,28 10,91
2.2.Lao động gia đình 2,20 88,72 2,31 89,41 2,26 89,09
3. Khấu hao 1,32 16,47 1,28 16,75 1,30 16,62
4.Chi phí khác 0,87 10,83 0,84 11,04 0,86 10,94
` (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
34
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
2.3.1.3. Khấu hao và chi phí khác
Trong quá trình điều tra tôi thấy rằng những người trồng dưa ở đây chuẩn bị rất
kỹ về máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất dưa. Với những máy móc có thời gian sử
dụng lâu, giá trị lớn (>= 10 triệu đồng) tôi đã khấu hao và tính vào chi phí. Tôi dùng
phương pháp tính khấu hao đều để tính. Ở đây tôi đưa vào tính khấu hao gồm có xe
máy thời gian sử dụng 5 năm, máy hút nước cũng 5 năm và trâu bò cày kéo tôi tính
trong 8 năm. Chi phí này tương đối lớn so với tổng chi phí, trung bình 1,30 nghìn
đồng/m2 chiếm 16,62% trong tổng chi phí. Ở đây giữa hai nhóm có chi phí khấu hao
cũng có chênh lệch nhưng không có sự khác biệt lớn lắm. Nhóm I thì trung bình 1,32
nghìn đồng/m2 chiếm 15,76% trong tổng chi phí của nhóm I, còn nhóm II thì thấp hơn
chỉ một chút đó là trung bình 1,28 nghìn đồng/m2 chiếm 21,91% trong tổng chi phí của
nhóm II. Xảy ra điều này vì các tài sản cố định của nhóm I có giá trị cao hơn của
nhóm II. Đặc biệt là xe máy và máy hút nước. Như tôi đã phân tích ở phần trước nhóm
I trang bị máy hút nước với giá trị khá lớn, xe máy của nhóm I cũng có giá trị khá cao.
Còn khoản mục chi phí khác là một khoản chi phí không nhiều lắm nhưng cũng
không phải là nhỏ. Trung bình các hộ bỏ ra 0,86 nghìn đồng/m2 chiếm 10,94% trong
tổng chi phí. Đây là những chi phí phát sinh ngoài những chi phí kể trên trong quá
trình trồng dưa mà người dân tổng hợp lại vào cuối mùa, như những chi phí đi lại
chẳng hạn.
2.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra
Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II BQC
Diện tích m2/hộ 4.812,50 4.210,00 4.511,25
Năng suất Tạ/ha 216,55 278,97 245,74
Tổng Sản lượng Tạ 4.645,00 5.258,50 9.903,50
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Người dân ở xã Nghĩa Yên chỉ trồng dưa một vụ trong năm đó là vụ Xuâ Hè, thời
gian còn lại họ tập trung vào sản xuất những cây ngắn ngày khác như ngô, đậu
tương..., chính vì vậy trong đề tài này tôi cũng chỉ tính một vụ. Trung bình diện tích
trồng dưa của nhóm I là 4.812,50m2/hộ, nhóm II thấp hơn một chút 4.210,00m2/hộ. Và
35
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
năng suất của hai nhóm cũng không chênh lệch nhau nhiều, nhóm II có năng suất cao
hơn với 278,97 tạ/ha, còn nhóm I năng suất bình quân là 216,55 tạ/ha. Ta thấy năng
suất của nhóm II cao hơn, đó là vì nhóm II trồng dưa trên đất đỏ bazan nên quả dưa to
hơn. Tuy nhiên, dưa trồng trên đất đỏ bazan theo đánh giá thì chất lượng không tốt
bằng dưa trồng trên đất đen, không ngọt bằng dưa trồng trên đất đen. Vậy nên chất
lượng dưa nó cũng quyết định một phần đến giá bán của dưa. Theo điều tra thực tế thì
các hộ dân ở nhóm I bán dưa với giá cao hơn.
2.3.3. Kết quả sản xuất
Khi tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó, mục đích cuối cùng là
đạt được kết quả cao nhất, kết quả sản xuất kinh doanh thông thường nó được biểu
hiện dưới dạng các chỉ tiêu kinh tế. Trong quá trình sản xuất dưa hấu, kết quả sản xuất
đánh giá năng lực của các nông hộ, phản ánh hiệu quả đầu tư cũng như khả năng tổ
chức sản xuất của các nông hộ, phản ánh kết quả cuối cùng mà người nông dân thu
được trong quá trình sản xuất. Hiện nay, thuế nông nghiệp đã được miễn cho người
nông dân nên trong sản xuất nông nghiệp không cần tính khấu hao về sử dụng đất đai,
do vậy thu nhập hỗn hợp của người nông dân chính là giá trị gia tăng. Sản phẩm dưa
hấu sau khi thu hoạch được người nông dân bán hết và lấy tiền mặt nên giá trị sản xuất
(GO) chính là doanh thu tiêu thụ. Để đánh giá kết quả sản xuất của các nông hộ, trong
đề tài này tôi đã dùng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá, đó là hệ thống chỉ tiêu
về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng bình quân trên m2. Ngoài ra, để đánh giá chính xác
hơn kết quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ, tôi đã dùng thêm chỉ tiêu lợi nhuận
bình quân trên m2.
Kết quả sản xuất dưa hấu được điều tra trong năm 2010 cho thấy giá trị sản xuất
trung bình 8,12 nghìn đồng/m2; giá trị gia tăng trung bình 6,33 nghìn đồng/m2; lợi
nhuận trung bình 0,29 nghìn đồng/m2; trong khi đó chi phí trung gian trung bình 3,14
nghìn đồng/m2; tổng chi phí trung bình 7,83 nghìn đồng/m2; lao động trung bình 3,15
nghìn đồng/m2 (1 công = 65 nghìn đồng). Nhìn vào đây ta thấy tuy giá trị gia tăng thì
rất lớn nhưng lợi nhuận thì không cao, ở đây cũng có sự chênh lệch giữa 2 nhóm.
Nhóm I có lợi nhuận thấp hơn nhóm II, tuy nhiên giá trị sản xuất của nhóm I lại lớn
hơn trong khi năng suất thấp hơn, có sự mâu thuẫn này là vì theo điều tra thực tế nhóm
36
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
I bán được dưa với giá cao hơn. Điều này thêm một lần nữa cho ta những suy nghĩ
người nông dân cần có những thông tin cần thiết nhất về giá cả thị trường, thời điểm
để bán dưa được giá cao nhất. Tổng chi phí trung bình trên m2 của nhóm I lại cao hơn
nhóm II, nó cũng giải thích một phần vì sao nhóm I có giá trị sản xuất lớn mà lợi
nhuận lại thấp. Vấn đề này thì do điều kiện khách quan chúng ta cũng thấy khó khắc
phục hơn, đó là đất xấu thì phải bón nhiều phân, xa nguồn nước thì đầu tư máy hút
nước tốn tiền hơn. Vậy để người dân ở nhóm I, cũng như nhóm II có được lợi ích lớn
nhất thì ngoài nỗ lực của mỗi người dân cần có sự quan tâm của chính quyền đó là đầu
tư tập huấn về kỹ thuật, thông tin thị trường, cơ sở hạ tầng nông thôn để tránh thiệt hại
không nên có cho mỗi người dân.
Bảng 7: Kết quả sản xuất dưa của các hộ điều tra tính trên m2
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu BQ nhóm I BQ nhóm II BQC
GO 8,30 7,94 8,12
VA 4,95 7,72 6,33
LN 0,28 0,31 0,29
IC 3,34 2,93 3,14
TC 8,02 7,64 7,83
LĐ 3,21 3,08 3,15
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)
Tóm lại, các chỉ tiêu về kết quả sản xuất của dưa hấu bình quân cho một m2 là
tương đối lớn, thông qua kết quả đạt được cho thấy phần lớn tiềm năng ở địa phương
đã được khai thác, tuy nhiên kết quả sản xuất còn chưa tương xứng với năng lực sản
xuất của địa phương. Đồng thời ta thấy ở đây điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu còn
ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của người dân. Cho nên, để nâng cao hơn nữa
kết quả sản xuất chúng ta cần khắc phục những tồn tại, yếu kém đó trong từng khâu
sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, loại bỏ lối canh tác lạc hậu.
2.3.4. Hiệu quả sản xuất dưa hấu
Hiệu quả là thước đo chất lượng của hoạt động sản xuất, nó là một đại lượng so
sánh, so sánh giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào, so sánh giữa chi phí sản xuất và
37
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
kết quả đạt được. Nhìn chung, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 2,61
đồng giá trị sản xuất, 1,61 đồng giá trị gia tăng và 0,10 lợi nhuận. Ở đây sự chênh lệch
giữa hai nhóm là khá lớn. Ở nhóm II tao ra được nhiều giá trị sản xuất và giá trị gia
tăng hơn, cụ thể ở nhóm II cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 2,71 đồng
giá tri sản xuất, 1,71 đồng giá trị gia tăng và 0,10 đồng lợi nhuận. Còn nhóm I thì có
GO/IC hay VA/IC cũng thấp hơn. Mà trong sản xuất nông nghiệp cụ thể là sản xuất
dưa hấu ở đây, giá trị tăng thêm là một chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt
động sản xuất, chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng giá trị tăng thêm. Nhìn vào bảng 8 ta thấy nếu tăng mức đầu tư thâm canh
thì thu nhập tăng, nhưng hiệu suất sử dụng IC lại giảm dần theo quy mô đầu tư.
Bảng 8: Hiệu quả sản xuất dưa của các hộ điều tra
ĐVT: Lần
Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II BQC
GO/IC 2,48 2,71 2,61
VA/IC 1,48 1,71 1,61
LN/IC 0,08 0,10 0,10
GO/TC 1,04 1,04 1,04
VA/TC 0,62 0,66 0,64
LN/TC 0,04 0,04 0,04
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Ngoài các chỉ tiêu hiệu suất chi phí trên, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sản
xuất của dưa tôi có đưa thêm chỉ tiêu khác như LN/TC. LN/TC cho chúng ta biết cứ
một đồng chi phí sản xuất bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua số liệu tính
toán thì một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được 0,04 đồng lợi nhuận. ở đây giữa hai
nhóm lại không có sự khác biệt. Tuy nhiên chỉ số VA/TC lại có sự khác biệt giữa hai
nhóm, nhóm I tạo ra được ít VA/TC hơn nhóm II.
Như vậy, hiệu quả sản xuất của các nông hộ năm 2010 mang lại tuy không ấn
tượng lắm nhưng nó là cây trồng cho người dân nơi đây có thêm thu nhập, góp phần
cải thiện công ăn việc làm cho người dân. Qua kết quả so sánh thì để nâng cao giá bán,
góp phần tăng thêm thu nhập từ cây dưa hấu thì các hộ nông cần biết rõ các yếu tố đầu
38
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
vào ảnh hưởng đến hiệu quả của nó, từ đó có giải pháp phù hợp giúp tăng hiệu quả hơn
nữa trong thời gian tới.
2.3.5. So sánh hiệu quả sản xuất dưa hấu với cây mía trên địa bàn xã Nghĩa Yên
Qua kết quả sản xuất dưa trên tôi sẽ so sánh kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế
của cây dưa hấu với cây mía để xem xét xem sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã từ
việc trồng mía sang trồng dưa có thực sự hợp lí hay không.
Việc đánh giá hiệu quả của cây dưa hấu theo cách so sánh này được thể hiện rõ ở
các chỉ tiêu GO, VA, LN của cây dưa hấu mang lại so với cây mía cùng một diện tích
ở trên địa bàn xã Nghĩa Yên.
Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất cây dưa hấu so với cây mía năm 2010
Chỉ tiêu GO/m2 IC/m2 VA/m2 GO/IC VA/IC LN/TC
Cây trồng (1000đ) (1000đ) (1000đ) (Lần) (Lần) (Lần)
Mía 5,41 3,52 1,89 1,54 0,53 -0,18
Dưa hấu 8,12 3,14 6,33 2,61 1,61 0,04
(Nguồn: UBND xã Nghĩa Yên và số liệu điều tra 2010)
Từ bảng 9 ta thấy các chỉ số về kết quả cũng như hiệu quả sản xuất của cây dưa
hấu tính trên cùng đơn vị diện tích cao hơn hẳn so với cây mía. Với cây dưa hấu lợi
nhuận thu được khi bỏ ra một đồng chi phí sản xuất là 0,04 đồng. Ngược lại cây mía
thì không những không có lợi nhuận mà còn lỗ nữa, đó là khi bỏ ra một đồng chi phí
sản xuất thì lỗ 0,18 đồng. Tuy sản xuất mía lỗ như vậy nhưng hiện tại trên địa bàn xã
Nghĩa Yên diện tích trồng mía vẫn là lớn nhất (521ha). Điều này xảy ra là vì người dân
chuyển đổi cây trồng chậm, lí do nữa là cây mía có thị trường thu mua ổn định, có nhà
máy đường Nghệ An thu mua nguyên liệu mía với giá cả tuy không cao nhưng ổn định
làm cho người sản xuất rất yên tâm. Tuy nhiên, t...o. Qua các hệ số hồi quy đó mới
xác định được năng suất cận biên (MP) từ việc đầu tư thêm các yếu tố đầu vào, trong
2
đó X i mức đầu tư trung bình cho 1m . Để xác định hiệu quả kinh tế của mối quan hệ
này chúng ta phải so sánh giá trị sản phẩm cận biên (MPV) với giá của các yếu tố đầu
vào Pxi.
MPi = yi xi
MPVi = MPi*Py
Trong đó Py là giá của 1kg dưa hấu, Pi là giá của các yếu tố đầu vào Xi.
44
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Nếu MPVi > Pi có nghĩa là giá trị sản phẩm cận biên lớn hơn chi phí bỏ ra các hộ
cần giảm đầu tư để đạt hiệu quả tối ưu.
Nếu MPVi < Pi có nghĩa là giá trị sản phẩm cận biên lớn hơn chi phí bỏ ra các hộ
cần giảm đầu tư để đạt hiệu quả tối ưu.
Bây giờ ta sẽ đi phân tích ý nghĩa của từng nhân tố trong mô hình
45
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
2.4.3.1. Ảnh hưởng của phân vi sinh tới năng suất của dưa hấu
Phân vi sinh sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây trồng phát triển tốt,
nó cũng giúp tăng độ mùn cho đất. Việc bón nhiều phân vi sinh sẽ làm tăng năng suất
của dưa hấu.
Đối với mô hình sản xuất dưa của các hộ ở xã Nghĩa Yên thì phân vi sinh có ảnh
hưởng tương đối lớn. Theo kết quả chạy hàm ở bảng 11 ta có thể nói rằng, nếu các yếu
tố đầu vào khác không đổi thì khi tăng 1% lượng phân vi sinh sẽ làm cho năng suất tăng
0,038%. Dựa vào bảng năng suất cận biên thì khi các yếu tố khác không đổi nếu các hộ
bón thêm 1kg phân vi sinh thì năng suất dưa hấu sẽ tăng 2,58kg tính theo giá tại thời
điểm điều tra thì các hộ trồng dưa lời 5,33 nghìn đồng. Giá trị sản phẩm cận biên từ việc
đầu tư thêm 1kg phân vi sinh lớn hơn giá của 1kg phân vi sinh, điều này cho thấy mức
đầu tư về phân vi sinh của các hộ chưa đạt mức tối ưu, nên các hộ tiếp tục đầu tư phân vi
sinh thì càng có hiệu quả, tuy nhiên hiệu suất này sẽ giảm dần theo quy mô.
Nhìn chung thì giữa các hộ trong xã có mức bón phân vi sinh tương đối đồng
đều nhau. Đây cũng là một lượng phân khá lớn để có thể thay thế phân chuồng trong
điều kiện không chăn nuôi.
2.4.3.2. Ảnh hưởng của đạm tới năng suất dưa
Đạm đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng nói chung, đặc biệt đối với
dưa hấu, đạm góp phần phát triển lá, thân
Nếu thiếu đạm thì cây phát triển thấp, còi, thân cây gầy, số hoa và quả ít đi, năng
suất giảm. Thừa đạm cũng làm cho năng suất giảm vì nếu thừa đạm thì lá phát triển
xum xuê nhưng chống bệnh kém, khó đậu trái.
Trong mô hình này, ta thấy được hậu quả của việc bón nhiều đạm, hộ nào bón
càng nhiều đạm thì năng suất càng giảm. Nhìn vào bảng 12 ta thấy, nếu cố định các
yếu tố đầu vào khác, khi tăng lượng đạm lên 1% thì năng suất dưa giảm 0,085%. Đồng
thời nhìn vào bảng năng suất cận biên ta cũng thấy rõ đó là khi các hộ dân tăng 1kg
đạm thì năng suất của dưa giảm 0,87kg. Điều này cho thấy mức đầu tư đạm vào trồng
dưa ở đây đã không tạo ra được kết quả tốt, do bón quá nhiều đạm nên năng suất sản
phẩm cận biên nhỏ hơn chi phí bỏ ra, vậy khuyến cáo bà con nên bón đạm cho hợp lí,
bón ít hơn để đạt được hiệu quả tối đa.
46
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
2.4.3.3. Ảnh hưởng của phân lân tới năng suất dưa hấu
Theo kết quả hồi quy thì trong điều kiện cố định các yếu tố đầu vào khác, nếu
tăng 1% lượng phân lân thì năng suất dưa hấu tăng 0,421%. Theo bảng năng suất cận
biên thì khi các yếu tố khác không đổi khi tăng 1kg/m2 lân thì năng suất dưa tăng
0,92kg/m2 người trồng dưa nhận được 0,07 nghìn đồng tăng thêm từ việc đầu tư thêm
1kg phân lân, kết quả này không lớn lắm. Như vậy ở đây người dân đầu tư phân lân
chưa đạt mức tối ưu, nhưng năng suất sẽ giảm dần theo qui mô.
Trong thời kì đẻ nhánh, ra hoa cây cần lượng phân lân khá lớn cho nên các hộ
nông dân cần chú ý để tăng năng suất. Vậy chúng ta cần nắm bắt quá trình sinh trưởng
của dưa để bón dưa cho đúng thời kì giúp mang lại hiệu quả cao nhất.
2.4.3.4. Ảnh hưởng của kali tới năng suất dưa hấu
Qua kết quả chạy hàm thì kali có ảnh hưởng tới năng suất của dưa. Nếu cố định
các yếu tố khác, khi tăng 1% lượng kali thì năng suất dưa tăng 0,135%. Hay nếu 1m2
các hộ đầu tư thêm 1kg kali thì năng suất dưa tăng 4,16kg, người trông dưa nhận được
1,43 nghìn đồng tăng thêm từ việc đầu tư thêm 1kg phân kali. Vai trò của kali thì rất
lớn và không thể phủ nhận nó được, nó có tác dụng kích thích tăng trưởng, cho ra quả
dưa to. Kali là một trong những loại phân khá đắt cho nên các hộ cũng chỉ sử dụng vừa
phải, đúng lúc để đỡ tốn kém.
2.4.3.5. Ảnh hưởng của NPK đến năng suất của dưa
Đây là một loại phân tổng hợp được người dân ở Nghĩa Yên dùng để bón cho dưa
với số lượng vừa phải, nhưng nó thực sự có hiệu quả trong việc tăng năng suất dưa.
Theo kết quả chạy hàm thì trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu tăng 1%
lượng NPK thì năng suất của dưa tăng 0,218%. Hay khi đầu tư thêm 1kg NPK thì năng
suất dưa tăng 2,67kg, và người dân nhận được 1,43 nghìn đồng tăng thêm từ việc đầu
tư thêm 1kg phân NPK. Vậy các hộ dân nên tăng mức đầu tư phân NPK để nhận được
kết quả cao hơn thời điểm này.
2.4.3.6. Ảnh hưởng của giống tới năng suất của dưa
Việc xác định lượng giống cho phù hợp trên từng đơn vị diện tích sẽ tạo ra được mật
độ thích hợp, giúp dưa phát triển đồng đều, tạo điều kiện nâng cao năng suất tổng thể.
Trong quá trình điều tra tôi nhận thấy các hộ sử dụng lượng giống khá giống nhau nên
47
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
việc giải thích sự ảnh hưởng của giống tới năng suất là rất khó. Kết quả chạy hàm cho
thấy với mức ý nghĩa α = 0,05 và kiểm định t = 0,946 biến giống ở đây không giải thích
được sự biến động của năng suất dưa hấu. Tuy nhiên, điều quan trọng lúc này là các hộ
nông dân chọn loại giống nào, chất lượng ra sao để tăng năng suất mới là cần thiết.
2.4.3.7. Ảnh hưởng của phân chuồng tới năng suất dưa hấu
Đối với sản xuất nông nghiệp, phân chuồng là yếu tố đầu vào quan trọng, đặc biệt
đây là loại phân bón mà hầu hết các hộ đều có sẵn do chăn nuôi trâu bò, heo, giá
cũng khá rẻ cho nên các hộ thường bón khá nhiều, hầu như các hộ có bao nhiêu thì bón
bấy nhiêu. Phân chuồng không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn giúp cải
tạo đất tăng độ mùn trong đất và khả năng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng khác.
Đối với mô hình sản xuất dưa của các hộ trên địa bàn xã thì phân chuồng đưa vào
mô hình không giải thích được sự thay đổi của năng suất dưa hấu, bởi vì các hộ dân
thường bón phân chuồng gần như là giống nhau, cho nên việc giải thích sự biến đổi
của năng suất dưa là rất khó. Tuy nhiên trong thực tế thì phân chuồng có ảnh hưởng tới
năng suất của dưa. Bởi vì nếu không có phân chuồng thì dưa không thể cho kết quả
cao được. Trung bình các hộ bón 1,16kg/m2 thì mức phân bón này tương đối hợp lý
nhưng giữa hai nhóm thì nhóm I bón nhiều hơn nhóm II.
2.4.3.8. Ảnh hưởng của vôi bột đến năng suất dưa hấu
Bón vôi trong quá trình trồng dưa có tác dụng khử chua cho đất, phòng trừ sâu
bệnh, giúp tăng năng suất của dưa. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều sẽ dẫn đến hiện
tượng các loại phân không còn phát huy tác dụng, sẽ làm cho năng suất dưa giảm. Vậy
bà con nên chú ý bón vôi hợp lí.
Trong mô hình hàm sản xuất này biến vôi đưa vào đã không giải thích được sự biến
động của năng suất dưa. Bởi vì các hộ dân ở đây mua vôi với giá rất rẻ nên bón khá nhiều
và lượng vôi bón trên một đơn vị diện tích thì tương đối giống nhau nên việc biến độc lập
vôi bột đưa vào mô hình rất khó để giải thích sự biến động của năng suất dưa.
2.4.3.9. Công lao động ảnh hưởng tới năng suất dưa
Vì các hộ dân ở đây chủ yếu dùng lao động dựa vào diện tích, nghĩa là ai có diện
tích lớn sẽ cần nhiều lao động, cho nên khi đưa lao động vào mô hình này nó không
giải thích được sự ảnh hưởng tới năng suất dưa.
48
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Như vậy có 9 biến được đưa vào mô hình nhưng chỉ có 5 biến là có ý nghĩa thống
kê, nghĩa là có 5 biến ảnh hưởng tới năng suất của dưa rõ rệt nhất đó là phân vi sinh,
phân lân, phân đạm, NPK, và kali. Còn các biến khác có thể vì mẫu không đủ lớn hoặc
vì các hộ có sự đầu tư gần giống nhau nên việc giải thích đến sự thay đổi của năng suất
dưa tương đối khó, và ở đây các biến như phân chuồng, giống không giải thích được,
tạm thời nó không có ý nghĩa thống kê. Mức đầu tư vào phân, công lao động của các
hộ chưa đạt mức tối ưu vì thế các hộ cần phải đầu tư hơn nữa để đạt năng suất cao hơn
nữa. Tuy nhiên việc xác định các nhân tố ảnh hưởng trên hàm cobb-douglass còn
nhiều hạn chế, nó chỉ cho biết mức ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào dựa trên quy luật
năng suất cận biên giảm dần mà không được xây dựng trên yếu tố kĩ thuật nào. Mức
độ chính xác chỉ mang tính tương đối, nó phụ thuộc vào mức độ sử dụng các yếu tố
đầu vào của các hộ chứ chưa xác định được ảnh hưởng của các yếu tố khác như thời
tiết, khí hậu, đất đai.
Vậy qua kết quả ước lượng trên mô hình này có thể nói rằng năng suất dưa hấu phụ
thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào, các hộ trồng dưa hấu nên hạn chế bón phân đạm, hay
các loại phân vô cơ khác vì nó sẽ làm cho chất lượng đất giảm, đồng thời chất lượng dưa
cũng không cao dù dưa cho trái to. Các hộ nên bón nhiều phân chuồng và phân vi sinh
để cải tạo đất, nâng cao chất lượng dưa giúp người tiêu dùng tìm đến mình.
2.5. Tình hình tiêu thụ dưa hấu của các hộ được điều tra
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất dưa hấu, là khâu quyết định tới
hoạt động sản xuất của các vụ tiếp theo. Trong những năm trở lại đây thì nhu cầu về
sản phẩm dưa hấu tương đối cao, lợi nhuận mà cây dưa hấu mang lại so với các cây
trồng khác cũng cao hơn hẳn. Các hộ nông dân mà tôi điều tra dưa hấu sau khi thu
hoạch chủ yếu bán trực tiếp cho thương lái, còn một lượng rất nhỏ được bán ở chợ địa
phương và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Qua đó tôi xây dựng được mô hình các
kênh tiêu thụ dưa hấu ở địa bàn xã Nghĩa Yên.
Kênh thứ nhất là bán cho tư thương: Có đến 94% lượng dưa được bán theo kênh
này, nó có khá nhiều ưu điểm nên được người dân ở đây bán cho tư thương rất nhiều.
Hình thức mua bán ở đây rất đơn giản, giúp cho người sản xuất giảm chi phí bảo quản
và nhận được tiền mặt luôn theo sự thõa thuận của hai bên, giá bán dưa không ổn định,
49
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
nó phụ thuộc vào từng thời điểm thu hoạch dưa của vụ trồng. Và đặc biệt các hộ dân ở
đây còn cho biết thường bị thương lái ép giá do đường đi lại khó khăn, và dưa thì
nhiều nếu không bán thì có nguy cơ dưa sẽ bị hỏng. Giá dưa thường dao động từ
1.500-5.000 đồng/kg.
Kênh thứ hai: Bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Lượng dưa bán theo kênh này
chỉ chiếm 1%. Đây là hình thức bán mất nhiều thời gian mà lại bán không được nhiều.
Tuy nhiên lại bán được với giá cao hơn so với kênh thứ nhất. Giá giao động từ 4.000-
6.000 đồng/kg.
Kênh thứ ba: Bán cho người bán rong, bán cho những người buôn bán ở chợ.
Hình thức này chỉ chiếm 4% lượng dưa trong xã. Vì bán không được số lượng lớn tuy
giá cũng khá cao nhưng không bằng kênh 2. Giá khoảng từ 3.000 đến 5.000 đồng/ kg.
Tư thương Đại lí bán lẻ
94%
2%
Sản phẩm từ người sản xuất Người tiêu dùng
4%
Trực tiếp tại chợ
Sơ đồ: Kênh phân phối sản phẩm dưa hấu tại xã Nghĩa Yên
Như vậy ta thấy kênh phân phối từ người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng
có nhiều kênh. Kênh tiêu thụ thứ nhất là bán cho tư thương sau đó tư thương sẽ phân
tán đi các vùng khác. Cho nên nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong khâu tiêu
thụ sản phẩm dưa. Nhìn chung thì lượng dưa của xã đều được tiêu thụ hết nhưng gía
chính là vấn đề mà các hộ nông dân ở đây lo ngại nhất, người dân lúc nào cũng mang
trong mình nỗi lo mất giá. Cho nên tâm lí của người dân chưa vững vàng, chưa yên
tam để sản xuất. Vậy để việc sản xuất dưa cũng như tiêu thụ dưa diễn ra một cách như
ý thì ngoài nỗ lực của người dân cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, như
vậy việc sản xuất dưa mới diễn ra suôn sẻ được.
50
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA YÊN
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của xã Nghĩa Yên
Theo báo cáo của UBND xã Nghĩa Yên phương hướng phát triển nông nghiệp
của xã trong giai đoạn 2010-2011 như sau: Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực, tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ thương
mại. Riêng nông nghiệp thì chuyển đổi mạnh sang cơ cấu cây công nghiệp dài ngày,
tập trung phát triển chăn nuôi, chú ý phát triển kinh tế lâm nghiệp đưa chăn nuôi và
lâm nghiệp trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp.
Riêng định hướng phát triển năm 2011 chỉ tiêu diện tích cây dưa hấu là 300 ha.
Khi nhìn chỉ tiêu này ta thấy cây dưa hấu thực sự rất quan trọng và đã đóng một vai trò
không thể thiếu trong việc phát triển nông nghiệp của xã. Đây cũng là cây trồng được
xã định hướng đưa vào sản xuất để thay thế một số cây trồng kém hiệu quả. Từ đây có
thể xã sẽ xây dựng vùng chuyên canh để sản xuất dưa theo hướng hàng hóa với chất
lượng cao.
- Đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh
học vào sản xuất để nâng cao năng suất dưa hấu.
- Triển khai xây dựng hệ thống kênh mương để phục vụ sản xuất và sinh hoạt
cho bà con. Đây là một kế hoạch đưa ra đã từ lâu mà vì chưa có vốn nên xã chưa thực
hiện.
- Tiếp tục tập huấn kỹ thuật cho người dân về cách thức chăm sóc dưa để mang
lại hiệu quả cao nhất.
- Đặc biệt, dưa hấu là mặt hàng tươi sống nên việc phát triển sản xuất cần chú ý
đến bảo vệ môi trường, hay phát triển bền vững.
3.2. Một số giải pháp để phát triển dưa hấu ở xã Nghĩa Yên
3.2.1. Hỗ trợ thông tin thị trường
Để sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó thì căn cứ đầu tiên là thị trường.
Phải dựa vào thị trường để xác định, lựa chọn cho mình một phương án kinh doanh phù
hợp nhất. Hiện nay đối với các nông hộ trên địa bàn xã, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang
51
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
còn gặp nhiều khó khăn, cho nên giải quyết vấn đề tiêu thụ là động lực cho sản xuất
trong thời gian tới. Thời gian qua, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã còn gặp rất nhiều
khó khăn, không có cơ sở thu mua, mà người dân tự vận động, tự lo, sản xuất xong bán
cho tư thương hoặc bán ở chợ, không có ai kiểm soát. Và thường bị tư thương ép giá.
Việc tiếp cận thông tin thị trường luôn gặp nhiều khó khăn, hơn nữa trong bối cảnh hiện
nay vấn đề cập nhật tin tức, nắm bắt thông tin với thị trường luôn gặp nhiều khó khăn,
hơn nữa việc nắm bắt, cập nhật thông tin của người dân còn rất nhiều hạn chế. Do vậy
để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, Nhà nước cần phối hợp với chính quyền địa
phương hỗ trợ, xây dựng hệ thống thông tin thị trường, kiểm định chất lượng, kiểm soát
giá bán, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin đến từng hộ gia đình. Tránh tình trạng không
có thông tin dẫn đến hiện tượng ép giá, độc quyền, hiện tượng rớt giá khi được mùa.
Nhà nước cần phải can thiệp vào thị trường, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban
ngành liên quan, hỗ trợ cho người nông dân khi sản xuất bị thua lỗ.
Thực hiện đa dạng hóa các kênh phân phối dưa, tránh phụ thuộc vào thương lái,
nếu giá xuống thấp quá thì có kiến nghị với xã để có sự hỗ trợ của nhà nước, nên tìm
kiếm và kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty rau quả hay các siêu thị để
ổn định đầu ra cho bà con, giúp bà con yên tâm sản xuất.
Cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của vùng, khi có thương hiaauj thì sản
phẩm sẽ có chỗ đứng trên thị trường, lượng tiêu thụ và giá thành sẽ cao hơn.
Thực hiện liên kết bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa
học. Nhà nông tiến hành đầu tư thâm canh, chăm sóc, thu hoạch và bán sản phẩm cho
doanh nghiệp theo như hợp đồng đã kí. Nhà doanh nghiệp sẽ thực hiện và tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm hoặc trực tiếp chế biến sản phẩm. Nhà khoa học tiến hành
nghiên cứu cải tiến tạo ra giống mới phù hợp với chất đất, khí hậu của địa phương cho
năng suất cao và tiến hành chuyển giao các tiến bộ đó cho nông dân. Nhà nước thực
hiện việc hôc trợ chính sách, vốn, cung cấp thông tin cần thiết cho người dân.
3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật
Trên cơ sở phân tích hai nhóm hộ sản xuất dưa trên địa bàn xã thì ta thấy một
điều rằng việc sản xuất dưa của hai nhóm hộ có sự khác biệt nhau về chi phí sản xuất,
nhất là trong việc sử dụng phân bón và giống, trình độ kỹ thuật của các nhóm cũng
52
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
khác nhau. Đây là nhóm giải pháp về mặt kỹ thuật gồm giống, phân bón, lao động
Nếu mà người sản xuất năm được quy trình sản xuất thì sẽ tiết liệm được chi phí và
đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm. Ở đây tôi sẽ phân tích và đưa ra giải pháp cho
từng nhóm hộ sản xuất.
* Đối với nhóm I: Đây là nhóm những hộ nông dân có trình độ dân trí không cao
nhưng cũng không thấp, tỷ lệ các chủ hộ có trình độ cấp II chiếm 50%. Cho nên việc
tiếp thu những khoa học kỹ thuật mới, hay thông tin thị trường sẽ nhanh hơn. Tuy
nhiên các hộ ở đây nên:
- Hiện nay các hộ dân ở đây thường mua giống từ các đại lí đôi khi là các thương
lái nên việc xác định nguồn gốc và chất lượng giống là rất khó khăn, hơn nữa những
hộ dân thuộc nhóm I mới trồng dưa được khoảng 3 năm trở lại đây nên kinh nghiệm
chưa có nhiều. Cho nên để chọn giống có chất lượng tốt, nên mua giống ở những cơ sở
có uy tín để đảm bảo không mua phải giống dưa quá hạn sử dụng hay không rõ nguồn
gốc. Đặc biệt trong quá trình đi tập huấn về kỹ thuật trồng dưa nên chú ý tham khảo ý
kiến cán bộ khuyến nông hay các hộ dân trồng dưa lâu năm có kinh nghiệm hơn để
học hỏi nhiều hơn nữa.
- Về phân bón thì các hộ dân ở đây chủ yếu dùng nhiều phân chuồng, còn phân
hóa học thì ít hơn nên đây cũng là điều đáng mừng. Các hộ nên phát huy hơn nữa để
cải tạo đất, tăng chất lượng dưa. Đây cũng là lí do vì sao dưa ở đây năng suất không
cao nhưng chất lượng lại hơn hẳn nhóm II, thường thì thương lái sẽ trả giá cao hơn khi
mua dưa của nhóm hộ này, đây cũng là một lợi thế của các hộ dân ở đây.
- Về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Xu thế bay giờ là sản xuất theo tiêu
chuẩn sạch và an toàn đi kèm với chất lượng. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại
thuốc khác nhau giúp phòng chống sâu bệnh, hay kích thích cây và trái phát triển tốt
hơn với giá cả và chất lượng khác nhau. Cho nên các hộ nên sử dụng đúng loại thuốc
vừ chất lượng vừa giá cả hợp lí để cây dưa phát triển tốt đồng thời tiết kiệm chi phí
cho gia đình.
*Đối với nhóm II: Đây là nhóm hộ sản xuất trên đất đỏ bazan đã trồng dưa khá
lâu, nên ít nhiều có kinh nghiệm. Tuy nhiên trình độ dân trí của người dân ở đây không
53
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
cao nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật hay thông tin thị trường nên tôi có đưa ra một
số giải pháp như sau.
- Về giống: Các hộ dân thuộc nhóm này thường gieo thẳng giống dưa xuống
ruộng nên thường chi phí cho giống dưa cao, vì khi gieo thẳng như vậy dưa có tỷ lệ
nảy mầm thấp hơn, đặc biệt dễ nhiễm sâu bệnh. Cho nên các hộ dân ở đây nên chọn
giống tốt và gieo trồng đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả cao hơn.
- Về phân bón: Các hộ dân ở nhóm II có đất khá tốt nên chi phí về phân bón
không cao lắm. Tuy nhiên các hộ dân ở đây lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học, nó
thực sự không tốt, làm cho chất lượng đất ngày càng đi xuống, mà chất lượng dưa lại
thấp, dẫn đến giá bán không cao, dễ bị ép giá. Vậy các hộ dân nhóm II nên tận dụng
triệt để phân chuồng để bón cho dưa, không nên lạm dụng phân bón hóa học gây ra tác
dụng xấu.
- Về lao động: Đây là nhóm hộ có tỷ lệ lao động tự có cao, nên sử dụng hợp lí
nguồn lao động, tránh lãng phí. Nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, không qua đạo
tạo, không am hiểu kỹ thuật nên dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Vậy nên những người
dân lao động ở đây cần trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết để tăng kinh nghiệm sản
xuất. Chính quyền địa phương cũng nên thường xuyên mở các lớp tập huấn để người
dân học tập, trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau cùng phát triển.
3.2.3. Giải pháp về vốn
Vốn là một nguồn lực cơ bản trong bất kỳ ngành sản xuất vật chất nào. Để sản
xuất theo hướng hàng hóa quy mô lớn, thâm canh có hiệu quả thì điều đầu tiên là phải
có vốn.
Theo điều tra thì hầu hết người dân ở xã Nghĩa Yên đều thiếu vốn sản xuất, còn
phải vay mượn để có vốn sản xuất, nhưng vẫn còn chưa đáp ứng đủ. Những biểu hiện
của khó khăn về vốn là việc mua sắm máy móc còn hạn chế, phân bón của hộ còn phải
mua chịu với giá cao để phục vụ sản xuất. Hiện nay có rất ít nguồn vốn để nông hộ có
thể vay, lãi suất cho vay còn quá cao, thủ tục vay vốn còn chưa thực sự đơn giản. Cho
nên xã cần kiến nghị với các cơ quan thẩm quyền để có thể mở thêm nhiều kênh cung
ứng vốn về địa bàn xã để người dân có thể được vay với lãi suất cao hơn. Nguyện
vọng của người dân là có thể vay vốn ở mức lãi suất 0,9%/tháng.
54
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Theo tôi thì vay vốn cần thủ tục đơn giản, dễ tiếp cận, không nên yêu cầu phải có
tài sản thế chấp mà nên thay bằng tín chấp hoặc thông qua các tổ chức tín dụng tại địa
phương như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh bảo lãnh để người dân có
thể vay vốn dễ dàng. Tuy nhiên, khi cho vay cần cho vay đúng mục đích sử dụng để
mang lại hiệu quả cao, tránh trường hợp cho vay không đúng mục đích. Do đó khi cho
vay thì cơ quan chức cần xem xét mục đích vay vốn của người dân, hướng dẫn, giám
sát quá trình sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Thực tế cho thấy, vấn đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là điều không thể thiếu
trong phát triển nông nghiệp. Hiện nay ở xã Nghĩa Yên chưa có hệ thống kênh mương
để bà con sản xuất, nên chính quyền xã cũng như các hộ dân nơi đây nên kiến nghị lên
cơ quan chức năng để được hỗ trợ một phần vốn giúp cho việc xây dựng hệ thống
kênh mương phục vụ sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất. Nhất là các hộ dân thuộc
nhóm I, chi phí cho máy hút nước và vòi dẫn nước là rất lớn. Đây thực sự là vấn đề
cấp bách vì hệ thống kênh mương không chỉ giúp cho việc tưới dưa mà còn phục vụ
sản xuất các cây trồng, rau màu khác nữa.
Còn hệ thống giao thống của xã cũng cần được đầu tư, khắc phục sớm. Hiện tại
đường đi của xã chủ yếu là đường cấp phối chất lượng thấp, trời mưa thì lầy lội rất bất
lợi cho ngườu dân nơi đây trong vấn đề đi lại. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho
giá dưa không cao như các vùng khác, do thương lái thường lấy lí do là đường đi lại khó
khăn để ép giá, làm cho người dân rất hoang mang. Hiện tại trong xã chưa có một xóm
nào có đường bê tông, nên nhà nước cần có chính sách, dự án đầu tư, lên kế hoạch để
thực hiện bê tông hóa các tuyến đường giao thông tạo thuận lợi cho người dân.
Đặc biệt các hộ dân nơi đây cũng có thể tự đứng ra góp vốn, phát huy tinh thần
nội lực, không trông chờ vào bên ngoài, để thuận tiện trong việc sản xuất, đi lại Tuy
đây là một việc không đơn giản nhưng nếu thực sự cố gắng, đồng sức đồng lòng thì
hoàn toàn có thể.
3.2.5. Giải pháp về bảo hiểm nông nghiệp
Hiện nay rủi ro trong nông nghiệp là rất lớn nên nhà nước cần có chính sách bảo
hiểm cho nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro, giúp người dân yên tâm sản xuất. Đây thực
55
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
sự sẽ là bước đột phá trong nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng như nông nghiệp
của địa phương nói riêng.
Cần có tổ chức dịch vụ đầu vào để hạ giá thành vật tư giúp nông dân giảm chi phí
sản xuất, giảm giá bán vật liệu sản xuất để người sản xuất có điều kiện tăng cường đầu
tư cho hoạt động của mình.
Cần có chính sách bảo hiểm cho người dân sản xuất. Bảo hộ trong các trường hợp
như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, mất mùa. Có thể hỗ trợ gống vật tư, tiền tùy theo mức
kinh phí và mức thiệt hại.
Người nông dân cần lập kế hoạch sản xuất cụ thể, ổn định và lâu dài để giảm
thiểu mức thấp nhất những thiệt hại khi có rủi ro.
56
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề chuyển dịch cơ cấu, xác định loại cây trồng
phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đối
với người nông dân làm nông nghiệp. Thực vậy, với các hộ nông dân sự phục hồi canh
tác đối với một số cây trồng đã đi kèm với việc thay đổi cơ cấu sản xuất sao cho phù
hợp, khái niệm thành tựu không còn chỉ tăng nhân tố năng suất mà là sử dụng một
cách tối ưu các nhân tố đó. Xã Nghĩa Yên là một trong những xã thực hiện tốt việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đã chuyển đổi theo hướng phù hợp, hiện nay hướng sản
xuất dưa hấu ngày càng được chú trọng.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi có một số kết luận như sau:
- Việc trồng dưa hấu đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho hộ nông dân tại xã Nghĩa
Yên.
- Các hộ trồng dưa hấu đã tận dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với lợi thế của
từng vùng, đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Thị trường tiêu thụ dưa hấu là một điều đáng lo ngại rất lớn đối với người dân
nơi đây.
- Ở xã Nghĩa Yên việc trồng dưa lợi nhuận cũng chưa được cao như dự tính.
II. KIẾN NGHỊ
- Đối với nhà nước:
Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết thị trường là rất lớn vì thế nhà nước cần
có những biện pháp mạnh hơn nữa trong việc kiềm chế lạm phát, đặc biệt trong thời
gian bão giá này, rất bất lợi cho người nông dân do tăng chi phí sản xuất.
Sản phẩm dưa hấu là một sản phẩm đặc biệt đó là sản phẩm tươi sống nên thời
gian lưu kho không được lâu. Cho nên nếu tiêu thụ không kịp sẽ dẫn đến hư hại, làm
cho bà con gặp nhiều khó khăn, vậy nên nhà nước cần có chủ trương chỉ đạo các ban
ngành liên quan tới công tác xuất khẩu để đảm bảo dưa được xuất khẩu dễ dàng.
57
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt nan giải nhất là khâu cung ứng vốn. Nhà nước cần đa dạng hóa nguồn
cung ứng vốn về nông thôn, để người dân có thể tiếp cận vay vốn với lãi suất vừa phải
để sản xuất. Tăng cường kêu gọi đầu tư vào khu vực nông thôn để tăng thu nhập cho
bà con giúp giảm khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
- Đối với chính quyền địa phương
Nghĩa Yên là một xã vùng cao, đặc biệt khó khăn, nhất là vấn đề đi lại, công trình
nông thôn không đảm bảo gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân. Cho nên chính
quyền địa phương cần kiến nghị lên cấp trên, kêu gọi sự đầu tư bên ngoài vào cơ sở hạ
tầng hoặc kêu gọi người dân đóng góp để khắc phục tình trạng khó khăn trên.
Thường xuyên mở lớp tập huấn cho người dân trồng dưa hiểu hơn về kỹ thuật
để nâng cao năng suất dưa hơn nữa.
- Đối với các hộ nông dân sản xuất dưa
Nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất kết hợp kinh nghiệm
truyền thống có được, hình thành phương thức sản xuất để phù hợp với điều kiện tự
nhiên ở đây.
Cần chủ động tham gia các lớp tập huấn do xã, thôn tổ chức để học hỏi trao
đổi kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất, thời vụ sản xuất và giá cả nông sản.
Tích cực mạnh dạn áp dụng giống mới phù hợp nhu cầu thị trường
vào sản xuất, tự tạo cho mình khả năng thích ứng trước những thay đổi thị
trường.
Kiến nghị lên chính quyền địa phương những khó khăn trong sản xuất để sớm
được giải quyết.
58
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. KS. Nguyễn Mạnh Chinh – TS. Nguyễn Đăng Nghĩa (2006), Trồng – chăm
sóc và phòng trừ sâu bệnh cây dưa hấu, NXB Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
2. PGS. TS. Phạm Hồng Cúc (2003) Kỹ thuật trồng dưa hấu, NXB Nông
Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
3. TS. Phùng Thị Hồng Hà (2006), Bài giảng quản trị doanh nghiệp nông
nghiệp, Huế.
4. ThS. Nguyễn Thị Minh Hiếu (2009), Bài giảng kinh tế lượng, Đại học kinh tế
Huế
5. Cố GS. TS. Nguyến Thế Nhã – PGS. TS. Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình
kinh tế nông nghiệp, NXB thống kê, Hà Nội.
6. TS. Trịnh Văn Sơn (2006), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Huế.
7. PGS. PTS. Đỗ Thị Nga Thanh – PTS. Ngô thị Thuận (1997), Giáo trình thống
kê nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
8. ThS. Nguyễn Văn Vượng, Giáo trình thống kê kinh tế, .
9. PTS. Mai Văn Xuân – PTS. Nguyễn Văn Toàn – PGS. TS. Nguyễn Hữu Hòa
(1997), Giáo trình lí thuyết thống kê, Huế.
10. PGS. TS. Mai Văn Xuân (2006), Kinh tế nông hộ và trang trại, Huế.
11. Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của UBND xã Nghĩa Yên từ năm 2008-
2010.
12. Khóa luận các năm trước.
13. Tạp chí và sách báo liên quan, một số website:
w.w.w.google.com
w.w.w.kinhtenongthon.com
w.w.w.kinhtehoc.com
www.rauquavietnam.vn
59
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Khóa luận tốt nghiệp
PHỤ LỤC
Kết quả chạy hàm sản xuất Cobb – Dounglass trên phần mềm Excel
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R 0.8888
R Square 0.8777
Adjusted R Square 0.8752
Standard Error 0.0126
Observations 90
ANOVA
Significance
df SS MS F F
Regression 9.0000 0.5570 0.0619 390.1304 0.0000
Residual 80.0000 0.0127 0.0002
Total 89.0000 0.5697
Coeffi Standard Lower Upper Lower Upper
cients Error t Stat P-value 95% 95% 95.0% 95.0%
Intercept 1.2520 0.1883 6.6494 0.0000 0.8773 1.6267 0.8773 1.6267
X Variable 1 0.0268 0.0284 0.9456 0.3472 -0.0296 0.0833 -0.0296 0.0833
X Variable 2 0.0265 0.0272 0.9735 0.3333 -0.0806 0.0277 -0.0806 0.0277
X Variable 3 0.0382 0.0182 2.0996 0.0389 0.0020 0.0745 0.0020 0.0745
X Variable 4 -0.0850 0.0268 -3.1695 0.0022 -0.1383 -0.0316 -0.1383 -0.0316
X Variable 5 0.4212 0.0882 4.7732 0.0000 0.2456 0.5968 0.2456 0.5968
X Variable 6 0.1353 0.0303 4.4619 0.0000 0.0750 0.1957 0.0750 0.1957
X Variable 7 0.2179 0.0584 3.7318 0.0004 0.1017 0.3342 0.1017 0.3342
X Variable 8 -0.0036 0.0327 -0.1107 0.9121 -0.0687 0.0615 -0.0687 0.0615
X Variable 9 0.0212 0.0155 1.3735 0.1734 -0.0095 0.0520 -0.0095 0.0520
60
SVTH: Hồ Thị Mai - Lớp: K41B KTNN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_dua_hau_tai_xa.pdf