ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN, HUYỆN ANH
SƠN, TỈNH NGHỆ AN
HỒ THỊ TRANG
Khóa học 2007 - 2011
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN, HUYỆN ANH
SƠN, TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên: Hồ Thị Trang Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: K41 KTNN
80 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã Cẩm sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ThS. Nguyễn Ngọc Châu
Niên khóa: 2007 - 2011
Huế, 5/2011
Lời Cảm Ơn
Đề tài khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập,
nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực
tập tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Để hoàn thành khóa
luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân
và qua đây cho phép tôi gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của tập thể
cán bộ, giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi
hành trang bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc
Châu, đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cảm
nhận được hình ảnh người thầy mẫu mực, giản dị và gần gũi nhất trong
tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ
đang làm việc tại xã Cẩm Sơn, trân trọng cảm ơn bà con nông dân xã Cẩm
Sơn đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành được đề tài khóa
luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn thiêng liêng nhất tới bố mẹ và anh
chị tôi, cảm ơn tất cả những người bạn của tôi. Họ đã và sẽ luôn bên cạnh
tôi trong suốt chặng đường đời, tôi luôn sống tốt vì có họ.
Lời cuối, tôi xin cầu chúc cho họ luôn sống tốt, và hạnh phúc, vui vẻ
và thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Huế, ngày 21 tháng 05 năm 2011
Hồ Thị Trang
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................i
MỤC LỤC.......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .............................................................vi
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .......................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài................................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................... 5
1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế ....................................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ................................................................................ 5
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế ............................................................................ 6
1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm và giá trị cây dưa hấu............................................................................ 8
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu................................................................... 8
1.1.2.2. Vị trí và giá trị của cây dưa hấu ....................................................................... 13
1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dưa hấu ............................................. 14
1.1.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ................................................................. 14
1.1.3.2 Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội...................................................... 15
1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết qủa và hiệu quả sản xuất dưa hấu ...................... 16
1.1.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ..................................................... 16
1.1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ................................................... 17
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................................................................. 17
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trong nước............................................................... 17
1.2.2. Tình hình sản xuất dưa hấu của tỉnh Nghệ An và trên địa bàn huyện Anh Sơn.......19
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ CẨM
SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN..........................................................21
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ CẨM SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH
NGHỆ AN.............................................................................................................21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 21
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................... 22
2.1.3 Vài nét về tình hình tiêu thụ sản phẩm dưa hấu của xã ....................................... 29
2.1.4 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã ......................................................... 30
2.2 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ SẢN XUẤT DƯA HẤU.............................................. 31
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu ở xã Cẩm Sơn ......................................................... 31
2.2.2. Tình hình diện tích gieo trồng một số cây hàng năm ở xã.................................. 32
2.3. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA......................................... 33
2.3.1. Tình hình dân số lao động, đất đai của các nông hộ được điều tra..................... 33
2.3.2 Tình hình trang bị vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất của các nông hộ ............... 36
2.3.3 Tình hình sử dụng các loại giống dưa hấu của các nông hộ điều tra ................... 38
2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU........................................... 41
2.4.1. Kết quả sản xuất dưa hấu .................................................................................... 41
2.4.1.1 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất ...................................................... 41
2.4.1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu ......................................... 46
2.4.2 Hiệu quả sản xuất dưa hấu ................................................................................... 49
2.4.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu ............................................. 51
2.4.2.2. So sánh hiệu quả sản xuất dưa hấu với một số cây trồng phổ biến trên địa
bàn ............................................................................................................................................51
2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT DƯA HẤU ........................................................................................................ 53
2.5.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai ........................................................................... 53
2.5.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian....................................................................... 55
2.5.3 Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu........................................................................... 58
2.6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DƯA HẤU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ....................... 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN .......................................................................... 62
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ...................................................................................................... 62
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ CẨM SƠN .................................................................................................... 62
3.2.1 Giải pháp về kĩ thuật ............................................................................................ 63
3.2.2. Giải pháp về đất đai............................................................................................. 64
3.2.3 Giải pháp về vốn .................................................................................................. 64
3.2.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng....................................................................... 65
3.2.5. Giải pháp về công tác khuyến nông .................................................................... 65
3.2.6. Giải pháp về thị trường ....................................................................................... 65
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 67
1. KẾT LUẬN............................................................................................................... 67
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 68
2.1. Đối với nhà nước.................................................................................................... 68
2.2. Đối với chính quyền địa phương............................................................................ 68
2.3. Đối với người nông dân ......................................................................................... 69
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DT : Diện tích
SL : Số Lượng
DTCT : Diện tích canh tác
BQ : Bình quân
BQC : Bình quân chung
ĐVT : Đơn vị tính
LĐ : Lao động
IC : Chi phí trung gian
GO : Giá trị sản xuất
VA : Giá trị gia tăng
C : Chi phí
Q : Kết quả thu được
UBND : Ủy ban nhân dân
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
LN : Lợi nhuận
TC : Chi phí
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào 500 m2
1 ha 10.000 m2
1 tạ 100 kg
1 tấn 1.000 kg
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình dân số, lao động của xã Cẩm Sơn trong giai đoạn 2008 - 2010 .......... 25
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2010 ............ 28
Bảng 3: Tình hình sản xuất dưa hấu của xã Cẩm Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 ................. 31
Bảng 4: Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm ở xã Cẩm Sơn qua 3 năm 2008 -
2010 .....................................................................................................................................................32
Bảng 5: Tình hình đất đai, lao động của các hộ được điều tra........................................... 34
Bảng 6: Tình hình trang bị vật chất - kĩ thuật của các nông hộ ......................................... 36
Bảng 7: Tình hình sử dụng các giống dưa ở nông hộ điều tra ........................................... 39
Bảng 8: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của các nông hộ đuợc điều
tra ....................................................................................................................................... 42
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ................... 47
Bảng 10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu.......................................... 49
Bảng 11: Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu so với các cây trông khác ...................... 51
Bảng 12: Ảnh hưởng của qui mô diện tích tới kết quả, hiệu quả sản xuất dưa hấu .......... 53
Bảng 13: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu .......... 56
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm điều tra thực trạng tình
hình sản xuất dưa hấu của các nông hộ trên địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn,
tỉnh Nghệ An. Qua đó phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu
của các nông hộ và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất dưa
hấu trên địa bàn.
* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
- Điều tra 60 hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã, thu thập số liệu sơ cấp. Thu
thập số liệu thứ cấp từ UBND xã, phòng thống kê xã Cẩm Sơn
- Sử dụng tài liệu tham khảo của các giáo sư, tiến sĩ, các báo cáo, tài liệu và
các website liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê
- Phương pháp tổng hợp và phân tích kinh tế
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
* Kết quả nghiên cứu được
Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã thu được kết quả sau:
Đánh giá được thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu
xã Cẩm Sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An
Đánh giá được những thuận lợi cũng như hạn chế của người dân trong
việc đẩy mạnh phát triển dưa hấu tại xã Cẩm Sơn.
Sản xuất dưa hấu mang lại hướng phát triển mới cho sản xuất nông
nghiệp ở xã Cẩm Sơn, tăng thu nhập, giải quyết lượng lao động nông thôn,
nâng cao mức sống cho người dân.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn theo hướng giảm dần tỉ trọng nông
nghiệp tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Song ngành nông nghiệp
vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong cơ cấu kinh tế quốc
dân, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Nông nghiệp nông thôn
còn là nơi tập trung sinh sống của đại bộ phận dân cư trong cả nước. Chính vì những lí
do đó mà thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn luôn là ưu tiên cao nhất trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Sự phát triển của đất nước không chỉ tác động mạnh mẽ tới đời sống của người
dân mà nó còn tác động rất lớn tới nhận thức cũng như trình độ sản xuất của nông hộ.
Hiện nay, họ không ngừng tìm tòi, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến vào
trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và lựa chọn những cây trồng phù hợp
mạng lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông
dân đã góp phần đưa nền sản xuất nông nghiệp dần dần chuyển đổi sang nền nông
nghiệp sản xuất hàng hoá. Một trong số những mô hình được lựa chọn đó là mô hình
sản xuất dưa hấu. Hiện nay việc trồng dưa ở một số địa phương đang ngày càng tỏ ra
hiệu quả kinh tế cao, dưa hấu là loại trái cây rất được người tiêu dùng ưa chuộng đặc
biệt là vào mùa hè. Nó không chỉ cung cấp năng lượng dinh dưỡng cho cơ thể mà còn
tạo nên sự phong phú đa dạng và hấp dẫn cho các bữa ăn hàng ngày của con người.
Không những thế nó còn phù hợp với thị hiếu và túi tiền của người tiêu dùng. Chính vì
vậy, thị trường tiêu thụ dưa hấu ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, tạo
cơ hội cho người sản xuất dưa hấu có cơ hội mở rộng và phát triển.
Xã Cẩm Sơn là một xã miền núi thuộc miền tây Nghệ An, địa bàn nằm dọc theo
sông Lam hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn nên đất đai rất tốt cho sản
xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương chung của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, trong những năm qua, xã Cẩm Sơn đã đẩy mạnh công tác chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng có năng suất chất lượng mới vào sản xuất.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Với việc nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường và khai thác lợi thế đất đai, UBND xã
Cẩm Sơn đã chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi những diện tích trồng lúa và hoa màu
kém hiệu quả sang trồng dưa hấu. Thực tế sản xuất cho thấy cây trồng này đã giúp
nhiều hộ dân có nguồn thu nhập cao hơn so với các cây trồng khác trên cùng đơn vị
diện tích. Phát triển sản xuất cây dưa hấu đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người
lao động, sử dụng hợp lý và hiệu quả vùng đất phù sa và đất ruộng kém hiệu quả đem
lại thu nhập cao, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Song bên cạnh đó việc
trồng dưa hấu cũng gặp nhiều vấn đề: chi phí đầu tư cao khiến cho người nông dân
khó mở rộng thêm qui mô, vấn đề thời tiết, hạn hán và mưa lớn khi thu hoạch dưa
thành phẩm, vấn đề tiêu thụ dưa hấu. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản
xuất dưa hấu ở địa phương là cơ sở cho việc định hướng phát triển trong thời gian tới,
qua thời gian thực tập tại địa phương tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh
tế sản xuất dưa hấu ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất dưa hấu nói riêng.
Đánh giá thực trạng sản xuất, xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất dưa hấu và tìm hiểu thêm về tiềm năng sản xuất dưa của các nông
hộ ở xã.
Xác định những thuận lợi và khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình sản
xuất dưa hấu.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu trên địa
bàn xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ nông dân sản xuất dưa hấu tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ An.
Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng sản xuất dưa hấu của các nông hộ tại thời
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
điểm năm 2010 và của địa bàn xã giai đoạn 2008 - 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
- Chọn địa điểm điều tra:
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương nghiên cứu, tôi đã lựa chọn địa điểm
điều tra ở các thôn 2, thôn 4, thôn 5, thôn 8, thôn 9 thuộc xã Cẩm Sơn, Anh Sơn, Nghệ
An. Đây là những thôn trồng Dưa hấu điển hình của xã.
- Chọn mẫu điều tra:
Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu tương đương với 60 hộ thuộc các thôn trên địa
bàn xã, các mẫu này được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp.
- Thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp được thiết kế
sẵn phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các nguồn tài liệu như: báo cáo tình
hình kinh tế-xã hội của xã, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của xã, thông tin từ
các nguồn khác: sách báo, internet
Phương pháp phân tổ thống kê:
Hiệu quả kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố do đó việc phân tổ thống kê
nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế. Căn cứ vào đặc điểm
sản xuất của các nông hộ ở các thôn trong xã tôi tiến hành phân chia thành hai nhóm
để nghiên cứu, đánh giá.
Nhóm 1 gồm các hộ thuộc hai thôn: thôn 2 và thôn 5
Nhóm 2 gồm các thôn: thôn 4, thôn 8 và thôn 9
Phương pháp tổng hợp và phân tích kinh tế:
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm tổng hợp các số liệu đã điều tra được trên cơ sở đó
để phân tích sự khác nhau về mức độ đầu tư thâm canh giữa các vụ sản xuất, mối quan hệ
giữa các yếu tố riêng biệt như: quy mô sử dụng đất, chi phí trung gian, công lao độngtừ đó
đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bản tới kết quả sản xuất.
Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có trao đổi tham khảo ý kiến của các cán bộ
trong các cơ quan chức năng địa phương, các thôn trưởng và ý kiến của của các hộ nông
dân nhằm có cách nhìn khách quan hơn để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng
đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của
toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh
tế, là thước đo trình độ quản lý và tổ chức của các doanh nghiệp. Vì Vậy trong điều
kiện hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải
hoạt động có hiệu quả kinh tế. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện mở
rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Với lượng tài
nguyên nhất định, tạo ra một lượng sản phẩm lớn nhất là mục tiêu lớn nhất của nhà sản
xuất. Để đạt được điều đó thì phải sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý, đúng
mức, phát huy hết công suất, công dụng, chức năng của các yếu tố đầu vào để tạo ra
hiệu quả cao hơn.
Hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến, nhưng cho
tới nay các học giả đều đi đến thống nhất rằng: cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản
về hiệu quả đó là: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí đầu vào
hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công
nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất
của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn
vị sản phẩm.
Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỷ thuật có tính
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra, vì thế nó được gọi là hiệu quả giá.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính
đến khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Ta biết rằng thước đo của hiệu quả chính là mức độ tối đa hóa đầu ra trên một
đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế chính là sự
tiết kiệm tối đa các nguồn lực cần có. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng
định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản
ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn
lực nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm
khác nhau nhưng đều thống nhất bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi
nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: lao động, vốn, vật lực...
Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với
chi phí bỏ ra thì được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế
càng lớn và ngược lại.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có
quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là
quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian lao động. Yêu cầu của việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa trong điều kiện chi phí nhất định và ngược lại, đạt
hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm
lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động
xã hội bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế hiện nay không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn với
hiệu quả xã hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh
lời - lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước thì không nên đơn giản hoá coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá
hiệu quả kinh tế. Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá hiệu
quả kinh tế phải dựa trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường.
1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và
các yếu tố đầu ra. Chẳng hạn, với mục tiêu sản xuất sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu
của xã hội thì kết quả sử dụng nghiên cứu đánh giá là chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất.
Nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại, trên cơ sở sản xuất có thuê mướn nhân
công thì để đánh giá hiệu quả sản xuất người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Còn đối với
nông hộ thì lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập hỗn hợp (MI).
Để xác định hiệu quả kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải xác định được chi phí bỏ ra
và kết quả thu về. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí
cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu.Còn
kết quả thu được thì xác định như thế nào? Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS),
kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm (C+V+m), hoặc có thể là thu nhập
(V+m), ngoài ra cũng có thể là thu nhập thuần(MI). Trong hệ thống tài khoản quốc gia
(SNA) thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất(GO), có thể là giá trị gia tăng
(VA), cũng có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc có thể là lãi (Pr).
Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
Thứ nhất, Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia
cho chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả thu được (dạng
nghịch).
Dạng thuận: H = Q/C
Công thức này nói lên một đơn vị chi phí sẽ tạo được bao nhiêu đơn vị kết quả.
Phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực.
Dạng nghịch: H = C/Q
Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn
vị chi phí.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Trong đó:
H : Hiệu quả kinh tế (lần)
Q : Kết quả thu được ( nghìn đồng, triệu đồng)
C : chi phí bỏ ra ( nghìn đồng, triệu đồng)
Ưu điểm của phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực,
xem xét được một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả,
hoặc một đơn vị kết quả thu được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực.
Thứ hai, Hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên
bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm.
Dạng thuận: Hb = Q/C
Thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả.
Dạng nghịch: Hb =C/Q
Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí.
Trong đó:
Hb : hiệu quả cận biên ( lần)
Q : lượng tăng giảm của kết quả ( nghìn đồng, triệu đồng)
C : lượng tăng giảm của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng)
Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản
xuất mở rộng. Nó cho biết được một đơn vị đầu tư tăng thêm bao nhiêu đơn vị của kết
quả tăng thêm. Hay nói cách khác, để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm
bao nhiêu đơn vị đầu vào.
Có nhiều phương pháp xác định Hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một
khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và
thực tế mà lựa chọn phương pháp nào sao cho phù hợp.
1.1.2. Đặc điểm và giá trị cây dưa hấu
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu
Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus là một loại thực vật nằm trong họ
bầu bí một loại cây có vỏ cứng và chứa nhiều nuớc.
Dưa hấu là cây trồng của vùng nhiệt đới thích nhiệt độ cao và ưa sáng, nó cần
nhiều ánh sáng để sinh trưởng và kết trái. Cây dưa hấu có thời gian sinh truởng ngắn
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
và kỹ thuật canh tác giống như các loại cây cùng họ Bầu bí (dưa leo, bầu bí, khổ qua)
nên thuờng xếp nó vào nhóm các cây rau ăn trái, nó có một số đặc điểm đặc trưng sau :
a, Đặc điểm sinh học
Rễ: Cây dưa hấu có bộ rễ tương đối phát triển, trong điều kiện canh tác bình
thuờng rễ ăn rộng quanh gốc trong phạm vi 50 - 60 cm, sâu 20 -30 cm. Vì vậy cây dưa
hấu có khả năng chịu đựng hạn hán khá nhưng kém chịu úng và không có khả năng
hồi phục sau khi bị đứt.
Thân: thuộc loại thân thảo hằng niên, mềm, có góc cạnh, có nhiều lông ngắn, dài
trung bình 2 - 3 m, bò hoặc có thể leo nhờ vào vòi bám. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt
mang một lá, một chồi nách và một vòi bám.
Lá: Cây dưa hấu thuộc loại lá mầm. Lá mầm hình trứng, tương đối dày, chứa
nhiều chất dinh duỡng để nuôi cây con khi mới hình thành.
Hoa: Thuộc loại hoa đơn tính, trên một cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa mọc
đơn lẻ từng cái ở nách lá, gồm 5 lá dài màu xanh và 5 cánh hoa màu vàng dính vào
nhau. Hoa đực thường hình thành truớc hoa cái 2 - 3 ngày.
Trái: trái tương đối lớn, nặng trung bình 2 - 3 kg, có giống dưa cho trái nặng
tới 5 - 6 kg, trái chứa nhiều nước. Trái có nhiều hình dạng : tròn, hình trứng hoặc
bầu dục.
b, Nhu cầu sinh thái
Nhiệt độ: Dưa hấu là cây vùng nhiệt đới nên ưa nhiệt độ cao, nhiệt độ sinh
trưởng phát triển trong khoảng 18 - 35oC. Thời kỳ ra hoa kết trái nhiệt độ thích hợp là
25 - 30oC.
Ẩm độ: Dưa hấu thích hợp với khí hậu khô ráo, đất ẩm quá hoặc độ ẩm không
khí cao làm cây phát triển nhiều lá rậm rạp, dễ bị ảnh hưởng khi ra hoa kết trái.
Gió: Gió mạnh làm bật dây, gãy ngọn, rụng nụ và hoa. Vì vậy, nên bố trí cho dây
dưa bò xuôi theo hướng gió hoặc không thẳng góc với huớng gió chính trong mùa.
Đất:...còn 1,58 lao động/hộ
năm 2010.
Mặt khác nguồn lao động cũng chịu ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
hiện nay và đã có sự chuyển biến. Năm 2009 số lao động trong nông nghiệp giảm so
với năm 2008 là 43 lao động, năm 2010 giảm so với năm 2009 là 35 lao động. Điều
này cho ta thấy sự dịch chuyển cơ cấu lao động của xã ngày càng tăng lên, lao động
nông nghiệp đã chuyển sang làm các ngành khác ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó lao
động thanh niên trẻ ngày càng thoát ly đi làm ăn xa ở các tỉnh khác, chủ yếu là các khu
công nghiệp ở phía nam. Một số khác đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài mặc dù
số vốn bỏ ra ban đầu là không nhỏ. Một số lao động nông nghiệp chuyển dần sang
nghành nghề khác như dịch vụ, buôn bán hay không sản xuất nông nghiệp nữa để sống
với con cái làm cho số hộ lao động trong nông nghiệp giảm qua các năm.
Nhìn chung dân số và lao động trong toàn xã đều tăng nhẹ, chất lượng lao động
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
của xã chưa được cao lắm nên cần phải từng bước nâng cao chất lượng lao động, tạo
đà cho sản xuất phát triển từng bước đưa kinh tế của xã đi lên. Do đó, để nâng cao khả
năng sản xuất của mỗi hộ, các biện pháp hạn chế gia tăng dân số là hoàn toàn cần thiết.
Đồng thời cần tập trung phát triển các nghành nghề khác để cải thiện thu nhập cho mỗi
hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Bảng 1: Tình hình dân số, lao động của xã Cẩm Sơn trong giai đoạn 2008 - 2010
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu ĐVT SL % SL % SL % +/- % +/- %
1.Tổng số hộ Hộ 1250 100 1261 100 1275 100 11 0,88 14 1,11
Hộ trong NN Hộ 1165 93,2 1155 92,3 1150 90,9 -10 -0,86 -5 -0,43
Hộ ngoài NN Hộ 85 6,8 106 7,7 115 9,1 21 24,71 9 8,49
2.Tổng nhân khẩu Người 5305 100 5342 100 5383 100 37 0.70 41 0,77
Nhân khẩu trong NN Người 4702 88,63 4597 86,05 4538 84,30 -105 -2,23 -59 -1,28
Nhân khẩu ngoài NN Người 603 11,37 745 13,95 845 15,70 142 23,55 100 13,42
3. Tổng LĐ LĐ 2400 100 2468 100 2481 100 68 2,83 13 0,53
LĐ trong NN LĐ 2088 87 2045 82,86 2010 81 -43 -2,06 -35 -1,71
LĐ ngoài NN LĐ 312 13 420 17,02 471 19 108 34,62 51 12,14
4. BQ Nhân khẩu/hộ Người 4,24 - 4,24 - 4,22 - -0.01 -0.18 -0,01 -0,34
5. BQ nhân khẩu NN/hộ Người 3,76 - 3,65 - 3,56 - -0.12 -3,09 -0,09 -2,37
6. BQ lao động/hộ LĐ 1,92 - 1,96 - 1,95 - 0.04 1,94 -0,01 -0,58
7. BQ lao động NN/hộ LĐ 1,67 - 1,62 - 1,58 - -0.05 -2.91 -0,05 -2,79
(Nguồn: UBND xã Cẩm Sơn)
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 25
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
b, Tình hình đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của cả quốc gia và mỗi địa phương. Đất
là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành
nông nghiệp. Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phối của
ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu
cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất ngày càng tăng và nông nghiệp
phát triển trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô,
đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông
nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. Để thấy được tình hình sử dụng đất của xã Cẩm
sơn ta xem xét bảng 2:
Qua bảng số liệu ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên tăng dần qua 3 năm, trong
đó từ năm 2008 đến năm 2009 diện tích tự nhiên tăng với số lượng lớn 371,46 ha
tương ứng với 14,84%. Nguyên nhân của lượng đất tự nhiên tăng lên đáng kể là do số
lượng đất lâm nghiệp tăng lên tương đối cao và một phần người dân đã khai thác được
diện tích đất chưa sử dụng để phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống của người dân.
Nhưng từ năm 2009 đến 2010 thì tổng diện tích đất tự nhiên chỉ tăng thêm 17,11 ha
tương ứng với 0,6%.
Trong cơ cấu đất đai của xã diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn, vì xã Cẩm
Sơn là một xã miền núi vì vậy việc phát triển đất lâm nghiệp là thế mạnh của xã. Bên
cạnh đó thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng chiếm một lượng tương đối lớn.
Qua 3 năm diện tích đất trồng cây hàng năm tăng với số lượng lớn, năm 2009 so với
năm 2008 tăng 44,72 ha tương ứng 8.97%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 50,92 ha
tương ứng với 9,83%. Diện tích đất trồng cây hàng năm của xã tăng lên như vậy là do
người dân ngày càng mở rộng diện tích trồng cây dưa hấu. Năm 2006 cả xã chỉ có 4 ha
đất trồng dưa nhưng cho tới năm 2010 thì diện tích trồng dưa hấu của cả xã đã có được
44,45 ha. Qua đó ta thấy người dân ngày càng mở rộng sản xuất, đưa diện tích đất
chưa sử dụng vào quy hoạch phát triển sản xuất. Nhờ vậy mà diện tích đất chưa sử
dụng năm 2009 giảm 25,4 ha so với năm 2008 tương ứng với 3,73%, năm 2010 giảm
65,01 ha so với năm 2009 tương ứng giảm 9,92%. Một phần diện tích đất chưa sử
dụng được người dân trong xã chuyển thành quỹ đất lâm nghiệp. Tuy diện tích đất
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 26
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
chưa sử dụng ngày một giảm nhưng tỷ trọng đất này trong tổng diện tích đất tự nhiên
của xã vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn vì vậy người dân cần phải khai thác một cánh
hiệu quả diện tích đất này tránh để tình trạng lãng phí đất. Diện tích đất phi nông
nghiệp bao gồm đất chuyên dùng, đất thổ cư và đất khác (bao gồm đất nghĩa trang
nghĩa địa, đất sông suối mặt nước chuyên dụng) hàng năm điều tăng lên, tuy tăng lên
không đáng kể nhưng qua đó cho ta thấy được nhu cầu sử dụng đất của người dân
ngày một tăng. Song hiện nay người dân đã biết sử dụng đất có hiệu quả, không để
lãng phí diện tích đất chưa sử dụng mà đem vào khai thác để chuyển thành đất rừng,
đất ở, đất sản xuất và các loại đất khác. Người dân đã ý thức được việc sử dụng đất
quan trọng thế nào. Diện tích đất ngày càng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân phát triển sản xuất và các ngành nghề khác.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 27
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: Ha
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng diện tích tự nhiên 2503,26 100 2874,72 100 2891,83 100 371,46 14,84 17,11 0,6
I. Đất nông nghiệp 1623,17 64,84 1937,31 67,39 2015,15 69,68 314,14 19,35 77,84 4,02
1, Đất sản xuất NN 896,84 55,25 943,92 48,72 1001,68 49,71 47,08 5,25 57,76 6,12
a, Đất trồng cây hằng năm 498,3 55,56 543,02 57,53 593,94 59,29 44,72 8,97 50,92 9,38
b, Đất trồng cây lâu năm 398,54 44,44 400,9 42,47 407,74 40,71 2,36 0,59 6,84 1,71
2, Đất lâm nghiệp 720,9 44,41 987,3 50,96 1006,1 49,93 266,4 36,95 18,8 1,9
3, Đất NTTS 5,43 0,33 6,09 0,31 7,37 0,37 0,66 12,15 1,28 21,02
II, Đất phi nông nghiệp 199,59 7,97 282,31 9,82 286,59 991 82,72 185,21 4,28 8,61
1, Đất chuyên dùng 122,84 4,91 124,03 4,31 125,58 4,34 1,19 0,97 1,55 1,25
2, Đất thổ cư 30,85 1,23 37,08 1,29 39,81 1,38 6,23 20,19 2,73 7,36
3, Đất khác 45,9 1,83 121,2 4,22 121,2 4,19 75,3 164,05 0 0
IV, Đất chưa sử dụng 680,5 27,18 655,1 22,79 590,09 20,41 -25,4 -3,73 -65,01 -9,92
(Nguồn: UBND xã Cẩm Sơn)
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 28
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
c, Tình hình cơ sở hạ tầng
Về giao thông: Xã có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện cho đi lại và lưu
thông buôn bán. Xã có 7 km đường quốc lộ 7A đi qua, con đường này đi lên các huyện
phía tây tỉnh Nghệ an và xuyên qua nước bạn lào, đây là điều kiện thuận lợi cho việc
vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra xã có đường giao thông liên xã thuận lợi cho việc đi lại
giao lưu buôn bán phát triển kinh tế hàng hóa của địa phương. Hiện nay toàn xã có 14
km đường bê tông liên thôn, 6,1 km đường nhựa phục vụ cho bà con trong xã phát
triển kinh tế.
Hệ thống thủy lợi: Toàn xã có 6 đập nước và có 8 Km kênh mương nội đồng kiên
cố hóa để phục vụ cho công tác tưới tiêu của 91,6 ha đất trồng 2 vụ lúa. Thực hiện chủ
trương của đảng ủy, HĐND, UBND xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất đồng vệ,
từ trồng mía mỗi năm 1 vụ sang trồng dưa hấu và bầu bí (mỗi năm 3 vụ) đã đào 35 cái
giếng để phục vụ cho công tác tưới tiêu. Hệ thống kênh mương thủy lợi đã được kiên
cố hóa ở nhiều xóm luôn điều chỉnh được lượng nước phục vụ cho quá trình sản xuất
nông nghiệp.
Hệ thống điện : Khi mà đời sống của con người ngày càng tăng lên, thì nhu cầu
về điện phục vụ cho sinh hoạt và trong sản xuất là không thể thiếu được. Trên địa bàn
xã có 3 trạm biến áp với công suất đủ lớn để đảm bảo truyền tải điện năng phục vụ nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Nguồn điện này chủ yếu lấy từ điện lưới quốc
gia. Số hộ dùng điện đạt 100 % tổng số hộ của xã.
Các công trình phục vụ khác: Xã có 1 trường trung học, 2 trường tiểu học, 1
trường mầm non, 5 lớp mầm non ở các bản lẻ, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và
học của thầy và trò. Trạm y tế, bưu điện ngày càng được nâng cấp đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh cũng như những giao dịch của người dân trong xã.
2.1.3 Vài nét về tình hình tiêu thụ sản phẩm dưa hấu của xã
Cẩm Sơn là một xã thuần nông, sản phẩm chủ yếu là nông nghiệp. Dưa hấu là
nông sản có tỷ lệ hàng hoá cao nhất xã. Với việc chuyển đổi cơ cấu sang trồng dưa hấu
đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong xã. Chính vì vậy diện tích trồng
dưa ngày càng được mở rộng với quy mô ngày càng lớn. Với khả năng sản xuất lớn
như hiện nay, hàng năm Cẩm Sơn cung cấp một luợng dưa hấu đáng kể cho nhu cầu
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 29
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
thị trường. Thị trường tiêu thụ dưa hấu của xã chủ yếu là thành phố Vinh, các tỉnh phía
bắc như Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòngvà một thị trường rất lớn và tiềm năng đó là
thị trường Trung quốc đi qua cửa khẩu Lạng sơn.
2.1.4 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã
+ Về thuận lợi:
- Xã Cẩm Sơn là một xã có diện tích đất nông nghiệp lớn, đất đai màu mỡ phù
hợp cho các cây trồng sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt với tiềm năng về điều kiện tự
nhiên rất lớn để phát triển sản xuất ngành nghề và sản xuất theo hướng tập trung
chuyên môn hoá các cây công nghiệp, cây rau màu ngắn ngày để cho hiệu quả cao
- Nhân dân trong xã có truyền thống lao động cần cù, giàu kinh nghiệm sản xuất,
ham học hỏi mở rộng kiến thức về sản xuất, luôn chấp hành tốt chính sách của Đảng
và Nhà Nước.
- Hệ thống giao thông thuận lợi đảm bảo cho việc giao lưu kinh tế giữa các vùng.
- Đảng ủy - UBND xã có nhiều chính sách khuyến khích, có tác dụng thúc đẩy
sản xuất.
+ Về những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, việc sản xuất nông nghiệp ở xã còn gặp nhiều khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, nguồn nước tới cho sản xuất nông nghiệp chưa
đảm bảo, các cơ chế chính sách đầu tư vào nhưng còn phụ thuộc khả năng đóng góp
của nhân dân vì khối lượng đầu tư lớn, tỷ lệ được hưởng hỗ trợ thấp.
- Khí hậu thời tiết không thuận lợi, nắng hạn, lũ lụt, rét đậm, rét hại ảnh hưởng
đến tiến độ gieo trồng và thu hoạch cũng như đã làm một số công thủy lợi bị hư hỏng.
- Là xã thuần nông, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập thấp nhất là đối với bộ phận
người nghèo, đối tượng chính sách có cuộc sống thiếu thốn
- Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, lao động nông nghiệp chất lượng
chưa cao.
- Thị trường tiêu thụ chưa ổn định khiến cho người dân chưa mạnh dạn đầu tư
sản xuất.
Tóm lại, xã Cẩm Sơn hội tụ đủ những thuận lợi cũng như những thách thức cho
việc phát triển sản xuất nói chung và sản xuất dưa hấu nói riêng. Để thúc đẩy kinh tế
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 30
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
phát triển cần biết khai thác tối đa các lợi thế và áp dụng linh hoạt các chính sách, chủ
trương của nhà nuớc.
2.2 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ SẢN XUẤT DƯA HẤU
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu ở xã Cẩm Sơn.
Cẩm sơn là một xã nông nghiệp thuần tuý, cây trồng chính là lúa, ngô. Những
năm gần đây do chuyển đổi cơ cấu cây trồng một số diện tích đã chuyển đổi sang trồng
cây dưa hấu. Nhờ thâm canh tốt, tạo đầu ra ổn định nên bước đầu cho thấy hướng đi
này có hiệu quả.
Diện tích, năng suất, sản lượng qua các năm không ngừng tăng lên, chứng tỏ hiệu
quả mà dưa hấu mang lại lớn hơn hẳn các loại cây trồng khác. Được sự thống nhất của
Đảng Uỷ, chính quyền thực hiện kế hoạch chuyển đổi đất trồng mía mỗi năm 1 vụ, đất
trồng ngô sang trồng cây dưa hấu. Năm 2006 bắt dầu thực hiện kế hoạch với tổng diện
tích mô hình ban đầu là 2 ha ở xứ đồng cạn với 9 hộ tham gia mô hình. Mô hình đã đạt
đuợc kết quả cao vượt trội. Chính vì vậy mà năm 2007 diện tích trồng dưa của xã tăng
lên 15 ha với 59 hộ tham gia trồng dưa. Hiệu quả kinh tế cây dưa hấu cao, 1 ha cho giá
trị thu nhập trên 50 triệu đồng. Có nhiều mô hình sản xuất 2 vụ dưa, 1 vụ bí mang lại
thu nhập cho bà con trên 80 triệu đồng/ha.
Diễn biến của diện tích, năng suất, sản lượng của giai đoạn 2008 - 2010 được thể
hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tình hình sản xuất dưa hấu của xã Cẩm Sơn qua 3 năm (2008 - 2010)
Năm Năm Năm 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu ĐVT
2008 2009 2010 +/- % +/- %
Diện tích Ha 20 35,5 44,45 15,5 77,50 8,95 25,21
Sản lượng Tấn 413 912 982 499 120,82 70,00 7,68
Năng suất Tấn/Ha 20,65 25,69 22,09 5,04 24,41 -3,60 -14,00
(Nguồn: UBND xã Cẩm Sơn)
Qua bảng số liệu ta thấy diện tích trồng dưa hấu qua 3 năm đang tăng lên đáng
kể. Năm 2008 chỉ có 20 ha đến năm 2009 đã có 35,5 ha trồng dưa, tăng 15,5 ha chiếm
77,5% so với năm 2008. Qua đó ta thấy tốc độ mở rộng diện tích trồng dưa của xã tăng
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 31
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
lên nhanh chóng. Nhờ diện tích mở rộng mà sản lượng dưa cũng tăng lên đáng kể,
năm 2009 sản lượng dưa tăng 499 tấn so với năm 2008 tương ứng với 120,82%. Cùng
với tăng sản lượng thì năng suất dưa cũng tăng lên đáng kể, năm 2008 năng suất đạt
20,65 tấn/ha, đến năm 2009 đạt 25,69 tấn/ha. Qua đó cho ta thấy hiệu quả sản xuất mà
cây dưa hấu mang lại là rất lớn, chứng tỏ sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng của bà con là
rất đúng đắn.
Năm 2010 theo kế hoạch thì diện tích trồng dưa sẽ tăng cao nhưng do ảnh hưởng
của trận bão, lũ lụt lớn trong năm qua đã làm gãy đường điện để phục vụ cho công
việc tưới tiêu và chăm sóc dưa hấu của một số thôn xã. Vì vậy mà diện tích trồng dưa
năm 2010 chỉ tăng lên 8,95 ha so với năm 2009, tương ứng với 25,21%. Nhưng với
lượng tăng diện tích trồng dưa như vậy cũng là một thành quả rất lớn, sự nỗ lực của bà
con cũng như chính quyền xã về việc khắc phục hậu quả của lũ lụt, thiên tai gây nên.
Tuy năng suất năm 2010 có giảm 3,61 tấn/ha so với năm 2009 nhưng tổng sản lượng
qua 2 năm vẫn tăng lên 70 tấn tương ứng với 7,678 %
Qua đó ta thấy được điều kiện thời tiết, khí hậu cũng ảnh huởng rất lớn đến diện
tích, sản lượng cũng như năng suất cây dưa hấu. Vì vậy chính quyền cũng như bà con
cần có các biện pháp canh tác tốt hơn để nâng cao năng suất, phát triển nâng cấp hệ
thống đường điện, đê đập phục vụ người dân sản xuất.
2.2.2. Tình hình diện tích gieo trồng một số cây hàng năm ở xã
Bảng 4: Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm ở xã Cẩm Sơn qua 3 năm
(2008 - 2010)
ĐVT: Ha
Năm Năm Năm 2009/2008 2010/2009
Loại cây
2008 2009 2010 +/- % +/- %
Lúa 150 165 167 15 10,00 2 1,21
Ngô 273 270,5 264 -2,5 -0,92 -6,5 -2,40
Dưa hấu 20 35,5 44,45 15,5 77,50 8,95 25,21
Đậu 29,5 26 19 -3,5 -11,86 -7 -26,92
Lạc 27 24,5 24 -2,5 -9,26 -0,5 -2,04
(Nguồn: UBND xã Cẩm Sơn)
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 32
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Như chúng ta đã biết xã Cẩm sơn là một xã nông nghiệp thuần tuý, đại bộ phận
dân cư trong xã sinh sống nhờ sản xuất nông nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy lúa, ngô
là hai cây trồng chính của xã, đặc biệt là cây ngô chiếm phần lớn diện tích cây trồng
của xã. Bởi xã có dòng sông Lam chảy qua kéo dài từ đầu xã đến cuối xã vì vậy đã đưa
lượng phù sa lớn bồi đắp hàng năm cho bãi đất sản xuất của bà con. Chính những bãi
đất này bà con chủ yếu là trồng ngô và một số cây trồng khác như đậu, lạcNhưng
trong những năm gần đây do chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ngô, đậu, lạc sang
trồng dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy diện tích trồng dưa qua 3
năm 2008 đến năm 2010 tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2008 chỉ với 20 ha nhưng tới
năm 2010 diện tích trồng dưa tăng lên tới 44,45 ha. Trong khi đó diện tích trồng cây
ngô, đậu và lạc lại giảm một lượng đáng kể. Năm 2009 diện tích trồng ngô giảm 2,5
ha so với năm 2008 tương ứng với 0,92%. Năm 2010 diện tích trồng ngô giảm nhiều
hơn với 6,5 ha so với năm 2009 tương ứng giảm 26,92%.
Bên cạnh đó thì diện tích trồng cây lúa vẫn tăng đều qua các năm. Do người dân
ngày càng khai thác được những ruộng bỏ hoang từ nhiều nẳm trước mà diện tích
trồng lúa ngày càng tăng. Năm 2009 diện tích trồng lúa tăng 15 ha so với năm 2008
tương ứng 10%, năm 2010 tăng 2 ha so với năm 2009 tương ứng 1,21%.
Nhìn chung qua sự phân tích trên ta thấy được sự chuyển đổi mục đích sử dụng
đất của nông dân xã Cẩm Sơn, người dân đã chuyển sang trồng những loại cây có hiệu
quả trên diện tích đất màu.
2.3. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.1. Tình hình dân số lao động, đất đai của các nông hộ được điều tra
Đất đai và nguồn lao động là hai yếu tố đầu vào không thể thiếu khi tiến hành sản
xuất nông nghiệp. Cơ sở để xác định qui mô thu nhập của hộ gia đình là diện tích đất
sản xuất nông nghiệp và lao động có khả năng tạo ra thu nhập trong gia đình, qui mô
thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc rất lớn đến diện tích đất nông nghiệp, lao động
trong từng hộ.
Dựa vào tình hình thực tế điều tra ở xã Cẩm Sơn, tôi chia các hộ điều tra ra làm
2 nhóm
Nhóm 1: Bao gồm các xóm 1,2,5,7 Các xóm này sản xuất dưa hấu chủ yếu là ở
đất ruộng chuyển đổi và một ít đất màu. Nhóm này chiếm số ít diện tích, bởi diện tích
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 33
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
đất này thường ít, nhỏ và không tập trung. Tôi tiến hành điều tra 20 hộ sản xuất nhiều
dưa hấu thuộc xóm 2 và xóm 5. Cụ thể xóm 2: 10 hộ, xóm 5: 10 hộ.
Nhóm 2: Bao gồm các xóm 3,4,6,8,9,10,11 các xóm này sản xuất dưa hấu chủ
yếu là đất bãi (đất ven sông). Nhờ dòng sông Lam chảy qua xuyên suốt địa bàn xã
hàng năm đã bồi đắp một luợng lớn phù sa cho bãi đất. Chính vì vậy diện tích đất này
thường màu mỡ và chiếm số lượng tương đối lớn. Đây chính là diện tích trồng dưa chủ
yếu của xã. Tôi tiến hành điều tra 40 hộ ở các xóm 4, 8 và 9 đây là các xóm sản xuất
nhiều dưa hấu đại diện cho nhóm. Cụ thể, xóm 4: 10 hộ, xóm 8: 15 hộ, xóm 9: 15 hộ.
Qua thực tế điều tra 60 hộ thuộc các hộ sản xuất nhiều dưa hấu thuộc hai nhóm
hộ ở xã tôi thu thập được các thông tin về đất đai và lao động của các nông hộ thể hiện
ở bảng số liệu sau:
Bảng 5: Tình hình đất đai, lao động của các hộ được điều tra
( Tính bình quân 1 hộ)
Chỉ tiêu ĐVT BQC BQ Nhóm 1 BQ Nhóm 2 Tổng
1. Tổng số hộ Hộ - 20 40 60
2. Tổng nhân khẩu Người - 104 220 324
Nhân khẩu BQ/hộ Người 5,4 5,2 5,5
3. Tổng lao động LĐ - 71 135 206
Lao động BQ/hộ LĐ 3,43 3,55 3,375
4. Tổng DTCT Sào - 163,2 355 518,2
DTCT BQ/hộ Sào 8,64 8,16 8,87 -
DTCT BQ dưahấu/hộ Sào 4,05 3,37 4,39 -
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Qua bảng ta thấy: Tổng nhân khẩu bình quân/hộ của các hộ được điều tra là 5,4
người/hộ; nhóm 1 bình quân là 5,2 người/hộ; nhóm 2 bình quân là 5,5 người/hộ, đây là
một con số khá cao về tình hình dân số của các hộ. Tương ứng với chỉ tiêu nhân khẩu
bình quân/hộ, chỉ tiêu lao động bình quân/hộ cũng có sự chênh lệch theo xu hướng
trên. Số nhân khẩu nhiều thường có số lao động nhiều. Bình quân nhóm 1 có 3,55 lao
động, trong khi đó nhóm 2 có 3,38 lao động, đây là nguồn lực lượng lao động dồi dào
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 34
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
mà các hộ nông dân có. Điều này ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của các
hộ. Ngoài ra nhiều lao động nghĩa là có nhiều cơ hội, nhiều khả năng kiếm việc làm và
nâng cao thu nhập cho gia đình. Tuy nguồn lao động có dồi dào nhưng qua so sánh hai
chi tiêu trên ta thấy có sự chênh lệch tương đối lớn. Sự chênh lệch đó chính là số
người ăn theo, số người ngoài độ tuổi lao động tương đối lớn bình quân có 1,97
người/hộ. Điều này gây không ít khó khăn cho việc tăng thu nhập, tạo nguồn tích luỹ
cho đầu tư sản xuất.
Năng lực sản xuất của các nông hộ bên cạnh được phản ánh về góc độ lao động
còn được phản ánh qua quy mô diện tích đất đai của nông hộ lớn hay bé thể hiện khả
năng tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy, bình
quân mỗi hộ có khoảng 8,64 sào đất, trong đó có 4,05 sào trồng dưa hấu, diện tích
trồng dưa hấu như vậy là cao so với diện tích canh tác chung của hộ, chiếm một nửa
diện tích canh tác. Các nhóm hộ được điều tra có sự chênh lệch về diện tích đất canh
tác, nhóm 1 phần lớn là đất ruộng và đất đồng vệ sử dụng để trồng dưa hấu. Diện tích
này nhỏ chính vì vậy diện tích canh tác dưa hấu bình quân/hộ là 3,37 sào. Trong khi đó
diện tích đất canh tác bình quân/hộ của nhóm này là 8,16 sào. Nhóm 2 diện tích đất
canh tác bình quân/hộ là 8,87 sào trong đó diện tích đất trồng dưa hấu là 4,39 sào.
Diện tích này tương đối lớn bởi nhóm này diện tích đất phần lớn là đất bãi bồi ven
sông được sử dụng chủ yếu để trồng dưa hấu. Qua đó cũng cho ta thấy số nhân khẩu
lớn thì được chia nhiều ruộng đất hơn. Nhưng do đặc điểm đất đai ở mỗi nhóm khác
nhau mà diện tích đất trồng dưa hấu có sự chênh lệch đáng kể.
Qua phân tích trên ta thấy, nhóm 2 có đông nhân khẩu hơn chính vì vậy diện tích
đất canh tác lớn hơn, do đó thu nhập từ từ các hoạt động sản xuất là lớn hơn, từ đó
nâng cao khả năng tái đầu tư vào sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất
của hộ. Bên cạnh đó diện tích đất trồng dưa hàng năng năm của các nhóm này là đất
bãi, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn nên độ dinh dưỡng cao hơn đất
ruộng và đất đồng vệ, khi đầu tư sản xuất không cần nhiều chi phí mà hiệu quả đạt
được vẫn cao. Chính vì vậy điều kiện sản xuất dưa hấu của nhóm này thuận lợi hơn
nhóm 1.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 35
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
2.3.2 Tình hình trang bị vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất của các nông hộ
Trong sản xuất nông nghiệp ngoài yếu tố lao động, đất đai thì năng lực sản xuất
của các hộ nhận khoán được thể hiện thông qua tư liệu sản xuất, các hộ sản xuất phải
bỏ ra một khoản chi phí để mua sắm máy móc, dụng cụ
Đầu tư trang bị tư liệu sản xuất là một trong các yếu tố có tính chất quyết định
đến vấn đề nâng cao năng suất lao động và tạo ra được một lượng hàng hoá lớn hơn
góp phần giải phóng được lao động chân tay thủ công. Mức độ đầu tư quyết định đến
quy mô sản xuất của các nhóm hộ, hộ nào đầu tư càng lớn thì quy mô sản xuất càng
lớn và ngược lại. Trình độ trang bị kỹ thuật phục vụ sản xuất là thước đo trình độ của
phương thức sản xuất, đặc biệt là sản xuất dưa hấu cần một lực lượng lao động thường
xuyên để chăm sóc, tư liệu sản xuất còn phụ thuộc vào điều kiện khả năng của từng hộ
gia đình hiện có. Nhìn chung tình hình trang bị kỹ thuật của nông hộ ở đây có tiến bộ
hơn trước, song do điều kiện về đất đai manh mún, hạn chế về điều kiện thuỷ lợi nên
còn cản trở đối với áp dụng các máy móc vào sản xuất.
Hiện nay tại địa phương một phần diện tích thực hiện cơ giới hoá làm đất, còn
phần lớn người dân tự làm. Do đó, chi phí lao động là rất lớn, để thấy được tình hình
trang bị vật chất - kỹ thuật phục vụ sản xuất ở địa phương ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 6: Tình hình trang bị vật chất - kĩ thuật của các nông hộ
( tính bình quân cho 1 hộ)
BQC BQ Nhóm 1 BQ Nhóm 2
Chỉ tiêu ĐVT G.trị G.trị G.trị
SL SL SL
(1000đ) (1000đ) (1000đ)
1. Trâu bò cày kéo Con 1,7 15417 1,7 14000 1,7 16125
2. Cày, bừa tay Cái 1,97 517,33 1,95 490 1,975 531
3. Xe kéo Cái 1 2730 1 2710 1 2740
4. Máy bơm nước Cái 2,18 1630 1,95 1412,5 2,3 1738,75
5. Bình phun thuốc Cái 1,5 212,50 1,55 229,5 1,475 204
6. Nông cụ khác 1000đ - 205,47 - 197,8 - 209,3
Tổng giá trị 1000đ - 20711,97 - 19039,8 - 21548,1
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 36
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Qua bảng số liệu ta thấy các hộ điều tra đã trang bị cho gia đình những vật dụng
cần thiết để tham gia vào sản xuất với tổng giá trị tài sản phục vụ sản xuất bình quân
mỗi hộ là 20.711,97 nghìn đồng. Đây là một con số khá cao chứng tỏ trang bị vật chất
- kĩ thuật phục vụ sản xuất của các hộ là khá lớn, các phương tiện thủ công đều được
tân trang lại, thay thế bằng các loại mới để phù hợp với điều kiện sản xuất của các
nông hộ.
Đối với chỉ tiêu trâu bò cày kéo bình quân mới hộ có 1,7 con, giá trị là 15.417
nghìn đồng. Do hiện nay giá cả thị trường ngày càng tăng cao chính vì vậy mà giá trị
trâu bò cũng tăng lên đáng kể. Trong tổng số các hộ điều tra hầu hết đều làm nông
nghiệp nên hộ nào cũng nuôi trâu bò cày kéo, nó không chỉ dùng làm sức kéo mà còn
sử dụng phân của chúng dùng cho sản xuất dưa. Nhìn chung qua 2 nhóm thì số lượng
trâu bò bình quân/hộ như nhau nhưng ở nhóm 2 có số lượng trâu bò to, khoẻ nhiều hơn
nên có giá trị cao hơn nhóm 1.
Trong hộ gia đình thì hộ nào có trâu bò cày kéo thì sẽ sắm cày bừa tay để sử
dụng, số lượng cày bừa tay ở 2 nhóm là gần tương đương nhau. Tuy nhiên đối với
những hộ có diện tích đất lớn ngoài việc sử dụng trâu bò cày kéo để làm đất họ còn
thuê máy móc hoặc mua thêm máy móc để phục vụ cho việc sản xuất của mình kịp
thời vụ, nâng cao năng suất gieo trồng.
Xe kéo là phương tiện cần thiết cho sản xuất, nó dùng để chở phân bón, sản
phẩm thu hoạch, các vật dụng khác. Nó là phương tiện vận chuyển chủ yếu của bà con
nông dân. Đường sá giao thông nội đồng ở địa phương còn yếu kém và lạc hậu nên các
loại xe tải không thể vào thẳng trong đồng ruộng để mua, do đó muốn bán đuợc dưa
hấu phải dùng xe kéo chuyên chở dưa hấu ra đường lớn. Có thể nói rằng xe kéo là
phương tiện quan trọng đối với việc sản xuất và tiêu thụ dưa hấu tại địa phương. Qua
bảng số liệu ta thấy hộ nào cũng có 1 chiếc xe khoảng 2.730 nghìn đồng.
Đối với hộ sản xuất dưa hấu thì dụng cụ bình phun thuốc hộ nào cũng có, đây là
dụng cụ không thể thiếu của bà con trồng dưa, có nhiều hộ có tới 2 - 3 cái. Bình quân
mỗi hộ có 1,5 cái, trong đó nhóm 1 có 1,55 cái, nhóm 2 có 1,48 cái. Bình phun thuốc
là dụng cụ cần thiết trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất dưa
hấu. Trong việc sản xuất dưa hấu bà con dùng bình phun để phun thuốc cỏ, thuốc sâu
bệnh, phun phân bón cho lá, cho cây
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 37
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Máy bơm nước dùng để bơm nước phục vụ sinh hoạt và hoạt động sản xuất. Đặc
biệt là sản xuất dưa hấu cần phải tưới nước thường xuyên mặc dù không nhiều. Mặt
khác trồng dưa thường vào mùa hè, nắng nóng, hạn hán nước bốc hơi mạnh cần phải
bổ sung lượng nước cho dưa phát triển. Nước phục vụ sản xuất dưa hấu lấy từ hệ
thống kêng mương phục vụ chung cho cả xã và một phần lấy từ các giếng nước mà
người dân đào tại một số ruộng dưa không lấy được nước từ các mương nước. Trung
bình mỗi hộ có 2,18 cái, đây là một con số khá cao. Trong đó nhóm 1 bình quân mỗi
hộ có 1,95 cái, nhóm 2 có 2,3 cái/hộ. Nhóm 2 có tỷ lệ máy bơm nước cao hơn vì ở
nhóm này có diện tích trồng dưa lớn hơn nên cần có số lượng máy bơm nước nhiều
hơn phục vụ kịp thời nhu cầu tưới nước cho dưa.
Nhìn chung tình hình trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của các hộ là
khá tốt, tuy chưa cơ giới hóa trên diện rộng nhưng đã có nhiều đổi mới, thay thế để
phục vụ sản xuất tốt hơn.
Đánh giá chung về năng lực sản xuất của các hộ điều tra trên các góc độ lao
động, đất đai, tư liệu sản xuất thì hoàn toàn có đủ điều kiện thuận lợi trong việc phát
triển nói chung, sản xuất dưa hấu nói riêng để nâng cao hơn nữa trong việc khai thác
năng lực sản xuất phát triển.
2.3.3 Tình hình sử dụng các loại giống dưa hấu của các nông hộ điều tra
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến
năng suất và chất lượng của sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Đối với cây dưa hấu cũng
vậy, giống dưa hấu là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Do
vậy việc lựa chọn những loại giống tốt, không mầm bệnh, năng suất cao, đặc biệt là
sinh trưởng và phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương là thực
sự cần thiết trước khi quyết định sản xuất. Hiện nay, có rất nhiều loại giống dưa hấu
khác nhau, chất lượng của mỗi loại giống dưa cũng rất khác nhau, có những giống tốt
cho năng suất cao nhưng chất lượng thấp như giống dưa Hắc Long, Xuân Lan
không được nhiều người ưa chuộng. Một số giống dưa tuy không năng suất nhưng chất
lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng như giống dưa hấu Hắc Mĩ Nhân, Thái Lan
Do đó trong quá trình lựa chọn giống dưa hấu cũng cần phải căn cứ vào thị hiếu người
tiêu dùng.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 38
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Theo kết quả điều tra cho thấy, năm 2010 các hộ điều tra chủ yếu sử dụng các
loại giống dưa sau:
Vụ Xuân hè: Phù Đổng, Thuỷ lôi, Trang nông 308
Vụ Hè thu : Phù đổng, giống dưa Thái lan: TS 406, ĐTH 300, ĐTH 894
Mỗi vụ gieo trồng thì các nông hộ sử dụng các loại giống khác nhau để đảm bảo
tính thích nghi về điều kiện khí hậu, thuỷ văn của địa phương cho từng loại giống. Các
loại giống dưa hấu trồng ở mỗi vụ đều được ban khuyến nông xã tìm tòi để cung cấp
cho người dân những giống dưa tốt, hợp thời tiết, khí hậu cho năng suất cao. Các
giống dưa sau khi được lấy về, thông qua chính quyền địa phương hoặc các đại lý bán
buôn, bán lẻ trên địa bàn xã cung cấp cho các nông hộ sản xuất. Số lượng giống nhiều
nhưng chỉ tiêu gieo trồng mỗi sào cho từng loại giống là như nhau, giống đuợc bán
theo túi, mỗi túi trọng lượng 20 gam, trung bình 1 sào gieo trồng khoảng 1 túi, giá bán
trung bình 1 túi là 150 nghìn đồng.
...i phí trung gian là một bộ phận cấu thành nên tổng chi phí sản xuất nên sự
khác biệt về chi phí trung gian giữa các nhóm hộ có mức đầu tư khác nhau cũng dẫn
đến sự khác biệt về một số chỉ tiêu như giá trị gia tăng và một số chỉ tiêu biểu hiện
hiệu quả sản xuất. Chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí : giống, phân bón,
thuốc BVTV, chi phí thuê ngoài, ni lông phủ, chi phí khác... Trong kết cấu tổng chi
phí sản xuất của từng nhóm hộ, so với khoản chi phí về lao động gia đình thì cho phí
trung gian cũng không kém phần quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và
hiệu quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ. Sự tác động của chi phí trung gian đến
kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ được thể hiện thông qua bảng
số liệu sau:
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 55
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Bảng 13: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả
sản xuất dưa hấu trái vụ.
Phân theo Số IC GO/sào VA/sào
STT % GO/IC VA/IC
IC (1000đ) hộ bq/sào (1000đ) (1000đ)
I < 970 17 28,33 942,47 3853,3 2910,8 4,09 3,09
II 970 - 1050 24 40,00 995,46 4228,9 3233,4 4,25 3,25
III > 1050 19 31,67 1121,6 4208,7 3087,1 3,75 2,75
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Theo kết quả điều tra ta thấy, chi phí bình trung gian cá hộ sử dụng bình quân là
1039 nghìn đồng/sào, ta chia 60 hộ làm 3 tổ:
Tổ I: Chi phí trung gian nhỏ hơn 970 nghìn đồng/sào
Tổ II: Chi phí trung gian từ 970 nghìn đến 1050 nghìn đồng/sào
Tổ III: Chi phí trung gian lớn hơn 1050 nghìn đồng/sào
Xem xét mối quan hệ GO bình quân/sào, IC bình quân/sào, VA bình quân/sào ta
thấy mối liên hệ giữa chỉ tiêu IC và VA bình quân/sào là mối quan hệ ngược chiều còn
GO và VA bình quân/sào là mối quan hệ cùng chiều. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy,
GO bình quân đạt cao nhất khi chi phí đầu tư nằm trong khoảng 970 - 1050 nghìn
đồng/sào, nhóm hộ này gồm 24 hộ chiếm tỷ lệ cao nhất 40% trong tổng số hộ điều tra.
Với chi phí trung gian bình quân/sào là 995,46 nghìn đồng thì nhóm hộ này thu được giá
trị gia tăng trên một sào là 3233,4 nghìn đồng. Với việc đạt chỉ tiêu GO và VA bình
quân/sào cao nhất nên nhóm hộ này mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất, một đồng chi
phí bỏ ra thu được 4,25 đồng giá trị sản xuất và 3,25 đồng giá trị gia tăng.
Đối với nhóm hộ có chi phí đầu tư lớn nhất (Chi phí trung gian lớn hơn 1050
nghìn đồng/sào), nhóm này gồm 19 hộ chiếm 31,67% trong tổng số hộ điều tra.Tuy chi
phí đầu tư lớn nhất nhưng giá trị gia tăng lại giảm xuống còn 4208,7 nghìn đồng/sào
chính vì vậy giá trị gia tăng chỉ được 3087,1 nghìn đồng/sào. Vì chí phí trung gian
nhóm này bỏ ra cao nhất nhưng giá trị sản xuất không cao nên hiệu quả sản xuất đạt
được thấp nhất. Với một đồng chi phí bỏ ra nhóm hộ thu được 3,75 đồng giá trị sản
xuất và 2,75 đồng lợi nhuận.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 56
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Đối với nhóm hộ có chi phí đầu tư thấp nhất (chi phí trung gian nhỏ hơn 970
nghìn đồng/sào). Nhóm hộ này gồm 17 hộ chiếm 28,33 % trong tổng số hộ được điều
tra. Vì chi phí đầu tư thấp nhất nên giá trị sản xuất và giá trị gia tăng bình quân/sào đạt
được cũng thấp nhất lần lượt là 3853,3 nghìn đồng và 2910,8 nghìn đồng. Tuy vậy do
bỏ ra lượng chi phí đầu tư thấp nên hiệu suất của nhóm này đạt cao hơn nhóm hộ có
chi phí đầu tư lớn nhất. Với một đồng chi phí bỏ ra nhóm hộ thu được 4,09 đồng giá trị
sản xuất và 3,09 đồng lợi nhuận.
Qua đó ta thấy, việc bỏ ra chi phí cao chưa hẳn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao
mà việc đầu tư phải đúng cách, đúng kỹ thuật mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người dân. Mặt khác, việc đầu tư chi phí trung gian của bà con còn phù thuộc vào điều
kiện thời tiết, khí hậu cũng như chất đất tác động rất mạnh mẽ tới năng suất và sản luợng
cây trồng. Qua điều tra thực tế cho biết, nguyên nhân của các hộ đầu tư chi phí cao
nhưng hiệu quả đạt được lại không cao là vì các hộ này chủ yếu trồng dưa ở đất ruộng,
loại đất này là đất thịt thường không tơi xốp, độ màu mỡ kém hơn nhiều so với đất bãi
bồi ven sông vì vậy khi trồng dưa cần phải tăng lượng phân bón hoá học lên nhiều. Mặt
khác, do đất được sử dụng quanh năm lại không được bồi đắp lượng phù sa như ở đất
bãi bồi mà chủ yếu sử dụng phân bón hoá học nên đất ở đây ngày càng bị thoái hoá
nhiều. Hơn nữa do trồng dưa ở đất ruộng dễ bị đọng nước khi gặp mưa, đã làm cho một
lượng dưa lớn của bà con chưa thu hoạch kịp bị nứt nẻ không bán được. Đây chính là
nguyên nhân chính dẫn đến việc năng suất đạt đựơc của nhóm hộ này lại thấp.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy rằng chi phí trung gian có ảnh hưởng lớn tới kết
quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân. Tuy ở các hộ trồng dưa ở đất
ruộng có những khó khăn trước mắt nhưng nhìn chung ở các hộ có mức chi phí trung
gian cao hơn đều đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là
đẩy mạnh đầu tư lên bao nhiêu cũng được mà các hộ phải xem xét tính toán để cân đối
khi tăng các loại chi phí khác nhau cho phù hợp. Mặt khác, để khắc phục khó khăn đối
với các nhóm hộ sản xuất dưa hấu ở đất ruộng nói riêng và sản xuất dưa hấu nói chung
cần phải gia tăng lượng phân chuồng để đảm bảo hiệu quả đất đai, tăng nguồn dinh
dưỡng cho đất cũng như tíết kiệm lượng chi phí đầu vào nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất của các nông hộ. Đồng thời chính quyền địa phương cần phải xây dựng hoàn
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 57
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
chỉnh hệ thống kênh mương tưới, tiêu nước để có thể cung cấp đầy đủ nuớc tưới cũng
như có thể tiêu nước cho các hộ sản xuất khi cần thiết, đảm bảo hoạt động sản xuất của
bà con ngày một hiệu quả.
2.5.3 Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu
Điều kiện thời tiết có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất dưa hấu nói riêng. Điều kiện thời tiết ở các khu vực khác nhau thì việc
gieo trồng, sản xuất nông nghiệp của bà con cũng khác nhau. Việc lựa chọn cây trồng
nào cho phù hợp với với điều kiện thời tiết, đất đai là điều rất quan trọng ảnh hưởng
tới năng suất, hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập của các hộ nông dân.
Là một xã thuộc miền tây của tỉnh Nghệ An, xã Cẩm Sơn có những điều kiện
thuận lợi cũng như những khó khăn gặp phải khi sản xuất dưa hấu. Là một xã thuộc
miền trung thường có khí hậu nắng nóng vào mùa hè và lạnh giá vào mùa đông do vậy
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng nói chung và cây dưa hấu nói
riêng. Vào mùa hè khí hậu thường khô nóng do chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam
gây hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây dưa. Đối
với những hộ trồng dưa ở đất bãi bồi ven sông, những năm gặp lũ tiểu mãn khiến đất
ướt nên phải trồng muộn, nhưng trồng muộn khi thu hoạch sẽ gặp mưa lớn, lũ vào rằm
tháng 7 gây thiệt hại cho người trồng dưa.
Bên cạnh những khó khăn thì xã cũng cò những điều kiện thuận lợi cho việc
trồng dưa: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vì vậy là điều kiện thuận lợi cho
cây dưa hấu phát triển. Bên cạnh đó có những trận lụt mang lại lượng phù sa lớn cho
bà con trồng dưa nên không cần tốn nhiều chi phí mà năng suất dưa hấu vẫn đạt kết
quả cao.
Qua đó ta thấy, thời tiết khí hậu ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất
dưa hấu trái vụ, vì vậy để giảm bớt rủi ro cho hoạt động sản xuất thì cán bộ xã, người
nông dân cần làm tốt công tác thủy lợi, trồng dưa đúng thời vụ và có biện pháp chăm
sóc tốt để nâng cao năng suất.
2.6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DƯA HẤU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
Các nông hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và các hộ sản xuất Dưa hấu nói
riêng, ngoài sự quan tâm về sản lượng hoặc năng suất của cây thì các hộ còn quan
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 58
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
tâm đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm, vì vậy tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm
cũng là yếu tố quyết định đến kết quả của quá trình sản xuất. Đầu ra có ổn định thì
các hộ mới có thể yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Tại địa phương sản xuất dưa hấu
mang lại hiệu quả và kết quả cao hơn một số cây trồng khác, làm tăng thêm nguồn thu
nhập cho người sản xuất. Địa phương đã cung cấp một lượng dưa hấu không nhỏ cho
thị trường, nhưng thị trường hoạt động mua bán còn mang tính tự phát. Giá cả đầu vào
đầu ra nhất là đầu ra chưa thống nhất. Những hạn chế đó ảnh hưởng không nhỏ tới khả
năng đầu tư cây dưa hấu và mức tiêu thụ sản lượng của địa phương. Do vậy, thị trường
tiêu thụ đặc biệt quan trọng đối với việc sản xuất, phát triển cây dưa hấu trên địa bàn.
Qua điều tra thực tế trên địa bàn ta thấy, thị trường tiêu thụ dưa hấu của các
nông hộ ở xã rất đa dạng, các nông hộ có thể bán trực tiếp cho người sản xuất, bán
cho những người bán buôn, bán lẻ hoặc bán cho những người thu gom. Để thấy được
tình hình tiêu thụ dưa hấu ở xã tôi xây dựng mô hình kênh tiêu thụ dưa hấu của vùng
như sau:
Sơ đồ: mạng lưới tiêu thụ sản phẩm dưa hấu
Người sản
xuất
Người thu
gom
Người bán Người bán
buôn buôn
Người bán lẻ Người bán lẻ Người bán lẻ
Người tiêu Người tiêu Người tiêu Người tiêu dùng
dùng dùng tỉnh khác dùng trong tỉnh địa phương
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 59
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Dưa hấu là một loại trái cây rất được ưa chuộng vào mùa hè chính vì vậy thị
trường tiêu thụ của nó rất rộng lớn. Qua điều tra thực tế ta thấy, sau khi thu hoạch
ngưởi dân thường bán dưa cho những người thu gom, bán buôn tư nhân sau đó được
mang tới những thàng phố lớn để tiêu thụ như thành phố Vinh, Hà nội, Hải phòng
và một thị trường tiêu thụ rất lớn nữa đó là thị trường Trung Quốc bằng việc đưa qua
cửa khấu Móng Cái và cửa khẩu Tân Thanh. Phần lớn sản phẩm của hộ được bán cho
người thu gom và các nhà bán buôn chiếm khoảng 70 - 85 % tổng sản phẩm. Một số
lượng ít dưa hấu được bán cho người bán lẻ và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Hình
thức thu mua dưa hấu ở xã chủ yếu là bán tại ruộng hoặc bán tại các địa điểm thu gom
cho các nhà bán buôn ở các tỉnh khác về thu mua hoặc các nhà bán buôn này có thể
gặp trực tiếp các nông hộ sản xuất để trao đổi mua bán hoặc thông qua các trung gian
ở xã. Về giá cả đều do các nhà buôn quyết định, người dân thăm dò thông tin giá cả
sản phẩm từ chợ, giá bán ở các vùng khác để có giá bán thích hợp.
Kênh phân phối thứ nhất: Từ hộ trồng dưa tới người thu gom, tới người bán
buôn, tới người bán lẻ rồi cuối cùng tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây là kênh
phân phối chủ yếu, mối quan hệ giữa hộ trồng dưa và người thu gom là mối quan hệ
rất chặt chẽ. Người bán buôn thường là những người nơi khác đến tới tận ruộng để
mua dưa. Các tư thương gồm các nhà thu gom trong xã và ngoài xã thu mua dưa của
bà con. Sau khi thu gom được số lượng lớn họ sẽ bán lại cho những nhà bán buôn từ
nơi khác tới mua hoặc họ có thể thuê xe đi nhập cho các nhà bán buôn ở các thành phố
như : Vinh, Hà Nội, Hải Phònghoặc mang ra của khẩu Lạng Sơn để xuất qua Trung
Quốc. Nếu đưa về các phành phố thì những người bán buôn sẽ bán lại cho những
người bán lẻ, Rồi từ những người bán lẻ dưa hấu đến tận tay người tiêu dùng. Sản
lượng dưa mà người sản xuất ra bán theo hướng này chiếm đa số sản lượng khoảng
60- 65%. Với mức giá bán của bà con trung bình khoảng 3500 đồng/Kg cho các nhà
thu gom thì tới tay người tiêu dùng dưa hấu đã tăng lên tới 5000 đồng/Kg.
Kênh phân phối thứ hai: Từ hộ trồng dưa bán cho người bán buôn rồi tới người
bán lẻ đưa đến cho người tiêu dùng. Đây là hình thức bán cho người bán buôn, các nhà
bán buôn ở các tỉnh khác tới tận ruộng để mua dưa và mang bán cho những người bán
lẻ ở các tỉnh khác. Sau đó người bán lẻ sẽ bán cho người tiêu dùng. Hình thức này
chiếm khoảng 20% .
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 60
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
Kênh phân phối thứ ba: Từ hộ trồng dưa tới người bán lẻ rồi tới người tiêu
dùng. Người bán lẻ ở các chợ địa phương đến mua dưa sau đó bán lại cho người tiêu
dùng để hưởng chênh lệch giá. Số lượng dưa mà người bán lẻ mua là ít hơn so với hai
hình thức tiêu thụ trên rất nhiều chiếm khoảng 10%. Những người bán lẻ này mua dưa
tại ruộng với mức giá như các tư thương khác với giá 3500 đồng/Kg nhưng do không
tốn công vận chuyển xa lại bán với giá khoảng 4000 - 4500 đồng/kg nên cũng thu
được lợi nhuận tương đối.
Kênh phân phối thứ tư: Các hộ trồng dưa bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Số
lượng dưa mà người sản xuất trực tiếp bán cho người tiêu dùng với số lượng ít thường
là vài quả, người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng khi dưa xấu không nhập
được cho người bán buôn và người bán lẻ, kênh này chiếm khoảng 5%.
Qua đó ta thấy, sản phẩm dưa sau khi thu hoạch đều được các tư thương thu mua
hầu hết, hộ trồng dưa chỉ để lại một ít để ăn hoặc biếu tặng bạn bè, người thân. Nhưng
những hình thức thu mua này vẫn không ổn định, mang tính tự phát, giá cả bấp bênh,
khi được mùa thì giá thấp, mất mùa thì giá cao. Mặt khác, khi những tư thương mua
dưa để xuất khẩu sang Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn do yêu cầu đảm bảo về kĩ
thuật, bị chèn ép giáđã gây nên sự ùn tắc của những chuyến xe chở dưa hấu đi bán
sang thị trường Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh ( Lạng sơn) đã gây không ít lo sợ
cho người dân trồng dưa. Tình trạng bị ép giá, giá bán hạ xuống chỉ còn 500 -
1000đ/kg đã gây không ít khó khăn cho các nhà bán buôn cũng như người dân trồng
dưa. Chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất cũng như thu nhập của
các hộ nông dân trồng dưa.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 61
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG
Để khai thác hết tiềm năng đất đai, tăng năng suất sản lượng cùng trên một đơn
vị diện tích, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân và góp phần vào công
cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương. Như vậy xã cần phải xác định được định
hướng phát triển nói chung và hoạt động sản xuất dưa nói riêng trong thời gian tới
như sau:
Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế
nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, tăng cường ứng dụng tiến
bộ kĩ thuật, khoa học và công nghệ vào khâu giống cây trồng
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đưa cây dưa vào sản xuất thay thế một
số cây trồng kém hiệu quả. Theo đó xây dựng vùng chuyên canh sản xuất dưa hấu theo
quy mô hàng hoá và chất lượng cao.
Đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ sinh học
vào sản xuất để thâm canh cây dưa hấu nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao thu nhập cho người dân.
Phát huy lợi thế so sánh của đất đồng vệ mà xưa nay đã sản xuất hiệu quả kinh tế
thấp. Xây dựng vùng trồng dưa trên địa bàn có thương hiệu để đứng vững trên thị
trường nội địa và thị trường quốc tế.
Phấn đấu năm 2015 diện tích trồng dưa hấu 60 ha, giải quyết việc làm cho
khoảng 150 - 170 lao động nông thôn, đồng thời tăng thu nhập cho hộ trồng dưa, làm
thay đổi bộ mặt nông thôn.
Xuất phát từ thực tế của địa phương và trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất
dưa hấu của các nông hộ điều tra, đánh giá một cách chi tiết tôi mạnh dạn đề xuất một
số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng sản xuất lúa tại địa phương như sau
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ CẨM SƠN
Xuất phát từ thực tế của địa phương và trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất
dưa hấu của các nông hộ điều tra, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 62
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
nâng cao khả năng sản xuất dưa hấu tại địa phương như sau:
3.2.1 Giải pháp về kĩ thuật
Việc áp dụng các kiến thức về khoa học kĩ thuật mới vào thực tiễn sản xuất có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng nói chung và cây dưa hấu
nói riêng. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, theo tôi các giải
pháp về kĩ thuật cần thực hiện đó là:
- Đối với giống
Do giới hạn về quỹ đất phục vụ, sản xuất nông nghiệp, yêu cầu cấp thiết đối với
các nông hộ là tăng cường đầu tư sản xuất thâm canh để tăng thu nhập cải thiện đời
sống nhân dân. Trong đó yếu tố giống là yếu tố được quan tâm hàng đầu của bà con
nông dân, kể từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất, giống quyết định đến khả năng tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy chính quyền địa phương cùng với các
hộ nông dân phối hợp tìm hiểu các giống dưa mới đưa vào sản xuất nhằm mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Đối với phân bón
Chúng ta biết rằng đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nếu biết sử dụng hợp lý thì
độ phì của đất có thể tăng lên, như vậy việc bón phân không chỉ mục đích cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng mà còn mục đích cải tạo đất nếu ta sử dụng chúng lâu dài.
Do thời gian sinh trưởng của cây dưa ngắn ngày hơn các loại cây trồng khác vì vậy để
cho cây phát triển nhanh cần cung cấp cho chúng một lượng phân bón lớn, phù hợp
với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mới đem lại hiệu quả cao cho các hộ
trồng dưa. Mặt khác việc sử dụng nhiều phân vô cơ dễ dẫn đến hiện tượng thoái hoá
đất chính vì vậy các hộ cần phải tăng cường bón phân chuồng để cải tại đất, giảm bớt
chi phí phân hoá học. Tăng cường đầu tư phân chuồng không những tăng độ phì nhiêu
cho đất mà hộ còn tiếp kiện được một khoản chi phí đầu vào khá lớn giúp tăng hiệu
quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ lên cao. Đối với các nông hộ nhóm 1 sản xuất
dưa hấu chủ yếu trên đất ruộng vì vậy cần phải chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư
phân chuồng cũng như cách bón phân sao cho phù hợp.
- Đối với công tác BVTV
Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất dưa
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 63
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
hấu. Phát hiện sớm và phòng trừ sâu bệnh kịp thời là biện pháp vừa tiết kiệm chi phí
vừa nâng cao năng suất. Trước khi gieo hạt phải dùng thuốc diệt các loại côn trùng gây
hại cho cây dưa hấu như dế, kiến tránh trường hợp khi cây con lên sẽ bị cắn hư. Mặt
khác, việc sử dụng các loại thuốc BVTV một cách quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng tới
chất lượng sản phẩm và môi trường. Vì vậy hộ nông dân cần tuân thủ nguyên tắc 4
đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách khi phun phòng trừ sâu bệnh
để thu được kết quả tốt nhất.
- Đối với việc chăm sóc
Việc sản xuất dưa hấu thường đỏi hỏi công chăm sóc cao hơn những loại cây
trồng khác. Hơn nữa công tác chăm sóc, tỉa nhánh, cắt ngọn, bón phân... cũng gây ảnh
hưởng tích cực tới năng suất dưa hấu. Vì vậy, muốn có năng suất cao các hộ phải có
các biện pháp chăm sóc phù hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Các hộ phải thường xuyên
kiểm tra theo dõi để có thể có những biện pháp chăm sóc giúp cây phát triển tốt.
3.2.2. Giải pháp về đất đai
Đất đai là yếu tố không thể thiếu đối với các loại cây trồng. Mỗi loại cây trồng
thích hợp với mỗi loại đất khác nhau. Để người dân ổn định sản xuất thì cần phải giải
quyết tốt các vấn đề đất đai. Vấn đề quy mô ruộng đất hiện nay của xã còn manh mún,
phân tán gây khó khăn cho việc sản xuất của các nông hộ (khó khăn trong đầu tư thâm
canh tăng năng suất cây trồng, tăng các khoản phụ phí, làm giảm hiệu quả sản xuất).
Việc dồn điền, đổi thửa sẽ giúp nông hộ thuận tiện trong việc chăm sóc quản lý, cũng
như dễ dàng đưa công tác cơ giới hóa vào sản xuất. Vì vậy các cấp chính quyền xã cần
nghiên cứu để đưa ra những biện pháp quy đổi kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế
tại địa phương. Hơn nữa, với một quỹ đất nông nghiệp khá hạn hẹp thì việc cải tạo, bồi
dưỡng, đầu tư thâm canh, có chế độ phân bón hợp lý để phục hồi và nâng cao độ phì
nhiêu của đất đai là rất cần thiết.
3.2.3 Giải pháp về vốn
Vốn trong sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất và kinh doanh
của người nông dân. Sản xuất dưa hấu cần lượng vốn đầu tư lớn. Một trong những khó
khăn mà hộ nông dân thường gặp là khó khăn về việc thiếu vốn để đầu tư thâm canh,
mở rộng, nâng cao năng suất và giá trị kinh tế. Hiện nay có nhiều nguồn vốn để nông hộ
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 64
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
có thể vay, tuy nhiên thủ tục vay vốn còn rườm rà, lãi suất lại khá cao nên việc vay vốn
sản xuất của nông hộ còn rất hạn chế. Trong thời gian tới chính quyền cần có các biện
pháp nông dân tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng hơn. Cần liên kết với hệ thống tín dụng
tạo cơ hội cho nông dân. Các ngân hàng cũng cần có biện pháp đưa dịch vụ ngân hàng
về với nông hộ vì đây cũng là nhóm khách hàng tiềm năng.
3.2.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho hoạt động sản xuất dưa hấu được tiến
hành thuận lợi, đồng thời có thể dễ dàng áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất. Mặc
dù đã có sự quan tâm đầu tư, nâng cấp các tuyến đường nội đồng, xây dựng và phát
triển hệ thống kênh mương nhưng vẫn có nhiều tuyến đường vẫn còn là đường đất,
kênh mương chưa được nạo vét. Vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa nạo vét kênh
mương vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tưới tiêu. Nâng cao năng lực tưới tiêu
của máy bơm, trạm bơm thông qua thay thế mới các máy quá cũ hay lắp đặt thêm các
trạm bơm mới ở những vị trí xung yếu.
3.2.5. Giải pháp về công tác khuyến nông
Để không ngừng đưa nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất
nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tư thâm canh tăng năng
suất cây trồng đồng thời tạo điều kiện cho những hộ nông dân nghèo vươn lên thì đòi
hỏi công tác khuyến nông cần phải được đẩy mạnh. Đẩy mạnh công tác khuyến nông
chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho người dân kết hợp với phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện, trung tâm khuyến nông của tỉnh và công ty giống cây
trồng để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người dân sản xuất dưa hấu các giống
mới cho năng suất chất lượng cao hơn. Cần tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, và khuyến khích họ tham gia. Tổ chức
cho nông dân tham quan, khảo sát thực tế thí điểm các mô hình trồng dưa hiệu quả.
3.2.6. Giải pháp về thị trường
Đầu ra cho sản phẩm là mối quan tâm hàng dầu của mọi quá trình sản xuất. Việc
tiêu thụ sản phẩm dưa hấu của nông hộ vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. Hơn nữa, sự
biến động của thị trường đầu vào hay đầu ra đều ảnh hưởng đến qui mô và sản lượng
dưa hấu. Với kinh tế hộ nông dân thì việc tiếp cận thị trường gặp nhiều khó khăn. Để
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 65
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
giải quyết vấn đề thị trường cho nông sản địa phương thì cần thực hiện tốt công tác
thông tin thị trường và dự báo về giá cả vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất dưa hấu
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đến tận người nông dân như báo đài địa
phương, loa truyền thanh thôn Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các hộ nông dân sau
khi thu hoạch, đa dạng hóa các hình thức thu mua sản phẩm. Mặt khác, cần xây dựng
thương hiệu cho sản phẩm. Khi có thương hiệu thì sản phẩm sẽ có chỗ đứng trên thị
trường, lượng tiêu thụ và giá thành sẽ cao hơn
Thực hiện liên kết giữa bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh ngiệp, nhà khoa
học. Nhà nông tiến hành đầu tư thâm canh, chăm sóc, thu hoạch và bán sản phẩm cho
doanh nghiệp theo như hợp đồng đã kí, nhà doanh nghiệp sẽ thực hiện việc tìm kiếm
thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhà khoa học tiến hành nghiên cứu cải tiến tạo ra các
giống mới phù hợp với chất đất, khí hậu của địa phương cho năng suất cao và tiến
hành chuyển giao các tiến bộ đó cho nông dân. Nhà nước thực hiện việc hỗ trợ chính
sách, vốn, cung cấp thông tin cần thiết.
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 66
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Nhờ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây trồng không hiệu quả sang trồng
dưa hấu tuy mới được mấy năm gần đây nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người dân xã Cẩm Sơn. Chính vì vậy mà diện tích trồng dưa hấu của xã ngày một mở
rộng, chiếm phần lớn diện tích gieo trồng trong toàn xã. Qua điều tra thực tế trên địa
bàn xã ta thấy, cho tới nay tổng diện tích trồng dưa hấu của toàn xã đã tăng lên tới
44,45 ha với năng suất bình quân một sào đạt 1220 kg/sào. Với năng suất này đã mang
lại cho bà con nguồn thu nhập đáng kể, với giá trị gia tăng bình quân trên một sào là
3081,61 nghìn đồng hơn hẳn so với một số cây trồng khác trên địa bàn. Chính vì vậy
mà đời sống của người dân trong xã ngày càng được cải thiện đáng kể, nhiều nhà đã
xây dựng được nhà mới, mua sắm, trang bị được các vật dụng tiện ích.
Có được những thành quả đó cũng là nhờ sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi đúng đắn của bà con trong xã. Mặt khác điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã
hội của xã thuận lợi cho cây dưa hấu ngày một phát triển. Với nguồn lực lượng lao
động dồi dào lại có tinh thần ham học hỏi, có sức khoẻ tốt, lại được sự quan tâm giúp
đỡ của chính quyền địa phương trong việc phổ biến kiến thức và kỹ thuật trồng, chăm
sóc, thu hoạch, chuyển giao tiến bộ công nghệ đến tận tay người dân tạo điều kiện cho
việc xản xuất dưa hấu ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn.
Nhưng bên cạnh đó thì việc sản xuất dưa hấu của các nông hộ vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn: về tình hình dịch bệnh, thiên tai, quy hoạch ruộng đất, giá cả đầu vào
cao....Đặc biệt trong những năm trở lại đây thì tình hình dịch bệnh phát triển mạnh mẽ
gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất dưa hấu. Ngoài ra thì vấn đề diện tích sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ cũng là trở ngại không nhỏ trong việc hướng tới nâng cao kết
quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu cho người dân trong địa bàn xã. Vì vậy việc điều tra,
tìm hiểu tình hình thực tiễn, qua đó cùng với người dân khắc phục những khó khăn,
thiếu sót là việc làm rất cần thiết của các cấp lãnh đạo nhằm mang lại cho người dân
đời sống cao hơn.
Qua đó ta thấy, sản xuất dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 67
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
phương, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân giúp đời sống người dân
nơi đây ngày một phát triển. Song với tiềm năng của địa phương thì hiệu quả kinh tế
còn cao hơn nữa nếu người dân biết đầu tư hợp lý, đúng kỹ thuật. Mặt khác việc tăng
cường thâm canh nâng cao năng suất là rất quan trọng, đồng thời bố trí quy hoạch để
bà con yên tâm sản xuất là biện pháp thúc đẩy sản xuất dưa hấu địa phương phát triển,
nâng cao thu nhập, khẳng định vai trò của cây dưa hấu trong nền kinh tế hộ nông thôn.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với nhà nước
Nhà nước cần có chính sách phát triển nông nghiệp sâu sắc nhằm phát triển nông
nghiệp một cách mạnh mẽ, ưu tiên làm cầu nối giữa các nhà khoa học, người dân trồng
dưa hấu và doanh nghiệp thông qua các dự án tại địa phương.
Cần có chính sách thỏa đáng để nhân dân vay vốn phát triển trồng dưa
Tạo điều kiện thuân lợi về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính để thu hút các
nhà đầu tư vào lĩnh vực đầu tư và thu mua dưa hấu.
Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn,
chính sách về đất đai, chính sách về tín dụng, về hỗ trợ các loại vật tư, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, chính sách hỗ trợ cho các tổ chức khuyến nông
Hỗ trợ kinh phí để chính quyền địa phương và nhân dân có thể hoàn thiện và phát
triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu, đảm bảo được điều kiện cần thiết cho sinh hoạt và sản
xuất dưa hấu. Sửa chữa, nâng cấp và xây mới những đoạn đường đã xuống cấp, bên
cạnh đó cần tu bổ, nạo vét lại hệ thống kênh mương bị bồi lắng hư hỏng.
2.2. Đối với chính quyền địa phương
Tăng cường mở các lớp tập huấn kĩ thuật về sản xuất dưa hấu nhằm bổ trợ thêm
về kiến thức khuyến nông cho nông dân.
Khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất dưa hấu đồng
thời hướng dẫn người dân cách sử dụng vốn vay có hiệu quả và an toàn
Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kênh mương và đường nội đồng theo hướng kiên
cố, vững chắc để giảm bớt khó nhọc cho dân.
Làm tốt công tác thông tin thị trường và dự báo về giá cả vật tư phục vụ cho quá
trình sản xuất dưa hấu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đến tận người
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 68
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
nông dân như báo đài địa phương, loa truyền thanh thôn
2.3. Đối với người nông dân
Mạnh dạn đầu tư thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa để có thể thu được
hiệu quả kinh tế cao hơn.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất dưa hấu nhằm giảm hao phí sức lao
động và giúp người dân sản xuất có hiệu quả hơn là điều rất cần thiết bởi thực tế hiện
nay nông hộ vẫn chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công, rất ít sử dụng máy
móc. Để làm được điều này nông hộ cần học hỏi nâng cao trình độ và kỹ năng, tính
toán hiệu quả kinh tế sản xuất để có thể đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất.
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kĩ thuật do các cán bộ khuyến nông tổ chức để
bổ sung, tích lũy thêm những kiến thức về sản xuất dưa hấu.
Thành lập các tổ hội giúp đỡ nhau trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch dưa
(bằng ngày công).
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 69
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Châu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PTS Phạm Thị Thu Cúc (2003), Kỹ thuật trồng dưa hấu, NXB Nông nghiệp TP Hồ
Chí Minh
2. PGS.TS. Phạm Vân Đình, TS Đỗ Kim Chung, (1997) Giáo trình kinh tế nông
nghiệp, Đại học nông nghiệp I, NXB nông nghiệp
3. TS. Phùng Thị Hồng Hà, (2007), Giáo trình quản trị DNNN
4. PGS. Mai Văn Xuân, PGS Nguyễn Văn Toàn, PGS.PTS Hoàng Hữu Hòa (1997)
Lý thuyết thống kê
5. Th.s Nguyễn Văn Vượng, Giáo trình thống kê kinh tế, Đại học kinh tế Huế
6. Đề án phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
7. Đề án phát triển trồng dưa hấu trên địa bàn xã Cẩm Sơn giai đoạn 2010 - 2015
8. Khóa luận tốt nghiệp khóa trước
9. Một số tạp chí và các tài liệu khác
10. Website:
SVTH: Hồ Thị Trang - Lớp K41A KTNN Trang 70
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_dua_hau_o_xa_ca.pdf