Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Hoạt động NTTS đóng một vai trò rất quan trọng với đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Phong. Đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên địa phương cũng tồn tại nhiều khó khăn, như thiếu vốn đầu tư, một số hộ nuôi trồng chưa nắm bắt được kỹ thuật, môi trường thủy vực ngày càng ô nhiễm nên hoạt động này của xã chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Trong thời gian gần đây

pdf93 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước khởi sắc rõ rệt, đặc biệt là khi người dân thực hiện sự chỉ đạo của xã về chuyển đổi cơ cấu đối tượng nuôi, mô hình nuôi. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Hương Phong, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động nuôi trồng ở đây tôi đã đề xuất đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục đích nghiên cứu đầu tiên của đề tài là tìm hiểu hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ nông dân trên địa bàn của xã Hương Phong. Thứ hai, đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương, so sánh hiệu quả giữa các mô hình nuôi, quy mô diện tích, mức độ đầu tư chi phí trung gian. Thứ ba, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Cuối cùng đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản. Với một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng như phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo và một sô phương pháp khác. Kết quả nghiên cứu từ đề tài cho thấy rằng, hoạt động nuôi trồng thủy sản của nộng hộ trên địa bàn xã Hương Phong đã thu được những kết quả rất khả quan. Đặc biệt, đối với những mô hình nuôi, diện tích, mức độ đầu tư chi phí trung gian khác nhau thì kết quả và hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Cụ thể đối với những hộ nuôi theo mô hình nuôi tôm sú thì mang lại kết quả cao hơn cả. SVTH: Nguyễn Văn Vương ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý L ời Cảm Ơn Khóa lu àn thành là k ận được ho ết qu ả thu được trong suốt thời gian học t à ập tại trường Đại Học Kinh Tế Huế v 13 tu ã H ần thực tập tại UBND x ương Phong th ã H ị x ương Trà. Trong quá trình th ài, ực hiện đề t ã nh tôi đ ận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. ành bày Trước hết, tôi xin chân th t òng bi ê ỏ l ết ơn sâu sắc đến Th.S L Anh Qúy, th ầy là người luôn quan tâm, ình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận t trong su ốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Bên c ạnh đó, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của các thầy cô giáo trong khoa Kinh T à Phát Tri ế v ển, trường Đại Học Kinh Tế Huế. Ngoài ra, tôi xin bày t òng bi ỏ l ết ã H ã giúp ơn đến UBND x ương Phong đ đỡ và t ạo mọi điều kiện thuận lợi trong su ình th ốt quá tr ực tập. Cu ùng, tôi xin chân thành c ối c ảm ình, b ã luôn ơn gia đ ạn bè đ ủng hộ, ên, g động vi iúp đỡ tạo điều kiện tốt nh ên c ất trong suốt thời gian nghi ứu àn thành khóa lu để tôi có thể ho ận này. SVTH: Nguyễn Văn Vương iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý M ành c ột lần nữa tôi xin chân th ảm ơn! Huế, ngày 04 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Vương iii SVTH: Nguyễn Văn Vương iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................1 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.................................................3 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................................3 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................3 1.5.1. Thu thập số liệu .........................................................................................3 1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................5 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ...............................................5 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ....................................................6 1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế .....................................................................6 1.1.4. Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế NTTS ở các hộ nông dân ..............................................................................................................8 1.1.5. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của nghề nuôi trồng thủy sản.........................9 1.1.6. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản ....................................................13 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................14 1.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam..............................................14 1.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế............................15 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NTTS CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ HƯƠNG PHONG ......................................................18 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG PHONG, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .......18 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................18 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................19 SVTH: Nguyễn Văn Vương v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...........................24 2.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ...................25 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA XÃ HƯƠNG PHONG..............................................................................................26 2.3.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản của xã Hương Phong...............................26 2.3.2. Hạ tầng vùng nuôi ...................................................................................29 2.3.3. Kỹ thuật nuôi ...........................................................................................30 2.3.4. Phương thức và thực trạng sản xuất ........................................................33 2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG Ở CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ HƯƠNG PHONG.................................................................34 2.4.1. Tình hình chung của các hộ điều tra........................................................34 2.4.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân xã Hương Phong theo mô hình nuôi..................................................36 2.4.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế ở các hộ nông dân xã Hương Phong theo quy mô diện tích ........................................................................................43 2.4.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế ở các hộ nông dân xã Hương Phong theo mức đầu tư chi phí trung gian............................................................................46 2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ HƯƠNG PHONG .............................47 2.5.1. Trình độ kiến thức của hộ........................................................................47 2.5.2. Kinh nghiệm NTTS cuả hộ .....................................................................51 2.5.3. Thức ăn....................................................................................................54 2.5.4. Quy mô diện tích nuôi .............................................................................56 2.5.5. Vốn ..........................................................................................................58 2.6. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA XÃ HƯƠNG PHONG .............................................................................................................58 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ HƯƠNG PHONG 62 3.1. Giải pháp về tập huấn và chuyển giao kỹ thuật..........................................62 SVTH: Nguyễn Văn Vương vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 3.2. Giải pháp về quản lý dịch bệnh và tổ chức sản xuất ..................................63 3.3. Giải pháp về giống......................................................................................63 3.4. Giải pháp về quy hoạch vùng nuôi tập trung và chuyên môn hóa .............64 3.5. Giải pháp về môi trường ao........................................................................65 3.6. Giải pháp về vốn.........................................................................................66 3.7. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm .......................................................................66 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................68 3.1. KẾT LUẬN ................................................................................................68 3.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................71 PHỤ LỤC .........................................................................................................72 SVTH: Nguyễn Văn Vương vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam...............14 giai đoạn 2009-2013..........................................................................................14 Bảng 1.2: Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 4 năm 2010 - 2013........................................................................................................16 Bảng 2.1: Tình hình chăn nuôi của xã Hương Phong năm 2014 .....................21 Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản thu hoạch năm 2014 của xã Hương Phong ......22 Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Hương Phong năm 2014....25 Bảng 2.4: Thống kê diện tích, sản lượng thu hoạch của các đối tượng nuôi thủy sản của xã Hương Phong qua các năm từ 2005 – 2012.....................................28 Bảng 2.5: Thống kê đối tượng và giống thả của xã Hương Phong qua các năm từ 2009 – 2012...................................................................................................32 Bảng 2.6: Tình hình chung của hộ điều tra .......................................................35 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư cho 1 ha nuôi tôm sú của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 .....................................................................37 Bảng 2.8: Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi tôm sú của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 .....................................................................38 Bảng 2.9: Tổng hợp chi phí đầu tư của 1 ha nuôi cua thương phẩm của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 ............................................................39 Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi cua thương phẩm của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 .......................................................40 Bảng 2.11: Tổng hợp chi phí đầu tư của 1 ha nuôi xen ghép của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 .....................................................................42 Bảng 2.12: Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi xen ghép của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 .....................................................................43 Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả và hiệu quả của hoạt động NTTS của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 theo quy mô diện tích .................................44 SVTH: Nguyễn Văn Vương viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân 1 ha nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 theo mức độ đầu tư chi phí trung gian...............................................................................................46 Bảng 2.15: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản của các hộ dân ở xã Hương Phong năm 2014.....................................49 Bảng 2.16: Ảnh hưởng của tập huấn đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 ..........................................50 Bảng 2.17: Ảnh hưởng của kinh nghiệm đến hiệu quả và kết quả nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014............................53 Bảng 2.18: Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn đến lợi nhuận của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 .....................................................................55 Bảng 2.19: Ảnh hưởng của quy mô diện tích nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân xã Hương Phong năm 2014 .....................57 SVTH: Nguyễn Văn Vương ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Chuỗi giá trị thủy sản thủy sản ở xã Hương Phong năm 2014 ........59 SVTH: Nguyễn Văn Vương x Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA MẪU HỘ GIA ĐÌNH .......................................................72 PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI THU MUA ..........................................................80 SVTH: Nguyễn Văn Vương xi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT BQT : Ban quản trị BVTV : Bảo vệ thực vật DS-KHHGĐ : Dân số- Kế hoạch hóa gia đình GĐ : Gia đình HĐND : Hội đồng nhân dân HQKT : Hiệu quả kinh tế HTX : Hợp tác xã HTX NN : Hợp tác xã nông nghiệp NQ : Nghị quyết NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS : Nuôi trồng thủy sản STT : Số thứ tự TBA : Trạm biến áp TN&MT : Tài nguyên và môi trường THCS : THPT TSCĐ : Tài sản cố định UBND : Ủy ban nhân dân SVTH: Nguyễn Văn Vương xii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển và cũng là nước có lịch sử phát triển lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đến nay nuôi trồng thủy sản đã thành một bộ phận quan trọng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một hoạt động sản xuất chủ yếu đối với rất nhiều ngư dân Việt Nam. Nuôi trồng thủy sản không những là nhân tố quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn mà còn đóng một số vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, y tế, góp phần tăng tích lũy vốn, xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nước nhà, tạo việc làm cho người lao động, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, cùng với xu thế phát triển chung của các ngành, lĩnh vực trong cả nước, ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản là cao nhất thế giới, đạt 18% năm giai đoạn 1998 - 2008. Năm 2014, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lần đầu tiên đạt 8 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2013. Tuy nhiên, có thể nói đây là một năm đầy sóng gió đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn từ nội tại cho đến thị trường xuất khẩu. Theo dự kiến năm 2015, xuất khẩu thủy sản Việt Nam của năm sẽ đạt mức 8,5 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2014. Theo đó chúng ta càng có cơ sở để nhìn thấy một tương lai tốt đẹp cho việc mở rộng và phát triển ngành, nghề nuôi trồng thủy sản trong cả nước [11]. Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở Miền Trung Việt Nam, có đường bờ biển dài 126km có nhiều thế mạnh trong phát trển kinh tế nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, với diện tích hơn 22.000 ha mặt nước trải dài trên 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc), là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, có hệ SVTH: Nguyễn Văn Vương 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý sinh thái đa dạng, phong phú, là nơi sinh tồn của hàng nghìn loài thủy sinh có giá trị kinh tế cao và là nguồn sinh kế của hàng chục ngàn hộ dân sinh sống trên sông nước và ven bờ với các hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của các huyện ven phá Tam Giang, các hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh và chuyển hóa mạnh từ nuôi tự nhiên, nuôi quảng canh, nuôi với mật độ thấp sang nuôi công nghiệp, nuôi thâm canh, nuôi với mật độ cao diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên nhanh chóng từ các hoạt động khai hoang lấn phá, chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản do nuôi trồng thủy sản là một hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao nên bà con tiến hành một cách ồ ạt, không theo quy hoạch. Hương Phong là một xã ven đầm phá thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích mặt nước lớn và lực lượng lao động dồi dào là những lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Thực tế trong những năm qua cho thấy hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển khá nhanh trên địa bàn thị xã Hương Trà nói chung và xã Hương Phong nói riêng. Bước đầu hoạt động này mang lại những thành quả nhất định tuy nhiên qua đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản nơi đây có thể kể đến như vấn đề ô nhiễm môi trường, tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm thiệt hại không nhỏ tiền của của nhân dân. Thực hiện chỉ đạo của Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với sự hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông thị xã Hương trà về việc thay đổi cơ cấu, đối tượng nuôi. UBND mà cụ thể là cán bộ khuyến nông đã yêu cầu nông dân thực hiện thay nuôi chuyên tôm bằng việc áp dụng mô hình nuôi cua thương phẩm và mô hình nuôi xem ghép (với ba đối tượng nuôi chính là tôm, cua, cá). Xuất phát từ thực tiễn vấn đề tại địa phương tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. SVTH: Nguyễn Văn Vương 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản. - Đánh giá hiệu quả nuôi trồng thủy sản của các nông hộ của xã Hương Phong. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa-Thiên-Huế 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về nội dung: đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân theo các phương thức nuôi, quy mô diện tích nuôi và mức độ đầu tư. - Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: nghiên cứu thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Hương Phong qua các năm 2012-2014, trong đó tập trung chủ yếu vào năm 2014. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1. Thu thập số liệu 1.5.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Được thu thập qua Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng kinh tế thị xã Hương Trà, UBND xã các báo cáo, tài liệu, thông tin thu thập trên các trang Web liên quan. 1.5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ và 10 người thu mua trên địa bàn xã Hương Phong. SVTH: Nguyễn Văn Vương 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu 1.5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Dựa trên cở sở các số liệu được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. 1.5.2.2. Phương pháp phân tổ thống kê Phân ra các nhóm để tính toán sự ảnh hưởng của một số nhân tố như: diện tích nuôi, mức đầu tư, trình độ văn hóa, đến kết quả và hiệu quả kinh tế và so sánh giữa các nhóm trong cùng một nhân tố đó. 1.5.2.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý, cán bộ khuyến nông của thị xã từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao phù hợp với thực tế của địa phương. SVTH: Nguyễn Văn Vương 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. HQKT cũng có thể hiểu theo nghĩa là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là tất cả yếu tố giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sản xuất vào trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Ngày nay, HQKT là cụm từ được quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ nó là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng trình độ tỏ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp. Nâng cao HQKT có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có trong điều kiện khan hiếm hiện nay, giúp các chủ doanh nghiệp tăng cường đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng SVTH: Nguyễn Văn Vương 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý cao năng suất lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Đạt được HQKT là mục tiêu cao nhất và nâng cao HQKT là vấn đề quan tâm hàng đầu của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Một nền kinh tế đạt được hiệu quả chính là một nền kinh tế thành công và vững chắc. 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào là một quá trình tái sản xuất thống nhất trong mối quan hệ đầu vào và đầu ra. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được xác lập trên cơ sở so sánh giữa kết quả kinh tế (đầu ra) và chi phí kinh tế (đầu vào). Chúng được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ: - Ở dạng thuận H = K/C biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra. - Ở dạng nghịch h = C/K cho biết để có một đơn vị đầu ra cần hao phí bao nhiêu đơn vị đầu vào. Trong đó K là kết quả kinh tế, C là chi phí kinh tế. Hai chỉ tiêu hiệu quả này có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ tiêu H được dùng để xây dựng ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Còn chỉ tiêu h là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực, chi phí thường xuyên. 1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế 1.1.3.1. Các chỉ tiêu về chi phí sản xuất - Tổng chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường tính cho một năm), kể cả khấu hao TSCĐ và tiền công lao động. SVTH: Nguyễn Văn Vương 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý - Chi phí trung gian (IC) là một bộ phận cấu thành của TC bao gồm chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật chất và dịch vụ phi vật chất) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra các của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường tính cho một năm). 1.1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế Tổng giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp (thường tính cho một năm). GO = ∑ Pi*Qi Trong đó Pi là giá của từng loại sản phẩm Qi là sản lượng của từng loại sản phẩm Giá trị gia tăng (VA) là toàn bộ kết quả dịch vụ, lao động hữu ích mới sáng tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (thường tính cho một năm). VA = GO - IC Lợi nhuận (LN) là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư (lãi) hay phần giá trị tổn thất (lỗ) mà doanh nghiệp có được hay phải chịu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. LN = GO – TC 1.1.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - Năng suất (N) là chỉ tiêu phản ánh sản lượng sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích trong một khoảng thời gian nhất định. N = Q/S Q là sản lượng sản phẩm S là diện tích sử dụng để sản xuất ra sản phẩm - Chỉ tiêu GO/IC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất. SVTH: Nguyễn Văn Vương 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý - Chỉ tiêu VA/IC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - Chỉ tiêu GO/TC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tổng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất. - Chỉ tiêu LN/TC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tổng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.1.4. Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế NTTS ở các hộ nông dân Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự thỏa mãn mục đích của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong những điều kiện nhất định của đơn vị sản xuất nói riêng hay nền kinh tế nói chung. Bất kỳ một quốc gia nào hay một đơn vị nào khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn với nguồn lực có hạn có thể tạo ra lượng sản phẩm nhiều nhất, với giá trị và chất lượng cao nhất để từ đó thu lại lợi nhuận lớn nhất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận từ đó làm cở sở để nhà sản xuất, tích lũy vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, nâng cao thu nhập cho người lao động. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một quá trình tất yếu của sự phát triển xã hội, tuy nhiên ở các vị trí khác nhau thì mục đích khác nhau. Đối với người sản xuất tăng hiệu quả chính là tăng lợi nhuận, đối với ngươi tiêu dùng tăng hiệu quả là khi nâng cao được độ thỏa dụng khi sử dụng hàng hóa. Như vậy nâng cao hiệu quả kinh tế là làm cho cả xã hội có lợi, bởi lẽ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng đều được nâng cao. Vào những năm đất nước đổi mới, do nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân của người dân được nâng cao nhu cầu về thủy sản tăng do đó cung không đáp ứng cầu. Vì vậy nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách ưu đãi nhằm phát triển nghề nuôi trồng thủy sản như đầu tư cở sở hạ tầng, cho vay vốn với lãi suất thấp, miễn thuế. Nhờ vậy đã thúc đẩy ngành thủy sản phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên nuôi trồng thủy sản ở một số nơi đã dẫn đến xu hướng SVTH: Nguyễn Văn Vương 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý thiên về tốc độ và sản lượng. Vì vậy, làm thế nào để xử lý tốt mối quan hệ giữa tốc độ phát triển của nuôi trồng thủy sản và hiệu quả. Trong nuôi trồng thủy sản việc áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi nào, hình thức nuôi nào đều phải suy tính đến hiệu quả kinh tế, tính toán đến lợi ích kinh tế đem lại và chi phí bỏ ra đầu tư. Vì vậy cần tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế đối với từng biện pháp kỹ thuật nuôi trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.1.5. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của nghề nuôi trồng thủy sản 1.1.5.1. Đặc điểm kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Việc nắm vững đặc điểm của các loài động vật thủy sinh là vấn đề quang trọng của NTTS vì chúng là những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Quá trình sinh trưởng và phát triển đó phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mà mỗi vùng lại có những điều kiện tự nhiên khác nhau. Chính những điều kiện này nên những quy định của hoạt động nuôi trồng thủy sản tương đối phức tạp hơn so với các hoạt động sản xuất vật chất khác.  Kỹ thuật nuôi tôm sú - Đặc điểm sinh vật học của tôm Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon Fabricius là loài động vật thủy sinh dị nhiệt, thở bằng mang. Tôm sú sống trong môi trường nước và chịu ảnh hưởng trực tiếp về mặt sinh học khi các yếu tố môi trường nước thay đổi. Tôm sú là loài ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rửa hay mảnh vụng hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụng hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thủy sinh vật, mảnh vụng hưu cơ, cát bùn. Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. SVTH: ...nay, xã đã và đang phối hợp với nhiều tổ chức và phòng TN&MT thị xã, UBND thị xã Hương Trà tổ chức trồng thêm một số diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Cồn Tè, và các hồ nuôi trồng thủy sản ven phá Tam Giang. - Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 212,8 ha chiếm 27,25% diện tích đất nông nghiệp, tập trung vào hai loại chính là nuôi thủy sản nước lợ và nuôi cá nước ngọt. Tôm sú được người dân thả nuôi trong các ao đầm nước lợ, tuy nhiên trong những năm gần đây, do lượng nuôi quá lớn không có quy hoạch đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, tình hình dịch bệnh trên tôm diễn ra ngày càng phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Hiện nay các hồ nuôi thủy sản được người dân thả nuôi tôm sú xen với một số loại thủy sản khác có giá trị kinh tế cao như: cua xanh, cá Dìa, cá Kình, cá Đối mục, nhằm hạn chế rủi ro do dịch bệnh và cải tạo môi trường vùng nuôi. Về nuôi hoạt động nuôi cá nước ngọt chỉ phát triển trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường nên người dân tận dụng đất vườn đào ao thả cá và một phần từ việc nuôi xen canh lúa – cá. Ngành nuôi trồng thủy sản đem lại lợi nhuận khá cao tạo nguồn thu nhập lớn cho một số hộ dân, tuy nhiên dễ gặp rủi ro do nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm và thời tiết khí hậu diễn biến bất thường. 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA XÃ HƯƠNG PHONG 2.3.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản của xã Hương Phong Nằm ở vị trí trung tâm của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, xã Hương Phong là vùng hợp lưu của các con sông chính như sông Hương, sông Bồ, sông SVTH: Nguyễn Văn Vương 26 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Ô Lâu và của biển Thuận An nên ở đây hình thành hệ sinh thái nước lợ đặc biệt, thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao và tạo nên sự đa dạng các loại thủy sản nuôi trồng. Nghề nuôi trồng thủy sản mà chủ yếu là nuôi tôm sú bắt đầu ở Hương Phong từ rất sớm (năm 1986 – 1987) so với nhiều địa phương trong tỉnh, tuy nhiên trước năm 2000 diện tích nuôi chỉ giới hạn trong khoảng 120 ha, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ dân ven phá, nhờ nghề nuôi tôm mà nhiều hộ thủy diện ở các thôn Thuận Hòa và Vân Quật Đông có nghề để yên tâm tái định cư lâu dài. Do các vụ nuôi từ 1999 – 2002 liên tục được mùa nên chỉ trong 2 năm 2001 – 2002, diện tích nuôi tôm tăng rất nhanh, đến cuối năm 2002 diện tích nuôi tôm đã tăng lên 215 ha và phát triển ổn định cho đến nay. Quá trình phát triển của nghề nuôi tôm ở Hương Phong có thể chia làm 2 giai đoạn: - Từ năm 1996 – 2002: đây là giai đoạn phát triển, nuôi có hiệu quả, sản lượng và năng suất tăng khá đều qua các năm. Năm 2002, năng suất bình quân đạt 650kg tôm sú/ha, là một trong những vùng nuôi trọng điểm có năng suất cao trong toàn tỉnh. - Từ năm 2003 – nay: là giai đoạn nghề nuôi tôm gặp khó khăn, năng suất, hiệu quả sản xuất ngày càng giảm sút, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tăng, năm 2005, 2007 dịch bệnh xảy ra ở Hương Phong làm cho năng suất bình quân nuôi chuyên tôm chỉ còn dưới 250 kg tôm sú/ha và người nuôi bị thiệt hại nặng. Trong khoảng 4 năm trở lại đây, nhờ chuyển từ hình thức nuôi chuyên tôm sang nuôi xen ghép với các đối tượng khác như cua, cá Dìa, cá Kình, cá Đối Mục, cá Rô Phi, nên người nuôi ít gặp rủi ro hơn. Thống kê diện tích, sản lượng thu hoạch của các đối tượng nuôi thủy sản trong 8 năm gần đây từ 2005 – 2012 như bảng 2.4 sau: SVTH: Nguyễn Văn Vương 27 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Bảng 2.4: Thống kê diện tích, sản lượng thu hoạch của các đối tượng nuôi thủy sản của xã Hương Phong qua các năm từ 2005 – 2012 T Sản lượng ( Tấn) Năng suất bình quân (tấn/ha) Di ổng ện tích SL Năm (ha) Cá các Cá các (Tấn) Sú Rảo Cua Tổng Sú Rảo Cua loại loại 2005 215,0 140,0 80,0 40,0 10,0 10,0 0,652 0,372 0,186 0,047 0,047 2006 215,0 136,0 72,0 38,0 18,0 8,0 0,633 0,335 0,177 0,084 0,037 2007 211,0 128,0 70,0 35,0 12,0 11,0 0,607 0,332 0,166 0,057 0,052 2008 107,0 138,1 80,0 23,6 21,0 13,5 1,291 0,748 0,221 0,196 0,126 2009 194,6 98,0 45,0 15,5 17,5 20,0 0,502 0,231 0,080 0,089 0,102 2010 183,1 129,8 37,5 35,0 27,3 31,8 0,707 0,194 0,191 0,149 0,173 2011 206,8 119,0 30,0 35,0 27,0 27,0 0,603 0,145 0,196 0,131 0,131 2012 209,0 211,9 52,7 54,4 49,7 55,1 1,014 0,252 0,260 0,238 0,264 So sánh 2012/2005 (%) -2,8 51,36 -34,12 36 24,25 451 55,52 -32,26 39,78 406,38 461,7 (Nguồn: Báo cáo tổng kết UBND xã Hương Phong năm 2005 – 2012) SVTH: Nguyễn Văn Vương 28 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Qua bảng trên cho thấy, mặc dù diện tích nuôi năm 2012 giảm 2,8% so với năm 2005 vì do trong giai đoạn này dịch bệnh xảy ra nhiều dẫn đến nhiều hộ dân bỏ nuôi làm diện tích giảm nhưng tổng sản lượng lại tăng 51,36% là nhờ trong giai đoạn này các hộ đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2005 - 2012, trong đó sản lượng tôm sú giảm dần, sản lượng các đối tượng nuôi khác có xu hướng tăng đều qua các năm đặc biệt là trong năm 2012 nhờ sự chuyển biến mạnh mẽ từ hình thức nuôi chuyên tôm sang nuôi xen ghép nhiều đối tượng thủy sản và thời tiết thuận lợi cho NTTS. 2.3.2. Hạ tầng vùng nuôi Cả xã có 304 ao nuôi tôm trong đó gồm 40 ao nuôi cao triều và 264 ao nuôi hạ triều. Kích thước, diện tích ao nuôi không đồng nhất, có những ao kích thước nhỏ dưới 2.000 m2 nhưng cũng có những ao rất lớn trên 5.000 m2, cụ thể: - Ao có diện tích dưới 5.000 m2: có 37 ao, đây chủ yếu là những ao dùng để ươm tôm giống trước khi thả nuôi nhưng nằm rải rác, đa số không có hệ thống cấp thoát nước riêng. - Ao có diện tích từ 5.000 m2 - 10.000 m2: có 126 ao, là những ao nằm trong đê, đa số đã được cấp quyền sử dụng đất và không vi phạm về luật Đê điều. - Ao có diện tích trên 10.000 m2: có 141 ao, đa số là các ao do xã cho người dân địa phương đấu thầu với thời hạn 5 năm/lần để sản xuất nuôi trồng thủy sản và một số ao do người dân tự khoanh nuôi theo chính sách lấn phá. Đặc điểm ao hồ: đối với các ao nuôi tôm trong đê có độ sâu không lớn, từ 0,8 – 1,4 mét, các ao ngoài đê nằm ven phá có độ sâu không giống nhau, ao nằm gần bờ có độ sâu thấp càng xa bờ độ sâu càng tăng có nơi độ sâu trên 2 mét. Hầu hết các ao nuôi hạ triều ngoài đê, đáy ao nhiều mùn bã hữu cơ, mặt đê và hệ số mái nhỏ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đê đập các ao nuôi thường được đắp bằng đất, thiếu độ bền vững, lại thường xuyên đối mặt với mưa bão nên dễ hư hỏng, rò rỉ do cua, còng đào hang ở chân đê, đã hạn chế SVTH: Nguyễn Văn Vương 29 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý việc cải tạo ao, xử lý ao trước khi nuôi, cũng như thay nước, cấp nước trong quá trình nuôi trồng. Tất cả ao nuôi trên địa bàn xã đều không có hệ thống lắng lọc, xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi. Hệ thống kênh mương cấp, thoát nước còn rất nhiều hạn chế. - Thôn Vân Quật Đông, do số lớp ao không nhiều nên việc cấp thoát nước của các ao không gặp trở ngại nhưng hệ thống kênh mương ngày càng nhỏ và cạn không đảm bảo lưu thông nước. - Thôn Thuận Hòa do phát triển sớm nên công tác quy hoạch hệ thống cấp thoát nước ban đầu chưa được chú trọng đúng mức, hệ thống kênh mương cấp thoát nước càng vào bên trong vùng nuôi càng nhỏ và cạn, các cống đầu nguồn không đảm bảo lượng nước cấp cho vùng nuôi gây nên tình trạng ô nhiễm cục bộ cho những ao phía trong. Hệ thống mương cấp nước nội vùng nhất là ở khu vực Bàu Lát, Bàu Hạ, Bàu Cụ không hợp lý làm cho việc cấp và thoát nước những ao hồ kế tiếp bên trong khó khăn, dễ gây ô nhiễm khi có dịch bệnh xảy ra. 2.3.3. Kỹ thuật nuôi Sau hơn 15 năm phát triển tuy đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng nhìn chung trình độ kỹ thuật nuôi và khả năng thâm canh của người dân vẫn còn hạn chế, một số hộ nuôi còn tùy tiện, chủ quan, bảo thủ trong việc quản lý ao nuôi, chọn giống, quản lý thức ăn, quản lý môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh, việc tuân thủ khung lịch thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, quản lý, phòng trừ dịch bệnh vẫn chưa được coi trọng. Về loại hình nuôi: trước năm 2005 chủ yếu là nuôi chuyên canh tôm sú, sau những đợt dịch bệnh xảy ra liên tiếp vào các năm 2005, 2007 làm người dân thua lỗ nặng. Đến năm 2008, mô hình nuôi xen ghép ở địa phương được thực hiện, qua theo dõi nhận thấy đây là mô hình nuôi phù hợp nên nó bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2009, đến nay số hộ nuôi xen ghép chiếm tỷ lệ hơn 85% số hộ nuôi trồng thủy sản tại xã Hương Phong. SVTH: Nguyễn Văn Vương 30 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Về đối tượng nuôi: các đối tượng nuôi hiện nay là tôm sú, tôm rảo, cua xanh, cá Kình, cá Dìa, cá Đối mục, cá Rô phi, Về mật độ nuôi: vẫn cao hơn nhiều so với mật độ nuôi xen ghép được khuyến cáo là khoảng 6 con/m2. Thống kê mật độ và đối tượng nuôi được thể hiện qua bảng: SVTH: Nguyễn Văn Vương 31 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Bảng 2.5: Thống kê đối tượng và giống thả của xã Hương Phong qua các năm từ 2009 – 2012 STT Đối tượng giống thả Mật độ năm 2009 Mật độ năm 2010 Mật độ năm 2011 Mật độ năm 2012 1 Tôm sú P15 7,62con/m2 7,62con/m2 7,18con/m2 6con/m2 2 Cua giống 1 – 3 cm 0,04con/m2 0,04con/m2 0,05con/m2 0,34con/m2 3 Cá Kình 1 – 3 cm 7,62con/m2 7,62con/m2 0,21con/m2 0,24con/m2 4 Tôm rảo tự nhiên 1,02con/m2 1,09con/m2 0,97con/m2 0,96con/m2 5 Mật độ bình quân 10con/m2 9con/m2 8,4con/m2 7,5con/m2 (Nguồn: Báo cáo tổng kết UBND xã Hương Phong năm 2009 – 2012) SVTH: Nguyễn Văn Vương 32 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Qua bảng 2.5 ta thấy: - Mật độ giống thả vẫn còn cao (từ 7,5 – 10 con/m2) so với quy trình kỹ thuật được khuyến cáo, tuy nhiên mật độ thả đang có xu hướng giảm dần qua các năm. - Với mô hình nuôi xen ghép các đối tượng khác nhau, năng suất bình quân và hiệu quả sản xuất không tỷ lệ thuận với tổng lượng giống thả mà phụ thuộc vào cơ cấu giống thả. - Trong cơ cấu giống thả thì tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất cho thấy người dân vẫn còn mang nặng tư tưởng tôm sú là đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.3.4. Phương thức và thực trạng sản xuất Phương thức sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản ở Hương Phong cũng như với tất cả các vùng nuôi trên địa bàn Thừa Thiên Huế chủ yếu là đơn vị hộ gia đình. Đối với hầu hết các người dân ở các khu vực ven phá Tam Giang ở xã Hương Phong, sau các vụ tôm thua lỗ nặng vào các năm 2005, 2007 nguồn vốn để đầu tư nuôi tôm vượt quá khả năng của người dân. Nguồn vốn chủ yếu là vay từ Ngân hàng và vay với lãi suất cao theo thỏa thuận ở trong dân. Do vậy khi nợ ngân hàng ngày càng chồng chất, người dân càng khó khăn hơn, không có vốn để tiếp tục sản xuất, nên việc tuân thủ quy trình kỹ thuật cũng như bảo đảm chất lượng con giống, thức ăn rất hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả sản xuất đã thấp nay lại càng bấp bênh hơn, môi trường vùng nuôi đã xấu ngày càng thêm ô nhiễm. Công tác quản lý môi trường vùng nuôi còn nhiều bất cập, việc hình thành các tổ chức hợp tác để cùng nhau bảo vệ môi trường chung, giúp nhau trong sản xuất còn nặng hình thức, thiếu kinh phí để tổ chức hoạt động, năng lực còn hạn chế; tình trạng mạnh ai người đó làm, dấu diếm khi có dịch bệnh xảy ra, ao này lấy nước thải của ao khác còn phổ biến. Trong thời gian qua, các Chi hội nghề cá, các HTX thủy sản hoạt động đã có nhiều cố gắng như định hướng đối tượng nuôi cho bà con, tạo quỹ hỗ trợ SVTH: Nguyễn Văn Vương 33 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý rủi ro, song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên bộ máy hoạt động chưa mạnh, mối quan hệ giữa các thành viên chưa thật sự gắn kết, việc báo cáo, chia sẻ thông tin về dịch bệnh thiếu kịp thời, chưa trung thực còn dấu bệnh, chưa phối hợp cùng nhau trong việc kiểm soát con giống và dịch bệnh trong quá trình nuôi, việc thành lập quỹ dự phòng rủi ro còn khiêm tốn và khó huy động nguồn kinh phí. Nghề nuôi tôm ở Hương Phong đã phát triển qua nhiều năm nhưng công tác quản lý đất đai mặt nước mới được xem xét trong những năm gần đây, công tác quy hoạch còn yếu và thiếu, chỉ mang tính hình thức chưa tập trung vào những vấn đề bức xúc tại địa phương, việc lấn chiếm, đào ao nuôi trồng thủy sản mang tính tự phát, manh mún. Đặc biệt, trong những năm nuôi tôm đạt kết quả cao tình trạng xây dựng hồ ao tùy tiện, hệ thống kênh mương thủy lợi chưa được đầu tư tương xứng với nhịp độ phát triển đã làm tăng các nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước, làm cho chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm, dịch bệnh ngày càng tăng cao đặc biệt là các bệnh môi trường. 2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG Ở CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ HƯƠNG PHONG 2.4.1. Tình hình chung của các hộ điều tra Tổng số hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã là 159 hộ, nên tôi chọn tổng mẫu điều tra là 60 hộ, trong đó hình thức nuôi tôm sú là 18 hộ, nuôi cua thương phẩm là 15 hộ và nuôi xen ghép là 27 hộ. Từ bảng 2.6 với tổng số hộ điều tra là 60, trong đó mô hình nuôi tôm sú 18 hộ với tổng số lao động nuôi là 58 lao động, mô hình nuôi cua thương phẩm 15 hộ với tổng số lao động nuôi là 60 lao động, còn mô hình nuôi xen ghép gồm 27 hộ với tổng số lao động nuôi là 60 lao động. Bình quân lao động nuôi giữa 3 mô hình là 2,97 lao động/hộ, trong đó mô hình nuôi tôm sú là 3,22 lao động/hộ, mô hình nuôi cua thương phẩm là 4 lao động/hộ và mô hình nuôi xen ghép là 2,22 lao động/hộ. Sở dĩ là do hình thức nuôi tôm sú và nuôi cua thương phẩm nhiều máy móc, kỹ thuật cao hơn, yêu cầu chăm sóc nhiều hơn nên tốn nhiều công lao động hơn. SVTH: Nguyễn Văn Vương 34 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Bảng 2.6: Tình hình chung của hộ điều tra Nuôi T Nuôi tôm Ch êu ổng Nuôi cua xen ỉ ti ĐVT BQC sú ghép Tổng số hộ điều tra Hộ 60 18 15 27 T s ổng ố lao động 178 58 60 60 nuôi LĐ Tổng số diện tích Ha 58,95 17,25 14,4 27,3 BQ diện tích/hộ Ha 0,98 0,96 0.96 1,01 BQ LĐ/hộ LĐ/hộ 2,97 3,22 4,00 2,22 Tuổi bình quân của Tuổi 47,64 50,28 50,33 42,33 chủ hộ Số năm kinh nghiệm Năm 11,90 13,67 11,80 10,22 (Nguồn: Số liệu điều tra) Diện tích là một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn mô hình nuôi cũng như mức đầu tư chi phí. Qua bảng 2.6, ta thấy diện tích bình quân chung của 3 mô hình nuôi là 0,98ha, trong đó mô hình nuôi tôm sú và cua thương phẩm có diện tích như nhau là 0,96ha, diện tích nuôi mô hình xen ghép đạt giá trị lớn nhất là 1,01ha. Điều này có thể giải thích những hộ có diện tích lớn hơn có xu hướng nuôi đa dạng các đối tượng nuôi để tận dụng diện tích mặt nước và thức ăn để tiết kiệm chi phí nên họ lựa chọn mô hình nuôi xen ghép, còn những hộ có diện tích ít giúp cho họ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và quản lý ao nuôi nên họ chọn lựa chọn mô hình nuôi tôm sú và mô hình nuôi cua thương phẩm. Ngoài ra độ tuổi của chủ hộ cũng là một trong những nhân tố quyết định đến năng lực cũng như kinh nghiệm của hộ nuôi tôm. Qua điều tra tuổi bình quân chung của các hộ điều tra là 47,64 tuổi đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, tích lũy được nhiều kiến thức thực tế để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Thông thường độ tuổi của chủ hộ và số năm kinh nghiệm sẽ đi liền với nhau, những người có độ tuổi cao sẽ có nhiều năm kinh nghiệm. Qua bảng ta thấy rằng đối với mô hình nuôi tôm sú độ tuổi bình quân của chủ SVTH: Nguyễn Văn Vương 35 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý hộ là 50,28 tuổi số năm kinh nghiệm là 13,67 năm. Đối với mô hình nuôi cua thương phẩm độ tuổi bình quân của hộ là 50,33 tuổi số năm kinh nghiệm là 11,8 năm còn đối với mô hình nuôi xen ghép độ tuổi bình quân chung của hộ là 42,33 tuổi số năm kinh nghiệm là 10,22 năm. Ta thấy rằng sự chênh lệch về số năm kinh nghiệm là không đáng kể giữa 2 mô hình nuôi cua thương phẩm và mô hình nuôi xen ghép, điều này nói lên rằng những người có số năm kinh nghiệm thấp hơn muốn áp dụng những mô hình nuôi mới vào sản xuất thay thế cho mô hình nuôi tôm sú để đa dạng hóa đối tượng nuôi cũng như giảm bớt rủi ro do mô hình nuôi tôm sú mang lại. 2.4.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân xã Hương Phong theo mô hình nuôi 2.4.2.1. Mô hình nuôi tôm sú Nghề nuôi tôm Sú ở nước ta đã có từ những năm 90 của thế kỷ XX, song phát triển chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Trung, nuôi dưới hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến nguồn tôm giống và thức ăn còn phụ thuộc vào điêu kiện tự nhiên. Từ những năm 1995 trở lại đây thực hiện chương trình Khuyến Ngư nuôi tôm Sú xuất khẩu và triển khai quyết định 224 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phát triển thủy sản thời kỳ 1999 - 2010. Trung tâm Khuyến Ngư quốc gia đã phối hợp với các tổ chức Khuyến Ngư địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh, . Kết quả, đến nay phong trào nuôi tôm Sú đã phát triển rộng khắp cả 3 vùng miền Trung, Nam, Bắc. Trình độ nuôi tôm Sú theo hướng thâm canh, công nghiệp trong nhân dân tăng lên, diện tích nuôi cũng được mở rộng, năng suất sản lượng ngày càng tăng lên. Trong giai đoạn trước năm 2007 nuôi hình thức nuôi chuyên tôm trên địa bàn xã phát triển nhanh chóng góp về diện tích và sản lượng. Nhưng trong những năm trở lại đây do dịch bệnh xảy ra thường xuyên gây thiệt hại nặng cho nông dân nên rất nhiều nông dân đã phải bỏ nghề hoặc chuyển sang hình thức nuôi khác phù hợp hơn để hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí. Vì vậy hiện nay trên địa bàn xã số hộ nuôi chuyên tôm không còn nhiều. SVTH: Nguyễn Văn Vương 36 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Qua điều tra các hộ nông dân chủ yếu nuôi theo hình nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Ao nuôi có diện tích từ 0,4 - 1,8 ha mực nước từ 1 - 1,2 m, mật độ thả giống là từ 5 - 8 con/ . Thức ăn nuôi tôm là thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế, có bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Sau 90 - 120 ngày nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch. Có 2 hình thức thu hoạch: thu tỉa và thu toàn bộ. Chi phí bình quân cho 1ha nuôi tôm sú được thể hiện ở bảng 2.7 sau: Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư cho 1 ha nuôi tôm sú của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 Số tiền Cơ cấu Khoản mục (1000đ/ha) (%) Chi phí trung gian 27.980 54,95 1.Giống 1.554 3,05 2.Thức ăn 16.827 33,05 3.Công cụ dụng cụ 3.650 7,17 4.Lao động thuê ngoài 3.026 5,94 5.Điện, dầu 0.508 0,1 6.Thuế 1.455 2,86 7.Lãi suất 0.522 0,9 8.Chi khác 0.438 1,02 Chi phí khấu hao TSCĐ 2.113 4,15 Công lao động gia đình 20.826 40,9 Tổng chi phí 50.919 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng 2.7 tổng hợp chi phí trên, ta thấy nuôi tôm sú đòi hỏi chi phí khá lớn. Bình quân 1 ha 50,919 triệu đồng/ha. Trong đó chi phí trung gian chiếm tỷ lệ lớn nhất (54,95%), tiếp đến là công lao động gia đình (40,9%), chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ lệ nhỏ (4,15%). Trong chi phí trung gian thì thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất (33,05%) vì trong mô hình nuôi tôm phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tôm phát triển nhanh nên trong quá trình nuôi lượng thức ăn công nghiệp thường chiếm tỷ lệ lớn làm cho chi phí thức ăn tăng lên, tiếp đến đó là chi phí dành cho công cụ dụng cũng là khá cao (7,17%). SVTH: Nguyễn Văn Vương 37 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Nuôi tôm sú là đối tượng nuôi truyền thống của người dân. Tôm sú thương phẩm là loài nuôi có giá trị kinh tế, dễ tiêu thụ trong thị trường nội địa đặc biệt là tại các nhà hàng, chợ đầu mối trong tỉnh. Từ những kết quả điều tra trên, kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình trong bảng 2.8 sau: Bảng 2.8: Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi tôm sú của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Chỉ tiêu đánh giá kết quả Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 67.635 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 27.980 Tổng chi phí (TC) 1000đ 50.919 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 39.656 Lợi nhuận (LN) 1000đ 16.717 Chỉ tiêu hiệu quả GO/IC Lần 2,417 VA/IC Lần 1,417 LN/TC Lần 0,328 GO/TC Lần 1,328 (Nguồn: Số liệu điều tra) Tôm sú là đối tượng nuôi truyền thông của người dân, tôm sú là loài có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ trong thị trường nội địa đặc biệt là tại các nhà hàng, chợ đầu mối trong tỉnh. Qua bảng ta thấy nuôi tôm sú đem lại kết quả kinh tế cao cho các hộ nông dân, thể hiện giá trị sản xuất tính cho 1ha đạt 67,635 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 39,656 triệu đồng/ha. Các chỉ tiêu hiệu quả cũng thể hiện tương đối cao: chỉ tiêu GO/IC, VA/IC lần lượt là 2,417 lần và 1,471 lần điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 2,417 đồng giá trị sản xuất hay 1 đồng; 1,147 đồng giá trị gia tăng. 2.4.2.2. Mô hình nuôi cua thương phẩm Cua biển là một trong những loài giáp sát phổ biến ở các vùng biển Việt Nam, với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, cua biển đang trở thành đối tượng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao. SVTH: Nguyễn Văn Vương 38 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Trước đây nguồn giống phụ thuộc vào tự nhiên nên bà con không chủ động được thời gian nuôi, dẫn đến dễ xảy ra dịch bệnh làm cho hiệu quả của mô hình không cao. Trong những năm gần đây nhờ có nguồn giống sinh sản nhân tạo nên bà con đã chủ động được thời gian nuôi, góp phần hạn chế được dịch bệnh và nâng cao được hiệu quả kinh tế. Qua điều tra, ta thấy diện tích ao nuôi của các hộ nông dân có diện tích từ 0,4ha - 1,5ha, độ sâu từ 1 - 1,5m. Hộ nông dân thường thả giống cở C2 - C5, mật độ thả giống là 0,3 con/ . Thức ăn của cua rất đa dạng bao gồm: cá tạp, tôm còng, nhuyễn thể và thức ăn công nghiệp. Sau 3 - 5 tháng khi cua đạt kích cỡ 0.25 - 0.3 kg/con, ta tiến hành thu hoạch cua. Tập hợp chi phí và hiệu quả kinh tế NTTS của mô hình nuôi cua thương phẩm thể hiện qua bảng 2.9 và 2.10 sau: Bảng 2.9: Tổng hợp chi phí đầu tư của 1 ha nuôi cua thương phẩm của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 Số tiền Cơ cấu Khoản mục (1000đ/ha) (%) Chi phí trung gian 25.357 58,13 1.Giống 2.116 4,85 2.Thức ăn 15.246 34,40 3.Công cụ dụng cụ 3.335 7,67 4.Lao động thuê ngoài 1.663 3,81 5.Điện, dầu 0.546 1,25 6.Thuế 1.429 3,28 7.Lãi suất 0.605 1,39 8.Chi khác 0.417 0,96 Chi phí khấu hao TSCĐ 1.332 3,05 Công lao động gia đình 16.937 38,82 Tổng chi phí 43.626 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) SVTH: Nguyễn Văn Vương 39 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi cua thương phẩm của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Chỉ tiêu đánh giá kết quả Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 57.627 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 25.537 Tổng chi phí (TC) 1000đ 43.626 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 32.260 Lợi nhuận (LN) 1000đ 13.991 Chỉ tiêu hiệu quả GO/IC Lần 2,257 VA/IC Lần 1,263 LN/TC Lần 0,321 GO/TC Lần 1,321 (Nguồn: Số liệu điều tra) Qua số liệu tổng hợp trên, rõ ràng nuôi cua thương phẩm, chỉ xét trên phương diện đầu tư chi phí nuôi cua thì chi phí bình quân trên 1ha ao nuôi chỉ hết 43,626 triệu đồng/ha là không cao. Về mặt hiệu quả kinh tế, mô hình nay cho hiệu quả kinh tế khá cao, thể hiện giá trị sản xuất đạt 57,627 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng thu được là 32,26 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó chỉ tiêu GO/IC, VA/IC tương ứng là 2,257 lần và 1,263 lần. 2.4.2.3. Mô hình nuôi xen ghép Nghề nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển từ những năm 1990 và đã trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế. Đặc biệt trong những năm đầu, nhờ nghề nuôi tôm mà nhiều hộ dân trong xã đã thoát nghèo và trở nên giàu có, bộ mặt nông thôn đã thay đổi hẳn. Do sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch đã làm cho chất lượng môi trường ao nuôi ngày càng suy thoái, dịch bệnh phát sinh làm cho tôm nuôi bị chết hàng loạt cũng như thời tiết, môi trường ngày càng có chiều hướng bất lợi do biến đổi khí hậu. SVTH: Nguyễn Văn Vương 40 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Năm 2006 - 2008, nhiều ngư dân đã bất lực trong vấn đề nuôi chuyên tôm, số ao hồ phải bỏ hoang vì nuôi không có hiệu quả và thiếu vốn trầm trọng. Trước tình hình đó nhiều hộ đã chuyển đổi từ mô hình nuôi chuyên tôm, mật độ cao sang nuôi tôm mật độ thấp và kết hợp việc nuôi ghép một số đối tượng thủy sản khác nhau trong cùng một ao nuôi để tăng hệ số an toàn cho người sản xuất, và kết quả đã đạt được hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Trong ao nuôi ghép có nhiều mối quan hệ tác động qua lại như giữa yếu tố môi trường với nhau, giữa môi trường nuôi với các đối tượng nuôi và giữa các đối tượng nuôi với nhau. Tuy nhiên việc xác định đúng công thức nuôi ghép là một vấn đề phức tạp. Qua điều tra các hộ nuôi trồng thủy sản ở xã, tôi thấy trong thực tế sản xuất, các hộ nuôi ghép còn mang nhiều tính kinh nghiệm, mức độ áp dụng một công thức nuôi ghép chung trong sản xuất đại trà còn bị hạn chế, chưa có hộ nào đầu tư thâm canh. Bản thân các hộ cũng không đánh giá được nuôi ghép các đối tượng như thế nào thì hiệu quả hơn. Vì vậy, tôi tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế của NTTS đối với các hộ nuôi theo phương thức này, qua đó khuyến nghị với họ nên nuôi ghép các đối tượng nuôi như thế nào là hợp lý, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng ao nuôi. Kết quả điều tra 27 hộ, diện tích trung bình 1ha, hộ có diện tích thấp nhất là 0,4 ha, lớn nhất là 1,8ha. Đối tượng nuôi là Tôm; Cua; các loại cá Đối Mục, cá Dìa, cá Kình phương thức nuôi được áp dụng là bán thâm canh. Các hình thức kết hợp thường được các hộ nông dân áp dụng là: 1. TÔM SÚ + CUA + CÁ ĐỐI MỤC 2. TÔM SÚ + CUA + CÁ DÌA 3. TÔM SÚ + CUA + CÁ KÌNH Với phương thức nuôi bán thâm canh, nghĩa là các hộ nông dân không đầu tư thức ăn 100% công nghiệp mà chỉ cho thức ăn bổ sung ngoài thức ăn tự nhiên. Tập hợp chi phí của mô hình nuôi xen ghép được thể hiện qua bảng 2.11 sau: SVTH: Nguyễn Văn Vương 41 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Bảng 2.11: Tổng hợp chi phí đầu tư của 1 ha nuôi xen ghép của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 Số tiền Cơ cấu Khoản mục (1000đ/ha) (%) Chi phí trung gian 26.124 55,10 1.Giống 6.014 12,74 2.Thức ăn 10.059 21,21 3.Công cụ dụng cụ 3.973 8,38 4.Lao động thuê ngoài 1.738 3,67 5.Điện, dầu 1.441 3,04 6.Thuế 1.458 3,07 7.Lãi suất 0.593 1,25 8.Chi khác 0.821 1,73 Chi phí khấu hao TSCĐ 1.690 3,56 Công lao động gia đình 19.601 41,36 Tổng chi phí 47.415 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng 2.11 trên ta thấy, cũng giống như các mô hình khác trong mô hình xen ghép thì chi phí trung gian chiếm tỷ lệ lớn nhất (55,1%) tiếp đến là công lao động gia đình (41,36%). Trong chi phí trung gian thì chi phí thức ăn (21,21%) là không lớn vì nuôi ghép các đối tượng nuôi sử dụng chất thải của nhau làm thức ăn ngoài ra các loại các còn sử dụng rong, rêu trong hồ để làm thức ăn nhưng chi phí giống lại là khá cao (12,74%), sở dĩ chi phí giống chiếm tỷ lệ lớn là do trong nuôi xen ghép để tăng tỷ lệ sống thì nông dân phải mua con giống có kích thước lớn hơn so với các hình thức nuôi khác. Kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình thể hiện qua bảng 2.12 sau: SVTH: Nguyễn Văn Vương 42 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Bảng 2.12: Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi xen ghép của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Chỉ tiêu đánh giá kết quả Giá trị sản xuất (GO0 1000đ 63.104 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 26.124 Tổng chi phí (TC) 1000đ 47.415 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 36.980 Lợi nhuận (LN) 1000đ 15.689 Chỉ tiêu hiệu quả GO/IC Lần 2,416 VA/IC Lần 1,416 LN/TC Lần 0,331 GO/TC Lần 1,331 (Nguồn: Số liệu điều tra) Với tổng chi phí đầu tư là 47,415 triệu đồng/ha, hộ đã thu được giá trị sản xuất một năm là 63,014 triệu đồng/ha cho giá trị gia tăng là 36,98 triệu đồng/ha. Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình cho thấy với 1 đồng chi phí trung gian tạo ra được 2,416 đồng giá trị sản xuất, tương tự 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 1,416 đồng giá trị gia tăng. 2.4.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế ở các hộ nông dân xã Hương Phong theo quy mô diện tích Đối với xã Hương Phong, đất đai, diện tích mặt nước để đưa vào NTTS của các hộ nông dân chủ yếu là ao, hồ, đầm và diện tích lấn phá. Để đánh giá hiệu quả NTTS của các hộ, ngoài việc đánh giá theo các mô hình như trên, tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ NTTS theo quy mô, diện tích mặt nước NTTS, nhằm xác định ở mỗi diện tích, quy mô NTTS cho kết quả hiệu quả kinh tế nào cao hơn. SVTH: Nguyễn Văn Vương 43 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả và hiệu quả của hoạt động NTTS của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 theo quy mô diện tích Chi phí Giá trị Tổng chi Giá trị Lợi Số Tỷ trung sản xuất phí gia tăng nhuận Tổ Diện tích (DT) hộ lệ DT gian GO/IC VA/IC LN/TC GO/TC (GO) (TC) (VA) (LN) (ha) (hộ) (%) (ha) (IC) (Lần) (Lần) (Lần) (Lần) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) I <=0,8 24 40 0,642 62.480 47.805 26.504 35.976 14.675 2,357 1,357 0,307 1,307 II 0,8<DT<=1,2 27 45 1,098 63.808 47.241 26.237 37.571 16.566 2,432 1,432 0,351 1,351 III >1,2 9 15 1,544 61.993 47.546 26.915 35.078 14.447 2,303 1,303 0,304 1,304 Tổng,BQC 60 100 1,100 62.760 47.531 26.552 36.208 15.229 2,364 1,364 0,321 1,321 (Nguồn: Số liệu điều tra) SVTH: Nguyễn Văn Vương 44 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Đối với tổ I: diện tích bình quân của tổ này là 0,642 ha đây là tổ bao gồm những hộ có quy mô thấp nhất. Các hộ lựa chọn mức đầu tư chi phí trung gian tính trên ha là 26,504 triệu đồng/ha, với mức đầu tư này hiệu quả đầu tư là khá cao, con số cụ thể là giá trị sản xuất đạt 62,480 triệu đồng/ha, qua bảng 2.13 thì ta cũng thấy được giá trị gia tăng của các hộ thuộc tổ này là 35,976 triệu đồng/ha. Về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, có thể mặc dù các con số biểu hiện khá cao nhưng đây là nhóm có hiệu quả sử dụng vốn đứng thứ 2 trong tổng thể các tổ nghiên cứu, ta có GO/IC là 2,357 lần tức cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra giá trị sản xuất mang lại là 2,357 đồng, hay VA/IC là 1,357 lần có ng...ương 57 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 2.5.5. Vốn Vốn ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất NTTS. Các hộ nông dân lựa chọn đối tượng nuôi cũng như phương thức thâm canh ở các mức độ nào trước hết được quyết định bởi vốn sản xuất của hộ. Qua khảo sát các hộ có tiềm lực vốn mạnh thường lựa chọn các đối tượng có giá trị kinh tế cao đòi hỏi đầu tư lớn về chi phí. Kết quả NTTS của các hộ này đã đem lại kết quả kinh tế cao, đó là các hộ NTTS theo mô hình nuôi tôm sú cho giá tri gia tăng 39,919 triệu đồng/ha. Các hộ NTTS theo các mô hình còn lại, đa số là các hộ có vốn ít nên kết quả của họ không cao như mô hình nuôi cua thương phẩm cho giá trị gia tăng 32,260 triệu đồng/ha. Mặt khác do nhu cầu về vốn sản xuất, các hộ còn phải vay vốn, do đó lãi suất tiền vay làm giảm lợi nhuận của hộ. Cụ thể lãi suất phải trả bình quân 1ha làm lợi nhuận giảm tương ứng ở các mô hình là 0,522 triệu đồng/ha (mô hình nuôi tôm sú), 0,605 triệu đồng/ha (mô hình nuôi cua thương phẩm), 0,593 triệu đồng/ha (mô hình xen ghép). 2.6. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA XÃ HƯƠNG PHONG Thị trường là quá trình người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau hình thành nên giá cả và sản lượng cân bằng thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản nuôi trồng ở xã Hương Phong chủ yếu là thị trường nội địa (chiếm 83,1% sản lượng), tiêu thụ trong địa bàn và các vùng vụ cận; một phần sản phẩm được xuất khẩu (chiếm khoảng 16,9% sản lượng). Việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản của các hộ được thực hiện tại người thu gom và các chợ địa phương. Sản phẩm thủy sản được xuất khẩu chủ yếu là các loại cua thương phẩm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là ở các nước Lào và Trung Quốc. Kênh thị trường thủy sản ở xã Hương Phong SVTH: Nguyễn Văn Vương 58 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Sơ đồ 2.1: Chuỗi giá trị thủy sản thủy sản ở xã Hương Phong năm 2014 Đầu vào Sản xuất Trung gian Bán lẻ Tiêu dùng Xuất khẩu Đầu vào: Người Người Chợ, nhà Tiêu nuôi bán lẻ hàng, Giống dùng trồng (32,4%) khách sạn (83,1%) Thức ăn thủy sản (83,1%) Người Tiểu Thuốc thu gom thương nhỏ (50,7%) (67,6%) Thu gom tỉnh Xuất (16,9%) khẩu (16,9%) SVTH: Nguyễn Văn Vương 59 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Các chủ thể tham gia chuỗi giá trị thủy sản ở xã Hương Phong: - Trại sản xuất giống Hiện nay trên địa bàn xã Hương Phong không có trại sản xuất giống nào nên các hộ nông dân chủ yếu bắt giống tại các trại giống ở Thuận An như trại giống Vân Nam, trại giống của Khoa thủy sản thuộc Trường đại hoc nông lâm Huế một số khác thì bắt giống ở các trại trong thành phố Đà Nẵng, thành phố Nha Trang. Có tới 90% lượng giống được bán trực tiếp cho người nuôi, khoảng 10% bán qua thương lái giống. Các trại sản xuất khoảng 3 - 4 đợt/năm. Những khó khăn mà các trại thường gặp phải gồm: dịch bệnh nhiều, thời tiết bất thường, phải cạnh tranh với các trại giống khác ở ngoài tỉnh. - Các cửa hàng, đại lý bán thức ăn, thuốc Trên địa bàn xã chỉ có một số cửa hàng bán thức ăn và thuốc nhỏ lẻ chứ không có đại lý bán thức ăn cấp 1 và cấp 2 nào. Khó khăn của họ gồm: nợ nhiều khó thu hồi vốn, thiếu vốn sản xuất kinh doanh, cạnh tranh nhau để bán. - Người nuôi trồng thủy sản Năm 2014 xã Hương phong có 212,8 ha nuôi trồng thủy sản . Trong đó có 36,3 ha nuôi quảng canh, còn lại nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Diện tích trung bình của mỗi hộ nông dân khoảng 1,34 ha. Mật độ bình quân của tôm sú, cua xanh, cá lần lượt là 6 con/ , 0,34 con/ và 0,24 con/ . Sản lượng năm 2014 cảu tôm sú đạt 34,6 tấn, cua xanh 29,5 tấn, cá các loại là 29,7 tấn. Khoảng 70% người nuôi nhận định nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã sẽ còn phát triển. Nhưng nuôi trồng thủy sản gặp phải một số khó khăn cơ bản sau: dịch bệnh nhiều, nguồn nước bị ô nhiễm, thiếu vốn sản xuất và thời tiết diễn biến bất thường. Giải pháp mà người nuôi đề xuất là: sớm có quy hoạch chi tiết vùng nuôi, tăng cường tập huấn chuyển giao kỹ thuật, đưa các mô hình mới đạt hiệu quả cao vào sản xuất, được cho vay vốn sản xuất, xử lý nguồn nước cấp vào ao nuôi để tránh bị lây lan dich bệnh. SVTH: Nguyễn Văn Vương 60 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý - Những người thu mua sản phẩm thủy sản Những người thu gom nhỏ thu mua chiếm khoảng 67,7% tổng sản lượng thủy sản toàn xã, còn người bán lẻ thu mua khoảng 32,4% sản lượng thủy sản. Việc mua sản phẩm tập trung chủ yếu vào thời gian thu hoạch chính (từ tháng 4 đến tháng 9). Đa số các người thu mua đều có lãi nên họ nhận định ngành thủy sản sẽ còn phát triển. Người thu mua ít quan tâm đến các chính sách, quy định. Những khó khăn cơ bản là: cạnh tranh nhiều, thiếu vốn, sản lượng qua các năm không ổn định. Họ nhận thấy cần phải: gữi uy tín với người bán, liên kết với người bán bằng cách cho vay vôn để mua giống và thức ăn, mua sản phẩm với giá cao hơn, tích cực tìm thêm người bán. Kênh thị trường: Kênh 1: Người nuôi trồng thủy sản → Người bán lẻ → Người tiêu dùng nội địa Kênh 2: Người nuôi trồng thủy sản → Người thu gom nhỏ → Người tiêu dùng nội địa Kênh 3: Người nuôi trồng thủy sản → Người thu gom nhỏ → Người thu gom tỉnh → Xuất khẩu SVTH: Nguyễn Văn Vương 61 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ HƯƠNG PHONG Để các hộ nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất nuôi trồng thủy sản và cũng để giải quyết những khó khăn hiện nay, đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những tác động ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân trên địa bàn xã. Trong các biện pháp này thì giải pháp nâng cao trình độ, vốn có tính quyết định lớn đến kết quả và hiệu quả hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên cần thực hiện đồng thời và thống nhất các giải pháp này, khi các giải pháp được thực hiện tốt thì kết quả và hiệu quả của nghề nuôi trồng thủy sản được nâng cao, giải quyết được nhiều chỗ làm việc lớn, thu nhập của người lao động được nâng lên và ổn định dần. Từ đó góp phần nâng cao mức sống và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Cụ thể có các giải pháp sau: 3.1. Giải pháp về tập huấn và chuyển giao kỹ thuật - Tiếp nhận các phương pháp xử lý nước tiên tiến, hiệu quả nhằm vận hành hệ thống xử lý nước tập trung tại các vùng hạ triều ô nhiễm giúp cải thiện môi trường nước cũng như hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan. - Phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, Trung tâm khuyến Nông – Lâm – Ngư tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh, Phòng Kinh tế thị xã và các ban ngành có liên quan tổ chức xây dựng các mô hình thí điểm, các dự án mẫu; tập huấn và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng cho bà con; phối hợp với chính quyền địa phương, các HTX thủy sản thường xuyên kiểm tra theo dõi và hướng dẫn bà con nuôi trồng có hiệu quả. - Nghiên cứu và đưa các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện khí hậu thủy văn của địa phương vào nuôi trồng. SVTH: Nguyễn Văn Vương 62 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 3.2. Giải pháp về quản lý dịch bệnh và tổ chức sản xuất - Có kế hoạch theo dõi kiểm tra chất lượng con giống trước khi thả, chọn những con giống khỏe mạnh, sạch bệnh để đưa vào thả nuôi. - Trong quá trình nuôi cần tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện sớm dịch bệnh để có biện pháp giải giải quyết. - Vận động bà tuyên truyền để bà con ngư dân chấp hành đúng khung lịch thời vụ theo chỉ đạo của Sở NN&PTNT, Phòng Kinh tế thị xã nhằm hạn chế dịch bệnh và rủi ro do thiên tai, mưa bão, - Hướng dẫn ngư dân cải tạo ao hồ, chăm sóc quản lý ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật. Khi có dịch bệnh xảy ra phải kịp thời báo cáo với UBND xã và các cơ quan ban ngành có liên quan để có biện pháp xử lý thích hợp tránh để dịch lây lan. Kiên quyết xử lý nặng đối với các trường hợp cố tình không báo và để dịch bệnh lây lan trên diện rộng làm ảnh hưởng đến các hộ nuôi xung quanh. - Tổ chức quản lý sản xuất và quản lý dịch bệnh có khoa học, phân vùng sản xuất theo từng đối tượng nuôi và hình thức nuôi như vùng nuôi chuyên tôm sú, vùng nuôi theo hình thức xen ghép hoặc nuôi chuyên canh, nuôi bán chuyên canh, nuôi quảng canh, - Tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh tại các vùng nuôi chuyên tôm, hạn chế sự tiếp xúc từ bên ngoài vào các khu vục này; có biện pháp xây dựng tường rào và trồng cây xanh tại vành đai cách ly giữa các khu vực nuôi cũng như trong các ao nuôi. 3.3. Giải pháp về giống - Vận động nhân dân, các tổ chức đầu tư xây dựng các trại sản xuất giống tập trung nhằm đảm bảo đủ số lượng giống để cung cấp cho bà con ngư dân trong xã, hạn chế việc đi mua giống từ các tỉnh khác về thả vừa khó kiểm soát được chất lượng lại có nguy cơ bị hao hụt về số lượng do không thể thích nghi với điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng ở địa phương. SVTH: Nguyễn Văn Vương 63 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý - Có kế hoạch xây dựng các trại ương tôm giống để cung cấp cho các hộ nuôi theo mô hình xen ghép nhiều loại thủy sản nhằm giảm thiểu rủi ro cho bà con do khi nuôi xen ghép bà con thường thả trực tiếp tôm post P15 mà không qua ương nên tỷ lệ hao hụt lớn. Tăng cường kiểm soát chất lượng con giống, hỗ trợ kiểm tra con giống trước khi thả bằng máy PCR nhằm phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng, vàng mang, - Tích cực nghiên cứu thí điểm và đưa các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, ít dịch bệnh vào nuôi trồng như tôm rằn, cá Mú, cá Nâu, - Khuyến khích bà con ngư dân sử dụng các loại giống cua, cá tại địa phương nhằm hạn chế dịch bệnh và ảnh hưởng của môi trường nước khi có biến động mạnh về nhiệt độ, độ mặn, pH và các yếu tố môi trường khác. - Thường xuyên cập nhật thông tin về các cơ sở giống có uy tín để bà con lựa chọn đưa giống vào thả nuôi đảm bảo chất lượng. - Có các cơ chế chính sách hỗ trợ con giống cho bà con khi có dịch bệnh xảy ra nhằm đảm bảo cho công tác nuôi trồng của bà con được kịp thời và phù hợp với khung lịch thời vụ hạn chế rủi ro do mưa, lũ vào cuối vụ. 3.4. Giải pháp về quy hoạch vùng nuôi tập trung và chuyên môn hóa - Thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa tại các vùng nuôi tập trung nhằm tích tụ đất nuôi trồng thủy sản hạn chế phân chia manh mún tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tổ chức sản xuất cũng như đầu tư phát triển. - Vận động các hộ sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả nằm gần khu vực nuôi trồng thủy sản thường bị nhiễm mặn do triều cường chuyển sang hình thức xen canh lúa – cá hoặc chuyển hoàn toàn sang nuôi trồng thủy sản. - Có phương án quy hoạch khu vực nuôi trông thủy sản tập trung và chuyên môn hóa cao để đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư sản xuất, tập hợp những hộ có kinh nghiệm và có khả năng tài chính vào nuôi trồng tại những khu vực này nhằm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. SVTH: Nguyễn Văn Vương 64 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 3.5. Giải pháp về môi trường ao - Việc phát triển thủy sản bền vững phải đi đôi với công tác bảo vệ môi sinh thái và cải tạo môi trường vùng nuôi tránh gây ảnh hưởng xấu đến dân sinh và sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước. - Nước thải phải được dẫn vào hệ thống kênh mương thải và được xử lý bằng các phương pháp thích hợp trước khi thải ra môi trường như phương pháp để lắng, lọc, dùng các chế phẩm sinh học, dùng hoá chất, - Tăng cường kiểm soát chất lượng giống trước khi thả vào ao nuôi, hạn chế các dịch bệnh phát sinh từ nguồn giống. Khi có dịch bệnh xảy ra, phải kịp thời khoanh vùng xử lý tại chỗ tránh để lây lan ra các vùng xung quanh; dùng các hóa chất để xử lý nước ở các ao nuôi bị bệnh và đảm bảo thời gian cách ly mới được phép thải ra môi trường, thu gom các xác chết trong ao mang đi chôn lấp, khử khuẩn bằng vôi bột. - Sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có chất lượng tốt, hạn chế sử dụng các thức ăn tươi sống, ương thối đặc biệt là ở các ao nuôi hạ triều và nuôi cá lồng. - Khuyến khích người nuôi sử dụng các chế phẩm sinh học như chế phẩm Bã trầu, chế phẩm PB, BIO, để xử lý môi trường trong quá trình nuôi hạn chế sử dụng các hóa chất, các loại thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và chất lượng sản phẩm. - Có các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tình trạng khai thác bằng các phương tiện hủy diệt ở vùng đầm phá như dùng xung điện, lừ,tiến tới việc quy định mắc lưới cũng như thời gian khai thác cụ thể theo từng mùa vụ. - Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ, khai thác vùng nuôi bền vững có hiệu quả, tích cực cải tạo môi trường ao nuôi cũng như giảm mật độ nuôi một cách hợp lý. - Tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn sẽ góp phần cải thiện môi trường, cung cấp nơi trú ẩn cho các loài thủy sản cũng như điều hòa khí hậu, giảm thiểu tác hại do bão lũ gây ra đối với các ao nuôi thủy sản nói riêng và đời sống của người dân trong vùng nói chung. SVTH: Nguyễn Văn Vương 65 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 3.6. Giải pháp về vốn - Tạo điều kiện để bà con ngư dân có thể tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi lãi suất thấp, giúp bà con đầu tư xây dựng kiên cố hệ thống đê đập, hàng rào, lưới chắn bảo vệ, đầu tư mua giống và thức ăn, mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc nuôi trồng. - Hỗ trợ bà con nuôi chuyên tôm mua sắm dàn quạt để trang bị trong các ao nuôi giúp giảm nhiệt độ và cung cấp đủ ôxy cho tôm trong mùa nắng nóng tránh để tình trạng tôm sắp cho thu hoạch bị chết hàng loạt như những năm vừa qua. - Thành lập quỹ dự phòng rủi ro nhằm kịp thời hỗ trợ cho bà con khi có dịch bệnh xảy ra để bà con mua các hóa chất dập dịch cũng như mua giống để đầu tư cho vụ nuôi mới được kịp thời. - Đề nghị các cơ quan chức năng, các cấp có thẫm quyền xem xét, giảm, giãn nợ và lãi suất cho các hộ nuôi bị dịch bệnh hay bị mất mát do thiên tai, bão lũ, 3.7. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm Thực hiện tiêu thụ sản phẩm chính là thực hiện chuyển hóa sản phẩm từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chính là hoạt động kinh doanh nối thông mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản ở xã Hương Phong chủ yếu vẫn là thị trường nội địa. Để tiêu thụ tốt sản phẩm NTTS, các hộ cần làm tốt các biện pháp sau: - Nắm bắt được thông tin về thị trường như các chợ, các nhà hàng, khả năng cung cấp cũng như nhu cầu tiêu thụ, giá cả thị trường, tâm lý của người tiêu dùng, phong tục tập quán trên cơ sở nắm bắt được thông tin thị trường để có kế hoạch đánh bắt, thu hoạch, lưu giữ sản phẩm. - Làm tốt công tác tiếp thị sản phẩm đến các nhà hàng ăn uống, nhà hàng thủy hải sản để có được các hợp đồng cung cấp thường xuyên. SVTH: Nguyễn Văn Vương 66 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý - Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm tại các chợ làng, huyện, có thể ở các chợ đầu mối như chợ Bãi Dâu, chợ Đông Ba - Các sản phẩm đi tiêu thụ phải bảo bảo sống, khỏe mạnh, bởi nếu sản phẩm chết hoặc yếu, có dấu hiệu bệnh lý thì rất khó bán, nếu bán được thì cũng bị mất giá nhiều. SVTH: Nguyễn Văn Vương 67 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.”, rút ra một số kết luận sau: 1. Hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân về bản chất là sử dụng các nguồn lực của nông hộ một cách tiết kiệm mang lại kết quả cao hơn bằng các biện các biện pháp kỹ thuật, kỹ thuật thâm canh, hình thức nuôi, cách thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi, cách tổ chức quản lý kỹ thuật. Điều quan tâm của các hộ nông dân là nâng cao lợi nhuận, lợi nhuận chính là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân. Trong nghiên cứu về hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản, có nhiều yếu tố khó xác định chính xác hiệu quả cũng như phân bổ chi phí cho từng loài nuôi, từng vụ nuôi. Nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả như đối tượng nuôi, thức ăn, phương thức nuôi, phương thức và hình thức nuôi, cơ sở hạ tầng, trình độ năng lực của người nuôi, khả năng tiếp cận công tác khuyến ngư và giá cả thị trường. Về hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân, thực tiễn đã có nhiều nước và ở Việt Nam, nông ngư dân đã có thu nhập cao và cũng đã có nhiều nghiên cứu áp dụng các mô hình nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao vào thực tế sản xuất. 2. Xã Hương Phong có diện tích tự nhiên 1.570 ha chiếm 3,03% tổng diện tích tự nhiên của thị xã Hương Trà, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 780,74 ha chiếm 49,72% diện tích tự nhiên và diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 218,8 ha chiếm 27,25% diện tích đất nông nghiệp nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tình hình nuôi trồng thủy sản đã có những bước chuyển biến khá mạnh, tăng về quy mô cũng như sản lượng nuôi trồng. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân đã có những tiến bộ rõ rệt, khắc phụ việc nuôi truyền thống chuyển sang nuôi nhiều đối tượng có năng suất và hiệu quả cao như nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, nuôi xen ghép. SVTH: Nguyễn Văn Vương 68 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 3. Qua kết quả điều tra nghiên cứu các mô hình nuôi thủy sản của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hương Phong cho thấy: xét về kết quả nuôi trồng và mức lợi nhuận trên đơn vị diện tích thì mô hình nuôi tôm sú cho giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng cao nhất (giá trị sản xuất: 67,635 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng 39,657 triệu đồng/ha). Xét về quy mô đầu tư chi phí đối với từng hình thức nuôi, ở quy mô đầu tư chi phí lớn cho giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng cao hơn quy mô vừa và nhỏ. Xét về quy mô diện tích thì quy mô lớn chưa chưa chắc đã đem lại kết quả và hiệu quả cao hơn quy mô vừa và nhỏ. Qua đó phản ánh trình độ đầu tư, mức đầu tư, trình độ thâm canh càng cao thì tạo ra giá trị sản xuất, giá trị gia tăng càng cao. Trên cở sở phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân, tôi đã phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản đó là trình độ kiến thức, kinh nghiệm của nông hộ, thức ăn, diện tích, vốn. 4. Từ thực tế điều tra, phân tích hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân xã Hương Phong, tôi đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về tập huấn và nâng cao trình độ kỹ thuật cho các nông hộ, về quản lý dịch bệnh và tổ chức sản xuất, về giống, về quy hoạch vùng nuôi tập trung và chuyên môn hóa, về môi trường ao, về vốn, tiêu thụ sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả của việc nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân trên địa bàn xã. 3.2. KIẾN NGHỊ Qua quá trình nghiên cứu đề tài, dựa trên cơ sở đánh giá khách quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng và hạn chế về tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản của vùng, tôi đã rút ra một số kiến nghị sau: - Sớm có quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản tập trung cũng như phân chia khu vực nuôi trồng theo các hình thức nuôi khác nhau trên địa bàn xã Hương Phong. - Trong quá trình nuôi trồng cần quan tâm, chú ý tới việc phát triển nuôi trồng bền vững trong đó nuôi theo hình thức xen ghép nhiều đối tượng thủy sản SVTH: Nguyễn Văn Vương 69 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý trong cùng một ao nuôi là hình thức thích hợp cần khuyến khích bà con ngư dân tập trung đầu tư vào hình thức này. - Xã có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái, nghỉ ngơi giải trí vì vậy bà con ngư dân, chính quyền địa phương cùng các cấp, các ban ngành có liên quan cần quan tâm đầu tư khai thác tốt tiềm năng lợi thế này. - Công tác chuyển giao kỹ thuật cần gắn với thông tin thị trường để giúp nông dân có đủ các thông tin kinh tế, kỹ thuật tự lập kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện của mình và đáp ứng yêu cầu thị trường sản phẩm không bị ứ đọng. - Để việc nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho các hộ nông dân thì chính quyền địa phương cần: + Tạo điều kiện tốt nhất cho bà con ngư dân phát triển sản xuất, tăng cường cho vay vốn phục vụ sản xuất nuôi trồng với lãi suất thấp. + Mở rộng và nâng cao chất lượng của các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ và các tiến bộ trong nuôi trồng, đưa ra các phương pháp sản xuất hiệu quả hay đưa các giống mới vào thử nghiệm, + Xây dựng các trại sản xuất giống ngay trên địa bàn xã để chủ động được nguồn giống tại chỗ đồng thời tránh hiện tượng thoái hoá các nguồn giống có chất lượng tốt của địa phương và giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh và sốc môi trường khi vận chuyển từ các địa phương khác về thả nuôi. + Tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc, tăng cường tập huấn sử dụng công nghệ hiện đại trong nuôi trồng thủy sản. SVTH: Nguyễn Văn Vương 70 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Các HTX NN Thuận Hòa và Vân An. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm từ 2005 – 2014. [2]. Các HTX TS Thuận Thành và Đông Tiến. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm từ 2005 – 2014. [3]. Lê Sỹ Hùng, bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, tuyển tập giáo trình nghiên cứu khoa học kinh tế và quản trị kinh doanh 1995 – 1999. [4]. Tôn thất chất, kỹ thuật nuôi tôm sú, tài liệu Đại học Nông Lâm Huế. [5]. Tôn Nữ Hải Âu, bài giảng kinh tế thủy sản, tài liệu lưu hành nội bộ. [6]. UBND xã Hương Phong. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua các năm từ 2005 -2014. [7]. UBND xã Hương Phong. Báo cáo thống kê đất đai năm 2014. Hương Trà, 2014. [8]. Võ Thị Tuyết Hồng. Báo cáo quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản xã Hương Phong, thị xã Hương Trà đến năm 2020. Dự án quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế - IMOLA, Hương Trà, 2012. [9]. Website: www.huongtra.thuathienhue.gov.vn. Cổng thông tin điện tử UBND thị xã Hương Trà. [10]. Website: www.thuathienhue.gov.vn. Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế. [11]. Website: www.vasep.com.vn. Trang web của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. SVTH: Nguyễn Văn Vương 71 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA MẪU HỘ GIA ĐÌNH Ngày cung cấp thông tin: ngày .tháng .năm Số phiếu: Phần I: Thông tin chung về hộ gia đình 1. Tên ngươi trả lời: . 2. Địa chỉ: thôn . xã thị xã 3. Thông tin về hộ gia đình: Họ tên chủ hộ: ., giới tính ., tuổi Nghề nghiệp chính: ., nghề phụ.. Trình độ văn hóa: ...... Số thành viên trong gia đình: .... Số lao động chính: . Phần II: Hoạt động nuôi trông thủy sản 1. Năm ông/ bà bắt đầu NTTS: 2. Mô hình nuôi trồng thủy sản của ông/ bà: S Th Lo ố vụ ời Lo ình Di ại nuôi gian STT ại h ện tích Độ sâu hình m m ùng ao nuôi trong nuôi/ v ặt nước ỗi v nuôi ụ năm (tháng) 3. Ông/bà có chủ động trong khâu cung cấp nước cho ao nuôi: 1. Có 2. Không 4. Các công việc chuẩn bị ao nuôi của ông/bà: 5. Hiểu biết về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản: Hiểu biết theo Hiểu biết nhờ Được tập huấn kinh nghiệm đọc tài liệu Có Không SVTH: Nguyễn Văn Vương 72 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 6. Lao động tham gia nuôi trong thủy sản: Số ngày/ Số tháng/ Stt Loại lao động Thành tiền (đồng) tháng năm 1 Lao động gia đình 2 Lao động thuê ngoài 7. Đầu tư cố định NTTS: Thời Danh Đơn vị Số Đơn giá Thành gian sử STT mục tính lượng (đồng) tiền(đồng) dụng (năm) 1 Đào đắp Công trình xây dựng 2 Đường mương Cống Kè 3 Máy móc Trang bị dụng cụ Lưới Ghe 4 Tre, nứa Lừ Giai Nò SVTH: Nguyễn Văn Vương 73 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 8. Chi phí sản xuất: Chi phí giống: Giống thả Loài Kích Trọng Sản STT Số nuôi thước lượng/con Đơn giá lượng lượng (cm) (gram) Cá Dìa 1 Đối mục Kình 2 Tôm Tôm sú 3 Cua Các chi phí ngoài giống: Danh Đơn giá Thành STT Đvt Số lượng Ghi chú muc (đồng) tiền Thức ăn 1 Tổng hợp Tự chế 2 Thuê lao động 3. Trả lãi ngân hàng 4 Công cụ dụng cụ 5 Thuế 6 Dầu, điện 7 Khác SVTH: Nguyễn Văn Vương 74 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 9. Doanh thu STT Kết quả Thành tiền Tôm Tổng sản lượng Giá bán ngang 1 Loại 1 Giá bán loại 1 Loại 2 Giá bán loại 2 Cua Tổng sản lượng Giá bán ngang 2 Loại 1 Giá bán loại 1 Loại 2 Giá bán loại 2 Cá Tổng sản lượng Giá bán ngang 3 Loại 1 Giá bán loại 1 Loại 2 Giá bán loại 2 Khác 4 Tổng sản lượng Giá bán ngang SVTH: Nguyễn Văn Vương 75 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Phần III: Quan hệ thị trường và tài chính 1. Quan hệ thị trường Mua các yếu tố đầu vào: Chất lượng Có thuận Giá cả hợp STT Danh mục Địa điểm có tốt lợi không lý không không 1 Giống 2 Thức ăn 3 Thuốc chữa bệnh 4 Khác 2. Tình hình tiêu thụ. 2.1. Hình thức, địa điểm và đối tượng tiêu thụ. STT Các chỉ tiêu Tôm Cua Cá Khác Hình thức tiêu thụ 100% 100% 100% 100% Tiêu thụ trong gia đình 1 Biếu tặng Hàng đổi hàng Bán ra Địa điểm 100% 100% 100% 100% Bán tại ao 2 Bán tại nhà Bán tại thu gom Bán tại chợ Bán khác Đối tượng thu mua 100% 100% 100% 100% Người bán lẻ Thu gom địa phương 3 Thu gom tỉnh Cơ sở chế biến Bán cho chỗ khác SVTH: Nguyễn Văn Vương 76 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 2.2. Xin ông/bà cho biết các thương lái có cạnh tranh nhau mua hàng không? 1. Có 2. Không 2.3. Các đối tượng thu gom có ký cam kết mua sản phẩm cho ông/bà hay không? 1.Có 2. Không 2.4. Hình thức chi trả. Trả trước Trả Trả Hàng Hình Tiền Trả trước bằng Loại trước tiền đổi thức mặt dưới 50% các yếu 50% chậm hàng khác tố đầu vào Tôm Cua Cá Khác 3. Quan hệ tài chính 3.1. Ông/ bà có vay vốn hay không? 1. Có 2. Không Số lượng Thời gian STT Nguồn Mục đích Lãi suất (triệu đồng) (tháng) 1 Ngân hàng 2 Tổ chức tín dụng 3 Tư nhân 4 Khác 3.2. Những khó khăn gặp phải trong quá trình vay vốn? SVTH: Nguyễn Văn Vương 77 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 3.3. Ông/bà có nhu cầu vay vốn nữa không? 1. Có 2. Không Phần IV: Tập huấn nuôi trồng thủy sản 1. Ông/ bà có được tập huấn về nuôi trồng thủy sản không? 1. Có 2. Không 2. Nội dung tham gia tập huấn? 3. Số lần tham gia tập huấn? 4. Đơn vị tổ chức tập huấn? ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 5.Ông/ bà có áp dụng kiến thức tập huấn vào sản xuất không? 1. Có 2. Không 6. Áp dụng cái gì? 7. Kết quả ra sao? 1. Trung bình 2.Khá 3.Tốt 8. Đánh giá của ông/ bà về mức độ phù hợp của các đợt tập huấn? 1.Kém 2.Trung bình 3.Khá 4.Tốt 5.Rất tốt 9. Ông/bà có đề xuất gì về tổ chức lớp tập huấn hay không? Nội dung ................ Thời gian... ................................. Phương pháp dạy ............... SVTH: Nguyễn Văn Vương 78 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý Phần V: Những thuận lợi và khó khăn trong NTTS mà gia đình gặp phải 1. Thuận lợi 2. Khó khăn SVTH: Nguyễn Văn Vương 79 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI THU MUA Số thứ tự: Họ và tên: ................................................... Địa chỉ: ......................... 1. Loại thuỷ sản nào Bác thường mua? Giá mua? Lượng mua bq một ngày? Lượng mua bq Giá mua Số ngày mua bq Loại thuỷ sản một ngày (kg) (1000đ) tháng 2. Bác thường mua sản phẩm của những ai? Phương thức mua? Phương thức thanh toán? Các đối tượng khác nhau thì giá mua có khác nhau không? Đối tượng Phương thức Giá mua Phương thức % khối lượng mua thu mua (1000đ/kg) thanh toán thu mua Ngư dân Thu gom 3. Để mua được sản phẩm của các đối tượng trên, bác có phải trợ giúp cho họ gì không? Nêu cụ thể (hỗ trợ vốn, giống...) Đối tượng mua Ngư dân Thu gom nhỏ * Hỗ trợ vốn - Lượng vốn bq - Lãi suất - Thời hạn * Con giống SVTH: Nguyễn Văn Vương 80 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 4. Có sự ràng buộc nào giữa bác với họ không? (nêu cụ thể) 5. Khi hỗ trợ cho các đối tượng trên bác có gặp rủi ro không? (Nêu cụ thể) ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 6. Bác có phải cạnh tranh với ai để mua sản phẩm không? 1. Có 2. Không 7. Bác có gặp khó khăn khi mua sản phẩm? Khó khăn gì? ............................................................................................................................... 8. Bác bán sản phẩm cho ai? Phương thức Phương thức Đối tượng bán % khối lượng bán bán thanh toán 9. Bác biết những người này lâu chưa? Do đâu mà biết? ............................................................................................................................... 10. Giữa bác và khách hàng có thường xuyên trao đổi thông tin? Những thông tin gì? Bằng cách nào? . 11. Bác có gặp khó khăn gì khi bán sản phẩm cho các đối tượng trên? (thanh toán, giá cả, phẩm cấp...) . ... SVTH: Nguyễn Văn Vương 81 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Lê Anh Quý 12. Các chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm? (vận chuyển, bảo quản) ................................................................................................................... ............................................................................................................................... 13. Bác có ý định mở rộng thị trường? Bằng cách nào? ....... ............................................................................................................................... SVTH: Nguyễn Văn Vương 82

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_nuoi_trong_thuy_san_cua.pdf
Tài liệu liên quan