Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú tại huyện Phú vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế

Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM SÚ TẠI HUYỆN PHÚ VANG – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thu Diệu Giáo viên hướng dẫn Lớp: K42KDNN T.S Bùi Đức Tính Niên khoá: 2008 – 2012 Huế, tháng 5 – năm 2012 K42KDNN Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu LỜI CẢM ƠN Sau quá trình thực tập tại Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông

pdf83 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú tại huyện Phú vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thôn Huyện Phú Vang tôi đã hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Để hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của nhiều tập thể, cá nhân. Trước tiên tôi xim gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy T.S Bùi Đức Tính, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị ở Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn của huyện, cùng các hộ nuôi tôm ở huyện Phú Vang đã giúp đỡ, trực tiếp truyền đạt những kinh nghiệm thực tế quý báu, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho tôi trong quá trình thực tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè và gia đình đã luôn là nguồn động viên, khích lệ cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Vì đây là giai đoạn đầu được tiếp cận và nghiên cứu với thực tế, bản thân cũng chưa đủ kinh nghiệm. Do vậy đề tài không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô cũng như bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Thu Diệu K42KDNN Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu MỤC LỤC PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................10 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................10 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 11 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................11 1.4 phương pháp nghiên cứu ........................................................................................12 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 12 PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................14 Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu............................................................... 14 1.1 Cơ sở lý luận ...........................................................................................................14 1.1.1 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................................. 14 1.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ......................................................14 1.1.1.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất Nông Nghiệp .................................................15 1.1.1.3 Phương pháp xác định hiểu quả kinh tế ...........................................................18 1.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm ............................................. 20 1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất................................. 21 1.1.2.2 Các chỉ tiêu xác định kết quả và hiệu sản xuất................................................. 21 1.1.3 Vị trí, vai trò của ngành NTTS và những đặc điểm kỹ thuật của nuôi tôm Sú ............ 23 1.1.3.1 Vị trí, vai trò của nghành nuôi trồng thủy sản.................................................. 23 1.1.3.2 Đặc điểm sinh học của tôm Sú ......................................................................... 23 1.1.3.3 Các hình thức nuôi tôm hiện nay ......................................................................24 1.1.3.4 Các phương pháp nuôi tôm .............................................................................. 25 1.1.3.5 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm Sú .....................................................25 1.2 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................27 1.2.1 Khái quát tình hình nuôi tôm ở Việt Nam...................................................................... 27 K42KDNN Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu 1.2.2 Khái quát tình hình nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................31 1.2.3 Tình hình nuôi tôm tại Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế ................................. 31 Chượng 2: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế ......... 33 2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................................................... 33 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................33 2.1.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................33 2.1.1.2 Đặc điểm địa hình............................................................................................. 33 2.1.1.3 Khí hậu - thủy văn ............................................................................................ 34 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 36 2.1.2.1 Dân số - lao động.............................................................................................. 36 2.1.2.2 Nông nghiệp ..................................................................................................... 36 2.1.2.3 Thuỷ sản ...........................................................................................................37 2.2 Kết quả và hiệu quả nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế ................ 39 2.2.1 Khái quát đặc điểm nuôi tôm ở Huyện Phú Vang............................................... 39 2.2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi tôm của các hộ ...................................... 42 2.2.3 Chi phí đầu tư nuôi tôm....................................................................................... 44 2.2.3.1 Chi phí trung gian .............................................................................................44 2.2.3.2 Chi phí sản xuất bằng tiền ................................................................................54 2.2.4 Hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra ................................................................59 2.2.4.1 Về mặt kinh tế ..................................................................................................59 2.4.2.2 Về mặt xã hội và môi trường ............................................................................68 2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra.................. 69 Chương 3 : Định hướng và giải pháp ........................................................................... 72 3.1 Định hướng ........................................................................................................................ 72 3.2 Giair pháp .......................................................................................................................... 73 3.2.1 Các giải pháp đối với ban lãnh đạ .................................................................................. 73 3.2.2 Các giải pháp đối với hộ nuôi tôm ......................................................................74 K42KDNN Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 76 1.1 Kết luận ............................................................................................................................. 76 1.2 Kiến nghị ................................................................................................................ 77 K42KDNN Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU NTTS : Nuôi trồng thủy sản TC : Thâm canh BTC : Bán thâm canh QCCT : Quảng canh cải tiến ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản MMTB : Máy móc thiết bị LĐ : Lao động BQC : Bình quân chung GO : Giá trị sản xuất VA : Giá trị gia tăng GDP : Tổng sản phẩm quốc nội TC : Tổng chi phí sản xuất IC : Chi phí trung gian MI : Thu nhập hỗn hợp TSCĐ : Tài sản cố định GTSX : Giá trị sản xuất GTGT : Giá trị gia tăng SNA : Hệ thống tài khoản quốc gia K42KDNN Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế trong trường hợp quá trình sản xuất sử dụng hai yếu tố đầu vào X1 và X2 ..............................................7 Sơ đồ 2: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế trong trường hợp quan hệ giữa một đầu vào và một đầu ra ..................................................................8 K42KDNN Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu DANH MỤC BẢNG Bảng 1 : Diện tích nuôi tôm ở Việt Nam từ năm 2004 - 2010Error! Bookmark not defined. Bảng 2 : Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam..................Error! Bookmark not defined. Bảng 3 : Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Tỉnh Thừa Thiên Huế.. Error! Bookmark not defined. Bảng 4 : Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Vang phân theo ngành kinh tế .......................................................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 5 : Sản lượng ngành thủy sản Huyện Phú Vang ..Error! Bookmark not defined. Bảng 6 : Giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Phú Vang phân theo ngành kinh tếError! Bookmark not defined. Bảng 7 : Tình hình nuôi tôm ở huyện Phú Vang qua 3 năm 2009 – 2011............ Error! Bookmark not defined. Bảng 8 : Thông tin chung các hộ điều tra năm 2011.....Error! Bookmark not defined. Bảng 9 : Vốn đầu tư XDCB và mua sắm MMTB của các hộ điều tra năm 2011 . Error! Bookmark not defined. Bảng 10 : Diện tích , năng suất và sản lượng tôm của các hộ năm 2011Error! Bookmark not defined. Bảng 11: Chi phí giống của các hộ điều tra theo các hình thức năm 2011 ........... Error! Bookmark not defined. Bảng 12: Chi phí thức ăn của các hộ điều tra theo hình thức nuôi năm 2011....... Error! Bookmark not defined. Bảng 13: Chi phí xử lý ao hồ của các hộ điều tra năm 2011Error! Bookmark not defined. Bảng 14: Chi phí phòng trừ dịch bệnh của các hộ điều tra năm 2011Error! Bookmark not defined. K42KDNN Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Bảng 15: Chi phí trung gian của các hộ điều tra năm 2011Error! Bookmark not defined. Bảng 16: Số lượng công lao động của các hộ điều tra năm 2011Error! Bookmark not defined. Bảng 17: Chi phí thuê lao động của các hộ điều tra năm 2011Error! Bookmark not defined. Bảng 18: Chi phí khấu hao tài sản cố định của các hộ điều tra năm 2011 ............ Error! Bookmark not defined. Bảng 19: Chi phí sản xuất bằng tiền của các hộ điều tra năm 2011Error! Bookmark not defined. Bảng 20: Giá trị sản xuất của các hộ điều tra năm 2011Error! Bookmark not defined. Bảng 21: Giá trị gia tăng của các hộ điều tra năm 2011Error! Bookmark not defined. Bảng 22: Thu nhập hỗn hợp của các hộ điều tra năm 2011Error! Bookmark not defined. Bảng 23: Tổng hợp các chỉ tiêu về kết quả nuôi tôm Sú của huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 .....................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 24: Các chỉ tiêu về kết quả nuôi tôm Sú của huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011................................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 25: Kết quả phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm Sú của các hộ điều tra................................................................Error! Bookmark not defined. K42KDNN Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trước đây, nghề nuôi tôm ở Việt Nam chủ yếu cung cấp cho nhu cầu trong nước và sản xuất phần lớn dựa vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có sẳn nên người ta rất ít quan tâm đến việc làm thế nào để nâng cao sản lượng tôm nuôi trồng trong điều kiện các nguồn lực có hạn. Tuy nhiên, ngày nay nhu cầu về các mặt hàng thủy sản nói chung và mặt hàng tôm nói riêng không ngừng tăng cao, trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của đất nước. Chính vì vậy, vấn đề hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm đang dần được quan tâm nhiều hơn, hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm phản ánh kết quả sản xuất và trình độ sản xuất của những người nuôi tôm trong sự tác động của nền kinh tế thị trường (giá cả), nó giúp ta biết được việc sử dụng các nguồn lực có hạn (diện tích mặt nước, vốn, lao K42KDNN Trang 10 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu động, tài nguyên thiên nhiên) trong hoạt động nuôi tôm đã đạt hiệu quả hay chưa? Đã khai thác tối đa sức sản xuất của các nguồn lực đó hay chưa? Và nó cho ta biết kết quả đạt được đã là tốt nhất hay chưa? Việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm sẽ giúp ta trả lời được các câu hỏi trên, từ đó có những biện pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm, ngoài ra nó còn giúp ta nắm rõ tình hình sản xuất tôm của địa bàn nghiên cứu, góp phần định hướng cho việc phát triển nghề nuôi tôm của địa phương. Huyện phú vang là một trong những huyện thuộc vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, toàn huyện có 2.301,9 ha diện tích mặt nước. Do có bờ biển dài, diện tích mặt nước đầm phá rộng lớn nên huyện Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản . Nghề NTTS ở huyện đã hình thành từ rất lâu và đã trở thành nghành kinh tế trọng yếu của huyện, nó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống của người dân địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý và thúc đẩy nghành thủy sản phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của huyện và xuất khẩu. Ngành nuôi tôm của nước ta nói chung và của huyện phú vang nói riêng, tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng kể nhưng cũng gặp phải nhiều hạn chế như về kỹ thuật nuôi trồng, về xuất sứ, về an toàn toàn thực phẩm ... Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa có sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và của nghành nuôi tôm nói riêng. - Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế. K42KDNN Trang 11 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú của huyện, qua đó biết được những thuận lợi cũng như khó khăn của hoạt động nuôi tôm tại địa phương. - Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế còn tồn tại, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế” - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Tại huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế. + Phạm vi thời gian: các số liệu thu thập được từ năm 2009 – 2011. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu Các loại dữ liệu thu thập: - Dữ liệu thứ cấp : + Lý thuyết về hiệu quả kinh tế (khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng, các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế), từ đó đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của những thông tin thu thập được, chắt lọc những thông tin phù hợp để làm nền tảng lý thuyết cho việc thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế”. K42KDNN Trang 12 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu + Đặc điểm kỹ thuật của nuôi tôm, các hình thức nuôi và phương pháp nuôi, từ đó hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi tôm và đưa ra cách đánh giá phù hợp. các báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản của huyện qua các năm, tài liệu mạng và các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề đánh giá hiệu quả nuôi tôm + Các loại thông tin khác liên quan đến vấn đề hiệu quả kinh tế nuôi tôm. - Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông tin từ các hộ nuôi trồng tôm của huyện bằng cách phỏng vấn cá nhân. 1.4.2 Phương pháp chọn mẫu Số mẫu điều tra: 80 hộ Sử dụng phương pháp chọn mẫu theo khối: chia tổng thể thành 12 khối phân theo xã. Sau đó, đánh số thứ tự tên của các khối theo thứ tự từ 1 đến 12 theo bảng chữ cái Alphabet, tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên ra 4 khối bao gồm các xã: Phú Xuân, Phú Mỹ, Vinh Hà, Thuận An và chọn ra 20 hộ ở mỗi xã để tiến hành phỏng vấn. 1.4.3 Phương pháp thu thập số liệu – Số liệu thứ cấp: xin các báo cáo về tổng kết hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện Phú Vang tại phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, niên giám thống kê tại sở thống kê huyện Phú Vang, thu thập các báo các về đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thư viện và trên các website – Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu từ các hộ nuôi tôm được chọn ra bằng cách phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân. 1.4.4 Phương pháp xử lý số liệu Từ các số liệu sơ cấp thu được, sử dụng phần mềm excel để phân tích và xử lý theo các phương pháp sau: Phương pháp thống kê mô tả và hoạch toán kinh tế: Dựa vào các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tứ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. Ngoài ra, đề tài còn sử K42KDNN Trang 13 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu dụng phương pháp hoạch toán kinh tế để phân tích, so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa phương và các hộ điều tra trong nuôi tôm. Phương pháp toán kinh tế: Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận kinh tế của quá trình sản xuất, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp phân tổ thống kê, thống kê mô tả và phương pháp toán kinh tế, kinh tế lượng với sự hỗ trợ của phần mềm Excell để xây dựng hàm hồi quy bội: Hàm hồi quy có dạng: α1 α2 α3 α4 α5 Y=A.X1 X2 X3 X4 X5 Trong đó: αi : hệ số của các biến độc lập X1 (i= 1 – 5) Y : Năng suất thu hoạch (Kg/sào) A : Hệ số tự do X1 : Mật độ thả giống (Con/ha) X2 : Thức ăn tươi (Nghàn đồng/ha) X3 : Thức ăn công nghiệp (Nghàn đồng/sào) X4 : Chi phí xử lý ao hồ và phòng trừ dịch bệnh (Nghàn đồng/sào) X5 : Công lao động (Công/sào) Sau khi xây dựng được hàm hồi quy ta dựa vào các hệ số α đánh ảnh hưởng của các biến độc lập X đến biến phụ thuộc Y. Sử dụng các loại kiểm định để giải thích mô hình. PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Hiệu quả kinh tế K42KDNN Trang 14 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu 1.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Các nguồn lực được sử dụng vào trong quá trình sản xuất như đất đai, vốn, lao động, các tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm hơn so với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Do đó, muốn giải quyết tình trạng khan hiếm về nguồn lực, đảm bảo một nền sản xuất ổn định, chúng ta cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Khi đề cập đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp, chúng ta thường nói đến hiệu quả kinh tế sử dụng các nguồn lực đó. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế = kết quả kinh tế - chi phí sản xuất Hiệu quả kinh tê = Hiệu quả kinh tế/Chi phí sản xuất Ngoài ra hiệu quả kinh tế còn biểu hiện quan hệ giữa phần tăng thêm của kết quả với phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Hiệu quả kinh tế = ∆K/∆C ∆K : là phần tăng thêm của kết quả sản xuất ∆C : là phần tăng thêm của chi phí sản xuất Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định. Về phần mình, những chỉ tiêu này phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu hoạt động của chủ thể hiệu quả. Bởi vậy, tính hiệu quả của các phương án cần xác định rõ chiến lược phát triển cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Xã hội quan tâm đến GO hay GDP? Vì vậy tăng GO và GDP là cơ sở để xác định hiệu quả theo quan điểm xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. K42KDNN Trang 15 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội loài người nói chung. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là cơ sở vật chất để không ngừng nâng cao mức sống dân cư. Như vậy, việc tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yêu cần tất yếu trong mọi hình thái kinh tế xa hội. Nâng coa hiệu quả nền sản xuất xã hội càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định : khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng (tăng vốn, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên) bị hạn chế khi chuyển san nền kinh tế thị trường. Tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh, cho phép dành lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế. 1.1.1.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất Nông Nghiệp Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Farrel (1957), Xhultz (1964), Rizzo(1979) và Ellis (1993). Các học giả đều đi đến thống nhất là cần phân biệt rõ khái niệm cơ bản về hiệu quả : hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối liên hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vất chất của sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dung vào sản xuất đem lại them bao nhiêu sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực được thể hiện thongo qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra., giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố sản xuất và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố đầu K42KDNN Trang 16 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu vào và giá của sản phẩm đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân phối giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào trong sản xuất. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực vào nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân phối mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế.chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Xét hiệu quả kinh tế trong trường hợp quá trình sản xuất sử dụng hai yếu tố đầu vào X1 và X2. X2 X D 2D   P C R  A X2A  B  O X1D X1AP’ P’ X1 Sơ đồ 1: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế trong trường hợp quá trình sản xuất sử dụng hai yếu tố đầu vào X và X . 1 2 Nếu các điểm A, B, C, D biểu thị các nông trại sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì các nông trại A, B, C đạt hiệu quả kỹ thuật còn nông trại D không có hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật = OC/OD K42KDNN Trang 17 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Nông trại D có thể giảm mức sử dụng các đầu vào theo tỷ lệ OC/OD mà vẫn sản xuất ra một khối lượng đầu ra như cũ. Đường thẳng đồng giá PP’ chỉ rõ chi phí tối thiểu để làm ra một đơn vị sản phẩm. Do đó doanh nghiệp R, A đạt hiệu quả phân phối. Hiệu quả phân phối = OR/OC Như vậy chỉ có doanh nghiệp A đạt hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế = OR/OD Hiệu quả kinh tế = hiệu quả kỹ thuật*hiệu quả phân phối Xét trường hợp quan hệ giữa một đầu vào và một đầu ra. Y (Đầu ra) C TPP2 YC  TPP1 Y  B B C  Y  A A XA= XB XC X (Đầu vào) Sơ đồ 2: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế trong trường hợp quan hệ giữa một đầu vào và một đầu ra Hiệu quả kỹ thuật = YOA/YOB Hiệu quả phân phối = YOB/YOC Hiệu quả kinh tế = YOA/YOC = (YOA/YOB)*(YOB/YOC) Như vậy chỉ có doanh nghiệp C đạt hiệu quả kinh tế. K42KDNN Trang 18 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Trong xã hội chủ nghĩa, mục đích sản xuất hướng tới con người, là đáp ứng nhu cầu con người nên hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội, hiệu quả của toàn nền kinh tế quốc dân. 1.1.1.3 Phương pháp xác định hiểu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, vừa thể hiện tính lý luận khoa học sâu sắc vừa là yêu cầu đạt ra của thực tiễn sản xuất. Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Do đó để tính hiệu quả kinh tế, ta phải xác định được kết quả và chi phí. Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS), kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm (c+v+m) hoặc có thể là thu nhập (v+m), hoặc có thể là thu nhập thuần túy (m) Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất (GO), có thể là giá trị gia tăng (VA), có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc lãi (Pr) Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả thu được cho phù hợp. Nếu mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội là chính thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất GO. Nhưng với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê mướn công nhân thì kết quả thu được cần quan tâm lại là lợi nhuận, còn với các nông hộ là thu nhập, thu nhập hỗn hợp. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh các các chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên nhiên vật liệu Tùy theo mục đích nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toán toàn bộ hay cho từng yếu tố chi phí. Thông thường chi phí bỏ ra được tính là tổng chi phí, chi phí vật chất, lao động sống, tổng vốn, tổng diện tích đất, tổng chi phí trung gian. Sau khi đã xác định kết quả thu được và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên có thể tính hiệu quả kinh tế theo các mục đích tiếp cận khác nhau. K42KDNN Trang 19 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Thứ nhất, hiệu quả toàn phần được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng giứcx kết quả và chi phí sản xuất. Dạng thuận H = Q/C H = Q – C Dạng nghịch h = C/Q H, h : hiệu quả kinh tế Q : kết quả thu được C : chi phí bỏ ra Phương pháp này có ưu điếm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng mang lịa boa nhiêu kết quả, hoặc một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực. vì vậy, chỉ tiêu này giúp ta đo được hiệu quả ở các quy mô khác nhau. Thứ hai, hiệu quả cận biên được xác định bằng cách so sánh phần tăng them của kết quả thu được và phần tăng them của chi phí bỏ ra. Dạng thuận : Hb = ∆Q/∆C ∆H = ∆Q - ∆C Dạng nghịch: hb = ∆C/∆Q ∆Q : kết quả tăng them ∆C : chi phí tăng them Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư thâm canh, đầu tư cho tái sản xuất mở rộng. Nó xác định được lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm, hay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả thu thêm. Hoặc để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu đơn vị đầu vào. Hai phương pháp này vừa phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực và chi phí, trình độ tiết kiệm nguồn lực và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình K42KDNN Trang 20 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thấy được quy mô hiệu quả có thể xác định mức chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với cách tính này sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được là bao nhiêu. Thế nhưng, cách tính này không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. Như vậy, có nhiều cách để xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một khía cạch nhất định về hiệu quả. Vì thế, tùy thuộc vào mục đích phân tích và tình hình cụ thể mà lực chọn cho phù hợp. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn cần sử dụng đồng vốn sao cho thật hiệu quả thì quan tâm đến cách tính theo quan điểm thứ nhất, nếu xác định hiệu quả của đầu tư thâm cach thì quan tâm nhiều đến cách tính theo quan điểm thứ hai. Thông thường, cần kết hợp các chỉ tiêu với nhau để xem xét, đánh giá đầy đủ và toàn diện hiệu quả kinh tế. 1.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm Ngành nuôi tôm cũng như các ngành kinh tế khác, trong quá trình sản xuất kinh doanh bao giờ cũng có người làm có lãi, người hòa vốn và người bị thua lỗ. Nếu hộ nào nuôi đúng kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm, có đủ vốn và đầu tư hợp lý thì hộ đó sẽ thu được lợi nhuận cao, nhờ đó mà các hộ có điều kiện tích lũy để đầu tư mở rộng sản xuất. Ngược lại thì bị thua lỗ hoặc hòa vốn. Căn cứ vào đặc điểm của nghành kinh tế nuôi tôm, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã chọn và sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: 1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất Tổng vốn đầu tư: là chỉ tiêu nói lên khả năng chủ động về vốn của ngườ...Đỗ Thị Thu Diệu 2.2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM TẠI HUYỆN PHÚ VANG – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1 Khái quát đặc điểm nuôi tôm ở Huyện Phú Vang Nghành nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung là một nghành kinh tế cơ bản của huyện Phú Vang, tôm còn là một mặt hàng quan trọng của ngành nuôi trồng thủy sản, hằng năm cung cấp một lượng lớn tôm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện, các ngành nghề chế biến và là một mặt hàng xuất khầu mang lại hiệu quả cao. Những năm gần đây, ở huyện thường xuyên xãy ra dịch bệnh, các hộ nuôi tôm chiệu nhiều thiệt hại, do đó diện tích nuôi tôm của huyện có xu hướng giảm qua 3 năm từ 2009 – 2011. Cụ thể ở bảng sau: Bảng 7 : Tình hình nuôi tôm ở huyện Phú Vang qua 3 năm 2009 – 2011 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 2010 2011 Diện tích Ha 2.016,67 1.021,13 813,49 Sản lượng Tấn 1.815,00 725,00 886,70 Năng suất Tấn/ha 0,90 0,710 1,09 (Nguồn : Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Vang) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, năm 2009, tổng diện tích nuôi tôm của huyện là 2.106,67 ha, sản lượng tôm thu được là 1.815 tấn, năng suất bình quân đạt 0,9 tấn/ha, nhưng sang năm 2010 thì diện tích nuôi tôm giảm chỉ còn 1.021,13 ha, chỉ bằng một nữa năm 2009, sản lượng tôm thu được thấp với 725 tấn và năng suất bình quân chỉ đạt 0,71 tấn/ha. Đó chính là nguyên nhân làm cho diện tích nuôi tôm tiếp tục giảm vì nuôi tôm đạt hiệu quả thấp, đến năm 2011 thì diện tích nuôi tôm giảm còn 813,49 ha, nhưng năng suất tôm lại tăng so với năm 2009 và 2010, trung bình đạt 1,09 tấn/ha, con số này cho thấy, sang năm 2011 thì việc nuôi tôm đã đạt hiệu quả cao hơn. K42KDNN Trang 40 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Bảng 8: Thông tin chung các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Số hộ điều tra Hộ 80,00 Số nhân khẩu BQ/hộ Nhân khẩu 4,60 Số lao động BQ/hộ Lao động 2,33 Diện tích nuôi tôm BQ/hộ Ha 0,71 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng trên ta thấy, số nhân khẩu bình quân của mỗi hộ 4,6 và mỗi hộ có 0,71 ha diện tích mặt nước nuôi tôm, như vậy các hộ nông dân ở huyện Phú Vang nuôi tôm với diện tích không lớn, điều này gây khó khăn cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc nuôi tôm. Như vậy, nghề nuôi tôm chưa phát huy được hết tiềm lực của địa phương. Lao động nuôi tôm bình quân của mỗi hộ không cao với 2,33 lao động/hộ, qua đó thấy được nghề nuôi tôm của huyện cần rất ít lao động, nghĩa là việc nuôi tôm không được chăm sóc nhiều, người dân nơi đây nuôi tôm dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, vẫn chưa áp dụng tốt khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng thu hoạch của huyện. K42KDNN Trang 41 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Bảng 9 : Đầu tư XDCB và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho nuôi tôm của các hộ điều tra (ĐV:triệu đồng/ha) Hình thức nuôi Chỉ tiêu BQC QCCT BTC TC I. Vốn đầu tư MMTB 23,97 18,52 24,74 29,38 1. Máy bơm 13,08 9,62 13,90 16,17 2. Sục khí 8,43 7,09 8,28 10,11 3. Khác (thuyền, che, chài, lưới) 2,46 1,81 2,57 3,11 II. Vốn ĐTXDCB và tu bổ 36,77 21,41 39,25 51,72 1. Vốn ĐTXDCB (Xây dựng ao) 32,65 18,11 34,95 46,83 2. Tu bổ ao 4,13 3,30 4,30 4,89 III. Tổng 60,74 39,92 63,99 81,11 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Qua bảng số liệu ta thấy, vốn đầu tư vào máy móc thiết bị cho mỗi ha nuôi tôm là 23,97 triệu đồng bao gồm máy bơm, sục khí và các loại phương tiện khác như thuyền, che, chài, lưới Trong đó máy bơm chiếm giá trị lớn nhất là 13,08 triệu đồng/ha, sau đó là sục khí chiếm 8,43 triệu đồng/ha và các loại phương tiện khác có giá trị tương đối nhỏ (2,46 triệu đồng/ha). Vốn đầu tư cơ bản của mỗi hộ cho việc nuôi tôm cũng khá lớn khoảng 36,77 triệu đồng/ha nhưng vốn tu bổ lại ao nuôi sau mỗi vụ lại rất thấp với 4,13 triệu đồng/ha. Như vậy, lượng vốn ban đầu đầu tư cho nuôi tôm của mỗi hộ cũng khá lớn (60,74 triệu đồng/ha) và nó sẽ được tính vào chi phí thông qua khấu hao. Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy, hình thức nuôi ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư máy móc thiết bị cũng như xây dựng ao nuôi tôm của mỗi hộ. Trong 3 hình thức nuôi thì nuôi TC có mức đầu tư ban đầu lớn nhất với 81,11 triều đồng/ha, trong đó vốn ĐTXDCB và tu bổ ao khá lớn chiếm 51,72 triệu đồng/ha còn vốn đầu tư cho máy móc K42KDNN Trang 42 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu trang thiết bị là 29,38 triệu đồng/ha. Do hình thức nuôi TC nuôi với mật độ dày nên việc xây dựng ao hồ đòi hỏi phải sâu hơn và các máy móc thiết bị phục vụ cho việc nuôi trồng nhiều hơn, đặc biệt là máy sục khí. Ở hình thức BTC, do mật độ nuôi thưa hơn nên ao hồ không sâu bằng hình thức TC nên vốn ĐTCB và tu bổ ao thấp nuôi TC hơn với 39,25 triệu đồng/ha trong đó máy bơm chiếm 13,9 triệu đồng, sục khí chiếm 8,28 triệu đồng và các phương tiện dụng cụ khác chiếm 2,57 triệu đồng. Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị cũng thấp hơn khoảng 24,74 triệu đồng/ha. Hình thức nuôi QCCT là hình thức cần mức đầu tư thấp nhất khoảng 39,92 triệu đồng/ha, chỉ bằng 49,2% vốn đầu tư ban đầu của hình thức nuôi TC tính cho mỗi ha nuôi trồng, trong đó vốn đầu tư cho máy móc thiết bị là 18,52 triệu đồng/ ha và vốn ĐTXDCB với tu bổ ao chiếm 21,41 triệu đồng/ha. Sự khác biệt về vốn đầu tư giữa các hình thức có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn hình thức nuôi tôm của các hộ, đối với những hộ thiếu vốn thường không chọn được hình thức mang lại hiệu quả cao nhất. Trong hoạt động nuôi tôm của các ngư hộ, việc đầu tư các máy móc thiết bị góp phần không nhỏ vào năng suất tôm, đó là những phương tiện cần thiết, hổ trợ cho việc phát triển của tôm, vì vậy cần phải đầu tư một cách đầy đủ, nhưng không nên đầu tư quá nhiều, tránh lãng phí. 2.2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi tôm của các hộ Theo điều tra cho thấy, với 80 hộ được phỏng vấn tại huyện Phú Vang thì bình quân mỗi hộ có 0,713 ha/hộ, hộ có diện tích nuôi lớn nhất là 1,5 ha và hộ có diện tịch nuôi ít nhất là 0,4 ha. Tuy chênh lệch diện tích nuôi tôm Sú của hộ cao nhất và hộ thấp nhất lớn nhưng giữa các hộ nuôi tôm lại không khác xa nhau nhiều với độ lệch chuẩn là 0,2527. Xét riêng cho từng hình thức nuôi thì các hộ nuôi QCCT có diện tích nuôi trung bình cao nhất là 0,621 ha, hai hình thức còn lại cũng có diện tích tương đương, nuôi BTC là 0,617 ha và nuôi TC là 0,545 ha. Nhìn vào bảng dưới ta thấy, cả ba hình thức nuôi đều có diện tích nhỏ nhất là 0,4 ha, như vậy diện tích tối thiểu của mỗi ao nuôi tôm cho từng K42KDNN Trang 43 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu hình thức là 0,4 ha. Nhìn chung, diện tích nuôi tôm Sú của các hộ tương đối thấp, điều này làm cho việc quản lý và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của diện tích nuôi trồng. Về sản lượng thì do mỗi hộ nuôi tôm Sú có diện tích và hình thức nuôi khác nhau nên sản lượng cũng khác nhau, trong 80 hộ điều tra thì hộ có sản lượng cao nhất là 1,8 tấn, hộ có sản lượng thấp nhất là 0,25 tấn và có sự khác biệt lớn giữa các hộ thể hiện qua độ lệch chuẩn là 0,4491. Trong ba hình thức nuôi thì các hộ nuôi TC có sản lượng tôm Sú trung bình cao nhất với 1,021 tấn còn nuôi BTC và QCCT có sản lượng thấp hơn lần lượt là 0,643 tấn và 0,355 tấn. Bảng 10: Diện tích , năng suất và sản lượng tôm của các hộ năm 2011 Đơn vị Hình thức Giá trị Độ lệch Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất tính nuôi trung bình chuẩn QCCT 0,400 1,500 0,621 0,1596 BTC 0,400 1,000 0,617 0,1386 Diện tích Ha/hộ TC 0,400 1,000 0,545 0,1345 BQC 0,400 1,500 0,713 0,2527 QCCT 0,250 0,600 0,355 0,0774 Sản BTC 0,400 1,200 0,643 0,1755 Tấn/hộ Lượng TC 0,700 1,800 1,021 0,2661 BQC 0,250 1,800 0,811 0,4491 QCCT 0,486 0,700 0,572 0,1699 Năng BTC 0,800 1,300 1,042 0,1953 Tấn/ha suất TC 1,167 2,300 1,872 0,1118 BQC 0,486 2,300 1,138 1,8847 K42KDNN Trang 44 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu (Nguồn: Số liệu điều tra nam 2012) Nhìn vào bảng số liệu trên nhận thấy, nuôi tôm theo hình thức TC cho năng suất cao nhất với 1,872 tấn/ha, tuy nhiên hộ có năng suất thấp nhất chỉ đạt 1,167 tấn/ha nhưng so với hai hình thức còn lại thì vẫn cao hơn rất nhiều, nuôi BTC năng suất bình quân đạt 1,042 tấn/ha, thấp nhất là nuôi QCCT năng suất trung bình chỉ đạt 0,572 tấn/ha. Nhìn chung thì năng suất của các hộ tương đối đồng đều theo các hình thức nuôi vì độ lệch chuẩn tương đối thấp (bảng 11). Như vậy, trong 3 hình thức nuôi thì nuôi TC là cho năng suất cao nhất, nếu muốn tăng sản lượng nuôi tôm của toàn huyện thì mô hình nên áp dụng tốt nhất là nuôi thâm canh, nhưng theo điều tra thì diện tích nuôi thâm canh vẫn còn ít so với các hình thức khác. Để hiểu rõ nguyên nhân tại sao, ta sẽ tìm hiểu ở những phần sau. 2.2.3 Chi phí đầu tư nuôi tôm 2.2.3.1 Chi phí trung gian - Chi phí giống: Giống là một yếu tố quan trọng nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nuôi tôm nói riêng, giống quyết định đến năng suất cũng như chất lượng tôm, nếu giống tôm tốt, chống chịu được tốt với ngoại cảnh thì sẽ cho năng suất tôm cao hơn và chống chiệu dịch bệnh tốt hơn, vì vây việc lựa chọn tôm giống và mật độ nuôi là một khâu rất quan trọng. Chi phí đầu tư cho tôm giống của huyện được thể hiện ở bảng sau: Bảng 11 : Chi phí giống của các hộ điều tra theo các hình thức năm 2011 Đơn vị Hình thức Nhỏ Lớn Bình Chỉ tiêu Độ lệch chuẩn tính nuôi nhất nhất quân QCCT 5,5 9 7,43 0,8915 Mật độ Vạn BTC 11 17,5 14,14 2,1131 thả giông con/ha TC 18 30 24,78 3,4778 BQC 5,5 30 15,45 6,7235 Chi phí Triệu QCCT 3 5 3,93 0,5473 K42KDNN Trang 45 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Giống đồng/ha BTC 4,4 7,8 6,31 0,7654 TC 14,4 22 17,23 1,5608 BQC 3 22 9,16 7,6469 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng trên ta thấy, mật độ thả giống bình quân chung cho mỗi ha nuôi tôm khoảng 15,45 vạn con, trong đó có sự khác biệt tương đối lớn giữa các hộ được thể hiện qua độ lệch chuẩn là 6,723. Điều đó cho thấy, nếu không xét riêng cho một hình thức nuôi nào thì mật độ thả giống của các hộ nuôi tôm có sự biến động rất lớn, hộ có mật độ thả cao nhất là 30 vạn con/ha và hộ có mật độ thả giống thấp nhất là 5,5 vạn con/ha. . Nếu xét riêng cho từng hình thức nuôi thì nuôi TC là hình thức có mật độ thả giống trung bình cao nhất với 24,78 vạn con/ha, trong đó hộ có mật độ thả giống cao nhất là 30 vạn con/ha và hộ có mật độ thả giống thấp nhất là 18 vạn con/ha, như vậy hộ có mật độ cao nhất chỉ mới đáp ứng tương đối mật độ thả giống về mặt kỹ thuật, nghĩa là còn nhiều hộ vẫn chưa khai thác tối đa sức sản xuất của diện tích mặt nước, nguyên nhân có thể do các hộ sản xuất xây dựng ao chưa đáp ứng yêu cầu, đầu tư máy móc, phượng tiện dụng cụ chưa đầy đủ hoặc vẫn còn e ngại với rủi ro do nuôi TC có lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Nhìn vào độ lệch chuẩn về mật độ thả giống của nuôi TC ta thấy mật độ thả giống của các hộ có sự khác nhau tương đối lớn và biến thiên so với giá trị trung bình là 3,4778 vạn con . Với hình thức nuôi BTC thì mật độ thả bình quân thấp hơn so với nuôi TC với 14,14 vạn con/ha và có độ lệch chuẩn giữa các hộ là 2,1131, trong đó hộ có mật độ thả cao nhất là 17,5 vạn con/ha và thấp nhất là 11 vạn con/ha. Cuối cùng là nuôi QCCT có mật độ rất thấp là 7,43 vạn con/ ha và có sự đồng đều giữa các hộ nuôi so với các hình thức nuôi trên thể hiện qua độ lệch chuẩn về mật độ thả giống của nuôi QCCT là 0,9815. Sở dĩ có sự khác biệt lớn giữa các hình thức nuôi như vậy là do sự khác nhau về ao nuôi, vốn đầu tư và yêu cầu kỹ thuật cho từng hình thức nuôi, vì vậy năng suất thu hoạch của các hình thức nuôi cũng cso sự khác biệt. K42KDNN Trang 46 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Nhìn chung, so với mật độ thả giống theo kỹ thuật của các hình thức nuôi thì mật độ con giống thả của các hộ vẫn còn thấp, điều đó cho thấy việc đầu tư xây dựng ao hồ chưa đạt tiêu chuẩn, các máy móc thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ và do sự thiếu hiểu biết đã dẫn đến việc chăm sóc tôm không đúng cách, gây ra nhiều rủi ro, không khai thác tối đa sức sản xuất của diện tích mặt nước nuôi tôm. Vì vậy, ban lãnh đạo huyện nên có những chính sách cụ thể để khắc phục những hạn chế, phát huy tối đa sức sản xuất của các nguồn lực trong hoạt động nuôi tôm. Mật độ thả giống khác nhau dẫn tới chi phí giống cũng khác nhau, bình quân chung cho môi ha nuôi tôm thì chi phí giống khoảng 9,16 triệu đồng, trong đó nuôi TC có chi phí cao nhất với 17,23 triệu đồng/ha và không đồng đều giữa các hộ, hộ có chi phí giống cao nhất là 22 triệu đồng/ha, trong khi đó hộ có chi phí thấp nhất chỉ khoảng 14,4 triệu đồng, sự biến động về chi phí giống giữa các hộ được thể hiện qua độ lệch chuẩn với giá trị 1,5608. Tiếp theo là nuôi BTC với chi phí giống bình quân là 6,31 triệu đồng/ha, hộ có chi phí cao nhất là 7,8 triệu đồng/ha và hộ có chi phí giống thấp nhất là 4,4 triệu đồng/ha, như vậy nuôi BTC cũng có sự khác biệt lớn về chi phí giống giữa các hộ nuôi tôm và được thể hiện qua độ lệch chuẩn là 0,7654. Cuối cùng là nuôi QCCT với mức chi phí giống thấp nhất là 3,93 triệu đồng/ha và độ lệch chuẩn giữa các hộ tương đối thấp là 0,5473, trong đó hộ có chi phí cao nhất là 5 triệu đồng/ha và hộ có chi phí thấp nhất là 3 triệu đồng/ha. Qua đó ta thấy, mật độ thả giống cũng như chi phí giống có sự khác nhau giữa các hình thức nuôi và giữa các hộ, trong đó nuôi TC là cao nhất, sau đó là BTC và QCCT, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và giá trị gia tăng của các hộ, các hình thức nuôi. - Chi phí thức ăn: thức ăn cũng đóng một vai trò rất quan trọng sau giống và môi trường ao nuôi đến hiệu quả nuôi tôm. Tùy vào mỗi hình thức nuôi mà có mức đầu tư chi phí thức ăn khác nhau, cụ thể ở bảng sau: K42KDNN Trang 47 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Bảng 12 : Chi phí thức ăn của các hộ điều tra theo hình thức nuôi năm 2011 (ĐVT : Triệu đồng/ha) Hình thức Giá trị Độ lệch Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất nuôi trung bình chuẩn Thức ăn tươi 6,00 11,25 8,99 1,2573 QCCT Thức ăn CN 24,00 38,33 29,85 3,4429 Thức ăn tươi 8,00 13,00 10,35 1,3095 BTC Thức ăn CN 41,67 66,00 53,35 6,4695 Thức ăn tươi 6,00 11,25 7,83 1,3434 TC Thức ăn CN 65,00 144,00 105,00 13,4810 Thức ăn tươi 6,00 13,00 9,06 4,3480 BQC Thức ăn CN 33,33 144,00 61,21 46,8062 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Thức ăn thường là chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất, nó được sử dụng trong toàn bộ quá trình nuôi tôm, là yếu tố tối cần thiết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tôm. Vì vậy, cần phải có kế hoạch cụ thể về việc mua thức ăn phục vụ cho nuôi tôm, tránh gây dư thừa, đảm bảo đủ hàm lượng dinh dưỡng cho tôm phát triển một cách tốt nhất, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm. Do đó, tìm hiểu về chi phí và thành phần thức ăn của các hộ trong nuôi tôm là một việc rất quan trong, giúp ta nắm rõ lượng chi phí đáp ứng cho hoạt động nuôi tôm, thức ăn có ảnh hưởng đến năng K42KDNN Trang 48 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu suất thu hoạch như thể nào để từ đó có kế hoạch về chi phí thức ăn cho chu kỳ sản xuất sau một cách hợp lý, có hiệu quả nhất. Qua bảng số liệu trên ta thấy, lượng thức ăn công nghiệp bình quân chung cho mỗi ha nuôi tôm là 61,21 triệu đồng, còn thức ăn tươi chỉ khoảng 9,06 triệu đồng. Nếu không xét riêng cho từng hình thức nuôi thì chi phí thức ăn có độ phân tán lớn giữa các hộ nuôi tôm với độ lệch chuẩn rất cao 49,4495 và chủ yếu khác nhau về chi phí thức ăn công nghiệp, hộ có chi phí thức ăn công nghiệp lớn nhất là144 triệu đồng/ha và hộ thấp nhất là 33,33 triệu đồng. Như vậy, tùy vào hình thức nuôi mà chi phí cho thức ăn là khác nhau, sự khác biệt lớn về chi phí thức ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí trung gian của các hộ, từ đó sẽ tạo ra các kết quả sản xuất khác nhau. Xét riêng cho từng hình thức nuôi thì nuôi TC là hình thức có lượng chi phí thức ăn công nghiệp lớn nhất với 105 triệu đồng/ha, nhìn vào độ lệch chuẩn của thức ăn ở hình thức nuôi TC ta thấy, chi phí cho thức ăn tươi tương đối đồng đều giữa các hộ, còn chi phí cho thức ăn công nghiệp thì lại có sự phân tán rất lớn với độ lệch chuẩn là 13,48, hộ có chi phí thức ăn công nghiệp lớn nhất là 144 triệu đồng/ha, còn hộ có chi phí nhỏ nhất chỉ khoảng 65 triệu đồng/ha, ta thấy với cùng một diện tích, cùng một hình thức nuôi nhưng lượng chi phí thức ăn công nghiệp của hộ lớn nhất lớn hơn rất nhiều so với hộ nhỏ nhất, một vấn đề đặt ra là việc sử dụng thức ăn công nghiệp cho nuôi tôm của các hộ đã hợp lý hay chưa? Chi phí cho thức ăn là một khoảng chi phí rất lớn, nếu không sử dụng hợp lý thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi tôm. Vì vậy, ban lãnh đạo địa phương cần có những đợt tập huấn hướng dẫn cho các hộ nuôi tôm nắm rõ kỹ thuật nuôi tôm, đặc biệt là lượng thức ăn cần thiết cho tôm là bao nhiêu, tránh cho ăn thừa thãi, lãng phí nhưng cũng không nên thiếu hụt nhằm đảm bảo cho tôm phát triển một cách tốt nhất. qua đó có thể thấy được mức đầu tư của mỗi hộ cho thức ăn có sự chênh lệch rất lớn, Trong 3 hình thức thì hình thức nuôi TC có mức đầu tư cho thức ăn lớn nhất là 112,83 triệu đồng/ha, nuôi BTC là 63,7 triệu đồng/ha và nuôi QCCT là 38,84 triệu đồng/ha. K42KDNN Trang 49 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Đối với nuôi BTC thì mức chi phí cho thức ăn công nghiệp thấp hơn nhiều so với nuôi TC và có giá trị là 53,35 triệu đồng/ha và cũng có sự khác biệt nhiều giữa các hộ thể hiện qua độ lệch chuẩn 6,4695, điều này cho thấy tuy cùng nuôi theo một hình thức nhưng mỗi hộ lại có chi phí cho thức ăn công nghiệp khác nhau, hộ có chi phí cao nhất là 66,67 triệu đồng/ha và hộ có chi phí thấp nhất là 41,67 triệu đồng/ha nghĩa là vẫn còn nhiều hộ chưa nắm rõ kỹ thuật nuôi tôm. So với hai hình thức đã phân tích ở trên thì nuôi QCCT có chi phí cho thức ăn công nghiệp tương đối thấp chỉ khoảng 29,85 triệu đồng/ha nhưng lại ít có sự phân tán giữa các hộ nuôi với độ lêch chuẩn là 3,4429, hộ có chi phí cho thức ăn công nghiệp lớn nhất là 38,33 triệu đồng/ha và thấp nhất là 24 triệu đồng/ha. Về thức ăn tươi thì không có sự khác biệt lớn giữa các hình thức nuôi nhưng lại chiếm tỷ lệ khắc nhau trong tổng chi phí thức ăn, hình thức QCCT có chi phí thức ăn tươi là 8,99 triệu đồng/ha, như đã nói ở trên thì điều này sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển. Với hình thức nuôi BTC thì chi phí thức ăn tươi sử dụng nhiều hơn với giá trị 10,35 triệu đồng/ha và hình thức nuôi TC sử dụng ít thức ăn tươi nhất với 7,83 triệu đồng/ha. Như vậy, chi phí cho thức ăn là một khoảng chi phí tương đối lớn trong các loại chi phí trung gian và mỗi hình thức nuôi loại chi phí này lại có sự chênh lệch rất lớn, đây là một hạn chế lớn cho việc lựa chọn hình thức nuôi của các hộ, những hộ ít vốn thường lựa chọn nuôi QCCT và nuôi BTC còn những hộ nhiều vốn thì lại có thể lựa chọn cho mình hình thức nuôi phù hợp nhất. - Chi phí xử lý ao hồ và phòng trừ dịch bệnh: trong nuôi tôm thì việc xãy ra dịch bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm, nó có thể làm cho tôm chết hàng loạt và lây lan rất nhanh. Chính vì vậy việc xử lý ao hồ và phòng trừ dịch bệnh đóng vai trò rất lớn trong việc phòng trừ dịch bệnh và giảm thiểu rủi ro. Các bảng sau sẽ cho ta thấy mức độ đầu tư của người dân tại huyện Phú Vang cho việc xử lý ao hồ và phòng trừ dịch bệnh. Bảng 13: Chi phí xử lý ao hồ của các hộ điều tra năm 2011 (ĐVT :Triệu đồng/ha) K42KDNN Trang 50 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Hình thức Giá trị trung Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn nuôi bình QCCT 4,167 8,000 5,890 0,8324 BTC 4,000 8,750 6,890 1,1109 TC 5,714 10,000 7,880 1,1078 BQC 4,000 10,000 6,840 3,4580 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, bình quân mỗi ha thì chi chí cho xử lý ao hồ tương đối thấp chỉ khoảng 6,84 triệu đồng/ha và có sự khác biệt lớn giữa các hộ thể hiện qua độ lệch chuẩn là 3,4580, điều đó cho thấy các hộ nuôi tôm có ý thức khác nhau về việc xử lý ao nuôi, hộ có chi phí xử lý ao hồ cao nhất là 10 triệu, trong khi đó hộ có chi phí thấp nhất chỉ có 4 triệu đồng, vì vậy mà vẫn có nhiều ao nuôi vẫn chưa đảm bảo được vệ sinh cho nuôi tôm, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của tôm. Nhìn chung, chi phí cho xử lý ao hồ giữa các hình thức nuôi không có sự chênh lệch lớn, nuôi TC có chi phí xử lý ao hồ khoảng 7,88 triệu đồng/ha, hộ có chi phí lớn nhất là 10 triệu đồng/ha và hộ có chi phí thấp nhất là 5,714 triệu đồng/ha, với độ lệch chuẩn bằng 1,1078 cho thấy các hộ nuôi TC tuy có sự chênh lệch về chi phí xử lý ao hồ nhưng không quá lớn. Nuôi BTC có chi phí xử lý ao hồ bình quân là 6,89 triệu đồng/ha, với hộ có chi phí lớn nhất 8,75 triệu đồng/ha và hộ có chi phí nhỏ nhất là 4 triệu đồng/ha, so với nuôi TC thì vẫn thấp hơn nhưng không đáng kể, ở hình thức nuôi BTC thì độ phân tán của chi phí xử lý ao hồ cũng tương đối thấp với độ lệch chuẩn là 1,1109. Cuối cùng là nuôi QCCT với mức chi phí xử lý ao hồ thấp nhất khoảng 5,89 triệu đồng/ha, hộ có chi phí cao nhất là 8 triệu đồng, hộ có chi phí nhỏ nhất là 4,167 triệu đồng/ha. Như vậy trong ba hình thức nuôi thì nuôi TC có chi phí xử lý ao hồ là lớn nhất nhưng chênh lệch giữa các hình thức không lớn, từ đó có thể thấy được hình thức nuôi không ảnh hưởng quá nhiều đến chi phí xử lý ao hồ. Bảng 14 : Chi phí phòng trừ dịch bệnh của các hộ điều tra năm 2011 K42KDNN Trang 51 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu (ĐVT :Triệu đồng/ha) Hình thức Giá trị trung Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn nuôi bình QCCT 0,571 1,333 0,880 0,1982 BTC 0,625 2,000 1,160 0,2968 TC 1,125 2,167 1,530 0,2996 BQC 0,571 2,167 1,180 0,7133 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng trên ta thấy, các hộ nông dân chưa chú trọng nhiều đến việc phòng trừ dịch bệnh cho tôm, bình quân chung mỗi ha nuôi tôm chi phí phòng trừ dịch bệnh chỉ có 1,18 triệu đồng, có hộ chi phí phòng bệnh chỉ đạt 0,571 triệu đồng/ha nhưng cũng có hộ lại có chi phí phòng trừ dịch bệnh là 2,167 triệu đồng/ha, nguyên nhân có thể là do mỗi hộ có ý thức khác nhau về tầm quan trọng của công tác phòng trừ dịch bệnh trong sự tác động của hình thức nuôi vì nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy được mỗi hình thức nuôi có chi phí phòng dịch bệnh rất khác nhau, với những hộ nuôi TC thì chi phí phòng trừ dịch bệnh là 1,538 triệu đồng/ha, hộ có chi phí cao nhất là 2,167 triệu đồng/ha, hộ có chi phí thấp nhất là 1,125 triệu đồng/ha và tương đối đồng đều giữa các hộ với độ lệch chuẩn là 0,2999, còn nuôi BTC thì phòng trừ dịch bệnh thấp hơn nuôi TC chỉ đạt khoảng 1,1690 triệu đồng/ha, hộ có chi phí thấp nhất chỉ được 0,625 triệu đồng/ha, cuối cùng là nuôi QCCT có chi phí phòng trừ dịch bệnh thấp nhất chỉ bằng một nữa so với hình thức nuôi TC và có giá trị là 0,88 triệu đồng/ha, với hộ có chi phí cao nhất chỉ đạt 1,333 triệu đồng/ha, hộ có chi phí thấp nhất cũng chỉ được 0,571 triệu đồng/ha và chi phí phòng trừ dịch bệnh của các hộ nuôi QCCT tương đối đồng đều với độ lệch chuẩn là 0,1982. Qua đó ta thấy, những hộ nuôi tôm theo hình thức QCCT vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc phòng trừ dịch bệnh, tuy nuôi BTC và TC đã chú trọng hơn nhưng vẫn chưa nhiều. Điều này có thể giải thích tại sao dịch bệnh lại thường xuyên xãy ra và gây thiệt hại rất lớn, do người dân chưa ý thức được những rủi ro dịch bệnh có thể xãy ra nên họ không chú trọng K42KDNN Trang 52 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu vào việc xử lý ao hồ và phòng trừ dịch bệnh, tuy nhiên việc sử dụng các loại hóa chất không đúng cách cũng có thể sẽ gây hại đến nguồn nước, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả nuôi tôm. Vì vậy, cần phải quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng các hóa chất trong công tác phòng trừ dịch bệnh, sử dụng đầy đủ và đúng kỹ thuật, nâng cao hiểu biết về tác hại của những loại dịch bệnh, từ đó có biện pháp phòng trừ hiệu quả.  Ở phần trên ta đã tìm hiểu từng loại chi phí trung gian trong hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra, các chi phí trung gian là những nhân tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ. Sau đây là bảng tổng hợp các loại chi phí trung gian của các hộ điều tra. K42KDNN Trang 53 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Bảng 15 : Chi phí trung gian của các hộ điều tra năm 2011 (ĐVT: Triệu đồng/ha) Hình thức nuôi BQC Chỉ tiêu QCCT BTC TC Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Chi phí giống 8,90 10,09 3,93 7,82 6,31 7,97 17,23 12,239 2. Chi phí thức ăn 70,28 79,65 38,85 77,34 63,70 80,39 112,83 80,154 3. Chi phí xử lý ao hồ 6,84 7,75 5,89 11,72 6,89 8,69 7,88 5,6004 4. Chi phí phòng trừ dịch bệnh 1,18 1,33 0,88 1,76 1,16 1,47 1,53 1,0853 5. Chi phí khác 1,04 1,18 0,69 1,37 1,18 1,48 1,30 0,9216 Tổng Chi phí trung gian (IC) 88,23 100,00 50,23 100,00 79,23 100,00 140,76 100,00 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) K42KDNN Trang 54 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Nhìn tổng quát bảng số liệu 13 nhận thấy chi phí trung gian bình quân chung cho cả 3 hình thức khá cao với 88,23 triệu đồng/ha, trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với 79,65 %, tương ứng với 70,28 triệu đồng/ha. Chi phí trung gian có xu hướng tăng tăng dần theo các hình thức nuôi từ QCCT –> BTC –>TC . Đối với hình thức nuôi TC, chi phí trung gian chiếm một khoản khá lớn là 140,76 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với nuôi QCCT và TC. Trong đó chi phí thức ăn chiếm 80,15 %, tương ứng với 112,83 triệu đồng/ha, tiếp theo là chi phí giống chiếm 12,24%, sau đó là chi phí xử lý ao hồ chiếm 5,6 %, chi phí phòng trừ dịch bệnh chiếm 1,09% và cuối cùng là chi phí khác chiếm một tỷ lệ rất thấp 0,92%. Trong nuôi BTC, tuy chi phí trung gian cũng cao nhưng so với hình thức TC thì nhỏ hơn nhiều, do mật độ con giống thấp hơn làm cho chi phí giống thấp hơn (6,31 triệu đồng/ha) vì vậy chi phí thức ăn cần cho nuôi tôm cũng thấp hơn rất nhiều so với nuôi TC và có giá trị là 63,7 triệu đồng/ha, chiếm 80,39 % trong tổng chi phí trung gian và chi phí phòng trừ dịch bệnh cũng chiếm tỷ lệ rất thấp với 1,47 %, tương ứng với 1,16 triệu đồng/ha. Cuối cùng là hình thức nuôi QCCT, so với hai hình thức trên thì hình thức này có chi phí trung gian thấp nhất, chỉ có 51,36 triệu đồng/ha, trong đó chi phí thức ăn là 38,85 triệu đồng/ha, chiếm 77,34 %, sau đó là chi phí xử lý ao hồ (5,89 triệu đồng/ha, chiếm 11,72%), chi phí giống (3,93 triệu đồng/ha, chiếm 7,82%) và chi phí phòng trừ dich bệnh là 0,88 triệu đồng/ha, chiếm 1,76%. 2.2.3.2 Chi phí sản xuất bằng tiền Chi phí sản xuất bằng tiền là toàn bộ các khoản chi phí bao gồm chi phí trung gian, chi phí lao động và chi phí khấu hao tai sản cố định. Chi phí sản xuất bằng tiền là cơ sở để xác định phần thu nhập của các hộ trong hoạt động nuôi tôm, nó cho ta biết giá trị thật sự phải bỏ ra để có được giá trị sản xuất. Qua bảng số liệu ở dưới ta thấy, lao động phục vụ nuôi tôm thường không nhiều như trong các nghành kinh tế khác, tuy nhiên số lao động bình quân của mỗi hộ tương đối thấp với 2,33 lao động/hộ. Chính vì vậy, khi vào đầu vụ hoặc khi thu hoạch thường cần rất K42KDNN Trang 55 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu nhiều lao động nên các hộ thường thuê thêm lao động ngoài. Sau đây là số lượng lao động sử dụng trong hoạt động nuôi tôm Sú của các hộ theo từng hình thức nuôi: Bảng 16 : Số lượng công lao động của các hộ điều tra năm 2011 (ĐVT : Công/ha) Hình thức Giá trị trung Độ lệch Chỉ tiêu Nhỏ nhât Lớn nhất nuôi bình chuẩn QCCT 41,67 141,67 78,15 28,1278 BTC 60,00 158,33 103,57 25,4141 Công gia đình TC 64,00 245,00 125,28 41,8202 BQC 41,67 245,00 101,28 61,7506 QCCT 45,00 80,00 58,39 7,1410 BTC 60,00 110,00 77,19 10,3713 Công thuê TC 82,50 146,67 119,50 15,2506 BQC 45,00 146,67 83,79 50,4503 QCCT 100,00 203,33 136,54 28,7519 BTC 131,67 240,00 180,76 28,8589 Tổng công LĐ TC 180,00 382,50 244,78 45,3426 BQC 100,00 382,50 185,07 104,9647 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng trên ta thấy, cứ bình quân mỗi ha nuôi tôm cần 185,07 công lao động, trong đó lao động gia đình là 101,28 và lao động phải thuê thêm bên ngoài là 83,79 công, do mỗi hộ nuôi theo các hình thức khác nhau nên số lao động cần sử dụng cũng khác nhau, hộ sử dụng số công lao động lớn nhất là 382,5 công/ha, hộ sử dụng số công lao động thấp nhất là 100 công/ha, với độ lệch chuẩn 104,9647 cho thấy số công lao động sử dụng giữa các hộ có sự khác biệt rất lớn, một câu hỏi đặt ra là việc bố trí lao động của các hộ đã hợp lý hay chưa? Tại sao lại có sự khác biệt lớn đến như vậy? Điều này có tác động rất lớn đến hiệu quả nuôi tôm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thuê lao động. Xét K42KDNN Trang 56 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu riêng cho từng hình thức nuôi thì nuôi TC là cần nhiều lao động nhất khoảng 244,78 công/ha, trong đó lao động thuê ngoài là 119,5 công /ha, hộ cần lao động nhiều nhất là 382,5 công/ha, hộ cần lao động ít nhất là 180 công/ha, giữa các hộ có sự chênh lệch khá lớn về số công lao động cần sử dụng thể hiện qua độ lệch chuẩn là 45,3426. Trong khi hình thức QCCT chỉ cần 136,54 công/ha, trong đó lượng lao động thuê ngoài là 58,39 công/ha , hộ sử dụng lao động nhiều nhất chi có 203,33 công/ha, thấp hơn so với nuôi TC 179,17 công/ha và cũng không có sự đồng đều của các hộ với độ lệch chuẩn là 28,7519 Qua đó cho thấy, nuôi TC không chỉ cần vốn đầu tư nhiều hơn mà còn cần lao động nhiều hơn, mặt khác cũng do mật độ nuôi dày hơn nên cần phải chăm sóc nhiều hơn để tránh rủi ro. Lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi tôm, là yếu tố quyết định đến hiệu quả nuôi tôm của hộ, vì vậy cần phải sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất, cần phải có kế hoạch thuê lao động cụ thể vào những lúc cao điểm, tránh tình trạng thiều hụt lao động, khai thác tối đa sức lao động gia đình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo lượng lao động đầy đủ khi cần thiết. Sau đây là chi phí lao động của các hộ nuôi tôm Sú của huyện Phú Vang: Bảng 17 : Chi phí thuê lao động của các hộ điều tra năm 2011 (ĐVT : Triệu đồng/ha) Hình thức nuôi Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn QCCT 6,750 12,000 8,759 1,0712 B...3 tấn và thấp hơn so với nuôi BTC 0,47 tấn. Giá trị sản suất bình quân của các hộ tương đối cao đạt 188,13 triệu đồng/ha, đây là một con số đáng ghi nhận, điều này phụ thuộc rất nhiều vào giá tôm trên thị trường. Tuy giá trị sản xuất bình quân rất cao nhưng lại có sự khác biệt rất lớn giữa các hình thức nuôi, nuôi TC đạt mức giá trị sản xuất là 310,66 triệu đồng/ha, cao hơn nuôi QCCT đến 215,02 triệu đồng và cao hơn nuôi BTC 139,24 triệu đồng. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước của nuôi TC là có hiệu quả nhất, tạo ra nhiều giá trị sản xuất nhất. Tuy nuôi TC cho kết quả sản xuất cao nhất nhưng cũng là hình thức có mức đầu tư và chi phí cao nhất, vì vậy ta không thể dựa vào đó để cho rằng nuôi TC có hiệu quả cao nhất mà cần phải đánh giá thông qua các chỉ số kinh tế. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Giá trị gia tăng (VA) bình quân chung cho một ha nuôi tôm của các hộ đạt 99,90 triệu đồng, trong đó nuôi TC vẫn đạt ở mức cao nhất 169,89 triệu đồng/ha, sau đó là nuôi BTC đạt 92,18 triệu đồng/ha, ít hơn 77,72 triệu đồng/ha so với nuôi TC nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với nuôi QCCT, nuôi QCCT chỉ đạt 45,40 triệu đồng/ha, thấp hơn so với nuôi TC đến 124,49 triệu đồng/ha và thấp hơn nuôi BTC 46,78 triệu đồng/ha. Như vậy, nuôi tôm TC là hình thức cho kết quả sản xuất cao nhất, từ chỉ tiêu này có thể thấy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước của nuôi tôm TC là cao nhất, với cùng một đơn vị diện tích nuôi trồng nhưng lại tạo ra lượng giá trị gia tăng cao hơn so với nuôi BTC và QCTT. Do đó, để sử dụng diện tích nuôi tôm có hiệu quả nhất, các hộ nên đầu tư TC nếu có điều kiện phù hợp về điều kiện tự nhiên cũng như nguồn lực. Tương tự đối với thu nhập hỗn hợp (MI), bình quân mỗi ha nuôi tôm thu được 74,84 triệu đồng, trong đó nuôi TC 136,12 triệu đồng/ha, nuôi BTC là 67,55, còn nuôi QCCT chỉ đạt 27,60 triệu đồng/ha, thấp hơn nuôi TC 108,02 triệu đồng/ha. Tuy giá trị K42KDNN Trang 65 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu gia tăng đánh giá sức sản xuất của diện tích mặt nước và các loại chi phí trung gian, nhưng mục đích cuối cùng của hoạt động nuôi tôm của người dân vẫn là thu nhập, trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu nhập hay lợi nhuận đều là mục tiêu để hoạt động, chính vì vậy việc tìm hiểu thu nhập của các hộ nuôi dân cũng rất quan trọng, nó quyết định đến việc lựa chọn chủng loại thủy sản để nuôi trồng, thu nhập cao sẽ khuyến khích họ nuôi tôm nhiều hơn. Nhìn chung nuôi tôm là một nghề không ổn định và phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Theo số liệu trên cho thấy hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra đã thu được lãi, trừ những hộ đầu năm bị mất trắng phải tốn chi phí đầu tư lại do sự ảnh hưởng xấu của thời tiết và dịch bệnh. K42KDNN Trang 66 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu  Về kết quả nuôi tôm: Bảng 24 : Các chỉ tiêu về kết quả nuôi tôm Sú của huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 Hình thức nuôi So sánh BQC Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC TC BTC/QCCT TC/QCCT TC/BTC GO/IC Lần 2,13 1,90 2,16 2,21 0,26 0,30 0,04 M/TC Lần 0,66 0,41 0,65 0,78 0,24 0,37 0,13 VA/IC Lần 1,13 0,90 1,16 1,21 0,26 0,30 0,04 VA/GO Lần 0,53 0,47 0,54 0,55 0,06 0,07 0,01 (Nguồn : Số liệu điều tra năm 2012) K42KDNN Trang 67 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Việc xác định hiệu quả nuôi tôm của các hộ là rất cần thiết, thông qua đó ta có thể biết được hoạt động nuôi tôm của các hộ đã đạt hiệu quả hay chưa nhằm có những chính sách sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ta xét một số chỉ tiêu kinh tế sau: - GO/IC: nhìn vào bảng số liệu ta thấy bình quân chung cho cả ba hình thức nuôi có tỷ GO/IC là 2,13 , điều này có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được 2,13 đồng giá trị sản xuất, trong đó với một đồng chi phí bỏ ra thì nuôi TC 2,21 đồng giá trị sản xuất, nhiều hơn nuôi BTC 0,04 đồng và hơn nuôi QCCT 0,3 đồng. Tương tự, tỷ lệ VA/IC bình quân chung bằng 1,13 cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 1,13 đồng giá trị gia tăng, tỷ lệ này có sự khác biệt giữa 3 hình thức, cao nhất là nuôi TC, sau đó là BTC và QCCT. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của các hộ để nuôi TC là có hiệu quả nhất, tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất. - Để đánh thêm hiệu quả sử dụng vốn bao gồm cả chi phí trung gian và chi phí tự có, ta xét mức thu nhập thu được trên một đồng tổng chi phí (M/TC). Nhìn vào bảng số liệu ở trên có thể thấy rằng trong nuôi TC một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì giá trị gia tăng tạo ra nhiều hơn 0,3 đồng so với nuôi QCCT và hơn 0,04 đồng so với nuôi BTC, nhưng một đồng tổng chi phí bỏ ra tạo ra lại tạo ra thu nhập nhiều hơn nuôi QCCT 0,37 đồng và hơn nuôi BTC 0,13 đồng. Điều đó cho thấy việc sử dụng lao động và vốn đầu tư của các hộ nuôi TC có hiệu quả cao nhất trong ba hình thức nuôi vì chi sản xuất bằng tiền có sự tham gia của lao động, các máy móc thiết bị và vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tu bổ ao - Về tỷ lệ VA/GO cho ta biết, trong một đồng giá trị sản lượng thì có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, ở bảng trên bình quân mỗi đồng giá trị sản xuất chứa 0,53 đồng giá trị gia tăng, còn lại là phần chi phí trung gian. So với sức sản xuất sinh học của tôm thì tỷ lệ này chưa cao, nó phản ánh trình độ sản xuất của các hộ còn thấp, chưa phát huy tối đa sức sản xuất của các nguồn lực trong hoạt động nuôi tôm. Với kết quả phân tích trên cho biết thực trạng phát triển nghề nuôi tôm tại Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều hạn chế, hình thức nuôi TC tuy cho hiệu quả cao nhưng vẫn chưa được người dân áp dụng toàn bộ, do chi phí đầu tư quá cao, K42KDNN Trang 68 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu không phải hộ nào cũng có khả năng đáp ứng, ngoài ra do công tác phòng trừ dịch bệnh chưa được chú trọng nhiều, làm cho dịch bệnh lây lan nhanh gây ra nhiều thiệt hại. Mặt khác, do hoạt động nuôi tôm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, rủi ro cao nên làm cho người dân e ngại đầu tư vào nuôi TC với chi phí cao, thêm vào đó thì việc lựa chọn hình thức nuôi còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của người nuôi tôm, có thể là do thói quen. Vì vậy, chính quyền địa phương các cấp cần cung cấp những kiến thức cần thiết về tầm quan trọng của công tác phòng trừ dịch bệnh và có các chính sách hổ trợ vốn cho những hộ nuôi tôm. 2.4.2.2 Về mặt xã hội và môi trường Ở huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế thì nghề nuôi tôm đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ tạo ra thu nhập, cải thiện đời sống mà còn tạo ra việc làm cho đa số người dân nơi đây. Ngoài ra, hoạt động nuôi tôm góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu, tạo ra việc làm cho các nghành nghề khác như lao động nạo vét, cung cấp các yếu tố đầu vào, dịch vụ thức ăn Ngoài ra, nghề nuôi tôm của huyện nói riêng và nghề nuôi tôm nói chung đã góp phần đảm bảo nguồn tài nguyên môi trường vì đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của con người, giảm áp lực khai thác thủy sản. Tuy nhiên, phát triển nghề nuôi tôm cũng gây những tác động xấu đến môi trường sinh thái, gây ra sự mất cân bằng trong việc sử đụng đất đai và nguồn tài nguyên, thải ra những chất có hại cho môi trường. Nhìn chung, ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên của người dân còn kém nên đã gây ra không ít thiệt hại cho môi trường và xã hội, nhiều nguồn nước bị ô nhiểm, gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm. Như vậy, hoạt động nuôi tôm vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội cũng như môi trường, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cần phải có những biện pháp nhằm phát huy những điểm tích cực và hạn chế những hạn chế trong hoạt động nuôi tôm của huyện nói riêng và của Việt Nam nói chung. K42KDNN Trang 69 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu 2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra Có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các ngư hộ, ảnh hưởng này có thể theo chiều thuận hoặc chiều nghịch. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các ngư hộ là rất cần thiết và quan trọng, thông qua đó chúng ta có thể có cách kết hợp các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất và có những biện pháp hạn chế những nhân tố bất lợi cũng như phát huy các nhân tố có lợi. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất nuôi tôm sú của các hộ : Năng suất nuôi tôm là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm, là sản lượng tôm thu hoạch được trên một ha diện tích mặt nước nuôi trồng. Năng suất tăng lên hay giảm xuống do nhiều nhân tố chủ quan và khách quan tác động. Để thấy rõ tác động các nhân tố tỏng mô hình totiws năng suất nuôi tôm tôi sử dụng phương pháp hồi quy tương quan. Mỗi ao nuôi có đặc điểm lý hóa sinh ảnh hưởng khác nhau đến năng suất nuôi tôm từng hộ. Tỏng phạm vi đề tài tôi chỉ nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm như : giống, thức ăn tươi, thức ăn công nghiệp, chi phí phognf trừ dịch bệnh, công lao động. Hàm sử dụng là hàm logarit có dạng: LnY = lnA + α1lnX1 + α2lnX2 + α3lnX3 + α4lnX4 + α5lnX5 Lấy e (cơ số của logarit) mũ 2 vế của phương tình trên ta có : α1 α2 α3 α4 α5 Y = A X1 X2 X3 X4 X5 Dây là hàm sản xuất Cobb – Douglas ban đầu xây dựng. Hàm sản xuất của các hộ điều tra là : 0,0696 0,0088 0,0034 -0,0474 0,005 Y = 0,082. X1 X2 X3 X4 X5 Với Y là năng suất tôm(tấn/ha) ; X1 là giống (vạn con/ha) ; X2 là thức ăn tươi(triệu đồng/ha) ; X3 là thức ăn công nghiệp (triệu đồng/ha) ; X4 là chi phí phòng trừ dich bệnh (triệu đồng/ha) ; X5 là lao động (công/ha) K42KDNN Trang 70 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Bảng 25 : Kết quả phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm của các hộ điều tra Chỉ tiêu Hệ số αi Giá trị t P -Vlue Hệ số A 0,082 0,6269 0,5326 -7 X1 0,0696 6,5471 0,0683*10 X2 0,0088 0,7708 0,0432 X3 0,0034 1,8399 0,0398 X4 -0,0474 -0,7408 0,0212 X5 0,005 1,110702951 0,0403 Mẫu quan sát 80 R2 0,9355 R2 điều chỉnh 0,9312 Giá trị F 214,8946 (Nguồn : Số liệu điều tra năm 2012) Kiểm định F cho phép bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1, nghĩa là mô hình đưa ra phù hợp với thực tế. Hệ số tương quan là 0,9355 có nghía là 93,55% sự biến động của năng suất nuôi tôm do các yếu tố tỏng mô hình quyết định. Còn 6,45% sựu biến động của năng suất là do các yếu tố khác tạo ra. Ta thấy hệ số hồi quy của giống là 0,0696 nghĩa là khi tăng giống lên 1% thì năng suất sẽ tăng thêm 0,0690& trong điều kiện các yếu tố khác tỏng mô hình không đổi. Vì vậy các hộ cần phải đảm bảo lượng giống nuôi thả phù hợp với diện tích cũng như từng hình thức nuôi, tránh việc lãng phí diện tích, ngoài ra còn phải chọn nơi mua giống có uy tín, đảm bảo giống nuôi phát triển khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và không chứa mầm bệnh. K42KDNN Trang 71 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Hệ số hồi quy của biến thức ăn tươi là 0,0088 nghĩa là nếu cố định các yếu tố còn lại trong mô hình, nếu tăng lượng thức ăn tươi lên 1% thì năng suất bình quân sẽ tăng 0,0088%, qua đó ta thấy lượng thức ăn tuơi được sử dụng trong nuôi tôm của các hộ vẫn còn ít, vì với mức sử dụng hiện tại thì khi thức ăn tươi càng tăng thì năng suất càng tăng, do đó cần phải tận dụng các nguồn thức ăn tươi trong quá trình nuôi tôm. Trong mô hình thì hệ số hồi quy của biến thức ăn công nghiệp tương đối nhỏ với 0,0034, điều này cho thấy nếu cố định các yếu tố đầu vào khác thì khi tăng 1% thức ăn công nghiệp sẽ làm năng suất tăng thêm 0,0034%. Qua đó ta có thể thấy được, thức ăn công nghiệp cũng có ảnh hưởng đến năng suất tôm của các hộ, vì vậy cần phải tăng lượng thức ăn cho tôm một cách phù hợp, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho tôm phát triển. Nhìn vào mô hình ta thấy, chỉ có chi phí phòng trừ dịc bệnh là cso ảnh hưởng không tốt đến năng suất, khi cố định các yếu tố còn lại, nếu chi phí phòng dịch bệnh tăng thêm 1% sẽ làm cho năng suất giảm 0,0474%, như vậy nếu dịch bệnh không xãy ra thì việc các hộ sử dụng càng nhiều thuốc phòng trừ dịch bệnh thì sẽ gây tác động xấu đến năng xuất tôm. Chính vì vậy, việc sử dụng hóa chất trong nuôi tôm nên được tìm hiểu một cách rõ ràng, liều lượng sử dụng phù hợp, tránh gây độc hại cho tôm. Cuối cùng là nhân tố lao động, nhìn vào bảng ta thấy cứ tăng 1% số công lao động thì năng suất tăng 0,005%, điều này cho thấy việc chăm sóc tôm cũng có ảnh hưởng rất lắn đến năng suất nuôi tôm. Ngoài ra, nó còn phản ánh mức độ sử dụng trong nuôi tôm vẫn chưa đạt hiệu quả, chưa khai khác tối đa sức sản xuất của các nguồn lực. Qua các số liệu phân tích ở trên ta thấy, năng suất tôm chiệu sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố mà đặc biệt là giống, tuy nhiên chỉ có nhân tố chi phí phòng trừ dịch bệnh là có tác động nghịch với năng suất. Vì vậy, các hộ phải tăng cường hơn nữa mật độ thả giống, tăng cường thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp, có kế hoạch sử dụng lao động hợp lý và sử dụng thuốc phòng trù dịch bệnh đúng liều lượng, tránh gây độc hại cho tôm nuôi. K42KDNN Trang 72 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1 ĐỊNH HƯỚNG 3.1.1 Phương hướng phát triển nghề nuôi tôm Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa cây trồng và vật nuôi. Tập trung vào khâu sản xuất hàng hóa thủy sản trên cơ sở xây dựng và phát triển các hộ nuôi trồng thủy sản nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả sản xuất ngư nghiệp. Kết hợp nuôi trồng thủy sản với khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái và các loại khoáng sản, bảo đảm công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đời sống người dân vùng đầm phá. Phát triển nhanh nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích các ngư dân chuyển đổi đánh bắt sang nuôi trồng thủy hải sản. Chuyển phần lớn diện tích bãi cát trải dọc theo bờ biển, đất nông nghiệp bị nhiễm mặn có năng suất thấp sang nuôi tôm, hình thành các trang trại nuôi tôm với quy mô lớn, chủ động nguồn nước theo quy trình khép kín bao gồm cả khâu xử lý ao nước thải, phấn đấu đạt năng suất bình quân 2 tấn/ha, trong đó các hộ nuôi TC phải đtaj 3 -3,5 tấn/ha. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống sản xuất tôm giống từ cung cấp tôm bố mẹ để nhân giống tại cơ sở, với sựu phân công và hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo sản xuất và cung cấp giống tốt một cách đầy đủ và thuận tiện cho các hộ nuôi tôm. Tập trung nguồn lực để phát triển nghề nuôi tôm, tận dụng các nguồn lực có sẳn đồng thời tranh thủ các nguồn lực khác để nâng cấp cở sở hạ tầng. Tăng cường nuôi tôm TC, giảm bớt nuôi tôm theo hình thức QCCT năng suất thấp, cãi tạo, nâng cấp các diện tích ao cũ có điều kiện chuyển sang nuôi TC và BTC. Phát triển nuôi tôm nước lợ phải gắn với việc xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần, bao gồm các cơ sở nghiên cứu khoa học, hệ thống cung cấp giống ; thức ăn ; dịch vụ thú y ; các cơ sở chế biến, lưu thông xuất nhập khẩu. K42KDNN Trang 73 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu 3.1.2 Mục tiêu phát triển nghề nuôi tôm Mục tiêu trước mắt : Hoàn chỉnh rà soát qui hoạch NTTS của huyện. Tiếp tục rà soát Qui hoạch Sam Chuồn và thực hiện quy hoạch Sam Chuồn. Ổn định và đưa vào nuôi với diện tích 2.285 ha (nuôi nước lợ 2.045 ha trong đó, nuôi nước ngọt 240 ha). Đa dạng đối tượng nuôi và hình thức nuôi, nhân rộng các mô hình nuôi có hiệu quả . Đưa diện tích nuôi tôm ổn định 350 ha tập trung các vùng cao triều, các hộ có điều kiện về trình độ, nguồn vốn đầu tư hạn chế manh mún. Kiểm tra và sắp xếp lại các vùng nuôi tôm tập trung theo quy hoạch NTTS, không nuôi tôm sú mật độ cao ở những vùng nuôi thấp triều ven phá dễ gây ô nhiễm môi trường. Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống điện, đường giao thông phục vụ cho các khu nuôi tôm tập trung thâm canh như Vinh Hà, Vinh Xuân... Đẩy mạnh công tác tự quản, xây dựng củng cố các tổ chức, hội nghề nghiệp vận động ngư dân chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý vùng nuôi, quản lý giống để hạn chế dịch bệnh. Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho ngư dân để ứng dụng trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. 3.2 GIẢI PHÁP 3.2.1 Các giải pháp đối với ban lãnh đạo - Đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các phòng ban có liên quan: Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện củng cố Ban chỉ đạo vụ nuôi huyện, phân công cụ thể các thành viên phụ trách các địa bàn trọng điểm để kiểm tra, theo dõi sát tình hoạt động nuôi tôm biển tại các xã và tích cực hỗ trợ ban chỉ đạo vụ nuôi xã trong việc vận động thành lập và hỗ trợ hoạt động cho các ban quản lý vùng nuôi. Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện củng cố và tăng cường hoạt động của đội kiểm tra liên ngành; tăng cường kiểm tra để sớm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi K42KDNN Trang 74 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi thủy sản như vi phạm về mua bán và sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất không đúng quy định, giống thả nuôi không qua kiểm dịch, xả thải mầm bệnh ra môi trường khi chưa được xử lý, bơm bùn đáy ao ra ngoài kênh rạch tự nhiên Tăng cường kiểm tra tình hình phát triển của tôm nuôi; thống kê diện tích thả giống, diện tích thiệt hại hàng tuần chính xác; phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thú y, Chi cục Nuôi trồng thủy sản và các ban ngành có liên quan để xử lý và khoanh vùng dập dịch có hiệu quả khi dịch xảy ra trên tôm nuôi. Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành, tranh thủ sự chỉ đạo hổ trợ giúp đỡ của các ngành cấp tỉnh. Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân huy động mọi nguồn lực tăng cường công tác đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả trong nuôi tôm. Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý từ cấp huyện đến tổ hợp tác và hộ ngư dân như: Tham gia quản lý mùa vụ, giống nuôi, tình hình dịch bệnh và bảo vệ môi trường... Đặc biệt nâng cao năng lực quản lý cho lực lượng khuyến ngư viên, thú y viên cơ sở và ngư dân nòng cốt tại địa phương. - Đối với Ủy ban nhân dân các xã: Khẩn trương củng cố các ban quản lý vùng nuôi trên địa bàn xã; tăng cường kiểm tra tình hình phát triển tôm nuôi, thống kê chặt chẽ diện tích thả giống, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn xã, kịp thời phát hiện và thông báo cho các cơ quan chức năng để hỗ trợ xử lý, tránh lây lan trên diện rộng. Thường xuyên theo dõi và phát hiện các loại thức ăn, thuốc hóa chất chất lượng kém, không nhãn mác, tôm giống bán cho người nuôi không qua kiểm dịch để kịp thời thông tin cho các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm. 3.2.2 Các giải pháp đối với hộ nuôi tôm Đối với hệ thống ao nuôi: cần có ao lắng với diện tích đủ lớn nhằm dự trữ nước từ đầu vụ nuôi để thay nước cho ao nuôi khi thực sự cần thiết, vì qua kết quả quan trắc môi trường trong những năm gần đây cho thấy môi trường nước ngoài tự nhiên trong vụ nuôi luôn bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng và bị ô nhiễm ở mức độ khá cao. K42KDNN Trang 75 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Công tác chuẩn bị cho vụ nuôi: Đối với các hộ đang cải tạo ao: Kiểm tra lại công tác chuẩn bị ao, rào lưới chắn còng, diệt hết giáp xác trong ao, khi môi trường ngoài tự nhiên ổn định thì tiến hành lấy nước vào nuôi; riêng đối với các hộ đã xử lý nước chuẩn bị thả giống nên thường xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường, đến khi môi trường ổn định mới tiến hành thả giống. Khuyến cáo nên thả giống rãi đều suốt vụ nuôi nhằm giảm thiệt hại khi dịch bệnh phát sinh và ổn định được giá cả. Công tác chọn giống: Nên chọn mua tôm giống tại những trại thật sự tin tưởng và có uy tín; sau khi chọn tôm giống bằng phương pháp cảm quan để xác định tôm giống khỏe mạnh, người nuôi nên đem tôm giống kiểm tra bằng phương pháp PCR để xác định tôm không bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Tuyệt đối không mua con giống trôi nổi, không qua kiểm dịch để thả nuôi. Trong quá trình nuôi cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì ổn định sức đề kháng tôm nuôi khi môi trường thay đổi, đặc biệt cần thường xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường để kịp thời có kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh. Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, người nuôi phải báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi và Ủy ban nhân dân xã để được hướng dẫn cách ly và hỗ trợ tiêu hủy. K42KDNN Trang 76 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.1 KẾT LUẬN Huyện phú Vang là một huyện thuộc vùng đầm phá ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghành nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên do thời tiết thường xuyên xãy ra lũ lụt đã gây không ít khó khăn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện, những năm gần đây dịch bệnh xãy ra cũng gây ra không ít thiệt hại. Toàn huyện có 2153,7 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi tôm là chủ yếu với , sản lượng mỗi năm đạt hơn 800 tấn. Nghành nuôi tôm của huyện đóng một vai trò rất quan trong trong định hướng phát triển kinh tế của huyện. Qua điều tra, phân tích về hiệu quả kinh tế nuôi tôm của huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế có thể đưa ra một số kết luận sau: Năng suất nuôi tôm bình quân của các hộ đạt 1,14 tấn/ha, trong đó nuôi theo hình thức TC cho năng suất cao nhất với 1,87 tấn/ha, sau đó là nuôi BTC có năng suất là 1,04 tấn, còn nuôi QCCT chỉ đạt 0,57 tấn/ha. Tuy nuôi TC cho năng suất cao nhưng diện tích nuôi trồng vẫn còn thấp do vốn đầu tư vào các máy móc thiết bị, XDCB và chi phí trung gian trong quá trình nuôi tôm cao, do đó rủi ro cũng cao hơn các hình thức nuôi khác. Trung bình một ha nuôi tôm thì vốn đầu tư cho các máy móc thiệt bị, đầu tư xây dựng cơ bản và tu bổ ao là 60,71 triệu đồng, trong đó nuôi TC có mức đầu tư cao nhất là 81,11 triệu đồng/ha, sau đó là nuôi BTC với 63,99 triệu đồng/ha và nuôi QCCT với mức đầu tư thấp nhất là 39,92 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, không chỉ mức đầu tư ban đầu cao hơn mà trong nuôi TC, các loại chi phí khác cũng cao hơn rất nhiều. Tính chung cho một ha nuôi tôm thì chi phí trung gian phải bỏ ra trong suốt quá trình nuôi tôm là 100,55 triệu đồng, trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với 69,89 %, tương ứng với 70,28 triệu đồng. Nuôi TC có mức chi phí trung gian rất cao là 140,76 triệu, trong khi đó nuôi BTC và QCCT có chi phí trung gian lần lượt là 79,23 triệu K42KDNN Trang 77 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu đồng/ha và 50,23 triệu đồng/ha. Việc khác biệt lớn về chi phí đã ảnh hưởng không ít đến việc lựa chọn hình thức nuôi tôm của các hộ. Với năng suất cao và chi phí trung gian cao, nuôi TC cũng tạo ra giá trị giá tăng cao nhất với 169,89 triệu đồng/ha, cao hơn nuôi QCCT 124,49 triệu đồng/ha và hơn nuôi BTC 77,72 triệu đồng/ha. Chỉ tiêu này cho thấy, hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước vào nuôi TC sẽ có hiệu quả cao nhất. Tuy giá trị gia tăng là một chỉ tiêu quan tọng trong việc xác định kết quả sản xuất tôm của các hộ nhưng mục tiêu sản xuất cuối cùng của họ vẫn là lợi nhuận hay thu nhập, bình quân mỗi ha nuôi tôm thì thu nhập thu được từ hoạt động nuôi tôm của các hộ đạt 62,52 triệu đồng, và nuôi TC vẫn mang lại thu nhập cao nhất với 136,12 triệu đồng/ha, tiếp theo là nuôi BTC đạt 65,77 triệu đồng/ha và cuối cùng là nuôi QCCT đạt 27,6 triệu đồng/ha. Tỷ lệ GO/IC bình quân chung cho cả ba hình thức nuôi là 1,87 (lần), điều này có nghĩa là với một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu về 1,87 đồng giá trị sản lượng. Giá trị sản lượng trên một một đồng chi phí của các hình thức nuôi có sự khác biệt lớn và giảm dần từ nuôi TC – BTC – QCCT với giá trị lần lượt là 2,21 ; 2,16 ; 1,9. Qua đó, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của nuôi TC có hiệu quả cao nhất. Tương tự với giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của nuôi TC đạt hiệu quả nhất. Như vậy, nuôi TC là hình thức có chi phí sản xuất lớn nhất và cũng cho hiệu quả cao nhất, do đó các hộ nên đầu tư vào nuôi TC nhiều hơn nữa, song song với việc đó thì ban lãnh đạo huyện cũng cần có những chính sách hổ trợ vốn cho người nông dân để họ có đủ vốncho đầu tư nuôi tôm TC. 1.2 KIẾN NGHỊ Đề nghị UBND Tỉnh tăng cường đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tôm cao triều, chủ yếu tập trung một số hạng mục như: Kênh cấp nước, ao lắng, ao xử lý nước thải, trạm bơm, hệ thống điện cho các vùng có quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bố trí nguồn ngân sách để sắp xếp lại sản xuất chuyển đổi nghề tạo sinh K42KDNN Trang 78 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu kế bền vững cho ngư dân vùng Sam Chuồn theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đề nghị có chính sách hổ trợ giá giống, nhất là nguồn giống nuôi đối với diện tích chuyển đổi, tăng cường quản lý sản xuất giống trên địa bàn, kiểm soát chặt chẻ chất lượng giống các tỉnh nhập về, kiểm tra chất lượng thức ăn công nghiệp, hóa chất thuốc phòng trị bệnh nhằm hạn chế hàng hoá không đảm bảo chất lượng để ngư dân yên tâm đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Nhà nước cần có chính sách đầu tư cơ sở hậu cần phục vụ nghề NTTS như dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, ổn định giá cả thúc đẩy nghề NTTS phát triển. K42KDNN Trang 79 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Hữu Hòa, Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Đại học Huế, TT Huế 2008. 2. T.S Phùng Thị Hồng Hà (2011), Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Đại học kinh tế Huế. 3. Thủy sản phát triển và hội nhập, NXB Nông nghiệp, 2003 4. Th.S Tôn Nữ Hải Âu, Bài giảng Kinh tế Thủy sản, Đại học kinh tế Huế. 5. Trần Văn Hòa, Bài giảng Kinh tế nông nghiệp, Tài liệu lưu hành nội bộ. 6. Mai Văn Xuân, Phan Văn Hòa, Hiệu quả kinh tế nuôi tôm huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo đầm phá Thừa Thiên Huế, 2005. 7. Nguyễn Tài Phúc, Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội, 2005. 8. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Phú Xuân qua 3 năm 2009 – 2011. 9. Báo cáo thống kê của phòng NN&PTNT huyện Phú Vang qua 3 năm 2009 -2011. 10. Một số luận văn các năm trước. 11. Một số trang website: - Tổng cục thống kê : www.gso.gov.vn - Bộ NN&PTNT: www.agroviet.gov.vn - Kỹ thuật nuôi tôm : www.vietlinh.com.vn - Trang website huyện: K42KDNN Trang 80 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu Mã số phiếu: ................ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM TẠI HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2011  I. THÔNG TIN HỘ ĐIỀU TRA Họ tên :.............................................................................................................. Số nhân khẩu :................................................................................................... Số lao động : ..................................................................................................... II. VỐN ĐẦU TƯ - Xin ông(bà) cho biết gia đình ông bà có những loại máy móc, phương tiền nào phục vụ cho nuôi tôm (số lượng và giá trị)? Hình thức nuôi Chỉ tiêu QCCT BTC TC SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị 1. Máy bơm 2. Sục khí 3. Khác (che,chài) Tổng vốn đầu tư MMTB - Xin ông (bà) cho biết vốn đầu tư XDCB và tu bổ ao của gia đình ông bà cho hoạt động nuôi tôm là bao nhiêu? (ĐVT: Triệu đồng) Hình thức nuôi Chỉ tiêu QCCT BTC TC 1. Vốn ĐTXDCB 2. Tu bổ ao 3. Tổng K42KDNN Trang 81 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu III. DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG, GIÁ BÁN - Xin Ông (bà) cho biết diện tích nuôi tôm theo các hình thức của gia đình ông bà năm 2011 là bao nhiêu? + QCCT: ........................................................................................................... m2 + BTC:.............................................................................................................. m2 + TC:................................................................................................................. m2 - Sản lượng và giá bán tôm năm 2011 của gia đình ông (bà) là bao nhiêu? Hình thức nuôi Chỉ tiêu Đơn vị tính QCCT BTC TC Sản lượng Tấn Giá bán Ngàn đồng/kg IV. CHI PHÍ TRUNG GIAN - Xin ông (bà) cho biết các loại chi phí phát sinh trong quá trình nuôi tôm của ông (bà) là bao nhiêu? (ĐVT : Triệu đồng) Hình thức nuôi Chỉ tiêu QCCT BTC TC Mật độ thả (vạn con/ha) 1. Giống Giá trị 2. Thức ăn tươi 3. Thức ăn CN 4. Xử lý ao hồ 5. Phòng trừ dịch bệnh 6. Chi phí khác 7. Tổng CP K42KDNN Trang 82 Khóa luận tốt nghiệp SV: Đỗ Thị Thu Diệu V. CHI PHÍ LAO ĐỘNG - Năm 2011 gia đình ông (bà) đã thuê bao nhiêu công lao động phục vụ cho nuôi tôm? số công lao động của gia đình ông(bà) bỏ ra khoảng bao nhiêu? Hình thức nuôi Chỉ tiêu QCCT BTC TC 1. Công thuê 2. Công gia đình - Chi phí thuê lao động (nghàn đồng/công) : VI. NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN - Trong quá trình nuôi tôm ông (bà) thường gặp những thuận lợi và khó khăn gì? + Thuận lợi: .................................................................................................................. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... + Khó khăn: ................................................................................................................ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... K42KDNN Trang 83

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_nuoi_tom_su_tai_huyen_ph.pdf
Tài liệu liên quan