Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu LLờờii CCảảmm ƠƠnn Sau quá trình thực tập tại UBND xã Trung Hải tôi đã hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm của nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải”. Để hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trong Trường cùng các cô bác, anh, cũng như bà con ở xã Trung Hải. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến: Quý thầy cô trong Trường cũng nh

pdf92 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư khoa KT&PT đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học ở trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo Th.s Nguyễn Ngọc Châu, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và chỉ bảo cho tôi những vấn đề cụ thể, thiết thực nhất để tôi hoàn thành đề tài này. Cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm giúp đở và góp ý từ phía các anh chị tại phòng nông nghiệp, UBND xã Trung Hải. TrườngTôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè và gia đình đã luôn là nguồn động viên, khích lệ, luôn quan tâm, lo lắng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình SVTH: Phạm Văn Trường 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu học tập cũng như trong thời gian thực tập để tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình. Vì đây là giai đoạn đầu được tiếp cận và nghiên cứu với thực tế, bản thân cũng chưa đủ kinh nghiệm. Do vậy đề tài không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô cũng như bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Phạm Văn Trường Trường SVTH: Phạm Văn Trường 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1 1. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................11 2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................11 3. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................11 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................11 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................13 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................13 1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................13 1.1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế.................................13 1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................13 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế .........................................................15 1.1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế...................................15 1.1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế.........................16 1.1.1.5. Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản.....................................18 1.1.2. Đặc điểm kinh tế kỷ thuật nuôi tôm ......................................................19 1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của tôm .............................................................19 1.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm .........................................21 1.1.3. Các hình thức nuôi tôm ..........................................................................23 1.2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................24 1.2.1. Khái quát thực tiễn phát triển và tình hình nuôi tôm của Việt Nam ......24 1.2.2. Khái quát tình hình nuôi tôm của tỉnh quảng trị.....................................27 CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM CỦA CÁC TrườngNÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG HẢI...................................................29 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu......................................................29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................29 2.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................29 SVTH: Phạm Văn Trường 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu 2.1.1.2. Địa hình...........................................................................................29 2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu .............................................................................29 2.1.1.4. Điều kiện thủy văn ..........................................................................31 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................31 2.1.2.1. Đất đai .............................................................................................31 2.1.2.2. Lao động..........................................................................................34 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng...................................................................................38 2.1.2.4. Y tế, Giáo dục .................................................................................39 2.1.2.5. Tình hình kinh tế của xã Trung Hải giai đoạn 2009 - 2011............40 2.1.2. Tình hình nuôi tôm trên địa bàn xã Trung Hải giai đoạn từ năm 2009 - 2011.......................................................................................................44 2.2. Năng lực của hộ nuôi tôm điều tra.................................................................45 2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ nuôi tôm......................................45 2.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi nuôi tôm ........................47 2.2.3. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nuôi tôm điều tra ......................50 2.2.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ..........................53 2.2.5. Các hoạt động sản xuất chính của các hộ điều tra..................................54 2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra............55 2.3.1. Chi phí và kết cấu chi phí của hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra......55 2.3.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ điều tra............................61 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi nuôi tôm của các hộ điều tra .................................................................................66 2.5. Đánh giá của hộ nuôi tôm điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm .......................................................................................................74 2.5.1. Đánh giá của hộ nuôi về kết quả nuôi tôm .............................................74 2.5.1.1 Tình hình kết quả nuôi tôm ..............................................................74 Trường2.5.1.2. Nguyên nhân ..................................................................................75 2.5.2. Đánh giá của các hộ nuôi tôm điều tra về thị trường tiêu thụ ................77 2.5.3. Đánh giá của các hộ nuôi tôm điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi tôm .....................................................................................................78 SVTH: Phạm Văn Trường 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG HẢI ...................................................................................83 3.1. Phương hướng phát triển nuôi tôm tại địa phương........................................83 3.2. Phân tích ma trân SWOT ...............................................................................84 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản.............86 3.3.1. Một sô giải pháp đối với hộ nuôi tôm ....................................................86 3.3.2. Một số giải pháp đối với các cấp quản lý ở địa phương.........................87 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................89 1. Kết luận.............................................................................................................89 2. Kiến nghị...........................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường SVTH: Phạm Văn Trường 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT KT- XH : Kinh tế - Xã Hội UBND : Ủy ban nhân dân NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn HTN : Hình thức nuôi QCCT : Quảng canh cải tiến BTC : Bán thâm canh BTCTT : Bán thâm canh truyền thống BTCCP : Bán thâm canh chế phẩm TC : Thâm Canh BQC : Bình quân chung BQ : Bình quân QĐ : Quyết định CSHT : Cơ sở hạ tầng VCKT : Vật chất kỹ thuật UB : Ủy ban SL : Số lượng Sl : Sản lượng CC : Cơ cấu TA : Thức ăn XLPB : Xử lý phòng bệnh HQKT : Hiệu quả kinh tế TrườngTLSX : Tư liệu sản xuất CN : Công nghiệp MNCD : Mặt nước chuyên dụng SVTH: Phạm Văn Trường 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thời tiết khí hậu tại Trung Hải.......................................................... 30 Bảng 2: Tình hình sử dụng đất của Trung Hải năm 2010 - 2011 ................... 33 Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Trung Hải giai đoạn 2009 - 2011 ................................................................................... 36 Bảng 4: Cơ cấu kinh tế xã Trung Hải giai đoạn 2009 – 2011 ........................ 41 Bảng 5: Tổng giá trị sản xuất của xã Trung Hải giai đoạn 2009 - 2011......... 43 Bảng 6: Tình hình nuôi tôm của xã Trung Hải giai đoạn từ năm 2009 - 2011 .. 44 Bảng 7: Tình hình sử dụng đất của các hộ nuôi tôm điều tra ......................... 46 Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi tôm điều tra.............. 48 Bảng 7: Trình độ văn hóa và chuyên môn của các chủ hộ điều tra ................ 50 Bảng 9: Tình hình vay vốn và mục đích vay vốn của các hộ điều tra ............ 51 Bảng 10: Tình hình vốn vay và trả lãi vay của hộ nuôi tôm điều tra.............. 52 Bảng 12: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ................... 53 Bảng 13: Các hoạt động sản xuất chính của các hộ nuôi tôm điều tra ........... 54 Bảng 14: Tổng chi phí và kết cấu của tổng chi phí sản xuất trong năm 2010 của các hộ điều tra ........................................................................ 56 Bảng 15: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra ..................................................................................... 62 Bảng 16: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm điều tra .......................................................................................... 65 Bảng 17: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm .................................................................................... 68 TrườngBảng 18: Ảnh hư ởng của chi phí thức ăn (TA) đến kết quả và hiệu quả kinh tế kinh tế nuôi tôm ................................................................ 68 Bảng 19: Ảnh hưởng của chi phí giống (TG) đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm ............................................................................ 72 SVTH: Phạm Văn Trường 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Bảng 20: Ảnh hưởng của chi phí phòng, trừ dịch bệnh đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm ............................................................. 72 Bảng 21: Đánh giá của các hộ nuôi tôm điều tra về mức độ mất mùa ........... 75 Bảng 22: Đánh giá của các hộ nuôi tôm điều tra về những nguyên nhân chính gây mất mùa........................................................................ 76 Bảng 24: Đánh giá của các hộ nuôi tôm về môi trường xung quanh ao nuôi.... 79 Bảng 25: Đánh giá của các hộ nuôi tôm về các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi tôm ........................................................................................ 81 Trường SVTH: Phạm Văn Trường 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Là một nước đang phát triển, với diện tích 344700km2 có bờ biển dài 3200km, nguồn lợi thuỷ sản dồi dào về số luợng, đa dạng về chủng loại. Tận dụng được những ưu thế đó, trong những năm qua Việt Nam đã và đang có những bước tăng trưởng mạnh về mặt kinh tế đặt biệt là trong ngành thuỷ sản. Đảng và nhà nước ta khẳng định: “Xây dựng ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển Nông Lâm nghiệp giai đoạn 2010 – 2020. Trong đó nuôi trồng thuỷ sản là ngành then chốt và nuôi tôm là nghề chính” Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, trong bối cảnh hôi nhập đó, Việt Nam có rất nhiều cơ hội cũng như phải đối mặt với không ít những thách thức. Hằng năm cùng với xu thế phát triễn chung của các ngành, lĩnh vực trong cả nước, ngành thuỷ sản cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu thuỷ sản là cao nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn từ năm 1998-2008. Đến năm 2010, xuất khẩu tôm Việt Nam lần đầu tiên vượt qua con số 2 tỷ USD khi cán đích với kỷ lục 2,08 tỷ USD. Bước sang năm 2011, xuất khẩu tôm vẫn đang tiếp tục dẫn đầu trong nhóm ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam (Thủy sản Việt Nam)Giờ đây ngành thủy sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành hằng năm có đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước. Tuy vậy, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành. Đó là các tác động kinh tế, xã hội, môi trường của ngành nuôi tôm và gần đây là các vấn đề về rào cản chất lượng sản phẩm và tranh chấp thương mại giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu Chính vì vậy, trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới, việc xác định đúng đắn đường đi cho nền công nghiệp nước ta có ý nghĩa rất to lớn. TrườngVới bờ biển dài gần75km, địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát, có nhiều sông ngòi, nhiều loại hải sản có giá trị như: tôm, hùm, mựclà điều kiện thuận lợi cho Quảng Trị phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản. Nuôi trồng thủy sản đối với tỉnh Quảng Trị nói chung và địa bàn các huyện, xã nói riêng đã SVTH: Phạm Văn Trường 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu từng là một hiện tượng bùng nổ vào những năm về trước..Nó đã từng mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc xóa đói giảm nghèo cho tỉnh Quảng Trị. Do giàu thức ăn nên khả năng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở ven bờ biển Quảng Trị tương đối lớn. Thế nhưng theo thời gian, nuôi trồng thủy sản cũng chính là nhân tố khiến nhiều hộ nuôi phải rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần. Vấn đề đặt ra là, nguyên nhân chính dẫn đến điều này xuất phát từ đâu? Ta biết rằng, hầu hết đối tượng nuôi được ưu tiên lựa chọn hàng đầu là tôm sú.Tuy nhiên, sau nhiều năm, nghề nuôi tôm sú ở tỉnh Quảng Trị bị thua lỗ nặng vì dịch bệnh, có không ít người từ khá giả trử nên nghèo khó vì nuôi tôm. Song hơn hai năm qua, với sự tích cực của ngành Nông nghiệp, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng được áp dụng bài bản từ khâu chọn giống cho đến kỹ thuật chăm sóc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và những vùng ao hồ bỏ hoang trước đây đã dần được khôi phục. Trung Hải là một xã thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị có truyền thống nuôi trồng thủy sản khá lâu. Địa hình chủ yếu ở đây là đồng bằng và vùng cát ven biển, vì vậy xã Trung Hải có thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy hải sản. Cũng như tình hình chung, nuôi trồng thủy sản với đối tượng chính là tôm đã mang lại những kết quả tốt trong thời gian đầu cho tỉnh Quảng Trị nói chung và xã Trung Hải, huyện Gio Linh nói riêng. Qua thực tế cho thấy sự phát triển của nghề nuôi tôm đã góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện nghề nuôi tôm ở đây hầu hết còn mang tính tự phát, trình độ sản xuất thấp, chưa đồng bộ, thiếu sự hỗ trợ, tư vấn cần thiết từ chính quyền địa phương. Mặt khác trong nhưng năm gần đây, tình hình dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hơn làm cho năng suất và hiệu quả nuôi tôm mang lại chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ cho đời sống người dân. Nghề nuôi tôm còn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, mức độ rủi ro cao, hiệu quả thấp. Chính vì vậy, việc đánh giá đầy đủ và có căn cứ khoa học về Trườngthực trang nuôi tôm trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của xã Trung Hải nói riêng và của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị nói chung. SVTH: Phạm Văn Trường 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Xuất phát từ nhữung thực tế đó, tôi đề nghị chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài khóa luận của mình. 1. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu tình hình KT- XH trên địa bàn, đặc biệt tập trung tìm hiểu thực trạng hoạt động nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.  Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm tại địa phương; so sánh kết quả, hiệu quả giữa hình thức thâm canh, bán thâm canh truyền thống và bán thâm canh có sử dụng chế phẩm.  Xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của hoạt động nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu.  Đưa ra các định hướng và đề xuất những giải pháp thiết thực, chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. 2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. 3. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: Do giới hạn về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các nông hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Trung Hải.  Về thời gian: Nghiên cứu thông tin, số liệu liên quan tập trung vào 3 năm 2009, 2010, 2011. Điều tra phỏng vấn trực tiếp, thu thập số liệu tổng hợp về tình hình sản xuất nuôi tôm ở địa bàn xã Trung Hải năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu - Tài liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp có chọn mẫu. Tập trung Trườngnghiên cứu 60 hộ nông dân thuộc địa bàn xã Trung hải. - Tài liệu thứ cấp: Các số liệu được cung cấp từ xã Trung hải, phòng nông nghiệpvà phát triển nông thôn huyện, phòng thống kê, UBND xã Trung Hải. SVTH: Phạm Văn Trường 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thu thập số liệu từ các báo cáo, tài liệu thông tin thu thập trên internet, thông tin đại chúng.  Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản xuất của địa phương. - Phương pháp phân tổ: Sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả phỏng vấn điều tra các hộ sản xuất phản ánh các đặc điểm cơ bản của các hộ nuôi tôm. Tiêu thức sử dụng để phân tổ trong để tài gồm: Phân tổ theo quy mô diện tích, theo chi phí giống, chí phí thức ăn, chi phí xử lý - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Để làm sáng tỏ những vấn để lý luận cũng như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp, trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý, các bộ khuyến nông Từ đó đề xuất các giái pháp có tính khả thi cao phù hợp với thực tế địa phương. Trường SVTH: Phạm Văn Trường 12 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Bởi nó quyết định rất lớn đến sự tồn tại của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó hiệu quả còn là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Chính vì vậy, việc xác định đúng bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế là quan trọng và thưc sự cần thiết đối với các nhà sản xuất. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau, có thể khái quát như sau: Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc: “ tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A. Samuelson và wiliam.D.Nordhalls cho rằng một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và “hiệu quả có nghĩa là không lãng phí”. Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỷ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế.  Hiệu quả kỷ thuật (Technical Efficiency: TE) là số sản phẩm có thể đạt Trườngđược trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến SVTH: Phạm Văn Trường 13 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vịi sản phẩm.  Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency: AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá.  Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắng với hiệu quả xã hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh lời- lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995). Tuy nhiên trong điều kiện nề kinh tế mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì không nên đơn giản hóa coi lợi nhuận là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT. Các nhà kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường. Hiệu quả kinh tế xã hội là tương quan giữa chi phí mà xã hội bỏ ra với kết quả mà xã hội thu được như tăng thêm việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định xã hội. Phát triển kinh tế và phát triển xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, mục tiêu phát triển kinh tế tạo tiền đề cho mục tiêu phát triển xã hội và ngược lại. Quan niệm về HQKT nuôi trồng thủy sản cũng giống như quan niệm về hiệu quả đã đề cập ở trên. HQKT nuôi trồng thủy sản là tương quan so sánh giữa các yếu Trườngtố nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả chi phí đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản. Quá trình nuôi trồng thủy sản là một quá trình hoạt động kinh doanh lấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở để phát triển. SVTH: Phạm Văn Trường 14 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm chi phí xã hội. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả sản xuất ở mức tối đa với chi phí đầu vào nhất định hoặc là, đạt được một kết quả nhất định với chi phí là tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó bao gồm cả chi phí đầu tư nguồn lực và chi phí cơ hội của việc đầu tư, sử dụng nguồn lực. Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các phương án cần xác định rõ các chiến lược phát triển, cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu bao trùm tổng quát nhất là lợi nhuận. Cho tới nay, các tác giả đều nhất trí dùng lợi nhuận làm mục tiêu chuẩn cơ bản để phân tích hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi nổ lực sản xuất kinh doanh. Có nâng cao được hiệu quả kinh tế thì chủ thể kinh doanh mới có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục tiêu đó, cần tận dụng và tiết kiệm những nguồn lực hiện có, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá, tuy nhiên cần bảo vệ và gìn giữ những giá trị tinh thần truyền thống để đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. 1.1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế Ý nghĩa hàm chứa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là sử dụng hợp lý hơn các yếu tố của quá trình sản xuất với chi phí không đổi nhưng tạo ra được nhiều kết quả hơn Như vậy, phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mặt khác, cần thiết phải xác định hiệu quả kinh tế. Vì: Để biết được mức hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Vì một số các nguồn lực Trườngsản xuất xã hội có nguy cơ khan hiếm Trong khi các nguồn lực ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng tăng. Như vậy để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì bắt buộc các doanh nghiệp phải tạo ra hay duy trì lợi thế cạnh tranh SVTH: Phạm Văn Trường 15 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu cho mình Mà một trong những lợi thế đó chính là doanh nghiệp phải biết tiết kiệm các nguồng lực sản xuất. Biết được các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nhằm có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Đồng thời làm căn cứ để xây dựng phương hướng tăng trưởng cao. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Nếu muốn đạt hiệu quả cao để tăng sản lượng cần thực hiện đổi mới công nghệ. Một hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể đem lại kết quả cho một cá nhân, nhưng xét trên toàn bộ nền kinh tế thì nó có tác động ngoại ứng đến lợi ích và hiệu quả của toàn xã hội, ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội khác. Do vậy muốn nghề nuôi tôm phát triển bền vững thì cần phải kết hợp hài hòa các hoạt động xã hội liên quan. Đánh giá hiệu quả nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng là tương quan so sánh giữa các nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế Ngành nuôi tôm cũng như các ngành sản xuất kinh doanh khác, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu làm tiêu chuẩn cho các quyết định đầu tư phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất bao giờ cũng có người lãi, người lỗ, người hòa vốn Nếu hộ nào nuôi đúng kỹ thuật, có đủ vốn đầu tư đúng mức, đúng đối tượng và có kinh nghiệm thì hộ đó sẽ thu được lợi nhuận cao tạo điều kiện tích lũy mở rộng trong sản xuất. Ngược lại sẽ hòa vốn hoặc thua lỗ, lâm vòa tình trạng nợ nần. Do đó việc đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các hộ nuôi có thể nhận thấy được thực trạng trong quá trình sản xuất nhằm đưa ra các giải pháp để cải thiện hoặc giữ vững hiệu quả sản xuất. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất Để đánh giá khả năng và mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào của NTTS chúng Trườngta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:  Chi phí ao hồ, công trình xây dựng cơ bản bình quân trên một đơn vị diện tích bao gồm các hạng mục: đê, kè, đập, cống, nhà kho,và các loại tài sản cố định phục vụ công tác NTTS như: phương tiện vận chuyển, máy bơm nước, máy sục khí, SVTH: Phạm Văn Trường 16 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu máy đào,Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng độ kiên cố và trình độ thâm canh của ao nuôi. Đây là phần chi phí cố định ban đầu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí NTTS và được thu lại dưới dạng giá trị khấu hao TSCĐ theo quy định chung hay theo ngành chủ quản quy định. De = (Gb+ S –Gt)/T De: Giá trị khấu hao TSCĐ Gb: Giá trị ban đầu của TSCĐ S: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Gt: Giá trị còn lại của TSCĐ T: Thời gian sử dụng TSCĐ  Chi phí ngư y, chi phí xử lý, cải tạo ao nuôi trên một đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư cho việc xử lý, cải tạo ao hồ, tạo môi trường thuận lợi và diệt trừ hại cho ao nuôi tôm.  Chi phí về giống trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư về con giống trong sản xuất. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi trồng.  Chi phí lao động trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư lao động sống phục vụ cho NTTS.  Chi phí thức ăn trên một đơn vị diện tích: Phản ánh giá trị thức ăn đã đầu tư trên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức ăn có trong tự nhiên.  Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mà hộ nuôi phải trả bằng tiền  Tổng chi phí trên một đơn vị diện tích (TC): Gồm hao phí vật tư, dịch vụ ...h thành công hay thách bại của một vụ nuôi tôm. Nguồn nước cho nuôi tôm của địa phương phụ thuộc vào nguồn nước sông Bến Hải. Do nguồn nước thường bị đục và nồng độ nặng thấp vào mùa mưa nên hoạt động nuôi tôm của địa phương chủ yếu là vụ hè thu. Đối với đất sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa nước, nguồn nước được cung cấp bởi 3 trạm bơm chính đã chủ động cho việc tưới tiêu cho phần lớn diện tích sản xuất trên. Là một địa bàn thấp trủng thường xuyên bị ngập ứng nên chính quyền địa phương đã đầu tư hệ thống kênh tiêu kết hợp với chống lũ cho các thôn Xuân Mỵ, Hải Chử và Xuân Hoà nên tình trạng ngập ứng trên địa bàn đã được hạn chế nhiều Nói chung, với điều kiện thủy văn còn khó khăn như trên chính quyền xã cần tập trung quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương hợp lý đồng thời cần có sự theo dõi và chỉ đạo kịp thời từ phía cán bộ chuyên trách về lịch thời vụ, dự báo để người dân có thể thích ứng trước những biến động phức tạp về nguồn nước. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Trường2.1.2.1. Đất đai Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá – xã hội, SVTH: Phạm Văn Trường 31 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu an ninh quốc phòng. Do đó, việc sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý, khoa học là biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhìn chung, tổng diện tích đất tự nhiên của xã Trung Hải là không thay đổi. Tuy nhiên, đối với cơ cấu mỗi loại đất thì lại có sự biến động theo những chiều hướng khác nhau, điều này thể hiện khuynh hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại địa phương. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng đất ở địa bàn xã Trung Hải ta quan sát ở bảng số 2, cụ thể: Tổng diện tích đất tự nhiên không đổi của xã năm 2011là: 1451.93ha, được cơ cấu theo mục đích sử dụng như sau:  Đất nông nghiệp: Đây là loại đất chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mục đích sử dụng đất của địa phương, tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2011 là 868,34ha (chiếm 59,81%) giảm 0,35ha so với năm 2010 tương ứng với 0,04%. Sở dĩ có mức giảm đó là một phần đất nông nghiệp được chuyển đổi để xây dựng nhà mẫu giáo cho xã. Trong đó đất dùng sản xuất nông nghiệp là 748.45ha (chiếm 86,19%). Riêng đối với đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2010 và năm 2011 diện tích không đổi. Cụ thể: Đất lâm nghiệp là 24,65ha (chiếm 2,84%) và đất nuôi trồng thuỷ sản là: 95,24ha (chiếm 10,97%). Trường SVTH: Phạm Văn Trường 32 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Bảng 2: Tình hình sử dụng đất của Trung Hải năm 2010 - 2011 (ĐVT: ha) 2010 2011 2011/2010 STT Mục đích sử dụng Diện tích Cơ cấu(%) Diện tích Cơ cấu(%) +/_ % Tổng diện tích đất tư nhiên 1451.93 100 1451.93 100 0 100 1 Đất nông nghiệp 868.69 59.83 868.34 59.81 -0.35 99.96 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 748.8 86.2 748.45 86.19 -0.35 99.95 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 748.8 100 748.45 100 -0.35 99.95 1.1.1.1 Đất trồng lúa 614.12 82.01 613.78 82 -0.34 99.94 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 134.68 17.99 134.67 18 -0.01 99.99 1.1.2 Đất lâm nghiệp 24.65 2.84 24.65 2.84 0 100 1.1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 95.24 10.96 95.24 10.97 0 100 2 Đất phi nông nghiệp 376.12 25.9 376.67 25.94 0.55 100.15 2.1 Đất ở 20.43 5.43 21.03 5.58 0.6 102.76 2.2 Đất chuyên dùng 117.64 31.28 117.59 31.22 -0.05 99.96 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0.56 0.48 0.93 0.79 0.37 166.07 2.2.2 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0.84 0.71 0.47 0.4 -0.37 55.95 2.2.3 Đất mục đích công cộng 116.24 98.81 116.19 98.81 -0.05 99.96 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 3.36 0.89 3.36 0.89 0 100 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 37.42 9.95 37.42 9.93 0 100 2.5 Đất mặt nước chuyên dùng 197.27 52.45 197.27 52.37 0 100 3 Đất chưa sử dụng 207.12 14.27 206.92 14.25 -0.2 99.9 ( Nguồn: UBNN xã Trung Hải ) SVTH: Phạm VănTrường Trường 33 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu  Đất phi nông nghiệp: Năm 2011 là 376,67ha (chiếm 25,94%) tăng 0,55ha so với năm 2010 tương ứng tăng 0,15%; Trong đó, phân theo cơ cấu mục đích sử dụng thì: Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có tỷ trọng lớn nhất là 52,37% với diện tích không đổi qua hai năm là 197,27ha. Loại đất có xu hướng tăng là đất ở 21,03ha (chiếm 5,58% ) tăng 0.6ha so với năm 2010, loại đất có xu hướng giảm nhưng không đáng kể là đất chyên dùng 117,59ha giảm 0,05ha so với năm 2010 tương ứng giảm 0,04%. Riêng đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng là 3,36ha (chiếm 0,89%), Đất nghĩa trang nghĩa địa là 37,42ha (chiếm 9,93%) có diện tích không không đổi qua hai năm 2010- 2011.  Đối với đất chưa sử dụng trên địa bàn xã vẫn còn rất lớn: Năm 2010 là 207,12ha (chiếm 14,27%), đến năm 2011 là 206.92ha giảm 0,2ha tương ứng giảm 0,01%. Với diện tích đất chưa sử dụng lớn và có xu hướng giảm chậm như trên đây là sự lãng phí lớn của địa phương. Như vậy, việc nghiên cứu về tình hình đất đai của xã qua hai năm 2010 – 2011 cho ta có một số nhận xét cơ bản như sau: - Tổng diện tích đất tự nhiên của địa phương qua hai năm không đổi - Có sự biến động về cơ cấu các loại đất đai theo mục đích sử dụng của địa phương nhưng không lớn. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của cả nước. - Diện tích đất chưa sử dụng của địa phương đang còn rất lớn. Vậy nên, cần có một số giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý về đất đai. Cụ thể, chú ý hơn trong việc lựa chọn chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, khai thác triệt để diện tích đất chưa sử dụng đang còn rất lớn của địa phương và nên tập trung chú ý mở rộng quy mô đồng thời nâng cao về năng suất và chất lượng. 2.1.2.2. Lao động Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu và quan trọng nhất trong quá Trườngtrình sản xuất. Nó quyết định sự phát triển kinh tế của một đất nước, một vùng hay một địa phương. Là nhân tố trung tâm của mọi vấn đề vì thế sử dụng tốt lao động là cơ sở để tạo thu nhập và nâng cao mức sống đối với bất kỳ ngành nghề nào. Ở nước ta hiện nay, việc tạo việc làm và nâng cao chất lượng lao động, sử dụng và phân SVTH: Phạm Văn Trường 34 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu phối lao động là những vấn đề cấp thiết, đặc biệt đối với nguồn lao động ở nông thôn. Đây cũng là vấn đề đang đặt ra cho toàn xã Trung Hải nói chung và từng hộ trên địa bàn xã nói riêng. Thấy được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua xã Trung Hải đã chú trọng rất nhiều tới công tác dân số và đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động trong xã. Điều này đã có tác động rất lớn tới tình hình phát triển của xã, tốc độ tăng dân số hàng năm thấp dưới 1%, giá trị sản xuất của xã không ngừng gia tăng, nhờ được tập huấn kỹ thuật trong sản xuất nên tiết kiệm được chi phí sản xuất tạo ra được nhiều sản lượng. Quan sát bảng 3 ta thấy, tổng số hộ có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009 - 2011. Cụ thể năm 2009 là 1066 hộ , năm 2010 tăng lên 7 hộ tương ứng tăng 0,66% đến năm 2011 là 1079 hộ tăng 6 hộ so với năm 2010 và bằng 100,56% so với năm 2010. Lý do của sự biến động đó do quá trình tách hộ từ những đại gia đình, chuyển đến và chuyển đi của các hộ gia đình. Trong đó ta thấy, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng gia tăng về số lượng nhưng giảm về giá trị tương đối. Cụ thể năm 2009 là 974 hộ chiếm 91,37%, ổn định số hộ đến năm 2010 nhưng giảm về tỷ trọng còn chiếm 90,77%. Đến năm 2011 tổng số hộ sản xuất nông nghiệp tăng lên 3 hộ chiếm 90,55%. Đây cũng là sự thay đổi theo tình hình chung của toàn xã, dù tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp giảm chưa cao nhưng đây cũng là nỗ lực của chính quyền xã, đặc biệt đối với xã thuần nông như Trung Hải. Đối với tổng số hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng của xã chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đây chủ yến là những hộ sản xuất bờ lô, gạch gói, vận tảiĐặc biệt đối với hộ dịch vụ và thương mại có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2009 – 2011 lần lượt năm 2009 là 64 hộ, năm 2010 là 69 hộ và đến năm 2011 là 72 hộ. Sự gia tăng này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa Trườngphương cũng như c ủa cả nước. SVTH: Phạm Văn Trường 35 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Trung Hải giai đoạn 2009 - 2011 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/_ % +/_ % I. Tổng số hộ 1066 100 1073 100 1079 100 7 100.66 6 100.56 1. Hộ sản xuất nông nghiệp 974 91.37 974 90.77 977 90.55 0 100 3 100.31 2. Hộ công nghiệp và xây dựng 3 0.28 5 0.47 5 0.46 2 166.67 0 100 3. Hộ dịch vụ - thương mại 64 6 69 6.43 72 6.67 5 107.81 3 104.35 4. Hộ khác 25 2.35 25 2.33 25 2.32 0 100 0 100 II. Tổng số nhân khẩu 4813 100 4820 100 4829 100 7 100.15 9 100.19 1. phân theo giới tính 1.1. Nữ 2378 49.41 2383 49.44 2388 49.45 5 100.21 5 100.21 1.2. Nam 2435 50.59 2437 50.56 2441 50.55 2 100.08 4 100.16 2. Phân theo lĩnh vực hoạt động 2.1 Lao động trong nông nghiệp 4301 89.36 4294 89.09 4281 88.65 -7 99.84 -13 99.7 2.2 Lao động phi nông nghiệp 430 10.64 523 10.91 548 11.35 93 121.63 25 104.78 3. Số hợp tác xã 5 5 5 0 100 0 100 3.1 Lao động trong hợp tác xã 39 0.81 39 0.81 39 0.81 0 100 0 100 4. Số trang trại 1 2 2 1 200 0 100 4.1 Số lao động trong trang trại 2 0.04 5 0.1 5 0.1 3 250 0 100 ( Nguồn : Số liệu báo cáo địa chính UBNN xã Trung Hải) SVTH: Phạm Văn TrưTrườngờng 36 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Về tổng số nhân khẩu trong toàn xã có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Tốc độ tăng dân số dưới 1%/năm. Cùng với sự gia tăng của số hộ thì số nhân khẩu tăng tương ứng, cụ thể: Năm 2009 số nhân khẩu là 4813, năm 2010 tăng lên 4820 và đến năm 2011 tăng chậm là và bằng 4829. Như vậy so với năm 2009 năm 2010 tăng lên 7 người tương ứng tăng 0,15%. Năm 2011 tăng 9 người tương ứng tăng 0,19%. Nhìn chung đây là hiệu quả từ công tác tuyên truyền dân số và kế hoạch hóa gia đình. Xét theo lĩnh vực hoạt động, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm. Giảm 7 người năm 2010 so với 2009 tương ứng giảm 0,16% và đặc biệt giảm 13 người năm 2011 so với năm 2010 tương ứng giảm 0,3%. Trong khi đó lao động phi nông nghiệp có xu hướng gia tăng, nguyên nhân của vấn đề như sau: thứ nhất, do phần lớn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có mức tuổi khá cao nên họ đã được xếp vào đối tượng ngoài độ tuổi lao động. Thứ hai, đối với việc lao động nông nghiệp giảm là do các thanh nhiên có xu hướng tìm việc làm ở những lĩnh vực kinh tế khác, hoặc đi làm ăn xa thay vì tham gia sản xuất nông nghiệp. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước nói chung và tại địa phương nói riêng. Ngoài ra tổng số nhân khẩu địa phương nếu xét theo giới tính thì không có sự thay đổi lớn về cân bằng giới tính. Cơ cấu giới tính trong các năm là phù hợp cụ thể: năm 2009 tỷ lệ giới tính nam 50,59%, nữ 49,41%; Năm 2010 tỷ lệ giới tính nam 50,56%, nữ là 49,44%; năm 2011 tỷ lệ giới tính nam 50,55%, nữ 49,45%. Trên địa bàn xã còn có bộ phận lao động trong hợp tác xã,và lao động làm trang trại. Tỷ lệ lao động trong hợp tác xã này ổn định trong 3 năm là 39 người và chiếm tỷ trọng nhỏ. Từ tình hình nhân khẩu và lao động của xã ta có thể thấy những vấn đề sau: - Nguồn lao động trên địa bàn xã khá dồi dào, đây cũng là động lực để phát Trườngtriển kinh tế địa ph ương. - Tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng thu nhập không cao SVTH: Phạm Văn Trường 37 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Từ đó, đặt ra cho chính quyền địa phương cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng nghành công nghiệp dịch vụ và giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp. đồng thời tiếp tục mở rộng các lớp dạy nghề, tập huấn, hướng dẫn kỷ thuật, hỗ trợ vốn, khuyến khích sản xuất kinh doanh nhằm thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng Thấy được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước trong quá trình phát triển kinh tế. Chính quyền địa phương đã tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các nguồn vốn về xây dựng bê tông hóa giao thông nông thôn, bê tông hóa kênh mương đặc biệt là nguồn vốn dự án Chia Sẽ đầu tư trên địa bàn nhằm tận dụng mọi nguồn lực sẳn có để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong những năm qua chủ yếu đầu tư xây dựng bê tông hóa giao thông nông thôn, bê tông hóa kênh mương, xây dựng trạm bươm phục vụ sản xuất. Năm 2010 được sự hỗ trợ của dự án Chia Sẽ đã xây dựng bê tông hóa giao thông nông thôn trên 3 đơn vị với tổng chiều dài 2886,1m. Tổng giá trị xây dựng là 966 triệu đồng trong đó nhân đân đóng góp là 386,4 triệu đồng.  Đơn vị Xuân Hòa 8 tuyến dài 1108,8m  Đơn vị Xuân Mỵ 2 tuyến dài 754,3m  Đơn vị Cao Xá 6 tuyến dài 1023m Giao thông nông thôn toàn xã hiện đã được bê tông hóa và nhựa hóa 100%. Trong đó đường trục xã , liên thôn dài 12,7km; đường trục thôn, 10,5km có tiêu chuẩn kỷ thuật nền đường rộng 2,4 - 4,5 m mặt đường rộng 1,8 – 2m. Ngoài ra có đường giao thông nội đồng chưa được bê tông hóa nhưng đã được đầu tư xây dựng đáp ứng được yêu cầu đi lại sản xuất và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp trong quá trình thu hoạch của người dân. Tuyến đường 76 đông đã thi công cơ bản hoàn Trườngthành đóng góp đả bảo giao thông phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn đã được đầu tư khá chất lượng, tỷ lệ đường được nhựa hóa và bê tông hóa cao so với hệ thống mặt bằng chung các SVTH: Phạm Văn Trường 38 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu xã trong huyện. Hệ thống giao thông phân bố hợp lý, thuận lợi cho các phương tiện giao thông đi lại và giao thương buôn bán. Về thủy lợi: Năm 2011 đã xây dựng bê tông hóa kênh mương 2 đơn vị Xuân Mỵ và Xuân Long. Tổng giá trị xây dựng 283 triệu đồng trong đó nhân dân đóng góp là 113 triệu đồng. Đầu tư tu sửa trạm bơm Đồng Tràm với tổng vốn đầu tư 70 triệu đồng đã hoàn thành và đi vào sử dụng. Đầu tư cải tạo mương tiêu kết hợp với đê chống lũ cho đơn vị Xuân Mỵ dài 1500m và nâng cấp 3 tuyến đồng nôi đồng ở đơn vị Xuân Mỵ. Ngoài ra xã còn đầu tư xây dựng 16 bể gom rác, 1 lò xử lý rác y tế và một khu vệ sinh tụ hoại cho trường THCS. Xây dựng nhà bếp và hệ thống phụ trợ cho bếp ăn trường mầm non trung tâm xã. Có thể thấy, cơ sở hạ tầng của xã Trung Hải đã tương đối đáp ứng nhu cầu quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã nhưng vẫn còn những mặt hạn chế: - Giao thông nông thôn xuống cấp do đường đất bị sạt lở, hư hỏng do sử dụng lâu không được tu bổ. - Các tuyến đường giao thông nội đồng chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất do bị xói mòn, sạt lở nặng. 2.1.2.4. Y tế, Giáo dục 2.1.2.4.1. Giáo dục Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với nhiệm vụ đổi mới quản lý và nâng cao giáo dục. Tiếp tục triển khai và thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Mỗi thầy cô giáo là mỗi tấm gương tự học và sáng tạo”. Giáo dục của xã đã đạt được kết quả tốt cụ thể: Mầm non: Huy động được trẻ đến lớp đạt 101% kế hoạch, tỷ lê chuyên cần đạt 98%. Bên cạnh đó, cấp học mầm non đã thực hiện tốt các cuộc vận động ngành. TrườngChất lượng giáo dụ c đạt khá giỏi trên 77% Tiểu học: Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đoàn kết nội bộ. Đậy tư trang thiết bị phục vụ dạy và học. Hiệu quả đào tạo đạt tỷ lệ cao: Tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt SVTH: Phạm Văn Trường 39 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu 70%, tỷ lệ học sinh yếu 0.7%. Chất lượng mủi nhọn có : 12 em thi đạt giải huyện, 1 em đạt giải tỉnh. Trung học cơ sở: Đội ngủ giáo viên ổn định, nhiều giáo viên có chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, thực hiện nghiêm tức nề nếp, quy chế chuyên môn. Đạo đức học sinh tốt. Xã có 29 em đạt giải huyện, 7 em đạt giải tỉnh. Học sinh thi đổ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 91,3% và thi đổ vào trung học phổ thông đứng thứ hai trong toàn huyện. Kết quả học sinh đậu vào đại học 25 em, cao đẳng là 26 em và trung học chuyên nghiệp là 42 em. 2.1.2.4.2. Y tế Công tác khám và chửa bệnh kịp thời ( số lượng người đến khám đạt 500 lượt người/ tháng). Công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em tốt, phụ nữ có thai được khám định kỳ và tiêm phòng đầy đủ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dượng còn 16,4%. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai kịp thời, không có dịch bệnh lớn sảy ra trên địa bàn. Đội ngũ y bác sĩ đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, trạm đã có bác sĩ chuẩn mới, đã có ý tế thôn bản trên địa bàn. 2.1.2.5. Tình hình kinh tế của xã Trung Hải giai đoạn 2009 - 2011 Trong điều kiện bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thời tiết khí, khí hậu diễn biến thất thường gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ở địa địa bàn xã. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, nhất là từ giai đoạn từ năm 2009 - 2011, thì tình hình kinh tế - xã hội xã Trung Hải có bước chuyển biến đáng kể. Về cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, giảm dần tỷ Trườngtrọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đây là một nỗ lực lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, cụ thể: SVTH: Phạm Văn Trường 40 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu  Cơ cấu nông nghiệp năm 2010 giảm nhanh 2,25% so với năm 2009 đến năm 2011 cơ cấu nông nghiệp của toàn xã giảm chậm lại so với năm 2010 là 0.95%.  Cơ cấu công nghiệp và xây dựng năm 2010 so với năm 2009 tăng 0,8%, và tốc độ tăng chậm hơn năm 2011 là 0.5%.  Cơ cấu dịch vụ thương mại năm 2010 so với năm 2009 tăng chậm 0,35%, và giai đoạn từ 2011 so với 2010 tăng nhanh hơn 0,45%. Về tổng giá trị sản xuất: Tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, giá trị của các nghành kinh tế đều tăng cụ thể:  Tổng giá trị sản xuất năm 2010 so với năm 2009 tăng 7,79% tức là tăng hơn 3,7 tỷ đồng. Kết quả năm 2011 tổng giá trị sản xuất tăng cao hơn giai đoạn 2009 -2010, tổng giá trị sản xuất năm 2011so với năm 2010 tăng 9,16% tức là tăng hơn 4.7 tỷ đồng. Đây là con số có thể chấp nhận trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bảng 4: Cơ cấu kinh tế xã Trung Hải giai đoạn 2009 – 2011 ĐVT : % STT Cơ cấu kinh tế 2009 2010 2011 2009/2010 2010/2011 1 Nông nghiệp 62.5 60.25 59.3 -2.25 -0.95 2 CN – Xây dựng 21.3 22.1 22.6 0.8 0.5 3 Dịch vụ TM 17.3 17.65 18.1 0.35 0.45 (Nguồn : Báo cáo KT - XH xã Trung Hải )  Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai và dịch bệnh nhưng vẫn phát triển khá toàn diện.Kết cấu hạ tầng,kênh mương nội đồng được quan tâm đầu tư; Các chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tục được triển khai có hiệu quả. Kết quả là cơ cấu kinh tế nghành nông nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất tăng đều. Từ năm 2009 là 30020.19 triệu đồng, đến năm 2010 Trườngtăng đạt 31193.29 tri ệu đồng và đến năm 2011 là 33513.69 triệu đồng.  Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ là lĩnh vực chịu tác động mạnh và trực tiếp của tình hình giá cả đầu vào, giá nhân công, lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng, cụ thể: SVTH: Phạm Văn Trường 41 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Công nghiêp – Xây dựng cơ cấu tỷ trọng tăng nhưng tăng chậm lần lượt từ năm 2009 đến 2011 là: 21,3%; 22,1%; 22,6%; Do vậy tốc độ tăng trưởng của nghành tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng năm 2010 so với năm 2009 là 11,84% và năm 2011 so với năm 2010 là 11,63%. Dịch vụ và thương mại cũng có tốc độ tăng trưởng ánh tượng, từ 17,44% của năm 2010 so với năm 2009, và tăng chậm là là 11,94% của năm 2011 so với năm 2010. Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011 kinh tế xã Trung Hải đạt đà tăng trưởng tốt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng giảm dần tỷ trọng nghành nông nghiệp từ đó tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Trường SVTH: Phạm Văn Trường 42 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Bảng 5: Tổng giá trị sản xuất của xã Trung Hải giai đoạn 2009 - 2011 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) + / _ (%) + / _ (%) Tổng giá trị sản xuất 48.032 100 51.773 100 56.515 100 3.74 107.79 4.742 109.16 Sản Xuất nông nghiệp 30.02 62.5 31.193 60.25 33.513 59.3 1.173 103.91 2.32 107.44 Công nghiệp, xây dựng 10.23 21.3 11.441 22.1 12.772 22.6 1.21 111.84 1.33 111.63 Dịch vụ, thương mại 7.781 17.3 9.137 17.65 10.229 18.1 1.356 117.44 1.091 111.94 ( Nguồn: Báo cáo thống kê xã Trung Hải ) SVTH: Phạm VănTrường Trường 43 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu 2.1.2. Tình hình nuôi tôm trên địa bàn xã Trung Hải giai đoạn từ năm 2009 - 2011 Từ việc phân tích tình hình nuôi tôm trên địa bàn xã Trung Hải cho ta cái nhìn khách quan và toàn diện về vấn đề nghiên cứu để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn. Bảng 6: Tình hình nuôi tôm của xã Trung Hải giai đoạn từ năm 2009 - 2011 Năm Năm Năm 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 SL % SL % 1. Diện tích nuôi Ha 60.91 62.78 56.79 1.87 3.07 -5.99 -9.54 1.1 Tôm sú Ha 12.38 13.29 11.02 0.91 7.35 -2.27 -17.08 1.2 Tôm thẻ Ha 48.53 49.49 45.77 0.96 1.98 -3.72 -7.51 2. Số hộ nuôi tôm Hộ 170 176 162 6 3.52 -14 -7.95 3. SL nuôi tôm Tấn 192.77 197.09 177.88 4.32 2.24 -19.21 -9.74 3.1 SL tôm sú Tấn 36.77 39.19 31.84 2.42 6.58 -7.35 -18.75 3.2 SL tôm thẻ Tấn 156 157.9 146.04 1.9 1.22 -11.86 -7.51 (Nguồn: Số liệu thống kê khuyến nông xã Trung Hải) Về diện tích thả nuôi : Qua bảng số liệu ta có thể thấy diện tích nuôi tôm cả xã biến động tương đối lớn. Diện tích nuôi tôm năm 2010 tăng 1.87ha so với năm 2009 tương ứng tăng lên 3.07%. Có sự gia tăng này là do năm 2009 người nuôi tôm trên địa bàn xã đạt được lợi nhuận cao khi giá con tôm đầu ra cao, người nuôi tôm nhận thấy tín hiệu khả quan từ hoạt động nuôi tôm nên đã đầu tư mở rộng diện tích nuôi trong năm 2010. Nhưng đến năm 2010 thì giá cả tôm thị trường giảm xuống gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm trên địa bàn. Dù tổng diện tích thả nuôi năm 2010 tăng lên nhưng giá cả thấp làm cho tổng giá trị sản lượng toàn xã giảm 1.49 tỷ Trườngđồng tức giảm tương ứng 10.82% so với tổng giá trị sản lượng năm 2009. Đến năm 2011 thì diện tích thả nuôi tôm giảm mạnh và giảm 5,99 ha so với năm 2010 tức giảm tương ứng 9,54% từ đó làm cho sản lượng tôm giảm theo. Năm 2011 sản lượng tôm giảm 19.21 tấn tương ứng giảm 9,74%. Do giá cả sản phẩm nông nghiệp SVTH: Phạm Văn Trường 44 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu thường biến động tương đối lớn qua các năm nên dù sản lượng tôm thu hoạch năm 2011 thấp hơn năm 2010 nhưng tổng giá trị sản lượng năm 2011 lại cao hơn năm 2010. Cụ thể : Năm 2011 tổng giá trị sản lượng tăng lên 0.7 tỷ đồng tức ứng tăng 5.7% so với năm 2010. Mặt khác, qua so sánh số liệu diện tích đất nuôi tôm với diện tích đất nuôi trồng thủy sản của toàn xã ở bảng 2 ta thấy, diện tích đất nuôi tôm chiếm đa số trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản. Sở dĩ diện tích nuôi tôm lại chiếm đa số trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn xã là do nguyên nhân là: Thứ nhất, đối tượng nuôi là con tôm thường đem lại hiệu quả cao hơn so với các đối tượng khác.Thứ hai, tâm lý của các hộ nông dân thường làm theo số đông. Về số hộ nuôi tôm : Số lượng số hộ nuôi tôm cũng biến động theo xu hướng chung của toàn xã. Năm 2009 là 170 hộ thì năm 2010 tăng lên thành 176 hộ và đến năm 2011 thì giảm xuống còn 162 hộ. Nguyên nhân của sự biến động này là do ảnh hưởng từ kết quả nuôi tôm từ vụ trước tạo ra tâm lý đến hoạt động nuôi tôm của vụ sau. Nhìn chung qua quá trình phân tích tình hình nuôi tôm của xã Trung Hải giai đoạn 2008 - 2010 giúp có thêm những cơ sở để ta có được một số nhận xét, đánh giá về thực trạng nuôi trồng tại địa phương. 2.2. Năng lực của hộ nuôi tôm điều tra 2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ nuôi tôm Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Với vai trò đó quá trình phân tích tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra cho ta thấy tiềm lực đất đai của các hộ nuôi tôm điều tra như thế nào, việc sử dụng đã đạt được hiệu quả hay chưa, từ đó có cơ sở nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất của các hộ nuôi tôm điều tra. Qua số liệu điều tra cho ta thấy tổng diện tích đất đang sử dụng bình quân trên hộ là 9725,83 m2, nếu so sánh với mặt bằng chung thì tổng diện tích đất đang Trườngsử dụng của các hộ là khá cao. SVTH: Phạm Văn Trường 45 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Bảng 7: Tình hình sử dụng đất của các hộ nuôi tôm điều tra Chỉ tiêu Diện tích (m2) Tỷ lệ ( %) Tổng diện tích đất đang sử dụng 9725.83 100 1. Nhà ở và vườn tạp 1020 10.49 2. Đất trồng cây hàng năm 4144.17 42.61 3. Đất trồng cây lâu năm 0 0 4. Đất nuôi tôm 4561.67 46.9 5. Đất khác 0 0 (Nguồn: số liệu điều tra, tính toán năm 2012) Về cơ cấu diện tích đất phân theo mục đích sử dụng của các hộ nuôi tôm: Ta thấy tỷ lệ diện tích đất nuôi tôm bình quân trên hộ là cao nhất chiếm 46,9% trong tổng diện tích đất đang sử dụng, tính bình quân chung mỗi hộ có 4561,67 m2 đất sử dụng vào hoạt động nuôi tôm. Tiếp theo là phần diện tích đất trồng cây hàng năm bình quân mỗi hộ là 4144.17 m2 chiếm 42.61% trong tổng diện tích đất đang sử dụng. Phần diện tích này phần lớn các hộ trồng lúa, ngô, đỗ và rau màu các loại, đây là phần diện tích đất nâng cao thu nhập cho hộ nông dân của địa bàn. Phần nhỏ còn lại chiếm 10,49% trong diện tích đất đang sử dụng, tính bình quân mỗi hộ là 1020 m2 là diện tích đất nhà ở và vườn tạp. Trong điều kiện diện tích đất mặt nước nuôi tôm trên địa bàn xã là không thể mở rộng thêm và đang có xu hướng giảm xuống do tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm trên là do các hoạt động khai thác cát sạn, khai thác vàng và nước thải của nhà máy chế biến mủ cao su cũng như hoạt động nuôi tôm trên địa bàn. Vì vậy việc quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất trên đóng vai trò rất quan trọng. Việc tập trung khuyến khích chú trọng đầu tư sản xuất theo chiều sâu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật trong sản xuất từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi Trườngtrường, nâng cao hi ệu quả kinh tế nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã. Về nguồn gốc sở hữu đất của người dân: Theo số liệu điều tra thì có đất giao khoán, đất đấu thầu và một lượng nhỏ là đất thuê mướn và đất khai hoang. Trong đó thì phần đất giao khoán vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu và cao nhất. Trong thời SVTH: Phạm Văn Trường 46 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu kỳ đầu của phong trào nuôi tôm trên địa bàn xã thì diện tích đất nuôi tôm của các hộ thường rất nhỏ, về sau do sản xuất thường bị lỗ và không mang lại hiệu quả thì số hộ có diện tích nhỏ thường bán hoặc đổi đất với các hộ khác, từ đó diện tích đất nuôi tôm của các hộ tăng lên nhưng số hộ nuôi tôm trên địa bàn xã lại giảm xuống. Đây là tính hiệu tốt vì với quy mô đất sản xuất lớn hơn, tập trung hơn sẽ thuận lợi cho sản xuất, áp dụng khoa học kỷ thuật từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm tại địa phương. Qua quá trình phân tích tình hình sử dụng đất của các hộ nuôi tôm điều tra ta có thể rút ra những kết luận sau: - Tổng diện tích đất đai đang sử dụng bình quân trên hộ là tương đối cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tiến hành sản xuất, ổn định thu nhập. - Diện tích đất nuôi tôm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất đang sử dụng của hộ. Từ đó ta có thể thấy được vai trò quan trọng của nuôi tôm đối với hoạt động kinh tế của các hộ điều tra. 2.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi nuôi tôm Lao động là nhân tố quyết định của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, là trung tâm của mọi hoạt động để tạo ra của cải vật chất. Lao động trong nông nghiệp càng có vai trò quan trọng vì nó điều khiển toàn bộ hoạt động sản xuất. Vì vậy để đánh giá hiệu quả kinh tế của một hoạt động kinh tế thì việc phân tích nhân tố lao động là không thể thiếu. Qua số liệu điều tra thực tế ở bảng 8, ta có thể thấy tổng số nhân khẩu bình quân trong gia đình bình quân là 5,15 người trong đó số nhân khẩu bình quân trong gia đình nhỏ nhất là 3 người và lớn nhất là 9 người. Số nhân khẩu bình quân trong gia đình tương đối cao. Nguyên nhân các hộ nuôi tôm thường có độ tuổi lớn trước đây do tập tục của địa phương cũng như công tác dân số của xã chưa được tốt. Trường SVTH: Phạm Văn Trường 47 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi tôm điều tra Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Bình quân 1. Tổng số nhân khẩu trong gia đình Người 3 9 5.15 2. Tổng số lao động trong gia đình Người 2 8 2.83 2.1 Nam Người 1 6 1.55 2.2 Nữ Người 1 4 1.28 3. Lao động tham gia nuôi tôm Người 1 2 1.4 4. Độ tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 33 70 50.15 5. Số năm kinh nghiệm nuôi tôm Năm 4 15 8.58 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán năm 2012) Đối với tổng số lao động trong gia đình: Qua số liệu điều tra ta thấy rằng tổng số lao động bình quân trong gia đình là 2,83 người trong đó lao động nam là 1,55 người và lao động nữ là 1,28 người. Trong hoạt động nuôi tôm thì lao động chủ yếu là nam, với tỷ lệ chênh lệch giữa số nam và số nữ trên có rất nhiều lợi thế để tiến hành hoạt động nuôi tôm của các nông hộ. Tuy nhiên đây cũng là áp lực về vấn đề việc làm, đặc biệt là lao động nữ. Đối với số lao động tham gia nuôi tôm: Qua số liệu điều tra ta thấy rằng tổng số lao động tham gia nuôi tôm bình quân trên hộ là 1,4 người trong đó số lao động tham ...ng, những bệnh chưa rõ nguyên nhân cụ thểlà những nguyên nhân gây ra chết hàng loạt ở tôm. Dịch bệnh ngày càng gia tăng, hàng ngàn hécta tôm của ngư dân miền Trung đang đối diện với những căn bênh khó có thuốc chữa. Những cánh đồng tôm dù đang vào vụ cũng phải bỏ hoang, ngư dân trắng tay ngồi chờ biện pháp can thiệp từ các cấp chính quyền địa phương. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích hồ tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng lên đến con số 1.272ha. Trong đó bị nặng nhất là Thừa Thiên-Huế với hơn 823/2.700ha (riêng huyện Phú Lộc diện tích bị nhiễm bệnh là 637ha), Quảng Nam 60/2.300ha, Quảng Ngãi 139/400ha, Bình Định 250/1.500ha. Thiệt hại do dịch bệnh tôm gây ra cho người dân các tỉnh miền Trung ước tính hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, đa số người nuôi tôm phải vay vốn từ các ngân hàng. Nợ nần đang là nỗi lo của bà con vùng duyên hải miền Trung. Tình trạng dịch bệnh tôm bùng phát và lây lan rất nhanh ở các tỉnh miền TrườngTrung mà không có một biện pháp khả thi nào để ngăn chặn. các cơ quan chức năng của các tỉnh cho rằng: Khi dịch bệnh xuất hiện ở một số vùng thì thay vì người dân báo ngay đến các ngành chức năng để có biện pháp xử lý thích hợp thì lại lén lút tự ý tháo nước ra ngoài vì theo lối suy nghĩ của người dân một khi hồ tôm của mình bị SVTH: Phạm Văn Trường 76 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu nhiễm bệnh nếu thay nước có lẽ sẽ cứu vớt được một phần nào chứ không biết việc làm đó là nguyên nhân chính để phát tán dịch bệnh. Một nguyên nhân gây mất mùa nữa là tình hình con giống không đảm bảo chất lượng. Người nuôi trồng thủy sản rất băn khoăn về chất lượng tôm giống vì đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bạ của vụ tôm. Nguyên nhân dẫn đến việc tôm giống kém chất lượng là do nhiều cơ sở sản xuất tôm giống chưa thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất tôm giống sạch bệnh. Công tác kiểm dịch tôm giống còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ, việc khai báo kiểm dịch trước khi xuất bán chưa được các cơ sở sản xuất, đại lý cung cấp tôm giống thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra, một số người nuôi tôm có tâm lý ham rẻ, chủ quan mà ít đem tôm giống đi kiểm dịch trước khi thả nuôi. Ngoài ra, thời tiết, thức ăn cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nuôi tôm của người dân. Tôm là loài thủy sản rất nhạy cảm với điều kiện môi trường. Do đó, khi thời tiết thay đổi đột ngột, các chỉ tiêu về môi trường nước sẽ luôn ở trạng thái biến động, làm cho tôm mất cân bằng, dễ bị sốc. Đặ biệt hơn khu vực miền trung luôn luôn phải đối mặt với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, diễn biến thất thường, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây chết tôm hàng loạt, con số thiệt hại ngày càng gia tăng. Một vấn đề quan trọng nữa là thức ăn nuôi tôm, thời gian qua thức ăn nuôi tôm được nhập khẩu tràn lan, người dân chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn, kiểm nghiệm chất lượng nguồn thức ăn...đây cũng là một vấn đề quan trọng gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm của các nông hộ cần được quan tâm. 2.5.2. Đánh giá của các hộ nuôi tôm điều tra về thị trường tiêu thụ Đối với bất kỳ một doanh nghiệp, dù là một doanh nghiệp thương mại hay sản xuất, hay bất kỳ một cá nhân, hộ gia đình nào tham gia vào hoạt động sản xuất nếu muốn tồn tại và phát triển đều cần phải có thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình. TrườngTrong bối cảnh hộ i nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới, mở rộng thị trường. Đây cũng là đây là động lực để tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất. Chính vì vậy việc tìm kiếm một đầu ra ổn định và hiệu quả cao là hết sức cần thiết. SVTH: Phạm Văn Trường 77 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Bảng 23: Nơi bán sản phẩm của các hộ nuôi tôm điều tra Nơi bán sản phẩm Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Mẫu hợp lệ Thương lái 60 100 % 100% ( Nguồn: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng SPSS) Dựa vào kết quả trên ta thấy trong tổng thể 60 mẫu khảo sát thì có đến 100% hộ gia đình chọn nơi bán sản phẩm của mình là thương lái. Điều đó cho thấy trong ngành thủy sản thương lái đóng vai trò rất quan trọng. Một mặt là do đặc thù của ngành thủy sản là phải thu gom tận nơi nuôi trồng nên từ xưa đến nay, đội ngũ thương lái đồng hành cùng với hoạt động sản xuất và làm ăn của các ngư dân và doanh nghiệp thủy sản. Mặt khác, đối với các ngư dân, do tập quán làm ăn nhỏ lẻ nên họ cũng rất thích mua bán với thương lái. Trong con mắt ngư dân, thương lái là những người mua bán rất nhanh gọn, giao tiền ngay sau khi nhận hàng. Tuy nhiên, khi chỉ lựa chọn bán cho thương lái sẽ dẫn đến tình trạng bị ép giá đối với sản phẩm tôm của người dân. 2.5.3. Đánh giá của các hộ nuôi tôm điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi tôm Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên như: địa hình, đất đai, khí hậu, môi trường, thủy văn, dân số, lao động, các cơ sở hạ tầng, các chính sách phát triển, thị trường tiêu thụ, quy trình kỹ thuậtViệc phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu tố như cơ sở hạ tầng, chính sách nhà nước và yếu tố năng lực của hộ thông qua các câu hỏi được sử dụng theo thang đo Likert sẽ cho ta thêm một số nhìn nhận từ phía hộ nuôi trồng thủy sản về tầm quan trọng của các yếu tố này, các câu trả lời được mã hóa từ 1 đến 5 với mức độ đánh giá từ rất ít quan trọng cho đến rất quan trọng. Trong đó một số nguyên nhân chủ yếu ản hưởng nghiêm trong đến hoạt động nuôi tôm như: Trường Môi trường xung quanh: Đối với tôm, môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Những năm gần đây hiện tượng môi trường ô nhiễm nặng đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Nhiều vùng ao hồ bị ô nhiễm rất trầm trọng, không được xử lý chặt chẽ, SVTH: Phạm Văn Trường 78 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu hợp lý dẫn đến những bệnh cho tôm nuôi làm thua lỗ nặng. Chính vì vậy, việc theo dõi các yếu tố môi trường để quản lý ao nuôi là một điều rất càn thiết trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Xã Trung Hải cũng đang đứng trước những vấn đề ô nhiễm nặng của môi trường nuôi tôm. Thời gian đầu khai thác nuôi trồng, tôm đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề môi trường xung quanh ao nuôi đang gặp nhiều bất cập mang tính cấp thiết. Bảng 24 : Đánh giá của các hộ nuôi tôm về môi trường xung quanh ao nuôi Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Rất ô nhiễm 7 11.70% 11.70% Ô nhiễm 31 51.7%% 51.70% Mẫu hợp Bình thường 14 23.30% 23.30% lệ Khá tốt 8 13.30% 13.30% Tổng 60 100% 100% ( Nguồn: dữ liệu điều tra được xử lý bằng SPSS) Tình hình môi trường xung quanh ao hồ của 60 hộ nông dân thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị đang ô nhiễm rất trầm trọng. Trong tổng thể nghiên cứu 60 mẫu có tới 35 số ao hồ của hộ gia đình bị ô nhiễm nặng, chiếm đến hơn 60% trong tổng thể. Điều đó cho thấy được, nghề nuôi tôm của địa bàn xã đang ở mức báo động. Việc phát triển nghề nuôi tôm những năm gần đây đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho rất nhiều hộ dân trong vùng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm đang bộc lộ các tác động tiêu cực tới sinh thái vùng ven biển. Hiện tượng nuôi tôm hàng loạt, không có quy hoạch tổng thể và cụ thể, không tuân thủ theo các biện pháp kĩ thuật cũng như tính Trườngcộng đồng của bà con chưa được đồng bộ đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng tới sản lượng cũng như đời sống của người dân địa phương. Trong quá trình nuôi tôm, môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng nuôi tôm, phần lớn lượng thức ăn trong SVTH: Phạm Văn Trường 79 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu quá trình cho tôm ăn rất giàu thành phần đạm, trong quá trình chuyển hóa một phần được thải ra từ phân, còn một phần thức ăn dư thừa bị phân hủy là nguyên nhân gây nhiễm bẩn nguồn nước trong ao nuôi, gây hiện tượng phú nhưỡng. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho các loài tảo độc, các loài kí sinh cũng như các loài vi sinh vật gây hại cho tôm phát triển, từ đó hình thành các dịch bệnh nguy hiểm như bệnh vi khuẩn phát sáng, bệnh đốm trắng, bệnh co thân, bệnh vỏ trắng làm giảm năng suất và chất lượng ao tôm hay gây thất thu toàn bộ ao tôm nếu không khống chế kịp thời. Tại một số ao nuôi, người ta thường cho tôm ăn thức ăn tươi sống như cá, nhuyễn thể, trứng nghiền, tôm con chưa ăn hết được mà còn tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh, có hại phát triển, vô tình phá vỡ cơ cấu sinh thái nước ao làm cho môi trường xung quanh ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn. Người dân địa phương ngày càng băn khoăn lo lắng, nuôi tôm càng làm cho các hộ gia đình lâm vào tình trạng nợ nần, khó khăn, không có vốn nuôi mới, nhiều ao hồ phải treo trắng khi đến mùa Tình hình ô nhiễm ngày càng lan rộng, người dân địa phương cần có các biện pháp xử lý kịp thời và hợp lý, đồng thời cần phối hợp với chính quyền địa phương để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm, quản lý nguồn nước, kiểm soát dịch bệnh, mang lại hiệu quả cao.  Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm của các nông hộ điều tra: Nuôi tôm là một nghề rủi ro lớn, bên cạnh việc đem lại nguồn lợi nhuận cao thì nó phải chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tố về môi trường, địa hình, tự nhiên, nguồn nước, dịch bệnh tác động mạnh đến hiệu quả nuôi tôm thì còn rất nhiều nhân tố khác cũng tác động mạnh mẽ không kém như: cơ sở hạ tầng, đầu ra cho tôm, thủy lợi, chính quyền địa phương, năng lực của hộ, các thông tin thị trường, nguyên liệuKết quả khảo sát thực tế 60 hộ nuôi tôm thuộc địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cho thấy được sự tác động của các nhân Trườngtố đến hoạt động nuôi tôm của địa phương. SVTH: Phạm Văn Trường 80 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Bảng 25: Đánh giá của các hộ nuôi tôm về các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi tôm Không hoàn toàn Ảnh Ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng Vấn đề ảnh hưởng hưởng vừa nhiều trầm trọng Cơ sở hạ tầng 20% 45% 13.30% 20% 1.70% Chính sách của nhà nước, chính quyền 8.30% 18.30% 33.30% 31.70% 8.30% Năng lực của hộ (kinh nghiệm, kiến thức..) 0% 0% 6.70% 56.70% 36.70% Môi trường 0% 5% 16.70% 45% 33.30% Đầu ra cho tôm 0% 0% 0% 8.30% 91.70% Thủy lợi 0% 15% 55% 26.70% 3.30% Thông tin (thị trường, nguyên liệu, chính sách) 3.30% 25% 36.70% 26.70% 8.30% ( Nguồn: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng SPSS) SVTH: Phạm Văn TrưTrườngờng 81 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Dựa vào bảng phân tích ta có thể thấy một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi tôm đó là thị trường đầu ra cho tôm, có đến 91.7% số hộ đánh giá yếu tố đầu ra có tác độc rất mạnh mẽ đến hoạt động nuôi tôm. Đối với ngành thủy hải sản thì thị trường tiêu thụ rất quan trọng, những năm gần đây thị trường có những biến động lớn, nói cách khác, người nuôi tôm vẫn chưa thể an tâm về đầu ra cho sản phẩm của mình, cả các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các cấp chính quyền địa phương đều không khỏi những băn khoăn. Bên cạnh đó, một yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động nuôi tôm đó là năng lực của hộ, có đến hơn 90% số hộ được điều tra đánh giá cao mức độ tác động của năng lực của hộ như: kinh nghiệm, kiến thức đa phần các nông hộ thường không có kiến thức chuyên môn về nuôi trồng thủy sản, họ nuôi tôm một cách tự phát, không qua đào tạo. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý các vấn đề ở tôm. Ngoài ra, các vấn đề thủy lợi, cơ sở hạ tầng, các chính sách của chính quyền địa phương cũng có tác động mạnh tới hiệu quả nuôi tôm của các nông hộ. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, chưa có qui hoạch và các giải pháp đồng bộ. Chính vì vậy cần được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư có hiệu quả giúp người dân địa phương dần khắc phục được những khó khăn, an tâm hơn trong nghề nuôi tôm. Trường SVTH: Phạm Văn Trường 82 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG HẢI 3.1. Phương hướng phát triển nuôi tôm tại địa phương  Làm tốt công tác quy hoạch và quản lý, tiếp tục tăng cường công tác quy hoạch về vùng nuôi, quản lý về lịch thời vụ, con giống, chủ động phòng trừ dịch bệnh, nâng cao tính cộng đồng trong hoạt động nuôi tôm... để từ đó nâng cao được nâng suất và hiệu quả hoạt động nuôi tôm tại địa phương.  Lựa chọn hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú và tôm thẻ chân trắng để từ đó có định hướng phát triển nghề nuôi tôm một cách bền vững và lâu dài  Chỉ đạo ngư dân nuôi đúng lịch thời vụ, theo lịch của Huyện và Chi cục NTTS, chủ trương nuôi một vụ ăn chắc, không nuôi vụ hai, chọn hình thức nuôi phù hợp với khả năng vốn đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật nhằm khai thác có hiệu quả, tận dụngmọi nguồn lực có sẳn để từng bước phát triển nghề nuôi tôm.  Đẩy mạnh nuôi thâm canh, giảm dần các hình thức nuôi không hiệu quả, chú trọng đầu tư nuôi theo chiều sâu để từ đó nâng cao được hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm không chạy theo nâng suất, sản lượng đồng thời ứng dụng khoa học kỷ thuật, tuân thủ quy trình kỷ thuât.  Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, kênh mương để chủ động công tác thủy lợi, khuyến khuyến khích, tuyên truyền cho người nuôi biết tầm quan trọng của nguồn nước, môi trường để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động nuôi tôm tại địa phương.  Tiếp tục phát triển và nhân rộng ra việc nuôi trồng tôm có hiệu quả, thực Trườnghiện chỉ đạo cấp huy ện tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn nhằm tăng cường kiến thức, kỹ thuật cho người dân. SVTH: Phạm Văn Trường 83 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu 3.2. Phân tích ma trân SWOT  Điểm mạnh: Thứ nhất: Tao sinh kế, đa dạng sinh kế, tạo việc làm, kéo theo một loạt các hoạt động dịch vụ phát triển (cung cấp giống, thức ăn...). Đối với xã Trung Hải là địa phương thuần nông thì điều này cực kỳ có ý nghĩa vì xã có ít cơ hội việc làm, thời gian nhàn rỗi cao, từ đó nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân địa phương. Thứ hai: Có vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi, hệ thống giao thông, kênh, mương nội bộ được chú trọng đầu tư phát triển điều này giúp hộ nuôi trồng chủ động trong công tác tưới tiêu nói riêng và giao thông đi lại trong quá trình chăm sóc nói chung. Thứ ba: Được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự sâu sát của cán bộ phục vụ cấp xã, luôn luôn, đi trước đón đầu, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người dân đầu tư, lựa chọn hình thức nuôi phù hợp. Thứ tư: Người dân đã có kinh nghiệm nuôi tôm được tích lũy qua nhiều năm.  Điểm yếu: Thứ nhất: Do nuôi ở lưu vực sông nên diện tích không lớn, chế độ thủy văn của sông không ổn định nên không thể nuôi ở vụ hai hoặc có thì tính rủi ro cao. Thêm vào đó là sự phát triển của các ngành khai thác cát sạn, đãi vàng ở đầu nguồn và nước thải ở nhà máy chế biến mủ cao su đã làm cho môi trường sông ít nhiều bị ảnh hưởng. Thứ hai: Huyện chưa có cơ sở sản xuất giống nên người dân thường lấy nguồn giống từ các tỉnh khác như Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam... nên nguồn cung không được đảm bảo Thứ ba: Tính cộng đồng trong hoạt động nuôi tôm tại địa phương chưa cao, mệnh ai nấy làm nên dễ gây ra dịch bệnh trên diện rộng Thứ Tư: Hoạt động nuôi trồng thủy sản trước đây thua lỗ khiến người dân không còn động lực để tiếp tục đầu tư và mở rộng sản xuất. TrườngThứ Năm: Ngư ời nuôi tôm chưa chủ động nắm bắt thôn tin về kỹ thuật, công nghệ, giống, thông tin về thị trường hoặc nếu có thì tính mạnh dạn chưa cao, sự rủi ro, bảo thủ... SVTH: Phạm Văn Trường 84 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Thứ năm: Sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún nên không thể nâng cao tính hiệu quả theo quy mô.  Cơ hội: Thứ nhất: Trong bối cảnh hậu gia nhập WTO, hôi nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ mang lại cơ hội cho con tôm nói riêng và sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung trong việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn đây cũng là đây là động lực để tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất. Thứ hai: Nhu cầu về sản phẩm thủy sản ngày càng gia tăng cả ở trong nước và ngoài nước. Thứ ba: Hiện nay nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích hổ trợ sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất.  Thách thức: Thứ nhất: Thị trường nông sản bấp bênh, giá cả không ổn định Thứ hai: Môi trường môi ngày càng xấu, dể bùng phát dịch bệnh. Thứ ba: Chưa xây dựng được một hình ảnh và thương hiệu vững mạnh, chưa có mức giá quy định chung về các sản phẩm thủy sản nên đa phần giá do tư thương quyết định. Thứ tư : Những tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm từ phía các thị trường trên thế giới nói chung và yêu cầu về mặt chất lượng sản phẩm nói riêng luôn luôn là một rào cản khó vượt qua. Thứ 5: Phát triển nuôi tự phát, không theo quy hoạch, chạy theo lợi nhuận, không theo quy định của khuyến nông địa phương.  Nhóm giải pháp chính rút ra từ phân tích SWOT Một là, làm tốt công tác quy hoạch, vụ nuôi, thời gian nuôi hợp lý, từ đó nâng cao được tính cộng đồng trong hoạt động nuôi tôm tại địa phương. TrườngHai là, tăng cường công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nguyên liệu thủy sản, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm đa dạng hóa đối tượng xuất khẩu với giá thành hạ. SVTH: Phạm Văn Trường 85 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Ba là, tổ chức lại sản xuất trong toàn ngành theo hướng liên kết ngang và dọc giữa các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ thủy sản, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Bốn là, nâng cao năng lực quản lý cũng như trình độ quản lý của các cán bộ nhát là cán bộ cấp cơ sở trực tiếp điều hành sản xuất. Năm là, tăng cường công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, thực hiện quản lý an toàn vệ sinh, môi trường, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững. Sáu là, lựa chọn hình thức nuôi hợp lý, tận dụng triệt để các nguồn lực, từng bước xây dựng vùng nuôi hiện đại để giảm thiểu chất thả ra nuôi trường và cải tạo ao nuôi. 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản 3.3.1. Một sô giải pháp đối với hộ nuôi tôm  Về thức ăn: Tôm bị chết hàng loạt mà các người nuôi trồng tôm không bao giờ ngờ rằng thức ăn dưa thừa là mầm móng là nguyên nhân chính gây nên các loại bệnh cho con tôm. Theo nghiên cứu thì có khoảng 50% đến 60% thức ăn cho tôm là dư thừa, là do phương cách rãi thức ăn trên khắp mặt nước. Vì vậy, cho ăn một cách hợp lý đúng số lượng thức ăn, đúng giờ vừa giảm được chi phí cũng như giảm được các mầm bệnh phát sinh từ thức ăn dư thừa.  Về con giống: Con giống có vai trò quan trọng quyết định đến thành bại của hoạt động nuôi tôm. Do đó, nên mua giống ở những trang trại giống đã được kiểm dịch chặt chẽ, phẩm chất tốt, có sức đề kháng cao.  Về phòng trừ dịch bệnh: các hộ nuôi cần có giải pháp xử lý tốt chất thải từ ao nuôi, để tránh gây ra các mầm bệnh cho vật nuôi. Môi trường ao nuôi phải thông thoáng và sạch sẽ, khi có mầm bệnh xảy ra phải xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật. Trường Về thời v ụ: Đây là một yêu cầu rất quan trọng do đặc điểm riêng biệt của địa phương nên yêu cầu các hộ dân chấp hành một cách nghiêm chỉnh đối với lịch thả cụ thể từng đối tượng giống do Chi cục NTTS ban hành dưới sự chỉ đạo của SVTH: Phạm Văn Trường 86 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu phòng chức năng và các ban ngành tại địa phương, điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro trong khâu xuống vụ lẫn thu hoạch, để hoạt động nuôi trồng ở đây mang tính đồng bộ cao. Đồng thời tiếp tục phương châm của cấp trên đưa ra “ thả một vụ ăn chắc”.  Về mật độ: Tuân thủ khuyến cáo của các chuyên gia về mật độ thả, nó phải phù hợp với hình thức nuôi trồng, cụ thể là nên thả thưa hơn so với mật độ thả của hộ nông dân vào thời điểm hiện tại, điều này giúp hộ nuôi có điều kiện chăm sóc tốt hơn, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng môi trường nước.  Về kỹ thuật nuôi : hầu hết các hộ nuôi tôm ở đây đều dựa trên kinh nghiệm tích lũy được, vì vậy trong quá trình nuôi cũng gặp không ít khó khăn, do đó, các hộ nuôi cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi để học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các hộ nuôi giỏi trong địa phương thông qua đó nâng cao được kiến thức nuôi tôm của mình.  Về ao nuôi và xử lý: cần phải chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt các khâu cải tạo đáy ao và xử lý môi trường đối với từng hình thức nuôi. Ao hồ phải được hút cạn, vét hết lớp bùn đáy ao và xử lý môi trường trước khi thả nuôi. Đối với những hồ không thể hút khô được thì phải thực hiện theo đúng quy trình cải tạo ướt. 3.3.2. Một số giải pháp đối với các cấp quản lý ở địa phương Quy hoạch tổng thể, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi: đây là giải pháp quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nuôi tôm ở địa phương. Hổ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời kết hợp kêu gọi đầu tư, ưu tiên giải quyết vấn đề vốn cho các hộ nuôi tôm có điều kiện tiếp cạnh nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý. Hoàn thiện hệ thống sản xuất: quá trình sản xuất cần có các giai đoạn khác nhau như chuẩn bị yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất và áp dụng công nghệ, cuối cùng là thu sản phẩm, chế biến và đem bán trên thị trường. Mỗi khâu có một vị trí nhất định trong việc tạo ra giá trị sản phẩm. Việc hoàn thiện hệ thống sản xuất đi từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng giúp nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa tạo ra, Trườngđồng thời giúp giảm thiểu những khoản chi phí không cần thiết, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Công tác khuyến nông: tiếp tục duy trì các lớp tập huấn và yêu cầu người dân làm việc với thái độ nghiêm túc, rất nhiều trường hợp đến với lớp tập huấn như là SVTH: Phạm Văn Trường 87 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu một yêu cầu bắt buộc, chính điều này đã làm trở ngại đến khả năng tiếp thu của các đối tượng khác, phải khuyến khích, động viên các hộ dân tích cực tham gia học hỏi lẫn nhau, tốt nhất nên áp dụng mô hình tổ tự quản. Một mặt nó sẽ đảm bảo an toàn trong việc bảo vệ hồ nuôi lẫn nhau, mặc khác các đối tượng đi tập huấn về có thể phổ biến lại cho các thành viên trong tổ, nhận thấy rằng đây là việc làm cần thiết nhất. Về phía cán bộ khuyến nông cơ sở cần sâu sát hơn nữa, bắt kịp tâm tư nguyện vọng của người dân cũng như nắm bắt tình hình một cách nhanh nhẹn nhất, đặc biệt trong công tác phòng ngừa dịch bệnh, giúp người dân kiểm tra độ mặn, độ PH Nâng cao dân trí và tạo việc làm cho người dân: nâng cao chất lượng lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành NTTS. Trình độ dân trí cao tăng khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật áp dụng vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra được kết quả sản xuất cao hơn. Cần phát triển hoạt động ngành nghề phụ giúp giải quyết lực lượng lao động dư thừa trong thời gian nhàn rỗi ở địa phương, phần nào nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Trường SVTH: Phạm Văn Trường 88 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nuôi tôm là hoạt động có hiệu quả kinh tế tương đối cao so với các hoạt động nông nghiệp khác ở nông thôn, vì thế hoạt động nuôi tôm đang được chú trọng và phát triển trong thời gian qua. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây, làm thay đổi bộ mặt nông thôn tại địa phương. Tuy nhiên, để hoạt động nuôi tôm mang lại hiệu qua cao hơn đòi hỏi người dân cần thực hiện tốt hơn những giải pháp về kỷ thuật thâm canh như: Tăng mức đầu tư, con giống, hệ thống cấp và thoat nước, bảo vệ môi trường ao... Bên cạnh đó người nuôi tôm phải chủ động tìm hiểu về giá cả thị trường, nơi tiêu thụ để từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động nuôi tôm. Sự hỗ trợ và nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc tháo gở những khó khăn về vốn, yếu tố đầu vào, quy hoạch vùng nuôi cũng đóng vai trò quan trọng. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứ “ Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải” tôi rút ra những kết luận sau: - Hoạt động nuôi tôm tại địa phương đã mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho các hộ nuôi tôm. Các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh tế của các hình thức nuôi tại địa bàn nghiên cứu ở mức cao so vơi các hoạt động khác. - Kết quả phân tích từ đề tài cho thấy rằng: hình thức TC cho kết quả cao nhất, tiếp theo đó là hình thức BTC có sử dụng chế phẩm và cuối cùng là nuôi theo hình thức BTC truyền thông. - Kết quả nghiên cứu từ đề tài cũng chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ giữa kết quả, hiệu quả kinh tế, và các nhân tố như quy mô diện tích, chi phí thức ăn, chi phí giống... Mức độ đầu tư cao, hợp lý, trong giới hạn nhất định thì mang lại hiệu quả cao hơn. Trường- Đề tài cũng phát hiện ra được mối quan hệ giữa trình độ văn hóa của người dân với kết quả, hiệu quả kinh tế, những chủ hộ có trình độ càng cao thì kết quả mang lại càng cao nhờ kinh nghiệm và khả năng nắm bắt, vận dụng quy trình kỹ thuật. SVTH: Phạm Văn Trường 89 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu 2. Kiến nghị  Giảm thiểu tối đa chất thải ra nuôi trường, có thể sử dụng các hình thức nuôi ghép, nuôi tuần hoàn, nuôi luân canh các loài thủy sản khác hay sử dụng các lại thực vật để hấp thụ nguồn đạm và luân từ các chất thải này.  Người nuôi nên áp dụng các quy trình thực hành nuôi tốt GAP, sử dụng các chế phẩm sinh học để hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm nuôi để đảm bảo yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường.  Kiếm tra và điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi tôm để nâng cao hiệu quả tốt hơn. Thêm vào đó tăng cương công tác cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y cho hoạt nuôi tôm trên địa bàn.  Hỗ trợ vốn trung hạn hoặc dài hạn với lãi suất thấp để ngư dân yên tâm sản xuất. Đối với những đối tượng hộ làm ăn thua lỗ thì nên có chính sách thích hợp hơn chẳng hạn áp dụng việc giãn nợ cho vay lại để người dân tái đầu tư sản xuất, tuy nhiên việc cho vay cần có điều kiện nghiêm ngặt, phải gắn trách nhiệm của người dân với đồng vốn vay. Trường SVTH: Phạm Văn Trường 90 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Nghề nuôi tôm đóng một vai trò rất quan trọng với đời sống của người dân trên địa bàn xã Trung Hải. Đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên địa phương cũng tồn tại nhiều khó khăn, như thiếu vốn đầu tư, một số hộ nuôi chưa nắm kỹ thuật, môi trường thủy vực ngày càng ô nhiễm... nên hoạt động này ở xã chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Trong thời gian gần đây, hoạt động này đã có những bước khởi sắc rõ rệt, đặc biệt khi người dân thực hiện sự chỉ đạo của xã về chuyển đổi cơ cấu đối tượng nuôi, mô hình nuôi. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã Trung Hải, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động nuôi trồng ở đây, tôi đã đề xuất đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ”.  Mục đích của đề tài nhằm, thứ nhất tìm hiểu tình hình KT- XH trên địa bàn, đặc biệt tập trung tìm hiểu thực trạng hoạt động nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Thứ hai, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm tại địa phương; so sánh kết quả, hiệu quả giữa hình thức thâm canh, bán thâm canh truyền thống và bán thâm canh có sử dụng chế phẩm.Thứ ba, xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của hoạt động nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu.Thứ tư, đưa ra các định hướng và đề xuất những giải pháp thiết thực, chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Với một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo và một số phương pháp khác. Kết quả nghiên cứu từ đề tài cho thấy rằng, hoạt động nuôi trồng của thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An đã thu được những kết quả rất khả quan. Đặc biệt, đối với những hình thức nuôi khác nhau thì kết quả, Trườnghiệu quả mang lại cũng khác nhau. Cụ thể, đối với những hình thức nuôi với mức độ thâm canh cao thì mang lại kết quả và hiệu quả đem lại càng cao. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với mức đầu tư các yếu tố đầu vào càng cao và trong một giới hạn nhất định thì hiệu quả và kết quả đem lại càng cao. SVTH: Phạm Văn Trường Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Hữu Hoà, Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Đại học Huế, TTHuế 2008. 2. Phạm Văn Tình, Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, NXB Nông nghiệp, 2003. 3. Thủy sản phát triển và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, 2003. 4. Tôn Nữ Hải Âu, Bài giảng Kinh tế thuỷ sản, Tài liệu lưu hành nội bộ. 5. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, bài giảng Quảng trị doanh nghiệp nông nghiêp, Tài liệu lưu hành nội bộ 6. TS. Lê Thị Hoa Sen, Bài giảng khuyến nông, Trường ĐH Nông Lâm Huế. 7. Các khóa luận tốt nghiệp các khóa trước. 8. Báo cáo thống kê hàng năm, UBND xã Trung Hải. 9. Báo cáo tổng kết NTTS hàng năm, UBND xã Trung Hải. 10. Báo cáo thống kê hàng năm, UBND huyện Gio Linh 11. Niên giám thống kê Việt Nam 2011 12. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 13. Các trang web: www.gso.gov.vn 14. www.globefish.org Trường SVTH: Phạm Văn Trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_nuoi_tom_cua_cac_nong_ho.pdf
Tài liệu liên quan