Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
I. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 0
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 5
1.
109 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế .................................................................... 5
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ................................................................... 6
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................. 8
1.1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất.............................. 8
1.1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu kết quả ....................................................................................... 9
1.1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả ................................................................................... 10
1.1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật nuôi cá RPĐT ............................................................... 11
1.1.4.1. Đặc điểm sinh học................................................................................................ 11
1.1.4.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi cá RPĐT ..................................................... 13
1.1.4.3. Các hình thức nuôi cá rô phi ................................................................................ 16
1.1.5. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản .................................................................... 17
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................................. 19
1.2.1. Tình hình tiêu thụ và nuôi trồng thủy sản trên thế giới........................................... 19
1.2.1.1.Tình hình tiêu thụ.................................................................................................. 19
1.2.1.2.Tình hình sản xuất................................................................................................. 20
1.2.2. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam hiện nay................................................. 21
1.2.3. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở Nghệ An hiện nay.................................................. 23
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
1.2.4. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở huyện Diễn Châu qua 3 năm ................................. 25
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......................... 28
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN............................................................................................ 28
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 28
2.1.2. Khí hậu .................................................................................................................... 28
2.1.3. Địa hình và thổ nhưỡng........................................................................................... 30
2.1.4. Nguồn nước và thủy văn ......................................................................................... 32
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN DIỄN CHÂU.......... 33
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế................................................................................... 33
2.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm ................................................ 34
2.2.3. Thực trạng sử dụng đất ........................................................................................... 36
2.2.4. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ............................... 37
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.................................................................. 41
2.3.1. Thuận lợi ................................................................................................................. 41
2.3.2. Khó khăn ................................................................................................................. 42
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ RPĐT ....................... 43
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC HỘ ĐIỀU TRA..................................................... 43
3.1.1. Năng lực của các hộ điều tra ................................................................................... 43
3.1.2. Tình hình đầu tư của các hộ điều tra ....................................................................... 47
3.2. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ................ 49
3.3. CHI PHÍ ĐẦU TƯ NUÔI CÁ RPĐT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ........................... 50
3.3.1. Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra năm 2010......................................... 51
3.3.2. So sánh chi phí sản xuất năm 2010 của các xã điều tra .......................................... 58
3.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI CÁ RPĐT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ............. 62
3.5. HIỆU QUẢ VỀ MẶT XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ RPĐT .................. 65
3.6. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ VÀ KẾT
QUẢ CỦA CÁC HỘ NUÔI CÁ RPĐT............................................................................ 66
3.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT ................................................ 72
3.7.1. Tình hình thị trường ................................................................................................ 72
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
3.7.2. Nguyên nhân mất mùa và đánh giá môi trường vùng nuôi..................................... 75
3.7.3. Phân tích tình hình vay vốn của các hộ điều tra ..................................................... 77
3.8. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP....................................................................... 78
3.8.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển.................................................................... 79
3.8.1.1. Quan điểm phát triển của huyện Diễn Châu ........................................................ 79
3.8.1.2. Định hướng phát triển chung ............................................................................... 79
3.8.1.3. Mục tiêu phát triển ............................................................................................... 81
3.8.2. Các giải pháp cụ thể ................................................................................................ 82
3.8.2.1. Giải pháp về quy hoạch:....................................................................................... 82
3.8.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất ở nông thôn. ..................................................... 83
3.8.2.3. Thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển nông thôn. . 84
3.8.2.4. Đẩy mạnh các hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh................................ 88
3.8.2.5. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường vùng nuôi ............................................ 89
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 90
I. KẾT LUẬN.................................................................................................................... 90
II. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Nguồn gốc giống cá RPĐT của các hộ nuôi năm 2010...................................73
Bảng 1: Một số đặc điểm phân biệt cá RPĐT đực và PRĐT cái ...................................... 12
Bảng 2 : Một số loài cá nước ngọt xuất khẩu ở Việt Nam................................................ 23
Bảng 3: Tình hình nuôi cá nước ngọt ở Diễn Châu qua 3 năm ........................................ 26
Bảng 4: Tình hình nuôi cá RPĐT tại Diễn Châu qua 3 năm 2008, 2009, 2010 ............... 27
Bảng 5: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của huyện Diễn Châu.................................. 29
Bảng 6: Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu ................................................. 32
Bảng 7: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Diễn Châu ....................... 34
Bảng 8: tình hình dân số, lao động huyện Diễn Châu Năm 2010..................................... 35
Bảng 9: Quy mô, cơ cấu đất đai của huyện Diễn Châu năm 2011 ................................... 37
Bảng 10: Năng lực của các hộ điều tra ở huyện Diễn Châu ............................................. 44
Bảng 11: Tình hình đầu tư của các hộ điều tra ................................................................ 47
Bảng 12: Tổng diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra.................................. 50
Bảng 13: Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất ..................................................... 57
Bảng 14: So sánh chi phí sản xuất của các xã điều tra (ĐVT: trđ/ha) .............................. 61
Bảng 15: Kết quả nuôi các RPĐT của các hộ điều tra ...................................................... 63
Bảng 16: Hiệu quả nuôi cá RPĐT của các hộ điều tra năm 2010..................................... 65
Bảng 17: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình .................................... 69
Bảng 18: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá RPĐT ....................................... 70
Bảng 19: Tình hình tiêu thụ cá RPĐT............................................................................... 74
Bảng 20: Ý kiến hộ dân về nguyên nhân gây mất mùa các năm gần đây......................... 76
Bảng 21: Ý kiến của hộ dân về môi trường vùng nuôi cá RPĐT ..................................... 76
Bảng 22: Tình hình vay vốn của các hộ nuôi cá RPĐT.................................................... 78
Bảng 23: chỉ tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản Diễn Châu giai đoạn 2011 - 2015 ........ 81
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
1. RPĐT: Rô phi đơn tính
2. GO: Giá trị sản xuất
3. IC: Chi phí trung gian
4. TC: Tổng chi phí
5. VA: Giá trị gia tăng
6. MI: Thu nhập hỗn hợp
7. ĐVT: Đơn vị tính
8. KHKT: Khoa học kỹ thuật
9. Trđ/hộ; Trđ/ha: Triệu đồng/hộ; Triệu đồng/ha
10. Bq/hộ: Bình quân/hộ
11. NTTS: Nuôi trồng thủy sản
12. TSCĐ: Tài sản cố định
13. DT: Diện tích
14. PTDC: Phương tiện dụng cụ
15. XDCB: Xây dựng cơ bản
16. BQC: Bình quân chung
17. GHH: Giá hiện hành
18. NNVPTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
19. CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 Ha = 10000 m2
1 Ha = 20 sào
1 Sào = 500 m2
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua, nuôi cá RPĐT trên địa bàn huyện Diễn Châu thể hiện một
bước khởi đầu mới tốt đẹp trong việc chuyển đổi giống nuôi chứng minh bởi lợi nhuận
thu được từ hoạt động này. Nuôi cá RPĐT không những giải quyết công ăn việc làm cho
người dân vùng Diễn Châu mà còn nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và
tăng trưởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên, sự mở rộng diện tích nuôi cá RPĐT chủ yếu
còn mang tính tự phát, mức độ đầu tư chưa cao, chịu nhiều ảnh hưởng từ thiên tai nên
hiệu quả chưa xứng với tiềm năng. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “đánh giá hiệu quả
kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An" đã hoàn thành các nội dung
sau:
Mục đích của đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình nuôi cá RPĐT trên địa bàn
toàn tỉnh Nghệ An nói chung và tình hình nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu nói
riêng
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn
Châu. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tại huyện.
- Đưa ra giải pháp và định hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển nghề
nuôi cá nước ngọt ở huyện Diễn Châu.
Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài:
- Nguồn dữ liệu chính (số liệu sơ cấp) được thu thập qua việc điều tra phỏng vấn 60
hộ nuôi cá RPĐT trên địa bàn 3 xã Diễn An, Diễn Lộc, Diễn Đoài.
- Nguồn dữ liệu bổ sung các số liệu được cung cấp từ các xã, phòng nông nghiệp
huyện Diễn Châu như: báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản của các xã, huyện năm
2008, 2009, 2010. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kinh tế xã hội năm 2009,
2010
Ngoài ra đề tài còn sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ sở thủy sản tỉnh Nghệ An,
cục thống kê, sách báo có liên quan và nguồn từ internet
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp toán kinh tế
- Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế
Kết quả đạt được của đề tài:
- Đề tài đã hệ thống được cở sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp.
- Đề tài đánh giá được thực trạng về kết quả và hiệu quả nuôi cá RPĐT trên địa
bàn huyện Diễn Châu qua 3 năm 2008, 2009, 2010. Trong đó chú trọng nghiên cứu
năm 2010. Nghiên cứu cho thấy, kết quả và hiệu quả nuôi cá RPĐT của huyện đạt
cao, nâng cao được thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người
dân.
- Đề tài chỉ ra rằng, kết quả và hiệu quả nuôi cá RPĐT trên địa bàn huyện Diễn
Châu chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là giống, công lao động, thức ăn
tươi, thức ăn công nghiệpGiống có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, sau đó đến công lao
động, thức ăn công nghiệp và cuối cùng là thức ăn tươi. Tuy nhiên người nuôi còn gặp
một số khó khăn về vốn, trình độ, cơ sở hạ tầng.nên mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào
chưa hợp lý. Vì vậy luận văn đã đưa ra một số giải pháp giúp bà con khắc phục khó khăn,
đồng thời phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế sẵn có trong hoạt động nuôi cá RPĐT nói
riêng và NTTS nói chung. Các giải pháp như: nên đầu tư theo hình thức thâm canh, tăng
đầu tư lao động và thức ăn công nghiệp, giảm tỷ lệ thức ăn tự chế. Chính quyền, địa
phương cần quy hoạch vùng nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất ở nông thôn, thực
hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam với diện tích 3447000 km2 , bờ biển dài hơn 3200 km, nguồn lợi thủy sản
dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại. Tận dụng những ưu thế sẵn có trong những
năm vừa qua, Việt Nam đã phát triển ngành kinh tế thủy sản thành một ngành kinh tế mũi
nhọn của khu vực nông - lâm - thủy sản. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, sản phẩm
của chúng ta đã được xuất khẩu sang nhiều nước và ngày càng chiếm được chỗ đứng trên
thị trường thế giới.
Khởi đầu từ một nền sản xuất phụ thuộc trong nông nghiệp, chủ yếu là tự cung tự cấp
phục vụ nhu cầu trong nước, mãi cho đến những năm 1990 thị trường xuất khẩu thủy sản
Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn trong khu vực Đông Âu. Nhưng giờ đây, ngành thủy sản
vươn mình đứng dậy và trở thành một trong những ngành hàng năm có đóng góp quan
trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có thể nói ngành thủy sản nước nhà
hoạt động chủ yếu là hướng ra thị trường xuất khẩu
Riêng đối với Nghệ An năm 2010, lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đã có sự chuyển biến
đáng kể. Đó là sự đa dạng của đối tượng nuôi, hình thức nuôi, mở ra một hướng đi mới
cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Một số loài có giá trị kinh tế cao được tập trung đưa vào
nuôi, thay thế dần loài nuôi kém hiệu quả. Năm 2010 nuôi trồng thuỷ hải sản Nghệ An,
tổng sản lượng các loài nuôi chính đạt được là 30 nghìn tấn, giá trị kinh tế đạt 1.214 tỷ
đồng. Trong đó, giá trị sản lượng cá nước ngọt là 650 tỷ, tôm thẻ chân trắng, và tôm sú là
490 tỷ, ngao 24 tỷ đồng. Tuy nhiên, các sản phẩm nuôi trồng thuỷ hải sản của tỉnh cũng
mới chỉ phục vụ cho thị trường tiêu dùng nội địa, một số ít xuất ra ngoại tỉnh. Nuôi trồng
thuỷ hải sản để hướng tới xuất khẩu vẫn đang là một vấn đề khó khăn của toàn tỉnh.
Diễn Châu – một huyện thuộc tỉnh Nghệ An, với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi về
phát triển đánh bắt cũng như nuôi trồng thủy sản. Hằng năm, ngành thủy sản đã đóng góp
một lượng lớn vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cũng như đem lại nguồn thu
nhập cho người dân. Hoạt động chính về thủy sản của huyện là: đánh bắt, nuôi cá nước
ngọt, cá lúa, nuôi tôm cua mặn lợTrong mấy năm gần đây nuôi trồng thủy sản có nhiều
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
bước chuyển biến tích cực do thực hiện đầu tư và áp dụng nuôi các loại giống mới. Đối
với hoạt động nuôi cá nước ngọt, huyện đã chỉ đạo và phối hợp thực hiện với bà con nuôi
giống cá RPĐT, một giống cá có hiệu quả kinh tế cao và có tiềm năng về thị trường xuất
khẩu. Đến nay, toàn huyện đã thực hiện nuôi với diện tích trên 200 ha, trải dài 15/39 xã
trong toàn huyện. Do hiệu quả kinh tế của giống cá này lớn nên trong thời gian sắp tới,
huyện sẽ đầu tư, khuyến khích bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, trong điều kiện
thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn, cở sở hạ tầng kỹ
thuật cũng như trình độ của bà con nông dân còn thấp thì việc mở rộng thêm diện tích và
đạt năng suất chất lượng cao là một vấn đề khó khăn đòi hỏi ban chỉ đạo huyện phải có
những giải pháp cụ thể và sát thực. Bên cạnh đó việc đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân và
biện pháp cho diện tích cá đã thả nuôi để đạt được hiệu quả cao nhất cũng là vấn đề quan
trọng không kém.
Vì vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài "đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT
tại huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An"
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình nuôi cá RPĐT trên địa bàn
toàn tỉnh Nghệ An nói chung và tình hình nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu nói riêng
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi cá RPDT tại huyện Diễn
Châu. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tại huyện.
- Đưa ra giải pháp và định hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển nghề
nuôi cá nước ngọt ở huyện Diễn Châu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: vùng nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu mà cụ thể là 3 xã
Diễn Lộc, Diễn An, Diễn Đoài nơi có diện tích nuôi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số diện
tích nuôi toàn huyện
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng nuôi RPĐT ở địa phương qua các
năm 2008 – 2010 trong đó tập trung vào năm 2010, nhằm đưa ra định hướng và giải pháp
cho những năm tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế nuôi cá
RPĐT của huyện, những vấn đề sản xuất cũng như các yếu tố tác động đến kết quả và
hiệu quả nuôi cá RPĐT của các hộ điều tra năm 2010
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. Điều tra 60 hộ trong tổng số hơn 250
hộ nuôi cá PRĐT trong toàn huyện. Số phiếu điều tra sẽ được phân đều cho 3 xã, Diễn
An 20 phiếu, Diễn Lộc 20 phiếu, Diễn Đoài 20 phiếu
+ Số liệu thứ cấp: dựa vào số liệu của phòng thống kê huyện Diễn Châu, phòng nông
nghiệp huyện Diễn Châu, sở nông nghiệp tỉnh Nghệ An, số liệu từ niên giám thống kê,
sách, báo, internet.
- Phương pháp chuyên gia:
T rong quá trình thực hiện đề tài tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
các cán bộ chuyên môn, người nuôi cá RPĐT ở địa phương nhằm bổ sung, hoàn thiện nội
dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp toán kinh tế:
Để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất nuôi cá RPĐT tôi sử dụng
hàm cobb – Douglas để đo lường mức độ ảnh hưởng đó.
Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng:
α1 α2 α3 α4 βD
Y = AX1 X2 X3 X4 e
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Các biến tôi sử dụng đưa vào mô hình bao gồm:
Y: Năng suất cá RPĐT (tạ/ha)
X1: Giống cá RPĐT (1000con/ha)
X2: Thức ăn tươi (tạ/ha)
X3: Thức ăn công nghiệp (tạ/ha)
X4: Công lao động (công/ha)
D: Áp dụng KHKT (D = 1; có áp dụng KHKT, D = 0; không áp dụng KHKT)
αi (i. = 1-4): hệ số của các biến độc lập từ Xi - Yi
β: hệ số của biến giả
- Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế:
Dựa vào số liệu thứ cấp thu được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống
các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân tích, đánh
giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp hạch toán
kinh tế để phân tích, so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa phương và
các hộ nuôi cá RPĐT.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm của các nhà
sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà đó còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, khi nhu
cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng nguồn lực thì ngày càng hạn chế
thì hiệu quả kinh tế ngày càng được coi trọng.
Trong sản suất nông nghiệp hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân phối. Trong đó: hiệu quả kỹ thuật là mức sản lượng tối đa có thể đạt được ở một
mức chi phí nguồn lực nhất định trong điều kiện có nhiều công nghệ kỹ thuật sản suất
khác nhau”. Còn “hiệu quả phân phối đề cập đến sự điều chỉnh các chi phí nguồn lực và
sản lượng để phản ánh các giá cả có liên quan và kỹ thuật sản suất đã được chọn”.
Bất kể một hoạt động sản xuất nào trong nền kinh tế quốc dân đều xem hiệu
quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu làm cở sở cho các quyết định đầu tư sản xuất. Vì vậy
có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng chung quy lại đều thống nhất ở
chỗ: coi hiệu quả kinh tế là thước đo phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa một bên là kết quả thu được và
một bên là chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Với một lượng tài nguyên nhất định, tạo
ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất hay với một mức sản suất nhất định làm thế nào để
có chi phí ít nhất, đó chính là mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lí. Từ đây có thể
thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của một quá trình sản
suất và điều được các nhà quản lý quan tâm là làm thế nào để kết hợp các yếu tố một
cách hợp lý và có hiệu quả nhất.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Để đạt hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn, cân nhắc
trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào, các nguồn lực sẵn có của tự nhiên và phương
thức quản lý của con người. Trong điều kiện hiện nay khi mà các nguồn lực tự nhiên
ngày càng khan hiếm, các doanh ngiệp nói riêng và và các hoạt động sản suất trong nền
kinh tế nói chung muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động kinh
doanh có hiểu quả, phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý và khôn ngoan.
Có như vậy doanh nghiệp mới có thể tích lũy và tái sản suất mở rộng. Từ đó có thể khẳng
định rằng : hiệu quả kinh tế vừa là động lực, vừa là cơ sở cho sự phát triển của hoạt động
sản xuất.
Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với yêu
cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội loài người nói
chung. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là cơ sở vật chất để không ngừng
nâng cao mức sống dân cư. Như vậy tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yêu cầu
khách quan trong tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản
xuất xã hội càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định: khi khả năng phát
triển nền sản xuất theo chiều rộng ( tăng vốn, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên)
bị hạn chế khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tăng hiệu quả kinh tế là một trong
những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh, cho phép giành lợi thế so sánh trong quan hệ kinh
tế. Việt Nam nằm trong điều kiện thiếu vốn trầm trọng để tăng trưởng, đang trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và như vậy cần đặc
biệt chú ý vấn đề này.
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Tùy theo mục đích tiếp cận, người ta có những phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
khác nhau:
Thứ nhất, hiệu quả toàn phần được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra , có nghĩa hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả và chi phí.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Dạng thuận: H = Q/C
Dạng nghịch: h = C/Q
Trong đó: H, h: hiệu quả kinh tế
Q: kết quả thu được
C: chi phí bỏ ra
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem
xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, hoặc một đơn vị
kết quả tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Vì vậy giúp chúng ta so sánh được hiệu quả
ở các quy mô khác nhau.
Thứ hai, hiệu quả cận biên được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết
quả thu được với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
Dạng thuận: H = Q/C
Dạng nghịch : h = Q/C
Trong đó: H, h: là hiệu quả kinh tế
Q: là kết quả tăng thêm
H: là chi phí tăng thêm
Phương pháp này được sử dụng nghiên cứu trong đầu tư theo chiều sâu thâm canh,
đầu tư tái sản xuất mở rộng. Nó xác định được lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị
chi phí tăng thêm, hay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo được bao nhiêu
đơn vị kết quả thu thêm. Hoặc để thêm một đơn vị đầu ra cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn
vị đầu vào. Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá, phân tích hiệu
quả kinh tế. Nó dựa trên nguyên lý cận biên là phần lý thuyết cốt lõi trong kinh tế học
hiện đại và là cơ sở để định giá các yếu tố đầu vào tăng thêm.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Thứ ba, hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng mức chênh lệch tuyệt đối giữa kết
quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Dạng thuận (toàn phần): H = Q-C
Dạng nghịch (cận biên): H = Q - C
Với cách tính này sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được là bao nhiêu.
Tuy nhiên cách tính này không cho biết chi phí phải trả cho quy mô của hiệu quả là bao
nhiêu và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp, các đơn vị sản
xuất có quy mô khác nhau.
Trong sản xuất, muốn thu được kết quả thì phải bỏ ra những chi phí nhất định: nhân
lực, vật lực, vốn liếng. So sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó sẽ cho biết hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, chênh lệch này
càng cao thì hiệu quả sản xuất càng lớn. Trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực, các hộ
sản xuất, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải sử dụng các yếu tố đầu vào sao
cho hợp lý, đúng mức, phát huy hết công dụng và chức năng của nó để tạo ra kết quả cao
nhất. Có như vậy các hộ sản xuất, các doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của
thị trường như hiện nay.
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
1.1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất
Trong một năm hoặc một kỳ nuôi cá RPĐT hộ nông dân phải có cơ sở vật chất
kỹ thuật ban đầu và đầu tư chi phí trong suốt quá trình nuôi, bao gồm :
Vốn xây dựng ao cơ bản là vốn hộ bỏ ra để xây dựng ao nuôi, cơ sở đầu tiên để bắt
đầu nghề nuôi trồng thủy sản. Chi phí này sẽ được khấu hao cho mỗi vụ nuôi và được
xem như là tài sản cố định của hộ dân.
Vốn máy móc thiết bị là chi phí bỏ ra để trang bị các loại máy móc thiết bị phục
vụ cho quá trình nuôi. Chi phí này được tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều
cho mỗi vụ nuôi.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Chi phí tu bổ ao hàng năm. Mỗi năm khi bắt đầu một vụ nuôi mới hộ nông dân
phải bỏ ra một khoản chi phí để tu bổ lại ao nuôi của mình.
Chi phí xử lý ao là khoản chi phí dùng để diệt tạp, làm sạch ao để chuẩn bị cho
một vụ nuôi mới.
Chi phí nguyên nhiên liệu phục vụ cho việc chạy máy, vận chuyển trong quá trình
mua bán thủy sản.
Chi phí giống là khỏan chi phí bỏ ra để mua giống con nuôi. Một yếu tố rất quan
trọng vì chất lượng giống ban đầu quyết định rất lớn đến hiệu quả nuôi sau này.
Chi phí thức ăn là khoản phí bỏ ra để mua thức ăn cho con nuôi. Chi phí đầu tư
phải đầy đủ để bảo đảm đủ dinh dưỡng cho con nuôi.
Công lao động gia đình được tính là một công từ đầu vụ đến cuối vụ với mức giá
công của thị trường.
1.1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu kết quả
Tổng giá trị sản xuất (GO) : là toàn bộ giá trị sản phẩm mà hộ gia đình sản xuất ra
trong một chu kỳ nuôi.
GO = Pi x Qi
Trong đó : Qi : khối lượng sản phẩm thứ i
Pi : giá của sản phẩm thứ i
Chi phí trung gian (IC): là biểu hiện bằng tiền mà hộ nông dân bỏ ra trả cho dịch
vụ. Chi phí trung gian bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí tài chính, chi phí
xử lý ao trước mỗi vụ nuôi, chi phí phòng trừ dịch bệnh, chi phí nhiên liệu.
Tổng chi phí (TC) bao gồm : chi phí trung gian, công lao động gia đình và chi
phí khấu hao tài sản cố định.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Phần mới tạo ra trong chu kỳ (VA) chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm so với
chi phí sản suất mà chưa trừ khấu hao và công lao động gia đình.
VA = GO – IC
Giá trị gia tăng thuần (NVA) được tính bằng phần mới tạo ra trong chu kỳ sản
xuất trừ đi khấu hao tài sản cố định
NVA = VA – KHẤU HAO
Thu nhập hỗn hợp (MI) được tính bằng giá trị gia tăng thuần trừ đi thuế suất
MI = NVA – THUẾ SUẤT
Lợi nhuận (Pr) được tính bằng doanh thu trừ đi tổng chi phí
Pr = GO - TC
1.1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả
Năng suất nuôi (N) : khối lượng sản phẩm tạo ra trên một đơn vị diện tích nuôi.
N = Q/S
Trong đó : Q là tổng sản lượng mà hộ sản xuất ra trong một chu kỳ sản xuất
S là diện tích nuôi trồng thủy sản
Giá trị sản suất trên chi phí trung gian (GO/IC) : chỉ ...iết thuận lợi cho
cá phát triển, đầu tư nuôi trồng cải thiện cộng với sự quan tâm của các cấp chính quyền
năng suất nuôi nước ngọt bình quân toàn huyện đạt 2,15 tấn/ha, tăng 0,87 tấn/ha so với
năm 2008, nâng tổng sản lượng 2009 lên 4474 tấn, tăng 1129 tấn so với năm 2008.
Nhưng vào năm 2010 thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài, gây trở ngại lớn trong nuôi
trồng thủy sản. Một số diện tích nuôi trồng thủy sản bị khô, có hộ nuôi cá chết hàng loạt.
Vì vậy năng suất bình quân trong năm có xu hướng giảm xuống còn 1,69 tấn/ha, làm
giảm tổng sản lượng xuống còn 3110 tấn, giảm 1364 tấn so với năm 2009.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
26
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Riêng đối với sản xuất cá RPĐT, biến động về diện tích, năng suất, sản lượng trong
những năm qua được thể hiện ở bảng 4
Bảng 4: Tình hình nuôi cá RPĐT tại Diễn Châu qua 3 năm 2008, 2009, 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Diện tích Ha 213 213 217 0 4
Sản lượng Tấn 820 880 685 60 -195
Năng suất Tấn/ha 3,85 4,13 3,16 0,28 -0,97
Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất thủy sản năm 2008, 2009, 2010
Là giống cá muôi mới đưa vào sản xuất trên đại bàn huyện từ năm 2004, cá RPĐT
sớm phát huy được thế mạnh của mình hơn hẳn so với những loài cá truyền thống nuôi
trong huyện từ nhiều năm nay. Mặc dù xu thế chung toàn huyện là diện tích giảm trong 3
năm qua nhưng diện tích nuôi cá RPĐT lại tăng, tuy nhiên mức tăng này chưa cao mới
chỉ từ 213 ha năm 2008, 2009 lên 217 ha năm 2010. Nuôi cá lúa trong huyện bình quân
chỉ đạt từ 1,2 – 1,7 tấn/ha, nuôi cá truyền thống trong các ao nuôi chuyên đạt bình quân
từ 2,5 – 2,7 tấn/ha nhưng khi nuôi cá RPĐT năng suất thường đạt từ 3,2 – 5 tấn/ha. Trong
3 năm qua, do cùng chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết khí hậu, năng suất nuôi của các
hộ nuôi vẫn chưa ổn định, biến động thất thường nhưng nhìn chung vẫn theo quy luật
chung trong huyện. Năng suất nuôi năm 2008 là 3,85 tấn/ha, năm 2009 là 4,13 tấn/ha và
năm 2010 là 3,16 tấn/ha. Điều đó tương đương với tổng sản lượng cá RPĐT năm 2008 là
820 tấn, năm 2009 là 880 tấn, năm 2010 là 695 tấn.
Nuôi cá RPĐT đang là hoạt động thu hút được nhiều quan tâm của cá cấp lãnh đạo
trong huyện cũng như tỉnh, vì đây là một giống cá nuôi thu được lợi nhuận cao, dễ nuôi
và có tương lai lớn trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên việc nuôi cá RPĐT trên địa bàn
huyện chủ yếu vẫn là do tự phát, chưa có vùng quy hoạch cụ thể, mức độ đầu tư các yếu
tố đầu vào của người dân chưa cao, thức ăn chủ yếu vẫn là thức ăn tươi, chế biến từ phụ
phẩm nông nghiệp nên vẫn chưa đạt chỉ tiêu xuất khẩu. Vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lý
địa phương hiện nay là phải làm sao phát huy được hết khả năng của hoạt động sản xuất
này, đưa cá RPĐT trong huyện ra được thị trường nước ngoài.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
27
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An, có
tổng diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha; với 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và 1 thị
trấn, có toạ độ địa lý từ 18051'31''đến 19011'05'' Vĩ độ Bắc; 105030'13'' đến 105039'26'' Kinh độ
Đông. Có phạm vi ranh giới như sau:
Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu
Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc
Phía Đông: Giáp biển Đông
Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành
Huyện nằm trên trục giao thông Bắc - Nam là nơi tập trung của nhiều tuyến giao
thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 48, tỉnh lộ 538 cùng tuyến
đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra với 25 km bờ biển cùng nhiều bãi cát đẹp là tiềm năng
to lớn của huyện trong khai thác thế mạnh du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Thị trấn Diễn Châu là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của huyện, cách thành
phố Vinh 33 km về phía Bắc.
Với những lợi thế trên, Diễn Châu có điều kiện để phát huy tiềm năng về đất đai
cũng như các nguồn lực khác cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như
nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch - dịch vụ trên địa bàn huyện nói riêng và
toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
2.1.2. Khí hậu
Diễn Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng,
ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít mưa (từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau). Những đặc điểm chính của khí hậu thời tiết như sau:
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
28
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
* Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,40C, phân hóa theo mùa khá rõ nét (cao
nhất 40,10C và thấp nhất 5,70C). Đặc trưng theo mùa thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây
trồng đa dạng.
Tổng tích ôn lớn hơn 8.0000C, cho phép phát triển nhiều vụ cây trồng ngắn ngày
trong năm.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của huyện Diễn Châu
Mùa nóng Mùa lạnh
Chỉ tiêu Cả năm
(tháng 4 - 10) (tháng 11 - 3)
- Nhiệt độ bình quân (0C) 23,4 25 - 27 18
- Trung bình tối cao (0C) - 29 - 32 20
- Trung bình tối thấp (0C) - 24 - 26 12 - 13
- Tối cao tuyệt đối (0C) 40,1 40,1 -
- Tối thấp tuyệt đối (0C) 5,7 - 5,7
Nguồn: trạm khí tượng thủy văn Bắc Miền Trung
* Chế độ mưa,lượng bốc hơi, độ ẩm không khí:
+ Diễn Châu có lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm nhưng phân bố không đều: Thời kỳ
mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả
năm. Đây là thời kỳ gây khô hạn trên những chân đất cao. Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng
10) lượng mưa chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 dễ gây úng ngập ở
những khu vực trũng thấp.
+ Lượng bốc hơi bình quân của vùng 986 mm/năm. Các tháng 12, 1, 2 và lượng bốc
hơi lớn hơn lượng mưa từ 1,9 đến 2 lần gây khô hạn trong vụ đông xuân. Các tháng 4, 5,
6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là thời kỳ có nhiệt độ cao và gió tây nam khô nóng,
gây hạn trong vụ xuân hè.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
29
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
+ Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập trung
vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng (độ ẩm không khí có thể xuống
tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.
* Chế độ gió, bão:
+ Hứng chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây
Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau kèm theo nền nhiệt
độ thấp gây rét lạnh. Gió Tây Nam xuất hiện từ trung tuần tháng 4 tới đầu tháng 9 với tần
suất 85% số năm, kèm theo khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mỗi đợt kéo dài 10 - 15
ngày.
+ Diễn Châu là địa bàn thường chịu tác động đáng kể của bão (bình quân mỗi năm
có 1 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền ở Nghệ An). Bão thường kèm theo triều cường
và mưa lớn gây ngập úng, làm nhiễm mặn vùng diện tích ven các cửa sông .
2.1.3. Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình
Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát
ven biển.
* Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao 200 - 300 m),
đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 150, chỉ khoảng
20 % diện tích có độ dốc bình quân dưới 150.
+ Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: Gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ
0
80 m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15 - 20 .
* Vùng đồng bằng:
Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 - 3,5 m. Địa hình thấp
dần theo hình lòng chảo, Khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn
Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao địa hình vùng thấp trũng từ 0,5 - 1,7 m
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
30
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm
của huyện.
* Vùng cát ven biển:
Phân bố ở khu vực ở phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến đền Cuông
(Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8 - 3 m. Đây là địa bàn dễ chịu tác động của
triều cường khi có bão gây ngập mặn.
Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Diễn Châu tỷ lệ 1/25.000, không tính
diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn huyện có
9 nhóm đất chính, được chia ra 14 đơn vị đất như bảng 6
Trong 14 loại đất thì đất cát biển có Diện tích lớn nhất với 8.618 ha (chiếm 28,26%
diện tích tự nhiên của huyện). Nhìn chung đất cát biển có độ phì nhiêu thấp, song lại
thích hợp cho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như, khoai, lạc, đỗ,
vừng, dâu tằm và có thể trồng cây ăn quả như dừa, cam, chanh.
Sau đất cát biển là đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ (P),
Diện tích 6.735 ha (chiếm 22,09% diện tích tự nhiên của huyện). Loại đất này hiện đang
trồng 2 vụ lúa có năng suất cao nhất của huyện, những nơi có địa hình cao không chủ
động về nguồn nước tưới nên trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô,
khoai, lạc hoặc luân canh lúa màu chú ý trong quá trình canh tác cần bón vôi cải tạo độ
chua, tăng cường bón phân hữu cơ và các loại phân khoáng để đảm bảo dinh dưỡng cho
cây, đồng thời nâng cao độ phì cho đất.
Chiếm vị trí thứ 3 trong cơ cấu các loại đất là đất đỏ vàng trên đá sét: (Fs), Diện tích
4.354 ha (chiếm 14,28% diện tích tự nhiên của huyện). Hiện tại loại đất này đang trồng
cây hoa màu và cây lâu năm. Đất đỏ vàng trên đá sét thích hợp với cây hoa màu và
cây công nghiệp ngắn ngày ở độ dốc, 0 - 30 và cây công nghiệp ngắn ngày như:
lạc, vừng, đỗ, vùng có độ dốc từ 3 - 150 phù hợp với trồng cây lâu năm; vùng có
độ dốc từ 15 - 250 thích hợp với mô hình sản xuất nông lâm kết hợp; nơi đất dốc
trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
31
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Bảng 6: Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu
Diện tích Cơ cấu
Loại đất
(ha) (%)
1. Cồn cát trắng 1.345 4,41
2. Đất cát biển 8.618 28,26
3. Đất mặn ít 691 2,27
4. Đất mặn trung bình 48 0,16
5. Đất mặn nhiều 442 1,45
6. Đất phù sa không được bồi không có tầng lầy và loang lổ 6.735 22,09
7. Đất phù sa Glây 1.870 6,13
8. Đất phù sa ngập úng 1.600 5,25
9. Đất đỏ vàng trên đá sét 4.354 14,28
10. Đất vàng nhạt trên đá cát 303 0,99
11. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ 1.395 4,57
12. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 122 1,57
13. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 41 0,13
14. Đất xói mòn trơ sỏi đá 1.557 5,11
Nguồn:Theo kết quả điều tra đất năm 2001 - Viện Quy hoạch và TKNN
Các loại đất còn lại chiếm tỷ lệ gần như tương đương nhau và có tỷ lệ thấp, được phân
bố đều khắp trên toàn huyện. Dựa vào đặc tính của từng loại đất, bà con đã có những
hướng sử dụng khác nhau nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
2.1.4. Nguồn nước và thủy văn
Nước mặt
Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hệ thống sông
ngòi và lượng mưa hàng năm. Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá dày gồm sông
Bùng, sông Vếch Bắc, kênh Nhà Lê,.. trong đó quan trọng nhất là sông Bùng. Tuy nhiên khả
năng sử dụng nguồn nước mặt cho tưới không lớn. Do hệ thống sông thường dốc và ngắn
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
32
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
nên trong mùa mưa nước thường tập trung nhanh và thoát nước chậm thường gây úng
ngập cho các vùng trũng ven sông, vào mùa khô, mực nước thấp lại bị nhiễm mặn khá
sâu nên hạn chế đáng kể khả năng sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời
sống của nhân dân.
Nước ngầm
Tuy chưa được thăm dò khảo sát toàn diện nhưng qua số liệu thu thập được cho thấy
nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào. Mức độ nông, sâu thay đổi tùy theo địa
hình và lượng mưa trong mùa, thường vùng đồng bằng và ven biển có mực nước ngầm
nông, vùng đồi núi nước ngầm sâu hơn và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô. Chất lượng nước
ngầm nhìn chung khá tốt, có thể sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên ở khu
vực ven biển thường bị nhiễm mặn về mùa khô, do thuỷ triều lên.
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng chung của khu vực Bắc Trung Bộ với biên độ thủy
triều thấp (1,5 – 2,0 m), phức tạp, nhật triều và bán nhật triều không đều. Thời kỳ triều
dâng thường trùng vào thời điểm có bão gây tác hại đối với khu vực ven biển.
Nhiệt độ trung bình trên mặt nước biển từ 200C – 250C, độ măn từ 3,4% - 3,5%, độ
mặn vùng khơi cao hơn độ mặn ở bờ, độ mặn lớp đáy cao hơn độ mặn lớp trên và độ mặn
thường thay đổi theo mùa.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN DIỄN CHÂU
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Giá trị sản xuất (giá CĐ 94) năm 2010 của toàn huyện đạt 2608 tỷ đồng. Thu nhập
dân cư bình quân năm 2010 là 13.700 triệu đồng/người. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị
sản xuất của huyện trong 2 năm qua được thể hiện qua bảng 7
Nhìn chung kinh tế huyện Diễn Châu 2010 đạt giá trị sản xuất cao hơn năm 2009 từ
2608 tỷ đồng năm 2009 lên 3089 tỷ đồng năm 2010, tốc độ phát triển đạt 118,46%.
Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng các ngành công nghiệp, xây
dựng, giảm các ngành nông lâm ngư và dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của các
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
33
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
ngành này đều tăng và gần như đồng đều nhau. Cụ thể tốc độ tăng trưởng của nông – lâm
– ngư tăng 110,01% so với năm 2009, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 124,73 % so
với năm 2009 và nhóm ngành du lịch dịch vụ tăng 117,95% so với năm 2009. Điều này
để cho ta thấy một điều đáng mừng trong hoạt động sản xuất kinh tế của toàn huyện.
Bảng 7: giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Diễn Châu qua 2
năm 2009 – 2010
Tốc độ
2009 2010
phát triển
TT Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị
% % 2010/2009
(tỷ đồng) (tỷ đồng)
Giá trị sản xuất(GCĐ 94) 2.608 100 3.089 100 118,46
1 Nông -Lâm - Ngư 728 27,92 801 25,93 110,01
2 Công nghiệp - Xây dựng 1.050 40,27 1.310 42,40 124,73
3 Các nghành dịch vụ 829 31,80 978 31,66 117,95
Nguồn: báo cáo chính trị huyện Diễn Châu năm 2010
2.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm
Dân số và lao động là nhân tố có khả năng kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển kinh
tế xã hội của mỗi địa phương. Do vậy việc dạy nghề và giải quyết công ăn việc làm cho
lao động nông thôn là một trong những chính sách của Đảng và nhà nước ta, vừa đạt
được cả mục tiêu kinh tế, vừa đạt được mục tiêu xã hội. Với Diễn Châu, tình hình kinh tế
xã hội được thể hiện qua bảng 8.
Dân số
Năm 2010 dân số của huyện có 299.286 người, chủ yếu là dân tộc kinh, tỷ lệ tăng dân số
của huyện giảm còn 0,09% . Mật độ dân số phân bố không đồng đều: Cao nhất là thị trấn
Diễn Châu 5.000 người/km2 và thấp nhất là xã Diễn Lâm 400 người/km2.
Dân cư tập trung cao chủ yếu ở các xã ven Quốc lộ 1A, đây là những địa bàn đang
ngày càng gia tăng sức ép về dân số đối với yêu cầu sử dụng đất đai. Tỷ lệ dân số nông
nghiệp 68% và dân số phi nông nghiệp 32%.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
34
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Lao động và việc làm
Năm 2010, lao động trong độ tuổi của huyện là 160.753 lao động, chiếm 53,71% tổng
dân số; trong đó: Lao động nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 68%, còn lại 32% là lao động phi
nông nghiệp (chủ yếu là giáo viên, cán bộ quản lý hành chính và buôn bán nhỏ lẻ). Số lao
động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm khoảng 25 - 30% tổng số lao động .
Nhìn chung cơ cấu lao động thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướng tích cực hơn
song còn chậm, vẫn còn nhiều bất cập, số lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp có
năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Chất lượng lao động mặc dù được cải thiện nhiều trong thời gian qua, nhưng nhìn
chung chưa đồng đều. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, lại tập trung chủ yếu tập trung
ở thị trấn Diễn Châu.
Bảng 8: tình hình dân số, lao động huyện Diễn Châu Năm 2010
TT CHỈ TIÊU ĐVT 2010
I Dân số Gia đình
Tổng số hộ Hộ 68.662
Dân số trung bình Người 299.286
Tỷ lệ tăng DS % 0.9
II Lao động việc làm
Số người trong độ tuổi LĐ có khả năng LĐ Người 160.753
Số lao động được đào tạo Người 37.500
Tổng số người có việc làm Người 145.500
Số lao động được giải quyết việc làm Người 4.500
Trong đó: Lao động xuất khẩu Người 800
III Chỉ tiêu bình quân
BQ Lao động/hộ Lao động/hộ 2,34
BQ Nhân khẩu/hộ Nhân khẩu/hộ 4,36
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
35
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Thu nhập và mức sống
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân cũng được
cải thiện đáng kể. Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 13.700 ngàn
đồng/người/năm. Đời sống dân cư làm việc trong các ngành thương nghiệp, xây dựng,
công nghiệp, cơ khí chế tạo, giao thông vận tải,... nhìn chung có mức thu nhập ổn định.
Riêng đời sống dân cư ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản mặc dù trong những năm gần
đây đã cải thiện hơn so với các huyện trên địa bàn tỉnh nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và
hạn chế.
2.2.3. Thực trạng sử dụng đất
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất, vừa là đối tượng sản xuất không
thể thay thế được. Vì vậy, phải có kế hoạch sử dụng đất hợp lý và đúng cách thì mới có thể
khai thác hết tiềm năng của đất mà không làm ảnh hưởng xấu đến tài nguyên này.
Qua bảng 9 ta thấy rõ tình hình sử dụng đất đai của huyện Diễn Châu năm 2010. Theo
cơ cấu, đất nông nghiệp trong toàn huyện chiếm tỷ trọng lớn với hơn 75% tương đương
với 22.880,98 ha. Đất phi nông nghiệp là 6883,72 ha chiếm hơn 22%, còn lại là đất chưa
được sử dụng với tỷ trọng 2,426% tương đương với 739,97 ha.
Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ là 0,33 ha. Diện tích đất NTTS bình quân
hộ là 0,009 ha. Đây là một tỷ lệ thấp. Diều này để nói lên rằng, tỷ lệ lao động trong nông
nghiệp dư thừa nhiều, việc làm không có, dựa vào đất nhu cầu không thể đảm bảo cuộc
sống gia đình, vì vậy thanh niên trong làng đều có xu hướng đi làm ăn xa.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
36
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Bảng 9: Quy mô, cơ cấu đất đai của huyện Diễn Châu năm 2011
TT Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích các Cơ cấu (%)
loại đất (ha)
Tổng diện tích tự nhiên 30.504,67 100
1 Đất nông nghiệp 22.880,98 75,008
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 14.615,11 47,911
1.2 Đất lâm nghiệp 7.426,61 24,346
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 632,48 2,073
1.4 Đất làm muối 206,28 0,676
1.5 Đất nông nghiệp khác 0,50 0,002
2 Đất phi nông nghiệp 6.883,72 22,566
2.1 Đất ở 1.427,58 4,680
2.2 Đất chuyên dùng 3.741,64 12,266
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,92 0,069
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 310,65 1,018
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên 1.382,53 4,532
dùng
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,40 0,001
3 Đất chưa sử dụng 739,97 2,426
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 337,36 1,106
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 402,61 1,320
3.3 Núi đá không có rừng cây 0 0,000
Đất nông nghiệp BQ/hộ 0,33
Đất NTTS BQ/hộ 0,0092
Nguồn: phòng tài nguyên môi trường huyện Diễn Châu
2.2.4. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Giao thông - vận tải
Trên địa bàn huyện có hệ thống giao thông rất thuận tiện gồm đường bộ, đường sắt và
đường thủy.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
37
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
* Đường bộ: Đường bộ của huyện Diễn Châu được hình thành theo 3 cấp quản lý:
Trung ương, tỉnh, huyện với các tuyến: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A và Quốc lộ 48, đường
tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn có tổng chiều dài là: 1.476,5 km,
- Quốc lộ: Quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam qua địa bàn huyện là 28,6 km. Quốc lộ 7
nối từ Quốc lộ 1A tại ngã ba Diễn Châu chạy về phía Tây của huyện nối với nước Lào.
Quốc lộ 48 nối từ Quốc lộ 1A (Yên Lý, huyện Diễn Châu) đến thị trấn Kim Sơn, huyện
Quế Phong. Tỉnh lộ 538 có tổng chiều dài 7,5 km. Đường huyện: gồm có 20 tuyến, với
tổng chiều dài là: 221 km, nền đường rộng 6,5 m. Trong đó đã được rải nhựa là: 73,2 km và
cấp phối 147,8 km. Đường xã: Tổng chiều dài 637 km, nền đường rộng 5,0 m. Trong đó
đã được rải nhựa 106 km, bê tông 37,4 km, còn lại đá cấp phối 393,6 km. Đường giao
thông nông thôn: Tổng chiều dài 527 km, nền đường rộng 3 - 4 m. Trong đó: nhựa 37
km và bê tông 29 km, còn lại là đường đất.
Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của huyện được phân bố khá hợp lý và
thuận tiện, mật độ Quốc lộ và tỉnh lộ của huyện (0,15 km/km2) cao hơn so với bình quân
chung của tỉnh (0,13 km/km2); mật độ đường bộ của huyện đạt (0,56 km/km2), cao hơn so
với mức bình quân chung của tỉnh (0,47 km/km2). Tuy nhiên, mật độ và chất lượng đường
giao thông nông thôn chưa đồng đều giữa các vùng trong huyện với nhau, mật độ và chất
lượng đường ở các xã vùng miền núi nhìn chung còn thấp hơn nhiều so với các xã vùng
đồng bằng và ven biển.
* Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 30 km với
2 ga trung chuyển hàng hóa (ga Yên Lý, ga Diễn Phú) 1 ga hành khách (ga Sy). Nhìn
chung các ga trên địa bàn huyện chưa được đầu tư nâng cấp, các thiết bị thông tin, tín
hiệu trong ga đều lạc hậu và cần được nâng cấp cải tạo, để đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông.
* Đường thủy:
Giao thông đường thuỷ có những điều kiện thuận lợi tuy nhiên tiềm năng phát triển
mạng lưới giao thông đường thuỷ chưa được khai thác tối đa, còn nhiều hạn chế, mới chỉ
mang tính chất nội khu vực, quy mô nhỏ. Đa phần tàu thuyền cập bến là tàu thuyền đánh
bắt cá có công suất nhỏ, chủ yếu của ngư dân trong huyện và những vùng xung quanh.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
38
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Hệ thống bến bãi phát triển tự phát chưa có quy hoạch làm hạn chế tiềm năng giao thông
đường thuỷ.
Thủy lợi
Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, ngoài các hồ, đập trên địa bàn huyện hiện
còn có hệ thống tưới Bắc Đô Lương chiều dài 42 km có dung tích lớn. Trong đó: 11 km
kênh cấp I, 29 km kênh cấp II và 42 km kênh cấp III, đã kiên cố hóa được 130 km, với hệ
thống các kênh dẫn khá dày đặc dẫn nước về tưới cho hệ thống đồng ruộng cũng như
cung cấp nước sinh hoạt cho đa số cư dân của huyện.
Hiện tại trên địa bàn huyện có tuyến đê biển dài 25km, cao trình đê chỉ có 3m, mái đê
phía biển đạt m = 2,5; mái đê trong đồng đạt m = 2; do đó khả năng chống bão và triều
cường rất yếu.
Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi của huyện đã phần nào đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu
chủ động trong sản xuất cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, do
địa bàn rộng, địa hình phức tạp; nhiều công trình do đầu tư xây dựng từ lâu nay đã xuống
cấp, hiệu suất của công trình giảm nên gây ra những khó khăn nhất định cho công tác
thuỷ lợi của huyện. Một số khu vực chưa có công trình thuỷ lợi, thiếu nước ngọt cung cấp
cho cây trồng, hệ thống hồ đập chưa phát huy hết công suất, đê ngăn chặn chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiều khu vực nhiễm mặn, hiện tượng hạn hán, úng lụt vẫn còn xảy ra cục
bộ ở một số nơi,... gây hạn chế nhất định cho sản xuất.
Giáo dục và đào tạo
Hệ thống cơ sở trường lớp của huyện hiện có: 40 trường mầm non, 42 trường tiểu
học, 40 trường trung học cơ sở, 9 trường trung học phổ thông (trong đó có 4 trường dân
lập bán công). Ngoài ra còn có một Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề.
Đến nay toàn huyện có 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường cao tầng, có phòng
học kiên cố đạt 100% và đã xây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng.
Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện và tuyến xã. Hiện tại
Diễn Châu có một bệnh viện huyện, ngoài ra còn có một số bệnh viện, phòng khám tư nhân
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
39
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
nằm trên địa bàn thị trấn phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, một đội vệ sinh phòng dịch
và 39 trạm y tế của 39 xã, thị trấn.
Năm 2010, ngành y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho 57.712 lượt người, trong đó điều
trị nội trú 5.331 trường hợp, ngành y tế cũng đã triển khai tốt các chương trình về y tế dự
phòng, chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh (tiêm vac xin, uống vitamin,
tiêm chủng,...), chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, người cô đơn không nơi
nương tựa, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, chương trình dân số và kế
hoạch hóa gia đình. Đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá y tế, vận động toàn
dân tham gia vệ sinh phòng bệnh.
Văn hoá - thể thao
Văn hóa - thông tin
Hoạt động văn hoá, thông tin của huyện trong những năm qua phát triển sâu rộng từ
huyện xuống các thôn xóm, góp phần kịp thời phổ biến các chủ trương đường lối chính
sách của Đảng, Nhà nước đến người dân, nâng cao chất lượng đời sống văn hoá ở cơ sở,
góp phần thực hiện tốt chủ trương "xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc". Phong trào xây dựng làng, xã, gia đình văn hoá và phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đã được nhân dân tích cực tham gia và đồng
tình ủng hộ. Các hoạt động về văn hoá, nghệ thuật diễn ra đa dạng, phong phú thu hút
được nhiều đối tượng tham gia như tổ chức các lễ hội, liên hoan văn nghệ quần chúng
chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức các cuộc thi hội diễn nghệ thuật, sáng tác kịch, thơ,
hò vè với nhiều chủ đề khác nhau nhằm tuyên truyền sâu rộng lối sống lành mạnh, ngợi
ca tình yêu đất nước, con người, bài trừ các hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội (mê tín dị
đoan, ma tuý, cờ bạc, mại dâm,...).
Thể dục thể thao
Phong trào thể dục - thể thao của huyện được phát triển sâu rộng dưới nhiều hình
thức, nội dung phong phú với các môn: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, võ thuật, đua
thuyền,... Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đã được coi trọng; phong trào thể
dục - thể thao trong các lực lượng vũ trang, công nhân viên chức, thanh niên, học sinh
cũng như trong gia đình thu hút nhiều người tham gia. Cơ sở vật chất từng bước được
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
40
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
nâng cấp phần nào đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu, tuy nhiên thực trạng các cơ sở
còn rất thiếu thốn do nguồn kinh phí hạn hẹp... đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung
của ngành.
Bưu chính - viễn thông
Huyện có 38/39 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã (đạt 97,43%), số máy điện thoại
có 4.970 máy, gấp gần 2,4 lần năm 2000, đạt bình quân 1,7 máy/100 dân, đạt tổng doanh thu
từ dịch vụ bưu chính viễn thông đạt 5.053 triệu đồng. Trong đó, khu vực tư nhân có tốc độ
phát triển mạnh, chiếm 84% tổng số máy, gấp gần 3 lần so với năm 2000.
Tuy nhiên, do địa bàn các xã của huyện rộng, dân cư phân bố không đồng đều nên
việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho bưu chính viễn thông còn gặp nhiều khó khăn,
chất lượng trao đổi thư tín, thông tin liên lạc còn có những hạn chế. Để thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa các khu vực trong huyện cũng như thực hiện thành công
mục tiêu phát trển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn, trong giai đoạn tới cần tiếp tục đầu tư, nâng cao hơn nữa chất lượng
phục vụ của ngành.
Năng lượng
Những năm qua được sự quan tâm đầu tư, ngành điện có bước phát triển nhanh
góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, điện khí hoá nông thôn. Đến nay 100% số
xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia với khoảng 100% số hộ sử dụng điện.
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
2.3.1. Thuận lợi
Diễn châu là huyện đồng bằng nằm tiếp giáp với biển Đông, vị trí địa lý khá thuận lợi
tạo điều kiện phát triển một nền kinh tế đa dạng với các thế mạnh:
- Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện thuận lợi cho cơ
giới hoá trong sản xuất nông nghiệp và phát triển các vùng chuyên canh gắn với công
nghiệp chế biến. Tài nguyên đất đai khá phong phú, cùng với khí hậu ôn hoà phù hợp
với nhiều loại cây trồng, với nhiều nguồn lợi thuỷ sản phong phú về chủng loại, khá
lớn về trữ lượng, là tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản và du
lịch dịch vụ biển.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
41
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
- Nguồn lao động dồi dào, khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào
sản xuất, đây là thế mạnh lớn để huyện đẩy nhanh phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá.
- Nền kinh tế đang có bước tăng trưởng nhanh ổn định, cơ cấu kinh tế đang có sự
chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ - du lịch, công nghiệp
xây dựng.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng đặc biệt là đất hệ thống giao thông, bưu chính viễn thông, y
tế, giáo dục, được đầu tư phát triển cho những năm gần đây.
- Có 6 xã thuộc khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An theo Quyết định số
85/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ do đó sẽ hình
thành cực phát triển quan trọng khu vực phía Nam huyện cùng với trục phát triển kinh tế
dọc quốc lộ 1A thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa,
đô thị hóa.
2.3.2. Khó khăn
- Các hiện tượng thời tiết bất thường cùng với khí hậu khắc nghiệt: Nóng ẩm, mưa
nhiều, bão lụt, hạn hán làm phát sinh các dịch bệnh; đất bị xói mòn, nhiễm mặn, rửa trôi
ảnh hưởng đến sản xuất.
- Xuất phát điểm của nền kinh tế ở mức thấp, kinh tế phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng của huyện, một số lợi thế, thế mạnh chưa được khai thác, nền kinh tế đã có
bước chuyển dịch song sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo, tỷ lệ sản phẩm
hàng hóa nông nghiệp còn thấp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ còn mang tính tự phát nên
hiệu quả còn hạn chế. Sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường còn thấp.
- Năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi một số vùng còn thấp, hiệu quả trên một
đơn vị diện tích chưa cao. Các mô hình cánh đồng cho hiệu quả kinh tế, mang lại thu
nhập cao chưa nhiều.
- Tỷ lệ lao động thiếu việc làm theo mùa vụ còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Lao động là
thanh niên chủ yếu đi làm ăn xa, số còn lại làm việc tại địa phương, tuổi khá cao, trình độ
văn hóa thấp, gây khó khăn trong việc tiếp thu KHKT, chuyển đổi cây, con
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
42
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC HỘ ĐIỀU TRA
3.1.1. Năng lực của các hộ điều tra
Để nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả...iềm năng về thị trường nên huyện chủ trương chỉ đạo quy hoạch vùng nuôi ổn
định, cải thiện, chuyển đổi hình thức nuôi, nâng cao năng suất, sản lượng, đáp ứng chỉ
tiêu cá xuất khẩu. Với tiềm năng mà huyện đang sở hữu, mục tiêu phấn đấu trong năm
2011 là quy hoạch 220 ha đất nuôi cá RPĐT năm 2010 thành các vùng chuyên canh, nuôi
theo hình thức thâm canh, nâng cao năng suất từ 4 – 5 tấn/ha, phấn đấu đạt tổng sản
lượng 1000 tấn năm 2011 và 1200 tấn năm 2015. Trong thời gian tới sẽ quy hoạch một số
vùng nuôi cá RPĐT, đầu tư theo hình thức thâm canh và siêu thâm canh, thu được cá đạt
tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu.
3.8.2. Các giải pháp cụ thể
3.8.2.1. Giải pháp về quy hoạch
Hiện nay trên địa bàn huyện, việc nuôi cá RPĐT thương phẩm chủ yếu mang tính tự
phát, chuyển đổi từ ao nuôi cá truyền thống của các hộ dân. Phần lớn các hộ nuôi sử dụng
đất nhu cầu của gia đình mình hoặc đất thành công từ việc đấu thầu của xã để xây dựng
ao nuôi phục vụ cho sản xuất. Một phần do tâm lý “đất công” một phần do nguồn vốn
còn hạn chế nên người dân chưa dám đầu tư lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Bên
cạnh đó, hệ thống giao thông, kênh cấp thoát nước tuy đã được chính quyền các cấp đầu
tư xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi trong việc nuôi cá, điều
này cũng gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả cá nuôi thu được, nếu không được quy hoạch,
cải thiện trong tương lai sẽ là nguyên nhân gây nên ô nhiễm nguồn nước.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
82
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Việc quy hoạch lại đất đai trên cơ sở khoa học sẽ xác định được một cách chính xác
những vùng có tiềm năng NTTS, tạo một mạng lưới nuôi trồng hợp lý trong sản xuất, gắn
liền với tiêu thụ và bảo vệ môi trường. Làm được điều này sẽ kết hợp một cách hài hòa
lợi ích giữa các nhóm nghề, giữa các ngư hộ đối với quyền sử dụng tài nguyên chung,
đảm bảo ổn định kinh tế xã hội địa phương.
Trên cơ sở quy hoạch hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các cấp chính quyền, cơ quan chức
năng có điều kiện thuận lợi tổ chức, quản lý sản xuất, điều tiết quá trình nuôi cá một cách
hiệu quả và khắc phục được những khó khăn trong vùng.
Tiến hành quy hoạch tổng thể vùng nuôi là một quá trình hết sức phức tạp, nó đòi hỏi
phải dựa trên những căn cứ khoa học, vừa phải phù hợp với đặc điểm của địa bàn. Nó
vừa mang tính áp đặt bằng hệ thống pháp luật đồng thời phải kết hợp với các ý kiến của
hộ dân. Do đó để quy hoạch được hệ thống ao nuôi ổn định, bền vững và có cơ chế quản
lý khoa học, cần chú ý các nguyên tắc:
- Có sự chủ động của chính quyền địa phương, các tổ trưởng tổ nuôi trồng, ý kiến
của các nhà nghiên cứu chuyên ngành
- Tập trung rà soát lại diện tích nuôi trồng và diện tích bỏ trống để có kế hoạch cụ
thể, tập trung được nguồn lực tối ưu. Điều chỉnh bổ sung toàn bộ hệ thống hạ tầng thiết
yếu của vùng như hệ thống kênh mương thoát nước, xây dựng các khu ao chứa, ao xử lý
để đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh tại vùng nuôi.
- Để mô hình quy hoạch đạt hiệu quả tối ưu, nhất thiết phải lấy cộng đồng dân cư
làm trọng tâm của quy hoạch. Khi thực hiện như thế, chúng ta sẽ vừa nâng cao được tính
chủ động sáng tạo và trách nhiệm của người dân, như vậy mới có thể tạo cho hoạt động
nuôi thực sự đạt được sự phát triển ổn định và bền vững.
3.8.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất ở nông thôn
Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn bao gồm hệ thống giao thông
nông thôn, hệ thống thủy lợi cống rãnh, hệ thống chợ, hệ thống điện, hệ thống thông tin
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
83
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
liên lạc, hệ thống đê điềucó vai trò rất quan trọng trong NTTS nói riêng và kinh tế xã
hội nông thôn nói chung. Trên cơ sở quy hoạch diện tích nuôi cá RPĐT trên địa bàn, cần
thực hiện chương trình kiên cố đê đập, kênh mương, xây dựng hệ thống giao thông, điện
nước để giúp cho các hộ nuôi hoàn thiện về mặt hạ tầng kỹ thuật, phục vụ có hiệu quả
cho hoạt động nuôi của mình.
Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất nông thôn cần chú ý những điểm sau:
- Có các chương trình xác thực và thực tiễn hơn trong việc phát triển nông thôn nói
chung và vùng nuôi cá RPĐT trên địa bàn nói riêng, tác động trực tiếp đến sự phát triển
của các hộ nuôi, trong đó, phải lấy cộng đồng dân cư làm trọng tâm, phát huy được tính
sáng tạo và trách nhiệm của người dân trong việc cùng các ban ngành cấp trên thực hiện
các chương trình đó.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ môi sinh, môi trường
và nguồn lợi đảm bảo khai thác hợp lý, bền vững, ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ các hành
vi khai thác có nguy cơ hủy diệt, làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho những vùng trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
3.8.2.3. Thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển nông thôn
- Chính sách hỗ trợ đầu tư và tín dụng ưu đãi
Về chính sách hỗ trợ đầu tư: trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản, các hộ
nuôi cá RPĐT cần một lượng vốn lớn để xây dựng ao hồ, máy mócđể tiến hành sản
xuất và áp dụng các tiến bộ KHKT nhằm nâng cao trình độ thâm canh. Hệ thống cơ sở hạ
tầng đồng bộ về giao thông, thủy lợi, điện là điều kiện cần thiết cho sản xuất phát triển.
Tuy nhiên vốn để đầu tư công trình này là rất lớn, vượt ra ngoài khả năng tài chính của
các hộ nuôi. Thực tế một số hộ đã phải vay vốn bên ngoài với lãi suất cao làm ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế nuôi, tạo tâm lý hoang mang, bị động cho người dân khiến họ không
dám đầu tư thâm canh. Chính vì vậy, cần có sự hỗ trợ từ nhà nước để đầu tư hợp lý, xây
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
84
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
dựng những công trình này. Đồng thời khuyến khích các ngân hàng thương mại, các
doanh nghiệp, các tổ chức thu mua bằng các hình thức phù hợp tham gia trực tiếp đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nghề cá theo quy hoạch, đầu tư các yếu tố đầu vào.
Đồng thời kêu gọi các tổ chức đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đặc
biệt là từ các tổ chức FAO, các nguồn ODA, các tổ chức phi chính phủ
Về chính sách tín dụng ưu đãi: cần thực hiện quy trình, thủ tục cho vay nhanh chóng,
gọn nhẹ, đơn giản, phù hợp với trình độ của người dân, nới lỏng sự khắt khe của việc thế
chấp tài sản. Phát triển các hình thức, các đoàn thể, các tổ chức tín dụng nông thôn như:
quỹ tín dụng nhân dân, quỹ tín dụng hội phụ nữ, hội nông dân, các tổ chức do các hộ tự
nguyện đóng góp giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, các ngân hàng (ngân hàng
NNVPTNT, ngân hàng chính sách xã hội). Huy động nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải
quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ do các tổ chức
nước ngoài trực tiếp quản lý hoặc ủy thác cho các ngân hàng. Nên thực hiện ưu đãi lãi
suất đối với các hộ mới chuyển đổi ngành nghề sản xuất, các hộ nghèo, các hộ chính
sách Có chính sách san sẻ tài chính đối với những hộ nuôi gặp những nguyên nhân
khách quan làm ảnh hưởng đến sản xuất như: thiên tai, dịch bệnhGiúp họ vượt qua khó
khăn, có niềm tin để tiếp tục sản xuất. Đối với những hộ nuôi trung bình, tài sản thế chấp
để vay ít, thì ngoài mức tối đa được vay trực tiếp theo quy định của ngân hàng, thì phần
còn lại ngân hàng nên áp dụng hình thức vay gián tiếp thông qua tín chấp của các đoàn
thể, chính quyền địa phương.
- Chính sách giao khoán đất, mặt nước
Tổ chức thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của nhà nước về đất đai theo quy
định của luật đất đai về giao quyền sử dụng đất, mặt nước đầm phá, khuyến khích các hộ
dân tiếp tục khai hoang lập hóa nhằm mở rộng diện tích nuôi trồng gắn liền với lợi ích
của hộ. Thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ diện tích nuôi trồng cho hộ dân
như trong nông nghiệp thực hiện. Trên cơ sở giao khoán, người dân tích cực phát triển
sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
85
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
- Chính sách về khuyến ngư
Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ như giống, thức ăn, kỹ thuật, thú y, thông
tin thị trường, giá cả, chuyển giao công nghệphục vụ cho hoạt động nuôi trồng và nuôi
cá RPĐT nói riêng. Trong đó chú trọng giống và thức ăn công nghiệp vì những yếu tố
này không những quyết định đến trình độ thâm canh mà còn ảnh hưởng đến quy mô,
nhịp điệu của quá trình sản xuất. Đồng thời nó cũng quy điịnh hình thức nuôi cá RPĐT,
góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất của quá trình nuôi.
Cần mở rộng quy mô các trại giống trên địa bàn huyện, tăng cường liên hệ với các cơ
sở lớn, công nghệ cao để lựa chọn được nguồn giống có chất lượng, tỷ lệ đực cao, đầu tư
công nghệ cho các trại giống nhằm tạo được nguồn giống có chất lượng tốt. Khuyến
khích các công ty chế biến thức ăn cho cá phát triển mạng luới phân phối tiêu thụ sản
phẩm rộng khắp để cung ứng tốt hơn cho các hộ nuôi cá.
Tăng cường tuyên truyền kiến thức về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, tuân
thủ lịch thời vụ, xử lý ao nuôi, bảo quản chế biến sau thu hoạchCập nhật các thông tin
về thị trường giá cả, về những tiến bộ mới trong kỹ thuật nuôi cá RPĐT, về sự khắt khe
của thị trường đối với cá RPĐT thương phẩm, chính sách của nhà nước về phát triển thủy
sản đến người dân thông qua mạng lưới khuyến ngư.
Phát triển các loại hình đào tạo, mở các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao công
nghệ theo các chương trình khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật từ xa trên các phương
tiện thông tin đại chúng: báo, đài, vô tuyến Tổ chức tham quan học hỏi từ những
mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, tiếp thị
cho người dân.
Tổ chức công tác kiểm dịch, công tác thú y phải sâu sát đến từng hộ nuôi để kiểm soát
được tình hình dịch bệnh của cá và có những hướng dẫn giúp người nuôi cá sử dụng khoa
học các loại thuốc, tiến hành thực hành kiến thức về phòng và chữa bệnh cho người dân.
Kiểm soát và kiểm tra những giống cá nhập ngoại địa phương, phát triển các trại ươm cá
giống nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất. Xây dựng các mô hình điển
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
86
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
hình về sản xuất hiệu quả gắn liền với môi trường, gây dựng các phong trào thi đua sản
xuất, trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
- Hỗ trợ khâu tiêu thụ sản phẩm cho người dân trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế.
Tăng cường sự hợp tác, liên kết, liên doanh: sự hợp tác giữa các nông hộ hiện nay chỉ
mang tính tự phát, mức độ liên kết còn rời rạc,mạnh ai nấy làm, chỉ thực hiện ở việc trao
đổi lao động và nguồn vật tư. Do vậy cần có định hướng để liên kết các hộ nuôi trong
một tổ chức thống nhất, cùng tham gia liên kết nuôi trồng, tìm kiếm và mở rộng quan hệ
với các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, vừa tạo nên tiếng nói chung có trọng lượng
hơn trong quá trình thương lượng với bên thu mua, vừa phát huy được lợi thế của từng hộ
nuôi. Đồng thời chia sẻ những rủi ro trong sản xuất.
Thành lập các hội nghề để mở rộng quy mô, tăng khả năng đầu tư vốn, thu hút lao
động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên một quy trình sản xuất kinh doanh khép kín
từ sản xuất – chế biến – lưu thông – tiêu thụ, tạo sự chủ động, nhằm bảo vệ lợi ích chính
đáng của các thành viên trong kênh. Các hội nghề có thể trở thành đại diện của các thành
viên tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại, quan hệ đối ngoại một cách thuận lợi,
phát triển thương hiệu, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mỗi thành viên, tạo uy tín, sự tin
tưởng cho khách hàng, làm cơ sở cho việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Tăng cường công tác thông tin thị trường, nâng cao khả năng tiếp thị, quảng bá sản
phẩm. Sản xuất gắn với nghiên cứu thị trường, hướng vào nhu cầu của khách hàng để từ
đó đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với vệ sinh an toàn
thực phẩm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, có thể xâm nhập vào các thị trường
có yêu cầu khắt khe.
Cần có chính sách ưu đãi về thuế, cũng như tạo môi trường về chính sách thuận lợi
cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Thực hiện mô hình kinh tế gắn kết
bốn nhà: Nhà nông – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nhà nước, tạo cầu nối trung
gian cho việc kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người nuôi cá, tránh trường hợp bị
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
87
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
tư thương ép giá, hay “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, tạo niềm tin và sự an tâm
cho các hộ nuôi sản xuất.
Không ngừng tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về những cơ
hội và thách thức đối với thị trường tiêu thụ trong bối cảnh mới. Trên cơ sở đó thúc đẩy
người nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với nhu cầu thị trường. Mở ra các
hội chợ thương mại về hàng thủy sản, tạo điều kiện để người nông dân giới thiệu sản
phẩm của mình, xây dựng một diễn đàn, giúp các nhà sản xuất thủy sản xuất khẩu gặp gỡ
và trao đổi với người nông dân về yêu cầu của thị trường tiêu thụ, tạo sự liên kết chặt chẽ
cùng nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản trên thị trường nội địa cũng như thị
trường quốc tế.
- Chính sách về lao động, việc làm
Nghề nuôi thủy sản đã tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm
được tính mùa vụ trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sống, tận
dụng thời gian nhàn rỗi của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, lao
động tham gia vào nuôi trồng thủy sản ở ven đầm phá, chủ yếu là do các hộ nông dân nên
trình độ chuyên môn, quản lý còn hạn chế. Do vậy nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào
tạo, huấn luyện họ để tiến hành sản xuất hiệu quả hơn, sản phẩm làm ra được thị trường
chấp nhận. Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực trong sản xuất và nghiên cứu khoa học
phục vụ ngành thủy sản cần phải được chú trọng, vì đầu tư vào con người là hiệu quả bền
vững nhất. Xu thế phát triển mạnh mẽ nhất của khoa học kỹ thuật và công nghệ, của trình
độ sản xuất trên thế giới, yêu cầu của quá trình hội nhập đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc
và tăng cường nâng cao trình độ sản xuất của đội ngũ lao động. Chỉ có vậy chúng ta mới
không bị tụt hậu. Nuôi cá nước ngọt nói chung và nghề nuôi cá RPĐT nói riêng cũng
không nằm trong quy luật đó.
3.8.2.4. Đẩy mạnh các hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh
Cần có các chính sách vận động và khuyến khích bà con mạnh dạn đầu tư theo hình
thức nuôi thâm canh. Bởi chỉ nuôi thâm canh mới đạt năng suất cao và tiêu chuẩn cá xuất
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
88
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
khẩu. Bên cạnh đó, diện tích mặt nước ngày càng một khan hiếm, định hướng mở rộng
sản xuất theo chiều sâu – thâm canh là cần thiết và lâu dài.
Hình thức nuôi thâm canh thể hiện sự đầu tư về khoa học kỹ thuật cao, đây là xu
hướng mà bất cứ một quốc gia, địa phương nào cũng lựa chọn, không chỉ đối với nghề
nuôi cá nước ngọt. Nuôi thâm canh không những đạt hiệu quả cao mà còn hạn chế sự tác
động của các yếu tố bất lợi của tự nhiên, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, người nuôi sẽ
tạo sự chủ động hơn trong mùa vụ, hạn chế tính mùa vụ trong sản xuất. tạo điều kiện để
nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất cá RPĐT thương phẩm có chất lượng cao, đáp ứng
nhu cầu thị hiếu cảu người tiêu dùng.
3.8.2.5. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường vùng nuôi
Đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu và ý thức được tầm quan trọng về công
tác bảo vệ môi trường vùng nuôi cá RPĐT. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cá
nhân, tổ chức trong xã hội. Vận động người dân thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với
việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng nuôi. Trên cơ sở đó giúp người dân nhận thức
được những hậu quả trực tiếp đe dọa sự sinh tồn của các thế hệ nếu như họ không có ý
thức bảo vệ ngay từ bây giờ.
Đẩy mạnh công tác phòng trừ dịch bệnh và kiểm soát chất lượng môi trường, đề xuất
những biện pháp xử lý kịp thời cho công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như cho
những người nuôi cá. Cán bộ thú y, các trung tâm khuyến ngư cần tăng cường biện pháp
kiểm dịch và kiểm tra nguồn giống, đảm bảo nguồn giống sạch ngăn chặn các các nạn
dịch bùng phát không chỉ đối với môi trường nuôi mà cả với môi trường tự nhiên.
Phát triển các mô hình nuôi sinh thái, nuôi cá - lúa, cá - tôm, cá xen ghép để đảm bảo
tận dụng nguồn thức ăn trong ao, làm sạch môi trường vùng ao nuôi. Trước và sau mỗi
vụ nuôi, thực hiện xử lý nguồn nước trước khi xả ra kênh mương
Trong việc quy hoạch vùng nuôi hay xây dựng công trình, nên chú trọng đến sự phát
triển của các hệ thống đê điều, rừng phòng hộ ven sông ven biển. Vì nếu không cân nhắc
kỹ lưỡng thì sẽ không tránh được những rủi ro do bão, lũđối với các công trình thủy lợi
cũng như môi trường sinh thái.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
89
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế thủy sản nói chung và nuôi cá RPĐT nói riêng là khai thác lợi thế
và khai thác tiềm năng đất đai, mặt nước trên địa bàn, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
thúc đẩy ngành kinh tế vùng phát triển, bố trí hợp lý cơ cấu kinh tế trong huyện nhà, tăng
thu nhập cho nhân dân, góp phần vào tăng giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm của tỉnh,
đồng thời cũng gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.
Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, luận văn đã hoàn thành một số nội dung và rút
ra kết luận sau:
- Nuôi cá RPĐT là hoạt động nuôi có hiệu quả, đem lại mức lợi nhuận cao, có tiềm
năng lớn về thị trường tiêu thụ. Đối tượng nuôi này nhiều năm qua đã tạo ra bộ mặt mới
cho đời sống người dân các xã Diễn Đoài, Diễn An, Diễn Lộc cũng như nhiều xã nuôi cá
khác trong huyện bởi nhờ nuôi cá thu nhập của người dân ngày càng tăng, đời sống được
cải thiện.
- Phần lớn diện tích nuôi cá RPĐT trên địa bàn huyện là do chuyển đổi từ đất sản
xuất lúa kém hiệu quả, đất nuôi một vụ cá truyền thống nên mức đầu tư chưa cao, chưa
phát huy hết tiềm năng của giống cá nuôi, cá thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Luận văn trình bày thực trạng phát triển kinh tế nuôi cá RPĐT của các hộ nuôi tại
huyện Diễn Châu trong 3 năm gần đây, nhưng chủ yếu tập trung đánh giá năm 2010 để
rút ra những mặt mạnh, những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới về kết
quả và hiệu quả nuôi đó là:
+ Năng suất của các hộ nuôi chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: giống, thức ăn, công
lao động, kỹ thuật áp dụng, thời tiết khí hậu.Trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là
công lao động đầu tư và thức ăn công nghiệp. Nếu biết đầu tư đúng mức các loại thức ăn
bổ sung năng suất cá sẽ đạt cao hơn nữa và cá thu được sẽ đạt tiêu chuẩn về xuất khẩu.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
90
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
+ Giá trị gia tăng của các hộ nuôi cũng chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, chủ
yếu là năng lực hộ, quy mô diện tích thả nuôi, vốn, công lao động, lệ phí, chi phí trung
gian, trong đó chi phí trung gian có ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ tiêu này.
+ Luận văn đã chỉ ra và chứng minh được rằng, xã Diễn Đoài nuôi cá RPĐT đạt
năng suất, chất lượng cao hơn 2 xã Diễn An và Diễn Lộc, xã Diễn An đạt cao hơn xã
Diễn Lộc. Điều này có được là do Diễn Đoài chú trọng đầu tư hơn về các yếu tố đầu vào,
biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi...Diễn An có mức đầu tư chưa bằng
Diễn Đoài nhưng lớn hơn của Diễn Lộc về các yếu tố đầu vào. Diễn Lộc tận dụng quá
nhiều thức ăn tận dụng được từ nông nghiệp, nguồn vốn ít nên đầu tư thu được kết quả
thấp hơn.
+ Bên cạnh đó từ việc điều tra nghiên cứu tôi còn nhận thấy rằng có nhiều vấn đề tồn
tại chưa được giải quyết, hoặc giải quyết chưa tốt gây trở ngại trong quá trình sản xuất
của hộ nuôi như: vấn đề áp dụng kỹ thuật cho các hộ nuôi, vấn đề con giống sạch bệnh,
thức ăn công nghiệp đủ tiêu chuẩn chưa được quan tâm. Việc sử dụng thức ăn tươi là
thức ăn chính vẫn đang chiếm phần lớn tại các hộ nuôi, dịch vụ nghề nuôi cá nước ngọt
chưa phát triển, nguồn vốn hỗ trợ phát triển nuôi cá RPĐT vẫn chưa nhận được nhiều hỗ
trợ từ phía nhà nước. Sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền tuy đã có sự
chuyển biến nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: về quy hoạch, về khuyến ngư, về thị trường
các yếu tố đầu vào và đầu ra Số lượng và năng lực các cán bộ trong ngành còn hạn chế,
chưa đáp ứng tốt yêu cầu và phát triển hội nhập.
- Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả nuôi các RPĐT trên địa bàn huyện. Góp phần
thực hiện mục tiêu CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn của đảng và nhà nước ta.
II. KIẾN NGHỊ
Xuất phát từ thực tế điều tra các hộ nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu, tôi xin đề
xuất một số ý kiến nhằm giải quyết một số vấn đề còn tồn tại trong quá trính nuôi của
hộ dân:
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
91
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
- Đối với nhà nước
Trước hết cần chú trọng trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn vì đây không
chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của người dân mà còn tác động rất lớn đến ngành
nuôi cá nước ngọt
Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách đất đai, chính sách giá, chính sách đầu tư
v.v trong đó cơ chế phải thoáng hơn, thủ tục ít rườm rà hơn giúp người dân dễ tiếp cận
hơn.
Một vấn đề nổi trội trong những khó khăn của hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và
hộ nuôi cá RPĐT nói riêng cần được quan tâm nữa là vốn sản xuất. Do vậy, nhà nước cần
hỗ trợ hơn nữa về chính sách tín dụng, hỗ trợ vay vốn trung hạn hoặc dài hạn với lãi suất
thấp để các hộ dân yên tâm đầu tư sản xuất. Trường hợp gặp rủi ro trong sản xuất, nhà
nước cần có chính sách cho giảm nợ, đối với các hộ khó khăn cần tiến hành giảm lãi nợ
quá hạn, tiếp tục cho vay để người dân tiếp tục sản xuất.
Tiếp tục khuyến khích người dân phát triển nuôi cá nước ngọt bằng các chương trình
cấp con giống, thức ăn cho các hộ khó khăn để bước đầu giúp họ có vốn và kinh nghiệm
sau này.
Nhà nước kêu gọi, tìm kiếm hỗ trợ thực hiện chính sách “tam gia”, nhà nước, nhà
doanh nghiệp và nhà nông cùng bắt tay hợp tác, liên kết tạo điều kiện thuận lợi trong các
khâu sản xuất từ đầu vào đến đầu ra.
Đối với các cấp chính quyền địa phương
Phấn đấu xây dựng trạm giống bố mẹ sản xuất cá bột, liên kết với các trung tâm giống
cá của tỉnh để xây dựng thêm các vùng giống nhân dân tại các hợp tác xã địa phương.
Đầu tư, cải tạo nâng cấp xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn, các
hệ thống kênh mương thoát nước, đường xá, giao thông
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
92
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu
Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư cho ngành nuôi cá nước ngọt, tăng cường
công tác thông tin, dự báo, định hướng thị trường tới từng hợp tác xã, từng hộ dân, đảm
bảo cho việc tiêu thụ thuận tiện với giá cả hợp lý.
Ngân hàng nông nghiệp, các tổ chức tín dụng trên địa bàn cần tạo điều kiện thuận lợi
hơn nữa cho các hộ nuôi cá nước ngọt với lãi suất vay phù hợp.
Đối với các hộ dân
Mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tư vào sản xuất theo hình thức nuôi thâm canh và siêu
thâm canh nhằm thu được năng suất cao, chất lượng cá tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tăng cường tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi do các tổ chức khuyến nông của
địa phương, huyện, tỉnh tổ chức để nâng cao kiến thức quản lý, kỹ thuật nuôi.
Tuân thủ đúng lịch thời vụ bố trí của sở thủy sản, tránh thả quá sớm hoặc quá muộn
cá gặp điều kiện bất lợi về thời tiết sẽ chậm lớn, năng suất thấp.
Nhận thức đúng và làm tốt công tác chuẩn bị ao, phòng trừ dịch bệnh ao vào đầu vụ,
áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, đầu tư công để chăm sóc ao nuôi được tốt hơn.
Tiếp tục tận dụng các phụ phẩm gia đình làm thức ăn tươi, giảm chi phí nuôi nhưng
sử dụng với liều lượng thích hợp, kết hợp đầu tư thêm thức ăn công nghiệp. Đồng thời
làm tốt công tác xử lý ao hồ để hạn chế ô nhiễm môi trường nước và nâng cao năng suất
cho cá.
Võ Thị Thủy – K41B KTNN
93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng “kinh tế nông nghiệp” – Th.S Nguyễn Văn Lạc
2. “Lý thuyết thống kê” – PGS.TS Mai Văn Xuân – PTS Nguyễn Văn Toàn –
PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
3. Bài giảng “quản trị doanh nghiệp nông nghiệp” – TS Phùng Thị Hồng Hà
4. Bài giảng “nguyên lý phát triển nông thôn” – Th.S Nguyễn Quang Phục
5. “Giáo trình kinh tế nông nghiệp” – GS.TS Nguyễn Thế Nhã – PGS.TS Vũ Đình
Thắng
6. “Thống kê nông nghiệp” TS Nguyễn Văn Vượng
7. “Bài giảng kinh tế thủy sản” Th.S Tôn Nữ Hải Âu
8. Khóa luận “đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá nước ngọt huyện Hương
Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế” – SV Nguyễn Thị Yến
9. Một số tạp chí thủy sản, tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn
10. Các báo cáo kết quả sản xuất thủy sản huyện Diễn Châu năm 2008, 2009, 2010
11. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính, phòng trị bệnh cho
cáphòng nông nghệp huyện Diễn Châu cung cấp
12. Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Diễn Châu năm 2009, 2010
13. Một số trang Wep:
Agroviet.gov.vn
Kinhtenongthon.com
Kinhtehoc.vn
Google.com.vn
Gso.gov.com
Nghean.gov.vn
Dienchau.gov.vn
MẪU ĐIỀU TRA HỘ NUÔI CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH
Người phỏng vấn: Võ Thị Thủy. Ngày: ../../..
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
1.1. Tên người được phỏng vấn: .
1.2. Địa chỉ: thônxãhuyện
1.3. Giới tính: ..
1.4. Tuổi: .
1.5. Trình độ văn hóa: ..
1.6. Bắt đầu nuôi cá năm nào?:.
II. THÔNG TIN VỀ NGUỒN LỰC CỞ BẢN CỦA HỘ
2.1. Số người đang sống trong gia đình:
2.2. Số lao động: Số nam:.
2.3. Tình hình đất đai của hộ:
Chỉ tiêu đất đai ĐVT Tổng Giao cấp Đấu thầu Thuê mướn khác
Tổng Ha
1.DT đất ở Ha
2. DT đất SXNN Ha
3. DT đất lâm nghiệp Ha
4. DT đất NTTS Ha
5. DT nuôi cá RPDT Ha
2.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất
Loại tư liệu ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
Máy bơm Cái
Lưới vây M
Lưới kéo M
2.5. Tình hình vốn sản xuất
2.5.1. Ông bà có vay mượn các khoản tín dụng không?
a. Có:. B. không: ..
2.5.2. Nếu có xin ông bà vui lòng cho biết:
Số tiền Lãi suất Thời hạn
Chỉ tiêu Mục đích vay
(trđ) (%/năm) vay (năm)
1. Các ngân hàng nhà nước
2. Quỹ tín dụng
3. Nguồn khác
2.5.3. Ông bà có khoản vay nào quá hạn chưa?
a. Có: b. không:
b. Nguyên nhân của vấn đề này?:
...........................................................................
III. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG
3.1. Ông bà có bao nhiêu ao nuôi:
3.2. Ông bà cho biết thông tin về các ao nuôi?
DT Hình thức Thời gian sở hữu Thuế
Chỉ tiêu Số vụ đã nuôi
(ha) sở hữu (năm) (trđ/năm)
Ao 1
Ao 2
Tổng DT
3.3. Ông bà có tham gia tập huấn không?
a. Có: ..b. không:..
Nội dung tập huấn:
3.4. Thông tin về chi phí nuôi trồng
3.4.1. Chi phí lao động
Ao nuôi 1 Số ngày công (công) Tiền công/ngày (1000đ/công)
+ nạo vét chuẩn bị ao
+ chăm sóc
+ thu hoạch
+ khác
Ao nuôi 2
+ nạo vét chuẩn bị ao
+ chăm sóc
+ thu hoạch
+ khác
3.4.2. Chi phí liên quan tới ao nuôi
TT ao nuôi Tuổi ao (năm) Chi phí xây dựng (1000đ) Chi phí tu bổ (1000đ)
Ao 1
Ao 2
3.4.3. Chi phí chuẩn bị ao đầu vụ
Chi phí Đvt Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
Ao 1
+ chi phí nạo vét Công
+ phân bón Tạ
+ hóa chất Ml
+ chi phí khác Tạ
Ao 2
+ chi phí nạo vét Công
+ phân bón Tạ
+ hóa chất Ml
+ chi phí khác Tạ
3.4.4. Thông tin liên quan đến giống
Mật độ thả Giá mua Thành tiền
TT Nguồn SL con (con)
(con/m2) (1000đ) (1000đ)
Ao 1
Ao 2
3.4.5. Chi phí thức ăn cho ao nuôi
Thức ăn tươi tự có Thức ăn tươi mua ngoài Thức ăn công nghiệp
TT Thành tiền Thành tiền Thành tiền
SL (tạ) SL (tạ) SL (tạ)
(1000đ) (1000đ) (1000đ)
Ao 1
Ao 2
3.4.6. Chi phí phòng trị bệnh
TT ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
Thuốc
Hóa chất
Chi phí khác
3.4.7. Chi phí điện và nhiên liệu
Ao nuôi Số lượng (1000đ) Đơn giá Thành tiền (1000đ)
Ao 1
Ao 2
3.5. Thông tin về kết quả nuôi trồng
Chỉ tiêu Số lượng (tạ) Đơn giá (1000đ/tạ) Thành tiền (1000đ)
Cá loại >= 0,5 kg
Cá loại < 0,5 kg
3.6. Thông tin về tình hình tiêu thụ : ông bà bán cá ở đâu?
3.7. Thông tin về giá
Tăng bao nhiêu (so Không đổi (so Giảm bao nhiêu( so
Chỉ tiêu
với năm 2009) với năm 2009) với năm 2009)
Giá giống
Giá thức ăn
Giá nhân công
Giá cá bán ra
Giá nhiên liệu
Giá các loại khác
Thông tin về gia cả ông bà nghe từ đâu?...........................................
IV. CÁC THÔNG TIN KHÁC
4.1. Kể từ lúc nuôi ông bà bị bao nhiêu vụ mất mùa?.............................. vụ mất mùa
gần đây nhất là năm nào?..........................................
4.2. Ông bà có thể rút ra nguyên nhân chính gây nên mất mùa?
a. Nhiễm bệnh c. Giống
b. Thời tiết d. Thức ăn
Nguyên nhân khác
4.3. Ông bà đánh giá như thế nào về môi trường nuôi xung quanh ao?
a. Rất ô nhiễm d. Ô nhiễm
b. Bình thường e. Khá tốt
c. Môi trường tốt
4.4. Ông bà có muốn mở rộng thêm diện tích nuôi cá nữa không?
A. Có B. Không
Nếu có xin ông bà cho biết vì sao?
a. Sản xuất có lời
b. Có lao động
c. Có vốn
d. Ý kiến khác
4.5. Ông bà có đề xuất, kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển và nâng
cao hiệu quả nuôi cá trên địa bàn?
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Phụ lục: Kết quả chạy hàm Cobb - Douglas
Model Summary
Mod R Adjusted R Std. Error of
el R Square Square the Estimate
1 .910(a) .827 .811 .12086
a Predictors: (Constant), ap dung khoa hoc cong nghe, thuc an tuoi ta/ha, thuc an cong
nghiep ta/ha, cong lao dong cong/ha, giong 1000con/ha
ANOVA(b)
Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.
1 Regression 3.779 5 .756 51.736 .000(a)
Residual .789 54 .015
Total 4.568 59
a Predictors: (Constant), ap dung khoa hoc cong nghe, thuc an tuoi ta/ha, thuc an cong
nghiep ta/ha, cong lao dong cong/ha, giong 1000con/ha
b Dependent Variable: nang suat ca rpdt ta/ha
Coefficients(a)
Unstandardized Standardized
Model Coefficients Coefficients t Sig.
Std. Std.
B Error Beta B Error
1 (Constant) 1.995 .462 4.322 .000
giong 1000con/ha .253 .085 .285 2.970 .004
thuc an tuoi ta/ha -
-.143 .036 -.278 .000
3.929
thuc an cong nghiep
.071 .032 .187 2.244 .029
ta/ha
cong lao dong
.249 .106 .214 2.346 .023
cong/ha
ap dung khoa hoc
.112 .044 .191 2.562 .013
cong nghe
a Dependent Variable: nang suat ca rpdt ta/ha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_nuoi_ca_rpdt_tai_huyen_d.pdf