Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa cá của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu ngày càng thất thường cùng với những biến động to lớn của nền kinh tế trong nước nói chung và nền nông nghiệp nước ta nói riêng, đã gây tác động to lớn cho nền kinh tế nông nghiệp nước nhà. Đất đai trong nông nghiệp đang bị suy thoái nghiêm trọng do tác động của việc canh tác theo phong trào và chạy đua theo những lợi nhuận trướ

pdf76 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa cá của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc mắt, thiên tai bão lụt. Ở nhiều địa phương ven biển, nông dân đua nhau xả nước mặn vào vùng ngọt để nuôi tôm làm cho nhiều diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quy hoạch phát triển nông nghiệp của các địa phương này nói riêng và cả nước nói chung. Để khắc phục tình trạng trên, thì việc chuyển đổi các mô hình sản xuất mới, phù hợp với từng địa phương, nâng cao thu nhập của người nông dân là một việc làm hết sức cần thiết. Là một trong những địa phương như thế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang có nhiều biện pháp để quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, nhiều mô hình sản xuất kết hợp giữa trồng lúa và các loại cây trồng vật nuôi khác đang được áp dụng. Một trong những điển hình cho chủ trương này là các mô hình sản xuất kết hợp ở thị xã Hương Thủy. Trong quy hoạch phát triển vùng ngọt ổn định đến năm 2010, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trương xây dựng nhiều mô hình kết hợp giữa trồng lúa với các loại cây trồng, vật nuôi khác như: lúa-cá, lúa-màu, lúa- tôm, lúa- cua. Là một thị xã nằm ở phía nam thành phố Huế, có diện tích đất tự nhiên 45.817 ha, trong đó đất nông nghiệp 5.517 ha, phần lớn các thửa đất đều manh mún, nhỏ lẻ. TrườngThị xã còn nhiều diện tích đất chiêm trũng chưa được khai thác đúng tiềm năng, nếu chỉ trồng lúa trên diện tích đó thì hiệu quả mang lại cho nông dân rất thấp. Chính vì thế, trong những năm gần đây, thị xã đã nhanh chóng vận động chuyển đổi đất đai và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để nông dân có cơ hội đầu tư và áp dụng các SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 1 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp mô hình sản xuất mới, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Một trong những mô hình đang được đông đảo nông dân trên địa bàn áp dụng là mô hình lúa – cá. Phường Thủy Dương là một trong những phường điển hình của công cuộc chuyển đổi đó. Với diện tích đất nông nghiệp là 782,54 ha, trong đó có 282,91 ha đất trồng thuần lúa, đa số là ở các vùng trũng chưa được khai thác hết tiềm năng. Hòa theo sự phát triển chung của toàn thị xã, chính quyền và những người dân ở đây cũng đã bước đầu thực hiện việc “dồn điền đổi thửa” và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, bước đầu thực hiện các mô hình lúa – cá, lúa – cá – vịt Và khi nói đến hiệu quả kinh tế của các mô hình này, chúng ta phải kể đến mô hình xen canh lúa – cá đã và đang được các hộ nông dân nơi đây thực hiện khá nhiều. Với lợi thế về nguồn nước khá lớn, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thủy Dương còn có một lực lượng lao động dồi dào cho nên trong những năm qua mô hình lúa – cá đang ngày càng được nghiều người dân áp dụng. Đây là một mô hình không quá phức tạp nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ rệt, góp phần nâng cao trách nhiệm của người dân với môi trường và trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mô hình, nhiều người dân vẫn còn gặp không ít khó khăn như đất đai chỉ được chuyển đổi một số thửa còn đa số vẫn còn nhỏ lẻ, nhiều thửa ruộng xa nhà, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, giá cả đầu vào, đầu ra luôn biến động đã làm cho nhiều hộ nông dân không mấy yên tâm khi thực hiện mô hình này. Trước những thuận lợi và khó khăn trên, chúng ta cần giải quyết những mặt tồn tại nhằm hướng tới phát triển mô hình lúa – cá một cách bền vững lâu dài, giúp người dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện môi trường. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Trường1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá tổng quát thực trạng, hiệu quả sản xuất của mô hình lúa - cá trên địa bàn phường Thủy Dương , thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 2 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp xuất một số giải pháp thích hợp để nhân rộng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong sản xuất nông nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình hợp canh lúa – cá. - Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình hợp canh lúa - cá Đông Xuân của các hộ nông dân trên địa bàn phường. - So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình hợp canh lúa – cá vụ Đông Xuân với mô hình độc canh cây lúa vụ Đông Xuân trên cùng một chân ruộng trũng. - Đánh giá tiềm năng cũng như thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện mô hình lúa – cá. - Đề ra một số giải pháp chủ yếu để góp phần giải quyết những khó khăn hiện nay ở các hộ nuôi cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và nhân rộng mô hình. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Các nông hộ thực hiện mô hình lúa – cá trên địa bàn phường Thủy Dương , thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại địa bàn phường Thủy Dương , thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2009 – 2011. - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của mô hình lúa – cá vụ Đông Xuân với mô hình cá Đông Xuân trên cùng một chân ruộng trũng và so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất đó. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Trường1.5.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Là phương pháp được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài nhằm nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tê xã hội. Nó yêu cầu các hiện tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 3 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp một cách khoa học, khách quan và lôgic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là trong sự phát triển không ngừng. 1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn 60 hộ thực hiện mô hình lúa - cá trên địa bàn phường năm 2011 bằng phương pháp điều tra với nội dung điều tra: điều tra các thông tin liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu được phản ánh qua phiếu điều tra đã được xây dựng sẵn để điều tra các hộ thực hiện mô hình lúa – cá. - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu điều tra của hợp tác xã Thủy Dương, số liệu của phòng kinh tế thị xã Hương Thủy. Các tạp chí, các sách báo có liên quan, qua các trang web trên internet 1.5.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu - Sử dụng các bảng biểu: Tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản của sản xuất nông nghiệp. 1.5.4 Phương pháp so sánh - So sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm từ năm 2009 – 2011 ở thị xã Hương Thủy và phường Thủy Dương. - So sánh chênh lệch của các chỉ tiêu giữa hai mô hình lúa Đông Xuân và lúa - cá Đông Xuân trên địa bàn phường. - So sánh tính bền vững của 2 mô hình nhằm phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm, thuận lợi và khó khăn để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp nói chung và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá nói riêng. 1.5.5 Phương pháp chuyên gia Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã chủ động tham khảo ý kiến của thầy cô giáo, cán bộ lãnh đạo và người nuôi cá ở địa phương – những người có liên quan Trườngvà am hiểu sâu sắc các vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện cho bài viết của mình, đồng thời kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 4 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là kinh doanh phải có hiệu quả kinh tế, kinh tế phát triển phải kéo theo xã hội phát triển, môi trường được đảm bảo. Vì vậy, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp ma còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Có rất nhiều khái niệm hiệu quả kinh tế khác nhau, trong phạm vi doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế có thể được khái quát như sau: Theo một cách hiểu đơn giản nhất thì hiệu quả kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh kết quả kinh tế xã hội đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy, muốn có hiệu quả kinh tế tối ưu thì phải tối đa hóa được kết quả và làm thế nào để tối thiểu mức chi phí bỏ ra. Người sản xuất muốn đạt được một kết quả nào đó trong sản xuất kinh doanh thì bắt buộc phải bỏ ra chi phí nhất định để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh giữa đơn vị kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, nó biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhập tính trên một đơn vị chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh tương đối (chỉ tiêu hiệu quả tính được là chỉ tiêu tương đối) và tuyệt đối (chỉ tiêu hiệu quả tính được là chỉ tiêu tuyệt đối). Chỉ tiêu hiệu quả sinh ra từ các loại so sánh trên có tác dụng Trườngkhác nhau trong đánh giá và phân tích kinh tế. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan thể hiện trình độ tổ chức quản lý, trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để tạo ra kết quả lớn nhất. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 5 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Theo giáo trình kinh tế nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng tất cả điều thống nhất về bản chất của nó. Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa đơn vị kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Có nghĩa là người sản xuất muốn đạt được kết quả thì phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định như chi phí lao động, vốn, trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý và so sánh kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ cho biết hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Chênh lệch này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế càng cao. Hiện nay, chỉ tiêu hiệu quả không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế mà phải bao gồm hiệu quả về mặt xã hội cũng như hiệu quả về mặt môi trường. Một doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi các hoạt động sản xuất của nó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng, nâng cao đời sống vật chất và bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, quá trình phát triển kinh tế và phát triển xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, là tiền đề của nhau, mục tiêu để phát triển kinh tế là xã hội và ngược lại. Vì thế, khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải đặt nó trong quan hệ với hiệu quả kinh tế xã hội. 1.1.2 Mô tả về mô hình lúa - cá 1.1.2.1 Một số khái niệm về mô hình, mô hình sản xuất, mô hình nông nghiệp - Mô hình là những hình mẫu để làm đơn giản hệ thống, mô hình mang những tính chất của hệ thống giúp cho việc nghiên cứu hệ thống một cách dễ dàng, nghiên cứu mô hình để chọn cách quản lý, điều hành hệ thống. - Mô hình là một công cụ nghiên cứu khoa học giúp cho các nhà khoa học hiểu biết, đánh giá tối ưu hóa hệ thống. Mô hình còn được dùng để đánh giá tác động của các biện pháp trong quản lý nguồn tự nhiên. - Mô hình sản xuất là hình mẫu sản xuất thể hiện sự kết hợp các nguồn lực trong các điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về mặt sản phẩm và lợi Trườngích về mặt kinh tế. - Mô hình nông nghiệp là mô hình mô tả các hoạt động của hệ thống nông nghiệp. Nhờ đó mà chúng ta có thể mô tả các hoạt động sản suất nông nghiệp tốt hơn, hoàn thiện hơn. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 6 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2.2 Mô tả khái quát về mô hình hợp canh lúa - cá - Nuôi cá trong ruộng lúa là sự kết hợp giữa trồng lúa và nuôi cá trên một đơn vị diện tích đất ruộng. Thông thường, diện tích của ao nuôi cá chiếm khoảng 15 – 20% diện tích đất ruộng, còn lại là diện tích đất trồng lúa, có cá hình thức nuôi sau: + Nuôi luân canh (lúa – cá): Là nuôi cá vào vụ Hè Thu, còn cấy lúa vào vụ Đông Xuân và được thực hiện ở vùng ruộng trũng, canh tác bấp bênh vào vụ mùa. + Nuôi xen canh (lúa – cá – lúa): Vừa cấy lúa vừa nuôi cá trong ruộng. Tức là thả cá vào đầu vụ Đông Xuân và nuôi đến cuối vụ Hè Thu mới thu hoạch. + Nuôi xen canh (lúa – cá): Nuôi cá và trồng lúa ở vụ Đông Xuân, sau khi thu hoạch lại trồng lúa và nuôi cá ở vụ Hè Thu. + Nuôi cá vụ 3: Tiến hành sản xuất 2 vụ lúa và nuôi thêm cá vào mùa mưa. Mô hình này là mô hình nông nghiệp phát triển bền vững về nhiều mặt: về kinh tế, đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu bền, về xã hội thì tạo công ăn việc làm, về môi trường thì không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. - Chọn ruộng nuôi cá: Ruộng trũng, vùng trũng, ngập úng quanh năm hoặc ngập trong mùa mưa lũ, canh tác bấp bênh để chuyển qua nuôi cá, lúa chỉ làm 1 – 2 vụ. Ruộng phải có mực nước đủ sâu, thuận tiện tưới tiêu, nguồn nước phải chủ động, giàu oxy, ít phèn, gần kênh rạch để tiện cấp thoát nước. Khu vực nuôi cá phải không tiếp xúc với khu vực canh tác hoa màu để hạn chế nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu khi cấp nước nuôi cá. Diện tích nuôi tùy theo điều kiện của các nông hộ mà lựa chọn diện tích nuôi phù hợp theo nguyên tắc ruộng càng rộng , vùng cho cá trú ẩn càng sâu càng tốt. Thông thường, diện tích nuôi cá từ 1000m2 (0,1ha) trở lên và phải đạt độ sâu tối thiểu từ 1m trở lên. - Kiến thiết ruộng nuôi cá: Trong ruộng phải có bờ bao quanh, mương bao, cống: Trường+ Bờ bao quanh: chiều rộng chân bờ 2-4 m, chiều rộng mặt bờ 1-2 m, chiều cao của bờ phải cao hơn mực nước lũ hàng năm 0,5 m, những nơi không có điều kiện làm bờ bao có thể dùng lưới bao quanh. Tác dụng của bờ bao quanh là giữ cá, SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 7 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp giữ nước không bị rò rỉ, đi lại trên bờ để chăm sóc và quản lý lúa – cá, có thể trồng thêm màu: mướp, đu đủ để tạo bóng mát cho cá. + Mương bao: diện tích mương bao chiếm 10 – 15% diện tích ruộng, đào cách bờ khoảng 0,5 m để tránh đất từ bờ bao lỡ xuống mương, ruộng đáy mương 1,5 – 2,5 m, ruộng mặt mương 2,5 – 3 m, chiều cao 1- 1,5 m. Tác dụng của mương bao là giữ được nước quanh năm để chứa cá, khi làm đất và thu hoạch cá, giữ cá khi sử dụng thuốc trừ sâu, giữ cá lúc nhỏ và trữ cá lúc thu hoạch. + Cống: tùy điều kiện kinh tế gia đình có thẻ làm cống bằng xi măng, cây dừa, nhựa PVC mỗi ruộng nuôi nên có cống cấp và thoát nước riêng biệt. - Chuẩn bị ruộng cấy lúa: Ruộng cấy lúa trong mô hình lúa - cá phải cải tạo kĩ hơn ruộng trồng lúa truyền thống, vì ngoài việc trồng lúa còn ảnh hưởng tới việc thả cá. Do vậy phải làm ruộng thật kĩ, phải tát cạn, diệt tạp, nạo vét bùn đáy ao, lấp cá hang, lổ mọi và dọn cỏ quanh bờ ao. Bón vôi : liều lượng 5- 10 kg/100 m2 đối với ruộng ít chua, 10 – 15 kg/100 m2 đối với ruộng chua nhiều và rải điều khắp ao, phơi ao 2 -3 ngày, không phơi nứt nẻ để cải tạo độ PH và diệt mầm bệnh hại cá. Tạo thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá bằng cách bón phân với lượng: đối với phân hữu cơ bón 7 – 10 kg/100 m2, đối với phân vô cơ bón 150 – 200 kg/100 m2. Và cấp nước vào qua lưới lọc tránh cá dữ lọt vào ao nuôi. - Thời vụ thả giống: Tùy theo các hình thức nuôi mà định thời gian thả giống cho phù hợp. Thường sau khi cấy 15 – 20 ngày thì thả cá vào ruộng, nếu gieo sạ thì 30 ngày sau mới thả và thả vào lúc sáng sớm hay chiều mát. - Mật độ thả giống: Tùy theo từng chân ruộng khác nhau mà áp dụng mật độ thả cá cho phù hợp. Nuôi cá trên ruộng lúa chủ yếu tận dụng được thức ăn tự nhiên do đó chọn loài cá nuôi là những loài cá ăn tạp, những loài cá ăn lọc: cá chép, cá rô phi, cá trê, cá trôi, cá chim trắng, cá trắm cỏ khi nuôi kết hợp nhiều loại cá khác nhau cũng cần phải có tỷ lệ phù hợp. Có thể thả theo các cách sau: Trường+ Đối với hình thức lúa - cá xen canh, cứ 100 m2 thả: 10 – 15 con cá chép cỡ 6 – 8 cm 10 – 15 con cá rô phi cỡ 4 – 6 cm 8 – 10 con cá trê phi, trê lai cỡ 6 – 8 cm SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 8 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp + Đối với với hình thức lúa - cá luân canh cứ 100 m2 thả : 10 – 15 con cá chép cỡ 6 – 8 cm 5 – 7 con cá trắm cỏ cỡ 10 – 15 cm 5 – 10 con cá rô phi cỡ 4 - 6 cm 10 – 15 con cá trê, trê lai cỡ 6 – 8 cm Nếu các hộ nông dân nuôi cá trong ruộng lúa theo hình thức xen canh và thu hoạch cá sau khi thu hoạch lúa nửa tháng thì lưu ý sau khi cấy lúa phải thả các giống cá có kích thước lớn để kịp với thời gian thu hoạch cá là sau khi thu hoạch lúa. Vì vậy, nếu thả cá có kích cỡ nhỏ thì phải bổ sung nhiều thức ăn nhân tạo hơn để cho cá nhanh lớn. Đây là một trong những mô hình có giá trị cao trong sản xuất nông nghiệp, vừa có tính ổn định nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân và vừa đảm bảo sự ổn định về môi trường sinh thái trong nông nghệp. 1.1.3 Đặc điểm của ruộng trũng, của cá nuôi ở ruộng, của cây lúa 1.1.3.1 Đặc điểm của ruộng trũng Ruộng trũng là những chân ruộng luôn luôn ổn định nước, vào mùa mưa thường bị ngập nước. Ở ruộng trũng có nhiều loài sinh vật sinh sống, nó cung cấp một nguồn thức ăn dồi dào cho cá, cụ thể là những loài động vật sau : - Thực vật lớn : Đó là các loại rong. Vào mùa nước lớn, các loài rong này phát triển rất mạnh và mọc thành từng vùng lớn trên mặt ruộng, mật độ trung bình là 302 g/m2. Tuy nhiên, vào mùa cấy lúa, chúng sẽ bị người dân phá đi để cấy lúa. - Thực vật thấp : Đó là các loại tảo, những loài này phát triển rất nhanh khi ruộng ngập nước. Đặc điểm nuôi cá ở ruộng lúa chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên. Vì vậy, trong mô hình này cần chú ý tới đặc điểm này để có biện pháp tăng thêm nguồn thức ăn cho cá. - Động vật nổi: Có gần khoảng 50 loài động vật nổi ở đồng ruộng trũng. TrườngTrong đó, giáp xác chiếm 15 loài, nhuyễn thể chiếm 19 loài, giun đốt chiếm 24 loài, côn trùng có 7 loài trưởng thành... - Động vật sống quanh gốc lúa và cá bụi thủy sinh: Đây là nhóm động vật chuyên sống bám dựa vào các động vật lớn và sống trong gốc lúa vào mùa cấy lúa. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 9 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Nhóm này, qua điều tra người ta thu được kết quả bao gồm : giáp xác 12 loài, côn trùng 4 loài, giun tơ 1 loài... Tất cả là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá, nguồn thức ăn này càng dồi dào hơn nếu ta đầu tư thêm nhiều phân bón cho ruộng lúa. 1.1.3.2 Đặc điểm của các loài cá nuôi ở ruộng Khi chọn loài cá nuôi trong ruộng lúa cần chú ý chọn những loài cá có những đặc điểm sau : Loài cá nuôi cần có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện canh tác của ruộng lúa. Đặc điểm loài cá sống phù hợp với môi trường của ruộng lúa là các loài cá ăn chất hữu cơ, động vật phù du, sâu bọ và còn có khả năng ăn trực tiếp cám, bột ngô, khoai sắn và thức ăn hỗn hợp... Các loài cá thường được nuôi trong ruộng lúa là : - Cá chép : Cá chép phân bố rộng, có ở gần khắp các nước trên thế giới. Cá chép sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng cũng sống được trong nước lợ có nồng độ muối thấp. Cá chép là loài cá rộng nhiệt, nhưng nhiệt độ thích hợp cho cá chép từ 20 – 280C , sống được ở độ PH thích hợp cho cá là 7 – 8. Cá cũng sống được ở nước tĩnh có hàm lượng oxy thấp hay sống ở nơi có nước chảy thường xuyên. Cá chép là loài ăn tạp thiên về động vật đáy như: nhuyễn thể, giun, ốc, hến, ấu trùng, côn trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non và củ thực vật... Cá cũng ăn được nhiều loài thức ăn do con người cung cấp như bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm, rau, bèo, phân động vật, đồ thừa nhà bếp, phụ phẩm lò mổ... Nuôi trên ruộng, cá hao hụt nhiều vì cá có màu sắc sáng nên kẻ thù dễ phát hiện. Cá chép nuôi ở ruộng ngập nước vào mùa mưa sau 8 – 9 tháng có thể đạt trọng lượng 0,5 – 0,8 kg/con. - Cá rô phi: Cá rô phi là loài đặc trưng ở vùng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện môi trường sống ở Việt Nam và hiện là đối tượng nuôi quan trọng cho nhiều mặt nước trong nội địa và vùng ven biển nước ta. Ở giai đoạn trưởng thành cá ăn Trườngtạp. Thức ăn gồm : mùn bã hữu cơ, tảo lắng ở đáy, ấu trùng, côn trùng, giun, sinh vật phù du. Trong ao nuôi, cá cũng ăn thức ăn nhân tạo như : cám, bột ngô, thức ăn viên, phân gia súc, gia cầm... Đây là loài cá được sử dụng phổ biến nhất trong SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 10 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp các loài cá nuôi trong ruộng lúa HTX Thủy Dương, nó được chọn làm đối tượng nuôi chủ yếu, chiếm 30 – 45% tỷ lệ cá trong ruộng nuôi. - Cá mè: Cá mè có hai loại là mè trắng và mè hoa. Đây là loài cá đặc trưng của khu hệ cá đồng bằng. Trong thủy vực cá phân bố chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa. Cá thích sống trong môi trường nước thoáng, rộng, nước sâu, hàm lượng oxy cao, nhiệt độ thích hợp là 22 – 250C, PH = 7 – 8. Khi trưởng thành cá ăn thực vật phù du là chính, ngoài ra còn ăn thêm động vật phù du và chất hữu cơ lơ lửng. Trong ao nuôi cá cũng ăn thêm thức ăn như cám mịn, bột mì, bột sắn. Trong điều kiện những ao rộng hay ở ruộng lúa ngập nước sâu vào mùa mưa cá lớn rất nhanh, sau 1 năm đạt 0.8 – 1 kg/con. - Cá trắm cỏ : Cá sống ở tầng giữa và các vùng có nhiều cỏ ven bờ, tốc độ sinh trưởng của cá rất nhanh. Thức ăn chủ yếu là rong cỏ dưới nước và nguồn rau xanh trên cạn. Chính vì thế, nuôi cá trắm cỏ kết hợp với trồng lúa sẽ làm sạch cỏ dại cho lúa. Tuy nhiên, cần chú ý là: cá trắm cỏ chỉ nên thả khi lúa đã cứng thân nếu không lúa sẽ trở thành thức ăn cho cá hoặc là nên nuôi theo hình thức luân canh. - Cá trôi: Cá trôi thường sống ở tầng đáy, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại mùn bã hữu cơ, các loại thức ăn bột, cám gạo. Cá trôi có tác dụng sục bùn cho ruộng lúa nếu được nuôi trong mô hình lúa – cá. - Cá tra: là loài cá ăn tạp, chúng ăn tất cả các loại cá con, tép con, ấu trùng, các loại phân hữu cơ, phân chuồng... Do đặc điểm như vậy nên nếu nuôi cá tra trong ruộng lúa thì cần bón nhiều phân chuồng. Vì vậy, người dân cần nắm rõ đặc điểm của từng loại cá để có mức đầu tư, mật độ thả cũng như thời gian thả phù hợp nhằm tăng hiệu quả của mô hình. 1.1.3.3 Đặc điểm của cây lúa Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngũ cốc có lịch sử trồng trọt từ lâu đời và sản phẩm của cây lúa là hạt gạo đã trở thành loại Trườngthực phẩm hết sức quan trọng cho con người, được con người trồng trọt và phát triển, nghề trồng lúa phát triển với nền văn minh của nhân loại. Theo thống kê của cơ quan thực phẩm Liên Hợp Quốc trên thế giới thì có khoảng 147.5 triệu ha trồng lúa và 90% diện tích này là thuộc các nước Châu Á cũng sản xuất 92% SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 11 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp tổng sản lượng gạo trên thế giới. Có thể nói rằng Châu Á là một trung tâm sản xuất gạo lớn nhất thế giới. Tuy hiện nay có nhiều giống lúa khác nhau nhưng về cơ bản có những đặc điểm sau : - Thời gian sinh trưởng của cây lúa: Thời gian sinh trưởng của cây lúa từ lúc nảy mầm cho đến lúc chín thay đổi từ 90 – 180 ngày, nó phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng - Các thời kì sinh trưởng và phát triển: + Trong thời kì sinh trưởng và dinh dưỡng: từ lúc gieo cho đến khi làm đòng, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như: lá, thân, rễ... Quá trình phát triển của cây lúa trong thời kì này trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn mạ (từ khi gieo đến khi mạ có năm lá thật), giai đoạn đẻ nhánh (bắt đầu từ khi cây mạ có nhánh cho đến khi đạt được số nhánh tối đa) và cuối cùng là giai đoạn vươn tốt. Thời kỳ này dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện ngoại cảnh. + Thời kì sinh trưởng sinh thực: Là thời kì phân hóa cơ quan sinh sản, cây lúa hình thành hoa, tập hợp thành bông lúa, bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông và hình thành hạt. Thời kì này kéo dài khoảng 30 ngày, nó quyết định số hoa trên trên một bông lúa, tiền đề cho việc quyết định số hạt tối đa. + Thời kì chín: Bắt đầu từ khi phơi màu (chín sữa) đến khi hạt chín hoàn toàn, kéo dài khoảng 30 ngày ở tất cả các giống lúa. Trong thời kì này, nhiệt độ ôn hòa, độ ẩm vừa phải, lượng nước vừa đủ, trời nắng là điều kiện thuận lợi cho việc tích lượng tinh bột, lúa chín, hạt chắc. + Như vậy, quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi các yếu tố như chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng khác nhau. Nắm được mối quan hệ này chúng ta mới có thể có cơ sở để xây dựng các kế hoạch Trườngsản xuất, áp dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. Trong mô hình lúa – cá, nắm được đặc điểm này để chọn thời gian thả cũng như mật độ thả cá phù hợp. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 12 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4 Các lợi ích từ phương thức nuôi cá kết hợp - Tạo công ăn việc làm, tăng tính chủ động cho người dân. - Tăng thêm thu nhập trên một diện tích đất, góp phần cải thiện đời sống cho nông dân, tận dụng mặt nước và thức ăn sẵn có trên ruộng lúa. Cá và lúa sống chung nhau trong ruộng lúa không có sự cạnh tranh nhau về thức ăn, ngược lại chúng có sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau: + Ruộng lúa cung cấp thức ăn cho cá: các loài cỏ dại, rơm rạ mục, thóc rụng, hạt cỏ, sâu bọ, các loài động vật sống trong ruộng lúa... đều có thể là thức ăn cho các loài cá. Nhờ hệ thống thức ăn này, nông dân đã tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá. + Cá cải tạo điều kiện sống cho cây lúa: các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng như một phần phân bón làm tăng độ mùn, độ xốp cho ruộng lúa. Cá thường xuyên kiếm thức ăn bằng cách sục bùn, làm cho ruộng lúa thoáng khí, tăng quá trình phân giải chất hữu cơ trong ruộng, phân của cá làm tăng độ phì của đất, làm tăng năng suất lúa, tầng oxi hóa hoạt động mạnh tạo điều liện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Cá ăn các loài sâu bọ, côn trùng làm giảm dịch hại cho cây lúa. Nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa giúp người nông dân giảm được chi phí nhân công là cỏ, giảm chi phí bảo vệ thực vật, giảm chi phí đầu tư thức ăn cho cá và kết quả sau cùng là tăng lợi nhuận/đồng vốn bỏ ra của nông dân. - Khuyến khích chăn nuôi phát triển để cung cấp các nguồn phân bón cho mô hình. - Nhờ mối quan hệ tương hỗ giữa cá và lúa nên hạn chế thuốc trừ sâu, giảm ô nhiễm môi trường, tăng sức khỏe cộng đồng. 1.1.5 Nông nghiệp bền vững và phát triển bền vững 1.1.5.1 Nông nghiệp bền vững Ngày nay, mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững không chỉ là mục tiêu Trườngcủa riêng cá nhân quốc gia nào mà nó là mục tiêu hướng tới của mọi quốc gia. Bởi thế, để có thể đứng vững trên thương trường thì người sản xuất không chỉ quan tâm tới lợi ích của cá nhân mình mà còn phải quan tâm đến lợi ích của tập thể. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 13 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Nông nghiệp bền vững, nói một cách cụ thể là một hệ thống nông nghiệp: Về kinh tế đảm bảo được hiệu quả lâu bền. Về xã hội không tạo khoảng cách lớn về giàu nghèo, không làm bần cùng hóa người nông dân và gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Về tài nguyên thiên nhiên không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái và hủy hoại môi trường. Về văn hóa quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo nghi định của TAC/CGIAR (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp): "Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên". Theo giáo sư Đào Thế Tuấn "Nông ngiệp bền vững là một nền nông nghiệp có sức sống về mặt kinh tế, sạch về môi trường và công bằng về xã hội. Nông nghiệp bền vững trả lời cho nhu cầu hiện nay (thức ăn sạch, nước có chất lượng, việc làn và chất lượng cuộc sống) và không làm tổn hại đến nguồn lực tự nhiên cho các thế hệ sau". Như vậy, sự phát triển bền vững luôn bao hàm các mặt: - Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên để có thể thỏa mãn nhu cầu ăn ở của con người. - Giữ gìn chất lượng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ sau. - Tìm cách bồi dưỡng, tái tạo các năng lượng tự nhiên thông qua việc tìm ra các năng lượng thay thế, nhất là năng lượng sinh học. Triết lý của nông nghiệp bền vững là phải hợp tác với thiên nhiên, tuân thủ những quy luật của thiên nhiên, không chống lại thiên nhiên. Phải xem xét toàn bộ hệ thống trong sự vận động của nó, không tách rời từng bộ phận, phải chú ý tới lợi ích toàn cục. Vì vậy, nông nghiệp bền vững không chỉ thu hẹp trong phạm vi nông nghiệp mà còn tham gia giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu. TrườngNông nghiệp bền vững khuyến khích mọi người thay đổi phương thức mới hoàn thiện hơn, kích thích sự sáng tạo của người dân để giải quyết các vấn đề ở địa phương như: ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên... SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 14 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên, người dân chúng ta đã quên với phương thức cũ, để họ thừa nhận và thực hiện chủ trương nông nghiệp bền vững trong thực tiễn là việc khó khăn, là một cuộc đấu tranh gian nan. Vì vậy, những người hoạch định chính sách cần có cái nhìn xa rộng và kiên trì thuyết phục người dân thị mới đem lại kết quả cao. 1.1.5.2 Phát triển bền vững Trong những năm gần đây, do dân số gia tăng mạnh mẽ, con người đã khai thác quá mức các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên làm cho sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ dẫn tới các thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng, hạn hán, lũ lụt xảy ra khắp nơi trên thế giới. Trước những vấn đề trên,vào nửa cuối thế kỉ XX, Liên Hợp Quốc (UN) đã đưa ra ý tưởng về phát triển bền vững. Định nghĩa chung nh...n đất nông nghiệp trên một nhân khẩu của ba khu vực là 0,32 ha. Với bình quân diện tích tương đối lớn như vậy là điều kiện tốt cho các nông hộ đầu tư sản xuất. Bình quân đất canh tác trên một lao động nông nghiệp của ba khu vực được điều tra là 0,45 ha. Đây là một diện tích rất lớn cho một lao động nông nghiệp. Ở khu vực 3 chỉ tiêu này chiếm ưu thế hơn cả, bình quân đất canh tác trên một lao động nông nghiệp là 0,52 ha, kế đến là khu vực 2 với 0,43 ha và cuối cùng là khu vực 4 với 0,41 ha. Nhìn chung, các nông hộ được điều tra trên đây có nguồn đất đai dồi dào, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển các mô hình kết hợp như lúa – cá. Với quy mô đất như vậy, nếu các nông hộ biết sử dụng hợp lý thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. 2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân cư các nông hộ được điều tra tại phường Thủy Dương Mô hình lúa - cá đã và đang được nhiều người dân ở phường Thủy Dương thực hiện khá hiệu quả. Các nông hộ ở đây thường nuôi cá trong khoảng 5 tháng nên chất lượng cá khá cao do có sự đầu tư lớn về thức ăn, công chăm sóc nên sản lượng cá khá cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa đơn thuần. Chính vì lịch thời vụ của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương là thực hiện một năm 2 vụ: vụ Đông Xuân nuôi cá kết hợp với trồng lúa và vụ Hè Thu trồng lúa Trườngthuần hoặc 2 vụ lúa độc canh nên dễ tính toán, trong đề tài tôi chỉ tiến hành nghiên cứu hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân và mô hình lúa Đông Xuân trên cùng một chân ruộng trũng, sau đó so sánh hiệu quả của hai mô hình này. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 31 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp 2.4.1 Quy mô và cơ cấu diện tích đất trong mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân của các nông hộ được điều tra ở phường Thủy Dương Như đã nói ở trên, phần lớn đất canh tác của các nông hộ ở phường Thủy Dương đều là chân ruộng trũng nên hầu hết các nông hộ nơi đây đều thực hiện sản xuất theo hình thức nuôi cá xen với trồng lúa vụ Đông Xuân, và đến vụ Hè Thu chỉ tiến hành trồng lúa thuần do đặc điểm lũ lụt ở miền Trung thường diễn ra vào khoảng tháng 10 dương lịch nên không thể tiến hành nuôi cá xen lúa được. Bảng 5 dưới đây sẽ cho ta thấy quy mô hình lúa - cá và cơ cấu diện tích, năng suất và sản lượng trong mô hình lúa - cá của các nông hộ được điều tra ở phường Thủy Dương. Với lợi thế đa số đất canh tác là ruộng trũng như vậy, cộng với việc hợp tác xã Thủy Dương đã 2 lần thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa” vào các năm 2004 và 2007 đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất và chuyển đổi sang mô hợp canh có hiệu quả nên các nông hộ được điều tra có quy mô diện tích đất lúa - cá khá cao. Bình quân mỗi hộ sử dụng 0,71 ha để thực hiện mô hình này. Trong đó các nông hộ sử dụng 45,07% diện tích đất tức là 0,32 ha để đào mương thả cá. Phần còn lại là để trồng lúa, bình quân mỗi hộ dành 0,39 ha để trồng lúa, chiếm 54,93% trong tổng diện tích đất lúa – cá. Mương nuôi cá chỉ là nơi để cá về nghỉ ngơi và để dễ dàng cho người dân chăm sóc và thu hoạch. Toàn bộ diện tích đất lúa - cá sẽ là nơi sinh sống và kiếm ăn của các loài cá. Nhìn chung, không có sự chênh lệch lớn về diện tích lúa - cá giữa 3 khu vực. Khu vực 3 có diện tích lúa - cá bình quân trên một hộ cao nhất là 0,77 ha chiếm 67,54% trong tổng diện tích đất trồng lúa của khu vực, tiếp đến là khu vực 2 với 0,70 ha chiếm 71,43% và thấp nhất là khu vực 4 với 0,65 ha chiếm 70,65% trong tổng diện tích đất trồng lúa của mỗi khu vực này. Như vậy, cả 3 khu vực điều có diện tích đất lúa – cá lớn hơn diện tích đất trồng lúa rất nhiều. Và ta dễ nhận thấy rằng, đa số đất canh tác của các khu vực đã được chuyển đổi sang sản xuất theo mô hình lúa – cá, hình thức sản xuất này đang là một trong những hoạt động sản xuất Trườngnông nghiệp chính của những nông hộ ở các khu vực này. Điều đó nói lên rằng, phong trào xây dựng mô hình lúa - cá của các khu vực là rất phát triển, người dân nơi đây đã biết tận dụng những lợi thế của khu vực mình để đào đắp quy hoạch các vùng ruộng trũng và các vùng ruộng sản xuất vụ mùa bấp bênh sang sản xuất theo SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 32 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp mô hình lúa – cá. Nó cũng thể hiện sự nỗ lực, cố gắng đầu tư không ngừng của những người dân ở đây trong việc phát triển kinh tế vươn lên làm giàu. Năng suất cây trồng vật nuôi là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ đầu tư thâm canh cũng như hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Các hộ sản xuất ở đây chỉ thực hiện mô hình lúa - cá theo hình thức làm lúa - cá xen canh ở vụ Đông Xuân còn vụ Hè Thu chỉ trồng lúa. Vì thế, tôi chỉ tính toán năng suất, sản lượng lúa và cá ở vụ Đông Xuân. Năng suất lúa Đông Xuân bình quân trên một hộ của các khu vực đạt 5,98 tấn/ha. Trong đó, năng suất lúa của khu vực 3 cao nhất, đạt 6,00 tấn/ha, khu vực 2 đạt 5,98 tấn/ha và khu vực 4 đạt 5,96 tấn/ha. Tuy đây không phải là năng suất tối đa mà mô hình có thể đem lại, nhưng cũng là một kết quả khá cao. Năng suất như vậy đã thể hiện được sự đầu tư chăm sóc của người dân rất lớn, đồng thời cũng phần nào thể hiện được tác dụng của việc nuôi cá kết hợp với trồng lúa. Trong mô hình lúa – cá, đáng nói hơn cả là năng suất cá. Nhìn vào bảng 5 ta thấy, năng suất cá trong một vụ của các hộ khá cao. Năng suất cá bình quân mỗi hộ đạt 3,01 tấn/ha với mức sản lượng là 0,97 tấn. Với thời gian nuôi không dài nhưng với sự đầu tư lớn cả về thức ăn lẫn công chăm sóc nên năng suất cá đạt được khá khả quan. Khu vực 3 có năng suất cá bình quân trên hộ lớn nhất, đạt 3,06 tấn/ha với sản lượng 1,06 tấn, thấp hơn là khu vực 2 đạt 3,03 tấn/ha với sản lượng 1,00 tấn và thấp nhất là khu vực 4 đạt 2,95 tấn/ha với sản lượng là 0,86 tấn. Tổng thu từ cá và lúa của các hộ đạt được cũng khá cao. Tổng thu bình quân mỗi hộ của 3 khu vực là 47.977 nghìn đồng trong đó tổng thu từ cá đạt 34.133 nghìn đồng chiếm 71,15% và tổng thu từ lúa là 13.844 nghìn đồng chiếm 28,85%. Trong đó tổng thu bình quân trên một hộ của khu vực 3 cao nhất là 52.316 ngìn đồng, tiếp đến là khu vực 2 với 48.657 nghìn đồng và cuối cùng là khu vực 4 với 42.957 nghìn đồng. Cả 3 khu vực đều có nguồn thu từ cá chiếm ưu thế hơn cả, mặc dù sản lượng cá bình quân trên một hộ của 3 khu vực chỉ có 0,97 tấn nhưng chiếm đến 71,15% trong tổng nguồn thu bình quân trên một hộ, còn sản lượng lúa bình quân trên một hộ là 2,33 tấn, cao hơn rất nhiều so với sản lượng cá bình quân trên Trườngmột hộ nhưng chỉ chiếm 28,85% trong tổng nguồn thu từ lúa và cá. Cụ thể, nguồn thu từ cá của khu vực 2 chiếm 72,14%, khu vực 3 chiếm 70,79% và khu vực 4 chiếm 70,46% trong tổng thu. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 33 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Bảng 5: Diện tích, năng suất và sản lượng mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân của các nông hộ điều tra Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 BQC Chỉ tiêu ĐVT Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) 1. Diện tích Ha/hộ 0,70 100 0,77 100 0,65 100 0,71 100 - Đất mương nuôi cá Ha/hộ 0,32 45,71 0,34 44,16 0,29 44,62 0,32 45,07 - Đất lúa Ha/hộ 0,38 54,29 0,43 55,84 0,36 55,38 0,39 54,93 2. Năng suất Tấn/ha - Lúa Tấn/ha 5,98 6,00 5,96 5,98 - Cá Tấn/ha 3,03 3,06 2,95 3,01 3. Sản lượng Tấn - Lúa Tấn/hộ 2,26 2,60 2,12 2,33 - Cá Tấn/hộ 1,00 1,06 0,86 0,97 4. Tổng thu 1000đ/hộ 48.657 100 52.316 100 42.957,75 100 47.977 100 - Lúa 1000đ/hộ 13.557 27,86 15.282 29,21 12.691,50 29,54 13.844 28,85 - Cá 1000đ/hộ 35.100 72,14 37.034 70,79 30.266,25 70,46 34.133 71,15 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2011) SVTH: Lê Thị Thanh TrangTrường- K42BKTNN 34 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Như vậy, nhìn chung cả 3 khu vực đều có sự đồng đều tương đối về cả diện tích, năng suất, sản lượng và tổng thu từ lúa cá. Trong đó khu vực 3 tỏ ra có hiệu quả hơn cả trong việc thực hiện mô hình lúa – cá. Có được kết quả như vậy chứng tỏ cả 3 khu vực đều có sự đầu tư cao cả về vốn và lao động. Qua bảng số liệu trên ta thấy nuôi cá trong ruộng lúa đạt được kết quả cao về năng suất và sản lượng. Mô hình lúa – cá có thể được nhân rộng hơn nữa , không chỉ trong 3 khu vực này mà còn ở các khu vực khác trong phường Thủy Dương. Điều quan trọng là các nông hộ cần tận dụng và khai thác tối đa các nguồn lực hiện có của mình. Đồng thời, các cấp chính quyền cần làm tốt công tác “dồn điên đổi thửa”, xây dựng mương rãnh, hỗ trợ kĩ thuật giúp nhân dân có điều kiện phát huy mô hình lúa – cá. 2.4.2 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí trong mô hình lúa - cá Đông Xuân Bất kì một hoạt động sản xuất nào, để đánh giá được hiệu quả kinh tế của nó thì phải kể đến chi phí. Chi phí càng cao thì giá trị gia tăng càng giảm xuống. Tuy nhiên, sự đầu tư hợp lý và cân đối các yếu tố trong chi phí trung gian là điều kiện quyết định đến giá trị gia tăng và thu nhập. Số liệu ở bảng 6 sẽ cho ta thấy mức đầu tư chi phí trong mô hình lúa - cá Đông Xuân của các nông hộ được điều tra trên địa bàn phường Thủy Dương. Như chúng ta đã biết, ưu điểm nổi trội trong việc nuôi cá kết hợp với trồng lúa là chi phí thuốc bảo vệ thực vật và chi phí phân bón đã giảm đi rất đáng kể. Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy rõ được điều này. Trước hết là chi phí thuốc bảo vệ thực vật, nếu như trồng lúa đơn thuần thì thuốc bảo vệ thực vật cũng chiếm một khoảng đáng kể trong tổng chi phí thì đối với mô hình lúa - cá thì chí phí thuốc bảo vệ thực vật chỉ chiếm một mức rất nhỏ trong tổng chi phí, hầu như là không đáng kể, bình quân trên một ha các hộ chỉ dùng 56,69 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng chi phí là 0,15%. Đa phần là những hộ có diện tích sản xuất lớn khó kiểm soát triệt để thì họ mới dùng để phòng bệnh là chính, các loại thuốc mà các hộ Trườnglàm mô hình lúa - cá thương dùng là thuốc kích thích, thuốc lem lép hạt và khô vằn. Còn các loại thuốc diệt cỏ, bọ trĩ, rầy nâu, sâu cuốn lá thì không cần thiết nữa bởi vì cá chính là một phương thuốc hữu hiệu diệt hết sâu bọ, côn trùng và cỏ dại cho ruộng lúa, đó chính là một nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Do vậy, khi thực hiện mô SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 35 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp hình này, các hộ nông dân tiết kiệm được một khoản chi phí mà giá trị của nó mang lại khó có thể lượng hóa hết được. Bên cạnh đó, lợi ích về mặt sức khỏe cho người dân và lợi ích về mặt môi trường của việc không dùng thuốc bảo vệ thực vật mang lại rất lớn, nó đảm bảo sức khỏe cho người dân và góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững mà trong phương thức sản xuất thuần lúa khổng thể mang lại. Tiếp đến là phân bón hóa học cũng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, bình quân mỗi ha các hộ chỉ dùng 486,29 nghìn đồng, chiếm 1,33% trong tổng chi phí. Trong mô hình lúa – cá, hầu hết các hộ chỉ sử dụng phân tổng hợp NPK mà không dùng loại phân hóa học khác. Các nông hộ chỉ bón một lượng nhỏ phân hóa học để giúp cây lúa phát triển, hạt lúa săn chắc hơn, ngoài ra nó còn giúp các động vật phù du phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn cho cá. Trong cơ cấu tổng chi phí cho mô hình lúa - cá của các nông hộ thì chi phí về thức ăn bột cho cá chiếm tỷ lệ cao nhất, bình quân một ha các hộ đầu tư 13.468,61 nghìn đồng, chiếm 36,75% trong tổng chi phí. Điều đó chứng tỏ các hộ ở đây không chỉ chú trọng đến trồng lúa mà còn rất chú trọng đầu tư lớn cho cá. Thức ăn bột là nguồn thức ăn chủ yếu giúp cá mau lớn, khỏe mạnh, đạt năng suất cao. Trong đó, khu vực 2 đầu tư chi phí thức ăn bột cá lớn nhất, bình quân mỗi ha là 13.903,57 nghìn đồng, chiếm 37,15% trong tổng chi phí làm lúa – cá của khu vực này, tiếp đến là khu vực 4 với 13.616,28 nghìn đồng, chiếm 37,10% trong tổng chi phí và thấp nhất là khu vực 3 với 12.885,99 nghìn đồng, chiếm 35,96% trong tổng chi phí. Bênh cạnh thức ăn bột cho cá, các nông hộ ở đây con cho cá ăn thêm thức ăn tận dụng. Đó là các loại rau cỏ, phân chim cút, cám Mức đầu tư bình quân của các hộ là 1.519,45 nghìn đồng, chiếm 4,15% trong tổng chi phí. Khu vực có nguồn thức ăn tận dụng cho cá lớn nhất vẫn là khu vực 2 với 1.533,21 nghìn đồng, chiếm 4,10%, khu vực 4 là 1.524,81 nghìn đồng, chiếm 4,16% và khu vực 3 là 1.500,33 Trườngnghìn đồng, chiếm 4,19% trong tổng chi phí của mỗi khu vực. Điều này chứng tỏ các hộ nông dân ở đây rất cần cù và biết cách tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 36 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Bảng 6: Cơ cấu chi phí sản xuất trong mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân (BQ/ha) Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 BQC CHỈ TIÊU Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (1000đ) (%) (1000đ) (%) (1000đ) (%) (1000đ) (%) I- Chi phí bằng tiền (Cbt) 33.880,78 90,52 32.669,72 91,16 33.205,18 90,49 33.251,89 90,72 A- Chi phí trực tiếp (Ctt) 33.527,21 89,58 32.393,72 90,39 32.990,12 89,90 32.970,35 89,95 1. Lúa giống 841,29 2.25 863,84 2,41 858,60 2,34 854,58 2,33 2.Cá giống 4.850,00 12,96 5.407,82 15,09 5.145,35 14,02 5.134,39 14,01 3. Mua thức ăn 13.903,57 37,15 12.885,99 35,96 13.616,28 37,10 13.468,61 36,75 4. Thức ăn tận dụng 1.533,21 4,10 1.500,33 4,19 1.524,81 4,16 1.519,45 4,15 5. Phân tổng hợp (NPK) 507,86 1,36 451,47 1,26 499,53 1,36 486,29 1,33 6. Thuốc bảo vệ thực vật 53,57 0,14 58,37 0,16 58,14 0,16 56,69 0,15 7. Đào ao 921,43 2,46 892,51 2,49 899,22 2,45 904,39 2,47 8. Làm đất 854,29 2,28 885,99 2,47 880,62 2,40 873,63 2,38 9. Vôi 460,70 1,23 447,56 1,25 435,81 1,19 448,03 1,22 10. Bơm nước 4.000,00 10,69 3.687,30 10,29 3.817,05 10,40 3.834,78 10,46 11. Thuê lao động TH, VC lúa 1.757,14 4,69 1.669,97 4,66 1.630,70 4,45 1.685,94 4,60 12. Thuê đất 3.677,14 9,82 3.600,00 10,05 3.600,00 9,81 3.625,71 9,90 13. CP khác 167,00 0,45 42,57 0,12 24,01 0,06 77,86 0,21 B- KHTSCĐ 353,57 0,94 276,00 0,77 215,06 0,59 281,54 0,77 II-Chi phí tự có (Ctc- công LĐGĐ) 3.548,57 9,48 3.167,30 8.84 3.488,37 9,51 3.401,41 9,28 1. Gieo, tỉa 1.920,00 5,13 1.313,36 3,66 1.525,58 4,16 1.586,31 4,33 2. TH, VC cá 788,57 2,11 773,94 2,16 762,79 2,08 775,10 2,11 3. TH, VC lúa 240,00 0,65 360,00 1,00 360,00 0,98 320,00 0,87 4. Cho cá ăn, chăm sóc lúa 600,00 1.60 720,00 2,01 840,00 2,29 720,00 1,96 TỔNG CPSX (C) 37.429,35 100 35.837,02 100 36.693,55 100 36.653,30 100 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2011) SVTH: Lê Thị Thanh TrangTrường- K42BKTNN 37 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Như vậy, nguồn thức ăn cho cá và nguồn phân bón cho lúa được các hộ nông dân ở đây rất chú trọng. Ngoài thức ăn tự nhiên như thực vật phù du, cỏ dại, côn trùng, sâu bọ, việc nuôi cá còn được đầu tư thêm nhiều thức ăn tinh giúp cá mau lớn, cho năng suất cao. Điều này chứng tỏ các hộ nông dân rất chú trọng trong việc nuôi cá. Trong tổng chi phí của mô hình lúa - cá thì chi phí cá giống chiếm tỉ lệ cao thứ hai sau chi phí thức ăn cho cá. Bình quân một ha các hộ đầu tư 5.134,39 nghìn đồng tiền cá giống , chiếm 14,01% trong tổng mức chi phí đầu tư. Trong đó, khu vực 3 có mức đầu tư cho chi phí cá giống cao nhất là 5.407,82 nghìn đồng, chiếm 15,09% trong tổng chi phí của khu vực này, kế đến là khu vực 4 với mức đầu tư bình quân là 5.145,35 nghìn đồng/ha, chiếm 14,02% và thấp hơn cả là khu vực 2 với 4.850,00 nghìn đồng chiếm 12,96% trong tổng chi phí của mỗi khu vực. Cá ở đây được nuôi trong thời gian 5 tháng nên giống được sử dụng thường là cá giống đã lớn. Tùy vào diện tích đất đai, nguồn lực gia đình và nguồn giống tại địa phương mà mật độ thả của các hộ ít nhiều có sự chênh lệch nhau. Tuy nhiên, mật độ thả thông thường là từ 6 – 8 con/ m2. Hầu hết các hộ đều mua giống cá tại trại giống Cư Chánh và ở địa phương. Các loài cá được nuôi chủ yếu ở đây là: cá trê, cá cỏ, cá rô phi, cá mè, cá basa, cá chép. Đó là những loài cá truyền thống có giá trị kinh tế, rất phù hợp với điều kiện nuôi của phường Thủy Dương và dễ tiêu thụ. Đối với mô hình lúa - cá chi phí bơm nước là một khoản chi phí đáng kể đối với các hộ nông dân. Bình quân trên một ha mỗi hộ phải bỏ ra 3.834,78 nghìn đồng cho việc bơm nước, chiếm 10,46% trong tổng chi phí của hộ. Thời điểm cần tháo nước là khi lúa để nhánh, lúc này nước cạn sẽ có lợi cho lúa sinh rễ và đẻ nhánh, tới thời kì vươn dài làm đòng lúa lại cần nhiều nước thì phải bơm nước vào. Thời kì giữ nước nông thì cá còn nhỏ, lúc phơi ruộng (7 – 10 ngày) nên chúng có thể rút xuống mương hố để sinh sống, sau đó cá lớn dần, nước ruộng cũng cho sâu dần. TrườngNgoài ra, còn cần b ơm nước khi phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa, người dân phải tháo cạn nước và rút cá về mương để đảm bảo an toàn cho cá, sau một thời gian lại phải bơm nước vào cho cá lên ruộng lúa. Đến mùa thu hoạch cá thì đây cũng là chi phí không thể thiếu. Trong khi đó giá dầu lên cao, vào thời điểm năm 2011, 1 lít dầu SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 38 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp có giá là 20 nghìn đồng, bình quân mỗi sào cần khoảng 8 – 10 lít dầu cho việc bơm nước. Do vậy, chi phí bơm nước cũng là một khoản chi phí khá cao của các nông hộ trong mô hình này. Một khoản chi phí nữa cũng phải kể đến đó là chi phí đào ao. Đối với việc đào ao ở một số xã khác có thể do hợp tác xã đảm nhiệm như HTX Thủy Tân, HTX Thủy Thanh, HTX Thủy Châu còn đối với phường Thủy Dương thì công việc đào ao do chính người nông dân tự làm. Mỗi nông hộ tự tiến hành đào mương rãnh, nạo vét ao,đắp bờ, làm cống, chuẩn bị ao để nuôi cá và trồng lúa. Khoản chi phí này được các hộ đầu tư một lần khi bắt đầu thực hiện mô hình và phân bổ cho 13 đến 15 năm, mỗi năm sản xuất một vụ cá. Vì vậy, bình quân trên một ha mỗi hộ phải chi 904,39 nghìn đồng cho việc đào, nạo vét ao, đắp bờ cho một vụ sản xuất, chiếm 2,47% trong tổng chi phí. Chi phí làm đất cũng là một khoản chi phí không nhỏ khi làm mô hình lúa – cá. Do diện tích đất rộng, sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ, lao động gia đình không thể làm hết được, trong khi đó hầu hết các hộ lại không tự túc được các loại máy móc phục vụ cho nông nghiệp nên bắt buộc phải thuê máy để làm đất. Khoản chi phí này các hộ phải trả cho hợp tác xã Thủy Dương bình quân trên một ha là 873,63 nghìn đồng, chiếm 2,38% trong tổng chi phí. Vì đây là một dịch vụ của hợp tác xã nên với diện tích gần bằng nhau thì chi phí không chênh lệch nhau đáng kể. Bên cạnh các vật tư thiết yếu thì vôi cần thiết để cân bằng độ PH, khử chua trong đất là không thể thiếu khi thực hiện mô hình này. Bình quân một ha các hộ sử dụng 448,03 nghìn đồng tiền vôi, chiếm 1,22% trong tổng chi phí. Để đảm bảo đúng kỹ thuật, đa số các hộ đều bón khoảng 50 kg/sào nhưng do giá vôi thấp nên khoản chi phí này không đáng kể lắm. Tiếp đến là chi phí lúa giống, bình quân một ha các hộ sử dụng 854,58 nghìn đồng tiền lúa giống, chiếm 2,33% trong tổng chi phí. Khoản chi phí này cũng không Trườngphải là cao lắm. Giống lúa mà các nông hộ ở đậy sử dụng chủ yếu là giống lúa Khang Dân được mua tại HTXNN Thủy Dương. Chi phí gieo sạ, tỉa, dặm phần lớn do lao động gia đình thực hiện, chi phí này bình quân trên một ha là 1.586,31 nghìn đồng, chiếm 4,33% trong tổng chi phí. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 39 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Trong đó, khu vực 2 có chi phí này cao nhất là 1.920,00 nghìn đồng, chiếm 5,13% trong tổng chi phí của khu vực này, tiếp đến là khu vực 4 với 1.525,58 nghìn đồng, chiếm 4,16%, và thấp nhất là khu vực 3 với 1.313,36 nghì đồng, chiếm 3,66% trong tổng chi phí của mỗi khu vực. Đối với thu hoạch, vận chuyển lúa, bình quân mỗi hộ chi 2.005,94 nghìn đồng cho việc thu hoạch, vận chuyển lúa, chiếm 5,47% trong tổng chi phí bình quân của 3 khu vực. Bình quân 1 sào các hộ phải bỏ ra 1,5 công gặt lúa với đơn giá một công là 120 nghìn đồng. Khu vực 3 có chi phí này cao nhất là 2.029,97 nghìn đồng/ha, khu vực 2 là 1.997,14 nghìn đồng/ha và thấp nhất là khu vực 4 với1.990,70. Hầu hết các nông hộ ở đây đều cắt bằng tay với hình thức chủ yếu là trả công, trong đó công lao động thuê ngoài chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với công lao động gia đình do tính thời vụ của nó, bình quân trên một ha các nông hộ phải chi 1.685,94 nghìn đồng cho lao động thuê ngoài chiếm 4,60% trong khi chi phí lao động gia đình chỉ là 320,00 nghìn đồng chiếm 0,87% trong tổng chi phí. Riêng thu hoạch vận chuyển cá chỉ chiếm một khoản mục chi phí nhỏ trong tổng chi phí . Bình quân trên một ha các hộ chi 775,10 nghìn đồng cho việc thu hoạch cá, chỉ chiếm 2,11% trong tổng chi phí. Việc thu hoạch cá không phải gấp rút, khẩn trương như thu hoạch lúa mà tùy theo nhu cầu của các tư thương, các chợ và lao động hiện có để thu hoạch. Thông thường các hộ thường bỏ ra 0,7 công/sào cho công việc thu hoạch cá và chủ yếu là sử dụng lao động gia đình. Như đã nói ở trên, đa phần diện tích mà các hộ làm mô hình lúa - cá đều là do đấu thầu từ hợp tác xã Thủy Dương nên sau mỗi vụ các nông hộ phải trả cho hợp tác xã bình quân một ha là 3.625,71 nghìn đồng, chiếm 9,90% trong tổng chi phí. Khoản chi phí này ngoài tiền thuê đất còn bao gồm cả dịch vụ tưới tiêu cho lúa nhưng không bao gồm chi phí bơm nước cho cá. Hợp tác xã sẽ đứng ra thu khoản này và trả lại cho những hộ có đất nhưng không có khả năng canh tác nên họ cho Trườngthuê đất để làm mô hình lúa – cá. Chi phí chăm sóc, làm cỏ, cho cá ăn cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí của mô hình, bình quân trên một ha các nông hộ bỏ ra 720,00 nghìn đồng tương ứng với 1,96% và công việc này do chính lao động gia đình đảm nhiệm. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 40 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Đối với các tài sản cố định (chòi, lưới) chỉ chiếm một khoản chi phí rất nhỏ, bình quân trên một ha chi phi khấu hao tài sản cố định chỉ chiếm 0,77% trong tổng chi phí tương ứng với 281,54 nghìn đồng. Trong đó, khu vực 2 cao nhất là 353,57 nghìn đồng chiếm 0,94%, đứng thứ hai là khu vực 3 với 276,00 nghìn đồng chiếm 0,77% và thấp nhất là khu vực 4 với 215,06 nghìn đồng chiếm 0,59%. Phần chi phí khác trong mô hình lúa - cá bao gồm chi phí nội đồng, chi phí duy tu bảo dưỡng đê kè hằng năm Các loại chi phí này bình quân một ha các hộ phải chi 77,86 nghìn đồng, chiếm 0,21% trong tổng chi phí của mô hình. Trong mô hình lúa - cá công lao động gia đình đóng một vai trò rất quan trọng. Hầu hết các khâu từ gieo sạ, tỉa dặm, cho cá ăn, chăm sóc lúa, cácho đến khâu thu hoạch, vận chuyển cá đều do lao động gia đình đảm nhiệm, rất ít khi thuê ngoài vì sẽ mất tính chủ động và lãng phí (riêng chỉ có thu hoạch lúa mới thuê thêm lao động do tính thời vụ của nó). Do vậy, một ha các nông hộ phải bỏ công lao động gia đình của mình ra tương ứng với trị giá là 3.401,41 nghìn đồng, đây là một con số không phải là ít nếu các hộ phải thuê lao động ngoài. Qua bảng số liệu ta thấy chi phí sản xuất trong mô hình lúa - cá mà các hộ nông dân ở đây bỏ ra rất nhiều. Bình quân trên một ha các hộ phải đầu tư 36.653,30 nghìn đồng cho một vụ sản xuất. Trong đó, khu vực đầu tư chi phí cao nhất là khu vực 2 với 37.429,35 nghìn đồng, đứng thứ hai là khu vực 4 với 36.693,55 nghìn đồng và khu vực 3 là thấp nhất với 35.837,02 nghìn đồng. Đối với người nông dân đây thực sự là một khoản đầu tư rất lớn đối với khả năng của họ nhưng do nhìn thấy được hiệu quả sản xuất của mô hình này mang lại nên các nông hộ ở đây đã mạnh dạn đầu tư dưới sự hỗ trợ của hợp tác xã Thủy Dương( được HTX cho ứng trước thức ăn, cho vay để đào ao mương nuôi với lãi suất ưu đãi) của người thân và vay của tư nhân để phục vụ cho sản xuất. 2.4.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân ở phường Thủy TrườngDương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Hiệu quả kinh tế là thước đo về mặt chất lượng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cũng là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá kết quả làm ăn của các doanh nghiệp và người nông dân. Trên cơ sở tổng hợp các khoản mục chi phí và kết SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 41 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp quả sản xuất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau: GO, C, MI,NB. Bảng 7 là tổng hợp điều tra và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân của các nông hộ được điều tra tại phường Thủy Dương Bảng 7: Hiệu quả của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân (BQ/ha) Chỉ tiêu ĐVT Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 BQC 1. GO 1000đ 69.510,89 68.164,33 66.601,16 68.092,13 2. C 1000đ 37.429,35 35.837,02 36.693,55 36.653,30 a. Cbt 1000đ 33.880,78 32.669,72 33.205,18 33.251,89 + Ctt 1000đ 33.527,21 32.393,72 32.990,12 32.970,35 + KHTSCĐ 1000đ 353,57 276,00 215,06 281,54 b. Ctc 1000đ 3.548,57 3.167,30 3.488,37 3.401,41 3. MI [1 – a] 1000đ 35.630,11 35.494,61 33.395,98 34.840,24 4. Nb [1 – 2] 1000đ 32.081,54 32.327,31 29.907,61 31.438,83 5.MI/GO Lần 0,51 0,52 0,50 0,51 6.MI/Ctt Lần 1,06 1,10 1,01 1,06 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2011) Giá trị sản xuất (GO) và chi phí sản xuất (C) Giá trị sản xuất bình quân trên một ha mà các nông hộ thu được trong mô hình lúa – cá, trong một vụ Đông Xuân là 68.092,13 nghìn đồng. Đây là một khoản thu rất lớn cho các nông hộ.Tuy nhiên, bên cạnh đó thì chi phí sản xuất mà các hộ nông dân phải bỏ ra trong mô hình này cũng rất lớn, bình quân trên một ha trong một vụ là 36.653,30 nghìn đồng nên nguồn thu nhập không được cao lắm. Các nông hộ ở khu vực 2 bỏ ra chi phí đầu tư cao nhất 37.429,35 nghìn đồng nên giá trị sản xuất thu được cũng cao nhất trong 3 khu vực là 69.510,89. Nhưng Trườngcác nông hộ ở khu vực 4 đầu tư chi phí nhiều hơn các nông hộ ở khu vực 3 lại có giá trị sản xuất thấp hơn khu vực 3, cụ thể khu vực 4 đầu tư 36.693,55 nghìn đồng, giá trị sản xuất thu được là 66.601,16 nghìn đồng, còn khu vực 3 đầu tư 35.837,02 nghìn đồng và giá trị sản xuất thu được là 68.164,33 nghìn đồng. Điều này chứng tỏ SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 42 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp không phải cứ đầu tư chi phí càng nhiều thì nhất định sẽ mang lại giá trị sản xuất càng cao như một số người vẫn quan niệm mà nó còn phụ thuộc vào cả thời tiết, thủy lợi, đặc biệt là kỹ thuật của người dân và sự phân bổ chi phí đầu tư hợp lí nữa. Thu nhập hỗn hợp (MI) Đây là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập của người dân sau khi đã trừ đi các khoản chi phí bằng tiền mà họ đã bỏ ra, bao gồm chi phí trực tiếp, khấu hao và lãi vay nhưng phần lớn các hộ nông ở đây đều rất ít hoặc không vay vốn nên khoản chi này coi như bằng 0. Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập bình quân trên một hacủa ba khu vực phường Thủy Dương là 34.840,24 nghìn đồng, tuy không cao so với chi phí bỏ ra nhưng đây cũng là kết quả khả quan, là thành quả cho những cố gắng, nỗ lực của bà con nông dân nơi đây. Trong đó, đối với chỉ tiêu này khu vực 2 đạt được cao nhất với thu nhập là 35.630,11 nghìn đồng, tiếp đến là khu vực 3 với 35.494,61 nghìn đồng và thấp hơn cả là khu vực 4 với 33.395,98 nghìn đồng. Đây là những con số đáng ghi nhận cho bà con trong những năm qua. Thu nhập tăng đồng nghĩa với mức sống tăng, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của khu vực nói riêng và của toàn phường nói chung. Lợi nhuận kinh tế ròng (NB) Lợi nhuận kinh tế ròng NB là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, nó là điều kiện để các hộ nông dân thực hiện quá trình tích lũy và tái sản xuất. Lợi nhuận bình quân thu được trên một ha lúa - cá là 31.438,83 nghìn đồng. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu ta thấy rõ sự tương phản giữa lợi nhuận và chi phí mà các nông hộ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Các hộ nông dân ở khu vực 2 đầu tư chi phí lớn nhất trong 3 khu vực là 37.429,36 nghìn đồng, nhưng lợi nhuận đem lại chỉ đứng thứ hai trong 3 khu vực là 32.081,53 nghìn đồng. Các hộ nông dân ở Trườngkhu vực 3 có mức đầu tư chi phí thấp nhất là 35.837,00 nghìn đồng nhưng lại thu được lợi nhuận cao nhất trong 3 khu vực là 32.327,31 nghìn đồng. Còn khu vực 4 có mức đầu tư chi phí cao thứ hai nhưng giá trị gia tăng đem lại là thấp nhất SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 43 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp 29.907,61 nghìn đồng trên một ha. Điều này một lần nữa nói lên rằng sự phân bổ nguồn chi phí đầu tư hợp lý sẽ mang lại một kết quả cao nhất. Thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất (MI/GO) MI/GO bình quân của ba khu vực là 0,51 lần. Điều này có nghĩa là bình quân cứ một đồng doanh thu thu được của các nông hộ từ mô hình lúa - cá Đông Xuân sẽ có 0,51 đồng thu nhập hỗn hợp. Trong đó khu vực 3 đạt được chỉ tiêu này cao nhất là 0,52 lần, tiếp đến là khu vực 2 với 0,51 lần và cuối cùng là khu vực 4 với 0,50 lần, nghĩa là ở khu vực 3 cứ một đồng doanh thu thu được của các nông hộ từ mô hình này sẽ có 0,52 đồng thu nhập hỗn hợp, tương tự đối với khu vực 2 là 0,51 đồng và khu vực 4 là 0,50 đồng. Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trực tiếp (MI/Ctt) Chỉ tiêu này thể hiện được hiệu quả đầu tư của các hộ nông dân, trong mô hình lúa - cá Đông Xuân MI/Ctt bình quân trên một ha là 1,06 lần, nghĩa là cứ một đồng chi phí trực tiếp (mua vật tư, thuê lao động) đầu tư cho sản xuất trong mô hình này sẽ thu được 1,06 đồng thu nhập hỗn hợp. Tuy đây không phải là con số cao nhưng cũng phần nào giúp người dân phấn khởi và yên tâm sản xuất hơn. Qua phân tích trên ta thấy, mô hình lúa - cá đã đạt được một hiệu quả đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa tưng xứng với tiềm năng vốn có của mô hình. Nếu các hộ nông dân ở đây biết tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương mình và nắm bắt tốt hơn kỹ thuật cùng với sự phân công lao động hợp lý thì chắc chắn kết quả sản xuất đạt được sẽ còn cao hơn rất nhiều. 2.5. Hiệu quả sản xuất trong mô hình lúa Đông Xuân của các nông hộ phường Thủy Dương Để tiện so sánh hiệu quả kin...hủy Dương là hết sức cần thiết và đúng hướng. Trường3.3.1 Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch là một công tác rất phức tạp. Việc xây dựng một công tác quy hoạch khoa học và hợp lý là rất khó khăn. Do vậy, quy hoạch và quản lý quy hoạch là một việc hết sức quan trọng, nhiều địa phương đã SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 59 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp không có một đề án quy hoạch và quản lý quy hoạch hợp lý, nên dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Chính quyền địa phương phải có một kế hoạch xây dựng và phát triển công tác quy hoạch thật hợp lý và khoa học nhằm phát triển ngành nghề một cách đúng đắn. Với lợi thế của vùng, trong tương lai chắc chắn mô hình lúa - cá sẽ phát triển mạnh hơn nữa. Phát huy đà phát triển đó thì chính quyền địa phương phường nên xây dựng nhiệm vụ của công tác quy hoạch. Đó là sử dụng nguồn đất đai một cách hợp lý, đầy đủ, tận dụng triệt để diện tích mặt nước có sẵn. Thực hiện tốt công tác “dồn điền đổi thửa” chuyển các diện tích đất nhỏ sang các thửa có diện tích lớn để dễ dàng đầu tư, chăm sóc. Vùng nào điều kiện thuận lợi thì tập trung phát triển. Khu vực nào phù hợp với việc phát triển nuôi cá xen với lúa để có sự phân bổ đất đai phù hợp. Diện tích thực hiện bao nhiêu là vừa, phù hợp với sự phát triển tổng thể các ngành nghề trong địa phương . Đặc biệt phải quy định những khu vực nào, những vùng nào không được thực hiện, nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng đến cảnh quan của phường, ảnh hưởng đến sinh thái môi trường. Quy hoạch lại tất cả các hệ thống thủy lợi, kênh mương, hệ thống cấp thoát một cách khoa học, nhằm chủ động được nguồn nước. Hiện nay, đất đai không còn đơn thuần là tư liệu sản xuất đặc biệt của các nông hộ mà nó còn là một tài sản thế chấp quan trọng cho các hộ nông dân vay vốn để phát triển mô hình lúa – cá. Do đó việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất là một công việc quan trọng cần phải thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Nó sẽ làm cho người nông dân yên tâm sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản quy mô, chất lượng. Mặc khác đó là điều kiện thuận lợi để giúp các hộ có điều kiện vay vốn nhanh chóng, nhằm tận dụng các tiềm năng sẵn có, tận dụng tốt các cơ hội để sản xuất làm giàu. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển hợp lý mạng lưới chợ. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tăng cường lưu thông hàng hóa, đưa kinh tế phát triển toàn diện, đẩy mạnh quá trình phân công lao động, góp phần giải quyết tốt đầu vào và Trườngđầu ra cho sản xuất, nâng cao mức sống dân cư. Song cần phải đầu tư cải tạo theo hướng kiên cố, bán kiên cố với các trang thiết bị cần thiết phục vụ mua bán, thông tin tiếp thị ngày càng văn minh, hiện đại. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 60 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp 3.2.2. Giải pháp về nguồn giống Giống là một khâu quan trọng quyết định đến sự thành công của quá trình thực hiện mô hình lúa – cá. Nó ảnh hưởng lớn tới năng suất cây trồng vật nuôi của mô hình. Vì thế, thực hiện tốt các giải pháp về nguồn giống là một việc làm cần thiết, góp phần tăng hiệu quả của mô hình. Về giống lúa, đa số các hộ nông dân đã sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật. Về giống cá, cần phải có những trại giống được xây dựng theo quy mô hiện đại, có chất lượng. Xây dựng các quy trình sản xuất giống cá khoa học và hợp lý nhằm có một nguồn giống đảm bảo chất lượng. Nâng cao chất lượng các trại sản xuất giống trong nước, khuyến khích các cơ sở sản xuất giống tư nhân củng cố mở rộng đi đôi với việc xã hội hóa công tác giống. Tăng cường công tác quản lý chất lượng, tập trung quản ký nguồn gốc. Xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp, mà trước hết là công nghệ sinh học tạo ra các loại giống mới thích hợp với từng vùng, cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao 3.2.3. Giải pháp về thị trường Sản phẩm làm ra thì phải có nơi tiêu thụ, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Có tiêu thụ sản phẩm thì mới có cơ sở để đánh giá thành quả lao động của người nông dân, cũng như đánh giá được giá trị lao động mà người dân bỏ ra. Thị trường tiêu thụ lúa - cá của Việt Nam hiện nay rất rộng lớn, với một thị trường trong nước rộng lớn và một thị trường nước ngoài với gần 100 quốc gia và vùng lãnh thỗ. Tuy nhiên, đối với bà con nông dân thì họ không phải là những người bán sản phẩm của mình trực tiếp cho người tiêu dùng, mà phải qua các thương lái bán buôn, qua rất nhiều khâu trung gian. Các nhà bán buôn này thường cấu kết với nhau để độc quyền quyết định về giá cả. Họ là những người thao túng được giá cả ở các địa phương. Trong những năm trở lại đây thì các hộ nông dân vẫn có tham khảo, theo dõi giá cả thị trường ở trên các phương tiện thông tin đại Trườngchúng, nhưng vẫn chỉ mang tính chất tham khảo. Còn giá cả thì vẫn do các thương lái thao túng, quyết định. Mặt khác, do buôn bán không có hợp đồng nên thường xuyên nảy sinh những mâu thuẫn giữa người mua và người bán. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 61 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Để khắc phục tình trạng cá được bán với giá rẻ, bị ép giá thì chính quyền địa phương, các tổ chức như hội cá của khu vực phải có những hoạt động tích cực tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm cá và nên có những hợp đồng tiêu thụ với các công ty có uy tín, các nhà máy đông lạnh để bà con yên tâm sản xuất. Về phần các hộ nông dân thì họ phải đảm bảo được chất lượng cá của mình, tạo ra uy tín lớn về mặt hàng, chất lượng để có những hợp đồng lâu dài với giá bán hợp lý. Nhà nước nên có chính sánh xây dựng các chợ đầu mối lớn. Đây là thị trường quan trọng cho việc tiêu thụ cá cho bà con nông dân. 3.2.4. Giải pháp về khuyến ngư Vấn đề bức thiết hiện nay là làm thế nào để đào tạo và sử dụng được một đội ngũ cán bộ khuyến nông giỏi về chuyên môn, sâu sát với thực tế và thực sự tâm huyết, tận tụy với công việc nhà nông. Mặc khác phải có sự phối hợp hoạt động của các tổ chức khuyến nông với các tổ chức kinh tế hợp tác và hỗ trợ phát triển ở vùng sản xuất, từng bước xã hội hóa công tác khuyến nông, thu hút sự tham gia đông đảo nhân dân và những người sản xuất – kinh doanh nông nghiệp vào mô hình lúa – cá. Thực tế hiện nay ở địa bàn nghiên cứu việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang còn gặp nhiều khó khăn. Do chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cấp chính quyền và người nông dân, công tác khuyến nông chưa được đảm bảo, đang còn nhiều bấp cập cần được tháo gỡ và giải quyết. Qua điều tra thực tế thì hầu hết các hộ nông dân đều có mong muốn chung là được tập huấn nhiều hơn. Mặc dù chính quyền phường Thủy Dương rất cố gắng tổ chức các lớp tập huấn hàng năm nhưng rất hạn chế. Hằng năm hầu như chỉ tổ chức tập huấn 1- 2 lần, do đó khả năng chuyển giao công nghệ mới còn hạn chế. Mặc khác vai trò của các trung tâm khuyến ngư rất mờ nhạt. Ở địa phương cũng đã có trạm khuyến ngư nhưng hoạt động kém hiệu quả. Để cho bà con có thể nắm bắt kịp thời về các kỹ thuật mới thì đòi hỏi các cán bộ khuyến ngư phải hoạt động tích cực hơn nữa. Phải tổ chức nhiều hơn nữa các lớp Trườngtập huấn kỹ thuật cho bà con. Phối hợp với các tổ chức khác để đẩy mạnh công tác kiểm dịch, phòng trị bệnh cho cá. Khuyến cáo các loại bệnh mới cho bà con để kịp thời phòng tránh. Cần phải hỗ trợ các hộ nông dân trong việc phát hiện, xử lý các dịch bệnh nhanh chóng, tránh để lây lan, gây thiệt hại cho bà con. Ngoài ra, việc SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 62 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp đưa giống mới vào sản xuất cần có sự quy hoạch vùng cụ thể, khuyến khích kỹ thuật gieo trồng cho họ, các hợp tác xã cần làm tốt khâu dịch vụ, cung cấp giống để bà con yên tâm sản xuất. 3.2.5. Giải pháp về phân bón Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết, nó góp phần nâng cao năng suất cũng như sản lượng cho cây trồng. Đạm, lân, kali, phân chuồng là nguồn thức ăn quý giá của cá. Vì vậy, cần thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn bà con cách bón phân sao cho hợp lý với từng loại đất, giống lúa, giống cá sao cho vừa tiết kiệm được chi phí vừa mang lại hiệu quả cao. Mở rộng và phát triển mô hình chăn nuôi nhằm cung cấp đủ lượng phân chuồng cho mô hình. Đồng thời cần có những buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con cách bón phân sao cho hợp lý tránh gây lãng phí, độc hại và ảnh hưởng đến môi trường. Trường SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 63 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Phường Thủy Dương có nhiều điều kiện để phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả giá trị kinh tế cao, đặc biệt là mô hình lúa - cá , với những vùng ruộng trũng có nguồn nước chủ động . Mô hình lúa - cá đang được nhân rộng trên địa bàn phường Thủy Dương, cũng như một số xã, phường khác của tỉnh và thị xã. Thực tiễn đã chứng minh mô hình lúa - cá Đông Xuân đã mang lại hiệu quả kinh tế cao so với mô hình lúa Đông Xuân, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Ngoài lợi ích về kinh tế, nó còn đem lại các lợi ích khác như góp phần cải thiện môi trường sinh thái, do sử dụng ít thuốc bảo vệ thực vật, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch, bền vững. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này tôi thấy mô hình lúa - cá Đông Xuân ở phường Thủy Dương mang lại hiệu quả kinh tế cao, kết quả theo tôi điều tra và tính toán thấy rằng giá trị gia tăng trong mô hình bình quân trên 1 ha là 31.438,8 nghìn đồng, trong mô hình lúa Đông Xuân là 16.292,05 nghìn đồng. Như vậy, trong mô hình lúa - cá Đông Xuân giá trị gia tăng cao hơn so với mô hình chỉ độc canh cây lúa. Do vậy, được bà con ở đây đồng tình hưởng ứng thực hiện. Đồng thời dưới sự quan tâm của các cấp chính quyền phường và địa phương về công tác khuyến nông, thủy lợi, mương bao nội đồng vì vậy trong tương lai mô hình này sẽ được phát triển rộng rãi hơn nữa và hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Hơn nữa, mô hình sản xuất xen canh lúa - cá còn cho hiệu quả kép về kinh tế và môi trường. Qua thực tiễn có thể khẳng định mô hình sản xuất lúa – cá là mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, ít sử dụng chất hoá học, tạo ra sản phẩm sạch có lợi cho sức khoẻ con người và cho hiệu quả kinh tế cao, có thể nhân Trườngrộng ra bởi cả đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất đều được đảm bảo. Đây là một hướng canh tác bền vững, mà địa phương cần tận dụng khai thác tốt lợi thế ruộng sâu để canh tác một cách có hiệu quả nhất. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 64 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Tóm lại, qua những kết quả nghiên cứu đạt được, chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng: mô hình lúa - cá thực sự mang lại hiệu quả cao cho người dân. Nó đã tạo ra công ăn việc làm, tận dụng sức lao động và thời gian nhàn rỗi vào sản xuất. Mặc khác, việc áp dụng mô hình lúa - cá phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, phường Thủy Dương phù hợp với quy luật khách quan của thị trường, phù hợp với điều kiện và tiềm năng sẵn có của phường. Nó cũng phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân, mang lại lợi ích, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân. Ngoài ra, phát triển mô hình còn xây dựng được một nền nông nghiệp sạch, một hệ sinh thái bền vững. Hiệu quả mô hình đã được thấy rõ, vì vậy cần được nhân rộng trên địa bàn phường Thủy Dương nói riêng và các xã (phường) khác trên địa bàn thị xã Hương Thủy nói chung. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình lúa - cá của các nông hộ vẫn còn nhiều điểm hạn chế như đã phân tích ở trên đã làm cho mô hình chưa tưng xứng với tiềm năng vốn có của nó. Vấn đề đặt ra là các cấp chính quyền cần phối hợp với người nông dân để tìm a quá trình thực hiện mô hình của các nông hộ và góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của mô hình. 2. Kiến nghị - Đối với Nhà nước Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và ưu đãi đối với nguồn vốn tín dụng cho nông dân, tạo điều kiện cho nông dân được vay vốn đầu tư sản xuất, mở rộng mô hình. Xây dựng các dự án trọng điểm về phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả trên địa bàn để nông dân học hỏi và thực hiện. Mở nhiều cuộc hội thảo về thủy sản, trồng trọt nói chung và mô hình lúa - cá nói riêng, phát hành sách, báo, tạp chí về nuôi cá ruộng lúa cho bà con nông dân. - Đối với Phòng kinh tế thị xã Hương Thủy Triển khai các công trình quy hoạch ruông đất, phân những vùng có khả năng thực hiện mô hình để khuyến khích người dân mạnh dạn tham gia sản xuất mô Trườnghình lúa – cá. Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn thực hiện mô hình lúa - cá cho bà con nông dân, giúp họ thực hiện đúng kỹ thuật nuôi, chăm sóc và bảo vệ, phát triển mô hình nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 65 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp - Đối với chính quyền địa phương Phối hợp với người dân để thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa” có hiệu quả. Có những khoản bù đắp xứng đáng (về phân bón, thủy lợi) cho các hộ nhận những thửa ruộng kém màu mỡ để khuyến khích họ thực hiện “dồn điền đổi thửa”. Đầu tư, tu sửa công trình thủy lợi, giao thông nội đồng, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu ổn định. Có chính sách hỗ trợ nông dân khi bị thiên tai, dịch bệnh trong quá trình thực hiện mô hình lúa – cá. Xây dựng các trung tâm về dịch vụ thức ăn, thuốc phòng chữa bệnh cho thủy sản. Đồng thời khuyến khích mở rộng các trại sản xuất cá giống đảm bảo chất lượng để phục vụ nhu cầu của nông dân. - Đối với Hội nông dân Cần quan tâm tới các hoạt đông sản xuất của nông dân để giúp họ giải quyết những khúc mắc trong quá trình sản xuất như kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc. Thường xuyên tìm hiểu những phương thức sản xuất mới và chia sẻ với nông dân. Phát động nhân dân hưởng ứng phong trào diệt chuột đồng bộ, giảm thiệt hại cho mùa màng. - Đối với người nông dân Trước hết, các hộ phải xây dựng được kế hoạch sản xuất mô hình lúa - cá đạt hiệu quả trên cơ sở các nguồn lực sẵn có của gia đình như đất đai, lao động, vốn, kinh nghiệm sản xuất và sự hỗ trợ về kỹ thuật của trung tâm khuyến nông, khuyến ngư. Tích cực học hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu kỹ thuật qua sách báo, cán bộ khuyến nông, để thực hiện mô hình đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả. Để tránh lũ lụt lớn bất ngờ xảy ra, các hộ nông dân nên đào đắp mương kiên cố, cao ráo. Đồng thời, thường xuyên theo dõi các thông tin thời tiết để có biện pháp Trườngđối phó với thiên tai. Thường xuyên theo dõi, phát hiện các hiện tượng lạ trên ruộng để có biện pháp phòng tránh dịch bệnh cho cá, tránh dịch bệnh lây lan trên diện rộng, SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 66 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu các thông tin về thị trường, giá cả sản phẩm lúa, cá để bán được giá phù hợp, tránh bị tư thương ép giá. Bên cạnh đó, các nông hộ cũng cần có biện pháp nuôi trồng hợp lý nhằm nâng cao chất lượng cá. Các hộ phải phối hợp với nhau trong việc đổi công lao động trong mùa vụ để tiết kiệm chi phí thuê ngoài. Đồng thời cũng tận dụng được công lao động triệt để. Trường SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 67 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân BQC : Bình quân chung LĐ : Lao động LĐNN : Lao động nông nghiệp BQLĐNN : Bình quân lao động nông nghiệp BQLĐPNN : Bình quân lao động phi nông nghiệp NK : Nhân khẩu BQNK : Bình quân nhân khẩu CN – XD : Công nghiệp – xây dựng CP : Chi phí CPSX : Chi phí sản xuất DT : Diện tích ĐVT : Đơn vị tính ĐX : Đông Xuân HT : Hè thu GO : Giá trị sản xuất C : Tổng chi phí sản xuất Ctc : Chi phí tự có Cbt : Chi phí sản xuất chi trả bằng tiền Ctt : Chi phí sản xuất trực tiếp MI : Thu nhập hỗn hợp NB : Lợi nhuận kinh tế ròng Ha : Hecta NN : Nông nghiệp HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp NS : Năng suất SL : Sản lượng TrườngTH, VC : Thu hoạch, vận chuyển CC : Cơ cấu CT : Canh tác KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 68 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU  Bảng Bảng 1: Tình hình thực hiện mô hình lúa - cá của các xã (phường) trên địa bàn thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2009 – 2011 ...................................................19 Bảng 2: Tình hình thực hiện mô hình lúa - cá trong 3 năm 2009 – 2011 của phường Thủy Dương...............................................................................................25 Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ điều tra ........................27 Bảng 4: Diện tích và cơ cấu đất đai của các nông hộ điều tra ..................................29 Bảng 5: Diện tích, năng suất và sản lượng mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân của các nông hộ điều tra .........................................................................................34 Bảng 6: Cơ cấu chi phí sản xuất trong mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân ..................37 Bảng 7: Hiệu quả của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân ............................................42 Bảng 8: Cơ cấu chi phí sản xuất trong mô hình lúa vụ Đông Xuân .........................46 Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất mô hình lúa Đông Xuân ...............................49 Bảng 10: So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân và mô hình lúa Đông Xuân ...........................................................................................51  Biểu đồ Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế phường Thủy Dương năm 2011......................................22 Trường SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 69 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 ha = 10.000 m2 1 sào = 500 m2 1 tấn = 10 tạ = 1.000 kg Trường SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 70 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cán bộ trong hợp tác xã nông nghiệp Thủy Dương, bà con nông dân phường Thủy Dương cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn. Tôi đã lựa chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa - cá của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình, với các nội dung được tóm tắt như sau: Mục tiêu chính của việc nghiên cứu đề tài là giá đúng các tiềm năng, tình hình thực hiện mô hình lúa - cá ở địa phương, so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá Đông Xuân so với mô hình lúa Đông Xuân, từ đó đưa ra các phương hướng sản xuất, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình lúa - cá ở địa phương. Để thực hiện đề tài này, tôi đã thu thập sử dụng một số thông tin dữ liệu theo yêu cầu của đề cương. Trong đó, một phần số liệu tổng quát cho phần cơ sở được trích từ các báo cáo sản xuất hàng năm của phường, thị xã dữ liệu phục vụ cho kết quả và hiệu quả sản xuất mô hình được thu thập qua quá trình điều tra, phỏng vấn các nông hộ thực hiện mô hình lúa - cá Đông Xuân và mô hình lúa Đông Xuân. Số liệu này sau khi được thu thập đã được tổng hợp và phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt đông thực hiện mô hình ở phường Thủy Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, có hệ thống thủy lợi hàng năm được tu bổ thường xuyên, điều kiện tự nhiên thuận lợi, có sông ngòi và kênh rạch chảy qua. Tuy nhiên cũng có rất nhiều hạn chế, đó là : Thứ nhất, trong mô hình này người dân chủ yếu sử dụng kinh nghiệm tự có của mình trong việc lựa chọn giống. Thứ hai, người dân nơi đây còn bị động trong việc nguồn giống cá. Ở đây rất Trườngít hộ có khả năng cung ứng giống cá. Vì vây, người dân phải mua giống từ bên ngoài. Thứ ba, giá cả đầu vào, đầu ra không ổn định, cho nên ảnh hưởng đến kết quả sản xuất cũng như tâm lý của người dân. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 71 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá Đông Xuân với mô hình lúa Đông Xuân. Qua phân tích tôi nhận thấy có sự chênh lệch giữa hai mô hình này. Hiệu quả của mô hình lúa - cá Đông Xuân lớn hơn mô hình lúa Đông Xuân. Qua phân tích nghiên cứu tôi thấy, trên địa bàn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong mô hình lúa – cá, ngoài những thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Lao động ở đây dồi dào, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm hạn chế: Thứ nhất, hoạt động thanh toán giữa các bên nhanh chóng, rõ ràng, tuy nhiên người dân vẫn còn thiếu thông tin về thị trường, do vậy dễ bị tư thương ép giá. Thứ hai, vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, đến thời điểm thu hoạch cá thì xảy ra hiện tượng dư cung, đồng thời giá cả đầu ra vẫn chưa ổn định và chủ yếu người dân bán tươi nên đẩy giá xuống thấp. Thứ ba, tình hình đất đai ở phường còn manh mún, gây khó khăn cho các nông hộ trong việc áp dụng mô hình lúa – cá. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá trên địa bàn phường nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như về mặt môi trường của mô hình. Cụ thể như: tiến hành quy hoạch tổng thể vùng nuôi để tạo điều kiện cho các cấp chính quyền đưa ra được các cơ chế tổ chức và hạn chế tối đa các tiêu cực trong vùng, đồng thời tạo sự thuận tiện cho người dân trong khâu chăm sóc. Đặc biệt quan tâm tới các giải pháp về nguồn giống, thức ăn, phân bón, khuyến nông, khoa học kỹ thuật cũng như các chính sách đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Trường SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 72 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy (2009, 2010, 2011), Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản của thị xã Hương Thủy năm 2009, 2010, 2011. 2. Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Dương (2009, 2010, 2011), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2009, 2010, 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, 2011, 2012. 3. Ủy ban nhân dân phường Thủy Dương (2009, 2010,2011), Báo cáo tình hình nhân khẩu và lao động của phường Thủy Dương năm 2009, 2010, 2011. 4. Phòng địa chính phường Thủy Dương (2011), Báo cáo tình hình sử dụng đất phường Thủy Dương năm 2011. 5. Phạm Văn Đình. Giáo trình kinh tế nông nghiệp, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 1997. 6. Nguyễn Văn Vượng (1999), Bài giảng thống kê kinh tế, khoa Kinh tế, Đại học Huế. 7. Trần Thị Thanh (2010), khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học Kinh tế Huế. 8. Một số trang web: www.kinhtenongthon.com.vn www.agro.gov.vn www.tailieu.vn www.google.com.vn/lúa - cá www.google.com.vn/kỹ thuật nuôi cá ruộng lúa Trường SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 73 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 1.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.4 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................................5 1.1 Cơ sở lý luận......................................................................................................5 1.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế.........................................................5 1.1.2 Mô tả về mô hình lúa - cá ...........................................................................6 1.1.2.1 Một số khái niệm về mô hình, mô hình sản xuất, mô hình nông nghiệp...............................................................................................................6 1.1.2.2 Mô tả khái quát về mô hình hợp canh lúa - cá.....................................7 1.1.3 Đặc điểm của ruộng trũng, của cá nuôi ở ruộng, của cây lúa.....................9 1.1.3.1 Đặc điểm của ruộng trũng....................................................................9 1.1.3.2 Đặc điểm của các loài cá nuôi ở ruộng ..............................................10 1.1.3.3 Đặc điểm của cây lúa .........................................................................11 1.1.4 Các lợi ích từ phương thức nuôi cá kết hợp .............................................13 1.1.5 Nông nghiệp bền vững và phát triển bền vững.........................................13 1.1.5.1 Nông nghiệp bền vững.......................................................................13 1.1.5.2 Phát triển bền vững ............................................................................15 1.1.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................15 1.2 Cơ sở thực tiễn.................................................................................................16 TrườngCHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ......................................................20 2.1 Tình hình cơ bản của phường Thủy Phương...................................................20 SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 74 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường.........................................20 2.1.2 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của phường Thủy Dương .........................................................................................21 2.1.3. Tình hình kinh tế phường Thủy Dương...................................................22 2.2. Tình hình thực hiện mô hình lúa - cá qua 3 năm 2009 – 2011 của phường Thủy Dương...........................................................................................................24 2.3 Năng lực sản xuất của các nông hộ thực hiện mô hình lúa - cá được điều tra trên địa bàn phường Thủy Dương .........................................................................27 2.3.1. Tình hình nhân khẩu, lao động ................................................................27 2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai ........................................................................28 2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân cư các nông hộ được điều tra tại phường Thủy Dương..................................................................31 2.4.1 Quy mô và cơ cấu diện tích đất trong mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân của các nông hộ được điều tra ở phường Thủy Dương............................................32 2.4.2 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí trong mô hình lúa - cá Đông Xuân....35 2.4.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân ở phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế............................................41 2.5. Hiệu quả sản xuất trong mô hình lúa Đông Xuân của các nông hộ phường Thủy Dương...........................................................................................................44 2.6. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá vụ Đông Xuân với mô hình lúa Đông Xuân của các nông hộ được điều tra ...........................................................50 2.7. Một số khó khăn, mong muốn của các hộ khi áp dụng mô hình lúa – cá ......53 2.7.1. Quy mô đất đai.........................................................................................53 2.7.2. Thủy lợi....................................................................................................54 2.7.3. Kỹ thuật....................................................................................................54 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU TrườngQUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA - CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ PHƯỜNG THỦY DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .........56 3.1 Định hướng......................................................................................................56 SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 75 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp 3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển mô hình lúa - cá của các nông hộ phường Thủy Dương ...............................................................................58 3.2.1. Thuận lợi..................................................................................................58 3.2.2. Khó khăn..................................................................................................58 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá trên địa bàn phường Thủy Dương ................................................................................59 3.3.1 Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch .........................................59 3.2.2. Giải pháp về nguồn giống........................................................................61 3.2.3. Giải pháp về thị trường............................................................................61 3.2.4. Giải pháp về khuyến ngư.........................................................................62 3.2.5. Giải pháp về phân bón .............................................................................63 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................64 1.Kết luận ..............................................................................................................64 2. Kiến nghị ...........................................................................................................65 Trường SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 76

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_mo_hinh_lua_ca_cua_cac_n.pdf
Tài liệu liên quan