Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam ngành Thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ta có thể ví đây như là một “ngành xương sống” bởi các lý do sau: Thứ nhất, cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho người dân Việt Nam. Thứ hai, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và xoá đói giảm nghèo. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, đây còn là một ngành có lợi thế xuất khẩu hàng đầu của Việ

pdf96 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Nam, đóng góp một phần lớn giúp cân bằng cán cân thương mại. Hàng năm, cùng với xu thế phát triển chung của các ngành, lĩnh vực trong cả nước, ngành thủy sản cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu Thủy sản là cao nhất thế giới, đạt 18% năm giai đoạn 1998-2008. Năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt trên 4,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, có thể nói đây là một năm đầy sóng gió đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn từ nội tại cho đến thị trường xuất khẩu. Theo dự kiến năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam của năm sẽ đạt mức 5,3 tỉ đô la Mỹ. Theo đó chúng ta càng có cơ sở để nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn cho việc mở rộng và phát triển ngành, nghề nuôi trồng thủy sản trong cả nước. NTTS đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và địa bàn các huyện, xã nói riêng đã từng là một hiện tượng, nó chính là một công cụ xóa đói giảm nghèo “ siêu tốc” một nghề “siêu lợi nhuận”, nó đã thực sự bùng nỗ và mang lại những kết quả đáng ghi nhận vào những năm 2002 trở về trước. Thế nhưng theo thời gian, nuôi trồng thủy sản cũng chính là nhân tố cốt lõi khiến rất nhiều hộ nuôi phải rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần. Vấn đề đặt ra là, nguyên nhân chính dẫn đến điều này xuất phát từ đâu? Ta biết rằng, hầu hết đối tượng nuôi được ưu tiên lựa chọn hàng đầu là tôm sú, bởi nó có thời gian nuôi tương đối ngắn nhưng giá trị mang lại cực kỳ cao, ngoài ra nó còn là một đặc sản được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới yêu chuộng. Thế nhưng đây cũng là đối tượng có yêu cầu về kỹ thuật và điều kiện sống rất nghiêm ngặt. Việc bùng nỗ quá mức về NTTS đã khiến môi trường nước ngày càng trở nên ô nhiễm, mà 1 tác nhân chính xuất phát từ thức ăn dư thừa, dư lượng thuốc hóa học, nguồn nước xã thải của các hồ nuôi, đặc biệt hơn đối với các hộ nuôi chắn sáo và lưới làm cho vấn đề ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Chính những điều này làm cho kết quả mang lại từ NTTS ngày càng thấp hơn, người dân càng nuôi thì càng lỗ, và dường như không còn ai mặn mà với công việc này như thời gian trước đây nữa. Quảng An là một xã bãi ngang nghèo, thuộc đối tượng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên đây lại có diện tích mặt nước khá rộng, đồng thời NTTS cũng là nghề truyền thống có từ rất lâu, chính điều này là cơ sở cho việc phát triển nghề NTTS tại địa phương. Cũng như tình hình chung, NTTS với đối tượng chính là tôm sú đã mang lại những kết quả tốt trong thời gian đầu nhưng sau đó vấn đề ô nhiễm môi trường nước làm cho hầu hết các hộ nuôi trồng đều phải lâm cảnh nợ nần. Thực hiện sự chỉ đạo của Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với sự hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông huyện Quảng Điền về việc thay đổi cơ cấu, đối tượng nuôi. UBND mà cụ thể là cán bộ khuyến nông đã yêu cầu nông dân thực hiện thay nuôi chuyên tôm bằng việc áp dụng mô hình nuôi xen ghép với ba đối tượng nuôi chính là tôm, cá và cua. Đặc biệt hơn, trên địa bàn xã đã tiến hành thực hiện dự án thí điểm về nuôi trồng thủy sản với công nghệ mới. Với việc ứng dụng chế phẩm sinh học chiết xuất từ bã trầu, dự án bước đầu đã thu được những tín hiệu rất đáng mừng. Xuất phát từ thực tiễn vấn đề tại địa phương tôi đề xuất đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.  Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Tìm hiểu thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An. -Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương; so sánh hiệu quả giữa hình thức nuôi bán thâm canh có sử dụng chế phẩm với các hình thức nuôi khác. 2 - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản. - Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản.  Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động nuôi trồng thủy sản của các nông hộ ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế  Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu sự biến động của hoạt động nuôi trồng thủy sản trở địa phương giai đoạn 2008 - 2010, trong đó tập trung chủ yếu vào năm 2010. - Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở địa bàn xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Giới hạn của đề tài: do khó khăn về thời gian cũng như tình hình thực tiễn tại địa phương, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu vào mô hình xen ghép tôm - cá - cua ở điều kiện nước lợ.  Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 75 hộ trên địa bàn xã Quảng An. + Số liệu thứ cấp: được thu thập qua Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền, UBND xã các báo cáo, tài liệu, thông tin thu thập trên các trang Web liên quan. - Phương pháp phân tích số liệu + Phương pháp phân tích tài liệu: dựa trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. 3 + Phương pháp phân tổ thống kê: Phân ra các nhóm để tính toán sự ảnh hưởng của một số nhân tố như: quy mô đất đai, chi phí trung gian, chi phí thức ăn, đến kết quả và hiệu quả kinh tế và so sánh giữa các nhóm trong cùng một nhân tố đó. + Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Để làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cũng như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp, trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý, cán bộ khuyến nông của huyện, từ đó đề xuất giải pháp có tính khả thi cao phù hợp với thực tế địa phương. - Một số phương pháp phân tích khác. 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế Trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế là mục tiêu, là cái đích mà ai cũng muốn đạt tới. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau thì cách nhìn nhận về hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Ta có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra.  Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Khi đề cập đến hiệu quả các tác giả Farrell (1950), Schuhz (1964), Rizzo (1979), Đỗ Kim Chung (1997), Phạm Vân Đình, (1997) đều thống nhất cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ nhất định. Theo Farrell chỉ đạt được HQKT khi và chỉ khi đạt được hiệu quả kỹ thuật và cả hiệu quả phân bổ (David Colman, 1994).  Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency: TE) là số sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.  Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency: AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu 5 thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá. Theo hình 1, các chỉ số hiệu quả của Farrell được đo lường như sau: Nếu các điểm P ,Q, Q’ biểu thị các nông trại đang sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm, thì các nông trại Q, Q’ có hiệu quả kỹ thuật =1 vì nằm trên đường đồng mức SS’, còn hiệu quả kỹ thuật của nông trại P: x2/y S P TE = 0Q/0P (0≤TE≤1) A Q Với đường đồng giá AA’ ta có thể tính được hiệu quả phân bổ tại điểm P: R Q’ AE = 0R/0Q (0≤AE≤1) S’ Như vậy, hiệu quả kinh tế tại điểm P: O A’ x1/y EE = TE x AE Hình 1: Các chỉ số hiệu quả của Farrell = 0Q/0P x 0R/0Q = 0R/0Q (0≤EE≤1) Q’ là điểm đạt hiệu quả kinh tế  Hiệu quả kinh tế không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn với hiệu quả xã hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh lời - lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì không nên đơn giản hoá coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT. Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. 6 Hiệu quả kinh tế xã hội là tương quan giữa chi phí mà xã hội bỏ ra với kết quả mà xã hội thu được như tăng thêm việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định xã hội. Phát triển kinh tế và phát triển xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, mục tiêu phát triển kinh tế tạo tiền đề để phát triển xã hội và ngược lại. Quan niệm về hiệu quả kinh tế NTTS cũng giống như quan niệm về hiệu quả kinh tế đã đề cập ở trên. Hiệu quả kinh tế NTTS là tương quan so sánh giữa các yếu tố nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả đầu ra trong hoạt động sản nuôi trồng thủy sản. Quá trình nuôi trồng thủy sản là một quá trình hoạt động kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở để phát triển. 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm chi phí xã hội. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả sản xuất ở mức tối đa với chi phí đầu vào nhất định hoặc là, đạt được một kết quả nhất định với chi phí là tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó bao gồm cả chi phí đầu tư nguồn lực và chi phí cơ hội của việc đầu tư, sử dụng nguồn lực. Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các phương án cần xác định rõ các chiến lược phát triển, cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu bao trùm tổng quát nhất là lợi nhuận. Cho tới nay, các tác giả đều nhất trí dùng lợi nhuận làm mục tiêu chuẩn cơ bản để phân tích hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi nổ lực sản xuất kinh doanh. Có nâng cao được hiệu quả kinh tế thì chủ thể kinh doanh mới có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục tiêu đó, cần tận dụng và tiết kiệm những nguồn lực hiện có, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá, tuy nhiên cần bảo vệ và gìn giữ những giá trị tinh thần truyền thống để đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. 7 1.1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế Nuôi trồng thủy sản cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu làm cơ sở cho các quyết định đầu tư, phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế rất có ý nghĩa.Nó giúp cho người dân nhận biết được thực trạng quá trình sản xuất nhằm tìm giải pháp thiết thực để đạt và duy trì hiệu quả kinh tế cao. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất Để đánh giá khả năng và mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào của NTTS chúng ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:  Chi phí ao hồ, công trình xây dựng cơ bản bình quân trên một đơn vị diện tích bao gồm các hạng mục: đê, kè, đập, cống, nhà kho,và các loại tài sản cố định phục vụ công tác NTTS như: phương tiện vận chuyển, máy bơm nước, máy sục khí, máy đào,Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng độ kiên cố và trình độ thâm canh của ao nuôi. Đây là phần chi phí cố định ban đầu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí NTTS và được thu lại dưới dạng giá trị khấu hao TSCĐ theo quy định chung hay theo ngành chủ quản quy định. De = (Gb+ S –Gt)/T De: Giá trị khấu hao TSCĐ Gb: Giá trị ban đầu của TSCĐ S: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Gt: Giá trị còn lại của TSCĐ T: Thời gian sử dụng TSCĐ  Chi phí ngư y, chi phí xử lý, cải tạo ao nuôi trên một đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư cho việc xử lý, cải tạo ao hồ, tạo môi trường thuận lợi và diệt trừ hại cho ao nuôi tôm. 8  Chi phí về giống trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư về con giống trong sản xuất. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi trồng.  Chi phí lao động trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư lao động sống phục vụ cho NTTS.  Chi phí thức ăn trên một đơn vị diện tích: Phản ánh giá trị thức ăn đã đầu tư trên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức ăn có trong tự nhiên.  Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mà hộ nuôi phải trả bằng tiền  Tổng chi phí trên một đơn vị diện tích (TC): Gồm hao phí vật tư, dịch vụ và hao phí lao động sống đã sử dụng trong quá trình sản xuất. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất  Diện tích nuôi trồng thủy sản: Là toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sử dụng vào nuôi tôm, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của hộ nuôi và cũng là căn cứ quan trọng để tính các chỉ tiêu khác.  Sản lượng thủy sản (Q): Là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm).  Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm thủy sản của hộ nuôi được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm). GO = ∑Qi * Pi (i = 1,2.....,n) Qi : số lượng sản phẩm loại i Pi : giá bán sản phẩm loại i  Giá trị gia tăng (VA): là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động NTTS của hộ nuôi trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm). Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn và toàn diện nhất kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nuôi, là cơ sở để thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người nuôi. VA = GO – IC 9  Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA - De – lãi vay- thuế, phí, lệ phí De: Giá trị khấu hao TSCĐ Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế  Năng suất (N): N = Q/S Trong đó: N là năng suất; Q là sản lượng; S là diện tích. Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích  Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Phản ánh một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời kỳ nhất định.  Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.  Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích (MI/IC): Cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho các hộ nuôi. 1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Việc nắm vững đặc điểm của các loài động vật thủy sản là vấn đề quan trọng trong NTTS vì chúng là những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Quá trình sinh trưởng và phát triển đó lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mà mỗi vùng lại có những điều kiện tự nhiên khác nhau. Chính những điều này nên những quy định của hoạt động nuôi trồng thủy sản tương đối phức tạp hơn so với các hoạt động sản xuất vật chất khác. Hoạt động nuôi xen ghép cũng là một trong những mãng thuộc NTTS. Do đó, muốn nghiên cứu về hoạt động nuôi xen ghép thì trước tiên ta phải tìm hiểu các đặc điểm của nó, cụ thể: - Giống là khâu then chốt, quyết định thành bại của hình thức nuôi này: Từ thực tế sản xuất, cơ cấu nuôi xen ghép được xác định là 3 đối tượng chủ lực bao gồm: tôm sú - cá kình - cua. Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương có thể xen thêm các đối tượng khác như: cá dìa, cá nâu, cá đối, cá rô phi, rong câu, tôm đất ... 10 Khi thả nuôi cá kình, cần chú ý: để tránh gây sốc cho cá kình, cần thuần hóa (bằng cách hạ độ mặn) trước khi thả nuôi ở vùng có độ mặn thấp. Đồng thời, ta cần phải nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cá kình, mùa vụ xuất hiện giống, làm cơ sở cho công tác chuyển đổi. - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi: Trước đây, chỉ nuôi tôm sú năng suất từ 2 - 3 tấn/ha thì yêu cầu kỹ thuật đặt ra khá chặt chẽ và chi phí cho việc xử lý ao hồ cũng không dưới 10 triệu đồng/ha. Ngày nay, khi mọi việc đã thay đổi, người dân có xu hướng thả thưa và nuôi hỗn hợp nhiều đối tượng thì việc áp dụng quy trình kỹ thuật cần điều chỉnh để sát với tình hình thực tế: + Đối với những ao hồ quá sâu, không có khả năng phơi đáy và khi bơm tát có thể làm vỡ đê, giải pháp tốt nhất là dùng sáo để thấy (bắt) hoặc lưới kéo bớt cá tạp rồi thả thẳng tôm sú 45 ngày tuổi, cá kình, cua với mật độ thưa. + Đối với những ao hồ có diện tích lớn (từ 2 ha trở lên) không có kinh phí để xử lý ao hồ thì nên áp dụng hình thức nuôi QCCT bằng cách: xử lý 1/3 diện tích ao, ương tôm P15 đủ nhu cầu của gia đình. Sau 45 ngày bung tôm ra phần diện tích còn lại với mật độ 2 con tôm/m2 + 0,5 con cá kình/m2 + 30 kg cua giống/ha. + Với những ao hồ có khả năng xử lý, cần tuân thủ nguyên tắc hạn chế tối đa đầu vào không cần thiết, chú trọng nhiều đến việc dùng vôi và đúc rút kinh nghiệm của gia đình và địa phương để lựa chọn cách nuôi phù hợp với tài chính và quản lý của gia đình. 1.1.3. Tổng quan về chế phẩm sinh học  Chức năng của vi sinh vật hữu hiệu + Cố định đạm trên không khí + Mùn hóa các chất bã và chất thải hữu cơ + Ngăn ngừa các bệnh sinh ra từ đất 11 + Sử dụng lại và tăng cường khả năng dinh dưỡng của cây trồng + Sản xuất ra các chất kháng sinh và các nguyên tố hoạt động sinh học khác + Sản xuất ra các phân tử hữu cơ đơn giản để cây trồng hấp thụ Chức năng của vi sinh vật có hại + Tạo ra các bệnh của cây trồng + Kích thích các bệnh sinh ra từ đất + Không huy động được các chất dinh dưỡng cho cây trồng + Kìm hãm sự nảy mầm của giống + Kìm hãm sự lớn lên của cây trồng và sự tăng trưởng của chúng + Sản xuất ra những thành phần có hại  Phân loại chế phẩm sinh học - EM1: + Là dung dịch gốc chứa 5 loại vi sinh vật: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm sợi, các vi sinh vật ở dạng ngủ, không phát triển. + Dung dịch có màu nâu, mùi thơm, có mùi chua ngọt. + Độ pH < 3.5 + Bảo quản nơi nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp dọi vào. Thời gian bảo quản là 6 tháng kể từ ngày sản xuất. - EM THỨ CẤP: + Là chế phẩm lên men sinh khối từ EM1, các vi sinh vật được đánh thức, phát triển, nhờ cung cấp thức ăn là rỉ đường và môi trường thích hợp là nước sạch. Số lượng vi sinh vật tăng nhiều. + Dung dịch có màu nâu, mùi thơm, vị chua ngọt. 12 + Độ pH < 4.0 + Bảo quản nơi nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp dọi vào. Thời gian bảo quản là một tháng kể từ ngày lên men xong. - EM5 : + Là dung dịch được lên men từ pha chế các nguyên liệu gồm EM1, rỉ đường, rượu 40 độ, dấm ăn, nước sạch. + Độ pH < 4.0 + Mùi thơm, vị chua ngọt. + Là chế phẩm được sử dụng với mục đích chính bảo vệ thực vật. 1.1.4. Một số hình thức nuôi trồng thủy sản Việc lựa chọn hình thức NTTS có những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả NTTS. Những hộ khác nhau có điều kiện tài chính khác nhau, sống trong những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau và họ sẽ tự lựa chọn cho mình những hình thức NTTS phù hợp. Hiện nay, ở nước ta có 5 hình thức nuôi sau đây: - Quảng canh: là hình thức nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao, hồ, đầm ở nông thôn và các vùng ven biển với diện tích nuôi từ 2 đến vài chục ha, cải tạo ao và đầu tư cơ sở hạ tầng hầu như không có và năng suất chỉ đạt từ 0,03 đến 0,3 tấn/ha. - Quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn tự nhiên nhưng có bổ sung giống nhân tạo ở một mức độ nhất định (1 - 4 con/m2) đồng thời có đầu tư cải tạo thủy vực, diện tích nuôi từ 1 đến 10 ha, năng suất đạt từ 0,3 đến 0,8 tấn/ha. - Bán thâm canh: Là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn nhân tạo nhưng kết hợp với nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Ngoài ra, hệ thống ao hồ được đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ động nguồn nước cung cấp, diện tích nuôi từ 0,5 đến 5 ha và năng suất đạt được từ 1 đến 3 tấn/ha. 13 - Thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo, mật độ thả giống dày (25 - 60 con/m2), năng suất cao (>=3 tấn/ha), được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ và diện tích nuôi ít, chỉ từ 0,5 đến 2 ha. - Siêu thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ rất cao, đồng thời sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, đạt các mục tiêu sản xuất và lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất, năng suất đạt được từ 10 tấn/ha trở lên. 14 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Thực tiễn phát triển sản xuất ngành thủy sản của Việt Nam Việt nam là đất nước có bờ biển dài trên 3000 km và nhiều hệ thống sông suối ao hồ dày đặt. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển NTTS với những loài có giá trị kinh tế cao như: Cá basa, cá chẽm, cá song..tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm, tôm càng xanhVì thế trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm khuyến khích thế mạnh này nhằm tạo nguồn đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến thủy sản để xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiện nay vấn đề nâng cao hiệu quả NTTS là điều được người dân sản xuất rất quan tâm, trong đó vấn đề lựa chọn đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao luôn được đặt lên hàng đầu. Năm 2010, diện tích NTTS cả nước là 1.096.722 ha (đạt 109,68% so với chỉ tiêu). Sản lượng NTTS là 2.828.622 tấn, đạt 141,4% so với kế hoạch. Về sản xuất giống, cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu nuôi thương phẩm, đặc biệt là giống các đối tượng nuôi chủ lực. Ví dụ, giống tôm nước lợ đạt 45 tỷ con, bằng 128,6% so với kế hoạch, giống cá tra là 2,36 tỷ con, bằng 337,25% so với kế hoạch, giống của một số loài thủy sản kinh tế và giống cá nước ngọt truyền thống là 27, 5 tỷ con, bằng 229,2% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu từ NTTS đạt 3,5 tỷ USD, bằng 125% so với kế hoạch. Phát triển nuôi trồng thủy sản đã giải quyết được 3,5 triệu việc làm cho người lao động, bằng 175% chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng vùng NTTS, vùng sản xuất giống tập trung từng bước được đầu tư hoàn thiện. Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS được cải thiện. Hệ thống các trung tâm quốc gia giống thủy sản, trung tâm giống thủy sản cấp I, trung tâm giống thủy sản các tỉnh, các khu vực sản xuất giống thủy sản tập trung được hình thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Tại Hội nghị tổng kết Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) giai đoạn 1999 - 2010 và kế hoạch phát triển đến năm 2020 (ngày 1/4/2011, tại Cát Bà, Hải Phòng) các đại biểu đều đánh giá chương trình triển khai trong 10 năm qua đã tạo 15 được sự thay đổi rõ nét về tư duy trong phát triển NTTS theo hướng sản xuất hàng hoá lớn. Khoa học công nghệ thủy sản đã có nhiều tiến bộ, đóng vai trò quan trọng vào sự thành công của Chương trình. Nhiều chính sách đã được ban hành góp phần thúc đẩy NTTS phát triển. Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều ý kiến phát biểu đã nêu những hạn chế trong quá trình triển khai. Phát triển nuôi biển còn lúng túng trong triển khai dẫn đến không đạt chỉ tiêu đề ra. Mức đầu tư cho Chương tình thấp, lại dàn trải nên hiệu quả đầu tư không cao. Hệ thống quản lý phát triển NTTS chưa được hoàn chỉnh và ổn định từ trung ương đến địa phương. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống và thức ăn còn nhiều bất cập. Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định, Chương trình 224 đã tạo ra bước đột phá, chuyển biến về chất đối với NTTS, là thành tựu đáng tự hào của ngành thủy sản Việt Nam. Sản lượng NTTS đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng thủy sản. Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra đều đạt và vượt. Khoa học công nghệ đã đạt nhiều tiến bộ, làm chủ được các yếu tố công nghệ phục vụ NTTS. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được áp dụng, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao. Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời góp phần thúc đẩy NTTS phát triển mạnh trong thời gian qua, tạo được nhiều mô hình tổ chức sản xuất, đặc biệt là quản lý theo chuỗi sản phẩm. Phát triển NTTS đã tạo động lực cho các lĩnh vực khác phát triển như chế biến, xuất khẩu và dịch vụ NTTS theo hướng xã hội hoá. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã nhấn mạnh những hạn chế cần khắc phục. Trong thời gian qua, nuôi biển phát triển còn chậm, chưa phát huy lợi thế và chưa tương xứng với tiềm năng về mặt nước biển hiện có. Hiệu quả của các dự án đầu tư chưa cao như các mô hình nuôi tôm công nghiệp. Nhiều đối tượng nuôi đã được thử nghiệm nhưng chưa tạo được khối lượng hàng hóa lớn và bền vững. Về tiêu thụ, nhiều đối tượng nuôi chưa tìm được thị trường ổn định, trong khi suất đầu tư lớn và nhiều rủi ro. Quá trình phát triển NTTS cũng bộc lộ nhiều yếu tố thiếu bền vững như công tác quy hoạch không theo kịp yêu cầu phát triển nuôi trồng thuỷ sản; Đầu tư cho NTTS đã được chú trọng hơn nhưng còn dàn trải và chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu đầu tư chung của Nhà nước; Nhiều chương trình chưa đạt 16 được mục tiêu đề ra do không có nguồn kinh phí; Môi trường tại các vùng nuôi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, do đó cũng hạn chế kết quả thực hiện Chương trình. Bên cạnh đó, phát triển NTTS chưa thể hiện rõ sự gắn kết giữa công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ với thực tiễn NTTS và chưa đáp ứng nhu cầu của người nuôi ở các lĩnh vực cơ bản như con giống, công nghệ nuôi, quản lý môi trường và dịch bệnh. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ kết quả thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2000 - 2010 có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để thực hiện thành công Chiến lược phát triển thủy sản và Đề án phát triển NTTS đến năm 2020, đưa thủy sản nói chung và NTTS nói riêng phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng và chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc. 1.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa thiên Huế có đường bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến chân núi Vĩnh Long, là một tỉnh miền trung có hệ đầm phá lớn nhất cả nước. Đây là tiềm năng vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho địa phương để phát triển kinh tế. Ở đây không chỉ phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản mà còn có tiềm năng lớn về du lịch và một số lĩnh vực quan trọng khác. Nhờ những ưu thế đó, trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản, mỗi năm đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh. Hiện nay, các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá, tôm, cua, ốc...đã được đưa vào nuôi trồng có hiệu quả. Trong đó, nhiều loại cá có giá trị dinh dưỡng cao được nuôi ở môi trường nước lợ là cá dìa, cá chẽm, cá kình... Các loại thủy sản này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà nó là công cụ hữu hiệu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo đối với các địa phương trong tỉnh. 17 Bảng 1: Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 - 2010 2008 2009 2010 So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 09/08 10/09 1. Diện tích Ha 5.551 100 5.706 100 5.449 100 2,79 -4,60 - Diện tích nuôi nước ngọt Ha 1.802 32,46 1.882 32,99 1.836 33,68 4,45 -2,47 - Diện tích nuôi nước lợ, mặn Ha 3.749 67,54 3.824 67,01 3.614 66,32 2,00 -6,49 Trong đó: Nuôi tôm các loại Ha 2.092 37,69 1.610 28,21 1.611 51,68 -23,05 0,09 - Nuôi cá lồng Lồng 2.820 - 2.299 - 3.958 - -18,44 72,09 2. Sản lượng Tấn 9.895 100 10.916 100 11.554 100 10,31 5,85 - Thủy sản nước ngọt Tấn 4.236 42,8 4.542 41,61 4.504 38,98 7,22 -0,85 - Thủy sản nước lợ Tấn 5.659 57,2 6.374 58,39 7.051 61,02 12,63 10,61 Trong đó:Tôm các loại Tấn 4.63 46,79 3.486 31,93 5.212 45,11 -24,72 49,51 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2010) 18 Quan sát bảng 1 ta nhận thấy rằng, diện tích được đem vào thả nuôi của tỉnh năm 2009 tăng so với năm 2008, tăng từ 5.551 ha lên đến 5.706 ha tương ứng với 1,89%. Thế nhưng đến năm 2010, mặc dù kế hoạch của tỉnh dự kiến đem vào thả nuôi 5.800 ha thì mức thả lại thấp hơn dự kiến rất nhiều chỉ đạt 93,95% so với kế hoạch và so với năm 2009 thì diện tích thả nuôi giảm đi 4,60. Đầu tiên ta thấy rằng, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt có xu hướng tăng dần qua ba năm, hàng năm diện tích nuôi được đưa vào nuôi trồng tăng đáng kể đồng thời tỷ lệ trong cơ cấu diện tích nuôi cũng tăng lên. Thứ hai, đối với diện tích nuôi nước mặn, đây là phần chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản qua ba năm. Nếu như có sự gia tăng về diện tích nuôi trồng thủy sản từ năm 2008 đến năm 2009 từ 3.749 ha lên đến 3.824 ha thì sau đó diện tích thả nuôi lại giảm mạnh vào năm 2010, cụ thể giảm so với năm 2009 là 2,46%. Theo kết quả từ một số nghiên cứu, nguyên nhân một phần do ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, nhưng sâu xa hơn đó là sự thất bại từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ. Chính điều này làm cho diện tích thả nuôi giảm, người dân thì tìm giải pháp và nghề mới, trong đó nuôi cá lồng l...m tỷ trọng cao nhất? Mức độ đầu tư các loại chi phí khác nhau có cho kết quả khác nhau hay không? Việc đầu tư như vậy đã ở mức hợp lý chưa, có cần phải điều chỉnh tăng, giảm gì không ? Cần và không cần đầu tư thêm ở những yếu tố nào? (Do hạn chế về mặt thực tế của việc ước lượng cũng như về chuyên môn nên đề tài chỉ dừng lại ở việc lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố một cách tương đối). 38 Kết quả phân tích cho thấy, trong cơ cấu tổng chi phí tính chung cho cả ba hình thức nuôi thì chi phí trung gian chiếm một tỷ trọng rất lớn, cụ thể là 38.086 ng.đ/ha hay 74,66% trong cơ cấu tổng chi phí. Có thể nói rằng đây là nhân tố mang tính quyết định đến kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ sau này. Khoản chi phí trung gian đều chiếm một tỷ lệ lớn đối với cả ba hình thức nuôi, cụ thể trên 70%. Tuy nhiên, mức đầu tư về mặt giá trị đối với các hình thức nuôi có sự khác biệt rõ rệt, nếu hình thức nuôi QCCT mức đầu tư chỉ ở mức vừa phải, con số cụ thể là 23.371 ng.đ/ha thì đối với hai hình thức nuôi BTC mức đầu tư chi phí trung gian đều cao hơn nhiều và gần như gấp đôi. Với hình thức nuôi BTC có sử dụng chế phẩm, mức đầu tư về chi phí trung gian cao hơn so với hình thức nuôi BTC truyền thống nhưng mức chênh lệch này không đáng kể. Ở đây chúng ta tạm thời đề cập đến chi phí trung gian còn các khoản mục khác như KHTSCĐ, lãi vay, lao động gia đình, ta sẽ đề cập ở phần phân tích chi tiết dưới đây. Tương tự như vậy, ta xét đến chỉ tiêu tổng quát nhất là tổng chi phí sản xuất của hộ, với hình thức nuôi QCCT mức đầu tư là 32.792 ng.đ/ha, mức đầu tư này phản ánh đúng bản chất của hình thức nuôi này; với hình thức nuôi BTC truyền thống mức tổng chi phí là 58.537 ng.đ/ha, mức này thấp hơn so với hình thức nuôi BTC có sử dụng chế phẩm gần 4.000 ng.đ/ha. Cuối cùng, tổng chi phí sản xuất tính chung cho cả ba hình thức nuôi là 51.011 ng.đ/ha, nhìn chung mức đầu tư này khá cao so với một số khu vực khác ở đầm Phá Tam Giang, chứng tỏ người dân nơi đây rất chú trọng đến hoạt động NTTS. Việc phân tích tổng quan về chi phí và kết cấu của chi phí cho ta cái nhìn sơ lược về mức độ đầu tư của các hộ NTTS nói chung. Để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề này ta tiến hành phân tích một cách chi tiết hơn đối với các loại chi phí riêng biệt nhằm giải quyết các câu hỏi liên quan đến sự khác biệt chi phí giữa các hình thức nuôi, đồng thời làm tiền đề cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sau này. 39 Bảng 13: Tổng chi phí và kết cấu của tổng chi phí sản xuất trong năm 2010 của các hộ điều tra (Tính BQ/ha) QCCT BTCTT BTCCP BQC Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Chỉ tiêu (1000đ) (%) (1000đ) (%) (1000đ) (%) (1000đ) (%) 1. Giống 4.411 13,45 7.849 13,41 8.215 13,06 6.774 13,28 2. Thức ăn 12.059 36,77 25.792 44,06 23.610 37,53 20.333 39,86 3.Xử lý và phòng bệnh 1.489 4,54 3.677 6,28 6.605 10,5 3.855 7,56 4. Tu bổ và nạo vét ao hồ 4.446 13,56 5.892 10,07 6.703 10,65 5.650 11,08 5. Điện và nhiên liệu 822 2,51 1.074 1,84 1.019 1,62 969 1,90 6. Lao động thuê ngoài 145 0,44 310 0,53 1.097 1,74 505 0,99 Chi phí trung gian 23.371 71,27 44.595 76,18 47.248 75,11 38.086 74,66 7. KHTSCĐ 3.603 10,99 6.255 10,69 6.688 10,63 5.474 10,73 8. Chi phí lãi vay 1.303 3,97 3.573 6,10 3.553 5,65 2.780 5,45 9. Lao động gia đình 4.514 13,77 5.991 10,24 5.420 8,62 5.296 10,38 Tổng chi phí 32.792 100 58.537 100 62.909 100 51.011 100 ( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) 40 Thứ nhất, đối với chi phí giống: đây là một khoản chi phí không nhỏ. Có thể nói đây là nhân tố hàng đầu quyết định đến mức độ thành công của quá trình sản xuất, giống tốt thì kết quả sẽ cao đó là điều tất yếu. Nhìn chung ở cả ba hình thức nuôi, giống đều chiếm một khoản khá lớn trong cơ cấu tổng chi phí. Cụ thể, đối với hình thức QCCT bình quân một ha mức đầu tư là 4.411 ng.đ tức 13,45%, trong khi đó đối với hình thức BTC truyền thống mức đầu tư là 7.489 ng.đ hay 13,41% và ở hình thức BTC có sử dụng chế phẩm là 8.215 ng.đ hay 13,06%; mức bình quân chung cho cả b0a hình thức nuôi là 6.744 ng.đ tương ứng 13,28%. Giống ở đây bao gồm cả tôm, cá, cua. Như đã nói ở phần trước, nông dân ở đây phần lớn nuôi theo mô hình xen ghép, chỉ có một số rất nhỏ các hộ nuôi chuyên tôm tuy nhiên khi tiến hành nuôi, gặp đợt dịch bệnh nên cuối cùng họ thả thêm cá, cua để mong lấy lại vốn. Xét về nguồn gốc, giống được cung ứng chủ yếu từ ba nguồn, là từ Thuận An, Đà Nẵng phần còn lại do địa phương cung cấp. Để có thể thấy rỏ hơn về mức độ đầu tư về các loại giống thả trong quá trình nuôi ta tiến hành phân tích bảng 14. Kết quả cho thấy rằng tôm vẫn là đối tượng nuôi chủ chốt, đối với cá, cua chỉ là thanh phần nhằm tăng thêm thu nhập hoặc giảm rủi ro. Nếu như ở hình thức nuôi QCCT mật độ bình quân là 9,71 con/m2 thì ở hình thức BTC truyền thống là 17,88 con/m2 và ở hình thức nuôi BTC có sử dụng chế phẩm là 22,33 con/m2. Con số này cao hơn so với quy định về mặt kỹ thuật trên lý thuyết, thế nhưng nó đã trở thành cách thức chung của các hộ nuôi nơi đây, và điều này đặc biệt đúng với các hộ nuôi theo hình thức QCCT bởi đa phần họ nghĩ rằng khi tăng mật độ thả thì kết quả mang lại cao hơn. Đây là một cách hiểu hoàn toàn sai lầm. Cho nên, cán bộ khuyến nông cấp cơ sở cần có thêm khuyến cáo và biện pháp tuyên truyền để người dân hiểu đúng hơn về mật độ nuôi cũng như một số kỹ thuật liên quan đến chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi. Tương tự đối với cá, thì cá kình là đối tượng được lựa chọn đầu tiên. Qua thực tế nghiên cứu cho thấy, các hộ đầu tư về cá giống một cách khá khiêm tốn, thông thường chỉ thả dặm thêm, và mức chi này là không lớn, bởi giá cá giống cũng không cao, chúng được cung ứng tại địa phương. Cụ thể khoản chi này là 290 ng.đ/ha với hình thức QCCT và 921 ng.đ/ha với hình thức BTC truyền thống, còn với hình thức BTC sử dụng chế phẩm là 762 ng.đ/ha. Riêng đối với cua giống, đây là một khoản chi khá lớn, đa phần cua giống được mua đã lớn có giá khoảng 5.000 đ/con và mức thả thường vài trăm con tùy theo điều kiện của mỗi hộ cũng như hình thức nuôi mà hộ nuôi trồng lựa chọn. 41 Bảng 14: Tình hình đầu tư con giống trong năm 2010 của các hộ điều tra QCCT BTCTT BTCCP BQC Chỉ tiêu ĐVT C C C C S ơ cấu S ơ cấu S ơ cấu S ơ cấu ố lượng (%) ố lượng (%) ố lượng (%) ố lượng (%) 1. Chi phí giống 1000đ/ha 4.411 100 7.849 100 8.215 100 6.774 100 - Tôm 1000đ/ha 2.133 48,35 3.567 45,44 5.427 66,06 3.665 54,10 - Cá 1000đ/ha 290 6,57 921 11,73 762 9,27 651 9,61 - Cua 1000đ/ha 1.988 45,08 3.361 42,82 2.026 24,67 2.458 36,29 2. Mật độ - Tôm Con/m2 9,71 - 17,88 - 22,33 - 16,47 - - Cá Con/m2 4,37 - 8,13 - 7,21 - 6,53 - - Cua Con/ha 347,48 - 494,51 - 362,03 - 401,14 - ( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) 42 Bảng 15: Tình hình đầu tư thức ăn và lao động trong năm 2010 của các hộ điều tra (Tính BQ/ha) QCCT BTCTT BTCCP BQC Ch êu ỉ ti ĐVT C C C C S ơ cấu S ơ cấu S ơ cấu S ơ cấu ố lượng (%) ố lượng (%) ố lượng (%) ố lượng (%) 1.Thức ăn 1000đ 12.059 100 25.792 100 23.610 100 20.333 100 - Thức ăn tươi 1000đ 1.263,84 10,48 936 3,63 0,00 0,00 750,13 3,69 - Thức ăn CN 1000đ 10.795,33 89,52 24.416 94,67 23.610 100,00 19.436 95,59 2. Lao động 1000đ 4.659,08 100 6.302 100 6.517 100 5.801 100 - Lao động gia đình 1000đ 4.514,47 96,90 5.991 95,07 5.420 83,17 5.296 91,30 - Lao động thuê ngoài 1000đ 144,62 3,10 310 4,93 1.097 16,83 504,54 8,70 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) 43 Thứ hai, đối với thức ăn: có thể nói rằng thức ăn chính là điều kiện đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của của bất kỳ một cá thể nào. Thực tế nghiên cứu cho thấy, chi phí đầu tư cho thức ăn là khoản lớn nhất trong tất cả các loại chi phí. Mức độ đầu tư có sự khác nhau giữa các hình thức nuôi, và đây cũng là một nhân tố chủ yếu tạo ra sự khác biệt về tổng chi phí giữa các hình thức. Kết hợp phân tích bảng 14 và bảng 16 ta thấy rằng: ở hình thức QCCT thức ăn được đầu tư là 12.059 ng.đ/ha hay 36,77% trong cơ cấu tổng chi phí; với hình thức BTC truyền thống con số này cao hơn gấp đôi, cụ thể 25.792 ng.đ/ha hay 44,06%; với hình thức BTC có sử dụng chế phẩm thì mức độ đầu tư thức ăn giảm hơn, cụ thể là 23.610 ng.đ/ha. Mức đầu tư tính bình quân cho cả ba hình thức nuôi là 23.033 ng.đ/ha hay 39,86% trong cơ cấu tổng chi phí. Điều đáng chú ý ở đây là: thức ăn bao gồm thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp. Nếu như ở hình thức QCCT rất chú trọng vào việc đầu tư vào thức ăn tươi nhằm tiết kiệm chi phí, vì cùng với một lượng thức ăn tươi như vậy nhưng giá chỉ bằng một phần năm so với thức ăn công nghiệp. Theo những hộ nuôi theo hình thức QCCT tỷ lệ về mặt khối lượng giữa hai loại thức ăn này thường là 1:1 (tức là 1kg thức ăn tươi sẽ cộng thêm một kg thức ăn công nghiệp) con số này có khác nhau giữa các hộ. Mặc dù vậy, chi phí cho thức ăn công nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng cao hơn. Chẳng hạn, nếu mức chi bình quân trên một ha cho thức ăn công nghiệp là 10.795 ng.đ thì thức ăn tươi là 1.264 ng.đ/ha. Trong khi đó, mức độ đầu tư về thức ăn tươi lại giảm dần từ hình thức BTC truyền thống sang hình thức BTC có sử dụng chế phẩm. Đặc biệt hơn nữa, ở hình thức BTC có sử dụng chế phẩm người dân hoàn toàn không sử dụng thức ăn tươi, bởi họ cho rằng dư lượng thức ăn tươi sẽ làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi, và điều này được cho là hoàn toàn có cơ sở. Nói tóm lại, thức ăn là một yếu tố quan trọng. Mức độ đầu tư về thức ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sau này. Qua quá trình nghiên cứu ta nhận thấy rằng, có sự khác biệt về mức độ đầu tư về thức ăn giữa các hộ, và điều này đặc biệt đúng khi xét tổng thể các hộ với các hình thức nuôi khác nhau. 44 Đối với lao động: công lao động bao gồm lao động gia đình và lao động thuê ngoài đây là một khoản đáng kể đối với tổng chi phí trong hoạt động nuôi. Đối với hình thức nuôi QCCT, chủ yếu tận dụng lao động gia đình là chính, có chăng đi nữa cũng chỉ thuê vào lúc xuống vụ hay thu hoạch nhưng phổ biến là hình thức công đổi công. Với mức đầu tư về lao động là 4.659 ng.đ/ha, thì lao động gia đình chiếm phần lớn, cụ thể là 4.514 ng.đ và lao động thuê ngoài là một khoản không đáng kể. Phân tích hình thức nuôi là BTC truyền thống và BTC sử dụng chế phẩm về chi phí lao động, ta thấy người nuôi phải thuê lao động ngoài nhiều hơn, đặc biệt là lúc xuống vụ và thu hoạch. Nguồn lao động chủ yếu từ các thôn khác thuộc địa bàn xã. Đây là những đối tượng chủ yếu trồng lúa, hoạt lao động nông nhàn lúc hết vụ. Chung quy lại, ta thấy mức độ đầu tư về lao động nói chung và mỗi loại lao động nói riêng cũng có sự khác nhau đáng kể giữa các đối tượng hộ. Liệu điều này có tạo nên sự khác biệt nào liên quan đến kết quả, hiệu quả kinh tế hay không? Với câu hỏi này đề tài sẽ tập trung phân tích chi tiết ở những phần tiếp theo. Đối với xử lý và phòng bệnh: ta biết rằng việc phòng bệnh cho tôm là cực kỳ quan trọng. Trong thời gian gần đây, đa số hộ nuôi thất thu một phần là do làm công tác xử lý ao hồ và phòng bệnh không tốt. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, mức độ đầu tư cho công tác xử lý phòng bệnh có xu hướng tăng dần theo thứ tự hình thức nuôi. Đối tượng hộ nuôi thuộc hình thức QCCT ít chú trọng hơn công tác xử lý và phòng bệnh, rất nhiều trường hợp không dùng đến hóa chất phòng bệnh, và mức đầu tư như ta thấy là 1.489 ng.đ/ha tương ứng 4.54 % trong tổng chi phí. Đối với hình thức BTC truyền thống, họ ý thức rằng “ bí quyết để nuôi tôm thành công là nuôi màu của nước” chính vì vậy họ đã chú trọng hơn, cụ thể mức đầu tư này là 3.677 ng.đ/ha tức khoảng 6.28 % trong cơ cấu tổng chi phí. Cuối cùng, hình thức nuôi BTC có sử dụng chế phẩm mức độ đầu tư cao hơn cả, cụ thể 6.605 ng.đ/ha, đây chính là điểm mấu chốt của vấn đề, theo như khuyến cáo nếu theo đúng quy trình ở một số địa phương đã áp dụng trong cả nước thì riêng mức đầu tư cho chế phẩm cũng từ 40.000 - 50.000 ng.đ/ha và những hộ đầu tư theo phương thức này đã cho mức thu nhập vượt trội, điều này khiến nuôi trồng thủy sản trở thành một ngành “siêu lợi nhuận”. Nhưng do hạn 45 chế về vốn đầu tư cũng như điều kiện áp dụng nên đã giảm bớt nhiều công đoạn. Ở đây đề tài xin nhắc lại một lần nữa, chế phẩm sinh học chỉ có chức năng giữ ổn định về môi trường nước và phòng bệnh chứ không ảnh hưởng gì đến phương thức nuôi cũng như quá trình chăm sóc. Đối với tu bổ và nạo vét ao hồ: đây là khoản chi liên quan đến việc tái tạo lại môi trường trước khi tiến hành một vụ sản xuất mới. Nhìn chung, công tác này đều được các hộ nuôi trồng chú trọng đầu tư, vì đây là thời điểm bắt đầu một vụ nuôi mới nên đa phần các hộ đều có một sự chuẩn bị về mặt kinh tế nhất định. Ta cũng thấy rằng, các hộ thuộc hai hình thức BTC vẫn chú trọng trọng hơn trong công tác tu bổ và nạo vét ao hồ so với hình thức QCCT. Trước tiên đối với BTC truyền thống, chi phí này là 5.892 ng.đ/ha hay 10,07%, còn đối với hình thức BTC có sử dụng chế phẩm là 6.730 ng.đ/ha. Sở dĩ có sự chênh lệch này vì nếu nuôi kết hợp với việc sử dụng chế phẩm cần đảm bảo rất nghiêm ngặt về kỹ thuật, trong suốt quá trình nuôi yêu cầu phải khép kín, tránh hiện tượng rò rĩ nước từ bên ngoài và bên trong hồ. Đối với điện nhiên liệu, lãi vay: thứ nhất ta thấy điện và nhiên liệu chủ yếu là một số khoản liên quan đến quá trình tôn tạo ao nuôi, và một bộ phần nhỏ chi cho chăm sóc, thu hoạch Khoản chi phí này không có sự chênh lệch giữa các hình thức nuôi và nó không ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sau này. Thứ hai, đối với lãi vay, đây là hệ quả từ việc đầu tư, xây dựng cơ bản ban đầu để tiến hành hoạt động sản xuất. Nhìn chung, khoản trả lãi vay của hộ nuôi ở hai hình thức BTC có cao hơn so với hình thức nuôi QCCT do việc đầu tư ban đầu của họ có quy mô lớn hơn. Mức trả lãi vay chung cho hộ nuôi ở cả ba hình thức là 2.829 ng.đ/ha hay 5,48% trong cơ cấu tổng chi phí. Cuối cùng đối với giá trị KHTSCĐ: ta thấy rằng giá trị KHTSCĐ của hình thức nuôi QCCT là 3.063 ng.đ/ha hay 10,99%, ở hình thức BTC truyền thống là 6.255 ng.đ/ha hay 10,69%, còn với hình thức nuôi BTC có sử dụng chế phẩm là 6.688 ng.đ/ha hay 1,63%. Thông thường, người dân sử dụng các loại công cụ, máy móc lâu hơn nhiều so với số năm quy định được tính khấu hao. Ta thấy có sự khác biệt về giá 46 trị KHTSCĐ ở các hình thức nuôi, đây là điều tất yếu của việc đầu tư và trang bị khi tiến hành một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Như vậy qua quá trình phân tích tổng chi phí và kết cấu chi phí ta thấy: thứ nhất, mức độ đầu tư giữa các hình thức nuôi có sự khác nhau cụ thể là hai hình thức nuôi BTC cao hơn so với QCCT. Thứ hai, có sự khác nhau về mức độ đầu tư về các khoản mục chi phí giữa các hình thức nuôi. Đây cũng là căn cứ để trong phần tiếp theo chúng ta tiếp tục trả lời một số câu hỏi đã đặt ra ở phần đầu. 3.2.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ điều tra Việc phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất sẽ làm rõ những câu hỏi mà chúng ta đặt ra ở phần trước. Trên cơ sở của việc phân tích này, chúng ta có được những cái nhìn chính xác nhất về những gì mà hộ nuôi đạt được. Thứ nhất đối với các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế: thông qua kết quả phân tích ở bảng 16 ta nhận thấy rằng, tổng giá trị sản xuất tăng dần theo hình thức nuôi và có sự chênh lệch khá lớn giữa chúng. Ta tiến hành so sánh hệ thống các chỉ tiêu theo cặp để thấy sự khác biệt. Trước tiên là giữa QCCT và BTC truyền thống, đối với hình thức QCCT giá trị sản xuất là 42.255 ng.đ/ha và mỗi hộ thu được là 29.071 ng.đ/ha; trong khi đó ở hình thức BTC truyền thống giá trị sản xuất là 74.663 ng.đ/ha và mỗi hộ thu được là 51.362 ng.đ/ha. Như vậy, giá trị sản xuất ở hình thức BTC truyền thống gấp khoảng 1,77 lần hay cao hơn 32.408 ng.đ/ha và 22.297 ng.đ/hộ so với hình thức QCCT. Đây là một sự chênh lệch rất lớn về mặt giá trị lẫn tỷ lệ, và điều này được xuất phát từ sự khác biệt về chi phí đầu tư giữa hai hình thức nuôi. Để có thể thấy rõ hơn, ta tiến hành sử dụng chỉ tiêu kết quả trong mối quan hệ với chi phí bỏ ra giữa chúng. Đầu tiên về giá trị gia tăng của hộ nuôi trồng thủy sản, giá trị gia tăng của hộ nuôi theo hình thức BTC vẫn cao hơn đáng kể, mức chênh lệch này vào khoảng 1.52 lần hay 10.141 ng.đ/ha. Đối với chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI) cũng có kết quả tương tự như trên, nhìn chung mỗi hộ ở cả hai hình thức trên đều có lãi, nhưng đối với hình thức QCCT bình quân mỗi hộ thu 9.958 ng.đ thấp hơn hộ nuôi BTC truyền thống 3.715 ng.đ. Tiến hành so sánh tương tự với hình thức BTC truyền thống và hình thức BTC có sử dụng 47 chế phẩm, đây là hai hình thức nuôi tương tự nhau và có mức độ đầu tư về chi phí gần như giống nhau, sự khác biệt chủ yếu là một bên có dùng thêm chế phẩm sinh học và một bên sử dụng chất hóa học. Qua đây chúng ta bước đầu tìm ra lời giải chung cho yêu cầu quan trọng nhất do bài toán sản xuất đặt ra. Thực tế cho thấy, tổng giá trị sản xuất ở hình thức BTC có sử dụng chế phẩm cao hơn so với hình thức BTC truyền thống, mức chênh lệch này về mặt giá trị là 20.615 ng.đ/ha tức gấp 1.28 lần, từ đó ta cũng có mức chênh lệch tương ứng về tổng giá trị sản xuất tính bình quân trên hộ với con số cụ thể là 14.183 ng.đ. Giá trị gia tăng và mức thu nhập hỗn hợp bình quân trên ha, trên hộ của hình thức nuôi BTC sử dụng chế phẩm đều cao hơn nhiều so với hình thức nuôi truyền thống, chẳng hạn giá trị gia tăng trên ha đối với hình thức nuôi BTC truyền thống là 29.521 ng.đ còn đối với hộ nuôi theo hình thức BTC có sử dụng chế phẩm là 49.986 ng.đ, như vậy mức chênh lệch về giá trị gia tăng bình quân của hai nhóm hộ của hai hình thức là 20.465 ng.đ/ha hay khoảng 1,69 lần. Với những người dân chủ yếu làm nông nghiệp thì con số này quả đúng là rất đáng kể, chỉ một thay đổi nhỏ trong việc áp dụng sản phẩm và chi phí cơ hội từ việc đầu tư cho sản phẩm này mà kết quả thu lại quá thành công. Đây là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất, một sự thay đổi lớn từ sự khác biệt tưởng chừng không đáng kể, nếu ta chỉ xét dưới góc độ chi phí. 48 Bảng 16: Kết quả kinh tế hoạt động NTTS của các hộ điều tra Chỉ tiêu QCCT BTCTT BTCCP BQC BTCTT/QCCT BTCCP/BTCTT GT GT GT GT GT Gấp GT Gấp (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) ( Lần) (1000đ) ( Lần) 1. GO/ha 42.255 74.663 95.278 70.025 32.408 1,77 20.615 1,28 2. IC/ha 23.371 44.595 47.248 38.086 21.224 1,91 2.652 1,06 3. VA/ha 19.379 29.521 49.986 32.220 10.148 1,52 20.465 1,69 4. MI/ha 14.473 19.873 40.206 24.507 5.400 1,37 20.333 2,02 5. GO/hộ 29.071 51.368 65.551 48.176 22.297 1,77 14.183 1,28 6. IC/hộ 16.079 30.682 32.506 26.203 14.603 1,91 1.824 1,06 7. VA/hộ 13.333 20.310 34.390 22.396 6.977 1,52 14.080 1,69 8. MI/hộ 9.958 13.673 27.662 16.861 3.715 1,37 13.989 2,02 ( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) 49 Đến đây ta có thể ra một số kết luận rằng: giữa hai hình thức QCCT và BTC truyền thống thì hình thức BTC truyền thống cho hiệu quả cao hơn. Điều này hoàn toàn thỏa đáng với những gì mà họ bỏ ra, mức đầu tư cao hơn đã mang lại kết quả cao hơn. Tiếp theo đó, ta thấy giữa hai hình thức nuôi BTC thì các hộ nuôi có dùng kết hợp chế phẩm sinh học đã cho kết quả cao hơn, điều này chứng tỏ rằng sự lựa chọn của hộ nuôi là chính xác. Như vậy ta có thể tin tưởng rằng, việc sử dụng chế phẩm từ sinh học đã phần nào phát huy hiệu quả của nó về mặt kinh tế, ở đây ta chưa đề cập đến tác động về mặt môi trường. Tuy nhiên việc đánh giá về kết quả chỉ cho ta cái nhìn tổng quan về mặt quy mô, việc phân tích những chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh tế sẽ cho ta cái nhìn sâu sắc hơn. Ta cũng cần có cách nhìn tổng hợp từ cả hai phía, phía kết quả và hiệu quả, nếu chỉ số về hiệu quả càng cao thì đó là điều mà người sản xuất luôn luôn hướng đến, ngoài ra cũng tồn tại ngoại lệ nên ta cần căn cứ vào mỗi tình huống cụ thể để có những nhận định chính xác nhất. Ta xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả theo hình thức nuôi thông qua bảng 17. Bảng 17: Hiệu quả kinh tế hoạt động NTTS của các hộ điều tra (Tính BQ/ha) Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTCTT BTCCP BQC 1. GO/IC Lần 1,81 1,67 2,02 1,84 2. VA/IC Lần 0,83 0,66 1,06 0,85 3. MI/IC Lần 0,62 0,45 0,85 0,64 ( Nguồn: số liệu điều tra 2011) Hiệu quả kinh tế đối với hình thức nuôi QCCT: chỉ tiêu GO/IC là 1,81 điều này có nghĩa cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì sẽ thu được 1,81 đồng giá trị sản xuất. Điều này rất có ý nghĩa bởi trước đây vài năm cũng đối với hình thức nuôi này con số mang lại rất khiêm tốn, thậm chí nhiều trường hợp hiệu quả là gần bằng không. Tương tự như vậy, VA/IC là 0,83 tức là cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra 0,83 đồng thu nhập, ta có MI/IC là 0,62 tức là cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì tạo ra 0,62 đồng thu nhập hỗn hợp. Nhìn chung, đối với hình thức QCCT việc đầu tư với chi 50 phí thấp nhưng cũng đã tạo ra hiệu quả đáng kể, do vậy ta sẽ quyết định khuyến cáo hộ nuôi trồng thủy sản có nên tiếp tục đầu tư hay không nhờ phần phân tích nhân tố ảnh hưởng ở nội dung tiếp theo Hiệu quả kinh tế với hình thức nuôi BTC truyền thống: GO/IC là 1,67 tức với một đồng chi phí trung gian bỏ ra các hộ nuôi thu được 1,67 đồng giá trị sản xuất, con số này có vẽ khiêm tốn hơn so với hình thức nuôi QCCT. Tuy nhiên như trường hợp này, ta cần xét đến kết quả tạo ra từ ở phần trước như đã nói, với VA/IC là 0,66 tức cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì giá trị gia tăng mang lại là 0,66 đồng. Cuối cùng ta có MI/IC ở hình thức này là 0.45 cũng có nghĩa là một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì nhận được là 0,45 đồng thu nhập hỗn hợp. Hiệu quả kinh tế với hình thức nuôi BTC có sử dụng chế phẩm: đối với hình thức này hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả đều cao hơn so với hai hình thức còn lại. Nguyên nhân là do tổng giá trị sản xuất thu được vượt trội so với hai hình thức còn lại, chẳng hạn như, GO/IC là 2,02 tức là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra mang lại 2,02 đồng giá trị sản xuất. Một lần nữa ta khẳng định lại rằng nuôi theo hình thức nuôi BTC có sử dụng chế phẩm có những ưu thế vượt trội so với các hình thức nuôi khác. Nói tóm lại các hộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương đều có một kết quả khá khả quan về mặt kinh tế. Bằng chứng là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế chung cho cả ba hình thức đều rất cao. Điều này có được là nhờ sự đóng góp quan trọng từ việc đa dạng hóa vật nuôi nhằm cải thiện môi trường và hạn chế rủi ro, ta thấy được điều này khá rõ ràng từ sự khác biệt về kết quả và hiệu quả giữa các hình thức nuôi. Qua đây cũng đã góp phần giải quyết được một số vấn đề liên quan đến các giả thiết của bài toán nuôi trồng thủy sản. Ở phần tiếp theo ta sẽ tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả với một số công cụ toán học khác nhau. 51 3.3. Tỷ suất hàng hóa một số nông sản chủ yếu của các hộ điều tra Như chúng ta đã đề cập ở phần trước, các hộ nuôi trồng thủy sản ngoài nghề chính của mình còn có một số hoạt động sản xuất khác. Qua phân tích ta thấy trong tất cả các hoạt động dưới đây thì nuôi trồng thủy sản giữ vị trí quan trọng nhất, đồng thời tỷ suất hàng hóa rất cao. Nuôi lợn do đặc thù của nghề nên toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra và cung ứng trên thị trường. Bảng 18: Tỷ suất hàng hóa một số loại nông sản chủ yếu Tỷ suất Tổng GTSl GTSl hàng hóa Hoạt động hàng hóa (1000đ) GT (1000đ) Cơ cấu (%) (%) 1. Nuôi trồng thủy sản 29.071 28.500 71,69 98,04 2.Trồng lúa 10.275 6.029 15,17 58,67 3.Trồng sắn 2.017 1.200 3,02 59,49 4. Nuôi lợn 3.150 3.150 7,92 100 5. Khác 1.105 875 2,20 96,68 Tổng cộng 45.618 39.754 100 87,14 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Hoạt động trồng lúa cũng mang lại giá trị lớn, nhưng sản phẩm phần lớn để tiêu dùng nên tỷ suất hàng hóa không cao, chỉ 58,67%; với trồng sắn, một phần làm nguyên liệu cho nuôi lợn, các khoản thu khác chủ yếu từ cây rau màu,... các sản phẩm này dung để tiêu dùng cho gia đình nên tỷ suất hàng hóa thấp nhất. 52 3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế đến hoạt động nuôi trồng thủy sản Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế có một ý nghĩa rất quan trọng. Qua kết quả phân tích, chúng ta có thể biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đồng thời có một số nhìn nhận về hoạt động sản xuất của hộ. Trên cơ sở đó, ta đưa ra những đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả sản xuất. Với phương pháp phân tổ thống kê, đề tài chia các hộ sản xuất theo các tổ khác nhau dựa theo một số chỉ tiêu để phân tổ, do mẫu điều tra khá nhỏ nên không thể tiến hành phân tổ theo tiêu chí tương ứng với các hình thức nuôi đã nêu trên. Tuy nhiên, cách phân tích như trên là hoàn toàn có cơ sở bởi một số lý do sau: thứ nhất việc phân tích bảng chi phí, kết cấu chi phí và các bảng liên quan đến kết quả và hiệu quả kinh tế đã cho ta thấy được mức độ khác nhau về mức độ đầu tư lẫn kết quả và hiệu quả. Thứ hai, đề tài sẽ sử dụng tiêu chuẩn kiểm định liên quan đến một số nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của hộ nhằm tạo thêm cơ sở vững chắc cho những kết quả nghiên cứu.  Ảnh hưởng của chi phí trung gian: việc phân tích ảnh hưởng của chi phí trung gian sẽ cho ta cái nhìn tổng quát nhất về ảnh hưởng của các chi phí đầu tư đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Phần phân tích này áp dụng đối với ba tổ, đầu tiên là tổ có mức chi phí trung gian thấp hơn 25.000 ng.đ/ha, tổ thứ hai là từ 25.000 ng.đ đến dưới 50.000 ng.đ/ha, tổ thứ ba có mức đầu tư trên 50.000 ng.đ/ha. Đối với tổ I: tổ này có số lượng hộ chiếm 26,67%, mức đầu tư chi phí trung gian khá khiêm tốn, chỉ 19.026 ng.đ/ha, do đó tổng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, và thu nhập hỗn hợp thấp nhất trong ba tổ. Tuy nhiên, các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC đều khá cao chứng tỏ với mức đầu tư thấp nhưng cũng mang lại hiệu quả. Ta có GO/IC là 1,93 điều nay có nghĩa với một đồng chi phí trung gian các hộ thu được 1,93 đồng giá trị sản xuất, tương tự VA/IC là 0,95 có tức là một đồng chi phí trung gian đầu tư tạo ra 0,95 đồng giá trị gia tăng, MI/IC là 0,65 tức cứ một đồng chi phí trung gian đầu tư thì tạo ra 0,65 đồng thu nhập hỗn hợp. 53 Đối với tổ II: với khoản chi phí giao động như trên, đây là tổ có nhiều đối tượng hộ nuôi trồng thủy sản lựa chọn đầu tư nhất cụ thể trên 50% số hộ điều tra thuộc tổ. Mức chi phí trung gian bình quân trên một ha là 36.337ng.đ, với mức chi phí khá cao này các hộ thu được tổng giá trị sản xuất là 69.676 ng.đ/ha con số này cao hơn nhiều so với tổ I, nó dường như xứng đáng với những gì mà họ đã bỏ ra, phần giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp mang lại cũng cao hơn so với đối tượng hộ nuôi thuộc tổ I. Xét các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các con số biểu hiện cũng rất khả quan, tiêu biểu cho nhóm chỉ tiêu này ta thấy VA/IC là 0,93 tức là cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra thì thu về 0,93 đồng giá trị gia tăng. Đối với tổ III: đây là tổ có mức chi phí trực tiếp bình quân trên ha là cao nhất. Chính điều này là cho giá trị sản xuất mà các hộ nuôi thuộc tổ này nhận được cũng rất cao, cụ thể hơn giá trị sản xuất là 115.421 ng.đ/ha. Phần giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp cũng tăng theo tương ứng với mức tăng đầu tư chi phí trung gian. Tuy vậy, hiệu quả kinh tế mang lại không cao so với các tổ khác. Nguyên nhân là chi phí đầu tư quá chênh lệch so với các hộ ở tổ còn lại, chẳng hạn như VA/IC là 0,71 tức là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì các hộ thu được 0,71 đồng giá trị gia tăng. Qua đây ta thấy rằng, có mối liên hệ giữa chi phí trung gian với kết quả, hiệu quả kinh tế. Nhìn chung các hộ có mức độ đầu tư cao thì kết quả mà họ mang lại cũng tăng theo giá trị khoản chi phí đã đầu tư. 54 Bảng 19: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả kinh tế (Tính BQ/ha) STT Chi phí trung gian (IC) Số hộ Tỷ lệ IC GO VA MI GO/IC VA/IC MI/IC Tổ (1000đ) (Hộ) (%) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (Lần) (Lần) (Lần) I <= 25.000 20 26,67 19.026 36.675 18.006 12.437 1,93 0,95 0,65 II 25.000 < IC <= 50.000 40 53,33 36.337 69.676 33.859 25.348 1,92 0,93 0,70 III > 50.000 15 20 68.165 115.421 48.471 38.360 1,69 0,71 0,56 BQC 75 100 38.086 70.025 32.220 24.507 1,84 0,85 0,64 (Nguồn: số liệu điều tra 2011) Bảng 20: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả kinh tế (Tính BQ/ha) STT Diện tích (DT) Số hộ Tỷ lệ DT GO IC VA MI GO/IC VA/IC MI/IC 2 Tổ (m ) (Hộ) (%) (m2) (1000đ ) (1000đ ) (1000đ ) 1000đ (Lần) (Lần) (Lần) I < 4.000 21 28 3.048 58.165 33.563 26.065 18.994 1,73 0,78 0,57 II 4.000 < DT <= 7.000 27 36 6.556 83.997 46.908 37.904 29.074 1,79 0,81 0,62 III > 7.000 27 36 10.092 65.277 32.783 32.250 24.229 1,99 0,98 0,74 BQC 75 100 6.846 70.025 38.086 32.220 24.507 1,84 0,85 0,64 (Nguồn: số liệu điều tra 2011) 55  Phân tổ ảnh hưởng của quy mô diện tích: phải nói đây là một nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức nuôi trồng, lựa chọn việc sử dụng mức độ đầu tư nói chung và việc sử dụng yếu tố đầu vào nói riêng. Cũng tương tự như cách phân tổ theo chi phí trung gian, ở mục này đề tài sẽ chia các hộ nuôi trồng thành ba tổ với quy mô diện tích tăng dần để phân tích sự ảnh hưởng của nó đến việc đầu tư, các chỉ tiêu liên quan đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Đối với tổ I: diện tích bình quân của tổ này 3.048 m2 đây là tổ bao gồm những hộ có quy mô thấp. Các hộ lựa chọn đầu tư chi phí trung gian trên tính trên ha là 33.563 ng.đ, với mức đầu tư như vậy nhưng giá trị sản xuất mang cũng tương đối cao, con số cụ thể là 58.165 ng.đ/ha, qua bảng ta cũng thấy được rằng giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp của hộ thuộc tổ này. Về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, có thể nói mặc dù các con số biểu hiện khá cao nhưng đây là nhóm có hiệu quả đồng vốn sử dụng thấp nhất trong tổng thể các tổ nghiên cứu, ta có GO/IC là 1,73 tức cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra giá trị sản xuất mang lại là 1,73 đồng, hay với VA/IC là 0,78 có nghĩa cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra 0,78 đồng giá trị gia tăng. Đối với tổ II: tổ này có quy mô từ 4000 m2 trở lên đế...ch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Năm là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực. Sáu là, tăng cường công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, thực hiện quản lý an toàn vệ sinh, môi trường, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững. Bảy là, tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 73 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản  Các giải pháp cụ thể với hộ nuôi Về thời vụ: đây là một yêu cầu rất quan trọng do đặc điểm riêng biệt của địa phương nên yêu cầu các hộ dân chấp hành một cách nghiêm chỉnh đối với lịch thả cụ thể từng đối tượng giống do Chi cục NTTS ban hành dưới sự chỉ đạo của phòng chức năng và các ban ngành tại địa phương, điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro trong khâu xuống vụ lẫn thu hoạch, để hoạt động nuôi trồng ở đây mang tính đồng bộ cao. Đồng thời tiếp tục phương châm của cấp trên đưa ra “ thả một vụ ăn chắc”. Về mật độ: tuân thủ khuyến cáo của các chuyên gia về mật độ thả, nó phải phù hợp với hình thức nuôi trồng, cụ thể là nên thả thưa hơn so với mật độ thả của hộ nông dân vào thời điểm hiện tại, điều này giúp hộ nuôi có điều kiện chăm sóc tốt hơn, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng môi trường nước. Về con giống: con giống có vai trò quan trọng quyết định đến thành bại của hoạt động NTTS. Do đó, nên mua giống ở những trang trại giống đã được kiểm dịch chặt chẽ, cụ thể: hướng dẫn và tạo điều kiện cho người nuôi cá tiếp cận với nơi sản xuất giống để có thể chọn lựa, quản lý các cơ sở ươm giống tại chỗ, quản lý và tạo điều kiện để các nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao ở vùng đầm phá sinh sản và phát triển để gia tăng nguồn giống mới. Việc sử dụng con giống tại chỗ có rất nhiều ưu điểm, một mặt có thể xác định được nguồn gốc xuất xứ mặt khác thuận lợi hơn trong vấn đề vận chuyển. Rất nhiều trường hợp khi mua giống tại các khu vực ở xa, những trại giống kinh doanh này sử dụng con mẹ quá nhiều lần nên giống cho ra không được khỏe mạnh. Về thức ăn: đối với các hình thức nuôi khác nhau thì có cách thức cho ăn khác nhau, chẳng hạn đối với hình thức nuôi QCCT thì để tiết kiệm chi phí người dân có thể cho ăn kết hợp với thức ăn tự chế, tuy nhiên phải đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưởng và nguồn gốc xuất xứ. Còn đối với hình thức nuôi BTC có sử dụng chế phẩm thì phải tuân thủ quy trình cho ăn là hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp. Một điều đáng chú ý ở đây là cách thức cho ăn rất quan trọng, cho ăn phải đảm bảo đúng giờ, 74 đúng lượng thức ăn, vì nếu để tồn đọng thức ăn trong ao thì đó chính là một nguyên nhân phát sinh mầm bệnh cho tôm. Về kỹ thuật nuôi : hầu hết các hộ nuôi tôm ở đây đều dựa trên kinh nghiệm tích lũy được, vì vậy trong quá trình nuôi cũng gặp không ít khó khăn, do đó, các hộ nuôi cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi để học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các hộ nuôi giỏi trong địa phương thông qua đó nâng cao được kiến thức nuôi tôm của mình. Về ao nuôi và xử lý: cần phải chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt các khâu cải tạo đáy ao và xử lý môi trường đối với từng hình thức nuôi. Ao hồ phải được hút cạn, vét hết lớp bùn đáy ao và xử lý môi trường trước khi thả nuôi. Đối với những hồ không thể hút khô được thì phải thực hiện theo đúng quy trình cải tạo ướt, nếu giữ nước được thì cho phơi khô đáy ao. Kiểm tra môi trường đảm bảo yêu cầu mới tiến hành thả nuôi, kiểm tra môi trường nước hằng ngày để có hướng điều chỉnh và xử lý kịp thời. Riêng đối với những hộ áp dụng chế phẩm sinh học thì cần tuân thủ về điều kiện về đê đập, mương máng (quan trọng nhất là không cho nước giữa môi trường trong ao và ngoài ao tiếp xúc với nhau, như vậy vật nuôi sẽ chết ngay lập tức), đồng thời không được đốt cháy giai đoạn mà các kỹ sư đã hướng dẫn theo các buổi tập huấn. Về phòng trừ dịch bệnh: các hộ nuôi cần có giải pháp xử lý tốt chất thải từ ao nuôi, để tránh gây ra các mầm bệnh cho vật nuôi. Môi trường ao nuôi phải thông thoáng và sạch sẽ, khi có mầm bệnh xảy ra phải xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật.  Giải pháp đối với chính quyền địa phương Quy hoạch tổng thể vùng nuôi: đây là giải pháp quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển NTTS ở địa phương. Việc quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất hoang hóa, đất bị nhiễm mặn sang nuôi tôm giúp dân tận dụng triệt để nguồn lực đất đai hiện có, bên cạnh đó giúp tạo thêm thu nhập cho người dân.Nhận thức được tính ưu việt của hình thức nuôi BTC sử dụng chế phẩm vậy nên chính quyền địa phương cần có kế hoạch cụ thể về công tác chuyển đổi dần từ hình thức QCCT sang hình thức nuôi BTC sử dụng chế phẩm, chỉ trừ những khu vực không thể chủ động được nguồn nước. 75 Hoàn thiện hệ thống sản xuất: quá trình sản xuất cần có các giai đoạn khác nhau như chuẩn bị yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất và áp dụng công nghệ, cuối cùng là thu sản phẩm, chế biến và đem bán trên thị trường. Mỗi khâu có một vị trí nhất định trong việc tạo ra giá trị sản phẩm. Việc hoàn thiện hệ thống sản xuất đi từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng giúp nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa tạo ra, đồng thời giúp giảm thiểu những khoản chi phí không cần thiết, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Phát triển CSHT - VCKT phục vụ nuôi trồng: cần củng cố hệ thống đê bao ngăn mặn, xây dựng hệ thống thủy lợi và ao nuôi phù hợp với yêu cầu nuôi trồng. Quy trình thiết kế, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cần chú ý đến nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo tuân thủ dòng chảy, tránh gây ách tắc làm ô nhiễm nguồn nước Xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lý giúp chủ động nguồn nước và chất lượng nước cung cấp cho các hồ nuôi. Công tác khuyến nông: tiếp tục duy trì các lớp tập huấn và yêu cầu người dân làm việc với thái độ nghiêm túc, rất nhiều trường hợp đến với lớp tập huấn như là một yêu cầu bắt buộc, chính điều này đã làm trở ngại đến khả năng tiếp thu của các đối tượng khác, phải khuyến khích, động viên các hộ dân tích cực tham gia học hỏi lẫn nhau, tốt nhất nên áp dụng mô hình tổ tự quản. Một mặt nó sẽ đảm bảo an toàn trong việc bảo vệ hồ nuôi lẫn nhau, mặc khác các đối tượng đi tập huấn về có thể phổ biến lại cho các thành viên trong tổ, nhận thấy rằng đây là việc làm cần thiết nhất. Về phía cán bộ khuyến nông cơ sở cần sâu sát hơn nữa, bắt kịp tâm tư nguyện vọng của người dân cũng như nắm bắt tình hình một cách nhanh nhẹn nhất, đặc biệt trong công tác phòng ngừa dịch bệnh, giúp người dân kiểm tra độ mặn, độ PH Nâng cao dân trí và tạo việc làm cho người dân: nâng cao chất lượng lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành NTTS. Trình độ dân trí cao tăng khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật áp dụng vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra được kết quả sản xuất cao hơn. Cần phát triển hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương (chằm nón, đan lát) giúp giải quyết lực lượng lao động dư thừa ở địa phương, phần nào nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. 76 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An”. Tôi rút ra một số kết luận như sau: Thứ nhất, nhờ chuyển đổi mô hình nuôi và đối tượng vật nuôi thích hợp nên hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân nơi đây đã dần dần hồi sinh, đặc biệt hơn người dân đã bắt đầu tiến hành đầu tư trở lại. Thứ hai, trong năm qua hoạt động nuôi trồng đã đạt được những thành công nhất định, cụ thể với kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các hộ đều cho kết quả rất khả quan, sử dụng chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp để đánh giá thì số hộ có mức thu âm rất ít, đa phần các hộ đạt kết quả khá cao, chính điều này đã tạo điều kiện cho hộ dân tiếp tục tái đầu tư mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất. Thứ ba, kết quả phân tích từ đề tài cho thấy rằng: hình thức BTC có sử dụng chế phẩm cho kết quả cao nhất, tiếp theo đó là hình thức BTC truyền thống và cuối cùng là nuôi theo hình thức QCCT... Thứ tư, kết quả nghiên cứu từ đề tài cũng chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ giữa kết quả, hiệu quả kinh tế, và các nhân tố như chi phí trung gian, quy mô diện tích, chi phí giống... Hầu hết các hộ sử dụng nhiều yếu tố hơn thường có kết quả cao hơn, trong số các yếu tố ảnh hưởng ngoài chi phí trung gian, quy mô diện tích phải chú ý nhất đến chi phí xử lý và phòng bệnh, mức độ đầu tư càng cao thì hiệu quả mang lại càng lớn. Đây chính là điểm quan trọng và cần tích cực khuyến cáo người dân tích cực đầu tư cho công tác này, đặc biệt là sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ sinh học. Thứ năm, đề tài cũng phát hiện ra được mối quan hệ giữa trình độ văn hóa của người dân với kết quả, hiệu quả kinh tế, những chủ hộ có trình độ càng cao thì kết quả mang lại càng cao nhờ kinh nghiệm và khả năng nắm bắt, vận dụng quy trình kỹ thuật. 77 Như vậy một lần nữa ta khẳng định rằng nghề nuôi trồng thủy sản vốn là một ngành thế mạnh của người dân nơi đây, nó có một tầm quan trọng nỗi bật với cuộc sống của nông dân. Trong quan thời gian trước đã có lúc nuôi trồng thủy sản là phương tiện để thay đổi cuộc sống và cũng chính nó đã lấy đi tấc cả của người dân nơi đây, bằng sự cố gắng vượt bậc cùng sự trợ giúp đặc biệt từ chính quyền địa phương, đã đến lúc đưa nghề nuôi trồng thủy sản trở về đúng với vị trí ban đầu. 2. KIẾN NGHỊ  Đối với nhà nước - Hỗ trợ vốn trung hạn hoặc dài hạn với lãi suất thấp để ngư dân yên tâm sản xuất. Đối với những đối tượng hộ làm ăn thua lỗ thì nên có chính sách thích hợp hơn chẳng hạn áp dụng việc giãn nợ cho vay lại để người dân tái đầu tư sản xuất, tuy nhiên việc cho vay cần có điều kiện nghiêm ngặt, phải gắn trách nhiệm của người dân với đồng vốn vay. Cần có những chương trình nghiên cứu một cách toàn diện cả trên phương diện kinh tế xã hội, kỹ thuật lẫn môi trường sinh thái. Từ đó, ban hành chính sách kịp thời cho người dân.  Về phía tỉnh và chính quyền địa phương - Chỉ đạo các Sở ngành liên quan, UBND các cấp phối hợp với các cơ quan nghiên cứu tìm giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường . - Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai nhanh tiến độ thực hiện các dự án NTTS để đưa vào khai thác, sử dụng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải ở các vùng nuôi trên cát để củng cố vùng nuôi trên cát theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. - Tiếp tục đầu tư cho chương trình mục tiêu phát triển NTTS, chương trình trợ giá đầu vào, tìm kiếm thị trương đầu ra, thực hiện việc can thiệp về giá nhàm tránh hiện tượng ép giá từ phía tiểu thương. - Chi cục NTTS, trung tâm khuyến ngư, phòng NN & PTNT huyện cùng một số công ty chuyên cung cấp thuốc và thức ăn nên thường xuyên tổ chức những buổi tập 78 huấn, Hội thảo để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với các người nuôi, tạo điều kiện giúp người dân nắm bắt thông tin sản xuất và tình hình thị trường.  Về phía hộ nuôi trồng thủy sản - Nâng cao trình độ cũng như hiểu biết về kỹ thuật và những vấn đề liên quan đến việc nuôi trồng thủy sản. Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo do để hiểu biết, học hỏi thêm kinh nghiệm. - Tuân thủ đúng lịch thời vụ, tránh thả sớm hoặc muộn so với chỉ thị, hướng dẫn của Chi cục NTTS. - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, kỹ thuật nuôi, công tác chăm sóc, quản lý hồ nuôi, kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường, có biện pháp xử lý nhanh chóng, hạn chế dịch bệnh. Tăng cường đầu tư thâm canh và xử lý cải tạo ao theo đúng kỹ thuật. - Củng cố ao nuôi, cần có cống thoát nước riêng biệt đảm bảo vệ sinh môi trường ao nuôi. Xử lý nước thải trước khi đổ ra ngoài môi trường, hạn chế lây lan dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sinh hoạt dân cư. Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản để hạn chế ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên. 79 LỜI CẢM ƠN Sau quá trình thực tập tại UBND xã Quảng An tôi đã hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An” . Để hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trong Trường cùng các cô bác, anh, cũng như bà con ở xã Quảng An. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến: Quý thầy cô trong Trường cũng như khoa KT&PT đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học ở trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo Th.s Nguyễn Ngọc Châu, người đã tận tình dạy dỗ và chỉ bảo cho tôi, qua quá tiếp xúc và học hỏi, tôi cảm nhận từ thầy hình ảnh của người thầy giáo mẫu mực nhất, người cha hiền của sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng ban lãnh đạo thuộc UBND xã. Xin được gửi đến các cô chú, các bác, các anh chị trên địa bàn xã Quảng An đã nhiệt tình hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè và gia đình đã luôn là nguồn động viên, khích lệ cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập để tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình. Vì đây là giai đoạn đầu được tiếp cận và nghiên cứu với thực tế, bản thân cũng chưa đủ kinh nghiệm. Do vậy đề tài không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô cũng như bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Đào Duy Minh 80 i MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 01 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 05 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................... 05 1.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................... 05 1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế ................................................................................ 05 1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế .......................................................................... 05 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế ......................................................................... 07 1.1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế ......................................... 08 1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật nuôi trồng thủy sản............................................................... 10 1.1.4. Một số hình thức nuôi trồng thủy sản ................................................................ 11 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.............................................................. 13 1.2.1. Thực tiễn phát triển sản xuất ngành thủy sản của Việt Nam.............................. 15 1.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế..................................... 17 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG AN.............................................. 21 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu......................................................... 21 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 21 2.1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................... 21 2.1.1.2. Đặc điểm thời tiết, khí hậu .............................................................................. 21 2.1.1.3. Điều kiện thủy văn ........................................................................................... 22 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội...................................................................................... 23 2.1.2.1. Dân số và lao động.......................................................................................... 23 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất tại xã Quảng An .......................................................... 26 2.1.2.3.Cơ sở hạ tầng.................................................................................................... 28 2.1.2.4. Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã giai đoạn 2008 – 2010........... 29 3.1. Năng lực sản xuất của hộ điều tra...................................................................... 31 3.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi trồng thủy sản ............................ 31 3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ nuôi trồng thủy sản................................. 33 3.1.3. Tình hình sử dụng vốn vay ................................................................................ 34 ii 81 3.1.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản.................... 37 3.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ điều tra ......... 38 3.2.1. Chi phí và kết cấu chi phí của hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ....... 38 3.2.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ điều tra ...... 47 3.3. Tỷ suất hàng hóa một số nông sản chủ yếu của các hộ điều tra...................... 52 3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế đến hoạt động nuôi trồng thủy sản ........................................................................................... 53 3.5. Kiểm định mối quan hệ giữa giá trị gia tăng và một số yếu tố........................ 64 3.5.1. Mối quan hệ giữa giá trị gia tăng và hình thức nuôi trồng................................. 64 3.5.2. Mối quan hệ giữa giá trị gia tăng và trình độ văn hóa của chủ hộ ..................... 65 3.5.3 Mối quan hệ của chi phí trung gian, một số nhân tố và giá trị gia tăng.............. 66 3.6. Đánh giá của hộ nuôi về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản........................................................................................................................ 67 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG AN............................................................................ 70 3.1. Định hướng cụ thể để phát triển NTTS của địa phương ................................. 70 3.2. Phân tích ma trân SWOT ................................................................................... 71 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản............. 74 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 77 1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 77 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 78 82iii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NTTS : Nuôi trồng thủy sản UBND : Ủy ban nhân dân NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn LHQ : Liên hợp quốc HTN : Hình thức nuôi QCCT : Quảng canh cải tiến BTC : Bán thâm canh BTCTT : Bán thâm canh truyền thống BTCCP : Bán thâm canh chế phẩm BQC : Bình quân chung BQ : Bình quân iii QĐ : Quyết định CSHT : Cơ sở hạ tầng VCKT : Vật chất kỹ thuật UB : Ủy ban SL : Số lượng Sl : Sản lượng CC : Cơ cấu TA : Thức ăn XLPB : Xử lý phòng bệnh HQKT : Hiệu quả kinh tế TLSX : Tư liệu sản xuất CN : Công nghiệp MNCD : Mặt nước chuyên dụng 83iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 - 2010.. 18 Bảng 2: Một số chỉ tiêu thời tiết, khí hậu của địa phương ........................................... 22 Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua giai đoạn 2008 - 2010 ............. 25 Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng An giai đoạn 2008 - 2010 .............. 27 Bảng 5: Tình hình NTTS của xã Quảng An qua giai đoạn 2008 - 2010 ..................... 29 Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ điều tra........................................... 31 Bảng 7: Trình độ văn hóa và chuyên môn của các chủ hộ........................................... 32 Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ nuôi trồng thủy sản ............................. 33 Bảng 9: Tình hình vay vốn và mục đích vay vốn của các hộ điều tra ......................... 35 Bảng 10: Tình hình vốn vay và trả lãi vay của hộ điều tra........................................... 35 Bảng 11: Các hoạt động sản xuất chính trong năm của hộ điều tra............................. 36 Bảng 12: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra................................. 37 Bảng 13: Tổng chi phí và kết cấu của tổng chi phí sản xuất trong năm 2010 của các hộ điều tra ......................................................................................................................... 40 Bảng 14: Tình hình đầu tư con giống trong năm 2010 của các hộ điều tra ................. 42 Bảng 15: Tình hình đầu tư thức ăn và lao động trong năm 2010 của các hộ điều tra.. 43 Bảng 16: Kết quả kinh tế hoạt động NTTS của các hộ điều tra................................... 49 Bảng 17: Hiệu quả kinh tế hoạt động NTTS của các hộ điều tra................................. 50 Bảng 18: Tỷ suất hàng hóa một số loại nông sản chủ yếu ........................................... 52 Bảng 19: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả kinh tế ............. 55 Bảng 21: Ảnh hưởng của chi phí giống đến kết quả và hiệu quả kinh tế..................... 55 Bảng 22: Ảnh hưởng của thức ăn đến kết quả và hiệu quả kinh tế.............................. 60 Bảng 23: Ảnh hưởng của chi phí xử lý và phòng bệnh đến kết quả và hiệu quả kinh tế ...................................................................................................................................... 60 Bảng 24: Giá tăng của hoạt động NTTS phân theo hình thức nuôi ............................. 63 Bảng 25: Giá trị gia tăng phân theo trình độ văn hóa của chủ hộ ................................ 24 Bảng 26: Kiểm định giả thiết không có mối quan hệ giữa giá trị gia tăng và các nhân tố..........66 Bảng 27: Đánh giá của hộ nuôi về mức độ quan trọng của một số yếu tố đến hoạt động NTTS ............................................................................................................................ 68 84v DA NH MỤC SƠ ĐỒ Hình 1: Các chỉ số hiệu quả của Farrell.........................................................................6 v85i TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Hoạt động NTTS đóng một vai trò rất quan trọng với đời sống của người dân trên địa bàn xã Quảng An. Đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên địa phương cũng tồn tại nhiều khó khăn, như thiếu vốn đầu tư, một số hộ nuôi chưa nắm kỹ thuật, môi trường thủy vực ngày càng ô nhiễm... nên hoạt động này ở xã chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Trong thời gian gần đây, hoạt động này đã có những bước khởi sắc rõ rệt, đặc biệt khi người dân thực hiện sự chỉ đạo của xã về chuyển đổi cơ cấu đối tượng nuôi, mô hình nuôi. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động NTTS ở xã Quảng An, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động nuôi trồng ở đây, tôi đã đề xuất đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An”. Mục đích nghiên cứu đầu tiên của đề tài là tìm hiểu thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An. Thứ hai, đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương; so sánh hiệu quả giữa hình thức nuôi bán thâm canh có sử dụng chế phẩm với các hình thức nuôi khác. Thứ ba, Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản. Với một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo và một số phương pháp khác. Kết quả nghiên cứu từ đề tài cho thấy rằng, hoạt động nuôi trồng của thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An đã thu được những kết quả rất khả quan. Đặc biệt, đối với những hình thức nuôi khác nhau thì kết quả, hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Cụ thể, đối với những hộ nuôi theo hình thức BTC có sử dụng chế phẩm mang lại kết quả cao hơn cả. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với mô hình nuôi đang được áp dụng thì việc đầu tư các yếu tố đầu vào sẽ mang lại kết quả và hiệu quả cao hơn, đáng chú ý trong đó là chế phẩm sinh học được dùng để xử lý và phòng bệnh cho đối tượng nuôi. vii86 PHỤ LỤC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA BẰNG SPSS 1.1. Mối quan hệ giữa giá trị gia tăng và hình thức nuôi Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent HTN * Mối quan hệ giữa VA và 75 100,0% 0 ,0% 75 100,0% các nhân tố Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value Df (2-sided) Pearson Chi- 38,691(a) 6 ,000 Square Likelihood Ratio 38,923 6 ,000 Linear-by-Linear 22,571 1 ,000 Association N of Valid Cases 75 1.2. Mối quan hệ giữa VA và chi phí trung gian Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent IC * VA 75 100.0% 0 .0% 75 100.0% 87 Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value Df (2-sided) Pearson Chi- 15.631(a) 6 .016 Square Likelihood Ratio 18.568 6 .005 Linear-by-Linear 12.513 1 .000 Association N of Valid Cases 75 1.3. Mối quan hệ giữa VA và quy mô diện tích Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent Diện tích * Giá trị tăng 75 100.0% 0 .0% 75 100.0% GIÁ TRỊ GIA TĂNG Total Dưới 20 Dứoi 40 Lỗ Trên 40 tr Tr TR DIỆN TÍCH Dưới 4 tr 50.0% 29.4% 34.6% 15.4% 28.0% Dưới 7 tr 50.0% 23.5% 19.2% 57.7% 36.0% Trên 7 tr 47.1% 46.2% 26.9% 36.0% Total 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value Df (2-sided) Pearson Chi- 13.501(a) 6 .036 Square Likelihood Ratio 15.626 6 .016 Linear-by-Linear .907 1 .341 Association N of Valid Cases 75 88 1.4. Mối quan hệ giữa VA và chi phí giống Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent CHI PHÍ GIỐNG * GIÁ TRỊ GIA 75 100.0% 0 .0% 75 100.0% TĂNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG Total Dưới 20 Dưới 40 Trên 40 LO tr tr tr Dưới 5 tr 16.7% 47.1% 34.6% 15.4% 29.3% CHI PHÍ Dưới 8 tr 83.3% 41.2% 30.8% 26.9% 36.0% GIỐNG Trên 8 tr 11.8% 34.6% 57.7% 34.7% Total 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value Df (2-sided) Pearson Chi-Square 17.403(a) 6 .008 Likelihood Ratio 18.875 6 .004 Linear-by-Linear 8.500 1 .004 Association N of Valid Cases 75 1.5. Mối quan hệ giữa VA và chi phí thức ăn Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent CHI PHÍ THỨC ĂN * GIÁ TRI 75 100.0% 0 .0% 75 100.0% GIA TĂNG 89 GÍA TRỊ GIA TĂNG Total Dưới Dưới TRên LO 20 tr 40 tr 40 tr CHI Dưới 16.7% 47.1% 30.8% 11.5% 26.7% PHÍ 10 tr THỨC Dưới 66.7% 11.8% 19.2% 15.4% 20.0% ĂN 15 tr Dưới 16.7% 23.5% 30.8% 26.9% 26.7% 25 tr Trên 17.6% 19.2% 46.2% 26.7% 25 tr Total 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value Df (2-sided) Pearson Chi-Square 19.479(a) 9 .021 Likelihood Ratio 18.331 9 .032 Linear-by-Linear 8.542 1 .003 Association N of Valid Cases 75 1.6. Mối quan hệ giữa VA và chi phí xử lý ao hồ Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent CHI PHÍ XỬ LÝ * GIÁ TRỊ GIA 75 100.0% 0 .0% 75 100.0% TĂNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG Total Dưới 20 Dưới 40 Trên 40 Lỗ tr tr tr CHI PHÍ Dưới 25 tr 33.3% 70.6% 42.3% 15.4% 38.7% XỬ LÝ Dưới 50 tr 50.0% 5.9% 38.5% 11.5% 22.7% Trên 50 tr 16.7% 23.5% 19.2% 73.1% 38.7% Total 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Chi-Square Tests 90 Asymp. Sig. Value Df (2-sided) Pearson Chi-Square 28.891(a) 6 .000 Likelihood Ratio 28.578 6 .000 Linear-by-Linear 11.923 1 .001 Association N of Valid Cases 75 1.7. Mối quan hệ giữa VA và lao động gia đình Case Processing Summary Cases Valid Missing Total N Percent N Percent N Percent LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH* GIÁ TRỊ 75 100.0% 0 .0% 75 100.0% GIA TĂNG Giá trị gia tăng Total Dưới Dưới Trên LO 20 tr 40 tr 40 tr LAO Dưới 33.3% 52.9% 34.6% 50.0% 44.0% ĐỘNG 10 tr GIA Dưới 66.7% 41.2% 53.8% 30.8% 44.0% ĐÌNH 15 tr Dưới 5.9% 11.5% 19.2% 12.0% 25 tr Total 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Chi-Square Tests Asymp. Sig. Value Df (2-sided) Pearson Chi-Square 5.923(a) 6 .432 Likelihood Ratio 6.607 6 .359 Linear-by-Linear .298 1 .585 Association N of Valid Cases 75 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Hữu Hoà, Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Đại học Huế, TTHuế 2008. 2. Phạm Văn Tình, Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, NXB Nông nghiệp, 2003. 3. Thủy sản phát triển và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, 2003. 4. Tôn Nữ Hải Âu, Bài giảng Kinh tế thuỷ sản, Tài liệu lưu hành nội bộ. 5. Trần Văn Hoà, Bài giảng Kinh tế nông nghiệp, Tài liệu lưu hành nội bộ. 6. Lê Văn Miên, Tại sao phải quản lý các hoạt động đầm phá ở Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo đầm phá Thừa Thiên Huế, 2005. 7. Mai Văn Xuân, Phan Văn Hoà, Hiệu quả kinh tế nuôi tôm huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo đầm phá Thừa Thiên Huế, 2005. 8. Nguyễn Tài Phúc, Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội, 2005. 9. Báo cáo thống kê hàng năm, UBND xã Quảng An. 10. Báo cáo tổng kết NTTS hàng năm, UBND xã Quảng An. 11. Báo cáo thống kê hàng năm, UBND huyện Quảng Điền 12. Niên giám thống kê Việt Nam 2011 13. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2010 14. Các trang web: www.quangdien.hue.gov.vn 15. www.globefish.org 92 93 94 96

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_hoat_dong_nuoi_trong_thu.pdf
Tài liệu liên quan