Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................3 DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..............................................................................4 DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................5 PHẦN 1: ĐẶT VẤN

pdf78 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N ĐỀ............................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................6 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài..............................................................................6 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................10 CHƯƠNG 1: Không gian xanh và giá tri kinh tế của không gian xanh ...........10 1.1 Khái niệm không gian xanh ................................................................................10 1.2 Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong đời sống con người ..............11 1.3 Tổ chức không gian xanh tại các thành phố........................................................13 1.4 Giá trị kinh tế của không gian xanh.....................................................................15 1.5 Các chi phí và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh ...........................................................................................................................17 1.5.1 Các chi phí.................................................................................................17 1.5.2 Các lợi ích..................................................................................................32 1.5.3 Sử dụng CBA để xem xét hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh.........................................................................................................33 1.6 Tiểu kết chương 1................................................................................................37 CHƯƠNG 2: Thực trạng và định hướng không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng ...................................................................................................................................38 Trường2.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng .............................................................38 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên......................................................................................38 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ..........................................................................39 SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu 2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường ở thành phố Đà Nẵng .............................................42 2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí thành phố Đà Nẵng..............................42 2.2.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ................................................43 2.3 Hệ thống không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng .............................................44 2.3.1 Hiện trạng hệ thống không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng ...................44 2.3.2 Định hướng phát triển không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng................46 2.4 Tiểu kết chương 2................................................................................................47 CHƯƠNG 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng.....................................................................................48 3.1 Tổng chi phí duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng năm 2011 ...................................................................................................................................48 3.2 Tổng lợi ích duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng năm 2011 ...................................................................................................................................51 3.3 Tổng hợp kết quả dựa trên các chỉ tiêu tính toán ................................................58 3.3.1 Phân tích chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh năm 2011 ...........................................................................................................................58 3.3.2 Phân tích chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh đạt chỉ tiêu 9-10m2/người................................................................................................59 3.4 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng.................................................................................................63 CHƯƠNG 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng.................................................................64 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................70 1. Kết luận..................................................................................................................70 2. Kiến nghị ...............................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72 TrườngPHỤ LỤC ................................ .................................................................................73 SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT TẮT BV Bequest Value Giá trị lưu truyền hay để lại CBA Cost Benefit Analysis Phân tích chi phí lợi ích CERs Certified Emission Reductions Tín chỉ giảm phát thải Phương pháp đánh giá ngẫu CVM Contingent Valuation Method nhiên DUV Direct Use Value Giá trị sử dụng trực tiếp EXV Existence Value Giá trị tồn tại IUV Indirect Use Value Giá trị sử dụng gián tiếp NUV Non Use Value Giá trị phi sử dụng OV Option Value Giá trị tuỳ chọn TEV Total Economics Value Tổng giá trị kinh tế TCCP Tiêu chuẩn cho phép World Commission on Ủy ban Thế giới về Môi trường WCED Environment and Development và Phát triển WTP Willingness to pay Mức sẵn lòng chi trả NPV Net present value Hiện giá ròng BCR Benefit cost ratio Tỷ số lợi ích chi phí IRR Internal Rate of Return Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Mức độ khó lượng hóa của các giá trị kinh tế..............................................16 Hình 2: Bản đồ quy hoạch phát triển không gian thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 ...................................................................................................................................47 Trường SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Chi phí trồng cỏ mới ....................................................................................17 Bảng 2: Chi phí tưới nước thảm cỏ ...........................................................................18 Bảng 3: Chi phí xén lề cỏ ..........................................................................................18 Bảng 4: Chi phí làm cỏ tạp........................................................................................19 Bảng 5: Chi phí phun thuốc phòng trừ sâu cỏ...........................................................19 Bảng 6: Chi phí bón phân thảm cỏ ............................................................................20 Bảng 7: Chi phí duy trì cây cảnh trổ hoa...................................................................21 Bảng 8: Chi phí trồng dặm cây cảnh trổ hoa.............................................................21 Bảng 9: Chi phí duy trì cây cảnh tạo hình.................................................................22 Bảng 10: Chi phí tưới nước cây cảnh ra hoa và cây cảnh tạo hình ...........................23 Bảng 11: Chi phí thay hoa bồn hoa ...........................................................................24 Bảng 12: Chi phí phun thuốc trừ sâu bồn hoa...........................................................24 Bảng 13: Chí phí trồng mới cây bóng mát ................................................................25 Bảng 14: Chi phí duy trì cây bóng mát mới trồng.....................................................26 Bảng 15: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 1 ...........................................................27 Bảng 16: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 2 ...........................................................28 Bảng 17: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 3 ...........................................................29 Bảng 18: Chi phí quét vôi gốc cây ............................................................................29 Bảng 19: Chi phí quét dọn vệ sinh ............................................................................30 Bảng 20: Tổng hợp các chi phí duy trì và phát triển không gian xanh .....................31 Bảng 21: Danh sách các đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng năm 2011 .............41 Bảng 22: Chi phí trồng mới và duy trì thảm cỏ năm 2011........................................48 Bảng 23: Chi phí trồng mới và duy trì cây xanh trang trí năm 2011 ........................49 Bảng 24: Chi phí trồng mới và duy trì cây xanh bóng mát năm 2011 ......................50 TrườngBảng 25: Chi phí quét dọn vệ sinh năm 2011 ...........................................................50 Bảng 26: Kết quả định giá giá trị kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng....................................................................................................52 Bảng 27: Mối quan hệ giữa mức WTP với một số nhân tố kinh tế xã hội................54 SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu Bảng 28: Tổng chi phí hàng năm duy trì và phát triển không gian xanh ..................60 Bảng 29: Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng gỗ tạp hàng năm.......................................61 Bảng 30: Lợi ích kinh tế của việc bán CO2 hàng năm ..............................................61 Bảng 31: Lợi ích kinh tế từ giá trị phi thị trường của không gian xanh hàng năm ...62 Biểu đồ 1: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá thực tế ...................40 Biểu đồ 2: Mối quan hệ giữa thu nhập và WTP........................................................55 Biểu đồ 3: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và WTP............................................56 Biểu đồ 4: Mối quan hệ giữa giới tính và WTP ........................................................57 Biểu đồ 5: Mỗi quan hệ giữa độ tuổi và WTP...........................................................57 Biểu đồ 6: Mối quan hệ giữa mức độ hiểu biết về chức năng và ý nghĩa của không gian xanh và WTP .............................................................................................................58 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng giá vật liệu tính trong đơn giá duy trì cây xanh tại thành phố Đà Nẵng ...................................................................................................................................73 Phụ lục 2: Diện tích tối thiểu của các loại đất công viên ..........................................73 Phụ lục 3: Cơ cấu sử dụng đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi...........................74 Bảng 3.1: Thành phần sử dụng đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi....................74 Bảng 3.2: Tỷ lệ các loại đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi.............................74 Phụ lục 4: Cơ cấu sử dụng đất trong vườn hoa nhỏ ..................................................74 Phụ lục 5: Kích thước dải cây xanh đường phố ........................................................74 Trường SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã khẳng định, để phát triển bền vững đất nước cần phải có sự kết hợp cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao ở Việt Nam đã đẩy chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, trong đó chất lượng không khí đang ngày càng suy giảm được coi là vấn đề mang tính thời sự trong thời gian gần đây. Một xu hướng mới đầu tư vào các khu đô thị sinh thái đã được khởi động ở nhiều tỉnh thành trên cả nước mà tiêu biểu là thành phố Đà Nẵng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế. Hiện nay, diện tích không gian xanh bình quân trên đầu người tại thành phố là 1,2m2/người, còn thấp so với chỉ tiêu cân bằng sinh thái đô thị là 9-10 m2/người. Chính vì lẽ đó việc quy hoạch không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng đang là một yêu cầu cấp thiết, để đảm bảo đến năm 2020, hệ thống không gian xanh thành phố sẽ đạt được chỉ tiêu 9-10 m2/người. Là sinh viên được học chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên môi trường, được sinh sống và học tập ở thành phố Đà Nẵng, tôi thấy mình cần có trách nhiệm trong việc nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp "Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng" để có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính thực tiễn cao, góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường tiêu biểu của Việt Nam nói riêng và của khu vực Đông Nam Á nói chung. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục tiêu của đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành Trườngphố Đà Nẵng. 2.2 Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan cơ sở lí luận về không gian xanh, giá trị kinh tế của không gian xanh, lợi ích và chi phí của việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu - Tìm hiểu hiện trạng chất lượng không khí; Hiện trạng và định hướng phát triển hệ thống không gian xanh thành phố Đà Nẵng. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến WTP để phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng. - Ứng dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để tính toán lợi ích ròng của việc thực hiện quy hoách duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp, phương hướng chiến lược để phát triển không gian xanh hiệu quả. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1 Về không gian lãnh thổ Địa bàn nghiên cứu là khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng (gồm 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và Liên Chiểu) 3.2 Về thời gian nghiên cứu - Các số liệu dữ liệu tổng hợp của năm 2011 và quí I năm 2012. - Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 01/02/2012 đến 01/05/2012. 3.3 Về phạm vi khoa học Trên cơ sở nguyên lý của CBA, tính toán chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng. Trong đó tính toán các lợi ích chính bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ đề cập đến giá trị sử dụng của việc duy trì và phát triển không gian xanh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Tổng hợp số liệu: - Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ Phòng kế hoạch và Tài chính Công Trườngty Công viên cây xanh Đà Nẵng, Viện nghiên cứu kinh tế và xã hội, Sở Tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng, từ Tạp chí, báo điện tử, - Nguồn số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra tổng số 100 phiếu gồm 6 quận nội thành thành phố Đà Nẵng. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu 4.2 Phương pháp thực địa và điều tra xã hội học - Khảo sát hiện trạng không gian xanh thành phố Đà Nẵng - Điều tra về thu nhập, giới tính, trình độ, mức độ hiểu biết làm cơ sở cho việc định giá lợi ích của không gian xanh. 4.3 Phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế của không gian xanh 4.3.1 Phương pháp lượng giá các giá trị có giá trên thị trường Phương pháp này được sử dụng để định giá các sản phẩm có giá trên thị trường của không gian xanh như gỗ, củi. Giá trị này được xác định trên cơ sở khối lượng gỗ củi thu gom được và giá của sản phẩm đó trên thị trường. Như vậy có 2 yếu tố cần phải được xác định là sản lượng Q và mức giá P mỗi đơn vị sản phẩm đó được bán trên thị trường. Vậy giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi) được xác định như sau: Giá trị sử dụng trực tiếp =  (PiQi - Ci) Trong đó: Pi là giá của sản phẩm i Qi là khối lượng sản phẩm i khai thác được Ci là chi phí liên quan đến việc khai thác sản phẩm Giá trị hấp thụ hay lưu trữ cacbon của cây xanh được xác định thông qua giá bán tín chỉ cácbon CER trên thị trường thế giới áp dụng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto. Công thức tổng quát để xác định là: VC = MC * PC Trong đó: Vc: Giá trị hấp thụ hoặc lưu giữ Cacbon của không gian xanh (đồng). Mc: Trữ lượng cacbon do không gian xanh hấp thụ hoặc lưu giữ 1 tấn Cacbon/ha Pc: Giá bán tín chỉ Cacbon CER trên thị trường (đồng). 4.3.2 Phương pháp lượng giá các giá trị phi thị trường Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng để định giá giá trị sử Trườngdụng gián tiếp – giá tr ị phi thị trường của không gian xanh (Cải thiện chất lượng không khí, tăng vẻ đẹp cảnh quan, giảm stress...). Bản chất của phương pháp này là xây dựng thị trường giả định cho hàng hóa/ dịch vụ môi trường dựa vào mức sẵn lòng chi trả (WTP – Willingness to Pay) về cải SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu thiện môi trường hoặc mức sẵn lòng chấp nhận (WTA – Willingness to Accept) để phòng ngừa suy thoái môi trường. 4.4 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA – Cost Benefit Analysis) Phương pháp này được sử dụng để tính toán các chi phí, lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian thành phố Đà Nẵng. Từ đó xem xét, cân nhắc có nên thực hiện việc quy hoạch này hay không thông qua lợi ích ròng tính toán được. 4.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sử dụng phần mềm EXCEL, EVIEWS và SPSS để phân tích và xử lý số liệu. Trường SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 KHÔNG GIAN XANH VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA KHÔNG GIAN XANH 1.1 Khái niệm không gian xanh 1.1.1 Không gian xanh và mạng lưới không gian xanh Không gian xanh bao gồm tất cả các loại công viên, vườn hoa, hệ thống cây xanh trên đường phố...có ý nghĩa cấp quốc gia, thành phố đến cấp quận, phường và đơn vị...;là những bộ phận hợp thành của môi trường vật chất thành phố. Mạng lưới không gian xanh là tổ chức các không gian xanh có sự phân cấp, kết nối với nhau từ khu vực trung tâm của vùng dân cư đô thị, tới những khu vực không gian tự nhiên rộng lớn ở vành đai để có thể đảm nhận các chức năng giải trí, sinh học và thẩm mỹ vốn rất cần cho môi trường sống của con người ở trong vùng. Không gian xanh trong đô thị thường gắn liền với mặt nước; là một trong các thành tố của thiên nhiên đóng vai trò thiết yếu của môi trường sống đồng thời tạo được ấn tượng thẩm mỹ trong thị giác, góp phần tạo dựng chất lượng môi trường sống cao về vật chất lẫn tinh thần cho người dân sống trong đô thị. Tuy nhiên trong đề tài này, do thời gian nghiên cứu quá ngắn nên chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu hệ thống không gian xanh trong sự tách rời yếu tố mặt nước. 1.1.2 Phân loại không gian xanh Hệ thống không gian xanh trong đô thị có nhiều cách phân loại, song xét về chức năng, cách phân loại sau khá hợp lý, đó là: - Không gian xanh sử dụng công cộng (công viên, vườn hoa, vườn dạo) bao gồm cả cây xanh, thảm cỏ, mặt nước góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của dân cư, nơi nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục thể thao, nơi tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí công cộng cho mọi lứa tuổi. + Không gian xanh công viên: Là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh Trườnghoạt ngoài trời cho ngư ời dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hoá quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần + Không gian xanh vườn hoa: Là diện tích không gian xanh chủ yếu để người đi bộ đến dạo chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn. Diện tích vườn hoa không lớn, SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu từ vài ba hecta trở xuống. Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và các công trình xây dựng tương đối đơn giản. + Không gian xanh đường phố: Thường bao gồm boulevard, dải cây xanh ven đường đi bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, thảm cỏ ngăn cách giữa các đường, hướng giao thông - Không gian xanh chuyên dụng: được tổ chức gắn liền với các khu chức năng chuyên dụng như khu công nghiệp, khu thể thao, khu ở, khu kho tàng, cây xanh phục vụ nghiên cứu khoa học, vườn ươm, cây xanh phòng hộ... - Không gian xanh trong các công trình: bao gồm cây xanh vườn hoa, vườn cảnh trong các công trình công cộng: trường học, văn phòng, bảo tàng, nhà ở... 1.2 Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong đời sống con người Không gian xanh gồm có 5 chức năng và ý nghĩa chính: 1.2.1 Cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng môi trường đô thị Không gian xanh được coi là lá phổi xanh của thành phố. Ngành thực vật học đã chứng minh rằng: Cây xanh có nhiều chức năng, riêng ở góc độ môi rường cây xanh có rất nhiều giá trị: - Hút bụi: Lá của môt số loại cây có những nếp nhăn, có lông nhám, nhờ vậy có khả năng hút bụi bẩn trong không khí. - Chống ồn: Vòm tán cây trung bình thu nhận 25% tiếng ồn và phản xạ lại 75% tiếng ồn. - Diệt vi khuẩn: Cây tiết ra phitônxit có khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh. - Giảm nhiệt độ: Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến 40C bằng cách tiết hơi nước qua lá và ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất và giảm hấp thu nhiệt. Độ ẩm có thể tăng từ 10 đến 14% và tốc độ gió tại những vùng này có thể giảm từ 20 đến 60% tuỳ theo bề rộng, độ lớn và mật độ cây xanh. Trường- Cung cấp ox y: Cây xanh là sinh vật duy nhất có thể sản sinh ra oxy trong khí quyển. Một ha thông có thể tạo ra 30 tấn oxy trong một năm. - Cây xanh còn thông qua chất diệp lục của mình đã sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để duy trì sự sống trên trái đất. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu 6CO2 + 6H2O  C6H12O6 + H2O Bên cạnh chức năng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của môi trường sống đô thị, cây xanh còn có nhiều tác dụng trong tổng thể hệ sinh thái cảnh quan đô thị, có tác dụng cải thiện chất lượng môi trường sống, tăng tính thẩm mỹ cho không gian đô thị, tạo cảm xúc cho con người và đóng góp cho các phân hệ thứ cấp khác phát triển như với đối tượng sử dụng khác nhau trong đô thị, đặc biệt là khách du lịch. 1.2.2 Chức năng nghệ thuật cảnh quan đô thị Vẻ đẹp của cây xanh, vườn hoa...tạo ra những mảng xanh, mảng màu rực rỡ khiến cho các công trình, các đường phố trở nên đẹp hơn, thoáng mát hơn, đặc biệt là các đô thị có mật độ các công trình xây dựng rất lớn. Cụ thể như: - Phân theo hình thái cây xanh: cây cao, cây tán to hay nhỏ, cây thấp, thảm cỏ... - Phân theo nhu cầu sử dụng: cây xanh bóng mát: cây to, tán lớn; cây trang trí: các loại cây hoa; thảm cỏ... Việc bố cục cây xanh tạo cảnh quan đô thị là một môn nghệ thuật và kĩ thuật cây trồng mà ngày nay với nhiều phương pháp cấy ghép, tạo dángnhiều nghệ nhân đã tạo ra được rất nhiều tác phẩm nghệ thuật cây cảnh tuyệt mỹ. Ví dụ như nghệ thuật Bonsai, tạo hình các bồn hoa ghép thành biểu tượng, dòng chữ... 1.2.3 Giảm stress cho người đô thị Với nhịp độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng tăng, công việc của mỗi người càng ngày càng bận rộn và căng thẳng, phát sinh căn bệnh stress. Một trong những phương thuốc chữa bệnh tự nhiên, hữu hiệu cho những người bị bệnh stress đó là tập thể dục, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn tại các vườn hoa, công viên hay chỉ đi dạo tại con đường với một màu xanh dịu mát của những hàng cây. Vì vậy, hiện nay những khu nghỉ dưỡng gắn liền với thiên nhiên, các công viên, quảng trường là địa điểm lý tưởng đối với người dân thành phố để trút bỏ những bận rộn, lo toan của cuộc sống thường nhật. Đặc biệt là các loại hình du lịch sinh thái, du lịch gắn liền với thiên nhiên Trườngđang ngày càng thu hút được du khách trong và ngoài nước. 1.2.4 Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng Có nhiều truyền thuyết về các loài cây liên quan đến yếu tố duy tâm. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 12 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu Ví dụ: các cây gạo, cây si, cây sanh...thường trồng nơi đầu làng hoặc gần các miếu, đình...Vì người xưa thường nói đây là nơi có những linh hồn ẩn nấu hoặc coi cây như những linh hồn biết nhiều điều. Bởi lẽ các loại cây này thường có tuổi đời lâu niên, thậm chí hơn cả vòng đời con người nhiều lần, do đó các loại cây này được chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử. Chính vì vậy, người đời tin rằng những cây đó mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Một số cây trồng cũng được bố cục theo phong thủy như cây trồng trong vườn nhà thường được nhiều người truyền khẩu theo cách “Chuối sau cau trước” tức cây trồng vườn trước nên trồng cau và vườn sau nhà trồng chuối, như vậy sẽ có nhiều may mắn cho gia đình. Trong ngày tết có cây quất trong nhà sẽ có nhiều may mắn, vàng bạc nhiều như những trái quất trĩu nặng trên cây. Cây Phất lộc, Mai tứ quý, Lộc vừng thường được nhiều người lựa chọn để trồng vì họ tin rằng nó sẽ đem lại nhiều may mắn và tài lộc đến cho gia đình. 1.2.5 Ý nghĩa nhân văn xã hội Nhiều bài hát, bài thơ đã được các tác giả dùng cây xanh để diễn tả hình ảnh quê hương hay chính là nơi ở để truyền đạt những tâm tư tình cảm, những yêu thương của mình đối với mảnh đất quê hương. Ví dụ như “Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu”, “ Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm”...Một số thành phố có ý tưởng tìm tòi một số loài cây xanh tạo tính đặc trưng cho đô thị, như Thành phố Nha Trang dự kiến trồng nhiều đường phố cây Ô Môi có những chùm hoa màu Hoàng Yến như những chiếc lồng đèn xinh đẹp tạo cảnh quan và màu sắc đặc trưng vào mùa du lịch. Từ đó ta có thể thấy rằng cây xanh cũng là một thành phần quan trọng góp phần tạo dựng bản sắc riêng cho các đô thị. Với sự phong phú về chủng loại cây của Việt Nam, các nhà thiết kế cần nghiên cứu để tạo ra một hệ thống đô thị Việt Nam với các loài cây đẹp, tạo nét riêng biệt khó phai đối với từng đô thị. Hiện chúng ta có trên 300 Trườngloài cây xanh thuần ch ủng cần được quy hoạch, ươm trồng thích hợp cho các đô thị. 1.3 Tổ chức không gian xanh tại các thành phố Tổ chức công viên – cây xanh phải làm sao cho bất kỳ ai đến cũng phải cảm thấy có phần phù hợp với mình. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 13 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu Tùy quy mô, vị trí các khu vực đô thị mà có các yêu cầu tổ chức không gian công viên, vườn hoa khác nhau. 1.3.1 Không gian xanh cấp đô thị Tổ chức công viên đa chức năng (tổng hợp) gồm có 5 thành phần chủ đạo. Đó là nghỉ ngơi, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và khoa học, ngoài ra các hoạt động trong công viên còn mang tính cộng đồng cao nhất của đô thị. Công viên này thường được lựa chọn ở vị trí đẹp nhất trong bố cục không gian đô thị, có thể ở vị trí thuận lợi cho mọi khu dân cư, các khu chức năng khác và liên hệ trực tiếp với trung tâm công cộng thành phố. Phân thành: - Công viên vui chơi giải trí: Được xây dựng theo các loại hình vui chơi giải trí có thu phí đối với người sử dụng các tiện ích trong công viên (có thể theo các mô hình như công viên Hồ Tây - Hà Nội, Đầm Sen, Suối Tiên...ở TP Hồ Chí Minh). - Công viên chuyên đề: Là nơi bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm có thể kết hợp với bảo tàng. Đây vừa là nơi để nghiên cứu khoa học đồng thời phục vụ du khách đến tham quan, tìm hiểu về thiên nhiên...Ở Việt Nam có một số công viên như Công viên Thủ Lệ, Bách Thảo ở Hà Nội hay Thảo Cầm Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Công viên văn hóa, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí: Đây là loại hình công viên với chức năng chính là vui chơi, nghỉ ngơi, thể dục thể thao. Ví dụ như công viên Thống Nhất, công viên Nghĩa Tân...tại Hà Nội, công viên 29/3 ở Đà Nẵng, công viên Tao Đàn, Lê Văn Tám (TP Hồ Chí Minh)... 1.3.2 Tại các khu ở Không gian xanh khu ở gồm vườn hoa, cây xanh ven đường, các đường lớn (boulevard); cây xanh trong khuôn viên các công trình công cộng (nhà trẻ, trường phổ thông ) và cây xanh quanh nhà. 1.3.3 Tại các khu đô thị cũ cải tạo hoặc chọn đất xây dựng đô thị mới TrườngKhai thác triệt để và sử dụng hợp lý các khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiên như đồi núi, rừng cây, đất ven sông, suối, biển, hồ. Đặc biệt là hệ thống mặt nước cần giữ gìn khai thác gắn với không gian xanh để sử dụng vào mục đích tạo cảnh quan môi trường đô thị. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 14 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu 1.3.4 Tại các khu công nghiệp - Cây xanh tập trung: là mảng cây xanh lớn, hình thức có thể là những vườn hoa hay công viên không mang nhiều chức năng. Mảng cây xanh này thường tận dụng các khu đất ít thích hợp xây dựng nhà máy do trũng ngập, nền đất yếu...hay sẵn có mặt nước, có đồi núi cao...và bố cục gắn liền với khu quản lý điều hành dịch vụ, tạo kiến trúc cảnh quan chủ đạo khu trung tâm khu công nghiệp. - Cây xanh cách ly: trồng trên hàng rào (trong đất khu công nghiệp hoặ...các bước này có thể khác nhau nhưng xét đến nội dung cuối cùng để đưa ra kết quả về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ cần nắm bắt người ta chia nhỏ các bước ở mức độ chi tiết SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 33 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu khác nhau. Cụ thể trong trường hợp này chúng ta xét chín bước cơ bản: Bước 1: Quyết định lợi ích của ai, chi phí của ai. Ở bước này cho ta một cách nhìn về phân rõ chi phí và lợi ích thuộc sở hữu đối tượng nào, quyền lợi và nghĩa vụ của ai để từ đó bước vào phân tích. Bước 2 : Lựa chọn danh mục các dự án thay thế. Các dự án thay thế ở đây được hiểu là cùng một chương trình, một dự án thực hiện chúng ta có những giải pháp khác nhau và có thể thay thế lẫn nhau. Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số để đo lường. Sau khi đã xác định được các giải pháp thay thế chúng ta liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và quy đổi nó ra giá trị bằng tiền để đưa vào tính toán. Bước 4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng suốt quá trình dự án. Trên cơ sở những dự đoán tiềm năng đã thực hiện ở bước 3, người làm phân tích giỏi là phải đưa ra được những tác động tiềm năng đó trong suốt quá trình dự án sẽ lượng hóa bằng số tác động là bao nhiêu? Bởi vì nếu không đưa ra được bằng con số thì kết quả dự đoán tiềm năng cũng chỉ nằm trong dạng suy đoán, không có tính thuyết phục khi đưa vào tính toán. Bước 5: Lượng hóa bằng tiền tất cả các tác động. Ở bước này sau khi đã quy đổi các tác động bằng số, nhà phân tích buộc phải tiền tệ hóa các tác động đó. Để làm việc này người ta chia ra 2 phương pháp để đưa vào tính toán đó là phương pháp dựa trên giá thị trường và các phương pháp không sử dụng giá thị trường. Bước 6: Chiết khấu theo thời gian để quy đổi các giá trị tiền tệ về thời điểm hiện tại. Khi chúng ta tính toán quy đổi về tiền thì nó nằm ở trong những năm khác nhau mà theo quy luật của đồng tiền, giá trị ở mỗi năm là không giống nhau. Thông thường xét về mặt số lượng năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân là do lạm phát, tăng trưởng kinh tếTừ những lí do này, người ta phải quy đổi giá trị của đồng tiền về một mặt bằng thống nhất tại năm cơ sở, người ta gọi là tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ chiết Trườngkhấu gồm 2 loại là tỷ lệ chiết khấu vay vốn và tỷ lệ chiết khấu xã hội. Bước 7: Tổng hợp các chi phí và lợi ích. Ở bước này người ta phải tổng hợp toàn bộ các lợi ích, chi phí để từ đo đưa vào các chỉ số, các lựa chọn tính toán. Các chỉ số thường sử dụng là NPV (giá trị hiện tại ròng), BCR (tỷ số lợi ích trên chi phí), IRR SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 34 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu (tỷ lệ hoàn vốn nội bộ). Bước 8: Phân tích độ nhạy. Trên cơ sở những kết quả chúng ta đã tổng hợp, chúng ta có những phép thử đối với những biến động xã hội thông qua sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu. Bước 9: Tiến cử các phương án có lợi ích xã hội lớn nhất. Chúng ta sẽ sắp xếp theo thứ tự các phương án chúng ta lựa chọn ở bước 2. Sau quá trình phân tích, tính toán sắp xếp theo thứ tự NPV từ cao đến thấp. Giá trị NPV cao nhất đồng nghĩa với phương án được tiến cử ưu tiên cao nhất. Ngoài ra cũng cần xem xét các yếu tố, chỉ tiêu liên quan khác. Những chỉ tiêu này giúp nhà hoạch định chính sách hiểu kĩ hơn về khả năng biến động của dự án thông qua các chỉ tiêu đó. 1.5.3.3 Các chỉ tiêu tính toán Trong CBA người ta thường sử dụng các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR để tính toán. Thông qua 3 chỉ tiêu trên chúng ta sẽ tổng hợp được kết quả của một quá trình tính toán để đi đến khẳng định dự án mà chúng ta phân tích phù hợp với yêu cầu mong muốn của nhà đầu tư, ý đồ của nhà lập kế hoạch hay không. Và với một kết quả bằng số đó để khẳng định rằng nên hay không nên đưa ra một chính sách. - NPV (Net present value – Hiện giá ròng) Hiện giá ròng là khoảng chênh lệch giữa hiện giá của lợi ích và hiện giá của chi phí. (Sơn, 2003) NPV = PVB – PVC Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu (năm thứ nhất), ta được n (B  C ) NPV  t t  t t 0 (1  r) Trong đó: r : Tỷ lệ chiết khấu n : Số năm tính toán Trườngt : Năm tuơng ứng, thường là từ 1 đến n Ct : Chi phí năm t Bt : Lợi ích năm t  : Tổng trong khoảng thời gian từ năm thứ 1 đến năm thứ n SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 35 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu Các dự án có hiện giá ròng dương, tức là có lợi ích ròng là đáng mong muốn. Nếu có nhiều dự án có hiện giá ròng dương thì dự án có hiện giá ròng cao nhất là đáng mong muốn nhất. - BCR (Benefit Cost Ratio – Tỷ số lợi ích chi phí) Đây là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của chi phí. BCR = PVB/PVC n B t  t t  0 (1  r )  BCR  n C t  t t  0 (1  r ) Tỷ số này lớn hơn 1 khi lợi ích đã chiết khấu lớn hơn chi phí đã chiết khấu. Do đó, tất cả các phương án có tỷ số này lớn hơn 1 là có lợi và đáng mong muốn. Theo tiêu chí này, dự án nào có tỷ số BCR cao nhất là đáng mong muốn nhất. - IRR (Internal Rate of Return- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ) Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất cao nhất mà nếu sử dụng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản lợi ích và chi phí của dự án về mặt hiện tại thì tổng thu bằng tổng chi. Hệ số này tương đương tỷ lệ chiết khấu (r), có thể xác định khi thỏa mãn biểu thức sau: n B n C t  t  t  t t 0 (1  IRR) t 0 (1  IRR) Để xác định IRR chúng ta có thể sử dụng chương trình Excel; phương pháp nội suy để tính IRR.Cách tính như sau: NPV 1 IRR  r1  (r2  r1 ) NPV 1  NPV 2 Trong đó: TrườngNPV 1: giá trị hiện tại ròng ứng với r1; NPV 2: giá trị hiện tại ròng ứng với r2; r1: tỉ suất chiết khấu thỏa mãn NPV (r1) 0 , NPV(r1) >0; r2: tỉ suất chiết khấu thỏa mãn NPV (r2) 0 , NPV(r2) <0. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 36 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu | r1 - r2 |  5%. IRR có một vai trò rất quan trọng trong việc xác định tỷ lệ chiết khấu (r) phù hợp cho 1 dự án hoặc chương trình. Điều kiện để một dự án được chấp nhận đó là NPV >0, B/C >1 và IRR > r 1.6 Tiểu kết chương 1 Thông qua chương 1 của đề tài, những vấn đề mang tính chất lý luận, cơ sở khoa học để thực hiện việc quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh đã được làm rõ. Đồng thời, chương 1 cũng đã nêu ra phương pháp chính, các bước tính toán để phân tích lợi ích chi phí từ việc thực hiện việc quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh. Đây là nền tảng lý thuyết quan trọng để tiến hành nghiên cứu các chương tiếp theo của đề tài. Trường SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 37 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN XANH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055' đến 16 014' vĩ Bắc, 107 018' đến 108 O20' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn được bao bọc xung quanh bởi 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. 2.1.1.2 Địa hình Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc Trườnglớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 38 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. 2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng. Ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình đến chế độ khí hậu: Dãy Trường Sơn chắn phía Tây, dãy núi Hải Vân chắn phía Bắc, do đó khí hậu Đà Nẵng có đặc điểm chung cho khu vực miền Trung và riêng cho thành phố Đà Nẵng, cụ thể là: - Vào mùa Hạ, gió mùa Tây Nam bị mất hơi nước sau khi vượt qua dãy Trường Sơn trở nên khô, nóng và tạo ra các đợt nắng nóng trong suốt các tháng mùa khô. - Vào mùa Đông, gió mùa Đông Bắc bị chắn bởi dãy Bạch Mã làm khí hậu ở Đà Nẵng ít chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc so với các tỉnh lân cận phía Bắc. Các yếu tố về địa hình, khí hậu và thời tiết đóng vai trò quan trọng, là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và giá trị kinh tế của hệ thống không gian xanh, đặc biệt là trong việc hoạch định chính sách và giải pháp để quy hoạch hệ thống không gian xanh ở thành phố một cách bền vững. Trường2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp quốc gia, trung tâm du lịch, công nghiệp thương mại, cảng biển và dịch vụ hàng hải, có vị thế quan trọng trong sự phát triển của SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 39 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Với những cố gắng, nỗ lực thi đua phấn đấu, tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được, khắc phục những khó khăn, tồn tại và thực hiện tốt các giải pháp điều hành, thành phố đã đạt được những thành tựu cao trên nhiều mặt về kinh tế. Một số thành tựu đạt được: - Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP, giá thực tế) ước tăng 13% so với năm 2010. 100% 80% 44,22 52,26 54,53 54,21 Công nghiệp – xây dựng Nông lâm – Thủy sản 60% 2,3 Các ngành dịch vụ 4,08 3,75 3,75 40% 53,47 43,66 41,71 42,01 20% 0% 2008 2009 2010 2011 Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2011 Biểu đồ 1: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá thực tế Trên biểu đồ ta thấy, cơ cấu GDP của thành phố Đà Nẵng dịch chuyển theo chiều hướng tích cực, cơ cấu các ngành dịch vụ năm 2011 tăng cao (chiếm 53,47 % tồng GDP), cơ cấu ngành nông lâm thủy sản năm 2011 giảm xuống còn 2,3% so với các năm trước. - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ước đạt 1.436,6 triệu USD, đạt 101,2% kế hoạch, tăng 22,3% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu hàng hóa tăng 20,8%. Trường- Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2011 ước thực hiện 13.668,26 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố năm 2011 ước đạt 25.133,3 tỷ đồng, đạt 126,6% kế hoạch, tăng 12,3%. Trong năm 2011, thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 35 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (tổng vốn đầu tư 350 triệu USD, SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 40 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu tăng 14 dự án và tăng gấp 2,9 lần về vốn đầu tư so với năm 2010). - Cơ sở hạ tầng du lịch tiếp tục được đầu tư. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thành phố như: Tổ chức Gala Quảng bá du lịch Đà Nẵng và cuộc thi Bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2011 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; Khai trương đường bay Thẩm Quyến - Đà Nẵng; đón đường bay charter Đà Nẵng - Hồng Kông; ... - Hoạt động bưu chính - viễn thông phát triển, doanh thu bưu chính viễn thông ước đạt 8.200 tỷ đồng, đạt 107,9% kế hoạch, tăng 14%. Các doanh nghiệp chú trọng phát triển xuất khẩu phần mềm sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ v.v.. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm năm 2011 ước đạt 13,2 triệu USD, đạt 110% kế hoạch, tăng 20% so với năm 2010. 2.1.2.2 Đặc điểm xã hội Theo thống kê của thành phố, đến năm 2011, dân số thành phố là 953.799 người, trong đó số dân nội thành là 829.480 người, chiếm gần 87%. Cơ cấu dân số Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi do tỷ suất sinh và chết giảm, tỷ lệ di dân đến cao. Mật độ dân số thành phố tăng từ 721,52 người/km2 (2010) lên đến 743,17 người/km2. Bảng 21: Danh sách các đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng năm 2011 Diện tích Dân số Số phường tự nhiên trung bình Mật độ dân số xã (Km2) (Người) (Người/km2) TOÀN THÀNH 1.283,42 953.799 743,17 45 I.Các quận nội thành 241,51 829.480 3434,56 45 1. Quận Hải Châu 21,35 201.981 9460,47 13 2. Quận Thanh Khê 9,36 183.800 19636,75 10 3. Quận Sơn Trà 59,32 136.932 2308,36 7 4. Quận Ngũ Hành Sơn 38,59 70.318 1822,18 4 5. Quận Liên Chiểu 79,13 140.839 1779,84 5 6. Quận Cẩm Lệ 33,76 95.609 2832,02 6 TrườngII.Các huyện ngoại th ành 1.041,91 124.319 119,32 - 1. Huyện Hòa Vang 736,91 124.319 168,70 - 2. Huyện Hoàng Sa 305,00 - - - Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2011 SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 41 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu Quy mô nhân lực của thành phố tương đối lớn, tăng nhanh và đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Lực lượng lao động trên địa bàn thành phố tăng từ 442,82 nghìn người năm 2009 lên 479,65 nghìn người năm 2011, tăng 3,6%. Chương trình thành phố “5 không”, “3 có” tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh. Kết quả năm 2011 ước có 8.131 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn mới TP) giảm còn 3,05% và không còn hộ đặc biệt nghèo. Thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án xã hội hóa dạy nghề, đến nay đã có hơn 59 cơ sở hoạt động dạy nghề, tăng 06 cơ sở so với năm 2010. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe toàn dân. 2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường ở thành phố Đà Nẵng Trong những năm gần đây, thành phố đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí. 2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí thành phố Đà Nẵng Chất lượng không khí ở thành phố Đà Nẵng nói chung còn khá tốt. Theo kết quả quan trắc của Sở tài nguyên môi trường Đà Nẵng cho thấy, các thông số khí thải trong khu dân cư đa phần đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Tuy nhiên, trong vòng 3 năm trở lại đây, tại các nút giao thông, khu vực tập trung giao thông cao, nồng độ bụi liên tục vượt TCCP. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn trong khu dân cư khu vực nội thành có xu hướng gia tăng, điển hình là các khu vực Trung tâm thương mại, dịch vụ, trường Nguyễn Trãi, Nhà hát Trưng Vương, ngã ba non nước, ngã tư Hòa Cầm. Tại các khu vực này, các hoạt động giao thông, thương mại và các loại hình dịch vụ đã có những tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường không khí và làm cho độ ồn tăng cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cũng như đời sống, hoạt động sản xuất của người dân. Môi trường không khí tại các khu công nghiệp của thành phố đa phần chưa có dấu hiệu ô nhiễm do hầu hết được bố trí những cơ sở công nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhẹ, hoặc loại hình công nghiệp ít dây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tại TrườngKCN Hòa Khánh và KCN Liên Chiểu, ô nhiễm bụi vẫn còn mức cao. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực miền Trung – Tây Nguyên, không khí tại các KCN của Đà Nẵng có nồng độ bụi 0,564mg/l, gấp gần 2 lần; nồng độ chì Pb 0,053mg/l, gấp gần 11 lần so với TCCP. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 42 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu 2.2.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Nguyên nhân của sự suy giảm chất lượng không khí chủ yếu do các nguồn chính: Công nghiệp, giao thông, xây dựng, sinh hoạt, đặc biệt là thiếu không gian xanh. - Hoạt động sản xuất công nghiệp: Đà Nẵng có 6 KCN tập trung có tổng diện tích qui hoạch 1.500 ha với 290 doanh nghiệp, trong đó có 200 doanh nghiệp đang hoạt động. Khi các KCN được lấp đầy và các dự án đi vào hoạt động thì cũng là lúc Đà Nẵng nhận ra những gánh nặng về vấn đề môi trường, trong đó có khí thải. Nguồn thải gây ô nhiễm không khí tại các KCN này chủ yếu từ các lò luyện thép, chế biến cao su, chế biến nhựa, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng. Điển hình là trường hợp Nhà máy thép Đà Nẵng đã từng bị thành phố yêu cầu nhưng hoạt động do gây ô nhiễm khói và bụi. Về sau, nhà máy được phép hoạt động trở lại với những cam kết về đảm bảo môi trường nhưng đâu vẫn hoàn đấy vì doanh nghiệp không đủ tiền để đầu tư công nghệ xử lý môi trường. - Hoạt động giao thông: Theo thống kê của Phòng cảnh sát giao thông, năm 2011, Đà Nẵng đang phải đối mặt với khoảng 540.000 phương tiện các loại, chưa tính đến lượng xe từ các địa phương lân cận di chuyển vào. 6 điểm nóng giao thông chưa được giải quyết triệt để như: Ngã ba Huế, Quốc lộ 14B qua KCN Hòa Cầm, ngã tư Ông Ích Khiêm – Quang Trung, ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Lê Duẩn, nút giao thông phía tây cầu Sông Hàn, đường Ngô Quyền đoạn qua Công ty Giày da Quốc Bảo. Cùng hàng chục các điểm ách tắt trước cổng trường học, chợ nhỏ trên toàn thành phố. Bên cạnh đó, chất lượng các phương tiện giao thông cũng như ý thức của người dân khi tham gia giao thông là nguyên nhân làm tăng nồng độ chất ô nhiễm. Hàng loạt các yếu tố như: xe quá cũ, quá thời gian sử dụng, hệ thống thải không đạt yêu cầu... - Hoạt động xây dựng: Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, thành phố như một ” công trường” lớn với hàng trăm công trình lớn nhỏ đang được thi công, gây ô nhiễm bụi trên khu vực rộng lớn. Trên Quốc lộ 14B đoạn từ cầu vượt Hòa Cầm tiến về phía TrườngHòa Khương, hằng ngày có nhiều đàn xe nối nhau chở đất đã, bụi tung mù mịt, hơn nữa, năm 2012 theo chủ trương thành phố là ”năm giải tỏa đền bù” nên nhu cầu san lấp mặt bằng và xây dựng rất cao đòi hỏi một lượng đất đá cho xây dựng và san lấp, SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 43 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu đồng nghĩa với việc gia tăng mật độ giao thông luân chuyển, sẽ phát sinh và tiếp tục gây ô nhiễm không khí không những thành phố mà còn ven đô thị cận kề. - Hoạt động sinh hoạt: Khí thải từ gia đình dùng bếp than tổ ong để đun nấu, hoạt động sinh hoạt, dịch vụ của người dân cũng thải ra một lượng rác lớn, tồn đọng lâu ngày cũng góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường không khí thành phố. - Thiếu không gian xanh để góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường. Mật độ không gian xanh của thành phố chỉ đạt hơn 1,2 m2/người nhưng chủ yếu là cây xanh, vườn hoa của hộ gia đình, việc chặt hạ rất nhiều cây xanh quý thiếu qui hoạch, một phần nguyên nhân cũng do thành phố phải hứng chịu nhiều đợt bão lớn trong những năm gần đây. 2.3 Hệ thống không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng 2.3.1 Hiện trạng hệ thống không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng Theo kết quả thống kê, năm 2011, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có hơn 85.185 cây xanh các loại và gần 720.772 m2 thảm hoa, thảm cỏ trên 175 đường phố, 48 khu dân cư tập trung, trong các công viên, vườn hoa, đào giao thông, dải phân cách. Ngoài ra, còn có hơn 35.000 cây xanh các loại và 250.000 m2 thảm cỏ, thảm hoa trong khuôn viên các khu vui chơi công cộng, cơ quan, công sở, trường học, nhà dân...Diện tích không gian xanh bình quân trên đầu người đạt hơn 1,2 m2/người. Hệ thống công viên, cây xanh ngày càng được mở rộng. Từ công viên 29-3 duy nhất, đến năm 2011 đã có thêm hơn 11ha công viên – vườn hoa khác ra đời trên địa bàn các quận huyện, phát triển hệ thống cây xanh ở khu vực cơ quan, trường học, nhà ở; cây xanh và thảm cỏ - vườn hoa ở công viên. Kết quả đạt được một phần nhờ vào việc triển khai thực hiện đề án ”Quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố”, đề án ”Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”. Theo đó, nhiều đường phố được đầu tư trồng cây xanh, tạo cảnh quan xanh và cây trồng mới sinh trưởng tốt. Tính đến năm 2011, toàn thành phố có 1.002 tuyến đường đã được đặt tên có cơ sở hạ tầng đồng Trườngbộ cũng với triển khai trồng mới cây xanh với tổng chiều dài 560km. Thành phố còn xác định 10 loại cây bóng mát chủ lực để trồng trên vỉa hè đường phố như sao đen, viết, xà cừ, bằng lăng, lim xẹt, phượng vĩ, sấu, muồng tím, sữa, dừa ăn trái và các loại cây họ dừa. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 44 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục hiệu quả trong hệ thống không gian xanh thành phố: - Nhìn chung, chỉ tiêu đất để trồng cây xanh đô thị còn quá thấp. Nếu lấy chỉ tiêu cây xanh của các thành phố hiện đại trên thế giới là khoảng từ 20m2 – 25m2 cây xanh/người thì nước ta chưa bằng 1/10 (Đà Nẵng khoảng 1,2m2/người). Một số đồ án quy hoạch mới có bố trí quỹ đất cho công viên cây xanh, nhưng trong quá trình triển khai không tuân thủ quy hoạch, đã chuyển sang chức năng khác. Mặt khác, do quá trình đô thị hóa, nhiều khu dân cư mới được hình thành, công tác giải phóng mặt bằng, chỉnh trang đô thị diễn ra khá phổ biến. Diện tích đất để mở rộng phát triển công viên cây xanh ở các khu vực quận nội thành như Hải Châu, Thanh Khê hầu như không còn. - Công tác quản lý cây xanh chưa chặt chẽ. Tình trạng chặt phá cây, tỉa cành, bẻ nhánh,...vẫn còn diễn ra, làm giảm độ che phủ và khả năng sinh tồn của cây. Theo thống kê, chỉ sau 10 năm đô thị hóa, toàn thành phố đã chặt hạ 5000 cây xanh các loại, trong đó có 2000 cây thuộc loại cổ thụ. Nguồn lực và năng lực của cán bộ làm công tác thiết kế, quản lý cây xanh còn bộc lộ hạn chế. Ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh của một số người dân còn chưa cao. - Chậm triển khai công tác trồng cây đối với các khu dân cư mới, các tuyến đường mới, dẫn đến tình trạng người dân tự ý trồng không đúng vị trí và chủng loại cây trồng. Nhiều cây bộc lộ những nhược điểm cần đánh giá lại trong đề án quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố năm 2010 (ví dụ như cây Viết bị sâu đục thân, cây Sao đen chậm phát triển...). - Nguồn kinh phí đầu tư phát triển hệ thống không gian xanh còn hạn chế (chủ yếu tập trung từ nguồn ngân sách). Trong 6 năm triển khai Đề án cây xanh (từ năm 2004 đến năm 2010), kinh phí được cấp mới đạt gần 17% so với kế hoạch phân bổ vốn theo Đề án, cho thấy kinh phí đầu tư phát triển còn rất hạn chế. Hiện nay chưa có cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia vào phát Trườngtriển công viên cây xanh. - Đà Nẵng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lụt. Hằng năm, bão lụt đã làm gãy đổ rất nhiều cây, đặc biệt là các cây lâu năm ở khu vực SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 45 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu trung tâm thành phố. Điều đó càng làm cho diện tích cây xanh vốn đã thiếu nay còn bị thu hẹp hơn.... 2.3.2 Định hướng phát triển không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng ”Đẩy mạnh việc trồng cây xanh đô thị và ven biển” là một trong những nội dung về xây dựng và triển khai chương trình ”Thành phố môi trường” đến năm 2020 được Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố khẳng định. Trong thời gian tới, tiếp tục chỉnh trang cây xanh đường phố, rà soát lại quy hoạch xây dựng đô thị gắn với quy hoạch công viên cây xanh, đặc biệt là các khu đô thị mới. Thành phố Đà Nẵng cần có một chiến lược xanh hóa đô thị, bao gồm một số nội dung sau: - Phân bố đất cây xanh đô thị và phân bố khu chức năng đô thị có mối quan hệ hữu cơ. Trên khu vực dân cư nên có công viên đô thị, vườn hoa khu đô thị, vườn hoa lòng đường và các đường phố có cây bóng râm; xung quanh khu công nghiệp và hai bên tuyến đường giao thông nên có vành đai cây xanh, ở các vùng đất còn bỏ trống của đô thị nên trồng xen kẽ cây xanh, ở bên ngoài ngoại ô cần có rừng phòng hộ và khu vực vui chơi xanh hóa, khu điều dưỡng... - Đất trồng cây xanh đô thị cần được phân bố đều liên tục và thống nhất. Đất cây xanh đô thị nên căn cứ vào đặc điểm và nhu cầu của cư dân đô thị, sắp xếp hợp lý bán kính khoảng cách giữa vùng đất cây xanh và nhà ở cư dân, diện tích cây xanh và thiết bị tương ứng, làm cho mỗi cư dân đô thị trong phạm vi đi dạo chơi có thể hưởng được lợi ích của xanh hóa. - Giữa các vùng đất trồng cây xanh đô thị, giữa vùng đất trồng cây xanh đô thị và vùng đất trồng cây xanh ngoại ô, cảnh quan thiên nhiên nên có quan hệ chặt chẽ và phân công chức năng, cần xem hình thức không gian của hệ thống xanh hóa là một trong những nội dung chủ yếu của bố cục đô thị, bố cục vật kiến trúc đô thị và bố cục đường phố, quy mô đô thị và sự phát triển đô thị, coi nó là nhân tố ràng buộc quan Trườngtrọng của khu vực chứ c năng đô thị, bố cục vật kiến trúc đô thị. - Xanh hóa đô thị không chỉ là việc trồng cây trên mặt đất mà còn bao gồm xanh hóa trên nóc vật kiến trúc và xanh hóa chiều thẳng đứng trên tường, trong và ngoài phòng, bao gồm cây kinh tế và vùng đất sản xuất ngành công nghiệp phụ khả thi. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 46 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu - Nông nghiệp đô thị hoặc nông nghiệp dùng tham quan của đô thị là bộ phận tổ chức quan trọng trong xanh hóa đô thị, tức là khu vực xung quanh đô thị hoặc khu vực trung tâm đô thị phù hợp trồng rừng kinh tế và cây nông nghiệp có giá trị tham quan. - Phổ biến rộng rãi các hoạt động trồng trọt, cây đô thị, hoa đô thị, nơi nào còn trống thì trồng cây, phát triển không gian xanh tại các khu dân cư. Chiến lược xanh hóa đô thị được triển khai thực hiện theo từng giai đoạn, trong đó cần chú trọng đến công tác quy hoạch sử dụng đất dành cho công viên, cây xanh; xây dựng các công viên chuyên đề, công viên vùng và công viên khu vực (công viên thành phố, công viên khu dân cư...). Hình 2: Bản đồ quy hoạch phát triển không gian thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 2.4 Tiểu kết chương 2 Chương 2 trình bày các vấn đề mang tính thực tiễn cao. Thông qua đó, đề tài chỉ rõ những đặc điểm nổi bật của thành phố Đà Nẵng, tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động của thành phố, cần một giải pháp hiệu quả để giải quyết triệt để. Chính vì vậy, đó là lý do ta đề cập đến hiện trạng của hệ thống không gian xanh thành phố đồng thời đưa ra các định hướng chính cho việc duy trì và phát triển không gian xanh Trườngđể đạt được chỉ tiêu 9-10m2/ người vào năm 2020 là việc không thể thiếu. Tóm lại, chương 2 sẽ tạo ra các cơ sở thực tiễn cùng cơ sở lý luận ở chương 1, giúp nghiên cứu có thể tính toán chi phí và lợi ích để đưa ra các kết luận đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng trong chương tiếp theo. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 47 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1 Tổng chi phí duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng năm 2011 Để đảm bảo mục tiêu năm 2011, theo tính toán của Công ty Công viên cây xanh đã trồng mới 23.340m2 thảm cỏ, 21.932m2 thảm hoa, 1.726 cây bóng mát các loại. Ngoài ra, thành phố còn thực hiện duy trì tổng diện tích hơn 90ha không gian xanh hiện có. Dưới đây là các bảng kết quả của việc tính toán các chi phí cho từng hạng mục công tác để thực hiện việc trồng mới và duy trì diện tích KGX năm 2011. 3.1.1 Thảm cỏ Thảm cỏ là một hạng mục quan trọng trong không gian xanh đô thị. Thảm cỏ được trồng trong công viên, vườn hoa, các dải phân cách trên đường, dưới gốc cây xanh bóng mát. Việc duy trì và trồng mới thảm cỏ bao gồm 6 công tác chính. Cách tính chi phí thực hiện như sau: Chi phí thực hiện công tác (6) = {Đơn giá (3) * Tổng khối lượng (m2) (4) * Số lần/năm (5)}/ Đơn vị (2) Bảng 22: Chi phí trồng mới và duy trì thảm cỏ năm 2011 SỐ LOẠI CÔNG TÁC ĐƠN ĐƠN GIÁ TỔNG KHỐI LẦN CHI PHÍ VỊ (ĐỒNG) LƯỢNG /NĂM (ĐỒNG) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Trồng cỏ mới m2 23.169 23.340 1 540.764.460 Tưới nước thảm cỏ 100m2 13.235 450.000 195 11.613.712.500 Xén lề cỏ 100md 22.358 121.447 52 1.411.962.254 Làm cỏ tạp 100m2 22.358 450.000 52 5.231.772.000 Phun thuốc phòng 100m2 6.446 450.000 2 58.014.000 Trườngtrừ sâu cỏ Bón phân thảm cỏ 100m2 33.061 450.000 2 297.549.000 Tổng chi phí (C1) 19.163.774.214 Nguồn: Khối lượng duy tu bảo dưỡng năm 2011- Công ty Công viên cây xanh Đà Nẵng SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 48 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu 3.1.2 Cây xanh trang trí Cây xanh trang trí là hạng mục không gian xanh mang lại vẻ đẹp cho thành phố, đặc biệt trong các dịp lễ...,109 đồng. Trường+ L i ích kinh t c a vi c bán CO (giá tr hi n t i n ợ ế ủ ệ 2 ị ệ ại năm 2011) mỗ ăm = Lợi ích 1 ha không gian xanh * Tổng diện tích (năm tương ứng) Bảng 30: Lợi ích kinh tế của việc bán CO2 hàng năm Năm t Tổng diện tích KGX Lợi ích của việc bán CO2 (giá trị hiện tại) SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 61 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu (ha) (đồng) 2011 0 110 5.972.047.852 2012 1 202 10.966.851.510 2013 2 294 15.961.655.168 2014 3 386 20.956.458.826 2015 4 478 25.951.262.484 2016 5 570 30.946.066.142 2017 6 662 35.940.869.800 2018 7 754 40.935.673.458 2019 8 846 45.930.477.116 2020 9 938 50.925.280.774 TỔNG 284.486.643.132 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 * Lợi ích kinh tế từ các giá trị phi thị trường của không gian xanh - Lợi ích của các chức năng và ý nghĩa của không gian xanh không có giá trên thị trường này được tính toán dựa vào WTP của người dân được tổng hợp thông qua điều tra bảng hỏi. Kết quả là WTP được tính là 10.000/người/tháng. - Tốc độ tăng dân số trung bình của thành phố Đà Nẵng là 2,6%. - WTP mỗi năm (giá trị hiện tại-năm 2011)=10.000*12*Tổng số dân nội thành (năm tương ứng) Bảng 31: Lợi ích kinh tế từ giá trị phi thị trường của không gian xanh hàng năm Năm t Tổng số dân nội thành Lợi ích giá trị phi thị trường (GT hiện tại) (Người) (Đồng) 2011 0 829.480 99.537.600.000 2012 1 851.046 102.125.577.600 2013 2 873.174 104.780.842.618 2014 3 895.876 107.505.144.526 2015 4 919.169 110.300.278.283 2016 5 943.067 113.168.085.519 Trường2017 6 967.587 116.110.455.742 2018 7 992.744 119.129.327.591 2019 8 1.018.556 122.226.690.109 2020 9 1.045.038 125.404.584.052 TỔNG 1.120.288.586.039 SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 62 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 Vậy tổng lợi ích (giá trị hiện tại) của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng đạt chỉ tiêu 9-10m2/người là PVB = 7.205.000.000 + 284.486.643.132 + 1.120.288.586.039 =1.411.980.229.171(đồng) 3.3.2.5 Tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu tính toán Việc quy hoạch duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 có khả thi hay không phụ thuộc vào các chỉ tiêu tính toán sau: - NPV (Net present value – Hiện giá ròng) NPV = PVB – PVC = 1.411.980.229.171 – 1.405.199.049.157 = 6.781.180.000 (đồng) Trong đó: PVB: Tổng lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh hàng năm (quy về năm hiện tại – năm 2011). PVC: Tổng chi phí của việc duy trì và phát triển không gian xanh hàng năm (quy về năm hiện tại – năm 2011). Kết quả trên cho thấy NPV > 0, nghĩa là tổng giá trị hiện tại dòng doanh thu dự kiến trong tương lai có thể bù đắp tổng chi phí ban đầu đã bỏ ra, phản ánh quy mô lãi của dự án quy hoạch duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh Đà Nẵng đến năm 2020 ở mặt bằng hiện tại (năm 2011). - BCR (Benefit Cost Ratio – Tỷ số lợi ích chi phí) BCR = PVB/PVC = 1.411.980.229.171 / 1.405.199.049.157 = 1,005  BCR > 1, nghĩa là tổng các khoản lợi ích mà dự án mang lại đủ để bù đắp các chi phí đã bỏ ra của dự án. Dự án có khả năng sinh lời. 3.4 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng Từ việc phân tích chi phí lợi ích bằng những con số cụ thể, kết quả thu được là TrườngNPV > 0 và BCR >1, điều này chứng tỏ việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh để đạt được chỉ tiêu diện tích không gian xanh bình quân đầu người 9-10m2/người đến năm 2020 là khả thi, mang lại lợi ích ròng rất lớn. Dự án này ra đời đã tạo ra giá trị to lớn, không những mang lại nhiều ngoại tác tích cực (cân SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 63 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu bằng sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường, giảm stress,.) mà còn đem lại lợi ích to lớn (việc bán CO2, gỗ củi..) cho nền kinh tế. Vì vậy, việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh này xứng đáng lựa chọn để được xem xét dưới góc độ tổng thể nền kinh tế. Cho nên, chúng ta cần phải có những giải pháp phù hợp để đảm bảo và nâng cao hiệu quả kinh tế của việc thực hiện quy hoạch này trong thực tế, nhằm xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành ”Thành phố môi trường” vào năm 2020, thành phố xanh – sạch – đẹp, xứng tầm trong khu vực và quốc tế. Trường SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 64 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 4.1 Quan điểm đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh Từ việc nghiên cứu lợi ích to lớn của việc quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng để đạt được mục tiêu cân bằng sinh thái 9-10m2/người, chúng ta thấy rằng cần phải quan tâm và chú trọng hơn nữa đến tạo lập một hệ thống không gian xanh phù hợp với phát triển đô thị và kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, trong quy hoạch phát triển thành phố Đà Nẵng, đó là thành phần quan trọng trong kiến trúc đô thị, môi trường cảnh quan chung cho cộng đồng, và tạo bản sắc riêng cho thành phố. 4.1.1 Quan điểm về văn hóa, lịch sử Không gian xanh thành phố Đà Nẵng sẽ là nơi hội tụ tinh hoa của các vùng địa lý khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam với những đặc điểm về văn hóa, lịch sử của từng vùng được thể hiện bằng những loài cây đặc trưng, những cảnh bố cục tạo thành nét riêng cho thành phố có bề dày lịch sử oai hùng. 4.1.2 Quan điểm về môi trường và kinh tế Không gian xanh thành phố Đà Nẵng tạo nên môi trường sống lành mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất các tác hại tất yếu do quá trình đô thị hóa gây ra, những khía cạnh văn hóa, xã hội khác như hệ thống các nghĩa trang, hệ thống bãi chứa rác thải...ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người. Đồng thời, không gian xanh cũng góp phần đem lại những lợi ích kinh tế trực tiếp, nâng cao giá trị các công trình xây dựng, thu hút khách du lịch đến tham quan và giải trí... 4.1.3 Quan điểm về kỹ thuật – xây dựng đồng bộ không gian xanh Quan điểm kỹ thuật được thể hiện cụ thể đối với hệ thống tiêu chí lựa chọn cây Trườngxanh để trồng đối với từng loại hình kết cấu không gian xanh đô thị, đạt được sự phát triển bền vững. Đó là ”sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. (WCED: Ủy ban Thế giới về Môi trường và phát triển). SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 65 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu Tại các khu phố mới, các con đường mới, công viên mới xây dựng phải đảm bảo đồng bộ cả hệ thống không gian xanh tối thiểu theo Quy chuẩn Xây dựng hiện hành để đảm bảo mỹ quan đô thị. Cần khai thác triệt để không gian xanh cho phúc lợi công cộng, tránh phân tán mục tiêu sử dụng, quá chú trọng đến yếu tố kinh doanh. Dựa trên các quan điểm trên, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp cho việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong thực tiễn, để thành phố hoàn thành nhanh và tốt chỉ tiêu 9-10m2/người đã đề ra. 4.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng 4.2.1 Giải pháp về quy hoạch - Rà soát lại quy hoạch tổng thể chung của thành phố, từ đó có những điều chính, cân đối lại các chỉ tiêu về quỹ đất dành cho cây xanh đô thị hợp lý, tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng ban hành. Quy định thống nhất về chủng loại, quy cách cây trồng trên tất cả các tuyến đường và tại các khu dân cư mới để làm cơ sở triển khai thực hiện. Tổ chức thi tuyển thiết kế qui hoạch kiến trúc cảnh quan đô thị. - Hiện nay, tại các khu đô thị cũ, quỹ đất dành để phát triển công viên, cây xanh còn hạn chế. Cần phải: + Xây dựng đề án quy hoạch các công trình nhà ở cao tầng tại các khu vực kiệt hẻm, trước mắt nên thực hiện ở quận Hải Châu và Thanh Khê (do điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển nhanh và mật độ dân số đông), một mặt nhằm cải thiện điều kiện ở của người dân, mặt khác dành một phần đất để trồng cây xanh và xây dựng công viên phục vụ sinh hoạt cộng đồng. + Kiên quyết giải phóng đất dùng làm công viên, vườn hoa, cây xanh đang bị xâm chiếm. Di dời các cơ sở công nghiệp cũ trong nội thành ra ngoại thành (Công ty thép Thái Bình Dương, Công ty DaNa-Ý gây ô nhiễm bụi và tiếng ồn nghiêm trọng..) + Quy hoạch và thực thi hành lang xanh thí điểm, lấy tuyến sông Phú Lộc hiện Trườngđang thi công cải tạo để làm thí điểm hành lang xanh, tận dụng toàn bộ vỉa hè phía bờ kênh để bố trí cây xanh, ngoài việc trồng cây bóng mát còn bố trí dải cây bụi (loại cây trồng ít tốn công chăm sóc), dành lối đi bộ dọc kênh khoảng 2m, hạn chế sử dụng vỉa hè trái quy định.... SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 66 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu 4.2.2 Giải pháp về kỹ thuật - Tiếp tục chỉnh trang cây xanh đường phố, cụ thể các công việc sau đây: + Đối với tuyến phố cũ, rà soát và tiến hành chỉnh trang lại cây xanh (thay thế các loại cây già cỗi, sâu bệnh không có khả năng sinh trưởng), lựa chọn loại cây chủ lực của tuyến phố để có kế hoạch trồng thay thế các cây còn lại đảm bảo đồng nhất. + Đối với tuyến phố mới, rà soát và tiến hành chặt hạ các loại cây tạp, cây không phù hợp với quy hoạch do dân trồng tự phát để trồng thay thế mới. Lựa chọn cây trồng chủ đạo, đặc trưng phù hợp với điều kiện địa chất, khí hậu tại địa phương, đặc biệt là cây có khả năng chịu bão, là cây lâu niên, rễ trụ, tán gọn, ít tẻ cành, ít rụng lá, dẻo dai và dáng đẹp. Đánh giá lại các loại cây đã trồng thực tế hiện nay để lựa chọn phù hợp, nhận thấy có những loại cây sau cần tiếp tục nhân rộng là: Muồng tím, Giáng hương, Lim xẹt, Xà cừ,... - Về vị trí trồng cây đường phố: Điều chỉnh hợp lý đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật các tuyến giao thông cũ và trong thiết kế các khu quy hoạch mới để có được vị trí cây trồng thích hợp. Theo đó, đề nghị tăng chiều rộng vỉa hè tối thiểu phải đảm bảo 4m. + Đối với đường có bề rộng lòng đường hẹp (5,5m) thì ưu tiên vỉa hè một bên để trồng cây, bố trí các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phía bên còn lại. + Đối với các khu cũ, khu chỉnh trang chiều rộng vỉa hè không đảm bảo để trồng cây bóng mát, để tạo mảng xanh có thể nghiên cứu sử dụng giàn dây leo trên vỉa hè. + Đối với các đường có chiều rộng lớn, ngoài việc trồng cây bóng mát trên vỉa hè cần tăng cường trồng cỏ và cây bụi trang trí trên để tăng mảng xanh, tạo điểm nhấn cảnh quan nhằm tăng tính thẩm mỹ hơn cho các tuyến phố, thực hiện thí điểm tại các vị trí trước các cơ quan công sở. (công trình có mặt tiền rộng) - Thay thế vỉa hè láng bê tông bằng lát gạch block, gạch có lỗ thoát nước để tăng cường thẩm thấu nước mưa vào đất, bổ sung nguồn nước ngầm trong đất tạo môi Trườngtrường cho cây phát tri ển tốt. - Ngầm hóa đường dây cáp trên không (điện, điện thoại, cáp quang...) để tạo khoảng không không gian cho cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế việc cắt tỉa cành quá nhiều làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cây và cảnh quan chung của đường phố. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 67 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu - Tiếp tục mở rộng, phát triển vườn ươm với quy mô diện tích đến năm 2020 đạt 80ha theo tiêu chuẩn đô thị loại 1 (1m2/người), đảm bảo cung cấp đủ cây giống cả về chủng loại lẫn số lượng. Bên cạnh đó cần cơ chế hợp tác với các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước cung cấp cây giống đáp ứng yêu cầu về chủng loại, số lượng và chất lượng. - Tổng kết và tiếp tục triển khai ”Đề án quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2020” 4.2.3 Giải pháp về công tác quản lý, tổ chức thực hiện - Sớm ban hành Quy định quản lý hệ thống cây xanh công cộng thành phố Đà Nẵng cho phù hợp với Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị, trong đó cần phân cấp về công tác quản lý hệ thống cây xanh đô thị cho các đơn vị liên quan từ đơn vị chủ quản đến các đơn vị trực thuộc và cấp chính quyền địa phương để thuận tiện cho việc quản lý, giám sát. - Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế cây xanh, cảnh quan đô thị, đội ngũ quản lý, triển khai và thực hiện đi đôi với việc phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ đến từng người dân. - Thực hiện xã hội hóa trong công tác quản lý, chăm sóc cây xanh, công viên, đấu thầu rộng rãi để thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ bảo quản công viên, dịch vụ trồng và quản lý cây xanh, nhằm phát huy nguồn lực xã hội, tăng cường trách nhiệm và tiết kiệm chi phí. - Khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia trồng cây theo quy hoạch được duyệt, gắn trách nhiệm người dân với cây được trồng bằng nhiều hình thức: Trực tiếp giao cây giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân trực tiếp trồng, chăm sóc bảo dưỡng; hỗ trợ về kinh phí để người dân tự mua cây giống trồng. Chi phí thực hiện công tác trên được trích từ chi phí duy tu, bảo dưỡng cây xanh đã tính trong định mức. Trường- Cần có sự tham gia, giám sát của nhân dân và chính quyền địa phương trong quá trình trồng và nghiệm thu đưa cây xanh vào sử dụng (quy trình trồng cây, phân bón, đất trồng và đặc biệt là cọc chống cho cây phải tuân thủ theo định mức quy định). SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 68 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu 4.2.4 Giải pháp về vốn đầu tư Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc quản lý và phát triển cây xanh là chi phí cho công tác sản xuất và duy trì cây xanh chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, trong khi nguồn lức phát triển cây xanh đô thị là rất ít, lại thiếu cơ chế chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Vì vây, ta cần phải: - Bổ sung kinh phí cho chương trình cây xanh của thành phố, xin hỗ trợ kinh phí từ Trung ương trong chương trình Đề án xây dựng thành phố môi trường; huy động từ các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường có thể xây dựng thành quỹ riêng; phải có cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút vốn đầu tư; công khai quy hoạch và danh sách danh mục kêu gọi đầu tư, lồng ghép các dự án công viên, cây xanh đô thị với dự án sinh lời khác để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, - Khai thác, kinh doanh các dịch vụ liên quan đến công viên, cây xanh nhằm từng bước tự chủ một phần tài chính cho hoạt động quản lý công viên, cây xanh. - Mỗi người dân là người trực tiếp tận hưởng trực tiếp lợi ích không gian xanh mang lại. Chính vì vậy, sự đóng góp tài chính của người dân là bộ phận không thể thiếu trong công tác quản lý, duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thành phố. Từ việc nghiên cứu các lợi ích của không gian xanh, nghiên cứu đã chứng minh được các nhân tố ảnh hưởng đến mức đóng góp của người dân, trong đó thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến việc sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường hữu ích này. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến đời sống người dân, tập trung phát triển kinh tế xã hội để từ đó tạo điều kiện phát triển môi trường xanh bền vững. 4.2.5 Giải pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng Sự hiểu biết về lợi ích quan trọng mà không gian xanh mang lại là yếu tố không Trườngthể thiếu để việc thự c hiện duy trì và phát triển không gian xanh đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, ta cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức, hiểu biết của người dân về trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường cho dân cư đô thị. Đặc biệt cần chú ý đến tầng lớp học sinh, sinh viên, những người chủ tương lai của đất nước. Các SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 69 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu em khi có nhận thức tốt liên quan đến cây xanh, môi trường không những tác động lên chính bản thân mà còn góp phần tạo nhận thức cho cha mẹ, người thân. Nên khoán bảo vệ cây xanh mặt phố với các hộ dân như kiểu khoán bảo vệ rừng mà nhiều địa phương khác đã thực hiên. Có trồng, có chăm sóc, bảo vệ thì Đà Nẵng mới thực sự “xanh”. Người dân sẽ làm chủ của những cây xanh và vì vậy họ sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ và chăm sóc những cây xanh đó. Thành phố nên tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến cây xanh, môi trường trên phạm vi toàn thành phố như: Ngày chủ nhât xanh, tuần lễ xanh, ngày trồng cây nhớ Bác...để từ đó mỗi nhà sẽ là một không gian xanh, mỗi cơ quan, trường học, xí nghiệp là một không gian xanh...Đặc biệt, chúng ta có thể tổ chức các chương trình, các tour du lịch xanh...cho cư dân thành phố, cho khách du lịch để họ thấy được vẻ đẹp của không gian xanh thành phố Đà Nẵng, từ đó sẽ có ý thức hơn trong việc duy trì và phát triển hệ thống này. Trường SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 70 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thành phố Đà Nẵng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa ngày càng tăng cao. Chất lượng không khí trong nội thành thành phố đang ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân. Một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này đó chính là việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh, tạo ra lá phổi xanh, đảm bảo cân bằng sinh thái đô thị. Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng” đã thu được một số kết quả như sau:  Tổng quan cơ sở lý luận về không gian xanh, chức năng, ý nghĩa của tổng giá trị kinh tế của không gian xanh đồng thời tổng hợp các chi phí và lợi ích để thực hiện việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng.  Tổng quan về hiện trạng và định hướng quy hoạch không gian xanh thành phố Đà Nẵng. Hiện nay diện tích không gian xanh bình quân trên đầu người đạt khoảng hơn 1,2m2/người và định hướng quy hoạch đến năm 2020 con số này phải là đảm bảo cân bằng sinh thái đạt được 9-10m2/người, chúng ta cần phải cải tạo, duy trì và phát triển diện tích không gian xanh.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân. Phân tích, tính toán chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh đến năm 2020. Kết quả đạt được lợi ích ròng bằng 76.731.694.530 đồng. Điều này khẳng định rõ việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh này là rất cần thiết vì mục tiêu: Đà Nẵng – Thành phố môi trường. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên đề tài còn một số hạn chế như: chưa tính toán hết được các lợi ích phi sử dụng của không gian xanh mang lại, số liệu còn hạn Trườngchế, điều tra với số lư ợng mẫu quá nhỏ so với tổng thể. Vì vậy, để đề tài đạt kết quả cao hơn, chính xác hơn cần phải có sự nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn, từ đó có những đề xuất, phương án cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác duy trì và phát triển không gian xanh bền vững. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 71 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu 2. Kiến nghị Qua đề tài, nghiên cứu có một số kiến nghị, đề xuất sau: - Thành phố cần xây dựng một chiến lược phát triển công viên, cây xanh đô thị làm mục tiêu phát triển thành phố một cách bền vững. Để thực hiện tốt 5 giải pháp trên thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có liên quan và người dân để đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh đúng chỉ tiêu thành phố đã đề ra. - Chuẩn hóa và cải tiến công tác quản lý cây xanh đô thị. Theo đó, cần xây dựng các chương trình để quản lý cây xanh có hiệu quả như nghiên cứu ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến như công nghệ thông tin địa lý (GIS), song song với việc khảo sát và thành lập thư viện tư liệu về điều kiện địa chất, thỗ nhưỡng của từng khu vực trên địa bàn thành phố để làm cơ sở cho việc lựa chọn cây trồng thích hợp. - Cần có chính sách thu hút vốn thích đáng cho đầu tư phát triển cây xanh như liên kết người dân cũng đóng góp với nhà nước để đảm bảo sự phát triển hài hào giữa một đô thị hiện đại năng động nhưng vẫn duy trì được vẻ đẹp của không gian xanh thành phố Đà Nẵng. - Mỗi người dân thành phố cần có ý thức tốt hơn nữa trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển không gian xanh của thành phố. Người dân cần phải hiểu rõ chức năng, ý nghĩa to lớn của không gian xanh để bảo vệ những cây công cộng, không gian xanh nơi họ sống làm việc và vui chơi. Người dân cũng cần tạo ra những không gian xanh cho thành phố như trồng hoa, cây cảnh, dây leo trước cửa nhàtừ đó làm tăng diện tích xanh cho thành phố. Với mục tiêu phát triển thành phố Đà Nẵng, xanh sạch đẹp và bền vững, việc áp dụng các giải pháp một cách đồng bộ đồng thời xem xét các kiến nghị để có một chiến lược “xanh” hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao nhất, thì trong một tương lai không xa thành phố Đà Nẵng của chúng ta sẽ trở thành một thành phố môi trường, thành phố Trườngbền vững, tạo nét đặc trưng riêng biệt cho trung tâm kinh tế lớn nhất miền Trung. SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 72 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ xây dựng, “Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị” – Công bố kèm theo văn bản số 227/BXD-VP ngày 10-10-2008 của BXD, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2009. 2. Đặng Đức Thành, “Chuyên đề Cây xanh và giá trị cuộc sống đích thực”, Nhà xuất bản trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2008. 3. Đặng Minh Phương, “Nhập môn phân tích lợi ích chi phí”. 4. Nguyễn Văn Song, Nguyễn Thị Ngọc Thương, Đào Thị Hồng Ngân (2011), “ Xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội”. 5. Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2011, Viện nghiên cứu kinh tế xã hội Đà Nẵng. 6. “ Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” của Thủ tướng chính phủ. Số 1866/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2010. 7. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường", Đà Nẵng, 2008. 8. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, “Đơn giá sản xuất, trồng mới và duy trì cây xanh đô thị” - Ban hành theo Công văn số 7929/UBND-QLĐT ngày 03 tháng 12 năm 2009 Các trang web: 1. www.brt.org.vn 2. www.gtscarbon.com 3. www.thitruongvietnam.com.vn 4. “Cây xanh đô thị ở Đà Nẵng – Thực trạng và định hướng phát triển”- www.danang. Trường.com.vn 5. “Đánh giá hiện trạng môi trường Đà Nẵng và xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tới năm 2010-2020”, www.kilobooks.com SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 73 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng giá vật liệu tính trong đơn giá duy trì cây xanh tại thành phố Đà Nẵng STT TÊN VẬT TƯ, VẬT ĐVT ĐƠN GIÁ LIỆU 1 Cây cảnh lá màu Đồng/cây 17.143 2 Cây cảnh trổ hoa Đồng/cây 23.810 3 Cây giống Đồng/cây 9.523,8 4 Cỏ lá gừng Đồng/m2 13.333,3 5 Nước Đồng/m3 3.302,9 6 Phân hữu cơ, phân ủ Đồng/kg 1.818,0 7 Thuốc trừ sâu Đồng/lít 109.090,9 8 Phân vô cơ Đồng/kg 8.761,9 9 Xe bồn Đồng/ca 657.920,2 10 Hoa giống Đồng/cây 5.714,3 11 Đất Đồng/m3 63.636,4 12 Cần cẩu bánh hơi 3 tấn Đồng/ca 852.359,8 13 Ô tô tải 2 tấn Đồng/ca 376.035,8 14 Cây chống dài 2,5m, fi 60 Đồng/cây 12.727,3 15 Dây kẽm 1mm Đồng/kg 16.818,2 16 Nẹp gỗ Đồng/cây 1.428,6 17 Xe thang cao 12m Đồng/ca 1.098.550 18 Sơn Đồng/kg 27.272,7 19 Dây thép buộc Đồng/kg 16.818,2 (Nguồn: Đơn giá sản xuất, trồng mới và duy trì cây xanh đô thị Đà Nẵng,2009) Phụ lục 2: Diện tích tối thiểu của các loại đất công viên STT Phân loại Quy mô(ha) 1 Công viên trung tâm đô thị 15 2 Công viên văn hóa nghỉ ngơi (đa chức năng) 11-14 3 Công viên khu vực (Quận, phường) 10 Trường4 Công viên khu nhà ở 3 5 Vườn dạo 0,5 6 Vườn công cộng ở đô thị nhỏ 2 7 Công viên rừng thành phố 50 SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 74 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu Phụ lục 3: Cơ cấu sử dụng đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi Bảng 3.1: Thành phần sử dụng đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi STT Các khu chức năng Tỷ lệ(%) 1 Khu văn hoá giáo dục 10-12 2 Khu biểu diễn 8-10 3 Khu thể thao 8-10 4 Khu thiếu nhi 10-12 5 Khu yên tĩnh 40-60 6 Khu phục vụ 2-5 Bảng 3.2: Tỷ lệ các loại đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi STT Loại đất Tỷ lệ đất cây xanh công viên (%) 50 ng/ha<MĐSD MĐSD <50ng/ha <100ng/ha 1 Cây xanh mặt nước 65-75 75-85 2 Đường 10-15 8-12 3 Sân bãi 8-12 4-8 4 Công trình 5-7 2-4 Phụ lục 4: Cơ cấu sử dụng đất trong vườn hoa nhỏ Tỷ lệ % STT Loại vườn hoa Cây Đường, Công xanh sân bãi trình Quảng trường- nút giao thông 1 60-70 25-35 5 (Quy mô trên 1ha) Quảng trường- nút giao thông 2 65-75 20-30 5 (Quy mô dưới 1ha) Quảng trường- nút giao thông 3 40-70 5-10 5-15 lập thể (không cho người vào) Phụ lục 5: Kích thước dải cây xanh đường phố STT Cách bố trí Chiều rộng tối thiểu(m) 1 Cây trồng một hàng 2 - 4 Trường2 Cây tr ồng hai hàng 5 - 6 3 Dải cây bụi và bãi cỏ 1 4 Vườn trước nhà 1 tầng 4 + kết hợp cây bụi 5 Vườn cây trước nhà nhiều tầng 6 + kết hợp cây bụi, mảng hoa, mảng cỏ SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 75 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH KHÔNG GIAN XANH ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Không gian xanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống của con người (hấp thụ CO2, giảm bụi, điều hòa không khí, giảm stress). Cuộc sống ngày càng bận rộn, kinh tế ngày càng phát triển kéo theo sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm không khí. 12 Để có thể đảm bảo được sự cân bằng sinh thái thì 10 8 diện tích không gian xanh bình quân trên đầu người tại 6 m2/người 2 thành phố phải đạt từ 9-10m /người. Hiện nay, thành 4 2 ph ng m i ch c kho ng 1,3m2 i, ố Đà Nẵ ớ ỉ đạt đượ ả /ngườ 0 còn quá thấp so với chỉ tiêu. Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020 Theo dự toán kinh phí duy trì và phát triển không Biểu đồ: Chỉ tiêu cân bằng sinh thái gian xanh thành phố Đà Nẵng thì năm 2012 chúng không gian xanh của thành phố Đà Nẵng ta phải mất khoảng 60 tỷ đồng để trồng mới cũng đến năm 2020 như cải tạo không gian xanh hiện có để có thể đạt được chỉ tiêu vào năm 2020. Sự đóng góp của người dân là phần không thể thiếu để thành phố có đủ kinh phí thực hiện công tác trên. Giả sử, thành phố yêu cầu các cá nhân, hộ gia đình đóng góp kinh phí cho việc cải tạo, phát triển hệ thống không gian xanh thành phố Đà nẵng. Ý kiến của quý vị như thế nào? Quý vị đánh dấu  vào ô vuông câu trả lời. Câu 1: Quý vị có muốn thành phố có thêm nhiều không gian xanh hơn không? 1. Có 2. Không Câu 2: Theo quý vị, chức năng và ý nghĩa của không gian xanh là gì ? (có thể chọn nhiều đáp án) Trường1. Cân bằng sinh thái đô thị, cải thiện chất lượng môi trường đô thị 2. Chức năng nghệ thuật cảnh quan đô thị 3. Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng 4. Ý nghĩa nhân văn xã hội SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 76 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu 5. Giảm stress cho người đô thị 6. Ý kiến khác: .................................................................................................................................... Câu 3: Tại nơi quý vị ở hoặc nơi làm việc có không gian xanh (vườn hoa, cây xanh đường phố, thảm cỏ hoặc công viên) không? 1. Có 2. Không Câu 4: Quý vị có sẵn lòng chi trả để đóng góp cho việc cải tạo và phát triển hệ thống không gian xanh này hay không? 1. Đồng ý 2. Không đồng ý Nếu quý vị đồng ý xin mời trả lời câu 5, còn nếu quý vị không đồng ý xin mời trả lời câu 6. Câu 5: Bảng dưới đây gồm các mức giá chúng tôi đưa ra thông qua việc dự toán chi phí thực hiện việc duy trì và phát triển không gian xanh. Hi vọng quý vị suy nghĩ và đưa ra một mức giá hợp lý nhất mà quý vị có thể chi trả. (khoanh tròn mức TỐI ĐA mà quý vị có thể trả hàng tháng). SỰ ĐÓNG GÓP CHO Mức giá ( ĐVT: VNĐ/người/tháng) GHI CHÚ VIỆC DUY TRÌ VÀ 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 PHÁT TRIỂN 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000 KHÔNG GIAN 11.000 12.000 13.000 14.000 15.000 XANH THÀNH PHỐ 16.000 17.000 18.000 19.000 20.000 ĐÀ NẴNG Mức khác: Câu 6: Quý vị giải thích lý do tại sao quý vị không muốn đóng góp cho việc thực hiện cải tạo và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng. 1. Tôi thấy hiện trạng hệ thống không gian xanh đã rất tốt 2. Tôi không được hưởng lợi gì từ không gian xanh 3. Tôi không có điều kiện để chi trả Trường4. Câu trả lời khác (Vui lòng ghi rõ) ...................................................................... ................................................................................................................................ Cuối cùng xin vui lòng cho tôi biết một số thông tin cá nhân để đảm bảo rằng mẫu là điển hình. Xin cám ơn quý vị! SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 77 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu 1. Họ và tên : ................................................... 2. Tuổi : ................................................... 3. Giới tính : ................................................... 4. Trình độ học vấn : ................................................... 5. Quý vị vui lòng cho biết thu nhập hàng tháng của quý vị: .... VNĐ XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ VỊ Trường SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_viec_duy_tri_va_phat.pdf
Tài liệu liên quan