PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ
bản, giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội. Chính vì vậy việc
đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm. Trong đó, sản xuất rau
cũng là lĩnh vực rất cần thiết cho cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay.
Với ưu thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi và lao động dồi dào, nước ta có tiềm
năng lớn về sản xuất các loại rau quả có g
88 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát ở xã Bảo Ninh – Thành phố Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị kinh tế cao như: dưa chuột, khoai tây,
cà chua, su hào, bắp cải v.v.
Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người.
Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn nhiều đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về chất
lượng và số lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh
dưỡng và tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, kéo dài tuổi thọ
và phòng chống bệnh tật.
Chính vì thế, rau xanh trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao và có
thị trường tiêu thụ rộng lớn ở nội địa và xuất khẩu. Hiện nay, do nhu cầu hội nhập quốc tế
và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất và tiêu dùng rau ở Việt
Nam đang được triển khai rộng khắp, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe
cộng đồng.
Trong tiến trình phát triển về kinh tế nông nghiệp, ngành sản xuất rau xanh đã thực
sự được chú trọng, và đang dần khẳng định vị trí của nó trong chiến lược phát triển một
nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, việc tiêu thụ rau còn gặp
nhiều khó khăn do sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Những yếu
kém trong khâu tiêu thụ cộng thêm tình trạng sản xuất không gắn với thị trường đã ảnh
hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của người trồng rau.
Xã Bảo Ninh là một xã vùng ven biển của thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, là
một trong những địa phương được biết đến với thế mạnh đánh bắt và chế biến thuỷ hải
1
sản. Đây là vùng đất khắc nghiệt, địa hình không bằng phẳng, chủ yếu là những đồi cát
lớn. Trước đây, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi và người dân chưa có kinh nghiệm
sản xuất nên việc sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là sản xuất rau gặp nhiều khó khăn và
thường chỉ tiến hành manh mún nhỏ lẻ. Trong thời gian gần đây, rất nhiều hộ dân ở xã
Bảo Ninh đã phát triển mạnh nghề trồng rau trên cát đã mang lại hiệu quả kinh tế khá
cao. Nhờ vậy, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, diện tích đất được khai
thác một cách triệt để, giải quyết được việc làm cho một bộ phận dân cư.
Trước thực trạng đó, để nghiên cứu kỹ hơn vấn đề này tôi quyết định chọn đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát ở xã Bảo Ninh – thành
phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
- Đánh giá chính xác kết quả, hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển mô hình trồng rau trên cát
trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra chọn mẫu: Để kết quả nghiên cứu được chính xác và đại
diện được cho tổng thể, tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 120 hộ nông dân xã Bảo Ninh
để điều tra thu thập số liệu.
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Các sách, báo, tạp chí, báo cáo viết về hiệu quả kinh
tế của các mô hình trồng rau trên cát ở trong và ngoài nước.
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Trong quá trình tiến hành làm đề tài, tôi đã sử dụng
phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình về tình hình sản xuất rau.
- Phương pháp thống kê, mô tả: Là phương pháp nghiên cứu áp dụng đối với các
hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, với đối tượng nghiên cứu là mặt lượng trong mối
quan hệ mật thiết với mặt chất của các số lớn các hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều
2
kiện thời gian và không gian nhất định. Đặc điểm của những hiện tượng này là đa dạng
và phức tạp nên người nghiên cứu phải phát hiện được tính quy luật từ sự đa dạng đó.
Nội dung gồm có :
+ Tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu trên cơ sở phân tích thống kê.
+ Phân tích tài liệu bằng các mô hình kinh tế lượng.
- Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm Excel để nhập, xử lí dữ liệu
điều tra. Đồng thời áp dụng mô hình kinh tế lượng hồi quy để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng
kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất để xác định mức độ, xu
hướng tác động của hiện tượng. Trên cơ sở so sánh đưa ra những kết luận chính xác.
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp nghiên cứu dựa vào ý kiến của các
chuyên gia (nhà khoa học, nhà trồng rau có kinh nghiệm). Phương pháp này giúp
chúng ta nắm tốt hơn về lý luận, định hướng và giải pháp cơ bản.
4. Giới hạn đề tài
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Bảo Ninh thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 10
năm 2010.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị nội dung đề tài nghiên cứu những
vấn đề sau:
Chương I. Cơ sở khoa học của vấn đề cần nghiên cứu.
Chương II. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát.
Chương III. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau.
Chương IV. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau
trên cát.
3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vai trò của việc sản xuất rau
Rau xanh là mặt hàng nông sản có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con
người. Việc sản xuất rau có vai trò rất to lớn trong nhiều mặt của đời sống của nhiều
khu vực nông thôn cũng như những vùng ven đô.
Rau là nguồn thực phẩm có tác dụng tốt đến sức khỏe con người, giúp con người
hấp thu đầy đủ các vitamin và dưỡng chất trong rau. Việc tăng cường rau quả vào khẩu
phần ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe như giảm huyết áp, tăng cường khả năng
miễn dịch của cơ thể và phòng bệnh tật. Chúng còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất
hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất
pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất
xenluloza, rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt
hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Hầu hết các loại rau tươi thường dùng của nhân dân ta
đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C, đây là những vitamin rất cần thiết cho cơ thể
của chúng ta và hầu như không có hoặc chỉ có rất ít trong thức ăn động vật. Tóm lại
rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, bữa ăn hàng ngày của chúng ta không
thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh
và các hoá chất độc nguy hiểm.
Về môi trường, bằng việc áp dụng những biện pháp canh tác đảm bảo cho cây rau
hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, nước mà không để lại tồn dư trong sản phẩm, sản
xuất rau đã làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và thực sự trở nên thân thiện với
môi trường, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
Về kinh tế, thực tế tại nhiều vùng trồng rau đã khẳng định trồng rau cho hiệu quả
kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa cũng như các loại cây trồng khác.
4
Về hiệu quả xã hội, khác với trồng lúa hay một số cây trồng khác, mọi thành viên
trong gia đình đều có thể tham gia trồng rau. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải
quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Mặt khác do có hiệu quả kinh tế cao, trồng
rau làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của họ qua đó góp phần ổn
định trật tự xã hội.
1.1.2. Những quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng, khai thác
các nguồn lực và phương thức quản lý. Nó phản ánh mặt chất và mặt lượng của các
hoạt động kinh tế. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn
tại thì phải đặt ra mục tiêu là hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra có ích với đầu vào được
sử dụng. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi
phí thường xuyên. Đầu ra thường dùng giá trị tăng thêm [Lê Dân, 2007].
Hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra.
Nó được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh [Hoàng Hùng, 2007].
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để
đạt được mục tiêu xác định.
Chung quy lại, hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được
xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Từ
khái niệm khái quát này có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu
quả kinh tế như sau:
KQ
H
C
Trong đó: H : Hiệu quả kinh tế
KQ : Kết quả thu được
C : Toàn bộ chi phí bỏ ra
5
Phương pháp này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực, xem
xét một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại được bao nhiêu kết quả. Qua đó giúp
chúng ta có thể so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau.
1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
1.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả
Theo hệ thống tài khoản quốc gia SNA, chúng ta có các chỉ tiêu phản ánh kết quả
sản xuất sau:
- Giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu cho biết một năm hoặc một vụ thì đơn vị sản
xuất tạo ra được khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu, chỉ tiêu này phản ánh
quy mô về giá trị sản xuất mà ngành nông nghiệp tạo ra cho xã hội.
Được xác định bằng công thức sau:
GO = Q * P
Trong đó: Q : Khối lượng sản phẩm
P : Giá của sản phẩm
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí được sử dụng vào quá trình sản xuất sản
phẩm. Bao gồm chi phí trung gian và chi phí về lao động gia đình.
Trong đó, chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao gồm
những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao).
Ví dụ:
Chi phí vật chất trong sản xuất rau đó là các yếu tố đầu vào như: giống cây trồng,
phân bón, các loại thuốc trừ sâu, kích thích
Chi phí dịch vụ trong sản xuất rau như: công lao động thuê ngoài, dịch vụ vận
chuyển, thủy lợi
- Giá trị gia tăng (VA): là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng
phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành thành phần kinh
tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kì nhất định. Đó là nguồn gốc của
mọi khoản thu nhập, sự giàu có và phồn vinh xã hội. Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả
6
của sản xuất theo chiều rộng mà còn là một trong những cơ sở quan trọng để tính các
chỉ tiêu kinh tế khác.
Được xác định bằng công thức sau:
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập (gồm cả công lao động và lãi) nằm
trong giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định
(TSCĐ), thuế.
Được xác định bởi công thức sau:
MI = VA – khấu hao TSCĐ – thuế, phí, lệ phí phải nộp
- Khấu hao TSCĐ (chi phí cố định): là phần giá trị của tài sản cố định bị hao mòn
trong quá trình sản xuất.
- Lợi nhuận (LN): là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của
một quá trình sản xuất.
- Năng suất cây trồng (NS): chỉ tiêu này phản ánh sản lượng thu được trên một
đơn vị diện tích.
Được xác định bằng công thức sau:
Q
NS
S
Trong đó: Q : Sản lượng cây trồng
S : Diện tích gieo trồng
1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Theo hệ thống tài khoản quốc gia SNA, chúng ta có các nhóm chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả sản xuất sau:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư:
+ GO/IC: Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một
đồng chi phí trung gian có thể tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ sản
xuất.
7
+ VA/IC: Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một
đồng chi phí trung gian có thể tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trong kỳ sản
xuất.
+ MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này cho biết một
đồng chi phí trung gian có thể tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp trong kỳ
sản xuất.
+ LN/IC: Lợi nhuận trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này cho biết một đồng chi
phí trung gian có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ sản xuất.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sức lao động:
+ GO/lao động (LĐ): Giá trị sản xuất trên lao động, chỉ tiêu này phản ánh một
lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ sản xuất.
+ VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên lao động, chỉ tiêu này phản ánh một lao động có
thể tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trong kỳ sản xuất.
+ MI/LĐ: Thu nhập hỗn hợp trên lao động, chỉ tiêu này phản ánh một lao động
có thể tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp trong kỳ sản xuất.
+ LN/LĐ: Lợi nhuận trên lao động, chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể
tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ sản xuất.
1.1.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau
Năng suất cây trồng là một trong những chỉ tiêu kết quả rất quan trọng và rất
được bà con nông dân quan tâm. Nó cho biết trên một diện tích sản xuất ra được bao
nhiêu sản phẩm. Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng, đứng trên góc độ nông nghiệp, một phương pháp
thông dụng nhất được sử dụng đó chính là phương pháp phân tích hồi quy đối với hàm
sản xuất Cobb – Douglas .
Hàm sản xuất Cobb- Douglas có dạng:
1 2 3 4
Y A.X1 .X 2 .X3 .X 4 (*)
8
Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc, Y là các chỉ tiêu về kết quả như năng suất, thu nhập, GO,
VA
A: là hệ số xác định, đo lường mức độ biến động của Y xảy ra ngoài các tác động
của các biến X.
X1: là các biến phân Đạm (N).
X2: là biến phân phân Lân (P)
X3: là biến phân Kali (K)
X4: là biến phân chuồng
1, 2,3, 4: lần lượt là độ co giãn của biến biến phân N, biến phân P, biến phân
K, biến phân chuồng theo biến Y. Đối với hàm sản xuất Cobb – Douglas khi cố định
các yếu tố đầu vào khác, nếu ta tăng 1% một yếu tố đầu vào nào đó so với mức trung
bình thì sẽ làm cho Y thay đổi đúng bằng %.
Đối với hàm sản xuất có dạng như trên, để phân tích được theo phương pháp hồi
quy chúng ta cần chuyển dạng hàm sản xuất từ hàm số mũ sang dạng tuyến tính bằng
cách logarit 2 vế của phương trình (*) ta được:
LnY = LnA +1Ln X1 + 2 LnX2 +3LnX3 + 4 Ln4X4
Như vậy lúc này hàm sản xuất Cobb – Douglas đã được chuyển sang dạng tuyến
tính, sẽ giúp cho việc phân tích hồi quy được tiến hành đơn giản hơn rất nhiều.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của một số nước trên thế giới
Trong những năm gần đây tình tình sản xuất và tiêu thụ rau quả của các nước trên
thế giới có nhiều sự biến động. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta xem xét tình hình sản
xuất và thị trường các mặt hàng rau quả của một số nước. Theo nguồn số liệu thống kê
từ Rau – Hoa – Quả Việt Nam cho thấy:
- Trung quốc:
Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà chua.
Năm 2009, sản lượng cà chua của Trung quốc được dự báo đạt mức kỷ lục 39,5 triệu
9
tấn. Phần lớn sản lượng cà chua được sử dụng cho công nghiệp chế biến, làm tương cà
chua. Lợi nhuận từ cà chua đã thúc đẩy một số nông dân trồng bông chuyển sang canh
tác loại cây này trong niên vụ tới.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Nga, chiếm trên 70% tổng lượng xuất khẩu. từ
tháng 1-5/2009, xuất khẩu cà chua của Trung quốc đã tăng 10%, đạt 23.000 tấn, nhờ
nhu cầu tăng nhanh tại Hồng Kông, Việt nam. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Nga lại giảm
12% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 35.000 tấn.
Theo số liệu thống kê từ Bộ nông nghiệp Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu nông sản của Trung Quốc trong bốn tháng đầu năm 2010 đã tăng 33,1% so với
cùng kỳ năm trước, đạt 35,01 tỷ USD. Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu nông
sản đã tăng 21%, đạt 14,06 tỷ USD, và kim ngạch nhập khẩu nông sản đã tăng 42,8%,
đạt 20,95 tỷ USD. Thâm hụt thương mại đã nới rộng đến 130%, lên đến 6,89 tỷ USD.
Tính riêng tháng 4/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản đã tăng
25,9%, đạt 9,51 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản đã tăng 17,9%, đạt
3,74 tỷ USD, và kim ngạch nhập khẩu nông sản đã tăng 31,7%, đạt 5,77 tỷ USD.
Thâm hụt thương mại đã nới rộng đến 67,9%, lên đến 2,03 tỷ USD.
Trong 10 tháng đầu năm 2010, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu trong số các thị
trường xuất khẩu sang Nhật cả về lượng, đạt 1409 ngàn tấn, với mức tăng trưởng
11,6% về lượng và 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
- Ấn Độ:
Năm 1993, Ấn Độ xuất khẩu 68,500 tấn rau đã qua chế biến. Và kể từ đó đến
nay, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau đạt trung bình 25% và lượng xuất
khẩu đạt 16%. Trong đó, lượng xuất khẩu hành chiếm 93% tổng khối lượng xuất khẩu
rau tươi của Ấn Độ. Ngoài ra Ấn Độ còn xuất khẩu một số các sản phẩm rau tươi khác
như: khoai tây, cà chua, đậu, cà rốt, ớtCác thị trường nhập khẩu rau tươi chủ yếu
của Ấn Độ là các quốc gia vùng vịnh, Anh, Sri Lanka, Malaysia và Singapo. Mặc dù,
đứng thứ 2 thế giới về sản lượng rau tươi nhưng sản lượng trung bình của các loại rau
Ấn Độ còn thấp hơn so với các nước khác trên thế giới. Hiện tại ở Ấn Độ, nguyên liệu
rau tươi không đủ để cung cấp cho các nhà máy chế biến.
10
Các loại rau như: khoai tây, cà chua, hành, bắp cải và súp lơ có tổng khối lượng
chiếm khoảng 60% sản lượng rau của Ấn Độ. Rau tươi của Ấn Độ hiện được trồng
phổ biến trên đồng ruộng, trái ngược với các quốc gia phát triển, hiện tại ở các quốc
gia phát triển họ đang sử dụng kỹ thuật trồng rau trong nhà, kỹ thuật này sẽ giúp cho
sản lượng rau đạt kết quả cao hơn nhiều. Ngành sản xuất rau tươi của Ấn Độ đang đề
nghị chính phủ giúp đỡ nguồn nguyên liệu trồng trọt có chất lượng tốt, giảm sử dụng
hạt giống cây lai, nâng cao trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật để tăng sản lượng rau
của Ấn Độ.
- Ucraina:
Do diện tích trồng bắp cải trắng tại Ucraina được mở rộng nên sản lượng đã tăng
mạnh. Lượng bắp cải thu hoạch dồi dào không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà
Ucraina đã tăng cường xuất khẩu loại rau thế mạnh này. Nguồn cung bắp cải dồi dào
nên giá bán trong nước giảm nhẹ. Hiện tại, giá bắp cải bán tại Ucraina từ 0,07- 0,10
USD/kg, song cũng có thể giảm nếu lượng đặt hàng lớn hoặc hình thức thanh toán
thuận tiện
- Mỹ:
Theo báo cáo của Cục thống kê Liên bang (FBS), xuất khẩu rau của Mỹ đã tăng
trưởng lần lượt là 71,22 % trong 10 tháng đầu của năm tài khóa hiện tại.
Xuất khẩu rau trong thời gian này đạt 100,9 triệu USD, tăng 71,22 % so với kim
ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm tài khóa trước là 58,9 triệu USD. Tuy nhiên, so với kim
ngạch xuất khẩu đạt 6,56 triệu USD trong cùng tháng của năm 2009, xuất khẩu trong
tháng 4/2010 đã tăng 70,53 %.
Xuất khẩu rau trong tháng 4/2010 của Mỹ đạt 15,13 triệu USD, giảm 32,04 % so
với kim ngạch xuất khẩu tháng 3/2010 là 22,26 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu rau
trong tháng 4 năm 2010 đã tăng 49,30 % so với tháng 4/2009 với kim ngạch xuất khẩu
rau chỉ đạt 10,13 triệu USD.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu rau củ quả sang Nhật Bản lớn thứ hai chỉ sau
Trung Quốc, trong 10 tháng đầu năm 2010, đã xuất khẩu được 789 ngàn tấn rau củ
quả, đạt tăng trưởng 11,2% về lượng và 9,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
11
- Nhật Bản
Theo số liệu thống kê của Nhật Bản, xuất nhập khẩu hàng rau củ quả của Nhật
Bản sang các thị trường chính trong tháng 10/2010 đạt trên 240,2 nghìn tấn, kim ngạch
đạt 37,41 tỷ yên. Tính chung 10 tháng đầu năm 2010, tổng lượng xuất khẩu rau quả
của Nhật Bản đạt 30,68 nghìn tấn, kim ngạch đạt 387,37 tỷ yên.
Xuất khẩu rau củ quả của Nhật Bản trong tháng 10/2010 tập trung vào hai thị
trường chính là Đài Loan và Trung Quốc. Trong đó, Đài loan vẫn là thị trường có
lượng nhập khẩu cao nhất là 1791 tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 755,2 triệu yên,
nhưng lại giảm 21,9% về lượng và 3,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý là tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu rau củ quả của Nhật Bản sang các thị
trường gồm Hàn Quốc và Malaysia đã tăng trưởng khá trong tháng 10/2010 so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 305 tấn, trị giá 83,8 triệu yên, tăng
116,3% về lượng và 47,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; tính chung 10 tháng đầu
năm 2010, xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường Hàn Quốc đạt 1260 tấn, trị giá 519,2
triệu yên, tăng 58,6% về lượng và 33% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của
Nhật Bản sang Malaysia trong tháng 10/2010 chỉ đạt 8,2 tấn, trị giá 5 triệu yên, nhưng đã
tăng đến 65,3% về lượng và 91,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
- Các nước Liên minh châu Âu (EU):
Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 quốc gia với 485 triệu dân, là khu vực văn
minh sớm và phát triển vào bậc nhất toàn cầu, vì thế cũng là khu vực có khối lượng
giao dịch thương mại khổng lồ, chiếm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu và 46% tổng
kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Số liệu thống kê từ Eurostat cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ,
Italia, và Tây Ban Nha là các nước sản xuất nhiều rau quả nhất tại EU. Sản lượng rau
quả của ba quốc gia này luôn đứng đầu EU trong nhiều năm qua.
Theo thống kê của Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông
nghiệp Mỹ, một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của EU như sau:
+ Thổ Nhĩ Kỳ là nước xuất khẩu nhiều cà chua nhất tại EU, chủ yếu sang Nga
và Đông Âu. Trong 5 tháng đầu năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu 335.000 tấn cà
chua, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
12
+ Xuất khẩu khoai tây đông lạnh của EU giảm 10 % trong niên vụ 2008-2009,
xuống còn 440.000 tấn do nhu cầu giảm tại Ả Rập Xê Út, Nga, và Brazil. Đây là ba thị
trường tiêu thụ khoai tây đông lạnh lớn nhất của EU, với mức tiêu thụ chiếm khoảng
một nửa xuất khẩu của EU.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
Với đặc điểm khí hậu đa dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân hạ thu đông,
miền Nam chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, các sản phẩm rau của Việt Nam rất
đa dạng, từ các loại rau nhiệt đới như rau muống, rau ngót, rau cải đến các loại rau xứ
lạnh như xu hào, bắp cải, cà rốt...
1.2.2.1. Diện tích gieo trồng và năng suất rau
Tính đến năm 2010, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 810,6
nghìn ha, sản lượng đạt 13.819,7 nghìn tấn; so với năm 2005 thì diện tích đất trồng rau
tăng 175,5 nghìn ha tương ứng với 27,63%, sản lượng tăng 8.138,5 nghìn tấn tương
ứng với 140,51%.
Bảng 1: Diện tích gieo trồng và năng suất rau phân theo vùng
Diện tích Sản lượng
2010/2005 2010/2005
STT Vùng (1000 ha) (1000 tấn)
(%) (%)
2005 2010 2005 2010
1 ĐB sông Hồng 164,3 229,3 39,56 2.852,8 4.114,7 44,23
2 TDMN phía Bắc 91,1 121,5 33,37 1.008 1.378,2 36,73
3 Bắc Trung Bộ 68,5 84,3 23,07 670,2 1.020,6 52,28
4 DH Nam Trung Bộ 44 57,1 29,77 616,4 896,1 45,38
5 Tây Nguyên 49 72,9 48,78 988,2 1.350,8 36,69
6 Đông Nam Bộ 59,6 64,2 07,72 722,1 1.068,3 47,94
7 ĐB sông Cửu Long 158,6 190,5 20,11 2.732,6 4.102 50,11
8 Cả nước 635,1 810,6 27,63 5.792,2 13.930,7 140,51
(Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả và tính toán của tác giả)
13
Qua bảng trên ta thấy tính đến năm 2010 thì vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐB
sông Hồng chiếm 28,29% về diện tích đất trồng rau và 29,54 sản lượng rau của cả
nước, tiếp đến vùng ĐB sông Cửu Long chiếm 23,5% về diện tích đất trồng rau và
29,45% sản lượng rau của cả nước. Đây là những vùng đất đai màu mỡ, điều kiện tự
nhiên thuận lợi nên sản xuất rau phát triển khá mạnh. Còn vùng sản xuất rau thấp nhất
là DH Nam Trung Bộ chiếm 7.04% diện tích đất trồng rau và 6.43% sản lượng rau của
cả nước. Nguyên nhân chính là do khu vực này đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt
(thường xuyên phải hứng chịu những đợt gió Tây – Nam thổi vào khiến cho thời tiết oi
bức, khô nóng, đây còn là trung tâm của những cơn bão lớn nhất trong năm) vì vậy
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất rau nên sản lượng rau ở đây chiếm phần nhỏ trong
tổng sản lượng rau của cả nước.
So sánh diện tích gieo trồng năm 2010 so với năm 2005 và sản lượng rau thu
được giữa năm 2010 so với năm 2005 ta thấy:
- Đối với diện tích gieo trồng thì Tây nguyên là vùng có diện tích trồng rau tăng
lớn nhất tăng 48,78%. Đây là vùng đất đỏ bazan màu mỡ, không chỉ phù hợp với sản
xuất cây công nghiệp như cao su, cà phê mà còn phù hợp với sản xuất rau. Vùng có
diện tích tăng thấp nhất là Đông Nam Bộ tăng 07,72%.
- Đối với sản lượng rau thì Bắc Trung Bộ là vùng có sản lượng rau tăng lớn nhất
tăng 52,28%, tiếp đến là ĐB sông Cửu Long tăng 50,11% và thấp nhất là vùng Tây
Nguyên tăng 36,69 %. Nếu tính chung cho cả nước thì sản lượng rau năm 2010 tăng
so với năm 2005 là 140,51%. Với diện tích đất trồng rau tăng không nhiều tăng
27,63% so với năm 2005 nhưng sản lượng rau tăng lên rất lớn, điều này cho thấy
người dân đã có các biện pháp canh tác hợp lý nhằm tăng năng suất cây trồng như các
biện pháp luân canh, xen canh cây trồng; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
trong sản xuất; chăm sóc, phòng bệnh kịp thời
Nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã được hình thành đem lại thu nhập cao và an
toàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư xây dựng mới
và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt
14
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây những loại
rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là cà
chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau....phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong
đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao.
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất hàng
hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản
phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú
(gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm
canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm
môi trường canh tác rất cao.
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được trồng
luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng: phục vụ ăn
tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình
thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà
plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng
rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây
quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính có điều khiển kiểm soát các yếu
tố môi trường.
1.2.2.2. Một số vùng trồng sản xuất rau hàng hoá tập trung
- Miền Bắc:
+ Sản xuất rau ở Hà Nội: Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng rau các loại của
thành phố Hà Nội có 12,1 ngàn ha, năng suất đạt 196,2 tạ/ha, sản lượng 170,8 ngàn
tấn.
Chủng loại rau rất phong phú, đa dạng. Các loại rau ăn lá như cải xanh, rau
muống, cải thảo, cải làn, bắp cải, cải ngọt, cải bó xôi...chiếm ưu thế về diện tích và sản
lượng (chiếm khoảng 70 –80% diện tích), có tỷ suất hàng hoá cao. Tuy nhiên sản xuất
rau hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống nên chất lượng rau không
15
đảm bảo. Do đó chủ chương của thành phố là đẩy nhanh việc xây dựng các vùng sản
xuất RAT, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, người sản xuất và môi trường
sinh thái. Hiện nay trên địa bàn thành phố, diện tích sản xuất RAT chiếm khoảng 23 –
28% diện tích canh tác rau, tập trung chính ở các huyện ngoại thành như Đông Anh,
Gia Lâm, Thanh Trì. Lượng rau an toàn chiếm khoảng 20 – 25% sản lượng rau của
toàn thành phố.
+ Vùng sản xuất chuyên canh cà rốt, hành tỏi, dưa hấu hàng trăm ha tại Nam
Sách, Bình Giang, Kim Thành tỉnh Hải Dương hàng năm cho thu nhập 70 - 90 triệu
đồng/ha.
+ Vùng chuyên sản xuất dưa chuột tại Lý Nhân tỉnh Hà Nam hàng năm sản xuất
500 - 600 ha cà chua và dưa chuột cung cấp cho các nhà máy chế biến của Tổng công
ty rau quả, nông sản. Vụ Xuân 2010, Tổng công ty rau quả đã tổ chức sản xuất rau
nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Thanh Hoá đạt 940 ha (trong đó
dưa chuột bao tử 294 ha, ớt 320 ha, ngô ngọt 146 ha, cà chua bi 65 ha) và đã thu mua
trên 8.000 tấn sản phẩm.
+ Thái Bình đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp mang tính
chuyên canh với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: hành, tỏi, ớt, khoai tây ở
huyện Quỳnh Phụ; dưa chuột, ngô bao tử, sa lát ở huyện Thái Thụy... Một số rau màu
xuất khẩu được tỉnh mở rộng gieo trồng: khoai tây Đức, Hà Lan; ớt Đài Loan, Hàn
Quốc, Nhật Bản; cải bắp cuộn, bí xanh, đậu cô ve Trung Quốc; khoai lang Nhật và cà
chua bi... để tăng giá trị thu nhập và hiệu quả sản xuất.
+ Trồng măng ở Đan Phượng – Hà Tây: Cây măng Điền Trúc, có nguồn gốc từ
Trung Quốc, được trồng ở xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Tây; trên diện tích đất
chân đồi bạc màu. Sau 12 tháng trồng cho thu hoạch, sau khi trừ mọi chi phí, thu lãi từ
60 –70 triệu đồng/ha. Trồng măng Điền trúc cho giá trị kinh tế cao là vì sản phẩm của
nó có khả năng tận thu cao.
- Miền Trung:
Sản xuất rau hàng hoá xuất khẩu Quỳnh Lưu, Nghệ An:
16
Sản xuất rau ở xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu vào chính vụ (vụ Đông và Hè
Thu), bình quân mỗi ngày nông dân trong xã đưa ra thị trường từ 45 đến 50 tấn rau. Xã
đã thành lập trang web giới tiệu, quảng bá và bán sản phẩm, thông qua trang web này
nhiều hợp đồng bán rau xanh cho khách hàng trong, ngoài nước đã được ký. Trong
năm 2010, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã xuất sang Hà Lan
900 tấn rau xanh các loại (cà chua, rau cải, đậu, bắp cải, rau thơm, hành), tăng hơn
năm ngoái 100 tấn.
- Miền Nam:
+ Trồng rau nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện thành phố có 1.863 ha sản xuất rau an toàn với sản lượng đạt khoảng 40.000
tấn/năm. Hiện nay thành phố đang xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao trên 100
ha tại huyện Củ Chi, áp dụng công nghệ trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh
dưỡng và canh tác trên giá thể không đất, nuôi cấy mô cho rau, hoa, cây cảnh, cây ăn
trái ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật, công nghệ gen, sản xuất nấm và
các chế phẩm vi sinh.
+ Trồng nấm tại tỉnh Vĩnh Long
Dự án cung cấp giống chương trình nấm thực phẩm đã hỗ trợ nông dân ở 20 xã
trồng trong vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông với diệ...goài ra, việc tham gia các lớp tập huấn giúp người
dân thực hiện đúng các quy trình, kỷ thuật sản xuất góp phần nâng cao năng suất cây
trồng, tăng nguồn thu nhập cho các hộ dân.
Vốn sản xuất là một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng. Qua điều tra các
hộ nông dân ta thấy tổng nguồn vốn sản suất của 120 hộ là khá ít 366 triệu đồng, bình
quân mỗi hộ chỉ có 3,05 triệu đồng, trong đó 276 triều đồng là vốn tự có chiếm
75,41% tổng số vốn sản xuất còn lại 90 triệu đồng là vốn vay chiếm 24,59% tổng số
vốn sản xuất
- Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra.
Qua điều tra các hộ nông dân nhận thấy nguồn thu nhập chính của các hộ dân chủ
yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc biệt là thu nhập từ hoạt động trồng rau.
Cụ thể:
34
Bảng 9: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra
Giá trị Thu nhập Tỷ trọng
STT Chỉ tiêu
(1000đ) BQ/hộ (1000đ) (%)
1 - Thu từ trồng trọt
2 + Trồng rau 5.952.000 49.600 77,86
3 + Cây trồng khác 126.000 1.050 1,65
4 - Thu từ chăn nuôi 498.000 4.150 6,51
5 - Thu từ ngành nghề dịch vụ 732.000 6.100 9,58
6 - Nguồn thu khác 336.000 2.800 4,4
7 Tổng thu nhập 7.644.000 63.700 100
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011)
Qua bảng số liệu trên ta thấy thu nhập từ hoạt động trồng rau là lớn nhất
5.952.000 nghìn đồng tương ứng với thu nhập bình quân trên hộ là 49.600 nghìn đồng
chiếm 77,86% tổng thu nhập của mỗi hộ. Tiếp đến là thu nhập từ ngành nghề dịch vụ
khác 732.000 nghìn đồng tương ứng với thu nhập bình quân trên hộ là 6.100 nghìn
đồng chiếm 9,58% tổng thu nhập của mỗi hộ và thấp nhất là thu nhập từ các cây trồng
khác 126.000 nghìn đồng tương ứng với 1.050 nghìn đồng chiếm 1,65% tổng thu nhập
hàng năm của mỗi hộ. Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ là 63.700 nghìn đồng.
So với mức thu nhập của dân cư sống ở vùng nông thôn thì đây là mức thu nhập khá
cao. Điều này cho thấy tuy ở vùng nông thôn nhưng mức sống của các hộ nông dân ở
đây là khá cao. Các hộ nông dân ở đây thường chủ yếu tập trung trồng rau theo hướng
sản xuất hàng hóa nên phần lớn thu nhập của các hộ đều thu được từ hoạt động trồng
rau, phần còn lại là thu từ các nguồn khác.
2.2.2. Thời vụ và diện tích gieo trồng
2.2.2.1. Thời vụ gieo trồng
Rau cũng như những loại cây trồng khác, đều có quá trình sinh trưởng và phát
triển, đều có chu kỳ sống, có khả năng ra hoa kết quả nhưng đối với mỗi loại cây trồng
35
khác nhau hay nói cách khác là mỗi loại rau khác nhau thì có một chu kỳ sinh trưởng
và phát triển khác nhau, có chu kỳ sống khác nhau, thích hợp với những điều kiện thời
tiết, khí hậu, đất đai khác nhau vì vậy để nâng cao được năng suất cây trồng cần phải
hiểu rõ về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, hiểu rõ đặc điểm sinh lý, sinh
hóa của cây để từ đó có những biện pháp gieo trồng, canh tác, chăm sóc hợp lý nhằm
đem lại hiệu quả cao. Qua quá trình điều tra hộ nông dân ta thấy hầu hết những hộ
nông dân ở đây chủ yếu trồng các loại rau như: hành hương, hành hoa, mướp đắng,
đậu côve và cà chua. Trong đó hành được trồng chủ yếu nhất. Dựa vào số liệu điều tra
ta có thể xây dựng sơ đồ về thời vụ gieo trồng của các loại rau như sau:
Đầu Cuối tháng 12 Cuối tháng 9
tháng 10 Đầu tháng 1 Đầu tháng 10
11 12 2 3 4 5 6 7 8 9
Hành vụ 1 Hành vụ 2 Hành vụ 3 Hành vụ 4 Hành vụ 5 Hành vụ 6
Đậu côve Trồng 4 vụ hành
Mướp đắng Trồng 4 vụ hành
Cà chua Đất nghỉ ngơi Trồng 4 vụ hành
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009-2010)
Sơ đồ 1: Thời vụ gieo trồng của các loại rau
Qua sơ đồ về thời vụ gieo trồng của các loại rau ta có thể thấy hành có thể trồng
được quanh năm, cứ hai tháng các hộ nông dân có thể thu hoạch được một vụ hành.
Điều này giúp cho người dân có thể sản xuất được nhiều vụ trong một năm, tận dụng
hết thời gian canh tác của đất, nâng cao được thu nhập nhưng trái lại nếu thực hiện
canh tác liên tục làm cho đất không được nghỉ ngơi, điều này cũng ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng.
Xã Bảo Ninh là một xã ven biển vì vậy điều kiện tự nhiên ở đây có nhiều nét khác
36
so với điều kiện tự nhiên của các vùng khác nằm sâu trong đất liền. Đất đai ở đây chủ
yếu là đất cát nên thấm nước rất nhanh, mà Bảo Ninh vào những tháng hè thường phải
hứng chịu những đợt nắng nóng và gió Tây Nam thổi vào nên thời tiết khá khắc nghiệt.
Mặt khác do địa hình gồ ghề nên việc xây dựng các hệ thống kênh mương thủy lợi gặp
nhiều khó khăn và thường không cung cấp đủ nước do đó những cây trồng như: đậu
côve, cà chua mướp đắng không đem lại hiệu quả cao nên các loại rau đó thường chỉ
được trồng một vụ từ tháng mười cho đến tháng hai, sau đó đều trồng vụ hành mới.
Riêng đối với cây cà chua do đặc tính là rễ chùm, thường gây chua đất nên người ta
thường cho đất nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tiến hành gieo trồng vụ hành mới.
Đối với các loại rau như đậu côve, cà chua, mướp đắng nếu gieo trồng vụ Đông
Xuân tức là gieo từ tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào tháng 2 dương lịch năm sau
là thích hợp nhất. Nếu gieo trồng vụ Xuân Hè tức là gieo từ tháng 12 dương lịch và thu
hoạch vào tháng 4 dương lịch năm sau cây hoàn toàn tăng trưởng vào mùa khô, nóng
nên khả năng đậu quả kém. Nếu gieo trồng vụ Hè Thu tức là gieo từ tháng 6 dương
lịch và thu hoạch vào tháng 9 dương lịch cây hoàn toàn tăng trưởng vào mùa mưa, hoa
rụng nhiều dẫn đến kém hiệu quả.
2.2.2.2. Diện tích gieo trồng
Mỗi loại rau đều được gieo trồng riêng biệt, tách rời trên một diện tích nhất định,
vì vậy việc xác định diện tích từng loại rau sẽ phản ánh quy mô sản xuất của hộ.
Theo số liệu điều tra từ 120 hộ ta có bảng sau:
Bảng 10: Diện tích gieo trồng các loại rau
Tổng diện tích các Diện tích gieo trồng Tỷ lệ
STT Loại rau
hộ điều tra (sào) BQ/hộ điều tra (sào) (%)
1 Hành 138 1,15 32,83
2 Cà chua 95 0,79 22,64
3 Đậu côve 97 0,81 23,17
4 Mướp đắng 90 0,75 21,36
5 Tổng 420 3,5 100
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009-2010)
37
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy diện tích đất trồng hành là lớn nhất 138 sào
chiếm 32,83%, diện tích đất trồng cà chua, mướp đắng, đậu côve gần tương đương
nhau. Nếu xét đến diện tích gieo trồng bình quân/hộ thì cứ mỗi hộ có bình quân 1,15
sào đất trồng hành, 0,79 sào đất trồng cà chua, 0,81 sào đất trồng đậu côve và 0,75 sào
đất trồng mướp đắng. Điều này chứng tỏ phần lớn những hộ nông dân ở đây chú trọng
sản xuất hành hơn so với các loại rau khác và họ cũng xem hành như cây trồng chủ
lực. Nguyên nhân là vì hành là loại cây rất phù hợp với đất cát, dễ trồng, dễ chăm sóc,
thời vụ ngắn nên trồng được nhiều vụ trong năm, thời gian thu hồi vốn nhanh nên các
hộ nông dân trồng với diện tích nhiều hơn so với các loại rau khác.
2.2.3. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra/vụ
2.2.3.1. Chi phí giống
Giống là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất,
không có giống thì không thể sản xuất. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao cần phải
lựa chọn những loại giống có phẩm chất tốt, phù hợp với từng loại đất.
Bảng 11: Chi phí giống
Khối lượng giống Đơn giá Thành tiền
STT Loại rau
BQ/sào BQ/kg (1000đ) (1000đ)
1 Hành (kg) 47,833 6 287
2 Đậu côve (kg) 1,717 55 94
3 Cà chua (cây) 2000 0.1 200
4 Mướp đắng (kg) 0,335 130 44
5 Tổng 625
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009-2010 )
Thông qua bảng chi phí giống chúng ta có thể thấy chi phí cho hành giống bình
quân/sào là rất lớn 287 nghìn đồng chiếm gần một nửa tổng chi phí giống với 45,92%,
tiếp đến là chi phí giống cà chua 200 nghìn đồng chiếm 15,11% và thấp nhất là chi phí
giống mướp đắng 44 nghìn đồng chiếm 6,97%. Đối với các loại giống như: đậu côve, cà
chua, mướp đắng các hộ nông dân thường để lại giống vụ trước để gieo cho vụ sau tức
là chọn những quả nào chất lượng tốt, có khả năng làm giống thì người ta để lại lấy
38
giống rồi lấy giống đó gieo cho vụ sau nên chi phí giống thấp, nếu tính theo giá thị
trường thì bình quân một kg giống đậu côvê có giá 55 nghìn đồng, một kg giống mướp
đắng có giá 130 nghìn đồng và nếu tính bình quân theo giá thì trường thì một cây cà
chua giống có giá 0,1 nghìn đồng. Đối với đậu côve, mướp đắng người ta gieo trực tiếp
hạt lên luống còn cà chua thì người ta gieo hạt sau đó khi cây phát triển khoảng 4 lá đến
5 lá người ta mới trồng vào luống. Riêng đối với giống hành, việc lấy giống hành là rất
khó vì vậy phần lớn giống hành đều được mua ở thị trường với giá khá cao bình quân
một kg hành giống có giá 6 nghìn đồng. Vì vậy, chi phí cho hành giống rất cao.
2.2.3.2. Chi phí phân bón
Ngoài giống thì phân bón cũng là một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng
và rất cần thiết đối với cây trồng. Phân bón cung cấp thức ăn, cung cấp một lượng lớn
chất dinh dưỡng giúp cho cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao.
Ngoài ra, phân bón cũng có vai trò cải tạo chất lượng đất, tăng độ mùn, độ tơi xốp cho
đất giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên quá
lạm dụng phân bón đặc biệt là các loại phân hóa học. Nếu sử dụng quá nhiều phân bón
hóa học sẽ làm cho đất bị chai lì, không tơi xốp và gây ra hiện tượng thoái hóa đất.
Qua số liệu điều tra hộ về tình hình sử dụng phân bón ta có bảng sau:
Bảng 12: Chi phí phân bón (BQ/sào)
Chỉ tiêu
Đơn giá
Hành Đậu côve Cà chua Mướp đắng BQ/kg
Loại phân
(1000đ)
(Kg)
Phân Đạm 8,8 11,2 14,6 14 9,5
Tổng
Phân Lân 10,9 7,8 19,2 19 2
Phân Kali 4,7 5,9 13,7 8,9 1,2
Phân NPK 9 14,5 11,2 11 10,5
Phân chuồng 2.294,2 2.035,8 1100 1.021,7 0,2
Thành tiền 664 668 531 502 2.365
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009-2010)
39
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy, tính bình quân trên một sào thì chi phí
phân bón cho đậu côve là lớn nhất với 668 nghìn đồng chiếm 28,25% tổng chi phí
phân bón các loại rau, tiếp đến là chi phí phân bón của hành với 644 nghìn đồng chiếm
28,08% và thấp nhất là chi phí phân bón của mướp đắng với 502 nghìn đồng chiếm
21,23%. Qua bảng số liệu trên ta thấy phân chuồng được các hộ nông dân sử dụng với
khối lượng lớn phục vụ cho sản xuất rau. Nguyên nhân chủ yếu là vì đất đai ở đây chủ
yếu là đất cát, chất dinh dưỡng có trong đất khá nghèo nàn nên không đủ cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển bình thường vì vậy cần phải bón một lượng lớn phân chuồng.
Không những thế bón phân chuồng cho cây còn có khả năng tái tạo đất rất lớn, tăng độ
mùn trong đất. Mặt khác, giá phân chuồng lại rất thấp bình quân một kg phân chuồng
chỉ có giá 0,2 nghìn đồng, thấp hơn rất nhiều so với các loại phân khác nên cũng phù
hợp với túi tiền của người nông dân.
Qua quá trình điều tra, tìm hiểu tác giả nhận thấy phần lớn các hộ nông dân đều
sử dụng phân NPK đầu trâu do công ty cổ phần phân bón Bình Điền sản xuất. Loại
phân NPK mà các hộ sử dụng để bón cho rau là NPK đầu trâu 16 – 16 – 8 + TE, loại
phân này phù hợp với rất nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại rau. Loại phân này
được sản xuất theo tỷ lệ 16 – 16 – 8, tức là trong 1 kg phân NPK đầu trâu chứa 0,16 kg
phân N, 0,16 kg phân P và 0,08 kg phân K.
2.2.3.3. Chi phí thuốc phòng bệnh
Trong sản xuất nông nghiệp người nông dân thường phải chịu những rủi ro rất
lớn, một trong những rủi ro đó là sâu bệnh gây hại. Tác hại của sâu bệnh là rất lớn, nó
gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm năng suất cây
trồng. Vì vậy công tác phòng bệnh cho cây trồng là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc
phòng bệnh cho cây trồng cần phải được tiến hành một cách khoa học, đúng thuốc,
đúng liều lượng.
Qua quá trình điều tra hộ về tình hình sử dụng thuốc phòng bệnh cho cây trồng ta
có bảng sau:
40
Bảng 13: Chi phí thuốc phòng bệnh
Số lượng thuốc phòng Đơn giá Thành tiền
STT Loại rau
bệnh BQ/sào (bình) BQ/bình (1000đ) (1000đ)
1 Hành 2 12 24
2 Đậu côve 2 9 18
3 Cà chua 2 8 16
4 Mướp đắng 2 11 22
5 Tổng 80
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009-2010)
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy chi phí thuốc phòng bệnh bình quân
trên sào cho hành là lớn nhất 24 nghìn đồng, tiếp đến là chi phí thuốc phòng bệnh cho
mướp đắng với 22 nghìn đồng và chi phí thuốc phòng bệnh cho cà chua là thấp nhất
1.560 nghìn đồng. Theo như quá trình điều tra, tìm hiểu thì trong thời gian gần đây giá
cả các sản phẩm thuốc phòng bệnh cho các loại cây biến động thất thường giao động
từ 6 nghìn đồng đến 15 nghìn đồng. Trong đó, thuốc phòng bệnh cho hành có giá bình
quân khá cao 12 nghìn đồng nên chi phí thuốc phòng bệnh cho hành cũng khá cao
chiếm 30% tổng chi phí thuốc phòng bệnh.
Theo như số liệu điều tra cứ bình quân 1 sào thì phun 2 bình thuốc phòng bệnh và
chia làm 3 lần, lần cuối cùng phun trước khi thu hoạch khoảng từ 8 ngày đến 10 ngày.
Vì các loại rau này rất dễ bị sâu bệnh nên cần phải phun thuốc phòng nhưng không
được phun quá nhiều thuốc phòng bệnh mà phải pha loãng rồi mới tiến hành phun vì
nếu phun quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2.2.3.4. Chi phí công lao động
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng thì người nông
dân chủ yếu lấy công làm lãi vì vậy chi phí về công lao động chiếm một phần đáng kể
trong tổng chi phí sản xuất. Công lao động được tính theo chi phí cơ hội, tức là nếu
người nông dân không sử dụng một công lao động để trồng rau thì họ có thể sử dụng
một công lao động đó để làm những công việc khác. Hiện nay, chi phí cho một công
lao động là 100.000đ.
41
Theo số liệu điều tra ta có bảng số liệu sau:
Bảng 14: Chi phí công lao động
Số công lao động Chi phí công lao động
STT Loại rau
BQ/sào BQ/sào (1000đ)
1 Hành 12,6 1.260
2 Đậu côve 25,2 2.520
3 Cà chua 23,1 2.310
4 Mướp đắng 25,2 2.520
5 Tổng 8.610
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009-2010)
Qua bảng số liệu trên cho thấy chi phí công lao động là rất lớn. Trong đó, chi phí
công lao động để sản xuất đậu côve là lớn nhất 2.520 nghìn đồng, tiếp đến là chi phí
công lao động để sản xuất mướp đắng và đậu côve với 2.310 nghìn đồng và cuối cùng
là chi phí công lao động của hành với 1.260 nghìn đồng. Mà mục đích đặt ra cho mỗi
hộ nông dân là phải làm thế nào để được hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì vậy, ngoài việc
phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý các yếu tố đầu vào cần phải giảm bớt công lao động. Để
làm được điều này trong quá trình sản xuất cần phải cơ giới hóa, tập trung ruộng đất để
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất. Từ đó sẽ giúp giảm được chi phí công
lao động trong khâu làm đất và vận chuyển.
Qua quá trình điều tra, tìm hiểu ở các hộ dân tôi thấy hầu như ngày nào người lao
động cũng đều phải dành thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ để chăm sóc rau đặc biệt là
tưới nước liên tục hai lần trong một ngày. Vào những thời điểm như: làm đất, gieo
trồng, làm cỏ, thu hoạch người dân dành khá nhiều thời gian lao động khoảng 6 giờ
đến 7 giờ đồng hồ mỗi ngày, nhưng nhìn chung thời gian lao động bình quân là 3,5 giờ
đồng hồ/ngày.
42
2.2.3.5. Tổng hợp chi phí sản xuất các loại rau của các hộ điều tra
Tổng chi phí sản xuất thể hiện tất cả các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất
cũng như thể hiện mức đầu tư của người nông dân đối với cây trồng nhằm đạt được
những kết quả tốt nhất.
Tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất của các hộ điều tra ta có bảng số liệu sau:
Bảng 15: Tổng hợp chi phí sản xuất các loại rau (BQ/sào/vụ)
STT Loại rau Chi phí Tỷ lệ (%)
1 Hành 2.335 19,3
2 Đậu côve 3.420 28,27
3 Cà chua 3.157 26,09
4 Mướp đắng 3.188 26,34
6 Tổng chi phí 12.101 100
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009-2010)
Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí sản xuất bình quân/sào của các loại rau
chênh lệch nhau không đáng kể. Chi phí sản xuất đậu côve là lớn nhất với 3.420
nghìn đồng chiếm 28,27% trong tổng chi phí sản xuất rau, thứ hai là chi phí sản xuất
mướp đắng với 3.188 nghìn đồng chiếm 26,34% trong tổng chi phí sản xuất rau, tiếp
đến là chi phí sản xuất cà chua với 3.157 nghìn đồng chiếm 26,09% trong tổng chi
phí sản xuất rau và thấp nhất là chi phí sản xuất hành với 2.335 nghìn đồng chiếm
19,3% trong tổng chi phí sản xuất rau. Trong các loại chi phí sản xuất rau thì chi phí
công lao động thường chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm khoảng từ 54 – 79% trong chi phí
sản xuất các loại rau.
2.2.4. Doanh thu của các hộ điều tra/vụ
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu kết quả nói lên giá trị được tạo ra của quá
trình hoạt động sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định.
Sau quá trình điều tra hộ, thu thập và xử lý số liệu ta có bảng sau:
43
Bảng 16: Doanh thu của các loại rau (BQ/sào/vụ)
Sản lượng Đơn giá Doanh thu Tỷ lệ
STT Loại rau
BQ/sào (kg) BQ/kg BQ/sào (1000đ) (%)
1 Hành 719 7 5.033 19,77
2 Đậu côve 655,6 10 6.556 25,68
3 Cà chua 708,7 9 6.378 24,98
4 Mướp đắng 630,3 12 7.563 29,62
5 Tổng doanh thu 25.530 100
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009-2010)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nếu tính bình quân trên một sào thì doanh thu đạt
được từ các loại rau chênh lệch nhau không đáng kể, doanh thu đạt được từ mướp
đắng là lớn nhất với 7.563 nghìn đồng chiếm 29,62% tổng doanh thu, tiếp đến là doanh
thu từ đậu côve với 6.556 nghìn đồng chiếm 25,68% và thấp nhất là doanh thu từ hành
với 5.033 nghìn đồng chiếm 19,77%. Tuy sản lượng bình quân trên sào của hành là
cao nhất trong tất cả các loại rau trên với 719 kg nhưng giá bán bình quân trên một kg
của hành lại thấp nhất nên doanh thu của hành đạt được là thấp nhất với 5.033 nghìn
đồng. Đối với mướp đắng, tuy sản lượng bình quân trên sào của mướp đắng đạt thấp
nhất 630,3 kg/sào nhưng giá bán bình quân/kg cao nhất 12 nghìn đồng nên doanh thu
đạt được cao nhất với 7.563 nghìn đồng.
2.2.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra
Kết quả và hiệu quả sản xuất là những chỉ tiêu rất quan trọng, nó giúp cho các hộ
nông dân đánh giá được lợi ích mang lại của quá trình hoạt động sản xuất là bao nhiêu
và là cơ sở cho việc lựa chọn phương án sản xuất tối ưu.
Qua điều tra, tìm hiểu địa bàn nhận thấy, hiện nay ở xã Bảo Ninh có 4 mô hình
trồng rau chủ yếu đó là: mô hình Hành – Hành, mô hình Đậu côve – Hành, mô hình Cà
chua - Hành và mô hình Mướp đắng – Hành. Để có cái nhìn chung nhất, chính xác
44
nhất và có thể so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rau trên cát ở
xã Bảo Ninh ta có thể quan sát bảng sau.
Theo kết quả điều tra và phân tích tổng hợp ta có kết quả như sau: Kết quả được
tính bình quân/sào/năm.
Bảng 17: Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra
Đơn vị Hành Đậu côve Cà chua Mướp đắng
Chỉ tiêu
tính – Hành – Hành – Hành – Hành
- Chỉ tiêu kết quả
TC Tr.đ 14,112 12,907 12,641 12,529
GO Tr.đ 30,198 26,688 26,51 27,695
IC Tr.đ 6,552 5,347 5,291 4,969
VA Tr.đ 23,646 21,341 21,219 22,726
LN Tr.đ 16,086 13,781 13,869 15,166
MI Tr.đ 23,496 21,123 21,006 22,496
- Chỉ tiêu hiệu quả
GO/IC Lần 4,64 4,99 5,01 5,57
VA/IC Lần 3,61 3,99 4,01 4,57
MI/IC Lần 3,59 3,95 3,97 4,53
LN/IC Lần 2,46 2,58 2,62 3,05
GO/LĐ Tr.đ /LĐ 15,099 13,344 13,255 13,848
VA/LĐ Tr.đ /LĐ 11,823 10,67 10,61 11,363
MI/LĐ Tr.đ /LĐ 11,748 10,562 10,503 11,248
LN/LĐ Tr.đ /LĐ 8,043 6,89 6,935 7,583
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả)
45
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét:
- Chỉ tiêu kết quả:
+ Tổng chi phí (TC): Tổng chi phí sản xuất rau của mô hình Hành – Hành là
lớn nhất với 14,112 triệu đồng, thứ hai là tổng chi phí sản xuất rau của mô hình Đậu
côve – Hành với 12,907 triệu đồng và thấp nhất là tổng chi phí sản xuất rau của mô
hình Mướp đắng – Hành. Ngoài các chi phí như: chi phí giống, chi phí phân bón, chi
phí thuốc phòng bệnh, chi phí công lao động thì trong tổng chi phí sản xuất các loại
rau còn có thêm các chi phí khác và chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất. Trong đó chi
phí khác là các chi phí như: dịch vụ, vận chuyển, làm giàn cho cây trồng Bình quân
mỗi sào rau tốn khoảng 100 nghìn đồng cho các chi phí khác. Chi phí công cụ, dụng cụ
sản xuất là chi phí dùng để mua sắm các công cụ, dụng cụ; chi phí công cụ, dụng cụ
được phân bổ trong vòng 3 năm và được chia đều cho 4 mô hình sản xuất. Mỗi năm
phải tốn một khoản chi phí là 55.113 nghìn đồng cho việc sử dụng các công cụ như:
cuốc, cào, xoa tưới nước, bình phun thuốc, xe rùa.
+ Giá trị sản xuất (GO): Giá trị sản xuất bình quân/sào/năm thu được từ các mô
hình trồng rau là khá lớn. Trong đó giá trị sản xuất thu được từ mô hình Hành – Hành
là lớn nhất với 30,198 triệu đồng, tiếp đến là mô hình Mướp – Hành với 27,695 triệu
đồng và thấp nhất là mô hình Cà chua – Hành với 26,51 triệu đồng.
+ Chi phí trung gian (IC): Vì chi phí công lao động vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn
trong tổng chi phí sản xuất rau của các mô hình nên chi phí trung gian của các mô hình
sản xuất rau là khá thấp. Chi phí trung gian của mô hình Hành – Hành là lớn nhất với
6,552 triệu đồng, tiếp đến là chi phí trung gian của mô hình Đậu côve – Hành với
5,347 triệu đồng và thấp nhất là chi phí trung gian của mô hình Mướp đắng – Hành với
4,969 triệu đồng.
+ Giá trị gia tăng (VA): Vì giá trị sản xuất thu được từ các mô hình trồng rau
tương đối lớn mà chi phí trung gian thấp nên giá trị gia tăng thu được từ các mô hình
trồng rau là khá cao. Trong đó giá trị gia tăng thu được từ mô hình Hành – Hành với
23,646 triệu đồng, tiếp đến là mô hình Mướp đắng – Hành với 22,762 triệu đồng và
thấp nhất là mô hình Cà chua – Hành với 21,219 triệu đồng.
46
+ Lợi nhuận (LN): Lợi nhuận thu được từ các mô hình trồng rau trên cát là khá
cao. Trong đó, lợi nhuận thu được từ mô hình Hành – Hành với 16,086 triệu đồng, tiếp
đến là mô hình Mướp đắng – Hành với 15,166 triệu đồng và thấp nhất là mô hình Đậu
côve – Hành với 13,781 triệu đồng.
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): Đối với mỗi mô hình trồng rau trên cát, giá trị gia
tăng sau đi trừ đi khoản khấu hao tài sản cố định ta thu được thu nhập hỗn hợp. Những
tư liệu sản xuất có giá trị lớn như trâu bò cày kéo được xem là tài sản cố định, với mức
khấu hao tài sản cố định trong vòng 10 năm và chia đều cho 4 mô hình trồng rau trên
cát thì mỗi năm mỗi mô hình trồng rau trên cát phải chịu một mức khấu hao bình quân
là 20,7 triệu đồng. Ta thấy thu nhập hỗn hợp thu được từ mô hình Hành – Hành là lớn
nhất với 23,496 triệu đồng, tiếp đến là mô hình Mướp đắng – Hành với 22,496 triệu
đồng và thấp nhất là mô hình Cà chua – Hành với 21,006 triệu đồng.
Qua kết quả thu được ta thấy, tính bình quân/sào/năm thì các mô hình trồng rau
trên cát ở xã Bảo Ninh thu được từ 26,51 – 30,198 triệu đồng giá trị sản xuất; từ
21,219 – 23,646 triệu đồng giá trị gia tăng; từ 21,006 – 23,496 triệu đồng thu nhập hỗn
hợp và từ 13,781 – 16,086 triệu đồng lợi nhuận. Đây là những kết quả hết sức tích cực
đối với các hộ nông dân trồng rau ở xã Bảo Ninh. Điều này giúp cho người nông dân
nâng cao thu nhập cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, nâng
cao được đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân.
- Chỉ tiêu hiệu quả:
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư:
Đối với mỗi mô hình trồng rau trên cát ở xã Bảo Ninh thì nhóm chỉ tiêu trên
cho chúng ta biết được một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra được bao nhiêu đồng
giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận trong một năm.
Đối với mô hình Hành – Hành: Tính bình quân/sào thì một đồng chi phí
trung gian có thể tạo ra được 4,61 đồng giá trị sản xuất; 3,61 đồng giá trị gia tăng; 3,59
đồng thu nhập hỗn hợp và 2,46 đồng lợi nhuận trong một năm sản xuất.
Đối với mô hình Đậu côve – Hành: Tính bình quân/sào thì một đồng chi phí
trung gian có thể tạo ra được 4,99 đồng giá trị sản xuất; 3,99 đồng giá trị gia tăng; 3,95
đồng thu nhập hỗn hợp và 2,58 đồng lợi nhuận trong một năm sản xuất.
47
Đối với mô hình Cà chua – Hành: Tính bình quân/sào thì một đồng chi phí
trung gian có thể tạo ra được 5,01 đồng giá trị sản xuất; 4,01 đồng giá trị gia tăng; 3,97
đồng thu nhập hỗn hợp và 2,62 đồng lợi nhuận trong một năm sản xuất.
Đối với mô hình Mướp đắng – Hành: Tính bình quân/sào thì một đồng chi
phí trung gian có thể tạo ra được 5,57 đồng giá trị sản xuất; 4,57 đồng giá trị gia tăng;
4,53 đồng thu nhập hỗn hợp và 3,05 đồng lợi nhuận trong một năm sản xuất.
Để so sánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các mô hình trồng rau trên cát thông
qua bảng kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra trên ta có biểu đồ sau:
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
GO/IC VA/IC MI/IC LN /IC
Hành - Hành 4.61 3.61 3.59 2.46
Đậu côve - Hành 4.99 3.99 3.95 2.58
Cà chua - Hành 5.01 4.01 3.97 2.62
Mướp đắng - Hành 5.57 4.57 4.53 3.05
(Nguồn:Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2: Hiệu quả của vốn đầu tư
Qua biểu đồ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ta có thể thấy mô hình Mướp
đắng – Hành có GO/IC, VA/IC, MI/IC, LN/IC đều lớn hơn các mô hình trồng rau trên
cát khác nên có thể kết luận mô hình Mướp đắng – Hành đạt hiệu quả cao hơn so với
các mô hình trồng rau khác. Mô hình đạt hiệu quả cao thứ hai là mô hình Cà chua –
Hành, tiếp đến là mô hình Đậu côve – Hành và cuối cùng đạt hiệu quả thấp nhất là mô
hình Hành – Hành.
48
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sức lao động:
Đối với mỗi mô hình trồng rau trên cát ở xã Bảo Ninh thì nhóm chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả sức lao động cho chúng ta biết được một lao động có thể tạo ra được
bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận
trong một năm.
Đối với mô hình Hành – Hành: Tính bình quân/sào thì một lao động có
thể tạo ra được 15,099 triệu đồng giá trị sản xuất; 11,823 triệu đồng giá trị gia tăng;
11,748 triệu đồng thu nhập hỗn hợp và 8,043 triệu đồng lợi nhuận trong một năm
sản xuất.
Đối với mô hình Đậu côve – Hành: Tính bình quân/sào thì một lao động có
thể tạo ra được 13,344 triệu đồng giá trị sản xuất; 10,67 triệu đồng giá trị gia tăng;
10,562 đồng thu nhập hỗn hợp và 6,89 triệu đồng lợi nhuận trong một năm sản xuất.
Đối với mô hình Cà chua – Hành: Tính bình quân/sào thì một lao động có
thể tạo ra được 13,255 triệu đồng giá trị sản xuất; 10,61 triệu đồng giá trị gia tăng;
10,503 triệu đồng thu nhập hỗn hợp và 6,935 triệu đồng lợi nhuận trong một năm
sản xuất.
Đối với mô hình Mướp đắng – Hành: Tính bình quân/sào thì một lao động
có thể tạo ra được 13,848 triệu đồng giá trị sản xuất; 11,363 triệu đồng giá trị gia
tăng; 11,284 triệu đồng thu nhập hỗn hợp và 7,583 triệu đồng lợi nhuận trong một
năm sản xuất.
Để so sánh hiệu quả sức lao động của các mô hình trồng rau trên cát thông qua
bảng kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra trên ta có biểu đồ sau:
49
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
GO/LĐ VA/LĐ MI/LĐ LN /LĐ
Hành - Hành 15.099 11.823 11.748 8.043
Đậu côve - Hành 13.344 10.76 10.562 6.89
Cà chua - Hành 13.255 10.61 10.503 6.935
Mướp đắng - Hành 13.848 11.363 11.248 7.583
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 3: Hiệu quả sức lao động
Qua biểu đồ phản ánh hiệu quả sức lao động ta thấy mô hình Hành – Hành có
GO/LĐ, VA/LĐ, MI/LĐ, LN/LĐ đều lớn hơn so với các mô hình trồng rau trên cát
khác nên mô hình Hành – Hành đạt hiệu quả cao hơn so với các mô hình khác. Mô
hình đạt hiệu quả cao thứ hai là mô hình Mướp đắng – Hành, tiếp đến là mô hình Đậu
côve – Hành và thấp nhất là mô hình Cà chua – Hành.
Nhận xét chung: Qua kết quả phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả
kinh tế của mô hình trồng rau trên cát ta có thể thấy các mô hình trồng rau trên cát ở xã
Bảo Ninh thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình đều mang lại hiệu quả kinh tế khá
cao. Trong đó mô hình Hành – Hành và mô hình Mướp đắng – Hành mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất tiếp đến là hai mô hình Đậu côve – Hành và Cà chua – Hành.
Những mô hình trồng rau đạt hiệu quả kinh tế cao các hộ nông dân cần được phát huy
tốt hơn nữa, còn những mô hình trồng rau chưa đạt hiệu quả kinh tế cao nhất khuyến
cáo với bà con nông dân nên có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
50
2.2.7. Kênh phân phối sản phẩm rau của địa phương
Thị trường tiêu thụ sản phẩm hay nói cách khác là thị trường đầu ra là yếu tố quyết
định mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường tiêu thụ người
sản xuất có thể quyết định quy mô, cơ cấu, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm.
Nhìn chung, những những sản phẩm đầu ra của các hộ nông dân đều được tiêu
thụ ở trong tỉnh mà phần lớn những sản phẩm đó được cung cấp cho nhu cầu sử dụng
rau trong nội thành. Việc hướng sản phẩm đầu ra đến các thị trường ngoại tỉnh và thì
trường nước ngoài là một trong những mục tiêu rất tích cực khi sản xuất rau ở địa
phương đang từng bước phát triển theo hình thức chuyên canh với quy mô lớn.
Thông qua quá trình điều tra và tìm hiểu ta có sơ đồ sau:
Nhà bán Thị trường
buôn huyện
Nhà thu
gom
Nhà bán
26% lẻ - Người tiêu
dùng cá nhân
Người 6% Cửa hàng, - Người tiêu
sản xuất siêu thị dùng tập thể
; (Nhà máy chế
biến, nhà hàng,
68% Chợ bán lẻ
tại địa khách sạn)
phương
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009-2010)
Sơ đồ 2: Kênh phân phối sản phẩm rau của địa phương
Qua sơ đồ trên ta thấy thị trường tiêu thụ rau ở xã Bảo Ninh diễn ra khá đơn giản,
những người nông dân trồng rau thường tự tìm thị trường cho sản phẩm đầu ra chủ yếu
thông qua nhà thu gom, các chợ bán lẻ tại địa phương và các cửa hàng, siêu thị trong
nội thành.
51
Sau khi thu hoạch rau những người nông dân có thể mang sản phẩm ra chợ bán
lẻ tại địa phương để bán cho người tiêu dùng hoặc có thể bán cho các cửa hàng, siêu
thị, các nhà thu gom. Qua quá trình điều tra, tìm hiểu cho thấy phần lớn sản phẩm làm
ra được người dân đều đưa ra các chợ bán lẻ (chợ Đồng Hới, chợ Nam Lý, chợ Cộn,
chợ Công Đoàn) để bán chiếm 68% trong tổng số sản phẩm, 26% trong tổng số các
sản phẩm được bán cho các nhà thu gom và còn lại 6% trong tổng số các sản phẩm
được bán cho các cử hàng, siêu thị (siêu thị Hiếu Hằng, siêu thị Thế Anh, siêu thị
Ngọc Hà). Các cửa hàng, siêu thị thường đến tại địa điểm sản xuất để mua hàng, sau
đó sản phẩm sẽ được cung cấp cho người tiêu dùng. Các nhà thu gom cũng thường
xuyên đến tại địa điểm sản xuất để mua hàng rồi bán lại cho các nhà bán buôn và các
nhà bán lẻ. Sản phẩm từ các nhà bán buôn...hính quyền địa phương về kỹ
thuật gieo trồng, vốn và các chính sách khác. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ rộng lớn,
nhất là thị trường trong tỉnh. Các hộ trồng rau trên địa bàn đã trang bị được những tư
liệu sản xuất cơ bản và thiết yếu phục vụ cho sản xuất nhưng nhìn chung tư liệu sản
xuất còn đơn giản, giá trị chưa lớn và sản xuất còn mang tính thủ công, chủ yếu sử
dụng sức người và sức kéo của trâu, bò.
Các hộ nông dân đã chú ý đầu tư thâm canh, các yếu tố giống, phân chuồng,
phân vô cơ và lao động có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất của nông
hộ. Kết quả thống kê xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đã khẳng định điều
đó. Nhìn chung các hộ còn lạm dụng trong việc sử dụng các loại phân hóa học và
thuốc BVTV, các loại này sử dụng còn quá mức so với mức khuyến cáo.
Hiệu quả kinh tế rau của các nông hộ khá cao, thể hiện qua giá trị sản xuất và
giá trị gia tăng cũng như lợi nhuận trên một đơn vị diện tích. Chi phi trung gian ở mức
thấp, chi phí lao động gia đình chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Thu nhập từ sản
xuất rau chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của hộ, so với các loại cây trồng khác
ở địa phương thì rau vẫn là loại có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Sản xuất rau trên địa bàn khá phát triển, với diện tích, năng suất, sản lượng không
ngừng tăng lên qua các năm. Xã Bảo Ninh là xã có diện tích, năng suất, sản lượng lớn,
nó đang và sẽ là vùng sản xuất rau trọng điểm của thành phố. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy việc sản xuất rau trên địa bàn xã còn chưa ổn định, diện tích đất trồng rau còn phân
tán manh mún, nhỏ lẻ, việc hình thành vùng chuyên canh gắn với thương hiệu RAT còn
hạn chế.
Thị trường tiêu thụ rau rộng lớn nhưng việc tổ chức tiêu thụ còn nhiều hạn chế.
Việc tiêu thụ rau của bà con ở thị trường ngoài huyện và ngoài tỉnh còn phụ thuộc quá
67
lớn vào các thu gom và bán buôn. Các hộ sản xuất rau chưa chủ động nhạy bén tìm
kiếm thị trường cho sản phẩm. Hoạt động sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với hoạt
động tiêu thụ thể hiện ở chỗ người dân thiếu thông tin về thị trường, địa phương chưa
có biện pháp giúp đỡ.
2. Kiến nghị
Để thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ rau nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao
trên địa bàn xã Bảo Ninh đề tài có một số đề nghị như sau:
- Đối với Nhà nước:
+ Hiện nay, tình hình kinh tế hết sức khó khăn đối với các hộ nông dân khi các
yếu tố đầu vào tăng cao nhưng giá bán các sản phẩm đầu ra tăng không đáng kể. Vì
vậy, Nhà nước cần có các chính sách, biện pháp nhằm hỗ trợ giá các yếu tố đầu vào
đặc biệt là giá phân bón và thuốc BVTV để khuyến khích các hộ nông dân trồng rau
tiếp tục sản xuất.
+ Chính phủ cần phải tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học
và công nghệ, đặc biệt là các loại hình công nghệ cao; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng
dụng khoa học công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả
trong sản xuất.
+ Tiếp tục đầu tư cho các viện, trung tâm nghiên cứu rau, quả để có đủ năng lực
nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác.
Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau quả như nuôi cấy mô tế bào,
kỹ thuật trồng các loại rau cao cấp...
- Đối với chính quyền địa phương:
+ Đề nghị các cơ quan ban ngành tạo mọi điều kiện giúp đỡ về công tác chuyển
giao kỹ thuật sản xuất, chuyển giao ứng dụng các mô hình công nghệ cao thông qua
các chương trình tập huấn kỹ thuật nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đào tạo phát
triển nguồn nhân lực.
+ Đề nghị Ngân sách xã và thành phố trợ giúp đầu tư xây dựng hệ thống cơ sơ
vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất
68
+ Đề nghị UBND thành phố và các ban ngành tạo điều kiện giúp đỡ về thủ tục
cấp mặt bằng xây dựng các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của vùng.
+ Đề nghị Ngân Hàng, quỹ hỗ trợ phát triển tạo điều kiện thuận lợi đề các hộ
gia đình vay vốn đầu tư phát triển sản xuất rau được dễ dàng, thuận tiện.
- Đối với người sản xuất
+ Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường trong
việc sử dụng các loại thuốc BVTV.
+ Tham gia đầy đủ và nghiêm túc những buổi tập huấn do các cán bộ khuyến
nông tổ chức.
+ Cần trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề sản xuất.
+ Tìm kiếm thông tin để có kế hoạch sản xuất hợp lý.
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NguyễnQuangDong(2006), Kinh tế lượng, Nxb Thống kê Hà Nội.
2. ĐinhPhiHổ(2003), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Thống kê.
3. GS.TS. PhạmNgọcKiểm, PGS.TSKH. LêVănToàn(2002), Giáo trình thống kê nông
nghiệp, Nxb Lao động.
4. Lịch sử Đảng bộ xã Bảo Ninh(2007).
5. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã Bảo Ninh nhiệm kỳ 2006 – 2010.
6. Cục Thống kê Quảng Bình, Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2009.
7. Phòng Thống kê UBND xã Bảo Ninh, Dân số và lao động xã Bảo Ninh năm 2009.
8. Bộ Công Thương(2010), “Bản tin Thông tin Thương mại chuyên ngành Rau Hoa
Quả”, Rau Hoa Quả Việt Nam, (Số ra từ ngày 22 – 26/11/2010), 4 – 5 – 6 – 7.
9. TâmPhùng(2009), “Vụ Đông ở Quảng Bình”, Website Hội nông dân Việt Nam, (Số
ra ngày 11/12/2009).
10. Hệ thống tài khoản quốc gia SNA.
11. www.quangbinh.gov.vn
12. www.binhdien.com
13. www.rauhoaquavietnam.vn
14. www.favri.org.vn
TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI KHÓA LUẬN
Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người.
Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn nhiều đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về chất
lượng và số lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh
dưỡng và tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể và phòng chống
bệnh tật. Bên cạnh đó, rau xanh cũng là một trong những mặt hàng có giá trị kinh tế
cao và đang dần khẳng định vị trí của nó trong chiến lược phát triển một nền nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa.
Bảo Ninh là một xã nằm ở vùng ven biển có thế mạnh là đánh bắt và chế biến hải
sản nhưng trong thời gian gần đây rất nhiều hộ nông dân đã phát triển nghề trồng rau
trên cát và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Từ đó đời sống nhân dân được cải thiện
và nâng cao. Trước thực trạng đó nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu
quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát ở xã Bảo Ninh thành phố Đồng Hới tỉnh
Quảng Bình”.
Mục đích nghiên cứu của bài khóa luận này là đánh giá hiệu quả kinh tế của mô
hình trồng rau trên cát ở xã Bảo Ninh thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, đồng thời
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát.
Qua quá trình xử lý và phân tích số liệu, kết quả cho thấy trồng rau trên cát mang
lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trong đó mô hình trồng rau trên cát theo công thức Hành
– Hành và Mướp đắng – Hành có hiệu quả cao hơn so với hai mô hình còn lại là mô
hình Đậu côve – Hành và Cà chua – Hành.
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Cobb – Douglas để xác định mối tương quan
giữa năng suất hành lá và các yếu tố ảnh hưởng; giữa năng suất cà chua với các yếu tố
ảnh hưởng. Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố như phân Đạm (N), phân Lân (P),
phân Kali (K) và phân chuồng đều có ảnh hưởng đến năng suất hành và năng suất cà
chua. Tuy nhiên mỗi yếu tố đều có mức ảnh hưởng khác nhau.
Trên cơ sở kết quả hồi quy và tình hình sản xuất tại địa phương tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát ở xã
Bảo Ninh – thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình như sau: Cần sử dụng những loại
giống tốt, có năng suất cao như các loại giống do Bộ Khoa học và Công nghệ sản xuất
và công nhận. Sử dụng các yếu tố đầu vào một cách khoa học và hợp lý, đặc biệt là
phân bón và thuốc phòng bệnh tránh vượt quá dư lượng chất độc hại cho phép. Bố trí
cơ cấu cây trồng thích hợp, đảm bảo chế độ luân canh hợp lý, đa dạng hóa các loại rau
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cách nhanh
chóng, đồng bộ nhằm phục vụ quá trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất. Sử dụng vốn có hiệu quả và tiết kiệm, tăng cường công tác tập huấn,
thực hiện tốt các chương trình cho vay vốn. Chủ động tìm kiếm thông tin thị trường để
có kế hoạch sản xuất hợp lý, quảng bá giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho
sản phẩm.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa
BQ : Bình quân
BVTV : Bảo vệ thực vật
CHLB : Cộng hòa Liên bang
DH : Duyên hải
ĐB : Đồng bằng
EU : Liên minh châu Âu
Excel : Phần mềm tính toán trong tin học
FAS : Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ
FBS : Cục thống kê Liên bang Mỹ
GO : Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
K : Phân Kali
LĐ : Lao động
LN : Lợi nhuận
Ln : Logarit cơ số e
MI : Thu nhập hỗn hợp
N : Phân Đạm
NN : Nông nghiệp
P : Phân Lân
P – value : P – giá trị
STT : Số thứ tự
RAT : Rau an toàn
TDMN : Trung du miền núi
TP : Thành phố
TLSX : Tư liệu sản xuất
TSCĐ : Tài sản cố định
Tr.đ : Triệu đồng
UBND : Ủy ban nhân dân
USD : Đô la Mỹ
VA : Giá trị gia tăng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1: Diện tích gieo trồng và năng suất rau phân theo vùng.....................................13
Bảng 3: Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt................................................................22
Bảng 4: Tình hình sản xuất rau của xã Bảo Ninh trong thời gian qua ..........................27
Bảng 5: Tình hình dân số, lao động xã Bảo Ninh năm 2009 ........................................29
Bảng 6: Tình hình đất đai và lao động của các hộ điều tra ...........................................31
Bảng 7: Tình hình sử dụng TLSX của các hộ điều tra ..................................................32
Bảng 8: Tình hình năng lực sản xuất của hộ điều tra ....................................................33
Bảng 9: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra ................................................................35
Bảng 10: Diện tích gieo trồng các loại rau ....................................................................37
Bảng 11: Chi phí giống..................................................................................................38
Bảng 12: Chi phí phân bón (BQ/sào) ............................................................................39
Bảng 13: Chi phí thuốc phòng bệnh..............................................................................41
Bảng 14: Chi phí công lao động ....................................................................................42
Bảng 15: Tổng hợp chi phí sản xuất các loại rau (BQ/sào/vụ) .....................................43
Bảng 16: Doanh thu của các loại rau (BQ/sào/vụ)........................................................44
Bảng 17: Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra ....................................45
Bảng 18: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc LnY (Năng suất hành)..........................54
Bảng 19: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc LnY (Năng suất cà chua) .....................56
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1: Thời vụ gieo trồng của các loại rau.................................................................36
Sơ đồ 2: Kênh phân phối sản phẩm rau của địa phương...............................................51
Tên biểu đồ
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu rau từ năm 2008 đến tháng 10 năm 2010 .................19
Biểu đồ 2: Hiệu quả của vốn đầu tư ..............................................................................48
Biểu đồ 3: Hiệu quả sức lao động .................................................................................50
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2
4. Giới hạn đề tài..........................................................................................................3
5. Bố cục đề tài ............................................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU................4
1.1. Cơ sở lí luận..........................................................................................................4
1.1.1. Vai trò của việc sản xuất rau..........................................................................4
1.1.2. Những quan điểm về hiệu quả kinh tế ...........................................................5
1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế...........................6
1.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả...................................................................6
1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.................................................................7
1.1.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau.......................8
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................9
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của một số nước trên thế giới..................9
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam............................................13
1.2.2.1. Diện tích gieo trồng và năng suất rau....................................................13
1.2.2.2. Một số vùng trồng sản xuất rau hàng hoá tập trung..............................15
1.2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm rau............................................................18
1.2.2.4. Tình hình xuất khẩu rau quả ở Việt Nam..............................................19
1.2.3. Tình hình sản xuất rau ở Quảng Bình ..........................................................22
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
RAU TRÊN CÁT Ở XÃ BẢO NINH TP. ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH .....24
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Bảo Ninh .......................................24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................24
2.1.1.1. Vị trị địa lí, địa hình ..............................................................................24
2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu ...................................................................................25
2.1.1.3. Tài nguyên, môi trường.........................................................................25
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...............................................................................26
2.1.2.1. Về kinh tế ..............................................................................................26
2.1.2.2. Về văn hóa xã hội..................................................................................28
2.1.3. Đánh giá chung về các nguồn lực phát triển................................................30
2.1.3.1. Thuận lợi................................................................................................30
2.1.3.2. Khó khăn ...............................................................................................30
2.2. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................31
2.2.1. Tình hình chung của các hộ điều tra ............................................................31
2.2.2. Thời vụ và diện tích gieo trồng ....................................................................35
2.2.2.1. Thời vụ gieo trồng .................................................................................35
2.2.2.2. Diện tích gieo trồng...............................................................................37
2.2.3. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra/vụ .......................................................38
2.2.3.1. Chi phí giống .........................................................................................38
2.2.3.2. Chi phí phân bón ...................................................................................39
2.2.3.3. Chi phí thuốc phòng bệnh .....................................................................40
2.2.3.4. Chi phí công lao động ...........................................................................41
2.2.3.5. Tổng hợp chi phí sản xuất các loại rau của các hộ điều tra...................43
2.2.4. Doanh thu của các hộ điều tra/vụ.................................................................43
2.2.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra ..................................44
2.2.7. Kênh phân phối sản phẩm rau của địa phương............................................51
CHƯƠNG III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT RAU ...............53
3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất rau ............53
3.2. Kết quả hồi quy...................................................................................................53
3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất hành ..................................................53
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất cà chua..............................................55
CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU TRÊN CÁT............................................................58
4.1. Đánh giá chung về sản xuất rau tại địa phương..................................................58
4.2. Đề xuất một số giải pháp ....................................................................................59
4.2.1. Đề xuất các giải pháp về sản xuất ................................................................59
4.2.1.1. Giải pháp kỹ thuật .................................................................................59
4.2.1.2. Mở rộng diện tích, tăng năng suất cây trồng.........................................61
4.2.1.3. Giải pháp về lao động............................................................................62
4.2.1.4. Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật ..................................62
4.2.1.5. Giải pháp về vốn đầu tư ........................................................................63
4.2.1.6. Giải pháp về chính sách.........................................................................64
4.2.2. Đề xuất các giải pháp về tiêu thụ sản phẩm.................................................65
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................67
1. Kết luận..................................................................................................................67
2. Kiến nghị................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ
Người điều tra:...................................................................................................................
Thời gian điều tra: .....giờ.... ngày.... tháng.... năm
Người kiểm tra lại kết quả:................................................................................................
I. Thông tin về chủ hộ:
1. Họ tên chủ hộTuổiGiới tính...............
2. Địa chỉ: ..........................................................................................................................
II.Tình hình chung của hộ
2.1. Lao động, nhân khẩu
Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Nam Nữ
-Nhân khẩu Người
-Lao động Lao động
+ Trong độ tuổi Lao động
+ Ngoài độ tuổi Lao động
2.2. Tư liệu sản xuất
Ông (bà) thường sử dụng những tư liệu sản xuất nào cho hoạt động sản xuất rau?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2.3. Nguồn vốn sản xuất
2.3.1. Nguồn vốn tự có của ông (bà) để sử dụng cho hoạt động sản xuất rau là bao
nhiêu?................................................................triệu đồng
2.3.2. Ông (bà) có vay vốn không?
Có Không
Nếu có, thì ông (bà) vay ở đâu, bao nhiêu?
Nguồn vay : .......................................................................................................................
Số tiền vay: ..triệu đồng
2.4. Diện tích đất đai
- Diện tích đất trồng rau: ..................................sào
- Diện tích đất vườn và nhà ở: .......................sào
- Diện tích đất trồng cây hàng năm: .......................sào
- Diện tích đất trồng cây lâu năm: .......................sào
- Diện tích đất mua thêm (hoặc thuê) trồng rau: .......................sào
- Diện tích đất khác: .......................sào
Trong đó diện tích đất trồng rau chia làm mấy mảnh? Diện tích mỗi mảnh là bao nhiêu
sào?
Chỉ tiêu Diện tích
Mảnh 1
Mảnh 2
Mảnh 3
Mảnh 4
Diện tích đất trồng cho từng loại rau là bao nhiêu sào
Loại rau Diện tích
2.5. Thu nhập của hộ
Nguồn thu nhập Số tiền (tr.đồng/năm) %
1. Trồng rau trên cát
2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
3. Ngành nghề dịch vụ
4. Nguồn khác
Tổng thu nhập
III. Tình hình sản xuất rau trên cát của hộ
3.1. Ông (bà) trồng rau trên cát được bao nhiêu năm rồi? ........... năm
3.2. Ông (bà) chủ yếu trồng những loại rau gì?
1
2.. .
3. .. . .
4
3.3. Thời vụ trồng rau trên cát trong năm:
Loại rau Thời vụ
1.
2.
3.
4.
3.4. Ông (bà) thường sử dụng bao nhiêu lao động cho hoạt động sản xuất rau?
. .........................................................................................................................................
Ông (bà) tham gia lao động bao nhiêu giờ mỗi ngày?....................giờ.
Ông (bà) có thuê lao động không?
Có Không
Nếu có, thì thuê bao nhiêu lao động?
...........................................................................................................................................
3.5. Ông (bà) thường sử dụng những loại phân bón gì cho từng loại rau, với khối lượng
bao nhiêu Kg/sào?
Đơn vị tính: Kg
Loại rau Loại phân bón
Đạm Phân NPK Phân chuồng Khác
1.
2.
3.
4.
3.6. Chi phí trồng rau trên cát
Đơn vị tính: 1000đ
Loại rau
Chi phí/ sào
Giống
Phân bón
+ Đạm
+ Phân lân
+ Phân kali
+ Phân NPK
+ Phân chuồng
Thuốc phòng bệnh
Thuốc kích thích
Công chăm sóc
Chi phi khác
3.7. Năng suất rau của hộ
Loại rau Năng suất rau (Kg/sào /vụ)
1.
2.
3.
4.
3.8. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng rau trên cát
3.8.1. Theo ông (bà) thuận lợi cơ bản trong sản xuất rau ở địa phương mình là gì?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3.8.2. Trong quá trình sản xuất ông (bà) có gặp khó khăn gì không?
Có Không
Nếu có, đó là những khó khăn gì?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3.9. Ông bà có thường xuyên tham gia các buổi tập huấn của cán bộ khuyến nông
không?
Có Không
IV. Tình hình tiêu thụ rau của hộ
4.1. Tình hình tiêu thụ rau
4.1.1. Ông (bà) thường bán rau ở đâu? Bán cho ai?
Nhà thu gom Cửa hàng, siêu thị
Chợ Khác
4.1.2. Giá bán từng loại rau là bao nhiêu/kg?
Loại rau Giá bán(1000đ)
1.
2.
3.
4.
Giá bán của các khâu trung gian
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
4.2. Các vấn đề liên quan đến tiêu rau
4.2.1. Trước khi bán, ông (bà) có nắm được các thông tin liên quan đến việc bán sản
phẩm không (giá bán, nơi tiêu thụ, chất lượng sản phẩm...) ?
Có Không
Nếu có, ông (bà) lấy thông tin từ đâu?
Cán bộ khuyến nông Tivi, đài báo
Internet
Khác (ghi rõ).....................................................................................................................
4.2.2. Trong số những nơi (người) mà ông (bà) thường bán, ông (bà) thích bán cho nơi
nào (ai) nhất? Vì sao?
Nhà thu gom Cửa hàng, siêu thị
Chợ Khác
Vì .................
..
..
4.2.3. Giữa ông (bà) và người mua sản phẩm có mối quan hệ hợp tác hoặc hỗ trợ gì
không (nêu cụ thể) ...........................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
4.2.4. Khi bán sản phẩm, ông (bà) có gặp khó khăn gì từ phía người mua? Nêu cụ thể
và cách khắc phục.
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
4.2.5. Khi bán sản phẩm, Ông (bà) có phải chi thêm khoản chi phí nào ngoài chi phí
sản xuất không? Có Không
Nếu có, đó là những khoản chi phí gì, bao nhiêu?
- Chi phí vận chuyển:...............................................................................................
- Chi phí bảo quản sản phẩm ...................................................................................
-................................................................................................................................
4.2.6. Khi bán rau thì ai là người thu hoạch rau?
Hộ trồng rau Người mua
Chi phí cho thu hoạch rau là bao nhiêu (bao nhiêu giờ)?.
4.2.7. Ngoài những khó khăn trên, ông (bà) có gặp khó khăn gì khác? (cơ sở hạ tầng,
chính sách....)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
4.2.8. Ông (bà) có đề xuất giải pháp gì để khắc phục khó khăn đó?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
----- -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ
HÌNH TRỒNG RAU TRÊN CÁT Ở XÃ BẢO
NINH – THÀNH PHỐ – ĐỒNG HỚI – TỈNH
QUẢNG BÌNH
Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn
ĐẶNG MINH PHƯƠNG ThS. PHẠM XUÂN HÙNG
Lớp : K41B - KTNN
Khóa học 2007 - 2011
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
----- -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ
HÌNH TRỒNG RAU TRÊN CÁT Ở XÃ BẢO
NINH – THÀNH PHỐ – ĐỒNG HỚI – TỈNH
QUẢNG BÌNH
ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Khóa học 2007 - 2011
Bài khóa luận được hoàn thành là quá trình học tập, nghiên cứu và tích
lũy kinh nghiệm của tôi. Để thực hiện thành công bài khóa luận này, ngoài sự
nỗ lực phấn đấu của bản thân, sự giảng dạy tận tình của thầy cô giáo còn có
sự giúp đỡ của rất nhiều người cho tôi.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn tới các lãnh đạo trường
Đại học Kinh Tế Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bài khóa
luận này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với các lãnh đạo khoa Kinh Tế và
Phát Triển.
Để có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu
sắc đến Th.S Phạm Xuân Hùng người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi làm đề tài và
tạo cho tôi mong muốn nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy cô giáo, các bạn bè
cùng học tại trường Đại học Kinh Tế Huế đã động viên và giúp đỡ tôi trong
những lúc khó khăn nhất.
Luận văn hoàn thành không thể không nhắc tới sự giúp đỡ của các cán bộ
lãnh đạo xã Bảo Ninh và nhân dân xã Bảo Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong việc thu thập số liệu, nghiên cứu địa bàn
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thành viên trong gia đình
tôi, tới các bạn bè, những người đã tạo mọi điều kiện cho tôi cả về vật chất lẫn
tinh thần để tôi hoàn thành khóa học cũng như bài khóa luận này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người!
Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Đặng Minh Phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_mo_hinh_trong_rau_tr.pdf