DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
QC Quảng canh
QCCT Quảng canh cải tiến
BTC Bán thâm canh
TC Thâm canh
CN Công nghiệp
NTTS Nuôi trồng thủy sản
UBND Ủy ban nhân dân
ĐVT Đơn vị tính
BQC Bình quân chung
KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định
HQKT Hiệu quả kinh tế
GT Giá trị
SL Số lượng
HĐND Hội đồng nhân dân
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
KHCN Khoa học công nghệ
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
1 Tình hình NTTS ở Việt Nam giai đoạn 2007-2009 18
2 Tình hình nuôi tr
56 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm xen ghép ở vùng đầm phá xã Quảng Phước, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng thủy sản ở huyện Quảng Điền qua 2 năm
21
2008-2009
3 Quy mô, cơ cấu đất đai của xã Quảng Phước năm 2010
25
4 Kết quả sản xuất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2008-2010 ở xã
29
Quảng Phước
5 Tỷ trọng diện tích của hoạt động nuôi xen ghép trên địa bàn xã
30
năm 2010
6 Năng lực sản xuất của hộ điều tra 32
7 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/Hộ) 34
8 Năng suất, sản lượng của các đối tượng nuôi xen ghép theo hình
35
thức nuôi
9 Cơ cấu chi phí của hoạt động nuôi tôm xen ghép phân theo hình
37
thức nuôi (BQ/Ha)
10 Kết quả nuôi tôm xen ghép của các hộ điều tra 40
11 Các chỉ tiêu hiệu quả 41
12 Thống kê sơ bộ về lợi nhuận của các hộ điều tra 42
iii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hoạt động NTTS đóng một vai trò rất quan trọng với đời sống của người dân
trên địa bàn xã Quảng Phước. Đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
nghề nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên địa phương cũng tồn tại nhiều khó khăn, vướn
mắt như thiếu vốn đầu tư, một số hộ nuôi chưa nắm kỹ thuật, môi trường thủy vực
ngày càng ô nhiễm... nên hoạt động trồng ở xã chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng. Trong thời gian gần đây, hoạt động này đã có những bước khởi sắc rõ rệt, đặc
biệt khi người dân thực hiện sự chỉ đạo của xã về chuyển đỗi cơ cấu đối tượng nuôi,
mô hình nuôi, đặc biệt là mô hình nuôi tôm xen ghép. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
hoạt động nuôi tôm xen ghép ở xã Quảng Phước, trên cơ sở đó đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động nuôi trồng ở đây, tôi đã đề xuất đề
tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm xen ghép ở vùng đầm phá
xã Quảng Phước, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế”
Trong đó:
Mục đích nghiên cứu đề tài:
1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế nói chung và của ngành nuôi
trồng thuỷ sản nói riêng;
2. Mô tả đặc trưng kinh tế - xã hội của các hộ nuôi tôm xen ghép;
3. Dựa trên tình hình nuôi tôm xen ghép của xã, phân tích đánh giá thực trạng
sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động này trên địa bàn;
4. Đưa ra một số định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động nuôi tôm xen ghép vùng đầm phá của xã.
Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
- Quan điểm nghiên cứu:
Vấn đề được nghiên cứu dựa trên các quan điểm sau:
+ Quan điểm duy vật biện chứng và tư duy logic;
+ Quan điểm thực tiễn;
+ Quan điểm hệ thống – cấu trúc.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo;
iv
+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo;
+ Điều tra chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên điển hình qua phỏng vấn trực tiếp
46 hộ trên địa bàn xã Quảng Phước
+ Phương pháp thống kê kinh tế
+ Một số phương pháp nghiên cứu khác
Kết quả nghiên cứu:
- Có cái nhìn tổng quát về tình hình nuôi trồng thủy sản của xã Quảng Phước
năm 2010
- Mô tả được đặc trưng về tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại địa bàn xã
trong năm 2010
- So sánh được hiệu quả kinh tế giữa các hình thức nuôi khác nhau, phân
tích , đánh giá được thực trạng sản xuất của các hộ điều tra.
- Đưa ra được một số định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động nuôi tôm xen ghép vùng đầm phá của xã.
v
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi trồng thuỷ sản là một nghề then chốt trong nền kinh tế của nước ta hiện
nay. Nó đang phát triển rất mạnh, thu hút một lực lượng lớn nhà đầu tư và người lao
động. Thực tế nghề nuôi trồng thuỷ sản đã mang lại cho nước ta một khoản lợi nhuận
khổng lồ. Nghề nuôi trồng thuỷ sản không những mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần
tăng trưởng GDP của đất nước mà còn giải quyết nhiều vấn đề xã hội....
Việt Nam có khoảng 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa
sông lạch, hàng ngàn đảo nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt và các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tạo ra một tiềm năng lớn về nuôi trồng
thuỷ sản. Nước ta có khí hậu nhiệt đới hầu như nóng quanh năm, lực lượng lao động
dồi dào, đội ngũ nhân viên kỹ thuật nhiệt tình, có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản, có thị
trường tiêu thụ rộng lớn. Nắm được những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng cũng như
nhu cầu về thị trường thuỷ sản trên thế giới, nhận thức được vị trí chiến lược và những
đặc điểm lợi thế, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chủ trương, chính sách ưu tiên cho
việc phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, trong những năm gần đây ngành nuôi
trồng thuỷ sản ở của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Huyện Quảng Điền nói riêng
trong đó có xã Quảng Phước đã phát triển rầm rộ và mang lại hiệu quả kinh tế cao so
với các ngành nghề khác. NTTS là hướng chính trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của vùng đầm phá xã Quảng Phước. NTTS đã góp phần quan trọng trong việc
xóa bỏ thế độc canh cây lúa, khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, đặc biệt
diện tích mặt nước, tăng khối lượng sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu, tạo việc làm
tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên do nuôi chuyên canh ở đây phần lớn
mang tính tự phát, các hộ nuôi lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật kém, rủi ro cao nên năng suất nuôi chuyên canh vẫn còn thấp,
dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Thu nhập từ hình thức nuôi chuyên canh chưa cao,
chưa thật sự là nguồn thu vững chắc cho người dân
Vì vậy phát triển mô hình xen ghép đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững là vấn
đề được nhiều người quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
1
tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm xen ghép ở vùng đầm phá
xã Quảng Phước, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế”
*Mục đích nghiên cứu
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế nói chung và của ngành nuôi
trồng thuỷ sản nói riêng;
+ Mô tả đặc trưng kinh tế - xã hội của các hộ nuôi tôm xen ghép;
+ Dựa trên tình hình nuôi xen ghép của xã, phân tích đánh giá thực trạng sản
xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động này trên địa bàn;
+ Đưa ra một số định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động nuôi xen ghép vùng đầm phá của xã.
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nuôi tôm xen ghép của vùng đầm phá trên địa bàn xã Quảng Phước
* Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: vấn đề được nghiên cứu ở 3 thôn Mai Dương, Phước Lâm, Phước
Lý thuộc vùng đầm phá của xã Quảng Phước;
- Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động nuôi tôm xen ghép ở giai
đoạn 2008 – 2010, trong đó tập trung chủ yếu vào năm 2010
+ Số liệu thứ cấp: thu thập số liệu của giai đoạn 2008 – 2010;
+ Số liệu sơ cấp: thu thập kết quả sản xuất năm 2010 của 46 hộ.
*Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
- Quan điểm nghiên cứu:
Vấn đề được nghiên cứu dựa trên các quan điểm sau:
+ Quan điểm duy vật biện chứng và tư duy logic;
+ Quan điểm thực tiễn;
+ Quan điểm hệ thống – cấu trúc.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo;
Từ những tài liệu thu thập được từ tổng cục thống kê, phòng nông nghiệp huyện
Quảng Điền, số liệu báo NTTS ở xã Quảng Phước các số liệu, báo cáo thu thập trên
internet, tôi tiến hành tổng hợp phân tích để đưa ra được những chỉ tiêu trong vấn đề
nghiên cứu của mình.
2
+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo;
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến cuả các cán bộ
chuyên môn, người nuôi trồng thủy sản có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc liên quan
đến vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung hoàn thiện nội dung, đồng thời kiểm chứng kết
quả nghiên cứu của đề tài.
+ Điều tra chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên điển hình
Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên điển hình, tôi tiến hành điều tra,
phỏng vấn trực tiếp 46 hộ gia đình nuôi xen ghép về tình hình sản xuất năm 2010 vừa
qua ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các thông tin điều
tra được, tôi tiến hành tổng hợp lại thành bảng sau đó sử dụng các chỉ tiêu kết quả,
hiệu quả kinh tế về nuôi xen ghép để tính toán xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả và hiệu quả kinh tế, từ đó đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi
xen ghép cho xã Quảng Phước.
+ Phương pháp thống kê kinh tế
Từ những số liệu thu thập được từ phòng Sở NN & PTNT, phòng NN & PTNN
huyện Quảng điền, UBND xã Quảng Phước, phòng Thống kê những số liệu, thông
tin có được từ điều tra phỏng vấn hộ gia đình tôi tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh
giá tình nuôi xen ghép trên địa bàn xã Quảng Phước nhằm giải quyết những mục tiêu
đã đề ra.
3
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng
ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả
đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và
chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh
tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá HQKT bằng
những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng
vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn, vv. Chỉ tiêu tổng hợp
thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền
kinh tế quốc dân, chỉ tiêu HQKT là tỉ trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã
hội. Trong nhiều trường hợp, để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với
các vấn đề xã hội, khi tính HQKT, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội (như tạo thêm
việc làm và giảm thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng
cố sự đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, và sự công bằng xã hội), từ đó
có khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội
Việc đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế thì có rất nhiều quan điểm khác nhau
nhưng đều thống nhất ở bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả thì
phải bỏ ra một khoản chi phí (nhân lực, vật lực, vốn..) nhất định nào đó. Tiêu chuẩn
của hiệu quả kinh tế là tối đa hóa đầu ra với một lượng đầu vào nhất định và tối thiểu
hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế,
là thước đo trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các
tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế.
4
Hiệu quả kinh tế: là tương quan so sánh giữa lượng két quả đạt được với chi phí
bỏ ra, nó biểu hiện bởi các chi tiêu: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận. tính
trên lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả xã hội là sự so sánh giữa một bên là chi phí bỏ ra và một bên là kết
quả thu được về mặt xã hội như: giảm khoảng cách giàu nghèo, tạo công ăn việc làm,
cải tạo môi trường
Hiệu quả kinh tế xã hội: Là tương quan giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu được
về cả mặt kinh tế và xã hội
Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển xã hội, giữa phát triển
kinh tế và phát triển xã hội có quan hệ mật thiết với nhau do đó khi nói đến hiệu quả
kinh tế ta cần hiểu trên quan điểm kinh tế xã hội.
Hiệu quả môi trường: Là xu hướng tất yếu mà mọi quốc gia cần đề cập đến
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế, tuy nhiên điều kiện để xác
định được hiệu quả kinh tế là phải xác định được kết quả và chi phí bỏ ra.
- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra
Việc xác định hiệu quả kinh tế có thể theo các hướng khác nhau như:
- Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế là hiệu quả cận biên, được xác định bằng
cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản
Mục tiêu tối cao của tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đó là kinh tế, hoạt
động nuôi trồng thủy sản cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy kết quả kinh tế
không phải là kết quả duy nhất mà con người vươn tới, ngày nay hoạt động kinh tế cò
tính đến nhiều hiệu quả liên quan, trước tiên là nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc
sống,đẩy lùi tình trạng đói nghèo. Ngày nay hiệu quả kinh tế còn phải tính đến hiệu
quả về mặt xã hội, sinh thái, ta thấy yêu cầu nay càng phải được chú ý hơn vì đây là
hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Ta sẽ đi sâu hơn để nghiên cứu hiệu quả của
hoạt động nuôi trồng thủy sản nói riêng.
5
Hiệu quả nuôi trồng thủy sản là phạm trù kinh tế phản ánh các nguồn lực nhằm
thực hiện mục tiêu đặt ra. Hiệu quả kinh tế NTTS được rút ra từ việc so sánh giữa giá
trị của các khoảng chi phí bỏ ra và các khoảng mà người sản xuất thu lại được từ chính
hoạt động sản xuất NTTS đó.
Khi chúng ta xét trên phạm vi cá nhân thì hiệu quả của hoạt động kinh tế đó
mang đến lợi ích cho cá nhân đó, nhưng ta xét trên phạm vi toàn bộ thì nó cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến lợi ích của toàn xã hội. Từ đó ta có thể suy rộng cho một vấn đề
như sau, hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể đồng thời mang lại lợi ích cho cá nhân
và xã hội tùy theo cấp độ mà chúng ta đang xét.
1.1.2. Vai trò vị trí của ngành nuôi trồng thủy sản
Hiện nay các mặt hàng thủy sản trên thị trường ngày càng chiếm ưu thế về xuất
khẩu. Vì vậy tập trung phát triển ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản là cần thiết và
mang tính chiến lược. Hơn nữa thủy sản là mặt hàng đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng
kể và là tiềm năng quan trọng của nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Với khả năng của ngành thủy sản nước ta, Đảng chủ trương: Chuyển mạnh nuôi
trồng thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, lấy nuôi thủy sản xuất khẩu làm
mũi nhọn tạo ra khối lượng sản phẩm lớn có giá trị kinh tế.
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản cho phép:
- Tận dụng được điều kiện kinh tế tự nhiên như đất vùng đầm phá, vùng đầm
lầy, diện tích mặt nước chưa sử dụng Vùng đất ở đây bị nhiễm mặn không thể trồng
được cây gì đem lại năng suất cả, nên thường bị bỏ trống, nhưng nếu cải tạo lại, đào ao
hồ, bỏ vốn và công ra đầu tư cho việc nuôi trồng thủy sản thì nó có thể đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
- Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản của nước ta, thu hút nguồn lao động, thời gian
lao động dư thừa, giải quyết công ăn việc làm cho người dân lao động, tạo nguồn thu nhập ổn
định, tránh được nhiều tệ nạn xã hội,
- Kích thích sản xuất theo hướng hàng hóa,việc phát triển ngành nuôi trồng thủy
sản kéo theo sự phát triển của nhiều dịch vụ liên quan (cung ứng vật tư, giống, cơ sở
chế biến, tiêu thụ), góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, da dạng hóa các ngành nghề
ở địa phương
6
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản
Để nâng cao hiệu quả nuôi trông thủy sản thì ta cần xem xét đến các nhân tố
gây ảnh hưởng.
- Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến ngành nuôi trồng thủy
sản. Điều kiện thời tiết, khí hậu xác định thời gian nào có độ mặn thích hợp cho từng
loại thủy sản. Vì vậy trong quá trình nuôi trông cần quan tâm đến chế độ thủy triều lên
xuống.
- Kiến thức quản lý và kỹ thuật nuôi trồng
Chủ hộ cần có kinh nghiệm quản lý, bố trí nhân công phù hợp để tiết kiệm được
chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả nuôi tôm xen ghép.
- Trình độ thâm canh:
Đây là yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Nếu
trình độ thâm canh cao thì sản lượng, chất lượng nuôi trồng thủy sản tốt, hiệu quả sẽ
cao hơn và ngược lại.
- Ao nuôi
Trước khi nuôi, ao cần được làm vệ sinh, cải tạo và diệt tạp
- Giống và mật độ nuôi:
Giống là yếu tố quan trọng trong việc quyết định hiệu quả nuôi trồng thủy sản.
Khi chọn giống cần chọn con khỏe mạnh, đồng đều, nhanh nhẹn, không bệnh tật
- Thức ăn và kỹ thuật cho ăn
Thức ăn có nhiều loại, lựa chọn thức ăn phải tùy thuộc vào từng loại thủy sản,
từng giai đoạn phát triển của thủy sản. Cho thủy sản ăn phải đảm bảo đủ lượng và kỹ
thuật cho ăn cũng phù hợp đối với từng loại thủy sản
- Thị trường
Vừa là yếu tố vừa là điều kiện đối với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy
sản. Sản phẩm hàng hóa thủy sản có khối lượng lớn, lại là loại hàng hóa tươi sống
không thể để lâu trong môi trường tự nhiên, thời vụ thu hoạch tập trung, trong khi các
ngư dân không có biện pháp gì hoặc chỉ có kỹ thuật đông lạnh thô sơ gây ra tình trạng
hàng kém chất lượng, bị ép giá.
7
- Các chính sách xã hội
Là việc quy hoạch phân chia đất đai, cho vay vốn sản xuất của nhà nước.
1.1.4. Các đặc điểm nuôi trồng thủy sản
1.1.4.1. Các hình thức nuôi
- Nuôi quảng canh (QC)
Nuôi tôm quảng canh là hình thức nuôi đơn giản nhất và còn mang tính chất sơ
khai, ít tốn kém nhất vì người nuôi hoàn toàn dựa vào tự nhiên, từ nguồn tôm giống
đến thức ăn, người nuôi tốn ít công chăm sóc, không phải thả thêm giống nhân tạo,
năng suất đạt từ 30 – 300kg/ha/năm. Họ chỉ tiến hành đắp đê khoanh vùng tạo thành
những ao hồ có diện tích khá lớn (thường trên 2 ha), rồi lợi dụng thủy triều để đưa
giống và thức ăn vào khu vực nuôi, đến kỳ thu sẽ tiến hành thu hoạch. Vì thế tôm thu
hoạch đa dạng về chủng loại và kích cỡ.
Ưu điểm của hình thức này là ít tốn kém, ngoài chi phí tu bổ xây dựng hồ ra,
chỉ cần ít trang thiết bị đơn giản, khi thu hoạch và người nuôi tôm không phải bỏ thêm
chi phí nào khác, lại tận dụng được nguồn tôm tự nhiên, phù hợp với những hộ nông
dân nghèo. Tuy nhiên, do nuôi phó mặt cho tự nhiên nên năng suất thấp, sản phẩm
không thích ứng với thị trường.
- Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT)
Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi trồng bằng giống và thức ăn tự nhiên
là chính nhưng có bổ sung thêm thức ăn nhân tạo ở mức độ nhất định, đồng thời có cải
tạo ao hồ, đầm, diệt trừ các loại mầm bệnh và dịch bệnh để tăng tỷ lệ sống của thủy
sản và năng suất. Năng suất đạt từ 300-820 kg/ha trong một năm. Với hình thức này
thường quy mô diện tích dưới 2 ha.
- Nuôi bán thâm canh (BTC)
Hình thức này đòi hỏi người nuôi trông thủy sản phải chủ động về con giống và
thức ăn. Hồ nuôi theo hình thức này phải đảm bảo xây dựng ao hồ và đê đập kiên cố,
đúng kỹ thuật, được xử lý trước khi thả giống vào nuôi. Người nuôi trồng phải đặc biệt
chú ý đến việc cho ăn thường xuyên và theo kế hoạch. Ngoài ra vốn đầu tư phải lớn,
người nuôi trồng thủy sản phải có kiến thức về nuôi trồng, am hiểu kỹ thuật, tổ chức,
chăm sóc, quản ký để đem lại hiệu quả. Hệ thong ao đầm cần được đầu tư (điện, thủy
lợi, cơ khí,) nhưng còn ở mức độ thấp. Diện tích ao từ 0,5 – 1,5 ha.
8
- Một yếu tố không kém phần quan trọng phản ánh trình độ kiến thức thâm canh
là kiến thức quản lý. Nếu có kỹ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của
khu vực thì sẽ góp phần lớn vào việc nâng cao năng suất, hạn chế rủi ro, nâng cao
được hiệu quả nuôi trồng thủy sản.
- Nuôi thâm canh (TC)
Nuôi thâm canh là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân
tạo, mật độ thả giống dày, năng suất cao, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ. Diện tích
nuôi thâm canh 0,5 – 2 ha.
- Nuôi tôm công nghiệp (CN)
Nuôi công nghiệp là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân
tạo với mật độ rất cao. Sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một
môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ
thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhất đạt các mục tiêu sản xuất và
lợi nhuận. Năng suất đạt từ 10 tấn/ha/vụ trở lên.
1.1.4.2. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành nuôi xen ghép
1.1.4.2.1. Đặc điểm sinh vật học của đối tượng nuôi xen ghép
* Tôm sú
Tôm sú là loại động vật thủy sinh, dị nhiệt thở bằng mang. Phân bố các vùng
biển Châu Á – Thái Bình Dương, nam Nhật Bản đến Úc Châu, Đông Phi đến
Indonesia. Ở Việt Nam phân bố nhiều ở vùng ven biển miền trung.
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống, ăn các loại giáp xác, thực vật
dưới nước, mảnh vụn cơ, giun nhiều tơ loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. sú trong ao, hoạt
động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối.Tôm ở mỗi giai đoạn ấu trùng ăn thức
ăn khác nhau. Ấu trùng mới nở, giai đoạn Nauplii không ăn, sống nhờ dinh dưỡng
noãn hoàn, sang giai đoạn Zoae ăn chủ yếu thực vật phù du, giai đoạn Mysis ngoài tảo
khêu ra còn ăn thêm ấu trùng giáp xác nhỏ, động vật phù du, artemia.... đến giai đoạn
Post Larva thức ăn chính là động vật phù du nhỏ, giáp xác nhỏ, Artemia. Tôm sú sinh
trưởng nhanh, khoảng 4- 5 tháng tôm đạt mức trưởng thành, dìa 27cm và trọng lượng
khoảng 250g.
9
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ
nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ củ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm,
sự lột xác đi đôi với việc tăng thẻ trọng. Tôm sú rất nhạy cảm với môi trường sống,
các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn. Màu nước đều có ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triển ủa tôm.
* Cua xanh
Cua xanh vòng đời của nó trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn
có tập tính sống và cư trú khác nhau.
Thời kỳ phôi thai được cua mẹ mang và phát triển ở vùng ven biển, cửa sông
đầm phá... nơi đây có đáy bùn, bùn cát hoặc đất thịt pha cát mịn giàu mùn bã hữu cơ
thuộc vùng trũng, hạ triều chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang môi
trường nước lợ. Cua bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào
gốc cây, bụi rậm.
Cua đạt giai đoạn thành thục có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh
sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt vào thời kỳ sinh sản cua
có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản. Cua thích sống ở nhưng nơi nhiều
thực vật thủy sinh, có những vùng bán ngập, có bờ để đào hang, tìm nơi trú ẩn, nhất là
thời kỳ lột xác. Tính ăn của cua xanh biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn
ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp
như rong to, giáp xác, cua 7- 13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thích ăn cua
nhỏ hơn, cá,...cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu
thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn 10- 15 ngày. Trong thời kỳ
giao vũ cua đực tấn công nhau để giành cua cái. Tính hung dữ có từ giai đoạn
Megalops cho đến cua trưởng thành.
* Cá kình
Cá kình phân bố từ vịnh Ba Tư đến vùng In đô- Mã lai, phía bắc quần đảo
Ryuku và phía nam của nữa bắc Australia sống từng đàn ở tầng giữa và tầng đáy.
Thức ăn là loài ăn tạp thiên về thực vật như: rong rêu, rong mềm, mùn bã hữu
cơ ngoài ra chúng còn ăn thức ăn tổng hợp hoặc cám gạo nấu chín. Chúng ăn chủ yếu
vào ban ngày
10
1.1.4.2.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong hoạt dộng nuôi xen ghép
Bước 1. Chuẩn bị ao nuôi:
Cải tạo ao:
Đối với ao mới xây dựng:
Cho nước vào đầy ao ngâm 2-3 ngày, sau đó xả hết nước để tháo rửa 2-3 lần.
- Khi xả hết nước cuối thì rải vôi khắp đáy ao và bờ ao để khử chua.
- Đất bình thường : pH= 6-7 dùng 300-600kg/ha.
- Đất ít chua: pH = 4,5-6 dùng 600- 1.000kg/ha.
- Kiểm tra thấy pH đất bằng pH nước tiến hành phơi ao 7-10 ngày
- Lấy nước đầy ao qua lưới lọc
- Gây màu nước, nuôi thức ăn tự nhiên và chuẩn bị thả giống.
Đối với ao cũ :
- Sau khi thu hoạch, xã hết nước ao cũ,
- Ao có thể tháo cạn nước: Nạo vét ao bằng máy hay thủ công, bón vôi, cày lật
phơi đáy 10-15 ngày
- Vôi cải tạo nên dùng : Vôi nông nghiệp số lượng : 500-1000kg /ha tùy theo
pH đất đáy ao.
- Lấy nước vào ao qua lưới lọc mức nước: 1,2-1,4 m để xử lý bón phân và gây
màu nước
Diêt tạp:
- Nước được lấy vào ao qua lưới lọc, để 2-3 ngày cho các loại trứng theo nước
vào ao nở ra hết rồi tiến hành diệt tạp .
- Có thể dùng :
Saponin liều lượng: 10-15 g/ m3, hòa tan vào nước tạt xuống ao và bờ ao
Bón phân gây màu nước:
- Bón phân gây màu nước để động vật phù du phát triển tạo bóng râm cho đáy
- Ngăn cản sự phát triển của các loại rong có hại, kích thích tỏa phát triển tạo
môi trường ổn định cho xen ghép.- Dùng phân vô cơ với liều dùng như sau: có 2 loại
URE : 2kg/1000m3, NPK: 2kg/ 1000m3.
11
Hòa tan phân trong nước ngọt rồi tạt xuống ao vào lúc 9-10 giờ sáng. Lượng
phân trên được chia ra trong vài ngày, ngày hôm sau bằng 50% của ngày hôm trước,
để duy trì sự phát triển của sinh vật phù du.
Đối với những vùng hoặc những ao khó gây tảo có thể dùng 0,2 kg cám gạo +
0,2 kg bột đậu nành rang chín rồi nấu chung với 1kg bột cá sau đó hòa nước tạt đều
xuống ao, liêù lượng này dùng cho 1000m3, trong 2 ngày. Lúc 9-10 giờ.
Sau khi bón phân, sinh vật phù du sẽ phát triển ,nước có màu xanh, đo độ
trong đạt 40-50 cm thì tiến hành thả tôm.
Bước 2. Thả giống :
Chọn tôm giống:
- Tôm đều cỡ, râu và bộ phụ đầy đủ không có chất bẩn bám.
- Tôm có màu xám hoặc nâu đen lưng xám bạc, bụng xanh bạc, nếu tôm có màu
trắng đục, đỏ hồng là tôm có hiện tượng bệnh.
- Ruột tôm đầy thức ăn, tạo thành một đường màu nâu nằm dọc theo sống lưng.
- Tôm hoạt động, bơi lội linh hoạt ngược lại với dòng nước khi bị khuấy động,
phản ứng nhanh với kích thước bên ngoài.
- Tôm sú đã ương, có kích cỡ 4 - 6 cm, đồng đều, không nhiễm bệnh, kiểm tra
PCR trước lúc thả.
- Nên mua giống ở các trại đáng tin cậy, lấy tôm giống từ lần đẻ thứ nhất và lần
thứ hai.
Chọn Cá giống:
- Chất lượng cá Kình giống:
- Cá Kình được thu gom từ tự nhiên đảm bảo cá giống có kích cở đồng đều.Cá
giống phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, cá khoẻ, không bị bệnh, không bị tróc vẩy và
mất nhớt trong quá trình vận chuyển. Tỷ lệ sống đạt trên 95%.
Chọn cua giống.
Nguồn cua giống cung cấp chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên. Nguồn cua
giống thu được ở hàng đáy, ghe cào ở các cửa sông. Tốt nhất nên mua giống ở vùng
lân cận. Cua thu gom ngoài tự nhiên có nhiều kích cỡ khác nhau, nên chọn mua giống
đều cỡ khác nhau, nên chọn cua giống đều cỡ, có chất lượng tốt, đủ các phần phụ và
mạnh khỏe, màu sắc tươi sáng, không bị nhiễm bệnh.
12
Mật độ thả:
Tùy theo điều kiên ao nuôi, khả năng đầu tư và trình độ quản lý môi trường,
kinh nghiêm của người nuôi để xác định mật độ thả cho phù hợp.
Có thể thả :
• Tôm : 3-5 con/m2
• Cá kình : 2-5 con/m2
• Cua 0.5 con/m2
Phương pháp thả giống :
- Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả tôm lúc trời mưa
hoặc gió mùa đông bắc.
- Trước khi thả ngâm các túi đựng tôm trong ao 10-15 phút để cân bằng nhiệt
độ, sau đó mở túi giống để nước trong ao hòa cùng nước trong túi để tôm giống thích
nghi trước khi thả tôm giống ra ao nuôi.
- Thả tôm sú trước, sau 20 đến 25 ngày để tôm sú giống có điều kiện thích nghi
và phát triển, mới tiến hành thả cá Kình giống và Cua giống.
1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Vốn đầu tư: Đây là một chỉ tiêu nói lên khả năng chủ động về vốn của người sản
xuất và mức độ đầu tư, quy mô đầu tư. Vốn vật chất là máy móc thiết bị được sử dụng
trong sản xuất. Giá trị các công trình xây dựng cơ bản bình quân trên một đơn vị diện tích
mặt nước nuôi trồng thủy sản phản ánh khả năng đầu tư ban đầu cho quá trình nuôi.
- Chi phí xây dựng ao hồ: Là chỉ tiêu quan trọng ở bước đầu khi tiến hành nuôi
trồng thủy sản. Đánh giá việc đầu tư xây dựng ao hồ có chu đáo, đảm bảo hay không
về đê cống, các công trình khác liên quan đến ao hồ.
- Chi phí xử lý ao hồ: Là chỉ tiêu hết sức quan trọng liên quan trực tiếp đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Xử lý là phải cải tạo ao sau mỗi mùa vụ,
cần đến công tác diệt tạp, phơi đáy ao, bón phân, xem xét ao hồ có rò rỉ hay hư hỏng gì
không. Chỉ tiêu này phản ánh lượng giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư, xử lý ao hồ trên một
đơn vị diện tích.
- Giống nuôi: Là khâu quyết định đến chất lượng và khả năng sống của thủy
sản. Chọn giống không bệnh tật, mật độ thả giống nuôi trên một đơn vị diện tích phải
phù hợp.
13
- Chi phí thức ăn: Chỉ tiêu này phản ánh để đạt được một kg thủy sản thịt thì
cần tăng bao nhiêu kg thức ăn đầu tư trên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức
ăn có sẵn trong môi trường nước. Với tiêu chuẩn thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng cho
thủy sản sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- Lao động chăm sóc, quản lý: Nói lên mức độ đầu tư công lao động sống vào
quá trình chăm sóc để thu được năng suất cao. Chăm sóc về các khâu bệnh tật, môi
trường nước, cho ăn...
- Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) trên một đơn vị diện tích: Là chỉ tiêu phản
ánh mất mát về giá trị do việc sử dụng máy móc trong một thời kỳ.
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ đã được sử
dụng trong quá trình nuôi trồng thủy sản ( không kể khấu hao tài sản cố định và lao
động gia đình).
Năng suất nuôi trồng thủy sản (N):
Trong đó: N: Năng suất nuôi trồng thủy sản
Q: Sản lượng thủy sản thu hoạch
S: diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
- Tổng chi phị sản xuất (TC): gồm toàn bộ hao phí vật chất và hao phí lao động
sống đã sử dụng trong quá trình xen ghép
- Tổng giá trị sản xuất (GO):
Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ kết quả hữu ích mà lao động sáng
tạo ra trong thời gian một năm. Trong phạm vi của các hộ sản xuất nhằm mục đích tiêu
thụ chứ không phải là tiêu dùng cho nên tổng giá trị sản xuất cũng chính là tổng doanh
thu của các hộ nuôi trồng thủy sản. Được xác định bởi công thức:
Trong đó: Qi: Là khối lượng sản phẩm thủy sản thứ i
Pi: Là giá của sản phẩm thủy sản thứ i
14
- Giá trị gia tăng (VA):
Là lượng giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra ( chưa trừ khấu hao tài
sản cố định), là toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong
một thời gian nhất định.
Được xác định bằng công thức:
VA = GO – IC
- Chỉ tiêu giá trị sản xuất/Chi phí trung gian ( GO/IC):
Chỉ tiêu này cho ta biết được cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian cho việc nuôi
trồng thủy sản thi thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất tính trên một đơn vị diện
tích. Nó thể hiện sức sản xuất của đồng vốn bỏ ra.
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng / chi phí trung gian ( VA/IC)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao
nhiêu đồng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.
- Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích ( LN/ha)...trong cả nước và
đặc biệt ở xã Quảng Phước, một xã thấp trũng của huyện Quảng Điền điều kiện để
phát triển giáo dục ở đây gặp rất nhiều khó khăn thì với trình độ BQC 5,15 lớp là điều
31
kiện thuận lợi cho quá trình nuôi, họ có khả năng hạch toán kinh tế quá trình sản xuất
kinh doanh của mình, thuận tiện cho việc chuyển giao công nghệ, trao đổi kiến thức
kinh nghiệm nuôi. NTTS nói chung và nuôi xen ghép nói riêng đòi hỏi đầu tư khá lớn,
rủi ro khá cao do đối tượng nuôi là các cơ thể sống nên phụ thuộc rất nhiều vào thời
tiết khí hậu, môi trường vùng nuôi. Theo như tham khảo ý kiến của cán bộ thủy sản
của xã và thông tin tìm hiểu được khi đi điều tra thì các hộ nuôi trồng ở đây chủ yếu
dựa theo kinh nghiệm có được sau nhiều năm nuôi, mỗi người có một cách thức nuôi
riêng biệt. Số năm kinh nghiệm nuôi bình quân của hộ là 11,78 năm là tương đối cao
với số năm kinh nghiệm như thế này thì hộ nuôi có thể chủ động trong các tình huống
khi có dịch bệnh xảy ra để đối phó kịp thời và có thể áp dụng những kinh nghiệm quý
báu đã đúc kết được trong các vụ nuôi trước để có thể đạt kết quả tốt hơn .Trong đó hộ
nuôi QQCT là 11,58 năm, hộ nuôi BTC là 12 năm. Như vậy hộ nuôi theo hình thức
BTC có số năm nuôi trồng lớn hơn hộ nuôi theo hình thức QCCT. Đó là một lợi thế
cho các hộ nuôi BTC vì nuôi theo hình thức này yêu cầu kỹ thuật cao hơn QCCT và có
kinh nghiệm hơn thì kết quả nuôi mới đạt cao. Lao động đóng vai trò quan trọng trong
sản xuất nuôi trồng, bình quân chung lao động của hộ nuôi là 2,52 lao động, có thể nói
lực lượng lao động tương đối dồi dào có thể giải quyết tình trạng khan hiếm lao động
trong lúc thời vụ căng thẳng.
Đến đây ta có một nhận xét chung về năng lực sản xuất của nông hộ ở xã
Quảng Phước một cách sơ lược như sau, về nhân lực thì đã hội đủ điều kiện cho quá
trình sản xuất, đảm bảo có thể cung ứng đủ cho quá trình sản xuất, về trình độ và khả
năng nhận thức, thì đây là một địa phương có tỷ lệ người biết chữ tương đối cao,
những người có trình độ từ cấp hai trở lên cũng rất là nhiều, đây cũng chính là nguyên
nhân mà trong những năm vừa qua có rất nhiều dự án hỗ trợ về phát về thủy sản đầu tư
ở đây.
2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ
Tư liệu sản xuất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng của nông
hộ. Sở dĩ đề tài tiến hành phân tích mức độ trang bị TLSX theo hình thức nuôi bởi
đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả
của hoạt động sản xuất sau này.
32
Ở bảng 07, máy nổ được các nông hộ chú trọng đầu tư hơn cả BQC 0.83 cái
tương ứng với giá trị 5,67 tr.đ, cụ thể hộ nuôi theo hình thức BTC 0.91 cái tương ứng
với giá trị 5,25 tr.đ hộ nuôi theo hình thức QCCT là 0.75 cái giá trị tương ứng 6,06 tr.đ
bình quân chung với số tiền 5,67 tr.đ/hộ để đầu tư vào máy nổ là một số tiền không
nhỏ. Hộ nuôi theo hình thức BTC có sự đầu tư lớn hơn hộ nuôi QCCT. Một tư liệu sản
xuất không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đối
tượng nuôi đó là giàn sục khí, nó có tác dụng tạo oxi cho cho đối tượng nuôi tránh
trường hợp đối tượng nuôi bị thiếu oxy trong những lúc thời tiết khắc nghiệt hoặc là
khi có dịch bệnh xảy ra. Số lượng giàn sục khí BQC 0.31 cái với giá trị tương ứng 1,26
tr.đ, hình thức BTC bình quân 0.41 cái/hộ với giá trị 1,61 tr.đ , hình thức QCCT 0.21
cái/hộ với giá trị 0,94 tr.đ.
Bảng 07: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra
(Tính BQ/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC BQC
SL Chiếc 0,75 0,91 0,83
1. Máy nổ
GT Tr.đ 6,06 5,25 5,67
SL Chiếc 0,04 0,14 0,09
2. Motơ điện
GT Tr.đ 0,025 0,57 0,28
SL Mét 0,58 1,25 0,86
3. Ống nước
GT Tr.đ 0,07 0,15 0,11
SL Cái 0,21 0,41 0,31
4. Giàn sục khí
GT Tr.đ 0,94 1,61 1,26
SL Đôi 20,75 15,55 18,26
5. Chài, lưới
GT Tr.đ 1,35 1,65 1,49
SL Chiếc 1,50 1,50 1,50
6. Thuyền, ghe
GT Tr.đ 6,00 4,41 5,25
( Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Nhìn chung, mức đầu tư cho máy móc thiết bị cho hình thức nuôi BTC cao hơn
QCCT về các tư liệu như ống nước, motơ điện, máy nổ, giàn sục khí, do nuôi theo
33
hình thức BTC là nuôi với mật độ con giống cao, vì vậy cần phải có nhiều thiết bị máy
móc hỗ trợ nhằm đảm bảo cho quá trình nuôi được tốt. Các tư liệu sản xuất khác như
chài lưới, thuyền ghe phục vụ cho việc thu hoạch, cho ăn cũng được các hộ đầu tư, cụ
thể chài lưới BQC là 18,26 đôi, với giá trị tương ứng 1,49 tr.đ cụ thể với hình thức
nuôi QCCT số đôi lưới bình quân trên hộ là 20,75 đôi với giá trị khoảng 1,35 tr.đ,
BTC là 15,55 đôi lưới với giá trị khoảng 1,65 tr.đ sở dĩ chài lưới được đầu tư nhiều
như vậy là để phục vụ cho việc thu hoạch cuối vụ và thu tỉa các đối tượng đạt trọng
lượng lớn để bán ra thị trường. Số thuyền, ghe bình quân chung là 1,5 chiếc với giá trị
khoảng 5,25 tr.đ. Tóm lại qua sự phân tích ở bảng trên các nông hộ nuôi trồng ở đây
cũng đã có chú trọng đầu tư tư liệu sản xuất nhằm mục đích tăng năng suất, sản lượng
nhưng sự đầu tư ở đây chưa tương xứng với tiềm năng nuôi trồng thủy sản của vùng
đất ven phá này.
2.4. Năng suất, sản lượng của các đối tượng nuôi xen ghép phân theo hình thức
nuôi tại các hộ điều tra
Bảng 08: Năng suất, sản lượng của các đối tượng nuôi xen ghép theo hình
thức nuôi
Theo hình thức nuôi
Chỉ tiêu ĐVT
QCCT BTC
1. Số hộ nuôi Hộ 24 22
2. Diện tích Ha 12,85 11,65
3. Năng suất
- Tôm Tạ/hộ 1,45 2,21
- Cua Tạ/hộ 0,76 0,95
- Cá Tạ/hộ 0,70 0,93
4. Sản lượng
- Tôm Tạ 34,70 48,70
- Cua Tạ 18,27 20,85
- Cá Tạ 16,90 20,50
( Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
34
Số liệu điều tra được tôi tổng hợp ở bảng 08 trên cho thấy, về diện tích nuôi xen
ghép theo hình thức QCCT là 12,85 ha bình quân 0,54 ha/hộ (10,8 sào/hộ), diện tích
nuôi theo hình thức BTC là 11,65 ha bình quân 0,53 ha/hộ (10,6 sào/hộ), ta thấy diện
tích nuôi xen ghép bình quân trên hộ giữa hai hình thức nuôi cũng tương đương nhau.
Năng suất, sản lượng của các đối tượng nuôi giữa hai hình thức nuôi lần lượt là: đối
với hình thức QCCT thì sản lượng tôm 34,7 tạ, cua 18,27 tạ, cá 16,9 tạ còn đối với
hình thức BTC ta thấy sản lượng cao hơn QCCT cụ thể là: tôm đạt sản lượng 48,70 tạ,
cua đạt sản lượng 20,85 tạ, cá 20,50 tạ. Từ đó dẫn đến năng suất bình quân trên hộ
theo hình thức BTC sẽ cao hơn ở đây năng suất tôm bình quân trên ha đạt 2,21tạ/hộ,
cua 0,95 tạ/hộ, cá 0,93 tạ/hộ với hình thức QCCT thì tôm chỉ đạt 1,45 tạ/hộ, năng suất
cá 0,70 tạ/hộ, cua 0,76 tạ/hộ. Từ đây ta có thể rút ra nhận xét sản lượng và năng suất
của các đối tượng nuôi theo hình thức BTC đạt kết quả cao hơn QCCT. Điều này do
một số nguyên nhân là mức đầu tư theo hình thức BTC cao làm cho tổng giá trị sản
xuất và sản lượng đạt cao hơn, còn QCCT gặp khó khăn về nồng độ mặn của nước. Để
rõ hơn về mức độ đầu tư nuôi xen ghép giữa hai hình thức nuôi ta sẽ phân tích rõ hơn
trong phần dưới đây.
2.5. Quy mô cơ cấu chi phí nuôi tôm xen ghép của các hộ điều tra phân theo hình
thức nuôi (BQ/Ha)
Thông qua tình hình nghiên cứu các hình thức NTTS trên cơ sở lý thuyết sẽ có
năm hình thức nuôi: Quảng Canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh,
công nghiệp. Nhưng do những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như: vị tri địa lý, chất
lượng đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội cũng như trình độ dân trí, chính sách xã
hội... ở địa phương mà người dân ở đây chỉ nuôi trồng theo hai hình thức chủ yếu là
QCCT và BTC. Việc đầu tư cho hai hình thức nuôi này cũng khác nhau, cơ bản điều
này sẽ được thể hiện qua bảng 09.
Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các chi phí từ khâu mua nguyên vật
liệu, tạo ra sản phẩm đến khâu tiêu thụ, nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định kết quả
và hiệu quả quá trình sản xuất của hộ NTTS. Nếu chi phí sản xuất được sử dụng một
cách hợp lý và hiệu quả thì hiệu quả sản xuất càng cao và ngược lại. Để phục vụ cho
hoạt động NTTS nói chung và cụ thể ở đây là hoạt động xen ghép, người nuôi phải bỏ
35
ra rất nhiều chi phí như chi phí trung gian, chi phí hiện vật của gia đình, KHTSCĐ và
một số chi phí khác, tùy theo hình thức nuôi mà đầu tư những khoản chi phí khác
nhau. Chi phí trung gian cho hoạt động nuôi xen ghép của hộ bao gồm tiền giống, thức
ăn, chi phí xử lý ao hồ, chi phí nhiên liệu và một số khoảng chi phí phát sinh khác.
Bảng 09: Cơ cấu chi phí của hoạt động nuôi tôm xen ghép phân theo hình
thức nuôi (BQ/Ha)
QCCT BTC Toàn vùng
Chỉ tiêu GT Cơ cấu GT Cơ cấu GT Cơ cấu
(Tr.đ) % (Tr.đ) % (Tr.đ) %
Tổng chi phí sản xuất 65,24 100 78,03 100 71,32 100
1.Chi phí trung gian 30,87 47,32 42,25 54,15 36,28 50,87
Giống 9,95 15,25 10,26 13,15 10,0 9 14,15
Thức ăn 14,26 21,86 21,36 27,38 17,64 24,73
Xử lý và tu bổ ao hồ 4,68 7,17 6,61 8,47 5,60 7,85
Lao động thuê 1,58 2,42 3,84 4,92 2,65 3,72
Điện nhiên liệu 0,09 0,14 0,05 0,06 0,07 0,10
Chi phí khác 0,31 0,48 0,13 0,17 0,23 0,32
2. Công lao động gia đình 25,80 39,55 26,90 34,47 26,32 36,90
3. KHTSCĐ 8,57 13,13 8,88 11,38 8,72 12,23
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
Thuế, phí, lệ phí là khoản chi phí phải nộp, phải trả cho các hoạt động nuôi xen
ghép. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy trong những năm vừa qua các hộ nuôi không
phải nộp những khoản này. Nguyên nhân là do hoạt động NTTS liên tiếp những năm
trước đấy gặp thất bại nên cơ quan chính quyền có liên quan không thu khoản này.
Qua bảng ta thấy trung bình tổng chi phí sản xuất bình quân chung là 71,32 tr.đ/ha
trong đó chi phí trung gian 36,28 tr.đ/ha chiếm 50,87% tỷ trọng cao nhất trong tổng
chi phí sản xuất. Đó là khoản chi phí chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến
hiệu quả của quá trình sản xuất của hộ nuôi, công lao động gia đình và KHTSCĐ lần
lượt là 26,32 tr.đ/ha, 8,72 tr.đ/ha chiếm 36,90%, 12,23% trong tổng chi phí. Trong cấu
36
thành chi phí trung gian thì chi phí thức ăn là lớn nhất khoảng 17,64 tr.đ/ha chiếm
24,73% trong tổng chi phí sản xuất. Xu hướng trong trong vài năm trở lại đây người ta
tăng dần tỷ trọng thức ăn công nghiệp và giảm dần tỷ trọng thức ăn tươi trong thành
phần thức ăn do những ưu điểm vượt trội của thức ăn công nghiệp mang lại như có đầy
đủ chất dinh dưỡng, ít làm ô nhiễm ao từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh của đối
tượng nuôi, cách thức cho ăn dễ dàng, tuy nhiên các vẫn còn nhiều hộ trong điều tra
vẫn kết hợp cho ăn thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp. Chiếm một khoảng lớn
trong tổng chi phí là về con giống hơn 10,09 tr.đ/ha chiếm 14,15%, giống được lấy từ
nhiều nguồn khác nhau do đó chất lượng con giống không giống nhau và giá mua mỗi
nơi mỗi khác. Về chi phí xử lý ao hồ bình quân chung 5,60 tr.đ/ha chiếm 7,85% tổng
chi phí, công tác xử lý ao hồ nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, các tạp chất còn tồn
dư trong ao nuôi từ vụ trước, từ đó tạo môi trường nuôi thuận lợi cho các đối tượng
nuôi xen ghép. Cùng với việc xử lý ao hồ, việc thay nước cho ao cũng tốn chi phí về
điện và nhiên liệu và các chi phí phát sinh khác cũng chiếm một tỷ trọng tương đối
trong cấu thành chi phí trung gian có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận kinh tế của
các hộ nuôi.
Chi phí thuê lao động cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí, hàng năm
hộ nuôi phải thuê một số lượng khá lớn lao động để nạo vét, tu bổ ao hồ, chi phí cho
thu hoach tôm, cua, cá ngày công cho đối tượng này khá cao do chủ yếu làm những
công việc nặng nhọc, những hồ có vị trí khó khăn, nước sâu thì chi phí càng lớn giá
ngày công thuê lao động từ 80 – 100 ngàn đồng.Bình quân chi phí thuê lao động 2,65
tr.đ/ha chiếm 3,72 % tổng chi phí sản xuất. Bình quân chi phí lao động gia đình là
26,32 tr.đ/ha chiếm 36.90 % tổng chi phí bình quân. Hầu hết trong những tháng nuôi
thì những hộ nuôi có mặt thường xuyên để chăm sóc cũng như ứng phó kịp thời khi
dịch bệnh xảy ra nên công lao động gia đình chiếm tỷ trọng cao như vậy. Ở đây tiền
công lao động gia đình giá dao động từ 80 – 100 ngàn đồng một ngày công. Về chi phí
KHTSCĐ bình quân chung 8,72 tr.đ/ha chiếm 12,23% tổng chi phí bình quân đây là
khoản chi phí khấu hao tài sản mà các hộ nuôi đã đầu tư trong quá trình nuôi trồng.
Dựa vào bảng số liệu cho thấy cơ cấu chi phí giữa hai hình thức có sự chênh
lệch đôi chút. Tổng chí phí sản xuất một ha theo hình thức BTC là 78,03 tr.đ/ha cao
37
hơn 65,24 tr.đ/ha của hình thức QCCT , chứng tỏ các hộ nuôi xen ghép theo hình thức
BTC đã có sự đầu tư hơn nên sản lượng, năng suất đều cao hơn QCCT. Trong tổng chi
phí sản xuất giữa hai hình thức nuôi xen ghép thì chi phí trung gian chiếm tỷ trọng cao
nhất. Bình quân chung toàn vùng 36,28 tr.đ/ha chiếm 50,27 % tổng chi phí bình quân,
trong đó chi phí trung gian theo hình thức QCCT là 30,87 tr.đ/ha chiếm 47,52 % còn
hình thức BTC là 42,25 tr.đ/ha chiếm 54,15 %. Trong cơ cấu chi phí trung gian đã có
sự khác nhau về tỷ trọng của một số loại chi phí giữa hai hình thức nuôi. Với hình thức
BTC về phần thức ăn cho đối tượng nuôi có sự đầu tư hơn QCCT nên tỷ trọng thức ăn
theo hình thức BTC là 27,38% cao hơn QCCT 21,86 % trong tổng chi phí giữa hai
hình thức nuôi, chi phí về giống cũng chiếm tỷ trọng khá cao, QCCT là 15,25 % còn
BTC là 13,25 %. Do sử dụng lao động thuê nhiều trong quá trình nuôi nên chi phí cho
đối tượng này là 3,84 tr.đ/ha chiếm 4,92% cao hơn QCCT 1,58 tr.đ/ha chiếm 2,42 %.
Tỷ trọng chi phí trung gian khác như xử lý ao hồ, điện nhiên liệu, chi phí khác cũng có
sự chênh lệch với hình thức QCCT chi phí 4,68 tr.đ/ha dành cho xử lý ao hồ chiếm
7,17% còn BTC chi 6,61 tr.đ/ha chiếm 8,47% , điện nhiên liệu,chi phí khác lần lượt
chiếm tỷ trọng giữa hai hình thức là QCCT 0,14%, 0,48%, BTC 0,06%, 0,17%. Về
công lao động gia đình và KHTSCĐ có sự chênh lệch không đáng kể giữa hai hình
thức nuôi, 25,80 tr.đ/ha là chi phí cho công lao động gia đinh theo hình thức QCCT
chiếm 39,55% còn 26,90 tr.đ/ha chiếm 34,07% là chi phí cho công lao động gia đình
theo hình thức BTC. Sự đầu tư tư liệu sản xuất giữa QCCT và BTC cũng chưa có sự
chênh lệch rõ ràng cụ thể QCCT chi phí khấu hao 8,57 tr.đ/ha còn BTC 8,88 tr.đ/ha.
Tóm lại qua phân tích ở trên thì phần nào ta cũng thấy rõ hơn về cơ cấu chi phí
nuôi xen ghép giữa hai hình thức nuôi từ đó ta có thể điều chỉnh chi phí một cách hợp
lý để cho kết quả tốt hơn.
2.6. Kêt quả của hoạt động nuôi tôm xen ghép của các hộ điều tra ở xã Quảng
Phước
Qua số liệu ở bảng 10 ta thấy chi phí sản xuất trên ha và chi phí sản xuất trên hộ
theo hình thức QCCT đều nhỏ hơn chi phí BTC. Nguyên nhân vì do BTC được đầu tư
con giống chất lượng mật độ thả 7-15 con/m2, thức ăn nhân tạo kết hợp với thức ăn tự
nhiên trong thủy vực, đầu tư máy móc, kỹ thuật trong nuôi trồng, chủ động cung cấp
38
nguồn nước, chăm sóc và quản lý chặt chẽ còn QCCT thì mật độ độ thả giống chỉ 4-
6con/m2 chi phí thức ăn thấp, quản lý đơn giản hơn. Ở đây giá trị sản xuất BQC là khá
cao là 68,78 tr.đ cụ thể theo hình thức QCCT là 53,83 tr.đ/ha còn hình thức BTC là
85,26 tr.đ/ha ở đây có sự chênh lệch đáng kể về giá trị sản xuất giữa hai hình thức, sự
chênh lệch về chi phí trung gian thấp hơn sự chênh lệch về giá trị sản xuất dẫn đến sự
chênh lệch về giá trị gia tăng là tương đối lớn. Bình quân một héc ta nuôi xen ghép giá
trị giá trị gia tăng tạo ra được 32,44 tr.đ/ha, cụ thể theo hình thức QCCT giá trị gia
tăng đạt 22,96 tr.đ/ha còn BTC là 43,01 tr.đ/ha. Thống kê về lợi nhuận BQ/ha của hai
hình thức nuôi thì lỗ 2,55 tr.đ/ha, cụ thể hình thức QCCT lỗ 11,41 tr.đ/ha, BTC lãi
7,23 tr.đ/ha.
Bảng 10: Kết quả nuôi tôm xen ghép của các hộ điều tra
Theo hình thức nuôi
Chỉ tiêu ĐVT BQC
QCCT BTC
1. Bình quân trên 1 đơn vị DT (ha)
1.1. Giá trị sản xuất Tr.đ/ha 68,78 53,83 85,26
1.2. Chi phí sản xuất Tr.đ/ha 71,32 65,24 78,03
1.3. Chi phí trung gian Tr.đ/ha 36,28 30,87 42,25
1.4. Lợi nhuận Tr.đ/ha -2,55 -11,41 7,23
1.5.Giá trị gia tăng Tr.đ/ha 32,44 22,96 43,01
2. Bình quân trên 1 hộ (hộ)
2.1. Sản lượng Tấn/hộ 0,39 0,32 0,46
2.2. Giá trị sản xuất Tr.đ/hộ 36,63 28,82 45,15
2.3. Chi phí sản xuất Tr.đ/hộ 37,98 34,93 41,32
2.4. Lợi nhuận Tr.đ/hộ -1,36 - 6,11 3,83
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Tính BQ/hộ thì ta thấy sản lượng BQ/hộ hình thức QCCT 0,32 tấn/hộ (3,2tạ/ha)
còn hình thức BTC là 0,46 tấn/ha (4,6 tạ/ha) dẫn đến giá trị sản xuất theo hình thức
BTC cao hơn hình thức QCCT tương ứng 45,15 tr.đ/hộ lớn hơn 28,82 tr.đ/hộ. Chí sản
xuất BQ/hộ theo hình thức QCCT 34,93 tr.đ cao hơn giá trị BQ mà hộ đã sản xuất ra
39
dẫn đến lợi nhuân BQ/hộ lỗ 6,11 tr.đ, đối với hình thức BTC giá trị sản xuất BQ/hộ
cao hơn chi phí sản xuất nên lợi nhuận BQ/hộ lãi 3,83 tr.đ. Từ những kết quả tính trên
hộ và tính trên ha của hai hình thức chuyên canh, ta có thể kết luận là nuôi trồng thủy
sản theo hình thức BTC có hiệu quả hơn hình thức QCCT. Vì vậy, chính quyền địa
phương, các nông hộ cần có sự lựa chọn, cân đối, phát triển hình thức nuôi trồng cho
phù hợp để nhằm phát huy được ưu thế của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao
2.7. Các chỉ tiêu hiệu quả
Trong quá trình thực tế điều tra chúng tôi đã tổng hợp, phân tích số liệu để đưa
ra được các chỉ tiêu kết quả của hoạt động xen ghép ở vùng đầm phá xã Quảng Phước
theo hai hình thức nuôi QCCT và BTC ở bảng 11 dưới đây.
Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả
Theo hình thức nuôi
Các chỉ tiêu hiệu quả ĐVT BQC
QCCT BTC
1. VA/IC Lần 0,87 0,74 1,02
2. GO/IC Lần 1,87 1,74 2,02
3. Lợi nhuận/ Chi phí Lần - 0,05 - 0,17 0,09
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nuôi xen ghép của hai hình thức nuôi trên
một ha diện tích mặt nước, chúng ta thấy chỉ tiêu năng suất thu hoạch của hình thức
BTC cao hơn so với hình thức QCCT.
Nhận xét về chỉ tiêu GO/IC từ số liệu bảng ta thấy bình quân 01 đồng tổng chi
phí sản xuất bỏ ra nuôi xen ghép sẽ tạo ra được 0,87 đồng giá trị sản xuất, cụ thể với
hình thức QCCT 01 đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra được 0,74 đồng giá trị sản xuất, hình
thức nuôi BTC tương ứng 1,02 đồng giá trị sản xuất. Đối với chỉ tiêu VA/IC và lợi
nhuân/chi phí thì bình quân 01 đồng chi phí trung gian bỏ ra nuôi xen ghép tạo ra được
0,87 đồng giá trị gia tăng, nhưng xét về sức sinh lời thì 01 đồng chi phí bỏ ra với hình
thức nuôi BTC thì thu được 0,09 đồng lợi nhuận tương ứng – 0,17 đồng lợi nhuận đối
với hình thức QCCT.
40
Vấn đề này cho chúng ta thấy cần có trình độ quản lý các yếu tố đầu vào chặt
chẽ và hợp lý ở các hình thức nuôi này để tránh ô nhiễm vùng nước, sử dụng và kết
hợp các nguồn lực một cách khoa học tránh lãng phí nhằm tăng lợi nhuận trong sản
xuất. Qua số liệu trên ta nhận thấy nuôi theo hình thức BTC số hộ nuôi phần lớn thu
được lợi nhuận còn QCCT phần lớn bị thua lỗ.
2.8. Thống kê sơ bộ về lợi nhuận chung của các hộ điều tra.
Quá trình nghiên cứu đã dẫn đến một số kết quả cuối cùng, và quá trình thống
kê về lợi nhuận của cá hộ đã được chúng tôi thể hiện chi tiết qua bảng 12 dưới đây.
Bảng 12 : Thống kê sơ bộ về lợi nhuận của các hộ điều tra
QCCT BTC BQC
Chỉ tiêu
Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Lỗ 20 83,33 10 45,45 30 65,22
Lãi 4 16,67 12 54,55 16 34,78
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Qua bảng số liệu trên cho thấy các hộ nuôi xen ghép theo hình thức QCCT có
hộ lỗ rất cao 20 hộ trong tổng số 24 hộ điều tra chiếm 83,33%, số hộ có lãi ít chỉ có 4
hộ tỷ lệ 16,67% trái lại với hình thức BTC thì thì số hộ lãi đạt tỷ lệ 54,55% còn số hộ
lỗ chiếm 45,45%. Như vậy số tỷ lệ hộ nuôi có lãi theo hình thức BTC cao hơn QCCT
nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên chuyển hết qua hình thức BTC vì
những hộ nuôi theo hình thức BTC vẫn còn tỷ lệ lỗ khá cao chiếm 45,45%.
Tóm lại việc xác định hiệu quả của các mức độ thâm canh chỉ mang tính tương
đối. Nói hình thức nuôi trồng này hiệu quả hơn hình thức nuôi trồng khác thì chúng ta
nên đặt nó trong từng trường hợp cụ thể. Mỗi người dân phải tự xác định lấy mức độ
đầu tư của mình, bởi vì mỗi nông hộ có một nguồn lực nhất định không ai giống ai về
khả năng đầu tư vốn, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên về đất đai, môi trường nước, để từ đó
có hướng nuôi trồng đạt kết quả tốt nhất.
2.9. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các nông hộ
Đối tượng nuôi xen ghép tôm, cua, cá có thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi.
Theo những hộ nuôi xen ghép ở đây cho biết, hầu như thủy sản sau thu hoạch đều
41
được thu mua, không có hiện tượng sản xuất ra không có nơi tiêu thụ. Đến vụ thu
hoạch thì các thương lái chủ động liên lạc để thương lượng giá cả, người nuôi trồng có
nhiều cơ hội để lựa chọn người mua hơn. Tuy nhiên, thị trường và kênh phân phối sản
phẩm ở đây còn khá đơn điệu, có nhiều điều bất lợi cho người nuôi trồng. Thị trường
tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường ngoài tỉnh dùng cho xuất khẩu còn chợ ở địa
phương chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng sản lượng, chỉ khi nào các loài thủy sản quá nhỏ
không đạt kích cỡ hoặc bị dịch bệnh thương lái không thu mua thì mới đem ra bán ở
chợ địa phương. Hầu hết sản phẩm được bán hết cho thương lái một phần rất ít dùng
cho gia đình, thủy sản chủ yếu bán ngay tại hồ, bán cho thương lái không có hợp đồng
mua bán chỉ nói bằng lời nói, thương lái không có ký cam kết bao tiêu sản phẩm của
người nuôi trồng. Các loài thủy sản không trực tiếp đến với các nhà chế biến mà phải
qua rất nhiều trung gian do đó giá bán không cao, bình quân bán với giá khoảng 80 –
160 nghìn đồng/kg đối với tôm sú, 100 – 150 nghìn đồng/kg đối với cua và 60 – 80
nghìn đồng/kg đối với cá kình.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆUQUẢ NUÔI TÔM XEN GHÉP Ở
XÃ QUẢNG PHƯỚC
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động nuôi xen ghép của xã
3.1.1. Quan điểm tổng quát
Mỗi chặng đường phát triển đều mang dấu ấn của những thành tựu, những tồn
tại và cả những yếu kém. Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi xen ghép nói
riêng trên địa bàn xã Quảng Phước, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói
chung với thực trạng biến đổi vùng đầm phá qua 10 năm trở lại đây đã đặt ra vấn đề
42
cần giải quyết, đó là: Phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi
với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Những phương hướng
và mục tiêu NTTS nói chung và nuôi xen ghép nói riêng phải tuân theo quan điểm cụ
thể sau:
Thứ nhất: Quan điểm về sự phát triển bền vững: Quan điểm này đòi hỏi khi
nuôi trồng cần giữ gìn và không gây suy thoái môi trường và xã hội. Hay nói cách
khác là hệ thống sản xuất tạo ra cơ sở ổn định, bền vững cho cuộc sống con người
bằng cách kết hợp sinh học với thiết chế cuộc sống ấy.
Thứ hai: Quan điểm về hiệu quả kinh tế xã hội, tức là tăng trưởng phải gắn liền
với tiến bộ xã hội. Đây là quan điểm mang tính nhân văn trong sự phát triển.
Thứ ba: Quan điểm về sự hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương.
3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển
3.1.2.1. Phương hướng
Trong thời gian tới, kinh tế thủy sản xã cần tập trung khai thác lợi thế về thủy
sản theo hướng phát triển bền vững. Xác định thủy sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn
của địa phương. Tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn lợi trên phá Tam Giang, các
sông hồ, xóa bỏ hoạt động đánh bắt mang tính hủy diệt, khuyến khích các hộ này
chuyển sang nghề khác thân thiện với môi trường.
Thực hiện việc tổ chức việc nuôi trồng trên vùng nước lợ phá Tam Giang theo
hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi và hình thức nuôi. Đối với những hồ đã quá ô
nhiễm tầng đáy, không thể xử lý được thì có thể chuyển qua nuôi cá đặc sản có giá trị
kinh tế cao.
Vận động người dân thả giống với mật độ thấp 5-8 con/m2, theo sự phát triển
trọng lượng của các loài thủy sản để cân đối thức ăn so sánh giá trị đầu vào và đầu ra
cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hoàn thành vùng quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản.
Chỉ đạo việc thực hiện việc cải tạo đáy và xử lý môi trường trước khi nuôi
trồng, đối với những hồ không hút được phải thực hiện đúng quy trình cải tạo nước,
kiểm tra lại môi trường trước khi thả nuôi.
3.1.2.2. Mục tiêu.
43
Ổn định diện tích nuôi nước lợ hạ triều 161 ha, năng suất bình quân hàng năm
8-10 tạ/ha, sản lượng 128-161 tấn thực hiện đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương
thức nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học để xử lý môi
trường và phòng trừ dich bệnh, khắc phục tình trang ô nhiễm môi trường, đẩy lùi dich
bệnh, đảm bảo cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững có hiệu quả. Tiếp
tục củng cố và phát triển nuôi cá nước ngọt trên trên các loại hình nuôi, chú trọng việc
lập dự án để xây dựng các vùng nuôi tập trung có quy mô, thực hiện theo phương thức
sản xuất tổng hợp nhằm tận dụng những điều kiện có được để tăng giá trị sản lượng
trên cùng một đơn vị diện tích. Chuyển một số diện tích lúa năng suất thấp sang nuôi
cá – lúa đến năm 2015 là 14ha, sản lượng 14 tấn/năm. Chuyển một số mặt nước hoang
sang nuôi thủy sản đến năm 2015 là 18ha. Phấn đấu sản lượng 24 tấn/năm.
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi xen ghép ở xã
Quảng Phước
3.2.1. Một số chính sách về kinh tế xã hội
* Chính sách về tín dụng:
Đầu tư nuôi xen ghép cần một lượng vốn đáng kể nhất là đối với hộ nuôi BTC.
Hơn thế nữa, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ chuyển từ nuôi QCCT sang
nuôi BTC có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này càng đòi hỏi một lượng vốn ban đầu
khá lớn vì vậy các cấp chính quyền cần tạo điều kiện để người nuôi trồng tiếp cận đến
vốn vay.
Thủ tục vay vốn cần phải nhanh chóng, đơn giản hơn
Thành lập các tổ chức tín dụng nhân dân, tích cực huy động vốn tiết kiệm của
dân, biến số nhàn rỗi này thành nguồn vốn cho các hộ vay đầu tư sản xuất
* Chính sánh về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Để nền kinh tế ngày càng đi lên thì cần phải có cơ sở hạ tầng về giao thông,
thủy lợi phát triển. Cần xây dựng hệ thống giao thông, thông suốt từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu thụ, đồng thời kết hợp cơ sở chế biến với cơ sở đông lạnh để tiến hành chế
biến ngay trên khu vực đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu. Xây dựng hệ thống
thủy lợi vững chắc , đảm bảo nước trong mùa hạn và điều tiết nước trong mùa mưa.
44
* Chính sách sử dụng diện tích mặt nước:
Tổ chức thực hiện tốt những chính sách về đất đai, giao quyền sử dụng đất mặt
nước đầm phá còn bỏ hoang ít sử dụng cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân để sử
dụng vào việc phát triển nuôi xen ghép. Các hồ nuôi thường có diện tích nhỏ hẹp,
kênh mương cấp thoát không hợp lý, gây khó khăn xử lý môi trường và ao nuôi khi
đến mùa thả và khi có dịch bệnh. Không chỉ các nông hộ tự giải quyết vấn đề trên mà
đòi hỏi phải có sự đầu tư quan tâm của nhà nước.
* Chính sánh lao động việc làm:
Việc phát triển nghề nuôi xen ghép đã tạo thêm việc làm thu nhập cho nông
dân, ngoài lao động gia đình, nhiều hộ đã thuê lao động ngoài, tạo các ngành nghề thu
hút lao động. Vấn đề này đã giải quyết phần nào chủ trương của nhà nước ta là “ly
nông bất ly hương”. Tuy nhiên các lao động làm thuê thường là lao động phổ thông
nên vấn đề dặt ra là phải huấn luyện họ chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.
* Chính sách về khuyến ngư:
Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật và kinh nghiệm xen ghép cho ngư dân
một cách thiết thực bổ ích hơn. Đưa nhanh các ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất. Thiết lập tổ tư vấn về kỹ thuật và phòng trừ bệnh từ tuyến xã trở lên.
Phát triển các loại hình đào tạo, mở các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao
công nghệ theo chương trình khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật từ xa trên phương tiện
thông tin đại chúng, tổ chức tham quan để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, tiếp
thị cho những người tham khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy
sản, đào tạo kỹ thuật viên ngắn ngày, xây dựng nhiều mô hình, vận động người dân
nuôi tôm xen ghép áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Kiểm soát kiểm tra và xử lý dịch bệnh do giống nhập ngoài huyên, tỉnh, phát
triển các trại ươm giống đủ đáp ứng nhu cầu trên địa bàn.
3.2.2. Các giải pháp chung
* Qui hoạch tổng thể việc khai thác, sử dụng vùng đầm phá và phát triển NTTS
nói chung và xen ghép nói riêng: Phải mang tính thực tiễn cao và đặt trong mối quan
hệ với các ngành khác trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Các vùng nuôi luân canh và nuôi xen ghép phải được xác định hệ thống cung
45
cấp nước và tiêu nước hợp lý sao cho sản xuất bền vững trên cơ sở nông lâm ngư kết
hợp.
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ xen ghép: Cần có hệ thống dịch
vụ đồng bộ phục vụ cho các hộ nông dân nuôi xen ghép. Các cấp, các ngành cần xây
dựng chiến lược phát triển nông thôn, trong đó ưu tiên các chương trình dự án có tác
động trực tiếp đến sự phát triển của các hộ nuôi.
Tăng tỷ lệ hỗ trợ đầu tư cho những vùng trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho
các hộ nuôi xen ghép.
* Giải pháp liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm
Giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết
giữa các hộ nuôi xen ghép với các cơ quan nghiên cứu khoa học và các cơ sở thu mua,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Tăng cường công tác thông tin thị trường, nâng cao khả năng tiếp thị; gắn thị
trường với sản phẩm, thị trường trong tỉnh với thị trường ngoài tỉnh cũng như thị
trường xuất khẩu; gắn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản với
yêu cầu thị hiếu của khách hàng nhập khẩu để ổn định và mở rộng thị trường xuất
khẩu tiêu thụ sản phẩm.
Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần tăng cường công tác dự báo thị
trường, giá cả, hàng hóa cho các hộ gia đình một cách kịp thời.
Chính quyền địa phương phải có chiến lược thu hút vốn đầu tư để xây dựng
nhà máy chế biến nông sản phẩm tại chỗ để nâng cao giá trị của sản phẩm .
Những tổ chức thu gom sản phẩm nuôi trồng thủy sản nên ký hợp đồng trước
với người dân về khối lượng, thời gian, giá mua tối thiểu, hình thức mua một cách cụ
thể rõ ràng sẽ giúp người dân tránh bị ép giá, hạ giá do người buôn gây ra
* Giải pháp về khoa học công nghệ
Nhanh chóng ứng dụng tiến bộ KHCN về con giống, điều khiển giới tính để
nâng cao năng suất sản xuất giống; nâng cao năng suất và giảm giá thành sản xuất
nguyên liệu trong ngành nuôi xen ghép
46
Nghiên cứu, triển khai áp dụng công nghệ mới về xử lý môi trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_hoat_dong_nuoi_tom_x.pdf