Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng, nỗ lực
của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Quý thầy cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển đã giảng dạy, cung
cấp cho tôi những kiến thức trong suốt 4 năm học qua, tạo điều kiện
cho tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến thầy giáo-PGS.TS Nguyễn Văn Toàn đã định hướn
81 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị’, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
- UBND xã Hải Sơn đã tạo điều kiện cho tôi thu thập một số
thông tin thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp.
- Gia đình, bạn bè tôi đã động viên tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên
đề tài không tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô giáo
đóng góp ý kiến để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05/2015
Sinh viên thực hiện
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINHTrần Minh TẾ Hoàng HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng i
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
MỤC LỤC
Lời cảm ơn....................................................................................................................... I
Mục lục ...........................................................................................................................II
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu........................................................................... IV
Danh mục biểu đồ...........................................................................................................V
Danh mục bảng biểu..................................................................................................... VI
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................5
1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................5
1.1.1. Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế.......................................................5
1.1.2. Vai trò chăn nuôi gà trong nền kinh tế quốc dân............................................7
1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật nuôi một số giống gà chủ yếu tại địa phương ....................8
1.1.4. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến yếu tố chăn nuôi gà thịt..........................12
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................14
1.2.1. Tình hình chăn nuôi gà trên Thế giới ...........................................................14
1.2.2. Tình hình chăn nuôi gà trong nước...............................................................17
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................22
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI SƠN..................................................................................24
TRƯỜNG2.1. Tình hình cơ bản ĐẠIcủa xã Hải SơnHỌC................................ KINH................................ TẾ HUẾ........24
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................24
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................26
2.1.3. Đánh giá tình hình cơ bản của xã Hải Sơn ...................................................31
2.2. Tình hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã Hải Sơn ..........................................32
SVTH: Trần Minh Hoàng ii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
2.3. Đặc điểm của nông hộ điều tra............................................................................34
2.3.1. Năng lực của hộ nuôi gà thịt.........................................................................34
2.3.2. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra....................................................38
2.3.3. Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra ..............................................39
2.4. Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà thịt của hộ....................................................40
2.4.1. Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà thịt của hộ vào vụ 1...............................40
2.4.2. Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà thịt của hộ vào vụ 2...............................43
2.5. Kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt theo phương thức chăn nuôi ...........................45
2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt ..............49
2.6.1. Ảnh hưởng chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt.......49
2.6.2. Ảnh hưởng của kinh nghiệm chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt...53
2.7. Thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà thịt ở xã Hải Sơn.....55
2.7.1. Thị trường đầu vào........................................................................................55
2.7.2. Thị trường đầu ra ..........................................................................................57
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ........................................................60
3.1. Định hướng phát triển .........................................................................................60
3.2. Mục tiêu phát triển ..............................................................................................60
3.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................60
3.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................61
3.3. Những giái pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà thịt ở xã Hải Sơn ..................61
3.3.1. Các giải pháp về kỹ thuật..............................................................................61
3.3.2. Giải pháp về chính sách................................................................................63
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................65
1. Kết luận.................................................................................................................................................... 65
2. Kiến nghị................................................................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................68
TRƯỜNGPHỤ LỤC ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng iii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
----- -----
CN Công nghiệp
BCN Bán công nghiệp
FAO Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
ĐB Đồng bằng
GO Tổng giá trị sản xuất
MI Thu nhập hỗn hợp
C Chi phí sản xuất
TT Chi phí sản xuất trực tiếp
TC Chi phí tự có
TSCĐ Tài sản cố định
NB Lợi nhuận kinh tế ròng
BQ Bình quân
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng iv
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
----- -----
Sơ đồ: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà thịt...........................................................................59
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng v
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
----- -----
Bảng 1: Tình hình chăn nuôi gà thịt trên thế giới..........................................................16
Bảng 2: Các nhà sản xuất gà hàng đầu ở châu Á (Triệu tấn) ........................................17
Bảng 3: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2010-2013..............................33
Bảng 4: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà thịt................................................................34
Bảng 5: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà thịt của hộ điều tra .................................36
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra .................................................38
Bảng 7: Tình hình sử dụng nguồn vốn của các hộ điều tra ...........................................39
Bảng 8: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1...........41
Bảng 9: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2...........44
Bảng 10: Kết quả nuôi gà thịt của các hộ được điều tra theo phương thức chăn nuôi..........46
Bảng 11: Hiệu quả nuôi gà thịt của các hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi.........48
Bảng 12: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi
gà thịt..............................................................................................................51
Bảng 13: Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt .......53
Bảng 14: Đánh giá của hộ nuôi gà thịt về khả năng tiếp cận các đầu vào ...................56
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng vi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhắc đến đất nước Việt Nam là nhắc đến đất nước nông nghiệp với điều kiện tự
nhiên trời phú, cuộc sống ruộng vườn thế hệ này qua thế hệ khác. Biết rõ lợi thế của
nước ta như vây nên sau những năm giải phóng, đăc biệt là sau đại hội Đảng tháng 6 -
1986, Đảng và chính phủquyết định quan tâm sâu sắc, đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực chủ chốt, ý nghĩa chiến lược đối với sự
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhờ vậy, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
đã có những bước tiến mạnh mẽ. Vươn lên chiếm thành phần chủ đạo trong cơ cấu nền
kinh tế. Sản phẩm mang lại từ nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội đó là
lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thiết yếu đảm bảo cung cấp nhu cầu ăn uống, xóa
đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy nghành công nghiệp chế
biến, công nghiệp địa phương và dịch vụ phát triển tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế hợp lý. Hiện nay, trong bối cảnh khí hậu biến đổi khắc nhiệt, môi trường bị tàn phá
nghiêm trọng, chuyển giao nông nghiệp sang công nghiệp đang diễn ra trên toàn cầu
như hiện nay.Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trở thành những thách thức rất
lớn khiến nhiều nước trên thế giới phải nhìn lại tầm quan trong của phát triên nông
nghiệp ở quốc gia mình. Đặc biệt là đất nước Việt Nam ta.
Ở nước ta, mặc dù nhiều năm qua công nghiệp có bước phát triển vượt bậc
nhưng nông nghiệp vẫn là thành phần chủ đạo không thể thay thế.Trong đó trồng trọt
và chăn nuôi là hai bộ phận chủ yếu. Trong mấy năm gần đây nhờ có sự áp dụng khoa
học kỹ thuật cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi nước ta đã không ngừng phát triển
và đạt được những kết quả đáng kể. Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm đã phát triển
rộng rãi đem lại hiệu quả kinh tế cao, quy trình chăn nuôi không quá phức tạp . Ngành
TRƯỜNGchăn nuôi gia cầm đã gĐẠIắn bó với đờHỌCi sống, thói quenKINH sinh hoạt sốTẾng của ngưHUẾời dân,
hiện nay nó đã trở thành loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam.
Ở Quảng Trị chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống, loại hình chăn
nuôi phổ biến trong hộ gia đình nông thôn. Sản phẩm chăn nuôi khá đa dạng nhưng
nhiều nhất vẫn là chăn nuôi gà lấy thịt bởi trong các dịp như ngày giỗ, ngày tết và lễ
SVTH: Trần Minh Hoàng 1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
hội thịt gà là không thể thiếu. Hơn nữa gà không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có
giá trị mà còn là sản phẩm in đậm trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực
gắn liền yếu tố tâm linh. Với những lý do đó sản phẩm gia cầm luôn có những vị trí
trên thị trường tiêu thụ, đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi Quảng Trị phát triển như hiện
nay. Phần nào tạo thêm việc làm gần gũi tại nhà, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Hơn thế nữa, gà là vật nuôi dễ nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các vật nuôi
khác, chu kì sản xuất ngắn, chi phí thức ăn thấp, có thể tận dụng được thức ăn sẵn từ
thiên nhiên và lao động gia đình, tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì
thế chăn nuôi gà có vai trò không thể thiếu trong nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam
nói chung cũng như Quảng Trị nói riêng.
Xã Hải Sơn – một xã thuộc tỉnh Quảng Trị là một trong những vùng chăn nuôi gà
điển hình của tỉnh. Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của Đất Nước
trong thời kì hội nhập với nên kinh tế quốc tế.Ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi
gà ở xã Hải Sơn đã có những bước phát triển mới, góp phần vào sự phát triển chung
của tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh những đóng góp và những giá trị kinh tế mà chăn nuôi
gà mang lại thì chăn nuôi gà thể hiện nhiều bất cập và những hạn chế. Tình trạng chăn
nuôi vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát chưa chú trọng đầu tư vào để phát triển. Phong
trào nuôi gà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ít quan tâm đến kỹ thuật dẫn đến năng
suất hiệu quả sản xuất thấp. Mặc dù đã có nhiều biện pháp chuyển đổi phương thức
nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn nhưng việc chuyển đổi vẫn còn rất
chậm. Đến nay số lượng gia trại, trang trại chăn nuôi có quy mô lớn trên địa bàn xã
Hải Sơn còn hạn chế, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tuân thủ các điều kiện về an
toàn sinh học khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất
cao. Bên cạnh đó sự biến đổi thất thường của thời tiết, giá cả đầu ra, đầu vào biến động
thất thường, công tác phòng trừ dịch bệnh còn hạn chế đã ảnh hưởng đến kết quả chăn
nuôi, làm cho thu nhập của người dân cũng như công việc chăn nuôi trên địa bàn xã có
TRƯỜNGxu hướng ngày càng giĐẠIảm xuống HỌC và không ổn KINH định. Hơn thế nTẾữa sự đaHUẾ dạng về
phương thức chăn nuôi, đa dạng vùng sinh thái và nhóm hộ cũng làm cho hiệu quả
kinh tế có sự khác nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết được mức đầu tư đó, với
phương thức chăn nuôi đó hộ sẽ thu được lợi nhuận bao nhiêu và vùng nào nhóm hộ
SVTH: Trần Minh Hoàng 2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
nuôi nào là có hiệu quả nhất và đưa ra những giải pháp thích hợp khắc phục nhằm tăng
năng suất, hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng, làm cho chăn nuôi gà trên địa
bàn xã phát triển một cách bền vững. Với những lý do cấp thiết đã nêu trên, liên hệ
đến thực tiễn chăn nuôi gà trên địa bàn, nhằm mục đích đóng góp thêm các thông tin
hữu ích về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực chăn nuôi gà thịt, tôi đề xuất nghiên cứu
“ Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã Hải Sơn, huyện Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị’’.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của việc chăn nuôi gà thịt trong xã Hải Sơn, rồi
đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi
gà thịt. Góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của xã và cả
thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn trên địa bàn xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm nói
chung, chăn nuôi gà thịt ở nông hộ nói riêng.
- Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt thông qua hệ thống các chỉ
tiêu trên địa bàn xã Hải Sơn trong thời gian qua.
- Đưa ra một số giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả nuôi gà thịt
trên địa bàn xã Hải Sơn trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế
nuôi gà thịt của các hộ gia đình và gia trại trên địa bàn xã Hải Sơn.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Hải Sơn.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng nuôi gà thịt ở địa phương qua các
TRƯỜNGnăm 2011 - 2014, trong ĐẠI đó tập trung HỌC vào năm 2014, KINH nhằm đưa ra TẾđịnh hư ớHUẾng và giải
pháp cho những năm tới.
SVTH: Trần Minh Hoàng 3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp:
Các số liệu cung cấp từ xã Hải Sơn và Ủy ban xã Hải Sơn. Ngoài ra, đề tài còn
thu thập và sử dụng một số tài liệu trên internet, thông tin đại chúng, kết hợp tìm đọc
tham khảo một số tài liệu liên quan khác.
+ Số liệu sơ cấp:
Điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình, trang trại tổng hợp, gia trại chăn nuôi
gà thịt thương phẩm.
-Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp hệ thống hóa và phân tích, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các
yếu tố trong quá trình sản xuất.
-Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện tôi đã trao đổi, tham khảo ý
kiến các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi gà thịt ở địa phương nhằm bổ
sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.
-Phương pháp so sánh
Xác định độ biến động của các xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu
phân tích. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất được tính toán, thống kê
qua các chỉ tiêu: GO, NB, GO/(C+TC), NB/(C+TC) Khi đánh giá mức độ đạt được
về mặt kết quả và hiệu quả, cần so sánh các chỉ tiêu đó qua thời gian, qua không gian,
giữa các chỉ tiêu đó với nhau, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận.
-Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp phân tổ thống kê được hệ thống hóa các số liệu thu thập được dưới
dạng chỉ tiêu nghiên cứu. từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian. Phương pháp này
còn được dùng để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào với các yếu tố đầu ra
TRƯỜNGcũng như biểu hiện mố i ĐẠIquan hệ giữ aHỌC các yếu tố đ ầKINHu ra với các yếu tTẾố đầu vào. HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng 4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Và để làm
được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu quả kinh
tế. Hiệu quả không chỉ mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, doanh nghiệp mà
là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
Theo GS Ngô Đình Giao: “ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn của mọi sự lựa chọn
kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước.”
Theo quan điểm của Farrell(1957) : “ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế
mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ ( hay giá )”.
Hiệu quả kỹ thuật: Là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô hay nguồn lực
sử dụng vào sản xuất trong điều kiện về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng xem xét tình
hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ
với hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất thì đem lại
bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được
thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các sản phẩm khi nông
dân ra quyết định sản xuất.
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và giá
đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầu
vào hay nguồn lực. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các
TRƯỜNGyếu tố về giá, các yếu tĐẠIố đầu ra đầ uHỌC vào hay nói cáchKINH khác khi năm TẾ được HUẾcác yếu tố
đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được
lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý
thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa rằng giá trị biên của sản phẩm
SVTH: Trần Minh Hoàng 5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
phải bằng giá trị biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt được hiệu
quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.
Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì mới là điều cần chứ
chưa phải là điều kiện đủ đạt hiệu quả kinh tế.
Như vậy ta có thể thấy được hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiện
tập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác của các nguồn
lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện
mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Ý nghĩa hiệu quả kinh tế:
- Giúp người sản xuất thấy rõ kết quả đầu tư của mình, việc đầu tư các chi phí
đầu vào sẽ được so sánh kết quả thu được. Từ đó giúp người sản xuất thấy được hiệu
quả hoạt động đầu tư để có quyết định tiếp tục hay không đầu tư.
- Giúp cho nhà nghiên cứu thấy được những kết quả đạt được cũng như các
nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế từ đó đưa ra các biên pháp giải quyết khó
khăn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.2. Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế
- Phương pháp xác định
Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được
với chi phí bỏ ra, nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
H=Q/C
Trong đó
H : hiệu quả kinh tế
Q : Khối lượng sản phẩm thu được
C : Chi phí bỏ ra
TRƯỜNGPhương pháp 2: hiĐẠIệu quả kinh HỌC tế được xác KINHđịnh bằng cách TẾ so sánh HUẾ phần tăng
thêm của chi phí bỏ ra.
H=∆Q/∆C
SVTH: Trần Minh Hoàng 6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
Trong đó:
∆Q: Khối lượng sản phẩm tăng thêm
∆C: Chi phí tăng thêm
- Bản chất xác định hiệu quả kinh tế : Là nâng cao năng suất lao động xã hội và
tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau của vấn đề
hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy
luật năng suất lao động và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả
kinh tế là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định và ngược lại, đạt kết quả nhất
định với chi phí tối thiểu.
1.1.2. Vai trò chăn nuôi gà trong nền kinh tế quốc dân
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông nghiệp.
Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta khi có tới hơn 70% dân
cư sống dựa vào nông nghiệp. Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà thịt nói
riêng có ý nghĩa rất lớn đến nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt chăn nuôi gà thịt rất
phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người dân nông thôn.
Chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp
protein động vật cho con người. Gia cầm chiếm 20-25% trong tổng sản phẩm thịt, ở
các nước phát triển thịt gà chiếm tới 30%.
Chăn nuôi gà cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, hàm
lượng protein của thịt gà và trứng gà rất cao. Trứng gia cầm có tới 12,5% protein, thịt
gia cầm có 22,5% protein trong khi đó ở thịt bò là 20%, thịt lợn là 18% và thịt cừu là
14,5% protein; thịt, trứng gia câm có nhiều axit amin , vitamin và khoáng vi lượng.
Sản phẩm gia cầm dễ chế biến, dễ ăn, ngon miệng, phù hợp với mọi lứa tuổi và tỷ lệ
đồng hóa cao. Theo quan niệm của Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ
dưỡng, lành mạnh phổi. Có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị
phong hàn, suy yếu không hấp thụ được thức ăn. Ngoài ra, thịt gà con chữa được băng
TRƯỜNGhuyết, xích bạch đới, l ỵ,ĐẠI ung nhọt, trHỌCừ phong. Bên KINHcạnh đó sự phát TẾtriển củ a HUẾngành gia
cầm cũng kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác như: công nghệ thức ăn
chăn nuôi, công nghệ hóa học, công nghệ sinh học trong nuôi dưỡng, nhân giống và ấp
trứng nhân tạo, công nghệ sản xuất thiết bị chuyên ngành, công nghệ giết mổ và chế
SVTH: Trần Minh Hoàng 7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
biến các sản phẩm gia cầm.
- Chăn nuôi gà cũng góp phần cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt. Phân gà
là một loại phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao so với các loại phân chuồng
khác như phân heo, phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác. Thành phần dinh
dưỡng chủ yếu trong phân gà như N: 1,6 - 1,7%; P2O5: 0,5 - 0,6%; K2O: 0,85%; CaO:
2,4%. Chính vì vậy, phân gà được sử dụng bón rất hiệu quả trên nhiều loại cây trồng
khác nhau, trong đó có nhóm cây rau. Ngoài ra, phân gà còn làm thức ăn cho các loại
cá ăn tạp như cá rô phi, cá trắm cỏ
Đối với những hộ nông dân, việc chăn nuôi gà không chỉ cung cấp thêm dinh
dưỡng hàng ngày, chăn nuôi gà làm tăng thu nhập cho gia đình, thông qua chăn nuôi
gà, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa
khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám. Bên cạnh đó, chăn nuôi gà góp phần
khai thác có hiệu quả các nguồn lực như vốn, đất đai, tận dụng được công lao động
trong thời gian nhàn rỗi và lao động phụ của gia đình.
Đối với xã hội, chăn nuôi gà không chỉ đảm bảo nguồn thực phẩm cho xã hội mà
còn góp phần quan trọng vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật nuôi một số giống gà chủ yếu tại địa phương
* Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp
- Giống gà:
Hiện nay trong phong trào chăn nuôi gà công nghiệp ở các vùng nông thôn nước
ta, qua quá trình thử nghiệm giống gà được nông dân địa xã Hải Sơn ưa chuộng nhất
đó là gà J.Dataco.
- Vệ sinh con giống:
Kiểm tra chất lượng gà con khỏe mạnh, đồng đều và trọng lượng gà một ngày
tuổi đạt trung bình 40g/con. Cách ly khu vực úm gà con với khu vực nuôi gà lớn càng
xa càng tốt. Nên áp dụng chương trình nuôi “ vào cùng lúc, ra cùng lúc”. Tránh nuôi
TRƯỜNGnhiều đàn gà ở nhiều lứ aĐẠI tuổi ở cùng HỌC một nơi. Trư ớKINHc mỗi chuồng nên TẾ có hố sátHUẾ trùng.
- Vệ sinh đàn gà:
+ Đưa tất cả những trang thiết bị nhỏ ra ngoài và ngâm vào nước khoảng 3h sau
đó cọ rửa hoặc đánh sạch những chất bẩn bám trên dụng cụ nuôi.
SVTH: Trần Minh Hoàng 8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
+ Sát trùng bằng thuốc sát trùng. Dùng thuốc sát trùng chuồng trại để sát trùng
toàn bộ nền, vách, nóc chuồng, lồng úm, chụp sưởi và các dụng cụ chăn nuôi: Máng
ăn, máng uống phải rửa sạch tối thiểu một lần/ngày, trong 10 ngày đầu 2 lần/ngày.
Chuồng nuôi luôn giữ cho khô ráo, sạch sẽ. Thông thoáng, nhiệt độ thích hợp theo nhu
cầu của gà. Sau khi sát trùng chuồng trại cần bỏ trống chuồng ít nhất 7 ngày.
- Chăm sóc nuôi dưỡng:
+ Chuồng úm:
Úm lồng: Sử dụng chuồng úm có kích thước 1m x 2m cho 100 gà trong tuần đầu
với nhiệt độ sưởi 370C – 380C (2 bóng đèn 100W) và giảm xuống còn 320C – 350C (1
bóng đèn 100W) trong tuần kế, sau đó chỉ cần sưởi ban đêm.
Úm nền: Phải chuẩn bị nền thật kỹ, có đổ chất độn chuồng ( trấu khô sạch, nên
phun thuốc diệt trùng ) có độ dày tối thiểu 8 cm. Nguồn sưởi ấm phải được hoạt động
3 – 5 giờ trước khi đưa gà con vào. Mỗi ổ úm chỉ nên úm tối đa 500 con. Trong 2 -3
ngày đầu, dùng giấy báo lót đáy lồng úm, thay giấy lót mỗi ngày. Nước uống phải có
sẵn trước khi đưa gà con vào lồng úm. Nên cho 1 lít nước uống 50g đường + 1g
vitamin C để cho uống 12 giờ đầu tiên.
+ Máng ăn: gà dưới 1 tuần : Dùng khay cho ăn
Gà trên 1 tuần tuổi: Dùng máng dài 2m/con, tăng dần lên 5cm/con.
+ Máng uống:
1 bình tròn (1 lít) cho 50 con dưới 2 tuần
1 bình (3 lít) cho 25 con trên 2 tuần hoặc 2 cm – 4 cm/con nếu máng uống dài.
Nước uống: phải trong, sạch không chứa chất độc hay vi khuẩn, nước có nhiệt độ
180C – 260C, luôn phải cấp nước đủ cho gà. Mỗi ngày phải thay nước tối thiểu 2 lần.
+ Thức ăn: khi bắt gà con về nên cho gà uống nước, sau đó vài giờ mới nên cho
gà ăn. Nên cho gà ăn nhiều để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày để
đảm bảo đủ nhu cầu cho gà phát triển tốt.
TRƯỜNGĐể nuôi gà CN ngư ĐẠIời ta thườ ngHỌC dùng các loKINHại thức ăn CN khácTẾ nhau, HUẾ tùy theo
điều kiện chăn nuôi mà bà con có thể chọn một trong hai công thức pha trộn thức ăn
sau đây:
SVTH: Trần Minh Hoàng 9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
Loại 1: thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn để cho gà ăn trực tiếp mà không cần phải
pha trộn với các loại nguyên liệu khác bao gồm các loại thức ăn của hãng như : Green
feed, Cargil, Lái thêu
Loại 2: các loại thức ăn đậm đặc pha trộn cùng với nguyên liệu sẵn có tại địa
phương như: ngô, cám gạo để tạo thành loại thức ăn hỗn hợp cho gà, vừa giảm chi phí,
vừa tận dụng được nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Cách pha trộn cho loại thức ăn
đậm đặc này như sau:
Giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cần trộn 3,5kg thức
ăn đậm đặc với 6,5kg ngô nghiền và cám gạo.
Giai đoạn từ 22 đến 42 ngày tuổi: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cần trộn 3,1kg
thức ăn đậm đặc với 6,9kg ngô nghiền và cám gạo.
Giai đoạn từ 42 ngày tuổi đến xuất chuồng: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cần trộn
2,8kg thức ăn đậm đặc với 7,2kg ngô nghiền và cám gạo.
* Kỹ thuật nuôi gà BCN
- Giai đoạn từ 1 -4 tuần tuổi
Còn gọi là giai đoạn úm. Giai đoạn này có ý nghĩa quyết định với tốc độ tăng
trọng, tỉ lệ hao hụt và hiệu quả kinh tế.
+ Phòng úm: Nên chọn phòng kín úm, không có gió lùa, được vệ sinh sát trùng
sạch sẽ.
+ Quây úm: Thường làm bằng cót ép, quây có hình tròn, chiều cao quây 40 đến
50 cm, mỗi quây có đường kính 3m, úm được 500 con. Chú ý: về mùa đông quây úm
được che kín bằng bạt, có chỗ thoáng khí.
+ Nền chuồng: rải trấu sạch, khô. Mùa hè độ dày của trấu là 5 – 7 cm, mùa đông
là 10-15 cm.
+ Nguồn nhiệt: dùng bóng sưởi có công suất 200-250W. Bóng sưởi được treo ở
giữa quây, cách nền trấu từ 30 – 35 cm.
TRƯỜNGChú ý: Không treo ĐẠI bóng sưởi trênHỌC máng ăn, mángKINH uống. Dướ iTẾ tác d...i núi. Vùng
đồng bằng nhỏ hẹp nằm dọc theo triền của 2 sông Ô Lâu và Ô Giang, vùng đồi núi
SVTH: Trần Minh Hoàng 24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
chạy dọc về phía Tây của xã. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Tây - Nam,
Đông - Bắc; được chia làm 2 vùng, gò đồi núi thấp (trung du) và đồng bằng.
Địa hình gò đồi, núi thấp: Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình
đồng bằng. Có độ cao từ 25-250m. Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du)
tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Địa hình gò đồi,
núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm,
trồng rừng các thôn Như Sơn, Tân Điền, Trầm Sơn, Khe Mương, Tân Lý.
Địa hình đồng bằng: Là vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông Thác
Ma, Ô Giang, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Đây là vùng trọng điểm
sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa, màu và nuôi trồng thuỷ sản các thôn Hà Lộc,
Lương Điền.
2.1.1.2. Khí hậu thủy văn
Nằm trong tiểu vùng Hải Lăng thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có
địa hình thấp và bị phân dị, do đó khí hậu có đặc điểm: Mùa Hè có gió Tây Nam khô
nóng, mùa Đông có gió mùa Đông Bắc ẩm ướt, nên nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ
trung bình trong năm ở vào khoảng 24-250 C, nhiệt độ trong tháng cao nhất khoảng 35-
360C, có khi lên tới 39 - 400 C; tháng thấp nhất khoảng 180C (tháng 1-2) có khi xuống
tới (12-130C). Như vậy biên độ nhiệt dao động trong năm là rất lớn gây khó khăn trong
công tác SXNN.
Lượng mưa trung bình hàng năm 2500 - 2799 mm cao hơn mức trung bình cả
nước, tổng lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 (chiếm từ 75- 80%
lượng mưa cả năm) số ngày mưa phân bố không đều. Trong các tháng cao điểm trung
bình mỗi tháng có (17-18%) mùa khô có thể xuống dưới 40%.
Mùa bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, các cơn bão đổ bộ vào đất
liền nói chung thường là các cơn bão từ số 7,8,9 và 10; bão thường kèm theo mưa to
gây ra lũ lụt trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở vật chất và mùa màng có thể đánh
TRƯỜNGgiá rằng: thời tiết khí hĐẠIậu khá khắ c HỌCnghiệt tuy đa KINHdạng về chủng loTẾại cây trHUẾồng song
gây nhiều bất lợi cho sản xuất và đời sống điều kiện lao động khó khăn, năng suất lao
động giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân. Do đó đòi hỏi phải
có những biện pháp phòng chống cũng như kế hoạch sản xuất thích hợp.
SVTH: Trần Minh Hoàng 25
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2010 đạt 10,9 triệu đồng, tăng gấp 1,69 lần
so với năm 2005 (Năm 2011: 16,1 triệu đồng) nhưng chỉ mới đạt 0,9 lần của mức bình quân
chung của tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2010 đạt 17% (Năm 2011 là 30,7%).
Năm 2011, tổng giá trị sản xuất đạt 131,3 tỷ đồng, trong đó: Ngành nông, lâm, thủy
sản đạt 73,92 tỷ đồng, chiếm 46,55%; ngành Công nghiệp-TTCN 28,3 tỷ đồng, chiếm
21,55%; thương mại dịch vụ 41,9 tỷ đồng, chiếm 31,9%. Cơ cấu kinh tế của xã đã có
sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, TTCN và
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành nông nghiệp.
* Về Nông nghiệp
- Trồng trọt: Hàng năm duy trì diện tích sản xuất lúa cả năm 524,6 ha, tập trung
chủ yếu ở 2 cánh đồng ở thôn Lương Điền (163 ha) và thôn Hà Lộc (76 ha); diện tích
lúa chất lượng cao chiếm 55% diện tích, sản xuất giống lúa được duy trì từ 5-10 ha.
Diện tích đất trồng màu mỗi vụ khoảng 147,1 ha, các loại cây công nghiệp ngắn ngày,
cây thực phẩm phát triển khá nhanh như: tiêu 12 ha, lạc 43 ha, ngô 28,0 ha,... Các loại
cây lâu năm như: tiêu, chè xanh khoảng 20 ha được xác định là cây truyền thống, chủ
lực của địa phương. Ngoài ra, cây cao su được xác định là cây làm giàu, nên từ năm
2007 đến nay đã trồng được 117 ha.
- Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của xã trong những năm qua tuy đã có những
bước phát triển tích cực, nhưng còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của giá cả thị
trường và dịch bệnh. Đến nay, đàn bò 218 con, đàn trâu 172 con, đàn lợn 6.600 con,
tổng đàn gia cầm 51.000 con. Sản lượng thịt hơi tăng bình quân hàng năm là 12,5%.
Nhìn chung ngành chăn nuôi của xã đang từng bước chuyển từ chăn nuôi tận
TRƯỜNGdụng sang chăn nuôi thâm ĐẠI canh và HỌCbán thâm canh. KINH Hình thức chăn TẾ nuôi cHUẾũng được
chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại,
chuyển dần theo hướng chăn nuôi hàng hoá.
* Về lâm nghiệp: Tổng diện tích đất có rừng của xã là 4.422,14 ha, trong đó: Đất
SVTH: Trần Minh Hoàng 26
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
rừng phòng hộ là 766,61 ha, đất rừng trồng sản xuất là 3.661,38 ha. Ngoài diện tích
rừng phòng hộ, diện tích đất rừng sản xuất đã được giao về cho hộ gia đình. Hiện nay
kinh tế rừng đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu kinh tế của xã và bảo vệ môi trường
sinh thái.
* Về thủy sản: Diện tích đưa vào thả nuôi cá là 12,5 ha, trong đó diện tích mặt
nước tự nhiên 7,5 ha và diện tích hồ đào, diện tích trồng sen kết hợp thả cá 5 ha. Hiện
xã có 8 lồng nuôi cá trắm cỏ, thể tích 240 m3, thả nuôi 2.200 con; 3 lồng nuôi cá chình,
với thể tích 85 m3, số lượng thả nuôi 750 con.
* Về CN-TTCT: Khai thác cát sạn, sản xuất bờ lô, sản xuất bún, rượu gạo, các
mặt hàng sắt, nhôm, kính, mộc, nề.... có chiều hướng phát triển nhưng sản phẩm chủ
yếu cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người dân địa phương, chưa hình thành thị
trường tiêu thụ.
Toàn xã có 2 Công ty TNHH và 93 cơ sở sản xuất CN,TTCN – XD với 187 lao
động thường xuyên. Gần 250 lao động làm việc tại các điểm công nghiệp tại TP HCM,
các tỉnh phía Nam, Công ty SCAVI – Huế và Cụm làng nghề Diên Sanh, hàng năm thu
về 5-8 tỷ đồng.
* Về Thương mại - Dịch vụ: Đã có nhiều quầy quán kinh doanh được hình thành
dọc các trục đường lớn như Quốc lộ 1A, đường liên xã, liên thôn và các ngõ xóm, đáp
ứng được một phần nhu cầu về lưu thông hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống
nhân dân. Hiện nay nhiều hộ gia đình đang có xu hướng chuyển sang dịch vụ thương
mại hoặc làm thêm trái vụ để đáp ứng yêu cầu phát triển.
Tổng số cơ sở Vận tải, TM-DV là 91 cơ sở với 133 lao động thường xuyên.
Trong đó phát triển mạnh là loại hình dịch vụ vận tải với 37 xe các loại, dịch vụ ăn
uống, phục vụ lễ hội và dịch vụ phục vụ nông nghiệp với 5 máy gặt đập liên hợp, 2
máy làm đất KUBOTA và 16 máy cày tay.
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của xã Hải Sơn
TRƯỜNGTheo số liệu tổng ĐẠIđiều tra Nông HỌC thôn - Nông KINH nghiệp - Thuỷ sTẾản năm 2011,HUẾ Dân
số có 1.089 hộ, với 4.160 khẩu, mật độ dân số 73 người/km2 được chia làm 8 thôn.
100% dân tộc kinh, tỷ lệ người dân biết đọc viết chiếm 83%, dân cư sinh sống tập
trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, vùng gò đồi dân cư phân bố tương đối thưa với các
SVTH: Trần Minh Hoàng 27
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
thôn cách biệt; trong đó có thôn Tân Lý và xóm Thác Hà (thôn Khe Mương) nằm về
phía Nam sông Thác Ma.
Cơ cấu dân số của xã năm 2011 như sau:
- Nam: 1.976 người, chiếm 47.5 %.
- Nữ : 2.184 người, chiếm 52.5%
Những năm qua, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân đặc biệt quan tâm. Công tác tuyên truyền được các ban ngành
thường xuyên đẩy mạnh, tích cực vận động nhân dân tham gia thực hiện đạt được những
kết quả rất đáng khích lệ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 0,9%, giảm 1,12% so
với năm 2005 (Năm 2011 là 0,74%).
Lao động:
* Cơ cấu lao động: Năm 2011 số lao động trong độ tuổi của xã có 1.978 người;
trong đó: Lao động Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 65,75%, lao động CN-
TTCN và XD chiếm tỷ lệ 16,95%, lao động TM-DV chiếm tỷ lệ 14,3%.
Nguồn thu nhập chính của nhân dân chủ yếu từ sản xuất nông – lâm nghiệp,
chiếm 65,7%; ngoài ra còn có một số nghề phụ như mộc, cơ khí, thợ xây, sửa chữa
điện tử...
* Về trình độ lao động: Những năm qua, thực hiện Chương trình đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, xã đã mở được các lớp đào tạo nghề như nghề Thêu ren, Cơ
khí nông cụ, Chăn nuôi – Thú y, trồng và chăm sóc cây cao su, trồng DứaTuy nhiên
do bước đầu mới triển khai nên nhân dân còn ít tham gia; mặt khắc sau khi đào tạo
nhiều lao động chưa đủ điều kiện để chuyển đổi sang hành nghề đã học nên tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo còn thấp, chiếm 21% tổng số lao động. Đây là yếu tố khó khăn
trong chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như phát triển sản xuất trong tương lai.
2.1.2.3. Tình hình sử dụng đất của xã Hải Sơn
Theo kết quả kiểm kê quỹ đất đến nay, tổng diện tích tự nhiên của xã Hải Sơn là
TRƯỜNG5.679,31 ha, được sử dụng ĐẠI cho các mụcHỌCđích sau: KINH TẾ HUẾ
- Đất nông nghiệp: 5.030,84 ha, chiếm 88,76 % diện tích tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp: 371,69 ha, chiếm 6,42 % diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 276,78 ha, chiếm 4,87 % diện tích tự nhiên.
SVTH: Trần Minh Hoàng 28
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
* Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp của xã những năm qua tăng dần nhờ các
chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Diện tích trồng cây hàng
năm và lâu năm qua các năm ổn định, không có biến động lớn. Đất nuôi trồng thuỷ
sản các năm qua có phát triển nhưng chủ yếu tận dụng khai thác từ các hồ ập và mặt
nước tự nhiên để nuôi cá.
* Đất phi nông nghiệp: Qua các năm có thay đổi do nhu cầu xây dựng các công
trình công cộng như mở rộng, nâng cấp đường liên thôn Cồn Tàu – Khe Mương,
đường liên xã Sơn – Tân – Hoà; đường dây 110Kv, trường học; xây dựng nhà ở của
dân. Diện tích xây dựng công trình chủ yếu từ đất vườn của dân cư.
* Đất chưa sử dụng: Phần lớn đất chưa sử dụng của xã là đất đồi ven sông suối,
ven mặt nước hồ đập, ven cồn đống, đất xen giữa các khu nghĩa địa nên không tập
trung. Do vậy trong thời gian tới cần khai thác để đưa vào sản xuất và xây dựng cơ sở
hạ tầng.
Nhìn chung quỹ đất của Hải Sơn trong những năm qua đã được đầu tư khai thác
sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào việc ổn định phát triển
kinh tế - xã hội năng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
2.1.2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã Hải Sơn
Địa bàn xã hình thành theo 8 khu dân cư từ xưa, bên trong có các tuyến đường
giao thông nối các xóm, làng với nhau và các ngỏ xóm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
đi lại của nhân dân trong làng. Tuy nhiên do đặc thù làng xóm được hình thành từ xa
xưa nên phần lớn các trục đường bị gấp khúc, lòng đường nhỏ hẹp không đồng đều
nên chưa đảm bảo cho xe cơ giới đến tận từng hộ gia đình.
Toàn xã có 1089 hộ với 1083 nhà ở, trong đó nhà kiên cố, bán kiên cố là 1.059
nhà và nhà tạm bợ có 7 nhà( tỷ lệ 6,46%). Nhà ở do nhân dân được xây dựng theo kiến
trúc truyền thống của nông thôn Việt Nam với kiểu nhà 3 gian; chất lượng nhà chủ yếu
TRƯỜNGlà mái bê tông, mái ngói ĐẠI hoặc tôn PhibrôHỌC Xi măng KINH có tường gạch cTẾốt thép. HUẾTheo kiến
trúc và chất liệu xây dựng, hiện nay có khoảng 70 % nhà ở của dân đạt chuẩn. Với diện
tích đất ở bình quân mỗi hộ tương đối rộng, những năm trở lại đây cùng với sự phát triển
về kinh tế cùng với phong trào xây dựng LVH – GĐVH, nhân dân đã đầu tư xây dựng
SVTH: Trần Minh Hoàng 29
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
khuôn viên, sân phơi, các công trình phụ nên cảnh quan nông thôn ngày càng đổi mới.
Trụ sở Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã:
- Tổng diện tích khuôn viên: 1.105 m2. 5
- Diện tích xây dựng: 312 m2.
- Địa điểm xây dựng: Tại thôn Lương Điền, thuộc khu vực trung tâm xã.
Công trình được xây dựng năm 1999 và hoàn thành vào năm 2000, khu nhà 2
tầng gồm 9 phòng làm việc và 1 hội trường; diện tích mỗi phòng khoảng 13 m2; chất
lượng công trình còn đang sử dụng. Tuy nhiên hiện nay theo các tiêu chí và tiêu chuẩn
quy định thì diện tích sử dụng còn thiếu 9 phòng làm việc với khoảng 150m2 .
Giáo dục:
Trong những năm qua, công tác giáo dục đào tạo của xã đã có những chuyển
biến tích cực, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống trường học tiếp tục
được củng cố và mở rộng.
Y tế:
Xã có 1 trạm y tế được tiếp nhận từ phòng khám Đa khoa khu vực, gồm có 3 phòng
chức năng và 1 phòng bệnh, với 2 giường bệnh.
-Địa điểm xây dựng: Thôn Lương Điền
- Diện tích khuôn viên: 1.330 m2
- Diện tích xây dựng: 220 m2
- Vườn thuộc nam: Diện tích 50 m2.
Công trình được xây dựng trước năm 1990 đến nay công trình đã xuống cấp, thời
gian tới cần xây dựng mới để phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân
và đạt chuẩn.
Văn hoá, thể thao, tôn giáo, tín ngưỡng:
Năm 2010, xã đã đầu tư xây dựng 01 nhà văn hoá xã, diện tích khuôn viên 2.250
m2, diện tích xây dựng 450 m2, trị giá 1,4 tỷ đồng.
TRƯỜNGHiện tại xã có 6/8 ĐẠI thôn có quy HỌC hoạch khuôn KINH viên nhưng ch TẾỉ có 1 thôn HUẾ đã xây
dựng nhà văn hóa, 5 thôn còn lại đang sử dụng hội trường của HTX, TSX để sinh hoạt,
hội họp.
Sân thể thao của xã được quy hoạch trong khuôn viên nhà văn hóa xã nhưng
SVTH: Trần Minh Hoàng 30
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
chưa xây dựng được. Thời gian đến cần tập trung đầu tư xây dựng để đảm bảo tổ chức
các hoạt động VHVN– TDTT của xã. Đối với các thôn đều có điểm để làm sân chơi,
tuy nhiên vẫn đang còn tạm bợ, dụng cụ TDTT còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Những năm trở lại đây, phát huy phong trào xây dựng LVH – GĐVH nhiều làng,
xóm đã xây dựng được cổng chào kiên cố, khang trang. Hiện toàn xã có 8/8 thôn và 5
xóm có cổng chào bằng bê tông kiên cố. Các trục đường liên thôn, liên xóm được các
thôn, ban ngành đoàn thể trong thôn đầu tư xây dựng nhiều bảng Pano tuyên truyền
bằng bê tông tạo nên cảnh quan nông thôn ngày càng đổi mới.
Về Tôn giáo, tín ngưỡng: Địa bàn xã Hải Sơn có 2 Niệm Phật đường ở thôn Hà
Lộc, Lương Điền và 01 Nhà thờ Công giáo ở thôn Hà Lộc. Công giáo có 16 hộ với 87
tín đồ; Phật giáo có 147 hộ với 412 đạo hữu (chiếm khoảng 12% dân số). Các công trình
tôn giáo được xây dựng từ lâu, qua nhiều năm được tu sữa đến nay khang trang và đảm
bảo cho tín đồ, đạo hữu đến sinh hoạt. Về tín ngưỡng, xã có 4 đình làng, 27 nhà thờ họ,
phái và nhiều Miếu thờ các bậc khai canh, khai khẩn, các vị thần linh của làng. Củng
như Tôn giáo, các công trình tín ngưỡng đều được nhân dân xây dựng từ lâu đời, tuy
nhiên những năm lại đây được nhân dân đầu tư tu sửa nên các công trình ngày càng
trang nghiêm.
2.1.3. Đánh giá tình hình cơ bản của xã Hải Sơn
2.1.3.1. Thuận lợi
- Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã có nhiều kinh nghiệm lãnh, chỉ đạo công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Sự đồng thuận hưởng ứng của nhân dân là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội một cách toàn diện.
- Tiềm năng của đất đai tương đối lớn, các loại đất đa dạng phù hợp với nhiều
loại cây trồng (chủ yếu là cây lâm nghiệp) và phát chăn nuôi đại gia súc, các mô hình
phát triển kinh tế trang trại gò đồi theo hướng VACR.
TRƯỜNG- Là xã có vị trí tươngĐẠI đối gầ nHỌC trung tâm huy KINHện 7 km và có TẾnhiều tuy HUẾến đường
giao thông quan trọng đi qua.
- Có truyền thống lịch sử lâu đời. Các thế hệ người Hải Sơn kế tiếp nhau phát huy
truyền thống cần cù, thông minh sáng tạo xây dựng quê hương đất nước và anh dũng
SVTH: Trần Minh Hoàng 31
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã làm thay đổi dần tính
chất của nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường.
- Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư cơ bản, đời sống nhân dân từng bước được cải
thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
- Hiện nay nhiều chương trình dự án đang được đầu tư, triển khai trên địa bàn xã, đây là
động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
2.1.3.2. Khó khăn
- Các ngành kinh tế chưa phát huy được hết khả năng và thế mạnh của địa
phương như công nghiệp - TTCN, thương mại du lịch - dịch vụ.
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên ngành nông
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, tiềm năng đất đai và lao
động chưa được khai thác triệt để.
- Trình độ cán bộ cơ sở chưa đồng đều về năng lực quản lý kinh tế. Trình độ dân
trí không đồng đều, lao động đào tạo tỷ lệ đạt thấp.
- Trong những năm tới việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ gây áp lực không nhỏ
đến tình hình sử dụng đất, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm trong việc bố trí sử dụng
các loại đất trên điạ bàn.
- Lũ lớn nhiều vùng bị chia cắt cục bộ, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và
đời sống.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung còn yếu kém. Đặc biệt là hệ thống thoát
nước bẩn và vệ sinh môi trường.
- Dân cư ở cách xa trung tâm, đường sá đi lại còn khó khăn, cách trở sông suối.
2.2. Tình hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã Hải Sơn
Đối với xã Hải Sơn là xã có số lượng gà chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn huyện, số
lượng gà xã Hải Sơn có xu hướng gia tăng từ 24.800 con năm 2010 đến năm 2013 số
TRƯỜNGlượng gà đã tăng lên với ĐẠI46.800 con. HỌC KINH TẾ HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng 32
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
Bảng 3: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2010-2013
Năm 2010 2011 2012 2013
Gia cầm 48000 49.300 52000 72000
- Gà 24.800 29.580 32.760 46.800
+ Gà thịt 21.824 24.848 29.485 41.376
+ Gà đẻ 2.976 4.732 3.275 5.424
Nguồn: Ủy ban xã Hải Sơn
Với mục đích nuôi ở xã Hải Sơn phần lớn các hộ nuôi theo hình thức CN và
BCN là để lấy thịt bán ra thị trường nên số lượng gà thịt luôn chiếm phần lớn tỷ lệ
trong cơ cấu đàn gà. Qua bảng số liệu ta thấy số lượng gà thịt ngày càng tăng, tuy có
tốc độ tăng chậm lại nhưng số lượng gà thịt luôn chiếm gần 90% trong tổng số đàn gà.
Do phải mất 3 tháng nuôi, hơn một tháng so với nuôi gà thịt nên chi phí phí người nuôi
gà đẻ bỏ ra rất nhiều đặc biệt là chi phí thức ăn, khả năng quay vòng vốn chậm hơn rủi
ro cao hơn so với nuôi gà thịt, với lại việc nuôi gà đẻ đòi hỏi phải có lò ấp để bảo quản
trứng nên việc nuôi gà đẻ trên địa bàn phần lớn là các hộ nuôi nhỏ lẽ để phục vụ gia
đình là chính, và một số ít trang trại quy mô lớn. Chính vì lý do đó nên số lượng gà đẻ
chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số đàn gà.
Hiện nay trên địa bàn có 3 hình thức nuôi chủ yếu : hình thức nuôi truyền thống,
nuôi theo kiểu BCN và nuôi theo kiểu CN. Đối với hình thức nuôi truyền thống, các hộ
nuôi thường nuôi với số lượng ít, chủ yếu sử dụng giống địa phương, nuôi theo kiểu
tận dụng thức ăn thừa và mục đích là để lấy trứng hoặc thịt để phục vụ cho gia đình
mình. Đối với hình thức nuôi bán CN, đây là hình thức kết hợp giữa nuôi theo kiểu
truyền thống và nuôi CN. Người nuôi mua giống gà từ cơ sở giống tại địa phương sau
đó úm gà trong vòng từ 15 - 20 ngày rồi đưa ra thả vườn, do nuôi với số lượng lớn nên
các hộ sẽ vây lưới ở khu vực chăn thả để dễ dàng cho việc kiểm soát số lượng gà.
TRƯỜNGGiống gà hiện nay sử dụngĐẠI phổ biến HỌC nuôi theo hình KINH thức này là gàTẾ ta, thời HUẾ gian nuôi
giống gà này khoảng ba tháng là xuất bán với trọng lượng bình quân 1,5kg/con. Hình
thức nuôi cuối cùng là nuôi theo kiểu CN, giống gà được nuôi chủ yếu là J.Dabaco.
Hình thức này xuất hiện trên địa bàn cách đây hơn 10 năm, gà thịt nuôi theo hình thức
này được nhốt hoàn toàn ăn thức ăn công nghiệp nên gà rất nhanh to, thời gian úm là
SVTH: Trần Minh Hoàng 33
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
15 -20 ngày tuổi, sau đó thì người nuôi san ra các lồng nuôi và nuôi khoảng 85 - 90
ngày tuổi là xuất bán với trọng lượng trung bình 1.8 kg/con.
Về tình hình dịch bệnh: Trong những năm qua công tác phòng chống dịch cũng
đã được chú trọng triển khai, cho nên đến nay tình hình dịch bệnh đang được khống
chế, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra và sự sinh trưởng, phát triển đàn gà được
ổn định trên địa bàn xã.
Để phát triển chăn nuôi gà thịt trong những năm tới chính quyền địa phương nên
chú trọng trong công tác tiêm phòng miễn phí vacxin cho đàn gà trong địa bàn, tuyên
truyền rộng rãi để người chăn nuôi hiểu biết và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học
trong chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường. Khuyến khích chăn
nuôi theo quy hoạch tập trung trong các gia trại, trang trại, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ
phân tán khó kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, thị xã còn thường xuyên hỗ trợ nguồn vốn
cho vay chăn nuôi từ các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm của Hội phụ nữ, của Hội nông
dânNhững chính sách trên đã tạo đà thúc đẩy chăn nuôi gà thịt, giúp bà con yên tâm
chăn nuôi và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
2.3. Đặc điểm của nông hộ điều tra
2.3.1. Năng lực của hộ nuôi gà thịt
Bảng 4: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà thịt
Đơn vị Công Bán Công Tổng bình
Đặc điểm của hộ
tính Nghiệp Nghiệp quân chung
Tổng số hộ điều tra Hộ 20 30 50
Tuổi Tuổi 55,10 51,87 53,48
Trình độ văn hóa Lớp 7,90 8,07 7,98
Tổng nhân khẩu BQ Người/hộ 4,00 3,93 3,96
Lao động LĐ/hộ 2,55 2,33 2,44
Số năm kinh nghiệm nuôi gà Năm 8,85 5,97 7,12
Tỷ lệ vay vốn % 30,00 33,33 31,67
TRƯỜNG ĐẠI HỌCNguồn: Số li ệKINHu điều tra hộ nuôi TẾ gà th ịt HUẾnăm 2014
Nhân khẩu và lao động là nhân tố nguồn lực quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến
kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà thịt của các nông hộ. Việc ra quyết định sản xuất,
chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ.
SVTH: Trần Minh Hoàng 34
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
Qua điều tra 50 hộ cho thấy, tuổi chủ hộ BQ là 53,48 tuổi và trình độ văn hoá BQ
7,98. Độ tuổi cũng như trình độ văn hoá BQ của các hộ điều giữa hai hình thức có sự
chênh lệch không nhiều lắm. Hình thức nuôi CN có độ tuổi 55,10 tuổi với trình độ văn
hoá là 7,90. Trong khi đó hình thức nuôi BCN có tuổi đời trung bình là 51,87 tuổi và
trình độ học vấn là 8,07. Như vậy cả hai nhóm người chăn nuôi này đều có tuổi đời
tương đối cao và trình độ học vấn thấp. Điều này đã gây ảnh huởng đến khả năng tiếp
cận thông tin kỹ thuật trong chăn nuôi. Tuy nhiên nhóm người chăn nuôi theo hướng
BCN có tuổi đời trẻ và trình độ học vấn cao hơn, bởi vì chăn nuôi theo hình thức BCN
là một hình thức chăn nuôi khá mới mẽ đòi hỏi phải học hỏi và tham khảo nhiều,
thường xuyên tiếp cận thông tin khoa học và thị trường. Sự trẻ hóa về độ tuổi của các
hộ BCN là một trong những nhân tố hình thành nên hành vi chấp nhận rủi ro và có tính
quyết đoán trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư. Trong khi đó các hộ nuôi theo hình thức
CN có tuổi đời cao hơn, họ là những người từng trải, có kinh nghiệm có tư tưởng làm
ăn chắc chắn, sợ rủi ro. Đối với người chăn nuôi gà CN thì số năm kinh nghiệm của họ
khá cao, trung bình là 8,85 năm trong khi số năm kinh nghiệm của người nuôi gà BCN
trung bình chỉ 5,97 năm.
Bình quân chung nhân khẩu của các hộ điều tra là 3,96 người/hộ và trong đó bình
quân nhân khẩu hộ CN là 4 người cao hơn 0,07 so với hình thức nuôi BCN. Nhìn
chung BQ nhân khẩu giữa các hộ điều tra không cao lắm, điều này tạo thuận lợi cho
việc nâng cao mức sống gia đình.
Số lao động gia đình trung bình là 2,55 lao động đối với hộ nuôi CN và 2,33 lao
động đối với hộ nuôi BCN. Mặc dù vậy nhưng hầu hết lao động ở xã Hải Sơn đều
tham gia vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, do vậy số lao động tham gia
vào việc chăn nuôi gà của mỗi hộ chỉ khoảng 1 người. Ngoài ra đối với hoạt động chăn
nuôi gà, thời gian chăn nuôi không nhiều, việc sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ
thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi trong gia đình
TRƯỜNGtham gia. ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Tuy lao động tham gia chăn nuôi gà của hộ ít nhưng 100% người nuôi gà CN và
BCN đều được tiếp cận kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn kỹ thuật do cán bộ khuyến
nông, thú y của huyện và của các hãng thức ăn, hãng thuốc thú y tổ chức đã thu hút sự
SVTH: Trần Minh Hoàng 35
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
tham gia đông đảo các hộ nuôi. Ngoài ra các người nuôi còn tự tìm hiểu kỹ thuật nuôi
qua bà con, bạn bè, hàng xóm, qua sách báo và các phương tiện thông tin khác
Ða số các hộ chăn nuôi gà thịt đều theo qui mô vừa và nhỏ nên nguồn vốn phải
đầu tư ban đầu không quá lớn, các hộ gia đình đều sử dụng một phần nguồn vốn sẵn
có. Hiện nay, các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm của phụ nữ đang mở rộng cho vay để
chăn nuôi. Đối với hộ CN có tỷ lệ vay vốn là 30%, đối với hộ nuôi BCN là 33,33%.
Qua điều tra cho thấy, các vụ nuôi trong năm có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa
khô, điều đó dẫn tới kết quả cũng như mức đầu tư khác nhau trong các vụ nuôi của hai
mùa. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, thời điểm này thường ít mưa và
thời tiết ấm áp. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, thời điểm này thời tiết thường
mưa nhiều và lạnh. Để so sánh được điều này tôi đã tiến hành điều tra tình hình chăn nuôi
gà của 50 hộ trong hai vụ. Vụ 1 đại diện cho mùa khô và vụ 2 đại diện cho mùa mưa.
Đối với hình thức nuôi BCN các hộ không sử dụng hoàn toàn lượng thức ăn công
nghiệp mà thường kết hợp cho ăn giữa một lượng thức ăn công nghiệp và lượng thức
ăn tự có của gia đình như lúa, bột bắp ,hơn nữa do quá trình vận động, đi lại của gà để
làm chắc thịt sẽ làm tiếu tốn nhiều năng lượng do đó nuôi gà theo hình thức này gà
thường chậm to.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà thịt của hộ điều tra
Bán Công Nghiệp Công Nghiệp
Vụ
Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ Lớn Trung Nhỏ Lớn Trung
nuôi
nhất nhất Bình nhất nhất bình
- Số vụ nuôi trong năm Vụ/năm 2 4 3 4 10 7
Vụ 1 85 90 86,50 55 60 56,50
- Thời gian nuôi BQ Ngày/vụ
Vụ 2 85 90 89,17 55 60 59,25
- Số lượng nuôi Vụ 1 200 1.000 352,67 250 1.000 560
Con/vụ
trung bình mỗi vụ Vụ 2 200 1.000 364,33 250 1.000 569
Vụ 1 3 7 4,97 3 7 5
TRƯỜNG- Tỷ lệ hao hụt khi nuôi ĐẠI %/vHỌCụ KINH TẾ HUẾ
Vụ 2 3 7 5,13 3 7 4,90
Vụ 1 1,2 1,5 1,32 1,2 1,6 1,46
- Trọng lượng BQ Kg/con
Vụ 2 1,2 1,5 1,34 1,2 1,6 1,47
Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà thịt, năm 2014
SVTH: Trần Minh Hoàng 36
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
Điều đó cũng chính là lý do làm cho thời gian nuôi gà BCN thường dài, trung bình
là 86,5 ngày vào vụ 1 và 89,17 ngày vào vụ 2. Thời gian nuôi kéo dài gần 3 tháng cộng
với một tháng nghỉ để vệ sinh chuồng trại nên số vụ nuôi trong năm BQ là 3 vụ, cao nhất
4 vụ và thấp nhất 2 vụ.
Thời gian nuôi gà CN BQ mỗi vụ là 56,5 ngày vào vụ 1 và 59,25 ngày vào vụ 2.
Sự chênh lệch thời gian nuôi giữa hai vụ không lớn lắm, vào vụ 2 đây là vụ nuôi để bán
Tết với giá bán 1kg gà cao hơn so với các vụ khác nên các hộ thường nuôi với thời gian
dài hơn để tăng trọng lượng cũng nhu làm tăng thêm doanh thu cho hộ. Do thời gian
nuôi ngắn nên mỗi năm hộ nuôi cao nhất là 10 vụ và thấp nhất là 4 vụ, trung bình 7 vụ.
Trong vụ 1, hộ nuôi gà CN nuôi BQ 560 con, hộ nuôi nhiều nhất là 1.000 con và
ít nhất là 250 con. Còn với vụ 2 các hộ nuôi với số lượng nhiều hơn, trung bình là 569
con, hộ nuôi nhiều nhất là 1.000 con và ít nhất là 250 con. Có sự khác nhau này là do
vào vụ 1 thời tiết nóng không thể nuôi với mật độ cao vì sẽ gây ngột cho gà, gà dễ mắc
bệnh, dễ ngất xỉu hàng loạt. Vào vụ 2 thời tiết lạnh có thể nuôi ở mật độ cao để giữ ấm
cho gà, đồng thời đây cũng là thời điểm gần dịp lễ, tết nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn do
vậy người nuôi sẽ bán được giá hơn, cũng như bán được với số lượng lớn hơn.
Cũng như những lý do trên hộ nuôi BCN cũng nuôi với số lượng lớn hơn vào
mùa mưa, trung bình là 352,67 con vào vụ 1 và 364,33 con vào vụ 2. Với hộ nuôi gà
BCN, do hình thức nuôi này khá mới nên người nuôi thường nuôi với số lượng ít hơn
so với hộ nuôi CN.
Đối với hộ nuôi BCN tỷ lệ hao hụt giữa hai vụ không có sự khác biệt quá lớn, vụ 1
là 4,97 % và vụ 2 là 5,13 %, tỷ lệ hao hụt chủ yếu là do bị các loại vật khác ăn, chỉ một
số ít là do bị bệnh và chết trong thời gian úm. Tuy các hộ nuôi theo hình thức BCN gà
thường ít mắc bệnh do giống gà kiến có sức đề kháng tốt. Tỷ lệ hao hụt các hộ nuôi CN
tỷ lệ hao hụt với vụ 1 là 5% , vụ 2 là 4,9 %. Tuy nhiên, lại có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ
hao hụt giữa hai vụ, thứ nhất là do sức đề kháng của gà J.Dabaco kém hơn và thường bị
TRƯỜNGchết do thời tiết lạnh, nhĐẠIất là giai HỌC đoạn úm nếu KINH không chú theo TẾ dõi nhi ệHUẾt độ trong
chuồng để nhiệt độ xuống thấp thì gà con sẽ bị chết lạnh. Nguyên nhân thứ hai là do vào
vụ 2 thời tiết mưa lạnh ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và gây
bệnh cho gà nên nếu các hộ không vệ sinh chuồng trại kĩ cũng như chú trọng trong công
SVTH: Trần Minh Hoàng 37
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
tác tiêm phòng thì tỷ lệ gà mắc bệnh chết rất nhiều.
Trọng lượng trung bình của gà CN khi xuất chuồng là 1,46 kg/con vào vụ 1 và
1,47 kg/con vào vụ 2. Trong đó, thấp nhất là 1,2 kg/con và cao nhất là 1,6 kg/con. Gà
BCN tuy nuôi với thời gian dài hơn nhưng vào vụ 1 trọng lượng trung bình là 1,32
kg/con còn vụ 2 chỉ là 1,34 kg/con.
2.3.2. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp, không có đất đai, hoạt động sản xuất nông nghiệp khó có thể tiến hành được.
Với một diện tích đất cố định mỗi hộ gia đình nên bố trí sử dụng như thế nào cho hợp
lý theo từng mục đích sản xuất của mình.
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra
Công Nghiệp Bán Công Nghiệp
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
(m2) (%) (m2) (%)
Tổng diện tích đất sử dụng BQ/hộ 3.726 100,00 5.274,67 100,00
- Diện tích chăn nuôi gà BQ/hộ 149,65 4,02 307,50 5,83
- Diện tích khác BQ/hộ 3.576,40 95,98 4.967,17 94,17
Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà thịt năm 2014
Qua bảng số liệu điều tra ta thấy, đối với hộ nuôi CN tổng diện tích đất sử dụng
BQ/hộ là 3.726 m2, tổng diện tích đất sử dụng BQ/hộ của các hộ nuôi BCN 5.274,67
m2. Trong tổng diện tích của các hộ nuôi CN đ... thường và 62% hộ cho rằng dễ tiếp cận và rất dễ tiếp cận. Hàng tháng, thú y huyện và
SVTH: Trần Minh Hoàng 56
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
các trạm thú y tổ chức các cuộc tập huấn cho bà con nông dân về chăn nuôi, các cơ sở
bán thuốc thú y cũng thường tổ chức hội thảo hướng dẫn người nuôi cách sử dụng
thuốc cũng như một số kỹ thuật khác. Do vậy, người nuôi yên tâm hơn khi chăn nuôi
gà thịt. Trải qua những vụ nuôi gần như là trắng tay do dịch bệnh gây ra do đó hiện
nay công tác đầu tư được hộ nuôi rất chú trọng, để đảm bảo an toàn cho con giống phát
triển tốt cũng như phòng dịch bệnh hầu hết các hộ đều sử dụng thuôc thú y nhập ngoại
chất lượng tốt.
Về vốn, có 40% hộ cho rằng bình thường và 60% hộ cho rằng dễ tiếp cận và rất
dễ tiếp cận, không có hộ nào cho rằng khó tiếp cận nguồn vốn. Việc tiếp cận vốn của
hộ có thể vay qua bạn bè, hàng xóm, người thân, Hội phụ nữ, Ngân Hàng chính sách
và các tổ chức tín dụng khác.
Đối với các vật dụng rẽ tiền như bóng đèn điện, máng ăn, máng uống, chỗi
quétthì được bầy bán ở các cửa hàng thức ăn chăn nuôi, ở các chợ và một số cửa
hàng nhỏ, vì vậy để mua các vật dụng trên cũng khá dễ dàng đối với người nuôi.
2.7.2. Thị trường đầu ra
Sản phẩm gà thịt heo hai hình thức nuôi CN và BCN trên địa bàn được phân phối
đến người tiêu dùng theo bốn hướng chính:
Hướng thứ nhất: Hộ nuôi gà thịt - người thu gom - người bán buôn - người bán
lẽ và cơ sở giết mổ.
Trong hệ thống phân phối sản phẩm gà thịt của xã Hải Sơn, người thu gom
đóng vai trò khá quan trọng. Nhiệm vụ của họ là thu mua gà thịt trực tiếp tại địa
điểm chăn nuôi của hộ nuôi gà thịt. Sau đó vận chuyển đến chợ đầu mối để bán lại
cho những người bán buôn và có thể hộ thu gom này sẽ phân phối cho các nhà hàng,
khách sạn. Đây là kênh phân phối chiếm tới 62,20 % trong tổng số lượng gà thịt tiêu
thụ trên địa bàn xã Hải Sơn. Khi gà tới giai đoạn bắt đầu có thể xuất chuồng được thì
người thu gom đến tận nhà của người nuôi để mua, không có bất kỳ một hợp đồng
TRƯỜNGbuôn bán nào giữa ngư ờĐẠIi mua và ngư HỌCời bán, thậm KINH chí cả hợp đồng TẾ miệng, thưHUẾờng thì
nhiều hộ bị ép giá vì xuất bán với số lượng lớn. Hình thứ thanh toán giữa hộ nuôi và
thu gom trong kênh này là trả ngay và trả chậm sau một ngày tuỳ thuộc vào mối quan
hệ và số lượng mua bán.
SVTH: Trần Minh Hoàng 57
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
Hướng thứ hai: Hộ nuôi gà thịt- người bán buôn - người bán lẽ và cơ sở giết mổ
Gà thit được vận chuyển từ hộ đến tay người tiêu dùng qua 2 trung gian là người
bán buôn và người bán lẽ, cơ sở giết mổ. Mục đích của nhưng người bán buôn trong
kênh này là muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với với những người bán buôn trong
kênh phân phối trên, thường những người bán buôn này là những người tại địa phương
nên họ sẽ đến trực tiếp hộ nuôi để mua sau đó bán lại cho những người bán lẽ và cơ sở
giết mổ. Kênh phân phối này chiếm 26,60 % trong toàn bộ kênh phân phối.
Hướng thứ ba: Hộ nuôi gà thịt – người bán lẽ
Người bán lẻ ở đây của yếu là một số người buôn tại chợ, người bán lẻ thường
đến hộ nuôi gà thịt sau đó mua với số lượng từ 20 - 50 con, sau đó trực tiếp mang ra
chợ bán, những người mua này thường không cố định mối mua gà, họ liên hệ và mua
ở nhiều hộ nuôi khác nhau. Ở kênh phân phối này người bán lẽ trực tiếp tới mua gà thịt
tại hộ nuôi không qua trung gian nào hết nên người bán lẽ ở đây sẽ kiếm được lợi
nhiều hơn. Kênh phân phối này chiếm 6,00 % trong toàn bộ kênh phân phối.
Hướng thứ tư : Hộ nuôi gà thịt - người tiêu dùng
Đối với kênh phân phối này người tiêu dùng trực tiếp đến hộ nuôi để mua với giá
rẽ hơn khi mua ngoài chợ và có thể lựa được con gà vừa ý, kênh phân phối này chiếm
2,20%. Đa số người tiêu dùng là bà con hàng xóm hoặc những người quen của hộ chăn
nuôi, khi có tiệc tùng trong gia đình hoặc tết, lễ họ thường tới tận hộ để mua gà.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng 58
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
2,2%
Cơ sơ giết mổ Người tiêu dùng
6,0 %
Người bán buôn Người bán lẻ
26,6%
Người thu gom
62,20%
Hộ nuôi gà thịt
Sơ đồ: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà thịt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng 59
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
Chương 3.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Định hướng phát triển
Chăn nuôi gà thịt ở xã Hải Sơn đang trên đà phát triển khá tốt, do đó cần làm tốt
công tác quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, đẩy
mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng
con giống, khuyến khích mở rộng hình thức nuôi BCN, duy trì hình thức nuôi CN, du
nhập quản lý chặt chẽ con giống trên địa bàn, chú trọng đến bảo vệ môi trường trong
chăn nuôi, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Để chăn nuôi gà thịt ở xã Hải Sơn đạt được hiệu quả kinh tế cao, cần đánh giá
đúng thực trạng chăn nuôi gà thịt trên địa bàn, những khó khăn, lợi thế trong chăn nuôi
gà thịt theo hai hình thức CN và BCN ở địa phương đồng thời chỉ ra được những tồn
tại, vướng mắc nhằm làm rõ nguyên nhân. Từ đó, đưa ra mục tiêu, giải pháp cụ thể để
có chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp. Cùng với đó, cần nhận thấy rõ sự cần thiết trong
phát triển chăn nuôi gà thịt quy mô lớn, phù hợp với quy hoạch của địa phương và sự
thay đổi thị trường. Có vậy mới tạo ra được hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguồn thực
phẩm có chất lượng, đảm bảo số lượng cung cấp cho thị trường tiêu dùng trên địa bàn
và hướng tới đưa sản phẩm ra các vùng lân cận.
3.2. Mục tiêu phát triển
3.2.1. Mục tiêu chung
Trong nhưng năm tới xã Hải Sơn cần tiếp tục phát triển đàn gà cả về số lượng,
chất lượng, đa dạng hóa các loại hình nuôi, các giống gà. Tạo tiền đề nâng cao hiệu
quả kinh tế chăn nuôi gà thịt thương phẩm cho các hộ nuôi trên địa bàn, góp phần đưa
chăn nuôi gà trở thành một trong những lĩnh vực chăn nuôi cơ bản của địa phương,
TRƯỜNGtăng phần đóng góp c ủĐẠIa chăn nuôi HỌC gà vào tổng KINH giá trị sản phẩ mTẾ của đ ịHUẾa phương.
Khẳng định tầm quan trọng của chăn nuôi gà đối vợi sự phát triển kinh tế - xã hội
chung của xã Hải Sơn.
SVTH: Trần Minh Hoàng 60
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
Chuyển đổi mạnh mẽ chăn nuôi gà nhỏ lẻ, phân tán, năng suất thấp hiện nay sang h-
ướng tập trung, công nghiệp, năng suất, hiệu quả cao. Chuyển dịch chăn nuôi hàng hóa
lên các vùng gò đồi. Giảm chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ ở các vùng đồng bằng đông dân cư.
Chủ động kiểm soát và khống chế được dịch bệnh nguy hiểm trến gia cầm giảm
đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo vệ sinh môi trường và an
toàn thực phẩm đối với sản phẩm gà.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đưa nghề nuôi gà thịt trở thành nghề chủ đạo trong kinh tế của một số hộ gia
đình, giúp các nông dân tăng thêm thu nhập. Đưa thịt gà ra thị trường trong vùng và
các vùng lân cận.
Duy trì số hộ nuôi CN, khuyến khích các hộ nuôi BCN mở rộng quy mô, giúp
các hộ trong nguồn lực sản xuất và tăng nhận thức để họ ổn định nghề, giảm thiểu số
hộ chuyển sang đầu tư các nghề khác.
Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế tự nhiên của địa bàn. Mở rộng diện tích để quy
hoạch sử dụng đồng bộ, huy động các nguồn lực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
thị xã theo hướng phát triển nhanh.
Mở rộng diện tích chuồng trại tập trung theo quy mô trang trại.
Quy hoạch sử dụng các quỹ đất bỏ hoang, vùng đất trống có điều kiện thuận lợi
phát triển chăn nuôi gà nhằm xây dựng trang trại chăn nuôi gà quy mô lớn.
Xây dựng nhà máy giết mổ công suất lớn và một số cơ sở chế biến, giết mổ bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thị xã.
3.3. Những giái pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà thịt ở xã Hải Sơn
3.3.1. Các giải pháp về kỹ thuật
- Chuyển đổi phương thức chăn nuôi
Chuyển đổi mạnh mẽ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung, trang
trại. Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ phải nuôi trong hàng rào ngăn cách, không chăn thả tự
TRƯỜNGdo,dễ kiểm soát dịch bệnh ĐẠIđảm bảo HỌCan toàn sinh học.KINH Giảm chăn nuôiTẾ nông HUẾ hộ nhỏ lẻ
tại các vùng đồng bằng đông dân cư.
- Phát triển hình thức nuôi BCN và duy trì hình thức nuôi CNQua phân tích về hiệu
quả kinh tế của hai hình thức nuôi, ta thấy hình thức nuôi BCN đang chiếm ưu thế và đạt
SVTH: Trần Minh Hoàng 61
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
hiệu quả kinh tế cao hơn hẵn so với hình thức nuôi CN. Do vậy trong thời gian tới địa
phương cần có biện pháp để khuyến khích phát triển hình thức nuôi BCN, người nuôi gà
thịt BCN phải tích cực học hỏi kỹ thuật mới để tăng số lượng nuôi. Bên cạnh đó, phải cố
gắng duy trì số hộ nuôi CN, các hộ nuôi CN cần chú ý nắm bắt thông tin thị trường về nhu
cầu và giá cả để điều chỉnh chi phí, số lượng nuôi, thời gian nuôi cho phù hợp.
- Lựa chọn vụ nuôi và quy mô nuôi phù hợp
Bên cạnh việc thay đổi phương thức nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế của việc
nuôi gà thịt, người nuôi trên địa bàn cần có sự lựa chọn quy mô nuôi phù hợp với năng
lực của hộ cũng như phù hợp với nhu cầu thị trường. Với các hộ nuôi gà CN nên lựa
chọn quy mô nuôi từ 500 đến 1.000 con trong một vụ, với các hộ nuôi BCN nên mở
rộng quy mô nuôi với số lượng trên 1.000 con trong một vụ. Số lượng này nên tăng
vào các vụ trong mùa mưa vì đây là thời điểm thị trường tiêu thụ mạnh và được phép
nuôi mật độ cao. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, khi diện tích đất của địa bàn đang
ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa cộng với sự khó khăn về
mặt tiêu thụ sản phẩm, người chăn nuôi rất khó khăn trong việc mở rộng quy mô nuôi,
đặc biệt với hình thức nuôi BCN, đòi hỏi diện tích đất rộng để thả vườn, trong 50 hộ
phỏng vấn chỉ có 19 hộ, chiếm 38% là mong muốn mở rộng quy mô, 62% các hộ còn
lại đều e ngại khi mở rộng quy mô vì lý do điều kiện kinh tế gia đình và thị trường.
Trong thời gian tới, để các hộ mạnh dạn mở rộng quy mô nuôi gà BCN, chính quyền
địa phương cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện về các mặt, nhất là cho thuê đất và
vay vốn để phát triển nuôi gà thịt BCN.
- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi
Thực hiện chăn nuôi khép kín, ứng dụng các lọai chuồng nuôi tiên tiến như
chuồng kín, chuồng lồng, máng ăn, máng uống tự động. Tăng cường sử dụng thức ăn
công nghiệp vào chăn nuôi nông hộ để tăng năng xuất, hiệu quả chăn nuôi.
- Đẩy mạnh công tác thú y
TRƯỜNGTiếp tục củng cố vàĐẠI tăng cườ ngHỌC năng lực thú KINH y của cán bộ vìTẾđây là HUẾlực lượng
trực tiếp đối mặt và xử lí dịch bệnh gia cầm xảy ra ở địa phương. Phải trang bị các
thiết bị cần thiết cho công tác thú y ở thị xã. Phải thường xuyên có chế độ khen thưởng
các cán bộ thú y đã làm tốt công việc. Nâng cao năng lực kiểm tra giám sát và kiểm
dịch thú y cho các nông hộ.
SVTH: Trần Minh Hoàng 62
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
- Giải pháp về giống
Giống là một trong bốn yếu tố quan trọng đối với hoạt động chăn nuôi gà, nó
đóng một vị trí không nhỏ đối với việc nâng cao năng suất. Chất lượng giống sử dụng
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu được nếu chất lượng giống thấp,chủng loại
giống chưa đa dạng khiến người dân không có sự chọn lựa trong việc tuyển chọn
giống nuôi. Cho nên nguồn giống từ ngoại tỉnh nhập về cần được kiểm soát chặt chẽ
bằng những biện pháp nghiệp vụ.
Khuyến khích các hộ nuôi giống gà Kiến lai vì giống gà này mang lại hiệu quả
cao hơn so với giống gà khác.
Hình thành và phát triển trại giống tại địa phương để cung cấp giống cho người
nuôi đia phương giảm mua giống từ nơi khác với giá cao và chất lượng thấp.
3.3.2. Giải pháp về chính sách
- Chính sách đất đai và quy hoạch
Đối với xã Hải Sơn, diện tích gò đồi lớn là một thuận lợi để phát triển các trang
trại nuôi gà. Những vùng gò đồi cách xa khu vực dân cư đông đúc và có mật độ dân
sinh sống thấp là nơi có thể phát triển chăn nuôi gà thịt quy mô lớn. Do vậy, chính
quyền địa phương cần hoàn thiện chính sách đất đai, quy hoạch lại vùng nuôi, đầu tư
xây dựng hệ thống đường sá để thuận lợi cho việc đi lại ở vùng gò đồi. Thêm vào đó,
cần có một chính sách thuê đất hợp lý và ưu tiên cho người địa phương để hộ chăn
nuôi có thể thuê đất mở rộng quy mô chăn nuôi, thiết kế trang trại để phát triển tổng
hợp chăn nuôi và trồng trọt nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Chính sách đầu tư và ưu đãi đầu tư
Trong thời gian gần đây, có một số chương trình phát triển chăn nuôi từ một số
dự án và một số mô hình gia công trại đang phát triển tại Hương Thủy. Do vậy, để
phát triển chăn nuôi gà thịt Hương Thủy cần có chính sách thu hút đầu tư như ưu đãi
trong việc thuê đất, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các chương trình bên ngoài
TRƯỜNGcó thể tiếp cận dễ dàng. ĐẠI Mặc dù v ậHỌCy nhưng địa phươngKINH phải thư ờTẾng xuyên HUẾ kiểm tra
giám sát các hoạt động đầu tư này, để đảm bảo tính pháp lý, cũng như sự chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định của địa phương.
SVTH: Trần Minh Hoàng 63
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
- Chính sách tín dụng
Như chúng ta đã biết nguồn lực đầu tiên để phát triển quy mô chăn nuôi là nguồn
vốn. Chính sách cho vay vốn là điều rất cần thiết và được các hộ chăn nuôi gà thịt
thương phẩm quan tâm.Chính sách này nhằm khuyến khích, hỗ trợ và một phần đảm
bảo cho người nuôi duy trì và phát triển hoạt động chăn nuôi có hiệu quả hơn. Do đó đòi
hỏi địa phương cần tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.
- Chính sách hỗ trợ chăn nuôi
Ngoài những chính sách về đất đai, đầu tư hay tín dụng thì chính quyền địa
phương cần tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ chăn nuôi gà thịt thường
phẩm. Trong năm 2011 đã có một số chính sách hỗ trợ con giống và kỹ thuật cho
người chăn nuôi, trong thời gian tới, chính quyền cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện về
chính sách hỗ trợ cho chăn nuôi, đặc biệt là về kỹ thuật và tiêm phòng các vacxin miễn
phí như cúm gia cầm, tụ huyết trùng.
- Giải pháp về buôn bán giết mổ, thị trường tiêu thụ
Kiên quyết thực hiện việc nghiêm cấm buôn bán, giết mổ gia cầm sống tại khu
đông dân cư.
Tăng cường kiểm tra, kiểm dịch các chợ buôn bán, các cơ sở giết mổ, chế biến
gia cầm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiểm tra chặt chẽ việc nhập lậu gia cầm qua biên giới, kiên quyết tiêu hủy, xử lý
nặng các trường hợp nhập khẩu gia cầm trái phép qua biên giới.
Địa phương phải thường xuyên cung cấp thông tin như giá cả đầu vào đầu ra qua
truyền thông để các hộ chăn nuôi có thể nắm bắt rõ, cơ quan chức năng địa phương
cần có chính sách thích hợp để sản phẩm gà của người chăn nuôi trên địa bàn không bị
ép giá, tránh gây thiệt hại cho hộ nuôi, đồng thời hộ dân cần có sự liên kết với nhau để
tránh không bị lái buôn ép giá.
Cán bộ địa phương cũng như các nhà chức trách có liên quan nên khuyến
TRƯỜNGkhích các hộ chăn nuôi ĐẠI thành lập HỌCnhóm chuyên KINH tìm đầu ra cho TẾ hộ chăn HUẾ nuôi, cơ
quan chức năng tổ chức xây dựng mối liên kết cơ sở chăn nuôi gà thịt và các điểm
buôn bán, cơ sở giết mổ, các siêu thị, nhà hàng trong và ngoài xã, để sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.
SVTH: Trần Minh Hoàng 64
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà thịt theo hai hình thức nuôi CN và
BCN của các hộ điều tra tại xã Hải Sơn, tôi rút ra một số kết luận sau:
Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung chăn nuôi gà thịt ở xã Hải
Sơn vẫn đang trên đà phát triển và mang lại hiệu quả về kinh tế cho người chăn nuôi.
Chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện về mặt chính sách để giúp đỡ người dân
mở rộng chăn nuôi. Công tác thú y trên địa bàn rất được quan tâm đến, các hộ chăn
nuôi đã tiêm và cho uống thuốc phòng trị bệnh theo đúng quy trình, vì vậy trong mấy
năm trở lại đây dịch bệnh đã không xảy ra nhiều. Ngoài ra, địa phương còn nới lỏng
chính sách về tín dụng để giúp các hộ dân mở rộng quy mô chăn nuôi gà thịt. Bên cạnh
đó, người chăn nuôi còn được sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của các hãng thức ăn và
thuốc thú y thông qua các buổi tập huấn. Thị trường đầu vào cho chăn nuôi gà cũng
đang sôi động, ngày càng có nhiều đại lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y được mọc
lên, điều này đã khiến cho bà con càng yên tâm hơn trong quá trình chăn nuôi.
Về phía các hộ chăn nuôi, đại bộ phận các hộ nuôi đều có sự đầu tư trong chăn nuôi,
người nuôi đã tích cực học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, tiếp cận kỹ thuật để mô hình chăn
nuôi gà thịt của gia đình này càng có hiệu quả hơn. Nhìn chung, các hộ chăn nuôi gà thịt
bằng hai hình thức đó là CN và BCN có sự đa dạng về quy mô, về mức đầu tư, về giống,
về cách cho ăn, cách chăm sóc và có sự khác nhau trong năng lực hộ.
Tuy nhiên, mức đầu tư hiện tại của các hộ chưa hợp lý, nhiều hộ sử dụng chi phí
trực tiếp lớn trong khi lợi nhuận lại thấp hơn các hộ đầu tư vừa phải. So sánh giữa hai hình
thức nuôi thì hình thức nuôi BCN đang vượt trội hơn, mang lại mức lợi nhuận và hiệu quả
kinh tế cao hơn hẵn hình thức nuôi CN. Ngoài ra, chăn nuôi gà thịt của địa phương cũng
TRƯỜNGđang chịu ảnh hưởng c ủaĐẠI yếu mùa vụHỌC, hay nói đúng KINH hơn là ảnh hư ởngTẾ của khí HUẾ hậu, thời
tiết. Với thời tiết khắc nghiệt của địa bàn đã gây những khó khăn nhất định cho việc chăn
nuôi gà thịt, nhất là vào mùa mưa.
Việc tiêu thụ sản sản phẩm là vấn đề lo lắng của các hộ chăn nuôi, đối tượng mua
chủ yếu là các lái buôn nhưng cũng chính vì vậy mà giá cả không còn phụ thuộc vào
SVTH: Trần Minh Hoàng 65
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
giá cả thị trường mà dường như phụ thuộc vào các lái buôn. Do địa hình phức tạp, kết
hợp với dịch bệnh đang bùng phát nên tình trạng ép giá thường xảy ra. Đối với hộ nuôi
quy mô nhỏ và theo hình thức BCN thì có thể đem ra chợ bán do vậy giá cả phù hợp
hơn nhưng với các hộ có quy mô lớn, đặc biệt là nuôi theo hình thưc CN vì số lượng
gà thịt nhiều nên tình trạng bị ép giá vẫn luôn xảy ra.
2. Kiến nghị
Đối với nhà nước
- Có các chính sách phù hợp tạo điều kiện cho nguời dân yên tâm mạnh dạn đầu
tư, mở rộng sản xuất thông qua việc ưu đãi về tín dụng (Ví dụ như: Cho vay vốn với
lãi suất ưu đãi đặc biệt đối với hộ nghèo), tạo điều kiện cho thị trường ở nông thôn
ngày càng phát triển.
- Để hạn chế dịch bệnh xảy ra nhà nước không những đưa ra các chỉ thị như là:
Tăng cường kiểm tra, giám sát đến các cơ sở chăn nuôi, các chợ buôn bán, chế biến
gia cầm để đảm bảo vệ sinh an toàn mà còn thường xuyên kiểm tra xem các chỉ trên có
được các cán bộ cấp huyện xã có nghiêm chỉnh thực hiện hay không.
- Tăng cường củng cố và tăng năng lực thú y cấp huyện cấp xã vì đây là cấp trực
tiếp đối mặt với mọi dịch bệnh xảy ra ở địa phương.
- Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ gà nhập lậu từ nước khác sang để người
dân không còn lo lắng trong vấn đề đầu ra, an tâm sản xuất.
Đối với chính quyền địa phương
- Cần có chính sách thu hút các nhà đầu tư xây dựng và phát triển trang trại quy
mô lớn, khuyến khích hình thành và phát triển trại sản xuất giống gà thịt trên địa
bàn thị xã.
- Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông và điện, nước tại các khu quy hoạch chăn
nuôi tập trung.
- Tổ chức đánh giá, kiểm tra tình hình chăn nuôi trang trại hộ nuôi gà thịt, quan
TRƯỜNGtâm, động viên để tăng đĐẠIộng lực nuôi HỌC gà cho các hộ. KINH TẾ HUẾ
- Giúp người nuôi gà thịt tìm kiếm nhiều nguồn đầu ra để nông dân không bị ép
giá khi bán.
SVTH: Trần Minh Hoàng 66
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
- Cần tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật thường xuyên cho các hộ gia đình, thực
hiện chính sách ưu đãi, thu hút các cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chăn
nuôi gà về công tác tại các xã, phường để họ có thể phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật cho
người chăn nuôi.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi theo hướng gà gia trại,
trang trại tập trung để tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, chăm sóc, quản lý
dich bệnh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các hộ các vấn
đề về dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại và cần chú trọng vào công tác thú y để hạn chế
dịch bệnh xảy ra.
Đối với nông hộ chăn nuôi
- Với cả hai hình thức nuôi, các hộ cần sử dụng các nguồn lực hiện có một cách
hiệu quả hơn, cần tính toán hợp lí các chi phí đầu vào, tận dụng triệt để các phụ phẩm
nông nghiệp và lao động nhàn rỗi để tiết giảm chi phí.
- Mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại với hình thức nuôi
BCN (bán chăn thả), tăng số lượng nuôi để có thể đạt được hiệu quả cao và hạn chế
được dịch bệnh xảy ra.
- Người nuôi nên thay đổi tập quán chăn nuôi theo huớng hiện đại, không ngừng
học hỏi, trao dồi kinh nghiệm, tích cực tham gia các chương trình khuyến nông cũng
như các chương trình do các cơ quan, công ty tổ chức giảng dạy nhằm giúp đỡ nhau
trong vấn thông tin thị trường, học hỏi kinh nghiệm sản xuất để mô hình nuôi đạt hiệu
quả tốt hơn.
- Tăng cuờng nắm bắt thông tin thị trường, tình hình dịch bệnh để có thể phản
ứng kịp thời truớc những diễn biến tiêu cực. Ngoài ra, cần lựa chọn con giống đúng
chuẩn, được kiểm dịch để đảm bảo chất lượng tăng trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng 67
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. GS.TS. Nguyễn Thế Nhã - PGS.TS. Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế
nông nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
[2]. GS.TS. Vũ Thiếu - PTS. Nguyễn Quang Đông - PTS. Nguyễn Khắc Minh, Kinh tế
lượng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[3]. PGS.TS Mai Văn Xuân - TS Bùi Đức Tính, Giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại,
Đại học Kinh Tế - Đại học Huế.
[4]. Đề án nông thôn mới xã Hải Sơn.
[5]. Phát triển ngành chăn nuôi: Đừng đặt số lượng lên hàng đầu- Văn Nguyễn.
[6]. PTS Nguyễn Duy Hoan – Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB nông nghiệp Hà Nội
1999.
[7]. – Bài thuốc chữa bệnh từ thịt gà – BS Trần Thuấn
[8]. - Sử dụng phân gà cho cây trồng
trong tình hình dịch cúm gia cầm - TS. Dương Hoa Xô
[9]. PTS.BS Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu – Bí quyết thành công trong chăn
nuôi gà.
[10]. - Tình hình chăn nuôi Thế Giới và khu vực – Đỗ Kim
Tuyến.
[11]. - Tình hình phát triển chăn nuôi thế giới trong những
năm gần đây Bùi Hữu Đoàn).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng 68
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
PHỤ LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
SVTH: Trần Minh Hoàng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
PHIẾU ĐIỀU TRA
1.THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên chủ hộ:
Địa chỉ:.
Tuổi:..Giới tính Nam Nữ
Trình độ văn hóa..
Thành phần chủ hộ chăn nuôi
Cán bộ,công chức Nông dân Thành phần khác
Ngành nghề SXKD:......
Số năm kinh nghiệm chăn nuôi gà:..
1.Tình hình nhân khẩu lao động
- Số nhân khẩu đang sống trong gia đình:... người
- Số lao động trong gia đình. người
2. Vốn sản xuất kinh doanh
Giá trị Lãi suất
Tiêu chí
( triệu đồng) (%/tháng)
1.Tổng vốn cho SXKD
2. Vốn đầu tư cho chăn nuôi gà thịt
2.1 Vốn tự có
2.2 Vốn vay
Trong đó : - Vay tổ chức tín dụng
- Vay người thân
- Vay khác
3. Tổng diện tích đất của chủ cơ sở
Loại đất ĐVT Diện tích
1. Tổng diện tích đất M2
2.Đất xây dựng chuồng trại và chăn nuôi gà M2
TRƯỜNGII.THÔNG TIN HOẠT Đ ỘĐẠING CHĂN NUÔIHỌC GÀ THỊT KINH TẾ HUẾ
1. Chuồng trại
+ Số lồng nuôi; Số năm sử dụng .
Tổng vốn đầu tư .triệu đồng
SVTH: Trần Minh Hoàng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
+ Số lồng úm: Số năm sử dụng
Tổng số vốn đầu tư.triệu đồng
2. Phương thức chăn nuôi
Chăn nuôi theo phương thức truyền thống
Chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp
Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp
3. Hợp tác chăn nuôi gà
Có hợp tác Không hợp tác
Nếu có thì cơ sở áp dụng hình thức hợp tác
HTX Tổ hợp tác Hình thức hợp tác khác
4. Kỹ thuật chăn nuôi
Có tiếp cận kỹ thuật Không có tiếp cận kỹ thuật
Nếu có thì cơ sở tiếp nhận kỹ thuật thông qua
+ Tự tìm hiểu học tập qua báo, phương tiện thông tin
+ Hợp tác xã (nhóm,) tập huấn
+ Cán bộ khuyến nông huyện/ tỉnh
+ Bà con, bạn bè, hàng xóm.
+ Khác
5. Thời gian nuôi
+ Vụ 1 :
+ Vụ 2 :
6. Tình hình chi phí cho chăn nuôi gà thịt
6.1. Chi phí dụng cụ chăn nuôi gà thịt
Đơn giá Số năm
Loại phương tiện, DCCN ĐVT Số lượng
( 1000đ/cái) sử dụng
1. Máng ăn, máng uống cái
2. Xô chậu cái
TRƯỜNG3. Bóng đèn ĐẠI cáiHỌC KINH TẾ HUẾ
4. Chổi cái
5. Dụng cụ khác
SVTH: Trần Minh Hoàng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
6.2 Chi phí về giống
Nguồn gốc
Giống Tự có Mua ngoài Số lượng Đơn giá
xuất xứ
Vụ 1
Vụ 2
Vấn đề gì được cơ sở quan tâm nhất khi mua giống
Chất lương giống Giá cả
Lý do khác
Cơ sở thường mua con giống từ đâu
Cơ sở giống Chợ Người quen Thương lái
Lý do mua giống ở nguồn đó : .
6.3. Chi phí thức ăn
Đơn giá Số lượng
Úm lồng Thả vườn
Thức ăn (1000đ/kg) (kg)
Tự có Mua ngoài Tự có Mua ngoài
Vụ 1
Bột úm
Bột hỗn hợp
Bột đậm đặc
Lúa
Bột bắp
Khác
Vụ 2
Bột úm
Bột hỗn hợp
TRƯỜNGBột đậm đặc ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Lúa
Bột bắp
Khác
SVTH: Trần Minh Hoàng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
6.4 Chi phí khác
Thành tiền
Khoản mục chi phí
Vụ 1 (1000đ) Vụ 2 (1000đ)
Thú y
Tiền điện, nước
Chi phí duy tu chuồng trại hàng năm
Chi phí khác
6.5 Chi phí lao động
Vụ 1 Vụ 2
Lao động ĐVT Số Đơn giá Số Đơn giá
lượng (1000đ/công) lượng (1000đ/công)
Lao động thuê thường xuyên Người
Lao động thuê thời vụ Công
Lao động gia đình Công
7.Tiêu thụ sản phẩm
7.1 Hình thức bán
+ Bán cho cơ sở giết mổ Lượng bán bao nhiêu (%)?.........................
+ Bán cho thu gom Lượng bán bao nhiêu(%)?..........................
+ Bán cho bán buôn Lượng bán bao nhiêu(%)?..........................
+ Bán cho bán lẻ Lượng bán bao nhiêu(%)?..........................
+ Bán ở chợ Lượng bán bao nhiêu(%)?..........................
+ Để lại tiêu dùng Lượng bán bao nhiêu(%)?..........................
7.2. Cơ sở có hợp đồng tiêu thụ không
Có Không
7.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến giá
Giống Trong lượng khi bán Mùa vụ Lý do khác
TRƯỜNGLý do khác: .. ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
8. Kết quả chăn nuôi gà thịt
SVTH: Trần Minh Hoàng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
Vụ 1 Vụ 2
Trọng Tỷ lệ hao Trọng Tỷ lệ hao
Giống Đơn giá Đơn giá
lượng BQ hụt lượng BQ hụt
(1000đ/kg) (1000đ/kg)
(con/kg) ( % ) (con/kg) ( % )
9. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà thịt
Thiếu liên lạc với người mua Thiếu các thông tin thị trường
Giá bán không ổn định Độc quyền, người mua bị ép giá
Hệ thống giao thông kém
III. Ý KIẾN CỦA CƠ SỞ CHĂN NUÔI GÀ THỊT
1.Ông/Bà đánh giá như thế nào thị trường dịch vụ đầu vào chủa hoạt động chăn nuôi gà thịt trong thời
gian vừa qua ( hãy khoanh tron vào số thích hợp, trong đó
1= Rất khó tiếp cận; 2= Khó tiếp cận; 3= Bình thường; 4= Dễ dàng tiếp cận;
5= Rất dễ tiếp cận )
1.Khả năng tiếp cận nguồn vốn 1 2 3 4 5
2. Khả năng tiếp cận nguồn giống 1 2 3 4 5
3. Khả năng tiếp cận nguồn cung thức ăn 1 2 3 4 5
4. Khả năng tiếp cận các dịch vụ thú ý 1 2 3 4 5
2.Ông/Bà đánh giá như thế nào về tính ổn định của giá cả thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt động
chăn nuôi gà thịt trong thời gian vừa qua (hãy khoanh tron vào số thích hợp, trong đó 1= Rất biến
động; 2= Biến động; 3= Ít biến động; 4= Ổn định; 5= Rất ổn định )
Giá đầu vào 1 2 3 4 5
Giá đầu ra 1 2 3 4 5
3.Ông/Bà đánh giá như thế nào về điều kiện khung chính sách để phát triển chăn nuôi gà thịt trong
thời gian vừa qua( hãy khoanh tròn vào số thích hợp, trong đó
1= Rất kém; 2= Kém; 3= Bình thường; 4= Tốt; 5= Rất tốt )
- Cơ sở hạ tầng 1 2 3 4 5
-Dịch vụ hậu cần, vận chuyển 1 2 3 4 5
-Chính sách khuyến nông 1 2 3 4 5
- Khả năng tiếp cận các tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ 1 2 3 4 5
TRƯỜNG-Thể chế, chính sách, sáng kiĐẠIến thúc đẩy đầHỌCu tư phát triển KINH1 2 3 TẾ 4 HUẾ 5
của chính quyền
- Hỗ trợ nhà nước 1 2 3 4 5
SVTH: Trần Minh Hoàng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn
4.Ông/Bà đánh giá như thế nào về mức độ thiệt hại trong chăn nuôi gà thịt do các loại rủi ro gây ra (
hãy khoanh tròn vào số thích hợp, trong đó 1= Rất lớn; 2= Lớn
3= Nhỏ; 4= Rất nhỏ; 5= Không có)
-Dịch bệnh 1 2 3 4 5
-Thời tiết 1 2 3 4 5
- Kỹ thuật( giống, thức ăn) 1 2 3 4 5
-Thị trường 1 2 3 4 5
5.Ông/Bà đánh giá như thế nào về mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh chuồng trại chăn nuôi gà
thịt ( hãy khoanh tròn vào số thích hợp, trong đó 1= Ô nhiễm nghiệm trọng; 2= Rất ô nhiễm; 3= Ô
nhiễm; 4= Ít ô nhiễm; 5= Không ô nhiễm)
-Chất lượng môi trường 1 2 3 4 5
6.Ông/Bà đánh giá như thế nào về công tác xử lí môi trường do hoạt động chăn nuôi gà thịt gây ra (
hãy khaonh tròn vào số thích hợp, trong đó 1= Rất kém; 2= Kém
3= Bình thường; 4= Tốt; 5= Rất tốt
- Công tác xử lí môi trường 1 2 3 4 5
7.Ông/Bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của các nhân tố thành công chủ chốt cho chăn nuôi
gà thịt ( hãy khoanh tròn vào số thích hợp, trong đó 1= Không quan trọng; 2= Ít quan trọng; 3=
Bình thường; 4= Quan trọng; 5= Rất quan trọng)
-Chất lượng giống 1 2 3 4 5
-Giá cả gà thịt 1 2 3 4 5
-Quy trình chăn nuôi, giết mổ 1 2 3 4 5
Xuất xứ gà 1 2 3 4 5
-Vệ sinh thực phẩm 1 2 3 4 5
-Dịch bệnh 1 2 3 4 5
8.Định hướng về quy mô chăn nuôi gà thịt của cơ sở trong thời gian tới
Mở rộng Giữ nguyên Thu hẹp
9. Nhu cầu của cơ sở
Hợp tác Vay vốn Hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ dịch vụ
TRƯỜNG Hỗ trợ về đào tạ o,ĐẠI bồi dưỡng ki ếHỌCn thức chăn nuôi KINH Nhu TẾ cầu khác HUẾ
10. Để phát triển chăn nuôi gà thịt của cơ sở trong thời gian tới, theo Ông/Bà cần có những giải pháp nào?
Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà!
SVTH: Trần Minh Hoàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_chan_nuoi_ga_thit_tren_d.pdf