ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------
ĐINH VĂN HIẾU
Tên đề tài:
Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ Môi
trường tại phân xưởng Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi Trường
Khóa học : 2015 - 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------
ĐINH VĂN HIẾU
Tên đề tài:
43 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ Môi trường tại phân xưởng Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ Môi
trường tại phân xưởng Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K47 – KHMT – N01
Khoa : Môi Trường
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Chí Hiểu
Thái Nguyên, năm 2019
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 5
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 6
PHẦN I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 7
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 8
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 8
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 8
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 8
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 8
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 8
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 10
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 10
2.1.1. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường. ........................................................ 10
2.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí. Ô nhiễm môi trường nước ........................ 10
2.2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 10
2.3 Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 11
2.3.1 Tác động của kẽm, chì tới sức khỏe cộng đồng ............................................ 11
2.3.2. Thực trạng ô nhiễm kẽm, chì ở Việt Nam. .................................................. 12
2.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động khai thác và sản xuất kẽm chì. ... 14
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ VỊ TRÍ NGHIÊNCỨU16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 16
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 16
3.2.2. Thời gian tiến hành ...................................................................................... 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 16
2
3.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ................................................................ 16
3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin thứ cấp ........................... 17
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................... 17
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu ................................................................................... 17
3.4.5. Phương pháp phân tích ................................................................................. 17
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 19
4.1. Tổng quan về Công ty xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích ...................................... 19
4.1.1. Thông tin chung ........................................................................................... 19
4.1.2. Vị trí địa lý của Công ty ............................................................................... 20
4.1.3. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty .................................................................. 21
4.1.4. Vị trí xả thải của Công ty ............................................................................. 21
4.1.5. Công nghệ sản xuất quặng của Công ty ....................................................... 22
4.1.6.Hiện trạng môi trường Xí Nghiệp kẽm Chì Làng Hích ................................ 24
4.2.Quy trình xử lý nước thải của công ty ................................................................. 27
4.3. Đánh giá tổng quan hiện trạng công tác quản lý môi trường khu vực xí nghiệp
kẽm chì làng Hích. ..................................................................................................... 29
4.3.1. Các giải pháp quản lý môi trường đang thực hiện ....................................... 29
4.3.2. Đánh giá tổng thể và các vấn đề môi trường ưu tiên giải quyết .................. 29
4.4.Ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường ............. 31
4.5. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực xí nghiệp ........ 35
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 37
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 37
5.2. Đề nghị ................................................................................................................ 38
5.2.1. Đối với công ty ............................................................................................. 38
5.2.2. Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền ........................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 39
PHIẾU ĐIỀU TRA ........................................................................................................ 40
3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Xí nghiệp kẽm chì làng Hích ......................................................................... 19
Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty ................................................................... 21
Hình 4.3. Sơ đồ xử lý nước thải .................................................................................... 27
Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ XLNT tại phân xưởng ....................................................... 27
Hình 4.5. Quy trình sử công nghệ xử lý nước thải. ....................................................... 28
Hình 4.6. Cấu tạo hạt nano sắt hóa trị 0 ........................ Error! Bookmark not defined.
Hình 4.7. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng hạt nano sắt hóa trị 0 ............... Error!
Bookmark not defined.
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hàm lượng Pb trong đất ở khu vực khai thác quặng Pb – Zn xã Tân Long –
Đồng Hỷ - Thái Nguyên ................................................................................................ 13
Bảng 2.2. Hàm lượng chì trong đất tại Làng Hích ........................................................ 13
Bảng 3.1: Các thông số về nước thải theo tiêu chuẩn áp dụng hiện hành ............. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.1: Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất quặng ................................................. 22
Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước thải tại bể gom chung, cửa xả nước thải và hồ
sinh học (ngày 14/2/2019) ............................................................................................. 30
Bảng 4.3: Kết quả điều tra ý kiến của người dân về vấn đề chất thải của công ty ........ 31
Bảng 4.4: Kết quả điều tra ý kiến người dân về ảnh hưởng của quá trình sản xuất kẽm
chì của xí nghiệp đến môi trường ................................................................................. 32
Bảng 4.5: Kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng môi trường của khu vực xí
nghiệp kẽm chì làng Hích. ............................................................................................. 33
Bảng 4.6: Kết quả điều tra ý kiến người dân về tình trạng chất lượng Nước Thải của
khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. ........................................................................... 33
Bảng 4.7: Kết quả điều tra ý kiến người dân về công tác quản lý thu gom rác Thải của
khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. ........................................................................... 34
Bảng 4.8: Kết quả điều tra ý kiến người dân về hiệu quả của công tác thu gom rác
Thải của khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích. ........................................................... 34
Bảng 4.9: Kết quả điều tra ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải sản xuất của
công ty đến sức khỏe người dân .................................................................................... 34
5
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất đối của sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng nói chung và trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên nói riêng. Từ đó sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học và áp
dụng kiến thức đã được học vào thực tế, giúp sinh viên hoàn thiện bản thân
và cung cấp kiến thức thực tế, kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế, nâng cao kiến
thức nhằm phục vụ cho công việc sau này. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, với
sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, các cô chú cán bộ ở cơ
quan thực tập đã giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình.
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Môi trường, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Nguyễn Chí Hiểu đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tốt nghiệp để em hoàn thành tốt đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ công nhân viên Phòng Môi Trường
Công Ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè của
em đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập nghiên cứu
hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều
hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn
thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Đinh Văn Hiếu
6
PHẦN I
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề
Kẽm chì là mạch máu nuôi sống các ngành luyện kim, công nghiệp hóa chất,
công nghiệp nhẹ, đóng tàu, hàng không và dầu khí. Kẽm chì được sử dụng phổ biến do
sự phân bố rỗng rãi của nó, dễ chiết tách và dễ gia công. Nhu cầu sử dụng kẽm chì
ngày một gia tăng, đáp ứng sự phát triển vượt bậc của nước ta.
Bên cạnh những mặt tích cực của kẽm chì mang lại thì chúng ta phải đối mặt
với những vấn đề ô nhiễm mà chúng gây ra. Quá trình khai thác, lưu trữ và sản xuất
tạo ra những dòng thải chất nguy cơ độc hại ô nhiễm môi trường cao. Đó là mặt trái
mà chúng ta cần khắc phục và đưa ngành khai thác kim loại nặng phát triển một cách
bền vững.
Kẽm chì là những kim loại nặng có tính độc, có thể gây tổn hại cho hệ thần
kinh, đặc biệt là ở trẻ em và có thể gây ra các chứng rối lạn não và máu. Ngộ độc chủ
yếu từ đường thức ăn hoặc nước uống có nhiễm kẽm chì. Kẽm chì cũng gây ra tác hại
lâu dài ở người lớn như làm tang nguy cơ có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non
và sinh thiếu cân cũng như các dị tật nhỏ. Ảnh hưởng của kẽm chì cũng làm giảm vĩnh
viễn khả năng nhận thức của trẻ em khi tiếp xúc ở mức cực thấp.
Hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tác động xấu đến môi trường xung
quanh như: tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường, tích tụ và phát tán chất
thải, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về
dòng thải axit xí nghiệp Những hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt khai thác
than, titan, bauxite đang phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, gây ô nhiễm nặng nề với môi
trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.
Nhận thức được mức độ cấp thiết của vấn đề kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường từ các hoạt động khai thác, lưu trữ và sản xuất kẽm chì gây ra tại tỉnh Thái Nguyên
nói chung và làng Hích nói riêng. Đồng thời, nhận thấy những nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường tại phân xưởng xí nghiệp kẽm chì tại làng Hích, em lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ Môi trường tại phân xưởng Xí
Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích” nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ môi
trường tại phân xưởng xí nghiệp kẽm chì làng Hích. Từ đó đề xuất các biện nhằm giảm
thiểu các vấn đề môi trường tại đây.
7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
- Mô tả sơ lược các hoạt động sản xuất và công tác bảo vệ môi trường của xí
nghiệp kẽm chì làng Hích.
- Đánh giá tác động của xí nghiệp kẽm chì làng Hích thông qua số liệu thu thập
được và thiếu điều tra, đưa ra khả năng tác động tới môi trường tự nhiên tại khu vực
trên,. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại đây.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan về Công ty xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích.
- Quy trình xử lý nước thải của công ty.
- Đánh giá tổng quan hiện trạng công tác quản lý môi trường khu vực xí nghiệp
kẽm chì làng Hích.
- Ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường
- Đề xuất các giải pháp kĩ thuật và giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi trường
khu vực xí nghiệp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác bảo vệ môi trường tại phân xưởng xí
nghiệp kẽm chì làng Hích đưa ra các giải pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thu nhập, xử lý thông tin
và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ công tác chuyên môn tư vấn môi trường
sau này.
- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành tạo điều kiện tốt
hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này.
- Kết quả nghiên cứu giúp cho các nghiên cứu tiếp theo về Đánh giá hiện trạng
sản xuất và công tác bảo vệ môi trường tại phân xưởng xí nghiệp kẽm chì cũng như đề
xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện xử lý ô nhiễm.
8
- Kết quả nghiên cứu giúp cho những người trực tiếp làm việc và cộng đồng
người sinh sống xung quanh khu vực công ty biết được ảnh hưởng của hoạt động sản
xuất kẽm chì tới môi trường khu vực đó.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường nước và không
khí cho xí nghiệp kẽm chì làng Hích.
9
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường.
2.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí. Ô nhiễm môi trường nước
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày
23/6/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sán
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất
thải rắn.
- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc
cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính
phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
10
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và
Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 về việc ban hành quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường (TCVN 1995/1998/2000/2001/2005) của
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
- QCVN 08:2008 /BTNMT, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 40:2011/ BTNMT – QCKTQG về nước thải công nghiệp
- QCVN 14:2008/ BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- Các tài liệu kỹ thuật thành lập dự án Công ty Xí Ngiệp Kẽm Chì Làng Hích
- Các số liệu hiện trạng môi trường khu vực dự án.
- Các số liệu thời tiết - khí hậu tỉnh Thái Nguyên.
- Các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên
2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Tác động của kẽm, chì tới sức khỏe cộng đồng
Kẽm, Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh và có thể gây
ra các chứng rối loạn não và máu. Đối với trẻ em, mức hấp thụ chì cao gấp 3 - 4 lần so
với người lớn. Hơn nữa, trẻ em trong độ tuổi tò mò, thường có động tác cho tay vào
mồm, vì vậy trẻ em có nguy cơ nuốt phải chì cao hơn người lớn với cùng một nguồn ô
nhiễm như đất nhiễm chì, sơn chứa chì Chì có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho
sức khỏe của trẻ em. Ở mức độ phơi nhiễm cao, chì tấn công não và hệ thống thần
kinh trung ương gây ra tình trạng hôn mê, co giật và thậm chí tử vong . Sau ngộ độc
chì, trẻ vẫn có thể bị chậm phát triển, rối loạn hành vi và người ta cho rằng những ảnh
hưởng từ chì tới hệ thần kinh như vậy là không thể khôi phục. Tiếp xúc với đất ô
nhiễm chì, bụi chì do tái chế pin và khai thác khoáng sản đã gây ra nhiễm độc chì hàng
loạt và nhiều trường hợp tử vong ở trẻ em tại Nigeria, Senegal và các nước khác.
Kẽm, Chì tích tụ ở xương, cản trở chuyển hóa canxi bằng cách kìm hãm sự
chuyển hóa vitamin D, gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại
biên. Đặc biệt, chì gây tác động mãn tính tới phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì còn gây ra
biến chứng viêm não ở trẻ em.
11
Tiếp xúc lâu ngày với chì có thể làm cho chân, tay yếu đi. Đối với phụ nữ
mang thai, khi tiếp xúc với chì ở mức cao có thể bị sẩy thai, sinh non, sinh thiếu cân.
Tiếp xúc lâu dài và liên tục với chì làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Ngoài ra,
chì còn tác động lên hệ thống enzyme vận chuyển hiđro gây nên một số rối loạn cơ
thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ
nhiễm độc có thể gây ra những tai biến, nếu nặng có thể gây tử vong . Bên cạnh đó, chì
còn được xem là một trong những yếu tố dẫn tới sự gia tăng nguy cơ về các bệnh tim
mạch, sự xơ vữa động mạch.
Kẽm chì trong cơ thể được phân tán đến não, gan, thận và xương. Nó được giữ
lại trong răng và xương rồi tích lũy theo thời gian. Chì trong xương được phân tán vào
máu trong quá trình mang thai và trở thành một nguồn gây phơi nhiễm cho thai nhi.
Khi sinh ra trẻ có khả năng bị dị tật bẩm sinh hoặc chậm phát triển . Chì không đóng
bất kể một vai trò sinh l{ và tham gia phản ứng sinh hóa nào trong cơ thể, ngưỡng an
toàn dành cho chì là không hề có. Mức độ tiếp xúc với chì tăng sẽ làm tăng mức độ
nghiêm trọng của các triệu chứng ngộ độc chì. Thậm chí ngay cả nồng độ chì trong
máu thấp là 5 µg/dL (từng là mức an toàn theo WHO) cũng có thể dẫn đến tình trạng
suy giảm trí thông minh ở trẻ em, rối loạn hành vi và gây khó khăn trong quá trình học
tập [56]. Bất kể một lượng nhỏ của chì nào cũng sẽ gây hại cho cơ thể.
2.3.2. Thực trạng ô nhiễm kẽm, chì ở Việt Nam.
Tình trạng ô nhiễm KLN, đặc biệt là chì xuất hiện ở rất nhiều địa phương với
những nguyên nhân khác nhau. Việc khai khoáng các mỏ kim loại chì – kẽm; nước
thải công nghiệp từ các nhà máy, khu công nghiệp; rác thải đô thị; lạm dụng 18 hóa
chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và việc sản xuất pin, ắc quy và hoạt động tái chế
chì.
Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang phát triển
nhanh chóng. Riêng nhóm khoáng sản kim loại có 47 mỏ và điểm quặng. Những mỏ
kim loại có trữ lượng lớn là mỏ chì làng Hích, mỏ sắt Trại Cau, mỏ Barit – Hợp Tiến I
ở Đồng Hỷ . Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa phần khai thác theo kiểu
lộ thiên nên đất tại các khu vực khai khoáng đều bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng đất và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trong
khu vực. Kết quả thí nghiệm của Lương Thị Thúy Vân (2012) cho thấy rõ tình trạng ô
nhiễm đất tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .
12
Bảng 2.1. Hàm lượng Pb trong đất ở khu vực khai thác quặng Pb – Zn xã Tân
Long – Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Ký hiệu mẫu Pb (mg/kg)
TL1 0,035
TL2 13028,00
TL3 81,500
TL4 2991,50
TL5 5412,37
TL6 1535,78
TL7 6156,56
QCVN 03:2008/BTNMT 70
Có thể thấy hàm lượng Pb cao nhất lên tới 13.028 mg/kg, gấp 186 lần so với
quy chuẩn Việt Nam (QCVN). Điều này cho thấy tình trạng ô nhiễm kim loại chì trong
đất tại khu vực mỏ khai khoảng vô cùng nặng nề, và tất yếu sẽ ảnh hưởng đến nguồn
nước và sức khỏe người dân ở khu vực lân cận.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị An và các cs (2008) tại Làng Hích, Tân
Long, Thái
Nguyên cũng cho thấy tình trạng ô nhiễm chì tại khu vực này .
Bảng 2.2. Hàm lượng chì trong đất tại Làng Hích
STT Địa điểm Hàm lượng Pb so với trọng
lượng khô (ppm)
1 Bãi thải mới 5300 – 9200
2 Khu đất giáp bãi thải mới 164 – 904
3 Vườn nhà dân gần bãi thải mới 27,9 – 35,8
4 Bãi thải cũ 1100 – 1300
5 Ruộng lúa giáp bãi thải cũ 1271 – 3953
6 Vườn nhà dân gần bãi thải cũ 230 – 360
TCVN 7209 – 2002 70
Nguồn: [1]
Theo kết quả nghiên cứu trên, tất cả các mẫu đất tại làng Hích đều nhiễm chì.
Cao nhất là ở khu vực bãi thải mới, gấp 131 lần TCVN. Phần đất duy nhất trong giới
13
hạn cho phép là đất vườn nhà dân gần bãi thải mới. Điều này có lẽ do tại thời điểm đo,
bãi thải mới hoạt động chưa đủ lâu khiến lượng chì ô nhiễm chưa có khả năng phát tán
rộng.
2.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động khai thác và sản xuất kẽm chì.
* Ảnh hưởng đến môi trường không khí
“Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự
tỏa mùi, có mùi khso chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”.
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động lưu trữ và sản xuất
kẽm chì:
+ Khí độc
Nguồn phát sinh khí thải đều diễn ra ở tất cả các công đoạn sản xuất và nhiều
nhất là do thiết bị làm việc và do nổ mìn.
Hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị khai thác sẽ làm phát
sinh ô nhiễm có chửa sản phẩm cuarq úa trình đốt nhiên liệu và khí thải thường là
NOx, SO2, CO
Hầu hết các khâu công nghệ trong khai thác và sản xuất kẽm chì đều gây ô
nhiễm bụi.
+ Tiếng ồn
Khoan nổ mìn: Tiếng ồn phát sinh và tác động thường xuyên, đặc biệt là trong
moong và hầm lò khai thác.
Tiếng ồn động cơ của các phương tiện giao thông vận tải.
Tiếng ồn từ hoạt động chế biến quặng (quá trình đập, nghiền quặng).
*Ảnh hưởng đến môi trường nước
“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước,
làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp,
nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Nguyên nhân chủ yếu là do nước mưa chảy tràn khu vực khai thác và nước thải
sản xuất.
Đối với khai thác hầm lò, việc sử dụng hệ thống khai thác lưu quặng có nguy cơ
làm giảm độ pH trong nước thải hầm lò, tăng nguy cơ axit hóa nguồn nước thải mỏ do
đặc điểm quặng sulfua có chưa nhiều lưu huỳnh.
14
*Ảnh hưởng đến môi trường đất
Hoạt động khai thác ảnh hưởng đến môi trường đất thể hiện ở các khía cạnh:
+ Nguy cơ gây nhiễm bẩn đất đai.
+ Chiếm dụng nhiều diện tích đất.
+ Nguy cơ trượt lở đất, xói mòn khi có mưa lớn.
* Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan
Hoạt động khai thác làm biến đổi địa hình, địa mạo của khu vực và biến đổi hệ
sinh thái, diện tích đất bị bóc mòn, cảnh quan thay đổi đồng thời làm tăng nguy cơ
trượt lở, đất đai bị rửa trôi, giảm độ phì, làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.
15
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ VỊ TRÍ NGHIÊNCỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng sản xuất và công tác quản lý môi trường tại xí nghiệp kẽm chì Làng
Hích.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Môi trường bên trong và xung quanh khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thực tập: Xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích – Tân Long – Đồng Hỷ -
Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian tiến hành
Từ 4/1/2019 đến 30/4/2019
3.3. Nội dung nghiên cứu
* Đánh giá hiện trạng sản xuất và công tác quản lý môi trường tại xí
nghiệp kẽm chì Làng Hích.
- Tổng quan phân xưởng xí nghiệp kẽm chì làng Hích.
- Khảo sát, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực xí nghiệp.
- Trên cơ sở thu thập tài liệu về công nghệ khai sản xuất, hệ thống sản xuất,
đánh giá các nguồn gây tác động và tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động của sản
xuất của xí nghiệp kẽm chì làng Hích.
* Đề xuất các giải pháp kĩ thuật và giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi
trường khu vực xí nghiệp kẽm chì làng Hích.
Căn cứ vào thực trạng môi trường, nhận định các vấn đề môi trường còn tồn tại
từ đó đề xuất các giải pháp xử lý và quản lý môi trường phù hợp với điều kiện thực tế
của xí nghiệp kẽm chì làng Hích.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Phương pháp này giúp thu thập thêm thông tin chưa có tài liệu thống kê hoặc
lấy ý kiến từ cộng đồng.
- Đối tượng phỏng vấn: Các hộ gia đình quanh khu vực công ty
16
- Hình thức phỏng vấn:
+ Phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra
+ Phỏng vấn 100 hộ theo phương pháp chon ngẫu nhiên
3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin thứ cấp
Tài liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thái Nguyên
- Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan
- Tài liệu về kinh tế xã hội
- Tài liệu về quá trình hoạt động, hiện trạng xử lý nước thải của công ty.
- Các tài liệu có liên quan đến công ty
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa
- Khảo sát địa bàn tại công ty
- Áp dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn trên thực địa xung quanh công ty
để đánh giá ảnh hưởng của nước thải công ty đến môi trường.
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu nước thải trực tiếp ngoài hiện trường theo các hướng dẫn lấy mẫu đối
với mẫu nước theo các tiêu chuẩn.
- Nguyên tắc lấy mẫu:
Xác định các điểm lấy mẫu từ nguồn nước thải do Công ty Xí Nghiệp Kẽm Chì
Làng Hích xả thải. Đồng thời quan sát và điền đầy đủ thông tin.
- Vị trí lấy mẫu: Lấy 3 mẫu tại cống nước thải ở 3 vị trí khác nhau.
+ Mẫu 1: Lấy tại bể thu gom nước thải chung
+ Mẫu 2: Lấy tại cửa xả nước thải
+ Mẫu 3: Lấy tại hồ sinh học nơi tiếp nhận nguồn nước thải
- Thời gian lấy mẫu: Lấy mẫu vào thời gian các buổi sáng.
- Dụng cụ lấy mẫu: Sử dụng can nhựa sạch cổ hẹp, tối màu, đảm bảo các tiêu
chuẩn về lấy mẫu. Vệ sinh dụng cụ lấy mẫu để đảm bảo độ chính xác của kết quả. Can
đã được rửa sạch không được chứa các tạp chất. Trước khi lấy mẫu dùng nước ở ngay
chỗ lấy mẫu để tráng dụng cụ.
3.4.5. Phương pháp phân tích
Phân tích các chỉ tiêu nước thải theo các tiêu chuẩn áp dụng hiện hành.
17
* Các quy chuẩn so sánh đối chiếu.
+ QCVN 09/2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp
18
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về Công ty xí Nghiệp Kẽm Chì Làng Hích
4.1.1. Thông tin chung
Xí nghiệp kẽm chì làng Hích - Xí nghiệp liên hiệp Luyện kim màu Bắc Thái.
Cơ quan chủ quản: Xí nghiệp liên hiệp Luyện kim màu Bắc Thái.
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước.
Trụ sở : Xã Tân Long – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: 02803 823077 – Fax : 02803 823077
Hình 4.1. Xí nghiệp kẽm chì làng Hích
* Tóm tắt quá trình thành lập của công ty
Ngày 25 tháng 9 năm 1979, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 349-CL
thành lập Xí nghiệp Kẽm Chì Làng Hích trực thuộc Bộ cơ khí luyện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hien_trang_san_xuat_va_cong_tac_bao_ve_mo.pdf