ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ VĂN TRÍ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI VÀ HIỆU SUẤT XỬ LÝ
CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA LÀO CAI – TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi Trường
Khóa học : 2015 - 2019
Thái Nguyên - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ VĂN TRÍ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI VÀ HIỆU SUẤT XỬ LÝ
CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA LÀO CA
55 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước thải và hiệu suất xử lý của bệnh viện đa khoa Lào cai – tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AI – TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K47 - KHMT
Khoa : Môi Trường
Khóa học : 2015 - 2019
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên - 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nhằm thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với
hành, gắn lý thuyết với thực tiễn” của các trường đại học trong cả nước nói
chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là giai đoạn
quan trọng giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trên ghế nhà trường,
đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tế để giải quyết vấn
đề cụ thể.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng
toàn thể các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Môi
trường đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và tạo
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt khóa luận này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân,
những người đã luôn động viên, tạo điều kiện góp ý và giúp đỡ em trong suốt
thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Em xin chúc toàn thể các Thầy, Cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành công trong sự nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Hà Văn Trí
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng nước thải theo quy mô giường bệnh ................................... 11
Bảng 2.2. Thông số đặc trưng nước thải bệnh viện đầu vào và sau xử lý ...... 12
Bảng 2.3. Thành phần nước thải bệnh viện theo chuyên khoa ....................... 13
Bảng 2.4. Các loại vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong nước thải bệnh viện ....... 14
Bảng 2.5. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện ......................................... 25
Bảng 2.6. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam ......................... 26
Bảng 2.7. Số lượng bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải các nhóm công
nghệ đã áp dụng .............................................................................. 27
Bảng 4.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt .......................... 36
Bảng 4.2. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt .......................................... 37
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Phương pháp xử lý nước thải bằng Ozone ...................................... 17
Hình 2.2. Sơ đồ xử lý nước thải BV trong điều kiện Việt Nam hiện nay....... 22
Hình 4.1. Ảnh hiện trạng tại khu vực xây dựng .............................................. 30
Hình 4.2. Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải ................................................... 39
Hình 4.3. Nguyên lý hoạt động của bể phốt tự hoại 3 ngăn ........................... 40
Hình 4.4. Cấu tạo của bể phốt tự hoại 3 ngăn ................................................. 40
Hình 4.5. Quy trình hoạt động của trạm xử lý nước thải theo công nghệ
AAO + MBR .......................................................................... 42
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
BV Bệnh Viện
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BOD5 Nhu cầu oxy sinh học
BYT Bộ Y tế
COD Nhu cầu oxy hóa học
CTYT Chất thải y tế
CT Chỉ thị
HTXL Hệ thống xử lý
NĐ Nghị định
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quy định
QLCT Quản lý chất thải
UBND Ủy ban nhân dân
TT Thông tư
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VSV Vi sinh vật
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
XLNT Xử lý nước thải
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 6
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện ............................................. 11
2.2.2. Thành phần, tính chất nước thải bệnh viện ........................................... 11
2.2.3. Tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường .............................. 14
2.3. Hiện trạng công tác quản lý, xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam và
trên thế giới ..................................................................................................... 15
2.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 15
2.3.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 19
vi
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 28
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 28
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 28
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 28
3.3.2. Phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu ....................... 28
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 29
4.1. Khái quát về bệnh viện Đa khoa Lào Cai – tỉnh Lào Cai ........................ 29
4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 29
4.1.2. Quy mô bệnh viện ................................................................................. 31
4.2. Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải ...................................................... 31
4.2.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng ....................................................................... 31
4.2.2. Nguồn phát sinh nước thải .................................................................... 35
4.3. Thực trạng nước thải Bệnh viện Đa khoa Lào Cai – tỉnh Lào Cai .......... 35
4.3.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải bệnh viện ............................... 35
4.3.2. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt ................................................ 36
4.4. Công tác quản lý và công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện ............... 38
4.4.1. Thoát và xử lý nước thải bẩn ................................................................ 38
4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi nước thải của
bệnh viện .................................................................................................. 42
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
ngày càng tăng của nhân dân, hệ thống các cơ sở y tế không ngừng được tăng
cường, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ thống
y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn nước thải
cũng như chất thải nguy hại.
Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại vì chúng
có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hại đến đời sống con
người. Theo tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải nói chung tại các
bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn, 5% là chất thải độc hại
như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong
quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh, đó là những yếu tố nguy cơ làm ô
nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước, chúng lan truyền mầm bệnh
từ bệnh viện tới các vùng xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh
viện và tỷ lệ bệnh tật của cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp. Điều
đáng quan tâm đối với nước thải của các bệnh viện là vấn đề các vi trùng gây
bệnh và thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng. Các vi trùng gây bệnh tồn tại có
thể trong một thời gian nhất định ngoài môi trường khi có cơ hội nó sẽ phát
triển trên một vật chủ khác và đó chính là hiện tượng lây truyền các bệnh
truyền nhiễm.
Đây chính là sự khác biệt giữa nước thải bệnh viện so với các loại nước
thải khác. Ngoài ra, các chất kháng sinh và thuốc sát trùng xuất hiện cùng với
dòng nước thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và có hại gây ra sự phá vỡ hệ cân
bằng sinh thái trong hệ các vi khẩn tự nhiên của môi trường nước thải, làm mất
2
khả năng xử lý nước thải của vi sinh vật nói chung. Do đó việc xử lý nước thải
bệnh viện trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là một yêu cầu thiết yếu.
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 129 trạm y tế xã hoạt động độc lập, 35 trạm y
tế xã hoạt động lồng ghép với phòng khám đa khoa khu vực, 36 phòng khám
đa khoa khu vực, 08 bệnh viện tuyến huyện, 04 bệnh viện tuyến tỉnh. Các
bệnh viện tuyến tỉnh gồm: 02 bệnh viện đa khoa (bệnh viện đa khoa số 1 có
250 giường, bệnh viện đa khoa số 2 có 150 giường), 01 bệnh viện Y học cổ
truyền 70 giường, 1 bệnh viện điều dưỡng - PHCN chưa được giao chỉ tiêu
giường. Tổng số giường bệnh tính từ phòng khám đa khoa khu vực trở lên là
1.360 giường, đạt chỉ tiêu 24 giường bệnh/1 vạn dân. Là một tỉnh miền núi
nhưng 100% số xã của tỉnh Lào Cai đều có cơ sở y tế kể cả các xã vùng cao,
vùng sâu. [8]
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Lào
Cai, được xếp loại bệnh viện hạng II và đi vào hoạt động từ 13 tháng 03 năm
2013 với quy mô 500 giường, tổng số cán bộ viên chức bệnh viện 563 cán bộ,
trong đó nhân lực khối khám đa khoa: 63 người, nhân lực của các khối khác:
500 người. Các khoa và phòng chức năng: Cơ cấu tổ chức Bệnh viện đa khoa
Lào Cai gồm 06 phòng và 30 khoa được chia thành 5 khối chính. Bệnh viện có
cơ sở vật chất khang trang, được xây dựng hoàn toàn mới trên diện tích
269.660 m2 nằm trong Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, phường Bình
Minh, thành phố Lào Cai. Đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
tỉnh Lào Cai, đặc biệt là nhu cầu khám chữa bệnh của dân cư thành phố Lào
Cai, các khách du lịch/cán bộ cao cấp và lão thành cách mạng và cùng với đó,
bệnh viện thải ra môi trường một lượng lớn nước thải chứa nhiều thành phần
độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân xung quanh.[2]
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của
công tác đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, được sự nhất trí của Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường – Trường Đại học
3
Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên
PGS.TS. Đỗ Thị Lan em thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng nước thải y
tế bệnh viện Đa khoa Lào Cai tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào
Cai và đề xuất giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng nước thải phát sinh tại bệnh viện.
- Sơ lược về công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.
- Nghiên cứu chất lượng nước thải của bệnh viện.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý và phương pháp xử lý nhằm giảm
thiểu ô nhiễm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác nghiên cứu sau này.
- Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu cung cấp số liệu về chất lượng nước thải của bệnh viện.
- Tìm hiểu được mức độ ô nhiễm của ngành Y tế, đề xuất các biện pháp
phù hợp và hiệu quả làm giảm bớt tình trạng ô nhiễm, phòng ngừa các bệnh
lây nhiễm về môi trường nước.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24/6/2014 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
- Luật tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 thánh 12 năm 2009 của Chính
phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 07 năm
2004 của chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài
nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và
khoáng sản.
- Thông tư số 57/2013/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của chính
phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
- Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17 tháng 2 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên
nước mặt.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất
thải y tế ( số 43/2007/QĐ-BYT) ( Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2005).
5
- Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng chính
phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai
đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định 81/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến
lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- QCVN 28:2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước:
- TCVN 6663-1:2011 ( ISO 5667-3:20006) về Chất lượng nước – Lấy
mẫu – Phần 1. Hướng dân lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-3:2008 ( ISO 5667-3:2006) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
- Hướng dẫn bảo quản mẫu và xử lý mẫu.
- TCVN 5999:1995 ( ISO 5667-10:1992) – Chất lượng nước – lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.
- TCVN 5499:1995: Chất lượng nước – Phương pháp uyncle (winkler)
xác định oxy hòa tan.
- TCVN 6001-1:2008 Chất lượng nước – xác định nhu cầu oxy sinh hóa
sau ngày (BODn).
- TCVN 4565-88 Nước thải – phương pháp xác định oxy hóa.
- TCVN 6492 : 2011: Chất lượng nước – xác định pH.
- TCVN 4557 : 1998: chất lượng nước – phương pháp xác định nhiệu độ.
- TCVN 6177 : 1996 Chất lượng nước – phương pháp xác định sắt bằng
phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1.10-Phenantrolin.
- TCVN 6185 : 2008 Chất lượng nước – kiểm tra và xác định độ màu.
6
- QCVN 08 : 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 09 : 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm.
- QCVN 14 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước thải sinh hoạt.
- QCVN 40 : 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước thải công nghiệp.
2.1.2. Cơ sở khoa học
* Khái niệm về môi trường
Theo điều 3 khoản 1, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự
biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật”.
Ô nhiễm môi trường làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần
và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ ở
bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức
cho phép đã được xác định.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc
hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay
sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô
nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất
thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi
7
lửa phun, NO2trong khói xe, CO từ khói đun ), các kim loại nặng như chì,
đồng cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng
trung gian.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có
ảnh hưởng đến đời sống con người và sinh vật.
Hiến chương châu Âu về nước, định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể
cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
* Khái niệm và phân loại về nước thải
- Khái niệm về nước thải:
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải
là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá
trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình
sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông
8
thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng
là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý.
- Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
- Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ
các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
- Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách
khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.
- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
- Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng
trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các
loại nước thải trên.
* Khái niệm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng
hoảng môi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và
thống nhất.
Theo luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 thì “Phát triển bền
vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ
môi trường.” ( Chương 1, Điều 3 Luật BVMT năm 2014)
Theo hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Comission
and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự
phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. [17]
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): “phát triển bền vững
9
là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài
nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp
ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của
chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai”.[17]
* Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Tiêu chuẩn môi trường là các giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng chất ô nhiễm trong chất thải, được
cơ quan có thẩm quyền quy định, làm căn cứ và bảo vệ môi trường.
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: “Tiêu chuẩn môi trường là
mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng
của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện
áp dụng để bảo vệ môi trường. (Chương I, Điều 3 Luật BVMT năm 2014)
- Các tác nhân gây ô nhiễm nước: Kim loại nặng (As, Pb, Cr, Sb, cd, Hg,
Mo, Al, Cu, Zn,), anion (CN-, F-, N03, Cl-,SO4), một số hóa chất độc (thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ, Dioxin), các sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng)
- Độ cứng của nước: Độ cứng của nước gây ra bởi sự có mặt của các
muối Ca và Mg trong nước. Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi có
mặt muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca, Mg. Loại nước này khi đun sôi sẽ tạo
ra kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3. Độ vĩnh cửu của nước do các loại muối
sunfua hoặc clorua Ca, Mg tạo ra Độ cứng của nước được xác định bằng
phương pháp chuẩn độ hoặc tính toán theo hàm lượng Ca, Mg trong nước.
- Độ dẫn điện của nước: Là sự có mặt của các ion trong nước. Các ion
-2
này thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO4 ,
- Độ pH: pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới
điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước.
- Chỉ số DO: là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp
10
của các sinh vật nước thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do
quang hợp của tảo.
- Chỉ số BOD: (Biochemical oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh hóa)
là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. BOD có ý nghĩa
biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi
sinh vật.
- Chỉ số COD: (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) là
lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả
vô cơ và hữu cơ.
- Nước bị ô nhiễm vi sinh vật: nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi
trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước
thải các bệnh viện, nhà hàng, nhà khách,Để đánh giá chất lượng nước dưới
góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số coliform.
- Chất thải độc hại: là chất thải có thể được sinh ra do các hoạt động
công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Các chất thải độc hải có thể là
các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất sệt.
- Sự cố môi trường: là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy
thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
- Chất gây ô nhiễm: là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi
trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
- Sức chịu tải của môi rường: là giới hạn cho phép mà môi trường có
thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
- Quan trắc môi trường: là quá trình theo dõi có hệ thống về môi
trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ
đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối
với môi trường.
11
- Thông tin về môi trường: Bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi
trường, về trự lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, về các tác động đối với môi trường, về chất thải, về mức độ môi
trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện
- Nước thải từ các phòng khoa, trong quá trình khám chữa bệnh: Dòng
thải từ nước sàn, Lavabo của các khu xét nghiệm và X-quang, phòng cấp cứu,
khu bào chế dược phẩm, phòng sản, phẫu thuật, phòng thủ thuật,
- Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân và khách vãn lai: các dòng thải từ nước sàn, lavabo và bể phốt
của các khu điều trị, văn phòng, khu hành chính, nhà bếp, nhà ăn,
Nước thải từ 2 nguồn trên chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất
tẩy rửa, các hóa chất mang tính dược liệu và đặc biệt là các vi trùng gây bệnh.
- Nước thải bề mặt như nước mưa chảy tràn cuốn theo rác, đất đá và các
chất lơ lửng khác.
Bảng 2.1. Lượng nước thải theo quy mô giường bệnh
Lượng nước sử dụng Lượng nước thải
STT Quy mô giường bệnh
(lit/người/ngày) (m3/ngày)
1 <100 700 70
2 200-300 700 100-200
3 300-500 600 200-300
4 500-700 600 300-450
5 >700 600 >500
(Nguồn: Xử lý nước thải - Trần Đức Hạ - NXB Xây Dựng)
2.2.2. Thành phần, tính chất nước thải bệnh viện
- Đây là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và vi trùng gây bệnh.
12
2.2.2.1. Thành phần nước thải bệnh viện
Bảng 2.2. Thông số đặc trưng nước thải bệnh viện đầu vào và sau xử lý
STT Chỉ tiêu Đơn vị Thông số QCVN 28:2010(cột B)
1 pH -- 4-10 6,5-8,5
2 COD mg/l 512 100
3 BOD₅ mg/l 362 50
4 SS mg/l 150 100
5 NO-3 mg/l 51 10
6 Phosphate mg/l 14 10
7 Clo dư mg/l 2 -
8 Coliform MPN/100ml 106 5000
(Nguồn: BTNMT)
Thành phần chính gây ô niễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là:
- Các chất hữu cơ: BOD, COD.
- Các chất rắn lơ lửng SS.
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus
đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của
người bệnh.
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí của
chất phóng xạ.
Theo kết quả nghiên cứu của các cơ quan chức năng, 80% nước thải từ
bệnh viện là nước thải bình thường ( tương tự nước thải sinh hoạt) chỉ có 20%
là những chất thải nguy hại bao gồm chất thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân,
các sản phẩm của máu, các mẫu chuẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh từ
trong quá trình giải phẫu, lọc máu, hút máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm,
khử khuẩn. Với 20% chất thải nguy hại này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh
13
lây lan ra môi trường xung quanh. Đặc biệt, nếu các loại thuốc điều trị bệnh
ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng không được xử lý đúng
mà đã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những
người tiếp xúc với chúng.
Bảng 2.3. Thành phần nước thải bệnh viện theo chuyên khoa
Chuyên
pH BOD5 COD Tổng P Tổng N SS
khoa
Đa khoa 6,91 147,56 201,4 1,57 17,24 37,96
Lao 6,72 143,23 207,25 1,15 16,06 22,23
Phụ sản 7,21 167 221,90 0,99 13,19 51,25
(Nguồn: Viện Y học Lao động và Môi trường – Bộ Y tế)
Hàm lượng chất ô nhiễm không có sự khác biệt lớn khi phân chia theo
chuyên khoa.
2.2.2.2. Tính chất đặc trưng của nước thải bệnh viện
2.2.2.2.1. Tính chất hóa lý
Ngoài việc sử dụng các chất tẩy rửa ở xưởng giặt là của bệnh viện tạo
nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của các công trình xử lý nước thải bệnh
viện. Điều này nảy sinh yêu cầu cao hơn đối với quá trình xử lý nước thải
bệnh viện thiết kế và xây dựng hệ thống làm sạch cục bộ.
2.2.2.2.2. Đặc trưng về vi trùng và vi rút
Điểm đặc thù của nước thải bệnh viện là cho nó khác với nước thải sinh
hoạt, khu dân cư là sự lan truyền rất mạnh c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hien_trang_nuoc_thai_va_hieu_suat_xu_ly_c.pdf