ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------
SÌN THỊ Ý
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI XÃ BẢN QUA,
HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2013 - 2018
Thái Nguyên, năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------
SÌN THỊ Ý
Tên đề tài:
61 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất các biện pháp quản lý tại xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI XÃ BẢN QUA,
HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K46 – KHMT – N01
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2013 - 2018
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. TRẦN VĂN ĐIỀN
Thái Nguyên, năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Môi Trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em
những kiến thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Điền đã giúp đỡ
và dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và hướng dẫn em hoàn thành khóa
luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ xã
Bản Qua huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em
trong quá trình thực tập tại cơ quan.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt
các yêu cầu của đợt thực tập nhưng do kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên
bản luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết.
Em rất mong được các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ
sung để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng năm
Sinh Viên
SÌN THỊ Ý
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các mẫu nước và vị trí lấy mẫu ................................................................ 21
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích .................................................... 22
Bảng 4.1. Phân bố dân cư tại xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào cai .................... 31
Bảng 4.2. Cơ cấu lao động tại xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào cai ................... 32
Bảng 4.3. Tình hình sử dụng nước cho sinh hoạt của các hộ gia đình
trên địa bàn xã Bản qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào cai............................................... 34
Bảng 4.4: Thống kê tình hình sử dụng nước của người dân
xã Bản Qua, huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai ............................................................... 35
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng hệ thống nước lọc tại xã Bản Qua,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ...................................................................................... 36
Bảng 4.6. Nhận thức của người dân về chất lượng nước sinh hoạt tại
xã Bản Qua, huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai ............................................................... 37
Bảng 4.7. Nhận thức của người dân việc kiểm tra chất lượng nước
sinh hoạt tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai ........................................... 38
Bảng 4.8: Kết quả phân tích chất lượng nước tại xã Bản Qua,
huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. ...................................................................................... 39
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ địa giới hành chính xã Bản qua
huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai....................................................................................... 23
Hình 4.2: Cơ cấu lao động tại xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào cai ................... 32
Hình 4.3: Kết quả phân tích chỉ tiêu pH nước tại xã Bản Qua
huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai ....................................................................................... 40
Hình 4.4: Kết quả phân tích chỉ tiêu Độ đục nước tại xã Bản Qua
huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai ....................................................................................... 40
iv
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm .................................................................................................... 4
2.1.2. Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt.................................................................. 5
2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................... 7
2.2.1. Luật.................................................................................................................... 7
2.2.2. Nghị định ........................................................................................................... 8
2.2.3. Thông tư ............................................................................................................ 8
2.2.4. Quy chuẩn Việt Nam ......................................................................................... 8
2.2.5. Các văn bản liên quan ....................................................................................... 8
2.3. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 9
2.3.1.Vai trò của nước với cuộc sống.......................................................................... 9
2.3.2. Các thông số đánh giá chất lượng nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt ................ 10
2.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ............................................................. 13
2.4.1. Ô nhiễm do hoạt dộng sinh hoạt ..................................................................... 13
2.4.2.Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp ................................................................ 14
2.4.3. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp ................................................................ 14
2.5. Tình hình sử dụng nước trên thế giới và Việt Nam ........................................... 15
2.5.1.Tình hình sử dụng nước trên thế giới ............................................................... 15
2.5.2. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam .............................................................. 17
2.5.3.Tình hình sử dụng nước ở xã Bản Qua huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai ............. 19
v
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ..................................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp thu nhập và kế thừa tài liệu thứ cấp .......................................... 20
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn .................................................................................. 21
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực tế ........................................................................ 21
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ......................... 21
3.4.5. Phương pháp thống kê – xử lý số liệu và phương pháp so sánh ..................... 22
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Bản Qua, huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai ............................................................................................................... 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 23
4.1.2. Các nguồn tài nguyên ...................................................................................... 26
4.1.3. Thực trạng- điều kiện phát triển kinh tế. ......................................................... 28
4.1.4. Điều kiện xã hội .............................................................................................. 30
4.2. Đánh giá tình hình sử dụng và nhận thức của người dân về nước
sinh hoạt trên địa bàn xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ............................. 33
4.2.1. Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Bản Qua,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ...................................................................................... 33
4.2.2.Nhận thức của người dân về nước sinh hoạt trên địa bàn
xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ................................................................. 36
4.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Bản qua,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ...................................................................................... 38
4.3.1. Thực trạng chất lượng nước tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai ..... 38
4.4. Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại
xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ................................................................. 41
4.4.1. Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình ......................................... 41
vi
4.4.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt ...................................................................... 42
4.4.3. Ô nhiễm do chất thải từ các hoạt động nông nghiệp ....................................... 42
4.4.4. Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp. ......................................................... 42
4.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác quản lí nước
sinh hoạt tại xã Bản Qua ........................................................................................... 43
4.5.1. Biện pháp tuyên truyền ................................................................................... 43
4.5.2. Biện pháp pháp luật, chính sách ...................................................................... 43
4.5.3. Giải pháp về công tác quản lý ......................................................................... 44
4.5.4. Biện pháp kỹ thuật........................................................................................... 45
4.5.5. Giải pháp giáo dục .......................................................................................... 46
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 48
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 48
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 49
5.2.1. Đối với cấp lãnh đạo ....................................................................................... 49
5.2.2. Đối với các hộ gia đình ................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 51
vii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BKHĐT Bộ Kế hoạch đầu tư
BNN Bộ Nông Nghiệp
BTC Bộ Tài chính
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
BYT Bộ Y Tế
MT Môi trường
NĐ-CP Nghị Định – Chính Phủ
PTNT Phát triển nông thôn
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
QĐ-TTg Quyết định-Thủ tướng
QH Quốc hội
TCTL Tổng cục Thủy lợi
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TT Thông thư
TTLT Thông tư liên tịch
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người và sinh
vật. Con người đã từng coi tài nguyên nước là vô hạn, chính vì thế đã sử dụng
nước một cách lãng phí, thiếu hiệu quả. Không những vậy với hoạt động sống
của con người ngày càng cao, các nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm
nặng nề dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đó là: bệnh tật, đói nghèo,
chiến tranh do thiếu nước sạch. Loài người đang đứng trước nguy cơ thiếu
nước nghiêm trọng. Vì vậy, để có thể bảo vệ nguồn tài nguyên nước khỏi bị
suy thoái, cạn kiệt giúp cho việc quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, phục
vụ cho thị trấn, trước hết thành phố, các địa phương, các ngành không ngừng
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua đó, mỗi tổ chức cũng như người
dân nâng cao nhận thức tầm quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống, đồng
thời có ý thức đối với hành động, việc làm của mình để không gây thêm sự suy
thoái, cạn kiệt nguồn nước sạch quý giá mà xã hội đang sử dụng mỗi ngày.
Bản Qua là một xã thuộc huyện Bát Xát với nền kinh tế đang phát triển,
chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy vậy trong thời gian qua cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì vấn
đề môi trường của xã đang bộc lộ nhiều bất cập thậm chí đang báo động. Môi
trường đất, môi trường nước, môi trường không khí đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng, kéo theo đó là ô nhiễm nước sinh hoạt. Điều này đã gây ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt
tại xã Bản Qua chủ yếu là nước giếng, nước khe và nước máy. Trên địa bàn có
2 dòng suối chính là suối Bản vai và suối Bản Náng chảy qua, và có nhiều
khe rạch, ao hồ, là một trong những thủy vực quan trọng trong việc cấp nước
2
cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cũng như các hoạt động khác. Tuy nhiên
do tiếp nhận nước thải sinh hoạt của nhiều hộ dân sống gần ý thức của người
dân thấp nên xả thải vứt rác xuống sông làm ô nhiễm nguồn nước Bên cạnh
đó là một xã thuần nông chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, do lạm dụng phân
bón, hóa chất BVTV, cùng với chất thải chăn nuôi, rác thải, nước thải sinh hoạt
chưa được thu gom, xử lý... đã gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của
người dân trên địa bàn xã. Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước
sinh hoạt của người dân tại các vùng nông thôn, để đánh giá chất lượng nước
đang sử dụng tại địa phương, tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm, qua đó đưa
ra một số giải pháp để khắc phục những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử
dụng nước sạch tại địa phương. Vì những lý do trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng
nước sinh hoạt và đề xuất các biện pháp quản lí tại xã Bản Qua, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất biện pháp quản lí tại xã
Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Bản Qua, huyện Bát
Xát,tỉnh Lao Cai.
- Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Bản Qua,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Bản Qua, huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn
xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
3
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
nước sinh hoạt và cung cấp nước sạch nhằm nâng cao chất lượng nước sinh
hoạt, đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân địa phương.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Vận dụng kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học.
- Đánh giá vấn đề thực tế và hiện trạng môi trường nước sinh hoạt.
- Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tại địa phương.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Các khái niệm
Khái niệm về nước
- Nước và một số khái niệm liên quan:
Trong tự nhiên nước tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí, nước đóng băng
ở nhiệt độ 0oC nước có khối lượng riêng lớn nhất.
+ Nguồn nước: Là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các
tầng chứa nước dưới đất mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.[16]
+ Nước mặt: Là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
+ Nước dưới đất: Là nước tồn tại ở trong các tầng chứa nước dưới đất.
+ Nước sinh hoạt: Là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ
sinh của con người. [3]
+ Nước sạch: Là nước không màu, không mùi, không vị, có thể chứa các
yếu tố vật lý hóa học và vi sinh trong mức độ cho phép không gây ảnh hưởng
tới sức khỏe con người. [3]
+ Nguồn nước liên tỉnh: Là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
+ Nguồn nước nội tỉnh: Là nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
+ Nguồn nước liên quốc gia: Là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam
sang lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc
nguồn nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.
+ Ô nhiễm nguồn nước: Là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa
học, thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn,
kỹ thuật cho phép gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật.
5
+ Suy thoái nguồn nước: Là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn
nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được
quan trắc qua các thời kỳ trước đó.
+ Cạn kiệt nguồn nước: Là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của
nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu
khai thác sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.
+ Chức năng của nguồn nước: Là những mục đích sử dụng nước nhất
định dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước.
+ Hành lang bảo vệ nguồn nước: Là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước
hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
+ Bảo vệ tài nguyên nước: Là biện pháp nhằm chống suy thoái, trách
cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát
triển tài nguyên nước.[2]
2.1.2. Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt
Nước được sử dụng trong mọi mặt của đời sống con người. Hiện nay
nhu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao do đó chất lượng nước sử dụng
cũng phải tốt hơn. Nước ngọt là tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp
nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt
cung ở một vài nói trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tụ tăng
làm cho nhu cầu nước càng tăng. Các nguồn nước cấp chính cho sinh hoạt chủ
yếu vẫn lấy từ nguồn nước mặt, nước ngầm, nước cấp từ nhà máy nước cung
cấp...
* Nguồn nước ngầm
Nước ngầm là một dạng dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ
rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngầm nước
bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông
nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
6
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào
(bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước là do tốc độ luân chuyển
chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung
lớn hơn mặt nước khi so sánh về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm cho
con người sử dụng nó một cách quá mức trong một thời gian dài mà không cần dự
trữ. Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp
sẽ cạn kiệt tần chứa nước không thể phục hồi.
Được khai thác từ trong lòng đất nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp tác động
của con người. Thành phần chủ yếu của nước là các tạp chất hòa tan như các
kim loại nặng như: sắt mangan... các hợp chất vô cơ, hữu cơ, các chất khí hòa
tan như NH3, H2S, CO2... Tuy nhiên nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do
tác động của con người. Các chất thải của con người và động vật, các chất thải
hóa học, chất thải sinh học cũng như việc sử dụng phân bón hóa học... Vì vậy
mà trong nước ngầm cũng thường hay bị nhiễm nitrat, nitrit và amoni, ngoài ra
các chỉ tiêu vi sinh có thể không đạt tiêu chuẩn do nhiễm khuẩn Ecoli và
Colifrom. Vi khuẩn thường gặp nhất trong nước ngầm là vi khuẩn sắt.
* Nguồn nước mặt
Nước mặt là nước trong sông hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước, nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc lên và thấm xuống đất.
Lượng nước giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng
nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố
khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của hồ, vùng đất ngập nước và hồ
chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm
của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa
phương. Tất cả các yếu tố này ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc phá vỡ các yếu tố
này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể
chứa làm giảm trữ lượng nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước.
7
Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu
vực lát đường và dẫn nước bằng kênh.
* Dòng chảy ngầm
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm
hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt
nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng
lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều
so với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động
lực học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận từ nguồn nước ngầm
khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung vào tầng ngầm khi
nước ngầm cạn kiệt.
* Nguồn nước mưa
Nước mưa là một nguồn nước tự nhiên quý báu, được nhiều nơi trên thế
giới sử dụng như một nguồn cấp nước sinh hoạt quan trọng, đặc biệt là tại các
vùng nông thôn các nước đang phát triển. Nhiều di tích khảo cổ đã chứng minh
rằng con người đã xây dựng nhiều hệ thống thu nhập và lưu trữ nước mưa ở
các bể chứa trên 4.000 năm nay. Nước mưa được thu từ mái nhà, trên các triền
dốc tự nhiên và trên một số đường phố.
Nước mưa có đặc điểm là rẻ tiền, dồi dào, nhất là trong mùa mưa, chất
lượng nước tương đối sạch. Nhược điểm của việc khai thác nước mưa là việc
phân bố nước mưa không đồng đều, chủ yếu tập trung vào mùa mưa. Việc thu
hứng nước mưa tập trung ở một diện tích rộng cũng rất khó. Nước mưa được
xem như một nguồn cung cấp nước sinh hoạt ăn uống chính ở các vùng nông
thôn, hoang mạc, rừng núi, hải đảo. Tuy nhiên, khi có hệ thống nước đường
ống thì nguồn nước mưa chỉ được xem như một nguồn cung cấp phụ.
2.2. Cơ sở pháp lý
2.2.1. Luật
- Luật tài nguyên nước: số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
21/6/2012. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
8
- Luật bảo vệ Môi trường: Được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2.2.2. Nghị định
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước. Nghị định có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015. Quy định
lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. Nghị định có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2015.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014. Thoát nước
và xử lý nước thải. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2.2.3. Thông tư
- Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Thông tư có hiệu
lực từ ngày 21/12/2015 kèm theo QCVN 08-MT: 2015/BTNMT.
- Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Thông tư có hiệu
lực từ ngày 21/12/2015 kèm theo QCVN 09-MT: 2015/BTNMT .
2.2.4. Quy chuẩn Việt Nam
- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
2.2.5. Các văn bản liên quan
- Văn bản số 04/2013/TTLT–BNNPTNT–BTC-BKHĐT ngày 16 tháng
01 năm 2013. Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí
ngân sách Nhà nước chi cho chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015. Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 02 tháng 3 năm 2013.
9
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 04 năm 2006. Phê
duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. Quyết định có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
- Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 10 năm 2012. Phê
duyệt điều chỉnh bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi -
đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
- Công văn số 2411/BYT-MT năm 2015 tăng cường kiểm tra giám sát
chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1.Vai trò của nước với cuộc sống.
Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, bao phủ 3/4 bề mặt Trái Đất. Trong
đó, 97% nước trên bề mặt trái đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt
nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở
bắc cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước
ngầm và chỉ còn lại một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất.
Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho hoạt động
công nghiệp và 2000 lít nước cần cho nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng
sinh vật sống trong môi trường và 44% trọng lượng cơ thể con người. Để sản xuất
1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần
1000 tấn nước (Nguyễn Việt Phổ và cộng sự, 2004). [10]
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70%
trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng
lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào.
Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt Huyết
tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là
10
chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không
ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng
được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.
Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của có
thể, và duy trì các hoạt động sống bình thường. [14]
Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90%
khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn,
tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức). Nước là
dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước)
như hydroxyl, amin, các boxyl
Trường hợp thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn đến hạ huyết áp, tim đập
nhanh, tiểu tiện ít, miệng khô, rất khát nước, da, niêm mạc khô, không có mồ
hôi, mắt khô và sưng đau, cơ thể mất thăng bằng...[15]
Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất
hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất
vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do nước
chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho
nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định. Nước nối liền cây với đất và
khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự
thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá trình trao đổi giữa cây và môi
trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH- do nước phân ly ra.
Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật. Cuối cùng nước giữ
vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, nước còn là môi
trường sống của nhiều loài sinh vật.[9]
2.3.2. Các thông số đánh giá chất lượng nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt
* Các chỉ tiêu vật lý
Độ pH: Là đại lượng hóa học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong
nước, pH được sử dụng để đánh giá tính axit hay kiềm của dung dịch (nước).
11
Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự
hòa tan, cân bằng carbonat...), các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH
của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý nước, pH được xác
định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện
môi trường và khí hậu. Sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào từng loại nước.
Nước mạch nông có nhiệt độ: 4 - 40oC, nước ngầm là: 17 - 31oC. Nhiệt độ
nước thải thì cao hơn nhiệt độ nước cấp.
Màu sắc: Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi tạp
chất trong nước (thường là do chất hữu cơ, chất mùn hữu cơ - acid humic),
Một số ion vô cơ (sắt...), một số loài thủy sinh vật... Nước chứa nhiều thành
phần hóa chất CH3COOH, H2S làm ảnh hưởng tới giá trị trong nước cũng như
có thể tác dụng với Clo tạo ra một số phẩm độc.
Tổng hàm lượng chất rắn (TS): Các chất rắn trong nước có thể là những
chất tan hoặc không tan. Các chất này bao gồm cả nhưng chất vô cơ lẫn các
hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn TS là lượng khô tính bằng mg của phần
còn lại sau khi làm bay hơi 1 l...hú trọng phát triển, ngành thương mại, dịch vụ ngày càng chiếm vị trí
quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế xã. Ngành kinh tế nông lâm nghiệp, ngư
nghiệp cũng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, thâm canh tăng vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ngày càng được
áp dụng rộng rãi. Thu nhập và mức sống của nhân dân xã ngày càng được nâng
29
cao. Mức thu nhập bình quân tính theo đầu người trong một năm quy thóc đạt
750kg/năm.
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp
Diện tích sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp năm 2016 trong toàn
xã là: 3768,9ha chiếm 70,22% tổng diện tích tự nhiên của xã, trong đó;
+ Đất lúa có diện tích 274,93ha chiếm 5,12% diện tích tự nhiên của xã.
+ Đất trồng cây hàng năm khác 73,23ha chiếm 1,37% diện tích tự nhiên
của xã. Trồng các loại cây ngắn ngày như đỗ, lạc, khoai, sắn và các loại
rau màu khác.[11]
+ Đất trồng cây lâu năm 79,36 ha chiếm 1,48% chủ yếu là đất trồng cây
công nghiệp lâu năm cây quế, cây cao su, cây ăn quả, cây cam, mận tam hoa,
bưởi và một số loại cây khác cho giá trị kinh tế cao, thuộc diện cây trồng xoá
đói giảm nghèo của địa phương.
- Chăn nuôi: Năm 2016 toàn xã có:
+ Trâu 1887 con, Bò 34 con, Ngựa 5 con, Dê 96 con, Lợn 5984 con, gia
cầm 15327 con (gà, vịt, ngan, ngỗng).
Tăng trưởng kinh tế năm 2016 của xã đạt mức 12%/năm.
- Ngành lâm nghiệp
Diện tích rừng tự nhiên trên toàn xã là 3274,58 ha chiếm 61,01% diện
tích tự nhiên của xã.
Hiện tại, dự án về phát triển ngành lâm nghiệp 5 triệu ha rừng ( ban quản
lý dự án rừng phòng hộ) hỗ trợ nguồn vốn cho nhân dân địa phương tích cực
khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên ngày càng phát triển. Ngành lâm nghiệp
phát triển đã tăng thêm nguồn thu nhập, cuộc sống của nhân địa phương ngày
càng được nâng lên rõ rệt.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2016 trên địa bàn xã là 62,3ha
chiếm 1,12% diện tích của xã, hiện nay chính quyền địa phương đang có chủ
30
trương khuyến khích nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ đất lúa 2
vụ có năng suất thấp sang diện tích nuôi trồng thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao.
* Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- Sản xuất thủ công nghiệp có sự đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng
cao chất lượng sản phẩm được gắn với phát triển nghề truyền thống, phát triển
mở rộng các các cơ sở xay xát, chế biến lương thực, chế biến gỗ, sản xuất đồ
mộc, sửa chữa xe máy và sản xuất vật liệu xây dựng, các cơ sở sản xuất gạch
không nung. Nhiều hộ đã tự mua được máy cày, bừa, máy tuốt lúa, đầu tư máy
bơm phục vụ cho sản xuất. Đến nay toàn xã có 32 máy cày, 38 máy tuốt lúa
bằng động cơ, 27 máy xay xát, 12 cơ sở sửa chữa xe máy. Các đơn vị sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tiếp tục sản xuất kinh doanh ổn
định, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân 3-4
triệu đồng/người/tháng. Dự án nhà máy luyện đồng tại Bản Qua được xây
dựng trên diện tích 91 ha. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà máy gạch Tuy Nen
Phú Hưng hoạt động hiệu quả công xuất 36 triệu viên/năm. Công nghiệp, thủ
công nghiệp đã tạo thêm nhiều việc làm và góp phần tăng thêm thu nhập ổn
định cho hàng trăm lao động tại địa phương.[11]
* Thương mại - dịch vụ: Trên địa bàn xã chưa có chợ, xong xã tạo điều
kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh, làm dịch vụ nên hoạt động thương mại,
dịch vụ phát triển tốt, các mặt hàng thiết yếu phục vụ dân sinh, vật tư nông
nghiệp được cung ứng đầy đủ cho nhân dân phục vụ sản xuất. Toàn xã có 125
hộ sản xuất kinh doanh cá thể tăng 35 hộ so với năm 2015, nhìn chung các hộ
sản xuất kinh doanh làm ăn có lãi, thu nhập ổn định. Tuy nhiên do đặc thù là
hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình chưa tạo ra được nhiều
công ăn việc làm cho lao động.
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ địa phương
năm 2016 là 11.050 triệu đồng = 103,95% , tăng 25,7% so với năm 2015.
4.1.4. Điều kiện xã hội
* Về quy mô dân số:
Toàn xã có 18 thôn bản, có 1466 hộ với 6.195 khẩu, 11 dân tộc anh em
cùng sinh sống, trong đó dân tộc Giáy tỷ lệ 51,6%, dân tộc Dao tỷ lệ 24%, dân tộc
31
Kinh tỷ lệ 18,7%, dân tộc Tày tỷ lệ 5,1%, các dân tộc 6%. Dân số phân bố không
đều, chủ yếu tập trung tại các thôn vùng thấp ven trục đường tỉnh lộ 156 và khu
trung tâm xã. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,3%/năm có chiều hướng giảm. Đời
sống nhân dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp là chính.[11]
* Về phân bố dân cư
Bảng 4.1. Phân bố dân cư tại xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào cai
STT Tên thôn Số hộ Số khẩu Tỷ lệ (%)
1 Cóoc Cài 63 301 4.2
2 Làng Mới 100 446 6.8
3 Hải Khê 51 203 3.4
4 Bản Vền 95 435 6.4
5 Vi Phái 58 249 4.0
6 Ná Nàm 66 288 4.5
7 Tân Hồng 65 320 4.4
8 Bản Pho 98 410 6.0
9 Bản Qua 102 419 7.0
10 Bản Trung 142 487 10.0
11 Bản Náng 97 436 6.6
12 Bản Cát 37 138 2.5
13 Bản Trang 61 292 4.2
14 Bản Mỏ 31 137 2.1
15 Bản Vai 114 498 7.8
16 Châu Giàng 101 338 6.9
17 Tân Bảo 134 540 9.1
18 Lùng Thàng 60 258 4.1
Tổng 1466 6195 100
(Nguồn bảng: Số liệu dân số tại xã Bản qua,
huyện Bát xát, tỉnh lào cai (31/12/2016))
Bản Qua là một xã vùng thấp của huyện Bát Xát có tổng diện tích tự
nhiên 5367 ha, toàn xã có 18 thôn bản với 1466 hộ,6195 khẩu, mật độ dân cư
phân bố tập trung chủ yếu ở dọc tuyến đường tỉnh lộ 156 và khu trung tâm xã
32
mật độ khu dân cư tương đối đông đúc, ngoài ra còn một số điểm thôn bản
nằm ở dọc ven sông Hồng, các điểm dân cư xã liền kề nhau, đi lại tương đối
thuận lợi. Còn lại một số thôn vùng cao của xã dân cư thưa thớt mang tính đặc
thù của dân tộc miền núi. Do vậy việc đi lại tương đối khó khăn.
* Cơ cấu lao động:
+ Theo số liệu điều tra về dân số lao động của huyện cũng như của xã
đến ngày 30/12/2016 toàn xã có 1.466 hộ, 6.195 khẩu, lao động chính là 2902
người, chủ yếu là lao động nông - lâm nghiệp.
Bảng 4.2. Cơ cấu lao động tại xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào cai
STT Ngành Số lao động (người) Tỷ lệ (%)
1 Nông nghiệp 1848 64
2 Dịch vụ - thương mại 340 12
Tiểu thủ công nghiệp và
3 714 24
ngành nghề khác
Tổng 2902 100
(Nguồn: Báo cáo sử dụng đất 2020, kế hoạch xã Bản Qua,
huyện Bát xát, tình Lào cai)
Cơ cấu lao động tại xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào cai được thể hiện
như hình 4.2 dưới đây:
Cơ cấu lao động tại xã Bản qua, huyện Bát xát,
tỉnh Lào cai (%)
24%
12% Nông nghiệp
64%
dịch vụ- thương mại
Hình 4.2: Cơ cấu lao động tại xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào cai
33
4.2. Đánh giá tình hình sử dụng và nhận thức của người dân về nước sinh
hoạt trên địa bàn xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
4.2.1. Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Bản Qua,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Bản Qua là một xã có tài nguyên nước tương đối phong phú cao, trong
đó xã có 2 dòng suối chính là suối Bản Qua, suối Bản Náng, ngoài ra còn có
nhiều khe rạch và hệ thống ao hồ... Tại vùng thấp cung cấp nước khá tốt cho
sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước ngầm, nước mặt khá dồi dào thuận lợi cho
việc khai thác.
Là một xã làm nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp chưa phát triển, nền
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên vấn đề nước sinh hoạt chưa được quan tâm
nhiều, mặc dù có nhiều nguồn có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
cũng như ô nhiễm môi trường rất cao. Trước đây, do chưa chú trọng đến
nguồn nước sinh hoạt nên có rất nhiều loại bệnh được sinh ra do sử dụng
nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cho người dân khu vực như: bệnh về
đường ruột ( tả, lị, giun sán, vv... ), bệnh liên quan tới da trong quá trình sử
dụng nước trực tiếp tắm rửa,ăn uống, giặt giũ, vv... Và các bệnh này thường
xuyên sảy ra vì do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh.
Nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, nguồn nước sạch hiện
nay để sử dụng cho xã còn chưa đủ để sinh hoạt, vẫn trong tình trạng thiếu,
trong khu vực xã sử dụng bốn nguồn nước chính đó là nước giếng đào, nước
khe rạch,nước giếng khoan, nước máy ngoài ra cong sử dụng một số nguồn
nước khác như nước sông, nước suối, nước mưa. Tình trạng thiếu nước ở một
số gia đình vẫn còn tồn tại.
Hiện tại còn có hộ gia đình sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn nước để phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt gia đình. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt được thể hiện
bảng như sau:
i
34
Bảng 4.3. Tình hình sử dụng nước cho sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn
xã Bản qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào cai
Sử dụng nước Sử dụng nước Sử dụng nước khe, Sử dụng nhiều
Tổng số Sử dụng nước máy
giếng đào giếng khoan rạch nguồn nước
TT Tên thôn hộ của
thôn
Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ %
1 Cóoc Cài 63 18 28,57 4 6,35 0 0.00 33 52,38 8 12,70
2 Làng Mới 100 72 72,00 4 4.00 0 0.00 17 17.00 7 7.00
3 Hải Khê 51 24 47,06 10 19,60 0 0.00 7 17,73 10 19,61
4 Bản Vền 95 42 44.21 9 9,47 5 5,26 34 35,80 5 5,26
5 Vi Phái 58 19 32,76 0 0.00 0 0.00 35 60,34 4 6,90
6 Ná Nàm 66 24 36,36 5 7,58 3 4,55 28 42,42 6 9,09
7 Tân Hồng 65 7 10,77 3 4.62 0 0.00 38 58,46 17 26,15
8 Bản Pho 89 9 10,10 8 8,99 7 7,87 49 55,06 16 17,98
9 Bản Qua 102 9 8,82 8 7,84 25 24,51 43 42,16 17 16,67
10 Bản Trung 142 46 32,39 18 12,68 12 8,45 41 28,87 25 17,61
11 Bản Náng 97 32 32,99 18 18,56 5 5,15 29 29,90 13 13,40
12 Bản Cát 37 5 13,51 1 2,70 0 0.00 25 67,57 6 16,22
13 Bản Trang 61 13 21,31 3 4,92 9 14,76 24 39,34 12 19,67
14 Bản Mỏ 31 4 12,90 3 9,68 0 0.00 19 61,29 5 16,13
15 Bản Vai 114 13 11,40 7 6,14 22 19,30 51 44,74 21 18,42
16 Châu Giang 101 39 38,61 12 11,88 6 5,95 32 31,68 12 11,88
17 Tân Bảo 134 17 12,69 3 2,24 30 22,39 65 48,50 19 14,18
18 Lùng Thàng 60 11 18,33 1 1,67 0 0.00 32 53,33 16 26,67
Tổng 18 1466 404 27,36 117 7,78 124 8,26 602 41,86 219 14,74
(Nguồn: Theo điều tra phiếu trong quá trình thực tập tháng 8-tháng 12)
35
Qua điều tra tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Bản qua
cho thấy: Để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thì ngoài việc sử dụng nguồn nước
giếng đào, nước giếng khoan, khe, nước máy có rất nhiều hộ gia đình còn sử
dụng cả nước khác như nước mưa, suối trong sinh hoạt, ăn uống... Cụ thể tỉ
lệ được thể hiện qua bảng 4.4 dưới đây:
Bảng 4.4: Thống kê tình hình sử dụng nước của người dân
xã Bản Qua, huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai
STT Nguồn nước Số phiếu Tỷ lệ (% )
1 Giếng đào 41 27,63
2 Giếng khoan 11 7,78
3 Nước máy 13 8,26
Nước khe rạch 63 41,86
4 Nước khác 22 14,74
Tổng 150 100
(Nguồn bảng: Theo điều tra phiếu tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa
bàn 18 thôn khu vực xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào cai.)
Nhận xét: Qua bảng 4.4 cho thấy: Người dân Xã Bản Qua sử dụng chủ
yếu là nguồn nước từ nước khe rạch chiếm 41,86%, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng
nước giếng đào chiếm 27,63%, một số ít hộ gia đình vẫn sử dụng giếng khoan
chiếm 7,78%, ngoài ra còn dùng nguồn nước từ nước máy chiếm 8,26%,
nguồn nước khác – nhiều nguồn nước hỗn hợp chiếm 14,74%. Nguồn nước
của xã Bản Qua rất đa dạng và dồi dào.
Hiện nay, để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của gia đình mình, các
hộ gia đình trên địa bàn xã Bản Qua vừa sử dụng nước giếng, nước máy, vừa
sử dụng nước khe và sư dụng nhiều nguồn nước gần do gia đình tự khai thác.
36
Theo điều tra các hộ gia đình này đang sử dụng nguồn nước vào rất nhiều
mục đích khác nhau phụ thuộc vào từng nhu cầu riêng như ăn uống, sinh hoạt,
mọi hoạt đông (không ăn uống), mọi hoạt động (nhưng không ăn uống).
* Đánh giá tình hình sử dụng hệ thống nước lọc
- Thực hiện điều tra, 150 phiếu tương ứng với 150 hộ gia đình tại địa bàn
xã, phần lớn các hộ gia đình chưa có sử dụng hệ thống lọc nước, một phần
sử dụng hệ thống lọc nước được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng hệ thống nước lọc
tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
STT Tình hình sử dụng hệ thống lọc nước Số phiếu Tỉ lệ %
1 Có 60 40
2 Không 90 60
Tổng 150 100
(Nguồn bảng: Theo điều tra phiếu tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa
bàn 18 thôn khu vực xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào cai.)
Nhận xét: Qua bảng 4.5 ta thấy hộ gia đình chưa sử dụng hệ thống lọc
nước có 90 phiếu chiếm 60%, các hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước có
60 phiếu chiếm 40%. Qua tình hình trên thấy người dân vẫn chưa sử dụng
nhiều các thiết bị lọc nước để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình. Mặt
khác có 40% sử dụng hệ thống lọc nước thấy người dân đang dần có ý thức
tới việc sử dụng nguồn nước đảm bảo an toàn tới sức khỏe của bản thân.
4.2.2.Nhận thức của người dân về nước sinh hoạt trên địa bàn xã Bản Qua,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Qua điều tra, phỏng vấn 150 phiếu tương ứng với 150 hộ gia đình tại địa
bàn xã Bản Qua, đã thu thập được những ý kiến về nguồn nước sinh hoạt, cụ
thể qua các bảng sau:
37
Bảng 4.6. Nhận thức của người dân về chất lượng nước sinh hoạt tại
xã Bản Qua, huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai
stt Ý kiến Số phiếu Tỉ lệ %
1 Không có màu/mùi gì lạ 126 84,00
2 Có màu lạ 11 7,33
3 Có mùi lạ 13 8,67
Tổng 150 100
1 Có cạn vôi 36 24,00
2 Không có biểu hiện gì 77 51,33
3 Có váng 35 23,34
4 Biểu hiện khác ( nước không trong) 2 1,33
Tổng 150 100
1 Rất tốt 3 2,00
2 Không tốt 16 10,67
3 Tốt 131 87,33
4 Ý kiến khác 0 0
Tổng 150 100
(Nguồn bảng: Theo điều tra phiếu tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa
bàn 18 thôn khu vực xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào cai.)
Nhận xét: Qua bảng 4.5 cho ta thấy:
- Khi người dân sử dụng nguồn nước, đa số nguồn nước không có
màu/mùi gì lạ chiếm lên tới 84,00%, một tỉ lệ nhỏ người dân thấy nguồn nước
có màu lạ chiếm 7,33%, nguồn nước có mùi lạ chiếm 8,67%. Qua kết quả trên
ta thấy nguồn nước mà người dân đang sử dụng đang có nguy cơ bị ô nhiễm.
- Khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt người dân thấy đa phần nước không
có biểu hiện gì chiếm 51,33%. Ngoài ra, nước có một số biểu hiện lạ như có
cạn vôi chiến 24,00%, có váng chiếm 23,34%, biểu hiện khác chiếm 1,33%.
Từ kết quả này cho ta thấy nguồn nước sinh hoạt người dân có biểu hiện xấu,
có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy mà người dân cần chú
trọng đến việc lựa chọn sản phẩm lọc nước.
- Đa số ý kiến của người dân là chất lượng nước sinh hoạt là tốt chiếm
87,33%, một phần rất nhỏ cho là rất tốt chiếm 2,00%, bên cạnh đó vẫn có một
38
số hộ ra đình cho rằng chất lượng nước là không tốt chiếm 10,67%. Qua
những ý kiến ở trên ta thấy hiện nước sinh hoạt của xã đang có nguy cơ ô
nhiễm, người dân vẫn chưa sử dụng nhiều các thiết bị lọc nước để đảm bảo an
toàn sức khỏe của chính mình.
Bảng 4.7. Nhận thức của người dân việc kiểm tra chất lượng
nước sinh hoạt tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai
STT Ý kiến Số phiếu Tỉ lệ %
1 Được kiểm tra thường xuyên 0 0,00
2 Không được kiểm tra 144 96,00
3 Thỉnh thoảng được kiểm tra 6 4,00
Tổng 150 100
(Nguồn bảng: Theo điều tra phiếu tình hình sử dụng nước sinh hoạt
trên địa bàn 18 thôn khu vực xã Bản qua, huyện Bát xát, tỉnh Lào cai.)
Nhận xét: Qua kết quả ở bảng 4.7 trên cho ta thấy đa số ý kiến của người
dân nguồn nước chưa được kiểm tra chiếm 96,00% , một phần nguồn nước thỉnh
thoảng được kiểm tra chiếm 4,00%. Như vậy, cho thấy rằng nguồn nước tại địa
bàn xã vẫn chưa được quan tâm về vấn đề kiểm tra chất lượng nguồn nước.
4.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Bản qua, huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai
4.3.1. Thực trạng chất lượng nước tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai
Bản Qua là một xã nông nghiệp lâu đời, có rất ít nhà máy, hay xí
nghiệp nên mức độ ô nhiễm về nguồn nước chưa thật sự bị nghiêm trọng.
Tiến hành lấy mẫu tại địa bàn xã Bản qua. Sau đó đem đi phân tích mẫu về
một số chỉ tiêu như: màu sắc, mùi vị, vv... Tại phòng thí nghiệm khoa môi
trường, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Để biết được hiện trạng môi
trường nước sinh hoạt của xã Bản Qua. Kết quả phân tích được thể hiện bảng
4.9 và các biểu đồ.
39
Bảng 4.8: Kết quả phân tích chất lượng nước tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
Đánh giá
Kết quả QCVN 02:
kết quả so
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009/BYT
Giếng với quy
Giếng đào Nước máy Nước khe
khoan chuẩn
1 pH - 6,660 6,560 6,5000 6.750 6,0-8,5 Đạt
2 Màu sắc Không màu Không màu Không màu Không màu 15 Đạt
Không có mùi ,không
3 Mùi vị - Không mùi Không mùi Không mùi Không mùi Đạt
vị lạ
4 Độ đục NTU 0,100 0,110 2,2800 0,340 5 Đạt
5 Hàm lượng Sắt (Fe) mg/l 0,007 0,009 0,0061 0,006 0.5 Đạt
6 DO mg/l 4,260 3,670 3,9200 3,930 - -
7 COD mg/l 0,400 0,800 4,0000 3,200 - -
8 TSS mg/l 0,010 0,020 0,0400 0,160 - -
9 Độ cứng mg/l 2,020 1,280 1,0000 1,200 - -
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm khoa Môi Trường trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, 2017)
Chú thích:
- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
- (-) Không quy định
40
Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích 4.4 cho thấy tất cả các chỉ tiêu
như: pH, màu sắc, mùi vị, độ đục, hàm lượng Fe đều đạt tiêu chuẩn cho phép
QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt đã đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân ở địa phương. Kết quả được
thể hiện ở hình 4.3 dưới đây:
pH
9 8,500
8
6,750
7 6,660 6,560 6,5000
6
5
4
3
2
1
0
Giếng đào Giếng khoan nước máy Nước khe QCVN
Hình 4.3: Kết quả phân tích chỉ tiêu pH nước tại xã Bản Qua
huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai
Độ đục
6
5
5
4
3
2,280
2
1 0,340
0,100 0.110
0
Giếng đào Giếng khoan nước máy Nước khe QCVN
Hình 4.4: Kết quả phân tích chỉ tiêu Độ đục nước tại xã Bản Qua
huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai
41
4.4. Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại xã Bản Qua,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Bản Qua là một xã nông nghiệp đang trên đà đổi mới trong sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các ngành kinh tế xã hội đang được hình
thành và phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí,
đất đai ở xã chưa nghiêm trọng. Theo ý kiến người dân thì khi sử dụng nước
để lâu có cặn lắng ở đáy phích hay siêu nước khi trời mưa nước giếng đào
bơm lên rất đục và nước giếng khoan thỉnh thoảng có mùi lạ. Như vậy là nước
có chịu ảnh hưởng bởi nguồn nước mặt ngấm xuống mà nước ao, hồ, kênh,
mương... Lại đang bị ô nhiễm nặng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt của người
dân đổ ra và xác của động vật chết. Như vậy chia ra các nguồn có nguy cơ ô
nhiễm như sau:
4.4.1. Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình
Những năm gần đây đời sống của nhân ngày càng được cải thiện và
nâng cao. Vấn đề môi trường từ rác thải sinh hoạt của nhân dân ở địa phương
rất đáng được lưu tâm.
Như vậy một khối lượng lớn rác thải sinh hoạt được người dân thải ra
mà chưa có biện pháp thu gom và xử lý, chủ yếu là được quét dọn lại một chỗ
rồi để khô đốt hoặc cho phân hủy tự nhiên, một số hộ còn thu gom rác thải
của gia đình mình rồi đổ trực tiếp xuống ao, hồ, suối, kênh trong khu vực nên
nó ảnh hưởng nặng nề cho môi trường xung quanh và công tác bảo vệ môi
trường chung của địa phương.
Chất thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu của xã Bản Qua là các loại rơm,
rạ, túi nilon, xác động thực vật, chất thải trong chăn nuôi, Các chất thải này
có tính chất dễ bị phân hủy, thối rữa nhanh thành các hợp chất vô cơ và hữu
cơ khác nhau gây mùi hôi thối, khó chịu, nếu không được xử lí kịp thời sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân và môi trường trong khu vực.
42
4.4.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Nguồn nước thải sinh hoạt chủ yếu của địa bàn xã là từ các hộ gia
đình, trạm Y tế, trường học... Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu là
các chất dễ phân hủy sinh học, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng chủ yếu
là Nitơ và photpho, chứa nhiều tạp chất... Phần lớn nước thải sinh hoạt chứa
các vi khuẩn gây bệnh như: tả lị, thương hàn...
Nước thải sinh hoạt của người dân không qua bất cứ quy trình xử lí
nào mà thải ra kênh mương, ao hồ, thải trực tiếp ra đất... Sau đó nó sẽ ngấm
xuống đất xuống nước ngầm và nước giếng gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân.
4.4.3. Ô nhiễm do chất thải từ các hoạt động nông nghiệp
Dân cư trong địa bàn xã chủ yếu là canh tác nông nghiệp. Thuốc bảo vệ
thực vật đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn
và dập tắt các đợt dịch bệnh, đảm bảo được năng suất cây trồng, giảm thiểu
được thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên những năm gần đây việc sử dụng thuốc
trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng gia tăng
cả về số lượng lẫn chủng loại. Thực tế hiện nay của xã là tình trạng lạm dụng
phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật chưa thể kiểm soát đã và đang gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe con người của dân
cư trong địa bàn xã.
Các nguồn nguyên nhân trên nhìn chung đều xuất phát từ ý thức và
trách nhiệm của người dân. Người dân chỉ chú trọng đến mục đích sao cho
diệt trừ sâu bệnh nhanh, tăng năng suất cây trồng mà hầu như không quan tâm
đến các vấn đề môi trường và sức khoẻ cộng đồng cũng như của chính bản
thân mình. Các chai lọ, bao bì hóa chất nông nghiệp sau khi sử dụng người dân
thường có thói quen vứt ngay tại bờ ruộng, thải trực tiếp ra ngoài môi trường.
4.4.4. Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp.
Nước thải của các lò gạch tư nhân và nhà máy chế biến gỗ ép trên địa
bàn xã được thải trực tiếp ra các cống, rãnh, ao mà chưa có biện pháp xử lí
43
thích hợp. Tình trạng này tiếp tục tiếp diễn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn
nước sinh hoạt của nhân dân trong đại bàn xã.
Trong 4 nguyên nhân trên, nguyên nhân chính gây ra việc ô nhiễm môi
trường nước là: Nguồn chất thải từ các hộ gia đình vì
+ Nguồn chất thải chủ yếu từ hộ gia đình
+ Thải ra trực tiếp môi trường nhiều
+ ý thức của từng thành viên trong hộ gia đình quan trọng
+ cách xử lí rác thải của từng hộ gia đình: chủ yếu chôn lấp, đốt, vv ...
4.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác quản lí nước sinh hoạt
tại xã Bản Qua
4.5.1. Biện pháp tuyên truyền
Các biện pháp tuyên truyền giáo dục có thể áp dụng như:
- Sử dụng rộng rãi tất cả các phương tiện truyền thông để giáo dục cộng
đồng như: Tuyên truyền thông qua các loa đài phát thanh truyền hình của xã
của thôn, áp phích, tờ rơi,
- Tổ chức các hoạt động cụ thể như: Ngày môi trường thế giới, ngày
nước sạch thế giới, tuần lễ xanh,
- Tuyên truyền cho người dân hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa tài nguyên
nước nguồn nước sạch sinh hoạt hằng ngày và môi trường với sức khỏe con người.
- Tuyên truyền để người dân biết được tầm quan trọng của nguồn nước
và tác hại của ô nhiễm nguồn nước đối với đời sống và sức khỏe để từ đó
nâng cao ý thức của người dân trong việc BVMT nói chung và bảo vệ môi
trường nước nói riêng.
- Tuyên truyền cho người dân biết cách bảo vệ nguồn nước sạch sinh
hoạt hằng ngày của gia đình mình để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân họ.
4.5.2. Biện pháp pháp luật, chính sách
Để bảo vệ tốt nguồn nước thì cơ quan quản lí môi trường cần có những
chính sách phù hợp, hỗ trợ, khuyến khích người dân như:
44
- Nhà nước cần quan tâm thoả đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ
cung cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn cho các cấp như: cấp huyện, cấp xã,
cấp thôn, mở các lớp tập huấn tại xã nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán
bộ cũng như người dân về nước sạch sinh hoạt.
- Hỗ trợ kinh phí cho người dân để xây dựng bể Biogas, nhà vệ sinh
hợp vệ sinh và hệ thống thoát nước thải.
- Có thể hỗ trợ 100% cho các đối tượng chính sách thuộc các hộ quá
nghèo trong việc xây dựng công trình cung cấp nước sinh hoạt đối với vệ sinh
môi trường.
- Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình: Chính quyền các cấp cần
kết hợp với các đoàn thể quần chúng tuyên truyền cho người dân những hiểu
biết cơ bản về lợi ích của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình để họ tự giác
thực hiện. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình thích hợp sẽ làm cho
ổn định các khu dân cư, ổn định cuộc sống, ổn định các nhu cầu cung cấp
nước sạch trên toàn địa bàn xã góp phần nâng cao tỉ lệ cấp nước sạch sinh
hoạt cho nhân dân xã.
- Đưa ra các quy định cụ thể về BVMT nói chung và bảo vệ nguồn
nước sinh hoạt nói riêng để người dân chấp hành như:
+ Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử
lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt
của suối, ao, hồ, kênh, mương, rạch,....
+ Nguồn nước mặt như suối, hồ, ao, kênh, mương, rạch,.. trong xã phải
được cải tạo, quy hoạch và bảo vệ.
+ Việc khai thác vàng trên sông hồng phải theo quy hoạch kế hoạch của
các cấp có thẩm quyền.
4.5.3. Giải pháp về công tác quản lý
45
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, khoáng sản và
môi trường, đặc biệt đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực
hiện đúng, đầy đủ các quy hoạch về sử dụng đất, nước mặt, nước ngầm.
- Tăng cường thu hút cán bộ giỏi cho lĩnh vực hoạt động, đầu tư cho
công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ.
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt các ngày
lễ kỷ niệm có liên quan đến môi trường hàng năm như:
+ Ngày môi trường Thế Giới 5/6.
+ Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
+ Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý giám sát các biến động môi trường đến
từng hộ gia đình.
- Thu gom rác thải, không đổ vào sông, suối, ao, hồ.
- Thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ
sinh môi trường và vệ sinh nguồn nước sinh hoạt của người dân.
- Tăng cường tập kỹ thuật cho người dân về cách sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật và phân bón.
- Tăng cường và thu hút đầu tư vào các công trình có ý nghĩa với môi
trường ở địa phương.
4.5.4. Biện pháp kỹ thuật
- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải: Hiện tại trên địa bàn xã chưa có
hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh. Vì vậy cần xây dựng hệ thống thoát
nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải trong chăn nuôi,... Hệ
thống thoát nước thải cần phải được xây dựng đúng kỹ thuật như có nắp đậy
kín, không bị rò rỉ ra ngoài,...
- Quy hoạch xử lý nước thải: Phải xử lý nước thải trước khi xả vào
sông suối, ao, hồ, kênh mương. Không đổ nước thải chưa qua xử lý vào hố để
46
tự thấm vào đất hoặc để chảy tràn lan trên bề mặt đất. Nước thải sinh hoạt cần
được thu gom, xử lý trong khu xử lý tập trung trước khi thải ra môi trường.
- Quy hoạch bãi rác tập trung: Đầu tư xây dựng bãi rác thải tập trung.
Tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn xã theo hợp đồng dịch vụ.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt nhờ các loài thực vật thủy
sinh như bèo, rau muống, rau ngổ, hoa súng, hoa sen...
- Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy sản
hay quây vùng trên các đoạn suối để nuôi ngan nuôi vịt làm ô nhiễm môi
trường nước. Việc nuôi trồng thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch.
- Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù
hợp. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu hóa chất bảo vệ thực vật dư thừa, không rõ
nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ, côn
trùng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật.
4.5.5. Giải pháp giáo dục
- Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các
chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương, cơ
sở. Cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trường.
- Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học, lồng ghép các
kiến thức môi trường một cách khoa học với một khối lượng hợp lý trong các
chương trình giáo dục của từng cấp học, khuyến khích các cơ sở giáo dục -
đào tạo tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tình yêu thiên nhiên, đất nước,
ý thức tự giác bảo vệ môi trường của học sinh tại các trường học, đặc biệt tại
các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học phổ thông.
- Tuyên truyền về công tác bảo BVMT đến từng người dân góp phần nâng
cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, theo phương pháp mà Luật BVMT Việt
Nam đã đưa ra đó là “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và
trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”.
47
- Tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường trong khai thác khoáng sản.
48
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua nghiên cứu đánh giá chất lượng nước môi trường nước tại xã Bản
Qua huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai tôi rút ra một số kết luận sau:
- Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Bản Qua: vị trí địa lí xã rất
thuận lợi và có nhiều nguồn tài nguyên đặc biệt là tài nguyên nước .Gồm
nhiều hệ thống song, suối, khe lạch cung cấp nguồn nước dồi dào cho hộ gia
đình trên địa bàn.
- Trên địa bàn xã chưa có nước máy đáp ứng nhu càu nước sạch cho
người dân sử dụng, có hơn 27,36% số hộ sử dụng nước giếng đào, cho mục
đích sinh hoạt, số hộ sử dụng nước giếng đào chiếm 7,78%, số hộ sử dụng
nước khe rạch hơn 41,86%, nước máy chiếm 8,26% ngoài ra một số hộ gia
đình sử dụng nước từ nguồn khác cho mục đích sinh hoạt, chiếm 14,74%.
- Kết quả điều tra phỏng vấn 150 hộ có 60 hộ sử dụng thiết bị lọc chiếm
40%, hộ không sử dụng thết bị lọc còn cao hơn 90 hộ chiếm 60%. Nguồn
nước không có màu/mùi gì lạ có 126 hộ chiếm lên tới 84,00%, người dân thấy
nguồn nước có màu lạ, mùi lạ có 24 hộ chiếm 16. nguồn nước sinh hoạt người
dân thấy đa phần nước không có biểu hiện gì có 77 hộ chiếm 51,33%, có biểu
hiện lạ là 23 hộ chiếm 48,67%. Người dân thấy chất lượng nước giếng rất tốt,
tốt chiếm 89,33%, chất lượng nước là không tốt chiếm 10,67%.
- Chất lượng nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt tại các khu vực trên địa bàn
xã về cơ bản các chỉ tiêu:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hien_trang_nuoc_sinh_hoat_va_de_xuat_cac.pdf