ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN SƠN TÙNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAO SƠN, HUYỆN ĐÀ BẮC,
TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Lớp: K46-KHMT-N03
Khoa: Môi trường
Khóa học: 2014 - 2018
Thái Nguyên, năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN SƠN TÙNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN X
64 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Cao sơn, huyện Đà bắc, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÃ CAO SƠN, HUYỆN ĐÀ BẮC,
TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Lớp: K46-KHMT-N03
Khoa: Môi trường
Khóa học: 2014 – 2018
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Dương Thị Minh Hòa
Thái Nguyên, năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các
trường Đại học. Đây là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng
những kiến thức đó vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình
tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để
phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Để đạt được mục tiêu trên, được sự nhất trí của khoa Môi Trường trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh
Hòa Bình”.
Đề hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn: Ths.
Dương Thị Minh Hòa, Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Đà Bắc,
UBND xã Cao Sơn và bà con nhân dân trong xã đã tạo điều kiện cho em trong
quá trình thực hiện khóa luận. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả sự
giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức bản thân còn hạn chế.
Vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của
các thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Sơn Tùng
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân trong toàn
xã Cao Sơn ...................................................................................................... 32
Bảng 4.2. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước khe suối xóm Sèo,
xã Cao Sơn ...................................................................................................... 35
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước khe suối xóm
Lanh, xã Cao Sơn ............................................................................................ 36
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước giếng đào xóm
Seo, xã Cao Sơn .............................................................................................. 37
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước giếng đào xóm
Lanh, xã Cao Sơn ............................................................................................ 38
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước giếng khoan xóm
Sèo, xã Cao Sơn .............................................................................................. 38
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước giếng khoan xóm
Lanh, xã Cao Sơn ............................................................................................ 40
Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt tại xã Cao
Sơn.40
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ hành chính xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình ........ 26
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người
dân trong toàn xã Cao Sơn ..................................................................................... 32
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu Viết đầy đủ
BTNMT Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
BYT Bộ Y tế
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CP Chính phủ
CT Chỉ thị
DNA Đông Nam Á
FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc
GTSX Giá trị sản xuất
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
LHQ Liên Hợp Quốc
NĐ Nghị định
QĐ Quy định
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QH Quốc hội
TP.HCM thành phố Hồ Chí Minh
TT Thông tư
UBND Uỷ ban nhân dân
XD Xây dựng
VSMT Vệ sinh môi trường
VSMT Vệ sinh môi trường
WHO Tổ chức Y tế thế giới
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNHDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Yêu cầu của đề tài .................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................... 4
2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài ............................................................................. 4
2.2. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................... 7
2.3.1. Vai trò của nước đối với cơ thể con người ............................................. 7
2.3.2. Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất ............................................ 8
2.4. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước .............................................. 8
2.4.1. Tác nhân vật lý gây ô nhiễm môi trường nước ....................................... 8
2.4.2. Tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước ................................... 9
2.4.3. Tác nhân sinh học gây ô nhiễm nguồn nước ........................................ 11
2.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ................................................... 12
2.5.1. Ô nhiễm do sinh hoạt của người dân .................................................... 12
2.5.2. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp ...................................................... 12
vi
2.5.3. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp ...................................................... 13
2.6. Vài nét về tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam ............................ 14
2.6.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới .................................................... 14
2.6.2. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam .................................................... 16
2.7. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Hòa Bình ....................................... 21
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................. 23
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 24
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 24
3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ................................... 24
3.4.5. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh ............................................ 25
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh
Hòa Bình ......................................................................................................... 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 28
4.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh
Hòa Bình ......................................................................................................... 31
4.2.1.Tình hình sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt ..................................... 31
4.2.2. Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Cao Sơn .......................... 34
4.3. Ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt ................................ 39
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn
xã Cao Sơn ...................................................................................................... 40
vii
4.4.1. Biện pháp quản lý .................................................................................. 41
4.4.2. Biện pháp công nghệ ............................................................................. 42
4.4.3. Biện pháp kinh tế .................................................................................. 44
4.4.4. Biện pháp tuyên truyền ......................................................................... 45
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 47
5.1. Kết luận .................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 50
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 51
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tất cả chúng ta đều biết rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan
trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn
tại, phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều người
còn chưa có được nước an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản
nhất của họ. Tài nguyên nước đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi
việc khai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất,
thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và
nước biển. Trong đó nguồn nước mặt và nước dưới đất là quan trọng nhất, có
liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Nguồn
nước mặt là các dạng tích tụ nước tự nhiên hay nhân tạo có thể khai thác sử
dụng trên mặt đất hoặc hải đảo bao gồm: sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch, đầm,
phá, hồ chứa nước tự nhiên, hồ chứa nước nhân tạo, băng tuyết.. Nước dưới
lòng đất hay nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt
hằng ngày của con người và cây trồng.
Nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người, tuy nhiên hiện
nay nước đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do nhiều nguyên
nhân khác nhau như: Dân số gia tăng, phát triển kinh tế và công tác quản lý
tài nguyên nước chưa được thỏa đáng. Con người sử dụng nước cho nhiều
mục đích khác nhau. Việc cải thiện cấp nước và điều kiện vệ sinh góp phần
quan trọng vào việc giảm bớt gánh nặng về sức khỏe cho người dân.
Theo số liệu báo cáo điều tra thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá
nhân ở nông thôn Việt Nam do Bộ Y tế và UNICEF thực hiện thì chỉ có 11,7%
dân cư nông thôn, 7,8% khu chợ nông thôn, 14,2% trạm y tế xã, 16,1% ủy ban
2
nhân dân xã và 36,4% trường học được tiếp cận và sử dụng nước máy (nguồn
nước đã được xử lý và dẫn bằng mạng đường ống đến người tiêu dùng).
Thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường ô nhiễm đang là nguyên nhân
chủ yếu gây nên các loại dịch bện như tả, lỵ, ngoài ra phụ khoa, và gần đây
là tiêu chảy cấp.
Qua các số liệu trên chúng ta thấy rằng, nhu cầu nước sạch phục vụ sinh
hoạt ở nông thôn Việt Nam còn rất lớn, càng bức xúc hơn trong điều kiện
nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nặng do chất thải từ các khu công nghiệp,
chất thải từ sản xuất nông nghiệp (phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc tăng trưởng,), chất thải từ sinh hoạt của người dân chưa
được quan tâm, xử lý. Trong đó phải nhấn mạnh đến giải pháp xử lý nước thải
sinh từ các khu dân cư hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, rất
cần thiết phải tiếp cận với đối tượng là các hộ gia đình để cùng tìm kiếm giải
pháp xử lý nước thải sinh hoạt đạt hiệu quả cao, ít tốn kém, ổn định lâu dài,
phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của nhiều vùng nông thôn Việt Nam.
Giải quyết tốt vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ kiểm soát được
80% bệnh tật ở nước ta (những bệnh có thể ngừa được). Cung cấp nước sạch
đầy đủ và sạch là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho
con người. Quốc gia sẽ không thể phát triển bền vững nếu không tiếp tục bảo
vệ môi trường sống, không đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường.
Xuất phát từ vấn đề trên, em thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi
trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Cao Sơn,
huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và đề xuất giải pháp bảo vệ, xử lý nguồn nước
sinh hoạt của người dân
3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được các nguồn cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã
- Đánh giá chất lượng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Cao
Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
- Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa
bàn xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt và
nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
- Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Nâng cao hiểu biết về kiến thức thực tế .
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp bản thân có thêm kiến thức về tài nguyên nước (nước sinh hoạt).
- Phản ánh thực trạng môi trường nước trên địa bàn xã Cao Sơn, huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
- Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy
thoái môi trường nước.
- Nâng cao chất lượng nước phục vụ cho người dân trên địa bàn của
huyện.
- Lựa chọn các giải pháp tối ưu để sử dụng nước có chất lượng đảm bảo.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo
vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
* Luật:
- Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 06 năm 2012.
* Nghị định:
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật BVMT.
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 của Chính phủ quy
định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
* Thông tư:
- Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan,
đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất.
*Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng
nước sinh hoạt:
- QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống;
- QCVN 02: 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt;
5
- QCVN 08: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm;
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992) Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm;
2.2. Cơ sở lý luận của đề tài
* Khái niệm môi trường:
- Theo UNESCO, môi trường được hiểu là: “Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các nguồn tài nguyên
thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người”.
- Theo Luật Bảo vệ Môi trường (2014) của Nước CHXHCN Việt Nam, thì
môi trường được khái niệm: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
* Khái niệm ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường: Là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm
cho môi trường trở nên độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là
những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản
lý môi trường (Nguyễn Lan Phương) [9].
- Theo Khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam:
“Ô nhiễm môi trường” là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
6
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật” [4].
* Nước và một số khái niệm liên quan:
- Trong tự nhiên: nước tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí, nước đóng
băng ở nhiệt độ 0OC nước có khối lượng riêng lớn nhất.
- Nước mặt: Là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Nước dưới đất: Là nước tồn tại ở trong các tầng chứa nước dưới đất.
- Nước sinh hoạt: là nước dùng để ăn uống, vệ sinh con người.
- Nước sạch: là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch Việt Nam.
- Nguồn nước liên tỉnh: Là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương trở lên (Dư Ngọc Thành, 2008) [8].
- Nguồn nước nội tỉnh: Là nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
- Nguồn nước liên quốc gia: Là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam
sang lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào Việt Nam hoặc
nguồn nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.
- Khái niệm ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu
đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất
lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và
sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và
quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
- Ô nhiễm nguồn nước: Là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa
học, thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn,
kỹ thuật cho phép gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật.
- Suy thoái nguồn nước: Là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn
nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được
quan trắc qua các thời kỳ trước đó (Dư Ngọc Thành, 2008) [8].
7
- Cạn kiệt nguồn nước: Là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của
nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu
khai thác sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.
- Chức năng của nguồn nước: Là những mục đích sử dụng nước nhất
định dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước.
- Hành lang bảo vệ nguồn nước: Là những mục đích sử dụng nước nhất
định dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước (Dư Ngọc Thành, 2008) [8].
- Bảo vệ tài nguyên nước: Là biện pháp nhằm chống suy thoái, trách
cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát
triển tài nguyên nước.
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Vai trò của nước đối với cơ thể con người
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời
sống con người. Trong quá trình hình thành sự cố trên trái đất thì nước và môi
trường đóng vai trò quan trọng, nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữa
cơ (tham gia vào qúa trình quang 8 hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước
đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia
bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn
đường cho các muối đi vào cơ thể.
Con người sống không thể thiếu nước. Cơ thể chỉ cần mất đi 10% lượng
nước thì lập tức các chức năng sinh lý sẽ bị rối loạn: nếu mất đi 20% lượng
nước thì nhanh chóng dẫn đến nguy cơ tử vong. Một cơ thể khỏe mạnh, nhịn
ăn chỉ cần cung cấp đủ nước vẫn có thể duy trì sự sống trong vòng một tháng.
Ngược lại nếu thiếu nước, chỉ sử dụng thức ăn khô không có nước thì bình
thường sau 5-7 ngày sẽ có nguy cơ tử vong. Điều này cho chúng ta thấy rằng,
nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự sống con người.
8
Nước chiếm khoảng 60% thành phần cấu tạo cơ thể. Hàm lượng nước ở
nam giới nhiều hơn so với nữ giới, người trẻ tuổi cần nhiều nước hơn người
cao tuổi. Đối với các bộ phận trong cơ thể, lượng nước phân phối không
giống nhau. Trong xương chiếm 10%, trong mô mỡ chiếm 20% - 35%, trong
thịt chiếm gần 70%, trong dịch vị và huyết tương nước chiếm tới 90% (Võ
Dương Mộng Huyền và cs, 2013) [8].
2.3.2. Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất
- Đối với đời sống sinh hoạt: nước sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm
giặt, các hoạt động vui chơi giải trí: bơi lội
- Đối với hoạt động nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu nước là yếu tố
không thể thiếu.
- Đối với công nghiệp: nước được sử dụng trong quá trình sản xuất giấy,
công nghiệp hóa chất và kim loại, xử lý rác thải
- Nước có vai trò đối với các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, chăn
nuôi, thủy điện.
2.4. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
2.4.1. Tác nhân vật lý gây ô nhiễm môi trường nước
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ
lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là nguồn gốc vô cơ
hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của các vi khuẩn và các vi
sinh vật khác lại càng làm tăng tốc độ đục của nước và làm giảm độ xuyên
thấu của ánh sáng.
Nhiều nước thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu
hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra, các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học như
muối sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfua, phenol,... làm cho nước có vị
không bình thường. Các chất amoniac, sulfua, cyanua, dầu làm cho nước có
mùi lạ. Thanh tảo làm cho nước có mùi tanh của cá.
9
2.4.2. Tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước
Các tác nhân và thông số hoá học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm
các tác nhân sau:
- Kim loại nặng: Các kim loại nặng như Hg, Cd, Pb, As, Cu, Zn, Mncó
trong nước với nồng độ lớn đều làm cho nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng thường
tích luỹ dưới cơ thể sinh vật do vậy rất độc hại với cơ thể sinh vật. Kim loại nặng
có mặt trong nước từ các nguồn khác nhau như nước thải công nghiệp, y tế, khai
thác khoáng sản, sinh hoạt, nông nghiệp, từ đường giao thông.
- 3- 2-
- Các nhóm anion NO3 , PO4 , SO4 : Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ
thấp là các chất dinh dưỡng đối với tảo và các sinh vật dưới nước. Khi ở nồng
độ cao các chất này gây ra sự phú dưỡng hoặc các biến đổi sinh hoá trong cơ
thể sinh vật và người.
- Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc BVTV là những chất độc hại có nguồn
gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hoá học, được dùng để phòng trừ các sinh vật có
hại cho cây trồng và nông sản. Thuốc BVTV được dùng trong sản xuất nông
nghiệp, chỉ có một phần thuốc tác dụng trực tiếp để diệt côn trùng và bệnh
hại, còn lại sẽ đi vào nước, đất, tích luỹ trong môi trường hay cơ thể sinh vật
(Trịnh Thị Thanh, 1998) [5].
- Do thải vào nước các chất nitrat, photphat dùng trong nông nghiệp và
các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là
những chất độc cho thủy sinh vật.
- Đó là chì được sử dụng là chất phụ gia trong xăng và các kim loại khác
như đồng, kẽm, crom, niken, cadimi rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
- Sự ô nhiễm nước do nitrat và photphat từ phân hóa học cũng đáng lo
ngại. Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm.
Nhưng các cây trồng chỉ được khoảng 30 – 40 % lượng phân bón, lượng dư
10
thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu
hóa sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
- Hydrocacbon:
Hydrocacbon là các hợp chất của nguyên tố cacbon và hydro. Chúng ít
tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ. Chúng là
một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức
nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá.
Sự ô nhiễm bởi các hydrocacbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu,
vận chuyển dầu trên biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Các tai nạn đắm
tàu chở dầu là tương đối thường xuyên.
Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi các hydrocacbon. Sự thải của
các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu là do vô ý vãi xăng dầu. Tốc độ
thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm.
- Chất tẩy rửa: Bột giặt tổng hợp và xà bông.
Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có
cực và không có cực. Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột
giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylerne benzen
sulfonate), không bị phân hủy sinh học.
Xà bông là tên gọi chung có muối kim loại với axit béo. Ngoài các xà
bông natri và kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các
xà bông không tan thì chứa canxi, sắt, nhôm,... sử dụng trong kỹ thuật (các
chất bôi trơn, sơn, verni,...).
- Nông dược
Các nông dược tạo nên một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực
nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra
sông hoặc do việc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bờ biển.
11
Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp nhưng
hậu quả cho môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể.
2.4.3. Tác nhân sinh học gây ô nhiễm nguồn nước
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân, rác,
nước thải. Coliform là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn E.coli trong nước
thường không gây bệnh cho người và sinh vật. Nước bị ô nhiễm gây ra rất
nhiều ảnh hưởng đến đời sống con người và các sinh vật. Ở Việt Nam có gần
80% loại bệnh có liên quan đến chất lượng nước và vệ sinh môi trường mà
chủ yếu là do chất lượng nước, nhất là các bệnh đường ruột, bệnh tả, bệnh
thương hànCác bệnh đặc biệt là ỉa chảy, lị ngày càng có xu hướng gia tăng.
Không chỉ vậy, hiện nay nông thôn Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm giun sán,
giun đũa, giun mócđược xếp vào loại cao nhất thế giới. Những khảo sát gần
đây cho thấy 100% trẻ em từ 4 - 14 tuổi ở nông thôn miền Bắc nhiễm giun
đũa, từ 50 - 80% nhiễm giun móc. Các bệnh sán lá gan, lá lợn vẫn hoành
hành Đặc biệt nguy hiểm hơn nếu nước bị nhiễm kim loại nặng là nguyên
nhân gây ra căn bệnh ung thư ở người (Trịnh Thị Thanh, 1998) [5].
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao
gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy,..
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể
lên men được, chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa cặn bã sinh hoạt,
phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh,...
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng.
Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc
gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng
lớn mầm bệnh.
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều
có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng
12
bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và
P,... có tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là
do indol và dẫn xuất chứa methyl.
2.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Môi trường nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau gồm
nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, tuyết tan,...nhưng
nguyên nhân chủ quan chủ yếu do xả thải từ các vùng dân cư khu công
nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải đường biển. Tuy nhiên ta có thể
liệt kê một số nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm nguồn nước như sau:
2.5.1. Ô nhiễm do sinh hoạt của người dân
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt,
vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất
hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh
dưỡng (P, N), chất rắn và vi trù... xã hội học tập, phổ cập
giáo dục. Hoàn thành nhiệm vụ các năm học, chất lượng dạy và học tiếp tục
được nâng lên. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục được tăng cường.
Các cuộc vận động và phong trao thi đua được chỉ đạo thực hiện tốt. Công tác
phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên theo chuẩn nghề
nghiệp được quan tâm, công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh được
chú trọng. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì, trung tâm học tập cộng
đồng hoạt động có hiệu quả và thiết thực.
4.1.2.7. Văn hóa
Tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, các sự kiện chính trị xã hội, phản ánh tình hình kinh tế xã hội của đất
nước và các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, tổ chức tốt các hoạt động
văn hóa văn nghệ nhằm tuyên truyền và góp phần cho thành công của cuộc
bầu cử Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; chào mừng
các ngày lễ lớn trong năm.
31
4.1.2.8. Thể dục thể thao
Phối hợp với các ngành đoàn thể tổ chức thành công giải bóng chuyền
nam tại xã nhân ngày kỷ niệm Quốc khánh 2/9. Chỉ đạo các xóm tổ chức tết
Trung thu cho các em thiến niên nhi đồng. Kết quả có 9/9 xóm tổ chức các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian thu hút
được đông đảo bà con nhân dân tham gia ủng hộ.
4.1.2.9. Bưu chính viễn thông
Công tác bưu chính đảm bảo thông suốt, phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
4.1.2.10. Quốc phòng an ninh
UBND xã đã hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập
ngũ năm 2016. Tổ chức khám sơ tuyển cho 51 công dân, khám tuyển công
dân nhập ngũ 25 công nhân, trúng tuyển 10 công dân, tổ chức cho 22 thanh
niên đăng ký tuổi 17, danh sách thanh niên từ 18 – 25 tuổi có 95 thanh niên.
An ninh chính trị ổn định, Đảng, chính quyền và nhân dân đoàn kết,
thống nhất. Thực hiện tốt chương trình công tác phong trào toàn dân bảo vệ
Tổ quốc.
+ Nắm chắc tình hình, bảo vệ tuyệt đối an toàn hoạt động của người
nước ngoài đến thăm và làm việc tại địa bàn;
+ Giải quyết dứt điểm các vụ việc xảy ra trên địa bàn đúng thời gian theo
quy định của pháp luật.
4.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình
4.2.1. Tình hình sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt
Trong thời gian đi thực địa phỏng vấn người dân về hiện trạng nước sinh
hoạt trên địa bàn xã thông qua việc trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra và
phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong 09 xóm. Do thời gian ngắn nên đề tài
32
thực hiện 50 phiếu câu hỏi tương ứng với 50 hộ của tất cả các xóm trên địa
bàn xã và phiếu điều tra được hỏi ngẫu nhiên cho từng hộ dân trên toàn xã:
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân trong
toàn xã Cao Sơn
STT Nguồn nước sử dụng Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Nước giếng đào 05 10
2 Nước giếng khoan 40 80
3 Nước khe suối 05 10
Tổng 50 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
10% 10%
Nước giếng đào
Nước giếng khoan
80% Nước khe suối
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt
của người dân trong toàn xã Cao Sơn
Người dân là những người trực tiếp sử dụng và tiếp xúc với nước hàng
ngày nên bằng cảm quan, kinh nghiệm và thời gian họ có thể đánh giá được
phần nào nguồn nước mà họ đang sử dụng. Theo như kết quả điều tra thì tỉ lệ
sử dụng nước chủ yếu là nước giếng khoan là cao nhất phần còn lại là sử dụng
33
nước giếng đào và nước khe suối, nước giếng khoan chiếm 80% nước giếng
đào chiếm 10%, nước khe suối chiếm 10%.
Xã Cao Sơn là một xã có tài nguyên nước khá dồi dào với nhiều con suối
nhỏ, cùng với đó là nhiều ao, hồ,.... Hiện nay, kinh tế của huyện Đà Bắc nói
chung và của xã nói riêng đã và đang thay đổi rõ rệt theo hướng hiện đại hóa
hơn nhưng cũng vì đó mà nguồn nước dùng trong sinh hoạt của người dân
đang đứng trước nguy cơ không đảm bảo chất lượng. Cho tới thời điểm hiện
tại người dân chủ yếu sử dụng là nước giếng khoan, giếng đào và nước khe
suối chưa có nước máy.
Giếng đào hay còn gọi là giếng khơi chủ yếu phục vụ cấp nước cho sinh
hoạt gia đình và phục vụ tưới với quy mô nhỏ. Khả năng phục vụ 1 đến 2 hộ
gia đình, dụng cụ lấy nước là gầu kéo tay, tời quay tay và bơm điện để khai
thác nước. Giếng đào thường được sử dụng ở các tầng chứa nước nằm nông,
thường được đào thủ công. Các giếng thường có đường kính từ 0,8 - 1,2m,
chiều sâu từ 3 - 5m đối với vùng cát ven biển, 6 - 8m (đối với vùng đồng
bằng), 12 - 18m (đối với vùng gò, đồi), 18 - 25m (đối với vùng núi). Ưu điểm
của giếng đào là dễ xây dựng, người dân có thể tự làm và có thể sử dụng vật
liệu xây dựng và nhân công lao động của địa phương. Tuy nhiên, hạn chế của
giếng đào là không phù hợp với vùng dân cư hay bị lũ lụt, dễ bị nhiễm bẩn do
các nguồn ô nhiễm từ trên ngấm xuống. Chất lượng và lưu lượng giếng đào
thường không ổn định, hay thay đổi theo mùa. Bởi các ưu nhược điểm nói
trên, khi sử dụng giếng đào cần lưu ý thường xuyên kiểm tra chất lượng nước,
đặc biệt về mùa mưa và khi xây dựng giếng phải chọn vị trí cách xa khu vệ
sinh và chuồng trại ít nhất 10m để đảm bảo vệ sinh. Cần nạo vết và bổ sung
lớp cát lọc đáy giếng 2 - 3 năm/lần và tốt nhất nên có bể lọc nước đi kèm.
Khoảng từ 10 - 20m do vậy hiện nay đã ít sử dụng loại giếng này trong sinh
hoạt chiếm khoảng 10%.
34
Giếng khoan là hình thức khai thác nước sinh hoạt được phổ biến ở địa
bàn xã Cao Sơn. Giếng khoan được khai thác cấp nước cho quy mô hộ gia
đình với đường kính ống từ 48 mm đến 60 mm, chiều sâu giếng từ 5m tới gần
40m tuỳ điều kiện địa hình. Giếng khoan được khai thác bằng bơm điện để
lấy nước sử dụng.Nước giếng khoan thường sạch và hợp vệ sinh hơn giếng
đào, lưu lượng và chất lượng tương đối ổn định, công trình chiếm ít diện tích
nhưng hiện nay hộ sử dụng loại giếng này trong sinh hoạt chiếm khoảng 80%.
Nước khe suối là hình thức khai thác nước phổ biến, đây là hệ thống cấp
nước tự chảy từ khe suối. Ưu điểm là sạch và không pha lẫn tạp chất, chiếm 10%.
Hiện nay không có hộ nào sử dụng nước mưa, ao cho sử dụng hằng ngày
nữa. Bằng cảm quan có thể thấy nước tương đối đảm bảo: trong, không có
mùi, không có mùi lạ.
4.2.2. Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Cao Sơn
Các xóm thuộc xã Cao Sơn có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện xã hội và
đặc điểm về nguồn nước dường như giống nhau. Để đánh giá hiện trạng chất
lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
trong khuôn khổ đề tài sẽ phân tích mẫu nước giếng khoan, giếng đào và nước
khe suối tại 2 xóm: xóm Sèo và xóm Lanh, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh
Hòa Bình.
Xóm Sèo là một xóm với 220 hộ dân nằm dọc theo ven đường tỉnh lộ
433. Là một xóm thuần nông chủ yếu vẫn là trồng ngô và dong riềng. Người
dân nơi đây chủ yếu là dùng nước giếng khoan với độ sâu từ 15m đến 40m.
Xóm Lanh là một trong những xóm nằm ven theo hồ song Đà địa hình
tương đối bằng phẳng nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước giếng đào với độ
sâu khoảng 10 - 20m và nước khe suối. Do nằm ven sông nên chất lượng
nước sinh hoạt cũng phụ thuộc vào chất lượng nước sông là khá lớn. Chất
lượng nước tốt nhất là vào mùa khô (mùa đông) nhưng vào mùa này thì mực
35
nước ngầm xuống khá thấp còn đối với mùa mưa (mùa hè) thì mức nước
ngầm cao nhưng chất lượng nước thì giảm đi đáng kể ví dụ như: có mùi vị lạ,
nước có màu đục...
4.2.2.1. Hiện trạng môi trường nước khe suối tại xã Cao Sơn
* Hiện trạng môi trường nước khe suối tại xóm Sèo, xã Cao Sơn
Bảng 4.2. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước khe suối
xóm Sèo, xã Cao Sơn
QCVN
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích
STT 02:2009/BYT
1 pH - 6,50 6,0 - 8,5
2 DO mg/l 6,13 -
3 Độ đục NTU 0,00 5
4 Độ cứng mg CaCO3/l 48,00 350
5 Fe mg/l 0,32 0,5
-
6 NO3 mg/l 0,05 -
7 Cl- mg/l 60,98 300
Nhận xét: Đây là hệ thống cấp nước tự chảy từ khe suối. Qua bảng phân
tích trên ta có thể nhận thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 02:2009/BYT.
pH bằng 6,50 nằm trong giới hạn từ 6,0 - 8,5 của QCVN;
Hàm lượng DO - lượng oxy hòa tan trong nước thể hiện nước có bị ô
nhiễm hữu cơ hay không. Nước sinh hoạt có hàm lượng DO lớn hơn 4 mg/l.
Kết quả phân tích cho thấy DO trong mẫu nước khe suối rất cao, 6,13 mg/l.
Độ đục không phát hiện thấy, nước rất trong, không bị nhiễm huyền phù,
không có chất rắn lơ lửng.
Độ cứng để kiểm tra nước có bị nhiễm Ca, Mg hay không. Kết quả phân
tích cho thấy, độ cứng của mẫu nước bằng 48 mg CaCO3/l, nằm trong giới
hạn cho phép của QCVN.
36
Sắt là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng nước
cấp cho sinh hoạt. Trong mẫu nước khe suối có nhiễm sắt, 0,32 mg/l, tuy
nhiên hàm lượng sắt này nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.
Nirat của mẫu nước là 0,05 mg/l, Clorua bằng 60,98 mg/l, nằm trong
giới hạn cho phép của QCVN.
* Hiện trạng môi trường nước khe suối tại xóm Lanh, xã Cao Sơn
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước khe suối
xóm Lanh, xã Cao Sơn
QCVN
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích
STT 02:2009/BYT
1 pH - 6,52 6,0 - 8,5
2 DO mg/l 6,10 -
3 Độ đục NTU 0,00 5
4 Độ cứng mg CaCO3/l 34,00 350
5 Fe mg/l 0,37 0,5
-
6 NO3 mg/l 0,10 -
7 Cl- mg/l 65,98 300
Nhận xét: Theo kết quả phân tích ở trên cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân
tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT. pH bằng
-
6,52; Do bằng 6,10 mg/l; Độ cứng bằng 34,00 mg/l; Fe bằng 0,37 mg/l, NO3
bằng 0,10 mg/l và Cl- bằng 65,98 mg/l.
Kết quả phân tích nước khe suối tại bảng 4.2 và 4.3 cho thấy, nguồn
nước khe suối của xã Cao Sơn đạt QCVN 02:2009/BYT, đảm bảo an toàn cấp
cho mục đích sinh hoạt của người dân
4.2.2.2. Hiện trạng môi trường nước giếng đào của xã Cao Sơn
37
* Hiện trạng môi trường nước giếng đào tại xóm Sèo, xã Cao Sơn
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước giếng đào
xóm Seo, xã Cao Sơn
QCVN
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích
02:2009/BYT
1 pH - 6,62 6,0 - 8,5
2 DO mg/l 6,76 -
3 Độ đục NTU 0,82 5
4 Độ cứng mg CaCO3/l 66,00 350
5 Fe mg/l 0,40 0,5
-
6 NO3 mg/l 0,41 -
7 Cl- mg/l 20,99 300
Nhận xét: Trực tiếp lấy mẫu tại giếng của gia đình anh Xa Kỳ Trường
xóm Sèo theo cảm quan thì nước không có mùi vị lạ, không màu, không có
hạt lơ lửng. Từ kết quả trên cho ta thấy tất cả các chỉ tiêu: pH, Fe, Độ cứng,
hàm lượng clorua đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
02:2009/BYT.
* Hiện trạng môi trường nước giếng đào tại xóm Lanh, xã Cao Sơn
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu của nước giếng đào xóm Lanh, xã Cao
Sơn được thể hiện tại bảng 4.5.
38
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước giếng đào
xóm Lanh, xã Cao Sơn
QCVN
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích
02:2009/BYT
1 pH - 6,64 6,0 - 8,5
2 DO mg/l 5,90 -
3 Độ đục NTU 0,90 5
4 Độ cứng mg CaCO3/l 66,00 350
5 Fe mg/l 0,37 0,5
-
6 NO3 mg/l 0,41 -
7 Cl- mg/l 24,99 300
Nhận xét: Trực tiếp lấy mẫu tại giếng của gia đình ông Bùi Văn Trường
xóm Lanh theo cảm quan thì nước không có mùi vị lạ, không màu, không có
hạt lơ lửng. Từ kết quả trên cho ta thấy tất cả các chỉ tiêu: pH, Fe, Độ cứng,
hàm lượng clorua đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
02:2009/BYT. Như vậy dù nằm ven sông nhưng nguồn nước của gia đình vẫn
có chất lượng tương đối tốt.
4.2.2.3. Hiện trạng môi trường nước giếng khoan xã Cao Sơn
* Hiện trạng môi trường nước giếng khoan tại xóm Sèo, xã Cao Sơn
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước giếng khoan
xóm Sèo, xã Cao Sơn
QCVN
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích
02:2009/BYT
1 pH - 6,50 6,0 - 8,5
2 DO mg/l 6,50 -
3 Độ đục NTU 0,64 5
4 Độ cứng mg CaCO3/l 40,00 350
39
5 Fe mg/l 0,40 0,5
-
6 NO3 mg/l 0,04 -
7 Cl- mg/l 59,98 300
Nhận xét: Theo kết quả phân tích ở trên cho thấy các chỉ tiêu; pH, Fe,
Độ cứng, hàm lượng clorua đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt đã
đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
* Hiện trạng môi trường nước giếng khoan tại xóm Lanh
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nước một số chỉ tiêu của nước giếng khoan
xóm Lanh, xã Cao Sơn
QCVN
Chỉ tiêu Đơn vị
STT Kết quả phân tích
02:2009/BYT
1 pH - 6,71 6,0 - 8,5
2 DO mg/l 5,62 -
3 Độ đục NTU 0,96 5
4 Độ cứng mg CaCO3/l 66,00 350
5 Fe mg/l 0,37 0,5
- 0,07 -
6 NO3 mg/l
25,99 300
7 Cl- mg/l
Nhận xét: Theo kết quả phân tích ở trên cho thấy các chỉ tiêu; pH, Fe,
Độ cứng, hàm lượng clorua đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt đã
đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
4.3. Ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt
Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt
tại xã Cao Sơn
40
Vị Mùi Màu sắc
Chỉ tiêu
Bình Bình Bình
đánh giá Vị lạ Mùi lạ Màu lạ
Thường Thường Thường
Số phiếu 50 0 47 3 49 1
Tỉ lệ (%) 100 0 94 6 98 2
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng tổng hợp ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt
tại xã cho thấy 100% ý kiến cho rằng nước nơi đây không có vị, có 2% ý kiến
người dân cho rằng có màu sắc lạ. Qua quá trình tìm hiểu được biết thì đa số ý
kiến cho rằng có mùi tanh nhưng trong quá trình lấy mẫu nước đem phân tích
thì đều đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Cũng trong quá trình
điều tra được biết hiện tượng có mùi lạ hay màu lạ chỉ vào mùa mưa và
thường là những lúc ngập lụt gây biến động nguồn nước tạo nên hiện tượng
có mùi tanh và có màu đục, khi hết mùa lũ lụt này thì nguồn nước lại trở về
bình thường không có màu, vị, mùi gì khác lạ đảm bảo cho sinh hoạt hằng
ngày của người dân.
Qua những số liệu thu thập được về chất lượng nước sinh hoạt của người
dân trong địa bàn xã có thể thấy nguồn nước đang có nguy cơ ô nhiễm, nguồn
nước hợp vệ sinh vẫn còn chưa cao. Hiện nay trên địa bàn xã chưa có những
hộ sử dụng thiết bị lọc nước.
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa
bàn xã Cao Sơn
- Điều hòa, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước và phát triển các
mô hình sử dụng nước hiệu quả
- Xây dựng, hoàn chỉnh các quy trình vận hành hồ chứa nhằm tối ưu hóa
việc phối hợp vận hành điều tiết của các hồ chứa trên địa bàn, bảo đảm gắn
kết chặt chẽ nhiệm vụ chống lũ, giảm lũ và cấp nước cho hạ du với nhiệm vụ
bảo đảm an ninh nguồn nước
41
- Tăng cường năng lực, hiệu quả điều hành, giám sát việc phối hợp vận
hành điều tiết nước của hệ thống hồ chứa.
- Tăng cường các biện pháp quản lý, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng các
công trình, hệ thống khai thác sử dụng nước hiện có nhằm sử dụng nước tiết
kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát nước.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình sử dụng nước tiết kiệm, nhân
rộng mô hình sử dụng nước hiệu quả. Chú trọng phát triển các công trình khai
thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, các công trình chứa nước.
4.4.1. Biện pháp quản lý
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt đẩy
mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác thực hiện các biện pháp bảo
vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, các cơ sở chăn nuôi ...
- Bổ sung biên chế với đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản về môi
trường cho các xóm.
- Hỗ trợ, khuyến khích người dân dung các biện pháp xử lý nước trước
khi sử dụng.
- Có các biện pháp xử phạt thích đáng đối với những tổ chức, cá nhân vi
phạm gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Nhà nước cần quan tâm tới việc đào tạo các cán bộ cung cấp nước
sinh hoạt nông thôn, đặc biệt là cán bộ cấp xã. Mở các lớp tập huấn nhằm
nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ cũng như công nhân bảo dưỡng, sửa
chữa các công trình cấp nước, có chế độ thưởng phạt rõ ràng.
- Phát triển nguồn nhân lực, tận dụng nguồn nhân lực của địa phương để
sự nghiệp cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn được phát triển
bền vững.
- Có chính sách xã hội cho những hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo,
các xã vùng sâu, vùng xa.
42
4.4.2. Biện pháp công nghệ
Trong quá trình sử dụng nước người dân thường thấy các hiện tượng
như: Khi đun nước thường có cặn trắng bám ở đáy ấm, ống nước, vòi nước
hay bị bám một lớp bột như đá vôi Những hiện tượng này là do nguồn nước
bị nhiễm đá vôi.
Nước bị nhiễm đá vôi (CaCO3) được hình thành qua qúa trình lưu
chuyển nước trong lòng đất qua những tầng đá vôi nhiều khoáng chất canxi và
ma-giê được hấp thụ, độ cứng của nước bắt đầu từ đó. Khi nước cứng được sử
dụng trong các ứng dụng thương mại và công nghiệp, vấn đề chúng ta phải
đối mặt là sự tồn tại các chất cáu cặn, hiện tượng đóng cặn trên bề mặt thiết bị
và tất cả những hậu qủa của nó. Kết qủa là nhiên liệu sử dụng lãng phí và
không cần thiết. Ngoài ra nước bị nhiễm đá vôi nếu sử dụng lâu dài khi vào
cơ thể chúng ta rất dễ gây ra các bệnh như sỏi than, sỏi mật
- Có nhiều phương pháp làm mềm nước, vì thế phải căn cứ vào mức độ
làm mềm cần thiết (độ cứng cho phép còn lại của nước), chất lượng nước
nguồn và các chỉ tiêu kinh tế khác để chọn ra phương pháp làm mềm thích
hợp nhất.
+ Làm mềm nước bằng hóa chất: pha các hóa chất khác nhau vào nước
để kết hợp với ion Ca2+ và Mg2+ tạo thành các hợp chất không tan trong nước
+ Phương pháp nhiệt: đun nóng hoặc chưng cất nước.
+ Phương pháp trao đổi ion: lọc nước cần làm mềm qua lớp lọc cationit
có khả năng trao đổi Na+ hoặc H+ có trong thành phần của hạt cationit với ion
Ca2+ và Mg2+ hòa tan trong nước và giữ chúng lại trên bề mặt của các hạt lớp
vật liệu lọc.
+ Phương pháp tổng hợp: là phương pháp phối hợp 2 trong 3 phương
pháp trên.
+ Lọc qua màng bán thấm, thẩm thấu ngược (RO)
43
* Phương pháp nhiệt
Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là dùng nhiệt để bốc hơi khí
cacbonic hòa tan trong nước. Trạng thái cân bằng của các hợp chất cacbonic
sẽ chuyển dịch theo phương trình phản ứng sau:
- 2-
2HCO3 → CO3 + H2O + CO2
2+ 2-
Ca + CO3 → CaCO3 ↓
Nên Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2 + H2O
Tuy nhiên, khi đun nóng nước chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng
cacbonat của nước, còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước.
Riêng đối với Mg, quá trình khử xảy ra qua hai bước. Ở nhiệt độ thấp
(đến 180C) ta có phản ứng:
Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O
Khi tiếp tục tăng nhiệt độ, MgCO3 bị thủy phân theo phản ứng:
MgCO3 + H2O → Mg(OH)2↓ + CO2
* Phương pháp hóa chất
Trong thực tế áp dụng hàng loạt phương pháp xử lý nước bằng hóa chất
với mục đích kệt hợp các ion Ca2+ và Mg2+ hòa tan trong nước thành các hợp
chất không tan dễ lắng và lọc. Các hóa chất thường dùng để làm mềm nước là
vôi, sođa NaCO3, xút NaOH, hyđrôxit bari Ba(OH)2, photphat natri Na3PO4.
Chọn phương án làm mềm nước bằng hóa chất cần phải dựa vào chất
lượng nước nguồn và mức độ làm mềm cần thiết. Trong một vài trường hợp
có thể kết hợp làm mềm nước với khử sắt, khử silic, khử photphat
Ngoài ra trong mỗi trường hợp cụ thể phải dựa trên cơ sở so sánh kinh tế
kỹ thuật giữa các phương pháp, đặc biệt là với phương pháp làm mềm bằng
cationit.
+ Khử độ cứng cacbonat của nước bằng vôi
44
Khử độ cứng cacbonat của nước bằng vôi có thể áp dụng trong trường
hợp ngoài yêu cầu giảm độ cứng cần phải giảm cả độ kiềm của nước.
+ Làm mềm nước bằng vôi và sođa (Na2CO3)
Làm mềm nước bằng vôi và sođa là phương pháp có hiệu quả đối với
thành phần ion bất kỳ của nước. Khi cho vôi vào nước khử được độ cứng
canxi và magiê ở mức tương đương với hàm lượng của ion hyđrôcacbonat
trong nước.
+ Làm mềm nước làm phốt phát và bari
Khi làm mềm nước bằng vôi và sođa do độ cứng của nước sau khi làm
mềm còn tương đối lớn, người ta bổ sung phương pháp làm mềm triệt để bằng
photphat. Hóa chất thường dùng là trinatri photphat hay dinatri photphat. Khi
cho các hóa chất này vào nước chúng sẽ phản ứng với ion canxi và magiê tạo
ra muối photphat của canxi và magiê không tan trong nước.
Để khử độ cứng sunfat có thể dùng cacbonat bari BaCO3, hyđrôxit bari
Ba(OH)2 hay aluminat bari Ba(AlO2)2.
* Phương pháp trao đổi ion
Làm mềm nước bằng cationit dựa trên tính chất của một số chất không
tan hoặc hầu như không tan trong nước – cationit, nhưng có khả năng trao
đổi, khi ngâm trong nước, các chất này hấp thụ cation của muối hòa tan lên bề
mặt hạt và nhả vào nước một số lượng tương đương cation đã được cấy lên bề
mặt hạt từ trước.
4.4.3. Biện pháp kinh tế
Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động
quản lý vĩ mô và vi mô đối với nền kinh tế. Trong quản lý và bảo vệ môi
trường nói chung và môi trường nước nói riêng thì các biện pháp kinh tế cũng
đem lại những lợi ích nhất định. Thực chất của biện pháp kinh tế là dùng
những lợi ích vất chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi
45
cho cộng đồng. Các biện pháp kinh tế được áp dụng trong việc kiểm soát môi
trường nước sinh hoạt của xã như:
- Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại
cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi
trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của luật này và các luật khác có
liên quan.
- Người đứng đầu tổ chức cá nhân, cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng
chức quyền, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân,
bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách
nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường trầm trọng thì tuy theo tính chất,
mức độ vi phạm thì bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự trường hợp
gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật (được quy
định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2014).
4.4.4. Biện pháp tuyên truyền
- Tăng cường công tác tuyên truyền khuyến khích người dân nâng cao ý
thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Khuyến khích người dân nên sử dụng nước sạch để bảo vệ sức khoẻ
cho gia đình và người thân
- Vận động người dân xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh xa nguồn nước.
- Tổ chức, vận động người dân tích cực tham gia vệ sinh môi trường
xung quanh khu vực sống của mình.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền rộng dãi một cách
thường xuyên với các chương trình cụ thể, sát thực nhằm giúp cho người dân
hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa nước sạch và môi trường với sức khỏe con
người. Các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức cần tích cực tham gia tuyên
46
truyền, vận động tới từng hộ gia đình. Cung cấp cho người dân đầy đủ các
thông tin về các loại hình công nghệ cấp nước để họ có thể lựa chọn phương
án thích hợp. Ngoài ra, cũng cần phải tuyên truyền cho người dân về kế hoạch
hóa gia đình giúp ổn định dân số đồng thời góp phần nâng cao tỷ lệ cấp nước
sạch sinh hoạt cho nhân dân.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức cho nông
dân về kỹ thuật sử dụng, liều lượng, cách bón phân hoá học, khuyến khích
nông dân dùng loại phân ủ (com-post), phân xanh, thực hiện chế độ luân
canh, giảm dần các sản phẩm hoá học.
- Khuyến khích trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc
tự do, không nên sử dụng phân bón cho ruộng như vậy sẽ làm ô nhiễm nước,
tiếp tục khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi bằng việc hỗ trợ kinh phí và
kỹ thuật xây dựng các bể Biogas tại các hộ gia đình và trang trại lớn.
- Các cơ quan chuyên môn về môi trường thường xuyên phối hợp, theo
dõi kiểm tra các đơn vị hoạt động trong địa bàn, lập các danh mục các đơn vị
đang có nguy cơ gây ô nhiễm cao để quản lý, theo dõi và có biện pháp xử lý
kịp thời.
- Cần thực hiện phân loại tại nguồn đối với chất thải rắn sinh hoạt và chất
thải y tế tránh vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm nguồn nước.
- Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào các thùng đựng rác.
47
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và đánh giá chất lượng môi trường nước sinh
hoạt tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, tôi rút ra một số kết luận sau:
1.Trên địa bàn xã, đa số người dân sử dụng nước giếng khoan làm nước
sinh hoạt, chiếm 80%, còn lại sử dụng nước giếng đào chiếm 10% và sử dụng
nước khe suối chiếm 10%.
2. Qua phân tích chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã về cơ
bản đảm bảo hợp vệ sinh thông qua các chỉ tiêu sau: pH, DO, độ đục, độ
-
cứng, hàm lượng Fe, hàm lượng NO3 , hàm lượng clorua đều nằm trong giới
hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt.
+ Chất lượng nước khe suối của xóm Sèo về nguồn nước không có vấn
đề gì về màu sắc và mùi vị tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép
QCVN 02:2009/BYT nước không có sự xuất hiện của độ đục và có pH = 6,5;
Fe là 0.3 mg/l; độ cứng thấp hơn 7,29 lần so với QCVN; hàm lượng clorua
thấp hơn 5 lần so với QCVN.
+ Nguồn nước giếng đào của xóm Sèo có pH = 6,6 nằm trong giới hạn
cho phép của QCVN 02:2009/BYT từ 6,0- 8,5; độ đục thấp hơn 6,09 lần, hàm
lượng Fe thấp hơn 1,6 lần; độ cứng thấp hơn 5,3 lần; hàm lường clorua thấp
hơn 15 lần chất lượng đạt.
+ Chất lượng nước giếng khoan của xóm Sèo không có mùi và vị lạ, pH
= 6,5 nằm trong ngưỡng QCVN 02:2009/BYT, độ đục thấp hơn 7,8 lần, hàm
lượng Fe thấp hơn 1,6 lần; độ cứng thấp hơn 8,75 lần; hàm lường clorua thấp
hơn 5,08 lần.
48
+ Nguồn nước giếng đào của xóm Lanh có pH = 6,6 nằm trong giới hạn
cho phép của QCVN 02:2009/BYT từ 6,0- 8,5; độ đục thấp hơn 5,5 lần, hàm
lượng Fe thấp hơn 1,6 lần; độ cứng thấp hơn 5,3 lần; hàm lượng clorua thấp
hơn 12,5 lần.
+ Chất lượng nước giếng khoan của xóm Lanh không có mùi và vị lạ,
pH = 6,7 nằm trong ngưỡng QCVN 02:2009/BYT, độ đục thấp hơn 5,5 lần,
hàm lượng Fe thấp hơn 1,6 lần; độ cứng thấp hơn 5,3 lần; hàm lượng clorua
thấp hơn 12 lần.
+ Chất lượng nước khe suối của xóm Lanh về nguồn nước không có vấn
đề gì về màu sắc và mùi vị tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép
QCVN 02:2009/BYT nước không có sự xuất hiện của độ đục và có pH = 6,5;
Fe là 0.3 mg/l; độ cứng thấp hơn 10,29 lần so với QCVN; hàm lượng clorua
thấp hơn 4,6 lần so với QCVN.
3. Theo đánh giá của người dân, 100% người dân cho rằng nước sinh
hoạt không vị, 94% người dân đánh giá nước không màu và 89% người dân
được hỏi đánh giá nước không màu.
5.2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên nhằm nâng cao cũng như bảo vệ nguồn nước
sinh hoạt ở xã Cao Sơn tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tuyên truyền Luật tài
nguyên nước.
- Tăng kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về môi trường.
- Cơ quan chức năng trên địa bàn cần tổ chức điều tra, khảo sát, lấy mẫu
phân tích, khoanh vùng vị trí ô nhiễm, thông báo cho người dân biết chất
lượng nguồn nước mà họ đang sử dụng.
- Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết kiệm nước, dù nhỏ,
nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
49
giá này và tránh được những nguy hại lớn cho môi trường, ảnh hưởng về lâu
dài đến cuộc sống của chính chúng ta.
- Mỗi người dân hãy có ý thức trách nhiệm đối với môi trường mình
đang sống.
- Tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở có nguồn thải phát sinh vào
môi trường và phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cơ quan,
địa phương trong vấn đề bảo vệ môi trường.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, tăng cường tập huấn cho người dân hiểu về vấn đề nước sạch và
VSMT nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, gìn giữ và bảo vệ nguồn nước.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (2013), “Tài nguyên nước và
hiện trạng sử dụng tài nguyên nước trường”.
2. Phan Thu Hằng (2006), “Phương pháp lấy mẫu quan trắc môi trường”,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3. Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Thanh Hải (2010), “Bài giảng ô nhiễm môi
trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
4. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
5. Trịnh Thị Thanh (1999), “Ô nhiễm môi trường”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà
Nội
6. Dư Ngọc Thành (2008),“Bài giảng quản lý tài nguyên nước và khoáng
sản”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
7. Uỷ ban nhân dân xã Cao Sơn (2017), “Báo cáo phát triển kinh tế - xã
hội”.
II. Tài liệu trên mạng
8. Võ Dương Mộng Huyền và cộng sự (2013), “Báo cáo: Tài nguyên nước và
hiện trạng sử dụng nước”, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh,
va% 20hien%20trang%20su%20dung%20nuoc.pdf, ngày 24/4/2017.
9. Nguyễn Lan Phương, “Bài Giảng cấp nước sinh hoạt và công nghệp”,
congnghiep-nguyen-lan-phuong/, ngày 24/4/2017
10. Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hòa Bình: Thực trạng và giải pháp?
3851%3Aquy-hoch-tai-nguyen-nc-tnh-hoa-binh-thc-trng-va-gii-
phap&catid=74%3Ahoi-dap&Itemid=152&lang=vi
51
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAO SƠN – HUYỆN ĐÀ BẮC – TỈNH HÒA BÌN
Xin Ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây. Cảm ơn ông bà !
(hãy trả lời hoặc đánh dấu vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của Ông/bà)
Phần 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
Họ và tên người được phỏng vấn:..........................................................................................
Địa chỉ:...
Dân tộc:..............
Tuổi:...
Giới tính: Nam Nữ
Trình độ học vấn:...................................
Nghề nghiệp: ................
Số nhân khẩu: người
Phần 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN
Câu 1: Hiện nay nguồn nước ông (bà) đang sử dụng là?
Nước máy Giếng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hien_trang_nuoc_sinh_hoat_tren_dia_ban_xa.pdf