Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã Phan thanh, huyện Lục yên, tỉnh Yên Bái

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NHỮ THỊ HẢI YẾN “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC MỎ ĐÁ XÃ PHAN THANH, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NHỮ THỊ HẢI YẾN “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC MỎ ĐÁ XÃ PHAN THANH, HUYỆN LỤC YÊN,

pdf61 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã Phan thanh, huyện Lục yên, tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46 – KHMT – N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Thị Minh Hòa THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, em đã về thực tập tại Viện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Viện Kỹ Thuật và Công Nghệ Môi Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô giáo hướng dẫn: ThS Dương Thị Minh Hòa đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngàytháng..năm 2018 Sinh viên Nhữ Thị Hải Yến ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích........................................ 13 Bảng 4.1. Tọa độ ranh giới khu vực khai thác ................................................ 16 Bảng 4.2. Tổ chức nhân lực của mỏ ................................................................ 19 Bảng 4.3. Tổng trữ lượng khai thác mỏ .......................................................... 20 Bảng 4.4. Chế độ làm việc của mỏ ................................................................. 20 Bảng 4.5. Sản lượng khai thác và chế biến hàng năm .................................... 21 Bảng 4.6. Danh mục máy móc, thiết bị của mỏ .............................................. 25 Bảng 4.7. Kết quả tính toán nhu cầu nguyên, nhiên liệu ................................ 26 Bảng 4.8. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh tại mỏ .................................. 28 Bảng 4.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quý I năm 2017 ...... 29 Bảng 4.10. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quí II năm 2017 ....... 30 Bảng 4.11. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quí III năm 2017 ..... 31 Bảng 4.12. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Quí IV năm 2017 ..... 32 Bảng 4.13. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí I năm 2017 ............. 36 Bảng 4.14. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí II năm 2017 ............ 37 Bảng 4.15. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí III năm 2017 ........... 38 Bảng 4.16. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Quí IV năm 2017 .......... 39 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Vị trí khu mỏ ................................................................................... 17 Hình 4.2. Sơ đồ Các khâu công nghệ khai thác mỏ ........................................ 25 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện thông số tiếng ồn (Leq)các quí trong năm 2017 ... 33 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SO2 các quí trong năm 2017 .............. 34 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO2 các quí trong năm 2017 ............. 34 Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện hàm lượng bụi lơ lửng các quí trong năm 2017 .. 35 Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện hàm lượng CO các quí trong năm 2017 .............. 36 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu pH các quí trong năm 2017 ..................... 40 Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO các quí trong năm 2017 ............. 41 Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS các quí trong năm 2017 ........... 41 Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD các quí trong năm 2017 .......... 42 Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 các quí trong năm 2017 ........ 43 - Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO3 các quí trong năm 2017 .......... 43 - Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO2 các quí trong năm 2017 .......... 44 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Việt BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam MT Môi trường NĐ- CP Nghị định- Chính phủ QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QH Quốc hội SP Sản phẩm TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT Thông tư v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2 1.3. Yêu cầu ................................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................ 2 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ..................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở pháp lí của đề tài ..................................................................... 6 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................. 7 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 7 2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác đá ở Việt Nam ................................ 9 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 12 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 12 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 12 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 12 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 12 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 12 vi 3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 12 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu ............... 12 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ................................................. 13 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo ................................ 15 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 16 4.1. Tổng quan về mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ........ 16 4.1.1. Giới thiệu về mỏ đá ......................................................................... 16 4.1.2. Quy mô, công suất và sản phẩm ..................................................... 19 4.1.3. Công nghệ sản xuất ......................................................................... 22 4.1.4. Danh mục thiết bị, máy móc ........................................................... 25 4.1.5. Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào ..................................................... 26 4.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................................... 27 4.2.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí xung quanh .................................... 27 4.2.2. Nguồn gây ô nhiễm nước ................................................................ 28 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .......................................................... 29 4.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý I năm 2017 .............................................................................. 29 4.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý II năm 2017 ............................................................................. 30 4.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý III năm 2017 ............................................................................ 31 4.3.4. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá quý IV năm 2017 ........................................................................... 32 4.3.5. Diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ................................... 33 vii 4.4. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................................... 36 4.4.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý I năm 2017 ......................................................................................... 36 4.4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý II năm 2017 ........................................................................................ 37 4.4.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý III năm 2017 ....................................................................................... 38 4.4.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá quý IV năm 2017 ...................................................................................... 39 4.4.5. Diễn biến chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .............................................. 40 4.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm ........................... 44 4.5.1. Các giải pháp về kĩ thuật................................................................. 44 4.5.2. Các giải pháp về quản lý ................................................................. 46 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 47 5.1. Kết luận ................................................................................................. 47 5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu, tiềm năng quí của quốc gia. Qua nhiều năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết quả ghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước. Cách mạng tháng Tám đến nay, chúng ta đã phát hiện trên đất nước có 5.000 mỏ và điểm khoáng sản của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến chất công nghiệp và vật liệu xây dựng. Trong đó Yên Bái là một trong số ít tỉnh được đánh giá là có tiềm năng to lớn về khoáng sản và nhất là đá hoa làm đá ốp lát và sản xuất bột carbonat calci. Với sức phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, có nhiều mỏ đã đưa vào khai thác trong những năm vừa qua và đã trở thành nhân tố tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, tỉnh Yên Bái đã chú trọng phát triển công nghiệp khai khoáng, trong đó các mỏ đá hoa là loại hình khoáng sản đang được khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác, sử dụng nhằm phát huy thế mạnh nguồn nguyên liệu sẵn có của tỉnh. Mỏ đá hoa tại xã Phan Thanh huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái đã được Công ty cổ phần Phan Thanh thăm dò và đưa vào khai thác công nghiệp vào quý I năm 2016 với công suất khai thác hàng năm của mỏ là: 232.000 m3/năm, đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Lục Yên nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế xã hội, mang lại cho người dân trên địa bàn huyện có được công việc và thu nhập ổn định thì hoạt động khai thác đá của mỏ đã và đang gây ra một vấn đề lo ngại về môi trường, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức 2 khỏe của người dân. Đó chính là nguồn nước và không khí tại khu vực này đang bị de dọa bởi hoạt động khai thác của mỏ đá hoa Phan Thanh. Nhằm đánh giá những ảnh hưởng tới môi trường nước, không khí do hoạt động khai thác của mỏ gây ra, qua đó đề xuất biện pháp hoàn phục môi trường đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người và sinh vật, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được thực trạng tình hình khai thác đá tại mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Đề xuất các biện pháp cho đơn vị tổ chức khai thác cũng như việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, nhằm giảm thiểu hạn chế tối đa các hoạt động khai thác tới môi trường và con người. 1.3. Yêu cầu - Điều tra thu thập số liệu đánh giá chính xác, khách quan. - Thu thập mẫu, phân tích mẫu theo đúng quy đinh. - Số liệu phân tích khách quan, trung thực. - So sánh, phân tích số liệu theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp, các giải pháp, kiến nghị phải có tính khả thi thực tế phù hợp với điều kiện địa phương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế. 3 - Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân sau này. - Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các vấn đề đang được xã hội quan tâm. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng môi trường mỏ đá Phan Thanh – Lục Yên – Yên Bái. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần đánh giá chất lượng môi trường mỏ đá Phan Thanh, chỉ ra được những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp xử lý phù hợp cho từng mục đích sử dụng. - Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đưa ra các biện pháp xử lý cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường Phan Thanh – Lục Yên – Yên Bái. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên tham gia hoạt động khai thác. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến môi trường - Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [4]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [4]. - Hoạt động bảo vệ môi trường: Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đên môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hổi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [4]. - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [11]. 5 - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường” [4]. 2.1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến khai thác đá hoa * Đá hoa Đá hoa, còn gọi là cẩm thạch, là một loại đá biến chất từ đá vôi có cấu tạo không phân phiến. Thành phần chủ yếu của nó là canxit (dạng kết tinh của cacbonat canxi, CaCO3). Nó thường được sử dụng để tạc tượng cũng như vật liệu trang trí trong các tòa nhà và một số dạng ứng dụng khác. Từ đá hoa (marble) cũng được sử dụng để chỉ các loại đá có thể làm tăng độ bóng hoặc thích hợp dùng làm đá trang trí [8]. * Nguồn gốc đá hoa Đá hoa là kết quả của quá trình biến chất khu vực hoặc hiến khi gặp trong biến chất tiếp xúc từ các đá trầm tích cacbonat như đá vôi hoặc đá dolomit, hay biến chất từ đá hoa có trước. Quá trình biến chất làm cho đá ban đầu bị tái kết tinh hoàn toàn tạo thành cấu trúc khảm của các tinh thể canxit, aragonit hay dolomit. Nhiệt độ và áp suất cần thiết để hình thành đá hoa thường phá hủy các hóa thạch và cấu tạo của đá trầm tích ban đầu. Đá hoa tinh khiết màu trắng là kết quả biến chất từ đá vôi rất tinh khiết. Các đặc điểm vân và viền có nhiều màu sắc khác nhau của đá hoa thường do các tạp chất tạo nên như sét, bột, cát, ôxít sắt, hoặc đá phiến silic, các loại này là những hạt hoặc các lớp nguyên thủy có mặt trong đá vôi. Màu xanh lục thường do sự có mặt của xecpentin, tạo ra từ đá vôi giàu magiê hoặc dolomit 6 có chứa tạp chất silica. Các loại tạp chất khác nhau được di chuyển và tái kết tinh bởi áp suất và nhiệt độ cao của quá trình biến chất [8]. * Công nghệ khai thác mỏ Công nghệ khai thác mỏ chủ yếu gồm 2 nhóm là khai thác mỏ lộ thiên và khai thác hầm lò. Đối tượng khai thác cũng được chia thành 2 nhóm tùy theo loại vật liệu: sa khoáng bao gồm các khoáng vật có giá trị nằm lẫn trong cuội lòng sông, cát bãi biển và các vật liệu bở rời khác; và quặng mạch hay còn gọi là quặng trong đá gốc, ở đây các khoáng vật có giá trị được tìm thấy trong các mạch, các lớp hoặc các hạt khoáng vật phân bố rải rác trong khối đá. Cả hai loại này đều có thể khai thác theo phương pháp lộ thiên và hầm lò [8]. 2.1.2. Cơ sở pháp lí của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản. - Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. - Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tư hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. 7 - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Hoạt động khai thác đá trên thế giới Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng đã và đang phát triển trên thế giới. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nhu cầu sử dụng đá hoa cương ở các nước ngày càng tăng. Đá hoa được ứng dụng trong trang trí nội thất mà không có một loại vật liệu nào có thể thay thế. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng đá hoa xây dựng nên những lâu đài, điện ngọc để lại những giá trị vĩnh hằng về vật liệu kiến trúc. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ khai thác cùng với bàn tay, khối óc của con người đã tìm và khai thác được những mỏ đá hoa trắng từ khắp mọi nơi trên thế giới. Phần lớn đá thiên nhiên được khai thác ở Iran, Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Mêxico, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Canada, Pháp và Brazil, [9]. Tại Ấn Độ, công nghệ khai thác đá của họ rất phát triển và tận dụng triệt để nguồn tài nguyên này, họ áp dụng hình thức khai thác có chi phí thấp nhưng năng suất thu được rất cao. Đá hoa trắng của Ấn Độ thuộc dòng đô lô mít với hàm lượng CaCO3 khoảng 60 - 67% còn lại là tạp chất MgO, SiO2, đá trắng của Ấn Độ chỉ làm đá xẻ chứ không nghiền làm bột siêu mịn được vì hàm lượng tạp chất quá cao [9]. Hiện nay trên thế giới nổi tiếng nhất là đá hoa trắng của vùng Carrare nước Italia, đây là một loại đá trang trí, nó nổi tiếng không chỉ vì sự sáng bóng mà còn vì hình vân và màu sắc của nó. Có các loại đá trắng, đen, ghi, đỏ, xanh lá cây, vàng và xanh da trời. Hầu hết người ta khai thác đá hoa này ở những mỏ đá lộ thiên, phương pháp tiến hành rất đơn giản. Người ta lấy 8 những khối đá ra rồi cưa chúng bằng dây xoắn, đây là dây thép dài ít nhất 1500 m, nó quay quanh một cái ròng rọc mà người ta đã đưa vào trong giếng mỏ có đường kính một vài đêximét và chiều sâu của giếng tương ứng với độ dày của khối đá lấy được. Tốc độ cưa thay đổi 5 cm đến 30 cm/h. Nó phụ thuộc vào độ cứng của đá và chất mài được phụt vào trong rãnh. Dây xoắn cưa ngang hay thẳng đứng, tiếp đó những khối đá được cắt ra theo kích thước và hình dạng đã định trước. Hàng năm nước Italia sản xuất ra hàng trăm triệu m3 đá hoa các loại phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các nước khác trên toàn thế giới [9]. Hoạt động khai thác đá trên thế giới ngày càng phát triển mạnh đem lại lợi ích kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà hoạt động khai thác đá đem lại thì hoạt động khai thác đá đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Quá trình nổ mìn, khoan cắt và vận chuyển đá đã tạo ra một lượng bụi rất lớn và gây nên những chấn động mạnh làm thay đổi cảnh quan, mất đa dạng sinh học. Trên thế giới hàng năm ngành khai thác đá đã xảy ra hàng trăm vụ sập mỏ đá do khai thác đá trái phép và do công nghệ không đảm bảo an toàn cho công nhân khu vực khai thác, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người [9]. 2.2.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá trên thế giới Khai thác đá hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác đá lại là vấn đề đang được quan tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác, chế biến đá và tình trạng khai thác đá trái phép tại nhiều nước có trữ lượng đá lớn trên thế giới). Khai thác đá tạo ra một lượng bụi rất lớn, lớn hơn gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có những nơi nồng độ bụi cao gấp 10 9 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, tại các mỏ khai thác còn thải ra một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2, đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và những người lao động tại chính cơ sở khai thác và sản xuất đá. Một số khu vực khai thác do công nghệ khai thác chủ yếu là công nghệ thủ công, không được trang bị những thiết bị tiên tiến trong quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh ra một lượng bụi rất lớn làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác. Như vậy hoạt động khai thác đá trên thế giới đang diễn ra rất mạnh trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn các nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của con người. Cùng với sản lượng khai thác đá ngày càng tăng, thì ngành công nghiệp khai thác đá trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói đến nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu khai thác đá ở Việt Nam 2.2.2.1. Hoạt động khai thác đá ở Việt Nam Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, đá hoa trắng là khoáng sản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả điều tra thăm dò địa chất cho thấy, đá hoa trắng phân bố khá rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam song tập chung trữ lượng lớn ở một số địa phương như Yên Bái, Nghệ An, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, [9]. Theo thống kê, hiện nay trên phạm vi cả nước có 97 giấy phép khai thác đá đang hoạt động. Trong đó có 47 giấy phép thăm dò với trữ lượng dự báo 177,7 triệu m3 đá ốp lát, 624 triệu tấn đá bột và 50 giấy phép khai thác 9 với trữ lượng đã cấp phép là 161 triệu m 3 đá làm đá ốp lát, 428 triệu tấn đá làm bột carbonat canxi. Công suất khai thác hàng năm đối với đá ốp lát là 5,8 triệu m3 và 16 triệu tấn đá bột [9]. 10 Hoạt động khai thác, chế biến đá hoa tại các địa phương đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận người dân địa phương. Hoạt động đầu tư của nhiều doanh nghiệp đã tạo được uy tín và thương hiệu riêng tại thị trường trong nước và một số khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp khai thác đá hoa trắng còn gặp phải không ít những khó khăn khi thiếu chế tài chặt chẽ đối với việc hành nghề thăm dò khoáng sản dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân thiếu năng lực và kinh nghiệm vẫn được thuê thăm dò. Do đó, nhiều mỏ khi đi vào khai thác không như kết quả đánh giá trữ lượng dẫn tới chủ đầu tư thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả. Với số lượng giấy phép hoạt động khoáng sản đã cấp và sẽ cấp cho thấy, sau năm 2012 có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này tập chung chủ yếu ở 3 - 4 vùng mỏ, như vậy có thể có hiện tượng khai thác tràn lan, lãng phí tài nguyên, tranh giành diện tích, mất an ninh trật tự và đặc biệt ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường và cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng. Số lượng cơ sở chế biến đá hoa khá lớn. Tuy nhiên lại có quy mô nhỏ, phân tán, thiết bị công nghệ còn lạc hậu nên chưa sử dụng hợp lý tài nguyên. Tại các mỏ khai thác đá làm ốp lát, thực tế chỉ thu hồi được 20 - 30% khối lượng đá thành phẩm còn lại 70 - 80% chưa có nhu cầu sử dụng, phải để lại tại mỏ cho thấy sự lãng phí lớn và là nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, mất an toàn trong khai thác [9]. 2.2.2.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường tại Việt Nam Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác đá vẫn luôn là mối hiểm họa ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. 11 Trong quá trình khai thác mỏ, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh, làm phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Tác động tới môi trường không khí và nước: Hoạt động khai thác đá thường sinh ra một lượng bụi lớn có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động nổ mìn, khoan cắt đá, từ quá trình vận chuyển đá về bãi tập kết và các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, các bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên là những tác động tiêu cực tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí xung quanh khu vực mỏ khai thác. Tác động tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: Hoạt động khai thác đá làm thay đổi cảnh quan môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm thoái hóa lớp đất mặt, gây sạt lở mất an toàn lao động và trong quá trình khai thác đá còn tạo ra tiếng ồn và những chấn động lớn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác. 12 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường nước, không khí xung quanh mỏ đá Phan Thanh thuộc xã Phan Thanh – Lục Yên – Yên Bái. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực xung quanh mỏ đá Phan Thanh thuộc xã Phan Thanh – Lục Yên – Yên Bái. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm nghiên cứu: Mỏ đá Phan thanh, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Thời gian tiến hành: từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017. 3.3. Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_xung_quanh_khu_vuc.pdf
Tài liệu liên quan